factors affecting the utilization of the internet by internationalizing firms in transition markets....

46
www.trungtamtinhoc.edu.vn Factors affecting the utilization of the internet by internationalizing firms in transition markets. Evidence from Vietnam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của các Công ty quốc tế trên thị trường chuyển đổi. Dẫn chứng từ Việt Nam CAO HỌC KINH TẾ UEH 2013 K23 ĐÊM 3 MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Upload: my-life

Post on 08-Jul-2015

92 views

Category:

Business


2 download

DESCRIPTION

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của các Công ty quốc tế trên thị trường chuyển đổi. Dẫn chứng từ Việt Nam

TRANSCRIPT

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Factors affecting the utilization of the internet by internationalizing firms

in transition markets. Evidence from Vietnam

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của các Công ty quốc

tế trên thị trường chuyển đổi. Dẫn chứng từ Việt Nam

CAO HỌC KINH TẾ UEH 2013

K23 ĐÊM 3

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

www.trungtamtinhoc.edu.vn

NỘI DUNG BÁO CÁO

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THẢO LUẬN

KẾT LUẬN

I

II

III

IV

V

VI

www.trungtamtinhoc.edu.vn

I. Giới thiệu sơ lược về nghiên

cứu

– Mục đích nghiên cứu: (Mục Tiêu)

• Điều tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử

dụng internet của các công ty kinh doanh quốc tế

trong một thị trường chuyển đổi: Việt Nam

– Thiết kế/phương pháp/cách tiếp cận:

• Khảo sát 306 công ty kinh doanh quốc tế tại thành

phố Hồ Chí Minh

• Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi

để kiểm tra các mô hình lý thuyết.

• Phân tích dữ liệu bằng phương pháp mô hình cấu

trúc

www.trungtamtinhoc.edu.vn

I. Giới thiệu sơ lược về nghiên

cứu

Những phát hiện:

• Nghiên cứu này cho thấy

rằng hai khái niệm quan

trọng trong mô hình chấp

nhận công nghệ (TAM) là

nhận thức sự hữu ích và

nhận thức sự dễ sử dụng của internet, có thể được sử dụng

để dự đoán việc sử dụng internet của các tổ chức.

• Định hướng thị trường cũng là một yếu tố dự báo cho việc

sử dụng internet.

• Định hướng học hỏi tạo điều kiện cho nhận thức sự hữu ích

và nhận thức sự dễ sử dụng của internet của các công ty

quốc tế, và do đó tạo tiền đề cho việc sử dụng internet

www.trungtamtinhoc.edu.vn

I. Giới thiệu sơ lược về nghiên

cứu

– Hạn chế/khuyến nghị của nghiên cứu:

• Cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để điều tra những tiền đề khác

cũng như kết quả của việc sử dụng internet tại các công ty kinh

doanh quốc tế.

– Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:

• Nghiên cứu cho thấy các chương trình hỗ trợ và học tập của các

công ty kinh doanh quốc tế cần:

– Đẩy mạnh nhận thức về sự hữu ích và dễ sử dụng của

internet

– Thúc đẩy định hướng thị trường và định hướng học hỏi.

– Giá trị nghiên cứu:

• Nghiên cứu này mở rộng khả năng bao quát của mô hình TAM

trong việc dự đoán việc sử dụng Internet của các công ty kinh

doanh quốc tế.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

I. Giới thiệu sơ lược về nghiên

cứu

Nhận xét:

• Mục tiêu nghiên cứu được xác định rõ

ràng

• Nghiên cứu kết cấu rõ ràng, đủ tiêu

chuẩn của một nghiên cứu

• Phần tóm tắt và phần giới thiệu được

trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

• Phạm vi nghiên cứu chưa đủ, chỉ mới ở

VN và chỉ mới ở TPHCM

www.trungtamtinhoc.edu.vn

II. Tổng quan lý thuyết

1. Các nghiên cứu trước và lỗ hổng nghiên cứu

2. Cơ sở lý thuyết

3. Các giả thuyết

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Các nghiên cứu trước và lỗ

hổng nghiên cứu

Các nghiên cứu về lợi ích của Internet:

