giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại việt...

16
Gii quyết tranh chấp thương mại có yếu tnước ngoài bng trng tài ti Vit Nam - nhng vấn đề lý lun và thc tin ThNgân Hà Khoa Lut Luận văn ThS ngành: Lut Kinh tế; Mã s: 60 38 50 Người hướng dn: TS. Phan Chí Hiếu Năm bảo v: 2006 Abstract: Phân tích nhng vấn đề lý lun và thc ti n ca vi c gii quyết tranh chp thương mạ i có yếu tnước ngoài (TCTMCYTNN) bằng phương thức tr ng tài nhm chra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức gii quyết tranh chp này. Phân tích những quy định pháp lut vgii quyết TCTMCYTNN bng trọng tài để chra nhng điểm chưa phù hợp vi thc ti n và thông lqu c t ế. Tđó đề xut nhng ki ến nghnhm hoàn thi n pháp lut vtr ng tài, góp phn nâng cao vthế ca trng tài trong giai đoạn hiện nay đối vi vi c gii quyết các tranh chấp thương mại, đặc bi t là TCTMCYTNN Keywords: Lut kinh t ế; Tranh chấp thương mại; Tr ng tài kinh t ế; Vi t Nam Content I. Lý do chn đề tài Ngày nay, cùng vi sgiao lưu và hp tác qu c t ế ngày càng gia tăng thì hot động thương mi gia nước ta và các nước di n ra ngày càng nhi u, đặc bi t là khi chúng ta đang tiến gn đến vi c gia nhp Tchc thương mi thế gi i (WTO). Có nhi u quan hthương mi vi các qu c gia khác cũ ng đồng nghĩa vi vi c có nhi u tranh chp thương mi có yếu tnước ngoài (sau đây gi tt là TCTMCYTNN) phát sinh. Do các tranh chp này cha đựng nhân tnước ngoài nên có nhng đặc thù riêng so vi các tranh chp thương mi khác, đồng thi cũ ng đặt ra nhng yêu cu riêng đối vi vic gii quyết chúng. Trên thế gi i, phương thc tr ng tài thường được các bên tranh chp la chn để gii quyết TCTMCYTNN. So vi thương lượng, hoà gii, Toà án thì trng tài là phương thc gii quyết tranh chp có nhiu đim thích hp vi các TCTMCYTNN vì nó cho phép các bên được thothun chn Trng tài viên, chn lut áp dng, ngôn ng, địa đim và thtc ttng tr ng tài để

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam - những

vấn đề lý luận và thực tiễn

Vũ Thị Ngân Hà

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50

Người hướng dẫn: TS. Phan Chí Hiếu

Năm bảo vệ: 2006

Abstract: Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp

thương mại có yếu tố nước ngoài (TCTMCYTNN) bằng phương thức trọng tài nhằm chỉ

ra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này. Phân tích

những quy định pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài để chỉ ra những

điểm chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Từ đó đề xuất những kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài, góp phần nâng cao vị thế của trọng tài trong giai

đoạn hiện nay đối với việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đặc biệt là

TCTMCYTNN

Keywords: Luật kinh tế; Tranh chấp thương mại; Trọng tài kinh tế; Việt Nam

Content

I. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng thì hoạt động thương

mại giữa nước ta và các nước diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là khi chúng ta đang tiến gần đến

việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Có nhiều quan hệ thương mại với các quốc

gia khác cũng đồng nghĩa với việc có nhiều tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài (sau đây

gọi tắt là TCTMCYTNN) phát sinh. Do các tranh chấp này chứa đựng nhân tố nước ngoài nên có

những đặc thù riêng so với các tranh chấp thương mại khác, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu

riêng đối với việc giải quyết chúng.

Trên thế giới, phương thức trọng tài thường được các bên tranh chấp lựa chọn để giải quyết

TCTMCYTNN. So với thương lượng, hoà giải, Toà án thì trọng tài là phương thức giải quyết

tranh chấp có nhiều điểm thích hợp với các TCTMCYTNN vì nó cho phép các bên được thoả

thuận chọn Trọng tài viên, chọn luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm và thủ tục tố tụng trọng tài để

Page 2: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

giải quyết tranh chấp. Ngoài ra thủ tục giải quyết thông qua trọng tài khá đơn giản, nhanh gọn,

phán quyết của trọng tài là chung thẩm...

Tại Việt Nam, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu đổi mới pháp luật về giải

quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài đã được Đảng và Nhà

nước ta coi là một biện pháp bảo đảm quan trọng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư

nước ngoài. Ngày 25/02/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trọng tài

thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH (gọi tắt là PLTTTM) và ngày 15/01/2004, Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của PLTTTM.

