i b · 2018-07-11 · ngoài vietcombank, còn có 2 ông lớn khác là vietinbank, bidv đều...

13
1 hoav Chênh lệch cung tiền mở rộng quá lớn so với tín dụng cũng tiềm ẩn rủi ro khó lường. p lực lên lạm phát khi cung tiền mở rộng quá mức có thể đẩy giá tài sản và hàng hóa lên cao. Lượng thanh khoản dư thừa cũng kích thích các ngân hàng đầu cơ kinh doanh ngoại tệ nhiều hơn, nhất là khi lãi suất cho vay USD trên cả thị trường dân cư và thị trường liên ngân hàng đều duy trì ở mức cao. Vì vậy, không loại trừ trường hợp tỷ giá liên tiếp đi lên trong những ngày qua không chỉ đến từ sự mạnh lên của USD trên thị trường quốc tế, mà còn đến từ chính nhu cầu lướt sóng ngoại tệ của các ngân hàng. Tin nổi bật Chính sách tiền tệ vào giai đoạn quyết liệt Cẩn trọng với chênh lệch cung tiền và tín dụng mở rộng Đâu là động lực cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm? Tăng trưởng vấp sức ì cải cách Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng, bất chấp xung đột thương mại Giấc mơ FDI chưa thành sự thật của Myanmar BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 09/07) VN - Index 915,12 0,26% HNX - Index 100,76 0,06% D.JONES CK Mỹ 24.776,59 1,31% STOXX CK C.Âu 3.460,44 0,35% CSI 300 CK TQ 3.459,18 2,80% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 10/07) SJC Ng.đ/L 37.000 0,05% Quốc tế USD/Oz 1.258,10 0,30% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.640 0,04% EUR/USD 1.1760 0,04% Du WTI USD/th 74,02 0,31% 6 ThBa, ngày 10/07/2018 BP.NGHIÊN CỨU & PHT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 02-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

hoav

Chênh lệch cung tiền mở rộng quá lớn so

với tín dụng cũng tiềm ẩn rủi ro khó lường.

Ap lực lên lạm phát khi cung tiền mở rộng

quá mức có thể đẩy giá tài sản và hàng hóa

lên cao. Lượng thanh khoản dư thừa cũng

kích thích các ngân hàng đầu cơ kinh doanh

ngoại tệ nhiều hơn, nhất là khi lãi suất cho

vay USD trên cả thị trường dân cư và thị

trường liên ngân hàng đều duy trì ở mức cao.

Vì vậy, không loại trừ trường hợp tỷ giá liên

tiếp đi lên trong những ngày qua không chỉ

đến từ sự mạnh lên của USD trên thị trường

quốc tế, mà còn đến từ chính nhu cầu lướt

sóng ngoại tệ của các ngân hàng.

Tin nổi bật

Chính sách tiền tệ vào giai đoạn quyết liệt

Cẩn trọng với chênh lệch cung tiền và tín

dụng mở rộng

Đâu là động lực cho tăng trưởng kinh tế 6

tháng cuối năm?

Tăng trưởng vấp sức ì cải cách

Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng, bất chấp

xung đột thương mại

Giấc mơ FDI chưa thành sự thật của

Myanmar

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 09/07)

VN - Index 915,12 0,26%

HNX - Index 100,76 0,06%

D.JONES CK Mỹ 24.776,59 1,31%

STOXX CK C.Âu 3.460,44 0,35%

CSI 300 CK TQ 3.459,18 2,80%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 10/07)

SJC Ng.đ/L 37.000 0,05%

Quốc tế USD/Oz 1.258,10 0,30%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.640 0,04%

EUR/USD 1.1760 0,04%

Dầu

WTI USD/th 74,02 0,31%

6

Thứ Ba, ngày 10/07/2018

BP.NGHIÊN CỨU & PHAT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

2

Chính sách tiền tệ vào giai đoạn

quyết liệt

CSTT bước vào giai đoạn quyết liệt hơn trước áp lực mới đối với lạm

phát, tỷ giá. Nhìn lại, VN đã mất cả chục năm, sau ảnh hưởng cuộc

khủng hoảng từ 2008, mới bắt đầu thu hút mạnh dòng vốn đầu tư gián

tiếp nước ngoài trở lại mạnh mẽ trong 2017 và đầu 2018. Vừa qua, sau

khi ra thông điệp ổn định tỷ giá, NHNN lập tức giảm mạnh giá bán ra

ngoại tệ. Tỷ giá là một trong những trọng tâm của điều hành CSTT.

