giao Án vĂn 12 hkii- 2012 (1)

173
Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12 Tiết dạy PPCT : 55 VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( tiết : 01 ) 1.Về kiến thức - Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tụ giải phóng của đồng bào vùng cao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực . Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế . Lối kể chuyện hấp dẫn. 2. Về kỹ năng Nâng cao kĩ năng tóm tắt tp và phân tích nhân vật trong tp tự sự. 3. Về thái độ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bi kịch và khát vọng giải thoát của những con người bị chà đạp, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, SGK, máy tính, PHT. 2. Học sinh Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Upload: mai-vu-long

Post on 01-Dec-2015

181 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết dạy PPCT : 55 VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( tiết : 01 )

1.Về kiến thức

- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tụ giải phóng của đồng bào vùng cao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực . Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế . Lối kể chuyện hấp dẫn.

2. Về kỹ năng

Nâng cao kĩ năng tóm tắt tp và phân tích nhân vật trong tp tự sự.

3. Về thái độ

Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bi kịch và khát vọng giải thoát của những con người bị chà đạp, qua đó xác định các giá trị trong

cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

Giáo án, SGK, máy tính, PHT.

2. Học sinh

Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Page 2: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức1’ Kiểm tra sĩ số lớp

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung5’ I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn

học VN hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú,

sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng

khác nhau của đất nước.

Phát vấnThuyết giảng

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả? Nêu những nét chính về tác giả? -Nhận xét trả lời của HS-- Trình chiếu nội

dung

- Đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả

- Chú ý lắng nghe, nhìn màn hình ghi bài

Chân dung Tô Hoài

3’

2 . Tác phẩm :

Vợ chồng A Phủ ( 1952 ) là kết quả của chuyến

đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập

truyện Tây Bắc , được giải nhất giải thưởng Hội

Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. TP gồm hai phần,

đoạn trích trong SGK là phần một.

Phát vấnThuyết giảng

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm ? Nêu xuất xứ tác phẩm?- Nhận xét trả lời của HS - Trình chiếu nội dung

-Đọc tiểu dẫn và nêu hoàn cảnh sáng tác- Chú ý lắng nghe,nhìn màn hình ghi bài

Máy tính , trình chiếu nội dung

3’ 3. Tóm tắt truyện Phát vấnThuyết giảng

? Tóm tắt cốt truyện- Trình chiếu tóm tắt cốt truyện

- Tóm tắt cốt truyện- Nhìn màn hình ghi nhớ

Máy tính , trình chiếu nội dung

Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản

2’

II.Đọc – hiểu văn bản

1. Nội dung

a) Nhân vật Mị* Cuộc đời cực nhục, khổ đau của Mị: + Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra:

Phát vấn-Gọi HS đọc văn nói về nhân vật Mị

- Đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật Mị

Page 3: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

V. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP 1( PHT1) Khi về làm dâu nhà thống lí cuộc đời của MỊ như thế nào ?

- Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Khi về làm dâu nhà thống lí cuộc đời của MỊ như thế nào ?

PHIẾU HỌC TẬP 2( PHT2) Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị ? - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị ?

Page 4: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết dạy PPCT : 56 VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 02 )

1.Về kiến thức

- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tụ giải phóng của đồng bào vùng cao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực . Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế . Lối kể chuyện hấp dẫn.

2.Về kỹ năng

Nâng cao kĩ năng phân tích nhân vật trong tp tự sự.

3.Về thái độ

Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bi kịch và khát vọng giải thoát của những con người bị chà đạp, qua đó xác định các giá trị trong

cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Page 5: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Giáo án, SGK, máy tính,

2.Học sinh

Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

5’

- Nỗi thống khổ của Mị khi làm con dâu gạt

nợ nhà thống lí Pá Tra

- Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

Nêu vấn

đề

- Ổn định, kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra bài cũ :

? Cuộc sống thống khổ của

Mị khi làm dâu nhà thống

lí Pá Tra ?

? Tâm trạng của Mị trong

đêm tình mùa xuân ?

GV nhận xét – cho điểm

- HS báo cáo sĩ số lớp

- HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 2 : Tiếp tục phần đọc – hiểu văn bản

10’

* Sức phản kháng mạnh mẽ của Mị :

- Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay” Dửng dưng vô cảm- Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” của A Phủ: Mị xúc động nhớ lại mình, đồng cảm với người.. Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác…”

- Phát vấn

- Gợi mở

- Thuyết

giảng

? Khi chứng kiến cảnh A

Phủ bị trói đứng cho đến

chết tâm trạng của Mị như

thế nào ?

GV gợi mở

? Khi nhìn thấy giọt nước mắt bất lực của A Phủ tâm

HS trả lời câu hỏi

Page 6: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

10’

. Tình thương , sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt, … đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình.

b. Nhân vật A Phủ:* Số phận đặc biệt: - Mồ côi cha mẹ, lúc bé phải đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nồi vợ. - > Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi* Phẩm chất tốt đẹp :- Được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.- Có sức khỏe phi thường, dũng cảm.- Yêu tự do, yêu lao động.- Có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

- Phát vấn

- Gợi mở

- Thuyết

giảng

trạng Mị như thế nào ?? Nguyên nhân nào đã

khiến Mị có hành động cắt

dây trói cho A Phủ

Thuyết trình

* GDKNS : Tự nhận thức ( khát vọng giải thoát những con người bị chà đạp - > xđ giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới ).

GV: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật A Phủ.

? Vì sao nói A Phủ là nhân vật có số phận đặc biệt?

? Phẩm chất tốt đẹp ở A Phủ ?

GV : Phân tích. Trình chiếu nội dung

- Lắng nghe bài giảng,

ghi bài

HS trả lời câu hỏi

Chú ý lắng nghe, nhìn màn hình ghi bài

Page 7: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

6’ c. Giá trị của tác phẩm * Giá trị hiện thực : Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi. * Giá trị nhân đạo : Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với số phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước CM ; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất sấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị ; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng CM của nhân dân Tây Bắc.

Phát vấn

Phân tích

Thuyết

trình

? Nhận xét giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm ? GV nhận xét, phân tích, trình chiếu nội dung

HS trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe, nhìn mán hình ghi bài

Máy

tính

5’

Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật2. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật đặc sắc. - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt ; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng ; kể chuyện ngắn gọn,dẫn dắt tình tiết khéo léo. - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,…

Phát vấn

Thuyết

giảng

GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật TP? Nhận xét về nghệ thuật thể hiện trong tp?

GV trình chiếu nội dung

HS trả lời câu hỏi, chú ý

lắng nghe, nhìn mán hình

ghi bài

Page 8: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

5’

Hoạt dộng 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản3 . Ý nghĩa văn bản Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân ; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi ; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

Phát vấn,

Thuyết

giảng

GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản

? Nêu ý của tác phẩm ?

GV trình chiếu nội dung

HS trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe, nhìn mán hình ghi bài Máy

tính

IV. RÚT KINH

NGHIỆM, BỔ SUNG:

Hoạt động 5 : Củng cố

3’ - Sự phản kháng mãnh liệt của Mị- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của TP- Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của TP

Phát vấn-Nêu diễn biến tâm trạng của Mị khi cứu A Phủ ?-Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của TP ?-Nhận giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của TP ?- GV Chốt ý

HS trả lần lượt lời câu hỏi HS lắng nghe ghi nhớ

1’Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học, chuẩn bị bài mới

- Tìm đọc trọn vẹn TP - Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tp

- Chuẩn bị tiết sau : Đọc thêm : Nhân vật giao tiếp

Page 9: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Page 10: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tuần : 20Tiết : 57,58 BÀI VIẾT SỐ 5 A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức - kĩ năng : - Giúp HS ôn lại kiến thức về nghị luận văn học - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận. 2 . Về kết quả đạt được.

LỚP

MỨC ĐỘ12a1

12a2

GIỎI 0,0 0,0

KHÁ

0,3 10

TRUNG BÌNH 25 22

YẾU – KÉM 0,4 0,1

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Nghị luận VH : Đoạn trích văn xuôi ( Vợ chồng A Phủ)2, Kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận VH C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. ổn định, kiểm tra2. Tiến hành tổ chức tiết kiểm tra

Page 11: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 MÔN : VĂN – LỚP 12

Thời gian : 90’I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA :- Thu thập thông tin nhằm đánh giá được :

+ Khả năng vận dụng kiến thức và ky năng về VNL để viết được bài NLVH + Ky năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài NLVH, biết kết hợp các thao tác lập luận của HS

- Tổng hợp kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình tuần 15,16 .20II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA :- Hình thức : Tự luận- Cách tổ chức : Theo kế hoạch của trường.III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ : KHUNG MA TRẬN

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Nghị luận văn học (10 điểm) Đề bài : Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểuVận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

Làm vănNLVH

(NL về một nhân vật hay một hình tượng trong tác phẩm văn xuôi-Người lái đò sông Đà.

Biết vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại, kết hợp với thao tác NL để phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi

100% = 10đ

1

8

CộngSố câu : 1

Số điểm :10.0 Tỉ lệ : 100%

Số câu : 1Số điểm :10Tỉ lệ : 100%

Page 12: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị về tác phẩm, một đoạn trích, một hình tượng trong tác phẩm văn xuôi . Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Bố cục Nội dung cần đạt Điểm

Mở bàiGiới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị

1,0

Thân bài

Nhân vật Mị- Trước khi về làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra- Khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá tra- Sức sống tiềm tàng- Diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân.- Phản kháng mãnh liệt ( Mị cứu A Phủ )- Nghệ thuật

8,0

Kết bài Đánh giá chung về tp, nhân vật Mị1,0

Tiết dạy PPCT : 59 Đọc thêm : NHÂN VẬT GIAO TIẾP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

- Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong oạt động giao tiếp. - Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định

2.Về kỹ năng

- Kĩ năng nhận biết và phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện - Kĩ năng giao tiếp của bản thân.

3.Về thái độ

Page 13: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Giáo án, SGK,

2. Học sinh

Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P.PHÁP HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

3’ 1. Ổn định,kiểm tra sĩ số HS

2. Kiểm tra bài cũ :

Nêu vấn

đề

- Ổn định, kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra bài cũ :

? Nêu giá trị hiện thực và giá

trị nhân đạo đoạn trích” Vợ

chồng A Phủ” của Tô Hoài ?

HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

10’ I. Phân tích ngữ liệu: 1. Ngữ liệu 1:a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân

vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm :- Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi.- Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.- Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người

dân lao động nghèo đói.b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai

người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:

-Phát

vấn

- Phân

tích

* Tìm hiểu nghữ liệu 1GV: Gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1 và trả lời các câu hỏi : ? Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?

HS đọc ngữ liệu 1 SGK

và trả lời các câu hỏi

theo yêu cầu cảu GV

Phấn

trắng

Phấn

màu

Page 14: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.

- Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.

- Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe.

- Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.

- Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe.

Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng.c) Các nhân vật giao tiếp trên: bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những

người dân lao động cùng cảnh ngộ).d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp: các nhân vật

giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.

e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp:

- Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò.

- Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn. - Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội,

lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ

ra rất suồng sã.

? Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới ai?

? Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?? Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?? Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào?

- GV nhận xét- HS lắng nghe, ghi nhớ

10’ 2. Ngữ liệu 2:a) Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn:

Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.

- Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp nói với Chí Phèo.

-

Nêu vấn

đề

Tìm hiểu ngữ liệu 2.- GV Gọi 1 HS đọc ngữ liệu 2 - GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức.

- HS đọc ngữ liệu 2 và

tìm hiểu ngữ liệu theo

câu hỏi trong SGK Phấn

Page 15: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (có cả Chí Phèo).

b) Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

- Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".

- Với dân làng: Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).

- Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

- Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo.

c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

- Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.- Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn

Chí.- Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với

mình để xoa dịu Chí.d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá

Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.

- Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. - Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.

-Vấn

đáp

- Phân

tích

- GV nhận xét, khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

trắng

Phấn

màu

Hoạt động 2 : Nhận xét về nhân vật GT

5’ II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. - GV hướng dẫn HS rút ra

Page 16: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe.

Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau.

Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói.

2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,… ) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).

3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.

-Nêu

vấn đề

-Vấn

đáp

- Phân

tích

nhận xét về nhân vật giao tiếp.? Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, rút ra những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp?- HS thảo luận và trả lời.- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.

- HS thảo luận trong bài và trả lời.

HS lắng nghe, ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

màu

Hoạt động 3 : Luyện tập

6’ Bài tập 1:Anh Mịch Ông Lí

Vị thế xã hội

Kẻ dưới- nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng.

Bề trên- thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng.

Lời nóiVan xin, nhún nhường (gọi ông, lạy…)

Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, câu lệnh…)

- Gợi mở

- Phân

tích

Tìm hiểu Bài tập 1- GV gọi HS đọc đoạn trích.- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.- GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản

HS làm bài tập theo gợi ý của GV

Phấn

trắng

Phấn

màu

7’ Bài tập 2:* Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:- Viên đội sếp Tây.

Page 17: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Đám đông.- Quan Toàn quyền Pháp.* Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã

hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:

- Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh.

- Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.

- Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

- Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.- Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng

mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.* Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu

bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.

- Gợi mở

- Phân

tích Tìm hiểu Bài tập 2- HS đọc đoạn trích.- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.- GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản.

HS làm bài tập theo gợi ý của GV

Phấn

trắng

Phấn

màu

Hoạt động 4 : Củng cố

3’- Vai trò của nhân vật giao tiếp - Quan hệ xã hội và những đặc điểm của

nhân vật giao tiếp chi phối lời nói

Vấn đáp

- Vai trò của nhân vật giao tiếp ?

- Quan hệ xã hội và những đặc điểm của nhân vật giao tiếp chi phối lời nói ntn ?- GV nhận xét

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học, chuẩn bị bài mới- Làm bài tập 3- Chuẩn bị : Viết bài số 5 ( Nghị luận văn học )

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

Page 18: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

VỢ NHẶT

Tiết PPCT: 60 Kim Lân

Tiết : 01

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức

- Những hiểu biết về tác giả Kim Lân. - Một số nét đặc sắc về tác phẩm : xuất xứ, bố cục, nội dung và những nét chính về nghệ thuật.

2.Về kỹ năng

Củng cố nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.3.Về thái độ

GDKNS : Tấm lòng đồng cảm số phận con người giá trị cuộc sống cần hướng tới.

Page 19: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Giáo án, SGK, - Kiến thức LLVH về thể loại truyện ngắn, về thi pháp truyện ngắn hiện đại ( trong đó có tình huống truyện )

- Một số hình ảnh về nạn đói 1945 ( CNTT

- Máy tính

2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn.

- Đọc tác phẩm, nắm được nội dung chính, ý nghĩa nhan đề và nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng tình huống

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NÔI DUNG CẦN ĐẠT P.PHÁP HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

1’ 1. Kiểm tra sĩ số, ổn định Kiểm tra sĩ số, ổn định

4’ 2. Kiểm tra bài cũ

Vấn đáp

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân- Diễn biến tâm trạng của Mị khi cứu A Phủ- GV nhận xét – cho điểm

HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

3’ I . Tìm hiểu chung1. Tác giả: - Kim Lân ( 1920 – 2007 ), là nhà văn thành công về đề tài nông thôn và người nông dân. Ông có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.

Phát vấn

- Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân ?- GV chốt ý chính.

Trình bày kiến thức đã chuẩn bị ở phần tiểu dẫn.- Ghi bài.

