ebook miễn phí tại - sachvui.com · Đừng hoang tưởng về một thế giới ... nhỏ...

342

Upload: lyliem

Post on 18-Aug-2018

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Ebook miễn phí tại :www.Sachvui.ComMục lụcKhông ngừng đặt câu hỏiHai mươi câu hỏi dành cho TS. AlanPhanĐừng hoang tưởng về một thế giớiphẳngKhông có bữa ăn nào miễn phíSau mỗi thời kỳ vàng sonTư bản và Dân chủCon voi Trung QuốcChuyện con ve và con kiến

Chó Việt Nam hạnh phúc nhất thế giớiKhi các lãnh tụ biết cười mình…Một người làm quan cả họ được nhờBỏ cuộc trước khi tới đích là thất bạiCác cuộc chiến sắp xảy ra…Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộcquá sớmMột cách nhìn khác về con người AlanPhanKẻ cắp gặp bà giàĐầu tư ngoại tệ nào?Giải mã nền kinh tế ngầmViệt Nam và Trung QuốcNhững can thiệp vô íchNói về đạo đức kinh doanh

Hai chuyện làm ăn bên MỹThánh địa của tư bảnParis, Gisele và huyền thoạiCho những người vừa nằm xuống

Ebook miễn phí tại :www.Sachvui.ComKhông ngừng đặtcâu hỏiTất cả bài viết của tôi bắt đầu từ câu nóinằm lòng của Robert Kennedy,” Nhữngnghiên cứu gia nhìn vào sự kiện đang xẩyra và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những sựkiện đã không xẩy đến và hỏi tại saokhông?” (There are those who look atthings the way they are, and ask why… Idream of things that never were, and askwhy not?) . Đó là tiền đề của cuốn sách

“Tư duy khác về kinh tế và xã hội ViệtNam” tôi vừa hoàn tất.

Tôi luôn nói với các bạn trẻ là thế giớikinh doanh không thiếu tiền mà chỉ thiếuý tưởng. Những ý tưởng sáng tạo, làmthay đổi thói quen và hành xử, cải thiệnhiệu năng vượt bực là những ý tưởng đãđem lại tài sản hay danh vọng khổng lồcho nhiều doanh nhân. Người Mỹ gọichúng là những game-changers hay lànhững bước tiến đã thay đổi cuộc chơi.Gần đây nhất, Facebook đã khiến mộtanh sinh viên 24 tuổi Zuckerberg trởthành tỷ phú. Trước đó là các doanhnhân đã sáng lập ra Google, Apple,Microsoft, Intel, IBM, Bell, RCA,Carnegie…tất cả đều là những thanh niênkhởi nghiệp với trí tuệ, nghèo và kiên

nhẫn. Họ chỉ có ý tưởng, không có tiềnvà tất cả đều đã thành công trong việcthay đổi phần lớn đời sống nhân loại.

Muốn vậy, họ đã biết đặt câu hỏi chínhxác là “tại sao không.?” Họ đã dám đivào lề trái của 99% đám đông. Họ dámcó những tư duy khác lạ so với nhữngsuy tưởng bình thường của xã hội.

Dĩ nhiên, rất nhiều ngừơi, dù thành cônghay thất bại, trong bọn họ đã phải trả giáđắt. Từ những mất mát về tiền bạc (thựcra không nhiều vì đa số là nghiên cứusinh nghèo) đến những mất mát về danhtiếng, thị phi vì xã hội không ưa nhữngngười khác biệt. Thậm chí nhiều nguờicòn mất mạng vì ý tưởng hay khám phálạ đời, như Galieo với giả thuyết trái đất

tròn, như Socrates với biện giải logic,như rất nhiều văn nghệ sĩ tư tưởng giatrong các triều đại phong kiến.

Lấy lịch sử làm thí dụ. Ai cũng biết lịchsử luôn luôn được ghi lại bởi những kẻchiến thắng. Trong những triều đại mà sựphản biện không được phép thực thi thìnhững câu chuyện ghi trong lịch sử có thểchỉ là những huyền thoại được thêu dệtvẽ vời để tăng uy tín và quyền lực cùa kẻthắng. Tuy nhiên, phần lớn người dân, kểcả những bậc trí thức có chút đầu óccũng nuốt gọn mọi dối trá trộn lẫn trongsự thật và bán sự thật (half-truths).

Trong một xã hội mà đến 95% dân sốsống đời khổ sở và thiếu thốn về nhữngvật chất tối thiểu, thì tư duy của ta phải

đi ngược lại suy nghĩ đại chúng và hànhxử trái hẳn với những điều mà người dâncho là sự khôn ngoan thường nhật. Muốnthóat ra khỏi giới hạn chật chội củanghèo đói, chúng ta phải có tư duy“ngoài cái hộp” (think out of the box).

Dĩ nhiên, ta phải đối phó thường trực vớinhững ù lì rồi phá phách của những thànhphần không muốn đổi thay hay tiến bộcủa xã hội vì lợi ích cá nhân, gia đìnhhay phe nhóm. Không có một tinh thầnbất khuất và kiên trì, chúng ta sẽ bỏ cuộckhông chóng thì chày, vì sức đề khángcủa phe bảo thủ rất mạnh. Cuối cùng,những thay đổi rồi cũng đến, vì cốt lõicủa cuộc sống là thay đổi (change isinevitable). Nhưng có thể ta không cònhiện diện để nhìn những đổi thay này.

Chả thế mà chính Einstein cũng phải mỉamai về đám đông chung quanh mình,”Hai thứ là vô tận trên đời: vũ trụ và sựngu xuẩn của con người. Thực ra, tôikhông chắc về vũ trụ” (Two things areinfinite: the universe and humanstupidity. And I’m not sure about theuniverse.”

Tư duy mới sẽ bắt đầu bằng những câuhỏi là tình trạng hiện tại do ai duy trì vàhọ có những ích lợi gì vào sự ù lì củatình thế? Kế tiếp là những thay đổi sẽđem đến những cơ hội và rủi ro gì?Ngoài thay đổi, chúng ta có thể tìm đượcnhững phương hướng gì khác hơn cả sựthay đổi? Sự suy nghĩ của đám đông làthế này; nếu ta làm ngược lại, thì kết quảgì sẽ xẩy đến? Thói quen bắt đầu từ tư

duy, liệu ta có thể thay đổi tư duy củangười tiêu thụ hay đối tác?

Trong tình trạng cạnh tranh của toàn cầuhóa và thế giới “phẳng”, một tư duy sángtạo là một vũ khí vô cùng quan trọng chosự tiến bộ của một cá nhân, một doanhnghiệp hay một quốc gia. Chất xám vàphần mềm sẽ là yếu tố quyết định trênthương trường tự do. Giáo dục, đạo đứcvà môi trường văn hóa là thành phầndinh dưỡng cho nền kinh tế mới. Cuốnsách “Một tư duy mới cho kinh tế và xãhội Việt Nam” của tôi là một đóng gópnhỏ trong tiến trình tăng trưởng của lớpngười trẻ hiện nay.

Mời bạn lên đường và đừng quên làEinstein đã nhắc nhở ta,” Điều quan

trọng là không ngừng đặt câu hỏi” (Theimportant thing is not to stopquestioning).

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu TưViasa

(Bài đã đăng trên Doanh nhân SaigonOnline ngày 20 tháng 10 năm 2011)

Hai mươi câu hỏidành cho TS. AlanPhan Ebook miễn phítại :www.Sachvui.ComGặp gỡ và Đối thoại thứ Năm tuần,này, Tuần Việt Nam giới thiệu cuộcphỏng vấn chớp nhoáng của tờ YoungEntrepreneur, đại học Pennsylvaniavới TS. Alan Phan.

LTS: Tiến sĩ Alan Phan- cựu sinh viêncủa Penn State (Hoa Kỳ), là một doanh

nhân kiêm quản lý quĩ đầu tư. Trong sốcác thành tựu của ông là tập đoànHartcourt, công ty Internet hàng đầutại Trung Quốc có trị giá 700 triệuUSD vào năm 2001 và quĩ Viasa tạiHồng Kông, với tỷ số lợi nhuận ròngtrên vốn cổ phần (ROE) ấn tượng –42% vào năm 2006.

Young Entrepreneur: Lời khuyên ôngmuốn chia sẻ với các doanh nhânmới?

Tiến sĩ Alan Phan: Kiểm tra sức khỏe:cả thể chất và tâm thần.

Điều gì mỗi doanh nhân cần phải luônnhớ?

Không bao giờ để cho cạn tiền.

Kẻ thù tồi tệ nhất của doanh nhân?

Bản thân anh ta. Không ai có thể pháhoại chuyện làm ăn nhanh hơn chính bảnthân mình.

Một kinh nghiệm mà mỗi doanh nhâncần phải biết?

Thất bại.

Lời khuyên dành cho những ngườimới giàu?

Mọi thứ đều thay đổi.

Còn lời khuyên dành cho nhữngngười đã giàu?

Cảm tạ thượng đế.

Làm thế nào để giữ được bầu nhiệthuyết?

Thay đổi suy nghĩ. Hành động.

Chiến lược tốt nhất trong cạnh tranh?

Luôn tạo sự bất ngờ.

Lời cuối cho một doanh nhân đanggặp khó khăn?

Giữ niềm tin. Đã đi ắt sẽ đến.

Trở ngại lớn nhất đối với nền kinh tếtoàn cầu?

Các Chính phủ.

Những cá tính dẫn tới thành công choông?

Tính kiên trì.

Thần tượng của ông là ai, và tại sao?

Hugh Hefner, người theo đuổi triết lýsống của bản thân và cho dù đã cực kìgiàu có thì ông vẫn là chính mình.(Hefner là sáng lập viên tạp chíPlayboy vào 1960 và được coi là ông tổcủa cuộc cách mạng sex tại Mỹ và Âuchâu)

Điều ngu ngốc nhất mà ông đã làm?

Mua một đồn điền cà phê ở Costa Ricavì tôi thích cà phê và Costa Rica? À,không, có lẽ là việc kết hôn.

Điểm không lường trước được của sựthành công?

Chịu trách nhiệm cho rất nhiều người.

Lúc này ông đầu tư tiền ở đâu?

Vàng.

Tài sản quý giá nhất của ông?

Những đứa con trai.

Cách trả thù hay nhất?

Sống khỏe mạnh và giàu có hơn đối thủ.

Điều gì khiến ông dị ứng nhất?

Sự ngu xuẩn.

Và ông muốn ghi gì trên bia mộ?

Tên “khốn khiếp” này tồn tại lâu hơn hết.

Đừng hoang tưởngvề một thế giớiphẳng Thế giới cũng sẽ KHÔNG phẳng sausự lan tỏa toàn cầu của mạng lướiInternet. Thế giới sẽ vẫn là thế giới tađã quen biết suốt 5,000 năm lịch sử:rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớpxã hội: giàu và nghèo, học thức và vôhọc, đạo đức và bất lương, thôn quê vàthành thị, quốc gia phát triển và quốcgia nghèo đói. Nhưng công nghệ thôngtin lại có khả năng làm gia tăng sựcách biệt này:…

Các chính trị gia và các chuyên giathường thích dùng các danh từ thờithượng để phô trương tri thức về thế giớivà tạo ấn tượngtrong cộng đồng. Gầnđây, họ hay nói đến các ngôn từ nhưkinhtế sáng tạo, mạng xã hội, hội nhập toàncầu, công nghệ xanh, kỹ thuật số, chỉ sốhạnh phúc… Nhưng một chữ bị lạm dụngnhiều nhất có lẽ là “thế giới phẳng”.

Danh từ này được Thomas Friedmandùng làm đề tài cho một tựa sách vào2005 để diễn tả một hiện tượng mới vềxã hội và kinh tế do cuộc cách mạngInternet và công nghệ thông tin (IT) manglại. Giả thuyết của ông là sự lan tỏa cùngkhắp những thông tin và kiến thức nhanhchóng qua Internet đã san bằng mọi cáchbiệt về lợi thế kinh tế giữa các quốc gia,

giữa các thể chế chính trị, và giữa cáctầng lớp nhân dân. Kết quả là một thếgiới phẵng lì, không còn rào cản vả bấtcứ ai cũng có thể nắm bắt những cơ hộimới do công nghệ mới tạo dựng.

Tôi đã theo dõi nhiều bài viết củaFriedman trên New York Times, tờ báocủa giới mệnh danh là “tiến bộ” (liberal)của các trí thức khoa bảng Mỹ. Ông nàycó tật xấu là đơn giản hóa mọi vấn đề,rồi dựa trên một vài sự kiện đặc thù màđặt ra các giả thuyết khá phi lý, phù hợpvới quan điểm cá nhân của mình. Ôngluôn quên đi sự phức tạp của mọi vấn đềbàn luận, dù là xã hội, kinh tế hay chínhtrị, dù là địa phương hay toàn cầu. Thếgiới phẳng và một xã hội đại đồng bìnhđẳng là một hoang tưởng rất thời thượng

của ông.Máy tính, Internet, điện thoại di động vàcác dụng cụ công nghệ thông tin quả đãtạo nên một cách mạng vĩ đại về kiếnthức và thông tin với tốc độ, tầm cỡ vàchức năng. Nhưng thế giới sẽ vẫn là thếgiới ta đã quen biết suốt 5,000 năm lịchsử: rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớpxã hội: giàu và nghèo, học thức và vôhọc, đạo đức và bất lương, thôn quê vàthành thị, quốc gia phát triển và quốc gianghèo đói. Thực sự, công nghệ thông tinlại có khả năng làm gia tăng sự cách biệtnày: người biết sử dụng IT sẽ khôn khéodùng lợi thế cạnh tranh này của mình đểkiếm tiền, kiếm quyền và đặc lợi nhiềuhơn so với đám đông còn bỡ ngỡ.Vàokhoảng 1885, Karl Benz sáng chế ra

chiếc xe hơi hiện đại thay thế cho cỗ xengựa và cùng thời điểm, James Maxwellđưa ra lý thuyết để thế giới có được máyphát thanh (radio). Nếu ông sinh ra ởthời này, Friedman cũng sẽ dễ dàng đưara lập luận về một “thế giới phẳng” vìhai phát minh này cũng đã đem nhân loạiđến gần nhau hơn. Thế nhưng, sau đó, aicũng biết thế giới đã KHÔNG phẳng vớinhững sáng chế diệu kỳ về xe hơi, vềradio, về TV, về máy in… Tôi cũng xinbáo cho các bạn trẻ là thế giới cũng sẽKHÔNG phẳng sau sự lan tỏa toàn cầucủa mạng lưới Internet.

Sự yêu thích hình tượng và viễn ảnh củamột thế giới phẳng có lẽ bắt nguồn từ sựao ước của rất nhiều nhà trí thức trẻ(trong đó có người viết bài này) với một

con tim tha thiết về một xã hội côngbằng, không có khác biệt giữa giàunghèo, giai cấp hay phân khúc. Một thếgiới đại đồng của những người bình đẳngvề mọi khả năng và quyền lợi. Cuộc thínghiệm vĩ đại nhất lịch sử đã diễn ra ởLiên xô và Trung Quốc hơn 70 năm.Ngày nay, tại hai xã hội này, sự cách biệtvề giàu nghèo (theo chỉ số Gini) thuộcloại cao nhất trong 10 hạng đầu của thếgiới (Top Ten).

Rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức và các bậckhoa bảng luôn luôn ta thán về hiệntượng bất công của xã hội, thường kếtluận trong vội vã “đời không công bằngchút nào” khi so sánh sự thua kém củamình với những nhân vật mà họ nghĩ làkhông xứng đáng. Chính tôi cũng hay rơi

vào trường hợp tự ti này khi không để lýtrí suy xét.

Vào thời điểm 1968 sau khi tốt nghiệpĐại học ở Mỹ, tôi và một người bạnngười Mã Lai tên là Michael cùng quaytrở về nước. Trong khi tôi chật vật vớilương giảng viên ở Đại Học Bách KhoaPhú Thọ, Michael được ông bố, vốn làmột đại gia tăm tiếng ở Mã Lai, mua chomột ngân hàng rồi bổ nhiệm hắn làm ChủTịch TGĐ một ngân hàng đứng hàng thứ8 ở Mã Lai vào thời đó. Ngay cả suốtcuộc đời 2 đứa trong 42 năm qua, trongkhi tôi phải lên voi xuống ngựa, đi từđỉnh cao của thịnh vượng đến vực thẳmcủa nghèo khó, Michael vẫn ung dung tựtại sống đời thượng lưu, thành công từviệc làm ngân hàng đến tạo dựng một đế

quốc về địa ốc. Sau này, mỗi lần quachơi, tôi vẫn rất ghen tỵ, chép miệng,“đời thật bất công”.

Một người bạn khác ở VN cùng tôi màighế suốt 4 năm trung học. Anh ta tên Duyvà là thần tượng của tôi hồi đó. Học giỏi,đẹp trai, con nhà giàu, nhưng trên hết, cómột hạnh kiểm hoàn toàn, luôn luôn đượcbầu là trưởng lớp bởi các học trò và thầycô. Ai cũng ngưỡng mộ. Anh thường áingại nhìn tôi bỏ lớp trốn học, đi tán gái,chọc phá làng xóm, và nói nếu khôngthay đổi tính nết, tương lai của tôi sẽchìm sâu trong đống bùn. Tôi luôn luônđồng ý, nhưng đã không bỏ được nhữngthói quen xấu. Xong Tú Tài, anh thi đậuvào Đại Học Sư Phạm dễ dàng và trởthành một bậc thầy khả kính sau những

năm học hành. Còn tôi, may mắn đượchọc bổng Mỹ, bay đi tận nữa vòng tráiđất, loay hoay làm lại đời mình. Một lầnvề thăm nhà năm 1992, Viện Đại họcCần Thơ mời tôi giảng dạy một buổi vềKinh Tế Mở Cửa của TQ cho các họcsinh cũng như nhiều vị giáo chức tunghiệp. Tôi ngỡ ngàng gặp lại Duy, thayđổi thứ bậc trong liên hệ thầy-trò. Anhngượng ngùng, bỏ ngang lớp học sau tiếtđầu và không trả lời điện thoại khi tôikêu. Bạn bè cho biết hôn nhân của anhtrắc trở, anh buồn đời làm một con sâurượu giải sầu, và bị cấp trên “đầy đọa”vì nhiều lần say rượu trong lớp học. Tôichắc Duy cũng đang nghĩ thầm, “đời thậtbất công”.

Cách nay ba tháng, một đại gia trẻ tuyên

bố trong một buổi hội thảo là tương laiIT của VN sáng ngời, vì chỉ sau 10 năm,dân số VN có điện thoại di động bây giờđã lên đến hơn 53 triệu người. Anh tađồng hóa việc sỡ hữu một cái phone vớitrình độ kiến thức và hiệu năng của nềnkinh tế sáng tạo, biểu hiện qua một côngcụ IT phổ thông. Tôi có 2 người giúpviệc nhà. Họ đều sở hữu điện thoại riêngcho cá nhân và nhờ những chương trìnhkhuyến mãi, nói chuyện qua phone đến 4,5 giờ mỗi ngày. Họ trao đổi liên tục vớibạn bè, láng giềng, gia đình dưới quê vềmọi chuyện lặt vặt, còn hơn Twitter củacác siêu sao ở Hollywood. Thậm chí họcòn dùng điện thoại để chửi nhau, đểkhuyến nghị về số đề, về mua hụi, vềchương trình kịch trên TV. Thậm chí,

một bà đã gần 50 tuổi, có chồng và 4 đứacon ở quê, vẫn trả lời tất cả những cúphone từ người lạ, đóng vai trò một côgái mới 20, đóng góp và giải tỏa các lờiyêu thương ảo (như một loại phone sexrẻ tiền) cho rất nhiều bạn trai Việt.

Những bất công hay hố cách biệt vừa kểcũng có thể là do sự lựa chọn và sở thíchcủa cá nhân. Năm trăm năm trước, ngàiNguyễn Bỉnh Khiêm đã ca tụng chữ“nhàn” và lối sống điền viên, “Ta dại tatìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đếnchốn lao xao”. Nếu ta bắt ông phải sốngtrong một Net café, cạnh Ngã Sáu ChợLớn, nhìn khói bụi, dòng xe và biểnngười qua lại, chắc ông phải khóc tủithân mỗi ngày. Còn nếu ai buộc tôi phảixa rời các trung tâm tài chính thế giới

như New York, Luân Đôn hay HồngKông… để về sống ở xứ Cà Mau vớinhững cánh đồng bất tận của chị NguyễnNgọc Tư chắc tôi cũng hóa điên. Dù tôibiết chỗ đậu xe ở Cà Mau không thể tốn40 dollars mỗi ngày như New York.

Trong chuỗi hội thảo về đầu tư cho cácdoanh nhân và sinh viên Việt Nam vàotháng 3 vừa qua, tôi nói nhiều vềZuckerberg của Facebook. Anh chàngsinh viên 24 tuổi này đã bắt đầu với mộtý tưởng và 1 ngàn dollars của bạn cùngphòng; và chỉ trong 4 năm tạo nên một tàisản mà Goldman Sachs đánh giá là 60 tỷdollars; tương đương với 60% GDP củaViệt Nam. Trong số 80 triệu dân hiện tại,có người Việt nào sẽ đứng lên đáp lờisông núi để chứng minh là thế giới đã

phẳng như Friedman nói; hay chúng ta sẽlại có thêm vài khẩu hiệu rẻ tiền về sángtạo?

TS. ALAN PHAN (CHỦ TỊCH QUỸĐẦU TƯ VIASA)

Không có bữa ănnào miễn phí Người Mỹ có câu, trong một sòng bàiphé (poker) bịp bợm luôn có một nạnnhân. Nếu bạn không biết ai là nạnnhân, thì người đó chính là bạn.

Chuyện ngày xưa kể rằng có một vị vuaHi Lạp được tiếng là thông minh đức độcai quản một xứ sở thanh bình an khang.Ông có một thư viện thu thập cả chụcngàn cuốn sách suốt lịch sử văn minhloài người và có ước muốn là chia sẻnhững kiến thức khôn ngoan này cho trămhọ.

Ông triệu 500 nhà thông thái nhất củaquốc gia và yêu cầu họ cùng nhau ngồixuống tóm lược mọi “tinh túy văn hóa”nhất của nhân loại vào một vài lời dễhiểu (thay vì một thư viện sách) để mọingười dân cùng thấm thía đạo của trời vàcủa người. Sau hơn một tháng, 500 nhàthông thái đưa lên một văn bản 5 trang làcông trình tóm lược. Vị vua thấy vẫn cònquá phức tạp, dân thường không ai có thểthấm nhuần được tư tưởng kiểu này. Sauđó là một tóm lược còn 3 trang, rồi 1trang rồi 1 phân đoạn. Nhưng vị vua vẫnkhông vừa ý. Cuối cùng ông cười hả hêkhi vị đại diện trao cho ông cái túi khônngoan của nhân loại trong một câu vănđộc nhất, “Không có bữa ăn nào miễnphí cả” (there is no free meal).

Đây là một thực tế hiển nhiên mà conngười thời đồ đá cách đây 10 ngàn nămhiểu rất rõ. Ngày nào mà không săn đượccon mồi nào đem về hang động, là ngàyđó gia đình phải đói. Rồi loài người tiếnhóa thành cộng đồng văn minh hơn, tổchức những xã hội có tầng lớp và phânchia công tác theo khả năng của từngngười. Xã hội mới đẻ ra một tầng lớplãnh đạo có đầu óc và tham vọng.

Từ đế chế Trung Quốc đến Ai cập và sauđó La Mã, Anh, Mỹ… giới quý tộc vàchính trị gia giàu có luôn luôn bận rộnsuy nghĩ tìm những thủ thuật và phù phépđể có “những bữa ăn miễn phí” dâng lêntừ tầng lớp nghèo hèn. Nếu nhìn vào cốtlõi, đây là một hình thái “ăn cắp”, nhưngđược che đậy bằng những mỹ từ cao đẹp

và văn hoa, giống như một bộ quần áothời trang đắt tiền của Louis Vuitton sẽche đậy những mục nát của thân thể béophì, làm mờ mắt người qua lại.

Xã hội ngày nay dù có tiến bộ cũngkhông dễ gạt bỏ nổi lòng tham “ăn free”vốn đã mọc rễ trong lòng người 10 ngànnăm qua. Chuyện kiếm tiền, càng nhanhcàng nhiều càng tốt, là một đề tài thờithượng, hấp dẫn và lan tràn khắp mọimạng truyền thông từ tin thời sự trên báođến những câu chuyện ở quán cà phê,những bài giảng trong lớp học.

Trong dư luận, không thiếu những chuyệnthích bắt chước lẫn nhau không đóng gópmột công sức gì cho xã hội nhưng tìm đủmọi cách để bòn rút ăn cắp. Hiện tượng

phổ biến đến nỗi không ai còn cảm giácngạc nhiên hay phẫn nộ khi bị lộ diện.

Năm 2008, các chính phủ Âu Mỹ (và sauđó toàn thế giới) phát động chương trìnhkích cầu chống suy thoái, nhưng thực sựđây chỉ là một hình thức ăn cắp tiền củadân để cứu các ngân hàng và các nhà đầutư lớn, có thế lực chính trị. Khi khó lấytiền thuế trực tiếp của dân, các chính phủđã tìm những mánh khóe ly kỳ hơn… nhưđi vay bừa bãi để thế hệ sau phải gánhnợ chồng chất, hay in thêm tiền để gâylạm phát (anh có 10 đồng, tôi muốn lấy2, tôi chỉ việc làm cho tiền mất giá 20%là anh đã bị mất tiền mà không hề haybiết).

Chính phủ Trung Quốc còn hay hơn nữa,

họ giữ lãi suất ngân hàng dưới 2% trongsuốt 30 năm để lấy tiền tiết kiệm của dâncho các tập đoàn nhà nước vay kinhdoanh (thực sự các quan làm ăn theo lốiOPM (tiền người khác- other peoplesmoney; nên mất rất nhiều trong các lỗ lãi,thất thoát và nợ xấu mà không ai phảichịu trách nhiệm). Trò phù phép khác làgiữ tỷ giá Yuan (nhân dân tệ) thật thấp đểđược xuất khẩu cao (nhằm lấy thuế,ngoại tệ và tài sản nhờ giá lao động rẻmạt của nhân công và không cho họhưởng thành quả đáng lẽ phải đến từ giátrị cao của đồng tiền).

Các tầng lớp tư nhân giàu có thì lợi dụngnhững khe hở của pháp luật (ở Mỹ) haylạm dụng mối quan hệ với các quan chức(ở Trung Quốc) để tìm những dự án “ăn

free” như trưng dụng đất đai của nôngdân nghèo, lấy hỗ trợ tài chính của chínhphủ (tiền dân), chia chác các hợp đồngbéo bở về xây dựng hạ tầng hay quân sự(không bị giám sát nhiều). Những vụ đầucơ, làm giá hay lướt sóng trên các thịtrường tiêu thụ hay tài chính chỉ là cáchình thức thác của thủ thuật ăn cắp.

Trong khi đó, nhóm bị lợi dụng (nhữngcon kiến làm việc chăm chỉ, âm thầmđóng góp cho kinh tế) thì hoa mắt vớinhững đánh bóng hư ảo của các “nhânvật” xã hội, chỉ ước ao bắt chước mọihành vi lố lăng của họ. Hình ảnh đượctruyền bá khắp nơi, như một trò ru ngủkhiến mọi người quên đi cái túi tiền củamình.

Người Mỹ có câu, “trong một sòng bài“phé” (poker) bịp bợm luôn có một nạnnhân. Nếu bạn không biết ai là nạn nhân,thì người đó chính là bạn”. Ngay cảnhững sinh viên với một đầu óc tươngđối trong sạch, tiến bộ, cũng quan tâmđến chuyện “kiếm tiền” hơn là kiếm kiếnthức (năm 2008, một thống kê 3.600 sinhviên năm thứ tư cho thấy 71% sinh viênMỹ và 84% sinh viên Trung Quốc coichuyện kiếm tiền sau khi tốt nghiệp làmục tiêu quan trọng nhất).

Người bình dân Việt Nam có câu nói“coi dzậy mà không phải dzậy”. Chỉ tiếclà dù nhiều người cũng cảm thấy bị lừadối, nhưng việc bận rộn mưu sinh và sựđam mê các màn xiếc và trò giác đấu(thời La Mã) hay các giải bóng đá và

những cuộc thi hoa hậu, lễ hội (thời nay)… đã làm phần lớn dân chúng quên đicái giá sẽ phải trả này.

Chuyện ngày xưa kết thúc bằng sự thấtbại của vị vua khi truyền bá học thuyết“không có bữa ăn nào miễn phí”. Ngườivi phạm luật đầu tiên là bà hoàng hậu rồisau đó là các hoàng tử, công chúa, vàquần thần. Ông vua thất vọng, bỏ đi tutrên núi xa. Có lẽ để nghiền ngẫm lờiđức Phật về “tham, sân, si”, ba vấn nạnlớn nhất cho sự giải thoát của tâm hồn.

Còn bây giờ, chúng ta đang sống trongmột thời đại mà phần lớn các dân tộc củachủ nghĩa toàn cầu đều chia sẽ quan điểmlà… cái gì cũng có thể free cả, cứ việcdùng mọi thủ đoạn để gom góp, và việc

duy nhất cần để ý là tránh đừng để bị tốgiác. Danh từ thời thượng gọi là “hạ cánhan toàn”.

Tôi vừa coi xong cuốn phim mới nhất,Wall Street 2: Money never sleeps. Vaichính Gordon Gekko có một câu nói thúvị, “Ngày xưa, tham lam là một tật xấucần thiết để tạo động lực cho kinh tế.Bây giờ, tham lam là một hành xử hợppháp và hợp thời trang”.

Sau mỗi thời kỳvàng son Trong suốt lịch sử thế giới, cái tệ hạicủa mỗi thời kỳ vàng son là một kếtcuộc thảm thương cho mọi người dân.Bong bóng bao giờ cũng vỡ. Nợ quá tảibao giờ cũng đáo hạn sớm hơn dự định.Người giàu thì phá sản vì lối kinhdoanh đòn bẩy phiêu lưu không cònthích hợp, người trung lưu thì trắngtay vì giá trị tài sản biến mất, lây lắtbám víu vào một nền kinh tế khậpkhiễng. Các quan chức chính phủ thìluôn luôn bó tay vì không hiểu chữsáng tạo hay tiết kiệm là gì?

Đọc lịch sử thế giới, tôi luôn say mê vềnhững góc nhìn tiêu biểu cho thời vàngson của mỗi quốc gia. Từ đế chế La Mã,Hy Lạp ngày xưa đến Anh, Mỹ, Nhật thờicận đại, chúng mang nhiều nét đặc thù,những tựu trưng, vẫn có rất nhiều tươngđồng. Xã hội và con người trong nhữngthời kỳ huy hoàng này, nhất là giới cầmquyền thượng lưu, luôn luôn mang đậmnhững cá tính hồ hởi lạc quan, phôtrương quyền lực và sự giàu có, đắmmình trong lễ hội và tiệc tùng, sốngkhông lo âu đến ngày mai vì nghĩ rằng …những ngày hè nắng đẹp sẽ kéo dài bấttận. Người Mỹ có bài hát mô tả tìnhhuống này, “Let the good times roll” màngười Pháp tán đồng nồng nhiệt ” Laisserles bon temps rouler.” Thời vàng son ơi,

hãy tiếp tục trôi…

Nước Mỹ trong thập kỹ 1920s được biếtđến bằng tên “The Roaring Twenties”(Những năm hoan lạc của 1920s). Thếchiến Thứ Nhất vừa chấm dứt và Mỹhưởng lợi rất nhiều vì đã cho các nướcthắng trận (Anh, Pháp) vay những khoảntiền rất lớn cho chiến tranh, cũng như đãcung cấp vũ khí cho cả hai bên với giátốt. Nước Mỹ đang sửa soạn thay thế đếchế Anh trên khắp thế giới vì sức mạnhtài chính của mình. Những công nghệ mũinhọn mới đem thế lực kinh tế và văn hóaMỹ phủ khắp toàn cầu (xe hơi, phim ảnh,radio, kỹ nghệ hóa học, nhạc jazz…)trong khi châu Âu vẫn còn là đống trohoang tàn vì chiến tranh và châu Á vẫn làcác thuộc địa chậm tiến. Thị trường

chứng khoán và địa ốc tăng trưởng độtbiến, người dân Mỹ ngoài thu nhập caocòn hưởng những khoản lời này nên cảmthấy giàu có nhất thế giới, và tương laichưa bao giờ có một hứa hẹn rực rỡ nhưvậy. Dân quê ào ạt đổ về thành phố tìmsự giàu có, “đô thị hóa” ở Mỹ thực sựbộc phát.

Cùng với nhân dân, chính phủ Mỹ nớirộng tín dụng, giữ lãi suất thật thấp vàbắt đầu những công trình xây dựng hạtầng khắp quốc gia. Xa lộ, đường sắt, xeđiện ngầm, nhà máy điện nước, cảngbiển… mọc lên như nấm sau cơn mưadài. Giá cả mọi tài sản trở thành… bongbóng, xa rời thực tế. Nợ công ngày càngchồng chất và lạm phát bắt đầu quậy phá.

Ngày 29/10/1929 thực tế của thị trườngghé thăm. Wall Street sụp đổ với 13%giảm sút trong chỉ số Dow Jones (lênđến 58% trong nhiều tuần sau đó và 89%vào 1931). Nước Mỹ kéo toàn thế giớivào cuộc Đại Suy Thoái suốt thập niên1930s cho đến khi Thế Chiến Thứ Haibắt đầu.

Trong suốt lịch sử thế giới, cái tệ hại củamỗi thời kỳ vàng son là một kết cuộcthảm thương cho mọi người dân. Bongbóng bao giờ cũng vở. Nợ quá tải baogiờ cũng đáo hạn sớm hơn dự định.Người giàu thì phá sản vì lối kinh doanhđòn bẩy phiêu lưu không còn thích hợp,người trung lưu thì trắng tay vì giá trị tàisản biến mất, lây lắt bám víu vào mộtnền kinh tế khập khiễng. Các quan chức

chính phủ thì luôn luôn bó tay vì khônghiểu chữ sáng tạo hay tiết kiệm là gì?

Trong những thời vàng son đó, tôi thíchtìm hiểu về những nhân vật đầy quyềnlực, giàu có của xã hội, đã được hoàncảnh đưa đẩy lên đỉnh cao của quốc gia,và đời sống họ là những bức tranh trungthực nhất của môi trường chung quanh.

