hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng nai năm 2016 · tỉnh Đồng...

21
Hi thi Tìm hiu giá trvăn hóa - lch sĐồng Nai năm 2016 Trnh thHoài Thiên 1 THÔNG TIN TÁC GIHvà tên: TRNH THHOÀI THIÊN Ngày tháng năm sinh: 07/01/1997 Gii tính: NNghnghip: Sinh viên Dân tc: Kinh Là Đoàn viên Thanh Niên Cộng Sn HChí Minh. Đơn vị hc tp: Lớp Cao đẳng Sư phạm Ngvăn khóa 40 trường đại học Đồng Nai. Nơi thường trú: 212/40c t24 khu ph2 phường Tam Hòa thành phBiên Hòa tỉnh Đồng Nai. Sđiện thoi: 0162.926.9401 Đại chemail: [email protected]

Upload: lydang

Post on 31-Mar-2018

224 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 1

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Họ và tên: TRỊNH THỊ HOÀI THIÊN

Ngày tháng năm sinh: 07/01/1997

Giới tính: Nữ

Nghề nghiệp: Sinh viên

Dân tộc: Kinh

Là Đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

Đơn vị học tập: Lớp Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn khóa 40 trường đại học Đồng Nai.

Nơi thường trú: 212/40c tổ 24 khu phố 2 phường Tam Hòa thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

Số điện thoại: 0162.926.9401

Đại chỉ email: [email protected]

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 2

LỜI CẢM ƠN in gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả. Để có được tác phẩm dự thi này.Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến em Thúy Hiền người đã giúp tôi có được

những bức ảnh tư liệu hữu ích trong buổi đi thực tế.

Bên cạnh đó tôi cũng không quên cảm ơn cô Thanh Lâm- giảng viên khoa sư phạm khoa học xã hội trường đại học Đồng Nai đã giúp đỡ tôi biên tập và chỉnh sửa tác phẩm này.

Cảm ơn các thầy cô trong trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Đồng Nai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tìm được những nguồn tư liệu thích hợp.

Đặc biệt tôi xin cảm ơn đến người dân sinh sống trên con đường Đoàn Văn Cự đã cung cấp thông tin để tôi hoàn thành tốt bài thi này.

Đồng thời xin cảm ơn các nguồn tư liệu quý báu từ sách: Đồng Nai quê hương em, Địa chí Đồng Nai, Nhân vật lịch sử Việt Nam- quyển 16 và các website đã cung cấp những tư liệu bổ ích.

lời cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ban tổ chức hội thi:Tìm giểu giá trị văn hóa- lịch sử đã tổ chức hội thi này để tôi có cơ hội tham gia tìm hiểu thêm về quê hương mình.

Xin chân thành cảm ơn.

Trịnh Thị Hoài Thiên

X

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 3

LÝ DO CHỌN HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

Là một người bén duyên với lĩnh vực khoa học xã hội từ nhưng năm còn ngồi trên ghế trường trung học phổ thông, tôi có một niềm đam mê cháy bỏng với văn học và lịch sử. Bởi thế đó là lý do tôi tham gia cuộc thi này. Với đại đa số mọi người và đặc biệt là với học sinh môn lịch sử được coi là “ khó nuốt”. Chính vì lẽ đó, đến với cuộc thi này tôi mang theo nhiều ấp ủ trước hết là được thỏa mình vào niềm đam mê lịch sử của tôi, trau dồi thêm kiến thức về văn hóa- lịch sử của quê hương mình và điều quan trọng là được thổi màu vào chính những trang sử hào hùng của dân tộc qua cách trình bày mới. Đó là cách mà giới trẻ ngày nay thể hiện tình cảm giành cho nhau qua những trang “scrapbook”. Tôi cũng muốn thể hiện tình cảm của mình với văn hóa- lịch sử Đồng Nai bằng cách đó.

Trịnh Thị Hoài Thiên

*Scrapbook: Là một hình thức để lưu giữ, bảo tồn những thông tin liên quan đến lịch sử cá nhân và gia đình trong định dạng của một sổ lưu niệm. Những kỷ vật điển hình được lưu giữ ở đây có thể bao gồm hình ảnh, thông tin báo chí và tác phẩm nghệ thuật.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 4

ĐỀ BÀI

Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của bạn về tiểu sử nhân vật được chọn đặt tên đường tại địa phương phường, xã nơi bạn đang ở. Những hành động, đức tính nào của nhân vật bạn cần học tập làm theo?

Câu 2: Hãy tường thuật sự kiện lịch sử trên địa bàn Đồng Nai mà bạn tâm đắc nhất trong kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam?

