gcp_report1_botanicalpart1_vn[1]

154
Đánh Giá HThc Vt Vùng Cnh Quan Hành Lang Xanh, Tnh Tha Thiên Huế, Vit Nam Dán Hành lang xanh: Báo cáo kthut s1 Phn 1

Upload: pham-khac-tiep

Post on 29-Jun-2015

339 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh Giá Hệ Thực Vật Vùng Cảnh Quan Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Dự án Hành lang xanh: Báo cáo kỹ thuật số 1 Phần 1

Page 2: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

2

Những quan điểm trình bày trong báo cáo này là của tác giả và nhà biên soạn. Không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức WWF. Các bản đồ địa lý trong tài liệu này không hàm ý của các tác giả hoặc WWF về địa vị pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, vùng hoặc thẩm quyền hay ranh giới nào. Tác giả, người biên soạn và WWF không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một sai sót nào của tài liệu do biên dịch tài liệu này sang các ngôn ngữ khác. Xuất bản: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam Bản quyền: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế Số đăng ký xuất bản: Việc tái bản bất kỳ phần nào của ấn phẩm này vì mục đích giáo dục, bảo tồn hay phi lợi nhuận khác có thể được thực hiện không cần xin phép trước mà chỉ nêu đầy đủ nguồn cung cấp thông tin. Sao chép các ảnh tư liệu cho bất kỳ mục đích nào không được phép khi không có sự đồng ý của tác giả và người gữ bản quyền. Tái bản để kinh doanh hay vì mục đích thương mại khác không được thực hiện nếu không xin phép trước các nhà giữ bản quyền. Trích dẫn: Leonid V. Averyanov, L.V., Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Vinh, Trần Minh Đức, Ngô Trí Dũng, Dương Văn Thành, Lê Thái Hùng, Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Averyanova A.L and Regalado, J. (2006). Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Báo cáo số 1: Phần 1. Dự án Hành lang xanh, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Biên tập: Chris Dickinson, Văn Ngọc Thịnh và Danny Lenain Ảnh trang bìa: Averaynov © WWF Greater Mekong; Phan Kế Lộc © WWF Greater Mekong; WWF © WWF Greater Mekong Tài liệu được lưu dữ tại: Dự án Hành lang xanh – WWF WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế 39 Xuân Diệu 18 Đoàn Hữu Trưng, Thành phố Huế Quận Tây Hồ Tỉnh Thừa Thiên Huế Hà Nội Việt Nam Việt Nam Tel: 054 887323 Tel: 04 7193049 www.huegreencorridor.org www.panda.org/greatermekong

Page 3: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

3

DỰ ÁN HÀNH LANG XANH: GÓP PHẦN VÀO MỤC TIÊU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TOÀN CẦU TẠI MỘT CẢNH QUAN HIỆU SUẤT BÁO CÁO KỸ THUẬT SỐ 1 Phần 1 Đánh Giá Hệ Thực Vật Vùng Cảnh Quan Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tác giả: Leonid V. Averyanov1, L.V., Phan Kế Lộc2, Nguyễn Tiến Vinh2, Trần Minh Đức4, Ngô Trí Dũng4, Dương Văn Thành4, Lê Thái Hùng2, Nguyễn Tiến Hiệp2, Phạm Văn Thế, Averyanova1 A.L and Jacinto Regalado Jr3. Cơ quan/ tổ chức: 1 Viện thực vật học Kômarốp, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Xanh Pêtécxbua 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội 3 Vườn thực vật Mítxuri, Xanh Lui 4 Trường Đại học Nông lâm Huế, Đại học Huế Báo cáo này là kết quả của Dự án “Hành lang xanh: Góp phần vào mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu tại một cảnh quan hiệu suất”, Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, Số: TF052526, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan.

Page 4: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................11 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH...............................................................12 TÓM TẮT ...............................................................................................................................13

1.0 LỜI GIỚI THIỆU....................................................................................................15 1.1 Tổng Quan ..............................................................................................................15 1.2 Trung Trường Sơn ..................................................................................................15 1.3 Những Nghiên Cứu Trước Đây ..............................................................................16

2.0 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG................................................................................17

2.1 Mục Tiêu của Dự Án ..............................................................................................17 2.2 Các Đối Tượng Điều Tra........................................................................................17

3.0 CÁC PHƯƠNG PHÁP............................................................................................18

3.1 Các Khu Vực Nghiên Cứu......................................................................................18 3.1.1 Địa Hình .................................................................................................................19 3.1.2 Địa Chất..................................................................................................................20 3.1.3 Khí Hậu ..................................................................................................................20 3.1.4 Thảm Thực Vật.......................................................................................................20 3.1.5 Địa Lý Học Sinh Vật ..............................................................................................21 3.2 Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra......................................................................................22 3.3 Thời Gian và Cán Bộ Thu Thập Mẫu.....................................................................23 3.4 Phương Pháp Thu Mẫu...........................................................................................24 3.4.1 Kỹ Thuật Điều Tra Thực Vật Tiêu Chuẩn..............................................................24 3.4.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Cây Không Cây Gỗ ở Các Ô Mẫu...............................25 3.4.3 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng.............................25

4.0 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................25 4.1 Đánh Giá Các Thảm Thực Vật và Hệ Thực Vật ....................................................25 4.3 Sự Đánh Giá Các Taxôn Bậc Cao ..........................................................................27 4.3 Tường Trình Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án ...................................................28 4.3.1 Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng...................................................................30 4.3.2 Huyện A Lưới, Xã A Roàng...................................................................................30 4.3.3 Huyện A Lưới, Các Xã Hồng Kim và Hồng Vân...................................................31 4.3.4 Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên ........................................................................33 4.3.5 Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa .....................................................................34 4.4 Sử Dụng Lan như Mô Hình để Phân Tích Hệ Thực Vật ........................................36 4.5 Các Nhóm Thực Vật Quan Trọng Khác ở Vùng Nghiên Cứu ...............................41 4.5.1 Ráng........................................................................................................................42 4.5.2 Hạt Trần..................................................................................................................44 4.5.3 Cây Gỗ ....................................................................................................................46 4.5.4 Các Loài Cây Dùng Làm Thuốc Trong Nền Y Học Dân Tộc................................49 4.5.5 Các Loài Cây Có Ý Nghĩa Trồng Làm Cảnh .........................................................51 4.5.6 Các Loài Đặc Hữu và Gần Đặc Hữu ......................................................................55 4.5.7 Các Loài Mới..........................................................................................................58 4.6 Đánh Giá Môi Trường Sống...................................................................................59 4.6.1 Tóm Tắt ..................................................................................................................59

Page 5: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

5

4.6.2 Rừng Nguyên Sinh Chưa Bị Tác Động Rậm Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp........................................................................................................................60

4.6.3 Rừng Thứ Sinh Rậm và Thưa Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp................62 4.6.4 Trảng Cây Bụi Thứ Sinh Rậm và Thưa..................................................................64 4.6.5 Trảng Cỏ Thưa và Các Quần Xã Ráng Thứ Sinh...................................................65 4.6.6 Các Quần Xã Thực Vật ở Ven Suối .......................................................................66 4.6.7 Các Quần Xã Thực Vật Sống trên Đá ....................................................................68 4.7 Nghiên Cứu Các Ô Tiêu Chuẩn..............................................................................69 4.7.1 Thảm Thực Vật và Các Ô Không Cây Gỗ..............................................................75 4.7.2 Các Ô Cây Gỗ.........................................................................................................84 4.7.3 Phân Tích và Đánh Giá...........................................................................................85 4.7.3.1 Độ Giàu Loài ..........................................................................................................85 4.7.3.2 Phân Vùng Sinh Thái..............................................................................................86 4.7.3.3 Tình Trạng Bảo Tồn ...............................................................................................88 4.7.3.4 Một Vài Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc và Phân Bố Tài Nguyên Rừng Ở

Vùng Dự Án ...........................................................................................................89 5.0 THẢO LUẬN ...........................................................................................................90

5.1 Đánh Giá Tầm Quan Trọng của Bảo Tồn ở Vùng Nghiên Cứu của Dự Án ..........90 5.1.1 Các Loài Thực Vật Bị Đe Dọa Tuyệt Chủng ở Mức Toàn Cầu và Quốc Gia........90 5.1.2 Các Loài Thực Vật Hiếm và Đặc Hữu ...................................................................90 5.1.3 Những Loài Thực Vật Mới Phát Hiện....................................................................90 5.1.4 Các Loài Có Tầm Quan Trọng về Kinh Tế và Các Loài Khác Có Giá Trị Tiềm

Năng .......................................................................................................................90 5.2 Bảo Tồn Nơi Sống..................................................................................................91 5.3 Cây Gỗ và Sự Tái Sinh Rừng .................................................................................91 5.4 Đánh Giá Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án trong Khung Cảnh của Vùng và Tỉnh

................................................................................................................................92 5.5 Đánh Giá Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn......................................................................92

6.0 ĐỀ XUẤT .................................................................................................................93

6.1 Bảo Tồn ..................................................................................................................93 6.1.1 Chiến Lược Bảo Tồn theo Vùng ............................................................................93 6.1.2 Chiến Lược Bảo Tồn theo Loài ..............................................................................95 6.2 Phục Hồi và Quản Lý Rừng ...................................................................................96 6.2.1 Phục Hồi Rừng .......................................................................................................96 6.2.2 Theo Dõi Tình Trạng Rừng ....................................................................................98 6.2.3 Hoạch Định Quản Lý Rừng dựa vào Công Cụ GIS ...............................................98 6.3 Nâng Cao Năng Lực cho Địa Phương và Hỗ Trợ Công Tác Bảo Tồn...................99 6.4 Tăng Cường Các Nghiên Cứu Hợp Tác và Phối Hợp trong Các Lĩnh Vực Bảo Tồn

................................................................................................................................99 7.0 KẾT LUẬN ............................................................................................................101

8.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................102

Page 6: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

6

DANH SÁCH HÌNH Hình 1.0 Bản đồ của khu vực Trung Trường Sơn; cảnh quan ưưu tiên (CA1) (xem Tordoff và

cộng sự, 2003) ...........................................................................................................16 Hình 2.0 Bản đồ khu vực dự án Hành lang xanh......................................................................17 Hình 3.0 Bản đồ các khu vực nghiên cứu thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................19 Hình 4.0 Bản đồ địa chất Tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................20 Hình 5.0 Bản đồ hành chánh khu vực dự án Hành Lang Xanh (lập vào 06/2005)...................21

DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu thực

vật chính ....................................................................................................................23 Bảng 2.0 Thời gian nghiên cứu thực địa và các thành viên tham gia......................................23 Bảng 3.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập thực vật ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành Lang

Xanh ..........................................................................................................................25 Bảng 4.0 Tính đa dạng các họ thực vật dựa vào số loài đã được thu thập ..............................27 Bảng 5.0 Phổ dạng sống của các loài trong vùng nghiên cứu của Dự án................................28 Bảng 6.0 Sự so sánh số lượng loài trong vùng Dự án Hành Lang Xanh; biểu diễn số lượng

họ, chi và loài với tỉ lệ phần trăm đối với toàn vùng nghiên cứu ..............................29 Bảng 7.0 Số lượng loài độc nhất phỏng chừng có trong khu vực Dự án ................................29 Bảng 8.0 Các loài Lan của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn được ghi nhận ở vùng

nghiên cứu của Dự án Hành làng xanh và VQG Bạch Mã........................................37 Bảng 9.0 Sự so sánh số lượng loài Lan của các hệ thực vật vùng nghiên cứu của Dự án Hành

lang xanh và VQG Bạch Mã .....................................................................................40 Bảng 10.0 Các chi Ráng (kèm theo số loài) ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so

sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền..............................42 Bảng 11.0 Các loài Hạt trần ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG

Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền ......................................................44 Bảng 12.0 Các loài và chi cây gỗ chọn lọc ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so

sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đăckrông-Phong Điền..............................46 Bảng 13.0 Các loài cây dùng làm thuốc ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG

Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền ......................................................49 Bảng 14.0 Các loài cây có ý nghĩa trồng làm cảnh ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án và

so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền .........................51 Bảng 15.0 Các loài đặc hữu và gần đặc hữu ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh

với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền ......................................55 Bảng 16.0 Các loài cây ở vùng nghiên cứu của Dự án có thể là mới cho khoa học ................58 Bảng 17.0 Sự phân bố các loài cây không gỗ theo các ô nghiên cứu.....................................75 Bảng 18.0 So sánh các loài cây không gỗ trong các ô ở vùng nghiên cứu của Dự án với VQG

Bạch Mã và KBTTN Đáckrông-Phong Điền ............................................................81 Bảng 19.0 Các kiểu rừng phân theo trạng thái ở vùng nghiên cứu của Dự án.........................85 Bảng 20.0 Số liệu phân loại của các nhóm cây gỗ ..................................................................85 Bảng 21.0 Hai mươi họ thực vật thân gỗ có nhiều loài nhất ở vùng nghiên cứu của Dự án

(đường kính lớn hơn 10 cm)......................................................................................86 Bảng 22.0 Các chi được lựa chọn để tìm ra sự tương đồng giữa các điểm nghiên cứu của Dự

án ...............................................................................................................................87 Bảng 23.0 Chỉ số J ở các điểm nghiên cứu của Dự án so với VQG Bạch Mã .........................88

Page 7: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

7

Bảng 24.0 Tình trạng bảo tồn (Sách đỏ Việt Nam) của một số loài cây gỗ ở vùng nghiên cứu của Dự án...................................................................................................................89

Bảng 25.0 Các nhân tố phá hoại ở các điểm nghiên cứu của Dự án .......................................92 Bảng 26.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo vùng ......................................................................93 Bảng 27.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo loài ........................................................................95 Bảng 28.0 Đề xuất các loài cây gỗ tại chỗ (bản địa) cho chương trình phục hồi rừng ............97 DANH SÁCH PHỤ LỤC Phụ lục 1.0 Danh sách các thực vật ghi nhận ở vùng nghiên cứu, ở VQG Bạch Mã và ở các

KBTTN Đáckrông-Phong Điền...............................................................................105

Page 8: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

8

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã

cm centimét

dbh Đường kính tại chiều cao ngang ngực

distr. Huyện

FIPI Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng

FPD Chi cục Kiểm lâm

GIS Hệ thống thông tin địa lý

ha. Héc ta

HAL Hiệp, Averyanov, Lộc

HN Phòng mẫu thực vật khô của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội

IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

IUCN Tổ chức bảo tồn quốc tế

m mét

masl mét, độ cao tuyệt đối trên mặt biển

mm. milimét

NP Vườn Quốc gia

NR Khu dự trữ thiên nhiên

NTFP Lâm sản ngoài gỗ

s.l. theo nghiã rộng

sp. Loài

subsp. Dưới loài

WWF Tổ chức bảo tồn toàn cầu

Page 9: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

9

ĐỊNH NGHĨA TỪ VÀ THUẬT NGỮ Cảnh quan – toàn bộ các tính chất tự nhiên tạo nên sự phân biệt một phần của bề mặt trái đất với các phần khác

Cỏ – cây không có hay chỉ có ít mô hóa gỗ lâu năm trên đất

Đá mẹ - đá nền cứng nằm dưới lớp đất và phong hóa thành đất

Đặc hữu – chỉ phân bố giới hạn ở một vùng địa lý nhất định, không gặp ở các vùng khác

Đặc hữu địa phương là taxôn với sự phân bố hạn chế ở một hoặc hai tiểu vùng hệ thực vật, Đặc hữu là các taxôn chỉ gặp ở Việt Nam

Gần đặc hữu là các taxôn phân bố trong giới hạn của bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia, Đông Bắc Thái Lan, Đông Nam Mianma và những vùng ở cực nam Trung Quốc).

Địa đới – thảm thực vật được xác định bởi khí hậu và thổ nhưỡng

Hạt trần – thực vật mang hạt lộ ra bên ngoài, không được bao kín trong quả

Hệ sinh thái – một quần xã thực vật và động vật (gồm cả người) có quan hệ phụ thuộc với nhau và với tổng thể môi trường

Hệ thực vật – toàn bộ các loài thực vật (hoặc môt nhóm loài) gặp ở một vùng

Hoại sinh – một loài cây sống phụ thuộc vào mô của một loài (cây hay con) khác đã chết để lấy nguồn thức ăn và năng lượng trao đổi chất

Kiểu thảm thực vật – thuật ngữ được dùng để chỉ một loại (hay nhóm) quần xã thực vật trong phạm vi rộng về ngoại mạo và cấu trúc

Ký sinh – một sinh vật sinh trưởng, lấy thức ăn, và nương nấu trên hay trong một cơ thể khác (vật chủ) mà không đóng góp gì cho sự tồn tại của vật chủ đóLoài bị đe dọa tuyệt chủng – một loài mà do tác động của một số nhân tố đã ảnh hưởng đến sự sống sót của nó.

Loài chỉ thị – một sinh vật nhậy cảm đặc biệt với tác động của sự phát triển và các hoạt động của con người

Loài hiếm – không gặp phổ biến

Loài ngoại lai - loài không có nguồn gốc tại điểm nghiên cứu mà di cư từ nơi khác đến

Loài tại chỗ (bản địa) – là thành phần của một hệ thực vật hay động vật có nguồn gốc tại chỗ ở vùng đó (đã được hình thành tại chỗ)

Loài xâm chiếm – một sinh vật chuyển đến sống ở một nơi sống khác và sinh sản đến mức xâm chiếm, thay thế một số lòai có nguồn gốc tại chỗ

Môi trường sống – môi trường tự nhiên của một sinh vật

Nhân tác- Bị con người làm thay đổi hay được con người tạo ra

Ô tiêu chuẩn – một đơn vị thảm thực vật mẫu dùng để vạch ranh giới một tổng thể nhất định nhằm đánh giá thảm thực vật

Phong phú – số lượng loài thực vật trong một quần xã

Quần xã phi địa đới – quần xã phát triển ở các điều kiện môi trường không điển hình như ở các điểm bị ngập nước thường xuyên hay theo chu kỳ, thung lũng suối hay trên các tảng đá lộ đầu

Page 10: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

10

Quần xã thực vật- một tập hợp các cây sống chung với nhau trong mối quan hệ phụ thuộc vào môi trường và có ảnh hưởng lẫn nhau cũng như thay đổi môi trường sống

Rêu - bao gồm cả Rêu theo nghĩa rộng và Địa y

Sự diễn thế – một chuỗi tiến hóa tự nhiên của các quần xã, mỗi giai đoạn phụ thuộc vào giai đoạn trước, và vào môi trường và các nhân tố quản lý

Sự khôi phục – quá trình khôi phục các điều kiện như trước khi bị hủy hoại

Tầng – một lớp riêng biệt trong một quần xã thực vật

Tầng (lớp) đất – một lớp đất nằm ít nhiều song song với bề mặt, phân biệt với các lớp tiếp giáp bởi các tính chất sinh học, vật lý và hóa học

Tầng - một lớp cây trong thảm thực vật có cành và tán lá ít nhiều liên tục

Taxôn (số nhiều là taxa) – là một nhóm sinh vật có thực được xếp bất kỳ bậc phân loại nào, ví dụ ngành, lớp, bộ, họ, chi hay loài.

Thảm thực vật – lớp thực vật bao phủ cảnh quan

Thông – là một lớp thuộc ngành Hạt trần có lá hình kim hay hình vẩy

Thực vật Hạt kín - Thực vật có hoa, hạt được bao bọc kín trong quả

Ven sông suối – vùng thảm thực vật tách rời đất liền và nước, thường bị ngập theo chu kỳ Sống trên đá – cây mọc trên bề mặt hay khe đá

Vùng sinh thái- một vùng được đặc trưng bởi các điều kiện khí hậu khác biệt thể hiện lên thảm thực vật

Page 11: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

11

LỜI CẢM ƠN Báo cáo này là kết quả của đợt khảo sát thực vật ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh thực hiện từ 23 tháng 3 đến 15 tháng 5 năm 2005. Các tác giả muốn nhân dịp này tỏ lời cảm ơn đến toàn thể thành viên của Dự án Hành lang xanh ở Huế, đặc biệt đến ông Hoàng Ngọc Khanh, trưởng Dự án và Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên-Huế, Ts. Chris Dickinson, CTA của Dự án, ông Văn Ngọc Thịnh, đồng chủ trì Dự án và ông Bùi Hữu Mạnh, cán bộ Dự án. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến thành viên của các Hạt kiểm lâm Nam Đông, A Lưới và Hương Thủy và các lâm trường đã tận tình giúp đỡ trong quá trình điều tra. Lời cảm ơn cũng xin được chuyển đến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST), đến Viện thực vật học Kômarốp thuộc Viện Hàn lâm khoa học liên bang Nga và Chương trình bảo tồn thực vật Việt Nam (VBCP), một chương trình hợp tác giữa Viện Sinh thái và Tài nguên sinh vật và Vườn thực vật Mítxuri (MBG) và Trường Đại học nông lâm Huế vì đã tận tình hỗ trợ để hoàn thành nghiên cứu này.

Page 12: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

12

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH Dự án Hành lang xanh: đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất là một sáng kiến 4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan. Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cao của các khu rừng trong cảnh quan Hành lang xanh. Khu vực này đã được xác định thông qua các đánh giá bảo tồn cảnh quan có hệ thống như là một trong những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở vùng Trung Trường Sơn vì nó hỗ trợ cho một số khu rừng thấp còn lại cuối cùng ở Việt Nam và là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu và đang bị đe dọa như Sao la (Tordoff et al., 2003; MARD, 2004). Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan Hành lang xanh, một khu vực mang tính quan trọng toàn cầu hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác và săn bắt phi pháp và các mối de dọa phát triển không bền vững. Mục tiêu thứ yếu là thiết lập một mô hình có thể nhân rộng cho việc bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn toàn cầu trong các cảnh quan rừng đa dụng với tầm quan trọng chiến lược đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

Dự án tiến hành các cơ chế can thiệp và các phương pháp kịp thời nhằm đạt được lợi ích nhiều mặt từ việc quản lý rừng trong các cảnh quan hiệu suất để đẩy lùi mối đe dọa đa dạng sinh học chính trong khu vực Hành lang xanh. Điều này bao gồm việc xác định các ưu tiên bảo tồn và phục hồi rừng thông qua các đánh giá về đa dạng sinh học có hệ thống và lập bản đồ rừng. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện chất lượng quản lý và lập kế hoạch đất và tài nguyên nhằm tăng cường cấp độ bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp một cảnh quan hiệu suất. Để đạt được điều này, dự án sẽ làm việc với các cán bộ lâm nghiệp, các cộng đồng địa phương và các cán bộ cấp tỉnh bao gồm cả những nhà lập kế hoạch phát triển. Các kết quả chính của phương pháp cộng tác này sẽ là công tác lập kế hoạch khoanh vùng bảo tồn và các thoả thuận bảo tồn có sự tham gia. Các công cụ này sẽ đảm bảo rằng những người ra quyết định về môi trường và xã hội sẽ tiến đến xem xét tất cả các cấp độ từ cấp xã trở lên. Ngoài ra, chúng cũng sẽ là công cụ trong việc giảm thiểu mối đe dọa đối với các khu vực bên ngoài các khu rừng đặc dụng khỏi các kế hoạch và các chiến lược đối kháng và sẽ đảm bảo các mục tiêu bảo tồn có thể đạt được ở Hành lang xanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy việc nhận biết một cảnh quan hiệu suất nơi mà các cộng đồng địa phương hưởng lợi thông qua công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên được cải thiện và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động pháp triển không thích hợp ở cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Liên lạc: Hoàng Ngọc Khanh Chris Dickinson Giám đốc dự án Cố Vấn trưởng dự án Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm WWF Dự án Hành lang xanh Thừa Thiên Huế WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam Việt Nam [email protected] [email protected] www.huegreencorridor.org

Page 13: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

13

TÓM TẮT Báo cáo này trình bày các kết quả khảo sát nghiên cứu đa dạng thực vật và thảm thực vật tiến hành từ giữa đến cuối tháng 3 và từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 năm 2005 ở 5 điểm nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh ở các huyện A Lưới, Hương Thủy và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (16º04’00’’–16º22’30’’ độ vĩ Bắc và 107º08’35’’–107º40’30’’ độ kinh Đông). Đây là một phần công việc của Chương trình khảo sát đa dạng sinh học rộng hơn trong tỉnh do Dự án Hành lang xanh (GCP), và hiện nay đang được Quỹ Quốc tế bảo tồn Động thực vật hoang dã WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Mục đích chính của cuộc khảo sát là mô tả các kiểu rừng chính trong khu vực Dự án Hành lang xanh, nâng cao sự hiểu biểt tính đa dạng loài thực vật, đánh giá và định giá các khu vực có ý nghĩa sinh học và xác định các mức độ ưu tiên cho sự bảo tồn. Việc điều tra ngoài trời bao gồm lấy mẫu nghiên cứu ở tất cả các môi trường sống trong khu vực nghiên cứu có độ cao giữa 80 và 1150 m trên mặt biển. Chúng tôi đã tiến hành quan sát và mô tả các kiểu thảm thực vật chính và hệ thực vật dựa vào bộ 3550 mẫu vật thuộc 1517 số hiệu đã thu thập và dựa vào sự nghiên cứu thực vật ở các ô tiêu chuẩn, bao gồm các ô của các loài cây gỗ và cây không phải gỗ. Tổng số gồm 101 ô tiêu chuẩn, đại diện cho tất cả các kiểu quần xã thực vật địa đới chủ yếu của các điểm đã được thành lập, bao gồm 52 ô các loài cây không phải gỗ và 49 ô các loài cây gỗ. Các kiểu địa mạo, đá mẹ, thổ nhưỡng chủ yếu, các mẫu vật đã được thu thập làm bằng chứng cùng khoảng 800 bức ảnh. Những kết quả của cuộc điều tra, nghiên cứu, mặc dầu còn sơ bộ, đã cho thấy hệ thực vật ở các điểm nghiên cứu ít nhiều có sự đồng nhất, nhưng có tính đa dạng cao và bao gồm nhiều loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu. Trong quá trình khảo sát đã ghi nhận được 869 loài Thực vật bậc cao có mạch (bao gồm Ráng (Dương xỉ) và các nhóm có quan hệ với Ráng, Hạt trần và Hạt kín), thuộc 489 chi và 131 họ. Trong số này có 64 loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu, 15 loài có thể mới cho khoa học, và một số chi và loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở các vùng khác có các điều kiện tương tự có thể dự đoán tổng số loài Thực vật bậc cao có mạch ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh sau khi kiểm kê đầy đủ sẽ lên đến 1700-2000 loài. Hệ thực vật của tất cả các điểm nghiên cứu là điển hình cho hệ thực vật ở đất thấp của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn. Các loài thuộc yếu tố tại chỗ (bản địa), yếu tố thường có sự phân bố hẹp, tạo thành phần lõi chủ yếu (ít nhất 60%) của hệ thực vật ở thảm thực vật nguyên sinh. Thêm vào đó cũng có những yếu tố phân bố rộng và yếu tố không mọc tự nhiên, bao gồm cả các loài xâm lấn, tạo nên phần quan trọng ở thảm thực vật thứ sinh. Hệ thực vật của khu vực nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh thể hiện rõ sự tương tự với các hệ thực vật ở đất thấp của Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã và Khu dự trữ thiên nhiên (KBTTN) Phong Điền-Đắckrông. Tuy nhiên, ở VQG Bạch Mã có một số loài mọc ở vành đai núi thấp với các chỏm cao hơn 1000m, mà không gặp trong vùng nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi đã chọn Lan là họ mẫu để so sánh các hệ thực vật vì họ này có khá đủ dẫn liệu khoa học. Trong số 138 loài Lan được biết trong cả hai hệ thực vật thì 69 loài (50%) tìm thấy trong cả hai khu vực. Sự khác nhau về độ cao đã giải thích các sự khác nhau về tập hợp các loài. Hệ Lan của vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh bao gồm nhiều loài ở đất thấp hơn là của VQG Bạch Mã, nơi có nhiều loài phân bố ở cao hơn. Các nhóm thực vật chủ chốt khác được sử dụng để so sánh các hệ thực vật của khu vực nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh với VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền-Đắckrông là Ráng và các nhóm có quan hệ gần gũi, Hạt trần, một số loài cây gỗ được chọn lọc, cây thuốc, cây cảnh, các loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu.

Page 14: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

14

Các dữ liệu trong ô tiêu chuẩn cây gỗ và cây không phải gỗ cũng chỉ ra sự giống nhau với thành phần loài ở đai đất thấp của VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền- Đắckrông. Các kết quả điều tra đã chứng minh rằng các vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh có nhiều loài cây ở đất thấp hơn là ở VQG Bạch Mã, nơi mà có biên độ độ cao rộng hơn. Môi trường tự nhiên trong vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh khá đồng nhất. Hầu hết vùng ở cùng một đai cao, có cảnh quan bị chia cắt và bào mòn mạnh tổ hợp với hệ thống sông suối nhỏ, ngắn và dốc. Vì thế, tập hợp các loài thực vật ở các điểm của vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh có mức độ tương tự cao. Có thể chia các quần xã thực vật địa đới ở đây thành 7 loại thảm thực vật chính: 1) Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp 2) Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp 3) Rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp 4) Rừng thứ sinh thưa cây lá rộng ở đất thấp 5) Trảng cây bụi thứ sinh rậm 6) Trảng cây bụi thứ sinh thưa và 7) Các quần xã trảng cỏ và Ráng thứ sinh thưa Chúng tôi cũng gặp ở nhiều chỗ các quần xã thực vật phi địa đới khác nhau như các quần xã thực vật dọc bờ suối có độ cao so với mặt biển rất thấp và các quần xã mọc trên đá ở các đường đỉnh và các vách đá dựng đứng. Những sự khác nhau về độ cao so với mặt biển, địa chất, các điều kiện vi khí hậu, thủy văn và nhiều nhân tố lịch sử và hiện đại tác động đến thảm thực vật đã tạo nên những sự khác nhau chủ yếu về thành phần loài thực vật giữa các điểm nghiên cứu thuộc Dự án Hành lang xanh. Hầu hết các khu vực rừng nghiên cứu là rừng nguyên sinh và thứ sinh đã bị tác động bởi chặt chọn hay chặt hoàn toàn gỗ, chiến tranh (bom, mìn, chất khai quang), làm nương rẫy hay lửa rừng. Các cuộc khảo sát đã cho thấy điều đáng ngạc nhiên là rừng ở đây tái sinh nhanh chóng và có xu hướng phục hồi lại trạng thái giống như rừng nguyên sinh nếu các điều kiện thuận lợi được duy trì. Hành lang xanh bao gồm một trong những khu rừng ở đất thấp rộng lớn đang còn lại ở Việt Nam với tổng diện tích khoảng 134.000ha. Vùng nghiên cứu giầu và đa dạng về thành phần thực vật, bao gồm nhiều yếu tố của hệ thực vật rừng ở đất thấp. Mặc dầu chúng tôi không thể điều tra toàn bộ khu vực của Dự án Hành lang xanh nhưng các điểm, đặc biệt là ở A Ròang và các khu vực xung quanh đã được xác định là ưu tiên bảo tồn cao nhất bởi ưu điểm của hệ thực vật rừng giàu có và hầu như chưa bị tác động. Dự án Hành lanh xanh mở ra một cơ hội rất tốt cho sự bảo tồn rừng nhiệt đới vùng đất thấp, điển hình cho vùng Trung Trường Sơn và hiện chỉ còn phân bố hạn chế. Giá trị bảo tồn đầy đủ của vùng Dự án Hành lang xanh có thể được thấy rõ thông qua các sáng kiến bảo tồn trong tương lai như chiến lược bảo tồn, chiến lược định hướng loài, quản lý rừng cũng như các nghiên cứu phục hồi rừng, xây dựng năng lực địa phương và hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu đời sống hoang dã kết hợp và quy hoạch rừng dựa trên cơ sở Thông tin địa lý.

Page 15: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

15

1.0 LỜI GIỚI THIỆU 1.1 Tổng Quan Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, và được công nhận là quốc gia có tỉ lệ các loài động, thực vật quí hiếm và đặc hữu có ý nghĩa toàn cầu (Regalado và các cộng tác, 2005). Những đánh giá ban đầu (Tolmachev, 1974; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Phan Kế Lộc, 1998) cho biết rằng có khoảng 9600 loài Thực vật bậc cao có mạch bản địa đã phát hiện ở Việt Nam. Thêm vào đó, có khoảng 750 loài cây trồng được nhập nội và loài tự nhiên hóa. Theo đánh giá gần đây nhất, ở Việt Nam đã biết khoảng 10.350 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ (Phan Ke Loc, 1998). Các nghiên cứu đó cũng dự đoán có khoảng 2400 loài sẽ được phát hiện và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (Phan Kế Lộc, 1998). Hệ thực vật của Việt Nam không chỉ phong phú mà còn giầu các loài đặc hữu, bổ sung thêm vào ý nghĩa về sinh học và bảo tồn. Một thực vật đặc hữu được xác định như là một loài mà chỉ gặp ở một vùng địa lý nhất định. Tỷ lệ của các loài đặc hữu ở Việt Nam được ước đoán có khoảng từ 20% (Pocs, 1965) đến trên 50% (Thái Văn Trừng, 1978). Một đánh giá khiêm tốn hơn (Võ Quý, 1995) cho rằng ở Việt Nam chỉ có khoảng 10% số loài và 3% số chi là đặc hữu. Trong báo cáo này, chúng tôi đã chia ra 3 mức độ đặc hữu:

Đặc hữu địa phương là taxôn với sự phân bố hạn chế ở một hoặc hai tiểu vùng hệ thực vật,

Đặc hữu là các taxôn chỉ gặp ở Việt Nam và Gần đặc hữu là các taxôn phân bố trong giới hạn của bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia, Đông Bắc Thái Lan, Đông Nam Mianma và những vùng ở cực nam Trung Quốc).

1.2 Trung Trường Sơn Khối núi trung tâm chính của dãy Trường Sơn (hình 1.0) được xác định là cảnh quan ưu tiên để bảo tồn tính đa dạng sinh học của phức hợp vùng sinh thái hạ Mê Kông (Baltzer và cộng sự, 2001). Vùng sinh thái Trường Sơn Lớn là một trong 200 vùng sinh thái toàn cầu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã (WWF). Chúng được lựa chọn dựa trên sự sắp xếp có cơ sở khoa học các nơi sống nổi bật nhất về đa dạng sinh học toàn cầu. Vùng sinh thái Trường Sơn Lớn được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái, mỗi tiểu vùng có một số cảnh quan ưu tiên (Baltzer và cộng sự, 2001). Đó là các tiểu vùng cảnh quan Bắc Trường Sơn, Trung Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Riêng cảnh quan Trung Trường Sơn (ký hiệu là cảnh quan ưu tiên CA1) đã được xác định như là một trong những vùng ưu tiên cao nhất cho sự bảo tồn trong vùng sinh thái khu vực Trung Tường Sơn (Baltzer và cộng sự, 2001). Thêm vào đó, Schmid (1969) đã xác định khu vực này như là một trong 9 khu vực ở Đông Dương có sự hấp dẫn đặc biệt về thực vật. Hệ thực vật ở cảnh quan Trung Trường Sơn đặc biệt đa dạng, gồm những yếu tố có mối quan hệ Ấn Độ-Himalaia ở núi như: Thông, Thông đỏ và Thông tre và các yếu tố Ấn Độ-Malaixia ở rừng vùng đất thấp như Dẻ, Dầu. Những rừng này vẫn giữ được tính ổn định trong thời gian khí hậu toàn cầu thay đổi và xẩy ra những chấn động địa chất mạnh. Do đó đây là nơi trú ẩn của một tập hợp độc nhất của những loài mà đã tiến hóa và tồn tại trong những khu rừng này. Những khu rừng này bảo tồn được các hệ thực vật nhiệt đới cổ xưa còn sót lại. Trước đây, vào kỷ Đệ tam sớm, cách đây khoảng 40-70 triệu năm, chúng đã từng bao phủ các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Ví dụ nổi bật nhất là việc khám phá cách đây không lâu loài “hóa thạch sống” ở Ngọc Linh, tỉnh Kon

Page 16: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

16

Tum, Diplopanax vietnamensis (Averyanov và Nguyễn Tiến Hiệp, 2002). Gần đây loài này cũng được phát hiện ở VQG Bạch Mã (Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô, 2003).

Hình 1.0 Bản đồ của khu vực Trung Trường Sơn; cảnh quan □ưu tiên (CA1) (xem Tordoff và cộng sự, 2003) 1.3 Những Nghiên Cứu Trước Đây Những khu rừng ở Trung Trường Sơn vẫn còn ít được nghiên cứu đối với phần lớn các nhóm động vật và thực vật, và kiến thức về tính đa dạng sinh học giầu có ở đây còn lâu mới được biết đầy đủ. Những kiểm kê thực vật chưa hoàn thiện đã được xuất bản cho VQG Bạch Mã (Mai Văn Phô, 1994; Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô, 2003), KBTTN Phong Điền-Đáckrông (Lê Trọng Trải và cộng sự, 1999a) và KBTTN Ngọc Linh (Lê Trọng Trải và cộng sự, 1999b).

Page 17: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

17

2.0 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG 2.1 Mục Tiêu của Dự Án Hành lang xanh là một vùng rừng trải dài giữa VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền (hình 2.0). Nó bao phủ một diện tích 134.000 ha, nằm ở 3 huyện A Lưới, Nam Đông và Hương Thủy. Ý nghĩa bảo tồn toàn cầu của Dự án Hành lang xanh đã được giải thích thông qua việc đánh giá có hệ thống về những ưu tiên bảo tồn ở cảnh quan Trung Trường Sơn. Kết quả của sự đánh giá đã khẳng định ý nghĩa đáng kể của rừng ở Trung Trường Sơn , và xác định Trung Trường Sơn là cảnh quan chứa đựng tính đa dạng sinh học thực vật và động vật có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ giá trị bảo tồn của vùng sinh thái khu vực TrungTrường Sơn. Mục tiêu đầu tiên của Dự án Hành Lang Xanh là bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan phong phú trong Hành lang xanh. Điều này sẽ phần nào đạt được nhờ vào việc phân loại và sắp xếp thành khu vực các rừng có giá trị bảo tồn cao trong vùng dự án, mà sẽ tạo ra một cảnh quan rừng đa năng được chú trọng trong công tác bảo tồn và các mục tiêu quản lý khác.

Hình 2.0 Bản đồ khu vực dự án Hành lang xanh 2.2 Các Đối Tượng Điều Tra Điều tra thực vật là một thành phần của Chương trình điều tra đa dạng sinh học rộng lớn được Dự án Hành lang xanh, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Động thực vật hoang dã- chương trình Khu vực Mê Kông và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Một đội ngũ các nhà thực vật học và nhà lâm học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Nông Lâm

Page 18: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

18

Huế, Viện Thực vật Komarov và Vườn Thực vật Mítxuri đã ký thỏa thuận với Dự án để thực hiện điều tra thực vật và thảm thực vật với các mục tiêu sau:

1. Tiến hành những cuộc điều tra thực vật nhằm mô tả sự phân bố, thành phần và cấu trúc của các kiểu thực vật, bao gồm vẽ những sơ đồ mặt cắt miêu tả những kiểu rừng đại diện trong khu vực nghiên cứu. Tiến hành điều tra bằng cách sử dụng hệ phương pháp mà kết quả sẽ mô tả về định tính và định lượng của môi trường sống trong khu vực dự án.

2. Tiến hành những cuộc điều tra vạch ranh giới tính đa dạng sinh học của vùng dự án

nhằm cung cấp danh sách các loài và ghi nhận sự phân bố trong quá trình điều tra, xác định các loài có mối liên quan đến bảo tồn do bị ảnh hưởng bởi những hoạt động về môi trường và xã hội.

3. Xác định các thành phần đa dạng sinh học đó và các vùng có giá trị bảo tồn cao, và đặt

chúng trong các bối cảnh quốc gia, khu vực và quốc tế.

4. Cung cấp những kiến nghị cho việc quản lý rừng trong tương lai trong phạm vi vùng điều tra.

5. Bồi dưỡng năng lực đánh giá môi trường sống và kỹ thuật điều tra thực vật cho đội

ngũ cán bộ kiểm lâm được dự án tuyển chọn bằng việc đào tạo chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa.

6. Viết báo cáo cho mỗi đợt khảo sát bao gồm ảnh chụp và cung cấp sự định giá và đầu

vào kỹ thuật cho bất kỳ nghiên cứu khả thi nào trong tương lai cho khu vực bảo vệ mà sẽ được tạo ra bởi dự án.

3.0 CÁC PHƯƠNG PHÁP 3.1 Các Khu Vực Nghiên Cứu Những khu vực khảo sát bao gồm một trong những khu rừng đất thấp rộng nhất còn lại ở Việt Nam (Hình 2.0), nằm trong một ô được phân định bởi tọa độ địa lý: 16º04’00’’-16º22’30’’độ vĩ Bắc và 107º08’35’’–107º40’30’’độ kinh Đông (Hình 3.0). Những thông tin địa lý của vùng nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 1.0.

Page 19: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

19

Hình 3.0 Bản đồ các khu vực nghiên cứu thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1 Địa Hình Các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất. Hầu hết chúng nằm ở đai đất thấp, từ khoảng 80 đến 1000 m trên mặt biển (hiếm khi cao hơn một chút, lên đến phần dưới của vành đai núi thấp, như ở một vài nơi của xã Hồng Vân, nơi có độ cao được ghi nhận lên đến 1150 m). Khu vực nghiên cứu là nơi có nhiều đồi và núi thấp với cảnh quan bị chia cắt và bào mòn mạnh kết hợp với nhiều hệ thống suối nhỏ, ngắn và dốc (Bản ảnh 1: ảnh. 1-9)1; xem Hình 4.0.

1 Trong phần viết tài liệu liên quan đến các bản ảnh màu in đậm và nghiêng

Page 20: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

20

Hình 4.0 Bản đồ địa chất Tỉnh Thừa Thiên Huế (Aylward et al., 2002) 3.1.2 Địa Chất Dãy Trường Sơn theo nghĩa rộng là phần kéo dài về phía Nam của dãy Himalaia. Chúng nằm trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi gnai Tiền Cămbri. Ở vùng nghiên cứu nó được bao phủ bởi các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám (Bản ảnh 2: ảnh 10-13). Ở vài nơi các mạch granít có tuổi Mêsôsốic muộn cổ xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông (Bản ảnh 2: ảnh 14). Ở phần lớn vùng nghiên cứu đá mẹ (đá nền) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ dầu gây ấn tượng mạnh ở một số nơi (Bản ảnh 2: ảnh 17-18). Các vách đá như vậy tạo nên môi trường sống riêng biệt cho các quần thể của một số loài tại chỗ sống bám trên đá. 3.1.3 Khí Hậu Khí hậu ở đây được mô tả khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mưa vào mùa hè-mùa thu-mùa đông. Lượng mưa trung bình cả năm từ 2940 đến 3442 mm với thỉnh thoảng chỉ có một tháng khô với lượng mưa dưới 50 mm.đã được ghi nhận. Nhiệt độ trung bình cả năm lên xuống từ 21,60C (Nam Đông) đến 25,20C (Huế), và không có tháng lạnh khi mà nhiệt độ hàng tháng nhỏ hơn 170C (Nguyễn Khanh Vân và cộng sự, 2000). 3.1.4 Thảm Thực Vật Hầu hết các khu vực rừng ở các xã Hương Sơn, Thượng Quảng và Thượng Quảng (huyện Nam Đông), các xã Trà Lệnh và Hương Nguyên (huyện A Lưới) và xã Dương Hoà (huyện Hương Thủy) đã và cho đến nay vẫn coi là rừng sản xuất tại thời điểm điều tra (Hình 5.0). Tuy nhiên, theo sửa đổi của Tổ chức Kinh doanh Rừng Quốc gia, ở tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2005, nhiều khu vực rừng hiện có mà trước đây được quản lý dưới dạng tổ chức này sẽ được thiết kế dưới dạng rừng bảo vệ lưu vực sông. Việc đốn gỗ ở mức độ lựa chọn hoặc trung

Page 21: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

21

bình. Nhưng sau những hoạt động đốn gỗ, thảm thực vật vẫn giữ lại được các đặc điểm nguyên sinh của rừng. Thật may mắn, trong quá trình điều tra chúng tôi đã tìm được một vài mảnh rừng còn tương đối nguyên vẹn ở độ cao rất thấp, 200- 300m trên mặt biển (như ở xã Dương Hoà), thậm chí còn thấp hơn, đến 80- 90 m (như ở xã Hương Nguyên). Các quần xã thực vật gặp ở đây đã bị biến mất từ lâu ở các vùng khác của đất nước. Hơn nữa, hầu hết các khu vực nghiên cứu đều ở xa các cộng đồng dân cư địa phương vì thế các tác động lên thảm thực vật ở đây có lẽ thấp hơn. Trong khi loại rừng này ở các khu vực khác từ lâu đời đã là đối tượng đầu tiên để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Những tác động của người địa phương lên rừng hiện nay hạn chế chủ yếu là khai thác các lâm sản ngoài gỗ (mây, lá nón, tre nứa). Ở một vài nơi chúng tôi điều tra, cụ thể ở các xã Hồng Kim và Hồng Vân và rặng núi Mang Trang, vẫn rơi rớt ảnh hưởng của sự ném bom và rải chất gây rụng lá dioxin từ thời chiến tranh (Bản ảnh 32, ảnh 285-286), và hiện nay thảm thực vật là thứ sinh. Hình 6.0 cho thấy bản đồ rải chất gây rụng lá dioxin ở Thừa Thiên Huế trong thời chiến tranh Mỹ (Hatfield, 2002). Một vài điểm ở phần thấp của Trà Lệnh trước đây đã bị ảnh hưởng của phương thức đốt nương làm rẫy, đến nay hầu hết đã được bao phủ bởi rừng thứ sinh khoảng 30 tuổi. Ở một vài vị trí gần làng của các xã Hồng Vân và Hồng Kim việc phát nương làm rẫy vẫn tiếp tục. Ở đây nhận thấy tất cả các giai đọan của quá trình diễn thế phục hồi. Việc chăn thả gia súc và phát rừng để trồng trọt vẫn còn là một vấn đề ở gần thôn bản.

Hình 5.0 Bản đồ hành chánh khu vực dự án Hành Lang Xanh (lập vào 06/2005) 3.1.5 Địa Lý Học Sinh Vật Trong sơ đồ địa lý học thực vật hiện đại khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn của miền hệ thực vật Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Malaixia của xứ Cổ nhiệt đới (Averyanov và cộng sự, 2003a, b). Ở Việt Nam, tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn bao gồm từ phần nam của tỉnh Quảng Bình, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định, cũng như thành phố Đà Nẵng và các

Page 22: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

22

huyện miền Bắc của các tỉnh Gia Lai và Phú Yên (Averyanov và cộng sự, 2003a,b). Phần lớn nhất của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn bao gồm các khu vực núi liên kết với dãy Trường Sơn. Các hệ thống núi thấp, khu vực đồng bằng và đồi núi thấp với nhiều sông, thung lũng rộng là tiêu biểu cho phần đông của tiểu vùng này (Bản ảnh 1, ảnh 1-9). Hệ thực vật của tất cả các điểm nghiên cứu đều thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn, ít nhiều có thành phần loài đồng nhất nhưng có tính đa dạng cao và bao gồm không ít loài thực vật đặc hữu. Theo dự đoán ở khu vực nghiên cứu có khoảng 1700-1800 loài Thực vật bậc cao có mạch. Nó bao gồm một chi đặc hữu (Oligoceras, thuộc họ Euphorbiaceae) và nhiều loài đặc hữu và gần đặc hữu. Theo các dẫn liệu trước đây, khoảng 28,4% số loài đặc hữu của Việt Nam gặp ở tiểu vùng Trung Trường Sơn, trong đó 10,8% là đặc hữu địa phương của tiểu vùng này (Averyanov và cộng sự, 2003a). Các yếu tố tại chỗ, những loài thường phân bố hạn chế, tạo nên phần lõi chủ yếu của các quần xã thực vật nguyên sinh. Ngoài ra còn có những yếu tố có sự phân bố rộng và yếu tố ngoại lai, bao gồm các loài xâm lấn tạo nên phần chủ yếu ở các quần xã thứ sinh. Chúng tôi liệt kê ở danh sách sau các loài đặc hữu của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn (xếp theo họ):

Anacardiaceae (Semecarpus anacardiopsis, S. annamensis, S. humilis, S. perniciosa, S. velutina) Annonaceae (Artabotrys aeneus, A. harmandii, A. phuongianus, A. tetramerus, Cyathocalyx annamensis, Goniothalamus albiflorus, G. elegans, G. multiovulatus, Meiogyne subsessilis, Melodorum kontumense, Orophea desmos, Phaeanthus vietnamensis, Polyalthia barenensis, P. clemensorum, Uvaria dac) Apiaceae (Hydrocotyle pseudosanicula) Araceae (Amorphophallus arnautovii, Amorphophallus glossophyllus, A. rhizomatosus, Pothos penicilliger, P. touranensis, Raphidophora sulcata, Schismatoglottis cadieri, Typhonium bachmaënse, T. huense) Araliaceae (Dendropanax venosus, Macropanax simplicifolius, M. skvortsovae, M. vidalii, Schefflera alongensis, Sch. kontumensis, Sch. quangtriensis, Sch. vidaliana, Sch. violea), Bignoniaceae (Radermachera eberhardtii) Combretaceae (Anogeissus rivularis, Terminalia harmandii) Connaraceae (Rourea acropetala) Cornaceae (Mastixia poilanei) Euphorbiaceae (Baccaurea harmandii, B. oxycarpa, Breynia grandiflora, Cleidion sathayensis, Cleistanthus eberhardtii, Croton cubiensis, C. potabilis, C. sathayensis, C. touranensis, Epiprinus poilanei, Flueggea spirei, Glochidion bachmaënsis, Mallotus canii, M. eberhardtii, M. poilanei, M. sathayensis, Oligoceras eberhardtii, Phyllanthus annamensis, Ph. carinarius, Ph. pireyi, Ph. ruber, Ph. rubescens, Ph. thaii, Ph. touranensis, Ph. tui,

Sapium cochinchinensis) Fabaceae (Bauhinia clemensiorum, Dunbaria thorelii, Ophrestia laotica) Moraceae (Artocarpus melinoxylus, Ficus kontumensis) Myrsinaceae (Ardisia argentea, A. florida, A. harmandii, A. incrassata, A. ixoraefolia, A. lecomtei, A. maxima, A. miniata, A. pseudo-pedunculosa, A. roseiflora) Passifloraceae (Adenia banaensis) Podostemaceae (Dalzellia carinata) Primulaceae (Lysimachia chenii) Proteaceae (Helicia stenophylla) Rosaceae (Photinia moiorum) Sabiaceae (Meliosma cinerea, M. clemensiorum, M. kontumensis, M. quangnamensis, M. spathulata, Sabia kontumensis) Sapotaceae (Eberhardtia krempfii, Palaquium annamense, P. poilanei, Sarcosperma affinis, S. kontumense) Scrophulariaceae (Adenosma annamensis, Brandisia annamica, Lindernia eberhardtii) Styracaceae (Styrax litseoides, S. rufopilosus) Symplocaceae (Symplocos disepala) Taxaceae (Amentotaxus poilanei) Theaceae (Adinandra grandifolia, Camellia corallia, C. elongata, C. gaudichaudii, Gordonia gigantiflora) Thymelaeaceae (Aquilaria banaënsis, Wikstroemia poilanei

3.2 Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra Việc nghiên cứu và mô tả cấu trúc và thành phần loài của các kiểu quần xã thực vật và thảm thựcvật khác nhau thực hiện chủ yếu ở dọc theo các mặt cắt cảnh quan, từ độ cao thấp nhất đến cao nhất của vùng nghiên cứu, dọc theo các sông/ suối và dọc theo các con đường và đường mòn có sẵn (Hình 3.0). Điều này bao gồm việc nghiên cứu các quần xã thực vật

Page 23: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

23

nguyên sinh và thứ sinh như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh, quần xã sống ở ven sông/suối và quần xã sống bám trên đá. Chúng là các giai đoạn diễn thế thoái hóa từ rừng nguyên sinh. Việc mô tả thảm thưc vật và hệ thực vật dựa trên nghiên cứu các ô tiêu chuẩn, quan sát và thu mẫu vật ở thực địa kèm theo các dẫn liệu cần thiết. Những ô tiêu chuẩn được chọn trong tất cả các kiểu thảm thực vật chính của quần xã thực vật địa đới gặp ở khu vực nghiên cứu. Bảng 1.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu thực vật chính

Địa điểm nghiên cứu

Độ cao (m)

Những dạng đá địa chất ưu thế trong vùng nghiên cứu

Kiểu rừng ưu thế Các nhân tố ảnh hưởng

Huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng

300-450 Đá phiến sét ( thỉnh thoảng đá quáczít), đá cát, granít

Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Khai thác một phần, đốt nương làm rãy

Huyện A Lưới, xã A Roàng 500-800 Đá phiến sét, đá cát,

granít

Rừng nguyên sinh và thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Xây dựng đường, đốt nương làm rãy

Huyện A Lưới, xã Hồng Vân và Hồng Kim

600-1150 Đá phiến sét, granít

Rừng và trảng cây bụi thứ sinhrậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng đất thấp (và phần dưới của núi thấp)

Khai thác trầm trọng, đốt nương làm rãy, ném bom thời chiến, cháy và thả chất khai quang

Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên

80-300 Đá phiến sét

Rừng nguyên sinh và thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng, đất thấp sót lại

Khai thác trầm trọng, đốt nương làm rãy, ném bom thời chiến, cháy và thả chất khai quang

Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa

200-825 Đá phiến sét với đá quáczít

Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần và rừng thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Khai thác một phần, thả chất khai quang(trên các rặng núi)

3.3 Thời Gian và Cán Bộ Thu Thập Mẫu Năm điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy và Nam Đông, trong một ô giới hạn ở tọa độ địa lý: 16º04’00’’–16º22’30’’độ vĩ Bắc và 107º08’35’’–107º40’30’’độ kinh Đông (Hình 3, Bảng 1.0). Đã thực hiện 32 ngày nghiên cứu thực địa trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2005 (xem bảng 2.0) bởi các chuyên gia đến từ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Thực vật Komarov, Vườn Thực vật Mítxuri và Trường Đại học Nông Lâm Huế (xem Bảng 2.0). Một số thành viên của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tham gia phân tích và xác định tên mẫu vật. Bảng 2.0 Thời gian nghiên cứu thực địa và các thành viên tham gia

Page 24: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

24

Địa điểm Thời gian làm việc Các thành viên tham gia

Huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng

Từ ngày 23-31/3/05 (9 ngày)

LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH, NTH, PVT, ALA.L.

