hỘi khoa hỌc và kỸ thuẬt lâm nghiỆp viỆt · pdf filehỘi khoa hỌc...

121
1 HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG-CECODES Địa chỉ: Số 46, Ngõ 41, Phố Đông Tác, Hà Nội; ĐT: 84-4-35765643; Fax: 84-4-3976 5322; Email: [email protected] ======================================================== Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz) Báo cáo đánh giá xã hội Báo cáo tổng hợp PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi GS. TS. Trịnh Duy Luân ThS. Trần Thị Minh Thi TS. Đỗ Thiên Kính ThS. Nguyễn Thị Hƣơng TS. Nguyễn Xuân Mai Hà Nội, tháng Ba năm 2012

Upload: doanh

Post on 06-Feb-2018

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

1

HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG-CECODES

Địa chỉ: Số 46, Ngõ 41, Phố Đông Tác, Hà Nội;

ĐT: 84-4-35765643; Fax: 84-4-3976 5322; Email: [email protected]

========================================================

Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz)

Báo cáo đánh giá xã hội

Báo cáo tổng hợp

PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi

GS. TS. Trịnh Duy Luân

ThS. Trần Thị Minh Thi

TS. Đỗ Thiên Kính

ThS. Nguyễn Thị Hƣơng

TS. Nguyễn Xuân Mai

Hà Nội, tháng Ba năm 2012

Page 2: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

2

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới cán bộ dự án của các văn phòng dự án tại các tỉnh, và

cán bộ lãnh đạo tỉnh và huyện tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Bình Định. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm

ơn tới lãnh đạo và ngƣời dân các xã Yên Phú (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), xã Hòa

Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), và xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã

nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực địa. Chúng tôi cũng

xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ văn phòng Quản lí dự án trung ƣơng, đặc biệt là ông Cao Tuấn

Minh, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, ông Trần Văn Huyến, bà Nguyễn Tuấn Dung, bà Nguyễn

Thanh Mai đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi về mặt hậu cần. Cuối cùng, chúng

tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác từ các thành viên trong Nhóm tƣ vấn đã nhiệt tình chia

sẻ công việc với chúng tôi trong quá trình chuẩn bị dự án này.

Page 3: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

3

Các chữ viết tắt

BCC Truyền thông thay đổi hành vi

BCHQS Ban chỉ huy quân sự

BCHPCLB Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão

BCHPCLB và TKCN Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

BNV Bộ Nội vụ

Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TC Bộ Tài chính

Bộ TNMT Bộ tài nguyên và môi trƣờng

BQLDA Ban quản lí dự án

BQLDA tỉnh Ban quản lí dự án tỉnh

BQLDATW Ban quản lí dự án trung ƣơng

CCB Hội cựu chiến binh

DAQLTT Dự án quản lí thiên tai

DAQLTTVN Dự án quản lí thiên tai Việt Nam

ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐGXH Đánh giá xã hội

ĐTN Đoàn thanh niên

HLHPN Hội liên hiệp phụ nữ

Hội NDVN Hội nông dân Việt Nam

IEC Thông tin-giáo dục-truyền thông

KCSTĐC Khung chính sách tái định cƣ

KHPTDT Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

KHST Kế hoạch sơ tán

M&E Đánh giá và giám sát

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NHTG Ngân hàng thế giới

PCLB Phòng chống lụt bão

QLRRTT Quản lí rủi ro thiên tai

QLRRTTCD Quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Sở LĐTBXH Sở lao động-thƣơng binh-xã hội

Sở NNPTNT Sở nông nghiệp và phát triên nông thôn

Sở TNMT Sở tài nguyên môi trƣờng

TKCN Tìm kiếm cứu nạn

TLN Thảo luận nhóm

TTDBKTTV Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn Trung ƣơng

TTPCTTCA Trung tâm phòng chống thiên tai Châu Á

TTGD Các hoạt động truyền thông, giáo dục

TTNCNT Truyền thông nâng cao nhận thức

UBCT Ủy ban cứu trợ

UBND Ủy ban nhân dân

UBND huyện Ủy ban nhân dân huyện

UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh

BCHPCLB Ủy ban phòng chống lụt bão

BCHPCLBTW Ủy ban phòng chống lụt bão trung ƣơng

Page 4: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

4

Mục lục

Các chữ viết tắt........................................................................................................... 3

Tóm tắt báo cáo .......................................................................................................... 6

I. Giới thiệu ................................................................................................. 9

1.1. Mục tiêu của dự án ................................................................................. 10

1.2. Hợp phần của dự án ............................................................................... 10

1.3. Mục đích của đánh giá xã hội ................................................................ 11

1.3.1. Phạm vi của dự án ..................................................................................11

1.3.2. Các khía cạnh phân tích chính ...............................................................12

II. Phƣơng pháp của đánh giá xã hội .......................................................... 13

2.1. Phƣơng pháp định lƣợng ........................................................................ 13

2.2. Phƣơng pháp định tính ........................................................................... 14

2.3. Xử lí và phân tích số liệu ....................................................................... 16

III. Tình hình kinh tế xã hội và thiên tai tại 10 tỉnh có dự án .................................. 16

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ...................................................... 16

3.2. Tình hình thiên tai và thiệt hại từ 2000-2010 ........................................ 20

3.2.1. Nghiên cứu trƣờng hợp Quảng Nam .....................................................26

3.2.2. Nghiên cứu trƣờng hợp Đà Nẵng...........................................................30

3.2.3. Nghiên cứu trƣờng hợp Thanh Hóa .......................................................34

IV. Công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai ................................................ 38

4.1. Tổ chức .................................................................................................. 38

4.2. Công tác chuẩn bị của chính quyền địa phƣơng .................................... 46

4.3. Công tác chuẩn bị của ngƣời dân địa phƣơng ....................................... 55

4.4. Di cƣ, các chính sách tái định cƣ và các nhóm dễ bị tổn thƣơng .......... 67

V. Công tác đối phó với thiên tai .................................................................. 1

5.1. Công tác đối phó của chính quyền địa phƣơng ....................................... 1

5.2. Công tác đối phó của cộng đồng và hộ gia đình ...................................... 4

VI. Các nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai ................................................... 6

6.1. Thống kê thiệt hại .................................................................................... 6

6.2. Khắc phục hậu quả ................................................................................... 7

Page 5: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

5

6.3. Vai trò của chính quyền và Mặt trận tổ quốc trong việc phân bổ các

nguồn cứu trợ và vấn đề minh bạch hóa ................................................ 10

VII. Tác động của dự án ................................................................................ 17

7.1. Các tác động tích cực ............................................................................ 17

7.2. Các ảnh hƣởng tiêu cực có thể xảy ra .................................................... 19

VIII. Kết luận và khuyến nghị ........................................................................ 19

8.1. Khuyến nghị cho hợp phần 1: Về khía cạnh thể chế: ............................ 20

8.2. Khuyến nghị cho hợp phần 2: Củng cố hệ thống dự báo thời tiết và hệ

thống cảnh báo sớm ............................................................................... 21

8.3. Khuyến nghị cho hợp phần 3: Sự tham gia của cộng đồng ................... 21

8.4. Khuyến nghị cho hợp phần 4: Ƣu tiên cho đầu tƣ giảm nhẹ tác hại của

thiên tai ................................................................................................... 23

8.5. Khuyến nghị cho hợp phần 5: Quản lí dự án ......................................... 23

PHỤ LỤC 25

Phụ Lục 1. Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi, bảng kiểm .................................... 25

Phụ lục 2: Các trận bão vào các tỉnh tại Việt Nam từ 1961-2010 ....................... 44

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 52

Page 6: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

6

Tóm tắt báo cáo

Đánh giá xã hội này đƣợc thực hiện nhằm cung cấp thông tin về quy mô và các hoạt động can

thiệp mà dự án cần đƣợc thiết kế dựa trên sự hiểu biết về cách mà những ngƣời thực hiện dự

án có thể tối đa hóa các tiềm năng và nguồn lực (cả về nhân lực và nguồn lực tài chính) cần

thiết nhằm đạt đƣợc mục tiêu của dự án.

Việt Nam rất dễ bị ảnh hƣởng bởi bão, lụt, biển xâm thực, lở đất, hạn hán và cháy rừng. Bão

và lụt là những thiên tai thƣờng gặp nhất. Mƣa lớn kèm theo bão thƣờng làm mực nƣớc sông

dâng cao rất nhanh, gây nên lụt, lở đất và xói mòn khu vực lƣu vực sông. Bão gây ra các hậu

quả nghiêm trọng không chỉ khi vào đất liền mà còn đe dọa tính mạng ngƣời dân sinh sống ở

các hòn đảo hoặc làm việc trên các tàu thuyền trên biển. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thiên

tai, chủ yếu là bão và lụt, đã khiến hàng nghìn ngƣời chết và bị thƣơng, và thiệt hại tài sản

khoảng 50 nghìn tỉ đồng cho ngƣời dân tại các tỉnh dự án.

Với kinh nghiệm hàng thế kỷ trong việc đối phó với các mất mát và thiệt hại của rất nhiều

thiên tai, một cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (BCHPCLB) và

Ủy ban tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cấp trung ƣơng đã đƣợc thành lập và tại tất cả các cấp

tỉnh, huyện, xã các hoạt động phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đƣợc kết hợp trong

một Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (BCHPCLB và TKCN). Nhìn

chung, BCHPCLB và TKCN các cấp tại các tỉnh có dự án hoạt động khá giống nhau, theo sự

hƣớng dẫn của BCHPCLB và Ủy ban TKCN Trung ƣơng. BCHPCLB và TKCN có các kế

hoạch cho một loạt các hoạt động, từ gia cố và bảo vệ các công trình trọng điểm, chuẩn bị

cho tình huống khẩn cấp, đối phó và phục hồi sau thiên tai. Các biện pháp công trình cho hoạt

động PCLB nhận đƣợc nhiều sự chú ý hơn là các biện pháp phi công trình. Gần đây quản lí

thiên tai dựa vào cộng đồng đã nhận đƣợc nhiều sự chú ý hơn trƣớc.

Nói chung, những ngƣời đƣợc hỏi là lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã đều thể hiện hiểu biết rất tốt

về các rủi ro thiên tai và nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong vai trò của họ. Họ ý ‎‎thức đƣợc

trách nhiệm của mình và thể hiện sự sẵn sàng thực hiện công việc với chất lƣợng cao.

Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt thể hiện nhiều sáng kiến sống chung và thích ứng với

điều kiện có thiên tai thƣờng xảy ra do bão lụt. Họ thể hiện tính sẵn sàng tham gia và chia sẻ

chi phí quản l‎í rủi ro thiên tai.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số hạn chế cần đƣợc khắc phục để nâng cao hiệu quả sự

chuẩn bị, đối phó và phục hồi sau thiên tai.

Dƣới đây là một số khuyến nghị từ báo cáo đánh giá xã hội:

Khuyến nghị cho hợp phần 1: Về khía cạnh thể chế:

Xây dựng một cơ chế cho tất cả các ngành trong những tỉnh thƣờng xuyên có thiên tai

để lồng ghép QLRRTT vào các kế hoạch phát triển ngành và địa phƣơng; các phƣơng

án khác nhau nhằm đối phó và khắc phục hậu quả cần đƣơc tính đến từ đầu (chứ

không chỉ sau khi thiên tai xảy ra).

Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin, và hỗ trợ hợp tác liên ngành.

Page 7: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

7

Để phụ nữ tham gia vào các Ban PCLB ở tất cả các cấp bởi vì phụ nữ thƣờng nhạy

cảm hơn với những nhu cầu của phụ nữ và họ hiểu những mối nguy hiểm cũng nhƣ

những cơ hội cho phụ nữ tốt hơn nam giới;

Hỗ trợ công tác xây dựng đội ngũ các cán bộ chuyên trách về QLRRTT và PCLB:

Cân nhắc thành lập một trung tâm QLRRTT chuyên trách cấp tỉnh. Hiện nay phần lớn

cán bộ của BCHPCLB và TKCN là các cán bộ kiêm nhiệm và có thể bị thay đổi mỗi

năm. Hình thức tổ chức này khiến cán bộ khó tích lũy kinh nghiệm và không khuyến

khích họ gắn bó với công việc. Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định đã thành lập

Trung tâm Kiểm soát và giảm nhẹ thiên tai với các cán bộ chuyên trách. Đây là một

bƣớc rất tốt trong việc gây dựng các cán bộ chuyên nghiệp cho hoạt động PCLB. Mô

hình này cần đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng để phát triển cán bộ chuyên môn phù hợp cho

công tác PCLB.

Cần xây dựng một cơ chế có hỗ trợ bổ sung, bao gồm cả hỗ trợ về tiền mặt, cho các

nhân viên PCLB và Ủy ban cứu trợ trong thời gian xảy ra thiên tai.

Cần rà soát lại việc tổ chức phân phối tiền/hàng cứu trợ ở địa phƣơng (khuyến nghị

cho cấp địa phƣơng).

Xem xét lại Nghị định 64/2008/ND-CP. Nghị định này điều chỉnh việc gây quỹ và

phân phối tiền/hàng cứu trợ cho các nạn nhân của thiên tai mà theo ý kiến nhiều ngƣời

có liên quan còn chƣa phản ánh tốt thực tế các nỗ lực cứu trợ, đặc biệt về giới hạn thời

gian của hoạt động cứu trợ và về vai trò bao trùm của Mặt trận Tổ quốc. Có nhiều ý

kiến đề nghị xem xét lại nghị định này có tính đến thực tế của các hoạt động cứu trợ

khẩn cấp của các tỉnh trong thời gian gần đây (mở rộng thời hạn cứu trợ, nâng cao vai

trò của các tổ chức/cá nhân khác ngoài MTTQ tham gia cứu trợ, và các vấn đề khác

có liên quan).

Khuyến nghị cho hợp phần 2: Củng cố hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm

Nâng cao chất lƣợng hệ thống dự báo thời tiết để đƣa ra thông tin kịp thời và chính

xác về các hiện tƣợng thời tiết, đặc biết là ở các vùng hay bị thiên tai dọc theo lƣu vực

sông; xây dựng năng lực dự báo thời tiết ở địa phƣơng;

Cải thiện hệ thống cảnh báo sớm về lụt bão trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng;

phát triển hệ thống thông tin địa phƣơng về cảnh báo bão lụt thông qua các phƣơng

tiện thông tin đại chúng ở địa phƣơng. Cần có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn cho

ngƣời dân, cung cấp cho họ thông tin chính xác và kịp thời về các nguy cơ của thiên

tai.

Khuyến nghị cho hợp phần 3: Sự tham gia của cộng đồng

Nâng cấp hệ thống thông tin hiện có nhằm cải tiến các hoạt động thông tin-giáo dục-

truyền thông (IEC) và truyền thông thay đổi hành vi (BCC) cho các nỗ lực PCLB.

Cần đặc biệt quan tâm tới các hoạt động PCLB và QLRRTT dựa vào cộng đồng, đặc

biệt là:

o Nâng cao nhận thức của các lãnh đạo và cán bộ trong tất cả các ngành, đặc

biệt là những ngƣời không phải là thành viên của BCHPCLB địa phƣơng và

phụ nữ.

o Thực hành diễn tập hàng năm;

o Xây dựng các liệu truyền thông IEC và BCC, chú ý đến các sáng kiến và kinh

nghiệm tại địa phƣơng và những bài học rút ra ở nơi khác.

o Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là

ngƣời nghèo, phụ nữ và ngƣời dân tộc thiểu số.

Page 8: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

8

o Khuyến khích các gia đình trong vùng hay bị bão lụt có áo phao có dùng còi

và đài phát thanh.

o Nâng cao khả năng đối phó với lũ lụt lớn.

o Có dự trữ khi có thiên tai, đài phát thanh địa phƣơng cần dành toàn bộ thời

gian phát thanh (24 giờ một ngày) cho việc thông báo đến ngƣời dân về tình

hình thiên tai và các hƣớng dẫn cần thiết để sinh tồn.

o Truyền thông cho công tác chuẩn bị cần đặc biệt chú ý‎ tới những ngƣời cho

rằng họ có nguy cơ thấp về thiên tai. Đối với những ngƣời sống ở nơi mà thiên

tai tỏ ra ít nguy hiểm hơn, nhƣ những ngƣời sống ở nhà kiên cố nơi đất cao,

hoặc những ngƣời sống ở các vùng mà lũ lụt thƣờng chỉ tác động đến sản xuất

nông nghiệp (nhƣ ở điểm nghiên cứu ở Thanh Hóa), nhiều ngƣời trong số họ

thƣờng có tâm lý chủ quan về bão lụt. Trong trƣờng hợp có thiên tai nghiêm

trọng khác thƣờng, thái độ này có thể khiến họ phải trả giá đắt. Một số thiệt

hại về ngƣời ghi nhận đƣợc ở các điểm nghiên cứu đã xảy ra chính vì điều

này. Thái độ chủ quan là thách thức lớn đối với BCHPCLB trong việc nâng

cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng.

Khuyến nghị cho hợp phần 4: Ƣu tiên cho đầu tƣ giảm nhẹ tác hại của thiên tai

Hỗ trợ công cụ và thiết bị làm việc tốt hơn cho BCHPCLB.

Hỗ trợ việc tái định cƣ cho những gia đình trong những khu vực nguy hiểm.

Xây dựng bản đồ chi tiết, rà soát lại và hoàn thiện các kế hoạch sơ tán dân căn

cứ vào mức độ nguy hiểm của thiên tai đƣợc dự báo.

Hỗ trợ xây dựng những căn nhà an toàn trong những xã thƣờng xuyên xảy ra

thiên tai (bão lụt). Mô hình của những căn nhà an toàn do dân tự làm nhƣ Nhà

Xanh ở xã Đại Lãnh (Quảng Nam), hay nhà nổi ở xã Tân Hòa (Quảng Bình)

cần đƣợc hỗ trợ với sự tham gia của ngƣời dân trong xã.

Khuyến nghị cho hợp phần 5: Quản lí dự án

Xây dựng hệ thống thông tin quản lí về thiên tai và cơ chế chia sẻ thông tin

cho tất cả các tỉnh và ở tất cả các cấp;

Thống kê các thông tin về thiên tai có tách riêng theo giới tính và dân tộc cần

đƣợc xem nhƣ yêu cầu bắt buộc.

Các phƣơng pháp thống kê thiệt hại cần đƣợc cải tiến để có số liệu nhanh hơn

sau thiên tai thì mới kịp thời thực hiện đƣợc các biện pháp cứu trợ.

Cân nhắc việc thành lập quỹ hỗ trợ cho quản lí thiên tai để tài trợ cho các hoạt

động chuẩn bị, đối phó và phục hồi.

Page 9: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

9

I. Giới thiệu

Việt Nam là một trong những nƣớc dễ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai nhất trên trên thế giới bởi

các đặc điểm địa lí, địa hình, cơ cấu kinh tế và phân bố dân cƣ. Việt Nam rất dễ bị bão, lụt,

nƣớc biển dâng cao, lở đất, hạn hán và cháy rừng. Ví dụ, trung bình một năm Việt Nam phải

chịu khoảng 5 trận bão nhiệt đới, trong đó có một phần ba đƣợc xếp vào loại bão nhiệt đới

cấp độ mạnh. Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng hơn vào mùa gió mùa, với ngập lụt ở vùng

lƣu vực sông và lũ quét (cùng với lở đất).

Mặc dù các dữ liệu lịch sử không ghi nhận sự gia tăng các thiên tai lớn ở Việt Nam, thiệt hại

gần đây đƣợc ƣớc tính cao hơn nhiều so với trƣớc đây, chủ yếu là do sự phát triển mạnh về

kinh tế và đầu tƣ trên khắp cả nƣớc trong vòng hai thập kỷ vừa qua đã khiến cho mật độ các

công trình hạ tầng và hoạt động kinh tế dày đặc hơn nên nếu có thiên tai thì tổn thất cũng lớn

hơn. Mặc dù vậy, trong tƣơng lai dự báo các thiên tai có thể còn tăng cao hơn về mật độ và

mức độ. Cùng với các dự báo về mực nƣớc biển tăng cao và nhiều biến đổi về thời tiết, kinh

tế-xã hội Việt Nam, nằm dọc theo dải bờ biển hẹp và nằm ở vùng lƣu vực sông Hồng và

sông Cửu Long, đƣợc đánh giá là có nhiều nguy cơ bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu.

Dựa trên các kinh nghiệm trƣớc đây, trên nền tảng của Chiến lƣợc quốc gia và các kế hoạch

đi kèm, dự án mới về thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đã đƣợc đề

xuất, gọi là Dự án Quản lí Thiên tai Việt Nam. Dự án này đƣợc xây dựng trên các bài học từ

các dự án trƣớc đây và bao gồm các khía cảnh của việc giảm thiểu rủi ro ở quy mô mà

những dự án trƣớc chƣa hỗ trợ, chẳng hạn nhƣ hệ thống cảnh báo sớm và quản lí rủi ro thiên

tai dựa vào cộng đồng. Những điểm khác biệt chính giữa dự án đề xuất và dự án giảm thiểu

rủi ro thiên tai quốc gia trƣớc đây là:

Dự án không tài trợ cho tái thiết/phục hồi sau thiên tai vì đã có Dự án bổ sung kinh

phí thực hiện nhiệm vụ này.

Hỗ trợ tăng cƣờng năng lực và cơ sở hạ tầng để giảm thiểu rủi ro theo phƣơng thức

lồng ghép hai nhiệm vụ này trong bối cảnh cụ thể của các lƣu vực sông đƣợc coi là

dễ bị tổn thƣơng bởi thiên tai. Trong Dự án quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP), việc

đầu tƣ vào các hạng mục công trình và hỗ trợ quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng

đồng đã không đƣợc liên kết với nhau và dàn trải trên toàn quốc, từ bắc đến nam.

Các biện pháp công trình và phi công trình đƣợc lồng ghép, tập trung vào các lƣu vực

sông lớn ở miền Trung vì đây là khu vực bị thiên tai nhiều nhất ở Việt Nam. Các

lƣu vực sông này là Sông Cả, sông Mã, Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc- Trà Bồng và

sông Côn trải rộng ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng

Nam và Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định và

Ninh Thuận cũng sẽ tham gia vào dự án.

Vì Việt Nam là nƣớc thƣờng xuyên phải đối mặt với những hiểm họa thiên tai liên

quan đến bão lũ và biến đổi khí hậu, do vậy, hệ thống cảnh báo sớm và dự báo thời

tiết chính xác trong từng khu vực có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm

thiểu các tổn thất. Dự án này sẽ tăng cƣờng công tác dự báo thời tiết và hệ thống

cảnh báo sớm, đồng thời tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan liên quan ở cấp

quốc gia và cấp tỉnh.

Page 10: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

10

Dự án này sẽ tiếp tục các giải pháp của dự án trƣớc, nhƣng với quy mô lớn hơn, để hỗ

trợ quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng.

Địa bàn của dự án nằm ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, là nơi thƣờng xuyên bị

ảnh hƣởng bởi thiên tai nhƣ bão, lụt, lở đất, xói mòn… Những thiên tai này gây thiệt hại rất

lớn về tính mạng và tài sản. Bốn hệ thống sông tuy ngắn nhƣng rất dốc. Dự án sử dụng cách

tiếp cận lồng ghép các lƣu vực sông để giảm thiểu rủi ro thiên tai tại các vùng dễ bị ảnh

hƣởng, do vậy dự án đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực về mặt môi trƣờng.

1.1. Mục tiêu của dự án

Mục tiêu chính của dự án là Nhằm hỗ trợ triển khai Chiến lƣợc phòng tránh, ứng phó và

giảm nhẹ thiên tai bằng cách tăng cƣờng khả năng chống chịu (resilience) của ngƣời và tài

sản đối với hiểm họa thiên nhiên tại những lƣu vực sông lớn đƣợc lựa chọn của miền Trung

Việt Nam thông qua các đầu tƣ chọn lọc và xây dựng năng lực. Mục tiêu này sẽ đạt đƣợc

thông qua các điều sau:

Tăng cƣờng khả năng của các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai của quốc gia, của tỉnh

và của địa phƣơng để cải thiện việc lập kế hoạch và giảm thiểu các rủi ro, do đó

giảm tổn thất về ngƣời, giảm hƣ hỏng về tài sản và giảm sự gián đoạn của các hoạt

động kinh tế.

Cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm để thu thập, xử lý và phổ biến

thông tin cho ngƣời dân và các bên có liên quan có thể triển khai hành động kịp thời

và hiệu quả hơn, nhằm giảm nhẹ các thiệt hại thiên tai và ứng phó đƣợc với các điều

kiện thời tiết một cách tổng quát hơn; và

Thực hiện các biện pháp công trình nhằm giảm thiểu rủi ro của bão nhiệt đới và rủi ro

bão khác trong khu vực có ƣu tiên cao. Điều này có thể thực hiện đƣợc thông qua đầu

tƣ cho các cơ sở hạ tấng quy mô trung bình đến lớn của cấp bộ và tỉnh và những can

thiệp quy mô nhỏ đƣợc xác định và tiến hành bởi các xã dễ bị tổn thƣơng.

1.2. Hợp phần của dự án

Dự án gồm 5 hợp phần:

Hợp phần 1: Tăng cƣờng thể chế (7 triệu USD) nhằm nâng cao khả năng lập Kế hoạch Giảm

thiểu Rủi ro Thiên tai (DRM) tại các cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp tỉnh. Hợp phần sẽ giúp

cho việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu giảm thiểu rủi ro thiên tai để theo dõi tiến trình hoạt động và

tăng cƣờng năng lực của Trung tâm Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai (CDPM) Quốc gia

mới thành lập, cải thiện/mở rộng việc lập kế hoạch quản lý thiên tai tổng hợp, hỗ trợ việc lập

bản đồ và phân vùng thiên tai ở cấp tỉnh, hỗ trợ việc quản lý cơ sở dữ liệu an toàn đập, hỗ trợ

thêm cho việc thiết kế tiêu chuẩn xây dựng an toàn chống thiên tai trên các vùng địa lý khác

nhau; và tăng cƣờng truyền thông về quản lý thiên tai.

Hợp phần 2: Tăng cƣờng khả năng của hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm (30 triệu

USD). Hợp phần này nhằm tăng cƣờng năng lực cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh về các hệ

thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm thông qua việc trang bị các phƣơng tiện quan trắc khí

tƣợng thủy văn hiện đại và các cơ sở truyền thông, phát triển các cơ sở dữ liệu tốt hơn, tăng

cƣờng các hệ thống phổ biến về thời tiết và cảnh báo sớm cho các đối tƣợng cƣ dân khác

Page 11: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

11

nhau, và tăng cƣờng nguồn nhân lực trong các cơ quan chủ chốt. Việc cải thiện các hệ thống

này cũng sẽ là đòn bẩy để cải thiện các dịch vụ/các sản phẩm dự báo thời tiết cho các mục

đích sản xuất nông nghiệp, du lịch, xây dựng và các ngành công nghiệp khác. Dự án cũng có

thể tài trợ cho việc áp dụng các dữ liệu thời tiết trong lịch sử và hiện tại cho mục đích bảo

hiểm.

Hợp phần 3: Quản lý Thiên tai dựa vào cộng đồng (20 triệu USD). Các hoạt động chính của

hợp phần nhằm hỗ trợ việc nâng cấp đáng kể cho Chƣơng trình Quản lý rủi ro thiên tai dựa

vào cộng đồng (CBDRM) của chính phủ đã đƣợc khởi xƣớng từ dự án NRDMP-I. Các Trung

tâm Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai (CDPM) cấp tỉnh sẽ đƣợc thành lập (hoặc tăng cƣờng

ở nơi đã có) và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) cấp huyện và xã,

bao gồm việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lƣợc giảm thiểu rủi ro thiên tai. Tài trợ sẽ dành

cho việc đào tạo QLRRTT tại cấp xã cũng nhƣ các đầu tƣ ƣu tiên quy mô nhỏ, đặc biệt là cho

việc giảm thiểu tác hại của lũ lụt và hạn hán. Ƣớc tính sẽ có 10 tỉnh và 100 xã sẽ đƣợc tài trợ

theo hợp phần này. Có thể tìm kiếm thêm đồng tài trợ.

Hợp phần 4: Hỗ trợ đầu tƣ ƣu tiên giảm thiểu rủi ro thiên tai (90 triệu USD). Các hoạt động

chính của hợp phần nhằm hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp công trình

quan trọng đã đề xuất trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm

nhẹ thiên tai đến năm 2020. Phƣơng pháp tiếp cận dựa trên lƣu vực sông đƣợc áp dụng để

xác định và ƣu tiên cho các tiểu dự án đầu tƣ trong các lƣu vực đƣợc lựa chọn ở Miền Trung.

Các biện pháp công trình sẽ giảm thiểu các rủi ro thiên tai do lũ lụt, lở đất, bão lớn. Do các

quan ngại về tính an toàn, việc xây dựng các hồ chứa nƣớc mới sẽ không phải là đối tƣợng

đƣợc tài trợ của dự án dựa theo hợp phần này. Tuy nhiên việc tái thiết một vài đập nƣớc để

tăng tính an toàn có thể đƣợc tài trợ.

Hợp phần 5: Quản lí dự án (3 triệu USD). Các hoạt động chính của hợp phần nhằm hỗ trợ

các hoạt động quản lý dự án, bao gồm việc chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và giám sát thực

thi chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng, quản lý tín dụng và tài chính, v.v…. Hợp phần

này cũng sẽ hỗ trợ phát triển hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) cho dự án.

1.3. Mục đích của đánh giá xã hội

Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành nhằm xác định phạm vi và các dạng hoạt động can thiệp của

dự án cần đƣợc thiết kế nhằm phát huy tối đa tiềm năng của những ngƣời tham gia dự án ở

địa phƣơng, xác định các nguồn lực bên ngoài mà họ có thể cần, và trong điều kiện nào họ

sẽ phát huy tốt nhất tiềm năng (về nhân lực và tài chính) của mình để đạt đƣợc mục tiêu của

dự án.

1.3.1. Phạm vi của dự án

Nhƣ đã nói ở trên, bốn lƣu vực sông lớn bao gồm sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, Trà

Khúc-Trà Bồng, và sông Côn ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

và Bình Định sẽ đƣợc lựa chọn làm vùng dự án đối với cách tiếp cận quản lí thiên tai tổng

hợp trên toàn lƣu vực sông.

Đối với mục đích của đánh giá xã hội, hai lƣu vực sông đƣợc chọn làm địa bàn nghiên cứu

là: lƣu vực sông Mã ở Thanh Hóa thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, và lƣu vực sông Vu

Gia-Thu Bồn ở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc vùng duyên hải miền Trung.

Page 12: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

12

1.3.2. Các khía cạnh phân tích chính

Đánh giá xã hội đƣợc thiết kế để cung cấp thông tin quan trọng cho quy trình chuẩn bị dự

án. Vì thế, thông tin thu thập phải có ý nghĩa thực tiễn và đƣa ra đƣợc các khuyến nghị thực

tế và có tính định hƣớng hành động. Tƣ vấn làm việc chặt chẽ với các đối tác chính phủ

trong suốt thời gian thực hiện tƣ vấn. Tƣ vấn đã khuyến khích các cán bộ địa phƣơng tham

gia vào việc thu thập thông tin để phát huy quyền sở hữu dự án ngay từ giai đoạn đầu.

a. Tiến hành phân tích nhóm các bên liên quan, những ngƣời liên quan tới hoạt

động dự án với tƣ cách là ngƣời hƣởng lợi và những ngƣời hỗ trợ dự án. Trong

đó cần quan tâm đặc biệt tới vị trí của các bên liên quan trong bối cảnh của dự án,

mức độ ảnh hƣởng, lợi ích của họ tại các lĩnh vực chính khi có dự án và của các

nhóm/tổ chức/đoàn thể/mạng lƣới xã hội, vai trò của họ trong hoạt động tham

vấn, thực hiện và giải quyết xung đột.

b. Xác định các nạn nhân của thiên tai trƣớc đó và các nạn nhân tiềm năng, đặc biệt

là từ 3 khu vực bị ảnh hƣởng nhiều nhất. Lập hồ sơ thông tin cơ bản về các nạn

nhân nói trên từ các nguồn thông tin thứ cấp hiện có. Hồ sơ này bao gồm: tóm tắt

số liệu nhân khẩu học, dân tộc, sinh kế chính, hình thức sản xuất, các nguồn kiếm

thêm thu nhập, tình trạng sở hữu đất đai, sự khác biệt trong quan hệ giới, phƣơng

thức sản xuất và phân phối, việc ra quyết định cần phải đƣợc nêu bật.

c. Thu thập thông tin chung về địa phƣơng nơi mà nạn nhân sinh sống nhƣ: lịch sử

cộng đồng, những nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức, các hoạt động

cộng đồng và bất kỳ thông tin nào có thể hỗ trợ việc thiết kế dự án đƣa ra các

biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại.

d. Rà soát lịch sử tình hình thiên tai xảy ra qua vài thập niên gần đây để xác định

các yếu tố sau đây: tác động của thiên tai (chẳng hạn mất mát về ngƣời và của);

thời gian phục hồi, loại hình và thời gian hỗ trợ của chính phủ, tầm quan trọng và

các loại hình mạng lƣới an toàn phi chính thức, các cơ chế phòng chống thiên tai,

vv...

e. Đánh giá mức độ nhiệt tình của ngƣời dân trong việc cải thiện tình hình phòng

tránh thiên tai và các hình thức cải thiện nên đƣợc tiến hành: Họ có nắm đƣợc

nguyên nhân gây ra thiên tai không? Họ có đề xuất đƣợc cách thức phòng chống

không? Theo họ, trách nhiệm của chính phủ và cộng đồng là gì?

f. Đánh giá vai trò và trách nhiệm của các cấp trong việc phòng chống, giảm thiểu

tác hại và khắc phục hậu quả: Điều gì họ có thể làm tốt và những khó khăn nào

mà họ đang gặp phải? (Chuyên gia về thể chế trong nhóm chuẩn bị dự án sẽ có

nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn về vấn đề này nhƣng Tƣ vấn đánh giá xã hội có thể

xem xét vấn đề này từ góc độ xã hội).

g. Xác định xem liệu những biện pháp cải thiện mà Dự án dự định sẽ sử dụng có tác

động tiêu cực đến ngƣời dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thƣơng hay

không? Đánh giá phạm vi tác động và các nhóm dân tộc thiểu số tiềm năng có

thể bị ảnh hƣởng.

h. Xác định liệu ngƣời dân có bị ảnh hƣởng bởi các biện pháp cải thiện sẽ đƣợc Dự

án áp dụng thông qua việc thu hồi tài sản/đất đai và khả năng di dời khỏi nơi mà

Page 13: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

13

họ sinh sống. Tham khảo công việc của Hội chữ thập đỏ trong khuôn khổ chƣơng

trình hỗ trợ Chính phủ xây dựng và làm nhà kiên cố tránh thiên tai cho ngƣời dân

trong khu vực dễ bị tổn thƣơng. Đánh giá xem liệu chƣơng trình có thực thi các

biện pháp chính sách an toàn đầy đủ đáp ứng yêu cầu OP 4.12 của WB về tái

định cƣ không tự nguyện hay không?

II. Phƣơng pháp của đánh giá xã hội

2.1. Phƣơng pháp định lƣợng

Điều tra đinh lƣợng đƣợc tiến hành tại các xã đƣợc lựa chọn thuộc lƣu vực sông Mã ở Thanh

Hóa và sông Vu Gia – Thu Bồn thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng. Tại mỗi tỉnh, dựa trên tham

vấn với Ban quản lý dự án và BCHPCLB chọn một huyện hay bị ảnh hƣởng bởi thiên tai. Tại

huyện đó chọn một xã bị thiên tai năng nhất. Tại xã đó chọn một thôn hay bị ảnh hƣởng nhất

và một thôn chịu ảnh hƣởng ở mức trung bình. Các hộ gia đình trong thôn đƣợc chọn ngẫu

nhiên. Kết quả là có 200 hộ gia đình ở Thanh Hóa, 207 hộ ở Đà Nẵng và 200 hộ ở Quảng

Nam đã đƣợc phỏng vấn bằng bảng hỏi có cấu trúc (tổng cộng có 607 ngƣời trả lời tại 3 xã

thuộc 3 tỉnh đã đƣợc phỏng vấn).

Bảng 2.1.1. cho thấy các đặc điểm của ngƣời trả lời. Ở Đà Nẵng, số ngƣời trả lời là nữ cao

hơn hẳn so với số ngƣời trả lời là nam bởi tại thời điểm phỏng vấn rất nhiều nam giới vắng

nhà. Cơ cấu tuổi của mẫu nghiên cứu tại Thanh Hóa bao gồm nhiều ngƣời trẻ hơn so với hai

tỉnh còn lại. Mẫu nghiên cứu tại Thanh Hóa cũng bao gồm ngƣời trả lời có trình độ học vấn

khá cao so với hai tỉnh còn lại. Hầu hết ngƣời trả lời ở cả ba tỉnh đều làm nông nghiệp (bao

gồm một tỷ lệ nhỏ làm việc trong lâm nghiệp và ngƣ nghiệp). Tỷ lệ nghèo cao nhất ở tỉnh

Quảng Nam, và thấp nhất ở Thanh Hóa. Mẫu nghiên cứu ở tỉnh Quảng Nam cũng là nơi có tỷ

lệ ngƣời trả lời sống trong nhà kiên cố thấp nhất do đây là xã nghèo hơn so với xã đƣợc

nghiên cứu ở Thanh Hóa và Đà Nẵng.

Bảng 2.1.1. Đặc điểm của ngƣời trả lời (%)

Thanh Hóa

(N=200)

Đà Nẵng

(N=207)

Quảng Nam

(N=200)

Giới tính

Nam 48 32,9 52

Nữ 52 67,1 48

Nhóm tuổi

16-39 28,5 14 15

40-49 43 24,2 29

50-59 25,5 24,2 32,5

60+ 3 37,7 23,5

Học vấn

Tiểu học 4 46,4 41,4

Trung học cơ sở 68 41,1 44,9

Trung học phổ thông 28 12,6 13,6

Nghề nghiệp chính

Page 14: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

14

Nông nghiệp 94 86 84,4

Thƣơng mai dịch vụ 1 3,9 4

Làm thuê 2,5 1,4 3

Công nghiệp/thủ công

nghiệp 1 2,4 5,5

Khác 1,5 6,3 3

Tình trạng hộ nghèo

Có 6,5 16 21,5

Không 93,5 84 78,5

Loại nhà ở

Kiên cố 99 92,3 58,6

Bán kiên cố 0,5 5,3 38,9

Nhà tạm 1,9 1,5

Khác 0,5 0,5 1

Điểm yếu của mẫu định lƣợng liên quan đến tính đại diện của ngƣời dân tộc thiểu số là ở tất

cả các xã đƣợc nghiên cứu dân tộc Kinh là nhóm chủ yếu. Dân tộc thiểu số thƣờng sống ở các

vùng núi cao vùng sâu vùng xa nơi thƣờng xuyên xảy ra lũ quét và lở đất, hơn là ở các vùng

đồng bằng nơi hàng năm thƣờng xảy ra lụt lớn và kéo dài đi kèm với bão. Do đó các xã dân

tộc thiểu số không đƣợc thể hiện trên mẫu nghiên cứu có trọng tâm là các xã hay bị lụt nặng.

Thông tin về dân tộc thiểu số chỉ đƣợc thu thập qua số liệu định tính và thu thập thông tin thứ

cấp. Thông tin bổ sung về ngƣời dân tộc thiểu số có thể thấy trong các báo cáo của các nhóm

tƣ vấn khác.

2.2. Phƣơng pháp định tính

Phân tích bao hàm nhiều loại tài liệu khác nhau, nhƣ báo cáo thông kê hàng năm về bão lụt

và tìm kiếm cứu nạn cho thời kỳ từ năm 2000 đến 2010, các tài liệu và số liệu của BCHPCLB

và TKCN, tài liệu cấp tỉnh thu thập đƣợc từ điền dã và trên trang điện tử của các tổ chức, báo

cáo thống kê hàng năm cấp huyện, xã, tài liệu từ các dự án giảm thiểu thiên tai, tài liệu của

các tổ chức đoàn thể và các tổ chức phi chính phủ hoạt động về quản l‎í thiên tai (xem danh

sách tài liệu tham khảo). Các tài liệu này không chỉ bao gồm thông tin về giảm thiểu rủi ro

thiên tai mà còn bao gồm các thông tin về tình hình kinh tế-xã hội và văn hóa của các địa

phƣơng nghiên cứu.

Ngoài việc phân tích tài liệu sẵn có, nhóm tƣ vấn còn tiến hành các phỏng vấn sâu và thảo

luận nhóm. Các phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành với các cán bộ nhà nƣớc và lãnh đạo các

UBND và các tổ chức quần chúng cấp tỉnh, huyện, xã. Đây là một công cụ khá linh hoạt

nhằm giúp ngƣời tham gia cung cấp các thông tin rất có giá trị về hiệu quả và tác động của dự

án. Phƣơng pháp này tỏ ra rất có hiệu quả khi nghiên cứu thực địa bởi thông tin thu đƣợc rất

chi tiết và là phƣơng pháp linh hoạt cho cả ngƣời hỏi lẫn ngƣời trả lời đƣa ra các quan điểm

khác nhau.

Các thảo luận nhóm giúp thu thập thông tin đa dạng về suy nghĩ và nhận thức chung của

ngƣời dân. Các hộ tham gia thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đƣợc lựa chọn từ các hộ đã

đƣợc phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập thông tin sâu hơn về đền bù, trợ giúp, tái định cƣ,

dân tộc thiểu số và phục hồi sinh kế. Một vài ngƣời đƣợc hỏi độc lập để tìm hiểu về nhận

Page 15: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

15

thức, thái độ và hành vi của họ về việc chuẩn bị, đối phó với thiên tai và phục hồi sau thiên

tai. Mỗi nhóm bao gồm từ 8 đến 10 ngƣời. Các loại thảo luận nhóm đã thực hiện:

Họp tham vấn với lãnh đạo và cán bộ cấp tỉnh về thiên tai ở tại 10 tỉnh

Thảo luận nhóm với lãnh đạo và cán bộ huyện tại 3 huyện nghiên cứu.

Thảo luận nhóm với lãnh đạo và cán bộ xã: các tổ chức đoàn thể, trƣởng thôn, UBND,

BCHPCLB

Thảo luận nhóm với ngƣời dân tại các xã, bao gồm các nhóm xã hội khác nhau.

Trong quá trình thực địa, các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đã đƣợc thực hiện:

Nghệ An: 4 phỏng vấn sâu và một thảo luận nhóm với đại diện của sở NNPTNT và

BCHPCLB;

Hà Tĩnh: 8 phỏng vấn sâu và một thảo luận nhóm với đại diện của sở NNPTNT và

BCHPCLB;

Quảng Bình: 4 phỏng vấn sâu với sở NNPTNT và sở TNMT;

Quảng Trị: 7 phỏng vấn sâu và một thảo luận nhóm với đại diện của sở NNPTNT và

BCHPCLB, ban quản lí các dự án thủy lợi;

Quảng Ngãi: 4 phỏng vấn sâu với sở NNPTNT, sở TNMT, MTTQ, sở LĐTBXH;

Bình Định: 5 vấn sâu với sở NNPTNT, sở TNMT, MTTQ, sở LĐTBXH;

Ninh Thuận: 17 phỏng vấn sâu với sở NNPTNT, sở TNMT, Hội LHPN, sở GTVT, sở

xây dựng và UB dân tộc;

Đà Nẵng: 9 phỏng vấn sâu với cán bộ các sở NNPTNT, sở TNMT, sở LĐTBXH,

MTTQ, Hội chữ thập đỏ; 9 phỏng vấn sâu với UBND huyện, phòng NNPTNT, phỏng

giáo dục, y tế, tài chính v.v…; 25 cán bộ xã trên nhiều lĩnh vực; 32 phỏng vấn sâu và

7 thảo luận nhóm với nạn nhận, ngƣời dân, hộ nghèo, nam/nữ, và nhóm khá giả;

Thanh Hóa: 8 phỏng vấn sâu và 1 thảo luận nhóm với sở NNPTNT, sở TNMT, sở

LĐTBXH, MTTQ, Hội chữ thập đỏ; 6 phỏng vấn sâu với cán bộ UBND huyện, cán

bộ phòng NNPTNT, y tế, giáo dục, tài chính; 15 thảo luận nhóm với cán bộ xã tại các

điểm nghiên cứu, 8 phỏng vấn sâu và 4 thảo luận nhóm với các nạn nhân, ngƣời dân

và các nhóm dễ bị tổn thƣơng;

Quảng Nam: 4 phỏng vấn sâu và 1 thảo luân nhóm với cán bộ cấp tỉnh của sở

NNPTNT, sở TNMT, sở LĐTBXH, MTTQ, hội Chữ thập đỏ; 3 phỏng vấn sâu với

cán bộ UBND huyện, cán bộ phòng NNPTNT, y tế, giáo dục, tài chính; 5 phỏng vấn

sâu với cán bộ UBND huyện, cán bộ phòng NNPTNT, y tế, giáo dục, tài chính; 15

thảo luận nhóm với cán bộ xã tại các điểm nghiên cứu,; 9 phỏng vấn sâu và thảo luận

nhóm với các nạn nhân, ngƣời dân và các nhóm dễ bị tổn thƣơng, 1 thảo luận nhóm

nam.

