hỘi nghỊ ngƯỜi lao ĐỘng, hỘi nghỊ cÁn bỘ,...

22
QUY TRÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC Phần thứ nhất: TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG I. CƠ SỞ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN - Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012.. - Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (NĐ 60/CP). II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN 1. Phạm vi: Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là doanh nghiệp) có thuê mướn, sử dụng từ 10 lao động trở lên làm việc theo hợp đồng lao động. 2. Đối tượng thực hiện: - Người lao động (NLĐ): Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. - Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (BCHCĐCS). - Người sử dụng lao động (NSDLĐ): + Là doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã: Là người đại diện theo pháp luật của từng pháp nhân này (người đại diện theo pháp luật ghi trong Điều lệ của doanh nghiệp)

Upload: others

Post on 17-Jun-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

QUY TRÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Phần thứ nhất:TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

I. CƠ SỞ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN- Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012..- Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định chi

tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (NĐ 60/CP).

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN1. Phạm vi: Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là doanh

nghiệp) có thuê mướn, sử dụng từ 10 lao động trở lên làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Đối tượng thực hiện: - Người lao động (NLĐ): Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao

động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

- Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (BCHCĐCS).

- Người sử dụng lao động (NSDLĐ):+ Là doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã: Là người đại diện theo pháp luật của

từng pháp nhân này (người đại diện theo pháp luật ghi trong Điều lệ của doanh nghiệp)

+ Là Hộ gia đình, Tổ hợp tác: Là chủ hộ, Tổ trưởng tổ hợp tác.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG1. Khái niệm: Hội nghị người lao động (hội nghị) là cuộc họp có tổ chức do NSDLĐ chủ trì

tổ chức hàng năm có sự tham gia của NLĐ và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Ban Chấp hành công đoàn cơ sở) để nhằm: Trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.

2. Định kỳ tổ chức hội nghị: 12 tháng một lần. 3. Hình thức tổ chức hội nghị:

Page 2: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

- Hội nghị toàn thể: Với doanh nghiệp đang sử dụng dưới 100 lao động; - Hội nghị đại biểu: Với doanh nghiệp đang sử dụng từ 100 lao động trở lên4. Thành phần tham gia Hội nghị:- Với hội nghị toàn thể là toàn thể NLĐ trong doanh nghiệp. Trường hợp NLĐ

không thể dời vị trí sản xuất thì NSDLĐ và BCH công đoàn cơ sở thỏa thuận thành phần tham gia hội nghị.

- Với hội nghị đại biểu: Gồm,+ Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng

thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Trưởng ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Bí thư Đảng uy, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

+ Đại biểu bầu tại hội nghị cấp phòng, ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ đội sản xuất theo số lượng và thành phần được phân bổ.

5. Việc tổ chức bầu đại biểu:- Xác định cụ thể số lượng và cơ cấu đại biểu bầu, phân bổ cho các đơn vị trực

thuộc do NSDLĐ và BCH công đoàn cơ sở thống nhất quyết định. Số đại biểu tối thiểu phải bầu được là,

+ Doanh nghiệp có tổng số 100 lao động, ít nhất bầu 50 đại biểu (*); Doanh nghiệp có từ 101 lao động đến dưới 1.000 lao động, ngoài số lượng đại biểu bầu như (*), cứ có thêm 100 lao động thì bầu thêm ít nhất 5 đại biểu.

+ Doanh nghiệp có tổng số 1.000 lao động, ít nhất bầu 100 đại biểu (**); Doanh nghiệp có từ 1.001 đến dưới 5.000 lao động, ngoài số lượng đại biểu bầu như (**), cứ có thêm 1.000 lao động thì bầu thêm ít nhất 20 đại biểu.

+ Doanh nghiệp có tổng số 5.000 lao động trở lên, bầu ít nhất 200 đại biểu.- Nguyên tắc xác định người trúng cử: + Người trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; khi có nhiều

người cùng đạt ty lệ này thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến đủ số đại biểu được phân bổ; khi có nhiều người cùng đạt số phiếu bầu thì tổ chức bầu lại số người này và lấy người trúng cử có kết quả số phiếu theo thứ tự nêu trên.

+ Bầu một lần chưa đủ số lượng phân bổ thì bầu tiếp cho đến khi đủ.6. Nội dung hội nghi:6.1. Hội nghị người lao động thảo luận các nội dung:- Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của doanh nghiệp và những nội dung

trực tiếp liên quan đến việc làm của NLĐ, lợi ích của doanh nghiệp.

