hhtqd-50th

22
1 CHƢƠNG 1 Bài 1: Câu 1: Các giai đoạn của quá trình ra quyết định? Theo Simon, các giai đoạn ca quá trình ra quyết định bao gm các pha: Tìm hiu (Intelligence): Xác định mc tiêu ca tchc, tìm kiếm các tình hung dn đễn vic phi ra quyết định, tp hp dliu, nhn din, xác định chthbài toán, phân loi và phát biu vn đề Thiết kế (Design): Phân tích các hướng tiếp cận để gii quyết vấn đề, đáp ứng các nhu cu, tn dụng cơ hội, hn chế các rủi ro… La chn (Choice): Thiết lp mô hình, lp bng tiêu chun la chn, cân nhc và đánh giá từng giải pháp, đo lường hu quca tng gii pháp và chn gii pháp ti ưu. Tiến hành ra quyết định (Implementation): Thc hin giải pháp được chn, theo dõi kết quvà điểu chnh khi thy cn thiết. Câu 2: Định nghĩa những quyết định có cấu trúc, nửa cấu trúc và phi cấu trúc. Liệt kê một số hệ thông tin liên quan những loại quyết định trên? A. Định nghĩa những quyết định có cu trúc, na cu trúc và phi cu trúc Quyết định cu trúc Quyết định phi cu trúc Thói quen, lp li, xảy ra thường xuyên Bt ng, ít xy ra Phm vi ổn định , chc chn Phm vi hn lon , không ổn định Sla chn thay thế rõ ràng Sla chn không rõ ràng Ý nghĩa lựa chọn đơn giản Ý nghĩa lựa chọn không xác định Tiêu chí cho vic la chọn xác định Tiêu chí cho vic la chn là không rõ ràng Kiến thc cn thiết đã có sẵn Kiến thc cn thiết chưa có sẵn Da vào truyn thng, lch sDa vào skho sát, sáng to, hiu biết, khéo léo. Na cu trúc: Mt vài thuc tính và/hoc giai đoạn tiến trình quyết định có các thuc tính lặp đi lặp li.

Upload: nguyen-hoa

Post on 26-Jul-2015

61 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: HHTQD-50TH

1

CHƢƠNG 1

Bài 1:

Câu 1: Các giai đoạn của quá trình ra quyết định?

Theo Simon, các giai đoạn của quá trình ra quyết định bao gồm các pha:

Tìm hiểu (Intelligence): Xác định mục tiêu của tổ chức, tìm kiếm các tình huống dẫn

đễn việc phải ra quyết định, tập hợp dữ liệu, nhận diện, xác định chủ thể bài toán,

phân loại và phát biểu vấn đề

Thiết kế (Design): Phân tích các hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề, đáp ứng các

nhu cầu, tận dụng cơ hội, hạn chế các rủi ro…

Lựa chọn (Choice): Thiết lập mô hình, lập bảng tiêu chuẩn lựa chọn, cân nhắc và

đánh giá từng giải pháp, đo lường hậu quả của từng giải pháp và chọn giải pháp tối

ưu.

Tiến hành ra quyết định (Implementation): Thực hiện giải pháp được chọn, theo dõi

kết quả và điểu chỉnh khi thấy cần thiết.

Câu 2: Định nghĩa những quyết định có cấu trúc, nửa cấu trúc và phi cấu trúc. Liệt kê

một số hệ thông tin liên quan những loại quyết định trên?

A. Định nghĩa những quyết định có cấu trúc, nửa cấu trúc và phi cấu trúc

Quyết định cấu trúc Quyết định phi cấu trúc

Thói quen, lặp lại, xảy ra thường

xuyên

Bất ngờ, ít xảy ra

Phạm vi ổn định , chắc chắn Phạm vi hỗn loạn , không ổn định

Sự lựa chọn thay thế rõ ràng Sự lựa chọn không rõ ràng

Ý nghĩa lựa chọn đơn giản Ý nghĩa lựa chọn không xác định

Tiêu chí cho việc lựa chọn xác định

Tiêu chí cho việc lựa chọn là không rõ

ràng

Kiến thức cần thiết đã có sẵn Kiến thức cần thiết chưa có sẵn

Dựa vào truyền thống, lịch sử Dựa vào sự khảo sát, sáng tạo, hiểu biết,

khéo léo.

Nửa cấu trúc: Một vài thuộc tính và/hoặc giai đoạn tiến trình quyết định có các

thuộc tính lặp đi lặp lại.

NINJADEMO
3
Page 2: HHTQD-50TH

2

B. Hệ thông tin liên quan những loại quyết định trên

Có cấu trúc:

MIS (Management Information System): Hệ thông tin quản lý : cung cấp các

thông tin cần thiết để quản lý tổ chức một cách hiệu quả.

Management Science Models: Mô hình khoa học quản lý

Transaction Processing: Hệ xử lý giao tác

Nửa cấu trúc:

DSS: Hệ hỗ trợ quyết định.

KMS (Knowledge Management System): Hệ quản lý tri thức.

GSS (Group Support System): Hệ hỗ trợ nhóm.

CRM (Customer Relationship Management): Quản lý quan hệ khách hàng :

quản lý các hoạt động với khách hàng (mục đích để tìm kiếm, thu hút khách

hàng mới, giảm chi phí marketing và dịch vụ khách hàng…).

SCM (Supply Chain Management) : Quản lý chuỗi cung ứng (quản lý các hoạt

động liên quan đến dây chuyền cung cấp hàng).

Phi cấu trúc:

ES (Expert System): Hệ chuyên gia (cung cấp các kiến thức của chuyên gia để

đưa ra câu trả lời của một bài toán trong một lĩnh vực nào đó).

Neural Networks: Mạng nơ-ron.

Bài 2:

Câu 1: Định nghĩa hệ thống mở và hệ thống đóng. Cho ví dụ?

Định nghĩa hệ thống đóng:

Là hệ thống cô lập với môi trường, nó không có nơi giao tiếp bên ngoài và không

tác động khỏi đường biên và các tiến trình xử lý sẽ không bị môi trường tác động.