Trình chiếu chân dung tác giả.

3’ 2. Tác phẩm:a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ của tác phẩm Vợ Nhặt ?

Trình bày theo hiểu biết.- Ghi bài theo các ý đã

Hình ảnh về

Page 20: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- In trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962.-Truyện được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”

Phát vấn - Hoàn cảnh sáng tác ?- GV chốt ý chính

chốt lại nạn đói năm 1945

3’ b) Bố cục:- Đoạn 1 : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà- Đoạn 2: Kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng- Đoạn 3: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới - Đoạn 4: Lòng tin về sự đổi đời trong tương laiHoạt động 3 : Đọc –hiểu văn bản

Chia nhóm

Chia nhóm nhỏ theo bàn- Yêu cầu HS chia bố cục truyện.- Chốt ý, bổ sung.

- Thảo luận.- Trình bày.- Ghi bài.

5’ II. Đọc- hiểu văn bản1. Đọc

Đọc diễn cảm, cảm thụ văn bản

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn yêu thích nhất và cho biết nội dung, cảm thụ của bản thân về đoạn văn đó.

Đọc đoạn văn, trình bày theo yêu cầu của GV

10’ 2. nội dunga)Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:- Hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng.- Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp, sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

Ky thuật

“Khăn

trải bàn”

GV nêu vấn đề : Nhan đề “Vợ nhặt” gợi cho chúng ta cảm nhận gì, ý nghĩa của nó ?- Hướng dẫn HS cùng lựa chọn ý kiến phù hợp từ các nhóm rút ra ý chính.- Gv chốt ý chính, trình chiếu nội dung .

-

Thảo luận nhóm.- Trình bày theo yêu cầu.- Góp ý, bổ sung ý kiến cá nhân trong quá trình thảo luận.

- Lắng nghe, nhìn màn hình ghi bài

Máy

tính

12’ b) Tình huống truyện: - Tình huống : Khung cảnh thê thảm ở một xóm ngụ cư trong nạn đói Ất Dậu 1945. Giữa nạn đói bi thảm ấy, một buổi chiều, Tràng đã đưa người vợ nhặt về xóm ngụ cư. Điều đó làm cho mọi người ngạc nhiên,lo lắng và cả

- Diễn giảng, - Phát vấn

Giới thiệu khái niệm về tình huống truyện.- Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống truyện của truyện ngắn Vợ nhặt.- Gợi ý cho HS :

- Nhận biết tình huống ( nội dung câu chuyện được xây dựng trên nền tảng nào )- Suy nghĩ, trả lời theo gợi ý của GV.

Máy

tính

Page 21: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tràng cũng thấy lạ cho chính mình.- Dụng ý nghệ thuật : + Phản ánh nạn đói, bày tỏ niềm thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo.+ Tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta. + Quan trọng hơn, nhà văn đề cao vẻ đẹp tình người, của sức sống diệu kì trong tâm hồn người lao động nghèo đã ngời sáng lên qua tình huống đó.

+ Tình huống đó phản ánh được thực trạng nào? Cảm xúc của tác giả ?+ Thái độ đối với thế lực đã gây ra nạn đói đó ?+ Qua đó, Kim Lân gởi gắm điều gì ?- Chốt ý trên màn hình GDKNS : Tấm lòng đồng cảm số phận con người - > giá trị cuộc sống cần hướng tới.

- Bổ sung ý kiến của bạn.- Theo dõi nhìn màn hình ghi bài.

3’ Hoạt động 4 : Củng cốNêu vấn đề

GV đặt vấn đề : Sau khi tìm hiểu chung về tác phẩm, cho biết ý nghĩa tác phẩm ?

HS dựa vào kiến thức đã học xác định nội dung chính của tác phẩm : viết về những ngày đen tối trong lịch sử dân tộc và vẻ đẹp đạo lý của người nông dân , nghệ thuật đặc sắc.

1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học, chuẩn bị bài mới- Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt- Chuẩn bị tiết 2 : Phân tích nhân vật Tràng và người vợ nhặt

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC

Page 22: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

PHIẾU HỌC TẬP 1( PHT1) Ý nghĩa nhan đề “ Vợ nhặt” ? - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Ý nghĩa nhan đề “ Vợ nhặt” ?

VỢ NHẶT

TiếtPPCT : 61 Kim Lân

Tiết : 02

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức

- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết; - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

2.Về kỹ năng

Củng cố nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.3.Về thái độ

GDKNS : Tấm lòng đồng cảm số phận con người giá trị cuộc sống cần hướng tới.

II. CHUẨN BỊ

Page 23: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1.Giáo viên

Giáo án, SGK, - Kiến thức LLVH về thể loại truyện ngắn, về thi pháp truyện ngắn hiện đại ( trong đó có tình huống truyện )

- Máy tính

2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GV

- Đọc tác phẩm, tìm dẫn chứng tiêu biểu về nhân vật Tràng, người vợ nhặt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NÔI DUNG CẦN ĐẠT P.PHÁP HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

1’ 1. Kiểm tra sĩ số, ổn định Kiểm tra sĩ số, ổn định

4’ 2. Kiểm tra bài cũ

Vấn đáp

- Nêu ý nghĩa nhan đề truyện Vợ nhặt

- Nêu tình huống truyện vợ nhặt

- GV nhận xét – cho điểm

HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung tác phẩm

21’ c) Nhân vật Tràng- Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận

nghèo hèn, …- Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu:

sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.

- Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng.”

- Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc.

-Thảo

luận

nhóm

- Gợi

mở

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Tràng :

+ Chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận

+ GV quan sát theo dõi hoạt động của các nhóm

+ Gợi mở : Nhân vật Tràng( dáng vẻ bề ngoài; thân phận; tấm lòng hào hiệp, nhân hậu; tâm trạng của Tràng khi đi bên người vợ nhặt về nhà;

- HS hoạt theo nhóm nhỏ thảo luận theo hướng dẫn của GV

Máy

Page 24: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.

- Trên đường về:+ Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi

ngày mà "phởn phơ" khác thường, "cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình".

+ Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả: “hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì

sáng lên lấp lánh”+ Cũng có lúc “lúng ta lúng túng, tay nọ

xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”+ Sự xuất hiện của người vợ như mang đến

một luồng sinh khí mới: “Trong một lúc, Tràng hình như quên hết

những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”.

+ Lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm dịu khi đi cạnh cô vợ mới:

“Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.”- Buổi sáng đầu tiên có vợ: + Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ: “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” + Tràng biến đổi hẳn:

- “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn

- Phân

tích

- Thuyết

giảng

Buổi sáng đầu tiên khi có vợ…)

- GV gọi một số nhóm trình bày , các nhóm còn lại bổ sung

GV nhận xét, chốt ý, trìnhchiếu nội dung trên màn

hình

- Các nhóm cử đại diện trình bày bài làm của nhóm.

- Bổ sung ý kiến

- Lắng nghe ghi nhớ, theo dõi màn hình ghi bài.

tính

Page 25: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,- “Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy

có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”

- Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”=> Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

- Vấn

đáp - Qua nhân vật Tràng Kim Lân muốn gửi đến người đọc điều gì ?- GV nhận xét chốt ý

HS trả lời câu hỏiLắng nghe ghi bài

15’ d) Người vợ nhặt- Là cô gái không tên, không gia đình, quê

hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.

- Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.

- Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng: gợi ý để được ăn, “cắm đầu ăn một chặp bốn bả bánh đúc chẳng truyện trò gì”.

- Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:+ Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong

cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính: “Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn” Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của

-Thảo luận nhóm

-Gợi mở-Phân tích-Thuyết giảng

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu

nhân vật Tràng :

+ Chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận+ GV quan sát theo dõi hoạt động của các nhómGV gợi mở : Người “vợ nhặt” ( Giới thiệu lai lịch; nguyên nhân trở thành người “ vợ nhặt”; Tính cách của “thị” trước và sau khi đã trở thành vợ Tràng. - GV gọi một số nhóm trình bày , các nhóm còn lại bổ sung

- HS hoạt theo nhóm nhỏ thảo luận theo hướng dẫn của GV

- Các nhóm cử đại diện

trình bày bài làm của

nhóm.

Máy

tính

Page 26: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

3’

người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”

+ Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.

- Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm của gia đình nên hoàn toàn thay đổi: trở thành một người vợ đảm đang, người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.

- Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng của mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật chia cho người đói.=> Thị vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Hoạt động 3 : Củng cố

Nêu vấn

đề

- GV nhận xét, chốt ý, trìnhchiếu nội dung trên màn hình

Qua hai nhân vật Tràng và người “ vợ nhặt” Kim Lân muốn gửi đến người đọc điều gì ?GV nhận xét , chốt ý

- Bổ sung ý kiến- Lắng nghe ghi nhớ, theo dõi màn hình ghi bài.

-Trả lời câu hỏi

- Lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học, chuẩn bị bài mới- Hướng dẫn tự học : Phân tích nhân vật Tràng, Phân tích nhân vật người “vợ nhặt”- Chuẩn bị bài mới : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ; nghệ thuật và ý nghĩa truyện “vợ nhặt”.

Page 27: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP ( PHT1)

Nhân vật Tràng - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Nhân vật Tràng ?

VỢ NHẶT

TiếtPPCT : 62 Kim Lân

Tiết : 03

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức

- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết; - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

2.Về kỹ năng

Củng cố nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.3.Về thái độ

GDKNS : Tấm lòng đồng cảm số phận con người giá trị cuộc sống cần hướng tới.

Page 28: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Giáo án, SGK, - Kiến thức LLVH về thể loại truyện ngắn, về thi pháp truyện ngắn hiện đại ( trong đó có tình huống truyện )

- Máy tính

2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GV

- Đọc tác phẩm, tìm dẫn chứng tiêu biểu về nhân vật bà cụ Tứ, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P.PHÁP HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS PTDH

*Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

1’ 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số Ổn định , kiểm tra sĩ số

6’ 2. Kiểm tra bài cũ

Hỏi đáp

Nhận xét về nhân vật

Tràng trong “vợ nhặt” của

Kim Lân?

GV nhận xét cho điểm

HS trả lời

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung

23’ e) Nhân vật bà cụ Tứ- Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.- Tâm trạng bà cụ Tứ:

+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, biết có điều bất thường đang chờ đợi.

+ Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt ra hàng loạt câu hỏi:" Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường

- Hoạt

động

nhóm

- Gợi

mở

- Phát

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ :+ Chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận+ GV quan sát theo dõi hoạt động của các nhómGV gợi mở :

? Tác giả đã giới thiệu hình ảnh bà cụ Tứ như thế nào?

HS hoạt theo nhóm nhỏ thảo luận theo hướng dẫn của GV

Máy tính

Page 29: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”+ Bà lập cập bước vào nhà, càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.

+ Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:“Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt.“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.” Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này ko.+ Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai. Mừng cho con trai mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con. + Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".+ Cũng như những bà mẹ nhân từ khác, lòng bà đầy thương xót cho con dâu và mong sao cho con dâu mình hoà thuận: “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi” “Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi

vấn

-Thuyết

giảng

? Diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ?

? Sau đó bà đối xử ntn với người con gái mà con trai bà mới dẫn về?

- Các nhóm cử đại diện trình bày bài làm của nhóm.- Bổ sung ý kiến- Lắng nghe ghi nhớ, theo dõi màn hình ghi bài.

Page 30: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”

Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.

Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến một không khí đầm ấm, hoà hợp cho gia đình. Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui,

chuyện làm ăn với con dâu : "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".

tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.

= > Bà là một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con. Bà là người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha. Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.

+ Ba nhân vật có niềm khát khao sống hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.

* Qua các nhân vật nhà văn muốn thể hiện tư tưởng : dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai.

? Bữa sáng hôm sau, bà cụ có những thay đổi gì?

? Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này?

Nhận xét chung về nhân vật bà cụ Tứ ?

- Nhận xét chung về ba nhân vật ? GV nhận xét, chốt ý trên màn hình

? Qua các nhân Kim Lân muốn thể hiện điều gì ?

GV nhận xét, chốt ý trên màn hình

HS trả lới câu hỏi

Chú ý lắng nghe, ghi bài

- HS trả lới câu hỏiChú ý lắng nghe, ghi bài.

Page 31: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật

5’ 2. Nghệ thuật + Tình huống truyện độc đáo

+ Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ

+ Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.

- Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật. - Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, toạ nên sức gợi.

Phát vấn

? Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân? (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,…) GV nhận xét , chốt ý trên màn hình

HS: Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV

HS lắng nghe, nhìn màn hình ghi bài.

Máy tính

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản

5’ 3. Ý nghĩa văn bảnTruyện tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định : Ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Phát vấn ? Nêu ý nghĩa của văn bản ?

GV nhận xét , chốt ý trên màn hình

HS trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, nhìn màn hình ghi bài

Máy tính

Hoạt động 5 : Củng cố

4’ * Giá trò hieän thöïc saâu saéc :

- Phaûn aùnh hieän thöïc ñoùi khoå cuûa ngöôøi daân tröôùc caùch maïng.

- Toá caùo toäi aùc keû thuø ñaõ ñaåy ngöôøi daân Vieät Nam vaøo con ñöôøng cuøng cuûa söï ñoùi khaùt,

Nêu vấn

đềQua phân tích ,tìm hiểu truyện . Hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ?

HS chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi.

Page 32: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

cheát choùc, theâ löông

* Giá trò nhaân ñaïo cao caû :

- Vieát veà ngöôøi noâng daân vôùi nieàm ñoàng caûm, xoùt xa , day döùt. - Kim Laân coøn phaùt hieän ôû hoï veû ñeïp phaåm chaát. Maëc duø ñoùi ngheøo, cô cöïc, maáp meù caùi cheát, hoï vaãn cöu mang, giuùp ñôõ chia seû mieáng côm manh aùo

GV nhận xét , chốt ý.- HS lắng nghe, ghi

bài

1’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học + Phân tích diễn biến tâm trạng các nhân vật

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

TiếtPPCT : 63 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

( Tiết : 01 )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Đối tượng của bài nghị luận về một TP, một đoạn trích văn xuôi.- Cách thức triển khai bài nghị luận về một TP, một đoạn trích văn xuôi.

2. Kĩ năng - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một TP, một đoạn trích văn xuôi. - Kĩ năng viết bài nghị luận.

- 3.Về thái độ - - Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm một trích đoạn văn xuôi- II. CHUẨN BỊ - 1.Giáo viên

Giáo án, SGK, - Kiến thức NLVH về thể loại truyện ngắn, về thi pháp truyện ngắn hiện đại

Page 33: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GVIII. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P.PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDHHoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

5’ 1. Ổn định2. Kiểm tra bài cũ.

Vấn đáp - Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ :Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong vợ nhặt của Lim Lân ?- GV nhận xét cho điểm

HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

I. Cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi :

10’ 1.Tìm hiểu đề 1Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

a) Tìm hiểu đề:- Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể

dục của Nguyễn Công Hoan tức là phân tích nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật nội dung của truyện.

- Cách dựng truyện đặc biệt: sau tờ trát của quan trên là các cảnh bắt bớ.

- Đặc sắc kết cấu của truyện là sự giống nhau và khác nhau của các sự việc trong truyện.

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản: tinh thần thể dục và cuộc sống khốn khổ, đói rách của nhân dân

b) Cách làm nghị luận một tác

Phân tích

Gợi mở

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề 1

- GV nêu yêu cầu và gợi ý, hướng dẫn. HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu được dàn ý đại cương.