Huyện A Lưới, xã A Roàng

Từ ngày 20-24/4/05 (5 ngày)

LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH, TVT, JRE

Huyện A Lưới, xã Hồng Kim và Hồng Vân

Từ ngày 25/4 đến 1/5/05 (7 ngày)

LVA; PKL, NTV, TMD, NTD, DVT, LTH, TVT

Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên

Từ ngày 3-7/5/05 (5 ngày)

LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH,

Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa

Từ ngày 10-15/5/05 (6 ngày)

LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH, TVT

LVA (Leonid V. Averyanov); PKL(Phan Kế Lộc), NTV (Nguyễn Tiến Vinh), TMD (Trần Minh Đức), NTD (Ngô Trí Dũng), DVT (Dương Văn Thành), LTH (Lê Thái Hùng), NTH (Nguyễn Tiến Hiệp), PVT (Phạm Văn Thế), ALA (Anna L. Averyanova); JRE (Jacinto Regalado). 3.4 Phương Pháp Thu Mẫu

3.4.1 Kỹ Thuật Điều Tra Thực Vật Tiêu Chuẩn Trong quá trình điều tra, những quan sát và mô tả ngoài hiện trường các kiểu thảm thực vật chính và hệ thực vật dựa trên việc thu thập mẫu cây trong các ô tiêu chuẩn cây gỗ và cây không phải gỗ và thu thập tiêu bản thực vật. Các ghi nhận bằng hình ảnh của thực vật, cảnh quan, đất mẹ, thổ nhưỡng được dùng để làm tài liệu. Chúng tôi đã sử dụng các máy ảnh “Canon” (bao gồm phim và kỹ thuật số) với các ống kính “Canon”, “Nikon”, “Cosina” và “Sigma” để chụp các ảnh thực vật, môi trường sống và cảnh quan cho các khoảng cách khác nhau. Chúng tôi cũng sử dụng ánh sáng nhân tạo bàng đèn ánh sáng thẳng National “PE-201M” và ánh sáng vòng “Starblitz 1000 AUTOMACRO-LITE”. Chúng tôi đã chụp khoảng 800 bức ảnh về các kiểu địa chất, đá mẹ, thổ nhưỡng, cảnh quan và mẫu vật làm bằng chứng, phần lớn nhất được giới thiệu trong các bản ảnh màu của báo cáo này dưới dạng đĩa CD. Chúng tôi đã mô tả, nghiên cứu các loài cây không phải gỗ trong 52 ô tiêu chuẩn và các loài cây gỗ trong 49 ô tiêu chuẩn. Tất cả các mẫu vật đã gắn số hiệu và nhãn ngay ở ngoài hiện trường dựa trên cơ sở quan sát và phân tích trực tiếp các môi trường sống thực vật. Nhãn hiệu cho mỗi số hiệu bao gồm tên khoa học sơ bộ, vị trí địa lý của môi trường sống (gồm tọa độ được ghi nhận từ hệ thống GPS), mô tả ngắn gọn kiểu thảm thực vật và môi trường sống, dẫn liệu về dạng sống và đặc điểm hình thái, ngày thu thập, tên người thu và số hiệu tiêu bản. Tất cả các tiêu bản thu thập được giữ trong cồn để xử lý thích hợp trong phòng thí nghiệm. Tất cả các quan sát và nghiên cứu là tài liệu để làm bằng chứng, toàn bộ sẽ được lưu giữ ở Phòng mẫu thực vật khô của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi số hiệu thu ít nhất là 2 mẫu. Số lượng mẫu của các số hiệu cần chú ý hoặc của các loài thường là hiếm được thu nhiều hơn, nhiều nhất đến 10.

Page 25: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

25

3.4.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Cây Không Cây Gỗ ở Các Ô Mẫu Khái quát hệ thực vật và mô tả các kiểu thảm thực vật chủ yếu cũng như nghiên cứu các quần xã thực vật địa đới và phi địa đới điển hình đã được tiến hành sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực địa truyền thống có thu mẫu vật. Đội điều tra chủ yếu làm theo những phương pháp đã được Dự án quyết định, cụ thể là Tiếp cận Ô-Tuyến và các điều tra theo dãy Toa độ địa lý. 3.4.3 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng Việc nhận dạng sơ bộ các loài thực vật được thực hiện ngoài hiện trường và được khẳng định trong phòng mẫu thực vật tại Hà Nội trong khung thời gian của bản hợp đồng dự án. Hoa của những loài quan trọng, hiếm và có ý nghĩa về khoa học cũng được thu thập trong lọ và hãm bằng cồn và bảo quản để nghiên cứu và quan sát lâu dài tại Phòng mẫu thực vật khô của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Những bức ảnh về cảnh quan, các kiểu thảm thực vật, ô tiêu chuẩn và phần lớn các laòi thực vật có ý nghĩa nhất được quan sát trong khu vực nghiên cứu đã được xử lý và lưu trữ trong hệ thống điện tử. Việc xác định tên thực vật sử dụng nhiều nguồn tài liệu phân loại có liên quan đến hệ thực vật Đông Nam Á và một số tài liệu chuyên khảo đặc biệt khác về chi và họ đơn lẻ. __________________________________________________ 3 Chữ đầu của những số hiệu thu thập trong sự nghiên cứu này được sử dụng là “HAL”, đại diện tên viết tắt là các thành viên chính của dự án này- Nguyễn Tiến Hiệp, Leonid Averyanov và Phan Kế Lộc (HAL 6792-8308). 4.0 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh Giá Các Thảm Thực Vật và Hệ Thực Vật Các kết quả nghiên cứu hệ thực vật đã ghi nhận được tổng cộng 869 loài, thuộc 489 chi của 131 họ Thực vật bậc cao có mạch (Bảng 3.0). Danh sách các loài được trình bày trong phụ lục 1.0. Dựa vào kiến thức phân loại của đội điều tra và kinh nghiệm tổ chức các cuộc điều tra như thế tại hệ sinh thái rừng Việt Nam, số loài đã ghi nhận được chiếm khoảng 50 % tổng số loài ở đây. Bảng 3.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập thực vật ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh

Vị trí nghiên cứu

Số lượng mẫu (Số

hiệu) Tọa độ Số lượng

mẫu khô Họ Chi Loài Số ô tiêu chuẩn cây gỗ

Số ô tiêu chuẩn cây không phải

gỗ

Huyện Nam Đông, xã

Thượng Quảng

374 (HAL 6792-7165)

16º09’30’’–16º10’30’’B 107º35’40’’–107º40’30’’Đ

800

78 225 360 13 (ND 01 đến ND

12 và ND 14)

14 (ND 01 to ND 14)

Huyện A Lưới, xã A Roàng

264 (HAL 7166-7429)

16º04’00’’–16º05’20’’B 107º28’30’’–107º30’00’’Đ

650

60 168 245 8 (AL 01 đến AL

08)

8 (AL 01 to AL 08)

Huyện A Lưới, các xã Hồng Vân và Hồng

Kim

322 (HAL 7430-7751)

16º17’40’’–16º22’30’’B 107º08’35’’–107º13’30’’Đ

750

89 219 307 8 (AL 09,

AL 11 đến AL 17)

10 (AL 09 to AL 18)

Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên

252 (HAL 7752-

16º14’35’’–16º17’30’’B 107º25’30’’–

600 71 191 290 10

(AL 19 đến AL 28)

10 (AL 19 to AL 28)

Page 26: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

26

Vị trí nghiên cứu

Số lượng mẫu (Số

hiệu) Tọa độ Số lượng

mẫu khô Họ Chi Loài Số ô tiêu chuẩn cây gỗ

Số ô tiêu chuẩn cây không phải

gỗ 8003)

107º29’30’’Đ

Huyện Hương Thủy, xã

Dương Hòa

305 (HAL 8004-8308)

16º12’30’’–16º14’20’’B 107º33’40’’–107º39’00’’Đ

750

78 184 287 10 (HT 01 đến HT

10)

10 (HT 01 to HT 10)

Tổng số

1517 (HAL 6792-8308)

3550

138 546 1218 49 52

Hệ thực vật trong vùng nghiên cứu của Dự án tương đối đồng nhất. Chỉ có một kiểu rừng được ghi nhận: Rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp (Bản ảnh 3, ảnh 25-27; bản ảnh 4, ảnh 28-33). Tuy nhiên, trong thảm thực vật ở đây có thể thấy được các giai đoạn khác nhau của sự thoái hóa liên tiếp của rừng nguyên sinh. Thành phần loài và cấu trúc của hệ thực vật này thuộc hệ thực vật đồi đất thấp của phần Đông của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn. Hệ thực vật này cũng tiêu biểu cho phần đất thấp của Trung Việt Nam về tính đa dạng và phong phú. Phần lõi của các loài tại chỗ (bản địa) trong hệ thực vật này vẫn bao gồm đầy đủ hình ảnh của các yếu tố thực vật nguyên sinh. Bên cạnh đó tính đa dạng về thành phần loài của một số điểm nghiên cứu cũng như toàn bộ hệ thực vật của vùng đã tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây do xuất hiện các loài cỏ dại xâm lấn. Tuy nhiên do tính phức tạp của cảnh quan nên ở đây có nhiều môi trường sống hẹp. Ở chân đồi núi và dọc theo suối do địa hình riêng có gặp vài mảnh rừng phát triển ở nơi ẩm ướt quan năm, không có mùa khô rõ rệt. Thỉnh thoảng quan sát thấy những quần xã thực vật phi đia đới như thảm thực vật dọc suối ở độ cao rất thấp, đôi chỗ thấp hơn 100m so với mặt biển (Bản ảnh 20, ảnh 173-180; bản ảnh 21, ảnh 181) hoặc các quần xã thực vật sống bám trên các vách đá và đường đỉnh (Bản ảnh 24, ảnh 210-215).

Giống như các hệ thực vật khác của Việt Nam có quan hệ về mặt địa lý sinh vật với dãy Trường Sơn hệ thực vật của vùng nghiên cứu của Dự án có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các hệ thực vật của vùng Himalaia, nhất là với phần đông nam. Các yếu tố địa lý thực vật Himalaia phổ biến ở vùng nghiên cứu. Các yếu tố địa lý thực vật Ấn Độ-Malaixia và Malaixia tạo nên các phần quan trọng trong hệ thực vật của vùng nghiên cứu.

Một vài loài thuộc nhóm vừa kể như Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Freycinetia sumatrana, Parkia sumatrana, Harmandia mekongensis có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sống. Các yếu tố địa lý thực vật khác bao gồm các loài đặc hữu hẹp địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu. Những nhóm này là các đại diện đặc biệt nhất cho hệ thực vật của vùng nghiên cứu, tạo nên nét riêng biệt và tính độc nhất của nó. Sự phân tích về mặt hệ thực vật của những yếu tố này trong họ Lan của vùng nghiên cứu được trình bầy ngắn gọn trong bảng 8. Hiếm khi tìm thấy những địa điểm nhỏ lẫn lộn các loài Thông như Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium elatum, Nageia wallichiana và Podocarpus neriifolius.

Nhóm thực vật đáng quan tâm cuối cùng trong vùng nghiên cứu là các loài cây cỏ dại xâm lấn. Những loài này thường có sự phân bố rộng ở khắp các miền nhiệt đới hoặc cổ nhiệt đới. Thông thường các phần tử thực vật này là các yếu tố xâm chiếm, có thể lan rộng nhanh chóng ở những nơi mà rừng nguyên sinh đã bị tàn phá, và chúng sẽ thay thế các loài thực vật tại chỗ.

Page 27: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

27

4.3 Sự Đánh Giá Các Taxôn Bậc Cao Phổ các họ theo số loài trong vùng nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh được giới thiệu trong bảng 4. Mười (10) họ giầu loài nhất trong hệ thực vật được nghiên cứu là Polypodiaceae (theo nghĩa rộng), Orchidaceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Zingiberaceae, Annonaceae, Melastomataceae, Myrsinaceae, Fabaceae và Moraceae Những họ này gồm khoảng 52% tổng số loài đã ghi nhận được cho toàn hệ thực vật (xem bảng 4.0).

Mười (10) chi lớn nhất trong hệ thực vật này là Ardisia (Myrsinaceae), Ficus (Moraceae), Asplenium, Diplazium và Tectaria (Polypodiaceae), Alpinia (Zingiberaceae), Hedyotis và Lasianthus (Rubiaceae), và Begonia (Begoniaceae). Phổ này tiêu biểu cho hệ thực vật của các tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn và Đông Dương.

Những họ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quần xã thực vật ở đây là đại diện của những chi và họ đã được trình bầy cũng như một số họ khác như Acanthaceae, Anacardiaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Meliaceae, Moraceae, Myrtaceae, Podocarpaceae, Sapotaceae, Sterculiaceae, Styracaceae, Symplocaceae, Theaceae và Verbenaceae. Các chi và họ kể trên mang những đặc trưng nhiệt đới đích thực của hệ thực vật và tiêu biểu cho tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn. Bảng 4.0 Tính đa dạng các họ thực vật dựa vào số loài đã được thu thập

Họ Số loài Số chi Polypodiaceae theo nghĩa rộng 145 74 Orchidaceae 123 50 Rubiaceae 59 29 Euphorbiaceae 27 17 Zingiberaceae 23 8 Annonaceae 23 11 Melastomataceae 22 13 Myrsinaceae 21 5 Fabaceae 19 12 Moraceae 18 4 Cyperaceae 17 7 Acanthaceae, Arecaceae 15 8 Cyperaceae, Theaceae 12 6-7 Apocynaceae, Araceae, Convallariaceae, Lauraceae 10 3-9 Rutaceae 9 1-8 Begoniaceae, Celastraceae, Gesneriaceae, Menispermaceae 8 1-7 Fagaceae, Poaceae, Selaginellaceae, Smilacaceae 7 1-7 Asclepiadaceae, Asteraceae, Myrtaceae, Sterculiaceae 6 1-6 Elaeocarpaceae, Myristicaceae, Rosaceae, Sapotaceae, Scrophulariaceae, Symplocaceae, Verbenaceae 5 1-5

Loganiaceae, Magnoliaceae, Malpighiaceae, Oleaceae, Piperaceae, Podocarpaceae, Polygalaceae, Sapindaceae, Styracaceae, Urticaceae, Vitaceae

4 2-4

Aquifoliaceae, Araliaceae, Commelinaceae, Dipterocarpaceae, Ebenaceae, Lamiaceae, Loranthaceae, Lycopodiaceae, Marantaceae, Meliaceae, Pandanaceae

3 1-3

Alangiaceae, Anacardiaceae, Aristolochiaceae, Balsaminaceae, Capparidaceae, Clusiaceae, Connaraceae, Dilleniaceae, Dracaenaceae, Flacourtiaceae, Hypericaceae, Hypoxidaceae, Icacinaceae, Illiciaceae, Leeaceae, Lentibulariaceae, Musaceae, Nyssaceae, Proteaceae, Ranunculaceae, Simaroubaceae, Taccaceae, Ulmaceae

2 1-2

Page 28: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

28

Họ Số loài Số chi Actinidiaceae, Amaranthaceae, Ancistrocladaceae, Apiaceae, Aponogetonaceae, Balanophoraceae, Betulaceae, Burmanniaceae, Cecropiaceae, Caryophyllaceae, Chloranthaceae, Costaceae, Convolvulaceae, Dichapetalaceae, Elaeagnaceae, Ericaceae, Eriocaulaceae, Flacourtiaceae, Flagellariaceae, Gnetaceae, Hamamelidaceae, Hernandiaceae, Hydrangeaceae, Iteaceae, Juglandaceae, Lardizabalaceae, Lecythidaceae, Meliosmaceae, Nepenthaceae, Ochnaceae, Olacaceae, Ophioglossaceae, Opiliaceae, Orobanchaceae, Pandaceae, Pentaphragmaceae, Phormiaceae, Pittosporaceae, Pontederiaceae, Primulaceae, Rhamnaceae, Sabiaceae, Saurauiaceae, Staphyleaceae, Thymelaeaceae, Tiliaceae, Trilliaceae, Triuridaceae, Violaceae, Fam. 1-8

1 1

Tỷ lệ cao của các loài cây gỗ (16.7%) là phổ biến cho các hệ thực vật của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh và thứ sinh già. Tỷ lệ cao của các loài cây bụi (23.8%) và của các loài cỏ (45.9%) cũng là chỉ thị cho những vùng có thảm thực vật thứ sinh trẻ. Các loài cỏ có tỷ lệ phần trăm cao và giầu yếu tố bản địa đôi khi cũng được thấy trong hệ thực vật nguyên sinh với nhiều kiểu môi trường sống phi địa đới (như các thung lũng suối hoặc trên đá lộ lên ). Một số lượng lớn thực vật sống bám trên cây cũng được ghi nhận (172 loài, chiếm 14,1% hệ thực vật, xem phụ lục 1.0). Đó là bằng chứng rõ ràng cho sự bảo tồn tốt các quần xã rừng trong vùng nghiên cứu. Đồng thời sự có mặt của không ít loài thực vật hoại sinh-không có diệp lục cũng như thực vật ký sinh được ghi nhận trong khi nghiên cứu thực địa đã cho thấy có sự duy trì tốt lớp thổ nhưỡng ở nhiều điểm nghiên cứu. Trong số các loài thuộc nhóm này có thể kể Burmannia sp., Didymoplexiopsis khiriwongensis, Galeola nudifolia, Gastrodia sp., Lecanorchis sp.1., Lecanorchis sp.2., Pristiglottis saprophytica, Stereosandra javanica, Epirixanthes elongata, Sciaphila clemensiae (thực vật hoại sinh) và Rhopalocnemis phalloides, Christisonia hookeri (ký sinh trên rễ trong đất).

Bảng 5.0 Phổ dạng sống của các loài trong vùng nghiên cứu của Dự án

Dạng sống Cây gỗ Cây bụi Cỏ Dây

leo Thực vật ký sinh

Thực vật hoại sinh

Phần trăm trong hệ thực vật 16.7% 23.8% 45.9% 12.4% 0.4% 0.8%

4.3 Tường Trình Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án Hệ thực vật khu vực Dự án Hành lang xanh hầu như giống nhau trong giới hạn trung bình của số lượng loài thực vật (cũng như chi và họ) đã được thu thập trong suốt đợt khảo sát đầu tiên này, mặc dầu điều này đã bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực thu mẫu khác nhau (Bảng 6.0). Số loài thực vật đã thu được trong những điểm nghiên cứu này khoảng từ 221 đến 322 (tương ứng chiếm 25,4 đến 37,0% tổng số loài đã thu thập được trong toàn bộ hệ thực vật). Trung bình số loài thực vật thu được trong mỗi ngày làm việc ở ngoài thực địa là từ 36 đến 46 loài. Những dữ liệu đồng nhất này cho phép chúng ta đánh giá tính đa dạng thực vật ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh.

Dựa vào lịch sử hình thành các quần xã thực vật trong vùng này chúng đại diện cho các quần hệ đồng dạng có có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thành phần chính của các loài tại chỗ và xâm lấn ở tất cả các điểm nghiên cứu là rất giống nhau. Hầu hết các loài (được nhận biết ở ngoài thực địa đến mức độ loài) xuất hiện trong tất cả hoặc ít nhất trong phần lớn các điểm nghiên cứu. Những loài tại chỗ hiếm, thường là đặc hữu và gần đặc hữu với những yêu cầu về sinh

Page 29: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

29

thái hẹp, độc nhất (như các loài sống trên một số loại đá) thường xác định sự khác nhau chủ yếu giữa các điểm nghiên cứu. Hơn nữa, chúng được xác định rõ bởi sự khác nhau về độ cao, thành phần cấu tạo của đá mẹ, vi khí hậu đặc biệt, các điều kiện thủy văn và các nhân tố phá hủy hiện đại. Thành phần cơ bản của các loài trong mỗi điểm nghiên cứu rất giống nhau, nhưng sự tham gia của các nhóm của các yếu tố lịch sử khác nhau là khác nhau rõ rệt và phụ thuộc trực tiếp vào mức độ xáo trộn của thảm thực vật nguyên sinh. Ở nơi các quần xã thực vật rừng thứ sinh chiếm ưu thế vai trò của các loài bản địa bị suy giảm, ngược lại của các loài xâm lấn tăng lên. Điều này đặc biệt đúng đối với các loài cây gỗ trong các ô nghiên cứu; ở đây khó có thể tìm thấy những cây con và cây non tái sinh từ hạt. Số lượng loài nói chung có thể vẫn còn cao nhưng các loài cỏ tiên phong xâm lấn và các phần tử ngoại lai chiếm ưu thế. Bảng 6.0 Sự so sánh số lượng loài trong vùng Dự án Hành Lang Xanh; biểu diễn số lượng họ, chi và loài với tỉ lệ phần trăm đối với toàn vùng nghiên cứu

Số lượng dưới dạng tỷ lệ phần

trăm đối với toàn vùng nghiên cứu

Vùng dự án Hành

Lang Xanh

Huyện Nam Đồng, xã Thượng Quảng

Huyện A Lưới, xã A Roàng

Huyện A Lưới, các xã Hông Vân và

Hông Kim

Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên

Huyện Hương

Thủy, xã Dương

Hòa

Họ 131 100%

74 56.9%

57 43.8%

87 66.9%

69 53.1%

67 51.5%

Chi 489 100%

215 43.9%

162 33.1%

213 43.9%

180 36.7%

184 37.9%

Loài 869 100%

322 37.0%

231 26.5%

253 29.1%

221 25.4%

263 30.2%

Số ngày thu

mẫu

32 9 5 7 5 6

Số lượng loài trung bình thu thập trong mỗi

ngày

28 36 46 36 44 44

Bảng 7.0 trình bày số lượng loài gặp duy nhất cho mỗi điểm nghiên cứu, không gặp ở các điểm khác. Những nhóm loài này nhấn mạnh tính đặc biệt cho mỗi điểm nghiên cứu và xác định những sự khác nhau giữa các điểm. Tất cả các điểm nghiên cứu đều có mức độ đặc biệt tương tự nhau. Số lượng loài độc nhất thấy nhiều nhất ở hai xã Hồng Vân và Hồng Kim, vì thực ra điểm này nằm ở hai vị trí cách nhau đến 8 km và độ cao của một số rặng núi ở đây lên đến 1150 m so với mặt biển (xem Hình 3.0). Số lượng loài độc nhất gặp ít nhất ở A Roàng do mức độ nghiên cứu các lòai cây gỗ cao còn thấp. Bảng 7.0 Số lượng loài độc nhất phỏng chừng có trong khu vực Dự án (Dữ liệu chỉ dựa vào các loài đã thu thập)

Địa điểm nghiên cứu Số lượng loài độc nhât

(Dựa vào số loài thu thập trong nghiên cứu thực địa, trong ô và ngoài ô tiêu chuẩn)

Huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng 45 Huyện A Lưới, xã A Roàng 37 Huyện A Lưới, xã Hồng Kim và Hồng Vân 72 Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên 41 Huyện Hương Thủy, xã Dương Hóa 48

Page 30: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

30

4.3.1 Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng Vị trí được chọn cho sự phân tích là xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông, là vùng đồi có độ cao ưu thế ở 300- 450 m trên mặt biển. Các sườn dốc và đỉnh núi thấp ở đây phần lớn bao gồm đá phiến sét và đá cát (Bản ảnh 2, ảnh 10, 12, 16). Ở phần phía tây có độ cao thấp hơn, đá granít cổ bị bào mòn là loại đá mẹ cơ bản (Bản ảnh 2, ảnh 14,15). Các vách đá phiến sét phân bố ở gần đỉnh của các chỏm núi và trong những hẻm sông gắn kết với mạch thạch anh mà thỉnh thoảng xuất hiện như các khối đá lộ dốc đứng (Bản ảnh 2, ảnh 17; bản ảnh 24, ảnh 213). Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần và rừng thứ sinh thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu thảm thực vật chính ở điểm nghiên cứu (Bản ảnh 4, ảnh 29, 32, 34). Rừng thứ sinh nửa thưa, trảng cây bụi (thường chỉ với Nứa), các quần xã cỏ cao và Ráng rất tiêu biểu ở độ cao thấp hơn, nhất là ở phía Tây (Bản ảnh 4, ảnh 36; bản ảnh 5, ảnh 39, 40, 42). Thảm thực vật trong vùng này có đặc tính thứ sinh. Các hoạt động khai thác một phần, ảnh hưởng của chiến tranh (đặc biệt do ném bom) và làm nông nghiệp theo lối nương rãy là các nhân tố lịch sử chính gây sự xáo trộn thảm thực vật rừng. Tuy nhiên, trên các sườn dốc và dọc theo các thung lũng hẻm núi và dòng sông có bóng râm có thể vẫn còn thấy thành phần các loài thực vật nguyên sinh. Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận ở điểm này được 322 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 215 chi của 74 họ thực vật. Một số loài sau đây đã giúp chỉ rõ đặc trưng của điểm nghiên cứu này:

Amesiodendron chinense, Arenga caudatum, Argostemma uniflorum, Bolbitis appendiculata, Brassaiopsis glomerulata, Bulbophyllum umbellatum, Chirita colaniae, Cleisostoma melanorachys,

Cleisostoma racemiferum, Cryptophragmium langbianense, Cryptostylis arachnites, Dendrobium tortile, Dichapetalum longipetalum, Diplazium dilatatum, Dipterocarpus hasseltii, Dischidia hirsuta, Ficus sagittata, Gastrodia sp.nov.,

Huperzia carinata, Lecanorchis sp.nov.1., Leea aequata, Lepisorus macrosphaerus, Memecylon angustifolium, Microdesmis casearifolia, Ormosia balansae, Pinanga banaensis, Pinanga paradoxa, Pteris finotii, Rhapis laosensis,

Sarcodum scandens, Sciaphila clemensiae, Styrax liseoides, Styrax rufopilosus, Tectaria pseudodecurrens, Tectaria subdecurrens, Trigonospora ciliata.

Nhiều loài trong số kể trên là các thành phần không thể thiếu của thành phần loài của rừng nguyên sinh và nhiều loài tại chỗ là đặc hữu hoặc gần đặc hữu cho điểm nghiên cứu. Các loài Arenga caudatum, Chirita colaniae, Cryptophragmium langbianense, Ormosia balansae, Pinanga banaensis, Rhapis laosensis và Sciaphila clemensiae là chỉ thị của môi trường sống của rừng nguyên sinh. Một vài loài phát hiện ở điểm nghiên cứu này hi vọng sẽ là loài mới cho khoa học (Aspidistra sp. HAL 7010, Gastrodia sp. nov. và Lecanorchis sp.nov.1; xem bản ảnh 25-27, ảnh 224-241).

Một nhóm thực vật đặc biệt khác ở điểm nghiên cứu này là các loài cỏ xâm lấn tiêu biểu cho các quần xã thực vật thứ sinh như Cardiospermum halicacabum, Pteris ensiformis, Pteris finotii, Sarcodum scandens, Sterculia lanceolata và Trema cannabina.

4.3.2 Huyện A Lưới, Xã A Roàng Vị trí được chọn cho sự phân tích là xã A Roàng, huyện A Lưới, nằm trong vùng núi thấp với những dãy chính có sườn rất dốc hướng về Đông Bắc (Bản ảnh 3, ảnh 25, 27). Độ cao chủ yếu ở điểm nghiên cứu này là 500-800 m trên mặt biển. Các loại đá mẹ chủ yếu là đá

Page 31: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

31

cát và đá phiến sét (Bản ảnh 2, ảnh 13) xen với đá granít rải rác. Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu thảm thực vật chính ở đây (Bản ảnh 3, ảnh 25-27). Ở độ cao thấp hơn về phía Đông Bắc là rừng thứ sinh và cây bụi. Trong quá khứ, làm nông nghiệp theo lối đốt nương làm rãy là nhân tố chính gây xáo trộn thảm thực vật. Việc xây dựng đường to, và liên quan với nó làm xói mòn và là các nhân tố phá hủy nghiêm trọng thảm thực vật rừng nguyên sinh ở đây trong thời gian gần đây (Bảng 32, 33; ảnh 287-291). Tuy nhiên, nhìn chung thảm thực vật ở điểm nghiên cứu này vẫn còn mang các đặc điểm khá nguyên sinh với cấu trúc ổn định của các loài tại chỗ tiêu biểu cho rừng nguyên sinh ở khu vực này. Sự tham gia của các loài xâm chiếm trong cấu trúc thảm thực vật ở đây kém mãnh liệt hơn so với các điểm nghiên cứu khác.

Chúng tôi đã thu thập được 231 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 162 chi, của 57 họ. Một số loài sau đây đã giúp chỉ rõ đặc trưng của điểm nghiên cứu này:

Belschmiedia sp., Belvisia annamensis, Blastus pauciflorus, Burmannia sp., Ceratostylis siamensis, Cleisostoma simondii, Cleisostoma striatum, Collabium chinense,

Diplectria barbata, Diplopanax vietnamensis,, Eria obscura, Eria pannea, Ficus nervosa, Helicia obovatifolia, Jasminum lanceolaria,

Lasianthus wallichii, Lecanorchis sp.nov.2., Licuala fatua, Liparis balansae, Liparis tixieri, Lophopetalum wightianum, Loxogramme avenia

Medinilla assamica, Phoebe tavoyana, Stereosandra javanica, Thelasis pygmaea, Thrisxpermum

formosanum.

Tất cả các loài trong nhóm này đều thuộc yếu tố rừng nguyên sinh. Chúng làm nổi bật tính chất tại chỗ củađiểm nghiên cứu này. Số loài đặc hữu hoặc gần đặc hữu ở đây khá cao, bao gồm Blastus pauciflorus, Ceratostylis siamensis, Cleisostoma simondii, Collabium chinense, Diplopanax vietnamensis, Eria obscura, Lecanorchis sp.nov.2., Liparis balansae và Liparis tixieri. Một vài loài trong nhóm này (Diplopanax vietnamensis) là loài ưu thế của tầng tán cao nhất của rừng nguyên sinh. Các loài không có diệp lục cộng sinh với nấm (Burmannia sp., Lecanorchis sp.nov.2., Stereosandra javanica) chỉ ra rằng ở nhiều nơi của điểm nghiên cứu vần bảo tồn được tầng đất ẩm giầu mùn.

Các loài đặc trưng cho điểm nghiên cứu đã được lựa chọn (bao gồm cả một số loài chưa xác định đến bậc loài) trình bày trong các bản ảnh 27, hình 242, 243 và bản ảnh 28, ảnh 244-247. Một vài loài trong số này có như Phyllagathis sp. (HAL 7400) và Lecanorchis sp. (HAL 7247) có thể là loài mới cho khoa học.

4.3.3 Huyện A Lưới, Các Xã Hồng Kim và Hồng Vân Vị trí được chọn cho sự phân tích là các xã Hồng Kim và Hồng Vân thuộc huyện A Lưới, đại diện cho một khu vực đồi núi nâng lên về phía Đông Bắc thành hệ thống núi thấp (Bản ảnh 1, ảnh 3, 4). Các đồi và núi trong khu vực là rất dốc, thường xuất hiện ở các vách dốc đứng và dốc thẳng đứng cao, đặc biệt là dọc theo các hẽm núi (Bản ảnh 1, ảnh 6-8). Các kiểu đá mẹ chính trong khu vực là đá phiến sét (Bản ảnh 1, ảnh 6-9) với rải rác đá granít, thường phổ biến ở độ cao thấp hơn. Phần phía Tây Nam của điểm nghiên cứu là các thung lũng dọc sông suối rộng lớn với đất đá phiến và granít thô bồi tụ (Bản ảnh 1, ảnh 4). Độ cao trung bình từ 600-1100 m (điểm cao nhất của điểm nghiên cứu là phía Đông Bắc lên tới 1150 m trên mặt biển).

Rừng thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp và trảng cây bụi thứ sinh là kiểu thảm thực vật phổ biến nhất (Bản ảnh 4, ảnh 33; bản ảnh 5, ảnh 37, 38). Ở góc phía Đông Bắc của điểm nghiên cứu, độ cao lên đến 1150 m trên mặt biển là mảng rừng

Page 32: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

32

thường xanh cây lá rộng ở núi thấp còn sót lại. Những khối rừng lớn còn sót lại đã thấy trên sườn dốc núi phía Đông Bắc của điểm nghiên cứu). Các quần xã cỏ thứ sinh và Ráng cũng phổ biến (Bản ảnh 5, ảnh 41). Chúng đặc biệt tiêu biểu cho những khu vực bị ảnh hưởng của các chất hóa học gây rụng lá với cường độ cao trong thời kỳ chiến tranh (Bản ảnh 32, ảnh 285, 286). Chúng tôi cũng đã quan sát các quần xã như vậy trên quy mô lớn ở phía Tây Nam của điểm nghiên cứu. Sự tái sinh của thảm cây gỗ ở đây không có hoặc rất nghèo nàn (Bản ảnh 32, ảnh 285, 286). Việc đốn gỗ trầm trọng, đốt nương làm rãy, ném bom và sử dụng chất khai quang (với cường độ từ thấp đến vừa và mạnh) trong thời gian chiến tranhlà các nhân tố chính gây xáo trộn thảm thực vật rừng. Các loài tại chỗ nguyên sinh phổ biến sống sót ở dọc suối và các hẽm núi,thung lũng hoặc ở các vùng được che bóng, thông thường ở sườn Bắc. Tuy nhiên, chúng là các loài cỏ và cây bụi. Các loài cây gỗ tại chỗ không thấy hoặc rất hiếm khi sót lại. Chúng tôi đã ghi nhận được tổng số 253 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 213 chi của 87 họ. Một số loài sau đây đã giúp chỉ rõ đặc trưng của điểm nghiên cứu này: Actinidia latifolia, Alniphyllum fortunei, Anemone sumatrana, Aristolochia contorta, Arundina graminifolia, Aspidopteris sp.nov., Asplenium tenuifolium, Betula alnoides, Bousigonia mekongense, Ceratopteris thalictroides, Dendrophthoe vatrians, Diplopterygium blotianum, Dipteris conjugata, Dischidia acuminata,

Epigeneium chapaense, Eria corneri, Eria pusilla, Eulophia spectabilis, Fagraea auriculata, Flickingeria angustifolia, Gelsemium elegans, Gleichenia truncata, Hoya multiflora, Licuala ternata, Luisia psyche, Lysimachia chapaensis, Malaxis ophridis,

Melientha suavis, Meliosma simplicifolia, Melodinus myrtiflorus, Monochoria ovata, Nepenthes mirabilis, Ophioglossum reticulatum, Ormosia cambodiana, Paphiopedilum appletonianum, Phaius longicornu, Prunus ceylanica, Rauvolfia cambodiana, Rhomboda petelotii,

Rhopalocnemis phalloides, Selaginella tamariscina, Sphenomeris chinensis, Sporoxeia sp., Stixis scandens, Tainia latifolia, Tectaria polymorpha, Tetracera scandens, Thottea sp. nov. Utricularia odorata, Utricularia scandens, Woodwardia harlandii, Youngia japonica.

Vai trò của một nhóm loài đại diện cho các yếu tố tiêu biểu của các quần xã thực vật thứ sinh ở điểm nghiên cứu là rất cao, trung bình trên 30%. Các loài này là Alniphyllum fortunei, Arundina graminifolia, Breynia fruticosa, Callicarpa rubella, Cissampelos pareira, Diplopterygium blotianum, Drymaria diandra, Elaeagnus sp., Embelia ribes, Eulophia spectabilis, Euodia crassifolia, Euodia sutchuenensis, Gelsemium elegans, Gleichenia truncata, Litsea cubeba, Lygodium salicifolium, Melodinus myrtiflorus, Ophioglossum reticulatum, Pericampylus glaucus, Rauvolfia cambodiana, Saurauia tristyla, Stixis scandens và Tetracera sarmentosa. Các loài khác thuộc nhóm khá tiêu biểu cho các quần xã thực vật nguyên sinh. Đó là Actinidia latifolia, Aristolochia contorta, Aspidopteris sp. nov., Asplenium tenuifolium, Betula alnoides, Bousigonia mekongense, Calymnodon asiaticus, Chloranthus erectus, Cibotium barometz, Dischidia acuminata, Engelhardia roxburghiana, Eria corneri, Fagraea auriculata, Hoya multflora, Licuala ternata, Malaxis ophridis, Melientha suavis, Meliosma simplicifolia, Microlepia hookeriana, Monochoria ovata, Nepenthes mirabilis, Ormosia cambodiana, Rhopalocnemis phalloides, Sphenomeris chinensis, Sporoxeia sp., Tectaria polymorpha và Woodwardia harlandii.

Toàn bộ tính đa dạng thực vật của điểm nghiên cứu tăng lên khithu thập ở độ cao hơn của phần Tây Bắc, nơi có một số đỉnh núi lên đến 1150 m trên mặt biển. Các loài của nhóm này khá phổ biến ở đai núi thấp. Đó là Anemone sumatrana, Dipteris conjugata, Epigeneium chapaense, Flickingeria angustifolia, Gordonia axillaris, Luisia psyche, Lysimachia chapaensis, Paphiopedilum appletonianum, Prunus ceilanica, Rhomboda petelotii và Tainia latifolia. Chúng không thể mọc ở độ cao thấp hơn và không thấy ở các địa điểm nghiên cứu khác.

Page 33: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

33

Nhiều vách đá là nơi sống của các quần xã thực vật đặc biệt sống bám trên đá. Các loài tại chỗ sống bám trên đá là Eria pusilla, Phaius longicornu và Selaginella tamariscina. Các loài thực vật sống ở dưới nước hoặc ít nhiều ở dưới nước trong các thung lũng suối ẩm thu thập được là Ceratopteris thalictroides, Monochoria ovata và đặc biệt là chi Utricularia.

Trong số các loài đặc hữu và gần đặc hữu được chúng tôi tìm thấy trong điểm nghiên cứu là các loài đáng chú ý đặc biệt như Epigeneium chapaense, Ormosia cambodiana, Paphiopedilum appletonianum, Phaius longicornu, Rauvolfia cambodiana và Rhomboda petelotii. Một số loài này có ý nghĩa làm cảnh cao (Paphiopedilum appletonianum, Phaius longicornu) hay làm thuốc (Rauvolfia cambodiana).

Chúng tôi đã lựa chọn một số loài thực vật (bao gồm một số chưa được xác định đến mức độ loài) để minh họa trong bản ảnh 28-30, ảnh 248-263. Một loài trong số đó có tên Achasma sp. (HAL 7547) có thể được mô tả là loài mới cho khoa học. Một số loài thực vật được minh họa khác là những loài đang muốn trồng làm cảnh với lá đặc sắc và hoa sặc sỡ (Impatiens spp. HAL 7528, Nepenthes mirabilis, Selaginella tamariscina, Phaius longicornu và Paphiopedilum appletonianum). 4.3.4 Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên Rộng rãi, gần như bằng phẳng, các thung lũng sông và quanh các đồi núi là tiêu biểu cho điểm nghiên cứu này. Các địa khảo sát trải rộng từ thung lũng sông suối ở độ cao khoảng 80 m trên mặt biển lên tới các đỉnh đồi cao nhất 300 m. Đây là khu vực thấp nhất của tất cả các điểm nghiên cứu trong đợt điều tra hiện nay. Đá mẹ chiếm ưu thế là các loại phiến đá sét khác nhau (Bản ảnh 2, ảnh 11) với một ít đá cát rải rác. Đất phù sa phiến sét gồ ghề lấp đầy các thung lũng sông và suối. Đây là vùng bị khai thác gỗ từ lâu nên không còn rừng nguyên sinh nữa. Rừng thứ sinh rậm và nửa rậm, trảng cỏ và trảng cây bụi là các quần xã thực vật hình thành chính gặp ở điểm nghiên cứu này (Bản ảnh 4, ảnh 35). Một số mảnh rừng nguyên sinh rất nghèo nàn còn sót lại ở vài điểm dọc theo các đỉnh đồi và ở sườn Bắc dựng đứng. Tuy nhiên, ở điểm nghiên cứu này vẫn còn gặp một số loài, nhất là cỏ của nhân nguyên sinh tại chỗ. Chúng thường sống sót dọc theo các thung lũng và các hẻm núi đá ẩm ướt. Một số cây trưởng thành của các loài cây gỗ tại chỗ vẫn thỉnh thoảng thấy trên các đỉnh đồi và các sườn dốc cao.

Chúng tôi đã ghi nhận được 221 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 180 chi của 69 họ. Một số loài sau đây đã giúp định rõ đặc trưng của vị trí nghiên cứu này:

Adina pilulifera, Albizia corniculata, Allospondias lakonensis, Amomum unifolium, Ancistrocladus

cochinchinensis, Arundina chinensis, Athyrium mackinnonii, Derris acuminata,

Diplazium subsinuatum, Donax cannaeformis, Dysoxylon sp., Embelia scandens, Geophila repens, Gordonia intricata, Lemmaphyllum microphyllum, Lindsaea lucida,

Microdesmis casearifolia, Naravelia laurifolia, Paederia microcephala, Parkia sumatrana, Pronephrium triphyllum, Pteridium aquilinum, Rhynchothecum obovatum, Robiquetia spathulata,

Sapium discolor, Streblus ilicifolia, Tacca plantaginea, Tectaria decurrens, Turpinia cochinchinensis, Uncaria cordata, Zingiber sp.

Số lượng loài đặc biệt đại diện cho các quần xã thực vật thứ sinh là rất cao, trung bình khoảng 43,9%. Những loài này là Acacia pennata, Albizia corniculata, Ancistrocladus cochinchinensis, Boehmeria macrophylla, Clausena excavata, Derris acuminata, Embelia scandens, Macaranga denticulata, Maclura cochinchinensis, Maesa indica, Microdesmis casearifolia, Naravelia laurifolia, Paederia sp., Pteridium aquilinum, Rubus alceaefolius,

Page 34: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

34

Sapium discolor, Turpinia cochinchinensis và Uncaria cordata. Một số loài trong nhóm này như Pteridium aquilinum có thể xuất hiện nhiều nhất trong các quần xã Ráng và cỏ trên đất bị thoái hóa mạnh ở các khu vực bị phát quang rộng lớn.

Các loài thực vật đặc biệt khác ở điểm nghiên cứu thuộc nhóm khá tiêu biểu cho các quần xã thực vật nguyên sinh. Các loài vùng đất rừng thuộc nhóm này là Amomum unifolium, Artocarpus melinoxyla, Dysoxylon sp., Geophila repens, Gordonia intricata, Lemmaphyllum microphyllum, Parkia sumatrana, Pothos repens, Pronephrium triphyllum, Rhynchothecum sp., Robiquetia spathulata, Streblus ilicifolia, Zingiber sp. và Tectaria decurrens. Một vài loài trong số đó như Parkia sumatrana và Streblus ilicifolia là cùng ưu thế của tán cây gỗ và cây bụi và đóng vai trò rất quan trọng trong các quần xã thực vật ở điểm nghiên cứu này.

Các loài thực vật tiêu biểu của thung lũng sông suối đất bồi tụ thấp tạo nên một nhóm khác. Đó là loài cây gỗ Allospondias lakonensis, cây bụi (Adina pilulifera, Elaeocarpus hainanensis) và các loài cỏ (Athyrium mackinnonii, Diplazium subsinuatum, Donax cannaeformis, Lindsaea lucida, Tacca plantaginea).

Amomum unifolium và Arundina chinensis là hai loài đặc hữu của Việt Nam tìm thấy ở điểm nghiên cứu này. Loài thứ hai là loài mọc trên đá rất hiếm ở thung lũng sông thấp cho đến gần đây chỉ mới gặp ở một điểm của Việt Nam (tỉnh Gia Lai). Loài này có ý nghĩa quan trọng để trồng làm cảnh.

Chúng tôi đã lựa chọn một số loài thực vật (bao gồm cả một số chưa xác định đến mức loài) để minh họa trong bản ảnh 30-31, ảnh 264-274. Một số loài có tên Aspidistra sp. (HAL 7761) và Amomum sp. (HAL 7896) có thể là loài mới cho khoa học. Aponogeton robinsonii, một loài đặc hữu mọc dưới nước được phát hiện ở điểm nghiên cứu này là chỉ thị cho môi trường nước sạch ở các dòng suối của rừng mới bị thoái hóa. 4.3.5 Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa Vị trí được chọn cho sự phân tích là xã Dương Hóa thuộc huyện Hương Thủy. Nó bao gồm phần chính là khu vực đồi thấp và núi (Bản ảnh 1, ảnh 9). Độ cao từ 200 m trên mặt biển, ở các thung lũng sông trải rộng và bằng phẳng (Bản ảnh 1, ảnh 2) tới các rặng núi cao với đỉnh lên tới 825 m (Bản ảnh 1, ảnh 9; bản ảnh 4, ảnh 28; bản ảnh 24, ảnh 210). Hệ thống đồi núi ở điểm nghiên cứu này bị chia cắt từ Bắc đến Nam bởi các hẻm núi sâu, phổ biến với các vách đá dốc đứng (Bản ảnh 1, ảnh 5). Đá phiến cấu kết với các mạch quáczít là kiểu đá mẹ chính ở khu vực nghiên cứu này (Bản ảnh 1, ảnh 5). Trên đỉnh núi cao nhất (thuộc dãy Mang Chan) chúng tôi đã quan sát thấy có nhiều tảng quáczít nhô lên (Bản ảnh 2, ảnh 18). Rừng nguyên sinh giầu bị khai thác một phần và rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là các kiểu thảm thực vật ưu thế ở điểm nghiên cứu (Bản ảnh 4, ảnh 28, 30). Đồng thời, ở độ cao thấp nhất, đặc biệt trên các vách dốc lưu vực sông và dọc theo các thung lũng sông rừng thứ sinh nửa rậm, trảng cây bụi vàtrảng cỏ thứ sinh chiếm ưu thế trên các khu vực rất rộng lớn (Bản ảnh 1, ảnh 2; bản ảnh 20, ảnh 174). Tuy nhiên, ở nhiều điểm nghiên cứu rừng ven sông suối vẫn còn giầu các loài thực vật tại chỗ và các quần xã thực vật nguyên sinh hầu như không bị thay đổi (Bản ảnh 20, ảnh 178, 180). Chúng tôi đã quan sát thấy thảm thực vật trên đá có thành phần loài rất phong phú đặc biệt tiêu biểu cho các khối quáczít lộ đầu trên một số đỉnh núi cao nhất ở điểm nghiên cứu (Bản ảnh 24, ảnh 210, 212).

Page 35: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

35

Việc khai thác ở mức độ vừa phải là nhân tố chính gây xáo trộn thảm thực vật nguyên sinh trên các khu vực rộng lớn của điểm nghiên cứu này. Việc phun các chất hóa học gây rụng lá đã phá hủy nghiêm trọng thảm thực vật trên nhiều đỉnh núi cao nhất mà hiện nay vẫn chỉ được bao phủ bới các quần xã tre nứa nghèo nàn. Ở những độ cao thấp trong phần Đông của điểm nghiên cứu không có thảm thực vật nguyên sinh vì toàn bộ đã bị cháy và khai thác kiệt. Chúng tôi đã ghi nhận được 263 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 184 chi của 67 họ. Một số loài sau đây đã giúp xác định đặc trưng của vị trí nghiên cứu này:

Adiantum flabellulatum, Appendicula cornuta, Argostemma spp., Bolbitis heteroclita, Bulbophyllum sigaldiae, Camellia corallina, Camellia elongata, Campylospermum striatum, Dendrobium aduncum, Dendrobium nobile,

Dendrobium ochraceum, Elaphoglossum annamense, Eria floribunda, Eria lasiopetala, Flagellaria indica, Grewia bullot, Harmandia mekongensis, Knoxia sumatrensis, Liparis petelotii, Luvunga scandens,

Manglietia rufobarbata, Peperomia parcilia, Phymatosorus scolopendria, Polygala tonkinensis, Popowia cambodiana, Pristiglottis saprophytica, Prosaptia urceolare, Rhapis excelsa, Schizaea dichotoma, Scindapsus schotii,

Stenochlaena palustris, Strychnos wallichiana, Taeniophyllum pahangense, Vaccinium dunalianum Viola betonicaefolia, Xerospermum noronhianum.

Phần lớn nhất các loài thuộc các loài tại chỗ tiêu biểu cho các quần xã thực vật nguyên sinh. Chỉ có 3 loài của nhóm này là khá phổ biến trong kiểu thảm thực vật thứ sinh, cụ thể là Brucea javanica, Luvunga scandens và Micromelum falcatum. Nhóm này chiếm không đến 6,3% số loài đặc trưng cho điểm nghiên cứu. Tất cả các loài duy nhất cho điểm nghiên cứu là thành phần không thể thiếu của các quần xã thực vật tại chỗ nguyên sinh tiêu biểu cho điểm nghiên cứu. Trong số đó có nhiều loài thực vật sống bám trên cây như Dendrobium nobile, Dendrobium ochraceum, Eria lasiopetala, Phymatosorus scolopendria, Taeniophyllum pahangense và Scindapsus schotii. Nhiều khối đá nhô lên dọc theo các hẻm suối và trên các đỉnh núi tạo nên môi trường sống cho một tập hợp giàu các lòai sống bắt buộc trên đá. Trong số đó có các loài rất hiếm, cụ thể như Appendicula cornuta, Argostemma sp., Bulbophyllum sigaldiae, Dendrobium aduncum, Elaphoglossum annamense, Eria floribunda, Liparis petelotii, Peperomia parcilia, và Viola betonicaefolia. Một số loài cây bụi phổ biến trên đá có thể chỉ tìm thấy ở những nơi có nhiều quáczít nhô lên dọc theo các rặng núi cao nhất trên đất axít đặc biệt (Camellia spp., Vaccinium dunalianum).