Hệ thống này chỉ mang tính chất lý luận bởi thực tế các hệ thống đều tác động với

môi trường qua nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Hệ thống khuếch đại âm thanh, …

Định nghĩa hệ thống mở:

Là hệ thống không kiểm soát sự tác động qua lại của nó với môi trường. Ngoài

việc thể hiện mối quan hệ qua lại giữa nhập liệu và kết xuất, hệ thống thường bị

nhiễu loạn và không kiểm soát được, ảnh hưởng đến quá trình xử lý. Hệ thống mà

được thiết kế tốt sẽ hạn chế tác động của sự nhiễu loạn.

Ví dụ: Hệ thống giao thông đường bộ

Page 3: HHTQD-50TH

3

Câu 2: Định nghĩa các giai đoạn ra quyết định: tìm hiểu, thiết kế, chọn lựa, thực hiện.

Áp dụng các giai đoạn trên mô tả các hành động ở mỗi bƣớc để mua máy tính theo ý

bạn?

A. Phân tích

Giai đoạn tìm hiểu

Xác định mục tiêu tổ chức

Tìm kiếm và tập hợp dữ liệu

Nhận diện, xác định chủ thể bài toán

Phân loại và phát biểu vấn đề

Giai đoạn thiết kế

Thiết lập mô hình

Lập bảng tiêu chuẩn chọn lựa

Tìm kiếm các phương án

Tiên đoán và đo lường các kết cục

Giai đoạn chọn lựa

Giải pháp cho mô hình

Phân tích độ nhạy

Chọn (các) phương án tốt nhất

Hoạch định việc hiện thực

Giai đoạn thực hiện

Đưa giải pháp vào hoạt động thực tế

Page 4: HHTQD-50TH

4

B. Áp dụng các giai đoạn để mua máy tính:

Giai đoạn tìm hiểu:

Mục tiêu: xác định mình cần mua một máy tính xách tay với cấu hình đủ mạnh

để phục vụ việc học tập.

Tổng hợp các thông tin liên quan đến máy tính mà mình cần mua.

Xác định địa điểm mua: Một số trung tâm về máy tính: TH Nha Trang, Tường

Nghiêm,…

Giai đoạn thiết kế

Lập bảng tiêu chuẩn:

- CPU: Core 2 Duo trở lên

- Ram: >= 2GB

- CPU: gắn ngoài >= 512MB

- …

Giai đoạn lựa chọn

Lập danh sách các máy tính thỏa mãn điều kiện trên.

Kiểm tra chạy thử những máy mà mình dự định mua.

So sánh tính năng và giá cả giữa các máy

Giai đoạn thực hiện:

Chọn mua một máy mình thấy tốt nhất

Bài 3:

Câu 1: Định nghĩa về HHTQĐ?

- HHTQĐ là các hệ dựa trên máy tính, có tính tương tác, giúp các nhà ra quyết định

dùng dữ liệu và mô hình để giải quyết các bài toán phi cấu trúc (S. Morton, 1971)

- HHTQĐ là 1 tập các thủ tục dựa trên mô hình nhằm xử lí dữ liệu và phán đoán của

con người để giúp nhà quản lí ra quyết định.

- HHTQĐ nó kết hợp giữa tri thức của con người với năng lực của máy tính để cải tiến

chất lượng của quyết định.

- Tóm lại: HHTQĐ là 1 hệ hỗ trợ giải quyết các vấn đề quản lí không có tính cấu trúc,

nó tận dụng dữ liệu của hệ thống để đưa ra những quyết định chiến lược cuối cùng.

Page 5: HHTQD-50TH

5

Câu 2: Những những khả năng và đặc trƣng của HHTQĐ?

Bao gồm 14 khả năng và đặc trưng:

1. Bài toán nửa cấu trúc: đó là sự kết hơp giữa con người và xử lí thông tin của máy

tính.

2. Các nhà quản lí các cấp: phù hợp cho cấp quản lí khác nhau từ cao xuống thấp.

3. Cho nhóm và cá nhân : phù hợp với những bài toán ít có tính cấu trúc.

4. Quyết định liên thuộc và tuần tự: được đưa ra 1 lần hay nhiều lần, lặp lại.

5. Hệ hỗ trợ tìm kiếm thiết kế chọn lựa: hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình ra quyết

định như tìm hiểu,thiết kế, lựa chọn và hiện thực.

6. Hệ hỗ trợ các dạng phong cách và tiến trình quyết định.

7. Tính thích nghi linh hoạt: có thể tiến hóa theo thời gian người dung có thể thêm, bỏ,

thay đổi các phần tử cơ bản của hệ thống.

8. Dễ dàng và có tính tương tác: thân thiện với người dùng.

9. Hiệu dụng chứ không phải hiệu quả: nâng cao tính hiệu dụng của quyết định như

chính xác thời gian tính, chất lượng thay vì tính hiệu quả (giá phí của việc ra quyết

định).

10. Yếu tố con người là quyết định: HHTQĐ chỉ trợ giúp không thay thế người ra quyết

định.

11. Người dùng cuối cùng dễ xây dựng: có thể sửa đổi các hệ thống nhỏ,dễ sử dụng.

12. Mô hình hóa và phân tích: thường dùng mô hình hóa để phân tích quá trình ra quyết

định.

13. Truy đạt dữ liệu: cung cấp truy cập từ nhiều nguồn khác nhau.

14. Tích hợp và kết nối web: có thể dung như một công cụ độc lập hay kết hợp với

HHTQĐ khác có thể dung đơn lẻ hay trên mạng lưới máy tính.

Câu 3: Liệt kê các thành phần của HHTQĐ và định nghĩa ngắn gọn mỗi thành phần

Thành phần của HHTQĐ gồm 4 thành phần:

- Hệ quản lý dữ liệu

- Hệ quản lý mô hình

- Hệ quản lý dựa vào kiến thức

- Hệ thống giao diện người dùng

Page 6: HHTQD-50TH

6

Định nghĩa các thành phần:

1. Hệ quản lý dữ liệu: Gồm 1 csdl chứa tất các dữ liệu cần thiết của hệ thống và được

quản lý bởi hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ này có thể kết nối đến kho dữ liệu của tổ

chức, kho này liên quan đến quá trình ra quyết định.

