hướng đánh các nhiệt - cosodulieu.evn.com.vn

64
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện. TỔNG CÔNG TY ĐIÊN LƯC VIÊT NAM TÀI DỘC LẬP CẤP TỎNG CÔNG TY ỖỔ: KTN96-02.NC BÁO CÁO KHOA HOC TÊN ĐỂ TÀI: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ^ị) NÓI 2001 KTN96-02.NC.doc/9/4/01 1/63

Upload: others

Post on 19-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

TỔNG CÔNG TY ĐIÊN LƯC VIÊT NAMDÈ TÀI DỘC LẬP CẤP TỎNG CÔNG TYMÃ ỖỔ: KTN96-02.NC

BÁO CÁO KHOA HOC

TÊN ĐỂ TÀI:

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

^ị)

HÀ NÓI 2001

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 1/63

Hướng dãn đánh giá lác động môi trường các nhà máy nhiột diên.

TỔNG CÔNG TY ĐIÊN LƯC VIÊT NAM

DÈ TÀI ĐỘC LẬP CẤP TỔNG CÔNG TYMÃ ôó: KTN96-02.NC

BÁO CÁO KHOA HOC

TÊN ĐỀ TÀI:

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC NHÀ MÁY NHIẸT ĐIỆN

Chủ nhiêm đề tài: PTS. Nguyễn Tường Tấn

Ca quan chủ trì đề tài: Ban KTNĐ/EVN.

HÀ NÔI 2001

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 1/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điên.

MUC LUC:

CÁC KÝ HIỆU SỬDỤNG:..................................................................................... 5I- CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ EVN LIÊN QUAN ĐÊN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NMNĐ................................................. 7

1.1- Luật bảo vệ môi trường.................................................................................. 71.2- Tiêu chuẩn môi trường................................................................................... 81.3- Các quy định khác của Nhà nước về đánh giá TĐMT.............................. 81.4- Quy định về công tác quản lý và bảo vệ môi trường của EVN............... 9

II- HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỤNGBẢN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TĐMT CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN......... 9

Chương 1: Phần mở đầu........................................................................................ 91.1- Mục đích........................................................................................................... 91.2- Tài liệu căn cứ và các nguồn số liệu.............................................................. 91.3- Phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá....................................................... 101.4- Tổ chức (đơn vị) thực hiện và chyên gia...................................................... 10

Chương 2: Mô tả nhà máy (dự án)....................................................................... 102.1- Tên và vị trí địa lý............................................................................................. 102.2- Quy mô công trình.......................................................................................... 10

Chương 3: Tổng quan các đánh giá TĐMT đã thực hiện và xác định phông môi trường.................................................................................................... 113.1- Tổng quan các đánh giá TĐMT đã thực hiện.............................................. 113.2- Xác định phông môi trường............................................................................ 11

Chương 4: Xác định các thành phần môi trường sẽ bị tác động................... 124.1- Định nghĩa về môi trường và các thành phần.............................................. 124.2- Xác định khả năng tác động môi trường của NMNĐ................................. 12

Chương 5: Tác động môi trường không khí (khí quyển)................................ 135.1- Chất lượng không khí xung quanh................................................................. 135.1.1- Chất lượng không khí xung quanh và xác định tác động của NMNĐ... 135.1.2- Chất lượng không khí trong các khu vực sản xuất..................................... 145.1.3- Chất lượng không khí trong khu vực lan toả của khói thải...................... 155.2- Chất lượng khói thải NMNĐ (bụi và khí phát thải)............ ......................... 175.3- Đánh giá chất lượng không khí xung quanh khi có dự án mới................... 195.4- Đánh giá chất lượng khói thải của NMNĐ mới............................................ 21

Chương 6: Tác động môi trường nước (quyển nước)......................................... 236.1- 0 nhiễm nước mặt và nước rigầm..................................................................... 236.1.1- Chất lượng nước mặt và nước ngầm, tác động của NMNĐ...................... 236.1.2- Tác động của NMNĐ tới cấp nước khu vực............................................... 246.1.3- Tác động của NMNĐ tới chít lượng nước mặt.......................................... 25

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 2/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điộn.

6.1.3 a) Ô nhiễm vẩn đục nước................................................................................. 266.1.3 b) Ô nhiễm các chất hữu cơ............................................................................ 276.1.3 c) Ô nhiễm nhiệt độ, dầu mỡ, và các chất độc hại.......................................... 296.1.4- Tác động của NMNĐ tới chất lượng nước ngầm.......................................... 326.1.5- Chất lượng nước thải của NMNĐ................................................................. 34

Chương 7: Tác động môi trường đất (thạch quyển)........................................... 377.1- Chất lượng đất trồng và tác động của NMNĐ................................................. 377.1.1- Đánh giá tác động đất trồng trọt..................................................................... 377.1.2- Thành phần chất lượng bùn lắng..................................................................... 39

Chương 8: Tác động môi trường sinh vật (sinh quyển)...................................... 408.1 - Hệ sinh thái động thực vật và tác động của NMNĐ........................................ 408.2- Tác động của NMNĐ tới động thực vật trên cạn............................................. 418.2.1- ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi........................... 418.2.2- Ò nhiễm lương thực, thực phẩm....................................................................... 428.3- Tác động của NMNĐ tới độngthực vật dưới nước........................................... 438.4- Tác động tiếng ồn, độ rung và vi khí hậu........................................................... 478.4.1- Tác động của tiếng ồn....................................................................................... 488.4.2- Tác động của độ rung......................................................................................... 508.4.3- Tác động tới vi khí hâu...................................................................................... 51

Chương 9: Tác động tới di sản, văn hoá, kinh tê và xã hội (quyển Người)..... 529.1- ảnh hưởng của NMNĐ tới di sản, văn hoá, kinh tế và xã hội của con Người .. 529.2- Tác động của NMNĐ tới nền kinh tê'.................................................................. 539.2.1- Cung cấp năng lượng điện cho mọi ngành kinh tê quốc dân......................... 539.2.2- Thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại địa phương .......................................... ;.............?........ 539.2.3- Cải thiện tưới tiêu nông nghiệp........................................................................ 549.2.4- Sử dụng đất.......................... 549.3- Tác động của NMNĐ tới văn hoá - xã hội........................................................ 549.3.1- Phát triển giao thông, đô thị và thay đổi thành phần dân cư...................... 549.3.2- Tăng thu nhập của nhân dân địa phương....................................................... 559.3.3- Bảo tồn di sản và phát triển văn hoá địa phương........................................... 559.3.4- Các tác động của NMNĐ tới sức khoẻ cộng đồng..................................... 55

Chương 10: Các kết luận và kiến nghị.................................................................... 5610.1- Các kết luận cơ bản về tác tác động môi trường của NMNĐ..................... 5610.2- Kiến nghị các biên pháp giảm thiểu................................................................ 5610.3- Các kiến nghị về quản lý và giám sát môi trường......................................... 59

Phụ lục 1- Tổng quan về tình trạng môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu của các NMNĐ của EVN....................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 63

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 3/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

MỚ ĐẦU:

Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa IX, kỳ họp thứ tư , thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. Tiếp đó Nhà nước đã ban hành các Tiêu chuẩn Nhà nước Việt nam (TCVN) về môi trường.

Năm 1999 Tổng công ty Điện lực Việt nam (EVN) dã ban hành Quy định công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Tổng công ty Điện lực Việt nam (kèm theo quyết định số 1258 EVNKTND-CNMT&MT ngay 21 /07/2000) . ’

Thời gian gần đây, chúng ta đang phải giải quyết nhiều vấn đề cụ thể về bảo vệ môi trường trong sản xuất điện năng. Chúng ta phải tiến hành đánh giá tác động môi trường không chỉ đối với các Dự án xây dựng mới mà cả đối với các nhà máy điện đang làm việc. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp và công nghệ giảm thiểu các tác động không tốt gây ra cho môi trường, phải thực hiện giám sát môi trường và các thủ tục cấp giấy phép về môi trường theo các quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, đánh giá tác động môi trường của các nhà máy điện nói chung và của ' các nhà máy nhiệt điện nói riêng như thế nào vẫn còn là vấn đề cẩn phải thống nhất trong ngành sao cho vừa phù họp với các quy định phấp luật của nước ta, vừa đáp ứng các yêu cầu và thông lệ quốc tế. Trong những năm qua chúng ta có phối hợp với một số cơ quan tư vấn thực hiện một số Báo cáo tác động môi trường Dự án nhiệt điện. Thực tế cho thấy bố cục, nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu, đánh giá của các báo cáo này còn có nhiều khác biệt.

Tài liệu này được nghiên cứu và biên soạn như một tài liệu hướng dẫn nhằm giúp các đơn vị liên quan hiếu rõ hon về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường hiện thời, thống nhất bố cục và nội dung của một bẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các NMNĐ, hướng dẫn các đon vị phưong pháp nghiên cứu và thực hiện. Tài liệu này hy vọng sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện nay của các đơn vị liên quan, góp phần củng cố và tăng cường công tác quản lý môi trường các nhà máy nhiệt điện trong Tổng công ty.

Tuy nhiên với khôn khổ của một Báo cáo Đề tài KHCN, tài liệu này có thể còn chưa được hoàn thiện, đầy đủ như mong muốn, vì vậy mong được sự góp ý của người đọc và coi đây là một tài liệu tham khảo, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu xày dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các NMNĐ.

KTN96-02. NC.doc/9/4/01 4/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điên.

CÁC KÝ HIÊU SỨ DUNG:

ADBBASEL

BOD BVMT cc COD CFD CITES

CHXHCNV ĐGTOMT ĐTT EPDCI EVN FME HBTMV HĐTĐ HARITAGE IUCN JAS KHCNMT KHKT LHQ

-Ngân hàng phát triển châu á.-Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại

và việc loại bỏ chúng-Nhu cầu ôxy sinh học-Bảo vệ môi trường-Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu-Nhu cầu ôxy hóa học-Quỹ phát triển của Pháp-Công ước về buôn bán qua biên giới các giống, loài động và thực vật có

nguy cơ bị tiệt chủng.-Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam-Đánh giá tác động môi trường-Đất trồng trọt-Công ty Điện lực Quốc tê'Nhật bản-Tổng công ty Điện lực Việt nam-Quỹ môi trường thế giới-Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam-Hội đồng thẩm định-Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên-Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên-Tiêu chuẩn pháp lý Nhật bản-Khoa học công nghệ môi trường-Khoa học kỹ thuật-Liên Hợp Quốc

MARPOL 73/78 -Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm từ tầu biểnMĐBV MĐNB MĐXM MONTREAL NHMRC NMNĐ OECF ODA OLP ÔNMT PPI RAMSAR nước SIDA SCMT TCVN TĐMT ĨTBVMT UBKÔNN

- Mức đô bền vững (hóa chất).- Mức độ nhiễm bẩn (hóa chất).- Mức độ xói mòn của đất do mưa- Nghị định thư Montreal về các chất làm giảm tầng ôzôn- Úy ban nghiên cứu y học và sức khỏe quốc gia úc- Nhà máy nhiệt điện- Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật bản- Quỹ viện trợ phát triển hải ngoại- Công ước về bảo vệ tầng ôzôn-Ô nhiễm môi trường-Công ty Điện lực Quốc tê' Thái Bình Dương (Uc)-Công ước về vùng đất ngập nước như là nơi cư trú của các loài chim

-Cơ quan phát triển Quốc tế của Thụy điển-Sự cố môi trường-Tiêu chuẩn Nhà nước Việt nam-Tác động môi trường-Trung tâm bảo vệ môi trường-Úy ban kiểm soát ô nhiễm nhà nước

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 5/63

Hưóng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

UNCLOS UNDP UNEP USD USEPAVNĐ WBWHO WWF

-Công ước LHQ về luật biển-Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc-Chương trình mòi trường của Liên Hiệp Quốc- Đô la Mỹ- Cơ quan bảo vệ môi trường Hợp chủng Quốc Hoa kỳ (Mỹ)- Đồng Việt nam- Ngân hàng thế giới- Tổ chức sức khỏe thế giới- Quỹ bảo vệ cuộc sống hoang dã thế giới

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 6/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điên.

I- CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ EVN LIÊN QUAN ĐÊN quản lý môi TRƯỜNG CỦA CÁC NMNĐ

Trước khi thực hiện việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, những người thực hiện cần phải nắm rõ các quỵ định cơ bản trong cắc văn bản Phấp luật của Nhà nước và văn bản quy định của EVN. Nắm vững các quy định này không chỉ nhằm mục đích thực hiện đúng mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực hiện trước Pháp luật và xã hội.

1.1- Luật bảo vệ môi trường

Về môi trường Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam quy định: "Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ vầ cải tạo môi trường sống'.

Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua "Luật bảo vệ môi trường".

Hiến pháp và Luật bảo vệ môi trường là các cơ sở pháp luật cao nhất về cắc hoạt động quản lí môi trường và phát triển lâu bền của nước ta.

* Trách nhiệm bảo vệ môi trường theo Luật định là sự nghiệp của toàn dân cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam (điều 6). Các tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường (quyển không khí, quyển nước, quyển đất đá, quyển sinh vật, văn hóa - xã hội và các di sản khác...) vào mục đích sản xuất, kinh doanh, trong trường hợp cần thiết phải dóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường. Các tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (điều 7).

* Ọuản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường Luật định: Bộ KHCNMT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ KHCNMT thực hiện việc bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lí trực tiếp. Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương (điều 38).

* Về lập Báo cáo đánh giá TĐMTLuẳt định: Tổ chức, cá nhân quản lý kinh tế khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đã hoạt động từ trước khi ban hành Luật này phải báo cáo đánh giá tác dộng môi trường của cơ sở mình để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thẩm định (điều 17). Đối với các Dự án /nó/Luật yêu cầu Chủ đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá TĐMT để cơ quan quản 1/ Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định. Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá TĐMT là một trong các căn cir đê’ cấp có thấm quyền xét duyệt cho phép thực hiện Dự án hay không (diều 18).

KTN96-02.NC.doc/9/4/(J 1 7/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

* Về kiểm tra, giám sát và thi hành Luật định: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trân Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, giíím sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường (điều 8).

1.2- Tiêu chuẩn môi trường

Để có cơ sở thi hành luật-bảo vệ môi trường, từ tháng 3 đến tháng 8 - 1995 Bộ KHCNMT đã ban hành các tiêu chuẩn nhà nước Việt nam về môi trường, bao gồm các tiêu chuẩn từTCVN 5067-1995 tới TCVN 6002-1995:

- Tậpl: Chất lượng nước,

- Tập 2: Chất lượng không khí,Âm học,Chất lượng đất, Giấy loại.

Các tiêu chuẩn kể trên còn chưa đầy đủ để có thể quản lý và bảo vệ tất cả các • quyển thành phần của môi trường. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đưa ra đã kịp thời đáp ứng nhiệm vụ giám sát môi trường và công tác thẩm định các Dự án hiện nay.

Việc đánh giá tác động môi trường nằm trong phạm vi cho phép của Luật định haỵ không phải dựa theo các Tiêu chuẩn môi trường quy định này của nước CHXHCN Việt nam (xem TK1) .

1.3- Các quy định khác của Nhà nước về đánh giá TĐMT

Tháng 2 - 1993 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 73-TTg "Về một số công tác cần ngay về bảo vệ môi trường".

Tháng 9 - 1993 Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ra bản "Hướng dẫn tạm thời đánh giá tác động của các dự án kinh tế - kỹ thuật đối với môi trường".

Tháng 11 - 1993 Bộ Năng lượng ra công văn số: 2264/NL-KHKT về việc "Thực hiên hướng dẫn đánh giá tác động môi trường".

Tháng 1 -1994 Bộ luật môi trường được Quốc hội ban hành. Điều 17 Luật định vê việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Tháng 11 - 1994 Chính phủ ra Nghị định 175/CP về việc thực hiện Luật môi trường'

• Theo tinh thần của các văn bản trên, Nhà nước ta quy định: Đánh giá tác động của các Dự án Kinh tế- Kỹ thuật đối với môi trường là một trong các biện pháp tổng họp về pháp chế, kinh tê' - xã hội, kỹ thuật có hiệu quả đế

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 8/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điên.

quản lý và bảo vệ môi trường, phục vụ sức khỏe của cộng đồng, phục vụ sự nghiệp phất triển lâu bền của đất nước.

1.4- Quy định công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Tổng công ty Điện lực Việt nam

Dựa trên các yêu cầu thực tế và các quy định nêu trên của Nhà nước năm 2000 EVN đã ban hành Quy định công tắc quản lý và bảo vệ (QLBV) môi trưởng của EVN, kèm theo Quyết định số 1258 EVN/KTND-CNMT&MT ngày 21/07/2000.

Quy định này quy định công tác QLBV môi trường trong EVN bao gồm:Lập và thẩm định Báo cáo đánh giá TĐMT;Kiểm tra hiện trạng môi trường hàng năm;Xin cấp, gia hạn giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;Các công tác liên quan đến quản lý chất thải nguy hại;Lập báo cáo tình hình quản lý môi trường tại các đơn vị cơ sở hàng năm.

Quy định này quy định về nội dung công tác QLBV môi trường, phân cấp QLBV môi trường, tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong ngành, kinh phí thực hiện các nội dung QLBV môi trường. Nội dung chi tiết xem TK2.

II- HƯỚNG DẪN NỘI DƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỤNG BẢN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TĐMT CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Các hướng dẫn cụ thể dưới đây cho NMNĐ là hoàn toàn phù hợp với các hướng dẫn cơ bản của Bộ KHCNMT (TK8) và của Ngân hàng thế giới quy định về nội dung của một bản Báo cáo đánh giá TĐMT.

Một bản bản Báo cáo đánh giá TĐMT của NMNĐ có nội dung đầy đủ phải bao gồm các nội dung, được sắp xếp theo các chương mục, trình tự như sau:

Chương 1: Phần mở đầu

1.1- Mục đíchMục đích nghiên cứu đánh giá TĐMT phải được nêu rõ: Đánh giá để đầu tư dự

án xây dựng NMNĐ mới hay đánh giá, giám sát định kỳ đối với nhà máy đang hoạt động (theo quy định) hoặc nghiên cứu đánh giá theo các yêu cầu đặc biệt nào đó như nghiên cứu khoa học công nghê, hoặc theo yêu cầu của các cấp quản lý hoặc các tổ chức có thẩm quyền.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà nội dung bản báo cáo có thể hoàn toàn đầy dủ hoặc được giới hạn, chỉ đủ đáp ứng theo yêu cầu nêu ra. Thông thường việc nghiên cứu đánh giá TĐMT có nội dung đầy đủ thường khá tốn kém và cần nhiều thời gian. Vì vậy việc nêu rõ ràng mục đích nghiên cứu là vấn đề cẩn thiết.

1.2- Tài liệu căn cứ và các nguồn sô' liệuPhải nêu rõ việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá được tiến hành căn cứ theo các

tài liệu nào, các số liệu sử dụng trong bản báo cáo lấy từ nguồn cung cấp nào, mức độ bảo đảm tin cậy tới đâu.

Tài liệu căn trước hết phải kể đến các văn bản yêu cầu của cấp hoặc tổ chức có thẩm quyền. Việc nghiên cứu, đánh giá phải tuân theo các quy định pháp luật của

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 9/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Việt nam (Luật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, thông tư, hướng dẫn của các cấp quản lí Nhà nước...). Đối với các dự án dầu tư nước ngoài (hoặc vay vốn) còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của quy định Quốc tế hoặc tổ chức cho vay vốn (sau khi được Nhà nước phê chuẩn).

Nguồn số liệu sử dụng trong báo cáo, đánh giá phải bảo đảm tính pháp lý chính thức, các số liệu thống kê phải do các cơ quan, tổ chức hoặc cấp có thẩm quyền cung cấp. Các số liệu thí nghiệm, phân tích cũng phải do các đơn vị đủ pháp lí thực hiện, đạt các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tê' về phương pháp, yêu cầu thiết bị và độ chính xác phải phù hợp với TCMT do TCVN ban hành (TK1).

