Đại biểu · xem xét đề nghị của Ủy ban kiểm tra trung ương (tờ trình số...

8
ĐạI BIểU NhâN DâN tòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn TIếNg NóI của QUốc hộI dIễN đàN của đạI bIểU QUốc hộI, hộI đồNg NhâN dâN và cử TrI Ngày 21 - 9 - 2017 Số 264 (4935) Thứ năm “Cột mốc” của tình hữu nghị Việt - Lào THực THi QUYềN Tác giả Và QUYềN LiêN QUaN Bị động, khó kiểm soát cải cácH HàNH cHíNH - NHÌN Từ cHíNH PHỦ ĐiệN Tử Khát vọng công dân điện tử Tr.8 Tr.3 Tr.8 Các Văn phòng Trung ương tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 10 * Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tham gia quyên góp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai Ảnh: Trí Dũng Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cán bộ Ngày 20.9.2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK- TTW, ngày 19.9.2017), Ban Bí thư đã xem xét và quyết định kỷ luật đối với các đồng chí sau đây: 1- Đồng chí Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011 - 2016 - Với cương vị và trách nhiệm là người đứng đầu, đồng chí phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. - Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quyết định chủ trương công tác cán bộ không đúng quy định, để xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài; thiếu kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu trong việc thực hiện chủ trương, quy trình về công tác cán bộ. (Xem tiếp trang 2) Ngày làm việc thứ tám, Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh Ngày 20.9, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Kiên đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khảo sát Dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cùng dự có: Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Ủy ban Về các vấn đề xã hội; Bộ Giao thông - Vận tải. Do quyết liệt triển khai cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nên 8 tháng qua, Thừa Thiên - Huế đã cấp giấy phép mới cho 437 doanh nghiệp, vốn đăng ký điều lệ hơn 4.241 tỷ đồng. Kinh tế những tháng đầu năm (GRDP) tiếp tục tăng trưởng ước đạt 7,44% và thuộc nhóm tăng trưởng tốc độ tốt trong khu vực miền Trung, cao hơn 5,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng thu ngân sách 8 tháng năm 2017 ước đạt hơn 4.354 tỷ đồng, bằng 63,51% dự toán năm và tăng 12,77% so với cùng kỳ. (Xem tiếp trang 4) Ủy ban Kinh tế làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế Lắng nghe và hoàn thiện chính sách Diễn ra ngày 22.9 tại Hà Nội, Hội thảo giáo dục 2017 tập hợp những người thực sự tâm huyết, chia sẻ quan điểm, cách nhìn, giúp nhận thức rõ hơn thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam. Theo Ủy viên Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, TN, TN và NĐ PHaN THaNH BÌNH, từ đó sẽ tạo đồng thuận, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật vì sự phát triển của giáo dục. (Xem trang 5) Chiều 20.9, tại Trụ sở VPQH, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã làm việc với Đoàn công tác của Viện Đại diện khu vực, Cộng hòa Indonesia do Chủ tịch Viện đại diện khu vực Fahira Idris dẫn đầu đang thăm và làm việc tại nước ta. Hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực như: Việc làm, bảo đảm các điều kiện sống cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội… Hai bên cũng đã trao đổi về việc phân bổ ngân sách cho các chương trình hướng đến mục tiêu phát triển gia đình bền vững; vai trò của Trung ương và chính quyền địa phương trong việc tăng cường phát triển gia đình… (Xem tiếp trang 3) Ủy ban Về các vấn đề xã hội làm việc với Đoàn công tác của Viện đại diện khu vực, Indonesia Dự THảO LUậT ĐơN Vị HàNH cHíNH - kiNH Tế Đặc BiệT “Phải đổi mới tư duy đi!” “Phiên bản” mới nhất của dự thảo Luật c đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã có một số điều chỉnh sau khi UBTVQH cho ý kiến. Liên quan đến tổ chức chính quyền, Ban soạn thảo giữ quan điểm không thành lập HĐND và UBND nhưng bổ sung một hội đồng làm nhiệm vụ giám sát và tư vấn cho Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia không tán thành có thêm một hội đồng như vậy. “khi làm luật này phải đổi mới tư duy đi, đừng lo sợ này khác!”, TS. Phạm Tuấn khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng chính phủ nói. (Xem trang 5) Hội THảO giáO Dục 2017: Về cHấT LượNg giáO Dục PHổ THôNg ViệT Nam ch đây 25 năm, ngày 25.9.1992, tại kỳ họp thứ Nhất, QH khóa iX đã biểu quyết bầu ra Ủy ban Quốc phòng và an ninh (QPaN), dấu ấn lịch sử phản ánh tính tất yếu khách quan cũng như nhu cầu nội tại quá trình xây dựng và phát triển của QH nước ta. (Xem trang 3) NHâN kỷ Niệm 25 Năm NgàY THàNH LậP ỦY BaN QUốc PHòNg Và aN NiNH (25.9.1992 - 25.9.2017) 25 năm - Một chặng đường n Thiếu tướng ngUYễn Hải Hưng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Dự áN LUậT PHòNg, cHốNg THam NHũNg (Sửa Đổi) Thận trọng trước những quy định mới Đây là yêu cầu được UBTVQH đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trong Phiên họp chiều qua. Những quy định mới được đưa vào dự thảo Luật lần này đều phải nghiên cứu kỹ càng, đánh giá tác động, về tính hiệu quả và khả thi. (Xem trang 3) “Đ ịa vị pháp lý” của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tiếp tục là vấn đề gây tranh luận trong hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 20.9. Một số chuyên gia muốn nó phải trực thuộc Trung ương. Luồng ý kiến khác đề xuất cần cho phép đơn vị hành chính - kinh tế có địa vị ngang cấp tỉnh. Lại có quan điểm cho rằng, nó phải được độc lập hoàn toàn, không trực thuộc đâu, vận hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong khi đó, dự thảo Luật Các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang thiết kế theo hướng những “đặc khu” này sẽ nằm trong tỉnh. Làm rõ địa vị của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là cần thiết nhưng có một chuyện quan trọng hơn việc nó trực thuộc đâu, đó là quyền lực thực chất mà đơn vị hành chính - kinh tế được trao là gì? TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kể rằng, đặc khu Thẩm Quyến (Trung Quốc) lúc thành lập thì trực thuộc tỉnh nhưng nó có những quyền mà cấp tỉnh muốn cũng không làm được. Nhờ đó, từ một làng chài ảm đạm, Thẩm Quyến lột xác thành một đặc khu thịnh vượng và được xem là “hình mẫu” của các đặc khu kinh tế Trung Quốc. Do đi sau, nếu hệ thống thể chế của các “đặc khu” ở nước ta không cao hơn, không hiệu quả hơn so với những đặc khu có trước của thế giới thì việc “thua trận” là không thể tránh khỏi. Cũng cần biết rằng, thế giới hiện có khoảng 4.500 đặc khu kinh tế tại 140 quốc gia và những mô hình thành công thực sự không nhiều. Và bài học quý rút ra từ cả những đặc khu thất bại và thành công chính là: Thể chế và chính sách vượt trội chứ không phải ưu đãi vượt trội mới là nhân tố quan trọng nhất quyết định vận mệnh của một đặc khu. Thực tế đó đòi hỏi cách tiếp cận xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải thoát khỏi tư duy “ta so với ta” và thể hiện được tinh thần vượt lên trước. (Xem tiếp trang 2) “Tổ chim sẻ” không thể đón “phượng hoàng” n Hà Lan (Xem tin trang 2) (Xem tin trang 2) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai Ảnh: Q. Khánh

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

ĐạI BIểU

NhâN dâNtòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn

tiếng nói của quốc hộidiễn đàn của đại biểu quốc hội,hội đồng nhân dân và cử tri

Ngày 21 - 9 - 2017Số 264 (4935)Thứ năm

“Cột mốc” của tình hữu nghị Việt - LàoTHực THi QUyềN Tác giả Và QUyềN LiêN QUaN

Bị động, khó kiểm soátcải cácH HàNH cHíNH - NHÌN Từ cHíNH PHỦ ĐiệN Tử

Khát vọng công dân điện tửTr.8 Tr.3 Tr.8

Các Văn phòng Trung ương tổ chức quyên gópủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 10* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tham gia quyên góp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai Ảnh: Trí Dũng

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 20.9.2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đãhọp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau khixem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK-TTW, ngày 19.9.2017), Ban Bí thư đã xem xét và quyết định kỷluật đối với các đồng chí sau đây:

1- Đồng chí Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trungương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng Banthường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011 - 2016

- Với cương vị và trách nhiệm là người đứng đầu, đồng chíphải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm củaĐảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giaiđoạn từ năm 2011 đến năm 2016.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc,quyết định chủ trương công tác cán bộ không đúng quy định, đểxảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài; thiếu kiểm tra, giám sátcác cơ quan tham mưu trong việc thực hiện chủ trương, quy trìnhvề công tác cán bộ. (Xem tiếp trang 2)

Ngày làm việc thứ tám, Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh

Ngày 20.9, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệmỦy ban Nguyễn Đức Kiên đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khảo sát Dự án đườngcao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cùng dự có: Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Ủy ban Vềcác vấn đề xã hội; Bộ Giao thông - Vận tải.

Do quyết liệt triển khai cải cách thủ tục hành chính theo chủtrương tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nên 8 tháng qua,Thừa Thiên - Huế đã cấp giấy phép mới cho 437 doanh nghiệp, vốnđăng ký điều lệ hơn 4.241 tỷ đồng. Kinh tế những tháng đầu năm(GRDP) tiếp tục tăng trưởng ước đạt 7,44% và thuộc nhóm tăngtrưởng tốc độ tốt trong khu vực miền Trung, cao hơn 5,8% so vớicùng kỳ năm 2016. Tổng thu ngân sách 8 tháng năm 2017 ước đạthơn 4.354 tỷ đồng, bằng 63,51% dự toán năm và tăng 12,77% so vớicùng kỳ. (Xem tiếp trang 4)

Ủy ban Kinh tế làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế

Lắng nghe và hoàn thiện chính sáchDiễn ra ngày 22.9 tại Hà Nội,Hội thảo giáo dục 2017 tậphợp những người thực sựtâm huyết, chia sẻ quanđiểm, cách nhìn, giúp nhậnthức rõ hơn thực trạng chấtlượng giáo dục phổ thôngViệt Nam. Theo Ủy viênTrung ương Đảng, chủnhiệm Ủy ban Văn hóa,giáo dục, TN, TN và NĐPHaN THaNH BÌNH, từ đó sẽtạo đồng thuận, góp phầnhoàn thiện hệ thống chínhsách pháp luật vì sự pháttriển của giáo dục.

(Xem trang 5)

Chiều 20.9, tại Trụ sở VPQH, Thường trực Ủy ban Về các vấnđề xã hội đã làm việc với Đoàn công tác của Viện Đại diện khu vực,Cộng hòa Indonesia do Chủ tịch Viện đại diện khu vực Fahira Idrisdẫn đầu đang thăm và làm việc tại nước ta.

Hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định và triểnkhai thực hiện chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, tập trung vàocác lĩnh vực như: Việc làm, bảo đảm các điều kiện sống cho ngườilao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội… Hai bêncũng đã trao đổi về việc phân bổ ngân sách cho các chương trìnhhướng đến mục tiêu phát triển gia đình bền vững; vai trò của Trungương và chính quyền địa phương trong việc tăng cường phát triểngia đình… (Xem tiếp trang 3)

Ủy ban Về các vấn đề xã hội làm việc vớiĐoàn công tác của Viện đại diện khu vực, Indonesia

Dự THảo LUậT ĐơN Vị HàNH cHíNH - kiNH Tế Đặc BiệT

“Phải đổi mới tư duy đi!”“Phiên bản” mới nhất của dự thảo Luật các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã có một số điều chỉnh sau khi UBTVQH choý kiến. Liên quan đến tổ chức chính quyền, Ban soạn thảo giữ quan điểm không thành lập HĐND và UBND nhưng bổ sung mộthội đồng làm nhiệm vụ giám sát và tư vấn cho Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia khôngtán thành có thêm một hội đồng như vậy. “khi làm luật này phải đổi mới tư duy đi, đừng lo sợ này khác!”, Ts. Phạm Tuấnkhải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng chính phủ nói. (Xem trang 5)

Hội THảo giáo Dục 2017: Về cHấT LượNg giáo Dục PHổ THôNg ViệT Nam

cách đây 25 năm, ngày 25.9.1992, tại kỳ họp thứ Nhất, QH khóa iX đã biểuquyết bầu ra Ủy ban Quốc phòng và an ninh (QPaN), dấu ấn lịch sử phảnánh tính tất yếu khách quan cũng như nhu cầu nội tại quá trình xây dựngvà phát triển của QH nước ta. (Xem trang 3)

NHâN kỷ Niệm 25 Năm Ngày THàNH LậP Ủy BaN QUốc PHòNg Và aN NiNH (25.9.1992 - 25.9.2017)

25 năm - Một chặng đườngn Thiếu tướng nguyễn Hải Hưng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Dự áN LUậT PHòNg, cHốNg THam NHũNg (sửa Đổi)

Thận trọng trước những quy định mớiĐây là yêu cầu được UBTVQH đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Phòng, chốngtham nhũng (sửa đổi) trong Phiên họp chiều qua. Những quy định mới được đưavào dự thảo Luật lần này đều phải nghiên cứu kỹ càng, đánh giá tác động, về tínhhiệu quả và khả thi. (Xem trang 3)

“Địa vị pháp lý” của đơn vị hành chính – kinh tế đặcbiệt tiếp tục là vấn đề gây tranh luận trong hộithảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày

20.9. Một số chuyên gia muốn nó phải trực thuộc Trung ương.Luồng ý kiến khác đề xuất cần cho phép đơn vị hành chính -kinh tế có địa vị ngang cấp tỉnh. Lại có quan điểm cho rằng,nó phải được độc lập hoàn toàn, không trực thuộc đâu, vậnhành và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong khi đó, dựthảo Luật Các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang thiếtkế theo hướng những “đặc khu” này sẽ nằm trong tỉnh.

Làm rõ địa vị của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt làcần thiết nhưng có một chuyện quan trọng hơn việc nó trựcthuộc đâu, đó là quyền lực thực chất mà đơn vị hành chính -kinh tế được trao là gì? TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởngViện Kinh tế Việt Nam kể rằng, đặc khu Thẩm Quyến (TrungQuốc) lúc thành lập thì trực thuộc tỉnh nhưng nó có nhữngquyền mà cấp tỉnh muốn cũng không làm được. Nhờ đó, từmột làng chài ảm đạm, Thẩm Quyến lột xác thành một đặckhu thịnh vượng và được xem là “hình mẫu” của các đặc khukinh tế Trung Quốc.

Do đi sau, nếu hệ thống thể chế của các “đặc khu” ở nướcta không cao hơn, không hiệu quả hơn so với những đặc khucó trước của thế giới thì việc “thua trận” là không thể tránhkhỏi. Cũng cần biết rằng, thế giới hiện có khoảng 4.500 đặckhu kinh tế tại 140 quốc gia và những mô hình thành côngthực sự không nhiều. Và bài học quý rút ra từ cả những đặckhu thất bại và thành công chính là: Thể chế và chính sáchvượt trội chứ không phải ưu đãi vượt trội mới là nhân tố quantrọng nhất quyết định vận mệnh của một đặc khu.

Thực tế đó đòi hỏi cách tiếp cận xây dựng Luật Đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt phải thoát khỏi tư duy “ta so vớita” và thể hiện được tinh thần vượt lên trước.

(Xem tiếp trang 2)

“Tổ chim sẻ” không thể đón “phượng hoàng”

n Hà Lan

(Xem tin trang 2)

(Xem tin trang 2)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội tham gia quyên gópủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai Ảnh: Q. Khánh

Page 2: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017 tin tức - sự kiện Đại BiểU NhâN dâN

Sáng 20.9, Đoàn ĐBQH TP Hồ ChíMinh tổ chức Hội thảo góp ý kiến với dựán Luật An ninh mạng dưới sự chủ trì củaPhó Trưởng đoàn chuyên trách Văn ThịBạch Tuyết.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởngđoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh Văn ThịBạch Tuyết nêu rõ, dự án Luật An ninhmạng được xây dựng hoàn toàn mới nhằmhoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về anninh mạng theo hướng áp dụng các quyđịnh pháp luật một cách đồng bộ, khả thitrong thực tiễn thi hành. Bảo vệ chủ quyền,lợi ích an ninh quốc gia, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức cá nhân, tham giahoạt động trên không gian mạng, xây dựngmôi trường không gian mạng lành mạnh.Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minhđề nghị, các đại biểu tập trung làm rõ tínhcần thiết và phạm vi điều chỉnh của dựthảo Luật cũng như các biện pháp bảo vệan ninh mạng, tình huống an ninh mạng…

Đa số đại biểu dự Hội thảo cho rằng,hiện nay công nghệ thông tin, viễn thôngngày càng phát triển, đổi mới và hiện đại;thế giới đã chuyển sang cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 và được ứng dụng hiệu

quả ở nhiều quốc gia, trên nhiều lĩnh vực.Trong khi đó, dù nước ta đã có Luật Antoàn thông tin mạng, Luật Giao dịch điệntử… nhưng thực tế vẫn còn nhiều lỗhổng, sơ hở trong công tác bảo vệ chủquyền, an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh,an toàn thông tin trên không gian mạng.Do đó, việc xây dựng và ban hành LuậtAn ninh mạng là hoàn toàn cần thiết. Tuynhiên, một số đại biểu đề nghị, Ban soạnthảo cần nghiên cứu, rà soát các nội dungtrong dự thảo Luật này, tránh chồng chéovới các luật khác có liên quan. Cụ thể, cầnxác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụcủa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong dựthảo Luật.

Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,cá nhân (Chương VI), nhiều đại biểu đềnghị cần bổ sung trách nhiệm của BộThông tin và Truyền thông trong nội dungxây dựng, tổ chức các chương trình tuyêntruyền, truyền thông về an toàn mạng, anninh mạng và văn hóa sử dụng không gianmạng nhằm bảo đảm sự thống nhất, rõràng hơn về vai trò, trách nhiệm giữa cácbộ, ngành có liên quan.

Tin và ảnh: Trung THànH

ĐoàN ĐBQH TP Hồ cHí miNH

Lấy ý kiến về dự án Luật An ninh mạng

Trực tiếp ký bổ nhiệm trên 30 trườnghợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủtục, điều kiện và tiêu chuẩn (trong đó cótrường hợp đồng chí Vũ Minh Hoàng vàđồng chí Nguyễn Tiến Khoa mà dư luận vàbáo chí đã nhiều lần nêu).

- Buông lỏng quản lý, thiếu tráchnhiệm để cấp dưới vi phạm pháp luật rấtnghiêm trọng về quản lý tài chính, tàisản, gây thất thoát lớn tiền, tài sản củaNhà nước.

- Chuyển giao hơn 2.000 m2 đất của Cơquan Ban Chỉ đạo cho Hội Bảo trợ bệnhnhân nghèo Tây Nam Bộ, vi phạm nghiêmtrọng Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhànước.

- Vi phạm quy định của Đảng trongviệc nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợbệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ. Lấy danhnghĩa Ban Chỉ đạo để vận động tài trợ choHội khi chưa được phép của cơ quan cóthẩm quyền, không đúng chức năng, nhiệmvụ của Ban Chỉ đạo.

Những vi phạm, khuyết điểm của đồngchí Nguyễn Phong Quang đã gây hậu quảrất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đếnuy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dưluận bức xúc trong cán bộ, đảng viên vànhân dân. Xét nội dung, tính chất, mức độvi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW,ngày 30.3.2013 của Bộ Chính trị về xử lýkỷ luật đảng viên vi phạm; xem xét và cânnhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã thống nhấtcao quyết định thi hành kỷ luật đồng chíNguyễn Phong Quang bằng hình thức:Cách tất cả các chức vụ trong Đảng (baogồm cách chức Phó Trưởng Ban thườngtrực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; cách chứcỦy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quanBan Chỉ đạo Tây Nam Bộ; cách chức Bíthư Đảng uỷ Cơ quan Ban Chỉ đạo TâyNam Bộ).