? Qua việc nhận thức đề và lập ý cho đề trên, rút ra kết luận về

- HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu được dàn ý đại cương

- HS thảo luận trả lời câu

Phấn trắng, phấn màu

Page 34: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

phẩm văn học- Đọc, tìm hiểu, khám phá nội dung,

nghệ thuật của tác phẩm.- Đánh giá được giá trị của tác phẩm

Phát vấn cách làm nghị luận một tác phẩm văn học?- HS thảo luận và phát biểu

GV nhận xét – chốt ý

hỏi

- HS lắng nghe, ghi bài

10’ 2.Tìm hiểu đề 2Nhận xét về nghệ thuật sử dụng

ngôn từ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (có so sánh với chương Hạnh phúc một tang gia- Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).

a) Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:

- Đề yêu cầu nghị luận về một kía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

- Các ý cần có:+ Giới thiệu truyện ngắn Chữ người

tử tù, nội dung và đặc sắc nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của truyện.

+ Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để dựng lại một vẻ đẹp xưa- một con người tài hoa, khí phách, thiên lương nên ngôn ngữ trang trọng (dẫn chứng ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi khắc họa hình tượng Huấn Cao, đoạn ông Huấn Cao khuyên quản ngục).+ So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia để làm nổi bật ngôn ngữ

Phân tích

Phát vấn

GV nêu yêu cầu và gợi ý, hướng dẫn. HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu được dàn ý đại cương.

HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu được dàn ý đại cương

Page 35: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Nguyễn Tuân.b) Cách làm nghị luận một khía

cạnh của tác phẩm văn học:- Cần đọc kĩ và nhận thức được kía cạnh mà đề yêu cầu.- Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đề yâu cầu

? Qua việc nhận thức đề và lập ý cho đề trên, rút ra kết luận về cách làm nghị luận một khía cạnh của một tác phẩm văn học ?

- HS thảo luận trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, ghi bài

5’ 3. Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:- Có đề nêu yêu cầu cụ thể, bài làm cần tập trung đáp ứng các yêu cầu đó.- Có đề để tự chọn nội dung viết: + Cần phải khảo sát và nhận xét toàn truyện. Sau đó chọn ra 2, 3 điểm nổi bật nhất, sắp xếp theo thứ tự hợp lí để trình bày. + Các phần khác nói lướt qua. Như thế bài làm sẽ nổi bật trọng tâm, không lan man, vụn vặt.

Phát vấn ? Từ hai bài tập trên, rút ra cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?- HS phát biểu. - GV nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản

- HS phát biểu

- HS lắng nghe ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập10’ II. Luyện tập

Đề: Đòn châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

1. Nhận thức đề:Yêu cầu nghị luận một khía cạnh của

tác phẩm: đòn châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc.

2. Các ý cần có:- Sáng tạo tình huống: nhầm lẫn.- Tác dụng của tình huống: miêu tả

- Phân tích- Gợi mở

- GV gợi ý, hướng dẫn HS làm bài tập

- HS tham khảo các bài tập trong phần trên và tiến hành tuần tự theo các bước

Page 36: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

chân dung Khải Định không cần y xuất hiện, từ đó mà làm rõ thực chất những ngày trên đất Pháp của vị vua An Nam này đồng thời tố cáo cái gọi là "văn minh", "khai hóa" của thực dân Pháp

4’ Hoạt động 4 : Củng cố Nên vấn đề

- Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi ? - Cách xây dựng dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi ?GV nhận xét

HS trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học- Học lí thuyết, xem thêm các bài tập tự tìm- Chuẩn bị bài học mới: “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

TiếtPPCT : 64 RỪNG XÀ NU ( Nguyễn Trung Thành) ( Tiết : 01 )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hình tượng rừng xà nu- biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất khuất. - Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản CM, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. - Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện 2. Kĩ năng - Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự.3.Về thái độ Từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu trong tác phẩm, có ý thức bảo vệ rừng.II. CHUẨN BỊ

Page 37: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1.Giáo viên - Giáo án, SGK, - Kiến thức NLVH về thể loại truyện ngắn, về thi pháp truyện ngắn hiện đại 2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GVIII. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐÔNG CỦA GV HOẠT ĐÔNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định , kiểm tra

1’ 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ ( không KT)

- GV ổn định lớp, kiểm tra sĩ

số HS

Báo cáo sĩ số lớp

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về tg, tp

10’ I. Tìm hiểu chung1.Tác giả

NTT ( bút danh là Nguyên Ngọc ) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.2.Tác phẩm

Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

- Phát vấn

* GV Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tg, tp ? Hãy giới thiệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành (cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác,…) ?- GV: Chốt lại các ý chính.? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?

-GV: Chốt lại các ý chính.

- HS: giới thiệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành

- HS lắng nghe , theo dõi ghi bài

- HS nêu hoàn cảnh ra đời của tp

- HS lắng nghe , theo dõi ghi bài

- Giới thiệu chân dung nguyễn Trung Thành- Hình ảnh rừng xà nu

Hoạt động 3: Tổ chức đọc- hiểu văn bản tác phẩm.

10’ II. Đọc- hiểu văn bản1.Nội dung

*. Ý nghĩa nhan đề:- Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư

- Phát vấn-Gợi

GV : Hướng dẫn HS đọc những đoạn tiêu biểu* Ý nghĩa nhan đề :- GV: gọi HS phát biểu cảm

HS theo yêu cầu của GV

HS: Thảo luận và phát biểu

Page 38: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

tưởng chủ đề tác phẩm. - Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất

diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người.

Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.

mở nhận về nhan đề tác phẩm - GV: Định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.

tự do.

- HS : Chú ý lắng nghe, ghi bài

20’ a. Hình tượng rừng xà nu:- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt,

được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tp – đặc biệt là phần mở đầu và kết thúc tp miêu tả rùng xà nu đầy chất thơ hùng tráng : “ đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.

- Cây xà nu trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. :

+ Trong đời sống sinh hoạt : Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít dần gạo, lũ trẻ làng Xô Man lem luốc khói xà nu, Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bảng nứa để học trữ …

+ Trong những sự kiện trọng đại : giặc đốt hai bàn tay Tnu bằng giẻ tẩm dầu xà nu, ngọn lửa xà nu soi rõ xác những tên lính giặc…- Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man : + Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời “ phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng” cũng như dân làng Xô Man ham tự do. + Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo “ hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương” cũng như dân làng Xô Man nhiều người bị chúng giết

-Phát vấn-Gợi mở

Thuyết trình

GV : Tổ chức cho HS tìm hiểu về hình tượng rừng xà nu. GV : Hướng dẫn HS thảo luận nhómGV : Theo dõi các nhóm làm việc – gợi mở? Hình tượng rừng xà nu dưới tầm đại bác được miêu tả như thế nào?? Tìm các chi tiết miêu tả cánh rừng xà nu đau thương và phát biểu cảm nhận về các chi tiết ấy?? Cây xà nu trong đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên ntn ?? Trong sự kiện trọng đại của dân tộc cây xà nu như thế nào?? Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung ntn ?

- GV : nhận xét- chốt ý trên màn hình

-HS : Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV

- Một số nhóm cử đại diện trình bày bài làm của nhóm trên bảng.- Các nhóm còn lại bổ sung ý

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Máy

tính

Page 39: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

hại. + Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi “ cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên” cũng như các thế hệ dân làng Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu.

GDBVMT : Từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu - > liên hệ ý thức bảo vệ rừng.

- HS phát biểu ý kiến

Hoạt động 4 : Củng cố

3’ - Ý nghĩa nhan đề tp- Hình tượng cây xà nu

Nêu vấn đề

- Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm ?- Nêu hình tượng rừng xà nu?-GV nhận xét – chốt ý

HS trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, ghi nhớ1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học

Chuẩn bị phần còn lại của tác phẩm: Phân tích các nhân vật trong truyện .

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC

Page 40: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

PHIẾU HỌC TẬP ( PHT) Hình tượng rừng xà nu - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Hình tượng rừng xà nu ?

TiếtPPCT : 65 RỪNG XÀ NU ( Nguyễn Trung Thành) ( Tiết : 02 )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản CM, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. - Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện 2. Kĩ năng - Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự.3.Về thái độ Trân trọng, ngưỡng mộ , cảm thương với những đau thương mất mát mà đồng bào các dân tộc Tây Nguyên phải chịu đựng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỉ xâm lược.II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên - Giáo án, SGK,

Page 41: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Kiến thức NLVH về thể loại truyện ngắn, về thi pháp truyện ngắn hiện đại 2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GVIII. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P.PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

5’ 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: Tiếp tục đọc - hiểu văn bản

Vấn đáp

- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS- Kiểm tra bài cũ :Hình ảnh cây xà nu được Nguyễn Trung Thành miêu tả như thế nào trong truyện ngắn Rừng xà nu ?

HS báo cáo sĩ số lớp

HS : Trả lời câu hỏi

20’ b. Nhân vật Tnú- Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:+ Khi còn nhỏ: Được học chữ, đã có ý thức lớn lên sẽ thay

cho anh Quyết lãnh đạo cách mạng. Cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, làm giao liên

Gan góc, táo bạo, dũng cảm.Khi bị bắt: giặc tra tấn tàn bạo, lưng ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng vẫn gan góc, trung thành

Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách.

+ Khi trưởng thành : Đi bộ đội Tuyệt đối trung thành với cách mạng Là người có tính kỉ luật cao Sống rất tình nghĩa và luôn mang trong

Hoạt động nhóm

- Gợi mở

- Phân tích

-Thuyết giảng

- GV :tổ chức cho HS tìm hiểu về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man

- GV : Chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi

? Phẩm chất của người anh hùng Tnú được thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?

HS : Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.

Máy tính

- Phấn trắng , phấn màu

Page 42: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

tim ba mối thù : Thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.

- Số phận đau thương: + Giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào

nổi dậy. Để truy tìm Tnú, chúng bắt và tra tấn bằng gậy sắt đến chết vợ con anh

Mắt anh biến thành hai cục lửa hồng căm thù

- Xông vào quân giặc như hổ dữ nhưng không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).

Cuộc đời đau thương - Tnú và dân làng Xô Man quật khởi, đứng

dậy cầm vũ khí:+ Trong đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay,

dân làng đã nổi dậy “ào ào rung động”, cứu được Tnu, tiêu diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!"

Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước.

+ Bàn tay Tnu được chữa lành, anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc.

+ Lớp cán bộ mới trưởng thành: Dít, thằng bé Heng

Kế tục việc chiến đấu của cha ông.* Cuộc đời bi tráng và con đường đến với

CM của Tnu điển hình cho con đường đến với Cm của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại : Phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM ; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải

? Số phận đau thương của Tnú được thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?

? Cảm nhận về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man?

GV: Định hướng, giúp đỡ, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản trên màn hình.

HS : Lắng nghe, theo dõi

ghi bài.

Page 43: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

phóng.5’ c. Các nhân vật khác

- Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy.

- Mai, Dít: là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại (kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh).

- Bé Heng: là thế hệ tiếp nối để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.

cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người phải có sức trỗi dậy mãnh liệt.=> Họ là sự tiếp nối các thế hệ, làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Phát vấn

- Thuyết

giảng

GV: Hướng dẫn HS nhận xét về các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng ? Các nhân vật này có đóng góp gì cho việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?GV : Nhận xét chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Phấn trắng, phấn màu

5’ 2.Nghệ thuật- Không khí , màu sắc đậm chất Tây Nguyên- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu.- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc – tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.- lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết, trang nghiêm.

- Phát vấn

- Thuyết

giảng

GV : -Nêu vấn đề để HS tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.? Nhận xét nghệ thuật tác phẩm ?

GV : Nhận xét chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Phấn trắng, phấn màu

5’ 3.Ý nghĩa văn bảnTruyện ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại : để giữ gì sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

- Phát vấn

- Thuyết

giảng

GV : Tổ chức HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản? Nêu ý nghĩa văn bản ?

GV : Nhận xét chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Page 44: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Hoạt động 3 : Củng cố

4’ Hình tượng nhân vật Tnu Nêu vấn đề

? Hình tượng nhân vật Tnu?

HS : Tái hiện lại kiến thức trả lời câu hỏi

1’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học - Học bài cũ và chuẩn bị tìm hiểu các nhân vật còn lại . - Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP ( PHT) - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu ) Câu hỏi Nội dung trả lời Nhân vật Tnu?

Page 45: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 66 Đọc thêm : BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ

(Trích Hương rừng Cà Mau)

Sơn Nam

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức

- Nhân vật ông Năm Hên ngay thẳng, chất phác, thuần hậu, mưu trí ,dũng cảm, có tài bắt sấu trừ họa cho mọi người. - Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất Nam Bộ, lối kể chuyện ngắn gọn, mang mầu huyền thoại.

2. Kĩ năng Đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại3. Thái độ

Cảm nhận những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn2. Học sinh : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDHHoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra1’ 1. Ổn định GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ

sốHS : Báo cáo sĩ số

5’ 2. Kiểm tra bài cũHỏi đáp

GV : Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi? Phân tích nhân vật Tnu trong truyện ngắn “ Rừng xa nu” của Nguyễn Trung Thành ?GV : Nhận xét, cho điểm

HS : Trả lòi câu hỏi

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

Page 46: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

7’ I. Tìm hiểu chung1. Tác giả:- Tên bút danh, năm sinh, quê quán.- Quá trình sáng tác.- Các tác phẩm tiêu biểu.- Đặc điểm sáng tác.2.Tác phẩm

Viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh với những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa và tài ba can trường

Hỏi đápGV: Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK GV: Yêu cầu HS nêu những nét chính về nhà văn Sơn Nam GV : nhận xét, lướt qua những nét chính.GV: Yêu cầu HS nêu những nét chính về văn bản truyện. GV : nhận xét, lướt qua những nét chính

HS: Tìm hiểu về tác giả

HS : Lắng nghe, ghi bài

HS: Tìm hiểu về tác phẩm.

HS : Lắng nghe, ghi bài

Phấn trắng

Phấn mầu

Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản10’ II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nội dunga. Thiên nhiên và con người U

Minh Hạ:* Thiên nhiên:- “Rừng tràm xanh biếc", cây cỏ

hoang dại- "Sấu lội từng đàn", “nhiều như trái

mùa u chín rụng” Đó là những nơi ghê gớm.* Con người:- Những người lao động cần cù, mưu

trí, gan góc can trường, có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa.

- Họ thương tiếc bà con xóm giềng bị “hùm tha sấu bắt”

- Họ vượt lên gian khó bằng sức mạnh tài trí:

+ Những người câu cá sấu bằng lưỡ câu sắt, con vịt sống…

+ Ông Năm Hên thì bắt sấu bằng tay

Phân tích

Thuyết giảng

GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thiên nhiên và con người U Minh Hạ.? Qua đoạn trích, anh (chị) nhận thấy thiên nhiên vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?

? Qua đoạn trích, anh (chị) còn nhận thấy con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?

GV : nhận xét- chốt ý

HS: đọc đoạn trích, chú ý những chi tiết về thiên nhiên, từ đó đưa ra những nhận xét

HS: đọc đoạn trích, chú ý những chi tiết về thiên nhiên, con người, từ đó đưa ra những nhận xét

HS: Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Phấn trắng

Phấn mầu

Page 47: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

không.+ Tư Hoạch thì “ăn ông rất rành địa

thế vùng Cái Tàu”+ Những người trai lực lưỡng “gài

bẫy cọp, săn heo rừng” Chính họ mang đến sức sống mới cho vùng đất hoang hoá Cà Mau.

