hƯỚng dẪn thỰc hiỆn dỰ Án -...

152
CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM BKHOCH ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG THGII DÁN GIM NGHÈO CÁC TNH MIN NÚI PHÍA BC GIAI ĐON 2 KHON VAY BSUNG (2015 – 2018) STAY HƯỚNG DN THC HIN DÁN Tháng 1 nă m 2015

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2

KHOẢN VAY BỔ SUNG (2015 – 2018)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Tháng 1 năm 2015

Page 2: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

1

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY ............................................................................... 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 7

CHƯƠNG I – CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ................................................ 9 1.1. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ..................................................................................... 9

1.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 9 1.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 9

1.2. NHÀ TÀI TRỢ VÀ NGÂN SÁCH ....................................................................... 9 1.3. THỜI GIAN THỰC HIỆN .................................................................................... 9 1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THỂ CHẾ ................................................................... 10

1.4.1. Thể chế .......................................................................................................... 10 1.4.1.1. Quy định chung: ..................................................................................... 10 1.4.1.2. Cấp Trung ương ...................................................................................... 10 1.4.1.3. Cấp Tỉnh ................................................................................................. 10 1.4.1.4. Cấp Huyện .............................................................................................. 11 1.4.1.5. Cấp Xã .................................................................................................... 11 1.4.1.6. Các tổ chức, đoàn thể ............................................................................. 12 1.4.1.7. Nhà tài trợ ............................................................................................... 12 1.4.1.8. Các đơn vị liên quan ............................................................................... 12 1.4.1.9. Tư vấn dự án ........................................................................................... 13

1.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý.................................................................................. 14 1.5. CÁC HỢP PHẦN ................................................................................................ 19

1.5.1. Các vấn đề trọng tâm của Dự án trong giai đoạn AF: .................................. 19 1.5.2. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện: .......................................................... 19 1.5.3. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã ............................................................ 20 1.5.4. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực và Truyền thông .................................... 20 1.5.5. Hợp phần 4: Quản lý dự án – Giám sát và Đánh giá .................................... 21

1.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................................................................... 21 1.6.1. Phân bổ vốn vay NHTG ................................................................................ 21

1.6.1.1. Phân bổ vốn cho các tỉnh dự án: ............................................................. 21 1.6.1.2. Phân bổ vốn cho các xã dự án: ............................................................... 22

1.6.2. Lựa chọn các xã tham gia dự án ................................................................... 22 1.6.3. Lập kế hoạch dự án ....................................................................................... 23 1.6.4. Phân cấp trong Mua sắm đấu thầu ................................................................ 24 1.6.5. Chính sách chống tham nhũng ...................................................................... 24 1.6.6. Cơ chế giải ngân ........................................................................................... 24 1.6.7. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính ............................................ 25 1.6.8. Giám sát đánh giá (M&E) ............................................................................. 25

CHƯƠNG II - QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM CÓ SỰ THAM GIA ... 27 2.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NĂM ............................................................... 27

2.1.1 Thông tin chung ........................................................................................ 27 2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản ............................................................................... 27 2.1.2.1 Có sự tham gia ......................................................................................... 27 2.1.2.2 Phù hợp với các mục tiêu phát triển KTXH và giảm nghèo ................... 28 2.1.2.3. Phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương ........... 28

Page 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

2

2.1.2.4 Lồng ghép vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu 28 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ................................................................................. 29

2.2.1. Thông tin chung ............................................................................................ 29 2.2.1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 29 2.2.1.2. Đặc điểm chung ...................................................................................... 30

2.2.2. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm có lồng ghép công tác lập kế hoạch của dự án ...................................................................................... 31 2.2.3. Hướng dẫn chi tiết Quy trình Lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã ................................................................................................................................. 32

2.2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị .................................................................................... 32 2.2.3.2. Bước 2: Thu thập thông tin ..................................................................... 34 2.2.3.3. Bước 3: Tổng hợp kế hoạch xã............................................................... 38 2.2.3.4. Bước 4 - Hội nghị Kế hoạch xã và báo cáo cấp trên .............................. 39 2.2.3.5. Bước 5: Cập nhập kế hoạch và phản hồi cho cộng đồng ....................... 40 2.2.3.6. Bước 6 – Phê duyệt kế hoạch & Thông báo Kế hoạch .......................... 40

2.2.4. Xây dựng Danh mục đề xuất Kế hoạch cho Dự án GNMNPB-2 ................. 41 2.2.5. Rà soát, tổng hợp Kế hoạch phát triển KTXH của xã tại cấp huyện ............ 43

2.3 CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT........................................................... 43

CHƯƠNG III - TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG ....................... 45 3.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG ...... 45

3.1.1. Thông tin chung ............................................................................................ 45 3.1.1.1. Các nguyên tắc chính trong triển khai hoạt động TCNL và Truyền thông – giai đoạn AF ..................................................................................................... 45 3.1.1.2. Kết quả mong đợi của Hợp phần: ........................................................... 46 3.1.1.3. Một số điểm điều chỉnh của Hợp phần trong giai đoạn AF ................... 46

3.1.2. Mô tả hợp phần Tăng cường năng lực và Truyền thông (TCNL) ................ 47 3.1.2.1. Cơ cấu vốn: ............................................................................................. 47 3.1.2.2. Mục tiêu của hợp phần: .......................................................................... 47 3.1.2.3. Các tiểu hợp phần ................................................................................... 48

3.2. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP PHẦN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ................................................................................... 49 3.2.1. Các bước chủ yếu ............................................................................................. 49 3.2.2. Trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan ........................................................ 50 3.3. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ...................................... 54 3.4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TCNL VÀ TRUYỀN THÔNG ..................................................................................................... 59 3.5. THỦ TỤC TUYỂN CHỌN CÁ NHÂN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TCNL VÀ TRUYỀN THÔNG .......................................................... 60 3.6. CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................... 61 3.6.1. Phụ lục 3.1 – Hồ sơ năng lực giảng viên tiềm năng ......................................... 61 3.6.2. Phụ lục 3.2 – Hồ sơ năng lực tập huấn viên tiềm năng là nông dân giỏi ......... 62

CHƯƠNG IV - MUA SẮM ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG ...................... 63

CHƯƠNG V - SỔ TAY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ........................................................ 64

CHƯƠNG VI - THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ..................................... 65

CHƯƠNG VII- HỢP PHẦN NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ .................................. 66

CHƯƠNG VIII – HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ........... 67 8.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH BẢO TRÌ ............................... 67

Page 4: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

3

8.1.1. Khái niệm về vận hành và bảo trì: ................................................................ 67 8.1.2. Mục tiêu của Vận hành Bảo trì ..................................................................... 67 8.1.3. Nguồn kinh phí vận hành bảo trì ................................................................... 67 8.1.4. Tổ chức quản lý kinh phí vận hành bảo trì ................................................... 67 8.1.5. Nguyên tắc sử dụng kinh phí vận hành bảo trì ............................................. 67 8.1.6. Phạm vi áp dụng ............................................................................................ 68

8.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ VẬN HÀNH BẢO TRÌ 68 8.2.1. Thành lập Tổ vận hành bảo trì ...................................................................... 68

8.2.1.1. Tổ Vận hành bảo trì cấp xã..................................................................... 68 8.2.1.2. Tổ vận hành bảo trì của thôn/bản ........................................................... 68

8.2.2. Lập dự toán và kế hoạch vận hành bảo trì .................................................... 69 8.2.2.1. Lập dự toán VHBT ................................................................................. 69 8.2.2.2. Lập kế hoạch VHBT ............................................................................... 69 8.2.4.1. Thực hiện vận hành bảo trì ..................................................................... 71 8.2.4.2. Nghiệm thu hoạt động vận hành bảo trì ................................................. 71 8.2.5.1. Tạm ứng, thanh toán vốn thực hiện vận hành bảo trì công trình ............ 71 8.2.5.2. Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành ........................................................ 71 8.2.6.1. Theo dõi giám sát hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì ........... 71 8.2.6.2. Công khai hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì ........................ 71 8.2.7.1. Ban quản lý dự án tỉnh ............................................................................ 72 8.2.7.2. UBND huyện .......................................................................................... 72 8.2.7.3. Ban quản lý dự án huyện ........................................................................ 73 8.2.7.4. UBND xã ................................................................................................ 73 8.2.7.5. Ban phát triển xã ..................................................................................... 73

CÁC PHỤ LỤC CỦA CHƯƠNG VIII ...................................................................... 74

CHƯƠNG IX- GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................................ 84 9.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (TD&ĐG) .................................................................................................................................... 84 9.2. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TD&ĐG CỦA DỰ ÁN ....... 85

9.2.1 Theo dõi tiến độ dự án và báo cáo tiến độ ................................................ 85 9.2.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................... 85 9.2.1.2. Công tác báo cáo .................................................................................... 86

9.2.2 Giám sát tiến độ, chất lượng hoạt động dự án và giám sát tuân thủ ......... 88 9.2.3 Theo dõi đánh giá dựa vào kết quả ........................................................... 90

9.2.3.1. Các chỉ số đo lường kết quả và tác động phát triển ................................ 91 9.2.3.2. Đánh giá dự án cuối kỳ (EOPE) ............................................................. 92 9.2.3.3. Đánh giá chuyên đề ................................................................................ 92

9.3. CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................... 94 9.3.1. Phụ lục 9.1- Khung theo dõi kết quả ............................................................. 94 9.3.2. Phụ lục 9.2 - Khung theo dõi đánh giá nội bộ của dự án .............................. 95 9.3.3. Phụ lục 9.3 - Phương pháp và công cụ Theo dõi & Đánh giá dự án ............ 99

9.3.1. Đối với theo dõi & đánh giá theo khung kết quả ...................................... 99 9.3.2. Đối với theo dõi & đánh giá nội bộ ........................................................... 99

CHƯƠNG X –CÔNG TÁC AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ...................... 102 10.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG DỰ ÁN GNMNPB-2 – GIAI ĐOẠN AF ............................................................................... 102 10.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ................................... 103

10.2.1. Tiểu dự án phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường .................... 103 10.2.2. Sàng lọc các Tiểu dự án ............................................................................ 103

Page 5: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

4

10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định Việt Nam ............................................................................................................................... 103 10.2.5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong tiểu dự án sinh kế ........................... 104 10.2.6. Vai trò và trách nhiệm thực hiện ............................................................... 105

10.3. THU HỒI ĐẤT, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP ..................... 108 10.3.1. Khung pháp lý và chính sách quyền lợi .................................................... 108

10.3.1.1. Khung pháp lý .................................................................................... 108 10.3.1.2. Các mục tiêu và nguyên tắc ................................................................ 108 10.3.1.3. Chính sách quyền lợi cho người bị ảnh hưởng. .................................. 110 10.3.1.4. Những người bị ảnh hưởng bởi dự án ................................................ 111

10.3.2. Quy trình thực hiện ................................................................................... 111 10.4. CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................... 121

Phụ lục 10.4.1 – Danh mục các TDA không hợp lệ thuộc THP 1.1 ..................... 121 Phụ lục 10.4.2 – Danh mục các TDA không hợp lệ thuộc THP2.1 ...................... 122 Phụ lục 10.4.3 – Các phụ lục về Công tác an toàn môi trường ............................. 123 Phụ lục 10.4.4 – Các Phụ lục về Công tác an toàn xã hội .................................... 139 

Page 6: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY

ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ

Đối tượng phục vụ của cuốn Sổ tay này trước hết là cán bộ, nhân viên các Ban QLDA các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện và xã. Ngoài ra, Sổ tay còn phục vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý có liên quan đến GNMNPB-2 tại các Bộ, ngành Trung ương và các Sở, Ban ngành, ... tại các địa phương tham gia vào Dự án. Đồng thời, Sổ tay còn là tài liệu cho các cán bộ của Ngân hàng Thế giới (NHTG) nghiên cứu khi thực hiện các công việc có liên quan đến Dự án GNMNPB-2 hoặc tham khảo để vận dụng cho các dự án phát triển khác tại Việt Nam. Các cán bộ tư vấn, kiểm toán được tuyển chọn cung cấp các dịch vụ cho Dự án cũng là đối tượng cần tham khảo khi thực hiện cung cấp các dịch vụ của mình.

Sổ tay hướng dẫn quy trình và cách thức thực hiện các hoạt động trong dự án và các công tác liên quan như công tác lập kế hoạch, công tác theo dõi, báo cáo, công tác quản lý tài chính, công tác đấu thầu mua sắm và hệ thống các mẫu biểu để tiện sử dụng. Do khuôn khổ có hạn, Sổ tay chỉ nêu các nội dung chính với các lưu ý cần thiết nhất, đồng thời dẫn chiếu đến các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ KHĐT, NHTG để người đọc có thể tham khảo.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA SỔ TAY

Sổ tay được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định phê duyệt, là tài liệu pháp lý sử dụng trong phạm vi Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 – giai đoạn thực hiện Khoản vay bổ sung (hoặc giai đoạn AF). Sổ tay có thể được bổ sung, sửa đổi khi cần thiết sau khi có ý kiến đồng thuận của NHTG.

CÁCH SỬ DỤNG

Nếu người đọc muốn tìm hiểu về thông tin chung về GNMNPB-2 – giai đoạn AF

Chương 1

Muốn tìm hiểu về công tác lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng

Chương 2

Muốn tìm hiểu về các hoạt động tăng cường năng lực và truyền thông

Chương 3

Muốn tìm hiểu về việc thực hiện công tác đấu thầu mua sắm

Chương 4 (trong tài liệu riêng)

Muốn tìm hiểu về công tác quản lý tài chính

Chương 5 (trong tài liệu riêng)

Muốn tìm hiểu về việc thực hiện các hoạt động sinh kế

Chương 6 (trong tài liệu riêng)

Page 7: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

6

Muốn tìm hiểu về việc thực hiện hợp phần Ngân sách phát triển xã

Chương 7 (trong tài liệu riêng)

Muốn tìm hiểu về việc thực hiện hoạt động vận hành bảo trì công trình

Chương 8

Muốn tìm hiểu về công tác Giám sát & Đánh giá

Chương 9

Muốn tìm hiểu về công tác an toàn môi trường và xã hội

Chương 10

Page 8: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

7

CÁC TỪ VIẾT TẮT AOP Kế hoạch hoạt động năm

AF Khoản vay bổ sung

Ban QLDA Ban quản lý dự án

Ban PT xã /Ban PTX Ban Phát triển xã

Ban GS xã Ban Giám sát xã

Ban ĐPDATW/CPO Ban Điều phối dự án trung ương

BĐKH Biến đổi khí hậu

CF Hướng dẫn viên cộng đồng

CT135II/III Chương trình 135 Giai đoạn 2/Giai đoạn 3

CT 61H Chương trình hỗ trợ 61 huyện nghèo nhất

CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

CPB Chương trình tăng cường năng lực toàn diện

CSHT Cơ sở hạ tầng

CQS Tuyển chọn dựa trên năng lực tư vấn

QCBS Tuyển chọn dựa trên chất lượng và chi phí

QBS Tuyển chọn dựa trên chất lượng

FA Hiệp định tài trợ

GS&ĐG Giám sát & đánh giá

GNMNPB-1/Dự án 1 Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – GĐ1 (2002-2007)

GNMNPB-2/Dự án 2/Dự án Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – GĐ2 (2010-2015)

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSPTX Ngân sách phát triển xã

NSĐP Ngân sách địa phương

NSTƯ Ngân sách trung ương

NHTG Ngân hàng Thế giới

TKCĐ Tài khoản chỉ định

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

HĐND Hội đồng nhân dân

KBNN Kho bạc nhà nước

KH&ĐT Kế hoạch & đầu tư

KTXH Kinh tế xã hội

SEDP Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội

UBND Ủy ban Nhân dân

Page 9: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

8

Page 10: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

9

CHƯƠNG I – CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao mức sống của người hưởng lợi vùng dự án thông qua (i) cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; (ii) tăng cường năng lực thể chế của chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của cộng đồng địa phương; (iii) hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã, (iv) tăng cường liên kết thị trường và sáng kiến kinh doanh.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể của dự án là:

a. Góp phần hỗ trợ các tỉnh thực hiện dự án đạt được mục tiêu chung của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững từng giai đoạn;

b. Tiếp tục hỗ trợ các hoạt động phát triển sinh kế thông qua tác động đến các nhóm đồng sở thích, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tạo thu nhập bền vững cho người hưởng lợi;

c. Hỗ trợ cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ tại các xã thực hiện dự án, phù hợp với quy hoạch nông thôn mới của địa phương;

d. Hỗ trợ các xã thực hiện dự án triển khai quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia và lồng ghép đầy đủ kế hoạch cấp xã vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện;

e. Tiếp tục tăng cường năng lực thể chế của chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của người dân địa phương nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động trong khuôn khổ dự án.

1.2. NHÀ TÀI TRỢ VÀ NGÂN SÁCH

- Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới

- Tổng vốn dự án: 110 triệu USD

Trong đó:

Vốn ODA: 100 triệu USD (tương đương 2.124,6 tỷ đồng)

Vốn đối ứng: 10 triệu USD (tương đương 212,4 tỷ đồng)

1.3. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018

Page 11: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

10

1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THỂ CHẾ

1.4.1. Thể chế

1.4.1.1. Quy định chung:

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

- Cơ quan điều phối chung: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ đầu tư: Ban Điều phối dự án Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và Ủy ban nhân dân các xã trong vùng dự án

1.4.1.2. Cấp Trung ương

1. Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 1096/TTg-QHQT ngày 03/7/2009 và Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 08/12/2014 phê duyệt khoản vay bổ sung, Bộ KH&ĐT được giao là cơ quan chủ quản của Dự án, chủ trì điều phối các hoạt động của Dự án tại các tỉnh, thông qua Ban ĐPDATW.

2. Ban Điều phối dự án Trung ương do Bộ KH&ĐT thành lập trực thuộc Vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ KH&ĐT). Trách nhiệm của Ban ĐPDATW là làm đầu mối làm việc giữa nhà tài trợ và các Bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo và điều phối thực hiện các công tác chuẩn bị và thực hiện Dự án và triển khai các công việc khác như: đề xuất chính sách/cơ chế vĩ mô, tham gia xây dựng chính sách chung trong lĩnh vực NN&PTNT, phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành/sửa đổi những quy định áp dụng cho Dự án phù hợp với thủ tục của nhà tài trợ và các quy định hiện hành của Chính phủ, chủ trì thực hiện chương trình thông tin và truyền thông của toàn Dự án, hướng dẫn đào tạo tăng cường năng lực, hỗ trợ các tỉnh tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án và tổ chức thực hiện một số hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm và nghiên cứu phục vụ chung cho cả 6 tỉnh Dự án.

1.4.1.3. Cấp Tỉnh

1. UBND tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo các Sở, ngành, Ban QLDA các cấp lập kế hoạch và triển khai thực hiện Dự án, quyết định đầu tư các hoạt động dự án, phê duyệt kế hoạch hàng năm, kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện Dự án; chỉ đạo các Sở ban ngành có liên quan phối hợp với Ban QLDA các cấp để thực hiện nhiệm vụ được phân công; lồng ghép các hoạt động của Dự án với các chương trình, dự án khác trên địa bàn.

2. Ban chỉ đạo dự án tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, đưa ra và quyết định các định hướng và hướng dẫn toàn diện để đảm bảo sự thống nhất về chỉ đạo điều hành dự án phù hợp với qui hoạch, kế hoạch ngành, địa phương; các cơ chế chính sách, các chương trình dự án trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Ban QLDA tỉnh được thành lập tại Sở KH&ĐT các tỉnh, làm việc theo chế độ chuyên trách, có nhiệm vụ: làm đầu mối làm việc với Ban ĐPDATW và NHTG, thực hiện quản lý Dự án toàn tỉnh, căn cứ vào kế hoạch do các xã và các huyện đã

Page 12: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

11

lập để lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch hoạt động hàng năm cho Dự án tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt; quản lý chung các nguồn vốn Dự án, giám sát quá trình chuẩn bị, đấu thầu, thẩm định và trao hợp đồng các công trình xây lắp, cung cấp thiết bị và dịch vụ, phân cấp đầu tư; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Dự án và kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực của toàn Dự án tỉnh, giám sát hoạt động quản lý tài chính Dự án trong tỉnh; thanh toán giải ngân các nguồn vốn của Dự án .

4. Các Sở có liên quan ở cấp tỉnh (như Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài Chính, Sở Công thương, Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở TN&MT, Sở Lao Động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh…) có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan cho Ban QLDA tỉnh, huyện và Ban PTX trong những khâu như: thiết kế, mua sắm và thực hiện các tiểu dự án, các hoạt động đào tạo, các hoạt động điều phối và lồng ghép. Sở Tài chính có trách nhiệm, thẩm tra quyết toán cho các công trình và hoạt động dự án trong phạm vi được uỷ quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm toán nội bộ các hoạt động của Dự án tại cấp huyện.

1.4.1.4. Cấp Huyện

1. UBND huyện là cơ quan quyết định đầu tư các hoạt động thuộc các hợp phần của dự án trên địa bàn của huyện theo phân cấp; có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng ban có liên quan, UBND các xã vùng dự án tổ chức, triển khai thực hiện dự án; phê duyệt kế hoạch hàng năm đối với các hoạt động của dự án trên địa bàn huyện; kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện của dự án và lồng ghép với các chương trình dự án trên địa bàn huyện.

2. Ban QLDA huyện được thành lập tại Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện, làm việc theo chế độ chuyên trách, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Ban QLDA tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư hàng năm trình UBND huyện phê duyệt trước khi gửi Ban QLDA tỉnh tổng hợp, làm chủ đầu tư công trình, giám sát việc thi công các công trình trên địa bàn huyện và việc cung cấp hàng hóa theo hợp đồng ký kết, hỗ trợ cấp xã lập kế hoạch hàng năm, tập huấn và hướng dẫn xã thực hiện các công việc trong hợp phần Ngân sách PTX, thanh toán và giải ngân các nguồn vốn thuộc trách nhiệm quản lý của huyện, công tác thông tin và truyền thông.

3. Các phòng ban liên quan ở cấp huyện (như Phòng Công thương, Phòng Giáo dục, Phòng Y tế, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông) hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện chịu trách nhiệm thẩm tra quyết toán cho các công trình/tiểu dự án và hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền, thực hiện kiểm toán nội bộ việc sử dụng vốn của các xã trong hợp phần Ngân sách PTX.

1.4.1.5. Cấp Xã

1. UBND các xã dự án là cơ quan quyết định đầu tư các hoạt dộng của hợp phần Ngân sách Phát triểm xã; có trách nhiệm chỉ đạo Ban Phát triển xã tổ chức triển khai thực hiện hợp phần Ngân sách phát triển xã trên địa bàn.

Page 13: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

12

UBND các xã dự án còn có trách nhiệm tham gia vào quá trình tổ chức triển khai thực hiện các hợp phần khác của dự án; tham gia vào việc chỉ đạo công tác tham vấn, giám sát cộng đồng đối với các hoạt động của dự án

2. Ban Phát triển xã được thành lập tại UBND xã, có trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm các tiểu dự án theo phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân để gửi Ban QLDA huyện tổng hợp, giám sát và duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng trên địa bàn; làm chủ đầu tư các hoạt động thuộc hợp phần Ngân sách PTX; vận động các thôn bản tích cực tham gia thực hiện Dự án (góp công lao động, nguyên vật liệu địa phương,...), chủ trì hướng dẫn thôn bản xây dựng quy ước quản lý sử dụng các công trình đã đầu tư trên địa bàn; có thể chủ trì thực thi các công trình được thực hiện trong các hợp đồng xây lắp có sự tham gia của cộng đồng, thông tin và tuyên truyền về dự án, công khai đầy đủ các thông tin về kế hoạch, hoạt động và người hưởng lợi của dự án, các chính sách an toàn của dự án.

Trong giai đoạn AF, Bộ KH&ĐT sẽ phối hợp với UBND các tỉnh nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chuyên nghiệp và gọn nhẹ nhất theo hướng gắn các hoạt động dự án với các công việc thường xuyên của địa phương, sử dụng đội ngũ cán bộ hiện có của địa phương để thực hiện nhiệm vụ của tất cả các dự án và chương trình trên cùng địa bàn, đặc biệt là đối với cấp huyện và xã.

3. Trưởng thôn, bản: đóng vai trò chính trong Dự án thực hiện tại thôn bản; tạo điều kiện cho những người hưởng lợi tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện Dự án, tham gia vào việc đánh giá và giám sát các hoạt động của Dự án; và thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với việc ra quyết định và thực hiện Dự án.

1.4.1.6. Các tổ chức, đoàn thể

Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các cá nhân có thể tham gia các hoạt động của Dự án ở cấp tỉnh, huyện và xã trên cơ sở yêu cầu của Dự án thông qua các thủ tục tuyển chọn công khai và minh bạch.

1.4.1.7. Nhà tài trợ

NHTG có trách nhiệm (i) đảm bảo rằng các thủ tục, chính sách, quy định của NHTG được áp dụng cho Dự án như trong Hiệp định tài trợ sẽ được Bên vay tuân thủ; (ii) cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho Bên vay (cụ thể là các cơ quan thực hiện dự án) về các thủ tục của NHTG1, thực hiện giám sát định kỳ, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc thực hiện Dự án. NHTG sẽ không tài trợ cho các hoạt động không tuân thủ theo đúng thủ tục của NHTG.

1.4.1.8. Các đơn vị liên quan

1. Hệ thống Kho bạc nhà nước (từ cấp TW, tỉnh, huyện) làm nhiệm vụ kiểm soát chi phí của dự án và thay mặt chủ đầu tư thanh toán phần vốn đối ứng.

1 Ví dụ như đấu thầu mua sắm, giải ngân, các chính sách an toàn về môi trường và xã hội...

Page 14: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

13

2. Ngân hàng NN&PTNT làm nhiệm vụ ‘ngân hàng phục vụ’, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và được hưởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ.

3. Các nhà thầu đóng vai trò cung cấp dịch vụ (tư vấn, đào tạo...), hàng hóa, thiết bị và thi công công trình xây lắp trong Dự án.

Dự án 2 có một điểm mới là các nhà thầu có thể là một tổ chức kinh tế tư nhân, hay một nhóm người cùng sở thích và ý chí, có những sáng kiến tốt về kinh doanh có thể tham gia hợp tác với Dự án theo hình thức “hợp tác công-tư” hoặc nhận thầu một hoặc một số hoạt động dự án nhằm phát triển kinh tế huyện, xã, hoặc một khu vực nào đó hoặc thậm chí cả một khu vực nằm trên nhiều huyện dự án.

1.4.1.9. Tư vấn dự án

Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện Dự án. Đơn vị tư vấn này sẽ hỗ trợ Ban ĐPDATW trong việc điều phối và hỗ trợ thực hiện các hoạt động Dự án trên cả 6 tỉnh dự án trong suốt thời gian 3 năm của giai đoạn AF. Nhóm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: 01 Tư vấn quốc tế làm Trưởng nhóm, các tư vấn trong nước tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn như sinh kế, liên kết đối tác sản xuất, giám sát đánh giá, tăng cường năng lực, chính sách an toàn, truyền thông, ngân sách phát triển xã,....

Dịch vụ kiểm toán độc lập nhằm kiểm tra độc lập tình hình tài chính của dự án vào cuối mỗi năm tài chính, tình hình giải ngân và thanh toán, chi tiêu từ các nguồn vốn, kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, quản lý tài sản, kiểm tra tính tuân thủ của công tác quản lý tài chính và mua sắm đấu thầu so với các thủ tục và quy định của NHTG và Chính phủ Việt Nam, nhằm xác định vấn đề phát sinh cần giải quyết.

Dịch vụ tư vấn kiểm toán công tác đấu thầu mua sắm nhằm kiểm tra tính tuân thủ về quy trình và thủ tục đấu thầu theo quy định của NHTG, kịp thời phát hiện những sai sót, những vấn đề cần rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.

Ban ĐPDATW sẽ tuyển chọn một số đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm để tiến hành các dịch vụ kiểm toán. Việc tuyển chọn sẽ theo các thủ tục đấu thầu của NHTG.

Page 15: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

14

1.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN

Các cán bộ tham gia Dự án từ cấp TW, tỉnh, huyện, xã có thể là công chức, viên chức được điều động từ các cơ quan từ TW, tỉnh, huyện, xã và/ hoặc được tuyển chọn thêm theo hình thức hợp đồng. Chế độ tiền lương và phụ cấp lương được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính2 và được chi từ nguồn chi của Dự án (không áp dụng theo % các dự án xây dựng công trình). Các cán bộ được lựa chọn và tuyển dụng làm việc cho Dự án phải có trình độ chuyên môn theo các lĩnh vực được phân 2 Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho cho các dự án/chương trình có sử dụng nguồn vốn ODA

Bộ KH&ĐT

Ban ĐPDATW

Các Ban QLDA

tỉnh

NHTG

UBND 29 huyện DA

UBND tỉnh/Ban

CĐDA tỉnh của 6 tỉnh DA

Các Ban QLDA

huyện

Các Ban Phát

triển xã

UBND 259 xã DA

C H

OẠ

T ĐỘ

NG

DỰ

ÁN

CHỦ

YẾ

U

Page 16: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

15

công, có nhiệt huyết trong lĩnh vực giảm nghèo, được tham gia các khóa đào tạo về quản lý dự án, biết sử dụng thành thạo máy tính. Trong giai đoạn AF, Dự án sẽ ưu tiên tiếp tục sử dụng nguồn cán bộ đã tham gia thực hiện dự án giai đoạn 1 và 2 nếu vẫn còn hợp lý. Tuy nhiên, Dự án sẽ tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án trên cơ sở tinh giản, tái cơ cấu đội ngũ cán bộ hiện tại. Số lượng cán bộ Ban QLDA tỉnh/huyện cũng được điều chỉnh giảm trên cơ sở giao nhiệm vụ cho 1 cán bộ chịu trách nhiệm nhiều hơn 1 nhiệm vụ.

1. Ban Điều phối dự án Trung ương

Ban ĐPDATW được bố trí các nhân sự chủ chốt như sau: Giám đốc Ban ĐPDATW: 1 người, làm việc kiêm nhiệm, là Lãnh đạo Vụ Kinh tế Nông nghiệp; Phó Giám đốc Ban ĐPDATW: 1 người, là Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp; Điều phối viên: 1 người; Kế toán: 2 người; Phiên dịch kiêm trợ lý dự án: 2 người; Theo dõi - Đánh giá và MIS: 2 người; Cán bộ sinh kế: 2 người; Cán bộ đối tác sản xuất: 1 người; Cán bộ phụ trách HP NSPTX: 2 người; Cán bộ tổng hợp và đấu thầu mua sắm: 2 người; Cán bộ tăng cường năng lực, truyền thông và chính sách an toàn: 2 người; Lái xe: 1 người. Tổng số tối đa 19 người, trong đó khoảng 30% là công chức của Bộ KH&ĐT, hơn 40% là tư vấn cá nhân được tuyển dụng theo thủ tục đấu thầu của NHTG.

Ban ĐPDATW sẽ tổ chức các cuộc họp để thực hiện chức năng điều phối chung các hoạt động của Dự án. Các cuộc họp sẽ được tổ chức 6 tháng một lần, lần lượt tại các tỉnh dự án với sự tham gia của Lãnh đạo 6 tỉnh dự án và các Giám đốc dự án cùng các cán bộ có liên quan tại cấp TW, tỉnh, huyện và một số xã dự án.

Ban ĐPDATW có trách nhiệm chuẩn bị cho cuộc họp định kỳ hàng năm của Bộ KH&ĐT và UBND các tỉnh để rà soát tiến độ và kết quả Dự án, chỉ đạo các nội dung liên quan đến hoạt động chung của cả dự án. Trong trường hợp cần thiết, Ban ĐPDATW đề xuất Bộ KH&ĐT và UBND các tỉnh họp đột xuất để thảo luận vào giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện.

2. Ban Chỉ đạo dự án tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Phó ban thường trực, các thành viên khác bao gồm Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các Sở, ban hành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện dự án, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tỉnh.

3. Ban QLDA tỉnh

Mỗi Ban QLDA tỉnh sẽ có tối đa từ 10 - 11 người trong đó có 7 vị trí chủ chốt như sau: Giám đốc dự án là Lãnh đạo Sở KH&ĐT; Phó giám đốc dự án/hoặc Điều phối viên (1 người), cán bộ đấu thầu - kế hoạch (1 người), Kế toán (2 người, bao gồm 1 Kế toán trưởng và 1 kế toán viên), Ngân sách PTX (1 người), Sinh kế (1 người). 3 – 4 cán bộ còn lại sẽ phụ trách các lĩnh vực khác như Chính sách an toàn, Thông tin quản lý, Theo dõi & đánh giá, kỹ thuật, tăng cường năng lực, truyền thông, phiên

Page 17: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

16

dịch, thủ quỹ, lái xe. Việc phân công cụ thể sẽ do BQLDA thực hiện một cách phù hợp. Mỗi vị trí sẽ đều phải có Điều khoản giao việc chi tiết. Trừ Giám đốc dự án, các vị trí khác đều làm việc chuyên trách cho Dự án.

Ban QLDA tỉnh sẽ thường xuyên tổ chức một cuộc họp tại văn phòng Ban QLDA tỉnh với sự tham gia của Ban QLDA tỉnh, các Ban QLDA huyện và các Ban PT xã (nếu cần) để kiểm điểm tình hình thực hiện dự án, giải quyết các vấn đề khúc mắc cũng như đúc rút kinh nghiệm để triển khai công việc của tháng tiếp theo. Cuộc họp giao ban này cần được tổ chức hàng tháng hoặc 2 tháng một lần.

Ngoài ra, Ban QLDA tỉnh sẽ tiến hành các cuộc họp giao ban hàng quý với các lãnh đạo chủ chốt của các Ban QLDA huyện, Ban PT xã (nếu cần), họp đánh giá giữa kỳ và trước khi kết thúc dự án để kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án và tìm giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án.

4. Ban QLDA huyện

Nhân sự của mỗi Ban QLDA huyện gồm tổng số tối đa 10 – 11 người: Giám đốc Ban QLDA huyện dự án là Lãnh đạo UBND huyện; Phó giám đốc dự án (1 người), cán bộ đấu thầu - kế hoạch (1 người), Kế toán (1 người), Ngân sách PTX (1 người), Sinh kế (1 người). 4-5 cán bộ còn lại sẽ phụ trách các lĩnh vực khác như Chính sách an toàn, Thông tin quản lý, Theo dõi & đánh giá, kỹ thuật, tăng cường năng lực, truyền thông, thủ quỹ, lái xe. Việc phân công cụ thể sẽ do BQLDA thực hiện một cách phù hợp. Mỗi vị trí sẽ đều phải có Điều khoản giao việc chi tiết. Trừ Giám đốc dự án, các vị trí khác đều làm việc chuyên trách cho Dự án.

Đối với 2 huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) và huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu): Trong giai đoạn 2010 - 2015, do 2 huyện có số xã nhiều hơn các huyện khác nên Ban QLDA huyện được bố trí nhiều cán bộ hơn. Tuy nhiên, chuyển sang giai đoạn AF, số lượng cán bộ của 2 Ban QLDA huyện này sẽ áp dụng quy định giống như tất cả các huyện khác.

Đối với 2 huyện mới bổ sung của tỉnh Lào Cai (Si Ma Cai và Bắc Hà): Không thành lập Ban QLDA mới tại 2 huyện này. Trên cơ sở kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ cho Ban QLDA các chương trình, dự án của huyện, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo UBND 2 huyện sử dụng cán bộ trong biên chế hiện có hoặc đang hợp đồng tại huyện để tham gia quản lý dự án, tối đa bố trí 6 nhân sự. Do đặc thù của việc 2 huyện mới tham gia các tiểu hợp phần sinh kế, UBND huyện phân công cụ thể cho các thành viên quản lý dự án (Lãnh đạo và cán bộ) tuy nhiên cần đảm bảo đủ các nhiệm vụ kế hoạch, kế toán, sinh kế, tăng cường năng lực, truyền thông, theo dõi và đánh giá, thủ quỹ,.... Ngoài các chi phí hoạt động ban quản lý dự án theo quy định, tiền lương hàng tháng của các nhân sự này sẽ do ngân sách địa phương chi trả, chỉ tính các chi phí phụ cấp lương tham gia quản lý dự án ODA theo Thông tư số 219/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính vào tổng nguồn đối ứng của dự án.

Page 18: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

17

Ngoài ra Ban QLDA huyện còn có thêm đội ngũ Hướng dẫn viên cộng đồng (CF) được giao nhiệm vụ về làm việc trực tiếp tại các xã để trợ giúp xã trong công tác lập kế hoạch, triển khai, quản lý và theo dõi các hoạt động dự án3.

5. Ban Phát triển xã

Nhân sự của Ban PT xã bao gồm 4 thành viên chủ chốt là: Chủ tịch hay Phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Lãnh đạo Hội phụ nữ xã làm Phó ban, Kế toán xã, cán bộ địa chính hoặc cán bộ nông nghiệp/khuyến nông xã. Ban PTX cũng bao gồm 2 đại diện của mỗi thôn bản (trong đó ít nhất có 1 đại diện là nữ), số lượng đại diện của mỗi thôn bản sẽ tùy theo số lượng thôn bản của mỗi xã.

6. Ban Giám sát xã gồm đại diện Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội và người dân…

Lưu ý: Trong năm 2015, Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chuyên nghiệp và gọn nhẹ nhất theo hướng gắn các hoạt động dự án với các công việc thường xuyên của địa phương, sử dụng đội ngũ cán bộ hiện có của địa phương để thực hiện nhiệm vụ của tất cả các dự án và chương trình trên cùng địa bàn, đặc biệt là đối với cấp huyện và xã.

3 Thông thường, mỗi CF phụ trách một xã. Tuy nhiên, với một số xã có quá nhiều thôn bản thuộc tỉnh Sơn La và Điện Biên, mỗi xã có 2 CF. Tổng số CF toàn dự án là: 267

Page 19: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

18

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN

GNMNPB-2

HỢP PHẦN 1

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYÊN

HỢP PHẦN 3

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG

HỢP PHẦN 4

QUẢN LÝ DỰ ÁN – GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

HỢP PHẦN 2

NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ

THP1.1: Đầu tư phát triển kinh tế huyện

THP1.2: Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng

kiến kinh doanh

THP2.1: Cải thiện CSHT thôn bản

THP2.2: Hỗ trợ các hoạt động sinh kế và

dịch vụ sản xuất

THP2.3: Hỗ trợ hoạt động phát triển KTXH

của phụ nữ

THP3.1: Hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển KTXH

THP3.5: Truyền thông và trao đổi kinh nghiệm

THP3.4: Đào tạo kiến thức, kỹ năng về phòng chống

rủi ro thiên tai và thích ứng BĐKH

THP3.3: Đào tạo kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, việc làm

THP3.2: Đào tạo cán bộ dự án các cấp

THP2.4: Hỗ trợ hoạt động Vận hành – Bảo

trì

Page 20: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

19

1.5. CÁC HỢP PHẦN

1.5.1. Các vấn đề trọng tâm của Dự án trong giai đoạn AF:

Ưu tiên tổng thể của giai đoạn AF là củng cố, nhân rộng và phổ biến cách tiếp cận, công cụ và cách thức thực hiện mà dự án đã xây dựng và triển khai hiệu quả trong thời gian qua trong lĩnh vực giảm nghèo, đóng góp cho việc hoàn thiện hơn chính sách trong các chương trình giảm nghèo của Chính phủ. Cụ thể như sau:

a. Tăng cường cơ chế thông tin minh bạch về nguồn lực cho giảm nghèo, trong đó giao cho xã làm chủ đầu tư nhiều hơn, qui mô tiểu dự án lớn hơn; tăng cường tính “sở hữu” và trách nhiệm giải trình trong thực hiện đầu tư và cung cấp các dịch vụ; xây dựng năng lực để cộng đồng thôn bản thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo.

b. Nâng cấp các nhóm đồng sở thích (CIG) trong liên kết đối tác sản xuất thành các tổ hợp tác có tư cách pháp nhân để bền vững hơn; đồng thời khuyến khích thực hiện các liên kết để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, kết nối tốt hơn với thị trường và tiếp cận theo chuỗi giá trị.

c. Thể chế hóa hoạt động lập kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia.

d. Hỗ trợ cải thiện điều kiện dinh dưỡng của người dân và điều kiện vệ sinh môi trường (chăn nuôi, sinh hoạt) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

e. Đẩy mạnh các nghiên cứu chính sách, khuyến nghị đưa những kinh nghiệm hay vào chương trình Giảm nghèo quốc gia và Nông thôn mới.

1.5.2. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện:

Vốn NHTG dành cho Hợp phần tối đa bằng 30% tổng số vốn NHTG đầu tư cho mỗi tỉnh dự án.

Mục tiêu của hợp phần là cung cấp vốn đầu tư hỗ trợ cho Kế hoạch phát triển KTXH của các huyện dự án, cải thiện sinh kế người dân thông qua xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế đa dạng, tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập; đảm bảo thành quả xây dựng được vận hành tốt và bền vững; đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại các xã, huyện vùng cao.

Đồng thời, Hợp phần này sẽ hỗ trợ các liên kết đối tác sản xuất và sáng kiến kinh doanh của các nhóm CIG đã và đang triển khai trong giai đoạn 2 và thúc đẩy cạnh tranh trong việc hình thành các liên kết mới để giúp người nghèo đa dạng hóa các nguồn thu nhập, tạo cơ hội thoát nghèo. Việc phát triển các liên kết mới sẽ chú trọng vào chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm và tiếp cận thị trường.