Những quy định mới, tiến bộ của PLTTTM được ban hành với mục đích tạo cơ sở pháp lý cho

sự phát triển của trọng tài thương mại ở nước ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp

thương mại, giảm bớt gánh nặng của Tòa án. Tuy nhiên, sau hơn ba năm triển khai trên thực tế

PLTTTM để giải quyết các tranh chấp thương mại (trong đó gồm cả các tranh chấp có yếu tố

nước ngoài) đã bộc lộ nhiều vướng mắc làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

trong và ngoài nước vào phương thức giải quyết tranh chấp này. Do đó, nghiên cứu về giải quyết

TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn

thiện pháp luật trọng tài, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại

Việt Nam trong điều kiện hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Tính đến nay đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các quy định pháp luật

giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài tại Việt nam. Tuy nhiên, hầu hết các

công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về trọng tài phi chính phủ tại Việt Nam, giải

quyết tranh chấp thương mại (chủ yếu là các tranh chấp trong nước) bằng trọng tài Việt Nam từ

trước khi PLTTTM được ban hành nên chưa tiếp cận trực tiếp đến các quy định trong PLTTTM.

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu tổng thể, phân tích chi tiết về giải

quyết tranh chấp thương mại nói chung, TCTMCYTNN bằng trọng tài Việt Nam nói riêng trên

cơ sở các quy định của PLTTTM. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây về

trọng tài Việt Nam và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tại Việt Nam, luận văn tập

trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng của việc giải quyết các

TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam, phân tích những quy định của

PLTTTM về vấn đề này và việc thi hành chúng trên thực tiễn.

II. Mục đích nghiên cứu của luận văn.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải

quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam, chỉ ra những điểm hợp lý, tiến bộ cũng như

những vấn đề còn tồn tại trong pháp luật hiện hành về vấn đề này để từ đó đề xuất những kiến

nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại theo hướng phù hợp với thực tiễn

áp dụng và thông lệ quốc tế.

III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải

quyết những TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu việc

giải quyết các TCTMCYTNN bằng trọng tài từ khi hình thành trọng tài phi chính phủ tại Việt

Nam đặc biệt là từ giai đoạn ban hành PLTTTM năm 2003 đến nay.

Page 3: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc tìm hiểu phân tích các đặc trưng của

TCTMCYTNN, các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các tranh chấp dạng này; sự phù hợp,

vai trò của phương thức trọng tài đối với các TCTMCYTNN; phân tích các quy định của

PLTTTM đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN tại Việt Nam; tìm hiểu thực tiễn giải quyết

TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam từ đó nêu lên những điểm bất cập của pháp

luật về trọng tài đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục.

IV. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề

tài đặt ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu và

khảo sát thực tiễn.

V. Kết quả của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về vai trò cũng như những đặc điểm

riêng của việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng phương thức trọng tài so với các

phương thức giải quyết tranh chấp khác, đánh giá về thực trạng việc giải quyết TCTMCYTNN

bằng con đường trọng tài kể từ khi Pháp lệnh trọng tài ban hành ngày 25/02/2003 đến nay và đề

xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài nhằm nâng cao vai trò chủ động của

trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

VI. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành

ba chương:

Chương 1: Khái quát về TCTMCYTNN và giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài

bằng trọng tài tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng giải quyết các TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của trọng tài trong việc giải quyết

tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài

Chƣơng 1:

KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI

CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU

TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG

TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và các đặc trƣng pháp lý của TCTMCYTNN

1.1.1 Khái niệm TCTMCYTNN

Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp là những những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ

giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. TCTMCYTNN là những mâu thuẫn,

bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (một số

Page 4: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

tài liệu còn gọi là hoạt động thương mại quốc tế). Trên thế giới, tính chất quốc tế của các quan hệ

thương mại được hiểu không giống nhau và căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng nhìn

chung đều căn cứ vào ba dấu hiệu là: chủ thể trong quan hệ tranh chấp là các bên có quốc tịch

khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; đối tượng của quan hệ tranh chấp

như hàng hoá, dịch vụ... ở nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan

hệ tranh chấp xảy ra ở nước ngoài. Trên cơ sở tham khảo, phân tích các quan niệm khác nhau ở trong

nước và trên thế giới về tranh chấp thương mại, tính chất quốc tế của các tranh chấp thương mại, luận

văn đã đưa ra một khái niệm riêng về TCTMCYTNN. Theo đó, TCTMCYTNN được hiểu là những

mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế giữa các bên tranh chấp khi tham gia

vào các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài.

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của TCTMCYTNN

Các TCTMCYTNN là những tranh chấp vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ của một quốc gia

và có những dấu hiệu đặc trưng so với các tranh chấp thương mại ở trong nước. Luận văn đã

nghiên cứu và chỉ ra các đặc điểm pháp lý nổi bật của TCTMCYTNN là:

Thứ nhất, một trong những dấu hiệu đặc thù của quan hệ TCTMCYTNN là một hoặc các

bên chủ thể có quốc tịch nước ngoài.

Thứ hai, căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tranh chấp ở nước ngoài

Thứ ba, tài sản tranh chấp ở nước ngoài

Thứ tư, luật áp dụng để giải quyết TCTMCYTNN bao gồm: điều ước quốc tế, pháp luật

các quốc gia, án lệ, tập quán thương mại.