• Hamill, (1997) Internet, mạng toàn cầu của các máy tính liên kết

với nhau hoạt động trên một giao thức chuẩn cho phép thông tin

được trao đổi, cung cấp một số ứng dụng thương mại cho các

công ty trên toàn thế giới

• Quelch và Klein, (1996) Internet có thể giúp các công ty tìm kiếm

các khách hàng mới, nhà phân phối và tạo ra vô số thông tin về

xu hướng thị trường trên các công nghệ mới nhất và nghiên cứu,

phát triển kỹ thuật

• McDonald và Adam , (2003); Weible và Wallace , (2001); Wilson

và Laskey ,(2003) Internet cũng cung cấp một phương tiện mới

và hiệu quả cho việc tiến hành nghiên cứu thị trường

• Porter và Millar , (1985) Sự đổi mới của thông tin và công nghệ

truyền thông đã tạo cơ hội để thu thập thông tin một cách hiệu

quả hơn cho các công ty trên toàn thế giới

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Các nghiên cứu trước và lỗ

hổng nghiên cứu

Các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến

việc sử dụng Internet:

• Dholakia và Kshetri , (2004) Điều tra các yếu tố ảnh

hưởng thông qua các công ty Internet và việc sử dụng.

• Obra et al. , (2002) Sử dụng Internet

• Javalgi et al. , (2005)Thành công tiếp thị Internet quốc

tế

• Davis , (1989) Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

• Adams et al, (1992); Lucas và Spitler , (1999) Sử dụng

mô hình TAM để dự đoán việc sử dụng công nghệ

thông tin.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Các nghiên cứu trước và lỗ

hổng nghiên cứu

tập trung chủ yếu vào nền kinh tế tiên

tiến hoặc công nghiệp hóa

Ít chú ý đến việc sử dụng Internet của

các công ty quốc tế hóa trong thị

trường chuyển đổi, như Việt Nam.

Hai nghiên cứu của Adams et al, (1992) và

Lucas và Spitler , (1999) mặc dù sử dụng mô

hình TAM để dự đoán việc sử dụng công

nghệ thông tin nhưng lại bỏ qua việc áp dụng

TAM để giải thích việc sử dụng Internet của

các tổ chức.

Các nghiên

cứu trước

Tập

Trung

Thị Trường

Chuyển Đổi

Mô Hình

TAM

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Cơ sở lý thuyết

• Mô hình TAM (Technology Acceptance Model - Mô hình chấp

nhận công nghệ). Hai khái niệm cơ bản của mô hình:

• Nhận thức sự hữu ích: là “mức độ để một người tin rằng sử

dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của

chính họ”

• Nhận thức sự dễ sử dụng: là “mức độ mà một người tin rằng

sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”(Davis, 1989,

p. 320)

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Cơ sở lý thuyết

• Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình

TAM để nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến việc

sử dụng yếu tố công nghệ, ở đây là công nghệ

thông tin “Internet”.

• Cụ thể tác giả sử dụng phiên bản biến thể của

mô hình TAM (thêm vào 2 khái niệm), để thu hẹp

các lỗ hổng nghiên cứu trước trong việc giải thích

mức độ mà các công ty quốc tế hóa trong thị

trường chuyển đổi sử dụng internet như là kênh

thông tin và truyền thông cho các hoạt động kinh

doanh quốc tế của họ.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.1. Các khái niệm

• Sử dụng Internet (Internet Utilization): Việc chấp nhận sử dụng

Internet trong các công ty quốc tế hóa tại thị trường chuyển đổi.

• Nhận thức sự hữu ích của Internet (Perceived Usefullness Of

The Internet): nhận thức sư hữu ích của Internet trong bối cảnh

này đề cập đến mức độ mà một công ty quốc tế tin rằng việc sử

dụng nó sẽ giúp đỡ để có được thông tin liên quan về các thị

trường nước ngoài cho sự quốc tế hóa. (Davis, 1989; Nguyen và

Barrett, 2006).

• Nhận thức sự dễ sử dụng của internet (Perceived ease of Use

Of the internet): Nhận thức sự dễ sử dụng của internet trong bối

cảnh tổ chức là mức độ mà các công ty quốc tế tin rằng việc sử

dụng internet để đạt được thông tin liên quan về thị trường nước

ngoài mà không cần sự nỗ lực. (Davis, 1989; Nguyen và Barrett,

2006).