2. Hệ quản lý mô hình: Còn gọi là hệ quản lý cơ sở mô hình là gói phần mềm về hệ thống

tài chính, khoa học quản lý và các phương pháp nhằm trang bị cho các hệ thống phân

tích. Phần này có thể kết nối với kho của mô hình hay ở bên ngoài nào khác.

3. Hệ quản lý dựa trên kiến thức: Có thể hỗ trợ các hệ khác hay có thể hoạt động độc lập

nhằm đưa ra tính thông minh của quyết định. Nó cũng có thể được kết nối đến kho

kiến thức khác của tổ chức.

4. Hệ thống giao diện người dùng: Giúp người dùng giao tiếp với hệ thống và ra lệnh cho

hệ thống. Hệ thống này có thể nhân dạng chữ viết, giọng nói, chuyển văn bản thành lời

nói, bộ dịch lời nói văn bản.

Câu 4: Những thành phần và chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu?

Hệ quản trị csdl là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một CSDL.

Thành phần của hệ quản trị CSDL: gồm hai thành phần chính

Bộ xử lý lưu trữ

Bộ xử lý truy vấn

Bộ xử lý lưu trữ

– Có nhiệm vụ lưu trữ, rút trích thông tin và cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.Gồm

các dơn vị sau:

• Kiểm tra chứng thực và toàn vẹn

• Quản lý giao dịch

• Quản lý file

• Quản lý vùng đệm

– Thành phần kiểm tra chứng thực toàn vẹn: kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn và quyền

truy cập dữ liệu của người dùng cơ sở dữ liệu.

– Thành phần quản lý giao dịch: đảm bảo rằng tính nhất quán, quản lý việc thực thi các

thao tác và cập nhật thông tin trên dữ liệu.

– Thành phần quản lý file: Nó có thể tạo file, xóa file, cập nhật và lấy mẫu.

– Thành phần quản lý bộ đệm: có trách nhiệm chuyển dữ liệu từ đĩa lưu trữ vào bộ nhớ

chính theo yêu cầu của chương trình.

Page 7: HHTQD-50TH

7

Bộ xử lý truy vấn

– Thực hiện câu truy vấn nhận được từ người dùng qua giai đoạn phân tích, tối ưu hóa

câu hỏi, lập kế hoạch và thực hiện tính toán.

Chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

– Giao tiếp với người dùng và cơ sơ dữ liệu

– Quản lý dữ liệu

• Cập nhật ,thêm, xóa, sửa thông tin trong kho dữ liệu

• Truy xuất dữ liệu

• Hiển thị sinh báo cáo

– Thông thường dữ liệu từ cơ sở dữ liệu được trích xuất và đặt vaò một mô hình thống

kê, tính toán hay tài chính để xử lý phân tích.

Câu 5: Những thành phần và chức năng chính của hệ quản trị cơ sở mô hình (Model

Base Management System)

Các thành phần:

Model base (cơ sở mô hình)

Mô hình dự báo đưa ra các chiến lược, phân tích về ngân sách

Mô hình tài nguyên.

Nguồn phân tích : trong datamining

Model base management system (cơ sở mô hình quản lý hệ thống)

Mô hình nhanh nhất và dễ sử dụng nhất

Cho phép người sử dụng thao tác mô hình đưa ra độ nhập cảm

Lưu trữ, truy vấn, quản lý các kiểu mô hình khác nhau.

Liên kết các mô hình với nhau nếu có

Modeling language (mô hình hóa ngôn ngữ)

Model directory (mô hình hóa chỉ dẫn)

Model execution, integration and command processor (Bộ xử lý lệnh, tích hợp và thực thi mô

hình)

Thực thi mô hình là quá trình điều khiển và thi hành mô hình

Tích hợp: kết hợp nhiều mô hình nếu cần thiết

Điều hành (command): thông qua bộ xử lý lệnh (nhận và biên dịch lệnh)

Model management Issues (mô hình quản lý vấn đề)

Page 8: HHTQD-50TH

8

Mức đồ áp dụng: chiến lược hay mức thi hành

Ngôn ngữ mô hình hóa

Sử dung AI dể xây dựng mô hình

Các chức năng:

- Tạo mô hình bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các khối kiến trúc …

- Cập nhật và thay đổi mô hình

- Thao tác mô hình dữ liệu

- Phát sinh những thủ tục và khối mới

Câu 6: Những chức năng chính của hệ thống giao diện ngƣời dùng?

- Tương tác với hệ quản lý mô hình, dữ liệu và kiến thức

- Gồm một bộ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các đối tượng tiêu chuẩn (menu kéo xuống,

các trình duyệt internet)

- Gồm giao diện đồ họa người dùng, thường sử dụng các trình duyệt web

- Thích nghi với các thiết bị nhập đa dạng

- Cung cấp kết quả với các định dạng và thiết bị xuất khác nhau

- Cung cấp khả năng trợ giúp

- Lưu trũ dữ liệu

- Xử lý đa hàm đồng thời

- Hỗ trợ giao tiếp giữa người dùng và bộ phận kỹ thuật

- Cung cấp huấn luyện

- Cung cấp tính thích nghi và linh hoạt

- Nhận dạng tiếng nói, âm thanh

- Nhận dạng chữ viết tay

- Chuyển văn bản thành lời nói

- Bộ dịch lời nói ngôn ngữ tự nhiên tự động thời gian thực

- Các màn hình hiển thị tốt hơn cho các ảnh sinh động, các hiển thị giao thoa.