1.3- Phương pháp luận nghiên cứu, đánh giáTrong phần này phải nêu rõ đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đảnh giả

như thế nào cho các nội dung nghiên cứu đánh giá chi tiết. Ví dụ: khi nào lấy số liệu thống kê lưu trữ, khi nào lấy số liệu điều tra, khảo sát, số liệu lấy mẫu, thí nghiêm, phân tích, vv.... Phương pháp luận nghiên cứu còn bao gồm kế hoạch, trình tự thục hiện, phương pháp lấy mẫu, phân tích, phương pháp thu thập số liệu, các thuật toán, mô hình và chương trình tính toán, các tiêu chí, phạm trù, tiêu chuẩn so sánh, đánh giá vv...

Phương pháp luân nghiên cứu không chỉ là đường hướng cho người thực hiện mà còn làm cho người duyệt, người đọc hiểu rõ và tin cậy vào mức độ chính xác, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu đưa ra.

1.4- Tổ chức (đơn vị) thực hiện và chuyên giaTổ chức thực hiện nghiên cứu đánh giá TĐMT bắt buộc phải là các tổ chức đủ tư

cách pháp lí đối với pháp luật Việt nam (và thông lệ Quốc tế đối với các báo cáo có yêu cầu liên quan).

Chuyên gia thực hiện phả/ đúng chuyên môn, chuyên nghành và có mức độ kinh nghiệm cần thiết. Khi có yêu cầu thì cần giải trình sơ yếu lý lịch, quá trình và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đánh giá TĐMT và năng lực của các chuyên gia trong phần phụ lục của bản báo cáo và phải được sự đồng ý của người hoặc cấp có thẩm quyền.

Chương 2- Mô tả nhà máy (dự án)

2.1- Tên và vị trí địa lýTên và vị trí địa lý của nhà máy (dự án) cho ta thấy rõ mức độ quan trọng của

việc đánh giá tác động môi trường và tiêu chuẩn áp dụng. VỊ trí địa lí cần xác định rõ phạm vi ảnh hưởng cần phải khảo sát đánh giá TĐMT. Đối với các vị trí gần khu dân cư, thành phố lớn hoặc có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản vãn hoá vv... thì phải đặc biệt chú ý tới các tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các địa điểm đó.

2.2- Quy mô công trìnhQuy mô công trình bao gồm các nội dung: Công suất, sản lượng, cấc thông số cơ

bản, diện tích đất sử dụng hoặc bị làm ngập, công nghệ cũ hay mới, mức độ hiện đại, chủ đẩu tư, quẩn lý, nguồn vốn, mục đích, mục tiêu kinh tế xã hội của dự án vv...

Quy mô công trình cho ta biết mức độ quan trọng của dự án, khả năng ảnh hưởng tới môi trường và mức độ quan trọng của việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Trong quy mô công trình cần nêu rõ các thông số cơ bản có ảnh hưởng tới môi

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 10/63

Hướng dẫn dánh giá lác dộng môi trường các nhà máy nhiệt diện.

trường. Đối với các NMNĐ ngoài công suất, sản lượng, thông số và tình trạng kỹ thuật của thiết bị cẩn cho biết thêm các thông số về chiều cao ống khói, lưu lượng khói thải, loại và khối lượng nhiên liệu sử dụng, lưu lượng các loại nước thải, mức độ thải các hoá chất độc hại hoặc nhiệt độ nước thải w...

Trong mô tả quy mô công trình của nhà máy (dự án) cần phải đặt đối tượng nghiên cứu vào mối liên quan đến các công trình hiện có của dự án đó hoặc các còng trình xung quanh, từ đó sẽ liên quan đến việc đánh giá phông môi trường nêu ở phần sau.

Chương 3- Tổng quan các đánh giá TĐMT đã được thực hiện và xác định phông môi trường

3.1- Tổng quan các đánh giá TĐMT đã thực hiên

Trước khi đánh giá tác động môi trường của đối tượng nghiên cứu, người đánh giá cần phải nghiên cứu tổng quan các báo cáo TĐMT liên quan đến đối tượng, đã được thực hiên trước đó (nếu có). Việc nghiên cứu các báo cáo trước đó nhằm phát hiện những vấn đề mà người nghiên cứu trước đó đã đề cập, xem xét tỉnh còn hiện thực của các vấn đề đó để đề cập nhũng nội dung nghiên cứu tiếp tục. Đôi khi xẩy ra những số liệu và kết luận khác nhau trong các báo cáo. Khi đó người nghiên cứu phải tìm ra các' lý giải cần thiết và kiến nghị bằng phương pháp nghiên cứu minh chứng cho lý giải của mình.

3.2- Xác định phông môi trường

Phông môi trường hay còn gọi là điều kiện (tình trạng) môi trưòng đã có trước khi xuất hiện dự án (đối tượng nghiên cứù). Sự xuất hiện thêm dự án sẽ làm thay đổi điều kiện môi trường và đó chính là phần tác động trực tiếp của đối tượng nghiên cứu lên môi trường, tạo nên điều kiện mòi trường mới.

Điều kiện phông môi trường cũng bao gồm toàn bộ các nội dung cần thiết mà báo cáo đánh giá TĐMT đặt vấn đề nghiên cứu, ví dụ: Không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, động thực vật, di sản văn hoá, lịch sử, cảnh quan, kinh tế xã hội vv...

Tuỳ theo các điều kiên cụ thể có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định phông môi trường.

Biện pháp xác định bằng đo đạc, thống kê trực tiếp theo các điều kiện thực tế khác nhau là có tính thuyết phục và tin cậy nhất. Song thông thường, biên pháp này thường đòi hỏi nhiều thời gian và rất tốn kém vì điều kiện thực hiện đo đạc rất khác nhau (thời tiết, mùa, công suất và điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu...). Vì vậy phương pháp này không phải đối với điều kiện môi trường nào cũng có thể áp dụng được. Để đánh giá phông môi trường đối với các điều kiện phát thải như khói bụi, nồng độ phát tán hoá chất, nhiệt độ nước... cần có các mô hình tóan-lý-hoá có độ tin.cây có thgxhấp,nhận dược. Độ tin cậy của mô hình tính toán phải được kiểm chứng bằng các phép đo thực tế trong điều kiện xác định (thời tiết, mùa, hướng gió, tốc độ gió, mực nước, dòng chảy, hợp lưu, công suất và điều kiện làm việc của thiết bị vv...). Nếu độ tin cậy cùa mô hình tính toán đựơc chấp nhận thì diễn biến của phông môi trường trong các điều kiện biến đổi trong năm, điều kiện làm việc khắc nhau của đối tượng nghiên cứu sẽ được mô phỏng và đưa ra các số liệu tính toán. Với phương pháp này chúng ta có thể

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 11/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiột điện.

xác định được khả năng, xu hướng phát triển, định lượng được các điều kiện môi trường trong các hoàn cảnh giả định khác nhau.

Xác định phông môi trường cũng cần đánh giá, so sánh với các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước để có nhận xét về tình trạng phông môi trường trước khi có các tác động trực tiếp của dự án.

Chương 4: Xác định các thành phần môi trường sẽ bị tác động

4.1- Định nghĩa về môi trường và các thành phần

Định nghĩa về môi trường và các thành phần môi trường sẽ xác định các đối tượng cần nghiên cứu đánh giá trong Báo cáo đánh giá TĐMT.

Do trong thực tế hiện nay, phạm trù “Môi trường” được khái quát cơ bản là giống nhau song có nhiều định nghĩa khác nhau. Để giúp cho người nghiên cứu đánh giá TĐMT có trình tự và bố cục thống nhất trong tài liệu báo cáo của mình, trước hết chúng ta cần thống nhất định nghĩa về “Môi trường” (TK1).

Môi Irường ở đây được định nghĩa là cắc thực thể khách quan có liên quan đến cuộc sống của của con người trên trái đất. Các thực thể khách quan đó được gọi là các thành phần hay còn gọi là các quyển mõi trường, bao gồm : (1) quyển không khí (không khí và khí hậu), (2) quyển nước (nước mặt và nước ngẩm), (3) quyển địa chất (đất đá', khoáng sản), (4) quyển sinh vật (động, thực vật), (5) quyển văn hoá xã hội (di sản, kinh tế, đời sống văn hoá xã hội và sức khoẻ). Đánh giá tấc động môi trường là đánh giá tác động của đối tượng lên các quyển thực thể đó.

4.2- Xác định khả năng tác động môi trường của NMNĐ

Khả năng tác động môi trường của các đối tượng nghiên cứu rất khác nhau, trước hết phụ thuộc vào bản chất của đối tượng đó (đã được mô tả). Mức độ tác động của các nhà máy nhiệt điên (NMNĐ) tới các thành phần môi trường khác với các nhà máy thuỷ điện (NMTĐ), các nhà máy điện nguyên tử (ĐNT). Ngay trong các nhà máy nhiệt điện thì sự tác động của các nhà máy sử dụng nhiên liệu than đá cũng khác với tác động của các nhà máy điện đốt dầu hoặc đốt khí...

Dưới đây chúng ta sẽ đưa ra khả năng tác động chung nhất của các NMNĐ lên các thành phần môi trường.

Trong qúa trình hoạt động, để sản xuất ra điện năng các NMNĐ sản sinh ra các chất phế thải công nghiệp, bao gồm : bụi, cắc chất khí thải, tro xỉ lẫn các nguyên tố, hợp chất độc hại, dầu cặn, nước ấm có lẩn dẩu sau khi làm mát thiết bị, nước thải có lẫn hóa chất, nước thải sinh hoạt và rác bẩn. Tất cả các chất phê' thải này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, động vật và thực vật.

Sự hoạt động của các thiết bị trong các NMNĐ còn gây nên tiếng ồn và độ rung.Việc xuất hiện các NMNĐ có thể gây nên ảnh hưởng đối với cảnh quan môi

trường, các di sản thiên nhiên, lịch sử và sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các vấn đề văn hoá, xã hội và kinh tế của nhân dân địa phương.

Đánh giá đầy đủ các tác động nêu trên là nội dung đầy đủ của một bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các NMNĐ. Tuy nhiên việc đánh giá hạn chế những mặt tác động môi trường nào đó còn phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của tình hình

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 12/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

thực tế và của các cơ quan quản lý chức năng. Các nội dung và phương pháp đánh giá chi tiết đối với các NMNĐ có thể thực hiện như hướng dẫn trong các chương tiếp theo.

Chương 5- Tác động môi trường không khí (khí quyển)

Tắc động gây ô nhiễm khí quyên của các chất phát thải từ cắc NMNĐ:Trong khói thải của các nhà máy nhiệt điện bao giờ cũng có các thành phẩn bụi rắn

(lọc không hết trong các bộ lọc bụi), các sản phẩm khí sau khi đốt cháy nhiên liệu như COị, NOX, SOX, CO, hơi nước và một số chất khí khác, giải phóng ra từ thành phần của nhiên liệu. Hầu hết các phế thải trên đều có tác hại đến môi trường.

Tác hại trước tiên phải kể den phái thải các chát khí nhà kính Irong đó chủ yếu là CO, rà NOX. Hàng năm do đốt cháy nhiên liệu hữu cơ lòai người đã phát thải vào khí quyển một lượng rất lớn các chất khí này.

Xác định lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm nóng trái đất mà trực tiếp là khí

CO2 từ các nguồn khác nhau (than, dầu, khí, sản xuất xi măng, phá hoại rừng và sử dụng đất) cho thấy do sử dụng than chiếm tới 20 %. Nếu cộng thêm sự phát tán khí NOX và CH4 thì sự tác động tới hiệu ứng nhà kính do sử dụng than vào khoảng 22% (TK.1). Như chúng ta biết việc sử dụng than phát điện hiện chiếm khoảng một nửa lượng than tiêu thụ hàng năm trên thê' giới do đó ảnh hưởng tới hiệu ứng nhà kính do sử dụng than phát điên chiếm 11% trong tổng tác động ■ do hoạt động của loài người. Mức độ tác động đó còn chưa kể đến tác động trong quá trình khai thác, vận chuyển và cất giữ than.

Bên cạnh hiệu ứng vĩ mô kể trên, phát tán bụi và khí thải của các NMNĐ còn gây ra không ít các ô nhiễm môi trường khác mà trước hết phải kể tới tác hại đối với sức khỏe của con người.

Các nhà y học đã biết rõ rằng bụi là tác nhân nguy hiểm gây ra các bệnh về đường hô hấp như bụi phổi, hen xuyễn, viêm phế quản và ung thư phổi.... Trong các NMNĐ có nhiều loại bụi song nguy hiểm nhất là bụi ainian gây ung thư phổi. Hiện nay nhiều nước đã cấm sử dụng amian trong công nghiệp. Bụi thoát ra từ ống khói thường có kích thước rất nhỏ (tới phần trăm mcr) và phát tán đi rất xa (bán kính hàng chục km) do đó rất dễ thâm nhập đường hô hấp của hàng chục vạn có khi tới hàng triệu con người xung quanh NMNĐ. Trong bụi NMNĐ đốt than còn có thể có một sô' kim loại nặng độc hại như chì, asen, đồng, kẽm, vv.... Bụi còn làm mất vẻ đẹp cảnh quan, làm mờ tầm nhìn. Bụi phủ lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, giảm năng suất cây trồng, kết hợp với một sô' chất độc hại nữa có thể làm cây bị khô héo hoặc chết.

Khói thải ra từ các NMNĐ có thể bao gồm một sô' khí độc như các khí axit, khí clo, khí gây mùi khó chịu (H,S) vv... Các chất khí axit bao gồm khí SOX, NOX... Các chất khí này tác dụng với hơi nước có trong khí quyển sẽ tạo thành các đám mây axit, theo gió bay đi xa, ngưng tụ thành mưa axithủy hoại đất đai, mùa màng, kết cấu kim loại và ảnh hưởng tới sức khỏe con người (bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp...).

5.1- Chất lượng không khí xung quanh

5.1.1- Chất lượng không khí xung quanh và xác định tác động của NMNĐ

Để đánh giá chất lượng không khí xung quanh đối với cẩc NMNĐ đang hoạt động ta cần phải ỉấỵ mẫu không khí để phân tích. Trước hết chúng ta cần thống nhất cách phân nhóm các điểm lấy mẫu không khí xung quanh, theo đó sắp xếp các số liệu so sánh với các tiêu chuẩn quy định. Nhóm các điểm lây mẫu không khí có thể thống nhất như sau:

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 13/63

Hướng dãn đánh giá (ác động môi trường các nhà máy nhiệt dien.

- Không khí trong các khu vực sản xuất trong hàng rào nhà máy,- Không khí trong khu vực lan toả (bao gồm các khu vực bán kính 10 km cách

ống khói nhà máy và khu vực xa hơn).

Chiều cao của các điểm lấy mẫu theo quy định của TCVN là tầm hít thở của con người (1,5-2,0 m, ngoại trừ các khu vực nhà trẻ, trường học khoảng Im).

Các thành phần của không khí phải được phân tích, đánh giá bao gồm: Bụi lơ lửng,

- Thành phần độc hại trong bụi (amiang, asen, chì, silic, thuỷ ngân...), Các chất khí độc hại (SOx, NOx, CO)

Từ các kết quả phân tích thành phần bụi, thành phần các chất khí nêu trên, so sánh với TCVN (hoặc/và một số tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế có liên quan tới dự án), nghiên cứu, phân tích xác định nguồn ảnh hưởng, tổng hợp và rút ra các kết luận về nguyên nhân, mức độ tác động tới môi trường không khí xung quanh (liên quan đến các kiến nghị về biện pháp giám sát và giảm thiểu trong chương sau).

5.1.2- Chất lượng không khí trong các khu vực sản xuất

Trong bảng 5.1.1 trình bầy mẫu bảng Kết quả phân tích hàm lượng bụi lơ lửng trong các khu vực sản xuất của NMNĐ đốt than, so sánh với tiêu chuẩn Việt nam (TCVN).Đối với các thành phần độc hại khác cũng được lập theo các bảng tương tự để so sánh, đánh giá.

Bảng 5.1.1- Hàm lượng bụi lơ lửng trong các khu vực sản xuất Của NMNĐ đốt than (giá trị trung bình)

Đơn vị: mg/m’Khu vực Sản xuất

1990 *

1995 **

1999 ***

2000 2001 Tiêu chuẩn TCVN ?{ỉ $ $ ỉ{« ỉ!« •

1 PX. nhiên liệu.- Băng tải:- Máy cấp than:- Nhà Bunker:- Khoang lật toa:- Buồng cần cẩu cảng:- Kho than khô:- Buồng lái xe ủi:- Trạm bơm dầu:

2 PX. hóa.- Khu khử muối:- Kho hóa chất:- Nhà dầu:

3 PX. Thủy lực.- Trạm bơm tuần

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 14/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

hoàn:- Trạm bơm cứu hỏa:- Trạm bơm dầu:

4 PX. Điện.- Phòng ĐKTT:- Phòng ĐK khối:- Nhà Ácquy:- Trạm khí nén:

5 PX. Lò máy.- Gian lò hơi:- Khu vực bao hơi:- Máy cấp than:- Máy nghiền:- Gian tuabin:

Nguồn: * (TK ...)** (TK...)

****** (TCVN:

Nhàn xét:

5.1.3- Chất lượng không khí trong khu vực lan toả của khói thải

Không khí trong các khu vực lạn toả của khói thải được xác định là không khí tại các khu vực được tính theo bán kính từ chân ống khói, bên trong cũng như bên ngoài hàng rào nhà máy, được phân ra hai khu vưc:

Khu vực dưới 10 km bán kính (khu vực chịu ảnh hưởng nhiều),Khu vực trên 10 km bán kính.

Việc lựa chọn các điểm khảo sát chất lượng không khí xung quanh dựa trên các điều kiện cụ thể tại chỗ, thông thường theo hướng gió theo mùa và các địa điểm dân cư tập trung, trường học hay các công trình văn hóa, an ninh quan trọng.

Các khu vực bị tác động ô nhiễm nhiều nhất do dự lan toả của khói NMNĐ phụ thuộc vào chiều cao ống khói, hướng và tốc độ gió theo mùa. Các khu vực này thường nằm trong vùng 10 km cách chân ống khói nhà máy. Tuy nhiên tác động do lan toả khói bụi của NMNĐ có thể làm cho môi trường không khí xung quanh của một số khu vực cách xa nhà máy hàng chục Km (theo hướng gió mùa) vẫn bị vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Thông thường ống khói nhà máy càng cao thì tác động lan toả của khói đối với môi trường không khí xung quanh càng giảm.

Tuy nhiên chất lượng không khí xung quanh bị tác động không chỉ do lan toả khói thải của NMNĐ mà ở nhiều vị trí cụ thể còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tại chỗ (như gần kho than, bãi xỉ, lò nung vôi gạch, xi măng, làm đường, phương tiện giao thông vv...). Do đó các số liệu phân tích mẫu không khí cần được nghiên cứu, phân tích,

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 15/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

lí giải để việc đánh giá TĐMT của đối tượng được khách quan, tìm ra nguyên nhân đích thực để kiến nghị các biện pháp giảm thiểu chính xác.

Trong bảng 5.1.2 trình bầy mãu bảng Kết quả phân tích hàm lượng bụi lơ lửng trong các khu vực sản xuất của NMNĐ đốt than, so sánh với tiêu chuẩn Việt nam (TCVN).Đối với các thành phần độc hại khác cũng được lập theo các bảng tương tự để so sánh, đánh giá.