2

Page 3: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

- Kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và các quy định nội bộ của doanh nghiệp.

- Tình hình và kết quả giải quyết kiếu nại, tố cáo.- Điều kiện làm việc, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc.- Kiến nghị, đề xuất của các bên.- Nội dung khác mà hai bên quan tâm.6.2. Bầu thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại định

kỳ.6.3. Thông qua nghị quyết hội nghị.7. Chương trình hội nghị- Bầu Đoàn Chủ tịch, Thư ký hội nghị;- Báo cáo tư cách đại biểu (hội nghị đại biểu);- Báo cáo của NSDLĐ;- Báo cáo của BCH công đoàn cơ sở;- Đại biểu thảo luận;- Bầu thành viên tham gia đối thoại đại diện cho bên tập thể lao động.- Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị.8. Tổ chức thực hiện Nghị quyết hội nghị:- NSDLĐ: Chủ trì phối hợp với BCH công đoàn cơ sở phổ biến kết quả hội

nghị người lao động đến toàn thể người lao động và tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

- BCH công đoàn cơ sở phối hợp với NSDLĐ phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

- Đại biểu tham gia hội nghị có trách nhiệm phổ biến kết quả hội nghị đến những NLĐ không dự hội nghị thuộc đơn vị mình.

9. Trách nhiệm tổ chức hội nghị

STT NSDLĐ BCHCĐCS

1

Chủ trì xây dựng, lấy ý kiến BCHCĐCS và ban hành Quy chế Tổ chức HN NLĐ; phổ biến công khai Quy chế đến NLĐ trong DN biết.

Tham gia xây dựng và có ý kiến vào nội dung quy chế trước khi NSDLĐ ban hành. Giám sát việc phổ biến công khai và hướng dẫn NLĐ thực hiện.

3

Page 4: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

2

Chủ trì xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức HN.NLĐ và chỉ đạo thực hiện. Chuẩn bị điều kiện vật chất cần cho HN.NLĐ.

Tham gia xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện nội dung việc được phân công trong tổ chức HN.NLĐ.

3Hướng dẫn, kiểm tra đơn vị trực thuộc cấp dưới thực hiện kế hoạch tổ chức HN.NLĐ.

Công đoàn cùng với lãnh đạo đơn vị trực thuộc đồng cấp thực hiện kế hoạch tổ chức HNNLĐ.

4 Chủ trì tổ chức HN.NLĐ Tham gia tổ chức HN.NLĐ

5Phối hợp với BCHCĐCS tổ chức phổ biến kết quả HN.NLĐ đến toàn thể NLĐ

Phối hợp với NSDLĐ tổ chức phổ biến kết quả HN.NLĐ đến toàn thể NLĐ

6Phối hợp với BCHCĐCS kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết của HN.NLĐ.

Phối hợp với NSDLĐ kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết của HN.NLĐ.

IV. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNGTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng

Liên đoàn lao động Việt Nam Hướng dẫn Công đoàn tham gia tổ chức hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp, việc tổ chức hội nghị người lao động chia ra thành 4 bước sau đây:

Bước 1. Công tác chuẩn bị Hội nghị NLĐ1. Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị NLĐ: 1.1. Thống nhất hình thức tổ chức hội nghị; số lượng đại biểu triệu tập và phân

bổ đại biểu cho từng đơn vị trực thuộc (nếu là Hội nghị đại biểu NLĐ); địa điểm, thời gian; chuẩn bị các báo cáo tại hội nghị; kinh phí và các điều kiện vật chất bảo đảm cho việc tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp và cấp phòng, ban, đơn vị trực thuộc. Dự kiến Đoàn Chủ tịch và Thư ký hội nghị.

1.2. Phân công thực hiện kế hoạch: NSDLĐ thành lập Ban tổ chức Hội nghị NLĐ và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên để thực hiện kế hoạch.

2. Chuẩn bị nội dung Hội nghị NLĐ:2.1. Đối với BCHCĐCSa. Chuẩn bị báo cáo về các nội dung sau: - Tình hình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, nội quy

lao động, an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc. Tình

4

Page 5: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

hình thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại tại doanh nghiệp và kết quả giải quyết các kiến nghị của tập thể lao động sau các cuộc đối thoại.

