hÀm lƯỢng ĐỘc tỐ gÂy liỆt cƠ psp (paralytic shellfi sh ...ntu.edu.vn/portals/66/tap...

7
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 3 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) TRONG CÁC LOÀI HAI MẢNH VỎ Ở NHA TRANG PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) CONTENTS IN BIVALVES IN NHA TRANG Nguyễn Thuần Anh 1 Ngày nhận bài: 14/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với độc tố gây liệt cơ PSP (paralytic shellfish poisoning) do tiêu thụ các loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố gây liệt cơ PSP trong các loài hai mảnh vỏ thu từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2009 ở thành phố Nha Trang được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Hàm lượng PSP trung bình trong mẫu sò (Anadara granosa), nghêu (Meretrix meretrix) và hàu (Crassostrea belcheri) lần lượt là 0,022; 4,549 và 0,019 µg/100g, trong khi PSP không phát hiện thấy trong mẫu vẹm xanh (Perna viridis) và điệp (Comptopallium radula). Các giá trị này đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép được qui định bởi Việt nam và quốc tế. Từ khóa: Độc tố gây liệt cơ, Nhuyễn thể, PSP ABSTRACT The aim of this study was to provide valuable information for exposure evaluation and risk assessment of Nha Trang population to paralytic shellfish poisoning (PSP) due to bivalves consumption. The PSP (paralytic shellfish poisoning) contents in some bivalves sampled from August to December 2009 in Nha Trang city have determined by the High Performance Liquid Chromatography (HPLC). The mean PSP contents in cockle (Anadara granosa), clam (Meretrix meretrix), tropical oyster (Crassostrea belcher) are 0,022; 4,549 and 0,019 µg/100g, respectively, while PSP was not detected in green musel (Perna viridis) and scalop (Comptopallium radula). These results are lower than the maximum limit permitted fixed by the Vietnamese and international regulations. Keywords: Paralytic Shellfish Poisoning, Shellfish, PSP 1 TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng tích lũy PSP (Paralytic Shellfish Poisoning), một loại độc tố tảo nguy hiểm và được coi là vấn đề của toàn cầu (Martínez & Lawrence, 2003) với 2000 ca ngộ độc được thống kê trên toàn thế giới mỗi năm (Van Dolah, 2000; Chateau-Degat, 2003; Yan và cộng sự, 2003) và tỷ lệ tử vong từ 8 đến 10% (Sierra-Beltran và cộng sự, 1998). Nhóm độc tố PSP gồm khoảng 30 độc tố, trong đó độc nhất là saxitoxin (STX). Các độc tố PSP được sinh ra chủ yếu trong giai đoạn nở hoa của tảo Alexandrium spp. Vì PSP có tính tích lũy nên chúng có thể gây độc cho người ngay cả khi không có hiện tượng nở hoa của tảo (Van Egmond và cộng sự, 2004). Dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm độc xuất hiện sau khoảng 5 đến 30 phút sau khi ăn nhuyễn thể bị nhiễm với các triệu chứng: cảm giác kim châm hoặc tê nhẹ đến liệt cơ hô hấp hoàn toàn. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp, xảy ra trong vòng từ 2 đến 12 giờ sau khi ăn các loài hai mảnh vỏ có hàm lượng PSP cao. Nhóm nhuyễn thể có chứa PSP gồm chủ yếu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, nhóm này gồm vẹm, nghêu, hàu, điệp và sò (Dao, 2004; Van Egmond và cộng sự, 2004; Dao, 2003; Do và cộng sự, 2002; Dao, 2001). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hàm lượng PSP trong các loài hai mảnh

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 3

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh Poisoning) TRONG CÁC LOÀI HAI MẢNH VỎ Ở NHA TRANG

PSP (Paralytic Shellfi sh Poisoning) CONTENTS IN BIVALVES IN NHA TRANG

Nguyễn Thuần Anh1

Ngày nhận bài: 14/01 /2012; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012