Xoay quanh, những trọng tâm khác cũng đang nổi lên áp lực. Qua

tháng 5 và 6, lạm phát tăng mạnh, mà phía trước các yếu tố tiếp tục

thúc đẩy đang hiện hữu hơn. Tại thời điểm này, Chính phủ đang tính

toán chính sách thuế môi trường đối với xăng dầu, lộ trình dự kiến tháng

10 tới. Trên thị trường TG, giá dầu các loại liên tục tăng mạnh gần một

tháng trở lại đây, tiếp cận các mốc 75-80 USD. Trong nước, giá lương

thực thực phẩm vừa thể hiện tác động bất lợi. Và như hàng năm, mùa

bão lũ đến gần có thể gây thêm bất lợi với giá nhóm hàng này. Mùa

khai giảng năm học mới và giá sản phẩm DV liên quan… Dư thừa tiền,

ứ đọng tiền ngân sách lớn. Chỉ riêng lượng "cất kho" ở NHNN đã lên tới

150.000 tỷ đồng. Và trên cơ sở cân đối dữ liệu các kỳ hạn, chuyên gia

trên cho biết trong tháng này ước tính có tới gần 100.000 tỷ đồng tín

phiếu được trả lại ra thị trường. Tất nhiên, như ròng rã suốt từ đầu năm,

NHNN liên tục có các biện pháp và công cụ trung hòa tiền ra, để kiểm

soát tác động đến lạm phát, tỷ giá, cân đối LS. Sau khi chỉ áp một kỳ

hạn ngắn, 1 tháng trở lại đây nhà điều hành đã mở rộng thêm các kỳ

hạn tín phiếu để hút bớt tiền về, dài nhất đã lên tới 91 ngày (đây cũng là

kỳ hạn dài nhất được triển khai trong nhiều năm qua). Nhiều khả năng

NHNN sẽ tiếp tục can thiệp quyết liệt hơn ở nghiệp vụ điều tiết hơn, với

kỳ hạn dài hơn và cả LS ở kênh này có thể cũng tăng lên. Sự quyết liệt

trên nhằm giảm thiểu tình trạng thừa tiền trên thị trường. Một mặt góp

phần hạn chế yếu tố tiền tệ đối với lạm phát, mặt khác để cải thiện

chênh lệch LS VND-USD trên thị trường LNH. Bên cạnh những dự tính

trên của chính sách, tại thời điểm này có thể dự tính trước một khả năng

TTTD năm nay sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn và sẽ không bất ngờ

nếu được kiểm soát ở mức 14-15% thay vì 17-18% những năm trước.

Tài chính – Ngân hàng

3

Các ngân hàng nắm 80% thị

phần đồng loạt tăng phí rút tiền

ATM

Từ 15/07 tới, NH Vietcombank sẽ tăng phí rút tiền nội mạng ATM từ

1.100 đồng lên 1.650 đồng với mỗi lần rút tiền tại ATM trên hệ thống

của mình. Như vậy, mức tăng là 500 đồng so với mức hiện tại. Phí ATM

nội mạng là phí NH thu với các chủ thẻ rút tiền tại ATM trên hệ thống

của mình. Trong khi đó, phí rút tiền ATM ngoại mạng hiện vẫn là 3.300

đồng/giao dịch (đã bao gồm VAT). Ngoài Vietcombank, còn có 2 ông lớn

khác là VietinBank, BIDV đều tăng từ 1.100 đồng lên 1.560 đồng (đã

gồm VAT) bắt đầu từ 15/07 này. Trước đó NH Agribank đã áp dụng biểu

phí mới. Thực tế, 3 ông lớn này đã từng có thông báo tăng phí rút tiền

nội mạng trên máy ATM từ đầu tháng 5 vừa qua, nhưng vấp phải nhiều

sự phản đối. Kế hoạch “bắt tay tăng phí” này hoãn lại sau khi NHNN có

chỉ đạo y/c các NH dừng việc tăng phí rút tiền ATM nội mạng. Động thái

này được lý giải là để bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Thống kê cho thấy

có khoảng 70 triệu thẻ ATM trên thị trường. Thị phần của 4 ông lớn

chiếm khoảng 80%, đồng nghĩa với việc điều chỉnh tăng phí sẽ ảnh

hưởng đáng kể đến các khách hàng hiện hữu. Trong khi đó, hầu hết

các NH đều cho rằng đây là một điều chỉnh nhỏ, không phục vụ cho

mục đích KD mà bù lỗ cho hoạt động đầu tư hệ thống ATM. Theo một

số NH từng chia sẻ, chi phí cho một giao dịch tại ATM các NH phải chi

trả từ 7.000 đồng - 10.000 đồng, bao gồm tổng hợp nhiều loại chi phí.