- Những bề mặt xúc giác ( Ex: Immersion Corp’s Cyberforce Sys: gồm một gang tay

cảm ứng để bác sĩ đeo khi thực hiện phẫu thuật)

- Hội nghị truyền hình

Page 9: HHTQD-50TH

9

CHƢƠNG 2

Những vấn đề liên quan đến chất lƣợng dữ liệu

Vấn đề Vấn đề Nguồn gốc điển

hình

Giải pháp khả dĩ

Dữ liệu không

Đúng

- Tạo sinh dữ liệu bất

cẩn

- Dữ liệu thô nhập vào

không chính xác

- Dữ liệu bị thay đổi

không hợp lệ

- Xây dựng cách nhập dữ liệu

có tính hệ thống

- Nhập dữ liệu tự động

- Kiểm soát chất lượng khi

tạo sinh dữ liệu

- Xây dựng chương trình an

toàn thích hợp

Dữ liệu không kịp

thời

- Phương pháp tạo sinh

dữ liệu không đủ nhanh

so với nhu cầu

- Sửa đổi hệ thống tạo sinh dữ

liệu

- Sử dụng môi trường WEB

để lấy dữ liệu cập nhật

Dữ liệu được định

chỉ số hay đo lường

không chính xác

- Dữ liệu thô được thu

thập không phù hợp với

mục tiêu phân tích dữ

liệu

- Dùng các mô hình

phức tạp

- Xây dựng hệ thống đo lường

hay tổ hợp dữ liệu

- Dùng nhà kho dữ liệu

- Dùng các động cơ tìm kiếm

thích hợp

- Xây dựng các mô hình đơn

giản hơn hay có tính kết hợp cao

hơn

Không có dữ liệu

cần thiết

- Dữ liệu cần thiết

chưa được lưu trữ

bao giờ cả

- Dữ liệu yêu cầu chưa

có bao giờ

- Tiên đoán những dữ liệu cần

cho tương lai

- Dùng nhà kho dữ liệu

- Tạo sinh dữ liệu mới

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng

Các phạm trù và thứ nguyên (Strong et al, 1997):

Ngữ cảnh: tính thích đáng, giá trị tăng thêm, tính kịp thời, tính đầy đủ và khối

lượng dữ liệu

Nội tại: tính chính xác, khách quan, tin cậy được và danh tiếng

Dễ truy cập: truy đạt được và mức an toàn truy cập

Đại diện: khả năng phân giải, dễ hiểu, thể hiện súc tích và thể hiện nhất quán

Một vấn đề chính là tính toàn vẹn (data integrity). Ở lĩnh vực nhà kho dữ liệu, có 5

khía cạnh sau (Gray & Watson, 1998): Đồng điệu (uniformity) Phiên bản (version),

Tính đầy đủ (completeness), Tính phù hợp (conformity), Dẫn xuất (genealogy/drill

down)

Page 10: HHTQD-50TH

10

CHƢƠNG 3

Câu 1: Những loại mô hình chính nào đƣợc sử dụng trong HHTQĐ?

Mô hình thường được phân lớp theo mức độ tóm lược của chúng thành 3 nhóm:

Các mô hình tỷ lệ (còn gọi là mô hình biểu tượng, mô hình thu nhỏ): là bản sao vật lý

của hệ thống, chỉ khác nhau về tỷ lệ so với nguyên bản.Ví dụ: thực tế trên không

gian 3 chiều, nhưng các bức ảnh trên mặt phẳng 2chiều.

Các mô hình tương tự: không hoàn toàn giống thể giới thực, nhưng có dáng

điệu giống như hệ thống thực và được xem là một biểu diễn tượng trưng cho thế giới

thực.

Ví dụ: xấp xỉ hàm.

Mô hình tương tự thường là những biểu đồ 2 chiều như:

- Biểu đồ tổ chức mô tả cấu trúc, các mối quan hệ trách nhiệm.

- Bản đồ nhiều màu sắc biểu diễn núi non, thành phố, con người.

- Các biểu đồ thị trường chứng khoán.

- Đồng hồ tốc độ, nhiệt kế...

Các mô hình toán học (hoặc mô hình định lượng): Với các hệ thống phức tạp

thì không dễ gì biểu diễn bằng các biểu tượng, mô hình tương tự sẽ cồng kềnh và tốn

nhiều thời gian. Do đó, người ta sử dụng mô hình toán học. Điều này cũng phù hợp

với Hệ hỗ trợ quyết định vì quá trình phân tích được thực hiện bằng số.

Mô hình tĩnh: cần ra quyết định trong 1 tình huống tức thời của hệ thống, với giả

định rằng hệ ổn định trong quá trình phân tích.

Mô hình động: để đánh giá các kịch bản thay đổi theo thời gian, cho

tương lai như giá cả, phí tổn, lợi nhuận trong năm tới…

Mô hình chắc chắn và không chắc chắn:

- Mô hình chắc chắn: trong việc ra quyết định với giả thiết chắc chắn,

thông tin đầy đủ, có sẵn, người ra quyết định biết chính xác kết quả

mỗi quá trình sẽ xảy ra và giả thiết rằng chỉ có 1 kết quả cho mỗi sự lựa chọn

→ Dễ làm việc, có thể sinh ra giải pháp tối ưu.

- Mô hình không chắc chắn: khi giả thiết không chắc chắn, thong tin không đầy

đủ thì việc ra quyết định khó khăn. Do đó, cần phải cố gắng tránh sự không

chắc chắn.

Mô hình ra quyết định mạo hiểm: người ra quyết định phải sử dụng nhiều kĩ

thuật để phân tích, đánh giá mức độ mạo hiểm cho mỗi giải pháp.

Mô hình định tính

Các loại mô hình dự báo

Page 11: HHTQD-50TH

11

Câu 2: Phân biệt mô hình tĩnh và mô hình động? Cho ví dụ?

Mô hình tĩnh:

Thể hiện bức tranh tại thời điểm của tình huống. Các khía cạnh của bài toán được

xét một thời kỳ nhất định, trong một khung của thời gian nhất định(có thể cuốn

về tương lai). Các tình huống được giả sử là sẽ lập lại với các tập điều kiện thống

nhất.