Những yếu tố rừng rừng nguyên sinh thực thụ hình thành một nhóm lớn nhất của các loài đặc biệt cho địa điểm nghiên cứu. Những loài này là Adiantum flabellulatum, Aquilaria sp., Asystasia sp., Atalantia sp., Bolbitis heteroclita, Campylospermum striatum, Gonocaryum lobbianum, Grewia bullot, Harmandia mekongensis, Knoxia sumatrensis, Lophaterum gracile, Manglietia rufobarbata, Polygala tonkinensis, Popowia sp., Prosaptia sp., Pteris semipinnata, Rhapis excelsa, Schizaea dichotoma, Strychnos wallichii và Xerospermum noronhianum.

Các loài tiêu biểu cho các quần xã cỏ đầm lầy ngập nước của các thung lũng suối trong địa điểm nghiên cứu là Flagellaria indica và Stenochlaena palustris. Chúng tôi đã phát hiện và ghi nhận một loài Lan hiếm cộng sinh với nấm không có diệp lục có tên Pristiglottis saprophytica ở điểm nghiên cứu. Điều này chỉ ra rằng đất ở đây còn rất tốt, tiêu biểu cho rừng nguyên sinh. Trong số các loài đặc hữu và gần đặc hữu thì các loài đáng chú ý là Bulbophyllum sigaldiae, Campylospermum striatum, Dendrobium ochraceum, Harmandia mekongensis, Liparis petelotii, Pristiglottis saprophytica và Taeniophyllum pahangense.

Page 36: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

36

Chúng tôi đã lựa chọn các loài thực vật để minh họa trong bản ảnh 31-32, ảnh 275-284. Một số loài có tên Argostemma sp. (HAL 8127) và Amomum sp. (HAL 8150) có thể được mô tả là loài mới cho khoa học. Việc phát hiện ở điểm nghiên cứu loài Dendrobium ochraceum, một loài đặc hữu địa phương rất hiếm có ý nghĩa quan trọng. Nó có giá trị lớn để trồng làm cảnh hay đểlai tạo những dạng Lan mới để trồng.

4.4 Sử Dụng Lan như Mô Hình để Phân Tích Hệ Thực Vật Họ Lan (Orchidaceae) được sử dụng như là một taxôn chỉ thị để phân tích sơ bộ hệ thực vật và để so sánh với thảm thực vật của các khu vực bởi vì nó là họ thực vật duy nhất ở Việt Nam mà hiện nay có đủ dữ liệu để so sánh. Lan là họ thực vật có hoa lớn nhất trong hệ thực vật Việt Nam, bao gồm đại diện của tất cả các yếu tố địa lý và hệ thực vật xuất hiện ở những môi trường sống. Hơn nữa, họ này bao gồm nhiều taxôn bị đe dọa tuyệt chủng với giá trị bảo tồn cao. Các dẫn liệu sơ bộ cơ bản thu được từ việc phân tích và so sánh họ này có thể ngoại suy cho toàn bộ khu vực của Dự án Hành lang xanh.

Tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn có khoảng 375 loài Lan, thuộc 103 chi (Averyanov và cộng sự 2003a). Trong đó 22 loài là đặc hữu địa phương của vùng nghiên cứu (Averyanov và cộng sự 2003a; Averyanov and Averyanova, 2003; bao gồm cả các dẫn liệu gốc của nghiên cứu này). Những loài này là Anoectochilus acalcaratus, A. echinatus, Aphyllorchis annamensis, Arundina chinensis, Bulbophyllum averyanovii, B. hiepii, B. ngoclinhensis, B. orientale, Cleisostoma equestre, Cymbidium banaense, C. wilsonii, Dendrobium amabile, D. kontumense, D. ochraceum, D. oxyphyllum, Epipactis atromarginata, Eria carunculosa, Gastrochilus simplicilabius, Gastrodia sp.nov., Lecanorchis sp.nov.1, Lecanorchis sp.nov.2, Pleione vietnamensis, P. umbrosa Saccolabiopsis sp.nov., Taeniophyllum fasciculatum, Thrixspermum poilanei và Vanilla pierrei (Bảng 8.0).

Hệ thực vật của khu vực Dự án Hành lang xanh và hệ thực vật của VQG Bạch Mã bao gồm một số loài đặc hữu Trung Trường Sơn (Anoectochilus echinatus, Arundina chinensis, Dendrobium amabile, D. kontumense, D. ochraceum), cũng như số loài đặc hữu cho Đông Dương (Anoectochilus lylei, B. flabelloveneris, Ceratostylis siamensis, Dendrobium uniflorum, Didimoplexiopsis khiriwongensis, Taeniophyllum pahangense) và Việt Nam (Bulbophyllum astelidum, Bulbophyllum sigaldiae, Cleisostoma melanorachys, Cleisostoma simondii, Eria obscura, E. thao, Epigeneium chapaense, Eria gagnepainei, L. chapaensis, L. tixieri, Liparis balansae, Listera latilabris, Neuwiedia balansae, Phaius longicornu, Pholidota guibertiae, Pristiglottis saprophytica, Pteroceras simondianum, Rhomboda petelotii, Thrixspermum annamense, Vanilla annamica). Một số loài có vị trí phân loại rất cách ly thể hiện mức đặc hữu cao của các điểm nghiên cứu. Công việc kiểm kê ở cả hai hệ thực vật vẫn chưa được hoàn thành, và mỗi khám phá mới đều mang lại cho chúng ta nhiều điều hiểu biết về vấn đề này.

Đội điều tra đã khám phá và ghi nhận 4 chi (Gastrodia, Pristiglottis, Robiquetia và Stereosandra) và 19 loài Lan mới cho hệ thực vật của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn (Apostasia odorata, Bulbophyllum clandestinum, B. macranthum, Cleisostoma melanorachys, Eria floribunda, E. gagnepainei, E. pusilla, Eulophia spectabilis, Liparis chapaensis, L. petelotii, L. stricklandiana, L. tixieri, Neuwiedia balansae, Oberonia rufilabris, Pristiglottis saprophytica, Robiquetia spathulata, Stereosandra javanica, Thrixspermum fragrans và T. pricei). Một số loài hy vọng có thể là mới cho khoa học như Gastrodia sp.nov., Lecanorchis sp.nov.1, Lecanorchis sp.nov.2 và Saccolabiopsis sp.nov..

Page 37: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

37

Bảng 8.0 Các loài Lan của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn được ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành làng xanh và VQG Bạch Mã

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

Acampe bidoupense Acanthephippium striatum + Acriopsis indica + A. liliifolia + Aerides falcate A. odorata + + Agrostophyllum brevipes A. callosum Amitostigma keiskeoides Anoectochilus acalcaratus A. echinatus** + A. lylei + + A. roxburghii + + A. siamensis Aphyllorchis annamensis A. evrardii Apostasia odorata* + + A. wallichii Appendicula gracilis A. cornuta + + A. hexandra + + Arundina chinensis + A. graminifolia + + Ascocentrum garayi Ascolabium pusillum Brachycorythis laotica Bulbophyllum affine + B. ambrosia B. astelidum + + B. averyanovii B. blepharistes B. careyanum B. catenarium B. clandestinum* + B. concinnum* + B. crassiusculifolium B. elassonotum B. fischeri B. flabelloveneris* + B. flaviflorum B. frostii B. hiepii B. hirtum B. hymenanthum B. kanburiense B. lemniscatoides B. longiflorum + + B. macranthum* + + B. monanthum B. ngoclinhensis B. odoratissimum + + B. orectopetalum B. orientale B. pecten-veneris B. picturatum B. poilanei B. refractum B. reptans

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

B. retusiusculum + + B. sigaldiae + B. smitinandii B. thaiorum B. tixieri B. tortuosum B. tripudians B.umbellatum + Calanthe alismifolia + C. angusta + C. angustifolia C. argenteo-striata C. cardioglossa C. chevalieri C. clavata C. lyroglossa + + C. triplicate Callostylis rigida + Cephalantheropsis longipes C. obcordata Ceratostylis siamensis + + C. subulata Cheirostylis cochinchinensis Cleisostoma arietinum C. birmanicum + + C. discolour C. duplicilobum C. equestre C. fuerstenbergianum C. melanorachys* + + C. paniculatum + C. racemiferum + C. rostratum C. simondii + C. striatum + + C. williamsonii + Coelogyne assamica C. calcicola C. cycnoches C. eberhardtii C. fimbriata C. lentiginosa C. mooreana C. rigida C. sanderae C. schultesii C. stricta C. viscose Collabium chinense + + Corymborkis veratrifolia Cryptostylis arachnites + + Cymbidium aloifolium + + C. atropurpureum C. banaense C. bicolour C. dayanum + + C. eburneum C. ensifolium +

Page 38: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

38

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

C. finlaysonianum C. insigne + C. lancifolium + + C. schroederi C. sinense C. wilsonii Cyrtosia integra* + C. javanica Dendrobium aduncum + + D. amabile + + D. anosmum + D. bellatulum D. cariniferum D. christyanum D. chrysanthum D. chrysotoxum D. crumenatum D. crystallinum D. delacourii D. dentatum D. devonianum D. draconis + D. ellipsophyllum D. farmeri D. faulhaberianum + D. gratiosissimum D. hercoglossum + + D. heterocarpum D. hymenanthum D. indivisum D. kontumense + + D. lindleyi D. lituiflorum D. multilineatum D. nobile + + D. ochraceum + D. oxyphyllum D. pachyglossum D. palpebrae D. parcum D. parishii D. podagraria D. porphyrophyllum D. pseudotenellum D. pulchellum D. salaccense D. secundum D. spatella + + D. terminale + + D. thyrsiflorum + + D. tortile + + D. truncatum + + D. unicum D. uniflorum + + D. wattii D. williamsonii Didimoplexiopsis khiriwongensis + +

Didimoplexis pallens + Doritis pulcherrima Epigeneium cacuminis E. chapaënse + +

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

E. clemensiae E. labuanum Epipactis atromarginata Epipogium roseum* + Eria acervata E. amica E. boniana E. carunculosa E. corneri + E. coronaria E. eriopsidobulbon E. floribunda* + + E. gagnepainei* + + E. globifera E. globulifera E. lasiopetala + + E. obscura + + E. paniculata + + E. pannea + E. perpusilla E. pusilla* + + E. siamensis E. spirodela E. thao + + Erythrorchis ochobiensis Eulophia macrobulbon E. spectabilis* + Flickingeria angustifolia + + F. fimbriata F. forcipata F. ritaeana Galeola nudifolia + Gastrochilus calceolaris + G. hainanensis G. pseudodistichus G. simplicilabius Gastrodia sp.nov.** + Geodorum attenuatum G. densiflorum + G. pulchellum Goodyera foliosa + + G. fumata G.hispida* + G. procera + + G. schlechtendaliana Habenaria acuifera H. mandersii H. medioflexa H. pantlingiana H. reflexa H. rhodocheila + + H. viridiflora Holcoglossum subulifolium Hygrochilus parishii Kingidium deliciosum + + Lecanorchis javanica Lecanorchis sp.nov.1** + Lecanorchis sp.nov.2** + Liparis acuminate L. averyanoviana L. balansae + L. bootanensis

Page 39: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

39

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

L. cespitosa + L. chapaensis* + L. crassibasis L. elliptica L. latilabris* + L. luteola L. nervosa + + L. nigra + L. paradoxa L. petelotii* + + L. stricklandiana* + + L. sutepensis L. tixieri* + Listera latilabris* + Ludisia discolour + + Luisia morsei L. psyche + Malaxis finetii M. ophridis + Malleola seidenfadenii Micropera poilanei Mischobulbon cordifolium M. ovalifolium M. wrayanum Monomeria barbata M. dichroma Nephelaphyllum tenuiflorum + + Nervilia aragoana N. crociformis Neuwiedia balansae* + N. inae Oberonia anthropophora O. caulescens O. dolichocaulis O. emarginate O. ensiformis O. evrardii O. falcate O. longibracteata + O. mucronata O. pachyphylla O. rasmussenii O. rosea O. rufilabris* + O. tixieri O. variabilis* + Odontochilus poilanei Ornithochilus difformis Otochilus fuscus Panisea tricallosa Paphiopedilum appletonianum + + P. callosum Parapteroceras elobe Pennilabium angraecum Peristylus goodyeroides Phaius flavus P. indochinensis P. longicornu + P. tankerwilliae* + Phalaenopsis fuscata P. lobbii P. mannii +

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

Pholidota articulata + P. chinensis + + P. convallariae P. guibertiae + + P. imbricate P. levelleana P. pallida P. recurva P. rubra P. ventricosa Phreatia densiflora + P. formosana Platanthera angustata + Pleione praecox P. vietnamensis Podochilus microphyllus + Polystachya concreta Pomatocalpa spicata Porpax reticulate Pristiglottis saprophytica* + P. umbrosa Pteroceras leopardinum P. semiteretifolium P. simondianum + Renanthera coccinea + Rhomboda petelotii* + + R. tokioi Rhynchostylis gigantean Robiquetia spathulata* + + Saccolabiopsis sp.nov.** + Schoenorchis brevirachis S. eberhardtii S. gemmata + Spiranthes sinensis Staurochilus fasciatus Stereosandra javanica* + Sunipia annamensis S. scariosa Taeniophyllum fasciculatum T. pahangense + + Tainia angustifolia T. hongkongensis T. latifolia + T. pauciflora T. penangiana + + T. viridifusca Thecopus maingayi Thecostele alata + + Thelasis pygmaea + + Thrixspermum amplexicaule T. annamense + + T. calceolus + T. carnosum + T. centipeda + + T. formosanum + + T. fragrans* + + T. pauciflorum + T. poilanei T. pricei* + Trias disciflora T. nasuta Trichotosia dasyphylla

Page 40: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

40

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

T. microphylla + + T. pulvinata + + T. velutina Tropidia angulosa T. curculigoides + + Vanda concolor V. lilacina V. pumila +

Các loài Lan của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn

Vùng nghiên cứu của Dự án

VQG Bạch Mã

Vanilla annamica + V. pierrei Zeuxine nervosa Z. parvifolia 375 loài (100%) 100 loài

(26.7%) 107 loài (28.5%)

Chú thích: (Các dẫn liệu của tiểu vùng Trung Trường Sơn dựa vào Averyanov và cộng sự, 2003a và Averyanov và Averyanova, 2003; 2005a,b). Các dẫn liệu của vùng nghiên cứu chỉ dựa duy nhất vào nghiên cứu thực địa và chưa bao gồm một số lượng lớn các loài đã thu thập và ghi nhận nhưng cần phân tích hình thái trong phòng thực vật để xác định tên chính xác. Các dẫn liệu cho VQG Bạch Mã dựa vào Averyanov và Nguyễn Tiến Hiệp, 2003 và Averyanov và Averyanova, 2003; 2005a,b. Những dẫn liệu liên quan khác có giá trị khoa học thấp (Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô, 2003) không thể sử dụng được vì chúng bao gồm các loài được suy đoán cao không dựa vào các mẫu vật thực vật thu thập). • Những loài không có dấu chữ thập có nghĩa là chúng được trích dẫn trong tài liệu nhưng chưa được thu

thập trong khu vực Dự án Hành lang xanh • Tên của các đặc hữu địa phương của tiểu vùng Trung Trường Sơn được in đậm • Tên của các loài được phát hiện lần đầu tiên cho tiểu vùng được đánh bằng dấu * • Tên của các loài mới và nghi ngờ mới cho khoa học được phát hiện trong vùng nghiên cứu trong thời gian

nghiên cứu thực địa được đánh bằng dấu** Hiện tại, chúng tôi đã ghi nhận được khoảng 100 loài Lan (27% số loài Lan của hệ thực vật Trung Trường Sơn) trong vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh và khoảng 107 loài (29% tương ứng) được ghi nhận cho VQG Bạch Mã (Averyanov và cộng sự, 2003a và Averyanov và Averyanova, 2005a,b; Averyanov và Hiệp, 2003). Cả hai hệ thực vật bao gồm chủ yếu các loài Lan ở đất thấp. Hệ Lan trong vùng Dự án Hành lang xanh và VQGBạch Mã là ít nhiều tương tự. Có khoảng 69% số loài gặp ở cả hai khu vực nghiên cứu (Bảng 9.0). Các loài gặp chung cho cả hai hệ thực vật cũng như các loài riêng biệt cho từng vùng được liệt kê bên dưới. Bảng 9.0 Sự so sánh số lượng loài Lan của các hệ thực vật vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh và VQG Bạch Mã

Các loài Lan đã được ghi nhận trong cả hai hệ thực vật

Các loài Lan chỉ gặp ở khu vực Dự án HLX

Các loài Lan chỉ gặp ở VQG Bạch Mã

Các loài Lan gặp trong cả hai hệ thực vật

138 31 38 69 100% 22.5% 27.5% 50.0

Sau đây là danh sách các loài Lan được ghi nhận trong cả hai hệ thực vật của vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh và VQG Bạch Mã:

Apostasia odorata, Anoectochilus lylei, A. roxburghii, Apostasia odorata, Appendicula cornuta, A. hexandra, Arundina graminifolia, Bulbophyllum astelidum, B. longiflorum, B. macranthum,

B. odoratissimum, B. retusiusculum, Calanthe lyroglossa, Ceratostylis siamensis, Cleisostoma birmanicum, C. melanorachys, C. striatum, Collabium chinense, Cryptostylis arachnites, Cymbidium aloifolium,

C. dayanum, C. lancifolium, Dendrobium aduncum, D. amabile, D. hercoglossum, D. kontumense, D. nobile, D. spatella, D. terminale, D. thyrsiflorum,

D. tortile, D. truncatum, D. uniflorum, Didimoplexiopsis khiriwongensis, Epigeneium chapaënse,

Eria floribunda, E. gagnepainei, E. lasiopetala, E. obscura,

Page 41: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

41

E. paniculata, E. pusilla, E. thao,

Flickingeria angustifolia, Goodyera foliosa, G. procera, Habenaria rhodocheila, Kingidium deliciosum,

Liparis nervosa, L. petelotii, L. stricklandiana, Ludisia discolor, Nephelaphyllum tenuiflorum, Paphiopedilum appletonianum,

Pholidota chinensis,

P. guibertiae, Rhomboda petelotii,

Robiquetia spathulata, Taeniophyllum pahangense, Tainia penangiana, Thecostele alata, Thelasis pygmaea, Thrixspermum annamense,

T. centipeda, T. formosanum, T. fragrans, T. pricei, Trichotosia microphylla, T. pulvinata, Tropidia curculigoides.

Những sự khác nhau chính phụ thuộc trực tiếp vào độ cao của các khu vực so sánh. Hệ Llan ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh bao gồm nhiều loài ở đất thấp hơn, trong khi hệ Lan của VQG Bạch Mã bao gồm một số lớn loài mọc ở cao hơn 1000 m trên mặt biển như Acanthephippium striatum, Anoectochilus echinatus, Bulbophyllum affine, B. concinnum, Cymbidium ensifolium, C. insigne, Epipogium roseum, Liparis cespitosa, Listera latilabris, Oberonia longibracteata, O. variabilis, Phreatia densiflora, Platanthera angustata, Podochilus microphyllus và Schoenorchis gemmata. Ngược lại, hệ Lan ở vùngnghiên cứu của Dự án Hành lang xanh bao gồm một số loài ở đất thấp không thấy ở VQG Bạch Mã. Điều này giải thích do sự suy thoái mạnh của thảm thực vật ở độ cao thấp của VQG Bạch Mã dẫn đến việc biến mất các loài thực vật tại chỗ nhậy cảm. Các loài đó là Acriopsis liliifolia, Arundina chinensis, Bulbophyllum clandestinum, B. sigaldiae, Calanthe alismifolia, Cleisostoma simondii, Dendrobium ochraceum, Eria corneri, Eulophia spectabilis, Gastrodia sp.nov., Lecanorchis sp.nov.1, Lecanorchis sp.nov.2, Malaxis ophridis, Neuwiedia balansae, Phaius longicornu, Phalaenopsis mannii, Pristiglottis saprophytica, Saccolabiopsis sp.nov., Stereosandra javanica và Thrixspermum calceolus.

Các dẫn liệu có được về các loài Lan ở KBTTN Phong Điền và Đáckrông (Lê Trọng Trải và cộng sự, 1999); Lê Trọng Trải và cộng sự, 2000) chỉ bao gồm một số ít loài. Chúng không thể được sử dụng để so sánh trực tiếp giữa các khu vực. Một vài loài Lan được ghi nhậncho KBTTN này như Aerides falcatum, A. multiflorum, Arundina graminifolia,Corymborkis veratrifolia, Cymbidium dayanum, C. finlaysonianum, Dendrobium amabile, D. crystallinum, D. lindleyi, D. terminale, D. thyrsiflorum, Geodorum densiflorum và Phalaenopsis mannii. Một số ghi nhận về sự có mặt của Aerides multiflorum và Corymborkis veratrifolia là đáng ngờ vì không kèm theo các mẫu vật được thu thập. 4.5 Các Nhóm Thực Vật Quan Trọng Khác ở Vùng Nghiên Cứu Những thông tin về các nhóm thực vật quan trọng khác ở vùng nghiên cứu được trình bày trong các bảng với các nội dung sau:

• Tên họ và tên cây • Dẫn liệu về sự có mặt ở các điểm nghiên cứu

(Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu +; sự có mặt được xác định bởi quan sát và kết quả nghiên cứu ô đánh dấu 0; những dẫn liệu ở Vườn quốc gia Bạch Mã nghi ngờ, không có bất kỳ mẫu vật làm bằng chứng kèm theo đánh dấu ?)

Các điểm nghiên cứu là các cột 1-5: 1 – Huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng 2 – Huyện A Lưới, xã A Roàng 3 – Huyện A Lưới, các xã Hồng Kim và Hồng Vân 4 – Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên 5 – Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa BM - Vườn quốc gia Bạch Mã PĐ – Các khu dự trữ thiên nhiên Phong Điền-Đáckrông

Page 42: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

42

Số hiệu các mẫu vật làm bằng chứng được chụp ảnh và trình bày trong báo cáo in nghiêng và đậm.

4.5.1 Ráng Bảng 10.0 Các chi Ráng (kèm theo số loài) ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Tên chi Vùng nghiên cứu của Dự

án

VQG Bạch Mã

KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Acrosorus 1 1 0 Acrostichum 0 1 0 Adiantum 1 5 2 Aglaomorpha 1 1 0 Angiopteris 2 4 2 Antrophyum 1 2 0 Arachniodes 2 1 0 Archangiopteris 0 1 0 Asplenium 10 6 2 Athyrium 1 0 0 Belvesia 1 1 0 Blechnum 1 1 1 Bolbitis 3 3 0 Calymnodon 1 2 0 Cephalomanes 1 0 0 Ceratopteris 1 0 0 Cheiropleuria 0 1 0 Christella 1 1 0 Cibotium 1 1 1 Colysis 6 1 0 Coryphopteris 2 1 0 Crepidomanes 2 1 0 Ctenitis 2 0 0 Ctenitopsis 1 0 0 Cyathea 3 6 3 Cyclopeltis 1 1 0 Cyclosorus 3 4 1 Davallia 2 1 0 Dicranopteris 1 2 1 Diplazium 10 2 1 Diplopterygium 1 1 0 Dipteris 1 1 0 Drynaria 0 1 1 Dryopteris 1 2 0 Elaphoglossum 1 2 0 Equisetum 0 1 0 Gleichenia 1 4 0 Grammitis 1 5 0 Hemionitis 0 1 0 Histiopteris 0 1 0 Huperzia 2 2 1 Hymenophyllum 2 1 0

Page 43: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

43

Tên chi Vùng nghiên cứu của Dự

án

VQG Bạch Mã

KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Hypolepis 0 1 0 Lemmaphyllum 1 0 0 Lepisorus 2 1 0 Lindsaea 4 7 2 Lomariopsis 1 0 0 Loxogramme 1 0 0 Lycopodiella 1 2 1 Lycopodium 0 1 0 Lygodium 3 8 6 Marsilea 0 0 1 Metathelypteris 1 2 0 Microlepia 1 4 0 Microsorum 3 7 1 Nephrolepis 1 4 0 Ophioglossum 1 0 0 Osmunda 1 1 0 Paragramma 0 1 0 Phymatodes 0 4 1 Phymatosorus 1 1 0 Pityrogramma 1 1 0 Plagiogyria 0 1 0 Platycerium 1 2 2 Polypodium 1 1 0 Polystichum 3 2 0 Pronephrium 3 3 0 Prosaptia 1 1 0 Psilotum 0 1 0 Pteridium 1 1 0 Pteris 5 10 4 Pyrrosia 3 3 2 Rumohra 0 3 0 Schizaea 2 0 0 Scleroglossum 0 1 0 Selaginella 7 11 2 Seliguea 1 0 0 Sphenomeris 1 1 0 Stenochlaena 1 1 0 Taenitis 1 1 0 Tectaria 10 4 0 Teratophyllum 1 0 0 Thelypteris 1 7 0 Trichomanes 1 6 0 Trigonospora 1 0 0 Vittaria 4 1 0 Woodwardia 1 1 0 Tổng số 145 180 38

Ráng và các ngành có quan hệ họ hàng gần gũi chiếm khoảng 7-10 % tổng số loài ở các hệ thực vật đất thấp, cao hơn ở các hệ thực vật trên núi. Điều đó có nghĩa ở vùng nghiên cứu của Dự án số loài Ráng và các ngành có quan hệ sau khi kiểm kê đầy đủ sẽ có thể lên đến 200. Các loài Ráng và các ngành có quan hệ họ hàng ít có giá trị bảo tồn ở tất cả các hệ thực vật

Page 44: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

44

trên thế giới. Trong Sách đỏ Việt Nam (1996) chỉ nêu lên 5 loài. Trong Sách đỏ Việt Nam hiện đang tu chỉnh số loài dự kiến chỉ còn 2 do bị khai thác quá mức (Phan Kế Lộc, thông báo miệng). Trong quá trình khảo sát ở vùng nghiên cứu của Dự án chúng tôi đã thu được 270 số hiệu. và xác định chúng thuộc về 145 loài của 74 chi Ráng và các ngành có quan hệ họ hàng gần gũi (Bảng 10). Ơ VQG Bạch Mã nhóm này có tính đa dạng cao hơn, gồm đến 180 loài, thuộc 73 chi và 28 họ (Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, 2003), trong khi ở các KBTTN Phong Điền-Đáckrông chỉ mới biết được 43 loài thuộc 24 chi và 18 họ (BirdLife, Report No 4, 1999). Các chi đã biết được nhiều loài nhất ở vùng nghiên cứu của Dự án là Asplenium, Diplazium, Tectaria, Selaginella và Colysis. Đối với VQG Bạch Mã chúng hầu hết là các chi khác (trừ Selaginella) như Pteris, Lygodium, Microsorum và Trichomanes. Những sự sai khác kể trên có thể được giải thích một phần là do ở VQG Bạch Mã có các vùng thuộc đai núi với thành phần loài Ráng khác. Ráng gỗ thuộc chi Cyathea tìm thấy phổ biến ở cả 3 vùng. Loài gặp phổ biến nhất ở vùng nghiên cứu của Dự án là Cyathea contaminans, có thể cao dến 8-10 m. Có thể gặp loài này ở các điểm có độ cao thấp một khi thảm thực vật nguyên sinh chưa bị tàn phá. Sự vắng mặt ở vùng nghiên cứu một số chi và loài Ráng gặp ở VQG Bạch Mã có thể giải thích là do ở vùng nghiên cứu thiếu môi trường sống của chúng (không có núi thấp và núi trung bình trong trường hợp của Plagiogyria spp., Calymnodon spp. và Cheiropleuria bicuspis, hay không có nước lợ trong trường hợp của Acrostichum aureum).

Ngược lại, ở 2 điểm nghiên cứu (Nam Đông và Hương Thủy) vừa tìm thấy Teratophyllum hainanense, một loài Ráng gần đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam nhưng chưa gặp ở VQG Bạch Mã. Không có loài Ráng hay các ngành có quan hệ họ hàng ở vùng nghiên cứu của Dự án bị đe dọa tuyệt chủng trừ trường hợp của Cyathea contaminans. Trong tương lai gần mối nguy đe dọa đối với loài Ráng gỗ này là bị chặt lấy thân để bán làm. 4.5.2 Hạt Trần Bảng 11.0 Các loài Hạt trần ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền (Không tính các loài cây trồng)

Các vị trí nghiên cứu Tên họ và loài Số hiệu 1 2 3 4 5 BM PĐ

Họ Cephalotaxaceae Cephalotaxus manii Không có mẫu vật bằng chứng ? Họ Cupressaceae Fokienia hodginsii Không có mẫu vật bằng chứng ? Họ Cycadaceae Cycas aculeata Không có mẫu vật bằng chứng ? Cycas chevalieri Không có mẫu vật bằng chứng + Cycas pectinata Không có mẫu vật bằng chứng + Họ Gnetaceae Gnetum indicum Không có mẫu vật bằng chứng + + ? Gnetum latifolium HAL 6896, HAL 7025, HAL 7713 + + + Gnetum formosum Không có mẫu vật bằng chứng + Gnetum leptostachyum Không có mẫu vật bằng chứng ? + Họ Pinaceae Keteleeria evelyniana Không có mẫu vật bằng chứng ? Pinus kesiya Không có mẫu vật bằng chứng + Pinus wangii Không có mẫu vật bằng chứng ? Họ Podocarpaceae Dacrycarpus imbricatus HAL 6905, HAL 7179, HAL 7552,

HAL 8054 + + + + + +

Dacrydium elatum HAL 7529, HAL 7553, HAL 7606, + + + +

Page 45: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

45

Các vị trí nghiên cứu Tên họ và loài Số hiệu 1 2 3 4 5 BM PĐ HAL 7645, HAL 8037

Nageia fleuryi Không có mẫu vật bằng chứng ? Nageia wallichiana HAL 7052, HAL 7170, HAL 7958,

8025, HAL 8153 + + + + + +

Podocarpus neriifolius HAL 7337, HAL 7504. HAL 7680, HAL 8078 0 + + + +

Họ Taxodiaceae Cunninghamia konishii Không có mẫu vật bằng chứng ?

Chú thích: Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu +; sự có mặt được xác định bởi quan sát và kết quả nghiên cứu ô đánh dấu 0; những dẫn liệu ở Vườn quốc gia Bạch Mã nghi ngờ, không có bất kỳ mẫu vật làm bằng chứng kèm theo đánh dấu ?; Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa, BM – VQG Bạch Mã, PĐ – Khu Dự trữ Thiên Nhiên Phong Điền. Ở vùng nghiên cứu chưa thu được mẫu vật của một loài Tuế nào, trong khi ở VQG Bạch Mã đã ghi nhận 2 loài, Cycas chevalieri được đánh giá là Ít bị đe dọa tuyệt chủng (LR/nt) và C. pectinata, Sắp bị tuyệt chủng (VUA2c) (Hill và cộng sự, 2004). Nguyên nhân có lẽ là vùng nghiên cứu của Dự án nằm ngoài vùng phân bố tự nhiên của nhóm cây này. Bốn loài Thông đã được ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án. Đó là Podocarpus neriifolius, Nageia wallichiana, Dacrycarpus imbricatus và Dacrydium elatum, tất cả đều thuộc họ Thông tre Podocarpaceae (Bảng 11.0). Tất cả 4 loài này đều là thành viên của rừng thường xanh. Ba loài đầu thường mọc rải rác trong các quần xã rừng nguyên sinh ở tất cả 4 điểm nghiên cứu, trong khi loài thứ tư, Dacrydium elatum, chỉ gặp ở điểm thứ ba, thuộc các xã Hồng Vân và Hồng Kim. Sự tái sinh tự nhiên của cả 4 loài này xấy ra bình thường, có khi thậm chí mạnh mẽ như ở Nageia wallichiana. Nhưng sự tái sinh của chúng trong các quần xã thứ sinh là hiếm hơn có lẽ do thiếu nguồn giống. Trong Sách đỏ Việt Nam (Anon., 1996) Podocarpus neriifolius và Dacrycarpus imbricatus chưa được đánh giá, Dacrydium elatum và Nageia wallichiana được đánh giá là Sắp bị tuyệt chủng. Nhưng theo Tu chỉnh mới đây của một nhóm chuyên gia (Vietnam Conifers Conservation Status Review 2004) thứ hạng của Podocarpus neriifolius trong Danh lục đỏ của tổ chức IUCN là Ít liên quan, cả 3 loài kia đều Sắp bị tuyệt chủng. Số lượng và thành phần loài Thông ở các KBTTN Đáckrông-Phong Điền (BirdLife, Report No 4, 1999 cũng giống như ở vùng nghiên cứu. Nhưng ở vùng nghiên cứu Nageia wallichiana mọc trong rừng thường xanh chứ không phải trong rừng nửa rụng lá. Số lượng loài Thông mọc tự nhiên biết chắc chắn ở VQG Bạch Mã là nhiều và đa dạng hơn, đến 7 loài thuộc 7 chi và 3 họ. Ba loài gặp ở VQG nhưng không có trong vùng nghiên cứu của Dự án là Cephalotaxus mannii (Cephalotaxaceae), Pinus kesiya và Keteleeria evelyniana (Pinaceae) (Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, 2003). Chúng tôi không thấy bất kỳ mẫu vật nào để khẳng định sự có mặt của Pinus wangii và Cunninghamia konishii ở VQG Bạch Mã (Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự, 2004). Nếu có điều kiện nghiên cứu và thu thập mẫu vật ở cạnh vùng nghiên cứu của Dự án nhưng có độ cao hơn 1100 m, gồm cả các đỉnh núi cao như Động Ngải (1779 m) chúng tôi tin rằng sự đa dạng của Thông cũng sẽ đa dạng như ở VQG Bạch Mã.

Trong vùng nghiên cứu chỉ có một loài gắm Gnetum latifolium biết chắc chắn, loài thứ hai chưa thu được mẫu vật. Tất cả các loài Gắm ở Việt Nam đều bị đe dọa tuyệt chủng.

Page 46: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

46

4.5.3 Cây Gỗ Bảng 12.0 Các loài và chi cây gỗ chọn lọc ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đăckrông-Phong Điền (Các dẫn liệu ở vùng nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu các mẫu vật thu thập và mô tả ở ô mẫu)

Sự có mặt ở

Tên họ và loài cây gỗ Vùng

nghiên cứu

của Dựán

VQG Bạch Mã

KBTTN Phong Điền

-Đăckrông

Họ Alangiaceae Alangium chinense x x x Alangium ridleyi x x x Họ Anacardiaceae Allospondias lakonensis x x x Mangifera sp. x x Melanorrhoea usitata x x x Dracontomelum duperreanum x x x Semecarpus anacardiopsis x x Toxicodendron succedanea x x x Họ Annonaceae Alphonsea boniana x x Polyalthia sp. x x x Họ Apocynaceae Wrightia sp. x x x Họ Aquifoliaceae Ilex sp. x x x Họ Araliaceae Schefflera spp. x x x Họ Betulaceae Betula alnoides x Họ Burseraceae Canarium sp. x x x Dacryodes sp. x x x Họ Celastraceae Lophopetalum wightianum x Họ Dilleniaceae Dillenia ovata x x x Họ Clusiaceae Garcinia sp. x x x Calophyllum sp. x x x Họ Dipterocarpaceae Dipterocarpus kerrii x x x Hopea pierrei x x Parashorea stellata x x Vatica sp. x x Họ Ebenaceae Diospyros sp. x x x Họ Elaeocarpac Elaeocarpus sp. x x x Họ Euphorbiaceae Antidesma sp. x x Bischofia javanica x x x Baccaurea sp. x x x Endospemum chinense x x x Sapium discolor x x x Họ Fabaceae Adenanthera pavonina x x x Archidendron clypearia x x x Archidendron sp. x x x Dalbergia assamica x x x

Page 47: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

47

Sự có mặt ở

Tên họ và loài cây gỗ Vùng

nghiên cứu

của Dựán

VQG Bạch Mã

KBTTN Phong Điền

-Đăckrông

Erythrophleum fordii x x x Ormosia balansae x x x Ormosia cambodianum x x Parkia sumatrana x x Peltophorum dasyrrachis x x x Saraca dives x x Sindora tonkinensis x x x Họ Fagaceae Castanopsis indica x x x Castanopsis spp. x x x Lithocarpus annamensis x x x Lithocarpus spp. x x x Quercus bambusaefolia x x x Quercus spp. x x x Họ Flacourtiaceae Hydnocarpus annamensis x x x Họ Hamamelidaceae Symingtonia populnea x x x Họ Hypericaceae Cratoxylon sp. x x x Họ Icacinaceae Gonocaryum lobbianum x x x Họ Juglandaceae Engelhardia roxburghiana x x x Họ Lauraceae Actinodaphne sp. x x x Beilschmiedia sp. x x x Cinnamomum parthenoxylon x x x Cinnamomum sp. x x x Cryptocarya ferrea x x x Litsea cubeba x x x Phoebe tavoyana x x x Persea sp. x x x Họ Lecythidaceae Barringtonia sp. x x x Họ Lythraceae Lagerstroemia sp. x x x Họ Magnoliaceae Magnolia x x Michelia sp. x x x Manglietia sp. x x x Họ Melastomataceae Memecylon sp. x x Họ Meliaceae Aglaia sp. x x x Aphanamixis polystachya x x x Dysoxylon sp. x x x Họ Moraceae Artocarpus sp. x x Ficus racemosa x x x Họ Myristicaceae Horsfieldia amygdalina x x x Knema lenta x x x Họ Myrtaceae Syzygium sp. x x x Họ Nyssaceae Diplopanax vietnamensis x x Họ Pandaceae Microdesmis casaerifolius x x x

Page 48: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

48

Sự có mặt ở

Tên họ và loài cây gỗ Vùng

nghiên cứu

của Dựán

VQG Bạch Mã

KBTTN Phong Điền

-Đăckrông

Họ Podocarpaceae Dacrycarpus imbricatus x x x Dacrydium elatum x x x Nageia wallichiana x x x Podocarpus neriifolius x x x Họ Polygalaceae Xanthophyllum hainanensis x x x Họ Rhizophoraceae Carallia brachiata x x x Họ Rosaceae Prunus sp. x x x Họ Rubiaceae Anthocephalus cadamba x x x Nauclea sp. x x Họ Rutaceae Acronychia pedunculata x x x Euodia sutchuenensis x x x Họ Sapindaceae Amesiodendron chinense x x Dimocarpus longan x x Pometia pinnata x x x Xerospermum noronhianum x x Họ Sapotaceae Madhuca pasquieri x x x Palaquium annamense x x x Sarcosperma kachinense x x x Họ Scrophulariaceae Paulownia sp. x x x Họ Sterculiaceae Scaphium macropodium x x x Pterospermum sp. x x x Tarrietia javanica x x Họ Styracaceae Alniphyllum sp. x x x Rehderodendron macrocarpum x x Styrax sp. x x Họ Symplocaceae Symplocos sp. x x x Họ Theaceae Adinandra annamense x x x Camellia sp. x x Gordonia intricata x x Gordonia sp. x x Schima wallichii x x x Họ Thymelaeaceae Aquilaria sp. x x x Họ Ulmaceae Gironniera subequalis x x x Trema orientalis x x x Họ Verbenaceae Vitex sp. x x Tổng số: 112 104 91

Page 49: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

49

Như đã thấy trong bảng 12.0, tính đa dạng và sự giầu có về hệ cây gỗ của vùng nghiên cứu của Dự án và VQG Bạch Mã và KBTTN Đáckrông-Phong Điền về loài và chi (dù rằng các dẫn liệu của điểm sau rời rạc). Kết quả nghiên cứu các ô cho thấy ít nhất 80% số loài cây gỗ trong tất cả các ô của vùng nghiên cứu, từ rừng nguyên sinh chưa bị tác động đến bị khai thác nặng giống nhau và chỉ gồm các yếu tố tại chỗ. Đó là các loài cây gỗ thường xanh lá rộng: Hopea pierrei, Parashorea stellata, Canarium spp., Dacryodes spp., Dipterocarpus kerrii, Sindora tonkinensis, Palaquium spp., Artocarpus spp., Pometia pinnata, Xerospermum noronhianum, Paviaesia anamense, Horsfieldia sp., Elaeocarpus spp., Syzygium spp., Diospyros spp., Lithocarpus spp., Castanopsis indica, Scaphium macropodium, Tarrietia cochinchinensis, Aquilaria spp., v.v. Một vài loài Thông như Nageia wallichiana, Dacrycarpus imbricatus và Dacrydium elatum chỉ gặp ở một vài ô, còn loài cây gỗ rụng lá như Peltophorum dasyrrachis mọc xen với cây lá rộng. Có rất ít loài cây gỗchỉ gặp trong một hai ô như Erythrophleum fordii, Lophopetalum wightianum và một vài loài khác. Trong vùng nghiên cứu của Dự án chưa găp loài cây gỗ đặc hữu nào. Rất may sự tái sinh tự nhiên của tất cả các loài cây gỗ trong tất cả các ô rừng nguyên sinh bị khai thác ở vùng nghiên cứu diễn ra tốt. Các hoạt động khai thác gỗ đã thay đổi cấu trúc rừng nhưng không làm suy giảm thành phần loài cây gỗ. Ngược lại, trong các ô rừng thứ sinh tái sinh sau khi bị phun chất khai quang, bom mìn, lửa rừng và sau nương rẫy thành phần loài cây gỗ thay đổi rất lớn với sự xâm chiếm của các loài cây gỗ mọc nhanh như Cratoxylon sp., Euodia sutchuenensis, Breynia fruticosa, Memecylon edule, Archidendron clypearia, Trema orientalis, Peltophorum dasyrrhachis, Commersonia bartramia, Paulownia sp., Sapium discolor, v.v. Sự xuất hiện trở lại của các loài thuộc yếu tố rừng nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hạt giống, và quá trình này diễn ra chậm chạp.

4.5.4 Các Loài Cây Dùng Làm Thuốc Trong Nền Y Học Dân Tộc Bảng 13.0 Các loài cây dùng làm thuốc ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Các vùng so sánh

Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu 1 2 3 4 5

BM PĐ

Họ Amaranthaceae Celosia argentea HAL 6948 + + + Apiaceae Eryngium foetidum HAL 7483 + + Họ Apocynaceae Rauvolfia cambodiana HAL 7586 + + Họ Araceae Acorus gramineus HAL 7268 + Homalomena occulta HAL 6867, HAL 7207 + + + + Lasia spinosa HAL 7830, HAL 8237 + + + + Araliaceae Aralia armata HAL 7816 0 0 0 + 0 + + Trevesia palmata HAL 7803, HAL 8011 + + + + Họ Costaceae Costus speciosus HAL 7151 + + + Họ Dilleniaceae Dillenia ovata HAL 7589, HAL 7917 + + + Tetracera scandens HAL 7653 + + Họ Euphorbiaceae

Page 50: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

50

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu

1 2 3 4 5 BM PĐ

Microdesmis casearifolia HAL 7967 + + Họ Lauraceae Litsea cubeba HAL 7588 + + + Họ Leeaceae Leea indica HAL 7815, HAL 8305 + + + Họ Loganiaceae Gelsemium elegans HAL 7732 + Strychnos wallichiana HAL 8053 + + Họ Menispermaceae Cissampelos pareira HAL 7567 + Pericampylus glaucus HAL 7445 + + Họ Myrsinaceae Ardisia sylvestris HAL 7058, HAL 7215,

HAL 7925, HAL 8117 + + + + +

Họ Myrtaceae Rhodomyrtus tomentosa HAL 7461 0 + 0 0 + + Họ Orchidaceae Anoectochilus roxburghii ? HAL 6897, HAL 7172,

HAL 7766 + + +

Cymbidium aloifolium HAL 6885, HAL 6886, HAL 8249 + + +

Dendrobium aduncum ? HAL 8250 + Dendrobium hercoglossum ? HAL 7313, HAL 7744,

HAL 8099 + + + +

Dendrobium nobile ? HAL 8069 + + Pentaphragmaceae Pentaphragma sinense HAL 6875, HAL 7003,

HAL 7726, HAL 7756 + + + +

Họ Polypodiaceae s.l. Adiantum flabellulatum HAL 8264 + + + Cybotium barometz HAL 7566 + + + Lygodium flexuosum HAL 6854 + 0 0 0 + + Họ Rosaceae Rubus alceaefolius HAL 7936 + + + Rubus cochinchinensis HAL 7493 0 + 0 0 + + Họ Rutaceae Acronychia pedunculata HAL 7463, HAL 7521,

HAL 7700, HAL 8028 + + +

Clausena excavata HAL 7814 + + + Micromelum falcatum HAL 8210 + + Họ Saurauiaceae Saurauia tristyla HAL 7510 0 + 0 0 + Họ Simaroubaceae Eurycoma longifolia HAL 6836, HAL 7570,

HAL 7915 + 0 + + 0 + +

Họ Sterculiaceae Sterculia lanceolata Cav. HAL 6926 + + + Họ Taccaceae Tacca chantrieri HAL 6869, HAL 7326,

HAL 7791, HAL 8008 + + + + +

Tacca plantaginea HAL 7993 + + Họ Trilliaceae Paris polyphylla HAL 7233, HAL HAL

7543, HAL 8009 + + + +

Page 51: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

51

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu

1 2 3 4 5 BM PĐ

Họ Verbenaceae Clerodendron paniculatum HAL 8302 0 + + + Họ Vitaceae Cayratia japonica ? HAL 7658 + +

Chú thích: Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu +; sự có mặt được xác định bởi quan sát và kết quả nghiên cứu ô đánh dấu 0; những dẫn liệu ở Vườn quốc gia Bạch Mã nghi ngờ, không có bất kỳ mẫu vật làm bằng chứng kèm theo đánh dấu ?; Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa, BM – VQG Bạch Mã, PĐ – Khu Dự trữ Thiên Nhiên Đáckrông- Phong Điền.

4.5.5 Các Loài Cây Có Ý Nghĩa Trồng Làm Cảnh Bảng 14.0 Các loài cây có ý nghĩa trồng làm cảnh ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu

1 2 3 4 5 BM PĐ

Họ Acanthaceae Acanthus leucostachyus HAL 6997, HAL 7208,

HAL 7764 + + + +

Cryptophragmium langbianense

HAL 6812 +

Family Amaranthaceae Celosia argentea HAL 6948 + + +

Họ Anacardiaceae Allospondias lakonensis HAL 7914 + + Family Aponogetonaceae Aponogeton robinsonii HAL 7752, HAL 8288 + +

Họ Araceae Acorus gramineus HAL 7268 + +

Họ Araliaceae Trevesia palmata HAL 7803, HAL 8011 + + + +

Họ Arecaceae Arenga caudatum HAL 6957 + + Arenga pinnata HAL 7148 + 0 0 0 0 + + Caryota sympetala ? HAL 7191 + Licuala elegans ? HAL 6889 + + Licuala fatua ? HAL 7173 + Licuala ternata HAL 7643, HAL 7686 + + Livistona chinensis? HAL 7422 + + Pinanga banaensis HAL 6884 + + + Pinanga duperreana ? HAL 6988 + + + Pinanga paradoxa HAL 6843 + + Rhapis excelsa ? HAL 8183 + Rhapis laosensis HAL 7029 + +

Họ Asclepiadaceae Dischidia acuminata ? HAL 7641 + + Dischidia hirsuta HAL 6794 + + Hoya multiflora HAL 7708 + +

Họ Begoniaceae Begonia aptera HAL 7214, HAL 7070, + + + + +

Page 52: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

52

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu

1 2 3 4 5 BM PĐ

HAL 8007 Họ Convallariaceae Peliosanthes teta HAL 6990, HAL 6851,

HAL 7386, HAL 7767 + + + +

Họ Costaceae Costus speciosus HAL 7151 + + +

Họ Dracaenaceae Dracaena angustifolia HAL 7530, HAL 7874 + + + Dracaena gracilis HAL 7360, HAL 7729 + + + +

Họ Fabaceae Bauhinia coccinea HAL 6857 + 0 0 0 0 Peltophorum dasyrrachys HAL 6906, HAL 7310 + + 0 0 0 + + Sarcodum scandens HAL 6838 + 0

Họ Hydrangeaceae Dichroa febrifuga HAL 7468, HAL 7792 + + +

Họ Lamiaceae Scutellaria sp. HAL 7362, HAL 7437 + +

Họ Melastomataceae Diplectria barbata HAL 7394 + 0 + Memecylon angustifolium HAL 6922 +

Họ Musaceae Musa coccinea HAL 6962, HAL 7786 + + + + Nepenthaceae Nepenthes mirabilis HAL 7600 + +

Họ Oleaceae Jasminum lanceolaria HAL 7396 0 + 0 0 0

Họ Orchidaceae Acriopsis liliifolia HAL 6819, HAL 7368,

HAL 7927, HAL 8258, 8277

+ + + +

Aerides odorata HAL 6971, HAL 7639, HAL 7557, HAL 8033 + + + +

Anoectochilus roxburghii ? HAL 6897, HAL 7172, HAL 7766 + + +

Arundina chinensis HAL 7953 + Arundina graminifolia HAL 7496, HAL 7594 + + + Bulbophyllum longiflorum ? HAL 7065, HAL 7314,

HAL 7760, HAL 7899, HAL 8259

+ + + + +

Bulbophyllum macranthum HAL 6932, HAL 7006, HAL 7404, HAL 8291 + + + +

Cleisostoma birmanicum HAL 7319, HAL 7555, HAL 8198 + + + +

Cleisostoma simondii HAL 7377, HAL 7182 + Cymbidium aloifolium HAL 6885, HAL 6886,

HAL 8249 + + +

Cymbidium dayanum HAL 6985, HAL 7391, HAL 7665, HAL 7573, HAL 8048

+ + + + + +

Cymbidium lancifolium HAL 7689, HAL 8178 + + + Dendrobium aduncum ? HAL 8250 + + Dendrobium amabile HAL 6974, HAL 7090,

HAL 7919, HAL 8179 + + + + +

Dendrobium hercoglossum ? HAL 7313, HAL 7744, HAL 8099 + + + +

Page 53: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

53

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu

1 2 3 4 5 BM PĐ

Dendrobium kontumense ? HAL 7318, HAL 7631 + + + Dendrobium nobile ? HAL 8069 + + Dendrobium ochraceum HAL 8056 + Dendrobium terminale HAL 6827, HAL 7275,

HAL 7369, HAL 7956, HAL 8144, HAL 8224

+ + + + + +

Dendrobium thyrsiflorum HAL 6893, HAL 7316, HAL 7688 + + + +

Dendrobium tortile ? HAL 7091 + + Eria thao HAL 7329, HAL 7687,

HAL 8204 + + + +

Eulophia spectabilis HAL 7696 + Goodyera procera HAL 6924, HAL 7266,

HAL 7502, HAL 8221 + + + + +

Habenaria rhodocheila HAL 7080, HAL 7996, HAL 8143, HAL 8243 + + + +

Liparis tixieri ? HAL 7405 + Ludisia discolor HAL 7994, HAL 8111 + + + Paphiopedilum appletonianum HAL 7607 + + Phaius longicornu HAL 7741, HAL 7742,

HAL 7535 +

Phalaenopsis mannii HAL 7999, HAL 8097 + + + Pholidota chinensis HAL 6912, HAL 7286,

HAL 7673, HAL 8090 + + + + +

Pholidota guibertiae HAL 7317, HAL 8188, HAL 8284 + + +

Trichotosia pulvinata ? HAL 6879, HAL 7232, HAL 7330, HAL 7684, HAL 7955, HAL 8093, HAL 8038, HAL 8192, HAL 8208

+ + + + + +

Podocarpaceae Dacrycarpus imbricatus HAL 6905, HAL 7179,

HAL 7552, HAL 8054 + + + + + +

Dacrydium elatum HAL 7529, HAL 7553, HAL 7606, HAL 7645, HAL 8037

+ + + +

Nageia wallichiana HAL 7052, HAL 7170, HAL 7958, 8025, HAL 8153

+ + + + + +

Podocarpus neriifolius HAL 7337, HAL 7504. HAL 7680, HAL 8078 + + + + +

Polypodiaceae s.l. Adiantum flabellulatum HAL 8264 + + + Angiopteris evecta HAL 6831, HAL 6832,

HAL 7034, HAL 7228, HAL 7984, HAL 8014

+ + + + +

Asplenium nidus HAL 7028, HAL 8091 + + + Ceratopteris thalictroides HAL 7452 + Cyathea podophylla HAL 7039, HAL 7074,

HAL 7333, HAL 7412 + + +

Cybotium barometz HAL 7566 + + + Davallia divaricata HAL 7083, HAL 8039 + + Davallia repens HAL 7142, HAL 7265,

HAL 8139 + + +

Page 54: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

54

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài cây Số hiệu

1 2 3 4 5 BM PĐ

Lindsaea lucida HAL 7773 + + Osmunda vachelii HAL 6797, HAL 8228 + + + Platycerium coronarium HAL 7055, HAL 7754 + + + + Pteris ensiformis HAL 7127 + + + Pteris grevilleana HAL 7283, HAL 8268 + + +

Họ Selaginellaceae Selaginella tamariscina HAL 7540 +

Họ Taccaceae Tacca chantrieri HAL 6869, HAL 7326,

HAL 7791, HAL 8008 + + + + +

Tacca plantaginea HAL 7993 + +

Chú thích: Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu +; sự có mặt được xác định bởi quan sát và kết quả nghiên cứu ô đánh dấu 0; Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa, BM – VQG Bạch Mã, PĐ – Khu Dự trữ Thiên Nhiên Đáckrông- Phong Điền.