Không ai mà không ấn tượng với nhữngcâu chuyện về Du Yue Sheng, thủ lãnhcủa băng đảng Green Gang, đã đemThượng Hải thời 30s lên bao nhiêu làphim ảnh của Tàu và Mỹ. Anh chàng xãhội đen này, xuất thân là một nông dânnghèo của Pudong, đã leo lên ngai thịtrưởng (không chính thức ) của ThượngHải, qua những quan hệ làm ăn với

Tưởng Giới Thạch và các quan chức địaphương. Thậm chí, ông còn tài trợ chophần lớn các chiến dịch càn quét của họTưởng trong chiến tranh.

70 năm sau, Trung Quốc lại cống hiếncho lịch sử một nhân vật đầy màu sắc, làLai Chang Xing, cũng là một nông dânnghèo của tỉnh Hạ Môn. Khởi nghiệpbằng con số không, Lai đã thu góp đượcmột tài sản khổng lồ hơn 16 tỷ USD (theocáo trạng của chánh phủ) trong thời gianngắn ngủi chưa đầy 5 năm. Lai đã khốngchế hoàn toàn các cơ quan công lực củaHạ Môn rồi Trung Ương, từ cảnh sát đếnhải quan, để tổ chức được một mạng lướibuôn lậu xe hơi, dầu khí và thuốc lá khắpnước. Sự sụp đổ của Lai là do Tổng BíThư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng

Chu Dung Cơ muốn dùng con bài của Laiđể lật đổ thế lực hùng mạnh của nhómBắc Kinh. Lai bị án tử hình, trốn đượcqua Canada; còn ở nhà, Thị Trường BắcKinh và 4 nhân vật cao cấp phải tự tửchết. Gần 400 quan chức bị đưa ra Tòavề vụ việc này gồm 2 Bộ Trưởng, 26 tỉnhủy, 86 huyện ủy và kết quả có 14 án tửhình.

Nhân vật đình đám nhất của The RoaringTwenties bên Mỹ là William RandolphHearst. Ông tạo lập một gia tài khổng lồqua sự thiết lập và thu tóm hơn 30 tờ báochính tại các thành phố lớn (New York,San Francisco, Chicago, Los Angeles..),8 tạp chí (Cosmopolitan, GoodHousekeeping…) vài đài phát thanh vàmột phim trường ở Hollywood. Ông

cũng từng là dân biểu, nghị sĩ, nhưng thấtbại trong việc ứng cử vào chức ThịTrưởng New York, bàn đạp cho TòaBạch Ốc. Ông là king-maker (kẻ tạo vuachúa) trong rất nhiều cuộc bầu cử vì ảnhhưởng khủng khiếp của mạng truyềnthông trong xã hội Mỹ. Ông lại có mộtcuộc sống xa hoa với tiệc tùng vàscandal, gây ra không biết bao nhiêu câuchuyện hấp dẫn cho đám đông luôn thờphụng những nhân vật nổi tiếng(celebreties). Khu lâu đài của ông ở SanSimeon California vẫn là một trung tâmthu hút bao du khách ngày nay. Trên hết,Orson Welles dùng ông như là một cảmhứng để tạo nên cuốn phim Citizen Kane,mà nhiều nhà phê bình cho là phim haynhất qua mọi thời đại của lịch sử điện

ảnh.

Một trong những scandal tiêu biểu trongnăm 1924 là chuyện ông bắn chết mộtngười bạn trên du thuyền tại một bữa tiệcsinh nhật vì ghen tuông và vì lầm tưởnganh ta là Charlie Chaplin, danh hề củanhững phim Charlot. Chaplin đang ái ânvụng trộm với cô đào nổi danhHollywood, Marion Davies, hiện là nhântình số một của ông. Nhưng ông không bịđiều tra hay kết tội gì về vụ giết ngườinày: dù sao, ông cũng là W.R. Hearst,người vừa giúp Tổng Thống Mỹ CalvinCoolidge đắc cử hai tuần trước đó.

Tôi chắc rằng những nhân vật xã hội củamọi thời vàng son đều có những trảinghiệm và tình huống tương tự. Khi tôi

về lại Việt Nam vào 2006, người dângiàu có của xã hội thượng lưu ở đây cũngđầy những mẩu chuyện thú vị hào hứng,pha lẫn giữa sự thực và các tin đồn.Những huyền thoại về Phạm Nhật Vượng,Đoàn Nguyên Đức, Cường Đô La, ĐàoHồng Tuyển… chiếm đầy các tít lớn củacác tờ báo, tạp chí. Thời vàng son củamột chu kỳ mới trong kinh tế vừa nổi củaViệt Nam cùng bắt đầu vào thời điểmnày.

Trở lại với câu chuyện của Hearst vàThe Roaring Twenties, lịch sử cho thấymột kết cuộc đáng buồn. Hearst gần nhưbị phá sản trong cuộc Đại Suy Thoáithập niên 30s và The Roaring Twentieschỉ còn vang vọng trong tiểu thuyết. Mộttác giả là bạn thân của Hearst đã viết hồi

ký về thời vàng son của Hearst và bạnbè,” Chúng tôi đã ăn chơi, nhảy múakhông ngừng nghĩ trong những tiệc tùngthâu đêm. Rượu, ma túy, sex và những thịphi làm chúng tôi say sưa không biếtmệt. Nhiều người vẫn cảm nhận sự điêncuồng và ngu xuẩn của những vũ điệuCharleston mỗi đêm, nhưng chúng tôibiết rằng, nếu giàn nhạc ngừng chơi, vũđiệu ngừng quay, thì chúng tôi sẽ khôngcó gì… ngoài một trống vắng toàn diện.”Thế cho nên, let the good times roll, thờivàng son ơi, hãy tiếp tục trôi.

Hôm nọ, trong đêm giá rét của Hà Nội,tôi ghé vào quán cà phê ở SheratonWestlake, chợt loáng thoáng nghe lại bàinhạc “Let the good times roll”. Nó nhắctôi về W.R. Hearst và The Roaring

Twenties của xứ Mỹ xa xôi. Nó làm tôitự hỏi chúng ta đã học được gì khi lịchsử tái diễn?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn

ALAN PHAN

Tư bản và Dân chủ Sau vụ sụp đổ bức tường Bá Linh năm1989, nhiều học giả về chính trị thếgiới đã lạc quan tiên đoán là “chủnghĩa dân chủ” theo định hướng tư bảnsẽ là một mục tiêu căn bản cho mọiquốc gia trên toàn cầu.

Cho đến năm 2008, khủng hoảng tàichính bùng nổ ở Âu Mỹ, gây khó khăncho các nền Tây Phương, trong khi mứctăng trưởng GDP của Trung Quốc khôngsuy chuyển, thì nhiều kinh tế gia lại tiênđoán một thời hoàng kim cho mô hìnhkinh tế chỉ huy .

Thực sự, nếu nền kinh tế thị trường của

các nước xã hội là một mâu thuẫn, thìchủ nghĩa tư bản theo định hướng dânchủ cũng là một nghịch lý .Theo nhậnđịnh chủ quan của tôi, thể chế dân chủ làlý do chính đã khiến nền kinh tế vốn dựatrên tư bản của Âu Mỹ lâm vào tình trạngsuy thoái như hiện nay

Thống kê mới nhất của Cơ Quan Thế VụMỹ (IRS) năm 2009 cho thấy số côngdân không đóng thuế cho Chính phủ liênbang đã lên đến 47%. Hai năm trước,vào năm 2007, tỷ lệ này chỉ là 38%. Nóivắn tất là hiện nay, một người Mỹ phải đilàm để nuôi một người khác. Các phúclộc từ ngân sách liên bang của các côngdân không đóng thuế này, vì thất nghiệp,vì nghèo hay đã về hưu, bao gồm an sinhxã hội, bảo hiểm y tế (medicare), phiếu

thực phẩm miễn phí (food stamps), trợcấp nhà cửa (housing subsidies), giáodục, hạ tầng cơ sở, an ninh, môitrường… Dân số của các công dânhưởng lợi ích so với các công dân phảiđóng thuế đã gia tăng liên tục trong vàithập niên vừa qua. Năm 2010 này, sốngười không đóng thuế sẽ nhiều hơn sốngười đóng thuế.

Với nguyên tắc “một công dân, một phiếubầu”, thì số phiếu của thành phần hưởngphúc lộc sẽ tiếp tục lấn át thành phần trảthuế. Cử tri thì luôn luôn bỏ phiếu chonhững chính trị gia nào biết giá tăng phúclợi cho cá nhân họ. Đó là lý do đơn giảntại sao các chính trị gia Mỹ phải liên kếtvới thành phần hưởng phúc lợi và thànhphần trả thuế sẽ mất dần ảnh hưởng trong

quyết định chi tiêu của quốc gia. Hiệnnay, không chính trị gia nào dám đụngđến ngân sách của hệ thống an sinh xãhội, dù việc bội chi ở khoản này có thểlàm tài chính công của Mỹ khánh tậntrong 30 năm tới. Vì không ai muốn tạora tài sản để cho người khác hưởng, cáccông dân trả thuế sẽ mất dần động lựckiếm tiền, và cũng sẽ áp dụng chiến thuậtbòn rút tiền công trên mỗi quyết định vềcông việc hay kinh doanh. Đây là hìnhthức tự sát chậm rãi của kinh tế Mỹ, quytrình đã bắt đầu ở Âu Châu suốt nhiềunăm qua.

Để đơn giản hóa vấn đề, tôi xin đơn cửmột thí dụ. Một công ty thường bao gồmhai thành phần: cổ đông (shareholders)và các người liên quan tới quyền lợi

công ty, gọi là nhà liên đới(stakeholders). Cổ đông là những ngườigóp vốn cho công ty và nhà liên đới lànhững nhân viên, nhà cung cấp, kháchhàng, cơ quan chính phủ trong vòng tráchnhiệm, ngay cả những cư dân mà hoạtđộng của công ty có thể ảnh hưởng đến(như hàng xóm của một nhà máy hay cơquan xã hội địa phương). Nếu những nhàliên đới này có quyền bỏ phiếu trong cácĐại Hội Thường Niên (một người mộtphiếu) như các cổ đông, thì mục tiêu vàchiến thuật của công ty sẽ thay đổi hoàntoàn. Lợi nhuận có thể trở thành thứ yếu;và các phúc lợi dành cho các nhà liênđới sẽ được ưu tiên phát triển. Nếu đâylà mô hình kinh doanh, tôi đoan chắc làcác thị trường chứng khoán sẽ đóng cửa

vì không nhà đầu tư nào muốn đem tiềnriêng của mình ra cho các nhà liên đớichơi trò kinh doanh dùm họ. Đây cũng làlý do tại sao phần lớn các công ty LiênXô, Đông Âu ngày xưa cũng như cáccông ty quốc doanh bây giờ ở mỗi quốcgia trên thế giới đã thua lỗ liên tục. Chachung không ai khóc, tiền không phải domồ hôi nước mắt mình kiếm được thì sựtiêu xài lãng phí là hậu quả hiển nhiên.Nền kinh tế tài chính của một quốc giacũng phải tuân theo những quy luật này.

Dĩ nhiên, tôi chỉ nhìn chủ nghĩa dân chủtrên khía cạnh kinh tế và ảnh hưởng củanó trên lĩnh vực tài chính công. Dân chủđã đem lại rất nhiều lợi ích khác trên cácvấn đề xã hội tự do, công bằng và pháptrị cho các xã hội Tây Phương. Nhưng

nếu hỏi tại sao tư bản và dân chủ cónhiều nghịch lý, thì đây là nguyên nhâncăn bản.

Tác nhân chính của sự tăng trưởng ngoạnmục cho nền kinh tế toàn cầu trong 2 thậpniên rồi là lưu lượng tiền khổng lồ của tưnhân được tự do vượt biên giới quốc giavà do các biện pháp thả lõng lãi suất rấtthấp của các ngân hàng trung ương. Tưbản là huyết mạch của kinh tế, dù là chohoạt động của một công ty hay một quốcgia. Khi người bỏ vốn thấy tiền của họ bịlãng phí vào mục tiêu chính trị để bảo vệquyền lực phe nhóm, thì không ai cònmuốn tiếp tục trò chơi vớ vẩn này. Cácquốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, BồĐào Nha …đang gặp rất nhiều khó khănđể vay nợ vì các nhà đầu tư vào trái

phiếu của họ đang siết chặt hầu bao.Trong khi đó, chương trình tiết kiệm cắtgiảm ngân sách của chính phủ bị cácnhóm lợi ích phản kháng thường trực vớinhững cuộc biểu tình và đình công.Chứng khoán thế giới sắp phải chịu nhiềusuy thoái vì các lợi nhuận của các côngty sẽ bị giảm sút trong các khủng hoảngkinh tế tài chánh sắp tới. Chính phủ Mỹđang chơi với lửa khi tiếp tục chính sáchtiền tệ gây thâm hụt lớn cho ngân sách.

Cũng trên khía cạnh kinh tế, ta có thểthấy là sự tăng trưởng thành công củakinh tế Trung Quốc là nhờ chính sách tưbản hóa hoạt động của các mảng kinh tếtư nhân và mảng đầu tư từ nước ngoài.Hai mảng kinh tế này chiếm đến 67%GDP (có thể còn cao hơn nữa nếu cộng

vào nền kinh tế ngoài luồng) và là hainhân tố tạo nên những thành quả phithường, trong khi lĩnh vực quốc doanhvẫn trì trệ. Jim Rogers, nhà tỷ phú Mỹhăng say nhất với thị trường Trung Quốc,đã nhận định Trung Quốc là một quốc giatư bản trẻ nhất thế giới. Theo tôi, cáikhác biệt căn bản về cách vận hành mọihoạt động xã hội và kinh tế giữa Mỹ vàTrung Quốc là ở Trung Quốc, bạn có thểlàm bất cứ đều gì bạn muốn nếu có tiền(tư bản) và đừng bao giờ phê bình chínhphủ; trong khi ở Mỹ, bạn tha hồ chỉ tríchchính phủ, nhưng mọi hoạt động kinhdoanh sẽ bị áp lực nặng nề của luật pháp,điều lệ, công đoàn, thuế vụ, môi trường,nhóm lợi ích xã hội, các cơ sở truyềnthông, giáo dục, tôn giáo …(xã hội).

Cái sức mạnh của nền kinh tế tư bản thựcsự dựa trên lòng tham lam của conngười. Có thể đây là một vấn nạn về đạođức trên nhiều khía cạnh, nhưng thiếu sựtham lam cơ hữu đã tồn tại hơn 5 ngànnăm qua, sự tăng trưởng kinh tế sẽ trì trệvà mệt mỏi. Ngay cả văn hóa nghệ thuậtcũng cần rất nhiều tư bản để phát triển vàphồn thịnh; vì giàu sang không hẳn chỉsinh lễ nghĩa mà còn cho con ngườinhững thời gian rãnh rỗi để hưởng thụcác thú vui tinh thần.

Nguyên tắc “một người dân, một láphiếu” chỉ mới được ứng dụng hơn 100năm qua. Trong lịch sử, đã có thời giandành chỉ những nhà quý tộc mới được đibầu; hay các cử tri đã phải trả một khoảnthuế để có quyền lợi này. Trước năm

1920, các phụ nữ ở Mỹ đã không đượcquyền ứng cử hay bầu cử. Bằng nhiều thủthuật chính trị, truyền thông và luật pháp,các nhóm cầm quyền Âu Mỹ đã làmchậm lại quy trình dân chủ hóa trongnhiều thế kỷ .Với sự đắc cử của tổngthống Obama và sự chiếm lĩnh đa số củacác nhóm hưởng phúc lợi, bánh xe tiếnhóa đã đè bẹp quyền hành của các nhà tưbản. Trò chơi dân chủ mà họ đã sáng tạokhi lật đổ các vương quốc phong kiến khixưa đang trở thành vũ khí làm thương tổntrầm trọng các định chế cột mốc của nềnkinh tế tư bản.

Bánh xe tiến hóa của lịch sử cũng đã bắtbuộc Trung Quốc phải “dân chủ hóa” cáchoạt động kinh doanh và gần đây cácthay đổi về xã hội. Những cuộc đình

công biểu tình của nhân công Trung Quốcđòi tăng lương là một khởi đầu. KhiTrung Quốc bắt kịp Âu Mỹ về các phúclộc xã hội cho công dân của mình, thì nềnkinh tế tài chính của họ cũng bắt đầuthoái hóa. Có thể đây là một điều đángmong ước của nhiều người, nhất là nhữngcông dân Trung Quốc, nhưng đây cũng làmột triệu chứng về cái chết của tư bản.Nếu không có sự đột phá kỳ diệu về khoahọc hay công nghệ, phong cách sốngtrong thế giới của con cháu chúng ta sẽtrì trệ và nghèo khó như thời bao cấp.

Một chu kỳ mới của lịch sử chăng?

Alan Phan

Con voi TrungQuốc

(Bài viết từ 2010 nhưng vẫn ứng dụngngày nay, nhất là trường hợp Việt Nam.)

Tôi đến Trung Quốc lần đầu vào năm1976 khi đi công tác cho tập đoànEisenberg của Do Thái. Họ là nhữngnhà đầu tư đầu tiên của Phương Tâyvào Trung Quốc và khởi xướng mộtloạt liên doanh với các công ty quốcdoanh của Trung Quốc

Tôi đến Trung Quốc lần đầu vào năm1976 khi đi công tác cho tập đoàn

Eisenberg của Do Thái. Họ là những nhàđầu tư đầu tiên của Phương Tây vàoTrung Quốc và khởi xướng một loạt liêndoanh với các công ty quốc doanh củaTrung Quốc. Sau đó, tôi tiếp tục công tácở Trung Quốc nhiều năm cho đến khi tựthiết lập những chi nhánh ở Trung Quốccủa Hartcourt, công ty riêng của tôi tạiMỹ, vào đầu năm 1996. Tôi sống và làmviệc ở Hồng Kong và Shanghai liên tụctừ năm 1999. Câu hỏi thường xuyên phảiđối diện từ các doanh nhân nước ngoàilà “Ông đánh giá thế nào về kinh tế củaTrung Quốc cũng như tình hình kinhdoanh”?

Những lúc đó, tôi luôn nghĩ đến câuchuyện những anh thầy bói mù, sờ voi,để tìm một thực tại chính xác mô tả hình

thù của con voi. Dĩ nhiên, mọi người đềubiết rằng anh mù sờ cái vòi voi thì cócảm nhận khác hẳn với anh mù rờ cáichân. Đối với tôi, sự đánh giá chính xácnền kinh tế của Trung Quốc cũng là mộtbài học tương tự; mặc cho rất nhiều tàiliệu tham khảo, sách vở hồi ký và cả tiểuthuyết viết về đề tài này .

SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Một thủ tướng Anh, ngài BenjaminDisraeli, đã phê bình về những tranhluận chính trị, “Có 3 loại nói láo: nóiláo, nói láo khốn kiếp và … số liệuthống kê” (lies, damned lies, and…statistics). Sự thật và nửa sự thật (half-truth) có thể tương phản nhau như đêm vàngày. Mà các chính trị gia thì là những

sư phụ về “nửa sự thật”; trong khi đó, đểbẻ quanh sự thật thì việc sử dụng các consố thống kê để phù hợp với mục đíchtranh luận của mình đã trở thành một thóiquen đáng ngại trên khắp thế giới.

Tôi có một anh bạn Tàu khá thân vàonăm 2003 và hai đứa hay giao du ởShanghai để tản mạn chuyện đời. Anh talà Trưởng Sở Thống kê của vùng TâyDương Tử, thu nhặt các báo cáo từ khắplàng, xã, huyện, tỉnh của khu vực này đểnộp lên cho Trung ương ở Bắc Kinh.Khu vực này, gồm Shanghai, TriếtGiang, An Hui, Hàng Châu, Nam Kinh…là một trong những vùng kinh tế trọng đạicủa Trung Quốc. Anh ta tâm sự là nhữnggiờ phút căng thẳng nhất của đời anh vàcác nhân viên thuộc hạ là những ngày

phải nộp báo cáo lên Thống kê Trungương sau khi thu nhận và đúc kết các consố từ các địa phương. Anh nói “Các consố từ các cơ quan chính phủ, các công tyquốc doanh, các ngân hàng, các vănphòng thuế vụ…đều có những mâu thuẫnnghịch lý ngược đời. 80% các con sốrập khuôn theo chỉ tiêu của chính phủ, vìđây là mức đánh giá về khả năng và hiệuquả của các lãnh đạo hành chánh. Nếuchính phủ trung ương nói năm nay mụctiêu của GDP sẽ trên 11%, thì các đơn vịthi nhau vượt trên chỉ tiêu để lấy điểm.Không ai rõ sự thật như thế nào. Vì lý docác con số “chửi nhau” thậm tệ, chúngtôi phải nhào nặn xoa bóp lại cho các dữliệu và thống kê được hài hòa và các consố phải nằm ở mức độ hợp lý tối thiểu.

Sự chính xác của các thống kê này làđiều chúng tôi quan tâm rất ít”.

Anh bạn nói thêm, “Cả thế giới đều lấycon số 1.32 tỷ làm dân số chính thức củaTrung Quốc. Nhưng Sở Thống kê chỉđiều nhân viên thực hiện công tác nàymỗi 10 năm ở các tỉnh và huyện. Con sốtừ các xã, làng mạc đều tùy thuộc vàobáo cáo của các đơn vị địa phương .Vớimột số lượng di dân khổng lồ từ nôngthôn ra thành thị (không ai nắm chắc vìhọ không có hộ khẩu và chỗ ở nhất định),cộng với thói quen phải báo cáo nhận hộkhẩu nhiều hơn của các đơn vị nông thôn(để gia tăng ngân sách và chi tiêu), consố thực sự về dân số chỉ là một phỏngđoán rất ngờ vực”.

Anh ta kết luận bằng câu tục ngữ thườngvẫn nghe ở Mỹ “Garbage in, garbageout” (rác vào thì rác ra). Không một máytính hiện đại nào trên thế giới có thể thayđổi nguyên lý này .

NỀN KINH TẾ NGẦM

Một yếu tố quan trọng nữa của kinh tếTrung Quốc mà mọi người chỉ phỏngđoán là nền kinh tế ngoài luồng. Cho đếnthời điểm này, người dân Trung Quốcvẫn chuộng giữ tiền tiết kệm lâu dài bằngvàng hay dollars hay địa ốc … thay vìnhững trương mục trả lãi suất rất ít trongcác ngân hàng. Các giao dịch thương mạikhông hóa đơn là một hiện tượng rất phổthông. Khi bạn mua hàng bằng tiền mặt ởmột cửa hàng hay ngay cả một cơ xưởng

lớn của một công ty quốc doanh, bạn cóthể được trừ đến 5% khi trả bằng tiềnmặt. Chỉ có khoảng 62% doanh nhân báocáo về lợi tức thu nhập với Sở thuế (vàcó lẽ 90% trong số này là những báo cáolệch lạc). Thêm vào đó, nạn tham nhũngtrên toàn quốc tạo ra những luồng tiềnkhổng lồ cần chùi rửa ngoài luồng cũngsẽ không nằm trong các dữ liệu thống kêchính thức. Một nghiên cứu độc lập củamột quỹ tiền tệ quốc tế ước tính là đến27% FDI của Trung Quốc là do tiền nộiđịa tái hồi (recyling domesticequity).Hiện tượng này mô tả những dòng tiềnlớn của Trung Quốc lọt ra nước ngoài vàđược đầu tư trở lại tại Trung Quốc trêndanh nghĩa vốn đầu tư nước ngoài.

Tôi còn nhớ cách đây 4 năm, tôi đi ngang

môt văn phòng đồ sộ trong môt cao ốcvăn phòng ở đường Huai hai Zhong Lo.Đây là một khu thương mại rất sầm uấtvà nổi danh của Shanghai. Văn phòngkhông có tên tuổi hay biển quảng cáonào, mà người thăm viếng lại tấp nậpnhư một cửa hàng bách hóa. Hỏi thămbạn bè mới biết đây là một “ngân hàngđen” nơi các doanh gia va các nhà giàuđến bỏ tiền và vay tiền, dĩ nhiên là vớilãi suất gấp 3 lần các ngân hàng chínhthống. Sự hiện diện công khai giữa thanhthiên bạch nhật cho thấy mối liên hệ củacác “doanh nghiệp ngầm” và chính phủsâu rộng đến mức độ nào.

Ước lượng về nền kinh tế ngầm nàyTrung Quốc thay đổi từ 15% đến 40%GDP. Dù thấp hay cao, ẩn số này đã thay

đổi mọi số liệu thống kê về GDP, về tăngtrưởng kinh tế, cũng như các thực tại vềthu nhập và tài sản.

QUYỀN TỰ TRỊ CỦA CÁC ĐỊAPHƯƠNG

Giáo sư Victor Hsih của Đại HọcNorthwestern vừa làm một bảng ước tínhvề số nợ của các đơn vị chính phủ địaphương trên toàn Trung Quốc lên đến 1.3ngàn tỷ US dollars (11.4 ngàn tỷ RMB).Tiêu sản này bao gồm nợ trực tiếp, cácbão lãnh tài chánh và các hợp đồng giaodịch với các đối tác trong và ngoàinước. Con số này được chôn vùi bópméo trong những cân đối tài chánh chínhthức của Trung Ương và GS Hsih đãphải góp nhặt tìm tòi qua các dữ liệu tư

và các báo cáo địa phương của các ngânhàng cũng như các công ty quốc doanh.

Nhiều học giả về Trung Quốc thường chorằng chính quyền trung ương ở Beijingkiểm soát rất chặt chẽ mọi hoạt động củađịa phương qua đảng viên Cộng Sản vàquan chức bổ nhiệm. Khi làm việc vớicác địa phương, doanh nhân nước ngoàimới nhận thức thực tế là “phép vua thualệ làng”. Beijing gần như để mặc cácđơn vị địa phương tự túc và tự xử vẽtrong rất nhiều lĩnh vực, kể cả tài chánh,miễn là địa phương đóng góp đầy đủ sốchỉ tiêu về thuế, báo cáo thường xuyêntheo chỉ tiêu đề ra và đừng làm gì để“mất mặt” Trung Ương. Nhưng vấn đềnhạy cảm là những cuộc biểu tình, nhữngtố cáo lạm dụng về đất đai, những

scandals trên báo chí …Vì phần lớn phảitự túc về ngân sách, nên các chính quyềnđịa phương hay có khuynh hướng thổiphồng giá đất để bán hay cho thuê lại vớigiá cao (một phần rất lớn của nhiều ngânsách), hay thích làm những dự án vĩ đạidù không hiệu quả (để tăng GDP, để cósĩ diện và tăm tiếng ,và để hưởng lợi cánhân) và sẵn sàng bảo đảm mọi số nợ đểtiến hành các mục tiêu trên.

Vào năm 1995, công ty Hartourt của tôicó liên doanh để thiết lập một nhà máylàm viết và dụng cụ văn phòng khá quymô ở Quảng Đông. Số tiền nợ 4 triệu USdollars của công ty liên doanh do Bankof China cho vay là do chính quyền đảmbảo. Chúng tôi gần như không phải gặpgỡ hay liên hệ gì với Bank of China ở

Quảng Đông hay Beijing; và chỉ gặpGám Đốc chi nhánh huyện một lần duynhất trong một bữa ăn hoành tráng (khônghề bàn thảo gì đến dự án hay kế hoạchkinh doanh). Nhiều bạn bè doanh nhântại Trung Quốc khác đều có những kinhnghiệm tương tự, cho thấy quyền lực củachính quyền địa phương vượt xa các thủtục hành chánh

CÁC CÔNG TY TRUNG QUỐC

Năm 1978, tôi được tập đoàn Eisenberggọi đến Xian (Tây An) để tống duyệt tìnhhình kinh doanh và số liệu kế toán củaXian Aircraft Technology, một công tycon của PLA (Quân đội nhân dân TrungQuốc). Thời điểm đó, công ty này chỉchuyên sản xuất các phụ kiện cho máy

bay, nhưng gần đây đã lớn mạnh và lậpdự án liên doanh với Boeing và Airbusđể lắp ráp nguyên chiếc máy bay. Saukhi tôi bị từ chối không cho coi các hồsơ báo cáo tài chánh vì lý do “bí mậtquốc gia”, Eisenberg đã phản đối mạnhmẽ và sau cùng, Xian Aircaraft nhượngbộ, đem toàn bộ sổ sách để tôi xem xét.Viên kế toán trưởng mang một chồng hồsơ dày hơn 1 mét và nói đây là hồ sơ số1. Tôi thắc mắc là sao chỉ có 9 thánghoạt động mà chi phí và doanh thu lạinhiều con số như vậy. Ông ta trả lời là 3bộ hồ sơ đều bao gồm khoảng thời gianhoạt động như nhau. “Vậy hồ sơ nào làchính xác?” Ông ta chậm rãi, “Cả 3 đềuchính xác. Nhưng các số liệu khác nhauvì Sở Thuế cần những con số khác với

Ban quản lý ở Beijing và chúng tôi, Banquản lý địa phương lại có nhu cầu kháchẳn”.

Hai mươi bốn năm sau, vào 2002, khilàm việc với một công ty quốc doanhkhác, tôi được biết là thói quen giữ vàibộ hồ sơ kế toán khác nhau vẫn tồn tại ởrất nhiều nơi. Do đó, nếu phải định giátài sản hay lợi nhuận của một công tyquốc doanh, thì sự định chuẩn phươngthức kế toán tài chánh sẽ là vấn đề đầutiên không biết phải giải quyết theo địnhhướng nào? Các tập đoàn ngân hàng lớnnhư Golman Sachs hay Citicorp thườngbị lên án về những thủ thuật kế toán đểthổi phồng lợi nhuận hầu tăng giá trị cổphiếu và đem phúc lợi lớn cho ban quảnlý, dù họ đã theo đúng đòi hỏi của

GAAP (chuẩn kế toán của Mỹ) và sửdụng những thiết bị điện tử cứng và mềmhiện đại nhất. Một công ty quốc doanhlớn và đa dạng như Petro China hayAgricultural Bank hay China Mobile…chắc chắn phải có nhiều vấn đề với hồsơ và kết quả tài chánh kế toán.

Những số liệu chính xác về tình trạng tàichánh của các công ty tư nhân thì cũngkhông khác hơn nhiều. Ngoài mục tiêutránh thuế, các doanh nghiệp tư nhân bênTrung Quốc còn rất nhiều lý do để cốtình thay đổi các kết quả tài chánh: họcần tài trợ thường trực từ ngân hàng hayquỹ đầu tư, họ không muốn các đối thủcạnh tranh biết về tình trạng tài chánhcủa mình, họ thường dính líu đến nhữnghoạt động ngoài luồng, họ thường làm rất

nhiều ngành nghề mà sự tích hợp cáchoạt động theo chuẩn mực về kế toán sẽvô cùng tốn kém….Tóm lại, mỗi khi tôinhận một báo cáo tài chánh của mộtdoanh nghiệp, công hay tư, câu hỏi đầutiên là tôi phải khấu trừ hay cộng thêmbao nhiêu phần trăm cho mỗi con số, đểcó một dự đoán gần nhất với sự thực.Tôichắc chắn rằng các cơ quan thống kê củachính phủ cũng như các nhà phân tích tư,dù có thiện chí đến đâu, cũng không thểphỏng đoán được phân khúc này.

Các nhà đầu tư trên thị trường chứngkhoán đều phải dựa vào báo cáo tàichánh đã được kiểm nhận bởi các côngty kiểm toán quốc tế, tin cậy nhất làBig4. Nhưng họ không đọc kỹ disclaimercủa các công ty kiểm toán này: Tất cả

các số liệu kèm theo là do sự trình bàyvà cung cấp của Ban Quản lý, họ khôngcó trách nhiệm nếu Ban Quản Lý cố tìnhdối trá

CƠ CẤU VÀ CHUẨN MỰC CỦABÁO CÁO TÀI CHÍNH

Như đã nói ở trên, các tập đoàn lớn nhấtcủa Âu Mỹ vẫn sử dụng thường xuyêncác thủ thuật về kế toán để thay đổi bứctranh tài chính thực sự của họ, từ hìnhthức hợp pháp như Goldman Sachs,Citicorp….đến phi pháp như Enron,Worlscom. Nhưng phương thức phổthông là việc lập ra những công ty con ởnước ngoài để bỏ vào những khoản nợngoài luồng, chuyển hoàn doanh thu vàlợi nhuận qua các công thứ ba, che dấu

các tài sản đã mất nhiều giá trị, dùng thịgiá để gia tốc doanh thu (mark-to-marketrule)…

Chính phủ Mỹ cũng bóp méo các số liệuthống kê để đạt mục tiêu chính trị củamình bằng cách cấu trúc thành phần củacác chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp, lạmphát….sao cho có lợi cho hình ảnh trưngbày cùng công chúng và các nhà đầu tư.

Tôi không ngạc nhiên khi thấy chính phủTrung Quốc dùng giá trị sản xuất cholượng hàng tồn kho thay vì giá trị thịtrường (nhiều mặt hàng không bán được,chất đầy kho cả 2, 3 năm, vẫn được tínhtheo giá trị sản xuất). Nguyên tắc nàycũng được áp dụng cho các tài sản khôngcòn thị giá vì không hoạt động (rất nhiều

dự án địa ốc khổng lồ bỏ trống khôngbán hay cho thuê được tại rất nhiều địaphương). Thống kê của Trung Quốc thậmchí không dùng chiết khấu cho rất nhiềutài sản cố định.

Tóm lại, khi thay đổi thành phần cấu trúccủa một báo cáo tài chánh, chính phủ vàcác công ty Trung Quốc có thể đưa ramột bức tranh rất khác xa thực tế.

TRỰC GIÁC VÀ KINH NGHIỆMĐẦU TƯ

Tóm lại, nếu phân tích tình hình kinh tếTrung Quốc theo các dữ liệu và số thốngkê và dựa trên những mô hình và phươngthức đã học từ các ĐH Âu Mỹ, thì xácsuất sai lệch rất đáng kể. Những nhà học

giả Trung Quốc thường chính xác hơn vềcác dự đoán của mình khi họ dựa vàotrực giác và cảm nhận chủ quan.

Cảm nhận chủ quan của cá nhân tôi thìTrung Quốc là một thị trường có sức tăngtrưởng GDP hay FDI lớn hơn những consố tăng trưởng chính thức nhiều. Lý do làdù chính phủ Trung Quốc, trung ương vàđịa phương, có thổi phồng thành quả củahọ qua các con số, thì con số phỏng đoáncủa nền kinh tế ngầm của Trung Quốc lạilớn hơn mọi sự thổi phồng này. Trongkhi đó, với bản tính che đậy cố hữu củacác nhà cầm quyền, những vấn nạn và đedọa cho sự bền vững của nền kinh tếTrung Quốc cũng lớn lao hơn rất nhiềuso với những tài liệu được thông báo.Trong tương lai gần, bong bóng tài sản

về địa ốc và chứng khoán sẽ vỡ và chưaai có thể biết những hậu quả của nó tạiTrung Quốc và toàn cầu.