Bảng 5.1.2- Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí khu vực lan toả của NMNĐ đốt than (giá trị trung bình)

Đơn vị: mg/nì

Khu vực1990

*1995**

2000 2001 Tiêu chuẩn TCVN * $ * Hỉ ậ

1 Trong nhà máy:-Đường sắt cấp than:-Cảng than:-Gần nhà than khô:

2 Khu vực phụ cận:-Đường thị trấn:-Cầu sắt kênh xả:-Bến phà:-Làng ...:-Khu công nhân:-Bãi xỉ:

3 Hướng gió đông nam:- Xã.... 3 km:- Xã ... 5 km:- .... 3 km:- ... 5 km:- ... 10 km:- ... 15 km:- ... 20 km:- ... 25 km:- ... 30 km:

4 Hưóng gió đông bắc:-Xã .... 3 km:-... 5 km:

Ghi chứ. Các số liệu là số liệu tính toán theo mô hình toán lý cần có ghi chú rõ ràng.Nguồn: * (TK...)

** (TK...).....****** (TK 7). TCVN 5937-1995: Trung bình trong 01 giờ: 0,3mg/m',

Trung bình trong 24 giờ: 0,2 mg/m'.Nhân xét:

KTN96-02 .NC.doc/9/4/01 16/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

5.2- Chất lượng khói thải NMNĐ (bụi và khí phát thải)

Ngoài quy định quản lý lượng không khí xung quanh (mức độ tác động) TCVN cũng như các tiêu chuẩn môi trường quốc tế còn quy định kiểm soát trực tiếp chất lượng khói thải (nguồn gốc tác động).

Trong khói thải ra môi trường nồng độ bụi và các chất khí độc hại (tính trong một m3 tiêu chuẩn) yêu cầu phải nhỏ hon mức tối đa cho phép trong TCVN. Để đạt được các yêu cầu này các NMNĐ ngay từ khàu thiết kế đã phải áp dụng các biện pháp công nghệ cần thiết để giảm thiểu (công nghệ đốt nhiên liệu, khử lưu hùynh, khử NOx...). Chi phí cho các thiết bị giảm thiểu này thường rất tốn kém.

Xác định nồng dộ các chất phát lán trong khói thai dựa trôn phương pháp tính toán với các số liệu đầu vào là: Chất lượng nhiên liệu, khối lượng nhiên liệu sử dụng, lượng không khí sử dụng, lượng khói thải ra, ở công suất định mức của lò hơi.

Như trên đã trình bầy, số lượng lò hơi cùng làm việc không ảnh hưởng nhiều tới hàm lượng các chất phát tán trong khói thải nếu như trong tính toán chúng ta cho rằng hiệu suất lọc bụi của các lò là như nhau (số lượng lò hơi cùng làm việc chỉ ảnh hưởng tới không khí xung quanh và trung điểm rơi của chất phát tán).

Trong các bảng 5.2.1 trình bầy mẫu tính toán và nồng độ bụi và khí phát thải của NMNĐ đốt than.

Trong bảng 5.2.2 trình bầy bản tính mẫu hàm lượng bụi phụ thuộc vào hiệu suất của các bộ lọc bụi tĩnh điện NMNĐ đốt than phù hợp với các thông số vận hành sau đây:

Bảng 5.2.1- Mẫu tính toán nồng độ bụi và khí phát thải NMNĐ đốt than

Độ tro: Alv=28,38 %, độ ẩm: Wlv=8,44 %, chất bốc: Vlv=3,66 %, nhiệt trị: Qlh=4980 kCal/kg, c =50,52%, H =1,18%, 0=1,88, N=0,03, s=o,57.

Thể tích không khí lý thuyết:Ao={ [8,89C+26,7(H-O/8)+3,33S]/100}xl00/(100-W) = 5,199 m7kg,

Hê số không khí thừa miệng ống khói: m=l,4,

Thể tích khói thoát lý thuyết:

V0=Ị[8,89C+21,9(H-0/8)+3,33S+0,8N]/100|x100/(100-W) = 5,142 m7kg

Thể tích thực tế của khói thoát:

Vt=V0+(m-l)A0+Vw,vw=[ 11,2Hx 100/100-W)+1,24W 1/100,vt=7,471 m7kg,

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 17/63

Hướng dãn đánh giá tác dộng môi trường các nhà máy nhiệt diện.

Suất tiêu hao than tiêu chuẩn: blc=0,445 kg/kWh,

Công suất lò hơi: Ne,= 55 MW,

Lượng than đốt trong 1 giờ (01 10): Blh= blcxNe,x 1000x7000/4980 = 34403 kg/h,

Lưu lượng khói thoát: Vlh=VtxB|h=7,471x34403= 257025 m3/h

Tỷ lệ xỉ rơi đáy lò: ax= 10%,

Lượng tro bay: Aư= Blhx(100-10)/100xA|V=8787,l kg/h

Khối lượng khí SO2thải ra trong 1 giờ:Aso2={ [(32+16x2)/32]xS/100}xBlh-0,0114 kg/kgx34403kg/h= 392,2 kg/h,

Khối lượng khí NO2thải ra trong 1 giờ khoảng:AN02= o’oO97xBlh= 0,0097x34403kg/h = 333,7 kg/h.

Bảng 5.2.1- Mẫu tính toán và đánh giá hàm lượng bụi trong khói thải NMNĐ đốt than phụ thuộc hiệu suất bộ lọc bụi

Độ tro Alv= 28,38%.Hiệu suất bộ lọc bụi

(%)Hàm lượng bụi trong khói

thải (tính toán) mg/m3tc *TCVN

**

99,9 3499,5 17199 342

98,5 51398 68497 102696 136890 341970 1025660 1367550 17094

Nguồn: * (TK...)** (TK7)- TCVN 5939-1995, giới hạn cho phép: 600 mg/nr’ (nhà máy cũ)

400 mg/m3(nhà máy mới)100 mg/m3(bụi silíc).

m3tc(mét khối tiêu chuẩn)- Đơn vị thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn OoC và 760 mm Hg Nhân xét:

Theo kết quả tính toán, đối với NMNĐ nêu trên hiệu suất lọc bụi cần đạt trên 98,5% thì mới đạt được Tiêu chuẩn Việt nam quy định cho các nhà máy điện có công nghê cũ (xây dựng trước khi có luật bảo vệ môi trường của Việt nam). Mức phát thải bụi sẽ tăng lên khi hàm lượng tro trong than lớn hơn mức trung bình 28,38%.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 18/63

Hướng dãn đánh giá lác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Trong bảng 5.2.3 trình bầy mẫu biổu so sánh, đánh giá mức phát thải khí so?và NO2 của NMNĐ đốt than khi lò hơi làm việc ở công suất định mức.

Bảng 5.2.3- Mẫu so sánh, đánh giá nồng độ SO2 và NO2 trong khói thải NMNĐ đốt than

Hàm lượng lưu hùynh trong nhiên liệu: H=0,57%Hàm lượng nitơ trong nhiên liệu: N=0.03%Lưu lượng khói thải của 1 lò: VIh=257025 m3/h

Lượng than dốt 1 lò (kg/h) so2 (mg/ní) N()2 (mg/m3)34403 1526 1298

TCVN** 1500 (cũ) / 500 (mới) 2500 (cũ) ì 1000 (mới)Y/g*** 500 T/ngày -

Nguồn: * (TK...)** (TK7).

Nhân xét:Kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy mức phát tán so2 và NO2 của

NMNĐ kể trên (nhà máy cũ) nằm trong giới hạn cho phép của TVVN. Tuy nhiên nếu hàm lượng lưu huỳnh trong than vượt quá 0,57% thì mức phát tán SO2 sẽ vượt quá mức cho phép. Trong trường hợp đó cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Các biện pháp giảm thiểu còn có tác dụng giảm mức ô nhiễm cục bộ tại các vùng trung điểm rơi của khí phát thải.

5.3- Đánh giá chất lượng không khí xung quanh khi có dự án mói.

Khi xây dựng thêm dự án thì điều kiện phông môi trường sẽ bị thay đổi. Không khí xung quanh khi có thêm NMNĐ mới sẽ chịu tác động bổ xung và cần phải được nghiên cứu, đánh giá.

Hiện nay đối với các NMNĐ mới yêu cầu phải được thiết kế hiện đại, có hiệu suất lọc bụi cao (trên 99%), lượng bụi trong khói thải ra môi trường phải nhỏ hơn mức quy định tối đa cho phép trong TCVN\Ì\. 400 mg/m3k đối với bụi thông thường và 100 mg/m3 đối với bụi có chứa silic.

Đánh giá tác động đối với không khí trong vùng lan toả của NMNĐ mới thực hiện theo mô hình tính toán với chiều cao ống khói thiết kế, công suất lò hơi và chất lượng than thiết kế, tốc độ và hướng gió theo mùa.

Trên bảng 5.3.1/2/3 là ví dụ về kết quả tính toán phạm vi lan toả và mức độ tác động của hai NMNĐ cũ và mới trong các điều kiện giả định khi hiệu suất lọc bụi của nhà máy điện cũ không ổn định (60% và 98%).

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 19/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Bảng 5.3.1- Mẩu kết quả tính toán nồng độ bụi trong không khí trong vùng lan toả của khói khi có thêm NMNĐ mới.*

Đơn vị: mg/m\Khoảng cách tới chân ống khói theo hướng gió:

2 km

3 km

5 km

10 km

12 km

20 km

NMNĐ cũ hiện có HSlọc bụi 60% (1) NMNĐ cũ hiện có HS lọc bụi 98% (2)

0,96 0,79 0,40 0,14 0,10 -

0,10 0,08 0,04 0,02 0,02 -

NMNĐ mới (sẽ xây dựng) HS lọc bụi >99%

0,0017 0,0023 0,0015 0,0005 - -

Không khí xung quanh Trong trường hợp (1): 0,962 0,792 0,402 0,141 0,10Không khí xung quanh Trong trường hợp (2): 0,102 0,082 0,042 0,021 0,020 -

Ghi chứ.*(TK 7). TCVN 5937-1995: Trung bình trong 01 giờ: 0,3 mg/m\

Trung bình trong 24 giờ: 0,2 mg/mĩ.

Nhân xét:Theo ví dụ kể trên, với phông môi trường như trường hợp (1), trong vùng 10 km

cách chân ống khói theo hướng gió sẽ bị ô nhiễm bụi nặng {2-5 lẩn TCVN). O nhiễm chủ yếu do tác động của khí phát tán từ NMNĐ cũ.

Nếu hệ thống lọc bụi tĩnh điện của NMNĐ cũ được phục hồi đạt hiệu suất tới 98% thì nồng độ bụi trong không khí trong vùng lan toả của khói thải sẽ đạt được tiêu chuẩn TCVN.

Trong bảng 5.3.2 xác định hàm lượng SO2 trong không khí xung quanh khi có thêm NMNĐ mới:

Bàng 5.3.2- Mẩu kết quả tính toán nồng độ SO2 trong không khí trong vùng lan toả của khói khi có thêm NMNĐ mói*

Đơn vị: mg/m3.Khoảng cách tới chân ống khói theo hướng gió

2 km

3 km

5 km

10 km

12 km

20 km

Do NMNĐ cũ (hiện có) 0,10 0,14 0,09 0,035 0,025 -

Do NMNĐ mới (sẽ có) khi không có khử SO2**

0,029 0,037 0,024 0,008 0,007 -

Hàm lượng SO2 trong không khí xung quanh 0,129 0,177 0,114 0,043 0,032 -

Ghi chứ.*(TK 7). TCVN 5937-1995: Trung bình trong 01 giờ: OfSmg/m1,

Trung bình trong 24 giờ: 0,3mg/m'.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 20/63

Hướng dăn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiêt điên.

Nhân xét:Theo ví dụ trong bảng trên, hợp tác động của hai NMNĐ cũ và mới (với các điều

kiện tính toán đã nêu) không gáy ô nhiễm SO2 cho không khí xung quanh quá mức cho phép theo TCVN 5937-1995. Tuy nhiên việc có cần lắp thiết bị khử SO2 cho các lò hơi NMNĐ mới hay không còn phụ thuộc vào nồng độ SO2 trong khói thải. Nồng độ này được khống chế theo tiêu chuẩn TCVN 5939-1995, được xem xét tiếp theo.

Trong bảng 5.3.3 trình bầy ví dụ tính toán cộng tác động NO2 của cả hai NMNĐ cũ và mới tới môi trường không khí. xung quanh.

Bảng 5.3.3- Mẫu kết quả tính toán nồng độ NOx trong không khí trong vùng lan toả của khới khi có thêm NMNĐ mới*

Đơn vị: mg/m3.Khoảng cách tới chân ống khói theo hướng gió

2 km

3 km

5 km

10 km

12 km

20 km

Do NMNĐ cũ 0,07 0,09 0,06 0,022 0,017 -

Do NMNĐ mới (không có khử NOx)**

0,023 0,029 0,019 0,007 0,006 -

Hàm lượng NO2 trong không khí xung quanh: 0,093 0,119 0,079 0,029 0,023 -

Ghi chú:*(TK 7). TCVN 5937-1995: Trung bình trong 01 giờ: 0,4mg/m’,

Trung bình trong 24 giờ: 0,1 mg/m\

Nhân xét:Theo kết quả tính toán trong bảng trên, cộng tác động của hai NMNĐ mới và cũ

hầu như không gây ô nhiễm NOx cho môi trường xung quanh. Nồng độ Nox không vượt quá mức tiêu chuẩn TCVN. Tại trung điểm rơi của khói thải bị ô nhiễm nhẹ, tuy nhiên mức ô nhiễm này chủ yếu do NMNĐ cũ gây ra. Việc lắp đặt thiết bị khử NOx cho NMNĐ mới có cần thiết hay không còn phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu dưới đây về nồng độ NOx trong khói thải có vượt quá mức cho phép trong TCVN hay không.

Với kỹ thuật đốt than trong các NMNĐ mới hiện nay, thành phần khí cơ không cháy hết trong lò hơi gẩn như bằng không. Do đó trong đa số các báo cáo ĐGTĐMT hiện có thường không đề cập tới.

Khống chê' lượng phát thải khí nhà kính CO2 trong công nghiệp nhiệt điện là vấn đề nan giải, vì sẽ hạn chế sự phát triển của các Quốc gia (như đậ trình bầy ở các chương 1 và 2), trong TCVN chưa đề cập tới vấn đề này. Do vậy trong các tài liệu ĐGTĐMT cũng như trong tài liệu này chúng ta sẽ không xem xét tới.

5.4- Đánh giá chất lượng khói thải của NMNĐ mói

Chất lượng khói thải của NMNĐ mới sẽ được tính toán theo chất lượng mẫu than chọn cho thiết kế. Quá trình tính toán các thành phần phát thải hoàn toàn giống như tính toán cho các NMNĐ đang hoạt động (đã trình bầy ở trên).

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 21/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Dưới đây xin trình bầy một ví dụ tính toán (bảng 5.4.1), so sánh, đánh giá thành phần phát thải cho một NMNĐ đốt than:

Lò hơi có công suất 300 MW, lưu lượng khói thải ở miệng ra ống khói ở nhiệt độ chuyển đổi tiêu chuẩn 0 °C là 1 055 988 m3/h (293,33 m3/s), (ở nhiệt độ miệng ra ống khói 120 °C là 1 520 172 m3/h (422,27 m3/s)), lượng than tiêu thụ 151 290 kg/h, độ tro 28,38%, với hiếu suất lọc bụi tĩnh điện >99%, lượng bụi ra khỏi ống khói là: 105,588 kg/h (29,33 g/s), với hàm lượng lưu hùynh trong than 0,57% lượng khí SO2 là 1 731,816 kg/h (481,06 g/s), lượng NOX la 1 372,788 kg/h (381,33 g/s).

Chất lượng theo phát thải bụi khói sẽ là: 105,588 X 1 o6 / 1055988 = 100 mg/Nm3.TCVN đối với nhà máy mới = 400 mg/Nm3. WB(TK.... ) =100mg/Nm3.

Lượng bụi phát thải trong 24 giờ là: 105,588 X 24 / 1000 = 2,534 T/ngày.

Chất lượng theo phát thải so2 sẽ là: 1731,816 X 106/ 1055988 = 1640 mg/Nm3.TCVN đối với nhà máy mới = 500 mg/Nm3. TCVN đối với nhà máy cũ = 1500 mg/Nm3. Tiêu chuẩn Thái lan (TK...) = 1300 mg/Nm3.

Lượng SO2 phát thải trong 24 giờ là: 1732 X 24 / 1000 = 41,6 T/ ngày.WB (TK ....) = 500 T/ ngày.

Chất lượng theophắt thải NOX sẽ là: 1372,788 X 10'7 1055988 = 1300 mg/Nm3.TCVN đối với nhà máy mới = 1000 mg/Nm3. TCVN đối với nhà máy cũ = 2500 mg/Nm3. Tiêu chuẩn Thái lan (TK ...) = 960 mg/Nm3.

Với các kết quả tính toán, chúng ta thấy rằng chất lượng khói thải của NMNĐ nêu trên đạt tiêu chuẩn TCVN và quy định của WB về bụi thải, về NOX có lớn hơn TCVN quy định cho nhà máy mới song thấp hơn nhiều so với quy định cho nhà máy cũ. Về SO2 lớn hơn 3 lần so với quy định của TCVN đối với nhà máy mới song thấp hơn tiêu chuẩn phát thải SO2 do WB quy định. Hàm lượng SO2 sẽ còn lớn hơn khi ta sử dụng các loại than có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 0,58%. Từ kết luân này ta có thể đưa ra kiến nghị cần thiết phải lắp các bội khử lưu hùynh trước khi thải khói ra môi trường song không cần lắp bộ khử NOX. Việc lắp các bộ khử SOx không chỉ để bảo đâm chất lượng khói thải mà còn nhằm bảo đảm khả năng tiếp tục phát triển các cơ sở công nghiệp khác tại khu vực và vùng lân cận.

Do các nguyên nhân đã trình bầy trong các phần trên, chúng ta chưa thể xem xét' đến việc hạn chế phát thải khí nhà kính CO2 trong việc phát triển các nhà máy nhiệt điện đốt than trong điều kiện hiện nay.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 22/63

Hướng dẫn đánh giá lác dộng môi trường các nhà máy nhiệt diện.

Bảng 5.4.1- Mẫu bảng đánh giá chất lương khói thải NMNĐ mới

Hàm lượng tro trong than: A|V= (26-30%)Hàm lượng lưu hùynh: H=0,57%Hàm lượng nitơ: N=0.03%Lưu lượng khói thải của 1 lò: VIh=l 055 988 rn’/h (0°C), 1 520 172 m'/h (120,1C),

Lượng than đốt 1 lò (kg/h)

Bụi lư lửng (mg/ní)

SO2 (mg/ữí)

no2 (rng/n?)

151 290 100 1640 1300Lượng phát thải T/24h: 2,534 41,564 32,947

Nồng độ phát thải mg/m3tc

100 1410 932

TCVN*Mg/m3tc

600 (NM cũ)400 (NM mới)100 (bụi silíc)

1500 (NMcũ)500 (NM mới)

2500 (NM cũ)1000 (NM mới)

WB** 100 mg/m3tc 500 T/ngày -MOI*** mg/m3tc 400 (đốt than) 1300 960

Nguồn:* (TK7).

* * (TK 11) -Quy định của WB,* ** (TK 14) -Bộ công nghiệp Thái lan.

Nhân xét:

Chương 6- Tác động môi trường nước (quyển nước)

6.1- Ô nhiễm nước mặt và nước ngầm

6.1.1- Chất tượng nước mặt và nước ngầm, tác động của NMNĐ

Việc lấy nước và phương phấp lấy nước mặt (sông, hồ, biển) và nước ngầm (giếng khoan) và nước sinh hoạt (hệ thống nước máy thành phố) cung cấp cho sản xuất và các nhu cầu khác của NMNĐ và việc xả bỏ nước thải có ảnh hưỏng trực tiếp tới vấn đề cấp nước của khu vực (tưới tiêu, sinh hoạt, du lịch...). Nhiều khi các ảnh hưởng này có phạm vi rất rộng lớn.