TÓM TẮTMục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá

nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với độc tố gây liệt cơ PSP (paralytic shellfi sh poisoning) do tiêu thụ các loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố gây liệt cơ PSP trong các loài hai mảnh vỏ thu từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2009 ở thành phố Nha Trang được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Hàm lượng PSP trung bình trong mẫu sò (Anadara granosa), nghêu (Meretrix meretrix) và hàu (Crassostrea belcheri) lần lượt là 0,022; 4,549 và 0,019 µg/100g, trong khi PSP không phát hiện thấy trong mẫu vẹm xanh (Perna viridis) và điệp (Comptopallium radula). Các giá trị này đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép được qui định bởi Việt nam và quốc tế.

Từ khóa: Độc tố gây liệt cơ, Nhuyễn thể, PSP

ABSTRACTThe aim of this study was to provide valuable information for exposure evaluation and risk assessment of Nha Trang

population to paralytic shellfi sh poisoning (PSP) due to bivalves consumption. The PSP (paralytic shellfi sh poisoning) contents in some bivalves sampled from August to December 2009 in Nha Trang city have determined by the High Performance Liquid Chromatography (HPLC). The mean PSP contents in cockle (Anadara granosa), clam (Meretrix meretrix), tropical oyster (Crassostrea belcher) are 0,022; 4,549 and 0,019 µg/100g, respectively, while PSP was not detected in green musel (Perna viridis) and scalop (Comptopallium radula). These results are lower than the maximum limit permitted fi xed by the Vietnamese and international regulations.

Keywords: Paralytic Shellfi sh Poisoning, Shellfi sh, PSP

1 TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀNhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng tích lũy

PSP (Paralytic Shellfi sh Poisoning), một loại độc tố tảo nguy hiểm và được coi là vấn đề của toàn cầu (Martínez & Lawrence, 2003) với 2000 ca ngộ độc được thống kê trên toàn thế giới mỗi năm (Van Dolah, 2000; Chateau-Degat, 2003; Yan và cộng sự, 2003) và tỷ lệ tử vong từ 8 đến 10% (Sierra-Beltran và cộng sự, 1998). Nhóm độc tố PSP gồm khoảng 30 độc tố, trong đó độc nhất là saxitoxin (STX). Các độc tố PSP được sinh ra chủ yếu trong giai đoạn nở hoa của tảo Alexandrium spp. Vì PSP có tính tích lũy nên chúng có thể gây độc cho người ngay cả khi không có hiện tượng nở hoa của tảo (Van Egmond

và cộng sự, 2004). Dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm độc xuất hiện sau khoảng 5 đến 30 phút sau khi ăn nhuyễn thể bị nhiễm với các triệu chứng: cảm giác kim châm hoặc tê nhẹ đến liệt cơ hô hấp hoàn toàn. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp, xảy ra trong vòng từ 2 đến 12 giờ sau khi ăn các loài hai mảnh vỏ có hàm lượng PSP cao. Nhóm nhuyễn thể có chứa PSP gồm chủ yếu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, nhóm này gồm vẹm,nghêu, hàu, điệp và sò (Dao, 2004; Van Egmond và cộng sự, 2004; Dao, 2003; Do và cộng sự, 2002;Dao, 2001).

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hàm lượng PSP trong các loài hai mảnh

Page 2: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

4 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

vỏ ở thành phố Nha Trang - một thành phố đại diện cho khu vực ven biển có mức tiêu thụ nhuyễn thể cao (Nguyễn và cộng sự, 2009) - để cung cấp các thông tin có giá trị cho việc đánh giá nguy cơ của người tiêu dùng đối với PSP do tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng và địa điểm thu mẫuNăm loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (vẹm xanh

(Perna viridis), điệp (Comptopallium radula), hàu (Crassostrea belcheri), sò (Anadara granosa) và nghêu (Meretrix meretrix)) được thu ở các địa điểm mua bán nhuyễn thể phổ biến: Nhà hàng Biển Ngọc, chợ Tạm và chợ Xóm mới của thành phố Nha Trang (tổng số là 25 mẫu) từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2009 (đại diện cho các tháng trong hai mùa mưa và mùa khô). Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp xác suất và tuân thủ nguyên tắc lấy mẫu ở nơi mua bán theo qui định 2002/63/EC và 333/2007/EC (WHO, 1985; EC, 2002; EC, 2007).