2- Đồng chí Nguyễn Anh dũng, Ủyviên Ban Chấp hành Đảng bộ Khốidoanh nghiệp Trung ương; Bí thư Đảngủy, Chủ tịch hội đồng thành viên Tậpđoàn hóa chất Việt Nam

- Với cương vị là Ủy viên Ban Chấp

hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trungương nhiệm kỳ 2015 - 2020, Phó Bí thưĐảng ủy Tập đoàn từ tháng 8.2012; Bí thưĐảng ủy từ tháng 10.2013; Chủ tịch Hộiđồng thành viên Tập đoàn từ tháng 4.2012đến nay, đồng chí phải chịu trách nhiệmchính về những vi phạm, khuyết điểm củaBan Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn nhiệmkỳ 2010 - 2015.

- Với trách nhiệm là người đứng đầu,đồng chí đã thiếu trách nhiệm, buông lỏngquản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ranhững vi phạm, khuyết điểm trong côngtác cán bộ, trong việc quản lý vốn, tài sản,đất đai và đầu tư của Tập đoàn, gây hậuquả rất nghiêm trọng; để Tập đoàn và mộtsố công ty không bảo toàn được vốn Nhànước giao.

- Thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra viphạm nghiêm trọng trong quá trình thựchiện 4 dự án trọng điểm: Dự án Nhà máysản xuất phân đạm Ninh Bình; Dự án cảitạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc;Dự án sản xuất phân bón DAP số 2 tại LàoCai; Dự án sản xuất phân bón DAP HảiPhòng.

Những vi phạm, khuyết điểm của đồngchí Nguyễn Anh Dũng đã gây hậu quả rấtnghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tíncủa Đảng, của Tập đoàn, gây dư luận bứcxúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm;căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW, ngày30.3.2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luậtđảng viên vi phạm; sau khi xem xét trênnhiều mặt, Ban Bí thư đã thống nhất caoquyết định:

- Thi hành kỷ luật đồng chí NguyễnAnh Dũng bằng hình thức cách tất cả cácchức vụ trong Đảng (bao gồm cách chứcỦy viên Ban Chấp hành Đảng bộ KhốiDoanh nghiệp Trung ương; cách chức Ủyviên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoànHóa chất Việt Nam; cách chức Bí thư Đảngủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam).

- Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Côngthương khẩn trương chỉ đạo xem xét thihành kỷ luật hành chính đồng chí NguyễnAnh Dũng theo đúng quy định hiện hành.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cán bộ

Với tinh thần “tương thân tương ái”,“lá lành đùm lá rách”, chiều 20.9, tại trụsở Trung ương Đảng, Văn phòng Trungương Đảng đã tổ chức quyên góp ủng hộđồng bào miền Trung bị thiệt hại do cơnbão số 10.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cácnguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vàNông Đức Mạnh; các nguyên lãnh đạoĐảng, Nhà nước cùng đông đảo cán bộ,công chức, viên chức và người lao độngcủa cơ quan Văn phòng Trung ương Đảngtham dự và quyên góp ủng hộ đồng bàomiền Trung mỗi người ít nhất một ngàylương.

Tổng số tiền quyên góp ủng hộ là hơn400 triệu đồng, góp phần hỗ trợ đồng bàocác tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và một số

tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả domưa lũ, giảm bớt khó khăn, nhanh chóngkhôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộcsống.

+ Sáng cùng ngày, Văn phòng Chínhphủ tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bàocác tỉnh miền Trung khắc phục hậu quảbão số 10.

Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các PhóThủ tướng Chính phủ.

Bão số 10 là cơn bão mạnh nhất đổvào miền Trung trong vòng 10 năm qua,làm chết 6 người, 215 người bị thương.Bão gây thiệt hại khoảng 11 nghìn tỷđồng. Trong đó có 819 ngôi nhà bị sập,chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,Thừa Thiên - Huế; trên 11.000 ngôi nhàbị ngập; 192 nghìn nhà bị tốc mái, hư

hỏng; 2 tháp truyền hình tại thị xã Kỳ Anhvà huyện Hương Khê, Hà Tĩnh bị đổ; trên2.850 cột điện bị đổ, nhiều diện tích hoamàu và nuôi trồng thủy sản...

Trước đó, ngay khi bão số 10 đổ bộvào các tỉnh miền Trung, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đã rút ngắn chươngtrình công tác tại phía Nam để thị sát,kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại dobão. Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạocác tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và các bộ,ngành để chỉ đạo các biện pháp khắc phụchậu quả như: Cấp gạo, sửa chữa các côngtrình công cộng, đặc biệt là khắc phục hưhỏng các trường học để sớm đưa học sinhtrở lại trường; sớm cấp điện trở lại đểkhôi phục đời sống và sản xuất.

+ Chiều cùng ngày, tại Nhà QH, Côngđoàn VPQH đã tổ chức quyên góp ủng hộ

đồng bào các tỉnh miền Trung bị thiệt hạinặng nề do đợt bão lũ vừa qua.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QHNguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên BộChính trị, Phó Chủ tịch Thường trực QHTòng Thị Phóng; Ủy viên Trung ươngĐảng, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu;Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịchQH Phùng Quốc Hiển; Ủy viên Trungương Đảng, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ;các Ủy viên UBTVQH cùng đông đảocán bộ, công chức, viên chức và người laođộng cơ quan VPQH đã tham gia quyêngóp ủng hộ.

Tại buổi lễ, Tổng Thư ký QH, Chủnhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc kêu gọicác ĐBQH hoạt động chuyên trách, lãnhđạo các cơ quan của QH, UBTVQH vàtoàn thể cán bộ, công chức, viên chức,người lao động đang công tác tại các cơquan, đơn vị thuộc VPQH đóng góp mỗingười ít nhất một ngày lương, giúp đồngbào miền Trung bị thiệt hại bởi thiên taisớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

T. Tâm - Q. KHánH - TTXVn

Các Văn phòng Trung ương tổ chức quyên gópủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 10

Ngày 20.9, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịchThường trực Qh Tòng Thị Phóng, UBTVQH đã cho ýkiến về dự thảo Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúngquốc Hoa Kỳ về hợp tác sử dụng khoảng không vũ trụ vì mụcđích hòa bình; việc gia nhập Công ước Istanbul 1990 về chếđộ tạm quản hàng hóa và đề xuất ký Bản ghi nhớ về việc thựchiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyểnngười và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùngMekong mở rộng.

Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QhUông Chu Lưu, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Phòng,chống tham nhũng (sửa đổi).

Cần thiết gia nhập Công ước IstanbulTrình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước Istanbul về

tạm quản hàng hóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến dũngcho biết, Công ước Istanbul được ký kết ngày 26.6.1990, cóhiệu lực từ ngày 27.11.1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hảiquan thế giới (WCO) với mục tiêu là tạo thuận lợi cho thươngmại quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục tạm quản, giúp cơ quanquản lý kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập, tái xuất và tạm xuất,tái nhập. Tính đến tháng 1.2017, đã có 70 quốc gia/vùng lãnhthổ là thành viên của Công ước Istanbul.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, nếu gia nhập côngước, Phòng Thương mại thế giới (ICC) sẽ thành lập một tổchức chuyên trách quản lý hệ thống sổ tạm quản ở cấp độquốc tế có tên gọi là Liên đoàn Phòng Thương mại quốc tế(ICC/WCF) quản lý bảo lãnh quốc tế (bao gồm 74 tổ chứcbảo lãnh quốc gia). Chính phủ cũng dự kiến ban hành mộtNghị định hướng dẫn thực hiện Công ước Istanbul về tạmquản hàng hóa.

Báo cáo thẩm tra về việc gia nhập Công ước Istanbul vềtạm quản hàng hóa do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoạiNguyễn Văn Giàu trình bày nêu rõ, Thường trực Ủy ban Đốingoại cho rằng, Công ước Istanbul là điều ước quốc tế đaphương về một lĩnh vực cụ thể là tạm quản hàng hóa trongkhi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về lĩnh vựcnày. Đối với Việt Nam, việc tham gia Công ước Istanbul chophép các chủ thể từ các quốc gia tham gia Công ước có thêmlựa chọn áp dụng chế độ tạm quản hàng hóa theo quy định tạiCông ước Istanbul bên cạnh chế độ quá cảnh hàng hóa đangthực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, để thực hiện Công ước, Chính phủ đề xuất chỉáp dụng Công ước đối với 11 cửa khẩu quốc tế, đồng thời dựkiến ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Công ướcIstanbul, Nghị định này sẽ quy định cụ thể về khoản bảo đảmvà thời hạn tái xuất chỉ áp dụng đối với hàng hóa sử dụng sổtạm quản. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhậpkhông áp dụng sổ tạm quản thì thực hiện theo thủ tục hảiquan và tái xuất theo quy định hiện hành. Vì vậy, Ủy ban Đốingoại xin kiến nghị UBTVQH đồng ý với đề xuất của Chínhphủ về việc Việt Nam gia nhập Công ước Istanbul về tạmquản hàng hóa.

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tracủa Ủy ban Đối ngoại, UBTVQH đã nhất trí với việc gianhập Công ước Istanbul về chế độ tạm quản hàng hóa; giaoChính phủ tiến hành các thủ tục để gia nhập Công ước này.Sau khi hoàn tất việc gia nhập công ước, UBTVQH đề nghịChính phủ thực hiện nội luật hóa các quy định liên quan. Đốivới việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Công ướcIstanbul, đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ trình UBTVQHcho ý kiến theo quy định tại Điều 95 Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật.

Hành lang pháp lý thúc đẩy vận tải tiểu vùng Mekong mở rộng

Tờ trình về đề xuất ký Bản ghi nhớ về việc thực hiện“Thu hoạch sớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển ngườivà hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùngMekong mở rộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tảiTrương Quang Nghĩa trình bày.

Theo đó, bắt nguồn từ Hiệp định ba bên Việt Nam - Lào- Thái Lan về tạo thuận lợi cho vận tải bằng đường bộ giữaba nước, Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hànghóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong đã dầnđược mở rộng với sự tham gia của các nước Campuchia,Trung Quốc và Myanmar. Sau 10 năm thực hiện đã có nhiềuthay đổi, các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã thống nhấtxây dựng dự thảo Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạchsớm” Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóaqua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng, việc đàmphán, ký kết Bản ghi nhớ này sẽ góp phần tạo hành lang pháplý thúc đẩy hơn nữa vận tải giữa các nước tiểu vùng Mekongmở rộng, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt, góp phầnổn định thị trường và giá cả, qua đó tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động đầu tư, dịch vụ thương mại của doanh nghiệpViệt Nam. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhânViệt Nam trong các hoạt động vận tải tại các nước thành viêntiểu vùng Mekong mở rộng.

Trình bày Báo cáo thẩm tra đề xuất ký Bản ghi nhớnày, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàunhấn mạnh, dự thảo Bản ghi nhớ không trái với quy địnhcủa Hiến pháp năm 2013 và về cơ bản phù hợp với quyđịnh của pháp luật Việt Nam. Bản ghi nhớ chỉ có một nộidung khác với quy định của pháp luật Việt Nam về thờihạn nộp tiền phạt.

Thường trực Ủy ban Đối ngoại nhận thấy quy định vềthời hạn nộp tiền phạt trong 30 ngày kể từ ngày thông báo tạiBản ghi nhớ chỉ được áp dụng đối với các đơn vị thực hiệnhoạt động vận tải quốc tế của các nước tham gia Hiệp định.Quy định này phù hợp với Hiệp định đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt vào năm 2009, phù hợp với điều kiệnthực tế của các nước ký kết và Việt Nam. Trên cơ sở đó,Thường trực Ủy ban Đối ngoại nhất trí kiến nghị UBTVQHđồng ý giao Chính phủ tiến hành thủ tục ký Bản ghi nhớ theoquy định. Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáothẩm tra của Ủy ban Đối ngoại, UBTVQH cho rằng việc kýkết Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệpđịnh Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lạibiên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng là cầnthiết, nhằm thúc đẩy hoạt động vận chuyển người và hànghóa. Vì vậy, UBTVQH nhất trí việc ký kết Bản ghi nhớ này.Chính phủ tiến hành các thủ tục ký kết theo quy định củapháp luật.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh?Theo Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng

(sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trìnhbày, quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng dự án Luật làtiếp tục xác định nhiệm vụ chính của Luật Phòng, chốngtham nhũng là tạo ra một cơ chế phòng ngừa tham nhũngtoàn diện và sâu rộng, góp phần xây dựng một cơ chế quảnlý nhà nước, quản lý xã hội công khai, minh bạch, “không thểtham nhũng”; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngănchặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.Trên cơ sở đó, dự thảo Luật đưa ra các chế tài về chính trị,hành chính, kinh tế, cùng với các chế tài về hình sự đã được

quy định trong pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự để tạo rakhung pháp lý tổng thể ngăn chặn, răn đe và trừng phạt thamnhũng. Đồng thời, mở rộng từng bước, có chọn lọc về phạmvi điều chỉnh của Luật để phòng ngừa, phát hiện, xử lý cáchành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước nhằm chống sựthông đồng tham nhũng giữa khu vực công và khu vực tư,kiến tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bảo vệ lợi ích của Nhànước, nhà đầu tư, người gửi tiền và các hoạt động an sinh xãhội, từ thiện...

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chốngtham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê ThịNga nêu rõ, Chính phủ đề nghị mở rộng từng bước về phạmvi điều chỉnh của dự án Luật sang khu vực ngoài nhà nước.Trước mắt tập trung vào các loại hình công ty đại chúng, tổchức tín dụng và quỹ đầu tư; các tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức xã hộikhác có tư cách pháp nhân, không sử dụng ngân sách nhànước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặcChủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phêduyệt điều lệ, thường xuyên huy động các khoản đóng gópcủa nhân dân để hoạt động từ thiện (gọi chung là các tổchức xã hội). Còn đối với các loại hình doanh nghiệp và tổchức xã hội khác, dự thảo Luật chỉ quy định có trách nhiệmtự ban hành, thực hiện quy định đối với một số nội dung vềphòng ngừa tham nhũng.

Thẩm tra về nội dung này, đa số ý kiến thành viên Ủyban Tư pháp tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnhcủa dự án Luật và cho rằng, trên thực tế tình hình “thamnhũng khu vực ngoài nhà nước” đã và đang xuất hiện ảnhhưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môitrường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng,chống tham nhũng trong khu vực công. Bên cạnh đó, Côngước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà Việt Namlà thành viên cũng đặt ra yêu cầu về chống tham nhũng trongkhu vực tư; Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã hình sự hóamột số hành vi tham nhũng trong khu vực này như tham ô tàisản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tham nhũng khuvực ngoài nhà nước đã được Bộ luật Hình sự điều chỉnh.Trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạngđưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, côngchức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặcchiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau, kể cả các doanh nghiệp ngoài nhànước, doanh nghiệp “sân sau”, được sự “đỡ đầu” của ngườicó chức vụ, quyền hạn. Những hành vi này vẫn là các hànhvi tham nhũng trong khu vực nhà nước (người không phảicán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý với vai trò đồngphạm của hành vi tham nhũng). Vì vậy, ý kiến này chorằng, hiện nay chúng ta còn chưa làm tốt công tác phòng,chống tham nhũng trong khu vực nhà nước, thì trước mắtchưa mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, mà nêntập trung nguồn lực làm tốt công tác phòng, chống thamnhũng trong khu vực nhà nước. Riêng đối với các hành vitham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộtrong tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thì sẽ được xửlý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đây cũng là ý kiến chung của nhiều thành viênUBTVQH, vì rằng phòng, chống tham nhũng trong khu vựcnhà nước là nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất trong côngtác này, do vậy cần tập trung để thực hiện tốt. Theo Chủ tịchQh Nguyễn Thị Kim Ngân, nếu mở rộng phòng, chốngtham nhũng khu vực ngoài nhà nước phải bảo đảm phòng,chống tham nhũng hiệu quả, vừa không làm ảnh hưởng đếnquyền tự do kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, ngườidân. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết thêm, quyđịnh phòng, chống tham nhũng ngoài khu vực nhà nước hoàntoàn phù hợp với các Công ước quốc tế. Tuy nhiên, trước hailuồng ý kiến khác nhau, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiêncứu làm rõ hơn phạm vi, chủ thể của những đối tượng chịutác động của Luật này.

CHi an - Hoàng ngọC

Chỉ vài tháng sau khi hoàn tất quátrình cổ phần hóa, Hãng phimtruyện Việt Nam (VFS) lại

“nóng” khi hầu hết văn nghệ sĩ không cóviệc làm, góp phần khiến hãng phim“chết mòn”.

Nhưng những lùm xùm quanh câuchuyện của VFS từ năm ngoái cho đếnnay không liên quan đến chủ trương cổphần hóa, mà là cách thức thực hiện. Chủtrương cổ phần hóa là đúng đắn, để hãngcó được động lực phát triển mới sau 20năm thua lỗ. Nhưng cổ phần hóa như thếnào để tạo động lực phát triển? Việc chọnđối tác phù hợp là vấn đề sống còn, bởiđiều này sẽ quyết định hướng phát triểncủa hãng.

Việc Bộ VH, TT - DL lựa chọn doanhnghiệp vốn chỉ có kinh nghiệm làm vậntải thủy nắm giữ 65% cổ phần ở một đơnvị hoạt động trong lĩnh vực đặc thù làđiện ảnh đã dẫn đến bất đồng không thểgiải quyết. Ông chủ mới dường như quantâm đến “đất vàng” VFS đang nắm giữnhiều hơn, thay vì làm phim. Thời điểmchủ trương cổ phần hóa hãng phim năm2016, nhiều nghệ sĩ, đạo diễn đã đặt câuhỏi về quy trình lựa chọn nhà đầu tưchiến lược Tổng công ty vận tải thủy(Vivaso). Vì sao Bộ lại chấp thuận vớiphương án 1 năm làm 2 phim, trong khiVFS có 10 đạo diễn? Vì sao định giá trịthương hiệu, lợi thế đất đai của hãng chỉkhông đồng?

Và lo lắng của các nghệ sĩ là có cơ sở.Sau hai tháng chuyển giao, đời sống củangười lao động thậm chí còn tệ đi, trongkhi các di sản của VFS bị xem như những“đống rác” vô giá trị. Theo cam kết đượcnhà đầu tư đưa ra, mỗi năm sẽ dành 20%vốn điều lệ để làm phim. Với khoảng 10tỷ đồng mỗi năm, chưa đủ kinh phí làmnhững bộ phim chất lượng, chứ chưa nóiđến tham vọng vực dậy thương hiệu Hãngphim như bức tranh nhà đầu tư vẽ ra.

Với các nghệ sĩ là biên kịch, đạo diễn,quay phim… những người đã nhiều nămlàm việc trong cơ chế bao cấp, thực hiệnphim đặt hàng, tức là đợi việc để làm, thìviệc buộc họ ngay lập tức phải đối mặtvới cách tự bươn chải đã khiến nhiều

người bị “sốc”. Song, điều khiến họ lolắng hơn cả cũng không đơn thuần làchuyện được trả lương chỉ 540 ngànđồng/tháng, thậm chí không lương, mà làcó tiếp tục được làm phim nữa hay không.

Rẩt may, trong khi nhà đầu tư đangdần chứng minh con đường vì kinh doanh,không vì điện ảnh, sẽ dẫn đến nguy cơ“xóa sổ” hãng phim hiện hữu, chiều 20.9,Bộ trưởng Bộ VH, TT - DL đã làm việcvới đại diện Vivaso, yêu cầu ổn định lại tổchức và đi vào sản xuất phim; tuyệt đốikhông cho thuê mặt bằng; ngay trong tuầnnày hoàn tất việc trả lương tháng 7, 8, 9cho các nghệ sĩ như thời điểm trước cổphần hóa.

Bộ trưởng Bộ VH, TT - DL cũng nhấnmạnh đừng đánh đồng văn nghệ sĩ vớingười lao động đơn thuần. Trước mỗiquyết sách phải minh bạch, công khai,thấu tình đạt lý.

CHi an

Phải vì điện ảnh

(tiếp theo trang 1)

Ngày làm việc thứ tám, Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội(tiếp theo trang 1)

(tiếp theo trang 1)

Ta xây dựng các đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt không phải để so vớitrong nước mà là để thu hút nguồn lựctốt nhất thế giới. Và chỉ có thể chế“hạng nhất” mới thu hút được nhữngnhà đầu tư “hạng nhất”. Soạn luật haylàm chính sách đều phải nhắm vào mụcđích đó.

