hoat dong giao duc o truong thcs.doc

22

Click here to load reader

Upload: buinguyet

Post on 29-Jan-2017

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

1. Khái niệm QTGDQuá trình GD là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức chặt chẽ của nhà GD với người được GD thông qua con đường dạy học và các biện pháp GD chuyên biệt khác nhằm hình thành và phát triển những quan điểm, thế giới quan khoa học, niềm tin, lý tưởng, thái độ, phẩm chất kỹ năng, kỹ xảo và hành vi, thói quen đạo đức.- Khi đi vào phân tích khái niệm QTGD, chúng ta phải chú ý tới tính 2 mặt của nó:+ Mặt chủ đạo của nhà GD: Nhà GD thực hiện vai trò chủ đạo của mình thông qua việc định hướng mục đích GD, lựa chọn ND, các PPGD, thống nhất các yếu tố của QTGD.+ Mặt chủ động, tự giác của người được GD: Người GD không tiếp nhận QTGD một cách thụ động, máy móc, trái lại, họ đáp ứng các tác động GD thông qua hoạt động tích cực của bản thân, chủ động chuyển hóa những yêu cầu GD thành những năng lực và phẩm chất cá nhân.Qua đó ta thấy rằng QTGD muốn đạt được hiệu quả thì phải có sự kết hợp, thống nhất giữa 2 mặt hoạt động trên.- QTGD được thực hiện ở gia đình, nhà trường và XH.2. Cấu trúc của QTGD- Mục đích GD- Nhà GD- Học sinh- Nội dung GD- Phương pháp GD- Kết quả GD.3. Bản chất của QTGD- Nét bản chất của QTGD là một quá trình tổ chức cuộc sống, các loại hoạt động và giao lưu phong phú, qua đó làm cho người được GD ý thức đúng đắn và sâu sắc về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa XH của việc thực hiện những chuẩn mực đó, giúp họ tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong các mối quan hệ XH, đồng thời giúp họ xây dựng ý thức và năng lực xóa bỏ những tàn dư của các quan hệ cũ và khẳng định những quan hệ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.- QTGD nhất thiết phải chuyển hóa thành quá trình tự GD, có như vậy mới thể hiện được đầy đủ sự tích cực của người được GD đối với những tác động của nhà GD.4. Đặc điểm của QTGD4.1. QTGD bao gồm tác động của rất nhiều nhân tốBao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong… Đó là ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế- chính trị, pháp chế- hành chính, tư tưởng- văn hóa, tâm lý- tập quán… của XH, đoàn thể đang từng ngày từng giờ tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ngay trong nội bộ nhà trường cũng có rất nhiều tác động ảnh hưởng đến tâm lý học sinh: Giáo viên, nhân viên, bạn bè, tập thể, quy chế, cơ sở vật chất…4.2. QTGD đòi hỏi thời gian lâu dài mới thu được kết quảSở dĩ như vậy vì đó là niềm tin, tình cảm, là thói quen, là động cơ, là hệ thống những hành động và hành vi. Những phẩm chất nhân cách mới chỉ được hình thành sau khi người học đã trải qua một thời kỳ nhận thức, thể nghiệm, tập luyện và cả đấu tranh trong cuộc sống nữa.4.3. QTGD bao giờ cũng mang tính cụ thể, biến dạng theo từng cá nhân người được GD và theo từng tình huống GD riêng biệt

Page 2: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

Mỗi học sinh đều có những kinh nghiệm và thói quen riêng đã được hình thành từ tuổi thiếu niên, và trong bản thân mỗi người cũng đã có những niềm tin riêng. Nếu nhà GD không tính đến “cái vốn” nhân cách cụ thể của từng người học thì không thể biến yêu cầu khách quan của XH thành yêu cầu của bản thân người học, thành “cái vốn” XH của cá nhân họ được.4.4. QTGD mang tính biện chứng rất caoĐó là một quá trình biến động và phát triển không ngừng về nội dung, PP và hình thức tổ chức QTGD sao cho phù hợp với đối tượng GD là những con người đang trưởng thành, đang phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh XH luôn luôn thay đổi. Đó là quá trình không ngừng giải quyết các mâu thuẫn đang nảy sinh trong nhân cách người học.  Tóm lại: Công tác GD so với công tác dạy học là một loại lao động phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhà GD phải có những phẩm chất cao về trí tuệ và ý chí, tình cảm nhân hậu vị tha, có tri thức KH hiện đại và những kinh nghiệm thực tiễn sinh động. Những thành công trong công tác GD sẽ để lại dấu ấn tốt đẹp, lâu bền trong quan hệ thầy trò, trong tâm hồn mỗi người học. 5. Động lực và các khâu của QTGD5.1. Động lực của QTGDĐộng lực của QTGD chính là kết quả giải quyết tốt giữa một bên là các yêu cầu, nhiệm vụ GD mới đang đặt ra cho người được GD với một bên là trình độ được GD và phát triển hiện có của người được GD.5.2. Các khâu của QTGD- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức làm cơ sở cho hành động.- Bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan hệ ứng xử- XH.- Rèn luyện hình thành hành vi thói quen.6. Vấn đề tự GD và GD lại6.1. Tự GD: Là hoạt động có ý thức, có mục đích của cá nhân, hướng vào việc xây dựng, hoàn thiện những phẩm chất nhân cách bản thân cho phù hợp với những quan niệm giá trị và những định hướng XH được hình thành do tác động của ĐK sống và của GD.6.2. GD lại: Là hoạt động GD nhằm thay đổi những quan điểm, những phán đoán, những đánh giá không đúng đắn của học sinh, cải biến các thói quen, hành động không tốt đã hình thành ở học sinh- GD lại là một quá trình khó khăn, lâu dài và phức tạp hơn việc GD. Để các tật xấu nhiễm lâu và sâu trong nhân cách, nhất là để tính tình bị hư hỏng, nhân cách bị suy thoái thì đôi khi phải tiến hành GD lại trong những cơ quan đặc biệt.- QTGD lại đòi hỏi phải xác đinh được các nguyên nhân cơ bản của những sai lệch trong sự phát triển nhân cách học sinh; xác định các con đường và các phương tiện để làm thay đổi nếp nghĩ, thói quen và hành vi xấu trước kia; phải tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động có ích, xây dựng được một hệ thống các yêu cầu và các biện pháp kiểm tra, các phương tiện khuyến khích, khen thưởng. 