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 5

Phần 1: Trả lời những câu hỏi

Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của bạn về tiểu sử nhân vật được chọn đặt tên đường tại địa phương phường, xã nơi bạn đang ở. Những hành động, đức tính nào của nhân vật bạn cần học tập làm theo?

Sự thay da đổi thịt của phố phường làm cho xã hội ngày nay càng phát triển. Biên Hòa quê tôi cũng không ngoại lệ. Là một thành phố công nghiệp và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I, là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, hiện là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước với hơn 1 triệu người, có dòng sông Đồng Nai chảy qua, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Biên Hòa vẫn đang hòa mình vào dòng chảy của sự phát triển với biết bao sự thay đổi theo hướng tích cực của từng phường xã, từng con đường. Một trong số đó phải kể đến phường Tam Hòa nơi tôi sinh sống, học tập và làm việc.

Đoàn Văn cự- con đường đến trường

Theo quyết định Số: 2854/QĐ-UBND về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 91/2007/NQ-HĐND ngày 25/7/2007 của hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tại thành phố Biên Hòa thì con đường nối liền hai phường Tam Hòa và Tam hiệp(đoạn nối từ đường Phạm văn Thuận đến đường Đồng Khởi).được đặt tên mới theo tên những người lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp là đường Đoàn Văn Cự. Đây cũng là con đường tôi đến trường mỗi ngày.

Con đường Đoàn Văn Cự đoạn qua phường Tam Hiệp

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 6

Ngã ba nút giao giữa đường Đoàn Văn Cự và Phạm Văn Thuận

Đoạn đường Đoàn Văn Cự thuộc Bia tưởng niệm nằm trên khu đất

phường Tam Hòa thuộc con đường

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 7

Đường Đoàn Văn Cự thuộc phường Tam Hòa

Ông là ai? Đoàn Văn Cự sinh năm Ất Mùi (1835) tại làng Bình An, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa (nay là quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) và mất năm 1905. Là một thủ lĩnh kháng Pháp tại Biên Hòa (Việt Nam). Tuy hoạt động của ông bị đối phương nhanh chóng dập tắt, nhưng đã có ảnh hưởng sâu rộng ở vùng miền Đông Nam Bộ trong những thập niên đầu thế kỷ 20 Cha ông là một nhà nho yêu nước, có tinh thần chống Pháp, bị đối phương theo dõi, ông phải rời bỏ Thủ Đức để tha hương. Nối chí cha, Đoàn Văn Cự đến cư ngụ tại một nơi hẻo lánh ở ấp Vĩnh Cửu thuộc xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Biên Hòa xưa (nay thuộc phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) sống bằng

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 8

nghề dạy học và hốt thuốc, nên được gọi là ông thầy Cự. Học trò theo học ông rất đông. Nhân dân trongvùng có ai ốm đau bệnh tật, ông hết lòng chữa trị. Có lần một người dân ở xa bị bệnh nặng, người nhà tìm đến ông nhờ cứu giúp. Trời đang mưa to gió lớn, ông vội vàng lấy nón, cầm gậy, quần xắn đến đầu gối chân bước thấp bước cao ra đi. Những người nghèo khó khăn cơ nhỡ ông thường biếu thuốc không lấy tiền. Vì vậy dân làng Vĩnh Cửu ai cũng quý mến ông. Các anh hùng cũng rất kính nể, và thường lui tới nhà ông nội để đàm đạo việc đời việc nước Cả Mè, Cả Nha, Ông Văn... Nhờ vậy, ông che tai mắt thực dân Pháp được một thời gian, để có thể bí mật tuyên truyền và chiêu tập những người dân có cùng chí hướng.

Được tin tưởng, đông đảo người dân ở các vùng Chợ Đồn, Chợ Chiếu, Bình Đa, Cù lao Phố, Núi Nứa (nay thuộc Bà Rịa)...đã tình nguyện đi theo và ủng hộ ông. Để chuẩn bị cho đại cuộc đánh Pháp, ông Cự chọn vùng Bưng Kiệu (thuộc xã Tam Hiệp) làm căn cứ, tổ chức lượng theo theo lối Thiên Địa Hội (còn gọi là Hội kín), đồng thời cho tích lũy lương thực, mua sắm khí giới, lập lò rèn vũ khí, luyện tập nghĩa quân...

