eoi ketnoi tay nguyen.pdf

52
Liên danh vi (Joint venture) Hsơ Bày tQuan tâm Cung cp dch vtư vn Gói thu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cu cng ckết ni để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dán Gim nghèo khu vc Tây Nguyên Trình np: Ban qun lý Tiu dán Htrkthut chun bdán Dán Gim nghèo khu vc Tây Nguyên Phòng 410, s6B Hoàng Diu, Q.Ba Đình, Hà Ni ĐT: 08044363; Fax: 08044363 Email: [email protected] Chun bbi: Hà Ni, tháng 10-2013 BN SAO

Upload: trung-dv

Post on 29-Nov-2015

120 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Liên danh với (Joint venture)

Hồ sơ Bày tỏ Quan tâm

Cung cấp dịch vụ tư vấn Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối

để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

 

Trình nộp:  Ban quản lý Tiểu dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên Phòng 410, số 6B Hoàng Diệu, Q.Ba Đình, Hà Nội ĐT: 08044363; Fax: 08044363 Email: [email protected]   Chuẩn bị bởi:

Hà Nội, tháng 10-2013 BẢN SAO

Page 2: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

M ụ c l ụ c | ii

MỤC LỤC

THƯ BÀY TỎ QUAN TÂM ...................................................................................................... 4

THƯ ỦY QUYỀN ..................................................................................................................... 6

THỎA THUẬN LIÊN DANH .................................................................................................... 7

1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY ................................................................................ 1

1.1 Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) ............................................. 1

1.2 Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC) .................................................. 8

2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN ......... 11

2.1 Giới thiệu chung về Dự án ........................................................................................ 11

2.2 Giới thiệu chung khu vực nghiên cứu ....................................................................... 11

3 TÓM LƯỢC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ...................... 13

3.1 Hiểu biết của Tư vấn về Nhiệm vụ được giao .......................................................... 13

3.2 Phương pháp tiếp cận và Phương pháp luận triển khai Dịch vụ ............................. 14

3.3 Kế hoạch thực hiện ................................................................................................... 16

4 NĂNG LỰC KỸ THUẬT VÀ KINH NGHIỆM CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN CỦA LIÊN DANH TƯ VẤN ......................................................................................................... 18

4.1 Năng lực về kỹ thuật ................................................................................................. 18

4.2 Kinh nghiệm các Dự án có liên quan của Liên danh tư vấn .................................... 21

5 NĂNG LỰC QUẢN LÝ ............................................................................................. 47

6 NĂNG LỰC VỀ ĐỊA LÝ ............................................................................................ 49

7 TÓM TẮT NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC CHUYÊN GIA ĐỀ XUẤT .. 50

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Lý lịch các Chuyên gia đề xuất

Page 3: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

M ụ c l ụ c | iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ASEC Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN

CHPoV Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

IRC Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương

M&E Giám sát và Đánh giá

MOF Bộ Tài chính

MOT Bộ Giao thông vận tải

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TOR Điều khoản tham chiếu

WB Ngân hàng Thế giới

Page 4: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

THƯ BÀY TỎ QUAN TÂM

Số: 188-2013 /ASEC Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2013

Kính gửi: Ban quản lý Tiểu dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án Dự án “Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên” Phòng 410, số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội ĐT: 08044363; Fax: 08044363 Email: [email protected].

Thưa Quý Ban,

Chúng tôi, Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC), người ký tên dưới đây, thay mặt và đại diện cho liên danh tư vấn giữa Công ty ASEC và Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC) có địa chỉ tại phòng 1701, Tòa nhà C’Land, số 156 đường Xã Đàn 2, Q.Đống Đa, Hà Nội, xin nộp Hồ sơ bày tỏ nguyện vọng cung cấp dịch vụ Tư vấn cho “Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên.

ASEC là một công ty tư vấn năng động tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn phát triển. Duy trì phát triển kinh tế và xã hội và xóa đói giảm nghèo thông qua một tập hợp toàn diện các biện pháp sáng tạo nhấn mạnh các tác động đa chiều của quá trình tăng trưởng. ASEC có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các dự án phát triển bền vững với việc đa dạng hóa các dịch vụ tư vấn vào các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp và phát triển nông thôn, nước sạch, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế, biến đổi khí hậu và môi trường, chính sách an toàn môi trường - xã hội, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi và chăm sóc sức khỏe.

ASEC có kinh nghiệm và chuyên môn từ các dự án tương tự đã thực hiện hay đang triển khai nói chung cũng như khả năng tư vấn/hỗ trợ chuyên sâu, tăng cường năng lực, quản lý dự án, cấp thoát nước, nông nghiệp và phát triển nông thôn là những lợi thế cạnh tranh mang đến giá trị gia tăng trong dịch vụ tư vấn của chúng tôi.

IRC là một tổ chức nghiên cứu khoa học và tư vấn được thành lập bởi các sáng lập viên là những cán bộ nghiên cứu được đào tạo tiến sỹ tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Hà Lan, Pháp, Úc, và Nhật. Trước khi chính thức đi vào hoạt động, các thành viên sáng lập của IRC đã hợp tác trên rất nhiều các dự án nghiên cứu về giảm nghèo và phát triển Việt Nam.

Trong hơn một thập kỷ qua, những thành viên của IRC Việt Nam đã thực hiện nhiều các dự án nghiên cứu và tư vấn về đói nghèo và bất bình đẳng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính vi mô, thị trường lao động trong quá trình chuyển đổi, di cư, hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách công, bình đẳng giới và bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, đánh giá tác động của chương trình/chính sách và đặc biệt là thực hiện các cuộc điều tra kinh tế xã hội. Thông qua các dự án này, Công ty đã đưa ra sản phẩm nghiên cứu có ý nghĩa: một phần được xuất bản trên các tạp chí quốc tế uy tín; phần khác được công bố dưới dạng các báo cáo tư vấn; và rất nhiều các kết quả khác được trình bày tại các cuộc đối thoại, hội thảo trong và ngoài nước.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, IRC đã từng bước mở rộng đội ngũ, củng cố các lĩnh vực nghiên cứu tạo các cơ sở cần thiết để trở thành một tổ chức nghiên cứu và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam về các vấn đề phát triển.

Riêng về dự án phát triển sinh kế và xóa đói giảm nghèo, trong thời gian qua, ASEC và IRC đã triển khai rất nhiều dự án. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: Nghiên cứu về Nguyên nhân Nghèo của người dân tộc Khmer tại ĐBSCL thuộc Dự án Dự án Phát triển cộng đồng có sự tham gia giai đoạn II (PACODEII), CARE; Hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng và các hộ nông dân Hợp tác xã sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng CSCC phát triển cà phê theo tiêu chuẩn thương mại công bằng Fair Trade; Dự án cải thiện sức khỏe và vệ sinh cho các nhóm

Page 5: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

dân tộc thiểu số ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, CWS; Nghiên cứu toàn cầu về những phản ứng của khu vực tư nhân khi Chính Phủ thay đổi vai trò của mình đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn; Dự án ”Hỗ trợ hiện thực hóa Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 - Giai đoạn II” tỉnh Gia Lai, Bộ Ngoại giao (MFA) Phần Lan; Dự án hỗ trợ thực hiện chương trình 135-II – Tỉnh Quảng Ngãi, AusAID; Dự án hỗ trợ kỹ thuật quản lý – Chương trình 135 giai đoạn II, Bộ Ngoại giao (MFA) Phần Lan; Dự án Giảm nghèo Núi Phía Bắc giai đoạn II (NMPRP-II), WB; ... và nhiều dự án tương tự khác. Danh sách các dự án tương tự được chúng tôi trình bày trong Hồ sơ bày tỏ quan tâm. Từ đó thể hiện sự phù hợp về năng lực và kinh nghiệm của Công ty đối với dịch vụ này.

Chúng tôi hiểu rằng, sự thành công của dự án phần lớn phụ thuộc vào nhóm tư vấn. Bởi vậy, chúng tôi đảm bảo rằng, nhóm chuyên gia trong nước được đề xuất sẽ bao gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi vệ sinh,…. Chúng tôi đính kèm Lý lịch chuyên gia của một số tư vấn dự kiến đề xuất cho dịch vụ này tại Phụ lục 1 của Hồ sơ.

Tóm lại, với bề dày kinh nghiệm, năng lực, với sự nhiệt huyết và cam kết cao trong việc đạt được các mục tiêu của dự án này, chúng tôi hy vọng được vào danh sách ngắn, có cơ hội thực hiện dịch vụ tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Trân trọng,

Thay mặt cho Liên danh tư vấn

Nguyễn Xuân Trường Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN

Page 6: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

THƯ ỦY QUYỀN

Page 7: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

M ụ c l ụ c | 7

THỎA THUẬN LIÊN DANH

Page 8: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 1

1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY

1.1 Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC)

GIỚI THIỆU TÓM TẮT

Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) là tập hợp các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực phát triển. ASEC có kinh nghiệm phong phú trong các lĩnh vực phát triển khác nhau, từ cấp thoát nước, phát triển nông thôn tổng hợp, hạ tầng, cải cách hành chính, môi trường và biến đổi khí hậu.

Chiến lược kinh doanh của ASEC là kết hợp kinh nghiệm trong nước và quốc tế để tối đa hóa sự đóng góp của mình đối với quá trình phát triển kinh tế của các địa phương. ASEC có tham vọng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực địa phương đủ sức cạnh tranh với quốc tế. Với 15 năm kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, các tư vấn ASEC đã và đang tham gia vào quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án một cách hiệu quả.

Triết lý làm việc của ASEC là đảm bảo các dự án được thực hiện một cách chuyên nghiệp và mang lại giải pháp tốt nhất. Các chuyên gia và nhân viên của ASEC có phương pháp khoa học, công nghệ tiên tiến và nhiệt huyết để cung cấp chất xám của mình với chất lượng cao nhất. Đội ngũ lãnh đạo của Công ty từng tu nghiệp tại các trường đại học danh tiếng của nước ngoài như Cambridge (Anh), Queensland (Ôxtrâylia).

ASEC đã hỗ trợ và giúp việc hiệu quả cho các cơ quan nhà nước và khách hàng tại Việt Nam ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và xã. ASEC mang đến các dự án các kỹ năng quản lý và chuyên môn cần thiết để thực hiện thành công các dự án khách hàng giao cho.

SỮ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI

Sứ mệnh: sứ mệnh của chúng tôi là làm việc để mang lại tác động tích cực tới các mục tiêu của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, các giải pháp dài hạn phù hợp với mỗi khách hàng trong từng lĩnh vực cấp thoát nước, phát triển nông nghiệp và nông thôn, hạ tầng, cải cách hành chính, môi trường và biến đổi khí hậu.

Mục tiêu: ASEC đặt ra các mục tiêu sau trong vòng 5 năm tới:

• Tiếp tục tăng cường cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp thông qua công tác xây dựng và đa dạng hóa năng lực làm việc.

• Củng cố năng lực chuyên môn, phấn đấu trở thành một trong những công ty tư vấn hàng đầu của cả nước.

• Mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động liên danh và hợp tác với các tư vấn quốc tế trong khu vực.

DỊCH VỤ CUNG CẤP

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực sau: cấp thoát nước, phát triển hạ tầng đô thị-hạ tầng kỹ thuật, cải cách hành chính và nâng cao năng lực thể chế, môi trường và biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Page 9: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 2

Cấp thoát nước Hợp tác công tư trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước

thải và nước mưa. Xây dựng phương án giá nước, nước thải theo

hướng thu hồi chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M), chi phí đầu tư ban đầu.

Quản lý tài nguyên nước, chất thải rắn và nguy hại Vận hành và bảo dưỡng (O&M) các công trình cấp,

thoát nước. Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý (MIS) và hệ

thống thông tin địa lý (GIS) Phát triển thể chế trong ngành vệ sinh và cấp nước Tư vấn về dịch vụ cấp nước đô thị và nông thôn. Tư vấn quản lý đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu

Hỗ trợ cải cách chính sách trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và giao thông

Hợp tác công tư trong các lĩnh vực hạ tầng đô thị, giao thông, năng lượng và nông nghiệp.

Hỗ trợ cải cách chính sách cơ sở hạ tầng Vận hành và bảo dưỡng (O&M) Lập Báo cáo đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế và tài

chính các dự án đầu tư Lập kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị và giao thong Lập chiến lược phát triển đô thị xanh thích ứng với

biến đổi khí hậu Quản lý các dự án hạ tầng

Nâng cao năng lực thể chế, cải cách hành chính và đào tạo Phân cấp quản lý tài chính, đầu tư và đấu thầu Tư vấn lộ trình cải cách giá cả, chính sách giá, thuế,

phí và lệ phí đối với các công trình công ích Tư vấn cải cách tài chính công, cải cách ngân sách Lập kế hoạch tài chính, lập dự án, các nghiên cứu

khả thi cho chương trình, dự án đầu tư Lập và đánh giá chính sách kinh tế-xã hội, dự báo

kinh tế, phân tích chính sách tiền tệ và ngân sách. Tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch vận hành và bảo dưỡng, kế hoạch tài chính doanh nghiệp, đào tạo nhân lực

Cải cách hệ thống tài chính công: hệ thống ngân sách, các chương trình ngân sách, chương trình đầu tư, cấp vốn cho các địa phương.

Cải cách hành chính công, quản lý đấu thầu công, quản lý tài chính công.

Page 10: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 3

Môi trường-Xã hội và Biến đổi khí hậu

Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA), đánh giá tác động môi trường ban đầu (IEE), kế hoạch quản lý môi trường (EMP)

Lập Kế hoạch tái định cư (RP), Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), Kế hoạch hành động Giới (GAP), Điều tra kinh tế xã hội, lập kế hoạch phát triển cộng đồng

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Giám sát thực hiện chính sách an toàn về môi trường

và xã hội theo thủ tục và yêu cầu của nhà tài trợ WB, ADB, AFD,…

Quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn độc hại

Sản xuất sạch và tiết kiệm năng lượng Tư vấn về bảo tồn, khôi phục tài nguyên thiên nhiên

và đa dạng sinh học

Phát triển nông nghiệp nông thôn Phát triển nông thôn tổng hợp hoặc theo ngành Hỗ trợ các nhóm nông dân/ tổ hợp tác Hỗ trợ chính sách phát triển nông thôn mới Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp và tưới tiêu Đánh giá, lập kế hoạch và quản lý nguồn nước Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chính sách nông nghiệp, đưa nông sản ra thị trường Hỗ trợ Quản lý dự án

Giáo dục và Y tế Hỗ trợ thể chế cho công tác giáo dục và y tế

Khảo sát/điều tra về tình hình y tế cho phụ nữ, trẻ em Khảo sát và phân tích các hoàn cảnh giáo dục

Nghiên cứu, đánh giá tác động của hệ thống y tế và giáo dục

Nghiên cứu chính sách Giáo dục và Y tế: Cải cách ngành giáo dục và y tế; Phân cấp, lập kế hoạch phát triển Giáo dục và y tế theo vùng và cả nước; Lập kế hoạch cung cấp các thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe, trang thiết bị trường học.

Y tế dự phòng: Các chiến lược y tế dự phòng, chiến lược truyền thông IEC, lập các chính sách quốc gia

Ngân sách y tế: cấp vốn y tế ở mức độ vi mô và vĩ mô, phân tích nhu cầu chăm sóc sức khỏe, rà soát chi phí công, trang thiết bị ngành y tế

Bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội: phân tích đối chứng, đánh giá chi phí, đánh giá thống kê bảo hiểm trong ngành y.

Page 11: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 4

ĐỘI NGŨ CỦA CHÚNG TÔI

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, chúng tôi đã xây dựng cơ sở dữ liệu gồm hơn 200 tư vấn quốc tế, trên 400 tư vấn trong nước và liên tục được cập nhật. Nhờ vậy, chúng tôi có thể huy động họ một cách nhanh chóng. Các dịch vụ của ASEC bao gồm tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, bao gồm xác định dự án, lập, khảo sát dự án, hỗ trợ quản lý dự án và thực hiện, giám sát và đánh giá. Phần lớn cán bộ và tư vấn của chúng tôi được đào tạo tại nước ngoài.

Với mục đích thực hiện thành công các dự án đa dạng và phức tạp, ASEC xây dựng quy trình cung cấp các dịch vụ tư vấn một cách chuyên nghiệp nhằm đáp ứng được mục tiêu của các đối tượng khác nhau. Cách tiếp cận tổng hợp này tạo nên sự linh hoạt cần thiết để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Đội ngũ tư vấn của ASEC bao gồm các kỹ sư, các chuyên gia tài chính, pháp lý, kinh tế học, các quản lý dự án cao cấp những người có kinh nghiệm phong phú trong việc quản lý và thực hiện các Dự án.

