giao dịch buôn bán cà phê bằng hợp Đồng tương lai

26
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế Việt Nam, cà phê luôn giữ vai trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên gần đây, việc phát triển của ngành cà phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá cũng khiến người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê chịu rủi ro lớn. Chính vì thế, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất cũng như xuất khẩu nông sản, các nước thường sử dụng thành công một thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa nông sản, trong đó có cà phê để các chủ thể tham gia giao dịch nhằm san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên thị trường đó và thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua các trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung lớn là LIFFE và NYBOT. Vì vậy công ty Trung Nguyên đã áp dụng hình thức phòng vệ này cho mặt hàng cà phê của chính mình để đề phòng rủi ro biến động giá cả trong tương lai trên thế giới. 1

Upload: oneworld-bui

Post on 27-Dec-2015

221 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế Việt Nam, cà phê luôn giữ vai trò là một trong những ngành

hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và được chọn là một trong những mặt hàng

trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2010-2015.

Tuy nhiên gần đây, việc phát triển của ngành cà phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà

phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá

cũng khiến người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê chịu rủi ro lớn.

Chính vì thế, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất cũng như xuất khẩu nông sản, các

nước thường sử dụng thành công một thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng

hóa nông sản, trong đó có cà phê để các chủ thể tham gia giao dịch nhằm san sẻ rủi

ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên thị trường đó và thị trường quốc tế. Các

hợp đồng này thực hiện thông qua các trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung lớn

là LIFFE và NYBOT. Vì vậy công ty Trung Nguyên đã áp dụng hình thức phòng

vệ này cho mặt hàng cà phê của chính mình để đề phòng rủi ro biến động giá cả

trong tương lai trên thế giới.

Sự biến động bất thường và khó dự đoán của giá cả mặt hàng cà phê xuất khẩu đã

trở thành vấn để bức thiết vtf1qà ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Trung

Nguyên, do đó công ty Trung Nguyên cần sử dụng hợp đồng tương lai làm công cụ

bảo hiểm trong kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài và quan

trọng nhất là để phòng ngừa rủi ro về giá cà phê trong tương lai, quyết định sự

sống còn của công ty.

1

Page 2: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

I. Tổng quan Công ty cà phê Trung Nguyên

1. Vị thế của Trung Nguyên trong nước và quốc tế

Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhẫn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hung mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ thành thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh VietNam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có 1 mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

Với một sức vươn mạnh mẽ, Trung Nguyên đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Và trong một tương lai không xa, với triết lí cà phê của mình, Đặng Lê Nguyên Vũ muốn đưa Trung Nguyên ra tầm thế giới, khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiến lược marketing của Trung Nguyên để đưa thương hiệu, sản phẩm của mình ra thế giới.

2. Cách quản trị nguồn nguyên liệu hiện tại ở Trung Nguyên

a) Tầm quan trọng và hướng đi của Trung Nguyên trong quản trị nguyên liệu

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để thực hiện các mục tiêu về thị phần cũng như các mục tiêu của doanh nghiệp, quản trị nguồn nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lí hoạt động của công ty cũng như như liên kết giữa các đối tác cũng như người cung ứng nguyên liệu qua dòng chảy của vật chất, thông tin cũng như tài chính.

2

Page 3: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

Quản trị nguồn nhiên liệu là tập hợp các phương thức về thiết kế, lập kế hoạch và triển khai một cách có hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà cung cấp, nhà máy sản xuất cũng như hệ thống kho bãi để đảm bảo mục đích giảm thiểu được chi phí mà vẫn thỏa mãn được khách hàng cũng như gia tăng giá trị cho toàn bộ các thành viên tham gia và hệ thống.

Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính kiên quyết. Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: Hạt cà phê Buôn Mê Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopha, Brazil. Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều lợi thế trong thu mua nguyên liệu. Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay vào đó công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự mình đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê. Trung Nguyên cho hay hạt cà phê hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ có chứng chỉ thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này.

b) Quá trình quản trị nguyên liệu

Nhà cung ứng là Trung Nguyên: Do môi trường cà phê trong nước phát triển, Trung Nguyên có lợi thế không nhập khẩu hạt cà phê từ các quốc gia khác, giảm được áp lực về cung ứng cũng như vận chuyển. Tuy nhiên số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh đàm phán của doanh nghiệp. Hiện nay, Trung nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng hiệu quả, khi mà các nguyên liệu dùng cho hoạt động sản xuất cà phê hòa tan cũng như các loại cà phê khác, đều là bắt nguồn trừ nông trại cà phê do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí. Do đó Trung Nguyên giảm được áp lực cạnh tranh nguồn cung hiện nay.

