hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · lỜi cẢm Ơn...

24
Hướng dn phòng chng nhim khun tm thi cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi nghoc xác nhn St xut huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trng tâm là Ebola 8 - 2014

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Hướng dẫn phòng chống nhiễm khuẩn tạm thời

cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác

nhận Sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y

tế, trọng tâm là Ebola

8 - 2014

Page 2: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ................................................................................................................................. 3

Giới thiệu…. ................................................................................................................................ 5

1. Chăm sóc bệnh nhân chung......................................................................................................................6

2. Chăm sóc bệnh nhân trực tiếp (đối với bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận sốt xuất huyết) ................ 6

3. Làm sạch môi trường và quản lý đồ vải................................................................................................. 8

4. Quản lý chất thải .... ............................................................................................................................... 9

5. Hoạt động chăm sóc phi bệnh nhân (đối với BN nghi ngờ hoặc xác nhận sốt xuất huyết)................... 12

a. Hoạt động xét nghiệm chẩn đoán ......................................................................................................... 12

b. Di chuyển và mai táng xác người ……………….................................................................................. 12

c. Khám nghiệm tử thi............................................................................................................................... 12

d. Quản lý tiếp xúc với virus qua chất dịch cơ thể bao gồm máu.............................................................. 13

Tham khảo ................................................................................................................................................. 14

Phụ lục 1 .................................................................................... ................................................................ 15

Phụ lục 2 ....................................................................................... .............................................................. 16

Phụ lục 3 ..................................................................................................................................................... 19

Phụ lục 4 ......................................................................................... .............................................................. 21

Phụ lục 5 ........................................................................................... ............................................................ 22

Phụ lục 6 ..................................................................................... .................................................................. 24

© Bản quyền thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2014.

Tất cả các quyền. http://www.who.int/about/copyright/en/

Tham khảo: WHO/HIS/SDS/2014.4

Tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý đã được thực hiện bởi Tổ chức Y tế Thế giới để xác minh các thông tin trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, ấn phẩm này được phân phối không có bất cứ sự bảo đảm nào, hoặc thể hiện hoặc ngụ ý. Trách nhiệm về việc hiểu và sử dụng tài liệu này thuộc về người đọc. Trong mọi trường hợp Tổ chức Y tế Thế giới không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc sử dụng nó.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác

nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 2

Page 3: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

LỜI CẢM ƠN

Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của WHO năm 2008 “Hướng dẫn phòng

chống nhiễm khuẩn tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận Sốt xuất huyết Filovirus

(Ebola, Marburg) trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola” là:

Benedetta Allegranzi (WHO cung cấp dịch vụ và an toàn, hệ thống y tế và đổi mới, Geneva, Thụy Sĩ)

Jean Christophe Aze (Năng lực toàn cầu, cảnh báo và ứng phó, an ninh y tế và môi trường, Geneva, Thụy Sĩ)

Sergey Eremin (WHO đại dịch và các bệnh dịch, an ninh y tế và môi trường, Geneva, Thụy Sĩ)

Edward Kelley, (WHO cung cấp dịch vụ và an toàn, hệ thống y tế và đổi mới, Geneva, Thụy Sĩ)

Claire Kilpatrick (WHO cung cấp dịch vụ và an toàn, hệ thống y tế và đổi mới, Geneva, Thụy Sĩ)

Jean-Bosco Ndihokubwayo (WHO Văn phòng khu vực châu Phi, hệ thống y tế và dịch vụ, Brazzaville, Cộng hòa

Congo)

Carmem Lucia Pessoa Da Silva (WHO đại dịch và các bệnh dịch, an ninh y tế và môi trường, Geneva, Thụy Sĩ)

Cathy Roth, Cathy Roth, (Trợ lý Văn phòng Tổng giám đốc WHO, An ninh Y tế và Môi trường, Geneva,

Thụy Sĩ)

José Rovira Vilaplan (Năng lực toàn cầu, cảnh báo và ứng phó, an ninh y tế và môi trường, Geneva, Thụy

Sĩ) Nahoko Shindo (WHO đại dịch và các bệnh dịch, an ninh y tế và môi trường, Geneva, Thụy Sĩ)

Julie Storr (tư vấn WHO, WHO cung cấp dịch vụ và an toàn, hệ thống y tế và đổi mới, Geneva, Thụy Sĩ)

Constanza Vallenas (WHO đại dịch và các bệnh dịch, an ninh y tế và môi trường, Geneva, Thụy Sĩ)

WHO muốn cảm ơn các chuyên gia quốc tế ngoài tổ chức sau đây đã xem xét tài liệu này:

Ndoye Babacar (PRONALIN, Bộ Y tế và Y tế dự phòng Senegal, Dakar, Senegal)

Mary J. Choi (Phòng thúc đẩy chất lượng y tế, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Atlanta,

Hoa Kỳ)

Nizam Damani (Bệnh viện khu vực Craigavon, Craigavon, Vương

quốc Anh)

Mauricio Ferri (Phòng Khoa học Y tế cộng đồng - Đại học Calgary, Canada)

Jeff Hageman (Phòng thúc đẩy chất lượng y tế, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Atlanta,

Hoa Kỳ)

Joost Hopman (Trung tâm Y tế Đại học Radboud, Nijmegen, Hà Lan)

Alex Kallen (Phòng thúc đẩy chất lượng y tế, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Atlanta,

Hoa Kỳ)

David Kuhar, (Phòng thúc đẩy chất lượng y tế, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Atlanta,

Hoa Kỳ)

Shaheen Mehtar (Bệnh viện Tygerberg & Đại học Stellenbosch, Tygerberg, Cape Town, Nam Phi)

Folasade Ogunsola (Đại học Y, Đại học Lagos, Lagos, Nigeria)

Didier Pittet Didier Pittet (WHO Trung tâm hợp tác về an toàn bệnh nhân, Bệnh viện và Khoa Y học Đại học Geneva,

Geneva, Thụy Sĩ)

3 Lời cảm ơn

Page 4: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Những thông điệp chính để phòng chống nhiễm khuẩn (IPC)

được áp dụng trong chăm sóc sức khỏe

ñ Tăng cường và áp dụng cẩn thận các biện pháp phòng ngừa khi chăm sóc cho TẤT CẢ các

bệnh nhân không phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện.

ñ Cách ly các trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận sốt xuất huyết (HF) tại các phòng cách ly

đơn hoặc tập hợp họ trong khu vực hạn chế được xác định nhưng tách riêng hoàn toàn các

trường hợp nghi ngờ với các trường hợp đã xác nhận. Đảm bảo tiếp cận có giới hạn với các

khu vực này và các thiết bị chuyên dụng.

ñ Phân công riêng các nhân viên lâm sàng và cận lâm sàng đến các khu vực chăm sóc bệnh

nhân HF.

ñ Đảm bảo rằng trước khi vào phòng/khu vực cách ly bệnh nhân, tất cả những người đến thăm

và nhân viên y tế sử phải tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân

(PPE) và thực hiện vệ sinh tay được chỉ dẫn trong tài liệu này. PPE phải bao gồm ít nhất: găng

tay, áo choàng, ủng/giày kín có bao ngoài (mặt nạ và bảo vệ mắt tránh bị bắn vào).

ñ Đảm bảo tiêm an toàn cũng như các quy trình lấy máu và quản lý vật sắc nhọn.

ñ Đảm bảo vệ sinh môi trường thường xuyên và nghiêm ngặt, khử trùng các bề mặt và thiết bị,

quản lý đồ vải bẩn và chất thải được chỉ dẫn trong tài liệu này.

ñ Đảm bảo xử lý an toàn của các mẫu xét nghiệm từ các bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận HF.

ñ Đảm bảo rằng các biện pháp IPC được chỉ ra trong tài liệu này được thực hiện trong khi xử lý

xác chết hoặc các phần cơ thể người của bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận HF để khám nghiệm

tử thi và chuẩn bị chôn cất.

ñ Kịp thời đánh giá, chăm sóc, và nếu cần thiết cách ly các nhân viên y tế hay bất kỳ người nào

tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận HF.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác

nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 4

Page 5: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

GIỚI THIỆU

Tài liệu này cung cấp một bản tóm tắt các biện pháp phòng chống nhiễm trùng (IPC) cho những người trực

tiếp và gián tiếp chăm sóc bệnh nhân cũng như là các trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận sốt xuất huyết

Filovirus (HF), bao gồm sốt xuất huyết Ebola hoặc Marburg, trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe (HCFs). Nó

cũng bao gồm một số chỉ dẫn và hướng dẫn cho những người quản lý việc triển khai hoạt động IPC. Những

biện pháp IPC này cần được áp dụng bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp

với bệnh nhân (ví dụ: khách, các thành viên gia đình, tình nguyện viên), cũng như những người không tiếp

xúc với bệnh nhân nhưng có khả năng tiếp xúc với virus qua tiếp xúc với môi trường (ví dụ, người quét dọn,

giặt ủi, người trông nhà, bảo mật).

Tài liệu này giới thiệu một bản cập nhật nhanh của WHO năm 2008 “Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng

tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận sốt xuất huyết Filovirus (Ebola, Marburg).

Bản cập nhật này dựa trên đánh giá của WHO và các tài liệu tham khảo quốc tế khác đang được sử dụng

trong khi dịch Ebola bùng phát hiện nay (xem tài liệu tham khảo) và sự đồng thuận các chuyên gia quốc tế.

Ebola là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus Ebola. (http://www.who.int/csr/disease/ebola/en/). Nó có

khả năng lây nhiễm cao, gây tử vong nhanh với tỷ lệ tử vong lên đến 90%, nhưng có thể được ngăn chặn.

Nó lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu, tinh trùng, vv của người bị

bệnh và qua tiếp xúc với các bề mặt hoặc các thiết bị ô nhiễm, bao gồm đồ vải vấy bẩn bởi chất dịch cơ thể

của một người bệnh. Virus Ebola có thể được loại bỏ tương đối dễ dàng bằng nhiệt độ, các sản phẩm làm từ

cồn và sodium hypochlorite (thuốc tẩy) hoặc calcium hypochlorite (bột tẩy trắng) ở nồng độ thích hợp.

