hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

21
1 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG CỔ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Upload: thanh-nguyen

Post on 15-Jan-2017

42 views

Category:

Government & Nonprofit


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

1

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TẠI CÁC LÀNG CỔ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Page 2: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tại làng gốm Bát Tràng

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường Xác định các môn học/bài học có liên quan Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh tại Làng gốm Bát Tràng Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Trung tâm Dịch vụ

Du lịch Bát Tràng theo địa chỉ: [email protected] (Ông Vương Quý Hiển: 0984 904 189; 043 874 0627).

Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Trung tâm biết được thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại Trung tâm, ...)

2

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học

thông qua các hoạt động trải nghiệm ở thực địa. Hiểu hơn về một làng nghề truyền thống qua việc tìm hiểu thực tế về làng

gốm Bát Tràng và các công đoạn để làm ra một sản phẩm gốm. Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức, tình cảm trân trọng, biết yêu

quý, những đồ vật nhỏ bé xung quanh mình.II. Thời gian 1 ngàyIII. Đối tượng Học sinh lớp 4,5

Page 3: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)

Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập Thuê phương tiện đưa đón học sinh Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, …) Máy ảnh, máy quay phim

2. Đối với học sinh Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến nội dung của buổi học tập thực địa Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: vở, bút, ... Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm) Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa

3. Đối với phụ huynh học sinh Kiểm tra các đồ dùng mà con đã chuẩn bị (không nên chuẩn bị hộ cho con);

nhắc nhở, động viên con. Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo

viên chủ nhiệm4. Đối với Trung tâm Dịch vụ Du lịch Bát Tràng: Cử 02 cán bộ để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về lịch sử làng

gốm Bát Tràng, tìm hiểu thực tế về các công đoạn làm một sản phẩm gốm. Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh Chuẩn bị tốt các điều kiện về ăn trưa, nghỉ trưa theo yêu cầu của nhà trường (tổ

chức nấu ăn cho HS và GV; có chỗ để cho học sinh nghỉ trưa; ...)V. Các bước tiến hành

Các mốc thời gian và các hoạt động7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp

hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà)8h00 Xe khởi hành từ Hà Nội đi Làng gốm Bát Tràng

3

Page 4: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

8h00 - 9h00 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: ôn lại các kiến thức về an toàn giao thông, các biển báo giao thông trên đường; ôn lại các bài hát đã được học ở cấp tiểu học và kiến thức của một số môn học khác (như toán học, lịch sử, địa lý,...) thông qua các câu hỏi, câu đố, trò chơi.

9h00- 9h10 Xe đến Làng gốm Bát Tràng. Học sinh xếp thành hàng và nghỉ giải lao tại chỗ

9h10 – 9h30 Nghe giới thiệu sơ bộ về Làng gốm Bát tràng và các công đoạn để làm một sản phẩm gốm: nhào đất, nặn, phơi, vẽ, nhúng men, nung, ...

9h30 – 11h15 Học sinh đi tham quan lò gốm và xưởng gia công đồ gốm, được hướng dẫn nặn đồ gốm trên bàn xoay và được thử làm “nghệ nhân Bát Tràng” qua việc tự tay làm các sản phẩm tùy theo sở thích.

11h15-11h30 Học sinh vệ sinh cá nhân để chuẩn bị ăn trưa (Giáo viên hướng dẫn các em ôn lại kiến thức môn khoa học về vệ sinh cá nhân trước khi ăn uống, trong khi ăn uống...)

11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa13h30 – 13h45 Khởi động (Trò chơi do GV phụ trách)13h45 – 14h15 Học sinh chia nhóm để hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hướng

dẫn của cán bộ Trung tâm (xin xem phụ lục).14h15 – 14h45 Các nhóm HS báo cáo kết quả thu hoạch của nhóm. (Các cán

bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn và bổ sung nhũng nội dung mà HS hiểu chưa đúng hoặc chưa hoàn chỉnh).