Bởi vậy, trong giới học giả, nhiềungười ủng hộ trao cho chính quyền đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt quyền tự chủlớn cả về lập pháp, hành pháp và tư phápđể hoạch định chương trình, kế hoạchphát triển và vận hành nền kinh tế củamình. Các “đặc khu” của Việt Nam cần cómột bộ máy quản lý gọn nhẹ, với thể chếquản lý minh bạch và linh hoạt. Bộ máyquản lý này sẽ giúp các cơ chế, chính sáchưu đãi phát huy tác dụng tốt, đi đúng

hướng và thu hút được nhà đầu tư nướcngoài theo phương châm tạo điều kiện tốtnhất cho nhà đầu tư.

Tiếc rằng, các điều khoản của dự thảoLuật Các đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt chủ yếu vẫn là dành mức độ ưu đãicao nhất của Việt Nam, chứ không phải tưduy tạo cho 3 đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt điều kiện tốt hơn các đặc khutrong khu vực để bảo đảm cạnh tranhquốc tế. Và đây đó vẫn có những tiếng nói“níu kéo” kiểu phân cấp nhưng khôngphân quyền, vẫn còn những tư tưởng “tróibuộc” các “đặc khu” trong hệ thống phápluật hiện hành…

“Tổ chim sẻ” thì không thể đón“phượng hoàng”. Nhưng để làm “tổ”(đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) đón“phượng hoàng” (các nhà đầu tư “hạngnhất”), có lẽ chúng ta cần một quyết tâmchính trị “đặc biệt” hơn nữa.

“Tổ chim sẻ” không thể đón “phượng hoàng”(tiếp theo trang 1)

Page 3: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017chính trịĐại BiểU NhâN dâN

gõ google.com tìm cụm từ “côngdân điện tử” được 1.380.000 kếtquả, cho thấy đây là khái niệmquen thuộc với chúng ta, nhưngtại sao chưa có công dân điện tửthực sự?

Việt Nam có sự nhảy vọt về pháttriển chính phủ điện tử, tăng từ bậc126 (năm 2006) lên bậc 90 (năm

2007). Thay đổi đó đến từ sự thúc đẩy ởphía Chính phủ - xây dựng từ trên xuống,nếu không xây dựng công dân điện tử -xây dựng từ dưới lên, thì không tạo ra sựbứt phá.

Việc tạo ra “công dân điện tử” là mộtquá trình, không chỉ dừng lại ở việc đào tạocách thức người dân sử dụng máy tính, côngnghệ thông tin mà quan trọng hơn là thayđổi nhận thức, thói quen của người dân.

Đã có công dân điện tử?Một trong những địa phương có tỷ lệ

người dùng internet cao là TP Hà Nội. Ngày1.3.2016, kiểm tra tại phường Nhân Chính,quận Thanh Xuân đã ghi nhận tại bộ phậnmột cửa có trang bị máy lấy số thứ tự tựđộng nhưng người dân vẫn xếp hàng “thủcông”; huyện Hoài Đức, màn hình cảm ứngđể tra cứu hồ sơ, máy quét mã vạch tra cứutình trạng giải quyết hồ sơ đều bị bụi phủ

mờ; nhiều đơn vị khác, tuy có màn hình cảmứng để tra cứu hồ sơ nhưng cũng chỉ để“trang trí”, phần lớn người dân chưa biết sửdụng thế nào, nên gần như để không.

Nếu tới các huyện vùng sâu, vùng xa,miền núi khó khăn, nơi người dân còn xa lạvới máy tính, có lẽ người dân không biết tớiChính phủ điện tử, chưa nói tới việc họ trởthành công dân điện tử.

Những cách làm hayKhông thể bỏ qua những thành tựu đáng

kể của nhiều địa phương trong xây dựngChính phủ điện tử, xây dựng công dân điện tử.

Khu dân cư điện tử: 17 phường thuộcquận Hà Đông, Hà Nội đã thành lập được 24điểm hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trựctuyến mức độ 3. Việc chủ động bố trí cơ sởvật chất, nhân lực ở các Nhà văn hóa khu dân

cư, bưu điện… giúp người dân dễ dàng tiếpcận và sử dụng dịch vụ công góp phần nângtỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trên 81%. Nhiềungười già còn bỡ ngỡ về internet đã được hỗtrợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Câu lạc bộ máy tính, cà phê Internet. ởUkraine năm 2002 chỉ với 2% dân số tiếpcận internet, Trung tâm Giúp đỡ công dân ởSingapore năm 2001 làm tăng lượt truy cậpcổng thông tin điện tử từ 200.000 lượt lênđến 3,1 triệu lượt mỗi tháng, là ví dụ chonhững địa phương chưa phổ biến internethọc tập. Trên trang web www.price.od.uangày 2.7.2002 có đăng bài Chính phủ ĐiệnTử (e-government) - chuyện huyền thoại?,trong đó đánh giá vai trò của cà phê internettrong xã hội hóa công nghệ thông tin nhưmột phương tiện trợ giúp mối giao tiếp“Công dân - Chính phủ”, thực hiện Chínhphủ điện tử “từ dưới lên”. Để bảo đảm ởkhắp nơi người dân Singapore có thể truycập dịch vụ điện tử của chính phủ,Singapore đã xây dựng mạng lưới trung tâmgiúp đỡ công dân điện tử được trang bị inter-net miễn phí, có nhân viên sẵn sàng giúp đỡnhững người chưa thông thạo.

Trẻ em - công dân số. Không khó có thểthấy trẻ em, nhất là ở thành phố, đô thị được

tiếp cận sớm với internet, từ đơn giản làipad, điện thoại thông minh tới máy vi tính,đây chính là công dân số của tương lai. Bêncạnh đó, thông qua trường học tới học sinhlà một kênh tuyên truyền hiệu quả tới cácthành viên trong gia đình.

Ép buộc làm quen với giao dịch màngười dân có nhu cầu. Một gia đình ở HàNội muốn làm hộ chiếu, nếu không kê khaiqua cổng thông tin https://hochieu.cahn.vn/ sẽkhông được thực hiện các bước cấp hộ chiếu.Năm học 2017, để nhập học cho trẻ em vàolớp 1, lớp 6 (đầu cấp học) mỗi em được cấpmột mã số để phụ huynh đăng ký trực tuyếntại địa chỉ https://tsdaucap.hanoi.gov.vn/dich-vu-truc-tuyen. Đây là một bước quan trọng đểngười dân làm quen, biết tới dịch vụ mà Nhànước có thể đáp ứng.

Tạo lợi ích để người dân chủ độngtham gia Chính phủ điện tử. Hệ thốngthông tin Chính quyền điện tử TP Đà Nẵng(egov.danang.gov.vn) đã cấp cho mỗi côngdân một tài khoản công dân điện tử. Sử dụngtài khoản này, công dân TP Đà Nẵng khôngcần đến trụ sở cơ quan nhà nước cũng có thểđăng ký các dịch vụ công, gửi kèm tài liệuđăng ký; theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ; thanhtoán phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công.

Còn nhiều việc phải làmNhững điểm sáng ở trên mới chỉ như ánh

đèn le lói trong đêm, còn hơn 700 đơn vị cấphuyện, hơn 11.000 đơn vị cấp xã, trong đónhiều huyện, xã nghèo, người dân còn lo ăntừng bữa, trẻ em học trong lớp học dột nát,

chưa bao giờ được chạm tay vào máy vi tính. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (E-

government Development Index) của LiênHợp Quốc năm 2014 cho thấy, Việt Namxếp hạng 99 thế giới (giảm 16 bậc so năm2012) và đứng thứ 5 trong khối ASEAN, sauSingapore, Malaysia, Brunei và Philippines.Chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyếncủa Việt Nam được đánh giá thấp, chỉ đạt0,41 điểm (thang điểm 1), trong khi củaSingapore là 0,992 điểm, Malaysia là 0,677điểm; chỉ số về hạ tầng viễn thông của ViệtNam đạt 0,38 điểm, trong khi của Singaporelà 0,879 điểm và Malaysia là 0,446 điểm.

Một câu hỏi đặt ra là có đáng để xây dựngChính phủ điện tử phục vụ một số ít ngườidân ở khu vực miền núi, khó khăn có ít nhucầu sử dụng dịch vụ công hay không, hay làtập trung vào xây dựng Chính phủ điện tử ởđô thị nơi tập trung đông dân? Câu trả lời làcó. ở những nơi do đặc điểm tự nhiên ngườidân xa trụ sở hành chính (phải mất hàng giờđi bộ và chỉ có thể sử dụng đôi chân để tớiđược trụ sở UBND xã, phải rất khó khăn đểtừ trụ sở UBND xã lên tới UBND huyện haycó những nơi ở Nghệ An, lên đến tỉnh tới hơn300km bằng từ TP Vinh đi qua 3 tỉnh để tớiHà Nội) thì Chính phủ điện tử là công cụ hữuhiệu để đưa người dân gần Chính phủ.

Một Nhà nước của Nhân dân, do Nhândân, vì Nhân dân theo đúng nghĩa từ Nhândân được trang trọng viết “HOA” trongHiến pháp, đó là toàn thể Nhân dân NướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhànước đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói“việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”.

cải cácH HàNH cHíNH - NHÌN Từ cHíNH PHỦ ĐiệN Tử

Bài 4: Khát vọng công dân điện tửn TS. nguyễn Hải Long

cách đây 25 năm, ngày25.9.1992, tại kỳ họp thứNhất, QH khóa iX đã biểuquyết bầu ra Ủy ban Quốcphòng và an ninh (QPaN),dấu ấn lịch sử phản ánhtính tất yếu khách quancũng như nhu cầu nội tạiquá trình xây dựng và pháttriển của QH nước ta.

Từ khi được thành lập đếnnay, Ủy ban đã khôngngừng phát triển cả về tổ

chức và hoạt động. Đa số thànhviên Ủy ban các khóa đều là sĩquan cao cấp của Quân đội, Côngan, được tôi luyện trong môitrường chiến đấu, công tác trênnhiều cương vị khác nhau, có bảnlĩnh chính trị vững vàng, kinhnghiệm hoạt động thực tiễn phongphú, khả năng tham gia xây dựngpháp luật và hoạch định chínhsách vĩ mô đối với lĩnh vực quốcphòng, an ninh.

Nắm vững các chức năng cơbản là thẩm tra dự án luật, pháplệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáovà các dự án khác do UBTVQHgiao; giám sát việc thi hành phápluật và ban hành văn bản quyphạm pháp luật trong lĩnh vựcquốc phòng, an ninh; kiến nghịcác vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vựcphụ trách, Ủy ban QPAN đã tíchcực triển khai nhiệm vụ của mình,từng bước khẳng định vai trò, vịtrí và sự tín nhiệm của QH, cácĐBQH cũng như lực lượng vũtrang và cử tri trên cả nước.Những kết quả đó được thể hiệntrên các hoạt động như lập pháp,

giám sát, đối ngoại, công tác tiếpnhận, xử lý đơn thư khiếu nại củacông dân thuộc lĩnh vực Ủy banphụ trách và nhiều hoạt động quantrọng khác.

Về hoạt động lập pháp, Ủyban đã chủ trì thẩm tra trình QH,UBTVQH ban hành nhiều dự ánluật, dự án pháp lệnh, Nghị quyếtthuộc lĩnh vực QPAN. Đến nay, hệthống luật và các văn bản quyphạm pháp luật trong lĩnh vựcQPAN về cơ bản đã đáp ứng đượcyêu cầu của Bộ Chính trị nêu tạiNghị quyết số 48-NQ/BCT ngày24.5.2005 về Chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến 2010, địnhhướng đến 2020.

Những văn bản pháp luật làcơ sở pháp lý quan trọng nhằmphát huy hiệu lực quản lý nhànước, nâng cao năng lực bảo vệTổ quốc, giữ gìn an ninh quốcgia, trật tự an toàn xã hội trongthực tiễn. Một số luật và pháplệnh nêu trên đã được sửa đổi,bổ sung hoặc nâng từ pháp lệnhlên thành luật để bảo đảm phù

hợp với Hiến pháp 2013, tìnhhình kinh tế - xã hội của đấtnước và nhiệm vụ quốc phòng,an ninh trong tình hình hiện nay.Những kết quả đạt được tronghoạt động lập pháp cho thấyquyết tâm, sự phấn đấu liên tục,chủ động, tích cực, sáng tạo củaỦy ban QPAN trong các nhiệmkỳ QH vừa qua.

Trong hoạt động thẩm tra cácdự án Luật, pháp lệnh, dự thảoNghị quyết, Ủy ban luôn chútrọng nguyên tắc bảo đảm sự phùhợp về nội dung các dự án vớiquan điểm, đường lối của Đảng,tính hợp hiến, hợp pháp và tínhthống nhất của hệ thống phápluật, không để xảy ra những sơ

hở để các thế lực thù địch có thểlợi dụng thực hiện “diễn biếnhòa bình thông qua hoạt độnglập pháp”.

Quá trình tổng hợp ý kiến,nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dựán, dự thảo được thực hiện côngphu, có sự phối hợp chặt chẽ vớicơ quan soạn thảo và Thường trựcỦy ban Pháp luật, các cơ quanhữu quan; được xem xét toàn diệnvà cân nhắc thận trọng, bảo đảmphương châm “tổng hợp đầy đủ,tiếp thu tối đa, giải trình thuyếtphục”. Do đó, các dự án do Ủyban chủ trì thẩm tra, tiếp thu,chỉnh lý đều được QH, UBTVQHbiểu quyết thông qua với tỷ lệ tánthành cao. (Xem tiếp trang 7)

NHâN kỷ Niệm 25 Năm Ngày THàNH LậP Ủy BaN QUốc PHòNg Và aN NiNH (25.9.1992 - 25.9.2017)

25 năm - Một chặng đườngn Thiếu tướng nguyễn Hải Hưng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Trải qua các nhiệm kỳ, từ QH Khóa iX và đến nay là những nămđầu của nhiệm kỳ của QH Khóa XiV, Ủy ban QPan đã không ngừngphấn đấu, xây dựng và trưởng thành, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược Đảng, nhà nước, Quốc hội và nhân dân giao phó, góp phầntích cực trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũtrang, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào thành tựu chungcủa QH trong thời kỳ đổi mới.

Cuộc chiến chống thamnhũng, lợi ích nhóm củaĐảng thời gian qua đã

“bắt trúng” kỳ vọng của ngườidân và toàn xã hội. Không có“bầu trời riêng” cho bất cứ ai,không bị bất cứ tổ chức, cá nhânnào chi phối, nên nhiều vụ việc“động giời” đã lần lượt được đưara ánh sáng. Những “chiếc vòibạch tuộc”, những sâu lớn, sâunhỏ dù ẩn mình, o bế nhau đãkhông thể thoát nổi lưới trờilồng lộng của tai mắt người dâncùng quyết tâm làm trong sạchđội ngũ của Đảng.

Dư luận cả nước hoannghênh Ủy ban Kiểm tra Trungương công bố hàng loạt vụ việctrong nhiệm kỳ mới. Từ nhữngkhuất tất, nhốn nháo trong côngtác luân chuyển cán bộ ở BộCông thương đã đưa sai phạmcủa Trịnh Xuân Thanh và 12 dựán nghìn tỷ tai tiếng ra công

luận. Từ việc phải cho thôi chứcmột Ủy viên Bộ Chính trị; kỷluật một số cán bộ Ban Chỉ đạoTây Nam Bộ cho tới những saiphạm của lãnh đạo TP Đà Nẵnghay những dự án đầu tư ngẫuhứng ở Tập đoàn Dầu khí, Tậpđoàn Hóa chất... đã làm lộ ranhững khoảng trống không hềnhỏ trong công tác chọn lọc vàquy hoạch cán bộ.

Vì sao công tác tổ chức,nhân sự vốn được coi là chặtchẽ, bài bản từ quá trình chọnlọc, bồi dưỡng đến rèn luyệnthử thách mà vẫn cứ để lọtnhững cá nhân chỉ lo tiến thânvà đục khoét túi tiền của Nhànước? Từ thực tế ấy, rõ ràngphải nhìn nhận lại công tác cánbộ. Hở chỗ nào, lọt khâu nàocần chỉ thẳng ra. Cứ nói đúngquy chế, quy trình, sao vẫn cứđể những cán bộ không trung

thực, trí trá leo qua hết ghế này,chức kia?

Một cán bộ trẻ, được bầu vàoTrung ương, được giao vị tríđứng đầu tổ chức Đảng ở “thànhphố đáng sống” mang lại bao kỳvọng cho người dân. Nhưngcông tác chưa được bao lâu, thìỦy ban Kiểm tra Trung ương đãchỉ ra những sai phạm của chínhcán bộ ấy. Theo đó, Bí thư ĐàNẵng đã sử dụng bằng cấpkhông đúng quy định, thiếutrung thực; thiếu gương mẫutrong việc nhận, sử dụng ôtô và2 căn nhà do doanh nghiệp biếu.Vi phạm, khuyết điểm được Ủyban Kiểm tra Trung ương đánhgiá là nghiêm trọng, làm ảnhhưởng xấu đến uy tín của tổchức Đảng và cá nhân, gây bứcxúc trong cán bộ, đảng viên vànhân dân, đến mức phải thi hànhkỷ luật.

Kỷ luật Đảng với những cánbộ sai phạm nghiêm trọng làkhông thể khác. Đó chính là sứcmạnh của một Đảng của dân, locho dân, vì dân. Buộc phải kỷluật đảng viên là điều rất xót xa,đặc biệt với những đảng viên làcán bộ cao cấp trong diện BộChính trị, Ban Bí thư quản lýđang giữ trọng trách cương vịcao, thì càng đau lòng hơn.Nhưng với một Đảng liêm chính,hết lòng phụng sự dân, phụng sựTổ quốc và dân tộc, dứt khoátkhông có “chỗ đứng” cho nhữngngười suy thoái, vụ lợi.

Đảng viên phải đặt sự trungthực, liêm khiết, trong sạch lênhàng đầu! Đó chính là mục tiêuĐảng ta luôn hướng đến, đểxứng đáng là một Đảng cầmquyền, xứng với mong mỏi, kỳvọng của người dân!

Trung thực đâu rồi?n Hà PHương

Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Khu vực công chưa làm tốt có nên mở rộng với khu vực tư?

Trong dự án Luật Phòng, chống thamnhũng (sửa đổi) trình UBTVQH tại phiênhọp chiều qua, Chính phủ đề nghị mở rộngtừng bước phạm vi điều chỉnh sang khuvực ngoài nhà nước, trước mắt tập trungvào các loại hình công ty đại chúng, tổchức tín dụng và quỹ đầu tư; các tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức từ thiện và các tổ chức xã hội khác cótư cách pháp nhân, không sử dụng ngânsách nhà nước thường xuyên huy động cáckhoản đóng góp của nhân dân để hoạtđộng từ thiện.

Lý lẽ được đưa ra là theo chu trình thựchiện Công ước Liên Hợp Quốc về chốngtham nhũng, từ năm 2016 trở đi, nước tacần thực hiện các biện pháp phòng ngừatham nhũng trong cả khu vực nhà nước vàngoài nhà nước một cách toàn diện, sâurộng. Trên thực tế có một số hành vi thamnhũng ở khu vực ngoài nhà nước đang ảnhhưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tácđộng đến sự đúng đắn trong hoạt động củacơ quan, tổ chức.

Ghi nhận thực tế này, song Tổng Thưký QH, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn HạnhPhúc đặt vấn đề: Trong khi chúng ta cònchưa làm tốt công tác phòng, chống thamnhũng ở khu vực nhà nước, thì có nên mởrộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật?Nhấn mạnh việc “doanh nghiệp khó có thểtham nhũng trên mồ hôi, nước mắt củamình”, Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệmVPQH đề nghị, dự thảo Luật chỉ nên điềuchỉnh với những cơ quan, tổ chức sử dụngngân sách, tài sản nhà nước.