Nếu được thực hiện một cách cẩn thận, các biện pháp IPC sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn sự lây lan của virus,

bảo vệ nhân viên y tế (NVYT) và những người khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng, khuyến khích thành

lập một tiểu ban quản lý ca bệnh;1 là một phần của ủy ban này, một hoặc nhiều điều phối viên sẽ được phân

công để giám sát việc tuân thủ các biện pháp IPC trong mỗi HCF và hoạt động như một cán bộ đầu mối để

phối hợp hoạt động và tư vấn. Nếu được, người này nên là cán bộ chuyên môn phụ trách IPC trong HCF.

Việc xác định và phát hiện ca bệnh, tìm hiểu quá trình tiếp xúc, đánh giá và quản lý lâm sàng bệnh nhân

không phải là đối tượng của tài liệu hướng dẫn này và có thể tìm thấy các chỉ dẫn ở những tài liệu khác.1, 2

Tuy nhiên, liên quan đến các biện pháp IPC được thực hiện trong các cuộc phỏng vấn để tìm hiểu qúa trình

tiếp xúc và tìm kiếm ca bệnh trong cộng đồng, các nguyên tắc sau đây cần được lưu ý: 1) tránh bắt tay; 2)

Giữ khoảng cách hơn một mét (khoảng 3 feet) giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn; 3) PPE là

không cần thiết nếu khoảng cách này được đảm bảo và khi phỏng vấn các cá nhân không có triệu chứng (ví

dụ: không sốt, không tiêu chảy, không chảy máu hoặc nôn) và với điều kiện không tiếp xúc với môi trường

hoặc tiếp xúc với trường hợp có khả năng bị nhiễm; 4) nên cung cấp các dung dịch rửa tay có cồn và hướng

dẫn cách thức vệ sinh tay thích hợp cho cán bộ được giao tìm hiểu quá trình tiếp xúc và tìm ca bệnh trong

cộng đồng.

5 Giới thiệu

Page 6: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CHUNG

Tăng cường và áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn một cách cẩn thận 2-4 (Phụ lục 1) khi chăm sóc cho tất cả

các bệnh nhân không phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của họ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì các

biểu hiện ban đầu của HF có thể không rõ ràng. Vệ sinh bàn tay là biện pháp quan trọng nhất. Nên mang găng tay

bất kỳ lúc nào tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể. Đeo mặt nạ y tế, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt nếu máu hoặc

chất dịch cơ thể có khả năng bắn vào mặt, làm sạch bề mặt bị ô nhiễm là tối quan trọng.

2. TRỰC TIẾP CHĂM SÓC BỆNH NHÂN (BỆNH NHÂN NGHI NGỜ HAY XÁC NHẬN HF)

XẾP SẮP BỆNH NHÂN, BỐ TRÍ NHÂN VIÊN, KHÁCH THĂM

ñ Bố trí các trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận ở các phòng cách ly đơn có nhà vệ sinh liền kề dành riêng, vòi sen,

bồn rửa có nước chảy, xà phòng và sử dụng khăn tắm duy nhất, nước rửa tay có cồn, nơi cất giữ thiết bị bảo hộ cá

nhân (PPE), nơi để thuốc chữa bệnh, thông gió tốt, cửa sổ được che chắn, cửa ra vào đóng và hạn chế tiếp xúc;2 nếu

phòng cách ly không có sẵn, đoàn hệ các bệnh nhân trong khu vực hạn chế riêng trong khi bố trí các trường hợp

nghi ngờ và xác nhận ở riêng biệt và đảm bảo các đồ vật được liệt kê dưới đây dành cho phòng cách ly luôn có sẵn.

Hãy chắc chắn rằng có khoảng cách ít nhất 1 mét (3 feet) giữa các giường bệnh.

ñ Đảm bảo rằng nhân viên lâm sàng và phi lâm sàng phụ trách riêng cho từng khu chăm sóc bệnh nhân HF và các

nhân viên không di chuyển tự do giữa các khu vực bị cách ly HF và các khu vực điều trị khác trong khi có dịch.

ñ Hạn chế tất cả nhân viên không cần thiết từ các khu vực chăm sóc bệnh nhân HF.

ñ Không nên để khách thăm tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng nếu điều này là không thể, thì hãy hạn chế số lượng

khách thăm, chỉ bao gồm những người cần thiết cho sức khỏe của bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân, như cha mẹ

của một đứa trẻ.

ñ Không cho phép khách vào phòng/khu vực cách ly và đảm bảo rằng bất kỳ người khách nào muốn quan sát bệnh

nhân phải làm điều đó từ một khoảng cách thích hợp (khoảng 15 m hoặc 50 feet).

ñ Trước khi cho phép khách tiếp xúc với bệnh nhân HF để vào HCF, quan sát dấu hiệu và triệu chứng HF của họ.

VỆ SINH TAY, THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN (PPE) VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG KHÁC

ñ Đảm bảo rằng tất cả các khách thăm sử dụng PPE và thực hiện vệ sinh tay như được chỉ dẫn dưới đây và được

cung cấp các chỉ dẫn liên quan (Phụ lục 2, 3, 4) 2, 5, 6

trước khi vào phòng/khu vực cách ly.

ñ Đảm bảo rằng tất cả NVYT (bao gồm các trợ lý và người lau chùi) mặc PPE (Phụ lục 2, 3, 4) phù hợp với mức

rủi ro dự kiến trước khi vào phòng/khu vực cách ly và tiếp xúc với bệnh nhân và/hoặc môi trường.

ñ Không được mặc quần áo cá nhân để làm việc trong các khu vực bệnh nhân. Nên mặc quần áo phẫu thuật hoặc

quần áo y tế.

ñ Cẩn thận áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau 3, 7

để tránh tiếp xúc trực tiếp không được bảo vệ với máu và

chất dịch cơ thể khi chăm sóc cho những bệnh nhân HF, bao gồm cả trường hợp nghi ngờ:

-+ Thực hiện vệ sinh tay:

ñ trước khi đeo găng tay và mặc PPE vào phòng/khu vực cách ly,

ñ trước bất kỳ quy trình làm sạch/vô trùng được thực hiện trên bệnh nhân,

ñ sau khi có nguy cơ phơi nhiễm hoặc tiếp xúc thực tế với máu và chất dịch cơ thể của bệnh nhân,

ñ sau khi chạm (thậm chí có khả năng) bề mặt/mặt hàng/thiết bị bị ô nhiễm xung quanh bệnh nhân,

ñ sau khi bỏ PPE, sau khi rời khu vực chăm sóc.

Vệ sinh bàn tay phải được thực hiện trong phòng/khu vực cách ly mỗi khi cần thiết theo chỉ dẫn ở trên trong quá

trình chăm sóc cho bệnh nhân, cùng với việc thay găng tay. Khi chăm sóc bệnh nhân trong cùng một phòng, cần

tổ chức chăm sóc đầy đủ cho mỗi bệnh nhân trước khi chuyển đến bệnh nhân tiếp theo

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác

nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 6

Page 7: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

và để thực hiện vệ sinh tay giữa những lần đụng chạm vào bệnh nhân. Hơn nữa, không thực hiện vệ sinh tay sau khi gỡ bỏ PPE sẽ

làm giảm hoặc loại bỏ lợi ích của các thiết bị bảo hộ.

Để thực hiện vệ sinh tay, hoặc là sử dụng cồn rủa tay hoặc dùng xà phòng và nước sạch, áp dụng các kỹ thuật đúng khuyến cáo

của WHO (Phụ lục 3).5 Luôn luôn thực hiện vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch khi thấy tay bẩn. Cồn rửa tay nên được sử

dụng tại tất cả các điểm chăm sóc (ở lối vào và bên trong phòng/khu vực cách ly) và là tiêu chuẩn chăm sóc. Tuy nhiên, nếu

không có cồn rửa tay, thực hiện vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch mỗi khi cần thiết theo chỉ dẫn ở trên. Cồn rửa tay có thể

được sản xuất trong nước ở cấp HCF bằng cách làm theo các khuyến cáo và hướng dẫn của WHO (Phụ lục 5).8

-+ Trước khi vào phòng/khu vực cách ly, mặc PPE trong khu vực thay đồ dành riêng như dưới đây và theo trình tự trình bày trong

Phụ lục 2:

ñ Chọn găng tay vừa vặn (găng tay khám bệnh không tiệt trùng) khi vào khu vực chăm sóc bệnh nhân (Phụ lục 3).6 Chú ý thay

đổi găng tay nếu bị dính máu hoặc chất dịch cơ thể trong khi chăm sóc cho cùng một bệnh nhân cùng (thực hiện vệ sinh tay cẩn

thận ngay lập tức sau khi bỏ găng). Luôn luôn thay đổi găng tay và thực hiện vệ sinh tay ngay lập tức sau khi tháo găng, khi di

chuyển từ một bệnh nhân này sang bệnh nhân khác trong khi chăm sóc các bệnh nhân trong cùng một phòng. Xem xét đeo hai lần

găng khi chất lượng găng tay có vẻ kém (ví dụ: nếu có lỗ thủng và nhanh bị rách trong quá trình sử dụng).

ñ áo choàng không thấm nước, sử dụng một lần để che quần áo và da.

ñ mặt nạ y tế và bảo vệ mắt (tấm che mắt hoặc kính bảo hộ hoặc tấm che mặt) để ngăn bắn vào mũi, miệng và mắt.

ñ giày kín, chống chất dịch và chống thủng (ví dụ như giày cao su) để tránh nhiễm khuẩn với máu hoặc chất dịch cơ

thể khác, tránh tai nạn do vật sắc nhọn nhiễm bẩn bị thất lạc đâm vào. Nếu không có giày, nên sử dụng bao bọc giày

nhưng phải được loại bỏ trong khi vẫn đeo găng tay và cẩn thận để tránh nhiễm bẩn tay (Phụ lục 2).

-+ Khi cố gắng thực hiện các hoạt động (ví dụ khiêng bệnh nhân) hoặc các nhiệm vụ có thể tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể

(ví dụ, bệnh nhân có các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu hoặc nôn mửa và/hoặc môi trường có thể bị ô nhiễm do máu hoặc

dịch cơ thể), thì ngoài PPE nêu trên cũng đeo găng hai lần, và mặc một chiếc tạp dề không thấm nước ngoài áo choàng để nếu vì

bất kỳ lý do gì thì áo choàng của bạn sẽ không thấm nước, và sử dụng ủng dùng một lần và bao che chân nếu không có sẵn ủng.

