h ến lượ hà n - ccd.org.vn

9
Hội thảo lập kế hoạch chiến lược Hà Nội, Việt Nam, 18 – 19/6/2019 Photo Credit: Le Khac Quyet

Upload: others

Post on 27-Oct-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo lập kế hoạch chiến lược Hà Nội, Việt Nam, 18 – 19/6/2019

Photo Credit: Le Khac Quyet

Page 2: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

Thông tin dành cho đại biểu tham gia hội thảo

Chương trình dự kiến:

Ngày 1 – Thứ Ba – 18/6/2019

09:00 - 09:15 (15 phút)

Chào mừng và Giới thiệu

• Chào mừng, giới thiệu thành phần đại biểu tham dự và kết quả mong đợi của Hội thảo

09:15 - 09:45 (30 phút)

Thiết lập Không gian / Mục đích của Hội thảo

• Mục đích, chương trình Hội thảo và vai trò của Tiêu chuẩn Mở cho Thực thi Bảo tồn (Open Standards for the Practice of Conservation - OS)

• Trình bày của các dự án và địa điểm

09:45 - 10:15 (30 phút)

Phương pháp được sử dụng

• Giới thiệu về các bước chính của Các tiêu chuẩn Công khai đối với Hoạt động Bảo tồn (OS) và những và những khía cạnh có liên quan đến hội thảo này và các vấn đề khác

10:15 - 11:30 (75 phút)

Phiên làm việc: Rà soát hiện trạng lập kế hoạch và Tầm nhìn Câu hỏi gợi ý chính:

• Trong tương lai, chúng ta thực sự mong đợi điều gì ở bên trong và xung quanh các khu vực có Voọc mũi hếch phân bố?

• Liệu tầm nhìn này có khác đi nếu chúng ta thực hiện nó với những người khác nhau trong cuộc? Hệ quả là gì?

• Những lỗ hổng thông tin là gì (chương trình nghiên cứu)?

11:30 - 13:30 (120 phút)

Ăn trưa

13:30 - 13:40 Giới thiệu phiên làm việc buổi chiều

13:40 - 14:25 (45 phút)

Phiên làm việc: Phạm vi & Mục tiêu (phụ thuộc vào thời gian sẽ bao gồm cả Mục đích) Câu hỏi chính:

• Phạm vi này có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? Liệu có phần nào bị bỏ sót?

• Chúng ta có các vấn đề ưu tiên không? Chúng ta dựa vào những cơ sở nào? Chúng ta có nhất quán với lập luận này?

• Chúng ta có các “Điểm tối” không?

• Các mục tiêu có thể cung cấp những Dịch vụ Hệ sinh thái (Ecosystem Services) chính gì?

• Chúng ta có cần “làm lại” việc này cùng với các đối tác tổ chức xã hội dân sự và phát triển?

14:25 - 15:25 (60 phút)

Phiên làm việc: Xác định mối đe dọa (Sàng lọc & Rà soát) Câu hỏi chính:

Page 3: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

• Chúng ta đã xác định được tất cả các mối đe dọa chưa? Những mối đe doạ nào mà chúng ta đã và đang xử lý?

• Những lỗ hổng thông tin là gì (chương trình nghiên cứu)?

15:25 - 15:45 (20 phút)

Giải lao

15:45 - 16:45 (60 phút)

Phiên làm việc: Các nhân tố đóng góp (Các mối đe dọa gián tiếp) – (Sàng lọc và Rà soát) Câu hỏi chính:

• Các nhân tố đóng góp chính đối với mô hình của chúng ta là gì?

• Các mối đe doạ/cơ hội chính cần được phân tích kỹ hơn (ví dụ, khai thác trái phép quy mô lớn, dự án năng lượng/thủy điện…) là gì?

• Ai là các bên liên quan chính (nêu rõ sự khác biệt giữa các bên liên quan, như cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư nhân/ngân hàng, các tổ chức xã hội dân dự v.v.; VÀ làm rõ nếu các bên này liên quan tới dự án hoặc sự ưu tiên đối với chúng ta) và làm thế nào họ có thể sắp xếp đối với Mô hình Khái niệm?

• Những lỗ hổng thông tin là gì (chương trình nghiên cứu)?