Giả định: có tính ổn định của dữ liệu.

Mô phỏng quá trình dạng tĩnh - làm việc trên các trạng thái ổn định để tìm ra các

thông số tối ưu – thường được dùng như công cụ chủ yếu để thiết kế quá trình.

Ví dụ: Quyết định sản xuất/ mua 1 sản phẩm; báo cáo thu nhập hàng quý / năm

Mô hình động: biểu diễn các kịch bản thay đổi theo thời gian

Phụ thuộc vào thời gian; các trạng thái thay đổi theo thời gian

Thường được dùng để tạo sinh và biểu diễn các xu hướng và khuôn mẫu theo

thời gian.

Mô phỏng động: thể hiện các diễn tiến khi các điều kiện theo thời gian khác với

các trạng thái ổn định – thường được dùng để thiết kế việc kiểm soát các hệ

thống.

Ví dụ: Dự báo lời lỗ - trong 5 năm với các nhập lượng như giá phí, số lượng..

thay đổi theo năm.

Câu 3: Liệt kê một số công cụ hỗ trợ quyết định mà bạn biết áp dụng một sô mô hình

hỗ trợ quyết định?

Mô hình hóa bằng bảng tính: có thể xây dựng mô hình tĩnh và động gồm có các

công cụ sau:

Microsolf Excel

Lotus 1-2-3

Mô hình hóa bằng phân tích quyết định: đưa ra các quyết định dựa trên các dạng

bảng và đồ thị gồm có 2 trường hợp:

Đơn mục tiêu có các công cụ hỗ trợ sau:

- TreeAge

- Precision tree

Đa mục tiêu:

- Expert choice: mô hình hóa bằng quy hoạch toán học

Mô hình hóa bằng quy hoạch toán học: giúp giải quyết các bài toán quản lý đưa ra

các phương án tối ưu. Có các công cụ hỗ trợ sau: Lingo và Lindo

Mô hình hóa bằng Heuristic: giải quyết tối ưu hóa bài toán trong lĩnh vực trí tuệ

nhân tạo gồm các công cụ hỗ trợ sau: Evolver

Page 12: HHTQD-50TH

12

Mô phỏng: giúp giải quyết bài toán phức tạp, rủi ro gồm các công cụ hỗ trợ

sau:@RISK

Mô hình hóa đa chiều: được thực hiện trong quá trình xử lý phân tích trực tuyến:

Cognos PowerPlay Web

Mô hình hóa mô phỏng trực tiếp trực quan: sử dụng đồ họa máy tính để biểu diễn

tác động của cây quyết định quản lý khác nhau: Visual Simulation Enviroment

Câu 4: Sự khác nhau giữa phân tích quyết định đơn mục tiêu và phân tích quyết định

đa mục tiêu? Một số kỹ thuật áp dụng cho từng loại?

Việc phân tích quyết định :

a. Các trƣờng hợp đơn mục tiêu có thể đƣợc mô hình hóa với:

Bảng quyết định

Mô hình bằng quyết định đầu tƣ:

­ Một mục tiêu: tối đa lợi nhuận sau một năm

­ Lợi nhuận phụ thuộc vào tình hình kinh tế

Khảo sát tính không chắc chắn

Cách tiếp cận “lạc quan”

­ Giả định rằng kết quả tốt nhất có thể của mỗi giải pháp sẽ xảy ra và

chọn phương án tốt nhất.

­ Chọn chứng khoán.

Cách tiếp cận “bi quan”

­ Giả định rằng kết quả xấu nhất có thể của mỗi giải pháp sẽ xảy ra và

chọn phương án tốt nhất.

­ Chọn đầu thư định kỳ

Khảo sát tính rủi ro:

Phân tích rủi ro

Tính giá trị kỳ vọng

Cây quyết định

Trình bày các mối quan hệ của bài toán bằng đồ họa

Có thể xử lý các hoàn cảnh phức tạp ở dạng cô đọng

Có thể cồng kềnh nếu có nhiều phương án hoặc nhiều tình trạng

b. Đối với bài toán đa mục tiêu

Chỉ một kết quả đạt được đối với mỗi phương án

Một số kết quả là định tính

Quyết định thông qua sự đánh giá rủi ro thông qua các trọng số

Để thực hiện tìm các trọng số thực hiện tìm giá trị riêng, vector riêng từ đó đưa

ra trọng số tương ứng đối với từng mục tiêu

Page 13: HHTQD-50TH

13

Phương pháp:

Analytic Hierarchy Process (AHP)

AHP là phương pháp định lượng, dùng để xắp xếp các phương án quyết

định và chọn một phương án thỏa mãn nhu cầu cho trước.

AHP là quá trình phát triển tỷ số sắp hạng cho mỗi phương án quyết định

dựa theo tiêu chí của nhà quyết định

AHP trả lời các câu hỏi như: “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay

“Phương án nào tốt nhất” bằng cách chọn một phương án thỏa mãn các tiêu

chí của nhà quyết định

AHP sử dụng:

- Các phép toán đơn giản

- Các tiêu chí(do nhà quyết định thiết lập)

- Độ ưu tiên cho các tiêu chí(do nhà quyết định thiết lập)

- Bảng độ ưu tiên chuẩn

Simpale Multi-Attribute Rating Technique(SMART): Gồm 10 bước

B1. Xác định người hoặc tổ chức mà đem lại lợi ích đạt được tối đa.

B2. Xác định vấn đề hoặc các vấn đề

B3. Xác định các lựa chọn/phương án để được đánh giá

B4. Xác định các mục tiêu/tiêu chí thích hợp để đánh giá các lựa chọn.

B5. Xếp hạng tầm quan trọng

B6. Tỷ lệ quan trọng của mục tiêu,

­ Mục tiêu ít quan trọng nhất sẽ được gán tầm quan trọng là 10

­ Những mục tiêu ít quan trọng kế tiếp được gán một số phản ánh tỷ lệ

tầm quan trọng liên quan với mục tiêu ít quan trọng nhất.

