Transcript

Trích lục minh họa hành trạng Bồ Tát: Thi bài đàn cơ Cao Đài Giáo.

NÉT mực còn ghi để sám kinh, BÚT vàng hạ thế tả Bình Minh; TÂY miền thế kỷ còn bia tạc, Nam thiềng quê cũ mù xa dặm AN phận tá danh giác thế tình. BỒ đảo dưỡng thần thân bất hoại, TÁT tâm tịnh tọa ngự đài linh; LƯU hành thất ức tùng Thiên Luật, ĐỀ bảng khai thông chuyển ĐẠO HUỲNH. *

Kệ:

Nền đạo pháp chuyển xây truyền sanh chúng, Cuối Hạ Nguơn sử dụng địa hình khai. Tát đìa Nghiêu chưa cạn lại than dài, Kìa ruộng Thuấn đang cày sao lại ngán? Ngoài trăm năm Bửu Sơn còn đậm bảng, Bửu Sơn Kỳ Hương

Bao xác phàm thay dạng giải trần mê. Bồ Tát mượn xác nhiều lần Khóc rồi cười xem lại cẩm nang đề, Cười rồi khóc trần mê cần tu học. Mùi ngon ngọt thế phù câu ngạnh móc, Phật dạy đời lừa lọc dấu chân đi. Cha dắt dìu muôn thuở lắm lôi trì, Thầy cứu thế hồi quy vi Thượng Cổ. Kìa hướng Bắc chòm sao Đẩu Tinh vừa ứng lộ, Trạng Trình Xẹt vào Nam khắp chỗ ánh hào quang. Phật Thầy Tây An Chiếu tường vân ngũ sắc khắp Nam bang, Bừng giấc mộng huy hoàng cơn ảo ảnh. Nhìn rộng khắp môn đồ trong bá tánh, Hòa tâm tư hưởng cảnh Thuấn Nghiêu thiên. Tả Bình Minh thất ức đắc lịnh truyền, Đệ tam quyển lời Tiên ghi bia tạc.*Tiên Trưởng Giáo chủ Nguyệt Cầu (Pháp đàn Ngọc Như Liên ngày 11-2-Tân Hợi {6-3-1971}, Kinh Bình Minh Đại Đạo, tr.223, 231, Cao Đài Thiên Lý Bửu Tòa California tái bản ở Mỹ năm Bính Tí 1996)

Sydney, 31-7-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Thơ xướng (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1940)

Ớ ớ HẰNG NGA dám hỏi đon, Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? Đông qua Dương Cốc bao nhiêu dặm? Tây đến U Đô cách mấy hòn? Uống thuốc trường sanh đà mấy lượng? Lấy chồng Hậu Nghệ bấy nhiêu con? Ba mươi mùng một đi đâu vắng? Hay có tư tình với nước non?

Thơ họa (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1940)

Bởi tại vì ai có tiếng đon, Luân luân chuyển chuyển mãi eo tròn. Nam Thiềng quê cũ mù xa dặm, Bắc Lý nhà xưa mịt núi hòn. TIÊN TRƯỞNG đơn hay dầu ức lượng,* Phật Thần dược giỏi gắng tìm con. Thương đời phi pháp tuy nhà vắng, Những để đền bù với nước non. Giải lý bài họa: Vì sứ mạng cứu thế phải mượn hành trạng Cư Sĩ,

Muốn làm tròn sứ mạng phải mượn xác Nữ.

Tiền kiếp quê cũ ở Quy Nhơn & Tòng Sơn, Kiếp xưa hơn nữa ở Cổ Am miền Bắc. Trạng Trình

Oai nghi phẩm vị là Tiên Trưởng Nguyệt Cầu,

Lâm phàm thuyết pháp lượm lặt con đạo. Vì nghịch cảnh, lén thuyết pháp ban đêm,

Nếu không lén lút như vậy, bị lãnh án tù.

Giải lý bài xướng: Hành trạng Bồ Tát Nữ Cư Sĩ có vẻ dị thường, Tại sao xưng Đức Cậu mà lại mượn xác Nữ?

Tiền kiếp quê cũ Bồ Tát ở nơi nào? Và tiền kiếp xưa hơn nữa gốc gác ở đâu? Bồ Tát thành đạo với oai nghi phẩm vị gì?

Lâm phàm tìm được bao nhiêu con đạo? Tại sao phải thuyết pháp vào đêm tăm tối?

Có nỗi niềm trắc ẩn gì đó phải không? Quy Nhơn miền Trung là địa danh anh hùng áo vải Nguyễn Huệ

{tên thật trong gia phả là Hồ Thơm} phất ngọn cờ đào khởi nghĩa bình Nam dẹp Bắc thống nhứt sơn hà lên ngôi Hoàng Đế Quang Trung {1788-1792}. Và cũng chính đất miền Trung là nơi con Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ được sanh ra, đó là hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt} mà trong bộ kinh Kim Cổ Kỳ Quan được Ông Ba Nguyễn văn Thới nhắc nhở nhiều lần. Thiên cơ bất khả lộ, phải giấu tông tích hành trạng Phật Thầy để tránh cái luật khắc nghiệt Gia Long tru di cửu tộc dòng họ Quang Trung, nên ông Ba Thới phải nói mẹo, nói hư hư thực thực tưởng chừng như nói chuyện khùng điên vô nghĩa, chỉ có người trí đời nay mới may ra hiểu được những đoạn văn thơ điệp ngữ như sau:

Trái Thơm gọt vỏ cúng Trời,

Bỏ cùi còn Mắt ăn thời rát môi. Ghét Chúa bao nỡ thương ôi,

Ghét tôi bao thuở thương ôi Chúa mình.

Trái Thơm nhiều Mắt can tình, Đặng ăn chặng giữa bất bình ngoài trong

Mẫu Long sanh đắc Tử Long, Hổ Phụ Hổ Tử trái bông tại nhành.

Cây đắng trái ngọt để dành, Cây ngọt trái đắng chẳng lành bỏ đi.

Lời ghi người hỡi lời ghi, Người ở ăn hết người đi thời còn.

(Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 177: 74, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Ghi chú: Mẫu Long ám chỉ Ngọc Hân Công Chúa thân mẫu của Đức Phật Thầy; Hổ Phụ ám chỉ Vua Quang Trung thân phụ của Đức Phật Thầy; Tử Long, Hổ Tử ám chỉ hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt Sáng} tức Đức Phật Thầy Tây An.

Con Mắt sao ngó thấy Sáng ngời, Trong như Mắt cọp miệng người ngọt Thơm

Răng thì trắng thiệt người ăn cơm, Lưỡi sao răng vậy gạo Thơm ngọt ngào.

(Kim Cổ Kỳ Quan 28:55, Ông Ba Thới viết năm 1915)

Quê cũ Nhà xưa

Với tấm lòng lo lắng

thương con, và cũng là lo

cho tiền đồ dân tộc, Bà

Ngọc Hân phải cải trang

giả dạng bần khổ mang

con trốn vào miền Nam

để tránh cái nạn khắc

nghiệt tru di cửu tộc của

Gia Long, và bà đổi tên

họ con trai từ Nguyễn

Quang Mục thành Đoàn

Minh Huyên. Sau này

Đoàn Minh Huyên chính

là Đức Phật Thầy Tây An.

THƠM là vua Quang Trung ; MẮT là Mục tức Đức Phật Thầy Tây An

Top Related