Nhóm các loài này không đồng nhất và bao gồm những loài có thể dùng vào các mục đích làm cảnh khác nhau. Có thể chia chúng thành các nhóm chính sau:

1. Cây gỗ và cây bụi có thể trồng làm cảnh ở dọc phố, công viên. Nhóm gồm các loài sau:

Allospondias lakonensis, Arenga caudatum, Arenga pinnata, Caryota sympetala, Cyathea podophylla, Dacrycarpus imbricatus,

Dacrydium elatum, Dichroa febrifuga, Dracaena angustifolia, Licuala elegans, Licuala fatua, Licuala ternata, Livistona chinensis,

Memecylon angustifolium, Nageia wallichiana, Peltophorum dasyrrachys, Pinanga banaensis, Pinanga duperreana, Pinanga paradoxa,

Podocarpus neriifolius, Rhapis excelsa, Rhapis laosensis, Trevesia palmata

. Các loài cây gỗ Hạt trần và Cau đặc hữu có ý nghĩa đặc biệt về mặt này. Một vài loài chưa xác định tên đầy đủ như Trà Camellia spp. cũng được xếp vào đây.

2. Các loài cỏ làm cảnh có thể dùng thành công trồng ở các vườn tý hon, đặc biệt vườn đá, hòn non bộ do có hoa và lá đẹp hấp dẫn. Các loài thuộc nhóm này là:

Acanthus leucostachyus, Adiantum flabellulatum, Angiopteris evecta, Begonia aptera, Celosia argentea,

Costus speciosus, Cryptophragmium langbianense, Cybotium barometz, Davallia divaricata, Davallia repens, Dracaena gracilis,

Lindsaea lucida, Musa coccinea, Nepenthes mirabilis, Peliosanthes teta, Pteris ensiformis, Pteris grevilleana, Scutellaria sp.,

Selaginella tamariscina, Tacca chantrieri, Tacca plantaginea

. Trong số các loài cỏ và Ráng kể trên có không ít loài ưa bóng có thể trồng thành công ở các diện tích nhỏ hẹp của vườn ở đô thị thiếu ánh sáng mặt trời. Vài loài, chẳng hạn Nepenthes mirabilis, do lá có biến thái và sinh học kỳ lạ hiếm có là đặc biệt rất hấp dẫn khi trồng làm cảnh.

Page 55: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

55

Nhiều loài cỏ ở vùng nghiên cứu (trong đó có loài chưa xác định được tên đầy đủ) chủ yếu thuộc các chi như Amorphophallus, Aspidistra, Begonia, Chirita, Curculigo, Disporum, Impatiens, Ophiopogon and Phyllagathis cũng có giá trị làm cảnh cao. 3. Dây leo và cây bụi leo có thể trồng làm cảnh đẹp ở dàn hoa và trang trí các bức tường. Phần lớn các loài đó có hoa đẹp và có thể mọc thành công với đầy hoa dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ. Nhóm này bao gồm các loài sau:

Dischidia acuminata Dischidia hirsuta

Hoya multiflora Bauhinia coccinea

Sarcodum scandens Diplectria barbata

Jasminum lanceolaria

Một số loài khác thuộc nhóm này như nhiều đại diện của Scindapsus và Aeschynanthus gặp phổ biến ở vùng nghiên cứu có thể trồng leo trên tường, nơi thiếu ánh sáng tự nhiên hay trồng trong nhà.

4. Các loài cây sống trong nước (thủy sinh) và nơi rất ẩm ven suối tạo nên một nhóm cây làm cảnh đặc biệt, có thể trồng thành công trong các bể cá cảnh và bể hòn non bộ. Thị trường đòi hỏi nhóm cây cảnh này rất cao và vẫn tăng lên không ngừng trên khắp thế giới. Nhóm này gồm Acorus gramineus, Aponogeton robinsonii, Ceratopteris thalictroides và Osmunda vachelii.

5. Lan tạo nên một nhóm cây làm cảnh đặc biệt có nhu câu cao trên thế giới. Nhiều loài có thể trồng thành công vì có hoa đẹp, lá có vẻ kỳ lạ và hấp dẫn. Trong số này có một số loài đặc hữu hay gần đặc hữu như Arundina chinensis, Cleisostoma simondii, Dendrobium amabile, Dendrobium kontumense, Dendrobium ochraceum, Eria thao, Paphiopedilum appletonianum, Phaius longicornu và Pholidota guibertiae. Những loài kể trên với các đặc điểm trồng trọt tốt có thể sử dụng thành công không những chỉ để trực tiếp làm cảnh mà còn có thể góp vào chương trình lai tạo công nghiệp các dạng Lan trồng mới. Các nhu cầu về các loài kể trên ở thị trường thế giới rất cao.

6. Các loài Ráng sống bám trên cây có thể sử dụng thành công để trồng trong vườn và công viên. Asplenium nidus và Platycerium coronarium thuộc nhóm cây cảnh này.

4.5.6 Các Loài Đặc Hữu và Gần Đặc Hữu Bảng 15.0 Các loài đặc hữu và gần đặc hữu ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Các vùng so sánh

Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài

Số hiệu Mức độ đăc

hữu 1 2 3 4 5 BM PĐ

Họ Acanthaceae Cryptophragmium langbianense HAL 6812 1 + Họ Anacardiaceae Semecarpus anacardiopsis HAL 7062,

HAL 7398 1 + + + + + +

Họ Ancistrocladaceae Ancistrocladus cochinchinensis HAL 8002 2 + + Họ Apocynaceae Bousigonia mekongense HAL 7516,

HAL 7578 3 + + +

Melodinus myrtiflorus HAL 7596 1 + + Rauvolfia cambodiana HAL 7586 3 + + Họ Aponogetonaceae Aponogeton robinsonii HAL 7752,

HAL 8288 1 + +

Page 56: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

56

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài

Số hiệu

Mức độ đăc

hữu 1 2 3 4 5 BM PĐ

Họ Araceae Schismatoglottis harmandii HAL 6866 2 + + Họ Arecaceae Arenga caudata HAL 6957 3 + Caryota sympetala HAL 7191 2 + Pinanga banaensis HAL 6884 1 + + + Pinanga duperreana HAL 6988 2 + + + Rhapis laosensis HAL 7029 3 + + Họ Asclepiadaceae Dischidia acuminata HAL 7641 2 + + Họ Dichapetalaceae Dichapetalum longipetalum HAL 6799 2 + Họ Dipterocarpaceae Dipterocarpus kerrii HAL 7381 3 + + Hopea pierrei HAL 6903 3 + + Parashorea stellata HAL 7390 3 + + Họ Fabaceae Archidendron robinsonii HAL 6998 2 + + Ormosia balansae HAL 7023,

HAL 7064 3 + +

Ormosia cambodiana HAL 7647 2 + + Sarcodum scandens HAL 6838 3 + Họ Hamamelidaceae Symingtonia tonkinensis HAL 7617 2 + + Họ Magnoliaceae Magnolia talaumoides Dandy HAL 7135 2 + Họ Melastomataceae Blastus cochinchinensis HAL 6830 3 + + Blastus pauciflorus HAL 7187,

HAL 8187 3 + +

Họ Moraceae Maclura cochinchinensis HAL 7976 3 + + Họ Nyssaceae Diplopanax vietnamensis HAL 7347 2 + Họ Olacaceae Harmandia mekongense HAL 8269 3 + + Họ Opiliaceae Melientha suavis HAL 7572 3 + Họ Orchidaceae Arundina chinensis HAL 7953 1 + Bulbophyllum astelidum HAL 7328,

HAL 8034 2 + + +

Bulbophyllum sigaldiae HAL 8045 1 + Ceratostylis siamensis HAL 7321 3 + + Cleisostoma melanorachys HAL 6894 2 + + Cleisostoma simondii HAL 7377,

HAL 7182 +

Dendrobium amabile HAL 6974, HAL 7090, HAL 7919, HAL 8179

1

+ + + + +

Dendrobium kontumense ? HAL 7318, HAL 7631

1 + + +

Dendrobium ochraceum HAL 8056 1 +

Page 57: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

57

Các vùng so sánh Các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và loài

Số hiệu

Mức độ đăc

hữu 1 2 3 4 5 BM PĐ

Didymoplexiopsis khiriwongensis HAL 7246, HAL 7890, HAL 7944, HAL 8177

3

+ + + +

Epigeneium chapaense HAL 7554 2 + + Eria gagnepainii HAL 7541,

HAL 7734, HAL 8197

2 + + +

Eria obscura HAL 7392 2 + + Eria thao HAL 7329,

HAL 7687, HAL 8204

2 + + + +

Liparis balansae ? HAL 7323 3 + Liparis chapaensis ? HAL 7241,

HAL 8209 2 + +

Liparis petelotii ? HAL 8172 2 + + Liparis tixieri HAL 7405 2 + Neuwiedia balansae HAL 7690,

HAL 7861 2 + +

Paphiopedilum appletonianum HAL 7607 3 + + Phaius longicornu HAL 7741,

HAL 7742, HAL 7535

1 +

Pholidota chinensis HAL 6912, HAL 7286, HAL 7673, HAL 8090

3

+ + + + +

Pholidota guibertiae HAL 7317, HAL 8188, HAL 8284

1 + + +

Pristiglottis saprophytica HAL 8194 1 + Rhomboda petelotii HAL 7682,

HAL 7683 2 + +

Taeniophyllum pahangense HAL 8241 3 + + Thrixspermum annamense HAL 6913,

HAL 7099, HAL 8145

2 + + +

Họ Polygalaceae Polygala tonkinensis HAL 8211 3 + + Họ Smilacaceae Smilax gagnepainii HAL 6856,

HAL 7938 3 + + + +

Họ Styracaceae Styrax rufopilosus B.Svengsuksa HAL 6801 1 + + Họ Theaceae Gordonia intricata Gagnep. HAL 7781 1 + + Họ Tiliaceae Grewia bullot HAL 8220 3 + + Họ Zingiberaceae Amomum unifolium HAL 7889 2 + Distichochlamys citrea HAL 6853,

HAL 6880, HAL 7276, HAL 8255

2

+ + +

Page 58: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

58

Chú thích: Mức độ địa lý cuả các loài đặc hữu được chú thích bằng các số 1,2, và 3 để chỉ các thứ hạng sau: 1 - đặc hữu địa phương, là các loài có sự phân bố rất hẹp ở một hay hai tiểu vùng địa lý thực vật 2 - đặc hữu, là các loài chỉ phân bố ở Việt Nam. 3 - gần đặc hữu, là các loài chỉ phân bố hạn chế ở bán đẩo Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào, Cămpuchia, đông bắc Thái Lan, đông nam

Mianma và cực nam Trung Quốc).

Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu +; Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa, BM – VQG Bạch Mã, PĐ – Khu Dự trữ Thiên Nhiên Đáckrông- Phong Điền. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có các tiêu chuẩn để phân loại mức độ đặc hữu tùy theo mức độ giàu có của chúng. Tuy nhiên nêu dựa vào mức đặc hữu của Việt Nam nói chung (khoảng 10-12%) chúng tôi chia ra 3 mức sau: giầu, số loài đặc hữu chiếm trên 13% tổng số loài, trung bình- từ 7 đến 13% và nghèo- dưới 7%. Nếu chấp nhận các tiêu chuẩn trên thì tỷ lệ đặc hữu của vùng nghiên cứu sẽ là khoảng 8% (64 loài đặc hữu trên tổng số xx loài đã ghi nhận được), tức thuộc loại trung bình. Mức độ đặc hữu của VQG Bạch Mã cao hơn nhiều, đến 25.27% (371 loài đặc hữu trong tổng số 1469 đã ghi nhận được) (Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô 2003). Mức đặc hữu cao của thực vật ở VQG Bạch Mã là điều dễ hiểu, giải thích bởi tính đa dạng cao của môi trường sống của thực vật và mức nghiên cứu đầy đủ hơn. Tuy nhiên số liệu mà Thìn và Phô nêu lên, theo ý kiến của chúng tôi, là quá cao, không thực tế. Cùng với VQG Bạch Mã, KBTTN Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum và là một phần của vùng sinh thái Trung Trường Sơn dự đoán cũng có mức độ đặc hữu cao hơn của vùng nghiên cứu của Dự án. 4.5.7 Các Loài Mới Bảng 16.0 Các loài cây ở vùng nghiên cứu của Dự án có thể là mới cho khoa học

Sự có mặt ở các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và tên cây Số hiệu

1 2 3 4 5 Ghi chú

Họ Aristolochiaceae Thottea sp. HAL 7635, HAL 7886, HAL

7978 + + Bản ảnh 30, ảnh 265

Convallariaceae Aspidistra sp.1. HAL 7010 + Bản ảnh 26, ảnh 232 Aspidistra sp.2. HAL 7761 + Bản ảnh 30, ảnh 267 Họ Gesneriaceae Chirita sp. HAL 7162 + Bản ảnh 27, ảnh

235, 236 Họ Melastomataceae Phyllagathis sp.1. HAL 6908 + Bản ảnh 26, ảnh

229, 230 Phyllagathis sp.2. HAL 6916, HAL 8126 + + Bản ảnh 22 ảnh 194,

195 Phyllagathis sp.3. HAL 7400 + Bản ảnh 27, ảnh 242 Họ Orchidaceae Gastrodia sp. HAL 7165 + Bản ảnh 27, ảnh 241 Lecanorchis sp.1. HAL 6982 + Bản ảnh 27, ảnh

239, 240 Lecanorchis sp.2. HAL 7247 + Bản ảnh 28, ảnh

245, 246 Saccolabiopsis sp. HAL 7072, HAL 8308 + + Bản ảnh 15,

ảnh130, 131 Họ Rubiaceae Argostemma sp. HAL 8127 + Bản ảnh 31, ảnh 277

Page 59: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

59

Sự có mặt ở các điểm nghiên cứu của Dự án Tên họ và tên cây Số hiệu

1 2 3 4 5 Ghi chú

Họ Zingiberaceae Achasma sp. HAL 7547, HAL 7869 + Bản ảnh 28, ảnh

251, 252 Amomum sp.2. HAL 7896 + Bản ảnh 30,31, ảnh

270, 271 Amomum sp.3. HAL 8150 + Bản ảnh 31, ảnh 276 Fam.? (Rubiaceae aff.) Gen.sp.? HAL 6813, HAL 7011, HAL

7237, HAL 7296, HAL 8222 + + + Bản ảnh, ảnh 77

Chú thích: Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu +; Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa. Hầu hết các loài kể trên được phát hiện trong rừng nguyên sinh, đặc biệt ở sườn gần suối và trên các tảng đá lộ đầu. Chỉ có loài Thottea sp. và một loài có lẽ thuộc họ Rubiaceae (?) thu ở rừng thứ sinh. Do đó rừng nguyên sinh, đặc biệt trên các tảng đá lộ đầu và ven suối sẽ là môi trường có nhiều triển vọng nhất đê phát hiện các loài mới, hơn nhiều so với rừng thứ sinh.

Hệ thực vật Việt Nam còn lâu mới được kiểm kê đầy đủ về thành phần loài. Do đó bất kỳ cuộc điều tra cẩn thận nào ở các vùng mới đều có thể mang lại những phát hiện mới hay bổ sung mới cho thành phần hệ thực vật Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu ở vùng Dự án đã tìm thấy nhiều taxôn bổ sung cho hệ thực vật hay thậm chí mới cho khoa học. Những dự đoán này cần được khẳng định bằng các nghiên cứu sâu hơn trong Phòng thí nghiệm. Nó đòi hỏi nhiều thời gian, điều kiện và kinh phí hơn. Những xác định ngoài thực địa cho phép chọn những mẫu nổi bật nhất, đã liệt kê trong bảng 16.0. Chúng đều có vị trí phân loại tách biệt.Trong số đó nổi bật nhất là loài mới thuộc chi Saccolabiopsis (Orchidaceae), mà chưa từng được biết đến ở hệ thực vật Việt Nam. Chúng tôi đã thu được nhiều mẫu vật của taxôn này (HAL 6813, HAL 7011, HAL 7237, HAL 7296, HAL 8222). Loài cuối cùng trong bảng 16.0 có thể đại diện một chi mới cho khoa học mà họ của nó vẫn chưa được xác định là thuộc về họ thực vật nào Rubiaceae, Pedaliaceae, Myoporaceae hay Campanulaceae. Các nghiên cứu đặc biệt tiến hành trong phòng thí nghiệm về loài này và các thực vật khác là cần thiết cho việc mô tả các nhóm mới. Đây sẽ là những sự thêm vào đầy hứng thú đối với hệ thực vật của Việt Nam. 4.6 Đánh Giá Môi Trường Sống 4.6.1 Tóm Tắt Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu rừng địa đới duy nhất của thảm thực vật gặp ở vùng nghiên cứu của Dự án. Trong quá khứ, rừng nguyên sinh chưa bị tác động thuộc kiểu này đã từng bao phủ toàn bộ vùng, từ ven biển đến độ cao khoảng 900-1000 m trên mặt biển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở vùng nghiên cứu của Dự án cũng như ở khắp Việt Nam kiểu rừng này chỉ còn sót lại dưới dạng một số mảnh nhỏ ở những vùng xa xôi hiểm trở khó đến. Thảm thực vật hiện tại của hầu hềt vùng nghiên cứu là các giai đoạn khác nhau của các loạt diễn thế thoái hóa từ rừng nguyên sinh đến trảng cỏ thứ sinh hay ngược lại, diễn thế phục hồi sau nương rẫy, bom hay chất độc hóa học, từ trảng cỏ hay trảng cây bụi thứ sinh thành rừng thứ sinh. Các kiểu thảm thực vật chủ yếu quan sát thấy ngày nay ở vùng nghiên cứu xếp theo mức thoái hóa sau đây:

1. Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp.

Page 60: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

60

2. Rừng nguyên sinh bị khai thác từng phần rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp. 3. Rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp. 4. Rừng thứ sinh nửa rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp. 5. Trảng cây bụi thứ sinh rậm. 6. Trảng cây bụi thứ sinh thưa. 7. Trảng cỏ và các quần xã Ráng thứ sinh.

Thảm thực vật ven suối, trên các tảng đá lộ đầu, các vách đá dựng đứng là các quần xã phi địa đới chủ yếu ở vùng nghiên cứu của Dự án.

Cấu trúc và thành phần loài của tất cả các quần xã kể trên ở các điểm khác nhau của vùng nghiên cứu rất giống nhau. Những sự sai khác chủ yếu nằm ở một số ít loài tại chỗ hiếm thuộc các quần xã phi địa đới.

Các loài thực vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh ở đất thấp của vùng nghiên cứu của Dự án là Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Parashorea stellata, Palaquium spp., Madhuca pasquieri, Canarium spp., Dacryodes sp., Aglaia sp., và một số loài khác. Chúng là các loài ưu thế. Chỉ thị cho rừng nguyên sinh là sự phong phú của các laòi cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng như Cratoxylum spp., Memecylon edule, Ormosia spp., Peltophorum dasyrrhachis, Trema orientalis, và một số loài khác.

4.6.2 Rừng Nguyên Sinh Chưa Bị Tác Động Rậm Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp

Các mảnh rừng kiểu này còn sót lại ở khắp các điểm nghiên cứu trừ ở các xã Hồng Vân và Hồng Kim thuộc huyện A Lưới. Các mảnh rộng nhất gặp ở xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông (quanh tọa độ địa lý 16008’46,2’’ B, 1070 31’04,0‘’ Đ, khoảng 300 m trên mặt biển và 16010’00,0’’ B, 107036’09,9‘’ Đ và khoảng 500 m trên mặt biển), ở xã A Roàng, huyện A Lưới (quanh tọa độ địa lý 16004’08,0’’ B, 107029’11,0’’ Đ, khoảng 810 m trên mặt biển, 16004’40,5’’ B, 107028’53,4’’ Đ, khoảng 780 m trên mặt biển và 16004’54,5’’ B, 107029’26,8’’ Đ, khoảng 520 m trên mặt biển) và ở xã Hương Nguyên (quanh tọa độ địa lý 16013’43,6’’ B, 107028’20,9’’ Đ, khoảng 340 m trên mặt biển) và ở xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy (quanh tọa độ địa lý 16012’49,6’’ B, 107035’33,4’’ Đ, khoảng 440 m trên mặt biển và 16013’37,6’’ B, 107035’09,0’’ Đ, khoảng 460 m trên mặt biển). Ở các điểm nghiên cứu này rừng nguyên sinh vẫn còn giữ được cấu trúc, thành phần loài và vẻ ngòai đặc trưng (Bản ảnh 3, ảnh 28-30). Đá mẹ. Các biến thể khác nhau của đá phiến, granít và đá cát là các loại đá mẹ phổ biến nhất ở vùng nghiên cứu của Dự án (Bản ảnh 2, ảnh 10-18). Đá phiến và đá cát gắn kết rất phổ biến với các dải quáczít đôi khi nổi lên lộ ra và bị bào mòn chậm hơn đá mẹ (Bản ảnh 2, ảnh 17, 18). Thổ nhưỡng và lớp thảm mục. Lớp thảm mục thường rất mỏng, từ 2 đến 5 cm, ở nơi trũng có thể đến 25 cm. Tầng đất mỏng, từ màu nâu thẫm đến màu vàng nâu, tơi, giầu mùn với tầng dưới cùng dầy 15-20 (30) cm. Dưới đó là lớp đá mẹ đang phong hóa màu vàng cam hay da cam tươi, có thể dày đến 2-6 (10) m nếu là đá phiến và đá cát, 2-4 m nếu là đá granít. (Bản ảnh 3, ảnh 19-24). Cấu trúc thảm thực vật. Trong kiểu thảm thực vật nguyên sinh này có thể thấy rõ 5 tầng sau: các tầng cây gỗ cao, trung bình và thấp, tầng cây bui và tầng cỏ; đôi khi thấy cả Rêu trên đất.

Page 61: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

61

Các loài cây gỗ. Các loài cây gỗ gặp phổ biến nhất ở đây là: Aglaia sp., Alangium ridleyi, Archidendron sp., Betula alnoides, Canarium sp., Castanopsis spp., Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium elatum, Dacryodes sp.,

Dipterocarpus kerrii, Endospermum chinense, Engelhardiaroxburghiana, Erythrophleum fordii, Garcinia spp., Gironniera subequalis, Hopea pierrei, Illicium spp., Lithocarpus spp.,

Livistona chinensis, Lophopetalum wightianum, Madhuca pasquieri, Nageia wallichiana, Palaquium annamense, Parashorea stellata, Peltophorum dasyrrachis, Podocarpus neriifolius,

Pometia pinnata, Quercus sp., Sapium discolor, Scaphium macropodium, Semecarpus anacardiopsis, Syzygium spp.

Tất cả các loài này là chỉ thị quan trọng của rừng nguyên sinh. Một số loài chọn lọc đã trình bày trong Bản ảnh 5-8, ảnh 43-67.

Các loài cây bụi. Các loài gặp phổ biến nhất và là đặc trưng điển hình cho tâng cay bụi của kiểu rừng này là:

Antidesma sp., Baccaurea ramiflora, Brassaiopsis glomerulata, Cyathea podophylla, Dracaena elliptica,

Eurycoma longifolia, Gonocaryum lobbianum, Helicia sp., Ixora cuneifolia, Ixora sp.,

Licuala spp., Litsea spp., Melientha suavis, Pandanus spp., Pinanga spp.,

Scheffera spp., Schizostachyum dullooa, Sterculia lanceolata, Syzygium spp.

Các loài điển hình chọn lọc được trình bày ở Bản ảnh 8-10, ảnh 68-84. Các loài cỏ. Các loài cỏ phổ biến nhất trong tầng cỏ của rừng nguyên sinh là:

Alpinia spp., Amomum uniflorum, Amorphophallus sp., Anoectochilus sp., Anoectochilus roxburghii, Apostasia odorata, Aspidistra spp.,

Calamus spp., Calanthe alismifolia, Catimbium speciosum, Catimbium spp., Cyclopeltis crenata, Distichochlamys citrea, Hypolytrum nemorum, Korthalsia laciniosa,

Lasianthus spp., Licuala spp., Musa coccinea, Musa sp., Ophiopogon reptans, Paris polyphylla, Pentaphragma chinense, Schizaea digitata,

Selaginella spp., Sonerila sp., Strobilanthes sp., Tacca chatrieri, Taenitis blechnoides, Tectaria leuzeana.

Các loài cỏ và cây bụi của rừng nguyên sinh là các chỉ thị của thành phần loài nguyên sinh tại chỗ của tầng dưới của rừng. Một số loài chọn lọc của nhóm này được trình bày ở Bản ảnh 10-12, ảnh 85-105.

Các loài dây leo. Các loài dây leo phổ biến và điển hình nhất của rừng nguyên sinh là:

Ancistrocladus tectarius, Bauhinia coccinea, Calamus spp., Cissus sp., Connarus paniculatus, Diplectria barbata,

Embelia pulchella, Ficus sagittate, Fissistigma sp., Freycinetia sumatrana, Gnetum latifolium, Lygodium salicifolia,

Millettia pachyloba, Plectocomia elongata, Poikilospermum suaveolens, Psychotria serpens, Smilax corbularia,

Smilax gagnepainii, Strychnos axillaris, Tetracera sarmentosa, Tetrastigma spp.

Các loài chọn lọc của nhóm này được trình bày ở Bản ảnh 16-17, ảnh 139-153.

Các loài sống bám trên cây. Các loài sống bám trên cây phổ biến nhất là:

Page 62: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

62

Acriopsis javanica, Aglaomorpha coronans, Asplenium nidus, Bulbophyllum clandestinum, Bulbophyllum longiflorum,

Bulbophyllum macranthum, Dendrobium amabile, Dendrobium terminale, Dendrobium uniflorum, Dischidia hirsuta, Dischidia sp.,

Eria paniculata, Hoya sp., Oberonia rufilabris, Pholidota chinensis, Platycerium coronarium, Pothos sp.,

Pyrrosia longifolia, Teratophyllum sp., Thecostele elata, Thrixspermum centipede.

Sự phong phú và đa dạng cao của các loài cây sống bám trên cây là chỉ thị cho các điều kiện độ ẩm điển hình và tuổi cây mang chúng cao của vùng nghiên cứu. Các loài chọn lựa điển hình của nhóm này đựoc trình bày trong Bản ảnh 13-16, ảnh 112-137. Các loài cây có dạng sống đặc biệt. Các loài cây có dạng sống đặc biệt là các loài cây cộng sinh với nấm. Đó là Burmannia sp., Didymoplexiopsis khiriwongensis, Epirixanthes elongata, Galeola nudifolia, Gastrodia sp., Lecanorchis spp., Pristiglottis saprophytica, Sciaphila clemensiae và Stereosandra javanica. Sự có mặt của tất cả các loài này là chỉ thị cho tính nguyên vẹn, cưa bị phá hoại của các tầng đất điển hình cho rừng nguyên sinh với hệ nấm đất cộng sinh giàu có, độc đáo và nhậy cảm. Các loài cây điển hình được chọn lựa của nhóm này được trình bày trong Bản ảnh 12-13, ảnh 106-110, Bản ảnh 28, ảnh 245-247 và Bản ảnh 32, ảnh 283, 284. Sự thoái hóa của các quần xã thực vật và sự tàn phá kèm theo của các lớp đất dẫn đến sự tuyệt chủng nhanh chóng của các loài thực vật kể trên ở nơi sống nguyên sinh. Các loài cỏ ký sinh trên rễ cây trong đất của rừng nguyên sinh gặp ở vùng nghiên cứu là Rhopalocnemis phalloides và Christisonia hookeri (Bản ảnh 13, ảnh 111). Một nhóm khác là các loài cây bụi ký sinh trong tán cây nhưHelixanthera coccinea (Bản ảnh 16, ảnh 138) và Loranthus spp. Aponogeton robinsonii, một loài cây đặc hữu hiếm sống trong nước, là chỉ thị cho môi trường nước sạch ở suối vùng rừng vừa bị tàn phá (Bản ảnh 31, ảnh 272).

4.6.3 Rừng Thứ Sinh Rậm và Thưa Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp Rừng thứ sinh có sự phân bố rộng ở vùng nghiên cứu của Dự án và gặp ở tất cả các điểm. Ước tính chúng che phủ từ 15 đến 55% diện tích ở xã A Roàng, huyện A Lưới, quanh tọa độ địa lý 16004’54,9’’ B, 107029’31,1’’ Đ, khoảng 450 m trên mặt biển) và ở xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, quanh tọa độ địa lý 16009’32,5’’ B, 107035’18,1‘’ Đ, khoảng 400 m trên mặt biển). Cấu trúc, thành phần loài và vẻ ngoài của kiểu rừng này ở tất cả các điểm nghiên cứu rất giống nhau (Bản ảnh 4, ảnh 31-36). Đá mẹ. Giống như ở các rừng nguyên sinh, các biến đổi khác nhau của đá phiến và đá cát là các loại đá mẹ phổ biến nhất ở vùng nghiên cứu (Bản ảnh 2, ảnh 10-18). Thổ nhưỡng và lớp thảm mục. Lớp thảm mục trong rừng thứ sinh của vùng nghiên cứu thường rất mỏng, từ 2 đến 5 cm, ở nơi trũng có thể đến 15-20 cm. Tầng đất mỏng, từ màu nâu thẫm đến màu vàng nâu, tơi, giầu mùn với tầng dưới cùng dầy 15-20 cm. Dưới đó là lớp đá mẹ đang phong hóa màu vàng cam hay da cam tươi, có thể dày đến 2-6 (10) m giống như đối với rừng nguyên sinh. Cấu trúc thảm thực vật. Sự phân tầng chỉ rõ rệt ở rừng thứ sinh già, có tuổi trên 30-40. Khi đó cấu trúc thẳng đứng của rừng thoạt trông giống với rừng nguyên sinh. Tuy nhiên thành phần loài cây gỗ rất khác, gồm chủ yếu các loài cây gỗ mọc nhanh. Phần lớn diện tích rừng thứ sinh có tuổi trẻ hơn (ít hơn 30 tuổi) và thể hiện sự phân tầng không rõ rệt. Mật độ của các tầng trong loại rừng này thể hiện tính liên tục đều đặc từ tầng cỏ thấp nhất đến tầng cây gỗ cao nhất. Sự đa dạng và phong phú cao của cỏ và dây leo gỗ mọc nhanh là chỉ thị cho loại rừng này.

Page 63: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

63

Các loài cây gỗ. Các loài cây gỗ gập phổ biến nhất trong loại rừng này là:

Acronychia pedunculata, Adenanthera pavonina, Canarium spp., Castanopsis indica, Cratoxylon spp.,

Endospermum chinense, Gironniera subequalis, Horsfieldia sp., Knema lenta, Lithocarpus spp., Memecylon edule,

Ormosia balansae, Peltophorum dasyrrachis, Persea sp., Prunus spp., Scaphium macropodium,

Schefflera spp., Syzygium spp., Toxidodendron succedanea

. Tất cả chúng là chỉ thị cho rừng thứ sinh. Các loài điển hình chọn lọc trinh bày trong Bản ảnh 18, ảnh 154-156.

Các loài cây bụi. Các loài cây bụi phổ biến và điển hình nhất trong tầng cây bụi của rừng thứ sinh là:

Antidesma sp., Callicarpa rubella, Cyathea podophylla, Dracaena elliptica, Eurya spp.,

Eurycoma longifolia, Ficus fulva, Ficus hirta, Gonocaryum lobbianum, Helicia spp.,

Litsea spp., Mallotus spp., Melastoma sanguineum, Melastoma sp., Melientha suavis,

Schefflera spp., Streblus ilicifolia, Streblus macrophylla, Wendlandia spp.

Các loài điển hình chọn lọc của nhóm này được trình bày trong Bản ảnh 18, ảnh 157-161.

Các loài cỏ. Các loài cỏ phổ biến nhất trong tầng cỏ của rừng thứ sinh là:

Alpinia sp., Amomum longiligulare, Amomum unifolium, Blechnum orientale, Calamus spp.,

Catimbium speciosum, Ixora cuneifolia, Korthalsia laciniosa, Lasianthus spp., Licuala spp.,

Lindsaea javanensis, Lindsaea orbiculata, Paspalum sp., Pronephrium cuspidatum,

Pronephrium triphylla, Schizostachyum dullooa, Taenitis blechnoides, Thysanolaena maxima

. Cỏ và cây bụi của rừng thứ sinh là các loài chỉ thị của nơi sống này. Các loài chọn lựa điển hình được trình bày trong Bản ảnh 19, ảnh 162-166.

Dây leo. Các loài dây leo điển hình và phổ biến của rừng thứ sinh ở vùng nghiên cứu là:

Ancistrocladus cochinchinensis, Bauhinia coccinea, Bowringia callicarpa,

Callerya sp., Embelia pulchella, Gnetum latifolium, Lygodium salicifolia,

Merremia boissiana, Mussaenda spp., Sarcodum scandens, Smilax corbularia,

Smilax gagnepainii, Tetracera sarmentosa

. Các loài điển hình chọn lựa trình bày trong Bản ảnh 19, ảnh 167-171.

Các loài sống bám trên cây. Các loài sống bám trên cây không phổ biến trong rừng nguyên sinh và chỉ thị cho nơi sống ẩm hơn. Tuy nhiên một số loài có thể thấy trên cây gỗ to (ví dụ Acriopsis liliifolia, Cymbidium aloifolium, Platycerium coronariium, Thecostele alata) và dọc thung lũng suối đá phiến (Dendrobium terminale, Pyrrosia sp., Lemmaphyllim microphyllum).

Các loài cây có dạng sống đặc biệt. Các loài cây có dạng sống đặc biệt trong rừng thứ sinh ở vùng nghiên cứu là một vài loài ký sinh trong tán cây gỗ như Helixanthera coccinea (Bản

Page 64: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

64

ảnh 16, ảnh 138) và Loranthus spp., cũng như loài cỏ ký sinh không có diệp lục Christisonia hookeri (Bản ảnh 13, ảnh 111).

4.6.4 Trảng Cây Bụi Thứ Sinh Rậm và Thưa Trảng cây bụi thứ sinh rậm và thưa có sự phân bố rộng rãi ở vùng nghiên cứu của Dự án và gặp ở hầu hết các điểm nghiên cứu (Bảng 26). Ứớc tính chúng chiếm khoảng từ 15 đến 45% tổng diện tích quan sát thấy ở xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy ( gần tọa độ địa lý 16013’17,5’’ B, 107038’03,8’’ Đ, khoảng 220 m trên mặt biển), ở xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông (quanh tọa độ địa lý 16009’30,2’’ B, 107035’35,3‘’ Đ, khoảng 350 m trên mặt biển), xã Hồng Kim, huyện A Lưới (quanh tọa độ địa lý 16018’21,1’’ B, 107012’56,4’’ Đ, khoảng 640 m trên mặt biển)và xã Hương Nguyên, huyện A Lưới). Tuy nhiên kiểu quần xã này không thấy ở các điểm nghiên cứu thuộc xã A Roàng, huyện A Lưới, nơi rừng nguyên sinh và thứ sinh vẫn chiếm diện tích lớn nhất. Ở tất cả các điểm nghiên cứu kiểu thảm thực vật này có cấu trúc, thành phần loài và vẻ ngoài rất giống nhau (Bản ảnh 5, ảnh 37-39). Đá mẹ. Cũng giống như rừng nguyên sinh và thứ sinh các biến thể của đá phiến, granít và đá cát là các loại đá mẹ phổ biến nhất ở vùng nghiên cứu (Bản ảnh 2, ảnh 10-18). Tuy nhiên, ở độ cao thấp của một số điểm nghiên cứu thuộc xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông granít chiếm ưu thế (Bản ảnh 2, ảnh 14). Thổ nhưỡng và lớp thảm mục. Lớp thảm mục trong trảng cây bụi thứ sinh của vùng nghiên cứu thường rất mỏng, đôi khi thậm chí không có. Ở chỗ trũng có khi tích tụ dày đến 10-20 cm. Tầng đất rất mỏng, từ màu nâu vàng đến vàng nhạt, ít nhiều tơi, nghèo mùn với tầng dưới cùng dầy 5-10 cm. Dưới đó là lớp đá mẹ đang phong hóa màu vàng cam hay da cam tươi, có thể dày đến 2-6 (10) m trên đá phiến và đá cát. Trên granít tầng này mỏng hơn nhiều. Cấu trúc thảm thực vật. Cấu trúc thẳng đứng của trảng cây bụi thứ sinh nói chung rất đơn giản, chỉ gồm tầng cây bụi và tầng cỏ. Đôi khi Nứa có thểtạo thành tầng bổ sung cao hơn, nhưng độ che phủ của nó thường ít hơn 5-10 % (Bản ảnh 5, ảnh 39). Nhiều loài dây leo rất phổ biến ở vùng nghiên cứu.

Các loài cây bụi. Các loài cây bụi phổ biến và điển hình nhất là:

Aporusa spp., Canthium sp., Castanopsis indica, Commersonia bartramia, Cratoxylon spp., Eurya sp.,

Helicia sp., Ilex sp., Lithocarpus spp., Litsea spp., Macaranga denticulata, Melastoma sanguineum, Memecylon sp.,

Ormosia balansae, Ormosia cambodiana, Oxyspora sp., Paulownia spp., Peltophorum sp., Phoebe tavoyana, Pterospermum spp.,

Streblus ilicifolius, Streblus macrophyllus, Symplocos spp., Trema cannabina, Trema orientalis, Wendlandia spp.

, Các loài cây bụi điển hình chọn lựa của nhóm này trình bày trong Bản ảnh 18, ảnh 157-161.

Các loài cỏ. Các loài cỏ điển hình và phổ biến nhất trong trảng cây bụi của vùng nghiên cứu là:

Arundina graminifolia, Blechnum orientale, Breynia indosinensis, Calamus faberi, Chromolaena odorata, Cyrtococcum sp.,

Dianella nemorosa, Dicranopteris linearis, Eragrostis spp., Eulophia spectabilis, Imperata cylindrica, Lindsaea javanensis,

Lindsaea orbiculata, Lycipodiella cernua, Paspalum spp., Pronephrium cuspidatus, Pronephrium triphylla,

Pteris semipinnata, Rauvolffia cambodiana, Setaria palmifolia, Sphenomeris chinensis, Thysanolaena maxima

Page 65: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

65

Cũng như cây bụi, các loài cỏ của trảng cây bụi thứ sinh là các loài chỉ thị cho kiểu môi trường sống này. Các loài điển hình chọn lựa trình bày ở Bản ảnh 19, ảnh 162-166.

Dây leo. Các loài dây leo phổ biến và điển hình nhất của trảng cây bụi thứ sinh là:

Acacia pennata, Bauhinia coccinea, Cissampelos pareira,

Dalbergia phyllanthoides, Illigera sp.,

Merremia boisiana, Pericampylus incanus, Smilax corbularia,

Tetracera sarmentosa, Uncaria macrophylla

Các loài điển hình chọn lựa trình bày trong Bản ảnh 19, ảnh 167-171.

Các loài sống bám trên cây. Số lượng loài sống bám trên cây trong trảng cây bụi ít, gồm một số loài Ráng như Aglaomorpha coronans, Drynaria spp., Lemmaphyllum microphyllum và Pyrrosia spp. Cùng với một số loài Rêu và Địa y chịu hạn. Các loài thuộc nhóm này sót lại là chỉ thị cho nơi sống ẩm hơn.

4.6.5 Trảng Cỏ Thưa và Các Quần Xã Ráng Thứ Sinh Trảng cỏ thưa và các quần xã Ráng thứ sinh phân bố rộng ở vùng nghiên cứu, gặp ở tất cả các điểm nghiên cứu của Dự án, trừ xã A Roàng, huyện A Lưới. Chúng có thể chiếm đến 15% tổng diện tích. Cấu trúc, thành phần loài và vẻ ngoài của các quần xã này rất giống nhau ở tất cả các vùng nghiên cứu (Bản ảnh 5, ảnh 40-42). Đá mẹ. Cũng như trong trường hợp của trảng cây buị thứ sinh các biến thể của đá phiến, granít và đá cát đều là các loại đá mẹ chủ yếu, phổ biến của vùng nghiên cứu (Bản ảnh 2, ảnh 10-18). Tuy nhiên, ở độ cao thấp của một số điểm nghiên cứu thuộc xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông granít chiếm ưu thế (Bản ảnh 2, ảnh 14). Thổ nhưỡng và lớp thảm mục. Lớp thảm mục trong trảng cỏ và Ráng thưa thứ sinh của vùng nghiên cứu thường rất mỏng. Ở chỗ trũng đôi khi chúng có thể tích tụ dày đến 15-25 (50) cm. Tầng đất rất mỏng, bị thóai hóa mạnh, từ màu nâu vàng đến vàng nhạt, ít nhiều tơi, rất nghèo mùn với tầng dưới cùng dầy không đến 5 cm. Dưới đó là lớp đá mẹ đang phong hóa màu vàng cam hay da cam tươi, có thể dày đến 2-6 (10) m trên đá phiến và đá cát. Trên granít tầng này mỏng hơn nhiều. Cấu trúc thảm thực vật. Cấu trúc thẳng đứng của trảng cỏ và Ráng thứ sinh rất đơn giản, chỉ gồm một tầng cỏ. Ở trảng cỏ cao tầng này có thể cao đến 2-3 m, còn ở trảng cỏ trung bình- 0,5-1 m, trảng cỏ thấp không quá 5-10 cm. Các quần xã Ráng ở vùng nghiên cứu thường không cao quá 1-1.5 m.

Trảng cỏ cao. Trảng cỏ cao phân bố rộng rãi ở phần lớn vùng nghiên cứu (Bản ảnh 5, ảnh 40). Thường gặp phục hồi sau nương rẫy. Thành phần loài của các loại quần xã này rất nghèo. Các loài cỏ phổ biến và điển hình nhất là Saccharum spontaneum và Thysanolaena maxima (ở xã Hồng Vân, huyện A Lưới, gần tọa độ địa lý 16010’24,0’’ B, 107036’27,3‘’ Đ, khoảng 250 m trên mặt biển). Đôi khi ở môi trường sống này gặp Musa spp. hay Catimbium sp.

Trảng cỏ trung bình. Trảng cỏ trung bình đặc trưng cho vùng cao hơn và có phân bố rộng ở vùng nghiên cứu. Loài ưu thể là Imperata cylindrica (ở xã Hồng Vân, huyện A Lưới, gần tọa độ địa lý 16021’56,8’’ B, 107009’19,7’’ Đ, khoảng 720 m trên mặt biển ). Trảng cỏ loại này gặp trên đất phục hồi sau nương rẫy.

Page 66: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

66

Trảng cỏ thấp. Loại trảng cỏ này rất đặc trưng cho các mảnh đất vẫn còn tiếp tục làm nương rẫy. Việc sử dụng mạnh mẽ của đất này cho mục đích chăn thả gia súc đã duy trì kiểu trảng cỏ thấp này ở trạng thái cao đỉnh. Thành phần loài ở đây thường nghèo và gồm một số loài thuộc họ Lúa chiếm ưu thế như Cyrtococcum trigonum, Digitaria longiflora, Eragrostis nutans, Lophatherum gracile, Miscanthus sinensis và Paspalum paspaloides (ở xã Hồng Vân, huyện A Lưới, gần tọa độ địa lý 16021’56,8’’ B, 107009’19,7’’ Đ, khoảng 720 m trên mặt biển). Một số loài cỏ dại như like Elephantopus scaber, Urena lobata và Stachytarpheta jamaicensis, cũng nư vài loài dây leo cỏ như Merremia boisiana, Pericampylus incanus và Cissampelos pareira đôi khi cũng gặp ở đây (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, quanh tọa độ địa lý 16009’30,2’’ B, 107035’35,3‘’ Đ, khoảng 350 m trên mặt biển).

Các quần xã Ráng. Đó thường là các quần xã tiên phong trên đất bị thóai hóa mạnh và bồi tụ trẻ trên sườn núi đá mẹ đang phong hóa (Bản ảnh 5, ảnh 41-42). Thành phần loài của các loại quần xã này rất nghèo, gồm các loài Ráng như Dicranopteris linearis, Gleichenia truncata và Pteridium aquilinum (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, quanh tọa độ địa lý 16009’30,2’’ B, 107035’35,3‘’ Đ, khoảng 350 m trên mặt biển). 4.6.6 Các Quần Xã Thực Vật ở Ven Suối Các quần xã thực vật ở ven suối thuộc kiểu thảm thực vật phi địa đới. Ở vùng nghiên cứu của Dự án chúng chỉ chiếm một diện tích nhỏ, có lẽ không quá 3-5%. Ở vùng đất thấp đông dân cư chúng có thể gặp dọc sông suối lớn được phù sa của các loại đá mẹ granít, phiến và cát bồi tụ (Bản ảnh 20, ảnh 173-176). Ở các vùng đồi núi (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, quanh tọa độ địa lý 16009’58,5’’ B, 107036’07,6‘’ Đ, khoảng 300 m trên mặt biển, ở xã A Roàng, huyện A Lưới, gần tọa độ địa lý 16004’54,9’’ B, 107029’31,1’’ Đ, 16021’56,8’’ B, 107009’19,7’’ Đ, khoảng 450 m trên mặt biển và ở xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, quanh tọa độ địa lý 16017’17,2’’ B, 107026’39,8’’ Đ, khoảng 240 m trên mặt biển và xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, quanh tọa độ địa lý 16013’17,5’’ B, 107038’03,8’’ Đ, khoảng 220 m trên mặt biển) các quần xã thực vật loại này thường gặp ở các thung lũng suối hẹp sát các vách đá lộ đầu (Bản ảnh 20, ảnh 177-180). Môi trường sống điển hình của các loài cây mọc ven suối cũng là các vách đá, có khi cả ở thác rất ẩm, được che bóng. (Bản ảnh 21, ảnh 181). Các điều kiện vi khí hậu ở đây thật là đặc biệt. Kết quả là các quần xã ven suối này bao gồm rất nhiều loài cây ưa ẩm không gặp ở các nơi khác.

Thành phần loài của các quần xã ven sông rộng bồi lấp bởi phù sa thô nói chung rất nghèo, nhất là ở các vùng đông dân cư. Thường đó là các quần xã trảng cây bụi đơn hay ít ưu thế của các loài như Homonoia riparia, Ficus subpyriformis cùng đại diện của các chi Elaeocarpus, Myrsine và Aporusa. Giữa các tảng đá ẩm và sáng gặp nhiều loài cỏ như Drymaria diandra, Pogonatherum crinitum và nhiều loài cỏ tiên phong khác. Đồng thời ở phần hạ lưu sông, kể cả ở gần các khu dân cư đôi khi có thể thấy một số loài cây gỗ tại chỗ sót lại tạo nên nơi sống cho một số loài cây sống bám trên cây (Bản ảnh 20, ảnh 174). Ngược lại thành phần loài của các quần xã thực vật ở ven suối vùng rừng nguyên sinh còn được bảo vệ tốt giầu hơn nhiều. Mức độ đa dạng của thực vật ở đây cao hơn bất kỳ quần xã thực vật nào khác. Trong số các loài đã thu thập được ở đây có những loài hiếm, chỉ mới gặp ở một hai điểm. Sự đa dạng của Rêu, Địa y và Ráng màng (Hymenophyllaceae) cũng rất cao ở môi trường sống đặc biệt này. Các cây gỗ to không phải là đặc trưng cho các kiểu quần xã này. Tuy nhiên các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi và nửa bụi ở đây rất phổ biến và đa dạng.

Page 67: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

67

Các loài cây bụi. Các loài cây bụi phổ biến và điển hình nhất ở các quần xã thực vật ven suối là:

Adina pilulifera, Barringtonia sp., Dichroa febrifuga, Elaeocarpus sp., Ficus spp.,

Ficus subpyriformis, Helicia obovatifolia, Helicia sp., Lasianthus spp.,

Memecylon angustifolium, Memecylon sp., Myrsine sp., Oxyspora sp.,

Pandanus spp., Phyllanthus sp., Saurauia tristyla, Sloanea spp., Syzygium spp.

Các loài chọn lọc điển hình được trình bày trong Bản ảnh 21-22, ảnh 187-193.

Các loài cỏ. Các loài cỏ ở các quần xã ven suối đạt tới mức đa dạng tối đa ở vùng nghiê cứu của Dự án. Nhóm này bao gồm nhiều loài thực vật hiếm và đặc hữu. Một số loài điển hình sau đây:

Acorus gramineus, Aeschynanthus sp., Aglaonema sp., Alocasia sp., Alpinia spp., Amischotolype sp., Amomum spp., Amorphophallus spp., Anemone sp., Ardisia spp., Argostemma uniflorum, Argostemma spp., Arundina chinensis, Begonia aptera, Begonia spp.,

Blastus cochinchinensis, Blastus pauciflorus, Blastus spp., Catimbium spp., Cephalomanes javanicum, Chirita spp., Costus speciosus, Disporum sp., Distichochlamys citrea, Donax cannaeformis, Flagellaria indica, Goodyera procera, Habenaria rhodocheila, Homalomena occulta,

Impatiens spp., Lasia spinosa, Liparis tixieri, Lysimachia sp., Mapania spp., Nephelaphyllum tenuiflorum, Ophiopogon spp., Ophiorhiza spp., Paris polyphylla, Peliosanthes sp., Peliosanthes teta, Phaius longicornu, Phalaenopsis mannii, Phrynium spp.,

Phyllagathis spp., Pilea sp., Pollia sp., Procris sp., Rhynchothecum sp., Scutellaria sp., Selaginella tamariscina, Selaginella spp., Sonerila sp., Tacca chantrieri, Tacca plantaginea, Viola sp., Zingiber sp.

Page 68: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

68

Các loài cỏ thủy sinh và gần thủy sinh gặp ở đây như Aponogeton robinsonii, Limnophila sp., Monochoria ovata và các loài Utricularia. Các loài cỏ và cây bụi tại chỗ của các quần xã nguyên sinh ở ven suối là bằng chứng của việc bảo tồn tốt thành phần loài của vùng nghiên cứu. Các loài cỏ, Ráng điển hình trong vùng nghiên cứu được minh họa ở Bản ảnh 22-24, ảnh 194-209.