Các NH đã đầu tư nhiều vào hệ thống ATM cũng tỏ ra “không thích” các

NH “lười” đầu tư, vì khách hàng có thể rút tiền qua hệ thống NH lớn

nhưng chi phí lại không tốn nhiều. Thực tế sau khoảng thời gian đầu

khuyến mãi thu hút khách hàng, đến nay các NH lớn bắt đầu tăng nhiều

loại phí. Không chỉ phí rút tiền nội mạng ATM, trong vài tháng qua, các

NH cũng tăng phí chuyển khoản LNH, phí các DV cá nhân như SMS

Banking, Mobile Banking hay phí quản lý tài khoản. Dù vậy, Thông tư

35 của NHNN ban hành 2012 vạch rõ lộ trình tăng phí DV ATM cho các

NH, cho phép phí rút tiền ATM nội địa lên mức 3.000 đồng từ năm 2015

trở đi. Nhưng thực tế, mức thu phí cho đến thời điểm hiện tại vẫn phổ

biến quanh mức 1.100 đồng.

Cẩn trọng với chênh lệch cung

tiền và tín dụng mở rộng

Theo Tổng cục Thống kê, TTTD đến 20/06/2018 là 6,35%, #>413.000

tỷ đồng. Con số này thấp hơn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán

là 7,96%, #>652.000 tỷ đồng. Như vậy, chênh lệch giữa mức tăng thêm

của cung tiền và tín dụng đã mở rộng từ mức >119.000 tỷ đồng vào

cuối Q.I lên đến gần 239.000 tỷ đồng vào cuối Q.II. Mức chênh lệch

4

trên là cao nhất kể từ tháng 12/2016 đến nay, khi mà các tháng trong

năm 2017 mức chênh lệch chỉ duy trì ở mức vài chục ngàn tỷ đồng,

thậm chí có thời điểm tín dụng còn tăng cao hơn cung tiền. Trong khi

đó, lượng trái phiếu phát hành mới trên thị trường sơ cấp trong 6th/2018

là 74.580 tỷ đồng, còn lượng trái phiếu đáo hạn chỉ #50% con số phát

hành mới kể trên. Do vậy, nếu trừ đi lượng trái phiếu mà các TCTD mua

ròng trên thị trường sơ cấp thì phần vốn dư ra trong hệ thống cũng còn

gần 205.000 tỷ đồng. Lượng cung tiền tăng mạnh chủ yếu đến từ việc

NHNN tiếp tục mua ròng ngoại tệ mạnh mẽ trong ½ đầu năm nay. Cụ

thể, nếu như cuối năm 2017 dự trữ ngoại hối của NHNN là 52 tỷ USD,

thì con số cập nhật gần nhất vào ngày 21/05/2018 đã lên tới 63,5 tỷ

USD. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đến 6th, NHNN đã mua thêm 11,5

tỷ USD, #>260.000 tỷ đồng đã được bơm ra thị trường. Để điều tiết

lượng tiền đồng khổng lồ đã bơm ra qua kênh mua ngoại tệ, nhà điều

hành đã tích cực hút ròng qua thị trường tín phiếu và thị trường mở. Tuy

nhiên, con số hút ròng từ đầu năm đến nay chỉ >60.000 tỷ đồng, gần

như không thấm tháp gì so với lượng thanh khoản tiền đồng đã bơm ra.