B7. Tính tổng trọng số tầm quan trọng, và chia mỗi trọng số bằng tổng

trọng số

­ Bước này cho phép chuẩn hóa các tầm quan trọng liên quan thành các

trọng số có tổng bằng 1.0

B8. Đo lường vị trí của mỗi lựa chọn/phương án được đánh giá trên mỗi

mục tiêu.

B9. Tính toán lợi ích của các lựa chọn Uj=

­ Uj là giá trị lợi ích của lựa chọn j

­ Wk là trọng số được chuẩn hóa cho mục tiêu k

­ Ujk là giá trị được xác định trọng số cho lựa chọn j trên mục tiêu k

­ giá trị Wk tính ở B7 và giá trị Ujk tính ở B8.

­ B10. Quyết định: Lựa chọn/phương án có Uj tối đa

Page 14: HHTQD-50TH

14

Chƣơng 4

Câu 1: Định nghĩa và một số đặc điểm của các hệ thống GSS, EIS, ESS?

a. GSS

GSS ( Group support system) là kỹ thuật thông tin để hỗ trợ nhóm. Hệ hỗ trợ nhóm là

bất cứ sự kết hợp nào của phần cứng và phần mềm, nhằm cải thiện công việc của

nhóm. GSS là thuật ngữ chung gồm tất cả các dạng tính toán cộng tác.

GSS có thể xem xét trong các hoạt động nhóm phổ biến có ích từ việc hỗ trợ dựa trên

máy tính:

Lấy thông tin: bao gồm việc truy suất các giá trị dữ liệu từ một cơ sỡ dữ liệu hiện

hành và lấy thông tin từ các thành viên nhóm khác.

Chia sẻ thông tin: là trình bày dữ liệu cho toàn bộ nhóm trên phần mềm ( như các

gói mô hình hoặc các ứng dụng cụ thể), các thủ tục và kỹ thuật giải quyết vấn đề

nhóm để đi đến một quyết định nhóm.

Mục tiêu của GSS : cung cấp hỗ trợ cho các thành viên trong cuộc họp để cải tiến sự

phong phú và hiệu quả của các cuộc họp bằng các cuộc họp ra quyết định ( hiệu quả)

hoặc bằng cách cải tiến chất lượng của các kết quả ( hữu hiệu). GSS cố gắng tăng các

điều đạt được quá trình và nhiệm vụ, và giảm các điều không đạt được của quá trình và

nhiệm vụ.

b. EIS

Các định nghĩa của Rockart và DeLong(1988)

EIS ( Excutive information systems) là hệ thống máy tính phục vụ các yêu cầu thông

tin của các lãnh đạo cấp cao. Người sử dụng truy suất tài nguyên nhanh các thông tin

kịp thời và truy suất trực tiếp các báo cảo quản lý. EIS rất thân thiện, hỗ trợ đồ họa,

cung cấp báo cáo ngoại lệ, và khả năng duyệt dữ liệu đi xuống.Nó cũng có thể kết

nối với Internet, intranet và axtranet.

EIS (Enterprise resources management) là hệ thống diện liên hiệp các công ty, cung

cấp các thông tin có tính lịch sử từ các quan điểm hợp tác. Các người sử dụng khác

nhau. Các hệ thống cũng phục vụ nhu cầu của cấp cao. Các mức xí nghiệp là một

phần quan trọng của khái niệm quản lý mức xí nghiệp là một phần quan trọng của

khái niệm quản lý tài nguyên mức xí nghiệp ( ERP , Enterprise resources

management).

Các lợi ích của EIS

Dễ duy trì các mục tiêu có tổ chức

Dễ truy suất thông tin

Cho phép người sử dụng nâng cao hiệu suất hơn

Tăng chất lượng ra quyết định

Page 15: HHTQD-50TH

15

Cung cấp sự cải tiến cạnh tranh

Tiết kiệm thời gian người sử dụng

Tăng khả năng và chất lượng của giao tiếp

Cung cấp khả năng điều khiển tốt hơn trong tổ chức

Cho phép tham gia các vấn đề và các cơ hội

Cho phép hoạch định

Cho phép tìm kiếm nguyên nhân của một vấn đề

Thỏa mãn yêu cầu của nhà lãnh đạo

c. ESS

Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo (ESS, Executive support system) là hệ thống sử dụng cho

các yêu cầu của lãnh đạo và được thiết kế như là các hệ thống độc lập, hệ thống hỗ

trợ có thể dễ hiểu, dựa trên EIS bao gồm giao tiếp, tự động văn phòng, hỗ trợ phân

tích bà thông minh nghiệp vụ.

Mục tiêu của ESS: là cung cấp công cụ để hỗ trợ mức xí nghiệp.

Đặc điểm của DSS:

Chi tiết tới từng cá nhân nhà quản lý

Dễ sử dụng

Khả năng phân tích sâu theo nhiều mức

Hỗ trợ dữ liệu bên ngoài

Có thể hỗ trợ trong tình huống không chắc chắn

Khả năng của ESS

Hỗ trợ việc định nghĩa tầm nhìn toàn cục

Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch chiến lược: Xác định mục tiêu lâu dài thông qua

việc phân tích tình hình hiện tại của tổ chức và dự đoán định hướng trong tương

lai.

Hỗ trợ vấn đề tổ chức và nhân sự

Hỗ trợ quản lý khủng hoảng.

Page 16: HHTQD-50TH

16

Chƣơng 5

Câu 1:Liệt kê và mô tả những giai đoạn chính của chu kỳ phát triển hệ thống truyền

thống (SDLC)?

Vòng đời phát trển hệ thống (SDLC) được tính từ khi tìm hiểu một hệ thống thông tin sẽ

được xây dựng có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ như thế nào, thiết kế nó, xây

dựng nó và chuyển giao đến cho khách hàng sử dụng.

4 Giai đoạn:

Lập kế hoạch -> Tại sao cần xây dựng hệ thống?

Phân tích -> Hệ thống sẽ phục vụ ai, ở đâu, khi nào?

Thiết kế -> Hệ thống làm việc như thế nào?