-+ Tránh các quy trình phát sinh khí dung nếu có thể. Đeo khẩu trang (FFP2 hay tương đương chứng nhận EN hoặc chứng nhận

N95 của US NIOSH), nếu các quy trình kích thích ho hoặc thúc đẩy việc tạo ra các hạt nhân ngưng tụ (ví dụ, dùng thuốc khí

dung, chẩn đoán đờm, soi phế quản, hút khí quản, đặt nội khí quản, thở áp lực dương qua mặt nạ) được lập kế hoạch thực hiện.7

-+ Trước khi ra khỏi phòng/khu vực cách ly, cẩn thận tháo và bỏ PPE (bao gồm cả ủng) vào thùng chứa chất thải và thực hiện vệ

sinh tay (Phụ lục 2).2

-+ Khi bỏ PPE, hãy cẩn thận để tránh tiếp xúc giữa các vật dính vào (ví dụ như găng tay, áo khoác ngoài) và bất kỳ chỗ nào trên

khuôn mặt (ví dụ như mắt, mũi hay miệng) hoặc da không còn nguyên vẹn.

-+ Không tái chế PPE dùng một lần. Tuy nhiên, nếu cần phải khử trùng kính và kính che mặt, thì những vật này nên được làm

sạch bằng nước (± chất tẩy rửa) để loại bỏ chất hữu cơ và sau đó ngâm hoàn toàn trong 1000 ppm [phần triệu] clo (0,5% ) tối

thiểu là 30 phút (tốt nhất là qua đêm) để khử trùng. Sau khi khử trùng, chúng cần được rửa sạch bằng nước (để loại bỏ dư lượng

hypochlorite kích thích và trầm tích muối) trước khi sử dụng lại. Các khăn lau được sử dụng để làm sạch ban đầu phải được coi là

chất thải lây nhiễm; các chất khử trùng có thể được đổ một cách an toàn xuống bồn rửa hay cống thoát nước.9

-+ Cẩn thận lau sạch và khử trùng thiết bị tái sử dụng (như mô tả dưới đây).

-+ Sử dụng thiết bị chuyên dụng một cách nghiêm ngặt (ví dụ như ống nghe) cho mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu điều này là

không thể, khử trùng các vật này mỗi khi tiếp xúc với bệnh nhân khác. Ví dụ, nếu ống nghe đã được sử dụng trên những bệnh

nhân khác nhau, điều quan trọng là toàn bộ ống nghe (tức là phần tiếp xúc tay nhân viên cũng như phần bề mặt tiếp xúc bệnh

nhân) được rửa sạch bằng nước và xà phòng sử dụng PPE thích hợp để loại bỏ các chất hữu cơ và sau đó lau bằng cồn.9 Tất cả các

chất thải phát sinh trong quá trình khử trùng này phải được coi là chất thải lây nhiễm (xem bên dưới).

7 Chăm sóc bệnh nhân trực tiếp (trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định là bệnh nhân HF)

Page 8: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

-+ Các đồ vật và thiết bị không nên được di chuyển giữa các phòng/khu vực cách ly và các khu vực khác của HCF,

trừ khi chúng được loại bỏ và xử lý một cách thích hợp. Ví dụ, các bảng biểu và hồ sơ bệnh nhân nên được giữ bên

ngoài phòng/khu vực cách ly để tránh lây nhiễm.

TIÊM AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ VẬT SẮC NHỌN

ñ Mỗi bệnh nhân nên có kim tiêm riêng và dụng cụ thuốc tiêm cần được xử lý tại các điểm chăm sóc. Bơm tiêm,

kim tiêm hoặc các dụng cụ tương tự không bao giờ được tái sử dụng.

ñ Hạn chế việc sử dụng kim tiêm và các vật sắc nhọn khác càng nhiều càng tốt.

ñ Hạn chế tối đa việc lấy máu và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để đánh giá chẩn đoán cần thiết và chăm sóc

bệnh nhân.9

ñ Nếu việc sử dụng các vật sắc nhọn là không thể tránh khỏi, đảm bảo các biện pháp phòng ngừa sau đây được thực

hiện:10

- Không bao giờ thay nắp trên một cây kim đã được sử dụng.

- Không bao giờ quay hướng cây kim đã được sử dụng về phía cơ thể.

- Không tháo kim tiêm đã dùng ra khỏi bơm tiêm dùng một lần bằng tay và không uốn cong, đập vỡ hoặc thao

tác bằng tay với kim tiêm đã qua sử dụng.

- Bỏ ống tiêm, kim tiêm, lưỡi dao và các vật sắc nhọn khác trong thùng chứa chống thủng thích hợp.

ñ Đảm bảo rằng thùng chống chịu thủng đựng các vật sắc nhọn được đặt càng gần nơi các vật sắc nhọn được sử

dụng càng tốt ('điểm sử dụng') để hạn chế khoảng cách giữa việc sử dụng và xử lý, và đảm bảo các thùng chứa

luôn đứng thẳng. Nếu thùng chứa vật nhọn ở xa, không bao giờ mang vật sắc nhọn trong tay của bạn, mà đặt

chúng trong một khay hình quả thận hoặc tương tự để mang đến thùng chứa vật nhọn.

ñ Đảm bảo rằng các thùng chống chịu thủng được đạy kín một cách an toàn và được thay thế khi đầy 3/4.

ñ Đảm bảo các thùng chứa được đặt trong một khu vực mà khách thăm khó tiếp cận, đặc biệt là trẻ em (ví dụ

như không đặt thùng chứa trên sàn nhà hoặc trên các kệ thấp hơn của xe đẩy ở những nơi trẻ em có thể tiếp cận).

3. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ ĐỒ VẢI

PPE

ñ Mang quần áo làm công việc nặng/găng tay cao su, áo choàng không thấm nước và giày kín (ví dụ như ủng) khi

làm sạch môi trường, xử lý chất thải lây nhiễm.

ñ Ngoài ra, bảo vệ mặt (mặt nạ và kính bảo hộ hay tấm che mặt) và bọc giày nếu không có ủng, khi thực hiện các

hoạt động vệ sinh có nguy cơ bắn hoặc trong trường hợp có thể tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể (ví dụ, làm

sạch bề mặt bị dính rất nhiều chất nôn hoặc máu hoặc làm sạch các khu vực cách bệnh nhân dưới 1 mét/3 feet khi

bệnh nhân có các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu hoặc nôn mửa, vv).

QUY TRÌNH VỆ SINH

ñ Bề mặt môi trường hoặc các đối tượng bị nhiễm dính máu, dịch cơ thể khác hoặc chất bài tiết cần được làm sạch

và khử trùng càng sớm càng tốt bằng cách sử dụng chất tẩy rửa/chất khử trùng bệnh viện tiêu chuẩn (ví dụ như dung

dịch clo 0,5% hoặc dung dịch chứa 1000 ppm clo)11

. Nên sử dụng các chất khử trùng trước bằng cách làm sạch để

ngăn chặn sự bất hoạt của chất khử trùng do chất hữu cơ.

ñ Nếu sản xuất tại chỗ được, chuẩn bị các dung dịch làm sạch và khử trùng hàng ngày. Thay đổi các dung dịch làm

sạch và làm mới thiết bị thường xuyên trong khi đang sử dụng trong ngày vì chúng sẽ bị ô nhiễm nhanh chóng (theo

giao thức bệnh viện của bạn nếu có). Để chuẩn bị các dung dịch từ clo, xem hướng dẫn tại Phụ lục 6.

ñ Làm sạch sàn nhà và bề mặt ngang nơi làm việc ít nhất một lần mỗi ngày bằng nước sạch và chất tẩy. Làm sạch

với một miếng vải ẩm để tránh làm ô nhiễm không khí và các bề mặt khác với các hạt lơ lửng trong không khí. Để

các bề mặt khô tự nhiên trước khi sử dụng.

ñ Không bao giờ dùng chổi khô để quét. Không nên giũ giẻ lau có bụi và không nên dùng giẻ khô để lau bề mặt.

ñ Việc làm sạch luôn luôn được thực hiện từ chỗ “sạch” đến chỗ “bẩn”, để tránh chuyển chất gây ô nhiễm

ñ Không được xịt (tức là tạo sương mù) chất khử trùng ở các khu vực buồng bệnh trống hoặc có người. Đây là một

hành động nguy hiểm tiềm tàng mà thực tế kiểm soát dịch bệnh đã chứng minh.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác

nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 8

Page 9: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

QUẢN LÝ ĐỒ VẢI

ñ Đồ vải đã được sử dụng trên bệnh nhân có thể bị ô nhiễm nặng với dịch cơ thể (ví dụ như máu, nôn) và có thể bị bắn bẩn trong

quá trình xử lý. Khi xử lý đồ vải bẩn từ các bệnh nhân, sử dụng găng tay, áo choàng, giày kín (ví dụ, ủng) và bảo vệ mặt (mặt nạ

và kính bảo hộ hay tấm che mặt).

ñ Đồ vải bẩn nên được đặt trong túi hoặc xô chống rò rỉ được dán nhãn rõ ràng tại các điểm sử dụng và bề mặt thùng chứa phải

được khử trùng (sử dụng một chất khử trùng hiệu quả) trước khi mang đi từ phòng/khu vực cách ly. Nếu có chất bài tiết rắn như

phân hoặc chất nôn, cạo bỏ chúng một cách cẩn thận bằng cách sử dụng một vật chắc chắn và phẳng và dội xuống nhà vệ sinh

hoặc cống trước khi cho đồ vải vào thùng chứa. Nếu đồ vải được vận chuyển ra khỏi phòng/khu vực bệnh nhân theo quy trình này,

nó cần được đặt trong một thùng chứa riêng - không được để thùng sát với cơ thể.

ñ Đồ vải sau đó được vận chuyển thẳng đến khu vực giặt ủi trong các thùng chứa và được giặt ngay bằng nước và chất tẩy rửa.

