huong dan su dung softdesk2

45
SOFTDESK.8 I .SỐ LIỆU BAN ĐẦU: Số liệu ban đầu cho Softdesk chính là số liệu về địa hình của khu vực t.kế. Số liệu về địa hình được cung cấp bằng cách toàn đạc khu vực.Hiện nay do máy kinh vĩ điện tử được sử dụng rộng rãi cho nên số liệu của Softdesk có thể nhập trực tiếp từ số liệu khảo sát của máy. Trong Softdesk số liệu khảo sát địa hình được nhập vào bằng nhiều cách, ngoài lấy trực tiếp từ máy kinh vĩ điện tử, có thể nhập vào bằng bản đồ số, bằng số liệu điểm… Trong phần hướng dẫn này chỉ nêu cách nhập từ số liệu điểm đo toàn đạc đã được xử lý (như trong máy kinh vĩ điện tử,). Số liệu ví dụ minh hoạ dạng TEXT trong file ví dụ.CSV, mõi dòng là một điểm khảo sát bao gồm: Thứ tự điểm, toạ độ x,y,z và ghi chú của điểm đó. Ví dụ số liệu của điểm:1,10,20,30, cột điện. 1: Thứ tự điểm đo 10: Toạ độ X của điểm đo 20: Toạ độ Y của điểm đo 30: Toạ độ Z của điểm đo Cột điện: Ghi chú của điểm đo (thường dùng để nhận dạng địa hình) II. THIẾT KẾ ĐƯỜNG: 1. BẮT ĐẦU TỪ MỘT DỰ ÁN THIẾT KẾ: a/ Khởi động Softdest, nó sẽ tự nạp vào Autocad, nếu chạy lần đầu tiên thì màn hình có thêm menu AEC cạnh với các menu khác của Autocad.Lúc này màn hình xuất hiện hộp thoại Start Up, trong trang Start from Scratch ta chọn Metric xong nhấp OK .

Upload: api-26623512

Post on 07-Jun-2015

1.412 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Huong Dan Su Dung Softdesk2

SOFTDESK.8

I .SỐ LIỆU BAN ĐẦU: Số liệu ban đầu cho Softdesk chính là số liệu về địa hình của khu vực t.kế. Số liệu về

địa hình được cung cấp bằng cách toàn đạc khu vực.Hiện nay do máy kinh vĩ điện tử được sử dụng rộng rãi cho nên số liệu của Softdesk có thể nhập trực tiếp từ số liệu khảo sát của máy.

Trong Softdesk số liệu khảo sát địa hình được nhập vào bằng nhiều cách, ngoài lấy trực tiếp từ máy kinh vĩ điện tử, có thể nhập vào bằng bản đồ số, bằng số liệu điểm…

Trong phần hướng dẫn này chỉ nêu cách nhập từ số liệu điểm đo toàn đạc đã được xử lý (như trong máy kinh vĩ điện tử,). Số liệu ví dụ minh hoạ dạng TEXT trong file ví dụ.CSV, mõi dòng là một điểm khảo sát bao gồm:Thứ tự điểm, toạ độ x,y,z và ghi chú của điểm đó.Ví dụ số liệu của điểm:1,10,20,30, cột điện.1: Thứ tự điểm đo10: Toạ độ X của điểm đo20: Toạ độ Y của điểm đo30: Toạ độ Z của điểm đoCột điện: Ghi chú của điểm đo (thường dùng để nhận dạng địa hình)II. THIẾT KẾ ĐƯỜNG:1. BẮT ĐẦU TỪ MỘT DỰ ÁN THIẾT KẾ: a/ Khởi động Softdest, nó sẽ tự nạp vào Autocad, nếu chạy lần đầu tiên thì màn hình có thêm menu AEC cạnh với các menu khác của Autocad.Lúc này màn hình xuất hiện hộp thoại Start Up, trong trang Start from Scratch ta chọn Metric xong nhấp OK .

b/ Lưu file này vào một thư mục với một tên nào đó phù hợp. Ta nên tạo ra thư mục riêng cho mỗi công trình.