Triển khai -> Chuyển giao đến người dùng.

Lập kế hoạch

Khởi tạo dự án

Xác định giá trị nghiệp vụ của hệ thống

- Giá trị kinh tế

- Giá trị phi kinh tế

Xác định tính khả thi

Page 17: HHTQD-50TH

17

- Mặt kỹ thuật -> Có thể làm được?

- Mặt kinh tế -> Có giá trị nghiệp vụ?

- Mặt tổ chức -> Ai sẽ là người dùng?

Quản trị dự án

Xây dựng kế hoạch

Thành lập đội dự án (project team)

Kiểm soát và chỉ đạo quá trình xây dựng hệ thống

Phân tích

Ai? Làm gì? Ở đâu? Khi nào?

3 bƣớc:

Phát triển 1 chiến lược phân tích.

- Hệ thống hiện tại, các vấn đề (as-is system)

- Hệ thống mới (to-be system)

Tập hợp yêu cầu

- Phỏng vấn

- Tập các câu hỏi sẵn

Đề xuất hệ thống mới

- Mô hình hóa nghiệp vụ

- Mô hình hóa dữ liệu

=> Phân tích và thiết kế sơ bộ

Thiết kế

Hệ thống sẽ hoạt động nhƣ thế nào?

4 bƣớc

Phát triển chiến lược thiết kế

Thiết kế

- Kiến trúc hệ thống (Phần cứng, phần mềm, mạng,….)

- Giao diện người dùng

Xây dựng đặc tả CSDL và file.

Xây dựng bản thiết kế chương trình.

Khái niệm

ban đầu về hệ

thống mới

Page 18: HHTQD-50TH

18

Triển khai

Xây dựng hệ thống

Phát triển hệ thống

Kiểm thử

Cài đặt

Gỡ bỏ hệ thống cũ

Cài đặt hệ thống mới

Đào tạo

Chuyển giao

- Từng phần; toàn bộ

- Từng giai đoạn; Đột ngột

- Song song

Hỗ trợ

Thu nhận ý kiến phản hồi.

Xác định các thay đổi cần thiết.

Câu 2: Định nghĩa các công cụ CASE (Computer-Aided software engineering)? Tại

sao chúng quan trọng?

CASE là viết tắt của Công nghệ phần mềm máy tính hỗ trợ. Là những hệ thống phần

mềm hỗ trợ tự động cho các hoạt động của quy trình xây dựng phần mềm.

Các công cụ CASE dùng để phân tích hệ thống hiện tại, phát hiện yêu cầu của hệ

thống nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện môi trường.

Mục đích của CASE là giảm chi phí và thời gian cần thiết cho sự phát triển hệ thống

và tập trung được vào chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Có hai loại CASE:

Upper-CASE: Công cụ để hỗ trợ các hoạt động đầu tiên như đặc tả yêu cầu và thiết

kế.

Lower-CASE: Công cụ để hỗ trợ các hoạt động như lập trình, gỡ lỗi và kiểm thử

Tại sao chúng quan trọng?

(CASE allows for rapid development of software because of the increasing speed of

changing market-demands new products replace old ones much earlier than before,

so the development of new products has to go faster.)

Page 19: HHTQD-50TH

19

CASE cho phép phát triển nhanh chóng của các phần mềm do tốc độ tăng của thị

trường thay đổi, nhu cầu các sản phẩm mới thay thế cái cũ sớm hơn nhiều so với

trước, do đó, việc phát triển các sản phẩm mới đã đi nhanh hơn.

Câu3. Định nghĩa sử dụng lập mẫu (Prototyping)? Các giai đoạn của sử dụng lập mẫu

có quan hệ nhƣ thế nào với các giai đoạn của chu kỳ phát triển hệ thống truyền thống

(SDLC)?

Prototyping là việc: sử dụng các hình ảnh trực quan để mô tả thiết kế và định hướng

sự phát triển của các tính năng kỹ thuật, và nó mô tả một cách chi tiết về làm thế nào

để xử lý hệ thống.

Prototyping là sự lặp lại của một tiến trình gồm 3 bước:

Prototype

- Chuyển đổi các mô tả về giải pháp của người dùng vào trong mô hình mẫu,

phân tích thành các tiêu chuẩn theo user experience và phương pháp thực hiện

tốt nhất.

- Prototype như là một cơ chế để nhận diện chính xác yêu cầu của khách hàng

Đánh giá

- Chia sẻ prototype với người dùng và đánh giá liệu nó có đáp ứng được nhu

cầu và mong đợi của họ không.

Nâng cao chất lƣợng

- Dựa trên thông tin phản hồi, xác định các phạm vi cần phải được nâng cấp

hoặc cần phải xác định lại và làm rõ hơn.

Prototyping thường bắt đầu rất đơn giản, tập trung vào một vài vùng trọng điểm được

dựng lên mô hình mẫu, sau đó phát triển thêm về bề rộng và cũng như chiều sâu để

tiếp cận được các phạm vi được yêu cầu, và tiếp tục cho đến khi prototype có thể bàn

giao để phát triển thành sản phẩm cuối cùng. Sự nhanh chóng là điều bắt buộc trong

các bước. Tùy thuộc vào mục tiêu của prototype, ta cần phải sắp xếp thứ tự và thay

đổi thời gian cho các chu kỳ.

Câu 4: Liệt kê 3 mức công nghệ của DSS? Mối quan hệ ? Vai trò ngƣời dùng trong 3

mức trên? Cho ví dụ?

3 mức công nghệ của DSS:

DSS ứng dụng (SDSS,specific DSS)

Bộ tạo sinh DSS

Công cụ DSS

Page 20: HHTQD-50TH

20

1. DSS ứng dụng

- Hệ thống thật sự hoàn thành công việc gọi là DSS ứng dụng. Nó là các ứng dụng hệ

thống thông tin.

- Sản phẩn cuối cùng hay sự áp dụng của DSS vào công việc cụ thể gọi là ứng dụng

DSS.