ñ Để giặt đồ ở nhiệt độ thấp, giặt đồ vải bằng chất tẩy và nước, vắt sạch, sau đó ngâm trong clo 0,05% khoảng 30 phút. Đồ vải

sau đó cần được sấy khô theo quy chuẩn và thủ tục thông thường.

ñ Không khuyến khích giặt đồ vải bị ô nhiễm bằng tay. Tuy nhiên, nếu không có máy giặt hoặc không có điện, đem đồ vải bẩn ra

khỏi thùng chứa và đổ vào một thùng chứa lớn hình ống có nước nóng và xà phòng. Ngâm đồ vải trong thùng, chắc chắn rằng nó

được ngâm hoàn toàn trong nước. Sử dụng một cây gậy để khuấy, sau đó lấy ra khỏi nước và đổ nước sạch đầy thùng, thêm thuốc

tẩy 1000 ppm và để ngâm trong 10 -15 phút. Bỏ đồ vải ra và sau đó vắt trong nước sạch. Đổ bỏ nước thừa và trải ra để khô. Tránh

không để nước bắn tung tóe.

ñ Nếu không thể làm sạch an toàn và khử trùng đồ vải quá bẩn hoặc việc này không đáng tin cậy, tốt nhất là đốt đồ vải để tránh

những rủi ro không cần thiết cho những người xử lý.

4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI

PPE

ñ Mang quần áo làm công việc nặng/găng tay cao su, áo choàng không thấm nước, giày kín (ví dụ như ủng) và bảo vệ mặt (mặt

nạ và kính bảo hộ hay tấm che mặt) khi xử lý các chất thải lây nhiễm (ví dụ như chất thải rắn hoặc bất kỳ chất bài tiết nào có thể

nhìn thấy máu ngay cả khi nó có nguồn gốc từ một khoang cơ thể vô trùng thông thường). Kính bảo hộ tốt hơn so với kính che

mặt để ngăn bị bắn khi đổ chất thải lỏng từ một cái xô. Tránh bắn tung tóe khi xử lý chất thải lỏng lây nhiễm.

THỦ TỤC QUẢN LÝ CHẤT THẢI

ñ Chất thải phải được tách biệt vào thời điểm phát sinh để có thể xử lý thích hợp và an toàn.

ñ Vật sắc nhọn (ví dụ như kim tiêm, ống tiêm, mảnh kính) và các ống dẫn đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể cần được đặt

trong thùng chứa chất thải chống đâm thủng (như mô tả ở trên). Những thùng chứa này nên được đặt gần khu vực chăm sóc bệnh

nhân nơi các đồ vật đó được sử dụng, tương tự như trong phòng thí nghiệm.

ñ Thu thập tất cả chất thải lây nhiễm rắn, không sắc bằng cách sử dụng túi đựng chất thải chống rò rỉ và thùng có nắp đậy. Không

được mang thùng sát cơ thể (ví dụ trên vai).

ñ Chất thải phải được để trong một cái hố chỉ định có chiều sâu thích hợp (ví dụ 2 m hoặc khoảng 7 feet) và được lấp đầy ở độ

sâu 1-1,5 m (khoảng 3-5 feet). Sau mỗi lần đổ chất thải, chất thải phải được phủ một lớp đất sâu 10 -15 cm.

ñ Một lò đốt rác thải có thể được sử dụng trong thời gian ngắn khi diễn ra dịch bệnh để tiêu hủy chất thải rắn. Tuy nhiên, cần đảm

bảo rằng chất thải đã được đã đốt hết. Cần thận trọng khi xử lý các vật liệu dễ cháy và khi đeo găng tay, do có thể bị bỏng tay nếu

găng tay bị cháy.

ñ Nhau thai và mẫu giải phẫu nên được chôn trong hố riêng.

ñ Các khu vực được quy định để xử lý chất thải cuối cùng cần được kiểm soát để ngăn động vật, nhân viên chưa qua đào tạo hoặc

trẻ em tiếp cận xâm nhập.

ñ Các chất thải như phân, nước tiểu và chất nôn, chất thải lỏng từ lau rửa có thể được xử lý dưới cống hoặc hố xí vệ sinh. Không

cần tiếp tục xử lý.

9 Quản lý chất thải

Page 10: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Bảng tóm tắt việc tổ chức thực hiện các thực hành IPC tốt nhất trong quá trình

chăm sóc bệnh nhân trực tiếp và các hoạt động liên quan

Cái gì? Như thế nào? Ai chịu trách nhiệm?

Tạo ra phòng hoặc các khu vực cách

ly.

- Xác định các phòng đơn và ưu tiên cho

những bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ

có virus Ebola.

- Tham khảo hướng dẫn về việc thiết lập

một khu vực cách ly.2

- Điều phối viên hoặc nhân viên IPC

xác định các khu vực/phòng để bố trí

bệnh nhân.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các khuyến

nghị và báo cáo cho điều phối viên khi

bệnh nhân không được bố trí trong

phòng/khu vực cách ly.

Hạn chế tất cả các nhân viên không

cần thiết từ các phòng/khu vực chăm

sóc bệnh nhân HF.

- Đảm bảo rằng nhân viên điều trị và

không điều trị được phân công riêng rẽ ở

các khu vực chăm sóc bệnh nhân và các

nhân viên không được di chuyển tự do

giữa các khu vực này và các khu vực điều

trị khác trong khi có dịch.

- Đoàn hệ các nhân viên giữa các khu vực

có người nghi ngờ và xác nhận là bệnh

nhân HF.

- Sử dụng biển báo để cảnh báo sự hạn

chế đối với nhân viên.

- Duy trì nhật ký ghi chép những người

vào phòng.

- Điều phối viên và/hoặc nhân viên

IPC.

Hạn chế số lượng khách thăm bệnh

nhân.

- Sử dụng biển báo và thông báo khác để

cảnh báo hạn chế khách thăm. Làm cho

thông điệp đơn giản dễ hiểu cho công

chúng và cẩn thận để tránh kỳ thị.

- Ghi nhật ký những người vào

phòng.

- Điều phối viên và/hoặc nhân viên

IPC

- Có sự tham gia của bệnh nhân hoặc

người đại diện cộng đồng, nếu có.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các khuyến

nghị và báo cáo cho điều phối viên khi

họ không tuân thủ.

Đảm bảo rằng tất cả nhân viên và

khách sử dụng và loại bỏ thiết bị bảo

hộ cá nhân (PPE) đúng cách theo

khuyến nghị.

- Đảm bảo các thiết bị luôn luôn có sẵn và

kịp thời tại nơi vào các phòng/khu vực

cách ly.

- Cung cấp cho nhân viên và khách các

hướng dẫn về việc sử dụng và loại bỏ

đúng PPE thông qua đào tạo và áp

phích nhắc nhở.

- Điều phối viên và/hoặc nhân viên

IPC

- Có sự tham gia của bệnh nhân hoặc

người đại diện cộng đồng, nếu có.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các kiến

nghị và báo cáo cho điều phối viên khi

họ không tuân thủ.

- Một nhân viên khác phải được giao

giám sát trình tự mặc vào và loại bỏ

PPE của đồng nghiệp.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 10

Page 11: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Cái gì? Như thế nào? Ai chịu trách nhiệm?

Đảm bảo rằng tất cả nhân viên và

khách thực hiện vệ sinh tay theo

các khuyến nghị trên. Những hoạt

động vệ sinh tay phải được thực

hiện ngay cả khi mặc PPE nếu

được yêu cầu.

- Cung cấp nhân viên và khách hướng

dẫn về tầm quan trọng của thực hành

tốt nhất vệ sinh tay thông qua đào tạo

và áp phích nhắc nhở.

- Đảm bảo luôn có sẵn dung dịch chà

tay có cồn và xà phòng, nước và khăn

sử dụng cho một người tại nơi vào

của phòng/khu vực cách ly và ở điểm

chăm sóc.

- Điều phối viên và/hoặc nhân viên

IPC

- Có sự tham gia của bệnh nhân

hoặc người đại diện cộng đồng,

nếu có.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

kiến nghị và báo cáo cho điều phối

viên khi họ không tuân thủ.

Hạn chế sử dụng kim tiêm và các

vật sắc nhọn khác càng nhiều càng

tốt. Nếu điều này không thể tránh

được, xem hướng dẫn trong văn

bản.

- Cung cấp cho nhân viên và người

chăm sóc hướng dẫn về việc sử dụng

cần thiết kim và vật sắc nhọn thông

qua đào tạo và áp phích nhắc nhở.

- Đảm bảo các thiết bị có sẵn để làm

việc này.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

khuyến nghị.

Tiêu hủy kim tiêm và các vật sắc

nhọn khác một cách an toàn.

- Cung cấp cho nhân viên và người

chăm sóc hướng dẫn về việc tiêu hủy

an toàn kim và vật sắc nhọn thông

qua đào tạo và áp phích nhắc nhở.

- Đảm bảo các thiết bị có sẵn để làm

việc này.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

kiến nghị và báo cáo cho điều phối

viên khi họ không tuân thủ.

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn

chất thải và đồ vải.

- Cung cấp cho nhân viên và

khách/người chăm sóc hướng dẫn về

quản lý an toàn và xử lý chất thải và

đồ vải thông qua đào tạo và áp phích

nhắc nhở.

- Đảm bảo các thiết bị có sẵn để làm

việc này.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

kiến nghị và báo cáo cho điều phối

viên khi họ không tuân thủ.

Hạn chế tối đa việc tiêm chích và

làm xét nghiệm trong chẩn đoán và

chăm sóc bệnh nhân.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên và

hướng dẫn trực quan về sự cần

thiết phải lấy máu và xét nghiệm

trong phòng thí nghiệm.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

khuyến nghị.

Chỉ đưa bệnh nhân ra khỏi

phòng/khu vực chăm sóc của họ

nếu họ đã sạch vi rút, hoặc phải

làm các xét nghiệm sống còn.

– Đào tạo đội ngũ nhân viên và

hướng dẫn trực quan về thời điểm

thích hợp để đưa bệnh nhân từ khu

vực chăm sóc và áp dụng các biện

pháp phòng ngừa.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

kiến nghị và báo cáo cho điều phối

viên khi họ không tuân thủ.

