hạch toán mua hàng không nhập kho

23
TÀI KHON 531 HÀNG BÁN BTRL I Kết cu và ni dung ph n ánh. Phương pháp hạch toán k ế toán. Tài khoản này dùng để phn ánh giá trca ssn phm, hàng hoá bkhách hàng trli do các nguyên nhân: Vi phm cam kết, vi phm hp đồng kinh t ế, hàng bkém, mt phm chất, không đúng chủng loi, quy cách. Giá trhàng bán btrli phn ánh trên tài khon này sđiều chnh doanh thu bán hàng thc tế thc hin trong kkinh doanh để tính doanh thu thu n ca khối lượng sn phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo. Tài khon này chphn ánh gí trca shàng đã bán bị trli (Tính theo đúng đơn giá bán ghi tên hoá đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan đến vic hàng bán btrli mà doanh nghi p phải chi đuợc phn ánh vào Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”. Trong k, giá trca sn phẩm, hàng hoá đã bán bị trlại được phn ánh bên NTài khon 531 “Hàng bán bị trlại”. Cuối k, tng giá trhàng bán btrlại được kết chuy n sang tài kho n doanh thu bán hàng và cung cp dch vhoc tài kho n doanh bán hàng ni bđể xác định doanh thu n ca kbáo cáo. Hàng bán btrli phi nhp kho thành phm, hàng hoá và xlý theo chính sách tài chính, thu ế hin hành. KT CU VÀ NI DUNG PHN ÁNH CA TÀI KHON 531 - HÀNG BÁN B TRLI Bên N: Doanh thu ca hàng bán btrlại, đã trả li tiền cho người mua ho c tính trvào khon phi thu ca khách hàng vssn phẩm, hàng hoá đã bán. Bên Có:

Upload: lovelycat1416

Post on 22-Jul-2015

1.236 views

Category:

Marketing


6 download

TRANSCRIPT

TÀI KHOẢN 531

HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

Kết cấu và nội dung phản ánh.

Phương pháp hạch toán kế toán.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị

khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp

đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy

cách. Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh

doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh

thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo

cáo.

Tài khoản này chỉ phản ánh gí trị của số hàng đã bán bị trả lại (Tính theo

đúng đơn giá bán ghi tên hoá đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan

đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chi đuợc phản ánh vào

Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”.

Trong kỳ, giá trị của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị trả lại được phản ánh

bên Nợ Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ, tổng giá trị hàng

bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh bán hàng nội bộ để xác định

doanh thuần của kỳ báo cáo. Hàng bán bị trả lại phải nhập kho thành

phẩm, hàng hoá và xử lý theo chính sách tài chính, thuế hiện hành.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 531 - HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

Bên Nợ:

Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc

tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã

bán.

Bên Có:

Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh

thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.

t

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản

ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

- Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 156 - Hàng hoá

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp

kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (Đối với hàng hoá)

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Đối với sản phẩm)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

2. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo

phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo

phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng

bán bị trả lại)

Có các TK 111, 112, 131,. . .

- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp,

số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131,. . .

3. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334,. . .

4. . Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả

lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)

Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ

Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại.

TÀI KHOẢN 157

HÀNG GỦI ĐI BÁN

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương

pháp kê khai thường xuyên.

1. Khi gửi hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng, xuất hàng hóa, thành

phẩm cho đơn vị nhận bán đại lý, ký gửi theo hợp đồng kinh tế, căn cứ

phiếu xuất kho, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán

Có TK 156 - Hàng hóa

Có TK 155 - Thành phẩm.

2. Dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng nhưng chưa xác định

là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 157 - Hàng gửi bán đi

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

3. Khi hàng hoá gửi đi bán và dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách

hàng được xác định là đã bán trong kỳ:

- Nếu hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh

nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản

ánh doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, cung cấp dịch vụ theo giá bán

chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán

chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

- Nếu hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá

thanh toán).

Đồng thời phản ánh giá trị giá vốn của số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ

đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

4. Khi xuất hàng hóa, sản phẩm (Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ và đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu

trừ) cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, trường hợp sử dụng

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá vốn)

Có TK 155 - Thành phẩm; hoặc

Có TK 156 - Hàng hóa.