Mẫu đồng nhất (600g) để xác định PSP được tập hợp từ 6 mẫu thành phần (100g) bao gồm các phần ăn được (gồm cả nội tạng) (EFSA, 2009b) của một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở cùng một tháng (một thời điểm) từ 6 nơi bán và được đồng hóa.

Sáu mẫu thành phần ở 6 nơi bán có nguồn gốc và được phân bố như sau: 1, 2 và 3 mẫu thành phần được lần lượt lấy ở Nhà hàng Biển Ngọc, chợ Tạm và chợ Xóm mới của thành phố Nha Trang (Nguyễn và cộng sự, 2009).

2. Phương pháp xử lý mẫuTrước khi phân tích, các mẫu được chiết theo

phương pháp AOAC (1990): 100g mẫu đã đồng hóa được trộn với 100ml HCl 0,1N trong một ống đựng mẫu; kiểm soát và điều chỉnh pH nếu thấy cần thiết (pH<4); đậy ống chứa mẫu bằng một nút có gắn nhiệt kế, đặt ống mẫu vào trong nồi chứa nước sôi, khi nhiệt độ mẫu đạt 950C thì duy trì ở nhiệt độ này trong 5 phút; làm nguội và điều chỉnh pH xuống 3 - 4 (pH ổn định tối ưu cho PSP); sau đó ly tâm lấy dịch ở trên đi xác định PSP.

3. Phương pháp phân tích Hàm lượng PSP được xác định bằng phương

pháp HPLC của Oshima (1995). Hệ thống HPLC (Shimadzu LC 20 A) với đầu dò huỳnh quang(RF - 10AXL), 1 bơm LC-20AD cho pha động và hai bơm LC-20AD để phân phối dung dịch phản ứng sau cột (Walkosil 250 mm x 4.6 mm).

4. Đảm bảo chất lượngGiới hạn phát hiện (LOD: Limit of Detection) và

giới hạn định lượng (LOQ: Limit of Quantifi cation) cho mỗi độc tố riêng biệt được trình bày ở bảng 1:

Bảng 1. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) cho mỗi độc tố

Các mẫu trắng và phân tích đôi được thực hiện để kiểm soát chất lượng của quá trình phân tích. Độ chính xác được khảo sát bằng cách xác định hiệu suất thu hồi (Thompson và cộng sự, 2002).

Các chất chuẩn được sử dụng là NeoSTX dcSTX, STX, GTX1,4 và GTX2,3, GTX5 và GTX6 (hình 1).

Page 3: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 5

Năm mẫu hàu không nhiễm độc tố được làm nhiễm bằng cách thêm các độc tố chuẩn. Sau đó định lượng và tính hiệu suất thu hồi. Độ lệch chuẩn tương đối (RSD-Relative Standard Deviation) (bảng 2) được sử dụng để đánh giá độ chính xác

của phương pháp được sử dụng. RSD (%) được tính toán như sau: RSD (%) = SD * 100 /X (với SD (standard deviation)= độ lệch chuẩn (mg/kg) và X = giá trị trung bình (mg/kg)).

Hình 1. Sắc ký đồ của phương pháp HPLC với các chất chuẩn STXs và GTXs

Bảng 2. Hiệu suất thu hồi trung bình và độ lệch chuẩn tương đối của mỗi độc tố(với chất nền là hàu)

Page 4: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

6 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

5. Tính kết quảHàm lượng từng độc tố PSP ((mM/l) trong dịch

chiết được tính toán bằng công thức như sau:

Cti : Hàm lượng từng độc tố PSP trong dịch chiết (mM/l) ToxSt : Lượng độc tố tiêu chuẩn đã tiêm vào (mM)HpSt : Chiều cao của peak độc tố chuẩn trên sắc ký đồ HpE : Chiều cao của peak độc tố trong mẫuV : Thể tích dịch chiết được tiêm vào (ml)