Tổng cộng, tại 10 tỉnh, ở cấp tỉnh đã phỏng vấn sâu 70 trƣờng hợp, 6 thảo luận nhóm với

những ngƣời liên quan; ở cấp huyện đã có 18 phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; ở cấp xã đã

có 45 phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; tại cấp cộng đồng đã có 49 phỏng vấn sâu và 12 thảo

luận nhóm.

Phƣơng pháp quan sát trực tiếp cũng là một trong các phƣơng pháp thu thập số liệu đƣợc sử

dụng tại các điểm nghiên cứu. Nhóm tƣ vấn đã đánh giá cơ sở vật chất, nhà cửa và điều kiện

của trang thiết bị. Ngoài ra còn có ảnh minh họa trong các phần sau.

Page 16: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

16

2.3. Xử lí và phân tích số liệu

Xử lí và phân tích số liệu định lượng: Số liệu thống kê thu đƣợc từ bảng hỏi đƣợc xử l‎ bằng

phần mềm thống kê SPSS 17.0. Xử lí số liệu bao gồm làm sạch số liệu và mã hóa, kiểm tra

tính thống nhất của số liệu, mã hóa lại và phân tích.

Các bảng mô tả đƣợc lấy ra để phân tích và chuẩn bị báo cáo. Các dữ liệu thu thập đƣợc đƣợc

lƣu giữ trong bộ dữ liệu để sử dụng cho giám sát và đánh giá trong thời điểm thực hiện dự án.

Xử lí và phân tích số liệu định tính: Số liệu định tính đƣợc thu thập qua các tài liệu sẵn có,

quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, đƣợc ghi âm hoặc ghi chép lại, xử l‎ý và phân

tích. Kết quả định tính giúp giải thích rõ hơn kết quả định lƣợng và thể hiện quan điểm cũng

nhƣ sự đồng thuận hay không đồng thuận của ngƣời dân đối với dự án và giúp tìm ra các vấn

đề mà ngƣời dân quan tâm, ví dụ nhƣ sinh kế, đời sống, quá trình chuẩn bị, đối phó và phục

hồi sau thiên tai.

III. Tình hình kinh tế xã hội và thiên tai tại 10 tỉnh có dự án

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

a) Đặc điểm địa hình:

Các tỉnh duyên hải miền trung thuộc dải đất nằm giữa dãy Trƣờng Sơn về phía Tây và Biển

Đông, trải dài từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận với khoảng hơn 1000 km bờ biển. Dải đất bị

chia cắt bởi nhiều nhánh của dãy Trƣờng Sơn ăn ra biển, do đó địa hình khá dốc và vùng

đồng bằng rất hẹp. Trong vùng có nhiều sông, ví dụ nhƣ sông Mã ở Thanh Hóa, sông Gianh ở

Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hƣơng ở Thừa Thiên Huế, sông Vu Gia ở

Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Côn ở Bình

Đinh.

b) Đặc điểm khí tượng thủy văn:

Do các tỉnh miền trung trải dài từ Bắc vào Nam, điều kiện khí hậu thay đổi khá rõ rệt. Vùng

này nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 270C và có bốn mùa rõ rệt trong

năm. Về chế độ mƣa thì trong năm có hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô

từ tháng 12 đến tháng 4. Mùa mƣa ở vùng Bắc Trung bộ thƣờng xảy ra từ tháng 7 đến tháng

10, và ở vùng Nam Trung bộ là từ tháng 10 đến tháng 12.

Khí hậu ở vùng miền Trung chia thành 2 khu vực: khu vực Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.

Ở vùng Bắc Trung bộ (bao gồm toàn bộ phía bắc đèo Hải Vân) do gió mùa thổi theo hƣớng

đông bắc mang theo hơi ẩm từ biên vào nên mùa đông vùng này chịu ảnh hƣởng bởi thời tiết

lạnh và mƣa. Điều này khác biệt hoàn toàn với mùa đông ở vùng phía bắc. Vào mùa hè,

không có hơi ẩm từ biển vào và gió mùa Tây Nam tới (còn gọi là gió Lào) khiến cho thời tiết

nóng và khô. Vào mùa này, nhiệt độ ban ngày có thể lên trên 400C trong khi độ ẩm rất thấp.

Ở vùng Nam Trung bộ (bao gồm vùng đồng bằng ở Nam Trung bộ và phía nam đèo Hải

Vân), gió mùa Đông Bắc thƣờng suy yếu khi tới vùng này bởi bị chặn bởi dãy Bạch Mã. Do

đó, vào mùa hè khí hậu thƣờng khô và nóng khi gió Tây nam thổi mạnh từ vinh Thái Lan qua

dãy Trƣờng Sơn. Đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng miền trung là mùa mƣa và mùa khô

không diễn ra đồng thời giữa vùng Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.

Page 17: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

17

Các sông ở vùng miền Trung thƣờng ngắn và dốc, do đó lũ chảy mạnh. Các cửa sông bị chặn

lại rất nhanh khiến nƣớc lũ không thoát đƣợc, thƣờng gây ra lũ. Lƣu lƣợng nƣớc ở các sông

vùng miền trung chịu ảnh hƣởng của thủy triều từ Biển Đông.

Trong vùng cũng có nhiều hệ thống thủy lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp

nƣớc, xả nƣớc, và là đƣờng thủy cho khu vực.

c) Điều kiện kinh tế

Đây là vùng kinh tế trọng điểm, với rất nhiều thuận lợi về vị trí chiến lƣợc, 17 cảng biển, 15

khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 quốc lộ, và hành lang kinh tế

Đông-Tây, và rất nhiều dự án trị giá hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại,

những tiềm năng hiện có chƣa đƣợc tận dụng để phát triển các thế mạnh kinh tế vùng khi mà

các tỉnh thành phố đều có những thuận lợi nhất định nhƣng còn thiếu quy hoạch, và sản xuất

vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ tự phát. Các cảng nƣớc sâu Chân Mây, Đà Nẵng, Kỳ Hà, và

Dung Quất vẫn chƣa hoạt động hết công suất. Các khu công nghiệp, chế xuất vẫn còn thiếu

hấp dẫn đối với đầu tƣ từ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Dự án cảng nƣớc sâu và khu công

nghiệp Dung Quất đã tạo ra một vùng kinh tế trọng điểm trải dài từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) tới

Dung Quất (Quảng Ngãi), hình thành một trục du lịch – công nghiệp dọc theo bờ biển từ Đà

Nẵng tới Dung Quất. Song song đó là một dải đô thị dọc bờ biển, bao gồm Huế, Đà Nẵng,

Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu công nghiệp lớn nhƣ Chân Mây – Lăng

Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội.

Trong vùng dự án, thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế miền trung với

cơ cấu kinh tế tập trung chủ yếu vào Xây dựng – Công nghiệp và dịch vụ (97%). Do Quảng

Ngãi có khu công nghiệp Dung Quất, nên trong vùng dự án cơ cấu kinh tế của vùng này cao

nhất về công nghiệp (59,3%), mặc dù vậy nông nghiệp vẫn chiếm phần quan trọng (22,1%)

và dịch vụ vẫn còn chƣa phát triển (18,6%). Ba tỉnh có tỷ lệ nông nghiệp khá cao trong cơ

cấu kinh tế là Nghệ An – 38,1%, Bình Định – 35,0%, và Ninh Thuận – 42,6%. Năm tỉnh còn

lại có cơ cấu Công nghiệp – Xây Dựng và dịch vụ khoảng 70%. Tỉnh có tốc độ tăng trƣởng

GDP cao nhất trong năm 2009-2010 là Quảng Ngãi là 72,9%, chủ yếu từ nhà máy lọc dầu

Dung Quất và khu công nghiệp Dung Quất. Nhóm các tỉnh đứng thứ hai về tăng trƣởng GDP

khoảng trên 10% (từ 10,8% đến 13,3%) là: Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nghệ An và

Thanh Hóa. Nhóm thứ ba về tăng trƣởng GDP dƣới 10% là: Quảng Bình, Quảng Trị, Bình

Định và Ninh Thuận (8,4%-9,3%).

Bảng 3.1.1. Một vài đặc điểm kinh tế của các tỉnh dự án năm 2009

Tỉnh GPD bình

quân (USD)

Tốc độ tăng

trƣởng GDP

(%)

Tỷ trọng

nông lâm

ngƣ nghiệp

(%)

Tỷ trọng

công nghiệp

– xây dựng

(%)

Tỷ trọng

dịch vụ

(%)

Thanh Hóa 810 10,8 27,0 38,5 34,5

Nghệ An 715 10,4 38,1 33,5 28,4

Hà Tĩnh 615 11,1 30,8 40,0 29,2

Quảng Bình 752 8,9 21,7 37,7 40,6

Quảng Trị 800 9,1 29,5 34,6 35,9

Đà Nẵng 2.015 13,0 3,0 46,5 50,5

Quảng Nam 880 13,3 23,0 38,6 38,4

Quảng Ngãi 1.228 72,9 22,1 59,3 18,6

Bình Định 900 8,4 35,4 26,7 37,9

Page 18: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

18

Ninh Thuận 600 9,3 42,6 22,2 35,2

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2009-2010 của các tỉnh dự án

d) Tình hình sử dụng đất

Các tỉnh dự án có diện tích tự nhiên khá đặc thù. Ba tỉnh Nghệ An (1.649 nghìn ha) Thanh

Hóa (1.113,3 nghìn ha) và Quảng Nam (1.043,8 nghìn ha) có diện tích lớn nhất. Đà Nẵng,

Ninh Thuận và Quảng Trị có diện tích nhỏ nhất (128,3; 336,3 và 474,7 nghìn ha). Diện tích

đất nông nghiệp ở Nghệ An và Thanh Hóa cũng lớn hơn (khoảng 250 nghìn ha), gấp gần 30

lần diện tích đất nông nghiệp ở Đà Nẵng và khoảng 3,5 lần Quảng Trị, Ninh Thuận và Quảng

Bình. Nghệ An cũng có diện tích đất rừng lớn nhất (915,9 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Bình,

Thanh Hóa và Quảng Nam (566-623,4 nghìn ha).

Bảng 1.1.2. Cơ cấu sử dụng đất ở các tỉnh dự án

Tỉnh dự án

Tổng diện

tích

Đất nông

nghiệp Đất rừng

Đất đặc

chủng Đất ở Bờ biển

(nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn ha) km

Thanh Hóa 1113,3 245,7 566,0 67,3 50,2 102

Nghệ An 1649,1 250,1 915,9 53,2 20,2 82

Hà Tĩnh 602,6 117,5 339,8 34,3 8,2 137

Quảng Bình 806,5 71,5 623,4 24,3 5,0 116

Quảng Trị 474,7 79,6 219,6 14,8 7,1 75

Đà Nẵng 128,3 8,7 67,8 39,2 5,8 30

Quảng Nam 1043,8 110,7 566,0 29,8 20,9 125

Quảng Ngãi 515,3 125,7 262,8 18,1 9,4 130

Bình Định 604,0 138,1 259,2 25,3 7,8 134

Ninh Thuận 335,8 69,7 186,0 16,1 3,8 105

Tổng 7273,4 1217,3 4006,5 322,4 138,4 1036

Nguồn: Tổng cục thống kê 2009.

Trong các xã khảo sát, các hộ không có đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 0,1%,

thuộc nhóm dân tộc Kinh và có thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên hầu hết các hộ chỉ có diện tích

đất nông nghiệp hạn chế, ít hơn 2.000 m2

chiếm khoảng 40%, số hộ có khoảng 2.000-5.000

m2

chiếm khoảng 45,3%. Chỉ có 5,3% số hộ có hơn 1 ha đất nông nghiệp. Sự phụ thuộc vào

diện tích đất nông nghiệp hạn chế và tần số thiên tai cao khiến cho ngƣời nông dân ở vùng dự

án có khả năng bị tổn thƣơng cao và khả năng phục hồi thấp (Báo cáo SIA, 2011).

e) Dân số và thu nhập

Dân số các tỉnh miền trung là 18.835.154 ngƣời (2009). Trong số các tỉnh dự án, các tỉnh

đông dân nhất là Thanh Hóa – 3.400.595 và Nghệ An – 2.912.041 ngƣời, và tỉnh ít dân nhất

là Ninh Thuận – 564.993 và Quảng Trị – 598.324 ngƣời.

Bảng 3.1.3. Dân số các tỉnh miền trung và các tỉnh dự án năm 2009

TT

Tỉnh

Dân số năm 2009

Nam Nữ Tổng

Miền Trung 9.309.265 9.525.889 18.835.154

Page 19: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

19

TT

Tỉnh

Dân số năm 2009

Nam Nữ Tổng

1 Thanh Hoá 1.680.018 1.720.577 3.400.595

2 Nghệ An 1.445.533 1.466.508 2.912.041

3 Hà Tĩnh 606.713 620.325 1.227.038

4 Quảng Bình 422.800 422.093 844.893

5 Quảng Trị 303.032 295.292 598.324

6 Đà Nẵng 434.108 453.327 887.435

7 Quảng Nam 693.829 728.490 1.422.319

8 Quảng Ngãi 599.841 616.932 1.216.773

9 Bình Định 724.624 761.841 1.486.465

10 Ninh Thuận 281.579 283.414 564.993

Nguồn: TCTK. NSPH 2009

Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của các tỉnh miền Trung đã tăng lên đáng kể, khoảng 3,18

lần từ 1999-2008. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của vùng nông

thôn của cả nƣớc là 4,42 lần cùng thời kỳ. Trong cơ cấu thu nhập bình quân của vùng, tỷ lệ

thu nhập từ lƣơng là 33,2%, từ nông lâm ngƣ nghiệp là 26,4%, từ phi nông nghiệp là 20,2%,

và từ các nguồn khác là 20,2%.

Bảng 3.1.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ( nghìn VND)

1999 2002 2004 2006 2008

Toàn quốc 295 356 484 636 995

Nông thôn 225 275 378 506 995

Miền Trung 229 268 361 476 728

Nguồn: TCTK YSB 2009.

Công bằng xã hội thể hiện qua chỉ số khác biệt giữa thu nhập của nhóm giàu nhất và nhóm

nghèo nhất trong vùng dự án (7 lần) là chỉ số thấp nhất trong 6 vùng sinh thái ở Việt Nam,

trong khi đó chỉ số này ở vùng nông thôn là 6,9 lần (Nguồn: TCTK, 2009). Tỷ lệ nghèo ở

vùng dự án giảm nhanh trong thời kỳ 1998-2008 (giảm hơn một nửa) xuống còn 18,4% và

thấp hơn một chút so với tỷ lệ nghèo vùng nông thôn của cả nƣớc (18,4% so với 18,7% năm

2008). Mặc dù vậy, tỷ lệ nghèo ở vùng này vẫn còn cao hơn các tỉnh miền Bắc và Đông nam

bộ và chỉ thấp hơn hai vùng nghèo nhất ở Việt Nam, đó là vùng núi phía Bắc (31,6%) và Tây

Nguyên (24,1%). Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo cũng chậm lại trong những năm gần đây. Tỷ

lệ nghèo ở Đà Nẵng – thành phố lớn nhất khu vực miền Trung, và là thấp nhất trong các tỉnh

dự án, là 3,5%, thấp hơn cả vùng đô thị toàn quốc (6,7%), năm 2008. Tỷ lệ nghèo năm 2008

ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình là cao nhất trong các tỉnh dự án (24,9%, 26,5% và

21,9%), Bình Định có tỷ lệ nghèo thấp nhất (ngoại trừ Đà Nẵng), là 14,2% . Trong vòng 3

năm từ 2006-2008, Quảng Ngãi đã giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, từ 22,5% xuống còn 19,5%, do

sự hoạt động của khu công nghiệp Dung Quất đã tạo hàng nghìn việc làm cho lao động địa

phƣơng. Nghèo đói ở vùng dự án là một trong các nhân tố ảnh hƣởng tới việc phòng tránh,

đối phó và phục hồi sau thiên tai của cộng đồng trong vùng dự án.

Bảng 3.1.5. Tỷ lệ nghèo theo vùng và tỉnh (%)

2006 2007 2008

Page 20: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

20

2006 2007 2008

Miền Trung 22,9 na 18,9

Thanh Hoá 27,5 28,0 24,9

Nghệ An 26,0 22,5 17,3

Hà Tĩnh 31,5 30,8 26,5

Quảng Bình 26,5 26,0 21,9

Quảng Trị 28,5 27,6 25,9

Đà Nẵng 4,0 3,8 3,5

Quảng Nam 22,8 22,1 19,6

Quảng Ngãi 22,5 21,7 19,5

Bình Định 16,0 15,4 14,2

Ninh Thuận 22,3 21,2 19,3

Nguồn: VHLSS2008, TCTK 2009.

Cơ cấu nghề nghiệp ở các mẫu khảo sát phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở vùng dự án,

với hơn 2/3 số lao động (bao gồm tất cả các thành viên của hộ gia đình) lao động trong nông

nghiệp. Nhóm ngành nông lâm ngƣ nghiệp là nhóm dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc các ảnh

hƣởng tiêu cực của thiên tai.

Ngƣời dân tộc thiểu số làm việc trong nông nghiệp chiếmm tỷ lệ lớn, 90,9%, cao hơn nhiều

so với ngƣời Kinh, 74,1%. Do đó, thiên tai sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế và thu nhập

của họ, làm yếu khả năng đối phó và phục hồi sinh kế trƣớc thiên tai nhƣ bão, lụt và hạn hán.

3.2. Tình hình thiên tai và thiệt hại từ 2000-2010

Khái niệm Bão: Theo tác giả Nguyễn Văn Tuyên về các khái niệm về thiên tai trên trang điện

tử của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Trung tâm quốc gia Dự báo khí tƣợng thủy văn, các

hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, và bão nhiệt đới đều thuộc khái niệm bão

chung hơn (Nguyễn Văn Tuyên 2011). Các khái niệm này chỉ mức độ khác nhau của tốc độ

di chuyển của cơn bão. Ở Việt Nam các khái niệm này đều đƣợc hiểu dƣới một khái niệm

chung là ―bão‖ và khái niệm bão thƣờng đƣợc dịch sang tiếng Anh là ―storm‖. Ủy ban phòng

chống lụt bão trung ƣơng cũng dùng từ ―storm‖ để chỉ khái niệm mà tác giả Nguyễn Văn

Tuyên đề cập đến nhƣ là ―typhoon‖. Để đơn giản hóa, từ ―bão‖ sẽ sử dụng cho một diện rộng

khái niệm nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới và bão lốc.

Các thiên tai nhƣ bão, sấm chớp, lụt lội, lũ quét, lở đất, xói mòn, ngập mặn, hạn hán và cháy

rừng đều xuất hiện ở các tỉnh có dự án.

Bão và lụt là hai loại thiên tai thƣờng gặp nhất tại 10 tỉnh. Bão thƣờng vào từ biển và kèm

theo mƣa lớn, làm dâng mực nƣớc sông rất nhanh và gây lụt lụt trên diện rộng. Bão thƣờng

gây ảnh hƣởng ở vùng ven biển và gây lụt lội ở vùng đất liền. Tại 10 tỉnh có dự án đều có

vùng bờ biển rộng, dễ bị ảnh hƣởng bởi bão. Các tỉnh ở miền Trung Việt Nam có đặc tính địa

lý riêng với địa hình cao và các núi dốc từ phía tây đổ xuống bờ biển phía đông, qua các con

sông ngắn hơn sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam. Trong điều kiện này,

mƣa lớn kèm theo bão thƣờng khiến cho nƣớc sông dâng cao, gây lũ, lở đất và xói mòn ở lƣu

vực sông.

Page 21: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

21

Trong thời gian từ 1961 đển 2010, đã có 246 cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển Việt Nam

(xem Phụ lục 2). Tất cả các cơn bão này đổ bộ vào một hoặc nhiều tỉnh tại Việt Nam. Thanh

Hóa là tỉnh chịu nhiều bão nhất trong thời gian này, 88 cơn bão, nhiều hơn gấp nhiều lần số

cơn bão đổ vào Ninh Thuận và Bình Định (55 cơn bão), Quảng Ngãi, Quang Nam, Đà Nẵng,

Quảng Trị (46 cơn bão), và Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An (42 cơn bão) (Biểu 3.2-1). Trong

vòng 10 năm trở lại đây, Thanh Hóa cũng là tỉnh chịu nhiều bão nhất. Trung bình một năm

Thanh Hóa chịu khoảng 2 cơn bão trong khi các tỉnh khác chỉ chịu 1 cơn bão. Trong vòng 10

năm trở lại đây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, và Ninh

Thuận, mỗi tỉnh phải hứng chịu 3 cơn bão cấp 10 hoặc mạnh hơn (tốc độ gió từ 89-102km/h

hoặc cao hơn). Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ phải chịu 2 cơn bão cấp 10

hoặc mạnh hơn trong khoảng thời gian này (2000-2010).

Bão gây thiệt hại năng nề không chỉ khi đổ bộ vào đất liền mà cũng gây nguy hiểm cho ngƣời

dân sinh sống trên các hòn đảo hoặc sinh sống trên các tàu thuyền trên biển. Năm 2007 có

khoảng hơn 3000 tàu/thuyền bị nhấn chìm bởi thiên tai, chủ yếu là bão. Năm 2006 bão số 1

(bão Chanchu) đã đƣợc dự báo sẽ vào miền Trung Việt Nam nhƣng đã bất ngờ đổi hƣớng lên

phía bắc đến Trung Quốc và đã phá hủy rất nhiều tàu thuyền của Việt Nam đã đƣợc neo đậu

ở một nơi tƣởng là an toàn xa đƣờng đi của bão Chanchu. Do đó, mặc dù bão Chanchu không

đổ bộ vào Việt Nam nhƣng nó đã gây thiệt hại rất lớn về ngƣời và tàu thuyền. Tại Đà Nẵng,

bão Chanchu đã đánh chìm 10 tàu/thuyền, làm hƣ hỏng nặng 20 tàu/thuyền, làm chết 224

Page 22: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

22

ngƣời, trong đó có 74 ngƣời ở Đà Nẵng. Thiệt hại về vật chất mà bão Chanchu gây ra ƣớc

tỉnh khoảng 24 tỷ đồng VN (BCH phòng chống lụt bão TP Đà Nẵng 2007). Ở Quảng Nam,

riêng xã Bình Minh (huyện Thăng Bình), 87 ngƣ dân của 72 hộ gia đình trong xã đã bị thiệt

mạng bởi bão Chanchu. Bài học buồn của bão Chanchu cho ngƣ dân ở Đà Nẵng, Quảng Nam

và Quảng Ngãi cho thấy tầm quan trọng của việc dự báo sớm và chính xác thiên tai.

Bảng 3.2.1. Thiệt hại về ngƣời và của do tất cả các loại thiên tại các tỉnh có dự án WB5

Thiệt hại từ thiên tai

Số ngƣời

chết và mất

tích

Số ngƣời bị

thƣơng

Thiệt hại ƣớc

tính (tỷ VND)

Thanh Hóa (1996-2009) 324 3.256

Nghệ An (1990-2010) 432 523 6.032

Hà Tĩnh (2008-2010) 82 200 7.158

Quảng Bình (1989-2008) 273 301 2.399

Quảng Trị (2000-2008) 64 71 1.137

Đà Nẵng (1997-2009) 219 277 8.328

Quảng Nam (1997-2009) 663 1699 9.578

Quảng Ngãi (2000-2010) 321 739 6.635

Bình Định (2000-2010) 226 251 3446.6

Ninh Thuận (2008-2010) 13 10 1.203

Nguồn: Số liệu từ BCHPCLB các tỉnh

Trong thời gian từ 1990 đến 2010 Nghệ An đã phải chịu 34 cơn bão và 29 trận lụt lớn, làm

432 ngƣời thiệt mạng và làm bị thƣơng 523, tổng thiệt hại về vật chất khoảng 6.031.674 triệu

đồng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, từ 2006-2010, bão và lụt đã làm chết 178 ngƣời và bị

thƣơng 106 ngƣời, tổng thiệt hại về vật chất là 4.677.000 triệu đồng (Số liệu của BCHPCLB

Nghệ An).

Page 23: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

23

Dƣới đây là số liệu cụ thể thiệt hại về ngƣời và vật chất do thiên tai tại các tỉnh có dự án

WB5.

Bảng 3.2.2. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do bão lụt từ 1990-2010 tại Nghệ An

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng Thiệt hại vật chất

(tỷ đồng)

1990 7 48 28

1991 5 13 3

1992 5 17 196

1993 12 9 56

1994 2 0 18

1995 3 12 13

1996 91 98 320

1997 22 102 34

1998 13 62 12

1999 3 18 21

2000 0 1 36

2001 9 0 67

2002 27 0 104

2003 17 0 29

2004 0 0 46

2005 28 0 372

2006 41 2 188

2007 40 0 900

2008 25 0 416

2009 25 53 444

2010 57 88 2729

Tổng 432 523 6032

Nguồn: Số liệu BCHPCLB tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.2.3. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do bão lụt từ 2000-2008 tại Quảng Bình

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời bị

thƣơng Thiệt hại vật chất

1989 5 6 31

1990 13 7 45,2

1991 2 2 41,3

1992 39 7 66,53

1993 13 32 30

1994 0 0 0

1995 35 12 102,3

1996 4 5 25,55

1997 15 1 1,99

1998 23 2 19,77

1999 33 12 115

Page 24: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

24

2000 5 19,25

2001 10 1 22,54

2002 5 3,99

2003 5 1 5,8

2004 3 3 70,61

2005 17 8 166,7

2006 9 8 110,8

2007 25 148 1354

2008 12 46 166,9

Tổng 273 301 2399,23

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình. 2010. Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp đến năm

2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới: UBND tỉnh Quảng Bình.

Bảng 3.2.4. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do bão lụt từ 2000-2008 tại Quảng Trị

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời bị

thƣơng Thiệt hại vật chất (tỷ đồng)

2000 4 1 9,5

2001 4 3 33,5

2002 1 44,65

2003 6 1 56,23

2004 7 2 90,67

2005 9 13 238,29

2006 5 44 246,6

2007 11 7 232

2008 17 185,5

Tổng 64 71 1136,94

Nguồn:Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị. unknown. Tổng hợp diễn biến các

đợt lũ lụt thiên tai từ năm 1998 đến 2007 ở Quảng Trị. Đông Hà.

Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị. Biểu tổng hợp thiệt hại tài sản do thiên tai gây ra từ năm

1999-2007 tại Quảng Trị. Đông Hà

Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị. Bảng thống kê 2009 Tình hình thiệt hại do bão số 9 và

mƣa lũ sau bão gây ra. Đông Hà

Bảng 3.2.5. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do bão lụt từ 2000-2010 tại Quảng Ngãi

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng Thiệt hại vật chất

(tỷ đồng)

2000 18 60

2001 13 34 81

2002 5 2 4,5

2003 21 38 113

2004 21 7 103

2005 45 35 157

2006 43 24 58,5

2007 42 24 953

2008 30 24 165,7

Page 25: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

25

2009 51 506 4465

2010 32 45 474,03

Tổng 321 739 6634,73

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, Báo cáo Tổng kết công

tác PCLB và TKCN các năm 1996-2010.

Bảng 3.2.6. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do bão lụt từ 2000-2010 tại Bình Định

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời bị

thƣơng Thiệt hại vật chất (tỷ đồng)

2000 3 1 9,8

2001 6 107 318

2002 8 13 44,5

2003 29 2 198

2004 9 15 111

2005 39 8 219

2006 10 4 13,3

2007 41 10 200

2008 20 6 165

2009 33 76 1332

2010 28 9 836

Tổng 226 251 3446,6

Nguồn: UBND tỉnh Bình định, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, Báo cáo Tổng kết công tác

PCLB và TKCN các năm 2011, 2010, 2009, 2008, 2007, 2006, 2005, 2004, 2003,

2002, 2001, 2000.

Sở LĐTBXH tỉnh Bình định. 2011. Tổng kết công tác PCLB và TKCN, cứu trợ năm

2010 và phƣơng án nhiệm vụ PCLB-GNTT năm 2011. Quy Nhơn: Sở LĐTBXH tỉnh

Bình định.

Bão và lụt là hai loại thiên tai chủ yếu ở Quảng Ngãi. Số liệu của BCHPCLB Quảng Ngãi ghi

nhận bão lụt đã làm thiệt mạng 36 ngƣời năm 2007, 30 ngƣời năm 2008 và 42 ngƣời năm

2009 (UBND tỉnh Quảng Ngãi 2011a). Năm 2010 Quảng Ngãi phải hứng chịu 6 cơn bão, 3

trận lũ và 2 trận lốc xoáy, làm thiệt mạng 45 ngƣời, sập 66 căn nhà và làm 148 ngôi nhà hƣ

hỏng nặng, ngập lụt 21.800 ngôi nhà, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp và cơ sở

hạ tầng, ƣớc tính khoảng 474,03 tỷ (UBND tỉnh Quảng Ngãi 2011b).

Yếu tố giới thƣờng không đƣợc nhắc đến trong các số liệu về nạn nhân của thiên tai. Số liệu

về thiên tai thƣờng chỉ ghi chú số nạn nhân mà không có thêm thông tin về giới tính hay dân

tộc của nạn nhân. Tuy nhiên, từ danh sách cụ thể về số ngƣời thiệt mạng, có thể xác định giới

tính của ngƣời thiệt mạng qua tên của họ. Cách này không hoàn toàn chính xác vì tên có thể

dùng chung cho cả nam và nữ. Khi nghiên cứu kỹ những danh sách này, chúng tôi cho rằng

chỉ có một số ít tên có thể vừa là nam vừa là nữ. Do đó tên nạn nhân cũng có thể cho chúng ta

biết về giới tính của nạn nhân.

Dƣờng nhƣ tỷ lệ nam giới bị thiệt mạng do bão lụt thƣờng cao hơn. Ví dụ, trong danh sách

tên của 36 nạn nhân thiệt mạng ở Quảng Ngãi năm 2007, chỉ có 9 phụ nữ; năm 2008 chỉ có 2

phụ nữ trên tổng số 25 nạn nhân. Tại huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) năm 2009, bão số 9 làm

Page 26: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

26

thiệt mạng 23 ngƣời và chỉ có 6 phụ nữ. Nhƣng ngƣời bị thiệt mạng bởi thiên tai khi đang

làm việc trên tàu cá thƣờng là nam giới. Ví dụ nhƣ bão Chanchu năm 2006 (mặc dù không

vào đất liền), đã làm thiệt mạng 87 ngƣ dân nam thuộc 72 hộ tại xã Bình Minh (huyện Thăng

Bình). Năm 2010, toàn bộ 19 ngƣời thiệt mạng đều là ngƣ dân nam đang ở trên tàu ngoài biển

(danh sách nạn nhân và nguyên nhân thiệt mạng do BCHPCLB Quảng Ngãi cung cấp). Tuy

nhiên ngay cả trong số những nạn nhân thiệt mạng trên đất liền vì thiên tai thì tỷ lệ nam giới

vẫn cao hơn nhiều so với phụ nữ. Trong danh sách 13 nạn nhân thiệt mạng do thiên tai khi

không ở trên tàu/thuyền năm 2010 tại Quảng Ngãi, chỉ có 3 phụ nữ và một trẻ em (không có

thông tin về giới tính của em nhỏ này).

Phụ nữ và trẻ em là thân nhân của nam giới thiệt mạng phải chịu những hậu quả lâu dài từ cái

chết của chồng và cha họ.

3.2.1. Nghiên cứu trƣờng hợp Quảng Nam

Bão lụt cũng đƣợc coi là thiên tai nguy hiểm nhất gây ảnh hƣởng đến cuộc sống của rất nhiều

ngƣời dân ở Quảng Nam.

Tại Quảng Nam trong vòng 10 năm trở lại đây thiên tai đã làm thiệt mạng 663 ngƣời, làm bị

thƣơng hơn 700 ngƣời và gây thiệt hại về vật chất khoảng hơn 1000 tỷ đồng. Ƣớc tính hàng

năm thiệt hại về vật chất chiếm khoảng 1,5% GDP của tỉnh (phỏng vấn lãnh đạo UBPCBL

tỉnh) (xem thêm chi tiết tại (UBND tỉnh Quảng Nam 2010b)).

Bảng 3.2.1.1. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do mọi loại thiên tai từ 1997-2009 tại

Quảng Nam

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời bị

thƣơng

Thiệt hại vật chất (tỷ

đồng)

1997 39 24 100

1998 66 38 390

1999 118 339 758

2000 13 0 139

2001 18 9 76

2002 0 0 2

2003 34 7 91

2004 43 22 156

2005 18 34 110

2006 181 574 1901

2007 48 369 2000

2008 33 3 155

2009 52 220 3700

Tổng 663 1699 9578

Nguồn: Kế hoạch quản lý rủi ro do thiên tai tại Quảng Nam đến năm 2020, đính kèm Quyết

định số 1080/QD-UBND do Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam ngày 07/04/ 2011.

So với Thanh Hóa và Đà Nẵng, mức độ thiệt hại của Quảng Nam do thiên tai lớn hơn gấp

nhiều lần. Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành ở cấp tỉnh tới cấp hộ gia đình, trong đó tham vấn

cộng đồng đƣợc tiến hành ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc.

Page 27: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

27

Huyện Đại Lộc là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở lƣu vực sông Vu Gia và

sông Côn. Đại Lộc có 18 xã và một huyện lỵ. Đại Lộc phải chịu lụt hàng năm. Các vùng chịu

lụt nặng thƣờng xuyên là Đại Hƣng, Đại Lãnh, Đại Đồng, Đại An, Đại Nghĩa và huyện lỵ.

Bão cấp 3 đã có thể gây lụt cho 1/3 diện tích đất ở Đại Lộc

Xã Đại Lãnh là một xã miền núi nằm cách huyện lỵ Đại Lộc 25 km về phía Tây. Khu dân cƣ

của xã nằm ở thung lũng bao quanh bằng sông Côn và sông Vu Gia về một phía, và đồi núi ở

phía khác. Đại Lãnh có 10 thôn với 10.160 ngƣời sống trong 2277 hộ. 80% lao động trong xã

làm nông nghiệp (UBND xã Đại Lãnh 2010a). Đại Lãnh hàng năm đều bị lũ lụt với các mức

độ khác nhau, và trận lụt nặng nhất xảy ra năm 2009. Đại Lãnh có 517 hộ nghèo, chiếm

22,71% số hộ toàn xã.

Nhƣ đã nói ở trên, Đại Lộc là một huyện hay gặp thiên tai do lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra hàng

năm. Các xã Đại Hƣng, Đại Đồng, Đại Hòa, Đại An, Đại Nghĩa và trung tâm huyện lỵ là nơi

có địa hình thấp và cũng là nơi dễ bị lụt nhất. Khác với tình hình thiên tai ở Thanh Hóa, chỉ

gây ảnh hƣởng đối với sản xuất nông nghiệp, lũ lụt ở Đại Lộc nói chung và ở Đại Lãnh nói

riêng thƣờng gây ảnh hƣởng đến cả đất sản xuất nông nghiệp và khu vực dân cƣ. Do đó lũ lụt

gây nhiều thiệt hại ở vùng này hơn. Ngƣời dân ở đây nói rằng họ đã quen với bão lụt vì năm

nào cũng xảy ra bão lụt.

Năm nào trong huyện cũng có lụt lội. Sống chung với lũ nên người dân ở đây cũng

đã quen với lụt trong cả các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Sau khi thu hoạch,

người dân cất trữ thóc ở nơi cao ráo trong nhà. Hoạt động chăn nuôi như nuôi trâu

bò, hoặc lợn cũng được tính đến phương án phòng lũ. Nếu báo động lũ lên tới cấp 3

Page 28: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

28

hoặc cao hơn, dân sẽ di dời gia súc lên nơi cao hơn. Người dân xây các chuồng lợn

cao hơn so với mặt đất. Mỗi hộ đều có phương án đối phó với lũ riêng của mình để

sống chung với lũ.

(Cán bộ huyện Đại Lộc, Quảng Nam)

Đại Lãnh là một xã miền núi nằm giữa sông Côn và sông Vu Gia. Độ dốc của địa hình khiến

cho ngƣời ta khó giữ nƣớc vào mùa khô và khó tiêu thoát nƣớc vào mùa mƣa. Thiếu nƣớc

cho thủy lợi vào mùa hè và lụt lội vào mùa mƣa cũng là hai loại thiên tai thƣờng gặp ở xã

này. Vào mùa mƣa, mực nƣớc các sông dâng cao rất nhanh khi có mƣa lớn, gây ra lụt trên

diện rộng. Nếu mƣa trong một ngày thƣờng gây lụt khiến đƣờng giao thông trong xã bị tắc

nghẽn, khiến xã bị cô lập. Ngƣời dân đƣợc phỏng vấn ở xã Đại Lãnh (Quảng Nam) trả lời

rằng trung bình mỗi năm nhà của họ bị ngập trong khoảng 11 ngày.

Cơn bão số 6 năm 2006 (Xangsane) kèm theo lũ quét đã làm ngập ¾ số nhà trong xã, ngập

đến tận mái khoảng một nửa số nhà, và cuốn trôi rất nhiều gia súc gia cầm nhƣ lợn, gà, vịt và

các tài sản khác. Có một căn nhà hoàn toàn biến mất sau lũ.

Bão kèm theo lũ quét năm 2006 là cơn bão lịch sử. Mặc dù nước lên không cao lắm

như nước lũ năm 2009 nhưng sức tàn phá rất lớn. Tôi cảm thấy bất lực trước sức gió

lớn. Tất cả các cửa của ủy ban xã mặc dù đã khóa cũng vẫn bị gió làm tung, mái tôn

bị thổi bay như máy bay, cửa kính cũng bị cuốn đi, cây bị bật gốc, rất khủng khiếp.

Trận lụt năm 2006 đi kèm với sóng lớn, cuốn trôi tất cả mọi thứ trên đường đi. Tôi

đứng ở đây nhìn thấy một ông ôm hai con vịt ở đằng kia, thấy sóng đến ông ấy quẳng

con vịt đi và cố chạy nhưng không kịp vì gió lớn quá. Tôi trông thấy cảnh đó nhưng

bất lực và không thể làm gì. Trong hoàn cảnh đó khó mà có thể làm gì để giúp đỡ

người đó.

(Lãnh đạo xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam)

Một trong những thiên tai nặng nề nhất ở xã Đại Lãnh trong vòng 10 năm trở lại đây là cơn

bão số 9 vào ngày 28 tháng 9 năm 2009. Bão kèm theo mƣa lớn đã gây lụt nặng nề, mực

nƣớc dâng cao hơn so với mực nƣớc lũ năm 2006 là 1,4m, gây lụt cho hầu hết các nhà trong

xã (ƣớc tính khoảng 95% nhà trong xã bị lụt năm 2009), và khoảng 1/3 số nhà trong xã ngập

đến tận mái. 21 ngƣời bị thƣơng, tổng thiệt hại về vật chất ƣớc tính khoảng 27,5 tỷ đồng

(UBND xã Đại Lãnh 2011). Ở vùng trũng, mực nƣớc lên tới 4m so với sàn nhà.

Page 29: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

29

Ảnh: Trƣởng Phòng khám đa khoa khu vực (liên xã) ở xã Đại Lãnh chỉ vào biển đồng đánh

dấu mức nƣớc lụt năm 2009.

Ảnh: Mực nƣớc lụt năm 2009 vẫn còn để lại rõ dấu vết trên tƣờng căn nhà này

Page 30: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

30

Ảnh: Một phụ nữ xã Đại Lãnh mô tả mực nƣớc lũ năm 2009.

Lũ lụt còn gây nguy hiểm hơn vì nƣớc cuốn theo cây gỗ, đất cát, vật liệu xây dựng từ thƣợng

nguồn theo dòng nƣớc mạnh chảy xuống (từ đƣờng Hồ Chí Minh và các công trình thủy điện

phía Tây Bắc), nhà cửa và tài sản của ngƣời dân từ vùng thƣợng nguồn bị lũ cuốn trôi. Điều

này khiến cho nƣớc lũ càng nguy hiểm hơn khi đến vùng hạ lƣu.

Nếu nhà không kiên cố thì sẽ bị cuốn trôi trong lũ nếu bị chỉ một cái cây đổ hay một

đống rơm cuốn theo nước va phải.

(Lãnh đạo xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam)

Xói lở đất dọc theo bờ sông cũng là một loại thiên tai khác gây ảnh hƣởng đến ngƣời dân sinh

sống bên bờ sông. Khoảng 5km sông Vu Gia chảy qua xã gây ra xói lở ở rất nhiều khu vực.

Hàng năm hiện tƣợng xói lở lấy mất khoảng 5-10m sâu phía bờ dọc theo dòng sông, làm mất

diện tích vài chục hécta. Xói lở lấy mất đất nông nghiệp, đe dọa an toàn cho cuộc sống của

ngƣời dân và các công trình công cộng dọc bờ sông. Các di sản của nền văn hóa Sa Huỳnh

trong xã bị phá hủy nặng nề bởi hiện tƣợng xói lở. Các công trình văn hóa khác cũng đang

phải đối mặt với nguy cơ bị phá hủy. Hiện tại, có 39 hộ cần di dời đi nơi khác vì nằm trong

vùng nguy hiểm của sạt lở đất. Khoảng 60 hộ khác nằm trong vùng dễ gặp thiên tai cũng cần

đƣợc di dời đi nơi khác (tổng cộng có khoảng 100 hộ cần đƣợc tái định cƣ). Quá trình tái định

cƣ rất khó khăn vì các chính sách tái định cƣ chỉ đƣa ra mức đền bù thấp, nguồn lực địa

phƣơng có hạn, không đủ đảm bảo cơ sở vật chất cho địa điểm di dời (thảo luận nhóm cán bộ

địa phƣơng).

3.2.2. Nghiên cứu trƣờng hợp Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng trong khoảng từ 1997-2009 thiên tai đã làm chết và mất tích 219 ngƣời, làm bị

thƣơng 277 ngƣời. Tổng thiệt hại về vật chất do thiên tai trong thời gian này ƣớc tính khoảng

8327,5 tỷ VND. Trong vòng 10 năm trở lại đay, bão lụt nặng nhất ở Đà Nẵng xảy ra năm

Page 31: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

31

2006 và 2009, gây thiệt hại nặng nề về ngƣời và của. Trận bão số 6 (Xangsane) đổ bộ vào

Quảng Nam, cũng đồng thời đổ bộ vào Đà Nẵng. Trận bão này đã làm chết 32 ngƣời (gồm 2

ngƣời mất tích), làm bị thƣơng 61 ngƣời, phá hủy 14.138 ngôi nhà, làm sập 42.691 ngôi nhà

và làm hƣ hỏng 65.271 ngôi nhà khác. Trận bão này cũng phá hủy nhiều tàu/thuyền, làm bật

gốc nhiều cây và rừng, gây ngập lụt diện tích lớn ruộng lúa và phá hủy nhiều nhiều công trình

hạ tầng (2760 lớp học, 605 tòa nhà công, nhiều trạm điện và đƣờng dây). Tổng thiệt hại vật

chất do cơn bão này ƣớc tỉnh khoảng 5.290 tỷ ( BCH phòng chống lụt bão TP Đà Nẵng

2007).