Định kỳ, đơn vị cấp trên căn cứ vào Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra do

đơn vị cấp dưới lập chuyển đến để lập Hóa đơn (GTGT) phản ánh thành

phẩm, hàng hóa tiêu thụ nội bộ gửi cho đơn vị cấp dưới, căn cứ Hóa đơn

GTGT, kế toán đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 136,. . .(Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán nội bộ chưa có

thuế GTGT).

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

5. Trường hợp hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán nhưng bị khách hàng

trả lại:

a/ Nếu hàng hoá, thành phẩm vẫn có thể bán được hoặc có thể sửa chữa

được, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm; hoặc

Nợ TK 156 - Hàng hóa

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

b/ Nếu hàng hoá, thành phẩm bị hư hỏng không thể bán được và thể sửa

chữa được, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

Hạch toán mua hàng không nhập kho

- Trường hợp hàng mua được gửi bán thẳng không qua kho:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế

toán ghi:

Nợ TK157: Trị giá hàng mua gửi bán thẳng không qua kho (chưa có

thuế GTGT)

Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua

Có TK111, 112, 311, 331…: Tổng giá thanh toán của số hàng mua gửi

bán thẳng không qua kho

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán ghi:

Nợ TK157: Trị giá hàng mua gửi bán thẳng không qua kho (gồm cả thuế

GTGT)

Có TK111, 112, 311, 331…: Tổng giá thanh toán của số hàng mua gửi

bán thẳng không qua kho

Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán ghi:

Nợ TK138(1388): Trị giá bao bì kèm theo số hàng mua gửi bán thẳng

chưa được chấp nhận thanh toán

Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của bao bì

Có TK111, 112, 331…: Tổng số tiền bao bì đã thanh toán hoặc còn phải

thanh toán cho người bán

- Trường hợp hàng mua được bàn giao tay ba thì đồng thời với việc

ghi nhận doanh thu (phản ánh số tiền thu từ người mua hàng), kế

toán còn tiền hành kết chuyển trị giá vốn của hàng bán (đúng bằng

trị giá thực tế của số hàng mua được bàn giao tay ba):

Nợ TK632: Trị giá hàng mua giao bán trực tiếp cho khách hàng (chưa có

thuế GTGT)

Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng mua

Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của số hàng mua giao bán

trực tiếp

Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán ghi:

Nợ TK111, 112, 131…: Trị giá bao bì đi kèm đã thu hoặc phải thu ở

khách hàng

Có TK111, 112, 331…: Trị giá bao bì đi kèm đã trả hoặc phải trả cho

người bán

Đồng thời phản ánh thuế GTGT đầu vào và đầu ra của bao bì:

Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của bao bì

Có TK3331(33311): Thuế GTGT đầu ra của bao bì

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ

KINH TẾ CHỦ YẾU:

1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 131,...

2. Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho

người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.

Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh

nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do việc người

mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng

lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh

tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

-Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người

mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu

thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

-Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua

được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi

giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần

cuối cùng.

VD hóa đơn GTGT xuất tháng 5 ghi:

Mặt hàng X: 100

Mặt hàng Y: 150

CKTM 25

Thành tiền 225

Thuế 10% 22,5

Tổng cộng 247.5

Bên bán:

-Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 – 25

Nợ TK 3331 – 2.5

Có TK 131 – 27.5

-Phản ảnh doanh thu

Nợ TK 131 - 275

Có TK 511 – 250

Có TK 3331 - 25

-Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết

khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được

ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại

cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này

được hạch toán vào Tài khoản 521.

Xuất hoá đơn chiết khấu thương mại cho khách hàng:

Nợ TK 521 –

Nợ TK 3331 –

Có TK 131 –

-Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu

thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ

chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không

được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã

khấu trừ chiết khấu thương mại

Xuất hoá đơn theo giá đã giảm và ghi doanh thu (không hạch toán qua

521):

Nợ TK 131

Có TK 511

Có TK 3331

Bên bán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho

từng khách hàng và từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng

hoá), dịch vụ.

Theo các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:

1/Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:

Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu

Nợ TK 133

Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.

2/Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã

xuất kho hết….thì có thể ghi (số theo ví dụ trên)

-Phản ảnh hàng hoá nhập vào kho :

Nợ TK 156- 250

Nợ TK 133- 22,5

Có TK 331- 272,5

-Phản ảnh số chiết khấu

Nợ TK 331-25

Có TK 156-25

Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định

tiêu thu, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam

kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách,

chủng loại.