14h45 – 15h00 Giải lao, ăn nhẹ15h00 - 16h00 Học sinh đi tham quan chợ gốm và mua tặng sản phẩm nhỏ

xinh làm kỷ niệm. GV nhận xét buổi học tập, hướng dẫn HS về nhà viết cảm nhận của mình sau 1 ngày học tập tại Làng gốm Bát Tràng. GV thay mặt nhà trường cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm trong suốt quá trình học tập của HS tại Trung tâm.

4

Page 5: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

16h00 – 17h30 Lên xe về trườngVI. Gợi ý cho người sử dụng Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần

mang theo phục vụ cho việc học tập Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ

chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và

đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm Có thể phát cho phụ huynh và học sinh danh sách những thứ tham khảo cần

mang theo cho chuyến học tập như: giầy, kính râm, ba lô nhỏ, chai nước nhỏ, thuốc cảm cúm, dầu gió, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng, nước rửa tay (không cần nước), giấy vệ sinh, giấy ăn, dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh.

Một số thông tin về Làng gốm Bát Tràng:- Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện

Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam.- Lịch sử: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách

một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay. Vào thời Nhà Lý, Kinh Thành Thăng Long có một làng tên Minh Tràng, nơi đây có loại đất sét trắng, một nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị hay còn gọi là sông Hồng thuận tiện cho giao thông đi lại và trao đổi hàng hoá. Chính vì vậy người dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình ra lập nghiệp tại Làng Minh Tràng thuộc Kinh Thành Thăng Long và đã đặt tên vùng đất này là Bát Tràng…

- Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ,

5

Page 6: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của cácnghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.

- Tháng 10/2004 chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm tiêu dùng đã được khai trương trên khuôn viên rộng hơn 5.000m² của công ty Cổ phần Gốm sứ Bát Tràng. Không chỉ là nơi trưng bày và tổ chức các cuộc giao thương, người dân Bát Tràng hy vọng chợ gốm sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và sẽ nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.

6

Page 7: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Phụ lục: Phiếu học tập tại Làng gốm Bát TràngNhóm 1, 3 và 5

Em hãy hòan thành các câu hỏi sau:1. Trước đây, các sản phẩm gốm thường được nung trong lò sử dụng nhiên liệu

gì?a. Thanb. Rơm, rạc. Gas

2. Hãy nêu một số đặc điểm khi sử dụng lò nung gốm bằng than? Về chất lượng sản phẩm: .........................................................................................................................................................................................................................Về sức khỏe của con người:.....................................................................................................................................................................................................................Về môi trường: ........................................................................................................................................................................................................................................

Nhóm 2, 4 và 6Em hãy hòan thành các câu hỏi sau:

1. Hiện nay các sản phẩm gốm thường được nung trong lò sử dụng nhiên liệu gì?

a. Thanb. Rơm, rạc. Gas2. Hãy nêu một số đặc điểm khi sử dụng lò nung gốm bằng gas?

Về chất lượng sản phẩm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Về sức khỏe của con người:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Về môi trường: ........................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................

7

Page 8: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Mô đun: Chúng em tìm hiểu làng cổ Đường Lâm

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (xã Đường Lâm). Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua. Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với UBND xã Đường

Lâm, nhất là Đoàn thanh niên xã (hướng dẫn HS thăm một số nhà dân, thăm quan đường làng, cổng làng, đình chùa, ...).

8

I. Mục tiêuGiúp học sinh:Kiến thức:

Tìm hiểu thực tế về những nét đẹp truyền thống làng xóm người Việt xưa. Tìm hiểu một số thông tin về các danh nhân trong lịch sử như: Ngô Quyền,

Phùng Hưng, …Kỹ năng:

Hình thành và củng cố các kỹ vẽ, hát, thực hành. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa.Thái độ:

Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối sống thân thiện với môi trường.