Đào tạo nhà cung cấp đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp: Trung Nguyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về kĩ thuật cho nông dân.Lớp tập huấn đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.Công ty cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên) vừa tổ chức đợt tập huấn lần thứ 3 trong chương trình mở rộng 1.000ha cà phê bền vững (UTZ Certified) cho 550 hộ nông dân tại xã Ea Tul (huyện Cư M’Gar – Đắk Lắk). Chương trình tập huấn lần này góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của Trung Nguyên lên 2.500ha với 1.500 hộ nông dân tham gia.Đây là một trong những hoạt động chiến lược của Công ty Trung Nguyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt. Áp dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về thương

3

Page 4: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.

Hỗ trợ kĩ thuật đầu vào:Kết hợp chương trình phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững UTZ Certified, Cty Trung Nguyên tư vấn hỗ trợ các hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt hiện đại của Israel cùng công nghệ phân bón Yara giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Từ tháng 02 năm 2010, đơn vị này đã đầu tư kinh phí 100% cho các hộ trồng cà phê tại buôn Ko Tam, xã Eatu, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống này phân phối nước trực tiếp đến từng cây cà phê và kết hợp bón phân qua hệ thống tưới bằng các van điều khiển tự động, lọc nhiều tầng giúp tiết kiệm được 60% lượng nước. Chương trình đã đem lại hiệu quả cao trong năm vừa qua và nhận được sự ủng hộ của các hộ nông dân trồng cà phê.

II. Phân tích tình hình biến động giá nguyên liệu cà phê và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Trung Nguyên

Ngành cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có chung đặc điểm là sản lượng cà phê được sản xuất ra có tính chu kì và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Theo nghiên cứu, cà phê có đặc tính thông thường là sau một vụ mùa thì cây cà phê sẽ cho sản lượng vụ sau sẽ giảm sút, trong khi đó khí hậu Việt Nam sẽ gặp bất lợi nên sản lượng thu hoạch cà phê ở Việt Nam sẽ không có đột phá.

Chi phí nguồn cung nguyên liệu chiếm phần lớn doanh thu thuần nên sự biến động về giá nguyên liệu sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của công ty.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới ước tính vào khoảng 94.5 triệu bao cà phê nhân (khoảng 5.6 triệu tấn). Có thể chia các nước tiêu dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau:

Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu.

Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu hàng năm khoảng 4 kg/người/năm:

Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất tiềm năng với sản phẩm cà phê.

Trên thực tế, lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của các nước chính là cung trên thị trường cà phê thế giới. Lượng cung này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó sản lượng chỉ là một. Ngoài sản lượng, lượng cung cà phê trên thị trường thế giới hàng năm còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế

4

Page 5: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

của các nước, chính sách của hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cũng như biến động nhu cầu giá cả, dự trữ và yếu tố đầu cơ.

III. Giao dịch buôn bán cà phê bằng hợp đồng tương lai

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê

1.1 Thế giới

Tình hình sản xuất

Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30 nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là:

Bắc và Trung Mỹ.

Nam Mỹ.

Châu Phi.

Châu Á - Thái Bình Dương.

Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm ; Sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn 1 năm.

Tình hình tiêu thụ

Nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới ước tính vào khoảng 94,5 triệu bao cà phê nhân (khoảng 5,6 triệu tấn). Có thể chia các nước tiêu dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau :

Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu .

Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu hàng năm khoảng 4 kg/người/năm:

Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản .

5

Page 6: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất tiềm năng với sản phẩm cà phê.

1.2 Trong nước

Tình hình sản xuất:

Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công suất khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5% sản lượng cà phê nhân hằng năm).

Tại các điểm, bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau như: Trung NguyênNestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang… theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm; Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên Hòa có 22 sản phẩm.

Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa. Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm 2012 thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các nhãn khác là 16%. 

Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô la tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là 78,93 triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là 13%).

Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước

Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016.

Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).

Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.