- Kết quả tổ chức Hội nghị NLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất; tổng hợp ý kiến của NLĐ tham gia vào dự thảo các báo cáo của NSDLĐ và của BCHCĐCS, tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của tập thể NLĐ với NSDLĐ; ý kiến của NLĐ góp ý vào nội dung dự thảo quy định, quy chế nội bộ và dự thảo thỏa ước lao động tập thể mới hoặc thỏa ước sửa đổi, bổ sung (nếu có).

b. Chuẩn bị danh sách đề cử bầu thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia tổ Đối thoại.

c. Sau khi lấy ý kiến NLĐ, công đoàn cùng NSDLĐ hoàn thiện dự thảo Thỏa ước lao động tập thể để biểu quyết và ký kết tại Hội nghị NLĐ (nếu có).

d. Chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân xây dựng báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, chuẩn bị nhân sự bầu Ban Thanh tra nhân dân nếu hết nhiệm kỳ (đối với doanh nghiệp nhà nước).

đ. Hướng dẫn công đoàn bộ phận, tổ công đoàn chuẩn bị nội dung báo cáo và tham gia với chuyên môn đồng cấp tổ chức Hội nghị NLĐ ở bộ phận theo kế hoạch.

2.2. Đối với NSDLĐChuẩn bị báo cáo về các nội dung sau: - Kết quả sản xuất, kinh doanh năm qua; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch,

biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh; tình hình thực hiện các chế độ chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động.

- Công khai tài chính về việc trích, lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ...

- Tiếp thu và giải trình các ý kiến, kiến nghị của người lao động. Thông qua nội dung kiến nghị của NLĐ trình lên chủ sở hữu (người đại diện là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Công ty mẹ) giải quyết (nếu có).

Bước 2. Tổ chức Hội nghị NLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất

1- Chuẩn bị Hội nghị NLĐ: Trưởng các phòng, ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (gọi tắt là Trưởng đơn vị) cùng với Công đoàn phòng, ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (gọi tắt là công đoàn bộ phận) chuẩn bị nội dung và chương trình hội nghị; các báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

2- Tổ chức Hội nghị NLĐ cấp phòng, ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ, đội sản xuất:

Trưởng đơn vị chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn bộ phận (tổ công đoàn) tổ chức Hội nghị NLĐ. Hai bên đồng chủ trì, điều hành Hội nghị theo Chương trình đã thông qua.

5

Page 6: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

- Trưởng đơn vị: Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước và các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất được cấp trên giao thực hiện năm tiếp theo. Trình bày tóm tắt các dự thảo báo cáo của cấp doanh nghiệp, dự thảo nội quy, quy chế … (sửa đổi, bổ sung) nếu có.

- Chủ tịch Công đoàn bộ phận báo cáo đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ trong phạm vi đơn vị; tổng hợp ý kiến của NLĐ tham gia vào dự thảo các báo cáo và nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể từ cấp doanh nghiệp gửi lấy ý kiến.

- NLĐ thảo luận các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; đề xuất, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc tại phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất; thảo luận nội dung các tài liệu dự thảo từ cấp doanh nghiệp gửi lấy ý kiến.

- Đề cử người đại diện để Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp bầu vào thành viên đối thoại.

- Bầu đại biểu dự Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tổ chức hội nghị đại biểu.

Bước 3. Tổ chức Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp1. Phần nghi thức: a. Chào cờ. b. Bầu Đoàn Chủ tịch và Thư ký hội nghị:- Đoàn Chủ tịch Hội nghị, gồm: Người đại diện NSDLĐ, Chủ tịch công đoàn

doanh nghiệp. Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ chủ trì, điều hành theo chương trình đã được hội nghị thông qua.

- Thư ký hội nghị từ 1 đến 2 người, do hội nghị biểu quyết. Thư ký hội nghị có trách nhiệm ghi biên bản, dự thảo Nghị quyết của hội nghị.

2. Phần nội dung: a. NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS trình bày các báo cáo theo phân công.b. Đại biểu thảo luận, chất vấn tại hội nghị.c. NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS tiếp thu góp ý và trả lời chất vấn nội dung thuộc

trách nhiệm của mình. d. Ký kết Thoả ước lao động tập thể (nếu có). e. Bầu đại diện bên tập thể NLĐ tham gia thành viên đối thoại; đối với doanh

nghiệp nhà nước bầu Ban Thanh tra nhân dân (nếu hết nhiệm kỳ).g. Phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).h. Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị NLĐ.