Phân tích thêm về quy định mới này,Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn KhắcĐịnh chỉ ra mâu thuẫn khác: Quy định tạiĐiều 1 về phạm vi điều chỉnh, Điều 2 vềđối tượng tác động đều không ghi rõ áp

dụng với khu vực ngoài nhà nước, song tạiChương VII và Chương VIII của dự thảoLuật lại quy định áp dụng với tổ chức xãhội, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

Trước các luồng quan điểm khác nhau,Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân chorằng, nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh sangkhu vực ngoài nhà nước, thì phải nghiêncứu kỹ, tiến hành đánh giá tác động, tínhhiệu quả, tính khả thi. Có như vậy, khi đưathành quy định pháp luật cụ thể mới giúpbảo đảm mục tiêu phòng, chống thamnhũng, mà cũng không gây khó khăn chohoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp.

Lựa chọn hình thức công khaikê khai tài sản phù hợp

Minh bạch và kiểm soát tài sản, thunhập có vai trò quan trọng trong phòng,chống tham nhũng. Trong dự thảo Luật đãthiết kế nội dung này thành một chươngriêng, với nhiều quy định mới, hướng tớikiểm soát được tài sản, thu nhập của cánbộ, công chức, viên chức và một số ngườicó chức vụ, quyền hạn khác. Trong đó, sựđiều chỉnh nổi bật là mở rộng đối tượngphải kê khai tài sản và thu nhập với tất cảcông chức khi được bổ nhiệm vào ngạchviên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;cán bộ, công chức khi được bầu, bổnhiệm, bổ nhiệm lại, giữ chức vụ trong cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội...

Sự mở rộng đối tượng kê khai tài sảnvà thu nhập nêu trên trong dự thảo Luậtphù hợp với tinh thần Nghị quyết Trungương 3. Tuy nhiên, nhiều Ủy viênUBTVQH băn khoăn về tính khả thi củaquy định này. Bởi những bản kê khai tàisản và thu nhập của người có nghĩa vụ kêkhai đều phải niêm yết công khai tại tổchức, cơ quan, đơn vị người đó công tác

thường xuyên, đòi hỏi một lượng kinh phíkhông nhỏ để thực hiện. Chưa kể, dự thảoLuật cũng quy định việc quản lý bản kêkhai tài sản, thu nhập thực hiện tập trung,theo hướng sẽ do một cơ quan có địa vịpháp lý “độc lập tương đối” với cơ quan,đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng người cónghĩa vụ kê khai. Theo Chủ tịch QHNguyễn Thị Kim Ngân, nếu như tập trungquản lý vào Thanh tra Chính phủ, Thanhtra cấp tỉnh sẽ gây quá tải cho các cơ quannày, không khắc phục được tính hình thứctrong kiểm soát tài sản và thu nhập.

Một bất cập khác trong các quy định vềminh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhậptại dự thảo Luật này được nhiều Ủy viênUBTVQH lưu ý là hình thức, phương thứccông khai bản kê khai không quy định“khéo” có thể ảnh hưởng đến quyền bí mậtthông tin cá nhân của công dân đã đượcHiến định. Khẳng định quan điểm khôngthể không công khai bản kê khai tài sản vàthu nhập của đối tượng phải thực hiện kêkhai, vì nếu không thực hiện sẽ giảm tácdụng của biện pháp này, khó khắc phụctính hình thức của kê khai tài sản thời gianqua. Nhưng hình thức, mức độ, cách thứccông khai phải được nghiên cứu kỹ, vừabảo đảm minh bạch, vừa bảo đảm quyền bímật thông tin cá nhân của công dân, Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn KhắcĐịnh nêu rõ.

Đây là dự luật khó nhưng rất quantrọng, được xã hội hết sức quan tâm.UBTVQH nhấn mạnh, lần sửa đổi này,một trong những yêu cầu đặt ra là bắt buộcphải thực hiện hiệu quả, từng điều luật cótính khả thi, tạo cơ sở pháp lý vững chắcđể những ai “có muốn” cũng “không thểtham nhũng”.

Lê BìnH

Dự áN LUậT PHòNg, cHốNg THam NHũNg (sửa Đổi)

Thận trọng trước những quy định mới

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nêurõ, là cơ quan của QH, được phân công phụ trách lĩnh vực xã hội,nhiều năm qua, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã tích cực, chủ độngnghiên cứu, tham mưu xây dựng các chính sách, pháp luật thuộclĩnh vực phụ trách và tổ chức nhiều cuộc giám sát, khảo sát nhằmbảo đảm chính sách, pháp luật được thực thi trong cuộc sống. Đềcập đến chính sách giảm nghèo, Phó Chủ nhiệm Bùi Sĩ Lợi nhấnmạnh, kết quả giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua đãđạt được những thành tựu hết sức quan trọng, được cộng đồngquốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Năm 2002, Việt Nam đã hoànthành Mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cựcvà thiếu đói. Giai đoạn 2005 - 2012, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảmtừ 22% năm 2005 xuống 9,45% năm 2010 (chuẩn cũ), từ 14,2%năm 2010 xuống 9,6% năm 2012 (chuẩn giai đoạn 2011 - 2015).

Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo là 8,23% theo chuẩn nghèo đa chiềugiai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, QH, Chính phủ Việt Nam vẫnđang tiếp tục nỗ lực hoàn thiện chính sách, pháp luật và bố trínguồn lực cho chính sách quan trọng này nhằm bảo đảm tính bềnvững của các kết quả đã đạt được.

Chủ tịch Viện Đại diện khu vực Cộng hòa Indonesia FahiraIdris đánh giá cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của QH ViệtNam, trong đó có sự đóng góp tích cực của Ủy ban Về các vấnđề xã hội; mong muốn, Ủy ban Về các vấn đề xã hội và Viện đạidiện khu vực Cộng hòa Indonesia sẽ tiếp tục trao đổi kinhnghiệm, hợp tác thiết thực trong việc thực hiện chức năng, nhiệmvụ của mỗi cơ quan, từ đó, đóng góp vào việc nâng cao chấtlượng y tế, lao động, việc làm, dân số, an sinh xã hội, bình đẳnggiới… của mỗi nước. Duy anH

Ủy ban Về các vấn đề xã hội làm việc với Đoàn công tác của Viện đại diện khu vực, Indonesia (tiếp theo trang 1)

Đây là yêu cầu được UBTVQH đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)trong phiên họp chiều qua. Những quy định mới được đưa vào dự thảo Luật lần này đều phải nghiêncứu kỹ càng, đánh giá tác động, về tính hiệu quả và khả thi.

Thẩm tra về dự án Luật, Ủy ban Tưpháp đã nêu rõ quan điểm: Dự án Luậtđược Chính phủ trình sửa đổi, bổ sungtoàn diện (chỉ giữ lại 7 điều), trong đó cónhiều vấn đề mới, phức tạp, thậm chí cómột số vấn đề cần được tiếp tục xem xét,cân nhắc về tính khả thi, phù hợp vớithực tế và tính thống nhất của hệ thốngpháp luật. nếu trình dự án Luật này đểQH xem xét, thông qua theo quy trình 2kỳ họp sẽ không đủ thời gian nghiêncứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, bảođảm chất lượng. Do vậy, Ủy ban Tư phápđề nghị cho phép thực hiện xem xét,thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp

Page 4: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017 Đại BiểU NhâN dâNhội đồng nhân dân và cử tri

NHịP cầU

TP Hà Nội:Đề nghị có giải pháp chống ùn tắc giao thông hiệu quả

Ngày 20.9, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 9) đã TXCT trước Kỳ họp thứ 4, QH KhóaXIV tại quận Long Biên.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri phản ánh tình trạng ùn tắc giao thông vẫn chưa được khắc phục hiệuquả, trong khi nhiều chung cư cao tầng mọc lên ở nội đô thì tốc độ mở mang đường phố khôngtheo kịp. Mục tiêu đến năm 2020 phải hoàn thành việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cáctrường học, bệnh viện ra khỏi khu vực nội đô đã được chỉ rõ, nhưng đến nay mới chỉ thực hiệnđược một số ít. Một số mương thoát nước trên địa bàn gây ô nhiễm đã hàng chục năm nhưng chưađược giải quyết triệt để.

Cử tri các phường kiến nghị QH giám sát hiệu quả hơn đối với các tập đoàn, tổng công tylớn sử dụng vốn NSNN để có biện pháp xử lý kịp thời, bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước; đưara giải pháp hiệu quả hơn nữa khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông. Có ý kiến đề nghị giámsát việc thực hiện di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, các trường học, bệnh việnra khỏi nội đô và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết; bổsung nội dung tham nhũng vặt vào Luật Phòng chống tham nhũng, không để kẽ hở cho cácđối tượng luồn lách, gây khó dễ cho người dân… Cử tri cũng kiến nghị có giải pháp xử lý hiệuquả các ý kiến, kiến nghị của cử tri, tránh tình trạng người dân đi lại nhiều, tập trung đông tạicác điểm tiếp công dân HuyỀn Loan

Chuẩn bị kỹ nội dung giám sátĐể xây dựng chương trình giám sát

của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnhgiao các ban, Văn phòng HĐND thườngxuyên theo dõi, cập nhật, nghiên cứu cácchủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng; ý kiến kết luận của Tỉnh ủy đối vớitình hình KT - XH, QP - AN; những vấnđề nổi cộm, cử tri kiến nghị nhiều lầnnhưng chưa được giải quyết dứt điểm,những vấn đề được cử tri địa phương quantâm; tiếp thu ý kiến tham gia xây dựngchính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Namtại các kỳ họp HĐND để đề xuất nội dunggiám sát; yêu cầu các ban, đại biểu HĐNDtỉnh đề xuất vấn đề, nội dung bức xúcthuộc lĩnh vực phụ trách cần tiến hànhgiám sát. Trên cơ sở đó, Thường trựcHĐND xem xét trình HĐND tại kỳ họpgiữa năm để quyết định nội dung chươngtrình giám sát chuyên đề hàng năm.

Sau khi lựa chọn được nội dung giámsát trình HĐND tỉnh thông qua, Thườngtrực HĐND tỉnh phân công các banHĐND xây dựng kế hoạch, đề cương, thờigian giám sát theo quy định; đồng thờinghiên cứu, tổng hợp, thu thập và cập nhậtthông tin liên quan đến nội dung giám sátchuyên đề thuộc các lĩnh vực, như: Chủtrương, chính sách của Đảng, Quốc hội,Chính phủ và các bộ, ngành, Trung ương;tình hình thực tế của tỉnh thông qua cácbáo cáo của sở, ngành trình tại kỳ họp;qua TXCT, tiếp công dân.

Trên cơ sở những thông tin này, tùytheo nhiệm vụ, quyền hạn được giao, banHĐND tham mưu cho Thường trựcHĐND tỉnh xây dựng, ban hành kếhoạch, đề cương giám sát chi tiết, gửi các

cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu sự giám sátvà đôn đốc các cơ quan, đơn vị gửi báocáo về nội dung giám sát theo đúng đềcương và thời gian yêu cầu. Đồng thời,chỉ đạo Văn phòng HĐND cung cấptrước tài liệu, văn bản liên quan về cácquy định của pháp luật và thông tin, dưluận từ nhân dân, phản ánh của phương

tiện thông tin đại chúng liên quan đếnnội dung giám sát; các báo cáo của đơnvị chịu sự giám sát, để các thành viênđoàn giám sát nghiên cứu, phân tích,tổng hợp và rút ra những vấn đề cần đượclàm rõ trong quá trình giám sát trực tiếp;những vấn đề phải đi thực tế hoặc TXCTđể nắm tình hình.

Căn cứ đề xuất giải pháp phù hợpTrước khi tiến hành giám sát, Trưởng

đoàn tổ chức họp đoàn giám sát để phâncông nhiệm vụ, nghiên cứu, thảo luận thôngtin mà các cơ quan, đơn vị cung cấp thôngqua gửi báo cáo theo đề cương yêu cầu củađoàn. Việc gửi tài liệu để thành viên đoàngiám sát nghiên cứu trước và tổ chức họpđoàn trước khi tiến hành giám sát giúp chođoàn nghiên cứu, thảo luận kỹ và làm rõhơn các thông tin do cơ quan chịu sự giámsát gửi đến.

Khi tiến hành giám sát trực tiếp, đoàn đikhảo sát thực tế tại một số xã, phường, thịtrấn, đơn vị cơ sở để lắng nghe ý kiến của cửtri phản ánh về các mặt tồn tại, hạn chế liênquan đến nội dung giám sát. Sau đó, đoàngiám sát sẽ làm việc với cơ quan, đơn vị vàcơ quan liên quan yêu cầu báo cáo làm rõkết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế vàkiến nghị, đề xuất về nội dung giám sát; giảitrình và làm rõ thêm những ý kiến mà đoàngiám sát quan tâm.

Khi giám sát thực tế, những thông tinsố liệu thu thập được sẽ phản ánh trungthực hoạt động của đối tượng chịu sự giámsát; những bất cập, tồn tại, hạn chế trongquá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vựcđược giám sát, làm căn cứ đề xuất giảipháp phù hợp.

Trên cơ sở báo cáo kết quả giám sát,Thường trực HĐND họp thông qua kếtquả giám sát, yêu cầu UBND cùng cấp vàcác ngành liên quan thực hiện nghiêm túc,kịp thời các kiến nghị của đoàn giám sát.Trường hợp cần thiết có thể đề nghị banhành nghị quyết để yêu cầu cơ quan, đơnvị chịu sự giám sát khắc phục tồn tại, cógiải pháp thực hiện hiệu quả nội dungđoàn giám sát yêu cầu.

Như vậy, việc thu thập và xử lý thôngtin tốt sẽ giúp đoàn giám sát HĐND tỉnhnắm bắt kịp thời, đầy đủ, chính xác nhữngthông tin cần thiết để tiến hành giám sát,nhất là làm căn cứ đề xuất giải pháp phùhợp, cũng như theo dõi tình hình thực hiệncác kiến nghị, kết luận sau giám sát.

Xây dựng nông thôn mới (NTm) ởHà Nội đã và đang làm thay đổi cănbản diện mạo các địa phương, tạođà phát triển đô thị trong tương laigần. Tuy nhiên, quá trình thựchiện NTm gắn với đô thị hóa đangđặt ra nhiều thách thức, đòi hỏiBan chỉ đạo chương trình 02 -cTr/TU của Thành ủy cần đưa ranhững giải pháp căn cơ và có lộtrình thực hiện bài bản.

Hạ tầng quá tải Đô thị hóa đang đặt ra không ít

thách thức cho các địa phương trongxây dựng NTM. Tại xã An Khánh(huyện Hoài Đức), không thể phủ nhậnNTM đã khiến một xã thuần nông vớihơn 500ha đất nông nghiệp nay đã sởhữu KĐT Bắc An Khánh và Nam AnKhánh với những tòa chung cư caotầng. Nhịp sống ngày càng sôi động,mức sống cũng không ngừng được nângcao từ khi người dân chuyển từ làmnông nghiệp sang đầu quân cho các cụmcông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Tuynhiên, theo Chủ tịch UBND xã NguyễnHuy Hoán, đô thị hóa đã khiến cho dânsố của xã tăng quá nhanh. Hiện xã cókhoảng 30.000 dân, dự kiến cuối năm2017, khi một loạt khu đô thị được hoànthiện, dân số của An Khánh sẽ là40.000. Với tốc độ gia tăng này, hạ tầngkỹ thuật và xã hội của xã không thể đápứng được.

Đường vào trụ sở xã Tứ Hiệp (huyệnThanh Trì) được trải nhựa thẳng tắp. Nhàcửa trong thôn khang trang, được đánhsố, ngõ xóm được đặt tên. Thực tế, từnăm 1999 đến nay địa phương có khoảng40 dự án lớn nhỏ đầu tư phát triển khu đôthị, công nghiệp. Số lượng người nhậpcư về KĐT Tứ Hiệp và khu đấu giá củaxã ngày càng tăng (từ năm 2016 đến naykhoảng 3.000 người). Chưa kể, ngườidân về xã mua đất, làm nhà và thuê nhàtrọ tăng dần qua các năm, nâng tổng sốdân lên 18.000 người. Phó Chủ tịchUBND xã Lưu Xuân Dũng trăn trở, khitriển khai xây dựng NTM, xã đã đầu tưxây dựng trường mầm non đạt chuẩn (35cháu/lớp), nhưng đến nay đã lên tới 50cháu/lớp. Không chỉ quá tải về trườnglớp, mà dân số tăng trong khi hạ tầngchưa đáp ứng kịp còn khiến cảnh ùn tắcgiao thông thường xuyên diễn ra; an ninh

trật tự, phòng chống dịch bệnh khó kiểmsoát. Nếu chấm lại các tiêu chí NTM thìxã khó có thể bảo đảm.

Những bất cập của quá trình đô thịhóa cũng diễn ra trên nhiều địa phươngcủa Hà Nội. Điển hình như xã KimChung (Đông Anh) - nơi có KCN ThăngLong, hàng chục nghìn lao động về đâylàm việc mang theo gia đình khiến hạtầng quá tải... Trên địa bàn huyện ĐôngAnh cũng có rất nhiều xã đang phải đốimặt với việc thiếu trường học nhưngchưa có hướng giải quyết.

Đô thị hóa đã tạo động lực phát triểncho các địa phương, thể hiện ở kinh tếđược cải thiện, hạ tầng khang trang, thunhập bình quân đầu người ngày càng tăng(đến nay đạt trên 36 triệu đồng/năm). ởcác xã ven đô, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ thương mại phát triển thìthu nhập bình quân đầu người cao hơn,đạt từ 40 - 45 triệu đồng/năm. Tuy nhiên,những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóađang hiển hiện đòi hỏi BCĐ Chươngtrình 02 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nộiđưa ra những giải pháp căn cơ và có lộtrình thực hiện bài bản.

Quy hoạch và đầu tư đồng bộ Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông

thôn Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết, khixây dựng đề án NTM, hầu hết các xã đềulập quy hoạch nông thôn đơn thuần, vì vậyviệc cần làm là phải rà soát, điều chỉnh quyhoạch cho phù hợp với phát triển đô thịtrong tương lai và tránh lãng phí nguồn lựcđầu tư. Đồng thời, bảo đảm mục tiêu hìnhthành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng phùhợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thunhập cho người dân, bảo đảm yêu cầu xâydựng NTM.

Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiệnNTM tại các huyện trên địa bàn TP, Ủy viênTrung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trựcThành ủy Ngô Thị Thanh Hằng luôn lưu ýcác địa phương tập trung điều chỉnh quyhoạch xã NTM, có tầm nhìn lâu dài, phùhợp với xu hướng chung. Sở Quy hoạch -Kiến trúc đang rà soát điều chỉnh, bổ sungquy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, quyhoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn thuộcquy hoạch xây dựng xã NTM. Đây là cơ hộiđể các địa phương điều chỉnh quy hoạch,khớp nối hạ tầng, đáp ứng yêu cầu trong

tình hình mới. Huyện Hoài Đức đang cókhoảng 230.000 người dân, nhưng dự báotrong 5 - 10 năm tới con số này nâng lên400.000 - 500.000 người, huyện cần quyhoạch quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầngsau khi trở thành quận. Còn huyện ThanhOai, theo quy hoạch đã thuộc vùng pháttriển đô thị xanh, cần phải tính toán, triểnkhai NTM gắn với đô thị trong tương lai.Phải có kế hoạch quy hoạch và đầu tư hạtầng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũngnêu vấn đề, riêng một khu đô thị có đếnhàng nghìn căn hộ, số dân có thể bằng cảmột xã và không ngừng gia tăng. Do đó,việc quy hoạch địa giới hành chính thế nàođể đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị là vấnđề mà các địa phương cần lưu ý. Cùng vớiđó, việc giải quyết việc làm cho nông dânsau thu hồi đất, phát triển làng nghề, xử lý ônhiễm môi trường... cũng đang là vấn đềbức thiết. BCĐ Chương trình 02-CTr/TUcủa Thành ủy cũng chỉ đạo đẩy mạnhchuyển dịch sản xuất theo hướng nôngnghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinhthái; sản xuất nông nghiệp sạch, liên kếtchuỗi và gắn với phát triển du lịch, để nângcao giá trị sản xuất cho nông dân và phùhợp với điều kiện đô thị hóa trong tương lai.

Đào CảnH

Khó quản lý an toàn hóa chất công nghiệpTheo thống kê, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 1.396 cơ sở sản

xuất kinh doanh sử dụng, lưu giữ hóa chất, chủ yếu là cácngành nghề kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng; sản xuất nhựa,

sơn, keo, mực in; chế biến gỗ, sơn gỗ; kinh doanh hóa chất… Quakhảo sát, điều tra thực tế của ngành chức năng cho thấy, 82 cơ sở hóachất có nguy cơ cao xảy ra sự cố.