Có thể thấy với việc GDP tăng mạnh ngay từ Q.I và 6th/2018 đã đạt

7,08%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trong năm nay là 6,7%, thì

nhà điều hành không còn chịu nhiều áp lực phải đẩy mạnh vốn ra để hỗ

trợ cho tăng trưởng KT như năm 2017. Do đó, các NH trong năm nay

khó có thể được nới hạn mức TTTD, vì vậy không có động lực phải tăng

mạnh tín dụng trong thời điểm hiện nay. Điều này càng khiến thanh

khoản của hệ thống trở nên dư thừa. Chênh lệch cung tiền mở rộng quá

lớn so với tín dụng cũng tiềm ẩn rủi ro khó lường. (i) Ap lực lên lạm phát

khi cung tiền mở rộng quá mức có thể đẩy giá tài sản và hàng hóa lên

cao. (ii) Lượng thanh khoản dư thừa cũng kích thích các NH đầu cơ KD

ngoại tệ nhiều hơn, nhất là khi LS cho vay USD trên cả thị trường dân

cư và thị trường liên NH đều duy trì ở mức cao. Vì vậy, không loại trừ

trường hợp tỷ giá liên tiếp đi lên trong những ngày qua không chỉ đến từ

sự mạnh lên của đồng USD trên thị trường quốc tế, mà còn đến từ

chính nhu cầu lướt sóng ngoại tệ của các NH.

Khó thở vì tỷ giá

NHNN nhanh chóng phát đi thông điệp, giá USD tăng chủ yếu do yếu tố

tâm lý. Đồng thời, nhà quản lý khẳng định cơ quan này sẵn sàng bán

USD để can thiệp. Tỷ giá theo đó bớt tăng nóng và duy trì ổn định trong

những ngày qua. Tuy nhiên, với nhiều DN NK hoặc DN có vay vốn

5

ngoại tệ, những diễn biến của tỷ giá trong thời gian qua thật sự là một

sức ép đối với họ. Hiệu ứng dây chuyền cũng đang tác động tới các DN

chuyên XK. Một số DN lĩnh vực thép cho biết, giá USD tăng cao gây

không ít khó khăn cho DN thời gian tới, nhất là trong bối cảnh sức mua

tại thị trường nội địa không cao như hiện nay. Tương tự, một số DN

trong lĩnh vực may mặc cũng đang than thở với việc DN cung ứng

nguyên liệu trong nước dựa vào việc USD tăng để "té nước theo mưa"

tăng giá nguyên liệu cao hơn tốc độ tăng tỷ giá. Trong khi đó, khoản lợi

từ việc XK sản phẩm khó có thể bù nổi khoản thiệt hại từ việc tăng giá

của nguyên liệu đầu vào. Tỷ giá biến động 2% đang khiến cho DN

vay ngoại tệ đau đầu. Mới đây, theo ước tính từ PVN, tỷ giá biến động

2% sẽ dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của các DN trong ngành

hơn 1.800 tỷ đồng. Ngoài ra, với nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động SXKD

rất lớn, các DN dầu khí đều gặp khó khăn trong việc thu xếp ngoại tệ để

đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ. Trong khi đó, khả năng thu

xếp của một số NHTM trong nước còn hạn chế. Báo cáo của HSBC về

rủi ro tỷ giá mới đây cho thấy, biến động tỷ giá không phải là cảnh báo,

mà thiệt hại về doanh thu là bức tranh hiện thực với các DN xuất NK

VN. Tính chung, tiền đồng đã mất giá tổng cộng 1,4% tính từ đầu năm,

trái ngược với mức 0,2% trong 2017, qua đó làm dấy lên một số lo

ngại về xu hướng của tỷ giá. Theo nhận định của chuyên gia KT –

TS.Trương Huy Mai, việc tăng tỷ giá có thể kéo dài, vì vậy DN cần có

các giải pháp ứng phó phù hợp. Để chủ động trong hoạt động quản trị

DN, quản trị dòng tiền và kiểm soát rủi ro hiệu quả, các DN cần chủ

động trong công tác phòng vệ rủi ro tỷ giá, rủi ro LS, thông qua việc

nâng cao nhận thức về rủi ro thị trường và các công cụ phòng vệ rủi ro.