6

Page 7: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

Bước 4: Tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị NLĐNSDLĐ cùng Chủ tịch CĐCS:- Tiếp thu ý kiến hoàn thiện các nội dung báo cáo đã trình tại Hội nghị NLĐ để

ban hành; gửi báo cáo lên cấp trên. - Phổ biến Nghị quyết Hội nghị đến toàn thể NLĐ.- Chỉ đạo cấp dưới của mỗi bên triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức

năng, nhiệm vụ được giao. - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế có nội dung trái với Thỏa ước

lao động tập thể vừa ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc trái với Nghị quyết của Hội nghị NLĐ.

- Định kỳ 6 tháng đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị NLĐ.

Một số chú ý khi tham gia tổ chức Hội nghị NLĐ1. Về thời điểm tổ chức Hội nghị NLĐ- Nhằm phát huy hiệu quả Nghị quyết của Hội nghị NLĐ ngay từ đầu năm,

đồng thời để NLĐ được tham gia góp ý và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện những cam kết bảo đảm quyền, lợi ích cho NLĐ tạo động lực để NLĐ hăng hái làm việc thì Hội nghị NLĐ cần thiết phải tổ chức vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, hội nghị NLĐ nên tổ chức trước Đại Hội đồng cổ đông để những kiến nghị của Hội nghị NLĐ thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu sẽ được trình và giải quyết kịp thời tại Đại Hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.

- Hội nghị NLĐ tại các phòng, ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ, đội sản xuất tiến hành theo kế hoạch tổ chức Hội nghị NLĐ của doanh nghiệp do NSDLĐ ban hành.

2. Số lượng thành viên tham gia đối thoại:- Thành viên tham gia đối thoại gồm thành viên đương nhiên là toàn bộ

BCHCĐCS.- Thành viên bầu tại Hội nghị NLĐ là thành viên do BCHCĐCS lựa chọn trên

cơ sở đề xuất từ NLĐ ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tùy theo quy mô, số lượng lao động của doanh nghiệp mà BCHCDCS có thể đề nghị số lượng bầu từ 30% đến 50% so với tổng số Ủy viên BCHCĐCS.

Lưu ý: + Thành viên bầu tại Hội nghị NLĐ phải được ghi vào Nghị quyết Hội nghị NLĐ.

+ Nhiệm kỳ của thành viên tham gia đối thoại bầu tại Hội nghị NLĐ được quy định tại Quy chế đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp.

7

Page 8: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

Phần thứ haiTỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

I. CƠ SỞ PHÁP LUẬT - Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012.- Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định quy

định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (NĐ 60/CP).

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯƠNG 1. Phạm vi: Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là doanh

nghiệp) có thuê mướn, sử dụng làm việc theo hợp đồng lao động.2. Đối tượng: - Người lao động (NLĐ): Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao

động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

- Tổ chức đại diện tập thể tập thể NLĐ tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (BCHCĐCS).

- Người sử dụng lao động (NSDLĐ) :+ Là doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã: Người thực hiện là người đại diện theo

pháp luật của từng pháp nhân này.+ Là Hộ gia đình, Tổ hợp tác: Người thực hiện là chủ hộ, Tổ trưởng tổ hợp tác.

II. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI1. Khái niệm và mục đích đối thoại tại nơi làm việcĐối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao

động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động để chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm mục đích:

- Bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; - Xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.

2. Hình thức đối thoạiTrao đổi trực tiếp giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc giữa NSDLĐ với Tổ chức đại

diện tập thể NLĐ.3. Các loại đối thoại

8

Page 9: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

a. Đối thoại định kỳ: - 3 tháng/lần; khoảng cách giữa 2 kỳ đối thoại không quá 90 ngày. Khi thời

gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng vào thời gian tổ chức hội nghị NLĐ thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại.

- Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 NĐ60/CP và Quy chế đối thoại định kỳ của DN.

b. Đối thoại theo yêu cầu mỗi bên (đối thoại đột xuất): - Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại thì trong thời hạn 10 ngày

làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại.

- Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tổ chức đối thoại được thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

4. Nội dung đối thoại (Điều 64 của BLLĐ)a. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.b. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy

chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.c. Điều kiện làm việc.d. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao

động.đ. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.e. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

5. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoạia. Số lượng: Mỗi bên tham gia đối thoại tự quyết định số lượng tham gia của

bên mình, ít nhất mỗi bên phải có 3 thành viên.b. Thành phần:- Bên NSDLĐ: Người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ hoặc người được ủy

quyền và các thành viên khác do NSDLĐ cử.- Bên công đoàn: BCHCĐCS và các thành viên đại diện cho bên tập thể NLĐ

do hội nghị NLĐ bầu. c. Tiêu chuẩn, nhiệm kỳ thành viên tham gia đối thoại: Do Quy chế tổ chức đối

thoại định kỳ của doanh nghiệp quy định.

6. Trách nhiệm tổ chức đối thoại

9

Page 10: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

STT NSDLĐ BCH Công đoàn cơ ở

1

Chủ trì xây dựng, ban hành quy chế đối thoại. Chủ trì tổ chức đối thoại định kỳ, đột xuất tại DN

Tham gia ý kiến vào Quy chế đối thoại của DN. Phối hợp với NSDLĐ chuẩn bị nội dung đối thoại, tổ chức đối thoại định kỳ và đột xuất.

2

Bố trí địa điểm, thời gian, điều kiện vật chất bảo đảm cho các cuộc đối thoại tại DN

Tổ chức bầu người đại diện bên tập thể NLĐ tại HN.NLĐ; tham gia đối thoại.

3Cử người đại diện tham gia từng cuộc đối thoại tại DN

Cử đại diện BCH và thành viên đối thoại bên tập thể NLĐ tham gia từng cuộc đối thoại tại DN

4

Ra quyết định tổ chức đối thoại;Chủ trì tổ chức đối thoại;Ký biên bản cuộc đối thoại.

Nhận quyết định đối thoại, tổ chức họp các thành viên phân công nhiệm vụ; Cùng NSDLĐ tổ chức cuộc đối thoại; Ký biên bản cuộc đối thoại.

5

Tổ chức thực hiện kết quả cuộc đối thoại và niêm yết công khai Biên bản cuộc đối thoại, đăng tải trên hệ thống thông tin tại DN

Giám sát việc tổ chức thực hiện và công khai kết quả đối thoại. Thực hiện nghĩa vụ của công đoàn cam kết trong kết quả đối thoại. Hướng dẫn NLĐ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

7. Quy trình đối thoại định kỳ

a. Công tác chuẩn bị:

- Các bên chuẩn bị và gửi cho nhau nội dung đề xuất đối thoại sau 60 ngày kể từ ngày kết thu'c đối thoại kỳ trước liền kề.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người đại diện từng bên tham gia đối thoại gặp nhau thống nhất: Nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại.

- Trong thời hạn 3 ngày, sau ngày 2 bên thống nhất kế hoạch đối thoại, NSDLĐ ra quyết định (bằng văn bản) tổ chức đối thoại định kỳ và gửi cho Chủ tịch CĐCS, các thành viên đối thoại trước 05 ngày tổ chức cuộc đối thoại.

b. Tổ chức đối thoại định kỳ:

10

Page 11: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

- Tổ chức tại địa điểm, thời gian theo Quyết định, nếu NSDLĐ thay đổi địa điểm phải báo trước 01 ngày so với ngày tổ chức đối thoại cho Chủ tịch CĐCS.

- Điều kiện: Đối thoại định kỳ được tổ chức khi có mặt 2/3 thành viên của mỗi bên đó đăng ký; Nếu không đủ thì NSDLĐ Quyết định hoãn, trong 03 ngày sau đó phải tổ chức đối thoại.

- Trong đối thoại: Từng bên đối thoại trình bày nội dung đề xuất đối thoại của bên mình và cung cấp thông tin liên quan cho bên kia; các bên trao đổi, thảo luận dân chủ, tôn trọng quyền lợi ích của nhau, hướng tới điểm đồng thuận về giải pháp giải quyết từng nội dung đối thoại theo quyết định.

c. Kết thúc đối thoại:

- Lập Biên bản, ghi rõ nội dung thống nhất và biên pháp thực hiện, nội dung chưa thống nhất (đối thoại tiếp; hoặc tiến hành tranh chấp lao động theo quy định của phỏp luật) đại diên 2 bên ký tên đóng dấu vào Biên bản.