Độc tính của các độc tố thành phần trong mẫu được tính toán sau đó tất cả các giá trị này được cộng lại để có độc tính PSP tổng số trong dịch chiết (Tox) theo công thức sau:

Tox(µg/100g)= ∑Cti.PMi.0,2PMi : khối lượng phân tử của các độc tố thành phần 0,2 : hệ số pha loãng

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNKết quả định lượng trên các mẫu cho thấy

không phát hiện PSP trên các mẫu vẹm xanh, điệp. PSP chỉ xác định được ở 3 mẫu: sò, hàu và nghêu được lấy vào thời điểm tháng 11/2009 trong số 25 mẫu phân tích (88% mẫu không phát hiện

thấy PSP). Tuy nhiên, hàm lượng PSP xác định được rất thấp, cụ thể là: 0,109µg GTX1/100g trong sò, 0,096µg GTX2/100g trong hàu; và 11,783µg GTX1/100g và 10,963µg GTX4/100g trong nghêu vào tháng 11/2009.

Theo ANZFA (2001), hàm lượng PSP thường thấp hơn giới hạn phát hiện hoặc phát hiện được nhưng với hàm lượng rất thấp, ngoại trừ trường hợp có sự nở hoa của tảo. Kết quả thống kê các số liệu về hàm lượng các độc tố thuộc nhóm STX trong nhuyễn thể từ năm 2000 đến năm 2008 được các nước Châu Âu cung cấp đã cho thấy tỷ lệ các kết quả không phát hiện được (<DL) thay đổi theo quốc gia và theo năm. Cụ thể, tỷ lệ các kết quả không phát hiện được là 45,7% ở Na-Uy, 54,8% ở Tây Ban Nha, 63% ở Bồ Đào Nha, 84% ở Đức, 89,8% ở Pháp, 96% ở Anh và 99,5% ở Ý (EFSA, 2009). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ các kết quả không phát hiện được là 88%, vì vậy theo hướng dẫn của GEMS/Food-EURO (1995) thì các kết quả không định lượng được coi là bằng không hoặc bằng giới hạn phát hiện. Sau khi chọn gán giá trị 0 cho các kết quả không định lượng được, thì hàm lượng PSP trung bình (mg/100g) trong các loài hai mảnh vỏ (vẹm, sò, điệp, sò và hàu) được tính toán và trình bày ở bảng 3:

Bảng 3. Hàm lượng PSP trung bình (mg/100g) trong các loài hai mảnh vỏ(giá trị 0 được gán cho các kết quả không định lượng được)

Tháng 8T háng 9 Tháng 10

Nhìn chung, khả năng tích luỹ các độc tố phụ thuộc vào các đặc tính sinh học và cơ chế chuyển hoá của mỗi loài và mỗi cá thể trong loài. Mặt khác, nhiều yếu tố môi trường có thể tác động đến sự biến đổi nồng độ PSP trong loài nghiên cứu(Bricilj & Shumway, 1997). Trong khi đó tốc độ thải loại độc tố lại phụ thuộc vào bộ phận tích lũy độc tố của nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Ví dụ, các độc tố tích lũy trong tuyến tiêu hóa bị thải loại nhanh hơn các độc tố tích lũy trong cơ (Bricilj & Shumway, 1997). Mẫu phân tích trong nghiên cứu này bao gồm cả phần cơ lẫn nội tạng theo hướng dẫn của EFSA, (2009b), đồng thời theo thói quen ăn cả nội tạng động vật hai mảnh vỏ của đa số người tiêu dùng (Nguyễn và cộng sự, 2009) nên kết quả hàm lượng

độc tố trong mẫu nghiên cứu thể hiện lượng độc tố có nguy cơ đưa vào cơ thể và giá trị này không cần phải xử lý khi tính toán phơi nhiễm.

