hướng dẫn kỹ thuật trồng & chăm sóc những cây thuốc có tác

39
Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác dụng thay thế MẬT GẤU

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

Hướng dẫnKỹ thuật trồng & chăm sóc

Những cây thuốccó tác dụng thay thế

MẬT GẤU

Page 2: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

HƯỚNG DẪNKỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC

NHỮNG CÂY THUỐCCÓ TÁC DỤNG THAY THẾ

MẬT GẤU

Hà Nội, tháng 6/2018

Page 3: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

4 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 5

LỜI NÓI ĐẦUNăm 2014, Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Trung ương Hội Đông y Việt Nam biên soạn, phát hành cuốn tài liệu “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu”, với mục đích là góp phần thực hiện Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính Phủ và Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc nghiêm cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu; thực thi Công ước CITES - Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Sau khi xuất bản, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của cộng đồng, và là công cụ hữu ích hỗ trợ các công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của Tổ chức Động vật Châu Á cho thế hệ tương lai về việc bảo vệ loài gấu, đồng thời chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam.

Với mục tiêu phổ biến rộng rãi các cây thuốc trong cộng đồng và trường học, cuốn sổ tay “Hướng dẫn Kỹ thuật Trồng và Chăm sóc những Cây thuốc có Tác dụng Thay thế Mật gấu” với sự hỗ trợ biên soạn của các nghiên cứu viên và chuyên gia đang công tác tại Viện Dược liệu được thực hiện nhằm thúc đẩy tích cực hơn nữa giải pháp thay thế mật gấu dùng trong Đông Y. Bên cạnh đó, các bạn tình nguyện viên, thành viên CLB bạn trẻ yêu gấu, đã đóng góp hình vẽ sinh động được sử dụng làm trang bìa.

Cuốn sách bước đầu đưa đến cho quý độc giả những kiến thức sơ bộ về các đặc điểm tự nhiên, điều kiện sinh trưởng, kỹ thuật nhân giống và chăm sóc 32 loại cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu, góp phần lên tiếng kêu gọi cộng đồng chấm dứt nạn đối xử tàn nhẫn với loài gấu nuôi, trả lại sự bình an cho thiên nhiên.

Tổ Chức Động Vật Châu Á (Animals Asia)

MỤC LỤC1. BẠCH CHỈ 62. CÂU ĐẰNG 83. CÚC HOA 104. CÂY ĐẠI 125. CỎ MẬT GẤU 146. ĐẠI HOÀNG 167. ĐAN SÂM 188. ĐÀO NHÂN 209. ĐỊA LIỀN 2210. HỒNG HOA 2411. HUYẾT DỤ 2612. HUYẾT GIÁC 2813. HUYẾT KIỆT 3014. ÍCH MẪU 3215. KÊ HUYẾT ĐẰNG 3416. MÃ ĐỀ 3617. MÀO GÀ TRẮNG 3818. MẦN TƯỚI 4019. NGẢI CỨU 4220. NGHỆ 4421. NGHỆ ĐEN 4622. NGHỂ RĂM 4823. NGƯU TẤT 5024. NHỰA CÂY SƠN 5225. Ô RÔ CẠN 5426. QUẾ 5627. SƠN TỪ CÔ 5828. TAM LĂNG 6029. TAM THẤT 6230. THIÊN NIÊN KIỆN 6431. VANG 6632. XUYÊN KHUNG 68

Page 4: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

6 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 7

BẠCH CHỈAngelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook.F.; họ Hoa tán - Apiaceae

01

Vị cay, tính ấm (ôn) chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, mụn nhọt đang mưng mủ, viêm tuyến vú, đau răng phong thấp, nhức xương, khí hư bạch đới, chảy máu cam.

Đặc điểm thực vậtCây thảo cao 1 - 1,5 m, đường kính thân 2 - 3cm; tuổi thọ 1 - 2 năm; thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh; lá to có cuống; hoa nhỏ màu trắng.Ra hoa: Tháng 5 - tháng 6.Mùa quả: Tháng 7 - tháng 8. Sau thời kỳ ra hoa, tạo quả cây sẽ vàng úa và lụi dần.

Hạt giống Bạch chỉ: phải được lấy từ cây 2 tuổi ở Sapa, Tam Đảo hoặc vùng có khí hậu tương tự.Xử lý hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm 40 - 50oC (2 sôi, 3 lạnh), sau 12 giờ vớt ra trộn thật đều với cát khô, rồi ủ hạt trong một chiếc khăn ấm và tưới đẫm nước. Để bọc hạt ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và tưới nước hàng ngày. Gieo hạt: khoảng 10 - 15 ngày sau, khi hạt đã bắt đầu nứt nanh thì bỏ ra trộn với tro khô rồi đem ra vườn gieo theo từng hốc cách nhau khoảng 25cm, sau đó phủ kín bằng rơm hoặc rạ. Đến khi cây đã mọc 2 lá mầm khá nhiều thì bỏ rạ.Trồng cây: Khi cây đã ra khoảng 3 - 4 lá thật, chiều cao cây độ 10cm thì có thể bứng trồng.Mật độ trồng: trồng so le các cây cách nhau 20cm, để sau này cây khép tán kín luống.Chăm sóc: bón phân cho cây bằng phân đạm pha loãng với nước khi cây mọc được 2 lá. Bón thúc cho cây khi cây được 25 ngày, cần làm cỏ, tỉa bớt cành cho cây cao được khoảng 30cm.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLàm đất: Đất được xới tơi; lên luống cao 30 - 35cm, rộng 1,0 - 1,1m, rãnh 30cm. Sau khi chia luống, rải đều phân chuồng đã ủ hoai lên mặt luống rồi vét đất 2 bên rãnh lấp phân sâu 5 - 7cm, san bằng mặt luống.

Các loại bệnh và cách phòng tránhDùng thuốc phòng bệnh cho cây để loại bỏ những loại sâu xám Tháo nước cho cây khi trời mưa quá nhiều, đề phòng ngập úng.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch hạt giống: vào tháng 7 hạt chín, hái từng chùm vào buổi sáng, đem phơi 3-4 ngày, cần tránh để hạt bị ướt do mưa, hạt sẽ không nảy mầm.Thu hoạch củ: vào đầu mùa thu, một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to và chắc, là có thể thu hoạch được; tránh làm xây xát vỏ và gẫy rễ; không lấy rễ ở cây đã ra hoa, kết hạt.Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

Chú ýTinh dầu tiết ra từ rễ cây dễ làm bỏng da tay nên cần đeo găng tay cao su khi rửa.

Bộ phận dùng làm thuốcRễ củ

Thời vụThời gian gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

Điều kiện sinh trưởngLà loại cây ưa sáng và ẩm, nhưng không chịu úng; thích hợp trồng ở những vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, có độ ẩm cao.Nhiệt độ: thích hợp từ 16-25oC, trung bình từ 18-20oC.Đất trồng: phải là đất khá màu mỡ, sâu như đất phù sa ven sông; đất nhiều mùn, thoát nước tốt, có độ pH 6,5 - 7.

Page 5: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

8 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 9

CÂU ĐẰNG/ VUỐT LÁ MỎUncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks; họ Cà phê - Rubiaceae.

02

Vị ngọt, tính hàn; chữa trẻ em bị động kinh, co giật; chân tay co quắp; chữa tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, trẻ em sốt cao co giật, phát ban.

Đặc điểm thực vậtCây leo có mấu, dài 6 - 10m; lá có phiến xoan thon, mặt trên bóng; hoa tập hợp thành dạng hình cầu ở ngọn nhánh, to 8 - 10mm, 5 lá đài, 5 cánh hoa, màu vàng hay trắng.

Kỹ thuật trồng và chăm sócNhân giống: Câu đằng có thể được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành.Đất trồng: Đất trồng câu đằng không cầu kỳ, chỉ cần thoát nước, đủ ẩm, không bị ngập úng. Làm đất bằng cách đào hố với kích thước 60 x 60 x 60cm. Nên đào hố cạnh cây to, vừa để có bóng, vừa làm chỗ dựa cho cây. Sau khi đào hố xong, bón lót phân chuồng với lượng 2 - 3 kg/ hố. Sau đó lấp lại.Trồng cây: Bón phân sau 7 ngày trồng cây, khi trồng tránh để rễ cây tiếp xúc với phân. Thường xuyên tưới ẩm cho cây trong vòng 1 tuần đầu sau khi trồng. Định kỳ làm cỏ cho cây.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây ít bị sâu, bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch vào tháng 7 - tháng 9, cắt cả dây về, chọn các đốt có 1 hoặc 2 móc câu (loại có 2 móc câu tốt hơn); chặt thành từng đoạn dài khoảng 2cm, phơi nắng hoặc sấy khô. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng làm thuốcĐoạn cành với hai gai móc câu - Ramulus Uncariae cum Uncis; thường gọi là Câu đằng.

Thời vụThời vụ trồng tháng 9 - tháng 10 hay tháng 2 - tháng 3.

Điều kiện sinh trưởngCác loài câu đằng là những cây ưa sáng, thường mọc thích hợp ở kiểu rừng thứ sinh.Độ cao: phân bố từ 200 - 1500m.

Page 6: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

10 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 11

Thu hoạch và bảo quảnThu hái vào cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng thời gian từ tháng 9 - tháng 11, khi hoa nở.Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ râm mát; rồi ngắt lấy hoa, phơi hoặc sấy khô, để nơi khô thoáng.

CÚC HOA/ CÚC HOA VÀNG/ HOÀNG CÚC/ CAM CÚC HOAChrysanthemum indicum L.; họ Cúc - Asteraceae

03

Vị đắng, ngọt, tính bình; chữa nhức đầu, chóng mặt, cao huyết áp, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nước mắt.

Đặc điểm thực vậtCúc hoa dạng thân thảo sống hàng năm, thân đứng cao 60 - 100cm, phân cành nhiều. Lá đơn mọc so le, xẻ thuỳ sâu, mép có răng cưa, không cuống. Cụm hoa hình đầu ở nách lá và đầu cành, đường kính 1 -1,5cm, cuống dài tới 2 - 3cm, lá bắc xếp 3 - 4 hàng. Hoa tự có các hoa vòng ngoài cánh hoa phát triển hình lưỡi xếp 2 vòng có màu vàng sặc sỡ, các hoa vòng trong cánh hoa hình ống, màu vàng. Quả bế có mào lông, phát tán nhờ gió.Mùa hoa quả: từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống vô tính: bằng cách tách chồi.Chọn giống: đánh dấu những cây nhiều cành, hoa to, khỏe mạnh, sạch sâu bệnh trước khi thu hoạch; sau khi thu hoạch cắt bỏ cây mẹ đã chọn, để lại gốc; tưới nước giữ ẩm, làm cỏ, bón thúc bằng phân Kali hoặc tro bếp để kích thích cây mọc chồi; sau 1,5 - 2 tháng, khi cây cao khoảng 10 - 15cm, chọn ngày râm mát đánh cây ra trồng.Đánh cây giống: dùng cuốc đánh cây giống thành từng mô nhỏ, tách bỏ những cây nhỏ và xấu; bổ hốc trên hàng giữa luống trồng với khoảng cách 30 x 30cm; bón phân lót vào hốc; mỗi hốc trồng 1 khóm cúc hoa gồm 15 cây, đặt đứng cụm hay rải đều; vun đất 2 bên rãnh để lấp hốc lại; trồng xong vun đất hai bên rãnh tạo thành luống thoải để dễ thoát nước; tưới đủ nước cho cây chóng bén rễ, hồi xanh.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCúc hoa thường bị một số loại sâu bệnh hại như: sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ trĩ, dế, các bệnh nấm phấn trắng,…Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp như làm cỏ, xới xáo, bắt sâu bệnh. Nếu mật độ sâu bệnh hại cao, cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ phận dùng làm thuốcHoa khô, loại hoa đóa nguyên vẹn, màu tươi sáng, thơm; bỏ cành, cuống và lá.

Thời vụTrồng tốt nhất trong khoảng tháng 5 - tháng 6.

Điều kiện sinh trưởngCúc hoa là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, không chịu được khô hạn.Nhiệt độ: thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 - 25oC.Chọn đất: phù sa ven sông, màu mỡ, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, có độ pH ~ 7.

Page 7: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

12 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 13

CÂY ĐẠI/ ĐẠI HOA TRẮNGPlumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey; họ Trúc đào - Apocynaceae.

04

Vỏ thân và rễ cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt, tả hạ (thông đại tiện). Hoa đại có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa mủ có tác dụng làm mềm những tổ chức rắn như chai chân (nhuyễn kiên).