6

Page 7: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

1.3 Triển vọng thị trường cà phê thế giới những năm tới

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ngày 9.12 dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2013/14 có thể sẽ giảm 2 triệu bao (1 bao = 60kg) so với mức 145,2 triệu bao của niên vụ trước, vì sản lượng cà phê của Brazil, Việt Nam, Indonesia và các nước Trung Mỹ đều giảm.

Còn theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, thực tế đã cho thấy thời tiết thay đổi thất thường, không theo chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê. Thêm vào đó, các tỉnh Tây Nguyên hiện còn rất nhiều diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh nên năng suất chỉ đạt dưới 2 tấn/ha và một số diện tích khác đang trong kỳ tái canh.

Đến nay, cả nước đã vào mùa thu hoạch, đạt trên 40% diện tích, chắc chắn sản lượng giảm 15% so với vụ trước.

Với dự báo này, một số chuyên gia nhận định khả năng cung vượt cầu khó có thể xảy ra, trong dài hạn giá cà phê sẽ đi lên, trong ngắn hạn giá cũng sẽ tăng nhưng biên độ tăng không lớn.

IV. Quy trình hợp đồng tương lai của Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên tại ngân hàng TechcomBank

Sản phẩm giao dịch là cà phê G7. Từ năm 2008, công ty bắt đầu tham gia giao dịch hợp đồng tương lai mua bán cà phê trên thị trường LIFFE và Nybot thông qua ngân hàng môi giới Techcombank.

Dưới đây là quy trình thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai của Công ty Trung Nguyên tại Ngân hàng Techcombank:

Hàng ngày đại diện công ty sẽ lên mạng giao dịch từ lúc 15h30 đến 24h. Căn cứ các thông tin trên mạng, bảng giá trực tuyến, công ty sẽ dự đoán hàng hóa mình đang buôn bán sắp tới biến động ra sao để đặt lệnh mua, bán về số lượng và giá cả cho hợp đồng tương lai.

Lệnh này được chuyển về trung tâm của Techcombank ngay trong ngày, sau khi được kiểm tra lại 1 cách chắc chắn, chuyên viên giao dịch sẽ cho khớp lệnh với bên sàn giao dịch. Ngay khi lệnh được khớp, thông tin sẽ được nhập trức tiếp đến sàn giao dịch bên nước ngoài và trung tâm của Techcombank. Như vậy, giao dịch đã thực hiện xong, mỗi đơn vị hợp đồng tương ứng với cà phê là 10 tấn.

Quy trình giao dịch:

Bước 1: Chuẩn bị giao dịch:

- Công ty Trung Nguyên đã đáp ứng đủ các thủ tục để được cung cấp tài khoản giao dịch như là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, mở tài khoản tại Techcombank, và có sự hiểu biết tốt về nghiệp vụ giao dịch và có năng lực tài chính vững mạnh.

- Công ty Trung Nguyên nộp tiền vào tài khoản để chuẩn bị giao dịch.

7

Page 8: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

- Công ty đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trước khi giao dịch.

Bước 2: Đặt lệnh giao dịch:

- Lệnh có thể đặt trước hoặc trong phiên giao dịch- Khách hàng chỉ được giao dịch trong phạm vi số tiền ký quỹ - Khách hàng phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trước khi giao dịch

Trong đó có hai hình thức khớp lệnh là Khớp lệnh điện tử và Đấu thầu trực tuyến. Khi đặt lệnh phải chú ý tới yếu tố của câu lệnh cho hợp thức hóa với sàn giao dịch.

Quy trình nhận và đặt lệnh của Techcombank:

- Khách hàng yêu cầu lệnh tới chuyên viên Techcombank, sau đó lệnh được chuyển tới sàn giao dịch.

- Sàn giao dịch xác nhận lệnh, chuyển thông tin tới cho chuyên viên Techcombank sau đó chuyên viên xác nhận lệnh đã khớp trên sàn giao dịch với khách hàng.

Bước 3: Đánh giá giao dịch:

- Cuối ngày, sàn giao dịch sẽ đưa ra mức giá đánh giá để đánh giá tất cả các trạng thái mở cửa của khách hàng tham gia.

- Các báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới khách hàng vào cuối ngày hoặc đầu phiên giao dịch hôm sau.

- Sàn giao dịch sẽ thực hiện việc đánh giá trạng thái mở cửa tất cả các đối tượng tham gia.- Các khoản Lãi/Lỗ tạm tính sẽ được hạch toán trực tiếp vào tài khoản ký quỹ của từng

khách hàng.