Dây leo. Một số loài dây leo cũng phổ biến ở chỗ được che bóng ven sông. Các loài phổ biến nhất thuộc các chi Piper, Pothos, Rhaphidophora và Scindapsus.

Các loài sống bám trên cây. Các loài cây sống bám trên cây đạt được sự phong phú tối đa ở dọc suối ẩm. Các loài điển hình nhất (trừ Ráng) ở môi trường sống này là:

Acriopsis liliifolia, Aerides odorata, Aeschynanthus spp., Aglaomorpha coronans, Antrophyum spp., Appendicula hexandra, Asplenium nidus, Asplenium spp., Belvesia sp., Bulbophyllum astelidum, Bulbophyllum clandestinum, Bulbophyllum longiflorum, Bulbophyllum macranthum, Ceratostylis siamensis, Cleisostoma birmanicum, Cleisostoma melanorachys, Cleisostoma racemiferum, Cleisostoma spp., Cleisostoma striatum, Crepidomanes auriculatum,

Cymbidium aloifolium, Cymbidium dayanum, Davallia divaricata, Davallia repens, Dendrobium aduncum, Dendrobium amabile, Dendrobium hercoglossum, Dendrobium spatella, Dendrobium terminale, Dendrobium thyrsiflorum, Dendrobium tortile, Dendrobium truncatum, Dischidia acuminate Dischidia hirsute Dischidia spp., Epipremnum giganteum Eria lasiopetala, Eria paniculata, Eria pusilla, Eria thao, Flickingeria angustifolia,

Huperzia carinata, Huperzia phlegmaria, Kingidium deliciosum, Lemmaphyllum microphyllum, Lepisorus macrosphaerus, Lepisorus subrostratus, Liparis balansae, Liparis chapaensis, Liparis petelotii, Liparis stricklandiana, Oberonia rufilabris, Oberonia spp., Phalaenopsis mannii, Pholidota chinensis, Pholidota guibertiae, Phymatosorus spp., Piper spp., Platycerium coronarium, Polypodium spp., Pothos repens

Pothos sp. Prosaptia sp., Pyrrosia lanceolata, Pyrrosia longifolia, Pyrrosia spp., Robiquetia spathulata, Saccolabiopsis sp., Scindapsus spp. Selliguea lateritia., Taeniophyllum pahangense, Thecostele alata, Thelasis pygmaea, Thrixspermum annamense, Thrixspermum calceolus, Thrixspermum centipede, Thrixspermum fragrans, Thrixspermum pricei, Thrixspermum spp., Trichomanes spp., Trichotosia pulvinata, Vittaria spp

4.6.7 Các Quần Xã Thực Vật Sống trên Đá Cũng như thảm thực vật ven sông suối, thảm thực vật sống trên đá thuộc các kiểu thảm thực vật phi địa đới và ở vnùng nghiên cứu chỉ chiếm một tỷ trọng che phủ nhỏ, có lẽ chủ 1-5%. Các quần xã thực vật này gặp ở các vách và tảng đá ven sông suối (ví dụ ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, quanh tọa độ địa lý 16018’21,1’’ B, 107012’56,4’’ Đ, khoảng 640 m trên mặt biển và xã Hương Nguyên ở cùng huyện, quanh tọa độ địa lý 16013'46,6'' B, 107027'46,5'' Đ, khoảng 120 m trên mặt biển., xã Dương Hòa huyện Hương Thủy, quanh tọa độ địa lý 16013'23,2’' B, 107035'15,5'' Đ, khoảng 440 m trên mặt biển) và ở các tảng đá lộ đầu trên đường đỉnh hay phần sườn núi gần đỉnh (Bản ảnh 24, ảnh 210-215) quanh tọa độ địa lý 16009’58,5’’ B, 107036’07,6‘’ Đ, khoảng 300 m trên mặt biển). Đá phiến, đá cát, granít và quáczít là giá thể của các loài thuộc nhóm này (Bản ảnh 24, ảnh 213-215). Tính đa dạng của các loài cây sống trên đá ở vùng nghiên cứu rất cao, bao gồm nhiều loài hiếm đặc trưng cho từng điểm nghiên cứu. Thành phần loài cụ thể phụ thuộc vào đá mẹ. Trong nhóm này không có các loài cây gỗ to, nhưng các loài cỏ, cây nửa bụi và bụi rất phổ biến và đa dạng. Các loài phổ biến và điển hình nhất là: Acrosorus sp., Aeschynanthus spp.,

Antrophyum spp., Ardisia spp.,

Aspidistra spp., Asplenium normale,

Asplenium spp., Asplenium tenuifolium,

Page 69: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

69

Asplenium unilaterale, Asplenium wightii, Asystasia sp., Begonia aptera, Begonia spp., Bolbitis annamensis., Bolbitis appendiculata., Bolbitis heteroclyta., Bolbitis spp., Camellia sp., Chirita spp., Colysis digitata, Colysis spp., Colysis wrightii, Ctenitopsis sp., Ctenopteris sp., Cyclopeltis crenata, Cyclosorus spp.,

Davallia divaricata, Davallia repens, Dendrobium aduncum, Diplazium spp., Disporum sp., Elaphoglossum sp., Eria gagnepainii, Kingidium deliciosum, Leucothoe spp., Lindsaea lucida, Lindsaea spp., Liparis balansae, Liparis petelotii, Liparis spp., Liparis stricklandiana, Loxogramme sp., Ludisia discolor, Microsorum spp.,

Microsorum spp., Ophiopogon spp., Ophiorrhiza spp., Osmunda vachelii, Paphiopedilum appletonianum, Peperomia sp., Phaius longicornu, Phalaenopsis mannii, Phyllagathis spp., Phymatosorus scolopendria, Phymatosorus spp., Pilea spp., Pityrogramma calomelanos, Polystichum spp., Procris sp.,

Pronephrium sp., Prosaptia sp., Rhomboda petelotii, Scutellaria sp., Selaginella spp., Selaginella tamariscina, Selliguea lateritia., Selliguea sp., Sonerila spp., Strobilanthes spp., Thelypteris spp., Trichomanes spp., Trichotosia pulvinata, Trigonospora ciliata, Vittaria spp.

Các loài điển hình chọn lọc thuộc nhóm này trình bày ở Bản ảnh 24-25, ảnh 216-223.

4.7 Nghiên Cứu Các Ô Tiêu Chuẩn Tổng cộng đã nghiên cứu các loài cây không gỗ ở 52 ô và các loài cây gỗ ở 49 ô. Các ô được thiết lập trong tất cả các loại quần xã thực vật thuộc thảm thực vật địa đới, không có ô nào được đặt ở thảm thực vật phi địa đới, cũng như dọc sông suối hay ở mép các quần xã thực vật. Những mô tả quần xã thực vật trong mỗi ô đều kèm theo các dẫn liệu về địa lý, độ cao so với mặt biển sẽ được trình bày sau đây.

Các ô kể trên có thể nhóm thành các nhóm quần xã sau, từ các quần xã rừng nguyên sinh chưa bị tác động đến các quần xã rừng, rừng thưa và trảng cây bụi thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và các tác động của chiến tranh: Nhóm 1. Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng, đôi khi xen một số cây Thông mọc rải rác ở đất thấp trên đá phiến: AL 01, AL 04, AL 06. Nhóm 2. Rừng nguyên sinh bị khai thác rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng, đôi khi xen một số cây Thông mọc rải rác ở đất thấp trên đá phiến: ND 01, 02, 03, 05, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 14; AL 02, 03, 08, 13, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27; HT 02, 03, 05, 06, 07, 08, 09, 10 Nhóm 3. Rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp trên đá phiến tái sinh sau nương rẫy, bom và chất độc hóa học, thường 30 tuổi: ND 04, 06; AL 05, 07, 09, 12, 14, 15, 16, 24, 28; HT 01, 04. Nhóm 4: Rừng thưa và trảng cây bụi thứ sinh tái sinh sau nương rẫy nhiều lần hay vùng bị chặt củi, chăn thả tren đất thường mỏng, chua và nghèo: ND 13; AL 10, 11, 17, 18. ND 01: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác từ vừa đến nặng trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, khu vực suối La Ma, tọa độ địa lý 16008’46,2’’ B, 1070 31’04,0‘’ Đ, 3300, khoảng 300 m trên mặt biển, 24 III 2005. Bản ảnh 46: 398 & 399.

Page 70: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

70

ND 02: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác từ vừa đến nặng trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, khu vực suối La Ma, tọa độ địa lý 16009’41,0’’ B, 107036’07,1‘’ Đ, 3550, khoảng 350 m trên mặt biển, 24 III 2005. Bản ảnh 46: 400. ND 03: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, khu vực suối La Ma, tọa độ địa lý 16012’55,2’’ B, 107051’12,7‘’ Đ, 1790, khoảng 300 m trên mặt biển., 25 III 2005. Bản ảnh : 422. ND 04: Rừng thưa thứ sinh (tái sinh sau khi chặt hoàn toàn và lửa rừng) cây lá rộng ở đất thấp trên đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Hương Sơn, tọa độ địa lý 16010’05,2’’ B, 107036’01,6‘’ Đ, 3580, khoảng 400 m trên mặt biển, 25 III 2005. ND 05: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác từ vừa đến nặng trên đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16009’59,2’’ B, 107035’51,5‘’ Đ, 1790, khoảng 400 m trên mặt biển, 25 III 2005. Bản ảnh 46: 401. ND 06: Rừng thưa thứ sinh (tái sinh sau khi chặt hoàn toàn và lửa rừng) cây lá rộng ở đất thấp trên đường đỉnh núi đá phiến (ở giữa ảnh) và rừng bị khai thác nặng (hai bên ảnh). Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16009’36,2’’ B, 107035’22,8‘’ Đ, 3100, khoảng 450 m trên mặt biển, 26 III 2005. Bản ảnh 46: 402. ND 07: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn trên đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16010’00,0’’ B, 107036’09,9‘’ Đ, 3100, khoảng 500 m trên mặt biển, 27 III 2005. Bản ảnh 49: 423. ND 08: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn trên đường sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16009’57,0’’B, 107039’29,0‘’ Đ, 1000, khoảng 400 m trên mặt biển, 27 III 2005. Bản ảnh 46: 403. ND 09: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác trung bình trên sườn gần đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16010’37,6’’ B, 107036’46,1‘’ Đ, 2680, khoảng 400 m trên mặt biển, 28 III 2005.Bản ảnh 46: 404. ND 10: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác trung bình trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16010’40,5’’ B, 107036’47,6‘’ Đ, 800, khoảng 350 m trên mặt biển, 28 III 2005. ND 11: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng ở ngoại vi của ô, bị chặt toàn bộ ở trung tâm 3-5 năm, gần suối ở chân núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16010’24,0’’ B, 107036’27,3‘ Đ, 2500, khoảng 250 m trên mặt biển, 29 III 2005. Bản ảnh 49: 424.

Page 71: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

71

ND 12: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác từ trung bình đến nặng trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Hương Sơn, tọa độ địa lý 16009’32,5’’ B, 107035’18,1‘’ Đ, 1900, khoảng 400 m trên mặt biển, 30 III 2005. ND 13: Trảng cây bụi rậm thứ sinh (tái sinh sau nương rẫy) cây lá rộng ở đất thấp trên núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, tọa độ địa lý 16009’30,2’’ B, 107035’35,3‘’ Đ, 800, khoảng 350 m trên mặt biển, 30 III 2005. ND 14: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng ở gần suối chân núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng, bờ suối La Ma, tọa độ địa lý 16009’58,5’’ B, 107036’07,6‘’ Đ, 2400, khoảng 300 m trên mặt biển, 31 III 2005. AL 01: Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’08,0’’ B, 107029’11,0’’ Đ, 3400, khoảng 810 m trên mặt biển. 20 IV 2005. AL 02: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’07,1’’ B, 107029’05,1’’ Đ, 2300, khoảng 780 m trên mặt biển. 20 IV 2005. Bản ảnh 49: 425. AL 03: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng xen với một số cây Thông mọc rải rác ở đất thấp bị khai thác nhẹ trên đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’40,9’’ B, 107029’05,7’’ Đ, 3250, khoảng 760 m trên mặt biển. 21 IV 2005. Photo tables 46: 405 & 49: 426. AL 04: Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên đường đỉnh núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’40,5’’ B, 107028’53,4’’ Đ, 1500, khoảng 780 m trên mặt biển. 21 IV 2005. Bản ảnh 46: 406. AL 05: Rừng thứ sinh tái sinh sau nương rẫy (có tuổi ít nhất 30) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’54,9’’ B, 107029’31,1’’ Đ, 1300, khoảng 450 m trên mặt biển. 22 IV 2005. Bản ảnh 47: 407 & 49: 427. AL 06: Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’54,5’’ B, 107029’26,9’’ Đ, 2700, khoảng 590 m trên mặt biển. 22 IV 2005. Bản ảnh 47: 408. AL 07: Rừng thứ sinh tái sinh sau nương rẫy (có tuổi ít nhất 30) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà Lệnh, tọa độ địa lý 16004’22,4’’ B, 107029’52, Đ, 2700, khoảng 590 m trên mặt biển. 23 IV 2005. Bản ảnh 49: 428. AL 08: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác trung bình ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã A Roàng, gần trạm kiểm lâm Trà

Page 72: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

72

Lệnh, tọa độ địa lý 16004’37,8’’ B, 107029’32,6’’ Đ, 3400, khoảng 600 m trên mặt biển. 23 IV 2005.Bản ảnh 47: 409. AL 09: Rừng thứ sinh tái sinh sau nương rẫy, tiếp tục bị chặt củi và chăn thả (có tuổi ít nhất 10-15) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp chân núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Kim, bản Đụt, tọa độ địa lý 16018’18,5’’ B, 107012’52,4’’ Đ, 3100, khoảng 640 m trên mặt biển. 26 IV 2005. Bản ảnh 49: 429. AL 10: Trảng cây bụi thứ sinh tái sinh sau nhiều lần làm nương rẫy, tiếp tục bị chặt củi và chăn thả (có tuổi nhiều nhất 5-7) rậm thường xanh cây lá rộng trên đất bị thoái hóa, chua, ở đất thấp chân núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Kim, bản Đụt, tọa độ địa lý 16018’21,1’’ B, 107012’56,4’’ Đ, 2700, khoảng 640 m trên mặt biển. 26 IV 2005. Bản ảnh 50: 430. AL 11: Trảng cây bụi thứ sinh tái sinh sau nương rẫy (có tuổi nhiều nhất 15-20) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Kim, bản Đụt, tọa độ địa lý 16018’17,1’’ B, 107012’56,5’’ Đ, 3000, khoảng 640 m trên mặt biển. 26 IV 2005. AL 12: Rừng thứ sinh tái sinh sau nương rẫy (có tuổi nhiều nhất 30) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Kim, bản Đụt, tọa độ địa lý 16018’23,0’’ B, 107013’05,1’’ Đ, 2900, khoảng 750 m trên mặt biển. 26 IV 2005. Bản ảnh 47: 410. Bản ảnh 50: 431. AL 13: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Kim, bản Đụt, tọa độ địa lý 16018’25,4’’ B, 107013’10,5’’ Đ, 2900, khoảng 860 m trên mặt biển. 27 IV 2005. Bản ảnh 50: 432. AL 14: Rừng thứ sinh tái sinh sau bom triệt hạ (nhiều nhất 30 tuổi) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Vân, tọa độ địa lý 16022’09,4’’ B, 107009’35,5’’ Đ, 2300, khoảng 850-900 m trên mặt biển. 29 IV 2005. Bản ảnh 50: 433. AL 15: Rừng thứ sinh tái sinh sau bom triệt hạ (nhiều nhất 30 tuổi) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Vân, tọa độ địa lý 16022’18,3’’ B, 107009’37,8’’ Đ, 2700, khoảng 1080 m trên mặt biển. 29 IV 2005. Bản ảnh 47: 411 & 50: 434. AL 16: Rừng thứ sinh tái sinh sau bom triệt hạ (nhiều nhất 30 tuổi) rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Vân, tọa độ địa lý 16022’19,9’’ B, 107009’38,8’’ Đ, 2000, khoảng 1080 m trên mặt biển. 29 IV 2005. Bản ảnh 48: 421 & 50: 435. AL 17: Trảng cây bụi thưa thứ sinh tái sinh sau nương rẫy (nhiều nhất 5-6 tuổi) thưa thường xanh cây lá rộng xen vài cây gỗ rải rác ở đất thấp gần chân núi đá phiến, gần suối. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Vân, tọa độ địa lý 16021’54,8’’ B, 107009’29,6’’ Đ, 400, khoảng 730 m trên mặt biển. 30 IV 2005. Bản ảnh 50: 436.

Page 73: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

73

AL 18: Trảng cây bụi thưa thứ sinh tái sinh sau nương rẫy (nhiều nhất 3-4 tuổi) thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp trên đường đỉnh và sườn núi đá phiến, tầng đất mỏng, nghèo và chua. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hồng Vân, tọa độ địa lý 16021’56,8’’ B, 107009’19,7’’ Đ, 2700, khoảng 720 m trên mặt biển. 30 IV 2005. Bản ảnh 50: 437. AL 19: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn và nặng ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16013’43,6’’ B, 107028’20,9’’ Đ, 600, khoảng 340 m trên mặt biển. 03 V 2005. Bản ảnh 51: 438. AL 20: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16013’41,2’’ B, 107028’06,1’’ Đ, 2300, khoảng 250 m trên mặt biển. 03 V 2005. AL 21: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng ở phần dưới sườn núi đá phiến, gần suối. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16014’07,7’’ B, 107027’41,8’’ Đ, 3100, khoảng 120 m trên mặt biển. 04 V 2005. Bản ảnh 47: 412 & 51: 439. AL 22: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16014’06,6’’ B, 107027’43,2’’ Đ, 3000, khoảng 200 m trên mặt biển. 04 V 2005. Bản ảnh 51: 440. AL 23: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16015’23,4’’ B, 107025’55,8’’ Đ, 500, khoảng 180 m trên mặt biển. 05 V 2005. Bản ảnh 51: 441 & 442. AL 24: Rừng thứ sinh tái sinh sau nương rẫy bỏ hoang nhiều nhất 15 năm, thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp ở phần dưới sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16015’25,1’’ B, 107026’06,8’’ Đ, 1100, khoảng 100 m trên mặt biển. 05 V 2005. Bản ảnh 47: 413 & 51: 443. AL 25: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn ở phần dưới sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16016’07,6’’ B, 107026’28,5’’ Đ, 200, khoảng 120 m trên mặt biển. 05 V 2005. Bản ảnh 47: 414. AL 26: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16015’42,3’’ B, 107026’24,5’’ Đ, 200, khoảng 175 m trên mặt biển. 06 V 2005. Bản ảnh 47: 415. AL 27: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng ở sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16017’17,2’’ B, 107026’39,8’’ Đ, 3400, khoảng 240 m trên mặt biển. 07 V 2005.Bản ảnh 48: 416 & 51: 444.

Page 74: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

74

AL 28: Rừng thứ sinh tái sinh sau nương rẫy bỏ hoang khoảng 12 năm, thường xanh cây lá rộng ở đất thấp ở gần suối đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, lâm trường Hương Giang, trạm kiểm lâm Trà Vệ, tọa độ địa lý 16017’30,5’’ B, 107026’13,8’’ Đ, 2700, khoảng 230 m trên mặt biển. 07 V 2005. Bản ảnh 48: 417 & 51: 445. HT 01: Rừng thứ sinh bị rải chất độc hóa học (khoảng 35 năm trước) thường xanh cây lá rộng trên đường đỉnh núi quáczít. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16013’19,8’’ B, 107034’23,3’’ Đ, 00, khoảng 820 m trên mặt biển. 10 V 2005. HT 02: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn, phần dưới sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16013’37,6’’ B, 107035’09,0’’ Đ, 1800, khoảng 460 m trên mặt biển. 11 V 2005. Bản ảnh 48: 418. HT 03: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn trên sườn núi đá phiến với tầng cỏ thưa thớt. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16013’37,4’’ B, 107035’15,2’’ Đ, 1800, khoảng 470 m trên mặt biển. 11 V 2005. HT 04: Rừng thứ sinh bị rải chất độc hóa học (khoảng 35 năm trước) thường xanh cây lá rộng gần đường đỉnh núi quáczít. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16013’16,0’’ B, 107034’12,0’’ Đ, 1550, khoảng 790 m trên mặt biển. 12 V 2005. HT 05: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn trên sườn núi đá phiến và quáczít. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16013’23,1’’ B, 107034’05,5’’ Đ, 1300, khoảng 680 m trên mặt biển. 12 V 2005. HT 06: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16012’58,0’’ B, 107035’39,1’’ Đ, 1400, khoảng 450 m trên mặt biển. 13 V 2005. Bản ảnh 48: 419. HT 07: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác chọn trên sườn núi đá phiến với tầng cỏ thưa thớt. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16012’49,6’’ B, 107035’33,4’’ Đ, 1500, khoảng 440 m trên mặt biển. 13 V 2005. Bản ảnh 48: 420. HT 08: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác nặng trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16012’40,8’’ B, 107036’23,3’’ Đ, 900, khoảng 250 m trên mặt biển. 14 V 2005. Bản ảnh 48: 446. HT 09: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác kiệt trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16015’23,4’’ B, 107025’55,8’’ Đ, 500, khoảng 180 m trên mặt biển. 14 V 2005. Bản ảnh 49: 447.

Page 75: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

75

HT 10: Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp bị khai thác kiệt trên sườn núi đá phiến. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa, lâm trường Hương Thủy, tọa độ địa lý 16013’17,5’’ B, 107038’03,8’’ Đ, 500, khoảng 220 m trên mặt biển. 15 V 2005.

4.7.1 Thảm Thực Vật và Các Ô Không Cây Gỗ Sự phân bố các loài cây không gỗ trong các ô nghiên cứu được trình bày trong bảng 17.0.

Page 76: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

75

Bảng 17.0 Sự phân bố các loài cây không gỗ theo các ô nghiên cứu

AL AL AL ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT HT HT HT HT HT HT ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT ND AL AL AL AL

1 4 6 1 2 3 5 7 8 9 # # # # 2 3 8 # # # # # # # # # 2 3 5 6 7 8 9 # 4 6 5 7 9 # # # # # # 1 4 # # # # #

Tên họ

Tên chi

Định ngữ chỉ loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

Acanthaceae Acanthus leucostachyus x Acanthaceae Strobilanthes echinata x x x Adiantaceae Taenitis blechnoides x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Ancistrocladaceae Ancistrocladus cochinchinensis x x x x x x x x x x x x x x x x Annonaceae Fissistigma latifolium x x x x x x x x x x x Apocynaceae Bousigonia mekongensis x Apocynaceae Melodinus myrtiflorus x x x x x x x x x Apocynaceae Tabernaemontana bovina x x x x x x x x x x Araceae Anadendrum montanum x x x x x x x x x x x x Araceae Epipremnum giganteum x Araceae Homalomena occulta x x x x x x x x x x Araceae Pothos kerrii x x x x x x x x x x x Araceae Rhaphidophora decursiva x x x x x x Araceae Schismatoglottis harmandii x x x Araliaceae Aralia armata x x x Araliaceae Brassaiopsis ficifolia x Asclepiadaceae Dischidia acuminata x Aspleniaceae Asplenium nidus x x x Aspleniaceae Asplenium unilaterale x Begoniaceae Begonia eberhardtii x Blechnaceae Blechnum orientale x x x x x x x x x x x x x x Cecropiaceae Poikilospermum suaveolens x Compositae Chromolaena odorata x x x x Connaraceae Connarus paniculatus x x Connaraceae Rourea minor x x x x x x x x x x x x x x Convallariaceae Aspidistra hainanensis x Convallariaceae Aspidistra typica x x x x x x x x x x x x Convallariaceae Ophiopogon pierrei x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Convallariaceae Peliosanthes teta x x x x Convolvulaceae Merremia boisiana x Costaceae Costus speciosus x Cyatheaceae Cyathea contaminans x Cyatheaceae Cyathea podophylla x x x x x x x x x x

Page 77: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

76

AL AL AL ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT HT HT HT HT HT HT ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT ND AL AL AL AL

1 4 6 1 2 3 5 7 8 9 # # # # 2 3 8 # # # # # # # # # 2 3 5 6 7 8 9 # 4 6 5 7 9 # # # # # # 1 4 # # # # #

Tên họ

Tên chi

Định ngữ chỉ loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

Cyperaceae Carex indica x x x x x x x x x x Cyperaceae Hypolytrum nemorum x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Cyperaceae Scleria levis x x x x x x x x x x x x x x x Dicksoniaceae Cibotium barometz x x Dilleniaceae Tetracera sarmentosa x x x x x x x x x x x x x x x x x x Dracaenaceae Dracaena angustifolia x x x x x Dracaenaceae Dracaena elliptica x x x x x x x x x x x x Dryopteridaceae Ctenitopsis austrosinensis x Dryopteridaceae Tectaria leuzeana x x x x x x x x x x x x Dryopteridaceae Tectaria brachiata x x x x x x x Euphorbiaceae Breynia fruticosa x x x x x Euphorbiaceae Breynia septata x x x Euphorbiaceae Phyllanthus reticulatus x x x x Gleicheniaceae Dicranopteris linearis x x x x x x x x x x Gleicheniaceae Diplopterygium blotiana x x x x Gleicheniaceae Gleichenia truncata x Gnetaceae Gnetum latifolium x x x x x x x x x x x x x x x x x Gramineae Cyrtococcum trigonum x x x x x Gramineae Digitaria longiflora x Gramineae Eragrostis nutans x Gramineae Paspalum paspaloides x x x Gramineae Schizostachyum dullooa x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Gramineae Setaria palmifolia x Gramineae Thysanolaena maxima x x x x x x Hypoxidaceae Curculigo capitulata x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Leguminosae Acacia comosa x x x x x x x Leguminosae Acacia pennata x x x x x x x x x x Leguminosae Bauhinia coccinea x x x x x x x x x x x x x x Leguminosae Bowringia callicarpa x x x x x x x x Leguminosae Callerya cinerea x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Leguminosae Dalbergia phyllanthoides x x x x x x x x x Leguminosae Entada phaseoloides x x x Leguminosae Millettia pachyloba x x x Leguminosae Millettia sp. x Leguminosae Pterolobium integrum x

Page 78: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

77

AL AL AL ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT HT HT HT HT HT HT ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT ND AL AL AL AL

1 4 6 1 2 3 5 7 8 9 # # # # 2 3 8 # # # # # # # # # 2 3 5 6 7 8 9 # 4 6 5 7 9 # # # # # # 1 4 # # # # #

Tên họ

Tên chi

Định ngữ chỉ loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

Liliaceae Dianella nemorosa x x x x x x x x x x x Lindsaeaceae Lindsaea javanensis x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Lindsaeaceae Lindsaea orbiculata x x x x x x x Lindsaeaceae Sphenomeris chinensis x x Loganiaceae Strychnos axillaris x x x x x x x x x x x x x x x x x x Lomariopsidaceae Teratophyllum hainanense x Lycopodiaceae Lycopodiella cernuua x x Marantaceae Donax cannaeformis x Marantaceae Phrynium placentarium x x Melastomataceae Blastus borneensis x x x x x Melastomataceae Blastus cochinchinensis x x x x x x x x x x x x x x x x Melastomataceae Medinilla assamica x x x x Melastomataceae Melastoma sanguineum x x x x x x x x x x Melastomataceae Phyllagathis rotunda x x Menispermaceae Fibraurea tinctoria x x x x Menispermaceae Pericampylus glaucus x x x Moraceae Ficus hirta x x x x x x Musaceae Musa acuminata x Myrsinaceae Maesa indica x x x x Myrsinaceae Ardisia colorata x Myrsinaceae Ardisia harmandii x x x x x x x x x x x x Myrsinaceae Ardisia villosioides x Myrsinaceae Embelia scandens x x x x x x x x x x x x x Oleaceae Jasminum annamense x x x x x x x x x x x Oleaceae Jasminum lanceolaria x Orchidaceae Cymbidium dyanum x Orchidaceae Didymoplexiopsis khiriwongensis x Orchidaceae Eulophia spectabilis x Orchidaceae Tropidia curculigoides x x x x x Palmae Arenga caudata x x x Palmae Arenga pinnata x x Palmae Calamus faberi x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Palmae Calamus salicifolius x x x x x x x x x x x x x x x x Palmae Calamus tetradactylus x x x x Palmae Caryota sympetala x x x x x x x x x x x

Page 79: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

78

AL AL AL ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT HT HT HT HT HT HT ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT ND AL AL AL AL

1 4 6 1 2 3 5 7 8 9 # # # # 2 3 8 # # # # # # # # # 2 3 5 6 7 8 9 # 4 6 5 7 9 # # # # # # 1 4 # # # # #

Tên họ

Tên chi

Định ngữ chỉ loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

Palmae Korthalsia farinosa x x x x x x x Palmae Korthalsia laciniosa x x x x x x x x x x x x x x x x x Palmae Licuala elegans x x x x x x x x x x x x x x x Palmae Licuala fatua x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Palmae Licuala ternata x x Palmae Livistona saribus x x x x x x x x x x x Palmae Pinanga duperreana x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Palmae Pinanga paradoxa x x x x Pandanaceae Freycinetia sumatrana x x x x x x Pandanaceae Pandanus affinis x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Pandanaceae Pandanus tonkinensis x x x x x x x x x x x x x x x x x Piperaceae Piper boehmeriaefolium x x x x x Piperaceae Piper arboricola x x x x x x x x Polygonaceae Polygonum chinense x x Polypodiaceae Aglaomorpha coronans x x Polypodiaceae Colysis digitata x Polypodiaceae Lemmaphyllum microphyllum x Pteridaceae Pteris semipinnata x x x x Rosaceae Rubus cochinchinensis x x x Rubiaceae Canthium sp. x x x Rubiaceae Hedyotis capitellata x Rubiaceae Hedyotis uncinella x x x x x x x x x Rubiaceae Hedyotis sp. x Rubiaceae Ixora cuneifolia x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Rubiaceae Lasianthus condorensis x x x x x x x x x x x x x x x Rubiaceae Lasianthus japonicus x x x x x x x x x x Rubiaceae Lasianthus langkokensis x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Rubiaceae Lasianthus balansae x x x x x x Rubiaceae Lasianthus wallichii x x x x x x Rubiaceae Mussaenda cambodiana x x x x x x Rubiaceae Myrioneuron effusum x x x Rubiaceae Psychotria serpens x x x x x x x x x x x x x Rubiaceae Psychotria rubra x x x x Rubiaceae Uncaria honomalla x x x Rutaceae Euodia crassifolia x x x x x

Page 80: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

79

AL AL AL ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT HT HT HT HT HT HT ND ND AL AL AL AL AL AL AL AL AL HT HT ND AL AL AL AL

1 4 6 1 2 3 5 7 8 9 # # # # 2 3 8 # # # # # # # # # 2 3 5 6 7 8 9 # 4 6 5 7 9 # # # # # # 1 4 # # # # #

Tên họ

Tên chi

Định ngữ chỉ loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # #

Rutaceae Luvunga scandens x Saxifragaceae Dichroa febrifuga x x x Schizaeaceae Lygodium salicifolium x x x x x x x x x x x x x x x x Selaginellaceae Selaginella delicatula x Selaginellaceae Selaginella wallichii x x x Selaginellaceae Selaginella moellendorfii x x x x x x x x x x x Selaginellaceae Selaginella heterostachys x x x Smilacaceae Smilax corbularia x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Smilacaceae Smilax gagnepainii x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Smilacaceae Smilax megalantha x x x x x x x x x x x x x x Thelypteridaceae Pronephrium cuspidatum x x x x x x x Thelypteridaceae Pronephrium triphylla x x x Verbenaceae Callicarpa rubella x x Verbenaceae Clerodendrum tonkinense x x Vitaceae Cayratia japonica x x Vitaceae Tetrastigma touranensis x x Woodsiaceae Diplazium donianum x x x x Woodsiaceae Diplazium tomentosum x x Zingiberaceae Alpinia chinensis x x x x Zingiberaceae Alpinia mutica x x x x x x Zingiberaceae Amomum villosum x x x x x x x x x x x x Zingiberaceae Amomum ovoideum x Zingiberaceae Amomum unifolium x x x x x Zingiberaceae Catimbium speciosum x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Zingiberaceae Distichochlamys citrea x x x x x x x x x x x

Page 81: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Tổng số loài cỏ (bao gồm cả các loài sống bám trên cây và dây leo) trong tất cả các ô nghiên cứu khoảng 150 loài. Chúng chiếm nhiều nhất khoảng 40% tổng số loài cỏ, cây sống bám trên cây và dây leo ghi nhận được ở vùng nghiên cứu. Các họ thực vật giầu loài cỏ nhất trong các ô nghiên cứu là Palmae, Rubiaceae, Leguminosae, Zingiberaceae và Melastomataceae. Những loài cỏ ghi nhận được trong các ô nghiên cứu là các loài phổ biến nhất.Mỗi ô nghiên cứu thường có từ 28 đến 35 loài cỏ. Tuy nhiên số loài cỏ trong các ô của rừng nguyên sinh chưa bị tác động thường ít hơn so với rừng nguyên sinh đã bị khai thác và rừng thứ sinh, thường 21-25 loài, đôi khi ít hơn 15-20 loài (ví dụ các ô số ND 02, ND 08, AL 01, AL 04, AL 06, HT 7). Và ở đó chúng cũng mọc rải rác, tạo nên tầng cỏ thưa thớt, thưa, chỉ che phủ 30-40%, đôi khi ít hơn. Trong khi đó, tầng cỏ trong các quần xã rừng nguyên sinh bị khai thác và rừng thứ sinh thường rậm, có độ che phủ thường đến 50-70%, đôi khi hơn nữa.

Thành phần loài cỏ trong các ô nghiên cứu ở rừng nguyên sinh bị khai thác và rừng thứ sinh già thường rất giống nhau ở khắp các điểm nghiên cứu. Chúng đều là các loài chịu bóng. Các loài tìm thấy trong hầu hết các ô nghiên cứu là các loài cỏ như Licuala fatua (Bản ảnh 37: 327), Calamus faberi (Bản ảnh 37: 315 & 316), Hypolytrum nemorum (Bản ảnh 37: 321), Catimbium speciosum (Bản ảnh 37: 322), Ixora cuneifolia (Bản ảnh 38: 339), Taenitis blechnoides (Bản ảnh 37: 323), Ophiopogon reptans (Bản ảnh 42: 368), dây leo gỗ Tetracera sarmentosa (Bản ảnh 39: 344) và dây leo nửa cỏ Smilax gagnepainii (Bản ảnh 43: 377), Smilax corbularia (Bản ảnh 42: 369). Các loài cỏ phổ biến khác là Aspidistra typica (Bản ảnh 39: 347), Lindsaea javanensis (Bản ảnh 41: 366), Curculigo capitulata (Bản ảnh 36: 319), Korthalsia laciniosa (Bản ảnh 37: 330), Pinanga duperreana (Bản ảnh 36: 317), Pandanus tonkinensis (Bản ảnh 37: 331), Lasianthus spp. (Bản ảnh 42: 370, 372 & 43: 380), các dây leo gỗ Bauhinia coccinea (Bản ảnh 38: 334 & 42: 371), Gnetum latifolium, Strychnos axillaris, Connarus paniculatus (Bản ảnh 40: 356 & 357), Embelia pulchella (Bản ảnh 43: 376) và Ancistrocladus tectorius. Phần lớn các loài vừa kể là các yếu tố tại chỗ có sự phân bố rộng. Ngoài ra, cũng có một số loài đặc hữu hẹp như Ardisia harmandii (Bản ảnh 38: 336) và loài gần đặc hữu Smilax gagnepainii (Bản ảnh 43: 377). Schizostachyum dullooa thường gặp ở các chỗ hở, có nhiều ánh sáng do chặt gỗ tạo nên. Các loài cỏ như Phrynium placentarium, Schismatoglottis harmandii (Bản ảnh 45: 393), Ctenitis sp.(Bản ảnh 45: 394) và Homalomena occulta (Bản ảnh 43: 383), các loài cây sống bám leo như Freycinetia sumatrana (Bản ảnh 37: 332 & 38: 339) thường là các loài đặc trưng cho các chỗ ẩm trong ô gần suối. Phần lớn các loài còn lại khác tìm thấy trong các ô này hay các ô khác gần hay ngoài các ô ở từng điểm nghiên cứu.

Chỉ có một số loài cỏ có sự phân bố thực sự hạn hẹp, chỉ gặp trong một hay hai điểm nghiên cứu mà thôi. Ví dụ, trong khi Licuala fatua và L. elegans (Bản ảnh 37: 325 & 326) gặp ở khắp nơi, ở tất cả các điểm nghiên cứu thì L. ternata (Bản ảnh 40: 351) chỉ gặp trong 2 ô ở xã Hồng Vân (các ô số AL 15 & AL 16), ở độ cao hơn, trên 1000 m. Teratophyllum hainanense (Bản ảnh 41: 361), một loài Ráng leo bám trên cây gỗ, gần đặc hữu của Việt Namchỉ gặp ở xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông) (ô ND 11) và xã Dương Hoà (huyện Hương Thủy) (ô HT 02). Distychochlamys citrea (Bản ảnh 37: 324) gập ở một vài ô chỉ ở xã Thượng Quảng, còn Ardisia colorata (Bản ảnh 40: 355) chỉ ở một ô của xã A Roàng.

Ngược lại, thành phần loài cỏ của các trảng cây bụi non (khoảng 5-7 tuổi) tái sinh sau nương rẫy hoàn toàn khác (ví dụ các ô số ND 13, AL 17, AL 18) với ưu thế là một số loài tiên phong ưa sáng. Các loài đó có sự phân bố rộng, nhiều loài trong đó là các loài xâm chiếm không tại chỗ. Các loài cỏ điển hình ở các ô này là Paspalum paspaloides, Eragrostis nutans,

Page 82: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

81

Cyrtococcum trigonum, Thysanolaena maxima (Bản ảnh 38: 337), Scleria levis (Bản ảnh 39: 342 & 343), Ráng Blechnum orientale, Dicranopteris linearis (Bản ảnh 39: 346), Gleichenia truncata (Bản ảnh 38: 335), Pteris semipinnata (Bản ảnh 39: 348), dây leo cỏ Rubus cochinchinensis (Bản ảnh 41: 365), Nứa Schizostachyum dullooa và cây nửa bụi Melastoma sanguineum (Bản ảnh 38: 341), Euodia crassifolia (Bản ảnh 37: 329). Nếu các quần xã thứ sinh non trẻ này không chịu tác động phá hoại của con người nữa thì sớm muộn chúng sẽ có thành phần loài cỏ giống như của rừng thứ sinh già. Theo như các quan sát của chúng tôi thì thảm thực vật ở phần lớn các ô nghiên cứu phục hồi nhanh chóng, và thành phần loài không phải gỗ của chúng sẽ dần giống như ở các quần xã rừng nguyên sinh.

Các dẫn liệu kể trên chỉ ra rằng thành phần các loài cỏ của tất cả các ô ở vùng nghiên cứu là đồng nhất, không đa dạng. Mặt khác thành phần các loài cỏ và dây leo ở các điểm bên cạnh, ngoài các ô, nhất là ở bìa rừng, dọc đường và bờ suối ẩm giầu có và đa dạng hơn, chiếm ít nhất 60% tổng số loài cỏ và dây leo ở điểm nghên cứu. Có ít loài bị đe dọa tuyệt chủng, gần đặc hữu và đặc hữu trong các ô nghiên cứu mặc dầu một số loài đó có thể gặp ở các điểm bên cạnh (ví dụ Dendrobium ochraceum được thu không xa các ô số HT 02 & HT 03, Pristiglottis saprophytica- ô số HT 07, Semecarpus anacardiopsis- gần các ô số AL 19 & HT 10, Ormosia cambodiana – gần ô số AL 11). Các loài thực vật đó có ý nghĩa bảo tồn cao.

Sự so sánh các loài cây không gỗ trong các ô ở vùng nghiên cứu với VQG Bạch Mã và KBTTN Đáckrông-Phong Điền được trình bày trong bảng 18.0. Bảng 18.0 So sánh các loài cây không gỗ trong các ô ở vùng nghiên cứu của Dự án với VQG Bạch Mã và KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Họ Chi Định ngữ chỉ loài Vùng nghiên cứu

VQG Bạch Mã

KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Acanthaceae Acanthus leucostachyus x x Acanthaceae Strobilanthes echinata x Adiantaceae Taenitis blechnoides x x Ancistrocladaceae Ancistrocladus cochinchinensis x x x Annonaceae Fissistigma latifolia x Apocynaceae Melodinus myrtiflorus x Apocynaceae Tabernaemontana bovina x Araceae Anadendrum montanum x x Araceae Epipremnum giganteum x x x Araceae Homalomena occulta x x x Araceae Pothos grandis x Araceae Rhaphidophora decursiva x x Araceae Schismatoglottis harmandii x x Araliaceae Aralia armata x x x Araliaceae Brassaiopsis ficifolia x Aspleniaceae Asplenium nidus x x Aspleniaceae Asplenium unilaterale x Begoniaceae Begonia eberhardtii x Blechnaceae Blechnum orientale x x x Cecropiaceae Poikilospermum suaveolens x x Compositae Chromolaena odorata x x x Connaraceae Connarus paniculatus x x Connaraceae Rourea minor x x Convallariaceae Aspidistra hainanense x Convallariaceae Aspidistra typica x x Convallariaceae Ophiopogon reptans x x Convallariaceae Peliosanthes teta x x Convolvulaceae Merremia boisiana x x Costaceae Costus speciosa x x x Cyatheaceae Cyathea chinensis x x x Cyatheaceae Cyathea contaminans x x x Cyatheaceae Cyathea podophylla x x

Page 83: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

82

Họ Chi Định ngữ chỉ loài Vùng nghiên cứu

VQG Bạch Mã

KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Cyperaceae Carex indica x x Cyperaceae Hypolytrum nemorum x Cyperaceae Scleria levis x Dicksoniaceae Cibotium barometz x x x Dilleniaceae Tetracera sarmentosa x x x Dracaenaceae Dracaena angustifolia x x Dracaenaceae Dracaena elliptica x x Dryopteridaceae Ctenitopsis austrosinensis x Dryopteridaceae Hemigramma decurrens x Dryopteridaceae Tectaria leuzeana x Dryopteridaceae Tectaria brachiata x Euphorbiaceae Breynia fruticosa x x Euphorbiaceae Breynia indosinensis x Euphorbiaceae Phyllanthus reticulatus x Gleicheniaceae Dicranopteris linearis x x x Gleicheniaceae Gleichenia truncata x x Gnetaceae Gnetum latifolium x x Gramineae Cyrtococcum trigonum x Gramineae Digitaria longiflora x Gramineae Eragrostis nutans x Gramineae Paspalum paspaloides x Gramineae Schizostachyum dullooa x x x Gramineae Thysanolaena maxima x x x Hydrangeaceae Dichroa febrifuga x x Hypoxidaceae Curculigo capitulata x x Leguminosae Acacia comosa x x Leguminosae Acacia pennata x x Leguminosae Bauhinia coccinea x x Leguminosae Bowringia callicarpa x x Leguminosae Callerya cinerea x Leguminosae Dalbergia phyllanthoides x x Leguminosae Millettia pachyloba x x Leguminosae Pterolobium microphyllum x Liliaceae Dianella nemorosa x x x Lindsaeaceae Lindsaea javanensis x x x Lindsaeaceae Lindsaea orbiculata x x Lindsaeaceae Sphenomeris chinensis x x Loganiaceae Strychnos axillaris x x Lomariopsidaceae Teratophyllum hainanense x Lycopodiaceae Lycopodiella cernuua x x x Marantaceae Donax cannaeformis x x x Marantaceae Phrynium placentarium x x Melastomataceae Blastus borneensis x x Melastomataceae Blastus cochinchinensis x x Melastomataceae Medinilla assamica x x Melastomataceae Melastoma sanguineum x x x Melastomataceae Phyllagathis prostrata x x Menispermaceae Fibraurea tinctoria x x Menispermaceae Pericampylus glaucus x x x Moraceae Ficus hirta x x Musaceae Musa acuminata x x Myrsinaceae Maesa indica x x Myrsinaceae Ardisia colorata x Myrsinaceae Ardisia harmandii x x Myrsinaceae Ardisia villosioides x Myrsinaceae Embelia pulchella x x x Oleaceae Jasminum annamense x Orchidaceae Didymoplexiopsis khiriwongensis x x Orchidaceae Tropidia curculigoides x Palmae Arenga caudata x x Palmae Arenga pinnata x x x Palmae Calamus faberi x x Palmae Calamus salicifolius x Palmae Calamus tetradactylus x x x Palmae Caryota sympetala x x Palmae Korthalsia farinosa x Palmae Korthalsia laciniosa x x Palmae Licuala elegans x x

Page 84: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

83

Họ Chi Định ngữ chỉ loài Vùng nghiên cứu

VQG Bạch Mã

KBTTN Đáckrông-Phong Điền

Palmae Licuala fatua x Palmae Licuala ternata x x Palmae Livistona saribus x x Palmae Pinanga duperreana x x x Palmae Pinanga paradoxa x x Pandanaceae Freycinetia sumatrana x x Pandanaceae Pandanus affinis x Pandanaceae Pandanus tonkinensis x x x Piperaceae Piper boehmeriaefolium x x x Piperaceae Piper arboricola x Polypodiaceae Colysis digitata x x Pteridaceae Pteris semipinnata x x Rosaceae Rubus cochinchinensis x x x Rubiaceae Hedyotis uncinella x x Rubiaceae Ixora cuneifolia x Rubiaceae Lasianthus condorensis x Rubiaceae Lasianthus japonicus x x Rubiaceae Lasianthus langkokensis x Rubiaceae Lasianthus balansae x Rubiaceae Lasianthus wallichii x x Rubiaceae Mussaenda cambodiana x x x Rubiaceae Myrioneuron effusum x Rubiaceae Psychotria serpens x x Rubiaceae Psychotria rubra x x x Rubiaceae Uncaria honomalla x Rutaceae Euodia crassifolia x x Rutaceae Luvunga scandens x x Schizaeaceae Lygodium salicifolium x x x Selaginellaceae Selaginella delicatula x Selaginellaceae Selaginella heterostachys x Selaginellaceae Selaginella moellendorfii x Selaginellaceae Selaginella wallichii x Smilacaceae Smilax corbularia x x Smilacaceae Smilax gagnepainiana x x x Smilacaceae Smilax riparia x Thelypteridaceae Pronephrium cuspidatum x Thelypteridaceae Pronephrium triphylla x x Verbenaceae Callicarpa rubella x Verbenaceae Clerodendrum tonkinense x Vitaceae Cayratia japonica x x Vitaceae Tetrastigma touranensis x Woodsiaceae Diplazium donianum x Woodsiaceae Diplazium tomentosum x Zingiberaceae Alpinia chinensis x x Zingiberaceae Alpinia mutica x Zingiberaceae Amomum longiliculare x Zingiberaceae Amomum ovoideum x Zingiberaceae Amomum unifolium x Zingiberaceae Catimbium speciosum x x Zingiberaceae Distichochlamys citrea x

Các dẫn liệu đó chỉ ra rằng trong số 150 loài cỏ và dây leo ghi nhận được ở các ô nghiên cứu của Dự án thì 95 loài (khoảng 63%) gặp ở VQG Bạch Mã. Một lần nữa điều đó chứng tỏ có sự giống nhau nhiều giữa các hệ thực vật ở đất thấp được so sánh. Ở KBTTN Đáckrông-Phong Điền chỉ có 34 loài (khoảng 23%) gặp ở vùng nghiên cứu của Dự án. Điều này chỉ có thể giải thích là công việc kiểm kê thực vật ở KBTTN đó chỉ rất sơ bộ, còn lâu mới đầy đủ. Các loài sau đây gặp ở cả 3 vùng so sánh. Đó là các loài cỏ Homalomena occulta, Arenga pinnata, Cyathea contaminans (Bản ảnh 39: 349), Lindsaea javanensis, Calamus tetradactylus, Pinanga duperreana, Pandanus tonkinensis, Piper boehmerianum, Psychotria rubra, dây leo gỗ Ancistrocladus cochinchinensis, dây leo cỏ sống bám trên cây Epipremnum giganteum (Bản ảnh 44: 389) trong các quần xã rừng nguyên sinh và thứ sinh già, Schizostachyum dullooa, Thysanolaena maxima, Melastoma sanguineum, Aralia armata (Bản ảnh 43: 381), Blechnum orientale, Chromolaena odorata, Costus speciosus, Cibotium

Page 85: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

84

barometz, Dianella nemorosa (Bản ảnh 36: 320), Lycopodiella cernuua trong các quần xã thứ sinh trẻ.

4.7.2 Các Ô Cây Gỗ Mô Tả Chung Diện tích rừng nằm trong khu vực khảo sát gần như đồng nhất, thuôc một kiểu rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp. Các khu vực khảo sát có sự khác biệt lớn về độ cao, từ 80 m trên mặt biển ở Trà Vệ (xã Hương Nguyên) đến 1000 m ở một số khu vực của hai xã Hồng Vân và Hồng Kim. Nguyên nhân chính làm chia cắt sự phân bố liên tục của những diện tích rừng này chủ yếu là do các nhân tố lịch sử như sự phá hoại do chiến tranh, canh tác nương rẫy, khai thác quá mức, hoặc do cháy rừng. Những nguyên nhân gần đây như việc xây dựng các tuyến đường lớn, trồng rừng thuần loài bằng cây nhập nội, v..v.. thường gây ảnh hưởng không đáng kể.

Căn cứ vào mức độ bị tác động, diện tích rừng khảo sát có thể được chia làm 2 kiểu chính: Rừng nguyên sinh (ít bị tác động) và rừng thứ sinh. Kiểu rừng nguyên sinh chỉ chiếm khoảng dưới 5% tổng diện tích rừng ở Thừa Thiên-Huế. Hầu hết các diện tích rừng còn lại thường là rừng nguyên sinh đã bị khai thác kiệt hoặc rừng thứ sinh hình thành sau các tác động như khai thác gỗ (khai thác trắng hoặc khai thác chọn), phá hoại do chiến tranh (chất độc, bom mìn), canh tác nương rẫy hoặc do cháy rừng sau chiến tranh. Tuy vậy, đợt khảo sát cho thấy phần lớn rừng ở những khu vực này đã được phục hồi một cách nhanh chóng và đang theo hướng phục hồi nguyên trạng như trước đây nếu những điều kiện thuận lợi về bảo tồn và quản lý được đảm bảo. Nhìn chung, thành phần các loài cây gỗ mang tính đồng nhất. Thành phần các loài cây ưu thế thường giống nhau (80%) và là đại diện của các yếu tốtại chỗ (bản địa). Các nhóm cây ‘lập quần’ chính thường xuất hiện ở hầu hết các trạng thái rừng như Chò đen (Parashorea stellata), Kiền kiền (Hopea pierrei), Đào (Palaquium annamense), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), các loài Trám (Canarium spp.). Sự biến mất của một số loài có thể xem như chỉ báo cho tình trạng của một trạng thái rừng hoặc mức độ tác động của các nhân tồ bên ngoài như Lim xanh (Erythrophleum fordii), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana). Một số loài cây ưu thế ở tầng trên thường rơi vào các họ như: Dầu (Dipterocarpaceae), Sến (Sapotaceae), Măng cụt (Clusiaceae), Trôm (Sterculiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burseraceae), Dẻ (Fagaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Sim (Myrtaceae), Na (Annonaceae), và họ Đậu (Fabaceae). Tầng dưới có đại diện của các họ như Du (Ulmaceae), Côm (Elaeocarpaceae), Thôi ba (Alangiaceae), Máu chó (Myristicaceae), Re (Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Xoan (Meliaceae), Thị (Ebenaceae), Chè (Theaceae) và Dung (Symplocaceae).