Page 2: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Thông thường Softdesk tự lưu vào thư mục “Proj” của nó, tuy nhiên cách này khó quản lí hơn và dễ bị nhầm lẫn.Bằng cách: Nhấn nút Save Xuất hiện Save Drawing As

Tại Save in: Ta đặt tên là ổ C chẳng hạnTại file name: Ta đặt tên là Tuan hot chẳng hạn Xong nhấn Save để lưu.

Page 3: Huong Dan Su Dung Softdesk2

c/ Từ menu AEC chọn mục đầu tiên: Softdeskprograms…Xuất hiện cửa sổ “Select Project”

Page 4: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Trong cửa sổ “Select Project”: Ta chọn một trong hai cách sau:Nếu làm mới thì chọn phần “Create project”,Còn nếu làm tiếp dự án cũ thì chọn tên dự án trong khung “Select Project” và OK

Hình trên là minh hoạ cho phần này,ví dụ một dự án có tên là “DTDA” nằm trong thư mục “C:/SDSK/PROJ”, nên ta có thể làm tiếp với dự án “DTDA” hoặc làm việc một dự án mới thì ta ấn nút “Create project” Khi chọn “Create project” thì cần nhập vào tên của dự án (Project name) Ví dụ đặt tên là MC 1-1 và các thông số của cửa sổ sau: Phần tên của dự án là bắt buộc phải nhập với các

Page 5: Huong Dan Su Dung Softdesk2

quy ước là không trùng tên với các dự án đã có, không khoảng cách (Space) và không dài quá 8 chữ, còn các phần khác có hay không thì tuỳ.Xong nhấn OK.

5/ Xong xuất hiện hộp thoại: “Pointdatabase Setup”.Trong phần này, thiết lập cơ sở dữ liệu điểm k.sát thì nên chọn phần :”Open mode”, là “Open as Single-User”, còn các thông số khác thì giữ nguyên. Xong nhấn OK.

Page 6: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Tiếp theo Softdesk yêu cầu thiết lập setup các thông số cho bản vẽ trong hộp thoại”Manual Setup”, nếu thấy các thông số trong thiết lập hiện tại ( Current Settings) là phù hợp với yêu cầu thì chấp nhận còn nếu không có thể chỉnh lại bằng các nút trên hộp thoại.

Tại Current Settings: Chọn Linear Units…Metric, nhấn Units and Angles Xuất hiện hộp thoại Units Setup. Tại Unit type chọn Metric – OK – OK.

Page 7: Huong Dan Su Dung Softdesk2

6/ Đến đây, màn hình xuất hiện thêm hộp thoại mới là: Softdesk Programs . Chọn Civil/Survey – Có các lựa chọn:* Earthworks (hay Survey…) – OK.

7/ Màn hình chính sau khi chương trính Survey được tải thành công, lưu ý đến hệ thống menu chính được thay đổi. Trong phần hướng dẫn này chỉ đề cập đến số liệu nhập từ điểm khảo sát có sẵn.

Page 8: Huong Dan Su Dung Softdesk2

8/ Chon menu Point, trong menu này có rất nhiều phần khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phần hướng dẫn này ta chỉ quan tâm đến phần chính là dữ liệu điểm. Nên phần”Import/Export Point” là phần được đề cập.

Bằng cách vào: Point – (Import/Export Point) – EditFormat…

Trong đó: Create Format : Dùng để định dạng số liệu điểm cho phù hợp với số liệu khảo sát mà ta có. Edit Format: Dùng để chỉnh sửa dạng số liệu điểm khảo sát.Khi ta chọn xong, xuất hiện hộp thoại: Import/Export Format Editor

Page 9: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Phần “Delimiter” dùng để chỉ ra ký hiệu ngăn cách thành phần số liệu điểm.Ở đây: Ta thường dùng ngăn cách bằng dấu phẩy (,) là “Comma” Dùng dấu cách bằng phím Space (phím dài) Dùng Column cho số liệu điểm dạng cột.