Page 3: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

. Khái niệm: Nguyên tắc GD là những luận điểm xuất phát, có tính quy luật, chỉ đạo phương hướng xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình GD nhằm hình thành con người theo mục đích GD đã đề ra.2. Hệ thống các nguyên tắc GD2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục đích trong hoạt động GD+ Nội dung nguyên tắc: Tất cả các biện pháp tác động (ảnh hưởng GD) phải hướng vào việc xây dựng mẫu người mà GD đã đặt ra, đó là những nhân cách PT toàn diện, cân đối cả phẩm chất và năng lực, cả đức và tài.+ Biện pháp thực hiện:- Quán triệt chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nước về tư tưởng, văn hóa, GD.- Coi trọng GD thế giới quan chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ CHí Minh, đường lối, chính sách GD của Đảng và Nhà nước cho học sinh.- Đảm bảo ý nghĩa chính trị XH, tác dụng GD tư tưởng và đạo đức của các loại hình hoạt động XH và các mối quan hệ mà học sinh tham gia.- Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác GD trong và ngoài nhà trường, đảm bảo sự lãnh đạo của các tổ chức và phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác GD.2.2. Nguyên tắc 2: Giáo dục gắn với đời sống XH+ Nội dung nguyên tắc: Công tác GD thế hệ trẻ phải phù hợp với đường lối xây dựng đất nước trong từng giai đoạn; phải dựa vào những tác động và ảnh hưởng GD của các quan hệ kinh tế, XH, của các lý tưởng chính trị- đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn hóa; phải từng bước gắn công tác giảng dạy- học tập, GD với cuộc đấu tranh XD và bảo vệ Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.+ Biện pháp thực hiện- Làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính trị,kinh tế, quốc phòng, văn hóa- XH của đất nước.- Tổ chức cho HS tùy theo từng lứa tuổi, từng cấp học tham gia vào các phong trào kinh tế, văn hóa- xã hội góp phần thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.- Khắc phục lối GD chỉ đóng khung trong trường học, lớp học, tách rời công tác GD của nhà trường với các phong trào chính trị-XH của nhân dân. 2.3. Nguyên tắc 3: Thống nhất giữa ý thức và hành vi cảu học sinh trong công tác GD+ NDNT: Trong công tác GD nhất thiết phải coi trọng việc xây dựng ý thức cũng như  việc tổ chức tập luyện hành động cho HS, đảm bảo cho ý thức và hành động cũng như lời nói và việc làm của mỗi người đạt đến sự thống nhất, phù hợp với nguyên tắc, tư tưởng chính trị và đạo đức XHCN. Đề phòng và khắc phục tình trạng tách rời giữa ý thức và hành động, hoặc giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài.+ Biện pháp thực hiện:- Chú ý giúp HS hiểu sâu sắc các khái niệm, chuẩn mực, định hướng giá trị về mặt đạo đức, pháp luật, lao động thẩm mỹ, thể chất phù hợp với từng lứa tuổi.- Tổ chức có mục đích các hoạt động cho HS tham gia nhằm giúp các em tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn tích cực, biến những kinh nghiệm XH ấy thành kinh nghiệm của bản thân mình.