II. Thời gian 1 ngàyIII. Đối tượng Học sinh lớp 5

Page 9: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho UBND xã Đường Lâm (thời gian, lịch trình thăm quan và học tập, các nội dung học tập, ...). Chú ý: Kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ xã, đoàn viên thanh niên của xã, ...

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em (nên có 4- 5 phụ huynh cùng tham gia để quản lý và giúp đỡ các em).

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh. Thuê phương tiện đưa đón học sinh. Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng...). Chuẩn bị 02 Loa cầm tay, máy ảnh, máy quay phim.

2. Đối với học sinh Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép; đồ dùng học

tập môn Mỹ thuật. Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm). Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa.

3. Đối với xã Đường Lâm Chuẩn bị nhà văn hóa xã cho HS tập trung và nghỉ trưa. Cử một số cán bộ xã (phòng tuyên truyền, văn hóa) tổ chức các hoạt động:

Giới thiệu về xã Đường Lâm; giới thiệu về hai nhân vật lịch sử Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Cử Đoàn thanh niên xã phối hợp cùng giáo viên tổ chức các hoạt động cho HS như: thăm quan đường làng, ngõ xóm, thăm nhà dân, thăm đình chùa, ...

V. Các bước tiến hành1. Dự kiến các mốc thời gian trong ngày tổ chức8h00 - 9h30 Khởi hành từ Hà Nội đến xã Đường Lâm, Sơn Tây.9h30 – 10h00 Học sinh tập trung tại cổng làng, thu gọn dùng cá nhân, di

chuyển đến nhà văn hóa xã.

9

Page 10: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

10h00 – 11h00 Hoạt động 1: Về với Đường Lâm11h00 – 11h30 HS thu gọn đồ và chuẩn bị ăn trưa tại nhà văn hóa11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa tại nhà văn hóa13h30 – 13h40 Trò chơi khởi động: thi di chuyển đến sân chùa Mía tại thôn

Đông Sàng.13h40 – 15h20 Hoạt động 2: Vẽ tranh “Mái chùa quê em” 15h20 – 16h00 Hoạt động 3: Đi thăm làng cổ16h00 – 16h15 Thu dọn đồ đạc, tập trung điểm danh16h15 - 18h15 Xe khởi hành về Hà Nội - Xe về đến Hà Nội2. Các hoạt động học tập tại làng cổ Đường Lâm

Hoạt động 1: Về với Đường LâmHọc sinh tập trung theo tổ, ổn định tổ chức và nghe giới thiệu về Đường Lâm,

về danh nhân lịch sử Phùng Hưng và Ngô Quyền.- Địa điểm: Nhà văn hóa- Thời gian: 60 phút

Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập trung ngồi thành 3 nhóm (theo tổ), ổn định trật tự và lắng nghe.

Bước 2: Cán bộ xã Đường Lâm (hoặc Đoàn viên thanh niên xã) giới thiệu cho các em HS vài nét về xã Đường Lâm (vị trí địa lý, những nét nổi bật, thành tựu, di tích, nhân vật lịch sử, ...).

Bước 3: Hỏi một số HS những hiểu biết cá nhân về Làng cổ Đường Lâm.- Nhóm 1: Giới thiệu hiểu biết về Đường Lâm qua sách báo và các nguồn

thông tin khác.- Nhóm 2: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Phùng Hưng (các câu chuyện, sự

tích, ...)- Nhóm 3: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Ngô Quyền (các câu chuyện, sự

tích, những chiến thắng trong lịch sử, ...) Bước 4: Cán bộ xã phối hợp với giáo viên “chấm điểm” cho các nhóm và phát

thưởng. Bước 5: Cán bộ xã giới thiệu một vài địa điểm trong xã sẽ tìm hiểu trong buổi

chiều cho HS và các tuyến đường tìm hiểu.

10

Page 11: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Chú ý: Nên chuẩn bị máy chiếu, màn chiếu và trình bày nhiều hình ảnh giới thiệu về Đường Lâm.