8’ b. Nhân vật ông Năm Hên- Ông là “người thợ già chuyên bắt

sấu ở Kiêng Giang”, "bắt sấu bằng hai tay không".

- Ông tình nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu:

+ Nhang: để tưởng niện những người bị sấu bắt.

+ Rượu: để uống tăng thêm khí thế.- Mưu kế kì diệu, bất ngờ mà hiệu

quả, bắt sống 45 con sấu:+ Đào rãnh cạn dần, đốt lửa dẫn dụ cá

sấu lên bờ+ Chặn sấu lại và khoá miệng chúng

băng một khúc mốp làm “dính chặt hai hàm răng”

+ Dùng mác sắn lưng cá sấu, cắt gân đuôi, trói hai chân sau và bắt chúng về Giàu lòng thương người, mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, gan góc.

Phân tích

Thuyết giảng

GV : Hướng dẫn học sinh phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên.

? ông là người thế nào? điều đó được biểu hiện qua những chi tiết nào?

GV : Nhận xét- chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

Phấn trắng

Phấn mầu

5’ 2. Nghệ thuật- Nghệ thuật kể chuyện: đơn giản mà

li kì, thu hút, dễ nhớ- Cảnh vật, tính cách nhân vật: được

Hỏi đáp

Thuyết trình

GV : Hướng dấn học sinh tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật? Nghệ thuật kể chuyện, sử

HS: Trả lời câu hỏiPhấn trắng

Page 48: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

thể hiện bằng vài nét đơn sơ nhưng giàu chất sống.

- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ nhưng được sử dụng vừa phải, thích hợp, khắc hoạ sâu đậm thiên nhiên và con người sông nước Cà Mau

dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam có gì đáng chú ý? GV : tổ chức cho HS thảo luận và chốt lại những ý cơ bản.

HS : lắng nghe, ghi bài

5’ 3. Ý nghỉa văn bảnTruyện giúp người đọc nhận thức

trước hiểm họa phải có lòng quả cảm, mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người xuất phát từ lòng yêu thương con người

Hỏi đápGợi mởThuyết trình

GV: Hướng dẫn học sinh rút ý nghĩa văn bản? Nêu ý nghĩa của văn bản ?

HS: Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

Phấn trắng

Hoạt động 4 : Củng cố3’ - Những đặc sắc nghệ thuật.

- Chủ đề tư tưởngHỏi đáp

Nêu vấn đề

- Những đặc sắc nghệ thuật?- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm ?

HS: Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học- Phân tích nhân vật ông Năm Hên- Soạn bài mới: Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Page 49: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 67 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Nguyễn Thi

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC1.Kiến thức - Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt. - Nghệ thuật trần thuật, đặc sắc, NT xây dụng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ đầy chất Nam bộ

2.Kĩ năng Đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ - Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, buất khuất của nhân dân miền Nam trong

những năm chống Mĩ cứu nước . II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn 2.Học sinh : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ

1’ - Ốn định, kiểm tra sĩ số - Kiểm tra bài cũ : Không

GV : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

4’ I. Tìm hiểu chung1. Tác giả

Nguyễn Thi ( 1928 – 1968 ) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cức nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của nhân dân Nam Bộ. Nguyễn

Phát vấn

Thuyết

trình

* GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung GV: Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, giới thiệu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Thi. GV: Nhận xét, bổ sung và

HS: Nêu những nét chính

về cuộc đời Nguyễn Thi

Phấn

trắng

Phấn

mầu

Page 50: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.

khắc sâu một số ý cơ bản.

GV: Giới thiệu những sáng tác và nêu đặc điểm phong cách, đặc biệt là thế giới nhân vật của nhà văn. GV : nhận xét, bổ sung và khắc sâu một số ý cơ bản.

HS; Lắng nghe, ghi bài

3’ 2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.

Phát vấn

Thuyết

trình

GV: Yêu cầu HS giới thiệu khái quát về Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.GV : Nhận xét – chốt ý

HS : Tìm hiểu Tác phẩm Những đứa con trong gia đình

HS; Lắng nghe, ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

mầu

Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản

8’ II. Đọc- hiểu văn bản 1.Nội dung

* Tóm tắt tác phẩm: Những hồi ức của Việt trong lần tỉnh

dậy thứ tư:- Cảm thấy cô đơn, sợ ma cụt đầu,

muốn bò tìm nơi súng nổ để về với đồng đội.

- Nhớ lại chuyện hai chị em giành nhau đi bộ đội, bàn bạc việc nhà đêm trước ngày nhập ngũ.

Sáng hôm sau đó, hai chị em khiêng bàn thờ mẹ gởi sang nhà chú Năm để lên đường

Phát vấn

GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt đọan trích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.GV : Nhận xét- chốt ý

HS : Tóm tắt đoạn trích

HS; Lắng nghe, ghi nhớ

Phấn

trắng

Phấn

mầu

a. Truyền thống của một gia đình Nam Bộ:

GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyền thống một

HS : Tìm hiểu Truyền thống một của gia đình

Phấn

Page 51: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

25’

- Có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.

- Giàu tình nghĩa, thuỷ chung son sắt với quê hương và cách mạng.

b. Các nhân vật * Nhân vật chú Năm:+ Người thân lớn tuổi duy nhất còn lại

trong gia đình, từng bôn ba khắp nơi, cưu mang các cháu khi ba mẹ Việt - Chiến hi sinh.

+ Người đề cao truyền thống gia đình, hay kể sự tích của gia đình để giáo dục con cháu, cần mẫn ghi chép trong cuốn sổ gia đình tội ác của giặc và chiến công của các thành viên .

+ Người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm và có tâm hồn nghệ sĩ (thích câu hò, tiếng sáo). Tiếng hò “khàn đục, tức như tiếng gà gáy” nhưng đó là tâm tư, khát vọng của tâm hồn ông.

+ Tự nguyện, hết lòng góp sức người cho cách mạng khi thu xếp cho cả Việt và Chiến lên đường tòng quân.=> Trong dòng sông gia đình, chú Năm là thượng nguồn, là kết tinh đầy đủ những nét truyền thống. *Nhân vật má Việt: + Rất gan góc khi dẫn con đi đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với bọn giặc, không run sợ trước sự doạ bắn, có lòng căm thù giặc sâu sắc. + Rất mực thương chồng thương con,

Phát vấn

Gợi mở

Thuyết giảng

của gia đình Nam Bộ.? Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?GV : Nhận xét, chốt ý

? Nhân vật chú Năm có vị trí nào trong gia đình và có vai trò gì trong truyện?

? Nhân vật này được xây dựng với những nét tính cách nào?

GV : Nhận xét, chốt ý

? Nhận xét nhân vật má của Việt và Chiến ?

Nam Bộ.

HS : làm việc cá nhân và phát biểu

HS; Lắng nghe, ghi bài

HS : làm việc cá nhân và phát biểu

HS; Lắng nghe, ghi bài

HS : làm việc cá nhân và phát biểu

trắng

Phấn

mầu

Page 52: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

đảm đang, tháo vát, cuộc đời chồng chất đau thương nhưng nén chặt tất cả để nuôi con và đánh giặc. Điển hình cho người mẹ miền Nam luôn anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

HS; Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 4 : Củng cố

3’ -Truyền thống của gia đình Chiến và Việt Vấn đáp ? Truyền thống của gia đình Chiến Việt ?GV : Nhận xét, chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi nhớ1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học

- Soạn bài mới: Phần còn lại của tác phẩm

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Page 53: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 68 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Nguyễn Thi

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC1.Kiến thức - Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt. - Nghệ thuật trần thuật, đặc sắc, NT xây dụng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ đầy chất Nam bộ

2.Kĩ năng Đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ - Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, buất khuất của nhân dân miền Nam trong

những năm chống Mĩ cứu nước . II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn , phiếu học tập2.Học sinh : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS : Báo cáo sĩ số

5’ Kiểm tra bài cũ Vấn đáp ?Tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình – nguyễn Thi?GV : Nhận xét- Cho điểm

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 2 : Tiếp tục phần Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG:II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dunga. Truyền thống của một gia

đình Nam Bộ: b. Các nhân vật

Page 54: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

12’ *Nhân vật Chiến:- Chiến có những nét giống mẹ: + Mang vóc dáng của má: "hai

bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… thân người to và chắc nịch".

+ Đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội:

Biết lo liệu, toan tính mọi việc nhà (“nói nghe in như má vậy”), đảm đang, tháo vát

Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình.

Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy".

- Có tính cách đa dạng:+ là một cô gái vừa mới lớn nên

tính khí còn rất “trẻ con” + là một người chị biết nhường

nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.

- Nét khác biệt so với người mẹ:+ Trẻ trung, thích làm duyên làm

dáng+ Đươc trực tiếp cầm súng đánh

giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”.

Hoạt động

nhóm

Gợi mở

Thuyết

giảng

GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật ChiếnGV : Tổ chức cho học sinh họat động nhóm trả lời các câu hỏi .

Chiến có những nét nào giống người mẹ của mình?

? Nét khác biệt của Chiến so với người mẹ là gì?

GV : Theo dõi giúp đỡGV : Gọi học sinh lên bảng trình bày

GV : Gọi nhóm khác bổ sungGV : Nhận xét – chốt ý trên màn hình.

HS : Hoạt động nhóm, cử đại

diện lên bảng trình bày

HS ; phân tích theo các gợi ý

của giáo viên

HS : lên bảng trình bày bài làm

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi

bài

Máy

tính

Page 55: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

14’ * Nhân vật Việt:- Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: + Chiến hay nhường nhịn bao nhiêu thì Việt tranh giành phần hơn với chị bấy nhiêu: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội … + Thích đi câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo ná thun trong túi. + Đêm trước ngày lên đường: Trong khi chị đang toan tính, thu xếp chu đáo mọi việc (từ út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ má), bàn bạc trang nghiêm thì Việt vo lo vô nghĩ:

Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”

vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”

ngủ quên lúc nào không biết + Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lời đùa của anh em. + Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”- Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường:

Hoạt động

nhóm

Gợi mở

Thuyết

giảng

GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật ViệtGV : Tổ chức cho học sinh họat động nhóm trả lời các câu hỏi .

? Việt có những nét nào của cậu con trai mới lớn?

? Đêm trước ngày lên đường, thái độ của Việt khác với chị như thế nào?

? Cách thương chị của Việt có gì đặc biệt?

? Tóm lại Việt là một nhân vật ntn ?

HS : Hoạt động nhóm, cử đại

diện lên bảng trình bày

HS ; phân tích theo các gợi ý

của giáo viên

HS : lên bảng trình bày bài làm

Máy

tính

Page 56: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

+ Còn bé tí: dám xông thẳng vào đá thằng giặc đã giết hại cha mình+ Lớn lên: Nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má+ Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc+ Khi bị trọng thương: một mình giữa chiến trường, mặt không nhìn thấy gì, toàn thân rã rời, rỏ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc.=> Kế tục truyền thống gia đình nhưng Việt và Chiến còn tiến xa hơn, lập nhiều chiến công mới hiển hách

GV : Theo dõi giúp đỡGV : Gọi học sinh lên bảng trình bày

GV : Gọi nhóm khác bổ sungGV : Nhận xét – chốt ý trên màn hình.

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi

bài

4’ 2 . Nghệ thuật-Tình huống truyện : Việt – một chiến sĩ quân giải phóng- bị thương phải nằm lại chiến trường . Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch ( lúc tỉnh ) khi dán đoạn ( lúc ngất ) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn.- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.- Giọng văn chân thật ,tự nhiên.

Phát vấn

Thuyết

giảng

Nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện?

GV : Nhận xét – chốt ý trên màn hình

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi

bài

Máy

tính

4’ 3.Ý nghĩa văn bảnQua câu chuyện về những con người

Phát vấn GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa văn bản

HS : Trả lời câu hỏi

Máy

Page 57: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định : sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Thuyết

giảng

? Nêu ý nghĩa văn bản ?GV : Nhận xét – chốt ý trên màn hình

GDKNS : Trao đổi sức mạnh của dân tộc trong kháng chiến .

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

HS : Phát biểu ý kiến

tính

Hoạt động 3 : Củng cố

4’ - Nhân vật Chiến- Nhân vật Việt

Vấn đáp ? Nhận xét về nhân vật Chiến?? Nhận xét về nhân vật Việt?GV : Chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 4 : hướng dẫn tự học - Tìm đọc trọn vẹn tp NĐCTGĐ - So sánh hai nv Việt và Chiến.

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP ( PHT1) Nhân vật Chiến - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Page 58: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Câu hỏi Nội dung trả lời Nhân vật Chiến?

Page 59: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 69 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC1.Kiến thức

- Củng cố những kiến thức và ky năng làm văn có liên quan đến bài làm. - Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và ky năng viết bài văn nói chung và bài nghị luận văn học nói riêng

2.Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học

3.Thái độ Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau .

II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên : Giáo án, bài viết số 5, phấn 2.Học sinh : Chuẩn bị sửa bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS : Báo cáo sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hoạt động 2: Tổ chức phân tích đề

10’ Đề:Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của Tô hoài.I. Phân tích đề:

1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích:

- Nội dung vấn đề.- Thể loại nghị luận và những

thao tác lập luận chính.- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho

bài viết.

Nêu vấn

đề

GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề ? Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì?

GV : Nhắc lại kiến thức khi phân tích một đề bài.

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi nhớ

Phấn

trắng,

phấn

màu

Page 60: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

2. Phân tích đề bài: - Nội dung vấn đề: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chống A Phủ” của Tô Hoài.- Thể loại: Nghị luận về một vấn đề văn học.- Thao tác chính: chứng minh, phân tích, - Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Vợ chồng A Phủ..

GV tổ chức cho HS phân tích đề bài GV: Em hãy áp dụng để phân tích đề bài viết số 5.

HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích đề bài số 5.

Phấn

trắng,

phấn

màu

Hoạt động 3 : Tổ chức xây dựng dàn ý

15’ II. Dàn ý1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị2. Thân bài Nhân vật Mị- Trước khi về làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra- Khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá tra- Sức sống tiềm tàng- Diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân.- Phản kháng mãnh liệt ( Mị cứu A Phủ )- Nghệ thuật3. Kết bài Đánh giá chung về tp, nhân vật Mị

Gợi mở

Thuyết

giảng

GV: Tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5 (GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình).

HS : Xây dựng dàn ý chi tiết theo hướng dẫn của gvHS : Đối chiếu bài làm của mình với dàn ý

Phấn

trắng,

phấn

màu

Hoạt động 4 : Tổ chức đánh giá bài viết

Page 61: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

5’ III. Nhận xét, đánh giá bài viết: Nội dung nhận xét, đánh giá:

- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa?- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa?- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí?- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề hay không?- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt,…

Thuyết

trình

GV: Cho hs tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.

GV: Nhận xét những ưu, khuyết điểm.

HS : Tự nhận xét, trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau

HS : Lắng nghe , ghi nhớ

Hoạt động 5: Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết

12’ IV. Sửa chữa lỗi bài viết- Các lỗi thường gặp:+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý.+ Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.+ Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp

Phân tích- GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. - Tùy theo loại lỗi mà học sinh mắc phải ở mỗi lớp mà giáo

HS : Sửa lỗi theo yêu cầu của gv

Phấn

trắng,

phấn

màu

Hoạt động 6: Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm

2’ V. Tổng kết rút kinh nghiệmNội dung tổng kết và rút kinh

nghiệm dựa trên cơ sở chấm, chữa bài cụ thể.