Page 4: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

2.4. Nguyên tắc 4: Giáo dục trong lao động và bằng lao động+ NDNT: Công tác GD phải thông qua việc tổ chức cho HS tham gia các loại hình lao động vừa sức, nhờ đó mà hình thành cho các em thái độ kính trọng người lao động, thừa nhận giá trị lớn lao của lao động, có thái độ đúng đắn đối với tài sản XH, hình thành lối sống cần cù, giản dị, tiết kiệm, trong sạch. Đồng thời, qua đây mà xây dựng cho họ niềm tin sâu sắc rằng chỉ có tham gia vào sản xuất những giá trị cho XH họ mới có quyền thỏa mãn một số đòi hỏi của bản thân, và bằng lao động  của mình họ phải sáng tạo nhiều phúc lợi vật chất hơn so với những cái họ được hưởng.+ BPTH:- Kết hợp GD lao động với việc GD tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa.- Tổ chức cho HS tham gia các loại hình lao động vừa sức. Các hoạt động ấy vừa mang lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và XH; vừa phải đảm bảo ý nghĩa tích cực.- Khắc phục sự do dự, ngại khó, không mạnh dạn đưa lao động vào nhà trường. Đồng thời cũng phải khắc phục khuynh hướng đơn giản, hình thức chủ nghĩa trong việc tổ chức lao động cho HS. 2.5. Nguyên tắc 5: Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể+ NDNT: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD phải coi trọng việc XD và GD tập thể HS, đặc biệt là các tổ chức chính trị của họ( Đoàn, Đội…), coi đó là môi trường quan trọng và là phương tiện GD mạnh mẽ để hình thành nhân cách cho HS cũng như phát huy sở trường, năng khiếu của mỗi cá nhân.+ BPTH:- Xây dựng các mối quan hệ, giao lưu đúng đắn trong tập thể.- Tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, hoạt động XH.- Tổ chức cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh, mổ ích của tập thể và mỗi thành viên, xây dựng dư luận lành mạnh và truyền thống tốt đẹp của tập thể.- Coi tập thể là đối tượng GD và hướng các tác động vào đó, đồng thời cũng coi tập thể là phương tiện GD mạnh mẽ đến từng thành viên, nghĩa là phải thực hiện quá trình tác động song song.- Khắc phục hiện tượng quá thiên về lối GD “tay đôi” hay hiện tượng “tập thể giả”. 2.6. Nguyên tắc 6: Tôn trọng nhân cách HS kết hợp đòi hỏi hợp lý đối với họ+ NDNT:+) Tôn trọng nhân cách: Có nghĩa là luôn luôn đề cao phẩm giá, lòng tự trọng của HS, tin tưởng vào ý muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực và khả năng tiềm tàng của HS, luôn đề ra giả thuyết lạc quan về sự hoàn thiện nhân cách của các em. Tuy nhiên cần lưu ý, tôn trọng ở đây là tôn trọng phẩm giá, đạo đức, trí tuệ, tài năng … chứ không có nghĩa là tôn trọng cả cái hư, cái xấu của HS.+) Đòi hỏi cao và hợp lý với HS: Có nghĩa là biết đòi hỏi họ có những cố gắng hơn, tích cực hơn; biết đề ra những tiêu chuẩn, những mục tiêu phấn đấu hợp lý, vừa sức, ngày càng được nâng cao để thúc đẩy họ không ngừng vươn lên. Mặt khác, cần có thái độ nghiêm khắc, đúng mức đối với những thiếu xót, sai lầm của họ, song không vì thế mà có thái độ gay gắt, mệnh lệnh hay mỉa mai, nhạo báng HS; nên có thái độ đúng mực, tế nhị, có lý, có tình, nghiêm mà không khắt khe, dân chủ mà không xuề xòa.+ BPTH: Nhà GD cần phải:

Page 5: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

- Luôn tìm tòi và phát hiện kịp thời những ý nghĩ và hành động tích cực mới xuất hiện, những mầm mống tốt đẹp vừa mới biểu hiện trong nhân cách HS để ra sức chăm sóc, vun xới.- Biết dựa vào những mặt tốt, mặt tích cực trong nhân cách HS để khắc phục cái tiêu cực, yếu kém trong họ.- Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người GD và người được GD trên cơ sở tôn trọng, tin cậy lẫn nhau.- Cần biết đánh giá đối tượng GD cao hơn một chút so với những cái họ đang có.- Khắc phục tình trạng định kiến, bi quan, thiếu tin tưởng vào khả năng phát triển, hoàn thiện nhân cách HS, đồng thời khắc phục hiện tượng nuông chiều, buông thả, tự do chủ nghĩa, 2.7. Nguyên tắc 7: Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS+ NDNT: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD trên cơ sở theo dõi khéo léo và chặt chẽ quá trình cũng như kết quả hoạt động của HS và tập thể HS, qua đó phát huy được tính tự giác, tự nguyện, năng động, sáng tạo của họ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn các biện pháp GD.+ BPTH:- Đề cao vai trò làm chủ của HS và các tổ chức của họ.- Cần trao đổi, bàn bạc dân chủ với HS về ND, BP và hình thức GD- Ủng hộ những giải pháp tích cực và những sáng kiến của HS, thuyết phục và biết chờ đợi việc từ bỏ cách làm sai của các em.- Từng bước xây dựng chế độ tự quản trong lớp và trong trường. Tránh lối GD tự do chủ nghĩa, để mặc HS muốn làm gì thì làm theo hứng thú của họ. 2.8. Nguyên tắc 8: Đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp và tính liên tục trong công tác GD+ NDNT: Nguyên tắc này đỏi hỏi phải tiến hành một cách lâu dài, có hệt thống công tác GD nhân cách và việc hình thành từng phẩm chất nói riêng cho HS phải dựa vào những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kinh nghiệm sống của các em; phải thực hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên.+ BPTH:- NDDH phải được xây dựng theo kiểu đồng tâm, mở rộng- Trong suốt QTGD, mỗi phẩm chất được hình thành phải luôn được củng cố, tập luyện, nâng cao nhiều lần.- Thực hiện GD liên tục, thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lúc và do mọi người, qua mọi việc; kết hợp chặt chẽ GD trên lớp và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, gia đình và XH. 2.9. Nguyên tắc 9: Thống nhất các yêu cầu GD của nhà trường, gia đình và XH+ NDNT: Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất avf tính toàn vẹn cảu QTGD bằng cách phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể bên trong nhà trường cũng như bên ngoài nhà trường theo một kế hoạch, chương trình GD thống nhất về mục đích, nội dung, hình thức, PP tổ chức và phương tiện GD; biết phát huy những mặt mạnh của chủ thể GD.+ Biện pháp thực hiện:

