giới thiệu các hàm api và hàm visual c++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình...

23

Click here to load reader

Upload: api-19851635

Post on 27-Jul-2015

402 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

GIỚI HIỆU CÁC HÀM API VÀ HÀM VISUAL C++ QUAN TRỌNG SỬ DỤNG TRONG VIỆC LẬP TRÌNH TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP

1. Hàm CreateFile():

Chức năng: Tạo mở hay cắt bớt tập tin, cổng COM, thiết bị, dịch vụ, hay bàn điều khiển. Một handle được trả về để truy cập đối tượng.

HANDLE CreateFile(

LPCTSTR lpFileName, //tên file

DWORD dwDesiredAccess, //phương thức truy cập

DWORD dwShareMode, //chế độ chia sẻ

LPSECURITY_ATTRIBUTES lpSecurityAttributes, //thuộc tính bảo mật

DWORD dwCreationDispostion, //sự kiện xảy ra khi tạo file

DWORD dwFlagsAndAttributes, //cờ thuộc tính file

HANDLE hTemplateFile

);

Các tham số

lpFileName [vào] Chuỗi khác rỗng chứa tên của đối tượng, như file, cổng COM, thiết bị

đĩa, hoặc bàn điều khiển, để tạo hay mở.

Khi lpFileName chỉ đến một cổng cần mở, bạn phải thêm dấu ‘:’ dằng sau tên. Thí dụ chỉ định COM1: để mở cổng COM1. Khi sử dụng IrCOMM, chỉ định COM3:.

dwDesiredAccess [vào] Phương thức truy cập đối tượng. Một ứng dụng có thể thực hiện truy

cập chỉ đọc (read-only), chỉ ghi (write-only), đọc/ghi, hay truy vấn thiết bị. Bảng sau mô tả các giá trị có thể của dwDesiredAccess.

Giá trị Mô tả

0 Xác định truy vấn đối tượng. Một ứng dụng có thể thực hiện truy vấn thuộc tính đối tượng mà không truy cập vào thiết bị.

GENERIC_READ Chỉ định phương thức cho phép đọc lên đối tượng. Dữ liệu có thể được đọc và con trỏ file có thể di chuyển trên đối tượng. Kết hợp với GENERIC_WRITE để truy cập dạng đọc/ghi.

Page 2: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

GENERIC_WRITE Chỉ định phương thức cho phép ghi lên đối tượng. Dữ liệu có thể được ghi và con trỏ file có thể di chuyển trên đối tượng. Kết hợp với GENERIC_READ để truy cập dạng đọc/ghi.

dwShareMode [vào] Chế độ chia sẻ cho đối tượng. Nếu dwShareMode = 0, đối tượng

không thể chia sẻ. Các thao tác bên trong đối tượng sẻ không thành công cho đến khi handle được đóng.

Tham số này có thể có nhiều giá trị khác nhau. Bảng sau sẻ cho thấy các giá trị thích hợp của dwShareMode.

Giá trị Mô tả

FILE_SHARE_READ Thao tác con trên đối tượng chỉ có thể thành công chỉ khi thực hiện đọc file.

FILE_SHARE_WRITE Thao tác con trên đối tượng chỉ có thể thành công chỉ khi ghi file.

lpSecurityAttributes [vào] Luôn = NULL.

dwCreationDispostion [vào] Sự kiện xảy ra khi file đang tồn tại, và không tồn tại. Bảng sau mô tả

các gía trị khả dụng cho dwCreationDispostion.

Giá trị Mô tả

CREATE_NEW Tạo mới file. Hàm không thành công nếu file đang tồn tại.

CREATE_ALWAYS Tạo mới file. Nếu file đã tồn tại thì sẽ ghi đè.

OPEN_EXISTING Mở file. Hàm không thành công nếu file không tồn tại.

Phải sử dụng cờ này khi mở thiết bị bằng hàm createfile() bao gồm cả console.

OPEN_ALWAYS Mở file nếu nó tồn tại. Nếu không, tạo file như trường hợp cờ dwCreationDisposition được đặt là

Page 3: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

CREATE_NEW.

TRUNCATE_EXISTING

Mở file. Mở một lần, file bị cắt bớt nên kích thước của nó là 0 bytes. Phải chỉ định truy cập GENERIC_WRITE đối với loại cờ này. Hàm thất bại nếu file không tồn tại.

dwFlagsAndAttributes [in] Thuộc tính và cờ cho file.