Bảng 3.2.2.1. Thiệt hại về ngƣời và vật chất do bão lụt từ năm 1997-2009 ở Đà Nẵng

Năm Số ngƣời chết Số ngƣời mất

tích

Số ngƣời bị

thƣơng

Thiệt hại vật

chất (tỷ đồng)

1997 2 20 26

1998 32 27 182,3

1999 37 16 61 613

2000 2 12

2001 2 5

2002 6

2003 5 1,5

2004 3 1 2 20,4

2005 1 11 41

2006 105 2 61 5314,8

2007 3 3 1524

2008 11

2009 8 92 570,5

Tổng 200 19 277 8327,5 * Nguồn: Số liệu từ BCH phòng chống lụt bão Đà Nẵng

Bảng 3.2.2.2 cho thấy thiệt hại do trận bão và lụt lịch sử ở huyện Hòa Vang năm 2006.

Bảng 3.2.2.2. Thiệt hại do bão lụt ở huyện Hòa Vang năm 2006

Số lƣợng Thiệt hại ƣớc tính (tỷ

đồng)

Trợ giúp về tài chính (tỷ

đồng) (tại thời điểm

2/2007)

Số ngƣời chết 11 20

Số ngƣời bị thƣơng 250 47

Thiệ hại về nhà 260

-Bị sập 2627 9180*

-Bị tốc mái 6271 5455

-Hƣ hỏng 1334 1200

-Tốc mái một phần 11518 11287

Thiệt hại về vật chất của

ngƣời dân 28.6

Thiệt hại về các công

trình công cộng

-Trƣờng học 21

-Cơ sở y tế 14,2

-Thông tin liên lạc 9,3

Page 32: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

32

-UB huyện và xã 5

-Các công trình khác 8

Thiệt hại về nông nghiệp 337

Thiệt hại về thƣơng mại 23

Thiệt hại về giao thông 2,5

Tổng 708

*1836 hộ đƣợc nhận 5 triệu đồng/hộ, 791 hộ không đƣợc trợ giúp gì.

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, 2011

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, mỗi năm Đà nẵng giảm bình quân đƣợc 2,3%-3%, tƣơng

đƣơng 3000-4000 hộ gia đình. Thành phố thực hiện nhiều chính sách giảm nghèo khác nhau

nhƣ cho vay vốn (trong 4 năm 2005-2008 cho 68.273 lƣợt hộ nghèo vay vốn với số tiền

480.698 triệu đồng); cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo và thoát nghèo trong hai năm

(tổng 271.498 thẻ bảo hiểm, tổng giá trị 23.546 triệu đồng); miễn giảm học phí cho học sinh

sinh viên nghèo (786 học sinh, tổng kinh phí 3.964 triệu đồng); trợ giúp pháp lý miễn phí cho

4199 lƣợt ngƣời nghèo với kinh phí 227 triệu đồng; xây mới và sửa chữa 4.137 nhà cho hộ

nghèo và hộ khó khăn với kinh phí 45.461 triệu đồng; hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện, nƣớc, sửa

chữa cho 3.502 hộ nghèo với tổng kinh phí 5.182 triệu đồng. Một giải pháp mang tính thiết

thực khác là đào tạo nghề và giải quyết việc làm hƣớng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo,

giúp họ thoát nghèo bền vững. Trong các năm từ 2005-2008, có 3.103 ngƣời nghèo đƣợc dạy

nghề miễn phí. Các nội dung đào tạo bao gồm chuyển giao kỹ thuật trông trọt, chăn nuôi, chế

biến hải sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hƣớng sản xuất kinh doanh cho ngƣời

nghèo... Các tổ chức tham gia các hoạt động này bao gồm Sở nông nghiệp và phát triển nông

thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Chữ thập đỏ, Sở LĐ-TBXH.

Tuy nhiên, hoạt động giảm nghèo có những khó khăn nhƣ:

Thiên tai xảy ra thƣờng xuyên khiến nhiều hộ bị tái nghèo hoặc không thoát đƣợc

nghèo: tính bền vững thấp

Chƣa chủ động vƣơn lên thoát nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc và cộng

đồng

Việc đánh giá, nhận diện hộ nghèo, hộ thoát nghèo còn bị ảnh hƣởng bởi tâm lý ngại

va chạm, mếch lòng

Cán bộ làm công tác giảm nghèo thay đổi nhiều, chế độ hỗ trợ ít (Báo cáo tổng kết 4

năm 2005-2008 thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, ban chỉ đạo CTMT giảm nghèo,

Đà nẵng)

Cơ chế giảm nghèo chƣa đồng bộ, chồng chéo, nhất là cơ chế hỗ trợ chƣa hƣớng vào

nâng cao năng lực và nhận thức, ngƣời nghèo chƣa thực sự tham gia vào thị trƣờng

phát triển kinh tế: mới cho con cá, chƣa cho cần câu.

Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu trƣờng hợp ở Quảng Nam, đánh giá xã hội đƣợc thực hiện ở cấp

tỉnh và cấp hộ gia đình, và tham vấn cộng đồng đƣợc thực hiện ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa

Vang.

Hòa Vang là một huyện nông thôn năm phía tây thành phố Đà Nẵng, với dân số 121.403

ngƣời sống tại 11 xã (Niên giám thống kê Đà Nẵng 2010). Hòa Vang có sông Cự Đề ở phía

bắc và sông Yên (một nhánh của sông Vu Gia) phía nam, nối với sông Thụy Loan, tạo thành

sông Cầu Đổ. Thiên tai chủ yếu ở huyện là bão và lụt.

Page 33: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

33

Hòa Tiến là một xã nằm ở phía đông nam huyện Hòa Vang, trong lƣu vực sông Yên (một

nhánh của sông Vu Gia) và sông Tây Tĩnh. Hòa Tiến là một xã đồng bằng nằm ở độ cao 3m

so với mực nƣớc biển. Hòa Tiến có dân số 16.688 ngƣời, thuộc 3.876 hộ và 11 thôn. Tỷ lệ

nghèo chỉ có 4,6%. Ngƣời dân Hòa Tiến chủ yếu làm nông nghiệp, với chỉ 599 hộ hoạt động

phi nông nghiệp. Thiên tai chủ yếu là lụt trong vòng 10 năm trở lại đây. Cơn bão nghiêm

trọng nhất gây lụt và thiệt hại lớn vào năm 2006 và 2009.

Tại xã Hòa Tiến, ngƣời dân đƣợc phỏng vấn cho biết trung bình nhà họ bị ngập khoảng 4

ngày một năm. Cơn bão số 6 năm 2006 đã gây ngập lụt cho 2.500 hộ trên tổng số 3.473 hộ

trong xã. Tổng thiệt hại ƣớc tính khoảng 1.843 tỷ đồng.

Cơn bão số 9 năm 2009 đã làm sập 2 ngôi nhà, gây thiệt hại nghiêm trọng cho 23 ngôi nhà,

và làm tốc mái rất nhiều ngôi nhà khác, bao gồm trƣờng học và trạm y tế. Trận bão này đã

gây ngập lụt cho hầu hết các hộ trong xã (6 thôn bị ngập hoàn toàn và 5 thôn khác bị ngập

một phần).

Trong 10 năm trở lại đây, thiên tai thường gặp nhất là lụt. Ở đây không có lũ quét

giống như các vùng khác, chỉ là nước dâng lên cao. Tuy nhiên người dân ở đây chỉ có

kinh nghiệm chứ không có hướng dẫn gì. Kinh nghiệm thu được từ các năm trước và

được truyền từ các thế hệ trước. Chúng tôi cứ đối phó với từng con bão một, không

chuẩn bị kỹ lắm. Hầu hết các nhà đều có tầng hai. Từ sau cơn bão năm 1999, chúng

tôi đã rút ra bài học lớn. Tất cả các nhà đều có tầng gác trong trường hợp lụt cao..

(PVS, nông dân, nam, Đà Nẵng).

Page 34: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

34

3.2.3. Nghiên cứu trƣờng hợp Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh có địa hình và khí hậu đa dạng, bao gồm cả vùng núi và vùng bờ biển,

với 4 hệ thống sông. Trong đó sông Mã là con sông lớn và có ảnh hƣởng nhất trong tỉnh.

Sông Mã là con sông lớn thứ hai thuộc miền Bắc Việt Nam (sau sông Hồng), bao gồm gần 90

nhánh sông bao trùm một vùng hạ lƣu khoảng 28.400km2.

Hàng năm tại Thanh Hóa xảy ra nhiều loại thiên tai khác nhau. Theo lãnh đạo tỉnh, các thiên

tai nặng nhất gây ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân là bão, lốc, lũ quét, sạt lở hai bên

bờ sông và vùng ven biển. Lốc xoáy, thời tiết lạnh bất thƣờng, hạn hán, ngập mặn gây ít ảnh

hƣởng hơn, và các thiên tai nhƣ mực nƣớc biên dâng cao, mƣa đá, sấm chớp và cháy rừng ít

gây ảnh hƣởng nhất (UBND tỉnh Thanh Hóa 2010). Theo phỏng vấn lãnh đạo và ngƣời dân ở

Thanh Hóa, bão đi kèm với lụt là thiên tai gây tàn phá lớn nhất. Gần đây Thanh Hóa phải

chịu các trận lụt lớn vào năm 2005, làm 16 ngƣời thiệt mạng và năm 2007 làm 26 ngƣời thiệt

mạng cùng thiệt hại rất nhiều tài sản của nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy trong các năm từ 1996-2009 bão lụt đã làm 324 ngƣời thiệt

mạng và gây thiệt hại 3.256 tỷ đồng1 (Ban Quản lý dự án thủy lợi và Sở Nông nghiệp và phát

triển nông thôn Thanh Hóa 2010).

Bảng 3.2.3.1. Thiệt hại về ngƣời và tài sản do bão lụt từ 1996-2009 tại Thanh Hóa

Năm Số ngƣời chết Thiệt hại về tài sản (tỷ đồng)

1996 228 900

1997 6 39

1998 3 100

1999 10 30

2000 15 147

2001 3 45

2002 0 40

2003 2 50

2004 2 55

2005 16 130

2006 2 50

2007 26 1100

2008 1 300

2009 10 270

Tổng 324 3256

Nguồn: Báo cáo tình hình thiên tai và phƣơng án của tiểu dự án phòng chống thiên tai của

ban quản lý dự án thiên tai tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá xã hội đƣợc tiến hành từ cấp tỉnh đến cấp hộ gia đình, trong đó tham vấn cộng đồng

đƣợc thực hiện ở xã Yên Phú, huyện Yên Định.

1 Theo tài liệu trích dẫn ở đây thì tổng số thiệt hại về tài sản là 4500 tỷ đồng, nhƣng nếu cộng các thiệt hại của

các năm trong bảng này thì tổng số thiệt hại chỉ là 3256 tỷ đồng.

Page 35: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

35

Yên Định là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm trong lƣu vực sông Mã, cũng là

huyện dễ bị ảnh hƣởng bởi lụt. Yên Định có 29 xã/phƣờng, với tổng dân số là 167.968 ngƣời

năm 2010 (Niên giám thống kê Yên Định 2011). Con đê dọc sông Mã trên địa bàn huyện dài

27,5km. Ngƣời dân Yên Định chủ yếu sống bằng nghề nông và sinh kế của họ phụ thuộc rất

nhiều vào điều kiện thời tiết. Hàng năm thiên tai chủ yếu ở Yên Định là lụt.

Xã Yên Phú có 7 thôn với tổng số dân là 4.678 ngƣời, thuộc 1.159 hộ. Tỷ lệ nghèo năm 2010

là 18,6%. Xã nằm trong lƣu vực sông Cầu Chảy, một nhánh của sông Mã. Hàng năm thƣờng

xảy ra lụt với các mức độ khác nhau. Ngƣời dân Yên Phú phải hứng chịu các đợt lụt lớn năm

1975, 1978, 1986, 2005, và 2007. Trong đó trận lụt năm 2005 là lớn nhất. Trong những năm

gần đây, mực nƣớc sông có thay đổi rõ rệt do tác động của biến đối khí hậu. Dòng sông cạn

hơn vào mùa hè và lụt nặng hơn vào mùa mƣa. Tháng 7/2011 một diện tích lớn đất trồng trọt

của 5 trên 7 thôn đã bị ngập, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất lúa gạo.

Tại huyện Yên Định nói chung và xã Yên Phú nói riêng, mặc dù lụt diễn ra thƣờng xuyên

nhƣng ít khi đe dọa nghiêm trọng đến khu dân cƣ. Lụt ở Yên Định thƣờng do kết quả của

mƣa lớn kèm theo bão và thƣờng gây ảnh hƣởng lớn đến diện tích đất trồng lúa, gây thiệt hại

nặng cho sản xuất nông nghiệp. Do Yên Định là vùng đất trũng của Thanh Hóa với những

đặc điểm địa lý và khí hậu khác biệt so với vùng đất cao nên ở Yên Định không xảy ra lũ

quét.

Bảng 3.2.3.2 cho thấy thiệt hại ƣớc tính do bão và lụt ở xã Yên Phú từ 2008-2010. Mức độ

thiệt hại ở đây ít hơn nhiều so với ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Các thiệt hại này không bao

Page 36: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

36

gồm thiệt hại do ngập lụt diện tích 196 ha lúa và xói mòn 127 ha đất nông nghiệp hàng năm

(số liệu của xã Yên Phú).

Bảng 3.2.3.2. Thiệt hại ƣớc tính do bão và lụt tại xã Yên Phú (nghìn đồng)

2008 2009 2010

Nhà cửa 27000 17000 85000

Cây lâu năm 4712 9519 25000

Cây trồng 3343000 3633000 5266000

Gia súc 74000

Công trình công cộng 187000 214000 362000

Khác 1664000 1713000 1762000

Tổng 5299712 5586519 7500000

Nói chung, nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu cho ngƣời dân sống trong các xã khảo sát,

đặc biệt là tại Yên Phú (Thanh Hóa) và Đại Lãnh (Quảng Nam).

Biểu đồ dƣới đây cho thấy tỷ lệ nam và nữ tuổi từ 15-60 sống trong các hộ khảo sát có nghề

nghiệp chính là nông nghiệp (không gồm những ngƣời mà hoạt động nông nghiệp không phải

là nghề chính). Tại cả ba nơi, tỷ lệ phụ nữ làm nông nghiệp cao hơn nhiều so với nam giới,

đặc biệt là ở Hòa Tiến (Đà Nẵng). Với tình hình này, thiên tai gây hậu quả cho sản xuất nông

nghiệp sẽ gây thiệt hại hơn cho thu nhập của phụ nữ.

Page 37: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

37

Tóm lại, các thảo luận ở phần III cho thấy thiên tai, đặc biệt là bão và lụt, hàng năm đã gây

thiệt hại nặng nề về ngƣời và của cho ngƣời dân sống trong vùng bị ảnh hƣởng. Do các điều

kiện địa hình, địa l‎‎ý đặc thù, 10 tỉnh trong vùng dự án đều dễ bị ảnh hƣởng bởi bão và lụt.

Hàng năm các tỉnh này phải chịu các cơn bão và lụt lớn, gây thiệt hại rất nhiều về ngƣời và

của. Các thiên tai lớn thƣờng kéo theo hậu quả tiêu cực cho sinh kế và sản xuất của ngƣời

dân, đặc biệt là ngƣời nghèo trong vùng bị ảnh hƣởng. Thảo luận ở các phần sau đây cho thấy

có rất nhiều thiệt hại và mất mát đã có thể tránh đƣợc hoặc giảm nhẹ đáng kể. Điều này gợi ‎

ra rằng dự án Quản l‎ý thiên tai Việt Nam sẽ có tác động tích cực trong việc giảm thiệt hại về

ngƣời và tác động của thiên tai trong các tỉnh có dự án.

Mặc dù thống kê về thiệt hại và mất mát không phải là chủ đề chính của phần này, tham khảo

số liệu về thiệt hại cho thấy sự thiếu hụt các thông tin về giới, dân tộc, và tình trạng nghèo

trong hệ thống lƣu trữ thông tin hiện tại về nạn nhân và thiệt hại của thiên tai. Dự án cần

chú ‎ý đến việc cải thiện hệ thống thông tin có tách riêng số liệu theo giới, dân tộc, và tình

trạng nghèo.

Các hàm ý chính sách cho phần này bao gồm:

Các dự án/chƣơng trình quốc gia nhƣ Dự án quản lý‎ thiên tai Việt Nam đóng vai trò

rất quan trọng và cần thiết để giúp ngƣời dân các tỉnh bị ảnh hƣởng đối phó với tình

trạng các rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng;

Dự án cũng cần chú trọng nâng cấp hệ thống thông tin với các thông tin tách riêng

theo giới, dân tộc và tình trạng nghèo.

Page 38: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

38

IV. Công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai

4.1. Tổ chức

Viêtn Nam là đất nƣớc với hàng thế kỷ đối phó với các thiệt hại do các loại thiên tai. Do đó

chính phủ Việt Nam rất chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, đặc biệt là phòng chống

lụt bão, đối phó và khắc phục hậu quả. Tại các tỉnh đều có tổ chức chặt chẽ của Ủy ban

phòng chống lụt bão, Ủy ban tìm kiếm cứu nạn, đƣợc tổ chức từ tỉnh, huyện, và xã. (UBND

thành phố Đà Nẵng - BCH phòng chống lụt bão và TKCN 2011; UBND tỉnh Quảng Nam

2010b; UBND tỉnh Thanh Hóa 2010).

Hình 4.1.1 mô tả cấu trúc chung của BCHPCLB và TKCN tại các tỉnh. Tại Thanh Hóa, chủ

tịch UBND cũng đồng thời giữ chức chủ tịch BCHPCLB và TKCN; ở Đà Nẵng và Quảng

Nam, phó chủ tịch UBND giữ chức chủ tịch BCHPCLB và TKCN (UBND thành phố Đà

Page 39: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

39

Nẵng 2009b; UBND tỉnh Quảng Nam 2011). Các thành viên của BCHPCLB và TKCN các

các cấp thƣờng bao gồm phó chủ tịch/phó giám đốc của các cơ quan ban ngành.

Đội xung kích phòng chống lụt bão xã và thôn là lực lƣợng huy động tại chỗ và có

vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tổ chức, chế độ đãi ngộ, và tính bền vững còn rất hạn

chế

Cái đội này thành phần chủ yếu là lực lượng bộ đội và dân quân. Tại vì bộ

đội có lực lượng cơ động. Rồi là công an cũng có lực lượng cơ động. Mà đặc

biệt lực lượng dân quân là nó đông hơn. Mình hoạt động là chia thành mỗi

đội xung kích là có hai mươi đồng chí. Ở đây có hai đội xung kích mỗi đội là

phục vụ cho một khu vực, hai đội là 40 đồng chí. 40 đồng chí đó là trước

trong và sau bão lụt đều sử dụng.

(PVS, nam, chủ tịch xã, Đà nẵng).

Thường thường chủ yếu là về kinh phí. Hai đội lực lượng xung kích vẫn làm,

nhưng mà ngân sách không có nhiều tiền, mà cuối cùng mình hỗ trợ cho anh

em tiền ăn thôi, ăn là ăn tập trung thôi. Chứ thực tế để mà bồi dưỡng cho anh

em là không có. Cái điều kiện tập trung lực lượng là cũng khó. Cái thứ hai là

khi mà bão lũ xảy ra rồi thì, mà đặc biệt là những anh em vùng ngập lụt cũng

khó, huy động anh em vùng ngập lụt cũng khó.

(PVS, nam, chủ tịch xã, Đà nẵng).

Page 40: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

40

Vấn đề giới chƣa đƣợc lồng ghép tốt vào cấu trúc tổ chức của BCHPCLB. Chẳng hạn nhƣ,

trong 25 thành viên của BCHPCLB huyện Yên Định (Thanh Hóa), chỉ có một phụ nữ

(UBND huyện Yên Định 2011). Trong 26 thành viên của BCHPCLB huyện Đại Lộc tỉnh

Quảng Nam, chỉ có 2 phụ nữ (UBND huyện Đại Lộc 2011). Trong 29 thành viên của

BCHPCLB tỉnh Quảng Ngãi, toàn bộ là nam giới không có phụ nữ. Tình trạng cũng tƣơng tự

ở các địa phƣơng khác ở cấp xã. Không lồng ghép tốt vấn đề giới không những chỉ xảy ra ở

lĩnh vực quản lý thiên tai mà cũng xảy ra ở hầu hết các cơ quan và tổ chức địa phƣơng, ngoại

trừ trong các hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ và trong các hoạt động y tế (cán bộ dân số

kế hoạch hóa gia đình).

Nói chung, BCHPCLB và TKCN ở các cấp trong các tỉnh có dự án đều hoạt động khá giống

nhau, cùng theo hƣớng dẫn của BCHPCLB trung ƣơng và TKCN trung ƣơng. Hoạt động

PCLB va TKCN đều có kế hoạch cụ thể. Ví dụ, ở Thanh Hóa có kế hoach liên ngành về quản

lý thiên tai đến năm 2020 (UBND tỉnh Thanh Hóa 2010); tại Đà Nẵng có Kế hoạch thực hiện

Chiến lƣợc Quốc gia cho Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở Đà Nẵng đến năm 2020

(UBND thành phố Đà Nẵng 2009b); tại Quảng Nam có Kế hoạch nâng cao nhận thức Cộng

dồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 (UBND tỉnh Quảng Nam

2011); tại Quảng Bình kế hoạch tƣơng tự cho phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

đến năm 2020 đƣợc triển khai trong Quyết đinh số 1901/QD-UBND ngày 5/8/2008 của

UBND, và gần đây Kế hoạch liên ngành quản lý thiên tai đến năm 2020 tại Quảng Bình đƣợc

thông qua bởi quyết định 1139/QD-UBND ngày 24/5/2011.

Tại các cấp thấp hơn và các tổ chức đoàn thể cũng có các kế hoạch tƣơng tự. Công tác chuẩn

bị cho mỗi mùa mƣa bão thƣờng bao gồm các hoạt động sau:

Kiểm tra an toàn các công trình xây dựng và gia cố các công trình yếu;

Nâng cấp hệ thống thoát nƣớc để giảm nguy cơ ngập lụt, xây dựng các nơi tránh lũ an

toàn cho tàu bè neo đậu để tránh thiệt hại khi có bão;

Chuẩn bị và tích trữ vật liệu xây dựng để bảo vệ các công trình (nhƣ đập, kênh

mƣơng, hồ chứa nƣớc, các công trình công cộng) hoặc để giữ đƣờng giao thông thông

suốt trong trƣờng hợp khẩn cấp;

Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc không bị gián đoạn trong mùa mƣa bão;

Cảnh báo và cấm mọi hoạt động đi lại trong khu vực bị ảnh hƣởng trong thiên tai, bao

gồm cả cảnh báo cho tàu thuyền trên biển;

Tổ chức các "đội xung kích" giống nhƣ các đội phản ứng nhanh sẵn sàng tham gia

vào công tác cứu nạn trong trƣờng hợp cần thiết; các nhóm này thƣờng bao gồm lực

lƣợng bộ đội và công an địa phƣơng và thanh niên trong xã; ―đội xung kích‖ cũng là

lực lƣợng chính giúp ngƣời dân khắc phục hậu quả sau lũ;

Chuẩn bị các phƣơng án sơ tán dân khỏi khu vực nguy cơ cao;

Giám sát hoạt động chuẩn bị của BCHPCLB các cấp;

Tổ chức diễn tập khi có thiên tai tại các xã trong vùng chiến lƣợc trọng điểm (nhƣ hồ

chứa nƣớc, đập và kênh mƣơng, v.v…);

Nâng cao năng lực quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: tăng cƣờng các chiến dịch

truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; cung cấp hƣớng dẫn để nâng

cao nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng và đƣa họ tham gia vào các hoạt động chuẩn

bị đối phó với thiên tai; các hoạt động thƣờng tập trung vào ngƣời dân sống trong

vùng nguy cơ cao, nhƣ vùng hay bị lũ lụt hoặc ngƣ dân đánh cá trên biển.

Page 41: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

41

Cho đến nay, các biện pháp công trình cho hoạt động PCLB nhận đƣợc nhiều sự quan tâm

hơn. Các biện pháp công trình bao gồm nâng cấp, gia cố, hay xây dựng hệ thống thủy lợi, hồ

chứa nƣớc, kè và đập, bảo vệ bờ sông, cảng đậu an toàn cho tàu thuyền, xây dựng nhà chống

lũ, và các khu vực tái định cƣ để di chuyển ngƣời dân khỏi vùng nguy hiểm (báo cáo của

BCHPCLB tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng

Ngãi, Quảng Trị).

Các hoạt động quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng bao gồm sự tham gia của ngƣời dân trong tất

các các bƣớc quản lý thiên tai, bao gồm lập kế hoạch, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, tập

huấn kỹ năng chuẩn bị, ứng phó và tái thiết sau thiên tai đã đƣợc thực hiện ở một vài nơi và

ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng.

Trong khuôn khổ dự án quản lý thiên tai (WB4), các tỉnh đã tiến hành một loạt các hoạt động

quản lý thiên tai cho cán bộ địa phƣơng trong vùng dự án. Ví dụ, năm 2009, tại Thanh Hóa đã

có 21 khóa tập huấn cho 630 ngƣời tham dự, trong đó có 346 nam và 284 nữ cán bộ của

UBND, trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản, công an thôn bản và dân quân địa phƣơng, và

thành viên của BCHPCLB địa phƣơng (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 2010). Tuy nhiên, không

phải các cuộc tập huấn đều có đông đảo phụ nữ tham gia. Dƣờng nhƣ vẫn có quan niệm cho

rằng đối phó với thiên tai không phải là hoạt động phù hợp với phụ nữ.

Nói chung cán bộ tại các tỉnh, huyện, xã đƣợc nhóm tƣ vấn phỏng vấn đều tỏ ra rất hiểu biết

về tình hình thiên tai và tầm quan trọng về công việc của họ. Họ hoàn toàn ý thức đƣợc trách

nhiệm của họ và thể hiện quyết tâm muốn thực hiện tốt công việc của họ. Tuy nhiên, trên

thực tế công tác chuẩn bị đối phó với thiên tai còn gặp các khó khăn chính nhƣ:

a. Thiếu cơ chế hiệu quả cho phối hợp và hợp tác liên ngành:

Một hệ thống quản lý thiên tai tốt đòi hỏi phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành và tổ chức

đoàn thể. BCHPCLB và TKCN đƣơc tổ chức theo kiểu các tổ chức liên ngành để phối kết

hợp với nhau. Quyết định số 172/2007/QD-TTg của Thủ tƣớng chính phủ thông qua Chiến

lƣợc Quốc gia về Phòng chống và Giảm thiểu rủi ro thiên tai đến năm 2020 đã nhấn mạnh

―Nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải đƣợc lồng ghép trong quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng lĩnh vực, quốc gia‖. Tinh thần này cũng

có thể thấy trong các văn bản chính sách của chính quyền cấp tỉnh (UBND tỉnh Thanh Hóa

2010). Tuy nhiên, các kế hoạch hoạt động cấp tỉnh để thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về

Phòng chống và Giảm thiểu thiên tai đến năm 2020, cũng nhƣ kế hoạch hàng năm về PCLB

vẫn chƣa đƣợc kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Chƣa có một

cơ chế cụ thể để đảm bảo sự phối kết hợp giữa các ban ngành/tổ chức liên quan. Phòng chống

và giảm thiểu thiên tai chƣa đƣợc lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các

cấp. Thiên tai chỉ đƣợc nhắc đến sơ qua trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại cấp tỉnh,

huyện và xã.

Nhà nước và chính quyền tỉnh không có hướng dẫn cụ thể cho từng ngành về việc

phối hợp việc giảm thiểu thiên tai (vào kế hoạch phát triển), mức độ lồng ghép chưa

thống nhất giữa các ban ngành, và không có đánh giá chất lượng của việc lồng ghép

(UBND tỉnh Thanh Hóa 2010).

Gần đây đã có một số dấu hiệu của việc đƣa quản lý rủi ro do thiên tai vào các kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng đã đƣợc các nhà lập pháp và hành pháp chú ý hơn.Tại

Quảng Bình, Thủ tƣớng đã ban hành Quyết định 788/2011/QĐ-TTg ký ngày 24/05/2011 phê

Page 42: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

42

duyệt Đề án thực hiện thí điểm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giảm nghèo và phòng,

chống thiên tai các xã vùng bãi ngang, cồn bãi, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2011 -

2015. Nếu thành công, dự án thí điểm sẽ đƣợc nhân rộng ở các tỉnh khác. Văn bản này có thể

coi là một ví dụ cho việc đƣa các hoạt động PCLB vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa

phƣơng. Tại Nghệ An và Quảng Trị, tổ chức Oxfam Hồng Kông gần đây đã giúp thực hiện

một cuốn cẩm nang về Đƣa Giảm thiểu thiên tai và biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển

KT-XH của địa phƣơng (Oxfam Hong Kong 2011). Tại An Giang, Trung tâm chuẩn bị đối

phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã hỗ trợ thực hiện Cẩm nang đƣa Phòng Chống và Giảm

nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội tại cấp tỉnh và cấp ban ngành (Lê Thị

Mộng Phƣợng 2010). Đây là một tài liệu rất bổ ích và chính quyền các cấp tại tỉnh có dự án

nên tham khảo.

Phối hợp liên ngành đặc biệt yếu tại cấp tỉnh. Mỗi ngành dƣờng nhƣ chỉ thực hiện trách

nhiệm của mình mà không tham vấn và chia sẻ thông tin với các ngành khác. Mặc dù Chủ

tịch BCHPCLB của các tỉnh cũng đồng thời là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh,

những ngƣời thực sự thực hiện các công việc thƣờng ngày của ủy ban này lại là các cán bộ

của Sở NN và PTNT, những ngƣời không có thực quyền để huy động các ban ngành khác

trong tỉnh. Tại cấp tỉnh và huyện, đoàn công tác gặp rất nhiều khó khăn trong việc phỏng vấn

các cán bộ ngoại trừ các cán bộ của Sở NN và PTNT. Phối kết hợp liên ngành lại rất tốt ở cấp

xã, nơi mà chủ tịch UBND cũng đồng thời là chủ tịch BCHPCLB và cũng đồng thời là ngƣời

thực hiện các công việc hàng ngày của ban này (xem thêm chi tiết trong các mục tiếp theo).

Cơ chế hợp tác và điều phối liên ngành hiện có cần đƣợc đổi mới và tái cấu trúc, đặc biệt ở

cấp tỉnh và huyện, nhằm tạo ra cơ chế hoạt động hài hòa và nhanh chóng. Mô hình thiết lập

Trung tâm PCLB với cán bộ chuyên trách (nhƣ ở Đà Nẵng) cần đƣợc cân nhắc cẩn thận và

thực hiện ở các tỉnh nếu thấy đem lại hiệu quả hơn.

b. Hệ thống thông tin liên lạc còn yếu và thiếu chia sẻ thông tin giữa các ban ngành và tổ

chức

Chƣa có một cơ sở dữ liệu máy tính đồng bộ cho việc giám sát thiên tai, các hoạt động quản

lý, cũng nhƣ chia sẻ thông tin. Nói chung, các tài liệu về các sự kiện thiên tai, thiệt hại và

khắc phục hậu quả đều dƣới dạng văn bản giấy hoặc trong các tệp dữ liệu MS Word đơn lẻ và

rất khó thu thập. Mức độ chi tiết và định dạng của các tài liệu này cũng khác nhau ở từng

tỉnh, từng cấp. Hệ thống thông tin của BCHPCLB thƣờng là các dữ liệu sẵn có, dựa trên báo

cáo đƣợc gửi lên từ các cấp dƣới, hoặc từ các ban ngành khác, chẳng hạn số ngƣời chết, số

ngôi nhà bị phá hủy, số gia súc bị chết, số tiền cứu trợ nhận đƣợc từ nhà nƣớc, các nhà hảo

tâm trong nƣớc và quốc tế, và ai đƣợc nhận tiền này trong gia đoạn khắc phục hậu quả, nhƣng

lại không có thông tin chi tiết về các cơ quan cụ thể hoặc các gia đình có liên quan. Số liệu về

thiệt hại về ngƣời và các hoạt động PCLB không đƣợc phân chia theo giới và cũng khó có thể

phân tích phụ nữ hay nam giới dễ bị tổn thƣơng hơn. Thông tin chi tiết thƣờng chỉ đƣợc lƣu

trữ ở cấp thấp (cấp thôn) hoặc trong từng ngành nhƣ y tế, hay giáo dục hoặc Mặt trận Tổ

quốc, hoặc Hội Chữ thập đỏ. Theo thời gian, các số liệu cụ thể này có thể bị mất đi hoặc khó

có thể tra cứu lại cho mục đích phân tích hoặc quản lý. Việc thiếu hệ thống bản đồ cũng là

một khía cạnh của hệ thống thông tin hiện tại. Hệ thống hiện tại không thuận tiện cho việc

chia sẽ thông tin và thực tế là việc chia sẻ thông tin giữa các ban ngành không tốt. Đây cũng

là một trở ngại cho việc phối kết hợp liên ngành.

c. Thiếu nguồn lực tài chính và kinh tế để đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch phòng

chống và giảm thiểu tác hại của thiên tai

Page 43: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

43

Thiếu nguồn lực là điều đƣợc nhắc đi nhắc lại trong trao đổi với cán bộ BCHPCLB tại địa

phƣơng. Thiếu nguồn lực đƣợc nhắc đến trong hầu hết các hoạt động của BCHPCLB, bao

gồm thiếu nguồn lực cho tái định cƣ ngƣời dân trong vùng nguy hiểm, thiếu nguồn lực cho

xây dựng nhà tránh lũ cộng đồng, thiếu nguồn lực cho trang thiết bị và dụng cụ PCLB tại tất

cả các cấp, thiếu nguồn lực để diễn tập và các hoạt động cộng đồng, và đặc biệt là thiếu

nguồn lực cho một hệ thống thông tin có hiệu quả và có thể hoạt động trong thời điểm bão

lụt.

Thiếu các trang thiết bị khiến chúng tôi không thể làm tốt nhiệm vụ được. Hệ thống

thông tin thì không được bảo trì và không đáng tin cậy. Khi lũ đến chung tôi không

thể đến được với người dân. Chúng tôi cần một hệ thống thông tin tốt. Hệ thống thông

tin liên lạc hiên thời đã xuống cấp và cần phải được nâng cấp. Chúng tôi cần thuyền

mới, ca-nô, áo phao, rất nhiều thứ. Nhưng mà chắc chỉ mơ thôi.

(TLN với lãnh đại xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Với thực tế là trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội ở Việt Nam, việc thiếu nguồn lực tài chính và

nguồn lực kinh tế cho phát triển là vấn đề có tính kinh niên, chính quyền các cấp cần rà soát

lại việc phân bổ nguồn lực cho các nhiệm vụ khác nhau và cân nhắc cẩn thận phƣơng pháp

đầu tƣ lồng ghép theo đó nguồn lực của các chƣơng trình/dự án phát triển khác nhau ở cùng

địa bàn có thể đƣợc kết hợp lại và phục vụ hiệu quả hơn cho nhiều mục đích phát triển, bao

gồm cả các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai. Đồng thời, các biện pháp sáng tạo nhằm huy

động và sử dụng nguồn lực địa phƣơng, đặc biệt với sự tham gia của ngƣời dân, cần đƣợc cân

nhắc kỹ lƣỡng.

d. Vấn đề nguồn nhân lực

Không có cán bộ chuyên trách: tất cả các thành viên của BCHPCLB đều làm việc bán thời

gian và không có hỗ trợ tài chính bổ sung. Điều này ngày càng tỏ ra không phù hợp bởi thiên

tai ngày càng xảy ra thƣờng xuyên và nghiêm trọng hơn, đòi hỏi đƣợc quan tâm một cách

chuyên nghiệp. Thêm vào đó, thiếu cán bộ chuyên trách hoạt động về PCLB, các cán bộ

BCHPCLB thay đổi liên tục khiến cho việc tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm rất khó khăn,

gây ảnh hƣởng đển chất lƣợng bền vững của công việc PCLB. Nhiều cán bộ lãnh đạo tỉnh

kiêm nhiệm công tác PCLB cho rằng thiếu cán bộ chuyên trách là một trở ngại cho hoạt động

PCLB.

BCHPCLB có 40 người. Tất cả chúng tôi, có cả tôi, đều chỉ là cán bộ bán thời gian.

Đây là chính sách nhà nước. Chúng tôi là chuyên trách trong lĩnh vực của mình và

chỉ làm việc cho BCHPCLB khi có thiên tai. Làm việc cho BCHPCLB chúng tôi

không hề có lương hay phụ cấp gì hết. Làm việc thế này khiến mọi người không có

trách nhiệm. Trước đây thì được. Nhưng bây giờ càng ngày càng nhiều thiên tai, công

việc nhiều hơn, và nhiều hoạt động quốc tế hơn. Thiếu cán bộ chuyên trách rất khó.

Mỗi tỉnh nên có một trung tâm PCLB thuộc UBND với trang thiết bị riêng.

(Cán bộ BCHPCLB tỉnh Quảng Nam)

Để khắc phục nhƣợc điểm thể chế này, Sở NN và PTNT Đà Nẵng đã quyết định thành lập

Trung tâm Phòng chống và Giảm thiểu tác hại thiên tai gồm có 6 thành viên chuyên trách

thuộc Phòng Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (UBND thành phố Đà Nẵng - Sở NN và PTNT

2011). Đây là một biện pháp hữu hiệu cho sở NN và PTNT để có cán bộ chuyên trách trong

bối cảnh thiếu cơ chế chính sách từ trung ƣơng. Hạn chế của cách này là cả 6 thành viên đều

Page 44: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

44

có chuyên môn về thủy lợi, trong khi đối phó với thiên tai yêu cầu một đoàn công tác liên

ngành.

Một vấn đề khác liên quan đến vấn đề nguồn lực đó là các BCHPCLB thƣờng thích các biện

pháp công trình hơn là các biện pháp phi công trình, và các hoạt động PCLB dựa vào cộng

đồng chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ.

e. Khả năng tham gia cộng đồng cao, nhƣng cho đến nay sự tham gia của cộng đồng còn

hạn chế

Đã có một số nỗ lực đƣa ngƣời dân tích cực tham gia vào các hoạt động PCLB. Năm 2007,

BCHPCLB TW phát hành cuốn Cẩm nang về Đối phó và Giảm nhẹ hậu quả bão lụt nhằm

hƣớng dẫn các nỗ lực hoạt động PCLB của cộng đồng. Đây là một khởi đầu khả quan, tuy

nhiên hình thức và nội dung của cẩm nang cần đƣợc làm tốt hơn để dễ đọc và nhiều thông tin

hơn. Một ví dụ khác là với sự hỗ trợ tài chính của DIPECHO (Quỹ hỗ trợ Phòng chống thiên

tai của ủy ban nhân quyền Châu Âu), tổ chức Care quốc tế đã giúp Sở NN và PTNT tỉnh Bình

Định, Hội Liên hiệp phụ nữ, và Hội Chữ thập đỏ thực hiện một dự án trong năm 2007-2008

nhằm nâng cao khả năng dự báo và năng lực của chính quyền địa phƣơng trong việc chuẩn bị

đối phó với bão lụt. Trong khuôn khổ của dự án này, cuốn cẩm nang Phòng chống và Giảm

thiểu bão lụt cho cộng đồng đƣợc chuẩn bj nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong 5

trên 10 huyện, An Lão, An Nhơn, Hoài An, Phú Cát và Phú Mỹ (CARE Việt Nam 2002).

Cuốn cẩm nang này là một tài liệu rất hữu ích cho việc chuẩn bị đối phó cho cộng đồng.

Cùng với sự gúp đỡ của Hội chữ thập đỏ Na-uy, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định, đã phát

hành một tờ roi nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng trong việc chuẩn bị

phòng chống lụt bão.

Ảnh: Tờ rơi của Hội chữ thập đỏ Bình Định

Kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác có thể là bài học đáng quan tâm trong việc vận động

cộng đồng tham gia. Kinh nghiệm từ ngƣời dân New York khi đối phó với cơn bão Irene gần

Page 45: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

45

đây có thể là một bài học tốt cho ngƣời dân Việt Nam. (Sở Quản lý Khẩn cấp thành phố New

York 2011). Một ví dụ khác là tại tỉnh Tiền Giang (Đồng bằng sông Cửu Long), từ năm 2006,

ADPC và Save the Children đã giúp đỡ cho dự án An toàn trƣờng học trong vùng lũ và dự án

Đối phó và giảm thiểu hậu quả thiên tai lấy trẻ em là trung tâm. Các dự án này tạo điều kiên

tốt cho trẻ em và giáo viên các trƣờng nâng cao nhận thức và kỹ năng cho việc phòng chống

bão lụt (Sở GD ĐT Tiền Giang 2011).

Năm 2009, Thủ tƣớng ra quyết định số 1002/2009/QD-TTg ký ngày 13/8/2009 thông qua dự

án Nâng cao năng lực cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm

2020. Đây là một biện pháp chính sách tốt cho việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

Tuy nhiên, dự án này cũng mới ở giai đoạn bắt đầu và sự tham gia của cộng đồng vẫn còn

hạn chế ở mức nâng cao nhận thức cho một vài xã tại mỗi tỉnh (phỏng vấn với cán bộ

BCHPCLB tỉnh Quảng Trị).

Về phía cộng đồng, những ngƣời sống trong khu vực thƣờng xảy ra thiên tai nhƣ tại xã Đại

Lãnh, (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) rất thận trọng với các rủi ro của bão lụt. Họ có nhiều

kinh nghiệm và kiến thức để ―sống chung với lũ‖, chủ động chuẩn bị và đối phó với lũ.

Nhƣng chủ yếu ngƣời dân đối phó với lũ một cách tự phát theo kinh nghiệm của họ trong quá

khứ. Có rất nhiều bài học và kinh nghiệm cá nhân rất hay nên đƣợc thu thập, phân tích và phổ

biến cho cộng đồng để trở thành kiến thức cộng đồng.

Đối với những ngƣời sống trong khu vực ít nguy hiểm hơn, nhƣ là những ngƣời dân sống ở

khu vực đất cao, hoặc nơi nƣớc lũ chỉ chủ yếu ảnh hƣởng tới sản xuất (nhƣ Thanh Hóa),

nhiều ngƣời tỏ ra bất cẩn trong việc PCLB. Trong trƣờng hợp bão lụt xảy ra bất thƣờng, thái

độ bất cẩn này có thể sẽ phải trả giá đắt. Một số trƣờng hợp thiệt mạng đƣợc báo cáo ở địa

bàn nghiên cứu chính là bởi lý do bất cẩn. Thái độ này đặt ra thách thức lớn cho BCHPCLB

và TKCN trong việc nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng.

Nói chung, những ngƣời đƣợc phỏng vấn ở các địa phƣơng đều thể hiện sự sẵn lòng tham gia

và chia sẻ kinh phí cho các hoạt động PCLB bởi họ hiểu rằng đó là mạng sống của họ và họ

vẫn sẽ phải làm điều đó dù không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Trên thực tế, tại một số xã

ngƣời dân đã tích cực tham gia và chia sẻ kinh phí PCLB với chính quyền địa phƣơng. Chẳng

hạn, ở xã Yên Định ở Thanh Hóa ngƣời dân trong thôn đã đóng góp ít tiền hàng năm cho hoạt

động PCBL.

Người dân ở đây rất tích cực tham gia các hoạt động PCBL. Mỗi khi chúng tôi được

huy động cho hoạt động PCBL chúng tôi đều đóng góp. Mỗi năm mỗi hộ đóng 10.000

đồng để chi cho việc chuẩn bị phòng chống bão lụt. Người dân một số thôn đóng góp

15.000 đồng/năm, phụ thuộc vào quy mô dân số thôn và vào khối lượng công việc cần

làm. Chúng tôi đóng góp cả lao động. Mỗi người ở tuổi nào thì đóng góp phù hợp với

tuổi đó. Người trẻ và khỏe thì tham gia đội xung kích. Người già như tôi thì tham gia

bằng cách hướng dẫn nhân dân sơ tán. Tôi đã tham gia tập huấn sơ tán dân.

(Nam nông dân già ở xã Yên Định, Thanh Hóa)

Biểu 4.1.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm ngƣời đƣợc hỏi sẵn lòng tham gia và chia sẻ chi phí cho

hoạt động PCLB. Ở cả ba nơi đa số ngƣời dân đƣợc hỏi cho thấy họ sẵn sàng tham gia. Tuy

nhiên, sự tham gia của họ còn hạn chế và rời rạc, thiếu tính hệ thống và thiếu phƣơng pháp

đồng bộ.