Hợp phần này gồm 2 tiểu hợp phần:

Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tư phát triển kinh tế huyện, và

Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh

Page 21: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

20

1.5.3. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã

Vốn NHTG dành cho Hợp phần tối thiểu bằng 58% tổng số vốn NHTG đầu tư cho mỗi tỉnh dự án.

Hợp phần NSPTX bao gồm các hoạt động chính như: xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp thôn bản, đồng thời hỗ trợ hoạt động vận hành bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng; các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế và năng lực sản xuất nông nghiệp của người nghèo và phụ nữ nhằm cải thiệnmức sống một cách bền vững. Người dân địa phương được trực tiếp tham gia vào các quá trình từ việc đề xuất hoạt động, ra quyết định, tổ chức triển khai thực hiện (đấu thầu, thi công/thực thi, thanh quyết toán,...), giám sát, quản lý và sử dụng một cách công khai và dân chủ. Tiếp cận hỗ trợ sinh kế của Dự án sẽ tiếp tục thực hiện thông qua nhóm đồng sở thích (CIG) mà không hỗ trợ theo từng hộ gia đình đơn lẻ. Hỗ trợ các CIG một cách linh hoạt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ưu tiên của họ trong phát triển và mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chế biến sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng như phát triển thị trường. Bên cạnh đó, Hợp phần cũng có một số điều chỉnh nhằm khuyến khích người dân có những đề xuất theo hướng cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại cộng đồng cũng như điều kiện dinh dưỡng hộ gia đình khi tham gia các hoạt động phát triển sinh kế.

Hợp phần này bao gồm 4 tiểu hợp phần:

Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản;

Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ Sinh kế và Dịch vụ sản xuất;

Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ; và

Tiểu hợp phần 2.4: Hỗ trợ hoạt động vận hành và bảo trì

1.5.4. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực và Truyền thông

Vốn NHTG dành cho Hợp phần bằng 6% tổng số vốn NHTG đầu tư cho mỗi tỉnh dự án và phần hoạt động do Bộ KH&ĐT (Ban ĐPDATW) thực hiện.

Mục tiêu của hợp phần là nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, các bên liên quan và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý, triển khai, giám sát và duy trì các chương trình cải thiện sinh kế tại địa phương, kế hoạch hành động phòng chống rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu; các hoạt động nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, việc làm cho người dân và các hoạt động tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm và truyền thông. Trong giai đoạn AF, Dự án sẽ chú trọng các hoạt động tập huấn cho CIG để củng cố sự bền vững trong hoạt động nhóm, tăng cường kiến thức để thực hiện tốt hơn các hoạt động sinh kế (ví dụ: tập huấn kỹ thuật cho CIG chăn nuôi gắn với kiến thức về vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, tập huấn kỹ thuật cho CIG trồng trọt gắn với kiến thức về sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật an toàn,...). Định hướng lại một cách phù hợp các chương trình tăng cường năng lực, chuyển từ mô hình “trên lớp học” sang mô hình học tập tại hiện

Page 22: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

21

trường thông qua chuyển giao kinh nghiệm và kỹ năng thực hành “cầm tay chỉ việc và quan sát hoạt động mẫu tại hiện trường”, ‘từ nông dân đến nông dân”.

Hợp phần này bao gồm 5 tiểu hợp phần:

Tiểu hợp phần 3.1: Hỗ trợ lập kế hoạch phát triển KT-XH;

Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cán bộ dự án các cấp;

Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp và việc làm;

Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kiến thức, kỹ năng về phòng chống rủi ro, thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu;

Tiểu hợp phần 3.5: Truyền thông và Trao đổi kinh nghiệm

1.5.5. Hợp phần 4: Quản lý dự án – Giám sát và Đánh giá

Vốn NHTG dành cho Hợp phần bằng 6% tổng số vốn NHTG đầu tư cho mỗi tỉnh dự án và phần hoạt động do Bộ KH&ĐT (Ban ĐPDATW) thực hiện cho công tác điều phối, giám sát và quản lý chung.

Hợp phần này nhằm đảm bảo việc quản lý dự án được năng suất và hiệu quả thông qua thúc đẩy việc triển khai, điều phối, trao đổi kinh nghiệm trong vùng dự án và với các chương trình/dự án khác. Hợp phần này sẽ bao gồm công tác giám sát, theo dõi và đánh giá, chia sẻ thông tin, các hoạt động kiểm toán, điều phối và hướng dẫn chung cũng như cung cấp trang thiết bị cần thiết phục vụ quản trị dự án.

1.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.6.1. Phân bổ vốn vay NHTG

1.6.1.1. Phân bổ vốn cho các tỉnh dự án:

Tại thời điểm phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của giai đoạn AF, vốn vay IDA được phân bổ cho mỗi tỉnh dự án theo 2 tiêu chí chính như sau:

(i) Căn cứ vào số hộ nghèo của mỗi tỉnh: Dự án xác định mức đầu tư bình quân tối thiểu/hộ nghèo là 450$/hộ. Mức đầu tư bình quân được tính toán dựa trên các tính toán về hiệu quả sử dụng nguồn vốn của giai đoạn 2 và tác động tổng hợp của giai đoạn 2 và giai đoạn AF để đạt được mục tiêu bền vững của hoạt động, đặc biệt là hoạt động sinh kế và khả năng làm chủ đầu tư một cách chủ động của các xã.

(ii) Đồng thời, theo những nội dung thống nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND các tỉnh trong quá trình thực hiện giai đoạn 2: Kết quả thực hiện và giải ngân vốn IDA của giai đoạn 2010 – 2014, đặc biệt là kết quả triển khai Hợp phần 2 và các hoạt động sinh kế, cũng là một tiêu chí để xem xét việc phân bổ vốn AF.

Page 23: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

22

Bên cạnh đó, với việc tỉnh Lào Cai bổ sung thêm 2 huyện mới để nhân rộng phương pháp hỗ trợ sinh kế bền vững, việc phân bổ vốn IDA cho tỉnh Lào Cai được tính toán thêm cho 2 huyện mới này.

Ngoài ra, tỉnh Điện Biên và Lai Châu là 2 tỉnh không tham gia dự án giai đoạn 1 nên sẽ được ưu tiên bố trí vốn cho hoạt động giảm nghèo. Tuy nhiên, do tiến độ thực hiện Dự án trong giai đoạn 2010 – 2014 của 2 tỉnh chưa thực sự đồng đều và ổn định, để tránh áp lực phải giải ngân vốn ngay lập tức và phải trả phí cam kết khi chuyển vốn về Tài khoản Chỉ định mà không giải ngân trong một thời gian dài, tại thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho giai đoạn AF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ phân bổ một số vốn nhất định cho 2 tỉnh này và dành lại một khoản vốn “Chưa phân bổ”.

Căn cứ vào kết quả triển khai trong 18 tháng của giai đoạn AF, khoản vốn Chưa phân bổ sẽ được tiếp tục phân bổ đến các tỉnh để thực hiện, trong đó sẽ ưu tiên 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu nếu các tỉnh chứng minh được kết quả thực hiện tốt.

1.6.1.2. Phân bổ vốn cho các xã dự án:

Tương tự như Giai đoạn 2, việc phân bổ vốn của giai đoạn AF luôn tuân thủ yêu cầu về công khai, minh bạch và khách quan.

Căn cứ vào số vốn phân bổ cho mỗi tỉnh, các tỉnh sẽ tính toán số liệu phân bổ vốn Hợp phần 2 chi tiết cho từng xã dự án dựa trên một số tiêu chí:

(i) Số hộ nghèo của mỗi xã;

(ii) Tính kết nối và bổ trợ lẫn nhau của các khoản đầu tư trên cùng địa bàn (ví dụ: đầu tư CSHT có tính đến yêu cầu kết nối thị trường của các hoạt động sinh kế,..)

(iii) Ưu tiên một lượng vốn nhất định cho các xã mới tham gia giai đoạn AF và các xã có điều kiện khó khăn hơn.

Đối với Hợp phần 1: Các hoạt động của hợp phần 1 cần có tính kết nối cao hơn, tạo ra tác động liên xã, nên căn cứ vào danh mục các đề xuất đầu tư trong các bản kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của các xã/huyện, Ban QLDA tỉnh và các huyện sẽ thảo luận và lựa chọn danh mục đầu tư ưu tiên để đưa vào dự án.

UBND tỉnh sẽ có Quyết định phân bổ vốn cho từng xã ngay sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Quyết định sẽ được thông báo và niêm yết công khai tại tất cả các cấp (huyện, xã, thôn bản) theo các quy định về công khai hóa thông tin của Dự án.

1.6.2. Lựa chọn các xã tham gia dự án

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi chung của dự án giai đoạn 2 (tháng 1/2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với UBND các tỉnh thống nhất một số nguyên tắc chính trong việc lựa chọn số huyện và xã tham gia dự án. Cụ thể:

- Các tỉnh lựa chọn 4 – 5 huyện nghèo để tham gia dự án;

Page 24: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

23

- Trong mỗi huyện, ưu tiên lựa chọn các xã nghèo nhất (khu vực 3) để đầu tư. Một số xã khu vực 2 cũng được cân nhắc đưa vào dự án nếu thấy các xã này có nhiều thôn bản thuộc khu vực 3 và có vị trí và vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của các sản phẩm hàng hóa trong vùng. Mỗi tỉnh không vượt quá 45 xã để đảm bảo đầu tư không dàn trải;

- Các xã nằm trong quy hoạch vùng ngập hoặc tiếp nhận dân tái định cư của các dự án thủy điện sẽ không được đưa vào tham gia Dự án.

Khi tiếp tục thực hiện giai đoạn AF, các nguyên tắc này cơ bản không thay đổi để không gây quá nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án trong 3 năm tới, nhưng có một số điều chỉnh, bổ sung cụ thể như sau:

Về số lượng huyện Dự án - giai đoạn AF:

- 5 tỉnh dự án sẽ giữ nguyên số lượng huyện tham gia (23 huyện).

- Riêng tỉnh Lào Cai, với cam kết nhân rộng cách tiếp cận hỗ trợ sinh kế theo nhóm CIG và phối hợp cùng với các dự án khác để thể chế hóa hoạt động lập kế hoạch PTKTXH trên địa bàn 2 huyện Si Ma Cai và Bắc Hà, đây cũng là 2 huyện đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 30A, số lượng huyện tham gia giai đoạn AF của tỉnh Lào Cai tăng từ 4 huyện lên 6 huyện.

Toàn dự án trong giai đoạn AF gồm: 29 huyện, trong đó 13 huyện thuộc Chương trình 30A và 5 huyện thuộc Chương trình 30B của Chính phủ (chiếm 62% số huyện dự án).

Về số lượng xã Dự án – giai đoạn AF:

- Sau khi rà soát, 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai đề nghị đưa 4 xã ra khỏi giai đoạn AF (tạm gọi là xã “tốt nghiệp”) vì các xã này đã đạt được phần lớn các tiêu chí của nông thôn mới, tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo của các xã này đã giảm xuống dưới 25%. Với việc cho "tốt nghiệp" các xã nghèo này cũng là ghi nhận thành tích đóng góp đáng kể của Dự án Giảm nghèo 2 vào chương trình xóa đói giảm nghèo của các địa phương vùng dự án.

- Bổ sung mới 16 xã nghèo (hầu hết các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%) tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Sơn La, và chỉ tham gia hoạt động của Hợp phần 2.

- Bổ sung mới 15 xã thuộc 2 huyện mới của Lào Cai.

Như vậy, toàn dự án giai đoạn AF có 259 xã, trong đó 253 xã (chiếm 97,7%) là các xã trong Chương trình 135.

1.6.3. Lập kế hoạch dự án

Việc đề xuất lựa chọn các tiểu dự án được thực hiện theo quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã có sự tham gia. Các Ban QLDA tỉnh/huyện đảm bảo các tiểu dự án được đầu tư phải (i) được tham khảo ý kiến người dân một cách công khai; (ii) phù hợp với các mục tiêu phát triển KTXH và giảm nghèo của địa phương; (iii) phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, và (iv) lồng ghép vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

Page 25: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

24

Tham chiếu đến Chương II: Quy trình lập kế hoạch hàng năm có sự tham gia của Sổ tay này.

1.6.4. Phân cấp trong Mua sắm đấu thầu

Thủ tục mua sắm đấu thầu của Dự án được áp dụng theo thủ tục quy định của NHTG. Tuy nhiên, một số quy định về trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu vẫn phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam. Các quy định về mua sắm đấu thầu cần tuân thủ bao gồm: (i) Hiệp định tài trợ; (ii) Các hướng dẫn hiện hành của NHTG về tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp công trình; (iii) Luật đấu thầu của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn dưới Luật của Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ; (iv) Kế hoạch mua sắm và kế hoạch thực hiện Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các hợp đồng do NHTG tài trợ 1 phần hoặc 100% vốn đầu tư, các Ban QLDA phải sử dụng thủ tục đấu thầu thích hợp theo quy định của Hướng dẫn mua sắm và Hướng dẫn tư vấn của NHTG. Các hợp đồng sử dụng 100% vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam thì công tác đấu thầu các gói thầu thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

Tại Ban ĐPDATW và tại mỗi Ban QLDA tỉnh/huyện có một bộ phận chuyên trách về đấu thầu mua sắm, bao gồm các cán bộ có kinh nghiệm và/hoặc được đào tạo về thủ tục đấu thầu mua sắm của NHTG và các quy định có liên quan của Chính phủ.

Chi tiết các quy định về quy định và thủ tục mua sắm đấu thầu của Dự án trong giai đoạn AF

Tham chiếu đến Chương IV: Mua sắm đấu thầu và Quản lý hợp đồng

1.6.5. Chính sách chống tham nhũng

Dự án cần phải tuân thủ Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 tháng 11/2005, một số nghị định, văn bản pháp luật khác, và Kế hoạch Hành động quản lý nhà nước, minh bạch và phòng chống tham nhũng của dự án (Phụ lục 5 – Báo cáo nghiên cứu khả thi chung được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tại Quyết định số 1862/QĐ-BKHĐT ngày 19/12/2014)

1.6.6. Cơ chế giải ngân

Với kết quả triển khai của giai đoạn 2010 – 2015, trong giai đoạn AF, Dự án tiếp tục duy trì 7 Tài khoản chỉ định (Ban ĐPDATW và Ban QLDA các tỉnh), 29 Tài khoản dự án cấp huyện và 259 Tài khoản dự án xã để tiếp nhận vốn NHTG.

Tài khoản tiếp nhận vốn NHTG mở tại hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Tài khoản tiếp nhận vốn đối ứng: mở tại KBNN các cấp.

Dự án GNMNPB-2 – giai đoạn AF dự kiến áp dụng các hình thức giải ngân vốn IDA sau:

- Thanh toán qua Tài khoản chỉ định (là hình thức phổ biến nhất)

Page 26: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

25

- Rút vốn thanh toán trực tiếp

- Rút vốn bồi hoàn (bao gồm cả các thanh toán hồi tố)

Tham chiếu đến Chương V: Sổ tay Quản lý tài chính

1.6.7. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính

Về chế độ kế toán và báo cáo tài chính: cơ bản được thực hiện theo các quy định sau:

Chế độ kế toán: thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư, ban hành kèm theo Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chế độ báo cáo: Thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013.

Về chế độ kiểm toán: Ban ĐPDATW sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn và hợp đồng với 1 công ty kiểm toán độc lập, được NHTG chấp thuận để tiến hành kiểm toán độc lập hàng năm cho toàn Dự án. Ngoài ra, với tính chất phân cấp mạnh, thực hiện trên địa bàn rộng, dự án cũng sẽ tiến hành kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính minh bạch, công khai và đúng đắn trong quản lý tài chính và sử dụng các nguồn vốn của dự án. Các cơ quan tham gia công tác kiểm toán nội bộ là Thanh tra Bộ KH&ĐT (đối với hoạt động dự án cấp Trung ương và cấp tỉnh), Sở KH&ĐT (đối với hoạt động dự án ở cấp huyện) và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện (đối với hoạt động dự án ở cấp xã)

Tham chiếu đến Chương V: Sổ tay Quản lý tài chính

1.6.8. Giám sát đánh giá (M&E)

Cơ chế giám sát và đánh giá cơ bản tuân thủ theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, Dự án còn chịu sự giám sát và đánh giá của nhà tài trợ là NHTG. Giám sát đánh giá bao gồm:

Giám sát về chi phí và chất lượng công trình.

Giám sát khác vấn đề liên quan như mục tiêu dự án, các kết quả, mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính, tiến độ thực hiện, thông tin truyền thông, các vấn đề về môi trường, xã hội....

Các cơ quan, đơn vị tham gia giám sát bao gồm các Bộ, ngành liên quan như (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính), HĐND các tỉnh/huyện, các tổ chức quần chúng, các Ban, ngành liên quan tại từng địa phương và các cộng đồng người hưởng lợi. Ngoài ra, còn có một đơn vị tư vấn giám sát độc lập quá trình thực hiện dự án có chuyên môn sâu về các lĩnh vực hoạt động của dự án, bao gồm cả việc thực hiện công tác đền bù và phục hồi cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng bởi Dự án và thực hiện chương trình quản lý môi trường. Thêm nữa các đơn vị thực hiện Dự án bắt buộc phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong bộ phận kế toán tài chính và hệ thống kiểm soát chất lượng.

Page 27: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

26

Đánh giá dự án chủ yếu tập trung vào các phương diện: Kết quả của dự án; hiệu suất và hiệu quả dự án.

Trong quá trình thực hiện Dự án, NHTG sẽ có các phương pháp, cách thức riêng để giám sát các hoạt động thông qua các báo cáo của Dự án, báo cáo của Tư vấn độc lập, báo cáo kiểm toán, thủ tục xin xem xét trước hoặc sau đối với các gói thầu... Ngoài ra, NHTG sẽ tổ chức (chủ trì) các đoàn giám sát dự án 6 tháng/lần và đánh giá giữa kỳ.

Tham chiếu đến Chương IX: Giám sát đánh giá của Sổ tay này

Page 28: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

27

CHƯƠNG II - QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM CÓ SỰ THAM GIA

2.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NĂM

2.1.1 Thông tin chung

Sau thời gian thử nghiệm với nhiều kết quả khả quan, kể từ năm 2013 Dự án đã áp dụng Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã có sự tham gia (quy trình SEDP) tại tất cả các xã trong vùng dự án và Quy trình này được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn AF. Theo đó, các xã sẽ lập được kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm dựa trên việc tổng hợp, rà soát ý kiến đóng góp của cộng đồng, các bên liên quan cấp xã, từ đó tạo cơ sở chung để các Chương trình/dự án trên địa bàn lựa chọn, xác định kế hoạch đầu tư cụ thể của mỗi chương trình, dự án. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những chi phí và sự trùng lắp không cần thiết đối với cấp xã khi không phải triển khai các phương pháp và tiến trình lập kế hoạch khác nhau theo yêu cầu riêng của mỗi Chương trình/ Dự án khác nhau.

Quy trình Lập kế hoạch hàng năm sau đây được áp dụng tại tất cả các xã trong vùng dự án để thực hiện:

Lập Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội (KTXH) hàng năm cấp xã; và

Xây dựng kế hoạch của dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn thực hiện khoản vay bổ sung đối với Tiểu hợp phần phát triển Kinh tế huyện (THP1.1) và Hợp phần Ngân sách phát triển xã (HP2) trên cơ sở sàng lọc, lựa chọn hoạt động có trong kế hoạch phát triển KTXH hàng năm của xã.

2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản

Kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã (sau đây gọi tắt là SEDP cấp xã) và Kế hoạch Dự án đối với THP 1.1 và HP2 (sau đây gọi chung là Kế hoạch dự án) lập theo Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH quy định sau đây phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

2.1.2.1 Có sự tham gia

Hoạt động có trong SEDP cấp xã phải được xác định dựa trên ý kiến và đề xuất của người dân trong cộng đồng hưởng lợi4, ý kiến của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã (sau đây gọi là các bên liên quan).

Việc tổ chức thu thập, tham vấn ý kiến của nhân dân và các bên liên quan phải được thực hiện theo quy trình quy định trong sổ tay này và đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản về thúc đẩy sự tham gia trong đó phải sử dụng các phương pháp phù hợp với

4 Đặc biệt là phụ nữ và những người dễ bị tổn thương trong xã hội cần được ưu tiên

Page 29: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

28

đặc điểm văn hóa, dân tộc, trình độ nhận thức đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số5.

Trước và trong khi thực hiện tham vấn, lấy ý kiến lập kế hoạch, chính quyền xã cần cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về định hướng phát triển của Nhà nước, các chương trình dự án trên địa bàn, thông tin về dự án cho nhân dân và các bên liên quan. Đối với mỗi chương trình/dự án, tối thiểu cần đảm bảo cung cấp các thông tin cơ bản sau: (i) Mục tiêu dự án, (ii) các hợp phần, tiểu hợp phần dự án, (iii) các nguyên tắc chính để đề xuất và lựa chọn, thực hiện hoạt động dự án, vai trò của giám sát cộng đồng và quyền lợi khi tham gia của người dân trong tất cả các khâu; riêng đối với dự án GNMNPB-2, cần cung cấp thêm thông tin về (iv) khung chính sách đền bù và phục hồi cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi dự án và các thông tin liên quan khác tùy theo quy định cụ thể tại từng thời điểm của dự án..vv..

2.1.2.2 Phù hợp với các mục tiêu phát triển KTXH và giảm nghèo

Các hoạt động được đưa vào Kế hoạch phát triển KTXH của xã đều phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển KTXH và mục tiêu Giảm nghèo của địa phương và thể hiện rõ được các mặt sau đây:

Có đóng góp trực tiếp và có khả năng đem lại hiệu quả về phát triển kinh tế, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân địa phương;

Có tác động tích cực đến đời sống của đa số cộng đồng địa phương đặc biệt là cộng đồng nghèo, cận nghèo cả về kinh tế lẫn xã hội;

Phù hợp với chính sách, ưu tiên phát triển của địa phương.

2.1.2.3. Phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Khi xác định các hoạt động kế hoạch cho dự án, cần đảm bảo khai thác, phát huy được tiềm năng tại các địa phương (hoặc phối hợp khai thác) bao gồm:

Thế mạnh của từng địa phương về tài nguyên thiên nhiên (tiềm năng cây trồng, vật nuôi đặc sản, du lịch, khoáng sản ...);

Thế mạnh về nguồn nhân lực (trong một mức độ nào đó);

Thế mạnh về vị trí địa lý, giao lưu hàng hóa của từng địa phương;

Mối quan hệ kinh tế - xã hội với thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp hoặc cá nhân...) và nhà nước.

2.1.2.4 Lồng ghép vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu

Các hoạt động trong kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, cần tính đến khả năng thích ứng Biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (TƯBĐKH), cụ thể:

5 Ngôn ngữ và phương thức truyền thông nên được lựa chọn phù hợp để đem lại hiệu quả tối đa cho người dân địa phương

Page 30: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

29

Đối với các hoạt động đầu tư CSHT: Ngay từ khâu tham vấn ý kiến cộng đồng và các bên liên quan đến khâu rà soát, tổng hợp tại cấp xã và các cấp trên phải đảm bảo rằng công trình đề xuất có khả năng chống chịu và thích nghi với diễn biến biến đổi khí hậu. Trong trường hợp bắt buộc phải lựa chọn đầu tư thì phải bổ sung thêm các giải pháp công trình, phi công trình nhằm giảm thiểu các rủi ro của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đến mức thấp nhất.

Đối với các hoạt động phát triển sinh kế: phải đảm bảo hoạt động được lựa chọn chịu tác động của BĐKH ở mức thấp nhất; trong trường hợp cần thiết, phải bổ sung thêm các hoạt động hỗ trợ khác để hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Khuyến khích sử dụng các giải pháp tận dụng được kinh nghiệm của cộng đồng địa phương trong thích ứng BĐKH.

Khuyến khích các hoạt động khai thác được các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, tận dụng kinh nghiệm của người dân trong sản xuất và dự báo thiên tai.

2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

2.2.1. Thông tin chung

2.2.1.1. Giới thiệu

Quy trình SEDP được soạn thảo trên cơ sở kế thừa các phương pháp lập kế hoạch phát triển KTXH đã được áp dụng thành công trên địa bàn một số tỉnh (Hòa Bình, Quảng Trị, Nghệ An...) và kinh nghiệm thực tế triển khai tại các xã trong vùng Dự án GNMNPB-2. Quy trình phù hợp với các quy định trong Luật Đầu tư công và đảm bảo các yêu cầu cơ bản như có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan, dựa vào nguồn lực, tăng cường theo dõi & đánh giá.

Các nội dung sau đây quy định các bước và nội dung tiến hành lập kế hoạch đối với từng cấp, từng bên tham gia, cụ thể, Quy trình cho phép:

(1) Tất cả các xã trong vùng dự án lập được Kế hoạch phát triển KTXH hàng năm của mình;

(2) Phòng tài chính & kế hoạch huyện và các phòng ban liên quan cấp huyện khác thực hiện rà soát, tổng hợp được đề xuất kế hoạch phát triển KTXH của xã vào kế hoạch phát triển ngành cấp huyện, tiến hành phản hồi cho các xã đối với quá trình rà soát, tổng hợp; và

(3) Ban phát triển xã, BQLDA huyện, BQLDA tỉnh xây dựng được kế hoạch theo từng thời kỳ của Dự án đối với Tiểu hợp phần 1.1 và Hợp phần 2.

Các xã có những chương trình/dự án khác trên địa bàn cần chủ động làm việc với các dự án và khuyến nghị họ sử dụng kế hoạch này để lựa chọn các hoạt động đầu tư. Trong trường hợp các hoạt động chưa đảm bảo đầy đủ thông tin thì từng dự án có thể thực hiện các phiên rà soát xác minh thêm thông qua các cuộc họp riêng do họ tự tổ chức và hỗ trợ.

Page 31: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

30

Quy trình này được xây dựng trên cơ sở đã tính đến những yêu cầu của các địa phương về thời điểm lập, trình kế hoạch do đó các xã có thể căn cứ vào khung thời gian và chủ động tổ chức thực hiện các nội dung liên quan để đảm bảo tiến độ.

Hệ thống biểu mẫu đề cập trong quy trình này được quy định cụ thể trong bộ Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã.

2.2.1.2. Đặc điểm chung

Quy trình thực hiện lập kế hoạch có đặc điểm cơ bản như sau:

Có 6 bước thực hiện (Bước 1: Chuẩn bị; Bước 2: Thu thập thông tin từ thôn, các ban ngành xã và cấp huyện; Bước 3: Rà soát, tổng hợp; Bước 4: Hội nghị kế hoạch xã; Bước 5: Tham vấn, phản hồi cho cộng đồng và Bước 6: Phê duyệt, ban hành kế hoạch) từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm trong đó cao điểm là từ tháng 5 đến đầu tháng 7 (Bước 2, 3, 4) nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định trong Luật Đầu tư công và thời điểm trình, tổng hợp kế hoạch các cấp;

Được thiết kế theo hướng tạo chủ động cho địa phương, không phải thụ động chờ đợi sự hướng dẫn của cấp trên mà vẫn đảm bảo có kết quả đúng tiến độ để tổng hợp vào kế hoạch cấp trên;

Được thiết kế đơn giản để thích hợp với điều kiện triển khai tại các vùng khó khăn, có nhiều rào cản về ngôn ngữ;

Có công cụ tổng hợp thông tin khoa học giúp cấp xã và cấp trên tổng hợp và quản lý kế hoạch một cách dễ dàng, tạo điều kiện thực hiện kết nối với kế hoạch đầu tư của cấp trên;

Quy trình được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các quy định trong Luật đầu tư công về sự gắn kết với Kế hoạch trung hạn cũng như chiến lược phát triển chung của mỗi địa phương; và

Tập trung vào thay đổi tư duy kế hoạch theo hướng gắn với thực trạng, năng lực của từng địa phương thay cho quan điểm hướng dự án đầu tư, chờ đợi vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương.

Page 32: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

31

2.2.2. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm có lồng ghép công tác lập kế hoạch của dự án

+ THÔN BẢN/ CHI HỘI PHỤ NỮ -LẬP KẾ HOẠCH ĐỀ XUẤT CỦA THÔN + BAN NGÀNH - LẬP KẾ HOẠCH ĐỀ XUẤT CỦA BAN NGÀNH

HỘI NGHỊ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH XÃ

+ Báo cáo tình hình KTXH

+ Giải trình kết quả rà soát hoạt động

+ Xác định danh mục đề xuất dự án Giảm nghèo

Bá á ấ t ê

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NGÀNH/ KẾ HOẠCH HUYỆN TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DỰ ÁN HUYỆN

+ PHÁT HÀNH THƯ KHÔNG PHẢN ĐỐI; + GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH + CẬP NHẬP KẾ HOẠCH HUYỆN/ NGÀNH/ XÃ

RÀ SOÁT KẾ HOẠCH các xã TRÌNH KẾ HOẠCH DỰ ÁN cho BQLDA tỉnh TRÌNH XIN THƯ KHÔNG PHẢN ĐỐI

Công khai thông tin về các dự án/ tiểu dự án, giải thích

lý do được chọn/ không được chọn cho các thôn/

cộng đồng

CHUẨN BỊ LẬP KẾ HOẠCH

+ Kiện toàn các Tổ xây dựng kế hoạch + Ban hành Văn bản chỉ đạo lập kế hoạch + Công khai thông tin về các Chương trình/ dự án + Hội nghị triển khai kế hoạch, Tập huấn, Hướng dẫn thôn bản/ các bên liên quan lập kế hoạch đề xuất

TÓM TẮT SƠ ĐỒ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH HÀNG NĂM

+ TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT

+ RÀ SOÁT/ ĐỀ XUẤT NGUỒN LỰC, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO, THIÊN TAI tới hoạt động đề xuất

+ CHUẨN BỊ DỰ THẢO KẾ HOẠCH

Page 33: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

32

2.2.3. Hướng dẫn chi tiết Quy trình Lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã

Các bước thực hiện sau đây cần đảm bảo được thực hiện theo khung thời gian hợp lý sao cho đến cuối tháng 6 hàng năm các xã có dự thảo Kế hoạch phát triển KTXH năm sau trình UBND huyện thông qua phòng Tài chính Kế hoạch để tổng hợp.

2.2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị cho lập kế hoạch là việc bố trí sẵn sàng các điều kiện cần thiết để công tác lập kế hoạch được diễn ra thuận lợi. Các nhiệm vụ chính trong chuẩn bị bao gồm: (a) Thành lập/Kiện toàn tổ xây dựng kế hoạch xã, thôn; (b) Ra văn bản chỉ đạo khởi động quá trình lập kế hoạch (chuẩn bị điều kiện pháp lý) và (c) Tổ chức hội nghị triển khai công tác kế hoạch.

a. Thành lập/Kiện toàn Tổ xây dựng kế hoạch xã, thôn

Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập/ kiện toàn “Tổ xây dựng kế hoạch xã” giúp chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch tại xã. Tổ này bao gồm 7 - 9 thành viên (có bao gồm các thành viên của Ban phát triển xã hiện tại để tiện phối hợp) với thành phần như sau:

+ Tổ trưởng: Chủ tịch UBND xã;

+ Thư ký: Là cán bộ có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, có khả năng soạn thảo văn bản và tổ chức, thuyết trình tại các buổi họp;

+ Thành viên: Tùy theo trình độ cán bộ và điều kiện ở xã, chọn cán bộ phụ trách các lĩnh vực: Văn phòng – Thống kê, kế toán, Nông nghiệp – Địa chính, Kinh tế, tư pháp, Văn hóa – Xã hội, Chủ tịch Hội phụ nữ xã ... Thành viên tổ xây dựng kế hoạch xã có trách nhiệm hỗ trợ các thôn bản, các ban ngành/ cơ quan/ đoàn thể thực hiện việc rà soát, cung cấp thông tin kế hoạch.

b. Ra văn bản chỉ đạo

- Tổ xây dựng kế hoạch xã trình UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch xã, trong đó chỉ rõ kế hoạch dự kiến thực hiện các bước trong lập kế hoạch, nhiệm vụ cung cấp thông tin của các ban ngành, đoàn thể cấp xã, các thôn, bản, xóm (sau đây gọi tắt là thôn) và các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã.

- Căn cứ văn bản chỉ đạo của UBND xã, các thôn thành lập hoặc kiện toàn tổ xây dựng kế hoạch thôn do trưởng thôn làm tổ trưởng, các thành viên khác là đại diện các ban ngành, đoàn thể thôn.

c. Tổ chức hội nghị triển khai công tác kế hoạch

Page 34: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

33

(1). Đối với cấp huyện

Ban QLDA huyện phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch, các phòng ban liên quan cấp huyện, dựa trên kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020, lập danh mục các dự án đã được cam kết đầu tư hoặc dự kiến sẽ đầu tư trong năm kế hoạch trên địa bàn huyện chia theo từng xã và gửi cho các xã trước khi tổ chức hội nghị triển khai công tác kế hoạch tại các xã.

Thông tin cho các xã về các nguồn lực trung hạn và hàng năm liên quan đến kế hoạch phát triển KTXH trên địa bàn xã.

Phối hợp với Phòng Tài chính Kế hoạch, cử cán bộ hỗ trợ các xã triển khai công tác kế hoạch theo quy trình.

(2). Đối với cấp xã

Tổ xây dựng kế hoạch xã tham mưu UBND xã tổ chức Hội nghị triển khai công tác kế hoạch và thực hiện các nội dung sau:

- Quán triệt giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, công chức phụ trách ban ngành lĩnh vực, cơ quan đơn vị liên quan thực hiện các nội dung trong văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch xã và thống nhất thời gian thực hiện để đảm bảo có sản phẩm đầu ra đúng thời hạn cho từng bước thực hiện;

- Hướng dẫn cho đại diện các Tổ xây dựng kế hoạch thôn, đại diện các ban ngành, đoàn thể xã về các bước, cách thức tổ chức thu thập thông tin kế hoạch, hướng dẫn điền các bảng biểu, giải đáp thắc mắc cho đại biểu tham gia.

- Phô tô các biểu mẫu sử dụng trong lập kế hoạch tại xã theo Sổ tay Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã hàng năm và Sổ tay Hướng dẫn lập đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại thôn bản để chuyển cho các đại biểu tham dự.

- Cung cấp thông tin về các chương trình dự án dự kiến/ đã được cam kết đầu tư trên địa bàn xã. Giao nhiệm vụ tuyên truyền, giải đáp thông tin đến nhân dân về các Dự án, Chương trình trên địa bàn (như Dự án GNMNPB-2) cho tất cả các đại biểu tham dự đối với: (1) Nội dung cơ bản của Dự án (tên dự án, các hợp phần, mục tiêu), (2) “Danh mục tham khảo về các hoạt động hợp lệ" và “Danh mục các hoạt động không hợp lệ” và (3) Tổng ngân sách được phân bổ cho xã, từng thôn/chi hội phụ nữ và số vốn đã sử dụng, số vốn còn lại.

Các phương pháp tuyên truyền có thể sử dụng bao gồm: (i) dịch tài liệu ra tiếng địa phương và đọc nhiều lần trên đài truyền thanh của xã, (ii) phóng to thành khổ lớn và dán tại nơi công cộng (UBND xã, trạm y tế xã, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn bản), (iii) phát tờ rơi (nhân thành nhiều bản và phát cho từng hộ gia đình); (iv) trực tiếp giải

Page 35: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

34

thích, thông báo cho cộng đồng trong các cuộc họp thu thập thông tin...vv hoặc các hình thức khác phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

2.2.3.2. Bước 2: Thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin phục vụ lập kế hoạch phát triển KTXH của xã được tiến hành tại các thôn bản, các ban ngành, cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã. Cán bộ tổ xây dựng kế hoạch xã có trách nhiệm hỗ trợ cho quá trình thu thập thông tin này. Cán bộ Hướng dẫn viên cộng đồng (CF) cần phối hợp với tổ xây dựng kế hoạch xã để lập kế hoạch hỗ trợ hợp lý, ưu tiên xuống trực tiếp các thôn khó khăn để giúp đỡ các tổ xây dựng kế hoạch thôn/chi hội phụ nữ lập kế hoạch đề xuất.

a. Thu thập thông tin tại thôn

(1). Những điểm cần chú ý:

Cách thức, thời gian, địa điểm tổ chức các cuộc họp thu thập thông tin tại thôn nên áp dụng theo kinh nghiệm của địa phương. Chú ý thực hiện những điểm sau:

+ Cán bộ hỗ trợ (cán bộ xã, huyện, CF...) không được áp đặt quan điểm từ trên xuống, chỉ giải thích và hỗ trợ thảo luận;

+ Cử người có khả năng ghi chép làm thư ký, ghi chép biên bản họp và điền biểu mẫu, hoặc nhờ cán bộ CF/cán bộ xã ghi chép hộ, bố trí phiên dịch nếu dùng tiếng phổ thông để họp và người tham dự họp bị hạn chế trong nghe/nói được tiếng phổ thông;

+ Khi tổ chức thảo luận, tổ chức chia nhóm theo đối tượng tham gia (nếu cần);

+ Khi lựa chọn ưu tiên, nếu 2 hoạt động có mức ưu tiên giống nhau thì hoạt động nào có nhiều phụ nữ hơn sẽ được chọn;

+ Chọn địa điểm/thời gian họp thuận tiện để người già/phụ nữ, người dân tộc thiểu số dễ tham gia;

+ Bố trí chỗ ngồi thuận tiện để người già, phụ nữ, người dân tộc có thể nghe và đóng góp được nhiều ý kiến.

+ Với cuộc họp thôn/họp chi hội phụ nữ, phải đảm bảo có ít nhất 51% đại diện số hộ gia đình trong thôn bản/ phụ nữ thôn tham gia thì mới được tổ chức.

(2). Quy trình thực hiện:

Căn cứ kế hoạch thu thập thông tin đã được chỉ đạo, Trưởng thôn trực tiếp điều hành việc lập kế hoạch đề xuất tại thôn theo các công việc sau:

* Công việc 1: Họp trù bị cung cấp thông tin

- Thời gian: Theo lịch thống nhất tại hội nghị triển khai lập kế hoạch tại xã;

- Thành phần: Toàn bộ tổ xây dựng kế hoạch thôn (Trưởng/phó thôn, Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng phụ nữ, đại diện các đoàn thể thôn)

Page 36: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

35

- Nội dung: Trưởng thôn chủ trì cuộc họp trù bị với sự hỗ trợ của cán bộ tổ xây dựng xã, cán bộ CF (nếu có tham dự) và thực hiện các nội dung sau:

+ Báo cáo thông tin chung về các chương trình dự án trên địa bàn theo tinh thần cuộc họp tại xã;

+ Dựa vào số liệu thống kê chung về nhân khẩu, dân tộc, đất đai, v.v .. điền biểu Số liệu cơ bản (Biểu I.1 theo Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển KTXH); Lập biểu đánh giá tình hình diễn biến thiên tai trong các năm gần đây, điền biểu I.1.A; Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của thôn, rà soát theo từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, chỉ ra ưu điểm, thành tích nổi bật của thôn trong năm tính đến thời điểm đánh giá, thảo luận các tồn tại/khó khăn cần giải quyết, phân tích lý do gây nên khó khăn, tìm giải pháp khắc phục và dự kiến hoạt động cụ thể cần thực hiện, điền kết quả thảo luận vào Biểu đề xuất kế hoạch của thôn (Biểu I.3). Khi thảo luận về giải pháp/hoạt động, chú ý tìm các giải pháp thôn có thể tự thực hiện mà không phải huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài đồng thời kiểm tra khả năng chịu ảnh hưởng của các diễn biến thiên tai để điều chỉnh hoặc có giải pháp bổ sung phù hợp. Chỉ ra các hoạt động đề xuất đưa vào sử dụng nguồn vốn của dự án GNMNPB-2 (nếu có đủ thông tin để thực hiện).

+ Thống nhất sơ bộ các nhóm hoạt động chung cho toàn thôn và nhóm nội dung đề nghị phụ nữ thôn thực hiện. Chi hội trưởng phụ nữ thôn có trách nhiệm triệu tập cuộc họp phụ nữ thôn để làm rõ chi tiết và thống nhất các hoạt động của phụ nữ. Trong trường hợp tại thôn có những hoạt động phát triển KT-XH, nhóm hoạt động ngành nghề đặc biệt cần phải tổ chức trao đổi sâu với các nhóm hộ liên quan thì xem xét bố trí thêm cuộc họp chủ đề cho lĩnh vực đó.

+ Xác định thành phần, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp chủ đề, cuộc họp của phụ nữ và cuộc họp thôn xây dựng kế hoạch.

* Công việc 2: Họp nhóm chủ đề (nếu có đề xuất riêng);

- Thời gian: nên trong 1-2 ngày sau cuộc họp trù bị;

- Thành phần: Trưởng thôn, đại diện các hộ liên quan đến chủ đề được chọn;

- Nội dung: Cách thức tổ chức cuộc họp nên theo kinh nghiệm của thôn, đảm bảo cần thực hiện được các nội dung sau:

+ Báo cáo sơ bộ tình hình kinh tế xã hội của xã, thôn;

+ Báo cáo kết quả thảo luận tại cuộc họp trù bị, trình bày thông tin về chủ đề phát triển KTXH đặc biệt đã được lựa chọn trong cuộc họp trước;

+ Tổ chức thảo luận sâu về chủ đề đã được xác định, đánh giá các kết quả nổi bật đạt được tính đến thời điểm lập kế hoạch so với các năm trước; những tồn tại hoặc tiềm

Page 37: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

36

năng chưa được phát huy, chỉ rõ lý do; xác định các nhóm giải pháp và đề xuất hoạt động cụ thể với đầy đủ thông tin để đưa vào biểu I.3;

+ Thống nhất danh mục hoạt động đề xuất, ghi đầy đủ vào biểu I.3.