Thực hiện vệ sinh môi trường

và thiết bị chăm sóc bệnh

nhân một cách an toàn theo

các khuyến nghị trong văn

bản.

- Cung cấp cho nhân viên và

khách/người chăm sóc hướng dẫn về

làm sạch thông qua đào tạo và áp

phích nhắc nhở.

- Đảm bảo các thiết bị có

sẵn để thực hiện làm sạch

theo yêu cầu.

- Cán bộ y tế phải tuân thủ các

kiến nghị và báo cáo cho điều phối

viên khi họ không tuân thủ.

IPC = phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn; PPE = thiết bị bảo hộ cá nhân

11 Bảng tóm tắt việc tổ chức thực hiện các thực hành IPC tốt nhất trong quá trình chăm sóc bệnh nhân trực tiếp và các hoạt động liên quan

Page 12: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

5. HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

(ĐỐI VỚI CÁC BỆNH NHÂN NGHI NGỜ HAY XÁC NHẬN HF)

A. CÁC HOẠT ĐỘNG XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

ñ Đối với các thủ tục để lấy máu an toàn hoặc các mẫu bệnh phẩm khác từ những người nghi ngờ hoặc xác nhận bị nhiễm bệnh,

hãy làm theo các hướng dẫn được cung cấp bởi WHO.9

ñ Tất cả việc xử lý mẫu phòng thí nghiệm phải thực hiện trong một buồng an toàn hoặc ít nhất là một buồng khói thông khí.

Không thực hiện bất kỳ thủ tục nào trên bàn thí nghiệm mở.

ñ Các hoạt động như vi trộn mẫu và ly tâm có thể tạo khí dung nhỏ theo cơ học và điều này có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm qua

đường hô hấp cũng như nguy cơ tiếp xúc trực tiếp.

ñ Nhân viên phòng thí nghiệm xử lý mẫu bệnh phẩm HF tiềm năng nên mang giày kín có bao hoặc ủng, găng tay, dùng một lần,

áo choàng không thấm nước, bảo vệ mắt hoặc mặt nạ, khẩu trang chuyên dụng (ví dụ, FFP2 hay tương đương chứng nhận EN,

hoặc chứng nhận N95 của US NIOSH), hoặc mặt nạ làm sạch không khí chạy điện (PAPR), thực hiện ly tâm hoặc thực hiện bất

kỳ thủ tục nào khác có thể tạo khí dung.

ñ Khi tháo PPE, tránh tiếp xúc giữa vật dính (ví dụ như găng tay, áo khoác ngoài) với bất kỳ chỗ nào trên mặt (ví dụ như mắt,

mũi hay miệng).

ñ Không treo tạp dề hoặc áo choàng để dùng lại - loại bỏ ngay lập tức.

ñ Thực hiện vệ sinh tay ngay sau khi việc loại bỏ PPE đã sử dụng trong quá trình xử lý mẫu vật và sau khi tiếp xúc với các bề mặt

có khả năng bị ô nhiễm ngay cả khi mặc PPE.

ñ Để các mẫu vật trong các thùng chứa chống rò rỉ, không làm bằng thủy tinh, có nhãn rõ ràng và chuyển thẳng tới cho khu vực

xử lý mẫu.

ñ Tẩy trùng tất cả các bề mặt bên ngoài của thùng chứa mẫu vật một cách cẩn thận (sử dụng chất khử trùng hiệu quả) trước khi

vận chuyển.

B. DI CHUYỂN VÀ CHÔN LẤP XÁC NGƯỜI CHẾT

ñ Điều phối viên và/hoặc nhân viên phòng chống nhiễm trùng nên được tư vấn về quyết định di chuyển, chôn lấp xác người.

ñ Đối với chủ đề này, xem thêm tài liệu của WHO “Hướng dẫn tạm thời - dịch bệnh virus Ebola và Marburg: chuẩn bị, cảnh báo,

kiểm soát và đánh giá “.1

ñ Việc xử lý xác người nên được thực hiện ở mức tối thiểu. Các khuyến nghị sau đây cần được tôn trọng về mặt nguyên tắc,

nhưng có thể cần linh hoạt khi tính đến các vấn đề văn hóa và tôn giáo:

- Mang PPE (áo choàng không thấm nước, mặt nạ, kính bảo vệ mắt và găng tay đôi) và giày kín hoặc ủng để xử lý các xác chết

của một trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận HF. Nút các lỗ tự nhiên. Đặt cơ thể trong một túi đôi, dùng chất khử trùng thích hợp

lau bề mặt của mỗi túi xác chết (ví dụ, dung dịch clo 0,5%), đóng dấu và dán nhãn với các dấu hiệu của vật chất có khả năng lây

nhiễm cao. Ngay lập tức di chuyển xác chết đến nhà xác.

- PPE phải được đặt trên ngay tại địa điểm thu gom thi thể người, được mặc trong quá trình thu gom và đưa xác chết vào túi đựng

xác, và cần được loại bỏ ngay lập tức sau đó. Thực hiện vệ sinh tay ngay sau khi loại bỏ PPE.

- Không nên phun, rửa sạch hoặc ướp xác chết. Không khuyến khích bất kỳ hành động nào muốn rửa xác chết để chuẩn bị “chôn

cất sạch”.

- Chỉ những nhân viên được đào tạo nên xử lý xác chết trong ổ dịch.

- PPE không cần thiết cho những người lái xe hoặc đi xe để thu gom xác người chết, với điều kiện là người lái xe hoặc đi xe

không được xử lý xác chết của một trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận HF.

- Sau khi gói xác chết trong vật liệu chống rò rỉ, đóng kín, nên để xác chết trong quan tài nếu có điều kiện, và chôn cất ngay lập

tức.

C. KHÁM NGHIỆM TỬ THI

ñ Điều phối viên và/hoặc nhân viên IPC cần được tư vấn cho bất kỳ quyết định nào về việc khám nghiệm tử thi.

ñ Khám nghiệm tử thi bệnh nhân HF nên được giới hạn trong việc đánh giá cần thiết và nên được thực hiện bởi các nhân viên

được đào tạo.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 12

Page 13: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

ñ Nhân viên kiểm tra xác chết nên mang kính bảo vệ mắt, mặt nạ, găng tay đôi, dùng một lần, áo không thấm nước và

giày kín hoặc ủng.

ñ Ngoài ra, những người thực hiện khám nghiệm tử thi bệnh nhân biết hoặc nghi ngờ HF nên đeo khẩu trang chuyên

dụng (ví dụ, FFP2 hay tương đương chứng nhận EN, hoặc chứng nhận N95 của US NIOSH) hoặc PAPR.

ñ Khi tháo PPE, tránh tiếp xúc giữa găng tay bẩn hoặc các thiết bị với khuôn mặt (ví dụ như mắt, mũi hay miệng).

ñ Nên thực hiện vệ sinh tay ngay sau khi loại bỏ PPE.

ñ Để các mẫu vật trong các thùng chứa chống rò rỉ, không làm bằng thủy tinh, có nhãn rõ ràng và chuyển thẳng tới

cho khu vực xử lý mẫu.

ñ Tẩy trùng tất cả các bề mặt bên ngoài của thùng chứa mẫu vật một cách cẩn thận (sử dụng chất khử trùng hiệu quả)

trước khi vận chuyển.

ñ Mô hoặc chất dịch cơ thể để xử lý nên được đặt cẩn thận trong các hộp bịt kín, đánh dấu rõ ràng để đốt.

D. QUẢN LÝ TIẾP XÚC VỚI VIRUS QUA DỊCH CƠ THỂ BAO GỒM MÁU

ñ Những người bao gồm cả NVYT tiếp xúc qua da hoặc niêm mạc da với máu, dịch cơ thể, chất bài tiết hoặc chất

dịch từ một bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định HF nên dừng nhiệm vụ hiện tại ngay lập tức và an toàn, rời khỏi khu

vực chăm sóc bệnh nhân, và loại bỏ PPE một cách an toàn. Loại bỏ PPE cẩn thận theo các bước nêu trong tài liệu này

(Phụ lục 2) do tiếp xúc trong quá trình loại bỏ PPE có thể nguy hiểm đối với nhiễm khuẩn bệnh viện của HF. Sau khi

rời khỏi khu vực chăm sóc bệnh nhân, ngay lập tức rửa bề mặt da bị ảnh hưởng hoặc những chỗ bị thương trên da

bằng xà phòng và nước. Theo đó, tưới thật nhiều nước lên màng nhầy (ví dụ như kết mạc) với một dung dịch rửa mắt,

và không dùng dung dịch clo hoặc các chất khử trùng khác.

ñ Ngay lập tức báo cáo sự việc cho điều phối viên địa phương. Đây là một nhiệm vụ nhạy cảm với thời gian và cần

được thực hiện ngay sau khi NVYT rời khỏi đơn vị chăm sóc bệnh nhân.

ñ Những người tiếp xúc cần được đánh giá y tế bao gồm các rủi ro tiềm năng khác (ví dụ, HIV, HCV) và được theo

dõi chăm sóc, bao gồm giám sát sốt, hai lần mỗi ngày trong 21 ngày sau khi vụ việc xảy ra. Khuyến khích những

người nào tiếp xúc và bị sốt được chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tư vấn ngay lập tức trong vòng 21 ngày kể từ ngày

tiếp xúc.

ñ NVYT nghi ngờ bị nhiễm cần được chăm sóc/cách ly, và các khuyến nghị tương tự được nêu trong tài liệu này phải

được áp dụng cho đến khi chẩn đoán âm tính được xác nhận.

ñ Tìm hiểu người tiếp xúc, theo dõi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bệnh nhân khác, những người có thể đã tiếp

xúc với virus Ebola thông qua tiếp xúc gần gũi với NVYT bị nhiễm.

13 Hoạt động chăm sóc phi bệnh nhân (trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định bệnh nhân HF)

Page 14: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

THAM KHẢO

1 Hướng dẫn tạm thời - dịch bệnh virus Ebola và Marburg: chuẩn bị, cảnh báo, kiểm soát và đánh giá Tổ

chức Y tế Thế giới, Geneva, 2014; Cung cấp tại: http://www.who.int/csr/disease/ebola/manual_EVD/en/ 2 Quản lý lâm sàng bệnh nhân có virus sốt xuất huyết: Hướng dẫn bỏ túi cho Nhân viên y tế ở tiền tuyến. Tổ

chức Y tế Thế giới, Geneva, 2014.