Nước thải của cấc NMNĐ bao gồm nước thải công nghiệp vầ nước thải sính hoạt. Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải tro xỉ, nước thải xử lí hóa chất và nhiên liệu, nước làm mát thiết bị. Tro xỉ từ các lò hơi NMNĐ có công nghệ thải xỉ ướt thường được đập nhỏ, bơm tới các hồ chứa xỉ. Nứơc thải tro xỉ lắng trong tại các hồ chứa có thể bơm ngược lại trạm bơm thải xỉ để sử dụng lại song cũng có thể được thải ra môi trường (cống, sông, hồ, biển...). Tuy đã được lắng trong song trong thành phần nước thải vẫn

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 23/63

Hướng dẫn dánh giá tác dộng môi trường các Iilià máy nliiệt dien.

còn những thành phần rắn lơ lửng và các chất hóa học hòa tan mà nhiêu chất có hại chơ sức khỏe con người và sinh vật.

Các thành phẩn rắn lơ lửng trong nước thải khi nhập lưu cùng với các thủy vực sẽ làm mất độ trong suốt của nước, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng quang hợp của thực vật dưới nước, giảm số lượng và số loài. Bên cạnh bị giảm lượng thức ăn thực vật, các độc íớ sẵn có trong nước thải, ảnh hưởng của nhiệt độ nước thầ\ (đặc biệt là nhiệt độ nước sau khi làm mát thiết bị) sẽ ảnh hưởng tới các lòai động vật sống dưới nước và trên cạn. Nếu xử dụng nước thải tro xỉ làm nước tưới, bên cạnh những khoáng chất có lợi nếu hàm lượng các kim loại nặng nhiều sẽ làm ô nhiễm đất trồng và qua đó ô nhiễm chu trình lương thực và thực phẩm của con người. Các kim loại nặng độc hại còn nguy hiểm ở khả năng tích lũy dần trong cơ thể thực vật và động vật, hê thống bài tiết khó đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Các kim loại nặng thường cùng- với các hạt rắn lơ lửng mang chúng lắng đọng và tích tụ trong đáy hồ chứa, kênh dẫn, sông ngòi và từ đó thấm vào nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người và sinh vật.

Nhiệt độ của nước sau khi làm mát các thiết bị NMNĐ thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước môi trường từ 7 tới 10 oC. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước tới môi trường trước hết làm giảm lượng ôxỵ hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của vi sinh vật và sinh vật. Điều đó trước hết làm giảm khả năng tự xử lí trong của nước do' cả sự suy giảm khả năng ôxy hóa lẫn sự suy giảm hoạt động của vi sinh vật có tác dụng xử lí nước. Nếu nhiệt độ vùng nhập lưu quá cao so với nhiệt độ thân nhiệt của một số loài cũng có thể hạn chế khả năng sinh sản của chúng hoặc thậm chí gây nên tử vong (ví dụ hà hến sẽ chết ở nhiệt độ 39 - 40 oC trở lên).

Nước làm mát dầu bôi tron cũng thường ít nhiều bị nhiễm dâu. Dầu nhiễm vào nước mặt cũng còn do nước mưa, nước thải từ các khu chứa nhiên liệu, dầu mỡ, không được xử lí. Dầu cũng có thể bị tách ra từ khói nhà máy, khói phương tiện giao thông như xà lan, ôtô.... Nước nhiễm dầu trước tiên mất khả năng sử dụng làm nước sinh hoạt. Màng dầu trên mặt nước còn ngãn cản sự tiếp xúc giữa không khí và nước, giảm khả năng hòa tan ôxi vào nước do đó ảnh hưởng tới tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng tới sinh vật giống như trên đã trình bầy.

Nước thải sinh hoạt bao gồm các nguồn nước thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của con người. Những nguồn nước này ngoài các thành phần ô nhiễm đã biết như dầu mỡ, chất độc còn bao gồm nhiều chất hữu cơ. Các chất hữu co’này thường gây mùi hôi thối, kèm theo các chất độc khi phân hủy đồng thời là môi trường phát triển thuận tiện của các loại vi trùng gây bệnh.

Ngoài nước thải còn có rác thải. Rác thải sinh hoạt cũng bẩn như nước thải sinh hoạt. Nếu không được xử lí tốt thì rác thải sinh hoạt không chỉ gây ô nhiễm cho nước mặt mà còn gây ô nhiễm không khí, đất trồng (túi ni lông...) và là xuát phát điểm của các dịch bệnh.

6.1.2- Tác động của NMNĐ tói cấp nước khu vực

Để đánh giá TĐMTcủa NMNĐ tới vấn đề cấp nước khu vực ta cần phải có sơ đồ cấp nước và bản đồ thuỷ văn khu vực. Thông thường các NMNĐ thường lấy nước mặt

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 24/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt diện.

(sông, hồ, biển) để làm mát thiết bị (bình ngưng hơi, mát dầu, mát khí...), lấy nước ngầm hoặc nước sạch (hệ thống nước thành phố) để xử lí nước sử dụng cho lò hơi và nước sinh hoạt. Tuỳ theo nhu cầu nước mà việc lấy nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ việc cấp nước cho các hộ sử dụng khác như nước dùng cho sinh hoạt của đô thị, nước dùng cho các hộ sử dụng công nghiệp khác và nước tưới tiêu cho đồng ruộng vv...

Việc tính toán, nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng này vô cùng quan trọng, nhất là đối với các khu công nghiệp, nông lâm nghiệp, thành phố, khu đông dân cư và những khu vực thiếu nguồn nước ngọt. Đối với nhiều dự án NMNĐ vấn đề này quyết định địa điểm xây dựng, quy mô công suất, công nghê sử dụng nước (tuần hoàn chu trình hở hay kín, dùng nước làm mát hay dùng không khí, chưng cất nước lợ, nước mặn, sử dụng vật liệu chịu mặn, xử lí nước thải...) và dĩ nhiên ảnh hưởng rất lớn,tới giá thành xây dựng, tính khả thi và giá thành sản xuất.

Tuy nhiên, đặc điểm của.các NMNĐ là dùng rất nhiều nước để làm mát thiết bị vì vây việc thải nước ra các kênh dẫn sẽ có tác động tích cực tới hệ thống cung cấp nước tưới nông nghiệp, lâm nghiệp. Tác động tích cực này sẽ làm tăng tính khả thi của nhiều dự án NMNĐ.

Xem xét các khía cạnh tác động tiêu cực tới vấn đề cung cấp nước cho khu vực còn bao gồm việc xem xét chất lượng nước mặt và nước ngầm thay đổi như thế nào do ảnh hưởng của nhà máy, các chỉ tiêu chất lượng đó có phù hợp với tiêu chuẩn môi trường quy định cho các mục đích cấp nước hiên tại hay không, kiểm tra hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu hiện có và để ra các biện pháp bổ sung có tính thực tiễn. Các vấn đề này sẽ được xem xét, hướng dãn chi tiết ở các phần tiếp theo.

ó. 1.3- Tác động của NMNĐ tói chất lượng nước mặt

Tác động do hoạt động của NMNĐ tới chất lượng nước mặt được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giữa chất lượng nước trước khi chịu ảnh hưởng (thượng lưu sông trước khi tới NMNĐ...) và sau khi chịu ảnh hưởng (hạ lưu sông trong khu vực và sau khu vực NMNĐ...). Đối với nước ao hồ chúng ta so sánh kết quả phân tích mẫu nước hiện tại với các số liệu phân tích mẫu nước trước khi xây dựng nhà máy (nếu có), hoặc với số liệu phân tích các mẫu nước ao hồ ở khu vực lân cận song xa hơn, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của nhà máy (so sánh tương đối). Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, tại khu vực NMĐ thông thường còn có đường giao thông, bến phà, cơ sở công nghiệp địa phương, canh tác nông nghiệp vằ vùng dân cư sinh sống có nhiều nước thải. Vì vậy trong đánh giá tác động môi trường chúng ta cũng cần xem xét, phân tích một cách khách quan những yếu tố nào thực sự do hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra để có các biện pháp giảm thiểu chính xác, hiệu quả và thực thi.

Đánh giá tác động tới nước mặt chúng ta sẽ nghiên cứu nồng độ các chất ô nhiễm như: ô nhiễm cơ khí (làm đục nước), ô nhiễm các chất hữu cơ (thông qua hàm lượng ôxy hòa tan (DO), nhu cầu ôxy hóa học (COD) và ôxy sinh học (BOD), ô nhiễm các chất hóa học (hợp chất nitơ, phenol, kim loại nặng, nhiễm mặn, chất bảo vệ thực vật...), ô nhiễm dầu và nhiệt độ nước.... Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những tác động môi trường đó.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 25/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trưòng các nhà máy nhiệt điện.

6.L3 a)- Ô nhiễm vẩn đục nước

Ô nhiễm vẩn dục của nước được đánh giá thông qua mức độ làm giảm độ trong, màu sắc và thành phần các hạt thể rắn lơ lửng trong nước (tổng lượng các hạt rắn và lượng các chất rắn lơ lửng khó lắng trong).

Trong bảng 6.1.1 dưới đây trình bầy biểu mẫu theo dõi các số liệu phân tích thành phần ô nhiễm vẩn đục của nước mặt khu vực NMNĐ trong các thời kỳ khác nhau, so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành. Để có thể so sánh, các số liệu được sắp xếp theo vị trí điểm lấy mẫu được xác đinh thống nhất trên bản đồ thuỷ văn của khu vực. Phương pháp lấy mẫu và phân tích được thực hiện thống nhất theo quy định của TCVN. Thời điểm lấy mẫu (mùa và thời tiết) phải tương tự nhau và phải được chỉ rõ trong phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá.

Bảng 6.1.1- Biểu mẫu theo dõi hàm lượng các chất rắn lơ lửng và thông sô độ đục nước mặt trong các thời gian hoạt động của NMNĐ đốt than,

(giá trị trung bình)Đon vị: mg/m3

T T

Khu vực1990

*1995

**1999 ***

2000****

2001 Tiêu chuẩn TCVN ******

1 Nước măt sông thương lưu (sông... ):-Độ mầu (PtCo):-Độ đục (NTU):-Tổng chất rắn khô (mg/1):-Chất rắn lơ lửng (mg/1): 20/80

2 Nước măt sông ha lưu (sông....... ):-Độ mầu (PtCo):-Độ đục (NTU):-Tổng chất rắn khô (mg/1):-Chất rắn lơ lửng (mg/1): 20/80

3 Nước măt ao hồ canh kênh thải tuần hoàn:-Độ mầu (PtCo):-Độ đục (NTU):-Tổng chất rắn khô (mg/1):-Chất rắn lơ lửng (mg/1 20/80

4 Nước măt ao hồ canh kênh thải nước lắng trong tro xỉ:-Độ mầu (PtCo):-Độ đục (NTU):-Tổng chất rắn khô (mg/1):

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 26/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điên.

-Chất rắn lơ lửng (mg/l): 20/80

Nguồn: * (TK ...) ** (TK ...) *** (TK ...) **** (TK ...)*****(TK.„) ****** (TK 7). TCVN 5942-1995:

Mức A/B'. A- Dùng cho cấp nước sinh hoạt (phải xử lí).B- Dùng cho các mục đích khác (trừ cấp nước

nông nghiệp và thủy sản có quy định riêng).Nhân xét:

Các kết quả phân tích có được trong bảng trên cho ta thấy rằng nước sons trước khi tới khu vực NMNĐ nêu trên đã có hàm lượng chất rắn tơ tửng cao hon giới hạn quy định của TCVN về cấp nước sinh hoạtc\w nhân dân (mức A), song đạt được tiêu chuẩn cấp nước cho các mục đích phục vụ sản xuất của nhà máy (mức B).

Tuy nhiên chúng ta khi phân tích, so sánh các số liêu chúng ta phải đặc biệt lưu ý các điều kiện nhập lưu của các con sông, dòng kênh, suối và chất lượng nước của các dòng nhập lưu đó (căn hoà tan, phù xa, chất hữu cơ vv...) để xác định rõ phần nào là do tác động của NMNĐ.

6.1.3 b)- Ô nhiễm các chất hữu cơ

Như trên đã trình bầy ô nhiễm nước mặt do các chất hữu cơ được thể hiện qua việc phân tích hàm lượng ô xy hòa tan {Dơ), nhu cầu ô xy hóa học (COD), nhu cầu ô xy sinh học (JBOD) trong nước, so sánh với tiêu chuẩn môi trường và các tiêu chuẩn của các mục đích sử dụng nước.

Thông thường hàm lượng BOD và COD thường có mối liên quan đồng điệu, do đó trong một số phân tích mẫu người ta chí phân tích một chỉ số. Số lượng khuẩn trùng Coliform trong nước cũng thể hiện ô nhiễm các chất hữu cơ đồng thời còn thể hiện mức độ vệ sinh của nước. Độ pH thể hiện thuộc tính kiềm hay axit của nước, chừng mực nào đó liên quan đến sự phân hủy các chất hữu cơ do hoạt động của vi khuẩn trong nước.

Trên bảng 6.1.2 trình bầy Biểu mẫu theo dõi các số liệu phân tích mẫu nước mặt trong các thời gian khác nhau. (Các điểm lấy mẫu được nghiên cứu, bố trí cố định, phương pháp lấy mẫu đúng quy định TCVN để có kết quả so sánh chính xác sự biến đổi chất lượng nước mặt qua các thời kỳ khác nhau).

Bảng 6.1.2 - Biểu mẫu theo dõi Hàm lượng các chất thể hiện ô nhiễm các chất hữu cơ nước mặt trong các thời gian hoạt động khác nhau của NMNĐ.

(giá trị trung bình)Đơn vị: mg/m3

Khu vực1990

*

1995

**

1999

***

2000

****

2001TCVN

1 Nước măt sôns thương lưu (sông... ):-Độ pH: 6-8,5/

5,5-9

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 27/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Nguồn: * (TK ...),....****** (TK 7). TCVN 5942-1995:

-Ô xy hòa tan (DO, mg/1):-Nhu cầu ô xy hóa học(COD, mg/1);-Nhu cầu ô xy sinh học(BOD5, mg/I):-Coliform (MPN/100ml):

>6/>2

<10/<35

<4/<25 5000/ 10000

2 Nước măt sôns ha lưu (sông..... ):-Độ pH:

- Ô xy hòa tan (DO, mg/1):- Nhu cầu ô xy hóa học(COD, mg/1):- Nhu cầu ô xy sinh học (BOD5, mg/1);- Coliform (MPN/199ml):

6-8,5/ 5,5-9 >6/>2

<10/<35

<4/<25 5000/ 10000

3 Nước mãt ao hồ canh kênh thải nước tuần hoàn:-Độ pH:

- Ô xy hòa tan (DO, mg/1):- Nhu cầu ô xy hóa học(COD, mg/l):- Nhu cầu ô xy sinh học(BOD5, mg/l):- Coliform (MPN/100ml):

6-8,5/ 5,5-9 >6/>2

<10/<35

<4/<25 5000/ 10000

4 Nước niăt ao hồ canh kênh thải nước lắng trong tro xỉ: -Độ pH:

- Ô xy hòa tan (DO, mg/1):- Nhu cầu ô xy hóa học (COD, mg/1);- Nhu cầu ô xy sinh học (BODj, mg/1):-Coliform (MPN/lOOml):

6-8,5/ 5,5-9 >6/>2

<10/<35

<4/<25 5000/ 10000

Mức A/B\ A- Dùng cho cấp nước sinh hoạt (phải xử lí).B- Dùng cho các mục đích khác (trừ cấp nước

nông nghiệp và thủy sản coa quy định riêng).

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 28/63

Hướng dăn đánh giá tác dộng môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Nhân xét:Các kết quả có được trong bảng trên cho ta thấy................

6.1.3 c)- Ô nhiễm nhiệt độ, dầu mỡ và các chất độc hại

Các cơ sở công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường do dầu mỡ, các hóa chất độc và kim loại nặng độc hại.

Trong bảng 6.1.3 trình bầy mẫu biểu so sánh các số liệu phân tích hàm lượng các chất kể trên trong nước mặt tại khu vực của một NMNĐ.

Bảng 6.1.3- Mẫu biểu theo dõi hàm lượng dầu, chất độc hại và kim loại nặng trong nước mặt trong các thời gian hoạt động của NMNĐ

(giá trị trung bình)

Đơn vị: mg/m3

T T

Khu vực1990

*1995***

1999 2000 Tiêu chuẩn TCVN 5ỈÍ ĩjt J{c #

1 Nước inăt sông thương lưu (sông... ):-Asen (thạch tín, As):-Bari (Be):-Cadmi (Cd):-Chi(Pb):-Crom VI (Cr VI):-Crom III (Cr III):-Đồng (Cu):-Kẽm (Zn):-Mangan (Mn):-Niken (Ni):-Sắt (Fe):-Thủy ngân (Hg):-Thiếc (Sn):-Amoniac (theo N):-Florua:-Nitrat (theo N):-Nitrit (theo N):-Xianua:-Phenola (tổng số);-Dầu mỡ:-Chất tẩy rửa:-Chất bảo vệ thực vật (trừDDT):- DDT:-Độ phóng xạ oc:

0,05/0,11/4

0,01/0,02 0,05/0,1 0,05/0,05

0,1/10,1/1

1/20,1/0,80,1/1

1/2 0,001/0,002

1/20,05/1 1/1,510/15

0,01/0,05 0,01/0,05 0,001/0,02 không/0,3

0,5-0,5

0,15/0,15 0,01/0,01

Ó, 1/0,1

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 29/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

-Độ phóng xạ P:-Nhiệt độ (°C):

1,0/1,0

2 Nước măt sông ha ỉim

0,05/0,1 1/4

0,01/0,02 0,05/0,1 0,05/0,05

0,1/10,1/1

1/20,1/0,80,1/1

1/2 0,001/0,002

1/20,05/11/1,5 '10/15

0,01/0,05 0,01/0,05

0,001/0,02 không/0,3

0,5-0,5

0,15/0,15' 0,01/0,01

0,1/0,11,0/1,0

(sông-Asen (thạch tín, As):-Beri (Be):-Cadmi (Cd):-Chì(Pb):-Crom VI (Cr VI):-Crom III (Cr III):-Đồng (Cu):-Kẽm (Zn):-Mangan (Mil):-Niken (Ni):-Sắt (Fe):-Thủy ngân (Hg):-Thiếc (Sn);-Amoniac (theo N):-Florua:-Nitrat (theo N):-Nitrit (theo N):-Xianua:-Phenola (tổng số):-Dầu mỡ:-Chất tẩy rửa:-Chất bảo vệ thực vật (trừDDT):-DDT:-Độ phóng xạ oc:-Độ phóng xạ P:

3 Nước măt ao hồ canh kênh thải nước tuần hoàn:-Asen (thạch tín, As):-Bari (Br):-Cadmi (Cd):-Chi(Pb):-Crom VI (Cr VI):-Crom III (Cr III):-Đồng (Cu):-Kẽm (Zn):-Mangan (Mn):-Niken (Ni):-Sắt (Fe):-Thủy ngân (Hg):-Thiếc (Sn):-Amoniac (theo N):

0,05/0,1 1/4

0,01/0,02 0,05/0,1 0,05/0,05

0,1/10,1/1

1/20,1/0,80,1/1

1/20,001/0,002

1/2 0,05/1

KTN96-02.NC.cỉoc/9/4/01 30/63

Hướng dãn đánh giá lác động môi trường các nhà máy nhiệt điộn.