Không chỉ có kinh nghiệm và năng lực thực hiện các dự án ngắn hạn sử dụng vốn của Nhà nước và các công ty tư nhân, chuyên gia của ASEC còn đủ năng lực thực hiện các dự án quy mô lớn và dài hạn do các tổ chức quốc tế đa phương tài trợ như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và JBIC (JICA).

Tư vấn của ASEC đã có mặt tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, hỗ trợ hầu hết các chính quyền địa phương. Kinh nghiệm địa lý phong phú đã giúp ASEC quen thuộc với các đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hóa ở mọi vùng của đất nước.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ

Là một công ty tư vấn gia nhập thị trường sau các tên tuổi khác, nhưng dưới sự lãnh đạo của bộ máy điều hành tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng như Cambridge (Anh), Queensland (Ôxtrâylia), ASEC đã phát triển nhanh chóng nhờ áp dụng các công cụ quản lý hiện đại nhất của thế giới như các hệ thống thông tin quản lý (MIS), cơ sở dữ liệu vận hành trên nền điện toán đám mây (cloud computing-based databases). Nhờ đó, các tư vấn của chúng tôi có thể thực hiện dự án, lập báo cáo theo thời gian thực và phối hợp theo nhóm dù đang làm việc tại các tỉnh khác nhau như thể đang ngồi cùng một văn phòng (giải pháp văn phòng điện tử e-Office).

Đã từng làm việc với McKinsey & Company trong một số dự án về tư vấn quản lý, lãnh đạo ASEC đang áp dụng mô hình phát triển của công ty này, phấn đấu sớm đưa ASEC trở thành một công ty tư vấn đầy tên tuổi trong khu vực ASEAN trong 5 năm tới theo đúng ý tưởng của các nhà sáng lập ngay từ những ngày đầu tiên.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Công ty có 8 bộ phận chức năng như sau:

• Hạ tầng, cấp thoát nước và xử lý nước thải

• Môi trường – xã hội và biến đổi khí hậu

• Nông nghiệp và phát triển nông thôn

• Cải cách hành chính và nâng cao năng lực thể chế

• Quản lý dự án

• Phát triển kinh doanh và đấu thầu

• Hành chính-kế toán

• Trung tâm Dữ liệu (Data Center)

Page 12: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 5

Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

BAN GIÁM ĐỐC

THƯ KÝ

CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Phòng Hành chính và Tài chính Trung tâm dữ liệu

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng hạ tầng và cấp thoát nước

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phòng Phát triển kinh doanh

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Cải cách hành chính và nâng cao năng lực thể chế

Phòng Môi trường, xã hội và biến đổi khí hậu

Phòng Quản lý dự án

GIÁM ĐỐC

Page 13: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 6

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

Khách hàng của chúng tôi bao gồm các cơ quan, ban ngành thuộc Bộ máy Nhà nước, các công ty nhà nước và tư nhân và các tổ chức quốc tế. Các dự án thực hiện thành công được tài trợ bởi các tổ chức sau:

Các nhà tài trợ

Các tổ chức NGOs quốc tế

Các Bộ của Việt Nam

Bộ Tài Chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Y tế

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Xây dựng

Page 14: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 7

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

STT Đối tác nước ngoài Quốc gia Logo

1 PDP Australia Pty Ltd (PDP) Australia

2

Training and Technology Transfer (TTT) New Zealand

3

Witteveen Boss Hà Lan

4 PM Group Ai-len

5

TEMPO ALTYAPI Thổ Nhĩ Kỳ

6 PT. INACON Luhur Pertiwi (INACON) Indonesia

7 HB Consultants Limited Bangladesh

8

Maxwell Stamp Ltd. (MSL) Bangladesh

9

ReDI Hàn Quốc

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Phòng 412, tòa nhà F4, phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: +84 (4) 6269 8701Fax: +84 (4) 6269 8702

Email: [email protected] Website: www.asec.com.vn

Page 15: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 8

1.2 Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC)

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương

Tên tiếng Anh: Indochina Research and Consulting, JSC

Tên viết tắt: IRC

Trụ sở: Số 103 – Nhà B1 Tập thể Vĩnh Hồ - Phường Thịnh Quang – Quận Đống Đa – Hà Nội

Giấy phép kinh doanh số: 0103487339

Mã số thuế: 0103487339

Ngày thành lập: 03/03/2009: thành lập Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương với số vốn điều lệ là 600 triệu VNĐ

10/06/2010: chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, tên gọi mới là Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương với số vốn điều lệ là 4 tỷ VNĐ

SỨ MỆNH

Thông qua việc cung cấp kiến thức và giải pháp cho những vẫn đề lĩnh vực phát triển, IRC mong muốn đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam và khu vực.

TẦM NHÌN

IRC hướng tới một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn các vấn đề phát triển tại Việt Nam và khu vực.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC) là một tổ chức nghiên cứu khoa học và tư vấn được thành lập bởi các sáng lập viên là những cán bộ nghiên cứu được đào tạo tiến sỹ tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Hà Lan, Pháp, Úc, và Nhật. Trước khi chính thức đi vào hoạt động tháng 03/2009, các thành viên sáng lập của IRC đã hợp tác trên rất nhiều các dự án nghiên cứu về giảm nghèo và phát triển Việt Nam.

Trong hơn một thập kỷ qua, những thành viên của IRC Việt Nam đã thực hiện nhiều các dự án nghiên cứu và tư vấn về đói nghèo và bất bình đẳng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính vi mô, thị trường lao động trong quá trình chuyển đổi, di cư, hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách công, bình đẳng giới và bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, đánh giá tác động của chương trình/chính sách và đặc biệt là thực hiện các cuộc điều tra kinh tế xã hội. Thông qua các dự án này, Công ty đã đưa ra sản phẩm nghiên cứu có ý nghĩa: một phần được xuất bản trên các tạp chí quốc tế uy tín; phần khác được công bố dưới dạng các báo cáo tư vấn; và rất nhiều các kết quả khác được trình bày tại các cuộc đối thoại, hội thảo trong và ngoài nước.

Page 16: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 9

Kể từ khi thành lập cho đến nay, IRC đã từng bước mở rộng đội ngũ, củng cố các lĩnh vực nghiên cứu tạo các cơ sở cần thiết để trở thành một tổ chức nghiên cứu và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam về các vấn đề phát triển.

NGUỒN LỰC NHÂN SỰ

09 tư vấn cao cấp (có học vị tiến sỹ, đào tạo tại nước ngoài);

09 chuyên gia tư vấn (có học vị thạc sỹ, đào tạo tại nước ngoài);

20 cố vấn, cộng tác viên thường xuyên (có trình độ sau đại học, đào tạo cả ở nước ngoài và Việt Nam);

05 cán bộ quản lý, hành chính (01 trình độ đại học và 01 trình độ sau đại học);

08 tư vấn quốc tế (các giáo sư của một số trường đại học nước ngoài có chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế triển khai dự án tại Việt Nam).

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN

Các hoạt động nghiên cứu và tư vấn của IRC tập trung vào bốn lĩnh vực chuyên môn chính sau đây:

Nghèo, bất bình đẳng, an sinh xã hội: tập trung vào các lĩnh vực giảm nghèo, bất bình đẳng, nghèo dân tộc thiểu số, nghèo thành thị, di cư, hệ thống bảo trợ xã hội, an sinh xã hội.

Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong các chương trình/ dự án phát triển: tư vấn thiết kế các chương trình/ dự án; hỗ trợ cố vấn kỹ thuật cho thiết kế hệ thống giám sát và đánh giá (M&E), đánh giá tác động và thực hiện các cuộc điều tra kinh tế, xã hội với quy mô lớn.

Vận động chính sách phát triển: dựa trên các kết quả nghiên cứu (evidence-based research) tiến hành các đối thoại, hội thảo, trao đổi, đưa ra các đề xuất và ý kiến tham vấn (khi được hỏi) đối với các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề phát triển.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn: nghiên cứu về các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hệ thống nông nghiệp, hệ thống lâm nghiệp, quản lý tài nguyên trong nông – lâm nghiệp, phân tích chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường, phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và miền núi.

Điều tra kinh tế-xã hội: thiết kế, tổ chức thực hiện, phân tích dữ liệu các cuộc điều tra kinh tế - xã hội để cung cấp thông tin cho lập chính sách; xây dựng chương trình/dự án phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương.

ĐỐI TÁC CỦA IRC

Đối tác quốc tế

Ngân hàng Thế giới (The World Bank: http://www.worldbank.org/) Chương trình Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP: http://www.undp.org/ ) Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF: http://www.unicef.org/) Cơ quan Phát triển Anh

(DFID: https://www.gov.uk/government/world/organisations/dfid-vietnam)

Page 17: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 10

Cơ quan Hợp tác Phát triển Úc (AusAID: http://www.ausaid.gov.au/) Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan Mạch (DANIDA: http://vietnam.um.dk/en/danida-en/) Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD: http://www.ifad.org/) Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB: http://www.adb.org/) Đại sứ quán Phần Lan (Finland's Embassy: http://www.finland.org.vn/ ) Các Tổ chức Phi chính phủ khác: ActionAid, Oxfam, Plan International…

Đối tác trong nước

Thanh tra Chính phủ (GIV: http://thanhtra.gov.vn) Ủy ban Dân tộc (CEMA: http://cema.gov.vn/) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI: http://www.mpi.gov.vn/) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA: http://www.molisa.gov.vn/) Bộ Giáo dục và Đào tạo (MoET: http://moet.gov.vn) Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ Nông nghiệp Phát triển

Nông thôn (IPSARD: http://www.ipsard.gov.vn/) Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (CAF: http://www.caf.org.vn/)

Page 18: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 11

2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN

2.1 Giới thiệu chung về Dự án

Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên do WB tài trợ nhằm cải thiện sinh kế của các hộ gia đình nghèo ở các xã mục tiêu trong 26 huyện vùng cao của khu vực miền Trung của Việt Nam, thuộc 6 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dự án sẽ tập trung cải thiện sinh kế cho khoảng 284.600 hộ gia đình thuộc 130 xã nghèo nhất, đa số những người hưởng lợi từ dự án thuộc các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau trong khu vực này.

Dự án sẽ được triển khai theo 4 hợp phần:

Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn/bản: cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, và tạo việc làm trong xây dựng CSHT. Hợp phần 1 gồm 2 tiểu hợp phần: Cụ thể (i) THP 1.1: Phát triển CSHTcấp xã và thôn bản; và (ii) THP 1.2: Vận hành và bảo trì

Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững: củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng; đa dạng hóa các loại hình sinh kế sản xuất hàng hóa; và phát triển sinh kế kết nối thị trường thông qua hợp tác với khu vực doanh nghiệp để cải thiện thu nhập bền vững. Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần là (i) THP 2.1: Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập, và (ii) THP 2.2: Phát triển liên kết thị trường.

Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, nâng cao năng lực và truyền thông: cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện, kể cả CSHT kinh tế và xã hội, để thúc đẩy sản xuất, tăng cường tiếp cận dịch vụ công cộng; đồng thời nâng cao năng lực cán bộ; thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức. Hợp phần 3 gồm ba tiểu hợp phần. Cụ thể (i) THP 3.1: Phát triển CSHT kết nối; (ii) THP 3.2: Nâng cao năng lực, và (iii) THP 3.3: Truyền thông và Chia sẻ Tri thức.

Hợp phần 4: Quản lý Dự án: đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án.

2.2 Giới thiệu chung khu vực nghiên cứu

Khu vực dự án gồm 130 xã thuộc 26 huyện phân bố ở 4 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum thuộc Tây Nguyên và hai tỉnh liền kề là Quảng Ngãi, Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Điều kiện tự nhiên

Vùng dự án tại các tỉnh Tây Nguyên bao gồm một loạt cao nguyên liền kề có độ cao từ 500-1500m so với mặt nước biển. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những núi cao thuộc dãy Nam Trường Sơn. Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến hết tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4).

Vùng dự án tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi: Quảng Nam giáp với phía Bắc của Tây Nguyên, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung với địa hình tương đối phức tạp, trong đó vùng đồi núi chiếm tới 72% diện tích tự nhiên. Ba huyện của Quảng Nam (gồm Nam Giang, Phước Sơn, và Nam Trà My) được chọn vào vùng dự án là những huyện nghèo nhất của tỉnh (và cũng nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước). Quảng Ngãi giáp với phía đông của vùng Tây Nguyên, có địa hình tương đối phức tạp với tổng diện tích tự nhiên là 5.152,7 km2 và khoảng 129 km đường bờ biển. Tương tự như vùng Tây Nguyên, khí hậu tại tỉnh Quảng Nam và

Page 19: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 12

Quảng Ngãi phân hóa thành mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên có chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.

Phần lớn diện tích đất của vùng dự án ở cả 6 tỉnh là đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, phần nhiều diện tích đất lâm nghiệp ở đây là thuộc các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, và khu bảo tồn thiên nhiên. Đất lâm nghiệp sản xuất chiếm một tỷ trọng không lớn (khoảng 18% tổng diện tích đất lâm nghiệp). Một phần trong số đất lâm nghiệp sản xuất là đất đá hoặc đất đã bạc mầu nên khó canh tác. Dân số vùng dự án

Các tỉnh thuộc vùng dự án có mật độ dân số khá thấp so với cả nước. Theo Niêm giám Thống kê 2011, mật độ dân số vùng Tây Nguyên là 97 người/km2 trong khi mật độ dân số của cả nước là 265 người/km2. Các huyện dự án ở Quảng Ngãi có mật độ dân cư là 62 người/km2, trong khi đó các huyện dự án ở Quảng Nam có mật độ dân cư chỉ ở mức 19 người/km2. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở các huyện vùng dự án tương đối cao (45%-65%).

Thành phần dân tộc tại vùng dự án rất đa dạng. Theo số liệu của Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011, chỉ tính riêng trên địa bàn 26 huyện dự án có đến 41 dân tộc cùng sinh sống, trong đó các nhóm dân tộc thiểu số chiếm 60%. Tỷ lệ nghèo

Tính toán từ Tổng điều tra nông nghiệp 2011, thu nhập bình quân đầu người của vùng Tây Nguyên và Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chỉ bằng 70-80% cả nước. Trong số 4 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum là tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu người mức nhất (thu nhập bình quân là 947 nghìn đồng/tháng, tương đương 87% mức trung bình vùng Tây Nguyên, 68% mức trung bình cả nước). Nếu tính trong toàn vùng dự án thì hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là địa bàn có mức thu nhập bình quân thấp nhất (tương ứng là 935 và 909 nghìn đồng/tháng).

Do thu nhập bình quân đầu người thấp nên tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh vùng dự án khá cao. Tính theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTB&XH, tỷ lệ nghèo cả nước năm 2011 đã giảm xuống còn 12,6% nhưng tỷ lệ nghèo các tỉnh vùng dự án vẫn trên dưới 20%. Tỷ lệ nghèo cao nhất là tỉnh Kon Tum (28,9%) tiếp đến là Đắk Nông (26,5%) và Gia Lai (24,5%) (theo Niên giám Thống kê 2011).

Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao so với tuổi và cân nặng so với tuổi ở khu vực Tây Nguyên cũng ở mức đáng lo ngại nhất cả nước; tỷ lệ nhập học cấp tiểu học thấp nhất cả nước và chỉ có ít hơn một nửa trẻ em trong độ tuổi đang học THCS. Rất nhiều hộ gia đình DTTS tham gia vào các công việc bấp bênh hay làm nhiều công việc khác nhau, tình trạng nợ nần thường xuyên tiếp diễn. Điều đáng lo ngại là tình trạng nghèo của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên được ghi nhận trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của vùng đạt mức cao gần hai lần mức trung bình của cả nước trong hơn một thập kỷ qua (ở mức 12%).

Tỷ lệ nghèo tại các huyện dự án cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn tỉnh. 26 huyện dự án có tỷ lệ nghèo trung bình vùng nông thôn là 45% cao hơn ít nhất là 2,5 lần so với tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn phạm vi toàn quốc (17,4%). Các huyện dự án tại Quảng Nam và Quảng Ngãi là những huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất (tương ứng là 78% và 56%); trong khi đó, các huyện dự án ở Gia Lai và Kon Tum có tỷ lệ nghèo tương đương với 50%. Các huyện dự án của hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk là những huyện có tỷ lệ nghèo thấp hơn đáng kể so với các huyện dự án ở những tỉnh còn lại (tương ứng ở mức 30% và 36%). So sánh với mức trung bình chung của các tỉnh dự án, tỷ lệ nghèo tại các huyện dự án cao hơn từ 1,5 đến 2,7 lần. Các huyện dự án ở Quảng Nam và Quảng Ngãi có chênh lệch về tỷ lệ nghèo so với mức trung bình toàn tỉnh lớn nhất. Đối với các tỉnh còn lại, chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa các huyện dự án và mức chung của tỉnh không lớn như tại Quảng Nam và Quảng Ngãi nhưng cũng rất đáng kể.