Trật tự mới trong bức tranh thị

phần bảo hiểm xe cơ giới

Theo Hiệp hội Bảo hiểm VN, đến hết Q.I/2018, >50% thị phần bảo hiểm

(BH) xe cơ giới trên thị trường đang nằm trong tay 3 “ông lớn” là Bảo

Việt (>25%), PTI (>13%), và PVI (>12%). Hơn 35% thị phần tiếp theo (mỗi

DN nắm từ 4-7% thị phần) do PJICO, MIC, Bảo Minh, VNI, Bảo Long, BIC

và BSH nắm giữ theo thứ tự từ cao xuống thấp. Gần 20 DN còn lại chỉ

chiếm gần 15% thị phần, trong đó có hãng BH Liberty từng nổi đình

đám một thời với BH xe cơ giới. Thị phần của hãng BH này tính đến hết

Q.I/2018 là >2%. BH xe cơ giới dường như không phải là sân chơi của

các DN BH ngoại. AIG đã từ bỏ sân chơi này sau thời gian ngắn tuyên

bố thay đổi chiến lược và trải nghiệm thực tế…

6

Thực tế, Q.I/2018, nghiệp vụ BH xe cơ giới tiếp tục phải đối mặt với

nhiều khó khăn. Theo số liệu của Hiệp hội BH VN, tổng doanh thu phí

BH xe cơ giới toàn thị trường Q.I/2018 chỉ đạt 3.597 tỷ đồng, 9,5% so

với cùng kỳ 2017, thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng Q.I/2017

(15,9%). Sự ảm đạm của nghiệp vụ BH xe cơ giới là hệ quả của sự sụt

giảm từ thị trường ô tô VN. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh phi kỹ thuật (hạ

phí, mở rộng điều kiện, điều khoản…) vẫn diễn ra và một số DN theo đuổi

mục tiêu số 1 là lợi nhuận đứng ngoài cuộc và giảm từ từ độ nóng trong

tăng trưởng phân khúc này. Tại VN, dù là nghiệp vụ có tốc độ tăng và

doanh thu cao nhất, nhưng BH xe cơ giới hiện chưa đem lại nhiều lợi

nhuận cho các DN BH phi nhân thọ, nhiều DN vẫn còn đang lỗ từ

nghiệp vụ này. Dù thị trường có hơi chững lại so với thời gian trước,

nhưng vì là sản phẩm dễ bán, doanh thu đem lại cao nên đây là phân

khúc mà cuộc đua giành thị phần vẫn sẽ diễn ra khá gay gắt. Đây là

nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất trong 4 nghiệp vụ BH. Tỷ lệ bồi

thường xe cơ giới tính đến hết Q.I đang là 46,7%, cá biệt có DN nhỏ tỷ

lệ bồi thường đã lên đến >500%... Hậu quả dù không dễ chịu, nhưng sẽ

vẫn có DN chạy đua để chiếm lĩnh thị phần, vì đây vẫn là nghiệp vụ dễ

đem lại tốc độ tăng trưởng cao, giúp DN chiếm lĩnh được thị phần lớn, từ

đó có thêm nguồn lực để đi đầu tư.

7

Đâu là động lực cho tăng trưởng

kinh tế 6 tháng cuối năm?

Báo cáo Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP 6th/2018 ước tính 7,08%.

Đây là mức tăng cao nhất của 6th kể từ năm 2011 trở lại đây. Với đà

tăng trưởng này, nhiều NĐT, tổ chức quốc tế và cộng đồng DN nhận

định, tăng trưởng KT năm nay hoàn toàn có thể đạt mục tiêu mà Chính

phủ đề ra là 6,7%, thậm chí còn cao hơn. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn

Chí Dũng cho biết, diễn biến và kết quả tăng trưởng KT 6th/2018 tương

đối sát với mục tiêu kịch bản tăng trưởng mà Bộ đã trình Chính phủ từ

hồi tháng 3 vừa qua. Theo đánh giá của Bộ trưởng, xu hướng của nền

KT năm nay tích cực là chủ đạo, với tăng trưởng GDP cả năm 6,7 -

6,8% là mức cao so với các nước trên TG. Tuy vậy, ông Dũng nhấn

mạnh, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, cần có sự nỗ lực, phấn