Mọi sự kết hợp các thuộc tính có thể có của file đều được chấp nhận đối với tham số dwFlagsAndAttributes. Tất cả các thuộc tính khác đều chứa thuộc tính FILE_ATTRIBUTE_NORMAL. bảng sau mô tả các thuộc tính có thể của dwFlagsAndAttributes.

Value Description

FILE_ATTRIBUTE_ARCHIVE Xác định file có thể lưu trữ. Ứng dụng dùng thuộc tính này để đánh dấu file trong trường hợp sao lưu hay loại bỏ.

FILE_ATTRIBUTE_HIDDEN Xác định file bị ẩn. Nó không có trong danh sách của một thư mục thông thường.

FILE_ATTRIBUTE_NORMAL Xác định rằng file không có tập thuộc tính nào khác. Thuộc tính này chỉ đúng nếu sử dụng một mình.

FILE_ATTRIBUTE_READONLY Xác định rằng file là chỉ đọc.

FILE_ATTRIBUTE_SYSTEM Xác định file là một phần hay được dành riêng cho hệ điều hành (OS).

FILE_ATTRIBUTE_TEMPORARY

Không được hỗ trợ.

Mọi sự kết hợp các cờ cho phép đều được chấp nhận đối với tham số dwFlagsAndAttributes. Bảng sau cho thấy các giá trị cờ cho phép đối với dwFlagsAndAttributes.

Giá trị Mô tả

Page 4: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

FILE_FLAG_WRITE_THROUGH

Chỉ định hệ thống ngay lập tức cache và ghi dữ liệu lên đĩa. Hệ thống vẫn đệm quá trình ghi, nhưng không thể chậm trễ trong việc đẩy nó đi.

FILE_FLAG_OVERLAPPED Cờ này không được hỗ trợ; mặc dù vậy các phép đa xử lý đọc/ghi cùng lúc lên thiết bị thì được phép.

FILE_FLAG_RANDOM_ACCESS

Chỉ định file truy cập ngẫu nhiên. Hệ thống dựa vào điều này để tối ưu việc lưu đệm file.

hTemplateFile [vào] Được bỏ qua;

Giá trị trả về

Một handle trỏ đến file vừa mở. Nếu file tồn tại trước khi gọi hàm và cờ dwCreationDisposition là CREATE_ALWAYS hay OPEN_ALWAYS, Một lời gọi hàm GetLastError trả về ERROR_ALREADY_EXISTS, ngay cả khi hàm mở file thành công. Nếu file tồn tại trước khi gọi hàm, GetLastError trả về 0. INVALID_HANDLE_VALUE chỉ ra rằng có lỗi. Để lấy thông tin chi tiết về lỗi, gọi hàm GetLastError.

Chú ý

Sử dụng hàm CloseHandle để đóng một kênh truy cập đối tượng trả về từ hàm CreateFile.

Xác định giá trị 0 cho dwDesiredAccess cho phép ứng dụng dò tìm thuộc tính đối tượng mà thậm chí không truy cập vào thiết bị. Kiểu truy cập này rất có ích, Thí dụ nếu ứng dụng muốn biết kích thước của ổ đĩa và định dạng mà ổ đĩa đó hỗ trợ mà không có đĩa trong ổ đĩa.

Danh sách sau cho thấy các thao tác của hàm CreateFile trên các loại file, tài nguyên thông tin, thiết bị, và bàn điều khiển:

Các file

Khi tạo mới hay cắt bớt một file đang tồn tại, hàm CreateFile thực hiện các hành động sau:

Kết hợp các thuộc tính và cờ xác định bởi dwFlagsAndAttributes với thuộc tính FILE_ATTRIBUTE_ARCHIVE.

Page 5: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

Đặt chiều dài file về 0. CreateFile không thể xử dụng để truy cập file trong MODULES của

bộ nhớ ROM. Các Module này được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau mà ứng dụng không thể truy cập được. File ROM duy nhất có thể truy cập dùng hàm CreateFile là những file trong đoạn FILES.

Khi mở một file đang tồn tại, hàm CreateFile bỏ qua các thuộc tính được xác định bởi dwFlagsAndAttributes và xác định chiều dài file dược vào giá trị dwCreationDisposition.