Do đó, khi Quỹ Viasa của chúng tôi đầutư vào thị trường chứng khoán của TrungQuốc, chúng tôi phải quên đi định lý đầutư thành công vượt bực của WarrenBuffet: quan trọng nhất là giá trị cơ bảnlâu dài của các công ty. Chúng tôi hiểurằng trực giác và chủ quan trong nhữngphân tích nhận định về các đơn vị nàykhông đủ chính xác để làm căn cứ chonhững đầu tư lâu dài. Chúng tôi đã đầutư vào nhiều chứng khoán và công ty ởTrung Quốc, nhung hoàn toàn ngắn hạnvà dùng kỹ thuật lướt sóng cùng cácnguồn tin ngoài luồng để quyết định.

Bạn không cần biết hình thù của con voi,nhưng bạn có thể nghe tiếng chân nó chạyvà đoán hướng đi. Nếu bạn đúng, bạncũng vẫn có thể kiếm được tiền với convoi Trung Quốc. Nếu bạn sai, con voi sẽdẫm nát bạn.

Alan Phan

4 July 2010

Chuyện con ve vàcon kiếnNhững ngày ở tiểu học, thập niên 50,mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câuchuyện ngụ ngôn của Lafontaine về“Con Ve và Đàn Kiến”.

Những ngày ở tiểu học, thập niên 50, mỗihọc sinh đều phải thuộc lòng câu chuyệnngụ ngôn của Lafontaine về “Con Ve vàĐàn Kiến”. Chuyện kể là con ve chỉthích ca hát suốt các ngày hè tươi đẹpcòn đàn kiến cần cù lo chuyển chỗ dự trữlương thực và xây tổ đề phòng cho nhữngngày đông lạnh giá. Con ve thật sự tỉnhngộ và cay đắng khi phải đến tổ kiến sau

đó để xin ăn và chỗ ở. Chuyện là một môhình luân lý của tính khôn ngoan, hamlàm việc và biết lo xa của đàn kiến sovới những thói hư tật xấu của loài veham chơi.

Gần đây, kinh tế gia Martin Wolf nhắclại câu chuyện ve kiến này và lái đến chủđề về các nền kinh tế toàn cầu. Theo ông,“kinh tế con kiến” được thể hiện bởi cácquốc gia chăm chỉ sản xuất và biết tiếtkiệm như Đức, Nhật, Trung Quốc; trongkhi “kinh tế con ve” tượng trưng cho sựtiêu thụ, nợ nần và hoang phí của cácquốc gia như Mỹ, Anh và Hy Lạp. Nhưngliên quan giữa kiến và ve có một hệ sốmới của thời hiện đại: để tiếp tục tăngtrưởng và tạo công ăn việc làm cho đànkiến, các kinh tế “kiến” đã phải cho các

quốc gia “ve” vay nợ rất nhiếu để ve tiếptục tiêu thụ hàng hóa của kiến. Đến lúcnày, ve không còn nhiều khả năng trả nợvà đàn kiến lại thực sự có vấn đề. Tiếptục cho vay thì tờ giấy nợ sau này sẽ bịmất giá trầm trọng; mà không cho vay, thìnền kinh tế của mình bị suy sụp thảm hạivì không xuất khẩu được. Khổ nhất làcon kiến Trung Quốc, đàn kiến quá đông,không có việc làm cho chúng mà để chochúng ăn không ngồi rồi thì sẽ mời gọinhiều bất ổn xã hội trầm trọng.

Dĩ nhiên đây là nguyên tắc mà các doanhnhân đều biết rõ: nếu bạn nợ ngân hàngvài trăm triệu đồng thì đây là vấn nạncủa bạn; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng vàingàn tỉ đồng, thì đây là vấn nạn của ngânhàng.

Chuyện con ve và đàn kiến không nhữngchỉ biểu hiện qua các nền kinh tế thế giớimà còn hiện diện ở khắp các tương quantrong các tầng lớp của từng nền kinh tếhay ngay cả trong nhiều gia đình và xãhội. Trong một bài viết trước đây về TưBản và Dân Chủ (…) tôi đã phân tích vềnhững con kiến tư bản cần cù làm việcđầu tắt mặt tối ở Mỹ để đóng thuế. Sauđó, chính phủ lại phân phối các khoảntiền thuế này cho các thành phần nghèokém. Mức thuế ở Mỹ cao đến nỗi mộtngười đi làm phải đóng thuế chỉ để nuôimột người Mỹ khác không đóng góp gìcho ngân sách quốc gia. Tôi không bànvề khía cạnh đạo đức, nhưng việc lạmdụng các phúc lộc xã hội của các thànhphần ăn không ngồi rồi quả là một hiện

tượng về ký sinh trùng của kinh tế Mỹ.Số lượng các con ve hay ký sinh trùngnày, kể cả các quan chức nhà nước vàcác chính trị gia, tăng trưởng rất nhanhchóng (vì ai cũng tham lam) và số lượngcũng như tinh thần năng động của đànkiến Mỹ càng ngày càng suy sụp. Thuthuế không đủ để tiêu xài, chánh phủ Mỹcòn đi vay mượn khắp nơi, nhất là Nhậtvà Trung Quốc, để sự thâm hụt ngân sáchvà cán cân thương mại trở nên tồi tệ hơnbao giờ hết.

Trong khi nền kinh tế tư bản Mỹ bị cácthành phần nghèo kém, hưởng phúc lộcxã hội, không sản xuất lợi dụng tạo nênsuy thoái dựa trên chủ nghĩa dân chủ; thìtại Trung Quốc, cơ chế chính trị đã tạonên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền

lực và rất tham lam trong việc rút tỉamòn cạn các của cải tài nguyên đã dosức lao động của đàn kiến nghèo, thuakém từ các vùng quê tạo nên. Khôngnhững sử dụng nhân công giá rẻ từ cáchuyện xã nghèo, các con ve Trung Quốccòn lợi dung bô máy hành chính để trưngdụng đất đai thôn quê, tàn phá môitrường sinh sống của người dân khắpnơi, cũng như mượn trọn số tiền tiết kiệmcủa đàn kiến bằng cách giữ lãi suất huyđộng của mỗi ngân hàng dưới 2% trongsuốt 30 năm qua. Và trong tất cả cácthiên tai, khủng hoảng nhân tạo hay biếnđộng xã hội, đàn kiến Trung Quốc lànhững người phải hứng chịu mọi thua lỗ.Các con ve Trung Quốc luôn luôn đượcbao bọc và nhiều khi hưởng thêm phúc

lộc của chính phủ.

Năm 1978, tôi đi công tác nhiều lần tạiBắc Kinh và có quen anh Liu Shan Dong,một viên chức trẻ tại Bộ Ngoại ThươngTrung Quốc. Một hôm, anh mời tôi vềnhà dùng cơm. Gia đình anh có 4 người(vợ, con và mẹ già), được cấp 1 căn hộrộng khoảng 20m2 sau 10 năm làm việccho chính phủ. Anh đạp xe đi về hơn 28km mỗi ngày vì phải về nhà ăn cơm trưađể tiết kiệm tiền. Anh há hốc miệng khinghe tôi nói tiền gởi xe hàng ngày của tôiở Manhattan (NYC) mất khoảng 30USD,tương đương với số lương hàng thángcủa anh. Anh là một con kiến chăm chỉhiền lành gương mẫu như cả tỷ con kiếnkhác ở Trung Quốc. Mười hai năm sau,tôi quay lại Bắc Kinh, tìm anh và cuộc

đời anh đã thay đổi nhiều. Nhờ một dựán khu công nghiệp có sự hỗ trợ mạnh mẽcủa chính quyền địa phương ở Tianjin(cách Bắc Kinh khoảng 70km về phíaNam), anh đã trở thành một con ve ấntượng của Bắc Kinh. Gia đình anh bâygiờ đã ở một biệt thự rộng hơn 600m2ngay gần khu Đại Học Thanh Hoa, anhvà vợ đều có tài xế riêng cho hai chiếcMercedes và BMW đời mới nhất, vànhân công phục vụ tại nhà riêng của anhđã lên đến 6 người (2 người osin, 1người làm vườn, 2 người tài xế và 1người nấu bếp). Nhưng cái thay đổi lớnnhất là con ve này, kể cả bà vợ và bà mẹ,đã quên hẳn cái quá khứ làm kiến củamình và theo nhận xét của tôi, đối xử khátàn tệ với người làm trong nhà. Hiện

tượng con ve Liu Shan Dong thực ra rấtphổ biến ở mọi tỉnh thành Trung Quốc.

Thời đại mới, suy tư mới và chuẩn mựcđạo đức văn hóa cũng thay đổi nhiều.Một thống kê của Đại Học Boston vềnhững tập quán của thế hệ 2014 tại Mỹ(mới vào đại học năm nay) cho thấy cácbạn trẻ bây giờ gần như không bao giờđeo đồng hồ ở cổ tay nữa. Ngày xưa, tôisay mê sưu tầm những chiếc đồng hồThụy Sĩ cổ điển và bỏ cả ngày nhìn thờigian đóng băng trong những tác phẩmnghệ thuật này. Tôi đã từng mơ đến ngàygiao lại bộ sưu tập quý báu này cho concháu. Tuy nhiên, sự thừa thải của chiếcđồng hồ đeo tay trong bối cảnh hiện tạicũng không khác gì sự thừa thải của câuchuyện ngụ ngôn về con ve và đàn kiến.

Những nguyên lý đạo đức đã thay đổi vàđây có lẻ là thời đại của con các ve. Mộtngày gần đây, không ai còn muốn làmkiến nữa. Tính kiên nhẫn để cuối đầuchấp nhận một số phận thiệt thòi sẽ chấmdứt và biến thái thành một hiện tượng xãhội nào mới? Vì có ai nghĩ rằng mùađông sẽ không bao giờ đến và cả thế giớisẽ tiếp tục ca hát trong một mùa hè bấttận?

Alan Phan

Chó Việt Nam hạnhphúc nhất thế giớiChó Việt Nam hạnh phúc nhất thế giới

Tác Giả : Quyên Quyên

Một đất nước hạnh phúc là không chỉcó con người hạnh phúc mà những convật được chúng ta nuôi nấng cũngđược tôn trọng, yêu thương khôngkhác gì con người.

Ngày 21/6 hàng năm tại thành phố NgọcLâm (Quảng Tây – Trung Quốc) thườngdiễn ra lễ hội mừng ngày hạ chí. Điềuđặc biệt trong lễ hội này, hàng nghìn conchó sẽ bị điện giật, chọc tiết và chế biến

thành nhiều món ăn để dùng chung vớirượu chưng cất từ ngũ cốc. Chính vì thế,người ta còn gọi đây là lễ hội thịt chócủa người dân Ngọc Lâm.

Người Trung Quốc coi lễ hội thịt chónày là một dịp để “giữ gìn văn hóa ănthịt chó của thành phố”, những ngườitham gia sẽ tiêu thụ một lượng lớn lẩuchó ăn kèm với quả vải và rượu gạo.Trong lễ hội, người ta đem cả chục nghìncon chó ra giết thịt, thậm chí chích điện,lột da khi còn sống.

Chính vì vậy, các nhà bảo vệ động vậtcho rằng lễ hội này quá dã man, họ đãtìm cách vận động chính phủ Trung Quốchủy bỏ lễ hội này. Một số cư dân mạngTrung Quốc cũng chỉ trích mạnh mẽ lễ

hội này trên các trang mạng xã hội. Năm2011, hai lễ hội thịt chó tương tự ở HànQuốc và tỉnh Chiết Giang, Trung Quốcđã bị hủy bỏ khi bị các nhà bảo vệ độngvật phản đối dữ dội.

Thế nhưng bất chấp làn sóng phản đốiđó, lễ hội thịt chó ở thành phố Ngọc Lâmvẫn được tổ chức hàng năm, và lễ hộithịt chó 2013 cũng không phải là ngoạilệ.

Nếu nhìn vào cái thực tế chỉ trong vòngmột ngày, hàng nghìn con chó bị giết hạimột cách dã man ở nước bạn có lẽ khôngít người sẽ cho rằng chó Việt Nam hạnhphúc hơn chó Trung Quốc rất nhiều. Biếtđâu đấy có người còn thầm ước kiếp saunếu không may đầu thai kiếp chó chỉ hy

vọng không phải làm chó ở Ngọc Lâm,Trung Quốc.

Vậy tại sao cùng là một trong những đấtnước tiêu thụ chó hàng đầu thế giới, ViệtNam có hơn gì Trung Quốc mà lại có thểcho rằng chó Việt sướng hơn? Câu trảlời rất đơn giản vì người Việt chỉ ăn chứđâu có tổ chức hẳn một lễ hội tôn vinhthịt chó.

Khi một sự vật, sự việc đã có mặt tronglễ hội và trở thành biểu tượng được đôngđảo người dân hưởng ứng thì sự việc đãở một tầm khác. Nói cụ thể hơn là thịtchó với người Ngọc Lâm không còn làmón ăn thông thường mà đã phát triểnthành biểu tượng tinh thần, một thứ khôngthể thiếu. Và điều này xảy ra chỉ mang lại

niềm vui cho những người bán chó,những người thích ăn thịt chó. Còn vớinhững chú chó trong vùng cũng như cácvùng lân cận thì đây quả là một bi kịch.

Đã sinh ra làm kiếp chó, con nào chẳngmuốn mình may mắn rơi vào nhà chủ tốt,được cho ăn uống đầy đủ, yêu thươngchăm sóc, khi chết được chôn cất tưởngnhớ. Hoặc có không may bị giết thịt thìchí ít cũng vào nhà hàng thịt chó, mộtngày chỉ giết đôi ba con, để người giếtthịt còn có thể nhớ mặt, đặt tên. Còn cáichết lãng xẹt trong lễ hội cùng hàng nghìncon khác thì có lẽ không còn gì thê thảmhơn.

Trong khi đó, chuyện chó ở Việt Nam lạicó rất nhiều sự khác biệt. Trong khoảng

một tháng trở lại đây, những thông tin vềchó được dư luận quan tâm, bàn luận hơnbao giờ hết đặc biệt là nạn trộm chó vàđặc biệt là chuyện giữ mạng chó, bỏmạng người.

Sự việc vây bắt và tấn công cẩu tặc đếnchết ở Nghệ An hay Thanh Hóa mới đâykhiến nhiều người cứ bị ám ảnh bởi suynghĩ dường như người ta đã xem mạngchó hơn cả mạng người, để bảo vệ mạngsống của những chú chó, người ta sẵnsành ra tay đánh đập đến chết con người.Dù còn rất nhiều ý kiến đánh giá tráingược nhau xung quanh vấn đề này,nhưng có một điều không thể phủ nhận làngười Việt đã thể hiện tình yêu chó hếtmực và điều này rõ ràng là mang lại hạnhphúc, cũng như sự an ủi cho những chú

chó rất nhiều.

Người viết bài này đã từng chứng kiếnmột người chuyên làm nghề giết thịt chócho nhà hàng mỗi lần bắt tay làm việcông thường nói với con chó: “Hóa kiếpcho mày, sang kiếp sau tốt hơn kiếptrước!”. Chỉ một câu nói đơn giản ấy thôingười ta cũng có thể thấy được tấm lòngcủa người đàn ông ấy, phải giết chó vìcông việc bắt buộc nhưng ông luôn hyvọng mỗi chú chó qua tay ông có thể đếnvới kiếp sau tốt đẹp hơn.

Ở Việt Nam còn có khách sạn, nghĩatrang cho chó. Hàng năm người ta vẫn tổchức lễ cầu siêu cho những con chó đãmất để tưởng nhớ đến chúng cũng nhưmong chúng có thể được siêu thoát.

Những hành động như vậy còn có nguyênnhân nào ngoài việc xuất phát từ tình yêuchó tận đáy lòng?

Người ta có thể luôn miệng kêu gọikhông ăn thịt chó, thậm chí tẩy chay thịtchó, nhưng với những hành động khôngxuất phát từ tình cảm chân thành thì mọiviệc sẽ chỉ được tiến hành theo phongtrào, bề nổi và không thật sự mang lạihạnh phúc cho những con chó.

Thế nên nói chó Việt Nam hạnh phúc làrất đúng bởi nó đã được yêu thương chânthành và thậm chí tình yêu thương ấy cònđược cụ thể hóa thành những hành độngđược cả xã hội quan tâm.

Nhiều người cứ thắc mắc không biết tạisao đất nước nghèo như Việt Nam lại có

mặt ở vị trí cao trong bảng xếp hạng hạnhphúc và rồi đi tìm đủ những nguyên nhânxa xôi để lý giải. Nhưng có lẽ nếu mọingười để ý sẽ thấy những điều rất bình dịcó thể lý giải cho chỉ số hạnh phúc caocủa nước ta như việc không chỉ conngười hạnh phúc khi sống ở Việt Nammà cả chó cũng tìm được rất nhiều niềmhạnh phúc cho mình tại đây.

Khi các lãnh tụ biếtcười mình…“Tôi nghĩ mình khôn ngoan quá nên

đôi khi tôi không hiểu một lời nàomình nói ra”

(I am so clever that sometimes I don’tunderstand a single word of what I am

saying.)

Oscar Wilde

Khi đứa con trai thứ hai của tôi ra đờitại California vào giữa thập niên 70s,các bạn bè chia mừng đây là đứa đầutiên của gia đình có điều kiện ứng cử vàochức vụ Tổng thống Mỹ. Hiến pháp đòi

hỏi ứng viên Tổng Thống Mỹ phải là mộtcông dân Hoa Kỳ thực thụ ngay khi sinhra. Thực tình, tôi luôn luôn nghĩ làmTổng Thống Mỹ là một “cực hình” nhưbị một lời nguyền đen tối; hơn là mộthãnh diện may mắn.

Nhìn tất cả những ông Tổng Thống Mỹtương đối trẻ và sung sức gần đây củaHoa Kỳ, như Obama, Bush, Clinton,Carter… người ta thấy rõ ràng là nhữngáp lực lớn lao không ngừng nghĩ từ mọiphía đã làm các ông này “già rất sớm”.Sau vài năm đầu của nhiệm kỳ, dù chỉ ởlứa tuổi trên dưới 50s, mái tóc các ôngbạc phơ, vết nhăn đầy trên khuôn mặtnhiều phần đã teo tóp… mặc dù nhữngcon người nhiều quyền lực nhất thế giớiđang được những vị bác sĩ giỏi chăm sóc

thật chu đáo, 24 giờ một ngày.

Đây chắc chắn không phải là dấu hiệucủa một đời sống hạnh phúc, sung mãnvà hài hòa.

Có lẽ vì những âu lo, dằn vặt, suy tư…từng giây phút, đã khiến các Tổng ThốngMỹ phải tìm cách ứng phó để sống sót,nên họ đều chia sẽ một thói quen rất đángyêu: họ biết tự “diễu” mình, đem cá nhânmình ra cười đùa trước công chúng, chothấy một khía cạnh rất “con người” củahọ. Nhiều bài diễn vẫn ở những bữa tiệccho cổ động viên, bạn bè, thân hữu, đồngnghiệp… luôn luôn bắt đầu bằng nhữngcâu chuyện khôi hài (jokes) về chính bảnthân mình hay những chuyện đã được cácchuyên gia “cười” của các mạng truyền

thông rỉ tai.

Obama thích cười về nguồn gốc da đencủa mình, có lần ông hỏi người nghe làbây giờ người ta có sử dụng đúng từ ngữkhi gọi Tòa Bạch Ốc là White House?Một lần khác, ông nói về một cái jokeđang thịnh hành trên mạng… Trong mộtbuổi sáng chạy bộ ở Alabama, ôngObama chẳng may bị rớt xuống con sôngsâu, đang cuồn cuộn chảy. May sao, cóba đứa trẻ đang câu cá dưới giòng, nhanhtrí dùng cành cây vớt ông lên được.Obama hỏi tôi làm được gì cho các ânnhân đã cứu mạng tôi đây? Đứa trẻ đầumong được thăm Tòa Bạch Ốc và ngủđêm tại đó. Đứa thứ nhì mong ôngObama đến lớp học mình, bắt tay cácbạn đồng lớp. Obama nói quá dễ dàng,

ông sẽ làm như vậy. Còn đứa thứ ba thìlại xin ông 1 chiếc xe lăn, có gắn IPod,IPad và TV 3-D để cậu ta giải trí.Obama nói ông không hiểu, em đangkhỏe mạnh thế này, sao lại muốn ngồi xelăn? Cậu ta đáp, “Bây giờ thì khỏe,nhưng sau khi cha tôi biết tôi là người đãcứu sống ông, thì chắc chắn ông ta sẽ bẻgãy giò của tôi.”

Ông Bush thì luôn bị chế giễu về trí tuệcũng như kiến thức của mình về thế giới.Sự kiện ông bị ghét bỏ vì các chính sáchtại Iraq, Afghanistan… cũng là một đềtài thường trực cho các jokes về cá nhânmình. Nhưng thú vị nhất là câu chuyệnkhi ông đi thăm một lớp tiểu học và côgiáo hỏi các học trò, “Mình đang học vềthảm kịch (tragedy). Em nào cho tôi một

thí dụ.” Một em nhanh nhảu ”Em chạy rađường chơi và bị xe đụng?” “Không, đólà một tai nạn, không phải thảm kịch”Một em khác” Xe buýt của trường rơixuống hố và nhiều học sinh bị tử nạn?”Đó là một mất mát lớn lao (great loss)nhưng chưa là thảm kịch”. Đứa thứ bagiơ tay ” Khi Tống Thống Bush rớt máybay chết?” “Đúng rồi, nhưng đâu là lý dosao em nghĩ đây là thảm kịch?” ” Vì chắcchắn nó không phải là một tai nạn, hay làmột mất mát lớn lao.”

Ông Clinton thì mỗi đêm bị các danh hàitrên TV đem ra chế giễu về tật xấu thíchlăng nhăng với các phụ nữ ngoài luồng,như cô trợ tá Lewinsky. Trước mặt ông,nhà phỏng vấn Jay Leno kể lại một khảosát của viện thống kể Gallup, về câu hỏi

đặt ra cho các phụ nữ, “Cô có chịu ngủvới Tổng Thống Clinton?” Kết quả là1% nói “yes”, 2% nói “no” và 97% nói“không thể có lần khác (never again)”.Một chuyện khác là khi bà Clinton đikhám sức khỏe, bác sĩ báo cho biết là bàvừa có bầu. Bà giận quá, vì tuổi đã lớn,còn đang làm vợ Tổng Thống mà có bầukhông kế hoạch, chắc thiên hạ nhạo bangthường trực. Bà bốc phone kêu Clinton,“Quỷ râu xanh, ông có biết là vừa làmcho bà có bầu hay không?” Điện thoại imbặt một lúc lâu, mới nghe Tổng Thốngnhỏ nhẹ hỏi ,”Bà là ai vậy?”.

Tổng Thống thích cười và kể chuyệncười nhiều nhất là ông Reagan. Vốn làmột diễn viên điện ảnh, nên ông rấtthuyết phục trong các bài diễn văn, tranh

luận. Nhưng điều làm dân chúng ái mộông nhất là khả năng tự cười rất duyêndáng trong mọi trường hợp. Sau khi tỉnhdậy trong một cuộc mưu sát, người ta hỏiông cảm thấy thế nào? Ông nói, “ít nhấtlà tôi không phải sống ở Cleveland.” Sauông phải xin lỗi người dân Cleveland vềlời diễu này.

Một lần khác, khi hỏi về nạn lạm phátvừa thừa hưởng từ Tổng Thống Carter,ông ví von về câu chuyện một Trung Sĩđang làm trắc nghiệm về khả năng ứngphó của các tân binh. Anh Trung Sĩ hỏingười lính,” Anh đang điều khiển hệthống xe hỏa ở nhà ga Arlington. Mộtcon tàu từ phía Bắc khoảng 15 km đangchạy đến nhà ga với tốc độ 60 km mộtgiờ. Trên cùng một đường sắt, một con

tàu từ phía Nam chỉ cách ga có 10km,đang chạy ngược đường trên cùng đườngray, với tốc độ 50km một giờ. Anh sephải làm gì?” “Tôi phone về nhà kêuthằng em trai Billy chạy ra nhà ga gấp.”“Tại sao? Billy là một thần đồng về toánhọc và quản lý tình thế?””Không, hắn chỉmới 14 tuổi, nhưng hắn chưa bao giờthấy hai xe lửa đụng nhau cả.”

Ông Kennedy xuất thân từ một gia đìnhgiàu có, quyền lực nên ông luôn phải đốiphó với lời phê bình là gia đình ôngđang cố gắng mua cho ông chiếc ghếTổng Thống. Trong cuộc tranh cử ở WestVirginia, ông bắt đầu bài diễn văn bằngcách móc trong túi ra một điện tin ôngnói vừa nhận được từ ông cha,” Con chỉnên mua vừa đủ phiếu để thắng thôi. Cha

sẽ rất bực nếu phải trả tiền cho mộtlandslide (một kết quả mà ứng viên thắngđối thủ quá đậm).”

Trong suốt lịch sử chỉ 200 năm của Mỹ,những chuyện cười về Tổng Thống haychuyện cười do các ông kể có thể chứađầy cả ngàn trang sách. Tôi cho đây lànét đặc thù quý báu nhất của nền dân chủMỹ. Ngay cả một khai quốc công thầnnhư Washington cũng đầy những chuyệnvui buồn về lỗi lầm, hối tiếc hay nguxuẩn của cá nhân cũng như của chánh phủdo ông lãnh đạo. Đây mới thực sự lànhững công bộc của dân, vì dân và chodân (of the people, by the people, for thepeople). Không ai có một ảo tưởng mìnhlà thần thánh phải được tôn vinh và thờphụng. Mọi thành tựu cũng như thất bại,

lầm lẫn… đều được mổ xẻ chi tiết bởinhiều học giả, bây giờ và tương lai, ngaycả trong những chuyện riêng tư của đờisống cá nhân. Khả năng biết tự diễu mìnhđược đánh giá cao vì nó tạo sự gần gủigiữa nhà lãnh đạo và các người dânthường.

Tôi rất sợ những người lãnh tụ nghiêmnghị, khắc khổ và không biết cười. Nhưmột đứa bé sợ những ác thần trong cáctruyện cổ tích. Trong các câu chuyện lịchsử, tôi để ý là những nhân vật như TầnThủy Hoàng, Hitler, Kim Il Sung, PolPot… không bao giờ biết cười. Có lẽ vìhọ quá bận rộn với sứ mạng thiêng liênglà phải biến cả dân tộc thành những cỗngười máy (robots) để phục vụ cho lýtưởng cao vời vợi của họ (cao quá nên ít

người thấy hay hiểu).

Cho nên, mỗi khi đi vào phòng phiếu bầucử ở Mỹ, nếu không biết rõ về các ứngcử viên, tôi sẽ chọn một khuôn mặt tươicười, dễ chịu, thư giãn và thú vị. Nhữngkhuôn mặt táo bón, làm dáng quan trọngvà ăn mặc đúng thời trang… là những láphiếu thấy nhiều trong sọt rác, vì các cửtri khác cũng thường có đồng quan điểmnhư tôi.

Tôi nghĩ nếu có một học giả nào tìm sựliên quan giữa chỉ số hạnh phúc củangười dân và khả năng biết “cười” củacác lãnh tụ xứ họ, kết quả sẽ là một tỷ lệthuận minh chứng qua suốt bao thời đại.Và ngược lại.

Một người làmquan cả họ đượcnhờHiện tượng một người làm quan, cả họđược nhờ đã tồn tại suốt 10 ngàn nămtrong lịch sử nhân loại, qua mỗi thờiđại và không gian. Từ vị vua chúa ởđỉnh cao đến ông trưởng thôn ở mộtquận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực củamình để gia đình cùng hưởng lợi, nhấtlà vợ con, đã trở thành một thói quennhư ăn uống hay giải trí.

Hơn 40 năm trước, khi tôi tốt nghiệp đạihọc ở Mỹ, do nhu cầu về nhân viên cấp

cao vượt qua nguồn cung, nên các côngty Mỹ lớn có thói quen gởi người đếncác đại học để tuyển mộ “nhân tài”.Những sinh viên ở Top Ten (10% đứngđầu sổ) tha hồ lựa chọn công việc và chỗlàm theo sở thích. Vào thời điểm đó, cáccơ quan chánh phủ cũng cho người đếncác trường để tìm nhân viên. Nhưng họchỉ vớ được những sinh viên học dở,nằm ở cuối sổ, vì làm việc cho chánhphủ được coi là nhàm chán, lương thấp,không có cơ hội để tỏa sáng và dành chonhững anh sinh viên “hơi ngu dốt”, “kémmay mắn”.

Tôi lớn lên trong bối cảnh Việt Nam, nơimà các nhà xã hội học thường quan sát là“mỗi người Việt Nam là một ông quannhỏ (each Vietnamese is a little

mandarin). Cho nên, đây là một nghịch lýtôi phải thay đổi tư duy để làm quen: ởnước mình, con đường hoạn lộ là conđường duy nhất để vươn lên trên xã hội.

Ở những xã hội dân chủ Âu Mỹ thời đó,làm quan đã bị coi là mạt vận; còn nếulêu lỏng, không lo học hành, đào tạo chomình kỹ năng bài bản hay trí thức thâmsâu, thì con đường duy nhất đi đến tươnglai chỉ có thể là đi… làm lính (quân độihoăc cảnh sát).

Có lẽ đây là tư duy của cha mẹ ôngHosni Mubarak khi ông không được họclàm bác sĩ kỹ sư, mà phải vào quân đội.Tuy nhiên, trái với mọi tiên đoán, khiphải buộc từ chức và giao quyền TổngThống Ai Cập lại cho người khác, sau 65

năm, ông Mubarak bây giờ có thể về hưuvới 1 tài sản lớn hơn Bill Gates (ướctính khoảng 70 tỷ US dollars) và cả giađình ông, kể cả hai người con, đều lànhững tỷ phú dựa trên tài sản riêng củahọ. Trong khi đó, 40% dân nghèo Ai Cậpphải lo lắng từng bữa ăn với một lợi tứctrung bình chừng 2 dollars một ngày chomỗi đầu người.

Trường hợp ông Mubarak không phải làđơn lẽ. Hiện tượng “một người làm quan,cả họ được nhờ” đã tồn tại suốt 10 ngànnăm trong lịch sử nhân loại, qua mỗi thờiđại và không gian. Khởi đầu là các chếđộ phong kiến với tập tục “cha truyềncon nối”, “trung thành với vua quan”, rồibiến thành “chiến sĩ của các đại lãnh tụ”.Dù mọi lý thuyết và thực tế đã chứng

minh sự lỗi thời lạc hậu của định kiếnnày, nó vẫn được tiếp tục trấn đặt trênngười dân khắp nơi để bảo vệ quyềnhành của các chánh trị gia. Từ vị vuachúa ở đỉnh cao đến ông trưởng thôn ở 1quận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực củamình để gia đình cùng hưởng lợi, nhất làvợ con, đã trở thành một thói quen nhưăn uống hay giải trí. Ngay cả những quốcgia dân chủ văn minh ở Âu Mỹ, các quanchức và gia đình quyền lực vẫn tìm đủmọi khe hở của pháp luật để phát huyquyền hành và đặc lợi. Sự tham lamkhông bao giờ chịu ngưng ở một thế hệ.

Mubarak không phải là vị lãnh tụ Ả Rậpđầu tiên muốn đưa con trai mình lên nốingôi Tổng Thống. Trước đó, Tổng ThốngAssad ở Syria đã thành công đưa con là

Bashar al-Assad lên vị trí “number one”.Saddam Hussein chuẩn bị đầy đủ chocon trai Qusay lên kế vị trước khi ổng bịgiết. Các ông lãnh tụ từ MuammarGadafy của Lybia, Ali Abdullah Salihcủa Yemen, đến các vị vua ở Kuwait,Bahrain, UAE, Saudi Arabia. luôn tìmđủ cách để con cái được nối ngôi, dùphải trả giá cao đến bao nhiêu, từ giáhạnh phúc cho gia đình mình đến giá xãhội cho nhân dân đang đói nghèo ngoàidinh thự.

Qua đến Á Châu, tập tục cha truyền connối còn phổ thông hơn các nơi khác vìtriết lý Khổng Mạnh (quân sư phụ) đitheo các chế độ phong kiến vẫn còn tồntại mạnh mẽ trong xã hội. Gần nhất thì cóngài Chủ Tịch Kim Jong Il của Bắc Triều

Tiên vừa phong chức Đại Tướng cho contrai 25 tuổi của mình (Kim Jong Un) đểchuẩn bị cho ông con lên nối ngôi khingài nằm xuồng. Ngài cũng đã thừahưởng chức vụ lãnh tụ này suốt 30 nămqua sau khi nhận lại quyền hành từ thânphụ, ngài Kim Il Sung. Ở Đài Loan, khiTưởng Giới Thạch qua đời, con trai ônglà Tưởng Kinh Quốc thay thế nắm quyềnlãnh đạo đến năm 1988. Tại Trung Quốc,thống kê của chánh phủ khi loan báo đãlàm sôi nỗi mạng lưới Net là sự kiện90% các tỷ phú (US dollars) mới củaTrung Quốc theo danh sách Forbes 2009là “con ông cháu cha” của các cựu lãnhtụ trung ương hay còn gọi là các hoàng tửđỏ (princelings) (a). Tuy vậy, các lãnh tụTrung Quốc khôn ngoan hơn các xứ

khác: họ cho con cái thay đổi tên họ đểtránh sự nhận biết quá rõ ràng về nhữngliên hệ gia đình.

Ngay cả một xứ dân chủ tự do như Mỹ,ông George W Bush đã dùng bộ máytranh cử và cố vấn của cha để tranh cửvà đắc cử Tổng Thống vào năm 2000 và2004. Trong lịch sử Mỹ, dù không kế vịtrực tiếp, nhưng Tổng Thống JohnQuincy Adams là con của cựu TổngThống John Adams. Những gia đình kháccó sự tập trung quyền lực chánh trị nỗitiếng của Mỹ là gia đình Kennedy ởMassachusetts, gia đình Daley ởChicago, gia đình Brown ở California…Nhưng phải công bằng mà nhận định làcác người con chính trị gia ở Mỹ phảitrải qua những kỳ vận động tranh cử rất

mệt nhọc để kiếm phiếu từ người dân,chứ không được trao vương miện bằngmột sắc lệnh như tại các xứ khác.