đấu mạnh mẽ hơn nữa, cố gắng đạt khoảng 6,53% trong Q.III và 6,36%

vào Q.IV. Còn nếu muốn phấn đấu đạt 6,8%, thì đòi hỏi phải nỗ lực cao

hơn nữa, phải tận dụng mọi cơ hội trong điều kiện thuận lợi ở cả trong

nước và quốc tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo vẫn

tiếp tục giữ vai trò động lực chính. Theo ông Ousmane Dione - GĐ

quốc gia của NH Thế giới tại VN khẳng định, tăng trưởng KT VN năm

nay hoàn toàn có thể đạt 6,8%. KT VN đang có nhiều tiến triển. Thu hút

FDI tiếp tục ghi nhận những con số tích cực. KT vĩ mô ổn định, tiếp tục

tạo nền tảng quan trọng cho phát triển KT, ông Ousmane Dione đánh

giá, đồng thời cho rằng, với đà tăng trưởng này, tốc độ tăng trưởng của

KT VN những năm tới có thể ở mức >7%. Ngoài ra, nhiều chỉ số thể

hiện niềm tin KD trên thị trường gia tăng, nhất là số DN thành lập mới

ngày càng tăng. Điều này cho thấy quá trình phục hồi nền KT đang bắt

đầu. Cùng với đó là thúc đẩy thực hiện mạnh mẽ các hiệp định thương

mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, nhằm tạo nên không

gian và động lực mới cho môi trường đầu tư KD ở VN.

Tăng trưởng vấp sức ì cải cách Trong sự hân hoan về thành tích tăng trưởng GDP đạt 7,08% sau

6th/2018, những điểm mờ của KT VN vẫn được nhìn nhận chính xác.

Ngoài vai trò chưa thể thay thế của Samsung và Formosa, đang giữ

mức đóng góp 28% vào giá trị SX công nghiệp chế biến, chế tạo, thì

Kinh tế Việt Nam

8

sức ì trong cải cách môi trường KD đã xuất hiện và ngày càng lớn. Đầu

tiên, nếu chỉ đặt những mục tiêu Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày

15/05/2018 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải

thiện môi trường KD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018

và những năm tiếp theo, là không quá khó. Dù về y/c cắt giảm điều kiện

KD, hết Q.II, mới có 378 điều kiện được thực sự bãi bỏ trên tổng số hơn

3.000 điều kiện, còn xa mới đạt được mục tiêu 50% như y/c của

Chính phủ; y/c 50% danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành đã

được thực hiện nhưng chưa đồng đều, chỉ tập trung ở một số ít bộ,

ngành. Đó là chưa kể, chỉ với thành tích như hiện tại, mục tiêu về 8-

18 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi trong KD EDBI năm 2018

của World Bank cũng không quá xa tầm với. Bởi lẽ, năm 2017, nền KT

VN đã một mạch 14 bậc trong bảng xếp hạng này, dù nỗ lực cắt giảm

điều kiện KD chưa được ghi nhận và tính điểm. Trong cách đánh giá

này, VN đang có nhiều hạng mục đứng ở thứ hạng rất thấp, đồng

nghĩa, còn rất nhiều dư địa để thăng hạng. Tình trạng “chưa làm tới nơi

tới chốn, sợ trách nhiệm, né trách nhiệm”, “trên nóng dưới lạnh”, “cán bộ

mà cứ ôm vào mình quyền lợi không chính đáng”... Sự thẳng thắn đã

được ghi nhận nhưng để thay đổi, cần phải vượt qua nhiều trở lực…

Bộ Công thương: Chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung không thể

là cơ hội cho Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, cuộc chiến thương

mại Mỹ - Trung phản ánh cuộc cạnh tranh quyền lực chứ không đơn

thuần là tranh chấp thương mại giữa hai nước. Bộ trưởng cho rằng cần

phải đánh giá sâu hơn ở nhiều khía cạnh. Mỹ không chỉ dùng các đòn

phòng vệ thương mại với TQ mà còn với ngay cả các quốc gia đồng

minh. Do vậy, cuộc chiến thương mại đang diễn ra đặt nhiều y/c đối với

từng quốc gia trong định hướng tiếp theo của toàn cầu hoá. Chiến lược

ứng phó là rất khó khăn. Cụ thể, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục

XNK phủ nhận những ý kiến cho rằng hàng hoá VN có cơ hội trong

cuộc chiến này. "Chúng tôi cho rằng đây không thể là cơ hội. Hiện nay

KT VN có độ mở cao, các vấn đề đều có tác động đến VN". Cuộc chiến

bây giờ mới bắt đầu, chưa biết khi nào kết thúc, có thể là 1 tháng, 1

năm hoặc lâu hơn nữa, theo ông Chinh. Do vậy, việc kêu gọi XD chiến

lược để ứng phó là rất khó. Vị Cục trưởng cho rằng những nước xuất

siêu sang Mỹ cũng có thể ảnh hưởng. Trước mắt là thách thức với VN.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề cập đến vấn đề phòng vệ thương

mại với hàng TQ. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng cần quan tâm hơn