Sử dụng cờ FILE_FLAG_RANDOM_ACCESS đối với file lưu trên RAM, đặt file trong vùng lưu trữ đối tượng, sẽ không cho phép nén file. Nếu đề cao sự thực thi, thì đây có thể không phải là giải pháp đúng. Thao tác đọc ghi trên file nén là chậm hơn so với file không nén.

Cổng COM

Hàm CreateFile có thê tạo một handle chỉ đến cổng COM. Bằng cách đặt tham số dwCreationDisposition là OPEN_EXISTING, phương thức truy cập chỉ đọc, chỉ ghi, hay đọc/ghi đều có thể được phép.

2. Hàm SetupComm()

Xác lập các thông số truyền thông cho thiết bị.

BOOL SetupComm(

HANDLE hFile,

DWORD dwInQueue,

DWORD dwOutQueue

);

Các tham số

hFile [vào] Handle trỏ đến các thiết bị truyền thông. Hàm CreateFile trả về

handle này.

dwInQueue [vào] Xác định kích thước bộ đệm vào của thiết bị, tính bằng byte.

dwOutQueue [vào] Xác định kích thước bộ đệm ra của thiết bị, tính bằng byte.

Page 6: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

Các giá trị trả về

Khác không nếu thành công. ngược lại nếu thất bại. Dùng hàm GetlastError để lấy chi tiết mã lỗi.

Ghi chú

Sau khi tiến trình CreateFile thực hiện trả về một handle đến tài nguyên thông tin thì có thể gọi hàm SetupComm để xác lập các thông số cho thiết bị. Nếu không xác lập các thông số này thì thiết bị sẽ sử dụng tham số mặc định khi xảy ra việc gọi hàm để mở một tài nguyên thông tin khác.

Tham số dwInQueue và dwOutQueue xác định kích thước (byte) yêu cầu cho bộ đệm bên trong của thiết bị được dùng bởi trình điều khiển thiết bị. Thí dụ giáo thức YMODEM các gói có kích thước lớn hơn 1024 byte một ít. Kích thước bộ đệm yêu cầu cho tài nguyên YMODEM có thể là 1200 byte.

Thiết bị nhận dữ liệu theo kích thước buffer, nhưng lại tự do sử dụng bất cứ mô hình đệm nào.

3. Hàm PurgeComm

Hàm có thể xóa tất cả các kí tự trong bộ đệm vào và bộ đệm ra của tài nguyên thông tin. Nó cũng dừng việc đọc ghi trên tài nguyên.

BOOL PurgeComm(

HANDLE hFile,

DWORD dwFlags

);

Các tham số

hFile [vào] Handle trỏ đến tài nguyên thông tin.

dwFlags [in] Xác định hành động thực hiện. Theo mô tả ở bảng sau:

Giá trị Mô tả

PURGE_TXABORT Hủy bỏ tất cả quá trình ghi hiện thời ngay cả khi quá trình ghi chưa hoàn tất.

PURGE_RXABORT Hủy bỏ tất cả quá trình đọc hiện thời ngay cả khi quá trình đọc chưa hoàn tất.

Page 7: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

PURGE_TXCLEAR Xóa bộ đệm ra, nếu thiết bị có bộ đệm ra.

PURGE_RXCLEAR Xóa bộ đệm vào nếu thiết bị có bộ đệm vào.

Giá trị trả về

Khác không nếu thành công. Bằng không nếu thất bại. Chi tiết lỗi trả về bởi hàm GetLastError.

Ghi chú

Nếu một tiểu trình sử dụng PurgeComm để chùi bộ đệm ra, các kí tự đã bị xóa thì không truyền được. Để chùi sạch bộ đệm ra mà vẫn đảm bảo dữ liệu đã được truyền thì gọi hàm FlushFileBuffers (một phương thức để đồng bộ hóa). Chú ý rằng, đôi khi, hàm FlushFileBuffers đựoc đưa ra để điều khiển luồng nhưng không ghi time-outs, và nó sẽ không trả về cho đến khi quá trình ghi kết thúc.