Dĩ nhiên, người dân thường không ngudốt đến độ không nhận ra nhũng áp đặtbất công và phi lý này. Tuy nhiên, cảmấy chục năm nay, những người dân ởAi Cập, Tunisia hay Algeria quá nghèo,lây lắt với miếng cơm manh áo, để lưutâm đến những trò bịp bợm. Nghịch lý làchỉ khi Ai Cập, Tuniasia và Algeria đạtđược một mức thu nhập GDP trên đầungười cao hơn và có thì giờ tiền bạc tiêuxài cho những phương tiện truyền thônghiện đại hơn, thì làn sóng phản khángmới lan rộng trong nhiều tầng lớp trunglưu. Nhiều giả thuyết cho rằng, nếu GDPcủa Ai Cập đừng tăng trưởng trung bình

7% mỗi năm như trong 10 năm qua, thìdân Ai Cập vẫn còn ngoan ngoãn nhưmột đàn cừu, lo mưu sinh, nhịn nhụctrong gộng kềm sắt đá của các cơ quancông an mật vụ.

Nếu các lãnh tụ độc tài ngày nay quayngược thời gian và có cơ hội tư vấn từMachiavelli (quân sự chính trị lỗi lạcnhất thời Trung Cổ), họ sẽ nhận lờikhuyên như sau, “Đừng để dân giàunhanh, đừng để dân khôn biết hơn vàđừng để dân có thì giờ nhàn rỗi. Quyềnlực của các ngài sẽ lâm nguy đó.” Tôikhông biết có nhà chính trị nào ở TrungQuốc khuyên chánh phủ là phải giữ mứcđộ tăng trưởng GDP dưới 1% trong 20năm tới, để tránh mọi rắc rối, như bàihọc Ai Cập, Tunisia đã dạy?

Tối qua, khi coi BBC về một phân tíchcác nguyên nhân của cuộc cách mạng ởAi Cập, một người bạn gởi cho tôi mộtđoản văn về Zen (Thiền).

“Một anh mù đến từ giã bạn mình. Ngườibạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mùcười hỏi:

- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng haytối có gì khác nhau?

- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nótheo, trong bóng tối người khác có thểđụng vào anh

- Ồ, vậy thì được.

Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bịmột người đâm sầm vào. Bực mình, anh

ta quát:

- Bộ không thấy đèn hả?

- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.”

Suy nghĩ cho cùng, Bắc Triều Tiền sẽ làmột nước ở chế độ chính trị ổn định nhấtthế giới.

Alan Phan (*)

Chú thích: (a) Collard, Tim, 2009,Chinese princelings: the cover-up getsmore difficult, The Telegraph, UK,10/08/2009.

Bỏ cuộc trước khitới đích là thất bạiThượng Tùng thực hiện

Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư ViasaFund, là một doanh nhân giàu kinhnghiệm với hơn 40 năm lăn lộn trênthương trường quốc tế. Năm 1987, ônglà Việt kiều đầu tiên đưa công ty củamình là Hartcourt niêm yết trên sànchứng khoán Mỹ. Năm 1999, thời điểmthị giá của Hartcourt là 670 triệuUSD, cũng là lúc ông quyết định rờicông ty, tập trung lấy hai bằng tiến sĩtại Mỹ và Anh, rồi thành lập quỹ đầutư gia đình Viasa năm 2001, đặt trụ sở

tại Hồng Kông. Hiện tổng danh mụcđầu tư của quỹ này là 62 triệu USD.Giờ đây, dù đã sang tuổi 65, nhưngngười đàn ông này vẫn xuôi ngược, mêmải với công việc làm ăn.

Sau bảy năm du học tại Hoa Kỳ theochương trình học bổng của UNSAID,Alan Phan trở lại Sài Gòn năm 1970.Ngoài công việc giảng dạy tại TrườngKỹ thuật Phú Thọ, ông còn tham giathành lập một số công ty liên doanh vớinước ngoài, như Dona Foods, ForemostDairies (nay là Vinamilk), Mekong Can,… với hơn 18 ngàn nhân viên. Sau ngàyđất nước thống nhất, các cơ sở kinhdoanh của ông đều bị sung công. Bỏ lạitất cả, ông qua Mỹ với vỏn vẹn 400 USD

trong túi. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôicũng bắt đầu từ cột mốc này. Ông nói:

Lần thứ hai qua Mỹ, tôi làm việc choCông ty đa quốc gia Eisenberg, rồichuyển qua Polaris Leasing – một côngty con của GE Capital, chuyên cung cấpdịch vụ cho thuê máy bay. Đặc thù côngviệc đòi hỏi tôi phải di chuyển liên tục,bởi trung bình mỗi quốc gia chỉ có mộtđến hai hãng máy bay. Năm 1983, tức làsau tám năm đi làm thuê, tôi quyết địnhra riêng, thành lập Hartcourt, phần vì quámệt mỏi, phần khác vì cũng muốn thử sứcmình.

Lần thử sức đó như thế nào?

Chúng tôi liên doanh với Magic Marker,xây dựng một nhà máy sản xuất bút ở

Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án này khôngthành công. Đến năm 1987, chúng tôiđưa Hartcourt lên sàn chứng khoán Mỹ,để gây vốn. Nhờ vậy, chúng tôi mua lạimột công ty ở Mexico, chuyên cung cấphộp cáp tivi cho General Instrument,công ty con của Motorola. Sản phẩm củachúng tôi chiếm 70% thị phần Hoa Kỳ,doanh thu rất cao, nhưng phần lời khôngđáng kể, nếu không muốn nói là rất thấp.Làm gia công ở đâu cũng vậy thôi, ngườita chỉ trả cho mình một khoản tiền đủgiúp mình tồn tại, để tiếp tục nai lưng ralàm.

Có vẻ như câu chuyện gia công đangđược tái hiện tại Việt Nam. Gần đây, mộtsố nghiên cứu đã chỉ ra rằng khối doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

đạt hiệu quả thấp nhất về hai phươngdiện: sử dụng lao động và công nghệ?

Tôi nghĩ tình trạng dòng FDI đổ vào ViệtNam hiện nay cũng tương tự như TrungQuốc cách nay 15 năm. Đó là một tiếntrình mà mình phải chấp nhận. Mối quantâm duy nhất của các nhà đầu tư là hiệuquả của đồng vốn. Khi công nghệ lạchậu, nhân công giá rẻ không còn là lợithế cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ tựkhắc phải điều chỉnh, tăng cường đầu tưvào công nghệ và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực. Vốn nước ngoài cầnthiết cho nền kinh tế. Việc kiểm soátFDI, theo tôi, chỉ nên căn cứ trên hậu quảtừ hoạt động của doanh nghiệp đối vớimôi trường. Đây cũng chính là cái giáTrung Quốc phải trả cho quá trình tăng

trưởng kinh tế của mình.

Ông có thể nói rõ hơn…

Tôi nghĩ nên tiếp cận những con sốTrung Quốc công bố từ nhiều phươngdiện. Thế giới rất ấn tượng với con số2.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối của TrungQuốc. Nhưng theo một bài báo mà tôiđọc cách nay ít bữa, thì để khôi phục lạimôi trường, quốc gia đông dân nhất hànhtinh này cần khoảng 2.500 tỉ USD. Dođó, tiên lượng được cái giá phải trả làvô cùng quan trọng đối với chính phủtrước khi đưa ra những quyết sách.

Nói tiếp dự án của chúng tôi tại Mexico.Năm 1994, nhận thấy hiệu quả kinh tếthấp từ việc gia công cho GeneralInstrument, chúng tôi bán nhà máy, quay

lại thị trường Trung Quốc, đầu tư vàongành công nghệ thông tin do sự xuấthiện của Internet.

Tại sao không phải là Mỹ, một thị trườngcó hạ tầng tốt hơn?

Nhận diện lợi thế cạnh tranh của mình làmột yếu tố rất quan trọng đối với tôi khikinh doanh. Thị trường công nghệ thôngtin ở Mỹ cạnh tranh rất khắc nghiệt. CònInternet ở Trung Quốc lúc đó còn đangtrong giai đoạn phôi thai, mới có khoảng10 triệu người sử dụng Internet. Đến năm1999, dưới Hartcourt đã thành lập đượcmười mấy công ty nhỏ, kinh doanh nhiềulĩnh vực, từ giáo dục cho đến mua bánqua mạng…

Tuy nhiên, thất bại của tôi là không kết

hợp được các công ty con lại với nhau,tạo thành sự cộng hưởng, nên không cạnhtranh được với một số công ty nội địa.Họa vô đơn chí, đúng lúc đó “bong bóngDot-com” (bong bóng cổ phiếu của cáccông ty công nghệ cao – PV) vỡ, tàichính khó khăn, còn Hartcourt vướng vàovụ kiện tụng với Sở Giao dịch Chứngkhoán New York… buộc tôi tái cấu trúcHartcourt thành năm công ty nhỏ, tiếp tụcniêm yết trên sàn Mỹ trước khi thoái vốn.Năm 2001, tôi thành lập Viasa Fund, đặttrụ sở tại Hồng Kông.

Có vẻ như ông rất ưu ái thị trường TrungQuốc?

Tôi đầu tư vào Trung Quốc vì thời giancòn làm việc cho Eisenberg, tôi đã lăn

lộn ở thị trường này và gầy dựng đượcmột số mối quan hệ. Tôi cũng biết ngườiTrung Quốc rất giỏi làm ăn, đặc biệt làtinh thần doanh nhân của họ, rất ghê gớm.Tôi đã chứng nghiệm được điều này khibán nhà máy ở Mexico, đầu tư vào TrungQuốc năm 1983. Dù bị chính quyền kiểmsoát gắt gao nhưng họ vẫn vượt khó đểlàm ăn thành công.

Tinh thần doanh nhân mạnh mẽ là mộtyếu tố quan trọng. Nhưng kinh tế thịtrường cũng là một xu hướng không thểkiềm hãm?

Không có kinh tế thị trường thì không cósự phát triển. Nói cho cùng, con người làsinh vật tham lam. Sự tham lam đó hìnhthành trong lịch sử phát triển của loài

người, trở thành bản chất cố hữu, khôngthay đổi. Một nền kinh tế không phải thịtrường, dù có hiệu quả, thì cũng chỉ làtạm thời, sớm hay muộn cũng bị chônvùi. Cũng chính sự tham lam đó là lý dokhiến kinh tế thị trường phát triển mạnh.Thế nên, nếu tạo điều kiện để sinh vậtnày tự làm giàu cho mình thì nó sẽ có rấtnhiều sáng tạo. Còn nếu kiềm hãm, địnhhướng, lao động cho người khác hưởngthì người ta chỉ làm chiếu lệ mà thôi.

Tôi nói giỡn với mấy người bạn Mỹ rằngđáng ra người Mỹ phải dựng tượng ôngMao Trạch Đông. Nhờ ông ấy kiềm hãmkinh tế Trung Quốc hơn 40 năm nên Mỹmới có điều kiện để phát triển. Chứ nếuthả ra cho tự do kinh doanh như HồngKông thì bây giờ Trung Quốc đã là bá

chủ thế giới.

Một số ý kiến cho rằng việc Trung Quốctrở thành bá chủ thế giới chỉ còn là vấnđề thời gian…

Tôi tin rằng chừng nào còn duy trì mộtnền kinh tế chỉ huy thì Trung Quốc khôngthể trở thành siêu cường như mong muốncủa họ. Cũng giống như xe hơi, mộtngười nhấn ga, một người đạp thắng thìchiếc xe chắc chắn sẽ vận hành một cáchxộc xệch.

Trong lời đề tựa cuốn sách Niêm yết sànMỹ, ông viết: “Thực sự, niêm yết sàn Mỹdễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ”.Hai yếu tố này là lý do khiến sàn Mỹ thuhút được nhiều công ty niêm yết?

Lý do khiến sàn Mỹ hấp dẫn các công tyniêm yết là bởi tính thanh khoản cao.Còn thủ tục đơn giản là do cách tư duycủa Chính phủ Mỹ. Họ chỉ quan tâmchuyện duy nhất là các công ty niêm yếtphải trung thực và minh bạch, đồng thờitạo môi trường khuyến khích sự minhbạch sinh sôi nảy nở. Mọi doanh nghiệpniêm yết nếu bị phát hiện có hành vi giandối, bớt xén hoặc cung cấp thông tin sailệch đều bị trừng phạt rất nặng, thậm chítruy tố. Việc phát hiện hành vi gian dốikhá dễ dàng. Bởi ngoài hàng trăm, hàngngàn cổ đông, việc giám sát doanhnghiệp niêm yết còn có sự góp mặt củacác chuyên gia phân tích với sự tiếp taynhiệt tình của báo chí… Nói nôm na làtrong một căn phòng đèn đuốc sáng

choang, mọi người dòm ngó lẫn nhau, thìviệc che giấu những hành vi gian lận làrất khó. Mọi người cùng hướng tới sựminh bạch vì sự minh bạch mang lại lợiích cho tất cả mọi người.

Sau hơn ba thập niên bươn chải ở nướcngoài, ông quay lại Việt Nam thành lậpCông ty Thông tin Tài chính Vi Phi(Vifinfo). Ông nhìn thấy cơ hội gì từ thịtrường này?

Nhiều năm qua, tôi vẫn thường xuyên vềthăm quê hương. Ở đây, tôi còn nhiều bàcon, bạn bè. Thỉnh thoảng, tôi cũng cónhững khoản đầu tư nho nhỏ theo lờikhuyên của một vài người, nhưng phầnlớn đều không thành công. Tôi muốnnghiên cứu thị trường chứng khoán Việt

Nam. Nhưng thay vì mua lại thông tin thìchúng tôi thành lập Vifinfo để tự nghiêncứu và đánh giá. Chúng tôi xây dựng mộtwebsite về chứng khoán, bán terminals,phần mềm có thông tin nghiên cứu chocác nhà đầu tư cần, và tham gia sản xuấttạp chí Thị trường Chứng khoán mỗitháng một số. Vifinfo hiện vẫn đang lỗ.

Lỗ nhiều không, thưa ông?

Chúng tôi đã đầu tư khoảng 1,2 triệuUSD và đến thời điểm này, vẫn chưa thuđược một đồng lời. Chừng nào chịu hếtnổi thì tôi buông. Nhìn chung, khoản đầutư này khá khiêm tốn trong tổng danh mụcđầu tư của quỹ Viasa Fund và cũngkhông phải là vấn đề sinh tử. Thực ra,hoạt động kinh doanh của tôi chủ yếu vẫn

là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Vềphần mình, tôi cũng không đặt nhiều kỳvọng vào thị trường này.

Tức là ông đã chuẩn bị sẵn sàng chomình tình huống thất bại?

Trong hơn 40 năm đi làm, tôi chưa thấymột trường hợp nào thành công một cáchêm thắm. Ông Eisenberg, Chủ tịch Tậpđoàn Eisenberg, có nói một câu mà tôinhớ hoài: “Khi anh bị té thì cố gắng ngửamặt lên. Chừng nào anh còn ngẩng mặtlên thì anh còn có thể trỗi dậy”. Thực tếlà tôi cũng đã một vài lần trắng tay,nhưng không xem đó là thất bại.

Vậy thì, với ông, như thế nào mới là thấtbại?

Với tôi, bỏ cuộc trước khi tới đích làthất bại. Tôi chưa bỏ cuộc nghĩa là tôichưa thất bại.

Còn sự thành công?

Tôi quan niệm một người thành côngtrong cuộc sống phải hội đủ sáu yếu tố.Thứ nhất là có sức khỏe. Thứ hai, trí tuệđầy đủ. Thứ ba, tinh thần mạnh mẽ, sángsuốt. Thứ tư, tâm linh mình được thanhnhàn, êm ả, hòa hợp với vũ trụ, với đấngtối cao nào đó. Thứ năm, trả ơn xã hộibằng những đóng góp thiết thực. Saucùng, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếubất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thìchưa phải toàn vẹn.

Có cầu toàn quá không?

Đúng là khó ai có thể đạt được sáu yếutố này một cách trọn vẹn. Một ngày thànhcông và hạnh phúc là ngày mình cải thiệnđược một vài yếu tố trong đó. Còn ngàynào không có sự cải thiện thì là một ngàyvô dụng. Tức là so sánh mình ngày hômnay với ngày hôm qua.

Từ giác độ của một nhà đầu tư, ông đánhgiá thế nào về môi trường làm ăn ở ViệtNam hiện nay?

Việt Nam khá giống với Trung Quốccách nay 15 năm, vẫn đang dùng dằnggiữa thể chế kinh tế thị trường và kinh tếchỉ huy của Nhà nước. Sự không rõ ràngnày khiến các nhà đầu tư nước ngoàikhông tiên liệu hết được rủi ro khi cần ranhững quyết định quan trọng, khiến việc

kinh doanh bị chi phối quá nhiều bởi yếutố may rủi. Đó là vấn đề khiến các nhàđầu tư e ngại nhất. Còn Trung Quốc thìrõ ràng hơn. Viễn thông, xuất bản, quốcphòng hay những lĩnh vực liên quan đếnan sinh xã hội như điện, nước… vẫn doNhà nước độc quyền kiểm soát. Nhưngcác ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàngxuất khẩu, công nghệ cao, ngân hàng…thì được phép hoạt động theo quy luậtcủa kinh tế thị trường. Việt Nam chưađược như vậy.

Nếu cần một khuyến nghị để thu hút FDI,ông sẽ nói…

Trung bình mỗi năm các nhà đầu tư nướcngoài giải ngân khoảng 70 – 100 tỉ USDvào các dự án tại Trung Quốc. Trong khi

đó, những công ty Trung Quốc niêm yếttrên sàn Mỹ hiện nay đã thu hút đượckhoảng 1.000 tỉ USD. Chính phủ TrungQuốc đã nhận ra được điều này nên họcó nhiều động thái khuyến khích cácdoanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịchnước ngoài. Xét cho cùng thì đây cũng làmột hình thức thu hút đầu tư nước ngoài.Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cốgắng trong cải cách hành chính, tạo nhiềuthuận lợi cho những nhà đầu tư nhưng đểmang vốn đầu tư vào Việt Nam, họ vẫnphải vượt qua rất nhiều rào cản, chờ dựán được phê duyệt, rào cản pháp lý…,khiến tốn kém về thời gian và chi phí.Trong khi đó, nếu công ty Việt Nam niêmyết trên sàn giao dịch quốc tế, nhà đầu tưcó thể dễ dàng đầu tư vào trong năm giây

đồng hồ, bằng cách mua cổ phiếu củacông ty. Vấn đề thứ hai, cũng rất quantrọng đối với các nhà đầu tư, là tốc độthoái vốn. Khi cần rút vốn, nhà đầu tưcũng chỉ cần một thao tác là đặt lệnh báncổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đangnắm giữ. Thêm nữa, một công ty đã niêmyết, thí dụ như sàn Nasdaq, thì bản thândoanh nghiệp cũng không cần phải mấtthì giờ tìm kiếm, trình bày, thuyết phục…các nhà đầu tư.

Một vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư nướcngoài quan tâm là liệu Chính phủ ViệtNam có thể kiểm soát lạm phát ở mức7% như chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Ôngthấy sao?

Tôi luôn hoài nghi về những con số, chỉ

số mà các chính phủ công bố, khôngriêng gì Việt Nam. Cũng giống như việcchi tiêu của một gia đình, kiếm được nămđồng mà xài mười đồng thì chắc chắnphải mang nợ, không gặp rắc rối hôm naythì ngày mai sẽ gặp rắc rối, mặc dù trongngắn hạn có thể vay nợ chỗ này chỗ khác.Mỹ là một trường hợp điển hình. Chínhquyền của Tổng thống Barack Obamađang xài quá nguồn thu của mình. Việcnày là một lối tự sát từ từ.

Ngoài công việc kinh doanh, được biếtông còn tham gia giảng dạy tại hai trườngđại học Fudan và Tongji ở Trung Quốc.Đi dạy học với ông là…

Giờ dạy của tôi rơi vào ngày cuối tuầnnên cũng không ảnh hưởng nhiều đến

công việc. Thực ra, lý do khiến tôi đidạy là để học.

Học gì?

Đi dạy là dịp để tôi phải hệ thống lạikiến thức cũ, đồng thời mình phải nghiêncứu, phát triển thêm. Sau khi tham giavài ba khóa, hiện tôi đã chấm dứt côngviệc này.

Vì hết cái để học?

Thành thực, tôi không thích sinh viênchâu Á vì họ thường rất thụ động. Vàolớp là nghe thầy giảng từ đầu đến cuối,trong khi tôi đòi hỏi sinh viên phải đọcsách trước khi tới lớp. Thông thường, tôichỉ dành khoảng 20 phút để giải thíchnhững vấn đề mà họ không hiểu, thời

gian còn lại để dành cho sự tranh biện.Sách chưa chắc đã đúng, những gì tôihiểu chưa chắc đã đúng. Muốn học cóhiệu quả thì phải có sự tranh biện. Chínhsự thụ động của sinh viên khiến tôi hếthứng thú.

Cách nay hơn 40 năm, ông cũng là sinhviên Á Đông?

Hoài nghi là một phẩm chất cần thiết đểtiến xa trên con đường học vấn. Tôi thíchsự tranh biện vì nó tạo ra sự kích thíchvề trí tuệ, chứ không phải vì tôi ươngbướng. Vì vậy nên thời đi học, tôi đượcmột số thầy rất thích, nhưng cũng có mộtsố thầy không thích.

Gác lại chuyện công việc. Người ta nóibiết làm thì cũng phải biết chơi. Còn ông

thì sao?

Tôi cũng ham chơi. Những thú chơi củatôi khá đơn giản. Một buổi chiều thư thảngồi nghe những bản nhạc cổ điển mìnhyêu thích, đọc một cuốn sách, đi bơi,lang thang vô rừng hoặc đi ăn với bạn bèlà đủ vui. Những thú chơi không tốn kém,làm tôi tự tin hơn, bởi ngay cả những khitúng quẫn nhất, tôi vẫn có thể chơi hoài.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Những cách mấttiền khi ra biển lớnNhiều doanh nhân VN rất hồ hởi khichi tiêu ăn nhậu hay bỏ tiền mua quàcáp, nhưng lại rất keo kiệt khi phải trảtiền phí tư vấn. Phần lớn xem cácchuyên gia tư vấn là những người bánnước bọt, không xứng đáng với nhữngphí đòi hỏi, và cố gắng tìm mọi cách đểnhận các khuyến nghị gần như miễnphí.

Tôi còn nhớ một trải nghiệm kinh hoàngvề biển lớn. Tôi được một đại gia mời rakhơi đi Bermuda trên 1 du thuyền khá

lớn, một ngày đẹp trời vào năm 2002,khởi hành từ Key West, Florida. Giữađường, một con sóng kỳ dị (freak wave),cao 20m, đánh vào thuyền, gây nhiềuthiệt hại, suýt lật và đưa thuyền chúng tôiđi lạc hướng đến gần bờ biển Cuba. Saucùng, chúng tôi được trực thăng của USCoast Guard (Bảo vệ Hải Phận Mỹ) cứuvà đưa về lại Miami. Tất cả xảy ra trongmột ngày nắng đẹp, không bảo tố, khônggió lớn, thật bất ngờ.

Tôi liên tưởng đến những tai nạn có thểxảy đến khi một doanh nghiệp VN tìm rabiển lớn (thị trường quốc tế). Chúng tôithoát hiểm nhờ du thuyền thuộc loại lớn(Azimuth 102) và có 1 thuyền trưởngkinh nghiệm quen thuôc với khu vựcCaribbean này. Nếu tôi ngồi trên một

chiếc thuyền nhỏ, mong manh, tay láikhông vững, thì có lẽ đã làm mồi cho đủmọi loại cá mập. Hay nếu đi vào nhữngcơn bão với sóng to gió lớn, liệu thuyềnmình có chống chọi nỗi?

Do đó, tôi không ngạc nhiên khi đọc cácbài báo gần đây về những “tai nạn” khiếnrất nhiều doanh nghiệp VN mất tiền khira biển lớn. Những thưa kiện với nhữngthủ tục và luật lệ quốc tế phức tạp đã làmđiên đầu các tập đoàn đa quốc gia nhiềukinh nghiệm, quản lý bài bản; thì dĩnhiên, sẽ dễ dàng nhận chìm một vàidoanh nghiệp cỡ lớn của VN, nhất là khiban quản lý lại cẩu thả, coi thường nhữngrắc rối pháp lý. Chuyện có thể đơn giảnkhi ngồi nhậu ở quê hương với đàn em,ra chỉ thị cho chúng phải đi gặp “anh lớn

đỡ đầu” để giải quyết những vướng mắctranh tụng. Khi ra biển lớn, không hiểuluật lệ, tự tin vào những phán đoán chủquan của mình, là sẽ đối diện, không sớmthì muộn, với những hiểm họa sống còn.

Gần đây nhất, có lẽ không ai quên là sựtùy thuộc vào một nhà thầu phụ(Transocean) trong giàn khoan dầu ngoàikhơi vịnh Mexico đã làm tập đoàn dầukhí BP tốn hơn 34 tỷ USD và suýt làmkhánh tận một công ty lâu đời (102 năm)trong 3 tháng ngắn ngủi.

Có 1001 cách mất tiền ở biển lớn, từ bịlừa đảo đến bị thua kiện. Nhiều vụ việckhông thể tránh được, nhưng nếu doanhnhân biết thay đổi tư duy và phương thứcquản lý của mình thì sẽ giảm thiểu tối đa

những rắc rối về pháp lý hay những tìnhhuống “ngậm đắng nuốt cay”.

Phải sẵn sàng bỏ tiền thuê tư vấn

Nhiều doanh nhân VN rất hồ hởi khi chitiêu ăn nhậu hay bỏ tiền mua quà cáp,nhưng lại rất keo kiệt khi phải trả tiềnphí tư vấn. Phần lớn xem các chuyên giatư vấn là những người bán nước bọt,không xứng đáng với những phí đòi hỏi,và cố gắng tìm mọi cách để nhận cáckhuyến nghị gần như miễn phí. Tư duynày sẽ thu hẹp sự hiểu biết và các quanhệ cần có khi giao tiếp với đối tác haykhách hàng nước ngoài. Thêm vào đó,chi phí tư vấn, nhất là về pháp lý, là mộtkhoản chi tiêu thường không đem lại mộtlợi nhuận nào, nên phần lớn ban quản lý

các doanh nghiệp rất lơ là. Thay vì lênkế hoạch phòng ngừa những rắc rối pháplý có thể xảy đến, họ có khuynh hướngđợi đến khi bị kiện rồi mới phản ứng.Việc này khiến tình huống trở nên tồi tệhơn.

Mỹ là một quốc gia có nhiều luật sư nhấttrên tỷ lệ mỗi đầu người (1 trong số 200người lớn là luật sư) cho thấy sự phứctạp của luật lệ và tính “hở ra là kiện” củangười Mỹ. Ở TQ và các quốc gia đangmở mang khác, rắc rối về pháp lý manghình thức nhiêu khê hơn. Ở những nơinày, luật lệ mơ hồ, các quan chức tha hồdiễn giải, và bạn sẽ chắc chắn thua kiệnnếu họ muốn gây khó khăn cho công tycủa bạn, để kiếm tiền riêng hoặc theođơn đặt hàng của các đối thủ của bạn. Do

đó, bạn cần những tư vấn về pháp lý rấtchuyên biệt mỗi khi ký một hợp đồng, ramột quyết định có ảnh hưởng đến đối táchay khách hàng và nói chung, khi làm bấtcứ một chuyện gì hơi quan trọng. TạiTQ, bạn có thể phải dùng đến ‘cò” pháplý (những quan chức đã về hưu nhưngvẫn còn quan hệ) để giải quyết vấn đề.

Dù những công ty đa quốc gia luôn luônđầy những luật sư tư vấn bên cạnh, nhưngvẫn không bao giờ đủ. Tập đoàn tàichánh Goldman Sachs vừa phải trả 550triệu USD tiền phạt về tội lừa đảo. Bằngchứng để thua kiện chỉ là 1 cái Email của1 nhân viên (Fabrice Tourre) khoe vẻ tàinăng bịp bợm khách hàng.

Không chịu chi cho phí tư vấn và làm

mọi chuyện theo suy nghĩ chủ quan củamình là mời gọi những tranh tụng khôngcần thiết.

Phải nhìn theo khía cạnh của quản lýdịa phương

Mỗi một quốc gia tuân thủ những thủ tụcpháp lý và luật lệ khác nhau nên khôngthể có 1 quy tắc đồng nhất nào cho mỗithị trường trên biển lớn. Tôi hay khuyêncác giám đốc điều hành của tôi là phảiquan sát và học hỏi thật nghiêm túc cácvị quản lý địa phương đã đầy kinhnghiệm trong mọi vấn đề pháp lý. Dù họlà đối tác, đối thủ hay nhân viên dướiquyền, sự hiểu biết của họ về những rắcrối trong môi trường kinh doanh vẫn caohơn chúng ta rất nhiều. Đây là trường

hợp mà sự tránh né những quyết định khókhăn, phức tạp là phương thức quản trịkhả thi hơn. Sau khi nhắc nhở nhân viêndưới quyền về quan điểm tuân thủ luậtpháp hay lối giải quyết cổ truyền của địaphương, hãy bước qua một bên và để cácquản lý địa phương sắp xếp giải quyếtvấn đề.

Một lần ở TQ, vị giám đốc điều hành củachúng tôi bị bắt giữ vì tội làm ô nhiễmmôi trường tại An Hui. Nhà máy sản xuấtđồ nhựa của chúng tôi ở tỉnh kế bên, cóhệ thống xử lý nước thải, được cả bằngban khen của Tỉnh Ủy, nhưng vẫn khôngngăn ngừa một quan chức tại An Huithưa chúng tôi ra tòa. Khi viên giám đốccông ty đến dự theo trát đòi, anh ta bịcông an bắt tại khách sạn vào đêm trước

đó. Tòa xử chúng tôi thua, vì tội coithường pháp luật, không hầu tòa. Chúngtôi phải nhờ một “cò” pháp luật địaphương (nguyên là thẩm phán về hưu) đểthương lượng. Chúng tôi trả 400 ngànthay vì 600 ngàn USD như tòa phánquyết và mọi chuyện xếp lại trong êmthắm. Nếu tôi ra mặt và đi xuống tận AnHui để phản đối hay kiện cáo gì về “luậtrừng” này theo tinh thần dân chủ Mỹ, cólẽ tình huống sẽ tệ hại hơn nhiều

Đừng coi mặt mà bắt hình dong

Quốc gia, dân tộc nào cũng có kẻ xấungười tốt, dân làm ăn lương thiện và phipháp, người quản lý bài bản bền vững vàdân chụp giựt vô tâm. Đừng để nhữnghấp dẫn bề ngoài mà xao lãng đi việc

điều tra sâu kỹ về bất cứ một đối tác, tưvấn hay nhân viên quan trọng. Tại Mỹnhững công ty trinh thám tư, chuyên vềdoanh nghiệp như Kroll, Rehmann…chứa đầy vài trang niên bạ của điệnthoại. Tốn vài nghìn USD để hiểu rõ mọiđối tác là cái giá bảo hiểm rẻ, so vớinhững hậu quả tệ hại có thể xảy đến.Trong những giao tiếp sơ khởi, thìGoogle, Bing, Yahoo Search là điềuphải làm

Một trong những thành kiến của người Á,Phi..là sự tôn trọng các nhân vật từ TâyPhương (Âu, Mỹ, Úc…), có lẽ bắt nguồntừ những thói quen lịch sử làm dân thuôcđịa. Tôi vẫn cừơi đùa với bạn bè là 2rào cản lớn nhất trong sự nghiệp của tôilà tên Phan (nghe rất Tàu) và dáng mạo

không có mắt xanh mũi lõ như các anhbạn da trắng. Bị kỳ thị tại Âu Mỹ làchuyện bình thường, nhưng nghịch lý làtôi bị ngược đãi nhiều hơn ở các quốcgia Á Châu. Khi làm cho Wall Street, tôicó một anh trợ lý trẻ, người da trắng vớimái tóc vàng hoe. Trong nhiều buổi họpvới các quan chức hay đại gia của TQ,Mã Lai, Indonesia…, họ luôn luôn nghĩanh ta là “”boss” của tôi trước khi đượcgiới thiệu. Vì định kiến này, nhiều doanhnhân Á Châu tin tưởng vào tất cả nhữnggì mà nhân viên da trắng trình bày, khôngcần biết đến thực tế và khả năng của diễngiả hay giá trị của lời phát biểu

Tôi còn nhớ ông hàng xóm của tôi ởCalifornia là LloydBridge, diễn viên khánổi tiếng của Hollywood. Khi về già,

ông thường đóng vai Tổng Thống hayThượng Nghị Sỹ Mỹ, nhờ diện mạo vàphong cách rất “hợp” với hình ảnh trênchính trường (phim Hot Shots, TheMan…). Một lần, ông theo tôi qua BắcKinh để tham quan du lịch. Trong một dạtiệc đông quan khách, đầy các đại gia vàchính trị gia, trước khi phát biểu bài nóichuyện, tôi long trọng tuyên bố, “Hômnay, tôi được hân hạnh giới thiệu một vịkhách mời thật đặc biệt. Xin mời quý vịđứng dậy để chào đón Vị Tổng Thốngcủa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Cả hộitrường đứng dậy, vỗ tay cả 10 phút, khiLloyd bước lên diễn đàn. Nếu tôi khôngnói lại tôi chỉ đùa chơi, chắc chắn là80% người tham dự đã nghĩ là mình đãgặp Tổng Thống Mỹ.

Nghiên cứu và biết rõ những thủ thuậtlường gạt

Người VN rất bén nhạy và thông minh.Những mánh mung và thủ thuật để lườnggạt các người có tiền hay tài sản ở VNcũng rất sáng tạo và đa dạng không kémgì quốc tế. Tuy vậy, với một nền kinh tếtài chánh đã toàn cầu hóa, sự gia nhập vàphối hợp của các phần tử tội ác từ khắpthế giới đã thành một vấn nạn lớn, khôngnhững cho các cơ quan cảnh sát, mà cònảnh hưởng đến mọi doanh nhân khắp nơi.