Theo Sở Công thương, hiện vẫn còn không ít tổ chức, doanhnghiệp liên quan đến hóa chất chưa thực hiện đầy đủ quy định củapháp luật về lĩnh vực này, chưa ý thức được sự nguy hại của hóachất với bản thân, cộng đồng và môi trường xung quanh. Đặc biệt,một số cơ sở đáp ứng chưa đầy đủ các yêu cầu về lưu trữ an toànhóa chất. Một số doanh nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư hoặcgần nguồn nước… Điển hình như vụ cháy tại Công ty TNHHSakata (Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I, TX Thuận An) dohóa chất nitrocellulose gây ra, thiêu rụi nhà xưởng rộng khoảnghơn 1.000m2 xảy ra cách đây vài năm. Hay gần đây nhất là vụ cháykho chứa sơn và hóa chất tại kho chứa của Công ty TNHH Vân Trúc(TX Thuận An)...

Theo quy định của Luật Hóa chất (năm 2007), trách nhiệm quảnlý nhà nước về an toàn và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trênđịa bàn tỉnh thuộc Sở Công thương. Thời gian qua, ngành côngthương của tỉnh đã phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thờiphát hiện thiếu sót, sai phạm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản vàsử dụng hóa chất của các tổ chức, doanh nghiệp, đưa hoạt động hóachất đi vào khuôn khổ, nền nếp. Ngành cũng đã xây dựng được cơ sởdữ liệu để phân luồng những cơ sở sử dụng hóa chất theo nhóm ngànhnghề và đã đánh giá hơn 1.000 doanh nghiệp sử dụng hóa chất nhiều,thường xuyên trên địa bàn tỉnh...

Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện an toàn hóa chất vẫn còngặp nhiều khó khăn. Trước hết, do nhu cầu doanh nghiệp sử dụng hóachất công nghiệp nguy hiểm trên địa bàn lớn và ngày càng tăng, trongkhi nhân sự có chuyên môn để quản lý nhà nước về hóa chất côngnghiệp nguy hiểm còn rất mỏng (Sở Công thương chỉ có 2 chuyênviên phụ trách công tác này; còn các ngành có liên quan, các địaphương chưa có cán bộ chuyên môn về hóa chất). Trong khi đó, nhiềudoanh nghiệp sử dụng hóa chất còn lơ là, chủ quan, thực hiện các quyđịnh về an toàn hóa chất công nghiệp nguy hiểm trong quá trình hoạtđộng mang tính đối phó...

Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Sở Công thương,ông Phan Hồng Việt cho biết: Thời gian tới, cùng với việc tuyêntruyền phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luậtvề hóa chất, ngành sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý hóachất; xây dựng bản đồ ArcGIS để quản lý các doanh nghiệp theo từngngành nghề hoạt động hóa chất. Cùng với đó, xây dựng và hoàn chỉnhcơ sở dữ liệu về hoạt động hóa chất trên địa bàn.

TiỂu my

THU THậP, Xử Lý THôNg TiN TroNg HoạT ĐộNg giám sáT

Nắm bắt kịp thời, đề xuất phù hợpn Lưu THỊ HiênTrưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lào Cai

Thu thập, xử lý thông tin có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của HĐND. Thông tinchính xác và đầy đủ, kịp thời, sẽ giúp lựa chọn nội dung giám sát đúng trọng tâm, sát thực tiễn, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ cũng như mong muốn của cử tri; xây dựng, triển khai kế hoạch giám sát khoa học, hiệu quả.Đồng thời, qua giám sát sẽ giúp cho các đơn vị, đối tượng giám sát kịp thời khắc phục hạn chế trong thực hiệnchức năng, nhiệm vụ.

Xây DựNg NôNg THôN mới ở Hà Nội

Thách thức từ “nông thôn mớigắn với đô thị hóa”

Chi Cục trưởng Chi cục Phát triểnnông thôn Hà nội Lê Thiết Cương chia sẻ,bài học từ huyện Từ Liêm (cũ) nay là quậnnam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy,xây dựng nTm trong bối cảnh đô thị hóacần được tính toán kỹ. Dù trở thànhphường nhưng nhiều địa bàn hai quậnnày vẫn còn những tuyến đường giaothông nhỏ hẹp; nhiều tổ dân phố chưa cónhà văn hóa và tỷ lệ người dân làm nôngnghiệp khá cao. Do vậy, để có thể chuyểntừ huyện thành quận, xã thành phường,các địa phương phải đáp ứng tiêu chí vềhạ tầng kỹ thuật và xã hội. Do vậy, quyhoạch tổng thể các xã, huyện nTm phảicụ thể, có bước đi phù hợp, tránh tìnhtrạng “vỏ đô thị, ruột nông thôn”.

Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai giám sát công tác quản lý nhà nước về việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân thuê đất trên địa bàn

Nhiều trường Mầm non ở Hà Nội có mật độ học sinh vượt quá tiêu chuẩn quy định (trên 35 cháu lớp)đặt ra thách thức lớn với các địa phương Ảnh: Đào Cảnh

Thu thập, xử lý thông tin cần bảo đảm tính khoa học, tính pháp lý. Khai thác thôngtin từ nhiều kênh, nguồn thông tin như: Qua nguồn tư liệu chính thống của các cơ quanđảng, nhà nước; qua tiếp dân, TXCT; qua các cơ quan thông tấn báo chí, internet, dưluận xã hội; các cơ quan, đơn vị quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được giao; quahoạt động giám sát của HĐnD kết hợp với công tác điều tra khảo sát. Trên cơ sở tổnghợp, phân tích, xử lý thông tin để có thể nhìn nhận sâu sắc, khách quan và toàn diện cácvấn đề. Thu thập và xử lý thông tin nên từ nhiều chiều, đối chiếu, sàng lọc kỹ để loại bỏthông tin không chính xác; xác định mức độ bức xúc, nổi cộm, đề xuất biện pháp xử lý,giải quyết thỏa đáng.

Tổng lượng khách đến tham quan ước đạt 2.530 nghìn lượt, tăng 10,44%, doanh thucác cơ sở lưu trú ước đạt 990 tỷ đồng, tăng 3,25%. Các lĩnh vực khác như tổng mức bánlẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đềucó mức tăng trưởng khả quan. Sản lượng hải sản khai thác biển tiếp tục phục hồi và tăngtrở lại và ước đạt 25.641 tấn, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng về sản xuấtnông nghiệp được đánh giá là được mùa nhất từ trước đến nay với năng suất ước đạt62,4 tạ/ha vụ Đông Xuân và 57,9 tạ/ha vụ Hè Thu.

Về khắc phục sự cố môi trường biển và công tác bồi thường, chi trả cho người dânchịu ảnh hưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương chobiết, Thừa Thiên - Huế được nhận 1.010 tỷ đồng để chi trả dịch vụ môi trường do sự cốmôi trường biển cho hơn 46 nghìn đối tượng. Đến nay, tỉnh đã rà soát và chi trả cơ bảnsố tiền cho các hộ dân chịu ảnh hưởng. Số tiền hơn 48 tỷ đồng còn lại, tỉnh tiếp tục ràsoát và chi trả bồi thường theo đúng quy định.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên đánh giá cao những kết quả ThừaThiên - Huế đạt được trong thời gian qua, nhất là trong sản xuất nông nghiệp mặc dù trongnhững tháng đầu năm thời tiết không thuận lợi. Phó Chủ nhiệm đề nghị tỉnh tiếp tục cóchính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương, nhất làcác khu công nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông thôn; khai thác tốt tiềm năng lợi thếvề du lịch, dịch vụ, qua đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân.

Về Dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn La Sơn - Túy Loan chạy qua Thừa Thiên- Huế, tỉnh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư. Đoạn CamLộ - La Sơn có chiều dài 102km với tổng mức đầu tư hơn 11.485 tỷ đồng, tỉnh đang triểnkhai, lên phương án bồi thường và vận động người dân giao đất.

Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, Thừa Thiên - Huế làmột trong những địa phương thuận lợi nhất về giao thông với đường biển, hàng không,đường bộ, đường sắt và đường thủy. Do vậy, tỉnh cần phát huy mạnh hơn tiềm năng, lợithế để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường… Riêng về đoạn cao tốcCam Lộ - La Sơn, Thừa Thiên - Huế nên tính toán và trình phương án bồi thường, giảiphóng mặt bằng và bảo đảm an sinh xã hội để người dân yên tâm bàn giao đất. Về cácdự án BOT trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đến nay cơ bản ổn định, tuy nhiên, ôngNguyễn Nhật cho rằng, địa phương nên xem xét, nghiên cứu nhu cầu thực tế của ngườidân quanh khu vực trạm thu phí để đề xuất chính sách phù hợp, tránh để xảy ra các sựcố đáng tiếc như một số trạm thu phí hiện nay. PHạm Duy

Ủy ban Kinh tế làm việc với lãnh đạotỉnh Thừa Thiên - Huế

(tiếp theo trang 1)

Page 5: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017Kinh tế - xã hộiđại biểu nhân dân

Sáng 20.9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chứchội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia vềtổ chức và hoạt động của tổ chức chính

quyền tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng củadự thảo Luật Các đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt (sau đây gọi là dự thảo Luật) - nếukhông có gì thay đổi sẽ được trình QH xemxét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 4 khai mạc vàotháng 10 tới.

Có thêm “Hội đồng giám sát và tư vấn”

Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, BộKế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết,Ban soạn thảo vẫn đề xuất không tổ chứcUBND và HĐND, thay vào đó là thiết chếTrưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sauđây gọi là Trưởng đơn vị), có các cơ quanchuyên môn và bộ máy giúp việc để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước, quyết định, tổchức thực hiện toàn bộ các hoạt động trên địabàn. Trưởng đơn vị do Thủ tướng bổ nhiệm,miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. Cũng theoông Đông, Chính phủ đề xuất phân cấp, phânquyền mạnh cho người đứng đầu đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt. Theo dự thảo Luật,Trưởng đơn vị có 116 thẩm quyền, trong đó có77 thẩm quyền thuộc Thủ tướng, bộ, ngành vàUBND tỉnh.

Với quyền hạn lớn như vậy, Trưởng đơn vịsẽ phải chịu sự giám sát của Đoàn ĐBQH,HĐND tỉnh; sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND vàChủ tịch UBND tỉnh; chịu trách nhiệm với Thủtướng về hoạt động của đơn vị. Chưa hết, vị nàycòn chịu sự giám sát, phản biện của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt.

Tuy nhiên, so với dự thảo Luật trìnhUBTVQH cho ý kiến ngày 11.9 vừa qua,“phiên bản” mới nhất đã có một số điều chỉnhvề tổ chức chính quyền của đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt. Ông Đông cho biết, trên tinhthần tiếp thu ý kiến của UBTVQH, bên cạnhTrưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,Ban soạn thảo đề xuất thành lập thêm “Hộiđồng giám sát và tư vấn”. Thành viên của Hộiđồng gồm đại diện một số bộ, ngành, HĐNDtỉnh, nhà đầu tư chiến lược, nhà khoa học,chuyên gia… vừa giám sát hoạt động củaTrưởng đơn vị, vừa tư vấn đối với dự thảo cácvăn bản, quy hoạch, kế hoạch phát triển củađơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinhtế Trần Duy Đông, mô hình này không tráiHiến pháp, thể hiện được sự đột phá về thểchế hành chính và tổ chức chính quyền địa

phương và phù hợp với yêu cầu đặc biệt vềphát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt.

“Nỗ lực mang tính thỏa hiệp”Phần lớn chuyên gia có mặt tại hội thảo

sáng qua tán thành với việc không thành lậpHĐND và UBND tại đơn vị hành chính - kinhtế đặc biệt và cho rằng điều này không trái vớiHiến pháp 2013. Tuy nhiên, các chuyên giakhông đồng tình có thêm Hội đồng giám sát vàtư vấn.

TS. Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng VụCải cách hành chính, Bộ Nội vụ “nghiêng vềphương án chỉ có Trưởng đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt, không tổ chức UBND, HĐNDvà không có cả Hội đồng giám sát và tư vấn”.Ông cho rằng, tác dụng của Hội đồng này“không có gì ghê gớm” vì theo dự thảo Luật,

“Trưởng đơn vị chỉ xem xét, trả lời” các đề nghịcủa Hội đồng. Nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cáchhành chính của Bộ Nội vụ đề xuất sử dụng cácthiết chế giám sát hiện có để giám sát chínhquyền tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

TS. Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởngViện Nghiên cứu lập pháp cũng có quan điểmnhư vậy. “Người ta thấy Trưởng đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt quyền lớn quá. Nhưngphải hiểu nó là một thiết chế chứ không phảimột cá nhân. Còn cần giám sát thì dựa vàoHĐND”, ông chia sẻ quan điểm.

Việc thành lập Hội đồng giám sát và tư vấn,theo TS. Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởngPháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp, chứng tỏBan soạn thảo không có sự nhất quán trongquan điểm xây dựng luật. Trong khi đó, TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế ViệtNam đánh giá, điều chỉnh như vậy “chỉ là mộtnỗ lực mang tính thỏa hiệp của Ban soạn thảo”.Nhận xét này không phải không có lý! Bởi, làthành viên Ban soạn thảo nhưng khi chia sẻquan điểm cá nhân, Thứ trưởng Bộ Nội vụ TrầnAnh Tuấn cho biết, ông không đồng tình có Hộiđồng này. “Nó mâu thuẫn về chức năng, nhiệmvụ, đã tư vấn lại còn giám sát!”.

Theo TS. Dương Đăng Huệ, điểm yếu nhấtcủa Ban soạn thảo là chưa chứng minh được vìsao đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt khôngcần có HĐND và UBND, vì sao quyền lực ởđây phải tập trung vào một người. “Tôi đọc kỹtờ trình của Chính phủ nhưng không thấy lý giảiđược. Như vậy thì sẽ còn tranh luận mãi về môhình tổ chức chính quyền ở đây”.

Cho rằng dự thảo Luật còn rất nhiều vấn đề,TS. Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng VụPháp luật, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh:“Khi làm luật này phải đổi mới tư duy đi. Đừnglo sợ cái này cái khác. Phải trao cho trưởng đơnvị hành chính - kinh tế đặc biệt những quyềnđặc biệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật.Nếu cứ quyền anh, quyền tôi thì luật này khôngthể ra được”.

hồNg LoAN

dự tHảo luật Đơn Vị HànH cHínH - KinH tế Đặc Biệt

“Phải đổi mới tư duy đi!”

Nhìn nhận từ góc độ lập pháp- Hội thảo Giáo dục 2017 được tổ

chức khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,TN, TN và NĐ vừa hoàn thành giám sátchuyên đề về chính sách pháp luật đốivới đội ngũ nhà giáo và đang giám sátviệc thực thi Luật Giáo dục, Bộ Giáodục - Đào tạo thì đang triển khaichương trình - sách giáo khoa mới. Việclựa chọn chủ đề “Về chất lượng giáodục phổ thông Việt Nam” phải chăngcũng nằm trong mạch đó thưa ông?

- Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên thôi.Nhưng Hội thảo không nhằm đánh giáBộ Giáo dục - Đào tạo mà chỉ cungcấp thông tin và đưa ra những quanđiểm. Để đi đến chủ đề này chúng tôiđã tổ chức 2 - 3 tọa đàm chuyên gia từNam ra Bắc. Có nhiều lý do, nhưngtôi nghĩ giáo dục phổ thông rất quantrọng, bởi nó là cái nền, góp phần hìnhthành nhân cách con người. Tronggiáo dục phổ thông thì tập trung vàochất lượng, thể hiện qua chương trình,đội ngũ giáo viên và quản lý. Đã đếnlúc phải nghĩ đến công tác quản lý

giáo dục. Muốn dạy học trò khi lớnlên độc lập, tự chủ, biết đúng - sai,biết yêu Tổ quốc thế nào, hội nhậpquốc tế đến đâu, thì nhà trường đóphải có môi trường dạy và học thoảimái, được điều hành theo cách dânchủ và tự chủ.

- Đây là năm đầu tiên Ủy ban Vănhóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ tổ chứcHội thảo Giáo dục. Sự hưởng ứng đốivới hội thảo như thế nào, thưa ông?

- Rất tốt! Số đại biểu liên hệ, đăngký lên hơn 200 người, gấp 3 lần dựkiến, cho thấy mối quan tâm lớn, tâmhuyết với giáo dục của xã hội. Tuynhiên, do những điều kiện cụ thể, cuốicùng chúng tôi mời khoảng 150 đạibiểu, trong đó 50% là người làm chínhsách và quản lý, 30% là nhà nghiên cứugiáo dục, 20% là thầy cô trực tiếp giảngdạy. Chúng tôi cần những người thựcsự tâm huyết với chất lượng giáo dụcphổ thông. Đa số đại biểu đều có thamluận, cho thấy họ có ý tưởng khi đếncùng Hội thảo, nhưng khi phát biểu mỗingười chỉ được tối đa 5 phút để nhiềuđại biểu được phát biểu; chúng tôimuốn tạo không khí tranh luận sôi nổivà cách tổ chức hội thảo mang tínhtương tác cao.

- Không phải đến bây giờ mới cóhội thảo về giáo dục Việt Nam nóichung và chất lượng giáo dục phổthông nói riêng. Theo ông, khác biệtcủa Hội thảo Giáo dục 2017 là gì?

- Chúng tôi đứng ở góc độ lập pháp,mong muốn Hội thảo sẽ chia sẻ, traođổi những quan điểm, cách nhìn, mụctiêu nhằm đi đến tạo sự đồng thuận.Trên cơ sở đó, lập pháp có suy nghĩ vềhoàn thiện chính sách, hành pháp sẽ tổchức triển khai một cách tốt nhất, phùhợp nhất. Chúng tôi tôn trọng sự độclập và sáng tạo của hành pháp, nhưnghy vọng khi mọi người ngồi lại vớinhau, sẽ giúp nhìn nhận về giáo dụckhách quan và đầy đủ hơn, nhìn đượcthành quả nhưng cũng không quá vừalòng, và có cái không nên cực đoan.

Tạo đồng thuận và lan tỏa- Với thời gian hạn hẹp chỉ diễn ra

trong một ngày, mục tiêu chính Hộithảo hướng đến là gì, thưa ông?

- Mặc dù đã đạt một số kết quả tốt,nhưng so với Nghị quyết 29 về đổi mớicăn bản, toàn diện GD - ĐT cũng nhưquá trình công nghiệp hóa và hội nhậpquốc tế trong giai đoạn toàn cầu hóa vàcông nghiệp 4.0 phát triển, rõ ràng giáo

dục còn nhiều vấn đề phải phấn đấu.Chính điều này tạo ra phân tán trong tưduy xã hội khi đánh giá chất lượng giáodục phổ thông. Và cũng chính lúc nàyđây, với vai trò của Quốc hội, chúng tacần tạo điều kiện, môi trường để cácthành phần ngồi lại với nhau, đặt trongmục tiêu chung là vì sự phát triển củagiáo dục và đất nước.

Thực tế, đội ngũ chuyên gia,những người tâm huyết với GD - ĐTrất nhiều, nhưng còn ngồi ở những“góc” khác nhau và khá rời rạc. Mỗingười suy nghĩ và phát biểu riêng,người này nói người khác đôi khi chưachia sẻ. Chúng tôi hy vọng qua hộithảo như thế này sẽ dần hình thànhmột “tập hợp” các chuyên gia từnhững vị trí, công việc khác nhau, chiasẻ ý tưởng với nhau, từ đó có cái nhìntổng thể về giáo dục Việt Nam mộtcách rõ ràng, đúng mực hơn. Chúngtôi mong muốn cùng với các hội thảo,các hoạt động giám sát khác, báo cáohàng năm của Ủy ban trước Quốc hộivề lĩnh vực này sẽ “chất” hơn, có trọnglượng hơn và nhận được sự đồngthuận cao từ xã hội.

- Và những ý tưởng từ hội thảocũng sẽ góp phần vào quá trình xâydựng chính sách?