Bước 4 : Tài khoản ký quỹ:

- Techcombank thực hiện việc quản lý nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng thông qua tài khoản ký quỹ

- Khách hàng phải đóng ký quỹ bổ sung trong trường hợp Margin Call

Bước 5: Báo cáo giao dịch

Techcombank hàng ngày phải gửi 03 bản báo cáo đến cho khách hàng.

- Xác nhận giao dịch: thể hiện các lệnh khách hàng đã thực hiện được trong phiên giao dịch.

- Đánh giá giao dịch: đánh giá các khoản lỗ thực và lãi lỗ tạm tính của khách hàng.- Tài khoản ký quỹ: báo cáo tình trạng tài khoản ký quỹ

8

Page 9: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

V. Mua bán cà phê Trung Nguyên bằng hợp đồng tương lai

1. Thế nào là giao dịch cà phê trên thị trường tương lai

Từ năm 1997 đến nay, có 2 phương thức bán hàng ra nước ngoài đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng thời. Đó là bán theo phương thức Outright (giá cố định, thời gian giao hàng cố định) và bán theo phương thức “Price To Be Fixed” (bán trừ lùi, chốt giá sau).

Bán hàng giao ngay (Outright) trong truyền thống giao thương cà phê thế giới là người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán mà không cần biết giá cà phê tại thời điểm giao hàng diễn biến ra sao.

Phương thức “Price To Be Fixed” (bán trừ lùi, chốt giá sau) có thể hiểu là hình thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài sẽ định ra mức mua cà phê hạt của người nông dân trong nước sau khi đã tính toán trừ đi các khoản chi phí và một mực lợi nhuận nhất định. Với hình thức này, doanh nghiệp cuất khẩu cà phê luôn đảm bảo có được một mức lợi nhuận nhất định do khoản chênh lệch giữa giá giao kèo với bên khác hàng nước ngoài và giá mua và phê từ phía người nông dân.

Giả sử mua cà phê vào giá 15,000 VND/kg, khi xuất khẩu giá giảm xuống 14,000 VND/kg, bị lỗ 1,000 VND/kg. Cũng trong thời điểm đó, công ty đã mua vào và bán ra trên thị trường kỳ hạn một lượng cà phê tương ứng với giá bán ra 17,000 VND/kg, lãi 2,000 VND/kg. Nhờ cân đối được giữa mua bán trên thị trường trong nước và thị trường kỳ hạn, công ty vẫn bảo đảm có lãi và tính toán giá mua và phê của người nông dân ở mức hợp lý. Nhờ khoản lãi trên thị trường kỳ hạn, nhà xuất khẩu cà phê sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Thực tế, có thời điểm giá mua vào trên thị trường trong nước là 16,400 VND/kg. Công ty Inexim Đắc Lắc đã mua cà phê của nông dân giá 17,000 VND/kg khi tính toán bán ra thị trường kỳ hạn được giá trên 20,000 VND/kg.

Ở phương thức giao dịch này, các hợp đồng được bên mua và bán ký trên mạng hoặc qua điện thoại trên cơ sở lòng tin. Thông tin về giá cà phê thế giới vừa được gửi về, các quyết định mua bán bắt đầu được đưa ra. Một sàn giao dịch điện tử được thiết lập để người bán và người mua thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng. Cà phê sẽ được chuyển giao ở một thời điểm nào đó mà hai bên thống nhất trong tương lai. Vào thời điểm đó, giá cà phê có cao hay thấp hơn giá đã thỏa thuận thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị. Vì thế bên mua và bên bán có thể tính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định. Mua bán như vậy, cà phê là ảo nhưng lợi nhuận lại thực. Thông thường, phiên giao dịch sẽ được kết thúc vào nửa đêm. Sau mỗi ngày làm việc như vậy, các bảng, biểu đồ giá cà phê cũng được xây dựng để các nhà sản xuất cà phê có thể dự đoán giá trong tương lai.

Ưu điểm lớn nhất của giao dịch này là có thể mua cà phê trong tương lai theo mức giá hiện tại - mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý, nhờ thế hạn chế được những rủi ro mà không

9

Page 10: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

một phương thức kinh doanh truyền thống nào đạt được.Ngoài bảo hiểm rủi ro về giá, hình thức này còn được các công ty tham gia như một kênh đầu tư (mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lời từ chênh lệch giá) hoặc sử dụng hợp đồng tương lai như công cụ xác định giá của thị trường hàng thật. Từ giá bán cà phê tương lai trên sàn LIFFE hay NYBOT có thể tính toán giá thu mua cà phê trên thị trường nội địa sao cho có lãi.