1.2 Giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài

1.2.1 Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN

Xuất phát từ những đặc trưng của hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài, việc giải

quyết TCTMCYTNN phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, việc giải quyết các TCTMCYTNN phải phù hợp với thông lệ quốc tế

Thứ hai, việc giải quyết TCTMCYTNN phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên

Thứ ba, việc giải quyết TCTMCYTNN phải nhanh chóng, chính xác và công bằng

Thứ tư, việc giải quyết TCTMCYTNN phải bảo đảm bí mật kinh doanh của các bên đồng

thời duy trì quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên

1.2.2 Các phương thức giải quyết TCTMCYTNN

Mỗi nước, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, có thể có nhiều phương thức giải quyết

tranh chấp thương mại. Các thương nhân lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo thói

quen, tập quán thương mại, tính hiệu quả và sự thuận lợi của phương pháp giải quyết tranh chấp

thương mại. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại cũng như

mặt bằng trình độ dân trí, văn hoá kinh doanh cũng là yếu tố quan trong tác động đến việc lựa

Page 5: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

chọn phương thức giải quyết TCTMCYTNN. Tại Việt Nam, các bên tranh chấp có thể lựa chọn

những phương thức sau để giải quyết TCTMCYTNN: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài.

Luận văn đã phân tích nhằm chỉ ra rằng trong các phương thức trên, phương thức trọng tài có

nhiều điểm phù hợp với việc giải quyết TCTMCYTNN, đáp ứng được yêu cầu của các bên tranh

chấp vì các lý do sau:

Thứ nhất, giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tạo điều kiện tối đa để phát huy khả

năng tự định đoạt của các bên tranh chấp.

Thứ hai, Trọng tài giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử không công khai.

Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng tạo ra cho các bên đương sự cơ

hội để tự chọn Trọng tài viên là những chuyên gia trong lĩnh vực đang có tranh chấp, có khả năng nắm

bắt và giải quyết nhanh nhất những vấn đề mà các bên đương sự yêu cầu.

Thứ tư, thủ tục trọng tài thường linh hoạt, thông thoáng, các bên còn có thể tự thoả thuận

xây dựng quy tắc tố tụng riêng để giải quyết vụ tranh chấp.

1.2.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN

Trọng tài có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói

chung, các TCTMCYTNN nói riêng, cụ thể:

- Trọng tài hỗ trợ đắc lực cho Toà án trong việc giải quyết tranh chấp.

- Trọng tài bảo đảm tối đa quyền tự do thoả thuận của các bên tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng sẽ rút ngắn thời gian kiện tụng, làm giảm thiểu

những chi phí, tổn thất do việc theo kiện và đảm bí mật kinh doanh cho các bên tranh chấp.

- Đặc biệt, đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài

bằng trọng tài Việt Nam sẽ giúp họ được tham gia vụ kiện ngay tại “sân nhà”.

1.3 Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài

Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài được cấu thành bởi hai bộ phận có

mối quan hệ khăng khít là pháp luật hình thức và pháp luật nội dung.

1.3.1 Pháp luật nội dung:

Pháp luật nội dung là tất cả những điều khoản có liên quan trong các điều ước quốc tế, tập

quán quốc tế, pháp luật quốc gia... được áp dụng để điều chỉnh quan hệ TCTMCYTNN. Liên

quan đến việc xác định pháp luật nội dung của việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài,

luận văn cũng trình bày về các hiện tượng xung đột pháp luật của các bên tranh chấp và xung

đột giữa thoả thuận các bên và pháp luật.

1.3.2 Pháp luật hình thức

Pháp luật hình thức liên quan đến việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt

Nam bao gồm hai bộ phận: PLTTTM và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quy tắc tố tụng của

Trung tâm trọng tài hoặc quy tắc tố tụng theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Trong phạm

Page 6: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của

pháp luật hình thức về giải quyết TCTMCYTNN tại Việt Nam mà trọng tâm là quy định pháp

luật của PLTTTM.

1.3.3 Quan hệ giữa pháp luật – quy tắc tố tụng và sự thoả thuận của các bên trong việc giải quyết

TCTMCYTNN bằng trọng tài

Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tạo cho các bên quyền tự định đoạt tối đa trong

việc lựa chọn pháp luật áp dụng. Ngược lại, các quy định của pháp luật cũng chính là những căn

cứ để đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp của thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.

Page 7: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP

THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG

TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

2.1 Về thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 2 PLTTTM, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh

trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận. Như vậy, một vụ TCTMCYTNN thuộc

thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau: thứ nhất, tranh chấp phát

sinh từ hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài; thứ hai, các bên có thỏa thuận chọn trọng tài

để giải quyết vụ tranh chấp đó.

2.1.1 Các TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam

Luận văn tập trung phân tích các quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 3 Điều 2 PLTTTM

nhằm làm rõ thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại có

yếu tố nước ngoài của các Trung tâm trọng tài Việt Nam. Về cơ bản, PLTTTM đã mở rộng thẩm

quyền trọng tài theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để trọng tài thương

mại Việt Nam tiến gần với các Trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới về mặt thẩm quyền trong

việc giải quyết TCTMCYTNN. Tuy nhiên, các quy định của PLTTTM vẫn bộc lộ những hạn chế

sau:

Thứ nhất, việc định nghĩa theo cách liệt kê cụ thể các hành vi được coi là hoạt động thương

mại như quy định tại khoản 3 Điều 2 của PLTTTM có nhược điểm là thiếu tính khái quát, không

bao quát hết những hoạt động thương mại trên thực tế cũng như không dự liệu được những hoạt

động thương mại có thể được thực hiện trong tương lai.