3 Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa cách ly: Ngăn chặn các nhân tố truyền nhiễm trong cơ sở y tế.

Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh, Atlanta, GA, 2007; Cung cấp bởi:

http://www.cdc.gov/HAI/prevent/prevent_pubs.html 4 Biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn trong chăm sóc sức khỏe AIDE-MEMOIRE.

Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, 2007; Cung cấp bởi:

http://www.who.int/csr/resources/publications/standardprecautions/en/. 5 Áp phích vệ sinh tay. Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, 2009; Cung cấp bởi:

http://www.who.int/gpsc/5may/tools/workplace_reminders/en/ 6 Sử dụng găng tay Tờ rơi thông tin. Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, 2009.; Cung cấp bởi:

http://www.who.int/gpsc/5may/tools/training_education/en/ 7 Khuyến nghị phòng chống nhiễm trùng cho bệnh nhân nhập viện đã biết hoặc nghi ngờ Sốt xuất huyết

Ebola ở bệnh viện Mỹ. Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh, Atlanta, GA, 2007; Cung cấp bởi:

http://www.cdc.gov/vhf/ebola/hcp/infection-prevention-and-control- recommendations.html 8 Hướng dẫn sản xuất ở địa phương: Pha chế dung dịch rửa tay do WHO đề nghị. Tổ

chức Y tế Thế giới, Geneva, 2010; Cung cấp bởi:

http://www.who.int/gpsc/5may/tools/system_change/en/. 9 Hoffman PN, Bradley C, Ayliffe GAJ, Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe (Vương

quốc Anh). Khử trùng trong y tế. 3rd ed. Malden, Mass: Blackwell Pub.; 2004. 10 Làm thế nào để thu thập một cách an toàn các mẫu máu từ những người nghi ngờ bị nhiễm tác nhân gây

bệnh lây nhiễm qua đường máu (ví dụ như Ebola) Tổ chức Y tế Thế giới. 11 WHO thực hành tiêm tốt nhất và bộ công cụ các thủ tục liên quan. Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, 2010;

Cung cấp bởi: http://www.who.int/injection_safety/toolbox/9789241599252/en/ 12 Quản lý mối nguy hiểm Nhóm 4 sốt xuất huyết do virus và các bệnh truyền nhiễm

trên người tương tự có tần suất cao. Bộ Y tế, Vương quốc Anh, 2012; Cung cấp bởi:

http://www.dh.gov.uk/publications.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 14

Page 15: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Phụ lục 1 Biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn trong chăm sóc sức

khỏe - Biên bản Ghi nhớ

CÁC YẾU TỐ CHÍNH

1 Cách vệ sinh tay1:

ñ Rửa tay bằng cách cọ xát chúng với một dung dịch có cồn, như là cách thức

khử trùng tay theo thói quen vệ sinh hàng ngày nếu không thấy tay bẩn.

Sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn, và dễ chịu hơn cho bàn tay của bạn nếu rửa bằng

xà phòng và nước.

ñ Rửa tay bằng xà phòng và nước khi trông thấy tay có vết bẩn hoặc dính máu

hoặc chất dịch cơ thể khác, hoặc sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

ñ Nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tiềm năng hình thành bào tử thì phải nghi

ngờ hoặc chứng minh rõ ràng, bao gồm các ổ dịch Clostridium difficile, rửa tay

bằng xà phòng và nước là cách làm thuận tiện.

Tóm tắt thông tin kỹ thuật:1

ñ Rửa tay (40-60 giây): làm ướt tay và dùng xà phòng; chà tất cả bề mặt; rửa

tay và làm khô hoàn toàn bằng một chiếc khăn duy nhất; sử dụng khăn để tắt

vòi nước.

ñ Cọ tay (20-30 giây): dùng đủ lượng xà phòng để bôi kín toàn bộ tay; chà tất

cả bề mặt cho đến khi khô.

3. Tóm tắt thông tin chỉ dẫn:1

1. Trước khi chạm vào một bệnh nhân: Rửa tay trước khi chạm vào một bệnh

nhân khi tiếp cận anh ta/cô ta *

2 Trước quy trình làm sạch/vô trùng: Rửa tay ngay lập tức trước khi đến một

hiện trường quan trọng có nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân (ví dụ như màng

nhầy, da không còn nguyên vẹn, thiết bị y tế xâm lấn) *

3. Sau nguy cơ tiếp xúc với dịch cơ thể: Rửa tay ngay sau khi nhiệm vụ liên

quan đến nguy cơ tiếp xúc với dịch cơ thể kết thúc (và sau khi gỡ bỏ găng tay)

*

4 Sau khi chạm vào một bệnh nhân: Rửa tay sau khi đã chạm vào bệnh nhân *

5. Sau khi chạm vào những thứ xung quanh bệnh nhân: Rửa tay sau khi chạm

vào bất kỳ đối tượng hoặc đồ vật nào xung quanh bệnh nhân, mà không cần

phải chạm vào bệnh nhân *

2 Găng tay

ñ Mang găng tay khi chạm vào máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, chất thải, niêm

mạc, da không toàn vẹn.

ñ Thay đổi găng giữa các tác vụ và các thủ tục trên cùng một bệnh nhân sau

khi tiếp xúc với vật liệu có khả năng lây nhiễm.

ñ Loại bỏ chúng ra sau khi sử dụng, trước khi chạm vào các đồ vật và các bề

mặt không bị ô nhiễm và trước khi đi đến bệnh nhân khác. Thực hiện vệ sinh

tay ngay lập tức sau khi loại bỏ.

3 Bảo vệ mặt (mắt, mũi và miệng)

ñ Mang (1) một mặt nạ phẫu thuật hoặc thủ tục và bảo vệ mắt (tấm che mắt,

kính bảo hộ) hoặc (2) một tấm che kín mặt để bảo vệ niêm mạc mắt, mũi và

miệng trong thời gian hoạt động có khả năng bắn hoặc phun máu, dịch cơ thể,

chất bài tiết và chất thải.

4. Áo choàng

ñ Mặc để bảo vệ da và ngăn không làm bẩn quần áo trong các hoạt động có

khả năng bắn hoặc phun máu, dịch cơ thể, chất bài tiết và chất thải.

ñ Loại bỏ áo choàng bẩn càng sớm càng tốt và thực hiện vệ sinh tay.

5 Phòng ngừa bị kim tiêm đâm và những thương tích từ các dụng cụ hoặc

thiết bị sắc nhọn khác2

Hãy thận trọng khi:

ñ Xử lý kim, dao mổ và dụng cụ hoặc thiết bị sắc nhọn khác2

6. Vệ sinh hô hấp và nghi thức ho

Những người có các triệu chứng hô hấp nên áp dụng các biện pháp kiểm soát

nguồn:

ñ Che miệng và mũi khi ho/hắt hơi bằng khăn giấy hoặc mặt nạ, xử lý khăn

giấy và mặt nạ đã qua sử dụng và thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch

tiết đường hô hấp.

Cơ sở y tế nên:

ñ Sắp xếp bệnh nhân có triệu chứng hô hấp cấp tính có sốt cách những người

khác trong khu vực chờ đợi thông thường ít nhất 1 mét (3 feet), nếu có thể.

ñ Viết những thông báo ở lối vào cơ sở y tế hướng dẫn những người có triệu

chứng hô hấp thực hành nghi thức vệ sinh đường hô hấp/ho.

ñ Chú ý để sẵn nguồn vệ sinh tay, khăn giấy và mặt nạ ở các khu vực công

cộng và khu vực sử dụng cho việc đánh giá bệnh nhân bị bệnh về đường hô

hấp.

7 Làm sạch môi trường

ñ Sử dụng thủ tục đầy đủ để làm sạch hằng ngày và khử trùng các bề mặt

thường xuyên đụng chạm.

8 Đồ vải

Xử lý, vận chuyển đồ vải đã qua sử dụng theo cách:

ñ Ngăn ngừa tiếp xúc với da và màng nhầy, làm ô nhiễm quần áo.

ñ Tránh chuyển mầm bệnh cho các bệnh nhân khác và/hoặc môi trường.

9 Xử lý chất thải

ñ Đảm bảo quản lý chất thải an toàn.

ñ Xử lý chất thải nhiễm máu, dịch cơ thể, chất tiết ra và chất thải như với chất

thải lâm sàng, phù hợp với quy định của địa phương.

ñ Mô người và chất thải phòng thí nghiệm trực tiếp liên quan đến việc xử lý

mẫu cũng phải được coi là chất thải lâm sàng.

ñ Loại bỏ các vật dụng được dùng duy nhất theo đúng cách.

10 Thiết bị chăm sóc bệnh nhân

ñ Xử lý thiết bị dính máu, dịch cơ thể, chất tiết ra và chất thải theo cách có thể

ngăn chặn tiếp xúc da và niêm mạc, gây ô nhiễm quần áo và chuyển các tác

nhân gây bệnh cho các bệnh nhân khác hoặc môi trường.

ñ Làm sạch, khử trùng, tái xử lý và những thiết bị tái sử dụng theo cách thích

hợp trước khi sử dụng với các bệnh nhân khác.

ñ Làm sạch dụng cụ đã sử dụng.

ñ Loại bỏ kim và dụng cụ sắc nhọn khác.

1 Để biết thêm chi tiết, xem: 1) Hướng dẫn của WHO về Vệ sinh tay trong chăm sóc sức khỏe, năm 2009, tại địa chỉ: http://www.who.int/gpsc/5may/tools/en/.

2) “Vệ sinh tay: Tại sao, như thế nào và khi nào”, có sẵn tại http://www.who.int/gpsc/5may/tools/training_education/en/

2 The SIGN Alliance at: http://www.who.int/injection_safety/sign/en/

* Chú ý: Vệ sinh bàn tay phải được thực hiện trong tất cả các chỉ dẫn được mô tả bất kể găng tay được sử dụng hay không.

Page 16: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Phụ lục 2.