4. Cấu trúc DCB (Device Control Block - Khối điều khiển thiết bị)

Cấu trúc DCB định nghĩa các thiết lập điều khiển cho một thiết bị truyền thông nối tiếp.

typedef struct _DCB { DWORD DCBlength; // kích thước của DCB DWORD BaudRate; // tốc độ truyền hiện tại DWORD fBinary: 1; // chế độ nhị phân, không kiểm tra EOF DWORD fParity: 1; // cho phép kiểm tra chẵn lẽ DWORD fOutxCtsFlow:1; // điều khiển luồng ra CTS (Clear To Send) DWORD fOutxDsrFlow:1; // điều khiển luồng ra DSR (Data Set Ready) DWORD fDtrControl:2; // kiểu điều khiển luồng DTR (Data Terminal Ready) DWORD fDsrSensitivity:1; // độ nhạy DSR DWORD fTXContinueOnXoff:1; // XOFF tiếp tục Tx DWORD fOutX: 1; // điều khiển luồng ra XON/XOFF DWORD fInX: 1; // điều khiển luồng vào XON/XOFF DWORD fErrorChar: 1; // cho phép thay thế nếu lỗi DWORD fNull: 1; // cho phép cắt bớt phần NULL DWORD fRtsControl:2; // điều khiển luồng RTS (Ready To Send) DWORD fAbortOnError:1; // bỏ qua nếu lỗi DWORD fDummy2:17; // dành riêng WORD wReserved; // trạng thái không sử dụng WORD XonLim; // ngưỡng truyền XON WORD XoffLim; // ngưỡng truyền XOFF BYTE ByteSize; // số lượng bit/byte, 4-8 BYTE Parity; // 0-4=no,odd,even,mark,space BYTE StopBits; // 0,1,2 = 1, 1.5, 2 char XonChar; // kí tự XON Tx và Rx char XoffChar; // kí tự XOFF Tx và Rx char ErrorChar; // kí tự thay thế nếu lỗi

Page 8: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

char EofChar; // kí tự kết thúc char EvtChar; // kí tự trạng thái nhận WORD wReserved1; // dành riêng, không sử dụng } DCB;

Các thành phần

DCBlength Xác định chiều dài (byte) của khối cấu trúc DCB.

BaudRate Xác định tốc độ baud mà ở đó thiết bị hoạt động. Thành phần này có thể là

giá trị hiện tại, hay là một trong các giá trị sau:

CBR_110 //110 bits per secondCBR_19200CBR_300 CBR_38400CBR_600 CBR_56000CBR_1200CBR_57600CBR_2400CBR_115200CBR_4800CBR_128000CBR_9600CBR_256000CBR_14400

fBinary Chỉ định chế độ nhị phân. Các hàm Window32 API không hỗ trợ chế độ

không phải là nhị phân, vì vậy giá trị này phải luôn là TRUE.fParity Chỉ định xem có cho phép kiểm tra chẵn lẻ không. Nếu TRUE, thực hiện

kiểm tra chẵn lẽ với báo cáo lỗi nếu có. fOutxCtsFlow Xác định xem tín hiệu CTS (clear-to-send) có được giám sát cho điều khiển

luồng ra hay không. Nếu TRUE và CTS tắt, đầu ra sẽ được dừng cho đến khi CTS được gửi lại một lần nữa.

fOutxDsrFlow Xác định xem tín hiệu DSR (Data-Send-Ready) có được giám sát cho điều

khiển luồng ra hay không. Nếu TRUE và DSR tắt, đầu ra sẽ được dừng cho đến khi DSR được gửi lại một lần nữa.

fDtrControl

Page 9: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

Xác định điều khiển luồng DTR (data-terminal-ready). Thành phần này có thể là một trong các giá trị sau. Giá trị Ý nghĩaDTR_CONTROL_DISABLE Vô hiệu hóa DTR.DTR_CONTROL_ENABLE Cho phép DTRDTR_CONTROL_HANDSHAKE

Cho phép DTR dạng ‘bắt tay’. nếu handshake được phép, Nếu ứng dụng tăng dòng bằng hàm EscapeCommFunction thì sẽ gây ra lỗi.

fDsrSensitivity Xác định xem trình điều khiển truyền thông sẵn sàng ở trạng thái đón nhận

tín hiệu DSRl. Nếu gí trị này TRUE thì trình điều khiển sẽ bỏ qua tất cả các byte dữ liệu nhận được trừ khi đường vào DSR của modem đang ở trạng thái cao.