Thứ hai, các quy định liên quan đến chủ thể của quan hệ TCTMCYTNN vẫn chưa được cụ

thể, đầy đủ, cách sử dụng thuật ngữ chưa chuẩn xác, thể hiện:

- PLTTTM quy định chủ thể của các hoạt động thương mại là các “cá nhân, tổ chức kinh

doanh” nhưng không giải thích rõ về các thuật ngữ này và chưa xác định các tiêu chuẩn để trở

thành chủ thể của quan hệ thương mại nói chung, quan hệ tranh chấp thương mại nói riêng.

-Việc quy định một hoặc các bên chủ thể của quan hệ TCTMCYTNN là người nước ngoài,

pháp nhân nước ngoài là chưa đầy đủ bởi lẽ còn thiếu các trường hợp liên quan đến yếu tố “cư

trú” của chủ thể.

- Thứ ba, PLTTTM chưa đề cập đến những tranh chấp có tính chất kinh doanh, thương mại

nhưng không được giải quyết theo thủ tục trọng tài.

2.1.2 Hiệu lực của thoả thuận trọng tài

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật về thoả thuận trọng

tài, khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định này để làm rõ nội dung và ý nghĩa của chúng trong

việc điều chỉnh các quan hệ tranh chấp. Nhìn chung, những quy định của PLTTTM về thoả thuận

Page 8: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

trọng tài khá chi tiết, toàn diện, phù hợp với các quy định trong Luật mẫu và pháp luật trọng tài

của các quốc gia trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý để mở rộng thẩm quyền giải quyết

TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam. So với các văn bản pháp luật trước kia,

PLTTTM đã có những quy định mới, tiến bộ liên quan đến việc xác định hiệu lực của thoả thuận

trọng tài như hình thức của thoả thuận trọng tài, sự độc lập của thoả thuận trọng tài trong mối

quan hệ với hợp đồng đã được ký kết giữa các bên, nguyên tắc Toà án phải từ chối thụ lý vụ

tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài hợp pháp...

Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích thực tiễn xét xử các TCTMCYTNN nói riêng trong thời gian

qua luận văn đã chỉ ra một số căn cứ pháp lý để tuyên thoả thuận trọng tài vô hiệu tại Điều 10

PLTTTM chưa thật sự rõ ràng nên đã dẫn đến những cách hiểu không thống nhất khi xem xét tính

hiệu lực của thoả thuận trọng tài, cụ thể:

Thứ nhất, khoản 2 Điều 10 PLTTTM chưa điều chỉnh bao quát hết các tình huống thực tế

phát sinh liên quan đến việc ký kết thỏa thuận trọng tài sai thẩm quyền.

Thứ hai, quy định tại khoản 4 Điều 10 PLTTTM rất chung chung, không rõ ràng dẫn đến

tình trạng khó áp dụng hoặc hiểu sai trên thực tế.

2.2 Vấn đề xác định luật nội dung và quy tắc tố tụng

2.2.1 Xác định luật nội dung

2.2.1.1 Áp dụng luật do các bên lựa chọn

Do TCTMCYTNN có thể được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau nên đồng thời

với việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên cũng cần lựa chọn

pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ xét xử tranh chấp dựa trên pháp

luật do chính các bên đã lựa chọn. Đối với vụ TCTMCYTNN tại Việt Nam các bên có thể áp

dụng một trong các nguồn luật sau:

- Điều ước quốc tế;

- Pháp luật Việt Nam;

- Pháp luật nước ngoài;

- Tập quán thương mại;

2.2.1.2 Áp dụng luật theo quyết định của Hội đồng trọng tài

Trong trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận về luật áp dụng (do các bên

không thỏa thuận được với nhau hoặc do họ hy vọng rằng sẽ không có tranh chấp xảy ra) hoặc

điều khoản thỏa thuận quá chung chung, không rõ ràng thì Hội đồng trọng tài sẽ phải dựa vào

các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế của nước mình để xác định luật áp dụng cho tranh

chấp.

2.2.2 Xác định quy tắc tố tụng

Đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên được toàn quyền thoả thuận về

việc áp dụng những quy tắc tố tụng của các Trung tâm trọng tài trong nước, nước ngoài cũng như

những quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế. Đây là một quy định tương đối thoáng, thể hiện sự

Page 9: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Tuy nhiên luận văn cũng phân tích tình

huống thực tiễn nhằm đánh giá về những cách hiểu chưa chính xác, chưa phù hợp với quy định

pháp luật của một số Trung tâm trọng tài trong nước. Ví dụ, việc VIAC từ chối thụ lý vụ tranh

chấp giữa Centrimex và Liven Agrichem do các bên tranh chấp lựa chọn VIAC nhưng không

chọn Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC mà lại chọn Quy tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc

tế ICC để giải quyết tranh chấp.