16:45 - 17:00 (15 phút)

Kết thúc ngày 1

Ngày 2 – Thứ Tư – 19/6/2019

09:00 - 09:15 (15 phút)

Tóm tắt lại ngày 1 & Giới thiệu ngày 2

09:15 - 10:15 (60 phút)

Phiên làm việc: Ưu tiên các mối đe doạ & Xác định các điểm bắt đầu chính Câu hỏi chính:

• Chúng ta đã xác định được tất cả các mối đe dọa chưa? Những mối đe doạ nào mà chúng ta đã và đang xử lý?

• Chúng ta có biết những mối đe doạ nào là cấp bách nhất nếu chúng ta xem lại Phạm vi, Mức độ nghiêm trọng và Sự bất khả nghịch? Và chúng ta có cần sàng lọc lại vấn đề này không?

• Kết luận liệu chúng ta đang tập trung vào đúng mối đe doạ hay chưa? • Những lỗ hổng thông tin là gì (chương trình nghiên cứu)?

• Phần nào trong mô hình khái niệm mà chúng ta cần giải quyết khẩn cấp nhất?

10:15 - 11:30 (75 phút)

Phiên làm việc: Xem xét lại chiến lược & Xác định các phương thức can thiệp tiềm năng mới Câu hỏi chính:

• Xem lại một cách tổng quát các chiến lược, liệu các chiến lược này đã đủ để đạt được các tác động mong đợt (Mục đích)?

• Chúng ta có đặt mục tiêu quá cao cho nhóm công tác hiện tại?

• Chúng ta có cần thêm các mối quan hệ đối tác không? Nếu có, nên tìm ở đâu và là ai?

11:30 - 13:30 (120 phút)

Ăn trưa

Page 4: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

13:30 - 13:40 (10 phút)

Giới thiệu phiên làm việc buổi chiều

13:40 - 14:25 (45 phút)

Phiên làm việc: Chiến lược II & Các hoạt động Tiếp tục với phần về Chiến lược

14:25 - 15:25 (60 phút)

Phiên làm việc: Chuỗi kết quả - phần I (tên gọi khác là Lý thuyết của sự thay đổi (Theory of Change - ToC) Câu hỏi chính:

• Làm cách nào chúng ta hình dung ra chiến lược để thực hiện?

• Những tác động gì mà chúng ta dự đoán với chiến lược đó? • Nhận định của chúng ta có đúng không? Có lõ hổng nào về mặt logic cần được sửa chữa không?

• Chúng ta nên đặt các điểm đo lường ở đâu và tại sao?

15:25 - 15:45 (20 phút)

Giải lao

15:45 - 16:15 (30 phút)

Phiên làm việc: Chuỗi kết quả - phần II – Mục tiêu Câu hỏi chính:

• Chúng ta có hiểu tầm quan trọng của việc thêm các điểm đo lường vào Chuỗi kết quả không?

• Chi phí cho các điểm đo lường của chúng ta có hiểu quả và dữ liệu mà chúng ta cần để đánh giá?

16:15 - 16:30 (15 phút)

Lỗ hổng Kiến thức & Các điểm tối Xem xét lại Chương trình nghiên cứu

16:30 - 16:55 (25 phút)

Các bước tiếp theo và nhiệm vụ sắp tới

16:55 - 17:00 Tổng kết & Đánh giá

Page 5: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

Phương pháp hỗ trợ Phương pháp hỗ trợ (underlaying methodology) sẽ được sử dụng và giảng dạy trong suốt quá trinh Hội thảo là “Tiêu chuẩn Mở cho Thực thi Bảo tồn (OS)”. Ông/bà không cần phải là một chuyên gia về OS như các bước cần thiết sẽ được giới thiệu đối với mỗi phần. Tiêu chuẩn Mở cho Thực thi Bảo tồn (OS) hiện được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi hơn 60 tổ chức ở tất cả các châu lục.

Mở –Tài sản trí tuệ có thể được chia sẻ và không thuộc sở hữu của bất kì ai

Tiêu chuẩn – nếu các bước của quy trình được sử dụng tốt, ông/bà sẽ có cơ hội có thể tốt nhất thực hiện mọi việc một cách chính xác và có kết quả tốt nhất. Vì có một từ điển thông dụng, giao tiếp giữa các dự án rất dễ dàng - mọi người đều có thể hiểu chính xác ý của bạn.

Thực thi – OS tập trung vào việc tạo ra sự thay đổi và có tác động thực tế đến khu vực và dự án của ông/bà.