- Công khai Biên bản đối thoaị tại DN; phổ biến tới toàn thể CNLĐ; các bên tổ chức thực hiện các cam kết đạt được.

III. CÔNG ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG QUY CHẾ ĐỐI THOẠI

Theo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc Công đoàn tham gia xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp đề nghị thực hiện các công việc sau đây:

1. Về tham xây dựng quy chế đối thoại

Để tham gia xây dựng quy chế đối thoại đạt hiệu quả cao, phù hợp với thực tế hoạt động tại doanh nghiệp mà không trái quy định pháp luật, BCHCĐCS cần tiến hành với các bước sau:

Bước 1. Công tác chuẩn bị

- Đề xuất với NSDLĐ thành lập nhóm biên soạn quy chế với thành phần bao gồm các thành viên đại diện NSDLĐ và đại diện BCHCĐCS. Nhóm biên tập có trưởng nhóm và các thành viên. Nhiệm vụ của nhóm tiến hành nghiên cứu quy định pháp luật liên quan, tình hình tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp làm tư liệu cơ bản để dự thảo quy chế đối thoại.

- Đề nghị Công đoàn cấp trên hỗ trợ và giúp đỡ trong quá trình xây dựng quy chế đối thoại của doanh nghiệp; khi cần thiết đề nghị Trung tâm tư vấn pháp luật của công đoàn giúp đỡ xây dựng quy chế.

Bước 2. Xây dựng dự thảo Quy chế đối thoại

11

Page 12: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

Nhóm biên soạn xây dựng đề cương bố cục quy chế (dự kiến số chương, tên gọi từng chương; số điều và tên gọi từng điều) xin ý kiến NSDLĐ và BCHCĐ. Hoàn thiện đề cương, bố cục quy chế; tiến hành dự thảo chi tiết nội dung của quy chế.

Bước 3. Tổ chức lấy ý kiến, hoàn thiện nội dung, trình NSDLĐ ban hành quy chế.

- Sau khi có dự thảo Quy chế đối thoại, công đoàn chủ trì tổ chức lấy ý kiến tham gia của tập thể NLĐ thuộc các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội. Tổng hợp ý kiến tham gia, tiếp thu và hoàn thiện nội dung quy chế. Giải trình cho tập thể NLĐ biết lý do những ý kiến tham gia chưa được tiếp thu.

- Sau khi dự thảo quy chế hoàn tất, NSDLĐ và BCHCĐCS xem xét, thống nhất thông qua nội dung để ký ban hành quy chế.

2. Nội dung cơ bản của quy chế đối thoại

(Tham khảo Phụ lục 01 kèm tại liệu này)

IV. KỸ NĂNG THAM GIA ĐỐI THOẠI CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

1. Kỹ năng nghe:

- Nghe là quá trình thu nhận nội dung thông tin trực tiếp qua lời nói của người đối diện. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng mà người nói chia sẻ với người nghe theo yêu cầu hoặc tự nguyện khi thấy tin tưởng người nghe. Yêu cầu người nghe phải lắng nghe để thấu hiểu nội dung người nói trao đổi, truyền đạt.

- Người nghe càng tập trung, càng động viên người nói chia sẽ nhiều nội dung hơn; ngược lại người nghe không tập trung, nói chuyện riêng, hoặc phân tán suy nghĩ chuyện khác sẽ không nhớ, không hiểu nội dung người nói đã nói. Khi trở lại cuộc nói chuyện mà hỏi lại điều người nói đã diễn đạt (trừ trường hợp đã tập trung nghe mà chưa hiểu rõ) sẽ làm cho người nói ức chế, mất hứng. Kết quả việc chia sẻ thông tin bị hạn chế.

- Trong khi nghe, người nghe cần tránh nói chen ngang khi người nói đang diễn đạt nội dung vấn đề. Chỉ đặt câu hỏi đề nghị người nói làm rõ vấn đề chưa hiểu khi họ ngừng lời. Không nên hỏi theo cách truy xét vấn đề đến cùng mà phải dừng việc hỏi thích hợp để tránh đi vào tiểu tiết mất nhiều thời gian của người nói, giúp người nói trở lại nội dung cần trình bày tiếp. Mặt khác, người nghe phải biết chia sẻ với người nói, bởi không có ai có thể biết tất cả, người nói chỉ có thể chia sẻ nội dung vấn đề mà bản thân biết và nhận thức được.