Page 46: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

46

Tóm lại, mục này cho thấy quản lý rủi ro thiên tai đƣợc cán bộ chính quyên các cấp xem nhƣ

một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đảm bảo điều kiện an toàn cho ngƣời dân và cho

sự phát triển kinh tê-xã hội của địa phƣơng. Có hệ thống tổ chức, chính sách, và các biện

pháp chinh sách tốt để đối phó với rủi ro thiên tai ngày càng tăng. Tuy nhiên, hệ thống tổ

chức hiện nay cho các hoạt động PCBL còn bộc lộ hạn chế cần đƣợc khắc phục nhằm cải

thiện tính hiệu quả và tính có hiệu lực của các hoạt động này. Hàm ý chính sách của mục này

bao gồm:

(1) Cải thiện cơ chế phối hợp và điều phối liên ngành;

(2) Cải thiện hệ thống thông tin và cơ chế chia sẻ thông tin hiện nay;

(3) Huy động nguồn lực một cách sáng tạo và sử dụng nguồn lực hiện có hiệu quả

để thực hiện một diện rộng các nhiệm vụ của việc PCLB;

(4) Rà soát lại chính sách về nguồn lực con ngƣời cho hoạt động PCBL để đảm

bảo tính chuyên nghiệp, sự tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, và sự gắn bó lâu

dài của cán bộ BCHPCLB và TKCN ở mọi cấp; và cuôi cùng

(5) Cải thiện cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng hiện còn đang có nhiều

tiềm năng.

4.2. Công tác chuẩn bị của chính quyền địa phƣơng

Page 47: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

47

Công tác chuẩn bị cho các hoạt động PCLB đƣợc coi là một nhiệm vụ đặc biệt, và ít khi đƣợc

lồng ghép trong các báo cáo kinh tế-xã hội hàng năm tại các cấp và các ngành/tổ chức (Sở

LĐTBXH Đà Nẵng 2011; UBND thành phố Đà Nẵng 2009a; UBND thành phố Đà Nẵng Sở

Kế hoạch và đầu tƣ 2010; UBND tỉnh Quảng Nam 2010a; UBND xã Hòa Tiến 2011; UBND

xã Yên Phú 2010; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng 2011). Khi đƣợc

xem nhƣ một kế hoạch tƣơng đối tách biệt thì rất khó huy động đƣợc nguồn lực rất cần thiết

cho hoạt động PCBL và khó tranh thủ đƣợc các chƣơng trình/dự án phát triển kinh tế-xã hội

khác cho các mục đích PCLB. Chẳng hạn, các thông điệp quản lý rủi ro thiên tai lẽ ra có thể

đƣợc lồng ghép vào các chƣơng trình truyền thông về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bình

đẳng giới, khuyến nông, quản lý nguồn nƣớc, vân vân. Thêm vào đó, lồng ghép tốt hoạt động

PCLB vào các kế hoạch phát triển địa phƣơng sẽ giúp quản lý và giám sát tính hiệu quả của

hoạt động PCLB tốt hơn, và đảm bảo không có nhóm xã hội nào (giới, dân tộc thiểu số,

ngƣời nghèo, trẻ em, và ngƣời già) bị lãng quên trong quá trình phát triển.

Chuẩn bị đối phó với bão lụt đƣợc chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng tại Quảng Nam rất

chú trọng. Sở dĩ nhƣ vậy là vì năm nào họ cũng phải gánh chịu hậu quả từ bão lụt. Năm 2010

UBND đã chia 6500 tấn gạo trợ giúp của nhà nƣớc tới các đơn vị hành chính cấp dƣới để đối

phó với tình trạng khan hiếm lƣơng thực và dành cho các hoạt động PCLB (UBND tỉnh

Quảng Nam 2010a).

Tại Quảng Nam, hàng năm vào đầu mùa hè chính quyền huyện và xã đều tổ chức họp xem

xét hoạt động PCLB của năm trƣớc và đƣa ra kế hoạch cho năm hiện tại. Tại huyện Đại Lộc,

cuộc họp nhƣ vậy đã đƣợc tổ chức đầu tháng 6 năm 2010. Cuộc họp này cũng là dịp để tổ

chức lại BCHPCLB huyện. Thành viên của BCHPCLB phải trực 24/24 trong trƣờng hợp mƣa

bão lớn hoặc có lốc.

UBND huyện thành lập 3 tổ cứu hộ với tổng cộng 25 thành viên, đƣợc trang bị 3 xuồng cao

tốc, 1 thuyền, 300 áo phao, 200 phao cứu sinh, 10 lều bạt, 1000 lít xăng, 50 thùng mỳ tôm, 5

tấn lƣơng thực và một số đồ dùng khác cho hoạt động PCLB. UBND Đại Lộc cũng phát 300

áo phao và hỗ trợ tài chính cho BCHPCLB huyện để nâng cao hệ thống thông tin liên lạc

(UBND huyện Đại Lộc 2011). Hệ thống thủy lợi cũng đƣợc sửa chữa và gia cố. Các công

trình hạ tầng đƣợc chỉ đạo hoàn thành trƣớc mùa mƣa bão. UBND cũng chỉ đạo Phòng Lao

động và Thƣơng binh xã hội chuẩn bị 30 tấn lƣơng thực, 1000 thùng mì và các nhu yếu phẩm

khác cần cho PCBL.

Tháng 8 năm 2010, UBND đã tổ chức Hội thi diễn tập PCLB và Tìm kiếm cứu nạn cho các

lực lƣợng cứu hộ, bộ đội và dân quan của 18 xã trong huyện.

Công ty Thủy điện A Vƣơng cũng vận động thực hiện PCLB dựa vào cộng đồng và cấp phát

radio, loa phát thanh cho các xã và thôn trong vùng bị ảnh hƣởng. Đài phát thanh và truyền

hình địa phƣơng đƣợc chỉ đạo để phát tin về thời tiết cho nhân dân trong huyện.

Trong năm đầu tiên (2009), họ xả lũ không thông báo trước, làm cho tình hình lụt

càng nặng hơn. Sau đó lần nào xả lũ họ cũng thông báo cho chúng tôi. Họ có một

chương trình PCLB dựa vào cộng đồng, hỗ trợ cho các trưởng thôn một đài, một loa

phát thanh và hai loa phát thanh cho UBND, giúp xây dựng 7-8 cột đo mức nước,

phát tài liệu tuyên truyền, tập huấn cho các trưởng thôn, tổ chức đi học tập cho các

cán bộ của BCHPCLB và tổ chức một đội giám sát tình hình xả lũ. Đội này bao gồm

cán bộ xã và huyện và đại diện người dân trong xã, thay phiên nhau trực tại hồ chứa

Page 48: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

48

một tuần để giám sát tình hình xả lũ. Công ty trả toàn bộ chi phí cho các hoạt động

này.

(TLN với cán bộ xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Tại xã Đại Lãnh, chuẩn bị đối phó với bão và lụt đƣợc thực hiện theo cách nhƣ đƣợc chỉ đạo

trong hƣớng dẫn của huyện (UBND xã Đại Lãnh 2011). Hàng năm BCHPCLB xã đƣa ra kế

hoạch PCLB dựa trên kinh nghiệm của các năm trƣớc và dự báo thời tiết của năm hiện tại.

Các thôn và các tổ chức ban ngành cũng đƣợc yêu cầu tự xây dựng kế hoạch PCLB của mình.

Phƣơng châm của PCLB là ―5 tại chỗ‖ và ―3 sẵn sàng‖. Trong thời gian bão lụt, các hoạt

động đi lại bị hạn chế, ngƣời dân không thể trông chờ trợ giúp từ bên ngoài và cũng không

thể đi giúp nơi khác. Do đó phƣơng châm ―5 tại chỗ‖ có nghĩa là họ phải (1) chỉ huy tại chỗ,

(2) lực lƣợng tại chỗ, (3) hậu cần tại chỗ, (4), vật tƣ tại chỗ và (5) quản lý tại chỗ để đối phó

với các trƣờng hợp khẩn cấp, không thụ động chờ sự giúp đỡ từ nơi khác (cần chú ý là trong

Chiến lƣợc quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đƣợc thông qua bằng Quyết định

172/2007/QD-TTg của Thủ tƣớng, chỉ có ―4 tại chỗ‖). "3 sẵn sàng‖ gồm có (1) chủ động

tham gia phòng chống và giảm thiểu tác hại thiên tai, (2) chuẩn bị đối phó hiệu quả với các

khó khăn và (3) chuẩn bị khắc phục hậu quả nhanh và hiệu quả.

Kế hoạch chi tiết để sơ tán ngƣời dân sống trong vùng nguy hiểm cũng đƣợc chuẩn bị (Hộp

1). Kế hoạch này là bắt buộc và phải đƣợc hoàn thành 12 tiếng trƣớc khi có bão (UBND xã

Đại Lãnh 2010c). Năm 2010 kế hoạch sơ tán đƣợc chuẩn bị cho 249 hộ với 930 ngƣời.

Hộp 1. Kế hoạch sơ tán chi tiết trƣớc bão MEGI tháng 10 năm 2010

Nguồn: Kế hoạch PCLB cho bão MEGI (bão số 6) tại xã Đại Lãnh, UBND, 19/10/2010

KẾ HOẠCH SƠ TÁN TRƢỚC BÃO

(Kèm theo kế hoạch 02/PA ngày 19/10/2010 của UBND xã Đại Lãnh)

I- Nơi sơ tán tạm thời cho các nhóm hộ: 1. Nhà văn hóa xã

2. Tòa nhà UBND

48 hộ của thôn Hoằng Phƣớc Bắc

- Nhà văn hóa xã: 35 hộ;

- Tòa nhà UB: 13 hộ

3. Trường Nguyễn Huệ và Nhà thờ họ Đỗ tại thôn Đại An

- Thôn Đại An : 17 hộ/ 65 ngƣời

- Thôn Hà Dục Tây : 22 hộ/ 70 ngƣời

- Thôn Tân An: 18 hộ/ 65 ngƣời

Tổngal: 57 hộ/ 200 ngƣời.

4.Trường Ngô Quang Tám:

Sơ tán 15 hộ/ 65 ngƣời của thôn Tịnh Đông Tây.

5. Trường Nguyễn Văn Bổng

Sơ tán 20 hộ/ 81 ngƣời của thôn Tân Hà

6. Đền Bình An

Sơ tán 6 hộ/ 19 ngƣời trong khu vực dễ bị sạt lở bên bờ sông của thôn Hà Dục Đông

7. Nhà thờ Công giáo và Nhà thờ họ Nguyễn Đình

Sơ tán 38 hộ/118 ngƣời của thôn Hà Tân.

8. 07 hộ/ 24 người trong khu vực dễ bị sạt lở bên bờ sông của thôn Hà Tân

Sơ tán đến Nhà Xanh

Page 49: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

49

II- Nơi sơ tán tạm thời cho các hộ gia đình:

1. 38 hộ/118 người của thôn Hà Dục Đông:

- Nhà ông Lê Dũng(Ca) : 02 hộ

- Nhà ông Nguyễn Thế Hoanh : 02 hộ

- Nhà ông Phạm Phi : 02 hộ

- Nhà ông Nguyễn Phúc Chữ : 03 hộ

- Nhà ông Nguyễn Bổn : 03 hộ

- Nhà ông Nguyễn Tấn Cƣ : 03 hộ

- Nhà ông Huỳnh Văn Anh : 03 hộ

- Nhà bà Ngô Thị Mƣời : 03 hộ

- Nhà ông Lê Diệt : 03 hộ

- Nhà bà Nguyễn Thị Anh (Duy) : 05 hộ

- Nhà ông Nguyễn Tấn Thanh : 05 hộ

- Nhà ông Huỳnh Thái : 04 hộ

2. 06 hộ/19 ngươì ở vùng dòng chảy khô có nguy cơ lở đất cao ở thôn Hà Dục Đông:

- Nhóm 1 : Di chuyển đến Gò Thể,

+ Nhà tránh bão tạm thời :

- Nhà ông Nguyễn Mót : 02 hộ

- Nhà ông Võ Tƣờng : 02 hộ

- Nhà ông Võ Thịnh : 02 hộ

3. 07 hộ/ 37 người nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở ở thôn Tân Sơn:

+ Nơi tránh bão tạm thời:

- Nhà ông Võ Bích : 02 hộ

- Nhà ông Nguyễn Quang Tuấn : 01 hộ

- Nhà ông Tăng Tấn Xƣng : 01 hộ

- Nhà ông Phạm Tƣơi : 01 hộ

- Nhà ông Tăng Văn Mƣời : 02 hộ

4. 03 hộ/12 người thuộc tổ 8 thôn Tịnh Đông Tây có nguy cơ bị sạt lở tự có kế hoạch cho gia

đình mình

5. 05 hộ/22 người thuộc khu Gò Cấm thôn Tịnh Đông Tây có nguy cơ bị sạt lở tự có ế hoạch

cho gia đình mình

6. 24 hộ/ 87 người thôn Hà Dục Bắc với nguy cơ lở đất khi có bão sẽ di chuyển về phía

Đông của thôn trong trường hợp khẩn cấp.

7. 05 hộ/ 18 người thôn Tân Hà có nguy cơ bị lở đất:

+ Nơi sơ tán tạm thời:

- Nhà ông Lƣơng Tấn Chƣơng : 03 hộ

- Nhà ông Ngô Linh : 02 hộ

BCHPCLB xã

Các nhà xây kiên cố, đặc biệt là các nhà hai tầng trong xã đƣợc sử dụng nhƣ các nơi trú bão

cho những ngƣời từ vùng có nguy cơ cao. Tại xã Đại Lãnh, đó là các tòa nhà nhƣ UBND,

trƣờng học, trạm y tế, phòng khám, nhà thờ, nhà thờ họ và một số căn nhà riêng. Hầu hết các

căn nhà này tập trung ở khu vực trung tâm xã và không phải lúc nào cũng thuận tiện cho

những ngƣời sống tại các thôn xa đến tránh khi có bão. Cán bộ xã và dân địa phƣơng thể hiện

mong muốn rất lớn đƣơc xây dựng một căn nhà cộng đồng làm nhà tránh bão khi bão lụt đến.

Đáp ứng nguyện vọng này, giám đốc công ty du lịch Tân Hồng đã giúp đỡ một ngƣời bạn cũ

cũng là ngƣời dân của xã Đại Lãnh xây dựng một tòa nhà cộng đồng với mục đích này tại

Page 50: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

50

một nơi cao trong xã. Căn nhà này đƣợc gọi là ―Nhà Xanh‖. Nhà Xanh đƣợc sử dụng nhƣ

một câu lạc bộ nơi trẻ em có thể đến đọc sách, học hành, học chơi đàn ghita, học các kỹ năng

trồng trọt, và vào mùa mƣa bão, căn nhà đƣợc sử dụng nhƣ một nơi tránh bão an toàn cho

ngƣời dân trong xã. Nhà Xanh đƣợc thiết kế có nhiều nhà vệ sinh và nhà tắm cho một nhóm

lớn có thể ở trong đó. Trong kế hoạch sơ tán của xã Đại Lãnh năm 2010, Nhà Xanh đƣợc ghi

chú sẽ là nơi sơ tán cho 7 hộ với 24 ngƣời đến tránh bão. Đây là nhà cộng đồng tƣ nhân đầu

tiên của Đại Lãnh là ví dụ của sự vận động cá nhân và cộng đồng tham gia vào xây dựng các

công trình công cộng cho PCLB.

Ảnh: bên trong Nhà Xanh – một căn nhà cộng đồng của tư nhân ở Đại Lãnh

Các tỉnh khác cũng có kế hoạch cụ thể để sơ tán ngƣời dân từ nơi nguy hiểm đến nơi an toàn.

Ví dụ nhƣ tại Thanh Hóa, để đối phó với dự báo về cơn bão số 3, BCHPCLB tỉnh đã chỉ đạo

sơ tán khoảng 100.000 ngƣời đến nơi an toàn trong vòng 5 giờ đồng hồ (BCHPCLB Thanh

Hóa).

Tại Quảng Ngãi năm 2010, công an tỉnh đã huy động hơn 400 ngày công của cán bộ và phối

với với chính quyền địa phƣơng đã di dời khoảng 1600 hộ dân từ nơi nguy hiểm đến nơi an

toàn; BCH quân sự tỉnh đã huy động 677 bộ đội giúp di dời 1978 hộ, bộ đội Biên phòng giúp

gọi 10.996 tàu thuyền với tổng cộng 71.235 ngƣ dân về nơi an toàn và ngăn chặn 2.113

tàu/thuyền ra khơi trong thời tiết xấu (BCHPCLB Quảng Ngãi).

Tái định cƣ cho những ngƣời sống trong khu vực nguy hiểm là một công tác quan trọng trong

giảm nhẹ các hậu quả của thiên tai. Năm 2006, Thủ tƣớng ban hành Quyết định

193/2006/QD-TTg thông qua Chƣơng trình tái định cƣ cho ngƣời dân sống trong vùng

thƣờng xuyên bị bão lụt theo đề xuất của bộ NN và PTNT. Theo chƣơng trình này, 2428 hộ

sống trong khu vực nguy hiểm tại Bình Định cần đƣợc tái định cƣ. Tuy nhiên, cho đến nay

mới chỉ có 512 hộ đã đƣợc tái định cƣ. Nguồn hỗ trợ tài chính thấp cho việc tái định cƣ

không khuyến khích đƣợc ngƣời dân di chuyển. Trong năm 2006-2007, mỗi hộ chỉ đƣợc

nhận 2 triệu đồng để di dời đến nơi ở mới, do đó chỉ có 246 hộ di dời. Năm 2008-2010 tiền

hỗ trợ lên tới 10 triệu đồng (theo quyết định 78/2008/QD-TTg), nhƣng chỉ có 266 hộ di

chuyển. Thiếu nguồn lực tài chính hỗ trợ cho ngƣời dân xây dựng cơ sở vật chất tại nơi đến là

cản trở chủ yếu cho việc tái định cƣ ngƣời dân khỏi khu vực nguy hiểm (Sở NNPTNT tỉnh

Bình định 2011). Đây cũng chính là nguyên nhân mà các lãnh đạo xã Đại Lãnh (Quảng Nam)

và Quảng Ngãi đề cấp đến (BCHPCLB).

Tích trữ lƣơng thực cũng là một công tác chuẩn bị quan trọng. Có rất nhiều sáng kiến ở địa

phƣơng trong việc tích trữ lƣơng thực trong trƣờng hợp khẩn cấp. Ví dụ, ngoài việc khuyến

Page 51: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

51

khích ngƣời dân trong xã tích trữ lƣơng thực và nƣớc sạch, UBND xã Đại Lãnh cũng ký hợp

đồng với chủ các cửa hàng lƣơng thực trong xã tích trữ một số lƣợng lớn lƣơng thực trong

trƣờng hợp khẩn cấp và UBND sẽ thanh toán 1,5% tổng trị giá của số lƣơng thực tích trữ nếu

không đƣợc dùng đến (UBND xã Đại Lãnh 2010b). Năm 2010, hợp đồng đã đƣợc ký để giữ

1000 thùng mỳ tôm.

Tại Quảng Ngãi, năm 2008 chính quyền tỉnh đã cung cấp 500 triệu đồng cho huyện Tây Trà

để mua lƣơng thực và hàng hóa dự trữ cho cứu trợ khẩn cấp phòng khi có bão lụt (phỏng vấn

BCHPCLB Quảng Ngãi).

Có sự phân công rõ ràng về công việc và trách nhiệm giữa 19 thành viên của BCHPCLB, các

cán bộ xã, và lãnh đạo của phòng nông nghiệp đƣợc huy động cho hoạt động PCLB (UBND

xã Đại Lãnh 2010d). Họ phải trực 24/24h tại các khu vực nhất định để chỉ đạo công tác

PCLB và bảo vệ các tài sản công và tài sản của các hộ đã đi sơn tán từ khi dự báo có bão cho

đến khi hết quá trình khắc phục hậu quả sau bão. Tham gia vào hoạt động PCLB còn có các

trƣởng thôn và các nhóm xung kích tự nguyên của các thôn. BCHPCLB xã có một xuồng

máy và huy động đƣợc 3 xuông máy từ các thôn cho công tác cứu hộ. BCHPCLB còn chuẩn

bị bãi đáp trực thăng trong trƣờng hợp khẩn cấp tại Quản Thƣợng Đức (UBND xã Đại Lãnh

2010a).

Các trƣờng học, trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực, và các tổ chức đoàn thể cũng đều

có kế hoạch riêng cho PCLB. Tại Đại Lãnh, các phòng làm việc của UBND, trƣờng học, trạm

y tế thƣờng có một gác xép nhỏ trên cao để giữ các tài liệu quan trọng trong trƣờng hợp có lụt

(xem Ảnh dƣới).

Page 52: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

52

Ảnh: Phòng thống kê xã Đại Lãnh có một gác xép nhỏ trên cao để chứa các tài liệu quan

trọng trong trường hợp bão lụt.

Bảng 4.2.1 và Bảng 4.2.2 cho thấy tỷ lệ phần trăm ngƣời trả lời cho rằng họ có biết các hoạt

động PCLB diễn ra trong xã hay thôn. Nói chung, phần lớn ngƣởi trả lời cho biết BCHPCBL

và TKCN xã có phƣơng án PCLB, hệ thống thông tin liên lạc có hoạt động và cung cấp

thông tin, giao dục và truyền thông. Ngƣời trả lời nam có hiểu biết tốt hơn so với ngƣời trả

lời nữ trong tất cả các mục đƣợc nhắc đến trong bảng. Tỷ lệ ngƣời biết họ có thể dựa vào đội

xung kích khá thấp, đặc biết là đối với phụ nữ. Ít ngƣời biết về các hoạt động diễn tập và tập

huấn PCLB. Các hoạt động này có lẽ đã không đƣợc thực hiện tốt ở cả 3 nơi. Các kết quả

tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy ở cấp thôn.

Bảng 4.2.1. Tỷ lệ ngƣời trả lời biết về các biện pháp của BCHPCLB tại cấp xã

Thanh Hóa Đà Nẵng Quảng Nam Nam

(N=96) Nữ

(N=104) Nam

(N=68) Nữ

(N=139) Nam

(N=104) Nữ

(N=96)

Biết kế hoạch PCLB 94,8 98,1 82,4 63,3 80,8 67,7

Biết hệ thông thống tin 99 97,1 83,8 67,6 83,7 77,1

Biết về đội xung kích 87,4 77,9 63,2 36,7 61,5 42,7

Biết về các buổi diễn tập 26,3 21,4 11,8 7,2 15,4 7,3 Biết về các buổi tập huấn

cho ngƣời dân 37,5 27,9 26,5 13,7 33,7 22,9 Biết các hoạt động tuyên

truyền PCLB 96,9 95,2 97 93,4 72,1 72,9

Bảng 4.2.2. Tỷ lệ ngƣời trả lời biết về các biện pháp của BCHPCLB tại cấp thôn

Thanh Hóa Đà Nẵng Quảng Nam Nam

(N=96) Nữ

(N=104) Nam

(N=68) Nam

(N=96) Nữ

(N=104) Nam

(N=96)

Biết kế hoạch PCLB 94,7 98,1 89,7 76,3 83,7 65,6

Biết hệ thông thống tin 99 100 89,7 78,4 86,4 80,2

Biết về đội xung kích 86,3 76,9 73,5 52,5 60,6 37,5

Biết về các buổi diễn tập 26,9 18 13,2 7,9 14,4 7,4

Biết về các buổi tập huấn

cho ngƣời dân 33,3 26 34,3 23 34,6 24,2

Biết các hoạt động tuyên

truyền PCLB 96,9 96,1 92,3 91,8 68,3 71,3

Hệ thống loa phát thanh và họp thôn là nguồn thông tin quan trọng nhất cho việc phổ biến

thông tin PCLB ở cả ba nơi. Các nguồn thông tin quan trọng khác bao gồm trao đổi trực tiếp

với cán bộ xã thôn, với gia đình, bạn bè hoặc từ cuộc họp của các tổ chức đoàn thể. Không có

các pa-nô, tờ rơi, áp phích tại các xã nghiên cứu. Câu trả lời của phụ nữ và nam giới không

khác nhau nhiều khi trả lời câu hỏi này.

Bảng 4.2.3. Ông/bà biết tin về hoạt động PCLB qua nguồn nào? (%)

Thanh Hóa Đà Nẵng Quảng Nam Nam

(N=96) Nữ

(N=104) Nam

(N=68) Nữ

(N=139) Nam

(N=104) Nữ

(N=96)

Họp thôn 81,2 82,7 85,3 71,2 76 72

Họp đoàn thể 22,9 20,2 25 23,7 37,5 37,5

Page 53: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

53

Loa đài phát thanh 96,9 95,2 97,1 95,7 98,1 97,9

Qua cán bộ xã/thôn 47,9 54,8 47,1 38,1 47,1 40,6

Gia đình/ bạn bè 39,6 35,6 38,2 36 39,4 37,5 Pa-nô, áp phích, tờ

rơi 1 1,9 1,5 0 1 7,3

Khác 7,3 3,8 23,5 15,1 1 0

Khi đƣợc hỏi nguồn thông tin quan trọng nhất, hầu hết ngƣời trả lời ở cả ba tỉnh nói rằng đó

là đài phát thanh hoặc loa phát thanh.

Mặc dù có các biện pháp chú trọng giúp đỡ các hộ nghèo, ngƣời già, trẻ em và phụ nữ trong

các hộ vắng nam giới, nhƣng nhận định chung của lãnh đạo xã là thiên tai không ―tập trung‖

vào một nhóm cụ thể nào mà gây thiệt hại cho tất cả những ai ở trong vùng bị thiệt hại. Có lẽ

bởi lý do này mà số liệu thống kê về thiên tai cũng nhý các ghi chép về nạn nhân ðều không

chỉ rõ giới tính và dân tộc.

Thiệt hại tùy theo loại thiên tai. Chẳng hạn như bão trên biển sẽ gây nguy hiểm cho

ngư dân, chủ yếu là thanh niên trai tráng. Vợ và con họ ở đất liền lại chịu ảnh hưởng

kiểu khác. Nếu là lũ ở sông lên thì những người sống gần sông sẽ phải gánh chịu. Ở

vùng núi thì lũ quét sẽ gây ảnh hưởng cho bà con dân tộc. Các thiên tai như sấm chớp

hoặc lốc xoáy có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhưng có thể hay đánh trúng phụ nữ và trẻ

em đang làm việc trên đồng hơn là nam giới.

(Cán bộ PCLB Nghệ An)

Những ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng là ngƣời nghèo. Ngƣời nghèo và ngƣời dân tộc có ít

nguồn lực để đối phó với thiên tai hơn. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tích trữ lƣơng

Page 54: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

54

thực và nƣớc trong trƣờng hợp xảy ra thiên tai. Họ cũng có ít nguồn lực để khắc phục hậu quả

sau thiên tai. Do đó, mặc dù thiên tai không tập trung vào một nhóm dân cƣ nào, ngƣời dân

tộc thiểu số và ngƣời nghèo dễ bị tổn thƣơng hơn so vơi các nhóm khác trong cộng đồng

trong trƣờng hợp thiên tai. Vì lý do này mà chỉ báo về ngƣời dân tộc là cần thiết khi thông kê

các thiệt hại và mất mát do thiên tai (phỏng vấn với cán bộ UB Dân tộc thiểu số tỉnh Ninh

Thuận).

Công tác chuẩn bị của lãnh đạo đôi khi cũng gặp phải các khó khăn với những ngƣời nhấn

mạnh lợi ích kinh tế hơn là bảo vệ mạng sống của họ. Có những trƣờng hợp ngƣ dân không

nghe theo sự chỉ đạo của BCHPCLB quay về nơi tránh bão an toàn trƣớc khi có bão.

Đối với các tàu/thuyền đánh bắt xa bờ, chi phí xăng dầu để ra khơi có thể lên tới

hàng chục triệu. Nếu họ mới tới ngư trường mà chưa bắt được nhiều cá, rất khó để

gọi họ trở về vì có nghĩa là sẽ thiệt hại về kinh tế rất lớn. Đó là lý do tại sao một số

tàu/thuyền không chịu quay lại trước khi có bão.

(Cán bộ BCHPCLB Quảng Trị)

Khi chúng tôi nhận được dự báo bão số 2 năm 2011, BCHPCLB chỉ đạo tất cả các

tàu/thuyền phải quay trở về. Nhưng biển động lại tốt cho việc đánh cá. Một lần đánh

bắt khi biển động có thể mang lại thu nhập bằng cả tháng đi đánh bắt bình thường.

Chúng tôi cố gắng gọi một tàu cá cách bờ khoảng 5km quay trở về. Nhưng họ tắt thiết

bị liên lạc và tiếp tục đánh cá. Lần đó tàu cá này thoát khỏi bão nhưng điều này vô

cùng nguy hiểm.

(Cán bộ BCHPCLB Thanh Hóa)

Một vài ngƣời dân ở vùng dễ bị thiên tai trên đất liền cũng không sẵn lòng đi sơ tán khi có

yêu cầu của chính quyền bởi lo sợ sẽ bị mất tài sản khi không có ai trông coi.

Năm 2005, báo động bão ở mức đỏ (mức nguy hiểm nhất), một bộ đội đã phải giúp sơ

tán một ông cụ từ nhà ông. Ông cụ nhất định muốn ở lại. Anh bộ đội rất lo lắng vì

không hoàn thành nhiệm vụ và cố thuyết phục ông cụ. Ông cụ nói là ông chỉ sơ tán

nếu con lợn của ông sẽ đi cùng. Anh bộ đội phải để cho con dâu ông cụ mang theo

con lợn, và anh ta thì cõng ông lão để đi sơ tán.

(Cán bộ BCHPCLB Thanh Hóa)

Thái độ bất cẩn của ngƣời dân khiến họ thiệt mạng cũng vài lần đƣợc nhắc đến trong các

cuộc phỏng vấn.

Tóm lại, mục này cho thấy chính quyền địa phƣong và BCHPCLB và TKCN có nhiều nỗ lực

chuẩn bị đối phó với bão lụt. BCHPCLB và TKCN, các ban ngành và đoàn thể quần chúng ở

địa phƣơng có kế hoạch rõ ràng và có phân công lao động trong các thành viên cho việc

chuẩn bị đôi phó với bão lụt. Kế hoạch chi tiết cho việc sơ tán dân đƣợc hoạch định hàng

năm. Có nhiều nỗ lực tích trữ lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc uống và các vật liệu cần cho

trƣờng hợp khẩn cấp. Nguyên tắc "5 tại chỗ" và "3 sẵn sàng" là trụ cột của chiến luợc ứng

phó với bão lụt. Các chiến dịch truyền thông đƣợc thực hiện để nâng cao nhận thức của ngƣời

dân địa phƣơng. Phần lớn ngƣời dân địa phƣơng đƣợc hỏi có biết đến các hoạt động của

BCHPCLB và TKCN địa phƣơng. Nam tỏ ra có kiến thức tốt hơn nữ về các hoạt động PCLB.

Mục này cho thấy một số sáng kiến huy động khu vực tƣ nhân tham gia PCLB cần đƣợc thúc

đẩy thêm và phổ biến cho các nơi khác làm theo. Những sáng kiến này bao gồm sự tham gia

Page 55: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

55

của các doanh nghiệp địa phƣơng vào hoạt động PCBL (trƣờng hợp Công ty TNHH thủy

điện A Vƣơng), mô hình Nhà Xanh do Công ty TNHH Du lịch Tân Hồng xây dựng, hợp

đồng với các nhà bán lẻ lƣơng thực thực phẩm ở xã để tích trữ lƣơng thực và nƣớc sạch cho

tình huống khẩn cấp ở xã Đại Lãnh.

Mục này đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế cần đuợc khắc phục trong thời gian tới để nâng

cao tính hiệu quả của việc chuẩn bị ứng phó với bão lụt. Kế hoạch PCLB ở địa phƣơng chƣa

lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng và các kế hoạch phát triển ngành

nên chƣa phát huy đƣợc khả năng kết hợp các nguồn lực cho các mục đích chung của phát

triển có tinh đến việc quản lý rủi ro thiên tai. Thiếu nguồn lực tài chính cho việc tái định cƣ

ngƣời dân sống ở vùng nguy hiểm là trở ngại khác đối với các xã có nhiều hộ cần tái định cƣ.

Một số cán bộ BCHPCLB và TKCN thiếu nhạy cảm về giới, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời

nghèo, và những nhóm dễ bị tổn thƣơng khác, và việc thiếu nhận thức về nguy cơ thiên tai ở

một bộ phận dân cƣ địa phƣơng cho thấy cân thuc đẩy mạnh hơn các hoạt động truyền thông

về PCLB.

Hàm ý chính sách của mục này là:

Lồng ghép PCLB vào các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hiện có;

Cân nhắc việc kết hợp các nguồn lực và chia sẻ nguồn lực cho các hoạt động

có nhiều mục đích, bao gồm cả các hoạt động PCBL;

Chính quyền trung ƣơng cần hỗ trợ nhiều hơn cho việc tái định cƣ ngƣời dân

di dời khỏi vùng nguy hiểm;

Xây dựng cơ chế thúc đẩy sự hợp tác công-tƣ trong các hoạt động PCBL;

Nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ địa phƣơng và ngƣời dân địa

phƣơng.

4.3. Công tác chuẩn bị của ngƣời dân địa phƣơng

Nhƣ đã trình bày ở trên, bão lụt xảy ra rất thƣờng xuyên ở 10 tỉnh dự án. Nguời dân các tỉnh

này phải đƣơng đầu với bão lụt gần nhƣ hàng năm, và vì vậy họ ý thức đƣợc sự nguy hiểm

của dạng thiên tai này. Tuy nhiên, tri thức địa phƣơng có mức độ khác nhau giữa nhóm xã hội

này và nhóm xã hội khác, và không phải tất cả mọi ngƣời đều có kiến thức có hệ thống về

thiên tai và các cách phòng chống thiên tai.

Đối với nhận thức của người dân đô thị, người sống dọc theo các con đê, hay ở các

thôn chài lưới, họ có kiến thức cơ bản về nhận biết thiên tai cũng như phải phối hợp

với nhau như thế nào để ngăn ngừa tổn thất do thiên tai. Ở vùng sâu, vùng xa nơi

người dân tộc thiểu số sinh sống, chẳng hạn người Jăk-Lay, nguời C-ho, người Chăm,

nhận thức về vấn đề này còn hạn chế, họ không thạo tiếng Việt. Trong 3 nhóm dân tộc

đó, nguời Chăm biết nhiều hơn hai nhóm dân tộc kia. Người C-ho và Jăk-Lay có nhận

thức rất kém.

(Thảo luận nhóm ở Phòng Thủy lợi, tỉnh Ninh Thuận)

Hiện nay chúng tôi ý thức được về các nguy cơ lụt lội có thể tác động đáng kể đến tài

sản của mọi người, thậm chí cả tính mạng người và gia súc. Chính vì thế nên khi nhận

được thông báo của huyện hay tỉnh, họ sẵn sàng sơ tán chứ không dám ở lại.

(Thảo luận nhóm nữ nông dân nghèo, Đà Nẵng)

Page 56: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

56

Hầu hết ngƣời đƣợc hỏi ở xã Yên Phú (Thanh Hóa) và Hòa Tiến (Đà Nẵng) đều sống trong

nhà xây kiên cố (98,5% ở Yên Phú và 92% ở Hòa Tiến) trong khi đó chỉ có 58% ngƣời dân ở

xã Đại Lãnh (Quảng Nam) có nhà kiên cố. 37,5% ngƣời trả lời ở Yên Phú (Thanh Hóa) , 31%

ở Hòa Tiến (Đà Nẵng) và 51% ở Đại Lãnh (Quảng Nam) trả lời rằng nhà họ đƣợc xây trong

vòng 10 năm trở lại đây. Trong số các ngôi nhà xây gần đây, một tỷ lệ khá lớn là do nhà cũ bị

sập hoặc hƣ hỏng nẳng (biểu 4.3.1). Xã Đại Lãnh (QN) có tỷ lệ nhà xây mới do có liên quan

đến bị thiệt hại sau lũ lớn nhất.

Bão lớn xảy ra năm 1999. Nhà tôi khi đó chỉ là nhà lá và bị lũ cuốn trôi. Sau đó tôi

xây một ngôi nhà nhưng chỉ có một phần là tường gạch.

(PVS nữ nông dân nghèo, xã Hòa Tiến, Đà Nẵng)

Hầu hết những ngƣời không có nhà kiên cố cho rằng nếu tình hình thiên tai cứ tiếp tục nhƣ

trong vòng 5 năm qua thì nhà họ có thể sẽ bị sập hoặc hƣ hỏng năng. Gần nhƣ toàn bộ số ít

ngƣời trả lời sống trong các hộ nghèo ở Yên Phú (TH) và Hòa Tiến (ĐN) và 66% của tổng số

82 ngƣời trả lời thuộc hộ nghèo ở Đại Lãnh cũng chung suy nghĩ này. Ngôi nhà là một

phƣơng tiện quan trọng cho ngƣời dân để ―sống chung với lũ‖. Ở xã Đại Lãnh, tuy nhiên vẫn

còn có rất nhiều nhà xây sơ sài và không an toàn.

Sống trong một xã mà lụt lội xảy ra hàng năm, ngƣời dân ở Đại Lãnh cũng hình thành thói

quen thích nghi. Các ngôi nhà thƣờng đƣợc xây nền cao. Các nhà có điều kiện xây nhà bằng

xi măng và gạch; lý tƣởng nhất là có 2-3 tầng. Đối với những ngƣời không đủ khả năng xây

nhà nhƣ vậy thì đều có gác cao để cất đồ và dùng làm nơi tránh lụt cho cả gia đình. Gác cao

có thể chỉ là tầng hai rất nhỏ, hay gác lửng ngay dƣới mái nhà. Số liệu định lƣợng cho thấy

ngƣời dân ở Đại Lãnh rất cẩn thận trong việc đối phó với các trƣờng hợp khẩn cấp hơn là hai

xã còn lại. Biểu 4.3.2 cho thấy 87.5% ngƣời trả lời ở Đại Lãnh nói rằng họ có một nơi cao

Page 57: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

57

trong nhà để cất đồ và tránh lụt, trong khi chỉ có khoảng một nửa số ngƣời trả lời ở Yên Phú

và còn ít hơn nữa ở Hòa Tiến có gác cao.

Khi xây nhà ngƣời dân đều nghĩ đến phòng chống lụt bão.

Nhà có mái tôn được gia cố bằng bao cát khi bão tới. Người ta dùng tre và bao cát để

để gia cố mái.

(PVS nam, CT xã, Đà Nẵng)

Nhà tôi có gác xép. Chúng tôi ở tầng 1 khi co bão đến, nhưng sau đó chúng tôi

chuyển lên gác xép khi nhà bị lụt. Khi nghe tin có bão, chúng tôi đã dự trữ lương thực

để sử dụng.

(PVS nữ nông dân nghèo, sinh năm 1983, có 2 con, Đà Nẵng).

Tuy nhiên, nguồn lực tài chính hạn chế có tác động đến năng lực PCLB của ngƣời nghèo:

Chúng tôi không thể chuẩn bị tốt được vì chúng tôi không có đủ nguồn lực. Nếu có đủ

tiền tôi sẽ mua tôn về lợp lại mái và xây gác xép. Hiện nay thì tôi không làm được.

Khi nào có chuyện xảy ra chúng tôi có cách của chúng tôi, tôi không thể làm gì được

nếu nhà tôi bị sập. Tôi chỉ có thể mang theo ít quần áo và gạo, chẳng có gì khác trong

nhà. Khi lũ lụt người ta ủng hộ gạo cho chúng tôi.

(TLN nữ nghèo, Đà Nẵng)

Nhà chúng tôi chỉ là bán kiên cố. Và cũng không có gác xép. Ước gì tôi có tiền, tôi sẽ

xây một căn gác xép nhỏ. Nhưng đó chỉ là ước mơ. Không biết khi nào tôi mới làm

được điều này. Chúng tôi cần có thép, xi măng, gạch, xây tường đôi. Chỉ dám mơ ước

bấy nhiêu thôi.

(TLN nữ nghèo, Đà Nẵng)

Page 58: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

58

Ảnh: Tầng hai rất nhỏ và gác xép để tránh lũ ở Đại Lãnh

Ngay cả chuồng lợn cũng đƣợc xây cao hơn mặt đất để cứu gia súc khi có nƣớc lụt. Chuồng

lợn này có thể đảm bảo cho gia súc khi có lũ thông thƣờng (mực nƣớc thấp) nhƣng không thể

cứu đƣợc gia súc khi nƣớc lũ lên cao nhƣ lũ năm 2009.

Page 59: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

59

Ảnh: Chuồng lợn được xây cao khoảng 1.3 m so với mặt đất tại Đại Lãnh

Đối với các hộ không có điều kiện xây chuồng lợn bằng gạch, họ làm các bè chuối để làm

chuồng lợn nổi. Phƣơng pháp này có thể cứu lợn, chó và các gia súc khác nhƣng cũng không

thể cầm cự đƣợc nếu nƣớc lớn.

Trong trận lụt 2009, tôi làm một cái bè chuối cho lợn gà và buộc vào nhà. Nhiều gia

đình khác trong thôn cũng làm vậy. Nhưng chúng tôi cũng không thể cứu hết được.

Nhiều bè bị cuốn trôi theo nước. Bè của tôi không sao nhưng gia súc trên bè sợ quá

nên nhảy xuống nước. Tôi có 3 con lợn nhưng chỉ giữ được 1 con thôi.

(Người dân thôn Hoằng Phước Bắc, xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Tại xã Tân Hòa, (huyện Minh Hòa, Quảng Bình) ngƣời dân làm các nhà nổi từ thùng phi sắt

để tránh lũ.

Page 60: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

60

Ảnh: Nhà nổi xây dựng trên thùng phi sắt để tránh lũ tại xã Tân Hòa (huyện Minh Hòa,

Quảng Bình)(nguồn: http://www.tinmoi.vn/thoat-hiem-nho-nha-be-va-lan-chong-lu-

10600512.html, 2/10/2011)

Các hộ sống gần vùng đồi núi mang gia súc gia cầm lên núi cao trƣớc khi có bão đến.

Ở điêm nghiên cứu ở Đà Nẵng, mỗi thôn thƣờng chuẩn bị hoặc xây nhà cộng đông 2-3 tầng

đê tránh lụt. Mỗi thôn ở xã Hòa Tiến có 2-3 chỗ làm nhà tạm lánh trong thời gian lụt nhƣ vậy.

Có hai nơi dành cho việc sơ tán ngƣời là nhà thờ Thiên Chúa giáo Lê Sơn có tầng cao, và

trƣờng tiểu học 2 Hòa Tiến. Nhà thờ Thiên Chúa giáo có một thuyền máy, và thôn có một

thuyền.

Cách chúng tôi làm là nhà chức trách thông báo trước để nhà thờ cho chúng tôi vào.

(PVS dân làng ở xã Hòa Tiến, Quận Hòa Vang, Đà Nẵng)

77,5% ngƣời trả lời ở Đại Lãnh nói rằng họ có các dụng cụ chèn chống nhà cửa khi bão lụt

đến, nhƣ dây thừng, cọc tre, bao cát, v.v… Số liệu tại xã Hòa Tiến (Đà Nẵng) là 58,5% và tại

xã Yên Phú (Thanh Hóa) là 53%.

Ghe cũng là một phƣơng tiện để các gia đình sử dụng bảo vệ ngƣời và vật nuôi. Tại Yên Phú

(Thanh Hóa) chỉ có 7 ngƣời trả lời có ghe (3,5%); ở Hòa Tiến (Đà Nẵng) có 23 hộ có ghe

(11%), và ở Đại Lãnh có tới 58 hộ có ghe, chiếm 29% mẫu nghiên cứu.

Trên toàn xã Đại Lãnh có 118 ghe, chủ yếu tại các thôn có nguy cơ lụt cao nhƣ Hoằng Phƣớc

Bắc, nằm cạnh sông Côn và sông Vu Gia (50% số hộ có ghe). Một chiếc ghe dài trung bình

khoảng 5-6m và dùng đƣợc cho 5-6 ngƣời. Khi nƣớc chảy xiết thi rất nguy hiểm cho việc sử

dụng ghe nên ghe chỉ dùng để đi lại trong các khu vực hẹp gần nhà.