Người Nigeria đã làm nổi danh quốc giahọ theo nghĩa xấu khi danh từ “Nigerianscam” (trò lường gạt Nigeria) được ghivào từ điển bách khoa của Oxford. Chođến năm 2005, trò lường gạt này đã đem

về một khoãn thu nhập hơn 2 tỷ USD từcác nạn nhân ở Âu Mỹ đến cho các tộiphạm ở Phi Châu. Họ thường gởi cả triệuEmails rác mỗi tuần đến các địa chỉ ÂuMỹ Úc. Thơ thường kêu gọi sự giúp đỡcủa người nhận thơ để giải ngân một sốtiền lớn đang bị kẹt trong một tài khoảnngân hàng (50 triệu USD từ tài sản bịphong tỏa của nhà độc tài Idi Amin hay100 triệu USD từ môt mỏ vàng ở SouthAfrica.. hay một vài hình thức dễ tinkhác). Họ xin địa chỉ, tài khoản… và yêucầu người nhận ứng trước một số tiến vàingàn USD để làm thủ tục hay bày tỏ thiệnchí. Chỉ cần một số nhỏ nhẹ dạ ngây thơlà mối lợi thu về đã lên đến cả trăm triệuUSD mỗi năm

Một biến thái của trò lường gạt này là

những vị chuyên gia khả kính hứa hẹn sẽđem về cả chục triệu USD tiền vay haytiền góp vốn cho các doanh nghiệp từnhà đầu tư nước ngoài. Họ sẽ đòi mộtphí trả trước khoảng vài chục ngàn USDrồi biến mất hay không làm gì. Vì phảiqua nhiều thủ tục pháp lý khác nhau liênquan đến nhiều quốc gia nên việc kiệncáo sẽ tốn kém và không hiệu quả

Một thủ thuật cũng khá phổ thông là “lấytiền của nạn nhân sau để trả vốn và lờicho nạn nhân trước”, gọi là Ponzi’sscheme. Nhà quản lý quỹ đầu tư Madoffđã nổi danh khắp thế giới khi dùng thủthuật này để thu một số tiền lường gạtđến 60 tỷ USD. Những nạn nhân của cácPonzi’s scheme nhỏ hơn từ 1 triệu USDđến 50 triệu USD thì nhiều vô số kể. Khi

làm ăn tại nước ngoài, đừng ham nhữnglợi nhuận cao ngất trời (chứng tỏ sựhoang tưởng) mà mắc bẫy những tròlường gạt này. Thực ra, chánh phủ Mỹ bịkết tội là 1 nhóm tội phạm điều hành mộtPonzi’s scheme lớn nhất thế giới: quỹ ansinh xã hội (US Social Security). Chánhphủ Mỹ đã lấy tiền đóng góp của thế hệnhân viên hiện nay để trả cho quyền lợicủa thế hệ trước, vì tiền đóng góp của họtrước đó đã bị chánh phủ xài hết vàonhững chương trình không liên quan gìđến an sinh xã hội.

Kính trọng tất cả dối tác, khách hàngvà đối thủ

Trên hết, để tránh mất tiền vì những tranhtụng thì nguyên tắc hữu hiệu nhất là hãy

giao tiếp trong tôn kính và coi trọngnhững quyền lợi của đối tác, khách hàngvà ngay cả đối thủ. Luôn luôn bắt đầubằng cách coi các than phiền và khiếunại là “đúng”; rồi nghiên cứu kỹ lại vấnđề, với sự tham dự của các tư vấn, đềnhìn rõ về việc phải làm và việc khôngthể làm. Nếu có bị thiệt hại đôi chút, haymất chút sĩ diện; sẵn sàng chấp nhận đểvụ việc trôi qua. Về lâu về dài, đây vẫnlà những lối mất tiền ít nhất.

Khi còn trẻ, tôi đã ngang ngạnh chống lạimột cơ quan chánh phủ đầy quyền lực làSở Chứng Khoán Mỹ (SEC). Dù tôiđược thỏa mãn tự ái là mình “đúng” khithắng kiện, nhưng hậu quả là công tyHartcourt của tôi bị mất gần 500 triệuUSD thị giá, chưa kể những phí tổn pháp

lý đến hơn 5 triệu USD và 7 năm kiệncáo. Tôi đã làm kiệt quệ công ty vì cái“tôi” quá lớn của mình. Trong khi đó,nếu tôi chịu nhận lỗi (dù vô lý) và trảtiền phạt, công ty chỉ mất 500 ngàn USDvà giải quyết vấn đề trong 3 tháng. Mộtbài học vô cùng quý báu về rắc rối pháplý.

Như đã trình bày, có 1001 cách để mấttiền khi doanh nghiệp đem chuông điđánh xứ người. Cơ hội tràn đầy cũngđồng nghĩa với rủi ro cùng khắp. Ra đấutrưởng quốc tế, chúng ta sẽ học hỏi đượcrất nhiều kỹ năng bài bản từ những doanhnhân siêu việt, sáng tạo và năng động;cùng lúc với những siêu sao lường gạtrất tinh vi. Điều duy nhất phải nhớ là“cảnh giác cao độ” và đừng để lòng tham

làm mờ mắt những vụ việc đáng nghingờ. Ngừơi Mỹ có câu “Nếu 1 đề nghịquá tốt như mơ ước, thì đó chỉ là mơước” (If it’s too good to be true, then itis). Ai cũng mất một ít tiền vì bị gạt trênbước đường kinh doanh, nhưng ngườikhôn ngoan là đừng để những trãi nghiệmcay đắng này biến thành thói quen.

Tôi có một câu nói trên bàn viết để nhắcnhở mình,” a fool and his money aresoon parted”. (Một thằng ngu và tiền củahắn sẽ chia tay nhau rất sớm).

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu TưViasa tại Hong Kong và Shanghai. Duhọc Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tạinhiều công ty đa quốc gia ở Wall Streetvà phát triển công ty Hartcourt của mình

thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹvới thị giá hơn 700 triệu dollars. Ôngsống và làm việc tại Trung Quốc từ1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại PennState (Mỹ), MBA tại AmericanIntercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex(Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc).Web site cá nhân của ông làwww.gocnhinalan.com, và Email là[email protected]

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu TưViasa

Các cuộc chiến sắpxảy ra…Trước mắt, nhìn chung sẽ không có sựthay đổi ghê gớm quy mô nào. Tuynhiên, các nền kinh tế sẽ nghỉ ngơi vàtận dụng thời gian để chỉnh sửa vàsáng tạo. Quá trình này có thể mất 5-10 năm.

Sau nhiều năm gây sức ép buộc TrungQuốc phải tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ,Chính phủ Mỹ quyết định bỏ cuộc vàthay vào đó bằng chính sách tự mình hạgiá đồng USD. Giải pháp nới lỏng địnhlượng (QE2 – in tiền mua trái phiếu) trịgiá 600 tỷ USD mới chỉ là bước đầu; các

nước khác sẽ tiếp tục nối đuôi. Các nhàmua bán tiền tệ dự báo USD sẽ giảm ítnhất 12% giá trị từ nay đến tháng6/2011.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng Trung Quốcvà các nền kinh tế dựa vào xuất khẩukhác sẽ vì để yên chuyện này. Các biệnpháp đối phó hoặc trả đũa thẳng thừng sẽđược áp dụng và sự bắt đầu của một loạtcác cuộc chiến thương mại và chiếntranh tiền tệ sẽ không còn xa.

Tổng thống Obama không có nhiều lựachọn. Ông đang cố gắng bắt chước môhình kinh doanh thành công của TrungQuốc, Nhật Bản và Đức bằng việc tăngtính cạnh tranh cho các doanh nghiệp Mỹtrên thị trường toàn cầu. Ông hy vọng

xuất khẩu của Mỹ sẽ giúp giải quyếtđược phần nào vấn đề thất nghiệp; ôngnghĩ rằng đồng tiền giảm giá sẽ giúpgiảm thâm hụt cánh cân thương mại vàngân sách; cũng như sẽ giảm gánh nặngnợ ngoài của Mỹ.

Điều này có thể khả thi nếu ông thực hiệntrong một phòng thí nghiệm, nhưng trênthực tế, sẽ có nhiều hành động và phảnứng, và sự phức tạp của chính trị và kinhtế ở từng nước cho thấy không ai có thểđoán trước kết quả.

Có một điều chắc chắn là với việc liêntục tìm cách phá lợi thế cạnh tranh củanhau bởi các nền kinh tế lớn, trong đó cóTrung Quốc, thì những ngày hưng phấncủa chủ nghĩa thương mại tự do toàn cầu

với các thỏa thuận của WTO sẽ khôngcòn nữa. Các nước, dù lớn hay nhỏ,mạnh hay yếu, sẽ bắt đầu bảo vệ thị phầncủa mình và tung ra mọi dạng cơ chếphòng thủ nhằm hạ gục đối thủ cạnhtranh.

Các cuộc tranh cãi, những vụ kiện cáo,những rào cản không chính thức, nhữngthao túng tỷ giá tiền tệ sẽ trở thành mộtđiều bình thường mới. Thương mại tự dokhông chết, nhưng nó sẽ đi giật lùi vàibước. Phải có đột phá mạnh về côngnghệ mới giúp tránh hoặc giảm nhẹ tháchthức này.

Thực tế mới sẽ không giúp Mỹ hay châuÂu giành lại chiếc vương miện siêucường kinh tế của mình. Các yếu kém cố

hữu trong cấu trúc xã hội của họ quá lớnnên khó có thể giải quyết (sự phát triểnchín muồi của nền kinh tế, nhu cầu tiêudùng lãng phí, chi tiêu chính phủ quácao, các chương trình phúc lợi xã hộiquá nhiều…). Tuy nhiên, kết quả của cáccuộc chiến tranh trong tương lai cũng sẽlàm chậm lại sự phát triển của nhóm cácnền kinh tế mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độvà Trung Quốc (BRICs), đặc biệt làTrung Quốc và khiến họ phải quay lạivới giải pháp hướng nội.

Trong khi đó, có một dòng tiền cực lớnđược tích tụ trong thời gian thịnh vượngđã qua đang tìm kiếm một lợi nhuận tốt.Chúng sẽ đổ vào đâu? Vàng và kim loạiquý sẽ được lợi, vì truyền thống tích trữvàng trong những thời điểm bấp bệnh.

Giá bất động sản quá rẻ tại các nước đãphát triển ổn định sẽ là một đầu tư hấpdẫn.

Trong khi thị trường chứng khoán và tráiphiếu sẽ trì trệ, các công ty có công nghệtriển vọng hay năng lực marketing cao sẽlà những viên ngọc hiếm. Nguyên liệu(commodities) và nông hải sản sẽ ổnđịnh: lượng cầu chậm lại nhưng tăngtrưởng về thu nhập và dân số thế giới sẽtiếp tục. Các cổ phiếu của thị trường mớinổi sẽ sinh lời tốt trong ngắn hạn, nhưngvề lâu dài sẽ kết thúc bằng sự nổ tungcủa bong bóng.

Trước mắt, nhìn chung sẽ không có sựthay đổi ghê gớm quy mô nào. Tuy nhiên,các nền kinh tế sẽ nghỉ ngơi và tận dụng

thời gian để chỉnh sửa và sáng tạo. Quátrình này có thể mất 5-10 năm. Trong khiđó, với sự sụt giảm tăng trưởng và nhữngthay đổi toàn cầu, mọi người sẽ có nhiềuthời gian cho mình hơn, cho người khác,để làm những điều tốt cần đến lòng kiênnhẫn và sự tận tụy.

Sau bữa tiệc và cuộc vui, chúng ta sẽđều cần ở một mình vào một buổi sángchủ nhật yên tĩnh để tận hưởng niềm vuivà thưởng thức một tách cà phê; hoặcnghe tiếng cười con trẻ hay tiếng chimhót. Cuộc sống chẳng phải tuyệt vời đósao?

Bài viết bằng Anh ngữ của TS AlanPhan đăng trên The Daily Reckoning

và Financial Armageddon hôm

11/11/2010.

Alan Phan

Thiếu can đảmnhiều người bỏ cuộcquá sớmTôi khám phá ra rằng sức chịu đựngvà tinh thần sáng tạo của doanh nhânkhi đối diện với khó khăn và vực thẳmcủa phá sản trở nên sắc bén kỳ diệuhơn là mọi hình dung. Vì thiếu can đảmvà kiên trì, nhiều người đã bỏ cuộc quásớm.

Xin chào TS. Alan Phan, từ những trảinghiệm trong suốt 42 năm làm ăn tạikhắp thế giới, ông cho bài học nào làquý giá nhất mà ông đã thâu nhặt

được?

Tôi khám phá ra rằng sức chịu đựng vàtinh thần sáng tạo của doanh nhân khi đốidiện với khó khăn và vực thẳm của phásản trở nên sắc bén kỳ diệu hơn là mọihình dung. Vì thiếu can đảm và kiên trì,nhiều người đã bỏ cuộc quá sớm.

Bước thêm bước nữa là công thức đãphân biệt rất nhiều kẻ thắng người thuatrên thương trường. Phải biết giữ vữngniềm tin. Chân cứng thì đá sẽ mềm.

Một doanh nhân muốn thành đạt, cầnphải có những cá tính như thế nào?

Trong cuốn sách mới nhất, tôi có nêu lên5 yếu tố căn bản cùa sự thành công trênthương trường: (a) động lực hay ngọn

lửa bên trong (b) thời gian và nỗ lực (c)sức khỏe để chịu đựng (d) hành động,chấp nhận rủi ro và (e) kinh nghiệm vàquan hệ. Tôi còn nhắc đến yếu tố maymắn mà chúng ta không định lượng được.

Tuy nhiên, để có sự thành công bền vữngvề lâu dài, doanh nhân và doanh nghiệpcần một nhân cách đạo đức văn hóa làmnền tảng cho mọi phát triển. Phần lớn cácdoanh nhân cho là mình làm kinh tế,không liên quan gì đến đạo đức, văn hóa,hay tôn giáo triết lý.

Một bản nghiên cứu của đại học Harvardnăm 1998 cho thấy 78% các công ty bềnvững và phát triển nhanh nhất trong 50năm vừa qua là những doanh nghiệp đặtnặng vấn đề đạo đức và kỷ cươngquản trị

lên hàng đầu theo thứ tự ưu tiên.

Bản nghiên cứu cho thấy đạo đức và kỷcương đóng góp về lâu dài một niềm tintốt đẹp từ khách hàng, từ nhân viên, từđối tác, từ nhà đầu tư, từ cộng đồng đoànthể… Đây là cách xây dựngthương hiệuhoàn hảo nhất của bất cứ doanh nghiệpnào.

Với một thương hiệu tiếng tăm và bềnvững, công ty có thể tìm một tỷ lệ lợinhuận cao hơn các đối thủ cạnh tranh,một thị phần cao hơn của khách hàngtrung thành và kết quả là một thành tựukhả quan hơn về tài chính.

Thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị,doanh nghiệp biến thành một công ty củacơ hội, của chụp giật, của đầu cơ… Mọi

thành công sẽ tạm bợ, bạo phát bạo tàn.

Ông kinh doanh suốt 42 năm tại 2 thịtrường lớn và năng động nhất: Mỹ vàTrung Quốc. So sánh với 2 nước này,ông thấy doanh nhân Việt Nam có ưuvà khuyết điểm gì?

Doanh nhân Việt chia sẻ nhiều đặc thùvới doanh nhân TQ vì những điều kiệntương tự về văn hóa, xã hội, chánh trị vàkinh tế. TQ mở cửa thị trường trước ta15 năm nên doanh nhân của họ tích tụnhiều kinh nghiệm hơn. Tôi chỉ hơi tiếclà có rất nhiều bài học hay dở của họ màchúng ta không nghiên cứu để tìm một lốiđi riêng của mình.

Như TQ, doanh nhân Việt rất năng động,tham vọng, giỏi ứng biến, liều lĩnh, lạc

quan và cầu tiến. Về khuyết điểm, họgiống doanh nhân TQ ở các điểm nhưthiếu kỹ năng quản trị ở bình diện quốctế, thích đầu tư dàn trải, không chuyênsâu, trọng sĩ diện và hình thức, có tầmnhìn khá ngắn hạn. Họ cũng thiếu quan hệvới các đối tác nước ngòai: rất cần thiếttrong nền kinh tế tòan cầu.

Nhưng quan trọng hơn hết, với tôi, họchưa tạo dựng được một văn hóa đạođức kỹ cương, cho cá nhân mình vàdoanh nhiệp cùa mình. Dù đang thànhcông, họ sẽ không đủ “phần mềm” để đixa.

Ông nghĩ thế nào về việc doanh nhânViệt luôn xếp đầu bảng trên thế giới vềtinh thần lạc quan?

Dù tinh thần lạc quan có thể ảnh hưởngđến những kết quả kinh doanh, đây khôngphải là một đơn vị đo lường dễ dàng vànó tùy thuộc rất nhiều vào những nhậnthức chủ quan nhiều thiên kiến. Nó có thểgây ra nhiều tác động tiêu cực cũng nhưtích cực.

Tôi nghĩ mọi doanh nhân nên chú tâmđến việc đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm vàkế họach của mình hơn là tùy thuộc vàonhững yếu tố ngòai tầm kiểm sóat.

Cùng đối diện với một tình thế, nhậnthức của mỗi người cũng rất khác biệt,thể hiện qua câu chuyện khôi hài sau:

Bà mẹ tố cáo nàng dâu,” Trong khi màyđi làm xa, con vợ mày ở nhà quá sứclăng loàn. Nó ngủ với hơn nửa đàn ông

của thị trấn này.” Sau khi trầm ngâm suynghĩ, ông con trả lời, ” Nghĩ cho cùng,thị trấn này cũng không lớn lắm.”

Trở lại chuyện lạc quan cho tương lai,ông nghĩ thế nào về kinh tế Việt Namnăm 2011 và về sau?

Không riêng gì ở Việt Nam, mà tất cảkinh tế thế giới vẫn chưa giải quyết đượcnhững vấn nạn lớn lao đã gây ra cuộc suythoái toàn cầu vào 2008.

Nợ xấu địa ốc, cán cân thương mại, nợcông ở Mỹ; nợ công và suy thóai ở Âuchâu và Nhật; bong bong tài sản và đầutư bừa bãi tại Trung Quốc. Qua nhữnggói kích cầu, các chính phủ đã dồn rácrưởi xuống thảm (swept under the rug)hy vọng người dân sẽ quên đi chuyện khó

ngửi này. Biện pháp có đôi chút thànhcông, tạo nên ảo tưởng hồi phục.

Nhưng một ngày đẹp trời nào đó, khôngxa lắm, chúng ta đều phải đối diện vớithực tại, và tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽtệ hơn những gì đã xảy ra trong năm2008 nhiều.

Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều,nhưng với một nền kinh tế còn rất nhỏ vànặng về nông nghiệp, tiểu thuơng, chúngta có thể vẫn còn giữ được tinh thần lạcquan.

Trong bối cảnh khó khăn như vậy, liệugiải pháp nào sẽ giúp ích nhiều chodoanh nhân Việt Nam?

Trước hết, phải nhận rõ là các điều kiện

kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng nhưng khônglà yếu tố chính trong việc kiếm tiền. Thunhập của một doanh nghiệp tùy thuộcnhiều hơn khả năng nắm bắt cơ hội, sứcsáng tạo và tầm nhìn của ban quản lý.Thị trường Âu Mỹ có suy thoái thì cũnglớn rộng gấp ngàn lần thị trường nội địa,đồng nghĩa là cơ hội cũng gấp ngàn lần.Doanh nhân Việt phải có đủ can đảm vàbản lãnh để “hướng ngoại” và đi tìm cơhội.

Đây là một quy trình khó khăn, đòi hỏinhiều thời gian và kiên nhẫn. Khi ranước ngòai, các doanh nhân sẽ phải bỏlại một yếu tố quan trọng là các quan hệvà thói quen đã tạo thành công cho mìnhở quê nhà. Tạo dựng làm ăn trong mộtmôi trường mới sẽ là thử thách lớn lao

mà chỉ những “nhà vô địch” mới vượtqua đích.

Bù lại, sự thành công nơi nước ngòai, ởmột sân chơi bằng phẳng, sẽ là một minhchứng hùng hồn cho kỹ năng quản trị củamình và một tương lai bền vững hơn chodoanh nghiệp, cũng như một bảo đảmchắc chắn hơn về tài sản.

Còn thị trường Trung Quốc thì sao? Họngay sát Việt Nam và có nhiều tươngđồng?

Tôi đã sống và làm việc tại TQ hơn 14năm nên tôi hiểu rõ quan niệm kinhdoanh của người TQ. Không như Âu Mỹ,đây là một xã hội khép kín trên nhiều lĩnhvực, không riêng gì kinh tế hay chính trị.

Vào thập niên 70s, doanh nhân TQ cònnghèo và thiếu hụt đủ mọi thứ, nên họ hồhởi mở rộng mọi cánh cửa đón chàodoanh nhân nước ngòai. Hiện nay, họ đãcó vốn, chỉ thiếu công nghệ mũi nhọn caovà thương hiệu quốc tế, nên đây là 2 lĩnhvực duy nhất họ mời chào. Không có 2món này, các nhà đầu tư nước ngòai sẽhứng chịu rất nhiều rào cản xã hội và thủtục pháp lý, từ địa phương đến trungương, để bảo đảm họ sẽ thua các đối thủTQ.

Dù văn kiện WTO không cho phép nhữngcạnh tranh trái phép này trên giấy tờ,nhưng ai cũng hiểu rõ thực tế về kinhdoanh ở TQ. Hiện tượng hàng giả, hàngnhái, ăn cắp bản quyền trí tuệ, không đạođức kỹ cương và quyền lực tham nhũng

của các quan chức TQ là những câuchuyện thần kỳ cho lịch sử phát triển củaTQ.

Dù là đồng minh và láng giềng hữu hảocủa TQ, tôi tin chắc doanh nhân Việt cózero cơ hội để làm ăn tại TQ.

Ngoài đạo đức, ông nghĩ doanh nghiệpphải có trách nhiệm với xã hội xungquanh?

Dĩ nhiên. Sự hài hòa với môi trường vàcon người chung quanh phải là một mụctiêu quan trọng để có sự phát triển bềnvững. Doanh nhân cũng cần những cầunối mật thiết với xã hội để tìm thanh bìnhcho nội tâm. Không ai là một ốc đảoriêng biệt.

Tuy nhiên, phải ghi nhớ một điều: muốngiúp người nghèo, thì đừng baogiờ trởthành một người nghèo. Nếu yêu kẻ yếuthế thất học thì đừng làm kẻ thất bại. Xãhội quanh ta cần người giàu có thành đạt,dù chỉ để làm một gương sáng, hơn là cóthêm một người nghèo và thất chí.

Quay về với cá nhân ông. Nghe nóicách nay 36 năm, ông rời Việt Nam quaMỹ lần thứ nhì, trong túi vỏn vẹn chỉ có500 USD. Ông đã gặp may hay phải rấtvất vả để trở thành con người AlanPhan như hôm nay?

Nếu nghiên cứu nghiêm túc thì mọi thànhcông hay thất bại đều có rất nhiều yếu tốcấu thành. Người TQ thì tin vào thiênthời, địa lợi, nhân hòa. Người Âu Mỹ tin

vào sức mạnh cá nhân cùng sự phò hộcủa Thượng Đế. Tôi đã mô tả ở trên 5yếu tố căn bản của thành công.

Vì tính đam mê, tôi hay theo đuổi nhữngdự án kinh doanh bừa bãi khi còn trẻtuổi. Do đó, tôi đã hứng chịu nhiều thấtbại thảm thương khi khởi nghiệp. Nhưngcũng vì tính lì lợm bướng bỉnh, tôi khôngbỏ cuộc và tiếp tục cuộc chơi. Nhữngthất bại ban đầu trở nên những bài họcvô cùng quý giá cho sự thành công vềsau.

Tất cả các trải nghiệm đó đã hình thànhmột Alan Phan ngày nay, một trộn lẫngiữa may mắn và cá tính, cũng như ngudốt và liều lĩnh.

Dân gian có câu “lắm tài thì nhiều

tật”, ông có dám kể ra các “tật xấu”của mình không?

Quả thực tôi có rất nhiều tật xấu, kểkhông hết. Nhưng tôi luôn luôn coi chừnglà chúng không làm hại tôi hay bất cứmột ai khác. Càng thành công thì càngnhiều trách nhiệm. Đôi khi tôi chỉ muốnlàm anh học trò, tha hồ “vui hưởng”những tật xấu của mình và rong chơi hạnhphúc trong vô tư.

Một tật xấu tôi chưa bỏ được là đôi khitôi lại biến mất một vài ngày, không aibiết mình ở đâu, mặc kệ công việc đangthúc hối chờ đợi và những người thân lolắng. Tôi thường bay đi một nơi nào thậtxa lạ, không có một ý định hay kế họachgì, và để dòng sự kiện hay môi trường

mới lôi kéo đi như một chiếc lá giữadòng sông. Sau vài ngày, tôi lại quay vềvới nếp sống quen thuộc cũ, nhoẻn miệngcười, xin mọi người tha lỗi.

Xin cám ơn ông.

Theo Doanh nhân

Một cách nhìn khácvề con người AlanPhanVới thành quả đạt được trong 20 nămđầu tư ở Việt Nam (VN), TS. AlanPhan bộc bạch, chưa bao giờ dám mởmiệng dạy ai điều gì về nghệ thuậtkiếm tiền và cảm thấy xấu hổ khi sosánh với Bầu Đức, cũng bắt đầu vàonăm 1991 với chiếc xe ôm, bây giờ đãthành tỷ phú dollars.

Tuần Việt Nam: Tư duy về kinh tế tàichính của ông đã thể hiện qua các bàiviết trên www.gocnhinalan.com và

nhiều tờ báo có uy tín. Hôm nay, xinđược hỏi ông nhiều hơn về đời tư vàsuy nghĩ cá nhân được không ạ?

Alan Phan: Rất sẵn sàng, tuy nhiên phảicảnh báo trước cho anh là những gì hàohứng nhất thì tôi sẽ giấu để còn viết hồiký sau này (cười).

Tài sản của ông hiện nay là bao nhiêu?

Tôi đồng ý với tập quán là không nên hỏituổi người đàn bà và không nên hỏi tiềnngười đàn ông. Không bao giờ nói rađược. Nhưng có lần một người bạn thânnhận xét, ” mày là thằng kiếm tiền nhiềunhất cũng là thằng mất nhiều tiền nhấttrong cộng đồng Việt ở đây (Mỹ)”. Tôidốt toán nên chưa bao giờ ngồi cộng trừđể hiểu rõ câu nói đó.

Những đầu tư lớn nhất của ông hiệnnay nằm trong lĩnh vực nào?

Quỹ Viasa của gia đình tôi và một số giađình khác chia đều 50% vào các tài sảnngắn hạn, nhiều thanh khoản như tiền mặt,chứng khoán, trái phiếu, hợp đồngnguyên liệu (commodity contracts). Còn50% thì đầu tư vào các công ty vừa vànhỏ (SME) đang hoạt động tốt, với tưcách cổ đông chiến lược, để giúp họ pháttriển và tăng giá trị, nhất là trong lãnhvực tài chánh và thị trường quốc tế. Thờigian đầu tư khoảng 2 đến 5 năm.

Tất cả đều ở Trung Quốc?

Không, các đầu tư ngắn hạn thường nằmở thị trường Âu Mỹ. Còn các đầu tư dài

hạn hơn thì thường nhắm vào các công tyTrung Quốc; nhưng chúng tôi đang rút luikhỏi thị trường này.

Tại sao?

Cách đây 15 năm, khi chúng tôi bắt đầuvào Trung Quốc thì họ rất cần vốn, côngnghệ và quản lý quốc tế. Do đó, họ trảithảm đỏ mời chào rất nồng nhiệt các nhàđâu tư như chúng tôi. Nay họ đã cónhững thứ đó, nên họ có chánh sách“vắt” (squeeze) các nhà đầu tư nướcngoài ra để dành các lợi lộc và thịtrường cho doanh nhân trong nước.Chánh phủ tạo nên nhiều rào cản mới,gây khó khăn trong việc điều hành quachính sách thuế má, lương bổng, giấyphép …

Ông rút tiền khỏi Trung Quốc thì ôngsẽ đem chúng đầu tư vào đâu?

Quá trình thoái hết vốn khỏi Trung Quốccũng mất khoảng 2 năm nữa. Hiện chúngtôi đang đánh giá những cơ hội mới ởcác nước khác, kể cả Âu Mỹ, để quyếtđịnh. Cũng có thể là chúng tôi đã già vàkhông còn bén nhạy với trò chơi này nữa.Trong trường hợp đó, có lẽ tôi sẽ đemtiền cho con cái, gia đình, bạn bè, các tổchức từ thiện và phần còn lại, giữ vừa đủđể sống đời hưu trí giản dị.

Ông chia gia tài như vậy có quá sớmkhông?

Tôi có quan niệm là không nên đợi đếnchết mới chia gia tài. Bà con đánh đấmtranh giành, nằm dưới mồ cũng không

yên. Chia khi mình còn sống và trí óccòn minh mẫn thì tốt hơn. Một cuốn sáchnào đó khuyên là khi anh chết, anh nênchết không còn một đồng xu nào trongtúi. Chỉ để lại một chi phiếu để bà conlàm đám tang. Mà nếu chi phiếu đókhông tiền bảo chứng thì cũng chẳng sao.

Nghe nói ông cũng đã đầu tư vào VNrồi?

Tôi có đầu tư hơn 1 triệu US dollars vàoVinabull, một công ty viết phần mềm vàtạo dữ liệu cho những nhà đầu tư chứngkhoán VN. Sau 4 năm, công ty vẫn lỗnặng. Cùng với các đầu tư nhỏ lẻ chobạn bè bà con từ 1991 (lần đầu khi tôi vềnước), tôi đã đầu tư vào VN hơn 2 triệuUS dollars. Và 2 năm qua, số tiền tôi thu

lại được là 12 triệu …(VN đồng, bút phítrả cho các bài viết) (cười)

Do đó, VN là một kinh nghiệm xấu vềđầu tư?

Thực ra, số tiền nói trên quá nhỏ để rútra một kết luận gì. Trong thời gian đầutư, tôi không có thì giờ để quản lý, vìbận rộn với những đầu tư quan trọng hơnở Trung Quốc và Âu Mỹ, nên dù thất bại,tôi cũng không nghĩ đó là một kinhnghiệm xấu. Tôi vẫn còn đang nghiêncứu và phân tích về cơ hội đầu tư ở đây.

Người ta thường nói, nếu làm khôngđược thì đi dạy vậy?

(Cười lớn) Với thành quả đạt được trong20 năm đầu tư ở VN, tôi chưa bao giờ

dám mở miệng “dạy” ai điều gì về nghệthuật kiếm tiền, nhất là ở xứ này. Thựctình, tôi khá xấu hổ khi so sánh với ôngBầu Đức, cũng bắt đầu vào năm 1991với chiếc xe ôm, bây giờ đã thành tỷ phúdollars. Cũng như ông Vượng củaVincom, từ một sinh viên mới ra trườngkhoảng thời gian đó, hay ông Tuyển TuầnChâu, một công nhân của Sở Công Viênthành phố, bây giờ đều là tỷ phú cả. Đâylà những thiên tài về kiếm tiền, tôi cũngmuốn đi học họ mà không ai chịu dạy.

Các doanh nhân thành đạt thích làmchính trị vào thời điểm lên cao. Ôngnghĩ thế nào?

Tôi sẽ là một chính trị gia tồi tệ nhất vàobất cứ thời điểm nào. Một kỹ năng quan

trọng của nghề này là phải biết “nói dối”,mà tôi thì chưa học được. Vả lại, tôikhông tin vào bất cứ một giải pháp chínhtrị nào cho vấn đề kinh tế. Sự can thiệpcủa các chính trị gia chỉ làm mọi vậnhành kinh tế trì trệ và méo mó hơn, thayvì để nó tự do.

Ông có thể giải thích thêm?

Tôi tin rằng không một doanh nghiệp nhànước nào trên thế giới đạt được thànhquả tốt về ROI (return on investment)bằng một doanh nghiệp tư nhân cũng tầmcỡ và cùng nghề. Lý do đơn giản là “chachung không ai khóc”. Tiền của ngườikhác (other peoples money) là tiền từcác thằng ngu, mình cứ xài thoải mái.Các chương trình, chính sách có thể bắt

đầu bằng một lý tưởng hay một ý địnhtốt, nhưng tất cả cuối cùng rồi cũng sẽ bịlạm dụng bởi những tên cơ hội, thamlam… để rút tỉa tiền bạc hay quyền lực.

Ở Mỹ ông có đi bầu cử không?Và ôngthuộc đảng nào? Dân Chủ hay CộngHòa?

Tôi hiểu rõ những thủ thuật bùa phép củachính trị rất sớm, nên từ hồi sinh viênđến giờ, tôi chưa hề gia nhập một đảngphái hay phe nhóm chính trị nào. Tôiluôn luôn đi bầu với tư cách độc lập,không đảng phái. Tôi thường đánh giálựa chọn của mình trên căn bản là ứng cửviên nào sẽ đem lại những yếu tố khảquan hơn cho nền kinh tế quốc gia, vìchắc chắn là dân có giàu thì nước mới

mạnh. Những ngôn từ hoa mỹ khác chỉ làBS (vớ vẩn). Như Đặng Tiểu Bình vívon, “Mèo trắng hay mèo đen gì cũngđược, miễn là nó bắt được chuột”.

Ông có hoạt động nhiều trong công táctừ thiện và nhân đạo?

Tôi luôn luôn giữ kín mọi hoạt động củamình trên lĩnh vực này; vì nói ra sẽ làmmất đi ý nghĩa của hành động. Nhưng tôivẫn thường nói với các hậu sinh, “Chúngta làm việc để sinh tồn, và chúng ta traotặng để tạo dựng đời mình (We work tomake a living, and we give to make alife)”.

Những lời khuyên cho các bạn trẻ muốnkhởi nghiệp kinh doanh?

Với những bạn kém may mắn đang tranhđấu vất vả để tìm sự nghiệp hay cơ hộikinh doanh, hãy tin vào con người thựcvà định mệnh của mình. Phải kiên trì,biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấpngã. Không ai có thể từ chối mãi một conngười có ý chí. Với những bạn nhiều maymắn, có đầy đủ vật chất và phương tiện,hay cố gắng hơn nữa với trí tuệ sáng tạovà tinh thần thanh cao. Nghĩ đến nhữngngười kém may mắn, tập cách chia sẻ; vàhành xử mọi chuyện với chuẩn mực đạođức và văn minh. Những kẻ xấu có thểđang thắng, nhưng cuối cùng, thế giới sẽthuộc về những con người thiện tâm vàhài hòa.

Một câu nói để ghi trên bàn làm việchay giường ngủ?

Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.