Bảo tồn – OS được phát triển dành riêng cho bảo tồn mặc dù sử dụng nhiều công cụ từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

5 bước của chu trình quản lý:

Tiêu chuẩn Mở đối với việc lập kế hoạch, quản lý và giám sát ở tất cả mức độ

1) Khái niệm hóa: xác định chính xác những gì dự án của ông/bà đang cố gắng đạt được, mức độ thành công và tiến độ sẽ được đo lường như thế nào, và buộc ông/bà phải suy nghĩ rõ ràng về dự án trong bối cảnh của nó;

2) Lập kế hoạch hành động và giám sát: một lần nữa, các mục đích và mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường cùng với các tiếp cận nghiêm túc để đánh giá khả năng các hành động của ông/bà có thể tạo ra sự thay đổi;

3) Thực hiện các hành động, giám sát và chu trình lập kế hoạch công việc: bản thân công việc, thực hiện và đo lường kết quả;

4) Phân tích dữ liệu giám sát và sử dụng kết quả để thích ứng; phần đánh giá và phản ánh của chu trình: những gì giám sát của ông/bà cho biết và những thay đổi trong cách tiếp cận của ông/bà là cần thiết để đảm bảo các tác động mà dự án của ông/bà tìm kiếm;

5) Lưu giữ và chia sẻ bài học với các bên liên quan khác trong dự án và cộng đồng: điều quan trọng để xây dựng thành công là chia sẻ kết quả và tác động cả bên trong lẫn bên ngoài.

Page 6: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

Giới thiệu tóm tắt về Voọc mũi hếch

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) là loài linh trưởng đặc hữu chỉ có ở vùng núi Đông Bắc

Việt Nam. Được xếp hạng Cực kỳ Nguy cấp (CR) bởi Tổ chức IUCN (Xuan Canh et al. 2008) và Sách

Đỏ Việt Nam (MOST và VAST 2007), loài này được cho rằng chỉ còn xuất hiện ở 4 khu vực nhỏ với

số lượng quần thể toàn cầu không tới 250 cá thể. Loài này đã được liên tục xếp vào Danh sách 25

loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới (Schwitzer et al. 2017). Voọc mũi hếch lần đầu được cộng

đồng khoa học quốc tế ghi nhận vào năm 1912 (Dollman, 1912) và những cuộc khảo sát sau đó

hé lộ rằng đây là loài động vật quý hiếm chỉ sinh sống ở một số tỉnh nhỏ của khu vực Đông Bắc

Việt Nam.

Trong khi mọt số nhà khoa học lo ngại rằng đã bị tuyệt chủng, sự xuất hiện liên tục của Voọc mũi

hếch được xác nhận tại khu vực Na Hang, tỉnh Tuyên Quang bởi một cuộc điều tra của Tổ chức

WWF vào năm 1989 (Ratajszczak et al. 1990). Không lâu sau đó, Na Hang được đề xuất trở thành

khu bảo tồn thiên nhiên với hai khu vực: Tát Kẻ và Bảng Bung. Các khảo sát tại đó trong năm

1993 đã xác nhận có 72 cá thể, với ước đoán quần thể là 80 cá thể, tại Tát Kẻ và 23 cá thể, với

ước đoán quần thể là 50 cá thể, ở Bảng Bung (Boonratana & Le Xuan Canh 1994, 1998). Những

năm tiếp đó, Voọc mũi hếch được xác nhận tồn tại ở một số khu vực nhỏ ở Chạm Chu, tỉnh Tuyên

Quang, được cho là nơi có quần thể lớn thứ hai sau Na Hang, ước tính 70 cá thể (Long and Le

Khac Quyet 2001). Theo đánh giá của Covert et al. (2008), các khảo sát gần đây ở Na Hang và

Chạm Chu đưa ra kết quả thất vọng với không qúa 25 cá thể ở Na Hang và khoảng 12 cá thể ở

Chạm Chu. Điều đó được cho rằng do việc xây dựng đập thủy điện tại Na Hang từ năm 2003 đã

khiến gia tăng đáng kể hoạt động săn bắn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang là nguyên nhân

gây suy giảm quần thể.