fTXContinueOnXoff Xác định việc truyền có dừng lại khi bộ đệm vào đầy và trình điều khiển

thiết bị đã truyền kí tự XoffChar. Nếu mang giá trị TRUE, việc truyền tiếp tục sau khi bộ đệm vào đạt đến giá trị XoffLim xác định đầy và trình điều khiển thiết bị đã truyền kí tự XoffChar để dừng việc nhận các byte. Nếu mang giá trị FALSE, việc truyền không tiếp tục cho đến khi bộ đệm vào trong phạm vi XonLim là rỗng và trình điều khiển thiết bị đã truyền kí tự XonChar để tiếp tục nhận.

fOutX Xác định xem điều khiển luồng XON/XOFF có được sử dụng trong suốt

quá trình truyền. Nếu mang gía trị TRUE, việc truyền dừng khi nhận được kí tự XoffChar và bắt đầu lại khi nhận được kí tự XonChar.

fInX Xác định xem điều khiển luồng XON/XOFF được sử dụng trong suốt quá

trình nhận. Nếu TRUE, kí tự XoffChar được gửi khi bộ đệm vào ở trong khoảng XoffLim là đầy, và kí tự XonChar được gửi khi bộ đệm vào XonLim là rỗng.

fErrorChar Xác định xem các byte đã nhận có lỗi chẵn lẽ được thay thế bằng các kí tự

thuộc ErrorChar. Nếu TRUE và fParity TRUE, việc thay thế xảy ra.

fNull Xác định em có bỏ qua byte rổng không. Nếu TRUE, thực hiện bỏ qua.

fRtsControl Xác định điều khiển luồng RTS (request-to-send). Có thể có các giá trị sau:

Giá trị Ý nghĩa

Page 10: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

RTS_CONTROL_DISABLE Vô hiệu hóa dòng RTS.RTS_CONTROL_ENABLE Cho phép dòng RTS.RTS_CONTROL_HANDSHAKE

Cho phép chế độ bắt tay RTS. Trình điều khiển thiết bị nâng dòng RTS khi bộ đệm (vào) "type-ahead" bé hơn một nữa so với khi đầy và hạ dòng RTS khi bộ đệm lớn hơn ¾ so với khi đầy. Nếu chế độ bẳt tay được cho phép, thì sẽ gây lỗi cho ứng dụng nếu thực hiện tăng dòng sử dụng hàm EscapeCommFunction.

RTS_CONTROL_TOGGLE Xác định rằng dòng RTSsẽ ở trạng thái cao nếu byte sẵn sàng để truyền. Sau khi tất cả các byte trong bộ đệm được gửi, dòng RTS sẽ trở về trạng thái thấp.

fAbortOnError Xác định xem quá trình đọc ghi có bị dừng lại khi xảy ra lỗi hay không.

Nếu TRUE, trình điều khiển thiết bị sẽ bỏ qua tất cả các thao tác đọc ghi cùng với một trạng thái lỗi. Trình điều khiển thiết bị sẽ không thực hiện bất kì thao tác đọc ghi nào cho đến khi ứng dụng xác nhận lỗi bằng cách gọi hàm ClearCommError.

fDummy2 Dành riêng, không sử dụngwReserved Không sử dụng, mang giá trị 0. XonLim Xác định số lượng tối thiểu các byte trong bộ đệm vào trước khi kích hoạt

điều khiển luồng để ngăn chặn đầu gửi. Chú ý rằng đầu gửi có thể truyền các kí tự sau khi tín hiệu điều khiển luồng được kích hoạt, vì vậy giá trị này phải luôn khác 0. Điều này xem hoặc điều khiển luồng XON/XOFF, RTS, hay DTR được xác định trong fInX, fRtsControl, hay fDtrControl.

XoffLim Xác định số lượng tối đa các byte được phép ở trong bộ đệm vào trước khi

điều khiển luồng được kích hoạt để cho phép truyền bởi đầu gửi. Xem như hoặc điều khiển luồng vào XON/XOFF, RTS, hay DTR được xác định trong fInX, fRtsControl, hay fDtrControl. Số lượng tối đa các byte được cho phép tính bằng cách trừ giá trị này với kích thước (byte) của bộ đệm vào.

ByteSize Xác định số bit/byte ở đầu nhận và gửi.