Mọi việc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì thực dân Pháp dò la được. Sáng ngày 12 tháng 4 năm 1905, một số lính mã tà (cảnh sát thời Pháp thuộc) do một viên quan ba (đại úy) chỉ huy kéo vào căn cứ Bưng Kiệu. Thừa lúc nghĩa quân canh phòng sơ ý, quân Pháp liền xông thẳng vào ngôi nhà Đoàn Văn Cự đang ở. Trước bàn thờ Tổ, Đoàn Văn Cự trong bộ trang phục

uy nghi, vừa thấy viên quan ba dẫn lính vào liền vung đoản đao chém thẳng. Viên quan ba bị thương nhưng kịp rút súng bắn chết ông (thọ 70 tuổi). Sau khi giết được thủ lĩnh Đoàn Văn Cự, viên quan ba cho lính đốt phá căn cứ, bắn giết và truy đuổi nghĩa quân cho đến ngày hôm sau. Kết cuộc, ngoài Đoàn Văn Cự, còn có thêm 16 nghĩa quân bị hy sinh tại trận. Sau đó, quân Pháp bắt dân làng chôn Đoàn Văn Cự cùng với 16 nghĩa quân vào một hố lớn.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 9

Ngôi mộ chung chôn thủ lĩnh Đoàn Văn Cự cùng 16 nghĩa quân, tọa lạc trên khu đất cạnh dòng suối Linh Tuyền (gọi tắt là suối Linh), thuộc phường Long Bình, cách trung tâm thành phố Biên Hòa chừng 8km. Ban đầu, chỉ là một ngôi mộ đơn sơ. Năm 1956, được nhân dân địa phương xây đắp lại nhưng quy mô nhỏ. Trước năm 1975, vì ngôi mộ nằm trong căn cứ quân sự Long Bình, nên người dân không thể đến sửa sang hay thăm viếng, mãi đến 1990 ngôi mộ mới được xây dựng bề thế như hiện nay. Ngôi mộ hiện có hình chữ nhật dài 16,5m, rộng 2m cao 0,75m. Phía sau ngôi mộ là một ngôi miếu nhỏ thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh. Khu mộ được bảo vệ bởi hai vòng rào bằng gạch, có cổng ra vào.

Ngôi đình cũng được xây dựng từ năm 1956, cách phần mộ khoảng 1km về hướng Đông Bắc. Đền tọa lạc

trên khu đất bằng phẳng, rộng gần 3000m2, thuộc phường Tam Hiệp (thành phố Biên Hòa) trên Quốc lộ 15.

Ngày 8 tháng 4 (âm lịch) hàng năm, nhân dân địa phương đều làm lễ tế trang trọng để tưởng nhớ thủ lĩnh Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa quân.

Mộ và đền thờ Đoàn Văn Cự được Bộ Văn hóa - thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 722/QĐ-BVHTT ngày 25 tháng 4 năm1998.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 10

Một số hình ảnh tác giả đi thực tế tại Đền thờ Đoàn Văn Cự

Khi có dịp đi thực tế tại khu di tích cấp quốc gia này tôi lại thấy trong khuôn viên người ta trưng bày và bán khá nhiều cây cảnh, chậu hoa và phân bón.

Ghi công Đoàn Văn Cự, trước năm 1975, chính quyền tỉnh đã lấy tên ông đặt tên cho một khu cư xá và một con đường nối liền Quốc lộ 1 (nay là Quốc lộ 1A) và đường liên tỉnh 24. Hiện nay, tên ông cũng được dùng để đặt tên cho một con

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 11

đường ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đó là tất cả những gì tôi có thể biết về ông qua những trang sách, các nguồn tư liệu mà tôi tìm thấy.

Ở ông có nhiều đức tính và hành động tốt đẹp để lớp trẻ ngày nay đặc biệt với riêng tôi là một trong những người chủ tương lai của đất nước học tập và noi theo.

Lòng nồng nàn yêu nước tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Trước hết phải kể đến lòng nồng nàn yêu nước tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đối với thế hệ trẻ ngày nay đặc biệt là với tôi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi cần học nơi ông lòng yêu nước mạnh mẽ ấy. Bởi lẽ trong cái nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại, sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại và sự lớn mạnh của các cườm quốc năm châu, cần lắm nơi tôi, nơi trái tim từng con người Việt Nam một nhịp thở của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Năm xưa Đoàn Văn Cự đã giám đứng lên một lòng một chí muốn giành lại non sông giành lại độc lập mà phải ngã xuống. Còn tôi ngày nay, tôi ít nhiều chẳng phải đổ máu như ông năm xưa nhưng tôi nhận thức rằng tôi có một sứ mệnh cao cả đó là gìn giữ và phát triển nước nhà trong thời đại “ hòa bình”. Soi chiếu vào tấm gương sáng ngời của ông cùng với việc ý thức được những điều đó. Tôi tự nhủ rằng mình phải trở thành một công dân tốt, một đoàn viên gương mẫu, một sinh viên học tập tốt. Qua việc khi còn ngồi trên ghế giảng đường phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt. Bác Hồ đã từng nói trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em". Đó là tất cả những điều tôi đã đang và sẽ thực hiện để tiếp bước cha anh đi trước, noi theo gương sáng của vị anh hùng Đoàn Văn Cự giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam tươi đẹp, hầu thỏa ước vọng hòa chung nhịp đập “yêu nước” với các vị tiền nhân và cả thế hệ mai sau.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 12

Người thầy dạy chữ và lòng thương người.