Vào năm 2002, một quần thể Voọc mũi hếch đã được xác nhận ở Khau Ca, tỉnh Hà Giang bởi Tổ

chức FFI (Le Khac Quyet 2004). Tổ chức FFI đã ngay lập tức thiết lập các nỗ lực bảo tồn và giám

sát ở đây và đến năm 2009, Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca đã được thành

lập (gồm cả rừng Khau Ca). Trong suốt hơn 15 năm qua đã có nhiều nghiên cứu quan trọng về

Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca bao gồm sinh thái tập tính (Đồng Thanh Hải 2011), tập tính tư

thế-vận động và sử dụng sinh cảnh (Lê Khắc Quyết 2014), trùng lớp sử dụng tài nguyên rừng giữ

con người và Voọc mũi hếch (Harrison-Levine 2016) và phân tích di truyền (Ang, 2017). Quần thể

ở Khau Ca ban đầu được ước tính có khoảng 60 cá thể nhưng quần thể này đã tăng dều đặn trong

suốt thập kỷ vừa qua và hiện quần thể được ước tính có khoảng 135 cá thể.

Trong năm 2007, thêm một quần thể Voọc mũi hếch được xác nhận ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà

Giang bởi một cuộc điều tra của Tổ chức FFI do Lê Khắc Quyết lãnh đạo (Le Khac Quyet 2007, Le

Khac Quyet và Covert 2010). Theo ước tính ban đầu, quần thể này có khoảng 30-35 cá thể. Các

Page 7: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

cá thể Voọc này sinh sống ở khu rừng Cao-Tả-Tùng, nơi được xác định là rừng phòng hộ đầu

nguồn và người địa phương được phép canh tác nông nghiệp và thu hoạch thực vật tại đây một

cách hợp pháp.

Hiện tại, có thể cho rằng Voọc mũi hếch chỉ hiện diện tại các Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang

và Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang, và Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca và

huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Các quần thể ở Na Hang và Chạm Chu bị lo ngại vì kích thước quần

thể quá nhỏ với không hơn 25 cá thể ở Na Hang và 12 cá thể ở Chạm Chu. Cả hai khu vực được

cho là chịu tác động của mối đe doạ do săn bắn bất hợp pháp và Thạch Mai Hoàng (2011) báo

cáo bằng chứng rõ ràng về các hoạt động này ở Na Hang.

An additional threat to this population is an extremely low level of mtDNA variation (Ang et al.

2016). Recent surveys in Quan Ba suggest a population of only 15-21 individuals (Nguyen Van

Truong et al., 2016). It has been reported that cardamom cultivation is extensive in the forested

in this area and has significantly damaged the quality of the forest. In addition, wildlife hunting

is common in this area.

Quần thể ở Khau Ca với khoảng 135 cá thể và đã gia tăng đều đặn trong suốt thập kỷ qua. Trong

khi có dấu hiệu tăng trong vòng 10 năm qua. Mặc dù được bảo vệ tốt, các mối đe doạ liên tục tại

Khau Ca bao gồm lấy gỗ bất hợp pháp để làm nhiên liệu và xây dựng, chăn thả gia súc và săn bắt

động vật (mặc dù không có những bằng chứng hiện tại về việc săn bắt Voọc mũi hếch). Mối đe

doạ bổ sung đối với quần thể này là mức độ biến đổi ADN ty thể cực kỳ thấp (Ang et al. 2016).

Các cuộc điều tra gần đây ở Quản Bạ cho thấy quần thể này chỉ có khaongr 15-21 cá thể Nguyen

Van Truong et al., 2016). Có báo cáo rằng hoạt động canh tác Thảo quả được mở rộng bên trong

rừng ở khu vực này và đã có tác động quan trọng đến chất lượng rừng. Ngoài ra, hoạt động săn

bắt động vật hiện còn phổ biến trong khu vực.

Tài liệu tham khảo & Nguồn:

Ang, A. 2017. Genetic Variability, Diet Metabarcoding, and Conservation of Colobine Primates in Vietnam. Dissertation submitted to the Department of Anthropology, University of Colorado Boulder. Ang, A., Srivathsan, A., Meier, R., Tuong Bach Luu, Le Khac Quyet, Covert, H.H. 2016. No evidence for mitochondrial genetic variability in the largest population of critically endangered Tonkin snub-nosed monkeys in Vietnam. Primates 57:449–453 DOI 10.1007/s10329-016-0571-x