Đặc điểm thực vậtCây nhỡ, cao 2 - 3m, có khi cao đến 7m; lá to, mọc so le, có chóp nhọn, gân hình lông chim, lá dài 20 - 25cm, rộng 5 - 6cm; cụm hoa mọc ở đầu cành, phân nhánh 2 - 3 lần, nụ hoa xoắn vặn, hoa màu trắng, tâm vàng, cũng có khi trộn với hồng, mùi thơm; tràng 5 cánh, dính vào ống tràng, chỉ nhị rất ngắn; bầu có 2 lá noãn riêng biệt.Quả là hai đại dính nhau, khi chín màu đen nâu; hạt thuôn có cánh mỏng. Toàn cây có nhựa mủ trắng.Mùa hoa quả: tháng 5 - tháng 8.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống chủ yếu: là giâm cành; cắt một đoạn cành nhánh dài khoảng 30cm; dùng chậu có lỗ ở đáy, nên cho thêm ít đá hoặc gạch nhỏ dưới đáy chậu, nhằm tránh tình trạng đất trồng bịt kín lỗ hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ, khiến cây không thoát được nước; khi cành giâm đã phát triển nhiều rễ, tạo thành cây con, có thể mang đi trồng ra ngoài đất.Làm đất: để cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu, có thể trộn đất theo công thức sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Đối với đất phèn thì nên bổ sung thêm ít vôi, phân lân để cân bằng độ pH và bổ sung dinh dưỡng cho cây. Trồng cây: đào sẵn một hố đủ rộng để đặt cây; nhẹ nhàng gỡ toàn bộ cây ra khỏi chậu; đặt cây vào hố (tránh làm đứt rễ) rồi lấp đất lại; sau đó tưới nước đủ ẩm.Chăm sóc: duy trì độ ẩm vừa phải cho cây, chỉ nên tưới khi đất thật sự khô; khi trời mưa nhiều ngày kéo dài, ngưng hẳn tưới cây. Tỉa cành nhánh: tỉa định kỳ để tán cây trông đẹp hơn, tạo nhiều chồi non và kết hoa nhiều hơn.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây đại hoa trắng rất ít sâu bệnh hại, thường gặp là rầy và sâu. Nếu cây có sâu thì tốt nhất nên bắt hết sâu để tránh việc sâu ăn hết đọt non hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái hoa vào khoảng tháng 5 - tháng 11, đem phơi hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40 - 50oC cho đến khô.Vỏ lấy ở những cây già, tách từng mảnh nhỏ, đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.Lá và nhựa cây có thể thu hái quanh năm.

Bộ phận dùng làm thuốcVỏ, hoa, lá và nhựa cây đều có thể dùng làm thuốc.Thời vụ

Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thường trồng vào mùa xuân khi thời tiết ấm và ẩm.

Điều kiện sinh trưởngCây đại hoa trắng là loại cây ưa sáng, chịu được hạn nhưng sẽ chết khi bị úng lâu ngày. Để cây có thể sinh trưởng và phát triển cách tốt nhất, cần chọn nơi trồng có nhiều nắng và ánh sáng tự nhiên, thoáng khí.Đại là loại cây không kén đất nên dù là đất cát, đất thịt hay đất thịt nhẹ cây đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt, miễn là đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Page 8: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

14 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 15

CỎ MẬT GẤU/ ĐẰNG NHA SỌCIsodon lophanthoides; họ Hoa môi - Lamiaceae

05

Vị đắng, tính mát chữa tụ máu do chấn thương, vàng da, viêm đường mật

Đặc điểm thực vậtLà loại cây thảo (cỏ) sống lâu năm, thân biến thiên, dày thì mọc đứng, thưa thì mọc bò, cao 15 - 100cm; phân ít hoặc nhiều nhánh tùy theo địa hình.Ra hoa: Tháng 8 - tháng 11.

tốt, không sâu bệnh, có chu vi khoảng 4 - 6cm, được cắt từ những cây trên 1 tuổi; chọn buổi sáng sớm, thời tiết râm mát, cắt cành hom có độ dài từ 7 - 10cm với 2 - 4 lá.Làm đất: trộn đất với phân chuồng hoai mục, hoặc vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ,… để làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho đất trồng; bón lót đất trồng với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước khi trồng để diệt trừ hết mầm bệnh trong đất.Thời vụ nhân giống: Giâm vào mùa thu hoặc mùa xuân.Giâm cành: ngay sau khi cắt cành từ cây; nếu muốn đảm bảo chắc chắn sự phát triển của hom, nên nhúng đầu hom vào dung dịch kích thích mọc rễ trước khi đem giâm cành; tưới nước cho cây đủ độ ẩm cần thiết.Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ. Bón thúc: sau khi trồng 15 ngày có thể bón thúc lần đầu bằng đạm loãng với lượng 10g đạm/ 10 lít nước sạch tưới cho cây; sau đó cứ khoảng 20 ngày lại bón thúc đợt tiếp theo cho cây phát triển khỏe mạnh.Chăm sóc: chú ý thường xuyên tưới nước duy trì độ ẩm cho cây vào mùa khô; tháo nước cho cây vào mùa mưa, tránh ngập úng; định kỳ làm cỏ vun xới cho cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: bằng hom hoặc từ hạt.Chọn giống: cành hom phải là những cành mật gấu khỏe mạnh, tươi

Các loại bệnh và cách phòng tránhĐề phòng bệnh lở cổ rễ, tránh để cây bị úng nước vào mùa mưa.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái toàn cây quanh năm (đợt đầu tiên là sau khi trồng khoảng 1 - 2 tháng).Rửa sạch cây, chặt khúc, dùng tươi hoặc phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcToàn cây.

Thời vụThời vụ trồng tháng 2 - tháng 3

Điều kiện sinh trưởngGiống cây ưa ẩm, thích hợp trồng ở những vùng đất ẩm thấp nhưng không bị úng nước.Cây sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng ở những vùng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng; vườn cây luôn thông thoáng, đủ ánh sáng.

Page 9: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

16 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 17

ĐẠI HOÀNGRheum palmatum L., họ Rau răm - Polygonuceae

06

Vị đắng, tính hàn chữa táo bón, đau bụng, bí đại tiện; chữa bị thương ứ máu, sưng tấy; vàng da do viêm gan, tắc mật; chữa hắc lào.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống lâu năm; rễ và thân cây to; thân cao tới 2 m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn; lá ở dưới to, lá ở phía trên thân nhỏ hơn; cụm hoa chùm dài màu tím. Ra hoa: Tháng 8 - tháng 11.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp trồng: cây ra hoa nhưng kết hạt kém, vì vậy được nhân giống bằng cách tách mầm. Khi thu hoạch hàng năm, tách lấy mầm con để làm giống. Làm đất: tơi, nhỏ; lên luống cao 25 - 30cm, rộng 90cm.Bón lót: dùng 1,5 - 2kg phân chuồng mục trộn với 0,3 - 0,4kg supe lân và tro thảo mộc trên 1m2 đất trồng ; bón lót theo hốc, với khoảng cách 45 x 45cm hoặc 50 x 45cm. Chú ý: cần để đầu mầm chồi lên khỏi mặt đất, nén chặt và hàng ngày tưới đủ ẩm. Nếu trời còn lạnh quá, cần phủ mặt luống bằng rơm, rạ, hay cỏ khô.Chăm sóc: thường xuyên làm cỏ, xới xáo; bón thúc bằng nước phân chuồng hoặc nước giải pha loãng 2 - 3 lần mỗi năm; nếu cây quá tốt, có thể bón thêm kali hay tro bếp, tỉa bớt lá.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây sống khỏe, ít bị sâu bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch rễ của cây được ít nhất 3 tuổi; đào cả cây vào khoảng tháng 8 đến tháng 10; cắt bỏ thân, chồi, rễ con; lấy củ, rửa sạch, phơi khô; lưu giữ 1 năm rồi mới đem dùng.

Bộ phận dùng làm thuốcRễ và thân rễ.

Thời vụKhoảng tháng 2 - tháng 3 ở miền núi hoặc tháng 8 - tháng 9 ở vùng trung du và đồng bằng.

Điều kiện sinh trưởngCây thích nghi với vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao (khoảng 1300m trở lên), quanh năm ẩm mát; không chịu được ngập úng, dù chỉ 1 - 2 ngày.Đại Hoàng thường được trồng ở những vùng mát, có độ cao từ l000m trở lên như Sa Pa, Tam Đảo, Hà Giang, Đà Lạt, Hoà Bình. Ở các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, cây trồng thử không mang lại hiệu quả cao.Đất trồng: có tầng canh tác dày, nhẹ, thoát nước tốt.

Page 10: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

18 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 19

ĐAN SÂMSalvia miltiorrhiza Bunge; họ Hoa Môi - Lamiaceae

07

Vị đắng, tính hơi hàn; chữa khí huyết tích tụ, ung nhọt sưng đau, kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng; chữa đau nhức xương khớp, phong tê thấp; còn dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em.

Đặc điểm thực vậtCây thảo lâu năm, cao chừng 40 - 80cm; rễ nhỏ màu nâu đỏ; lá kép mọc đối; hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 - 15cm, màu đỏ tím nhạt.Mùa hoa quả: Tháng 5 - tháng 9.

Cây giống xuất trồng: là cây con được giâm ươm từ khoảng 50 đến 60 ngày, cao từ 10 - 15cm, có khoảng 6 - 10 lá thật.Làm đất: cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, rắc vôi bột để cải thiện độ pH, nên chuẩn bị đất trước khi trồng từ 20 - 30 ngày.Lên luống: cao 30 - 35cm, mặt luống rộng 70 - 80cm, mỗi luống cách nhau 30cm.Đào hố trồng: chia 2 hàng trên 1 luống, mỗi hàng cách nhau 30cm, cách mép luống 15 - 20cm, cây cách cây 30cm.Trồng cây: bón phân lót xuống, lấp đất mỏng; sau đó đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hố trồng, lấp kín rễ rồi ấn chặt đất; phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.Tưới nước: Trong vòng 25 ngày đầu trồng cây, chú ý duy trì việc tưới nước thường xuyên, 2 - 3 ngày/ lần. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối cây giống. Sau đó giảm dần lượng nước tưới, cần duy trì độ ẩm cho diện tích đất xung quanh gốc, đảm bảo thoát nước tốt.Bón phân và làm cỏ: bón phân vi sinh và phân chuồng hoai mục xung quanh gốc, sẽ giúp cây phát triển tốt. Kết hợp bón phân với xới cỏ sẽ giúp bộ rễ thông thoáng và phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: bằng cách hom mầm từ rễ.Chọn rễ giống: mập, có đường kính 1 cm, màu đỏ, không dùng rễ già.Giâm rễ: cắt rễ thành những đoạn ngắn 5 - 7cm, mỗi đoạn có ít nhất 1 mắt.

Các loại bệnh và cách phòng tránhGiai đoạn đầu mới trồng thường bị sâu xám cắn lá mầm, giai đoạn cây phát triển mạnh có sâu khoang, sâu cuốn lá và sâu róm.Trong điều kiện mưa nhiều: Dễ gây bệnh thối gốc, thối rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra.Cần kiểm tra ruộng định kỳ; loại bỏ và chuyển tàn dư cây bệnh ra khỏi ruộng.Trong quá trình chăm sóc nếu thấy biểu hiện của bệnh, bạn có thể dùng các phương pháp thủ công như bắt sâu, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

Thu hoạch và bảo quảnCây ở miền núi, vào mùa đông khi lá úa vàng, tàn lụi, thu hoạch lúc này đảm bảo hàm lượng hoạt chất của cây được tích lũy ở mức cao nhất.Đối với cây trồng ở đồng bằng, thu hoạch vào cuối tháng 6 dương lịch trước khi vào mùa mưa nếu không rễ sẽ bị thối.Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng làm thuốcRễ củ.

Thời vụỞ miền núi từ khoảng tháng 2 - tháng 3; vùng đồng bằng từ khoảng tháng 11 - tháng 12.

Điều kiện sinh trưởngĐan sâm thích hợp với khí hậu mát và ẩm vừa phải, khả năng chống chịu lũ lụt và ngập úng kém.Nhiệt độ: thích hợp từ 15 - 25oC, độ ẩm tối đa 70%, pH của đất trong khoảng 6,0 - 8,7.Đất trồng: tốt nhất là đất thịt pha cát và sét hoặc đất thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp và nhiều màu mỡ, thoát nước tốt.

Page 11: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

20 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 21

Điều kiện sinh trưởngLà cây có nguồn gốc ôn đới, chịu lạnh tốt.Đất trồng: thích hợp và cho năng suất cao nhất ở đất màu mỡ, có độ ẩm 70 - 80% ở ven đồi hoặc khe núi.