Page 6: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

- Nhà trường tổ chức phối hợp hoạt động các lực lượng GD trong XH trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà trường.- Phối hợp các kế hoạch chăm sóc, GD HS của các tập thể Sư phạm, của hội phụ huynh HS, các đoàn thể XH, các cơ quan văn hóa, các cơ sở kinh doanh sản xuất.- Theo dõi chặt chẽ tiến trình GD và phải đánh giá nghiêm túc kết quả công tác GD.- Tổ chức tiến hành phổ biến tri thức KHGD cho cha mẹ HS, cho cán bộ và nhân dân địa phương. 2.10. Tính đến đặc điểm lứa tuổi của đối tượng GD+ NDNT: Nhà GD khi lựa chọn ND, PP, phương tiện, hình thức tổ chức QTGD phải tính đến những đặc điểm tâm-sinh lý từng lứa tuổi, từng cá nhân HS.+ BPTH:- Nhà GD phải am hiểu và nắm vững đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi và cảu từng cá nhân HS trong lứa tuổi đó.- Nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng GD thông qua các hoạt động thường ngày, qua tập thể HS, qua bạn bè và gia đình, trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp GD cho phù hợp.1. Những nội dung giáo dục cơ bản trong nhà trường1.1. GD đạo đức và ý thức công dâna) GD đạo đức* Ý nghĩa của GD đạo đức:- GD đạo đức có vai trò thúc đẩy sự ổn định lâu dài của XH.- GD đạo đức có vị trí hàng đầu và chủ đạo trong GD nhà trường, có vai trò định hướng cho các NDGD khác.- GD đạo đức giúp thế hệ trẻ hình thành hệ thống lập  trường chính trị, quan điểm, thế giới quan Macxit và phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH.* Nhiệm vụ GD đạo đức:- Hình thành cho HS thế giới quan KH, nắm được những quy luật của sự phát triển XH, có ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân, từng bước trang bị cho HS định hướng chính trị kiên định, rõ ràng.- Giúp HS hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức học tập, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.- Bồi dưỡng cho HS năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức cho các em.- Dẫn dắt các em rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức…* ND GD đạo đức:- GD lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh- GD chủ nghĩa yêu nước- GD lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản- GD chủ nghĩa tập thể- GD lòng nhiệt tình, hăng say lao động, có ý thức bảo vệ tài sản XHCN- GD dân chủ và pháp chế XHCN- GD hành vi văn minh trong XH, GD ý thức công dân…* Các con đường GD đạo đức cho HSPT:- Qua giảng dạy môn GDCD và các môn học khác.- Qua hoạt động ngoại khóa, lao động sản xuất, hoạt động của Đoàn, Đội, công tác chủ nhiệm lớp…

Page 7: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

b) GD ý thức công dân:   Có nhiệm vụ chủ yếu sau:- Giáo dục chính trị- tư tưởng cho HS- GD cho HS ý thức và hành vi pháp luật. 1.2. GD thẩm mỹ* Ý nghĩa của GD thẩm mỹ- GD thẩm mỹ có thể mở rộng tầm nhìn cho HS, phát triển trí lực và tinh thần sáng tạo của các em.- GD thẩm mỹ làm cho tâm hồn HS trở nên trong sáng hơn, rèn luyện cảm xúc, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cho các em.- GD thẩm mỹ giúp HS vươn tới cái đẹp, biết thể hiện cái đẹp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tức là biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.* Nhiệm vụ của GD thẩm mỹ trong nhà trường:- Hình thành cho HS quan niệm thẩm mỹ đúng đắn, nâng cao năng lực thẩm mỹ- Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, kích thích HS yêu thích cái đẹp và vươn tới cái đẹp chân chính.- Giúp HS phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo cái đẹp.* Các con đường GD thẩm mỹ:- GD nghệ thuật- Thông qua dạy và học các bộ môn KH, đặc biệt là KHXH và nhân văn- Thông qua xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường và XH.- GD cái đẹp trong tự nhiên. 1.3. GD lao động và hướng nghiệpa) GD lao động* Nhiệm vụ của GD lao động- GD cho HS thái độ đúng đắn với lao động- Cung cấp cho HS học vấn kỹ thuật tổng hợp, phát triển tư duy kỹ thuật hiện đại- Chuẩn bị cho HS kỹ năng lao động kỹ thuật nghề nghiệp ở một số lĩnh vực nghề nghiệp nhất định- Hình thành cho HS thói quen lao động có văn hóa- Tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS hiểu biết cơ bản về các ngành, nghề, thị trường lao động trước mắt và lâu dài- Tổ chức cho HS trực tiếp tham gia lao động sản xuất và các loại hình lao động khác góp phần sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần cho bản thân và XH.* Một số loại hình lao động- Lao động học tập- Lao động sản xuất của HS trong nhà trường- Lao động công ích XH- Lao động tự phục vụ.* Một số yêu cầu để tổ chức lao động cho HS có hiệu quả- Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất theo kế hoạch, phân bố ND của GD lao động theo trình tự GD.- Lựa chọn đa dạng lao động để HS làm quen với các dạng lao động XH phong phú.- Lựa chọn các hình thức LĐ theo hướng phức tạp dần và phù hợp với lứa tuổi, giới tính của HS.- Tổ  chức LĐ phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Page 8: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