Thuyết

trình

GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm

HS : Chú ý lắng nghe, ghi nhớ

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Page 62: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 70 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh ChâuI . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức -Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện ; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. - Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đới sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. lời văn giản dị , sâu sắc

2.Kĩ năng Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại 3.Thái độ

Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách kể chuyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa – Nguyễn Minh ChâuII. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn , phiếu học tập, máy tính2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS : Báo cáo sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

7’ I. Tìm hiểu chung1. Tác giả: - Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) - Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng

Phát vấn

Thuyết

giảng

GV: Hướng dẫn học sinhTìm hiểu tác giả, tác phẩm.? Nhận xét vài nét chính về tg NMC ?GV: Trên cơ sở những ý trình bày của HS, nhấn mạnh những nét chính cần lưu ý về tác giả

HS : Tìm hiểu tác giả

HS: Dựa vào phần Tiểu dẫn và các tài liệu tham khảo khác để trả lời

Máy

trình

chiếu

Page 63: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)- Sau 1975, sáng tác của NMC đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.- Tác phẩm chính: (SGK)

2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” :Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: Hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.

GV : Chốt ý

GV: Giới thiệu chân dung Nguyễn Minh Châu trên màn hình

GV : hướng dẫn học sinh tìm hiểu Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ? Giới thiệu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩmGV : Nhận xét – chốt ý

HS : Lắng nghe, ghi bài

HS: Theo dõi, ghi nhớ

HS: Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi bài

Phấn

trắng

5’ 2. Tóm tắt truyện - Theo lời của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.- Sau nhiều ngày “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh từ trong thuyền bước ra một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.- Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh phải can

Phát vấn

Thuyết

trình

GV: Gọi một số hs tóm tắt truyện trên cơ sở hs đã đọc tác phẩm ở nhà.

GV: Nhận xét- chốt ý.

HS : Tóm tắt truyện

HS: Lắng nghe, ghi nhớ

Máy

chiếu

Page 64: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

thiệp…- Theo lời mời của chánh án Đẩu (đồng đội cũ của anh), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu.- Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do cho sự từ chối trên.- Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, Phùng đã chọn được một tấm ảnh về “thuyền và biển” cho tờ lịch năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh bao giờ cũng thấy hình ảnh người đàn bà lam lũ, nghèo khổ bước ra từ bước tranh.

Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản

28’ II. Đọc hiểu văn bản1. Nội dunga. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: *. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ: - Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh. - Phùng đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý. - Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một

Hoạt động

nhóm

Phân tích

Thuyết

GV: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.GV : Chia nhóm hs thảo luận tìm hiểu hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnhGV : Chia nhóm hs tìm hiểu phát hiện thứ nhất? Nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương?

? Cảnh được miêu tả thế nào?

? Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?

HS: Làm việc theo nhóm cử đại diện lên bảng trình bày

HS : Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung ý kiến

Máy

chiếu

Phấn

trắng

Page 65: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”: + “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào” + “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ” + “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” Cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp mà cả đời anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.- Thái độ của người nghệ sĩ: + “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” + “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn…”, “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.* Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người: - Phùng đã chứng kiến cảnh tượng:

giảng

Phát vấn

? Người nghệ sĩ đã có những cảm nhận gì khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật của tạo hoá?

? Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến câu nói: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?

GV : Theo dõi giúp đỡ

GV : Gọi hs lên bảng trình bày bài làm của nhóm

GV : Gọi các nhóm khác bổ sung

GV : Nhận xét – chốt ý trên màn hình

* GV : Chia nhóm hs tìm hiểu phát hiện thứ 2

HS : Chú ý theo dõi, ghi bài

Page 66: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

một người đàn ông đánh vợ dã man. - Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< gia đình thuyền chài: + Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”. + Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau. + Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì thương mẹ…- Thái độ của người nghệ sĩ: + “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được = > Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác. - Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.

? Người nghệ sĩ đã kinh ngạc phát hiện được điều gì khi thuyền cập bến?

? Vì sao anh lại kinh ngạc khi chứng kiến cảnh tượng trên?

GV : Theo dõi giúp đỡ

GV : Gọi hs lên bảng trình bày bài làm của nhóm

GV : Gọi các nhóm khác bổ sung

GV : Nhận xét – chốt ý trên màn hình

? Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ nhà văn Nguyễn minh Châu muốn gửi đến người đọc điều gì ?GV : Nhận xét- chốt ý trên màn hình

HS: Làm việc theo nhóm cử đại diện lên bảng trình bày

HS : Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung ý kiến

HS :Chú ý theo dõi, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Theo dõi, ghi bài

Hoạt động 4 : Củng cố

3’ Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng Phát vấn ? Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng ? GV : Nhận xét- chốt ý

HS : trả lời khái quát ýHS : Lắng nghe, ghi nhớ

Page 67: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1’ Hoạt Động 5 : Hướng dẫn tự học

Về học bài cũSoạn phần còn lại : Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năn ấy Nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP 1( PHT1) Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng ?

PHIẾU HỌC TẬP 2( PHT2) Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng - Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm

- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Page 68: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Câu hỏi Nội dung trả lời Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng ?

Page 69: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 71 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh ChâuI . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức -Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện ; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. - Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đới sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. lời văn giản dị , sâu sắc

2.Kĩ năng Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại 3.Thái độ

Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách kể chuyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa – Nguyễn Minh ChâuII. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn , phiếu học tập, máy tính2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS : Báo cáo sĩ số

5’ Kiểm tra bài cũ Vấn đáp Hãy trình bày hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ?GV : Nhận xét, cho điểm

HS : Trả lời câu hỏi

Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản (tt)

II. Đọc- hiểu văn bản

1 . Nội dunga.Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnhb. Câu chuyện của người đàn bà

GV : Hướng dẫn hs tìm hiểu Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện HS: Đọc đoạn truyện nói về

người đàn bà ở tòa án huyệnPhấn

Page 70: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

15’

hàng chài ở toà án huyện:- Người đàn bà đáng thương: + Ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi” Gợi ấn tượng về một cuộc đời nghèo khổ, lam lũ. + Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn” coi đó là lẽ đương nhiên, sẵn sàng chịu đựng tất cả - Người đàn bà đã từ chối lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng: van nài toà “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” - Người phụ nữ ấy giải thích: + “Các chú đâu có phải là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu được…”, “… như thế nào là nỗi vất vả của người đà bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…” Nhận thức về cuộc sống trên biển: nghề biển không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển của chị.+ “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới

Hỏi đáp

Phân tích

Thuyết

giảng

? Trước hết, em hãy tìm hiểu vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở toà án huyện?? Phùng và chánh án Đẩu biết được gì về người đàn bà?

GV : Nhận xét- chốt ý

? Người đàn bà có làm theo lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng hay không? Vì sao?

GV : Nhận xét- chốt ý

? Tại sao chị ta lại cam chịu cuộc sống như thế?

GV : Nhận xét- chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

trắng

Phấn

màu

Page 71: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

chục đứa … phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” Tình thương con vô bờ + Cũng có những lúc: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” , “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi + “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” Cảm thông với người chồng. => Sơ kết: Nhân vật có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và tâm hồn bên trong + Người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời: hiểu thiên chức làm mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng. + Giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu – chắt chiu hạnh phúc đời thường – nhìn đời một cách sâu sắc + Thấp thoáng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN trong quá khứ * Quan niệm của nhà văn: cuộc sống con người không đơn giản,

? Em nhận xét, đánh giá thế nào về người đàn bà hàng chài?

GV : Nhận xét- chốt ý

? Qua câu chuyện về cuộc đời

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

Page 72: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

người nghệ sĩ không thể dễ dãi, giản đơn khi nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của đời sống.

chị, nhà văn muốn nói điều gì?GV: Nhận xét- chốt ý GDKNS :Bài học nhận thức của cá nhân về cuộc sống

7’ c. Các nhân vật khác * Người chồng vũ phu- Cứ khi nào thấy khổ là đánh vợ : Đánh để giải tỏa uất ức, trút sạch tức giận, buồn phiền.- Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ cho người thân của mình.* Chị em thằng Phác- Chị thằng Phác là một cô bé yếu ớt mà can đảm, là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương .- Thằng Phác thương mẹ theo kiểu trẻ con xốc nổi, theo cách của đứa con trai vùng biển.* Nghệ sĩ Phùng- Nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. - Xúc động mãnh liệt trước tình trạng con người phải chịu sự bạo hành của cái xấu, cái ác. - Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người: đằng sau vẻ xấu xí người đàn bà là một tâm hồn yêu thương, vị tha… - Rút ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời bởi

Hỏi đáp

Phân tích

Thuyết

giảng

Người chồng vũ phu được tác giả khắc họa với những nét tính cách nào ?

GV : Nhận xét- chốt ý

Chị em thằng Phác trong chuyện là những đứa trẻ như thế nào ?GV : Nhận xét- chốt ý

? Trình bày những cảm nhận của em về nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng?

GV : Nhận xét- chốt ý

? Qua câu chuyện của người đàn

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

màu

Page 73: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

lẽ nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. + Trước khi rung động trước cái đẹp nghệ thuật phải biết yêu ghét, vui buồn trước cuộc đời. + Phải biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.* Chánh án đẩu- Vị Bao Công của vùng biển, quan tâm người bất hạnh - “Vỡ ra” nhiều vấn đề về cách nhìn nhận, đánh giá con người:

+ Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn

+ Trong hoàn cảnh này, cách hành xử của người đàn bà là không thể khác

+ Giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng là không ổn.

bà hàng chài, Phùng có những thay đổi gì trong suy nghĩ?

GV : Nhận xét- chốt ý

? Nhân vật chánh án Đẩu được nhận định như thế nào?? Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, thái độ của chánh án Đẩu là rất cương quyết. Nhưng khi nghe những gì mà người phụ nữ này giải bày, Đẩu cảm thấy như thế nào?

GV : Nhận xét- chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

5’ d. Tấm ảnh được chon cho bộ lịch năm ấy- Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái mùa hồng hồng của ánh sương mai” Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.- Nhưng nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” Hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh

Hỏi đáp

Thuyết

giảng

GV: Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện.? Mỗi lần nhìn bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy những gì

GV : Nhận xét- chốt ý

HS; Đọc đoạn truyện cuối

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

màu

4’ 2.Nghệ thuật GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ Phấn

Page 74: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

-Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống.-Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách . Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa

Vấn đáp

Thuyết

trình

thuật của tác phẩm.Nhận xét nghệ thuật tác phẩm ? - Tình huống ? - Ngôi kể? - Xây dựng nhân vật?GV : Nhận xét- chốt ý trên màn hình

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, theo dõi ghi

bài

trắng

Máy

chiếu

4’ 2.Ý nghĩa văn bản CTNX thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời : Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời ; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. tp cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó

Vấn đáp

Thuyết

trình

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm.

Dựa vào bài học rút ra ý nghĩa tp ?GV : Nhận xét- chốt ý trên màn hình

HS : Trả lời câu hỏi

HS : lắng nghe, theo dõi ghi bài

Phấn

trắng

Máy

chiếu

Hoạt động 3 : Củng cố

3’Nhân vật ấn tương khi học tác phẩm

Nêu vấn

đề

- Nhân vật nào để lại ấn tượng trong em nhiều nhất sau khi học “Chiếc thuyền ngoài xa”?GV : Nhận xét

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Ghi nhớ

1’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học- Hai phát hiện của người nghệ sĩ- Hình ảnh người đàn bà hàng chài* Chuẩn bị bài mới:

Page 75: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Đọc ky các ngữ liệu 1, 2, 3 ở trang 79, 80- Tìm hiểu các câu hỏi gợi ý sau mỗi ngữ liệu- Hàm ý là gì

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Page 76: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 72 THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝI . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức

- Khái niệm hàm ý ; sự khác biệt giữa hàm ý với nghĩa tường minh.- Một số cách tạo hàm ý thông dụng.- Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.

2 . Kĩ năng - Kĩ năng nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh - Kĩ năng phân tích hàm ý - Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.

3.Thái độ Dùng câu có hàm ý khi cần thiết.II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn 2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA

GV

HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm

tra sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1

GV :Hướng dẫn học sinh

Page 77: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1. Bài tập 1 Phân tích: câu trả lời của A Phủ “Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ nầy to lắm”.a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:

Nghĩa tường minh Hàm ẩn- Thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.- Thừa thông tin về việc lấy súng đi bắt con hổ.

- Công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi.

- Khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hơn nữa còn hé mở hi vọng con hổ có giá trị nhiều hơn so với con bò bị mất.

b) Caùch traû lôøi cuûa A Phuû coù haøm yù coâng nhaän boø maát do hoå aên, mình coù loãi. Caùch traû lôøi naøy theå hieân söï khoân kheùo cuûa A Phuû, loàng vaøo ñoù yù ñònh laáy coâng chuoäc toäi vaø heù môû hi voïng con hoå coù giaù trò nhieàu so vôùi con boø bò maát (con hoå naøy to laém).c. Hàm ý Những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói ra trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để

giải bài tập 1:- GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích, phân tích câu trả lời của A Phủ. - GV: Nhận xét đánh giá phân tích ý của học sinh và kết luận

? Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì?- GV: Chốt lại.? Cách trả lời này thể hiện sự khôn khéo gì của A Phủ?

? Từ việc phân tích câu trả lời của A Phủ, và kiến thức đã học em thử trình bày thế nào là hàm ý ?- GV: Nhận xét và chốt lại vấn đề.- GV: Trong đoạn trích trên, A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về

23’

Vấn đáp

Phân tích

HS : đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi theo SGK

HS: Phát biểu.

HS: Phát biểu.

HS: Trả lời.

HS: Trả lời.

Phấn

trắng

Phấn

màu

Page 78: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

người nghe suy ra.Þ A Phủ chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin để tạo ra hàm ý: công nhận việc mất bò, muốn lấy công chuộc tội.

lượng khi giao tiếp như thế nào?

Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài tập 2

20’

2. Bài tập 2:a . Caâu noùi cuûa Baù Kieán: “ Tôi

không ph ả i cái kho.” - Haøm yù: Caùi kho laø bieåu töôïng cuûa cuûa caûi, söï giaøu coù Toâi khoâng coù nhieàu tieàn cuûa ñeå coù theå luùc naøo cuõng coù theå cho anh- Chí Pheøo- Caùch noùi khoâng ñaûm baûo phöông chaâm caùch thöùc: khoâng noùi roõ raøng, maïch laïc maø thoâng qua hình aûnh caùi kho ñeå noùi boùng gioù ñeán tieàn cuûa. Có hàm ý từ chối lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo.- Lượt nói thứ nhất có dạng câu hỏi “ Chí Phèo đấy hở” không nhằm mục đích hỏi, không yêu cầu trả lời.- Lượt nói thứ 2 “ Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à” Không nhằm mục đích hỏi nhằm mục đích thúc giục ra lệnh : hãy làm lấy mà ăn -> cách nói gián tiếp, có hàm ý.- Ở lượt nói 1,2 của Chí không nói hết ý, chỉ báo bỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến.