Tìm hiểu về ông- nhân vật lịch sử đã được đặt tên cho con đường đến trường của tôi, tôi còn biết ông là người văn võ song toàn. Đây cũng chính là một điểm sáng trong ông mà tôi cần học hỏi và noi theo. Trong cuốn “ Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX- quyển 16” có đoạn viết về ông như sau “ ... Đoàn

Văn Cự là một người thông minh, học giỏi. Ông không ra làm quan mà theo nghề cha làm thuốc cứu chữa cho dân...”, theo cuốn sách: “Đồng Nai quê hương em- tập 2” còn cung cấp thêm: Ông là thầy dạy chữ cho dân. “Học trò theo học ông rất đông. Nhân dân trongvùng có ai ốm đau bệnh tật, ông hết

lòng chữa trị....Những người nghèo khó khăn cơ nhỡ ông thường biếu thuốc không lấy tiền. Vì vậy dân làng Vĩnh Cửu ai cũng quý mến ông. Các anh hùng cũng rất kính nể, và thường lui tới nhà ông nội để đàm đạo việc đời việc nước Cả Mè, Cả Nha, Ông Văn...” Noi theo ông một vị hiền tài, ông là một tấm gương sáng cho tôi về vấn đề học tập. Để xứng danh là người con của dân tộc Việt, là một sinh viên ngành sư phạm tôi cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc học. Hồi ấy ông giỏi toàn bề, dạy chữ, bốc thuốc và cả nuôi quân, thật sự là tài ba. Vì bây giờ tôi chỉ học có một ngành, chọn một nghề mà đôi lúc còn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Soi vào ông và biết bao vị anh hùng hiền tài của Việt Nam đã cho tôi một động lực phấn đấu học tập tốt để trở thành một giáo viên tương lai với đầy đủ tri thức cần thiết để tiếp nối sự nghiệp “ Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 13

Trong xã hội với lắm bon chen, xô bồ, người ta quên mất việc quan tâm yêu thương nhau. Họ dần dần vô cảm trước những biến động của xã hội loài người. Tìm hiểu về ông, một lần nữa trái tim tôi rung lên vì có lẽ tôi đã xem nhẹ việc yêu thương giúp đỡ mọi người. Một nụ cười, một ánh mắt, một câu nói hay một sự san sẻ nhỏ bé đủ để trái tim này ấm lên. Ông giúp tôi nhận ra: Phải biết san sẻ cho những người khó khăn để cuộc sống này còn có những niềm vui nối dài.

Là người tạo được niềm tin với mọi người.

“Được tin tưởng, đông đảo người dân ở các vùng Chợ Đồn, Chợ Chiếu, Bình Đa, Cù lao Phố, Núi Nứa (nay thuộc Bà Rịa)...đã tình nguyện đi theo và ủng hộ ông”. Một lần nữa tôi lại nhìn thấy nơi ông một điểm sáng. Một nhà triết học gia đã từng nói: “ Lòng tin giống như một tờ giấy nếu đã một lần vò nát nó thì khó có thể trở lại như ban đầu”. Bằng chính sự chân thành tự đáy long và bằng nhiệt huyết

muốn đất nước được tự do mà ông đã gầy dựng nơi anh em một lòng tin mạnh mẽ. Vì thế đối với tôi và biết bao bạn trẻ khác ngày nay cũng muốn tạo được lòng tin với mọi người. Điều tôi đã học được ở ông chính là hãy sống chân thành vì đó là cách tạo lòng tin tốt nhất đối với mọi người.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 14

Nhìn về ông bằng ánh mắt ngưỡng mộ và tự hào. Tôi và cả biết bao bạn trẻ khác đã học nơi ông được rất nhiều điều: Lòng nồng nàn yêu nước tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, người thầy dạy chữ, lòng thương người và người tạo được niềm tin với mọi người. Với tinh thần ấy tôi quyết tâm trở thành một công dân tốt đẩ góp phần làm rạng danh nước nhà.

Câu 2: Hãy tường thuật sự kiện lịch sử trên địa bàn Đồng Nai mà bạn tâm đắc nhất trong kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam?

“Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam nhớ đất Thăng Long”

Hai câu thơ của nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ đã tỏ rõ tấm lòng của người dân xứ Đồng Nai - Nam ộ luôn hướng về cội nguồn của Tổ quốc trong suốt những chặng đường lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Thật vậy, trong suốt 300 năm, từ ngày cư dân Việt định hình trên mảnh đất Đồng Nai, những người con của giòng giống “Lạc Hồng” với bản lĩnh, bản sắc của mình đã tiếp nối truyền thống của cha ông viết nên nhiều chiến công rạng rỡ trong đấu tranh và xây dựng.

Là một bộ phận máu thị của quê hương “ Miền Nam thành đồng tổ quốc” nhân dân Biên Hòa- Đồng Nai đã dũng cảm kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để “bảo tồn sông núi”. Đặc biệt là trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) cùng với nhân dân các tỉnh miền Đông Nam bộ, quân dân Biên Hòa - Đồng Nai đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh góp phần dệt nên truyền thống hào hùng “Miền Đông gian lao mà anh dũng”

Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn, thủ đô của chế độ Mỹ, Ngụy khoảng 30 cây số và đây là khu vực trọng yếu của địch, là cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn. Tại đây, Mỹ xây

dựng những căn cứ trọng yếu và có tầm chiến lược quan trọng, trong đó đáng kể là ngoài tổng kho hậu cần Long Bình, sân bay Biên Hòa cũng là một trong những hệ thống quan trọng của Mỹ, Ngụy. Sân bay Biên Hòa nơi xuất phát của không quân Mỹ, Ngụy đi bắn phá vùng giải phóng. Chúng được xây dựng và bảo vệ vô cùng

kiên cố, thế nhưng "Vỏ quít dầy có móng tay nhọn", chỉ tính trong 4 năm từ 1964 - 1968, Lực lượng vũ trang Biên Hòa đã 9 lần dội bão lửa xuống nơi đây, gây thiệt hại nặng nề cho địch và đáng kể nhất là trận đầu tập kích vào sân bay Biên Hòa

vào đêm 30 rạng sáng ngày 31/10/1964.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 15

Dưới đây là một vài sự kiện được trích từ hồi ký của những đồng chí đã từng trực tiếp chỉ huy trận đánh nầy. Hồi ký của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Bứa tức Nguyễn Hồng Lâm viết: "... Hồi đó tất cả chúng tôi cùng một dòng suy nghĩ phải dội bão lửa lên đầu "bầy quạ sắt" không lực Mỹ ở sân bay Biên Hòa. Phải chọc cho thủng cái "dạ dầy lầu năm góc" phương Đông của Mỹ ở căn cứ liên hợp Long Bình, phải đập thật mạnh vào cái đầu bọn lái chiến tranh Mỹ Ngụy ở đây, không cho chúng ăn ngon, ngủ yên trên thành phố thân yêu đang bị dầy xéo..."

Những dòng suy nghĩ mang tính hiện thực vào thời chiến đó đã đến đúng lúc với quân và dân miền Đông, quân và dân Thành Phố Biên Hòa khi Thượng Tướng Trần Văn Trà tư lệnh quân giải phóng miền (B2) đã về giao nhiệm vụ đặc biệt cho lực lượng tại căn cứ Suối Linh chiến khu Đ vào những ngày cuối đông 1964. Nhiệm vụ đồng chí giao là hãy dọn đường cho một chiến dịch lớn ở phía Đông, trước tiên phải mở một cuộc tấn công bằng hỏa lực vào sân bay Biên Hòa, hũy diệt một bộ phận máy bay chiến đấu và một số giặc lái của Mỹ Ngụy, từng bước bẻ gãy âm mưu địch tấn công miền Bắc và căn cứ của ta bằng sức mạnh không quân của chúng. Kế hoạch đó được mang tên là kế hoạch H, tức kế hoạch dội bão lửa vào sân bay Biên Hòa.

Đồng chí tư lệnh từ căn cứ xa vượt qua nhiều đồn bót giặc, lặn lội đến tận chiến trường cận sát Biên Hòa trong thời điểm lúc đó, để kiểm tra tình hình tại chổ và chỉ thị nhiệm vụ đặc biệt nầy. Hiểu rõ tầm quan trọng đó và nhanh chóng thi hành ý định của cấp trên, đơn vị triển khai ngay tại Sở chỉ huy cuộc tập kích. Ngày 20/10/1964, một ngày chớm đông ở núi rừng chiến khu Đ, mưa dầm gió bấc, đoàn pháo binh miền Đông, người chiến sĩ vai đồng chân sắt lên đường hành quân ròng rã 10 ngày đêm, đến khu tập kết cuối cùng vào lúc 17 giờ chiều 30/10/1964. Mờ tối đơn vị vượt sông Đồng Nai bằng 1 chiếc xuồng máy và 2 chiếc xuồng bơi, đoàn quân bí mật vượt qua hàng rào tháp canh của địch trên đường 24 đến sát sân bay an toàn, giữ được bí mật trận đánh đến phút cuối cùng để nổ súng.