Page 20: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 13

3 TÓM LƯỢC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

3.1 Hiểu biết của Tư vấn về Nhiệm vụ được giao

Một trong những hợp phần quan trọng của dự án “Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên” là “Xây dựng hạ tầng kết nối, nâng cao năng lực và truyền thông”. Hợp phần hướng tới tăng cường tính kết nối của hệ thống CSHT kinh tế và xã hội ở địa phương, trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động sinh kế và góp phần cải thiện tiếp cận CSHT kinh tế và xã hội trong phạm vi địa phương. Đồng thời qua đó huy động được tối đa lợi thế, điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu giữa các khu vực, vùng miền tạo điều kiện giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh và hỗ trợ phát triển kinh tế. “Kết nối” được hiểu là tăng kết nối về kinh tế và xã hội giữa đối tượng hưởng lợi với CSHT kinh tế (như đường giao thông, thủy lợi ...), CSHT xã hội (như cung cấp thông tin thị trường, thông tin việc làm, cải thiện tiếp cận giáo dục, y tế ...), hoặc thúc đẩy kết nối giữa nông dân với các cơ sở chế biến, doanh nghiệp. Trong dự án, các CSHT kết nối “mềm” (như thông tin thị trường, thông tin việc làm, tiếp cận CSHT xã hội khác) được khuyến khích ưu tiên đầu tư nhiều hơn thay vì tập trung vào CSHT kết nối “cứng” (như đường giao thông, thủy lợi).

Dịch vụ tư vấn “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” gắn liền với Hợp phần này. Nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố “phần cứng” và “phần mềm”, nhưng trong đó chú trọng chủ yếu vào yếu tố “phần mềm” trong kết nối các hoạt động sinh kế, lao động và việc làm nông thôn. Các hình thức kết nối có thể bao gồm nhưng không giới hạn như cơ sở hạ tầng các cấp thôn, bản, liên thôn, xã và liên xã, huyện và xã ..., kết nối trên các khía cạnh kinh tế-xã hội (thị trường lao động và các dịch vụ việc làm, kết hợp đầu vào và thị trường đầu ra trong sản xuất nông nghiệp, tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức và tham gia vào các tổ chức hợp tác xã) ..., kết nối với thị trường và vùng sản xuất trên góc độ các mối liên kết về thông tin, quảng cáo ...

Liên quan đến kết nối phần cứng, nghiên cứu sẽ xác định các điểm kết nối có thể tạo sự liên kết và hợp tác về kinh tế giữa các vùng miền nhằm tập trung nguồn lực và đầu tư vào một số cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu suất và tính hiệu quả. Trong đó, việc sử dụng lao động địa phương được khuyến khích trong thi công các hạng mục đầu tư. Nguồn lực của dự án cũng được khuyến khích lồng ghép với các nguồn vốn khác trên địa bàn. Từ đó, quy định của NHTG về an toàn xã hội và môi trường, về đền bù và giải phóng mặt bằng cần được áp dụng cho toàn bộ hạng mục đầu tư.

Liên quan đến hỗ trợ phần mềm, nghiên cứu sẽ đề xuất một số cơ chế và thể chế thích hợp để nâng cao hiệu quả, phương án tổ chức về sản xuất nông nghiệp, sinh kế bền vững, sử dụng đất đai, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho lao động trong khu vực nông thôn ...

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:

Đánh giá và chỉ rõ thực trạng các kết nối sẵn có trong khu vực, nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ;

Phân tích rõ thực trạng các mối liên kết giữa hạ tầng, sản xuất và tiêu thụ ... và tác động của nó với mục tiêu cải thiện sinh kế, đa dạng hóa thu nhập cho người dân trong phạm vi dự án;

Đề xuất, kiến nghị các giải pháp cũng như khuyến nghị việc tổ chức, thực hiện và củng cố các hoạt động của dự án từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện dự án nhằm tăng cường mục tiêu kết nối giữa các hợp phần của dự án và khắc phục điểm yếu, nguy cơ được chỉ rõ trong quá trình hỗ trợ kết nối nhằm đạt hiệu quả và mục tiêu của dự án;

Tăng cường sự kết nối và tham gia của người dân vào công tác duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng.

Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa người dân – người dân, người dân – thị trường.

Page 21: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 14

3.2 Phương pháp tiếp cận và Phương pháp luận triển khai Dịch vụ

3.2.1 Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận của tư vấn đề xuất ở dưới có tính đến những điều kiện đặc thù của các địa phương trong việc thực hiện nghiên cứu dựa trên các nhiệm vụ sau:

Phối hợp chặt chẽ với Ban chuẩn bị dự án TW, các Ban chuẩn bị dự án tỉnh, huyện, xã và các cơ quan có liên quan;

Thu thập số liệu chính xác và thực hiện phân tích tốt các số liệu thu được

Sự tham gia của cộng đồng thực hiện và các bên liên quan chính;

Tính công khai và minh bạch.

a) Phối hợp chặt chẽ với Ban chuẩn bị dự án TW, các Ban chuẩn bị dự án tỉnh, huyện, xã và các cơ quan có liên quan

Tư vấn nhận thấy để thực hiện thành công và đúng thời hạn nhiệm vụ tư vấn thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ban chuẩn bị dự án TW, các Ban chuẩn bị dự án tỉnh, huyện/ xã và các cơ quan khác có liên quan. Đặc biệt với Ban chuẩn bị dự án TW, với chức năng là đơn vị chỉ đạo điều hành, quá trình thực hiện dự án, làm đầu mối liên lạc với các Ban chuẩn bị dự án tình và cấp địa phương.

Tư vấn hiểu rõ trách nhiệm của mình trước Ban chuẩn bị dự án TW và sự cần thiết phải thiết lập mối quan hệ và hợp tác tốt trong công việc nhằm đảm bảo hoàn thành với chất lượng cao nhiệm vụ tư vấn của mình. Vì vậy Tư vấn sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận định hướng vào mục tiêu thành công của dịch vụ và mang tính thân thiện trong đó có các cuộc họp phối hợp thường xuyên với các cán bộ Ban chuẩn bị dự án TW, các Ban chuẩn bị dự án tỉnh nhằm thu thập được đầy đủ thông tin phục vụ nghiên cứu.

b) Thu thập số liệu chính xác và thực hiện phân tích tốt các số liệu thu được

Đây là nghiên cứu đánh giá cả về hai mặt định lượng và định tính do đó thông tin thu thập được đòi hỏi độ tin cậy cao, vì vậy với mỗi thông tin thu thập được cần phải có sự kiểm chứng nhất định để đảm bảo rằng thông tin đưa vào xử lý là hoàn toàn xác thực và có chất lượng cao.

Nhóm tư vấn cũng sẽ kết hợp các phương pháp định lượng và định tính trong đánh giá các xã dự án. Nhiều khía cạnh vô hình của dự án sẽ được đánh giá như thành công của các quy trình có sự tham gia và những khía cạnh này không thể được đánh giá một cách hiệu quả nếu sử dụng các phương pháp khảo sát chính thức. Nhóm tư vấn sẽ xây dựng một nghiên cứu có sự kết hợp các phương pháp có sự tham gia để đảm bảo các khía cạnh không thể định tính và định lượng được của dự án sẽ được đánh giá đầy đủ.

Thu thập thông tin.

Thông tin thu thập được trong quá trình làm việc hiện trường chủ yếu thông qua hình thức phỏng vấn và thảo luận nhóm nhỏ. Thông tin được xử lý theo hai hình thức định tính và định lượng. Cách thức tiến hành có thể tóm tắt như sau:

Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ của Ban chuẩn bị dự án tỉnh, huyện, xã và các cơ quan có liên quan;

Thảo luận và tham vấn với Ban chuẩn bị dự án tỉnh, huyện, xã để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao thu nhập tại địa phương, kết nối giữa người nông dân và thị trường.

Thu thập các thông tin kinh tế - xã hội của các xã, huyện nghiên cứu, quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội định hướng 5 năm, 10 năm,…

Page 22: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 15

Tiến hành thảo luận nhóm nhỏ tập trung tại cấp xã và cấp thôn để tìm hiểu/đánh giá nhanh nhu cầu của người dân địa phương về sinh kế, cải thiện và nâng cấp công trình cơ sở hạ tầng, ….. Sự tham gia của người dân vào các công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.

Phân tích định tính.

Sau khi kết thúc phỏng vấn thảo luận nhóm nhỏ tại thực địa và thu thập đầy đủ phiếu khảo sát, chuyên gia tư vấn dựa trên những ghi chép, những thông tin thu được từ các buổi phỏng vấn, các câu trả lời trong phiếu để tiến hành phân tích định tính.

Phân tích định lượng.

Khi đã tập hợp đầy đủ các số liệu từ các phiếu khảo sát, tư vấn tiến hành phân tích định lượng bằng việc sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Access.

Phân loại.

Các kết quả phân tích định tính và phân tích định lượng giúp Nhóm tư vấn phân loại, đánh giá được sự phù hợp trong cách tiếp cận dự án. Các khía cạnh quan hệ đối tác, sự cam kết, trao đổi thông tin, hỗ trợ giữa các bên và can thiệp của dự án cần đựợc chú ý trong khi đánh giá tính phù hợp của phương pháp tiếp cận.

c) Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan chính.

Sự tham gia của cộng đồng.

Tư vấn sẽ bám sát phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhóm tư vấn sẽ sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia như kim chỉ nam cho nghiên cứu này. Phương pháp này sẽ cho một kết quả nghiên cứu sát thực tế với đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.

Sự tham gia của chính quyền địa phương và các cơ quan khác.

Một yếu tố rất cần thiết là Tư vấn có được sự tin tưởng hoàn toàn, sự hỗ trợ và phối hợp của các bên liên quan chính trong dự án để có thể thực hiện thành công nghiên cứu này. Sự phối hợp tốt giữa các cơ quan trong tỉnh sẽ giúp tư vấn tiếp cận một các nhanh nhất tới các dữ liệu cần thu thập cho quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ đảm bảo giúp Tư vấn hoàn thành công việc đúng tiến độ và tránh lãng phí thời gian.

Việc thực hiện dịch vụ tư vấn sẽ rất thuận lợi nếu Tư vấn có được sự phối hợp chặt chẽ từ phía các sở ban ngành cấp tỉnh. Sự phối hợp đó sẽ giúp đẩy nhanh các quy trình tham vấn cộng đồng. Sự phối hợp chặt chẽ cũng giúp đảm bảo rằng việc thực hiện sẽ đúng theo lịch trình và có được sự đồng thuận giữa các bên liên quan.

d) Tính công khai và minh bạch.

Thực tế cho thấy việc thông tin được công khai, minh bạch sẽ hạn chế những định hướng sai lệch trong bất cứu một nghiên cứu nào. Tư vấn hiểu rằng công khai và minh bạch thông tin càng nhiều càng tốt trong khi thực hiện dịch vụ sẽ cho một kết quả đánh giá chính xác và khách quan, từ đó sẽ có những định hướng thích hợp, những khuyến nghị kịp thời cho nghiên cứu đánh giá.

3.2.2 Các phương pháp luận

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng, Tư vấn đề xuất các phương pháp sau có thể được sử dụng trong dự án này:

Xem xét, nghiên cứu, phân tích tài liệu và các báo cáo.

Page 23: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 16

Nhóm đánh giá sẽ xem xét và nghiên cứu các văn bản, kế hoạch ban đầu, các nghiên cứu do Dự án đã thực hiện trước đó, các tài liệu khác có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, huyện, xã dự án, … các quy hoạch cấp tỉnh, huyện, xã,…

Điều tra thu thập thông tin.

Trưởng nhóm tư vấn sẽ phân công cụ thể cho mỗi thành viên trong Nhóm tập trung quan sát một khía cạnh của vấn đề trong quá trình đi thực địa. Bằng kinh nghiệm và cảm quan của mình, khi sử dụng phương pháp này Nhóm tư vấn sẽ rút ra được các giả thuyết, nhận định sơ bộ và kiểm chứng chúng bằng các dữ liệu thu thập được trong chuyến khảo sát.

Phỏng vấn và thảo luận các nhóm nhỏ.

Tại mỗi xã, trong các buổi thảo luận nhóm, các thành viên trong Nhóm tư vấn làm việc theo các nhóm nhỏ đại diện các hộ gia đình. Tư vấn sẽ chuẩn bị những câu hỏi cơ bản và chủ đề xác định trước nhằm thu thập được thông tin tối đa trong điều kiện thời gian có hạn. Việc bố trí thảo luận theo từng nhóm hộ, người dân như vậy sẽ giúp Nhóm tư vấn hiểu sâu hơn về tác động của dự án đối với người nghèo và phụ nữ. Mỗi cuộc thảo luận nhóm sẽ diễn ra từ 2-3 tiếng. Để hỗ trợ cho các cuộc thảo luận nhóm này, nhóm đánh giá sẽ sử dụng các công cụ nghiên cứu như: khuyến khích phát biểu ý kiến tự do, phân tích những thành công và hạn chế của dự án theo góc nhìn của người nghèo và phụ nữ, phân tích tính bền vững của các hoạt động dự án sau khi dự án kết thúc.

Kiểm tra kết quả nghiên cứu.

Các thông tin thu thập ở các xã trong từng huyện được Tư vấn tập hợp, phân tích và trao đổi với Ban chuẩn bị dự án huyện để thu thập ý kiến phản hồi. Sau đó nhóm tư vấn sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện các thông tin, phân tích và đánh giá.

3.3 Kế hoạch thực hiện

Dựa trên cơ sở những yêu cầu của thông báo mời Quan tâm, Tư vấn đã tiến hành xem xét các hoạt động cần thiết và sẽ phân chia dịch vụ của mình thành các bước chính, trong đó các bước có thể được tiến hành song song và xen kẽ chẳng hạn như một hoạt động có thể được bắt đầu trước khi hoạt động trước đó được hoàn thành. Phương pháp này có thể giúp tránh lãng phí thời gian trong khi lại có thể tận dụng tối đa sự tham gia của các tư vấn. Các bước này được trình bày trong Hộp 3.1 dưới đây.

Hộp 3.1 – Các bước chính theo Phương pháp luận của tư vấn.

Bước 1 - Giai đoạn đầu kỳ

Bước 2 - Giai đoạn khảo sát thực địa

Bước 3 - Dự thảo Báo cáo nghiên cứu, hội thảo và báo cáo cuối cùng

Bước 1 - Giai đoạn đầu kỳ.

Nhóm tư vấn sẽ được huy động từ các cán bộ tư vấn giàu kinh nghiệm trong việc thực hiện nghiên cứu đáp ứng tốt các yêu cầu của Khách hàng. Sau khi tập hợp lại, Nhóm tư vấn sẽ trao đổi, thảo luận nội bộ về phương thức làm việc. Vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên sẽ cũng được làm rõ. Nhóm Tư vấn sẽ xây dựng bộ câu hỏi/đề cương thực hiện phù hợp với đặc thù của nghiên cứu.

Các cuộc họp với Ban chuẩn bị dự án TW.

Tư vấn sẽ tổ chức một cuộc họp với cán bộ liên quan của Ban chuẩn bị dự án TW để thảo luận và làm rõ tất cả các khía cạnh của công việc tư vấn. Điều này sẽ tạo cơ sở để từ đó Tư vấn có thể tạo sự tin tưởng lẫn nhau và có được sự hiểu biết sâu hơn về lịch trình công việc đề xuất.

Page 24: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 17

Thu thập dữ liệu, xem xét và nghiên cứu tài liệu.

Nhóm đánh giá sẽ thu thập các thông tin có liên quan của dự án sẵn có phục vụ công việc của mình bao gồm các báo cáo nghiên cứu ban đầu, dữ liệu điều tra cơ sở, các báo cáo nghiên cứu khả thi cấp tỉnh, huyện, xã,….

Lập kế hoạch nghiên cứu.