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.1. Các khái niệm

Hai khái niệm tác giả thêm vào trong mô hình Tam biến

thể:

• Định hướng thị trường (Market Orientation): Là một nội

dung trong văn hóa tổ chức của công ty, hướng vào khách

hàng, đối thủ cạnh tranh và sự phối hợp giữa các phòng ban

chức năng trong công ty.(Narver và Slater, 1990; Jaworski

và Kohli 1993).

• Định hướng học tập (Learning Orientation): Là một nội

dung khác trong văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến xu

hướng của công ty trong việc tạo và sử dụng kiến thức. Định

hướng học hỏi còn phản ánh sự cam kết của công ty đối với

việc học hỏi, cởi mở và chia sẻ tầm nhìn ( Sinkula et al. ,

1997).

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.1. Các khái niệm

Đo lường các khái niệm

này:

Các khái niệm đơn hướng

(bậc 1):

• Sử dụng Internet

(Internet Utilization).

• Nhận thức sự hữu ích

của Internet (Perceived

Usefullness Of The

Internet).

• Nhận thức sự dễ sử

dụng của internet

(Perceived ease of Use

Of the internet).

Khái niệm Nguồn Số biến

quan sát

Loại thang đo

Sử dụng Internet

(Internet

Utilization)

2 biến quan

sátTỷ lệ

Nhận thức sự hữu

ích của Internet

(Perceived

Usefullness Of The

Internet)

Nguyên

Barrett

(2006)

6 biến quan

sát

Likert với 5 mức từ

15

(1: rất không đồng ý

5: rất đồng ý)

Nhận thức sự dễ

sử dụng của

internet (Perceived

ease of Use Of the

internet)

Nguyên

Barrett

(2006)

4 biến quan

sát

Likert với 5 mức từ

15

(1: rất không đồng ý

5: rất đồng ý)

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.1. Các khái niệm

Các khái niệm đa hướng (bậc 2): Định hướng thị

trường (Market Orientation) và Định hướng học tập

(Learning Orientation).

• Định hướng thị trường (Market Orientation) bao

gồm 3 khái niệm nhỏ: Định hướng khách hàng,

định hướng đối thủ cạnh tranh và sự phối hợp giữa

các phòng ban chức năng.

• Định hướng học tập (Learning Orientation) bao

gồm 3 khái niệm nhỏ: Cam kết học tập, chia sẻ tầm

nhìn và cởi mở.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.1. Các khái niệm

Khái niệm nhỏ Nguồn Số biến quan sát Loại thang đo

Định hướng khách

hàng

Narver và

Slater (1990)8 biến quan sát

Likert với 5 mức từ 15

(1: rất không đồng ý 5: rất

đồng ý)

Định hướng đối thủ

cạnh

Narver và

Slater (1990)4 biến quan sát

Likert với 5 mức từ 15

(1: rất không đồng ý 5: rất

đồng ý)

Sự phối hợp giữa các

phòng ban chức năng

Narver và

Slater (1990)5 biến quan sát

Likert với 5 mức từ 15

(1: rất không đồng ý 5: rất

đồng ý)

Định hướng thị trường bao gồm 3 khái niệm nhỏ

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.1. Các khái niệm

Khái niệm nhỏ Nguồn Số biến quan sát Loại thang đo

Cam kết học tậpSinkula et al.

(1997)4 biến quan sát

Likert với 5 mức từ 15

(1: rất không đồng ý 5: rất

đồng ý)

Chia sẻ tầm nhìnSinkula et al.

(1997)4 biến quan sát

Likert với 5 mức từ 15

(1: rất không đồng ý 5: rất

đồng ý)

Cởi mởSinkula et al.

(1997)3 biến quan sát

Likert với 5 mức từ 15

(1: rất không đồng ý 5: rất

đồng ý)

Định hướng học tập bao gồm 3 khái niệm nhỏ

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.2. Các giả thuyết

Có 8 giả thuyết được tác giả tìm ra trong bài nghiên cứu:

• Giả thuyết H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa nhận

thức sự hữu ích của internet và sử dụng internet.