Vấn đáp

Phân tích

GV :Hướng dẫn học sinh giải bài tập 2

- GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích và phân tích theo các ý

- GV: Nhận xét, đánh giá phân tích của học sinh và kết luận

HS : Đọc đoạn trích và

phân tích các ý

HS : Theo dõi ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

màu

Page 79: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học ( 1’) - Tác dụng cách nói hàm ý : Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ hơn cách nói thông thường, giữ được tính lịch sự và thể diện tốt đẹp của người nói hoặc người nghe, làm cho lời nói ý vị, hàm súc… - Để tạo ra cách nói có hàm ý tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hay phối hợp nhiều cách thức với nhau. - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm : Mùa lá rụng trong vườn

+ Đọc đoạn trích+ Phân tích tâm lý nhân vật ông Bằng và chị Hoài

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tiết PPCT : 73 Đọc thêm : MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜNI . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức ( Trích) Ma Văn Kháng Không khí ngày tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng.

Những nét tính cách đối lập. Nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí nhân vật.

2 . Kĩ năng Đọc – hiểu tp theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ - Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống.

II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn 2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA

GV

HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ sốKiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Page 80: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung

5’ I.Tìm hiểu chung1. tác giả : SGK2 Tác phẩm : SGK

Hỏi đáp GV : Cho hs tìm hiểu tg, tp

SH: Tìm hiểu tg, tp

Hoạt động 2 : Đọc- hiểu văn bản

23’

II. Đọc hiểu văn bản1. Nội dung

a. Nhân vật chị Hoài:- Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số

phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ.

Tình nghĩa, thuỷ chung.- Mọi người trong gia đình đều yêu quý chi

Hoài:+ Chị có một tấm lòng nhân hậu:đột ngột trở về sum hpọ cùng gia đình người

chồng cũ trong buổi chiều cuối nămnhững món quà quê giản dị của chị chứa đựng

những tình cảm chân thành.Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả

thành viên trong gia đình bố chồng. Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác th b. b.Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:

- Ông Bằng: + “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”, + "ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng

một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”,

Phát vấn

Phân tích

Thuyết

giảng

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu nhân vật chi Hoài. GV tổ chức cho HS đọc, tóm tắt tác phẩm.? Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quí chị?

GV: Chốt lại các ý chính

GV : tổ chức cho HS tìm hiểu cảnh sum họp gia đình trước giờ cúng tất niên bằng các câu hỏi. GV: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật ông Bằng

HS : Tìm hiểu nhân vật chi Hoài.

HS : làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp

HS: Lắng nghe, ghi bài

HS: làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của

Phấn trăngBảng đen

Page 81: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

+ “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.

Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.- Chị Hoài: + “gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. + Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”

Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.ường” trong thời buổi khó khăn

c. Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết:- Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.

- Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. “Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.

trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên ?. GV: Chốt lại các ý chính. GV: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chị Hoài trong cảnh gặp người bố chồng cũ ?GV: Chốt lại các ý chính.

GV : Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết. GV: Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta? GV: Chốt lại các ý chính.

mình trước lớp

HS: Lắng nghe, ghi bài

HS: làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớpHS: Lắng nghe, ghi bài

HS: làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật

5’ 2. Nghệ thuậtCách kể chuyện tự nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc

Hỏi đápThuyết giảng

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật.HS : Tìm hiểu nghệ thuật

HS : Tìm hiểu nghệ thuật

Phấn trăngBảng đen

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản

Page 82: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

5’ 3. Ý nghĩa văn bản Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn háo dân tộc, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nề kinh tế thị trường

Hỏi đápThuyết giảng

GV : Hướng dẫn hstìm hiểu ý nghĩa văn bản? Nêu ý nghĩa văn bản ? GV: Chốt lại các ý chính

HS : Trả lời câu hỏiHS: Lắng nghe, ghi bài

Phấn trăngBảng đen

Hoạt động 5 :Củng cố

5’ - Nhân vật : Chị Hoài- Nhân vật ông Bằng

Hỏi đápThuyết giảng

- Nhân vật chị Hoài để lại cho em những suy nghĩ gì?- Tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài như thế nào trong cảnh gặp lại?

HS : Trả lời câu hỏi

HS: Lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.- Xem lại các nội dung đã tìm hiểu.- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - Nguyễn Khải

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Page 83: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 74 Đọc thêm : MỘT NGƯỜI HÀ NỘII . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Nếp sống văn hóa và phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền.- Niềm tin vào con người và mảnh đất Hà Nội

2 . Kĩ năng Đọc - hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ - Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc.II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn 2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA

GV

HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ sốKiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung

5’ I.Tìm hiểu chung1. tác giả : SGK

Hỏi đáp GV : Cho hs tìm hiểu tg, tp

SH: Tìm hiểu tg, tp

Page 84: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

2 Tác phẩm : SGKHoạt động 2 : Đọc- hiểu văn bản

23’

II. Đọc – hiểu văn bản1. Nội dung

a. Nhân vật cô Hiền* Tính cách, phẩm chất:- Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác,

cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội.

- Cô sống thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm, thái độ với mọi hiện tượng xung quanh.

+ Việc hôn nhân: thời còn trẻ, cô giao thiệp với nhiều loại người, nhưng cô chọn bẳntm năm “là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”

+ Việc sinh con: Sinh năm đứa con, đến con gái út, cô quyết định “chấm dứt chuyện sinh đẻ để sau này có thể lo cho các con chu đáo.

+ Việc dạy con: Cô dạy cho con cháu cách sống làm người Hà Nội lịch sự , tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.

+ Chiêm nghiệm lẽ đời: Trước niềm vui thắng lợi, cô Hiền nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” ....

* Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội":- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé,

tầm thường. Nhưng là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội.

- Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng. Áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là

Phát vấn

Phân tích

Thuyết

giảng

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu nhân vật cô Hiền. GV : tổ chức cho HS suy nghĩ, phát biểu nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh các vấn đề sau:

* Tính cách cô Hiền- nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước.

GV: Chốt lại các ý chính

HS : Tìm hiểu nhân vật cô Hiền.

HS : làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp

HS: Lắng nghe, ghi bài

Phấn trăngBảng đen

Page 85: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

cái truyền thống cốt cách người Hà Nộib. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ":- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão

đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nói lên qui luật khắc nghiệt của tự nhiên,

cũng là quy luật vận động của xã hội.Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà

Nội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn

. . GV: Cho hs tìm hiểu về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.GV : Nhận xét , chốt ý

HS: làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật

5’ 2.Nghệ thuậtQuan sát tinh tế , triết luận sâu sắc, cái nhìn đàm thắm , nhân hậu

Hỏi đápThuyết giảng

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật.HS : Tìm hiểu nghệ thuật

HS : Tìm hiểu nghệ thuật

Phấn trăngBảng đen

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản

5’ 3. Ý nghĩa văn bản- Cuộc sống mỗi ngày một nâng cao về vật chất càng đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng, biết giữ gìn nề nếp văn hóa tuyệt đẹp của cha ông . Mỗi người phải biết phát huy, giữ gìn truyền thống, vẻ đẹp của văn hóa dân tộc

Hỏi đápThuyết giảng

GV : Hướng dẫn hstìm hiểu ý nghĩa văn bản? Nêu ý nghĩa văn bản ? GV: Chốt lại các ý chính

HS : Trả lời câu hỏiHS: Lắng nghe, ghi bài

Phấn trăngBảng đen

Hoạt động 5 :Củng cố

5’ - Nhân vật : Cô Hiền Hỏi đápThuyết giảng

- Nhân vật cô Hiền để lại cho em những suy nghĩ gì?

HS : Trả lời câu hỏi

HS: Lắng nghe, ghi nhớ 1’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học

Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

Page 86: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Xem lại các nội dung đã tìm hiểu.- Chuẩn bị bài mới: Thực hành về hàm ý

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tiết PPCT : 75 THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý I . MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiếp theo ) 1.Kiến thức

- Một số cách tạo hàm ý thông dụng.- Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.

2 . Kĩ năng - Kĩ năng nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh - Kĩ năng phân tích hàm ý - Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.

3.Thái độ Dùng câu có hàm ý đúng nghĩa khi cần thiết.II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn 2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA

GV

HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm

tra sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Hoạt động 1 :Tổ chức cho HS thực hành

Page 87: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tìm hiểu bài tập 1

1. Bài tập 1

a) Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”.

Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin

b) Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp.

Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà. Tính hàm súc của câu có hàm ý.

GV :Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1:. GV: Yêu cầu HS đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK)? Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn và ông lí đáp lại bằng hành động nói như thế nào- GV: Nhận xét đánh giá phân tích ý của học sinh và kết luận

? Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì?

GV: Nhận xét đánh giá phân tích ý của học sinh và kết luận

23’

Vấn đáp

Phân tích

HS : đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi theo SGK

HS : Chú ý theo dõi ghi bài

HS thảo luận, phát biểu

HS : Chú ý theo dõi ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

màu

Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài tập 2

Page 88: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

20’

2. Bài tập 2:a) Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây

rồi mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút ).

b) Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”.

Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức)

c) Tác dụng cách nói của Từ:- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu

hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... - Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn

Vấn đáp

Phân tích

GV :Hướng dẫn học sinh giải bài tập 2

- GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích và phân tích theo các ý

GV: Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác?? Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì?? Cách nói của Từ có tác dụng gì?- GV: Nhận xét, đánh giá phân tích của học sinh và kết luận

HS : Đọc đoạn trích và

phân tích các ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Theo dõi ghi bài

Phấn

trắng

Phấn

màu

Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học ( 1’) - Tác dụng cách nói hàm ý : Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ hơn cách nói thông thường, giữ được tính lịch sự và thể diện tốt đẹp của người nói hoặc người nghe, làm cho lời nói ý vị, hàm súc… - Để tạo ra cách nói có hàm ý tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hay phối hợp nhiều cách thức với nhau. - Chuẩn bị bài mới: Thuốc của Lỗ Tấn

III. RÚT KINH NGHIỆM

Page 89: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 76 THUỐCI . MỤC TIÊU BÀI HỌC Lỗ Tấn

( Tiết : 01) 1.Kiến thức - Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người . - Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du. 2 . Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ Trân trọng, tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài

II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn trắng , máy chiếu2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra

sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

10’ I .Tìm hiểu chung1. Tác giả

Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.

- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

- Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.

- Trước khi học nghề y:+ Từng học nghề hàng hải với mong muốn

Hỏi đáp

Thuyết

giảng

GV: Gọi HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn.

GV : Chiếu chân dung Lỗ Tấn

HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn.

Phấn

trắng

Máy

chiếu

Page 90: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

đi nhiều nơi để mở mang tầm mắt.+ Sau đó, ông học nghề khai thác mỏ với

ước vọng làm giàu cho Tổ quốc.+ Nhưng ông đều thất vọng.- Khi học nghề y:+ Nhờ học giỏi, ông nhận học bổng của

Nhật.+ Ông chọn học ngành y để chữa bệnh cho

những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín, … như cha mình.

+ Đang học trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài thì một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga.

+ Ông giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.

- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn:+ Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để

phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.

+ Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX, được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”, là “kĩ sư tâm hồn” của dân tộc.

- Năm 1981, kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Lỗ Tấn được phong tặng danh hiệu “Danh

? Nêu những nét chính về tiểu sử, con người Lỗ Tấn?

GV : Nhận xét

? Con đường để chọn ngành nghề văn học của Lỗ Tấn diễn ra như thế nào?

GV : Nhận xét

? Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn là gì?

GV : Nhận xét

? Lỗ Tấn có vị trí như thế nào trong văn học Trung Quốc?

GV : Nhận xét , chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe , ghi bài

Page 91: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

nhân văn hoá nhân loại”.

- Tác phẩm chính: + Các tập truyện ngắn: Gào thét (1923),

Bàng hoàng (1926), Truyện cũ viết lại (1936), + Truyện vừa: AQ chính truyện , + Các tập tản văn, tạp văn: Nấm mồ, Cỏ

dại, Gió nóng, Hai lòng

2.Truyện thuốc

Hoàn cảnh sáng tác: - Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc

cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. - Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các

đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

- Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc

GV: Cung cấp thêm. Truyện vừa: AQ chính truyện là kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới. Các tản văn của Lỗ Tấn giàu tính hiện thực

GV : Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện thuốc ?

GV : Nhận xét , chốt ý

HS : Lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi bài

* Hoạt động 3: Tổ chức đọc - hiểu văn bản

30’ II. Đọc -hiểu văn bản 1. Nội dung

a. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:

- Tầng nghĩa ngoài cùng:+ Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh

lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u

GV : Cho hs tìm hiểu ý nghĩa nhan đề thuốc, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu ngườiGV : Cho hs thảo luận nhóm, theo dõi giúp đỡ.

HS : Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề thuốc, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người

Page 92: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

mê.+ Thứ mà ông bà Hoa xem là “tiên dược”

để cứu mạng thằng con đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.

- Tầng nghĩa thứ hai:+ Bố mẹ thằng Thuyên hoàn toàn tin tưởng

và đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên.

+ Nhưng ăn bánh bao tẩm máu người thằng Thuyên vẫn phải chết. Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.

- Ý nghĩa thứ ba:+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc ấy được

pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.., trong đó có bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...

+ Những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh. Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

? Con bệnh có được tự do lựa chọn phương tuốc của mình hay không? Ai là người áp đặt phương thuốc ấy? ? Phương thuốc mà họ áp đặt cho con bệnh rốt cuộc có phải là thuốc chữa bệnh thật sự không? Từ đó, em hiểu thông điệp mà nhà văn muốn gởi gắm là gì?

? Vị thuốc chữa bệnh cho Thuyên được pha chế như thế nào?? Thái độ của đám đông quần chúng đối với người chiến sĩ cách mạng này như thế nào? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tầng nghĩa thứ ba của tác phẩm?GV : Gọi hs lên bảng trình bàyGV: Gọi hs nhận xét Gv Nhận xét , chốt ý

HS : Thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày

HS : Lên bảng trình bày

HS : Nhận xétHS : Lắng nghe , theo dõi ghi bài

Hoạt động 4 : Củng cố

3’ Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người

Phát vấn Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người?GV : Nhận xét , chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe ghi nhớ

Page 93: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự họcHọc bài cũ, soạn phần còn lại.

Page 94: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 77 THUỐCI . MỤC TIÊU BÀI HỌC Lỗ Tấn

( Tiết : 02) 1.Kiến thức - Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người . - Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du. 2 . Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ Trân trọng, tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài

II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn trắng , máy chiếu2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra

sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Đọc -hiểu văn bản

18’ II. Đọc hiểu văn bản1. Nội dunga. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng

chiếc bánh bao tẩm máub. Hạ Du – hình ảnh tượng trưng của

cách mạng Tân Hợi:

- Hạ Du tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng, mà quần chúng mê muội gọi anh là “điên” vì dũng cảm “đi

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu hình ảnh nhân vật Hạ Du.

GV: Nhân vật Hạ Du tiêu biểu cho những ai?GV : Nhận xét, chốt ý

HS : Tìm hiểu hình ảnh nhân vật Hạ Du.

HS : Trả lời câu hỏi

HS: Chú ý lắng nghe, ghi

Phấn

trắng

Page 95: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

trước bình minh” của dân tộc và vì anh thức tỉnh khi mọi người còn u mê

+ Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn:

o Dám tuyên truyền cách mạng ngay cả với người cai ngục trong những ngày cờ hành hình.

o Lí tưởng cách mạng của anh là lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập dân tộc. Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng, khâm phục cho những chiến sĩ anh hùng, dũng cảm hi sinh cho đất nước, cho tương lai.