Tuy nhiên, các trạng thái rừng và các dạng sinh cảnh tự nhiên vẫn có sự khác biệt đáng kể. Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ tác động của các nhóm nhân tố khác nhau qua khảo sát các ô mẫu đo đếm trong vùng Dự án Hành lang xanh, chúng tôi phân loại các kiểu rừng và sinh cảnh thể hiện ở bảng 19.0.

Page 86: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

85

Bảng 19.0 Các kiểu rừng phân theo trạng thái ở vùng nghiên cứu của Dự án

Kiểu rừng Trạng thái Địa điểm phân bố

1. Rừng nguyên sinh (hoặc ít bị tác động) IVa, IVb A Roàng

2. Rừng nguyên sinh bị tác động IIIb, IIIa3 Thượng Quảng, A Roàng

3. Rừng nguyên sinh nghèo kiệt do khai thác kiệt IIIa2 Thượng Quảng, Hương Nguyên, Dương Hòa

4. Rừng thứ sinh nghèo kiệt do khai thác trắng hoặc khai thác kiệt

IIIa1 Thượng Quảng, Hồng Vân, Hồng Kim, Dương Hòa

5. Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác hoặc canh tác nương rẫy

IIb Thượng Quảng, Dương Hòa, Trà Lệnh

6. Rừng thứ sinh phục hồi sau chất độc da cam IIb Dương Hòa và Hồng Vân

7. Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và cháy rừng

IIa Hồng Kim và Hồng Vân

8. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa IIa, Ic Hồng Vân, Dương Hòa

9. Trảng cây bụi xen trảng cỏ Ib Thượng Quảng, Dương Hòa, Hương Nguyên

10. Cỏ dại, đất trống Ia Hồng Kim, Hương Nguyên

Ghi chú: Trạng thái rừng được phân loại dựa vào Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6-84 ban hành kèm theo quyết định số 682/GĐKT của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ký ngày 01/8/1984.

4.7.3 Phân Tích và Đánh Giá

4.7.3.1 Độ Giàu Loài Khu vực khảo sát được đánh giá thông qua việc thiết lập và đo đếm các ô mẫu. Do số lượng ô hạn chế, dữ liệu về độ giàu loài và các chỉ số đa dạng chưa được tính toán đầy đủ. Thông tin về một số nhóm loài chính được thể hiện ở bảng 20.0. Bảng 20.0 Số liệu phân loại của các nhóm cây gỗ

Các vùng nghiên cứu Chỉ số

1 2 3 4 5 Tổng số

VQG Bạch

Mã (*)

Số lượng ô mẫu 13 8 8 10 10 49 Toàn vùng

Độ cao (m) 300 - 450 500 - 800 600 - 1150 80 - 300 200 - 825 80 – 1150

<1440

Số lượng Họ 43 42 30 41 42 54 64

Số lượng Chi 72 69 47 73 68 105 171

Số lượng Loài 85 83 51 88 79 131 257

Tổng số cá thể 465 320 249 379 400 1813 - (*) Dữ liệu được trích từ “Đa dạng hệ thực vật và nấm ở VQG Bạch Mã ” của Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô (2003). Sự có mặt được khẳng định bằng các mẫu vật thu thập đánh dấu; Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa. Do việc thu hái mẫu vật cây gỗ gặp nhiều khó khăn nên việc nhận biết các loài cây gỗ còn bị hạn chế. Vì vậy, chỉ số đa dạng loài chỉ được ước đoán một cách tương đối. Bảng 21.0 cung cấp thông tin về 20 họ thực vật có số lượng loài nhiều nhất ở các ô đo đếm. Cần lưu ý rằng dữ

Page 87: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

86

liệu này chỉ mô tả về các cây thân gỗ theo định nghĩa “có đường kính thân chính lớn hơn 10cm”. Bảng 21.0 Hai mươi họ thực vật thân gỗ có nhiều loài nhất ở vùng nghiên cứu của Dự án (đường kính lớn hơn 10 cm)

Họ Stt

Tên Việt Nam Tên khoa học Số lượng chi Số lượng

loài 1 Thầu dầu Euphorbiaceae 12 13 2 Sim Myrtaceae 1 8 3 Re Lauraceae 6 6 4 Cà phê Rubiaceae 5 5 5 Dâu tằm Moraceae 2 5 6 Bồ hòn Sapindaceae 3 4 7 Xoan Meliaceae 4 4 8 Đậu Fabaceae 4 4 9 Dầu Dipterocarpaceae 3 4 10 Bứa Clusiaceae 2 4 11 Sến Sapotaceae 2 3 12 Cam Rutaceae 3 3 13 Máu chó Myristicaceae 2 3 14 Ngọc lan Magnoliaceae 3 3 15 Dẻ Fagaceae 3 3 16 Côm Elaeocarpaceae 1 3 17 Vang Caesalpiniaceae 3 3 18 Na Annonaceae 1 3 19 Đào lộn hột Anacardiaceae 3 3 20 Trám Burseraceae 1 2

Kết quả cũng tương tự như dữ liệu ở VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền gồm 10 họ giàu loài nhất bao gồm Euphorbiaceae, Rubiaceae, Moraceae, Lauraceae, Myrtaceae, v..v.. Tính toán trên đây chỉ dựa vào số liệu đo đếm các cây thân gỗ. Nếu kết hợp thêm dữ liệu về cây thân cỏ, cây sống bám trên cây và các dạng thực vật khác, kết quả có thể gần giống hơn với các nghiên cứu khác trong khu vực.

4.7.3.2 Phân Vùng Sinh Thái Dựa vào dữ liệu thu thập từ 5 điểm khảo sát, chúng tôi đề xuất phân chia khu vực hành lang xanh thành 3 vùng sinh thái. Vùng thứ nhất bao gồm A Roàng và các vùng phụ cận. Vùng thứ hai gồm các điểm Thượng Quảng, Dương Hòa, và Hương Nguyên. Vùng thứ ba gồm 2 địa điểm là Hồng Kim và Hồng Vân. Căn cứ dùng để phân chia như trên dựa vào phây tích mối quan hệ giữa các nhóm loài (bậc phân loại) ở 5 địa điểm khảo sát. Phân tích này sử dụng chỉ số Jaccard (1911) nhằm xem mối quan hệ giữa các loài khác nhau. Tuy vậy, do dữ liệu về loài không đầy đủ trong đợt khảo sát vừa qua nên chúng tôi đã sử dụng dữ liệu về Chi để thay thế. Chỉ số Jaccard (J) có công thức tính như sau:

a + b - cc

J =

Page 88: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

87

c: Số lượng loài/chi xuất hiện ở cả 2 địa điểm A và B

a, b: Tổng số loài xuất hiện ở địa điểm A, B

Nếu J =1, Hệ thực vật ở điểm A và B có cùng thành phần loài/chi

Nếu J = 0, Hai hệ thực vật ở điểm A và B không có cùng loài/chi Để đánh giá một cách nhanh chóng và hiệu quả, chúng tôi so sánh mức độ tương đồng của cùng một Chi tại 5 điểm khảo sát. Với mức độ chính xác và nguồn dữ liệu có sẵn, chúng tôi chỉ lựa ra những Chi cây gỗ nào xuất hiện trên 50% trong tổng số các ô mẫu điều tra (nghĩa là xuất hiện hơn một nửa tổng số ô mẫu điều tra). Những Chi cây gỗ này sẽ được ghi vào trong bảng 22.0 ở mỗi điểm khảo sát khác nhau. Để tiện so sánh, tổng số ô mẫu ở mỗi điểm khảo sát được đặt trong dấu ngoặc đơn phía dưới tên của mỗi điểm khảo sát. Bảng 22.0 Các chi được lựa chọn để tìm ra sự tương đồng giữa các điểm nghiên cứu của Dự án

Vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh

Họ Chi

VQG Bạch mã (16 ô)* 1

(13) 2

(8) 3

(8) 4

(10) 5

(10)

Tần số

Fagaceae Castanopsis X X X X X 5/6 Myrtaceae Syzygium X X X X X 5/6 Elaeocarpaceae Elaeocarpus X X X X 4/6 Clusiaceae Garcinia X X X X 4/6 Myristicaceae Horsfieldia X X X X 4/6 Sterculiaceae Scaphium X X X X 4/6 Euphorbiaceae Antidesma X X X 3/6 Burseraceae Canarium X X X 3/6 Euphorbiaceae Endospermum X X X 3/6 Ulmaceae Gironniera X X X 3/6 Dipterocarpaceae Hopea X X X 3/6 Symplocaceae Symplocos X X X 3/6 Rutaceae Acronychia X X 2/6 Rubiaceae Gardenia X X 2/6 Fabaceae Ormosia X X 2/6 Sapotaceae Palaquium X X 2/6 Araliaceae Schefflera X X 2/6 Dipterocarpaceae Parashorea X 1/6 Lauraceae Litsea X 1/6 Lauraceae Cinnamomum X 1/6 Rosaceae Prunus X 1/6 Lecythidaceae Barringtonia X 1/6 Icacinaceae Gonocaryum X 1/6 Myristicaceae Knema X 1/6 Juglandaceae Engelhardia X 1/6 Ebenaceae Diospyros X 1/6 Dipterocarpaceae Dipterocarpus X 1/6 Styracaceae Styrax X 1/6

Tổng số 12/28 12/28 11/28 5/28 10/28 15/28

Page 89: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

88

Ghi chú:

(*) Dữ liệu được trích từ “Đa dạng hệ thực vật và nấm ở VQG Bạch Mã” của Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô (2003). Để so sánh một cách tương đồng, chúng tôi chỉ lọc ra những ô mẫu của VQG Bạch Mã có độ cao dưới 1000 m.

Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa. Nhìn vào tổng số chi xuất hiện ở mỗi điểm khảo sát (hàng ngang cuối cùng), chúng ta có thể nói rằng thành phần loài cây gỗ ở các điểm nghiên cứu không có sự khác biệt lắm so với VQG Bạch Mã, ngoại trừ ở điểm khảo sát Hồng Kim và Hồng Vân. Lý do có sự khác biệt này có thể là do yếu tố địa lý và mức độ tác động. Chế độ khí hậu ở Hồng Kim và Hồng Vân có nét tương tự như khí hậu khu vực Tây Trường Sơn, nghĩa là ít mưa và có gió nóng vào mùa khô. Ngoài ra, chiến tranh cùng với các tác nhân hủy diệt (như chất rụng lá và bom napal) đã hủy hoại toàn bộ rừng nguyên sinh ở đó. Do vậy hiện trạng rừng hiện nay là kết quả của hai nhóm tác động: hủy hoại bởi chiến tranh và khai thác kiệt bởi người dân địa phương ngay sau khi có chính sách giao rừng.

Để có kết quả so sánh rõ ràng hơn về tính tương đồng và khác biệt giữa các Chi thực vật cây gỗ, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ sổ J cho 5 điểm nghiên cứu và cho VQG Bạch Mã. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 23.0. Bảng 23.0 Chỉ số J ở các điểm nghiên cứu của Dự án so với VQG Bạch Mã

Bạch Mã Thượng Quảng Dương Hòa Hương Nguyên A Roàng

Thượng Quảng 5/19 = 0.26

Dương Hòa 3/24 = 0.13 9/18 = 0.50

Hương Nguyên 3/19 = 0.16 6/16 = 0.38 6/19 = 0.32

A Roàng 6/17 = 0.35 8/15 = 0.53 5/21 = 0.24 4/17 = 0.24

Hồng Vân và Hồng Kim 2/15 = 0.13 2/15 = 0.13 3/17 = 0.18 1/14 = 0.07 4/12 = 0.33

Chỉ số J cao nhất khi so sánh giữa Thượng Quảng và A Roàng. Điều này có thể giải thích rằng rừng ở hai địa điểm này vẫn đang trong tình trạng còn khá tốt và nguyên vẹn mặc dù có bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố tác động. Sự tương đồng giữa hai điểm Thượng Quảng và Dương Hòa là do hai vị trí này cùng nằm chung trong một lưu vực của sông Tả Trạch và các ô khảo sát ở cùng một độ cao tương đương. 4.7.3.3 Tình Trạng Bảo Tồn Đợt khảo sát đã phát hiện ra 10 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và của IUCN. Các loài này được sắp xếp trong bảng 24.0. Một số loài chỉ còn rất ít cá thể trưởng thành trong điều kiện tự nhiên như Trầm hương (Aquilaria crassna), Huỷnh (Tarrietia javanica) do bị khai thác quá mức trong những năm trước.

Page 90: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

89

Bảng 24.0 Tình trạng bảo tồn (Sách đỏ Việt Nam) của một số loài cây gỗ ở vùng nghiên cứu của Dự án

Loài

Tên khoa học Tên Việt nam

Họ Tình trạng bảo tồn

Địa điểm

Dacrydium elatum Hoàng đàn giả Podocarpaceae K Trà Lệnh, Hồng Kim, Hồng Vân

Illicium parvifolium Hồi núi Illiciaceae R Thượng Quảng, Dương Hòa

Nageia wallichiana Kim giao núi đất

Podocarpaceae V Dương Hòa, Trà Lệnh

Aquilaria crassna Trầm hương Thymelaeaceae E Thượng Quảng, Dương Hòa

Hopea pierrei Kiền kiền Dipterocarpaceae K Thượng Quảng, Trà Lệnh, Hương Nguyên

Madhuca pasquieri Sến mật Sapotaceae K Dương Hòa, Trà Lệnh

Parashorea stellata Chò đen (chai) Dipterocarpaceae E A Roàng, Hương Nguyên, Dương Hòa

Sindora tonkinensis Gụ lau Caesalpiniaceae V Dương Hòa, A Roàng

Tarrietia javanica Huỷnh Sterculiaceae V Dương Hòa, Thượng Quảng

Cinnamomum sp. Re hương Lauraceae E A Roàng, Thượng Quảng, Dương Hòa

Ghi chú: E: Đang bị tuyệt chủng; V: Sắp bị tuyệt chủng; R: Hiếm; K: Thông tin chưa đầy đủ 4.7.3.4 Một Vài Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc và Phân Bố Tài Nguyên Rừng Ở

Vùng Dự Án Trong quá khứ, cấu trúc rừng bị thay đổi phần lớn là do chiến tranh tác động dưới các dạng như cháy rừng, chất độc hóa học làm rụng lá và chết cây hàng loạt, bom. Ngày nay, đoàn khảo sát vẫn còn bắt gặp nhiều dấu vết của sự phá hoại này ở các ô mẫu tại Hồng Vân, Dương Hòa, và Hồng Kim. Thậm chí ngay cả trong thời gian khảo sát (tháng 3/2005), người dân địa phương vẫn tiếp tục đi vào rừng để dào và thu thập sắt thép phế liệu sau chiến tranh (như bom mìn, đạn, cánh máy bay). Ở một góc độ nào đó, những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng ở những khu vực trước đây đã từng có chiến tranh xảy ra.

Hiện tại, việc xây dựng các con đường giao thông nối liền các huyện là nhân tố chính gây nên xói mòn và tàn phá rừng trong khu vực hành lang xanh. Ví dụ, việc xây dựng đường 74 nhằm nối liền Thượng Quảng (huyện Nam Đông) với A Roàng (huyện A Lưới), hay đường 73 nối liền Hồng Vân với Phong Mỹ, hoặc đường Hồ Chí Minh đi qua điểm Trà Lệnh ở huyện A Lưới. Trong tương lai gần, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như Hồ chứa nước Tả Trạch, nhà máy thủy điện Hương Điền (ở lưu vực sông Bồ) là những hoạt động có ảnh hưởng lớn đến thay đổi diện tích, cấu trúc rừng ở những khu vực nhạy cảm trong vùng hành lang xanh.

Page 91: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

90

5.0 THẢO LUẬN 5.1 Đánh Giá Tầm Quan Trọng của Bảo Tồn ở Vùng Nghiên Cứu của Dự Án 5.1.1 Các Loài Thực Vật Bị Đe Dọa Tuyệt Chủng ở Mức Toàn Cầu và Quốc Gia Những hiểu biết liên quan đến các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng của Việt Nam khá hạn chế đối với phần lớn các taxôn. Điều này đã cản trở chúng tôi phán xét về thứ hạng các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh. Mười lăm loài cây gặp ở vùng nghiên cứu đã được liệt kê trong số 133 loài Thực vật có mạch ưu tiên ghi trong Phụ lục 1.0 (Tordoff và cộng sự, 2003). Đó là Podocarpus neriifolius, Dipterocarpus hasseltii, Hopea pierrei, Sindora siamensis, Erythrophleum fordii, Diplopanax vietnamensis, Amesiodendron chinense, Madhuca pasquieri, Rehderodendron macrocarpum, Anoectochilus roxburghii, Dendrobium amabile, Dendrobium ochraceum, Epigeneium chapaense, Paphiopedilum appletonianum và Pholidota chinensis. 5.1.2 Các Loài Thực Vật Hiếm và Đặc Hữu Các loài thực vật hiếm và đặc hữu đáng được xem xét đánh giá và xếp ưu tiên. Chúng thường có những đòi hỏi về nơi sống rất riêng và không mọc ở mọi nơi. Do đó việc bảo tồn các nơi sống của chúng phải được coi là ưu tiên trong công tác bảo tồn. Các vùng nghiên cứu trong đợt khảo sát này chứa đựng nhiều loài hiếm bắt buộc sống trên đá. Nói theo ngôn ngữ bảo tồn thì các loài đặc hữu hẹp và hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao nhất khi không có các điều kiện phù hợp trong khu bảo tồn. Các nỗ lực bảo tồn cũng phụ thuộc vào hiểu biết về sự hiếm có về phân bố của thực vật nhằm xác định các điểm cần bảo tồn đặc biệt. Dựa trên các sự phân bố địa lý đã biết từ các nguồn tư liệu và mẫu vật thì 64 loài ở vùng nghiên cứu của Dự án là đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu cho hệ thực vật của vùng nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ mức độ đặc hữu là trung bình. Từ các kết quả so sánh các dẫn liệu bước đầu có được hiện nay hệ thực vật của vùng nghiên cứu của Dự án có thành phần các loài đặc hữu khác với các loài ở VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền-Đackrông (xem Bảng 14.0). Điều này minh họa tính quan trong vùng của hệ thực vật đất thấp nhiều đặc hữu của vùng nghiên cứu cuả Dự án. 5.1.3 Những Loài Thực Vật Mới Phát Hiện Trong quá trình nghiên cứu đã tìm thấy một số loài bổ sung cho hệ thực vật của vùng và 16 loài có thể mới cho khoa học (Bảng 16.0). Trong số đó loài dự kiến là mới thuộc chi Saccolabiopsis, một chi Lan chưa từng được ghi nhận ở Việt Nam đáng coi là loài đáng chú ý nhất (xem Bản ảnh 15, ảnh130, 131). Những nghiên cứu tiếp theo trong phòng thí nghiệm loài kể trên cũng như 15 loài khác là cần thiết để mô tả chúng một cách nghiêm túc. Rừng nguyên sinh với các môi trường sống đặc biệt (sườn gần suối và các khối đá lộ đầu) là các nơi sống có tiềm năng để phát hiện các taxôn mới nhiều hơn ở các quần xã thực vật thứ sinh. 5.1.4 Các Loài Có Tầm Quan Trọng về Kinh Tế và Các Loài Khác Có Giá Trị Tiềm

Năng Bên cạnh giá trị sinh học, các khu rừng ở vùng nghiên cứu của Dự án còn có những nguồn tài nguyên có giá trị quan trọng. Đó là các loại gỗ quý và tốt, nhiều loài cây thuốc, cây làm cảnh, cây ăn được (xem các Bảng 12.0 và 13.0). Ngoài ra còn có nhiều loài khác trong tương lai có triển vọng dùng trong nông nghiệp, y dược, công nghiệp. Việc bảo tồn và duy trì tính đa dạng di truyền của các loài này khẳng định những cố gắng bảo tồn sẽ được thực thi ở Dự án Hành lang xanh.

Page 92: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

91

5.2 Bảo Tồn Nơi Sống Cho đến nay, vùng nghiên cứu của Dự án vẫn bảo tồn được các mảnh và khu rừng nguyên sinh giầu có và các khu rừng thứ sinh khá rộng. Tuy nhiên diện tích rừng thứ sinh vẫn rộng hơn rừng nguyên sinh. Chúng duy trì nhân chủ yếu của các yếu tố tại chỗ cũng như tạo nên môi trường sống cho tính đa dạng thực vật điển hình cho vùng đất thấp điển hình của Trung Trường Sơn. Ngoài thực vật Bên cạnh thực vật, nhiều dạng sinh vật tại chỗ cũng gặp trong quá trình điều tra. Đó là nhiều loài Nấm, Rắn, Động vật có vú nhỏ, v.v. Một số loài đã được chọn lọc để trỉnh bày trong các Bản ảnh 34-35, ảnh 298-314. Trong số đó đáng chú ý nhất là Acanthosaura aff. capra (Bản ảnh 35, ảnh 307, 308) có thể là mới cho khoa học và đặc hữu của Trung Trường Sơn (Orlov, 2005, thông báo miệng) và một loài nấm ký sinh trên sâu bọ, Cordiceps sp., một loài có chu trình sống phức tạp và sinh học đáng chú ý (Bản ảnh 34, hình 302).

Từ các kết quả nghiên cứu ở 5 điểm mẫu nếu rừng ở vùng nghiên cứu của Dự án được bảo tồn thì ưu tiên sẽ là rừng ở A Roàng và lân cận vì còn giữ được một diện tích lớn rừng nguyên sinh chưa bị tác động Các vùng khác cũng có thể bổ sung vào đây nếu sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với khảo sát mặt đất. Vùng rừng ở bắc tỉnh Quảng Nam có thể còn giữ được những mảnh rừng tương tự. Tuy nhiên điều này cần kiểm tra thêm trên thực địa. Vùng ưu tiên thứ hai năm ở các xã Thượng Quảng, Hương Nguyên và Dương Hòa, nơi vẫn còn rừng tốt ở đất thấp.

5.3 Cây Gỗ và Sự Tái Sinh Rừng Hầu hết các vùng còn rừng ở Thượng Quảng, Hương Nguyên, Hương Thủy và A Roàng đã và đang là rừng sản xuất, thường bị khai thác từ vừa đến nhẹ. Với biên pháp khai thác này rất may thành phần loài cơ bản của các yếu tố tại chỗ vândx được giữ nguyên. Theo các kế hoạch của tỉnh về cải tiến chế độ SFE thì nhiều khu rừng đạt được tiêu chí rừng bảo tồn. Hoạt động khai thác sẽ bị giảm bớt ở vùng Hương Giang vào 5 năm tới. Có vài khu rừng nguyên sinh bị khai thác còn sót lại ở độ cao thấp, chỉ khoảng 200-300 m trên mặt biển ở xã Dương Hòa, thậm chi chỉ ở độ cao 80-90 m ở xã Hương Nguyên. Các khu rừng sót lại đó chứa đựng các quần xã rừng ở đất thấp, kiểu quần xã đã bị tuyệt diệt từ lâu đời ở các phần khác của đất nước. Ở vùng Dự án Hành lang xanh các kiểu quần xã này chắc chắn rất hiếm, nhất là ở độ cao dưới 100 m như ở Hương Nguyên thuộc của Trung Trường Sơn nói riêng, cho toàn Việt Nam nói riêng.

Sự tái sinh tự nhiên của cây gỗ ở khắp các vùng rừng bị khai thác của vùng nghỉên cứu của Dự án là bình thường. Điều đó chứng tỏ khả nang tái sinh tốt của các loài mọc tự nhiên trong tương lai. Với sự quản lý rừng tốt và loại trừ được các nhân tố có ảnh hưởng xấu đến sự tái sinh tự nhiên của rừng thi sự tái sinh tự nhiên của rừng ở phần lớn vùng nghiên cứu của Dự án để đạt được dáng vẻ của rừng nguyên sinh có lẽ cần đến 100-150 năm tuổi tối thiểu của cây gỗ ưu thế trong tầng cây gỗ cao nhất). Ngoài ra, phần lớn rừng còn lại của vùng nghiên cứu đều ở xa dân. Chính vì thế sự tác động trực tiếp của dân địa phương lên rừng không mạnh mẽ như ở nhiều vùng khác của đất nước. Tác động hiện nay thường han chế ở việc khai thác một số lâm sản phụ (lâm sản ngoài gỗ). Tuy nhiên tình trạng làm nương rẫy ở một số nơi và nhất là việc phá rừng tự nhiên để trồng trên diện rộng một số loài cây gỗ ngoại lai như Keo, Bạch đàn đã tạo nguy cơ cho nan lửa rừng và cản trở các khu rừng tự nhiên nối liền nhau.

Mặt khác, trong các rừng thứ sinh chịu ảnh hưởng của chất khai quang, bom mìn và nương rẫy tính đa dạng của các loài cây gỗ thay đổi rất nhiều với sự xâm nhập của các loài cây gỗ mọc nhanh nhưCratoxylum sp., Euodia sutchuenensis, Breynia fruticosa, Memecylon edule,

Page 93: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

92

Archidendron clypearia, Trema orientalis, Peltophorum dasyrrhachis, Commersonia bartramia, Paulownia sp., Sapium discolor, v.v. Sự xuất hiện lại của các loài cây gỗ thuộc yếu tố rừng nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn giống, và quá trình nay xẩy ra chậm chạp. Có thể thúc đẩy quá trình tái sinh này bằng các mô hình tái sinh rừng như sự tiếp cận sinh thái hay thông qua việc làm giầu rừng bằng các loài cây tại chỗ. 5.4 Đánh Giá Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án trong Khung Cảnh của Vùng và

Tỉnh Trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn 1 (CA1) (Tordoff và cộng sự 2003) khoảng 20,1% diện tích ở độ cao 0-300 m vẫn được rừng bao phủ. Chúng tôi đẵ khẳng định tình hình này bằng các quan sát.. Mặc dầu phần lớn rừng ở đất thấp của vùng sinh thái này cũng như ở khắp cả nước từ lâu đã bị phát làm nương rẫy và khai hoàng (như phần đất thấp của KBTTN Phong Điền) dù sao vẫn còn một số mảnh rừng tốt ở đất thấp ở vùng sinh thái này. Chúng tôi đã quan sát thấy các mảnh rừng tương tự ở tỉnh Quảng Trị (các huyện Đáckrông và Hướng Hóa) dọc đường Hồ Chí Minh, ở các huyện Kôn Plông và Đác Glây (tỉnh Kon Tum). Theo chúng tôi nó cũng còn có thể gặp ở một vài điểm của tỉnh Quảng Nam (các huyện Phước Sơn và Nam Giang). Rất tiếc là các khu rừng ở đất thấp sót lại đó chưa được chúng tôi cũng như các đồng nghiệp nghiên cứu. Đây là lần đầu tiên một vùng rộng lớn của Dự án Hành lang xanh với rừng tốt ở đất thấp của vùng sinh thái này đã được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định rang vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh thực sự là một trong một số ít vùng hiếm và rộng lớn của vùng sinh thái Trung Trường Sơn còn sót lại rừng tốt ở đất thấp. Tuy nhiên chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn rằng đây là khu rừng ở đất thấp duy nhất còn sót lại ở vùng sinh thái này. Để khẳng định được như vậy chúng ta cần phái so sánh với các dẫn liệu của các điểm khác, nhưng rất tiếc chúng ta còn thiếu nhiều dẫn liệu dù chỉ là định tính của các điểm định so sánh. 5.5 Đánh Giá Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn Các nhân tố chủ yếu phá hoại vùng nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại là:

• Khai thác gỗ • Phát nương làm rẫy • Phá hoại của bom mìn • Chất độc khai quang • Xây dựng đường

Ảnh hưởng của các nhân tố kể trên lên hệ thực vật và thảm thực vật rõ ràng ở tất cả các điểm nghiên cứu của Dự án và dẫn đến sự thoái hóa liên tục của thảm thực vật và hệ thực vật nguyên sinh nhất là về các yếu tố tại chỗ. Tuy nhiên, sự tham gia của các nhân tố kể trên ở vùng nghiên cứu không giống nhau. Ảnh hưởng của các nhân tố phá hoại ở vùng nghiên cứu được trình bày tóm tắt trong bảng 25.0 sau:

Bảng 25.0 Các nhân tố phá hoại ở các điểm nghiên cứu của Dự án

Khu vực nghiên cứu Yếu tố tác động 1 2 3 4 5

Khai thác gỗ + + + + + Phát nương làm rẫy + + + + + Phá hoại của bom mìn + + + Chất độc khai quang + + + Xây dựng đường +

Page 94: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

93

Chú thích: Các vùng: 1 –Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng, 2 – Huyện A Lưới, Xã A Roàng, 3 – Huyện A Lưới, Xã Hồng Kim và Hồng Vân, 4 – Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên, 5 – Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa Các hậu quả ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với sự thoái hóa của thảm thực vật và biến đổi của cảnh quan được chỉ ra trong các bản ảnh 32-33, ảnh 285-293. Đồng thời, sự tái sinh của một vài lòai cây mọc tự nhiên điển hình trong rừng nguyên sinh đã quan sát thấy ở tất cả các điểm nghiên cứu nơi vẫn còn (dù chỉ một) cá thể trưởng thành mang hạt (Bản ảnh 33, ảnh 294-297). Những quan sát này cung cấp bằng chứng về khả năng tái sinh có thể của các loài cây gỗ tại chỗ trong tương lai. Khi loại trừ được tất cả các nhân tố tiêu cực ảnh hưởng lên thực vật thì sự tái sinh rừng tại chỗ hy vọng sẽ đạt được dáng vẻ của rừng nguyên sinh trong 100-150 năm nữa (tuổi trung bình của các cây gỗ ưu thế trong tầng cao nhất của rừng).

Trong quá khứ, cấu trúc rừng đã từng bị tác hại rất lớn của chiến tranh dưới ảnh hưởng của bom mìn, rải chất khai quang và lửa. Hậu quả của những tác hại đó ngày nay vẫn còn thấy ở một số điểm nghên cứu như ở các xã Hồng Kim, Hồng Vân và Dương Hòa. Ngày nay người dân địa phương vẫn tiếp tục vào rừng đào bới các mảnh bom đạn mảnh vỡ của máy bay sót lại. Trong một chừng mức nào đó các hoạt động đó cũng phá hoại vài cây gỗ cũng như thảm thực vật ở vùng nghiên cứu.

Ngày nay, việc xây dựng đường cũng là một trong các nhân tố chính có ảnh hưởng xấu đến thực vật ở vùng nghiên cứu của Dự án. Ví dụ, đó là việc xây dựng đường số 74 ở xã Thượng Quảng, số 73 ở xã Hồng Kim, đường Hồ Chí Minh ở xá A Roàng và các đường khai thác gỗ ở xã Dương Hòa. Trong tương lai tỉnh còn có kế hoạch phát triển hạ tầng như xây dựng một số hồ chứa nước Tả Trạch và nhà máy thủy điện trên sông Bồ ở các lưu vực trên núi. Các công trình xây dựng này sẽ làm biến mất một diện tích rừng đáng kể. Hơn thế nữa các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng thường đi kèm theo nạn săn bắn và chặt hạ gỗ. Chúng ta cần biết trước để có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả. 6.0 ĐỀ XUẤT 6.1 Bảo Tồn 6.1.1 Chiến Lược Bảo Tồn theo Vùng Chúng tôi đề xuất các biện pháp bảo tồn khác nhau cho 3 vùng sinh thái trong khu vực Hành Lang Xanh (xem Bảng 26.0). Đề xuất này được căn cứ vào kết quả của đợt điều tra đa dạng thảm thực vật và thành phần loài. Để đạt được hiệu quả tốt hơn cho công tác bảo tồn theo từng đối tượng cụ thể, cần tham khảo kết hợp thêm các phân tích khác về động vật, phân loại sinh cảnh, v.v... Bảng 26.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo vùng Mức độ ưu tiên

Địa điểm Mục tiêu và hoạt động cho công tác bảo tồn và phát triển

Biện pháp

I :

Cấp thiết

A Roàng - Bảo vệ nguyên trạng hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn sót lại của Thừa Thiên Huế và Trung Trường Sơn

- Tăng khả năng kết nối giữa các khu bảo vệ hiện có trong khu vực như VQG Bạch Mã (VN) – XeSap (Lào) – Khu BTTN Phong Điền (VN).

- Quy hoạch thành rừng đặc dụng.

- Xây dựng Khu BTTN mới (hoặc Khu dự trữ thiên nhiên) trên cơ sở lực lượng quản lý của Lâm trường A Lưới và địa phương.

Page 95: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

94

Mức độ ưu tiên

Địa điểm Mục tiêu và hoạt động cho công tác bảo tồn và phát triển

Biện pháp

- Đảm nhận chức năng phòng hộ xung yếu đầu nguồn sông Hương (Hữu Trạch) và đường Hồ Chí Minh

- Cung cấp nguồn giống và hình mẫu cho công tác phục hồi và phát triển rừng tự nhiên ở vùng núi thấp và trung bình của khu vực Trung Trường Sơn.

- Quần tụ được nhiều loài động vật dễ bị tổn thương do hoạt động khai thác rừng và săn bắt ở các khu vực lân cận (đặc biệt là thú lớn và linh trưởng).

II: Quan trọng

Thượng Quảng và Dương Hòa

- Giữ và phục hồi rừng tự nhiên núi thấp trên diện rộng tạo cơ hội cư trú và sinh tồn cho các loài thực vật, thú nhỏ và đặc biệt là các loài chim.

- Bảo vệ nguồn nước cho sông Hương (Hữu Trạch) và phá Tam Giang.

- Cung cấp nguồn giống (gỗ, lâm sản ngoài gỗ) cho các mô hình phục hồi và làm giàu rừng.

- Giải quyết một phần nhu cầu lâm sản từ rừng tự nhiên.

- Tạo hành lang kết nối an toàn cho hệ động vật giữa các khu bảo vệ hiện có (Bạch Mã, Phong Điền).

- Hoạch định đưa các diện tích rừng vào danh mục Rừng phòng hộ, có thể kết hợp với chức năng sản xuất.

- Có thể thiết lập thêm một số loài/nhóm loài cần bảo tồn ngay trong loại hình rừng phòng hộ này.

- Chuyển đổi chức năng quản lý trên cơ sở các lâm trường quốc doanh hiện thời (Alưới, Nam Hòa, Hương Thủy, Nam Đông, Khe Tre, Hương Giang)

- Một số diện tích có thể giao cho người dân địa phương quản lý.

III:

Cần thiết

Hồng Vân và Hồng Kim

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có để thúc đẩy tốc độ phục hồi rừng tự nhiên vốn bị hủy hoại do chiến tranh hoặc canh tác nương rẫy.

- Tận dụng tối đa khả năng lợi dụng rừng theo hướng bền vững bằng cách xem xét các yếu tố đặc thù của địa phương như du lịch sinh thái (dựa vào thác A Nô), Tuyến du lịch thiên nhiên (Bãi đá Hồng Kim – Rừng Dẻ và Dung - Thác).

- Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào công tác quản lý rừng bền vững bằng cách giao hẳn một số diện tích rừng cho cộng đồng ở đây.

- Kết hợp cả hai chức năng phòng hộ và sản xuất cho diện tích rừng hiện có.

- Giao rừng cho người dân địa phương (người Pako)

- Kiểm tra và theo dõi rừng phối hợp giữa kiểm lâm và tham gia của người dân sở tại.

Page 96: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

95

6.1.2 Chiến Lược Bảo Tồn theo Loài Nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động bảo tồn sát với thực tế, chúng tôi đề xuất kế hoạch bảo tồn cho các loài cây cụ thể trong khu vực khảo sát ở bảng 27.0. Bảng 27.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo loài

Mức độ quan trọng

Đề xuất các loài cần bảo tồn và phát triển

Vùng bảo tồn Biện pháp

1 Aquilaria crassna

Dó bầu

Thượng Quảng và Thượng Quảng (huyện Nam Đông)

(Cần khảo sát thêm)

Làm giàu rừng bằng cách xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng dặm; nếu cần thiết có thể bảo tồn ngoại vi (ex-situ).

2 Cinnamomum spp.

Re hương

Thượng Long, Thượng Quảng (Nam Đông), Hương Nguyên (Alưới)

Chủ yếu bảo tồn ngoại vi bằng các vườn thực vật (tự nhiên hoặc rừng trồng)

3 Erythrophleum fordii (Lim xanh)

Thượng Long và Thượng Quảng (Nam Đông)

Xây dựng vườn giống ở rừng tự nhiên (nội vi) hoặc xây dựng vườn giống phù hợp ở Nam Đông

4 Hopea pierrei

(Kiền kiền)

Thượng Quảng, Thượng Quảng (Nam Đông), Dương Hòa (Hương Thủy), A Roàng (Alưới)

Xây dựng các khu vực bảo vệ ở từng xã hoặc lưu vực nhỏ ở những nơi có mật độ cây con tái sinh cao.

5 Sindora tonkinensis

(Gụ lau) và Tarrietia javanica (Huỷnh)

Thượng Quảng, Thượng Quảng (Nam Đông)

(Cần khảo sát thêm)

Bảo tồn nguồn giống ở các cây mẹ (Hương Sơn), tăng cường trồng phân tán ở các vườn hộ gần rừng.

6 Scaphium lychnophorum (Ươi bay)

Khắp các vùng khảo sát

(Cần khảo sát thêm)

Bảo vệ nguồn giống cây mẹ; Làm giàu rừng ở các sinh cảnh hiện có; Xây dựng vườn giống. Phối hợp quản lý bảo tồn với Hạt kiểm lâm các huyện.

Trong vùng dự án Hành Lang Xanh có khá nhiều loài thể hiện tính mong manh và bị đe dọa cao. Cụ thể đó là các loài cây sau:

- Hai loài Dó bầu (Aquilaria crassna) và Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) có số

lượng cá thể khá nhiều cách đây khoảng 15-20 năm. Tuy nhiên, hiện nay rất khó tìm được cây mẹ có đường kính trên 10cm. Cây tái sinh của loài Dó còn khá, riêng loài Re hương hầu như không gặp cây tái sinh từ hạt. nguyên nhân của sự suy thoái này là do hiện tượng khai thác theo lối săn lùng và hủy diệt toàn bộ cây mẹ (đào cả rễ cây) nhằm mục đích kinh doan tinh dầu.

- Hai loài Gụ lau (Sindora tonkinensis) và Huỷnh (Tarrietia javanica) cũng bị khai thác kiệt để lấy gỗ trên diện rộng từ trên 20 năm nay. Hiện tại rất khó tìm được cây Huỷnh mẹ có khả năng cho cây con tái sinh. Riêng đối với Gụ lau, chúng tôi chỉ gặp những cây có phẩm chất xấu như cong queo, rỗng ruột. Cây con tái sinh còn bắt gặp rải rác, không đạt mật độ tiêu chuẩn như ở Dương Hòa (Hương Thủy).

Page 97: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

96

- Đối với Kiền Kiền (Hopea pierrei) và Chò Đen (Parashorea stellata), nguồn giống cây

con vẫn còn rất phong phú mặc dù hầu hết số cây mẹ còn lại rất ít do bị khai thác gỗ quá mức.

Chính vì vậy, biện pháp bảo tồn dựa vào loài có thể được xem là một giải pháp tích cực nhằm duy trì số lượng cá thể của từng loài nằm ở mức an toàn cho phép, nghĩa là có thể tiếp tục duy trì và phát triển quần thể trong tương lai. 6.2 Phục Hồi và Quản Lý Rừng 6.2.1 Phục Hồi Rừng Nhằm hỗ trợ cho mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của dự án Hành Lang Xanh, việc quan trọng trước tiên là phải phục hồi lại những diện tích rừng ở những vị trí thiết yếu nhằm mục đích bảo tồn. một trong những cách tiếp cận với vấn đề này có thể như sau: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên Đánh giá mức độ phù hợp của loài và lập địa Ứng dụng trên phạm vi nhỏ Nhân rộng trên phạm vi lớn. Chúng ta không thể đem mô hình rừng ở những khu vực khác áp đặt lên vùng này. Thay vào đó, chúng ta sẽ mô phỏng thành phần và cấu trúc của rừng ở khu vực này và sau đó áp dụng hoặc nhân rộng cho những diện tích rừng bị suy thoái ngay trong điều kiện và mang những đặc điểm địa phương. Nghiên cứu về Diễn thế và Tái sinh những loại rừng khác nhau (nguyên sinh, suy thoái, phục hồi) sẽ giúp đạt được thành công trong tiến trình phục hồi rừng. Ngoài ra, việc thu thập đầy đủ thông tin về các loài chỉ báo ở khu vực này sẽ giúp rút ngắn quá trình lựa chọn loài và lập địa. Đặc biệt, nếu thu thập được những thông tin về phân bố của một số loài cây chỉ báo cho từng điều kiện lập địa cụ thể (hoặc sinh cảnh) với một loài/ nhóm loài cụ thể sẽ rất hữu ích cho công tác phục hồi và quản lý rừng.

Căn cứ vào kết quả của những hướng nghiên cứu vừa nêu, đề xuất các hoạt động cụ thể để phục hồi rừng tự nhiên sao cho càng mô phỏng gần với cấu trúc tự nhiên càng tốt. Để lập kế hoạch cho công tác phục hồi rừng, chúng tôi đề xuất các bước sau:

1. Địa điểm và kiểu rừng cần phục hồi: Một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xác định được phục hồi rừng nên tiến hành ở địa điểm nào, đối với loại rừng nào, và cách tiến hành lựa chọn như thế nào. Trả lời được ba câu hỏi này sẽ mang lại thông tin về địa điểm (ví dụ: thôn, địa hình, vị trí địa lý), loại rừng (rừng suy thoái hay rừng còn tốt, rừng núi thấp hay cao, trạng thái rừng gì) và cách nhận biết (nghĩa là tiêu chí và chỉ báo để lựa chọn). Sử dụng dữ liệu về GIS có thể trả lời được hai câu hỏi đầu tiên. Còn đối với câu hỏi thứ ba cần thêm thông tin hỗ trợ từ các nghiên cứu khoa học. Ví dụ, nhiều bài báo khoa học đã khẳng định sự xuất hiện của các nhóm loài thực vật tiên phong như Mallotus spp. (trong họ Thầu dầu: Euphorbiaceae) và Cratoxylon spp. (trong họ Ban: Hypericaceae) là những chỉ báo tốt cho loại rừng phục hồi.

2. Phương thức phục hồi: Sau khi đã tìm được địa điểm để tiến hành các hoạt động phục hồi rừng, bước tiếp theo đòi hỏi cao hơn về kiến thức ‘kỹ thuật’ nhằm đảm bảo cho sự thành công của cả tiến trình phục hồi. Điều quan trọng cần lưu ý là không một ai có thể chắc chắn về phương thức nào cần được áp dụng cũng như mức độ thích hợp của phương thức đó. Một cách có thể áp dụng được đó là tìm hiểu kinh nghiệm xung quanh và so sánh với điều kiện thực tại để quyết định địa điểm, loài cây, nguồn giống, thời kỳ chăm sóc và các giải pháp bảo vệ (sâu bệnh, cháy rừng, tác động do con người). Đôi khi kết quả của những nghiên cứu khoa học có thể rất hữu ích. Ví dụ, những phát hiện về loài chỉ báo ở bước 1 có thể hỗ trợ cho việc đề xuất các giải pháp lâm sinh như làm giàu rừng bằng cây bản địa trồng dưới tán của những

Page 98: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

97

loài chỉ báo này (loài chịu bong). Thông qua các dữ liệu điều tra kết hợp với trao đổi với các cán bộ lâm nghiệp trên địa bàn và người dân địa phương, chúng tôi đề xuất các loài cây sau đây sử dụng cho tiến trình phục hồi rừng. Danh mục các loài này được ghi trong bảng 28.0. Bảng 28.0 Đề xuất các loài cây gỗ tại chỗ (bản địa) cho chương trình phục hồi rừng

Mức độ phù hợp Loài Sinh thái Công dụng Nguồn

giống Tốc độ tăng

trưởng

Đề xuất địa điểm phục hồi

1. Tarrietia javanica

(Huỷnh)

Cao

Gỗ Hiếm Nhanh Thượng Long, Thượng Quảng

2. Palaquium annamense

(Đào)

Cao Gỗ Nhiều Nhanh Tất cả các điểm ở Nam Đông

3. Parashorea stellata

(Chò đen)

Cao Gỗ Nhiều Trung bình Nam Đông + Alưới

4. Madhuca pasquieri

(Sến mật)

Cao Gỗ Hiếm Chậm Trà Lệnh

5. Hopea pierrei

(Kiền)

Trung bình Gỗ Nhiều Rất chậm Dương Hòa

6. Castanopsis indica

(Dẻ gai)

Trung bình Củi Trung bình Trung bình Dương Hòa

7. Ormosia spp.

(Ràng ràng)

Thấp Gỗ Trung bình Trung bình Trà Lệnh

8. Paulownia sp.

(Hông)

Trung bình Gỗ dán Trung bình Nhanh Hồng Kim

9. Canarium spp.

(Trám)

Trung bình Gỗ, tinh dầu Nhiều Trung bình Tất cả các điểm ở Nam Đông

10. Chukrasia tabularis*

(Lát hoa)

Trung bình Gỗ Nhập từ tỉnh khác

Nhanh Nam Đông

Ghi chú:

- Bền vững sinh thái: Một vài loài cây gỗ ở các điểm điều tra có thể được xem như là loài ‘lập quần’. Chúng thường mang các đặc điểm như tăng trưởng chậm, tuổi thọ cao, và xuất hiện ở hầu hết các khu rừng được xem là nguyên sinh hoặc ít bị tác động (Ví dụ: Chò, Kiền, Sến, Trám).

- Tốc độ tăng trưởng được tính một cách tương đối bằng cách so sánh với các loài cây bản địa khác trong khu vực.

- * Loài số 10 (Lát hoa: Chukrasia tabularis) là loài phổ biến ở miền Bắc Việt nam. Tuy nhiên loài này đã được trồng thử nghiệm phân tán ở Thừa Thiên Huế cách đây 5-7 năm do cung cấp gỗ tốt và phù hợp điều kiện sinh thái ở miền Trung nói chung.

3.Thực hiện và kiểm nghiệm các mô hình: Nhằm tìm kiếm được mô hình phù hợp trong thời gian ngắn nhất, quá trình phục hồi rừng nên được tiến hành đồng thời với nhiều nhóm tác động khác nhau. Điều này có nghĩa là một số diện tích rừng không đòi hỏi bất cứ tác động nào của con người cũng có thể tự phục hồi được trạng thái ban đầu (đặc biệt là với các diện tích rừng ít bị tác động, hoặc tác động ở các nhóm loài không phải lập quần). Những lập địa khác

Page 99: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

98

lại đòi hỏi những nỗ lực đầu tư về kỹ thuật lẫn công sức mới khôi phục lại được trạng thái rừng ban đầu trong vòng 5 hoặc 10 năm sau đó. Sự phân loại này nhằm mục đích ưu tiên cho các khu vực về nguồn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động thực thi. Đồng thời, kết nối các mô hình phục hồi rừng với các nhóm tác động khác nhau sẽ giúp nhận ra được những cảnh quan tiêu biểu trong vùng dự án Hành Lang Xanh. Trong quá trình thực hiện, kiểm nghiệm, và theo dõi các mô hình này, sự tham gia của địa phương đóng vai trò rất quan trọng. Sự tham gia này được thể hiện qua vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương (Hạt Kiểm Lâm, Phòng NN&PTNT) cũng như của cộng đồng người dân (thôn, nhóm hộ gia đình). Thậm chí một số hộ gia đình cá nhân có những trang trại lớn có thể nhận thực hiện các mô hình trình diễn phục hồi rừng ngay trên đất của họ với sự hỗ trợ của dự án.

4. Đánh giá mức độ thành công: Hoạt động này do một nhóm công tác bao gồm các nhà hoạt động bảo tồn, phát triển, và các chuyên gia về lâm sinh thực hiện. Điều này có nghĩa là hoạt động phục hồi rừng ở khu vực hành lang xanh không chỉ đơn thuần là phương tiện để bảo tồn mà nên là bảo tồn theo hướng bền vững hơn so với các mô hình trước đó. Để đánh giá mức độ thành công, cần phải xây dựng một loạt các tiêu chí và chỉ báo thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo, hoặc trao đổi kinh nghiệm. Hoạt động đánh giá này nên được xem là ‘cầu nối’ với tất cả những ai quan tâm nhằm đóng góp vào sự thành công của các hoạt động bảo tồn và phát triển ở vùng dự án, không nên xem là một hoạt động ‘kết thúc cuối cùng’ của dự án này. 6.2.2 Theo Dõi Tình Trạng Rừng Trong suốt quá trình khảo sát, chúng tôi đã xác định được một vài ô nghiên cứu theo dõi điển hình cho các loại rừng. Ví dụ, quần xã Ươi bay-Chò đen-Trám ở xã A Roàng huyện Alưới; hoặc khu vực có mật độ tái sinh Kiền kiền cao ở xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông), hay vùng có các loài trong họ Re (Lauraceae) tái sinh và phát triển tốt ở Trà Lệnh (Alưới). Những khu vực này có thể xem là các ví dụ điển hình về cho các loại rừng ở các giai đoạn diễn thế khác nhau sau tác động của canh tác nương rẫy, chiến tranh, hoặc do khai thác chọn. Nếu đặt một vài ô định vị theo dõi lâu dài ở những điểm này, chúng ta sẽ biết được cấu trúc rừng thay đổi như thế nào theo thời gian. Từ đó có thể đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp cho từng địa điểm. Ngoài ra, nếu sắp xếp các ô định vị này ở những loại rừng khác nhau (suy thoái, thứ sinh phục hồi) với các hình thức sử dụng/sở hữu khác nhau (nhà nước, hộ gia đình, thôn bản) thì chúng ta có thể thu được các dữ liệu để so sánh về cách vận hành và quản lý rừng với các vùng khác trong khu vực.

6.2.3 Hoạch Định Quản Lý Rừng dựa vào Công Cụ GIS Hầu hết các diện tích rừng nằm trong vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh đều thuộc loại rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy, chúng ta cần đề xuất cách tiếp cận mới nhằm chứng minh được rằng rừng phòng hộ có thể đóng vai trò cầu nối giữa mục tiêu phòng hộ và bảo tồn. Bằng cách sử dụng phương pháp ‘phân tích chỗ trống’ với phần mềm GIS. Nếu tìm được những khu vực cần bảo tồn trong hệ thống rừng phòng hộ hiện tại, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp cho từng khu vực với các mục tiêu bảo tồn cụ thể. Ví dụ, rừng phòng hộ ở một số lưu vực quan trọng có thể bao gồm các loài bị đe dọa và sắp bị đe dọa nằm trong danh mục Sách Đỏ cần bảo tồn. Như vậy, trong cách tiếp cận mới này, rừng phòng hộ có thể được chia thành 3 loại nhỏ: phòng hộ kết hợp bảo tồn, phòng hộ kết hợp sản xuất, và phòng hộ thuần túy. Đối với loại rừng thứ hai (phòng hộ kết hợp sản xuất), người dân địa phương có thể tham gia quản lý thống qua một số hoạt động gia tăng thu nhập cải thiện đời sống trong diện tích rừng phòng hộ được giao.