Bơi là một kỹ năng sống còn đối với ngƣời dân ở vùng thƣờng gặp lũ lụt. Tuy nhiên, hầu hết

những ngƣời trong các hộ phỏng vấn đều không biết bơi. Ngƣời dân ở xã Yên Định tại Thanh

Hóa có tỷ lệ biết bơi cao nhất. Trong số những ngƣời từ 15-60 có biết bơi thì có 38,8% ở Yên

Định, trong khi đó ở Hòa Tiến (Đà Nẵng) chỉ là 22,4% và ở Đại Lãnh (Quảng Nam) là

18,6%. Biểu đồ dƣới đây cho thấy tỷ lệ nam và nữ có biết bơi. Có vẻ nhƣ tỷ lệ nam biết bơi

cao hơn phụ nữ. Khoảng 2/3 nam giới ở Yên Định (TH) và khoảng 1/3 nam giới ở Hòa Tiến

(ĐN) và Đại Lãnh (QN) biết bơi; so với chỉ 12,9% phụ nữ ở Yên Định, 9,6% ở Thanh Hóa,

Page 61: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

61

và 5,8% phụ nữ ở Đại Lãnh biết bơi. Tuy nhiên biết bơi không có nghĩa là nguy cơ chết đuối

sẽ ít hơn trong khi bão lụt. Nhƣ đã bàn luận ở trên, tỷ lệ nam giới bị thiệt mạng do bão lụt cao

hơn so với phu nữ, và do phân công lao động theo giới cũng khiến nam giới thƣờng làm các

công việc nguy hiểm hơn phụ nữ (chẳng hạn nhƣ đánh bắt cá xa bờ).

Về áo phao, rất ít hộ có áo phao và những hộ có áo phao thƣờng không có đủ cho tất cả mọi

thành viên trong gia đình. Trong mẫu nghiên cứu tại Yên Phú, chỉ có một gia đình có đủ áo

phao cho tất cả mọi ngƣời trong hộ, và một hộ có áo phao nhƣng không đủ cho mọi thành

viên (trên tổng mẫu là 200). Tỷ lệ này ở xã Hòa Tiến là 5 và 6 (tổng mẫu là 207) và ở Đại

Lãnh là 3 và 18 (mẫu là 200 hộ). Thiếu áo phao, ngƣời dân sử dụng bất cứ vật gì có thể nổi

đƣợc nhƣ can nƣớc hoặc cây chuối với mục đích nhƣ áo phao.

Page 62: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

62

Ảnh: Một cậu bé sử dụng can nhựa làm phao bơi ở xã Đại Lãnh

Biểu 4.3.4 cho thấy các hộ có sử dụng các phƣơng tiện phát thanh và giao thông. Các phƣơng

tiện này rất quan trọng cho ngƣời dân trong việc tiếp cận thông tin, bao gồm cả các thông tin

về hoạt động PCLB tại xã. Rõ ràng Đại Lãnh là xã nghèo hơn so với hai xã còn lại trong mẫu

nghiên cứu. Mặc dù vậy, ngƣời trả lời tại tất cả các địa điểm nghiên cứu đều có TV, điện

thoại cố định hoặc di động, và các phƣơng tiện giao thông nhƣ xe đạp hoặc xe máy. Chỉ có

một tỷ lệ nhỏ ngƣời trả lời có đài phát thanh hay máy vi tính. Thiếu đài phát thanh là điều

đáng tiếc vì (1) đài phát thanh rất rẻ, và (2) đài phát thanh tiết kiệm điện, chỉ một đôi pin nhỏ

có thể dùng trong vài tuần. Trong trƣờng hợp mất điện thời gian dài nhƣ khi có bão lụt, đài

phát thanh có thể là một cách để biết đƣợc các chỉ đạo của BCHPCLB tỉnh, huyện.

BCHPCLB tỉnh Thanh Hóa đã ký hợp đồng với đài phát thanh và truyền hình tỉnh phát các

bản tin PCLB mỗi tuần một lần (TLN nhóm cán bộ Thanh Hóa). Trong các trƣờng hợp khẩn

cấp, BCHPCLB nên sử dụng các kênh đài phát thanh và truyền hình để đƣa ra chỉ dẫn cho

ngƣời dân trong suốt 24h giống nhƣ cách mà giới chức New York đã làm trong cơn bão Irene

vào cuối tháng 8 năm 2011 (hoặc ít nhất cũng nên phát thƣờng xuyên hết mức có thể trong

trƣờng hợp khẩn cấp).

Page 63: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

63

Ngƣời dân ở các xã đƣợc nghiên cứu rất quan tâm đến các bản tin thời tiết. Phần lớn ngƣời

dân theo dõi các bản tin thời tiết hàng ngày (88% ở Yên Phú Thanh Hóa, 90% ở Hòa Tiến Đà

Nẵng và 73,5% ở Đại Lãnh Quảng Nam). Những ngƣời khác có theo dõi tin thời tiết nhƣng

không thƣờng xuyên. Nguồn tin chính về thời tiết là qua TV (100% ở Yên Phú TH, 93,7% ở

Hòa Tiến ĐN và 89% ở Đại Lãnh QN), và loa phát thanh hoặc đài phát thanh (38,5% ở Yên

Phú TH, 65,2% ở Hòa Tiến Đn và 82,5% ở Đại Lãnh QN).

Việc chuẩn bị tốt cho các trƣờng hợp khẩn cấp khi có bão đòi hỏi nỗ lực tập thể của tất cả các

thành viên trong gia đình, phối hợp tốt với nhau. Do đó, việc trao đổi thông tin PCLB giữa

các thành viên trong gia đình là rất quan trọng . Biểu 4.3.5 cho thấy phần lớn ngƣời dân trao

đổi thông in về PCLB trong gia đình . Tuy nhiên một tỷ lệ khá lớn ngƣời trả lời không có các

trao đổi thông tin này, đặc biệt là ở xă Ha Tiến (Đà Nẵng).

Page 64: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

64

Hầu hết những ngƣời sống tại các thôn dễ bị bão lụt cho biết họ chuẩn bị tích trữ lƣơng thực

để sử dụng khi có bão và điều này đƣợc thực hiện hàng năm. 74% ở xã Yên Phú (TH), 91,8%

ở Hòa Tiến (ĐN) và 98,5% ở Đại Lãnh có chuẩn bị lƣơng thực cho trƣờng hợp khẩn cấp khi

có bão lụt. Lƣơng thực dự trữ chính là mỳ ăn liền.

Thường thì lụt xảy ra vào đầu tháng 8 âm lịch. Chúng tôi mua 2 thùng mì và một ít

dầu trong trường hợp mất điện. Khi có bão lụt sẽ bị mất điện.

(Một nông dân tại thôn Hà Dục Đông, xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Một tỷ lệ khá cao ngƣời trả lời tại các điểm nghiên cứu cho biết họ đã có định hƣớng sãn sẽ

chạy đến đâu trong trƣờng hợp cần chạy lũ. 44,5% ngƣời trả lời ở Yên Phú (TH), 16,9% ở

Hòa Tiến (ĐN) và 39% ở Đại Lãnh (QN) đã có kế hoạch sơ tán nếu cần thiết.

Một khía cạnh khác của việc chuẩn bị là ngƣời dân biết về cơn bão sắp tới bao nhiêu lâu

trƣớc khi bão đến? Biểu 4.3.6 cho thấy, nói chung hầu hết ngƣời dân đều biết trƣớc về nguy

cơ thiên tai. Tuy nhiên một tỷ lệ khá lớn ngƣời trả lời không biết hoặc chỉ biết trƣớc trong

một thời gian ngắn trƣớc khi xảy ra bão.

Page 65: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

65

Mặc dù vậy, sự chuẩn bị của ngƣời dân chỉ có hiệu quả cho các trận lụt ―thông thƣờng‖.

Trong trƣờng hợp lũ lụt lớn, các đối phó với bão lụt thƣờng mang tính tự phát, tùy vào hoàn

cảnh và điệu kiện của từng gia đình. Đó là lý do tại sao các trận bão bất thƣờng thƣờng gây ra

thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và của.

Các lực lƣợng chủ chốt cho công tác chuẩn bị, đối phó cũng nhƣ khắc phục hậu quả bao gồm

chủ yếu là nam giới (BCHPCLB tại các cấp, quân đội và dân quân), ở cấp hộ gia đình phụ nữ

đóng vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả sau bão. Đặc

điểm chung của nhiều vùng nông thôn ở các tỉnh đƣợc nghiên cứu là phụ nữ đóng vai trò

quyết định trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tại những vùng mà nam giới đi làm việc ở

đô thị, hoặc đi đánh cá nhƣ là các xã ven biển. Phụ nữ ở nhà là chính do đó họ phải làm các

công việc chuẩn bị cũng nhƣ khắc phục hậu quả sau bão.

Khi chồng và con trai vắng nhà, phụ nữ phải đóng 2-3 vai trò khác nhau, vừa là

chồng, vừa là vợ. Chúng tôi không thể chờ chồng về mới chuẩn bị được. Chúng tôi

phải tự làm mọi việc để khắc phục hậu quả thiên tai. Đây cũng là gánh nặng. Đối với

các hộ thiếu lao động, người dân cũng giúp đỡ họ khi có thiên tai, cũng có giúp đỡ

một phần, nhưng phụ nữ vẫn phải làm là chính… So với nam giới, phụ nữ thiếu các kỹ

năng gia cố nhà cửa bằng dây thừng hoặc đinh. Phụ nữ cũng cần có các lớp tập huấn

cho việc này.

(Lãnh đạo Hội phụ nữ ở Ninh Thuận)

Cộng đồng địa phƣơng đã tích cực tham gia vào các hoạt động đào tạo và diễn tập đối phó

với thiên tai.

Page 66: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

66

Sau năm 2006 đã có một buổi diễn tập phòng chống thiên tai giữa hai thôn Lệ Sơn 1

và Lệ Sơn 2 (xã Hòa Tiến, Đà Nẵng). Hai đội xung kích tổ chức diễn tập và rút ra bài

học sau mỗi lần. Tình huống giả định là người và gia súc bị cuốn trôi và các đội được

yêu cầu phải ứng cứu.

(PVS, cán bộ thôn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng)

Đa số ngƣời nghèo không biết hoặc không tham gia vào các lớp tập huấn phòng chống thiên

tai.

Ở đây không có tập huấn về phòng chống và chuẩn bị khi bão lụt tới.

(TLN, nữ, hộ nghèo, Đà Nẵng)

Chúng tôi không biết về hệ thống cảnh báo trước bão. Có nhà tránh bão tạm thời khi

có lụt nhưng chỉ mở khi có lụt. Chúng tôi không có ao phao ở nhà.

(TLN, nữ, hộ nghèo Đà Nẵng)

Điều đáng chú ‎ý là các hộ trong vùng thƣờng có bão lụt có nhiều k‎ĩ năng và cảnh giác hơn

với thiên tai so với các hộ sống trong vùng ít bị ảnh hƣởng. Các tỉnh đều thực hiện truyền

thông nâng cao nhận thức của ngƣời dân, tuy nhiên tuyên truyền qua đài, TV hoặc tờ rơi

(truyền thông gián tiếp) tỏ ra ít hiệu quả hơn so với truyền thông trực tiếp (tập huấtn, diễn

tập, giải thích…). Phòng chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai là hoạt động quan trọng nhất

bởi khả năng đối phó với thiên tai là thiết yếu cho việc giảm thiểu thiệt hại và mất mát.

Tốt hơn là bỏ ra một khoản nhỏ để phòng chống bão còn hơn là bỏ ra gấp 10 lần thế

để khắc phục hậu quả. Xây dựng nhận thức cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là

chiến lược quan trọng nhất.

(PVS, nam, cán bộ BCHPCLB tỉnh Quảng Ngãi).

Tóm lại, phần này cho thấy ngƣời dân nhận thức khá tốt về mức độ nguy hiểm của thiên tai.

Họ có nhiều cách khác nhau để chuẩn bị cho bão lụt, chẳng hạn nhƣ xây nhà kiên cố, học

cách gia cố nhà cửa, xây gác chứa đồ trên cao, chuẩn bị vật liệu gia cố nhà khi bão lụt, chuẩn

bị thuyền, bè, áo phao, học bơi, nghe dự báo thời tiết qua các phƣơng tiện thông tin đại

chúng, chuẩn bị nơi sơ tán khi cần thiết và nhiều cách khác. Các hộ nghèo thƣờng có ít nguồn

lực để chuẩn bị đối phó với bão lụt và thƣờng chỉ dựa vào các cách tốn ít tiền.

Mô tả ở phần này nhằm chuyển tải chỉ một thông điệp là ngƣời dân ở vùng ảnh hƣởng tự

mình có nhiều cách khác nhau và sáng tạo để đối phó với bão lụt, điều này cho thấy một dự

án quản lý‎ thiên tai dựa vào cộng đồng đƣợc tổ chức tốt sẽ đáp ứng nhu cầu của họ và mang

lại các hiệu quả tích cực.

Các khuyến nghị chính sách cho phần này bao gồm:

Rút ra bài học từ kinh nghiệm của ngƣời dân và dựa vào các bài học từ nơi khác (bao

gồm cả từ các nƣớc khác) để xây dựng tài liệu truyền thông nhằm tuyên truyền nâng

cao kiến thức và kỹ năng đối phó với thiên tai cho ngƣời dân. ;

Tăng cƣờng các hoạt động PCLB dựa vào cộng đồng, khuyến khích sự tham gia, các

sáng kiến và đóng góp của ngƣời dân;

Cần có sự chú ý đặc biệt tới phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số trong các dự án PCLB

dựa vào cộng đồng.

Page 67: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

67

4.4. Di cƣ, các chính sách tái định cƣ và các nhóm dễ bị tổn thƣơng

Di cƣ tại các tỉnh đƣợc khảo sát có thể do lực đẩy của nghèo đói bởi ảnh hƣởng của thiên tai

gây ra sự mất ổn định trong sinh kế và cuộc sống, cũng nhƣ lực kéo về các cơ hội khác tại nơi

đến. Di cƣ gây ra các khó khăn cho công tác phòng chống thiên tai và bão lụt do thiếu lực

lƣợng thanh niên tại địa phƣơng. Do đó, gánh nặng về hoạt động nông nghiệp tại địa phƣơng

cũng nhƣ hoạt động phòng chống thiên tai và phục hồi sau thiên tai là trách nhiệm chủ yếu

của những ngƣời vợ, ngƣời mẹ (trên 30 tuổi). Đối với những ngƣời rời làng đi làm ăn, thì

không dễ để quay về tham gia các hoạt động PCLB và phục hồi sau đó (khoảng hơn 3/5

ngƣời di cƣ ở Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đang đi làm tại vùng Đông Nam bộ,

10,4% làm việc tại đồng bằng sông Hồng, và 8,4% làm việc tại Tây Nguyên). Nghiên cứu

của Oxfam và UN ―Đối phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Cơ hội tăng cƣờng bình đẳng

giới‖ đã chỉ ra rằng trong cơn bão tại Quảng Trị năm 1999, nam giới di cƣ trở về nhà chỉ sau

khi phụ nữ đã đối phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả sớm từ cơn bão.

Tuy nhiên, nếu các dự án về giảm nhẹ thiên tai đƣợc thực hiện tốt và phát triển kinh tế tăng

trƣởng nhanh, dòng ngƣời di cƣ có thể đƣợc hạn chế. Mặc dù vậy, với tiềm năng phát triển

kinh tế xã hội của vùng, có thể dự đoán rằng dòng ngƣời di cƣ sẽ tăng lên, ngoại trừ thành

phố Đà Nẵng. Mặt khác, tiền gửi về của ngƣời di cƣ sẽ làm tăng khả năng ứng phó với bão và

giảm nhẹ hậu quả qua việc ngƣời dân sử dụng tiền xây nhà kiên cố, mua các phƣơng tiện

phòng chống thiên tai, sử dụng dịch vụ y tế, giáo dục, mua thực phẩm cho phụ nữ, trẻ em,

ngƣời già để khắc phục hậu quả thiên tai.

Trong hầu hết 10 tỉnh, chính quyền địa phƣơng đã có chính sách tái định cƣ cho các hộ nằm

trong khu vực nguy hiểm.

Bảng 4.4.1. Kế hoạch và thực hiện tái định cƣ tại tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung

Kế hoạch

cho năm

2006-

2010(số hộ)

Thực hiện (2006-2010, số hộ)

2006 2007 2008 2009 2010

Total

TOTAL 3.046 750 850 762 300 384 3.046

Đến nơi mới 1.415 303 247 299 300 266 1.415

Ở tại nơi cũ 1.631 447 603 463 0 118 1.631

Trong đó:

1 Tái định cƣ cho hộ ở

vùng hay bị thiên tai 2.575 603 677 611 300 384 2.575

Đến nơi mới 1.415 303 247 299 300 266 1.415

Ở tại nơi cũ 1.160 300 430 312 118 1.160

2

Tái định cƣ cho hộ đặc

biệt khó khăn

conditions 471 147 173 151 0 0 471

Đến nơi mới

Ở tại nơi cũ 471 147 173 151 471

Page 68: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Một thuận lợi khi thực hiện các chính sách di cƣ là ngƣời dân nhận thức đƣợc các nguy hiểm của

thiên tai, do đó họ muốn di dời. Ngoài ra thể chế này cũng có các điều kiện khác cho các hộ di dời.

Bảng 4.4.2. Chƣơng trình tái định cƣ 2010 xã Hoà Tiến, Đà Nẵng

STT Thôn Số hộ di

rời

Số khẩu

di rời

Nguyên nhân di rời Đia điểm di rời

đến

Ngập lũ Nhà

không

đảm bảo

Sạt lở,

lũ quét

1 Cẩm Nê 30 101 30 0 0 Trƣờng tiểu học

Cẩm Nê 1

2 Yên Nê 2 22 104 22 0 0 Nhà kiên cố, cao

tầng

3 Thạch Bồ 15 55 0 0 15 Nhờ thờ tộc, nhà

kiên cố, cao tầng

4 Bắc An 17 57 12 5 Nhà văn hóa thôn

5 La Bông 9 14 0 9 0 Khu dân cƣ La

bông

5 Lệ sơn 1 26 96 4 7 15 HTX Hòa tiến,

nhà cao tầng

6 Lệ sơn 2 72 266 42 30 0 Giáo xứ, nhà họp

thôn, nhà cao

tầng, kiên cố

7 Nam Sơn 10 42 10 0 0 Nhà cao tầng, kiên

cố

8 An Trạch 11 46 3 8 Trƣờng tiểu học

Tổng cộng 212 781 120 49 43

Nguồn: BCH PCLB và TKCN huyện Hòa vang, Đà nẵng, 2010

Có một số khó khăn gây ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện tái định cƣ và tính bền vững của nó. Khó

khăn lớn nhất đó là chính sách hỗ trợ cho ngƣời bị ảnh hƣởng quá thấp để họ có thể xây nhà ở khu

vực tái định cƣ. Ví dụ, Bình Định hỗ trợ 10 triệu đồng để tái định cƣ. Đà Nẵng hỗ trợ 20 triệu đồng

để ổn đinh cuộc sống và xây nhà. Tuy nhiên, số tiền này chỉ là rất nhỏ so với chi phí thực tế để

chuyển nhà và xây nhà mới.

Chúng tôi rất muốn chuyển đi vì ở đây nguy hiểm lắm, nhưng không có tiền để xây nhà mới.

Chúng tôi không biết làm cách nào để sống ở nơi mới. Tiền hỗ trợ cũng thấp quá.

(TLN, nam, nông dân, Đà Nẵng)

Ngƣời dân muốn đƣợc sống cả ở nơi hiện tại và nơi tái định cƣ vì thói quen sinh sống và sinh kế.

Họ muốn sống ở nơi cũ để kiếm sống như bình thường, và họ cũng muốn chuyển đến khu tái

định cư khi có thiên tai

(Cán bộ phòng NNPTNTl, tỉnh Bình Định).

Nếu đã có sẵn nhà thì ngƣời dân sớm muộn sẽ di chuyển, nhƣng các thủ tục hành chính rất tốn kém

và họ không nghĩ sẽ tốn nhƣ vậy. Do đó sẽ tốt hơn nếu có thể cho họ vốn và các điều kiện cụ thể

Page 69: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

1

cho việc xây nhà mới. Nhà nƣớc đã giúp đỡ rất nhiều về cơ sở hạ tầng, và xây nhà sẽ là bƣớc tiếp

theo cần thực hiện.

Một khó khăn khác là các hộ không muốn di rời vì không muốn phá vỡ các quan hệ xã hội hiện có:

Thứ nhất là ở quê họ không muốn đi bởi vì đến cái nơi mới là nó xa cái khu vực mình sống,

mà cái nơi mới anh biết là đi tập trung lại là nó khó hơn cái nơi sinh quán. Nhưng mà các

điều kiện ví dụ điện nước thì tập trung thì tốt hơn, nhưng mà điều kiện sinh sống thì rất biến

động sẽ khó, chớ không được như cũ. Vận động thuyết phục rất khó.

(PVS, nam, Thanh Hoá)

Chúng tôi muốn đưa người dân lên chỗ khô. Cho nên là mình phải có biện pháp thì họ mới

đi chớ không phải là vì đất nhà nước này khác đâu. Đấy là như thế. Tôi thấy một số dự án

rất là tốt, xây dựng mặt bằng này. Rồi xây dựng các cơ sở y tế hạ tầng đường sá trường học

này, đời sống của họ chắc chắn là tốt hơn cái nơi ở cũ. Nhưng mà nhiều người họ cũng đặt

vấn đề tại vì cái kiến thức xã hội này là cũng phải để cho người dân họ ý thức được, chớ họ

đừng nghĩ rằng của Đảng và Nhà nước không.

(TLN, Sở LĐ TB XH Đà Nẵng)

Tóm lại, tái định cƣ ngƣời dân sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn hơn là một trong

nhƣng biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Tuy nhiên, nguồn lực cho hoạt

động này còn rất hạn chế. Cơ sở hạ tầng ở nơi đến thƣờng không đủ để đảm bảo cuộc sống cho

ngƣời di cƣ. Các chính sách đền bù hỗ trợ hiện nay không khuyến khích đƣợc ngƣời dân di chuyển.

Các khuyến nghị chính sách cho mục này là nhằm xem xét lại việc phân bổ nguồn lực cho hoạt

động này và xem xét các chính sách đền bù/hỗ trợ sát với giá thực tế cho việc di chuyển nhằm đảm

bảo mức sống của ngƣời dân bị ảnh hƣởng. Nhiệm vụ này không chỉ thực hiện bởi chính quyền tỉnh

mà cần sự tham gia của chính quyền trung ƣơng.

V. Công tác đối phó với thiên tai

5.1. Công tác đối phó của chính quyền địa phƣơng

Trong trƣờng hợp có bão, cán bộ các cấp tại tất cả các tỉnh điều tra đều có các hoạt động tƣơng tự

nhau. Phƣơng châm "4 tại chỗ" nêu trong Chiến lƣợc quốc gia về phòng chống và giảm thiểu thiên

tai do Thủ tƣớng phê chuẩn tại Quyết định 172/2007/QD-TTg đƣợc các tỉnh áp dụng. Trong hoàn

cảnh tất cả mọi nơi đều bị cô lập bởi nƣớc lũ và sự cô lập này có thể kéo dài trong vòng vài ngày vì

sau lũ là bùn non và các chƣớng ngại vật khác, đối phó với lũ lụt phải dựa vào (1) lãnh đạo tại chỗ,

(2) lực lƣợng tại chỗ, (3) vật tƣ tại chỗ, và (4) hậu cần tại chỗ (Quyết định 172/2007/QD-TTg). Nói

cách khác, trong thời gian bão lụt, tự xoay xở tại chỗ là cách đối phó chính.

Thành viên của BCHPCLB và TKCN và các lựck lƣợng PCLB, bao gồm cả đội thanh niên xung

kích, dân quân và bộ đội, các đội PCLB của các ban ngành và các tổ chức quần chúng phải trực 24

giờ một ngày tại các địa điểm đƣợc phân công để bảo đảm tính mạng và tài sản cho ngƣời dân và

giám sát diễn biến của lũ lụt.

Khi có dự báo thiên tai, bão lụt, tỉnh thông báo khẩn cho các huyện hoặc triệu tập cuộc họp

khẩn cấp với lãnh đạo của 27 huyện trong tỉnh để đưa ra các phương án cụ thể để đối phó

Page 70: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

2

với thiên tai. Huyện sẽ cử người xuống các xã (BCHPCLB sẽ chỉ đạo các cán bộ chịu trách

nhiệm cho từng khu vực) để giám sát các hoạt động đối phó với diễn biến của thiên tai trong

vùng. Các chỉ đạo về sơ tán người dân phải được tuân theo nghiêm ngặt. Ví dụ: Cơn bão số

3 năm 2011 ảnh hưởng nghiêm trọng tỉnh Thanh Hóa, tất cả các thành viên của BCHPCLB

các cấp trong tỉnh được giao nhiệm vụ khẩn cấp, chuẩn bị sơ tán người dân trong trường

hợp khẩn cấp (bài học từ kinh nghiệm của trận bão 2007, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về

người và của), 100,000 người sống trong khu vực nguy hiểm phải được sơ tán trong vòng 5

giờ.

(Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Thanh Hóa)

Hình 5.1.1 cho thấy một ví dụ về phân công lao động giữa các thành viên của tiểu ban PCLB thôn

cho các hoạt động PCLB tại thôn Lệ Sơn 2, xã Hoà Tiến (Đà Nẵng). Khi có bão lụt, các thành viên

của ban này đƣợc yêu cầu phải trực tại các nơi nhất định để chỉ đạo các hoạt động đối phó với bão.

Khi có thiên tai, tiểu ban tổ chức họp dân thông báo chằng chống nhà cửa, tu sửa và củng

cố lại các phương tiện và dụng cụ phòng chống bão lũ. Mỗi gia đình được yêu cầu dự trữ

50kg gạo, dầu đèn, thực phẩm, đồ khô cho 7-10 ngày cô lập. Nguyên tắc của thôn là Mọi

gia đình ở vùng lũ lụt phải tự cứu mình trước và thực hiện 4 tại chỗ một cách nghiêm ngặt.

Thôn có hai địa điểm phòng tránh lũ là trường tiểu học Tây giang và giáo xứ Lệ sơn.

Phương tiện chống lũ có 2 ghe kinh phí của sở bỏ ra đóng. Áo phao mới có 10 chiếc trang

bị cho cán bộ đi cứu dân. Có tham gia tập huấn nên hiểu áo phao là quan trọng, nhất là

trang bị cho hộ gần sông. Đa số các hộ gia đình là có con cái, đàn ông, nên có ưu tiên đặc

biệt cho những hộ neo đơn, chính sách hoặc đông người nhưng không có đàn ông.

(PVS, nam, sinh năm 1958, phó Ban chỉ huy PCLB thôn Lệ Sơn, Đà nẵng)

Năm 2006 khi bị bão lụt cán bộ còn nắm tay tôi và 3 đứa cháu chạy ra trường học và cho mì

tôm ăn sống. Tôi còn nhớ trường học còn nứt nứt và mọi người đều sợ trường học sập vì

nước to quá. Hồi đó rất đông người vào trường học sơ tán.

(PVS, nữ, hộ nghèo, làm nông)

Trách nhiệm của các thành viên của BCHPCLB bao gồm việc bảo vệ ngƣời và tài sản, đảm bảo nơi

so tán an toàn khi cần thiết, ngăn không cho ngƣời dân đến những nơi nguy hiểm, kiểm soát tình

hình lụt bão và báo cáo lên cấp trên, và đối phó với các tình huống khẩn cấp. Họ cũng phải chịu

trách nhiệm báo cáo nhanh các nhu cầu khẩn cấp về thực phẩm và nƣớc uống, hoặc cứu hộ nằm

ngoài khả năng của họ. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép các thiệt hại và mất

mát sẽ đƣợc bàn tới ở phần sau.

Page 71: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

3

Mọi nỗ lực cần thiết đƣợc thực hiện để đảm bảo liên lạc thông suốt giữa vùng bị ảnh hƣởng và cấp

lãnh đạo.

Thôn Lệ sơn 2 có 356 hộ và 1496 nhân khẩu với chiều rộng của thôn là 1.200m, chiều dài

2000 m. Giữa thôn có dòng sông Tây Tịnh nên có khó khăn lớn về liên lạc khi xảy ra lũ. Lấy

các mốc lũ lịch sử năm 1998, 1999, 2006 và 2009 làm mốc thì Lệ sơn không có quá 10 hộ

gia đình là chưa bị ngập nước. Năm 2010, Ban nhân dân thôn họp thành lập các tiểu ban

phòng tránh bão lũ và tổ xung kích (sơ đồ) và gửi tờ trình lên UBND xã để thông qua.

Thông tin về thiên tai qua tivi và loa đài, dùng loa tay thông báo cho dân để chằng chống

nhà cửa trước khi bão đến. Huy đông lực lượng tại chỗ giúp nhà neo đơn gia cô nhà cửa...

Máy di động là phương tiện tốt nhất để thông tin liên lạc và báo cáo với cấp trên

(PVS, nam, 1985, phó tiểu ban PCLB thôn Lệ Sơn, Đà Nẵng)

Trong thời gian có lũ lụt việc thông tin liên lạc rất khó khăn, đặc biệt khi bão lụt khiến việc đi lại

khó khăn và bị cắt điện trong một thời gian dài. Đƣờng dây điện thoại cố định thƣờng bị hỏng khi

có lụt. Điện thoại di động và bộ đàm có thể sử dụng trong vòng một ngày. Máy phát điện chỉ có ở

một vài nơi, chẳng hạn nhƣ tại trung tâm BCHPCLB tỉnh hoặc huyện. Tại huyện Đại Lộc (Quảng

Nam), chỉ một nửa trong số 18 xã đƣợc trang bị máy phát điện và chỉ có ở trung tâm của

BCHPCLB. Không thê liên lạc đƣợc với các nơi khác trong xã. Xuồng máy là phƣơng tiện duy nhất

có thể đến đƣợc với ngƣời dân, nhƣng sử dụng khi nƣớc lũ chảy xiết rất nguy hiểm, và cũng không

có đủ xuồng máy cho các xã hay bị ngập lụt.

Page 72: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

4

Trong lúc bão lụt thì không có cách nào để liên lạc với người dân ở các nơi khác. Đây là

nhiệm vụ khó khăn nhất. Không có điện, không có điện thoại, điện thoại di động thì hết pin,

không có TV, tất cả các phương tiện thông tin liên lạc đều không sử dụng được. Không có

cách nào để liên lạc với xã hoặc huyện hay nghe bản tin thời tiết từ trung tâm khí tượng

thủy văn hoặc TV. Khi có bão lụt, người trong các thôn phải tự cứu mình. Gió quá to khiến

xuồng máy không thể đi được, nhất là khi nước chảy cuốn theo cây cối từ rừng đầu nguồn.

(Cán bộ thông tin xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Thiếu phƣơng tiện di chuyển có khả năng hoạt động trong điều kiện bão lụt và thiếu các thiết bị

thông tin liên lạc phù hợp thì phƣơng châm ―4 tại chỗ‖ (hoặc ở Quảng Nam là ―5 tại chỗ‖) sẽ chỉ

còn là bắt buộc cán bộ có trách nhiệm phải trực tại vùng nguy hiểm và sử dụng bất kỳ cách nào có

trong tay để đối phó với bão lụt trong suốt thời gian có lũ lụt.

Năm 2009, tôi dẫn đầu một đội tìm kiếm cứu nạn. Tôi chỉ cách người dân khoảng 500m.

Chúng tôi có thuyền nhưng không dám tới đó. Gió và nước chảy xiết sẽ làm đắm thuyền nếu

đi xuyên qua dòng nước. Người dân phải tự xoay sở lấy. Trong trường hợp gió to, lực lượng

tìm kiếm cứu nạn đành phải chịu.

(Cán bộ thống kê xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Mặc dù chính quyền địa phƣơng đã rất nỗ lực để bảo vệ tính mạng và tài sản cho ngƣời dân, nhƣng

một số ngƣời dân vẫn tự ý làm những việc nguy hiểm trong khi bão lụt, tự gây nguy hiểm cho tính

mạng của họ. Có rất nhiều trƣờng hợp ngƣời dân bị thiệt mạng vì chủ quan về mối nguy hiểm của

thiên tai. Ví dụ nhƣ trong danh sách các nạn nhân thiệt mạng vì thiên tai ở Quảng Ngãi năm 2010,

một nam giới và một phụ nữ đã bị thiệt mạng khi đi đánh cá trên sông trong khi đang bão và bị lật

thuyền (số liệu của BCHPCLB Quảng Ngãi).

Chúng tôi không thể không nghiêm túc khi mà liên quan đến tính mạng con người được. Tuy

nhiên, vẫn có người bị thiệt mạng do thiên tai hàng năm. Họ đều được cảnh báo trước khi

có bão, nhưng một số người vẫn ra ngoài khi có bão và tai nạn xảy ra. Có một trường hợp

khi chúng tôi sơ tán một ông cụ đi đến nơi cao, nhưng ông ấy quay lại và bị chết ngay trước

cửa nhà. Có một năm rất nhiều nam giới thiệt mạng khi đi vớt gỗ trôi từ thượng nguồn

xuống. Chúng tôi rút ra bài học đau thương này và giờ chúng tôi cử dân quân gác các trục

đường chính, ngăn không cho người dân làm những việc tương tự. Những người không chấp

hành sẽ bị cưỡng chế. Có nhiều người rất bảo thủ, nước đến tận cổ mà vẫn cứ muốn đi.

(Cán bộ BCHPCLB huyện Đại Lộc)

Báo cáo từ tất cả các tỉnh đều cho thấy thái độ chủ quan của ngƣời dân đôi khi là nguyên nhân chính

dẫn đến thiệt hại về ngƣời, và điều này lẽ ra có thể tránh đƣợc. Những điều này cần đƣợc đẩy mạnh

tuyên truyền thay đổi nhận thức và giáo dục thƣờng xuyên để phòng chống và giảm thiểu thiệt hại

do thiên tai.

5.2. Công tác đối phó của cộng đồng và hộ gia đình

Khi có thiên tai, ngƣời dân ở thôn và xã thể hiện tính độc lập và thái độ chia sẻ trách

nhiệm trong cộng đồng.

Với lại trong làng xóm người ta (dân quân) tự đi hết các thôn. Với lại sống ở đây

nói chung nó cũng còn một cái kiểu sống theo làng xóm, nên cái tình cảm con người

nó còn mặn mà hơn. Còn cái cộng đồng. Thường ở đây là quần cư, tức là một nhóm

người cùng huyết thống, cùng họ. Như vậy là có trách nhiệm với nhau. Còn sau đó

Page 73: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

5

ví dụ xong rồi thì các đoàn cứu trợ mới vào rồi mới cứu trợ cho ai, thôn nào, đối

tượng nào.

(PVS, nam, chủ tịch xã, Đà nẵng).

Thái độ này không đơnn thuần thể hiện tính cố kết cộng đồng cao. Bị cô lập trong bão lụt khiến cho

các mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ hơn nhằm nâng cao khả năng sống sót qua bão lụt. Khẩu hiểu

của ngƣời dân trong thôn là mỗi ngƣời tự cứu mình trƣớc, sau đó mới dựa vào sự giúp đỡ của ngƣời

khác và của cán bộ. Trong khi có thiên tai, mọi ngƣời nên giúp đỡ lấn nhau.

Có thuận lợi là tổ dân cư nào sẽ lo cho tổ dân cư đó. Gọi là tại chỗ. Vì răng? Vì nước lớn

lên, sẽ cô lập hết, nên trong khu vực có một số tàu bè, thuyền, thì anh nằm trong ban đó, anh

sẽ vận động và lo cho tổ dân cư của mình.

(PVS, nam, trưởng thôn, Đà nẵng)

Thôn này có thể giúp thôn kia, hỗ trợ thôn kia với điều kiện có thể nó sống gần với nhau.

Gần thì thôn này có thể giúp thôn kia.

(PVS, nam, trưởng thôn, Đà nẵng)

Trang thiết bị cần thiết để ứng phó với lũ lụt rất thiếu và kém chất lƣợng. Thôn và xã có thể huy

động đƣợc nhiều lực lƣợng tham gia nhƣng phƣơng tiện chuyên dùng rất hạn chế.

Thiếu thốn thì thiếu lắm, vì ở đây nó độc lập. Khi nước lớn là bị cô lập. Ghe có nhưng chủ

yếu là ghe chèo tay, nhưng nước chảy xiết thì dân cũng không dùng được. Ca nô thì không

thấy, sau này ổn định tình hình thì thấy ca nô. Đa số nhân dân khắc phục là ở trong nhà.

Nhiều nhà nam đi làm xa, nữ ở nhà, họ thấy nước lớn họ lo. Có những hộ có ghe có xuồng

họ tới giúp, chuyển lên trên nhà thờ cho ổn định. Họ thấy nước là họ lo rồi, vì không có

người nam ở nhà.

(PVS, nam, trưởng thôn, Đà nẵng)

Một cụ già ở Đại Lãnh nói rằng trong trận lụt năm 2009 bà đã phải ở trên mái nhà trong vòng một

ngày mà không có thực phẩm gì.

Tôi phải ở trên mái một ngày. Không có đồ ăn gì, không có gì trên đó. Nước ngập khắp nơi,

không ai đến được.

Ở một số nơi, kế hoạch sơ tán đã đƣợc thực hiện khi có bão. Ví dụ nhƣ ở thôn Tân An, xã Đại Lãnh,

năm 2009 đã có 100 ngƣời sơ tán trên cầu trong vòng 1 ngày. Cầu không phai nơi an toàn để sơ tán

vì có thể bị nƣớc cuốn trôi, nhƣng vào thời điểm đó nƣớc lụt khắp nơi và ngƣời dân không có lựa

chọn nào khác (PVS cái bộ thôn Tân An).

Khi nghe nước sông lên cấp 3 là chúng tôi đã sơ tán gia súc. Sau trận bão năm

2006, người dân đã nghĩ đến việc gia cố nhà cửa trước bão.

(PVS, nam, Đà Nẵng).

Các hộ nghèo phải chịu thiệt hại nhiều hơn các hộ khá giả khi có thiên tai bởi họ không có khả năng

dự trữ lƣơng thực trƣớc bão. Họ chỉ trông chờ cứu trợ từ bên ngoài. Khả năng tự phục hồi sau thiên

tai của họ cũng rất kém.

Page 74: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

6

Cô thấy họ ưu tiên cho diện nghèo, cô thấy cũng tốt. Tốt là có mỳ cua thì họ phát mỳ cua, có

gạo họ phát gạo. Câu ca ông bà nói thế này, “Bão lụt rồi chẳng biết ăn chi, ngắt nga ngắt

nghéo cái chi cũng chả còn, cái cây xắt cũng khen ngon”. Chuối xắt cũng khen ngon.

(TLN, nữ, hộ nghèo, Đà nẵng)..

Ở đây nước chưa vô thì nhà tôi nước vô hết rồi. Khó liên lạc ở chỗ đó. Khó đi lại. Ăn chi

cũng ngon hết. Cho cái chi cũng mừng.

(TLN, hộ nghèo, Đà nẵng)

Các mô tả trên cho thấy rằng hầu hết đối phó của ngƣời dân là tự phát, thụ động phụ thuộc vào từng

hoàn cảnh, hơn là đối phó có chuẩn bị trƣớc. Để cải thiện, cần có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt diễn

tập trong các tình huống khác nhau của thiên tai, điều này đã không đƣợc thực hiện đầy đủ ở các

vùng nghiên cứu.

Tóm lại, phần V cho thấy sự tự lực thể hiện trong nguyên tắc "4 tại chỗ" là cách đối phó chính của

chính quyền địa phƣơng. Phƣơng pháp đối phó này là hợp l‎í và khá hiệu quả trong hoàn cảnh các

nguồn lực của ngƣời dân còn hạn chế. Tính đoàn kết cộng đồng và sự giúp đỡ lẫn nhau có thể thấy

qua các trận lụt, đây là một chiến lƣợc để đối phó của ngƣời dân. Thông tin liên lạc trong khi bão

lụt rất khó khăn do thiếu các phƣơng tiên giao thông và liên lạc cả về phía chính quyền địa phƣơng

và của ngƣời dân. Một vài ngƣời vẫn có các hoạt động gây nguy hiểm cho tính mạng của họ để

kiếm thu nhập trong khi có bão.

Khuyến nghị chính sách của phần này bao gồm:

Nâng cao công tác chuẩn bị bằng tập huấn các tình huống khác nhau khi có thiên tai;

Nâng cao thông tin liên lạc khi có bão lụt bằng việc tìm hiểu các kinh nghiệm trong quá khứ,

phân tích điểm mạnh và yếu của BCH PCLB và ngƣời dân để tìm ra giải pháp tốt hơn cho

các phƣơng tiện và kênh truyền thông đại chúng, đặc biệt là các nhóm xung kích và thành

viên của BCH PCLB;

Các bằng chứng ở phần này một lần nữa cho thấy cần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thông

tin-giáo dục-truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi một cách liên tục để ngăn ngừa

và giảm thiểu các rủi ro thiên tai.

VI. Các nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

6.1. Thống kê thiệt hại

Thống kê thiệt hại là việc làm đầu tiên cho việc khắc phục hậu quả sau thiên tai. Có một số dạng

thiệt hại cần đƣợc thống kê nhƣ: số ngƣời chết và bị thƣơng, số căn nhà bị phá hủy, thiệt hại về sản

xuất, thiệt hại về cơ sở hạ tầng công cộng v.v… Tại thành phố Đà nẵng, có một khóa đào tạo về

phƣơng pháp thống kê thiệt hại có sử dụng những mẫu chuẩn chung từ cấp xã đến cấp tỉnh, trong

các ngành nhƣ nông nghiệp, giáo dục, y tế và một số ngành khác. BCHPCLB và TKCN của tỉnh sẽ

thu thập, sàng lọc các dữ liệu đƣợc gửi lên từ các cấp dƣới, sau đó đánh giá mức độ thiệt hại và lập

kế hoạch khắc phục thiệt hại.

Phƣơng pháp thống kê thiệt hại thƣờng đƣợc thực hiện theo cách báo cáo từ cấp dƣới lên cấp trên.

Trƣởng thôn báo cáo lên xã, lãnh đạo xã báo cáo lên lãnh đạo huyện, và cứ nhƣ vậy lên cấp trên

nữa.

Page 75: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

7

Ủy ban vận động cứu trợ cần hợp tác với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp tỉnh để làm

rõ mức độ thiệt hại.

(Phỏng vấn sâu, nam giới, Mặt trận Tổ quốc Đà nẵng)

Sau khi nhận đƣợc các báo cáo từ các thôn, xã, BCHPCLB tổ chức các nhóm gồm những ngƣời

thuộc các ngành/lĩnh vực khác nhau để xác minh các báo cáo do thôn gửi lên và làm cơ sở cho các

biện pháp khắc phục thiên tai. Ví dụ, ở xã Đại Lãnh, một nhóm nhƣ vậy bao gồm một ngƣời chuyên

thống kê số liệu của xã, cán bộ tài chính, đại diện của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,

Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, và các trƣởng thôn (UBND xã Đại Lãnh, 2009b).

Thực tế là, các số liệu thống kê từ chính quyền địa phƣơng thƣờng không thống nhất. Đó là do việc

thống kê các thiệt hại một cách toàn diện thì cần nhiều thời gian, trong khi các báo cáo yêu cầu phải

đƣợc đƣa ra trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, các cán bộ địa phƣơng cũng bị hạn chế về kĩ năng

thống kê thiệt hại, và không phải tất cả các cán bộ đều đƣợc đào tạo. Mặc dù tất cả các cấp chính

quyền trong các tỉnh đều hết sức nỗ lực để đối phó với hậu quả sau thiên tai nhƣng các thống kê

không hoàn chỉnh hoặc những lỗi trong thống kê số liệu vẫn thƣờng xuyên xảy ra.

Đối với những lần thiên tai nặng nề, ví dụ nhƣ trận lụt ở Quảng Nam năm 2009 hay cơn bão

Chanchu năm 2008, thì các báo cáo thống kê thƣờng đƣợc cập nhật vài lần. Thống kê ban đầu của

các thiệt hại nhằm hỗ trợ khẩn cấp cho những nạn nhân cần giúp đỡ khẩn cấp. Các báo cáo sơ bộ về

thiệt hại và mất mát có thể chƣa đƣợc hoàn thiện bởi vì ngay sau khi thiên tai xảy ra, các con đƣờng

vào nhiều vùng trong các nơi bị ảnh hƣởng thƣờng rất khó khăn, ngƣời mất tích có thể không đƣợc

nhận dạng đầy đủ, đặc biệt là những ngƣời mất tích trên biển, và các thống kê này cũng không dễ

dàng xác minh. Việc cập nhật các báo cáo này thƣờng đƣợc thực hiện về sau.