Page 11: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

Parity Xác định mô hình chắn lẽ được dùng. Có các giá trị sau: Giá trị Ý nghĩaEVENPARITY Ngang bằngMARKPARITY Đánh dấuNOPARITY Không cóODDPARITY LẽSPACEPARITY Khoảng trắng

StopBits Xác định số lượng các bit dừng được sử dụng. Có thể có các giá trị sau Giá trị Ý nghĩaONESTOPBIT 1 bit dừngONE5STOPBITS 1.5 bit dừngTWOSTOPBITS 2 bit dừng

XonChar Xác định kí tự XON cho cả truyền và nhận.

XoffChar Xác định kí tự XOFF cho cả truyền và nhận.

ErrorChar Xác định kí tự thay thế trong trường hợp lỗi chẵ lẽ.

EofChar Xác định kí tự kết thúc.

EvtChar Xác định kí tự tín hiệu.

wReserved1 Không dùng.

Ghi chú

Khi một khối câu trúc DCB được sử dụng để cấu hình 8250, các giá trị sau được chỉ định thiết lập thành phần ByteSize và StopBits:

Số lượng databit phải là 5 đến 8 bit. Sử dụng 5 bit dữ liệu với 2 bit dừng là một sự kết hợp sai, cũng giống như 6, 7, hay 8 bit dữ liệu với 1.5 bit dừng.

5. Hàm GetCommState

Hàm nhận về thiết lập hiện thời của thiết bị thông tin hiện tại.

BOOL GetCommState( HANDLE hFile, // trỏ đến thiết bị thông tin

Page 12: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

LPDCB lpDCB // khối điều khiển thiết bị);

Các tham sốhFile [vào] Trỏ đến thiết bị thông tin. Hàm CreateFile trả về con trỏ này. lpDCB [ra] Trỏ đến cấu trúc DCB nhận về thông tin thiết lập.

Các giá trị trả về

Giá trị trả về khác không nếu thành công. ngược lại trả về 0, dùng hàm GetLastError để biết chi tiết lỗi.

6. Hàm SetCommState

Hàm SetCommState cấu hình thiết bị thông tin dựa trên thông tin có trong khối DCB. Hàm thiết lập tất cả các giá trị phần cứng và điều khiển nhưng không xóa dữ liệu trong bộ đệm.

BOOL SetCommState( HANDLE hFile, // trỏ đến thiết bị thông tin LPDCB lpDCB // khối thông tin điều khiển);

Các tham sốhFile [vào] trỏ đến thiết bị thông tin. Hàm CreateFile trả về con trỏ này. lpDCB [vào] Trỏ đến khối DCB chứa thông tin cấu hình thiết bị.

Các giá trị trả về

Hàm thành công nếu giá trị trả về khác 0.

Hàm thất bại nếu giá trị trả về bằng 0, dùng hàm GetLastError để lấy chi tiết lỗi.

Ghi chú

Hàm SetCommState sử dụng khối DCB để xác định cấu hình mình muốn. Hàm GetCommState Trả về thiết lập hiện tại.

Để thiết lập một vài tham số của khối cấu trúc DCB, bạn nên hiệu chỉnh khối DCB đã được điền bằng cách gọi GetCommState. Điều này bảo đảm rằng cấu trúc DCB có các giá trị phù hợp.

Page 13: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

Hàm SetCommState thất bại nếu thành phần XonChar của cấu trúc DCB bằng thành phần XoffChar.

Khi hàm SetCommState được sử dụng để cấu hình 8250, ràng buộc áu được áp đặt cho thành phần ByteSize và StopBits của DCB:

Số lượng bit dữ liệu phải từ 5 đến 8.

7. Cấu trúc COMSTAT

Cấu trúc COMSTAT chứa thông tin về thiết bị truyền thông. cấu trúc này được điền bởi hàm ClearCommError.

typedef struct _COMSTAT { DWORD fCtsHold : 1; DWORD fDsrHold : 1; DWORD fRlsdHold : 1; DWORD fXoffHold : 1; DWORD fXoffSent : 1; DWORD fEof : 1; DWORD fTxim : 1; DWORD fReserved : 25; DWORD cbInQue; DWORD cbOutQue; } COMSTAT, *LPCOMSTAT;

Các thành phầnfCtsHold Xác định xem việc truyền có phải chờ tín hiệu CTS (clear-to-send). Nếu

TRUE việc truyền phải chờ.

fDsrHold Xác định xem việc truyền có phải chờ tín hiệu DSR (data-set-ready) để

được gửi hay không. Nếu TRUE, đang chờ.

fRlsdHold Xác định xe viêc truyền có phải chờ tín hiệu RLSD (receive-line-signal-

detect) để được gửi hay không. Nếu TRUE, đang chờ.

fXoffHold Xác định xem việc truyền phải chờ vì nhận được kí tự XOFF hay không.