2.3 Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối với các bên trong TCTMCYTNN

Một trong những điểm mới của PLTTTM là đã xây dựng được cơ chế hỗ trợ và giám sát

của cơ quan tư pháp đối với tố tụng trọng tài. Những quy định về vấn đề này của PLTTTM mang

đến cho trọng tài những đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết các TCTMCYTNN. Theo quy

định của PLTTTM, khi vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, Toà án phải có sự hỗ trợ

cho các bên tranh chấp trong một số trường hợp nhất định. Các biện pháp hỗ trợ của Toà án với

trọng tài bao gồm:

2.3.1 Xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài

Toà án có thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài để đảm bảo thực thi những

thỏa thuận có giá trị pháp lý cũng như kịp thời đình chỉ những thỏa thuận vô hiệu nhằm giúp các

bên không tốn kém về thời gian, tiền bạc trong quá trình giải quyết tranh chấp.

2.3.2 Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên

Toà án sẽ tiến hành chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đối với hình thức giải quyết tranh

chấp bằng trọng tài do các bên thành lập nếu bị đơn từ chối việc chỉ định Trọng tài viên hoặc hai

Trọng tài viên do các bên lựa chọn không chọn được Trọng tài viên thứ ba để thành lập Hội đồng

trọng tài (Điều 26 PLTTTM). Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Toà án có thể chỉ định

Trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm

trọng tài của Việt Nam hoặc là Trọng tài viên nước ngoài theo quy định của pháp luật về trọng

tài nước đó (Khoản 3 Điều 49 PLTTTM).

2.3.3 Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Sự hỗ trợ của Tòa án đối với các bên tranh chấp trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp

tạm thời theo quy định của PLTTTM là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình xét xử vụ tranh

chấp bằng trọng tài tại Việt Nam được tiến hành thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, luận văn cũng

chỉ ra những thiếu sót của pháp luật về vấn đề này nhằm khắc phục tình trạng bên bị kiện trong

vụ tranh chấp thường dựa vào “kẽ hở” này của pháp luật để tranh thủ tẩu tán tài sản, chứng cứ vi

phạm.

2.3.4 Huỷ quyết định trọng tài

Trên cơ sở phân tích các căn cứ pháp luật để huỷ quyết định trọng tài, Luận văn chỉ ra

những điểm cần làm rõ hơn, tránh tình trạng huỷ quyết định trọng tài một cách tuỳ tiện:

Page 10: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

- Thứ nhất, pháp luật về trọng tài không đưa ra những dấu hiệu cụ thể để xác định khi nào

Trọng tài viên bị xem là đã không “vô tư”, “khách quan” khi giải quyết tranh chấp.

- Thứ hai, pháp luật chưa làm rõ khi nào thì một quyết định trọng tài bị xem là trái với lợi

ích công cộng của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

2.4 Thủ tục giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam

Luận văn đã khái quát các bước tiến hành giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt

Nam bao gồm:

- Một là, thủ tục nộp đơn kiện;

- Hai là, tiến hành phiên họp xét xử vụ tranh chấp;

- Ba là, thủ tục ra quyết định trọng tài;

- Bốn là, thi hành quyết định trọng tài. Đây là thủ tục có ý nghĩa quan trọng và được luận

văn tập trung phân tích. Việc thi hành các quyết định trọng tài trong các vụ TCTMCYTNN vô

cùng phức tạp, bởi lẽ các quyết định đó có thể được thi hành tại Việt Nam hoặc thi hành tại một

quốc gia khác.

Đối với việc thi hành quyết định trọng tài tại Việt Nam: So với các quy định pháp luật

trước đây, điểm mới của PLTTTM là cho phép bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền

làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên

phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Tuy nhiên, thực tế thi hành các phán quyết của các

Trung tâm trọng tài tại Việt Nam trong hơn ba năm vừa cho thấy không đạt những kết quả khả

quan như mong đợi, các quyết định của các Trung tâm trọng tài vẫn chưa được các cơ quan chức

năng hỗ trợ thi hành, thiếu tính cưỡng chế do thiếu các quy định pháp luật cũng như những khó

khăn từ phía các cơ quan chức năng.

Việc thi hành quyết định trọng tài ở nước ngoài cũng chưa thực sự khả thi do những khó

khăn về thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến

việc thực thi các quyết định của trọng tài Việt Nam tại các quốc gia khác theo nguyên tắc có đi

có lại.