- Từ hội thảo này, các đại biểu Quốchội trong Ủy ban sẽ thêm một kênh đểhiểu rõ thực trạng GD - ĐT Việt Nam,phong phú hơn nhận thức của mình,hoàn thiện ý tưởng, từ đó góp phần xâydựng những chính sách một cách thựctế hơn. Trong chức năng của mình,Quốc hội là một trong những thànhphần chịu trách nhiệm về kết quả củacác hoạt động xã hội, bởi Quốc hội làngười quyết định kế hoạch, ngân sáchvà xây dựng hệ thống quy định phápluật hàng năm để Chính phủ làm việc.Và như vậy, Quốc hội rất cần hiểu, nắmbắt thực tế, dư luận, để thực hiện chứcnăng của mình tốt hơn. Hội thảo có mộtnhiệm vụ như thế.

- Xin cảm ơn ông!NgUyêN ANh thực hiện

Lắng nghe và hoàn thiện chính sách

“Thực tế hội thảo này gồm 5thành phần: Những người làm chínhsách (đại biểu Quốc hội), nhà quản lýnhà nước (lãnh đạo bộ, ngành, đặcbiệt là Bộ gD - ĐT), nhà nghiên cứugiáo dục, thầy cô giáo và truyềnthông. chính truyền thông giúp lantỏa những ý tưởng trong hội thảo ratoàn xã hội. Đó mới là điều quantrọng, chứ không phải chỉ trong hơn100 đại biểu dự họp”.

chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục,Tn, Tn và nĐ PHan THanH BìnH

“phiên bản” mới nhất của dự thảo luật các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã có một số điều chỉnh sau khiuBtVQH cho ý kiến. liên quan đến tổ chức chính quyền, Ban soạn thảo giữ quan điểm không thành lập HĐnd vàuBnd nhưng bổ sung một hội đồng làm nhiệm vụ giám sát và tư vấn cho trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.tuy nhiên, các chuyên gia không tán thành có thêm một hội đồng như vậy. “Khi làm luật này phải đổi mới tư duy đi,đừng lo sợ này khác!”, tS. phạm tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng chính phủ nói.

“chúng ta muốn tạo cho trưởng đơn vịhành chính - kinh tế một vị thế ít phụ thuộcđể đủ sức thu hút nhà đầu tư. Tư tưởngxuyên suốt là như vậy nhưng nhìn vào cácquy định của dự thảo Luật lại thấy trưởngđơn vị rất phụ thuộc vào UBND và chủ tịchUBND tỉnh, báo cáo rồi chịu trách nhiệm…”.

TS. Trần ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH

diễn ra ngày 22.9 tại Hà nội, Hội thảo Giáo dục 2017 tập hợp những người thực sự tâm huyết,chia sẻ quan điểm, cách nhìn, giúp nhận thức rõ hơn thực trạng chất lượng giáo dục phổ thôngViệt nam. theo Ủy viên trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, tn, tn và nĐpHan tHanH BÌnH, từ đó sẽ tạo đồng thuận, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luậtvì sự phát triển của giáo dục.

Nguồn: ITN

Toàn cảnh hội thảo Ảnh: H. Loan

ĐBQH lê tuấn tứ, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Khánh Hòa:Chỉ rõ cái làm được và chưa làm được

Lấy chủ đề Về chất lượng giáo dục phổ thông, việc tổ chức Hộithảo Giáo dục của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ trongbối cảnh hiện nay tôi cho là kịp thời, đúng thời điểm. Mong muốntừ Hội thảo này ta sẽ có cái nhìn sâu rộng; từ đó góp phần nâng caochất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu mới, vừa dạy chữ, vừa dạyngười, phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng.

Tôi kỳ vọng Hội thảo sẽ bàn cho ra các vấn đề về quản lý giáodục. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, mổ xẻ xem thời gian qua làmđược gì và chưa làm được gì, “soi” từ Nghị quyết 40/2000/NQ-QH10 đến Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGKgiáo dục phổ thông. Không có đội ngũ quản lý, nhất là cán bộ quảnlý ở các cơ sở tận tâm, tận lực thì thành quả giáo dục không đạt như hiện nay. Tất nhiên phải đặt ra câuhỏi: Chất lượng đội ngũ này đã thực sự xứng đáng vai trò dẫn dắt, chỉ đạo việc nâng cao chất lượnggiáo dục hay chưa? Nếu chưa thì việc tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho họ như thế nào?

Hệ thống quản lý giáo dục cần phân cấp triệt để, muốn vậy phải bàn xem Bộ Giáo dục - Đào tạonên giữ cái gì, phân cấp cho các tỉnh cái gì, chứ không nên ôm đồm. Chẳng hạn, việc chỉ đạo dạy vàhọc, tổ chức kiểm tra đánh giá, thi cử ra sao, có giao cho cơ sở hay không? Sự chia sẻ thẳng thắn,cởi mở của các bên tại hội thảo hy vọng sẽ giúp đưa ra nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng đắn.

ĐBQH nGuyễn tHị pHúc, Giáo viên trường tHpt minh châu, huyện yên mỹ, tỉnh Hưng yên: Nhìn thẳng, nói thật

Trên vai trò ĐBQH hay giáo viên, tôi đều mong muốn tìm raphương pháp đổi mới thực sự phù hợp, khắc phục bất cập lớn trongngành giáo dục hiện nay. Tham gia nhiều hội thảo, kể cả hội ý riêngvới các chuyên gia, tôi thấy nhiều ý kiến nêu lên còn rất mông lung,chưa bám sát thực tiễn. Từ việc ở trên đưa ra phương hướng, giải phápđến thực tế rút ra từ quá trình giảng dạy cũng như đi giám sát, tiếp xúccử tri, tôi thấy rõ rằng, giữa nói và làm đang có khoảng cách rất lớn.

Tôi kỳ vọng Hội thảo Giáo dục 2017 sẽ đưa ra những giải pháphiệu quả và khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Hiệuquả ấy dựa trên lý thuyết, phương pháp cụ thể. Muốn vậy, các đại biểu

cần nhìn thẳng vào sự thật, không lảng tránh.

tS.ĐặnG Văn Sơn, Giám đốc Học viện Sáng tạo S3: Đẩy mạnh tính thực tiễn trong giáo dục

Thông qua đánh giá của một số tổ chức quốc tế, giáo dục ViệtNam được xếp ở mức khá cao, có thể tin tưởng phần nào. Tuy nhiên,thực tế đặt ra nhiều vấn đề, nhất là tính tự chủ, sáng tạo, tự học, tựnghiên cứu của học sinh Việt Nam còn thấp, khả năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn đang ở mức trung bình. Làm trong lĩnh vực liênquan đến STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán), tôi rấtquan tâm làm sao đẩy mạnh tính thực tiễn trong giáo dục, tức là họcphải gắn liền với đời sống. Hội thảo bàn đến nội dung chương trìnhvà phương pháp, tôi muốn nhìn sâu, nhìn rõ hơn việc chương trình mới tập trung vào kiến thức hànlâm hay hướng thực hành, ứng dụng và trải nghiệm cũng như cách tập trung ấy như thế nào.

Hội thảo quy tụ nhiều nhóm đối tượng sẽ tạo đa góc nhìn về vấn đề. Tuy nhiên, đã có nhiều luận bànvề giáo dục chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, phát biểu không trúng, không đúng thực chất giáo dục hiệntại. Điều này dẫn tới nhiều áp đặt mang tính định kiến, cùng những tranh luận không đáng có đối vớicác vấn đề trong ngành giáo dục. Hy vọng, Hội thảo Giáo dục 2017, quy tụ các nhà chuyên môn “cứng”,sẽ đưa ra những phân tích, trao đổi, phản biện mang tính chuyên nghiệp và thuyết phục. Trong đó, cácdẫn chứng cần dựa trên số liệu thực tế, nhìn trên diện rộng, tập trung vào từng nhóm đối tượng cụ thể.

Lê Thư ghi

Đa diện và chuyên sâuHội thảo Giáo dục 2017 được kỳ vọng sẽ có những đánh giá đúng thực trạng vàgợi mở giải pháp khả thi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Hội tHảo Giáo dục 2017: Về cHất lượnG Giáo dục pHổ tHônG Việt nam

Ảnh: Thái Bình

Công cụ mạnh mẽ hơnn Trực NgôN

“Tôi nghỉ hưu hai năm rồi, giờ họ muốn xử sao thìxử”. Đó là phát biểu của ông Phạm Thế Dũng,nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai với báo chí

sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật vìnhững sai phạm nghiêm trọng. Theo lý giải của ông, việc bổnhiệm người thân vào các cơ quan đều khách quan, đúng quyđịnh. Tương tự, quyết định cho mở đường nhập khẩu gỗ từbên kia biên giới cũng không có vấn đề gì (!)

“Hạ cánh an toàn” là một khái niệm không mới. Lúcđương chức có khuyết điểm, nhưng nếu nghỉ rồi mới bịphát hiện thì thường vẫn được xuê xoa. Có lẽ vì yên tâmvới “tập quán” ấy, vị nguyên Chủ tịch tỉnh mới tự tin vàđiềm tĩnh đến thế khi trả lời về “án” kỷ luật còn đang treotrên đầu mình.

“Đảng viên sai phạm dù có kỉ luật khiển trách, cảnh cáohay cách chức thì vẫn cứ còn là đảng viên, vẫn hơn người dânbình thường không vi phạm gì”. Có độc giả đã bình luận nhưthế. Dù thế nào, dư luận cũng dễ cảm thông hơn với nhữngcán bộ sai phạm có thái độ cầu thị, ăn năn, sẵn sàng nhận kỷluật trước Đảng, trước dân. Cách ứng xử ấy cho thấy họ ýthức được sai phạm và muốn chịu trách nhiệm về hậu quả gâyra. Thế nhưng, vẫn không ít người luôn tìm cách chối đây đẩykhi bị quy trách nhiệm, né tránh bằng cách trưng ra tình trạngđau ốm, gia cảnh khó khăn, viện dẫn truyền thống gia đình…Cách cuối cùng là tỏ ra thờ ơ, “muốn sao cũng được”, kiểunhư vị cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai.

Một đảng viên được Đảng giao trọng trách không nhỏkhông quan tâm đến mức kỷ luật của tổ chức sẽ dành chomình. Đó sẽ là một câu chuyện đáng phải suy nghĩ và daydứt. Nếu thấy chưa thỏa đáng, có thể kiến nghị, thậm chíkêu oan. Còn khi đã dửng dưng kiểu “tôi nghỉ hưu rồi,muốn xử sao thì xử”, phải chăng “bệnh” đã hết thuốc chữa?

Ai cũng biết, bên cạnh kỷ luật Đảng còn có pháp luậtcủa Nhà nước. Có lẽ, đã đến lúc phải sử dụng những côngcụ mạnh mẽ hơn nữa mới đủ sức cảnh báo, răn đe nhữngđảng viên đã không còn ý thức trách nhiệm với uy tín củatổ chức mình!

Page 6: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017 Đại BiểU NhâN dâN

TòA áN NHâN dâN THàNH PHố Hồ CHí MINH

Thực hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm2014, Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày21/01/2016 của Chánh án Tòa án Nhân dân

Tối cao quy định tổ chức các tòa chuyên trách tạiTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh và tương đương, về cơ cấu tổ chứccủa Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Tòa giađình và người chưa thành niên. Trên cơ sở nghiêncứu tình hình thực tiễn của Tòa án nhân dân Thànhphố Hồ Chí Minh, ngày 30/3/2016 Chánh án Tòa ánNhân dân Tối cao ban hành Quyết định số 388/QĐ-TCCB thành lập Tòa Gia đình và Người chưa thànhniên Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đâylà Tòa Gia đình và Người chưa thành niên đầu tiêntrên cả nước với thẩm quyền riêng biệt xét xử các vụán hôn nhân và gia đình, các vụ án dân sự, hình sựliên quan đến người chưa thành niên. Có thể nói,việc ra đời của Tòa gia đình và người chưa thànhniên trong tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dântrong giai đoạn hiện nay là dấu ấn quan trọng trongtiến trình cải cách tư pháp; là bước đi cụ thể nhằmtriển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểmcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, pháttriển gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nóichung và xử lý người chưa thành niên vi phạm phápluật nói riêng; là bước đi cụ thể để thực hiện cáccam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ các quyềncủa trẻ em, người chưa thành niên đã được ghi nhậntrong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thànhviên, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc vềquyền trẻ em năm 1989, phù hợp với mô hình tổchức Tòa án của nhiều quốc gia trên thế giới; đồngthời, việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thànhniên cũng là phương thức để thực hiện nguyên tắchiến định về việc xét xử kín đối với người chưathành niên được quy định tại khoản 3 Điều 103 củaHiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam năm 2013.

Tòa Gia đình và Người chưa thành niên là Tòachuyên biệt thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đượcquy định tại Khoản 6, Điều 3 Thông tư số01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của Chánh án Tòaán Nhân dân Tối cao:

Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổihoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổibị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗtrợ về điều kiện sống, học tập do không có môitrường gia đình lành mạnh như những người dưới 18tuổi khác;

Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lýhành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưathành niên; Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quyđịnh của Bộ luật Tố tụng dân sự ; Các quy định vềthẩm quyền giải quyết của Tòa Gia đình và Ngườichưa thành niên nêu trên phù hợp với các quy địnhpháp luật khác về người chưa thành niên như pháp luậttố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

Chỉ tính riêng từ ngày 04/4/2016 đến ngày31/8/2017 Tòa Gia đình và Người chưa thành niên Tòaán nhân dân thành phố được phân công giải quyết1.464 vụ việc các loại.

Tòa Gia đình và Người chưa thành niên Tòa ánnhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 15 Thẩm phánvà 15 Thư ký). Việc lựa chọn nhân sự bao gồm Thẩmphán, Thẩm tra viên, Thư ký của Tòa Gia đình vàNgười chưa thành niên phải đảm bảo là những cán bộ,công chức có đủ phẩm chất, năng lực đảm đươngnhiệm vụ mới, có kiến thức chuyên sâu để giải quyếtcác vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình vàngười chưa thành niên như có kinh nghiệm giải quyếtcác vụ, việc liên quan đến người chưa thành niên, cóhiểu biết về tâm lý trẻ em, khoa học giáo dục đối vớingười chưa thành niên...

Tòa Gia đình và Người chưa thành niên được thiếtlập theo mô hình mới, phòng xử án được tổ chức theohướng thân thiện (gồm 01 phòng xử án hôn nhân giađình và 01 phòng xử án hình sự), có 04 phòng chứcnăng: Phòng trẻ em; Phòng Tư vấn – Hòa giải; Phòngtrợ giúp y tế và được trang bị một hệ thống cameraquan sát ở các phòng xử, phòng trẻ em... nhằm phụcvụ cho việc xét xử và chăm sóc trẻ em.

Việc tổ chức ra mắt Tòa Gia đình và Người chưathành niên Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minhđã nhận được sự đánh giá cao của Lãnh đạo các cấp,các cơ quan liên quan, được tổ chức UNICEF (QuỹNhi đồng Liên Hợp Quốc) đánh giá đạt tiêu chuẩn củacác mô hình Tòa Gia đình và Người chưa thành niêntrên thế giới.

Page 7: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017pháp luật - đời sốngĐại BiểU NhâN dâN

Bán đất nền trái quy địnhTheo hồ sơ, nguồn gốc khu đất có ký

hiệu A5, diện tích 2.148,3m2; C3 diện tích6.966,1m2 ở phường Hòa Minh là đấtcông, được UBND quận Liên Chiểu cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng cho bàNgô Thị Bé và Trần Thị Bích Thủy năm2007, mục đích sử dụng là đất thương mại,dịch vụ. Tháng 9.2014, bà Ngô Thị Bé vàTrần Thị Bích Thủy chuyển nhượng lô đấtA5 cho Công ty Thương mại và dịch vụtổng hợp Trần Trương (Công ty TrầnTrương), lô đất C3 chuyển nhượng choông Trần Hữu Lân vào tháng 11.2014.

Tháng 2.2015, Công ty Trần Trươngchuyển nhượng lô đất A5 cho ông TrầnHữu Lân. Trên cơ sở chuyển nhượng hai lôđất trên, ông Trần Hữu Lân lập hợp đồngủy quyền cho Công ty Phú Gia Thịnh xinphép phê duyệt quy hoạch và chuyển mụcđích sử dụng tại Văn phòng công chứngTrọng Tâm, phường Thạch Gián, quậnThanh Khê ngày 16.3.2015 và thực hiệnthủ tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phân lôbán nền. Ngày 18.5.2016, ông Trần HữuLân ký hợp đồng chuyển nhượng hai lô đấtA5, diện tích 2.148,3m2 và C3 diện tích6.966,1m2 cho Công ty Phú Gia Thịnh.

Tuy nhiên, trước đó ngày 25.1.2015,Công ty Phú Gia Thịnh đã tiến hành tổchức “Lễ mở bán lô đất nền dự án KDCPhùng Hưng”. Như vậy, dù chưa phải làchủ đầu tư, chủ sở hữu hai lô đất này vàchưa được cơ quan chức năng cho phép

chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưngCông ty Phú Gia Thịnh đã phân lô chianền, mở bán cho người dân.

Anh Vũ Xuân Sinh, ở tổ 12 (Hòa Minh,Liên Chiểu, Đà Nẵng), khách hàng củaCông ty Phú Gia Thịnh cho biết, vợ chồnganh mua lô 7, phân khu B2-02 đường HàHồi diện tích 81,3m

2với giá 660 triệu đồng,

đã thanh toán 500 triệu đồng và được camkết sẽ làm thủ tục và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trong thờigian 90 ngày, kể từ khi ký hợp đồng muabán với Công ty. Đến tháng 10.2015 anhnộp thêm 100 triệu để tiến hành xây dựngnhà ở. Trong lúc đang thi công thì bị cơquan chức năng đình chỉ và xử phạt 6,25triệu đồng vì xây dựng không phép. AnhSinh cho biết: “Công ty Phú Gia Thịnh đãnhận hơn 90% số tiền trong hợp đồng muabán lô đất nhưng đến nay vẫn không làmthủ tục để cơ quan chức năng cấp GCNQS-DĐ cho gia đình tôi, dù đã hơn 10 lầndoanh nghiệp này hứa hẹn, cam kết”.

Mua đất ở nhưng không thể xây nhà

Không chỉ gia đình anh Sinh mà hầu hếtcác gia đình khác mua đất làm nhà nhưngsau gần 3 năm vẫn không được cấp sổ đỏ.Việc này khiến các gia đình như ngồi trênđống lửa. Anh Vũ Minh Đức cho biết, đãký hợp đồng chuyển nhượng đất với Côngty Phú Gia Thịnh từ đầu năm 2015 và nộp

lần 1 là 30% tổng giá trị lô đất. Khi tiếnhành xây đến tầng 2 thì bị UBND phườngHòa Minh ra quyết định đình chỉ vì xâydựng không phép. Anh Đức than thở: “Đấtđã mua mà nhà thì không thể xây dựngđược. Chúng tôi muốn ra phường, quận đểlàm thủ tục xin giấy phép xây dựng nhưngcũng không được vì chưa có sổ đỏ”.

Trước việc người dân xây dựng nhàkhông phép diễn ra tại KDC Phùng Hưng,Thanh tra sở Xây dựng Đà Nẵng có côngvăn yêu cầu UBND quận Liên Chiểu chỉđạo xử lý việc xây dựng không phép. Ngày23.10.2015, Đội Kiểm tra quy tắc đô thịquận đã lập biên bản và ra quyết định xửphạt hành chính 4 trường hợp xây dựng tráiphép với mức phạt 6,25 triệu đồng/hộ. Tiếpđó, Chủ tịch UBND phường Hòa Minh banhành 11 quyết định đình chỉ xây dựng nhàở vì không có giấy phép xây dựng.

Theo sơ đồ quy hoạch, cả hai lô đất A5và C3 được Công ty Phú Gia Thịnh chia rathành 78 mảnh. Đất nằm gần bãi biểnđường Nguyễn Tất Thành và gần trung tâmTP nên có 60/78 lô được ký hợp đồng muabán chỉ trong vòng hơn 1 tiếng của “Lễ mởbán”. Sau khi mua đất, nhiều khách hàngcủa Dự án KDC Phùng Hưng đã phải “nếmtrái đắng”, bởi không được cơ quan chứcnăng cấp phép xây dựng. Tại thời điểm mởbán Dự án KDC Phùng Hưng vẫn là đấtthương mại, dịch vụ chưa được chuyển đổimục đích sử dụng sang đất ở.