ĐÀO NHÂN/ ĐÀOPrunus persica (L.) Batsch. Họ hoa hồng: Rosaceae

08

Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, vào các kinh: Tâm, can, đại tràng, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường. Lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng khư phong, bài thấp, thanh nhiệt, sát trùng. Nhựa đào có vị đắng ngọt, tính bình, có tác dụng làm tan kết tụ giảm đau và lợi tiểu. Hoa đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện.

Đặc điểm thực vậtCây thân gỗ nhỏ lâu năm, cao 3 - 4m; thân nhẵn, phân cành nhiều, chồi có lông mềm; Lá mọc so le, hình mũi mác hẹp, dài 5 - 8cm, rộng 1,2 - 1,5cm, đầu thuôn nhọn, gốc hẹp dần có 2 tuyến nhẵn; hoa hình chuông màu hồng; quả hạch hình cầu.Mùa hoa: tháng 1 - tháng 3. Mùa quả: tháng 6 - tháng 8.

Làm đất: xới tơi đất, đào hố sâu 50cm, rộng 50cm. Trộn đều phân hữu cơ với lớp đất mặt, đưa xuống đáy hố, lấp đất đầy hố trước khi trồng 15 - 30 ngày. Tiến hành diệt mối trước khi trồng (nếu cần). Lượng phân bón: 200gram NPK/10m2.Mật độ trồng: 10m2/cây.Trồng cây: khi thời tiết thuận lợi, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất (không lấp kín vết ghép nếu trồng bằng cành ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô ủ vào gốc để giữ ẩm cho cây, tưới đẫm 10 - 15 lít nước cho mỗi gốc.Khi cây đã bén rễ và hồi xanh (khoảng 1 - 2 tháng sau khi trồng), dùng phân chuồng pha loãng với nước theo tỉ lệ 1/10 tưới cách gốc 50 - 60cm.Bón phân: sau khi thu hoạch quả, đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20cm, bón phân hữu cơ và phân lân vào và lấp đất. Tưới nước: đầy đủ trước khi nở hoa, quả non và nuôi quả.Cắt tỉa: hàng năm sau khi thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: bằng cách ghép mắt hoặc ghép cành, hoặc trồng với rễ trần.

Các loại bệnh và cách phòng tránhĐề phòng các bệnh: ruồi vàng đục quả, sâu đục thân và cành, bệnh chây gôm và bệnh khô cành.Sau khi cây ra quả được 20 - 30 ngày, phun thuốc trừ nấm cho quả, sau đó dùng túi bọc 2 lớp để bọc quả (bên trong là túi xốp trắng, bên ngoài bọc túi nilon mỏng có đục lỗ thoát nước).Thường xuyên bắt sâu, bắt xén tóc, phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu, vệ sinh vườn, cắt tỉa để cây thông thoáng.Ngoài ra cây còn có thể bị một số sâu bệnh như: rệp, nhện đỏ, bệnh phồng lá.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch quả 1 năm sau khi trồng, vào khoảng tháng 6 - tháng 7, khi thịt quả đã ngọt, quả còn rắn, chắc. Ăn quả lấy hạt, đập vỡ vỏ hạt lấy nhân , đem phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng làm thuốcNhân hạt.

Thời vụTrồng cây vào mùa xuân, tháng 2 - tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc non.

Page 12: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

22 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 23

ĐỊA LIỀN/ THIỀN LIỀNKaempferia galanga L., họ Gừng - Zingiberaceae

09

Vị cay, tính ấm; chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong.

Đặc điểm thực vậtCây sống lâu năm; thân rễ hình trứng gồm nhiều củ nhỏ; lá 2 - 3 cái một, mọc xòe trên mặt đất, có bẹ; hoa trắng pha tím, không cuống, mọc ở nách lá; toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nồng.Ra hoa: tháng 6 - tháng 8.Ra hoa: Tháng 8 - tháng 11.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: trồng bằng củ; sau khi thu hoạch, chọn những củ nhỏ, mập để làm giống; làm sạch rễ và đất, để nơi thoáng mát, khô ráo; đến mùa vụ, khi củ đã nhú mầm, tách từng củ mang đi trồng.Làm đất: trước khi trồng 1 tháng phải cày bừa kỹ đất và làm cỏ; đánh luống cao 35cm, rộng 80cm, dài 1,2m; đào rãnh rộng 40cm để dễ thoát nước.Trồng cây: đào trên mặt luống những hốc với khoảng cách 30 x 25cm; bón lót xuống hốc bằng phân chuồng để hoai trộn với tro hoặc phân lân; đặt mầm giống xuống hốc, phủ đất dày 2 - 3cm; phủ lên trên 1 lớp rơm rạ hoặc trấu để giữ ẩm.Làm cỏ: phá váng đợt 1 khi cây trồng được khoảng 1 tháng, đã ra lá thật. Từ khi trồng đến khi thu hoạch, làm cỏ khoảng 4 - 5 lần. Sau mỗi lần làm cỏ, bón thúc phân đạm và kali.

Các loại bệnh và cách phòng tránhTỉ lệ bị sâu bệnh hại của địa liền rất thấp. Khi thấy xuất hiện sâu ăn lá hoặc sâu quấn lá, có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phun để phòng trừ.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch thân rễ vào mùa khô, khoảng tháng 12, khi lá cây tàn lụi.Đào củ về rửa sạch, để ráo nước, thái phiến dày 3 - 4mm, phơi khô trên nắng nhẹ.

Bộ phận dùng làm thuốcThân rễ gọi là Sơn tam nại.

Thời vụĐược trồng vào mùa Đông xuân, thích hợp nhất là tháng 3.

Điều kiện sinh trưởngMọc ở vùng rừng núi và trung du, tập trung tương đối nhiều ở vùng rừng Tây Nguyên.Đất trồng: đất phù sa, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đủ độ ẩm nhưng cần thoát nước tốt.Nhiệt độ: 15 - 35oC.

Page 13: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

24 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 25

Điều kiện sinh trưởngHồng hoa là cây ưa sáng và ưa ẩm, khí hậu ôn đới ấm.Đất trồng: ưa đất cát pha, màu mỡ, cao ráo, thoát nước; có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu xuân - hè ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

HỒNG HOA/ RUMCarthamus tinctorius L., họ Cúc - Asteraceae

10

Vị cay, tính ấm; chữa bế kinh, đau bụng kinh, ứ huyết sau khi đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng; chữa chấn thương ứ huyết sưng đau.

Đặc điểm thực vậtCây sống lâu năm; thân rễ hình trứng gồm nhiều Cây nhỏ sống lâu năm, cao 0,6 - 1m hoặc hơn; thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn; lá mọc so le, gần như không có cuống; cụm hoa ở đầu ngọn thân, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp.Mùa ra hoa: tháng 6 - tháng 8.Mùa quả: tháng 9 - tháng 10.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: bằng hạt.Lấy hạt giống: vào mùa quả chín, chọn những quả to của những cây khỏe, để chín già, mang về phơi khô, tách lấy hạt, tiếp tục phơi khô và bảo quản cẩn thận.Xử lí hạt giống: ngâm hạt vào nước nóng (1 sôi, 2 lạnh) trong 3 - 4 giờ; vớt ra, để ráo rồi gieo vãi hay gieo theo rạch; phủ rơm rạ và tưới nước hàng ngày; hạt nảy mầm sau 15 - 25 ngày.Làm đất: xới tơi, nhỏ đất, cày bừa kỹ, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 - 25cm, mặt luống rộng 70 hoặc 100cm. Bón lót: rải đều phân chuồng ủ hoai lên mặt luống và phủ đất dày 5 - 7cm hoặc trộn với đất theo hốc.Trồng cây con: khi cây có 4 - 5 lá thật, đánh đi trồng vào ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ càng tốt; khoảng cách trồng là 30 x 40cm, trồng so le thành 2 hàng trên luống rộng 70cm hoặc 3 dãy trên luống rộng 100cm. Tưới nước: trồng xong tưới ngay và tưới đều trong vòng 5 - 7 ngày. Chăm sóc: làm cỏ, xới xáo, kết hợp bón thúc đạm và vun gốc, 3 - 4 lần từ khi trồng đến lúc thu hoạch; mỗi lần bón 500g urê cho 100m2.

Các loại bệnh và cách phòng tránhĐề phòng sâu đục thân, rệp đen gây hại và bệnh héo rũ.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái khi hoa đang nở, khi cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, sau khi trồng được 6 - 7 tháng; cứ 2 - 3 ngày thu một lần vào lúc trời nắng ráo.Phơi hoa ở nắng nhẹ hoặc trong bóng râm, thoáng gió cho tới khi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcHoa gọi là Hồng hoa.

Thời vụMùa đông xuân, khí hậu lạnh và ẩm khoảng tháng 12 - tháng 1.

Page 14: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

26 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 27

Điều kiện sinh trưởngCây Huyết dụ ưa khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng, không chịu rét, chịu hạn kém, ưa sáng, nhưng không phải ánh sáng trực xạ.Đất trồng: thích hợp với đất mùn, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, tránh đất kiềm.Ánh sáng: trung bình và cao từ 50 - 90%. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây, nên cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

HUYẾT DỤ/ LONG HUYẾTCordyline fruticosa (L.) A. Cheval.,

11

Vị hơi ngọt, tính bình; chữa chấn thương huyết ứ sưng tấy, thổ huyết, khái huyết, niệu huyết, rong huyết, băng huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, đại tiện ra máu.

Đặc điểm thực vậtCây cao khoảng 1 - 2m; thân mảnh to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng; lá dài 20 - 50cm, màu đỏ tía; hoa màu trắng pha tím, cụm hoa dài 30 - 40cm; quả mọng, hình cầu.Mùa hoa quả: tháng 12 - tháng 1.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: bằng cách giâm cành. Giâm cành: cắt cành 1 năm tuổi; cắm vào nơi râm, ẩm; cành mọc rễ sau khoảng 50 ngày; nếu ở nhiệt độ 25 - 30oC thì sau 30 ngày cành có thể mọc rễ. Tách cây đem trồng khi vào mùa xuân.Bón phân bón hữu cơ: để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu thiếu 2 loại phân bón Mg và K, cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết; vào mùa đông không nên bón phân.Chăm sóc cây: mùa hè nên bỏ cây vào nhà hoặc trong râm, tránh ánh sáng trực xạ, đồng thời thường xuyên tưới nước, chú ý thông thoáng gió. Mùa đông cần giữ cây ở nhiệt độ trên 10oC và giảm lượng nước tưới.Chăm sóc tán cây: cần quan sát kĩ các nhánh lá, loại bỏ ngay các phần lá bị hư để tránh ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.

Các loại bệnh và cách phòng tránhSâu bệnh gây hại: Bọ trĩ, nấm phyllosticta, nhện ve,… thường gây bệnh cho cây, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, hoại tử, thân cây bị đen đúa, thối rữa… Dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại; sau đó cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái hoa vào mùa hè, cắt lá khi trời khô ráo.Phơi khô hoa và lá hoặc sấy nhẹ cho khô, bảo quản nơi thoáng mát.

Bộ phận dùng làm thuốcHoa và lá.

Thời vụTrồng vào khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm.

Nhiệt độ: khoảng 15 - 27oC, chịu đựng được nhiệt độ thấp nhất là 4oC.Chế độ nước: nhu cầu nước trung bình. Thường xuyên giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước. Tránh để cây thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu.

Page 15: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

28 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 29

Điều kiện sinh trưởngHuyết giác là cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc tập trung nhiều ở vùng rừng núi đá vôi ẩm; chịu được khô hạn và thời tiết khắc nghiệt. Ra hoa quả nhiều hằng năm.Nhiệt độ: thích hợp trồng ở 20 - 35oC, mùa

HUYẾT GIÁC/ TRẦM DỨA/ CÂY XÓ NHÀDracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.

12

Vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và can; chữa chấn thương máu tụ, sưng bầm tím; bế kinh; đau nhức xương, đau lưng, mụn nhọt.

Đặc điểm thực vậtCây nhỏ cao 2 - 3m; thân mọc thẳng, ít phân nhánh, có ngấn ngang do vết tích của lá rụng giống cây dứa dại, nhưng lá ko có gai; một số cây già thân hóa gỗ, rỗng giữa màu nâu đỏ; lá mọc khít nhau, hẹp nhọn; hoa màu vàng, dài 8mm; quả mọng, tròn, khi chín màu đỏ, chứa 3 hạt.Mùa hoa quả: tháng 2 - tháng 5.