Có khuyến nghị rằng các biện pháp thống kê thiệt hại cần đƣợc cải tiến thực hiện nhanh hơn sau

thiên tai thì mới có thể kịp thời tiến hành công tác cứu trợ (Thảo luận nhóm, cán bộ cấp tỉnh, Đà

nẵng).

6.2. Khắc phục hậu quả

Khắc phục hậu quả thiên tai đƣợc chia làm hai loại: khắc phục về cuộc sống hay khắc phục ngắn

hạn và khắc phục tái thiết hay khắc phục về mặt dài hạn, trong đó, ƣu tiên hàng đầu là khắc phục về

cuộc sống. Sau thiên tai, công tác khắc phục ngắn hạn bao gồm cung cấp thức ăn và nƣớc sạch,

cung cấp các dịch vụ y tế, làm sạch môi trƣờng, khôi phục lại nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại

nhƣ trƣờng học, các trung tâm y tế, hỗ trợ sản xuất (hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa và

hoa màu, hỗ trợ các ngành nghề phi nông nghiệp).

Là một tỉnh nghèo do bị ảnh hƣởng của thiên tai hàng năm, các nỗ lực khắc phục thiên tai tại tỉnh

Quảng Nam thƣờng xuyên nhận đƣợc sự hỗ trợ từ chính quyền miền Trung cũng nhƣ các tổ chức và

cá nhân trên cả nƣớc (UBND tỉnh Quảng Nam 2010b).

Tại Quảng Nam, trong năm 2006 và 2009, chúng tôi chỉ đóng góp vào GDP hàng năm vài

nghìn tỉ đồng nhưng chúng tôi mất mát đến hơn 8 nghìn tỉ đồng, chúng tôi mất nhiều hơn

chúng tôi làm ra được, nhiều gia đình rơi vào tình cảnh không nhà cửa và nghèo đói. Sau lũ

lụt, lớp bùn dày bao phủ khắp đất đai. Người nông dân không còn gì để thu hoạch từ mùa

màng. Nhiều nhà cửa bị phá hủy và gia súc, gia cầm cũng chết hàng loạt.

(Phỏng vấn sâu một cán bộ ở Quảng Nam)

Page 76: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

8

Việc phòng các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đƣờng nƣớc cũng là ƣu tiên hàng đầu. Các cơ

sở y tế địa phƣơng đều dự phòng các thiết bị y tế và thuốc để sử dụng trong trƣờng hợp bão lũ,

nhƣng thƣờng chỉ đủ dự phòng cho bão lũ ―thông thƣờng‖ không gây ra thiệt hại trên quy mô rộng

đối với môi trƣờng và cơ sở hạ tầng địa phƣơng. Các cơ sở y tế cũng có thuốc giảm đau và các hóa

chất để xử lí nƣớc sạch, phun các hóa chất hợp vệ sinh để rửa sạch môi trƣờng khỏi các xác động

vật, ngăn chặn và xử lí nƣớc ô nhiễm. Những thiên tai trên diện rộng nhƣ lũ lụt gây ra ô nhiễm môi

trƣờng tràn ngập thì vƣợt quá khả năng của các cơ sở y tế địa phƣơng. Trong trƣờng hợp này, hỗ trợ

từ các cấp cao hơn (các nhóm cơ động) là cần thiết.

Chính phủ hỗ trợ nhiều chứ. Nhiều nhà sập, họ tới hỗ trợ để sửa chữa xây dựng nhà cửa.

Tôn nát, nhà sập, có theo quy định của chính phủ rồi.

(PVS, nam, trưởng thôn, Đà nẵng)

Trong mấy đợt lụt gần đây, nhiều nhà bị tốc mái, sụp nhà. Thôn xã tới, họ cung cấp cho

mình, hướng dẫn cho mình sửa chữa, hỗ trợ cho mình sửa chữa, để có chỗ sinh họat. Họ

đem thuốc cho mình như thuốc xịt chống muỗi, và thuốc bỏ vào nước... Sau lụt, họ cứu trợ

mỳ tôm để mình sử dụng. Những người nhà nghèo hơn được hưởng hơn chút.

(Nữ nông dân, hộ nghèo, Đà nẵng)

Công tác khắc phục tái thiết hầu hết xoay quanh việc sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và cơ sở hạ

tầng nhằm phục hồi lại cuộc sống kinh tế xã hội nhƣ trƣớc khi xảy ra thiên tai. Các nỗ lực trong giai

đoạn này nhằm đảm bảo an ninh dài hạn cho các thiết chế xã hội và bình thƣờng hóa sinh kế của

nhân dân.

Trận lũ tồi tệ nhất tại huyện Đại Lộc là vào năm 2009, với hơn 35.000 ngôi nhà ngập trong nƣớc lũ

từ 1 đến 4,5 mét, trong đó 14.000 ngôi nhà ngập trong nƣớc lũ 3-4,5m. Các ngôi nhà bị ngập trong

nƣớc lũ chiếm tới 95% tổng số các ngôi nhà trong huyện (Dân trí 2009).

Tại xã Đại Lãnh, sau trận lũ năm 2009, UBND chỉ đạo các tổ chức, hiệp hội trong xã kiểm tra tình

hình, thống kê thiệt hại và báo cáo lên UBND xã (UBND xã Đại Lãnh 2011). Một nhóm kiểm tra

đƣợc thành lập để rà soát các báo cáo của từng thôn về thiệt hại về nhà cửa và số ngƣời bị thƣơng.

Trong năm 2009, các số liệu cho biết có 19 ngƣời bị thƣơng, 1683 ngôi nhà trong số 2277 ngôi nhà

trong xã bị ngập sâu trong lũ, 570 ngôi nhà bị bao phủ bởi những lớp bùn dày đặc, 14 ngôi nhà bị

phá hủy hoàn toàn, 01 ngôi nhà bị cuốn trôi, 28 ngôi nhà bị đổ nát, 331 ngôi nhà thiệt hại nghiêm

trọng, và 29 ngôi nhà bị tốc mái. Hàng nghìn vật nuôi (gia súc, lợn, gia cầm) cũng bị chết hoặc bị lũ

cuốn trôi. 16.000 tấn thực phẩm bị phá hủy hoặc nƣớc cuốn trôi. Một vùng rộng lớn đất đai canh tác

cũng bị ngập trong bùn, phá hủy cây trồng. Nhiều hạ tầng cơ sở trong xã cũng thiệt hại nghiêm

trọng. Tổng thiệt hại về tài sản lên tới 27.518 triệu VND (UBND xã Đại Lãnh 2009a).

Rất nhiều nỗ lực, biện pháp đƣợc huy động để khôi phục cuộc sống ngƣời dân trong vùng lũ. Cần

có thời gian để xây dựng lại những ngôi nhà bị phá hủy hay sửa chữa những ngôi nhà bị hƣ hỏng.

Sau trận lũ, một lớp bùn dày (từ 0,3 đến 1,5 m) và đủ loại rác rƣởi bao phủ một vùng rộng lớn đất

đai, tiếp tục làm trở ngại những con đƣờng, gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển. Nhiều phần

đƣờng ngập trong lũ đã bị phá hủy nghiêm trọng. Trận bão lũ vào Đại Lãnh ngày 28 tháng 09 năm

2009, nhƣng 5 ngày sau đó, đến ngày 03 tháng 10 năm 2009, xã Đại Hƣng và Đại Lãnh thuộc huyện

Đại Lộc vẫn ở trong tình trạng cô lập bởi tầng bùn dày 1m che phủ khắp các con đƣờng (Dân Trí

2009).

Page 77: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

9

Ảnh cung cấp bởi Dân Trí, ngày 03 tháng 10 năm 2009: Con đường tới UBND huyện Đại Lộc

Tất cả mọi ngƣời đều phải dọn dẹp, khôi phục các căn nhà của mình. Tại các khu vực công cộng,

khối lƣợng công việc dọn dẹp cho các khu vực công cộng là quá lớn và ngƣời dân địa phƣơng

không thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn. Nhiều thôn phải thuê xe ủi đất để dọn dẹp

các con đƣờng trong thôn. UBND xã Đại Lãnh phải nhờ đến lực lƣợng quân đội của huyện trợ giúp.

Phải mất đến một tháng để khơi thông những con đƣờng chính trong xã khỏi bùn lầy (Theo chủ tịch

UBND Đại Lãnh).

Làm sạch môi trƣờng cũng là một trong những ƣu tiên đƣợc tính đến. Sau trận lũ, xác động vật tìm

thấy khắp nơi. Phải mất rất nhiều nỗ lực để đem chôn chúng và làm sạch môi trƣờng. Cơ sở y tế của

xã cung cấp Chloramines B cho ngƣời dân để xử lí nƣớc và phát các tờ rơi về cách phòng tránh các

dịch bệnh lây lan. Nhƣng biện pháp này chỉ có thể thực hiện đƣợc cho một số nơi trong xã và sau

khi các con đƣờng có thể đi lại đƣợc.

Nhà của của tôi ở trong khu vực tương đối cao. Năm 2009, nhà tôi bị ngập sâu trong nước

lũ 1,5m. Cơn lũ bắt đầu từ khoảng 3 giờ chiều và lên đến đỉnh điểm khoảng 2 giờ đêm. Đến

5 giờ sáng hôm sau, mực nước đã bắt đầu tràn vào sàn nhà tôi. Sau trận lũ, không có một

chút nước sạch nào. Giếng nước sạch đã bị ngập trong nước lũ. Chúng tôi không thể đi lên

núi để lấy nước bởi vì nước và nước bùn mênh mông khắp nơi. Chúng tôi bị cô lập trong

khoảng 7 ngày. Trong suốt những ngày này, chúng tôi ăn bất cứ thứ gì chúng tôi có và

chúng tôi phải lọc nước bằng các cách hết sức thô sơ. Trước mùa lũ, chúng tôi thường phải

tích trữ một số thùng mì ăn liên.

(Người cao tuổi, nam giới, xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Mặc dù chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân ở Đại Lãnh đã thực hiện nhiều biện pháp để tích trữ

và dự phòng thực phẩm trƣớc cơn bão và trận lụt năm 2009 nhƣng với mức độ nƣớc ngập cao quá

mức nhƣ vậy đã nhấn chìm toàn bộ thực phẩm. Ngƣời ta dự đoán có khoảng 1600 tấn thực phẩm đã

Page 78: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

10

bị mất trong lũ. Chƣơng trình cứu trợ thực phẩm khẩn cấp trên quy mô lớn đã đƣợc thực hiện ngay

lập tức với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh và các nhà tài trợ, những tổ chức và cá nhân trên cả nƣớc.

Chúng tôi đã nhận được một thùng mì tôm sau trận lũ (2009)

(Một nam giới, cao tuổi ở xã Đại Lãnh, Quảng Nam)

Chính phủ hỗ trợ cho ngƣời dân ở Đại Lãnh nhƣ sau:

Ngƣời chết: 5 triệu đồng

Bị thƣơng: 2,5 triệu đồng

Nhà sập: 5 triệu đồng

Nhà tốc mái: 2,5 triệu đồng

Tình đoàn kết cộng đồng giữa những ngƣời trong thôn làng trong thời gian thiên tai là truyền thống

của nhiều thôn làng ngƣời Việt. Ở một số thôn, trƣởng thôn đã tổ chức quyên góp nhằm hỗ trợ

những gia đình nghèo trong thôn vƣợt qua những hậu quả do trận lụt để lại. Năm 2009, ở thôn Tân

An (xã Đại Lãnh), trong thôn đã quyên góp đƣợc 100 triệu đồng để hỗ trợ các hộ nghèo trong thôn.

Tinh thần cộng đồng chia sẻ trong lúc khó khăn là rất quan trọng đối với một chƣơng trình phòng

chống thiên tai dựa vào cộng đồng.

6.3. Vai trò của chính quyền và Mặt trận tổ quốc trong việc phân bổ các nguồn

cứu trợ và vấn đề minh bạch hóa

Trong trƣờng hợp thiên tai nặng nề, chính phủ sẽ lấy Quỹ dự trữ quốc gia để cứu trợ cho các tỉnh bị

ảnh hƣởng. Ngoài ra, cả nƣớc cũng kêu gọi cứu trợ từ các tổ chức và cá nhân trên khắp các tỉnh

thành. Ví dụ, nhằm khắc phục các thiệt hại từ cơn bão và trận lũ tại Nghệ An vào tháng 10 năm

2010 làm 47 ngƣời chết và 51 ngƣời bị thƣơng, tổng thiệt hại về tài sản lên tới 2.729 tỉ đồng, chính

phủ đã dành 165 tỉ đồng và 4000 tấn gạo để hỗ trợ cho những ngƣời bị thiệt hại. Các tổ chức và cá

nhân cũng quyên góp ủng hộ 25 tỉ đồng nhằm giúp đỡ làm giảm nhẹ những thiệt hai do thiên tai

(Thống kê của CFSC Nghệ An).

Ở tỉnh Quảng Ngãi, với những hậu quả do thiên tai để lại, UNND tỉnh đã ban hành quyết định số

310/QĐ-UNND ngày 09 tháng 10 năm 2008 về chính sách hỗ trợ những ngƣời bị ảnh hƣởng và

khôi phục cơ sở hạ tầng bị thiệt hại, ƣớc tính có khoảng 32.500 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh

dành cho mục đích này. Đồng thời, UBND tỉnh cũng hỗ trợ các gia đình bị ảnh hƣởng từ thiên tai

1.400 tấn gạo, 650 tấn hạt giống và các hàng hóa khác (Phỏng vấn CFSC Quảng Ngãi).

Tại huyện Đại Lộc năm 2010, hai trận lũ lụt xảy ra vào tháng 10 và tháng 11 đã làm 3 ngƣời chết,

10 ngƣời bị thƣơng, gây ra các thiệt hại vật chất lên tới 102,6 nghìn tỉ đồng. Huyện Đại Lộc tỉnh

Quảng Nam đã nhận đƣợc 11.297.661.000 đồng tiền ủng hộ, trong đó 3.185.829.000 đồng tiền ủng

hộ là từ các nguồn ngoài tỉnh. Ngoài ra, UBND huyện Đại Lộc cũng đƣợc ủng hộ 400 tấm lợp, 100

thùng mì ăn liền, 36 tấn gạo, 500 bộ quần áo, và các hàng hóa khác nhƣ sách vở, giấy viết, cây

giống v.v… UBND huyện Đại Lộc đã dành 10.090.665.000 đồng cho việc khắc phục thiên tai, một

nửa trong số đó đƣợc dành để tái thiết cơ sở hạ tầng (UBND huyện Đại Lộc 2011).

Mặt trận Tổ quốc cũng đƣợc coi là một tổ chức đi đầu trong việc cứu trợ thiên tai. Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã

hội, các dân tộc, các tôn giáo và ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài (Điều 1, Luật Mặt trận Tổ

Page 79: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

11

quốc Việt Nam số 14/1999/QH10 đƣợc Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 06 năm 1999). Các thành

viên của Mặt trận Tổ Quốc bao gồm các tổ chức và liên minh chính trị chủ yếu nhƣ Đảng Cộng sản

Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu

chiến binh, Hội nông dân, các tôn giáo, và nhiều tổ chức quần chúng khác.

Quy trình vận động, tiếp nhận và phân bổ các gói hỗ trợ từ các cấp cao hơn và từ những tổ chức/

đơn vị bên ngoài là khá giống nhau giữa 10 tỉnh đƣợc phỏng vấn, và phù hợp với Nghị định

64/2008/ND-CP. Tại các tỉnh, huyện và xã trong những vùng bị ảnh hƣởng từ thiên tai, một Ban

cứu trợ đƣợc thành lập với ngƣời đứng đầu là lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc và với sự tham gia của

lãnh đạo cùng cấp của Hội chữ thập đỏ, ngành Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, BCHPCLB và

TKCN, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành Y tế, ngành Tài chính, và các cán bộ

của UBND tại địa phƣơng (Nghị định 64/2008/ND-CP). Trong suốt thời gian thiên tai nghiêm trọng

nhƣ bão, lũ lụt gây ra, và trong thời gian khắc phục hậu quả sau đó, các thành viên của Ban cứu trợ

thƣờng phải làm việc suốt ngày đêm để huy động các nguồn lực và phân bổ những nguồn viện trợ

tới những ngƣời bị ảnh hƣởng. Do các thành viên của Ban cứu trợ cũng đồng thời là cán bộ của một

số tổ chức, hiệp hội khác nên họ làm việc cho Ban cứu trợ mà không đƣợc tính giờ làm thêm hay

chi phí cho việc đi lại hay điện thoại. Với những chƣơng trình hỗ trợ trên quy mô rộng và dài lâu,

thực tế này không khuyến khích các nhân viên Ban cứu trợ, và có thể làm tăng nguy cơ có sai sót.

Lương đã thấp (ở trong chính cơ quan/ tổ chức của họ) nhưng chúng tôi vẫn phải dùng

đồng lương ấy cho công việc chung vì cộng đồng như trả chi phí liên lạc và đi lại. Các đoàn

viện trợ thì đến bất cứ lúc nào, họ liên lạc với chúng tôi bất cứ lúc nào và chúng tôi phải

đón tiếp họ, sử dụng điện thoại cá nhân. Cần phải có chính sách hỗ trợ những người tham

gia cứu trợ thiên tai, bới vì họ phải làm việc từ sáng sớm đến 10 giờ đêm. Cần phải có cơ

chế hỗ trợ chi phí đi lại và phương tiện liên lạc cho những nhân viên cứu trợ.

(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Quảng Ngãi)

Mạng lƣới Mặt trận Tổ quốc từ cấp tỉnh đến xã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc

phân bổ các nguồn cứu trợ. Ngoài những hoạt động nhƣ huy động vốn và các hạng mục tài trợ cho

những ngƣời bị ảnh hƣởng, Mặt trận Tổ quốc còn là tổ chức đầu tàu trong việc phân bổ các nguồn

cứu trợ theo Nghị định 64/2008/ND-CP. Ở cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc là tổ chức nhận các khoản

cứu trợ từ tất cả các nguồn cho những ngƣời bị ảnh hƣởng trong tỉnh mình và phân bổ tới cho

những ngƣời bị ảnh hƣởng ở các cấp thấp hơn cho đến cấp xã. Khối lƣợng phân bổ dựa vào báo cáo

thiệt hại về ngƣời và của do BCHPCLB cung cấp. Những tổ chức khác có thể tới trực tiếp các vùng

bị ảnh hƣởng để phân bổ hàng hóa cứu trợ, nhƣng họ chỉ có thể làm nhƣ vậy dƣới sự sắp xếp và

hƣớng dẫn của Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, nhƣ sẽ đƣợc thảo luận ở những phần sau, trên thực tế

nhiều ngành và nhiều tổ chức khác cũng có những gói cứu trợ độc lập phân bổ theo mạng lƣới của

riêng họ, và những hoạt động này thƣờng không đƣợc phối hợp với nhau. Chính điều này đã gây ra

những khó khăn đáng kể khi muốn đảm bảo sự công bằng trong việc phân bổ nguồn cứu trợ.

Công tác cứu trợ những hậu quả của thiên tai nặng nề thƣờng diễn ra thành nhiều đợt, phụ thuộc và

thời gian của các tổ chức/ đơn vị cứu trợ. Mỗi lần phân bổ nguồn cứu trợ, trong những xã bị ảnh

hƣởng, các lãnh đạo UBND (cũng là lãnh đạo của BCHPCLB cấp xã) và các thành viên của Ban

cứu trợ địa phƣơng thƣờng tổ chức một buổi gặp gỡ giữa các trƣởng thôn và đại diện của tất cả các

tổ chức, đoàn thể cũng nhƣ các ban ngành địa phƣơng để thảo luận và đánh giá, xếp loại mức độ,

cấp độ thiệt hại đã đƣợc các thôn báo cáo. Sau đó, các nguồn cứu trợ sẽ đƣợc phân bổ tới các thôn.

Ở từng thôn, những cuộc họp tƣơng tự cũng đƣợc tổ chức với sự tham gia của trƣởng thôn, phó

trƣởng thôn và đại diện của các tổ chức quần chúng trong thôn. Họ sẽ đánh giá mức độ thiệt hại của

từng hộ gia đình và quyết định số lƣợng hàng hóa cứu trợ cho mỗi gia đình bị ảnh hƣởng. Danh

sách các hộ gia đình nhận đƣợc cứu trợ sẽ đƣợc niêm yết công khai trong hội trƣờng, nơi tập trung

Page 80: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

12

họp mặt của cả thôn. Chính quyền địa phƣơng nhận thức rất rõ ý nghĩa của việc minh bạch hóa này

nhằm tránh sự chỉ trích của cộng đồng và cũng nhằm kêu gọi đƣợc nhiều nguồn cứu trợ hơn nữa.

Những người được hưởng sự cứu trợ đều được công bố công khai. Những ai có quyền nhận

cứu trợ cũng được đưa ra rất rõ ràng. Mọi người đều biết các tiêu chuẩn để được nhận sự

cứu trợ đó và nếu anh không phân bổ nguồn cứu trợ đó cho họ, họ sẽ lên tiếng ngay lập tức.

Chính sự minh bạch cũng giúp cho việc kêu gọi các nguồn cứu trợ dễ dàng hơn.

(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở Đà nẵng)

Việc cứu trợ luôn dành sự ƣu tiên cho những gia đình có ngƣời già neo đơn và những hộ bị thiệt hại

nặng nề. Nghèo không phải là một tiêu chí đƣợc ƣu tiên hàng đầu cho cứu trợ sau bão lụt, tuy nhiên

những hộ nghèo nhìn chung cũng là những hộ dễ bị ảnh hƣởng trong bão lũ hơn và cũng thƣờng

nằm trong số những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng nề nhất, và họ nhìn chung cũng nhận đƣợc nhiều sự

quan tâm hơn từ Ban cứu trợ.

Những người nghèo sẽ rất khó có thể xoay xỏa trong trận lụt và thiên tai nếu không có sự

hỗ trợ từ phía chính quyền tỉnh và chính quyền địa phương bởi vì tài sản của họ cũng rất có

hạn. Họ kiếm sống hầu hết bằng việc làm thuê. Khi thiên tai ập đến, họ sẽ rất khó khăn để

vượt qua nếu không có sự hỗ trợ thường xuyên của chính quyền địa phương.

(Cán bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Ninh Thuận)

Chúng tôi có một danh sách các hộ nghèo. Nếu họ nằm trong danh sách những nạn nhân

của thiên tai, họ sẽ là những người đầu tiên được ưu tiên nhận cứu trợ.

(Cán bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng)

Với những hộ nghèo và những hộ nằm trong diện chính sách xã hội, nếu họ không có người

làm, chúng tôi sẽ cho người đến giúp đỡ họ che chắn lại căn nhà trước cơn bão để cho an

toàn hơn. Với những hộ gia đình khác, chúng tôi chỉ nhắc nhở họ làm điều đó.

(Trưởng thôn ở Đà nẵng)

Các cán bộ địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân trong các vùng bị ảnh hƣởng đều xác nhận rằng chính

quyền và cộng đồng đã có những cứu trợ vật chất rất quý giá sau các trận thiên tai giúp cho ngƣời bị

ảnh hƣởng có thể vƣợt qua những khó khăn và thiệt hại sau khi gặp nạn. Những cứu trợ đó có thể

bằng tiền hoặc bằng hiện vật, hàng hóa nhƣ mì tôm, gạo, quần áo, nƣớc sạch, thuốc thang, mái tôn

lợp nhà, thóc giống v.v...

Chính quyền đã hỗ trợ rất nhiều. Với những gia đình bị sập hay thiệt hại về nhà cửa, họ đến

giúp đỡ sửa lại nhà đúng như chính sách của chính phủ.

(Trưởng thôn, Đà Nẵng)

Nhà của tôi bị mất nóc và sập trong trận lụt vừa qua. Mọi người trong làng đến. Họ cho

chúng tôi vật liệu, hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi sửa lại nhà của mình để chúng tôi có một

căn nhà để ở. Họ mang cho chúng tôi màn chống muỗi, một số vật phẩm y tế để xử lí nước.

Sau trận lụt, chúng tôi còn được cung cấp mì ăn liền. Những hộ nghèo hơn thì được nhiều

hơn một chút.

(Nam giới, nông dân, 28 tuổi, hộ nghèo, Đà Nẵng)

Căn cứ để Mặt trận Tổ quốc dựa vào khi phân bổ nguồn tiền và hàng hóa cứu trợ là danh sách nạn

nhân và số lƣợng thiệt hại do BCHPCLB cung cấp. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa MTTQ và

BCHPCLB không phải lúc nào cũng tốt.

Page 81: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

13

Việc phối hợp giữa BCHPCLB và MTTQ chưa đủ tốt để có những thông tin cập nhật khi

phân bổ nguồn cứu trợ. Chúng tôi có thông tin nhưng thông tin đó không thường xuyên

được cập nhật. Chúng tôi thường phải gọi cho họ và hỏi về các nạn nhân. Cần phải có cơ

chế chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các tổ chức và các ban ngành liên quan.

(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Quảng Ngãi)

Về phía BCHPCLB và chính quyền địa phƣơng, họ không đƣợc cung cấp trƣớc đầy đủ thông tin về

các gói cứu trợ và họ không biết xã sẽ đƣợc nhận cứu trợ bao nhiêu lần. Quy định chung là những ai

nằm trong danh sách ƣu tiên đầu tiên sẽ nhận đƣợc cứu trợ đầu tiên, và lƣợt cứu trợ lần sau sẽ đến

lƣợt những hộ nằm trong danh sách ƣu tiên thứ hai, và cứ thế. Nhiều tổ chức/ đơn vị cứu trợ lại có

chính sách phân bổ đầy đủ tới tất cả mọi ngƣời khi họ mang những gói cứu trợ tới các xã bị ảnh

hƣởng. Thực tế này đã dẫn đến thực trạng là các hộ gia đình nhận đƣợc sự cứu trợ lần thứ hai có thể

nhận đƣợc cứu trợ nhiều hơn những hộ gia đình đƣợc cứu trợ lần đầu.

Chúng tôi đưa ra danh sách gồm 5-7 gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất sau trận bão và lũ

lụt để họ được nhận hàng hóa cứu trợ đầu tiên. Nhưng những gì họ nhận được trên thực tế

lại ít hơn những gì những hộ gia đình được nhận cứu trợ lần sau nhận được. UBND và các

trưởng thôn đang rất lo lắng trước thực trạng này (về việc bất công bằng trong phân bổ). Ví

dụ, một nhóm cứu trợ từ thành phố Hồ Chí Minh đến hỗ trợ cho 10 gia đình là nạn nhân sau

trận lụt. Họ chỉ gửi cho chúng tôi (trưởng thôn) một tờ giấy yêu cầu danh sách các nạn

nhân và yêu cầu các nạn nhân tới UBND xã Hòa Châu để nhận hàng hóa cứu trợ. Một số

hộ gia đình nhận được một thùng đựng nước và một vài cân gạo. Các hộ gia đình nhận

được các gói cứu trợ lần sau có thể nhận được nhiều hơn. Chúng tôi cảm thẩy rất băn

khoăn bởi vì chúng tôi không có đủ thông tin.

(Phỏng vấn sâu trưởng thôn, Xã Hòa Châu, Đà Nẵng)

Nhìn chung, việc phân bổ nguồn cứu trợ liên quan đến rất nhiều ngƣời và không có sự phân chia

công việc rõ ràng, còn có nhiều chồng chéo trong trách nhiệm của các tổ chức/đơn vị liên quan

cũng nhƣ không có tiêu chí ƣu tiên rõ ràng để các nhà cứu trợ khác nhau sử dụng. Sau một trận

thiên tai nặng nề, thƣờng có nhiều tổ chức cứu trợ đến các vùng bị ảnh hƣởng vào cùng một thời

điểm, mỗi tổ chức cứu trợ lại có những tiêu chí riêng của họ. Với thực trạng nhƣ vậy, trong nhiều

trƣờng hợp, các Ban cứu trợ và Mặt trận Tổ quốc không thể thực hiện đƣợc vai trò của mình, vai trò

là tổ chức duy nhất và thống nhất trong việc phân bổ nguồn cứu trợ. Nhiều cán bộ địa phƣơng đƣợc

phỏng vấn trong 10 tỉnh đều đề nghị duy trì và phát triển một cơ chế thống nhất cho nguồn cứu trợ

với các quy trình giám sát rõ ràng để đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả và công bằng.

Một hạn chế khác trong các nỗ lực cứu trợ liên quan đến quy định của Nghị định 64/2008/ND-CP

khi nghị định này quy định rằng việc cứu trợ phải đƣợc hoàn tất trong vòng 20 ngày kể từ ngày cuối

cùng huy động đƣợc nguồn cứu trợ (Điều 7, điểm 3, Nghị định 64/2008/ND-CP). Thời hạn 20 ngày

thì có thể thực hiện đƣợc đối với việc cứu trợ khẩn cấp, nhƣng sẽ là vô cùng trở ngại đối với những

hỗ trợ cần nhiều thời gian hơn, ví dụ nhƣ giúp đỡ ngƣời dân dựng lại nhà cửa.

Công tác cứu trợ có thể thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn. Những nỗ lực trong ngắn hạn

bao gồm việc vệ sinh môi trường, mở lại trường học, các hoạt động chăm sóc sức khỏe,

những hỗ trợ sửa chữa lại nhà cửa v.v... Những hỗ trợ dài hạn thì bao gồm nhiều vấn đề

khác nhau, liên quan đến những nỗ lực ổn định cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng.

Rất tiếc là nghị định 64/2008/ND-CP đã đưa ra quy định rằng các gói cứu trợ phải đi đến

đích sau 20 ngày. Chúng tôi chỉ tuân thủ theo đúng quy định. Với những nỗ lực cứu trợ

ngoài 20 ngày, chúng tôi phải sử dụng các nguồn lực khác, ví dụ như Vốn dành cho người

Page 82: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

14

nghèo để giúp đỡ họ xây dựng lại nhà cửa. Chúng tôi nghĩ rằng BCHPCLB trung ương nên

chia sẻ trách nhiệm.

(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở Đà Nẵng)

Đại diện của Mặt trận Tổ quốc khẳng định rằng họ có thể đảm bảo hàng hóa cứu trợ đến tận tay

từng ngƣời bị ảnh hƣởng, nhƣng họ không thể đảm bảo sự phân phối công bằng.

Mặt trận Tổ quốc có thể đảm bảo rằng từng người bị ảnh hưởng sẽ nhận được cứu trợ,

nhưng chúng tôi không thể đảm bảo sự công bằng khi phân chia nguồn cứu trợ về mặt giá

trị và khối lượng. Ví dụ, một đoàn cứu trợ A đến đầu tiên với gói cứu trợ trị giá 500.000

đồng và sẽ thường dành cho những hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đoàn cứu trợ B

đến sau và giá trị của gói cứu trợ có thể là 700.000 đồng được trao cho những hộ gia đình

chưa được nhận cứu trợ trong đợt đầu. Do đó, các hộ gia đình nhận những gói cứu trợ về

sau có thể có giá trị cao hơn trong khi họ không phải là những hộ gia đình bị ảnh hưởng

nặng nề nhất.

(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở Quảng Ngãi)

Các trƣởng thôn cũng có ý kiến tƣơng tự nhƣ vậy khi cho rằng mỗi ngƣời bị ảnh hƣởng đều đƣợc

nhận cứu trợ, nhƣng sự phân bổ có thể không đƣợc công bằng theo nghĩa ngƣời bị ảnh hƣởng, mất

mát nhiều hơn do bão lũ sẽ nhận đƣợc cứu trợ nhiều hơn.

Chúng tôi cố gắng phân bổ nguồn cứu trợ một cách công bằng, mọi người đều nhận được

một số cứu trợ nào đó. Chúng tôi cố gắng phân bổ số lượng cứu trợ nhiều hơn cho những

người bị thiệt hại nhiều hơn, và số lượng cứu trợ ít hơn cho những người bị thiệt hại ít hơn,

có tính đến cả quy mô hộ gia đình. Nhưng mọi người vẫn có những ý kiến khác nhau về việc

người nhận nhiều người nhận ít. Đây là thực tế.

(Phỏng vấn sâu một trưởng thôn, Đà Nẵng)

Với ngƣời địa phƣơng, cũng có những ý kiến cho rằng việc phân bổ nguồn cứu trợ là chƣa công

bằng và vẫn tồn tại những ý kiến nghi ngờ đối với một bộ phận cán bộ liên quan. Thật là khó để

đánh giá tính hiệu lực của những ý kiến này, nhƣng chúng vẫn thực sự phản ánh suy nghĩ của một

bộ phận ngƣời trong những khu vực đƣợc khảo sát.

Một phần tiền và hàng hóa cứu trợ cho người dân đã bị các tổ chức liên quan lấy đi. Tôi

nghĩ thật là khó để tin rằng các cá nhân và tổ chức cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng

lại chỉ cho mỗi người bị ảnh hưởng một nửa gói mì, hoặc một gói rưỡi mì, hoặc một vài kg

gạo cho mỗi hộ gia đình, một thùng nhỏ nước sạch. Trong khi đó họ hàng của những người

đang làm ở chính quyền huyện hay xã hay các trưởng thôn thì nhận được những khoản tiền

và hàng hóa cứu trợ nhiều hơn nhiều mặc dù họ chỉ thiệt hại tí xíu hoặc thậm chí chả thiệt

hại tí nào.

(Phỏng vấn sâu, thợ mộc, nam giới, 29 tuổi ở Hòa Tiên, Đà Nẵng)

Dữ liệu định lƣợng cũng chỉ ra rằng vẫn có những sai sót trong việc phân bổ nguồn cứu trợ. Ví dụ,

ở xã Hòa Tiến (Hòa Vang, Đà Nẵng), trong số 17 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn không bị thiệt hại vật

chất nhƣng vẫn có một gia đình trong số họ cho biết là có nhận đƣợc tiền cứu trợ từ chính quyền và

14 hộ gia đình trong số đó vẫn nhận đƣợc hàng hóa cứu trợ. Ở xã Đại Lãnh (Đại Lộc, Quảng Nam),

trong số 27 gia đình không bị thiệt hại trong suốt trận lụt năm 2009 nhƣng 18 hộ gia đình trong số

đó vẫn nhận đƣợc tiền cứu trợ và 24 hộ gia đình vẫn nhận đƣợc hàng hóa cứu trợ. Ở xã Yên Phú

tỉnh Thanh Hóa, chỉ có một gia đình không bị thiệt hại nhƣng vẫn nhận đƣợc hàng hóa cứu trợ.

Page 83: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

15

Đồng thời, một số gia đình bị ảnh hƣởng trong vùng nghiên cứu lại không nhận đƣợc bất cứ nguồn

cứu trợ nào.

Bảng 6.3.1. Số hộ gia đình bị ảnh hƣởng không nhận đƣợc cứu trợ/ Tổng số hộ gia đình bị

ảnh hƣởng theo phân loại của các vùng đƣợc khảo sát

Yên Phú

(Thanh Hóa)

Hòa Tiến (Đà

Nẵng)

Đại Lãnh

(Quảng Nam)

Các hộ gia đình thiệt hại dƣới 4,999

triệu đồng 78/156 2/37 1/25

Các hộ gia đình thiệt hại từ 5 đến

9,999 triệu đồng 11/22 1/91 1/78

Các hộ gia đình thiệt hại từ 10 triệu

đồng trở lên 2/7 2/62 1/70

Cũng có những trƣờng hợp các hộ gia đình thiệt hại nhiều hơn nhƣng nhận đƣợc tổng giá trị cứu trợ

từ tất cả các tổ chức ít hơn so với những hộ gia đình ít thiệt hại hơn. Tuy nhiên, nhìn chung là

những hộ gia đình bị thiệt hại nhiều hơn đều nhận đƣợc nhiều cứu trợ hơn.

Bảng 6.3.2. Giá trị cứu trợ trung bình từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng cho các hộ

gia đình bị ảnh hƣởng tính trên đơn vị 1000 đồng (bao gồm những trƣờng hợp bị ảnh

hƣởng không đƣợc nhận cứu trợ)

Yên Phú (Thanh

Hóa)

Hòa Tien (Đà

Nẵng)

Đại Lãnh (Quảng

Nam)

Tiền Hiện

vật Tiền

Hiện

vật Tiền Hiện vật

Từ chính phủ

Các hộ gia đình thiệt hại dƣới

4,999 triệu đồng 31,41 43,78 28,38 119,89 124,00 50,80

Các hộ gia đình thiệt hại từ 5

đến 9,999 triệu đồng 76,67 111,46 186,54 36,36

Các hộ gia đình thiệt hại từ 10

triệu đồng trở lên 64,29 436,32 311,24 312,32 42,31

Từ chính quyền địa phƣơng

Các hộ gia đình thiệt hại dƣới

4,999 triệu đồng 2,79 58,19 29,73 61,35 38,00 24,40

Các hộ gia đình thiệt hại từ 5

đến 9,999 triệu đồng 79,55 23,56 79,03 9,62 18,70

Các hộ gia đình thiệt hại từ 10

triệu đồng trở lên 857,14 37,14 37,93 78,28 77,86 17,79

Ngƣời dân địa phƣơng còn phàn nàn về sự chậm trễ của việc cứu trợ

Khi hàng hóa cứu trợ đến, chúng tôi phải đợi các nhà chức trách đánh giá, xem xét và như

vậy rất mất thời gian. Trong khi người dân thì đang thiểu thốn thức ăn nước uống, hàng hóa

cứu trợ thì cứ ở trong kho chờ xem xét. Thật là bất bình nhưng chúng tôi không dám nói ra

bởi vì chúng tôi sợ rằng lần sau những hàng hóa cứu trợ sẽ không phân phát đến chúng tôi.

(Phỏng vấn sâu, thợ mộc, nam giới, 29 tuổi, Hòa Tiên, Đà Nẵng)

Page 84: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

16

Mặc dù nghị định 64/2008/ND-CP quy định rằng Mặt trận Tổ quốc đóng vai trờ quan trọng hàng

đầu trong Ban cứu trợ tại địa phƣơng khi huy động các nguồn lực và phân bổ hàng hóa và tiền cứu

trợ, nhƣng trên thực tế nhiều tổ chức quần chúng khác cũng thực hiện vai trò đó một cách độc lập

nhƣ đã đƣợc phần nào đề cập trong các đoạn trích dẫn phía trên.

Danh sách tất cả các tổ chức/đơn vị/cá nhân ủng hộ tại Quảng Ngãi sau cơn bão số 9 vào năm 2009

cũng chỉ ra có 88 trong số 108 tổ chức/đơn vị hay cá nhân đã trực tiếp đến phân phát hàng hóa cứu

trợ và chỉ báo cáo kết quả lên Mặt trận Tổ quốc (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2009).

Hội chữ thập đỏ cũng có hệ thống riêng của mình trong công tác cứu trợ. Họ đƣa ra các gói cứu trợ

cho những ngƣời bị ảnh hƣởng một cách độc lập và chỉ báo kết quả lên Mặt trận Tổ quốc để lấy số

liệu thống kê. Những ban ngành khác và các tổ chức quần chúng khác cũng hoạt động tƣơng tự.

Bên cạnh Hội chữ thập đỏ, các ban ngành khác cũng có mạng lưới riêng của mình để cứu

trợ. Báo chí, đài phát thanh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều vận động mọi người ủng hộ

người dân (bị ảnh hưởng từ thiên tai). Bằng phương pháp cứu trợ này, rất khó có thể bỏ sót

người bị ảnh hưởng nào, nhưng chồng chéo thì có thể có.

(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở Quảng Ngãi)

Bảng dƣới đây chỉ ra rằng những ngƣời bị ảnh hƣởng nhận sự cứu trợ từ các tổ chức quần

chúng khác trong và ngoài xã cũng nhƣ từ ngƣời dân địa phƣơng và từ gia đình/họ hàng.

Các cuộc phỏng vấn định tính chỉ ra rằng những cứu trợ này hầu hết là các cứu trợ khẩn

cấp bằng mì tôm, gạo, nƣớc sạch và các vật dụng thiết yếu khác dùng trong gia đình.

Bảng 6.3.3. Giá trị cứu trợ trung bình từ các tổ chức quần chúng, ngƣời dân

trong xã và các gia đình cho ngƣời bị ảnh hƣởng tính theo 1000 VND (bao gồm

cả những ngƣời không nhận đƣợc cứu trợ)

Nguồn cứu trợ

Thanh Hóa

(N=185) Đà Nẵng (N=190)

Quảng Nam

(N=173)

Tiền Hiện

vật Tiền

Hiện

vật Tiền

Hiện

vật

Các tổ chức quần chúng trong

xã 0,22 101,08 19,89 5,81 23,96

Các tổ chức quần chúng

ngoài xã 5,95 33,41 128,79 88,08 237,44

Ngƣời dân trong xã 0,27 1,24 5,38

Gia đình và họ hàng 41,62 14,32 2,7 6,98 3,31

Thực tế này cho thấy cần phải đánh giá, xem xét lại tổ chức phân bổ nguồn hàng hóa cứu trợ để

đảm bảo sự linh hoạt hơn khi đƣa những nhu cầu thiết yếu đến những ngƣời bị ảnh hƣởng một cách

kịp thời, hiệu quả, trên nguyên tắc minh bạch và công bằng.

Tóm lại, phần VI cho thấy các nỗ lực cứu trợ rất phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều bên có lợi

ích liên quan. Thống kê thiệt hại là thách thức lớn đối với chính quyền địa phƣơng. Các thống kê

thiệt hại đƣợc dùng làm căn cứ cho gói hỗ trợ giảm nhẹ tác hại thiên tai. Do đó, thống kê cần kịp

thời và chính xác để đảm bảo công bằng trong phân phối hàng cứu trợ. Cả hai yêu cầu này đều khó

đáp ứng. Mặt trận Tổ quốc là tổ chức chính có trách nhiệm phân phối hàng cứu trợ. Mặt trận Tổ

quốc đóng vai trò lãnh đạo Ban cứu trợ và họ có trách nhiệm theo dõi toàn bộ hoạt động cứu trợ của

tất cả các tổ chức/cá nhân tham gia cứu trợ. Trên thực tế nhiều ngành và các tổ chức xã hội dân sự

Page 85: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

17

tiến hành các nỗ lực cứu trợ độc lập, khiến cho việc đảm bảo sự công bằng trong phân bổ hàng cứu

trợ rất khó khăn. Thảo luận trong phần VI gợi ra những hàm ý chính sách sau:

Cải thiện việc thu thập số liệu về mất mát và thiệt hại: rà soát lại cơ chế hiện nay về thu thập

số liệu, hoàn thiện phƣơng pháp thu thập và lƣu trữ thông tin, đào tạo cho trƣởng thôn hàng

năm nhằm thúc đẩy việc thống kê nhanh và chính xác các tổn thất và thiệt hại do thiên tai.

Cải thiện sự hợp tác liên ngành ngay từ đầu: xây dựng các kịch bản cứu trợ và phân công lao

động giữa các ngành trong các kế hoạch hàng năm về quản lý thiên tai.

Cần trả công hợp lý cho các thành viên của Ban hỗ trợ: cũng nhƣ đối với thành viên của

BCHPCLB, thành viên của Ban hỗ trợ cần đƣợc trang bị các công cụ cần thiết và đƣợc trả

công phù hợp để họ làm việc hiệu quả và có trách nhiệm.

Đơn giản hóa thủ tục phân phối hàng cứu trợ để hỗ trợ ngƣời bị ảnh hƣởng thiên tai kịp thời.

Khuyến khích các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phƣơng tham gia vào các nỗ lực

cứu trợ.

VII. Tác động của dự án

7.1. Các tác động tích cực

Phân tích trình bày ở trên cho thấy dự án đƣợc đề xuất sẽ có tác động tích cực đáng kể ở mọi lĩnh

vực nhƣ cải thiện về thể chế, tăng cƣờng năng lực dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm, quản

lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đầu tƣ giảm thiểu rủi ro thiên tai, và quản lý dự án.