• Giả thuyết H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa nhận

thức sự dễ sử dụng của internet và sử dụng internet

• Giả thuyết H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa nhận

thức sự dễ sử dụng và nhận thức sự hữu ích của

internet

• Giả thuyết H4: Có một mối quan hệ tích cực giữa định

hướng thị trường và nhận thức sự hữu ích của internet.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.2. Các giả thuyết

• Giả thuyết H5: Có một mối quan hệ tích cực giữa

định hướng thị trường và sử dụng internet.

• Giả thuyết H6: Có một mối quan hệ tích cực giữa

định hướng thị trường và nhận thức sự hữu ích của

internet.

• Giả thuyết H7: Có một mối quan hệ tích cực giữa

định hướng học tập và nhận thức dễ dàng sử dụng

internet.

• Giả thuyết H8: Có một mối quan hệ tích cực giữa

định hướng học tập và định hướng thị trường.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.2. Các giả thuyết

• Sau khi dẫn dắt từ các nghiên cứu trước Lỗ hổng nghiên

cứu Hình thành các khái niệm và các giả thuyết Tác

giả cho ra mô hình nghiên cứu:

Định hướng

thị trường

Định hướng

học tập

Nhận thức sự

hữu dụng của

Internet

Nhận thức sự

dễ sử dụng

của Internet

Sử dụng

Internet

H1

H2H3

H4

H5

H6

H7

H8

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2.2. Các giả thuyết

Đây là mô hình lý thuyết giải thích việc sử dụng

internet của các công ty quốc tế hóa trong thị trường

chuyển đổi.

Cùng với nhận thức sự hữu ích và nhận thức sự

dễ sử dụng, định hướng thị trường được đề xuất

là một yếu tố dự báo của việc sử dụng Internet.

Ngoài ra, định hướng học tập dự kiến sẽ có ảnh

hưởng đến cả nhận thức tính hữu dụng và dễ dàng

sử dụng internet. Cuối cùng, định hướng học tập

dự kiến là nền tảng định hướng thị trường.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Cơ sở lý thuyết

Nhận xét:

• Trình bày một cách mạch lạc, có hệ thống và chặt chẽ.

• Trình bày rõ ràng và logic các nghiên cứu trước cũng như lỗ hổng,

từ đó dẫn dắt đến vấn đề nghiên cứu hiện tại Giúp hiểu đươc sự

đúng đắn, tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.

• Tác giả còn có thêm những bình luận riêng làm sáng tỏ những mâu

thuẫn hay khác biệt giữa những nghiên cứu trước.

• Dựa vào những nghiên cứu trước và khả năng lý luận của bản thân,

tác giả đã xây dựng được các khái niệm và giả thuyết rõ ràng, logic

làm nền cho bài nghiên cứu.

• Chưa giải thích và đưa ra khái niệm/ đặc điểm về thị trường chuyển

đổi. Do đó chưa cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài sử

dụng internet tại thị trường chuyển đổi, chưa chỉ rõ sự khác biệt của

nghiên cứu này so với những nghiên cứu khác không thực hiện tại

thị trường chuyển đổi.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

III. Phương pháp nghiên cứu

1. Tiến trình nghiên cứu

2. Phương pháp chọn mẫu

3. Phương pháp thu thập dữ liệu

4. Phương pháp xử lý dữ liệu

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Tiến trình nghiên cứu

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Tiến trình nghiên cứu

• Giai đoạn 1: Khơi tạo biến (n=6)

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia (6 nhà

quản lý cấp cao sử dụng Internet trong các hoạt động kinh

doanh quốc tế của họ) và nghiên cứu định tính để xây dựng

bản câu hỏi nháp.

• Giai đoạn 2: Nghiên cứu thí điểm (n=89)

Tác giả lấy mẫu thử phỏng vấn trực tiếp với 89 công ty ở

Tp. HCM.

Nghiên cứu định lượng, phân tích độ tin cậy và phân tích

nhân tố khám phá EFA để loại bỏ 2 biến quan sát trong khái

niệm “Định hướng thị trường”

Hoàn chỉnh bản câu hỏi.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Tiến trình nghiên cứu

• Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính (n=306)

Gửi 400 bảng câu hỏi khảo sát đến 400 công ty trong 5000

công ty được chọn mẫu, có 327 bảng khảo sát câu hỏi

được phản hồi (chiếm tỷ lệ 82%), trong đó:

21 bảng khảo sát không hợp lệ do người trả lời không phải

là Giám đốc cấp cao chịu trách nhiệm về hoạt động kinh

doanh quốc tế.306 bảng khảo sát hợp lệ, và 306 bảng này

được dùng làm mẫu để phân tích dữ liệu

Và thực hiện nghiên cứu định lượng kiểm định mô hình đo

lường và mô hình phương trình cấu trúc.