Kỹ thuật trồng và chăm sócHuyết giác là cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc tập trung nhiều ở vùng rừng núi đá vôi ẩm; chịu được khô hạn và thời tiết khắc nghiệt. Ra hoa quả nhiều hằng năm.Nhiệt độ: thích hợp trồng ở 20 - 35oC, mùa đông cần giữ ấm cho cây nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC.Đất trồng: thích hợp với đất mùn tơi xốp, thoát nước tốt.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây huyết giác ít bị sâu bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quảnVào mùa đông,bóc bỏ vỏ ngoài, lấy thân đỏ, phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcPhần thân hóa gỗ màu đỏ.

Thời vụCó thể trồng quanh năm, tốt nhất trồng vào mùa xuân.

đông cần giữ ấm cho cây nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC.Đất trồng: thích hợp với đất mùn tơi xốp, thoát nước tốt.

Page 16: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

30 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 31

Điều kiện sinh trưởngCây này chưa thấy xuất hiện ở nước ta, hiện nay Trung Quốc còn phải nhập thêm của Indonesia, Việt Nam phải nhập lại của Trung Quốc.

HUYẾT KIỆTCalamus draco Willd; họ Dừa - Palmaceae

13

Vị ngọt, mặn, tính bình; chữa chấn thương tụ huyết, chảy máu cam, vết thương chảy máu, thu miệng lên da non.

Đặc điểm thực vậtLà loại song mây, có thể cao hơn 10m, đường kính từ 2 - 4m. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả (thường hay gọi nhầm là trái) chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa màu đỏ.

Kỹ thuật trồng và chăm sócCây được thu hái trong tự nhiên và ở Việt Nam chưa thấy xuất hiện. Chưa có nghiên cứu về trồng trọt.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái vào mùa đông, chích quả lấy nhựa, phơi âm can đến khô (phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp)

Bộ phận dùng làm thuốcNhựa khô gọi là Huyết kiệt hoặc Kỳ lân kiệt

Page 17: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

32 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 33

Điều kiện sinh trưởngÍch mẫu là cây trồng ưa khí hậu ôn hòa như ở vùng trung du, đồng bằng và vùng núi thấp; ưa sáng, ưa ẩm nhưng không chịu úng.Đất trồng: là đất thịt nhẹ, pha cát, màu mỡ, cao ráo, tơi xốp; đất hơi ẩm và thoát nước tốt.

ÍCH MẪU/ CÂY CHÓI ĐÈNLeonurus heterophyllus Sweet, họ Hoa môi - Lamiaceae

14

Vị đắng, cay, tính hơi hàn; chữa kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tụ nhiều sau sinh; an thai, giảm đau đẻ, làm dễ đẻ; chữa phù thũng, đái ra máu. Sung úy tử (hạt ích mẫu) dùng làm thuốc co tử cung, chữa mắt mờ.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống trong 1 năm, cao khoảng 1m; thân vuông, ít phân nhánh; lá mọc đối, có góc gần như tròn; hoa trắng hồng hoặc tím hồng, xếp thành vòng dày đặc ở nách lá; quả nhỏ có 3 cạnh màu nâu xám.Ra hoa: tháng 3 - tháng 5.Mùa quả: tháng 6 - tháng 7.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLấy giống cây: trước khi thu hoạch, chọn những cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để làm giống.Hạt giống: thu hoạch khi quả chín đều, đem phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, hạt lép phơi lại cho khô rồi đem bảo quản để làm hạt giống.Làm đất: xới tơi đất, làm sạch cỏ; lên luống cao 20 - 25cm, rộng 1,2 - 1,4m để tiện tưới tiêu.Trồng cây: khi cây con ra 4 - 5 đôi lá thật, chiều cao cây khoảng 12 - 18 cm; chọn ngày râm mát, bứng ra trồng vào buổi chiều; sau đó tưới nước ngay. Có thể gieo thẳng hạt, sau đó tỉa cây với mật độ 30 cây/m2 . Cần đảm bảo độ ẩm cho cây thường xuyên, chú ý tưới nước vào mùa khô hạn, nhưng tránh làm cây bị ngập úng.Bón phân: dùng khoảng 1,3kg phân chuồng, 324g Đạm urê, cùng 405g Supe lân và 54g Kali sunfat cho 1m2 đất trồng; rải trên toàn bề mặt luống nếu gieo vãi hạt; hoặc bón theo rạch nếu trồng cây con.Làm cỏ và bón thúc: cần thường xuyên làm cỏ và xới xáo đất, kết hợp bón thúc phân đạm; nhất là khi cây còn nhỏ; tránh để cỏ lấn át cây.

Các loại bệnh và cách phòng tránhÍch mẫu hay bị rệp hại lá ngọn; nhất là vào mùa nắng hạn; dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ.Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, chống ẩm, bón thêm tro thảo mộc để tránh các bệnh lở cổ rễ lúc mới trồng hoặc bệnh héo thân, héo cành khi cây trưởng thành.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch toàn cây: quanh năm vào ngày trời nắng, sau khi cây bắt đầu ra hoa, thành quả.Thu hoạch hạt: khi cây đã gần già úa, quả chín, chặt cây phơi, đập lấy hạt.Rửa sạch cả cây, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao.Hạt giống thì phơi khô, cất giữ nơi thoáng mát.

Bộ phận dùng làm thuốcToàn cây gọi là ích mẫu thảo; lá non và ngọn gọi là ích mẫu nhung; quả, hạt gọi là Sung úy tử.

Thời vụCó 2 mùa vụ trồng ích mẫu: vụ đông xuân từ tháng 10 tháng 11, vụ xuân hè từ tháng 1 tháng 2. Ngoài ra cây có thể tự nảy mầm vào mùa xuân.

Page 18: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

34 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 35

Điều kiện sinh trưởngPhân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi phía bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình... trong hệ rừng kín thường xanh trên núi đất hoặc núi đá vôi.Đất trồng: thích hợp trên đất feralit đỏ hay vàng trên núi, granit, bazan, đất pha cát dọc theo các bờ sông suối. Độ cao phân bổ: thường không vượt quá 1600m.

KÊ HUYẾT ĐẰNG/ HUYẾT ĐẰNG/ HỒNG ĐẰNG/ DÂY MÁUSargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. Et Wils., họ Huyết đằng - Sargentodoxaceae

15

Vị đắng chát, tính hơi ôn; chữa chấn thương huyết ứ sưng tấy, đau bụng do bế kinh, huyết hư, đầu váng.

Đặc điểm thực vậtCác loài đều có những đặc điểm chung về hình thái như dây leo thân gỗ, hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có 2 - 3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa màu đỏ nâu. Thân lá non có lông.Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn, cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm - chùy. Quả đậu dẹt.Ra hoa: tháng 3 - tháng 5.Quả chín: tháng 8 - tháng 10.

Kỹ thuật trồng và chăm sócTái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt. Cây mới được khai thác tự nhiên và chưa có nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch quanh năm. Chặt thân cây ra thành từng đoạn dài, để 3 - 5 ngày, rồi rửa sạch, thái miếng phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcThân cây có tên là Kê huyết đằng.

Page 19: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

36 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 37

Điều kiện sinh trưởngLà loại cây ưa khí hậu ôn hòa, ưa sáng, chịu bóng, thích ứng được khí hậu và đất đai của hầu hết các vùng trong cả nước.Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải, giàu mùn, đất càng tốt thì cây càng to cao và khỏe mạnh.

MÃ ĐỀ/ MÃ ĐỀ THẢO/ XA TIỀN THẢO/ XA TIỀN TỬ/ NHẢ ÉNPlantago asiatica L; họ Mã đề - Plantaginaceae

16

Vị ngọt, tính hàn; chữa phù thũng; chữa ho đàm, tiểu tiện bí, mắt mờ.

Đặc điểm thực vậtCây cỏ sống lâu năm, thân ngắn; lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng; hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính; quả hộp trong có chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.Mùa hoa và quả: tháng 5 - tháng 8.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: trồng bằng hạt; có thể gieo hạt trực tiếp không qua xử lí; sau đó phủ kín rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên; khi cây mọc mầm thì gỡ bỏ rơm cho cây sinh trưởng thuận lợi; khi cây ra được 5 - 6 lá thật, cao 11 - 12cm, cứng cây, khỏe mạnh có thể đánh cây đi trồng.Làm đất: cày đất sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại; lên luống cao 20 - 25cm, rộng 80 - 85cm; rải đều phân bón lót lên mặt luống; sau đó phủ đất lên trước khi trồng.Trồng cây: trước khi bứng trồng cần tưới đủ ẩm, tránh làm đứt rễ; dùng dầm tách đất, sau đó đặt gốc cây và ấn chặt gốc; trồng với khoảng cách 15 x 20cm; cần tưới nước đủ ẩm cho đến khi cây hồi xanh sau khoảng 8 - 10 ngày.Chăm sóc: khoảng 20 ngày sau khi trồng nên xáo phá váng, bón thúc phân tổng hợp NPK. Luôn giữ đồng ruộng sạch cỏ và tưới nước đủ ẩm.

Các loại bệnh và cách phòng tránhDùng thuốc rắc vào buổi chiều tối để phòng sâu xám phá hoại vào thời kỳ cây con.Dùng thuốc để phòng trừ sâu ăn láVào mùa đông xuân có độ ẩm cao, cây thường bị bệnh phấn trắng gây hại, có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị.Không phun thuốc 1 tháng trước khi thu hoạch.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái vào tháng 7 - tháng 8, khi quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hoặc sấy khô, loại bỏ tạp chất; đập rũ quả lấy hạt phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcToàn cây và lá gọi là Xa tiền thảo; hạt mã đề gọi là Xa tiền tử.

Thời vụCó thể gieo trồng cây Mã đề quanh năm. Tuy nhiên thời vụ trồng tốt nhất ở Miền bắc là gieo hạt vào giữa tháng 1 - tháng 2, trồng cây con vào khoảng giữa tháng 3 - tháng 4, thu hoạch vào tháng 6 - tháng 7.Cũng có thể gieo vào vụ tháng 9 - tháng 10, trồng cây con khoảng tháng 11 - tháng 12 và thu hoạch vào tháng 3 - tháng 4 năm sau.

Page 20: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

38 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 39

Điều kiện sinh trưởngLà loại cây ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng.Nhiệt độ thích hợp: để gieo hạt là 20 - 25oC.Đất trồng: hoa mào gà thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn và có độ pH 6 - 6,5.

MÀO GÀ TRẮNG/ THANH LƯƠNG TỬCelosia argentea L.; họ rau dền - Amanthaceae.

17

Vị đắng hơi hàn; chữa phong nhiệt mắt sưng đau, mờ mắt, bệnh về gan và mật.

Đặc điểm thực vậtCây thân thảo sống hàng năm, thân mọc thẳng, nhẵn, cao 0,3 - 1m, có thể cao tối đa 2m; lá mọc so le, hình mác, đầu nhọn, dài 8 - 10cm, rộng 2 - 4cm; Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông mập, màu trắng ở phần dưới, hồng ở phần trên, hoa không có cuống; quả nang mở theo hình hộp, bên trong mang nhiều hạt đen mặt bóng. Mùa hoa quả: Từ tháng 5 đến tháng 10.

Kỹ thuật trồng và chăm sócChuẩn bị đất trồng: xới đất tơi, tưới nước và bón phân cho đất; sau đó gieo hạt lên lớp đất mỏng; rồi dùng rơm hoặc cỏ phủ lên để giữ ẩm và che nắng cho hạt nhanh nảy mầm; hạt sẽ nảy mầm sau 3 - 5 ngày, nên dùng bình phun sương để tưới cho hạt không bị trôi.Chuyển cây ra trồng: sau khi cây cao được 5 - 6cm, thì chuyển cây ra trồng.Chăm sóc: cần tưới đầy đủ cho cây từ 1 - 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát (tùy vào điều kiện thời tiết); bấm ngọn khi cây được 35 ngày tuổi, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to.

Các loại bệnh và cách phòng tránhHoa mào gà thường bị sâu xanh tấn công và bị các loại bệnh như đốm nâu, đốm than, bệnh đốm vân vàng,...Cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật pha loãng để phun phòng trừ bệnh.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch vào tháng 9 - tháng 10, khi hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt, sẩy loại hết tạp chất, phơi khô, dùng dần.

Bộ phận dùng làm thuốcHạt phơi khô của cây mào gà trắng gọi là Thanh lương tử.

Thời vụTrồng bằng hạt vào mùa xuân.

Page 21: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

40 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 41

Điều kiện sinh trưởngCây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, nên thường được trồng xen ở vườn chuối. Cây ra hoa nhiều hàng năm, tái sinh cây chồi mạnh sau khi cắt. Cây rụng lá và phần trên mặt đất có hiện tượng lụi về mùa đông.