Thiên tai có chiều hƣớng gia tăng về tần số và cƣờng độ trong những năm gần đây do hệ quả của

biến đổi khí hậu và suy thoái môi trƣờng do tác nhân con ngƣời gây ra. Hàng năm thiên tai gây ra

tổn thất lớn về ngƣời và của. Trong bối cảnh đó, quản lý rủi ro thiên tai đã trở thành ƣu tiên phát

triển trọng yếu của Chính phủ Việt Nam nhƣ nêu trong Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống và giảm

nhẹ thiên tai đến năm 2020. Các tỉnh đã áp dụng hƣớng dẫn này và xây dựng chiến lƣợc của riêng

tỉnh mình. Trên thực tế họ đã có nhiều nỗ lực đem Chiến lƣợc quốc gia vào cuộc sống. Mặc dù vậy,

phân tích trình bày ở trên cho thấy có nhiều thách thức lớn mà các nhà chức trách các cấp và nhân

dân tất cả các tỉnh đang phải đối mặt.

Về khía cạnh thể chế, dự án sẽ giúp cải thiện hoạt động của các bên có liên quan hiện nay bằng việc

hoàn thiện các khía cạnh thể chế. Việc giúp lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào các kế hoạch phát

triển kinh tế-xã hội hiện nay của các tỉnh và các ngành sẽ khiến cho các nỗ lực quản lý rủi ro thiên

tai có tính bền vững, tranh thủ lợi thế của việc kết hợp các nguồn lực quý hiếm cho sự phát triển

toàn diện hơn và bền vững hơn, có tính đến bảo vệ môi trƣờng và ngăn ngửa những tổn thất có thể

tránh đƣợc về ngƣời và của do thiên tai.

Việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào các kế hoạch phát triển là bƣớc quan trọng trong việc tạo

ra cơ chế phối hợp và hợp tác liên ngành, điều là điểm yếu hiện nay về thể chế. Bằng việc cải thiện

phối hợp và hợp tác liên ngành trong khuôn khổ các hoạt động phòng chống thiên tai sẽ đem lại lợi

ích chẳng những cho hoạt động phòng chống thiên tai mà còn phục vụ nhiều mục đích phát triển

khác vì nó đóng vai trò là thí dụ cho một cách tiếp cận toàn diện đối với phát triển.

Thực hiện dự án sẽ giúp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý cho các hoạt động phòng chống thiên

tai và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin cho mọi tổ chức/cá nhân có liên quan ở mọi cấp, nhờ đó sẽ

tăng hiệu quả quản lý và kết quả của các hoạt động phòng chống thiên tai. Điều này đến lƣợt mình

sẽ tạo ra tác động thể hiện ở nhiều mạng ngƣời đƣợc cứu và tránh đƣợc nhiều thiệt hại về tài sản,

Page 86: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

18

chính quyền và ngƣời dân biết cách chuẩn bị, ứng phó tốt hơn với thiên tai và có nỗ lực cứu trợ

công bằng hơn sau thiên tai.

Việc đƣa khía cạnh bình đẳng giới vào các thể chế hiện hành cho các hoạt động phòng chống bão

lụt bằng việc tạo điều kiện để phụ nữ tham gia các BCHPCLB và các cơ cấu tổ chức phòng chống

lụt bão khác, bằng yêu cầu có số liệu tách riêng theo giới tính đối với việc thu thập thông tin về mọi

sự kiện liên quan đến phòng chống thiên tai, bao gồm cả thống kê nạn nhân và ngƣời hƣởng lợi, dự

án sẽ giúp thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động phòng chống lụt bão, và chung hơn là trong

khung cảnh xã hội rộng lớn hơn. Tác động tƣơng tự có thể trông đợi đối với sự tham gia của các

nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng khác.

Kinh nghiệm của bão Chanchu năm 2006, theo đó dự báo sai đã dẫn đến thiệt hại to lớn về ngƣời và

của, cho thấy tầm quan trọng của việc dự báo thời tiết chính xác, kịp thời và việc cảnh báo sớm.

Phân tích hiểu biết của ngƣời dân về thời điểm họ biết trƣớc các cơn bão/lụt cũng gợi ra rằng có tỷ

lệ đáng kể ngƣời dân không biết về nguy cơ thiên tai đang đến hoặc biết về chúng trong khoảng thời

gian không đủ để chuẩn bị ứng phó. Điều này cho thấy nhu cầu nâng cấp hệ thống dự báo thời tiết

cũng nhƣ hệ thống cảnh báo sớm.

Bằng việc tăng cƣờng năng lực dự báo thời tiết và nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, dự án sẽ giúp

chính quyền và nhân dân địa phƣơng chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với thiên tai, nhờ đó giảm thiểu

những tổn thất có thể có về ngƣời và tài sản. Hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm tốt hơn

cũng sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến sản xuất và sinh kế lâu dài của ngƣời dân vùng

thƣờng xuyên bị thiên tai.

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là lĩnh vực mà dự án có thể có tác động mạnh và tích

cực. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra hàng loạt văn bản chính sách khuyến khích thúc đẩy

hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trên thực tế còn chƣa làm đƣợc gì nhiều.

Ngƣời dân còn hành động tự phát và trong nhiều trƣờng hợp kết quả rất hạn chế. Dự án có thể giúp

xây dựng các chiến dịch Thông tin-Giáo dục-Truyền thông và Truyền thông thay đổi hành vi toàn

diện cho các nỗ lực phòng chống thiên tai để nâng cao nhận thức của lãnh đạo và các cán bộ ở tất cả

các ngành, đặc biệt những ngƣời không phải thành viên của BCHPCLB ở địa phƣơng và phụ nữ,

giúp tiến hành diễn tập hàng năm với sự tham gia của ngƣời dân, giúp xây dựng tài liệu truyền

thông có tính đến các sáng kiến ở địa phƣơng và các bài học rút ra từ nơi khác, và cung cấp đào tạo

và hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ và nhân dân địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời nghèo, phụ nữ và

ngƣuời dân tộc thiểu số. Yếu tố con ngƣời là yếu tố quyết định trong nỗ lực phòng chống thiên tai,

và việc cải thiện hiểu biết và kỹ năng của cán bộ và nhân dân địa phƣơng dứt khoát là điều kiện tiên

quyết cho bất kỳ thành công nào của các nỗ lực phòng chống thiên tai.

Vận động thuyết phục và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong hoạt động phòng

chống lụt bão chưa được chú ý đúng mức. Nhận thức của một số cán bộ và người dân về

phòng chống bão lụt chưa cao, kỹ năng ứng phó của họ có hạn, do đó tổn thất không đáng

có về người và tài sản vẫn xảy ra.

(Tóm tắt Báo cáo về phòng chống bão lụt năm 2010 ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh)

Sự cải thiện về hệ thống, chiến lƣợc và kỹ năng truyền thông cho hoạt động phòng chống bão lụt

cũng sẽ có tác động lan tỏa đối với truyền thông cho các mục đích phát triển rộng lớn hơn khác, làm

cho cuộc sống ở cộng đồng dân chủ hơn và có lợi cho tất cả mọi ngƣời hơn. Bằng việc thúc đẩy

quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, dự án sẽ thay đổi hành vi con ngƣời chẳng những về việc

chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau thiên tai, mà còn giúp họ có đƣợc cách nhìn tốt hơn về việc bảo

vệ môi trƣờng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhƣ nƣớc và đất, và thúc đẩy tình đoàn kết cộng

Page 87: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

19

đồng.

Về vấn đề hỗ trợ đầu tƣ ƣu tiên giảm thiểu rủi ro thiên tai, dự án có thể có tác động thấy đƣợc phản

ánh ở các công trình hồ chứa, đập nƣớc, bờ kè, và đê đập đƣợc nâng cấp, làm cho chúng trở nên an

toàn hơn cho nhân dân, bảo vệ nhân dân và nền sản xuất của họ. Báo cáo EMDF đƣa ra một đánh

giá rằng dự án sẽ "bảo vệ 900.000 ngƣời (hơn 210.000 hộ) và khoảng 50 nghìn hecta đất sản xuất

hiện đang có nguy cơ lụt lội và hạn hán hàng năm, giải quyết vấn đề thiếu nƣớc, và cải thiện đời

sống nhân dân ở vùng dự án; cải thiện môi trƣờng sinh thái và điều kiện đi lại ở địa phƣơng".

Nói tóm lại, có nhiều bằng chứng cho thấy dự án sẽ có tác động mạnh và tích cực trong một diện

rộng các khía cạnh, bao gồm cả các tác động trực tiếp đo bằng số mạng ngƣời đƣợc cứu sống hay

tổn thất vật chất tránh đƣợc, và tác động gián tiếp dƣới dạng cải thiện môi trƣờng, sử dụng hợp lý

tài nguyên thiên nhiên, năng lực thể chế, năng lực ngƣời dân trong ứng phó với thiên tai, bảo vệ sản

xuất nông nghiệp, cải thiện quan hệ xã hội ở cộng đồng theo nghĩa bình đẳng giới hơn, có sự tham

gia dân chủ hơn, nhiều lợi ích hơn cho tất cả mọi ngƣời, đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thƣơng nhƣ

ngƣời dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thƣơng khác.

7.2. Các ảnh hƣởng tiêu cực có thể xảy ra

Các ảnh hƣởng tiêu cực có thể xảy ra do tác động của dự án đó là chỉ có một số nhỏ các hộ phải

chuyển nơi ở do đất của họ bị dự án lấy đi để xây dựng các công trình. Báo cáo Khung chính sách

Tái định cƣ cung cấp các phân tích cụ thể về vấn đề này và kết luận rằng các ảnh hƣởng tiêu cực

của dự án là nhỏ so với các tác động tích cực mà dự án mang lại.

Một ảnh hƣởng khác có thể là hệ quả của phát triển, đó là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng khi xây đựng,

các nguồn chất thải hoặc sử dụng các nguồn lực của dự án không đúng mục đích có thể dẫn tới

xung đột xã hội. Những ảnh hƣởng này, nếu có, là tạm thời và không phản ánh bản chất của dự án.

Mặc dù cần có thái độ cảnh giác, nhƣng không nên để điều này là cản trở cho quá trình thực hiện dự

án.

VIII. Kết luận và khuyến nghị

Trên cả 10 tỉnh, bão và lũ lụt cho đến nay là những loại thiên tai thƣờng thấy nhất. Mƣa lớn cùng

với gió bão thƣờng làm cho mực nƣớc sông dâng cao, gây ra lụt, lở đất và xói mòn lƣu vực sông.

Các trận bão gây ra những thiệt hại lớn không chỉ trong đất liền mà còn gây ra nhƣng hiểm họa cho

những ngƣời sống trên đảo hoặc đang làm việc trên tàu thuyền ngoài biển. Trong suốt 10 năm qua,

thiên tai, hầu hết là bão và lụt, đã làm cho hàng nghìn ngƣời chết và bị thƣơng, gây thiệt hại vật chất

lên tới 50.000 tỉ đồng cho những ngƣời dân trong các tỉnh đƣợc khảo sát.

Với kinh nghiệm hàng thế kỷ trong việc đối phó với các mất mát và thiệt hại của rất nhiều thiên tai,

một cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (BCHPCLB) và Ủy ban tìm

kiếm cứu nạn (TKCN) cấp trung ƣơng đã đƣợc thành lập và tại tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã các

hoạt động phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đƣợc kết hợp trong một Ban Chỉ huy phòng

chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (BCHPCLB và TKCN). Nhìn chung, BCHPCLB và TKCN các

cấp tại các tỉnh có dự án hoạt động khá giống nhau, theo sự hƣớng dẫn của BCHPCLB và Ủy ban

TKCN Trung ƣơng. BCHPCLB và TKCN có các kế hoạch cho một loạt các hoạt động, từ gia cố và

Page 88: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

20

bảo vệ các công trình trọng điểm, chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, đối phó và phục hồi sau thiên

tai. Các biện pháp công trình cho hoạt động PCLB nhận đƣợc nhiều sự chú ý hơn là các biện pháp

phi công trình. Gần đây quản lí thiên tai dựa vào cộng đồng đã nhận đƣợc nhiều sự chú ý hơn trƣớc.

Trong thời gian xảy ra lũ lụt, có phƣơng châm ―5 tại chỗ‖ cần phải thực hiện là (1) Chỉ huy tại chỗ

(2) lực lƣợng tại chỗ (3) hậu cần tại chỗ (4) vật tƣ tại chỗ (5) Quản lý tại chỗ để vƣợt qua tình trạng

khẩn cấp, không bị động ngồi đợi sự giúp đỡ từ nơi khác (chú ý là trong Chiến lƣợc quốc gia về

phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo Quyết định số 172/2007/QD-TTg của Thủ tƣớng chính phủ

thì chỉ có 4 phƣơng châm ―chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, vật tƣ tại chỗ, hậu cần tại chỗ‖). Thêm

vào đó là nguyên tắc ―3 sẵn sàng‖ nghĩa là (1) chủ động phòng tránh, (2) ứng phó kịp thời, (3) khắc

phục khẩn trƣơng và hiệu quả.

Khi xảy ra lũ lụt, các thành viên BCHPCLB và TKCN và các lực lƣợng PCLB, bao gồm cả thanh

niên xung kích tình nguyện, lực lƣợng vũ trang, quân đội, các nhóm PCLB thuộc các ngành và đơn

vị/ tổ chức phải ở vị trí sẵn sàng 24/24 giờ, đảm bảo an toàn về ngƣời và của, theo dõi diễn biến của

lũ. Việc liên lạc thông suốt giữa các cấp quản lí khác nhau và với ngƣời dân trong vùng bị ảnh

hƣởng là rất khó khăn do thiếu thiết bị và công cụ, ví dụ nhƣ thuyền, ca nô, máy phát điện. Trong

suốt thời gian lũ quét, sự tự lực và độc lập là cách đối phó cơ bản.

Nhìn chung, các lãnh đạo cấp tỉnh, huyện và xã ở tất cả các tỉnh mà nhóm nghiên cứu thực hiện

phỏng vấn đều cho thấy họ có một kiến thức tốt về các nguy cơ của thiên tai và nhận thức rất rõ vai

trò của mình. Họ đều nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình và thể hiện ý chí thực hiện tốt công

việc đƣợc giao. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều hạn chế.

8.1. Khuyến nghị cho hợp phần 1: Về khía cạnh thể chế:

Hạn chế đầu tiên là thiếu một cơ chế hiệu quả cho sự hợp tác và phối hợp theo chiều ngang giữa

chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vẫn chƣa đƣợc lồng

ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng lĩnh vực ở mức độ nhƣ yêu cầu tại Chiến

lƣợc quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Sự phối hợp giữa các ngành còn

rất yếu, đặc biệt là tại cấp tỉnh. Tuy nhiên, sự phối kết hợp giữa các ngành lại rất tốt ở cấp xã, nơi

mà chủ tịch UBND xã đồng thời là Chủ tịch BCHPCLB và TKCN và đồng thời cũng là ngƣời hàng

ngày có những hoạt động thực tế trong tổ chức này.

Xây dựng một cơ chế cho tất cả các ngành trong những tỉnh thƣờng xuyên có thiên tai để

lồng ghép QLRRTT vào các kế hoạch phát triển ngành và địa phƣơng; các phƣơng án khác

nhau nhằm đối phó và khắc phục hậu quả cần đƣơc tính đến từ đầu (chứ không chỉ sau khi

thiên tai xảy ra).

Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin, và hỗ trợ hợp tác liên ngành

Phụ nữ có rất ít đại diện, và trong nhiều trƣờng hợp họ hoàn toàn vắng mặt trong BCHPCLB và

TKCN, trong khi phụ nữ là một bộ phận dân số có những nhu cầu đặc thù và dễ bị tổn thƣơng. Do

đó:

Để phụ nữ tham gia vào BCHPCLB và TKCN ở tất cả các cấp bởi vì phụ nữ thƣờng

nhạy cảm hơn với những nhu cầu của phụ nữ và họ hiểu những mối nguy hiểm cũng nhƣ

những cơ hội cho phụ nữ tốt hơn nam giới.

Page 89: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

21

Hỗ trợ công tác xây dựng đội ngũ các cán bộ chuyên trách về QLRRTT và PCLB: Cân nhắc

thành lập một trung tâm QLRRTT chuyên trách cấp tỉnh. Hiện nay phần lớn cán bộ của

BCHPCLB và TKCN là các cán bộ kiêm nhiệm và có thể bị thay đổi mỗi năm. Hình thức tổ

chức này khiến cán bộ khó tích lũy kinh nghiệm và không khuyến khích họ gắn bó với công

việc. Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định đã thành lập Trung tâm Kiểm soát và giảm nhẹ

thiên tai với các cán bộ chuyên trách. Đây là một bƣớc rất tốt trong việc gây dựng các cán

bộ chuyên nghiệp cho hoạt động PCLB. Mô hình này cần đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng để phát

triển cán bộ chuyên môn phù hợp cho công tác PCLB.

Cần xây dựng một cơ chế có hỗ trợ bổ sung, bao gồm cả hỗ trợ về tiền mặt, cho các nhân

viên PCLB và Ủy ban cứu trợ trong thời gian xảy ra thiên tai.

Cần rà soát lại việc tổ chức phân phối tiền/hàng cứu trợ ở địa phƣơng (khuyến nghị cho cấp

địa phƣơng).

Xem xét lại Nghị định 64/2008/ND-CP. Nghị định này điều chỉnh việc gây quỹ và phân

phối tiền/hàng cứu trợ cho các nạn nhân của thiên tai mà theo ý kiến nhiều ngƣời có liên

quan còn chƣa phản ánh tốt thực tế các nỗ lực cứu trợ, đặc biệt về giới hạn thời gian của

hoạt động cứu trợ và về vai trò bao trùm của Mặt trận Tổ quốc. Có nhiều ý kiến đề nghị xem

xét lại nghị định này có tính đến thực tế của các hoạt động cứu trợ khẩn cấp của các tỉnh

trong thời gian gần đây (mở rộng thời hạn cứu trợ, nâng cao vai trò của các tổ chức/cá nhân

khác ngoài MTTQ tham gia cứu trợ, và các vấn đề khác có liên quan).

8.2. Khuyến nghị cho hợp phần 2: Củng cố hệ thống dự báo thời tiết và hệ

thống cảnh báo sớm

Kinh nghiệm từ bão Chanchu năm 2006 cho thấy dự báo thời tiết kịp thời và chính xác và cảnh báo

sớm là rất quan trọng. Phân tích nhận thức của dân về việc họ biết trƣớc khi bão lụt đến bao lâu cho

thấy một tỷ lệ khá lớn ngƣời dân không biết gì về thiên tai sắp tới hoặc biết trƣớc quá ít thời gian để

chuẩn bị. Điều này cho thấy cần cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và hệ thống cảnh bảo sớm.

Nâng cao chất lƣợng hệ thống dự báo thời tiết để đƣa ra thông tin kịp thời và chính xác về

các hiện tƣợng thời tiết, đặc biết là ở các vùng hay bị thiên tai dọc theo lƣu vực sông; xây

dựng năng lực dự báo thời tiết ở địa phƣơng;

Cải thiện hệ thống cảnh báo sớm về lụt bão trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; phát

triển hệ thống thông tin địa phƣơng về cảnh báo bão lụt thông qua các phƣơng tiện thông tin

đại chúng ở địa phƣơng. Cần có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn cho ngƣời dân, cung cấp

cho họ thông tin chính xác và kịp thời về các nguy cơ của thiên tai.

8.3. Khuyến nghị cho hợp phần 3: Sự tham gia của cộng đồng

Việc tham gia của cộng đồng có tiềm năng rất lớn, nhƣng cho đến nay sự tham gia này vẫn có tính

chất tự phát. Có nhiều kinh nghiệm tốt, nhiều sáng kiến rất bổ ích của ngƣời dân trong quá trình

chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Có nhiều tài liệu truyền thông hữu ích đƣợc sử

dụng trong những dự án quy mô nhỏ về QLRRTT dựa vào cộng đồng, nhiều bài học kinh nghiệm

quý báu cần đƣợc thu thập và các tài liệu truyền thông cần đƣợc rà soát lại để cải thiện công tác

truyền thông về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng khi ngƣời

dân nhìn chung đều sẵn sàng tham gia và chia sẻ chi phí cho các hoạt động phòng chống thiên tai.

Page 90: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

22

Nâng cấp hệ thống thông tin hiện có nhằm cải tiến các hoạt động thông tin-giáo dục-truyền

thông (IEC) và truyền thông thay đổi hành vi (BCC) cho các nỗ lực PCLB.

Mặc dù kiến thức và nhận thức của ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng về cách đối phó với thiên tai là

khá tốt, nhƣng vẫn còn những lỗ hổng kiến thức và kĩ năng đối phó với thiên tai cần đƣợc nâng cao

và đào tạo tốt hơn nữa thông qua IEC, BCC và chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Các hoạt

động đào tạo đƣợc tiến hành cho đến nay vẫn còn hạn chế và các tài liệu đào tạo vẫn cần đƣợc cải

tiến để bao gồm cả những kinh nghiệp thực hành tốt nhất và có hệ thống hơn.

Cần đặc biệt quan tâm tới các hoạt động PCLB và QLRRTT dựa vào cộng đồng, đặc biệt là:

o Nâng cao nhận thức của các lãnh đạo và cán bộ trong tất cả các ngành, đặc biệt là

những ngƣời không phải là thành viên của BCHPCLB địa phƣơng và phụ nữ.

o Thực hành diễn tập hàng năm;

o Xây dựng các liệu truyền thông IEC và BCC, chú ý đến các sáng kiến và kinh

nghiệm tại địa phƣơng và những bài học rút ra ở nơi khác.

o Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời

nghèo, phụ nữ và ngƣời dân tộc thiểu số.

Sống trong một xã thƣờng xuyên có lụt lội xảy ra hàng năm, ngƣời dân ở đây phát triển đƣợc khả

năng thích nghi. Nhà cửa thƣờng xuyên đƣợc xây dựng trên móng cao hoặc có nơi cao để cất trữ đồ

đạc trong nhà, hoặc có gác xép dƣới mái nhà làm nơi nƣơng náu cho con ngƣời. Thuyền hoặc bè gỗ

đƣợc làm bằng các thân cây chuối hoặc các thùng đựng hàng đã qua sử dụng cũng là một giải pháp

khác cho ngƣời và vật nuôi nƣơng náu. Một số gia đình còn luôn cất giữ áo phao và đài phát thanh.

Đài là một phƣơng tiện quan trọng để biết đƣợc thông tin và các hƣớng dẫn trong thời gian xảy ra lũ

lụt.

o Khuyến khích các gia đình trong vùng hay bị bão lụt có áo phao có dùng còi và đài

phát thanh.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị sẵn sàng của ngƣời dân cũng chỉ đủ đối phó đối với các trận lụt thông

thƣờng. Trƣờng hợp lụt nặng, các biện pháp đối phó thƣờng là tự phát, phụ thuộc vào hoàn cảnh và

phƣơng tiện sẵn có của mỗi gia đình. Điều này lí giải tại sao những trận lụt nặng bất thƣờng thì

thƣờng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và của.

o Nâng cao khả năng đối phó với lũ lụt lớn.

o Khi có thiên tai, đài phát thanh địa phƣơng cần dành toàn bộ một kênh phát thanh

(24 giờ một ngày) thông báo đến ngƣời dân về tình hình thiên tai và các hƣớng dẫn

cần thiết để sinh tồn.

Việc chuẩn bị đối phó với bão và lũ có khác nhau giữa các hộ gia đình trong xã và giữa các xã, phụ

thuộc vào một số yếu tố đặc thù từng hoàn cảnh: những ngƣời sống ở nơi nền đất cao, có nhà xây

kiên cố, những ngƣời sống ở các xã có nguy cơ thiên tai thấp hơn thƣờng ít có sự chuẩn bị phòng

chống thiên tai hơn. Việc tuyên truyền về sự phòng bị, bởi vậy, nên đặc biệt chú ý đến một diện

rộng các hộ gia đình có nguy cơ.

o Truyền thông cho công tác chuẩn bị cần đặc biệt chú ý tới những ngƣời cho rằng họ

có nguy cơ thấp về thiên tai. Đối với những ngƣời sống ở nơi mà thiên tai tỏ ra ít

nguy hiểm hơn, nhƣ những ngƣời sống ở nhà kiên cố nơi đất cao, hoặc những ngƣời

sống ở các vùng mà lũ lụt thƣờng chỉ tác động đến sản xuất nông nghiệp (nhƣ ở

điểm nghiên cứu ở Thanh Hóa), nhiều ngƣời trong số họ thƣờng có tâm lý chủ quan

Page 91: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

23

về bão lụt. Trong trƣờng hợp có thiên tai nghiêm trọng khác thƣờng, thái độ này có

thể khiến họ phải trả giá đắt. Một số thiệt hại về ngƣời ghi nhận đƣợc ở các điểm

nghiên cứu đã xảy ra chính vì điều này. Thái độ chủ quan là thách thức lớn đối với

BCHPCLB trong việc nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng.

8.4. Khuyến nghị cho hợp phần 4: Ƣu tiên cho đầu tƣ giảm nhẹ tác hại của

thiên tai

Thiếu nguồn tài chính và nguồn lực kinh tế để đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch phòng chống và

giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là thiếu nguồn lực cho hệ thống thông tin hiệu quả có thể hoạt động

trong thời gian bão lũ.

Hỗ trợ công cụ và thiết bị làm việc tốt hơn cho BCHPCLB.

Trong quá trình chuẩn bị, sơ tán là một phƣơng án quan trọng cho các hộ gia đình sống trong những

vùng nguy hiểm. Một số hộ gia đình cần đƣợc tái định cƣ đến nơi ở mới. Một số hộ gia đình khác

cần nơi ở tạm thời. Nhìn chung, các tỉnh đã nghiên cứu các kế hoạch sơ tán dân phù hợp cho những

ngƣời cần nơi nƣơng náu tạm thời. Tuy nhiên, chính quyền địa phƣơng thiếu các nguồn lực tài

chính cho việc tái định cƣ cho những ngƣời dân sống trong vùng nguy hiểm, và chính sách đền bù

theo quy định hiện nay (Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, Quyết định sô 78/2008/QĐ-TTg) thì

không phù hợp.

Chính phủ cần xây dựng một chƣơng trình thực tế hơn để hỗ trợ việc tái định cƣ cho những

gia đình đang sống trong những khu vực nguy hiểm.

Xây dựng bản đồ chi tiết, rà soát lại và hoàn thiện các kế hoạch sơ tán dân căn cứ vào mức

độ nguy hiểm của thiên tai đƣợc dự báo.

Hỗ trợ xây dựng những căn nhà an toàn trong những xã thƣờng xuyên xảy ra thiên tai (bão

lụt). Mô hình của những căn nhà an toàn do dân tự làm nhƣ Nhà Xanh ở xã Đại Lãnh

(Quảng Nam), hay nhà nổi ở xã Tân Hòa (Quảng Bình) cần đƣợc cân nhắc để động viên sự

tham gia của ngƣời dân trong xã.

8.5. Khuyến nghị cho hợp phần 5: Quản lí dự án

Một hạn chế khác là hệ thống thông tin yếu và thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các ban ngành và tổ

chức. Không có một hệ thống dữ liệu máy tính thống nhất để theo dõi tình hình bão lụt, các nỗ lực

quản lí và chia sẻ thông tin. Mức độ chi tiết và định dạng của các tài liệu này rất khác nhau giữa các

tỉnh, các cấp. Số liệu về ngƣời thiệt mạng và các hoạt động PCLB không có thông tin tách riêng

theo giới tính. Chia sẻ thông tin giữa các bên có liên quan còn chƣa tốt. Đây cũng là cản trở cho sự

phối hợp và hợp tác liên ngành, liên tổ chức.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lí về thiên tai và cơ chế chia sẻ thông tin cho tất

cả các tỉnh và ở tất cả các cấp;

Thống kê các thông tin về thiên tai có tách riêng theo giới tính và dân tộc cần đƣợc

xem nhƣ yêu cầu bắt buộc.

Thống kê thiệt hại là biện pháp đối phó đầu tiên để khắc phục hậu quả thiên tai. Các biện pháp

thống kê thiệt hại là từ cấp thấp hơn đến cấp cao hơn, sử dụng những mẫu thống kê chuẩn. Trên

thực tế, các số liệu thống kê thiệt hại không đƣợc thống nhất. Mặc dù các cán bộ có trách nhiệm

Page 92: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

24

thực hiện ở tất cả các cấp trong các tỉnh đã rất nỗ lực để đối phó nhanh sau thiên tai nhƣng việc

thống kê không đầy đủ hoặc các lỗi trong công tác thống kê vẫn thƣờng xuyên xảy ra. Các số liệu

thống kê cập nhật thì thƣờng chỉ đƣợc hoàn thành sau một thời gian.

Các phƣơng pháp thống kê thiệt hại cần đƣợc cải tiến để có số liệu nhanh hơn sau

thiên tai thì mới kịp thời thực hiện đƣợc các biện pháp cứu trợ kịp thời.

Cân nhắc việc thành lập quỹ hỗ trợ cho quản lí thiên tai để tài trợ cho các hoạt động

chuẩn bị, đối phó và phục hồi.

Page 93: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

25

PHỤ LỤC

Phụ Lục 1. Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi, bảng kiểm

Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam (WB5)

Bang hoi Hộ gia đnh

Giơi thiêu

Đây la cuôc nghiên cưu nhăm tim hiêu kiến thức, kinh nghiệm,

những khó khăn và thuận lợi của người dân trong việc phng chống

và giảm thiểu tác hại của thiên tai. Nghiên cưu nay se gop phân làm

cho dư an hoat đông hiêu qua hơn . Mọi ý kiến của ông /bà sẽ được

giư kin. Sư tham gia cua ôn g/bà vào cuộc trao đổi này là hoàn toàn

tư nguyên . Không co câu tra lơi nao la sai ca va vi thê xin ông /bà

hăy nói ra những gì mình suy nghĩ một cách chân thưc.

Hà Nội, tháng 8-2011

Page 94: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

26

I. Đinh danh

1.1. Tỉnh:

1. Thanh Hóa

2. Đà Nẵng

3. Quảng Nam

1.2. Huyện: __________________________________

1.3. Xã: _____________________________________

1.4. Họ tên ngƣời đƣợc hỏi: _______________________

1.5. Giơi tinh: 1. Nam 2. Nƣ

1.6. a. Năm sinh: 19.... b. Tuổi:____ (chỉ cần năm sinh hoặc tuổi)

1.7. Họ và tên ngƣời phỏng vấn:_______________________________

1.8. Ngày phỏng vân:_______________________________________

1.9. Ngƣời kiểm phiếu:_________________________________

Page 95: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

27

II. Hô gia đinh:

Xin ông/ bà cho biết vài chi tiết về những ngƣơi la thanh viên cua hô gia đinh. Thành viên của hộ là những ngƣời chung kinh tế hộ, kê ca nhƣng ngƣơi

tạm thời đi vắng, nhƣng ngƣơi đi hoc xa lâu ngay nhƣng gia đinh vân phai tra chi phi ăn hoc .

2.1

TT

2.2 Họ và tên (dòng đầu tiên dành

cho ngƣơi đƣơc hoi)

2.3 Quan

hê vơi

ngƣơi

đƣơc

hỏi (Ghi

mã số

nêu

dƣơi

bảng)

2.4 Giơi

tính 1=

Nam 2= Nƣ

2.5 Năm

sinh(ghi

4 chƣ

sô)

2.6 Lơp / bâc hoc

chính thức cao nhất

đa hoan thanh 0=biêt đoc/viêt 1-12 lơp 13. Trên lơp 12

(CĐ/ĐH+) 98. Chƣa đi hoc (Xem bang chuyên

đôi hoc vân nêu

cân)

2.7. Nêu sinh sau

1991 đa thôi hoc, cho

biêt ly do chinh 1. Thiêu ngƣơi, phải

lao đông 2. Chi phi cao 3. học kém 4. trƣơng xa 5. đi lai kho 6. học thế là đủ 7. Sƣc khoe 8. Khác

2.8. Nghê chinh (làm

nhiêu thơi gian nhât

trong 12 tháng

qua)(15 tuôi+) 1. Nông nghiêp 2. Lâm nghiêp 3. Ngƣ nghiêp 4. Buôn ban DV 5. Làm thuê 6. Thủ CN, CN, XD 8. Khác

2.9. Nghê phu

(15 tuôi+) 1. Nông nghiêp 2. Lâm nghiêp 3. Ngƣ nghiêp 4. Buôn ban DV 5. Làm thuê 6. Tiêu thu CN, CNghiêp, XD 8. Khác

2.10. Ngƣời

này có biết

bơi không?

("Biết bơi là

ngƣời có thể

bơi đƣợc

100m trở lên)

1 Ngƣơi đƣơc hoi

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Mã số: 2.3.Quan hê vơi ngƣơi đƣơc hoi: 1=Ngƣơi đƣơc hoi; 2=Vơ/chông ngƣơi đƣơc hoi; 3=Con cac loai; 4=Con dâu, rê; 5=Bô, mẹ hai bên; 6=Ông ba hai bên; 7=Cháu; 8=khác

Page 96: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

28

III. Nhƣng thông tin cơ ban

3.1 Tình trạng hôn nhân của ngƣời đƣợc hỏi:

1. Độc thân

2. Đang co vơ/chông

3. Ly thân

4. Ly di

5. Góa

3.2 Ông/bà thuôc dân tôc:

1. Kinh

2. Thái

3. H’Mông

4. Dao

5. Nùng

6. Khác (ghi cu thê)

3.3. Ông/bà hiện theo tôn giáo gì?

1. Phât giao

2. Thiên chua giao/Tin lanh

3. Tôn giao khac, xin nêu ro ___________

4. Không theo tôn giao nao

3.4. Gia đinh ông/bà có thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của Bộ LĐ -TB-XH

2011 không?

1. Có

2. Không

3.5. So vơi nhƣng gia đinh khac trong thôn/bản, ông/bà nghĩ rằng mức sống của

gia đinh minh thuôc loai nao dƣơi đây?

1. 1/3 khá nhất

2. 1/3 trung binh

3. 1/3 nghèo nhất

3.6. Ông/bà đă sống ở xă/phƣờng này bao nhiêu năm? Ghi số năm:

___________

Page 97: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

29

IV. Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của gia đình ông/ bà:

4.1 Nhà ở 1. Kiên cô (mái ngói, tƣơng gach)

2. Bán kiên cô (tranh, tre)

3. Tạm

4. Không co nha, nêu rơ:

...............................................

4.1a. Nhà ở của ông bà đƣợc xây dựng năm

nào?

Năm:___________

Không biết/không nhớ.....9999

4.1b. Việc xây nhà năm đó có liên quan đến

thiên tai không?

1. Có, xây sau khi nhà cũ bị sập

hay hƣ hỏng nặng

2. Không

4.1c. Nhà ở của ông bà có thuộc diện năm nào

(hoặc hầu nhƣ năm nào) cũng bị ngập lụt

trong 5 năm qua không?

Có, nêu số ngày ngập lụt trung bnh

trong 1 năm:___________

Không.................................. 999

4.1d. Theo ý ông/bà, nếu tình hình thiên tai

diễn biến nhƣ 5 năm qua, nhà của ông bà

có thể bị sập hay hƣ hại nặng không?

1. Có thể sập hay hƣ hại nặng

2. Không

3. Không biết

4.2. Trong môt năm, hô Ông/bà dùng nƣớc

sạch đƣợc mấy tháng ?

Sô thang:______

Ghi "0" nêu không dung nƣơc sach

4.3. Hô ông /bà có nhà vệ sinh chắc chắn và

kín đáo không?

1. Có

2. Có nhà VS tạm

3. Không co nha VS

4.4. Hô ông /bà có dùng điện không? 1. Có, điện lƣới

2. Có, thủy điện nhỏ, ác-qui

3. Không

4.5. Ti – vi 1. Có

2. Không

4.6. Điện thoại di động/cố định 1. Có

2. Không

4.7. Máy tính 1. Có

2. Không

4.8. Radio-cassette/đai/CD/DVD 1. Có

2. Không

4.9. Xe đap 1. Có

2. Không

4.10. Xe may 1. Có

2. Không

4.11. Ô tô/ô tô tải 1. Có

2. Không

4.12. Ghe/thuyền/bè/mảng 1. Có

2. Không

Page 98: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

30

4.13. Phao cứu sinh 1. Đủ mỗi ngƣời 1 cái

2. Có nhƣng không đủ

3. Không có

4.14. Phƣơng tiện chằng chống nhà cửa đề

phng băo lũ (dây thừng, cột gỗ/tre...)

1. Có

2. Không

4.15. Nơi chứa đồ cao và an toàn trong trƣờng

hợp lũ lụt

1. Có

2. Không

4.16. Dự trữ lƣơng thực, thực phẩm và nƣớc

sạch vào mùa mƣa băo

1. Có

2. Không

V. Đất sản xuất (ruông, rây, rưng) và sinh kế của gia đình Ông/bà

5.1 Đất ruộng/rẫy/măt nƣơc/vƣơn

(không kê đât rƣng, đât ơ)

Ghi diên tich quy

ra m2 ƣớc tính

5.1a. Đất ruộng/vƣờn (nếu có) có

đƣợc tƣới tiêu bởi hệ thống thủy lợi ở

địa phƣơng không?

1. Có

2. Một phần

3. Không

5.2. Đất rừng Ghi diên tich quy

ra m2 ƣớc tính

5.3. Trâu/bò/đai gia suc Ghi sô con

5.4. Lơn/dê Ghi sô con

5.5. Gia câm (gà, vịt, ngan, ngỗng) Ghi sô con

5.6. Thủy hải sản 1. Có

2. Không

5.7. Vật nuôi khac (ghi ro) 1. Có

2. Không

5.8. Xing ông/bà cho biết tổng thu nhập (chƣa trừ chi phí) của mọi thành viên

trong gia đnh ông/bà trong năm 2010 từ các nguồn sau đây:

Ƣớc tính quy ra tiền (nghn đồng)

a. Nông/lâm nghiệp, thủy sản

b. Lao động làm thuê tự do

c. Tiểu thủ công nghiệp

d. Buôn bán

e. Lƣơng/phụ cấp/trợ cấp

f. Tiền do ngƣời trong gia đnh đi làm ăn xa

gửi về

g. Khác

h. Tổng (ĐIỀU TRA VIÊN CỘNG)

VI. Nhận thức và hành động phng chống rủi ro thiên tai

6.1. Theo ông/bà, tại xã và thôn/bản mình có những điều sau đây không?

Page 99: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

31

Cấp xã Thôn/bản

a. Có kế hoạch phòng tránh thiên tai 1. Có, đã đƣợc phổ biến

2. Có nhƣng tôi không

biết chi tiết

3. Không có

4. Không biết

1. Có, đã đƣợc phổ biến

2. Có nhƣng tôi không

biết chi tiết

3. Không có

4. Không biết

b. Có hệ thống thông tin liên lạc về

phòng chống thiên tai

1. Có, đã đƣợc phổ biến

2. Có nhƣng tôi không

biết chi tiết

3. Không có

4. Không biết

1. Có, đã đƣợc phổ biến

2. Có nhƣng tôi không

biết chi tiết

3. Không có

4. Không biết

c. Có lực lƣợng nòng cốt hỗ trợ nhân

dân phòng chống thiên tai

1. Có, đã đƣợc phổ biến

2. Có nhƣng tôi không

biết chi tiết

3. Không có

4. Không biết

1. Có, đã đƣợc phổ biến

2. Có nhƣng tôi không

biết chi tiết

3. Không có

4. Không biết

d. Có diễn tập phòng chống và giảm

nhẹ tác hại của thiên tai trong năm

2010-2011

1. Có, tôi có tham gia

2. Có nhƣng tôi không

tham gia

3. Không có

4. Không biết

1. Có, tôi có tham gia

2. Có nhƣng tôi không

tham gia

3. Không có

4. Không biết

e. Có các lớp tập huấn cho dân về

phòng chống và giảm nhẹ tác hại của

thiên tai trong năm 2010-2011

1. Có, tôi có tham gia

2. Có nhƣng tôi không

tham gia

3. Không có

4. Không biết

1. Có, tôi có tham gia

2. Có nhƣng tôi không

tham gia

3. Không có

4. Không biết

f. Trong năm 2010-2011 có hoạt động

truyền thông về phòng chống thiên tai

nhƣ treo pano, áp phích, phát tờ rơi,

truyền thông qua loa đài, các cuộc

họp, văn nghệ ở địa phƣơng

1. Có

2. Không

1. Có

2. Không

6.2. Ông/bà biết về những hoạt động kể trên từ nguồn thông tin nào? (ĐTV:

khoanh moi nguôn ngƣơi đƣơc hoi nêu ra)

1. Họp thôn /bản

2. Các cuộc họp đoàn thể

3. Loa/đai

4. Cán bộ xã/thôn/đoan thê găp trƣc tiêp

5. Ngƣơi nha/hàng xóm /bạn bè/ngƣơi quen noi lai

6. Tơ rơi, áp phích, bảng tin

7. Nguôn khac, ghi cu thê:________________________

Page 100: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

32

6.2a. Xin cho biết trong các nguồn thông tin kể trên, nguồn nào là nguồn cung cấp

thông tin chính mà ông/bà có đƣợc?

ĐTV: Ghi chỉ 1 mã số nguồn thông tin chính:_____________

Page 101: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

33

6.3. Từ đầu năm 2011 đến nay trong gia đình, các thành viên (bố, mẹ, con cái,

ông bà..) có thƣờng trao đổi với nhau về việc phải làm gì khi thiên tai xảy

ra không?

1. Không trao đổi

2. 1-2 lần

3. 3-5 lần

4. 6 lần trở lên

6.4. Hộ gia đình của ông/bà có các hoạt động sau đây để phòng chống bão lụt

không? Khoanh mọi mã số ngƣời đƣợc hỏi nêu

1. Có làm chỗ chứa đồ trên cao phòng bão lụt

2. Có dự trữ lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc sạch vào mùa bão lụt

3. Có trang bị áo phao cho các thành viên trong gia đình

4. Có chuẩn bị các đồ gia cố nhà cửa vào mùa bão lũ

5. Có biện pháp phòng chống điệt giật khi lũ lụt (nhƣ để ổ điện

trên cao)

6. Có biện pháp bảo vệ tài sản khi lũ lụt, nêu cụ thể:

______________________________________________________

7. Có biện pháp bảo vệ sản xuất khi bão lụt, nêu cụ thể:

______________________________________________________

8. Có dự kiến nơi sơ tán phòng tránh thiên tai khi cần

9. Có các biện pháp phòng tránh khác, nêu cụ thể:

______________________________________________________

6.5. Trong 12 tháng qua ông/bà có tham gia vào các buổi tập huấn phòng chống

thiên tai tổ chức ở địa phƣơng không?

1. Có

2. Không

9. Địa phƣơng không có tập huấn

6.6. Trong 12 tháng qua ông/bà có tham gia vào các buổi diễn tập phòng chống

thiên tai tổ chức ở địa phƣơng không?

1. Có

2. Không

9. Địa phƣơng không có diễn tập

6.7. Trong 12 tháng qua ông/bà có dự cuộc họp thôn/bản nào có nội dung phòng

chống thiên tai không?

1. Có

Page 102: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

34

2. Không

9. Không có họp thôn/bản về phòng chống thiên tai

Page 103: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

35

6.8. Ông/bà có thƣờng xuyên theo dõi tin tức về thời tiết không?

1. Hàng ngày

2. Không hàng ngày, nhƣng hàng tuần

3. Không hàng tuần, nhƣng hàng tháng

4. Vài lần một năm

5. Không bao giờ

6.9. Ông/bà thƣờng nghe tin về thời tiết từ nguồn nào? (ĐTV: khoanh moi

nguôn ngƣơi đƣơc hoi nêu ra)

1. Họp thôn /bản

2. Các cuộc họp đoàn thể

3. Loa/đai địa phƣơng

4. Cán bộ xã/thôn/đoan thê găp trƣc tiêp

5. Ngƣơi nha/hàng xóm /bạn bè/ngƣơi quen noi lai

6. Tơ rơi, áp phích, bảng tin

7. TV

8. Đài truyền thanh của tỉnh hay trung ƣơng

7. Nguôn khac, ghi cu thê:________________________

VII. Thiên tai và thiệt hại do thiên tai

7.1. Từ năm 2005 đến nay có những loại thiên tai nào xảy ra ở địa phƣơng?

KHOANH MỌI PHƢƠNG ÁN NGƢỜI ĐƢỢC HỎI NÊU

1. Lũ lụt

2. Lũ quét

3. Sạt lở đất

4. Ngập mặn

5. Bão lốc

6. Cháy rừng, hỏa hoạn khác

7. Khác, xin nêu rõ:_______________________

7.2. Xin hỏi về lũ lụt liên quan đến sông Mã/Vu Gia-Thu bồn, từ năm 2005 đến

nay trận lũ lụt nào của con sông này là lớn nhất và gây nhiều thiệt hại cho

nhân dân trong xã nhất?