Trong bước này, Nhóm tư vấn sẽ thảo luận nội bộ để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn các chỉ số có thể kiểm chứng được một cách khách quan, lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu và hoàn thành thiết kế cho hoạt động nghiên cứuá. Các chỉ số, câu hỏi nghiên cứu và công cụ thu thập dữ liệu do Nhóm tư vấn đưa ra sẽ dựa trên các tiêu chí đơn giản, đo lường được, tính đại diện, phù hợp và kịp thời (SMART).

Nhóm tư vấn cũng đưa ra các tiêu chí để lựa chọn các huyện, xã, thôn nghiên cứu. Các xã khảo sát và nghiên cứu thực tế sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí: (i) Xã ở xa trung tâm huyện; (ii) Xã có tỷ lệ nghèo cao nhất; (iii) Xã có mô hình sinh kế của các Dự án khác được thực hiện thành công; (iv) … Các tiêu chí này sẽ được bàn bạc và thống nhất với Ban chuẩn bị Dự án TW.

Dựa trên thông tin về các huyện/xã đã xác định thực hiện khảo sát thực địa, Nhóm Tư vấn sẽ đưa ra một kế hoạch làm việc cụ thể bao gồm các vấn đề như làm việc với ai, cơ quan nào, thời gian, địa điểm làm việc, nội dung thông tin cần nắm được trong buổi làm việc đó là gì.

Bước 2 - Giai đoạn khảo sát thực địa

Sau khi xây dựng và hoàn chỉnh công cụ thu thập dữ liệu, Nhóm Tư vấn sẽ thông qua Ban chuẩn bị dự án TW, Ban chuẩn bị dự án tỉnh gửi văn bản tới các huyện/xã, các cơ quan liên quan nêu rõ lịch làm việc dự kiến. Trong thời gian đi thực địa tại các huyện/xã, Nhóm Tư vấn sẽ tiến hành phỏng vấn, quan sát hiện trường và thu thập dữ liệu ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Do thời gian đi thực địa không dài và để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, cuối mỗi ngày đi thực địa, nhóm Tư vấn sẽ họp lại trao đổi thông tin, sơ bộ nhập và tổng hợp dữ liệu. Sau thời gian làm việc tại mỗi huyện, Nhóm sẽ họp lại một lần bàn việc phân tích dữ liệu ban đầu, bàn phương hướng viết báo cáo, kịp thời trao đổi, tháo gỡ các vấn đề nảy sinh, tổng kết rút kinh nghiệm cho chuyến làm việc ở huyện sắp tới được hiệu quả hơn.

Bước 3 - Dự thảo Báo cáo nghiên cứu, hội thảo và báo cáo cuối cùng

Tổng hợp phân tích dữ liệu/số liệu và báo cáo hiện trường: Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ xã, huyện, tỉnh và các cơ quan có liên quan Tư vấn sẽ tiến hành nhập các số liệu vào các biểu mẫu đã được xác định từ giai đoạn đầu kỳ. Các thành viên trong nhóm tư vấn cũng sẽ dành thời gian tổng hợp các phát hiện, thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát tại hiện trường thành các báo cáo ngắn nhằm phục vụ quá tình viết báo cáo dự thảo nghiên cứu.

Dự thảo báo cáo nghiên cứu/Hội thảo/hoàn thiện báo cáo cuối cùng: Nhóm Tư vấn sẽ tiến hành viết các chương, phần của báo cáo ngay trong thời gian đi thực địa. Sau khi dự thảo báo cáo cuối cùng được hoàn tất, nhóm sẽ trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu và lồng ghép ý kiến của các bên tham gia phát biểu tại hội thảo một cách thích hợp vào dự thảo báo cáo, sau đó hoàn chỉnh và đưa ra báo cáo cuối cùng, kết thúc mọi công việc liên quan.

Page 25: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 18

4 NĂNG LỰC KỸ THUẬT VÀ KINH NGHIỆM CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN CỦA LIÊN DANH TƯ VẤN

4.1 Năng lực về kỹ thuật

ASEC và IRC là các đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn phát triển. Chúng tôi luôn tin tưởng rằng để đạt được mục tiêu, một trong những yếu tố quan trọng chính là năng lực và sự tận tâm của đội ngũ chuyên gia và cán bộ công ty. Đội ngũ nhân sự của chúng tôi là các tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân chuyên môn trình độ cao, có kinh nghiệm phong phú trong quản lý và thực hiện dự án. Theo đà phát triển, đội ngũ chuyên gia và cán bộ của chúng tôi đang tăng lên nhanh chóng cả về chất lượng cũng như số lượng. Được phân thành các phòng ban chuyên môn, ASEC và IRC có trụ sớ chính đặt tại Hà Nội với cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại. Các văn phòng tư vấn sẽ được thiết lập khi cần thiết và được đạt tại địa bàn dự án theo từng dự án cụ thể. Nhờ đó, chúng tôi có thể linh hoạt và chủ động trong các dịch vụ của mình, đáp ứng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng các yêu cầu của dự án. Trong các năm qua, chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án phát triển bền vững với các dịch vụ tư vấn đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và phát triển sinh kế, kết nối cơ sở hạ tầng nông thôn – đô thị, kết nối thông tin, dịch vụ, môi trường và biến đổi khí hậu, cải cách hành chính và nâng cao năng lực thể chế …Căn cứ trên kinh nghiệm đã thực hiện các dự án/dịch vụ tương tự, dưới đây, ASEC và IRC sẽ trình bày tóm tắt các năng lực kỹ thuật có liên quan của chúng tôi, các điểm mạnh và một số yếu tố khác làm căn cứ cho Quý Ban tham chiếu trong quá trình đánh giá hồ sơ được thuận lợi. Bảng tổng hợp dưới đây trình bày kinh nghiệm dự án có liên quan của Tư vấn:

Nôn

g ng

hiệp

Phát

triển

nôn

g th

ôn

Thực

hiệ

n tạ

i các

tỉnh

m

iền

Trun

g và

Tây

N

guyê

n

Giả

m n

ghèo

Phát

triển

bền

vữn

g

sở hạ

tầng

Khảo

sát

và đá

nh g

Stt Tên dự án Khách hang/ Nhà tài trợ Thời gian

CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ASEAN

1.

Hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng và các hộ nông dân Hợp tác xã sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng CSCC phát triển cà phê theo tiêu chuẩn thương mại công bằng Fair Trade

Công ty TNHH MTV

Cà phê Nguyên Huy

Hùng

2011 – đang thực

hiện

2.

Nghiên cứu về Nguyên nhân Nghèo của người dân tộc Khmer tại ĐBSCL thuộc Dự án Dự án Phát triển cộng đồng có sự tham gia giai đoạn II (PACODEII)

CARE 2012-2013

3.

Phát triển các hoạt động thương mại sinh thái (BioTrade) trong Dự án ngành thành phần tự nhiên, SECO - Đánh giá kinh tế xã hội của thành phần tự nhiên được lựa chọn

SECO 2012

Page 26: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 19

Nôn

g ng

hiệp

Phát

triển

nôn

g th

ôn

Thực

hiệ

n tạ

i các

tỉnh

m

iền

Trun

g và

Tây

N

guyê

n

Giả

m n

ghèo

Phát

triển

bền

vữn

g

sở hạ

tầng

Khảo

sát

và đá

nh g

Stt Tên dự án Khách hang/ Nhà tài trợ Thời gian

4. Dự án Phát triển các đô thị loại vừa, tiểu dự án TP Lào Cai, khoản tín dụng NHTG số 5031-VN

WB 2013 – 2017

5. Dự án Môi trường đô thị và thích ứng biến đổi khí hậu, ADB TA 8171-VIE ADB 2013

6. Nghiên cứu thị trường lâm sản và các mặt hàng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Công ty chế biễn gỗ xuất khẩu Bình Minh

Công ty chế biến gỗ xuất khẩu Bình

Minh

2011 - 2012

7. Tư vấn cho công ty Gia Bảo về các vấn đề tài chính và phân phối

Công ty TNHH Gia

Bảo

2011 – 2012

8. Hỗ trợ công ty Manh Sang để nâng cao quá trính quản lý hoạt động

Công ty Manh Sang

2011 – 2012

9. Dự án nâng cao năng lực về nước sạch và vệ sinh môi trường, Kiên Giang

Habitat for Humanity Vietnam

2012

10. Dự án Cải thiện sức khỏe và vệ sinh cho các nhóm dân tộc thiểu số ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, 2011-2013.

CWS 2013

11. Hỗ trợ công ty TNHH Huy Hùng trong các chiến lược phát triển kinh doanh và chiến lược hoạt động ngắn hạn và dài hạn

Công ty TNHH Huy

Hùng

2011 - 2012

12. Đánh giá toàn diện Chương trình Giáo dục và Đào tạo nghề kỹ thuật (TVET), KOICA KOICA 2013

CÔNG TY NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN ĐÔNG DƯƠNG

13.

Hỗ trợ kĩ thuật cải thiện hệ thống M&E và tài liệu hóa các hướng dẫn vận hành hệ thống- Các Dự án Hỗ trợ Phát triển của IFAD

IFAD 2010 - 2012

14. Chương trình “Nâng cao năng lực tổng thể ngành thanh tra - POSCIS” UNDP 2009

15. Xây dựng hệ thống M&E và Điều tra đầu kỳ cho Dự án Giảm nghèo Núi Phía Bắc giai đoạn II (NMPRP-II)

WB 2009

16.

Đánh giá phát thải gây hiệu ứng nhà kính dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị: Ứng dụng trong ngành chè và gạo tại Việt Nam giai đoạn I

GDS Hoa Kỳ 2011

Page 27: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 20

Nôn

g ng

hiệp

Phát

triển

nôn

g th

ôn

Thực

hiệ

n tạ

i các

tỉnh

m

iền

Trun

g và

Tây

N

guyê

n

Giả

m n

ghèo

Phát

triển

bền

vữn

g

sở hạ

tầng

Khảo

sát

và đá

nh g

Stt Tên dự án Khách hang/ Nhà tài trợ Thời gian

17.

Xây dựng Sổ tay hướng dẫn “Định hướng giảm nghèo bền vững tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015”

Ban Dân tộc Quảng Ngãi 2011

18.

Nghiên cứu toàn cầu về những phản ứng của khu vực tư nhân khi Chính Phủ thay đổi vai trò của mình đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn

ODI, Global Donor

Platform (Anh)

2011

19. Chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác duy tu và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng

AusAID 2011

20. Dự án ”Hỗ trợ hiện thực hóa Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 - Giai đoạn II” tỉnh Gia Lai

Bộ Ngoại Giao Phần

Lan 2010

21. Dự án “Đánh giá tác động các hoạt động truyền thông của ISP tại Quảng Ngãi năm 2010”

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.

2010 - 2011

22.

Thiết kế và thực hiện công tác tập huấn “ Sổ tay thực hiện ISP” cho cán bộ quản lý và các đối tác - Dự án hỗ trợ thực hiện chương trình 135-II – Tỉnh Quảng Ngãi

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.

2010

23. Dự án hỗ trợ kỹ thuật quản lý – Chương trình 135 giai đoạn II

Bộ Ngoại Giao Phần

Lan 2010

24. Dự án ”Xây dựng kế hoạch 5 năm ngành Y tế 2011 – 2016” Bộ Y tế/ EU 2010

25. Biên soạn cẩm nang hướng dẫn lập kế hoạch có sự tham gia cho Chương trình 135 của Chính Phủ

UNDP 2009 - 2010

26. Dự án “Nâng cấp hệ thống M&E” – Chương trình Phân cấp giảm nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre

IFAD 2011

Page 28: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 21

4.2 Kinh nghiệm các Dự án có liên quan của Liên danh tư vấn

4.2.1 Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC)

Dự án số 01/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng và các hộ nông dân Hợp tác xã sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng CSCC phát triển cà phê theo tiêu chuẩn thương mại công bằng Fair Trade

Giá trị hợp đồng: 120.000 USD

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Kon Tum

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng):

Khách hàng: Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng, Hợp tác xã sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng CSCC

Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ:

Địa chỉ:

Giá trị dịch vụ: 120.000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 2011 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): đang diễn ra

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có:

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí:Phạm Thị Chinh, Đặng Văn Trung, Đinh Phương Thảo

Mô tả chi tiết Dự án: Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ các hộ nông dân trồng cà phê ở Kon Tum có quy mô tổ chức hơn, có được chứng nhận cho cà phê của họ từ đó có thể bán ra thị trường nước ngoài với giá cao hơn. Tầm nhìn thương mại công bằng quốc tế là xây dựng một thế giới trong đó những người sản xuất có sinh kế đảm bảo, bền vững, phát triển tiềm năng và quyết định tương lai của chính mình. Đây là một mối quan hệ thương mại hướng đến sự công bằng và tạo điều kiện những người sản xuất có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với người tiêu dùng, cho phép người sản xuất tiếp cận các thị trường xuất khẩu dưới những điều kiện công bằng hơn, cải thiện vị thế của họ trong thương mại quốc tế, tiếp cận tốt hơn với tài chính, tham gia vào các chương trình xây dựng năng lực và chăm lo cho cuộc sống tốt hơn. Luôn có một sự tôn trọng, minh bạch và trao đổi giữa nhà sản xuất, thương lái và người tiêu dùng. Để trở thành thành viên của hệ thống thương mại công bằng, thương lái và những người sản xuất phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định được đề cập trong những Tiêu chuẩn Thương mại công bằng do Fairtrade International đề ra. FLO-CERT (công ty cấp giấy chứng nhận độc lập của Fairtrade) quản lý quá trình kiểm toán và chứng nhận để đảm bảo sự tuân theo các nguyên tắc nền tảng của Fair Trade. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Nghiên cứu chuỗi giá trị của thị trường cà phê được cấp giấy chứng nhận. Tư vấn thành lập các tổ nông hộ có tổ chức từ những nông dân nghèo. Kết nối thị trường giữa các nhà buôn tiềm năng cho Huy Hùng và Tổ Sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng CSCC trong thị trường châu Âu. Nâng cao năng lực cho các hộ nông dân bao gồm cả các hộ là người dân tộc thiểu số về thông tin thị trường và các kỹ năng quản lý. ASEC đã hỗ trợ họ xuất khẩu gần 1000 tấn cà phê Fairtrade với giá cao hơn giá thị trường (2.800 USD so với 2000 USD/triệu tấn). ASEC cũng hỗ trợ Huy Hùng đạt chứng nhận 4C cho 1.500 hecta để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và hỗ trợ thành lập tổ nông hộ cho người dân tộc thiểu số ở Đăk Hà sau sự thành công của CSCC.

Tên Công ty: ASEC

Page 29: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 22

Dự án số 02/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Nghiên cứu về Nguyên nhân Nghèo của người dân tộc Khmer tại ĐBSCL thuộc Dự án Dự án Phát triển cộng đồng có sự tham gia giai đoạn II (PACODEII)

Giá trị hợp đồng: 17,000 USD

Quốc gia: Vietnam Địa điểm thực hiện dự án: An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 4

Khách hàng: Care International Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 5

Địa chỉ:

Giá trị dịch vụ: 17,000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 11/ 2012 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): 2/2013

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có: N/A

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Đào Huy Khuê, Nguyễn Hồng Vũ

Mô tả chi tiết Dự án: Mục tiêu phát triển của dự án Pacode II là Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại các cộng đồng nghèo có đông người Khmer trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dự án thông qua với 2 mục tiêu cụ thể là:

• Mục tiêu 1: Các cộng đồng trong vùng dự án, bao gồm phụ nữ Khmer và phụ nữ nghèo hưởng lợi từ các loại hình bền vững của các tổ chức xã hội dân sự cấp cơ sở (các nhóm HTPN, tổ nhóm liên kết sinh kế…) để từ đó giúp họ tiếp cận các dịch vụ, cải thiện sinh kế và tham gia tích cực vào tiến trình phát triển cộng đồng.

• Mục tiêu 2: Các tổ chức và mạng lưới phát triển cộng đồng bền vững có năng lực để vận động chính sách cho các sáng kiến giảm nghèo trong các cộng đồng nghèo và cộng đồng có đông người Khmer đến với những nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác phát triển cấp địa phương và cấp tỉnh theo Pháp lệnh về Dân chủ cơ sở đang thực hiện tại địa phương.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Nghiên cứu là nhằm đưa ra những nguyên nhân gây nghèo của người Khmer và xác định những cơ hội hay thách thức cản trở đến việc phát triển kinh tế và sự phát triển nói chung của họ. Nghiên cứu sẽ hướng tới cấu trúc xã hội, thói quen và hành vi của của người Khmer và từ đó đề xuất hay thực hiện ra các tác động sinh kế tích cực và đưa ra những khả năng giảm nghèo cho người Khmer, nghiên cứu cũng được mong đợi là sẽ cung cấp được những chương trình can thiệp trong việc xác định các nguyên nhân gây nghèo cho người dân tộc Khmer một cách hiệu quả và mang tính toàn diện, đồng thời cũng sẽ là bằng chứng để tác động đến chính sách hỗ về khung nâng quyền cho người dân tộc thiểu số.