MẦN TƯỚI/ HƯƠNG THẢO/ TRẠCH LANEupatorium fortunei Turcz, họ Cúc - Asteraceae

18

Vị đắng, tính hơi ấm; chữa chấn thương ứ huyết; bế kinh, kinh nguyệt không đều, phù thũng, mụn nhọt.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống nhiều năm, cao từ 50 - 70cm; thân có lông tơ; các cành non màu tím, có rãnh dọc; lá mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở đầu, thon hẹp ngắn ở gốc, mép lá có răng đều; cụm hoa màu tím nhạt; quả màu đen, có 5 cạnh.Mùa hoa quả: tháng 9 - tháng 11.

Kỹ thuật trồng và chăm sócMần tưới thường được trồng làm hàng rào quanh vườn, lối đi. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, nhưng chủ yếu trồng bằng cành. Cắt phần có rễ ở gần gốc, dài 10 - 30cm, đặt nghiêng, phần gốc xuống dưới, phần ngọn lên trên, lấp đất sâu 2/3 chiều dài. Nếu giữ ẩm tốt, cành giâm sẽ ra rễ ngay và nảy mầm sau 7 - 10 ngày. Giâm vào mùa xuân hoặc mùa thu đều được. Sau khi trồng 3 - 4 tháng, có thể thu hoạch. Lúc đầu chỉ nên thu hái lá, sau đó cắt cả cành mang lá.Cây không cần chăm sóc nhiều, nhưng cần tưới nước khi khô hạn và giữ cho cây không bị úng nước. Sau mỗi lần thu hoạch, cần bón thúc bằng phân đạm pha loãng.

Các loại bệnh và cách phòng tránhVề mùa mưa, mật độ trồng dầy có thể khiến cây bị bệnh thối nhũn. Cần chú ý tỉa thưa để hạn chế bệnh.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát.

Bộ phận dùng làm thuốcToàn cây gọi là Trạch lam.

Thời vụThường được trồng vào mùa xuân.

Page 22: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

42 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 43

Điều kiện sinh trưởngNgải cứu loại cây ưa sáng, nên cần chọn vị trí trồng có đủ ánh nắng để cây phát triển tốt nhất.Đất trồng: Chọn đất ẩm, mát, nhiều mùn, không bị ngập úng.

NGẢI CỨU/ THUỐC CỨUArtemisia vulgaris L., họ Cúc - Asteraceae

19

Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; chữa chảy máu do băng huyết; chữa khí hư bạch đới; chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, an thai, đau bụng do lạnh; ngải cứu tươi hơ nóng chườm, trị đau bụng, đau khớp, đau đầu.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5 -1m, thân có rãnh dọc; lá so le, xẻ nhiều kiểu, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông; hoa đầu màu lục nhạt.Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành kép, mang nhiều đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt; tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng một cụm hoặc ở những cụm khác nhau; thường hoa cái nhiều hơn; hoa không có mào lông; tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uốn cong ra phía ngoài, 5 nhị .Ra hoa quả: Tháng 10 - tháng 12.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLàm đất: xới tơi, cày nhỏ đất rồi phơi nắng (phơi ải) trước khi trồng ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh; sau đó bón lót phân chuồng hoai và tưới đẫm nước cho đủ độ ẩm. Bổ hốc với khoảng cách 30 x 40cm.Phương pháp nhân giống: có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây con; nhưng đơn giản nhất vẫn là cắm cành.Trồng cây: cắt một đoạn thân ngải cứu khoảng 20 - 30cm và cắm xuống đất; sau 1 tháng là có thể thu hoạch được.Tưới nước: cần đảm bảo lượng nước đầy đủ cho cây phát triển tốt; cân đối lượng nước theo mùa; tưới đẫm vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều.Bón thúc: bằng các loại phân vô cơ định kỳ 15 ngày/ lần.

Các loại bệnh và cách phòng tránhNgải cứu sống khỏe, ít bị sâu bệnh.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái các ngọn cây lá non quanh năm làm ngải nhung; hoặc cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi khô trong râm mát để dùng dần.

Bộ phận dùng làm thuốcLá gọi là Ngải diệp; lá phơi khô tán nhỏ lấy phần lông trắng gọi là Ngải nhung, dùng làm mồi cứu.

Thời vụThời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân.

Page 23: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

44 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 45

Chọn giống: chọn mầm bánh tẻ từ những cây mẹ khỏe mạnh trên 1 tuổi; mầm giống không non quá, cũng không già quá, đường kính trung bình từ 1 - 1,5cm; tách rồi giâm vào cát ẩm để củ chóng nảy mầm.Làm đất: cày bừa thật kĩ, xới tơi đất, làm sạch cỏ trước khi lên luống.Lên luống: cao 25 - 30cm, mặt luống rộng 80 - 90cm, rạch hàng ngang mặt luống cách nhau 25cm, sâu 10 - 15cm; nếu đất đồi dốc, đánh luống ngắn dọc theo sườn dồi để dễ thoát nước, chống xói mòn.Phân bón: Nghệ là cây lấy củ, phàm ăn nên các loại phân chuồng mục đều bón được. Mỗi m2 thường dùng 2kg phân chuồng ủ lẫn với 0,4kg Supe Lân ngay từ đầu, bón lót cùng với 0,2kg Kali Clorua và 0,2 kg Đạm Urê. Rắc phân lên rãnh rồi trộn đều với đất.Trồng mầm: đặt mầm xuống rãnh đã bón lót, phủ một lớp đất dày 2 - 3cm; nếu có điều kiện phủ thêm 1 lớp rơm rạ hoặc tro để giữ ẩm cho giống mới trồng.Chăm sóc: cần lưu ý duy trì độ ẩm vừa phải cho cây, thường xuyên làm sạch cỏ để tránh sâu bệnh phá hại; cần phá váng và xới xáo khi cây còn nhỏ tạo điều kiện cho củ phát triển; sau 4 - 5 tháng, khi rễ cây đã phát triển, chỉ nên làm cỏ bằng tay.

Điều kiện sinh trưởngNghệ ưa khí hậu ôn hòa, lượng mưa trung bình năm 2000 - 2500mm.Nhiệt độ: trung bình thích hợp cho cây phát triển tốt vào khoảng 20 - 25oC.Đất trồng: thích hợp là đất thịt nhẹ pha cát, có độ pH từ 6,5 - 7, cao ráo, thoát nước tốt.

NGHỆ/ NGHỆ VÀNGCurcuma longa L., họ Gừng - Zingiberaceae

20

Vị đắng, cay, mùi thơm hắc; chữa chấn thương ứ huyết, bế kinh, kinh nguyệt không đều; đau liên sườn.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m; thân rễ phát triển thành củ hình khối, có màu vàng cam; lá mọc so le, có bẹ, hình dải rộng; hoa màu vàng xếp thành bông hình trụ ở ngọn thân.Ra hoa: tháng 3 - tháng 5.Mùa quả: tháng 6 - tháng 8.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: nghệ là loài sinh sản vô tính bằng mầm.

Các loại bệnh và cách phòng tránhNghệ là cây trồng có khả năng chống chịu cao nên ít khi bị sâu bệnh hại. Nên đề phòng bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa. Ngoài ra nghệ có thể bị bệnh cháy lá.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12, sau 8 - 9 tháng trồng, khi cây bắt đầu úa vàng, cắt bỏ hết rễ; củ cái rửa để ráo nước; đem phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng làm thuốcThân rễ gọi là Khương hoàng.

Thời vụTừ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4.

Page 24: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

46 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 47

Điều kiện sinh trưởngNghệ ưa khí hậu ôn hòa, lượng mưa trung bình năm 2000 - 2500mm.Nhiệt độ: trung bình thích hợp cho cây phát triển tốt vào khoảng 20 - 25oC.Đất trồng: thích hợp là đất thịt nhẹ pha cát, có độ pH từ 6,5 - 7, cao ráo, thoát nước tốt.

NGHỆ ĐEN/ / NGHỆ TÍM/ NGA TRUẬTAmomum zedoaria (Rose); họ Gừng - Zingiberaceae

21

Vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ôn; chữa ứ huyết có vết thâm tím trên da; đau bụng kinh, bế kinh tích huyết, kinh nguyệt không đều; ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa ra nước chua.

Đặc điểm thực vậtCây thảo cao từ 0,5 - 1,5m; thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tím; lá có đốm đỏ ở gân chính; cụm hoa ở sát mặt đất, hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: nghệ là loài sinh sản vô tính bằng mầm.Chọn giống: chọn củ nghệ không bệnh, không có mùi thối.Làm đất: cày bừa thật kĩ, xới tơi đất, làm sạch cỏ trước khi lên luống.Lên luống: cao 25 - 30cm, rộng 1 - 1,2m , rạch hàng ngang trên mặt luống cách nhau 30 - 35cm, sâu 10 - 15cm.Bón lót: bằng cách dùng phân chuồng ủ hoai, phân lân, đạm urê và kali rắc lên rãnh trồng; rồi trộn lẫn với đất.Trồng mầm: đặt xuống rãnh đã bón lót, phủ một lớp đất dày 2 - 5cm, mỗi mầm củ cách nhau 20 - 25cm.Chăm sóc: cần lưu ý duy trì độ ẩm vừa phải cho cây, thường xuyên làm sạch cỏ để tránh sâu bệnh phá hại; cần phá váng và xới xáo khi cây còn nhỏ tạo điều kiện cho củ phát triển; sau 4 - 5 tháng, khi rễ cây đã phát triển, chỉ nên làm cỏ bằng tay.Bón thúc: bằng phân kali, đồng thời vun gốc cho cây nghệ đen sau 20 - 25 ngày trồng, khi cây được 5 - 6 lá.Tỉa thưa bớt lá để cây có thể cung cấp đủ dưỡng chất nuôi củ.

Các loại bệnh và cách phòng tránhNghệ là cây trồng có khả năng chống chịu cao nên ít khi bị sâu bệnh hại. Nên đề phòng bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch củ từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, khi lá nghệ đã già, không còn mọc lá non nữa; đào thử lên thấy vỏ củ màu vàng sẫm, da bóng; cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy nhỏ lửa đến khô.

Bộ phận dùng làm thuốcThân rễ (củ) gọi là Nga truật.

Thời vụDo điều kiện thời tiết mỗi miền mỗi khác nhau, nên thời gian trồng cây nghệ đen cũng sẽ khác nhau theo từng vùng:Miền Nam: tháng 11 - tháng 12. Miền Bắc: tháng 2 - tháng 4.

Page 25: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

48 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 49

Điều kiện sinh trưởngỞ Việt Nam, nghể răm có ở hầu hết các tỉnh, từ đồng bằng cho đến trung du, miền núi (độ cao dưới 500m).

NGHỂ RĂMPolygonum hydropiper L., họ Rau răm - Polygonaceae

22

Mùi cay, vị nóng; chữa tụ máu do chấn thương, phong thấp đau nhức xương khớp, thủy thũng; phình giãn tĩnh mạch, vết thương chảy máu, xuất huyết dạ dày, trĩ hậu môn; dùng ngoại trị rắn độc cắn, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Đặc điểm thực vậtCây thảo mọc hàng năm, cao 20 - 70cm, có thân phân nhánh, thường nhuốm màu đỏ; lá hình ngọn giáo, cuống lá ngắn; hoa tập hợp thành bông thưa ở ngọn nhánh và ở nách các lá gần ngọn, nhỏ, màu lục hoặc đỏ hồng. Lá bắc hình phễu, có lông ở mép lá; hoa màu đỏ; bao hoa có 4 phiến có điểm tuyến (đôi khi 3 - 5); nhị 6. Quả hình bầu dục, bóng, đôi khi có 3 cạnh, có bao hoa tồn tại.Mùa hoa quả: tháng 9 tháng 12.

Kỹ thuật trồng và chăm sócỞ Việt Nam, nghể răm xem như là loài cỏ dại, ảnh hưởng tới cây trồng. Cây dễ tính và trồng đơn giản.Làm đất: Đất trồng nghể răm cày bừa, nhặt sạch cỏ dại. Đất cần được làm ải trước khi trồng cây con 20 - 30 ngày. Tuy nhiên, sau khi cày ải phải bừa giữ ẩm để đất đủ ẩm trước khi trồng cây con. Đất trồng phải đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Lên luống cao 10 - 15cm, rộng 0,8m (cả rãnh). Cần xẻ rãnh thoát nước giữa các luống.Khoảng cách trồng: 20 x 30cm.Bón phân: bón lót cho cây khoảng 1,5 - 2kg phân chuồng, 200g Supe Lân và 50g Kali cho mỗi m2 đất trồng. Bón thúc bằng 200g Đạm Urê và 100g phân Kali.Chăm sóc: Sau khi trồng phải tưới đủ ẩm cho cây, trong một tuần đầu sau trồng phải thường xuyên tưới đảm bảo độ ẩm cho cây nhanh bén rễ hồi xanh.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây ít bị sâu, bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quảnKhi cây đang ra hoa, thu hái toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.