9

nữa đến quản lý nhà nước về XNK. Cần định hướng nâng cao chiến

lược XNK theo hướng bền vững, trong đó tăng trưởng XK cả về chiều

rộng và chiều sâu. Thời gian qua XK theo chiều rộng đã đạt được kết

quả tích cực nhưng cần đánh giá về độ tương đồng của chiều sâu. Bên

cạnh đó, ông cho rằng cần chú trọng đến chính sách tạm nhập tái xuất

của VN, nhất là trong thời điểm xung đột thương mại tác động trực tiếp

đến quan hệ VN và các nước láng giềng. Bộ trưởng cũng cảnh báo về

nguy cơ lớn về hàng TQ tràn vào VN. Do đó, bối cảnh đòi hỏi vai trò

quản lý Nhà nước không chỉ ở Bộ Công thương mà còn là cơ quan

Thuế, Hải quan… Sau nhiều lần đe doạ, Mỹ đã chính thức áp dụng

mức thuế quan bổ sung đối với hàng hoá TQ - trị giá lên đến 34 tỷ USD

– vào 06/07 vừa qua. Không chỉ vậy, 16 tỷ USD hàng hoá khác có thể

sẽ bị đánh thuế vào 2 tuần tiếp theo. Thậm chí, theo Tổng thống

Trump, tổng số hàng hoá mà TQ có thể bị đánh thuế có khả năng lên

đến 550 tỷ USD. Động thái này đã phần nào hiện thực hoá lời hứa của

ông Trump với cử tri nước Mỹ đã ủng hộ ông, đặc biệt trong bối cảnh

cuộc bầu cử giữa kỳ 2018 đang đến gần. Dù vậy, những leo thang này

đã đẩy KT TG – mới bước vào giai đoạn phục hồi - lại có nguy cơ suy

giảm do khả năng trả đũa và leo thang của 2 nền KT lớn nhất là Mỹ-TQ.

10

Dự trữ ngoại hối Trung Quốc

tăng, bất chấp xung đột thương

mại

Dự trữ ngoại hối của TQ 1,51 tỷ USD trong tháng 6, đạt 3.112 tỷ

USD, sau khi 14,23 tỷ USD trong tháng 5. Một tuyên bố của Cơ quan

Quản lý ngoại hối nhà nước TQ (SAFE) nói rằng dự trữ ngoại hối của

nước này tăng trong tháng qua là do thay đổi giá tài sản. Gần đây,

TTCK và tỷ giá CNY đã có những phiên giảm mạnh trước khi Mỹ và TQ

chính thức áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa của nhau vào ngày 6/7.

Xung đột thương mại leo thang khiến giới quan sát lo ngại về một đợt

thoái vốn mạnh mới khỏi TQ, gây áp lực lên tỷ giá CNY. Trong tháng 6,

CNY có tháng giảm mạnh kỷ lục, với mức 3,25% sv USD. Tháng 6

cũng là tháng giảm điểm tệ nhất của CK TQ trong vòng hơn 2 năm.

Ngoài ra, dự trữ vàng của TQ vào thời điểm cuối tháng 6 giảm còn

74,071 tỷ USD, từ mức 77,323 tỷ USD vào cuối tháng 5.

Giấc mơ FDI chưa thành sự thật

của Myanmar

Theo cố vấn KT đặc biệt của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi "Vấn đề

về vốn đầu tư của phương Tây vào Myanmar không phải là dòng vốn

ngừng chảy, mà là dòng vốn chưa bao giờ chảy đến". Myanmar chỉ thu

hút được hơn 30 tỷ USD vốn FDI kể từ tài khóa 2014-2015 đến nay.