Tên Công ty: ASEC

Page 30: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 23

Dự án số 03/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Phát triển các hoạt động thương mại sinh thái (BioTrade) trong Dự án ngành thành phần tự nhiên, SECO - Đánh giá kinh tế xã hội của thành phần tự nhiên được lựa chọn

Giá trị hợp đồng: 13.000 USD

Quốc gia: VIETNAM Địa điểm thực hiện dự án: Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 2

Khách hàng: Helvetas Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 3

Địa chỉ: 298 F Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Giá trị dịch vụ: 13.000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): tháng 11/2012 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): tháng 12/2012

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có:

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Đào Duy Tùng, Nguyên Hồng Vũ

Mô tả chi tiết Dự án: Dự án được tài trợ bởi Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) trong giai đoạn ba năm từ năm 2012—2014 với tổng ngân sách là 1.000.000 USD. Thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia cung cấp các sản phẩm từ đa dạng sinh học được quốc tế công nhận, với các hoạt động về khai thác, sản xuất – chế biến và thương mại phù hợp với các mục tiêu của Công ước về Bảo tồn Đa dạng sinh học và các nguyên tắc của Thương mại Sinh học. Các kết quả từ sự đánh giá ban đầu của dự án trước tiên nhằm mục đích tìm hiểu về khái niệm Thương mại sinh học, các nguyên tắc, chứng nhận bổ sung cho các tổ chức của Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ và người tiêu dùng những người đặt kỳ vọng vào dự án và phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị là một cách bền vững để giải quyết những khó khăn hiện tại trong ngành Nis tại Việt Nam. Thứ hai, vấn đề cốt lõi và thách thức đặt ra ở đây là làm cách nào để đảm bảo những sản phẩm từ nguồn giá trị bền vững tạo được sự khác biệt so với các sản phẩm khác (vi dụ nhãn mác) và đưa các sản phẩm có giá trị cao hơn đến với người tiêu dùng. Thứ ba, một khó khăn lớn ở đây là nguồn cung cấp nguyên liệu thô tin cậy cho các nhà sản xuất và thương lái. Thêm vào đó, một số lượng lớn thảo dược được được nhập khẩu từ Trung quốc không có giá trị cao được trà trộn vào nguồn nguyên liệu. Cuối cùng là cơ quan thực thi quyền lực Chính phủ trung ương hoạt động kém hiệu quả và sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương cũng cần được cải thiện. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tư vấn chịu trách nhiệm tiến hành đánh giá cây Ba Đậu, cây Chè Dây, cây Hồi ở miền Bắc và cây Bá Bênh, cây Tỏi tây ở miềnTrung và miền Nam Việt Nam, các nhiệm vụ bao gồm như sau:

Rà soát tất cà các tài liệu liên quan để nắm được tình hình và bối cảnh chung. Chuẩn bị lập dàn ý các phương thức thiết kế nghiên cứu Tham vấn phương pháp luận và thiết kế dự thảo với nhóm dự án và ghi nhận phản hồi. Gặp nhóm dự án Thương mại sinh học để thảo luận mục tiêu nghiên cứu, thống nhất về phương

thức phối hợp, thảo luận cấu trúc báo cáo cuối kỳ. Tiến hành công tác thực địa để lấy kết quả khảo sát các câu hỏi về các vấn đề (phương thức tổ

chức canh tác của người dân, tính kinh tế của việc canh tác mùa màng, các dịch vụ hỗ trợ, vv; quyền sử dụng đất, khía cạnh kinh tế xã hội của việc thu thập những cây hoang dại, các dịch vụ thu gom, quy định, quy tắc và quản lý, vv)

Phân tích các kết quả thực địa Chuẩn bị báo cáo dự thảo trình lên nhóm dự án thương mại sinh học và ghi nhận phản hồi để hoàn

thành báo cáo.

Tên Công ty: ASEC

Page 31: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 24

Dự án số 04/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án Phát triển các đô thị loại vừa, tiểu dự án TP Lào Cai, khoản tín dụng NHTG số 5031-VN

Gía trị hợp đồng: 185.000 USD

Quốc gia: VIỆT NAM Địa điểm thực hiện dự án: TP Lào Cai

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 54

Khách hàng: Ban QLDA Phát triển đô thị TP Lào Cai Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 56

Địa chỉ: TP Lào Cai, Lào Cai

Giá trị dịch vụ: 95.000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm):: tháng 5/2013 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): tháng 12/2017

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp: 20

Tên Công ty liên danh, nếu có: DRCC

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí:Tôn Thiện Chiếu, Lê Thái Hà, Đinh Kiều Oanh, Trần Thu Hương

Mô tả chi tiết Dự án: Dự án Đầu tư xây dựng tạo ra bộ khung hạ tầng kỹ thuật là nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững TP Lào Cai. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng TP Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và Quốc tế. Dự án có bốn (04) hợp phần chính có tính cấp thiết và phù hợp với chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, bao gồm: (i) Hợp phần 1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ: bao gồm việc xây dựng mới hai khu tái định cư nhằm đáp ứng yêu cầu tái định cư của các hộ dân trong vùng dự án; (ii) Hợp phần 2: Cấp nước và cải thiện vệ sinh môi trường: Nhằm nâng cấp và cải thiện hệ thống cấp nước cho thành phố với công suất 12.000m3 ngày đêm (trong giai đoạn 1 đến năm 2015), giảm ngập úng tại khu vực phía bắc TP Lào Cai và cải thiện môi trường; (iii) Hợp phần 3: Đường và cầu đô thị: xây dựng các tuyến đường và cầu; (iv) Hợp phần 4: Tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Mục tiêu của dịch vụ tư vấn là nhằm thực hiện giám sát độc lập về an toàn môi trường và xã hội cho Dự án Phát triển các đô thị loại vừa - Tiểu dự án TP Lào Cai. Chính sách an toàn xã hội nhằm mục đích cung cấp các đánh giá độc lập về việc thực hiện Kế hoạch Tái định cư (RP) so với các mục tiêu đã đề ra trong RP, đánh giá về sự thay đổi trong nghề nghiệp và mức sống, khả năng phục hồi thu nhập và cơ sở hạ tầng xã hội của những người dân bị ảnh hưởng cũng như hiệu quả và tính bền vững trong công tác tái định cư của họ. Thông qua đó, Tư vấn sẽ đề xuất, kiến nghị biện pháp bổ sung nếu công tác giám sát hoặc các kết quả đánh giá, xem xét cho thấy rằng những người phải di dời (DP) đã không thể khôi phục lại sinh kế so với mức đã có trước khi thực hiện dự án. Hậu đánh giá này sẽ là cơ sở đưa ra những bài học cho các mục đích lập kế hoạch và hoạch định chính sách trong các dự án trong tương lai. Chính sách an toàn môi trường nhằm mục đích cung cấp đánh giá chuyên môn về việc giám sát chất lượng môi trường được thực hiện bới Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn và các tư vấn giám sát thi công CMC, giám sát việc tuân thủ các thông số kỹ thuật EMP và môi trường của dự á, đào tạo và xây dựng năng lực cho các cán bộ chủ chốt tham gia trong tiến trình thực hiện EMP. Thông qua đó, hiệu quả của các biện pháp này đối với dự án sẽ được đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Các đề xuất, kiến nghị cho ngừng hoặc sửa đổi phương pháp thi công và/hoặc các biện pháp bổ sung cần thiết để bảo vệ môi trường phải được cung cấp trong trường hợp xuất hiện các tác động xấu đến môi trường, nhằm mục đích đảm bảo rằng (a) bất kỳ tác động tiêu cực liên quan đến việc xây dựng và vận hành các hạng mục công trình phải được giảm thiểu đến mức tối đa, (b) thực hiện có hiệu quả EMP và (c) EMP được điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện nếu cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Tên Công ty: ASEC

Page 32: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 25

Dự án số 05/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án Môi trường đô thị và thích ứng biến đổi khí hậu, ADB TA 8171-VIE

Giá trị hợp đồng: 940,000 USD

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 10

Khách hàng: ADB Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 71

Địa chỉ: 6 ADB Avenue; Mandaluyong City, Metro Manila, Philippines

Giá trị dịch vụ: 220.000 USD

Thời gian bắt đầu (tháng/năm): tháng 2/2013 Thời gian kết thúc (tháng/năm): tháng 11/2013

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp: 28

Tên Công ty liên danh, nếu có PM Group (Ireland, Lead firm)

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Trương Tấn Hòa, Đào Duy Tùng, Đỗ Thị Nhâm, …

Mô tả chi tiết Dự án: Dự án nhằm mục đích cải thiện môi trường đô thị ở 3 TP Đồng Hới, Hội An và Sầm Sơn. Kết quả của dự án sẽ cải thiện sự tiếp cận với cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu với biển đổi khí hậu ở Đồng Hới, Hội An và Sầm Sơn. Kết quả đầu ra sẽ bao gồm tập hợp và xử lý nước thải; ngăn chặn lũ và sạt lở đất; bảo vệ nguồn nước khỏi sự xâm nhập mặn; quản lý rác thải rắn; tăng cường khả năng tổ chức. Sự kết hợp của các kết quả đầu ra sẽ được xác định sau khi ưu tiên việc phân tích xác định của ngành và tiểu ngành trong hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án, mỗi thành phố dự án sẽ bao gồm không quá 3 tiểu ngành. Những điểm đặc biệt của dự án sẽ mở đầu cho các thiết kế cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu để đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố; Thí điểm tái sử dụng nước thải đã qua xử lý, biến bùn thải thành nhiên liệu, phân bón và vật liệu xây dựng (nguyên liệu xi măng) ở Đồng Hới; làm việc với để phổ biến giá nước thải và rác thải rắn. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Hỗ trợ kỹ thuật sẽ tiến hành phân tích ngành và tiểu ngành; hỗ trợ ưu tiên và xác định hợp phần dự án để đảm bảo dự án khoản vay; quyết định tính khả thi của các đầu tư đề xuất ưu tiên nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng bao gồm các thiết kế kỹ thuật sơ bộ, ước tính chi phí và kế hoach tài chính; tính khả thi và bền vững về kinh tế và tài chính; môi trường và xã hội lành mạnh; tổ chức thực hiện; tiến hành nâng cao năng lực tổ chức và chương trình nhận thức cộng đồng; chuẩn bị sổ tay quản lý dự án (PAM) bao gồm tất cả các thông tin và lịch trình mô tả việc thực hiện dự án. Tư vấn sẽ tiến hành phân tích môi trường và phát triển đô thị ở các ngành và tiểu ngành thông qua việc rà soát các quy hoạch khu vực đô thị và quy hoạch phát triển phát triển kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn ở các thành phố dự án; hỗ trợ chính quyền thiết lập ưu tiên cho các hợp phần dự án; chuẩn bị cho các buổi đối thoại về chính sách, dựa vào việc thảo luận với các cấp chính quyền trung ương và địa phương; xác định tính khả thi kỹ thuật của các đầu tư đề xuất cho việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị các thiết kế kỹ thuật sơ bộ, dự toán, kế hoạch tài chính, kế hoạch đấu thầu, Kế hoạch Tái định cư, Đánh giá tác động môi trường ban đầu, Kế hoạch hành động giới. Ngoài ra Tư vấn cũng sẽ thực hiện các khảo sát kinh tế - xã hội, đánh giá giới và sự tham gia của cộng đồng, kế hoạch phát triển xanh của TP, chiến lược thông tin – giáo dục - truyền thông,….

Tên Công ty: ASEC

Page 33: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 26

Dự án số 06/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Nghiên cứu thị trường lâm sản và các mặt hàng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Công ty chế biễn gỗ xuất khẩu Bình Minh

Giá trị hợp đồng: 30,000 USD

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 7

Khách hàng: Công ty chế biến gỗ xuất khẩu Bình Minh

Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 20

Địa chỉ:

Giá trị dịch vụ: 30,000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 12/10/2011 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): 12/04/2012

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có: Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Đào Duy Tùng, Trần Hương, Đinh Vân Anh, Phạm Chinh

Mô tả chi tiết Dự án: Các hoạt động sản xuất trong quá trình chế biến đã được chuyển sang nền công nghiệp tư nhân hóa từ nền công nghiệp độc quyền của nhà nước. Quá trình chuyển hóa đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty để cải thiện tình hình hoạt động. Công ty là công ty vừa và nhỏ tại tỉnh Kon Tum chuyên mua và chế biến gỗ xuất khẩu. Qua một thời gian hoạt động, quản lý công ty nhận thấy sự cần thiết để cải thiện hiểu biết về thị trường để công ty có thể đánh giá tình hình sản xuất của công ty. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tư vấn ASEC tiến hành nghiên cứu thị trường chế biến gỗ với các nhiệm vụ cụ thể sau:

• Thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát tại các tỉnh xung quanh • Đánh giá xu hướng: phân tích chuỗi giá trị từ các khách hàng của các công ty khác. • Nghiên cứu nhu cầu trong và ngoài nước cũng như khả năng cung cấp cho các vùng xung

quanh, khả năng bán mặt hàng cho mặt hàng trong và ngoài nước. • Thiết lập hệ thống thông tin thị trường, để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. • Xác định các đối tác cạnh tranh và các cơ hội cho công ty. • Nghiên cứu vấn đề định giá của các đối thủ. • Chuẩn bị các kế hoạch tài chính dựa trên các dữ liệu cơ sở và phân tích thị trường.

Tên Công ty: ASEC

Page 34: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 27

Dự án số 07/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Tư vấn cho công ty Gia Bảo về các vấn đề tài chính và phân phối

Giá trị hợp đồng: 19,000

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội, Kon Tum

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 4

Khách hàng: Công ty TNHH Gia Bảo

Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 06

Địa chỉ: Thị trấn Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Giá trị dịch vụ: 19,000

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 12/2011 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): 03/2012

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có: Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Đào Duy Tùng, Đào Vũ Thiết

Mô tả chi tiết Dự án: Công ty TNHH Gia Bảo là công ty chuyên phân phối hàng thiết yếu cho các các đại lý, cửa hàng tại tỉnh Kon Tum. Công ty có hiểu biết hạn chế về cách huy động các quỹ để mở rộng hoạt động và phát triển của công ty. Tư vấn ASEC cung cấp dịch vụ tư vấn giúp công ty Gia Bảo hiểu biết rõ hơn về các vấn đề này. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tư vấn ASEC sẽ hỗ trợ công ty Gia Bảo cải thiện công tác quản lý công ty về cách huy động các quỹ nhằm mở rộng hoạt động và các hoạt động phân phối. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

• Cải thiện năng lực của công ty trong quản lý vốn và tài chính trong công tác vận hành công ty. • Tư vấn công ty trong công tác huy động vốn và các kênh cho vay vốn. • Tư vấn công ty Gia Bảo nhằm phát triển mạng lưới phân phối tới siêu thị và các cửa hàng lớn trong

trung tâm huyện và cách tiếp cận với các đối tác hưởng lợi với các đại lý tiềm năng. • Tư vấn cho công ty các chiến lược hiệu quả về giá nhằm thâm nhập vào các phân khúc thị trường

đặc biệt. • Xây dựng kế hoạch kinh doanh toàn diện cho công ty.

Tên Công ty: ASEC

Page 35: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 28

Dự án số 08/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Hỗ trợ công ty Manh Sang để nâng cao quá trính quản lý hoạt động

Giá trị hợp đồng: 23,000 USD

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội, Kon Tum

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 8

Khách hàng: Công ty Manh Sang

Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 14

Địa chỉ:

Giá trị dịch vụ: 23,000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 01/11/2011 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): 01/06/2012

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có: Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Đào Vũ Thiết

Mô tả chi tiết Dự án: Công ty Mạnh Sang là công ty chuyên buôn bán các nguyên liệu nông nghiệp và nguyên liệu xây dựng. Công ty khởi nghiệp từ một cửa hàng lớn với vốn sở hữu tư nhân vì thế công tác quản lý của công ty đối mặt với rất nhiều khó khăn trong hoạt động. ASEC cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ công tác quản lý công ty vượt qua các khó khăn. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tư vấn sẽ hỗ trợ công ty Mạnh Sang nâng cao quá trình quản lý hoạt động. Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

• Đề xuất những thay đổi và cải thiện mô hình quản lý hiện tại liên quan tới những thay đổi cấu trúc sở hữu và các chiến lược phát triển của công ty.