Ch­¬ng 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA TRỌNG TÀI TRONG VIỆC

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết

các tranh chấp thương mại, đặc biệt là các TCTMCYTNN đã trở thành một “thói quen” của các

thương nhân. Tại Việt Nam, Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp, chính sách tích

cực nhằm phát huy vị trí, vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các loại tranh chấp thương

Page 11: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

mại trong và ngoài nước như xây dựng pháp luật về trọng tài, tạo điều kiện để thành lập các

Trung tâm trọng tài, tiến hành các chương trình thực trạng hoạt động của trọng tài…Tuy nhiên,

thực tế cho thấy các TCTMCYTNN được giải quyết bởi trọng tài tại Việt Nam còn rất ít, chưa

phản ánh đúng tình trạng tranh chấp kinh doanh, thương mại đang diễn ra phổ biến và ngày càng

có chiều hướng gia tăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Chính vì thế để

phát huy hiệu quả của trọng tài đối với việc giải quyết TCTMCYTNN trong thời gian tới tác giả

luận văn đã đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau:

3.1 Xây dựng các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN của trọng tài

Để pháp luật trọng tài thực sự phù hợp với đời sống thực tiễn, đảm bảo tôn trọng quyền

định đoạt của các bên khi thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp PLTTTM cần phải

sửa đổi hoặc quy định cụ thể hơn về các vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định rõ hơn phạm vi các vụ TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài

tại Việt Nam trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Thứ hai, xác định rõ yếu tố chủ thể trong TCTMCYTNN theo hướng:

- Quy định chi tiết về các tiêu chí để trở thành các chủ thể trong quan hệ tranh chấp thương

mại như tiêu chí về đăng ký kinh doanh hoặc/và mục tiêu lợi nhuận.

- Bổ sung yếu tố nơi cư trú của chủ thể vào định nghĩa về tranh chấp có yếu tố nước ngoài

tại khoản 4 Điều 2 PLTTTM.

Thứ ba, bổ sung, hướng dẫn chi tiết hơn đối với các quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

- Cần bổ sung vào khoản 2 điều 10 PLTTTM quy định thỏa thuận trọng tài do người không

đúng thẩm quyền ký sẽ không bị vô hiệu nếu sau đó có văn bản chấp nhận của người có thẩm

quyền về thỏa thuận trọng tài này.

- Pháp luật trọng tài cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do

không nêu rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp quy định tại khoản 4 Điều

10 PLTTTM để giúp các bên tranh chấp dễ dàng lựa chọn tổ chức trọng tài một cách chuẩn xác.

Theo tác giả luận văn, một thỏa thuận trọng tài sẽ bị coi là không nêu rõ tổ chức trọng tài trong

các trường hợp sau:

- Không xác định chính xác tên, hình thức của tổ chức trọng tài được lựa chọn;

- Lựa chọn tổ chức trọng tài không phải là duy nhất.

Tuy nhiên, nếu thỏa thuận trọng tài quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải

quyết vụ tranh chấp song qua thỏa thuận đó có thể xác định được ý chí thực của các bên về việc

chọn một tổ chức trọng tài cụ thể thì khi đó thỏa thuận trọng tài không thể bị coi là vô hiệu

3.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục trọng tài

3.2.1 Hoàn thiện các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Liên quan đến vấn đề này luận văn kiến nghị một số vấn đề cần hoàn thiện, đó là:

Page 12: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

Thứ nhất, trong thời gian tới pháp luật cần trao cho các bên tranh chấp quyền được yêu cầu

áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay từ khi Trung tâm trọng tài thụ lý vụ kiện. Đồng thời

pháp luật cũng cần làm rõ thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu

cầu của các bên kể từ khi vụ kiện được Trung tâm trọng tài tiếp nhận cho đến trước khi thành lập

Hội đồng trọng tài.

Thứ hai, để thực thi một cách hiệu quả các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của

các bên trong các vụ TCTMCYTNN Nhà nước ta cần tăng cường tham gia ký kết các điều ước

quốc tế song phương và đa phương về vấn đề này và các cơ quan tư pháp cũng cần tích cực nhìn

nhận vấn đề áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án nước ngoài tại Việt Nam nhằm

tạo tiền đề cho sự hợp tác trên cơ sở có đi có lại đối với việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm

thời tại quốc gia nước ngoài.

3.2.2 Đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài

Theo tác giả luận văn, vấn đề thi hành quyết định trọng tài quy định tại Điều 57 của

PLTTTM được đánh giá là một trong những điểm tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn so

với các quy định của pháp luật trọng tài trước đây. Tuy nhiên, những đảm bảo về mặt pháp lý

trên có lẽ vẫn là chưa đủ để các phán quyết của trọng tài được tôn trọng thực thi cả trong và

ngoài nước. Chúng ta cần có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những nguyên nhân

khiến các quyết định trọng tài gặp khó khăn khi áp dụng trên thực tế mà cụ thể là:

Thứ nhất: Pháp luật thi hành án cần có những quy định cụ thể thủ tục thi hành các quyết

định trọng tài trong và ngoài nước.

Thứ hai: Tăng cường năng lực của cơ quan thi hành án

Thứ ba: Các cơ quan nhà nước cần có thái độ tích cực và thiện chí hơn trong việc công

nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài.

3.3 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động của trọng tài

3.3.1 Đảm bảo sự hỗ trợ của Toà án đối với các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết các

TCTMCYTNN

PLTTTM đã thiết lập được cơ chế tòa án hỗ trợ và giám sát tương đối chặt chẽ và hợp lý

trong suốt quá trình tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, những quy định pháp luật liên quan đến căn cứ

để tòa án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của PLTTTM hiện nay đang có những rủi ro đối

với hiệu lực của quyết định trọng tài và việc sửa đổi, bổ sung chúng là rất cần thiết, cụ thể:

Thứ nhất, cần làm rõ những dấu hiệu để nhận biết sự không “vô tư, khách quan” khi

giải quyết vụ tranh chấp của Trọng tài viên theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13

PLTTTM theo hướng tham khảo các quy định trong pháp luật tố tụng dân sự.