Tình hình được dự báo sẽ không khá lên trước cuộc bầu cử Quốc hội

vào 2020. Myanmar đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như XD

CSHT đáp ứng tăng trưởng KT bền vững và nâng cấp hệ thống NH cho

phù hợp với y/c của thế kỷ 21. Tuy nhiên, IMF vẫn có cái nhìn lạc quan

về triển vọng KT Myanmar trong trung hạn. "Giai đoạn tự do hóa KT

đầu tiên ở Myanmar đã dẫn tới sự cất cánh tăng trưởng và giảm nghèo

ấn tượng. Giờ là lúc cần một làn sóng cải cách thứ 2 để duy trì động lực

này". Dù vắng bóng vốn đầu tư từ Mỹ và châu Âu, dòng vốn từ TQ,

Nhật, Hàn Quốc và Singapore vẫn giúp Myanmar trở thành một trong

những nền KT tăng trưởng mạnh nhất ASEAN. Năm ngoái, Myanmar

đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,4%. World Bank dự báo, KT Myanmar sẽ

6,8% trong 2017 và 7,2% trong trung hạn. Tháng 6/2018, Myanmar

thông qua luật đầu tư mới cho phép nước ngoài nắm tới 35% cổ phần

tại các công ty ở nước này. Luật mới có hiệu lực từ ngày 1/8, mở ra hy

vọng dòng vốn ngoại chảy vào Myanmar sẽ tăng. Mặc dù vậy, Bộ

Kinh tế Quốc tế

11

trưởng Bộ Tài chính thừa nhận rằng Myanmar không thể áp dụng mức

sở hữu nước ngoài 35% đối với bất kỳ vụ đầu tư nước ngoài nào, chẳng

hạn khi NH lớn như Standard Chartered/HSBC muốn vào nước này. GĐ

Asia Group Advisors nhận định: "Còn phải chờ xem sẽ có những hạn

chế như thế nào đối với NĐTNN muốn rót vốn vào ngành bảo hiểm và

NH, cũng như những công ty niêm yết của Myanmar. Tuy nhiên, luật

mới cũng giúp cải thiện thêm môi trường KD ở Myanmar”

12

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/cac-ngan-hang-nam-80-thi-phan-dong-loat-tang-phi-rut-tien-

atm-3324833/

http://cafef.vn/kho-tho-vi-ty-gia-20180709140439689.chn

http://ndh.vn/chinh-sach-tien-te-vao-giai-doan-quyet-liet-20180708070426232p4c149.news

https://vietstock.vn/2018/07/can-trong-voi-chenh-lech-cung-tien-va-tin-dung-mo-rong-757-

614985.htm

http://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/trat-tu-moi-trong-buc-tranh-thi-phan-bao-hiem-xe-co-gioi-

234833.html

Tin KT vĩ mô http://cafef.vn/dau-la-dong-luc-cho-tang-truong-kinh-te-6-thang-cuoi-nam-

20180709103802564.chn

http://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/tang-truong-vap-suc-i-cai-cach-3324806/

http://cafef.vn/bo-cong-thuong-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-khong-the-la-co-hoi-cho-viet-nam-

20180709141938252.chn

Tin KT Quốc tế https://vietstock.vn/2018/07/du-tru-ngoai-hoi-trung-quoc-tang-bat-chap-xung-dot-thuong-mai-772-

615016.htm

http://cafef.vn/giac-mo-fdi-chua-thanh-su-that-cua-myanmar-20180709164939767.chn

13

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bất động sản BĐS Mua bán, sáp nhập M&A

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng NH

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng bán lẻ NHBL

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng Nhà nước NHNN

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP

DNNN DNNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMNN

DN tư nhân DNTN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

DN vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách Nhà nước NSNN

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Ngân sách trung ương NSTW

Dự án DA Nhập khẩu NK

Dự trữ bắt buộc DTBB Sản xuất KD SXKD

Đăng ký KD ĐKKD Tài sản bảo đảm TSBĐ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổ chức tín dụng TCTD

Giấy chứng nhận GCN Tổng tài sản TTS

Giá trị gia tăng GTGT Tổng SP quốc nội GDP

Hợp đồng tín dụng HĐTD Trung Quốc TQ

Khách hàng DN KHDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Khách hàng cá nhân KHCN Trái phiếu DN TPDN

KT vĩ mô KTVM Thị trường chứng khoán TTCK

Kho bạc Nhà nước KBNN VN VN

Khu vực KV Vốn điều lệ VĐL

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Vốn tự có VTC

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Xã hội XH

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Xuất khẩu XK

Ngân hàng TG World Bank Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Ngân hàng Phát triển châu A ADB Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A ASEAN Hiệp hội Thép VN VSA

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX

Liên minh châu Âu EU Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM HOSE

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Tổng cục thống kê GSO