Page 8: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

Boonratana, R. and Le Xuan Canh. 1994. A Report on the Ecology, Status and Conservation of the Tonkin Snub-nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) in Northern Vietnam. Wildlife Conservation Society, New York, and Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi. Boonratana, R. and Le Xuan Canh. 1998. Conservation of Tonkin snub-nosed monkeys (Rhinopithecus [Presbytiscus] avunculus) in Vietnam. In: The Natural History of the Doucs and Snub-nosed Monkeys. Jablonski, N. (ed.). Singapore: World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd., pp. 315-322. Covert, H.H., Le Khac Quyet, and Wright, B.W. (2008). On the brink of extinction: Research for the conservation of the Tonkin snub-nosed monkey (Rhinopithecus avunculus). In: Elwyn Simons: A Search for Origins. Fleagle, J.G. and Gilbert, C.C. (eds.). New York: Springer Science and Business Media, LLC, pp. 409-427. Dollman, G. 1912. A new snub-nosed monkey. Proceedings of the Zoological Society of London 106: 503-504. Dong Thanh Hai 2011. Ecology, Behavior and Conservation of the Tonkin Snub-nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) in Vietnam. Dissertation submitted to Australian National University. Harrison-Levine, A.L. 2016. Forest resource overlap in humans and Tonkin snub-nosed monkeys of Ha Giang Province, Vietnam: theoretical and conservation implications. Dissertation submitted to the Department of Anthropology, University of Colorado Boulder. Le Khac Quyet 2004. Distribution and conservation of Tonkin snub-nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) in Du Gia Nature Reserve, Ha Giang Province, Northeast Vietnam. In Nadler, T. Streicher, U., and Ha Thang Long (eds.), Conservation of Primates in Vietnam. Haki Publishing, Hanoi, pp 58–62. Le Khac Quyet 2007. Result of mammal survey in two communes: Tung Vai (Quan Ba District) and Ngoc Linh (Vi Xuyen District), Ha Giang province, FFI - Vietnam, Hanoi, Vietnam. Le Khac Quyet 2014. Positional behavior and support use of the Tonkin snub-nosed monkeys (Rhinopithecus avunculus) in Khau Ca Forest, Ha Giang Province, Vietnam. Dissertation submitted to the Department of Anthropology, University of Colorado Boulder. Le Khac Quyet and H. H. Covert 2010. Another population of the Tonkin snub-nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) discovered in Ha Giang Province, Vietnam. Vietnamese Journal of Primatology 4: 19–25. Long, B. and Le Khac Quyet. 2001. An Initial Assessment of Conservation Requirements for Cham Chu area, Tuyen Quang Province, Including Mammal and Bird Diversity Surveys. Report. Fauna and Flora International – Indochina Programme, Hanoi.

Page 9: H ến lượ Hà N - ccd.org.vn

Hội thảo Lập kế hoạch Chiến lược | Voọc mũi hếch | Hà Nội, 18-19/6/2019

MOST and VAST, 2007. Red Data Book of Vietnam. Part 1. Animals. Natural Science and Technology Publisher, Hanoi (in Vietnamese) Nguyen Van Truong, Pham Cong Linh and Le Trong Dat. 2016. Preliminary report of survey on Tonkin snub-nosed monkeys (Rhinopithecus avunculus) in Tung Vai-Ta Van-Cao Ma Po forest, Quan Ba District, Ha Giang Province, Technical report, FFI - Vietnam, Hanoi. Ratajszczak, R., Cox, R. and Ha Dinh Duc. 1990. A Preliminary Survey of Primates in North Vietnam. Report. WWF Project 3869. Schwitzer, C., Mittermeier, R.A., Rylands, A.B., Chiozza, F., Williamson, E.A., Macfie, E.J., Wallis, J. and Cotton, A. (eds.). 2017. Primates in Peril: The World’s 25 Most Endangered Primates 2016–2018. IUCN SSC Primate Specialist Group (PSG), International Primatological Society (IPS), Conservation International (CI), and Bristol Zoological Society, Arlington, VA. 99 pp. Thach Mai Hoang. 2011. Primate Survey Prioritising Tonkin Snub-nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) and Francois’ Langur (Trachypithecus francoisi) in Na Hang Nature Reserve, Tuyen Quang Province. Report. People Resources and Conservation Foundation, Hanoi. Xuan Canh, L., Khac Quyet, L., Thanh Hai, D. & Boonratana, R. 2008. Rhinopithecus avunculus. The IUCN Red List of Threatened Species 2008: e.T19594A8984679.