Nghêu là loài hai mảnh vỏ ăn lọc và sống ở đáy biển vì vậy nguồn dinh dưỡng không chỉ là vi tảo (bao gồm cả vi tảo độc) mà còn bao gồm cả các chất hữu cơ của quá trình xáo trộn lớp trầm tích ở đáy biển (Defossez & Hawkins, 1997). Mặt khác, nghêu là loài hai mảnh vỏ có khả năng tích lũy độc tố của vi tảo khá lâu (Shumway & Cembella, 1993). Hai lý do này có thể giải thích sự tồn tại một hàm lượng PSP trong nghêu ở nghiên cứu.

Vẹm xanh Perna viridis sống ở tầng nước giữa và dinh dưỡng chủ yếu của chúng là vi tảo (bao gồm cả vi tảo độc). Thực tế, vẹm xanh là loài hai mảnh

Page 5: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 7

vỏ nhạy cảm nhất với việc tích lũy độc tố vi tảo. Chúng tích lũy nhanh nhưng thải loại cũng nhanh(Shumway và cộng sự, 1990; 1995). Chúng thường được sử dụng như sinh vật chỉ thị cho hiện tượng nở hoa của tảo độc. Trong nghiên cứu này, PSP không phát hiện được trong vẹm, vì vậy có thể giả thiết rằng trong thời gian lấy mẫu nghiên cứu không có PSP xuất hiện trong môi trường, hoặc có khả năng vẹm đã tích lũy PSP ở các đợt tảo nở hoa nhưng PSP tồn tại trong vẹm một thời gian ngắn và chúng bị thải loại rất nhanh (Shumway và cộng sự,

1990; 1995) nên đã không phát hiện thấy PSP trong mẫu vẹm vào thời điểm nghiên cứu. Ngược lại hàu không tích lũy các độc tố dễ như vẹm nhưng chúng thải loại độc tố chậm vì thế chúng giữ độc tố khá lâu (3 năm) (Shumway và cộng sự, 1990; 1995) nên trong nghiên cứu này đã phát hiện thấy PSP trong các mẫu hàu.

Kết quả so sánh hàm lượng PSP được xác định trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác được thực hiện ở Việt nam và Châu Á được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Hàm lượng PSP trong các loài hai mảnh vỏ (mg/100g) của nghiên cứu nàyvà các nghiên cứu khác ở Việt Nam và Châu Á

(giá trị 0 được gán cho các kết quả không định lượng được)

Page 6: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

8 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Việc so sánh kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu khác ở Việt Nam và Châu Á (bảng 4) gặp khó khăn do sự khác biệt trong phương pháp phân tích bởi mỗi phương pháp có độ nhạy và độ chính xác khác nhau cũng như mục đích và phương pháp lấy mẫu khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy ngoài các kết quả không phát hiện được PSP thì hàm lượng PSP xác định được trong nghiên cứu này và các nghiên cứu khác ở Việt Nam và các nước Châu Á đều thấp hơn giới hạn tối đa được phép có của PSP trong các loài hai mảnh vỏ (80 μg STX eq/100g) theo quy định của Việt Nam và của các nước Châu Âu, Canada, Mỹ, Argenina, Chilé, Guatemala,

Venezuela, Trung Quốc, Nhật, Singapor, Hàn Quốc, Úc, New Zealand (Van Egmond và cộng sự, 2004).

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊHàm lượng PSP trong các loài hai mảnh vỏ ở

thành phố Nha Trang thấp và dưới giới hạn tối đa theo qui định (80 μg STX eq/100g). Đây là các dữ liệu có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với PSP do ăn các loài hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu thường niên để xem xét đến ảnh hưởng của các thời gian khác nhau đến hàm lượng PSP trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anderson DM, 1996. Bloom dynamics of toxic Alexandrium species in the northeastern U.S., Limnology and Oceanography, 42, 5, part 2, p.1009-1022.