+ Gửi kết quả thảo luận (biểu I.3) và biên bản họp cho trưởng thôn để báo cáo trong cuộc họp toàn thôn.

* Công việc 3: Họp chi hội phụ nữ;

- Thời gian: nên trong 1-2 ngày sau cuộc họp trù bị;

- Thành phần: Chi hội trưởng phụ nữ và phụ nữ trong thôn, đại diện Chi hội phụ nữ xã (nếu có);

- Nội dung: Cách thức tổ chức cuộc họp nên theo kinh nghiệm của thôn, đảm bảo cần thực hiện được các nội dung sau:

+ Báo cáo sơ bộ tình hình kinh tế xã hội của xã, thôn;

+ Báo cáo kết quả thảo luận tại cuộc họp trù bị và những danh mục hoạt động đề nghị phụ nữ thôn thực hiện;

+ Tổ chức thảo luận, điều chỉnh hoặc thay thế nếu cần thiết;

+ Thống nhất danh mục hoạt động đề xuất của phụ nữ thôn, ghi đầy đủ nội dung vào biểu I.3 ghi nhận kết quả biểu quyết vào biên bản họp.

+ Gửi kết quả thảo luận (biểu I.3) và biên bản họp cho trưởng thôn để nộp chung cho UBND xã.

* Công việc 4: Họp thôn xây dựng kế hoạch:

- Thời gian: chọn ngày phù hợp sau khi đã tổ chức xong các cuộc họp nhóm Chủ đề (nếu có), họp chi hội phụ nữ

- Thành phần: Tổ XDKH thôn, đại diện các hộ và nhóm hộ liên quan;

- Nội dung: Cách thức tổ chức cuộc họp nên theo kinh nghiệm của thôn, Lãnh đạo thôn chủ trì đảm bảo cần thực hiện được các nội dung sau:

+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, thôn và thông tin về các chương trình dự án trên địa bàn xã, thôn; riêng đối với dự án GNMNPB-2 cần bổ sung thêm thông tin về dự án, số vốn được phân bổ, danh mục các loại tiểu dự án được/không được đầu tư trong phạm vi dự án GNMNPB-2 cho toàn bộ nhân dân tham gia họp.

+ Tổ xây dựng kế hoạch thôn báo cáo toàn thôn kết quả cuộc họp trù bị xây dựng kế hoạch, cuộc họp chủ đề (nếu có), cuộc họp chi hội phụ nữ, hỗ trợ người dân cùng bàn bạc, bổ sung, điều chỉnh, lấy ý kiến thống nhất; tổ chức sắp xếp ưu tiên thực hiện các hoạt động và dự kiến kinh phí cần thiết để thực hiện (nếu có thể dự tính được) xác nhận cam kết các loại hình đóng góp của nhân dân đối với các hoạt động đề xuất.

Page 38: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

37

+ Thống nhất chung về các đề xuất hỗ trợ sản xuất của người dân trong thôn với nội dung như sau

Đối với các xã cũ thuộc vùng dự án GNMNPB-2: Trưởng thôn yêu cầu các trưởng nhóm CIG (kể cả các nhóm CIG của Phụ nữ) báo cáo toàn thôn về kết quả thực hiện hoạt động sinh kế hiện tại và dự kiến ý tưởng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của nhóm, thống nhất trước toàn thôn và đưa vào danh mục đề xuất kế hoạch của thôn theo mẫu biểu I.3.

Đối với các xã mới bổ sung vào dự án: Trưởng thôn báo cáo danh mục các hoạt động phát triển sản xuất đã được thảo luận trong các cuộc họp trước đó để lấy ý kiến bổ sung, điều chỉnh (nếu cần); Thông báo về quy định để được hỗ trợ thực hiện đề xuất sinh kế, thống nhất danh sách các hộ tham gia và các thủ tục tiếp theo phải thực hiện và hoàn thiện đề xuất kế hoạch của thôn theo mẫu biểu I.3.

+ Kết luận cuộc họp và thông qua biên bản họp;

Sau cuộc họp thôn, Tổ xây dựng kế hoạch thôn hoàn chỉnh các Biểu số liệu cơ bản (I.1), Biểu đánh giá diễn biến thiên tai (I.1.A), Biểu đề xuất kế hoạch (I.3), biên bản họp thôn gửi lên xã.

b. Thu thập thông tin tại ban ngành/đoàn thể xã

Các Ban ngành/đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã có trách nhiệm cung cấp thông tin đề xuất kế hoạch và nộp cho UBND xã theo mẫu II.3.

Cán bộ Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm chuẩn bị biểu II.2 - Số liệu cơ bản xã, II.2.B - Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. Cán bộ tổ xây dựng kế hoạch xã chịu trách nhiệm hỗ trợ giải thích cách thức thực hiện khi có yêu cầu.

Một số chú ý trong thu thập thông tin tại ban ngành như sau:

+ Khi tổ chức thu thập thông tin, cần tổ chức cuộc họp (nếu có nhiều người cùng tham gia phụ trách hoạt động của ban ngành) trong đó đảm bảo thực hiện:

Rà soát tình hình thực hiện nhiệm vụ của ban/ngành, đoàn thể, đánh giá những mặt làm được, chưa làm được, những gì cần tiếp tục chú ý thực hiện trong thời gian tới, lý do việc không/ có hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Khi rà soát, cần căn cứ vào các mục tiêu/ chỉ tiêu kế hoạch được giao cho ban ngành quản lý;

Xác định những ưu tiên cần tập trung giải quyết trong thời gian còn lại của năm và năm kế hoạch tới, chỉ rõ giải pháp và hoạt động thực hiện.

Các đơn vị quản lý ngành chỉ tập trung thảo luận vấn đề thuộc chức năng quản lý ngành của mình.

Page 39: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

38

Các Hội/đoàn thể (Hội phụ nữ, nông dân, thanh niên ...vv), bên cạnh việc rà soát lĩnh vực phụ trách của mình có thể cung cấp thêm thông tin về lĩnh vực quan tâm khác.

+ Trong quá trình rà soát, nếu cần hỗ trợ, có thể đề nghị cán bộ Tổ xây dựng kế hoạch xã giúp đỡ.

2.2.3.3. Bước 3: Tổng hợp kế hoạch xã

Cán bộ tổ xây dựng kế hoạch xã, CF có trách nhiệm liên tục đôn đốc hỗ trợ các thôn, ban ngành thu thập thông tin để đảm bảo có đủ thông tin tổng hợp. Các công việc cụ thể như sau:

a. Công việc 1: Tổng hợp thông tin

Căn cứ các biểu I.1, I.1.A, I.3 của thôn, II.3 của ban ngành đoàn thể cung cấp, tổ xây dựng kế hoạch xã họp, rà soát và tổng hợp thông tin vào biểu II.2.A, II.5.A, II.5.B, II.5.C trên máy tính. Trong quá trình tổng hợp, cần xác minh thông tin với các đơn vị cung cấp nếu các biểu đầu vào không rõ ràng. Tuyệt đối không tự cắt bỏ hoặc điều chỉnh nếu không có sự đồng thuận của đơn vị cung cấp thông tin. Đối với các đề xuất chưa nêu được kinh phí thực hiện thì dựa vào nội dung đề xuất, thảo luận, tính toán bổ sung thêm thông tin về kinh phí cần thiết để thực hiện.

Trong quá trình rà soát, tổ xây dựng kế hoạch xã cần đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai, rủi ro tiềm tàng trên địa bàn tới hoạt động đề xuất để đưa ra cảnh báo, đề xuất dừng hoặc điều chỉnh cách thức thực hiện hoạt động đó cho thôn bản/cộng đồng/ban ngành, đoàn thể có liên quan. Nhận định về ảnh hưởng của thiên tai (nếu có) với từng hoạt động cần được ghi vào cột Ghi chú ứng với hoạt động đó.

b. Công việc 2: Rà soát khả thi, dự kiến nguồn vốn

Tổ trưởng xây dựng kế hoạch xã triệu tập họp rà soát khả thi, dự kiến nguồn vốn với thành phần gồm kế toán xã, thành viên Ban phát triển xã6 và trực tiếp tham gia thực hiện các nội dung sau:

+ Rà soát khả năng thực hiện đối với từng hoạt động đề xuất theo điều kiện tại địa phương, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro, thiên tai, điều chỉnh, bổ sung nội dung vào hoạt động (nếu cần) để đảm bảo hạn chế được ảnh hưởng của thiên tai và nâng cao hiệu quả thực hiện;

+ Nếu hoạt động không đủ điều kiện (cần xác minh thêm thông tin hoặc không nên thực hiện) thực hiện thì phải chỉ rõ lý do tại sao, ghi cụ thể vào cột Ghi chú và cập nhập vào biểu II.5.B trên máy tính;

6 Nếu cần, có thể mời thêm lãnh đạo Đảng ủy, HĐND cùng tham gia để nâng cao chất lượng rà soát hoạt động

Page 40: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

39

+ Đối với những hoạt động có đủ điều kiện thực hiện (hoạt động có cột trạng thái là Hợp lệ) thì tiếp tục xác định nguồn kinh phí có thể khai thác từ chương trình, dự án nào, nếu không rõ nguồn thì ghi Chưa rõ vào cột Nguồn vốn;

c. Công việc 3: Chuẩn bị dự thảo kế hoạch và chuẩn bị Hội nghị kế hoạch xã

Căn cứ kết quả tổng hợp trên biểu II.5.A, Tổ trưởng xây dựng kế hoạch phân công từng người cùng phối hợp chuẩn bị các nội dung của dự thảo kế hoạch KTXH xã.

Phô tô tài liệu cần thiết phục vụ Hội nghị Kế hoạch xã, đặc biệt chú ý in danh mục các hoạt động không đủ điều kiện thực hiện để giải trình trước Hội nghị.

Sau khi hoàn thành dự thảo, tham mưu Chủ tịch UBND xã, xác định thời gian, địa điểm, đối tượng mời tham gia và chuẩn bị Hội nghị Kế hoạch xã.

2.2.3.4. Bước 4 - Hội nghị Kế hoạch xã và báo cáo cấp trên

- Thời gian thực hiện: trong thời gian phù hợp để đảm bảo có Dự thảo Kế hoạch của xã trình cấp huyện trước ngày 30 tháng 6 hàng năm;

- Thành phần tham dự: Đảng ủy, HĐND, UBND, các thành viên Tổ xây dựng kế hoạch xã, trưởng các cơ quan Đơn vị liên quan đóng trên địa bàn xã, đại diện các thôn và đại diện các hộ nông dân, đơn vị sản xuất tiêu biểu của xã.

- Các tài liệu cần chuẩn bị: Các tài liệu phục vụ Hội nghị bao gồm (1) Dự thảo Kế hoạch phát triển KTXH của xã; (2) Danh sách các hoạt động không Hợp lệ, Cần xác minh (chỉ lọc các hoạt động không hợp lệ/cần xác minh trong biểu II.5.B) (3) Khung Kế hoạch có khả năng huy động được nguồn vốn (biểu II.6.A) và (4) Khung kế hoạch đề xuất chưa rõ nguồn vốn (biểu II.6.B).

- Nội dung: Đảm bảo thực hiện được những công việc sau:

+ Lãnh đạo xã báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã đến thời điểm lập kế hoạch; tóm tắt thông tin về các chương trình, dự án trên địa bàn;

+ Đại diện Tổ xây dựng kế hoạch xã báo cáo tóm tắt tiến trình công tác thu thập thông tin và những điểm chính về kết quả tổng hợp kế hoạch đồng thời ghi nhận các ý kiến góp ý thảo luận của đại biểu;

+ Lãnh đạo xã báo cáo, giải thích lý do đánh giá các hoạt động không hợp lệ/cần xác minh và tổ chức thảo luận ngay để điều chỉnh (biểu II.5.B đã in);

+ Lãnh đạo xã báo cáo và chủ trì thảo luận về danh mục hoạt động trong biểu II.6.A/B và hướng dẫn hội nghị tổ chức sắp xếp ưu tiên thực hiện các hoạt động kế hoạch;

+ Thống nhất lựa chọn các hoạt động đề xuất sử dụng nguồn kinh phí dự án Giảm nghèo. Riêng các hoạt động đề xuất đưa vào THP 1.1 Phát triển Kinh tế huyện cần đảm bảo hoạt động đề xuất phải có trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 của xã. Khi lựa

Page 41: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

40

chọn các hoạt động, cần quán triệt các yêu cầu về tỷ lệ theo cơ cấu hợp phần, tiểu hợp phần, tính phù hợp của hoạt động với đối tượng hỗ trợ theo quy định của dự án.

Căn cứ kết quả Hội nghị lập kế hoạch xã, Tổ xây dựng kế hoạch xã hoàn thiện dự thảo Kế hoạch phát triển KTXH và báo cáo cấp huyện trước 30 tháng 6 hàng năm.

2.2.3.5. Bước 5: Cập nhập kế hoạch và phản hồi cho cộng đồng

Thời gian thực hiện: Từ sau khi thực hiện xong Hội nghị Kế hoạch xã đến tháng 12 hàng năm

Tổ xây dựng kế hoạch xã hỗ trợ UBND xã thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Giải trình các yêu cầu của cấp trên về dự thảo kế hoạch đề xuất của xã;

+ Liên tục cập nhập kế hoạch dựa trên thông tin phản hồi của huyện và tổ chức giải trình cụ thể cho các thôn bản/cơ quan, đoàn thể xã về việc rà soát đề xuất kế hoạch của từng đơn vị, đồng thời ghi nhận thêm các ý kiến đóng góp của cộng đồng, các cơ quan, đoàn thể đối với bản kế hoạch (nếu có);

+ Cập nhập, hoàn thiện nội dung ước thực hiện kế hoạch tính đến cuối năm trong dự thảo kế hoạch phát triển KTXH của xã để trình Hội đồng Nhân dân xem xét trước kỳ họp cuối năm.

2.2.3.6. Bước 6 – Phê duyệt kế hoạch & Thông báo Kế hoạch

Thời gian thực hiện: cuối tháng 12 hàng năm

- Sau khi nhận được văn bản giao chỉ tiêu KH phát triển KTXH của cấp trên, UBND xã chỉ đạo Tổ xây dựng kế hoạch xã và các bên liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Rà soát lại tình hình thực hiện kế hoạch của xã và cập nhập các nội dung kế hoạch thành đánh giá thực hiện cả năm;

+ Rà soát, bổ sung các thông tin mới về chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, các chương trình dự án, các hoạt động đề xuất đã được cấp trên sơ bộ thông qua, phản hồi/góp ý của cộng đồng và dự kiến phân bổ ngân sách vào kế hoạch phát triển KTXH của xã;

+ Hoàn thiện Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội của xã, trình HĐND xem xét thảo luận, thông qua trong kỳ họp cuối năm. Nội dung Nghị quyết thông qua kế hoạch của HĐND cần có các chi tiết sau:

Các nội dung thông thường trong Nghị quyết HĐND: Chỉ tiêu kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản;

Danh mục hoạt động kế hoạch đã xác định được nguồn vốn thực hiện, danh mục hoạt động đã được cấp trên, các chương trình/ dự án đưa vào chương trình đầu tư dự kiến năm kế hoạch.

Page 42: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

41

- Căn cứ vào Nghị quyết HĐND, UBND xã ra quyết định ban hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã đồng thời thông báo từng hoạt động và nguồn lực phải đóng góp cho các Cơ quan, Đoàn thể, tổ chức liên quan, các thôn và cộng đồng để tổ chức thực hiện.

- UBND xã niêm yết công khai danh mục các hoạt động kế hoạch được HĐND thông qua tại trụ sở xã và các thôn bản. Đối với các hoạt động không được duyệt, UBND xã phải có thông báo bằng văn bản cho thôn bản/chi hội phụ nữ đề xuất và giải thích rõ lý do không được duyệt để xã và người dân rút kinh nghiệm trong các lần đề xuất kế hoạch tiếp theo.

- Trong thời gian sau khi Ban hành kế hoạch phát triển KTXH của xã7, mỗi khi có văn bản thông báo chính thức của UBND cấp trên về Chương trình, dự án về các hoạt động đầu tư trên địa bàn xã, văn bản thông báo về kế hoạch đầu tư chính thức của các Chương trình/dự án khác trên địa bàn, UBND xã chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đồng thời niêm yết, thông báo rộng rãi cho các cộng đồng, các bên liên quan về kế hoạch điều chỉnh này. Những hoạt động không được đầu tư sẽ phải được giải thích rõ ràng cho các cộng đồng và các bên liên quan hoặc tiếp tục bổ sung vào danh sách hoạt động kế hoạch của năm tiếp theo, tùy thuộc tình hình thực tế.

2.2.4. Xây dựng Danh mục đề xuất Kế hoạch cho Dự án GNMNPB-2

Các bước thực hiện xác định danh mục hoạt động đề xuất của dự án như sau:

Bước 1: Rà soát danh mục hoạt động

Sau khi tổ chức xong Hội nghị Kế hoạch xã, căn cứ danh mục hoạt động đề xuất sử dụng nguồn vốn của Dự án, Ban phát triển xã tổ chức cuộc họp riêng đánh giá lại danh mục hoạt động để xác minh, bổ sung thêm thông tin (phương pháp đấu thầu mua sắm, hợp phần/tiểu hợp phần, thời gian dự kiến thực hiện…vv);

Kết quả rà soát theo mẫu “Tổng hợp đề xuất các tiểu dự án của xã” (Biểu số 3- Phụ lục 2 - Chương 7).

Sau khi hoàn thành, Ban phát triển xã trình danh mục hoạt động đề xuất cho BQLDA huyện rà soát, tổng hợp.

Bước 2: Tổng hợp rà soát kế hoạch tại cấp huyện, tỉnh

Sau khi nhận được danh mục đề xuất của các Ban phát triển xã, BQLDA huyện rà soát, xác minh lại (trên tài liệu nhận được và/hoặc tại hiện trường nếu thấy cần thiết) các đề xuất của các xã theo các tiêu chí do dự án quy định và đưa vào kế hoạch dự án của

7 Việc phê duyệt các chương trình đầu tư chính thức thường diễn ra vào đầu năm kế hoạch sau khi HĐND đã ra nghị quyết thông qua kế hoạch phát triển KTXH của xã vì vậy cần đảm bảo rằng kế hoạch của xã phải được cập nhập với danh mục phê duyệt chính thức ngay trong năm thực hiện kế hoạch.

Page 43: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

42

huyện; các hoạt động phù hợp với quy định của dự án thì báo cáo cho BQLDA tỉnh để tổng hợp chung vào kế hoạch dự án của tỉnh.

Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm hoặc theo tiến độ cụ thể có sự thống nhất chung trong toàn dự án, Ban QLDA tỉnh trình kế hoạch dự án bao gồm kế hoạch của các hợp phần đến NHTG và Ban ĐPDATW để xem xét, cụ thể:

- Kế hoạch của các Hợp phần 1, 3 và 4: Ngân hàng Thế giới xem xét và có ý kiến không phản đối với sự đồng thuận của Ban ĐPDATW về kỹ thuật;

- Kế hoạch Hợp phần 2 (Ngân sách phát triển xã): Ban ĐPDATW xem xét và có ý kiến không phản đối với sự đồng thuận của NHTG về kỹ thuật.

Bước 3: Giao kế hoạch

Sau khi nhận được thư Không phản đối của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ban ĐPDA TW, Ban QLDA tỉnh tổng hợp kế hoạch dự án trình UBND tỉnh8 ra quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch dự án đồng thời tham mưu/hỗ trợ Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh ra văn bản thông báo chỉ tiêu kế hoạch/danh mục đầu tư chi tiết cho từng huyện dự án.

Sau khi nhận được quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch dự án của UBND tỉnh và thông báo của Sở Kế hoạch & Đầu tư, UBND huyện giao BQLDA huyện phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch và các phòng ban liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Cập nhập các chỉ tiêu kế hoạch/danh mục các tiểu dự án thuộc THP 1.1 vào Kế hoạch phát triển KTXH của huyện, Kế hoạch phát triển ngành liên quan;

(2) Tham mưu cho UBND huyện ra quyết định phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch và danh mục tiểu dự án thuộc Hợp phần NSPTX cho từng xã dự án. Thời gian ra quyết định phê duyệt không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Ban QLDA huyện trình UBND huyện.

Quyết định phê duyệt kế hoạch NSPTX hàng năm của Chủ tịch UBND huyện là căn cứ ký kết hợp đồng nguyên tắc thực hiện các tiểu dự án giữa Ban QLDA huyện và Ban PTX để ràng buộc quyền và trách nhiệm quản lý vốn giữa Ban QLDA huyện và Ban PTX, đồng thời làm cơ sở thanh toán vốn từ tài khoản dự án của Ban PTX tại NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện.

Khi nhận được Quyết định của UBND huyện, thông báo của Ban QLDA huyện về kế hoạch thực hiện NSPTX trong năm, UBND xã (Chủ đầu tư) giao Ban PTX tổ chức thực hiện các bước tiếp theo.

Việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch dự án hàng năm (nếu có) cũng phải được thực hiện theo đúng quy trình lập kế hoạch quy định trong Sổ tay này. Những bổ sung, điều chỉnh này phải được cập nhập vào Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội hàng năm của cấp huyện/ xã tương ứng.

8 UBND tỉnh phê duyệt, giao kế hoạch tổng thể và ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Ban QLDA tỉnh tham mưu) thông báo chi tiết danh mục và vốn đầu tư các TDA cho Ban QLDA huyện.

Page 44: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

43

2.2.5. Rà soát, tổng hợp Kế hoạch phát triển KTXH của xã tại cấp huyện

Hoạt động này được thực hiện nhằm nâng cao sự thống nhất và sự gắn kết giữa kế hoạch của cấp xã và cấp trên cũng như sự hài hòa giữa các chương trình dự án trên cùng địa bàn. Để thực hiện công việc này, các huyện nên tổ chức áp dụng Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã trên tất cả các xã của huyện để công tác tổng hợp, chỉ đạo được thống nhất. Các nội dung chủ yếu cần thực hiện như sau:

Sau khi các nhận được dự thảo Kế hoạch phát triển KTXH của các xã vào đầu tháng 7 hàng năm, phòng Tài chính Kế hoạch huyện tiến hành rà soát, tổng hợp đề xuất (yêu cầu BQLDA huyện hỗ trợ nếu cần), chuyển danh mục đề xuất của các xã theo ngành, lĩnh vực đến các phòng ban liên quan để đánh giá, đưa vào kế hoạch phát triển ngành. Khi các ngành thực hiện rà soát, tổng hợp, cần chú ý:

+ Những hoạt động đề xuất phù hợp với chức năng hỗ trợ của từng ngành, quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành của huyện thì đưa vào kế hoạch phát triển của ngành;

+ Những hoạt động không phù hợp với định hướng phát triển của huyện hoặc không khả thi do điều kiện KTXH không thuận lợi, tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu thì khuyến nghị dừng thực hiện hoặc điều chỉnh, bổ sung đồng thời đưa ra đầy đủ lý do của khuyến nghị đó;

+ Những hoạt động thuộc chức năng, thẩm quyền thực hiện của các xã thì khuyến nghị các xã tự tổ chức thực hiện, gợi ý các nguồn lực có thể khai thác được cho xã nắm thêm thông tin và chủ động tìm kiếm nguồn hỗ trợ.

Sau khi thực hiện rà soát, tổng hợp xong, các ngành cần thông tin chi tiết cho phòng Tài chính & Kế hoạch để tổng hợp chung và phản hồi cho các xã.

2.3 CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT

Để đảm bảo công tác lập kế hoạch phát triển KTXH có lồng ghép Kế hoạch dự án GNMNPB-2 có chất lượng, trách nhiệm thực hiện giám sát như sau:

+ NHTG và Bộ KH&ĐT sẽ tổ chức các đoàn Giám sát định kỳ, tiến hành giám sát và kiểm tra ngẫu nhiên tại một số xã dự án.

+ UBND tỉnh, huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các bên liên quan tuân thủ và tham gia tích cực vào quá trình triển khai lập kế hoạch, khuyến khích đưa ra cơ chế thưởng phạt phù hợp.

+ Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc toàn bộ quá trình hỗ trợ lập kế hoạch tại các huyện dự án.

Page 45: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

44

+ Ban QLDA huyện phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch huyện cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp các xã dự án; tiến hành đôn đốc, giám sát thường xuyên theo thời gian, tiến độ thực hiện quy trình lập kế hoạch.

+ Ban phát triển xã thường xuyên tham mưu, hỗ trợ UBND xã chỉ đạo tổ xây dựng kế hoạch xã, thôn thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quy trình lập kế hoạch.

+ HĐND, các đoàn thể xã, ban GS xã giám sát thực hiện giám sát quá trình tham vấn và lập kế hoạch tại từng xã dự án.

Nếu có bằng chứng cho thấy tại bất kỳ xã nào, quy trình tham vấn cộng đồng và lập kế hoạch không được thực hiện (hoặc thực hiện không đúng) theo hướng dẫn, không đảm bảo chất lượng tham vấn và không có sự tham gia đầy đủ của cộng đồng, Bộ KH&ĐT, NHTG có thể xem xét sẽ không cung cấp nguồn vốn cho một số hoặc toàn bộ các hoạt động của xã đó.

Page 46: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

45

CHƯƠNG III - TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG

3.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG

3.1.1. Thông tin chung

Trong bối cảnh giai đoạn AF của Dự án, Hợp phần TCNL và truyền thông gồm 5 lĩnh vực: Tập huấn; Hội thảo; Các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm; Thông tin, giáo dục và truyền thông (IEC); và Phát triển thể chế.

3.1.1.1. Các nguyên tắc chính trong triển khai hoạt động TCNL và Truyền thông – giai đoạn AF

- Trong giai đoạn AF, Dự án sẽ tiếp tục áp dụng những nguyên tắc triển khai hoạt động TCNL đã được sử dụng trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án, bao gồm:

Sử dụng cách tiếp cận kết hợp phối hợp đối với việc đào tạo các kỹ năng áp dụng cho cán bộ, lãnh đạo ở địa phương để cung cấp Thông tin, Giáo dục và Truyền thông (IEC) cho người dân địa phương và tăng cường các phương pháp lập kế hoạch và các mối liên kết;

Hướng các nỗ lực tăng cường năng lực tới việc đảm bảo sự bền vững của các loại chương trình cơ sở hạ tầng và sinh kế được hỗ trợ thông qua dự án này;

Tập trung các nỗ lực cho các cán bộ cấp thôn bản, xã, huyện, tỉnh và cho các nhóm thôn bản và các phụ nữ dân tộc thiểu số;

Lồng ghép các cách tiếp cận và quy trình của dự án với các chương trình giảm nghèo của chính phủ và các thủ tục hành chính ở địa phương nếu có thể và cần thiết;

Tăng cường năng lực của các cán bộ chính phủ nhằm giám sát các chương trình giảm nghèo do nhà tài trợ và chính phủ hỗ trợ ở vùng cao; và

Thúc đẩy công tác điều phối và các cơ hội học tập lẫn nhau giữa các dự án và chương trình giảm nghèo được tài trợ khác.

- Đối với công tác truyền thông, các nguyên tắc chính là:

Công khai và minh bạch thông tin dự án;

Tuân thủ: quy trình thực hiện hoạt động phải theo quy định trong PIM và các quy định hiện hành của Chính phủ và NHTG;

Gắn kết: Truyền thông phải gắn kết chặt chẽ với các hoạt động của tất các các hợp phần khác của dự án để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án.

Page 47: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

46

3.1.1.2. Kết quả mong đợi của Hợp phần:

(i) TCNL cho các cấp trung ương, tỉnh, huyện và cho chính quyền địa phương, các bên liên quan và cộng đồng trong lập kế hoạch, quản lý, triển khai, giám sát và duy trì các hoạt động liên quan đến dự án và để thực hiện và hỗ trợ các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và chương trình sinh kế cũng như thể chế hóa cách tiếp cận quy trình lập KH phát triển KT-XH được xây dựng trong Dự án;

(ii) Tăng cường kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, việc làm cho các nhóm đồng sở thích được thành lập trong dự án và cho người lao động trẻ ở những xã dự án nếu có thể bảo đảm việc làm và thu nhập sau đào tạo;

(iii) Tăng cường kiến thức, kỹ năng nhằm giảm thiểu các tác động của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu tới các hoạt động sinh kế và xây dựng cơ sở hạ tầng trong dự án;

(iv) Tăng cường nhận thức của những người hưởng lợi và các bên liên quan về dự án để từ đó họ hiểu và tham gia vào dự án một cách hiệu quả, góp phần đạt được các mục tiêu của dự án.

3.1.1.3. Một số điểm điều chỉnh của Hợp phần trong giai đoạn AF

- Hình thức tự thực hiện vẫn được áp dụng cho hoạt động tập huấn, hội thảo và tham quan học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong giai đoạn AF, việc lựa chọn các trường/cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tại tỉnh tham gia tập huấn cho dự án sẽ được thực hiện theo cơ chế có tính cạnh tranh cao hơn so với giai đoạn 2010-2015. Cụ thể: Thay vì chỉ định 1 đơn vị (1 trường duy nhất), các tỉnh sẽ lập danh sách các giảng viên tiềm năng (giảng viên từ các trường đào tạo chuyên nghiệp, cán bộ khuyến nông, nông dân giỏi…) với các thông tin chi tiết về trình độ và kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn (chi tiết xem phụ lục 3.1 và 3.2); thành viên xuất sắc của nhóm đồng sở thích thành lập trong dự án sau khi đạt danh hiệu nông dân giỏi có thể được bổ sung dần vào danh sách giảng viên tiềm năng với các thông tin chi tiết về năng lực và kinh nghiệm hướng dẫn, loại hình kỹ thuật đăng ký hướng dẫn… (chi tiết xem phụ lục 3.2). Dựa trên nhu cầu tập huấn và kế hoạch tập huấn được NHTG cho ý kiến không phản đối, Ban QLDA tỉnh/huyện sẽ xác định giảng viên phù hợp từ danh sách giảng viên tiềm năng này để mời tập huấn.

- Bên cạnh các hoạt động TCNL định kỳ (tập huấn, hội thảo,...), một số nội dung nổi bật của Hợp phần 3 trong giai đoạn mở rộng sẽ là:

(i) Đẩy mạnh việc hỗ trợ hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia. Theo đó, tất cả các đề xuất đầu tư/hoạt động trên địa bàn xã sẽ được tổng hợp đầy đủ vào 1 bản kế hoạch phát triển KTXH chung của xã để các chương trình/dự án trên địa bàn có thể cùng sử dụng và xác định kế hoạch hỗ trợ/đầu tư; điều này sẽ giúp ghi nhận và tổng

Page 48: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

47

hợp tốt hơn nhu cầu và đề xuất của người dân, điều phối và lồng ghép một cách hài hòa các nguồn lực của tất cả các chương trình, dự án trên địa bàn xã.

(ii) Đẩy mạnh tăng cường năng lực cho các nhóm CIG để tăng cường và củng cố sự bền vững về hoạt động nhóm, thực hiện tốt hơn các hoạt động sinh kế (ví dụ, tập huấn kỹ thuật cho các nhóm CIG chăn nuôi gắn với tăng cường kiến thức về vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, tập huấn kỹ thuật cho CIG trồng trọt gắn với kiến thức về sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật an toàn; tập huấn cho CIG thuộc THP2.3 gắn với nội dung nâng cao dinh dưỡng hộ gia đình;...); tập huấn cho thú y viên thôn bản để hỗ trợ các hoạt động sinh kế về chăn nuôi của dự án (tại những địa phương có thể triển khai). Định hướng lại một cách phù hợp các chương trình tăng cường năng lực, chuyển từ mô hình “trên lớp học” sang mô hình học tập dựa trên phổ biến, truyền thụ kinh nghiệm từ nông dân giỏi “cầm tay chỉ việc và quan sát hoạt động mẫu tại hiện trường”.

(iii) Tiến hành các nghiên cứu chính sách, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, phối hợp qua các diễn đàn với các chương trình, dự án khác, một số kết quả và kinh nghiệm hay của dự án sẽ được tổng kết, khuyến nghị và vận động thể chế hóa sang các chương trình của các địa phương và của Chính phủ.

- Một số hoạt động nhằm hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các cơ quan có liên quan (như: Thanh tra Bộ KH&ĐT, Thanh tra Sở KH&ĐT,...) sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện.

- Đồng thời, Dự án sẽ thí điểm ngay trong giai đoạn đầu của giai đoạn AF một số phương pháp truyền thông có sự tham gia của phụ nữ ở một số xã/thôn bản để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

3.1.2. Mô tả hợp phần Tăng cường năng lực và Truyền thông (TCNL)

3.1.2.1. Cơ cấu vốn:

Vốn NHTG dành cho Hợp phần 3 bằng 6% tổng số vốn NHTG đầu tư cho mỗi tỉnh dự án và 1 triệu USD cho Ban Điều phối DATW để sử dụng vào công tác tăng cường năng lực và truyền thông chung. Do đó, nguồn vốn dự kiến giải ngân toàn dự án cho Hợp phần 3 trong giai đoạn AF là 6,76 triệu USD (tương đương 143 tỷ đồng).

3.1.2.2. Mục tiêu của hợp phần:

Nâng cao năng lực của các cấp trung ương, tỉnh, huyện và chính quyền địa phương, các bên liên quan và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý, triển khai, giám sát và duy trì các hoạt động liên quan đến dự án, các chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và cải thiện sinh kế tại địa phương cũng như thể chế hóa cách tiếp cận Lập KH phát triển KT-XH được xây dựng trong Dự án; tăng cường kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, việc làm cho các nhóm đồng sở thích được thành lập trong dự án và cho lao

Page 49: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

48

động trẻ chưa có việc làm ở những xã dự án có thể bảo đảm việc làm và thu nhập sau đào tạo; tăng cường nhận thức và kiến thức về phòng chống rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân để giảm nhẹ các tác động của chúng đến sự bền vững của các hoạt động sinh kế và xây dựng cơ sở hạ tầng trong dự án; tăng cường nhận thức của người hưởng lợi và các bên liên quan về dự án để họ tham gia và thực hiện dự án hiệu quả hơn; nghiên cứu, tổng kết, khuyến nghị và vận động thể chế hóa một số kết quả và kinh nghiệm hay của dự án sang các chương trình của các địa phương và của Chính phủ.

3.1.2.3. Các tiểu hợp phần

Tiểu hợp phần 3.1: Hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển KTXH.

Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ các xã thực hiện quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia đã được thí điểm triển khai trong các năm 2012 – 2014, trong đó: hàng năm, triển khai theo chỉ đạo chung của Chính phủ, các xã dự án sẽ tiến hành tham vấn và xây dựng kế hoạch PTKTXH của địa phương mình với đầy đủ các nhu cầu và đề xuất của người dân về tất cả các hoạt động, các khoản đầu tư và hỗ trợ. Từ bản kế hoạch chung đó, các xã sẽ xác định các kế hoạch chi tiết để sử dụng cho từng chương trình, dự án khác nhau trên địa bàn. Đồng thời, Dự án cũng sẽ chú trọng các hoạt động hỗ trợ một phần quy trình lập kế hoạch tại cấp huyện để tăng cường tính liên kết giữa kế hoạch cấp xã và các chương trình phát triển ngành cấp huyện, các chương trình mục tiêu quốc gia do huyện phụ trách. Tại 1 - 2 tỉnh dự án, dựa trên các cam kết của UBND tỉnh, Dự án sẽ tiếp tục phối hợp cùng các dự án khác để hỗ trợ quá trình thể chế hóa quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm cấp huyện/tỉnh có sự tham gia.

Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cán bộ dự án các cấp.

Dự án sẽ cung cấp đào tạo và đào tạo nhắc lại về phương thức thực hiện dự án và lập kế hoạch chi tiết cho cán bộ dự án các cấp từ Ban Điều phối DATW, Ban QLDA tỉnh và huyện, và thành viên các Ban PTX, Ban Giám sát xã và cán bộ thôn bản tham gia dự án. Bên cạnh đó, Dự án cũng sẽ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo với các cán bộ có liên quan của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các phòng chức năng cấp huyện để họ nắm được các nội dung quy định của Dự án, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa các bên.

Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo các kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp và việc làm.

Dự án ưu tiên tăng cường năng lực quản lý, tổ chức và thực hiện sản xuất kinh doanh, đào tạo kỹ năng việc làm tùy theo yêu cầu thực tế cho các nhóm đồng sở thích được thành lập trong dự án. Dự án cũng sẽ hỗ trợ đào tạo và chuyển giao kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc làm và phát triển kinh tế hộ gia đình và nghề nghiệp cho người dân trong các xã dự án, ví dụ như đào tạo các kỹ năng và kiến thức về thú y, phòng ngừa dịch bệnh thông thường trong chăn nuôi để họ có thể tự cung cấp dịch vụ trong cộng đồng. Dự

Page 50: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

49

án cũng sẽ hỗ trợ đào tạo kỹ năng việc làm cho lao động trẻ chưa có việc làm trong các xã dự án với điều kiện ít nhất 80% số học viên tốt nghiệp có việc làm và thu nhập sau đào tạo. Việc chọn lựa người hưởng lợi sẽ được thực hiện một cách công khai minh bạch tại các thôn và xã và Ban PTX sẽ đưa ra quyết định thông qua cuối cùng.

Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kiến thức, kỹ năng về phòng chống rủi ro, thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

Dự án sẽ hỗ trợ tổ chức tập huấn, hội thảo và các hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông (IEC) nhằm nâng cao nhận thức cho người hưởng lợi dự án về các khả năng rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai để bảo vệ tài sản công và tài sản hộ gia đình.

Tiểu hợp phần 3.5: Truyền thông và Trao đổi kinh nghiệm.

Dự án sẽ tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm về sinh kế, quản lý và thực hiện dự án cho cán bộ dự án các cấp và một số thành viên của các nhóm đồng sở thích được thành lập trong dự án. Đồng thời dự án cũng hỗ trợ thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm tăng cường nhận thức của người hưởng lợi dự án, các bên liên quan về dự án. Công tác truyền thông sẽ nhằm tăng cường sự công khai, minh bạch thông tin dự án, và sử dụng các phương pháp truyền thông phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong thời gian đầu, dự án sẽ thí điểm một số phương pháp truyền thông có sự tham gia của phụ nữ ở một số xã/thôn bản để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

3.2. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP PHẦN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

3.2.1. Các bước chủ yếu

Các bước thực hiện hợp phần tăng cường năng lực và truyền thông được tóm tắt như sau:

BƯỚC 1: Lập kế hoạch tăng cường năng lực và truyền thông 18 tháng đầu của giai đoạn AF của Dự án tháng 7/2015-tháng 12/2016;

BƯỚC 2: Thực hiện kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng đầu của giai đoạn AF;

BƯỚC 3: Sơ kết các kết quả thực hiện kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng đầu và xây dựng kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng cuối của giai đoạn AF tháng 1/2017–tháng 6/2018;

BƯỚC 4: Thực hiện kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng cuối của giai đoạn AF;

BƯỚC 5: Kết thúc, tổng kết hợp phần.

Page 51: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

50

3.2.2. Trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan

Bảng 1 dưới đây xác định vai trò của các bên có liên quan trong hai giai đoạn TCNL từ bước 1 tới bước 5:

Bảng 1: Trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Hợp phần tăng cường năng lực và truyền thông

No. Đơn vị tham gia Trách nhiệm Bố trí nhân sự đáp ứng

1 Ban ĐPDATW và Tư vấn HTKT

- Chủ trì hướng dẫn về kỹ thuật trong việc lập và thực hiện các hoạt động TCNL và truyền thông trong phạm vi dự án.

- Bố trí tư vấn TCNL chủ trì lập KH TCNL và truyền thông chung và cán bộ truyền thông lập kế hoạch truyền thông do Ban ĐPDATW thực hiện.

- Thuê tuyển đơn vị tư vấn HTKT thực hiện dự án và bố trí tư vấn đào tạo, tư vấn truyền thông thuộc đơn vị này phối hợp với tư vấn TCNL và cán bộ truyền thông của Ban ĐPDATW hướng dẫn 6 Ban QLDA tỉnh lập các kế hoạch TCNL cấp tỉnh trong giai đoạn AF của Dự án.

- Thuê tuyển đơn vị đào tạo/cá nhân thực hiện một số khóa đào tạo chung cho toàn dự án trong cả giai đoạn mở rộng thực hiện dự án.

- Thuê tuyển tổ chức/cá nhân thực hiện sản xuất các công cụ truyền thông theo KH truyền thông được phê duyệt của Ban ĐPDATW.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch TCNL và truyền thông của Ban ĐPDATW, trong đó bao gồm các hoạt động tập huấn, hội thảo, tham quan và học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của toàn dự án, các hoạt động nghiên cứu, diễn đàn, hội thảo chuyên đề phục vụ phát triển thể chế và hoạt động liên quan khác.

- Bố trí đầy đủ cán bộ tham gia các khóa tập huấn, hội thảo, diễn đàn và tham quan học tập kinh nghiệm, đúng thời gian và đối tượng;

1 cán bộ phụ trách TCNL làm việc chuyên trách và 1 cán bộ phụ trách về truyền thông tại Ban ĐPDATW

1 tư vấn truyền thông, 1 tư vấn đào tạo thuộc đơn vị Tư vấn HTKT thực hiện dự án

Page 52: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

51

- Quyết toán chi phí hoạt động TCNL và truyền thông đúng thời gian.