Bên cạnh những lợi ích của doanh nghiệp, người nông dân cũng được hưởng lợi khá nhiều. Trước đây, nếu giá xuất khẩu lên cao thì doanh nghiệp mua bà phê của nông dân giá cao. Còn giá xuất khẩu giảm thấp xuống thì ép giá người trồng cà phê. Với hợp đồng tương lai, doanh nghiệp sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá thị trường trong nước khi tính toán bán ra thị trường kỳ hạn có lời.

2. Giao dịch cà phê Trung Nguyên trên thị trường LIFFE và NYBOT

LIFFE (London International Financial Future and Options Exchange) là một sàn giao dịch lớn nhất thế giới dành cho cà phê Robusta, ở Luân Đôn chuyên để giao dịch các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Các hợp đồng mua bán trên thị trường Luân Đôn được mặc định với khối lượng 5 tấn/lô, nguồn gốc xuất xứ của cà phê rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi, trong đó Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu cà phế vối – Robusta hàng đầu thế giới.

Khối lượng giao dịch trung bình của cà phê trên sàn LIFFE khoảng 12-13 nghìn lot/ngày (60,000 tấn). Lượng hợp đồng để mở giao dịch đạt mức 140-180 nghìn lot (khoảng 700,000 tấn) cà phê. Dự trữ trung bình của LIFFE vào khoảng 40,000 lot (200,000 tấn) cà phê

Quy chuẩn hợp đồng tương lai trên sàn LIFFE:

10

Page 11: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

Sàn giao dịch hàng hóa New York - NEW YORK BOARD OF TRADE (NYBOT) -Là một sàn giao dịch hàng hóa ở New York chuyên để giao dịch các hợp đồng tương lai và quyền chọn về đường, bông, cà phê, ca cao, cam, lãi suất, tiền tệ và các chỉ số.NYBOT hiện là một công ty con sở hữu hoàn toàn bởi Sàn giao dịch liên lục địa(IntercontinentalExchange - ICE).

Khối lượng giao dịch trung bình của cà phê trên sàn NYBOT khoảng 18,000 lot/ngày (289,000 tấn) và trung bình có khoảng 80,000 lot (1,360,000 tấn) ở dạng mở cho giao dịch cà phê. Dự trữ trung bình của LIFFE vào khoảng 4,100,000 lot (69,700,000 tấn) cà phê.

Có 2 loại hợp đồng tương lai được giao dịch: “Coffee C futures” và “Coffee Mini C futures”.

Hợp đồng “Coffee C futures” là hợp đồng chuẩn, hợp đồng “Coffee Mini C futures” có khối lượng bằng 1/3 “Coffee C futures”. Hợp đồng “Coffee Mini C futures” được thiết kể để các nhà sản xuất, bán lẻ và nhà đầu tư có quy mô nhỏ dễ dàng tham gia thị trường. Hợp đồng “Coffee Mini C futures” chỉ khác “Coffee C futures” về khối lượng và các điều khoản liên quan đến thanh toán.

Quy chuẩn hợp đồng “Coffee C future”:

Contract Symbol KC

Contract Size 37,500 pounds

Price Quotation Cents and hundredths of a cent up to two decimal places

Contract Listings March, May, July, September, December

Minimum Price Movement

5/100 cent/lb., equivalent to $18.75 per contract.

Settlement Physical delivery

11

Page 12: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

Grade/Standards/Quality

A Notice of Certification is issued based on testing the grade of the beans and by cup testing for flavor. The Exchange uses certain coffees to establish the "basis". Coffees judged better are at a premium; those judged inferior are at a discount.

Daily Price Limit None

Deliverable Growths

Mexico, Salvador, Guatemala, Costa Rica, Nicaragua, Kenya, New Guinea, Panama, Tanzania, Uganda, Honduras, and Peru all at par, Colombia at 200 point premium, Burundi, Venezuela and India at 100 point discount, Rwanda at 300 point discount, and Dominican Republic and Ecuador at 400 point discount. Effective with the March 2013 delivery, the discount for Rwanda will become 100 points, and Brazil will be deliverable at a discount of 900 points.