- Những người hướng dẫn LĐ cần phải có kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực lao động để đảm bảo lao động mang lại hiệu quả.b) Giáo dục hướng nghiệp: Có 3 nhiệm vụ chính sau:- Định hướng nghề nghiệp- Tư vấn nghề nghiệp- Tuyển chọn nghề.(Tham khảo trong tài liệu)1.4. Giáo dục thể chất* Ý nghĩa của GD thể chất- Thúc đẩy HS phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất cho HS- Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của HS, là bộ phận hợp thành của nền GD phát triển toàn diện.- Làm cho tinh thần con người mạnh khỏe, cuộc sống vui vẻ, văn minh…* Nhiệm vụ của GD thể chất trong nhà trường- Tăng cường thể chất, sức khỏe cho HS- Giúp HS nắm vững tri thức cơ bản và kỹ năng kỹ xảo  của vận động thể dục thể thao, tạo thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cách KH.- Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho HS, bồi dưỡng thói quen vệ sinh tốt, hướng dẫn HS phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ và tăng cường sức khỏe tâm sinh lý.- Thông qua thể dục, tiến hành GD phẩm chất đạo đức cho HS, tạo nên phong cách đạo đức tốt đẹp, cao thượng.* Nội dung GD thể chất trong nhà trường- Vận động thể dục thể thao, và đây là ND chủ yếu nhất của thể dục nhà trường.- Vệ sinh nhà trường.2. Những nội dung GD mới (SV đọc tài liệu và thảo luận)2.1. GD môi trường2.2. GD dân số2.3. GD giới tính2.4. GD phòng chống ma túy2.5. GD giá trị2.6. Giáo dục quốc tế. 1. Khái niệmLà cách thức tác động qua lại giữa nhà GD và người được GD, trong đó nhà GD giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ GD đã đề ra.2. Đặc điểm của PPGD- PPGD được tiến hành trên cơ sở hoạt động phối hợp giữa nhà GD và người được GD.- PPGD có quan hệ chặt chẽ với các biện pháp GD.- PPGD có quan hệ mật thiết với các phương tiện GD.3. Hệ thống các PPGD3.1. Nhóm các PP thuyết phụcĐây là nhóm PP tác động lên nhận thức và tình cảm của người được GD nhằm hình thành những khái niệm, biểu tượng và niềm tin đúng đắn về đạo đức, thẩm mỹ, tạo ĐK cho người được GD có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, làm cơ sở cho việc hình thành những hành vi, thói quen tốt.Nhóm này bao gồm các PP:a) PP đàm thoại:- PP này thể hiện ở chỗ giáo viên và HS trò chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với

Page 9: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

nhau về một câu chuyện, một vấn đề naò đó nhằm GD HS. Những câu chuyện đó thường có nôi dung tư tưởng- đạo đức đa dạng, phong phú.- Nhiệm vụ cơ bản của đàm thoại là lôi cuốn HS vào phân tích và đánh giá các sự kiện, hành vi, các hiện tượng trong đời sống XH, trong trường, trong lớp. Trên cơ sở đó, hình thành cho họ thái độ đúng đắn với hiện thực xung quanh, với trách nhiệm công dân, trách nhiệm đạo đức của họ. Chủ đề các buổi đàm thoại càng gần với kinh nghiệm của HS thì càng có sức thuyết phục.- Hình thức đàm thoại: Có 2 cách thức: Đàm thoại giữa GV với tập thể HS hoặc giữa GV với một vài HS. Trong khi đàm thoại, GV cần giữ đúng thái độ chân thành, thương yêu trong quan hệ thầy trò. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới đặc điểm lứa tuổi và cá nhân HS.- Yêu cầu khi tổ chức đàm thoại cho HS:+ Chuẩn bị chu đáo các chủ đề, câu chuyện đàm thoại+ Chủ đề đàm thoại cần được thông báo trước cho HS chuẩn bị, cần làm cho HS thấy rõ được ý nghĩa của chủ đề ấy với đời sống của họ.+ Cần thực hiện linh hoạt và hiệu quả các bước tiến hành đàm thoại. b) Phương pháp giảng giải- Là PPGD trong đó nhà GD dung lời nói để thông báo, phân tích, giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các chuẩn mực đã được XH quy định. Trọng tâm của giảng giải là cung cấp thông tin về sự kiện và chuẩn mực hành vi giúp người được GD nắm vững ý nghĩa, nội dung và cách thực hiện những nguyên tắc và chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và lối sống, hình thành niềm tin và mong muốn thực hiện chúng.- Để nâng cao hiệu quả tác động về mặt nhận thức, xúc cảm của PP giảng giải cần đảm bảo tính thuyết phục của các luận chứng, tính hệ thống chặt chẽ của cấu trúc nội dung, tính chân thực của tình cảm, thái độ của người diễn giảng, tính sống động của ngôn từ được dung khi diễn giảng. Qua diễn giảng cần giúp họ đi sâu vào  việc nhận thức bản chất của các vấn đề đã được đề cập tới.c) Phương pháp nêu gương- Đó là PP nêu lên những gương điển hình, những mẫu mực cụ thể, sống động để HS bắt chước và làm theo những tấm gương đó.- PP này phù hợp với tâm lý của trẻ là tính hay bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước không phảo là sao chép mù quáng, máy móc; mà thông qua bắt chước vẫn phải có những hành động mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với phương hướng chung của lý tưởng, lại vừa có hoạt động độc đáo, gần gũi với tư tưởng chủ đạo của tấm gương mà trẻ bắt chước.- Lưu ý rằng những tấm gương mà trẻ hay bắt chước thường là những tấm gương ở xung quanh các em, ở gia đình, ở nhà trường. Cụ thể, đó là tấm gương của những người thân trong gia đình, bạn bè, đặc biệt là của giáo viên, những nhân vật tích cực trong lịch sử, trong văn học và trong cuộc sống…3.2. Nhóm PP tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hộiMục đích chủ yếu của PP này là hình thành ở người được GD những hành vi phù hợp với các chuẩn mực của đời sống XH, hình thành những phẩm chất nhân cách và hành vi thói quen.Nhóm này bao gồm những PP sau:a) Phương pháp đòi hỏi sư phạm