PHạm Duy - Lương PHong

Dự áN kHU DâN cư PHùNg HưNg, Đà NẵNg

Bài 1: Chưa được phép đã phân lô bán nền

không phải là chủ đầu tư, chủ sở hữu và chưa được cơ quan chức năng cho phép chuyển đổi mục đích từ đấtsản xuất, kinh doanh sang đất làm nhà ở, nhưng năm 2015, công ty cổ phần Xây dựng và Địa ốc Phú giaThịnh (công ty Phú gia Thịnh) đã chia đất làm nhà ở để bán cho người dân tại khu dân cư (kDc) Phùng Hưng,phường Hòa minh, quận Liên chiểu, TP Đà Nẵng.

Qua kiểm tra thực tế, Sở Xây dựngTP Đà nẵng cho rằng, Công ty Cổphần Xây dựng và Địa ốc Phú giaThịnh tổ chức thi công xây dựng hạtầng và phân lô bán nền khi chưađược phép của cơ quan có thẩmquyền là sai quy định. Trên cơ sở cácvi phạm nêu trên, ngày 17.3.2015,Thanh tra Sở đã tiến hành lập biênbản vi phạm hành chính và ban hành2 quyết định xử phạt gồm: Đưa bấtđộng sản vào kinh doanh khi chưađủ điều kiện theo quy định với mứcphạt 65 triệu đồng và Tổ chức thicông xây dựng công trình không cógiấy phép xây dựng với mức phạt 40triệu đồng.

giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Vũ QUaNg HùNg

Một số căn nhà kiên cố tại KDC Phùng Hưng được hoàn thiện từ năm 2016 Ảnh: Phạm Duy

Để không lặp lại những VN PharmaNhững bất cập và méo mó trong thị trường

dược và thiết bị y tế gây bức xúc từ nhiều nămnay, nhưng phải đến khi vụ việc tại VNPharma vỡ lở mới được hé lộ phần nào.

Theo các chuyên gia, thực trạng thịtrường tân dược và vai trò của các bên liênquan gồm cơ quan quản lý nhà nước chuyênngành, bệnh viện, các công ty dược cònnhiều vấn đề đáng quan tâm. Đó là chấtlượng và giá các gói thầu mua sắm thuốc tạicác bệnh viện; thuốc là một hàng hóa côngvì người bệnh trên thực tế chi trả một phầnnhất định, còn phần lớn chi phí từ ngânsách và quỹ bảo hiểm y tế. Vì thế, nhà nướcphải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việcmua sắm.

Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý đấuthầu mua sắm đang được giao phó chongành y tế. Việc ‘khoán trắng’ này dẫn đếnnhững hạn chế. Đó là, ngành y tế phải đảmnhận đồng thời chức năng kiểm soát chấtlượng thuốc và yêu cầu quản lý dược hiệuquả, tức giá thuốc. Trong một cơ quan vốnthuần túy chuyên môn về dược, điều này sẽnảy sinh bất cập. Trong khi thuốc được quyđịnh là mặt hàng cần có sự kiểm soát về giácủa Nhà nước nhưng Bộ Tài chính khôngcó vai trò gì. Xuất phát từ việc thiếu sựtham gia của Bộ Tài chính - chỉ mình CụcQuản lý dược, Bộ Y tế quyết định, khiếncho cơ quan này dễ rơi vào xung đột lợiích: Chỉ chú trọng khía cạnh kinh tế hơn làquản lý chất lượng thuốc.

Điều này tạo nên những nghi vấn vềchuyện có hay không việc tác động từ cơquan quản lý về đấu thầu thuốc để các côngty “sân sau” dễ dàng dành được các gói thầulớn như trường hợp VN Pharma.

Tăng cường giám sát và minh bạch thông tin

Theo các chuyên gia, Nhà nước cần táchbạch và làm rõ chức năng quản lý chất lượngthuốc và quản lý giá cả mặt hàng thuốc củaCục Quản lý dược, Bộ Y tế.

Theo đó, về mặt chất lượng, Cục Quảnlý dược là cơ quan duy nhất chịu tráchnhiệm kỹ thuật về chất lượng của mọi loạithuốc lưu hành trên thị trường. Vấn đề giáthuốc, đặc biệt là giá thuốc ở các gói thầumua sắm trong bệnh viện cần có sự thamgia đồng thời của Cục Quản lý giá, Bộ Tàichính. Bên cạnh hội đồng chuyên môn kỹthuật như hiện nay, cần có thêm hội đồngquyết định về giá, trong đó có đại diện củaBộ Tài chính. Để tránh việc khuất tất trongđấu thầu thuốc, tất cả các gói thầu cần đượctổ chức đấu thầu công khai, có sự giám sátđộc lập.

Cũng theo các chuyên gia, phải minhbạch triệt để thông tin và giám sát việc đấuthầu các gói thầu thuốc. Công tác đấu thầuphải bảo đảm sự tham gia của các bên:Quỹ bảo hiểm y tế, đại diện hiệp hội cácnhà sản xuất thuốc và đại diện nhà nước vìđây loại hàng hóa công. Thực tế hiện hiệnnay, việc công khai thông tin và giám sáttrong quá trình đấu thầu rất hạn chế.Người dân sử dụng thuốc có quyền lợi trựctiếp sát sườn hầu như không có vai trò gìtrong quy trình này.

Kim anH

Những lỗ hổng của thị trường tân dượcVụ việc tại VN Pharma vỡ lở gây bức xúc trong xã hội chỉ là “phần nổi của tảngbăng chìm” về những bất cập và méo mó của thị trường dược hiện nay, đòi hỏicơ quan quản lý nhà nước cần phải có những thay đổi về chính sách và cáchthức quản lý.

Ngoài việc chủ trì thẩm tra, Ủy bancòn tích cực tham gia phối hợp với Hộiđồng Dân tộc, các Ủy ban khác thẩm trahàng trăm dự án luật, pháp lệnh và nghịquyết trong chương trình chung của QHtừ năm 1992 đến nay, nhất là các nội dungliên quan đến lĩnh vực QPAN và đốingoại bảo đảm đúng chủ trương, đườnglối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Về hoạt động giám sát, Ủy banthường xuyên có sự cải tiến, đổi mới cảvề nội dung và hình thức nên đã cónhững tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động giám sáttối cao của QH, giảm dần tính hình thức.Những kết quả đó được cử tri cả nước ghinhận và đánh giá cao. Những kiến nghịcủa Ủy ban đã thực sự mang đến QHnhững thông tin và đánh giá sát thực vềthực trạng kinh tế - xã hội và QPAN, gópphần xây dựng và hoàn thiện hệ thốngchính sách của Đảng và Nhà nước tronglĩnh vực QPAN; gắn kết ngày càng tốthơn giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới.

Về hoạt động đối ngoại, bám sátchương trình hoạt động đối ngoại hàngnăm của QH và Quy chế hoạt động đốingoại của UBTVQH, Ủy ban đã chủ độngphối hợp với Ủy ban Đối ngoại xây dựngchương trình, đẩy mạnh hoạt động tiếpxúc, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệmtrong tổ chức và hoạt động với cơ quantương ứng của QH các nước trong khốiASEAN và trên thế giới. Đặc biệt, từnhiệm kỳ Khóa XIII đến nay, Ủy banQPAN đã thống nhất với Ủy ban tươngứng của QH nước CHDCND Lào vàVương quốc Campuchia 4 lần đồng chủ

trì Hội thảo và tiếp tục thực hiện thỏathuận hàng năm luân phiên tổ chức Hộinghị, tọa đàm về những vấn đề thuộc chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp màcác ủy ban quan tâm nhằm thực hiện cáccam kết giữa lãnh đạo cấp cao của banước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội của ba nước nói chung, xâydựng biên giới ba nước hòa bình, hữunghị, phát triển, đặc biệt là trong Khu vựcTam giác phát triển - CLV giữa ba nướcViệt Nam - Lào - Campuchia.

Hoạt động đối ngoại của Ủy ban đãmang lại hiệu quả thiết thực, góp phầntăng cường quan hệ hữu nghị, sự hiểu biếtvà tin cậy lẫn nhau giữa QH và Nhân dânViệt Nam với nghị viện và nhân dân cácnước, tham khảo được nhiều kinh nghiệmcần thiết phục vụ hoạt động của Ủy ban;thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Chính phủ,Bộ Quốc phòng, Bộ Công an với các cơquan tương ứng của các nước…

So với lịch sử trên 71 năm hình thànhvà phát triển của QH nước ta, chặngđường hơn 5 nhiệm kỳ xây dựng vàtrưởng thành của Ủy ban QPAN chưaphải là dài, nhưng những thành quả màỦy ban đã đạt được trong suốt thời gianqua, đã đóng góp ngày càng hiệu quả vàocác hoạt động chung của QH, thực sự làniềm tự hào của tất cả ĐBQH là thànhviên Ủy ban QPAN các khóa và các thếhệ tập thể cán bộ, công chức Vụ QPAN.

Vinh dự và tự hào về chặng đường25 năm xây dựng và trưởng thành, Ủyban QPAN luôn ghi nhớ và trân trọngcảm ơn sự lãnh đạo của Đảng mà trựctiếp là Đảng đoàn QH, sự chỉ đạo sâu sátcủa lãnh đạo QH, UBTVQH, sự nỗ lực

với tinh thần trách nhiệm cao của mỗithành viên Ủy ban các khóa với vai trònòng cốt của Thường trực Ủy ban, sựgiúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của Hội đồngDân tộc, các Ủy ban của QH, các Bancủa UBTVQH, VPQH, các ĐoànĐBQH, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an vàcác bộ, ngành hữu quan của Trung ươngvà các địa phương trong cả nước; sựđóng góp tận tụy của đội ngũ cán bộ,công chức Vụ QPAN cũng như các đơnvị trong VPQH.

Bước vào nhiệm kỳ QH Khóa XIV,tình hình chính trị khu vực và thế giới tiếptục diễn biến phức tạp, khó lường, đã vàđang tác động nhiều mặt đến nhiệm vụQPAN của đất nước. Là cơ quan thammưu cho QH, UBTVQH về lĩnh vựcQPAN, tập thể Ủy ban QPAN luôn ý thứcsâu sắc về trách nhiệm nặng nề của mìnhtrước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Kế thừa và phát huy truyền thốngtốt đẹp, những bài học kinh nghiệm quýbáu của Ủy ban trong các nhiệm kỳtrước, Ủy ban QPAN nhiệm kỳ KhóaXIV sẽ đoàn kết, chủ động, tiếp tục đổimới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyếtsố 27/2012/QH13 ngày 21.6.2012 củaQH về một số cải tiến, đổi mới nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động của QH;phát huy trí tuệ tập thể của Ủy ban; phốihợp chặt chẽ với các cơ quan của QH,các Đoàn ĐBQH, Bộ Quốc phòng, BộCông an và các bộ, ngành hữu quan đểnâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của Ủy ban một cách toàn diện,góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN theo tinh thần Nghị quyết Đạihội XII của Đảng.

25 năm - Một chặng đường (tiếp theo trang 3)

Chiều 20.9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi Họp báo quý III; thông tinvề Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững đồng bằngsông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

9 tháng năm 2017, Bộ TN - MT đã tập trung triển khai xâydựng thể chế, chính sách, pháp luật như: Triển khai tổng kết 10thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW; sơ kết 5 năm thực hiện Nghịquyết 19-NQ/TW; đánh giá tình hình triển khai Luật Đất đai,Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản… Bên cạnh đó, Bộcũng quan tâm đổi mới công tác cải cách hành chính, thực hiệnnghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt những dự án gâybức xúc nhân dân. Cụ thể như Công ty TNHH Gang thép HưngNghiệp Formosa Hà Tĩnh, sau khi vận hành lò cao số 1 đến nay,kết quả đo đạc mẫu nước biển ven bờ, nước mặt tại kênh thoátnước mưa, nước ngầm, trầm tích đáy và không khí xung quanhcho thấy đều đảm bảo quy chuẩn quy định.

Về việc quản lý, sử dụng tro xỉ đối với các nhà máy nhiệtđiện than, hiện còn nhiều nhà máy chưa hoàn thiện hệ thống vậnchuyển, bãi chứa lưu giữ tro, xỉ, thạch cao và chưa đáp ứng cácyêu cầu bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm xung quanh nhà máy vàgây khiếu kiện kéo dài. Việc tồn động tro, xỉ, thạch cao là thiếucác hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về việc sử dụngtro, xỉ, thạch cao để làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng…

Liên quan đến việc tổ chức hội nghị chuyển đổi mô hìnhphát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng vớibiến đổi khí hậu. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Hội nghị doThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì thu hút khoảng500 chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà quảnlý, đại diện các địa phương và các nhà tài trợ… Thông qua Hộinghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn sẽ xem xétmột cách toàn diện, hệ thống, huy động các sáng kiến, nhằm tạora những đột phá trong tư duy, thống nhất hành động của toànxã hội nhằm định hình mô hình phát triển bền vững của đồngbằng sông Cửu Long trong sự liên kết, gắn kết hữu cơ giữa tựnhiên và con người, giữa các địa phương trong và ngoài vùng,tiểu vùng sông Mê Kông. Đồng thời, huy động sự hỗ trợ về kinhnghiệm, nguồn lực… của các tổ chức quốc tế và các đối tác pháttriển cho chuyển đổi lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hội nghị sẽ chia ra 3 nhóm để thảo luận, đánh giá tổng quanvề các thách thức; định hướng xây dựng quy hoạch tích hợp pháttriển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với quyluật tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu; tổng quan về nhucầu nguồn lực cho việc thực hiện các giải pháp chuyển đổi quymô lớn về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long tronggiai đoạn tới đây; cơ chế điều phối về nguồn lực, huy động từngân sách trung ương và địa phương, hỗ trợ quốc tế và khối tưnhân cho việc xây dựng và thực hiện các giải pháp chuyển đổicó quy mô lớn tại đồng bằng sông Cửu Long…

Đặc biệt ngay khi kết thúc phiên họp toàn thể, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ ký ban hành Nghị quyết của Chính phủvề chuyển đổi mô hình phát triển bền vững đồng bằng sông CửuLong thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là lần đầu tiên Nghị quyếtcủa Chính phủ được ban hành ngay sau hội nghị kết thúc, Bộtrưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh. Hội nghị chuyển đổi mô hìnhphát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biếnđổi khí hậu sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 – 27.9 tại TP Cần Thơ.

CHÍ TuẤn

Ảnh: Trọng Hiếu

Bộ Tài nguyên và Môi trườnghọp báo quý III

Chiều 20.9, tại Hải Phòng đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữaTrung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hải Phòng, Công tyTNHH aEONMaLL Việt Nam và Công ty Cổ phần đầu tư Thương mạiXuất nhập khẩu Việt Phát nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự ánTrung tâm mua sắm aEONMaLL Hải Phòng - Lê Chân.

Tổng giám đốc Cty TNHH aEONMaLL Việt Nam IwamuraYasutsugu cho biết, Lễ ký kết là bước tiến quan trọng trong việcthực hiện Bản ghi nhớ giữa TP Hải Phòng và Công ty TNHH aEON-MaLL Việt Nam được ký tại “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam –Nhật Bản” ngày 5.6 vừa qua về hợp tác đầu tư xây dựng Trung tâmThương mại aEON.

TTTM aEONMaLL Hải Phòng - Lê Chân có giá trị đầu tưkhoảng 180 triệu USD (tương đương hơn 4.000 tỷ đồng), dự kiếnmở cửa hoạt động vào đầu năm 2020. Theo tính toán, TTTM sẽđón khoảng hơn 13 triệu lượt khách mỗi năm từ TP Hải Phòng vàvùng lân cận.

Cũng theo Biên bản ghi nhớ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư TP HảiPhòng cam kết với vai trò là đầu mối giải quyết các thủ tục về đầu tư,đất đai, môi trường, xây dựng, tài chính của TP, hướng dẫn nhà đầu tưhoàn thiện hồ sơ, thẩm định, trình UBND TP Quyết định chủ trương đầutư trong tháng 9 này...

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành nhấnmạnh, với một TP cảng biển có khoảng 2 triệu dân, thu nhập bình quângDP đầu người năm 2020 dự kiến 5.600 USD, Hải Phòng sẽ trở thànhmột trung tâm thương mại lớn, sôi động vào năm 2020. Việc đầu tưTTTM aEONMaLL Hải Phòng vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm của ngườidân TP, vừa góp phần xây dựng Hải Phòng thành trung tâm thươngmại của vùng duyên hải Bắc Bộ như Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị đềra. Dự án hoàn thành vừa giải quyết việc làm cho 2.000 lao động, vừatăng thu ngân sách cho TP, góp phần tạo động lực cho hàng trăm DNvừa và nhỏ của TP phát triển. Bí thư Thành ủy cam kết tạo mọi điều kiệnthuận lợi nhất để chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng Biênbản ghi nhớ 3 bên đã ký.

Tin và ảnh: Đông BắC - Sĩ ngHiêm

Ký Biên bản ghi nhớ triển khai dự án Trung tâm mua sắm AEONMALL Hải Phòng - Lê Chân

Lãnh đạo TP Hải Phòng chứng kiến Lễ ký kết 3 bên

Trung tâm Báo chí Quốc tếsẵn sàng cho APEC 2017

Sáng 20.9, UBND TP Đà Nẵng tổ chức cho các cơ quan thông tấnbáo chí đóng trên địa bàn tham quan Trung tâm Báo chí phục vụ côngtác truyền thông tại Tuần lễ cấp cao aPEC 2017. Theo Ban Quản lý Dựán đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng,Trung tâm Báo chí Quốc tế được cải tạo từ khối nhà chính của Trungtâm Hội chợ - Triển lãm TP Đà Nẵng. Toàn bộ công trình có diện tích sàn13.419m2, thay mới đồng bộ mái vòm với diện tích 12.600m2, nâng cấpkhu vực sân bãi, cây xanh, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật ngoài trời vớidiện tích lên đến 131.009m2, đầu tư bổ sung hệ thống điều hòa, thangmáy, nội thất, thiết bị phòng cháy chữa cháy, công nghệ thông tin,camera, nâng công suất trạm biến áp lên 1.600kVa, bổ sung nguồnđiện dự phòng từ máy phát 1.600kVa.

Đây là công trình hạ tầng phục vụ hoạt động báo chí có quy mô lớntại Đà Nẵng, cung cấp thông tin về các hoạt động của Tuần lễ cấp caoaPEC 2017 diễn ra vào tháng 11 tới. Cũng từ đây, hình ảnh TP Đà Nẵngnói riêng, đất nước và con người Việt Nam nói chung sẽ được truyền tảiđến bạn bè thế giới.

mạnH Tuân

Page 8: ĐạI BIểU · xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19.9.2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBK - TTW, ngày 19.9.2017),

Số 264 21 - 9 - 2017 Quốc tế Đại BiểU NhâN dâN

Tổng Biên tập: Đỗ CHí NGHĩA Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUỐC THẮNG - LÊ THANH KIM Biên tập: HồNG ÁNH Trình bày: THúY HằNGTài khoản : 2161.0000.397421 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT In tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp II công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an

Đại BiểUNhâN dâN

Giá : 4.900đ

văn hóa

Vì một đường biên giới hòa bình, ổn định

Việt Nam có đường biên giới chungvới Lào là đường biên giới trên bộ dàinhất với tổng chiều dài lên đến2.337,459km, đi qua 10 tỉnh của Việt Namvà 10 tỉnh của Lào.

Thực hiện Hiệp ước hoạch định đườngbiên giới quốc gia Việt Nam - Lào năm1977, trong giai đoạn 1978 - 1987 hainước đã cơ bản hoàn thành công tác phângiới, cắm mốc trên thực địa với 214 cộtmốc tại 199 vị trí. Kết quả này đã được ghinhận tại Hiệp ước Hoạch định biên giớiquốc gia giữa nước CHXHCN Việt Namvà nước CHDCND Lào, Hiệp ước bổ sungHiệp ước Hoạch định và Nghị định thư vềphân giới trên thực địa và cắm mốc toànbộ đường biên giới giữa nước CHXHCNViệt Nam và nước CHDCND Lào ký năm1986 và Nghị định thư bổ sung ký năm1987. Từ năm 1997 - 2003, hai bên đãhoàn thành việc lập bộ bản đồ đường biêngiới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ1/50.000 bằng công nghệ số và giải quyếttoàn bộ các khu vực tồn đọng sau phângiới, cắm mốc trước kia.