-Florua:-Nitrat (theo N):-Nitrit (theo N):-Xianua:-Phenola (tổng số):-Dầu mỡ:-Chất tẩy rửa:-Chất bảo vệ thực vật (trừDDT):-DDT:-Độ phóng xạa:-Độ phóng xạ P:

1/1,510/15

0,01/0,050,01/0,05

0,001/0,02 không/0,3

0,5-0,5

0,15/0,15 0,01/0,01

0,1/0,!1,0/1,0

4 Nước măt ao hồ canh kênh thải nước lắng trong tro xỉ:-Asen (thạch tín, As):-Bari (Br):-Cadmi (Cd):-Chi(Pb):-Crom VI (Cr VI):-Crom III (Cr III):-Đồng (Cu):-Kẽm (Zn):-Mangan (Mn):-Niken (Ni):-Sắt (Fe):-Thủy ngân (Hg):-Thiếc (Sn):-Amoniac (theo N):-Florua:-Nitrat (theo N):-Nitrit (theo N):-Xianua:-Phenola (tổng so):-Dầu mỡ:-Chất tẩy rửa:-Chất bảo vệ thực vật (trừDDT):- DDT:- Độ phóng xạ a:- Độ phóng xạ P:

0,05/0,11/4

0,01/0,02 0,05/0,1' 0,05/0,05

0,1/10,1/1

1/20,1/0,80,1/1

1/2 0,001/0,002

1/2 0,05/11/1,510/15

0,01/0,05 0,01/0,05

0,001/0,02 không/0,3

0,5-0,5

0,15/0,15 0,01/0,01

0,1/0,!1,0/1,0

Nguồn: * (TK...)**

KTN96-02 .NC.doc/9/4/01 31/63

Hướng dãn đánh giá lác dộng môi trường các nhà máy nhiệt diện.

****** (TK 7). TCVN 5942-1995:Mức A/B: A- Dùng cho cấp nước sinh hoạt (phải xử lí).

B- Dưng cho các mục đích khác (trừ cấp nước nông nghiệp và thủy sản có quy định riêng).

Nhân xét:Theo các số liệu có được trong bảng trên, so sánh với tiêu chuẩn TCVN về chất

lượng nước mặt chúngta có những nhận xét quan trọng sau đây:

-Trong TCVN chưa có quy định về nhiệt độ môi trường nước mặt, song nếu so sánh với yêụ cầu thông thường để nuôi trổng thủy sản nhiệt độ nước không được vượt quá 40°C, thì số liệu hiện có nằm trong yêu cầuAó.

6.1.4- Tác động của NMNĐ tói chất tượng nước ngầm

Chất lượng nước ngầm có thể bị ô nhiễm do sự thẩm thấu các chất thải từ bãi thải tro xỉ hoặc từ tầng nước mặt bị ô nhiễm.

Chất lượng nước ngầm tại khu vực NMNĐ được giám sát thông qua việc phân tích nước trong các lỗ khoan khảo sát, hoặc tiện lợi hơn trong các giếng đào và giếng khoan của nhân dân địa phương gần khu vực hồ thải tro xỉ và cạnh kênh dẫn nước lắng trong chảy ra môi trường.

Trong bảng 6.1.4 trình bầy mẫu biểu theo dõi và so sánh các số liệu phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực của một NMNĐ.

Bảng 6.1.4- Mẫu biếu theo dõi chất lượng nước ngầm khu vực NMNĐ (Nước giếng đào và khoan gần hồ thải xỉ, giá trị trung bình)

Đon vị: mg/m’

T T

Khu vực1990

*1995 ***

1999****

2000 Tiêu chuẩn TCVN **í:***

1 pH 6,5 - 8,5Màu (PtCo) 5-50Độ cứng (theo CaCO,) 300 - 500Chất rắn tổng số 750- 1500Asen 0,05Cadimi 0,01CỊorua 200 - 600Chì 0,05Crom (VI) 0,05Xianua 0,01Đồng 1,0Florua 1,0

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 32/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt diện.

Kẽm 5,0Mangan 0,1 -0,5Nitrat 45Phenol a 0,001Sắt 1 -5Sunfat 200 - 400Thủy ngân 0,001Selen 0,01Fecal coli (MPN/10Ơ ml)

không

Coliform (MPN/100 ml)

3

Nguồn: * (TK....)**

****** (TK 7). TCVN 5944-1995

Nhân xét:So sánh các số liệu có trong bảng trên chúng ta thấy..........

Nói chung, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngầm, nước mặt và đất đai bởi các kim loại nặng độc hại cẩn phải được định kỳ giám sát và theo dõi chặt chẽ, bởi vì điều đó đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân và các nhu cầu dân sinh khác.

6.1.5- Chất lượng nước thải của NMNĐ

Trong bảng 6.1.5 trình bầy mẫu biểu theo dõi và so sánh các số liệu về chất lượng nước thải ra môi trường của một NMNĐ.

Bảng 6.1.5- Mẫu biểu theo dõi chất luợng nuóc thải ra môi trường của NMNĐ (giá trị trung bình)

Đon vị: mg/m3

Loại nước thải1990

*1995 ***

1999****

2000 Tiêu chuẩn TCVN

Nước lắng trong hồ thải xi:

Nhiệt độ:

pH:

BOD5 (20°C)

COD:

40/40/40

6-9/5,5-9/5-9

20/50/100

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 33/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 34/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Florua:

Phenola:

Sulfua:

Xianua:

Coliform:

Tổng độ ph. xạ a:

Tổng độ ph. xạ p:

Thuốc trừ sâu:

Formadehyde:

Permanganate:

0,1/1/10

1/2/5

0,001/0,05/1

0,2/0,5/1

0,05/0,1/0,2

5000/10000/-

0,1/0,!/-

1,0/1,0/-

Nước kênh thải tuần hoàn:

Nhiệt độ (°C):

pH:

BOD, (20°Q:

COD:

Rắn lơ lửng:

Rắn hòa tan:

Rắn tổng số:

Asen:

Cadmi:

Chì:

Clo dư:

Crom (VI):

40/40/40

6-9/5,5-9/5-9

20/50/100

50/100/400

50/100/200

0,05/0,1/0,5

0.01/0,02/0,5

0,1/0,5/1

1/2/2

0.05/0.1/0,5

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 35/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Crom (III):

Dầu mỡ khóang:

Dầu đ.th. vật:

Đồng:

Kẽm:

Mangan:

Niken:

Photpho hữu cơ:

Photpho tổng số:

Sắt:

Tetracloetylen:

Thiếc:

Thủy ngân:

Tổng nitơ:

Tricloetylen:

Amoniac (theo N):

Florua:

Phenola:

Sulfua:

Xianua:

Coliform:

Tổng độ ph. xạ a:

Tổng độ ph. xạ p:

Thuốc trừ sâu:

0,2/1/2

kphđ/1/5

5/10/30

0,2/1/5

1/2/5

0,2/1/5

0,2/1/2

0,2/0,5/1

4/6/8

1/5/10 '

0,02/0,1/0,1

0,2/1/5

0,005/0,005/0,01

30/60/60

0,05/0,3/0,3

0,1/1/10

1/2/5

0,001/0,05/1

0,2/0,5/1

0,05/0,1/0,2

5000/10000/-

0,1/0,1/-

1,0/1,0/-

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 36/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiột điên.

Formadehyde:

Permanganate:

-

Nguồn: * (TK** (TK....)

****** (TK 7). TCVN 5945-1995: Mức A/B/C:< A - Được phép (hải vào nguồn nước cấp sinh hoạt.< B - Được phép đổ vào vùng nước giao thông đường thủy.B < - < c - Chỉ được đổ vào những nơi quy định.> c - Không được thải ra môi trường.

Nhân xét:Các số liệu so sánh trong bảng trên cho thấy....

Đối với nước tuần hoàn sau khi làm mát thiết bị (trong kênh xả) có nhiệt độ đạt tiêu chuẩn TCEVquy định (<4Ơ’C).

Chương 7- Tác động môi trường đất (thạch quyển)

7.1- Chất lượng đất trồng và tác động của NMNĐ

Ô nhiễm đất trồng được quan tâm trước tiên nếu như xỉ than, nước thải có nhiều kim loại nặng độc hại và lẫn nhiều dầu nhiễm vào đất trồng như trên đã trình bầy. Mặt khác trong trường hợp thành phần kim loại độc hại không có hoặc quá nhỏ thì xỉ than hoặc nước thải có thể được phép sử dụng trong việc cải tạo đất trồng như một loại phân vô cơ. Các thành phần khí axit có trong khói cắc NMNĐ cũng làm ò nhiễm đất trồng do mưa axit.

Quá trình xói mòn đất cớ thể xẩy ra do trong quá trình xây dựng nhà máy đã chật phá nhiều cày xanh, đào xúc, san lấp mặt bằng không có sự quan tâm đúng mức. Ở nhiều nước nghèo khi xây dựng dự án còn chưa chú ý tới vấn để cây xanh và vùng ngoại vi của nhà máy. Nhiều nhà máy hoạt động nhiều năm các đồi cây bị chặt phá, khai thác đất đá vẫn không được phủ xanh trở lại. Sự thiếu quan tâm đó là nguyên nhân của xói mòn và hoang hóa đất đai.

Môi trường đất bị tác động do ảnh hưởng của bụi tro bay ra từ ống khói và khu vực nhà máy, do các nguồn nước thải ra sông rồi được tưới lên đất, do bùn vét từ các kênh dẫn nước thải vv...

7.1.1- Đánh giá tác động đất trồng trọt

Để đề phòng các tác động xấu dãn đến làm ô nhiễm đất trồng trọt, thông qua sự ô nhiễm lương thực, thực phẩm có hại cho sức khỏe con ngừơi, chúng ta cần phân tích và theo dõi, so sánh các số liêu chất lượng đất khu vực NMNĐ. Trong bảng 7.1 dưới đây trình bầy mẫu biểu theo dõi, so sánh các chỉ tiêu chất lượng đất trồng trọt trong khu vực có NMNĐ.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 37/63

Hướng dãn đánh giá lác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Bảng 7.1- Mẫu biểu theo dõi, so sánh chất lượng đất trồng trọt trong khu vực có NMNĐ*

Đơn vị: mg/100g đất.Tên chất Đất

Đấtkhông

cótưởi tưới

tro xi tro xỉ

TCVN**

Độ sâu (mm) 0-15 16-30 31-50 51-70

P^KCI 4,0/5,6 4,2/5,0 3,8/5,2 3,8/4,2

Mùn (%) 3,2/2,1 2,8/0,7 1,9/1,5 1,6/1,2

M....Ẳ thủy phân 4.5/5,5 2,5/4,2 1,9/2,0 1,9/3,5

P2O5 2,9/3,5 Ị,5/3,2 0,9/1,2 0,7/3,1

Fe3+ 98/102 121/111 145/98 102/59,5

Cu2+ 0,1/0,5 0,1/0,3 0,2/0,1 0,3/0,1

Pb2+ 2,1/2,5 3,2/3,5 3,5/3,2 4,2/4,5

Zn2+ 0,3/0,5 0,28/0,3 0,25/0,1 0,3/0,1

Cd2+ 0,05/vết vết/vết 0,03/0 vết/0,01

Ni2+ vết/o 0/0 o/vết vết/o

Cr6+ 0,1/0,05 0,1/0,1 vết/o o/vết

Al3+ 2,08/3,2 9,66/7,5 25,2/8,2 12,8/11,0

k2o 4,2/5,5 3,08/3,0 2,5/2,3 1,06/1,1

Nguồn: * - (TK....): - Mẫu đất khu vực không sử dụng nước tưới tro xỉ/ Mẫu đất sử dụng nước tro xỉ để tưới.

** - TCVN (chưa có quy định)

Nhân xét:

Độ chua'. Theo (TK...) đất trồng trọt tại các cánh đồng khu vực NMNĐ kể trên vốn thuộc loại đất phèn feral it, có độ chua tăng dần theo chiều sâu (độ pH giảm, Al3+ tăng). So sánh đối chứng với đất sử dụng nước tưới là nước có lẫn nước lắng trong từ hổ chứa xỉ chẩỵ ra (trên cánh đồng ....), chúng ta thấy rằng nước láng tro xỉ có tác dụng làm giảm độ chua của đất, điều đó có lợi cho cây trồng.

KTN96-02.NC.doc/9/4/t) 1 38/63

tỉộ phì'. Độ phì hay độ mầu mỡ của đất thể hiện qua thành phần các chất dinh dưỡng cho cây (Nthliy phfln, P2O5). Theo số liệu so sánh trong bảng trên ta thấy nước lắng tro xỉ có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên tỷ lệ % mùn (làm xốp và tơi đất) bị giảm đi vì thành phần khoáng chất trong đất tăng lên (do nước tro xỉ cung cấp). Để giữ được độ mùn ổn định người canh tác cần bón thêm các loại phân hữu cơ có độ mùn cao.

Kim loại nặng. Các kim loại nặng độc hại có tính bảo tồn, tích tụ trong đất, có thể gây độc hại cho con người thông qua các sản phẩm trồng trọt và vật nuôi. Theo kết quả so sánh trong bảng trên một sò thành phần kim loại nặng có tăng lên trong đất sử dụng nước láng trong tro xỉ (Cu, Pb, Zn). Song sự tăng này không nhiều (trong 10 năm hoạt động của NMNĐ Phả lại 1). Hiện tại chúng ta chưa có đủ các tiêu chuẩn phân loại ô nhiễm đất, do đó chúng ta chưa có mức giới hạn thành phần các kim loại nặng trong đất trồng trọt (mới có quy định cho các hóa chất bảo vệ thực vật). Tuy nhiên chúng ta vẫn cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ sự tăng hàm lượng các kim loại nặng trong đất trồng vì điều đó có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của nhân dân.

7.1.2- Thành phần chất lượng bùn láng

Trong bảng 7.2 trình bầy mẫu biểu theo dõi các số liệu phân tích thành phần các chất có trong bùn lắng của hổ thải xỉ và kênh dẫn nước thải lắng trong của một NMNĐ.

Bảng 7.2- Mẫu biểu theo dõi thành phần các chất trong bùn lắng khu vựcNMNĐ*.

Đơn vị: mg/100g bùn lắng.Tên chất Sông Hồ xỉ Hồ xỉ Kênh dẫn nước tro xỉ

đầu giữa cuối (TB)TCVN

**

P^KCI

Mùn (%)

N..1 thùy phân

p205Ca2+

Mg2+

Fe3+

Al3+

Cu2+

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 39/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường cấc nhà máy nhiệt điện.

Nguồn: * - (TK....)** - TCVN (chưa có quy định).

As2+

Pb2+

Cd2+

Cr6+

Hg

Nhân xét:Nghiên cứu các kết quả phân tích bùn lắng có trong bảng trên chúng ta có những

nhận xét sau đây:..................

ù

Chương 8- Tác động môi trường sinh vật (sinh quyển)

8.1- Hệ sinh thái động thực vật và tác động của NMNĐ

Như trên đã trình bầy các ô nhiễm không khí, nước, đất do hoạt động của NMNĐ gây ra đã lính hưởng trực tiếp lới quyển sinh vật, bao gồm cả thực vật, động vật dưới nước và trên cạn.

Việc xây dựng các nhà máy quá gần các khu vực bảo tồn thiên nhiên cần phải xét đến các yếu tố, sao cho sự hoạt động của nhà máy và con người không xua đuổi hoặc hủy diệt các loài thú, loài cây quý hiếm, đang được bảo tồn. Việc đắp đập lấy nước cũng gây những ảnh hưởng lớn tới đời sống của thủy sinh vật như làm mất di nguồn cung cấp thức ăn theo dòng chầy vốn có từ lâu đời đối với chúng, làm thay đổi độ mặn hợp /í hoặc làm cản trở di chuyển trong cắc mùa sinh đẻ đối với một số loài thủy sản. Việc dâng nước lên làm ngập đất đai và rừng cây cũng ảnh hưởng tới các loài thực vật

và động vật. Tuy nhiên trong những vấn đề kể trên cũng có những yếu tố nào đó tác động tích cực đối với một số loài, chúng ta cần phải tận dụng. Ví dụ sự tích nước có thể bảo đảm hơn sự tồn tại của một số loài về mùa kiệt nước hpặc phát triển số lượng của chúng. 1

Xem xét tác động của các NMNĐ tới quyển sinh vật chúng ta xem xét các tác động của chúng tới thảm thực vạt, động vật trên cạn và động thực vật dưới nước.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 x 40/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

8.2- Tác động của NMNĐ tói động thực vật trên cạn

8.2.1- Ảnh hưởng tói năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi

Các chất thải có hại (bụi chất độc) của NMNĐ ra khí quyển và môi trường nước nếu vượt quá các tiêu chuẩn cho phép có thể gây tác hại cho động thực vật như gây ô nhiễm sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, giảm năng suất cây trồng, thậm chí gây ra huỷ diệt một số loài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính đa dạng sinh học và sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

Về nguyên tắc, nếu bụi bẩn đọng nhiều trên lá cây sẽ làm giảm khả năng quang hợp và trao đổi chất của thực vật, gày bệnh tật cho đàn gia súc. Các chất khí axit có thế gây thối rữa lá cây, nhất là các loại rau mầu, gây bênh loét lở, đau mắt hoặc nhiễm độc cho đàn gia súc. Tuy nhiên một số khoáng chất và chất khí thải ra lại có tác dụng làm tăng độ phì của đất, có lợi cho cây trồng.

NMNĐ nằm ở vùng địa lý nào sẽ gây ảnh hưởng cho thảm thực vật của vùng lân cận xung quanh đó, nhất là những nơi ảnh hưởng trực tiếp của khói, tro xỉ và nước thải quá quy định cho phép. Trong bảng 8. ỉ dưới đây trình bầy mẫu biểu theo dõi và so sánh sản lượng và năng suất cây trồng và vật nuôi tại các vùng xung quanh một NMNĐ.

Bảng 8.1- Mầu biểu thống kê, theo dõi, so sánh sản lượng lương thực, năng suất lúa và đàn gia súc *.

Tên 1990 1991 1992 1993 1994Diên tích cây lương thực:

Cả nước (10? ha) 7 089,6 7 110,9 7 448,0 7 796,7 7 809,0Tỉnh chịu ảnh hưởng 233,3 224,1 232,0 241,3 238,4

....... 279,3 267,4 277,9 286,1 284,4Sản lượng lương thực:

Cả nước (1 o1 ha) 21 488,5 21 989,5 24214,6 25 501,7 26 195,5Tỉnh chịu ảnh hưởng 600,0 493,7 665,7 715,1 640,1

....... 894,1 773,1 1 086,3 1 253,5 1 079,6Bình quân lương thực quy thóc:

Cả nước (kg/người) 332,2 324,4 324,9 348,9 359,0ĐB sông Hồng - 294,5 256,5 346,4 389,8

Tỉnh chịu ảnh hưởng 336,4 382,7 227,2 300,0 314,1400,7 357,2 302,6 415,6 470,8

Năng suất lúa cả năm Cả nước (kg/người) 31,9 31,1 33,3 34,8

Tỉnh chịu ảnh hưởng 27,1 20,2 28,2 31,2....... 34,0 27,8 39,0 46,7

Huyện.....** - - - - 37,7/29,3

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 41/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiột diện.

Nguồn: * (TK.....). ** Vụ mùa/Vụ chiêm xuânNhân xét:

Thị trấn......** - - - - 36,1/40,7

Tổng đàn gia súc:

a) Trâu:Cả nước(103 con) - - 2 886,5 2 960,8 - -

Tỉnh chịu ảnh hưởng - - 172,1 176,9 - -....... - - 64,6 64,4 - -

Huyện ......... - - - - - 11,0

b) Bò:Cả nước(103 con) - - 3 201,8 3 333,0 - -

Tỉnh chịu ảnh hưởng - - 76,3 82,7 - -....... - - 45,8 52,6 - -

Huyện.......... - - - - 1,8

c) Lợn:Cả nước (103 con) - - 13 891,7 14 873,9 - -

Tỉnh chịu ảnh hưởng - - 662,5 715,4 - -....... - - 617,2 682,2 - 46,5'

Theo số liệu thống kê trên đây, ta thấy năng suất lúa và đàn gia súc vẩn tăng đều hàng năm. Nếu so sánh tỷ lệ tăng năng suất lúa của cả nước thì......

8.2.2- Ô nhiễm lương thực, thực phẩm

Trong bảng 8.2 dưới đây trình bầy mẫu biểu theo dõi, so sánh hàm lượng các kim loại nặng có trong một số sản phẩm nông nghiệp (rau, quả, lương thực) ở khu vực của một NMNĐ.