2 6 Ban QLDA tỉnh

- Chủ trì về mặt kỹ thuật trong việc lập các kế hoạch TCNL và truyền thông cấp tỉnh và tổ chức thực hiện các Kế hoạch TCNL và truyền thông cấp tỉnh đã được phê duyệt của tỉnh trong giai đoạn mở rộng dự án.

- Huy động các huyện, xã dự án và các bên liên quan tham gia vào quá trình lập KH TCNL và truyền thông của tỉnh và quá trình thực hiện các kế hoạch TCNL và truyền thông của tỉnh.

- Hướng dẫn cấp huyện thực hiện một số hoạt động trong các kế hoạch TCNL và truyền thông của tỉnh được phân cấp cho huyện chủ trì.

- Bố trí cán bộ giám sát các hoạt động TCNL và truyền thông trong phạm vi tỉnh mình, có các báo cáo cụ thể, lưu hồ sơ và cập nhật vào hệ thống thông tin quản lý (MIS) của dự án.

- Bố trí đầy đủ cán bộ Ban QLDA tỉnh tham gia các khóa tập huấn, hội thảo và tham quan học tập kinh nghiệm theo như thiết kế, đúng thời gian và đối tượng;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trong KH TCNL và truyền thông của tỉnh và theo các chỉ đạo của NHTG và các hướng dẫn của Ban ĐPDATW.

- Quyết toán chi phí hoạt động TCNL và truyền thông đúng thời gian.

Phân công cụ thể 1 (hoặc 2) cán bộ tại Ban QLDA tỉnh phụ trách về TCNL và (hoặc) truyền thông của toàn tỉnh

3 29 Ban QLDA huyện

- Tham gia xây dựng KH TCNL và truyền thông của tỉnh và đóng góp ý kiến với Ban QLDA tỉnh để bổ sung, sửa đổi (nếu cần);

- Cử cán bộ tham gia hoạt động tăng cường năng lực và truyền thông đầy đủ, đúng thời gian; đôn đốc các cơ quan của huyện cử người tham gia (nếu được bố trí);

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tập huấn, hội

Phân công 1 (hoặc 2) cán bộ phụ trách TCNL và (hoặc) truyền thông

Page 53: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

52

thảo, và tham quan học tập kinh nghiệm (trong vùng dự án) thuộc KH TCNL và truyền thông của tỉnh nếu được ban QLDA tỉnh phân cấp thực hiện.

- Hỗ trợ bố trí cơ sở vật chất (địa điểm tổ chức đào tạo và hội thảo, nơi nghỉ lại cho khách mời từ nơi khác tới, điện chiếu sáng....) nếu các hoạt động tập huấn/hội thảo được tổ chức tại huyện (kinh phí do đơn vị tổ chức chi trả);

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông theo các hướng dẫn của Ban ĐPDATW và sự phân cấp/phân nhiệm của ban QLDA tỉnh;

- Nhanh chóng có ý kiến phản hồi với Ban QLDA tỉnh/Ban ĐPDATW nếu phát hiện có biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng tới chất lượng tập huấn của giảng viên (ví dụ tự ý cắt giảm thời tập huấn...) đối với các khóa tập huấn mà cấp huyện tham gia.

- Hoàn thiện hồ sơ để hỗ trợ ban QLDA tỉnh hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán các hoạt động TCNL và truyền thông trong KH TCNL và truyền thông của tỉnh được Ban QLDA tỉnh phân cấp thực hiện đúng thời gian.

4 Ban PTX - Tham gia xây dựng KH TCNL và truyền thông giai đoạn mở rộng dự án và đóng góp ý kiến với Ban QLDA huyện để bổ sung, sửa đổi (nếu cần);

- Cử cán bộ/ người dân tham gia các hoạt động tăng cường năng lực và truyền thông đầy đủ, đúng thời gian;

- Hỗ trợ bố trí cơ sở vật chất (địa điểm tổ chức đào tạo và hội thảo, nơi nghỉ lại cho khách mời từ nơi khác tới, điện chiếu sáng....) nếu hoạt động đào tạo được tổ chức tại xã (kinh phí do đơn vị tổ chức chi trả);

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông theo quy định về công khai hóa, minh bạch hóa

cử 1 người trong Ban PTX phối hợp thực hiện các hoạt động TCNL và truyền thông

Page 54: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

53

thông tin và theo phân cấp của Ban QLDA huyện;

- Nhanh chóng có ý kiến phản hồi với Ban QLDA huyện/ tỉnh nếu phát hiện có biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của giảng viên (ví dụ tự ý cắt giảm thời gian đào tạo...) đối với các khóa đào tạo mà cấp xã tham gia.

5 NHTG Thực hiện chức năng giám sát của Nhà tài trợ theo Hiệp định Tài trợ NHTG ký với Chính phủ VN;

Xem xét và nhanh chóng có ý kiến không phản đối đối với KH TCNL và truyền thông và đề cương nội dung của một số hoạt động TCNL và truyền thông và kết quả lựa chọn tư vấn đào tạo, truyền thông tuyển dụng theo thủ tục của NHTG (nếu phải xem xét trước).

Cử cán bộ tham gia

6 Các nhà thầu cung cấp dịch vụ đào tạo

Căn cứ vào yêu cầu của công việc theo hợp đồng ký với Ban ĐPDATW/Ban QLDA tỉnh, tiến hành đào tạo với chất lượng tốt nhất; tiến hành đánh giá các học viên cuối khóa học một cách khách quan nhất; trong các báo cáo kết thúc khóa đào tạo cần có các khuyến nghị cụ thể, chi tiết để nâng cao chất lượng các khóa đào tạo tiếp theo.

Cung cấp đúng giảng viên theo hợp đồng

7 Các nhà thầu cung cấp dịch vụ truyền thông

Căn cứ vào yêu cầu của công việc theo HĐ ký với Ban ĐPDATW/Ban QLDA tỉnh, tiến hành sản xuất các sản phẩm truyền thông, cung cấp dịch vụ truyền thông với chất lượng tốt nhất; tiến hành các thủ tục thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng theo đúng quy định và thời gian.

Cung cấp nhân sự theo đúng hợp đồng

8 Các nhà thầu cung cấp dịch vụ nghiên cứu

Căn cứ vào yêu cầu của công việc theo HĐ ký với Ban ĐPDATW/Ban QLDA tỉnh,tiến hành khảo sát, nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm nghiên cứu với chất lượng tốt nhất; tiến hành các thủ tục thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng theo đúng quy định và thời gian.

Cung cấp nhân sự theo đúng hợp đồng

Page 55: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

54

3.3. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỰC HIỆN CÁC BƯỚC

BƯỚC 1: Lập Kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng đầu của giai đoạn AF - tháng 7/2015 - tháng 12/2016

Trong 18 tháng đầu của giai đoạn mở rộng dự án (AF), ngoài việc tập trung vào tập huấn và hội thảo về quy định, quy trình, thủ tục thực hiện dự án trong giai đoạn AF dựa chủ yếu vào Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án (PIM) của giai đoạn AF và các ưu tiên được thể hiện ở điểm (i) và (ii) mục 3.1.1.3 nêu trên, một số điểm nhấn mạnh khác liên quan đến truyền thông bao gồm: tăng cường truyền thông về tính công khai và minh bạch thông tin dự án, về những thay đổi trong quy định, thủ tục... của dự án, và sử dụng các phương pháp truyền thông phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số.

a. Nguyên tắc chung để lập KH TCNL và truyền thông:

- Các hoạt động đào tạo (tập huấn, hội thảo) cần dựa trên cơ sở kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) (Kết quả TNA được hiểu là: các điều tra phục vụ riêng cho mục đích TNA, thông tin tổng hợp từ các bản đề xuất KH phát triển KT-XH cấp xã và huyện, thông tin tổng hợp từ các kết quả theo dõi và đánh giá như hồ sơ tiểu dự án sinh kế, tổng hợp từ các phiếu đánh giá sau khóa học,...);

- Mỗi hoạt động TCNL cần có các giải trình và căn cứ hợp lý, hợp lệ dựa vào các quy định liên quan khác trong PIM giai đoạn AF (ví dụ, tập huấn CIG đối với THP 3.3 cần tham chiếu quy định của Chương 6; tập huấn QLTC – Chương 5,...) và các quy định hiện hành của NHTG và Chính phủ VN (về QLTC, đấu thầu,....)

- Hoạt động truyền thông được dựa vào kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá... theo các bước thực hiện công tác truyền thông do Ban Điều phối DATW hướng dẫn.

b. Nội dung KH TCNL và truyền thông:

Mỗi Kế hoạch cần bao gồm 2 phần:

Phần 1: Thuyết minh chi tiết bao gồm các nội dung sau:

(1) Hoạt động tập huấn: Thông tin sơ bộ về mục tiêu của khóa tập huấn, kiến thức/kỹ năng sẽ trang bị cho học viên trong khóa tập huấn;

(2) Hội thảo: Mục tiêu của cuộc hội thảo, nội dung và kết quả chủ yếu cần đạt được của hội thảo

(3) Tham quan học tập kinh nghiệm:

- Đối với các chuyến ngoài vùng dự án: Kế hoạch sơ bộ, bao gồm: mục đích chuyến đi, dự kiến nội dung, thành phần, địa điểm và thời gian thực hiện; Trước khi triển khai thực hiện, Đề cương chi tiết (TOR) của mỗi đoàn tham quan được trình NHTG kiểm tra trước.

Page 56: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

55

- Đối với các chuyến trong vùng dự án: Thông tin chính về hoạt động, bao gồm: mục đích chuyến đi, dự kiến nội dung, thành phần, địa điểm và thời gian thực hiện.

(4) Đối với hoạt động truyền thông, cần có các báo cáo giải trình theo Hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông do Ban Điều phối DATW ban hành;

(5) Đối với hoạt động đào tạo kỹ năng việc làm cho lao động trẻ chưa có việc làm, cần có căn cứ về cam kết việc làm sau đào tạo.

Phần 2. Bảng Excel Kế hoạch với các thông tin sau:

- Đối với hoạt động đào tạo, tham quan học tập kinh nghiệm: tên hoạt động, đối tượng tham gia, số người tham gia, số lớp tập huấn/đoàn tham quan học tập kinh nghiệm, dự toán kinh phí, thời lượng cho mỗi lớp/đoàn tham quan, thời gian dự kiến thực hiện, địa điểm dự kiến thực hiện, đơn vị chịu trách nhiệm, chú thích (nếu có);

- Đối với hoạt động truyền thông, các dữ liệu bao gồm tên hoạt động, số lượng, mô tả hoạt động, hình thức đấu thầu, loại hợp đồng, dự toán (tổng vốn, vốn WB, vốn đối ứng), thời gian thực hiện, đơn vị chịu trách nhiệm, chú thích (nếu có).

c. Trình và phê duyệt KH TCNL và truyền thông

- Ban QLDA tỉnh gửi dự thảo Kế hoạch do tỉnh thực hiện cùng với các báo cáo giải trình (TNA, KH sơ bộ/thông tin chính đối với các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm, KH truyền thông tổng thể, thuyết minh KH truyền thông...) như nêu trên đến Ban ĐPDATW để có ý kiến góp ý.

- Sau khi hoàn thiện, dự thảo KH TCNL và truyền thông do Ban ĐPDATW và do các tỉnh thực hiện sẽ được gửi đến NHTG xin Thư không phản đối.

- Sau khi NHTG có Thư không phản đối đối với dự thảo KH TCNL và truyền thông, từng tỉnh sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt KH TCNL và truyền thông do tỉnh mình thực hiện và Ban ĐPDATW trình Bộ KH&ĐT KH TCNL và truyền thông do Ban ĐPDATW thực hiện để xin phê duyệt.

d. Điều chỉnh và bổ sung KH TCNL và truyền thông

Kế hoạch có thể được điều chỉnh và bổ sung trong quá trình thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tế. Việc điều chỉnh và bổ sung có thể theo 1 trong 2 căn cứ dưới đây:

- Việc điều chỉnh bổ sung theo chỉ đạo của Ban ĐPDATW hoặc nhằm đáp ứng các khuyến nghị của NHTG trong các biên bản ghi nhớ các đoàn giám sát thực hiện trong 18 tháng đầu này;

Page 57: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

56

- Các hoạt động bổ sung theo nhu cầu của tỉnh: Trong trường hợp này, các hoạt động đưa vào Kế hoạch điều chỉnh/bổ sung cần xuất phát từ đánh giá nhu cầu đào tạo TNA hoặc có các căn cứ giải trình hợp lý, hợp lệ theo nguyên tắc chung nêu trên.

BƯỚC 2: Thực hiện kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng đầu của giai đoạn AF Căn cứ vào trách nhiệm đã phân công tại Bảng 1, các bên có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch TCNL và truyền thông và chịu trách nhiệm tới cùng đối với từng nội dung TCNL và truyền thông đã được thiết kế.

Thời gian thực hiện: Kể từ tháng 7/2015 đến hết tháng 12/2016.

Hoạt động: Các hoạt động TCNL và truyền thông

Chủ trì thực hiện: Ban ĐPDATW chịu trách nhiệm về các hoạt động trong KH TCNL và

truyền thông được phê duyệt của Ban ĐPDATW, bao gồm trong đó các hoạt động tham quan, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm và các khóa tập huấn nước ngoài cho toàn dự án. Các hoạt động TCNL trong KH TCNL và truyền thông của tỉnh nào sẽ do Ban QLDA tỉnh đó chủ trì. Tham khảo thêm Bảng 1 về trách nhiệm của từng bên liên quan.

Tổ chức thực hiện:

- Đối với hoạt động tập huấn: Trước khi bắt đầu thực hiện một hoạt động tập huấn, Ban QLDA cần xây dựng được 1 kế hoạch cụ thể và chi tiết cho khóa tập huấn, bao gồm:

(i) Mục tiêu của khóa tập huấn;

(ii) Đối tượng tập huấn;

(iii) Kết quả mong đợi: Kiến thức/kỹ năng và nhận thức dự kiến cung cấp cho học viên và kiến thức/kỹ năng dự kiến học viên có thể áp dụng vào vào thực tế sản xuất và hoặc thực hiện dự án;

(iv) Tài liệu tập huấn (tài liệu phát tay cho học viên) bao gồm nội dung lý thuyết và nội dung thực hành (nếu có);

(v) Chương trình tập huấn;

(vi) Mẫu phiếu đánh giá tập huấn.

Lưu ý: Đối với các khóa tập huấn kỹ thuật có đối tượng là thành viên CIG và các đối tượng khác có trình độ học vấn hạn chế thuộc THP 3.3 và 3.4, cần thực hiện việc định hướng lại một cách phù hợp từ mô hình “trên lớp học” sang mô hình kết hợp tập huấn lý thuyết với việc phổ biến, truyền thụ kinh nghiệm, “cầm tay chỉ việc và quan sát hoạt động mẫu tại hiện trường”. Theo đó, chương trình tập huấn cần sát thực với trình độ của đối tượng tập huấn, với đặc điểm sản xuất của vùng dự án, có tỷ trọng phù hợp giữa lý thuyết và thực hành về mặt thời lượng (rèn luyện kỹ năng trên hiện trường, thực hành thông qua các bài tập tình

Page 58: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

57

huống). Địa điểm tập huấn và thực hành phù hợp, tốt nhất là tại địa phương của đối tượng tập huấn, có thể sử dụng nông dân giỏi để hướng dẫn và/hoặc làm mẫu. Ban ĐPDATW có thể sẽ hỗ trợ xây dựng tài liệu tập huấn cho một số chủ đề tập huấn được nhấn mạnh trong giai đoạn AF. Trong trường hợp tỉnh tự biên soạn hoặc thuê tư vấn biên soạn tài liệu (xem mục 3.5 dưới đây về thủ tục thuê tuyển tư vấn) thì Ban ĐPDATW có thể xem xét trước tài liệu tập huấn cho một số chủ đề được cho là quan trọng và một số khóa tập huấn có số lượng lớn học viên (chi tiết sẽ được Ban ĐPDATW yêu cầu khi các tỉnh trình KH TCNL).

- Đối với hoạt động đào tạo kỹ năng việc làm có cam kết việc làm và thu nhập ổn định sau đào tạo, cần bảo đảm việc lựa chọn người tham gia đào tạo một cách minh bạch và ban PTX sẽ là đơn vị quyết định cuối cùng việc lựa chọn này; đồng thời, cần bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, thể hiện trong Quyết định 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề ngắn hạn cho người nghèo liên quan khác.

- Đối với một hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm cần bảo đảm: có chương trình và địa điểm tham quan phù hợp với mục tiêu học tập, mời các thành viên tham gia phù hợp với mục tiêu học tập của đoàn.

Đề cương chi tiết (TOR) cho các chuyến tham quan ngoài vùng dự án và ở nước ngoài cần được NHTG cho ý kiến không phản đối trước khi triển khai thực hiện. TOR cần thể hiện đầy đủ thông tin về: Mục tiêu tham quan học tập, Địa điểm đến tham quan học tập, Thành phần đoàn, Nội dung trao đổi chi tiết, Thời gian và lịch trình tổ chức, Công tác chuẩn bị, các hoạt động sau khi kết thúc chuyến tham quan.

- Đối với các hoạt động truyền thông, một số phương pháp truyền thông có sự tham gia của phụ nữ ở giai đoạn 18 tháng này sẽ được thí điểm ở một số xã/thôn bản để rút kinh nghiệm và nhân rộng và cần tăng cường truyền thông về tính công khai và minh bạch thông tin của dự án.

Thủ tục lựa chọn đơn vị tổ chức đào tạo, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, nghiên cứu phát triển thể chế trong kế hoạch (nếu cần): Xem mục 3.5.

Bước 3: Sơ kết các kết quả thực hiện kế hoạch 18 tháng đầu và xây dựng kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng cuối của giai đoạn AF tháng 1/2017–tháng 6/2018.

Dự án sẽ xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực và truyền thông cho 18 tháng cuối của giai đoạn AF ngay trong các tháng cuối của năm 2016 để bảo đảm khả năng triển khai các hoạt động TCNL và truyền thông vào đầu năm 2017.

Để có được các định hướng phù hợp cho việc xây dựng KH TCNL và truyền thông giai đoạn cuối, các bài học kinh nghiệm trong thực hiện KH TCNL và truyền thông 18 tháng

Page 59: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

58

đầu của giai đoạn AF cần được đúc rút thông qua hội thảo sơ kết hoặc tổng hợp báo cáo. Một số khía cạnh cần được đánh giá bao gồm:

Đối với các hoạt động tập huấn là chủ đề tập huấn (sự phù hợp và cần thiết của chủ đề tập huấn đối với đối tượng tập huấn và với đặc thù của địa phương), chất lượng tập huấn viên (kiến thức, ví dụ chất lượng của bài giảng được soạn thảo và của bài trình chiếu... và kỹ năng như kỹ năng truyền đạt, tập huấn cho người lớn tuổi), phương thức tổ chức tập huấn của đơn vị chủ trì thực hiện (Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, ban QLDA huyện) và sự điều phối và hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Ban ĐPDATW.

Về truyền thông, có đánh giá về kết quả của các hoạt động và/hoặc sản phẩm truyền thông đã thực hiện đối với đối tượng truyền thông và mục tiêu truyền thông.

Về tham quan học tập kinh nghiệm, có đánh giá về sự phù hợp của địa điểm tham quan với mục tiêu và nội dung dự kiến học tập, mức độ học được và áp dụng vào thực tế quản lý và thực hiện dự án/vào phát triển sinh kế/ lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia...

Việc xây dựng KH TCNL và truyền thông giai đoạn cuối dựa trên các bài học kinh nghiệm đã sơ kết đánh giá và tuân thủ các nguyên tắc và quy định trong bước 1.

BƯỚC 4: Thực hiện kế hoạch TCNL và truyền thông 18 tháng cuối giai đoạn AF

Thời gian thực hiện: Kể từ tháng 1/2017 đến hết tháng 6/2018.

Hoạt động: Các hoạt động TCNL và truyền thông

Chủ trì thực hiện: Ban QLDATW chịu trách nhiệm về các hoạt động trong KH TCNL và

truyền thông được phê duyệt của Ban ĐPDATW, bao gồm trong đó các hoạt động tham quan, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm và các khóa tập huấn quốc tế cho toàn dự án. Các hoạt động TCNL và truyền thông trong KH TCNL và truyền thông của tỉnh nào sẽ do Ban QLDA tỉnh đó chủ trì. Tham khảo thêm Bảng 1 về trách nhiệm của từng bên liên quan.

Tổ chức thực hiện:

Thực hiện theo các nguyên tắc và hướng dẫn nêu ở bước 2.

BƯỚC 5: Kết thúc, tổng kết hợp phần TCNL và truyền thông

Chương trình TCNL và truyền thông sẽ được tổng kết trong vòng 3 tháng trước khi kết thúc dự án. Kết quả đánh giá, tổng kết sẽ được phản ánh vào Báo cáo kết thúc dự án do Tư vấn HTKT hỗ trợ cho Ban ĐPDATW chủ trì biên soạn.

Thời gian thực hiện: Trong vòng 3 tháng trước khi kết thúc dự án.

Hoạt động: Rà soát, đánh giá và chia sẻ các bài học kinh nghiệm

Page 60: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

59

Chủ trì thực hiện: Ban ĐPDATW và 6 Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm với sự tham gia của các bên liên quan.

3.4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TCNL VÀ TRUYỀN THÔNG

Trước khi triển khai thực hiện một hoạt động, cần xây dựng và lưu hồ sơ của đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện (Ban QLDA tỉnh hoặc Ban QLDA huyện (nếu được phân cấp), Ban ĐPDATW) hoạt động các tài liệu sau:

- Đối với tập huấn: Kế hoạch tập huấn cụ thể, tài liệu tập huấn... cho từng khóa tập huấn sẽ được triển khai (xin xem phần tổ chức thực hiện trong bước 2 mục 3.3...).

- Đối với hội thảo: Mục tiêu của cuộc hội thảo, đối tượng tham dự, những nội dung (chủ đề chính) của hội thảo, địa điểm tổ chức.

- Đối với tham quan học tập kinh nghiệm: đề cương nội dung (TOR). TOR cho các chuyến tham quan học tập ngoài vùng dự án và nước ngoài thuộc diện kiểm tra trước của NHTG.

- Đối với hoạt động truyền thông cần đấu thầu: theo quy định trong Hướng dẫn đấu thầu của NHTG;

- Đối với các hoạt động nghiên cứu phục vụ phát triển thể chế: TOR.

Sau mỗi khoá tập huấn, cần có đánh giá kết quả học tập của học viên và lưu hồ sơ của Ban QLDA tỉnh/Ban ĐPDATW. Sau mỗi chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, cần có báo cáo toàn đoàn và phiếu điều tra của từng thành viên lưu tại Ban QLDA tỉnh/Ban ĐPDATW. Sau mỗi hoạt động truyền thông, nghiên cứu cần kinh phí, Ban QLDA tỉnh/Ban ĐPDATW cần có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo các nội dung nêu trong TOR.

Số liệu thực hiện của từng hoạt động, kể cả số liệu thanh toán cho từng hoạt động TCNL và

truyền thông cần được cập nhật kịp thời và đưa lên hệ thống thông tin quản lý MIS của dự án theo các biểu mẫu báo cáo do Ban ĐPDATW ban hành. Riêng đối với hoạt động đào tạo kỹ năng việc làm ngắn hạn có cam kết việc làm sau đào tạo, ngoài các thông tin báo cáo như các hoạt động tập huấn thì cần có thêm các thông tin về số người có việc làm sau tốt nghiệp khóa đào tạo ngắn hạn và mức thu nhập bình quân/tháng của họ.

Ngoài ra, trong báo cáo tiến độ quý IV năm 2016, các tỉnh/Ban ĐPDATW cần có đánh giá chung về thực hiện KH TCNL và truyền thông và đề xuất các biện pháp cải tiến trong 18 tháng tiếp theo như nêu trong bước 3 mục 3.3.

Page 61: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

60

3.5. THỦ TỤC TUYỂN CHỌN CÁ NHÂN/TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TCNL VÀ TRUYỀN THÔNG

Hình thức tự thực hiện sẽ được áp dụng cho các hoạt động đào tạo. Đối với một số lớp tập huấn mà Ban ĐPDATW không thể tự giảng dạy có thể thuê giảng viên có trình độ và kinh nghiệm phù hợp theo các định mức hiện hành của Nhà nước. Đối với những lớp tập huấn mà Ban QLDA tỉnh không thể tự giảng dạy, Ban QLDA tỉnh có thể thuê giảng viên, nông dân giỏi phù hợp từ danh sách các giảng viên tiềm năng theo các định mức hiện hành của Nhà nước.

Đối với một số thành viên CIG xuất sắc đã tham gia lớp tập huấn kỹ thuật của Dự án và áp dụng các kiến thức và hoặc kỹ năng được học vào hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình và vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo loại hình đăng ký của nhóm CIG và đã đạt tiêu chí nông dân giỏi, có kỹ năng và khả năng truyền đạt, hướng dẫn kiến thức và hoặc kỹ năng được học, Dự án sẽ phối hợp với Hội Nông dân các xã dự án để hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận Nông dân giỏi và có những hỗ trợ về TCNL khác để họ có thể tham gia vào tập huấn hoặc hướng dẫn thực hành trong một số hoạt động tập huấn thuộc THP 3.3 và 3.4. Theo đó, đối với một số hoạt động tập huấn về kỹ thuật thuộc THP 3.3 và THP 3.4 khi các đối tượng chủ yếu là thành viên CIG và người hưởng lợi khác thì Ban QLDA tỉnh/huyện có thể thuê những thành viên CIG đã được cấp chứng chỉ nông dân giỏi này làm tập huấn viên áp dụng theo định mức hiện hành (như Quyết định 1956/TTg) sau khi bổ sung họ vào danh sách giảng viên tiềm năng.

Đối với một số chủ đề tập huấn cần tài liệu riêng, có thể tuyển chọn tư vấn cá nhân (IC) hoặc các tổ chức tư vấn để biên soạn tài liệu và giảng dạy. Thủ tục tuyển chọn thực hiện theo thủ tục đấu thầu quy định tại “Hướng dẫn: Tuyển chọn và Thuê tư vấn trong các khoản vay của IBRD và Tín dụng và Tài trợ không hoàn lại của IDA cho các Bên vay vốn Ngân hàng Thế giới” (tháng 1/2011 và sửa đổi tháng 7/2014), được trình bày chi tiết trong Chương 4 Mua sắm Đấu thầu và Quản lý Hợp đồng.

Hoạt động đào tạo kỹ năng việc làm ngắn hạn có cam kết tuyển dụng sau đào tạo cho lao động trẻ chưa có việc làm ở các hộ gia đình nghèo trong các xã dự án, và cho một số đối tượng thuộc các nhóm đồng sở thích thành lập trong dự án (nếu cần) sẽ thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác về đào tạo nghề ngắn hạn cho người nghèo....

Các hoạt động truyền thông cần đấu thầu sử dụng vốn của NHTG phải được ghi trong cả KH TCNL và truyền thông và trong KH mua sắm đấu thầu hàng năm của Ban QLDA tỉnh/Ban ĐPDATW và thực hiện theo các quy định của NHTG nêu trong Chương 4 Mua sắm Đấu thầu và Quản lý Hợp đồng.

Page 62: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

61

3.6. CÁC PHỤ LỤC

3.6.1. Phụ lục 3.1 – Hồ sơ năng lực giảng viên tiềm năng

I. Thông tin chung

1. Họ và tên: ……………………………….; Giới tính:………. Dân tộc: ………. 2. Sinh ngày ……. tháng ……. năm ……. 3. Địa chỉ: …….……………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………….…….

II. Kiến thức chuyên môn

1. Chuyên ngành đào tạo: …………………… 2. Bậc đào tạo: …. 3. Chuyên ngành đảm trách đào tạo: ………………… 4. Nơi công tác: ………………………

III. Kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động tập huấn cho người lớn tuổi 1. Số lớp tập huấn theo các chủ đề mà giảng viên tham gia ở vị trí giảng viên chính + Các chủ đề liệt kê trong mục III, chương 6, PIM giai đoạn mở rộng + Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã có sự tham gia + Quy trình lồng ghép kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã vào kế hoạch phát triển ngành cấp huyện + Quy trình thực hiện dự án của Dự án Giảm nghèo GĐ 2 (liệt kê theo chủ đề như: thủ tục đấu thầu, thủ tục tài chính, vận hành và bảo trì…)

2. Số tài liệu tập huấn đã trực tiếp chủ trì biên soạn theo các chủ đề nêu ở tiểu mục III.1.

3. Kinh nghiệm tập huấn cho các đối tượng hưởng lợi của các dự án giảm nghèo (số lượng lớp tập huấn của các dự án Chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… tổ chức mà giảng viên được mời đảm nhận …)

Page 63: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

62

3.6.2. Phụ lục 3.2 – Hồ sơ năng lực tập huấn viên tiềm năng là nông dân giỏi

1. Họ và tên: ……………………………….; Giới tính:…………. Dân tộc: ……….

2. Sinh ngày ……. tháng ……. năm …….

3. Chứng minh nhân dân số: ……………... cấp ngày …. /…. /…. Nơi cấp: …….…….

4. Địa chỉ: …….………………………………………………………………………

…….…………………………………………………………………………….…….

5. Năm được trao tặng danh hiệu nông dân giỏi/nghệ nhân giỏi: ……..

6. Năng lực bản thân:

6.1. Những kinh nghiệm có thể hướng dẫn cho các nhóm đồng sở thích: (Ghi rõ: trồng

lúa, trồng ngô, nuôi gà thả vườn, nuôi lợn nái, nuôi lợn thịt,… ngành nghề thủ công (mây

tre đan, dệt thổ cẩm…) ....)

…….…………………………………………………………………………….…….

…….…………………………………………………………………………….…….

6.2. Số lượng hoạt động tập huấn ghi ở mục 6.1 đã trực tiếp giảng dạy/hướng dẫn (từ

tháng…… năm…. …đến tháng…. năm……..): ……

6.3. Số lượng thành viên CIG và hoặc lao động địa phương đã được trực tiếp tập huấn/

hướng dẫn/truyền nghề: …….

7. Loại hình kỹ thuật đăng ký tham gia làm tập huấn viên (Ghi cụ thể: trồng lúa, trồng

ngô, nuôi gà thả vườn, nuôi lợn nái, nuôi lợn thịt...): ……………………

…….…………………………………………………………………………….…….

…….…………………………………………………………………………….…….

Page 64: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

63

CHƯƠNG IV - MUA SẮM ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG

Công tác mua sắm đấu thầu và quản lý hợp đồng cho Dự án GNMNPB-2 – Giai đoạn AF sẽ được hướng dẫn trong Chương IV của PIM.

Tuy nhiên, do đặc thù của Chương và đối tượng sử dụng nên Chương IV sẽ được tách thành quyển riêng.

Bản mềm của Chương IV sẽ được đăng tải trong trang web của dự án

http://giamngheo.mpi.gov.vn.

Page 65: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

64

CHƯƠNG V - SỔ TAY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Công tác quản lý tài chính cho Dự án GNMNPB-2 – Giai đoạn AF sẽ được hướng dẫn trong Chương V của PIM – Sổ tay Quản lý Tài chính.

Tuy nhiên, do đặc thù của Sổ tay và đối tượng sử dụng nên Chương V sẽ được tách thành quyển riêng.

Bản mềm của Chương V – Sổ tay Quản lý Tài chính sẽ được đăng tải trong trang web của dự án

http://giamngheo.mpi.gov.vn.

Page 66: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

65

CHƯƠNG VI - THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ

Các hoạt động sinh kế của Dự án GNMNPB-2 – Giai đoạn AF sẽ được hướng dẫn trong Chương VI của PIM – Sổ tay Quản lý Tài chính.

Tuy nhiên, do đặc thù của Sổ tay và đối tượng sử dụng nên Chương VI sẽ được tách thành quyển riêng.

Bản mềm của Chương VI sẽ được đăng tải trong trang web của dự án

http://giamngheo.mpi.gov.vn

Page 67: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

66

CHƯƠNG VII- HỢP PHẦN NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ

Hợp phần Ngân sách Phát triển xã trong Dự án GNMNPB-2 sẽ được hướng dẫn trong tài liệu riêng là Hướng dẫn Hợp phần Ngân sách phát triển xã và ban hành cùng với PIM.

Để biết thêm chi tiết, tham khảo Hướng dẫn Hợp phần Ngân sách phát triển xã

Bản mềm của Sổ tay có trong trang web của dự án:

http://giamngheo.mpi.gov.vn

Page 68: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

67

CHƯƠNG VIII – HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

8.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH BẢO TRÌ

8.1.1. Khái niệm về vận hành và bảo trì:

Vận hành: là việc kiện toàn tổ chức – cung cấp nguyên – nhiên liệu, thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm theo mục đích thiết kế ban đầu.

Vận hành: là thực hiện công việc kiểm tra, xử lý được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng các chi tiết, bộ phận công trình.

Bảo trì: là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.

Trong phạm vi của Dự án, bảo trì chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ công trình bao gồm các công việc được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.

8.1.2. Mục tiêu của Vận hành Bảo trì

Vận hành bảo trì (VHBT) góp phần duy trì hiệu quả sử dụng và tính bền vững của các công trình cơ sở hạ tầng và nâng cao nhận thức của người dân.

8.1.3. Nguồn kinh phí vận hành bảo trì

- Nguồn kinh phí của dự án Giảm nghèo: kinh phí vận hành bảo trì bằng 5% tổng vốn của hợp phần NSPTX.

- Ngân sách địa phương.

- Nguồn kinh phí khác:

+ Nguồn vốn của các tổ chức/cá nhân hoặc của các chương trình dự án khác.

+ Vốn do cộng đồng đóng góp.

Vốn khác (nếu có).

8.1.4. Tổ chức quản lý kinh phí vận hành bảo trì

UBND xã làm chủ đầu tư nguồn kinh phí VHBT, UBND xã giao BPT xã tổ chức thực hiện các hoạt động sử dụng kinh phí VHBT.

8.1.5. Nguyên tắc sử dụng kinh phí vận hành bảo trì

- Kinh phí thực hiện VHBT được sử dụng dựa trên nguyên tắc kết hợp tối đa đóng góp của người hưởng lợi, trong đó có vật liệu tại chỗ và công lao động.

Page 69: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

68

- Không sử dụng cho những công trình và hạng mục công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hoặc phục vụ lợi ích trực tiếp duy nhất cho hộ, các công trình này do người sử dụng tự vận hành bảo trì.

- Không sử dụng kinh phí VHBT để sửa sai các công trình đầu tư có chất lượng thấp, hoặc bù đắp các khoản thiếu hụt mà lẽ ra chủ đầu tư phải thực hiện.

- Kinh phí VHBT của Dự án Giảm nghèo chỉ sử dụng trong thời gian thực hiện Dự án.

8.1.6. Phạm vi áp dụng

Kinh phí VHBT chỉ sử dụng cho việc VHBT cho các công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã và thôn/bản do xã quản lý, theo nguyên tắc ưu tiên các công trình thuộc dự án Giảm nghèo theo thứ tự dự án giai đoạn 2, giai đoạn 2 kéo dài, giai đoạn 1.

8.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ VẬN HÀNH BẢO TRÌ

8.2.1. Thành lập Tổ vận hành bảo trì

8.2.1.1. Tổ Vận hành bảo trì cấp xã

Thành lập một tổ VHBT cấp xã với thành viên là đại diện cộng đồng, có hiểu biết nhất định về xây dựng. Tổ VHBT cấp xã do UBND xã ra quyết định thành lập theo đề nghị của BPT xã.

Chức năng nhiệm vụ của Tổ VHBT cấp xã:

- Thực hiện VHBT các công trình liên thôn/bản trên địa bàn xã.

- Giúp BPT xã tổng hợp kế hoạch VHBT của các thôn/bản trong xã.

- Hỗ trợ Tổ VHBT thôn/bản xây dựng kế hoạch và dự toán VHBT các công trình tại các thôn/bản.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ VHBT thôn/bản thực hiện công tác VHBT theo dự toán được phê duyệt.

Lưu ý: Tổ VHBT cấp xã được thành lập chỉ khi có công trình liên thôn cần thực hiện VHBT và BPT xã thấy cần thiết phải thành lập Tổ VHBT cấp xã.

8.2.1.2. Tổ vận hành bảo trì của thôn/bản

Thành viên Tổ VHBT thôn/bản được lựa chọn trong cuộc họp thôn/bản. Tổ VHBT thôn/bản có không quá 5 thành viên, trong đó tổ có ít nhất một thành viên biết ghi chép.

Tiêu chí lựa chọn thành viên tổ VHBT do cộng đồng xây dựng, chú trọng những thành viên tiêu biểu của cộng đồng có hiểu biết, có kinh nghiệm nhất định về VHBT, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.

Page 70: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

69

UBND xã ra quyết định thành lập Tổ VHBT tại thôn/bản trên cơ sở đề nghị của thôn/bản. Mỗi thôn/bản chỉ thành lập một Tổ VHBT. Tổ VHBT có trách nhiệm xây dựng Quy chế hoạt động của Tổ.

Chức năng nhiệm vụ của Tổ vận hành bảo trì thôn/bản:

- Lập kế hoạch và dự toán VHBT các công trình hạ tầng thôn/bản.

- Thường xuyên thực hiện vận hành công trình, kịp thời ngăn chặn những hành vi làm hư hại hoặc cản trở sự hoạt động bình thường của công trình.

- Tổ chức bảo trì các công trình theo kế hoạch.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra theo dõi công trình để kịp thời phát hiện các sự cố (nếu có), đề xuất các biện pháp và tổ chức sửa chữa, báo cáo các vấn đề phát sinh với BPT xã.

- Huy động đóng góp của cộng đồng thực hiện VHBT.

- Công khai hoạt động sử dụng kinh phí VHBT tại thôn/bản theo quy định.

8.2.2. Lập dự toán và kế hoạch vận hành bảo trì

8.2.2.1. Lập dự toán VHBT

Các Tổ VHBT lập dự toán VHBT các công trình do Tổ phụ trách, kinh phí VHBT bao gồm kinh phí vận hành và kinh phí bảo trì.

Công tác lập dự toán được thực hiện như sau:

- Đối với các công trình đã có kế hoạch VHBT năm hiện tại: Tổ VHBT khảo sát thực tế và rà soát dự toán VHBT đã có, điều chỉnh bổ sung hoặc loại bỏ các nội dung công việc, xem xét lại khối lượng và đơn giá (có giải trình các điều chỉnh).

- Đối với các công trình mới đưa vào sử dụng (chưa thực hiện VHBT trước đó): căn cứ vào biên bản nghiệm thu bàn giao công trình và quy chế VHBT để lập dự toán.

- Đối với các công trình đã được bàn giao nhưng chưa có quy chế VHBT năm hiện tại: Tổ VHBT xây dựng quy chế, dự toán (khảo sát hiện trường, tính toán vật tư và nhân công...).

8.2.2.2. Lập kế hoạch VHBT

Các Tổ VHBT lập kế hoạch VHBT của các công trình do Tổ phụ trách và báo cáo tại cuộc Họp thôn xây dựng kế hoạch.

Page 71: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

70

BPT xã họp với đại diện các Tổ VHBT để xác định danh mục các công trình và dự toán kinh phí. Tổng kinh phí VHBT trong năm kế hoạch được lập căn cứ vào đề xuất của các Tổ VHBT và kinh phí VHBT của xã.

Kế hoạch VHBT BPT xã lập gồm (i) Kế hoạch đấu thầu THP VHBT; (ii) Danh mục các công trình VHBT; (iii) Dự toán chi tiết VHBT.

Chi phí quản lý hành chính (6% GTXL), chi phí thẩm định dự toán (0,3% GTXL), chi phí quyết toán vốn đầu tư (0,38% GTXL) không lập cho từng công trình mà lập chung cho tất cả các công trình có trong kế hoạch VHBT của toàn xã (kế hoạch VHBT của tất cả các công trình là kế hoạch của một TDA).

BPT xã trình kế hoạch VHBT đến Ban QLDA huyện; Ban QLDA huyện rà soát, tổng hợp trình Ban QLDA tỉnh.

Ban QLDA tỉnh trình Kế hoạch đấu thầu THP VHBT đến BĐPDATW ban hành thư không phản đối.

Kế hoạch VHBT cần được lập sớm (vào thời điểm lập Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của xã), đảm bảo kế hoạch được phê duyệt vào đầu năm kế hoạch. Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch VHBT hàng năm có thể được trình riêng và trước so với kế hoạch NSPTX.

Lưu ý khi lập dự toán VHBT:

- Đơn giá nhân công cho vận hành bảo trì có thể lấy theo đơn giá nhân công tại địa phương.

- Đơn giá vật tư năng lượng, nhiên liệu... theo quy định của tỉnh đối với vùng dự án.

- Các công cụ, dụng cụ phục vụ cho VHBT được phép mua và đưa vào dự toán nhưng phải được quản lý như tài sản công để phục vụ lâu dài.

- Đối với những hoạt động VHBT đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nằm ngoài khả năng chuyên môn của Tổ VHBT xã/thôn (ví dụ: VHBT cầu treo), Ban PTX cần đề nghị UBND xã báo cáo UBND huyện để chỉ đạo các phòng ban chuyên môn đưa vào hoạt động VHBT thường xuyên của huyện.