Niêm yết sàn Mỹ:Ra biển lớn trướckhi có bão(VEF.VN) – Cửa sổ của cơ hội vẫnđang còn mở với các doanh nghiệp VNkhi ra biển lớn để tìm vốn trên sàn Mỹ.Trên hết, sàn Mỹ vẫn có một thanhkhoản rất cao vì dòng tiền đầu tư đangquá dư thừa. Giá chứng khoán vẫn giatăng kỷ lục trong 2 năm qua, dù tìnhtrạng vĩ mô toàn cầu đang bị đe dọavới rất nhiều rủi ro.

Gần đây mỗi lần về lại VN, tôi thường bịbao vây bởi những doanh nghiệp đang

tìm đường hướng ngoại, nhất là trong vấnđề tìm vốn. Với sự tê liệt của thị trườngchứng khoán địa phương và một lãi suấtvay ngân hàng hơn 20%, các doanh nhânVN bám vào bất cứ phao gì trên mặtnước, từ chiến thuật M&A (mua lại vàsát nhập) đến chuyện niêm yết ở các sànngoại.

Cuốn sách “Niêm Yết Sàn Mỹ” của tôixuất bản vào năm 2008 đang nằm ế ẩmnhư một cô đào già trên các kệ sáchthành phố bỗng bán chạy một cách bấtngờ. Dù không ai thực sự muốn trả phí,nhưng anh trợ lý của tôi vẫn được khánhiều doanh nghiệp hỏi và đề nghị hợpđồng tư vấn để tìm cơ hội lên sàn Mỹ.

Thay vì quảng cáo cho một dịch vụ mà

tôi không còn liên quan, tôi lại phải mấtnhiều thì giờ để cảnh giác về những tháchthức và rào cản của việc Niêm-Yết-Sàn-Mỹ. Theo cảm nhận của tôi, phần lớn cácdoanh nghiệp VN vẫn chưa sẵn sàng.Những điều kiện để tìm vốn bằng cáchphát hành cổ phiếu hay trái phiếu nghequa thì khá dễ dàng, nhưng cho đến nay,vẫn chưa một doanh nghiệp VN nào thựchiện được mục tiêu này. Vài ba công tyVN đã được niêm yết, nhưng không cóthanh khoản, thị giá thấp kém, rốt cuộcchẳng làm được gì. Bốn lý do chính:

1. Tư duy của ban quản lý: Tôi lập đilập lại những nguyên tắc căn bản khôngthể thiếu được khi lên sàn Mỹ: minh bạch(transparency), trung thực và khai báođầy đủ (full disclosure), kỹ cương đạo

đức của công ty và cá nhân ban quản lý(corporate governance); nhất là nhữngmâu thuẫn lợi ích (conflict of interest).Mọi người đều nghe và gật đầu đồng ý;nhưng có lẽ không ai tin vào việc thựcthi nghiêm túc các yếu tố này.

Do đó, giống như trải nghiệm của tôi vớicác công ty bên Trung Quốc, sau mộtthời gian niêm yết, nhiều công ty đã bịSEC (Cơ Quan Chứng Khoán Mỹ) phạtvà loại trừ, một số không toại nguyện nêntự ý rút lui và một số sống vất vưởngchờ thời.

Trong 18 năm từ khi các công ty TrungQuốc bắt đầu niêm yết sàn Mỹ, chỉ hơn10% các doanh nghiệp là đạt được mụctiêu mong muốn. Tôi nghĩ tỷ lệ thành

công của các doanh nghiệp VN cũng sẽkhông khá hơn gì. Không có một tư duyđiều hành công ty theo đúng đòi hỏi vềluật lệ và chuẩn mực của SEC, của cổđông, của nhà phân tích đầu tư, của thịtrường… thì sớm muộn gì, doanh nghiệpcũng thất vọng với sàn Mỹ.

2. Chuyện Niêm Yết và chuyện Bán CổPhiếu: Tôi cũng nói rất nhiều lần làchuyện niêm yết trên sàn Mỹ thực sự khádễ dàng; bạn chỉ cần một bản Cáo Bạchcó luật sư chuyên về chứng khoán và mộtkiểm toán gia có tên trong danh sách củaPCAOB ký nhận là SEC sẽ chấp nhậnđơn xin niêm yết. Không một đòi hỏi nàokhác về doanh thu, lợi nhuận. lịch sử củadoanh nghiệp, giấy phép đặc biệt haynhững gì khác.

Tuy nhiên, không như ở VN hay TrungQuốc, chuyện bán được cổ phiếu cho cácnhà đầu tư lại là một chuyện vô cùng khókhăn. Toàn thế giới, có khoảng 36,000cổ phiếu đủ loại (sàn Mỹ có hơn 12,000)để các nhà đầu tư lựa chọn. Bạn phải cómột lý do khá độc đáo để thuyết phụcnhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty bạnthay vì Google hay Apple.

Ngoài ra, với những công ty vừa và nhỏ(SME), nếu thị giá của bạn không caohơn 1 tỷ USD, hay lớn hơn 3 USD/cổphiếu, phần lớn các quỹ đầu tư lớn(mutual funds) sẽ không được phép mua,dựa trên điều lệ thành lập của quỹ. Dođó, bạn phải biết giới hạn chương trìnhtiếp thị vào một số nhà đầu tư cá nhân vàcác quỹ đặc biệt, với những tiêu chí lựa

chọn rất đặc thù. Vì vậy, vấn đề bán cổphiếu của công ty bạn phức tạp và giannan hơn mọi ước tính.

3. Phí tổn để được tiếp tục niêm yết:Với một công ty nhỏ, giản dị (chỉ có mộthình thức kinh doanh độc nhất), phí tổnhàng năm cho các luật sư và nhà kiểmtoán cũng phải hơn 150,000 USD; chưakể đến những chi phí về IR-PR (liên hệđầu tư, investor relations), tư vấn tàichính, phí để lưu trữ hồ sơ đầu tư(transfer agent), phí đăng ký với các cơquan chính phủ v.v… Một công ty cóchừng 10 công ty con, phải nhân lên gấp5 lần số tiền nói trên. Do đó, nếu công tybạn không tìm được một dòng tiền đểthỏa mãn nhu cầu này, thì việc lên sàn làmột đầu tư không hiệu quả, và khó đạt

được mục tiêu ban đầu.

4. Vai trò các tư vấn : Vì không thểmướn đủ nhân viên để lo đầy đủ cho mọiđòi hỏi của việc niêm yết và bán cổphiếu (lương bên Mỹ rất đắt), nên bạnphải sử dụng đến nhiều nhà tư vấn độclập. Sự chọn lựa và điều tra kỹ lưỡng vềkhả năng và kinh nghiệm của các nhà tưvấn này là một điều bắt buộc. Sau đó,phải nhắc nhở Ban Quản Lý cộng tácchặt chẽ với họ để đạt hiệu quả cho mụctiêu. Ham tiết kiệm khoản chi phí này,đôi khi sẽ dẫn đến hậu quả trái ngược.

Ngoài 4 yếu tố căn bản trên, đây lànhững vấn đề khác phải suy nghĩ về việcNiêm-Yết-Sàn-Mỹ:

- Công ty tư nhân lớn nhất của VN là

Ngân Hàng ACB có doanh thu khoảng900 triệu USD và có thể đựơc xếp hạnglà công ty nhỏ (small cap). Còn lại cáccông ty khác thường thuộc loại công tysiêu nhỏ (mini hay micro cap), theo tiêuchuẩn Mỹ. Khi đầu tư vào các công tynhỏ, các nhà đầu tư quốc tế thường chọnnhững cổ phiếu có tính đột phá mạnh vàcó lợi thế về công nghệ với khả năng phủhàng khắp thị trường toàn cầu. Các ngànhnghề được ưa thích là công nghệ IT, sinhhóa học (biotech), năng lượng xanh,dược phẩm, truyền thông trên mạng haycác công ty có sức sáng tạo độc đáo. Cácngành nghề không ai muốn đầu tư là xâydựng hay địa ốc (các công ty Mỹ Âuđang bị te tua về ngành này), sản phẩmtiêu dùng (bị những công ty đa quốc lớn

độc chiếm thị trường), nhà máy sản xuấthàng thông dụng (dư thừa nguồn cungtrên thế giới), hay các dịch vụ không thểphát triển ngoài nội địa.

- Các nhà đầu tư vào các công ty SMEthường có tính phiêu lưu giống như cácquỹ mạo hiểm. Họ không có một chiếnlược lâu dài (hơn 3 năm) và không cókiên nhẫn để chờ đợi kết quả (với giá cổphiếu). Do đó, khi chọn đây là kháchhàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải điềuchỉnh các hoạt động thiên về M&A đểphát triển nhanh chóng, tạo thanh khoản(nhờ những PR ồn ào) và làm tăng giá cổphiếu. Các chiến lược bài bản về chấtlượng có thể bị hy sinh cho những mụctiêu ngắn hạn theo đòi hỏi của các cổđông loại này. Vì vậy, đây sẽ là một vấn

nạn đạo đức về chiến lược khó giảiquyết.

- Gần đây, các cổ phiếu SME của TrungQuốc bị khám phá là có nhiều vấn đề vềkhai báo và đang tạo ra một tiếng xấu tệhại (tương tự với vấn đề an toàn thựcphẩm của Trung Quốc). Một phong tràotẩy chay các cổ phiếu Trung Quốc đangđược cổ súy lan tràn trên mạng và tronggiới đầu tư ở Âu Mỹ. Những bùa phépthủ thuật để lèo lái cổ phiếu cũng nhưđạo đức cá nhân của các nhà quản lýđang bị phơi trần hàng ngày, cùng với lờikêu gọi SEC phải “mạnh tay” hơn trongviệc xử lý các vi phạm của doanh nghiệpTrung Quốc. Vì sự thiếu hiểu biết, giớitài chánh Âu Mỹ thường cho VN vàTrung Quốc là “cá mè một lứa”, nên ảnh

hưởng xấu này có thể làm hại đến cơ hộilên sàn Mỹ của các công ty VN.

Nói tóm lại, cửa sổ của cơ hội vẫn đangcòn mở với các doanh nghiệp VN khi rabiển lớn để tìm vốn trên sàn Mỹ. Trênhết, sàn Mỹ vẫn có một thanh khoản rấtcao vì dòng tiền đầu tư đang quá dưthừa. Giá chứng khoán vẫn gia tăng kỷlục trong 2 năm qua, dù tình trạng vĩ môtoàn cầu đang bị đe dọa với rất nhiều rủiro.

Thực ra, nhiều chuyên gia phân tích đangcảnh báo về một “thiên nga đen” (blackswan) có thể xảy đến vào 2012. Nếucông ty bạn có thể vượt qua các tháchthức kể trên dễ dàng, tôi khuyên là nêntạo kế hoạch ra biển lớn thật nhanh trước

khi bão đến. Trên mọi thị trường tàichính, qua bao thăng trầm, nắm bắt thờiđiểm vẫn là tất cả (timing is everything).

Kẻ cắp gặp bà giàVấn nạn lớn nhất của anh trong thờiđại kim tiền và đám mây kiến thức(cloud computing) này là anh chưađịnh vị rõ ràng vai trò của mình trongmàn kịch của thế giới. Anh sẽ thủ vaikẻ cắp hay bà già? Hay chỉ là một nạnnhân lương thiện và ngu dốt? Bi kịchsẽ xẩy ra khi người nham hiểm và mêtiền lại không biết làm kẻ cắp hay bàgià.

Trong tiểu thuyết hay phim ảnh, nhữngcâu chuyện về kẻ cắp đụng phải bà giàcó những tình tiết luôn gây thú vị chongười xem. Tuy vậy, những mẩu chuyệnkẻ cắp-bà già xẩy ra hàng ngày trong

thực tế của đời sống cũng không kémphần hào hứng. Đây thực sự là nhữngliều thuốc cười cần cho tim mạch.

Ngân hàng Âu Mỹ và Hy Lạp

Trong những xứ sở đã phát triển có tìnhtrạng tiêu xài bê bối nhất từ chánh phủđến người dân phải kể đến Hy Lạp.Trước khi gia nhập Liên Hiệp Âu Châu(EU), các ngân hàng quốc tế thường nétránh nợ công xứ này và không nhà đầutư nghiêm túc nào có thể tin tưởng vàosự bền vững của đồng drachma. Chánhphủ Hy Lạp luôn luôn thiếu hụt về ngânsách và cử tri Hy Lạp luôn luôn thiên vềcác ứng cử viên xã hội (thích quốc doanhhóa các xi nghiệp thành công và tái phânchia tài sản tư nhân bằng thuế vụ hay bội

chi cho các chương trình chánh phủ).

Kết qủa sau cùng là một nền kinh tế tụthậu so với các quốc gia khác ở Âu Châuvà những doanh nhân hay các tài năng vềmọi ngành thuờng có khuynh hướng rờibỏ Hy Lạp để đi lập nghiệp ở các xứkhác. Nhửng người còn lại thì tìm đủ mọicách để bòn rút tiền từ chánh phủ và cómột câu nói phổ thông ở đây là,”Nếu bạnđóng thuế thì chắc bạn không phải là dânHy Lạp.” Tuy vậy, sự suy sụp của tàichánh Hy Lạp không trầm trọng lắm vìnợ vay của nước ngòai hiếm và tốn kém.

Mọi chuyện đều thay đổi vào năm 2001,sau khi Hy Lạp gia nhập Liên Hiệp ÂuChâu (EU) và bắt đầu sử dụng đồng Euronhư bản vị chính. Các kẻ cắp đánh hơi

và nghĩ đây là một miếng mồi ngon. Kẻcắp số 1 là tập đòan Goldman Sachs vàcác kẻ cắp nhỏ hơn như Credit Lyonnais,BNP, Deutsche Bank, UBS…chạy theosau bước chân đại ca không cần suy nghĩ.

Trước hết, báo cáo tài chánh công củaHy Lạp không đủ tiêu chuẩn để thỏa mãnđòi hỏi pháp lý của EU, nên GoldmanSachs phải tư vấn cho họ cách thức đểdấu nợ và thổi phồng số liệu tốt nhằmmục đích vay tiền qua trái phiếu. Sau đó,Goldman Sachs phân phối các trái phiếunày cho đàn em là các ngân hàng ÂuChâu. Mọi người hạnh phúc. Chánh phủHy Lạp có số tiền lớn để tiêu xài thỏaimái, người dân và cò dự án hưởng baonhiêu là lợi ích từ những chương trìnhtiêu xài ngắn và dài hạn, các ngân hàng

Âu Mỹ thu về bao nhiêu là phí tư vấn vàphí phát hành trái phiếu.

Nhưng giống như chuyện tiểu thuyết,ngày vui lúc nào cũng chóng tàn. Mọingười quên đi một chi tiết rất nhỏ nhặt:nợ đáo hạn thì phải trả. Các kẻ cắp quênnhắc nhở các quan chức chánh phủ điềunày; và đa số người dân cũng nghĩ rằnghọ không liên hệ gì đến việc trả nợ khihọ bỏ phiếu chấp nhận những khỏan vay.Nhưng bà già Hy Lạp cũng không vừa.Họ nói với kẻ cắp là họ sẽ tuyên bố phásản và để mặc cho các ngài ăn cắp loliệu.

Các ngân hàng Âu Mỹ sợ tái người. Mấtđi hơn 400 tỷ dollars sẽ khiến vài ngânhàng cỡ lớn đi theo Lehman Bros ra

nghĩa địa và các vị giám đốc ngân hàngsẽ mất job, mất nhà, mất xe, mất vợ, mấtnhân tình. Họ thống nhất lại và lobby cácchánh phủ Âu Châu phải bỏ tiền ra cứutrợ Hy Lạp. Gói tài trợ năm 2010 với160 tỷ dollars không đi đến đâu, và góithứ nhì 170 tỷ dollars giữ tình hình tạmyên lúc này. Tuy vậy, với số nợ lên đến580 tỷ dollars hoặc hơn nữa (khỏang150% của GDP) và lãi suất hơn 14%,Hy Lạp sẽ chẳng bao giờ trả nổi hết nợ.Vấn đề có phá sản hay không chẳng cònlà “câu hỏi” nữa, mà đề tài bây giờ là“khi nào thì phá sản”.

Ít nhất, các kẻ cắp trong chuyện này,cũng đã “đẩy cây” 330 tỷ dollars chongười dân các nước Đức, Pháp…đóngthuế trả dùm Hy Lạp.

Chánh phủ Mỹ và Trung Quốc

Trong câu chuyện này, thật khó mà biếtai là kẻ cắp, ai là bà già? Kẻ nửa cân,người tám lạng? Lịch sử bắt đầu khi MaoTrạch Đông nắm quyền ở Hoa Lục vàonăm 1949. Người Mỹ hỏang sợ nghĩ làcon rồng Tàu đã trổi dậy. Tuy nhiên, ChủTịch Mao lại trở thành người bạn tốt củađế chế Mỹ bằng cách kềm hãm TrungQuốc trong 30 năm dài với một chánhsách kinh tế tập trung và thóai trào.Trong khi những công dân Tàu ở cácnước nhỏ bé như Đài Loan, Hồng Kông,Singapore…học cách làm ăn của Âu Mỹvà tiến nhanh để bắt kịp người da trắngvề thu nhập, thì Hoa Lục lại thoi thóp vớilợi tức không quá 200 USD mỗi đầungười mỗi năm (1975).

Năm 1972, kinh tế Mỹ gặp khó khăn khiđà phát triển bị tắc tị với chính sách dầuhỏa của OPEC, với chiến tranh Việt Namvà với một thị trường nội địa đã bão hòa.Kissinger, đại diện cho nhóm quyền lựcDo Thái, thúc đẩy Nixon bắt tay Hoa Lụcđể các “kẻ cắp” có cơ hội tiến vào mộtthị trường 1.2 tỷ dân. Muốn làm một nhânvật lịch sử và cũng bắt đầu gặp rắc rốivới cử tri vì kinh tế, Nixon hăng hái “mởcửa” Trung Quốc. Mao và các đồng chícũng hờ hởi vì đất nước đã quá tiêu điềusau cuộc cách mạng văn hóa vĩ đại. Vảlại, “bà già” cũng chẳng có gì để mất.

Bà già đón nhận rồi tìm đủ thủ thuật đểbòn rút và gặm nhắm tiền nong và côngnghệ của kẻ cắp. Bà trở thành kẻ cắpchuyên nghiệp. Sau 30 năm, Trung Quốc

giữ giá lao công và tỷ giá hối suất rẻ mạtđể các nhà tư bản Âu Mỹ vui vẻ đầu tưvà mở cửa thị trường cho hàng hóa Tàu.Các chính trị gia Âu Mỹ cũng hoan hỉ vìcử tri họ có một đời sống sung túc hơnnhờ giá quá rẻ của hàng hóa. Thêm vàođó, tiền Trung Quốc kiếm được từ xuấtkhẩu lại quay về Âu Mỹ qua việc muatrái phiếu của các chánh phủ Âu Mỹ vàcác khỏan tiền “rửa” của các đại giaTrung Quốc.

Tuy nhiên, kẻ cắp và bà già luôn luônquên những chi tiết nhỏ nhặt rất bất tiện.Một là nợ lúc nào cũng phải trả khi đáohạn. Hai là khi anh cho một “kẻ cắp”vay, thì rủi ro mất tiền là điều không saotránh khỏi.

Trong 35 năm qua, chánh phủ TrungQuốc đã lợi dụng sức lao động của hơntỷ người dân để kiếm được hơn 4 ngàn tỷdollars cho quỹ ngọai hối. Các đại giavà quan chức Trung Quốc cũng thừanước đục để “câu” hơn 1.8 ngàn tỷdollars (ước lượng trên các mạngInternet). Con số này đã bốc hơi hết 720tỷ khi Mỹ áp dụng chính sách hạ giádollar (khỏang 12%) trong 3 năm qua đểkích cầu kinh tế nội địa (thực ra là đểcứu các ngân hàng Âu Mỹ). Hiện nay,các công ty thẩm định tín dụng nhưMoody, S&P, Fitch…dọa là sẽ hạ cấptín dụng của trái phiếu quốc gia Mỹ; vàđảng Cộng Hòa cũng như phong trào TeaParty cũng đang áp lực để Obama khôngthể vay thêm tiền cho chánh phủ. Đồng

dollar sẽ mất thêm khỏang 18% nữa nếu1 trong 2 điều này xảy ra.

Dĩ nhiên, khi nền kinh tế quá tùy thuộcvào thị trường xuất khẩu và túi tiền tiếtkiệm có thể bay hơi theo đồng dollar, thìkẻ cắp Trung Quốc lại trúng kế của bàgià Mỹ. Thế gộng kềm tạo ra sự đổi ngôiliên tục giữa hai siêu quái này.

Chuyện chúng mình

Một doanh nhân trẻ kể với tôi nhữngthành công và thất bại của anh ta trong 10năm qua và xin ý kiến vì anh muốn tìmmột định hướng mới cho sự nghiệp. Tôikhuyên anh nên đọc đi đọc lại binh phápcủa Tôn Tử và chiến thuật củaMachiavelli nếu muốn thắng trên thươngtrường. Nếu anh chỉ muốn làm người tử

tế và văn minh, thì nên đọc sách Lão Tửvà Og Mandino. Vấn nạn lớn nhất củaanh trong thời đại kim tiền và đám mâykiến thức (cloud computing) này là anhchưa định vị rõ ràng vai trò của mìnhtrong màn kịch của thế giới. Anh sẽ thủvai kẻ cắp hay bà già? Hay chỉ là mộtnạn nhân lương thiện và ngu dốt? Bi kịchsẽ xẩy ra khi người nham hiểm và mêtiền lại không biết làm kẻ cắp hay bà già.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu TưViasa

Đầu tư ngoại tệnào?Trong bối cảnh bất ổn của nhiều nềnkinh tế thế giới và lạm phát tăng caotại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốcgia thuộc khu vực Đông Á, nhiều nhàđầu tư đang băn khoăn không biết nênđầu tư vào loại ngoại tệ nào để đảmbảo được giá trị, chưa nói tới chuyệnnâng cao được giá trị của khoản đầutư đó. DOANH NHÂN xin giới thiệuquan điểm của T/S Alan Phan, Chủtịch Quỹ Đầu tư Viasa về vấn đề này.

Trong rổ ngoại tệ của thị trường ngoạihối hiện nay, có khá nhiều đồng tiền của

các quốc gia được nhà đầu tư và ngườidân quan tâm nắm giữ. Tùy thuộc mụcđích sử dụng mà mỗi người có sự quantâm khác nhau. Tuy nhiên, dù với mụcđích nào thì việc lựa chọn, nắm giữ cácđồng tiền cũng sẽ dựa trên cơ sở giá trịthực và giá trị thị trường của đồng tiềnđó.

Giá trị thực của một đồng tiền được xácđịnh bằng sức mạnh nội tại của nền kinhtế. Còn sức mạnh của nền kinh tế lạiđược thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản,bao gồm: GDP, bảng cân đối tổng sảnphẩm, thu nhập theo đầu người, tăngtrưởng kinh tế, dự trữ quốc gia (ngoạihối, hàng hóa, vàng hay bạc), cán cânthanh toán, thâm hụt thương mại, nhậpsiêu, xuất siêu v.v…

Giá trị thị trường của một đồng tiền đượcxác định bằng cung và cầu, như một loạihàng hóa có thể đánh giá mức độ hấp dẫnthông qua thanh khoản giao dịch của thịtrường.

Trên cơ sở xác định giá trị thực và giáthị trường của một đồng tiền, nhà đầu tưsẽ ra quyết định lựa chọn loại ngoại tệđể đầu tư. Tuy nhiên, mức độ sai số vềsự chi phối, tác động ngoài dự kiến củanền kinh tế tới đồng tiền đó trong nhấtthời lẫn dài hạnlà điều khó tránh.

Thị trường ngoại hối Việt Nam giao dịchnhiều loại tiền mặt thông dụng với hầuhết mọi quốc gia trên thế giới: đồng đôla Mỹ (USD), đồng Nhân dân tệ TrungQuốc (NDT), đồng Franc Thụy Sĩ

(CHF), đồng đô la Canada (CAD), đô laÚc (AUD), đô la Singapore (SGD)…

USD: Là đồng tiền chính trong dự trữngoại hối của Việt Nam, cũng là đồngtiền thanh toán quốc tế. Do đó, USDkhông chỉ quan trọng mà còn rất thanhkhoản tại Việt Nam cũng như trên toànthế giới. Trong tương lai gần hay 5 nămtới, dự đoán giá trị của đồng USD vẫn sẽchịu sự chi phối của hai yếu tố cung cầu.

Nhu cầu sử dụng đồng USD: do là đồngtiền của nền kinh tế lớn nhất thế giới, củamột chính phủ đã củng cố và xây dựngđược niềm tin về sự ổn định chính trị,kinh tế, xã hội hàng đầu thế giới trongmột thời gian dài và không dễ có gì thayđổi hay đánh đổi được niềm tin ấy, nên

nhu cầu nắm giữ USD vẫn sẽ khá cao,đặc biệt trong tình trạng bất ổn của nhiềunền kinh tế khác.

Khối lượng cung ứng USD: hiện đangtăng lên sau những gói kích cầu kinh tế(quantitative easing) của Chính phủ Mỹtrong 3 năm qua nhằm cứu các ngân hànglớn. Đồng thời, Cục dự trữ Liên bang Mỹ(Federal Reserve) đang thi hành chínhsách một đồng đô la yếu để giúp thúcđẩy xuất khẩu và giảm giá trị nợ.

Khi cung tăng lên, cầu vẫn giữ mức cao,vị thế cân bằng sẽ giúp USD không hạgiá nhiều so với giá trị thực và vẫn giữđược vị trí là đồng tiền thanh toán số 1của thế giới. Theo đó, tỷ giá đồng đô laMỹ trên thị trường quốc tế là khá ổn định

và nếu có sụt giảm cũng sẽ chỉ giảm ởmức khoảng 1-3% đến cuối năm 2012.

NDT: Ngược với các ngoại tệ khác,NDT không do thị trường định giá mà doChính phủ Trung Quốc “uốn nắn” theomục đích chính trị. Không một chuyêngia tài chính nào có thể tiên đoán đượcchính xác sự lên xuống của NDT.

Dù nền kinh tế Trung Quốc hiện đã lớnmạnh, GDP đang đứng thứ hai trên thếgiới, với dự trữ quốc gia đạt trên 3.200tỷ USD, nhưng vài yếu kém nội tại có thểảnh hưởng không những đến nền kinh tếmà cả sự ổn định xã hội của nước này.Ba yếu tố tiêu cực nhất là lạm phát, bongbóng tài sản và nợ xấu của hệ thống ngânhàng.

Nhiều người nói về việc NDT trở thànhđồng tiền thanh toán chung của thế giới,thay vị trí của USD. Tôi không tinchuyện này sẽ xảy ra vì thể chế và cơ cấuchính trị của Trung Quốc không cho phépsự minh bạch và trung thực về tài chính.Khi đồng NDT chưa được tự do chuyểnđổi, mua bán (ngoại trừ một vài giaodịch đặc biệt của chính phủ), thì NDTvẫn chỉ là một đồng bản tệ.

CHF: Là đồng tiền có giá trị thực khácao do sự điều hành về tài chính rấtthông minh của Chính phủ nước này.Đồng CHF đang được thị trường đánhgiá cao và cầu sẽ vượt cung vào nhữngnăm tới.

Vì cuộc khủng hoảng nợ công ở một vài

quốc gia châu Âu đang làm suy yếu đồngEuro, người dân có tiền ở các quốc giathuộc khối EU và Đông Âu đang có xuhướng tích lũy và cất trữ CHF. Kinh tếtoàn cầu càng bất ổn thì CHF sẽ càng làđồng tiền bền vững và tăng giá đều đặn.

CAD và AUD: Đây là 2 đồng tiền có vịthế và xu thế khá giống nhau vì dựa trênnền kinh tế giàu kháng sản (và dầu mỏ ởCanada). Tuy nhiên, các nguyên liệu thôđã tăng giá khá cao trong mấy năm vừaqua, và kinh tế toàn cầu đang suy thoái,nên giá dầu và khoáng sản sẽ khó đạtmức tăng cao hơn nữa. Giá thị trườnghay giá trị thực của CAD và AUD vì vậysẽ bão hòa ở mức hiện tại, không lên quácao, cũng không xuống quá thấp.

SGD: Trong những năm gần đây, GDPcủa Singapore đã tăng trưởng cao, nhưngđây không hẳn là một nền kinh tế dựa vàotài nguyên, tiêu thụ nội địa hay sức sảnxuất hàng hóa.

Andy Xie, một chuyên gia cao cấp củaMorgan Stanley, đã bị cho thôi việcdưới áp lực của Chính phủ Singapore chỉvì nhận định: “Singapore là trung tâmrửa tiền của các nước Đông Nam Á”.Nhờ vào các dòng tiền luân chuyển có lẽlà lý do chính giải thích cho sự phồnthịnh của Singapore. Khi các nền kinh tếtrong khu vực đang gặp vấn đề về antoàn của hệ thống tài chính và phải thắtlưng buộc bụng vì lạm phát tăng vọt thìSGD cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Với tổng quan trên về một số ngoại tệtrên thị trường hối đoái, nhiều người sẽhỏi cá nhân tôi chọn đồng tiền nào chomục đích đầu tư, cất trữ? Xin thưa, nếucần giữ tiền mặt tôi sẽ chọn CHF. Tuynhiên, lựa chọn tối ưu của tôi từ trướcđến nay vẫn là vàng. Cá nhân tôi trungthành với quan điểm dẫu là thanh khoản,tiện lợi và được ưa chuộng đến đâu, mọiđồng tiền giấy đều có thể bị chi phối,làm giá và in thêm từ các tác nhân chínhtrị, chưa kể còn cộng thêm nhiều yếu tốkhác. Tôi không bao giờ tin vào đồngtiền giấy, mà tin vào giá trị của vàng vềmặt tài chính!

Báo Doanh Nhân xuất bản số 85 ngày9/8/2011

T/S Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tưViasa

Giải mã nền kinh tếngầmTrong viễn ảnh bi quan, nhiều chuyêngia níu lấy cái phao khó phản bác là“nền kinh tế ngầm” của Việt Nam rấtmạnh, lượng dự trữ vàng và ngoại hốirất cao, các họat động này sẽ cứu nguytình trạng vĩ mô, và chúng ta sẽ ổnthôi.

Những ngày qua, tình hình kinh tế thếgiới biến đổi nhanh chóng. S&P hạ cấptín dụng nước Mỹ; vàng vượt 1,700dollar một lượng; Dow Jones rớt hơn1,300 điểm trong vài ngày; Trung Quốcchửi Mỹ thậm tệ vì làm sụt giảm giá trị

dollar (coi bài Kẻ Cắp gặp Bà Già đểhiểu thêm mánh mung của hậu trườngchính trị). Cá nhân tôi có thể “gáy” tovới bạn bè: tôi đã khuyên là cứ ôm lấy“vàng” 4 năm về trước; tôi đã đóantrước một năm các cuộc khủng hỏang tàichính 2007 và 2011 từ bong bóng BDS,rồi nợ công vì kích cầu, và lạm phát vì intiền bừa bãi.

Nhưng thực sự, tôi phải thú nhận lànhững kiến thức chính xác này tôi đã“trộm” được sau khi lắng nghe nhữngmẫu chuyện bình thường của các anh chịlao công, các người mua bán hàng lẻnhỏ, các nhân viên cấp thấp của vănphòng… trong giao thiệp hàng ngày.Không gì nguyên bản.

Các chuyên gia kinh tế thường chỉ nhìnvào số liệu thống kê từ chánh phủ và đưara kết luận dựa trên sách vở từ tháp ngànghiên cứu, nên đến 90% không biếtchuyện gì đang xẩy ra và chuyện gì sẽsắp đến. Như con ngựa bị bịt mắt haibên, chỉ biết cắm đầu trên con đườngtrước mặt.

Trong viễn ảnh bi quan, nhiều chuyên gianíu lấy cái phao khó phản bác là “nềnkinh tế ngầm” của Việt Nam rất mạnh,lượng dự trữ vàng và ngoại hối rất cao,các họat động này sẽ cứu nguy tình trạngvĩ mô, và chúng ta sẽ ổn thôi. Theo ướctính, nền kinh tế ngầm của Trung Quốc vàViệt Nam có thể chiếm 30 đến 45%GDP, so với khỏang 8% bên Mỹ. Lý dolà tín dụng cá nhân ở đây không phổ biến

như bên Mỹ và các giao dịch tiền mặt lênđến 65% tổng số thương vụ. Giả thuyếtnày khá thuyết phục vì không ai rờ nắmđược hiện trạng thực hư của con số dựphóng.

Tuy nhiên, một sự kiện nhỏ trong giađình làm tôi “vấn đáp” lại tiêu đề này.Bà ô sin trong nhà có một bà chị buônbán tạp hóa tại một xã nhỏ ở Hậu Giang.Thương vụ chừng 7 triệu một tháng; vàước tính lạc quan nhất cho bà một lợi tứckhoảng 2 triệu một tháng hay 24 triệu mộtnăm. Bà vừa phải trốn khỏi xã sau khikhông trả nổi số nợ lên đến khỏang 350triệu. Sự phá sản của bà tạo phản ứngdây chuyền và sau đó có hơn 20 ngườiphải đi trốn nợ. Cho đến nay, mọi ngườilên quan vẫn tìm cách giải quyết là đi

vay nợ thêm từ nhiều thành viên khác củagia đình bạn bè. Hệ thống “hụi”, nợ trảgóp từ cá nhân, vay mượn từ bạn bè giađình… từ xưa đã thành một tập tục phổthông khắp xã hội, và hệ thống ngân hàngkhông chánh thống này được nhiềuchuyên gia đánh giá cao về hiệu quả.

Tôi nhận thấy ngay khác biệt giữa tíndụng “ta” và “tây”. Các mạng truyềnthông thường nêu ra khuyết điểm lớn nhấtcủa nền kinh tế Mỹ là tín dụng cho cácngười tiêu dùng chiếm tỷ lệ quá cao trêntổng số tín dụng của quốc gia (hơn 30%của 40 ngàn tỷ dollar).

Khi tỷ lệ thất nghiệp vượt 10%, thu nhậpđể trả tiền nhà, tiền xe, tiền thẻ (creditcards) không đủ, tạo nên những thất thóat

lớn cho ngân hàng. Trong khi đó, mộtchuyên gia nói với tôi là ở Việt Nam,phần lớn tín dụng là dành cho các doanhnghiệp, thay vì cá nhân, nên hiểm họa nợxấu do ăn tiêu quá mức khó xảy ra. Ôngquên rằng hơn 40% nợ vay ngân hàng làđể đầu tư vào bất động sản, chứng khóanhay các họat động thương mại phiêu lưukhác, dù mọi người vẫn hay lách luậtbằng những tên gọi khác nhau.