Hàng trăm ngọn đèn cao áp trong sân bay sáng rực 1 vùng trời, bọn giặc ở căn cứ có mắt như mù, có tai như điếc. Đúng 23 giờ 40 phút đêm 30 rạng sáng 31/10/1964, Pháo binh của ta dội bão lửa khũng khiếp xuống sân bay Biên Hòa đúng theo kế hoạch "H". 136 quả đạn cối 81 đập vào đầu quân địch, đạn nổ mãnh liệt và rất chính xác mục tiêu. Sân bay Biên Hòa bốc cháy như biển lửa trong nhiều giờ, những đám cháy lớn kéo dài hàng mấy ngày hôm sau. Thiêu hũy 59 chiếc máy bay, trong đó có 21 chiếc B.57; 01 chiếc U 2; 11 chiếc AD 6; 01 kho đạn pháo 105 ly; 01 kho xăng, 18 trại lính, 293 tên giặc lái và chuyên viên kỹ thuật cao cấp của Mỹ bị diệt. Quân và dân cả nước hả lòng, hả dạ, khắp thế giới chấn động xôn xao.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 16

TAYLOR, đệ nhất danh tướng Hoa Kỳ làm Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn phải bỏ cuộc vui tức tốc tới sân bay Biên Hòa dưới cơn mưa tầm tã, người phờ phạt, đứng gục đầu nhìn đám thây ma không lực Hoa Kỳ nằm ngỗn ngang. Hắn than thở: "...Tôi không muốn nhìn thấy cảnh tượng như thế nầy nữa..."

Trong hồi ký của Thượng Tướng Trần Văn Trà cũng đã nêu lên sự kiện về trận bão lửa vào sân bay Biên Hòa với phần nhận xét : ... Trận đánh lớn đầu tiên vào sân bay Biên Hòa làm cho Mỹ điên đầu, đây là trận đánh của binh chủng pháo binh có kết hợp với đặc công vào cuối tháng 10/1964. Hàng trăm quả đạn cối pháo đã rót vào sân bay Biên Hòa dồn dập, hết sức chính xác, phá hũy hàng chục máy bay, đặc biệt là loại máy bay B.57 mới từ Mỹ đưa sang, đốt cháy kho tàng, diệt nhiều tên giặc Mỹ. TAYLOR, Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn lúc ấy đã phải tức tốc đến sân bay Biên Hoà, đứng nhìn một cách ngao ngán đống xác của bầy " chim sắt hiện đại " chưa kịp dùng ở Việt Nam đã nằm phơi sương tại căn cứ.

Đại sứ Mỹ Taylor đứng chết lặng trước cảnh hoang tàn

của sân bay Biên Hòa sau trận đánh.

Một trong những nhân chứng đã hiệp đồng tác chiến khá chặt chẽ với lực lượng vũ trang Thị xã Biên Hòa đó là chú Nguyễn Hữu Nghĩa hiện đang sinh sống ở phường Trãng Dài là 1 trong số 3 người đã trực tiếp hướng dẫn lực lượng đến sát sân bay điều nghiên địa hình, mở trận địa pháo để đánh vào căn cứ của địch, đó là sân bay Biên Hoà kể lại: Từ 1 nhân viên bán xăng ở Cây Xăng Sáu Sử, sau đó đi làm phu cạo mũ cao su cho Đốc phủ Thanh vào khoảng năm 1958. Trong một lần cùng anh em công nhân cạo mũ, tham gia đấu tranh đòi chủ tăng lương, bị giới chủ cấu kết cùng bọn lính đàn áp và làm nhục. Chú bỏ nghề cạo mũ và tìm đến cách mạng, thoát ly tham gia vào lực lượng du kích Thiện Tân, sau chuyển về lực lượng vũ trang Thị xã Biên Hòa.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 17

Vốn là người địa phương nên chú rất thông thuộc địa hình tại đây, vì thế khi được đơn vị phân công trực tiếp điều nghiên địa hình hàng tháng trời, bất kể ngày đêm, cùng những hiểm nguy gian khổ, chú cùng anh em đã thâm nhập vào tận sân bay Biên Hòa để vẽ sơ đồ. Những sơ đồ địa hình sân bay Biên Hòa được thể hiện khá tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ như các cây to, từng lớp hàng rào kẽm gai, nhất là vị trí các kho bom đạn và các ụ chứa máy bay địch. Cũng với nhiệm vụ quan trọng đó, ngay trong đêm 30 rạng 31/10/1964, tổ giao liên của chú đã hướng dẫn lực lượng pháo binh miền tiến sát vào gần sân bay Biên Hòa để chọn vị trí thích hợp bố trí trận địa đặt pháo. Nhờ công việc cẩn trọng trên, lực lượng pháo binh xác định chính xác cự ly tọa độ để dội pháo vào, góp phần lập nên một chiến công vang dội.