• Lập cơ cấu tổ chức phù hợp với những thay đổi và cải thiện trong mô hình quản lý đề cập ở trên, mô tả ‘nhiệm vụ và trách nhiệm” cho mỗi và từng vị trí của Công ty thích hợp với cấu trúc tổ chức và quản lý mới.

• Thiết lập các kế hoạch báo cáo trong các cấp quản lý của công ty và quyết định sự tham gia của mỗi cấp quản lý và các vị trí chủ chốt trong quá trình đưa ra quyết định quản lý và vận hành công ty.

• Xem xét và đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện quá trình chốt báo cáo tài chính để giảm và loại bỏ sự hạn chế trong báo cáo kiểm toán, giảm thời gian chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các phân khúc kinh doanh và báo cáo cho công ty.

• Cung cấp các hướng dẫn cho sự thay đổi trong quản lý trong suốt quá trình thực hiện tái cấu trúc công ty, mô hình quản lý, cấu trúc tổ chức và phát triển đào tạo cũng như đề xuất ra các giải pháp cho bất kỳ vấn đề phát sinh anof để đảm ảo quá trình thay đổi quản lý một cách hiệu quả

• Tư vấn sẽ đưa ra khuyến nghị lộ trình thực hiện khả thi cho các nhiệm vụ ở trên, tuân theo kế hoạch đã cam kết với công ty Mạnh Sang và các bên liên quan khác. Nếu có thể, Tư vấn sẽ hỗ trợ công ty Mạnh Sang chuyển đổi nhanh mô hình quản lý phù hợp với những thay đổi trong cấu trúc công ty và trong chiến lược phát triển dài hạn.

Tên Công ty: ASEC

Page 36: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 29

Dự án số 09/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án nâng cao năng lực về nước sạch và vệ sinh môi trường, Kiên Giang

Giá trị hợp đồng: 15,000 USD

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 4

Khách hàng: Habitat for Humanity Vietnam Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 5

Địa chỉ: Số 96/11, đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Giá trị dịch vụ: 15,000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 7/2012 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): 10/2012

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có: N/A

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Andre Oosterman, Nguyễn Hồng Vũ

Mô tả chi tiết Dự án: Mục tiêu của dự án nhằm trao quyền cho người nghèo thông qua việc tăng khả năng hưởng lợi từ các quyền hoặc có những thay đổi trong việc tiếp cận chất lượng dịch vụ đặc biệt là cải thiện tình hình y tế và ổn định kinh tế cho người dân trong 4 huyện nghèo nhất tỉnh Kiên Giang. Dự án có tầm ảnh hưởng rộng trện toàn huyện, ít nhất là cho 184, 000 người dân bằng việc nâng cao tiếng nói trong vấn đề hưởng các quyền lợi và cải thiện công tác thực thi các chính sách cho người dân. Dự án nhằm giải quyết sự thiếu hụt trong các giải pháp thực tiễn về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường. Dự án phát triển năng lực cho từng cá nhân, cộng đồng và cho cơ cấu của chính quyền địa phương; thúc đẩy và hỗ trợ sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các quá trình đưa ra quyết định; và nhằm cải thiện năng lực của những người cung cấp dịch vụ, đảm bảo họ có thể cung cấp cho người dân nước sạch và vệ sinh môi trường với chất lượng tốt nhất. Các chiến lược chương trình Truyền thông (IEC) đã được lập và thực hiện thông qua việc hình thành Ủy ban Nước sạch và Vệ sinh môi trường (WSC) được chính quyền địa phương phối hợp và hỗ trợ. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tư vấn sẽ sử dụng các công cụ đánh giá như bảng hỏi và thảo luận nhóm tập trung để tiến hành các cuộc khảo sát trong 11 xã thuộc 4 huyện. Đánh giá các hoạt động nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ được đánh giá bởi những người tham gia phỏng vấn từ các nhóm khác nhau: các cá nhân, các tổ chức buôn bán nhỏ, các hộ gia đình nghèo, và các em học sinh. Hiệu quả, hiệu suất, tính ổn định của dự án vì có liên quan tới cộng đồng và chính sách của chính phủ cũng sẽ được đánh giá thông qua số tiền hưởng lợi, các lợi ích và các khía cạnh tiêu cực trong việc thiết kế và thực hiện. Công tác đánh giá sẽ được thực hiện qua đánh giá cơ sở, logframe và các tài liệu liên quan khác, các báo cáo, các bài học kinh nghiệm và đưa ra những khuyến nghị về việc dự án có thể được mở rộng và nhân rộng như thế nào, tận dụng và tiếp tục làm việc với các bên liên quan của dự án như thế nào.

Tên Công ty: ASEC

Page 37: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 30

Dự án số 10/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án Cải thiện sức khỏe và vệ sinh cho các nhóm dân tộc thiểu số ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, 2011-2013.

Giá trị hợp đồng (USD): 11.000 USD

Quốc gia: VIỆT NAM Địa điểm dự án: Tỉnh Lai Châu

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 3

Chủ đầu tư: Tổ chức Nhà thờ Thế Giới Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 4

Địa chỉ: Khách sạn La Thành, Hà Nội

Giá trị dịch vụ: 11.000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): Tháng 7 năm 2013 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm):Tháng 9 năm 2013

Số tháng-người do phía đối tác liên doanh cung cấp hoặc các tư vấn phụ:

Tên Công ty liên danh, nếu có:

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Đào Huy Khuê, Đào Duy Tùng, Nguyễn Hồng Vũ

Mô tả chi tiết dự án: Dự án được tài trợ bởi tổ chức giáo đoàn Finnish Evangelical Lutheran Mission (FELM) và kéo dài trong ba năm 2011-2013. Để đạt được các mục tiêu và kết quả đề ra dự án đã thực hiện nhiều hoạt động chủ yếu tập trung vào nâng cao năng lực, giáo dục và nâng cao sức khỏe và hành vi vệ sinh cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Mường Tè. Từ tháng 1/2011, CWS Việt Nam và các đối tác dự án ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã bắt đầu giai đoạn 2 của dự án “Cải thiện sức khỏe và vệ sinh cho các nhóm dân tộc thiểu số.” Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tiến hành đánh giá độc lập để thu thập thông tin và đánh giá kết quả dự án cũng như để tính toán các tác động có thể của dự án. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) Đánh giá hiệu quả của dự án, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, quá trình (tham gia) và tính bền vững; (ii) Đánh giá những thành tựu, thành công và tác động của dự án; (iii) Xác định khoảng cách và thách thức đặt ra trong lĩnh vực vệ sinh và y tế cấp huyện để có các các chương trình phát triển nguồn lực đáp ứng các yêu cầu này; (iv) Đề xuất gia hạn dự án và thiết kế chương trình hoạt động trong tương lai; Báo cáo đánh giá cuối cùng bao gồm: (i) Đánh giá tiến độ dự án so với kế hoạch cùng với nguyên nhân tại sao các kế hoạch đã đạt được hoặc không thực hiện được; (ii) Đánh giá công tác thực hiện dự án, tập trung vào tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, quá trình (tham gia) và tính bền vững của dự án, cũng như đưa ra các khuyến nghị về việc tăng cường thực hiện dự án; (iii) Tuyển tập những mẫu chuyện về tác động của dự án từ các đơn vị tổ chức, cá nhân, là đối tượng có liên quan/tham gia/hưởng lợi từ dự án; (iv) Các vấn đề còn tồn tại và trên cơ sở đó khuyến nghị cho mở rộng dự án cũng như thiết kế chương trình hoạt động của dự án trong tương lai.

Tên Công ty: ASEC

Page 38: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 31

Dự án số 11/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Hỗ trợ công ty TNHH Huy Hùng trong các chiến lược phát triển kinh doanh và chiến lược hoạt động ngắn hạn và dài hạn

Giá trị hợp đồng: 18,000 USD

Quốc gia: Việt Nam Địa điểm thực hiện dự án: Kon Tum

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 3

Khách hàng: Công ty TNHH Huy Hùng

Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 9

Địa chỉ:

Giá trị dịch vụ: 18,000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm): 05/10/2011 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): 05/01/2012

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp:

Tên Công ty liên danh, nếu có: Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí: Xuân Nguyễn, Nguyễn Ngọc Khoa

Mô tả chi tiết Dự án: Công ty TNHH Huy Hùng có trụ sở tại Trung Nguyên chuyên cung cấp các chuyên liệu nông nghiệp, thuốc sâu, phân bón cho nông dân trong huyện. Huy Hùng cũng buôn bán 6000 tấn cà phê hạt hàng năm. Công ty cần hình thành kế hoạch kinh doanh để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh các thương nhân nước ngoài bắt đầu thâm nhập vào thị trường cà phê Việt Nam. Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Tư vấn sẽ hỗ trợ công ty Huy Hùng lập ra các kế hoạch và chiến lược kinh doanh, các kế hoạch hoạt động và tài chính. Tư vấn cũng sẽ giúp đỡ công ty TNHH Huy Hùng xây dựng năng lực quản lý và lập ra các kế hoạch chiến lược, dự đoán tình hình tài chính bằng việc xem xét các nhân tố phát sinh bên trong và bên ngoài. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: (i) Lập các kế hoạch chiến lược cho từng thị phần kinh doanh dựa trên các chiến lược phát triển tổng thể; (ii) thiết lập quá trình lập kế hoạch chiến lược dài hạn và kế hoạch hoạt động ngắn hạn phù hợp với các kế hoạch chiến lược được lập từ trước; (iii) Xây dựng các hướng dẫn và mẫu yêu cầu cho việc lập kế hoạch tài chính và quá trình dự đoán tài chính; (iv) lập dự đoán tài chính dựa trên các kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động; (v) hỗ trợ công ty Huy Hùng tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong thị trường châu Âu và châu Á. Theo các chiến lược đã được phê duyệt, Tư vấn sẽ hỗ trợ công ty Huy Hùng phát triển quá trình thực hiện tái cấu trúc. Tư vấn cũng sẽ giúp đỡ công ty Huy Hùng về các chiến lược nhân sự, các chính sách phát triển và đào tạo, quản lý nguồn nhân lực. Tư vấn cũng sẽ cung cấp các khóa đào tạo cho các vị trí quản lý về: (i) quản trị doanh nghiệp, (ii) rủi ro quản lý, (iii) quản lý dự án cho các nhiệm vụ đề cập ở trên.

Tên Công ty: ASEC

Page 39: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 32

Dự án số 12/ 26 (ASEC)

Tên Dự án/dịch vụ: Đánh giá toàn diện Chương trình Giáo dục và Đào tạo nghề kỹ thuật (TVET), KOICA

Giá trị hợp đồng (USD): 100.000 USD

Quốc gia: VIỆT NAM Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An

Thời gian thực hiện dự án/dịch vụ (tháng): 3

Khách hàng: KOICA Tổng số tháng người thực hiện dự án /dịch vụ: 4

Địa chỉ: Seul, Hàn Quốc

Giá trị dịch vụ: 10.000 USD

Thời gian bắt đầu (Tháng/Năm):: Tháng 8 năm 2013 Thời gian kết thúc (Tháng/Năm): Tháng 10 năm 2013

Số tháng người chuyên gia do Công ty liên danh cung cấp: 5

Tên Công ty liên danh, nếu có: Redi (Hàn Quốc)

Tên chuyên gia (Giám đốc dự án/ Điều phối viên, Trưởng nhóm tư vấn) tham gia và vị trí:Đào Duy Tùng, Hoàng Mai Phương

Mô tả chi tiết dự án: Nghiên cứu để phát triển khung đánh giá và giám sát (M&E) trong Chiến lược Đối tác Quốc gia của Hàn Quốc (CPS) tại Việt Nam về chương trình đào tạo nghề.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Điều tra về thực trạng hệ thống M&E và công tác thực hiện của Chính phủ Việt Nam trong các khối ngành được chỉ định, và chương trình đào tào nghề. Phân tích đánh giá năng lực về giám sát và đánh giá của Chính phủ Việt Nam. Xem xét các tài liệu và tiến hành phỏng vấn với cán bộ cung cấp thông tin quan trọng tại các Bộ, ngành liên quan để làm rõ thực trạng hệ thống quản lý và đánh giá của chính phủ và cách thức thực hiện. Phác thảo kế hoạch và chiến lược giám sát và đánh giá lồng ghép trong các chính sách phát triển quốc gia, phát triển ngành và khuôn khổ thể chế, chủ yếu cho lĩnh vực đào tạo nghề. Đưa ra mô hình tổ chức và cá nhân (nhân sự) về giám sát và đánh giá trong các Bộ KH&ĐT, Bộ GD&ĐT, và Bộ LĐTBXH. Tìm hiểu quá trình, công cụ và thực tiễn M&E mà các Bộ, cơ quan đang thực hiện.

Tên Công ty: ASEC

Page 40: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 33

4.2.2 Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC)

Dự án số 13/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Hỗ trợ kĩ thuật cải thiện hệ thống M&E và tài liệu hóa các hướng dẫn vận hành hệ thống- Các Dự án Hỗ trợ Phát triển của IFAD

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Hà Giang, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Bến Tre

Khách hàng: Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD)

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2010

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2012

Mô tả chi tiết dự án: Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tài trợ cho 8 tỉnh ở Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bến Tre, Trà Vinh, Tuyên Quang. Các dự án này nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, kết nối hoạt động sản xuất với thị trường

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Phân tích hệ thống giám sát và đánh giá của Dự án và đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ ban quản

lý dự án tỉnh trong việc cải thiện hệ thống này tại địa phương.

Tài liệu hóa các hướng dẫn để vận hành hệ thống mới theo các đề xuất cải thiện và chuyển giao/ hướng dân cho cán bộ quản lý dự án các cấp, đặc biệt là cấp xã trong vận hành hệ thống M&E mới

Ngoài ra, thực hiện đánh giá hiệu quả của hợp phần “phát triển hạ tầng cơ sở” trong khuôn khổ các dự án của IFAD. Đề xuất giải pháp và tài liệu hóa các hướng dẫn về đấu thầu/quản lý/duy tu bảo dưỡng….để nâng cao hiệu quả của hợp phần phát triển HTCS với đối tượng thụ hưởng.

Bên cạnh đó, phân tích về tình trạng nghèo đói đối với các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp, các mô hình thành công trong phát triển nông nghiệp; những ảnh hưởng và tác động của dự án trên góc độ giới,; những hiệu quả các hoạt động dự án trong việc tiếp cận với các nhóm đối tượng thụ hưởng, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế bao gồm các hộ nghèo và các hộ dân tộc thiểu số.

Dự án số 14/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Chương trình “Nâng cao năng lực tổng thể ngành thanh tra - POSCIS”

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: các tỉnh Việt Nam

Khách hàng: Thanh tra Chính phủ và UNDP

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2009

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2009

Mô tả chi tiết dự án: Đây là dự án trợ giúp của chính phủ Việt Nam trong nâng cao năng lực tổng thể ngành thành tra để thực hiện cam kết quốc tế về phòng chống tham nhũng theo công ước quốc tế UNCAC.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Chuyên gia tư vấn IRC từng là thành viên chính trong nhóm xây dựng Sổ tay hướng dẫn vận hành tổng thể cho Chương trình POSCIS;

Hướng dẫn triển khai cho dự án ở hai cấp độ: cấp độ Chương trình và cấp độ Dự án thành phần, với hai cấp độ hệ thống đầu ra tương ứng;

Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho 10 Bộ và phương tham gia vào Chương trình ngoài cơ quan thực hiện là Thanh tra Chính phủ.

Page 41: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 34

Dự án số 15/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Xây dựng hệ thống M&E và Điều tra đầu kỳ cho Dự án Giảm nghèo Núi Phía Bắc giai đoạn II (NMPRP-II)

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: các tỉnh miền núi phía Bắc

Khách hàng: World Bank

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 04/2009

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 09/2009

Mô tả chi tiết dự án: IRC tham gia vào Nhóm làm việc (Task Force) của Ngân hàng Thế giới (WB) để xây dựng Hồ sơ Kinh tế - Kỹ thuật Khả thi cho Dự án. Công việc chính thực hiện gồm: (i) xây dựng phân tích kinh tế - tài chính; (ii) xây dựng Hệ thống M&E; và (iii) triển khai Điều tra cơ bản.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Xây dựng phân tích kinh tế - tài chính gồm các công việc chính sau:

Thu thập thông tin hiện trường về sinh kế của đồng bào; tình trạng Cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác (phạm vi thí điểm: 02 tỉnh; 02 huyện; và 04 xã);

Phân tích kinh tế - tài chính cho các kịch bản can thiệp của NMPRP-2; trên cơ sở đó tính toán ra các chỉ số tài chính về dòng tiền, NPV, IRR cho Dự án;

Xây dựng hệ thống M&E gồm các công việc chính sau:

Thiết kế các chỉ số theo dõi và đo lường các hoạt động và kết quả thực hiện các hoạt động cho Dự án NMPRP-II;

Thiết kế phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu, phân tích và đánh giá số liệu cho các đợt đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ;

Thiết kế hệ thống báo cáo, cơ chế thu thập thông tin quản lý, hệ thống thông tin quản lý MIS phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá chương trình.