Bảng 8.2- Mẫu biểu theo dõi hàm lượng kim loại nặng trong thảm thực vật trên cạn tại khu vực có NMNĐ*.

Đơn vị: ppm (0,lmg/100g).N Cánh đồng Sản phẩm Cu Pb Mn Cd As Hg1 ........... Khoai lang 0,0193 0,0248 0,119 0,030 0,100

Đậu 0,0090 0,0140 0,181 0,021 0,000Cà chua 0,0178 0,0140 0,117 0,018 0,000Su hào 0,0103 0,0105 0,097 0,027 0,000

Trung bình 0,0141 0,0158 0,129 0,024 0,0252 ............. Khoai lang 0,0193 0,0000 0,402 0,027 0,200

Khoai lang 0,0230 0,0140 0,283 0,020 0,000Trung bình 0,0210 0.0070 0,343 0,024 0,100

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 42/63

1 lường dân đánh giá lác dộng môi nường các nhà máy nhiệl diện.

Nguồn; * (TK......).

Nhân xét:Theo kết quả phân tích trong bảng trên chúng ta nhận thấy hàm lượng Mn có

trong các sản phẩm nông nghiệp khá cao. Đặc biệt chúng ta cần cần lưu ý tới hàm lượng As có trong khoai lang......

8.3- Tác động của NMNĐ tói động thực vật dưới nước

Bụi tro, khí axit rơi xuống nước, và đặc biệt là các loại nước thải ra từ nhà máy rất ảnh hưởng tới hệ động thực vật (HĐTV) dưới nước (sơ cấp và cao cấp).

Để xem xét tác động của NMNĐ Phả lại 1 tới HĐTV dưới nước cần phải tiến hành lấy mẫu phân tích tại các thủy vực khác nhau tại khu vực có NMNĐ để’ nghiên cứu, đối chiếu và phân tích. Điều quan tâm của chúng ta là xem xét các ảnh hưởng của dự án đối với thành phần chủng loại và mật độ các loài thuộc HĐTV có truyền thống và hiện đang sinh sống trong khu vực.

Trong bảng 8.3 trình bầy mẫu biểu so sánh tương đối thành phần thực vật phù du trong một số thủy vực đặc trưng tại khu vực của một NMNĐ.

Bâng 8.3 - Mẫu biểu so sánh chủng loài thực vật phù du tại các thủy vực quanh khu vực có NMNĐ *

N TênSông... (thượng

lưu)

Sòng ...

(hạ lưu)Ao, hồ

1 Tảo mát (Euglenophyta): 2 1 31.1 Euglena acus Ehr X X -1.2 Euglena intennedia (Klebs) Schmitz X - X1.3 Euglena deses Ehrb - - -1.4 Euglena velata Klebs - - X

• X

2 Tảo vàng (Xanthophyta); 1 2 12.1 Goniochloris mutica (Abaun) Fott - X X2.2 Hcterothrix thribonemoides X X -

3 Tảo Silic (Bacílariophyta): 17 16 203.1 Melosira granulata (Ehr) Ralfs X X X3.2 Melosira varians X X X3.3 Melosira italica (Ehr) Kutz. L - - X3.4 Melosira italica var tenuissma X - X3.5 Melosira distans (Ehr) Kutz X X X3.6 cyclotell catenata Brun - - X3.7 Synedra ulna (Nitsch) Ehr X X X3.8 Synedra acus Kutz X X X

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 43/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Nguồn: * (TK.....)

3.9 Eunotia arcus - - X

3.10 Cymbela lanceolata X X X3.11 Frustulia romboldes X X X3.12 Amphora oval is X X X3.13 Gyrosigma attenuatum X X X3.14 Pleurosigma X X X3.15 Nitzschia linearis X X X3.16 Nitzschia sigmoldea X X X3.17 Nitzschia hantzchia X X X3.18 Gomphonema acuminatum X X X3.19 Surlerella ovata X X X3.20 Tabelaria fenetrata X X X

4 Vi khuẩn lam (Cyanobetcte phyta): 8 6 124.1 Chroococcus limneticus X X X4.2 Chroococcus turgidus X - X4.3 Microcytis aeriginosa Kutz X X X4.4 Merismopedia glauca (Ehr) Nag - - X4.5 Coelosphaerium kuetzzinggianum Nag - - X4.6 Spirulina abbreviata - - X4.7 Lyngbya martesiana - - X4.8 Lyngbya limetica Lemm X X X4.9 Oscillatoria punceps X X X4.10 Oscillatori bvevis X X X4.11 Oscillatori vedeckei van Goor X X X4.12 Romeria sp. X - X

5 Tảo lục (Chlorophyta): 5 6 125.1 Monomastrix opisthostigam Scherff X X X5.2 Pediastrum chlathratum var. asperum X X X5.3 Chlorella saccarophila V. ellipsoidea

(Greneck - Fott & Novacova)- X X

5.4 Clorella vulgaris Beij - X X5.5 Chlorococcum infusionum X X X5.6 Tetraedron minimum (A.Br) Hansg X X X5.7 Tetraedron muticum X - X5.8 Tetraedron candatum (Corcla) Hensg - - X5.9 Tetraedron triangulage Korsch - - X5.10 Scenedesmus acuminatus (zagerh chod) - - X5.11 Scenedesmus incrasatus Bohl - - X5.12 Scenedesmus opoliensis Richter - - X

Tổng cộng: 33 31 48

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 44/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điên.

Trong bảng 8.4 và 8.5 trình bầy mẫu biểu thống kê, so sánh các chủng loài động vật phù du cỏ trong các thủy vực tại khu vực của một NMNĐ:

Báng 8.4 - Mẫu biểu so sánh chủng loài động vật phù du và động vật đáy tại các thủy vực có NMNĐ *

Nguồn: * (TK....).

N TênSông... (thượng

lưu)

Sông...

(hạ lưu)Ao, hồ

1 Động vật phù du: 25 27 32Sinh khối cá thế (đon vị/nr’): 570-702 550-626 680-1026

1.1 Trùng bánh xe (Rotatori) 5 (20%) 7 (26%) 13 (41%)1.2 Giáp xác râu nghành (Cladocera) 9 (36%) 10 (37%) 9 (28%)1.3 Giáp xác chân chèo (Copepoda) 7 (28%) 5 (18,5%) 7 (22%)1.4 Giáp xác hai vỏ (Ostracoda) 4(16%) 5 (18,5%) 3 (9%)

2 Động vật đáy:Sinh khối cá thể (đơn vị/m3): 123-210

25 28 24

2.1 Giun ít tơ (Ologochaeta) 6(11%) 5 (18%) 11 (46%) ■2.2 Ôc (Gatropoda) 11 (44%) 13 (465) 7 (22%)2.3 Giáp xác đáy (Decapoda) 7 (28%) 7 (25%) 5 (21%)2.4 ... (Amphipoda) 1 (4%) 3 (11%) 1 (4%)

Bảng 8.5 - Mẫu biểu thống kê tên một sô chủng loài động vật phù du và động vật đáy tại các thủy vực có NMNĐ *

A

A-l1.11.21.31.4

Đông vât phù du: 17

Giáp xác râu ngành (Cladocera):7Bominia longizostrisDiaplaosoma sarsiMoina dubia de Guerne et RichaedMoinadaphnia

1.51.61.7

Chydorus sphaericus Pleuroxus sinilis Alona rectangula

A-2 Giáp xác chân chèo (Copepoda): 62.42.1 Phylodiaptomus tunguidus Microcyelops varieans

2.2 Microcyelops varicans 2.5 Microcyelops leuccanti2.3

A-3 3.1

A-4

Mongolodiaptomus formosanus

Giáp xác hai vỏ (Ostracota): 1Cypris sublobosa

Trùng bánh xe (Rotatoria): 3

2.6 Thermocyetops hyalumus

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 45/63

Hướng dân đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Nguồn: * (TK....).

4.14.2

Rotaria nepturiaRotaria rotaria

4.3 Philodina roseola

B Đông vât đáy: 37

B-l Giun ít tơ (Oligochaeta): 31.1 Branchiod rilusemperi 1.3 Limnodrulus hoffmeisteri1.2 Branchiura sonerbyi

B-2 Giáp xác đáy (Decapoda); 12.1 Macrobrachium nipponense

B-33.1

Oc(Gutropoda):Melandoides tuberculatus

33 3.18 Brachionus angularis3.23.33.4

Sinotaria aeruginosa Cobicula cyrenifrmis Chironomis

3.193.203.21

Brachionus budapestinensisBrachionus calyciflorusBrachionus diversicoris

3.5 Trichocerca sinillis 3.22 Brachionus caudatus3.6 Trichocerca tigris 3.23 Brachionus forficula3.73.83.9

3.10

Trichocerca capucina Trichocerca cylindrina Trichocerca longgisetta Trichocerca rattus

3.243.253.263.27

Brachionus falcatus Brachionus ureceus Brachionus quadridentatus Platyias Patulus

3.11 Trichocerca pusilla 3.28 Keratenlla Cochlearis3.12 Trichocerca truncatrun 3.29 Keratenlla Tropica3.13 Trichocerca vulgaris 3.30 Anuracopsis fissa3.143.15

Trichocerca sieboldiLecane leontina

3.313.32

PompholyxomplanataFilinia Branchiala

3.16 Lecaneluna 3.33 Hexathara mira3.17 Lepadella patella

Nhân xét:Theo kết quả phân tích, thống kê trong các bảng trên chúng ta thấy rằng tổng số

có 50 loài thực vật phù du, 32 loài động vật phù du và 37 loài động vật sông ở đây các lưu vực khác nhau ở thuỷ vực khu vực NMNĐ kể trên.

Kết quả so sánh cho thấy rằng,......Điều đó chứng tỏ chưa có các biểu hiện tác động xấu của NMNĐ kể trên tó/ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật phù du.

Trong bảng 8.6 và 8.7 dưới đây trình bầy mẫu biểu so sánh ảnh hưởng của các điểm nhập lưu của các nguồn nước xả (nước tuần hoàn, nước lắng trong tro xỉ) của một NMNĐ tới đời sống của các sinh vật dưới nước.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 46/63

Hưóng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệl điên.

Bảng 8.6- Mẫu biểu so sánh ảnh hưởng của nước xả NMNĐ tại các điểm nhập lưu tói thực vật phù du *

Mật độ sinh khôi: Đơn vị/l.

Điểm lấy mẫuTảo silic

(Bacilỉrio phyta)

Tảo lục (Chlorop

hyta)

VK lam (Cyanoph

yta)

Tảo vàng (Xanthop

hyta)

Tảo mát (Eugleno

phyta)Tổng cộng

Sông ....(No ...) 239 10 461 - 116 827Sông ....(No ...) 606 - 147 - - 753

Cửa nhận nước (No ..) 50 - 182 - - 232Cửa xả nước TH (No) 461 - 456 - - 917

Hồ.....(No ...) 3401 113 680 - - 4192Nguồn: * (TK....)

Báng 8.7- Mẫu biểu so sánh ảnh hưởng của nước xả tại các điếm nhập lưu tới động vật phù du và động vật đáy tại khu vực NMNĐ *

Mật độ sinh khôi: Đơn vị/m\

Điểm lấy mau

Giáp xác râu

ngành (Cladoce

ra)

Giáp xác chân chèo

(Copeco da)

Trứng tôm

(Shrimp eggs)

Trứng cá

(Fish eggs)

(Lavae)

Tổng ' cộng

Sông ....(No ...) 4326 3918 71 24 8 8347Sông ....(No ...) 2381 3401 136 26 7 5951

Cửa nhân nước (No ..) 2553 2408 67 - - 5028Cửa xả nước TH (No) 1796 5551 82 - - 7429

Hồ.....(No ...) 6514 3686 204 20 8 1043282 1837 - - - 1919

Nguồn: * (TK....)

Nhân xét:

8.4- Tác động tiếng ồn, độ rung và vỉ khí hậu

Sự làm việc của các NMNĐ thường gây ra độ rung và tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh súc giác và thính giác.

Tiếng ồn và độ rung thường sinh ra tại các khu vực máy nghiền than (đặc biệt là máy nghiền sử dụng bi thép), các tua bin, bơm, quạt, máy nổ và xe cộ các loại. Sự xì, nổ của các lò hơi, sự xả hơi cũng gây ra những tiếng động lớn. Ở một số nhà máy vẫn còn sử dụng hệ thống còi tầm, thực tế đó là những nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn rất lớn.

Làm việc trong môi trường có tiéng ồn cao, không có phương tiện bảo hộ thích đáng con người dễ bị suy giảm khả năng thính giác, thậm chí có thể bị điếc. Tiếng ồn lớn ảnh hưởng tới khu vực ngoại vi nhà máy, làm mọi người bị giật mình, mất ngủ, sáo trộn cuộc sống bình yên của con người và sinh vật. Độ rung lớn thường gây ra các bệnh

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 47/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt diện.

nghề nghiệp cho thíìn kinh súc giác và hệ thần kinh trung ương, nlur các bệnh suy giám súc giác, cấc bệnh rim chân tay....

8.4.1- Tác động của tiếng ồn

Vấn đề tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung và vi khí hậu trong các môi trường sản xuất khác nhau (ảnh hưởng tới sức khỏe và điều kiện làm việc của công nhân...) thực tế còn nhiều bàn cãi. Do đó chúng ta chưa có các tiêu chuẩn kể trên (TCVN) mà mới chỉ có các tiêu chuẩn quy định về độ ồn cho phép đối với các loại phương tiện giao thòng đường bộ và cho các khu vực dân cư và công cộng (TCVN 5948-1995, 5949-1995). Vì thế trong tài liệu này chúng ta chí có thế sử dụng các quy định do Nghị định của chính phủ quy định hoặc do ngành y tê' ban hành để xem xét và đánh giá các tác nhân kể trên.

Trong bảng 8.8 dưới đây trình bầy mẫu biểu theo dõi các số liệu đo độ ồn tại một số vị trí bên trong và bên ngoài nhà máy.

Bảng 8.8- Mẫu biểu theo dõi sô liệu đo độ ồn trong và ngoài NMNĐ (giá trị trung bình)

Đơn vị: dBA

T T

Khu vực1990

*1993

**1995 ***

1996***** TC,QĐ

ỉB :Ịc $1 Nhà hành chính: 60/45' °

2 Buồng điều khiển trung tâm: 80/65-’

3 Gian lò hơi: 80/65<2)3.1 Máy nghiền than3.2 Trạm thải xỉ3.3 Quạt khói

4 Gian tuabin máy phát:4.1 Tuabin, máy phát4.2 Máy kích thích4.3 Bơm nước cấp tt

5 Buồng máy nén khí: H

6 Tram bơm dáu: 1»

7 Cấp nhiên_liệụ:- Cảng than n

- Kho than H

- Băng tải than • 1

8 Tram bơm tuần hoàn: n

9 Làng công nhân (....):_______

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 48/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

9

- 6h- 7h- 8h- 9h-lOh-llh-12h-13h-14h-15h-16h-17h-18h-19h-20h-21h-22h-23h-24h- Ih- 2h- 3h- 4h- 5h

Ven quốc lô ■■■.:- 7h- 8h- 9h-1011-llh-1211-13h-14h-15h-16h-20h-21h

60(l>

tl

ft

H

n

tt

60(l> 55'"

n

45(l)

tt

ff

45(l’

80-90° ’H

!t

II

»1

ft

n

ít

ft

ft

11

Nguồn: * (TK....)** )

****** (D- (TRỢ) TCVN<2>' (TK19) - Nghị định Chính phủ.

Nhân xét:Theo kết quả nghiên cứu trong being trên,...........

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 49/63

Hướng dãn đánh giá lác động môi trường các nhà máy nhiệt dien.

8.4.2- Tác động của độ rung

Trong bảng 8.9 trình bầy mẫu biểu theo dõi số liệu đo rung till một số cấc vị trí sản xuất bên trong NMNĐ.

Bảng 8.9- Mẫu biểu theo dõi sô liệu đo rung tại một sô vị trí làm việc trong NMNĐ

(giá trị trung bình)’1’

Đon vị Gia tốc rung đứng / ngang: in/s2

T T

Khu vực1993 1995

***1996 TC,QĐ

#

1 Sàn nhà dầu:- Vị trí 1- Vị trí 2- vị trí 3

0,081/0,057’2'

2 Trạm nén khí:- Giữa sàn đặt máy- Lối đi- Vị trí trực vân hành

3 Sàn tuabin-máy phát: - Đầu tuabin- Cách máy phát 2m- Cốt 5m- Cốt 3m

4 Máy nghiền than:- Cách máy nghiền 4m- Cạnh động cơ- Đầu máy nghiền

Nguồn: * (TK...)** (TKGia tốc rung hiệu dụng, rung đứng / rung ngang.

****** <2) (TK20) - Quy định Bộ Y tế.

Nhân xét:So sánh các số liệu có trong bảng 8.9 với quy định của Bộ Y tế chúng ta thấy:

Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, chúng ta hiện chưa có TCVỉN chính thức về. độ rung trong các co sở sản xuất công nghiệp. Trong nghiên cứu giới hạn ảnh hưởng của rung tới súc khỏe con người còn đang có nhiều bàn cãi. Hơn nữa, để có các ké t

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 50/63

Hướng dăn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

luận đủ tin cậy cần có thêm các số liệu đo lường chuẩn xác khác để khẳng định và đối chứng. Song xét trên quan điểm bảo hộ lao động chúng ta luôn cần áp dụng các biện pháp giảm độ rung và tiếng ồn trong các phân xưởng sản xuất và cách ly chúng đối với những vị trí trực ca vận hành.

8.4.3- Tác động tói vi khí hậu

Các thông số vi khí hậu ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người bao gồm: nhiệt độ và độ ẩm.

Trong bảng 8.10 trình bầy mẫu biểu theo dõi các thông số vi khí hậu tại một số . vị trí sản xuất của NMNĐ, so sánh với số liệu đo khí hậu ngòai trời và quy định của Bô Ỹtê'(TK20).

Bảng 8.10 - Mẫu biểu theo dõi các thông sò vi khí hậu tại một sô vị trí sản xuất của NMNĐ

VỊ trí đo tại vị trí sản xuất / đo ngoài tròi.

T T

Khu vực1999

** Nhiệt độ Co Độ ẩm (%)

2000 ***

2001 ****

TC,QĐ******

1

2

3

4

PX nhiên liệu: (lao động nặng) - Băng tải than - Máy cấp than - Bunke than - Khoang lật toa - Ca bin cẩu bốc dỡ than - Kho than khô - Ca bin máy ủi - Trạm bơm dầu

PX hóa, xử lí nước: (Lao động nặng) - Xử lí nước (khử khoáng) - Kho hóa chất

PX thủy lực: (Lao động nặng) - Bơm tuần hoàn - Bơm cứu hỏa

PX điện:- PĐK Trung tâm- Nhà ắc quy- Trạm nén khí

29/2732/2526/2529/2535/2832/2835/2832/28

28/2827/28

38/2733/28

31/3030/28

• 42/30

Mùa nóng:

Lao động nặng: - Độ ẩm < 80% - Nhiệt độ <_34" -Thông gió 2m/s

LĐ trung bình: - Độ ẩm < 80% - Nhiệt độ <32° -Thông gió 2m/s

LĐ nhẹ: - Độ ẩm < 80% - Nhiệt độ <_30" -Thông gió 2m/s

Nếu độ ẩm >80% tăng tốc độ thông gió >2 m/s và giảm thời gian làm việc.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 51/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Nguổn: * (TK....)****** <2) ‘(TK20) - Quy định Bộ Y tế.