8.2.3. Phê duyệt dự toán vận hành bảo trì

Sau khi có Quyết định phê duyệt kế hoạch các TDA VHBT, Quy trình phê duyệt dự toán VHBT được thực hiện như sau:

i) BPT xã họp với đại diện các Tổ VHBT để triển khai kế hoạch thực hiện VHBT trong năm (có thể rà soát điều chỉnh cho từng công trình so với bản thuyết minh kinh phí, nhưng tổng kinh phí VHBT thay đổi không quá 15% kế hoạch).

ii) BPT xã trình dự toán VHBT đến phòng chuyên môn cấp huyện thẩm định.

Page 72: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

71

iii) Phòng chuyên môn cấp huyện thẩm định dự toán VHBT. Chi phí thẩm định dự toán thực hiện theo quy định của dự án Giảm nghèo như đối với THP 2.1.

iv) UBND xã ra quyết định phê duyệt dự toán VHBT.

8.2.4. Thực hiện vận hành bảo trì công trình

8.2.4.1. Thực hiện vận hành bảo trì

BPT xã ký hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói với các Tổ VHBT. Trong quá trình thực hiện, Tổ VHBT có trách nhiệm ghi chép nhật ký VHBT và hoàn thành các hồ sơ chứng từ theo quy định.

8.2.4.2. Nghiệm thu hoạt động vận hành bảo trì

Công tác vận hành bảo trì có thể được nghiệm thu theo từng giai đoạn. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện BPT xã, Tổ VHBT, Ban giám sát xã, đại diện người hưởng lợi (nếu có).

8.2.5. Thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí vận hành bảo trì

8.2.5.1. Tạm ứng, thanh toán vốn thực hiện vận hành bảo trì công trình

Hồ sơ tạm ứng, mức tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành: Thực hiện theo quy định đối với THP 2.1 của Hợp phần Ngân sách phát triển xã.

Chứng từ hóa đơn các khoản chi sử dụng kinh phí vận hành bảo trì thực hiện theo quy định của THP 2.1 của Hợp phần Ngân sách phát triển xã.

8.2.5.2. Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành

Hồ sơ quyết toán hoàn thành và các quy định khác liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo quy định của THP 2.1.

8.2.6. Theo dõi giám sát và công khai hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì

8.2.6.1. Theo dõi giám sát hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì

Hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì tại thôn/bản chịu sự theo dõi và giám sát của Ban giám sát xã và cộng đồng.

Các hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì tại xã chịu sự giám sát và kiểm tra của UBND huyện, Ban quản lý dự án tỉnh/huyện và các cơ quan có liên quan theo quy định của dự án.

8.2.6.2. Công khai hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì

Việc sử dụng kinh phí VHBT của xã/thôn bản cần được công khai để toàn thể nhân dân trong xã/thôn bản được biết.

Page 73: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

72

- Những thông tin cần công khai:

+ Danh mục các công trình trong kế hoạch VHBT được phê duyệt;

+ Dự toán VHBT được phê duyệt

+ Kinh phí VHBT được thanh toán trong quý/năm

- Hình thức công khai:

+ Niêm yết các tài liệu tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã;

+ Thông báo trên hệ thống tuyền thanh của thôn và xã (nếu có);

+ Niêm yết tại các địa điểm tổ chức họp thôn/bản và thông báo tại các cuộc họp.

- Trách nhiệm công khai thông tin về VHBT:

+ Ban phát triển xã có trách nhiệm công khai hoạt động sử dụng kinh phí VHBT trên toàn xã tại trụ sở HĐND và UBND, công khai trên hệ thống truyền thanh cấp xã. Đồng thời, BPT xã có trách nhiệm chuyển kế hoạch và dự toán VHBT ngay sau khi được phê duyệt đến các Tổ VHBT.

+ Tổ VHBT và Trưởng thôn/bản có trách nhiệm công khai hoạt động sử dụng kinh phí VHBT của thôn/bản tại các địa điểm tổ chức họp thôn/bản, công khai trên hệ thống truyền thanh của thôn/bản (nếu có).

8.2.7. Tổ chức thực hiện

8.2.7.1. Ban quản lý dự án tỉnh

- Tổng hợp kế hoạch VHBT hàng năm lên BĐPDATW và WB.

- Thông báo Kế hoạch kinh phí vận hành bảo trì hằng năm cho huyên, xã sau khi có thư không phản đối và Quyết định giao kế hoạch của UBND tỉnh.

- Tạm ứng kinh phí vận hành bảo trì cho Ban phát triển xã theo quy định của dự án.

- Thực hiện các chương trình nâng cao năng lực cho tổ vận hành bảo trì, cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho Ban phát triển xã.

- Báo cáo kết quả thực hiện tiểu hợp phần vận hành bảo trì của dự án theo quy định của dự án.

8.2.7.2. UBND huyện

- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thẩm định thiết kế (nếu có) dự toán vận hành bảo trì do Ban phát triển xã trình và quyết toán kinh phí vận hành bảo trì theo quy định.

- Giám sát và kiểm tra kết quả thực hiện vận hành bào trì các tại xã dự án.

Page 74: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

73

8.2.7.3. Ban quản lý dự án huyện

- Rà soát danh mục các công trình vận hành bảo trì và tổng kinh phí cần sử dụng trong năm do Ban phát triển xã lập. Tổng hợp trình kế hoạch VHBT hàng năm trình Ban QLDA tỉnh.

- Hướng dẫn Ban phát triển xã, tổ vận hành bảo trì thực hiện lập danh mục công trình vận hành bảo trì hằng năm, lập dự toán vận hành bảo trì; tổ chức thực hiện hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì theo dự toán được UBND xã phê duyệt.

- Giám sát và kiểm tra kết quả thực hiện vận hành bào trì các tại xã dự án.

8.2.7.4. UBND xã

- Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng công trình do dự án đầu tư xây dựng.

- Ra quyết định thành lập Tổ vận hành bảo trì tại các thôn/bản theo đề xuất của thôn/bản sau cuộc họp thôn/bản.

- Phê duyệt dự toán vận hành bảo trì do thôn/bản lập đã được phòng chuyên môn cấp huyện thẩm định.

- Giám sát và kiểm tra việc thực hiện VHBT của Ban phát triển xã và thôn/bản căn cứ trên kế hoạch được phê duyệt.

- Tham gia nghiệm thu hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì.

- Công khai nguồn kinh phí và hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì tại xã theo quy định.

8.2.7.5. Ban phát triển xã

- Lập kế hoạch VHBT hàng năm trình Ban QLDA huyện.

- Hỗ trợ tổ VHBT lập dự toán trình phòng chuyên môn cấp huyện thẩm định, trình UBND xã phê duyệt.

- Ký hợp đồng với các Tổ VHBT tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

- Tạm ứng và thanh toán chi phí vận hành bảo trì theo quy định.

- Giám sát và kiểm tra việc thực hiện vận hành bảo trì tại thôn/bản căn cứ trên kế hoạch được phê duyệt.

- Tham gia nghiệm thu hoạt động sử dụng kinh phí vận hành bảo trì.

- Lưu trữ hồ sơ chứng từ sử dụng kinh phí VHBT của xã.

- Đề nghị quyết toán TDA sử dụng kinh phí vận hành bảo trì theo quy định

Page 75: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

74

CÁC PHỤ LỤC CỦA CHƯƠNG VIII

Phụ lục 8.1: Quyết định thành lập Tổ VHBT

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...

Số:/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày .. tháng .. năm 20..

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Tổ vận hành bảo trì Thôn (Bản) ...

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 – khoản vay bổ sung.

- Căn cứ đề nghị của Ban phát triển xã...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập tổ vận hành bảo trì thôn (bản)... gồm các Ông/Bà có tên sau:

1. Ông/Bà: ..........................- Chức vụ:...

2. Ông/Bà: ..........................- Chức vụ:...

3. Ông/Bà: ..........................- Chức vụ:...

4. Ông/Bà: ..........................- Chức vụ:...

Điều 2. Tổ vận hành bảo trì thôn (bản)... có trách nhiệm vận hành và bảo trì các công trình và tiểu dự án trong thôn (bản) ...

Kinh phí vận hành bảo trì được thanh toán theo dự toánvà giá trị nghiệm thu sản phẩm thực hiện.

Điều 3.Văn phòng UBND xã, Ban phát triển xã..., cộng đồng thôn (bản)... và các Ông/Bà có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- TT.UBND xã;

- Lưu: VT xã.

CHỦ TỊCH

Page 76: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

75

Phụ lục 8.2: Mẫu kế hoạch sử dụng kinh phí vận hành bảo trì

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐÂU TƯ... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN QLDA GIẢM NGHÈO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU TIỂU HỢP PHẦN VẬN HÀNH BẢO TRÌ NĂM ... (Kèm theo Công văn số ../CV- DAGN ngày ... Tháng ... Năm ... của Ban QLDA giảm nghèo ...)

Số TT

Mã số gói thầu

Tên tiểu dự án

Địa điểm thực hiện

Quy mô TDA

(số công trình)

Số hộ hưởng lợi dự

kiến (Số tổ

VHBT)

Vốn đầu tư dự toán (1000VNĐ) Đấu thầu mua sắm

Thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến

Đơn vị thực hiện

Ghi Chú Tổng số WB

Vốn đối ứng

Dân góp

(Quy ra tiền)

Phương pháp ĐTMS

Thời gian đấu thầu dự kiến (tháng)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7 =8+9+10 (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)

A HUYỆN....

TDA VHBT xã... ??? công

trình

TDA VHBT xã... ??? công

trình

B HUYỆN....

TDA VHBT xã... ??? công

trình

Page 77: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

76

Phụ lục 8.3: Mẫu danh mục các công trình sử dụng kinh phí vận hành bảo trì

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ..... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN PHÁT TRIỂN XÃ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG KINH PHÍ VẬN HÀNH BẢO TRÌ NĂM... XÃ... HUYỆN... TỈNH....

Số TT

Tên công trình Địa điểm thực hiện

Quy mô Tổng giá trị xây lắp của công trình

Tổng dự toán VHBT của công

trình

Thời điểm bàn giao

công trình Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Thôn/Bản... Thôn/Bản....

TRƯỞNG BAN PHÁT TRIỂN XÃ...

Page 78: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

77

Phụ lục 8.4: Mẫu dự toán chi tiết vận hành bảo trì (để tham khảo)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ..... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBAN PHÁT TRIỂN XÃ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ TOÁN CHI TIẾT VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ NĂM ...

S TT

Mã công việc

Tên TDA, tên công việc, điều kiện kỹ thuật Đơn

vị

Khốilượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng) Ghi chú

Tổng WB Đối ứng

Dân góp

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

Tổng chi phí VHBT tại xã ...

Chi phí trực tiếp

Chi phí khác

I Chi phí trực tiếp

A VHBT các công trình tại bản A

A.1 Công trình đường lên khu sản

xuất

I.1 Vận hành

Tuần tra kiểm tra thường xuyên công

...

I.2 Bảo trì

1 Đào đường sử lý xói mòn, sình

lầy, đất cấp 1 m3

2 Đắp đất nền đường, độ chặt yêu

cầu k = 0,85 m3

...

A.2 Công trình bể nước sạch

I.1 Vận hành

Kiểm tra đột xuất do bảo lũ công

...

I.2 Bảo trì

1

Mua sắm và thay thế phụ kiện (van khóa) bộ

... B VHBT các công trình tại bản B

B.1 Công trìnhthủy lợi

I.1 Vận hành

1

Kiểm tra: đập đầu mối, bể cắt áp, cầu máng tuyến kênh, điều tiết nước công

2

Vớt rác, phát cỏ, khơi thông dòng nước đầu mối và tuyến kênh công

....

I.2 Bảo trì

1 Đào bùn, bùn lẫn rác (đập đầu

mối, tuyến kênh) m3

2 Đắp đất tuyến kênh bị sạt lở m3

...

B.2 Công trình cống bản

I.1 Vận hành

Page 79: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

78

1 Tuần tra kiểm tra thường xuyên công

...

I.2 Bảo trì

1 Đào hót đất, đá sụt m3

... II Chi phí khác

1 Quản lý hành chính = 6% của

(chi phí trực tiếp phần vốn WB)

2

Chi phí thẩm định dự toán = 0,3% của (chi phí trực tiếp vốn WB + dân góp)

3

Chi phí thẩm tra quyết toán =0,38% của (chi phí trực tiếp vốn WB + dân góp)

Page 80: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

79

Phụ lục 8.5: Mẫu Hợp đồng và Thanh lý hợp đồng vận hành bảo trì

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN VẬN HÀNH BẢO TRÌ

Số: ../HĐ-VHBT

I. Căn cứ ký hợp đồng

Căn cứ Quyết định số: /QĐ-UBND ngày .. tháng ..năm 20.. của UBND xã .. về việc thành lập Tổ vận hành bảo trì bản...;

Căn cứ Quyết định số: /QĐ-UBND ngày .. tháng ..năm 20.. của UBND xã .. về việc phê duyệt dự toán vận hành bảo trì năm 20.. xã....

Hôm nay, ngày .. tháng .. năm 20.. tại Trụ sở UBND xã ..., chúng tôi gồm:

II. Đại diện các bên giao thầu và bên nhận thầu

1) Ban phát triển xã (Gọi tắt là bên A):

Địa chỉ: ……………

Ông/Bà: ……………………., Chức vụ: Trưởng Ban Phát triển xã làm đại diện

Điện thoại: …………..

Tài khoản số: ....................... tại .................

2) Đại diện Tổ vận hành bảo trì xã/bản... (Gọi tắt là bên B):

Địa chỉ: .....

Ông/Bà:........................... - Tổ trưởng Tổ VHBT bản/xã... làm đại diện

Số CMND: ...., cấp ngày ..., nơi cấp ....

Điện thoại: ...

III. Nội dung của hợp đồng giao nhận vận hành bảo trì

1) Đối tượng sản phẩm của hợp đồng

Thực hiệnvận hành bảo trì danh mục công trình và dự toán tại Phụ lục 1.

2) Giá trị hợp đồng

Bằng số: ......................................................

Bằng chữ: ....

(Chi tiết theo phụ lục kèm theo)

Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.

3) Thời gian thực hiện

Từ ngày ... tháng đến ngày ... tháng năm 20..

4) Tạm ứng, thanh quyết toán

Page 81: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

80

Hình thức thanh toán:Tiền mặt hoặc chuyển khoản

Tạm ứng: Tạm ứng tối đa 70% tổng giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng được ký kết, tương ứng ... đồng (Bằng chữ:....).

Thanh toán giá trị còn lại sau khi nghiệm thu thanh lý hợp đồng.

Quyết toán: Hồ sơ quyết toán theo quy định hiện hành.

IV. Trách nhiệm các bên

1) Trách nhiệm của bên A

- Giám sát, nghiệm thu công việc do Tổ VHBT thực hiện (nghiệm thu vận hành theo quý, nghiệm thu bảo trì theo công việc và nghiệm thu tổng thể vận hành và bảo trì hàng năm).

- Cung cấp một bộ hồ sơ dự toán và khối lượng đã được phê duyệt cho Tổ VHBT.

- Tạm ứng và thanh toán theo theo quy định của dự án.

- ....

2) Trách nhiệm của bên B

- Phối hợp với cộng đồng thôn/bản thực hiện nội dung, khối lượng công việc vận hành bảo trì theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng, khối lượng và tiến độ.

- Mời Ban phát triển xã và Ban giám sát xã nghiệm thu công tác vận hành bảo trì.

- Ghi nhật ký, theo dõi công việc thực hiện, thực hiện tạm ứng vàthanh toán chi phí VHBTtheo quy định.

- Hoàn thiện các hóa đơn chứng từ theo quy định.

- Bồi thường giá trị thiệt hại khi làm sai, làm hỏng, chậm tiến độ gây thiệt hại cho công trình.

V. Điều khoản thực hiện

Hai bên cùng tạo điều kiện và giúp đỡ nhau thực hiện hợp đồng, có vướng mắc cùng bàn bạc giải quyết. Trong trường hợp có tranh chấp thì UBND xã sẽ là nơi đưa ra quyết định cuối cùng để xử lý tranh chấp.

Hợp đồng được lập thành 4 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 3 bản, bên B giữ 1 bản.

ĐẠI DIỆN BAN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Page 82: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

81

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN NGHIỆM THU THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH

Tên tiểu dự án: Vận hành bảo trì ...

Căn cứ vào hợp đồng số: ../HĐ-VHBT ký ngày .. về việc giao nhận thực hiện vận hành bảo trì xã..;

Hôm nay ngày tháng năm tại ..., chúng tôi gồm có:

I. Đơn vị tham gia nghiệm thu

1. Đại diện Chủ đầu tư:

- Ông/Bà:..... Chức vụ: Trưởng Ban PTX

- Ông/Bà:.... Chức vụ: Phó Ban PTX

2. Đại diện Ban giám sát xã:

- Ông/Bà:..... Chức vụ: Trưởng Ban giám sát xã

- Ông/Bà:..... Chức vụ: ...

3. Đại diện Tổ VHBT xã/bản...:

- Ông/Bà:..... Chức vụ: Tổ trưởng Tổ VHBT

- Ông/Bà:..... Chức vụ: ...

II. Nội dung nghiệm thu

1) Đảm bảo khối lượng, thời gian và chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật.

2) Khối lượng nghiệm thu

3) Giá trị nghiệm thu

Bằng số: ......................................................

Bằng chữ: ....

Trong đó:

- Vốn WB: ...đồng.

- Vốn dân góp: ... đồng.

(Có phụ biểu chi tiết kèm theo)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆNTỔ VHBT ĐẠI DIỆNBAN GIÁM SÁT XÃ

Page 83: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

82

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số: .. /TLHĐ - VHBT

Căn cứ vào hợp đồng số: ../HĐ-VHBT ký ngày .. về việc giao nhận thực hiện vận hành bảo trì xã..;

Căn cứ biên bản tổng nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành tiểu dự án Vận hành bảo trì xã...ngày...

Hôm nay, ngày tháng năm .., Tại UBND xã ... chúng tôi gồm:

1) Ban phát triển xã (Gọi tắt là bên A):

Địa chỉ: ……………

Ông/Bà: ……………………., Chức vụ: Trưởng Ban Phát triển xã làm đại diện

Điện thoại: …………..

Tài khoản số: ....................... tại .................

2) Đại diện Tổ vận hành bảo trì xã/bản... (Gọi tắt là bên B):

Địa chỉ: .....

Ông/Bà:........................... - Tổ trưởng Tổ VHBT xã/bản... làm đại diện

Số CMND: ...., cấp ngày ..., Nơi cấp ....

Điện thoại: ...

I. Kết quả thực hiện hợp đồng

1. Giá trị thực hiện thực tế nghiệm thu

Bên B đã hoàn thành việc thực hiện vận hành bảo trì tạixã/bản.. với kết quả cụ thể như sau:

Giá trị đã thực hiện theo hợp đồng là:

- Bằng số:....

- Bằng chữ:...

Trong đó: Chi phí thực hiện vận hành: ...đồng

Chi phí thực hiện bảo trì: ... đồng

(Chi tiết theo phụ lục kèm theo)

2. Các kết quả đạt được đã đảm bảo cho việc nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

3. Hai bên nhất trí nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

II. Thực hiện thanh toán

1) Tổng giá trị hợp đồng đã ký kết:

Page 84: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

83

Bằng số:....

Bằng chữ:....

2) Tổng tiền đã tạm ứng

Bằng số:....

Bằng chữ:....

3) Thanh toán giá trị còn lại:

Bằng số:....

Bằng chữ:....

III. Điều khoản thực hiện

Biên bản có hiệu lực kể từ ngày ký.

Biên bản thanh lý hợp đồng được lập 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 03 (ba) bản, Bên B giữ 01 (một) bản.

ĐẠI DIỆN BAN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Page 85: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

84

CHƯƠNG IX- GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

9.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (TD&ĐG)

Công tác Giám sát, Theo dõi và Đánh giá (sau đây gọi tắt là TD&ĐG hay còn gọi là M&E) là một hoạt động quản lý được lồng ghép xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án và là một phần không tách rời của Quản lý dự án. Xây dựng và vận hành tốt hệ thống TD&ĐG là thực hiện chức năng quản lý quan trọng, đảm bảo cho các hoạt động của Dự án hoạt động hiệu quả, hiệu lực và bền vững. Mục đích chính của hoạt động này là để các đối tác thực hiện (Ban ĐPDATW, các Ban QLDA cấp tỉnh, huyện, Ban phát triển xã) có thể đưa ra các quyết định có đầy đủ thông tin nhằm giúp họ đạt được các mục tiêu phát triển của dự án và thể hiện các kết quả của Dự án. Với ý nghĩa đó, TD&ĐG là chức năng quản lý cần thực hiện liên tục và tổ chức một cách có hệ thống.

Trong Dự án GNMNPB-2, Giám sát là hoạt động kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với các vấn đề kỹ thuật trong triển khai hoạt động và báo cáo quá trình thực hiện. Theo dõi và Đánh giá là quá trình gồm nhiều hoạt động với quy mô, tần xuất và yêu cầu khác nhau, được thực hiện một cách có hệ thống và khách quan nhằm xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các kết quả đặt ra (theo khung kết quả dự án), tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Quá trình theo dõi và đánh giá sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định quản lý ở các cấp thực hiện Dự án.

Tiếp nối thiết kế hiện tại của Dự án giai đoạn 2010 - 2015, cơ chế theo dõi, đánh giá của dự án giai đoạn AF vẫn sẽ dựa trên cơ sở hệ thống đã được vận hành từ giai đoạn hiện tại. Hệ thống này đã và đang bao gồm các trụ cột chính, đó là (i) Hệ thống thông tin quản lý (MIS) gắn với các dòng báo cáo định kỳ (báo cáo quản lý), (ii) Cơ chế theo dõi và đánh giá nội bộ gồm 2 nhóm nhiệm vụ (a) hỗ trợ giám sát vận hành và chất lượng hoạt động, và (b) hệ thống số liệu theo dõi & đánh giá dựa vào kết quả; (iii) theo dõi đánh giá từ bên ngoài (theo dịch vụ tư vấn). Với thiết kế như vậy, hệ thống nhằm đảm bảo theo dõi và đánh giá được (i) nguồn lực đầu vào sử dụng cho dự án; (ii) đo lường và cập nhật các đầu ra, và (iii) đo lường và đánh giá được kết quả, tác động của dự án.

Ba thành phần cơ bản của hệ thống được thực hiện song song trên cơ sở Khung Chỉ số theo dõi đánh giá dựa vào Kết quả (sẽ được trình bày ở phần sau), cụ thể:

Hệ thống thông tin quản lý - MIS đảm bảo vận hành tốt, cập nhật đầy đủ và kịp thời về nguồn lực sử dụng cho dự án và các sản phẩm đầu ra của dự án.

Cơ chế Theo dõi đánh giá nội bộ: Do đội ngũ thực hiện dự án vận hành nhằm phục vụ công tác quản lý dự án trong đó có 2 nhóm nhiệm vụ thành phần bao gồm:

o Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ giám sát vận hành các hoạt động hiện trường: Chủ yếu phục vụ các cán bộ quản lý kỹ thuật kiểm soát được tiến độ, đầu ra nhằm kịp thời đưa ra những hành động hỗ trợ đối với hoạt động dự án tại hiện trường;

Page 86: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

85

o Nhóm nhiệm vụ theo dõi kết quả các hoạt động dự án: nhằm đánh giá mức độ tác động đạt được đối với đối tượng hưởng lợi nhằm đưa ra các khuyến nghị có tính dài hạn, chiến lược hơn;

Cơ chế Theo dõi đánh giá bên ngoài: Do tư vấn bên ngoài thực hiện nhằm cung cấp những quan sát khách quan về kết quả của dự án, giúp củng cố các Quy trình thực hiện cũng như điều chỉnh chiến lược thực hiện của dự án.

Công tác theo dõi và đánh giá của dự án được thực hiện theo logic “chuỗi kết quả” được mô phỏng dưới đây, thể hiện các yếu tố cơ bản cần được theo dõi và đánh giá đối với can thiệp của dự án. Chuỗi kết quả thể hiện: (i) nguồn lực đầu vào sử dụng cho dự án; (ii) các hoạt động; (iii) các sản phẩm đầu ra; và (iv) kết quả và tác động của dự án.

Chuỗi kêt quả (theo thời gian thực hiện )Đầu vào Hoạt động Đầu ra Kết quả Tác động

9.2. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TD&ĐG CỦA DỰ ÁN

9.2.1 Theo dõi tiến độ dự án và báo cáo tiến độ

9.2.1.1. Giới thiệu chung

Theo dõi tiến độ hoạt động dự án được thực hiện theo quý nhằm mục đích theo dõi nguồn lực đầu vào và sản phẩm đầu ra của Dự án. Các BQLDA huyện, tỉnh có trách nhiệm cập nhập thông tin trên hệ thống thông tin quản lý (MIS) theo phạm vi quản lý của mình và theo quy định cụ thể về Theo dõi & Đánh giá trong các hợp phần khác có liên quan. Số liệu về tiến độ dự án được quản lý tập trung trong MIS. Hệ thống MIS có các thành phần cho phép các BQLDA cấp dưới cung cấp sau đó tổng hợp ở cấp độ toàn dự án để đưa ra các thông tin phục vụ quá trình quản lý dưới dạng các báo biểu phân tích khác nhau. Các biểu mẫu phục vụ thu thập thông tin tiến độ hoạt động dự án được quy định thống nhất trong dự án và điều chỉnh, cập nhập hàng năm để phản ánh được nhu cầu quản lý từng giai đoạn.

BQLDA cấp tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, hợp lý của thông tin do cấp dưới cung cấp và đưa ra yêu cầu điều chỉnh nếu cần. Ban PTX, Ban QLDA huyện, tỉnh và Ban ĐPDATW sẽ chịu trách nhiệm thu thập thông tin, cập nhật vào MIS và đảm bảo kịp thời trình cho các cơ quan Chính phủ liên quan như được nêu trong Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trên cơ sở các kinh nghiệm của dự án Giai đoạn 2, trong thời gian tới, Hệ thống thông tin quản lý MIS sẽ được rà soát và điều chỉnh một cách hợp lý và đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Phù hợp với năng lực vận hành các cấp: cán bộ liên quan các cấp đều có thể tiếp cận, sử dụng được cho công tác quản lý dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng cung cấp thông tin và có các tiện ích giúp phục vụ được cho công tác báo cáo thường kỳ, đột xuất;

Page 87: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

86

Tích hợp thống nhất các nguồn thông tin khác nhau dựa trên hệ thống chỉ số theo dõi & đánh giá cả đối với theo dõi tiến độ và kết quả, tác động của dự án;

Thiết kế ổn định, đơn giản, tận dụng các tiện ích công nghệ thông tin để giảm thiểu thời gian xử lý các thủ tục hành chính của cán bộ dự án, tăng thời gian hỗ trợ hiện trường đối với cấp cơ sở và người hưởng lợi.

Các nội dung theo dõi tiến độ bao gồm:

1) Tình hình giải ngân hàng quý và lũy kế năm, lũy kế từ đầu dự án: thông tin về giải ngân do hệ thống kế toán cung cấp chi tiết đến tiểu hợp phần theo loại hình vốn (Vay Ngân hàng thế giới, Vốn Đối ứng, Vốn dân góp); thông tin tổng hợp tình hình rút vốn từ tài khoản chỉ định đối với cấp tỉnh; tiến độ giải ngân của các tiểu dự án;

2) Tiến độ thực hiện mua sắm, đấu thầu: thông tin về tình trạng các gói thầu mua sắm trong dự án;

3) Tình hình thay đổi về nhân sự tại các BQLDA, Ban phát triển xã;

4) Tiến độ và tình hình thực hiện các tiểu dự án về xây dựng;

5) Tiến độ thực hiện các tiểu dự án sinh kế;

6) Tiến độ và tình hình thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực;

7) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án;

8) Tình hình thực hiện các khuyến nghị của các đoàn giám sát dự án.

9) Tình hình thực hiện các chủ đề xuyên suốt của dự án bao gồm vấn đề Giới, sự tham gia, việc đáp ứng các chính sách an toàn.

9.2.1.2. Công tác báo cáo

BQLDA các cấp có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án: (1) định kỳ theo quý và (2) các báo cáo chuyên đề theo từng yêu cầu cụ thể.

Nguyên tắc chung của công tác báo cáo như sau:

+ Về nội dung: Báo cáo có 2 phần trong đó (1) Phần tóm tắt nêu các ý chính, nổi bật rất ngắn gọn cần người đọc quan tâm nhất; (2) Phần báo cáo chính trình bày cụ thể về từng nội dung theo yêu cầu của từng loại báo cáo theo quy tắc: Trình bày số liệu – đánh giá về kết quả đạt được, tồn tại cần giải quyết, lý do của việc đạt được kết quả hoặc gây ra tồn tại đó, giải pháp cần thực hiện là gì?

+ Cách thức tổng hợp: Đơn vị cấp trên tổng hợp các ý kiến trong báo cáo của cấp dưới, phân loại các đề xuất, tổng hợp vào báo cáo chung những nội dung vượt quá thẩm quyền giải quyết, các nội dung thuộc khả năng giải quyết thì trình bày ngắn gọn và đưa ra giải pháp khắc phục ngay. Đơn vị cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra độ chính xác của số liệu do cấp dưới cung cấp và đưa ra yêu cầu điều chỉnh ngay để cập nhập kịp thời vào hệ thống MIS.

Page 88: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

87

Yêu cầu đối với các loại báo cáo như sau:

Báo cáo Quý:

Đơn vị thực hiện: Các Ban phát triển xã, BQLDA huyện, tỉnh, Ban ĐPDATW phải xây dựng báo cáo quý về tình hình thực hiện hoạt động dự án;

Thời gian tiến hành: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của Quý báo cáo, BQLDA huyện có trách nhiệm hoàn thành báo cáo quý để trình BQLDA huyện; BQLDA tỉnh tổng hợp báo cáo của các huyện trong vòng 10 ngày tiếp theo và gửi Ban ĐPDATW trước ngày 20 tháng tiếp theo của quý báo cáo để tổng hợp chung;

Nội dung: Báo cáo Quý cung cấp số liệu tiến độ được tổng hợp theo cấp quản lý theo nội dung tiến độ quy định. Các báo cáo Quý 1 và 3 sẽ tập trung vào phản ánh tiến độ, đầu ra của dự án. Báo cáo Quý 2 và Quý 4 sẽ có thêm các nội dung về đánh giá kết quả dự án sử dụng nguồn số liệu từ hệ thống theo dõi kết quả nội bộ của dự án (trình bày trong phần sau).

Báo cáo nhanh, báo cáo chuyên đề:

Để phục vụ các yêu cầu quản lý đặc thù, các đơn vị quản lý dự án các cấp có trách nhiệm lập báo cáo theo yêu cầu cụ thể của cấp đưa ra yêu cầu. Nội dung, thời gian, cách thức lập báo cáo sẽ do đơn vị đưa ra yêu cầu báo cáo quy định cụ thể.

Các chỉ số đo lường tiến độ thực hiện dự án

Để phục vụ công tác báo cáo tiến độ, các chỉ số theo dõi sau đây sẽ được áp dụng và các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đồng thời tiến hành phân tích để đưa ra những đánh giá trong báo cáo về việc đạt, không đạt các chỉ số này nhằm định hướng các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

1) Tiến độ lập kế hoạch hàng năm, bao gồm cả tiến độ thực hiện các công tác truyền thông và tham vấn cộng đồng so với kế hoạch

2) Tiến độ trao thầu các hoạt động dự án so với kế hoạch

3) Tiến độ giải ngân so với kế hoạch

4) Tiến độ thực hiện các hoạt động dự án so với kế hoạch

5) Tiến độ quyết toán vốn đầu tư các hoạt động dự án so với kế hoạch, và

6) Kết thúc dự án đúng hạn so với thiết kế dự án và cam kết trong Hiệp định Tài trợ

Nhóm các chỉ số này chủ yếu sẽ do cán bộ quản lý chuyên môn theo hợp phần kiểm soát thông qua hệ thống MIS nhằm kịp thời đưa ra những phân tích và hành động can thiệp phù hợp đối với hoạt động dự án.

Page 89: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

88

9.2.2 Giám sát tiến độ, chất lượng hoạt động dự án và giám sát tuân thủ

9.2.2.1. Giám sát kỹ thuật công trình

Tất cả các công trình đầu tư trong phạm vi dự án đều phải được giám sát kỹ thuật đối với tất cả các khâu từ thiết kế đến thi công, hoàn công, bàn giao sử dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật cũng như sự tuân thủ và đáp ứng chính sách của nhà nước, nhà tài trợ liên quan đến công trình.

Việc giám sát kỹ thuật công trình sẽ do tư vấn giám sát của dự án hoặc tư vấn độc lập thuê ngoài thực hiện. Trong trường hợp phải thuê ngoài, thủ tục thuê sẽ tuân theo hướng dẫn trong Sổ tay Mua sắm Đấu thầu. Các tư vấn giám sát kỹ thuật sẽ phối hợp cùng Ban GS xã để thực hiện giám sát suốt thời gian triển khai thi công công trình. Ban GS xã thực hiện vai trò giám sát của cộng đồng như đề cập trong Mục 9.2.2.5.

Các nội dung giám sát bao gồm: Giám sát sự tuân thủ của nhà thầu trong thủ tục đầu tư xây dựng, đảm bảo các yêu cầu về quy trình, quy phạm kỹ thuật theo thiết kế; Giám sát thi công, đảm bảo điều kiện thi công công trình theo các quy định trong Chính sách An toàn của dự án; Giám sát ảnh hưởng của việc thi công công trình đối với cộng đồng địa phương, tránh gây những tác động tiêu cực đến cộng đồng và điều kiện sinh hoạt trên địa bàn nơi tổ chức thi công.

9.2.2.2. Giám sát về Tài chính

Theo dõi & Đánh giá về tài chính nhằm kiểm soát việc tuân thủ các quy định, thủ tục về quản lý, đảm bảo các nghĩa vụ tài chính trong dự án của các bên tham gia quá trình thực hiện dự án.

a. Quản lý tài chính:

Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện và Ban PTX có trách nhiệm tổ chức Hệ thống Kiểm soát Nội bộ đối với công tác quản lý tài chính. Hướng dẫn chi tiết về giám sát quản lý tài chính áp dụng theo Sổ tay Quản lý Tài chính.

Cơ quan tổ chức kiểm soát tuân thủ quá trình thanh toán các chi phí dự án theo Thủ tục thanh toán Nhà nước bao gồm: (1) Kho bạc Nhà nước các cấp (Trung ương, tỉnh và huyện) thực hiện kiểm soát chi trước khi thanh toán. (2) Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra trước khi cho phép Ban QLDA tỉnh/Ban ĐPTW trình Đơn xin rút vốn cho NHTG. Hướng dẫn chi tiết về nội dung này áp dụng theo Sổ tay Quản lý Tài chính.

b. Kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài:

Kiểm toán nội bộ: là nhiệm vụ bắt buộc trong Dự án, cụ thể: Thanh tra Bộ KH&ĐT sẽ thực hiện kiểm toán đối với Ban ĐPDATW và các Ban QLDA tỉnh; Sở KH&ĐT của các tỉnh dự án sẽ kiểm toán các Ban QLDA huyện; Phòng Tài chính và Kế hoạch các huyện sẽ kiểm toán Ban PTX. Các bước cụ thể để tiến hành hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ theo Sổ tay Kiểm toán nội bộ đã được tư vấn của CPO hỗ trợ Thanh tra Bộ KH&ĐT xây dựng và hoàn thành năm 2015.

Page 90: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

89

Kiểm toán độc lập: do đơn vị kiểm toán độc lập được Ban ĐPDATW thuê tuyển theo các quy trình tuyển dụng tư vấn của NHTG thực hiện. Đơn vị này sẽ kiểm toán các tài khoản và các chi tiêu của toàn dự án ở 6 tỉnh dự án và Ban ĐPDATW (xem thêm Phần 6 của Sổ tay Quản lý Tài chính).

Trước khi tiến hành các quy trình thuê tuyển (như đề cập trong Sổ tay Mua sắm Đấu thầu), đề cương nhiệm vụ (Điều khoản giao việc) của tư vấn Kiểm toán độc lập phải được trình cho NHTG để có Thư không phản đối.

9.2.2.3. Kiểm toán đấu thầu mua sắm:

Việc kiểm toán mua sắm đấu thầu là nhiệm vụ bắt buộc thực hiện trong dự án nhằm đảm bảo sự tuân thủ các chính sách/ quy định về mua sắm đấu thầu của NHTG và Chính phủ. Tuy nhiên, với đặc điểm của dự án trong giai đoạn AF dành phần lớn vốn IDA cho Hợp phần 2, Ban ĐPDATW sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập có kinh nghiệm về các quy định đấu thầu của NHTG thực hiện kiểm toán đấu thầu định kỳ đối với các hoạt động thuộc Hợp phần 2. Trước khi tiến hành các quy trình thuê tuyển (như đề cập trong Sổ tay Mua sắm Đấu thầu), đề cương nhiệm vụ (Điều khoản giao việc) của tư vấn Kiểm toán đấu thầu phải được trình cho NHTG để có Thư không phản đối

9.2.2.4. Các giám sát khác

Ngoài các hoạt động giám sát, theo dõi và đánh giá Dự án được vận hành theo theo các hướng dẫn và quy định hiện hành, Dự án còn chịu sự giám sát và đánh giá của Chính phủ và nhà tài trợ thông qua các đợt giám sát định kỳ, bất thường nếu cần. Hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Giám sát, theo dõi, đánh giá dự án sẽ được đề cập cụ thể trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.

Các cơ quan, đơn vị sẽ tham gia giám sát dự án từ bên ngoài bao gồm các Bộ, ngành liên quan như (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính), Hội đồng nhân dân các tỉnh, huyện, các tổ chức quần chúng, các Ban, ngành liên quan tại từng địa phương và các cộng đồng người hưởng lợi.

Do đặc điểm phân cấp mạnh trong thực hiện dự án cho các đơn vị cấp tỉnh, huyện, để đảm bảo phục vụ công tác quản lý kịp thời, việc theo dõi, giám sát quá trình sẽ được lồng ghép vào nhiệm vụ của đơn vị tư vấn hỗ trợ kỹ thuật. Các chủ đề chính sách liên quan trong dự án như Chính sách an toàn, Công bằng giới, Môi trường, sự tham gia ...vv sẽ do tư vấn chuyên môn từng lĩnh vực theo dõi trực tiếp và báo cáo định kỳ. Thay đổi này so với thiết kế dự án Giai đoạn 2 sẽ đảm bảo những phát hiện, khuyến nghị của tư vấn có giá trị sử dụng cao đối với các bên thực hiện do tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sẽ luôn nắm bắt kịp thời các vấn đề của dự án và có năng lực chuyên môn để đưa ra và hỗ trợ triển khai các điều chỉnh đối với những quy trình phát hiện thấy bất hợp lý trong quá trình thực hiện.

Nguồn thông tin để giám sát: từ các báo cáo của dự án, báo cáo kiểm toán, báo cáo độc lập của tư vấn, từ phản ánh của người dân, thông tin thu thập trong quá trình làm việc...

Page 91: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

90

9.2.2.5. Giám sát của cộng đồng về việc thực hiện các tiểu dự án

Tại mỗi xã dự án, Ban phát triển xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thành lập Ban Giám sát (GS) xã và kiểm soát hoạt động của ban này. Ban GS xã có trách nhiệm:

1) Giám sát các công trình xây dựng thuộc tiểu hợp phần 1.1, 2.1;

2) Giám sát việc tuân thủ các quy định trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia hàng năm và;

3) Giám sát thực hiện các tiểu hợp phần 2.2 và 2.3.

Căn cứ vào các nhiệm vụ giám sát nói trên, Ban QLDA tỉnh hướng dẫn thành lập/ kiện toàn các Ban GS xã, quy định nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực. Kinh phí để thực hiện đào tạo được sử dụng từ nguồn thuộc Tiểu hợp phần 3.2.

9.2.3 Theo dõi đánh giá dựa vào kết quả

Việc thu thập thông tin theo dõi kết quả dự án được thực hiện vào các thời điểm khác nhau, tùy theo thời điểm kết thúc các tiểu dự án và nhằm đo lường mức độ kết quả và hiệu quả của các TDA, và quan trọng hơn là đo lường sự thay đổi do hoạt động của DA tạo ra đối với tình hình kinh tế xã hội của địa bàn hưởng lợi và đời sống của người hưởng lợi. Vì vậy, hệ thống này về cơ bản bám sát khung kết quả của Dự án (RF), tuy nhiên, hệ thống các chỉ số sẽ chi tiết hơn, có thể bao gồm thêm một số chỉ phụ để có thể quan sát được hiệu quả, kết quả ở các khía cạnh khác nhau, các cấp độ khác nhau. Việc thiết kế các chỉ số phụ và phương thức thu thập dữ liệu cho các chỉ số phụ phụ thuộc khá nhiều vào quá trình thực hiện của DA. Việc lựa chọn xác định chỉ số thành phần, mức độ chi tiết và tính năng đo lường của các chỉ số này phụ thuộc một phần vào quá trình thực hiện và đặc điểm của từng nhóm hoạt động của DA. Vì vâỵ, hệ thống này sẽ được thiết kế và phát triển dần, tuỳ theo mức độ ưu tiên đánh giá đối với từng loại hoạt động.