Dự án số 16/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Đánh giá phát thải gây hiệu ứng nhà kính dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị : Ứng dụng trong ngành chè và gạo tại Việt Nam giai đoạn I

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp

Khách hàng: GDS Hoa Kỳ

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2011

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2011

Mô tả chi tiết dự án:

Dự án được thực hiện bởi tổ chức GDS, Hoa Kỳ và IRC là đối tác hỗ trợ GDS triển khai dự án tại Việt Nam. Dự án sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị để đánh giá lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong nông nghiệp tại Việt Nam. Trong giai đoạn 1, nghiên cứu được tiến hành trên ngành gạo và ngành chè tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Xây dựng bộ công cụ đánh giá, phân tích chuỗi giá trị chè và gạo tại 3 tỉnh

Phối hợp với các tổ chức chủ quản tổ chức thực địa, tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng tại địa phương

Tổng hợp kết quả và tham gia viết báo cáo đánh giá.

Page 42: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 35

Dự án số 17/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Xây dựng Sổ tay hướng dẫn “Định hướng giảm nghèo bền vững tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015”

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Quảng Ngãi

Khách hàng: Chương trình Hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi (ISP)

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2011

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2011

Mô tả chi tiết dự án:

Chương trình ISP giúp các địa phương và các sở, ngành chức năng của tỉnh thực hiện các hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ, nâng cao năng lực, đào tạo tập huấn đem lại hiệu quả trong thực tế.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Định hướng giảm nghèo bền vững tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015;

Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động theo định hướng dự án;

Huy động sự tham gia của cộng đồng và phát huy vai trò tích cực của các tổ chức/ đoàn thể trong việc thực hiện định hướng giảm nghèo bền vững.

Dự án số 18/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Báo cáo “Nghiên cứu toàn cầu về những phản ứng của khu vực tư nhân khi Chính Phủ thay đổi vai trò của mình đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn”

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Cần Thơ, Đắk Lắk, Hà Nội, Vĩnh Phúc

Khách hàng: ODI, Global Donor Platform (Anh)

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 04/2011

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 08/2011

Mô tả chi tiết dự án:

Nghiên cứu được thực hiện tại 5 quốc gia: Tanzania, Ghana, Việt Nam, Thái Lan và Peru bởi Viện Phát Triển Nước Ngoài (Overseas Development Institute- ODI), Luân Đôn, Vương Quốc Anh.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Nghiên cứu về những phản ứng của khối tư nhân đối với những sự thay đổi trong chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam;

Sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị dành cho người nghèo (pro-poor value chain), nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích 3 chuỗi giá trị trong nông nghiệp tại Việt Nam: Gạo, cà phê và rau hữu cơ trong quá trình tự do hóa thương mại và sự phát triển của khu vực tư nhân trong nông nghiệp tại 4 tỉnh gồm Cần Thơ (chuỗi giá trị gạo), Đắk Lắk (chuỗi giá trị cà phê), Sóc Sơn, Hà Nội và Vĩnh Phúc (chuỗi giá trị rau hữu cơ);

Tổng hợp các phân tích và viết báo cáo.

Page 43: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 36

Dự án số 19/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác duy tu và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Quảng Ngãi

Khách hàng: AusAID

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 05/2011

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 08/2011

Mô tả chi tiết dự án:

Đối tượng của chương trình truyền thông này là các xã đặc biệt khó khăn ở 06 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, các địa phương này là đối tượng thụ hưởng của chương trình 135 giai đoạn II và chương trình Hỗ trợ thực hiện chương trình 135-II (gọi tắt là ISP) do AusAID tài trợ.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Thực hiện khảo sát đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác duy tu bảo dưỡng công trình Cơ sở hạ tầng tại Quảng Ngãi;

Tư vấn hỗ trợ Ban Dân Tộc Quảng Ngãi xây dựng tài liệu Hướng dẫn chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về công tác duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT được hỗ trợ xây dựng tại địa phương.

Dự án số 20/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án ”Hỗ trợ hiện thực hóa Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 - Giai đoạn II” tỉnh Gia Lai

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Gia Lai

Khách hàng: Bộ Ngoại Giao Phần Lan và Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2010

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2010

Mô tả chi tiết dự án:

Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, huy động đóng góp, trong đó Ngân sách Trung ương là hỗ trợ. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh) có trách nhiệm huy động nguồn lực của địa phương, của các đơn vị, tổ chức, các tầng lớp dân cư trong và ngoài tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Xây dựng cẩm nang Lập Kế hoạch có sự tham gia Chương trình 135/II cho cán bộ cấp xã

Xây dựng cẩm nang Giám sát và Đánh giá Chương trình 135/II cho cán bộ cấp xã

Tập huấn cho cán bộ giảng viên nguồn của Chương trình 135/II cấp tỉnh và huyện về lập kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia và Giám sát và Đánh giá

Page 44: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 37

Dự án số 21/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án “Đánh giá tác động các hoạt động truyền thông của ISP tại Quảng Ngãi năm 2010”

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Quảng Ngãi

Khách hàng: Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi (ISP), Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 11/2010

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 1/2011

Mô tả chi tiết dự án:

Dự án này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của các hoạt động truyền thông do ISP tài trợ đến việc nâng cao nhận thức của người dân về P135-II/ISP cũng như việc cải thiện việc phát triển sản xuất của các hộ gia đình thông qua việc tiếp nhận các kiến thức từ hoạt động truyền thông.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Thực hiện Đánh giá tác động các hoạt động truyền thông của ISP tại Quảng Ngãi.

Thiết kế điều tra (chọn mẫu, phương pháp điều tra, xây dựng công cụ đánh giá, sổ tay điều tra viên, tổ chức điều tra thử, tập huấn cho cán bộ điều tra);

Thực hiện điều tra trên gần 70 hộ gia đình theo phương pháp thu thập thông tin có sự tham gia (CRC), gần 40 cán bộ tỉnh/huyện/xã, 11 trưởng thôn và thực hiện 20 cuộc họp có sự tham gia của người dân (trung bình 8 người tham gia trong một cuộc thảo luận nhóm) tại Quảng Ngãi;

Phân tích số liệu điều tra, xây dựng báo cáo tổng hợp phục vụ cho công tác đánh giá các hoạt động truyền thông của ISP tại Quảng Ngãi.

Dự án số 22/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Thiết kế và thực hiện công tác tập huấn “ Sổ tay thực hiện ISP” cho cán bộ quản lý và các đối tác - Dự án hỗ trợ thực hiện chương trình 135-II – Tỉnh Quảng Ngãi

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Quảng Ngãi

Khách hàng: Chương trình Hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi (ISP)

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2010

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2010

Mô tả chi tiết dự án:

Chương trình ISP giúp các địa phương và các sở, ngành chức năng của tỉnh thực hiện các hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ, nâng cao năng lực, đào tạo tập huấn đem lại hiệu quả trong thực tế.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Thiết kế Sổ tay Hướng dẫn thực hiện ISP (bản mới có hiệu lực thay thế Sổ tay ban hành lần 1) bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá; Đấu thầu, Xã làm chủ đầu tư; Quản lý Tài chính

Tổ chức thực hiện các khóa tập huấn của “Sổ tay thực hiện ISP” về Xây dựng Kế hoạch khung của Chương trình ISP và Kế hoạch triển khai thường niên (năm 2010) cho nhóm học viên là cán bộ các cấp Tỉnh, huyện và xã tham gia quản lý/thực hiện các hoạt động của Chương trình nhằm giúp cán bộ quản lý và các đối tác thực hiện ISP.

Page 45: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 38

Dự án số 23/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án hỗ trợ kỹ thuật quản lý – Chương trình 135 giai đoạn II

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Việt nam

Khách hàng: Ủy Ban Dân Tộc, Bộ Ngoại Giao Phần Lan

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 05/2010

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 09/2010

Mô tả chi tiết dự án:

Chương trình 135 giai đoạn II là một chương trình mang tính đột phá với nhiều ý tưởng sáng tạo trong chiến lược giảm nghèo của Việt Nam và nổi bật trong đó là việc Chính phủ phân cấp cho xã làm chủ đầu tư. Mục đích giao quyền làm chủ đầu tư cho cấp xã nhằm lựa chọn được danh mục đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở, bảo đảm chất lượng công trình, tránh thất thoát, lãng phí, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững; nâng cao năng lực điều hành và quản lý của cán bộ xã và giảm áp lực cho các cơ quan tuyến tỉnh, huyện.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Địa phương hóa “Sổ tay hướng dẫn quản lý” chương trình 135

Địa phương hóa “Sổ tay hướng dẫn xã làm chủ đầu tư” chương trình 135

Thực hiện khóa tập huấn về xây dựng năng lực quản lý của cơ quan quản lý và thực hiện CT135 ở các cấp TW và địa phương nhằm xây dựng năng lực cho nhóm giảng viên nguồn cấp tỉnh để tăng cường chất lượng và hiệu quả của mục tiêu và hoạt động xây dựng năng lực – hợp phần xây dựng năng lực CT135 – II.

Đánh giá hiện trạng, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm và hội thảo tham vấn để phê duyệt tập huấn năng lực quản lý

Xây dựng chương trình đào tạo “ khung cho cán bộ quản lý”

Dự án số 24/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án ”Xây dựng kế hoạch 5 năm ngành Y tế 2011 – 2016”

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: các tỉnh

Khách hàng: Bộ Y Tế, Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 05/2010

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 09/2010

Mô tả chi tiết dự án:

Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Tài chính là đơn vị triển khai hoạt động này theo phân công của Bộ Trưởng Bộ Y tế, kết hợp với các chuyên gia trong nước và nước ngoài xây dựng Kế hoạch 5 năm của ngành với hình thức trình bày mới. Bản Kế hoạch này sẽ được Bộ KHĐT thông qua và các Đối tác Phát triển góp ý.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Tư vấn quá trình xây dựng Kế hoạch 5 năm ngành y tế năm 2011-2016 cùng với chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước về Tài chính công.,

Xây dựng theo cách thức mới: ma trận gắn kết giữa mục tiêu, hoạt động, chỉ số, chỉ tiêu, ngân sách/nguồn ngân sách và thời gian/đơn vị thực hiện.

Page 46: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 39

Dự án số 25/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Biên soạn cẩm nang hướng dẫn lập kế hoạch có sự tham gia cho Chương trình 135 của Chính Phủ

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: các tỉnh thuộc Chương trình 135

Khách hàng: Ủy Ban Dân Tộc, UNDP

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2009

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 20120

Mô tả chi tiết dự án: Chương trình 135 đã làm thay đổi diện mạo vùng miền núi, dân tộc đặc biệt khó khăn; đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện; tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh (bình quân 3,6%/năm); trình độ dân trí và năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, nhất là chính quyền cấp xã được nâng lên, dần đáp ứng công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá; tỷ lệ thôn, bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hoá, y tế thôn, công trình thuỷ lợi tăng lên.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp: Thiết kế quy trình lập kế hoạch (biểu bảng, sơ đồ thiết kế,…) có sự tham gia ở cấp địa phương và các

cơ chế hỗ trợ sự tham gia của các bên có liên quan ở địa phương Xây dựng cẩm nang thông qua các bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác Tập huấn/ đào tạo cho những người thực hiện ở địa phương Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các cơ quan ban ngành để đảm bảo sự hiệu lực và thực thi

của cách tiếp cận/ phương pháp lập kế hoạch kiểu mới trong cuốn cẩm nang và sự thống nhất giữa quy trình lập kế hoạch mà cuốn Cẩm nang hướng dẫn với hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) đang thí điểm trong Chương trình 135- II.

Dự án số 26/ 26 (IRC)

Tên Dự án/dịch vụ: Dự án “Nâng cấp hệ thống M&E” – Chương trình Phân cấp giảm nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre

Quốc gia: VIỆT NAM

Địa điểm thực hiện dự án: Bến Tre

Khách hàng: Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD)

Thời gian bắt đầu (Tháng / năm): 2011

Thời gian kết thúc (Tháng / năm): 2011

Mô tả chi tiết dự án:

Dự án này nhận được hỗ trợ ủa IFAD với mục tiêu phát triển là giảm nghèo cho khu vực nông thôn của tỉnh Bến Tre thông qua phát triển chuỗi giá trị và phân cấp trong giảm nghèo.

Mô tả chi tiết nội dung công việc và các dịch vụ đã cung cấp:

Làm việc với tất cả các cán bộ ở tất cả các cấp độ từ Ban Quản lý Dự án tỉnh đến Văn phòng quản lý Dự án huyện để tìm ra các vấn đề của hệ thống;

Thiết kế hệ thống M&E và xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống này cho cán bộ liên quan;

Cung cấp các khóa đào tạo giảng viên cho các cán bộ ở các cấp tỉnh, huyện về M &E , các khung logic mới được cập nhật và các công cụ thu thập dữ liệu; đào tạo kỹ năng phần mềm để phân tích định lượng và định tính, và đào tạo kỹ năng viết báo cáo;

Page 47: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 40

5 NĂNG LỰC QUẢN LÝ a) Lý do và lợi ích của việc cung cấp dịch vụ tư vấn dưới dạng liên danh.

Nguyên tắc của chúng tôi rất đơn giản: “không có công ty nào hoàn hảo trong mọi lĩnh vực, chính vì vậy việc hợp tác là rất cần thiết cho việc nâng cao năng lực quản lý”. Đầu tiên, trong khi ASEC có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giảm nghèo, khảo sát kinh tế - xã hội cho các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng đô thị và nông thôn do WB, ADB tài trợ thì IRC có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn tại miền Bắc và miền Trung bao gồm các dự án tại các tỉnh trong dự án này. Thứ hai, khi kết hợp hai công ty này lại với nhau dưới hình thức liên kết thì chúng ta sẽ có một đội ngũ tư vấn với kiến thức chuyên môn đa dạng chính vì vậy đó sẽ là cơ hội tốt để chọn lựa những tư vấn tốt nhất cho dự án này. Cuối cùng, ASEC và IRC đã có những kinh nghiêm lâu năm trong việc thực hiện các dự án của WB, ADB, chính vì vậy khi ASEC và IRC liên danh với nhau thì chúng ta sẽ là một đội ngũ tư vấn dày dạn kinh nghiệm, điều này sẽ giúp công việc của chúng ta được triển khai đúng như yêu cầu của Khách hàng.

b) Đề xuất phối hợp quản lý sắp xếp bao gồm vai trò của mỗi công ty trong Liên danh và/hoặc nhà thầu phụ:

Trong dự án này, ASEC sẽ là Nhà thầu đứng đầu liên danh (JV Lead Partner) và IRC là nhà thầu liên danh (JV Partner). ASEC sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc liên hệ khách hàng với sự hỗ trợ từ công ty IRC. ASEC cũng sẽ chỉ định một quản lý dự án để điều phối công việc giữa ASEC với nhà thầu liên danh và các công việc liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Ngay khi có một vấn đề nhỏ quan trọng xảy ra thì cả hai công ty sẽ cùng thảo luận và đưa ra quyết định để đảm bảo chắc chắn giải pháp được thực hiện hiệu quả nhất. Những thông tin liên quan về vấn đề này có thể được xem xét trong thư liên kết được đính kèm trong đó.

c) Có phải công ty/liên danh đều có những chính sách, qui trình hay thực hành đạt tiêu chuẩn về chất lượng về các mặt: nơi làm việc, giao tiếp với khách hàng, đầu ra mà công ty cung cấp?