Năm có trận lũ lụt lớn nhất:_____________

7.3. Trong thời gian có trận lũ lụt nói trên, ông/bà có ở nhà hay không?

Page 104: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

36

1. Có HỎI TIẾP

2. Không Tìm ngƣời lớn khác trong gia đình có mặt ở nhà

để hỏi những câu hỏi trong phần này.

XIN KỂ VỀ TRẬN LŨ LỤT LỚN NHẤT ĐÓ

7.4. Ông/bà biết tin cảnh báo về trận lũ lụt đó trong thời gian bao lâu trƣớc khi

nó thực sự xảy ra ở địa phƣơng?

1. Không biết trƣớc

2. Biết trƣớc 1 ngày

3. Biết trƣớc 2-3 ngày

4. Biết trƣớc 4-5 ngày

5. Biết trƣớc hơn 5 ngày

7.3. Ông/bà biết tin cảnh báo về trận lũ lụt đó từ nguồn thông tin nào?

KHOANH MỌI PHƢƠNG ÁN NGƢỜI ĐƢỢC HỎI NÊU

1. Họp thôn /bản

2. Các cuộc họp đoàn thể

3. Loa/đai địa phƣơng

4. Cán bộ xã/thôn/đoan thê găp trƣc tiêp

5. Ngƣơi nha/hàng xóm /bạn bè/ngƣơi quen noi lai

6. Tơ rơi, áp phích, bảng tin

7. TV

8. Đài truyền thanh của tỉnh hay trung ƣơng

7. Nguôn khac, ghi cu thê:________________________

7.4. Khi biết tin cảnh báo lũ lụt, ông/bà làm gì để chuẩn bị ứng phó với lũ lụt?

KHOANH MỌI PHƢƠNG ÁN NGƢỜI ĐƢỢC HỎI NÊU

1. Tích trữ lƣơng thực, thực phẩm,

2. Tích trữ nƣớc uống

3. Để đồ đạc nơi cao ráo

4. Chuẩn bị các vật dụng thiết yếu (dầu, đèn, đèn pin, phao, áo

mƣa...)

5. Sơ tán đi nơi khác

6. Gia cố nhà cửa, mái nhà

7. Chuẩn bị khác, xin nêu rõ:

______________________________________________

8. Không chuẩn bị gì

7.4. Trận lũ lụt đó kéo dài mấy ngày?

Page 105: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

37

Ghi số ngày lụt:_______ (nếu dƣới 1 ngày, khi "0").

7.5. Trong thời gian lũ lụt, những hoạt động dƣới đây của gia đình ông/bà diễn

ra nhƣ thế nào?

a. Ăn uống 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

b. Ngủ 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

c. Đi lại 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

4. Phải ngừng hoàn toàn

d. Hoạt động sản xuất 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

4. Phải ngừng hoàn toàn

5. Gia đình không có hoạt động này

e. Việc học hành của con cái 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

4. Phải ngừng hoàn toàn

5. Gia đình không có hoạt động này

7.6. Trong trận lụt đó, gia đình ông/bà có thiệt hại về ngƣời không? (ĐTV: Nếu

trả lời là "Không có thiệt hại về ngƣời" thì ghi "0" vào 2 mục dƣới đây)

a. Số ngƣời chết:____________

b. Số ngƣời bị thƣơng:__________

7.7. Trong trận lụt đó, nhà cửa của ông/bà có bị hƣ hại không?

1. Bị sập

2. Bị hƣ hại

3. Không bị hƣ hại

7.7b. Nếu có thiệt hại về nhà cửa, xin nêu ƣớc tính thiệt hại quy ra

tiền:________ (nghìn đồng)

7.8. Trong trận lụt đó, ông/bà có thiệt hại về vật chất khác (kể cả đồ đạc, cây

trồng, vật nuôi) không?

Page 106: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

38

1. Không

2. Có, xin nêu ƣớc tính thiệt hại quy ra tiền:

a. Thiệt hại về đồ đạc:________ (nghìn đồng)

b. Thiệt hại về cây trồng:___________ (nghìn đồng)

c. Thiệt hại về vật nuôi: ____________ (nghìn đồng)

Page 107: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

39

7.9. Ông/bà có nhận đƣợc sự trợ giúp từ nhà nƣớc, chính quyền, đoàn thể, hay

ngƣời dân trong cộng đồng không? Nếu có, xin cho biết giá trị quy ra tiền

của sự trợ giúp đó. (ĐTV: nếu không có trợ giúp, ghi "0")

Trợ giúp bằng

tiền (nghìn đồng)

Trợ giúp bằng hiện

vật--Ƣớc tính giá

trị trợ giúp quy ra

tiền (nghìn đồng)

a. Trợ giúp từ nhà nƣớc

b. Trợ giúp từ chính quyền xã

c. Trợ giúp từ các đoàn thể trong xã

d. Trợ giúp từ các tổ chức, đoàn thể ngoài xã

e. Trợ giúp từ ngƣời dân trong xã

f. Trợ giúp từ gia đình, họ hàng

7.10. Ông/bà mất bao nhiêu thời gian sau trận lụt đó để khắc phục hoàn toàn hậu

quả thiệt hại về vật chất?

Ghi số ngày:__________ (nếu dƣới 1 ngày, ghi "0")

XIN KỂ VỀ TRẬN LŨ LỤT GẦN ĐÂY NHẤT NẾU KHÁC VỚI TRẬN LỤT

NẶNG NHẤT NÊU TRÊN (NẾU TRẬN LỤT GẦN ĐÂY NHẤT CŨNG

LÀ TRẬT LỤT NẶNG NHẤT, CHUYỂN SANG PHẦN 8)

7.10a. Năm có trận lụt gần đây nhất:___________

7.11. Ông/bà biết tin cảnh báo về trận lũ lụt đó trong thời gian bao lâu trƣớc khi

nó thực sự xảy ra ở địa phƣơng?

1. Không biết trƣớc

2. Biết trƣớc 1 ngày

3. Biết trƣớc 2-3 ngày

4. Biết trƣớc 4-5 ngày

5. Biết trƣớc hơn 5 ngày

7.12. Ông/bà biết tin cảnh báo về trận lũ lụt đó từ nguồn thông tin nào?

KHOANH MỌI PHƢƠNG ÁN NGƢỜI ĐƢỢC HỎI NÊU

1. Họp thôn /bản

2. Các cuộc họp đoàn thể

3. Loa/đai địa phƣơng

4. Cán bộ xã/thôn/đoan thê găp trƣc tiêp

5. Ngƣơi nha/hàng xóm /bạn bè/ngƣơi quen noi lai

6. Tơ rơi, áp phích, bảng tin

7. TV

8. Đài truyền thanh của tỉnh hay trung ƣơng

Page 108: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

40

7. Nguôn khac, ghi cu thê:________________________

7.13. Khi biết tin cảnh báo lũ lụt, ông/bà làm gì để chuẩn bị ứng phó với lũ lụt?

KHOANH MỌI PHƢƠNG ÁN NGƢỜI ĐƢỢC HỎI NÊU

1. Tích trữ lƣơng thực, thực phẩm,

2. Tích trữ nƣớc uống

3. Để đồ đạc nơi cao ráo

4. Chuẩn bị các vật dụng thiết yếu (dầu, đèn, đèn pin, phao, áo

mƣa...)

5. Sơ tán đi nơi khác

6. Gia cố nhà cửa, mái nhà

7. Chuẩn bị khác, xin nêu rõ:

______________________________________________

8. Không chuẩn bị gì

7.14. Trận lũ lụt đó kéo dài mấy ngày?

Ghi số ngày lụt:_______ (nếu dƣới 1 ngày, khi "0").

7.15. Trong thời gian lũ lụt, những hoạt động dƣới đây của gia đình ông/bà diễn

ra nhƣ thế nào?

a. Ăn uống 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

b. Ngủ 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

c. Đi lại 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

4. Phải ngừng hoàn toàn

d. Hoạt động sản xuất 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

4. Phải ngừng hoàn toàn

5. Gia đình không có hoạt động này

e. Việc học hành của con cái 1. Nhƣ thƣờng ngày (trƣớc lụt)

2. Ít hơn thƣờng ngày

3. Nhiều hơn thƣờng ngày

4. Phải ngừng hoàn toàn

5. Gia đình không có hoạt động này

Page 109: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

41

7.16. Trong trận lụt đó, gia đình ông/bà có thiệt hại về ngƣời không? (ĐTV: Nếu

trả lời là "Không có thiệt hại về ngƣời" thì ghi "0" vào 2 mục dƣới đây)

a. Số ngƣời chết:____________

b. Số ngƣời bị thƣơng:__________

7.17. Trong trận lụt đó, nhà cửa của ông/bà có bị hƣ hại không?

1. Bị sập

2. Bị hƣ hại

3. Không bị hƣ hại

7.7b. Nếu có thiệt hại về nhà cửa, xin nêu ƣớc tính thiệt hại quy ra

tiền:________ (nghìn đồng)

7.18. Trong trận lụt đó, ông/bà có thiệt hại về vật chất khác (kể cả đồ đạc, cây

trồng, vật nuôi) không?

1. Không

2. Có, xin nêu ƣớc tính thiệt hại quy ra tiền:

a. Thiệt hại về đồ đạc:________ (nghìn đồng)

b. Thiệt hại về cây trồng:___________ (nghìn đồng)

c. Thiệt hại về vật nuôi: ____________ (nghìn đồng)

7.19. Ông/bà có nhận đƣợc sự trợ giúp từ nhà nƣớc, chính quyền, đoàn thể, hay

ngƣời dân trong cộng đồng không? Nếu có, xin cho biết giá trị quy ra tiền

của sự trợ giúp đó. (ĐTV: nếu không có trợ giúp, ghi "0")

Trợ giúp bằng

tiền (nghìn đồng)

Trợ giúp bằng hiện

vật--Ƣớc tính giá

trị trợ giúp quy ra

tiền (nghìn đồng)

a. Trợ giúp từ nhà nƣớc

b. Trợ giúp từ chính quyền xã

c. Trợ giúp từ các đoàn thể trong xã

d. Trợ giúp từ các tổ chức, đoàn thể ngoài xã

e. Trợ giúp từ ngƣời dân trong xã

f. Trợ giúp từ gia đình, họ hàng

7.20. Ông/bà mất bao nhiêu thời gian sau trận lụt đó để khắc phục hoàn toàn hậu

quả thiệt hại về vật chất?

Ghi số ngày:__________ (nếu dƣới 1 ngày, ghi "0")

7.21. Khi găp kho khăn trong san xuât va sinh hoat, Ông/bà thƣờng tm đến và

nhơ cậy vào sự giúp đỡ từ đâu ?

Page 110: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

42

1. Đang 1. Có 2. Không

2. Đoan Thanh niên 1. Có 2. Không

3. Hôi Phu nƣ 1. Có 2. Không

4. Hôi Nông dân 1. Có 2. Không

5. Hôi Cƣu chiên binh 1. Có 2. Không

6. Chính quyền (UBND xă, Trƣởng thôn) 1. Có 2. Không

7. Họ hàng, ngƣơi thân trong gia đinh 1. Có 2. Không

8. Hàng xóm / bạn bè 1. Có 2. Không

6. Khác 1. Có 2. Không

VIII. Đanh gia chung

Theo Ông/bà, nhìn chung so với năm 2005, tình hình các mặt đời sống dƣới đây

của thôn/bản ta tôt lên, nhƣ cu, hay kem đi?

Các mặt đời sống

Tôt hơn hay kem đi?

1. Tôt hơn

2. Nhƣ cu

3. Kém đi

4. Không biêt

8.1. Khám chữa bệnh cho ngƣời dân

8.2. Việc học hành cho trẻ em

8.3. Cấp điên sinh hoạt

8.4. Đƣờng xá, đi lại

8.5. Nƣơc sach và vệ sinh môi trƣờng

8.6. Sinh hoạt văn hóa (xem Ti vi, nghe đài…)

8.7. Mƣc sông cua ngƣơi dân trong thôn/bản

8.8. Xóa đói giảm nghèo

8.9. Hoạt động cảnh báo thiên tai cho ngƣời dân

8.10. Hoạt động phng chống thiên tai

8.11. Ông/bà có sẵn lng tham gia cùng cộng đồng trong các hoạt động phng

chống thiên tai ở địa phƣơng không?

1. Có

2. Không

8.12. Ông/bà có sẵn lng chia sẻ một phần chi phí cùng cộng đồng trong các hoạt

động phng chống thiên tai ở địa phƣơng không?

1. Có

2. Không

Page 111: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

43

8.13. Ông/bà có kiến nghị g cho địa phƣơng hay nhà nƣớc về phng chống thiên

tai không? Xin nêu cụ thể:

__________________________________________________________________

__

Chúng tôi xin Chân thanh cam ơn Ông/bà !

Page 112: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

44

Phụ lục 2: Các trận bão vào các tỉnh tại Việt Nam từ 1961-2010

(Nguồn: Trang Website MONRE/CCFSC:

http://www.thoitietnguyhiem.net/BaoCao/BaoCaoBao.aspx)

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

1 Bình Định - Ninh Thuận 12/11/2010

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

2 Nghệ An - Quảng Bình 21/08/2010 Mindulee Cấp 10 (89-102 km/h)

3 Bình Định - Ninh Thuận 18/07/2010 Chan thu Cấp 7 (50 - 61 km/h)

4 Quảng Ninh - Thanh Hóa 12/7/2010 Con son Cấp 7 (50 - 61 km/h)

5 Bình Thuận - Cà Mau 18/01/2010

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

6 Bình Thuận - Cà Mau 23/11/2009

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

7 Bình Định - Ninh Thuận 25/10/2009 Marinae Cấp 6 (39 - 49 km/h)

8 Quảng Trị - Quảng Ngãi 16/10/2009

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

9 Quảng Ninh - Thanh Hóa 29/09/2009 Parma Cấp 6 (39 - 49 km/h)

10 Quảng Trị - Quảng Ngãi 23/09/2009 Ketsana Cấp 6 (39 - 49 km/h)

11 Quảng Ninh - Thanh Hóa 8/9/2009 Mujigae Cấp 8 (62 - 74 km/h)

12 Bình Định - Ninh Thuận 3/9/2009

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

13 Quảng Ninh - Thanh Hóa 10/7/2009 Soupelor Cấp 6 (39 - 49 km/h)

14 Bình Định - Ninh Thuận 15/11/2008 Noul Cấp 7 (50 - 61 km/h)

15 Bình Định - Ninh Thuận 11/11/2008

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

16 Nghệ An - Quảng Bình 13/10/2008

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 7 (50 - 61 km/h)

17 Quảng Ninh - Thanh Hóa 1/10/2008 Higos Cấp 8 (62 - 74 km/h)

18 Nghệ An - Quảng Bình 27/09/2008 Mekkhala Cấp 9 (75 - 88 km/h)

19 Quảng Ninh - Thanh Hóa 21/09/2008 Hagupit Cấp 6 (39 - 49 km/h)

20 Quảng Ninh - Thanh Hóa 11/8/2008

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

21 Quảng Ninh - Thanh Hóa 4/8/2008 Kammuri Cấp 8 (62 - 74 km/h)

22 Bình Thuận - Cà Mau 22/01/2008

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

23 Bình Thuận - Cà Mau 13/01/2008

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

24 Bình Định - Ninh Thuận 22/11/2007 Hagibis Cấp 12 (118-133 km/h)

25 Bình Thuận - Cà Mau 4/11/2007 Peipah Cấp 6 (39 - 49 km/h)

26 Bình Thuận - Cà Mau 2/11/2007

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

27 Bình Định - Ninh Thuận 29/10/2007 Trop. Thấp Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Page 113: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

45

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

ATNĐ

28 Nghệ An - Quảng Bình 27/09/2007 Lekima Cấp 11 (103 - 117 km/h)

29 Quảng Ninh - Thanh Hóa 23/09/2007 Francisco Cấp 9 (75 - 88 km/h)

30 Bình Định - Ninh Thuận 2/8/2007

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 8 (62 - 74 km/h)

31 Quảng Ninh - Thanh Hóa 2/7/2007 Toraji Cấp 8 (62 - 74 km/h)

32 Bình Thuận - Cà Mau 24/11/2006 Durian Cấp 13 ( > 133 km/h)

33 Quảng Trị - Quảng Ngãi 8/11/2006 Chebi Cấp 13 ( > 133 km/h)

34 Bình Định - Ninh Thuận 26/10/2006 Cimaron Cấp 13 ( > 133 km/h)

35 Quảng Trị - Quảng Ngãi 25/09/2006 Xangsane Cấp 13 ( > 133 km/h)

36 Quảng Trị - Quảng Ngãi 23/09/2006

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 8 (62 - 74 km/h)

37 Quảng Ninh - Thanh Hóa 3/7/2006

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

38 Nghệ An - Quảng Bình 28/10/2005 Kaitak Cấp 9 (75 - 88 km/h)

39 Quảng Trị - Quảng Ngãi 6/10/2005

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 7 (50 - 61 km/h)

40 Quảng Ninh - Thanh Hóa 19/09/2005 Damrey Cấp 12 (118-133 km/h)

41 Nghệ An - Quảng Bình 15/09/2005 Vicente Cấp 9 (75 - 88 km/h)

42 Bình Định - Ninh Thuận 11/9/2005

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 8 (62 - 74 km/h)

43 Quảng Ninh - Thanh Hóa 9/8/2005 Noname Cấp 7 (50 - 61 km/h)

44 Quảng Ninh - Thanh Hóa 28/07/2005 Washi Cấp 10 (89-102 km/h)

45 Quảng Trị - Quảng Ngãi 16/06/2004

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

46 Bình Định - Ninh Thuận 9/6/2004 Chanthu Cấp 7 (50 - 61 km/h)

47 Quảng Ninh - Thanh Hóa 12/11/2003 Nepartak Cấp 6 (39 - 49 km/h)

48 Nghệ An - Quảng Bình 8/9/2003

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

49 Quảng Ninh - Thanh Hóa 20/08/2003 Krovanh Cấp 11 (103 - 117 km/h)

50 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/07/2003 Koni Cấp 9 (75 - 88 km/h)

51 Nghệ An - Quảng Bình 10/9/2002 Hagupit Cấp 6 (39 - 49 km/h)

52 Quảng Ninh - Thanh Hóa 29/07/2002

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

53 Quảng Trị - Quảng Ngãi 5/12/2001 Kajiki Cấp 6 (39 - 49 km/h)

54 Bình Định - Ninh Thuận 7/11/2001 Lingling Cấp 11 (103 - 117 km/h)

55 Nghệ An - Quảng Bình 10/8/2001 Usagi Cấp 8 (62 - 74 km/h)

56 Nghệ An - Quảng Bình 5/9/2000 Wukong Cấp 10 (89-102 km/h)

57 Quảng Trị - Quảng Ngãi 20/08/2000 Kaemi Cấp 7 (50 - 61 km/h)

58 Quảng Trị - Quảng Ngãi 29/05/2000

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

59 Bình Định - Ninh Thuận 14/12/1999 Noname Cấp 7 (50 - 61 km/h)

Page 114: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

46

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

60 Bình Định - Ninh Thuận 4/11/1999

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

61 Bình Thuận - Cà Mau 22/10/1999

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

62 Nghệ An - Quảng Bình 15/10/1999 Eve Cấp 8 (62 - 74 km/h)

63 Bình Định - Ninh Thuận 9/12/1998 Faith Cấp 6 (39 - 49 km/h)

64 Bình Định - Ninh Thuận 23/11/1998 Elvis Cấp 7 (50 - 61 km/h)

65 Bình Định - Ninh Thuận 17/11/1998 Dawn Cấp 7 (50 - 61 km/h)

66 Bình Thuận - Cà Mau 11/11/1998 Chip Cấp 6 (39 - 49 km/h)

67 Bình Thuận - Cà Mau 31/10/1997 Linda Cấp 8 (62 - 74 km/h)

68 Quảng Trị - Quảng Ngãi 2/10/1997

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

69 Quảng Trị - Quảng Ngãi 21/09/1997 Fritz Cấp 7 (50 - 61 km/h)

70 Quảng Ninh - Thanh Hóa 20/08/1997 Zita Cấp 11 (103 - 117 km/h)

71 Bình Thuận - Cà Mau 7/11/1996 Ernie Cấp 6 (39 - 49 km/h)

72 Bình Định - Ninh Thuận 1/11/1996

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

73 Nghệ An - Quảng Bình 11/9/1996

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

74 Quảng Ninh - Thanh Hóa 5/9/1996 Sally Cấp 6 (39 - 49 km/h)

75 Quảng Ninh - Thanh Hóa 18/08/1996 Niki Cấp 11 (103 - 117 km/h)

76 Quảng Ninh - Thanh Hóa 13/08/1996

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

77 Quảng Ninh - Thanh Hóa 21/07/1996 Frankie Cấp 11 (103 - 117 km/h)

78 Quảng Trị - Quảng Ngãi 26/10/1995 Zack Cấp 12 (118-133 km/h)

79 Bình Định - Ninh Thuận 24/10/1995 Yvette Cấp 10 (89-102 km/h)

80 Nghệ An - Quảng Bình 26/08/1995 Lois Cấp 10 (89-102 km/h)

81 Bình Định - Ninh Thuận 17/10/1994 Terresa Cấp 6 (39 - 49 km/h)

82 Nghệ An - Quảng Bình 8/9/1994 Luke Cấp 6 (39 - 49 km/h)

83 Quảng Ninh - Thanh Hóa 3/9/1994 Joel Cấp 8 (62 - 74 km/h)

84 Quảng Ninh - Thanh Hóa 29/07/1994 Amy Cấp 7 (50 - 61 km/h)

85 Quảng Ninh - Thanh Hóa 25/07/1994 Hary Cấp 10 (89-102 km/h)

86 Quảng Ninh - Thanh Hóa 18/07/1994

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

87 Bình Thuận - Cà Mau 26/06/1994

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

88 Bình Định - Ninh Thuận 2/12/1993 Lola Cấp 10 (89-102 km/h)

89 Bình Định - Ninh Thuận 19/11/1993 Kyle Cấp 13 ( > 133 km/h)

90 Quảng Ninh - Thanh Hóa 7/7/1993 Lewis Cấp 10 (89-102 km/h)

91 Bình Định - Ninh Thuận 18/10/1992 Colleen Cấp 7 (50 - 61 km/h)

92 Bình Định - Ninh Thuận 15/10/1992 Angela Cấp 8 (62 - 74 km/h)

93 Quảng Ninh - Thanh Hóa 9/7/1992 Eli Cấp 9 (75 - 88 km/h)

Page 115: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

47

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

94 Quảng Ninh - Thanh Hóa 24/06/1992 Chuck Cấp 10 (89-102 km/h)

95 Nghệ An - Quảng Bình 12/8/1991 Fred Cấp 10 (89-102 km/h)

96 Quảng Ninh - Thanh Hóa 10/7/1991 Zeke Cấp 10 (89-102 km/h)

97 Bình Định - Ninh Thuận 10/11/1990 Nell Cấp 7 (50 - 61 km/h)

98 Bình Định - Ninh Thuận 16/10/1990 Lola Cấp 6 (39 - 49 km/h)

99 Bình Định - Ninh Thuận 1/10/1990 Ira Cấp 6 (39 - 49 km/h)

100 Quảng Ninh - Thanh Hóa 11/9/1990 Ed Cấp 10 (89-102 km/h)

101 Nghệ An - Quảng Bình 25/08/1990 Becky Cấp 12 (118-133 km/h)

102 Nghệ An - Quảng Bình 21/07/1990

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

103 Nghệ An - Quảng Bình 29/10/1989 Brian Cấp 12 (118-133 km/h)

104 Nghệ An - Quảng Bình 8/10/1989 Dan Cấp 13 ( > 133 km/h)

105 Quảng Trị - Quảng Ngãi 5/9/1989

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

106 Quảng Ninh - Thanh Hóa 20/07/1989 Irving Cấp 11 (103 - 117 km/h)

107 Quảng Ninh - Thanh Hóa 6/7/1989 Faye Cấp 6 (39 - 49 km/h)

108 Quảng Ninh - Thanh Hóa 5/6/1989 Dot Cấp 10 (89-102 km/h)

109 Quảng Trị - Quảng Ngãi 22/05/1989 Cecil Cấp 10 (89-102 km/h)

110 Bình Thuận - Cà Mau 3/11/1988 Tess (# 10) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

111 Quảng Ninh - Thanh Hóa 18/10/1988 Pat (# 8) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

112 Bình Định - Ninh Thuận 7/10/1988 Noname (# 7) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

113 Bình Định - Ninh Thuận 14/11/1987 Maury (# 6) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

114 Quảng Trị - Quảng Ngãi 3/9/1987

Trop. Thấp

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

115 Nghệ An - Quảng Bình 13/08/1987 Cary (# 3) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

116 Bình Định - Ninh Thuận 6/11/1986 Herbert (# 9) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

117 Quảng Trị - Quảng Ngãi 17/10/1986 Georgia (# 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

118 Quảng Trị - Quảng Ngãi 6/10/1986 Dom (# 6) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

119 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/08/1986 Wayne (# 5) Cấp 12 (118-133 km/h)

120 Quảng Ninh - Thanh Hóa 9/8/1986 Noname (# 4) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

121 Bình Định - Ninh Thuận 20/11/1985 Gordon (# 11) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

122 Nghệ An - Quảng Bình 14/10/1985 Dot (# 9) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

123 Quảng Trị - Quảng Ngãi 12/10/1985 Cecil (# 8) Cấp 12 (118-133 km/h)

124 Bình Thuận - Cà Mau 10/10/1985

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

125 Quảng Trị - Quảng Ngãi 14/09/1985

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

126 Quảng Trị - Quảng Ngãi 9/9/1985

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

127 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/06/1985 Noname (# 1) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

128 Quảng Trị - Quảng Ngãi 2/11/1984 Agnes (# 10) Cấp 12 (118-133 km/h)

129 Bình Định - Ninh Thuận 23/10/1984 Warren (# 9) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

Page 116: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

48

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

130 Bình Định - Ninh Thuận 11/10/1984 Susan (# 8) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

131 Quảng Trị - Quảng Ngãi 23/09/1984 Lyn (# 7) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

132 Quảng Trị - Quảng Ngãi 29/07/1984

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

133 Quảng Ninh - Thanh Hóa 19/06/1984 Wynne (# 2) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

134 Quảng Trị - Quảng Ngãi 7/6/1984 Vernon (# 1) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

135 Nghệ An - Quảng Bình 21/10/1983 Lex (# 11) Cấp 12 (118-133 km/h)

136 Bình Định - Ninh Thuận 15/10/1983 Kim (# 10) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

137 Bình Định - Ninh Thuận 6/10/1983 Herbert (# 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

138 Nghệ An - Quảng Bình 1/10/1983

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

139 Quảng Ninh - Thanh Hóa 28/09/1983 Georgia (# 7) Cấp 12 (118-133 km/h)

140 Quảng Ninh - Thanh Hóa 12/7/1983 Vera (# 3) Cấp 10 (89-102 km/h)

141 Quảng Trị - Quảng Ngãi 24/06/1983 Sarah (# 1) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

142 Nghệ An - Quảng Bình 11/10/1982 Nancy (# 9) Cấp 10 (89-102 km/h)

143 Quảng Ninh - Thanh Hóa 5/9/1982 Irving (# 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

144 Quảng Trị - Quảng Ngãi 4/9/1982 Hope (# 7) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

145 Quảng Ninh - Thanh Hóa 13/07/1982 Winona (# 4) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

146 Bình Định - Ninh Thuận 17/03/1982 Mamie (# 1) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

147 Bình Định - Ninh Thuận 12/10/1981 Fabian (# 7) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

148 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/08/1981 Warren (# 5) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

149 Quảng Ninh - Thanh Hóa 4/8/1981 Roy (# 4) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

150 Bình Định - Ninh Thuận 29/10/1980 Cary (# 7) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

151 Quảng Ninh - Thanh Hóa 12/9/1980 Ruth (# 6) Cấp 10 (89-102 km/h)

152 Nghệ An - Quảng Bình 3/9/1980

Trop. Low

ATNĐ Cấp 7 (50 - 61 km/h)

153 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/08/1980

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

154 Quảng Ninh - Thanh Hóa 18/07/1980 Joe (# 4) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

155 Quảng Ninh - Thanh Hóa 24/06/1980 Herbert (# 2) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

156 Bình Định - Ninh Thuận 4/10/1979 Sarah (# 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

157 Quảng Trị - Quảng Ngãi 19/09/1979 Nancy (# 7) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

158 Quảng Ninh - Thanh Hóa 9/8/1979

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

159 Nghệ An - Quảng Bình 7/8/1979

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

160 Quảng Ninh - Thanh Hóa 28/07/1979 Hope (# 5) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

161 Bình Định - Ninh Thuận 31/10/1978 Noname (# 10) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

162 Quảng Ninh - Thanh Hóa 25/09/1978 Lola (# 7) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

163 Nghệ An - Quảng Bình 22/09/1978 Kit (# 6) Cấp 10 (89-102 km/h)

164 Quảng Trị - Quảng Ngãi 18/09/1978

Trop. Low

ATNĐ Cấp 7 (50 - 61 km/h)

Page 117: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

49

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

165 Quảng Ninh - Thanh Hóa 22/08/1978 Elaine (# 5) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

166 Quảng Trị - Quảng Ngãi 9/8/1978 Bonnie (# 4) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

167 Bình Định - Ninh Thuận 28/06/1978 Shirley (# 2) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

168 Quảng Ninh - Thanh Hóa 26/06/1978

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

169 Quảng Ninh - Thanh Hóa 25/09/1977 Noname (# 9) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

170 Nghệ An - Quảng Bình 3/9/1977 Carla (# 5) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

171 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/07/1977 Sarah (# 2) Cấp 10 (89-102 km/h)

172 Bình Định - Ninh Thuận 2/11/1975 Hellen (# 7) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

173 Quảng Ninh - Thanh Hóa 16/09/1975 Alice (# 3) Cấp 10 (89-102 km/h)

174 Quảng Trị - Quảng Ngãi 7/9/1975

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

175 Quảng Ninh - Thanh Hóa 27/08/1975 Noname (# 4) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

176 Nghệ An - Quảng Bình 24/08/1975 Noname (# 3) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

177 Quảng Ninh - Thanh Hóa 17/06/1975 Noname (# 2) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

178 Bình Định - Ninh Thuận 13/11/1974 Hester (# 14) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

179 Quảng Trị - Quảng Ngãi 1/11/1974 Faye (# 2) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

180 Quảng Ninh - Thanh Hóa 21/10/1974 Della (# 10) Cấp 10 (89-102 km/h)

181 Quảng Trị - Quảng Ngãi 13/08/1974 Noname (# 5) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

182 Quảng Ninh - Thanh Hóa 7/6/1974 Dinah (# 2) Cấp 10 (89-102 km/h)

183 Bình Thuận - Cà Mau 14/11/1973 Thelma (# 14) Cấp 10 (89-102 km/h)

184 Bình Định - Ninh Thuận 9/11/1973 Sarah (# 13) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

185 Quảng Ninh - Thanh Hóa 12/10/1973 Ruth (# 12) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

186 Quảng Trị - Quảng Ngãi 7/10/1973 Patsy (# 11) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

187 Bình Định - Ninh Thuận 4/10/1973 Opal (# 10) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

188 Quảng Ninh - Thanh Hóa 11/9/1973 Marge (# 8) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

189 Quảng Ninh - Thanh Hóa 3/9/1973 Louise (# 7) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

190 Quảng Ninh - Thanh Hóa 22/08/1973 Kate (# 6) Cấp 12 (118-133 km/h)

191 Nghệ An - Quảng Bình 5/7/1973 Anita (# 2) Cấp 12 (118-133 km/h)

192 Bình Định - Ninh Thuận 4/12/1972 Therese (# 10) Cấp 10 (89-102 km/h)

193 Nghệ An - Quảng Bình 30/09/1972 Lorna (# 7) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

194 Quảng Trị - Quảng Ngãi 10/9/1972 Flossie (# 6) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

195 Quảng Trị - Quảng Ngãi 31/08/1972 Elsie (# 5) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

196 Quảng Ninh - Thanh Hóa 24/08/1972 Cora (# 4) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

197 Quảng Trị - Quảng Ngãi 1/6/1972 Mamie (# 1) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

198 Quảng Trị - Quảng Ngãi 19/10/1971 Hester (# 14) Cấp 12 (118-133 km/h)

199 Nghệ An - Quảng Bình 4/10/1971 Elaine (# 12) Cấp 10 (89-102 km/h)

200 Quảng Ninh - Thanh Hóa 12/7/1971 Jane (# 8) Cấp 13 ( > 133 km/h)

201 Nghệ An - Quảng Bình 10/7/1971 Kim (# 9) Cấp 12 (118-133 km/h)

202 Quảng Ninh - Thanh Hóa 1/7/1971 Harriet (# 7) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

203 Bình Định - Ninh Thuận 23/04/1971 Wanda (# 1) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

Page 118: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

50

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

204 Bình Định - Ninh Thuận 26/10/1970 Louise (# 6) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

205 Bình Định - Ninh Thuận 18/10/1970 Kate (# 5) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

206 Quảng Ninh - Thanh Hóa 5/9/1970

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

207 Nghệ An - Quảng Bình 16/08/1970 Noname (# 1) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

208 Quảng Ninh - Thanh Hóa 21/07/1969 Noname (# 2) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

209 Nghệ An - Quảng Bình 8/7/1969 Tess (# 1) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

210 Quảng Ninh - Thanh Hóa 22/06/1969

Trop. Low

ATNĐ Cấp 7 (50 - 61 km/h)

211 Bình Định - Ninh Thuận 15/11/1968 Mamie (# 9) Cấp 10 (89-102 km/h)

212 Bình Thuận - Cà Mau 18/10/1968 Hester (# 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

213 Quảng Ninh - Thanh Hóa 1/9/1968 Wendy (# 5) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

214 Quảng Trị - Quảng Ngãi 31/08/1968 Bess (# 6) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

215 Quảng Ninh - Thanh Hóa 9/8/1968 Rose (# 3) Cấp 13 ( > 133 km/h)

216 Bình Định - Ninh Thuận 7/11/1967 Freda (# 10) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

217 Quảng Ninh - Thanh Hóa 13/10/1967 Clara (# 8) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

218 Quảng Ninh - Thanh Hóa 4/9/1967 Patsy (# 7) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

219 Quảng Ninh - Thanh Hóa 1/8/1966 Phillis (# 6) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

220 Quảng Ninh - Thanh Hóa 23/07/1966 Ora (# 5) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

221 Quảng Ninh - Thanh Hóa 31/08/1965 Rose (# 7) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

222 Nghệ An - Quảng Bình 30/08/1965 Polly (# 6) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

223 Quảng Trị - Quảng Ngãi 26/08/1965

Trop. Low

ATNĐ Cấp 6 (39 - 49 km/h)

224 Nghệ An - Quảng Bình 15/08/1965 Nadine (# 5) Cấp 12 (118-133 km/h)

225 Quảng Ninh - Thanh Hóa 8/7/1965 Freda (# 3) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

226 Bình Định - Ninh Thuận 12/11/1964 Kate (# 15) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

227 Bình Định - Ninh Thuận 6/11/1964 Joan (# 14) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

228 Bình Định - Ninh Thuận 1/11/1964 Iris (# 13) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

229 Quảng Trị - Quảng Ngãi 20/10/1964 Georgia (# 12) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

230 Nghệ An - Quảng Bình 3/10/1964 Clara (# 10) Cấp 13 ( > 133 km/h)

231 Nghệ An - Quảng Bình 29/09/1964 Billie (# 9) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

232 Quảng Trị - Quảng Ngãi 23/09/1964 Anita (# 8) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

233 Quảng Trị - Quảng Ngãi 14/09/1964

Trop. Low

ATNĐ 4 Cấp 7 (50 - 61 km/h)

234 Quảng Trị - Quảng Ngãi 13/09/1964 Tilda (# 7) Cấp 11 (103 - 117 km/h)

235 Quảng Ninh - Thanh Hóa 26/06/1964 Winnie (# 2) Cấp 10 (89-102 km/h)

236 Quảng Ninh - Thanh Hóa 31/08/1963 Faye (# 5) Cấp 13 ( > 133 km/h)

237 Quảng Ninh - Thanh Hóa 10/8/1963 Carmen (# 4) Cấp 12 (118-133 km/h)

238 Quảng Ninh - Thanh Hóa 20/07/1963 Agnes (# 3) Cấp 10 (89-102 km/h)

239 Bình Thuận - Cà Mau 28/11/1962 Lucy (# 9) Cấp 9 (75 - 88 km/h)

240 Nghệ An - Quảng Bình 25/09/1962

Trop. Low

ATNĐ 3 Cấp 7 (50 - 61 km/h)

Page 119: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

51

STT Tỉnh

Thời gian

DD/MM/YY Tên cơn bão Cấp độ của trận bão

241 Quảng Ninh - Thanh Hóa 19/09/1962 Charlotte (# 5) Cấp 13 ( > 133 km/h)

242 Quảng Trị - Quảng Ngãi 12/9/1962 Babs (# 4) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

243 Quảng Ninh - Thanh Hóa 7/8/1962 Patsy (# 2) Cấp 8 (62 - 74 km/h)

244 Quảng Trị - Quảng Ngãi 7/10/1961 Wilda (sô 10) Cấp 7 (50 - 61 km/h)

245 Nghệ An - Quảng Bình 22/09/1961 Ruby (# 8) Cấp 10 (89-102 km/h)

246 Nghệ An - Quảng Bình 21/06/1961 Cora (# 2) Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Page 120: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

52

Tài liệu tham khảo

Ban Quản lý dự án thủy lợi and Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa.

2010. "Báo cáo tổng hợp tình hình thiên tai và đề xuất các tiểu dự án tham gia dự

án Quản lý thiên tai (WB5)." Ban Quản lý dự án thủy lợi, Thanh Hóa.

BCH phòng chống lụt bão TP Đà Nẵng. 2007. "Báo cáo tổng kết công tác PCLB năm

2006 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2007."

CARE Việt Nam. 2002. Sổ tay phòng ngừa giảm nhẹ ảnh hưởng của lũ và bão dành cho

cộng đồng. Bình Định: CARE Việt Nam.

Dân Trí. 2009. "Quảng Nam: Vẫn còn 2 xã bị cô lập "hậu" bão lũ." Dân Trí: Dân Trí.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. 2010. "Báo cáo kết quả đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai dựa

vào cộng đồng, dự án Quản lý rủi ro thiên tai (WB4)." Thanh Hóa.

Lê Thị Mộng Phƣợng. 2010. Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh An Giang. An Giang:

Asian Disaster Perparedness Center.

Nguyễn Văn Tuyên. 2011. "Diễn giải một số thuật ngữ và khái niệm liên quan (đến hiện

tƣợng khí tƣợng thủy văn nguy hiểm)." Hà Nội: MONRE.

Office of Emergency Management of New York City. 2011. Ready New York: Preparing

for Emergencies in New York City. New York: OEM of New York City.

Oxfam Hong Kong. 2011. Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích

ứng với biến đổi khí hậu trong lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp xã hàng

năm tại tỉnh Quảng Trị và Nghệ An. Hà Nội: Oxfam Hong Kong.

Sở GD ĐT Tiền Giang. 2011. Trường học trong hoạt động phòng chống thiên tai. Tiền

Giang: Asian Disaster Perparedness Center and Save The Children.

Sở LĐTBXH Đà Nẵng. 2011. "Báo cáo Thực hiện công tác LĐ TBXH qua 6 tháng năm

2011." Đà Nẵng.

Sở NNPTNT tỉnh Bình định. 2011. "Báo cáo Tình hình bố trí dân cƣ cho các vùng thiên

tai từ 2006-2010 theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 25/8/2006." Sở

NNPTNT tỉnh Bình định, Quy Nhơn.

UBND huyện Đại Lộc. 2011. "Tổng kết công tác phòng chống lụt bão -GNTT năm 2010

và kế hoach nhiệm vụ PCLB-GNTT năm 2011."

UBND huyện Yên Định. 2011. "Phƣơng án phòng chống lụt bão năm 2011." Thanh Hóa.

UBND thành phố Đà Nẵng - BCH phòng chống lụt bão và TKCN. 2011. "Quyết định v/v

phân công nhiệm vụ các thành viên BCH phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu

nạn."

UBND thành phố Đà Nẵng - Sở NN và PTNT. 2011. "Quyết đinh v/v thành lập trung tâm

phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai."

UBND thành phố Đà Nẵng. 2009a. "Báo cáo tổng kết 4 năm (2005-2008) thực hiện

chƣơng trình giảm nghèo thành phố Đà Nẵng." Đà Nẵng.

—. 2009b. "Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc quốc gia phòng chống

và GNTT trên địa bàn tp Đà Nẵng đến năm 2020."

UBND thành phố Đà Nẵng Sở Kế hoạch và đầu tƣ. 2010. "Báo cáo tóm tắt kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội năm 2011 thành phố Đà Nẵng."

Page 121: HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP VIỆT · PDF fileHỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ... Với kinh nghiệm hàng ... Ngƣời dân ở các vùng hay bị bão lụt

Nghiên cứu Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam 2011

53

UBND tỉnh Quảng Nam. 2010a. "Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và nhiệm vụ

kế hoạch 2011."

—. 2010b. "Kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 11 / 02/ 2010 của

UBND tỉnh Quảng Nam)." UBND tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ.

—. 2011. "Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi to thiên tai dựa vào cộng

đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam."

UBND tỉnh Quảng Ngãi. 2009. Theo dõi Danh sách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,

cá nhân ủng hộ đồng bào trong tỉnh khắc phục hậu quả Bão số 9 năm 2009 (bằng

hàng hóa) (tính từ ngày 30/9 đến ngày 30/11/2009). Quảng Ngãi: UBND tỉnh

Quảng Ngãi.

UBND tỉnh Quảng Ngãi. 2011a. "Danh sách ngƣời bị chết do thiên tai các năm tỉnh

Quảng Ngãi." UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

—. 2011b. "Tài liệu Hội nghị Tổng kết công tác PCLB&TKCN năm 2010, triển khai

nhiệm vụ năm 2011 tỉnh Quảng Ngãi." UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

UBND tỉnh Thanh Hóa. 2010. "Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp đến năm 2020." Thanh

Hóa.

UBND xã Đại Lãnh. 2009a. "Báo cáo tình hình thiệt hại do cơn bão số 9 và công tác khắc

phục hậu quả sau bão." UBND xã Đại Lãnh, Xã Đại Lãnh.

—. 2009b. "Biên bản kiểm tra tình hình thiệt hại sau Bão số 9."

—. 2011. "Báo cáo tình hình thiệt hại do cơn bão số 9 và công tác khắc phục hậu quả sau

bão." UBND xã Đại Lãnh, Xã Đại Lãnh.

UBND xã Đại Lãnh, SCFSPRM. 2010a. "Bác cáo công tác chuẩn bị PCLB-GNTT năm

2010." UBND xã Đại Lãnh, Xã Đại Lãnh.

—. 2010b. "Hợp đồng dự trữ hàng phục vụ công tác cứu trợ bão lụt năm 2010." UBND

xã Đại Lãnh, Xã Đại Lãnh.

—. 2010c. "Phƣơng án phòng, tránh, ứng phó cơn bão số 6--Bão MEGI trên địa bàn xã

Đại Lãnh." UBND xã Đại Lãnh, Xã Đại Lãnh.

—. 2010d. "Thông báo phân công nhiệm vụ thành viên BCH PCLB-GNTT xã, cán bộ xã,

HTX tham gia công tác PCLB-GNTT năm 2010." UBND xã Đại Lãnh, Xã Đại

Lãnh.

UBND xã Hòa Tiến. 2011. "Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2010."

UBND xã Yên Phú. 2010. "Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011." Thanh Hóa.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng. 2011. "Báo cáo tình hình thực

hiện công tác mặt trân năm 2010 và chƣong trình phối hợp thống nhất hành động

năm 2011." Đà Nẵng.