Đến hết giai đoạn II, hệ thống M&E dựa vào kết quả đã tập trung vào lĩnh vực hoạt động chính của DA là phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sinh kế. Trong giai đoạn AF, dự án có thể sẽ cân nhắc việc thiết kế chỉ số tiến hành thu thập thông tin đo lường kết quả các hoạt động tăng cường năng lực, hoạt động liên kết sản xuất. Trước mắt, Dự án sẽ tiếp tục triển khai thu thập, xử lý, phân tích và quản lý số liệu về TDA cơ sở hạ tầng và các nhóm sinh kế.

Đối với hoạt động sinh kế: đối với nhóm giai đoạn II, cho đến nay DA đã có thông tin của trên 5000 nhóm thực hiện đến hết năm 2013, cần tiếp tục cập nhật thông tin đối với đối với các TDA cho những năm 2014 và 2015. Việc thu thập thông tin các nhóm còn lại sẽ không chỉ phục vụ công tác theo dõi đánh giá mà còn phục vụ cho việc quản lý nhóm, phân loại và xác định mức hỗ trợ dựa vào trạng thái thực hiện của nhóm. Như vậy, các tỉnh các tỉnh cần chủ động thời gian thực hiện tuỳ theo số lượng nhóm trên địa bàn.

Page 92: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

91

Đối với nhóm thành lập trong giai đoạn AF, Dự án có thể cân nhắc việc tiếp tục sử dụng phương thức thu thập thông tin theo “mẫu Hồ sơ sinh kế” đối với toàn bộ các nhóm (như nhóm của giai đoạn II) hoặc thu thâp thông tin theo dàn mẫu đảm bảo tính đại diện của cơ cấu mẫu theo loại hình sinh kế, đặc điểm kinh tế xã hội của nhóm, trạng thái..

Đối với các công trình xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, Dự án sẽ tiến hành thu thập thông tin đánh giá hiệu quả theo khung chỉ số kết quả đối với các tiểu dự án 1.1 và 2.1 theo phương thức chọn mẫu đại diện. Việc đánh giá được thực hiện đối với những công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng đủ 12 tháng tính đến thời điểm đánh giá.

Danh mục các chỉ số chi tiết có trong khung chỉ số theo dõi đánh giá dựa vào kết quả. Một phần trong nhóm các chỉ số đó, bao gồm:

9.2.3.1. Các chỉ số đo lường kết quả và tác động phát triển

Các chỉ số này giúp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của dự án đến vùng dự án về các mặt: Điều kiện KTXH, chính sách, các bên liên quan, người hưởng lợi.... Căn cứ kết quả thu được các bên thực hiện dự án có thể đánh giá được mức độ đạt được các mục tiêu đề ra. Các chỉ số này bao gồm:

1) Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh vùng dự án;

2) Mức tăng thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong vùng dự án;

3) Mức độ hài lòng của người hưởng lợi đối với các quá trình thực hiện của dự án (lập kế hoạch, thiết kế, triển khai,...);

4) Mức độ hài lòng của người hưởng lợi đối với hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến nông;

5) Tỷ lệ các địa phương thực hiện lồng ghép các hoạt động dự án vào Kế hoạch phát triển KTXH của các địa phương, tỷ lệ các hoạt động trong kế hoạch phát triển KTXH được thực hiện;

6) Số địa phương thực hiện phân cấp, thể chế hóa, phổ biến các kinh nghiệm tốt của dự án ...vv;

7) Kết quả sản xuất kinh doanh của các liên kết sản xuất, các nhóm sinh kế ...vv

Những chỉ số này sẽ được theo dõi chủ yếu dựa vào công cụ khảo sát định kỳ do cả tư vấn bên ngoài và cán bộ chuyên trách của dự án thực hiện.

Kết quả khảo sát thu thập thông tin cuối giai đoạn 2010-2015 (thực hiện vào cuối giai đoạn 2 của Dự án, tháng 5/2015) sử dụng cho đánh giá sơ bộ kết quả dự án giai đoạn 2 đồng thời cũng được dùng làm nguồn số liệu cơ sở (thông tin nền) để đối chiếu và đánh giá kết quả của giai đoạn Tài trợ bổ sung.

Page 93: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

92

9.2.3.2. Đánh giá dự án cuối kỳ (EOPE)

Đánh giá cuối kỳ hay đánh giá cuối dự án là việc rà soát các kết quả dự án từ khi thực hiện đến cuối dự án nhằm đưa ra kết luận về mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra từ đầu hoặc theo điều chỉnh tại đánh giá giữa kỳ và tổng kết lại thành các bài học kinh nghiệm về chính sách và kỹ thuật để khuyến nghị cho Chính phủ cũng như nhà tài trợ.

Trước ngày hoàn thành dự án hai hoặc ba tháng, cần phải thực hiện xong Đánh giá dự án cuối kỳ. Trong vòng 3 tháng trước khi thực hiện đánh giá, dự án cần chuẩn bị xong thông tin phục vụ cho đoàn đánh giá bao gồm:

1. Cập nhập thông tin đầy đủ cơ sở thông qua điều tra cuối dự án và phải hoàn thành 2 tuần trước khi thực hiện Đánh giá cuối kỳ. Đơn vị thực hiện điều tra cũng là đơn vị đã tiến hành điều tra dữ liệu cơ sở khi bắt đầu dự án;

2. Cập nhập thông tin về tình hình thực hiện dự án tính đến thời điểm đánh giá và dự kiến đến cuối dự án;

3. Thực hiện các đánh giá chuyên đề về những chủ đề kỹ thuật chính của dự án: Sự tham gia, các mô hình sinh kế, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực, hỗ trợ thể chế, vận hành bảo trì...vv; Các chủ đề này sẽ được thống nhất với Ngân hàng thế giới trong lần giám sát cuối cùng năm 2018.

9.2.3.3. Đánh giá chuyên đề

Sau đây là các chủ đề đánh giá cần được tiến hành trong dự án, tùy theo yêu cầu cụ thể có thể thực hiện đánh giá theo chu kỳ thực hiện của hoạt động hoặc theo giai đoạn kế hoạch. Hướng dẫn cụ thể về từng loại hình đánh giá sẽ được trình bày chi tiết trong hướng dẫn theo dõi đánh giá của từng lĩnh vực cụ thể của dự án. Các chủ đề đánh giá là:

(1) Sự tham gia của người hưởng lợi: vào quá trình lựa chọn/ thực hiện các tiểu dự án, chất lượng sự tham gia và mức độ hài lòng của người hưởng lợi theo mục tiêu đề ra ban đầu của dự án;

(2) Hiệu quả đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất trong dự án: Đánh giá hiệu quả đầu tư về kỹ thuật, lợi ích/ chi phí, mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân, mức độ đóng góp cho sản xuất và giá trị kinh tế - xã hội của công trình, hoạt động vận hành, bảo trì sau khi bàn giao;

(3) Vận hành và hiệu quả của các nhóm sinh kế (CIG): Đánh giá hiệu quả của các nhóm sinh kế, hoạt động của nhóm, mức độ đóng góp đối với phát triển kinh tế xã hội của các hộ thành viên, tính kết nối với thị trường;

(4) Hiệu quả của liên kết sản xuất: Đánh giá quá trình vận hành của các liên kết đối tác được hình thành trong dự án;

(5) Kết quả thực hiện tăng cường năng lực: Đánh giá kết quả của công tác tăng cường năng lực và sự đóng góp của công tác này đối với quá trình phát triển, ứng dụng kỹ năng vào công tác dự án;

Page 94: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

93

(6) Công tác điều phối và phát triển thể chế: Đánh giá về cách thức điều phối của các đơn vị liên quan trong dự án và những chính sách có thể áp dụng được đối với hệ thống chính quyền hiện tại trong điều hành, chỉ đạo, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công;

(7) Công tác truyền thông dự án: Đánh giá về hiệu quả công tác truyền thông theo chủ đề, đối tượng và công cụ truyền thông đã được thực hiện trong dự án;

(8) Chính sách an toàn và đảm bảo công bằng giới: Tùy theo mục đích, có thể thực hiện các đánh giá cụ thể về: mức độ đáp ứng các chính sách an toàn; chính sách đền bù, tái định cư, công bằng giới;

Bảng 1 dưới đây quy định những nội dung giám sát tổng quát trong phạm vi dự án. Hướng dẫn cụ thể về Giám sát đối với từng nội dung kỹ thuật sẽ được trình bày trong các chương khác hoặc phần độc lập trong PIM.

Bảng 1: Mô tả công việc liên quan đến TD&ĐG

# Nội dung công việc Đơn vị chủ trì Thời gian Công cụ Theo dõi và giám sát hoạt động, tiến độ 1 Giám sát nguồn lực đầu vào,

sản phẩm đầu ra và tiến độ thực hiện

Ban ĐPDATW, Ban quản lý Dự án Tỉnh, huyện, Ban PT xã

2015-2018 Hàng quý

MIS

2 Giám sát kỹ thuật, chất lượng thực hiện và mức độ tuân thủ các quy định của Dự án

Ban QLDA huyện, Ban PTX

Theo tiến độ mỗi tiểu dự án

Tư vấn kỹ thuật và theo dõi đánh giá

3 Các giám sát khác về tiến độ dự án

Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban PTX

2015-2018 MIS, báo cáo, chuyến đi thực địa

4 Giám sát, Theo dõi và Đánh giá về tài chính (quản lý tài chính, kiểm toán đấu thầu, kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài, giám sát độc lập về việc tái định cư và môi trường, giám sát việc thực hiện các tiểu dự án của cộng đồng

Nhiều ( xem Mục 9.2.3 dưới đây để biết thêm chi tiết)

2015-2018 MIS, báo cáo, chuyến đi thực địa, đánh giá nhanh….

5 Báo cáo tiến độ thực hiện, báo cáo tài chính

Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban PTX

2015-2018 (hàng quý)

MIS

Theo dõi và đánh giá kết quả Khảo sát cuối giai đoạn 2015

sử dụng kết quả khảo sát làm thông tin đầu vào cho giai đoạn AF (theo khung kết quả)

Ban ĐPDATW 2015 Khảo sát theo mẫu đại diện

Page 95: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

94

# Nội dung công việc Đơn vị chủ trì Thời gian Công cụ Thu thập và tổng hợp thông tin

từ Hồ sơ Sinh kế Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện

Thường xuyên Mẫu Hồ sơ Sinh kế

Khảo sát về hiệu quả cơ sở hạ tầng

Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện

Khảo sát mẫu đại diện

Đánh giá các chuyên đề riêng theo từng Tiểu hợp phần

Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện

Khảo sát, đánh giá thiết kế riêng cho từng chuyên đề

Đánh giá cuối kỳ Ban ĐPDATW, đơn vị tư vấn

2015 Khảo sát mẫu đại diện

Báo cáo cuối kỳ dự án Ban ĐPDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện. TAPI

2018 Tổng hợp thông tin từ các nguồn của Dự án

9.3. CÁC PHỤ LỤC

9.3.1. Phụ lục 9.1- Khung theo dõi kết quả

Khung theo dõi kết quả của dự án được sử dụng để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu chính của dự án. Cốt lõi của khung kết quả là hệ thống các chỉ số phản ánh đánh giá của người hưởng lợi đối với những thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội, việc cung cấp dịch vụ của chính quyền liên quan đến phát triển sinh kế và thể chế trong thời gian dự án. Căn cứ sự thay đổi của các chỉ số so với số liệu cơ sở (do Tổng cục Thống kê điều tra vào năm 2010 và Khảo sát do Dự án thực hiện vào đầu năm 2015) qua số liệu từ hệ thống theo dõi đánh giá dựa vào kết quả của Dự án các cuộc điều tra (Điều tra Cuối dự án) có thể kết luận về mức độ thành công của dự án.

Tuy việc điều tra cập nhập số liệu theo khung kết quả do tư vấn độc lập thực hiện, nhưng các Ban QLDA các cấp vẫn phải thực hiện rà soát nhanh hàng năm các chỉ số này thông qua hệ thống giám sát nội bộ để sớm phát hiện những vấn đề quan trọng nảy sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Chi tiết về cách thực hiện giám sát nhanh sẽ được hướng dẫn cụ thể trong Hướng dẫn thực hiện theo dõi đánh giá dự án do Ban ĐPDA TW ban hành riêng.

Bảng 2: Các chỉ tiêu/ chỉ số giám sát Kết quả

PDO Chỉ số kết quả Dự án Nâng cao mức sống của những người hưởng lợi của dự án bằng cách (i) cải thiện việc tiếp cận với

(i) Thu nhập bình quân đầu người của người hưởng lợi Dự án tăng ít nhất 15%9

(ii) Ít nhất 60% số nhóm CIGs gia tăng được giá trị tài 9Tỷ lệ thay đổi phản ánh mức tăng thêm 15% so với tỷ lệ tăng chung đo lường tại các huyện không hưởng lợi từ Dự án

Page 96: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

95

các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; (ii) tăng cường năng lực thể chế của chính quyền địa phương và năng lực sản xuất của cộng đồng địa phương; và (iii) tăng cường liên kết thị trường và thúc đẩy sáng kiến kinh doanh

sản phục vụ sản xuất và phát triển sinh kế

Kết quả trung gian Chỉ số Kết quả trung gian Cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

(iii) Ít nhất 60% số người hưởng lợi ghi nhận về việc giảm thời gian đi lại đến các khu sản xuất

(iv) Ít nhất 60% số hộ gia đình hưởng lợi ghi nhận có sự gia tăng về tần suất đi lại đến những địa điểm quan trọng như chợ, nơi cung cấp dịch vụ nông nghiệp, đầu vào

Tăng cường năng lực thể chế của chính quyền địa phương và năng lực sản xuất của cộng đồng địa phương

(v) Ít nhất 60% phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số thường xuyên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định

(vi) Ít nhất 80% số người được phỏng vấn hài lòng với các dịch vụ nông nghiệp được cung cấp

(vii) Có ít nhất 50 “tổ hợp tác” được thành lập theo đúng quy định hiện hành

Tăng cường liên kết thị trường và các sáng kiến kinh doanh

(viii) Ít nhất 60% số nhóm CIG tham gia các liên kết sản xuất duy trì được các giao kết liên kết sản xuất với các đối tác

(ix) Trên 60% thành viên các nhóm CIG bán sản phẩm có tham khảo thông tin thị trường từ ít nhất 2 nguồn thông tin

Cải thiện việc lập kế hoạch lồng ghép cấp xã

(x) Các hướng dẫn và quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia ở cấp xã được thể chế hóa tại tất cả các tỉnh Dự án

(xi) Có ít nhất 60% số Huyện tham gia Dự án lồng ghép kế hoạch PTKTXH cấp xã vào kế hoạch PTKTXH cấp huyện

Các chỉ số nêu trong bảng xxx là bao gồm nhóm chỉ số mục tiêu phát triển (PDO) và chỉ số kết quả trung gian chủ yếu của dự án. Các chỉ số, chỉ tiêu này là căn cứ cơ bản để xác định mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra của dự án và là cơ sở để xác định các bộ chỉ số, chỉ tiêu phụ nhằm phục vụ cho hệ thống TD&ĐG nội bộ của dự án. Các chỉ tiêu/ Chỉ số phụ sẽ được xác định và đánh giá tùy theo ưu tiên của dự án từng thời kỳ trong suốt giai đoạn AF. Một số trong những chỉ tiêu/ chỉ số phụ chính sẽ được đề cập trọng Phụ lục 9.2 sau đây.

9.3.2. Phụ lục 9.2 - Khung theo dõi đánh giá nội bộ của dự án

Page 97: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

96

Như đã trình bày ở trên, khung theo dõi và đánh giá nội bộ của DA gồm những cấu phần mô tả tại sơ đồ sau đây:

Phần dưới đây sẽ đề cập đến một số nội dung theo từng cấu phần theo sơ đồ trên.

1. Hệ thống MIS và báo cáo tiến độ:

Hệ thống MIS đã được thiết kế và quản lý thông tin Dự án một cách ổn định trong suốt giai đoạn II, vì vậy, sang giai đoạn AF sẽ tiếp tục sử dụng, có thể có một số thay đổi nhỏ về kỹ thuật, nhưng về cơ bản là duy trì như hệ thống hiện tại;

Hệ thống báo cáo tiến độ của Dự án: Hiện nay, Dự án duy trì hệ thống báo cáo Quý và báo cáo hàng năm. Các báo cáo sử dụng mẫu “Đề cương báo cáo quý” do CPO ban hành. Tuy nhiên, sang giai đoạn AF cần cập nhật và điều chỉnh đề cương này và hỗ trợ các tỉnh nâng cao chất lượng báo cáo. Việc cập nhật và điều chỉnh nội dung, đề cương và yêu cầu về chất lượng thông tin báo cáo sẽ được quy định ở một hướng dẫn khác.

2. Các hoạt động giám sát tiến độ và chất lượng các TDA:

Bản chất của các hoạt động giám sát này là để xem xét xem các TDA có thực hiện đúng tiến độ hay chưa, đảm bảo chất lượng và thiết kế ở mức độ nào, có những vấn đề gì đang phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện TDA hoặc có thể gây ra những nguy cơ làm cho TDA thất bại hoặc trệch hướng.

Về bản chất, đây là một trong những nhiệm vụ của cán bộ quản lý hợp phần. Trên thực tế, nhiều thông tin giám sát này được phát hiện nhưng chưa được tổng hợp và báo cáo kịp thời. Vai trò của M&E không phải là giám sát kỹ thuật chi tiết theo thiết kế đối với từng TDA, mà là vai trò “bao quát”, tổng hợp thông tin để nhận biết kịp thời và toàn diện hiện trạng Dự án. Để thưc hiện nhiệm vụ này, cán bộ M&E cần phối hợp với cán bộ quản lý hợp phần để xác định những nội dung (“gạch đầu dòng”) quan trọng mà các cán bộ quản lý hợp phần cần phải theo dõi và chia sẻ thông tin để tìm giải pháp xử lý kịp thời

Page 98: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

97

Các bộ QL hợp phần cũng cần phối hợp với cán bộ M&E xác định các chỉ số cần đưa vào quản lý. Ví dụ, đối với mảng hoạt động sinh kế cần giám sát những nội dung nào, những chỉ số ở cấp độ nào. Cán bộ M&E cũng cần hỗ trợ các hợp phần phát triển các công cụ sử dụng cho việc thu thập thông tin, kiểm tra, giám sát.

Do các hoạt động của Dự án khác nhau khá nhiều về bản chất, quy trình và yêu cầu thực hiện nên ngay từ giai đoạn đầu, chưa thể xác định ngay những nội dung này tại PIM. Ngay sau khi AF triển khai. CPO sẽ có tổ chức thảo luận với từng hợp phần về nội dung, phạm vi, sự phối hợp và phương thức thực hiện các hoạt động này. Hiện nay, mảng sinh kế đã có những nội dung cần giám sát.

3. Theo dõi và giám sát dựa vào kết quả

Hệ thống chỉ số và dữ liệu theo dõi đánh giá dựa vào kết quả của Dự án có những đặc điểm sau:

a. Bám sát vào khung Kết quả (RF) của Dự án, gồm những chỉ số đo lường có tính chất “pháp lý” được quy định tại PAD

b. Được thiết kế với các “tầng” chỉ số ở mức độ đo lường khác nhau, bao gồm đo lường mục tiêu phát triển, đo các kết quả trung gian (outcome) và đo các đầu ra cơ bản của DA (outputs)

c. Các chỉ số được thiết kế theo logic của “chuỗi kết quả”, không nhất thiết là từng chỉ số phải gắn với một hợp phần nào đó theo kết cấu của dự án, một chỉ số có thể phục vụ các hợp phần khác nhau, cũng có thể phải sử dụng một vài chỉ số phụ mới đo lường và tổng hợp được 1 chỉ số “kết quả”. Vì vậy, khi nhìn vào danh mục các chỉ số, không nhất thiết là phải tương ứng với các Hợp phần và Tiểu hợp phần của Dự án. Vì vậy, các Ban QLDA và cán bộ giám sát đánh giá các cấp cần hướng dẫn, phối hợp với nhóm cán bộ quản lý hợp phần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhóm nhiệm vụ và tổng hợp thông tin, dữ liệu theo các chỉ số.

Hình dưới đây thể hiện chuỗi logic về kết quả của Dự án

Mục tiêu phát triển của Dự án :

Nâng cao mức sống của người hưởng lợi vng dự án : thể hiện 2 chỉ số chính : (i) thu nhập bình quân đầu người của người hưởng lợi tăng ít nhất 15%; (ii) it nhất 60% số nhóm CIGs tăng được giá trị tài sản

phục vụ sản xuất và sinh kế

Kết quả trung gian 1: Việc tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của người dân được

cải thiện.

Kết quả trung gian 2:Năng lực thể chế của chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của cộng đồng địa phương

được nâng cao

Kết quả trung gian 3:Liên kết thị trường và sáng kiến kinh doanh được tăng cường

Kết quả trung gian 4 Cải thiện việc lập kế

hoạch lồng ghép cấp xã

Các chỉ số kết quả trung gian bao gồm

Page 99: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

98

(i) Ít nhất 60% số người hưởng lợi ghi nhận về

việc giảm thời gian đi lại đến các khu sản xuất

(ii) Ít nhất 60% số hộ gia đình hưởng lợi ghi nhận có sự gia tăng về tần suất đi lại đến những địa điểm quan trọng như chợ, nơi cung cấp dịch vụ nông

nghiệp, đầu vào

(i) Ít nhất 80% số người được phỏng vấn hài lòng

với các dịch vụ nông nghiệp được cung cấp

(ii) Ít nhất 60% phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số thường xuyên tham gia

vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định

(iii) Có ít nhất 50 “tổ hợp tác” được thành lập theo đúng quy định hiện hành

(i) It nhất 60% số nhóm CIG tham gia các liên kết sản xuất duy trì được các giao kết liên kết sản xuất

với các đối tác

(ii) Trên 60% thành viên các nhóm CIG bán sản

phẩm có tham khảo thông tin thị trường từ ít nhất 2

nguồn thông tin

(i) Các hướng dẫn và quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia ở cấp xã được thể chế hóa tại tất cả các tỉnh Dự án

(ii) Có ít nhất 60% số Huyện tham gia Dự án lồng ghép kế

hoạch PTKTXH cấp xã vào kế hoạch

PTKTXH cấp huyện

Bảng 3: Các chỉ số TD&ĐG và tần suất thực hiện

TT Chỉ số/ Mục tiêu Phương

pháp Đơn vị thực

hiện Tần suất thu thập

Ghi chú

A Mục tiêu tổng quát 1 Chất lượng cuộc sống của người hưởng lợi trong dự án được nâng cao Thu nhập bình quân đầu người của người

hưởng lợi Dự án tăng ít nhất 15% Khảo sát/

Thẻ báo cáo công dân

CPO/ Tư vấn Năm

Ít nhất 60% số nhóm CIGs gia tăng được giá trị tài sản phục vụ sản xuất và phát triển sinh kế

Số liệu hồ sơ sinh kế/ khảo sát

===nt=== ===nt===

B Những Kết quả chủ yếu 1 Tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất được

cải thiện

Ít nhất 60% số người hưởng lợi ghi nhận về việc giảm thời gian đi lại đến các khu sản xuất

Khảo sát/ Thẻ báo cáo

công dân

CPO/ Tư vấn Một lần, TDA kết

thúc

Ít nhất 60% số hộ gia đình hưởng lợi ghi nhận có sự gia tăng về tần suất đi lại đến những địa điểm quan trọng như chợ, nơi cung cấp dịch vụ nông nghiệp, đầu vào

===nt=== ===nt=== Một lần, TDA kết

thúc

2 Năng lực sản xuất và thể chế cho chính quyền và cộng đồng địa phương được nâng cao

Ít nhất 80% số người được phỏng vấn hài lòng với các dịch vụ nông nghiệp được cung cấp

Khảo sát/ Thẻ báo cáo

công dân

CPO/ Tư vấn Năm

Ít nhất 60% phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số thường xuyên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định

===nt=== ===nt=== Năm

Có ít nhất 50 “tổ hợp tác” được thành lập theo đúng quy định hiện hành

===nt=== ===nt=== Cuối DA

3 Liên kết thị trường được cải thiện, các sáng kiến kinh doanh trong dự án được thực hiện

It nhất 60% số nhóm CIG tham gia các liên kết sản xuất duy trì được các giao kết liên kết sản xuất với các đối tác

Khảo sát/ Thẻ báo cáo

công dân

CPO/ Tư vấn ?

Trên 60% thành viên các nhóm CIG bán sản phẩm có tham khảo thông tin thị trường từ ít nhất 2 nguồn thông tin

===nt=== ===nt=== ?

Page 100: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

99

TT Chỉ số/ Mục tiêu Phương

pháp Đơn vị thực

hiện Tần suất thu thập

Ghi chú

4 Đối mới lập kế hoạch PTKTXH Các hướng dẫn và quy trình lập kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội có sự tham gia ở cấp xã được thể chế hóa tại tất cả các tỉnh Dự án

Đánh giá chuyên đề

Có ít nhất 60% số Huyện tham gia Dự án lồng ghép kế hoạch PTKTXH cấp xã vào kế hoạch PTKTXH cấp huyện

M&E

9.3.3. Phụ lục 9.3 - Phương pháp và công cụ Theo dõi & Đánh giá dự án

9.3.1. Đối với theo dõi & đánh giá theo khung kết quả

Theo dõi chỉ số kết quả của dự án do tư vấn bên ngoài thực hiện theo kế hoạch. Việc phối hợp với các nhóm tư vấn sẽ được thảo luận và thông báo cụ thể cho các bên liên quan trước khi tổ chức nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu chính trong giám sát kết quả dự án là thực hiện phân tích số liệu thu được từ các cuộc khảo sát dưới 2 hình thức chủ yếu (1). Phiếu khảo sát (Khảo sát chuyên đề, Thẻ Báo cáo công dân - CRC); (2) Phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm chuyên đề hoặc thảo luận tập trung (FGD). Việc thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin sẽ do tư vấn thực hiện.

9.3.2. Đối với theo dõi & đánh giá nội bộ

Các BQLDA các cấp có trách nhiệm thực hiện Theo dõi & Đánh giá nội bộ. Công việc này sẽ giúp các ban quản lý dự án đánh giá được tiến độ và hiệu quả hoạt động dự án trong phạm vi mình quản lý đồng thời căn cứ vào các kết quả giám sát, thực hiện những điều chỉnh trong quản lý dự án một cách kịp thời.

Có 2 loại nhiệm vụ cơ bản:

(1). Theo dõi & Đánh giá tiến độ: Thực hiện thu thập số liệu về công tác giải ngân, thực hiện các tiểu dự án theo tháng, quý và lập báo cáo giám sát.

Cán bộ quản lý lĩnh vực sẽ cung cấp thông tin tiến độ làm cơ sở cho cán bộ theo dõi đánh giá, cán bộ MIS tổng hợp vào báo cáo của dự án đồng thời cập nhập vào hệ thống MIS;

(2). Theo dõi & Đánh giá kết quả: Căn cứ vào tiến độ thực hiện các hoạt động dự án, sau khi kết thúc hoạt động, cán bộ Theo dõi & Đánh giá có trách nhiệm khâu nối tổ chức thực hiện các cuộc điều tra hiện trường để đánh giá kết quả đầu tư của dự án và mức độ hài lòng của người hưởng lợi cũng như các bên liên quan.

Việc đánh giá này được cán bộ Theo dõi & Đánh giá thực hiện độc lập và dựa vào việc kiểm chứng các bộ chỉ số trong khung theo dõi đánh giá. Báo cáo đánh giá này được thực hiện theo kỳ giám sát làm cơ sở để cấp quản lý đưa ra những điều chỉnh trong thực hiện dự án nếu cần.

Page 101: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

100

Phương pháp thực hiện chủ yếu là tiến hành phân tích kết quả khảo sát thông tin hiện trường dựa vào:

(1) Khảo sát mẫu ngẫu nhiên được tính theo quy mô cỡ mẫu toàn tỉnh (đối với đánh giá hiệu quả đầu tư công trình hạ tầng) sau đó chia theo tỷ lệ dự án của từng huyện. Công thức xác định mẫu dựa theo nguyên tắc Yamane về xác định, chọn mẫu thống kê;

(2) Khảo sát lập Hồ sơ Sinh kế thực hiện hàng năm áp dụng đối với tất cả các nhóm sinh kế được dự án hỗ trợ nhằm đưa ra kết quả phân loại nhóm, thông tin về nhu cầu đào tạo, hồ sơ hiện trạng hoạt động nhóm, hiệu quả đầu tư sinh kế và thông tin về nhu cầu đầu tư dự kiến của nhóm.

a. Công cụ

(1). Đối với Theo dõi & Đánh giá tiến độ: Công cụ phục vụ Theo dõi & Đánh giá là các biểu mẫu thu thập thông tin tiến độ thực hiện hoạt động dự án trong đó cập nhập mức độ huy động đầu vào cho hoạt động dự án. Hệ thống biểu mẫu này được xây dựng thống nhất trên các biểu Excel và được quy định cụ thể trong các chương liên quan đến hợp phần của Sổ tay này.

Định kỳ, khi chuẩn bị các báo cáo, bên cạnh việc tổng hợp thông tin tiến độ cán bộ quản lý hợp phần cũng thực hiện việc tự rà soát và đánh giá tổng quát hiệu quả hoạt động do mình chịu trách nhiệm, các tồn tại và những nguyên nhân phát sinh do lỗi quản lý và giải pháp cần thực hiện.

(2). Đối với Theo dõi & Đánh giá kết quả: Công cụ bao gồm:

+ Phiếu khảo sát thống nhất áp dụng cho (1) Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công trình hạ tầng; (2) Đánh giá hiệu quả hoạt động sinh kế - Hồ sơ Sinh kế và (3) Đánh giá hiệu quả công tác truyền thông dự án. Thẻ báo cáo công dân (CRC) là một trong những công cụ thuộc loại này. Các phiếu khảo sát thông tin chung được thiết kế dựa trên các yêu cầu về thu thập thông tin từng giai đoạn nhưng đều tuân thủ nguyên tắc thừa kế để tránh việc thu thập thông tin sau đó không sử dụng hoặc gây xung đột với các thông tin đã được thu thập từ trước.

Kết quả khảo sát sẽ được ghi nhận và tổng hợp lũy kế dưới dạng các kết luận như "Số người phản hồi có sự cải thiện trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản nhờ đầu tư của dự án vào công trình A, B..."

+ Thảo luận nhóm, phỏng vấn riêng, phỏng vấn theo chủ đề, áp dụng trong đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với sự hỗ trợ của dự án, sự tham gia, tìm hiểu những thay đổi quan trọng nhất mà dự án đã mang lại hay nhằm phát hiện những vấn đề mà người hưởng lợi còn băn khoăn hoặc để tiếp nhận hoặc phản hồi thông tin từ dự án cho người hưởng lợi.

Kết quả khảo sát sẽ được ghi nhận và tổng hợp lũy kế dưới dạng các kết luận như "Tỷ lệ số người được hỏi hài lòng với sự tham gia của họ trong quá trình lập kế hoạch..."

Page 102: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

101

+ Xây dựng "Câu chuyện bằng hình ảnh", thông qua các chuyến làm việc hiện trường, tất cả cán bộ dự án cần thực hiện thu thập các hình ảnh về sự kiện liên quan đến các giai đoạn hoạt động khác nhau và tổng hợp thành các câu chuyện hình ảnh để tổng hợp trên hệ thống MIS và theo dõi tác động dự án. Kỹ năng và quy định trong xây dựng câu chuyện hình ảnh sẽ được thực hiện trong Hướng dẫn riêng của dự án.

b. Hệ thống thông tin quản lý - MIS

Thông tin tiến độ, cũng như số liệu giám sát kết quả được lưu trữ trên hệ thống thông tin quản lý vận hành trên nền tảng WEB qua mạng Internet.

Hệ thống MIS bao gồm 2 thành phần:

(1). Hệ thống các biểu mẫu trích xuất, nhập số liệu phục vụ cho quá trình cung cấp thông tin kế hoạch, tiến độ, đánh giá kết quả. Các biểu mẫu này được quy định và thiết kế thống nhất trong dự án.

(2). Mô đun tổng hợp, phân tích số liệu theo chủ đề trên mạng internet cho phép các Ban QLDA gửi và nhận thông tin định kỳ theo các chủ đề, mục đích khác nhau.

Việc xử lý tổng hợp, phân tích thông tin được thực hiện tự động dựa trên các quy tắc của dự án trong các nghiệp vụ quản lý.

Cán bộ MIS thuộc các BQL Dự án là đầu mối đôn đốc cán bộ quản lý hợp phần liên quan cung cấp số liệu để tổng hợp thông tin định kỳ lên hệ thống.

Cán bộ quản lý các hợp phần có trách nhiệm kiểm soát tính chính xác của số liệu và đưa ra những yêu cầu điều chỉnh khi cần thiết.

Các biểu số liệu tổng hợp như quy định trong báo cáo Theo dõi & Đánh giá sẽ được chủ yếu trích xuất từ hệ thống MIS, ngoại trừ các thông tin không có trong hệ thống như việc giải ngân qua mạng ClientConnection, số liệu kế toán.

Page 103: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

102

CHƯƠNG X –CÔNG TÁC AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

10.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG DỰ ÁN GNMNPB-2 – GIAI ĐOẠN AF

Theo như dự kiến thì Dự án 2 sẽ tác động đến môi trường ít hơn so với Dự án 1. Tuy vậy, Dự án cũng cần tuyệt đối tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam cũng như các chính sách đảm bảo an toàn của NHTG.

Tại hợp phần 1 và hợp phần 2, dự án sẽ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng qui mô nhỏ phục vụ sản xuất như đường giao thông, cầu, công trình thủy lợi, nước sạch, chợ… Các tiểu dự án (TDA) có thể có những tác động ở mức độ nhỏ về môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành.

Hợp phần 1 – Phát triển kinh tế Huyện - Tiểu hợp phần 1.1: có thể có các loại hình công trình như sau:

- Giao thông nông thôn quy mô nhỏ để thúc đẩy tính liên thông

- Công trình thủy lợi nhỏ

- Hỗ trợ cấp nước sinh hoạt

- Nâng cấp ruộng bậc thang, nương rẫy cố định

- Chợ nông thôn

- Duy tu & bảo dưỡng CSHT nông thôn

- Biogas, ….

Hợp phần 2 – Ngân sách phát triển xã - Tiểu hợp phần 2.1: có thể có các loại hình công trình như sau:

- Giao thông: Đường liên thôn bản, cầu, cống, cầu treo

- Thuỷ lợi: Kênh mương nội đồng, tràn, đập

- Công trình cấp nước sinh hoạt

- Khai hoang ruộng bậc thang

- Chợ, nhà văn hóa cộng đồng, …

Tùy thuộc vào loại, quy mô của các tiểu dự án và mức độ nhạy cảm đối với môi trường tự nhiên và xã hội, mà chủ đầu tư cần phải nghiên cứu lập các văn bản theo quy định về đánh giá môi trường như Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay Cam kết bảo vệ môi trường10.

Mục 10.2 và các bảng biểu, phụ lục kèm theo dưới đây nêu rõ các bước cụ thể mà các bên có liên quan phải thực hiện.

10 Tham khảo Phụ lục II, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/04/2011 để xác định các dự án cần phải chuẩn bị báo cáo Đánh giá tác động môi trường (nhóm I) và các dự án cần chuẩn bị Cam kết bảo vệ môi trường và được UBND huyện phê duyệt (nhóm II).

Page 104: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

103

10.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

10.2.1. Tiểu dự án phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Theo Khung Quản lý Xã hội và Môi trường của Dự NMPRP2-AF, mọi TDA đề xuất nằm trong phạm vi của Phụ lục II và III của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP yêu cầu phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đầy đủ sẽ không được Dự án tài trợ.

10.2.2. Sàng lọc các Tiểu dự án

Các TDA nằm trong danh mục thuộc Phụ lục 10.1 và 10.2 của văn bản này sẽ được coi là không hợp lệ và không được Dự án tài trợ.

10.2.3. Quy tắc môi trường thực tiễn theo quy định của NHTG (ECOP)

Các TDA sinh kế phải xác định các vấn đề về môi trường và xã hội cũng như áp dụng các biện pháp giảm thiểu tương ứng có trong Bảng 1 – Phụ lục 5 – Quy tắc Môi trường Thực tiễn (ECOP) của Khung Quản lý Xã hội và Môi trường và chính sách OP4.09 của NHTG về Quản lý Sâu bệnh (đối với TDA liên quan đến trồng trọt) nhằm giảm thiểu các tác động về môi trường trong quá trình thực hiện các TDA.

10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định Việt Nam

Bước 1: Lập các văn bản pháp quy liên quan

Lập Cam kết Bảo vệ Môi trường có cấu trúc và yêu cầu nội dung của theo mẫu của Phụ lục 10.4.

Các tác động tiềm tàng và các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nhất thiết phải được nghiên cứu xem xét và đề xuất trong các Báo cáo Kinh tế-kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc phương án sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó, các nhà thầu thi công và các nhóm cộng đồng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu này. BQLDA tỉnh/huyện/Ban Phát triển xã có trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện

Bước 2: Đăng ký bản Cam kết bảo vệ môi trường.

Trước khi khởi công, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến UBND cấp huyện nơi có tiểu dự án (hoặc UBND cấp xã khi được ủy quyền) để đăng ký và cấp giấy xác nhận. Hồ sơ đăng ký bản CKBVMT gồm có:

- 03 bản cam kết bảo vệ môi trường của tiểu dự án được đóng thành quyển có chữ ký, họ tên, chức danh của chủ đầu tư.

- 01 báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc phương án sản xuất – kinh doanh.

Xác nhận đăng ký “Cam kết bảo vệ môi trường” - Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thể hiện dưới hình

thức Giấy xác nhận, thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản Cam kết bảo vệ môi trường

Page 105: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

104

- Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa đủ điều kiện để xác nhận, UBND cấp huyện (hoặc UBND cấp xã được ủy quyền) phải có văn bản chỉ rõ lý do gửi chủ đầu tư để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ

- Gửi trả và thông báo “Cam kết bảo vệ môi trường” đã được xác nhận: Cơ quan thẩm quyền sẽ gửi 1 bản cam kết bảo vệ môi trường đã xác nhận kèm theo giấy xác nhận đến chủ đầu tư để thực hiện

Bước 3: Thực hiện công tác quản lý môi trường: - Hoạt động giám sát:

Giám sát các thông số môi trường theo như hồ sơ đăng ký đã cam kết như: Giám sát về chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải...) và những thông số môi trường khác phát sinh do tác động của các hoạt động, tiểu dự án trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam.

- Báo cáo thực hiện quản lý môi trường

Các Ban QLDA huyện có trách nhiệm thu thập tổng hợp số liệu của các tư vấn giám sát thi công kiêm giám sát môi trường và các bên liên quan khác cùng với số liệu do Ban QLDA huyện trực tiếp giám sát để báo cáo Ban QLDA tỉnh các vấn đề môi trường trong phạm vi quản lý của mình. Mục tiêu của công tác báo cáo là phản ánh các hoạt động và các vấn đề thu nhận được liên quan đến môi trường trong và sau thời gian thực hiện các tiểu dự án trên địa bàn, vấn đề thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường như đã đưa ra trong bản CKBVMT. Ban QLDA tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo của các Ban QLDA huyện để báo cáo với HĐND tỉnh, Ban ĐPDATW và thông qua NHTG. Ban ĐPDATW sẽ xử lý các thông tin từ các Ban QLDA tỉnh, các tư vấn giám sát độc lập, các nhà thầu và cộng đồng.

Mẫu báo cáo xem Phụ lục 10.3.

10.2.5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong tiểu dự án sinh kế

1. Tiểu dự án sinh kế sẽ không hợp lệ và không được Dự án tài trợ nếu có hoạt động mua, bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng hoặc danh mục hạn chế sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT) – Xem chi tiết tại Phụ lục 10.7.

2. Các TDA sinh kế phải xác định các vấn đề về môi trường và xã hội cũng như áp dụng các biện pháp giảm thiểu tương ứng có trong Bảng 2 – Phụ lục 5 – Quy tắc Môi trường Thực tiễn (ECOP) dành cho sinh kế nông nghiệp quy mô nhỏ của Khung Quản lý Xã hội và Môi trường và chính sách OP4.09 của NHTG về Quản lý Sâu bệnh (đối với TDA liên quan đến trồng trọt) nhằm giảm thiểu các tác động về môi trường trong quá trình thực hiện các TDA.

3. Cán bộ Ban QLDA tỉnh và huyện tham vấn Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn dự án, tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật và cử cán bộ tham gia các khóa

Page 106: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

105

học về phòng trừ sâu bệnh, dịch hại theo các biện pháp trong quá trình Quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là IPM) do Sở và Phòng Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

10.2.6. Vai trò và trách nhiệm thực hiện

Bảng 1: Vai trò và trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan

Nhiệm vụ

Đơn vị

Đảm bảo Khung quản lý môi trường được biên soạn và được Chính phủ phê duyệt như một phần của Báo cáo Khả thi.

Tổ chức đào tạo cho cán bộ môi trường tỉnh/huyện, bao gồm việc xác định nhu cầu đào tạo và thuê tư vấn thực hiện đào tạo

Cung cấp/tổ chức hỗ trợ ban hành các tài liệu, văn bản về môi trường theo yêu cầu

Kiểm tra chéo các tiểu dự án do cán bộ môi trường tỉnh xác định.

Tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ tỉnh/huyện, đại diện cộng đồng thôn bản và nhà thầu về các biện pháp giảm thiểu và chính sách an toàn (do nhà chuyên môn về môi trường giảng).