Một trong những điểm mạnh của công cụ GIS đó là thiết lập được bản đồ về các nhân tố đe dọa thảm thực vật trong khu vực hành lang xanh. Những mối đe dọa đó có thể là các nhân tố

Page 100: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

99

gây chia cắt rừng (khai thác gỗ, xây dựng đường), thay đổi sử dụng đất (canh tác nương rẫy, sự xâm chiếm của rừng trồng và cây công nghiệp), hoặc các nhân tố liên quan đến chế độ thủy hệ (hồ chứa nước, nhà máy thủy điện). Hiện tại, sự xâm chiếm của các loài Keo và Cao su vào diện tích rừng và đất rừng dường như là vấn đề nhạy cảm nhất. một số diện tích rừng thứ sinh phục hồi ở Thượng Quảng (dọc theo đường 74) đã bị chặt hạ để trồng Keo do lợi nhuận từ cây này mang lại cao trong một thời gian ngắn. Tình hình cũng tương tự ở xã Thượng Quảng trong cùng huyện Nam Đông với sự bành trướng của cây Cao su. Với mức đầu tư cao từ ban đầu, hàng trăm hộ gia đình ở Nam Đông đã và đang đổ xô vào trồng cao su theo nguồn vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp hoặc công ty cao su trên địa bàn. Vì thế, diện tích rừng tự nhiên ở khu vực này dường như đang bị thu hẹp dần dưới áp lực của các chương trình trồng rừng vừa nêu. Sử dụng công cụ GIS có thể theo dõi được những thay đổi này, đồng thời còn cung cấp những dẫn chứng bằng hình ảnh cho các cấp chính quyền liên quan nhằm đề xuất các giải pháp kịp thời. 6.3 Nâng Cao Năng Lực cho Địa Phương và Hỗ Trợ Công Tác Bảo Tồn Trong thực tế, người dân địa phương đã tự động tham gia học hỏi và chia sẻ kiến thức của mình thông qua việc tham gia tất cả các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, cần thiết phải có một hợp phần cụ thể trong đó người dân có thể chủ động tham gia trong từng hoạt động cụ thể của dự án. Ví dụ, người dân địa phương có thể nhận biết và xác định được các cây mẹ có khả năng cung cấp nguồn giống cây con cũng như tham gia trồng rừng ngay trong thôn của mình. Ngoài ra, hoạt động trồng rừng cây bản địa thường đòi hỏi nhiều nỗ lực và đầu tư trong khâu bảo vệ và theo dõi tăng trưởng. Người dân địa phương có thể dễ dàng đảm nhận những hoạt động như thế này. Một buổi họp với toàn bộ người dân địa phương thường rất tốn thời gian, nhưng lại mang lại ý nghĩa rất lớn nếu dự án muốn thiết lập một kế hoạch làm việc lâu dài tại địa phương. Những chủ đề sau đây đều có thể thực hiện được thông qua việc chia sẻ kiến thức với người dân địa phương:

1. Các loại Sổ tay hướng dẫn thực địa liên quan đến bảo tồn và quản lý rừng (Ví dụ như

Sổ tay nhận biết cây rừng, Phương pháp thu hái hạt giống làm vườn ươm cây bản địa, v.v…)

2. Xây dựng và duy trì các mô hình thử nghiệm (ví dụ bảo tồn ngoại vi loài Trầm hương: Aquilaria crassna bằng cách trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình ở vùng núi)

3. Mở các lớp tập huấn về từng kỹ năng cụ thể (Ví dụ: theo dõi sự tăng trưởng của rừng được giao bằng cách thiết lập và đo đếm các ô định vị, phương pháp chế biến bảo quản một số sản phẩm phi gỗ)

4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và các thông tin liên quan cho các cơ quan chuyên môn địa phương (nghĩa là các đối tác cấp cơ sở nên được chia sẻ và quản lý các thông tin dữ liệu cho mục đích cập nhật và theo dõi hiện trường). Những tư liệu/dữ liệu này không nhất thiết phải là các phần mềm số hóa hiện đại mà có thể dưới dạng các bảng biểu trưng bày hoặc quản lý ở tại nhà sinh hoạt cộng đồng nhằm mục đích giáo dục và kêu gọi tham gia ý kiến.

6.4 Tăng Cường Các Nghiên Cứu Hợp Tác và Phối Hợp trong Các Lĩnh Vực Bảo

Tồn Đối với mục đích bảo tồn, cần thiết phải có các nghiên cứu phối hợp giữa các nhóm khảo sát thực địa. Chúng tôi đề xuất kiểu nghiên cứu này sau chuyến khảo sát với các nhóm chuyên gia về Cá và Chim. Theo các công trình khoa học, giữa hệ thực vật và động vật cũng như với các nhóm loài khác luôn tồn tại một loạt các mối quan hệ đồng tiến hóa. Qua thảo luận với

Page 101: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

100

người dân địa phương và nghiên cứu các thông tin khoa học, chúng ta có thể tiến hành một số hoạt động nghiên cứu liên quan đến các mối quan hệ tương hỗ như thế này. Ví dụ, mối quan hệ giữa một nhóm thực vật cụ thể với sự xuất hiện của một nhóm loài động vật nào đó (ví dụ, các loài thực vật trong chi Ficus với các loài chim, phân bố của các loài thực vật trong chi Symplocos với linh trưởng, quan hệ giữa quả của loài Ươi bay (Scaphium macropodium) với sự xuất hiện của cá Chình ở những con suối lớn, hay sự xuất hiện của chim phượng hoàng đất hoặc vẹt với phân bố của các loài cây trong họ Dẻ (Fagaceae), hoặc sự xuất hiện của Cầy hương với các loài Bưởi bung (Acronychia sp.). Những nghiên cứu này dựa trên một thực tế đó là sự xuất hiện của một số nhóm loài động vật hoang dã luôn có một mối liên hệ với một vài dạng sinh cảnh hoặc quần thể thực vật nào đó. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ giúp gắn kết các hoạt động bảo tồn thực vật với bảo tồn động vật một cách có cơ sở và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý. Ngoài ra, một số hợp phần khác của rừng nhiệt đới vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng lại có điều kiện triển khai ngay trong khu vực của dự án Hành Lang Xanh. Chẳng hạn như vai trò của các loài cây phụ sinh trong việc chỉ báo tình trạng rừng, hoặc những nghiên cứu trong bối cảnh hẹp như sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của quần thể Dẻ gai (Castanopsis spp.) sau tác động của chất độc màu da cam và chất đioxin ở khu vực Dương Hòa thuộc huyện Hương Thủy.

Page 102: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

101

7.0 KẾT LUẬN Thảm thực vật trong vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh gần như thuần nhất và được phân loại là rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp. Hiện trạng rừng ở vùng nghiên cứu rất đa dạng bởi đang ở các giai đoạn diễn thế khác nhau, từ rừng nguyên sinh đến rừng thứ sinh phục hồi từ các trảng cỏ. Phân loại các quần xã thực vật ở vùng nghiên cứu bao gồm các loại thảm thực vật chính như sau: 1) Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp; 2) Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng bị khai thác ở đất thấp; 3) Rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp; 4) Rừng thứ sinh thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp; 5) Trảng cây bụi thứ sinh rậm; 6) Trảng cây bụi thứ sinh thưa; 7) Trảng cỏ và Ráng (Dương xỉ) thứ sinh. Tỷ lệ cao nhất các loài cây gỗ thường thấy trong các kiểu rừng nguyên sinh hoặc kiểu rừng thứ sinh lâu năm.Trong khi đó, tỷ lệ cây bụi và cây thân cỏ thường xuất hiện nhiều hơn ở các dạng rừng thứ sinh trẻ. Ngoài ra, các cây thân cỏ cũng chiếm tỷ lệ cao ở các thảm thực vật nguyên sinh với nhiều vùng sinh cảnh khác nhau (như ở các triền khe suối và các tảng đá lộ đầu).

Hệ thực vật của vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh thuộc tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn. Về cấu trúc và thành phần loài thì hệ thực vật này thuộc về các hệ thực vật đồi đất thấp điển hình của phần đông của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn. Kết quả đã ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án có 891 loài Thực vật bậc cao có mạch thuộc về 490 chi và 131 họ. Chúng chiếm khoảng 40-50% tổng số loài dự kiến có ở đây (1700-2000 loài). Ở đây có 67 loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu, 15 loài có thể là mới cho khoa học, một số chi và loài bổ sung mới cho hệ thực vật Việt Nam. Số lượng loài thực vật bậc cao có mặt trong vùng Hành lang xanh. Chúng tôi đã nghiên cứu các loài cây gỗ trong 49 ô tiêu chuẩn và các loài cây không gỗ trong 51 ô. Các kết quả đó cho thấy ít nhất 80% loài cây gỗ gặp trong tất cả các ô nghiên cứu trong rừng từ chưa bị tác động đến bị khai thác nặng và chỉ gồm các loài tại chỗ. Sự tái sinh tự nhiên của tất cả các loài cây gỗ trong tất cả các rừng nguyên sinh bị khai thác đang diễn ra thuận lợi. Các hoạt động khai thác gỗ đã phá hủy cấu trúc của rừng nhưng không làm suy giảm thành phần loài trong đó. Ngược lại, trong các ô tiêu chuẩn của rừng thứ sinh tái sinh sau khi bị rải chất khai quang, bom mìn, cháy, đốt nương làm rẫy tính đa dạng của các loài cây gỗ thay đổi lớn với sự xâm chiếm của các yếu tố mọc nhanh. Sự xuất hiện trở lại của các yếu tố của rừng nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn giống. Quá trình này thường diễn ra chậm chạp.

Page 103: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

102

8.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO Aylward, B., Nguyen The Chinh and Mai Ky Vinh (2002). Economic contribution of protected areas in Thua Thien Hue. Unpublished Report. Anon. (1996). Sách đỏ Việt Nam. Phần thực vật (Red Data Book of Vietnam. Volume 2. Plants). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Averyanov, L.V. and Nguyen Tien Hiep. (2002). Diplopanax vietnamensis, a new species of Nyssaceae from Vietnam – one more living representative of the Tertiary flora of Eurasia. Novon, 12 (4), 433-436. Averyanov Leonid and Nguyen Tien Hiep. (2003). Preliminary updated checklist of orchids (Orchidaceae) of Bach Ma National Park. Report for Henry Luce Foundation 2003. Unpublished manuscript. Averyanov, L.V. and A.L. Averyanova. (2003). Updated checklist of the orchids of Vietnam. Vietnam National University Publishing House, Hanoi. Averyanov, L.V., Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep and D.K. Harder. (2003a). Phytogeographic review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina. Komarovia, 3, 1-83. Averyanov, L.V., Phillip Cribb, Phan Ke Loc and Nguyen Tien Hiep. (2003b). Slipper Orchids of Vietnam. With an Introduction to the Flora of Vietnam. Royal Botanic Gardens, Kew. Compass Press Limited. Averyanov, L.V. and A. L. Averyanova. (2005a). New orchids from Vietnam. Komarovia, 5 (in print). Averyanov, L.V. and A. L. Averyanova. (2005b). Rare species of orchids (Orchidaceae) in the flora of Vietnam. Turczaninowia. 2005. Baltzer, M.C., Nguyen Thi Dao, and R.G. Shore. (2001). Towards a Vision for Biodiversity Conservation in the Forests of the Lower Mekong Ecoregion Complex – Technical Annex. WWF Indochina/WWF US, Hanoi and Washington, D.C. Hill, K.D., Nguyen Tien Hiep & Phan Ke Loc. (2004). The Genus Cycas (Cycadaceae) in Vietnam. The Botanical Review, 70 (2), 134-193. IUCN. (2004). 2004 IUCN Red List of Threatened Species. www.redlist.org. Downloaded on 11 June 2005. Le Trong Trai, Tran Hieu Minh, Tran Quang Ngoc, Tran Quoc Dung and Ross Hughes. (2001). An Investment Plan for the Establishment of Phong Dien Nature Reserve, Thua Thien Hue Province, Vietnam. Conservation Report Number 15. BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi.

Page 104: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

103

Le Trong Trai, W.J. Richardson, Le Van Cham, Tran Hieu Minh, Tran Quang Ngoc, Nguyen Van Sang, A.L. Monastryskii, and J.C. Eames. (1999a). A Feasibility Study for the Establishment of Phong Dien (Thua Thien – Hue Province) and Dakrong (Quang Tri Province) Nature Reserves, Vietnam. BirdLife. Conservation Report Number 4. International Vietnam Programme. Le Trong Trai, W.J. Richardson, Bui Dac Tuyen, Le Van Cham, Nguyen Huy Dung, Ha Van Hoach, A.L. Monastryskii, and J.C. Eames. (1999b). An Investment Plan for Ngoc Linh Nature Reserve, Kon Tum Province, Vietnam. BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi. Mai Van Pho. (1994). The plants of Bach Ma National Park. In: Casella, F., G. McVean, D. Brunton, R. Robson, R. King. 1994. Bach Ma ’93: an Oxford University entomological expedition to Vietnam. Final report, Oxford University, Oxford. Nguyen Khanh Van, Nguyen Thi Hien, Phan Ke Loc and Nguyen Tien Hiep. (2000). Bioclimatic diagrams of Vietnam. Hanoi, Vietnam Nat. Univ. Nguyen Nghia Thin. (1997). Manual on Research of Biodiversity. Agr. Publ. House, Hanoi. Nguyen Nghia Thin and Mai Van Pho (eds.). (2003). Biodiversity of Fungi and Flora at Bach Ma National Park, Thua Thien Hue Province. Nha Xuat Ban Mong Nghiep. Hanoi. Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Nguyen Duc To Luu, P.I. Thomas, A. Farjon, L. Averyanov & J.Regalado Jr. (2004). Vietnam Conifers: Conservation Status Review 2004. Fauna & Flora International, Vietnam Programme, Hanoi. Phan Ke Loc. (1998). On the systematic structure of the Vietnamese flora. In: A. Zhang and S. Wu (eds.), Floristic Characteristics and Diversity of East Asian Plants. Beijing and Berlin. Phan Ke Loc. (2001). Thực vật bậc cao. Các ngành từ I đến V. Trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Checklist of Plant Species of Vietnam. Higher Plants, from phylum I to phylum V), tập 1: 951-1138. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Regalado, J.C., N.T. Hiep, P.K. Loc, L.V. Averyanov, and D.K. Harder. (2005). New insights into the diversity of the flora of Vietnam. Biologisker Skrifter, Royal Danish Academy of Sciences and Letters, 5, 189-197. Pocs, T. (1965). Analys aire-geographique et ecologique de la flore du Vietnam Nord. Acta Acad. Paed. Agriens (Eger), 3, 395-452. Schmid, M. (1989). Vietnam, Kampuchea and Laos. In: D.G. Campbell and H.D. Hammond (eds.), Floristic inventory of tropical countries. New York: New York Botanical Garden and WWF. Sheil, D., Puri, R.K., Basuki, M. et al. (2002). Exploring biological diversity, environment and local people’s perspective in forest landscapes. Methods for a multidisciplinary, landscape assessment. CIFOR: Bosor, Indonesia.

Page 105: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

104

Thai Van Trung. (1978). The Forest Vegetation of Vietnam, 2nd ed. Science and Technic Publ. House, Hanoi. 276 p. (in Vietnamese). Tolmachev, A.I. (1974). Introduction to the Plant Geography. Leningrad Univ. Publ. House, Leningrad. Tordoff. A.R., R. Timmins, R. Smith, and Mai Ky Vinh. (2003). A Biological Assessment of the Central Truong Son Landscape. Central Truong Son Initiative Report No 1. WWF Indochina, Hanoi. Vo Quy. (1995). Conservation of flora, fauna, and endangered species in Vietnam. Tropical Forest Ecosystems/ BIOTROP Special Publication 55: 139-146.

Page 106: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

105

Phụ lục 1.0 Danh sách các thực vật ghi nhận ở vùng nghiên cứu, ở VQG Bạch Mã và ở các KBTTN Đáckrông-Phong Điền • Số lượng các chi và loài của từng họ ghi nhận được cho vùng nghiên cứu ghi sau tên họ • Các loài ghi nhận được ở từng điểm nghiên cứu đánh bằng dấu + 1 – Huyện Nam Đông, xã Thượng Quảng 2 – Huyện A Lưới, xã A Roàng 3 – Huyện A Lưới, các xã Hồng Kim và Hồng Vân 4 – Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên 5 – Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa BM - Vườn quốc gia Bạch Mã PĐ – Các khu dự trữ thiên nhiên Phong Điền-Đáckrông • Dạng sống của các loài ghi nhận được ghi ở cột sau cùng với các ký hiệu tương ứng sau: T1 – cây gỗ của tầng 1 T2-3 – cây gỗ của các tầng 2 và 3 S – cây bụi eS – cây bụi sống bám trên cây lS – cây bụi sống trên đá US – cây nửa bụi eUS – cây nửa bụi sống bám trên cây lUS – cây nửa bụi sống trên đá H – cỏ aH – cỏ sống trong nước eH – cỏ sống bám trên cây gH – cỏ khổng lô lH – cỏ sống trên đá eV – dây leo sống bám trên cây hV – dây leo cỏ wV – dây leo gỗ cP – cây bụi ký sinh trong tán rP--cỏ ký sinh trên rễ ở đất Sapr – cỏ sống chung với nấm

Page 107: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

106

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Family Acanthaceae Acanthus leucostachyus Wall. HAL 6997,

HAL 7208, HAL 7764

O A A A/B A H

Cryptophragmium langbianense R.Ben.

HAL 6812, HAL 6965, HAL 7048

O 1 A H-lH

Justicia neesiana (Nees) T. Anders.

HAL 7046 A H-lH

Pararuellia flagelliformis aff. (Roxb.) Bremek & Nannenga

HAL 8181 A H

Phlogacanthus turgidus aff. (Fua ex Hook.) Lind.

HAL 6850 A A US

Pseuderanthemum poilanei aff. R. Ben.

HAL 8138 A H-lH

Pseuderanthemum reticulatum Radlk.

HAL 6996 A A H-lH

Staurogyne debilis aff. (T. Anders.) C.B. Clarke ex Merr.

HAL 6864, HAL 6874, HAL 7053, HAL 7146, HAL 7301, HAL 8080, HAL 8292

A A H

Staurogyne subcordata (Elmer) Brem.

HAL 6811a A US-lUS

Strobilanthes annamitica aff. Kuntze

HAL 7759 A US-lUS

Strobilanthes annamitica Kuntze HAL 8141 A US-lUS

Strobilanthes brunescens aff. R. Ben.

HAL 7603 A US-lUS

Strobilanthes brunescens R. Ben. HAL 7004 A US-lUS

Strobilanthes echinata aff. Nees HAL 7849 B B A US-lUS

Strobilanthes sarmentosus R. Ben. HAL 7094 A US-lUS

Family Actinidiaceae

Actinidia latifolia (Gardn. & Champ.) a.

HAL 7583 A wV

Saurauia roxburghii NA B S/T

Family Adiantaceae

Taenitis blechnoides NA B B B B

Family Alangiaceae

Alangium barbatum (R. Br.) Baill. HAL 7401 A A T2-3

Page 108: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

107

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Alangium chinense (Lour.) Rehder HAL 7434 A A T2-3

Alangium ridleyi NA B B B B S/T

Family Amaranthaceae

Celosia argentea L. HAL 6948 M O A A A H

Family Anacardiaceae

Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf

HAL 7914 O A A A T1

Mangifera minutifolia NA B B S/T

Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu

HAL 7062, HAL 7398, HAL 7763, HAL 8265

1 A/B A/B A/B A A T2-3

Toxicodendron succedanea NA B B S/T

Family Ancistrocladaceae

Ancistrocladus cochinchinensis Gagnep.

HAL 6870, HAL 7350, HAL 7579, HAL 8002

2 A/B A/B A A/B B A wV

Family Annonaceae

Alphonsea gaudichaudiana (Baill.) Finet & Gagnep.

HAL 8022 A A T2-3

Alphonsea tonkinensis DC. HAL 6989 A S

Dasymaschalon rostratum Merr. & Chun

HAL 7357, HAL 7911

A A S

Desmos dumosus (Roxb.) Safford. HAL 7489, HAL 7988

A A wV

Desmos pedunculosus (A.DC.) Ban

HAL 7476 A wV

Enicosanthellum plagioneurum (Diels) Ban

HAL 7054 A T1

Fissistigma latifolium (Dun.) Merr.

HAL 8136 B B B A/B wV

Fissistigma pallens (Finet & Gagnep.) Merr.

HAL 6968 A S

Fissistigma petelotii aff. Merr. HAL 7101 A wV

Fissistigma thorelii (Finet & Gagnep.) Merr.

HAL 7965 A A wV

Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast

HAL 7305 A S

Goniothalamus gracilipes Ban HAL 7789 A S

Goniothalamus macrocalyx aff. Ban

HAL 8001 A S

Page 109: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

108

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Goniothalamus multiovulatus aff. Ast

HAL 7772 A US

Goniothalamus touranensis Ast HAL 6871 A A S

Melodorum vietnamense Ban HAL 8272 A wV

Miliusa sinensis Finet & Gagnep. HAL 7155, HAL 7924, HAL 8115

A A A S

Polyalthia jucunda (Pierre) Finet & Gagnep.

HAL 7799 A A wV

Polyalthia thorelii (Pierre) Finet & Gagnep.

HAL 7420 A T2-3

Polyalthia sp. NA B B B B S/T

Polyalthia cerasoides NA B B S/T

Polyalthia sp? NA B B B B S/T

Popowia cambodiana aff. Finet & Gagnep.

HAL 8271 A wV

Uvaria hamiltonii aff. Hook.f. & Thomson

HAL 7946 A wV

Uvaria microcarpa aff. Champ ex Benth. & Hook.f.

HAL 7912 A T1

Uvaria rufa aff. Blume HAL 7309, HAL 7449

A A S

Family Apiaceae

Eryngium foetidum L. HAL 7483 M A A H

Family Apocynaceae

Aganosma acuminata aff. (Roxb.) G.Don

HAL 7629 A eUS

Bousigonia mekongense Pierre HAL 7516, HAL 7578

3 A/B A A wV

Ichnocarpus ovatifolius aff. A. DC. HAL 7962 A wV

Ixodonerium annamense Pit. HAL 7021, HAL 7656

A A A wV

Melodinus myrtiflorus Pit. HAL 7596 1 B A/B B wV

Parabarium laevigatum HAL 7292 A wV

Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.

HAL 7586 M 3 A A H

Tabernaemontana bovina Lour. HAL 7402, HAL 8075

A B B A/B S

Tabernaemontana buffalina Lour. HAL 7475, HAL 7646, HAL 7782

A A A S

Wrightia annamensis Eberh. & Dubard

HAL 7659 B B A B T2-3

Page 110: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

109

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Unidentified NA B B B B B S/T

Family Aponogetonaceae

Aponogeton robinsonii A.Camus HAL 7752, HAL 8288

O 1 A A aH

Family Aquifoliaceae

Ilex macrocarpa aff. HAL 7384, HAL 7474, HAL 7918

A A wV

Ilex rotunda Thunb. HAL 7720 A A T2-3-S

Ilex wallichii Hook.f. HAL 8012 A T2-3-S

Llex sp. NA B B B S/T

Family Araceae

Acorus gramineus Soland. HAL 7268 M O A A lH

Alocasia longiloba Miq. HAL 7153 A A H

Amorphophallus tonkinensis aff. Engler & Gehrm.

HAL 7012, HAL 7358, HAL 7922, HAL 8158, HAL 8164

A A A A A H

Anadendrum montanum NA B B B B B

Epipremnum giganteum Schott HAL 6852, HAL 7979

A/B A A A eV

Homalomena occulta (Lour.) Schott

HAL 6867, HAL 7207, HAL 8113

M A/B A/B B A/B A A H

Lasia spinosa (L.) Thwaites HAL 7830, HAL 8237

M A A A A H-aH

Pothos kerrii Buch. HAL 7079 A/B B B eV

Pothos repens (Lour.) Druce HAL 7865 A A eV

Rhaphidophora decursiva NA B B B

Schismatoglottis harmandii Engl. HAL 6866 2 A/B B B H

Scindapsus schottii aff. Hook.f. HAL 8092, HAL 8246

A eV

Family Araliaceae Aralia armata (G. Don) Seem. HAL 7816 M B B A S

Brassaiopsis ficifolia NA B

Brassaiopsis glomerulata (Blume) Regel

HAL 7140 A S

Schefflera sp. NA B B B B B S/T

Trevesia palmata (Roxb. et Lindl.) Vis.

HAL 7803, HAL 8011

M O A A S

Family Arecaceae

Arenga caudatum (Lour.) H.E. Moore

HAL 6957 O 3 A US

Page 111: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

110

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Arenga pinnata (Wurmb.) Merr. HAL 7148 O A A A S

Calamus faberi Becc. HAL 6842, HAL 6891, HAL 6991, HAL 7755, HAL 7929

A A wV

Calamus tetradactylus aff. Hance HAL 6967, HAL 7762

A A A A wV

Caryota sympetala Gagnep. ? HAL 7191 O 2 A S

Licuala elegans Magalon HAL 6889, HAL 7346

O A A A S

Licuala fatua Becc. HAL 6820, HAL 6846, HAL 6955, HAL 7173, HAL 8000

O A A A S

Licuala ternata Griff. HAL 7643, HAL 7686

O A A S

Livistona saribus (Lour.) Merr. ex A. Chev.

HAL 7422 A A S

Pinanga banaensis Magalon HAL 7209 O 1 A A S

Pinanga duperreana Gagnep. HAL 6884, HAL 6988, HAL 7303

O 2 A A A A S

Pinanga paradoxa Scheff. HAL 6843 O A A S

Plectocomia elongata Mart. et Blume

HAL 6902, HAL 7353, HAL 8051

A A A A A wV

Rhapis excelsa (Thunb.) Henry ex Rehder

HAL 8183 O A S

Rhapis laosensis Becc. HAL 7029 O 3 A A S

Family Aristolochiaceae

Aristolochia contorta aff. Bunge HAL 7479 A wV

Thottea sp. nov. ? HAL 7635, HAL 7886, HAL 7978

A A US

Family Asclepiadaceae Dischidia acuminata Costantin HAL 7178,

HAL 7641, HAL 8036

O 2 A A/B A A eV

Dischidia hirsuta (Blume) Decne. HAL 6794, HAL 6839, HAL 8257

O A A A eV

Hoya carnosa R. Br. HAL 6946, HAL 7110

A eV

Hoya multiflora Blume HAL 7708 O A A eV

Page 112: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

111

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Pentasacme brachyanthum aff. Hand.-Mazz.

HAL 7820 A lUS-lH

Telectadium edule aff. Baill. HAL 7881, HAL 7954, HAL 8262

A A lUS

Family Aspleniaceae

Asplenium nidus NA B B

Asplenium unilaterale NA B

Family Asteraceae

Eupatorium reveesii Wall. HAL 7985 A H

Gynura procumbens (Lour.) Merr. HAL 7473 A hV

Inula cappa (Buch.-Ham.) DC. HAL 7898 A hV

Lactuca indica L. HAL 7559 A A H

Senecio chrysanthemoides aff. DC. HAL 7952 A H

Youngia japonica (L.) DC. HAL 7495 A H

Family Balanophoraceae

Rhopalocnemis phalloides Jungh. HAL 7677 A A rP

Family Balsaminaceae

Impatiens claviger Hook.f. HAL 7288 A H

Impatiens eberhardtii Tardieu HAL 7528 A H

Family Begoniaceae

Begonia acetocella Craib HAL 7306 A H-lH

Begonia aptera Blume HAL 7214, HAL 7070, HAL 7746, HAL 8007

O A A A A A A H-lH

Begonia duclouxii aff. Gagnep. HAL 6863 A H-lH

Begonia eberhardtii Gagnep. HAL 6841, HAL 6868, HAL 7060, HAL 7145, HAL 7272, HAL 7775, HAL 7788, HAL 7831, HAL 8065

A A A A/B H-lH

Begonia locii H.Q.Nguyen HAL 6840, HAL 7676, HAL 8103

A A A A H-lH

Begonia palmata D. Don HAL 7624 A H-lH

Begonia paraduclouxii HAL 7608, HAL 7625,

A A H-lH

Page 113: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

112

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

HAL 8297

Begonia peltata aff. HAL 6808, HAL 7114

A H-lH

Family Betulaceae Betula alnoides Buch.-Ham. HAL 7585 A T1

Family Bignoniaceae

Oroxylum indicuni NA B S/T

Family Blechnaceae

Blechnum orientale NA B B B B

Family Burmanniaceae

Burmannia sp. HAL 7322 A Sapr

Family Burseraceae

Canarium sp.1 NA B B B B S/T

Canarium sp.2 NA B B B B S/T

Family Caesalpiniaceae

Erythrophleum fordii NA B S/T

Peltophorum dasyrrachis NA B B B B S/T

Sindora tonkinensis NA B B B S/T

Family Capparidaceae

Capparis cantoniensis aff. Lour. HAL 7466, HAL 7997

A A wV

Stixis scandens Lour. HAL 7511 A wV

Family Caryophyllaceae

Drymaria diandra Blume HAL 7749 A H-lH

Family Cecropiaceae

Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr.

HAL 7057 A/B wV

Family Celastraceae Celastrus sp. HAL 7108 A S

Euonymus chinensis Benth. HAL 8267 A A S

Euonymus mitratus Pierre HAL 6936 A A S

Euonymus sp. HAL 7408 A T2-3

Glyptopetalum sp. nov. HAL 7426 A T2-3

Lophopetalum wightianum Arn. HAL 7166, HAL 7338

B A/B B T2-3

Microtropis chlorocarpa aff. Merr. & Freem.

HAL 6993, HAL 7111

A A S

Siphonodon annamensis aff. (Lecomte) Merr.

HAL 7123 A S

Family Chloranthaceae

Page 114: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

113

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Chloranthus erectus (Benth. & Hook.f.) Verdc.

HAL 7515 A A A US

Family Clusiaceae Calophyllum sp. NA B B B B S/T

Garcinia multiflora Champ. ex Benth.

HAL 7637 A A T2-3

Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth.

HAL 7523, HAL 7850

B B A/B A/B B A T2-3

Garcinia merguensis NA B B B B S/T

Garcinia fagraeoides NA B B S/T

Family Combretaceae Unidentifued NA B S/T

Family Commelinaceae Amischotolype mollissima (Blume) Hassk.

HAL 7189 A A H

Dictyospermum ovalifolium Wight HAL 7257 A H

Floscopa glomerulatus Hassk. HAL 7807 A A H

Family Compositae Chromolaena odorata NA B B

Family Connaraceae Connarus paniculatus Roxb. HAL 7077,

HAL 7974 A/B B A A wV

Rourea minor (Gaertn.) Aubl. HAL 6798 A/B B B B wV

Family Convallariaceae Aspidistra caespitosa Pei HAL 8031 A H

Aspidistra lurida Ker-Gawl. HAL 6899, HAL 6966

A A H

Aspidistra hainanensis HAL 7210 A B H

Aspidistra saxicola Y.Y.Wan HAL 7761, HAL 7969

A H

Aspidistra sp.nov. HAL 7010 A H

Aspidistra typical NA B B B B

Disporum trabeculatum Gagnep. HAL 6934, HAL 7691, HAL 8236

A A A A H

Ophiopogon latifolius Andr. HAL 7796, HAL 8229

A A H

Ophiopogon longifolius Decne. HAL 7069, HAL 7269, HAL 7610

A A A A H

Ophiopogon pierrei NA B B B B

Page 115: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

114

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Ophiopogon reptans Hook.f. HAL 7045, HAL 7802

A A A H

Peliosanthes teta Andrews HAL 6990, HAL 6851, HAL 7225, HAL 7386, HAL 7767

O A/B A/B A B A H

Family Convolvulaceae Merremia boisiana NA B

Family Costaceae Costus speciosus (Koenig) Sm. HAL 7151 M O A/B A A H

Family Convolvulaceae Merremia boisiana (Gagnep.) van Ooststr.

HAL 7078 A A hV

Family Cyatheaceae Cyathea contaminans NA B

Cyathea podophylla NA B B B

Family Cyperaceae Carex baccans Nees HAL 6947 A H

Carex cryptostachys aff. Brongn. HAL 7374, HAL 8149

A H

Carex indica L. HAL 6900, HAL 7354, HAL 8175

A/B A B B A H

Carex spatiosa Boott. HAL 7966 A H

Cyperus pilosus Vahl HAL 6960 A H

Eleocharis tetraquetra Nees HAL 7484 A H

Hypolytrum nemorum (Vahl) Spreng

HAL 6845, HAL 7186

A/B A/B B B H

Kyllinga sesquiflora Torr. HAL 7482 A H

Mapania bancana (Kurz) Koyama HAL 6901 A H

Mapania palustris (Boeckl.) F. Vill.

HAL 7222, HAL 7797

A A H

Scleria ciliaris Nees HAL 6909, HAL 8254

A A H

Scleria levis Retz. HAL 7591, HAL 7598

B B A/B B B H

Family Dichapetalaceae Dichapetalum longipetalum Craib HAL 6799 2 A T2-3

Family Dicksoniaceae Cibotium barometz NA B

Family Dilleniaceae

Page 116: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

115

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Dillenia ovata Hook.f. et Thomson HAL 7589, HAL 7917

M B A A/B A T2-3

Dillenia turbinate NA B B B S/T

Tetracera sarmentosa NA B B B B

Tetracera scandens (L.) Merr. HAL 7653 M A A A wV

Family Dipterocarpaceae Dipterocarpus hasseltii Blume HAL 6980,

HAL 7381, HAL 8052

A A A A T1

Dipterocarpus sp. NA B B B B S/T

Hopea ferrea NA B B B S/T

Hopea pierrei Hance HAL 6903 3 A/B B B B A T1

Parashorea stellata Kurz ? HAL 7390 3 B A/B B B A T1

Family Dracaenaceae Dracaena angustifolia Roxb. HAL 7530,

HAL 7874 O B A/B A/B A H-S

Dracaena elliptica NA B B B B B S/T

Dracaena gracilis Wall. HAL 7360, HAL 7729

O A A A A H-S

Family Dryopteridaceae Ctenitopsis austrosinensis NA B

Tectaria leuzeana NA B B B B

Tectaria brachiata NA B B B B

Family Ebenaceae Diospyros longipedicellata Lecomte

HAL 6881 A A T2-3

Diospyros pendula Hassk. ex Hasselt

HAL 8021 A T2-3

Diospyros sp. HAL 7486 A T2-3

Diospyros sp1 NA B S/T

Diospyros sp2 NA B B B B B S/T

Family Elaeocarpaceae Elaeocarpus chinensis Hook.f. HAL 8276 A T2-3

Elaeocarpus grandiflorus Sm. HAL 8275 A T2-3

Elaeocarpus griffithii NA B B B B B S/T

Elaeocarpus hainanensis Oliv. HAL 7879 A A A T2-3

Elaeocarpus sylvestris (Lour.) Poir.

HAL 7611 A A T2-3

Elaeocarpus tonkinensis NA B B S/T

Elaeocarpus floribundus NA B B S/T

Page 117: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

116

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Sloanea sinensis (Hance) Hu HAL 7027, HAL 7834

A A A T2-3

Family Elaeagnaceae Elaeagnus sp. HAL 7548 A wV

Family Ericaceae Vaccinium dunalianum Wight HAL 7477,

HAL 8029, HAL 8200

A S

Family Eriocaulaceae Eriocaulon sexangulare L. HAL 7990 A A H

Family Euphorbiaceae Actephila macrantha Gagnep. HAL 8084 A S

Antidesma hainanensis Merr. HAL 6907, HAL 6969, HAL 7716, HAL 8123

A A A A A S

Antidesma japonica aff. Sieb. & Zucc.

HAL 7295, HAL 7421

A S

Antidesma sp. NA B B B B B S/T

Aporosa dioica (Roxb.) Muell.Arg. HAL 7311, HAL 7750

A A S

Aporusa villosa NA B S/T

Baccaurea annamensis NA B B B B S/T

Baccaurea sylvestris Lour. HAL 7020 A A A S

Breynia fruticosa (L.) Hook.f. HAL 7470,

HAL 7587, HAL 7970 X A/B A/B A A S

Breynia septata Beille HAL 7340, HAL 8015

B A/B A A A S

Bridelia retusa NA B B S/T

Claoxylon hainanensis Pax & Hoffm.

HAL 7980 A S

Cleistanthus eberhardtii (Gagnep.) Gagnep.

HAL 8020, HAL 8063

A S

Cleistanthus sageretoides Merr. HAL 8071 A S

Croton argyrata NH B B B S/T

Croton cubiensis aff. Gagnep. HAL 7436 A S

Croton lachnocarpus Benth. HAL 7857 A S

Endospermum chinense NA B B B B B S/T

Epiprinus balansae Gagnep. HAL 6796, HAL 7828

A A S

Unidentified NA B B B B B S/T

Page 118: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

117

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Cleistanthus sageretoides Merr. HAL 8281 A S

Homonoia riparia Lour. HAL 7017, HAL 7877

A A A A S

Leptopus clarkei (Hook.f.) Poj. HAL 8055 A S

Macaranga denticulata (Blume) Muell.Arg.

HAL 7935 A/B B A A T2-3

Macaranga tanarius (L.) Muell.Arg.

HAL 7698 A A T2-3

Macaranga trichocarpa (Reichb. et Zoll.) Muell.-Arg.

HAL 6803 A A S

Mallotus barbatus NA B B B S/T

Mallotus floribundus (Blume) Muell.Arg.

HAL 7977, HAL 8232

A A A T2-3

Mallotus oblongifolius (Miq.) Muell.Arg.

HAL 7005, HAL 7770

A A A S

Mallotus peltatus (Geis.) Muell.Arg.

HAL 7883, HAL 7907

A S

Mallotus poilanei aff. Gagnep. HAL 8085 A S

Microdesmis caseariefolia NA B B S/T

Glochidion lutescens NA B B B S/T

Phyllanthus reticulates NA B B B

Phyllanthus ruber aff. Spreng. HAL 6928 A A S

Phyllanthus sp. nov. HAL 8227 A S

Sapium discolor (Benth.) Muell.Arg.

HAL 7903 B B A/B B A T2-3

Sapium sebiferum NA B B B B B S/T

Trigonostemon annamense (A. Chev.) Gagnep.

HAL 8088 A S

Family Fabaceae Acacia pennata Willd. HAL 7872 A A wV

Albizia corniculata (Lour.) Druce HAL 7987 A S-T2-3

Archidendron clypearia (Jack) I.C. Niels.

HAL 7717 A A A T1

Archidendron occultatum (Gagnep.) I.C. Niels.

HAL 7031, HAL 7499, HAL 7571, HAL 7943, HAL 8083

A A A A A T2-3

Archidendron paraturgidum HAL 7132 A T2-3

Archidendron robinsonii aff. (Gagnep.) I.C. Niels.

HAL 6998, HAL 7204

2 A A A T2-3

Page 119: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

118

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Archidendron turgidum (Merr.) I.C. Niels.

HAL 7073, HAL 7359, HAL 7885, HAL 8263

A A A A A T2-3

Bauhinia coccinea (Lour.) A. DC. HAL 6857 O A wV

Bowringia callicarpa Champ. ex Benth.

HAL 7826, HAL 8206

A A A wV

Derris acuminata (Grah.) Benth. HAL 8003 A wV

Derris sp. NA B S/T

Entada phaseoloides (L.) Merr. HAL 7199 A wV

Millettia acutiflora Gagnep. HAL 8006 A S

Milletia ichthyochtona NA B B B S/T

Millettia leucantha aff. Kurz HAL 7783, HAL 7859

A S

Millettia pachyloba Drake HAL 6826, HAL 7562, HAL 7809

A A A A wV

Ormosia sp. NA B B B B B S/T

Ormosia cambodiana Gagnep. HAL 7647 2 A T2-3

Ormosia fordiana Oliv. HAL 7023, HAL 7064, HAL 7855

A A T2-3

Parkia sumatrana Miq. HAL 7930 A T1

Peltophorum dasyrrachys (Miq.) Kurz

HAL 6906, HAL 7310

O A A A A T1

Saraca sp. NA B S/T

Sarcodum scandens Lour. HAL 6838 O 3 A wV

Family Fagaceae Castanopsis armata aff. (Roxb.) Spach

HAL 7626 A T1

Castanopsis chevalieri Hickel & A. Camus

HAL 6977 A T1

Castanopsis dongchoensis aff. Hickel & A. Camus

HAL 7068 A T1

Castanopsis indica NA B B B B B S/T

Lithocarpus sp. NA B B B B B S/T

Lithocarpus annamensis (Hickel & A. Camus) A. Camus

HAL 7609 A A T1

Lithocarpus auriculatus aff. (Hickel & A. Camus) Barnett

HAL 6975 A T1

Lithocarpus braianensis aff. A. Camus

HAL 6987 A T1

Page 120: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

119

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Quercus poilanei aff. Hickel & A. Camus

HAL 7016 A A T1

Quercus sp. NA B B B B B S/T

Family Flacourtiaceae Bennetiodendron cordatum aff. Merr.

HAL 7056 A S

Hydnocarpus anthelminthica NA B S/T

Family Flagellariaceae Flagellaria indica HAL 8230 A hV

Family Gesneriaceae Aeschynanthus acuminata Wall. HAL 6795,

HAL 6933, HAL 7628, HAL 8135

A A A A eUS

Aeschynanthus parasiticus (Roxb.) Wall.

HAL 7192 A eUS

Chirita colaniae Pellegr. HAL 7162,

HAL 7998 A A A lH

Chirita eberhardtii Pellegr. HAL 8131 A lH

Didissandra aspera aff. Drake HAL 7942 A A H-lH

Didymocarpus poilanei aff. Pellegr.

HAL 7383, HAL 7517

A A H-lH

Paraboea sinensis aff. (Oliv.) B.L. Burtt

HAL 8163, HAL 8293

A H-lH

Rhynchothecum obovatum (Griff.) B.L.Burtt

HAL 7281 A H-lH

Family Gleicheniaceae Dicranopteris linearis NA B B

Diplopterygium blotiana NA B

Gleichenia truncate NA B

Family Gnetaceae Gnetum latifolium Blume HAL 6896,

HAL 7025, HAL 7713

A/B B A B B A wV

Family Gramineae Cyrtococcum trigonum NA B G

Digitaria longiflora NA B G

Eragrostis nutans NA B G

Paspalum paspaloides NA B B B G

Schizostachyum dullooa NA B B B B B G

Setaria palmifolia NA B G

Thysanolaena maxima NA B B B G

Family Hamamelidaceae

Page 121: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

120

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Symingtonia populnea (Griff.) Steen.

HAL 7525, HAL 7616, HAL 7617

A A T1

Family Hernandiaceae Illigera parviflora Dunn HAL 7808,

HAL 8304 A A wV

Family Hydrangeaceae

Dichroa febrifuga Lour. HAL 7468, HAL 7792

O A A A S

Family Hypericaceae

Cratoxylon formosum NA B S/T

Cratoxylon maingayi Dyers HAL 7432, HAL 7784

A A T2-3

Cratoxylum pruniflorum NA B B B S/T

Hypericum japonicum Thunb. ex Murr.

HAL 7705 A A H

Family Hypoxidaceae Curculigo annamitica Gagnep. HAL 7648,

HAL 7923 A A A H

Curculigo capitulata (Lour.) Kuntze

HAL 6855, HAL 7049, HAL 7242, HAL 7868

A/B A/B B A/B B A H

Family Icacinaceae Gonocaryum lobbianum (Miers) Kurz

HAL 8095 A A S

Gonocaryum maclurei NA B B B B B S/T

Stemonurus chingianus Hand.-Mazz.

HAL 7290 A S

Family Illiciaceae Illicium paraparvifolium HAL 6992,

HAL 7195, HAL 7674

A A A T2-3

Illicium parvifolium Merr. HAL 7522, HAL 7675, HAL 8057

B B A A/B A T2-3

Family Iteaceae Itea chinensis aff. Hook. & Arn. HAL 7044 A S

Family Juglandaceae Engelhardia roxburghiana Lindl. ex Wall.

HAL 7655 A A T2-3

Engelhardia spicata NA B B B B B S/T

Family Lamiaceae Isodon walkeri (Arn.) H. Hara HAL 7361 A lH

Leucas zeylanica (L.) R. Br. HAL 7536 A H

Page 122: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

121

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Scutellaria cochinchinensis Briq. HAL 7362, HAL 7437

O A A H-lH

Family Lardizabalaceae Stauntonia cavaleriana Gagnep. HAL 7250 A A wV

Family Lauraceae Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. HAL 7710 A A T2-3

Beilschmiedia yunnanensis aff. Hu HAL 7308 A T2-3

Belschmiedia vidalii Kosterm. HAL 7218, HAL 7287

A A T2-3

Cinnamomum sp. NA B B B B B S/T

Cinnamomum inconspicuum Kosterm.

HAL 7447 A T2-3

Cinnamomum sericans aff. Hance HAL 7524 A A T2-3

Crytocaria lenticellata NA B B S/T

Endiandra macrophylla aff. HAL 6999 A T2-3

Litsea sp. NA B B B B S/T

Litsea clemensii Allen HAL 7253, HAL 7916

A A A T2-3

Litsea cubeba (Lour.) Pers. HAL 7588 M A A A T2-3

Neolitsea sp. NA B B B S/T

Neolitsea chunii Merr. HAL 8086 A T2-3

Persea sp. NA B B B B B S/T

Phoebe angustifolia Meisn. HAL 6939, HAL 7364

A A T2-3

Phoebe tavoyana NA B B B B S/T

Family Lecythidaceae Barringtonia sp. NA B B B S/T

Barringtonia musiformis Kurz HAL 7992, HAL 8176

A A A T2-3

Family Leeaceae Leea aequata aff. L. HAL 7122 A S

Leea indica (Burm.f.) Merr. HAL 7815, HAL 8305

M A A A S

Family Leguminosae Acacia comosa NA B B B B

Acacia pennata NA B B B B

Bauhinia coccinea NA B B B B

Bowringia callicarpa NA B B

Callerya cinerea NA B B B B

Page 123: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

122

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Dalbergia phyllanthoides NA B B B

Entada phaseoloides NA B B

Millettia pachyloba NA B B

Millettia sp. NA B

Pterolobium integrum NA B

Family Lentibulariaceae

Utricularia odorata Pellegr. HAL 7454 A H-aH

Utricularia scandens aff. Benj. HAL 7494 A H-aH

Family Liliaceae

Dianella nemorosa NA B B B B

Family Lindsaeaceae

Lindsaea javanensis NA B B B B B

Lindsaea orbiculata NA B B B B

Sphenomeris chinensis NA B

Family Loganiaceae

Fagraea auriculata Jack HAL 7584 A A T2-3

Fagraea ceilanica Thunb. HAL 7134, HAL 8201

A A T2-3

Gelsemium elegans (Gardn. et Champ.) Benth.

HAL 7732 M A A wV

Strychnos axillaries NA B B B B

Strychnos wallichiana DC. HAL 8053 M A A wV

Family Lomariopsidaceae Teratophyllum hainanense NA B

Family Loranthaceae

Dendrophthoe vatrians (Blume) Blume

HAL 7702 A cP

Helixanthera coccinea (Jack) Dans. ?

HAL 7026, HAL 7293, HAL 7455

A A A cP

Scurrula ferruginea (Jack) Dans. HAL 7448 A cP

Family Lycopodiaceae

Huperzia carinata (Poir.) Trevis. HAL 7138 A eH

Huperzia phlegmaria (L.) Rothm. HAL 7139, HAL 8042, HAL 8205

A A Eh-lH

Lycopodiella cernuua (L.) Franco et Vasc.

HAL 7601 B A A A H

Family Lythraceae

Lagerstroemia sp. NA B S/T

Family Magnoliaceae

Page 124: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

123

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Magnolia sp. NA B B B B S/T

Magnolia candollei (Blume) Keng HAL 8023 A T2-3

Magnolia eriosepta (Dandy) Gagnep.

HAL 7427 A A T2-3

Magnolia talaumoides Dandy HAL 7135 2 A T2-3

Manglietia rufobarbata aff. Dandy HAL 7198, HAL 7568

A A T2-3

Michellia sp. NA B B B B S/T

Pachylarnax praecalva NA B B S/T

Family Malpighiaceae

Aspidopteris sp. nov. ? HAL 7569 A wV

Hiptage cuspidata J. Arènes HAL 7860, HAL 7948

A A wV

Hiptage marginata J. Arènes HAL 7024 A wV

Hiptage stellulifera aff. J. Arènes HAL 7963 A wV

Family Marantaceae

Donax cannaeformis (G.Forst.) K.Schum.

HAL 7811 A/B A A gH

Phrynium dispermum Gagnep. HAL 6920, HAL 7217, HAL 7851

A A A A H

Phrynium placentarium (Lour.) Merr.

HAL 7897 B A/B A H

Family Melastomataceae

Blastus borneensis Cogn. HAL 6824 A/B B A S

Blastus cochinchinensis NA B B B B B

Blastus eglandulosus Stapf ex Spare

HAL 6830, HAL 8187

A A A S

Blastus multiflorus (Cogn.) Guillaumin

HAL 8079 A S

Blastus pauciflorus ? HAL 6825, HAL 6995, HAL 7187

3 A A A S

Diplectria barbata (C.B. Clarke) Frank & Roos

HAL 7394, HAL 7959, HAL 8306

O A A A A wV

Medinilla assamica (C.B. Clarke) C. Chen

HAL 7196 B A B A wV

Melastoma palaceum Naud. HAL 7411 A S

Melastoma sanguineum Sims. HAL 7038HAL 7464, HAL 7852

A/B B A/B A/B A A S

Page 125: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

124

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Memecylon angustifolium Wight ? HAL 6922 O A S

Memecylon caeruleum Jack HAL 8030 A S

Osbeckia nutans Wall. ex C.B. Clarke

HAL 6916 A H

Otanthera annamica (Guillaumin) C. Hans.

HAL 7223 A S

Oxyspora balansae (Cogn.) Maxw. HAL 8134 A US-lUS

Phyllagathis driessenoides C. Hans.

HAL 7400 A US

Phyllagathis guillauminii H.L. Li HAL 6925, HAL 7009, HAL 7748, HAL 7837, HAL 7995

A A A A S-lS

Phyllagathis rotunda NA B

Phyllagathis setotheca H.L.Li HAL 7771 A H-lH

Phyllagathis suberulata C. Hans. HAL 6823, HAL 6908, HAL 7075, HAL 7352, HAL 7681, HAL 8126, HAL 8223, HAL 8307

A A A A lUS

Poilanammia allomorphioidea C. Hans.

HAL 7109 A S

Poilanammia incisa aff. C. Hans. HAL 7351 A H

Pseudodissochaeta septentrionalis (W.W. Sm.) Nayar

HAL 6833, HAL 6834, HAL 7098, HAL 7235, HAL 7561

A A A S

Sonerila quadrangularis Guillaumin

HAL7194, HAL 7375, HAL 7642, HAL 7995, HAL 8170, HAL 8190

A A A A H-lH

Vietsenia scaposa C. Hans. HAL 7007, HAL 7765, HAL 7878, HAL 8294

A A A A H

Family Meliaceae

Aglaia sp. NA B B B S/T

Aglaia annamensis Pellegr. HAL 7325, HAL 7507

A A T2-3

Amoora gigantean NA B B S/T

Page 126: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

125

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Aphanamixis polystachya aff. (Wall.) J.E. Parker

HAL 7100 A B B A A T2-3

Dysoxylon tonkinense aff. A. Chev. & Pellegr.

HAL 7940 A T2-3

Dysoxylum sp. NA B B B B S/T

Family Meliosmaceae

Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp.

HAL 7672 A A T2-3

Family Menispermaceae

Cissampelos pareira L. HAL 7567 M A hV

Fibraurea recisa aff. Pierre HAL 8212 A A wV

Fibraurea tinctoria NA B B B S/T

Pericampylus glaucus (Lam.) Merr.