Các bước mặc thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)

1 Luôn luôn mặc PPE theo yêu cầu cần thiết khi xử lý các trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận VHF. Tập hợp tất cả các đồ vật

cần thiết của PPE trước khi mặc.

2 Quá trình mặc và cởi PPE phải được giám sát bởi một thành viên khác được đào tạo trong nhóm. Những hướng dẫn này sẽ

được hiển thị trên tường trong phòng thay đồ và cởi đồ. Các bước để mặc PPE theo yêu cầu cần thiết.

3 Mặc bộ đồ cọ rửa trong phòng thay đồ.

4 Đi giày cao su; Nếu không

có sẵn, hãy chắc chắn bạn có

giày kín, chống thủng

và chống dung dịch và đi giày

vào

HOẶC,

NẾU KHÔNG

CÓ ỦNG

5 Khoác áo choàng

bên ngoài.

6 Đeo bảo vệ

mặt:

6a Đeo khẩu trang y

tế.

6b Đeo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt

Hoặc

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 16

Page 17: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

7 Nếu bạn có bất kỳ vết trầy

xước nào trên da đầu của bạn

hoặc bạn lo bị dung dịch bắn

vào, nên đội một bao trùm đầu

vào thời điểm này.

8 Vệ sinh

tay.

9 Đeo găng* (quá cổ tay).

10 Nếu không có áo choàng

chống thấm nước và bạn

muốn thực hiện hoạt động

gắng sức (ví dụ như

mang theo một bệnh nhân)

hoặc các nhiệm vụ có tiếp xúc

với máu và chất dịch

cơ thể, hãy khoác tạp dề

chống thấm nước lên áo choàng.

Trong khi mặc PPE:

ñ Tránh chạm vào hoặc điều chỉnh PPE

ñ Tháo bao tay nếu chúng bị rách nát, hư hỏng

ñ Thay đổi găng tay giữa các bệnh nhân

ñ Thực hiện vệ sinh tay trước khi đeo găng tay mới

* Sử dụng găng tay đôi nếu hoạt động gắng sức (ví dụ như mang theo một bệnh nhân hoặc xử lý một

xác chết) hoặc các nhiệm vụ, trong đó dự đoán sẽ tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể. Sử dụng găng

tay làm việc nặng/cao su để làm sạch môi trường và quản lý chất thải.

17 Các bước mặc PPE theo yêu cầu thiết yếu

Page 18: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Các bước cởi bỏ PPE 1 Tháo bỏ tạp dề nhựa và loại bỏ an

toàn, (nếu tạp dề được tái sử dụng thì

bỏ vào thùng chứa với chất khử trùng)

2 Nếu đi giày bảo hộ, hãy

tháo chúng khi đeo găng

tay. (nếu đi ủng cao su,

xem bước 4).

3 Bỏ áo choàng và găng tay và

cuộn bên trong ra ngoài

và loại bỏ an toàn.

4 Nếu đi ủng cao su, bỏ chúng

(tốt nhất là dùng dụng cụ tháo

ủng) không cần chạm tay vào

ủng. Để ủng đã tháo vào một

thùng có chất khử trùng.

5 Vệ sinh tay. 6 Nếu đội trùm đầu, bỏ nó từ

đằng sau.

7 Bỏ bảo vệ mặt:

7a Bỏ tấm che mặt

hoặc kính bảo hộ

(từ phía sau). Để

bảo vệ mặt

vào thùng riêng

để tái xử lý. HOẶC

7b Bỏ khẩu trang từ phía

sau.

8 Vệ sinh tay.

Nguồn: thay đổi từ quản lý lâm sàng của bệnh nhân có virus sốt xuất huyết: Hướng dẫn bỏ túi cho

nhân viên y tế tiền tuyến. Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 18

Page 19: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Phụ lục 3.

CÁCH VỆ SINH TAY BẰNG CÁCH CHÀ XÁT TAY HOẶC RỬA TAY

Cách Rửa tay bằng

cồn? RỬA TAY BẰNG CỒN KHÔ ĐỂ VỆ SINH TAY! RỬA TAY KHI THẤY BẨN

[C..] Thời gian thực hiện toàn bộ thao tác: 20-30 giây

Đổ đầy dung dịch vào lòng bàn tay khum, xoa toàn bộ bàn tay: Hai lòng bàn tay chà xát vào

nhau:

Úp lòng bàn tay phải lên lưng bàn tay

trái và đan ngón tay vào nhau để chà

xát và ngược lại;

Bàn tay phải nắm ngón cái của

bàn tay trái chà xát quay tròn và

ngược lại;

Hai lòng bàn tay ốp vào nhau Lưng các ngón tay chống vào lòng

Các ngón tay cài vào nhau bàn tay kia với các ngón tay khóa

vào nhau;

Chà xát quay tròn, xuôi ngược Khi khô, bàn tay bạn đã sạch.

với những ngón tay bàn

tay phải chụm vào nhau chà

vào lòng bàn tay trái và ngược lại;

19 I Cách vệ sinh tay bằng chà xát tay hoặc rửa tay

Page 20: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

CÁCH RỬA TAY?

RỬA TAY KHI THẤY BẨN! NẾU KHÔNG SỬ DỤNG CÁCH CHÀ XÁT TAY

[£]Thời gian thực hiện toàn bộ thao tác: 40-60 giây

D

Làm ướt tay bằng nước; Sử dụng đủ lượng xà

phòng để bôi kín tay;

Chà xát tay bằng lòng bàn tay;

Bàn tay phải để lên lưng bàn

tay trái và ngược lại;

Chà xát quay tròn ngón tay cái

bàn tay trái được bàn tay phải

nắm chặt và ngược lại;

Làm khô tay thật kỹ

bằng khăn lau duy

nhất;

Lòng bàn tay ôm lấy nhau, Lưng các ngón tay ốp vào

ngón tay cài vào nhau; lòng bàn tay kia với các ngón tay khóa vào nhau;

D Chà xát quay tròn, xuôi ngược Rửa tay bằng nước;

với những ngón tay bàn tay phải

chụm vào nhau chà vào lòng bàn

tay trái và ngược lại;

Dùng khăn lau vòi nước; Bàn tay bạn đã an toàn.

Nguồn: Áp phích vệ sinh tay. Y tế Thế giới Organt zatlon, Geneva, 2009; Cung cấp bởi: http J/www.who. tntlgpsd5may/tools/workplace_remtnders/en/

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola

Page 21: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Phụ lục 4 4.

KỸ THUẬT ĐEO VÀ BỎ GĂNG TAY KHÁM BỆNH KHÔNG TIỆT TRÙNG

Khi có chỉ dẫn vệ sinh tay trước khi sử dụng găng tay tiếp xúc, thực hiện vệ sinh tay bằng cách cọ xát với một

dung dịch chứa cồn hoặc bằng cách rửa bằng xà phòng và nước.

I. CÁCH ĐEO GĂNG:

1. Lấy ra một chiếc găng tay từ

chiếc hộp ban đầu của nó

2. Chỉ chạm vào một bề mặt hạn chế 3. Đeo găng đầu tiên

của găng tay tương ứng với cổ tay

(ở cạnh trên của cổ tay áo)

4. Đi găng tay thứ hai với bàn tay

trần và chỉ tiếp xúc một bề mặt

hạn chế của chiếc găng tay tương

ứng với cổ tay

II. CÁCH THÁO GĂNG TAY:

5. Để tránh chạm vào da của cánh

tay với bàn tay đeo găng, dùng

gấp những ngón tay của bàn tay

đeo găng lộn mặt ngoài của chiếc

găng tay sẽ đeo, để có thể đeo

chiếc găng thứ hai.

6. Một khi đeo găng tay, bàn tay không

nên chạm vào bất cứ thứ gì khác mà không

được xác định bởi chỉ dẫn và các điều kiện

sử dụng găng tay

1. Kẹp chiếc găng tay ở chỗ cổ

tay để loại bỏ nó mà không cần

chạm vào da của cánh tay và lột

ra khỏi bàn tay, do đó làm cho

chiếc găng tay lộn từ trong ra

ngoài

2. Giữ găng tay bị loại bỏ trong tay 3. Hủy găng tay bị loại

bỏ đeo găng và trượt ngón tay

không có bao tay vào phía trong

giữa găng tay và cổ tay. Tháo bao tay

thứ hai bằng cách cuốn găng xuống bàn

tay và cuộn ra như chiếc găng tay đầu tiên

4. Sau đó, thực hiện vệ sinh tay bằng cách kì cọ với dung dịch chứa cồn hoặc bằng cách rửa với xà phòng và nước

Nguồn: Sử dụng găng tay Tờ rơi thông tin. Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, 2009 tại: http://www.who.int/gpsd5may/tools/training_educational/en/

21 I Kỹ thuật đeo và tháo găng tay không tiệt trùng

Page 22: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Phụ lục 5. Hướng dẫn sản xuất tại địa phương: Các công thức pha chế nước rửa tay theo khuyến cáo của Who

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Mô hình này được thiết kế để hướng dẫn nhà sản

xuất ở địa phương thực hiện pha chế theo công thức.

Vật liệu yêu cầu (sản xuất khối lượng nhỏ)

SINH PHẨM CHO SINH PHẨM CHO

CÔNG THỨC 1: CÔNG THỨC 2:

ñ Ethanol 96% ñ Isopropyl alcohol 99.8%

ñ Hydrogen peroxide 3% ñ Hydrogen peroxide 3%

ñ Glycerol 98% ñ Glycerol 98%

ñ Cất vô trùng hoặc đun sôi ñ Cất vô trùng hoặc đun sôi

để nguội để nguội

ñ chai nhựa hoặc thủy tinh 10 lít có nắp vặn ren (1), hoặc

ñ bình nhựa 50 lít (tốt nhất polypropylene hoặc olyethylene hàm

lượng cao, hơi mờ để thấy mức chất lỏng) (2), hoặc

ñ bình thép không gỉ với dung tích 80-100 lít (để trộn mà không tràn

ra ngoài) (3, 4)

ñ mái chèo gỗ, nhựa hoặc kim loại để khuấy trộn (5)

ñ Ống đong và bình đong định mức (6)

ñ phễu nhựa hoặc kim loại ñ chai nhựa 100 ml và 500 ml có nắp

chống rò rỉ (7)

ñ một máy đo nồng độ cồn: mức nhiệt ở dưới cuối và nồng độ

ethanol (tỷ lệ v/v và w/w) ở trên đầu (8)

CHÚ Ý

ñ Glycerol: sử dụng như là chất giữ ẩm, nhưng các chất làm mềm da

khác có thể được sử dụng để chăm sóc da, miễn là chúng có giá rẻ,

luôn có sẵn và có thể trộn trong nước và cồn và không làm tăng thêm

độc tính hoặc gây dị ứng.