Do đó, muốn nghe hiệu quả nội dung thông tin từ người nói, người nghe phải nghe tập trung, để thấu hiểu nội dung thu được. Thái độ nghe chăm chú vừa thu được

12

Page 13: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

nhiều thông tin, vừa thể hiện thái độ tôn trọng và chia sẻ và củng cố sự hợp tác với người nói trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

2. Kỹ năng nói:

Nói là sự truyền đạt thông tin của người nói cho người nghe. Do đó, muốn người nghe hiểu được nội dung mình trao đổi, người nói phải sử dụng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, diễn đạt nội dung theo từng vấn đề ngắn ngọn, tránh đi vào tiểu tiết làm phân tán nội dung cần nói. Để thuyết phục người nghe, khi cần chứng minh vấn đề nào đó thì phải nêu số liệu, sự việc chứng minh vấn đề mình đưa ra (số liệu, sự việc phải phản ánh bản chất vấn đề mình nêu ra). Để kiểm tra lại hiệu quả việc truyền đạt thông tin của mình, kết một vấn để người nói có thể hỏi người nghe: - Nội dung tôi vừa trình bày ông/bà nghe có rõ không ? Có cần làm rõ chi tiết nào không ? Căn cứ phải hồi của người nghe, người nói bổ sung thêm thông tin làm rõ thêm theo yêu cầu của người nghe. Nội dung vấn đề trình bày dài, trước khi kết thúc ngừng lời nói, người nói phải tóm tắt vấn đề thông qua những từ khóa của nội dung vấn đề đã trình bày.

Thời gian cho thành viên đối thoại hoạt động tại doanh nghiệp rất hạn hẹp vì vừa là người trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa tham gia hoạt động thành viên đối thoại. Do đó, khi giao tiếp với NLĐ, người quản lý tại nơi làm việc thì thành viên đối thoại phải nói trực tiếp nội dung vấn đề liên quan mà người nghe quan tâm và có trách nhiệm xử lý, thực hiện. Do đó, khi nói cần diễn đạt ngắn ngọn, đi thẳng vào nội dung vấn đề, dùng từ ngữ thông dụng, dễ hiểu, tránh dùng từ khó hiểu, đa nghĩa dễ phát sinh hiểu nhầm, phải giải thích hoặc tranh luận mất thời giờ.

3. Giao tiếp:

Thông qua giao tiếp sẽ tạo nên mối liên kết giữa người này với người khác, giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác trong xã hội nhằm chia sẻ những vấn đề mà các bên cùng quan tâm, cùng nhau tìm kiếm nhận thức chung, tiếng nói và hành động chung vì sự tồn tại và phát triển của các chủ thể trong giao tiếp. Do đó, các bên trong giao tiếp ngay từ lần gặp mặt đầu tiên cần có sự cởi mở, từ lời nói, sắc thái, cử chỉ thể hiện sự thân thiện, tin tưởng nhau. Sự chân thành của các bên với nhau sẽ tạo động lực chia sẻ thông tin mang lại lợi ích cho cả hai phía.

Giao tiếp sẽ thất bại, khi không có sự cởi mở, không tạo lòng tin, nhất là không xuất hiện lợi ích nào dù là nhỏ của mỗi bên khi giao tiếp. Ngược lại cuộc giao tiếp rất thành công khi thông qua nội dung giao tiếp xuất hiện nhiều lợi ích chung giữa các chủ thể.

Do đó, trong giao tiếp phải xác định được lợi ích chung của cả các bên, chủ động đưa ra vấn đề các bên cùng quan tâm chia sẻ thông tin, thảo luận sử dụng hiệu

13

Page 14: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

quả các nguồn lực hiện có, chỉ ra biện pháp thực hiện xử lý khó khăn để đạt được lợi ích của các bên theo thỏa thuận vì sự tồn tại và phát triển mỗi bên trong giao tiếp.

4. Kỹ năng hoạt động nhóm:

Thông qua hoạt động nhóm, sẽ xây dựng được kế hoạch hành động rõ ràng hơn, kiểm soát được những sai sót, điều chỉnh kịp thời kế hoạch hành động sẽ thu được kết quả tốt hơn. Thông qua hoạt động nhóm, hợp tác giữa các thành viên đối thoại với nhau ngày càng được củng cố phát triển và việc thu thập và xử lý thông tin từ người lao động phản ánh sẽ ngày càng hiệu quả.