Delivery Points

Exchange licensed warehouses in the Port of New York District (at par), the Port of New Orleans, the Port of Houston, the Port of Bremen/Hamburg, the Port of Antwerp, the Port of Miami and the Port of Barcelona** (at a discount of 1.25 cents/lb).

First Notice Day Seven business days prior to first business day of delivery month.

Last Trading Day One business day prior to last notice day

Last Notice Day Seven business days prior to the last business day of the delivery month

Position Limits Position Limit and Position Accountability information for all IFUS products can be found

12

Page 13: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

athttps://www.theice.com/publicdocs/futures_us_reports/all/Futures_US_Position_Limits.pdf.

MIC Code IFUS

Clearing Venue ICUS

TRADING HOURS

Trading Pre-Open

NEW YORK3:30 AM-2:00 PM 03:30-14:00

8:00 PM 20:00

LONDON8:30 AM-7:00 PM 08:30-19:00

1:00 AM 01:00

SINGAPORE4:30 PM-3:00 AM 16:30-03:00

9:00 AM 09:00

Sự ra đời của hợp đồng cà phê Mini C đã đưa tới sự truy nhập tới một thị trường rộng lớn hơn và sự giao dịch linh hoạt dành cho thương nhân đầu cơ và cả những “small hedgers” trong một thị trường mà từng có biến động đáng kể và cung cấp các mức thanh khoản sâu trong lịch sử.Mỗi hợp đồng tương lai cà phê Mini C có giá 12500 cho cà phê Arabica đã chứng nhận giao dịch, điều này làm cho nó chỉ có kích cỡ bằng 1/3 hợp đồng bình thường ( 37500). Với tỷ giá 60cent/ pound, hợp đồng Mini có tổng giá là 7500 khi so sánh với hợp đồng bình thường C có giá 22500. Hợp đồng Mini C được áp dụng giá cents/ pound để 2 số thập phân và đơn vị tối thiểu của biến động giá cả (giá trị đánh dấu) là .05 cents/ pounds (6.25).

Hợp đồng được xác định bởi 1 trong 5 tháng giao hàng: Tháng 2, 4 6, 8 và 11. Mỗi tháng hợp đồng Mini C thì có liên quan/ tương ứng với mục đích giải quyết cuối cùng, như là: Feb Mini/

13

Page 14: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

Mar C (Tháng 2 Mini/ Tháng ba C) nghĩa là tháng 2 bắt đầu thì tháng 3 kết thúc.Trong khi hợp đồng cà phê bình thường C có những quy định phân phối tiêu chuẩn về mặt vật lý, thì hợp đông Mini C lại là Tiền được quyết toán đối với Khối lượng trung bình của tất cả các hợp đồng giao dịch (tương ứng với tháng hợp đồng cà phê C) trong vòng 2 giờ cuối phiên giao dịch của ngày cuối cùng của hợp đồng Mini (không bao gồm các giao dịch khác).

Bởi vì Mini C là tiền đã được quyết toán (ví dụ bao nhiêu tiền cho 1 khối lượng cà phê), nên nó sẽ không thể thay thể bằng hợp đồng C bình thường (hợp đồng Mini không được dùng để bù đắp cho hợp đồng C khi chúng ta xác định vị trí thị trường tổng thể).

VI. Ứng dụng hợp đồng tương lai trong kinh doanh cà phê

Giao dịch hợp đồng tương lai trong giao dịch mua bán cà phê được công ty sử dụng như công cụ phòng ngừa rủi ro khi giá biến động, được thế hiện cụ thể qua các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Mua Futures

Trường hợp này được công ty sử dụng khi đã có hợp đồng xuất bán hàng nhưng vẫn chưa có hợp đồng thu mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước. Khi giá biến động theo chiều hướng tăng bất lợi cho công ty, công ty sẽ quyết định mua lượng hàng hóa tương ứng trên thị trường tương lai mà công ty tính toán là sẽ hợp lý.

Giả sử tháng 6/2013, công ty ký hợp đồng xuất khẩu 500 tấn cà phê với giá 1436 USD/tấn giao hàng thực vào tháng 10/2013 nhưng do dự đoán giá cà phê biến động theo chiều hướng tăng, gây bất lợi cho công ty nên đã quyết định mua 50 lot trên thị trường tương lai với cùng mức giá trên.Vào thời điểm giao hàng, giá tăng 1486 USD/tấn. Khi đó, trên thị trường hàng thật công ty đã lỗ 50 USD/tấn nhưng trên thị trường tương lai, công ty đã lãi 50 USD để bù đắp cho khoản lỗ trên.