5 PX lò máy :(Lao động nặng)- PĐK khối- Sàn thao tác lò hơi- Đỉnh lò (bao hơi)- Sàn máy cấp than- Khu vực máy nghiền than- Gian tua bin máy phát

31/2734/2739/2730/27 28/2733/28

Nhân xét:

Theo kết quả nghiên cứu thường ở một số vị trí làm việc có nhiệt độ cao hon quy định cho phép của bộ Y tế là: cabin các máy ủi và cần cẩu bốc dỡ than, trạm bom tuần hoàn, trạm máy nén khí, sàn thao tác lò hoi và đỉnh lò (bao hơi). Do đó chúng ta cần có các biện pháp tăng cường thông gió, áp dụng các biện pháp góp phẩn làm giảm nhiệt độ môi trường làm việc cho các vị trí sản xuất nêu trên. Đối với người lao động ở các vị trí này cần có các chính sách bảo hộ lao động cần thiết.

Chương 9- Tác động tới di sản, văn hoá, kinh tê và xã hội (quyến Người)

9.1- Ảnh hưởng của NMNĐ tói di sản, văn hóa, kinh tế và xã hội của con Người

Cuộc sống của con người gắn liền với các giá trị truyền thống về di sản, văn hóa và lịch sử. Xây dựng các dự án phải bảo đảm sự tồn tại và phát triển các giá trị văn hóa địa phương, quốc gia và nhân loại. Khi xây dựng các NMNĐ cần tránh phá hủy các di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Trong những trường hợp cần thiết thì phải di chuyển, phục chế và bảo tồn. Sự hoạt động của các NMNĐ với các chất thải như khói, bụi, nước và tiếng ồn không được làm ảnh hưởng tới các công trình văn hóa kể trên. Mặt khác mặt tích cực của dự án cần được phát huy làm cho nền văn hóa của địa phương ngày càng phát triển và phong phú. Sự tồn tại của NMNĐ với các thành phần cư dân có trình độ văn hóa cao là một yếu tố thuận lợi cho phát triển mặt bằng văn hóa chung của xã hội.

Hiển nhiên rằng xây dựng và hoạt động của các NMNĐ cũng như những công trình kinh tế khác cớ tác động thúc đẩy phát triển kinh /ổ'địa phương và quốc gia. NMNĐ cũng như các nhà máy phát điện khác cung cấp năng lượng điện cho mọi ngành kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Có thể nói ngày nay, trong mọi lĩnh vực cung cấp điện năng trở thành yêu cầu cơ bản cho sự phát triển. Đối với địa phương, nơi tồn tại NMNĐ có điều kiện thuận lợi để thực hiện điện khí hóa và hiện đại hóa sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải, xây dựng, thủ công nghiệp, dịch vụ, văn hóa và các ngành kinh tế khác. Sự tăng trưởng cư

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 52/63

Hướng dân đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

dân với thành phần đòi hỏi nhu cầu sinh hoạt tương đối cao cũng là một yếu tố thúc đẩy quy luật đáp úng cung cẩu của nền kinh tế.

Bên cạnh các yếu tố tác động tích cực, việc xây dựng và hoạt động của các NMNĐ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không thuận lợi đối với địa phương hoặc cục bộ một số cư dân của địa phương, như làm giảm quỹ đất trồng trọt, quyền sử dụng đất, phá dỡ công trình sẩn xuất, thương mại, nhà ở sẵn có, chiếm dụng nguồn nước vv.... Việc phải bắt buộc di chuyển tới nơi ở mới cũng có thể gây nên thiệt hại kinh tê' của nhiều cơ sở kinh tế, thương mại hoặc các gia đình. Nếu việc quan tâm giảm ô nhiễm và bảo vê môi trường được thực hiện không tốt sẽ gây thiệt hại kinh’tế lâu dài cho cư dân của một vùng rộng lớn xung quanh nhà máy như đã trình bầy ở các phần trên. Do đó đối với dự án cần phải xem xét tất cả các yếu tố kể trên và phải xem đó như một yếu tố tác động môi trường sống của con người.

Các tác động xã hội thường đi kèm với tác động văn hóa và kinh tế. Nhìn chung các NMNĐ mang lại các tác động xã hội tích cực. Sự phát triển văn hóa và kinh tế của địa phương sẽ là cơ sở thúc đẩy phát triển phúc lợi xã hội. Các cơ sở như nhà trẻ, trường học, bệnh xá, bệnh viện, các công trình vãn hóa, thể thao, giao thông vân tải... sẽ có cơ hội phát triển. Thành phần cư dân của xã hội cũng thay đổi theo chiều hướng tiến bộ với sự gia tăng thành phần có trình độ văn hóa, kỹ thuật cao, lao động có tổ chức và kỷ luật. Bộ mặt và quan hệ xã hội cũng có nhiều thay đổi tích cực.

9.2- Tác động của NMNĐ tói nền kinh tế:

9.2.1- Cung cấp năng lưọng điện cho mọi ngành kinh tế quốc dân:

Cần đánh giá vai trò cung cấp điện của NMNĐ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, của địa phương, nơi có NMNĐ và của cả Nước nói chung. Trong bảng 9.1 trình bầy mẫu biểu thống kê đánh giá vai trò cung cấp điện của một NMNĐ.

Bảng 9.1- Mầu biểu theo dõi sản lượng điện các năm của NMNĐ.

Năm 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989Sản lượng

(GWh) 56,5 942,2 1508,2 1895,7 2T15,1 2548,6 2069,0

Nhân xét:

Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996Sản lượng

(GWh) 1492,8 1004,2 616,1 396,9 737,2 1665,8 1650,8

9.2.2- Thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại địa phương:

Cần đánh giá so sánh thành phần, cơ cấu, sản lượng, thu nhập ... của các ngành, các hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại của địa phương trước khi có NMNĐ và sự phát triển của các năm sau khi có NMNĐ.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 53/63

Hướng dẫn đánh giá tác dộng môi trường các nhà máy nhiệt điện.

9.2.3- Cải thiện tưới tiêu nông nghiệp

Cần đánh giá vai trò cung cấp nước tưới tiêu cho ngành nông nghiệp của địa phương do hê thống kênh, bơm tuần hoàn của NMNĐ cung cấp. Nêu bật ảnh hưởng của NMNĐ tới phát triển nông nghiệp và lợi ích của người nông dân.

Việc xây dựng các dự án NMNĐ mới không thể không chú ý tới vai trò tưới tiêu cho nông nghiệp, nhất là đối với nước ta hiên ngành nông nghiệp vãn chiếm tỷ trọng quan trọng, liên quan tới cuộc sống của nông dân, chiếm hơn 80% dân số của cả nước.

9.2.4- Sử dụng đất

Cần xem xét ảnh hưởng của NMNĐ tới việc sử dụng đất ở địa phương.Khi xây dựng các NMNĐ mới cần xem xét hạn chế việc sử dụng đất trồng trọt,

phải tân dụng đất đồi gò, hoang hoá không trồng trọt được để không ảnh hưởng nhiều tới quỹ đất nông nghiệp. Đối với địa phương việc giảm quỹ đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, kinh tế các hộ nông nghiệp do vây cần phải quan tâm đến việc giải quyết chính sách đền bù, tuyển dụng lao động và chuyển đổi ngành nghề một cách đúng đắn. Ngoài ra cũng cần có các biên pháp giữ lại và phủ lại đất mầu, phục hoá đất đai, phủ xanh các vùng đất đá bị đào bới, khai thác. Xã hội chúng ta ngày một phát ' triển, văn minh, do vây cần quan tâm đúng mức đến việc bảo đảm di sản đất đai lâu dài cho các thế hệ mai sau.

Bên cạnh các tác động tích cực, cũng cần phải đánh giá đầy đủ các tác động tiêu cực của các NMNĐ tới đất đai, như tác động ô nhiễm đất trồng trọt. Vấn đề này cần phải nhắc lại ở đây và đề ra các biện pháp giảm thiểu cần thiết.

9.3- Tác động của NMNĐ tới văn hóa - xã hội

9.3.1- Phát triển giao thông, đô thị và thay đổi thành phần dân cư:

Cần có các số liệu cụ thể để đánh giá sự phát triển của giao thông, cầu cảng, các cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị, thay đổi thành phần cư dân do tác động của NMNĐ. Cần phân tích đánh giá một cách sâu sắc các tác động tích cự và tiêu cực, đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực. Bảng 9.2 dưới đây trình bầy mẫu biểu thống kê đánh giá thành phần lao động của địa phương một năm sau khi có NMNĐ.

Bảng 9.2- Phân bô thành phần lao động của huyện .... trong năm 2000

Tổng số lao động

Lao động công nghiệp

Nông lâm, Thủy sản

Thương mại Dịch vụ

Lao động các ngành khác

64 769 11 557 47 385 1875 3952100% 17,84% 73,16% 2,89% 6,10%

Nguồn: (TK....)Nhân xét:

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 54/63

Hướng dãn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

9.3.2- Tăng thu nhập của nhân dân địa phưong

Bản thân công nhân nhà iná.y và các xí nghiệp công nghiệp khác thường có thu nhập cao hơn lao động nông nghiệp. Một sô' lượng lớn lao động kỹ thuật được tuyển chọn và đào tạo từ địa phương và các vùng lân cận. Do đó thu nhập cao của họ làm tăng thu nhập bình quân đầu người của các gia đình. Ngoài ra để phục vụ lực lượng lao động kỹ thuật to lớn này đã xuất hiên các cơ sở dịch vụ, cung cấp hàng hóa, lương thực,thực phẩm có ý nghĩa đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Cần phải thu thập các số liệu cụ thể để chứng minh các vấn đề nêu trên và phải phân tích rõ các tác động nào do NMNĐ.

9.3.3- Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa địa phưong

Sự thay đổi thành phần dân cư với sự tăng tỷ lệ lao động kỹ thuật được đào tạo cùng với sự tăng thu nhập của các gia đình đã tạo điều kiện phát triển đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.

Trước hết phải kể đến trình độ dân trí trung bình của nhân dân địa phương tăng lên mà trực tiếp do thành phần công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ của NMNĐ và các xí nghiệp công nghiệp phục vụ việc xây dựng NMNĐ.

Sự phát triển đô thị cùng với sự nâng cao thu nhập của mỗi gia đình đã góp phần nâng cao nếp sống văn hóa của nhân dân địa phương. Như trên đã trình bầy, không chỉ điều kiện nhà ở của công nhân và nhân dân thị trấn có NMNĐ được cải thiện, mà nhà cửa của nông dân các vùng lân cận cũng được nâng cáp khang trang hơn.

Do thành phần dân cư có thêm hàng ngàn lao động kỹ thuật và gia đình họ do đó các công trình trường học và bệnh xá cũng được xây dựng thêm và nâng cấp. NMNĐ thường có riêng của mình một nhà trẻ, mẩu giáo và bệnh xá. Ngoài ra nhà máy thường xuyên sử dụng quỹ phúc lợi của mình hỗ trợ kinh phí xây dựng và tu bổ các trường học ờ địa phương. Sự tự nguyện đóng góp của các gia đình công nhân có thu nhập cao hơn nhân dân địa phương cho các công trình đào tạo và phúc lợi địa phưong cũng là tác động tích cực của nhà máy tới đời sống văn hóa, xã hội ở địa phương. Trong phần này cần thu thập các số liệu thống kê, khảo sát cụ thể để chứng minh các tác động nêu trên của NMNĐ.

Việc bảo tồn các di sản lịch sử, văn hoá, thiên nhiên và các danh lam thắng cảnh đựơc Nhà nước xếp hạng là rất quan trọng. Cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá các tác động của NMNĐ đến các di sản đó trong khu vực. Đưa ra các biện pháp loại trừ và giảm thiểu các tác động tiêu cực là điều bắt buộc. Tuyệt đối không được để các tác động tiêu cực của NMNĐ huỷ hoại hoặc làm mất đi đặc điểm của các di sản nêu trên.

9.3.4- Các tác động của NMNĐ tới sức khỏe cộng đồng

Đánh giá các tác dộng của NMNĐ tới sức khoẻ của cộng đồng thông qua các số liệu thống kê và đối chứng về tình trạng bênh tật và sức khỏe của công nhân nhà máy và nhân dân quanh vùng trong các năm trước và sau khi có NMNĐ. Tuy nhiên, trong phân tích đánh giá cần phải xác định rõ những yếu tố thực sự do tác động của NMNĐ gây ra và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 55/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điện.

Chương 10- các kết luận và kiến nghị

10.1- Các kết luận về tác động môi trường cơ bán cửa NMNĐ

• Tác động cơ bản của NMNĐ tói môi trường không khí xung quanh.• Tác động cơ bản của NMNĐ tói môi trường nước mặt và nước ngắm.• Tác động cơ bản của NMNĐ tói môi trường đất.• Tác động cơ bản cua NMNĐ tói môi trường hệ động thực vật trên cạn

và dưới nước.• Tác động cơ bản của NMNĐ về tiêng ồn, độ rung và vi khí hậu nơi làm

việc, sức khoẻ của cộng đồng.• T ác động cơ bản của NMNĐ tói kinh tế, văn hoá và xả hội.

10.2- Kiến nghị các biện pháp giảm thiểu

10.2.1- Các biện pháp giảm thiêu ô nhiễm không khí xung quanh

• Lắp mới và sửa chữa phục hồi các bộ lọc bụi tĩnh điệnĐối với các NMNĐ có kết quả đánh giá hàm lượng bụi trong khói thải vượt quá

TCVN cho phép thì phải tiến hành sửa chữa, cải tạo các bộ lọc bụi hiện có cho đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong trường hợp việc sửa chữa cải tạo không đạt kết quả hoặc không hiệu quả thì phải thay mới bằng công nghệ hiện đại và hiệu quả hơn. Để đạt được tiêu chuẩn môi trường các bộ lọc bụi của NMNĐ phải có hiệu suấtt khử bụi > 99%, các bộ lọc bụi phải làm việc tin cậy, an toàn, liên tục và lâu dài.

Thông thường các bộ lọc bụi kiểu màng nước xoáy có hiệu suất khử bụi không cao và độ tin cây kém hơn các bộ lọc bụi tĩnh điện. Để đạt được hiệu suất lọc bụi cao, hiên nay người ta thường áp dụng các bộ lọc bụi kiểu tĩnh điện hoặc kiểu túi cho các NMND.

• Lắp mới và sửa chữa phục hồi các bộ khử SOx và khử NOxĐối với các nhà máy có hàm lượng SOx hoặc NOx trong khói thải vượt quá tiêu

chuẩn TCVN thì phải sửa chữa cải tạo các bộ khử SOx hoặc NOx (nếu đã có), hoặc phải lắp mới nếu chưa có.

Đối với các nhà máy điện sử dụng than hoặc nhiên liệu hữu cơ khác (rác thải) có thành phần lưu hùynh cao có thể sử dụng công nghệ lò tầng sôi hoặc bán sôi trong đó sử dụng phụ gia nhiên liêu là đá vôi để khử lưu hùynh ngay trong quá trình cháy của nhiên liệu.

• Cải thiện điều kiện môi trường khu vực các hồ thải xỉThông thường nhân dân địa phương thường tiến hành công việc khai thác xỉ than

tại các hồ thải xỉ để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Việc khai thác thủ công, thiếu quan tâm tới vấn đề môi trường thường gây ra các vấn đề bụi và hư hỏng đường xá, công trình tràn nước ô nhiễm và tro xỉ ra các mương thoát nước ra sông, hồ... Biện pháp trước mắt là thống nhất cùng với các cơ quan, chính quyền địa phương về việc khai thác tro xỉ có tổ chức, thu các chi phí cho công tác bảo vệ môi trường ở khu vực này (như phun nước tứơi đường, san lấp mặt bằng khai thác, làm nển đường và trồng cây phòng

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 56/63

Hướng dăn đánh giá tác động môi (rường các nhà máy nhiệt điện.

hộ vv...). ở nhiều nước, sau khi hồ thải xỉ đầy người ta tiến hành san lấp đất mầu lên trên để trồng rừng, làm công viên ....

Biên pháp lâu dài là phải tận dụng khai thác tro xỉ ngay dưới các bộ lọc bụi tĩnh điện. Muốn vậy phải đầu tư thiết bị để láy được tro khô và tổ chức vận tải không bụi bẩn tới các hộ tiêu thụ (nhà máy sản xuất xi mãng, bê tông nhẹ, vât liêu xây dựng vv...). Nếu biện pháp nêu ra được thực hiện tốt, lượng tro xỉ được tiêu thụ hết, chúng ta sẽ tiến tới có các NMNĐ hạn chê'phế thải. Điều đó không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi nhiều mặt về kinh tế.

• Cải thiện điều kiên vi khí hậu tại cắc vị trí sản xuất và phạm vi xung quanh nhà máy

Để giảm bớt bụi và bảo dảm nhiệt độ tại các vị trí san xuất cần phải trang bị các máy hút bụi, có chế độ phun và tưới nước rửa đường, vệ sinh công nghiệp, điều hòa nhiệt độ và trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân đầy đủ thích hợp vói từng vị trí công tác...

10.2.2- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và đài trồng

Để giảm được hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước lắng trong tro xỉ trước khi thải ra môi trường cần phải có các biện pháp từ khi thiết kế hoặc bổ sung thiết kế.’ Các biện pháp thường được áp dụng là xây dưng các đập chắn lửng ngăn hồ chứa xỉ ra làm vài phần , tạo thành hồ lắng nhiều cấp. Đập chắn này có thể là đập đất, tận dụng ngay xỉ than làm chân, có các tràn lát đá, như thế có thể giảm được chi phí. Dòng nước thải cần được lọc thô qua các lớp cuội lớn, có tác dụng làm giảm tốc độ dòng chảy và gạn lọc xỉ. Có thể sử dụng các đầm phá hiện có để phân cấp lắng trong trước khi thải nước lắng ra sông ngòi.... Chỉ cho phép khai thác xỉ than tại ngăn lắng thứ nhất, như thế sẽ giảm được sự vẩn đục của nước hồ.

Có thể tận dụng mặt nước các hồ thải xỉ để thả bèo cái hoặc bèo Nhật bản có tác dụng xử lý nước. Các thực vật nổi này có tác dụng thu hút các chất lơ lửng, làm trong nước, đồng thời cũng thu hút kim loại nặng và một số chất độc hại khác trước khi thải nước ra môi trường. Tuy nhiên không nên sử dụng bèo nuôi trong các hồ thải xỉ làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón ruộng vì có thể làm ớ nhiễm thực phẩm do thành phần kim loại nặng độc hại có trong thực vật nối gây ra.

Biện pháp hiệu quả nhất là áp dụng tái tuần hoàn nước thải tro xỉ vê nhà mấy thành vòng khép kín. Biện pháp đó sẽ giải quyết tương đối triệt để tác động xấu của nước thải tới môi trường. Biện pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến cho các NMNĐ ở các nước công nghiệp tiên tiến.

Đô'i với tro xỉ có hàm lượng cao các kim loại nặng độc hại khi xây dựng các hổ thải xỉ cần có lớp lót đáy chống thấm nhằm ngăn chặn khả năng thẩm thấu kim loại nặng vào nguồn nước ngầm. Người ta có thể tận dụng các hầm mỏ đã bỏ hoặc ngăn dập lấn biển để làm nơi thải xỉ.

Định kỳ nạo vét lòng kênh thải nước lắng trong để tránh tràn nước lắng trong vào đổng ruộng.

Thông báo và vận động nhân dân địa phương không sử dụng nước lắng tro xỉ để nuôi trồng thủy sản hoặc tưới nông nghiệp để tránh khả năng ô nhiễm kim loại nặng. Đặc biệt phải cấm nuôi và khai thắc tôm cá trong các hồ thải xỉ.

Phải thiết kế xây dựng hoặc sửa chữa, phục hồi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và các bể tách dâu khỏi nước thải từ khu vực các bồn dầu. Bảo đảm có trong thiết

KTN96-02 .NC.doc/9/4/01 57/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiệt điộn.

kế và sự làm việc hiệu quả của các trạm xử ỉý nước thải công nghiệp (nước rửa lò, nước thải từ sân than, nước mưa tràn từ lãnh thổ nhà máy...) để tránh đưa các chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của nhà máy vào môi trường.