Ngay sau trận đánh vào sân bay Biên Hòa tạo được tiếng vang, phấn khởi trước chiến công oanh liệt đó, chú đã làm bài thơ và in thành tờ bướm đem rãi trong nội ô Biên Hòa để kêu gọi bà con Biên Hòa tham gia đấu tranh với giặc, trong đó có đoạn :

Hình ảnh:Nguồn: Thư viện Đồng Nai

....... Phi trường địch gọi là nơi an toàn Châu vi quân sự bao tròn Pháo vào rất dữ tan thây quân thù Hai mươi mốt phản lực chổng đầu Thi nhau bốc cháy Mỹ rầu thúi gan Thanh niên mau quyết lên đường Tòng quân giết giặc còn chi vinh bằng........

Đây là trận đánh táo bạo bất ngờ, lần đầu tiên pháo binh miền đã tận dụng yếu tố bí mật kết hợp với lực lượng địa phương và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân luồn sâu vào lòng địch, dùng một lực lượng nhỏ để đánh mục tiêu lớn và quan trọng, đạt được hiệu suất cao. Chính vì thế, Bác Hồ kính yêu đã viết lời ca ngợi về chiến thắng sân bay Biên Hòa.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 18

Bằng kiến thức, sự hiểu biết và những tài liệu đã sưu tập được bản thân tôi xin tường thuật lại trận đánh sân bay Biên Hòa như sau:

Đêm 31-10-1964, trời tối đen như mực. Các vì sao đêm nay trốn đi đây để lại một không trung đen kịt. Rừng Tân Uyên, Vĩnh Cữu im lìm không một ngọn gió. Một bầu không khí yên lặng lạ thường. Các đồng chí Hai Nho và Hồng Lâm đến bên từng chiến sĩ dặn dò động viên và kiểm tra một cách tỉ mỉ sự chuẩn bị của quân đội trước lúc lên đường chiến đấu.

Đêm nay quân đội phải làm một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà bấy lâu nay họ mong đợi đó là đánh vào sân bay Biên Hòa.Sân bay Biên Hòa là một căn cứ quân sự lớn. Từ đây các máy bay chiến đấu của Mỹ có thể khống chế cả một vùng lớn của Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời từ sân bay này Mỹ dùng làm bàn đạp để tấn công đánh phá miền Bắc. Chính vì vật, đế quốc Mỹ đã điểu về đây hàng trăm máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trinh sát U2, myas bay lên thẳng, máy bay vận tải,... với quân số lên tới hàng ngàn tên bao gồm giặc lái, nhân viên kỹ thuật, lính bảo vệ. Vòng ngoài của sân bay, có hàng chục hàng rào kẽm gai với hệ thống mìn, lựu đạn, được gài dày đặc. Đêm đêm hệ thống đèn bảo vệ sáng trưng, đèn pha cực mạnh liên tục quét đi quét lại. Lính và xe tăng tuần tra túc trực, sục sạo suốt ngày đêm. Vẫn chưa an tâm, Mỹ còn điều về đây một tiểu đoàn khuyển binh để phát hiện hơi người lạ. Ngoài ra, các ấp chiến lược, đồn bốt được Mỹ cho xây dựng xung quanh để tạo lớp hàng rào chắn từ xa cho sân bay. Với cách bố phòng như vậy, bọn Mỹ cho rằng sân bay Biên Hòa là một pháo đài bất khả xâm phạm. Từ đây, chúng ra tha hồ

Lực lượng đánh sân bay Biên Hòa hành quân tiếp cận mục tiêu.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 19

hoành thành đi gây tội ác, chính vì vậy lực lượng võ trang Biên Hòa và quân giải phóng miền Nam quyết tâm trừng trị bọn Mỹ ngụy.