Dĩ nhiên, sự tiêu xài của người Mỹ làmột vấn nạn; thêm vào đó, các chánh phủMỹ đã lợi dụng yếu điểm này của ngườidân để làm lực đẩy cho GDP, lấy thuếcho ngân sách, gia tăng quyền lực củaquan chức, chi tiêu cho những phiêu lưuquân sự của đế chế và vay tiền bừa bãi.

Nhưng dù tiêu xài cao, phần lớn nợ tưcủa các gia đình bị giới hạn vào chỉ tiêucho vay của ngân hàng, vì khó mà đi vaytừ cá nhân ở Mỹ. Thông thường, vay nợđể mua nhà được tài trợ khỏang 25%dựa trên khả năng trả nợ (thu nhập) vàngân hàng cho thêm khoảng 15% cho cácnợ xe, nợ thẻ và các nợ khác. Tóm lại,nếu bạn có 5 ngàn dollar lợi tức mỗitháng (trừ ra khỏang 800 dollar thuế) thìsố nợ tối đa theo giấy tờ là vào 1,680dollar mổi tháng. Số nợ an tòan là$300,000 cho một căn nhà trả 30 nămvới lãi suất 5.5% và nợ xe, nợ thẻkhỏang $60,000 với lãi suất 10% trungbình.

Quay lại chuyện Việt Nam, nếu gia đìnhbà bán hàng nói trên chỉ có 2 triệu lợi

tức, bà chỉ được vay tối đa chừng 30triệu với lãi suất 20%. Khi bà nợ đến 11lần khả năng trả nợ thì sớm muộn gì bongbóng cũng vỡ, dù ở Việt Nam hay Mỹ.Sự thiếu minh bạch về hệ thống tín dụngvà khả năng thu nhập đã gia tăng rủi rorất cao. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi mộtbáo cáo về “hụi” cho thấy họat động nàykhá phổ biến vì tổng số được ước tínhđến 22% tổng số nợ của ngân hàng.Ngòai bong bóng bất động sản đã bắt đầuxì hơi, một bong bong nợ cá nhân khắpxứ sẽ khiến nhiều ngân hàng chao đảo, vìcó rất nhiều người với khả năng vay ngânhàng đã dùng tiền này để cho vay lạingòai tư nhân, tìm khoản lời sai biệt.

Nhiều người cũng so sánh Việt Nam vớiTrung Quốc nơi nền kinh tế ngầm cũng

rất phát triển và hiện tượng hụi cũng rấtphổ thông. Sống ở Trung Quốc 15 nămqua, tôi nhận xét một điều là nói chung,dân Tàu thực sự cần kiệm (dù khôngbằng Ấn Độ) hơn dân ta nhiều. Thống kêcủa Visa International về mức độ tiêu xàicá nhân xác định Việt Nam dẫn đầu bảng,và nếu tính theo thu nhập đầu người,chúng ta qua mặt cả dân Mỹ về mặt tiêuxài. Ngay cả trong lãnh vực sản xuất, tôicũng nghe và biết khá nhiều khoản vaymượn ngòai luồng của các doanh nghiệpvới lãi suất chóng mặt (5% một tháng) đểsống còn.

Nền kinh tế ngầm Việt Nam có thực sựđủ mạnh để giúp mọi người vựơt quabão lớn? Tầm ảnh hưởng của nó như thếnào với hệ thống ngân hàng, với bong

bong bất động sản, với mức tiêu dùngcủa người dân? Nó tùy thuộc thế nào vàolượng kiều hối, vào kênh đầu tư vàng,vào sự trú ẩn an tòan của lượng tiền nhànrỗi?

Như đã nói từ đầu, tôi nghĩ là kinh tếtòan cầu sẽ lâm vào cảnh suy phát(stagflation) trong 4 đến 6 năm kể từ2012. Bài viết này đặt ra vài câu hỏi đểchúng ta bàn luận vì kết quả thực sự sẽthay đổi những dự phóng về khả năngvượt bão của Việt Nam trong những nămtới. Hỏi thế thôi, chứ bất cứ kết luận nào,dù tích cực hay tiêu cực cũng đều có sácxuất đúng sai như nhau.

Nhưng khi quyết định kinh doanh hay đầutư, doanh nhân cũng nên suy nghĩ thêm về

yếu tố này.

TS Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu TưViasa tại Hong Kong và Shanghai. Duhọc Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tạinhiều công ty đa quốc gia ở Wall Streetvà phát triển công ty Hartcourt của mìnhthành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹvới thị giá hơn 700 triệu dollars. Ôngsống và làm việc tại Trung Quốc từ1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại PennState (Mỹ), MBA tại AmericanIntercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex(Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc).Ông đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anhvà Việt ngữ. Email của ông là[email protected] và Web site cánhân là www.gocnhinalan.com.

T/S Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tưViasa

Việt Nam và TrungQuốcTôn Tử nhắc chúng ta là “Kết quả củatrận chiến đã được quyết định trướckhi hai bên khai hỏa”. Những cânnhắc, chuẩn bị và sáng tạo là vũ khílớn nhất khi bạn đi vào một vùng đấtlạ

Vì lịch sử và văn hóa giữa hai nước cóquá nhiều tương tác nên các doanh nhânViệt thường nhìn vào thị trường và cơhội ở Trung Quốc không mấy kháchquan. Người thì ưa thích, hăng hái khônglý do, người thì chê bai không muốn liênquan gì. Thậm chí, tôi thường bị cật vấn

là nếu Trung Quốc trở thành siêu cường,qua mặt Mỹ thì ảnh hưởng gì sẽ đến vớichuyện làm ăn của chúng ta với họ?

Xin trả lời vắn tắt là Trung Quốc sẽ quamặt Mỹ về GDP khoảng 10 năm nữa vìdân số hơn 1.3 tỷ người là quá lớn;nhưng muốn qua mặt Mỹ về chất lượngcuộc sống, về sức mạnh quân sự, về vănminh văn hóa, về GDP mỗi đầu người,thì Trung Quốc còn phải đợi ít nhất là 30năm nữa. Còn ảnh hưởng gì sẽ đến vớicác doanh nghiệp của chúng ta? Không gìcả. Việc sống chết hay thăng trầm cùadoanh nhân luôn nằm trong sức mạnh nộitại và những lơi thế cạnh tranh, dù cóTrung Quốc hay không.

Hoàn toàn khách quan khi suy xét vấn đề,

chúng ta sẽ nhận rõ những thử thách vàcơ hội. Ngoài những định luật tổng quátvề kinh doanh và quản trị, các doanhnghiệp làm ăn với Trung Quốc sẽ phảiđối diện thêm một số các vấn đề tốt vàxấu khá đặc thù.

Trước hết, cá tính căn bản của ngườiTrung Quốc trong kinh doanh là thủđoạn, tinh ranh và khôn khéo không kémgì người Do Thái. Sau 70 năm bị kềmkẹp và khổ sở, họ tạo thêm thói quen tànnhẫn, vô luân nhưng rất kiên cường, chịukhó. Nhưng cũng vì yếu tố này, tư duycủa họ chật hẹp và ngắn hạn. Phải mấtthêm 20 năm nữa, con cái họ mới bắt kịpcác doanh nhân Hoa kiều ở Hồng Kông,Singapore…Dù thế nào, đây là nhữngđối thủ cạnh tranh nặng ký trên mọi

phương diện.

Một yếu tố khác bất lợi cho doanh nhânViệt là người Trung Quốc không ưangười Việt. Cách đây 4 năm, tôi có đọcmột khảo sát của Sina.com hỏi về nhữngdân tộc mà người Trung Quốc yêu vàghét. Người Nhật Bản đứng hàng đầu vềsự thù ghét vì những hành động xẩy ragiữa Thế Chiến II khi Nhật xâm chiếmTrung Quốc. Nhưng rất ngạc nhiên làngười Việt đứng hàng thứ hai sau Nhật.Không những ghét, người Trung Quốcthường cho mình là “thầy” của ngườiViệt, vì họ cho rằng tất cả văn hóa, lịchsử của Việt Nam là một cóp nhặt sao bảncủa Trung Quốc. Thái độ ghét và trịchthượng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cácgiao dịch thương mại.

Quan trọng hơn, mọi người phải nhìnnhận hàng hóa Trung Quốc rất cạnh tranhvề giá cà nhờ một hệ thống sản xuất đượccoi là “cơ xưởng của thế giới” và một tỷgiá Nhân Dân Tệ ở mức thấp hơn giá trịthực khoảng 18%. Thêm vào lợi thế làmột tổ chức ăn cắp công nghệ tinh vi vàsự cố không tôn trọng tài sản trí tuệ nhưthương hiệu, bản quyền, hàng nhái, hànggiả…, cho nên, ngay cả hàng chất lượngÂu Mỹ cũng phải thua sút về khả năngcạnh tranh.

Một bất lợi khác cho sự xâm nhập vàothị trường Trung Quốc là cá thể của thịtrường rất phức tạp với nhiều phân khúc,nhiều mâu thuẫn với quyền lợi của cácquan chức địa phương, cũng như thủđoạn của các đối thủ cạnh tranh và sự

khó tính của người tiêu thụ.

Trung Quốc không có một thị trườngđồng nhất như Âu Mỹ hay Úc Nhật. Mộtkinh tế gia phân thị trường thành 4 phânkhúc, dựa trên thu nhập, vị trí địa lý, đặcđiểm của văn hóa bang hội và ảnh hưởngcủa truyền thông, giáo dục. Đông nhất làthị trường của 600 triệu người nghèo khổtại thôn quê với thu nhập dưới 8,000Yuan mỗi đầu người một năm; nhưngtiềm năng phát triển tốt nhất là thị trườngtrung lưu với hơn 300 triệu dân.

Những khó khăn khác là sự thỏa hiệpgiữa quan chức và doanh nhân tại mỗiđịa phương; và thói quen dùng quyền lựcvà thủ đoạn để dành thị trường cho cácdoanh nhân có quan hệ. Cách đây vài

năm, ngay cả bia Heineken cũng bị ngănchặn bởi nhiều quận huyện không muốnthấy bia địa phương bị thua lỗ vì cạnhtranh.

Tuy nhiên, những thử thách nói trênkhông phải là không thể giải quyết. Dùngười Nhật bị ghét hận, nhưng hàng hóaNhật lại được ưa chuộng nhất tại TrungQuốc. Một thống kê về sản phẩm chấtlượng nhất năm 2005 cho thấy 5 trong 10thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc làcủa Nhật. Vả lại, với một nền kinh tế thứhai thế giới về GDP, thị trường TrungQuốc là một miếng ăn béo bở cho ai biếtkhai thác và phát triển.

Lợi điểm của doanh nghiệp Việt Nam sovới các đối thủ nước ngoài khác cũng

khá nhiều, ngoài việc vị trí nằm sátTrung Quốc. Hai quốc gia chia sẻ nhiềutương đồng về phương thức kinh doanh,cơ chế chánh trị, phí tổn lao động, hệthống phân phối, và thói quen cổ truyền.Hai nền kinh tế có thể hỗ trợ chặt chẽcho nhau vì Trung Quốc cần nông hảisản, khoáng chất, thị trường tiêu dùng;còn Việt Nam thì cần rất nhiều nguyênliệu và máy móc cho sản phẩm công nghệxuất khẩu.

Tuy nhiên, để có hiệu quả hơn trong việcxâm nhập bền vững vào thị trường TrungQuốc, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ýđến các thành tố sau đây:

1. Sản phẩm: Đừng bắt chước Trung

Quốc là lời nhắc nhở hàng ngày.Trừ những hàng có đặc tính siêucấp và độc đáo, chúng ta không thểcạnh tranh với hàng Trung Quốc tạisân nhà của họ. Ngoài các nông hảisản mà Trung Quốc thiếu hụt, nhưcà phê, trái cây nhiệt đới, nhữngmặt hàng tiêu dùng Việt Nam nhưdồ gỗ hay giầy dép phải có thiết kếmỹ thuật cao cấp kiểu Ý, Pháp…

2. Đối tác: Kiên nhẫn tìm cho đượcmột đối tác lớn mạnh, tin cậy vàthân tình. Không mấy doanh nhânnước ngoài có thể vận hành tốt hệthống tiếp thị và cung ứng trong mộtthị trường phức tạp như TrungQuốc. Chúng ta cũng cần tạo dựngnhững quan hệ lâu dài với doanh

nhân và quan chức, từ trung ươngđến dịa phương.

3. Thị trường: Nhắm vào thị trườngtrung lưu và trẻ trung. Ít doanhnghiệp Việt có bề sâu về quản trị vàthương hiệu như Âu Mỹ để xâmnhập hữu hiệu vào thị trườngthượng lưu. Còn thỉ trường rẻ tiềnthì nên chào thua trước vì doanhnghiệp Trung Quốc đã làm bá chủ.Ngành nghề tiềm năng là quán ănViệt, hàng hóa đặc thù Việt, côngnghệ cao kết hợp với giải pháp đặcbiệt cho Á Châu…

4. Chiến lược: Suy nghĩ dài hạn vàđộc đáo. Có thể bạn phải vấp ngãnhiều lần trước khi tìm được mô

hình kinh doanh hiệu quả. Sử dụngtối đa nhân viên và tư vấn TrungQuốc để hòa đồng vào môi trườngvà phong cách. Tìm hiểu con ngườivà văn hóa Trung Quốc để biết thếmạnh yếu của doanh nghiệp mình.

Tôn Tử nhắc chúng ta là “Kết quả củatrận chiến đã được quyết định trước khihai bên khai hỏa”. Những cân nhắc,chuẩn bị và sáng tạo là vũ khí lớn nhấtkhi bạn đi vào một vùng đất lạ. Quanhững cánh đồng sa mạc và khu rừng rậmhoang dữ, bạn sẽ tìm thấy một dòng suốingọt ngào cạnh một khu vườn đầy hoathơm trái lạ. Đó là một chuyện ngụ ngônkhá phổ thông ở Trung Quốc, nhưng cũngcó thể là bản đồ của con đường “đi vào

Trung Quốc” cho các doanh nghiệp Việt?Mời bạn lên đường.

(Bài đã được Tạp Chí Doanh Nhânđăng vào số 88 xuất bản ngày 19 tháng

9 năm 2011 )

Những can thiệp vôíchSau khi đã hết vốn chánh trị để có thểtung ra gói kích cầu nào khác (QE 3), haiông Obama và Bernanke dùng một tênmới là “gói giúp việc làm” với 450 tỷdollars và “gói chuyển đổi trái phiếu”(Operation Twist) với 400 tỷ dollars đểcố hồi sinh kinh tế Mỹ. Dĩ nhiên, hai ôngphải in thêm tiền hay vay mượn. Sangnăm, không những vốn chánh trị của haiông và đảng Dân Chủ sẽ hết, mà công nợvà sự sụt giá của đồng dollar sẽ gây thêmtác hại cho vận hành kinh tế của Mỹ vàtoàn cầu qua lạm phát. Hai ông không thểchấp nhận một cuộc suy thoái kinh tế

nào, cho dù đó là định luật của thiênnhiên. Khi vay thì phải trả, khi tiêu xàitưng bừng không sản xuất thì phải chấpnhận một suy đồi về tăng trưởng để bắtđầu lại. Tại sao thiên nhiên có bốn mùa,tại sao mọi người vẫn vui với mùa thu lávàng, với mùa đông tuyết lạnh, vì họ biếtrằng tiếp theo là mùa xuân của lá xanh vàchồi lộc. Tôi tin rằng hai ông sẽ thất bạinhư trong hai lẩn trước khi ban hành QE1 và QE2. Kinh tế sẽ được tác độngtrong vài ba tháng, rồi thị trường và luậttự nhiên sẽ kéo dài thêm suy thoái, mổilần xấu hơn một chút.

Giống như những đứa trẻ vừa lớn, chínhtrị gia luôn thích quậy phá, sửa đổi vàhiếu động. Chúng không bao giờ chấpnhận ngồi yên cho tình thế tự biến đổi

hay cho người lớn chút yên nghĩ để loliệu công việc của riêng họ. Chúng phảisuy nghĩ để đẻ ra những trò chơi liên tục,ngang ngược và nguy hiểm, cho chúng vàmọi người khác.

Vừa rồi một anh sinh viên Việt soạn luậnán Tiến Sĩ ở Úc xin gặp tôi vài giờ đểbàn thảo và phản biện cho đề tài nghiêncứu. Anh đang cố gắng chứng minh làmức thu nhập của người dân (GDP percapita) có tỷ lệ nghịch với những canthiệp của chánh phủ vào vận hành kinh tếtài chánh. Số liệu cho thấy ở những nướcmà chánh phủ biết tiết kiệm tối đa vềngân sách và ít dính líu đến các hoạtđộng của thị trường, cũng như ít quyềnlực về mặt kiểm soát, điều hành; thìngười dân ở các quốc gia đó có mức

sống khả quan nhất. Hai nền kinh tế tiêubiểu cho giả thuyết này là Thụy Sĩ vàHồng Kông. Ngược lại, 2 quốc gia mangười dân phải lãnh búa rìu nặng nề nhấtlà Bắc Triều Tiên và Zimbabwe.

Ngay cả một ông Tổng Thống Mỹ(Reagan) cũng phải công nhận, “ Chánhsách của các chánh phủ với nền kinh tếcó thể tóm lược như sau: nếu chúng (cácdoanh nghiệp) sống, thì bắt đóng thuế;nếu chúng sống mạnh, thì phải kiểm soát;mạnh quá thì phải cấm; và nếu chúngkhông sống nỗi, thì hỗ trợ chúng”. Thửtưởng tượng chúng ta đối xử với nhữngngười thân yêu của chúng ta theo phươngthức vừa kể. Khi con cái khỏe mạnh thìlàm đủ chuyện để tạo gánh nặng làm chochúng yếu hơn. Còn với những người

bệnh hoạn kiệt lực thì cố gắng “khôngcho phép” họ chết. Tóm lại, xã hội sẽđẩy những xác chết biết đi (zombies). Vàvới một nền kinh tế đầy những ngân hàngzombies, những công ty sản xuấtzombies, những quan chức zombies… thìtương lai nào cho thế hệ trẻ hiện nay?

Tôi nhớ đến một hội thảo ở Ấn Độ khitôi đề nghị với ngài Thứ Trưởng KếHoạch Ấn là nên sa thải 50% công chứcvà tăng lương cho 50% nhân viên cònlại. Họ sẽ bận rộn với công việc hơn, cótiền nhiều hơn; do đó, họ sẽ không cònthì giờ để nặn đẻ ra những quyết định,văn kiện sách nhiễu người làm kinh tế tưnhân. Đây sẽ là một gói kích cầu lớn nhấtcủa mọi thời đại trên thế giới. Tôi rất sợnhững quan chức rãnh rỗi thì giờ, ngồi

nghĩ ra đủ cách để “cứu” dân, nhất là saukhi ngà ngà trên bàn nhậu.

Tệ hại hơn các giải pháp cứu dân là lờikêu gọi để chính phủ tự kinh doanh đểkiếm tiền dùm cho dân. Đây là căn bảncủa lý thuyết “quốc hữu hóa” các tài sảncủa tư nhân thành xí nghiệp quốc doanh,vì chánh phủ quản lý thì tiền không chạyvào túi các tên tư bản ích kỷ. Thông điệpnày rất được cử tri Âu Mỹ ưa chuộng vìphần lớn dân nghèo đều hoang tưởngrằng đồng tiền này sẽ thực sự chạy vàotúi mình. Chắc chắn họ sẽ thất vọng khinhận ra là nó luôn luôn chạy vào túingười khác.

Năm 1945, ông Attlee lên thay ôngChurchill làm Thủ tướng nước Anh sau

khi vận động thắng cử với tiêu đề hãy“quốc hữu hóa” trên toàn diện nền kinhtế, nhất các công ty lớn. Sau cuộc họpphê chuẩn của quốc hội, ông Attlee tìnhcờ gặp lại ông Churchill trong phòng vệsinh. Đang đi tiểu, ông Churchill bỗngdời chổ ra xa khi ông Attlee vừa đếnđứng cạnh ông. “Tại sao, ông có điều gìthù ghét tôi chăng?” Churchill nói, “Hoàn toàn không. Tôi chỉ sợ ông thấy cáikích thước của #### tôi, ông lại đòiquốc hữu hóa thì phiền lắm”.

Lúc còn là sinh viên năm thứ 3 của đạihọc, năm 1966, tôi và 2 người bạn Tàulàm “ta ba lô” du lịch Bắc Âu. Ấn tượngnhất trong chuyến lữ hành qua 4 nước làmột buổi sáng mùa hè, chúng tôi lấychiếc xe điện để đến Christiania ở

Copenhagen, Đan Mạch. Giờ đi làm, xekhá đông, không còn chỗ ngồi và chúngtôi phải đứng.

Cạnh tôi là một người đàn ông ăn mặcchỉnh tề, xách cặp đội nón, phong cáchthường thấy ở những anh quản lý kế toánchuyên nghiệp. Mặt đẹp trai, nụ cười đônhậu và có vẻ như quen biết nhiều ngườitrên xe vì những cái gật đầu chào hỏi“godmorgen” liên tiếp. Ông ta cũng quaynói “hello” với tôi và tôi cũng “hello”lại dù không biết ông ta là ai. Sau khi rờixe điện, tôi quay hỏi người bạn ĐanMạch đi cùng. Anh ta nhún vai, “Ồ, đó làÔng Otto, Thủ Tướng, đang trên đườngđi làm”. Tôi ngạc nhiên, tròn mắt và anhta hỏi lại tôi, tại sao, “Ông ta cũng phảiđi làm mỗi ngày như mọi người, có gì là

lạ?” Thì ra, đây là chuyện bình thường ởxứ sở này. Một ông công chức, dù caocấp, vẫn leo lên chiếc xe điện, nhưnhững cư dân Hà Nội leo lên chiếc xebuýt để đến sở làm. Hết chỗ ngồi thìcũng phải đứng như mọi người khác.

Dù còn trẻ và rất ngu dốt về chuyệnchính trị, tôi cũng mường tượng trongcách hành xử của ông Thủ Tướng đó cócái gì tương quan đến việc tại sao ngườiĐan Mạch có mức sống cao nhất thế giớivà một văn hóa sống thông minh đươngđại. Còn những quốc gia phải chi trả cảchục triệu đô la mỗi năm chỉ để tạo sĩdiện cho một vài ông lãnh đạo thường lànhững quốc gia có những chính trị giathích xen vào kinh tế và hành dân. Điểnhình là nước Mỹ của tôi và các nuớc

nghèo khổ ở Phi Châu.

(Bài đã đăng trên Tạp Chí DoanhNhân số 89 ngày 3 tháng 10 năm

2011)

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu TưViasa

Nói về đạo đức kinhdoanhPhần lớn những doanh gia thành công ởcác thị trường mới nổi cho rằng việckiếm tiền cho doanh nghiệp là một hoạtđộng hoàn toàn về kinh tế, không liênquan gì đến đạo đức xã hội hay tôn giáohay triết lý. Họ thường bào chữa cho cáchành xử sai trái trong công việc quản trịhằng ngày bằng một lời phán, “ai cũnglàm như thế cả”.

Một bản nghiên cứu của Harvard năm1998 cho thấy đạo đức và kỷ cương đónggóp về lâu dài một niềm tin tốt đẹp từkhách hàng, từ nhân viên, từ đối tác, từ

nhà đầu tư, từ cộng đồng đoàn thể… Đâylà cách xây dựng thương hiệu hoàn hảonhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Vớimột thương hiệu tiếng tăm và bền vững,công ty có thể tìm một tỷ lệ lợi nhuận caohơn các đối thủ cạnh tranh, một thị phầncao hơn của khách hàng trung thành vàkết quả là một thành tựu khả quan hơn vềtài chính.

Thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị,doanh nghiệp biến thành một công ty củacơ hội, của chụp giật, của đầu cơ… Mọithành công sẽ tạm bợ, bạo phát bạo tàn.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thông cảmcho những áp lực hàng ngày mà bất cứdoanh nhân nào làm ăn tại Việt Nam phảivượt qua. Ngoài tình trạng bấp bênh của

một nền kinh tế vĩ mô thôi thúc bởi cơnsóng thần của lạm phát, lải suất và tỷ giá,các doanh nghiệp Việt phải hoạt độngtrong một môi trường khá đặc thù kháchẳn thế giới bên ngoài.

Trước hết, sự thiếu vốn của các doanhnghiệp khá phổ thong và thói quen phảigối lưng cho khách hàng nợ hơn 100ngày khi thanh toán hóa đơn làm kiệt quệnhiều hoạt động cần thiết. Cái khó khănkhác là sự thiếu minh bạch trong thongtin, kế toán, thuế vụ, chi phí khiến nhiềudoanh nghiệp hành xử như kẻ mù giữarừng gươm. Thử thách khác là những thủđoạn cạnh tranh bất chính của đồngnghiệp từ cách làm hàng nhái, hàng giả…đến những phá hoại ngầm khá hữu hiệu.Sau cùng là những giây nhợ trói buộc từ

những thủ tục hành chánh phức tạp đếnnhững phí tổn bôi trơn cao ngất trời.

Người Mỹ có câu nói là khi con cá sấugần táp vào quần của bạn thì bạn khó mànhớ được mục đích ban đầu của bạn làphải khai thông giòng suối. Đây cũng cóthể chỉ là một cách để thoái thác tráchnhiệm để tăng lợi nhuận cho cá nhân vàbảo vệ tiếng tăm cho phe nhóm.

Nhưng một doanh nghiệp muốn tăngtrưởng bền vững phải sẵn sang trả giácho hành vi đạo đức của mình.

T/S Alan Phan

Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Hai chuyện làm ănbên MỹNgười Việt học giỏi và bắt chước rấtnhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn lựachọn sai lầm các bài học và nền kinh tếđang phải trả giá khá đắt cho những sailầm này. Thêm vào những thói hư tật xấuluôn tiềm tàng ở các thành phần lợi dụngđặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạncủa tôi phải dừng lại ở câu “ Xin ƠnTrên phù hộ chúng ta.”

Lần về lại Mỹ vào tháng 9 vừa qua, tôingồi trên máy bay cạnh một đại gia ẤnĐộ thích trò chuyện. Bị ảnh hưởng nhiềucủa các mạng truyền thông thích phóng

đại, anh ta nói về một xứ Mỹ tàn lụi nhưmột bài điếu văn. Thất nghiệp, bạo lực,nợ nần, nghèo đói, mâu thuẫn chính trị…tôi cứ nghĩ là anh đang mô tả xã hội ẤnĐộ của chính anh. Sau một tháng thămgia đình và tìm cơ hội đầu tư tại Mỹ, tôixin thưa là tình hình vẫn còn khả quanhơn tại rất nhiều quốc gia khác. Dù thấtnghiệp có lên đến 10%, con số ngườicòn lại (90% của 300 triệu dân) vẫn cómột thu nhập rất cao và GDP vẫn gấp đôiTrung Quốc với 1.35 tỷ dân.

Đế chế Mỹ đang bước vào hoàng hôn,nhưng đêm dài vẩn còn xa, vài ba chụcnăm trước mặt. Trong khi đó, tại nhữngcửa hàng ăn và hộp đêm sang trọng nổitiếng, khách vẫn phải xếp hàng chờ hơncả tiếng. Đêm vẫn còn dài và tiệc vẫn

tràn đầy champagne.

Nắm bắt thời cơ

Tôi chạy lên Pasadena một buổi trưathăm người bạn cũ nghe nói đang làm ănphát đạt. Anh tên Bruce Stuart là một luậtsư có văn phòng nhỏ chuyên về thươngnghiệp từ 30 năm qua khi tôi mới quenanh. Hai năm trước, thấy tình hình bấtđộng sản (BDS) Mỹ lâm nguy, anh và vàingười bạn bỏ ra 5 triệu để kinh doanhđịa ốc. Có lẽ là chuyện hơi ngược đời.Nhóm anh mua lại các BDS đã bị ngânhàng tịch thu và sắp đưa ra phát mãi quađấu giá để khấu hồi nợ cho ngân hàng.Với tổng số tài sản xấu lên đến gần 2ngàn tỷ dollar khắp quốc gia, có thể nóilà thị trường phải mất 8 năm mới thanh

toán hết các BDS loại này.

Giá mua thường rẻ khoảng 20% hơn giátại các buổi đấu giá vì ngân hàng tiếtkiệm được thì giờ, phí tổn, thủ tục tòa án,giấy tờ phát mãi…Sau đó, nhóm anh đembán lại ra thị trường cũng với giá rẻ hơngiá thông thường chừng 20%. Thời gianxoay vòng mất trung bình 3 tháng vàtrong 2 năm vừa qua, Bruce và các bạnanh thu về hơn 6 triệu dollars tiền lời,cho họ mức hoàn trái khỏang 58% mỗinăm. Bruce cho tôi coi tất cả hồ sơ của216 vụ giao dịch đã hoàn tất với đầy đủchi tiết vì anh muốn quỹ tôi đầu tư thêm10 triệu để gia tăng hoạt động.

Anh còn đưa tôi đi xem hai BDS anh vừamua bán xong. Một biệt thự ở

Victorville, một thành phố trung lưu cáchtrung tâm Los Angeles 1 giờ lái xe, cóđất rộng 270 mét vuông, vừa xây xong 3năm trước với diện tích xây dựng 170mét vuông. Anh mua của Bank OfAmerica giá 38 ngàn dollars, sửa sanglại tốn 4 ngàn dollars và phí tiếp thị giấytờ thêm 3 ngàn. Anh bán lại với giá 75ngàn dollars, đem về cho nhóm anh mộtlợi nhuận 30 ngàn dollars sau 3 tuần.

Giá cả BDS ở California tương đối caohơn các bang khác, nhưng tôi vẫn“shocked” trong trường hợp này vì tôivừa đi coi và nghe giá một biệt thự gầnPhú Mỹ Hưng tháng trước. Giá BDS ởMỹ có lẽ rẻ khoảng 4 lần giá BDS ởSaigon, trong khi thu nhập trung bình củamột người Mỹ gấp 40 lần người Việt.

BDS kia nằm ở Newport Beach, mộtthành phố sang trọng đắt tiền cạnh biển ởQuận Cam. Một nhạc sĩ nổi tiếng trả 7.2triệu dollars cho tòa nhà 18-phòng nàycách đây 6 năm; Bruce mua lại của ngânhàng với giá 3.5 triệu. Sau 8 tháng tiếpthị, nhóm anh bán được cho một nghệ sĩkhác với giá 4.8 triệu đem lại lợi nhuận1.1 triệu sau khi trừ chi phí.

Một chuyện cũng làm tôi so sánh cáchlàm ăn nơi đây với Á Châu là các anhkhông cần một giấy phép kinh doanh nào,hay phải chạy ngược xuôi trả tiền để“bôi trơn” cho dịch vụ. Viên quan chứcđộc nhất các anh phải đương đầu là ngàithuế vụ, đang trình một hóa đơn cao hơncác anh chịu trả. Hai bên đang thưa nhaura tòa, và Bruce tin mình sẽ thắng vì có

hơn 35 năm kinh nghiệm so với vài nămcủa quan chức trẻ kia.

Khi có “thế lực chống lưng”

Một anh bạn khác tên Wilbur (Bill)Stover ở San Francisco, tôi điện thoạithăm khi thấy anh đang “nằm trên thớt”của các mạng truyền thông. Tôi quen anhcách đây 8 năm khi anh đang làm choMicron Tech và đứng ra thương lượngđể bán cho quỹ của tôi một công ty concủa Micron. Dịch vụ M&A không thànhnhưng chúng tôi có nhiều tưong đồng nênquý nhau như bạn. Cách đây 3 năm, anhvề đầu quân cho một công ty sản xuấtpanel năng lượng mặt trời tên Solyndra.

Solyndra thành lập năm 2006 và nộp đơnxin chánh phủ tài trợ khi TT Obama đề

ra chánh sách năng lượng xanh nằm tronggói kích cầu cứu kinh tế Mỹ. Công tyđược tỷ phú dầu hỏa George Kaiser đầutư 36%, khai trương hoành tráng với1,100 nhân viên và được Obama đếnthăm viếng sau đó, với bài diễn văn catụng thành quả. Qua sự vận động củaKaiser, vốn là một ủng hộ viên lớn trongbộ máy tranh cử của Obama, chánh phủMỹ đồng ý bảo lãnh số tiền vay 535 triệudollars cho Solyndra.

Ngày 1 tháng 9 năm nay, sau 3 năm hoạtđộng, Solyntra khai phá sản. Đảng CộngHòa và Quốc Hội đòi mở cuộc điều trầnvề những lạm dụng quyền lực của TòaBạch Ốc trong việc mất 535 triệu dollarcho công ty gà nhà. FBI đã tịch thu tất cảhồ sơ của công ty để bắt đầu điều tra

thêm. Bill không trả lời diện thoại, vợanh ta nói là anh đang bị suy sụp thầnkinh vì sự cố. Tôi chia buồn và chỉ biếtnói “hang in there” (ráng bám trụ) vàđừng để các chánh trị gia biến mìnhthành vật tế thần.

Dù lo cho bạn, nhưng tôi lại thỏa mãn vì“cái đúng” của tư duy mình. Bất cứ nơinào, khi người ta lấy tiền dân để kinhdoanh với mục đích chánh trị, kết quảđều chắc chắn là tiền mất tật mang. Đinhluật này đã được minh chứng qua baonhiêu thời đại, dù các tên đạo diễn càngngày càng khôn ngoan, tinh vi hơn và biếtngụy trang hành động mình dưới nhiềuhình thức.

Hai câu chuyện tượng trưng cho hai nền

kinh tế đang hiện diện song hành tại Mỹ.Một là để mặc cho thi trường lo liệu vàđiều chỉnh. Một là can thiệp với tiền thuếcủa dân vì nghĩ mình thông minh và biếtcách lèo lái thị trường. Các chính trị giakhông chịu hiểu rằng lịch sử của nhânloại đã chứng minh là thị trường luônluôn là kẻ chiến thắng sau cùng.

Người Việt học giỏi và bắt chước rấtnhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn lựachọn sai lầm các bài học và nền kinh tếđang phải trả giá khá đắt cho những sailầm này. Thêm vào những thói hư tật xấuluôn tiềm tàng ở các thành phần lợi dụngđặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạncủa tôi phải dừng lại ở câu “ Xin ƠnTrên phù hộ chúng ta.”T/S Alan Phan,Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Thánh địa của tưbảnSau một cuộc họp dài suốt ngày, tôi cáolỗi với đối tác, đi ăn một mình và thả bộtrên đường phố. Tôi chợt nhận ra là mìnhđang đứng giữa lòng Las Vegas, buổi tốiThứ Bẩy, nhộn nhịp đám đông, xe cộ vàmuôn ánh đèn mầu rực rỡ. Nhười ta nóinhiều đến sinh thái năng động của cácthành phố Á Châu mới nổi, nhưng tôichắc chắn rằng không đâu có thể sánhbằng Vegas. Đủ mọi sắc dân Âu Á Phi,đủ mọi mầu da đen trắng vàng, đủ mọiloại tuồi, mọi loại quần áo phong cáchvà mọi loại thể hình mập ốm cao lùn.Nhưng họ đều chia sẻ một mẫu số chung:

ngất ngây với mùi tiền, mùi tham và mùivội vã.