Page 10: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

- Đó là phương pháp nhà GD đề ra những đòi hỏi, những yêu cầu về mặt sư phạm với học sinh và tập thể HS; tổ chức giám sát việc thực hiện các yêu cầu đó của HS nhằm đạt được các mục tiêu GD đã đề ra.- Những đòi hỏi về mặt sư phạm thường được cụ thể hóa ở các dạng sau:+ Các quy tắc về hoạt động của HS+ Các quy tắc ứng xử của HS trong quan hệ với những người được tiếp xúc hàng ngày+ Những quy định về hành vi đối với tập thể, với các tổ chức XH, cơ quan…- Các bước tiến hành:+ Xác định nội dung của những đòi hỏi sư phạm+ Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm biến yêu cầu thành đòi hỏi sư phạm đối với HS; làm cho HS biến yêu cầu của nhà SP thành yêu cầu của chính mình và quyết tâm thực hiện yêu cầu đó.-         Lưu ý không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu hoặc yêu cầu quá cao so với khả năng thực hiện của HS. b) PP tập thói quen- Là PPGD trong đó nhà GD tổ chức cho HS lặp đi lặp lại có tổ chức, thường xuyên những hành động, cử chỉ dưới dạng khác nhau trong những tình huống tương tự, làm cho hành động đó trở thành nhu cầu và thói quen tốt của HS.- Để thực hiện PP này, nhà GD phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:+ Xác định những thói quen cần được hình thành cho HS+ Giúp cho HS nắm vững mẫu hành vi cần được hình thành+ Khi đã nắm được mẫu của hành vi cần cho HS luyện tập đều đặn, thường xuyên. c) PP rèn lyện- Nếu PP tập thói quen chủ yếu giúp HS nắm bắt quá trình của hoạt động thì PP rèn luyện làm cho hoạt động trở nên có ý nghĩa với cá nhân HS. Nhiệm vụ cơ bản của rèn luyện là đảm bảo cho HS thu lượm được những kinh nghiệm thực tiễn và các quan hệ tập thể để hình thành các phẩm chất nhân cách.- Một số yêu cầu khi sử dụng PP này:+ Tổ chức các tình huống, các ĐK để HS tham gia giải quyết chúng bằng các hành động tích cực, phù hợp với các chuẩn mực và đạo đức XH+ Nhà GD cần hướng dẫn HS và tập thể HS biết đề ra những kế hoạch phù hợp, động viên, khuyến khích các em thực hiện đến cùng kế hoạch đã đặt ra.3.3. Nhóm các PP kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được GDChức năng của PP này là khuyến khích, củng cố, điều chỉnh hành vi của HS, tạo ra những tiền đề tâm lý thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ mới trên cơ sở những hoạt động trước đây ở các em. Nhóm này bao gồm các PP sau:a) PP khen thưởng- Đó là PP biểu thị sự đánh giá tích cực của nhà GD đối với hành vi ứng xử và hoạt động của từng HS hoặc tập thể HS. HS qua đó cảm thấy hài lòng, phấn khởi, có thêm nghị lực, tự tin và mong muốn tiếp tục thực hiện hành vi đó.- Một số lưu ý khi sử dụng PP khen thưởng:

Page 11: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

+ Cần có sự đồng tình, tán thưởng của dư luận tập thể mới có tác dụng tích cực đối với tập thể và cá nhân người được khen+ Khen thưởng đúng lúc, đúng chỗ, công bằng, khách quan.+ Cần lưu ý rằng khen thưởng là để người được khen cố gắng hơn nữa.b) PP trách phạt- Đó là PP biểu thị sự không tán thành, lên án, phủ định của nhà GD, của tập thể, của XH đối với hành vi của cá nhân HS hay tập thể HS trái với những chuẩn mực ứng xử XH, qua đó, buộc cá nhân hay tập thể từ bỏ những hành vi có hại cho bản thân XH, điều chỉnh sự ứng xử theo chuẩn mực đã định.- Một số lưu ý khi sử dụng PP trách phạt:+ Trách phạt cần mang tính GD, đảm bảo sự công bằng, công khai và tôn trọng nhân cách của người được GD.+ Khi trách phạt cần phải biết rõ tình huống phạm lỗi của HS, đặc biệt là động cơ phạm lỗi để lựa chọn ND và hình thức trách phạt cho phù hợp.+ Sự trách phạt phải nghiêm khắc nhưng chân thành, xuất phát từ mong muốn giúp đỡ, GD choHS và tập thể HS tốt hơn lên.4. Lựa chọn các PPGD- Cần căn cứ vào mục tiêu, NDGD cụ thể- Dựa vào khả năng và trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV.* Tóm lại: Không có PP nào được coi là tối ưu trong mọi trường hợp. Nhà GD cần tính đến những điều kiện thực tiễn để lựa chọn và sử dụng phối hợp tất cả các PPGD một cách hợp lý1. Lao động sư phạm của người giáo viên trong nhà trường1.1. Nhiệm vụ của người GV trong nhà trường:- Giáo dục và giảng dạy- Học tập và bồi dưỡng- Tham gia công tác XH- Luyện tập quân sự1.2. Đặc điểm lao động sư phạm (LĐSP) của GVa) Mục đích của LĐSP:Là mục đích của QTGD tổng thể: GD thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hòa, chuẩn bị cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết để bước vào đời theo yêu cầu của XH.b) Đối tượng của LĐSPTừ mục đích trên, LĐSP có đối tượng quan hệ là con người, là thế hệ trẻ đang trưởng thành.Để đạt được hiệu quả GD cao, người GV phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng GD của mình, phải biết thiết kế và thực hiện những tác động sư phạm hợp quy luật và hợp lý, phải tôn trọng và phát huy vai trò chủ thể của GV và HS trên cơ sở nắm vững vai trò chủ đạo của mình.c) Công cụ của LĐSPBao gồm tri thức, những dạng hoạt động mà GV thu hút HS tham gia một cách tích cực, đặc biệt công cụ đó còn là chính nhân cách người GV.d) Sản phẩm của LĐSPChính là nhân cách của người HS đã được chuẩn bị một cách toàn diện để đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của XH.đ) Thời gian và không gian của LLĐSP* Thời gian thực hiện của LĐSP được chia thành 2 bộ phận:

Page 12: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

- Bộ phận theo quy chế- Bộ phận theo quy chế* Không gian: Được tiến hành trong 2 phạm vi không gian cơ bản:- Ở trường học- Ở nhà. 1.3. Những yêu cầu đối với người giáo viên1.3.1. Thế giới quan của GVGD có chức năng tư tưởng, chính trị, sản phẩm của GD và người tạo ra sản phẩm GD phải phục vụ đường lối, quan điểm của Nhà nước. Đối vớinước ta, thể chế chính trị rất rõ ràng: Xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước XHCN theo học thuyết Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nền GD Việt Nam phải được định hướng phát triển treo chủ trương, chính sách cảu Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, người GV phải có phẩm chất chính trị và thế giới quan chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo niềm tin và định hướng GD của Đảng và Nhà nước.1.3.2. Lòng yêu nghề, yêu trẻ- Lòng yêu nghề: Người thầy phải thấy được tính có ích của nghề nghiệp, nhận thấy được nét hay nét đẹp của nó; đó chính là việc người thầy được tiếp xúc với HS- những con người trẻ trung, tràn đầy nhựa sống và ngày một trưởng thành, trở thành người công dân có ích cho XH. - Lòng yêu trẻ: Thể hiện ở chỗ:+ Sự vui sướng của người thầy khi được tiếp xúc với  trẻ, khi đi vào thế giới tâm hồn rất đặc biệt của các em; người thầy thấy hanhj phúc vì khám phá ra những điều bí mật tiền ẩn trong các em.+ Luôn sẵn sang sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em+ Quan tâm đầy thiện chí tới HS, kể cả với em học kém và vô kỷ luật+ Có tình thương với HS…1.3.3. Có phẩm chất đạo đức tốt- Tinh thần, nghĩa vụ, trách nhiệm: Người thầy đào tạo ra HS nhưng chính là đào tạo ra những con người có tinh thần, nghĩa vụ, trách nhiệm cao đối với XH, biết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.- Sự tôn trọng HS: Phải luôn coi HS là những chủ thể, những nhân cách đang phát triển với đặc điểm riêng của lứa tuổi và người thầy phải luôn luôn tôn trọng những đặc điểm ấy.- Sự công bằng: Đây là phẩm chất rất cần thiết với người GV . Với HS, đặc biệt là HS nhỏ thì GV như là biểu hiện sinh động về sự công bằng và lẽ phải. Người thầy giáo phải xứng đáng với niềm tin này của trẻ. Sự công bằng thể hiện trong mọi hoạt động nhưng thể hiện rõ nhất là trong sự đánh giá của GV.- Lòng trung thực: HS chỉ yêu quý và noi theo người mà các em tin tưởng, các em không chịu đựng được sự giả dối, “tính cách hai mặt của người thầy giáo làm các em sửng sốt, mất niềm tin và kông tiếp nhận sự GD nữa” (Gonobolin).- Đức tính giản dị, khiêm tốn: Là những đức tính cần thiết của con người và của người GV. Khiêm tốn sẽ giúp cho người thầy giáo đánh giá đúng mình, giản dị sẽ giúp cho người thầy gần gũi với HS.  

Page 13: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

 1.3.4. Có năng lực sư phạm vững vàng* Năng lực chung- Có tri thức và tầm hiểu biết rộng- Năng lực hiểu HS trong lĩnh vực GD* Năng lực dạy học- Năng lực chế biến tài liệu học tập- Năng lực ngôn ngữ* Năng lực GD- Năng lực vạch được dự án phát triển nhân cách- Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm. 1.3.5. Có hệ thống kỹ năng đảm bảo tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả:* Các kỹ năng nền tảng:- Nhóm kỹ năng thiết kế- Nhóm kỹ năng tổ chức- Nhóm kỹ năng giao tiếp- Nhóm kỹ năng nhận thức* Các kỹ năng chuyên biệt:- Nhóm kỹ năng giảng dạy- Nhóm kỹ năng GD- Nhóm kỹ năng nghiên cứu KH- Nhóm kỹ năng hoạt động XH- Nhóm kỹ năng tự học.   2. Công tác của GVCN lớp ở trường PT2.1. Vai trò của GVCN lớp ở trường PT- GVCN là cầu nối, người giữu mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng GD trong nhà trường với gia đình và các tổ chức XH khác.- GVCN là người góp phần quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác GD nhà trường.- GVCN là người thực hiện nhiệm vụ quản lý và giáo dục HS.- GVCN là người thay mặy và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể HS, thay mặt tập thể HS giải quyết một số vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp lý của các em.- GVCN lớp là người tổ chức, phối hợp và thống nhất các lực lượng và tác động GD tới tập thể HS. 2.2. Chức năng của GVCN lớpa) Quản lý GD toàn diện hoạt động của HS trong một lớp học- Ở chức năng này, mặt quản lý và mặt GD HS là hai mặt của một thể thống nhất và liên quan mật thiết với nhau. Để GD tốtphải quản lý tốt và quản lý tốt sẽ giúp cho GD được tốt.- Quản lý GD bao gồm việc nắm các chỉ số quản lý hành chính như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học lực, đạo đức… và cả việc dự báo xu thế phát triển nhân cách thông qua quá trình GD đạo đức.