Bộ phận dùng làm thuốcToàn cây.Thời vụ

Có thể trồng quanh năm, trừ mùa đông quá lạnh.

Cây ưa sáng và đặc biệt ưa ẩm, nên thường mọc trên đất lầy thụt ở ruộng nước, bờ sông, ao suối, kênh rạch... Cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất vào mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều, đẻ nhánh từ gốc và phân cành khỏe.

Page 26: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

50 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 51

Thu hoạch và bảo quảnCó thể thu dược liệu từ 120 - 130 ngày sau khi gieo hạt; thu hạt giống sau 80 - 90 ngày trồng.Khi cây xuất hiện nhiều lá vàng, đào thử thấy củ mập là có thể thu hoạch. Trước tiên cắt bỏ hết thân và lá; đào lấy củ, tránh làm đứt rễ củ; rũ bỏ đất; rửa sạch, phơi ráo nước; cắt bỏ rễ con, phơi trong nắng nhẹ cho khô.

Điều kiện sinh trưởngCây ngưu tất ưa khí hậu ẩm mát, ôn hòa, đầy đủ ánh sáng, cây chịu hạn nhưng không chịu úng (cây sẽ chết nếu bị ngâm nước từ 5 - 10 giờ).Nhiệt độ: thích hợp nhất cho cây phát triển là trong khoảng 18 - 26oC.Đất trồng: thích hợp với đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, tưới tiêu thuận lợi, có độ pH trung bình 5 - 6.

NGƯU TẤTAchyranthes bidentata Blume, họ Rau dền - Amaranthaceae

23

Vị đắng, chua, tính bình; chữa sang chấn tụ huyết, đau nhức xương khớp; bế kinh, thống kinh; hạ cholesterol, gây co bóp tử cung.

Đặc điểm thực vậtCây thảo, cao 60 - 110 cm; rễ củ hình trụ dài; thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt; lá mọc đối, hình trái xoan; cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Ngưu tất là cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn. Mùa hoa quả: tháng 5 - tháng 7.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLàm đất: cày bừa sâu 2 - 3 lần cho đất đủ độ sâu 35cm, đập đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại; lên luống rộng 1,4m; rải đều phân chuồng trộn với kali, urê và tro khô xuống; phủ kín phân bằng đất, sao cho luống đạt độ cao 40cm; san phẳng mặt luống.Xử lý hạt giống: Ngưu tất được trồng bằng cách gieo hạt giống. Trước tiên ngâm hạt với nước ấm 20oC trong 12 giờ; sau đó trộn hạt với cát khô và tro khô để dễ gieo.Gieo hạt: với khoảng cách thưa trên mặt luống; sau đó phủ kín luống bằng rơm rạ (nếu không đủ rơm, có thể chỉ cần đậy kín rạch luống đã gieo hạt); tưới ẩm hằng ngày cho hạt mau nảy mầm. Khi hạt đã nảy mầm, có thể vén bỏ rơm rạ và tưới bằng thùng nước có vòi hoa sen.Tưới phân đạm pha loãng hoặc nước tiểu pha loãng (không dùng nước phân chuồng tươi) khi cây có 4 - 5 đôi lá thật, để cây mau lớn và kín luống.Thường xuyên làm cỏ, xới xáo và phá váng cho luống cây; tỉa bớt cây sao cho khoảng cách cây là 15cm khi cây đã giao tán kín luống.

Các loại bệnh và cách phòng tránhĐề phòng sâu xám cắn đứt ngang thân khi cây còn nhỏ.Dùng phương pháp bắt sâu là chính. Trường hợp bất đắc dĩ mới phải dùng thuốc trừ sâu,

cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về nồng độ và thời gian cách ly (tối thiểu 15 ngày trước khi thu hoạch).Khi cây trưởng thành, phòng bệnh thối cổ rễ. Nếu cây bị bệnh cần nhổ cây, mang đi xa đốt, rắc vôi bột vào chỗ cây bệnh đã bị nhổ để diệt mầm bệnh.

Bộ phận dùng làm thuốcRễ củ gọi là Ngưu tất.

Thời vụGieo trồng tốt nhất từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10.

Page 27: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

52 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 53

Điều kiện sinh trưởngHồng hoa là cây ưa sáng và ưa ẩm, khí hậu ôn đới ấm.Đất trồng: ưa đất cát pha, màu mỡ, cao ráo, thoát nước; có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu xuân - hè ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

NHỰA CÂY SƠN/ CÂY SƠNRhus succedanea (L.) Mold.; họ Đào lộn hột - Anacardiaceae

24

Vị cay, hơi mặn, tính ấm; chữa ứ huyết ngưng kết lâu ngày; chữa sản hậu ác lộ.( chữa bệnh cho phụ nữ sau khi sinh bị ra máu hôi không ngừng)

Đặc điểm thực vậtCây gỗ nhỏ cao 5 - 7m, có khi cao đến 10m, sống lâu năm ở rừng núi. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 7 - 13 lá chét mọc đối, hình bầu dục, phiến mỏng nhẵn, gốc thuôn lệch, đầu thuôn nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới nhạt.Mùa hoa quả: tháng 5 - 8.

Kỹ thuật trồng và chăm sócThu hái hạt giống: từ quả chín vàng, khô vỏ, trên cây sơn già, đã chích nhựa được 2 - 3 năm; phơi hạt trong nắng nhẹ hoặc trong bóng râm đến

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây ít bị sâu bệnh hại. Giai đoạn cây con có thể bị bệnh lở cổ rễ, cần chú ý phòng trừ.

Thu hoạch và bảo quảnChích nhựa từ cây hơn 2 tuổi; vào mùa hè; nên cắt sơn trước khi mặt trời mọc để tránh ánh nắng làm khô nhựa; mùa đông nên cắt sơn lúc trời ấm áp để thu được nhiều nhựa.Dùng dao sắc cứa vỏ hình chữ V, chếch 45o; rồi hứng vỏ chai vào phía dưới.

Bộ phận dùng làm thuốcNhựa cây khô gọi là Can tất, Can tất thán hoặc Can tất chỉ.

Thời vụMùa xuân là vụ trồng chính, vào khoảng từ tháng 2 - tháng 3.Cũng có thể trồng vào khoảng tháng 8 - tháng 9 (ít trồng vào mùa này).

Chú ýTinh dầu tiết ra từ rễ cây dễ làm bỏng da tay nên cần đeo găng tay cao su khi rửa.

khi hạt đạt độ ẩm khoảng 10 - 12% (tránh ánh nắng trực tiếp); bảo quản hạt trong túi nilon, bên ngoài có lớp bao bảo vệ với nhiệt độ kho lạnh khoảng 8 - 14oC; đến mùa xuân thì đem hạt đi gieo (nếu trồng cây vào vụ thu có thể phơi hạt, loại bỏ tạp chất rồi đem gieo ngay).Xử lí hạt giống: giã bỏ vỏ hạt; rồi ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh); hằng ngày tưới nước ấm (40 - 50oC); sau 2 - 3 ngày hạt sẽ nảy mầm.Chăm sóc cây con: cần thường xuyên tưới nước để cây con đủ độ ẩm phát triển. Khi cây con được khoảng 2 tháng tuổi, cao 15 - 20cm có thể tách ra trồng theo luống (ngừng tưới 1 tuần trước khi tách luống).Đào hố: kích thước 40 x 40 x 40cm, bón lót phân chuồng và phân lân vào hố trước khi trồng 15 ngày rồi lấp lại. Các hố cách nhau 3 đến 5 m.Trồng cây: đào 1 hố sâu vừa phải; xé vỏ bầu; đặt bầu cây vào giữa; rồi vun đất xung quanh gốc (lấy tay ấn đất xung quanh gốc cho chặt).Làm cỏ và bón thúc: kết hợp 2 - 3 lần/ năm; dùng phân chuồng hoặc tro bếp bón vào các hố 20 x 20 x 20cm ở giữa khoảng cách 2 cây; rồi lấp đất lại.

Page 28: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

54 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 55

Điều kiện sinh trưởngLà cây ưa sáng, khi còn nhỏ hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng, trên bãi cỏ, nương rẫy cũ ở vùng núi đá vôi. Cây có thể chịu được hạn. Ở Việt Nam, đại kế thuộc loại hiếm, rất ít gặp trong tự nhiên.

Ô RÔ CẠN/ ĐẠI KẾCirsium japonicum DC. (Cnicus japonicus (DC.) Maxim.); họ Cúc - Asteraceae

25

Vị ngọt đắng, tính mát; chữa chấn thương tụ máu, xuất huyết; vàng da, phù thận; dùng ngoài điều trị mụn nhọt độc, ghẻ lở; tiêu sưng tấy, cầm máu.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống lâu năm, có rễ trụ; thân thẳng, cao 50 - 80cm, có rãnh dọc, nhiều lông; lá mọc so le, không cuống, có nhiều lông và có gai; cụm hoa to đường kính 1,5cm màu tím đỏ.Ra hoa: Tháng 5 - tháng 7.Quả chín: Tháng 8 - tháng 10.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLàm đất: Đất trồng ô rô cạn phải được cày bừa làm đất kỹ, đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Đất cần được làm ải trước khi trồng cây con 20 - 30 ngày. Tuy nhiên, sau khi cày ải phải bừa giữ ẩm để đất đủ ẩm trước khi trồng cây con. Đất trồng phải đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Lên luống: cao 10 - 15cm, rộng 0,8m (cả rãnh). Cần xẻ rãnh thoát nước giữa các luống.Khoảng cách trồng: 50 x 60cm.Bón phân: bón lót 1,5 - 2kg phân chuồng, 200g phân Supe Lân, 50g Kali cho mỗi m2. Bón thúc bằng 200 g Đạm Urê và 100g phân Kali.Chăm sóc: Sau khi trồng phải tưới đủ ẩm cho cây, trong một tuần đầu sau trồng phải thường xuyên tưới đảm bảo độ ẩm cho cây nhanh bén rễ hồi xanh.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây ít bị sâu bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch vào mùa hè và mùa thu; rửa sạch rồi phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcToàn cây.

Thời vụGieo hạt vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 hàng năm.

Page 29: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

56 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 57

Xử lý hạt giống: trước khi gieo, ngâm hạt trong nước muối loãng hoặc thuốc tím (1 %) và giữ ở nhiệt độ 40 - 60oC trong 8 giờ.Gieo hạt: hạt gieo cần vùi sâu trong đất khoảng 1,5 - 2cm, với khoảng cách 20 x 20cm và làm giàn che với độ che phủ khoảng 50%.Đất gieo ươm: cần chọn nơi đất xốp pha cát, tránh đất phù sa. Lên luống dài 10m rộng 1m, cao 15 - 20cm, hướng luống Đông Tây để phát huy tác dụng của giàn che. Bón lót 3 - 4kg/ m2 phân chuồng hoai, rải đều trên luống; sau khoảng 7 - 20 ngày thì hạt nảy mầm. Chăm sóc cây con: khi cây con được 4 - 5 tháng tuổi cần bón thúc bằng phân vô cơ; dỡ bỏ dần giàn che khi cây con đạt độ cao từ 25cm. Cây con từ 1 đến 1,5 năm, cao 50 - 70cm, đường kính cổ rễ 4 - 5mm, cây khoẻ chưa ra đọt non có thể chuyển ra trồng.Kích thước hố trồng: 40 x 40 x 40cm, đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng.Tỉa cành: mùa đông hoặc đầu xuân phải tỉa bớt cành thấp để cây mọc cao và đều. Tỉa thưa giai đoạn 7 - 8 tuổi (cự ly 2 x 2m) và 15 - 16 tuổi (cự ly 4 x 4m).Chú ý: tưới nước mùa hanh khô, làm cỏ, chống xói mòn.

Điều kiện sinh trưởngCây thích hợp sinh trưởng trong các vùng đất nhiệt đới ẩm; đất tốt, đủ ẩm quanh năm; đất giàu mùn đạm và chứa các chất dinh dưỡng khác; đất thấm và thoát nước tốt.Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 25oC, có thể sống được trong khoảng nhiệt độ từ 0oC tới 38oC.Lúc nhỏ, khoảng 1 - 2 năm đầu cần có bóng che thích hợp, che phủ 40 - 60% ánh sáng trực tiếp. Khi lớn lên, cây ngày một ưa sáng, từ năm thứ 3 quế hoàn toàn ưa sáng.

QUẾ/ QUẾ ĐƠN/ QUẾ BÌCinnamomum cassia Blume, họ Long não - Lauraceae

26

Vị cay, ngọt, tính nóng chữa chấn thương tụ huyết; bế kinh, thống kinh; ngoại cảm phong hàn; đau bụng, tiêu chảy do lạnh; đau khớp, đau lưng; đau vùng ngực do lạnh hoặc huyết ứ.