Bên mua cần xuất hoá đơn để trả lại hàng bên bán. (đơn giá xuất phải

đúng theo đơn giá mua trên hóa đơn mua vào)

Trình tự hạch toán và xuất hóa đơn:

Bên mua:

Xuất hóa đơn trả hàng và kê vào bảng kê 03GTGT (nếu xuất trả hàng

trong cùng kỳ) hoặc kê vào bảng 02A (nếu xuất trả hàng khác kỳ)

Nợ TK331

Có TK 156

Có TK 1331

Bên bán:

Kê tờ hóa đơn của bên bán vào bảng kê 02GTGT (nếu xuất trả hàng

trong cùng kỳ) hoặc kê vào bảng 02A (nếu hàng trả hàng khác kỳ)

Nợ TK 531

Nợ TK 3331

Có TK 131

Hach toan Hàng bán bị trả lại

Khi nhận được HĐ trả lại hàng thì hạch toán

N 531

N 33311

C131

Giam giá vốn

N 1561

C 632

KC qua Doanh thu trong tháng

N 5111

C 531 ( lúc này TK 531 hết số dư)

Vậy cuối kỳ có KC như sau ko?

C 5111

N 911

C 632

N911

Vì nếu ko làm vậy thì bên N 632 và bên N 911 vẫn còn số dư của phần

hàng bán bị trả lại.

* khac

1)Trong tháng 4 có nghiệp vụ bán hàng đã ghi nhận doanh thu:

N 131

C 5111

C 3331

đồng thời

N 632

C 156

3) Tháng 6 Bên bán trả lại hàng kế toán hạch toán:

N 531

N 3331

C 131

Đồng thời:

N 156

C 632

Cuối tháng 6 điều chỉnh doanh thu:

N 5111

C 531

Vấn đề ở chỗ nếu tháng 6 (và những tháng sau) doanh thu

(5111) không đủ để khấu trừ điều chỉnh cho HĐ hàng bán bị

trả lại (531) thì ta phải xử lý như thế nào? trong khi TK loại 5

không được phép có số dư.

Sau một thời gian suy nghĩ và tham khảo nhiều ý kiến, và mọi người

cũng cho rằng có cái gì đó không ổn. Tuy nhiên từ việc tham khảo và

suy nghĩ tôi thấy tự nhiên không có gì là phức tạp cả.

Việc hàng bán bị trả lại không ảnh hưởng gì đến việc tháng hàng bán bị

trả lại có doanh thu hay không? Bạn vẫn kết chuyển bình thường vào tài

khoản 511. Vì Tài khoản 511 lúc này là bên nợ và bạn cứ kết chuyển hết

vào 911, không có vấn đề gì cả (vì có TK 511 bây giờ là bằng Tk 531).

Tài khoản 532 – Gỉam giá hàng bán

Bên bán sẽ xuất hóa đơn giảm giá cho số lương hàng kém chất lượng

Căn cứ vào hóa đơn giảm giá, bên bán sẽ hạch tóan:

Nợ TK 532

Nợ TK 3331

Có TK 131

Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê

02GTGT với số âm.

Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ

khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra.

Bên mua sẽ hạch tóan:

Nợ TK 331

Có TK 156

Có TK 133

Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê

03GTGT với số âm.

Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ

khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào.

Chiết khấu thanh tóan

Không lập hóa đơn, chỉ căn cứ chính sách bán hàng, chứng từ thu (bên

mua), chứng từ chi (bên bán) để hạch toán

Bên mua:

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng

trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Bên bán:

Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được

hưởng, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 131, 111, 112,...

Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng.

Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp

bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước.. thông thường việc bán hàng theo phương thức nêu

trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán buôn hàng hoá hoặc bán hàng của các đại lý của doanh nghiệp.

Nội dung :

Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh

nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp người mua trả trước tiền hàng.

- Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng.

- Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng hoặc số phải trả khách hàng khi khách

hàng trả lại hàng mua.

Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc

và lãi trả chậm phải thu) đôí với trường hợp bán trả góp.

- Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các khách hàng có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp

về mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tài sản bán thanh lý khác.

Các chứng từ thường gồm :

- Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do doanh nghiệp lập

- Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập

- Chứng từ thu tiền : phiếu thu, giấy báo Có…

Tài khoản sử dụng :

TK 131- Phải thu khách hàng.