Chuẩn bị báo cáo thường kỳ và hàng năm

Thuê tuyển tư vấn giám sát độc lập về kế hoạch quản lý môi trường của toàn dự án.

Ban ĐPDATW

Kiểm tra toàn bộ kết quả sàng lọc các tiểu dự án đầu tư theo quy định, hỗ trợ hoàn tất thủ tục này.

Duyệt và làm sáng tỏ các đánh giá môi trường, nghiên cứu và xem xét các hồ sơ đầu tư các tiểu dự án về khía cạnh môi trường

Sở Tài nguyên Môi trường

Lập kế hoạch, quản lý, giám sát chương trình quản lý môi trường.

Đảm bảo các biện pháp bảo vệ và giảm thiểu tác động đến môi trường được thực thi trên cơ sở tuân thủ theo các quy định và luật pháp liên quan.

Phối kết hợp giữa chính quyền và các cơ quan ban ngành của tỉnh trong các hoạt động quản lý môi trường.

Thực hiện chức năng giám sát nội bộ, kết hợp với dịch vụ tư vấn do Ban ĐPDATW thuê tuyển.

Cung cấp và quản lý phần vốn dành cho các hoạt động quản lý môi trường.

Ban QLDA tỉnh

Page 107: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

106

Thông tin và báo cáo về môi trường cho Ban ĐPDATW, Sở TN&MT và NHTG.

Thực hiện các điều chỉnh theo đề nghị của Sở TN&MT về công tác bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy định và luật pháp Việt Nam về môi trường. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, tài liệu cho cán bộ môi trường cấp huyện.

Duyệt kết quả sàng lọc tiểu dự án để đảm bảo tính đúng đắn; xem xét và làm rõ các tiểu dự án đề xuất và kế hoạch phát triển xã.

Xác định các phương pháp đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu và các tiểu dự án cần đánh giá, nghiên cứu và xem xét thêm về môi trường.

Soạn thảo các điều khoản đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu xem xét quá trình chuẩn bị hồ sơ đầu tư, và kế hoạch thực hiện.

Tổ chức thực hiện việc thuê tư vấn môi trường để chuẩn bị các tiểu dự án.

Duyệt các đánh giá môi trường, nghiên cứu, xem xét và góp ý báo cáo.

Đào tạo cho cán bộ Ban QLDA huyện, Ban PTX, các bộ phận kỹ thuật huyện và nhà thầu về các chính sách và yêu cầu của công tác môi trường của Dự án và công tác chuẩn bị sàng lọc tiểu dự án.

Nâng cao sự nhận thức về môi trường và phân phát tài liệu, thông tin đến các cán bộ cấp xã, thôn bản.

Hỗ trợ các nhân viên cấp huyện, xã chuẩn bị danh sách sàng lọc môi trường các tiểu dự án.

Điều phối, hỗ trợ và chỉ đạo các tư vấn đánh giá môi trường các tiểu dự án.

Góp ý kiến và đề xuất đánh giá môi trường các tiểu dự án cho các các bộ môi trường tỉnh

Tham gia lập kế hoạch đầu tư hàng năm của huyện.

Thông tin và đào tạo các cán bộ nòng cốt của huyện, Ban PTX về kế hoạch môi trường và các thủ tục xây dựng tiểu dự án, điều kiện hợp đồng. Bao gôm cả việc cung cấp danh sách và công khai hợp đồng trước khi thực hiện tiểu dự án.

Giám sát cộng đồng việc thực hiện và thanh quyết toán các tiểu dự án.

Ban QLDA huyện

Page 108: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

107

Chuẩn bị báo cáo định kỳ và hàng năm, trong đó có báo cáo về công tác môi trường.

Công việc giám sát độc lập sẽ do các tư vấn của Ban ĐPDATW đảm trách

Giám sát độc lập về môi trường theo quá trình

Trách nhiệm của HĐND huyện bao gồm:

Thông qua phương thức quản lý và bảo vệ môi trường

Cùng với Sở TN&MT điều phối quá trình giám sát và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động môi trường trong và sau khi xây dựng

Thông qua các cam kết bảo vệ môi trường

Hội đồng nhân dân huyện

Đối với các tiểu dự án được thực hiện trên địa bàn xã, Ban PTX sẽ

Tiến hành sàng lọc để loại bỏ ngay các TDA phải đánh giá tác động môi trường;

Trước khi xây dựng công trình : Xem xét góp ý về sự liên kết giữa các tiểu dự án liên quan (đường, hệ thống thủy lợi) và thực hiện việc sàng lọc

Trong khi xây dựng công trình: Giúp cho Ban QLDA tỉnh và Ban QLDA huyện giám sát thực hiện công tác môi trường

Khi vận hành công trình: Thực hiện quản lý và giám sát vận hành các tiểu dự án.

Ban Phát triển xã

Được phổ biến các kiến thức chủ yếu về môi trường để họ cơ bản có khả năng xem xét đánh giá về môi trường.

Tham gia vào việc đánh giá môi trường, nghiên cứu và xem xét và có thể phản hồi và đề xuất với tư vấn hoặc cán bộ Dự án.

Giữ vai trò chính trong việc phân định ranh giới quản lý bảo vệ rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cộng tác với cán bộ môi trường huyện để đưa ra các điều kiện về môi trường để hợp đồng với các nhà thầu thi công.

Cung cấp các thông tin phản hồi về các biến động về tình trạng và kết quả thực hiện công tác môi trường đồng thời đề xuất nguyên nhân và giải pháp giảm nhẹ.

Nhân dân/Người hưởng lợi

Việc tăng cường năng lực cho các cán bộ môi trường và chính sách an toàn các cấp (từ Trung ương đến tỉnh và huyện) sẽ là một nội dung trong Kế hoạch tăng cường chung của toàn dự án. Đối với cấp xã, tập huấn về quản lý môi trường và chính sách an toàn sẽ được thực hiện theo phương thức: Ban Điều phối TW tuyển tư vấn để biên soạn lại tài liệu đã có của giai đoạn 1 và các PTI sẽ tiến hành tập huấn cho cán bộ xã.

Page 109: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

108

10.3. THU HỒI ĐẤT, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP

10.3.1. Khung pháp lý và chính sách quyền lợi

10.3.1.1. Khung pháp lý

Mặc dù đã hạn chế tối đa những ảnh hưởng của dự án đến đời sống của người dân, nhưng tác động của dự án là không thể tránh khỏi trong quá trình thi công các hạng mục công trình. Vì vậy, cần phải áp dụng các chính sách an toàn đối với các hoạt động của dự án khi những hoạt động này liên quan đến thu hồi đất, công trình, cây cối hoa màu hoặc các tài sản trên đất khác của người dân và các tổ chức.

Các chính sách liên quan tới đền bù, tái định cư của Việt Nam có trong:

- Hiến pháp của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 đã xác nhận quyền sở hữu đất ở và nhà ở của công dân và bảo vệ các quyền sở hữu của họ.

- Luật Đất đai 2013 (Luật số: 45/2013/QH13) ban hành ngày 29/11/2013.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về giá đất.

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất.

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

10.3.1.2. Các mục tiêu và nguyên tắc

Các mục tiêu đưa ra trong Chính sách Hoạt động OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới được áp dụng để soạn thảo sổ tay này. Mục đích của chính sách này là đảm bảo tất cả những người bị ảnh hưởng (BAH) bởi dự án do việc trưng dụng đất sản xuất và đất cư trú, nhà cửa, nơi kinh doanh, các công trình và các tài sản khác sẽ được đền bù và được cung cấp các biện pháp phục hồi nhằm hỗ trợ họ cải thiện sinh kế, hoặc ít nhất duy trì được mức sống và tiềm năng tạo thu nhập ngang bằng với thời điểm trước khi bắt đầu thực hiện dự án.

Các nguyên tắc chủ yếu để đạt được các mục tiêu này là:

- Hạn chế tối đa việc trưng dụng đất, các tài sản khác và tái định cư. Khi bắt buộc phải tiến hành giải tỏa di dời, phải có kế hoạch hành động và quản lý tốt để bảo đảm rằng những người bị di dời tối thiểu có cuộc sống tốt hơn hoặc ngang bằng với nơi ở trước đây về các khía cạnh KTXH.

- Tất cả những người BAH được xác định nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án đều được đền bù và cung cấp những biện pháp giúp đỡ cần thiết để khôi phục cuộc sống, hoặc ít nhất cũng đảm bảo duy trì mức sống, khả năng tạo thu nhập

Page 110: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

109

và sản xuất như trước khi có dự án. Thiếu chứng từ pháp lí về quyền sở hữu tài sản bị thiệt hại, người BAH vẫn được nhận những biện pháp giúp đỡ này để khôi phục cuộc sống.

- Kế hoạch trưng dụng đất nên được thực hiện cùng với việc tham vấn những người bị ảnh hưởng bởi dự án. Tất cả các thông tin phải được thông báo công khai. Người BAH sẽ được thông báo về khung chính sách đền bù, tái định cư và khôi phục cuộc sống trong các cuộc họp cộng đồng. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được thông báo về lựa chọn và các quyền của họ liên quan tới đền bù;

- Những biện pháp khôi phục cuộc sống bao gồm: (i) đền bù bằng tiền mặt với giá thay thế, không trừ khấu hao hoặc giá trị của những vật liệu tận dụng của nhà ở hay công trình xây dựng khác; (ii) đất nông nghiệp được đền bù bằng đất có năng suất tương đương được người BAH chấp thuận; (iii) thay thế đất thổ cư bằng diện tích tương đương với sự nhất trí của người BAH; (iv) và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

- Đất thổ cư và đất nông nghiệp thay thế càng gần nơi đất bị trưng dụng càng tốt và cần có sự nhất trí của người BAH.

- Các kế hoạch về trưng dụng đất cũng như các tài sản khác và việc đưa ra các biện pháp khôi phục cuộc sống sẽ được tiến hành với việc tham khảo ý kiến của người BAH, nhằm đảm bảo giảm thiểu sự xáo trộn.

- Các hoạt động đền bù và khôi phục cuộc sống phải được hoàn tất thỏa đáng trước khi có thư không phản đối của Ngân hàng Thế giới trao hợp đồng xây dựng cho từng tiểu dự án.

- Các nguồn vốn đền bù và khôi phục cuộc sống cho người BAH phải được tính vào chi phí dự án và được lấy từ nguồn vốn đối ứng. Không yêu cầu người BAH hiến đất, nhà ở hay bất kỳ tài sản gì cho dự án.

- Cần bố trí đầy đủ về tổ chức để đảm bảo thiết kế, lập kế hoạch, tham vấn và thực hiện Kế hoạch đền bù và khôi phục cuộc sống đúng thời gian và có hiệu quả.

- Nguyên tắc đền bù “phi vật chất”, nên được chú trọng nhiều hơn so với việc đền bù vật chất, bằng tiền. Có nhiều biện pháp hỗ trợ dưới dạng “phi vật chất”, ví dụ như các hộ bị giải tỏa, có thể được chính quyền địa phương cấp một thẻ ưu tiên, xác nhận là đối tượng đang bị giải tỏa từ dự án và khi di chuyển đến bất kỳ địa phương nào, xuất trình thẻ ưu tiên, cũng được ưu tiên mua đất, thủ tục xây nhà, thủ tục chuyển hộ khẩu, chuyển trường học cho con cái v.v… .

- Tiến hành giám sát, kiểm tra, đánh giá kịp thời và có hiệu quả việc triển khai Kế hoạh đền bù và khôi phục cuộc sống.

- Khiếu nại, thắc mắc (nếu có) cần phải được giải quyết bằng quy trình cố định.

Page 111: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

110

10.3.1.3. Chính sách quyền lợi cho người bị ảnh hưởng.

Hộ BAH bị mất đất nông nghiệp và cây trồng:

- Việc đền bù cho đất nông nghiệp bị thiệt hại sẽ theo hình thức “đất đổi đất” với năng suất tương đương và được sự đồng ý của người BAH.

- Người BAH sẽ được đền bù cho các loại cây cối hoa màu bị thiệt hại theo giá thị trường.

- Người BAH có đất bị trưng dụng tạm thời bởi dự án sẽ được đền bù cho phần thu nhập bị mất, các loại cây đang trồng, chi phí cải tạo lại đất và các công trình hạ tầng bị hư hỏng trong thời gian bị ảnh hưởng tạm thời, nếu thời gian đó dài hơn 2 năm thì ảnh hưởng được coi là lâu dài.

- Đất đền bù được lấy từ quỹ đất của địa phương. Trong trường hợp đất thiệt hại ít (dưới 10% tổng diện tích đất sở hữu), người BAH có thể nhận đền bù bằng tiền mặt nếu muốn. Nếu quỹ đất của địa phương không có đủ để bồi thường theo hình thức “đất đổi đất”, bồi thường bằng tiền mặt có thể được áp dụng sau khi đã tham vấn với người BAH.

Hộ BAH bị mất đất thổ cư và các công trình xây dựng

- Cơ chế đền bù cho đất thổ cư và các công trình khác là: (1) đền bù với diện tích đất thổ cư tương đương với sự đồng ý của người BAH; (2) tiền đền bù phản ánh đúng giá trị công trình bị thiệt hại, không khấu hao hay trừ đi những nguyên vật liệu còn tận dụng được.

- Nếu đất thổ cư và/hoặc công trình chỉ bị ảnh hưởng một phần nhỏ, có thể đền bù bằng tiền theo giá thay thế và có sự chấp thuận của hộ bị ảnh hưởng.

- Nếu đất thổ cư và/hoặc nhà bị ảnh hưởng một phần và phần đất còn lại không đủ để xây lại công trình bị mất, thì theo yêu cầu của người BAH toàn bộ diện tích đất và công trình đó sẽ được đền bù với giá thay thế, mà không trừ phần khấu hao. Phần đất còn lại không xây dựng được sẽ được quyết định dựa vào việc tham khảo ý kiến của người BAH.

- Đất đền bù được lấy từ quỹ đất của địa phương. Nếu quỹ đất của địa phương không có đủ để bồi thường theo hình thức “đất đổi đất”, bồi thường bằng tiền mặt có thể được áp dụng sau khi đã tham vấn với người BAH.

Hộ BAH bị thiệt hại về kinh doanh:

- Cơ chế đền bù cho việc kinh doanh là: (1) bố trí đền bù tại khu vực có thể kinh doanh tương tự với diện tích tương đương và khả năng thu hút khách hàng, với sự đồng ý của người BAH; (2) tiền đền bù cho công trình phục vụ kinh doanh bị thiệt hại sẽ được tính theo giá thay thế, mà không trừ khấu hao; và (3) tiền đền bù cho thu nhập bị mất trong thời gian chuyển tiếp.

Page 112: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

111

- Người BAH cũng sẽ được đền bù với giá thay thế, mà không tính trừ khấu hao và các nguyên vật liệu có thể tận dụng, đối với những tài sản cố định bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ.

10.3.1.4. Những người bị ảnh hưởng bởi dự án

Những người bị ảnh hưởng bởi dự án gồm những người được xác định dựa trên cơ sở điều tra cơ bản từ mỗi tiểu dự án mà ở đó có trưng dụng đất đai, tài sản và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, gồm những người sau đây:

- Những người có nhà cửa và các công trình xây dựng khác bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ (tạm thời hoặc lâu dài) bởi dự án;

- Những người có đất thổ cư và/hoặc đất canh tác bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ (tạm thời hoặc lâu dài) bởi dự án;

- Những người mà một phần hoặc toàn bộ công việc kinh doanh bị ảnh hưởng (tạm thời hoặc lâu dài) bởi dự án;

- Những người có các loại hoa màu và cây trồng (hàng năm và lâu năm) bị ảnh hưởng bởi dự án; và

- Những người có các tài sản khác bị ảnh hưởng bởi dự án.

10.3.2. Quy trình thực hiện

Chú ý quan trọng:

Trước khi thực hiện các bước dưới đây, trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng (xem các thủ tục trong Chương 2 của PIM), chú ý rằng:

Với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2.1 (Hợp phần Ngân sách phát triển xã), chỉ lựa chọn các tiểu dự án không phải trưng dụng đất đai và tài sản, do đó không phải lập kế hoạch Tái định cư (RAP). Trong trường hợp phát sinh ảnh hưởng, xã và thôn bản có trách nhiệm thu xếp các khoản đền bù theo khung chính sách của dự án cho các hộ BAH.

Với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 1.1, cố gắng giảm thiểu tối đa phạm vi ảnh hưởng và các tác động của công trình đến đất đai và tài sản của người dân. Tiền đền bù về nhà cửa, cây cối, hoa màu, thu nhập bị ảnh hưởng và các khoản hỗ trợ khôi phục cuộc sống sẽ lấy từ nguồn ngân sách của các tỉnh.

Quy trình thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và khôi phục thu nhập gồm 6 bước được mô tả tóm tắt theo sơ đồ sau:

Page 113: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

112

Bước 6

Quảnlý,phêduyệtvàthựchiệnRAP

Giámsát,đánhgiáviệcthựchiệnRAP

Bước 5

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Đánhgiá,sànglọcTDA

Ápdụngchínhsáchđềnbù,lựachọnhinhthứcRAP

ChuẩnbịvàhoànthiệnRAP

Bước 4

Khiếunạivàgiảiquyếtkhiếunại

Page 114: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

113

BƯỚC 1. Đánh giá, sàng lọc, lựa chọn TDA

Trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo kỹ thuật của mỗi tiểu dự án, Ban QLDA huyện phối hợp với Ban PTX thực hiện đánh giá ban đầu đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 1.1 để xác định phạm vi tác động. Đánh giá bước đầu phải thể hiện số lượng người BAH của tiểu dự án, quy mô trưng dụng đất, mức độ tái định cư hoặc các tác động tiềm ẩn có thể xảy ra.

Ban QLDA huyện phối hợp với Ban PTX thông qua các cuộc họp tham vấn cộng đồng để phổ biến thông tin công khai về dự án và các chính sách về quyền lợi (xem Chương 2 của PIM).

Trong giai đoạn này Ban QLDA huyện cũng sẽ phối hợp với Ban PTX tổ chức cuộc họp cộng đồng để thông báo ban đầu về quy mô ảnh hưởng của công trình đến tài sản của người dân. Tiếp điến Ban QLDA huyện phối hợp với Ban PTX xác định các hộ BAH và ước tính mức độ và giá trị ảnh hưởng của từng hộ.

Với các hộ BAH tình nguyện không yêu cầu đền bù: Sau khi có số liệu ước tính về số lượng và giá trị tài sản của từng hộ BAH, Ban QLDA huyện phối hợp với Ban PTX tiến hành lập “Biên bản cam kết không yêu cầu đền bù” đối với các hộ BAH. Nội dung của biên bản phải thể hiện được các nội dung sau:

Phải có số liệu ước tính về khối lượng/số lượng và giá trị tài sản của từng hộ BAH;

Đảm bảo người BAH đã được cung cấp thông tin về chính sách đền bù của Dự án và họ đã hiểu và nắm rõ;

Thể hiện được sự thống và tự nguyện của hộ gia đình BAH bằng việc phải có đủ chữ ký của cả vợ và chồng.

Các biên bản cam kết này cần phải được lập đầy đủ trước khi các công trình được khởi công.

Phải ghi chép đầy đủ thời gian và địa điểm trong biên bản và để lại một bản cho hộ dân.

Các thôn bản sẽ tham gia vào việc lập và triển khai các tiểu dự án ở địa phương mình. Người bị ảnh hưởng sẽ được tham khảo ý kiến trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch đền bù và Khôi phục cuộc sống. Để làm được việc này và trước khi chuẩn bị Kế hoạch đền bù và Khôi phục cuộc sống, người bị ảnh hưởng sẽ được thông tin về Khung chính sách này tại cuộc họp chung của cộng đồng và các cuộc họp nhóm nhỏ do BQLDA tỉnh, UBND huyện và xã tổ chức.

Mỗi hộ bị ảnh hưởng sẽ được UBND huyện/Ban QLDA huyện và/hoặc UBND xã thông tin đầy đủ về các quyền của họ và những lựa chọn về biện pháp khôi phục cuộc sống trong Kế hoạch đền bù và khôi phục cuộc sống.

BƯỚC 2. Áp dụngkhungchínhsáchcủadựán

Page 115: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

114

Thông qua việc sàng lọc và xác định quy mô ảnh hưởng, cán bộ dự án sẽ xác định có cần phải lập Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống (RAP) hay không, và nếu phải lập thì loại hình RAP nào (đầy đủ hay rút gọn) sẽ được lựa chọn áp dụng.

Nếu TDA có mức độ ảnh hưởng lớn (tức là có từ 200 người trở lên bị ảnh hưởng; hoặc thiệt hại về tư liệu sản xuất trên 10%) thì Ban QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị một Kế hoạch tái định cư đầy đủ cho tiểu dự án phù hợp với các điều khoản của Khung Chính sách Tái định cư và OP 4.12.

Trong trường hợp mức độ ảnh hưởng là không đáng kể (có ít hơn 200 người bị ảnh hưởng, hoặc thiệt hại về tư liệu sản xuất dưới 10%) thì, Ban QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị một Kế hoạch tái định cư vắn tắt cho tiểu dự án phù hợp với các điều khoản của Khung Chính sách Tái định cư và OP 4.12.

BƯỚC 3. Chuẩn bị và hoàn thiện RAP

Sau khi sàng lọc và xác định phạm vi ảnh hưởng, Ban QLDA tỉnh sẽ quyết định loại hình RAP nào (đầy đủ hay vắn tắt) sẽ được chuẩn bị.

Các hoạt động chính để lập RAP bao gồm: (i) Xác định cơ quan chức năng với các lĩnh vực, vai trò và trách nhiệm liên quan; (ii) điều tra chi phí thay thế; (iii) danh mục thiệt hại; (iv) tính hợp lệ được đền bù; (v) xây dựng khu vực tái định cư (nếu có); (vii) chiến lược khôi phục thu nhập.

Mỗi Ban QLDA cấp tỉnh sẽ chuẩn bị một Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống (RAP) cho chương trình thực hiện hàng năm của mình trong hợp phần 1 “Phát triển Kinh tế huyện” bao gồm các đầu tư cho hạ tầng cơ sở nông thôn qui mô nhỏ phục vụ cho sản xuất.

Ban QLDA các huyện có trách nhiệm cung cấp số liệu cho Ban QLDA tỉnh và Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp và xây dựng RAP. RAP của 6 tỉnh sẽ được gửi cho Ban Điều phối Dự án Trung ương (CPO) và Ngân hàng Thế giới xem xét và thông qua.

Tác động của mỗi tiểu dự án cần được nêu rõ là nhỏ hay lớn11 trong Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống cấp tỉnh. Mỗi Kế hoạch này bao gồm: (a) điều tra về tài sản bị thiệt hại và số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án; (b) điều tra về kinh tế, xã hội PAPs; (c) chi tiết về đền bù và các quyền lợi khác; (d) chương trình thực hiện đền bù và các hoạt động khôi phục cuộc sống; (e) các thu xếp liên quan đến giám sát của tỉnh; (f) tiến độ thực hiện và chi trả đền bù và (g) Dự toán, nguồn vốn đền bù. (Xem phụ lục của Khung chính sách đền bù và khôi phục cuộc sống).

11 Tác động nhỏ được định nghĩa như sau: các hộ gia đình bị ảnh hưởng không phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời dưới 10% Tác động lớn được định nghĩa như sau:

Các hộ bị ảnh hưởng phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời trên 10%; hoặc

Số người bị ảnh hưởng trong mỗi tiểu dự án là từ 200 người trở lên (nêu trong OP4.12).

Page 116: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

115

Mỗi Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống của tỉnh sẽ bao gồm chi phí chi tiết của việc đền bù và quyền lợi về khôi phục cuộc sống và tái định cư cho người bị ảnh hưởng, nếu có, với sự phân loại thiệt hại cụ thể như đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất kinh doanh, nhà cửa, các công trình, các công việc kinh doanh, các tài sản khác, và chi phí cho việc đền bù và khôi phục cuộc sống. Chi phí dự kiến cần có một phần dự phòng dành cho các trường hợp phát sinh.

Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống của tỉnh cũng bao gồm kế hoạch chi trả đền bù và các thu xếp về khôi phục cuộc sống khác.

Cần xác định rõ nguồn tài chính từ đâu. Việc đền bù đất theo hình thức “đất đổi đất” sẽ từ quỹ đất của xã. Tiền đền bù về nhà cửa, cây cối, hoa màu, thu nhập bị ảnh hưởng và các khoản hỗ trợ khôi phục cuộc sống sẽ lấy từ nguồn ngân sách của các tỉnh.

Đối với các tiểu dự án của Ngân sách Phát triển xã, thôn bản và xã có trách nhiệm đối với tất cả các loại đền bù.

BƯỚC 4. Quản lý và thực hiện RAP

a. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Ngay sau khi Báo cáo Nghiên cứu khả thi và Khung chính sách tái định cư được Thủ tướng Chính phủ và NHTG phê duyệt, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, UBND cấp tỉnh có thể giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại cấp huyện.

Ban QLDA cấp huyện có thể phối hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng chuyên trách của huyện (Ban Giải phóng mặt bằng/ Ban đền bù - giải phóng mặt bằng) để thực hiện các công việc theo yêu cầu củ dự án.

b. Đào tạo cho cán bộ chính sách an toàn

Tất cả các nhân viên phụ trách chính sách an toàn/ tái định cư của PPMU và DPMU sẽ được đào tạo bởi các chuyên gia chính sách an toàn/tái định cư do PPMU hoặc CPO thuê tuyển. Nội dung đào tạo bao gồm: (i) Mục tiêu của kế hoạch tái định cư; (ii) Các nguyên tắc, chính sách và các quyền bồi thường; (iii) Các phương pháp tham vấn và phổ biến thông tin; (iv) Các bước thực hiện, thủ tục và lịch trình; (v) Cơ chế giải quyết khiếu nại; (vi) Nghĩa vụ và quyền hạn của các cá nhân, tổ chức tham gia quá trình tái định cư.

Tại PPMU và DPMU, cần có ít nhất một cán bộ phụ trách công tác đền bù, GPMB trong dự án. Các cán bộ này cần có khả năng và kinh nghiệm liên quan đến công tác đền bù, GPMB và đảm bảo sự ổn định (không luân chuyển) cho đến khi kết thúc dự án.

c. Cập nhật giá thay thế

Trong quá trình thiết kế chi tiết, UBND tỉnh sẽ cập nhật đơn giá bồi thường theo giá thay thế cho tất cả các loại thiệt hại và điều chỉnh trợ cấp theo lạm phát. Việc này sẽ

Page 117: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

116

được tiến hành với sự tham vấn những người bị ảnh hưởng bởi dự án và với các cơ quan chính quyền địa phương.

d. Khảo sát, đo đạc chi tiết, kiểm kê tài sản BAH và lập phương án bồi thường

Sau khi danh mục đầu tư được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với Ban QLDA cấp hyện và UBND các xã dự án tiến hành khảo sát đo đạc chi tiết tài sản bị ảnh hưởng cho mỗi tiểu dự án dựa trên thiết kế chi tiết. Các khảo sát điều tra này sẽ là cơ sở để tính toàn bồi thường và cập nhật cho các Kế hoạch Tái định cư. Dữ liệu sẽ được các Ban QLDA tỉnh cập nhật và quản lý trên hệ thốn MIS của Ban QLDA huyện.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Sau khi phương án bồi thường được lập, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND xã/Ban PTX tiến hành niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND các xã dự án và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến.

Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi.

Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 ngày kể từ ngày đưa ra niêm yết. Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý.

e. Thẩm định, phê duyệt phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư

Sau khi hoàn tất phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm định phương án và trình UBND huyện phê duyệt.

Việc thẩm định phương án sẽ do phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì và có sự phối hợp với các cơ quan khác có liên quan.

Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được UBND huyện phê, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với Ban QLDA huyện và Ban PTX chuẩn bị tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chi trả đền bù và các hoạt động khôi phục cuộc sống sẽ được hoàn tất thỏa đáng ít nhất một tháng trước khi trao hợp đồng xây dựng trong mỗi tiểu dự án.

f. Thông báo phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho người BAH

Page 118: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

117

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban PTX thông báo và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

g. Thực hiện thanh toán tiền đền bù, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ban QLDA huyện thực hiện công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho những người bị ảnh hưởng bởi Dự án đúng theo Khung chính sách Tái định cư và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đă được phê duyệt.

Khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản phải lập đầy đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của người được bồi thường, hỗ trợ. Thanh toán đầy đủ tiền bồi thường, không khấu trừ bất kỳ khoản nào mà người dân còn nợ chính quyền (ví dụ như thuế đất).

Sau khi hoàn tất việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những người bị ảnh hưởng, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện kết hợp với chính quyền địa phương nơi có đất bị thu hồi, tiến hành thực hiện giải phóng mặt bằng và thu hồi đất để giao cho Chủ đầu tư Dự án.

Sau khi hoàn tất việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những người bị ảnh hưởng, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và Ban QLDA huyện kết hợp với chính quyền địa phương nơi có đất bị thu hồi, tiến hành thực hiện giải phóng cho công việc này.

Nguồn vốn đền bù và khôi phục cuộc sống cho các hộ bị ảnh hưởng như sau: đền bù “đất đổi đất” cho đất sản xuất sẽ được lấy từ quy đất của xã; đền bù bằng tiền mặt cho các công trình xây dựng, cây cối, hoa màu, ảnh hưởng thu nhập và các khoản hỗ trợ khôi phục cuộc sống sẽ lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh. Các nguồn vốn này (tiền mặt) và các hình thức tương đương (đất) sẽ là một phần của nguồn vốn đối ứng của Chính phủ.

h. Thực hiện chương trình khôi phục thu nhập

Phục hồi thu nhập là một phần quan trọng của kế hoạch tái định cư khi những người bị ảnh hưởng bị mất cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc làm, hoặc các nguồn thu nhập khác cho dù họ có mất cả nhà cửa hay không.

Mục đích chung của chương trình này là sẽ khôi phục sinh kế của những người bị ảnh hưởng ở mức trước khi có dự án hoặc cao hơn, và sẽ đảm bảo rằng người bị ảnh hưởng thích nghi với điều kiện mới trong thời gian ngắn nhất.

Page 119: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

118

Chương trình này là một phần của Kế hoạch tái định cư (RAP) đã được xây dựng từ trước nhằm giảm thiểu tác động xấu của việc thực hiện dự án đến đời sống của người dân. Do vậy, sau khi tiến hành các hoạt động chi trả đền bù, hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư có trách nhiệm phối hợp với chính quyền các xã dự án thực hiện chương trình phục hồi thu nhập đầy đủ.

Để thực hiện thành công việc phục hồi sinh kế nói chung và thu nhập nói riêng, những điểm sau cần được tính đến và thực hiện một cách thích hợp trong các hoạt động của Dự án giảm nghèo 2 (thuộc tiểu hợp phần 1.2, 2.2 và 2.3):

1) Thiết lập các phương án phục hồi thu nhập khác nhau cho người BAH (ví dụ: đất thay thế, tạo ăn việc làm, kinh doanh, các doanh nghiệp cộng đồng, đào tạo và phát triển kỹ năng …) dựa trên đánh giá mô hình tạo thu nhập hiện hành và có tính đến các hoạt động sinh kế trong dự án;

2) Đưa ra những biện pháp đặc biệt cho người BAH thuộc diện dễ bị tổn thương, người thiệt thòi về mặt tạo thu nhập và công việc;

3) Tham vấn phụ nữ và các nhóm phụ nữ, thiết lập các hoạt động hướng tới tạo thu nhập và nâng cao vị thế cho phụ nữ;

4) Xem xét các chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối với kế hoạch phục hồi thu nhập hiệu quả;

5) Tạo công việc ngay trong các hoạt động của dự án nhằm giảm nghèo trực tiếp;

6) Thu hút các NGOs, các nhóm phụ nữ, các tổ chức cộng đồng vào việc lập kế hoạch và thực hiện phục hồi thu nhập.

BƯỚC 5. Giám sát và đánh giá RAP

a. Giám sát độc lập

Giám sát độc lập cần phải được thực hiện 6 tháng một lần cho đến khi kết thúc dự án để đánh giá kết quả của quá trình thực hiện RAP. Các kết quả của giám sát nội bộ là một phần không thể thiếu cho các đầu vào của giám sát độc lập.

b. Giám sát nội bộ

Việc thực hiện kế hoạch Đền bù và Khôi phục thu nhập sẽ được Ban QLDA tỉnh phối hợp với Ban QLDA huyện, UBND huyện/xã giám sát và đánh giá thường xuyên.

Kết quả thực hiện RAP và các phát hiện trong quá trình giám sát nội bộ sẽ được Ban QLDA huyện thống kê và báo cáo lên cho Ban QLDA tỉnh, sau đó Ban QLDA tỉnh tổng hợp và báo cáo cho UBND tỉnh, CPO và NHTG.

Các mục tiêu của hoạt động giám sát và đánh giá nội bộ là:

Kiểm tra lại công tác kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng có sự tham gia của Người BAH có được thực hiện hay không, định giá tài sản bị mất hoặc bị hư hại,

Page 120: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

119

việc đền bù tái định cư và các hoạt động phục hồi khác có được thực hiện phù hợp với Khung chính sách và RAP hay không ;

Kiểm tra xem việc thực hiện RAP có theo đúng thiết kế đã được phê duyệt hay không ;

Giám sát xem nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch tái định cư được cung cấp cho Ban quản lý dự án ở cấp huyện có theo đúng thời gian và đủ cho mục đích đặt ra hay không, kinh phí đó có được Ban quản lý dự án thực hiện theo đúng kế hoạch tái định cư hay không ;

Ghi lại mọi khiếu nại và giải quyết khiếu nại và đảm bảo rằng những khiếu nại này được giải quyết kịp thời.

c. Tổng hợp cơ sở dữ liệu, lưu trữ và báo cáo

Các số liệu về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi thu nhập phải được Ban QLDA tỉnh và Ban QLDA huyện tổng hợp định kỳ 3 tháng một lần. Cơ sở dữ liệu này cùng với các hồ sơ/tài liệu về công tác đền bù sẽ được lưu trữ thường xuyên tại Ban QLDA huyện và Ban QLDA tỉnh.

Báo cáo giám sát nội bộ (hay có thể hiểu là báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình thực hiện chính sách an toàn xã hội) được yêu cầu chuẩn bị trong suốt quá trình thực hiện đền bù và thu hồi đất. Ban QLDA huyện chuẩn bị các báo cáo này theo định kỳ gửi cho Ban QLDA tỉnh, sau đó Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm chuẩn bị và tổng hợp thành báo cáo giám sát nội bộ như là một phần trong báo cáo tiến độ chung hàng quý và hàng năm trình CPO.

Ban QLDA cấp tỉnh và cấp huyện sẽ phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thu thập thông tin và dữ liệu về đền bù, giải phóng mặt bằng và viết báo cáo về tiến độ thực hiện RAP hàng năm theo các nội dụng sau:

Các hoạt động phổ biến chính sách đền bù của dự án đã được tiến hành;

Phạm vi ảnh hưởng của dự án: số liệu về thu hồi đất và các loại tài sản khác trên đất;

Số lượng hộ BAH: bao gồm ảnh hưởng nặng và ảnh hưởng nhẹ;

Tiến độ và giá trị thực hiện chi trả đền bù, hỗ trợ (bao gồm cả giá trị mà người dân tình nguyện không yêu cầu đền bù);

Các khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại;

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đền bù, GPMB

BƯỚC 6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Việc hình thành một cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ cho phép người bị ảnh hưởng khiếu nại những quyết định, hành vi và hoạt động không thỏa đáng phát sinh trong quá trình đền bù cho đất và các tài sản khác nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp thuộc dự án. Những người bị ảnh hưởng cần được cung cấp đủ thông tin và nhận thức đầy đủ quyền

Page 121: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

120

lợi và các thủ tục tiến hành khiếu nại bằng lời cũng như bằng văn bản trong quá trình tham vấn, khảo sát và thời gian thực hiện chi trả đền bù.

Các bên liên quan cần quan tâm đến việc hạn chế hoặc giảm thiểu khiếu nại hơn là phải thực hiện toàn bộ các bước /quy trình giải quyết khiếu nại. Tình trạng khiếu nại sẽ được hạn chế một khi việc thiết kế và thực hiện TDA được chuẩn bị chu đáo bằng cách đảm bảo sự tham gia và tham vấn đầy đủ với người bị ảnh hưởng; thiết lập mối quan hệ tốt giữa cộng đồng với Ban PTX, Ban QLDA huyên, Ban QLDA tỉnh Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; và duy trì thường xuyên tính tương tác giữa các cơ quan, hoạt động giám sát đánh giá và tính minh bạch trong quá trình thực hiện.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ban QLDA huyện, UBND xã/Ban PTX cùng tham gia thực hiện công tác giải quyết khiếu nại. Các nỗ lực giải quyết khiếu nại cần được làm triệt để ở cấp xã thông qua tham vấn cộng đồng có sự tham gia của các chuyên gia xã hội và TĐC (theo yêu cầu) các tổ chức phi chính phủ, các bên trung gian và cán bộ hòa giải (nếu cần).

Các khiếu nại và thắc mắc liên quan đến bất kỳ mặt nào của Kế hoạch đền bù và khôi phục cuộc sống, bao gồm việc xác định số lượng và giá trị của tài sản bị thiệt hại, sẽ theo trình tự sau:

a) Trước tiên người bị ảnh hưởng sẽ nêu những khiếu nại và thắc mắc lên chính quyền xã, và xã sẽ phải trả lời PAPs bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu người bị ảnh hưởng không bằng lòng với quyết định của xã, họ có thể gửi lên UBND huyện trong vòng 15 ngày kể từ ngày họ nhận được văn bản trả lời của chính quyền xã. Huyện phải có quyết định trả lời trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người bị ảnh hưởng và nếu họ vẫn không bằng lòng với quyết định của huyện, họ có thể trình lên UBND tỉnh và thủ tục giải quyết tương tự như ở cấp huyện.

b) Nếu người bị ảnh hưởng không bằng lòng với quyết định của UBND tỉnh, vụ việc sẽ được đưa ra Toà án nhân dân huyện giải quyết.

Người bị ảnh hưởng sẽ được miễn tất cả các loại thuế và phí hành chính cho việc khiếu nại.

Page 122: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

121

10.4. CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 10.4.1 – Danh mục các TDA không hợp lệ thuộc THP 1.1

1. Đầu tư chủ yếu cho kinh tế hàng hoá/tài sản tư mà có thể giúp thành lập hoặc nâng cấp

các tài sản cá nhân;

2. Mang lại lợi ích cho ít hộ gia đình (hơn 5 hộ gia đình);

3. Có thể gây tác động tiêu cực về môi trường hoặc các hậu quả xã hội tiêu cực;

4. Hỗ trợ nâng cấp hoặc xây dựng các cơ sở tôn giáo;

5. Không đem lại lợi ích trực tiếp cho những người dân bình thường, chẳng hạn như nâng

cấp các văn phòng chính quyền địa phương

6. Chỉ để bảo dưỡng định kỳ hoặc trả chi phí thường xuyên và không có lợi ích công cộng

lâu dài (ví dụ như việc sơn lại hay trang trí lại các phòng học).

7. Liên quan đến sử dụng lao động trong một thời gian ngắn để làm một hoạt động mà

không có hiệu quả công việc lâu dài hoặc không có các lợi ích công cộng.

8. Sẽ được tài trợ bởi dự án khác hoặc nhận được tài trợ từ nguồn khác.

9. Các hoạt động hay đầu tư khai thác khoáng sản và các công trình thuỷ điện quy mô lớn.

10. Đầu tư xây dựng công trình quy mô quá lớn vượt quá quy mô cấp xã.

11. Tham gia vào mua bán vũ khí hoặc đạn dược;

12. Tài trợ cho nhà máy, xưởng chế biến gỗ.

13. Mua sắm thuốc trừ sâu, trừ bọ, và những nguyên vật liệu và thiết bị có tiềm năng nguy

hiểm khác.

14. Sẽ mua tàu thuyền đánh bắt cá và các thiết bị liên quan khác.

15. Xây dựng đường xá trong các khu vực phòng hộ.

16. Sử dụng quỹ để mua hoặc bồi thường đất đai.

17. Tài trợ các chi tiêu thường xuyên của Chính phủ (ví dụ như lương của quan chức CP)

18. Xây dựng hoặc sửa chữa và mua những thiết bị cho văn phòng chính quyền và những

nơi thờ tự tôn giáo (trừ các khoản đầu tư cho trang thiết bị cho các Ban QLDA phục vụ

trực tiếp công tác quản lý dự án).

19. Tài trợ cho các hoạt động chính trị và tôn giáo.

20. Trả lương cho các hoạt động thuê người lao động dưới 16 tuổi.

21. Tài trợ các hoạt động sử dụng không công bằng đối với phụ nữ hoặc nam giới ở mọi lứa tuổi.

22. Mua sắm các phương tiện đi lại đã được sửa chữa

23. Tham gia vào sản xuất và kinh doanh vật liệu phóng xạ.

24. Tham gia vào kinh doanh trái phép động vật hoang dã hoặc các sản phẩm động vật

hoang dã

Page 123: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

122

Phụ lục 10.4.2 – Danh mục các TDA không hợp lệ thuộc THP2.1

1. Đầu tư mới hoặc nâng cấp đường giao thông từ huyện xuống xã.

2. Đầu tư mới hoặc nâng cấp chợ nông thôn các loại.

3. Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp trạm điện, đường điện các loại.

4. Đầu tư mới hoặc nâng cấp các hồ chứa, phai, đập, trạm bơm nước tưới, tiêu, kênh mương thuỷ lợi quy mô lớn.

5. Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà làm việc, cổng, tường rào khuôn viên và các hạng mục để hoàn thiện công trình dang dở của xã.

6. Đầu tư mới hoặc nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt quy mô lớn (hệ thống cấp nước tự chảy, hệ thống cấp nước bằng bơm cưỡng bức).

7. Bất kỳ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất công cộng mà phải thuê đơn vị xây dựng chuyên ngành thi công.

8. Những hoạt động nào đòi hỏi phải trưng dụng đất đai hoặc tài sản hay phải di dời người dân sống trong khu vực thực hiện tiểu dự án (trừ tài sản nhỏ lẻ, người dân tự nguyện hiến tặng bằng văn bản).

9. Đầu tư mới hoặc nâng cấp lớp học các cấp từ tiểu học trở lên.

10. Đầu tư mới toàn bộ bàn ghế cho một lớp học từ tiểu học trở lên.

11. Đầu tư mới bộ giáo cụ trực quan, dụng cụ giảng dạy cho một lớp học từ tiểu học trở lên.

12. Đào tạo giáo viên.

13. Xây dựng mới hoặc cải tạo trạm xá, trạm y tế xã.

14. Đào tạo hộ lý, y tá kỹ thuật, bác sỹ, y tá thôn bản.

15. Đầu tư thuốc men, dụng cụ, thiết bị y tế các loại (trừ túi thuốc thú y thôn bản)

Page 124: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

123

Phụ lục 10.4.3 – Các phụ lục về Công tác an toàn môi trường

Phụ lục 10.4.3.1 Các mẫu báo cáo giám sát môi trường của các cấp

Biểu mẫu giám sát vệ sinh, môi trường và an toàn lao động ngoài hiện trường (do tư vấn giám sát thi công thực hiện – nộp định kỳ 1 lần/1 tháng cho Cán bộ CSAT BQLDA Huyện)

Biểu mẫu số: ………… tháng …………. năm…………… 1. Tên tiểu dự án: ....................................................................................................... 2. Thông tin về cán bộ giám sát: Tên:……………………………………………………… Đơn vị: ……………………………………… Điện thoại: .......................................................................................................................................... 3. Nhà thầu:………………………………………………………………………………………… 4. Thông tin về hiện trạng khu vực thi công của tiểu dự ándự án: Thời gian: từ ngày .................. đến ngày................. Mô tả hiện trạng môi trường (trước thời điểm giám sát): Hiện trạng thi công:

Vấn đề môi trường

Biện pháp giảm thiểu Đánh giá mức độ tuân thủ của

nhà thầu (trong 1 tháng)

1 2 3 4 1. Ô nhiễm khí do bụi

- Xe vận chuyển đúng khối lượng, có che chắn - Phun nước tưới đường vận chuyển và khu vực thi công - Có làm ẩm vật liệu trước khi chuyên chở (tưới nước) - Có che phủ vật liệu (cát, sỏi, sắt thép...)

2. Ô nhiễm khí thải, tiếng ồn và độ rung

- Có giấy chứng nhận đăng kiểm đúng quy định của máy móc thi công - Bố trí thời gian hoạt động hợp lý, tránh các giờ nghỉ - Bố trí máy nghiền, trạm trộn bê tông ở cuối hướng gió

3. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm

- Dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng sau khi thi công xong - Ngăn nước tràn, rãnh thu gom nước mưa chảy tràn - Thu gom dầu mỡ cặn, dầu mỡ rò rỉ - Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân - Đặt thùng rác, bố trí hệ thống vệ sinh cho công nhân

5. Ô nhiễm đất - Nguyên vật liệu, dầu, mỡ, hoá chất ở công trường được trữ ở khu vực có nền kín, không thấm nước. - San lấp các bãi vật liệu sau khai thác - Khắc phục đất bị chai sạn do đúc bê tông và quá trình thi công

6. Mất rừng, phát quang thảm thực

- Khai thác rừng phục vụ thi công trong phạm vi cho phép.

Page 125: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

124

vật - Phát quang thảm thực vật tại nơi thi công, bãi vật liệu đúng theo phạm vi cho phép - Nhà

7. Gián đoạn cấp nước tưới (dự án thủy lợi), gây khó khăn đi lại (dự án giao thông)

- Thông báo lịch thi công trước cho chính quyền địa phương và cho người dân. - Thi công theo hình thức cuốn chiếu, xong đến đâu, gọn đến đấy.

8. Sức khỏe của công nhân

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân (mũ, giầy, quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay...) - Trang bị tủ thuốc y tế, dự trữ và cung cấp thuốc men tại công trường - Bố trí hệ thống lán trại hợp vệ sinh cho công nhân - Bố trí nước ăn, nước sinh hoạt vệ sinh cho công nhân

9. Mâu thuẫn giữa người dân địa phương với công nhân thi công và gia tăng tệ nạn xã hội

- Thực hiện đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương đối với công nhân từ nơi khác đến. - Tuyên truyền giáo dục ý thức phòng chống tệ nạn xã hội cho công nhân. - Đảm bảo an ninh trật tự trên công trường và khu vực lán trại

10. Cản trở, gây khó khăn trong việc đi lại. An toàn giao thông và an toàn lao động

- Để nguyên vật liệu gọn gàng, không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông - Đảm bảo chất lượng các tuyến đường phục vụ thi công - Trang bị bảo hộ cho công nhân - Thực hiện mặc bảo hộ khi lao động - Đào tạo và thực hiện an toàn lao động

Thang đánh giá: 1- Không thực hiện; 2- Sơ sài; 3 - Đầy đủ; 4-Rất tốt (Để trống, không chọn ô nào trong trường hợp không tác động hoặc không áp dụng trong tiểu dự án) Nhận xét chung trong tháng:

- Các vấn đề không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, các sự cố môi trường:

- Xác định nguyên nhân tổng thể:

- Một số đề xuất, kiến nghị: Ngày giao nộp: Chữ ký xác nhận

Nhà thầu thi công Tư vấn giám sát xây dựng

Page 126: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

125

MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT CẤP HUYỆN (Cấp tỉnh thực hiện trong trường hợp BQLDA Tỉnh làm chủ đầu tư) Tên huyện:

Tên tiểu dự ánTác động-BP giảm thiểu

TDA 1 TDA 2 TDA 3 TDA 4 TDA 5 TDA 6

Xe cộ hoặc các hoạt động của dự án làm tăng mức độ bụi ở khu vực xung quanh

Xe cộ hoặc các hoạt động của dự án làm tăng mức độ ồn

Các hoạt động của dự án làm ô nhiễm nước (sông, suối, hồ..)

Dự án đã phát quang thảm thực vật và đó là nguyên nhân ảnh hưởng tới môi trường

Việc xây dựng của dự án là nguyên nhân tác động đến giao thông

Chất thải lỏng và chất thải rắn của Dự án là nguyên nhân gây tác động môi trường

Dự án thi công ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân

Tai nạn Nhà thầu có thông báo cho chính quyền, người dân địa phương về lịch thi công

Nhà thầu áp dụng biện pháp ngăn ngừa bụi, ồn

Nhà thầu trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân

Nhà thầu áp dụng quản lý chất thải rắn và lỏng

Các vấn đề khác

Các vấn đề nổi bật:

Page 127: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 126

BQLDA tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo của các BQLDA huyện để báo cáo với HĐND tỉnh, Ban ĐPDATW và thông qua NHTG.

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO AN TOÀN BQLDA TỈNH

BÁO CÁO VỀ AN TOÀN CỦA BQLDA TỈNH Kỳ báo cáo_______________

Huyện 1 Huyện 2 …. …. Nhận xét chung

I. XÁC NHẬN CKBVMT

Đã nhận đủ Xác nhận CKBVMT

Đã nhận CKBVMT (bản photo)

II. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH THEO LOẠI HÌNH TIỂU DỰ ÁN

Đường giao thông nông thôn

Thủy lợi/Cấp nước

Các loại hình khác

Page 128: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 127

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO AN TOÀN BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN TRUNG ƯƠNG

BÁO CÁO VỀ AN TOÀN BAN ĐPDATW Kỳ báo cáo_______________

Hòa Bình Lào Cai Sơn La Yên Bái Điện Biên Lai Châu

I. BÁO CÁO AN TOÀN

Các báo cáo đột xuất về các sự cố môi trường

3 0 2 2 2 1

Báo cáo giám sát môi trường của Ban QLDA các tỉnh

Hiện tại chưa trình

Đã trình – Đảm bảo yêu cầu

Hiện tại chưa trình

Đã trình – Nhưng còn thiếu sót một

vài phần

Hiện tại chưa trình

Đã trình – Đảm bảo yêu cầu

II. NÂNG CAO NĂNG LỰC Chưa có khóa đào tạo nào

Khóa đào taọ cấp xã

Chưa có khóa đào tạo nào

Chưa có khóa đào tạo nào

Khóa đào tạo an toàn Ban QLDA

tỉnh

Chưa có khóa đào tạo nào

Page 129: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Phụ lục 10.4.3.2 Các mẫu về Cam kết bảo vệ môi trường

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18

tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

(Tên cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án)

(Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án)

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án (1)

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN (*) (Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN LẬP BẢN CAM KẾT (*)

(nếu có)

(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Tháng… năm 20…

Ghi chú:

(1) Tên Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa

Page 130: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 129

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011

của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------------------------

(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày... tháng... năm...

Kính gửi : (1) .............................................................................................................................................

Chúng tôi là: (2) .........................................................................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................................................

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án đầu tư: nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: …

1.3. Địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: …

1.4. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: …

1.5. Phương tiện liên lạc với doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.

Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

- Đối với dự án, phương án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần I Phụ lục này cần phải bổ sung: thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

Page 131: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 130

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần I Phụ lục này, cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi liên quan đến địa điểm, quy mô, công suất.

II. Các tác động môi trường

2.1. Các loại chất thải phát sinh

2.1.1. Khí thải: …

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải khác: …

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.

2.2. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.1. Xử lý chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động khác

Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

Yêu cầu:

- Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường

4.1. Các công trình xử lý môi trường

- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;

- Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Page 132: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 131

Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu: Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của mục 4.1 Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

V. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Chủ dự án

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; (2) Tên tổ chức, cá nhân chủ dự án.

Page 133: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 132

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG CHẤP THUẬN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1) --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số:... (Địa danh), ngày… tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc không chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (3)

Kính gửi: (2)

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (3), (1) xin thông báo như sau:

Hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường của (3) chưa đủ điều kiện để được đăng ký vì các lý do sau đây:

1. …

2. …

Đề nghị (2) hoàn chỉnh hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường và gửi về (1) để được đăng ký theo quy định./.

Nơi nhận: - Như trên; - - Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án hoặc chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Tên đầy đủ của dự án, hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Page 134: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 133

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHẤP NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1) --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số:... (Địa danh), ngày… tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (2)

Kính gửi: (3)

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (2), được sự ủy quyền của (4) tại Quyết định số… ngày… tháng… năm… (trong trường hợp tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ở Ủy ban nhân dân cấp xã), (1) xin thông báo như sau:

1. Bản cam kết bảo vệ môi trường của (2) đã được đăng ký tại (1).

2. (3) có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký và Thông báo này là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện (2).

4. (3) phải báo cáo với (1) khi có những thay đổi, điều chỉnh nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện khi có sự chấp nhận bằng văn bản của (1)./.

Nơi nhận: - Như trên; - … - Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Tên đầy đủ của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án hoặc chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(4) Tên Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Page 135: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 134

Phụ lục 10.4.3.3 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam

DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HẠN CHẾ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

TT MÃ HS TÊN HOẠT CHẤT – NGUYÊN LIỆU (COMMON NAME)

TÊN THƯƠNG PHẨM (TRADE NAME)

ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ (CROP/PEST)

TỔ CHỨC XIN ĐĂNG KÝ (APPLICANT)

I. THUỐC SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP: 1. Thuốc trừ sâu: 3808.10 Carbofuran

(min 98 %) Kosfuran 3GR

tuyến trùng/ đất trồng lúa; sâu xám, rệp, sùng trắng, sùng bửa củi/ đất trồng mía, cà phê, vườn ươm, cây rừng, cây ăn quả

Công ty TNHH Nông dược Kosvida

Vifuran 3GR

tuyến trùng/ đất trồng lúa; sâu xám, rệp, sùng trắng, sùng bửa củi/ đất trồng mía, cà phê, vườn ươm, cây rừng, cây ăn quả

Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam

3808.10 Methomyl (min 98.5%)

DuPontTM Lannate®

40SP

sâu xanh/ bông vải, thuốc lá, đậu xanh, dưa hấu; sâu khoang/ lạc; sâu xanh da láng/ đậu tương; bọ trĩ/ dưa hấu

DuPont Vietnam Ltd

Supermor 24SL

sâu khoang/ lạc Công ty CP Quốc tế Hòa Bình

2. Thuốc trừ chuột :

1 3808.90 Zinc Phosphide (min 80 %)

Fokeba 20 %

chuột/ đồng ruộng Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam

Zinphos 20 %

chuột/ đồng ruộng Công ty CP BVTV Sài Gòn

II. THUỐC TRỪ MỐI: 1 3808.10 Na2SiF6 50% +

HBO3 10% + CuSO4 30%

PMC 90 bột

mối hại cây lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

2 3808.10 Na2SiF6 80 % + ZnCl2 20 %

PMs 100 bột

mối hại nền móng, hàng rào quanh công trình xây dựng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

III. THUỐC BẢO QUẢN LÂM SẢN: 3808.90.10 Methylene bis

Thiocyanate 5% + Celbrite MT 30EC

nấm hại gỗ Celcure (M) Sdn Bhd

Page 136: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 135

Quaternary ammonium compounds 25 %

3808.90.10 Methylene bis thiocyanate 10% + 2-(thiocyanomethylthio) benzothiazole 10%

Celbrite TC 20L nâm mốc/ gỗ Celcure (M) Sdn Bhd

3808.90.10 Sodium Tetraborate decahydrate 54 % + Boric acid 36 %

Celbor 90 SP

nấm hại gỗ Celcure(M) Sdn Bhd

3808.90.10 CuSO4 50 % + K2Cr2O7 50 %

XM5 100 bột

nấm, mục, côn trùng hại tre, gỗ, song, mây

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

3808.90.10 ZnSO4 .7H2O 60% + NaF 30 % + phụ gia 10%

LN 5 90 bột

nấm, mục, côn trùng hại gỗ sau chế biến, song, mây, tre

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

IV. THUỐC KHỬ TRÙNG KHO: 3808.90 Aluminium

Phosphide Alumifos 56% Tablet

khử trùng kho Asiagro Pacific Ltd

Celphos 56 % tablets

sâu mọt hại kho tàng Excel Crop Care Limited

Gastoxin 56.8 GE

sâu mọt hại kho tàng Helm AG

Fumitoxin 55 % tablets

côn trùng hại nông sản, nhà kho, phương tiện chuyên chở

Công ty CP Khử trùng Việt Nam

Phostoxin 56% viên tròn, viên dẹt

côn trùng, chuột hại kho tàng Công ty CP Khử trùng Việt Nam

Quickphos 56 %

sâu mọt hại kho tàng, nông sản Công ty TNHH United Phosphorus Việt Nam

3808.90 Magnesium phosphide

Magtoxin 66 tablets, pellet

sâu mọt hại kho tàng Công ty CP Khử trùng Việt Nam

3808.90 Methyl Bromide Bromine - Gas 98%, 100%

mọt, bướm, gián, mạt, chuột hại hàng hóa trong kho (đường, đậu, quả khô, ngô, gạo, lúa, cao lương, kho trống)

Công ty CP Khử trùng Việt Nam

Dowfome 98 %

sâu mọt hại nông lâm sản sau thu hoạch Công ty TNHH TM - DV Thanh Sơn Hóa Nông

Page 137: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 136

DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) TT MÃ HS TÊN CHUNG (COMMON NAMES ) - TÊN THƯƠNG PHẨM (TRADE NAMES ) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản. 2903.59.00

3808 Aldrin ( Aldrex, Aldrite ...)

2903.51.00 3808

BHC, Lindane (Beta - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC, Lindafor , Carbadan 4/4 G; Sevidol 4/4 G ... )

25 26 28 29 3206.30 3808 3824

Cadmium compound (Cd)

2903.59.00 3808 3824.90

Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...)

2903.62.00 2909.30.00 2935.00.00 3204.17 3204.20.00 3405.20.00 3808

DDT (Neocid, Pentachlorin , Chlorophenothane...)

2910.90.00 3808

Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox ...)

2920.90.90 3808

Endosulfan (Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND… )

2910.90.00 3808

Endrin (Hexadrin... )

2903.59.00 3808

Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...)

3808 3824.90

Isobenzen

Page 138: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 137

3808 3824.90

Isodrin

25 26 28 29 3201.90 3204.17 3206.49 3806.20 3808 3824

Lead compound (Pb)

2930.90.00 3808

Methamidophos: ( Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor 50EC, 60SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC...)

2920.10.00 3808

Methyl Parathion ( Danacap M 25, M 40; Folidol - M 50 EC; Isomethyl 50 ND; Metaphos 40 EC, 50EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50ND; Wofatox 50 EC ...)

2924.19.10 3808

Monocrotophos: (Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD...)

2920.10.00 3808

Parathion Ethyl (Alkexon , Orthophos , Thiopphos ... )

3808 Sodium Pentachlorophenate monohydrate (Copas NAP 90 G, PMD 4 90 bột, PBB 100 bột) 2908.10.00

3808 Pentachlorophenol ( CMM 7 dầu lỏng)

2924.19.90 3808

Phosphamidon (Dimecron 50 SCW/ DD...)

3808 Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor, Strobane...) 2925.20.90

3808 Chlordimeform

Thuốc trừ bệnh. 25

26 28 2931.00.90 3808

Arsenic compound (As)

2930.90.00 3808

Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...)

Page 139: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 138

2930.90.00 3808

Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP... )

2903.62.00 3808

Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB... )

26 28 29 3201.90 3502.90 3808 3815.90 3824.90

Mercury compound (Hg)

2804.90 2811.19 2811.29 2812.10 2812.90 2813.90 2842.90 2844.40 2930.20 2931.00 2931.20 3808 3824.90

Selenium compound (Se)

Thuốc trừ chuột. 3808

3824.90 Talium compound (Tl)

Thuốc trừ cỏ. 2918.90.00

3808 2.4.5 T (Brochtox , Decamine , Veon ... )

Page 140: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 139

Phụ lục 10.4.4 – Các Phụ lục về Công tác an toàn xã hội

PHỤ LỤC 10.4.4.1 - MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Tái định cư không tự nguyện là khi một dự án phát triển dẫn đến hoặc gây ra những ảnh hưởng do thu hồi đất và việc phải tái định cư là không thể tránh khỏi, trong đó những người ảnh hưởng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tái xây dựng cuộc sống, thu nhập và các tài sản của họ ở một nơi khác.

Kế hoạch Tái định cư là một kế hoạch hành động có lập rõ kế hoạch về thời gian thực hiện các hoạt động có liên quan đến chương trình thu hồi đất, bôi thường tái định cư và bao gồm các nội dung như nguyên tắc Tái định cư, mục tiêu, ảnh hưởng, quyền lợi, khảo sát đánh giá về hiện trạng kinh tế – xã hội, khung chính sách, khung pháp lý, biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng, xây dựng các khu tái định cư, kinh phi bồi thường và các khoản hỗ trợ, các kế hoạch thực hiện chương trình bồi thường, tổ chức tái định cư và phục hồi cuộc sống sau tái định cư cũng như việc tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Những người bị ảnh hưởng bởi dự án (Người BAH): có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một tập thể bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất hoặc tài sản trên đất khi thực hiện dự án. Người BAH gồm những người được xác định dựa trên cơ sở điều tra cơ bản từ mỗi tiểu dự án mà ở đó có trưng dụng đất đai, tài sản và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, gồm những người sau đây:

- những người có nhà cửa và các công trình xây dựng khác bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ (tạm thời hoặc lâu dài) bởi dự án;

- những người có đất thổ cư và/hoặc đất canh tác bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ (tạm thời hoặc lâu dài) bởi dự án;

- những người mà một phần hoặc toàn bộ công việc kinh doanh bị ảnh hưởng (tạm thời hoặc lâu dài) bởi dự án;

- những người có các loại hoa màu và cây trồng (hàng năm và lâu năm) bị ảnh hưởng bởi dự án; và

- những người có các tài sản khác bị ảnh hưởng bởi dự án.

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.

Page 141: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 140

Giá thay thế là phương thức đánh giá tài sản nhằm xác định giá trị đủ để thay thế cho các tài sản bị mất và các chi phí giao dịch liên quan.

- Đối với đất nông nghiệp là giá thị trường của đất có khả năng sản xuất tương đương hoặc đất ở vị trí lân cận với khu đất bị ảnh hưởng, cộng với chi phí đăng kí và thuế chuyển giao.

- Đối với đất nội thành là giá trên thị trường trước khi thay thế của đất có cùng diện tích sử dụng và mục đích sử dụng, có các loại hình dịch vụ và điều kiện thuận lợi tương tự hoặc cao hơn nằm lân cận khu đất bị ảnh hưởng, cộng với chi phí đăng ký và thuế chuyển giao.

- Đối với nhà và các công trình kiến trúc khác là giá thị trường của các vật liệu dùng để xây dựng công trình thay thế có diện tích và chất lượng tương đương hay tốt hơn công trình bị ảnh hưởng, hoặc vật liệu dùng để sửa chữa một phần các công trình bị ảnh hưởng, cộng với chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng đến công trình, tiền công của công nhân và chi phí nhà thầu, cộng với phí đăng kí và thuế chuyển giao.

Điều tra tài sản là một kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua các bảng hỏi hoàn chỉnh liệt kê thông tin về DPs và các tài sản của họ. Mục tiêu của điều tra tài sản là (i) chuẩn bị bản kiểm kê về DPs và các tài sản của họ làm cơ sở bồi thường, (ii) xác định rõ những người không có quyền lợi, và (iii) giảm thiểu ảnh hưởng của dòng người bên ngoài di chuyển đến khu vực dự án.

Khảo sát kinh tế - xã hội được tiến hành nhằm mô tả sơ lược về DPs và để chuẩn bị Kế hoạch Tái định cư (RP). Kết quả khảo sát được sử dụng để (i) đánh giá thu nhập, nhận diện các hoạt động sản xuất và kế hoạch phục hồi thu nhập, (ii) đưa ra các phưng án lựa chọn di chuyển, và (iii) triển khai giai đoạn chuẩn bị về mặt xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương.

Thời hạn hợp lệ là thời điểm thông báo chủ trương đầu tư, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.Thông báo này được công bố sau khi dự án được phê duyệt.

Ngày “khóa sổ” kiểm kê (cut–off–date): Thông thường, ngày khóa sổ là ngày bắt đầu điều tra toàn bộ. Ngày “khóa sổ” cũng có thể là ngày mà khu vực dự án được khoanh vùng, trước ngày điều tra, với điều kiện là (kể từ ngày đó) có sự công bố công chúng rộng rãi về khu vực dự án đã khoanh vùng và tiếp tục thông báo liên tục và hệ thống để tránh tăng thêm người vào khu vực nêu trên.

Nhóm người dễ bị tổn thương là nhóm người bị ảnh hưởng bởi dự án (hiện đang cư trú thường xuyên trong vùng thực hiện dự án) thuộc người nghèo, gia đình chính sách và các nhóm người bị ảnh hưởng bất lợi về kinh tế xã hội bởi một dự án.

Quy trình khiếu nại được áp dụng theo Luật Khiếu nại tố cáo và Khung chính sách của dự án.

Page 142: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 141

PHỤ LỤC 10.4.4.2 - CÁC BƯỚC TRƯNG DỤNG ĐẤT/TÀI SẢN VÀ BỒI THƯỜNG

STT Hoạt động Trách nhiệm Thời gian

1 Tập huấn và hướng dẫn về Chính sách đền bù, khôi phục cuộc sống và mua sắm đấu thầu sẽ được cung cấp cho các huyện và xã.

CPO, BQLDA tỉnh với sự hỗ trợ của các cán bộ NHTG

Trong suốt quá trình dự án

2 Xã làm việc với dân để chọn và xét ưu tiên các hoạt động phát triển bao gồm xây dựng mới và/hoặc cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng cho năm sau

BPTX và BQLDA huyện

Trong giai đoạn lập kế hoạch thường niên

3 BPTX tham vấn và thảo luận về các tác động có thể xảy ra của việc trưng dụng đất và các công trình xây dựng với các chủ hộ bị ảnh hưởng.

BPTX và BQLDA huyện

Trong giai đoạn lập kế hoạch thường niên

4 Kỹ sư thiết kế ở huyện và BPTX sẽ thiết kế cơ sở hạ tầng và đưa ra con số chính xác về đất và công trình xây dựng bị ảnh hưởng

Kỹ sư thiết kế, BPTX và BQLDA huyện

Trong giai đoạn lập kế hoạch thường niên

5 Hoàn tất khảo sát về tình hình kinh tế xã hội và kê khai tài sản thiệt hại của các hộ bị ảnh hưởng.

BPTX và BQLDA huyện

Trong giai đoạn lập kế hoạch thường niên

6 Tham vấn một lần nữa với các hộ bị ảnh hưởng và nhất trí về bồi thường. Cung cấp tên và địa chỉ liên hệ nếu các hộ muốn khiếu nại.

BPTX và BQLDA huyện

Trong giai đoạn lập kế hoạch thường niên

7 Hoàn tất bảng kê bồi thường, lập thời gian biểu thực hiện và nguồn vốn đền bù.

BPTX và BQLDA huyện

8 BQLDA huyện nộp 4 biểu bảng hoàn chỉnh cho BQLDA tỉnh để tổng hợp lại

BQLDA huyện

9 BQLDA tỉnh tổng hợp thông tin từ tất cả các huyện, chuẩn bị Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống và nộp cho CPO

BQLDA tỉnh Hàng năm

10 CPO tổng hợp tất cả các Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống của 6 tỉnh, đảm bảo tính nhất quán và số liệu đầy đủ. CPO nộp cho Ngân hàng Thế giới xem xét và thông qua

CPO Hàng năm

11 Xem xét và thông qua Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống

Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội

Hàng năm

12 Khảo sát đo đạc chi tiết, kiểm đếm tài sản bị ảnh hưởng và lập phương án đền bù.

Ban QLDA tỉnh, huyện và ban PTX

Hàng năm

13 BQLDA tỉnh trả tiền đền bù và cung cấp các hỗ trợ khôi phục cuộc sống cho các hộ bị ảnh hưởng từ nguồn ngân sách của tỉnh cho các công trình xây dựng, cây cối, hoa màu và kinh doanh bị thiệt hại

BQLDA tỉnh và BPTX Trước khi trao hợp đồng xây dựng

Page 143: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 142

STT Hoạt động Trách nhiệm Thời gian

14 BQLDA tỉnh thông báo cho CPO bằng văn bản về việc đã hoàn tất các hoạt động đền bù và khôi phục cuộc sống

BQLDA tỉnh

15a.

15b.

Những tác động nhỏ12 - CPO (với sự hướng dẫn của NHTG tại Hà nội cho năm đầu tiên) sẽ ra thông báo cho BQLDA tỉnh trao hợp đồng xây dựng cho các tiểu dự án Những tác động lớn13 - CPO bằng văn bản yêu cầu NHTG ra thông báo triển khai dự án

CPO (với sự nhất trí của các cán bộ Chính sách an toàn và Giải ngân của NHTG)

Trong vòng 1 tháng sau khi nhận được báo cáo từ BQLDA tỉnh

16 NHTG tại Hà Nội xem xét và ra thông báo cho CPO/BQLDA tỉnh trao hợp đồng xây dựng cho các tiểu dự án có tác động lớn

cán bộ Chính sách an toàn Giải ngân của NHTG

Trong vòng 2 tháng sau khi nhận được báo cáo và yêu cầu từ CPO

17 BQLDA tỉnh giám sát các hoạt động đền bù và khôi phục cuộc sống

BQLDA tỉnh Hàng quý

18 CPO thuê cơ quan bên ngoài giám sát thường niên các hoạt động đền bù và khôi phục cuộc sống

CPO và cơ quan bên ngoài

Hàng năm

BPTX : Ban Phát triển xã

BQLDA : Ban quản lý Dự án

CPO : Ban Điều phối Dự án Trung ương

NHTG : Ngân hàng Thế giới

12 Tác động nhỏ được định nghĩa như sau: các hộ gia đình bị ảnh hưởng không phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời dưới 10%. 13 Tác động lớn được định nghĩa như sau:

Các hộ bị ảnh hưởng phải di chuyển chỗ ở hoặc bị thiệt hại về tài sản sinh lời trên 10%; hoặc Số người bị ảnh hưởng trong mỗi tiểu dự án là từ 200 người trở lên (nêu trong OP4.12)

Page 144: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 143

PHỤ LỤC 10.4.4.3 - KHUNG THỂ CHẾ

Ban Điều phối dự án (CPO) thuộc Bộ KH&ĐT có trách nhiệm chung đối với Khung Chính sách, trình và xin Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt khung chính sách này. PCU có trách nhiệm tổng hợp các Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống của sáu tỉnh dự án và gửi cho Ngân hàng Thế giới tại Hà nội xem xét và thông qua.

UBND tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành quyết định về đơn giá đền bù. UBND tỉnh cũng chịu trách nhiệm tổ chức họp và phân công trách nhiệm cho các ban ngành có liên quan và cấp dưới nhằm chuẩn bị và triển khai thành công Kế hoạch thường niên về Đề bù và Khôi phục cuộc sống.

BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu và chuẩn bị Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống và có trách nhiệm tổ chức tập huấn về khung chính sách cho cán bộ ở các huyện và xã có liên quan để họ có thể thực hiện tốt các công việc của mình trong công tác đền bù, GPMB cũng như tiến hành trả tiền đền bù và các hoạt động khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng.

Ban QLDA cấp huyện dưới sự hướng dẫn của BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin số liệu, phạm vi ảnh hưởng... để cung cấp cho Ban QLDA tỉnh chuẩn bị Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống. Ngoài ra Ban QLDA cấp huyện cần phối hợp chặt chẽ với Ban PTX đảm bảo các hoạt động tham vấn, tham khảo ý kiến, trả tiền đền bù và các hỗ trợ cho các hộ BAH được thực hiện đầy đủ, phù hợp với khung chính sách của Dự án.

Sở Tài chính và Xây dựng tỉnh có trách nhiệm chuẩn bị đề xuất cuối cùng về đơn giá đền bù và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Sở Tài chính cũng có trách nhiệm bố trí việc chi trả theo tiến độ của Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống.

UBND huyện và xã cần đảm bảo sự tham gia tích cực và hiệu quả của Người BAH trong quá trình chuẩn bị và triển khai Kế hoạch thường niên về Đền bù và Khôi phục cuộc sống. Những cơ quan hành chính này cũng có trách nhiệm bố trí, sắp xếp đất đền bù và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho PAP, tiến hành chiến dịch các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin cho nhân dân.

Tất cả các cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, thắc mắc như ban hành trong Phần 5 của Khung chính sách dự án.

Page 145: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 144

PHỤ LỤC 10.4.4.4 – CÁC CHỈ SỐ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ MẪU CÂU HỎI

Các chỉ số Câu hỏi mẫu

Ngân sách và thời gian - Tất cả các cán bộ làm việc về tái định cư và thu hồi đất được phân công và huy động làm việc tại thực địa có theo kế hoạch hay không

- Các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực có được thực hiện theo kế hoạch và dự kiến hay không?

Quyền lợi của những người bị ảnh hưởng bởi dự án

- Người BAH có nhận được tiền đền bù đầy đủ và hỗ trợ đối với những mất mát được trình bày ở các cột bên phải của ma trận hay không?

- Người BAH có được trả tiền đền bù đúng thời gian hay không? Và việc nhận quyền đền bù và hỗ trợ có được thực hiện trước hay không?

Tham vấn, giải quyết khiếu nại và các vấn đề đặc biệt (nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người bị thiệt thòi và nhóm người dễ bị tổn thương)

- Tham vấn bao gồm các cuộc họp, các hoạt động nhóm và cộng đồng có được thực hiện theo kế hoạch hay không?

- Các hoạt động này có được thực hiện theo các nội dung và các mẫu nào?

- Thực hiện dán áp phích hay các kiểu phổ biến thông tin khác về đền bù và tái định cư có được chuẩn bị và phổ biến hay không?

Giám sát lợi ích - Có thay đổi gì về loại hình nghề nghiệp, sản xuất và sử dụng các nguồn lực khi so sánh với các điều kiện tiền dự án?

Các thông tin cơ bản về Người BAH

- Đặc điểm cơ bản và dân số của Người BAH?

- Nguồn và mức thu nhập của mỗi thành viên trong gia đình

- Các điều kiện về nhà ở và điều kiện sống của Người BAH?

Các hoạt động thanh toán tiền đền bù/hỗ trợ

- Giá đền bù có tương đương với giá thay thế hay không?

- Người BAH có được trả tiền mặt đầy đủ và có được hỗ trợ hay không?

- Thanh toán tiền mặt cho Người BAH có được thực hiện đầy đủ trước khi di dân sang chỗ mới hay không?

Phục hồi chất lượng sống

- Các biện pháp phục hồi có đảm bảo được tính khả thi và đạt được các mục tiêu dự kiến không?

- Người BAH có thay đổi về các lĩnh vực xã hội và văn hóa

Page 146: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 145

không?

Phục hồi sinh kế - Biện pháp sinh kế phục hồi có được xây dựng và thực hiện theo kế hoạch hay không?

- Công việc mới có thể phục hồi được mức thu nhập như thời điểm trước dự án án hay không?

Mức độ hài lòng của Người BAH

- Khiếu nại của Người BAH có được giải quyết kịp thời hay không

- Có bao nhiêu người biết quy trình khiếu nại và giải quyết xung đột về các quyền? Bao nhiêu trường hợp đã được giải quyết? và mức độ thỏa mãn của họ?

Hiệu lực của kế hoạch tái định cư

- Bản kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng chi tiết có được thực hiện đầy đủ hay không? Có được thực hiện kịp thời hay không?

- Người BAH và tài sản của họ có được kiểm kê chính xác hay không?

Các tác động khác - Liệu có tác động không mong muốn đến công việc và thu nhập hay không?

- Có biện pháp nào để đánh giá và giải quyết các tác động tiêu cực phát sinh hay không?

Page 147: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 146

PHỤ LỤC 10.4.4.5 – GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO GIÁM SÁT NỘI BỘ (Báo cáo về công tác thực hiện Kế hoạch thường niên về đền bù và khôi phục cuộc sống)

Báo cáo này được Ban QLDA tỉnh tổng hợp trình CPO hàng quý (được coi như một phần của các báo cáo mà PPMU trình CPO theo định kỳ) trên cơ sở tổng hợp lũy kế công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo kế hoạch RAP năm đó.

1. Tóm lược phạm vi ảnh hưởng của dự án

Trình bày ngắn gọn phạm vi bị ảnh hưởng của dự án ở thời điểm hiện tại xem có gì phát sinh so với kế hoạch RAP đầu năm đã được WB thông qua không.

Phạm vi ảnh hưởng có thể được tóm lược theo bảng gợi ý sau:

Bảng 1: Phạm vi ảnh hưởng của dự án tỉnh Sơn La (tính đến thời điểm báo cáo)

STT Huyện Số công trình có ảnh hưởng

Số hộ BAH Diện tích đất bị ảnh hưởng

Trên 10% Dưới 10%

1 Bắc Yên

2 Bắc Yên

3 ...

Tổng

2. Công tác phổ biến thông tin về chính sách đền bù của dự án

Trình bày các hoạt động đã triển khai để phổ biến thông tin và công khai hóa thôn tin về chính sách đền bù cũng như các kết quả của công tác này.

Trình bày các khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai

3. Tiến độ kiểm kê tài sản (DMS) và lập phương án đền bù

Trình bày tiến độ kiểm kê và lập phương án đền bù

Trình bày cách áp giá và đơn giá đền bù

Trình bày các khó khăn gặp phải

4. Tiến độ chi trả đền bù, hỗ trợ và phục hồi cuộc sống

Trình bày kết quả thực hiện công tác chi trả đền bù, hỗ trợ cho người BAH. Kết quả của công tác này có thể trình bày theo bảng gợi ý dưới đây:

Bảng 2: Tổng hợp kết quả chi trả đền bù, hỗ trợ (đến thời điểm hiện tại)

STT Huyện Số hộ BAH phải đền bù Số hộ BAH không yêu cầu đền bù

Giá trị đền bù

Page 148: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 147

Số hộ BAH đã nhận tiền đền bù

Số hộ chưa nhận tiền đền bù

Giá trị tiền đã thanh toán đền bù

Giá trị tiền người dân không yêu cầu đền bù (ước tính)

1 Bắc Yên

2 Bắc Yên

3 ...

Tổng

Trình bày các khó khăn vướng mắc.

5. Các tồn tại trong công tác thực hiện RAP của kế hoạch năm trước đó

6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

7. Kết luận và khuyến nghị

Page 149: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

Page 148

PHỤ LỤC 10.4.4.6 – GỢI Ý NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH THƯỜNG NIÊN VỀ ĐỀN BÙ VÀ KHÔI PHỤC CUỘC SỐNG

A. Hợp phần hạ tầng cơ sở

1. Bảng tổng hợp

2. Mô tả các tiểu dự án

3. Các nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực

4. Các kết quả điều tra tình hình kinh tế - xã hội

5. Khối lượng đền bù và khôi phục cuộc sống

B. Chuẩn bị cho điểm tái định cư (nếu có)

C. Chương trình Khôi phục thu nhập (nếu có)

D. Sự tham gia và tham khảo ý kiến của những người bị ảnh hưởng bởi dự án

E. Trình tự giải quyết khiếu nại và thắc mắc

F. Ngân sách và nguồn tài chính cho đền bù/khôi phục cuộc sống

G. Tiến độ thực hiện và kế hoạch chi trả đền bù

H. Các thu xếp về tổ chức và thể chế

I. Các thu xếp về giám sát kiểm tra

Các mẫu biểu và Biểu tiến độ:

1. Bảng kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án

2. Biểu quyền lợi của các hộ bị ảnh hưởng

3. Bảng khảo sát số liệu về kinh tế xã hội hộ bị ảnh hưởng

4. Kế hoạch thực hiện chi trả đền bù (mỗi tiểu dự án phải chuẩn bị)

Page 150: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

149

Mẫu 1

Việt Nam: Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc 2

Bảng kê tài sản thiệt hại của các hộ bị Dự án ảnh hưởng Hợp phần: _________________

Tỉnh: _______________ Huyện: _________________ Xã: ________________ Tiểu dự án: ________________

STT

Tên chủ hộ

Số

nhân khẩu trong

hộ

Tổng

diện tích đất sở

hữu - M2

Diện tích đất bị

mất (M2)

Loại đất *

% đất bị mất trên

tổng diện tích

Mất về tài sản Mất về mùa màng Mất các tài sản khác

Các thiệt hại khác

Diện tích xây cất cố định (m2)

Diện tích xây cất

tạm (m2)

Diện tích đất thổ cư bị

mất (m2)

Loại & số cây ăn

quả bị mất

Diện tích trồng lúa

(m2)

Các loại khác

(Ghi cụ thể)

Ví dụ như mồ mả, giếng nước

.. (Loại & số lượng)

Nơi cư trú (phải thuê)

Thiệt hại về kinh doanh

Mất thu nhập

* Các loại đất được phân ra như sau: (điền vào các loại đất phù hợp ở Việt nam) 1. Trồng lúa 4. Rừng 7. Các loại khác 2. Đất nương 5. Thổ cư

3. Vườn 6. Kinh doanh

Page 151: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

150

Mẫu 2

Việt Nam: Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc 2

Bảng kê bồi thường cho các hộ bị Dự án ảnh hưởng Hợp phần: ________________ Tỉnh: _______________ Huyện: _________________ Xã: ________________ Tiểu dự án: _______________

Stt Tên chủ hộ Số nhân khầu

Bồi thường về đất Bồi thường về công trình xây dựng

Bồi thường về mùa màng và cây cối

Bồi thường về tài sản và các thiệt hại khác

(ví dụ như mồ mả, giếng nước, kinh doanh. . .)

Tổng cộng (VND)

Số lượng (m2)

Đơn giá (VND/

m2

Đất đổi đất (m2)

Tổng số tiền bồi thường (VND)

Số lượng (m2)

Đơn giá (VND /m2)

Tổng số tiền bồi thường (VND)

Số lượng từng loại

Đơn giá (VND)

Tổng số tiền bồi thường (VND)

Số lượng từng loại

Đơn giá (VND)

Tổng số tiền bồi thường (VND)

Page 152: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM/NMPRP2... · 4 10.2.4. Tiểu dự án phải lập Cam kết

151

Mẫu 3

Việt Nam: Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc 2

Bảng số liệu kinh tế - xã hội hộ bị ảnh hưởng Hợp phần: ________________ Tỉnh: _______________ Huyện: _________________ Xã: ________________ Tiểu dự án: _______________

STT Địa chỉ của hộ Tên chủ hộ và các thành viên trong hộ

Giới tính

Tuổi Dân tộc

Trình độ văn hoá

Nghề nghiệp và nguồn thu nhập

Tình trạng việc làm

Ước lượng tổng thu nhập một năm

(VND)