Hoạt động 2: Thi di chuyển đến sân chùa Mía tại thôn Đông Sàng- Địa điểm xuất phát: Nhà văn hóa xã.- Thời gian: 10 phút.

Sau khi các em học sinh ngủ, nghỉ trưa, giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn gọn gàng chiếu ngủ, đồ dùng cá nhân và chuẩn bị di chuyển đến sân chùa Mía. Nhóm nào tập kết nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Học sinh nhanh chóng thu gọn chỗ ngủ, xếp gọn gàng chiếu ngủ và chuẩn bị đồ dùng cá nhân, tập trung theo nhóm và di chuyển đến chùa Mía.

Giáo viên cùng anh chị đoàn viên thanh niên xã sẽ “chấm điểm” các nhóm: nhanh, gòn gàng, không để lại rác, di chuyển đến địa điểm tập kết nhanh nhất.

Nhóm thắng lợi sẽ có quà, nhóm về cuối cùng phải hát tặng cả lớp. Hoạt động 3: Vẽ tranh “Mái chùa quê em”- Địa điểm: Sân chùa Mía- Thời gian: 40 phút- Mục tiêu: Giúp HS quan sát các nét kiến trúc đình chùa cổ; giúp HS hiểu

biết hơn cuộc sống của người Việt xưa, cuộc sống tại nông thôn; HS nhận biết và vẽ và vẽ được tranh về làng quê, mái đình, mái chùa.

Bước 1: GV giới thiệu một số tranh ảnh sưu tầm về đề tài trên. Bước 2: GV yêu cầu HS tự chọn khung hình để vẽ, tìm chỗ đặt giá và vẽ. Bước 3: HS chuẩn bị giá vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu và vẽ

tranh theo đề tài. Bước 4: GV thu bài vẽ của HS khi hết thời gian, lựa chọn một số tranh đẹp

trước để chuẩn bị cho HS cùng nhau “chấm điểm” trên xe ô-tô khi di chuyển về Hà Nội. Hoạt động 4: Đi thăm làng cổ

Bước 1: GV cho HS xếp hàng đôi, dưới sự hướng dẫn của đoàn thanh niên xã sẽ đi thăm làng, thăm một số điểm đặc trưng của làng như: Đình làng Mông Phụ, Nhà thờ Giang Văn Minh, Đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, một

11

Page 12: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

số nhà người dân (quan sát tường gạch cổ, cổng nhà, một số nhà làm nghề truyền thống: tương).

Bước 2: HS di chuyển ra đến cổng làng là kết thúc, trở về xe và di chuyển về Hà Nội.

Chú ý: Trong khi đi thăm làng, đoàn viên thanh niên xã hướng dẫn HS quan sát các vẻ đẹp cổ kính (tường làm bằng gạch cũ, các kiến trúc cổng nhà, cổng đình...); có thể trả lời một số câu hỏi của HS khi các em quan sát.

VI. Gợi ý cho người sử dụng Một số hoạt động có thể thay đổi: Hoàn toàn dành thời gian cho HS thăm một

số nhà dân và tham gia các hoạt động cùng gia đình. Nếu vậy cần liên hệ cụ thể với các gia đình, tốt nhất là liên hệ với các gia đình theo giới thiệu của UBND xã. Với các hoạt động trong gia đình, nên chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6 HS) với sự hướng dẫn của 1-2 anh chị Đoàn viên thanh niên xã.

Có thể thay tổ chức dưới hình thức cắm trại thăm quan cho HS (nhưng công tác chuẩn bị sẽ mất nhiều thời gian).

Tăng một số hoạt động dạy ngoài trời khác: trò chơi vận động trong các tiết thể dục; tìm hiểu thiên nhiên (cây cối; động vật nuôi).

Một số thông tìn về làng cổ Đường Lâm:- Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm

trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.

- Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa

Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.

- Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây[5], trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong

12

Page 13: Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

- Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: "... Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này...

13