Kết cấu của tài khoản 131 :

(Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập

bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài khoản này

cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi).

Phương pháp hạch toán :

Hạch toán chi tiết.

Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :

Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi

tiết cho từng khách hàng.

Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với

khách hàng, bảng này sẽ dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131.

Hạch toán tổng hợp.

- Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp

khấu trừ

* Trường hợp bán chịu cho khách hàng :

- Khi bán chịu vật tư, hàng hoá cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi doanh thu bán chịu phải thu :

Nợ TK 131 : số phải thu của khách hàng

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

- Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi :

Nợ TK 131 : phải thu khách hàng

Có TK 711 : thu nhập bất thường

Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

- Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán ra

Có TK 131 : phải thu khách hàng

- Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán cho khách hàng

Có TK 131 : phải thu khách hàng

- Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu :

Nợ TK 111, 112 : thu tiền nợ của khách hàng

Nợ TK 311 : thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn

Có TK 131 : ghi giảm số phải thu của khách hàng

- Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán bị trả lại

Có TK 131 : ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng

* Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng.

- Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112 : số tiền khách hàng ứng trước

Có TK 131 : phải thu khách hàng

- Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 131 : tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra

- Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi thanh quyết toán trên TK 131.

* Trường hợp bán hàng trả góp

Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần

tiền, phần còn lại chưa trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác định như trong

trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi :

Nợ TK 111, 112 : số tiền trả ngay

Nợ TK 131 : số nợ trả góp

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng)

Có TK 3387 : lãi do bán trả góp.

* Trường hợp hàng đổi hàng

Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về

do đổi coi như mua.

- Khi xuất hàng đem đi đổi :

Nợ TK 131 : phải thu khách hàng

Có TK 511 : doanh thu bán hàng

Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra.

- Khi nhận hàng do đổi hàng :

Nợ TK 152, 153, 211, 611

Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ

Có TK 131 : phải thu khách hàng

Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131

* Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi

Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải

thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp

đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu

hiệu khác như bỏ trốn …cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.

Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi :

Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm

nay :

Nợ TK 642- 6426

Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi

Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so

sánh với số dự phòng năm trước đã lập :

+ Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng

+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.

Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch

Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch.

Nợ TK 139 : số chênh lệch

Có TK 642- chi phí quản lý DN

Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi :

Nợ TK 642- 6426

Có TK 131 : số thực tế mất

Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã

xoá sổ.

Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập

bất thường :

Nợ TK 111, 112…

Có TK 711 : thu nhập bất thường

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004

Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng :

Các thủ thuật làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp

Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực

hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu

khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng

chấp nhận).

Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải

là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận

của DN trong kỳ. Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi

nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo.

Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng

doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính

năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm

của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các

sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá

thiết yếu.

Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có

thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây

dựng.

Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép

ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan

của bên nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số

cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính

là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi

nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại.

Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính

kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và

khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước

muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn.

Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN

buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là

cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu

hao;

Với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản

phải thu quá 3 tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn

vốn gối đầu mà DN bị chiếm dụng với khách hàng quen thuộc của mình.

Vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh toán công nợ trong các giao

dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng xa hơn sẽ

được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng.

Cắt giảm các chi phí hữu ích

Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu

ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng

thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các

chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài,

nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi

nhuận tiềm năng trong tương lai.

Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh

doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận,

DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví

như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ

qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp

theo.

Nhà đầu tư và các thủ thuật làm tăng lợi nhuận

Các thủ thuật trên nhằm làm gia tăng doanh số và lợi nhuận trong kỳ

chắc chắn không thể bền lâu.

Việc liên tục phải mượn doanh thu của các kỳ sau để đáp ứng được kỳ

vọng của NĐT hay vì một mục đích riêng nào đó cuối cùng sẽ gây sức

ép mạnh mẽ lên kỳ vọng tăng trưởng và càng về sau càng khó thực hiện.

Dù áp dụng thủ thuật nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng

như cho chính DN. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề

hơn, vì bê bối tài chính của một DN không chỉ ảnh hưởng đến riêng DN

đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị trường.

Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc làm sai lệch giá trị, các

DN cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho NĐT.

Bên cạnh đó, NĐT cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa

ngoài tầm kiểm soát.