Các thông số khác nên để mặc định, nếu có ý định in ra các thong số điểm khảo sát (ít khi dùng) thì nên chọn lại phần “Prec….- độ chính xá sau dấu phẩy thập phân”.Xong OK.

Sau khi thiết lập xong dạng số liệu điểm thì chọn phần nhập điểm vào từ file số liệu“Import points from file” Bằng cách: Vào lại Points – (Import/Export points) - Import points from file. Lúc này lại xuất hiện hộp thoại :” Import points”Lúc này, ta chỉ cần kiểm tra lại phần thiết lập cho mục “Import Points”, nhìn chung chỉ cần lưi ý đến phần “Destination” là COGO Point Database”.Xon OK.

Page 10: Huong Dan Su Dung Softdesk2

***Lưu ý: Để in ra thông số của các điểm khảo sát thì trước khi chọn mục” Import points from file” ta nên dùng lệnh “Style” của AutoCad để định loại chữ và kích cỡ chữ phù hợp với bản in. Thông thường vơi tỷ lệ vẽ bình đồ 1/1000 thì ta nên chọn chiều cao chữ là 2 mm10/ Sau đó chọn file số liệu cần nhập. Trong ví dụ này, file số liệu nằm trong thư mục chứa số liệu điểm.

Tại Look in: Survey, ta ấn chọn file chứa toạ độ điểm.Ví dụ: Vào file Documents – Cdmd – n3.txt – Open.Lúc này, tại dòng nhắc Command:Import Method (Overwrite/Merge/Apped)

Có 3 tuỳ chọn: * Overwrite: Ghi đề lên * Merge : Nhập vào * Apped : Nối tiếp

** Nếu ta làm mới và số liệu chỉ có ở một file, ta nên chọn là “Overwrite”: Ghi đề lên Xong nhấn Enter (1 lần) Và các điểm được nhập vào sẽ có dạng như sau:

Page 11: Huong Dan Su Dung Softdesk2
Page 12: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Tại Command: Nhập Z (Enter)

Page 13: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Chọn All (Enter 3 lần)

Page 14: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Ta có thể bật tắt các lớp (layer) của điểm để quan sát, các lớp này bao gồm: Desc;Elev;Pnts

Sau khi hoàn thành nhập điểm ta có thể kết thúc phần Survey và sang phần khác. II. Tạo lập mô hình khu vực thiết kế tuyến:

Từ me nu ACE chọn Softdesk Programs…và chọn phần DTM (Digital Terrain Model – Mô hình số địa hình). Đây là phần chuyên để thiết kế mô hinh địa hình. Nó có khả năng tạo ra các đường đồng mức, mô hình bề mặt, mô hình độ dốc và cho phép quan sát địa hình ở dạng không gian thông qua phần 3D grids.

Khi nạp phần DTM thành công thì màn hình AutoCad có dạng như sau:II. Trước tiên cần tạo ra bề mặt (Surface) khu vực thông qua menu cùng tên…

Trong menu này có nhiều phần khác nhau.Chọn mục “Surface Data” để nhập số liệu cho địa hình, chọn dạng số liệu địa hình là “Project Point Data” sau đó chọn All có nghĩa là nhận toàn bộ các điểm vừa nhập làm dữ liệu để tạo bề mặt. Nếu thiết kế lần đầu thì Softdesk yêu cầu nhập vào các thông số theo hộp thoại sau. Vào: Surface – Surface Data - Project Point Data – All .