Trường hợp 2: Bán Futures

Trường hợp này được ứng dụng khi công ty đã thu mua được một lượng hàng từ trong nước nhưng vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu hàng, khi giá giảm gây bất lợi cho công ty thì công ty sẽ bán lượng hàng này trên thị trường tương lai để bảo toàn lợi nhuận kinh doanh.

Khi mua cà phê với giá 32,000 VND/kg, khi xuất khẩu giá chỉ còn 30,400 VND/kg, bị lỗ 1,600 VND/kg. Thế nhưng vào thời điểm này, công ty đã bán ra trên thị trường tương lại một lượng tương ứng với giá bán 33,600 VND/kg, lãi 1,600 VND/kg. Nhờ cân đối giữa mua bán trên thị trường trong nước và thị trường tương lai, công ty đã đảm bảo có lãi.

Thông thường giá trên thị trường hàng thật và thị trường tương lai biến động cùng chiều với độ chênh lệch ổn định. Khi tham gia và hợp tương lai, các nhà xuất nhập khẩu được bù lỗ thông qua 2 thị trường, khi trên thị trường hàng thật có lãi sẽ bù đắp khoản lỗ trên thị trường tương lai và

14

Page 15: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

ngược lại, chính điều này làm lợi cho các đồng nhà xuất nhập khẩu trong việc cố định được giá với đối tác mà không sợ biến động trên thị trường.

15

Page 16: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

KẾT LUẬN

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng

nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo.  Ngành cà phê góp phần

chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước ta. Nếu như trước kia

Việt Nam là một đất nước được biết đến với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt

Nam còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó chính là cà phê. Điều này không

chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp

mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt

Nam. Do đó, sử dụng hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch Liffe và Nybot là yêu

cầu cấp thiết mang tính thực tiễn rất cao. Nghiên cứu và xây dựng phương án sử

dụng hợp đồng tương lai hợp lý chính là một công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả,

phòng ngừa rủi ro chi phí đầu vào và giúp công ty ổn định lợi nhuận và kế hoạch

kinh doanh sản xuất, gắn hoạt động kinh doanh sát hơn với thị trường quốc tế.

16

Page 17: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

DANH MỤC THAM KHẢOSummary of Robusta Coffee futures contract Specifications

https://globalderivatives.nyx.com/sites/globalderivatives.nyx.com/files/coffee_futures_130730.pdf

Quy chuẩn hợp đồng COFFEE C ® FUTURES

https://www.theice.com/productguide/ProductSpec.shtml?specId=15

Quy chuẩn hợp đồng COFFEE Mini C ® FUTURES

http://timeleveragecapital.com/articles/coffee_guide.pdf

Tìm hiểu giao dịch hàng hóa phái sinh tại Techcombank

https://commodity.techcombank.com.vn/

17

Page 18: Giao Dịch Buôn Bán Cà Phê Bằng Hợp Đồng Tương Lai

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

I. Tổng quan Công ty cà phê Trung Nguyên..........................................................2

1. Vị thế của Trung Nguyên trong nước và quốc tế............................................2

2. Cách quản trị nguồn nguyên liệu hiện tại ở Trung Nguyên............................2

II. Phân tích tình hình biến động giá nguyên liệu cà phê và ảnh hưởng đến lợi

nhuận của Trung Nguyên..........................................................................................4

III. Giao dịch buôn bán cà phê bằng hợp đồng tương lai..........................................5

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê..............................................................5

1.1 Thế giới.....................................................................................................5

1.2 Trong nước...............................................................................................6

1.3 Triển vọng thị trường cà phê thế giới những năm tới...............................7

IV. Quy trình hợp đồng tương lai của Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên tại

ngân hàng TechcomBank..........................................................................................7

V. Mua bán cà phê Trung Nguyên bằng hợp đồng tương lai...................................9

1. Thế nào là giao dịch cà phê trên thị trường tương lai......................................9

2. Giao dịch cà phê Trung Nguyên trên thị trường LIFFE và NYBOT.............10

VI. Ứng dụng hợp đồng tương lai trong kinh doanh cà phê....................................14

KẾT LUẬN.............................................................................................................15

DANH MỤC THAM KHẢO..................................................................................16

18