Thứ hai, cần làm rõ về cách hiểu khi nào quyết định của trọng tài trái pháp luật công cộng

Việt Nam.

3.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ Trọng tài viên

Page 13: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

Để phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ Trọng tài viên tại các Trung tâm trọng tài

Việt Nam hiện nay, luận văn đưa ra một số giải pháp là:

Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi những đối tượng có thể trở thành Trọng tài viên. Điều kiện

trở thành Trọng tài viên cần được mở rộng, mang tính linh hoạt hơn, trong đó Nhà nước chỉ đưa

ra một số điều kiện khung, còn các Trung tâm trọng tài được quyền đưa ra các tiêu chuẩn của

riêng mình trên cơ sở tuân thủ các quy định chung.

Thứ hai, các Trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách

Trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao.

Thứ hai, các Trung tâm trọng tài cũng cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng

như những kỹ năng tố tụng của các Trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết

tranh chấp của Trung tâm.

Thứ ba, bên cạnh đội ngũ Trọng tài viên là công dân Việt Nam, có lẽ nên cho phép Trọng

tài viên nước ngoài có tên trong danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài Việt Nam.

3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà kinh doanh về trọng tài

Để các nhà kinh doanh trong và ngoài nước có thể yên tâm khi chọn các Trung tâm trọng

tài kinh tế của Việt nam để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa họ thì cần có những biện

pháp phối hợp nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ doanh nhân, các luật sư tư vấn doanh

nghiệp về trọng tài, cụ thể:

Thứ nhất, đối với đội ngũ doanh nhân trong và ngoài nước, cần nâng cao nhận thức của họ

về những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam.

Thứ hai, kiến thức của các luật sư đang hành nghề về giải quyết tranh chấp thương mại và

trọng tài được cải thiện

Thứ ba, chính bản thân các Trung tâm trọng tài Việt Nam cũng phải có những hoạt động

tích cực nhằm quảng bá, nâng cao uy tín của mình đối với các khách hàng

KẾT LUẬN

Nếu trên thế giới trọng tài phi chính phủ đã tồn tại, phát triển lâu đời thì việc sử dụng

trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại trong đó có TCTMCYTNN tại Việt Nam vẫn

còn là một vấn đề tương đối mới mẻ cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì thế việc nghiên cứu

những vấn đề lý luận cũng như thực trạng về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt

Nam nhằm đưa ra những kiến nghị để phát huy hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp

này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một việc làm có ý nghĩa thiết

thực.

Dưới góc độ lý luận, TCTMCYTNN có thể hiểu là “những mâu thuẫn, bất đồng liên quan

đến quyền và lợi ích kinh tế giữa các bên tranh chấp khi tham gia vào các quan hệ thương mại có

Page 14: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

yếu tố nước ngoài”. Do những tranh chấp dạng này chứa đựng “yếu tố nước ngoài” nên so với

các tranh chấp thương mại trong nước chúng có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng cũng như

những yêu cầu riêng về phương thức giải quyết tranh chấp. Trong số các hình thức giải quyết

tranh chấp hiện nay, hình thức trọng tài tỏ ra phù hợp hơn cả đối với việc giải quyết

TCTMCYTNN vì trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước mà nhân danh ý chí các bên

để phân xử, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các

bên, trọng tài xét xử không công khai, quyết định của trọng tài là chung thẩm.

Sự ra đời của PLTTTM, một văn bản có hiệu lực pháp lý cao đã củng cố vị trí, vai trò của

phương thức trọng tài trong hệ thống các hình thức giải quyết tranh chấp của nước ta. Tuy nhiên,

pháp luật về trọng tài bên cạnh những điểm mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải

quyết các TCTMCYTNN vẫn bộc lộ những điểm bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các

quy định về xác định phạm vi trọng tài, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài chưa rõ ràng, cụ thể,

một số căn cứ pháp lý để hủy quyết định của trọng tài quá chung chung dẫn đến sự tùy tiện của toà

án, sự thiếu vắng các quy định về quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi

Hội đồng trọng tài được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp… chính là những

thiếu sót rất dễ nhận thấy của PLTTTM và là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng

phương thức trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN gặp khó khăn trên thực tế.