Page 14: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

b) Tổ chức cho tập thể HS hoạt động tự quản- Đây là chức năng đặc trưng của GVCN lớp nhằm phát huy tính tích cực của mọi HS, GVCN chính là “người cố vấn” cho tập thể lớp, GVCN không trực tiếp điều khiển các hoạt động của lớp mà phải biết bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp để các em này trưcj tiếp điều hành những hoạt động chung của lớp.- Để thực hiện chức năng này, GVCN phải tổ chức hợp lý bộ máy của lớp- đó là một đội ngũ tự quản, đồng thời phải bồi dưỡng ND và PP hoạt động cho từng cán bộ tự quản.c) Tổ chức phối hợp các lực lượng GDChức năng này thể hiện ở chỗ:- GVCN lĩnh hội và truyền đạt đầy đủ những nghị quyết và tư tưởng chỉ đạo của nhà trường tới HS lớp mình chủ nhiệm.- GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS trong lớp và bảo vệ HS về mọi mặt một cách hợp lý.- GVCN là người phối hợp các lực lượng GD trong trường, ở gia đình và ngoài XH để thống nhất quá trình tác động GD theo một chương trình hoạt động chung.d) Đánh giá kết quả rèn luyện của từng học sinh và tập thể lớp- GVCN đánh giá phong trào hoạt động của lớp căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra và so sánh với phong trào chung của nhà trường.- Khi đánh giá từng HS, GVCN cần căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em.- Sau khi đánh giá, nhận định về cá nhân HS hay tập thể lớp, GVCN cần vạch ra phương hướng và nêu rõ yêu cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách HS với tấm lòng yêu thương trẻ như con mình. 2.3. Nội dung và phương pháp công tác GVCN lớpa) Tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm- GVCn cần phải nắm được đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, khả năng và ý thức lao động, về hàn cảnh sống, các mối quan hệ với tập thể và những người xung quanh…, qua đó mà thấy được những mặt mạnh, mặt yếu cơ bản và nguyên nhân của nó, của từng HS cũng như của cả lớp.- PP thực hiện:+ Nghiên cứu qua hồ sơ HS+ Nghiên cứu qua sản phẩm học tập, lao động+ Nghiên cứu các sổ sách, giấy tờ của lớp+ Qua quan sát, trò chuyện, trao đổi với HS+ Qua việc thăm gia đình HS+ Tiến hành thực nghiệm tự nhiên…b) Xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệmTrong quá trình xây dựng tập thể HS, GV cần chú ý:- Đề ra những yêu cầu thống nhất, hợp lý, vừa sức cho HS, phù hợp với yêu cầu chung của nhà trường và chú ý tới đặc điểm, điều kiện cụ thể của lớp mình.- Giải thích cho HS hiểu đúng và đủ những yêu cầu đã đặt ra- Kịp thời phát hiện và bồi dưỡng những phần tử tích cực để trở thành hạt nhân Đoàn kiêm làm nòng cốt cho bộ máy tự quản.- Dựa vào các phần tử tích cực, GVCN tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các cuộc giao lưu trong tập thể cũng như với các tập thể khác nhằm giúp các thành viên trong tập thể thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Page 15: HOAT DONG GIAO DUC O TRUONG THCS.doc

- Chú ý tới sự xuất hiện của các phần tử cá biệt, tiêu cực, những nhóm tự phát để có những tác động GD cho phù hợp. c) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện- Phối hợp chặt chẽ với GV giảng dạy bộ  môn ở lớp mình phụ trách, đảm bảo sự GD toàn diện ở tất cả các môn học.- Phối hợp với các lực lượng GD khác, đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP tổ chức các hoạt động với các hình thức khác nhau.- Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS để cùng thống nhất thực hiện các NDGD.- Kết hợp sự đánh giá của GV với sự đánh giá của tập thể HS, đặc biệt là của HS về quá trình tự học tập, tự rèn luyện của họ.d) Liên kết các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường- GVCN là người có nhiệm vụ tổ chức phối hợp các lực lượng GD trong nhà trường, ở gia đình và ngoài XH để thống nhất quá trình GD HS.- Người GV phải có lòng yêu nghề, yêu HS, biết thiết kế và thi công các kế hoạch hoạt động chung để thực hiện các mục tiêu và NDGD đã đề ra.- Xác định rõ GD nhà trường có vai trò định hướng, GD gia đình alf môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành, phát triển nhân cách HS.- Cần tận dụng hiệu quả năng lực của các lực lượng khác trong XH. e) Đánh giá kết quả GD HS lớp chủ nhiệm- GVCN đánh giá kết quả GD của cả tập thể lớp và của từng HS về mặt học tập, rèn luyện đạo đức và các hoạt động khác.- Thông báo kết quả đánh giá cho nhà trường và gia đình HS.- Khi đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, chính xác, tôn trọng HS, phải đề ra được phương hướng hoạt động để nâng cao chất lượng GD HS. f) Lập kế hoạch công tác GVCNĐể lập kế hoạch công tác hàng năm hay từng học kỳ, GVCN phải nắm chắc và xử lý tốt hàng loạt thông tin về:- Các mục tiêu và nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm học, học kỳ của toàn trường.- Xác định được đặc điểm HS trong lớp, của gia đình, các bậc cha mẹ HS- Tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của các tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTP trong trường.- Các đặc điểm hiện nay của địa phương nơi trường đóng cũng như tình hình chung của đất nước.Từ những thông tin thu thập được phải xử lý, trên cơ sở đó vạch ra kế hoạch công tác cả năm học hay từng học kỳ.- Sau khi lập kế hoạch cần trao đổi, tổ chức góp ý với cán bộ lớp, với hội phụ huynh HS để có sự sửa đổi cho kịp thời.- Phổ biến cho HS về những kế hoạch hoạt động đã lập.