Tiến trình nghiên cứu rõ ràng, kỹ lưỡng cho thấy sự bài bản

và khoa học trong quá trình nghiên cứu của tác giả.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Phương pháp chọn mẫu

• Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

đơn giản. Phương pháp chọn mẫu này phù hợp

với việc nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả.

• Trên tổng thể là 5000, tác giả đã tính toán cho ra

số mẫu cần thiết là 300. Và để chắc chắn tác giả

cho gửi đi 400 bản câu hỏi, cuối cùng thu về 306

bản hợp lệ

Chứng tỏ sự chặt chẽ của nghiên cứu, kích thước

mẫu để kiểm định mô hình là phù hợp. Tuy nhiên

chưa giải thích sự phù hợp về tỷ trọng các loại hình

doanh nghiệp trong mẫu.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

3. Phương pháp thu thập dữ

liệu

• Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi.

• Quy trình thiết kế bảng câu hỏi bài bản khoa học: Tác giả sử dụng

quá trình làm nháp 2 lần để đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh - lần 1

là nghiên cứu đinh tính, lần 2 là nghiên cứu thử định lượng trên số

mẫu là 89Tác giả thực hiện phân tích độ tin cậy và EFA để loại bỏ

biến rồi mới hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức dành cho mẫu 400.

• Dạng phỏng vấn: trực diện và gửi bảng câu hỏi. Đánh giá cao việc

nhắc nhở qua điện thoại, cho thấy sự nghiêm túc và cấp thiết của

việc phản hồi. Nhưng chưa chỉ rõ là gửi bảng câu hỏi như thế nào và

làm sao để đảm bảo con số 306 bản trả lời hợp lệ là hợp lệ thật.

• Đối tượng thu thập dữ liệu: các giám đốc điều hành cấp cao,

những người làm việc trong tổ chức có nhiều khả năng được tiếp

cận với chiến lược sử dụng internet và phải sẵn sàng để tiết lộ về

nó.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

4. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng các phương pháp phân tích độ tin cậy, phân tích

nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định

CFA, phân tích mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính

SEM.

• Phương pháp phân tích độ tin cậy: Thông quá các

chỉ số Cronbach Anpha để kiểm định giá trị thang đo,

nhờ vậy loại bỏ được 1 biến quan sát trong khái niệm

định hướng thị trường do hệ số tương quan biến tổng

của biến quan sát này <0.3. (Tiêu chuẩn để đánh giá

một thang đo đạt tiêu chuẩn là: trong phân tích

Cronbach’s Alpha: α > 0.6, hệ số tương quan biến tổng

> 0.3 (Nunnally & Burnstein, 1994)).

www.trungtamtinhoc.edu.vn

4. Phương pháp xử lý dữ liệu

• Phân tích nhân tố khám phá EFA: Thông quá hệ

số tải nhân tố để kiểm định giá trị thang đo 1 lần

nữa nhờ vậy loại bỏ được 1 biến quan sát trong

khái niệm định hướng thị trường do hệ số tải nhân

tố của biến này < 0.5 theo Hair & ctg (1998, 111).

• Phân tích nhân tố khẳng định CFA, SEM: CFA

dùng để đánh giá thang đo trước khi mô hình

phương trình cấu trúc được sử dụng để kiểm định

mô hình cấu trúc và các giả thiết.

Kết luận: Phương pháp nghiên cứu phù hợp với

mục tiêu nghiên cứu.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

IV. Kết quả nghiên cứu

1. Kết quả kiểm định mô hình đo lường

2. Kết quả kiểm định mô hình phương trình cấu trúc

3. Nhận xét

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Kết quả kiểm định mô hình

đo lường

• Kết quả kiểm định mô hình đo lường: Phân tích CFA cho biết

về độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, và chứng tỏ các cấu

trúc bậc 1 và bậc 2 phù hợp với dữ liệu. Theo Hair & ctg (1998,

111), thang đo đảm bảo độ tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp phải >

0.6, và phương sai trích phải >50%.

