Download - Kim Dung

Transcript
Page 1: Kim Dung

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (phồn thể: 查良鏞, giản thể: 查良镛, bính âm: Cha Leung

Yung), sinh vào ngày 6 tháng 2 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia

Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố là Tra Thận

Hành, nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội là Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương ở

tỉnh Giang Tô. Tra Văn Thanh về sau từ chức, đến đời con là Tra Xu Khanh bắt đầu sa sút; Tra Xu

Khanh theo nghề buôn, sau sinh sáu đứa con, Kim Dung là con thứ hai.[cần  dẫn  nguồn]

Thuở nhỏ Kim Dung thông minh, lanh lợi, nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên

nhiên, thích nghe kể truyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền

Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là "Tra thị tàng

thư" nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông

từ rất bé.[cần  dẫn  nguồn]

Sáu tuổi, ông vào học tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách nên trở

thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy dạy văn cho ông lúc bé có Trần Vị Đông, là người rất thương

yêu và tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung, nhờ

sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo, tờ báo nổi tiếng nhất Trung

Quốc bấy giờ.[cần  dẫn  nguồn]

Năm lên tám tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc đến bộ truyện Hoàng Giang nữ

hiệp của Cố Minh Đạo, cảm thấy rất say mê, từ đó thường sưu tầm tiểu thuyết thể loại này.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Kim Dung được gửi đến học trường trung học Gia Hưng

ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Tuy xa nhà nhưng cuộc sống của ông cũng không khác mấy, ngoài đi

học vẫn chúi đầu đọc sách, và vẫn đứng đầu lớp. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình

cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách

đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung,

Kim Dung lại soạn Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông

khoảng nhuận bút hậu hĩnh.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm

ban huấn đạo, người này tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Cuộc du hành của

Alice tuy đem lại tai hại, nhưng đã cho thấy tài tưởng tượng, cũng như tinh thần phản kháng của

Kim Dung, mà sau này thể hiện rất rõ trên các tác phẩm. Ông lại chuyển đến học trường Cù Châu.

Tại trường này có những quy định rất bất công với học trò, học sinh không được quyền phê bình

thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh. Năm thứ hai tại trường, ông viết bài Một

sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường,

được giới học sinh tranh nhau đọc. Ban giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy

định nọ. Không những vậy, một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình do hâm mộ tác

Page 2: Kim Dung

giả bài báo, đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo, mà không biết tác giả chỉ là một học sinh.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, ban giám hiệu quyết

định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó.

Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng

để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ.[cần  dẫn  nguồn]

Tại học viện chính trị Trung Ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần

thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các

báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai

công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo

loạn chính trị. Có lần viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, Kim Dung lần thứ hai trong đời bị

đuổi học, năm 19 tuổi.[cần  dẫn  nguồn]

Sau ông xin làm việc tại Thư viện trung ương. Ở chung với sách, tri thức nâng cao lên rất nhiều.

Ngoài đọc sách sử học, khoa học và những tiểu thuyết võ hiệp đương thời, ông còn đọc những

cuốn như Ivanhoe củaWalter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre

Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông bắt đầu nảy

sinh ý định sáng tác truyện võ hiệp. Ông cũng sáng lập ra một tờ báo lấy tên Thái Bình dương tạp

chí, nhưng chỉ ra được một số đầu, số thứ 2 nhà xuất bản không chịu in, tờ báo đầu tiên của ông

xem như thất bại.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1944, ông đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. Nơi này rất tịch mịch hẻo lánh,

đến năm 1946, không chịu nổi ông xin thôi việc, người chủ nông trường không cản được, tiễn ông

bằng một bữa thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông về lại quê cũ ở Hải Ninh, cha mẹ nghe tin ông bị

đuổi học, rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm ra đi lập nghiệp.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời

giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra

có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông

Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio. Chẳng bao lâu ông

lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim

Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông

liền xin vào học tiếp về luật quốc tế.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin

quốc tế. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi,

được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên của ông rất xinh

đẹp.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ,

cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đình. Trong lúc này, vợ ông không chịu nổi cuộc

Page 3: Kim Dung

sống ở Hồng Kông, trở về gia đình bên mẹ, không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định

ly hôn.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên

mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả

cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, rời Tân

Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam

luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời

bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất. Được nhiều thành công đáng kể.[cần  dẫn  nguồn]

Từ khi mới vào làm cho Tân Văn Báo, ông quen thân với La Phù và Lương Vũ Sinh. Đến năm 1955,

được hai người ủng hộ và giúp đỡ, ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng

hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim

Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông, nghĩa là "cái chuông lớn". Thư kiếm ân

cừu lục ra đời, tên Kim Dung được chú ý đến, dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai

người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan

nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện

ảnh nữa.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu

thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua những bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến

và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Không như một số tờ báo do ông sáng lập

khác, Minh Báo theo ông đến khi kết thúc sự nghiệp.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm

sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào

năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm

đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông

là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban

chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.[cần  dẫn  nguồn]

Vào tháng 10 năm 1976, sau cái chết đột ngột của con trai trưởng của mình, Kim Dung đã quyết

định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả là ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau

đó.[3][liên kết hỏng]

Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.[cần  dẫn  nguồn]

Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.[4]


Top Related