2. ANZFA (Australia New Zealand Food Authority). Shellfi sh toxins in food. A Toxicological Review and Risk Assessment. Technical report series No.14. 2001. Disponible sur: http://www.anzfa.gov.au

3. AOAC (Association of Offi cial Analytical Chemists), 1990. Paralytic Shellfi sh Poison. Biological Method 959.08. In Hellrich, K. (Ed.), Offi cial Methods of Analysis of AOAC International, Arlington, VA, 1990, p.881–882.

4. Asakawa M, Miyawa K, Takayama H, Noguchi T, 1995. Dinofl agellate Alexandrium tamarense as the source of paralytic shellfi sh poison (PSP) contained in bivalves from Hiroshima Bay, Hiroshima Prefecture, Japan. In: Congrès British venom group: second summer meeting, Dyfed, ROYAUME-UNI (26/08/1994), 33, 5, p. 691-697.

5. Bricelj VM, Shumway SE, 1997. An overview of the occurence and transfer kinetics of paralytic shellfi sh toxins in bivalve molluscs. In The VIII International Conference Proceeding on harmful algae. Vigo, VIII, 431-436

6. Chateau-Degat ML, 2003. Les toxines marines problèmes de santé en émergence. Vertigo- La revue en sciences de l’invironnement, 4, 1, 11p.

7. Dao VH, 2004. Hàm lượng một số độc tố vi tảo trong nghêu và vẹm xanh tại một số khu vực nuôi trọng điểm miền trung Việt nam. Trong: Đề tài cấp nhà nước KC-09-19: Điều tra nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra.

8. Dao VH, 2003. The contamination of Paralytic shellfi sh poisoning in Meretrix meretrix in Can gio. Proceedings of the third national workshop on marine molluscs. 11-12 September 2003, Nha Trang, Vietnam, Agronomic Publishing House. p. 250-254

9. Dao VH, 2001. The contamination of Paralytic shellfi sh poisoning in some bivalve species from Vietnamese coastal water. The 5th IOC/WESTPAC conference, 2001.

10. Defossez JM & Hawkins AJS, 1997. Selective feeding in shellfi sh: Size-dependednt rejection of large particles within pseudofaeces from Mytilus edulis, Ruditapes philippinarum and Tapes decussatus. Journal of Marine Biology, 129, 1, 139-149.

11. Do TN, Cao PD, Luu TH, Dao VH, Phan XK, 2002. Following the variation of PSP and DSP toxins in some bivalves species collected in the coastal of Vinh Truong, Nha Trang. In Collection of Marine research Works. Science and Technique Publish-ing House, 12. p.273 - 280.

12. EC (European Community), 2002. Commission Directive 2002/63/EC of 11 July 2002 establishing Community methods of sampling for the offi cial control of pesticide residues in and on products of plant and animal origin and repealing Directive 79/700/EEC. Offi cial Journal of the European Union, 16 July 2002, p.30-43.

13. EC (European Community), 2007. Commission Regulation (EC-European Community)No 333/2007/EC of 28 March 2007 laying down the methods of sampling and analysis for the offi cial control of the levels of lead, cadmium, mercury, inorganic tin, 3-MCPD and benzo(a)pyrene in foodstuffs. Offi cial Journal of the European Union, 29 March 2007, p.29-38.

Page 7: HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfi sh ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4... · loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 9

14. EFSA (European Food Safety Authority), 2009. Scientifi c Opinion of the Panel on Contaminants in the Food Chain on a request from the European Commission on Marine Biotoxins in Shellfi sh - Saxitoxin Group. (Question NoEFSA-Q-2006-065E). The European Food Safety Authority Journal, 1019, 76p.

15. EFSA (European Food Safety Authority), 2009b. Scientifi c Opinion of the Panel on Contaminants in the Food Chain on a request from the European Commission on Marine Biotoxins in Shellfi sh - Saxitoxin Group. (Question NoEFSA-Q-2006-065E). The European Food Safety Authority Journal, 2009b, 1019, 76p.