Đặc điểm thực vậtCây gỗ lâu năm; cao 5 - 20m; vỏ thân nhẵn; lá mọc so le; hoa màu trắng; quả hình trứng; khi chín màu nâu tím.Ra hoa: Tháng 6 - tháng 8.Quả chín: Tháng 10 - tháng 12.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: trồng từ hạt là phổ biến nhất. Hạt giống cần lấy từ những cây mẹ 15 - 25 năm tuổi, sinh trưởng khoẻ; cần gieo hạt ngay sau khi thu hái.

Các loại bệnh và cách phòng tránhĐề phòng bệnh thối cổ rễ (do nấm Fusarium); sâu thuộc họ sâu đo (Geometridae); bộ cánh vẩy (Lepidoptera).Để phòng trừ bệnh cần xới đất diệt nhộng quanh tán cây quế sâu 3 - 5cm vào tháng 1 và tháng 8 hàng năm; dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi cây bị bệnh tốt nhất nên nhổ, đem đốt.

Thu hoạch và bảo quảnCây trồng 15 năm bắt đầu thu hoạch vào 2 đợt trong năm: đợt 1 vào khoảng tháng 2 - tháng 3; đợt 2 tháng 7 - tháng 8.Cạo bỏ lớp vỏ cây bên ngoài; ngâm nước trong vòng 24 giờ rồi rửa sạch; phơi khô ở nơi râm mát, thoáng gió; bảo quản nơi khô thoáng. Vỏ quế cũng có thể được cất lấy tinh dầu.

Bộ phận dùng làm thuốcVỏ thân, vỏ cành, đầu nhọn cành.

Thời vụThời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu khi có các đợt mưa.

Page 30: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

58 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 59

Điều kiện sinh trưởngLà loài cây ưa sáng, thường leo lên các loài cây ở ven rừng, bờ nương rẫy thuộc vùng núi. Cây ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình năm từ 15 -18oC, về mùa đông có thể xuống thấp đến 0oC thường rụng lá, đến giữa mùa xuân mọc lá non sau đó ra hoa kết quả.

SƠN TỪ CÔ/ THANH NGƯU ĐỞM/ CỬU NGƯU ĐỞM/ KIM CHƯ ĐỞM/ CỦ GIÓTinospora sagittata (Oliv.) Gagnep; họ Tiết dê - Menispermaceae.

27

Vị ngọt, hơi cay, tính bình; chữa tràng nhạc kết hạch, yết hầu sưng đau, ho, mất tiếng, chữa mụn nhọt, nhọt độc.

Đặc điểm thực vậtThuộc loại dây leo, sống lâu năm, thân dài tới 1,5 m, có những đoạn phình to từng đốt hình củ to bằng ngón tay cái, màu vàng nhạt; lá đơn, mọc cách, cuống lá dài 2 - 5cm; hoa đực, hoa cái khác gốc; quả tròn, chín có màu hồng đỏ.Ra hoa: tháng 3 - tháng 5.Mùa quả: tháng 11 - tháng 12.

Kỹ thuật trồng và chăm sócỞ Việt Nam là loài tương đối hiếm. Mới chỉ thu hái tự nhiên và chưa có nghiên cứu về trồng trọt.

Thu hoạch và bảo quảnThu hái quanh năm, đào lấy củ về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống hay giã nát đắp bên ngoài da.

Bộ phận dùng làm thuốcRễ củ gọi là Sơn từ cô.

Thời vụMùa tái sinh trồi mạnh là vào mùa xuân.

Page 31: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

60 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 61

Vị đắng, tính bình; chữa ứ huyết do sang chấn, bế kinh, thống kinh.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6 - 7cm; lá hình dải, dài 45 - 60cm, rộng 5 - 7cm; cụm hoa có lông cao 8 - 10cm, trên cuống dài 20 - 25cm, nhiều lông; quả hình bầu dục dài 2cm.Ra hoa: tháng 4 - tháng 7.

Điều kiện sinh trưởngTam lăng phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.Là loài cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành khóm lớn dọc theo bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh.

TAM LĂNG/ CỒ NỐC MẢNH/ LÒNG THUYỀN/ TIỂU HẮC TAM LĂNGSparganium racemosum Huds = Scirpus yagara Ohwi, họ Tam Lăng - Sparganiaceae.

28Kỹ thuật trồng và chăm sócTam lăng trồng được ở miền núi, trung du và đồng bằng. Hiện nay, ngoài việc trồng để làm thuốc ở các vườn thuốc, cây còn được trồng làm cảnh. Tam lăng nhân giống bằng tách mầm.Đất trồng tam lăng không yêu cầu khắt khe. Cây sống nhiều năm, đẻ nhánh nhanh. Khoảng cách trồng 30 x 30cm.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây ít sâu bệnh, sống khỏe.

Thu hoạch và bảo quảnMùa thu hoạch Tam lăng từ mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài, phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcThân rễ gọi là Tam lăng.

Thời vụCó thể trồng quanh năm, tốt nhất là trồng vào mùa xuân.

Page 32: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

62 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 63

Điều kiện sinh trưởngCây tam thất chỉ sống được ở vùng núi cao, khí hậu quanh năm mát lạnh, không thích hợp phát triển ở vùng nắng nóng.Ánh sáng: không chịu được ánh sáng trực tiếp của mặt trời, cần làm giàn che hoặc trồng dưới tán cây lớn, với độ che tối 70%.Nhiệt độ: thích hợp để sinh trưởng là khoảng 20 - 25oC.

TAM THẤT/ SÂM TAM THẤT/ KIM BẤT HOÁNPanax pseudo - ginseng Wall., Họ nhân sâm: Araliaceae

29

Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; chữa ứ huyết do chấn thương, rong kinh, mắt đỏ sưng đau, thổ huyết, nôn ra máu, băng huyết.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống nhiều năm, thân cao 30 - 50cm; lá khép chân vịt, mọc vòng 3 - 4 lá một; cụm hoa tán đơn ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô; quả mọng hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ.Ra hoa: tháng 5 - tháng 7.Mùa quả: tháng 8 - tháng 10.

Kỹ thuật trồng và chăm sócChọn hạt giống tốt: từ những cây đã 3 - 4 năm tuổi.Ươm hạt giống: ủ hạt trong cát ẩm cho đến khi hạt nứt nanh.Gieo hạt: khi hạt đã nứt nanh, gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn; dùng trấu trộn lẫn với tro phủ lên bề mặt hạt đã gieo trồng; tưới ẩm thường xuyên.Bứng trồng: vào mùa Xuân, sau khi gieo hạt khoảng 4 - 5 tháng, có thể bứng cây ra trồng (bứng cả bầu đất).Làm đất: xới tơi, bừa kỹ đất, làm sạch cỏ; lên luống rộng 1,5m; làm giàn che cho cây trước khi trồng, hoặc trồng dưới tán cây to đã khép kín, đủ ánh sáng dịu 30%.Mật độ trồng: 20 x 20cm, nghĩa là mỗi mét vuông có thể trồng từ 16 - 20 cây.Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, kết hợp bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ; chú ý duy trì độ ẩm cho cây phát triển tốt nhất.

Các loại bệnh và cách phòng tránhKhi cây còn nhỏ thường bị sâu xám cắn ngang thân, nếu diện tích nhỏ có thể bắt bằng tay.Khi cây nhiều lá đề phòng bệnh rỉ sắt (đốm vàng trên lá cây); diệt bệnh bằng cách thuốc bảo vệ thực vật phun vào khi trời khô ráo.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch củ vào vụ mùa thu, sau khi trồng 4 - 5 năm, có khi tới 7 năm.Đào củ; rũ bỏ đất; rửa sạch; cắt bỏ rễ con; phơi nắng cho héo rồi lăn và vò từ 3 - 5 lần; phơi hoặc sấy cho đến khô.Củ tam thất khô, nếu bảo quản tốt có thể giữ được 6 năm.

Bộ phận dùng làm thuốcRễ củ gọi là Tam thất.

Thời vụƯơm hạt vào khoảng tháng 10 - 11, đến khi sang xuân khoảng tháng 2 - 3 năm sau bứng ra trồng.

Page 33: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

64 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 65

Điều kiện sinh trưởngLà loại cây ưa ẩm ướt, phân bố nhiều dọc ven bờ suối; ưa bóng nhưng có khả năng chịu hạn rất tốt.

THIÊN NIÊN KIỆN/ SƠN THỤCHomalomena occulta (Lour.) Schott, họ Ráy - Araceae.

30

Vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; chữa phong hàn thấp gây nhức mỏi các gân cơ, xương khớp hoặc co quắp tê bại.

Đặc điểm thực vậtCây thảo sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, khi bẻ ngang có xơ như kim; lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, rộng 18cm, thùy bên 6 cm, gốc hình tim sâu, toàn bộ lá giống hình tam giác, gân bên mờ ở mặt trên, mỗi bên 7 - 9 cái; cuống lá dài 27 - 50cm, gốc cuống phình và xòe ra chiếm 1/3 cuống tính từ dưới lên; cụm hoa là những bông có mo màu xanh, dài 4 - 5cm, rộng 10 - 15mm; quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch.Ra hoa: tháng 4 - tháng 6.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLàm đất: xới đất tơi xốp, làm sạch cỏ; cuốc hốc rộng 20cm, sâu 20cm; bón lót bằng phân chuồng hoai mục; sau đó phủ 1 lớp đất dày 5cm lên trên.Trồng cây: đem bầu cây giống ra trồng dưới hốc đã đào; phủ kín đất, san bằng; sau đó tưới nước cho đủ độ ẩm.Khoảng cách trồng: cứ 1m2 trồng 4 gốc Thiên niên kiện.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây sinh trưởng khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại

Thu hoạch và bảo quảnCó thể thu hái thân rễ già quanh năm nhưng vào mùa hạ là tốt nhất, rửa sạch, nhặt bỏ các rễ con, chặt thành từng đoạn 10 - 20cm, sấy khô ở nhiệt độ 50oC cho khô đều.

Bộ phận dùng làm thuốcThân rễ gọi là Thiên niên kiện.

Thời vụCây sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm (tháng 4 - tháng 5).

Page 34: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

66 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 67

Điều kiện sinh trưởngVang là loại cây ưa sáng, thích hợp với khí hậu nóng ẩm và những nơi thoát nước tốt, có thể sống được trong điều kiện bán khô hạn.

VANG/ / TÔ MỘCCaesalpinia sappan L., Họ Vang (Caesalpiniaceae)

31

Vị ngọt, mặn, tính bình; chữa chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu ứ huyết, bụng trướng đau, kiết lị; dùng ngoài dạng nước sắc, rửa vết thương; cầm máu hữu hiệu cho phụ nữ khi sinh mất máu quá nhiều.

Đặc điểm thực vậtCây gỗ nhỏ cao 5 - 7m, có thể đạt đến 10m, thân có gai; cành có gai hình nón ngắn; lá rộng, kép 2 lần lông chim như lá phượng; hoa mọc thành chùy rộng ở ngọn, gồm nhiều chùm có lông màu gỉ sắt; quả hóa gỗ, có sừng ở đầu, chứa 3 - 4 hạt dẹt.Ra hoa: tháng 4 - tháng 6.Mùa quả: tháng 7 - tháng 9.

Kỹ thuật trồng và chăm sócPhương pháp nhân giống: bằng hạt. Thu hoạch hạt giống: quả vang được hái vào khoảng tháng 10 - tháng 11, mang đi phơi 3 - 4 nắng rồi bóc lấy hạt; đến mùa xuân mang hạt đi gieo trồng.Gieo hạt: có thể gieo hạt cây Vang vào bầu hoặc gieo thẳng xuống nơi cần trồng; bón lót cho cây bằng phân hữu cơ khi đất quá khô cằn và không đủ dinh dưỡng; lấp đất và tưới nước để duy trì độ ẩm cần thiết; hạt sẽ nảy mầm sau 15 - 20 ngày. Làm đất: Đào hố với kích thước 30 x 30 x 30cm. Nên trồng với khoảng cách 3 - 4m/ cây. Cây sẽ cho quả sau 1 năm gieo trồng.

Các loại bệnh và cách phòng tránhCây ít bị sâu bệnh hại. Chú ý giai đoạn cây con có thể bị lở cổ rễ.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch vào mùa thu - đông, sau 4 - 5 năm trồng cây, chủ yếu lấy lõi gỗ (màu đỏ nâu) chẻ nhỏ, phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốcThân gỗ gọi là Tô mộc.

Thời vụGieo hạt vào mùa xuân, tháng 2 - tháng 3.