2. Bộ tạo sinh DSS

- Là một gói gồm phần cứng và phần mềm có liên quan với nhau, cung cấp tập khả

năng nhanh cho việc xây dựng DSS ứng dụng.

- Bộ tạo sinh dss tạo dựa trên máy vi tính thông thường như EXCEL, LOTUS 123.

Đây là bộ công cụ tạo sinh chứa nhiều khả năng khác nhau như lập mô hình, phân

tích rủi ro…

- Có 2 hướng phát triển:

• Hướng thứ nhất: phát triển ngôn ngữ cho máy tính mạng ví dụ hệ quy hoạch tài

chính giao tiếp. Và ngôn ngữ khác như Nomad2, focus..

• Hướng thứ hai: những hệ phần mềm tổng hợp dựa trên máy vi tính như lotus 1-

2-3, excel. Được xây dựng xoay quanh trang điện tử.

- Bộ tạo ứng dụng được dùng bởi lập trình viên và những nhà phân tích hệ thống để

thúc đẩy công việc lập trình và phát triển hệ thống.

3. Công cụ DSS

- Là những tiện nghi phần mềm, những phần mềm này giúp ích cho sự phát triển của

bộ tạo sinh DSS và DSS ứng dụng.

Mối quan hệ:

- Có thể sử dụng công cụ DSS để phát triển các DSS ứng dụng. Dùng để phát triển

các ứng dụng truyền thống nhất cùng với các công cụ như ngôn ngữ, phần mềm,

truy xuất dữ liệu…

- Công cụ DSS dùng tạo ra bộ tạo sinh DSS, sau đó kiến tạo ra DSS ứng dụng đôi khi

có thể từ công cụ DSS kiến tạo ra DSS ứng dụng.

- Việc sử dụng công cụ tạo sinh DSS cực kì hữu ích tạo ra DSS ứng dụng. Dùng bộ

tạo sinh DSS tiết kiệm đáng thời gian và chi phí làm cho ứng dụng có thể hiệu quả

về mặt tài chính.

Page 21: HHTQD-50TH

21

Vai trò của ngƣời dùng trong 3 ứng dụng trên:

- Người quản lý hoặc người sử dụng: Người đối mặt vấn đề và quyết định, thực

hiện hành động và người chịu trách nhiệm kết quả.

- Người trung gian: giúp người sử dụng có thể nhấn các nút thiết bị đầu cuối,

hoặc có thể làm các kiến nghị.

- Người xây dựng DSS: Thu thập khả năng cần thiết từ bộ tạo sinh DSS để cấu

hình DSS ứng dụng, mà người sử dụng hay người trung gian tương tác trực tiếp.

- Người hỗ trợ kĩ thuật: phát triển hệ thống thông tin phụ khi cần như bộ tạo sinh

DSS các cơ sở dữ liệu mới và các phân tích mới…Người này yêu cầu quên

thuộc với kĩ thuật và hiểu biết về lĩnh vực ứng dụng.

- ToolSmith: phát triển kĩ thuật mới, ngôn ngữ mới, phần cứng và phần mềm mới

cải tiến hiệu quả kết nối với hệ thống con.

Ví dụ:

1. DSS ứng dụng

Hệ thống bố trí cảnh sát chiến đấu được áp dụng bởi IBM. Hệ thống này cho

phép nhân viên cảnh sát trình bày một đồ họa phát thảo trên máy tính, cho phép kết

nối với các địa hình khác nhau và cho cảnh sát thấy được yêu cầu phục vụ, thời gian

đáp ứng, mức độ chiến đấu. Nhân viên có thể thao tác trên bản đồ, vùng, dữ liệu và

thử nghiệm với các phương án tuần hoành khác nhau.Kết quả này đạt hiệu quả cao

hơn trong quy hoạch tuyến tính.

2. Bộ tạo sinh DSS

Hệ thống thông tin lãnh đạo, nó gồm khả năng chuẩn bị báo cáo, khả năng yêu

cầu, ngôn ngữ mô hình, đồ họa, trình bày lệnh và một tập các chương trình con dùng

để phân tích thống kê, tài chính.

3. Công cụ DSS

Đồ họa, soạn thảo, hệ thống chất vấn, bộ tạo số ngẫu nhiên và trang điện tử.

Câu 5: Liệt kê những xu hƣớng chính trong HHTQĐ?

Có 5 xu hƣớng chính:

Model-driven

Data-driven

Communication-driven

Document-driven

Knownledge-driven

Page 22: HHTQD-50TH

22

1. Model-driven

- Vận dụng các mô hình của toán tài chính, mô hình dự báo,tối ưu và các mô hình

giả lập để đưa ra sự hỗ trợ trong các quyết định của một vấn đề.

- Dữ liệu thường bị giới hạn về tham số, không gian vd :bài toán vận tải

2. Data-driven

- Mô hình sử dụng các dữ liệu có tính chất là chuỗi hay thời gian để tạo lập các

báo cáo giúp cho việc ra quyết định.

- Mô hình phải phân tích và rút trích dữ liệu, để tạo lập các báo cáo tổng hợp.

- Về sau ứng dụng được phát triển gọi là data warehoures.

3. Comunication-driven

- Quan tâm đến việc ra quyết định hỗ trợ nhóm.

- Giải quyết các vấn đề của nhóm người cùng ra quyết định: nhiều phương án khác

nhau, nhiều cách giải quyết khác nhau, phương pháp kết nối giữa nhóm ra quyết

định.

4. Document-driven

- Mô hình sử dụng phương pháp phân tích và rút trích thông tin dạng văn bản (văn

bản,tài liệu ảnh…).

Vd: Hệ thống hỗ trợ nhà quản trị nhận thức nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách

hàng thông qua thông tin phản hồi.

5. Knowledge-driven

- Mô hình sử dụng hệ thống quản lý tri thức để áp dụng cho việc ra quyết định.

- Sử dụng các trí tuệ nhân tạo.

- Sự phát triển dần dần nên hệ thống gọi là hệ chuyên gia.

NINJADEMO
3