Do đó, hoạt động thành viên đối thoại do công đoàn tổ chức cần thiết phải thành lập các nhóm chuyên đề theo nội dung đối thoại để tiến hành giao tiếp với người lao động, với các cấp quản lý của doanh nghiệp để lấy thông tin. Chỉ khi giao tiếp hiệu quả với các chủ thể trên thì thông tin thu về sẽ có giá trị sát thực, trên cơ sở đó đề xuất nội dung đối thoại sẽ trúng và có sức thuyết phục cao.

5. Kỹ năng lập kế hoạch đối thoại: BCHCĐCS phải tiến hành,

- Tổ chức thu nhận thông tin từ NLĐ, tổng hợp phân tích, rút ra nội dung cần đưa vào kỳ đối thoại. Đối với nội dung có tính chất quan trọng, bức xúc phải tiến hành thẩm định tại nơi phát sinh để lắng nghe NLĐ trực tiếp chia sẻ làm rõ nguyên nhân, cách thức xử lý.

- Xác định mục tiêu cuộc đối thoại: Cần sắp xếp mục tiêu theo thứ tự ưu tiên (không để lộ ra ngoài).

- Xác định chiến lược đối thoại: Có tiến, có lùi vì lợi ích chung.

- Lựa chọn thành viên có năng lực phù hợp với nội dung đối thoại của kỳ đối thoại để thành lập tổ đối thoại.

- Chủ động phân công thành viên đối thoại nghiên cứu chuẩn bị cơ sở lý luận, luật pháp và thực tiễn để bảo vệ từng nội dung đối thoại do bên mình đề xuất và phản biện những nội dung mà xét thấy không phù hợp, khó chấp nhận do bên NSDLĐ đề xuất đã ghi trong quyết định tổ chức kỳ đối thoại, không để có nội dung đối thoại nào không có người chịu trách nhiệm. Với nội dung phức tạp cần trao đổi trong BCHCĐCS, với tổ đối thoại để xác định được cách giải quyết. Nếu còn gặp khó khăn thì đề nghị công đoàn cấp trên hoặc Trung tâm tư vấn của công đoàn (nếu có) trợ giúp.

- Làm tốt công tác tư tưởng cho thành viên tổ đối thoại và tập thể NLĐ trước khi bước vào cuộc đối thoại:

14

Page 15: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

+ Đối với các thành viên đối thoại tham gia kỳ đối thoại, cần quán triệt, giúp họ có nhận thức và hành động đúng để hướng tới mục tiêu đối thoại đề ra, do đó yêu cầu:

Nắm chắc nội dung đề xuất đối thoại bên mình, tìm hiểu kỹ nội dung đề xuất đối thoại bên NSDLĐ để chủ động thực hiện nhiệm vụ phân công.

Chấp hành tốt nguyên tắc, ky luật đối thoại, tôn trọng thành viên đối thoại bên NSDLĐ để giữ bầu không khí cuộc đối thoại thực sự tin cạy, dân chủ và ứng xử có văn hóa;

Khi gặp bế tắc trong đối thoại phải bình tĩnh, kiên trì thuyết phục đối tác hoặc có phương án hòa hoãn vượt qua nút thắt, tránh bị bẫy kích động dẫn đến phản ứng thiếu bình tĩnh, xa dời mục tiêu đối thoại.

+ Đối với tập thể NLĐ:

Xác định cho tập thể NLĐ có sự tin tưởng vào sự nỗ lực hết mình của BCHCĐCS và Tổ đối thoại luôn vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ;

Kết quả đối thoại đạt được sau kỳ đối thoại ở mức nào đó cùng là thắng, bảo đảm hài hòa lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ lao động, trong điều kiện hiện tại của DN vì sự phát triển DN, bảo vê việc làm, thu nhập ổn định cho NLĐ trong môi trường cạnh tranh, hội nhập./.

TỔ TƯ VẤN PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN TCT HÀNG HẢI VN

15

Page 16: HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỘI NGHỊ CÁN BỘ, …cdhanghaivn.org.vn/uploads/documents/2016/9/Quy trì… · Web viewTheo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/09/2015

16