16. GEMS/Food-EURO (Global Environmental Monitoring System/Food Europe), 1995. Second Workshop on ReliableEvaluation of Low-Level Contamination of Food. Report on a Workshop in the Frame of GEMS/Food-EURO; document EUR/ICP/EHAZ.94.12/WS04, Kulmbach, Federal Republic of Germany, 26 - 27 May 1995, 8p. http://www.who.int/food-safety/publications/chem/en/lowlevel_may1995.pdf

17. Jen HC, Yen JY, 2008. Identifi cation of species and paralytic shellfi sh poisons in an unknown scallop meat implicated in food poisoning in Taiwan. The Raffl es Bulletin of Zoology, 19, p. 115-122

18. Martínez AG, Lawrence JF, 2003. Shellfi sh Toxins. Food Safety: Contaminants and Toxins. In: JPF D’Mello (ed), Scottish Agricultural College, Edinburgh, UK, p 47-63.

19. Nguyen TA, Tran TL, Carpentier F-G, Roudot A-C, Parent Massin D, 2009. Survey of shellfi sh consumption in south coastal Vietnam (Nha Trang). Proceedings of the 7th International conference on Molluscan Shellfi sh Safety, Nante, France, 14th-19th June, 2009.

20. Oshima Y, 1995. Post-column derivatization HPLC methods for Paralytic Shellfi sh Poison. Journal of AOAC international, 78, 2, 528-532.

21. Shumway SE, Barter JL, Sherman-Caswell S, 1990. Auditing the impact of toxic algal blooms on oysters. Environmental Auditor, 2, 41-56.

22. Shumway SE, Cembella AD, 1993. The impact of toxic algae on scallop culture and fi sheries. Reviews in Fisheries Science, 1, 121-150.

23. Shumway SE, von Egmond HP, Hurst JW, Bean LL, 1995. Management of shellfi sh resources. In Hallegraeff, G.M., nderson, D.M., Cembella, A.D. (Eds.). Manual on Harmful Marine Microalgae. Intergovernmental Oceanographic Commission of UNESCO. Denmark, 433-463.

24. Sierra-Beltrána AP, Cruza A, Núñeza E, Del Villarb LM, Cerecerob J, Ochoa JL, 1998. An overview of the marine food poisoning in Mexico. Toxicon, 36, 11, p.1493-1502.

25. Sunarya, Achmad KS, 1998. Analysis of paralytic shellfi sh poison (PSP) using mouse bio-assay to support the Indone-sian shellfi sh sanitation program. In: James, D.G. (ed.). Fish utilization in Asia and the Pacifi c. Proceedings of the APFIC Symposium, Beijing, People’s Republic of China, 24-26 September 1998, p. 272-281. Disponible sur: http://www.apfi c.org/Archive/symposia/1998/32.pdf

26. Thompson M, Eliison SLR, Wood R, 2002. Harmonized guidelines for single-laboratory validation of methods of analysis. Pure and Applied Chemistry, 74, 5, p. 835–855.

27. Van Dolah FM, 2000. Marine algal toxins: origins, health effects, and their increased occurrence. Environmental Health Perspectives, 108, 1, p.133-141.

28. Van Egmond HP, Van Apeldoorn ME, Speijers GJA, 2004. Paralytic shellfi sh poisoning (PSP), p. 5-52. In: Van Egmond HP, Van Apeldoorn ME and Speijers GJA (Eds.). Marine biotoxins. FAO Food and Nutrition Paper 80. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, 2004.

29. WHO (World Health Organization). Guidelines for the study of dietary intakes of chemical contaminants. Geneva, WHO, Offset publication n° 87, 1985, 102p.

30. Wu JY, Zheng L, Wang JH, 2005. Contamination of shellfi sh from Shanghai seafood markets with paralytic shellfi sh poisoning and diarrhetic shellfi sh poisoning toxins determined by mouse bioassay and HPLC. Food Additives & Contaminants, 22, 7, p. 647 - 65.

31. Yan T, Zhou M, Tan Z, Li J, Yu R, Wang Y, 2003. A survey for paralytic shellfi sh poisoning (PSP) in Vancouver Harbour. Marine Environmental Research, 57, p.137-143.