+ Nhưng mục đích, ý chí và hành động của Hạ Du lại được nhận thức trong cái nhìn xa lạ, ấu trĩ của quần chúng:

o Chú anh cho là anh đi “làm giặc” nên đã tố giác anh.

o Quần chúng chờ anh chết để lấy máu làm thuốc chữa bệnh.

o Đến cả mẹ anh cũng không hiểu đứa con mình, gào khóc kêu anh chết oan. Đó là vì anh xa rời quần chúng, chưa kịp giác ngộ cho họ nên họ nhìn anh bằng con mắt miệt hị, u mê và máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa.=> Qua nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa cho những chiến sĩ tiên phong

Phát vấn

Phân tích

Thuyết

giảng

GV: Anh có những tính cách, phẩm chất như thế nào qua lời kể của các nhân vật trong quán? Qua đó, em hiểu được lí tưởng cách mạng của anh là gì?

GV : Nhận xét, chốt ý

HS : Những việc làm của Hạ Du được mọi người trong truyện nhận thức như thế nào?

GV : Nhận xét, chốt ý

HS : Qua nhân vật Hạ Du, em cảm nhận được thái độ, tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật GV : Nhận xét, chốt ý

bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài

14’ c. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm tin tưởng lạc quan của tác giả:

Chia GV : Hướng dẫn HS tìm HS : Tìm hiểu hình ảnh

Máy

Page 96: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Hình ảnh vòng hoa vô danh:+ Đó là “một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng

xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”

+ “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây?”

Ý nghĩa:+ Là tấm lòng của Lỗ Tấn gởi đến người

liệt sĩ.+ Gửi gắm niềm tin tưởng lạc quan:o Sự hi sinh của những người cách mạng

tiên phong không hề uổng phí, đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng

o đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và bước tiếp bước chân khai phá của họ

nhóm

Phân tích

Thuyết

giảng

hiểu hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du

GV : Chia nhóm hs tìm hiểu, theo dõi giúp đỡ

GV : Phát phiếu học tậpGV : Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày

GV : Nhận xét, chốt ý trên màn hình

vòng hoa trên mộ Hạ Du

HS: làm bài theo nhóm cử đại diện lên bảng trình bày theo yêu cầu của gv

HS : các nhóm khác theo dõi bổ sung

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

chiếu

PHT

* Hoạt động 3 : Tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện

4’ 2. Nghệ thuậtHình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng.Lối dẫn chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn

Vấn đápThuyết giảng

GV : Nhận xét nghệ thuật ?

GV : Nhận xét. Chốt ý trên màn hình

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Máy

chiếu

* Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản

4’ 3. Ý nghĩa văn bản - Nhân dân TQ cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.- Nhân dân không nên “ ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người CM thì không nên “ buôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ .

Vấn đáp

Thuyết giảng

GV : Nhận xét ý nghĩa văn bản ?

GV : Nhận xét. Chốt ý trên màn hình

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

Máy

chiếu

Page 97: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Hoạt động 5 : Củng cố

3’ - Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người

- Vòng hoa trên mộ Hạ Du nói lên điều gì

Vấn đáp GV :Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người?GV : Nhận xét . chốt ý

GV: Vòng hoa trên mộ Hạ Du nói lên điều gì?GV : Nhận xét . chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi nhớ

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học- Xem lại nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài mới: Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

V. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP ( PHT1) Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm tin tưởng lạc quan của tác giả?

- Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm - Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm tin tưởng lạc quan của tác giả ?

Page 98: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPCT : 78

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀITRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức - Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. - Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận 2 . Kĩ năng - Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này

3.Thái độ - Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận

II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn trắng 2.Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của gv

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra

1’ Ổn định, kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ : Không

Hỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra

sĩ số

HS : Báo cáo sĩ số

* Hoạt động 2: Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài

5’ I. VIẾT PHẦN MỞ BÀI:1. Tìm hiểu cách mở bài:

- Đề tài được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân.

Phát vấn

Gợi mở

GV: tổ chức cho HS tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài. GV: Giới thiệu đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện

HS tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài.

Phấn

trắng

Phấn

màu

Page 99: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Cách mở bài thứ 3: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài

Phân tích trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) GV: Yêu cầu HS đọc kĩ các mở bài (SGK) phát biểu ý kiến

HS đọc kĩ các mở bài (SGK) phát biểu ý kiến

10’ 2. Phân tích cách mở bài:- Đoán định đề tài:+ MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc

Việt Nam+ MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ

thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.+ MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc

của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.- Cả 3 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn đắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài.

Phát vấn

Hoạt động nhóm

Gợi mở

Phân tích

GV : Phân tích các mở bài. ? Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản?

? Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài?

HS: thảo luận nhóm, trình bày trước lớp

HS: thảo luận nhóm, trình bày trước lớp

Phấn

trắng

Phấn

màu

5’ 3. Yêu cầu phần mở bài:- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài- Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài

một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản

Phát vấn

Gợi mở

Phân tích

? Từ hai bài tập trên, cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?

HS : Tìm hiểu yêu cầu của phần mở bài HS : làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp

Phấn

trắng

Phấn

màu

* Hoạt động 3: Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài

15’ II. VIẾT PHẦN KẾT BÀI:1. Tìm hiểu các kết bài - Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật

ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)- Cách kết bài 2 phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi

Phát vấn

Hoạt động nhómGợi mở

Phân

GV: Yêu cầu HS đọc kĩ các kết bài (SGK) phát biểu ý kiến: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân ?

HS : Tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề bài

HS : thảo luận nhóm, trình bày trước lớp

Phấn

trắng

Phấn

màu

Page 100: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc tích

2. Phân tích các kết bài:- Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định

quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.

- Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhào về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đức trẻ của Thạch Lam.- Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc

Phát vấn

Hoạt động nhómGợi mở

Phân

tích

GV: Cho HS lần lượt phân tích các kết bài.

GV : Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày

HS : Phân tích các kết bài (SGK)

HS : đọc kĩ, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày

Phấn

trắng

Phấn

màu

5’ 3. Yêu cầu của phần kết bài- Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày

đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.

- Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn

Phát vấn

Gợi mở

Phân

tích

GV: Từ hai bài tập trên, hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?

HS : Tìm hiểu yêu cầu của phần kết bàiHS : làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp

Phấn

trắng

Phấn

màu

Hoạt động 4 :Củng cố:

3’ - Nắm được yêu cầu và cách viết phần mở bài.

- Nắm được yêu cầu và cách viết phần kết bài

Nêu vấn

đề

GV : Yêu cầu hs nhắc lại cách viết phần mở bài, kết bài

HS : Nhắc lại cách viết phần mở bài, kết bài

1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học- Xem lại nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài mới: Số phận con người - Sô-lô -khốp

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Page 101: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Tiết PPTC : 79

SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( Sô- lô- khốp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 01) 1. Kiến thức

- Chiến tranh, số phận con người . - Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật. - Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật. 2.Kĩ năng

Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3.Về thái độ

Lên án, tố cáo chiến tranh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK, máy tính, PHT. - Thu thập tài liệu và phim ảnh. 2. Học sinh - Đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tóm tắt đoạn trích. Nắm được các chi tiết về hai nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a.

- Soạn bài theo hướng dẫn của GV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P.

PHÁPHOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ1’ 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ : KhôngHỏi đáp GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS: Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

7’ +

I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả* Cuộc đời : - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp ( 1905-1984) là nhà văn Nga, được coi là một trong những nhà văn lớn của TKXX- Ông sinh trưởng trong một gia đình nông

GV hướng dẫn hs tìm hiểu chung

GV Hướng dẫn HS tìm hiểu về tg GV giới thiệu chân dung tg trên HSTìm hiểu về cuộc đời

Máy chiếu

Page 102: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

dân thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo

nguyên sông Đông. - Từng làm nhiều nghề để kiếm sống, tự học và sáng tác văn học- Ông tham gia cách mạng từ khá sớm, từng theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.- Năm 1965 ông được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học.* Sự nghiệp sáng tác :-Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn - Viết về vùng sông Đông như : Tiểu thuyết sông Đông êm đềm ( 1925-1940), Đất vỡ hoang ( 1930- 1959), truyện ngắn sông Đông, Thảo nguyên xanh.- Viết về chiến tranh : Số phận con người ( 1957).2. Tác phẩm:a. Hoàn cảnh sáng tác - Số phận con người được hoàn thành năm 1957, mười hai năm sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.-Là cột mốc quan trọng mở ra hướng phát triển mới cho văn học Nga-Thể hiện cách nhìn mới về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực.

-Phát vấn

- Thuyết giảng

màn hình.Hãy tóm tắt những nét chính về Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp ?

GV nhận xét, chốt ý trên màn hình

GV Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác phẩm? Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện “ Số phận con người” ?

GV nhận xét, chốt ý trên màn hình.

và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp.

HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, theo dõi ghi bài

HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, theo dõi ghi bài.

5’ b. Tóm tắt truyện - Phát vấn- thuyết giảng

GV Gọi hs tóm tắt truyện theo nhân vật chính Xô-cô-lốpGV nhận xét, chốt ý trên màn hình

HS Tóm tắt truyện

HS chú ý theo dõi ghi nhớ

Máy chiếuMáy chiếu

Page 103: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Thuyết trình

GV Cho hs xem đoạn phimHS Xem phim ghi nhớ

Hoạt động 3 : Đọc hiểu văn bản

27’II. Đọc hiểu văn bản 1. Nội dung

a.Chiến tranh và thân phận con người * Xô-cô-lốp - Trong chiến tranh :+ Bị thương hai lần, hai năm bị đoạ đày trong trại tù binh Đức.+ Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại, + Con trai cũng nhập ngũ và hi sinh đúng ngày chiến thắng.- Sau chiến tranh:+ Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn. Anh không biết đi đâu, về đâu.+ Anh không còn quê, không còn nhà, không còn người thân, phải sống nhờ nhà người đồng đội cũ.

* Bé Va-ni-a

Là đứa trẻ đáng thương cũng là nạn nhân của chiến tranh.

Hoạt động nhóm

Gợi mở

Phân tích

Thuyết giảng

GV cho hs xem trích đoạn phim Số phận con người.GV Cho hs tìm hiểu hai nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a trên cơ nhớ lại phần tóm tắt truyện và cảm nhận từ đoạn phim.GV Chia nhóm hs thảo luận tìm hiểu hai nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a – theo dõi giúp đỡ.GV Phát phiếu học tập - Phiếu học tập số 1 ( Nhóm 1+2) tìm hiểu nhân vật Xô-cô-lốp.- Phiếu học tập số 2 ( Nhóm 3+4) tìm hiểu nhân vật bé Va-ni-a.GV gợi ý : Hai nhân vật (Trong và sau chiến tranh như thế nào ? )GV Gọi đại diện hai nhóm lên bảng trình bàyGV và hs tìm hiểu bài làm phiếu học tập số 1 ( nhân vật Xô-cô-lốp)GVGọi hs nhận xét bổ sung (nếu có).GV Nhận xét, phân tích, chốt ý hoàn thành phiếu học tập số 1.

GV và hs tìm hiểu bài làm phiếu học tập số 2 ( nhân vật bé Va-ni-a)GVGọi hs nhận xét bổ sung (nếu có)

HS Xem phim ghi nhớ

HS Tìm hiểu hai nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

HS Hai nhóm thảo luận – cử đại diện lên bảng trình bày theo yêu cầu của gv.

HS Các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến (nếu có).

HS Lắng nghe, theo dõi ghi bài.

Phấn trắng

Máy chiếu

Page 104: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Hoàn cảnh : Cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích. Sống lang thang, rách rưới, hàng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, đêm bạ đâu ngủ đó

b. Nghị lực vượt qua số phận ( Tiết 2)

GV Nhận xét, phân tích, chốt ý hoàn thành phiếu học tập số 2.GV Nhận xét , chốt ý

Lên hệ :

HS Tìm hiểu phiếu học tập số 2

HS Nhận xét, bổ sung (nếu có).

HS Lắng nghe, theo dõi ghi bài.HS Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3 : Củng cố

4’ Chốt lại ý chính :- Chiến tranh và số phận của hai nhân vậtXô-cô-lốp và bé Va-ni-a.

Thuyết trình

GV : Chốt lại ý chính trên màn hình

HS : Chú ý theo dõi ghi nhớ.

Máy chiếu

1’ Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học- Học bài và soạn phần còn lại : Nghị lực vượt qua số phận, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:V. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP (PHT1)

Chiến tranh và thân phận con người

- Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Xô-cô-lốp ? Va-ni-a ?

Tiết PPTC : 80

SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( Sô- lô- khốp)

Page 105: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 02) 1. Kiến thức

- Nghị lực vượt qua số phận. - Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật. - Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật. 2.Kĩ năng

Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3.Về thái độ

Dũng cảm, kiên cường, nhân hậu,vị tha, làm chủ bản thân… II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, SGK, máy tính, PHT. 2. Học sinh

Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ1’ 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ : KhôngGV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

HS: Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản

28’

I.Tìm hiểu chung1. Tác giả, tác phẩm2. Hoàn cảnh sáng tác3. Tóm tắt tác phẩmII. Đọc – hiểu văn bản1.Nội dung a. Chiến tranh và thân phận con người b. Nghị lực vượt qua số phận * Xô-cô-lốp - Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, Gặp bé Va-ni-a, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo

GV : Chia nhóm hs thảo luận tìm hiểu hai nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a – theo dõi giúp đỡ.GV : Phát phiếu học tập

HS : Tìm hiểu hai nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

HS : Hai nhóm thảo luận – Máy tính

Page 106: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.- Có bé Va – ni – a, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”.b. Nhân vật bé Va-ni-a Từ khi gặp Xô-cô-lốp,Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà bé luôn nghĩ là cha đẻ.

* Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến : lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.

- Hoạt động nhóm.

- Gợi mở.

Phân tích

Thuyết giảng

- Phiếu học tập số 1 ( Nhóm 1+2) tìm hiểu nhân vật Xô-cô-lốp- Phiếu học tập số 2 ( Nhóm 3+4) tìm hiểu nhân vật bé Va-ni-a.GV : Gọi đại diện hai nhóm lên bảng trình bàyGV và hs tìm hiểu bài làm phiếu học tập số 1 ( nhân vật Xô-cô-lốp)GV: Gọi hs nhận xét bổ sung nếuGV : Nhận xét , phân tích – chốt ý hoàn thành phiếu số 1GV và hs tìm hiểu phiếu học tập số 2 ( nhân vật bé Va-ni-a)GV: Gọi hs nhận xét bổ sung nếu cóGV : Nhận xét, phân tích, chốt ý hoàn thành phiếu học tập số 2.? Qua đoạn văn này, tác giả muốn gởi gắm bức thông điệp gì cho chúng ta?GV : Nhận xét- chốt ý

* GDKNS : Dũng cảm, kiên cường, nhân hậu,vị tha, làm chủ bản thân…

cử đại diện lên bảng trình bày theo yêu cầu của gv.

HS : Các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến nếu có.

HS ; tìm hiểu bài làm phiếu học tập số 1 ( nhân vật Xô-cô-lốp

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

HS : Tìm hiểu phiếu học tập số 2

HS : Nhận xét, bổ sung nếu có.HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài

HS : Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật

Page 107: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

5’ 2. Nghệ thuật- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm lí nhân vật.- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc

Phát vấnThuyết giảng

? Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích ?