• Kết quả phân tích CFA cho thấy các mô hình đo lường đạt

được giá trị phân biệt, giá trị hội tụ. Cộng thêm đã được giá

trị nội dung (từ cơ sở lý thuyết) nên đo lường được xem là có

giá trị.

• Kết quả phân tích CFA cho hệ số tải nhân tố của tất cả các biến

quan sát đều có ý nghĩa và đạt yêu cầu (≥ 0.63, p < 0.001). Các

phương sai trích đều cao ( ≥ 0.50 ). Và độ tin cậy tổng hợp cũng

được chấp nhận (≥ 0.67) Tất cả các thang đo đo lường các

cấu trúc bậc 1 và các thành phần của cấu trúc bậc 2 đều có

tính đơn nguyên (Fornell và Larcker , 1981)

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Kết quả kiểm định mô hình

phương trình cấu trúc

• Các kết quả mô hình phương trình cấu trúc SEM

chỉ ra rằng mô hình lý thuyết có phù hợp với dữ

liệu. (X2 [ 651 ] = 730,88 ( p = 0,016 ) , CFI = 0,983

, TLI = 0,982 , và RMSEA = 0.021 ).

• Kết quả cũng cho thấy rằng 8 giả thiết được chấp

nhận, do hệ số p-value của các giả thiết này đều ở

mức đạt yêu cầu là <0.05 Có ý nghĩa thống kê.

• Không gặp trường hợp Heywood, tất cả phương

sai lỗi là có ý nghĩa và tất cả căn số phần dư chuẩn

đều < |2.58|.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Kết quả kiểm định mô hình

phương trình cấu trúcGiả thuyết cấu trúc đường dẫn

Est.(se) * CR ** p-value

H1 Sự hữu dụng được nhận thức sử dụng

internet

1.23(0.234) 5.26 0.000

H2 Việc dễ sử dụng được nhận thức

internet sử dụng

0.64(0.212) 3.00 0.003

H3 Việc dễ sử dụng được nhận Sự hữu dụng

được nhận thức

0.22(0.073) 3.07 0.002

H4 Định hướng thị trường Sự hữu dụng

được nhận thức

0.31(0.076) 4.05 0.000

H5 Định hướng thị trường sử dụng internet 0.97(0.225 4.29 0.000

H6 Định hướng học hỏi Sự hữu dụng được

nhận thức

0.33(0.104) 3.19 0.001

H7 Định hướng học hỏi Việc dễ sử dụng

được nhận thức

0.43(0.087) 4.91 0.000

H8 Định hướng học hỏi Định hướng thị

trường

0.60(0.110) 5.49 0.000

Chú thích: * ước tính (với sai số chuẩn); ** tỷ lệ quan trọng

www.trungtamtinhoc.edu.vn

3. Nhận xét

Kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết cho

thấy tất cả khái niệm, giả thiết, đo lường các

khái niệm, thang đo đều đúng đắn và phù hợp

với mục tiêu nghiên cứu. Tất cả các giả thiết

đều có ý nghĩa thống kê cho phép nhận diện

các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng

internet tại thị trường chuyển đổi, khẳng định

mối quan hệ giữa các nhân tố với việc sử dụng

internet - tức là thỏa mãn được mục tiêu

nghiên cứu.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

V. Thảo luận

Trong bối cảnh các

công ty quốc tế hóa

sử dụng Internet như

một kênh thông tin và

truyền thông

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH

TAM

Tăng cường sự hiểu

biết của chúng ta về

tiền đề quan trọng

của việc sử dụng

internet của họ

Mở rộng việc sử dụng

các khái niệm nhận thức

về tính hữu dụng và

nhận thức về tính dễ sử

dụng với bối cảnh của tổ

chức sử dụng internet.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

V. Thảo luận

• Các giả thuyết H1, H2, H3 cho thấy rằng áp dụng mô

hình TAM có thể giúp giải thích tốt việc sử dụng internet,

giống như nghiên cứu của các tác giả trước (Davis ,

1989; Igbaria và cộng sự, 1995) nhận thức tính hữu

dụng là 1 yếu tố quan trọng trong ứng dụng CNTT.

• Nhận thức sự dễ sử dung cũng đóng 1 vai trò quan trọng

trong việc sử dụng internet của các công ty quốc tế hóa.