10.2.3- Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực tói đòi sống kinh tế - văn hóa - xã hội

Trong đầu tư phát triển các dự án cần có quy hoạch tổng thê phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có các quy hoạch về phát triển giao thông và phát triển đô thị. Trong kế hoạch di dân và tái định cư khi thực hiện dự án cần quan tâm đào tạo để có thể sử dụng các hộ lao động ở địa phương, người phải chịu ảnh hưởng, thiệt thòi về đất đai canh tác, về nghề nghiệp và đời sống do việc xây dựng dự án gây nên.

Cần thực hiện đúng đắn chính sách của Nhà nước trong việc di dẳn bắt buộc và tái định cư. Khi thực hiện công tác này phải dựa trên quan điểm mới, đúng đắn về bảo vệ môi trường sinh sống của con người và quyền lợi chính đáng của người dân địa phương.

Cần có sự quan tâm hố trợ của nhà mấy và các cơ sở công nghiệp có thu nhập cao đóng trên địa bàn địa phương cho cấc phúc lợi công cộng và hạ tầng cơ sở của địa phương mà thực tê' việc xây dựng và hoạt động của nhà máy có gây ảnh hưởng (như cơ sở văn hóa, xã hội, an ninh, khám chữa bệnh, trường học, nhà trẻ, chợ, giao thông công chính, vệ sinh đô thị khu vực quanh nhà máy, trồng cây phòng hộ, vv...).

Cần vận động và hỗ trợ cho nhân dân quanh vùng hồ thải xỉ chỉ sử dụng nước giếng ngầm khoan sâu làm nước sinh hoạt. Phải có kế hoạch cung cấp nước sạch lâu dài cho khu vực này. Cần định kỳ kiểm tra chất lượng nước giếng của, nhân dân để đề phòng hàm lượng kim loại nặng tăng cao quá mức cho phép. Tuyệt đối cấm sử dụng nước tro xỉ để nuôi trồng thủy sản và tưới nông nghiệp.

10.2.4- Các biện pháp ngăn chặn và giam thiểu sự cố môi trường

Đối với các nhà máy nhiệt điện sự cố môi trường có khả năng xẩy ra là sự cố tràn dầu, sự cố cháy nó các đường ống dẫn nhiên liệu hoặc bồn chứa nhiên liệu.

Sự cố tràn dầu xẩy ra khi các tầu chở dầu bị sự cố. Biện pháp chống sự cố của các tầu chở dầu, bao gổm cả trang thiết bị cầu cảng, thực hiện các quy trình vận chuyển, tiếp nhận dầu cũng như các quy định đăng kiểm là hết sức quan trọng. Đối với mỗi nhà máy đều phải có quy trình an toàn và xử lí sự cố khi xẩy ra sự cố tràn dầu hoặc cháy nổ nhiên liệu. Cần phải có các phương tiện hỗ trợ để xử lý như dây phao chắn và thu gom dầu, các phương tiện hút màng dầu, lọc tác dầu, ca nô vv... Đối với các kho bãi chữa dầu phải có các phương tiên phòng cứu hoả, các đê chắn để ngăn chặn tràn lửa vv... Các nhà máy phải có tổ chức phòng chống cháy nổ thường xuyên luyện tập để bảo đảm thực hiện nhanh chóng và chính xác khi sự cố xẩy ra. Các nhà máy có thể thực hiện ký hợp đồng phòng chống cháy nổ và sự cố tràn dầu với các đơn vị chuyên nghiệp để hỗ trợ khi sự cố sẩy ra.

Ngoài các sự cố môi trường kể trên, nếu các vấn đề môi trường không được quan tâm đúng mức và định kỳ đánh giá, giám sát thì lâu ngày có thể gây nên các sự cô' môi trường nghiêm trọng. Tác động của ô nhiễm bụi và tro xỉ có thể gây nên mất mùa màng, chết cây cối, thay đổi hệ sinh thái hoặc gây ô nhiễm nước uống, thực phẩm, gây bệnh tật diện rộng cho nhân dân địa phương.

KTN96-02 .NC.doc/9/4/01 58/63

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các nhà máy nhiột điện.

10.3- các kiên nghị về quản !ý và giám sát môi trường

10.3.1- Tổ chức và điều hành hoạt động có hiệu quả hệ thống quản lý ngành dọc công tác giám sát, đánh giá và bảo vệ môi trưòng

Nghiên cứu hiên trạng của công tác này, báo cáo đánh giá TĐMT cần đưa ra các kiến nghị nêu trên, bao gồm cả công tác giám sát và thực hiên các biện pháp giảm thiểu. Công tác môi trường cần được đưa vào các kế hoạch công tác và sản xuất thường kỳ của nhà máy và của Tổng công ty.

10.3.2- Định kỳ phân tích và theo dõi có hệ thòng chất luợng không khí, nước mặt và nước ngầm, đất đai và lưong thực thực phẩm

Công việc trên cần được tiến hấnh đối với các vùng chịu ảnh hưởng môi trường do NMNĐ gây ra. Ngoài ra cũng cần giám sát theo dõi các chế độ về sức khỏe, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội có liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường sống, môi trường làm việc của công nhân nhà máy và nhân dân địa phưong.

10.3.2- Đưa công tác giám sát, cải thiện điều kiện môi trườngvà các biện pháp giảm thiểu vào các các kê'hoạch đại tu, phục hồi, hoặc hiện đại hóa thiết bị

10.3.3- Thành lập Quỹ hỗ trợ môi trườngQuỹ này sẽ hỗ trợ cho các nhà máy hoặc địa phương hoặc các cơ quan môi

trường trong các hoạt động môi trường nêu trên, bao gổm cả việc thực hiên các biên pháp giảm thiểu vv....

Trên đây là một số hướng dẫn cụ thể về các biện phấp giảm thiểu tác động môi trường, có thể nghiên cứu để đề cập tới trong báo cáo đánh giá TĐMT của các NMNĐ.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 59/63

Hướng dẫn đánh giấ lác dộng môi trường các nhà máy nhiệt điên.

Phu luc 1- Tổng quan về hiện trạng môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu của cắc NMNĐ cửa EVN

Hiên tại EVN có 09 nhà máy nhiệt điện (năm 2001) và nhiều trạm điêzen nhỏ, sử dụng nhiên liệu khác nhau, bao gồm than antracite, dầu nặng (FO), dầu nhẹ (DO) và khí đốt. Công nghệ của các nhà máy đó bao gổm nhiệt điện hơi nước truyên thông, tuabin khí chu trình đơn và chu trình hỗn hợp (co đuôi hơi), xem trong bảng sấu:

TT

TÊNNHÀ MÁY

CÔNG SƯÂT(MW)

NHÀ CHẾ TẠO

NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG

THIẾT BỊ KHỬ BỤI

THIẾT BỊ KHỬSOx

1 Phả lại-Phả lại 1-Phả lại 2

104004x11002x300

Nga (lò) Mitsiu- Babcock

Than antracite

Than antracite

LB tĩnh điện

LB tĩnh điện

Không

Có2 Uông bỉ

-Ưông bí 1-Uòng bí 2

41002x5501x300

Nga (lò) (2004)

Than antraciteThan antracite

LB nướcLB tĩnh điện

Không (Có)

3 Ninh bình 100(04x25) TQ (lò) Than antracite LB tĩnh điện Không

4 Thủ đức-Hơi nước

-TBK đơn F5/GT35 F6

27502x6601x33

02x2002x35

Foster- Wilier

Alstom GE

FO FO

DODO

Không Không

Không Không

Không Không

Không Không

5 Cần thơ-Hơi nước-TBK đơn F6

17301x33

04x35

FW

GE

FO

DO

Không

Không

Không

Không6 Phú mỹ

TBK h. hợp -Phú mỹ 1 701F2 -Phú mỹ 21 GT13E2 V94.2

1990

1090 03x240(TBK) 90002xl44(TBK) O2xl38(TBK)

MHT

Alstom Siemens

Gas/DO

Gas/DOGas/DO

Không

Không Không

Không

Không Không

7 Bà rịa-TBK đơnF5-TBK h. hợpF6

250

02x20

06x35 (TBK)

GE

GE

Gas/DO

Gas/DO

Không

Không

Không

Không8 ô môn

-Ô môn 1-O mòn 2

60001x30001x300

(2003) (?)

FO/GasFO/Gas

LB tĩnh điện Không

9 Cà mâu DZ-GM2500-GM1500

2005x2,505x1,5

MĨ (EMD)

DODO___________

Không Không

Không Không

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 60/63

Hưởng đẫn đánh giá lác dộng môi trường CÍÍC nhà máy nhiọt diện.

Đối với các NMNĐ của EVN vấn đề môi trường bức xúc nhất thường xẩy ra đối với các NMNĐ đốt than. EVN đã phải giải quyết nhiều vấn đè môi trường của các nhà máy nhiệt điện.

EVN đã cho ngừng hoạt động một số NMNĐ quá cũ kỹ, có hiệu quả kinh tế quá thấp, gây ô nhiễm môi trường nhiều như NMNĐ Yên phụ, Thượng lý, Vinh, Thái nguyên, Việt trì, Uông bí trung áp. Từ năm 1989 đến nay EVN đã tiến hành nhiều lần đánh giá tác động môi trường của các NMNĐ và chi phí hàng trăm tỷ đồng cho việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và sử lý hậu quả môi trường.

Tại NMNĐ Phả lại: EVN đã tiến hành đánh giá tác động môi trường như sau: Năm 1989: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc thải nước lắng trong bãi xỉ NMNĐ Phả lại đối với hạ du hồ Bình giang (Viện Năng lượng thực hiên). Năm 1990: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc thải tro xỉ nhà máy điện đêh môi trường khu vực (Viện Năng lượng thực hiện).Năm 19993: Sơ bộ đánh giá tác động môi trường ba NMNĐ đốt than (Vụ KHKT Bộ Năng lượng thực hiện).Năm 1995: Báo cáo 'đánh giá TĐMT cho NMNĐ Phả lại tỉnh Hải hưng (Trung tâm bảo vệ môi trường HCM cộng tác với chuyên gia EPDCI Nhật bản thực hiên).Năm 1996: Báo cáo đánh giá TĐMT NMNĐ Phả lại (Trung tâm Môi trường và phát triển bền vững thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam thực hiện.

Từ các kết luận của các Báo cáo nêu trên, cho tới nay EVN đã chi phí trên 60 tỷ đồng cho việc sửa chữa phục hồi 04 bộ lọc bụi tĩnh điện cũ đã bị hư hỏng và thay mới 03 bộ lọc bụi tĩnh điên mới có hiệu suất và công nghệ cao hơn. Trong các kế hoach SCL và phục hồi nâng cấp nhà máy trong các năm sắp tới EVN sẽ tiếp tục sửa chữa, phục hồi hoặc thay mói các bộ lọc bụi còn lại của nhà máy điện Phả lại 1. Cơ sở khoa học của các báo cáo đánh giá TĐMT kể trên cũng là cơ sở để Nhà nước phê duyệt thiết bị lọc lưu hùynh và chiều cao ống khói của NMNĐ Phả lại 2. EVN đã và sẽ tiếp tục thực hiện các biên pháp sửa chữa, phục hồi hoặc lắp đặt mới các hệ thống sử lý nước thải hoá học, nước lẫn dầu mỡ hoặc nước mưa thoát ra từ các sân chứa than, tái tuần hoàn nước thải tro xỉ vv... Ngoài ra EVN đã hỗ trợ việc khai thông các kênh dẫn nước thải của địa phương, hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân dân các vùng chịu ảnh hưởng môi trường khắc phục những khó khàn vể điều kiện môi trường.

Tại NMĐ Ninh bình'. Ngay từ những năm 70 EVN đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của núi Cánh diều tới khí động của khói thải và lập phương án, thiết kế nâng cao ống khói và thay các bộ lọc bụi kiểu nước bằng lọc bụi tĩnh điên. Tới cuối năm 1998 EVN đã kết thúc dự án cải tạo môi trường NMNĐ Ninh bình, chi phí trên 55 tỷ đồng cho việc xây ống khói mới cao hơn và thay mới 4 bộ lọc bụi tĩnh điên. Các vâh đề ô nhiễm môi trường của NMNĐ Ninh bình hầu như đã được giải quyết. Từ một nhà máy ô nhiễm nặng nề, có nguy cơ bị đóng cửa hiện nay nhà máy đã có thể hoạt động bình thường. Để tiếp tực củng cố và phát huy hiệu quả cải thiên môi trường đã đạt được, EVN tiếp tục thực hiện các biên pháp cải tiến các vòi đốt để năng cao hiệu suất các lò hơ, chống đóng xỉ, tiếp tục cải tạo cảnh quan môi trường của nhà máy và thiết kế xây dựng hê thống tái tuần hoàn nước thải tro xỉ, giải quyết các vấn đề về hồ thải xỉ.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 61/63

Hướng dãn đánh giấ tác động môi trường các nhà mấy nhiệt điện.

Tại NMNĐ Vông bí: EVN đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường từ đó xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi để thay thế các bộ lọc bụi kiểu nước bằng các bộ lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất cao hơn, dự kiến kinh phí trên 70 tỷ đồng. Hiên tại dự án đang được tiếp tục triển khai các bước chuẩn bị đầu tư để có thể thực hiện trong thời gian tới.

Đối với các nhà máy điện đốt dầu và đốt khí khác EVN đều tiến hành nghiên cứu đánh giá TĐMT và thực hiện giám sát hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước và của EVN. Theo TCVN đối với các nhà máy điện cũ như Thủ đức, Cần thơ đề bảo đảm các tiêu chuẩn kiểm soát ò nhiễm. Vừa qua EVN đã chi phí trên 6 tr USD để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp toàn bộ thiết bị của tổ lò máy hơi nước (S4), phục hổi hiệu suất, công suất và bảo đảm tốt hơn các điều kiện môi trường. EVN cũng đã hoàn thành dự án di chuyển 05 tổ máy phát điện điêzen ra khỏ thành phố Cần thơ về tỉnh Cà mâu với chi phí trên 40 tỷ đồng. Việc di chuyển các tổ máy này không chỉ có tác động tốt hơn cho phát triển kinh tế vùng đất mũi xa xôi mà đã giảm nguồn gây tiếng ồn và phát thải khí độc hại trong vùng thành phố Cần thơ, thành phố dân cư và công nghiệp quan trọng của miền Tây Nam bộ. Đặc biệt các nhà máy điện mới sử dụng công nghệ tuabin khí hỗn hợp như Bà rịa, Phú mỹ là điểm sáng về các tiêu chuẩn môi trường của EVN. Các nhà máy này không chỉ đạt được các tiêu chuẩn môi trường hiện đại nhất hiện nay ' về phát thải, tiếng ồn mà còn bảo đảm các yêu cầu thẩm mỹ về cảnh quan, cây xanh vv... Hiện nay NMĐ Phú mỹ đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước chao giấy chứng nhân Bảo vệ môi trường.

EVN cũng quan tâm tích cực trong việc tổ chức hệ thống quản lý và giám sát môi trường của mình. Hiện nay EVN có Trung tâm Khoa học - Công nghệ - Môi trường và Máy tính, là cơ quan chức năng quản lý bảo vệ mòi trường của EVN. Tại các NMĐ đều có các cán bộ chuyên trách về môi trường và vệ sinh an toàn công nghiệp. Ngoài ra các phòng ban chức năng của EVN như Ban Thẩm định, Ban Kỹ thuật Nguồn điện, Ban Kỹ thuật Lưới điện, Ban Kỹ thuật An toàn và tại các NMĐ các Ban An toàn Vệ sinh công nghiệp, các phòng Kỹ thuật đểu có chức năng tham gia quản lý môi trường theo phạm vi quản lý chuyên môn của mình. EVN cũng có các cơ quan tư vấn như như Viện Nâng lượng, các công ty Tư vấn Xây dựng Điện có khả năng tổư chứ hoặc cộng tác với các cơ quan chuyên môn khác thực hiện công tác đánh giá TĐMT và áp dụng các biện pháp giảm thiểu.

Nói như vậy không phải EVN đã giải quyết hoàn toàn tốt công tác môi trường và vệ sinh công nghiệp. Tuy nhiên EVN luôn luôn quan tâm tiếp tục đầu tư giải quyết các vấn đề còn tồn tại, luôn luôn quan tâm nghiên cứu, giải quyết các vấn đề mà xã hội và các cơ quan chức năng quản lý môi trường đặt ra cho EVN.

Trên đây là Tổng quan cơ bản nhất về công tác quản lý môi trường hiện nay của ENV.

KTN96-(J2.NC.doc/9/4/01 62/63

Hướng dản đánh giá tấc động môi trường các nhà mấy nhiọt điên.

TÀI LIÊU THAM KHẢOi- G. Dean-Jones- Defining the Environment, Institute of Coal Research The University of Newcastle, 1995.2- Bernie Sheridan- Nitrous Oxide Emission and New reduction Technology, Pacific Power, 1995.3- Việt nam kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991 - 2000, khuôn khổ hành động, 8-1991.4- George Hawke- International Environmental Protection Agreement, Pacific Power International, 1995.5- c. Moreau, c. Garrigues- Pha-lai Power Plant Rehabilitation Project Fisiability Study, Pha-lai 1996.6- Andrew Tam- Environmental Impact Assessment, Pacific Power, 1995.7- Tiêu chuẩn Việt nam- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt nam về môi trường, Tập 1,2, 1995.8- Bộ KHCNMT- Hướng dẫn tạm thời về đánh giá tác động của Dự án kinh tế - kỹ thuật đối với môi trường, 9-1993.9- Jim Banks- Monitoring of Power Station Environmental Impact, Pacific Power, 1995.10- T.F. Wall, D. Phong, L.J. Wibberlay- The Influence of nitrogen in coal on NOx formed during combustion, The University of Newcastle, 1995.11- Lê Trinh- Report on Environmental impact assessment for the Phalai thermal power station in Haihung province, Environmental protection centre, HCM city, 12-1995.12- Nhà máy nhiệt điện Phả lại- Báo cáo đánh giá tác động môi trường NMNĐ Phả lại, Hà nội, 5-1996.13- Viện Năng lượng- Phần B, Nghiên cứu ô nhiễm khí quyển do khói thải của nhà máy điện Phả lại gây ra (giai đoạn 1), Hà nội, 1990.14- Bộ công nghiệp Thái lan (MOI Notification 2/1993).15- Văn Hoàng- Môi trường có thể nẩy mầm chiến tranh, Tin tức Buổi chiều số 1714, 14/12/1996, TTXVN.16- Viên Nãng lượng- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nước lắng trong bãi xỉ nhà máy điện Phả lại đối với môi trường hạ du hồ Bình giang, Hà nội 1989.17- Vụ KHKT- Sơ bộ đánh giá TĐMT ba NMNĐ đốt than, Bộ Năng lượng, Hà nội 1993.'18- Merz & Me. Lellan- Study of Rehabilitation of Phalai thermal power station, volume 1 &2, March 1996.19- Nghị định Chính phủ 175 CP, ngày 18/10/1994.20- Quyết định Bộ Y tế 505 BYT/QD, ngày 13/04/1992.21- Nghiên cứu vấn đề môi trường NMNĐ và đánh giá tổng hợp TĐMT khu công nghiệp nhiệt điện Phả lại- Báo cáo KHCN 1995-1996/ KTNĐ.22- Quy định công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Tổng công ty Điện lực Việt nam- HN 7/2000.23- Lụât bảo vệ môi trường- NXB Khoa học & Kỹ thuật, NXB Chính trị Quốc gia 7/1994.'24- Xây dựng mô hình tính phát tán các chất ô nhiễm trong không khí cho NMNĐ Ninh bình- Báo cáo KHCN 12/1999, Viện Năng lượng.25- UNDP/UNIDO - Hướng dẫn kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệp 1/1999.

KTN96-02.NC.doc/9/4/01 63/63