Tuy vậy, sau gần 20 năm, hệ thốngmốc quốc giới của 199 vị trí mốc chưađáp ứng được yêu cầu của công tácquản lý biên giới, mật độ vị trí mốc quáthưa, chất lượng và độ bền vững của hệthống mốc không cao, nhiều mốc đãxuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phụctình trạng này, năm 2005 lãnh đạo 2nước đã quyết định triển khai Dự án“Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốcquốc giới Việt Nam - Lào” với 3 nộidung chính: Tăng dày mốc ở những khuvực cần thiết để làm rõ đường biên giớitrên thực địa; tôn tạo và xây dựng cácmốc hiện có, nhất là các mốc ở cửakhẩu để bảo đảm kiên cố, khang trang,hiện đại; hoàn thiện hồ sơ pháp lý vềđường biên giới Việt Nam - Lào.

Sau 3 năm chuẩn bị và 8 năm xâydựng, bằng ngân sách nhà nước và vốnViệt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào,đến đầu năm ngoái hai nước đã hoànthành công tác tăng dày và tôn tạo toàn bộhệ thống mốc quốc giới Việt - Lào, nângtổng số cột mốc và cọc dấu từ 214 lên1.002 tại 905 vị trí, tăng gấp 4,5 lần so vớitrước đây, được ghi nhận chi tiết tại Nghịđịnh thư về đường biên giới và mốc quốcgiới Việt Nam - Lào ký ngày 16.3.2016.

Nếu như trước kia, biên giới Việt - Lào cứ10km mới có 1 cột mốc, thậm chí có nơi40km mới có 1 cột mốc, thì hiện tại, trungbình cứ 2,6km đường biên giới có 1 cộtmốc hoặc cọc dấu, mà hầu hết nằm ở khuvực rừng núi hiểm trở, giao thông đi lạikhó khăn.

Việc hoàn thành công tác tăng dày vàtôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam -Lào không chỉ là thành quả của nỗ lực triểnkhai, phối hợp giữa Cơ quan biên giớiTrung ương, các bộ, ngành, địa phươnghữu quan hai nước, mà còn là sự tham gia,đóng góp của nhân dân hai nước. Trongsuốt quá trình thực hiện dự án, hai bên đãphối hợp huy động trên 1.000 người thamgia; thực hiện trên 8.000 lần tiếp cận vị trímốc, làm hàng nghìn kilômét đường đểphục vụ việc vận chuyển trên 5.000 tấnnguyên vật liệu; san ủi, giải phóng mặtbằng; đào đắp hàng chục nghìn m3 đất đáphục vụ thi công xây dựng mốc.

Tài sản cho tương laiViệc hoàn thành thắng lợi công tác

tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốcgiới Việt Nam - Lào vừa là nguyện vọngvừa là lợi ích của nhân dân hai nước, có ý

nghĩa thiết thực và to lớn về mọi mặt.Trước hết, giúp chất lượng đường biêngiới Việt Nam - Lào được nâng lên cả vềpháp lý và trên thực địa. Về mặt pháp lý,đường biên giới được mô tả, thể hiện chitiết trong Nghị định thư về đường biêngiới và mốc quốc giới và bộ bản đồ đínhkèm. Trên thực địa, đường biên giới đượcthể hiện rõ ràng bằng hệ thống mốc quốcgiới chính quy, hiện đại, bảo đảm tínhtrường tồn và thống nhất trên toàn tuyến.Thành quả này mở ra cơ hội mới cho côngcuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt làtạo điều kiện cho các địa phương biên giớihai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinhtế, tăng cường giao lưu hữu nghị.

Đặc biệt, việc ký kết Nghị định thư vềđường biên giới và mốc quốc giới ViệtNam - Lào và Hiệp định về quy chế quảnlý biên giới và cửa khẩu biên giới ViệtNam - Lào cùng với Hiệp ước hoạch địnhbiên giới Việt Nam - Lào năm 1977 và cácvăn kiện biên giới đã ký kết, trở thành bộhồ sơ pháp lý hoàn chỉnh nhất về đườngbiên giới hai nước, tạo cơ sở pháp lý vàthực tiễn thuận lợi, góp phần nâng caohiệu quả công tác quản lý biên giới trongtình hình mới.

Quan trọng nhất, việc hoàn thành khốilượng công việc đồ sộ với vô vàn khókhăn như vậy trong khoảng thời gian khẩntrương, tích cực, một lần nữa là minhchứng thuyết phục cho tình hữu nghịtruyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sựhợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.Người Việt Nam có câu: “Yêu nhau ràogiậu cho kín”. Quả vậy, để có được nhữngcột mốc vững chãi nơi biên cương là nhờvào đồng thuận, đoàn kết một lòng củaĐảng, Nhà nước và nhân dân Việt - Lào,như lời Đội trưởng Đội cắm mốc tỉnhLuangprabang Lào từng chia sẻ: “Cột mốcdựng lên không phải để tạo ra khoảngcách, mà để thắt chặt thêm tình hữu nghị,thủy chung son sắt vốn có của chúng ta”.Đó cũng là “cột mốc” mới trong quan hệgiữa hai nước, không chỉ đặt nền móngcho sự ổn định, bình yên hôm nay mà cònlà tài sản cho muôn đời sau.

QuốC ĐạT

“Cột mốc” của tình hữu nghị Việt - LàoĐầu tháng 9 vừa qua, Nghị địnhthư về đường biên giới và mốcquốc giới, Hiệp định về quy chếquản lý biên giới và cửa khẩubiên giới trên đất liền giữa ViệtNam và Lào chính thức có hiệulực, đánh dấu việc hoàn thànhcông tác tăng dày và tôn tạo hệthống mốc quốc giới giữa hainước kéo dài suốt 8 năm. sự kiệnnày không chỉ minh chứng chotình hữu nghị bền chặt Việt - Lào,mà còn là tài sản vô giá cho thếhệ tương lai ở cả hai quốc gia. Bộ đội Việt - Lào chung niềm vui sau khi hoàn thành một cột mốc 727

Tranh cãi không hồi kết Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm

nhạc Việt Nam (VCPMC) mới đây rathông báo tiếp tục thu phí tác quyềnâm nhạc qua tivi trong khách sạn từquý IV.2017, khiến hàng trăm kháchsạn tại Đà Nẵng phản ứng gay gắt. Họcho rằng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệlà cần thiết và phải làm, nhưng khôngthể theo cách không rõ ràng như thế,xâm phạm đến quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể khác, cụ thể ởđây là các khách sạn. Theo đại diệnHiệp hội Khách sạn Đà Nẵng, ở cácnước châu Âu, người xem trả trực tiếpcho kênh truyền hình họ muốn xem,bảng giá được niêm yết tại phòngkhách sạn. Còn tại Việt Nam, đàitruyền hình đã trả tiền tác quyền choVCPMC, nên việc VCPMC tiếp tục thutiền các khách sạn là trùng lặp. Ngoàira, các khách sạn đã nộp tiền cho đơnvị phát sóng thì việc VCPMC thu tiềntrên từng tivi là phí chồng phí.

Đáp lại phản ứng trên, Giám đốcVCPMC, nhạc sĩ Phó Đức Phương đưaquan điểm, việc các cá nhân và đơn vị tổchức sự kiện tùy tiện sử dụng tác phẩmâm nhạc mà chưa được sự đồng ý của tácgiả hoặc người được ủy quyền sở hữu tácphẩm là điều không thể chấp nhận. Tác

phẩm âm nhạc là tài sản riêng của mỗinhạc sĩ. Họ có quyền được hưởng thànhquả lao động nghệ thuật của mình. Vìthế, việc thực thi trách nhiệm bản quyềnđối với các nhạc sĩ là điều hiển nhiên,cũng là ứng xử văn minh, thể hiện sự tôntrọng sáng tạo của nghệ sĩ.

Bản thân nhạc sĩ Phó Ðức Phươngcũng thừa nhận cách thức thu phí nhưvậy không đúng, nhưng không thểkhông làm vì có quá nhiều đơn vị tổchức biểu diễn đã “quỵt” tiền tácquyền, mà một trong những nguyênnhân là do kẽ hở của luật pháp, khitrong thủ tục xin cấp phép biểu diễnnghệ thuật không có điều kiện cánhân, đơn vị tổ chức phải xin phéptác quyền.

Cuộc tranh cãi thu phí bản quyềnqua tivi tại phòng khách sạn dường nhưkhó có hồi kết khi mỗi bên đều đưa ralý lẽ theo cách của mình.

Ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ kém

Tình trạng vi phạm quyền tác giả,quyền liên quan diễn ra ở nhiều lĩnhvực với nhiều hình thức và mức độphức tạp. Thống kê của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch về hoạt động thựcthi bảo hộ quyền tác giả, quyền liênquan đối với các sáng tạo của ngànhvăn hóa cho thấy, 5 tháng đầu năm2017, Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạmhành chính 34 doanh nghiệp, số tiềnxử phạt là 900 triệu đồng. Riêng lĩnhvực âm nhạc, bản ghi âm, ghi hình,chương trình phát sóng, đã phát hiệnvà xử phạt 8 doanh nghiệp có hành vixâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữutrí tuệ, với số tiền xử phạt là 227 triệuđồng. Đó là chưa kể đến hàng trăm cánhân, đơn vị tìm mọi cách để trốntránh việc thực thi quyền tác giả,quyền liên quan.

Đại diện thanh tra Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch cho biết, việc thực thibản quyền hiện nay còn nhiều bất cập.Vai trò của các cơ quan tư pháp tronglĩnh vực sở hữu trí tuệ chưa được pháthuy đúng mức, thể hiện qua các vụviệc được giải quyết ở tòa án rất ít, màchủ yếu ở cơ quan hành chính. Giảiquyết tranh chấp dân sự đáng lẽ phảiđược coi là biện pháp chủ yếu nhưngđã bị hành chính hóa quá mức. Bêncạnh đó, hiện chưa có đội ngũ côngchức chuyên trách về quyền tác giả,quyền liên quan, nên chưa đáp ứngđược những yêu cầu thực tiễn đặt ratrong công tác quản lý và thực thiquyền sở hữu trí tuệ.

Nhận thức, sự hiểu biết của xã hộivề bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng hạn chế,thể hiện ở chỗ chưa hình thành ý thứctôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Do lợiích vật chất, người tiêu dùng vẫn tiêuthụ các sản phẩm xâm phạm sở hữu trítuệ, một số chủ thể kinh doanh cónhững hành vi xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ. Các chủ sở hữu trí tuệchưa chủ động thực hiện việc bảo vệquyền và tài sản của mình mà cònnặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các tổchức. Trưởng Phòng Quản lý nghệthuật, Sở Văn hóa và Thể thao Hà NộiNguyễn Văn Trực nhận định: Lâu nay,nhiều vụ việc ngay bản thân tác giảcũng không ý thức được giá trị tácphẩm của mình, không đăng ký bảnquyền, để đến khi xảy ra tranh chấprất khó xử lý. “Không phải cứ xử lýthật mạnh vi phạm là xong. Vấn đềcòn nằm ở ý thức coi trọng bản quyềncủa tác giả, người sử dụng đối vớinhững sản phẩm trí tuệ” - ông NguyễnVăn Trực nói.

Hồng Hà

Đã hơn 10 năm kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, song tình trạngvi phạm bản quyền ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là văn học nghệ thuật dường nhưkhông giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Nhiều giải pháp nâng cao nănglực thực thi quyền tác giả, quyền liên quan đã được đưa ra, nhưng chưa hiệu quả.

Thực thi quyền tác giả và quyền liên quanBài 1: Bị động, khó kiểm soátNhiều biểu hiện cho thấy

nhận thức của xã hội đối vớisở hữu trí tuệ còn hạn chế.Người dân chưa hình thành ýthức tôn trọng quyền sở hữutrí tuệ; chủ sở hữu chưa chủđộng thực hiện việc bảo vệquyền và tài sản của mình màvẫn mang nặng tâm lý trôngchờ, ỷ lại.

Đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh được các tranh chấp không đáng có Nguồn: ITN

Khóa chúng tôi ngày đó, chính ranhững bạn học giỏi nhất, khi rađời lại không phải là những

người thành công nhất. Thường thìchúng ta sẽ cắt nghĩa đó là do số phận,nhưng thật ra, phần nhiều do thiếu kỹnăng mềm – điều mà phải rất lâu saunày, chúng tôi mới ý thức được tầmquan trọng của nó.

Tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra điều đó khilà khách mời của Hội đồng thanh niênQuốc gia Singapore cách đây gần 20năm. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị:Được thăm những trường CĐ, ĐH nổitiếng nhất của đảo quốc Sư Tử và đángkể hơn cả là được thử làm học viên thamdự những khóa học đặc biệt tại đây, mà“đặc sản” số 1 là khóa đào tạo kỹ nănglãnh đạo trẻ.

Trong những giờ học ngắn ngủinhưng hết sức sôi nổi, chúng tôi bị cuốnvào những bài hùng biện, tham luận vàtrò chơi rèn luyện kỹ năng làm việcnhóm, tác động cộng đồng, trong mộtmôi trường đa văn hóa... Tham gia khóahọc phần lớn là sinh viên năm nhất củacác trường CĐ, ĐH tại Singapore, vậynhưng kỹ năng mềm mà họ có phải nóivượt xa lũ sinh viên năm cuối chúng tôi“hàng kilômét”. Không ít bạn trongnhóm lúc mới gặp, chúng tôi hoàn toànkhông thể tưởng tượng nổi lúc vào việcvà là chủ nhân của một bài hùng biện,hay khi vào vai hoạt náo viên, các bạn ấy

lại có thể tự tin và có sức thu hút đámđông mạnh đến thế.

Những gì tôi từng được chứng kiến tạinước bạn năm xưa, giờ đây lại hiển hiệnngay trước mắt tôi. Những cô cậu học sinhưu tú đến từ 7 trường phổ thông của HàNội đã khiến các cô chú ở Văn phòngQuốc hội phải ngạc nhiên hết sức khiđược tạo điều kiện tham gia “Phiên thíđiểm giáo dục trải nghiệm Quốc hội” tạitòa Nhà Quốc hội. Dưới hình thức mộtphiên họp toàn thể của QH, các đại biểuhọc sinh đã tiến hành thảo luận và thôngqua dự án Luật Bảo vệ quyền bí mật đờisống riêng tư của trẻ em. Một phiên họpmô phỏng, một tình huống giả định,nhưng ít nhiều cho hình dung lạc quan vềnhững chủ nhân tương lai của đất nước.

Từ nhiều năm nay, Singapore đã trởthành điểm hẹn thú vị với nhiều bạn trẻtrong khu vực với việc tổ chức thườngniên “Hội nghị lãnh đạo thanh niên châuÁ” do Chính phủ Singapore tài trợ, dànhcho học sinh trong độ tuổi 14 - 18 đến từnhiều nước... Theo dự kiến, chương trình“Giáo dục trải nghiệm Quốc hội” cũng sẽđược tiếp tục trong năm 2018 với tần suất1 phiên họp/tuần dành cho học sinh trêncả nước, ngoài mục đích giúp phổ biếnrộng rãi hoạt động của QH, còn nhằmvun trồng ý thức công dân, kỹ năng làmngười lãnh đạo, từ những hạt giống trongngần hôm nay...

Lê Quân

Gieo hạtmột phiên họp mô phỏng, một tình huống giả định, nhưng ítnhiều cho hình dung lạc quan về những chủ nhân tương lai...

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS)cho biết, trận động đất cấp độ 7,1xảy ra lúc 13h14 ngày 19.9 giờ

địa phương (tức rạng sáng ngày 20.9 giờViệt Nam). Tâm chấn trận động đất nằmgần thị trấn Raboso, bang Puebla, cáchMexico City khoảng 123km về phíaĐông Nam. Những cơn chấn động bắtđầu đúng vào thời điểm khu vực ởMexico City đang chuẩn bị cho lễ tưởngniệm các nạn nhân của trận đại địa chấnnăm 1985 cũng như các cuộc diễn tập đốiphó với động đất được tiến hành hàngnăm. Chính vì vậy, khi còi báo độngvang lên, nhiều người vẫn tưởng đó làmột phần diễn tập. Rõ ràng tình huốngnày là điều trớ trêu đối với người dânMexico, những người luôn không quácoi trọng các cuộc diễn tập, thậm chí còncảm thấy phiền toái.

Giới chức Mexico cho biết ít nhất248 người đã thiệt mạng, trong đó thànhphố Mexico thiệt hại nặng nề nhất khi cótới 117 nạn nhân, trong đó 21 học sinhTrường tiểu học Enrique Rebsamen đã bịvùi lấp khi một phần ngôi trường sậpxuống. Bộ Nội vụ Mexico cho biết, sốnạn nhân có thể còn tăng cao do rất nhiều

người bị vùi lấp chưa thể tìm thấy. Khoảng 2 triệu người tại Mexico City

đã rơi vào tình cảnh mất điện, liên lạc điệnthoại bị gián đoạn. Nhà chức trách đã nhậnđược nhiều báo cáo về các vụ cháy và cảnhbáo người dân không nên hút thuốc trênphố đề phòng trường hợp rò rỉ gas.

Những hình ảnh sau trận động đấtcho thấy đổ nát la liệt các con phố củathủ đô trong khi hàng trăm người dân địaphương đổ ra đường trong hoảng loạn vàkêu khóc. “Tôi vô cùng lo lắng. Đó làmột cơn ác mộng giống như năm 1985”,bà Georgina Sanchez (52 tuổi) chưa hếtbàng hoàng, kể lại. “Mọi thứ giống nhưcảnh tưởng vụ khủng bố 11.9, đó là trảinghiệm kinh hoàng”, một nhân chứngkhác bàng hoàng kể lại.

Khắp nơi trong thành phố, các độicứu hộ và tình nguyện viên chạy đua vớithời gian để tìm kiếm người sống sót. Họdùng xẻng, thậm chỉ là tay không để đàobới trong đống đổ nát. Rất nhiều cơ quanở thủ đô, trong đó có sân bay quốc tế,trường đại học quốc gia và các trườnghọc, phải tạm ngừng hoạt động để kiểmtra độ an toàn của tòa nhà.

Tổng thống Pena Nieto đã rút ngắnchuyến công tác địaphương để quay lạithành phố Mexico.Ông đã ra lệnh lậptức sơ tán bệnh nhânở các cơ sở y tế bịthiệt hại do động đất;đồng thời yêu cầungười dân tránh xatuyến đường chínhđể đội cứu hộ có thểtiếp cận những khuvực bị ảnh hưởngnặng nề một cáchnhanh nhất.

QuỳnH Vũ

meXico

Thảm họa lặp lại sau 32 nămít nhất 248 người đã thiệt mạng trong vụ động đất kinh hoàng làmrung chuyển miền Trung mexico chiều ngày 19.9 (giờ địa phương).Thảm họa diễn ra đúng 32 năm sau trận động đất lịch sử cướp đi sinhmạng gần 10.000 người mexico.

Quang cảnh một góc phố sau động đất

Dự kiến ngày 20.10, TP Hồ Chí Minh sẽhoàn thành đường sách thứ hai tại quận 7trên tuyến đường Nguyễn Đổng Chi, phườngTân Phú. Theo kế hoạch, Đường sách sẽđược xây dựng với tổng chi phí gần 14 tỷđồng cho gần 20 gian hàng sách, cà phê.Quận 7 sẽ đầu tư cho phần xây dựng cơ sởvật chất lắp đặt gian hàng. Các cửa hàngsách đều được xây dựng bằng vật liệu lắpghép tiện dụng. Đường sách được xác địnhsẽ là một điểm đến thú vị, góp phần xây

dựng văn hóa đọc cho hơn 300.000 cư dânquận 7 và các quận, huyện lân cận.

Đầu năm 2016, đường sách đầu tiên trêncả nước được triển khai tại đường NguyễnVăn Bình, Q1, với khoảng 20 gian hàngsách. Tại đây nhiều hoạt động như giao lưu,ra mắt, tọa đàm, ký tặng sách… thườngxuyên được tổ chức, thu hút sự quan tâm củađông đảo bạn đọc.

m. Quang

TP Hồ Chí Minh sẽ có đường sách thứ hai