Phù hợp nghiên cứu trước của (Igbaria và cộng sự,

1995; Lucas và Spitler , 1999).

• Nhận thức về sự dễ sử dụng không mạnh bằng nhận

thức sự hữu dụng. Phù hợp nghiên cứu trước của

(Adamset al, 1992).

www.trungtamtinhoc.edu.vn

V. Thảo luận

• Các giả thiết H4, H5, H6, H7 cung cấp bằng chứng

cho vai trò của 2 yếu tố: định hướng thị trường và

định hướng học tập trong việc sử dụng internet. Điều

này phù hợp với nghiên cứu trước đó (Leonard-

Barton và Deschamps, 1988).

• Ngoài ra nghiên cứu này phát hiện ra định hướng

học tập là nền tảng làm cơ sở định hướng thị trường,

như dự đoán của H8 và tạo nên một sự phân biệt rõ

ràng giữa định hướng thị trường và định hướng học

tập trong bối cảnh quốc tế hóa các công ty trong một

thị trường chuyển tiếp như Việt Nam

www.trungtamtinhoc.edu.vn

V. Thảo luận

Nhận xét:

• Có sự so sánh rõ ràng với các nghiên cứu

được dẫn chứng trong phần cơ sở lý thuyết,

từ đó chỉ ra sự tương đồng và phù hợp với

các nghiên cứu đã được thừa nhận trước đó.

Nhờ vậy, củng cố sự vững chắc của các giả

thiết cũng như kết quả của bài nghiên cứu.

• Chỉ ra được một khám phá mới mà nghiên

cứu này mở ra, nêu được ý nghĩa của nó.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

VI. Kết luận

1. Kiến nghị về mặt quản trị

2. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương lai

3. Nhận xét

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Kiến nghị về mặt quản trị

• Những vấn đề được tìm ra của bài nghiên cứu này

cung cấp một số lượng lớn sự gợi ý cho các nhà quản

trị cấp cao và cho các nhà quản trị quốc tế của các

công ty quốc tế hóa trong thị trường chuyển đổi.

• Hiểu rõ tầm quan trọng của Internet tại thị trường

chuyển đổi, tính hữu ích và dễ sử dụng của nó.

• Bài nghiên cứu cũng rất có lợi cho những người làm

chính sách và tổ chức có trách nhiệm cho chương trình

hỗ trợ quốc tế hóa trong thị trường chuyển đổi.

• Những công ty có định hướng thị trường và định

hướng học tập cao nên tiếp tục phát huy.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Kiến nghị về mặt quản trị

Nhận xét:

• Chỉ ra được hướng vận dụng kết quả nghiên

cứu vào thực tiễn đối với 2 đối tượng: các công

ty quốc tế hóa trong thị trường chuyển đổi, các

nhà làm chính sách.

• Tuy nhiên chưa giải thích rõ vì sao tác giả cho

rằng công ty trong thị trường mới nổi và chuyển

đổi không thật sự hiểu đầy đủ và đã bỏ qua

những cơ hội do Internet cung cấp.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

2. Hạn chế của nghiên cứu và định

hướng nghiên cứu trong tương lai

Tác giả đưa ra 3 hạn chế hiện tại của bài nghiên cứu.

Từ đó nên lên 3 hướng nghiên cứu trong tương lai.

• Mở rộng phạm vi nghiên cứu, ở những thị trường

chuyển đổi khác.

• Đo lường sự sử dụng intenet bằng nhiều biến khác

gần với thực tế tại các thị trường chuyển đổi.

• Gợi ý thêm những nhân tố khác ngoài mô hình TAM

và 2 nhân tố: định hướng thị trường, định hướng học

tập.

Ngoài ra tác giả còn gợi ý hướng thu thập dữ liệu khác

nữa.

www.trungtamtinhoc.edu.vn

3. Nhận xét

• Nêu rõ được các hạn chế và gợi ý rõ định

hướng nghiên cứu tương lai.

• Tại hạn chế 2, tác giả chưa nói được trong

bài nghiên cứu này tác giả tập trung vào

những công cụ nào, để từ đó người đọc

có thể hình dung những công cụ khác để

nghiên cứu trong tương lai.

LOGO

www.trungtamtinhoc.edu.vn