Sau mấy giờ hành quân vất cả, vượt qua nhiều đầm lầy, sông rach, ấp chiến lược, gần nửa đêm thì phân đội đã chiếm lĩnh vị trí tập kết. Chuẩn bị xong công sự, ổn định tầm bắn. Đúng 23 giờ 23 phút cấc khẩu pháo của của bộ đội ta đồng loạt nhả đạn vào sân bay. Những viên đạn nóng bỏng căm thù, xé không khí lao vút vào sân bay. Trong phút chốc, sân bay Biên Hòa trở thành biển lửa. Pháo của ta nã đạn chính xác vào các bãi để máy bay, kho đạn, kho bom, kho xăng dầu, trại lính. Bọn giặc bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, la lối om sòm, bỏ chạy tán loạn. Cả bầu trời Biên Hòa sáng rực và rung chuyển dữ dội trong những tiếng nổ liên hồi của bom đạn, những quầng lửa màu da cam cuộn tròn liên tiếp bộc lên. Khói lửa mù mịt. Thỉnh thoảng những mảnh xác máy bay xoay tít, bay vút lên cao rồi từ từ rơi xuống trên các thửa rộng cả bà con làng Vĩnh Cửu. Pháo của địch ở các căn cứ xung quanh bắt đầu bắn yểm trợ. Trên không máy bay trợ chiến của giặc từ Tân Sơn Nhất bay rè rè. Nhưng chúng làm sao biết được quân ta ở đâu, chỉ thấy một sân bay Biên Hòa rực lửa.

Sau mười phút chiến đấu, quân ta nhẹ nhàng rút lại về căn cứ an toàn. Để lại một sân bay Biên Hòa tan tành trong biển lửa. Hàng chục máy bay bị phá hủy, hang chục tấn thiết bị chiến tranh trở thành đống sắt vụn. hàng ngàn tấn bom đạn nổ tung. Hơn 100 tên Mỹ phải đền mạng và rất nhiều tên khác bị thương. Sáng hôm sau tướng Taylor, đại sứ của Mỹ ở Sài Gòn đến kiểm tra sân bay với

Cảnh đổ nát của Sân bay Biên Hòa sau trận đánh 31-10-1964.

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 20

vẻ mặt u sầu, y phải thốt lên rằng “Rõ ràng Việt Cộng đã làm một việc mà trước

đây họ chưa hề làm. Tôi không muốn nhìn thấy cảnh tượng như thế này nữa.”

Chiến công vang dội của quân và dân Biên Hòa là một đòn trừng trih thích đáng với tội ác của đế quốc Mỹ gây ra cho nhân dân hai miền Nam Bắc. Trong bức thư khen ngợi gửi quân và dân Biên Hòa Bác Hồ có tặng bài thơ:

Uy danh lừng lẫy khắp năm châu

Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu

Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng

Điện Biên Mỹ chẳng phải chờ lâu.

Với chiến công hiển hách nầy của lực lượng pháo binh Biên Hoà đã được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải Phóng hạng nhất và được Bộ Chỉ Huy Miền tặng danh hiệu: "Đoàn pháo binh Biên Hòa xung kích - bắn giỏi - toàn năng - sáng tạo - tự lực tự cường". Và cũng qua trận tập kích nầy, lực lượng đoàn pháo binh Biên Hòa đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục phát huy chiến thuật tập kích nầy và tiếp sau đó hàng chục trận đánh vào sân bay Biên Hòa, tổng kho hậu cần Long Bình... tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch ở 2 căn cứ quân sự quan trọng này. Lực lượng đã liên tiếp lập được nhiều chiến công vang dội gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề...

Ôn lại truyền thống bao giờ cũng là sự thiêng liêng gắn liền với lịch sử của đất nước, của dân tộc và của thời đại. Chiến thắng sân bay Biên Hòa đã đi vào lịch

Sân bay Biên Hòa những năm 1960

Nguồn:google.com

Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2016

Trịnh thị Hoài Thiên 21

sử như một thiên anh hùng ca tuyệt vời, ghi thêm vào lịch sử một chiến công mới của lực lượng vũ trang Biên Hoà. Là một bộ phận của đất nước, của dân tộc, mang truyền thống bất khuất, quân và dân Biên Hòa càng thấy vinh dự tự hào về phần đóng góp chiến công của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc trên quê hương Biên Hoà thân yêu.

Phần 2: Chú thích

Bài viết có sử dụng những nội dung của các tài liệu của các sách và các website sau:

Sách:

1. Địa chí Đồng Nai

2. Đồng Nai quê hương em tập 1 và tập 2.

3. Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX- quyển 16

Website:

https://dost-dongnai.gov.vn/

www.thuviendongnai.gov.vn/

tuyengiao.dongnai.gov.vn/

https://vi.wikipedia.org/

dongnai.vncgarden.com

https://maps.google.com/