Thông qua nhiều năm hoạt động thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn, ASEC đã thành lập một chương trình kiếm soát và đảm bảo chất lượng nội bộ tổng hợp (chương trình QA-QC). QA-QC đã được phát triển và nâng cấp định kỳ để đáp ứng nhu cầu của các dự án. Bởi vì là nguyên tắc chung cho các chính sách và qui trình của QA-QC, cẩm nang này sẽ chỉ ra quyền hạn và trách nhiệm, tổ chức QA-QC, qui trình tổng thể cho hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát quá trình, kiểm soát tư vấn phụ, tài liệu, hoạt động, kiểm toán chất lượng nội bộ, và nhu cầu cho mỗi dự án mới dựa trên qui trình QA-QC tổng thể được thực thi trtong quá trình thực hiện dự án. Đối với mỗi dự án, qui trình QA-QC tổng thể bao gồm:

Quản lý và xem xét các hợp đồng;

Xác định cán bộ QA-QC và trách nhiệm của các cán bộ;

Kiểm soát và giám sát quá trình thực hiện dự án;

Quản lý tài liệu;

Báo cáo sơ bộ, thiết kế kiểm tra và đánh giá;

Kiểm tra và đánh giá liên ngành sơ bộ;

Kiểm soát ngân quỹ và kế hoạch dự án;

Hoạt động khắc phục và phòng ngừa;

Báo cáo cuối, thiết kế kiểm tra và đánh giá;

Rà soát và kiểm tra liên ngành lần cuối;

Page 48: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 41

Đánh giá ngoài khi cần thiết; và

Đệ trình lần cuối;

Những điều khoản này đã được áp dụng thành công ở rất nhiều dự án của ASEC. Giám sát, xem xét và đánh giá là những bước cơ bản trong quá trình QA-QC. Mục tiêu, mục đích, giai đoạn, hướng đi quan trọng và các chỉ số cơ bản đã được xác định cẩn thận trước quá trình huy động các nguồn lực của dự án. Các chỉ số liên tục được kiểm tra ở khu vực thực hiện dự án thông qua liên kết chặt chẽ với khách hàng và giám sát cấp cao của dự án; rà soát lại nguyên tắc và các QC độc lập; tiến độ bao gồm đầu ra của dự án được xem xét bởi nhiều lớp trong đó có đánh giá ngang hàng, đánh giá chính và đánh giá QC; và đầu ra từ nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện tiến độ dự án đã được đánh giá bởi nhóm QA-QC. ASEC đã giải quyết những vấn đề quan trọng của các chính sách hợp tác, quy chế, sách hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới trong việc thực hiện qui trình QA-QC để đảm bảo chất lượng tốt nhất của dự án.

d) Làm thế nào để đảm bảo chất lượng thực hiện của các công ty/liên danh trong suốt quá trình thực hiện dự án?

Dựa trên các qui trình QA-QC tổng thể của ASEC được đề cập ở trên, chương trình QA-QC cụ thể sẽ triển khai theo đúng như nhu cầu đặc biệt của các dịch vụ tư vấn và Quản lý dự án/nhân viên QA-QC sẽ được chỉ định cho dự án một khi hợp đồng được ký kết. Quản lý dự án/ nhân viên QA-QC sẽ làm việc với Trưởng nhóm tư vấn và quản lý dự án của ASEC để triển khai kế hoạch QA-QC, đánh giá và đề xuất nhu cầu nhân sự, lập ra các qui trình kiểm soát và giám sát tiến độ của dự án, kế hoạch hành động khắc phục và phòng ngừa, đánh giá và đề xuất hệ thống kiểm soát tài liệu, các qui trình cho kiểm tra báo cáo sơ bộ và báo cáo cuối cùng và qui trình chuẩn bị cho lần đệ trình cuối cùng. Đối với dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, qui trình QA-QC tổng thể sẽ bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

Quản lý và xem xét hợp đồng

Là bước đầu tiên của việc huy động dự án, nhân viên QA-QC/quản lý dự án của ASEC, trưởng nhóm và quản lý dự án của IRC sẽ xem xét các hợp đồng cẩn thận để mỗi nhiệm vụ trong phạm vi công việc, yêu cầu dịch vụ và phân bổ nhiệm vụ cho mỗi cá nhân được xác định rõ ràng.

Kiểm soát tiến độ thực hiện của dự án

Qui trình để kiểm soát tiến độ của dự án sẽ được triển khai trong đó bao gồm khả năng quản lý và kiểm soát giữa nhóm trưởng và chuyên gia quốc tế/quản lý nhiệm vụ của mỗi ngành, chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước, nhóm tư vấn với đối tác địa phương, đơn vị thiết kế, môi trường và các ban ngành liên quan.

Kiểm tra và rà soát lại báo cáo

Mỗi chuyên gia tư vấn nước ngoài sẽ có phụ trách phần nội dung kỹ thuật của báo cáo đầu kỳ, báo cáo tiến độ, báo cáo hoàn thành và các báo cáo khác được ghi rõ trong Điều khoản tham chiếu. Tuy nhiên, Trưởng nhóm Tư vấn cùng với sự hỗ trợ của cán bộ QA-QC/quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng để tập hợp các báo cáo này lại để đảm bảo các dữ liệu phải đồng nhất, cập nhật và chính xác. Cán bộ Quản lý Dự án/QA-QC có trách nhiệm giám sát và thực thi công tác kiểm tra, rà soát đặc biệt là kiểm tra các báo cáo liên quan.

Rà soát độc lập về quá trình thực hiện của các Tư vấn

Trong một vài trường hợp, công tác rà soát độc lập bởi các chuyên gia bên ngoài nhóm tư vấn sẽ rất cần thiết. Công tác rà soát kiểm tra này sẽ đưa ra những ý kiến quý báu và rất khách quan được thu thập và tích lũy từ quá trình thực hiện dự án.

Hơn nữa, chúng tôi nắm rõ các chính sách của WB, các nguyên tắc, các sổ tay và sách hướng dẫn thể hiện qua việc chúng tôi thực hiện thành công nhiều dự án. Chúng tôi cũng có những chuyên gia

Page 49: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 42

dày dạn kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của Dự án, mỗi chuyên gia tư vấn đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn cao trong vấn đề nâng cao năng lực và quản lý dự án. Chúng tôi cũng thường xuyên làm việc với các Khách hàng và Cán bộ dự án của Ngân hàng Thế giới (ở cấp nhất định) để giải quyết và đưa ra các hành động kịp thời đối với bất kỳ khiếu nại, thắc mắc nào về công tác thực hiện của tư vấn như đã đề cập ở trên.

e) Chúng ta sẽ giải quyết các thắc mắc khiếu nại như thế nào về công tác thực hiện của cán bộ hoặc chất lượng của các báo cáo được trình lên cho nhiệm vụ tư vấn này? Kiểm soát nội bộ đóng vai trò gì trong công tác giải quyết các khiếu nại?

Như đã đề cập ở trên, ASEC đã thiết lập được chu trình rất hiệu quả và đúng đắn trong chương trình QA-QC để giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác thực hiện không hiệu quả và kết quả không như mong muốn.

Bằng việc áp dụng các quy trình QA-QC của ASEC thông qua công tác giám sát và phân tích chi tiết bởi Điều phối viên Dự án QA như đã đề ra lúc trước, nhóm tư vấn Dự án sẽ làm việc hết sức và thực hiện đúng theo tiêu chuẩn cụ thể đã để ra.

Nếu như các hoạt động hiệu chỉnh cần thiết phải đưa ra nhằm cải thiện công tác thực hiện hoặc chất lượng công việc của Tư vấn thì hoạt động này sẽ được thực hiện tuân thủ theo chu trình được lập ra từ trước. Yêu cầu cho các Hoạt động hiệu chỉnh được lập hồ sơ bởi cán bộ Quản lý Dự án cùng với cán bộ Quản lý Dự ản của IRC và đưa lên Trưởng nhóm xem xét, phản hồi và từ đó đưa ra các quyết định hành động. Mỗi phản hồi cho hành động hiệu chỉnh được xem xét bởi cán bộ Quản lý Dự án để đảm bảo tính phù hợp, tính hoàn thiện, và tính chính xác trong các hoạt động đề xuất. Sau khi các biện pháp hiệu chỉnh được thực hiện, các kết quả sẽ được xác minh và lập hồ sơ. Khi chất lượng công việc về một khía cạnh nhất định hay một hoạt động nào đó không được kiểm soát đầy đủ và các công việc bổ sung sẽ kéo theo sự thất bại hoặc là sự ngưng trệ trong hoạt động thực thi. Trong các trường hợp như vậy, các hoạt động không được thực hiện cho tới khi các giải pháp hợp lý để giải quyết hiện trạng được đưa ra và nhân tố gây đình trệ công việc được xác định.

ASEC và IRC là những công ty tư vấn hoạt động dựa trên nền tảng năng lực vốn có mà trong đó sự vận hành của công ty phụ thuộc vào chất lượng công việc của các nhân viên. Theo đó, bất kỳ sự khiếu nại nào về công tác thực hiện của tư vấn/chuyên gia hoặc về chất lượng công việc là những sự đóng góp lớn đối với chúng tôi. Tất cả các khiếu nại sẽ được báo cáo lại cho cán bộ QA-QC và quản lý ở cấp độ cao hơn để được đánh giá và phân tích. Nhóm này sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề và thảo luận với cán bộ Quản lý Dự án/ Trưởng nhóm và cả Khách hàng nếu cần thiết, sau đó đưa ra giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề nảy sinh nhằm giữ uy tín đối với Khách hàng. Các quản lý dự án có trách nhiệm lập hồ sơ và đệ trình lên tất cả các bên liên quan bằng việc trình bày về những khiếu nại cụ thể. Tư vấn sẽ thiết lập hệ thống lập báo cáo/thông tin với tất cả các bên liên quan thông qua quá trình thực hiện dự án để đảm bảo sự thông tin đầy đủ và chính xác. Hệ thống này sẽ hỗ trợ tất cả các cơ sở thực hiện có thể biết và giảm thiểu được các khiếu nại, đảm bảo dự án sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và thành công nhất.

6 NĂNG LỰC VỀ ĐỊA LÝ ASEC đã từng tham gia rất nhiều dự án phát triển đô thị và nông thôn cũng như các chương trình, nghiên cứu xây dựng và nâng cao năng lực tại Việt Nam. Các dự án điển hình của ASEC (các dự án đã và đang thực hiện trong các năm qua) như:

• Hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng và các hộ nông dân Hợp tác xã sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng CSCC phát triển cà phê theo tiêu chuẩn thương mại công bằng Fair Trade (Kon Tum)

Page 50: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 43

• Phát triển các hoạt động thương mại sinh thái (BioTrade) trong Dự án ngành thành phần tự nhiên, SECO - Đánh giá kinh tế xã hội của thành phần tự nhiên được lựa chọn, SECO (Kon Tum, Lâm Đồng)

• Dự án Phát triển đô thị và thích ứng biến đổi khí hậu, ADB, (Quảng Nam, Quảng Bình)

• Nghiên cứu thị trường lâm sản và các mặt hàng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Công ty chế biễn gỗ xuất khẩu Bình Minh (Kon Tum, Gia lai, Đắk Lắk)

• Dự án Nâng cao năng lực Đánh giá và Quản lý Tài nguyên Nước của Việt Nam, BTC VIE 0703411, Bộ TN&MT, (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận)

• Dự án Tư vấn phát triển năng lực về quản lý quỹ quay vòng và tài chính vi mô cho Quỹ Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDF), AECID, (Quảng Nam)

IRC đã thực hiện nhiều các dự án nghiên cứu và tư vấn về đói nghèo và bất bình đẳng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính vi mô, thị trường lao động trong quá trình chuyển đổi, di cư, hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách công, bình đẳng giới và bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, đánh giá tác động của chương trình/chính sách và đặc biệt là thực hiện các cuộc điều tra kinh tế xã hội. Một số dự án nằm trong khu vực nghiên cứu:

Chương trình Hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi, AusAID (Quảng Ngãi)

Dự án ”Hỗ trợ hiện thực hóa Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 - Giai đoạn II” tỉnh Gia Lai, Bộ Ngoại giao Phần Lan (Gia Lai)

Dự án “Đánh giá tác động các hoạt động truyền thông của ISP tại Quảng Ngãi năm 2010”, AusAID (Quảng Ngãi)

Nghiên cứu toàn cầu về những phản ứng của khu vực tư nhân khi Chính Phủ thay đổi vai trò của mình đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn, ODI (Đắk Lắk,…)

Hỗ trợ kĩ thuật cải thiện hệ thống M&E và tài liệu hóa các hướng dẫn vận hành hệ thống- Các Dự án Hỗ trợ Phát triển của IFAD (Hà Tĩnh, Hà Giang,..)

Sự hợp tác giữa ASEC và IRC chính là sự kết hợp những hiểu biết và kinh nghiệm của hai công ty trong các lĩnh vực tự nhiên, văn hóa, kinh tế-xã hội của các vùng dự án, trong các mục tiêu chính sách và các lựa chọn thực tiễn về vấn đề giảm nghèo, cân bằng giới tính, các cơ hội cũng như hạn chế của các cộng đồng dân tộc, các biện pháp an toàn về môi trường và xã hội. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tin rằng sự hợp tác giữa ASEC và IRC sẽ đem lại thuận lợi cho quá trình thực hiện Dự án.

7 TÓM TẮT NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC CHUYÊN GIA ĐỀ XUẤT

Chúng tôi hiểu rõ vai trò của nhóm tư vấn có chuyên môn cao đối với việc thực hiện thành công dịch vụ tư vấn. Từ khía cạnh đó, chúng tôi sẽ lựa chọn ra những chuyên gia giỏi nhất đáp ứng yêu cầu ghi trong thông báo mời quan tâm của Quý Ban. Chúng tôi muốn đề xuất nhóm tư vấn gồm các chuyên gia tư vấn trong nước như Bảng 2 dưới đây.

Năng lực tuyển chọn và huy động của chúng tôi đưa ra ở trên, đồng nghĩa rằng công ty có khả năng xác định và tuyển chọn những chuyên gia giỏi nhất trong và ngoài nước dựa trên Điều khoản tham chiếu. Chúng tôi cam kết sẽ áp dụng các chiến lược tuyển chọn tốt nhất để chọn ra các tư vấn phù hợp nhất với vị trí được yêu cầu đáp ứng được mục đích của các bên tư vấn và mục tiêu của Khách hàng. Những chiến lược này sẽ được áp dụng khi Điều khoản tham chiếu đầy đủ được đưa ra cho các vị trí tư vấn đảm bảo rằng các Tư vấn hoàn toàn được lựa chọn đáp ứng theo các yêu cầu trong TOR. Một số Lý lịch chuyên gia của các vị trí chủ chốt được đính kèm trong Phụ lục 1.

Page 51: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

T r a n g | 44

Bảng 2. Tóm tắt thông tin lý lịch các chuyên gia đề xuất

Stt Tên Chuyên gia Công ty Vị trí đề xuất Chuyên môn Bằng cấp Số năm

kinh nghiệm

1. Dương Văn Xanh ASEC

Trưởng nhóm/ Chuyên gia Phát

triển Nông nghiệp-Nông thôn

Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn; Cơ sở hạ tầng nôn thôn

Tiến sỹ Nông học, Học viện Puskarob Sofia, Bungari, 1986

Kỹ sư Thủy lợi, Đại học Thủy lợi Hà Nội, 1971

>30

2. Nguyễn Thị Bích Hạnh IRC

Chuyên gia Thị trường/ Doanh

nghiệp vừa và nhỏ

Nghiên cứu thị trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ; tài chính vi mô

Cử nhân tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, 1995

Cử nhân Kế toán, Đại học Tài chính Hà Nội, 1984 >20

3. Đào Huy Khuê ASEC Chuyên gia Xã hội/ Dân tộc Thiểu số

Dân tộc thiểu số; Giới và Phát triển xã hội

Tiến sĩ Nhân chủng học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, 1991

Cử nhân Nhân chủng học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1983

>25

4. Đào Duy Tùng ASEC Chuyên gia Kinh tế-Tài chính

Phân tích kinh tế - tài chính; Đánh giá hiệu quả đầu tư; quản lý tài chính; giám sát và đánh giá

Thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, 2003-2004

Cử nhân Kinh tế, Học viện Quan hệ Quốc tế, Việt Nam, 1997-2001

>10

5. Nguyễn Văn Quýnh IRC Chuyên gia Cơ sở

hạ tầng nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn; Thủy lợi, nước sạch; Giám sát và đánh giá

Thạc sỹ Phát triển thủy lợi, Đại học Rookee, Ấn Độ, 1985

Kỹ sư thuỷ lợi, Đại học Thuỷ lợi Hà Nội, Việt Nam, 1971.

>30

Page 52: EOI Ketnoi Tay nguyen.pdf

Hồ sơ Bày tỏ quan tâm Gói thấu CHPOV-TW-CS-4 “Nghiên cứu củng cố kết nối để thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo” Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

PHỤ LỤC 1

LÝ LỊCH CÁC CHUYÊN GIA ĐỀ XUẤT