Nếu TRUE, đang chờ.fXoffSent Xác định xem quá trình truyền đang đợi vì kí tự XOFF đã được gửi hay

không. Nếu TRUE, đang đợi. Treo quá trình truyền khi kí tự XOFF được truyền

Page 14: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

đến hệ thống mà hệ thống đó nhận kí tự tiếp theo như là XON mà không quan tâm đến kí tự hiện tại.

fEof Xác định xem kí tự end-of-file (EOF) vừa được nhận hay không. Nếu

TRUE, kí tự EOF vừa được nhận.

fTxim Nếu TRUE, có một kí tự được xếp hàng để truyền mà kí tự đó được gửi đến

thiết bị bằng cách sử dụng hàm TransmitCommChar. Thiết bị thông tin truyền liên tục các kí tự trong bộ đệm ra của thiết bị.

fReserved Không sử dụng.

cbInQue Xác định số lượng các byte được nhận từ đầu gửi nối tiếpnhưng chưa được

đọc bởi thao tác ReadFile.

cbOutQue Xác định số lượng byte dữ liệu người dùng còn lại cần truyền bằng thao tác

ghi. Giá trị này bằng 0 cho việc ghi không phủ chồng.

8. Hàm ReadFile

Hàm ReadFile đọc dữ liệu từ một file, bắt đầu tại vị trí được xác định bởi con trỏ file. Sau khi quá trình đọc hoàn tất, con trỏ file tăng lên một số bằng số byte vừa đọc được, ngoại trừ trường hợp con trỏ file được tạo với thuộc tính phủ chồng (overlap). Nếu con trỏ file được tạo cho việc vào ra phủ chồng (I/O), Ứng dụng phải tự thực hiện tăng con trỏ file sau mỗi phép đọc file.

Hàm này được thiết kế cho cả thao tác đồng bộ và không đồng bộ. Hàm ReadFileEx chỉ được thiết kế cho thao tác không đồng bộ. Nó cho phép ứng dụng thực hiện phép xử lí khác trong suốt quá trình đọc file.

BOOL ReadFile( HANDLE hFile, // trỏ đến file LPVOID lpBuffer, // bộ đệm dữ liệu DWORD nNumberOfBytesToRead, // số lượng byte để đọc LPDWORD lpNumberOfBytesRead, // số lượng byte đọc được LPOVERLAPPED lpOverlapped // bộ đệm phủ lắp);Các tham số

hFile

Page 15: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

[vào] Trỏ đến file cần đọc. Con trỏ file phải được tạo với truy cập GENERIC_READ.

lpBuffer [ra] Trỏ đến bộ đệm nhận dữ liệu đọc được từ file.

nNumberOfBytesToRead [vào] Xác định số byte cần đọc.

lpNumberOfBytesRead [ra] Trỏ đến một biến nhận giá trị là số byte đọc được. Hàm ReadFile đặt

giá trị này về 0 trước khi thực hiện mọi thao tác hay kiểm lỗi. Nếu tham số này bằng 0 khi hàm ReadFile trả về TRUE trên một ống được đặt tên, đầu còn lại của ống thông điệp được gọi là hàm WriteFile với nNumberOfBytesToWrite đặt bằng 0.

lpOverlapped [vào] Trỏ đến một cấu trúc phủ chồng OVERLAPPED. Cấu trúc này được

yêu cầu nếu hFile được tạo với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED.

Nếu hFile được mở với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED, tham số lpOverlapped phải khác NULL. Nó phải trỏ đến một cấu trúc OVERLAPPED phù hợp. Nếu hFile được tạo với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED và lpOverlapped bằng NULL, hàm có thể báo cáo sai rằng thao tác đọc đã hoàn tất.

Nếu hFile được mở với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED và lpOverlapped khác NULL, thao tác đọc bắt đầu tại offset được xác định trong cấu trúc OVERLAPPED và ReadFile có thể trả về trước khi thao tác đọc file hoàn tất. Trong trường hợp này, ReadFile trả về FALSE và hàm GetLastError trả về lỗi ERROR_IO_PENDING. Điều này cho phép tiếp tục thực hiện tiến trình trong khi thao tác đọc hoàn tất. Sự kiện được xác định trong cấu trúc OVERLAPPED được đặt cho tín hiệu trạng thái trước khi việc đọc hoàn tất.

Nếu hFile không được mở với FILE_FLAG_OVERLAPPED và lpOverlapped là NULL, thao tác đọc bắt đầu tại vị trí hiện tại của file và ReadFile không trả về cho đến khi việc đọc hoàn tất.

Giá trị trả về

Hàm thành công nếu giá trị trả về khác 0.

Hàm thất bại nếu giá trị trả về bằng 0, dùng hàm GetLastError để lấy chi tiết lỗi.

9. Hàm WriteFile

Hàm WriteFile ghi dữ liệu vào một file, bắt đầu tại vị trí được xác định bởi con trỏ file. Sau khi quá trình ghi hoàn tất, con trỏ file tăng lên một số bằng số

Page 16: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

byte vừa ghi được, ngoại trừ trường hợp con trỏ file được tạo với thuộc tính phủ chồng (overlap). Nếu con trỏ file được tạo cho việc vào ra phủ chồng, Ứng dụng phải tự thực hiện tăng con trỏ file sau mỗi phép ghi file.

Hàm này được thiết kế cho cả thao tác đồng bộ và không đồng bộ. Hàm WriteFileEx chỉ được thiết kế cho thao tác không đồng bộ. Nó cho phép ứng dụng thực hiện phép xử lí khác trong suốt quá trình ghi file.

BOOL WriteFile( HANDLE hFile, // handle to file LPCVOID lpBuffer, // data buffer DWORD nNumberOfBytesToWrite, // number of bytes to write LPDWORD lpNumberOfBytesWritten, // number of bytes written LPOVERLAPPED lpOverlapped // overlapped buffer);Các tham sốhFile [vào] Trỏ đến file cần ghi. Con trỏ file phải được tạo với phương thức truy

cập GENERIC_WRITE.

lpBuffer [vào] Trỏ đến bộ đệm chứa dữ liệu cần ghi vào file.

nNumberOfBytesToWrite [vào] Xác định số lượng byte cần ghi.

Giá trị 0 xác định không ghi gì cả. Thực hiện thao tác ghi rỗng phụ thuộc vào hệ thống file cơ bản. Để cát bớt hay mở rộng một fie, xử dụng hàm SetEndOfFile.

lpNumberOfBytesWritten [ra] Trỏ đến biến nhận giá tri là số byte ghi được. hàm WriteFile đặt giá trị

này bằng 0 trước khi làm bất cứ việc gì hay kiểm lỗi.

lpOverlapped [vào] Trỏ đến một cấu trúc OVERLAPPED. Yêu cầu cấu trúc này nếu

hFile được mở với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED.

Nếu hFile được mở với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED, tham số lpOverlapped phải khác NULL. Nó phải được trỏ đến một cấu trúc OVERLAPPED phù hợp. Nếu hFile được mở với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED và lpOverlapped là NULL, hàm có thể báo cáo sai rằng công việc ghi file đã hoàn tất.

Page 17: Giới thiệu các hàm API và hàm Visual C++ quan trọng sử dụng trong việc lập trình truyền thông nối tiếp

Nếu hFile được mở với cờ FILE_FLAG_OVERLAPPED và lpOverlapped khác NULL, thao tác ghi bắt đầu tại offset được xác định trong cấu trúc OVERLAPPED và WriteFile có thể trả về trước khi thao tác ghi file hoàn tất. Trong trường hợp này, WriteFile trả về FALSE và hàm GetLastError trả về lỗi ERROR_IO_PENDING. Điều này cho phép tiếp tục thực hiện tiến trình trong khi thao tác ghi hoàn tất. Sự kiện được xác định trong cấu trúc OVERLAPPED được đặt cho tín hiệu trạng thái trước khi việc ghi hoàn tất.

Nếu hFile không được mở với FILE_FLAG_OVERLAPPED và lpOverlapped là NULL, thao tác ghi bắt đầu tại vị trí hiện tại của file và WriteFile không trả về cho đến khi việc ghi hoàn tất.

Giá trị trả về

Hàm thành công nếu giá trị trả về khác 0.

Hàm thất bại nếu giá trị trả về bằng 0, dùng hàm GetLastError để lấy chi tiết lỗi.