Page 35: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

68 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 69

Điều kiện sinh trưởngXuyên khung là loại cây ưa khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nơi có độ cao trên 800m so với mặt nước biển; ưa ẩm với độ ẩm không khí 80 - 90%.Nhiệt độ: trung bình 15 - 20oC, có thể chịu được khung nhiệt từ -2 - 33oC.

XUYÊN KHUNGLigusticum wallichii Franch, họ Hoa tán - Apiaceae

32

Vị cay thơm, tính ấm; chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, ngực bụng đầy trướng, nhức đầu, cảm mạo, phong thấp tê đau.

Đặc điểm thực vậtXuyên khung là loại cây nhỏ sống lâu năm, thân cao trên 1 m, mọc thành khóm thân cành rỗng, có đốt, thường có từ 7 - 9 đốt, đốt nổi thành u và có chồi. Lá mọc so le, hình kép lông chim, có khía sâu, màu lá xanh nhạt, cuống lá có bẹ ôm lấy thân cây. Sau khi trồng 7 - 8 tháng cây ra hoa, hoa nhỏ màu trắng, có nhiều cánh. Quả bế hình trắng, thân củ dùng làm dược liệu hình tròn nhưng không theo một quy cách nhất định nào, có nhiều rễ, khi khô vỏ xù xì.Mùa hoa: tháng 7 - tháng 10.

Kỹ thuật trồng và chăm sócLấy giống: trước khi thu hoạch, chọn những thân cây giống tốt, to khỏe, không sâu bệnh hại; khi hoa đã tàn, lá vàng úa thì thu về; bó thành từng bó nhỏ 25 - 30 thân, dựng trong nhà; bên dưới rải một lớp cỏ khô; phủ kín bằng rơm, đảo rơm mỗi tuần 1 lần; trước khi trồng 1 tháng, cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn có 1 mắt; đem ủ trong cát ẩm có giàn che; đợi khi lên mầm thì mang trồng.Làm đất: cày bừa làm nhỏ đất; chọn đất có độ dốc nhỏ, nếu đất dốc nên tạo thành ruộng bậc thang để tránh rửa trôi dinh dưỡng; đánh luống đường đồng mức, mặt luống rộng 80 - 90cm, cao 20 - 25cm.Trồng mầm: trước khi trồng rải đều phân bón lót lên hàng, đảo đều phân với đất rồi trồng với khoảng cách cây 20 x 20cm. Nếu bổ hốc trồng thì cần bón phân lót vào hốc, đảo đều phân với đất rồi trồng mầm vào, phủ đất dày khoảng 2cm.Chăm sóc: cần tưới ẩm thường xuyên để mầm mọc nhanh và đều; luôn giữ cho ruộng Xuyên Khung sạch cỏ dại để cây phát triển khỏe mạnh.

Các loại bệnh và cách phòng tránhSâu xám có thể hại cây con vào tháng 2 và tháng 3, cần bắt bằng tay vào sáng sớm, hoặc đánh bả cho sâu chết. Rệp hại lá và mầm non có thể dùng Thionova 25WG .Khi nhiệt độ và độ ẩm cao, cây rễ bị bệnh thối củ, cần vệ sinh đồng ruộng, thoát nước kịp thời sau mưa.Bệnh rỉ sắt làm vàng lá, lụi cây, có thể dùng Boocdo 1% để phun hoặc Daconil pha 15 - 20gram/ 10 lít nước.

Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch vào tháng 11, khi cây được 2 tuổi, đã lụi hết lá; đào củ; cắt bỏ rễ và cuống, cành lá; phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô.

Bộ phận dùng làm thuốcThân rễ gọi là Xuyên khung.

Thời vụTháng 1 - tháng 2 (không nên trồng khi trời vẫn còn rét đậm)

Đất trồng: thích hợp với đất màu mỡ, tơi xốp, nhiều mùn, giàu đạm và kali, tầng canh tác dầy, độ pH 6,5 - 7,5, có độ dốc vừa phải không quá 30o.

Page 36: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

70 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 71

STTDược liệu thu hoạch theo tháng

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

1 Bạch chỉ

2 Câu đằng

3 Cúc hoa

4 Cây đại

5 Cỏ mật gấu

6 Đại hoàng

7 Đan sâm

8 Đào nhân

9 Địa liền

10 Hồng hoa

11 Huyết dụ

12 Huyết giác

13 Huyết kiệt

14 Ích mẫu

BẢNG TRA CỨUCÂY DƯỢC LIỆU THEO MÙA VỤ

Trồng Thu hoạch

15 Kê huyết đằng

16 Mã đề

17 Mào gà trắng

18 Mần tưới

19 Ngải cứu

20 Nghệ

21 Nghệ đen

22 Nghể răm

23 Ngưu tất

24 Nhựa cây sơn

25 Ô Rô Cạn

26 Quế

27 Sơn từ cô

28 Tam lăng

29 Tam thất

30 Thiên niên kiện

31 Vang

32 Xuyên khung

Page 37: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

72 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO• Chớ Nên Coi Thường Cây Tô Mộc. (2014, tháng 9 ngày 24). Đa truy

luc tháng 11 ngày 15, 2017, tư 2 Lúa: https://www.2lua.vn/article/cho-nen-coi-thuong-cay-to-moc-20420.html

• Cây Hồng Đằng (Kê Huyết Đằng). (2017). Đa truy luc tháng 11 ngày 4, 2017, tư Dược Liệu Tuệ Linh: http://duoclieutuelinh.vn/cay-hong-dang-ke-huyet-dang.html

• Đại Hoàng. (2017, tháng 5 ngày 19). Đa truy luc tháng 11 ngày 2, 2017, tư Đông Y Gia Truyền Thọ Khang Đường: http://thokhang-duong.vn/vi-thuoc/dai-hoang

• Hồng Hoa. (2017, tháng 8 ngày 3). Đa truy luc tháng 11 ngày 4, 2017, tư Đông Y Gia Truyền Thọ Khang Đường: http://thokhang-duong.vn/vi-thuoc/hong-hoa

• Kỹ thuật trồng và chăm sóc đào. (2017, tháng 6 ngày 9). Đa truy luc tháng 11 ngày 4, 2017, tư Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên: http://tuaf.edu.vn/ttncmnphiabac/bai-viet/ky-thuat-trong-va-cham-soc-dao-15485.html

• Quy trình kỹ thuật trồng cây Đan Sâm. (2017, tháng 6 ngày 5). Đa truy luc tháng 11 ngày 3, 2017, tư Dược Liệu Xuyên Việt: http://duoclieuxuyenviet.com/index.php/news/Tim-doi-tac/Quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-Dan-Sam-152/

• Cách trồng và chăm sóc cây nghệ đen. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 11 ngày 6, 2017, tư Tài Nguyên Thực Vật: http://pgrviet-nam.org.vn/cach-trong-va-cham-soc-cay-nghe-den-172.html

• Cách trồng và chăm sóc Cây Sứ Đại. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 10 ngày 30, 2017, tư Cây Hoa Cảnh: http://cayhoacanh.com/cach-trong-va-cham-soc-cay-su-dai/

• Cán, N. Đ. (không ngày tháng). Trả lời bạn đọc về cây Tam thất. Đa truy luc tháng 11 Ngày 8, 2017, tư Cây Thuốc Quý: http://www.caythuocquy.info.vn/old/modules.php?name=News&opcase=de-tailsnews&mid=777&mcid=256&pid=&menuid=

• Cây Đan Sâm. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 11 ngày 2, 2017, tư Vua Hạt Giống: http://vuahatgiong.com/san-pham/cay-dan-sam/

• Cây Quế - dược liệu quý. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 11 ngày 9, 2017, tư Cây Công Trình: http://www.caycongtrinh.com.vn/cay-cong-trinh/cay-que

• Dương, A. (2016, tháng 12 ngày 6). Kỹ thuật trồng hoa mào gà cực đơn giản cho hoa nở quanh năm. Đa truy luc tháng 11 ngày 5, 2017,

tư Báo Mới: https://www.baomoi.com/ky-thuat-trong-hoa-mao-ga-cuc-don-gian-cho-hoa-no-quanh-nam/c/21011434.epi

• Học Viện Quân Y. (không ngày tháng). Cách Trồng Cây Bạch Chỉ. Đa truy luc tháng 10 ngày 26, 2017, tư Trồng Rau Làm Vườn: http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/cach-trong-cay-bach-chi/

• Kỹ Thuật Trồng Thiên Niên Kiện. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 11 ngày 9, 2017, tư Cây Sưa: http://www.caysua.com/ky-thu-at-trong-thien-nien-kien/

• Lợi, Đ. T. (2004). Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: NXB Y Học.

• Ngọc, L. (2017, tháng 6 ngày 14). Kỹ thuật trồng và chăm bón cây mật gấu tại nhà. Đa truy luc tháng 10 ngày 29, 2017, tư Khoa học Phát triển: http://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/ky-thuat-trong-va-cham-bon-cay-mat-gau-tai-nha/20170614021935344p1c784.htm

• Quảng, N. T. (2015, tháng 9 ngày 26). Cây mần tưới -Eupatorium fortunei Turcz. Đa truy luc tháng 11 ngày 5, 2017, tư Tự Khám, Chữa Bệnh: http://yhocthuongthuc-nguyentienquang.blogspot.com/2015/09/cay-man-tuoi-eupatorium-fortunei-turcz.html

• Quy Trình Kỹ Thuật Nhân Giống Bạch Chỉ. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 10 ngày 26, 2017, tư Apipharma: http://apipharma.vn/quy-trinh-ky-thuat-nhan-giong-bach-chi-373/

• Thanh, N. (2013, tháng 3 ngày 11). Cây sơn ta. Đa truy luc tháng 11 ngày 7, 2017, tư Trang Tin Xúc Tiến Thương Mại: http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-VN/76/tapchi/130/136/5446/Default.aspx

• Trồng Rau Ngải Cứu Tại Nhà. (không ngày tháng). Đa truy luc tháng 11 ngày 5, 2017, tư Nông Nghiệp Phố: http://nongnghieppho.vn/huong-dan-trong-rau-ngai-cuu-tai-nha/

• Viện Dược Liệu. (2004). Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

• Viện Dược Liệu. (2005). Kỹ thuật trồng và Sử dụng cây thuốc ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.

• Hội Đông Y. (2014). Những Cây Thuốc Vị Thuốc Có Tác Dụng Thay Thế Mật Gấu. Nhà Xuất Bản Y Học.

Page 38: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác

74 Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu

TỔ CHỨC ĐỘNG VẬT CHÂU ÁTổ chức Động vật Châu Á là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và vận hành Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Sứ mệnh quan trọng nhất của Tổ chức là cứu hộ gấu, chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp, và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên.

Tổ chức Động vật Châu Á đã bắt đầu cứu hộ gấu tại Việt Nam từ năm 2006, và từ đó tới nay, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, 193 cá thể gấu đã được cứu hộ, chăm sóc và phục hồi bản năng trong các khu nuôi gấu bán tự nhiên của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Về phương diện thúc đẩy thực thi pháp luật, Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với các cơ quan chức năng, với ngành Kiểm lâm để cứu hộ gấu, tuyên truyền pháp luật bảo vệ loài gấu. Về phương diện tìm kiếm giải pháp giảm nhu cầu mật gấu, Tổ chức phối hợp cùng các thầy thuốc đông y của Trung Ương hội Đông Y Việt Nam giới thiệu và phổ biến các cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu. Về phương diện giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ gấu, Tổ chức thường xuyên có các chương trình tuyên truyền tới các trường học để giúp học sinh hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ loài gấu và các loài động vật. Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam của Tổ chức cũng chào đón học sinh và các khách tham quan tìm hiểu về thực trạng cuả loài gấu cũng như công tác cứu hộ gấu.

Trong những năm gần đây, Tổ chức Động vật Châu Á và Hội Đông y Việt Nam hợp tác triển khai rất nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng mật gấu trong Đông y thông qua các hoạt động cụ thể như: nghiên cứu, xuất bản, và phát hành miễn phí cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu”; phối hợp tuyên truyền giới thiệu, phổ biến cây thuốc, vị thuốc Đông y có tác dụng tương đồng với mật gấu. Tổ chức Động vật Châu Á đã và đang hợp tác với chính quyền địa phương, các Hội Đông Y và các trường học tại nhiều tỉnh thành tuyên truyền bảo vệ gấu thông qua các cuộc thi tại trường học, xây dựng các mô hình trồng cây thuốc thay thế mật gấu và khám sức khỏe tặng thuốc đông y thay mật gấu miễn phí cho cộng đồng.

Page 39: Hướng dẫn Kỹ thuật trồng & chăm sóc Những cây thuốc có tác