ñ Hydrogen peroxide: được sử dụng để vô hiệu bào tử vi khuẩn ô

nhiễm trong dung dịch và không phải là một chất hoạt tính để khử

trùng tay.

ñ Khi thêm chất nào cho cả hai công thức thì cần dán nhãn rõ ràng

và không gây độc trong trường hợp nuốt phải.

ñ Một chất tạo màu có thể được thêm vào cho phép phân biệt với

chất lỏng khác nhưng không được gây độc, gây dị ứng, hay can thiệp

vào đặc tính kháng khuẩn. Không khuyến cáo bổ sung nước hoa hoặc

thuốc nhuộm do nguy cơ phản ứng dị ứng.

Thông tin chung

Ghi nhãn phải phù hợp với hướng dẫn quốc gia và phải bao gồm

những điều sau đây:

ñ Tên của tổ chức, ngày sản xuất, số lô ñ dung dịch chà tay WHO đề

nghị

ñ Chỉ sử dụng bên ngoài

ñ Tránh tiếp xúc với mắt

ñ Để xa tầm tay trẻ em

ñ Sử dụng: đổ đầy lòng bàn tay dung dịch chà tay có chứa cồn và xoa

khắp các bề mặt của bàn tay. Rửa tay cho đến khi khô.

ñ Thành phần: ethanol hoặc isopropanol, glycerol và hydrogen

peroxide

ñ Dễ cháy: tránh xa ngọn lửa và nhiệt

1 2

3 4

5 6

7 8

Các cơ sở sản xuất và lưu giữ: ñ Cơ sở sản xuất và lưu trữ lý tưởng nên có điều hòa không

khí hoặc phòng lạnh. Không cho phép ngọn lửa trần

hoặc hút thuốc trong các khu vực này.

ñ Công thức dung dịch chà tay WHO đề nghị không nên sản

xuất với số lượng vượt quá 50 lít tại địa phương hoặc ở các

cơ sở dược trung tâm thiếu điều hòa không khí và thông gió.

ñ Vì ethanol nguyên chất rất dễ cháy và bắt lửa ở nhiệt độ

thấp như 10ÆC, cơ sở sản xuất nên pha loãng trực tiếp với

nồng độ nêu trên. Các điểm bốc cháy của ethanol 80% (v/v)

và của isopropyl alcohol 75% (v/v) tương ứng là 17.5ÆC và

19ÆC.

ñ Phải tuân thủ hướng dẫn an toàn quốc gia và các yêu cầu

pháp lý địa phương đối với việc lưu giữ các thành phần và

sản phẩm cuối cùng.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 22

Page 23: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ 10 LÍT Chuẩn bị trong chai nhựa hoặc thủy tinh loại 10 lít có nắp vặn.

Liều lượng sản phẩm đề xuất:

CÔNG THỨC 1: CÔNG THỨC 2:

ñ Ethanol 96%: 8333 ml ñ Isopropyl alcohol 99.8%:

7515 ml

ñ Hydrogen peroxide 3%: ñ Hydrogen peroxide 3%:

417 ml 417 ml

ñ Glycerol 98%: 145 ml ñ Glycerol 98%: 145 ml

Từng bước chuẩn bị:

Sản phẩm cuối:

CÔNG THỨC 1: CÔNG THỨC 2:

Nồng độ cuối: Nồng độ cuối:

ñ Ethanol 80% (v/v) ñ Isopropyl alcohol 75% (v/v)

ñ Glycerol 1.45% (v/v) ñ Glycerol 1.45% (v/v)

ñ Hydrogen peroxide ñ Hydrogen peroxide

0.125% (v/v) 0.125% (v/v)

Kiểm soát chất lượng:

1. Thực hiện phân tích trước khi sản xuất

mỗi khi không có giấy chứng nhận phân

tích để đảm bảo độ cồn chuẩn (ví dụ: sản

xuất ở địa phương). Kiểm tra nồng độ

cồn với máy đo nồng độ cồn và tiến

hành điều chỉnh liều lượng cần thiết

trong công thức pha chế để có được

nồng độ như khuyến cáo cuối cùng.

1. Cồn theo công thức áp dụng

sẽ được đổ vào bình to hoặc

can đến mức đánh dấu..

3. 3. Glyxerin được thêm vào sử

dụng xi lanh đo. Vì Glyxerin rất

nhớt và dính vào

thành xi lanh đo, nó phải được rửa

bằng nước cất hoặc nước đun sôi để

nguội và sau đó đổ vào bình/bể.

6. Dung dịch được trộn

bằng cách lắc nhẹ

hoặc bằng cách sử

dụng một mái chèo

khuấy.

2. Hydrogen peroxide

được thêm vào bằng

cách sử dụng xi lanh

đo.

4. Chai/thùng sau đó để dựng đứng

để đánh dấu 10 lít nước bằng nước

cất hoặc nước đun sôi để nguội.

5. Nắp hoặc nắp vặn được đậy vào

bình/chai càng sớm càng tốt sau khi

chuẩn bị để ngăn chặn sự bốc hơi.

7. Ngay lập tức chia dung dịch vào các lọ chứa

(ví dụ như chai nhựa 500 hoặc 100 ml) và để

các chai kiểm dịch trong vòng 72 giờ trước

khi sử dụng. Thời gian này cho phép bất kỳ

bào tử nào có trong cồn hoặc chai tái

chế/mới sử dụng bị phá hủy.

2. Phân tích sau sản xuất là bắt buộc

nếu sử dụng dung dịch ethanol hoặc

isopropanol. Sử dụng thiết bị đo cồn

để kiểm soát nồng độ cồn của dung

dịch sử dụng cuối cùng. Các giới hạn

chấp nhận được phải cố định ở mức

± 5% nồng độ mục tiêu (75% -85%

đối với ethanol).

3. Độ cồn hiển thị trong tập

thông tin này để sử dụng với

ethanol; nếu được sử dụng

để kiểm soát dung dịch

isopropanol, một dung dịch

75% sẽ hiển thị 77% (± 1%)

ở mức 25ÆC.

Nguồn: Hướng dẫn sản xuất tại địa phương: các công thức dung dịch chà tay WHO đề nghị, http://www.who.int/gpsc/5may/tools/system_change/en/

23 Hướng dẫn sản xuất tại địa phương: công thức dung dịch chà tay WHO đề nghị

Page 24: Hướng dẫn phòng chống nhi m khu n t m th i ệc chăm sóc bệ ... · LỜI CẢM ƠN Nhân viên/chuyên gia tư vấn WHO liên quan đến bản cập nhật này của

Phụ lục 6.

Cách pha dung dịch clo để tẩy uế môi trường

[

[

[

[

[

Ví dụ I - Sử dụng chất tẩy lỏng

Chlorine trong thuốc tẩy lỏng đi kèm với nồng độ khác nhau. Bất kỳ nồng độ nào cũng có thể được sử dụng để tạo ra một dung

dịch clo pha loãng bằng cách áp dụng công thức sau:

% clo trong thuốc tẩy lỏng

% clo mong muốn ] – 1 = Tổng số phần nước cho mỗi phần thuốc tẩy †

Ví dụ: Để tạo ra một dung dịch clo 0,5% từ 3,5% † thuốc tẩy:

3.5%

0.5% ] – 1 = 7 – 1 = 6 phần nước cho mỗi phần thuốc tẩy

Vì vậy, bạn phải thêm 1 phần thuốc tẩy 3,5% cho 6 phần nước để tạo ra một dung dịch clo 0,5%.

† “Các phần” có thể được sử dụng cho bất kỳ đơn vị đo lường nào (ví dụ ounce, lít hoặc gallon) hoặc bất kỳ thùng chứa

nào được sử dụng để đo lường, chẳng hạn như một bình đựng nước.

† Ở những nước có sẵn sản phẩm của Pháp, lượng clo hoạt tính thường được biểu hiện ở các mức độ chlorum. Một mức độ

chlorum tương đương với 0,3% clo hoạt tính.

Ví dụ II - Sử dụng bột tẩy

† Nếu sử dụng bột tẩy, tính toán lượng thuốc tẩy pha trộn với mỗi lít nước bằng cách sử dụng công thức sau:

% clo mong muốn

% chlorine trong bột tẩy ] x 1 000 = gam bột thuốc tẩy cho mỗi lít nước

Ví dụ: Để tạo ra một dung dịch clo 0,5% so từ bột calcium hypochlorite (thuốc tẩy) có chứa 35% clo hoạt tính:

0.5%

35% ] x 1 000 = 0.0143 x 1 000 = 14.3

Vì vậy, bạn phải hòa tan 14,3 gam bột calcium hypochlorite (thuốc tẩy) trong mỗi lít nước được sử dụng để tạo ra

một dung dịch clo 0,5%.

† Khi bột tẩy trắng được sử dụng; dung dịch clo cho kết quả có thể sẽ là màu sữa.

Ví dụ III - Công thức pha chế dung dịch loãng từ một dung dịch cô đặc

Tổng phần(TP) (H2O) =

% Cô đặc -1 % loãng

Ví dụ: Để tạo ra một dung dịch loãng (0,1%) từ 5% dung dịch đậm đặc.

Tính toán TP (H2O) =

5.0%

0.1% ] -1 = 50 - 1 = 49

Lấy 1 phần dung dịch cô đặc và thêm vào 49 phần nước đun sôi (nước lọc nếu cần thiết).

Nguồn:

AVSC quốc tế (1999). Chương trình phòng chống nhiễm trùng. Hướng dẫn của giáo viên. New York, p.267.

Hướng dẫn phòng chống nhiễm trùng tạm thời cho việc chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc

xác nhận sốt xuất huyết Filovirus trong các cơ sở y tế, trọng tâm là Ebola 24