Tôn giáo nào cũng có những vị thánh vànhững thánh địa để giáo dân hướng tâmtư và làm những cuộc hành hương tỏ lòngtôn kính. Người Thiên Chúa giáo tìm vềJesuralem đi lại con đường Thập Tự Giácủa chúa Jesus, người Hồi giáo cóMecca va giáo chủ Mohammed, ngườiPhật giáo quỳ dưới cây bồ đề của PhậtThích ca ở Patna. Tôn giáo tư bản códollar và Las Vegas. Người ta nói nhiềuđến New York, nhưng đây chỉ là chỗ đểkiếm tiền, muồn hành hương để tìm biểutượng cho sức mạnh của đồng tiền vànhững thú vui từ dollar, ta phải đến LasVegas.

Người ta cũng hay nói về Macau, đỉnhmới của cờ bạc, nhưng vài ba sòng bàilớn và những số tiền khổng lồ thu từ cácđại gia Trung Quốc (bao nhiêu là tiềnrửa?), không thể cho Macau một phongcách của tư bản đại chúng, đa dạng màsang trọng như Vegas. Một buổi tối cuốituần ở Vegas sẽ phô bày tất cả xấu đẹp,sẽ phản ảnh mọi đúng sai của triết thuyếttư bản.

Tôi đến Vegas lần đầu vào năm 1964 khiđi một vòng xứ Mỹ du lịch ba lô với vàisinh viên cùng trường. Một con đườnglớn giữa sa mạc mênh mông, vài ba sòngbài như ốc đảo, tôi vào Desert Inn,Dunes, Hacienda…như một anh nôngdân Cà Mau bước vào Hyatt, Sheraton ởSaigon. Ấn tượng và lạ, nhưng không có

gì để say mê hay cuốn hút (có lẽ tại tôirất dửng dưng với cờ bạc). Qua các thậpniên kế tiếp, tôi đến Vegas khá thườngxuyên, vì khi mời các đối tác làm ăn vềLos Angeles họp hành, họ không mặn màlắm. Nhưng ở Vegas, nơi họ có thể ănchơi cờ bạc, tiệc tùng trác tang và trừphí tổn thua lỗ vào thuế, ai nấy đều hănghái. Rồi đến các doanh nhân Trung Quốcvào những năm đầu mở cửa, Vegas lànơi phải dừng chân.

Đế chế Mỹ càng mạnh thì Vegas càngphát triển. Tôi chứng kiến một cuộc đuakhông mệt mỏi qua năm tháng của cáccông ty cờ bạc. Wynn tạo danh tiếng vớiMirage, Treasure Island rồi cuối cùng làmàn khiêu vũ nước hàng đêm ở Bellagio.Adelson trả lời với Venetian sau khi xây

Sands thành một trung tâm hôi nghị lớnnhất nhì xứ Mỹ. Harrah nhập cuộc vớinhững thâu tóm ngọan muc dọc The Strip(con đường chính của Vegas) như Bally,Paris, Planet Hollywood, Imperial.Nhiều tên tuổi hàng đầu ngày xưa nhưCircus Circus, Stardust,… thua cuộc vàtụt hậu thảm hại. Nhiều tay chơi vừanhập cuộc tạo ấn tượng mới vớiCosmopolitan, Trump, Aria, City Center,Mandarin, Madalay Bay. Một cuộc đuathật hấp dẫn và sáng tạo để dành thịtrường và lợi nhuận, hoàn toàn tự phátkiểu tư bản đại chúng. Dubai, Macau,Shanghai, Singapore…cũng có nhữngcuộc đua, nhưng chỉ là một xếp đặt củagiới cầm quyền và cầm tiền, kết quảthường được định đoạt qua “nghị quyết”

nên không gì ngạc nhiên, và do đó, khônggì đáng kể. Giống như một trận đá bóng,không ai buồn tham dự hay đi coi nếunhà tổ chức đã xếp đặt sẵn người thua kẻthắng.

Một thực tế phải hiểu là trong lịch sửloài người, luôn luôn có một đẳng cấpthống trị nhỏ nhoi, cố gắng lợi dụngquyền lực và tiền bạc của mình để áp đặt“giải pháp” của mình trên đại đa số quầnchúng. Từ các bộ lạc xa xưa, qua cáctriều đại phong kiến, thực dân, đến cácquốc gia Tây Phương hiện tại hay các xãhội “bình đẳng” như Liên Sô, TrungQuốc…giải pháp thường đem lại mộtcuộc sống “ngon lành” hơn về đủ phươngdiện cho giai cấp cầm quyền này. Chế độtư bản cũng không khác gì. Lợi dụng

công sức và tài sản của quần chúng “ngungơ” để làm đầy túi tiền cá nhân và phenhóm mình là thủ thuật tinh vi mà cácchính trị gia và đại gia đều thông thạo.

Mục đích như nhau nhưng cách làm thìgiới tư bản đã đẩy lên hàng nghệ thuật.Những chế độ dùng roi vọt gông cùm đểthúc đẩy ép buộc người dân đang đi dầnvào quá khứ. Indonesia của Suharto hayHàn Quốc của Park Chung Hee ngày nàochỉ còn là dư âm. Tunisia, Lybia, Egypt,Syria…đang được sắp xếp lại. Ở các xãhội tư bản, người dân làm nô lệ với tinhthần hoàn toàn “tự nguyện”. Hai lý do:lòng tham cố hữu của con người vànhững món nợ ngập đầu.

Triết thuyết tư bản vẽ ra một cuộc chơi

hào hứng là ai cũng có thể thắng và đemvề một phẩn thưởng đẹp như mơ. Đây làtiền đề của Las Vegas, của tư bản. Dĩnhiên, ai cũng biết là xác xuất cho thấyngười thua bạc chiếm đến 95% ngườitham dự. Ngoài xã hội, cũng không thiếunhững người nhận chân ra điều này. Tuynhiên, giới tư bản còn một tuyệt chiêukhác: mua trước trả sau. Không nơi nàomà một người tay trắng có thể mua nhà,tậu xe, sắm sửa tiêu xài như ở xứ Mỹ. Cóthể bạn không muốn nợ, nhưng chắc chắnlà vợ con và đa số thành viên gia đìnhbạn bè sẵn sàng “shop” dùm bạn. Đòihỏi duy nhất: bạn phải có job và phải nôlệ nghiêm túc. Mất job là mất tất cả.

Vì lòng tham và vì cái giây xích nợ vôhình này, cả trăm triệu nô lệ Mỹ đã đẩy

nền kinh tế và xã hội Mỹ lên đỉnh cao thếgiới dưới danh nghĩa “thị trường và tựdo”. Trong khi đó các xã hội “phongkiến cổ hủ” phải trì trệ trong đống bùn vìngu xuẩn. Các lãnh đạo nơi đây khônghiểu rằng con ngựa sẽ chạy nhanh hơnnếu bạn treo trước đầu nó một củ cà rốttươi ngon; chứ không thể dùng roi siếtcương suốt chặng dường dài.

Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình và cận thầnhiểu được điều này. Họ đã dùng lòngtham và miếng mồi tư bản giàu có đểkích thích cả tỷ nô lệ sửa đổi định mệnhTrung Quốc và củng cố tài sản cũng nhưquyền lực của đẳng cấp thống trị. Họthành công vượt mơ ước, nhưng vẫn phảinúp mình dưới nhiều tên gọi nghe trái tai.Thực sự, Trung Quốc là một quốc gia tư

bản gấp nhiều lần so với Mỹ, nếu bạnxem xét kỹ các chương trình phúc lợi xãhội hay quyền lực của các nhóm lợi íchcủa xứ này.

Nhất là trong thời điểm hiện tại khi xứMỹ phải chi tiêu cả ngàn tỷ dollar mổinăm cho các nô lệ nghèo và già (vì láphiếu của dân chủ); chưa nói đến cả ngàntỷ dollar khác để bảo vệ hình ảnh của đếchế (Iraq, Afghanistan) và quyền lợi củatư bản (các công ty đa quốc). TrungQuốc không bị gánh nặng này. Cho nên,tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong vòng20 năm nữa, thánh địa của tư bản sẽđược dời qua một địa điểm nào tại TrungQuốc. Nhưng không phải loại tư bản đạichúng, muôn màu và đa dạng như Vegas,mà là loại tư bản của phe nhóm, ích kỷ,

tàn nhẫn và đơn điệu với chút quê mùa.

T/S Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu TưViasa

Lại nói về vàngĐể hiểu vì sao giá vàng tăng nhiều vànhanh như vậy, ta phải hiểu rõ lạmphát. Ít chuyên gia tài chánh nào muốnnói lên lý do thực sự gây lạm phát. Khitất cả các đồng tiền đều mất giá, nhấtlà USD, thì vàng sẽ lên giá. Điều đókhông bao giờ thay đổi.

Bốn năm nay, vàng luôn chiếm tỷ trọnglớn nhất trong danh mục đầu tư của tôi.Nhiều người cho tôi một biệt danh mới,“Goldfinger” (nhân vật xấu của phimJames Bond 007 có cùng tên). Các nhàphân tích thì bài bác chiến thuật này, chorằng vàng không thể mang lại lợi nhuậntốt hơn chứng khoán hay bất động sản khi

đầu tư lâu dài (hơn 2 năm). Họ giảng bàithêm là trên mặt thuần kinh tế, vàngkhông đóng góp gì vào GDP hay thu nhậpcá nhân. Tuy nhiên, trong trường đua thếgiới, con ngựa “vàng” của tôi đã qua mặtmọi đối thủ nặng ký, từ chỉ số DowJones đến các bản tệ và mọi lọai hànghóa. Sau bốn năm, kể từ lúc tôi mua vàngở giá 600 USD/ ounce, nay giá vàng đãlà 1.800 USD/một lượng oz. Tôi dựphóng là giá vàng sẽ lên hơn $2,500 vàocuối năm 2012.

Để hiểu vì sao giá vàng tăng nhiều vànhanh như vậy, ta phải hiểu rõ lạm phát.Trong lịch sử, lạm phát là một danh từchỉ sự lên giá của hàng hóa. Ít chuyên giatài chánh nào muốn nói lên lý do thực sựgây lạm phát. Họ quanh co là lạm phát

tại Việt Nam xẩy ra vì lạm phát tòan cầu,vì những nhà đầu cơ, vì khí hậu, vì niềmtin của người tiêu thụ, vì sản xuất sụtgiảm vân vân và vân vân. Thậm chí, sốliệu thống kê còn được bẻ cong để họ cóthể tuyên bố là lạm phát chỉ vài ba phầntrăm mỗi tháng, không gì quan trọng. Họkhông muốn nghe một nguyên nhân ngắngọn: Lạm phát là do đồng tiền mất giá.

Và hai lý do gây ra tình trạng này cũngrất đơn giản: một, sự vay mượn để tiêuxài của ngân sách quá cao so với thunhập qua thuế và đầu tư; hai, việc in tiềnbừa bãi làm tổng cung tiền tăng lên.

Khi tiền mất giá, người ta đổ thừa dongười dân mất niềm tin vào đồng nội tệkhi kinh tế vĩ mô bất ổn. Kỳ thực, người

dân rất khôn ngoan. Họ không tin vàonhững chuyện không có thực. Hay, nếunói sự tăng giá hàng hóa là do đầu cơ, thìtôi không nghĩ là ai có đủ tiền để kinhdoanh lâu dài theo chiến thuật này, trừkhi họ biết chắc là đồng tiền càng ngàycàng mất giá.

Khi tất cả các đồng tiền đều mất giá, nhấtlà USD, thì vàng sẽ lên giá. Điều đókhông bao giờ thay đổi. Nếu lấy vànglàm bản tệ (kim bản vị) và nhìn lại mấychục năm qua, ta mới thấy trong thực tế,hàng hóa đã xuống giá vì cung vượt quacầu, nhất là thời điểm Trung Quốc trởthành “cơ xưởng của thế giới”.

Trong một bài viết ba năm trước, tôi cóso sánh giá cả hàng hóa và vàng. Lần đầu

tiên tôi qua Mỹ vào năm 1963, giá vànglà $35 một lượng. Một chiếc xe Mustangmới của hãng Ford tốn $3,300, tứckhỏang 100 lượng vàng; giá một nhàtrung bình là $14,000 hay khoảng 400ounces vàng; giá 1 ổ bánh mì là 22 cents(1 oz vàng mua được 150 ổ bánh mì).Năm nay, giá vàng lên $1,800 mộtounce, tôi có thể dùng 100 ounces đểmua 6 chiếc xe Mustang, căn nhà trungbình sẽ tốn khoảng $230,000, tươngđương 130 oz vàng thay vì 400 oz, vàvới 1 oz vàng tôi sẽ mua được khoảng1,300 ổ bánh mì. Có nghĩa là trong khitiền USD mất giá trầm trọng, mãi lực củatôi lại gia tăng đáng kể so với số vàngtôi giữ suốt 48 năm qua.

Trên thế giới, lượng vàng lại hữu hạn.

Năm 2007, theo National Geographic,chỉ có khoảng 161,000 tấn vàng đã từngđược khai thác. Lượng vàng khai thácqua từng năm tương đối bền vững, nếutính theo nhu cầu. Năm 2010, toàn thếgiới khai thác được 3.859 tấn vàng, nhucầu mua vàng là 3.754 tấn. Sự cân đốicung cầu và giá trị gần như bền vững nàyđã khiến giá vàng không nhiều biến động.Mọi biến động về giá vàng thực sự phátsinh từ sự biến động của USD và các bảntệ khác.

Không như tiền giấy, cổ phiếu, tráiphiếu, hay như một công ty có thể mangvề lợi nhuận lớn, hoặc thua lỗ nhiều,vàng là một ốc đảo thanh bình trong bãotố. Bởi vì không ai “in” ra vàng đượchay dùng các thủ thuật chi phối của thế

giới “ảo”, nên vàng thực sự là một kênhphòng thủ an toàn. Ai đọc lịch sử đềunhớ chuyện lạm phát phi mã do tiền giấyhạ giá, như đồng Mark thời Weimar củaĐức, như đồng yuan của Trung Quốc thờiTưởng Giới Thạch, như đồng peso củaArgentina trong 50 năm qua, như đồngdollar của Zimbabwe (mất giá kỷ lục khirớt 11 triệu phần trăm trong 1 năm). Suốt5,000 năm lịch sử, vàng không bao giờmất giá. Tôi yêu vàng là vì vậy.

Một câu chuyện khá khôi hài trong lịchsử tài chính thế giới là việc ông GordonBrown quyết định bán hơn nửa số vàngdự trữ của Anh (415 tấn) vào năm 2000với giá trung bình là $276 một lượng,đem về cho Anh hơn 4 tỷ USD. Ý địnhcủa ông là hạ giá vàng thế giới và giữ giá

trị tiền bảng Anh (English pound). Sau 4tháng, đồng bảng Anh tiếp tục sụt giá,còn giá vàng thế giới lại tăng lên 25%,làm Anh mất hơn 3 tỷ USD trong giaodịch này. Nếu là một nhà đầu tư tàichính, ông Brown sẽ mất job ngay lậptức. Nhưng vì ông là chính trị gia, nênông Brown không những không bị đuổi,mà sau đó còn đắc cử Thủ tướng với biệtdanh “ Gold Brown (vàng)”.

Theo một báo cáo số liệu từ Thụy Sĩ,trong vòng 3 năm qua, Việt Nam đã xuấtkhẩu khoảng 200 tấn vàng, với giá trungbình $1,200 một ounce, thu về được 8,4tỷ USD. Trong khi đó, nếu vẫn giữ sốvàng này thì giá trị hiện nay là 12,7 tỷUSD (với giá $1,800). Tính ra, mức thiệthại của Việt Nam từ việc mua cao, bán

thấp là 4,3 tỷ USD. Tôi không biết quyếtđịnh này gây thiệt hại trực tiếp đến nhữngai, nhưng đây là một sự thất thoát kỷ lụcso với con số GDP nhỏ nhoi, hơn 4%.

Vì vậy, nếu ai đó khuyên tôi nắm giữ tiềngiấy, thì tôi xin cám ơn. Mọi người cứviệc giữ giấy, còn tôi sẽ cứ giữ vàng!

T/S Alan Phan

Paris, Gisele vàhuyền thoạiThực ra, tất cả những gì chúng tađang cảm nhận có phải chỉ là giảthuyết và cấu trúc trừu tượng trongsuy tưởng?… Vì sợ sệt những gì“không biết” nên chúng ta khư khưôm lấy huyền thoại của quá khứ vàquên đi tương lai?… Tôi ghé thămParis bất cứ khi nào có dịp. Tôi yêuParis đến độ không bao giờ nghĩ là sẽsống nơi đây vì sợ mình sẽ thất vọngkhi gần kề người yêu mỗi ngày…

Gần đây, tôi không có duyên với kinh tếtài chánh. Mấy bài viết cứ bị tháo gỡ,

đục bỏ, lắc đầu vì quá nhậy cảm. Tôibiện hộ là khi dính đến túi tiền của tôi vàngười dân thì bắt buộc phải nhậy cảmchứ? Một bà biên tập khác khuyên là anhnên sửa đổi, viết theo thị hiếu của bạnđọc, chuyên mục về “cướp, hiếp, giết”thì tương lai viết lách của anh sẽ sángsủa hơn. Tôi nghĩ thầm, bà này mù rồi,không thấy các bài viết của tôi chỉ toànlà “cướp, hiếp, giết” hay sao? Bà tưởngtôi viết về kinh tế đấy chắc?

Nhưng thôi, đành nghe bà ta vậy. Một đềtài rất nhậy cảm với tôi là Paris, thànhphố mà tôi vẫn gọi là “người tình muônthuở”. Tôi yêu Paris như rừng yêu lá,như núi yêu sông, như chim yêu nhạc.Tôi ghé thăm Paris bất cứ khi nào códịp. Tôi yêu đến độ không bao giờ nghĩ

là sẽ sống nơi đây vì sợ mình sẽ thấtvọng khi gần kề người yêu mỗi ngày.

Paris của tôi là Montmartre những ngàycòn Hemingway, Fitzgerald, Faulkner; làgiòng sông Seine cùa Truffaut, Bardot,Piaf; là những bức tranh của Monet,Matisse, Lautrec trong những museé nhỏbé; là những kiến trúc thần kỳ thăng trầmqua bao thế hệ; là những quán vỉa hè củacô đơn lúc đêm về sáng; là khu vườnLuxembourg của mùa thu lá vàng nhưmái tóc người yêu ; là nhửng con đườnglạnh buốt dấu chân trên tuyết trắng. Nóilàm sao cho hết những kỷ niệm và hoàitưởng về Paris thời mới lớn? Viết làmsao cho đủ những phong cách và hìnhtượng về Paris thời xế chiều?

Tôi đến Paris lần đầu khi còn là sinhviên năm cuối của đại học. Trước đó,như phần lớn người Việt, tôi luôn mangtâm trạng “yêu-ghét” nước Pháp. Yêu vìlớn lên với văn chương, nghệ thuật, vàtriết học của các nhà văn hóa Pháp, nhồivào đầu sọ mỗi ngày như thói quen cabài La Marseillaise mỗi buổi sáng chàocờ. Ghét vì tôi bị bọn bảo vệ Tây bắtgặp và đánh thừa sống thừa chết ba bốnlần khi trèo lên cây me nhìn trộm mấy bàđầm tắm trần ở Cercle Sportif (bây giờlà vườn Tao Đàn) lúc tuổi chưa đủ 11.

Paris thay đổi mọi cảm nhận xưa cũ.Thành phố của lịch sử chào đón chú dukhàch trẻ non dại với những cảnh quanthơ mộng, những bữa ăn tuyệt vời dù chỉchút bánh mì với fromage, những con

người Parisian biết hưởng thụ với class,bao quanh trong những mẩu chuyện ngắnđẹp hơn cổ tích. Như phần lớn các dukhách trẻ nhiều hormone, tôi phải dànhdụm tiền để vào Moulin Rouge, để đi coiCrazy Horse; để ra Bois de Boulognethuê một cô gái điếm.

Tôi gặp Gisele ở đó. Con bé có mái tócvàng óng, khuôn mặt đẹp và cặp mắtxanh như dòng sông Danube (dĩ nhiên,khi hồi tưởng thì trí nhớ hay lầm lạc. Cóthể con bé xấu và mập, nhưng không mộtanh sinh viên hứng tình nào có thể suy rađiều này). Sau khi đã đồng ý giá cả,Gisele đưa tôi về một căn hộ tồi tàn cạnhSorbonne. Tôi hồi hộp như Armstronglúc vừa bước xuống mặt trăng.

Con bé cởi đồ, lên giường rồi ôm tôihỏi,” sao mắt anh buồn quá vậy?” Tôiậm ừ, dù muốn trả lời rằng khi máu lênđến đầu thì mắt thằng đàn ông nào chảmù và buồn? Sau khi ôm tôi hơn 10 phút,Gisele nói “tôi không thích làm việc đêmnay, mình ngồi tâm sự đi.” Tôi nghĩ chắcmình bị lừa rồi, nhưng Gisele trả lại tôiđống tiền franc lúc nãy rồi bắt đầu độcthoại.

Nàng kể về một xứ Nga của tuổi nhỏ, đẹpvà êm đềm. Cho đến ngày cha nàng bịbắt đi Siberia chỉ vì tội là một trí thứcDo Thái, thích hỏi vớ vẩn. Mẹ nàng tự tửvài năm sau đó. Mới 16 tuổi, Gisele phảiqua tay bao nhiêu người đàn ông lợidụng sự cô thế của nàng. Năm 20, Giselechạy thóat khỏi Nga, rồi làm đủ mọi nghề

ở Paris, kể cả làm điếm. Nhưng nàng vẩnđi học và mơ một ngày không xa, nàng sẽđến California và mua một căn nhà cạnhbiển. Nàng hỏi tôi đủ mọi chuyện về xứMỹ xa xôi, trong khi tôi chỉ có một ướcmuốn duy nhất là làm chuyện đồi bại, hủhóa với đầu óc trống rỗng. Nhưng vì mệtsau khi lê lết cả ngày trên metro, và cũngvì Gisele có bộ ngực khá thoải mái, nêntôi và nàng ôm nhau ngủ say như hai đứatrẻ.

Sáu giờ sáng, nàng đánh thức tôi và haiđứa ra một quán cà phê nhỏ gần đó làm 2cái croissants. Không phấn son, giản dịtrong chiếc áo thun mầu trắng, Giseleđẹp dịu hiền như một ma soeur. Hơisương còn lành lạnh, xe cộ còn thưa thớt,tôi thanh bình trong ánh nắng đầu ngày,

quên đi mọi chuyện đêm qua, cũng nhưmọi thứ chung quanh. Chỉ có Gisele vàly espresso thơm ngọt.

Tôi không bao giờ gặp lại Gisele, nhưngtôi yêu Paris kể từ đêm đó.

Nhưng như tôi đã nói, tôi không bao giờmuốn sống ở Paris, người tình muônthuở. Vì Paris không cung ứng đầy đủ ýthích đặc thù cho cá nhân tôi. Tôi thíchcái tiện nghi của những căn nhà hiện đạiở Mỹ, những công việc kinh doanh tàichánh đầy thử thách của Wall Street,những trải nghiệm khắp năm châu vớinhiều văn hóa đa dạng, với những ngườitình đủ mọi sắc mầu. Dù tuyệt vời, nhưngvới tôi, Paris vẫn chỉ là một huyền thoại,dựng lên từ lịch sử, văn hóa và trí tưởng

tượng của những tâm hồn nghệ sĩ. Thựcra, tất cả những gì chúng ta đang cảmnhận có phải chỉ là giả thuyết và cấu trúctrừu tượng trong suy tưởng? Đây có phảilà cái tháp ngà trí thức mà chúng ta chạyvào ẩn náu khi gặp khó khăn?

Cái tháp ngà thường cho chúng ta nhữngcảm giác an toàn nên mọi người an phậnvà không ai muốn quấy rối cho thuyềnxao động (Mỹ gọi là rock the boat). Vìsợ sệt những gì “không biết” nên chúngta khư khư ôm lấy huyền thoại của quákhứ và quên đi tương lai. Chúng tathường chỉ nghĩ đến bản thân và cố quênrằng còn cả một xã hội ngoài kia vớinhững vấn đề không ai trăn trở và giảiquyết. Như những tín đồ tôn giáo, chúngta ôm lấy những cuốn kinh thánh đã viết

ra từ mấy ngàn năm để tìm câu trả lờicho bài toán thời Internet.

Mùa thu vừa đến, đem chút nhung nhớ vềParis của thơ nhạc. Nhưng thực tế luôncan thiệp. Tôi chợt nhớ là các nhân viênbên Trung Quốc đang chờ câu trả lời củatôi về tài khỏan vàng và ngoại tệ, vềnhững bất ổn của cuộc đình công ở nhàmáy Triết Giang, về hồ sơ kế toán phảinộp cho ngân hàng trước cuối tháng.Paris và huyền thoại phải đợi vậy.

T/S Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tưViasa

(Bài đã đăng trên Vietnamnet/ TuầnViệt Nam vào 20 tháng 10 năm 2011)

Cho những ngườivừa nằm xuống Tôi không phải là một sử gia hay môtnhà bình luận chính trị để ca tụng haychửi bới có căn bản khoa học những vịlãnh tụ, sống hay chết. Nhưng tôi biếtrằng họ là những người đã bay cao, đãđi xa hơn đa số chúng tôi và đã sánhvai với những lãnh tụ khác nổi tiếngthế giới để làm nên lịch sử.

Một cuối tuần mùa hè thật thanh bình ởKoh Samui (Thái) chợt nghe tin về cáichết của Tướng Đặng Văn Quang vàTướng Nguyễn Cao Kỳ của VNCH ngày

xưa. Bất cứ cái chết nào của một lãnh tụ,dù xấu hay tốt, cũng khơi dậy những suytưởng về ý nghĩa của đời người tronglịch sử. Những lãnh tụ mà tôi có chútquen biết còn gợi lại thêm những hồi ứccủa một thời oanh liệt và tàn phai.

Tôi không phải là một sử gia hay môt nhàbình luận chính trị để ca tụng hay chửibới có căn bản khoa học những vị lãnhtụ, sống hay chết. Nhưng tôi biết rằng họlà những người đã bay cao, đã đi xa hơnđa số chúng tôi và đã sánh vai với nhữnglãnh tụ khác nổi tiếng thế giới để làm nênlịch sử. Với cảm nhận của cá nhân tôi, họlà những biểu tượng cho lòng ngưỡngmộ, cùng chút thương hại. Nhiều ngườithường cho là “thời thế tạo anh hùng” đểlàm nhẹ những thành tựu hay hậu quả

trong lịch sử. Có thể vậy, nhưng với tôi,bất cứ lãnh tụ nào lèo lái môt quốc giacũng đều chia sẻ nhiều cá tính đặc biệtxuất chúng giúp họ vượt lên cao khỏiđám đông để nắm giữ quyền lực. Nóirằng số tử vi tên này tốt không thể giảithích trọn vẹn vai trò lịch sử của họ.

Tôi có quen biết giao lưu với hai TướngKỳ và Quang vào trước thời 1975.Những cuộc gặp thóang qua trong cácbữa tiệc công cộng nên không phải là“bạn” và tôi không làm chính trị nêncũng chẳng là “thù”. Sau 1975, tôi cóchơi tennis nhiều lần với ông Kỳ ởCalifornia và ông ta cũng nhờ tôi tư vấnvài chuyện làm ăn nhỏ. Thú vị nhất là lầnông được đại tài tử John Wayne (bây giờlà tên của phi trường ở Quận Cam) mở

tiệc chiêu đãi ở Newport Beach. Ông Kỳlà thượng khách, kéo thêm tôi cho ếch rađáy giếng, và tôi đã hết sức ấn tượng chỉvới danh sách khách mời, như RonReagan, bấy giờ là Thống ĐốcCalifornia (sau lên làm Tổng ThốngMỹ). Tôi tiếc cho ông lúc đấy (1975),chưa biết dùng đòn bẫy là quan hệ thânthiết với John Wayne và nhiều nhân vậtdanh tiếng khác của Mỹ để đẩy sự nghiệpđi về một hướng khác.

Nhưng dù sao ông đã bay rất cao, quanhững cuộc họp thượng đỉnh với cácTổng Thống Johnson, Ford, Nixon, haynhững cuộc đàm phán với Kissinger,McNamara, Bundy. Trong suốt thập niên60s và 70s, có lẽ ông có mặt trên tin tứcTV, báo chí Mỹ và thế giới mỗi ngày.

Còn Tướng Đặng Văn Quang là nhân vậtsố 2 của chế độ cũ, sau ông Thiệu. Tiếngtăm và quyền lực của ông đi trước mọitoan tính về chính trị thời này. Ảnhhưởng của ông rất lớn, kể cả những váncờ với người Mỹ; nhưng ông ít xuất hiệnnơi đám đông và các mạng truyền thông,nên không nổi tiếng như Tướng Kỳ. Ấntượng nhất với tôi là tiếng cười dòn tan,biểu lộ một tâm tư tươi mát, khi trao đổinhững chuyện khôi hài về “gà tóc dài”.

Nhưng trên một khía cạnh khác tôi cũngthấy “thương” cho bước đường quan lộcủa hai ông. Tôi lánh xa chính trị vì tôihiểu khi liên quan đến quyền lực vàquyền lợi, bản chất con người cho phéphọ làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu.Thủ đọan, phù phép và dối trá là phương

tiện thông dụng hàng ngày hàng giờ.

Lấy các chính trị gia của Mỹ làm thí dụ.Hai ông Kỳ, Quang là những con bài khángoan ngõan và trung thành với chánhsách Mỹ tại Việt Nam. Họ không hề cómột tham vọng gì để hành xử trong vị thếđộc lập với Mỹ như vị tiền nhiệm làTổng Thống Diệm. Tuy vậy, khi đã vắthết trái chanh Kỳ, Quang, họ đã cho đànem viết sách, viết báo tung tin là TứơngKỳ, rồi sau này, Tướng Quang, là nhữngtrùm buôn ma túy, với tài sản cả tỷ đô la.Báo sách Mỹ viết theo kiểu báo cáo điềutra (investigative report) nên cả thế giớitin theo và vết nhơ trên người hai ông cólẽ không bao giờ gột sạch.

Sau 1975, Tướng Kỳ có bàn thào xin tư

vấn của tôi về chuyện mưu sinh trên đấtmới đến. Chắc ông nghĩ tôi biết nhiều vìđã qua đây từ 1963. Ông nói thực là tàisản gia đình chỉ còn khỏang 900 ngàn đôla và tôi rất ngạc nhiên với số tiền nhỏnhoi này. Một anh làm hải quan cấp trungở Thượng Hải cũng có một lần nhờ tôi tưvấn về quản lý tài sản cá nhân và tôi đãthấy tiền nhàn rỗi của viên chức nàytrong ngân hàng Hồng Kông lên đến hơn6 triệu đô la. Làm Thủ Tướng 3 năm vàPhó Tỏng Thống 4 năm dưới thời mà Mỹđổ cả trăm tỷ đô la vào Việt Nam, màông bà Kỳ chỉ bòn rút được dưới 1 triệuđô la, thì trong sách vở của tôi, đây làcon người sạch.

Còn Tướng Quang lại lận đận hơn nữa.Sau 1975, vì những lời cáo buộc về ma

túy và tham nhũng, ông không được nhậpcảnh vào Mỹ. Lạnh lẽo bên xứ tuyếtCanada, ông sống nghèo khổ đời côngnhân trong một căn hộ chật hẹp. Sau cùngđược qua Mỹ vào giữa thập niên 80s,ông tiếp tục làm lao động và vợ phải đibán bánh ở các chợ, cho đến ngày ra đivới hai bàn tay trắng. Đồng minh Mỹhòan tòan quay mặt lạnh lùng.

Tôi không quan tâm đến những công, tộicủa hai ông. Chiến tranh đã chấm dứthơn 36 năm. Thế hệ mới quanh tôi loayhoay với những bài tóan khó khăn trướcmặt, không phải những câu chuyện vớvẩn của các ông già. Nếu hai ông có đểlại bài học gì cho hậu thế, tôi chắc là thếnày: trong chánh trị, đôi khi làm kẻ thùcòn hơn làm bạn. Bởi vì ta biết quá

nhiều về bạn, trong khi chỉ nghe đếnhuyền thọai về kẻ thù.

Nhưng ngày tháng sẽ trôi qua và chônvùi tất cả. Lần chót tôi gặp ông Kỳ, vàinăm trước ở Phan Rang, chúng tôi cùngđứng nhìn một Tháp Chàm bụi bặm gầnmột khu du lịch ông đang muốn làm dựán. Khi ông nói về triển vọng, tôi lại nhớđến bài hát cũ:

Người xưa đâu, mà tháp thiêng saođứng như buồn rầu

Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanhxanh một mầu…

Trịnh Công Sơn cũng có một bài hát chothời 70s, về những “hận thù đã lãngquên, dấu chân người rồi cũng bụi mờ,

và đứa con xưa đã tìm về nhà, thôi thìhãy xin cho người vừa nằm xuống tìmthấy thiên đường nơi cuối trời mênhmông”.

T/S Alan Phan

Table of ContentsKhông ngừng đặt câu hỏiHai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan

PhanĐừng hoang tưởng về một thế giới phẳngKhông có bữa ăn nào miễn phíSau mỗi thời kỳ vàng sonTư bản và Dân chủCon voi Trung QuốcChuyện con ve và con kiếnChó Việt Nam hạnh phúc nhất thế giớiKhi các lãnh tụ biết cười mình…Một người làm quan cả họ được nhờBỏ cuộc trước khi tới đích là thất bạiCác cuộc chiến sắp xảy ra…Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá

sớmMột cách nhìn khác về con người Alan

PhanKẻ cắp gặp bà giàĐầu tư ngoại tệ nào?Giải mã nền kinh tế ngầmViệt Nam và Trung QuốcNhững can thiệp vô íchNói về đạo đức kinh doanhHai chuyện làm ăn bên MỹThánh địa của tư bảnParis, Gisele và huyền thoạiCho những người vừa nằm xuống