HAL 7445 M A/B A A hV

Pycnarrhena sp. nov. ? HAL 7474 A wV

Pycnerrhena poilanei (Gagnep.) Forman

HAL 7527 A wV

Tiliacora triandra (Colebr.) Diels HAL 7512 A wV

Tinomiscium petiolare Miers ex Hook. f. & Thomson

HAL 8118 A wV

Tinospora cordifolia (Willd.) Hook.f. & Thomson

HAL 7001 A wV

Family Mimosaceae Archidendron clypearia NA B B B B S/T

Adenanthera pavonina NA B S/T

Family Moraceae

Artocarpus asperulus NA B B B B S/T

Artocarpus melinoxyla Gagnep. HAL 7853, HAL 7972, HAL 8005

A A A T2-3

Artocarpus tonkinensis NA B B B B B S/T

Ficus chartacea Wall. ex King HAL 7116 A A T2-3

Ficus esquiroliana H. Lév. HAL 7519, HAL 7520

A A T2-3

Ficus heteropleura Blume HAL 7093, HAL 7465

A A A A S

Ficus hirta Vahl HAL 6937, HAL 7490, HAL 7731

A A/B B B A A T2-3

Ficus hispida L.f. HAL 7867 A A A T2-3

Ficus langkokensis Drake HAL 7113, HAL 7363

A A A A T2-3

Ficus oligodon Miq. HAL 7095 A T2-3

Page 127: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

126

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Ficus pubigera (Miq.) Miq. HAL 7685 A T2-3

Ficus racemosa NA B S/T

Ficus sagittata Vahl HAL 6963 A A wV

Ficus sarmentosa Buch.-Ham. HAL 7149 A wV

Ficus septica Burm.f. HAL 7118 A T2-3

Ficus subpyriformis Hook. et Arn. HAL 7015, HAL 7905, HAL 7947, HAL 8119, HAL 8244

A A A lS-lUS

Ficus subulata Blume HAL 7150 A T2-3

Ficus trivia NA B B B S/T

Ficus tuphapensis Drake HAL 6822 A A S

Ficus variolosa Lindl. ex Benth. HAL 7701 A T2-3

Maclura cochinchinensis (Lour.) Corn.

HAL 7976 3 A A wV

Streblus ilicifolia (Kurz) Corn. HAL 7817 A A A S-T2-3

Family Musaceae

Musa acuminata Colla HAL 7273 B A A gH

Musa coccinea Andr. HAL 6962, HAL 7786

O A A A gH

Family Myristicaceae

Horsfieldia amygdalina NA B B B B S/T

Horsfieldia longiflora de Wilde HAL 7410, HAL 7614, HAL 7945, HAL 7973

A A A A T2-3

Knema conferta NA B B B B S/T

Knema elegans aff. Warb. HAL 7500 A A T2-3

Knema lenta Warb. HAL 8062 A T2-3

Knema pierrei NA B B B B S/T

Knema saxatilis de Wilde HAL 8070 A A T2-3

Knema squamulosa de Wilde HAL 6872 S A A T2-3

Family Myrsinaceae

Ardisia aciphylla aff. Pit. HAL 7019 A S-US

Ardisia annamensis aff. Pit. HAL 7793 A A S-US

Ardisia brevicaulis aff. Diels HAL 7058 A S-US

Ardisia chevalieri aff. Pit. HAL 7986 A S-US

Ardisia colorata NA B

Page 128: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

127

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Ardisia crenata Sims. HAL 7104, HAL 7188, HAL 7706, HAL 8182, HAL 8226, HAL 8248

A A A A A S-US

Ardisia florida aff. Pit. HAL 7037 A A S-US

Ardisia gigantifolia Stapf HAL 7106 A A S-US

Ardisia harmandii Pit. HAL 6848, HAL 7634, HAL 8060

A/B B A/B B A/B A S-US

Ardisia incarnata Pit. HAL 7491 A S-US

Ardisia insignis K. Larsen & C.M. Hu

HAL 6973, HAL 7147, HAL 7171, HAL 8202

A A A A S-US

Ardisia melastomoides Pit. HAL 7203, HAL 7864, HAL 7880

A A S-US

Ardisia miniata Pit. HAL 7913, HAL 7939

A S-US

Ardisia sp. nov. ? HAL 8171 A S-US

Ardisia sylvestris Pit. HAL 6927, HAL 6956, HAL 7117, HAL 7215, HAL 7925, HAL 8117

M A A A A A US

Ardisia villosoides aff. Walk. HAL 6954, HAL 7926, HAL 8299

A/B A A S-US

Ardisia virens Kurz HAL 8010 A S-US

Embelia ribes Burm.f. HAL 7430 A wV

Embelia scandens Mez HAL 7961 B B B A B A wV

Maesa indica A. DC. HAL 7812 B A/B A S

Maesa acuminatissima aff. Merr. HAL 7022 A S

Maesa Montana NA B S/T

Myrsine sp. ? HAL 8238 A T2-3

Family Myrtaceae

Rhodomyrtus tomentosa HAL 7461 M A A S

Syzygium sp.? NA B B S/T

Syzygium sp.? NA B S/T

Syzygium sp.? NA B B S/T

Syzygium sp. ? NA B B B S/T

Syzygium sp.? NA B B B S/T

Syzygium sp.? NA B S/T

Page 129: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

128

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Syzygium formosum (Wall.) Matsam.

HAL 8282 A T2-3

Syzygium jambos (L.) Alston HAL 7107 A S

Syzygium rubicundum aff. Wight & Arn.

HAL 8013 A T2-3

Syzygium sphaeranthum aff. (Gagnep.) Merr. & Perry

HAL 7593, HAL 7730

A T2-3

Syzygium syzygioides NA B S/T

Syzygium sp.? NA B B B B B S/T

Syzygium tonkinense aff. (Gagnep.) Merr. & Perry

HAL 7291 A T2-3

Family Nepenthaceae

Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce ?

HAL 7600 A A hV

Family Nyssaceae

Diplopanax stachyanthus Hand.-Mazz.

HAL 7418, HAL 8155

A A T1

Diplopanax vietnamensis Aver. et H.T.Nguyen

HAL 7347, HAL 8154

2 A A A T1

Family Ochnaceae

Campylospermum striatum V.Tiegh.

HAL 8087 A S

Family Olacaceae

Harmandia mekongensis Pierre HAL 8269 3 A A T2-3

Family Oleaceae

Jusminum annamense NA B B B B

Jasminum lanceolaria Roxb. HAL 7396 O A B wV

Jasminum longipetalum aff. King & Gamble

HAL 7574 A wV

Jasminum pentaneurum aff. Hand.-Mazz.

HAL 6804, HAL 7345, HAL 7863, HAL 8218

A A A A wV

Linociera microstigma aff. Gagnep.

HAL 6821 A S

Family Ophioglossaceae

Ophioglossum reticulatum L. HAL 7453 A H

Family Opiliaceae

Melientha suavis Pierre HAL 7572 3 A S

Family Orchidaceae

Acriopsis liliifolia (Koenig) Ormerod

HAL 6819, HAL 7368, HAL 7927, HAL 8258,

O A A A A eH

Page 130: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

129

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

8277

Aerides odorata Lour. HAL 6971, HAL 7639, HAL 7557, HAL 8033

O A A A A eH

Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. ?

HAL 6897, HAL 7172, HAL 7766

M O A A A H

Anoectochilus sp. HAL 7271, HAL 7621, HAL 8177

A A A A H

Apostasia odorata Blume ? HAL 6983, HAL 7175, HAL 7968

A A A A H

Appendicula cornuta Blume ? HAL 8216 A A eH-lH

Appendicula hexandra (Koenig) J.J. Sm. ?

HAL 6914, HAL 7270, HAL 7981, HAL 8120, HAL 8252

A A A A eH-lH

Appendicula sp. HAL 7664 A eH-lH

Arundina chinensis Blume HAL 7953 O 1 A A lH

Arundina graminifolia (D.Don) Hochr.

HAL 7496, HAL 7594

O A A A H-lH

Bulbophyllum astelidum Aver. ? HAL 7328, HAL 8034

2 A A eH

Bulbophyllum clandestinum Lindl. HAL 6910, HAL 8142, HAL 8251

A A eH

Bulbophyllum longiflorum Thouars ?

HAL 7065, HAL 7314, HAL 7760, HAL 7899, HAL 8259

O A A A A A eH

Bulbophyllum macranthum Lindl. HAL 6932, HAL 7006, HAL 7404, HAL 8291

O A A A A eH

Bulbophyllum odoratissimum (Sm.) Lindl. ?

HAL 6911, HAL 7320, HAL 8207

A A A eH

Bulbophyllum retusiusculum Rchb.f. ?

HAL 7315, HAL 7666, HAL 8027, 8214

A A A A eH

Bulbophyllum sigaldiae Guillaumin

HAL 8045 1 A eH-lH

Bulbophyllum umbellatum Lindl. ? HAL 6931 A eH

Page 131: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

130

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Bulbophyllum sp.1. HAL 6892 A eH

Bulbophyllum sp.2. HAL 6895 A eH

Bulbophyllum sp.3. HAL 6984 A eH

Bulbophyllum sp.4. HAL 6986 A eH

Bulbophyllum sp.5. HAL 7033 A eH

Bulbophyllum sp.6. HAL 7159 A eH

Bulbophyllum sp.7. HAL 7373 A eH

Bulbophyllum sp.8. HAL 7845 A eH

Calanthe alismifolia Lindl. HAL 7238, HAL 8298

A A H

Calanthe angusta Lindl. ? HAL 6961, HAL 7800

A A H

Calanthe lyroglossa Rchb.f. HAL 6935, HAL 7230, HAL 8147, HAL 8231

A A A H

Calanthe sp. HAL 6919 A H

Ceratostylis siamensis Downie HAL 7321 3 A A eH

Cleisostoma birmanicum (Schltr.) Garay

HAL 7319, HAL 7555, HAL 8198

O A A A A eH

Cleisostoma melanorachys Aver et Averyanova ?

HAL 6894 2 A eH

Cleisostoma racemiferum (Lindl.) Garay ?

HAL 6904 A eH

Cleisostoma simondii (Gagnep.) Seidenf.

HAL 7377, HAL 7182

O E A eH

Cleisostoma striatum (Rchb.f.) Garay

HAL 7294 A eH

Cleisostoma sp.1. HAL 7158 A eH

Cleisostoma sp.2. HAL 7181 A eH

Collabium chinense (Rolfe) Tang et F.T.Wang ?

HAL 7200 A H

Cryptostylis arachnites (Blume) Hassk.

HAL 6972 A H

Cymbidium aloifolium (L.) Sw. HAL 6885, HAL 6886, HAL 8249

M O A A A eH

Cymbidium dayanum Rchb.f. HAL 6985, HAL 7391, HAL 7665, HAL 7573, HAL 8048

O A A A A/B A eH

Cymbidium lancifolium Hook.f. HAL 7689, HAL 8178

O A A H

Page 132: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

131

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Dendrobium aduncum Lindl. ? HAL 8250 M O A eH-lH

Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien

HAL 6974, HAL 7090, HAL 7919, HAL 8179

O 1 A A A A A eH

Dendrobium hercoglossum Rchb.f. ?

HAL 7313, HAL 7744, HAL 8099

M O A A A A eH

Dendrobium kontumense Gagnep. ?

HAL 7318, HAL 7631

O 1 A A eH

Dendrobium nobile Lindl. ? HAL 8069 M O A A eH

Dendrobium ochraceum De Wild. HAL 8056 O 1 A eH

Dendrobium spatella Rchb.f. HAL 7331, HAL 7184, HAL 7581, HAL 7630, HAL 7753, HAL 8199

A A A A eH

Dendrobium terminale Par. et Rchb.f.

HAL 6827, HAL 7275, HAL 7369, HAL 7956, HAL 8144, HAL 8224

O A A A A A eH

Dendrobium thyrsiflorum Rchb.f. HAL 6893, HAL 7316, HAL 7688

O A A A A eH

Dendrobium tortile Lindl. ? HAL 7091 O A eH

Dendrobium truncatum Lindl. HAL 7035, HAL 7902

A A A eH

Dendrobium uniflorum Griff. ? HAL 6976, HAL 7167, HAL 7307, HAL 7785, HAL 8047, HAL 8174

A A A A eH

Dendrobium sp. HAL 6903a A eH

Didymoplexiopsis khiriwongensis Seidenf.

HAL 7246, HAL 7890, HAL 7944, HAL 8177

3 A/B A A A Sapr

Epigeneium chapaense Gagnep. HAL 7554 2 A A eH

Eria corneri Rchb.f. HAL 7533 A eH-lH

Eria floribunda Lindl. ? HAL 8191, HAL 8215

A A eH-lH

Eria gagnepainii Hawkes et Heller HAL 7541, HAL 7734, HAL 8197

2 A A lH

Page 133: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

132

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Eria lasiopetala (Willd.) Ormerod ?

HAL 8112 A eH

Eria obscura Aver. HAL 7392 2 A A eH

Eria paniculata Lindl. HAL 7183, HAL 8203

A A A eH

Eria pannea Lindl. HAL 7406 A eH

Eria pusilla (Griff.) Lindl. ? HAL 7539, HAL 7671

A eH-lH

Eria thao Gagnep. HAL 7329, HAL 7687, HAL 8204

O 2 A A A eH-lH

Eulophia spectabilis (Dennst.) Suresh

HAL 7696 O A/B H

Flickingeria angustifolia (Blume) Hawkes ?

HAL 7556 A A eH

Galeola nudifolia Lour. HAL 6792, HAL 8160

A A Sapr

Gastrodia sp. (sp.nov. ?) HAL 7165 A Sapr

Goodyera foliosa (Lindl.) C.B.Clarke ?

HAL 7002, HAL 7279, HAL 8137

A A A H

Goodyera procera (Ker-Gawl.) Hook.

HAL 6924, HAL 7266, HAL 7502, HAL 8221

O A A A A H-lH

Habenaria rhodocheila Hance HAL 7080, HAL 7996, HAL 8143, HAL 8243

O A A A A H-lH

Hetaeria sp. ? HAL 7156 A H

Kingidium deliciosum (Rchb.f.) Sweet

HAL 7115, HAL 7957, HAL 7842

A A A eH-lH

Lecanorchis sp.1. HAL 6982 A Sapr

Lecanorchis sp.2. HAL 7247 A Sapr

Liparis balansae Gagnep. ? HAL 7323 3 A eH-lH

Liparis chapaensis Gagnep. ? HAL 7241, HAL 8209

2 A A eH

Liparis nervosa (Thunb.) Lindl. ? HAL 7008, HAL 7370, HAL 7728, HAL 8169

A A A A H

Liparis petelotii Gagnep. ? HAL 8172 2 A eH-lH

Liparis stricklandiana Rchb.f. ? HAL 7211, HAL 8105

A A eH-lH

Liparis tixieri Guillaum. ? HAL 7405 O 2 A H

Liparis sp. HAL 7097 A lH

Ludisia discolor (Ker-Gawl.) A.Rich.

HAL 7994, HAL 8111

O A A A lH

Page 134: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

133

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Luisia psyche Rchb.f.? HAL 7558 A eH

Malaxis ophridis (Koenig) Ormerod

HAL 7654 A H

Nephelaphyllum tenuiflorum Blume

HAL 7693, HAL 7694, HAL 8189

A A H

Neuwiedia balansae Gagnep. ? HAL 7690, HAL 7861

2 A A H

Oberonia rufilabris Lindl. ? HAL 6793, HAL 8279

A A eH

Oberonia sp.1. HAL 7284 A eH

Oberonia sp.2. HAL 7285 A eH

Oberonia sp.3. HAL 7695 A eH

Paphiopedilum appletonianum (Gower) Rolfe

HAL 7607 O 3 A A H-lH

Phaius longicornu Gagnep. HAL 7741, HAL 7742, HAL 7535

O 1 A lH

Phalaenopsis mannii Rchb.f. HAL 7999, HAL 8097

O A A A eH-lH

Pholidota chinensis Lindl. HAL 6912, HAL 7286, HAL 7673, HAL 8090

O 3 A A A A eH

Pholidota guibertiae Finet HAL 7317, HAL 8188, HAL 8284

O 1 A A A eH

Pristiglottis saprophytica Aver. HAL 8194 1 A Sapr

Rhomboda petelotii (Gagnep.) Ormerod

HAL 7682, HAL 7683

2 A H-lH

Robiquetia spathulata (Blume) J.J.Sm.

HAL 7819 A eH

Saccolabiopsis sp. HAL 7072, HAL 8308

A A eH

Stereosandra javanica Blume HAL 7380 A Sapr

Taeniophyllum pahangense Carr. ?

HAL 8241 3 A eH

Tainia latifolia (Lindl.) Rchb.f. ? HAL 7747 A H

Tainia penangiana Hook.f. ? HAL 6883, HAL 7887

A A H

Thecostele alata (Roxb.) Par. et Rchb.f.

HAL 6930, HAL 7348, HAL 7870, HAL 8260

A A A A eH

Page 135: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

134

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Thelasis pygmaea (Griff.) Blume HAL 7403 A A eH

Thrixspermum annamense (Guillaumin) Garay ?

HAL 6913, HAL 7099, HAL 8145

2 A A A eH

Thrixspermum calceolus (Lindl.) Rchb.f. ?

HAL 6877, HAL 7367

A A eH

Thrixspermum centipeda Lour. HAL 7036, HAL 7327, HAL 7640, HAL 7805, HAL 8245

A A A A A A eH

Thrisxpermum formosanum (Hayata) Schltr. ?

HAL 7428 A eH

Thrixspermum fragrans Ridl. ? HAL 7212, HAL 7417, HAL 8162, HAL 8239

A A A eH

Thrixspermum pricei Schlechter ? HAL 6994, HAL 7157, HAL 8217

A A eH

Thrixspermum sp.1. HAL 7130 A eH

Thrixspermum sp.2. HAL 7277 A eH

Thrixspermum sp.3. HAL 8240 A eH

Trichotosia microphylla Blume HAL 7185 A A eH

Trichotosia pulvinata (Lindl.) Kraenzl. ?

HAL 6879, HAL 7232, HAL 7330, HAL 7684, HAL 7955, HAL 8093, HAL 8038, HAL 8192, HAL 8208

O A A A A A eH-lH

Tropidia curculigoides Lindl. HAL 7174, HAL 7727, HAL 7888

A/B A A/B H

Zeuxine sp.1. ? HAL 6898 A H

Zeuxine sp.2. ? HAL 7131 A H

Family Orobanchaceae Christisonia hookeri C.B.Clarke ex Hook.

HAL 7532, HAL 7627, HAL 8032

A A A rP

Family Oxalidaceae Averrhoa carambola NA B S/T

Family Palmae Arenga caudate NA B B

Arenga pinnata NA B B

Calamus faberi NA B B B B B

Page 136: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

135

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Calamus salicifolius NA B B B B

Calamus tetradactylus NA B B

Caryota sympetala NA B B B B B

Korthalsia farinose NA B B B B

Korthalsia laciniosa NA B B B B

Licuala elegans NA B B B B

Licuala fatua NA B B B B B

Licuala ternate NA B

Livistona saribus NA B B

Pinanga duperreana NA B B B B B

Pinanga paradoxa NA B

Family Pandaceae Microdesmis casearifolia Planch. HAL 7102,

HAL 7967 A A A T2-3

Family Pandanaceae Freycinetia sumatrana Hemsl. HAL 7076,

HAL 8004 A/B A/B wV

Pandanus affinis Kurz HAL 7847, HAL 8286

B B A/B A/B S

Pandanus tonkinensis NA B B B B B

Pandanus urophyllus Hance HAL 8058 A S

Family Pentaphragmaceae

Pentaphragma sinense Hemsl. & Wils.

HAL 6875, HAL 7003, HAL 7726, HAL 7756, HAL 8290

M A A A A A A H

Family Phormiaceae

Dianella nemorosa Lam. ex Schiller f.

HAL 6800, HAL 7721, HAL 7876

A A A A A H

Family Piperaceae Peperomia parcilia C. DC. HAL 8101 A lH

Piper arboricola C. DC. HAL 8168 B B B A/B eUS

Piper boehmeriaefolium Wall. ex C. DC.

HAL 7224 B A/B B B A A eUS

Piper carnibracteum aff. C. DC. HAL 8157 A eUS

Family Pittosporaceae Pittosporum balansae A. DC. HAL 7297 A S

Family Poaceae Cyrtococcum trigonum (Retz.) A. Camus

HAL 7480 A H

Page 137: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

136

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Digitaria longiflora (Retz.) Pers. HAL 7651 A A H

Eragrostis nutans (Retz.) Nees ex Steud

HAL 7481 A H

Eragrostis zeylanica Nees & Mey. HAL 7650 A H

Lophatherum gracile Brongn. HAL 8148 A A H

Paspalum paspaloides (Michx.) Scribn.

HAL 7652 A H

Pogonatherum crinitum (Thunb.) Kunth

HAL 7497 A A H

Family Podocarpaceae Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.

HAL 6905, HAL 7179, HAL 7552, HAL 8054

O A A/B A A A A T1

Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.

HAL 7529, HAL 7553, HAL 7606, HAL 7645, HAL 8037

O A A A A T1

Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze

HAL 7052, HAL 7170, HAL 7958, HAL 8025, HAL 8153

O A A A A A A T1

Podocarpus neriifolius D.Don HAL 7337, HAL 7504. HAL 7680, HAL 8078

O A A A/B A A T1

Family Polygalaceae Epirixanthes elongata Blume HAL 6964,

HAL 7757 A A Sapr

Polygala arillata Buch.-Ham. ex D. Don

HAL 8211 A A US

Polygala paniculata L. HAL 7546 A A H

Xanthophyllum hainanense Hu HAL 7843 A A T1

Xanthophyllum ? sp. HAL 8167 A S

Xanthophylum sp.? NA B B S/T

Family Polygonaceae Polygonum chinense NA B

Family Polypodiaceae Adiantum flabellulatum L. HAL 8264 M O A A A H

Aglaomorpha coronans (Mett.) Copel.

HAL 7446 B A/B A eH

Page 138: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

137

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Angiopteris annamensis C. Chr. & Tardieu

HAL 6873, HAL 8014

A A H

Angiopteris evecta (G.Forst.) Hoffm.

HAL 6831, HAL 6832, HAL 7034, HAL 7228, HAL 7984

O A A A A gH

Angiopteris tonkinensis (Hayata) J.M. Camus

HAL 7219 A H

Antrophyum annamensis C. Chr. & Tardieu

HAL 7088, HAL 7262, HAL 7304, HAL 7324, HAL 7506, HAL 7542, HAL 7397, HAL 8109, HAL 8129, HAL 8186

A A A A eH-lH

Arachniodes hasseltii (Blume) Ching

HAL 7737 A H

Arachniodes henryi aff. (C. Chr.) Ching

HAL 7043 A H-lH

Asplenium coenobiale Hance HAL 7371, HAL 8044

A A lH

Asplenium loricerum H. Christ ex C. Chr.

HAL 7089 A A eH-lH

Asplenium neolaserpittifolium Tardieu & Ching

HAL 7505 A lH

Asplenium nidus L. HAL 7028, HAL 8091

O A A A eH

Asplenium normale D.Don HAL 7087, HAL 8043

A A lH

Asplenium paranormale cf. HAL 8041 A lH

Asplenium tenuifolium D. Don HAL 7531, HAL 7697

A lH

Asplenium unilaterale Lam. HAL 7084, HAL 7790

A A lH

Asplenium varians cf. Wall. ex Hook. & Grev.

HAL 7082, HAL 7160, HAL 7252, HAL 7509, HAL 8106, HAL 8128

A A A A A lH

Asplenium wrightii Eaton ex Hook. HAL 6944, HAL 7251, HAL 7498

A A A lH

Athyrium mackinnonii (Hope) C. Chr.

HAL 7824 A H

Page 139: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

138

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Belvisia annamensis (C. Chr.) Tagawa

HAL 7355 A A eH

Blechnum orientale L. HAL 6818 A A A H

Bolbitis annamensis C.Chr. et Tardieu

HAL 6953, HAL 7378, HAL 7735, HAL 7804, HAL 8110, HAL 8296

A A A A lH

Bolbitis appendiculata aff. (Willd.) K. Iwats.

HAL 6952, HAL 7220

A A A A lH

Bolbitis heteroclita (C. Presl) Ching ex C. Chr.

HAL 8283 A A lH

Calymnodon asiaticus Copel. HAL 7662 A A lH

Cephalomanes javanicum (Blume) Bosch

HAL 6945, HAL 7798, HAL 8151

A A A lH

Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn.

HAL 7452 O A H-aH

Christella euphlebia aff. (Ching) Holltum

HAL 7126 A H-lH

Cybotium barometz (L.) J. Sm. HAL 7566 M O A A A S

Colysis bonii C. Chr. ex Ching HAL 8102 A eH-lH

Colysis digitata (Baker) Ching HAL 6921, HAL 7501, HAL 7893

A B A A A eH-lH

Colysis henryi (Baker) Ching HAL 6943, HAL 7030

A lH

Colysis longisora aff. Ching HAL 7081 A eH-lH

Colysis pothifolia (D. Don) C. Presl

HAL 7258 A eH-lH

Colysis pseudodigitata HAL 7379 A eH-lH

Coryphopteris hirsutipes (C.B. Clarke) Holltum

HAL 7534, HAL 7538, HAL 7657, HAL 7678, HAL 7709

A A H-lH

Coryphopteris petelotii aff. (Ching) Holltum

HAL 6918, HAL 7119

A H-lH

Crepidomanes auriculatum (Blume)

HAL 7256, HAL 7549.

A A eV

Crepidomanes latealatum (Bosch) Copel.

HAL 8104 A lH

Ctenitis decurrenti-pinnata (Ching) C. Chr. & Tardieu

HAL 7356 A H

Page 140: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

139

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Ctenitopsis austrosinensis aff. (C. Chr.) C. Chr. & Tardieu

HAL 7137, HAL 7833

A A H-lH

Ctenopteris alata (Blume) Holltum HAL 7667 A H-lH

Cyathea contaminans (Wall. ex Hook.) Copel.

HAL 6807, HAL 7440, HAL 8017

A A A A A S

Cyathea podophylla (Hook.) Copel.

HAL 7039, HAL 7074, HAL 7412

A A A S

Cyathea salletti Tardieu & C. Chr. HAL 7074, HAL 7333, HAL 7443, HAL 8016

A A A A S

Cyclopeltis crenata (Fée) C. Chr. HAL 7141, HAL 7779

A A A H-lH

Cyclosorus angustipinnata C. Chr. & Tardieu

HAL 7133 A H-lH

Cyclosorus interruptus (Willd.) Ito HAL 7825 A H-lH

Cyclosorus parasitica (L.) H. Lév. HAL 7740 A H-lH

Davallia divaricata Blume HAL 7083, HAL 8039

O A A eH-lH

Davallia repens (L.f.) Kuhn HAL 7142, HAL 7265, HAL 7670, HAL 7723, HAL 8139

O A A A A A eH-lH

Dicranopteris linearis (Burm.f.) Underw.

HAL 7618 A A A wV

Diplazium conterminium aff. H. Christ

HAL 7341 A H

Diplazium dilatatum Blume HAL 6917, HAL 7125

A H

Diplazium donianum (Mett.) Tardieu

HAL 7248, HAL 7821

A A H

Diplazium malaccense aff. Presl HAL 7040 A H

Diplazium megaphyllum (Baker) H.Christ

HAL 7216, HAL 7722

A A A H

Diplazium opacum (D.Don) H.Christ

HAL 7776 A H-lH

Diplazium parapullingeri HAL 7343 A H-lH

Diplazium pinnatifido-pinnatum aff. (Hook.) T. Moore

HAL 7335 A H

Page 141: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

140

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Diplazium platychlamys C. Chr. HAL 7051 A H

Diplazium subsinuatum (Wall. ex Hook. & Grev.) Tagawa

HAL 7982 A H

Diplopterygium blotiana (C. Chr.) Nakai

HAL 7619, HAL 7602

A A wV

Dipteris conjugata Reinw. HAL 7514, HAL 7718

A A H

Dryopteris sparsa aff. (D. Don) Kuntze

HAL 7205 A H

Elaphoglossum annamense Tardieu & C. Chr.

HAL 8035 A lH

Gleichenia truncata (Willd.) Spreng.

HAL 6802, HAL 7575, HAL 7577, HAL 7595

A A A wV

Goniophlebium persicifolium (Desv.) Bedd.

HAL 7197, HAL 7229, HAL 7399, HAL 8195

A A lH

Grammitis cuneifolia Copel. HAL 7661 A lH

Hymenophyllum badium Hook. & Grev.

HAL 8213 A eH-lH

Hymenophyllum poilanei Tardieu & C. Chr.

HAL 6915, HAL 7086, HAL 8121, HAL 8152

A A eH-lH

Lemmaphyllum microphyllum C. Presl

HAL 7900 B A eH

Lepisorus obscurovenulosus aff. (Hayata) Ching

HAL 7059, HAL 8253, HAL 8278

A A eH

Lepisorus subrostratus (C.Chr.) C.Chr. et Tardieu

HAL 7264 A A eV

Lindsaea javanensis Blume HAL 6847, HAL 7245, HAL 8076

A A A A H

Lindsaea lobata Poir. HAL 6844 A H

Lindsaea lucida Blume HAL 6862, HAL 7227, HAL 7773, HAL 8234

O A A A A A lH

Lindsaea orbiculata (Lam.) Kuhn HAL 7413, HAL 8059

A A A H

Lomariopsis spectabilis (Kunze) Mett.

HAL 7103, HAL 7407, HAL 7551, HAL 7846

A A A A wV

Loxogramme avenia (Blume) C. Presl

HAL 7349 A lH

Page 142: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

141

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Lygodium flexuosum (L.) Sw. HAL 6854 M A A A hV

Lygodium microstachyum Desv. HAL 7949, HAL 8303

A A hV

Lygodium salicifolium C. Presl HAL 7576 A A hV

Metathelypteris singalanense (Baker) Ching

HAL 7344, HAL 7822, HAL 8122

A A A A H-lH

Microlepia hookeriana (Wall. ex Hook.) C. Presl

HAL 7565 A A H

Microsorum hancockii (Baker) Ching

HAL 7231, HAL 7243

A lH

Microsorum hymenodes (Kuntze) Ching

HAL 7739 A A lH

Microsorum pteropus (Blume) Copel.

HAL 7085 A A lH

Neocheiropteris superficialis (Blume) Bosman

HAL 6858 A lH

Nephrolepis falcata aff. (Cav.) C. Chr.

HAL 7385, HAL 7839

A A A H

Osmunda vachellii Hook. HAL 6797, HAL 8228

O A A A lH

Phymatosorus scolopendria (Burm.f.) Pic.Serm.

HAL 7372, HAL 7456, HAL 8196

A A A A lH

Pityrogramma calomelanos (L.) Link

HAL 6958, HAL 6959, HAL 7823

A A A H-lH-

Platycerium coronarium (Koenig) Desv.

HAL 7055, HAL 7754

O A A A A eH

Pneumatopteris truncatus (Poir.) Holltum

HAL 7239 A H-lH

Polypodium amoenum (Hook. & Grev.) Mett.

HAL 7312 A eH

Polystichum amabile (Blume) J. Sm.

HAL 7724, HAL 8098

A A H-lH

Polystichum grande Ching HAL 7124, HAL 7503, HAL 8107, HAL 8133

A A A A H-lH

Polystichum semifertile aff. (C.B. Clarke) Ching

HAL 7163, HAL 7289, HAL 7376, HAL 7537, HAL 8108, HAL 8132,

A A A A H-lH

Pronephrium cuspidatum (Blume) Holltum

HAL 7032, HAL 7415, HAL 7424, HAL 7892

A A A H

Page 143: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

142

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Pronephrium nudatum (Roxb.) Holltum

HAL 6898a A H-lH

Pronephrium triphyllum (Sw.) Holltum

HAL 7829, HAL 7983

A A H-lH

Prosaptia urceolare (Hayata) Copel.

HAL 8130 A eH-lH

Pseudocyclosorus xylodes (Kuntze) Ching

HAL 7442 A H-lH

Pteridium aquilinum Kuhn HAL 7856 A A H

Pteris ensiformis Burm.f. HAL 7127 O A A H

Pteris finotii H. Christ HAL 6949 A A H

Pteris grevilleana Wall. ex C.Agardh

HAL 7283, HAL 8268

O A A H

Pteris linearis aff. Poir. HAL 7041, HAL 7778

A A A H

Pteris semipinnata L. HAL 8280 A A H

Pyrrosia bonii (H. Christ) Ching HAL 7164, HAL 7485, HAL 7636

A A eH

Pyrrosia lanceolata (L.) Farwell HAL 7425, HAL 8180

A A A eH

Pyrrosia longifolia (Burm.f.) F. Morton

HAL 6904, HAL 7848

A A eH

Schizaea dichotoma (L.) Sm. HAL 8081 A H

Schizaea digitata (L.) Sw. HAL 6890, HAL 8165

A A H

Selliguea lateritia (Baker) Hovekamp

HAL 6942, HAL 7261, HAL 7668, HAL 8046, HAL 8124

A A A A eH-lH

Sphenomeris chinensis (L.) Maxon HAL 7441 A A H

Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd.

HAL 8289 A A wV

Taenitis blechnoides (Willd.) Sw. HAL 6810, HAL 7419

A A A H

Tectaria brachiata (Zoll. & Moritzi) Morton

HAL 7745, HAL 7774

A A H

Tectaria coadunata (J. Sm.) C. Chr.

HAL 7190, HAL 7255

A H

Tectaria decurrens (C. Presl) Copel.

HAL 7806 A H

Tectaria multipinnata aff. HAL 7906 A H

Tectaria polymorpha (Hook.) Copel.

HAL 8140 A H

Page 144: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

143

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Tectaria polymorpha aff. (Wall. ex Hook.) Copel.

HAL 6940, HAL7550

A A H

Tectaria pseudodecurrens aff. HAL 6941, HAL 7777

A A H

Tectaria subdecurrens ? HAL 7120, HAL 7121

A H

Tectaria variabilis Tardieu & Ching

HAL 7240, HAL 7342, HAL 7622, HAL 7738

A A A H

Tectaria wightii (C.B. Clarke) Ching

HAL 7298, HAL 7423

A H

Teratophyllum hainanense aff. S.Y. Dong & X.C. Zhang

HAL 7000, HAL 8114

A A eV

Thelypteris banaensis C. Chr. & Tardieu

HAL 7751 A A H-lH

Trichomanes naseanum H. Christ HAL 7226, HAL 7623, HAL 7633

A A A eH-lH

Trigonospora ciliata (Benth.) Holttum

HAL 6929, HAL 7332, HAL 8219

A A A lH

Vittaria amboinensis Fée HAL 8040 A eH-lH

Vittaria elongata Sw. HAL 7202, HAL 7267

A eH-lH

Vittaria ensiformis Sw. HAL 7143, HAL 8256

A A eH-lH

Vittaria flexuosa HAL 7429 A eH-lH

Woodwardia harlandii Hook. HAL 7679 A A H

Family Pontederiaceae Monochoria ovata Kunth HAL 7439 A aH

Family Primulaceae Lysimachia chapaensis aff. Merr. HAL 7663 A H

Family Proteaceae Helicia sp. NA B B S/T

Helicia hainanensis Hayata HAL 7451, HAL 7836

A A A S

Helicia obovatifolia Merr. et Chun HAL 7274, HAL 7395, HAL 8161

A A A T2-3

Family Pteridaceae Pteris semipinnata NA B B B

Family Ranunculaceae Anemone sumatrana De Vriese HAL 7692 A H

Page 145: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

144

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Naravelia laurifolia Hook.f. et Thomson ?

HAL 7908 A A hV

Family Rhamnaceae Rhamnus hainanensis aff. Merr. & Chun

HAL 7920 A S

Family Rhizophoraceae Carallia brachiata NA B S/T

Carallia suffructicosa NA B S/T

Family Rosaceae Prunus arborea NA B B B B S/T

Prunus ceylanica (Wight) Miq. HAL 7660 A A T2-3

Rubus alceaefolius Poir. HAL 7936 M A A A wV

Rubus cochinchinensis Tratt. HAL 6806, HAL 7493

M A/B A/B B A A wV

Rubus leucanthus Hance HAL 7733, HAL 7975

A A A wV

Rubus rugosus Sm. HAL 7719 A wV

Family Rubiaceae Acanthocephalus sp. NA B S/T

Adina pilulifera (Lam.) Franch. & Drake

HAL 7904, HAL 8274

A A A S

Aidia henryi aff. (Pritz.) Yamazaki HAL 7909 A S

Aidia oxyodonta (Drake) Yamazaki

HAL 7018, HAL 7458, HAL 8018, HAL 8082

A/B A B A S

Argostemma bariensis Pierre ex Pit.

HAL 6861, HAL 7201, HAL 7508, HAL 7794, HAL 8127

A A A A A A H-lH

Argostemma uniflorum DC. HAL 6811, HAL 7620, HAL 8146

A A H-lH

Borreria setidens (Miq.) Bold. HAL 7894 A H

Brachytome wallichii Hook.f. HAL 7042 A US

Canthium sp. nov. HAL 7244 A/B B B S

Gardenia lucida NA B B B B B S/T

Gen. sp. nov. ? HAL 6813, HAL 7237

A US

Geophila repens (L.) Johnst. HAL 7895 A H

Hedyotis acutangula Champ. ex Benth.

HAL 8066 A H

Page 146: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

145

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Hedyotis capitellata NA B

Hedyotis chevalieri (Pit.) Phamhoang

HAL 8285 A H

Hedyotis contracta (Pit.) Phamhoang

HAL 7937 A hV

Hedyotis diffusa Willd. HAL 8125 A H

Hedyotis grandis (Pit.) Phamhoang

HAL 7632 A H

Hedyotis hedyotidea aff. (DC.) Hand.-Mazz.

HAL 7910 A A H

Hedyotis leptoneura (Pit.) Phamhoang

HAL 7941 A A H

Hedyotis platystipula Merr. HAL 6816, HAL 6817

A H

Hedyotis uncinella Hook.f. & Arn. HAL 8287 B B B A/B H

Hedyotis sp. NA B

Ixora cephalophora aff. Merr. HAL 7282 A S

Ixora coccinea L. HAL 7206 A A A S

Ixora cuneifolia Roxb. HAL 7492, HAL 8073

B B A/B B A/B S

Ixora grandifolia Zoll. & Moritzi HAL 8050 A S

Knoxia sumatrensis aff. (Retz.) DC.

HAL 7960, HAL 8156, HAL 8166

A A H

Lasianthus balansae (Drake) Pit. HAL 7644 B B A/B B S

Lasianthus chevalierii Pit. HAL 7339 A S

Lasianthus condorensis Pierre ex Pit.

HAL 7161 A/B B B B B S

Lasianthus cyanocarpus Jack HAL 6849, HAL 7334

A A A S

Lasianthus eberhardtii Pit. HAL 8072 A S

Lansianthus japonicus NA B B B B B

Lasianthus kamputensis Pierre ex Pit.

HAL 6865 A S

Lasianthus langkokensis Pit. HAL 7638, HAL 7928, HAL 7891

B B A A/B B S

Lasianthus wallichii Wight HAL 7387 B A/B B B A S

Meyna parvifolia Robyns HAL 7433, HAL 7563, HAL 7871

A A S

Morinda cochinchinensis DC. HAL 7296, HAL 7964,

A A A A wV

Page 147: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

146

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

HAL 8185

Morinda umbellata L. HAL 7582 A A wV

Mussaenda cambodiana Pierre ex Pit.

HAL 6805, HAL 7932, HAL 8061

A/B B A A/B A A wV

Mycetia balansae Drake HAL 7249 A A US

Myrioneuron effusum (Pit.) Merr. HAL 6809, HAL 7180, HAL 7758, HAL 8064

A A/B A/B A H

Nauclea purpurea NA B B B S/T

Unidentified NA B B B B B S/T

Ophiorrhiza cantoniensis aff. Hance

HAL 6876, HAL 7260

A A A H

Ophiorrhiza harrisiana Heyne HAL 8116 A H-lH

Ophiorrhiza japonica Blume HAL 6923, HAL 7213

A A A H-lH

Ophiorrhiza mungos L. HAL 7471 A US

Ophiorrhiza sanguinea Blume HAL 7801, HAL 8242a

A A H

Ophiorrhiza tristis aff. Drake HAL 8273 A H-lH

Oxyceros horridus Lour. HAL 7469 A S

Paederia microcephala Pierre ex Pit.

HAL 7991 A A hV-wV

Pavetta pitardii aff. Brem. HAL 7921 A T2-3

Prismatomeris tetrandra aff. (Roxb.) K. Schum.

HAL 7169, 7299, HAL 7780

A A S

Phychotria rubra NA B B B

Psychotria serpens L. HAL 7066, HAL 7336, HAL 8077

A B B A/B A eV

Psychotria sylvestris Pit. HAL 7931 A S

Psychotria tonkinensis Pit. HAL 6859 A H-US

Saprosma verrucosum Pit. HAL 8074 A S

Tarenna bonii aff. Pit. HAL 7280 A S

Tarenna inserta aff. Koord & Valeton

HAL 7844 A T2-3

Uncaria cordata (Lour.) Merr. HAL 7813 A wV

Uncaria homomalla Miq. HAL 7459 B B A/B wV

Urophyllum longifolium Hook.f. HAL 6970 A S

Wendlandia glabrata DC. HAL 7409, HAL 7450

A A A A T2-3

Page 148: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

147

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Wendlandia paniculata NA B S/T

Xanthophytum polyanthum Pit. HAL 7047 A S

Family Rutaceae Acronychia pedunculata (L.) Miq. HAL 7463,

HAL 7521, HAL 7699, HAL 7700, HAL 8028

M B B A/B B A/B A A T2-3

Atalantia roxburghiana aff. Hook.f.

HAL 8247 A T2-3

Clausena excavata Burm.f. HAL 7814 M A A A S

Euodia crassifolia Merr. HAL 6860, HAL 7467, HAL 7703

A/B B A/B A S

Euodia simplicifolia NA B S/T

Euodia sutchuenensis Dode HAL 7613 A S

Glycosmis puberula aff. Lindl. ex Oliv.

HAL 8184 A S

Luvunga scandens (Roxb.) Ham. HAL 8193 A/B A wV

Micromelum falcatum Lour. HAL 7875, HAL 8210

M A A S

Zanthoxylum avicenniae NA B B S/T

Zanthoxylum laetum Drake HAL 7435 A S

Unientified NA B B B B B S/T

Family Santalaceae

Scleropyrum wallichianum aff. HAL 7462 A S

Family Sapindaceae

Amesiodendron chinense HAL 7136 A/B B T2-3

Cardiospermum halicacabum L. HAL 7061 A A A H-hV

Nephelium melliferum Gagnep. HAL 6878, HAL 7176

A/B A/B B B B T1

Nephelium sp. NA B B B B S/T

Pometia pinnata NA B B B S/T

Xerospermum noronhianum HAL 8026 A T1

Unidentified NA B B B B B S/T

Family Sapotaceae Madhuca pasquieri aff. H.J.Lam HAL 7934 B B A/B B A A T1

Palaquium annamense aff. Lecomte

HAL 7193 B A B A A T1

Palaquium sp. NA B B B S/T

Page 149: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

148

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Planchonella clemensii (Lecomte) van Royen

HAL 7882 A S

Planchonella paraanamensis HAL 6981 A T2-3

Sarcosperma kachinense (King et Pantl.) Exell

HAL 7278, HAL 7787

A A A T2-3

Unidentified NA B S/T

Family Saurauiaceae Saurauia tristyla DC. HAL 7510 M A A T2-3

Family Saxifragaccae Dichroa febrifuga NA B B

Family Schizacaceae

Lygodium salicifolium NA B B B B B

Family Scrophulariaceae Limnophila indica (L.) Druce HAL 7544 A H-aH

Lindernia mollis (Benth.) Wettst. HAL 7707, HAL 7950

A A H

Scoparia dulcis L. HAL 7545 A A H

Torenia benthamiana Hance HAL 8068 A A H

Torenia paraconcolor HAL 7472 A H

Family Selaginellaceae Selaginella delicatula (Desv.) Alston

HAL 7669 A/B A H

Selaginella delicatula aff. (Desv.) Alston

HAL 7234 A H

Selaginella heterostachys Baker HAL 6887, HAL 7144

A/B B H

Selaginella moellendorfii Hieron. HAL 6888 A/B B B B B A H

Selaginella nipponica Franch. & Sav.

HAL 7092 A H

Selaginella tamariscina (P.Beauv.) Ching

HAL 7540 O A lH

Selaginella wallichii (Hook. & Grev.) Spring

HAL 7128, HAL 7736, HAL 7989

A/B A/B A/B A H

Family Simaroubaceae Brucea javanica (Blume) Merr. HAL 8266 A A S

Eurycoma longifolia Jack HAL 6836, HAL 7570, HAL 7915

M A A A/B B A A S

Family Smilacaceae

Page 150: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

149

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Smilax aspericaulis Wall. ex A. C. DC.

HAL 8300 A A wV

Smilax corbularia Kunth HAL 7513 B B A/B B B A wV

Smilax gagnepainii Koyama HAL 6856, HAL 7938

3 A/B B B A/B B A A wV

Smilax macrocarpa Blume HAL 7393, HAL 7704

A A wV

Smilax megacarpa A. & C. DC. HAL 6829 A wV

Smilax megalantha Wright HAL 8225 B B B B A/B wV

Smilax perfoliata Lour. HAL 7858 A A A wV

Family Staphyleaceae Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr.

HAL 7866 A A T2-3

Family Sterculiaceae Commersonia bartramia (L.) Merr.

HAL 7580, HAL 7873

A A A A T2-3

Pterospermum grewiaefolium NA B B B B B S/T

Scaphium macropodium NA B B B B S/T

Sterculia bracteata aff. Gagnep. HAL 7795, HAL 8295

A A A S

Sterculia cochinchinensis Pierre HAL 7841 A S

Sterculia hymenocalyx K. Schum. HAL 7263, HAL 7444

A S

Sterculia hyposticta aff. Miq. HAL 7414, HAL 8233, HAL 8261

A A S

Sterculia lanceolata Cav. HAL 6926 M A A A S

Sterculia sp. NA B B B S/T

Unidentified NA B B S/T

Family Styracaceae Alniphyllum fortunei aff. (Hemsl.) Perkins

HAL 7590, HAL 7715

A A T2-3

Rehderodendron macrocarpum Hu HAL 7112 A/B A T2-3

Styrax litseoides J.E. Vidal HAL 6835, HAL 6882

A T2-3

Styrax rufopilosus B.Svengsuksa HAL 6801, HAL 7067, HAL 7840

1 A A A T2-3

Styrax ap. NA B B B S/T

Family Symplocaceae

Page 151: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

150

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Symplocos adenophylla Wall. ex G. Don

HAL 7818, HAL 7438, HAL 7725, HAL 7884

A A A A T2-3

Symplocos cochinchinensis (Lour.) S. Moore

HAL 8019 A A A T2-3

Symplocos glomerata King ex Gamble

HAL 7161 A A S

Symplocos longifolia Fletch. HAL 7612 A T2-3

Symplocos macrophylla Wall. ex A. DC.

HAL 7221 A T2-3

Symplocos sp. NA B B B B B S/T

Family Taccaceae Tacca chantrieri Andre HAL 6869,

HAL 7326, HAL 7791, HAL 8008

M O A A A A A H

Tacca plantaginea (Hance) Drenth HAL 7993 M O A A H-lH

Family Theaceae Adinandra petelotii Gagnep. HAL 7592 A T2-3

Adinandra rubrapunctata Merr. & Chun

HAL 7711 A T2-3

Camellia corallina aff. (Gagnep.) Sealy

HAL 8159 A A S

Camellia elongata (Rehd. & Wils.) Wils.

HAL 8024 A A S

Eurya annamensis aff. Gagnep. HAL 7014 A A S

Eurya japonica Thunb. HAL 6815, HAL 7488, HAL 7712, HAL 8235

A A A A A S

Eurya sp. NA B B B B S/T

Gordonia axillaris (Roxb.) Dietr. HAL 7714 A A T2-3

Gordonia balansae NA B B B B

Gordonia intricata Gagnep. HAL 7781 1 A A T2-3

Schima wallichii (DC.) Korth. HAL 7560, HAL 7615

B B A/B A A T1

Unidentified sp1 NA B B B S/T

Unidentified sp2 NA B B S/T

Family Thelypteridaceae Pronephrium cuspidatum NA B B B B

Pronephrium triphylla NA B B B

Family Thymelaeaceae

Page 152: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

151

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte

HAL 7154, HAL 8089

A A T1

Family Tiliaceae Grewia bulot Gagnep. HAL 7063,

HAL 8220, HAL 8270

3 A A A T2-3

Family Trilliaceae Paris polyphylla Sm. HAL 7233,

HAL HAL 7543, HAL 8009

M A A A A H

Family Triuridaceae

Sciaphila clemensiae Hemsl. HAL 6979 A Sapr

Family Ulmaceae Gironniera subequalis Planch. HAL 6837,

HAL 7416 A/B A/B B B B A A T2-3

Trema cannabina Lour. HAL 6950, HAL 6951, HAL 7649

A A A US

Family Urticaceae Boehmeria macrophylla Hornem ? HAL 7951 A US

Pellionia cristulata Gagnep. HAL 7835 A H-lH

Pilea sp. HAL 7366 A H-lH

Procris rhizantha Gagnep. HAL 8100 A H-lH

Family Verbenaceae Callicarpa rubella Lindl. HAL 7564 A/B S

Clerodendrum gaudichaudii Dop HAL 7013 A US

Clerodendrum paniculatum HAL 8302 M A A A US

Clerodendrum tonkinense NA B B

Paulownia sp. NA B S/T

Stachytarphaeta jamaicensis HAL 7971 A A H

Vitex pierreana aff. Dop HAL 7862, HAL 8301

A A T2-3

Vitex trifolia NA B B B S/T

Family Violaceae Viola betonicaefolia Sm. HAL 8096 A H-lH

Family Vitaceae

Cayratia japonica (Thunb.) Gagnep.

HAL 7071, HAL 7658

M A B A/B A hV

Cayratia melananthera aff. Gagnep.

HAL 7901 A eV

Tetrastigma quadrangulum aff. Gagnep. & Craib

HAL 7096 A A A hV

Page 153: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

152

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Tetrastigma touranense Gagnep. HAL 7152, HAL 7259

A A hV

Tetrastigma touranensis NA B B

Family Woodsiaceae

Diplazium donianum NA B B

Diplaium tomentosum NA B B

Family Zingiberaceae Achasma sp.nov. ? HAL 7547 A A H

Alpinia chinensis (Retz.) Rosc. HAL 7300, HAL 8049

B A B A A H

Alpinia globosa aff. (Lour.) Horan.

HAL 6978 A A H

Alpinia intermedia Gagnep. HAL 7168 A H

Alpinia mutica aff. Roxb. HAL 6814, HAL 7254, HAL 7769, HAL 7827

A/B A/B B A/B H

Alpinia oblongifolia Hayata HAL 7526 A H

Alpinia pinnanensis L.L.Wu & Senjen

HAL 8094 A H

Alpinia stachyodes Hance HAL 7605 A H

Alpinia tonkinensis Gagnep. HAL 7604 A H

Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt & Sm.

HAL 7854 A H

Amomum maingayi aff. Baker HAL 7869 A H

Amomum maximum Roxb. HAL 8067 A H

Amomum mengtzense H.T.Tsai & P.S.Chen

HAL 7832 A H

Amomum ovoideum Pierre ex Gagnep.

HAL 6828 A B H

Amomum unifolium NA B B

Amomum villosum Lour. HAL 7810, HAL 7933

B B B A/B B H

Catimbium speciosum NA B B B B B

Distichochlamys citrea M.F.Newman

HAL 6853, HAL 6880, HAL 7276, HAL 8255

2 A/B A A/B H

Elettariopsis triloba (Gagnep.) Loes.

HAL 7889 A H

Geostachys annamensis Ridl. HAL 7236,

HAL 7896 A A H

Hornstedtia hainanensis T.L.Wu & S.J.Chen

HAL 7518 A H

Page 154: GCP_Report1_BotanicalPart1_VN[1]

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.

153

Vùng nghiên cứu

1 2 3 4 5 Tên họ và loài Số hiệu

Cây

thuố

c

Cây

cản

h

Loài

đặc

hữu

ND - TQ

AL - AR

AL - HK & HV

AL - HN

HT-DH BM PD

Dạng sống

Hornstedtia sanhan M.F.Newman HAL 7050 A H

Zingiber cochinchinensis aff. Gagnep.

HAL 7768 A H

Zingiber eberhardtii Gagnep. HAL 8150 A H

Zingiber simaoense aff. Y.Y.Qiuan HAL 7743 A H