Trong khi các Toà án đang phải đối mặt với tình trạng quá tải về số vụ tranh chấp phải xét

xử thì các Trung tâm trọng tài Việt Nam lại rơi vào tình trạng rảnh rỗi. Số lượng ít ỏi các vụ

tranh chấp thương mại thương mại có yếu tố nước ngoài được xét xử hàng năm chủ yếu tập trung

ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, còn ở các Trung tâm khác thì các vụ tranh chấp dạng

này được đem ra xét xử chỉ có thể tính trên đầu ngón tay. Sở dĩ có tình trạng trên ngoài nguyên

nhân là sự thiếu sót, thiếu tính khả thi trong một số quy định của pháp luật còn phải kể đến

những hạn chế về kinh nghiệm, nhân lực, tính chuyên nghiệp của các Trung tâm trọng tài và

nhận thức chưa đầy đủ, tích cực của các thương nhân trong và ngoài nước về trọng tài. Do đó, để

phát huy hơn nữa vai trò của tích cực của trọng tài đối với việc giải quyết TCTMCYTNN trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay cần phải phối

hợp đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài và xây dựng, hoàn thiện cơ chế

bảo đảm cho hoạt động của trọng tài trong hiện tại và tương lai./.

References

1.Các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng 2.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, NXB Chính trị

quốc gia, 2001.

3.Bộ luật tố tụng dân sự do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ

họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004.

4.Luật thương mại do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp

thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005.

5.Luật đầu tư do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 8

thông qua ngày 29/11/2005.

6.Luật luật sư do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 9

thông qua ngày 29/06/2006.

Page 15: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

7.Pháp lệnh trọng tài thương mại do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/02/2003.

8.Pháp lệnh thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

ban hành ngày 28/01/2004.

9.Nghị định số 25/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/01/2004 quy định chi tiết thi

hành một số điều của PLTTTM.

10. Các tác phẩm

11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà nội,

2001.

12. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Tư pháp, 2006.

13. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, 2006.

14. Đại học Ngoại thương, Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB

Giáo dục, 2005.

15. Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam: Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước

ngoài tại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Chính trị quốc gia, 2000.

16. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB

Chính trị Quốc gia, 2002.

17. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp: Chuyên đề Vấn đề công nhận và thi

hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài,

Thông tin khoa học pháp lý, 2002

18. Các tạp chí, công trình, đề tài khoa học

19. Quang Chung, Gian nan thi hành án dân sự, Thời báo kinh tế Sài Gòn điện tử số 20-2006

(804) ngày 11/05/2006.

20. Didie Xcoocnicki: Trọng tài quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 1995.

21. Th.S Dương Văn Hậu, Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB

Chính trị Quốc gia, 1999.

22. Phan Gia Hi, Giải quyết tranh chấp thương mại: trọng tài quá rảnh, toà quá tải, Báo

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, ngày 11/08/2006.

23. TS. Phan Chí Hiếu, Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài

thương mại Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật tố tụng dân sự, năm

2005.

24. TS. Nguyễn Am Hiểu, Một số đặc điểm của pháp luật về trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam

hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/ 1997

25. Th.S Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà

án, NXB Thanh niên, 2004.

26. TS. Đào Văn Hội, Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.

27. TS. Dương Đăng Huệ, Những nguyên nhân làm làm hạn chế tác dụng của Trọng tài

thương mại và những giải pháp khắc phục, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1999.

28. Trần Hữu Huỳnh, Một số vấn đề cơ bản về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc

tế, Tạp chí Luật học, số 1/2000.

29. Trần Hữu Huỳnh, Pháp lệnh trọng tài những thử thách phía trước, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, số 4/2003.

30. Đặng Thị Bích Liễu, Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài, NXB

Chính trị Quốc gia, 1998

31. Dương Thanh Mai, Việc tiếp nhận Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại

quốc tế ở một số nước và việc xây dựng dự thảo PLTTTM, Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật, số 8/1998.

32. Lê Hoàng Oanh, Chế định thương nhân trong Luật thương mại, Tạp chí nghiên cứu lập

pháp, số 8/2004.

Page 16: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướ ằ ọ ại Việt ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6504/1/V_L0_01079.pdf · tài liệu còn gọi là

33. TS. Nguyễn Như Phát, Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số 11/2001.

34. TS. Nguyễn Văn Quyền, Đổi mới pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2001.

35. PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu - án lệ trọng tài và

kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia, 2002.

36. TS. Nguyễn Trung Tín, Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại

tại Việt Nam, NXB Tư pháp, 2005.

37. TS. Nguyễn Trung Tín, Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp, số 9/2004.

38. Bùi Ngọc Toàn, Trọng tài thương mại - một hình thức chiếm ưu thế trong việc giải quyết

tranh chấp thương mại ở các nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số

9/1993.

39. Steward D.P: “Thi hành quốc gia đối với các quyết định trọng tài theo các hiệp định và

công ước”, Trọng tài quốc tế vào thế kỷ thứ 21: theo hướng tư pháp hoá và thống nhất,

NXB. Đa quốc gia Irvington, New York, 1994.

40. Các văn bản, báo cáo của các cơ quan, tổ chức

41. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Thư chào mừng Đại hội Trung

tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhiệm kỳ III (2002-2005).

42. Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc

hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ

luật tố tụng dân sự năm 2004”.

43. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng

dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệng Trọng tài Thương mại.

44. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động nhiệm kỳ II (1998-2001)

và phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ III (2002-2005).

45. Trung tâm trọng tài kinh tế Hà nội (HEAC), Báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành

lập đến nay, 2002.

46. Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn, Báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành lập đến

nay, 2002.

47. Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (ECOARCEN), Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt

động, 2002.

48. Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ , Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động, 2002.