Page 15: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Tại: New Surface ta đặt tên là md chẳng hạn.Phần này bắt buộc phải nhập, không có khoảng cách và dài không quá 8 chữ.Vào lại Surface – Build Surface: Để tạo ra bề mặt.Để chính xác ta nên tạo ra một đường viền (Boundary) bao quanh khu vực cần vẽ bề mặt bằng lệnh “Pline”. Lưu ý là đường này phải kín 9nên dùng tính năng close của Pline) và trong phần “Data” chỉ xác nhận “Point” - OK

Page 16: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Lúc này, mũi tên của chuột có dạng vuông Tại Command: Select Polyline for boundary (Retum for …):Nhấn Enter

Xuất hiện

Page 17: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Chọn Yes và EnterLúc này, xuất hiện hoàn chỉnh bộ mặt toạ độ (Được tạo mặt)

** Để tạo mặt không bị mất khi ta dùng các lệnh tái tạo bản vẽ như lệnh Z chẳng hạn.Bằng cách ta vào:Surface – View Surface – Import 3D line.

Page 18: Huong Dan Su Dung Softdesk2

III. Tạo đường đồng mức (Contuor):Để tạo ra đường đồng mức ta vào menu “Contuor” chọn “Create Contuors” và nhập các thông số theo các yêu cầu của hộp thoại dưới đây:Bằng cách vào:Contuor – Create Contuor…

Page 19: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Minor là đường đồng mức phụ. Major là đường đồng mức chính. Interval là bước của đường đồng mức. Các thông số khác có thể lấy mặc định theo chương trình.

Tại Command: Xuất hiện Erase old Contuors (Y/N): Chọn Yes và Enter.Lúc này, trên màn hình xuất hiện đường đồng mức hoàn chỉnh.

Page 20: Huong Dan Su Dung Softdesk2

** Để nết đường đồng mức min, đều hơn ta vào: Contuor – Contuor Properties - chọn dấu kiểng tại Smoothing, Spline Fit

Page 21: Huong Dan Su Dung Softdesk2

IV/ Tạo mặt cắt:(Sử dụng các lệnh AEC, Align)Vào AEC – Softdesk programs…sd….Xuất hiện hộp thoại Softdesk Programs .

-Vào - (Civil / Survey – Advanced Design) – OK

Page 22: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Tại Command: Ta nhập lệnh Pline….

Page 23: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Và Enter.Xuất hiện màn hình sau.

Lúc này, ta kích vẽ một đường Pline ngang qua đường đồng mức

**Để mặt cắt không bị ngược ta luôn vẽ đường Pline từ trái sang phải .Vào Align – Define from Polyline

Page 24: Huong Dan Su Dung Softdesk2

….Lúc này mũi tên chuột có dạng hình vuông..

Page 25: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Ta kích trái chuột tại điểm đầu tiên của đường Pline vừa vẽ .Lúc này, liền xuất hiện dấu đỏ chéo tại điểm đầu đó

Ta tiếp tục kích phải chuột…Xuất hiện hộp thoại: Define Alignment.

Page 26: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Xong chọn OK

V/ Tạo mặt cắt:-Vào Profile - Selec Alignment

Page 27: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Ta kích phải chuột điểm bất kỳ ở ngoài đường đồng mức. Xuất hiện hộp thoại sau.

Chon OK.

Page 28: Huong Dan Su Dung Softdesk2

-Vào Profile – DTM Surfaces – Select DTM Surface

Page 29: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Chọn 1-1 tại Selection – OK.

Page 30: Huong Dan Su Dung Softdesk2

-Vào Profile – Existing Ground – Sample From DTM.

Page 31: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Ta nhấn Enter .

Nhấn tiếp Enter.

Page 32: Huong Dan Su Dung Softdesk2

-Vào tiếp Profile – Greate Profile – Full profile

Xong nhấn OK.hoặc Enter.

Page 33: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Ta kích phải chuột ở ngoài màn hình. Chọn No hoặc Yes.

Page 34: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Ngay lập tức ta có các mặt cắt như hình sau.

Page 35: Huong Dan Su Dung Softdesk2
Page 36: Huong Dan Su Dung Softdesk2

Các mặt cắt khác tiếp theo ta cung làm tương tự như thếCuối cùng Phi Vân xin chào tạm biệt các bạn…!Thân ái.

Page 37: Huong Dan Su Dung Softdesk2

.