GV : Nhận xét- Chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản .5’ 3. Ý nghĩa văn bản

Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận

Phát vấnThuyết giảng

? Nêu ý nghĩa của đoạn tríc

GV : Nhận xét- Chốt ý

HS : Trả lời câu hỏi

HS : Lắng nghe, theo dõi ghi bài.

Hoạt động 5 : Củng cố5’ Củng cố qua đoạn phim Tái

hiện vấn đề

GV : cho HS xem một đoạn phim “số phận con người”

HS : Xem phim tái hiện kiến thức, ghi nhớ bài học.

1’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự họcĐọc nhiều lần đoạn cuối : “ Hai con người côi cút, hai hạt cát ... những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” để thấy được ý chí và nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm của Sô-lô-khốp.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:V . PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP (PHT1) Nghị lực vượt lên số phận

- Các thành viên thảo luận, thư kí ghi ý kiến của nhóm- Cử đại diện nhóm trình bày trên bảng ( khi GV yêu cầu )

Câu hỏi Nội dung trả lời Xô-cô-lốp ? Va-ni-a ?

Tiết PPCT : 82

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ ( Trích ) Hê- Minh - Uê

Page 108: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 01) 1. Kiến thức - Hiểu được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hê-minh- uê - Hoàn cảnh ra đời của tp, tóm tắt đoạn trích - Nắm được cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm. 2.Kĩ năng

Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3.Về thái độ

Cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình nhằm thực hiện khát vọng giản dị mà lớn lao. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK, máy tính - Thu thập tài liệu và phim ảnh. 2. Học sinh - Đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tóm tắt đoạn trích. - Soạn bài theo hướng dẫn của GV III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ1’ 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ : KhôngGV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

HS: Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung

10’ I . Tìm hiểu chung1. Tác giả Hê-minh-uê ( 1899- 1961), một trong những nhà văn lớn của nước Mĩ TKXX, nổi tiếng với nguyên lí “ Tảng băng trôi”, với hoài bão viết cho được “ một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Ông đã nhận được Giải thưởng Pu-lit-dơ năm

Phát vấn

ThuyếtTrình

GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và Nêu những ý chính về Hê-ming-uê

GV: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hê-minh-uê ?

HS: Tìm hiểu về tác giả

HS : làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

Máy chiếu

Page 109: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

1953- Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học.- Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-ming-uê: + Mặt trời vẫn mọc (1926),+ Giã từ vũ khí (1929), + Chuông nguyện hồn ai (1940).+ Ông già và biển cả (1952). 2. Tác phẩm:a. Hòan cảnh sáng tác:- Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Huê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. - Bối cảnh của truyện là ngôi làng chìa yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Nguyên mẫu của nhân vật Xan-ti-a-gô là người thủy thủ trên tàu của ông. - Trước khi in thành sách, tác phẩm đã được đăng trên tạp chí Đời sống.- Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi" của Huê-minh-uê.b. Vị trí đoạn tríchĐoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc lão Xan-ti-a-go đổi theo và bắt được con cá kiếm

Phát vấn

Thuyết trình

GV: Nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản

GV : Nêu hoàn cảnh ra đời của T.thuyết ông già và biển cả ?

GV: Nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản

GV: Nêu vị trí của đoạn trích ? GV nhận xét chốt ý

HS lắng nghe , theo dõi ghi bài

HS : làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

HS lắng nghe , theo dõi ghi bài

HS nêu vị trí của đoạn tríchHS lắng nghe , ghi bài

7’ c. Tóm tắtMột ông lão đánh cá tên là Xan-ti-a-gô đã nhiều ngày không kiếm được một con cá nào.- Trong một chuyến đi biển “rất xa”, lão đã câu được một con cá kiếm cực lớn, cực đẹp. Nhưng con cá quá khỏe đã lôi lão ra ngoài khơi.- Vật lộn với con cá ba ngày liền, lão kiệt sức. Lão quyết định đâm chết nó - Nhưng trên đường về, lão phải chiến đấu với đàn cá mập dữ tợn đến ăn con cá kiếm. Cuộc

Phát vấn

Thuyết trình

GV : Hãy tóm tắt đoạn trích ?

GV nhận xét, chốt ý

HS tóm tắt đoạn trích

HS lắng nghe ghi nhớ

Máy chiếu

Page 110: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

chiến không cân sức và cuối cùng lão chỉ mang về được bộ xương của con cá kiếm.- Lão trở về lều và nằm vật ra. Chú bé Ma-nô-lin gọi các bạn chài đến chăm sóc lão. Lão ngủ thiếp đi và mơ về “những con sư tử”Hoạt động 3 : Đọc –hiểu văn bản

22’II. Đọc hiểu văn bản

1. Nội dung a. Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm: - Con cá lượn vòng tròn rất lớn …- > Sự xuất hiện của con cá kiếm báo hiệu cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ vô cùng ác liệt .

- Ông lão gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường:

Chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão ước lượng được khỏang cách ngày càng gần tới đích qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.

- Vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá:

+ Nó có gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ

+ Nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ.

- Vòng lượn cũng biểu hiện cảm nhận của ông lão về con cá, tập trung vào hai giác quan là thị giác và xúc giácNhưng chỉ là cảm nhận gián tiếp vì Xan-ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn* Con cá kiếm qua cảm nhận của ông lão:

- Cảm nhận ngày càng mãnh liệt hơn, đặc biệt là từ “vòng thứ ba, lão đầu tiên nhìn thấy con cá”.

Phát vấn

Gợi mở

Thuyết giảng

? Chỉ bằng cái nhìn quan sát và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão đã ước lượng được điều gì?? Qua đó, em nhận ra được đây là người ngư phủ như thế nào?+ GV: Chốt lại những nội dung chủ yếu

? Những vòng lượn cũng cho ta cảm nhận những gì về con cá?

? Những vòng lượn cũng cho ta biết ong lão hình dung, cảm nhận về con cá kiếm bằng những giác quan nào?GV : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 2 phần Hướng dẫn học bài.+ GV: Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Đầu tiên, ông lão nhìn thấy những gì về con cá kiếm?

HS tìm hiểu cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm

HS Trả lời các câu hỏi

HS Chú ý nghe giảng, ghi bài.

Phấn trắng

Page 111: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Sự miêu tả đúng như sự việc xảy ra trong thực tế:

+ Trước một con cá lớn như vậy, thọat tiên ông lão chỉ nhìn thấy từng bộ phận, chỉ tấn công được vào từng bộ phận trước khi nó xuất hiện toàn thể trước mặt ông.- Ông không chỉ cảm nhận con cá bằng thị giác và xúc giác, không chỉ bằng động tác mà còn bằng cả trái tim, sự cảm thông. + Ông lão làm nghề câu cá, bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông yêu quy nó như “người anh em”, gọi nó là “cu cậu” rất thân mật.- Sự cảm nhận của ông lão về “đối thủ” không nhuốm màu thù hận, không chỉ có quan hệ giữa người đi câu và con cá câu được mà ngược lại

? Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Ông lão đã gọi con cá bằng những từ ngữ nào? Những từ ngữ đó cho ta biết được tình cảm gì của ông lão dành cho con cá?

Hoạt động 3 : Củng cố4’ Tác giả, tác phẩm Thuyết

trình GV cho hs nhắc lại khái quát về tg và tác phẩm

HS nhắc lại tác giả và tp

1’ Hoạt động 4: Hướng dẫn tự họcVề học bài cũSoạn bài mới : Ông già và biển cả ( Tiết 2)- Những hình ảnh biểu tượngNghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tiết PPCT : 83

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ ( Trích ) Hê- Minh - Uê

Page 112: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 02) 1. Kiến thức - Hiểu được những hình ảnh mang tính biểu tượng. - Nghệ thuật và ý nghĩa đoạn trích 2.Kĩ năng

Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3.Về thái độ

Cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình nhằm thực hiện khát vọng giản dị mà lớn lao. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK, máy tính 2. Học sinh - Đọc và tìm ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu tượng. - Soạn bài theo hướng dẫn của GVIII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ5’ 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ

Phát vấn

GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ sốGV : Kiểm tra bài cũHãy nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hê-minh-uê ?GV nhận xét cho điểm

HS: Báo cáo sĩ số

HS trả lời câu hỏi

HS lắng nghe , ghi nhớHoạt động 2 : Đọc –hiểu văn bản ( TT)

25’

II. Đọc- hiểu văn bản1. Nội dunga. Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá

kiếmb. Những hình ảnh mang tính biểu tượng:+ Khi chưa bị chế ngự: Nó có vẻ đẹp kì vĩ, kiêu hùng

GV : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 4 phần Hướng dẫn học bài.

Page 113: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường đeo đuổi trong cuộc đời.+ Khi nó bị chế ngự: Nó mất đi vẻ đẹp mơ hồ, lung linh, trở nên cụ thể, hiện thực. Biểu tượng cho ước mơ trở thành hiện thực, không còn khó nắm bắt hoặc xa vời. Có như vậy, người ta mới luôn theo đuổi những ước mơ.- Những hành động của ông lão:+ Lúc đầu, ông thu dây để kéo con cá khỏi quay vòng+ Vì quá cố gắng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng, cảm thấy “hoa mắt, “mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”+ Lão tự động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi … Hãy đứng vững, đoi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à.”+ Ông tìm mọi cách di chuyển được con cá nhưng cúng là lúc kiệt sức “miệng lão khô khốc không thể nói nổi” Đó là sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Đó là một biểu tượng đẹp về nghị lực của con người “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể đánh bại”.

Phát vấn

Gợi mở

Phân tích

Thuyết giảng

? So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?

? Trong cuộc chiến với con cá kiếm ông lão có những hành động nào? Qua đó, em cảm nhận được những gì về nhân vật này?

? Theo em, hình ảnh của ông lão Xan-ti-a-gô biểu tượng cho điều gì?

GV chốt ý các câu hỏi hs trả lời

HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

HS theo dõi, lắng nghe ghi bài.

Phấn trắng

Phấn màu

Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật5’ 2. Nghệ thuật

- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ

Phát vấnThuyết trình

? Nhận xét nghệ thuật tp ?

GV nhận xét, chốt ý

HS trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, ghi bài

Phấn trắng

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm5’ 3. Ý nghĩa văn bản

Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con Phát vấn

? Nêu ý nghĩa của đoạn trích ?

HS trả lời câu hỏiPhấn

Page 114: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

người vì một khát vọng lớn lao là minh chúng cho chân lí : “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”

Thuyết trình GV nhận xét, chốt ý HS lắng nghe, ghi bài

trắng

Hoạt động 5 : Củng cố4’ Những hình ảnh biểu tượng Phát

vấnNêu ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng ?GV nhận xét, chốt ý

HS trả lời câu hỏi

HS lắng nghe, ghi bài

1’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự họcHọc bài cũ, tìm đọc trọn vẹn tp ông già và biển cảBài mới :

- Trả lời các câu hỏi trong những ngữ liệu của SGK. - Từ đó rút ra kinh nghiệm khi dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu trong văn nghị luận

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tiết PPCT : 84

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬNI. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 01)

1. Kiến thức - Các yêu cầu về diễn đạt trong VNL.

Page 115: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- Một số lỗi và cách sửa lỗi về diễn đạt trong bài VNL 2.Kĩ năng

- Nhận diện các cách diễn đạt hay rong một số VBNL. - Tránh các lỗi về dùng từ, đặt câu sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của BVNL.

3.Về thái độ Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK 2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GVIII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ1’ 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ : Không

GV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

HS: Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

15’ I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận 1. Tìm hiểu ngữ liệu (1):- Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.

- Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (1) là dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh. - Ở đoạn văn (2): cũng còn mắc một số lỗi về

Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (1) trong SGK .? Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào? ? Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách

HS tìm hiểu ví dụ 1

HS trả lời câu hỏiPhấn trắng

Phấn màu

Page 116: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục

dùng từ của mỗi đoạn?- GV : Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.

HS sửa lại những từ ngữ dùng không phù hợp

HS chú ý theo dõi ghi bài

7’ 2. Tìm hiểu ngữ liệu 2- Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao... được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng

GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (2) trong SGK . GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.GV nhận xét , chốt ý

HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK

HS chú ý lắng nghe, ghi bài

Phấn trắng

Phấn màu

13’ 3. Tìm hiểu ngữ liệu 3 + Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận. - Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn: + Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... + Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh

GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (3) trong SGK . GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

GV nhận xét , chốt

HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

HS chú ý lắng nghe, ghi bài

Phấn trắng

Phấn màu

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng hợp lại vấn đề5’ II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong

văn nghị luận:Kết cấu phần này cũng tương tự như phần một: ba bài tập tự luận và một câu hỏi tổng hợp. Do đó cách tiến hành cũng tương tự như ở phần trên.

GV: hướng dẫn HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.

- HS : tổng hợp lại vấn đề theo yêu cầu của giáo viên Phấn

trắng

Page 117: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

- HS : tổng hợp lại vấn đề theo yêu cầu của giáo viên

Hoạt động 3 : Củng cố3’ GV cho hs coi lại cách diễn

đạt từ ngữ trong HS chỉnh sửa lại các từ ngữ cho phù hợp

1’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự họcXem lại một số bài tự luận đã sửa

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tiết PPCT : 85

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (Trích)

Page 118: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

Lưu Quang VũI. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Tiết : 01)

1. Kiến thức - Nêu được tác giả, tác phẩm - Tóm tắt vở kịch

2.Kĩ năng Đọc – hiểu kịch văn học theo đặc trưng thể loại

3.Về thái độ Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK - Thu thập phim ảnh 2. Học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn của GVIII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT P. PHÁP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PTDH

Hoạt động 1 : Ổn định, kiểm tra bài cũ1’ 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ : KhôngGV : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

HS: Báo cáo sĩ số

Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung10’ I . Tìm hiểu chung

1. Tác giả Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất . Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.2.Tác phẩm- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những

Phát vấn

Thuyết giảng

GV : hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả. GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về tác giả Lưu Quang Vũ GV: Nhận xét đồng thời mở rộng một số vấn đề về

1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về tác giả Lưu Quang Vũ

HS : Tìm hiểu chung về vở

Phấn trắng

Page 119: GIAO ÁN VĂN 12 HKII- 2012 (1)

Giáo viên : Vũ Thị Hồng Yến Giáo án : Ngữ văn – khối 12

vở kịch đắc sắc nhất của LQV. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.- Văn bản trích rong SGK thuộc cảnh VII và là đoạn kết của vở kịch.

quê hương, gia đình và con người nhà văn.GV: Cung cấp hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm.

kịch

Hoạt động 3 : Tóm tắt kịch, xem trích đoạn phim13’ 3. Tóm tắt kịch

Phát vấnThuyết trình

GV cho học sinh tóm tắt vở kịch.GV nhận xét , chốt ý

HS tóm tắt kịch

HS lắng nghe, ghi nhớ

15’ Thuyết trình

GV cho học sinh xem phim HS xem phim, ghi nhớ Máy chiếu

Hoạt động 4 : Củng cố5’ Tác giả, tác phẩm Phát

vấnNêu khái quát và tác giả, tác phẩm ?GV nhận xét ,chốt ý

HS trả lời câu hỏi

HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ

1’ Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học- Học bài cũ- Soạn phấn tiếp theo – Cuộc đối thoại giữa

hồn Trương Ba với xác hàng thịt; giữa hồn Trương Ba với người thân.

III. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG