d˜ch v˚ qu˛n lý qu˝ đˆu tư d˜ch v˚ qu˛n lý danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. ·...

19
Phát hành ngày 27.10.2010 www.vinafund.com Dịch vụ Quản lý Quỹ đầu tư Dịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư

Upload: others

Post on 14-Dec-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Phát hành ngày 27.10.2010www.vinafund.com

Dịch vụ Quản lý Quỹ đầu tưDịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư

Page 2: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Khuyến cáo

Mục lụcNhận định vê tình hình thị trường

Các nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô ......................................................................................................................... 3

Cập nhật thông tin pháp lý ............................................................................................................................ 9

Tình hình hoạt động và đầu tư của Quỹ

Quỹ đầu tư VF1 .........................................................................................................................................................................10Quỹ đầu tư VF4 .........................................................................................................................................................................12Quỹ đầu tư VFA .........................................................................................................................................................................14

Công ty điển hình

Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang (AGPPS) ................................................................................................18Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Kinh Doanh Địa Ốc Hòa Bình (HBC) .....................................................................19

Tình hình giao dịch ...................................................................................................................................... 20

Báo cáo này được viết và phát hành bởi công ty VietFund Management (VFM). Các thông tin trong báo cáo được công ty VFM xem là đáng tin cậy và dựa trên các nguồn thông tin đã công bố ra công chúng. Tuy nhiên, Công ty VFM không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin trong báo cáo này. Quan điểm, dự báo và các ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời

điểm phát hành, không được xem là quan điểm của công ty VFM và có thể thay đổi mà không cần thông báo. Công ty VFM không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi báo cáo này dưới mọi hình thức cũng n hư thông báo với người đọc trong trường hợp các vấn đề thuộc các quan điểm, dự báo và ước tính trong báo cáo sau này thay đổi hoặc trở nên không chính xác.

Page 3: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

3 | Kinh tế Việt Nam Quý III-2010

BÁO cÁO KINH TẾ QUY III/2010 KHI cHẤT lƯỢNG cHƯA SONG HÀNH cÙNG TỐc ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

VN-Index mất 10% giá trị trong khi GDP tiếp tục tăng trưởng ở mức cao 7,16% trong QIII và thị trường thế giới diễn biến thuận lợi với DJ tăng mạnh từ 9.700 điểm vào tháng 7 lên trên 11.000 điểm. Nhiều nhà đầu tư đang quan ngại về chất lượng tăng trưởng.

Tốc độ tăng GDP cao trong QIII giúp GDP 9 tháng đạt mức tăng trên 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu nội địa mạnh mẽ với mức bán lẻ tăng 25,4% và sản lượng công nghiệp tăng 13,8% là nền cho tăng trưởng. Chính phủ nhắc tới mục tiêu GDP tăng 7% - 7,5% cho năm 2011. Tuy nhiên “chất lượng tăng trưởng” gặp nhiều thách thức:

•CPI tháng 9 tăng đột biến 1,3%, cao nhất trong tháng 9 của 10 năm gần đây và sau 5 tháng liên tiếp có mức tăng thấp. Mức tăng đột biến này không có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ và do đó có thể không tiếp tục sự “đột biến” trong những tháng tới. Tuy nhiên CPI có thể có những diễn biến phức tạp do niềm tin, chi phí đẩy hay sự điều chỉnh tỷ giá.

•TT19 điều chỉnh cách tính tỷ lệ cho vay/huy động theo hướng thuận lợi hơn cho các ngân hàng và giảm shock cho nền kinh tế. Tuy nhiên tín dụng khó có thể tăng mạnh và lãi suất khó có thể giảm như một số người kỳ vọng. Theo chúng tôi một vài điều chỉnh LS chỉ mang tính cục bộ và nhất thời.

•Thâm hụt thương mại tuy không đột biến nhưng vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến tỷ giá. Theo đối tác – thâm hụt chủ yếu với Trung Quốc, theo thành phần kinh tế - đến từ

khối kinh tế trong nước, theo vùng địa lý – chủ yếu từ Hà Nội. Thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán mong manh và dự trữ ngoại hối mỏng cũng khiến Ngân hàng Nhà nước khó có thể cung tiền nới lỏng tiền tệ do lo ngại nhập khẩu tăng nhanh.

•Mặc dù đã điều chỉnh 2,1% trong tháng 8, hiện tỷ giá trên thị trường tự do vẫn đứng ở mức 19.900 VNĐ/USD cao hơn mức niêm yết ở ngân hàng 2%. Nhiều khả năng NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá ở mức đáng kể trong thời gian tới.

•Thông tin cập nhật cho thấy nợ công ở mức cao hơn dự kiến và đang tăng nhanh có thể tiệm cận mức 60% GDP năm 2011 cũng đang gây lo ngại. Ở mức này nợ công của Việt Nam sẽ tiệm cận nhóm 30 nước có tỷ lệ nợ/GDP cao nhất. Vụ việc Vinashin, hay trợ cấp lãi suất cho khoản nay lớn 1 tỷ USD của PVN cũng đặt dấu hỏi về chính sách điều hành của Việt Nam.

Thị trường đang có mức định giá khá hấp dẫn nên khó có khả năng giảm sâu. Tuy nhiên, với rủi ro tỷ giá như hiện tại, thị trường khó có thể có sự đột biến của dòng vốn FII. Lãi suất cao, nguồn cung cổ phiếu nhiều, sự thiếu vắng của dòng vốn ngoại cùng với tốc độ tăng trưởng chưa song hành cùng chất lượng khiến thị trường khó tăng mạnh. Đã đến lúc nền kinh tế cần các biện pháp căn cơ hơn để có thể đạt được tiềm năng tăng trưởng. Chúng ta cùng kỳ vọng về những giải pháp mạnh mang tính đột phá sau Đại hội Đảng vào tháng 1/2011 để có thể đem lại niềm tin cho thị trường.

Page 4: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

0

2

4

6

8

10

%

7,1

QI-2

006

QII-

2006

QIII

-200

6

QIV

-200

6

QI-2

007

QII-

2007

QIII

-200

7

QIV

-200

7

QI-2

008

QII-

2008

QIII

-200

8

QIV

-200

8

QI-2

009

QII-

2009

QIII

-200

9

QIV

-200

9

QI-2

010

QII-

2010

QIII

-201

0

QIV

-201

0

7,5

8,7 9,2

7,8 8,0 8,6

9,2

7,49

5,726,27

5,58

3,07

4,52

6,04

6,90

5,836,4

7,18 7,4

01/09 03/09 05/09 07/09 09/09 11/09 01/10 03/10 05/10 07/10 09/10

-5

0

5

10

15

20

25

30

%

Kinh tế Việt Nam Quý III-2010 | 4

TăNG TrưởNG GDP THEO QUÝ

TăNG TrưởNG SẢN LưỢNG CÔNG NGHIỆPSO VỚI THÁNG CÙNG KỲ NăM TrưỚC

Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 9 tháng 2010 (% tăng giảm so với cùng kỳ)

Tổng sản phẩm trong nước +6,52

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản + 4,6

Giá trị sản xuất công nghiệp +13,8

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+25,4

Tổng kim ngạch xuất khẩu +23,2

Tổng kim ngạch nhập khẩu +22,7

Khách quốc tế đến Việt Nam +34,2

Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm

82,7

Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009

+8,64

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 ước tính tăng 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng được cải thiện với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. GDP Quý I tăng 5,83%; Quý II tăng 6,4% và Quý III tăng 7,16%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4,62% của cùng kỳ năm 2009 và vượt mục tiêu 6,5% mà quốc hội đề ra. Báo cáo của một loạt các định chế quốc tế như ADB, IMF... cũng đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng trong năm 2010 và 2011 của Việt Nam.

1. Kinh tế Việt Nam trong tháng 9 và Quý III/2010

GDP tăng trưởng mạnh mẽ là nhờ:1. Nhu cầu tiêu dùng nội địa duy trì mạnh mẽ khiến tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng năm 2010 ước tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 15,4%. Tính chung 9 tháng con số này tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước.

2. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9/2010 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chín tháng năm 2010 tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 trong đó đáng chú ý khối đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình đạt 17,4% (nếu loại bỏ dầu khí khối này có sản lượng tăng tới 20,3%).

Khi chất lượng chưa song hành cùng tăng trưởng ___________________________________________________

% yoy

03/09 06/09 09/09 12/09 03/10 06/10 09/10

0

5

10

15

20

25

30

35

TăNG TrưởNG DOANH SỐ BÁN LẺ

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê, VFM

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong Quý III, thị trường chứng khoán suy giảm. VN-Index mất 10% giá trị từ mức 504 điểm ngày 1/7 xuống 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16% và chứng khoán thế giới phục hồi mạnh mẽ. DJ tăng từ mức xấp xỉ 9.700 điểm trong tháng 7 và vượt mốc 11.000 trong những ngày gần đây. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang có quan ngại về chất lượng tăng trưởng cũng như rủi ro chính sách.

Báo cáo này sẽ cập nhật những thông tin mới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong Quý III, thảo luận các thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt như lãi suất cao, lạm phát diễn biến phức tạp, nợ công tăng nhanh, nhập siêu vẫn ở mức đáng lo ngại và tỷ giá tiếp tục gặp sức ép. Đồng thời báo cáo đánh giá triển vọng của nền kinh tế trong Quý IV/2010 cũng như năm 2011.

Page 5: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

5 | Kinh tế Việt Nam Quý III-2010

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 tăng cao đột biến 1,31% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2010. Nguyên nhân chủ yếu là do:

•Nhóm hàng hóa và dịch vụ giáo dục tăng cao 12,02%. Yếu tố này đóng góp 0,68% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng cả nước.

•Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu và điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD trong tháng 8 cũng tiếp tục ảnh hưởng làm tăng giá hàng hoá và dịch vụ trong tháng 9.

•Đợt điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD 2,1% cũng làm tăng mặt bằng giá các mặt hàng nhập khẩu. Với tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao lên tới 80% GDP khiến giá hàng hóa trong nước đặc biệt nhạy cảm với tỷ giá và giá hàng hóa trên thị trường thế giới.

Việc CPI tăng đột biến, theo chúng tôi, sẽ không tiếp tục duy trì trong những tháng tiếp theo do không có nguyên nhân từ các yếu tố tiền tệ. Hiện tại, theo NHNN, tín dụng trong tháng 9 tăng 2,48% và đạt 17,8% trong 9 tháng. Lãi suất huy động vẫn ở mức cao xấp xỉ 11% và lãi suất cho vay khoảng 14,5% và chưa có dấu hiệu giảm mạnh.

Mặc dù CPI trong tháng tới nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới do tính chu kỳ dịp cuối năm, chúng tôi cho rằng CPI chỉ tăng khoảng 1,5% đến 2% cho ba tháng tới tức là trung bình 0,5%- 0,7% mỗi tháng.

Với mặt bằng lãi suất như hiện tại, tín dụng ít có khả năng tăng mạnh và chính sách tiền tệ sẽ không đẩy CPI tăng đột biến 1 . Tuy nhiên, mức tăng CPI trong năm 2011 sẽ diễn biến phức tạp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như:

•Niềm tin của người tiêu dùng, vốn đang kỳ vọng CPI sẽ tiếp tục tăng ở mức đáng kể 8%-9%/năm.

•Giá cả và hàng hóa thế giới đặc biệt là giá dầu, kim loại và lương thực thực phẩm, theo chúng tôi sẽ tiếp tục phục hồi tuy nhiên sẽ không tăng qua nhanh do kinh tế thế giới vẫn hồi phục với tốc độ chậm. Tuy nhiên giá lương thực có thể có những diễn biến bất thường tùy thuộc vào thay đổi thời tiết ở các vùng sản xuất lớn.

•Diễn biến của tỷ giá (VNĐ/USD) – nếu VNĐ tiếp tục mất giá, giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng. Với tỷ lệ nhập khẩu/GDP lên tới 80% 2, CPI có thể biến động đáng kể khi tỷ giá thay đổi.

Với lạm phát kỳ vọng ở mức 8%-9%, lãi suất huy động ít có khả năng giảm mạnh. Thông thường, thị trường thường kỳ vọng lãi suất thực dương tiền gửi tiết kiệm ở mức 2%-3%.

2. CPI diễn biến phức tạp

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

MoM YoY30

25

20

15

10

5

0

%

5

4

3

2

1

0

-1

%

03/08 12/0809/08 03/09 09/09 12/09 03/10 06/10 09/10

3,6%

2,1%

1,3%

0,6%

1,41%2%

0,1%

28%

19%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dự kiến GDP cả năm GDP của Việt Nam tăng khoảng 6,7%. Chính Phủ nhắc đến mục tiêu tăng trưởng 7%-7,5% cho năm 2011. Điều này có nghĩa là doanh thu của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cải thiện trong QIV/2010 và cả năm 2011. Về tổng thể, có thể kỳ vọng

khả năng sinh lời sẽ được cải thiện cùng với sự tăng trưởng của doanh thu. Tuy nhiên, do đặc thù của tình hình vĩ mô, lợi nhuận sẽ là bức tranh đa màu sắc tùy thuộc vào lợi thế của từng ngành và thế mạnh của từng doanh nghiệp.

1 Về dài hạn, chính sách tiền tệ đặc biệt là cung tiền là yếu tố chính ảnh hưởng đến lạm phát.

2 85% đối với các tổ chức tín dụng khác không phải ngân hàng

Một trong những kỳ vọng tâm điểm của thị trường trong tháng 9 là khả năng điều chỉnh thông tư 13 theo hướng nới lỏng để tránh gây shock cho hệ thống ngân hàng và giúp thị trường giảm lãi suất. Ngày 27/9/2010, NHNN đã ban hành thông tư 19 điều chỉnh nhiều cách

tính tỷ lệ cho vay/huy động (loan/deposit ratio) theo hướng thuận lợi hơn cho các ngân hàng mặc dù giới hạn cho vay/huy động vẫn giữ nguyên ở mức 80% . Cụ thể:

3. Thông tư 19 gỡ khó cho ngân hàng nhưng không đủ để giảm lãi suất

Page 6: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Kinh tế Việt Nam Quý III-2010 | 6

LÃI SUẤT CHO VAY TrUNG BÌNHLÃI SUẤT HUY ĐỘNG TrUNG BÌNH

•Nguồn vốn huy động được mở rộng, gồm tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các NH và 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Theo quy định cũ, những nguồn trên không được tính vào nguồn vốn huy động.

•Các tổ chức tín dụng được phép bổ sung tiền vay của các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên vào nguồn vốn huy động. Trước đây, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 20% vốn trên thị trường 2 để cho vay.

•Ngoài ra TT 19 cũng nêu rõ, các Ngân hàng được sử dụng vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá, được hiểu bao gồm chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và cổ phiếu vào nguồn vốn huy động.

Những điều chỉnh này giảm bớt khó khăn cho các ngân hàng và không gây shock cho nền kinh tế bằng cách giảm hệ số tạo tiền. Tuy nhiên với tỷ lệ LDr trong toàn hệ thống theo ước tính của chúng tôi đã ở mức trên 80%, tín dụng khó được tăng nhanh nếu như huy động vốn không tăng mạnh. Do đó không có cơ sở để cho rằng lãi suất (cả huy động và cho vay) sẽ giảm.

Các thông tin công bố trước đây cho thấy nợ công của Việt Nam ở dưới mức được cho là an toàn (50% GDP) với thời hạn đáo hạn dài và lãi suất thấp vì chủ yếu là các khoản vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA. Báo cáo cách đây 5 tháng của Bộ tài chính cho biết “ Tính đến ngày 30/11/2009, tổng số dư nợ công chiếm khoảng 44,7% GDP; tổng số dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của quốc gia vào khoảng 30,5% GDP” 3 .

Tuy nhiên báo cáo gần đây nhất về ngân sách do Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trình bày trước quốc hội thì “tính đến 31/12/2009 tổng số dư nợ công bằng 52,6% GDP, ước đến 31/12/2010 nợ công sẽ là 56,7% GDP”. Ủy ban Ủy ban Tài chính - Ngân sách lo ngại thâm hụt ngân sách của Việt Nam có thể đạt mức 60% GDP trong năm 2011. Diễn biến này khiến các nhà đầu tư không thể không băn khoăn:

•Sự lo ngại đặc biệt liên quan đến khoản vay của các tổng công ty nhà nước liệu đã tính đúng tính đủ. Ý kiến dùng tiền phát hành trái phiếu chính phủ để hỗ trợ Vinashin hay cho Petro Viet Nam vay với lãi suất thấp (3,6% so với 6,75% đi vay) cho thấy khả năng Chính Phủ sẽ tiếp tục bơm vốn và bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không thực sự hiệu quả 4 .

•Theo CIA Fact Book 5, với nợ công ước lượng ở mức 53,7% GDP, Việt Nam là nước có mức nợ công cao thứ 44 trong danh sách 129 quốc gia có số. Nếu nợ công vượt mức 60% GDP, Việt Nam có thể nằm trong danh sách 30 quốc gia có nợ nhiều nhất trong danh sách này.

•Một đặc điểm khác Việt Nam có nợ nước ngoài (nợ ngoại tệ) ở mức đáng kể, mức nợ nước ngoài vào cuối 2009 vào khoảng 38,8% 6 GDP trong đó có một phần đáng kể vay bằng đồng yên. Nợ nước ngoài chịu rủi ro đáng kể từ biến động tỷ giá. Một số ước tính cho thấy nợ của Việt Nam tăng lên khoảng 50 ngàn tỷ VNĐ (2,5% GDP) do biến động của đồng yên trong năm 2010 7. Các nước vay nợ nhiều bằng đồng nội tệ (như Nhật Bản, hay Mỹ) có khả năng thanh toán nợ tốt hơn nhiều so với các nước vay bằng ngoại tệ do các quốc gia này kiểm soát được lượng tiền của mình.

Trong dài hạn khả năng trả nợ nước ngoài phụ thuộc nhiều vào khả năng xuất khẩu siêu của nền kinh tế - một viễn cảnh mà Việt Nam khó có thể đạt được ngay cả trong trung hạn. Đây cũng là một trong các lý do khiến Fitch rating hạ mức tín nhiệm đối với Việt Nam.

4. Bức tranh vê nợ công đang xấu đi?

Lãi suất cho vay trung bình (2008-2010)

10

15

20

%

03/08 05/08 07/08 09/08 11/08 01/09 03/09 05/09 07/09 09/09 11/09 01/10 03/10 05/10 07/10 09/10

20,42%

19,15%

13,33%

12,36%

16,93%15,64%

14,55%

10,77%10

15

20

%

03/08 06/08 12/08 03/09 06/09 12/09 03/10 06/10 09/10

11,19%

14,94%

7,56%

11,11%11,35%

10,41%

9,12%

11,57%

16,93%

Nguồn: HSCNguồn: HSC

Page 7: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

7 | Kinh tế Việt Nam Quý III-2010

CÁN CÂN THưƠNG MẠI

5. Nhập siêu là vấn đê dài hạn mang tính cơ cấu của nên kinh tế

Nhập siêu tuy không có diễn biến xấu bất thường nhưng vẫn là thách thức mang tính cơ cấu làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Sau tháng 8 có mức nhập siêu thấp dưới 400 triệu USD nhờ xuất khẩu vàng trên 760 triệu USD, nhập siêu hàng hoá tháng 9/2010 ước tính quay lại mốc trên 1 tỷ USD. Nhập siêu hàng hóa chín tháng là 8,6 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009 và bằng 16,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu không tính xuất khẩu vàng và sản phẩm của vàng thì nhập siêu chín tháng năm nay là 11,4 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 23,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Có thể thấy nhập siêu chủ yếu vẫn là thách thức đến từ các thành phần kinh tế trong nước và tập chung nhiều ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nhiều khả năng nhập siêu trong năm 2010 sẽ ở mức 12 tỷ USD.

Hiện thâm hụt thương mại đang được bù đắp tích cực bởi:

•Kiều hối – 6 tháng đầu năm kiều hối ước đạt 3,6 đến 3,7 tỷ USD và nhiều khả năng sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD cho cả năm 2010 so với mức 6,3 tỷ USD của 2009.

•Vốn FDI – Giải ngân FDI đạt trên 8 tỷ trong chín tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên chúng tôi lưu ý chỉ một phần trong số vốn này là dòng vốn huy động từ ngoài Việt Nam.

•Vốn FII – Tuy nhà đầu tư tiếp tục mua ròng, lượng vốn FII mới đổ vào TT chứng khoán là không nhiều. Trừ một vài thương vụ lớn như phát hành trái phiếu chính phủ (1 tỷ USD) hay đợt phát hành của Vietinbank cho các đối tác chiến lược (IFC), lướng vốn FII dòng vào TT Việt nam chỉ vào khoảng 5 trăm triệu USD.

Những nguồn trên nhiều khả năng không đủ bù đắp cho thâm hụt từ tài khoản vãng lai. Các khoản vay khác như vay từ Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Nhật Bản tạm thời góp phần cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2010. Tuy nhiên đây không phải là nguồn vốn mà Việt Nam có thể kì vọng trong dài hạn. Nguồn vốn FII cũng có thể đổi chiều bất cứ lúc nào khi vĩ mô có những diến biến xấu. Theo báo cáo của Bộ KHĐT, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam có thể tiếp tục thâm hụt 4 tỷ USD trong năm 2010 10.

Thâm hụt cán cân thanh toán với nguyên nhân gốc từ thâm hụt thương mại ở mức cao, dự trữ ngoại tệ ở mức thấp cùng với tâm lý thích nắm giữ tài sản an toàn (ngoại tệ, vàng) khiến VNĐ sẽ tiếp tục gặp sức ép trong năm 2010. Chính phủ cũng không thể có các biện pháp mạnh để hạ lãi suất vì lãi suất giảm sẽ đẩy mạnh tiêu

Một số nét đáng chú ý về trạng thái nhập siêu trong chín tháng:

•Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc khoảng 8,4 tỷ USD so với tổng nhập siêu 8,6 tỷ USD.

•Nhập siêu của Hà Nội trong chín tháng đầu năm là gần 10 tỷ USD 8 , cao đến mức khó hiểu và cao hơn mức nhập siêu của cả nước.

•Xét theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu trên 10 tỷ USD (nhập 34,4 tỷ USD, xuất 24,2 tỷ USD), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 1,5 tỷ USD (nhập 25,7 tỷ USD, xuất 27,3 tỷ) 9

3 http://phapluatvn.vn/channel/4748/201005/Canh-b%C3%A1o-tang-no-cong-1944357/

Số liệu vĩ mô khác nhau mà các nhà làm chính sách đưa ra trong nhiều trường hợp có thể khiến các nhà đầu tư mất phương hướng. Ngoài số liệu về nợ công chúng ta còn thấy sự không nhất quán về số liệu trong nhiều vẫn đề khác như (1) số liệu về tăng trưởng tín dụng giữa NHNN và các cơ quan khác, (2) số liệu về cán cân thanh toan tổng thể của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010, (3)sự bất hợp lý về tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước so với số liệu từ các tỉnh thành.

10

8

6

4

2

0

-4

-2

-1

1

3

4

01/2

009

02/2

009

03/2

009

04/2

009

05/2

009

06/2

009

07/2

009

08/2

009

09/2

009

10/2

009

11/2

009

12/2

009

01/2

010

02/2

010

03/2

010

04/2

010

05/2

010

06/2

010

07/2

010

08/2

010

09/2

010

Xuất khẩu Cán cân thương mại Nhập khẩu

Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê

4 http://giavang.com.vn/home/article/petro-vietnam-duoc-vay-1-ty-usd-lai-suat-36nam-20100923-33502.html ; http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/64614/index.aspx

5 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-fact-book/rankorder/2186rank.html

6 http://vnecono.vn/vnnew/index.php?option=com_content&view=article&id=2849:nm-2011-n-cong-co-th--mc-60-gdp&catid=8:tieu-im&Itemid=18

7 http://vietstock.vn/ChannelID/759/Tin-tuc/168083-hon-50-nghin-ty-dong-tang-theo-bien-dong-dong-yen.aspx

Page 8: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Kinh tế Việt Nam Quý III-2010 | 8

Mặc dù gặp nhiều thách thức, nhìn chung chúng tôi tiếp tục lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với GDP nhiều khả năng đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2010 và trên 7% trong năm 2011. Tăng trưởng đạt được nhờ sức cầu của thị trường nội địa, mức đầu tư cao và các chương trình chi tiêu của chính phủ. Điều đó có nghĩa là doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ được tiếp tục cải thiện trong năm 2010 đặc biệt là các ngành như vật liệu và khai khoáng, phát triển hạ tầng, xây dựng và năng lượng.

Tuy nhiên để có thể đạt tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, đã tới lúc nền kinh tế cần được tái cơ cấu để có thể vận hành hiệu quả hơn. Mô hình tăng trưởng theo bề rộng như hiện tại đang tiến dần tới ngưỡng.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là bài toán nhập siêu kéo dài ở mức cao. Từ góc độ tiền tệ, nhập siêu của Việt nam có thể được cải thiện nếu:

1. Đồng nhân dân tệ tăng giá mạnh, vì phần lớn nhập siêu của Việt Nam đến từ Trung Quốc. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá của Trung quốc. Tuy nhiên khả năng này ít có thể xảy ra ngay trong ngắn hạn do Trung Quốc muốn bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu của mình.

2. Lựa chọn thực tế hơn là NHNN sẽ tiếp tục giảm giá VNĐ để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Hiện tỷ giá trên thị trường tự do đã tiếp tục giảm giá đã cao hơn tỷ giá niêm yết trong hệ thống ngân hàng 2% và đang ở mức 19.900 VNĐ/USD. Mức điều chỉnh tỷ giá có thể mạnh hơn so với năm 2010 và có thể diễn ra vào nửa đầu 2011.

Hệ quả của dự trữ ngoại hối thấp, thâm hụt ngân sách cao, nợ công tăng nhanh, lạm phát rình rập quay lại và nhập siêu không có dấu hiệu suy giảm là Ngân hàng Nhà nước còn rất ít lựa chọn từ các công cụ tiền tệ ngoài tỷ giá để điều hành vĩ mô. Lãi suất, do đó khó có thể giảm trong ngắn hạn.

dùng và đầu tư khiến nhập khẩu tiếp tục tăng và như vậy có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhập siêu.

Nhập siêu mang tính cơ cấu trong bối cảnh dự trữ ngoại hối thấp và cán cân thanh toán mong manh sẽ tiếp tục tạo sức ép lên tỷ giá và là chủ đề chi phối các quyết định vĩ mô của Việt Nam trong nửa đầu của năm 2011.

Bài toán cơ cấu kinh tế cần dựa nhiều hơn vào công cụ tài khoá cũng như cách thức quản lý và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Một số chính sách cần thiết:

•Kiểm soát chi tiêu công sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách, giảm nợ công và đồng thời cũng hạn chế phần nào tốc độ nhập siêu.

•Cải tổ/cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Như đã phân tích trong phần 5, toàn bộ khối lượng nhập siêu đến từ khu vực kinh tế trong nước.

Hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một thách thức đối với tăng trưởng trong trung hạn. Nếu những bất hợp lý liên quan đến giá điện không được giải quyết, tình trạng thiếu điễn sẽ tiếp tục trầm trọng và sản xuất công nghiệp khó duy trì tốc độ tăng trưởng 13%-15%/năm như hiện nay.

Thị trường đang có mức định giá khá hấp dẫn khoảng nên khó có khả năng giảm sâu. Mặc dù có những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư ngoại trong một số phiên gần đây, với rủi ro tỷ giá như hiện tại, theo chúng tôi thị trường khó có thể có sự đột biến của dòng vốn FII. Lãi suất cao, nguồn cung cổ phiếu nhiều, sự thiếu vắng của dòng vốn ngoại cùng với tốc độ tăng chưa song hành cùng chất lượng tăng khiến thị trường cũng khó có thể tăng mạnh. Đã đến lúc nền kinh tế cần các biện pháp căn cơ hơn để có thể đạt được mức tăng trưởng tiềm năng. Chúng ta cùng kỳ vọng về những giải pháp mạnh mang tính đột phá sau Đại hội Đảng vào tháng 1/2011 để có thể đem lại niềm tin cho thị trường.

6. Đã đến lúc cần tới những biện pháp căn cơ hơn cho trung và dài hạn

8 http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nhap-sieu-gan-10-ti-USD/13965

9 Bao gồm cả xuất khẩu dầu thô

10 http://vnr500.vn/2010-09-15-on-dinh-ty-gia-khi-tham-hut-4-ty-usd-

Page 9: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

9 | Cập nhật thông tin pháp lý

Trong thời gian qua, văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đang dần được hoàn thiện và thống nhất, nhiều quy định rõ ràng, cụ thể, hòa nhập với thị trường quốc tế. Trong quý III/2010, Nhà nước ban hành 04 văn bản về lĩnh vực chứng khoán như sau:

* Ngày 02/8/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán. Văn bản này có một số sửa đổi, bổ sung cơ bản sau:

1. Quy định rõ hơn một số quy định của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, như chào bán chứng khoán ra công chúng, các điều kiện niêm yết chứng khoán, trường hợp hủy bỏ niêm yết, khái niệm quản lý vốn đầu tư của Công ty đầu tư chứng khoán;

2. Có một vài điểm mới, như trường hợp chấm dứt tư cách Công ty đại chúng, trường hợp chào bán và niêm yết chứng khoán tại Việt Nam của Tổ chức phát hành nước ngoài.

3. Quy định từ ngữ cho thống nhất với tình hình thực tế, như bỏ cụm từ ” Trung tâm giao dịch chứng khoán”; chỉnh sửa tên Điều 9 - Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và chỉnh sửa tên Điều 8 - Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thành Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.

* Ngày 02/8/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Văn bản này thay thế cho Nghị định số 36/2007/NĐ-CP và có hiệu lực kể từ ngày 20/9/2010. Văn bản này quy định thêm một số hành vi vi phạm và mức xử phạt cao hơn.

cập nhật THôNG TIN pHÁp lY

Cập nhật tin pháp lý

* Ngày 06/9/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 131/2010/TT-BTC hướng dẫn Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các do-anh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg. Văn bản này hướng dẫn quy trình góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (không bao gồm hình thức mua cổ phần trong các công ty đại chúng niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hay hướng dẫn hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam).

* Ngày 07/9/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 132/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC. Văn bản này có những sửa đổi cơ bản sau:

1. Cho phép phát hành Trái phiếu Chính phủ lô lớn với kỳ hạn từ 03 năm trở lên (thay vì trước đây là 05 năm).

2. Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu kỳ hạn 3 năm đến dưới 5 năm tối đa không quá 180 ngày, kể từ ngày phát hành lần đầu và thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu kỳ hạn 5 năm trở lên tối đa không quá 365 ngày, kể từ ngày phát hành lần đầu.

3. Lãi suất danh nghĩa cố định của Trái phiếu lô lớn được xác định bằng lãi suất trúng thầu Trái phiếu tại phiên phát hành lần đầu theo cơ chế đấu thầu Trái phiếu Chính Phủ.

4. Việc phát hành Trái phiếu lô lớn có thể chia thành nhiều đợt và vẫn phải đảm bảo tổng khối lượng Trái phiếu phát hành lô lớn đạt mức tối thiểu là một nghìn (1.000) tỷ đồng.

Page 10: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Tên Quỹ Quỹ đầu tư Chứng Khoán Việt Nam (VF1)

Tên tiếng Anh Vietnam Securities Investment Fund

Mã giao dịch VFMVF1

Hình thức Quỹ Quỹ công chúng dạng đóng

Vốn điêu lệ 1.000.000.000.000 VND

Tổng số CCQ lưu hành

100.000.000 đvq

Ngày thành lập 20/05/2004

Ngày niêm yết 8/11/2004

Thời hạn hoạt động

10 năm

Công ty Quản lý quỹ

CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Phí quản lý 2%/NAV/năm

Phí giám sát & lưu ký

0,12%/NAV/năm

Chính sách cổ tức

Hàng năm, theo quyết định của ĐHNĐT

Mục tiêu đầu tư Đầu tư vào các cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) có tiềm năng tăng trưởng, chứng khoán nợ và các công cụ tiền tệ khác nhằm xây dựng mục tiêu đầu tư cân bằng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong Quý III/2010 lao dốc khi VN-Index mất 10,4% xuống mức 454,5 điểm và HNX-Index mất 19,8% xuống mức 127,3 điểm. Với cơ cấu cân bằng trong danh mục, NAV của Quỹ đầu tư VF1 có mức giảm 9,3%, thấp hơn mức giảm 10,4% của VN-Index và chỉ bằng 47% mức giảm của HNX-Index (19,8%). So với đầu năm, Quỹ đầu tư VF1 tăng trưởng âm 5,2%, bằng 64,2% mức giảm của VN-Index (-8,1%) và chỉ bằng 1/5 mức giảm của HNX-Index (-24,3%).

QUỹ ĐầU TƯ

30/09/2010 Tăng trưởng (%)

Quy mô (tỷ

đồng)

NAV(tỷ đồng)

NAV/đvq (đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

Lũy kế từ đầu

năm

Lũy kế từ khi hoạt động

(24/05/2004)

VF1 1.000 2.350,1(*) 23.501 (0,2) (9,3) (7,2) (5,2) (5,2) 147,0

VN-Index 454,5 (0,1) (10,4) (9,0) (8,1) (8,1) 73,7

HNX-Index 127,3 (0,9) (19,8) (20,7) (24,3) (24,3) 27,3

Tăng trưởng NAV so với tăng trưởng của Index __________________

Tăng trưởng NAV

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 So với đầu

năm

Bìnhquânnăm

2010 (0,8) 0,6 2,3 7,0 (4,6) 0,2 1,3 (7,9) (0,2) (5,2) (6,9)

2009 (1,4) (7,5) 4,5 8,6 10,7 8,4 7,7 14,3 8,5 (0,6) (8,6) 1,5 53,2 53,2

2008 (6,0) (15,0) (15,7) (9,0) (20,0) (4,2) 6,7 14,2 (9,7) (14,0) (1,0) 0,6 (55,8) (55,8)

2007 25,0 47,6 33,0 19,9 24,9 0,1 (3,5)(*) (2,1) 5,8 8,8 (4,2) (2,1) 46,1(*) 46,1(*)

2006 6,0 14,7 10,3 33,5 4,0 3,2 (8,4) 1,3 4,7 (4,4)(*) 15,2 31,0 175,1(*) 175,1(*)

2005 0,04 2,4 1,1 (2,4) 0,2 0,5 0,2 3,5 5,6 5,8 4,7 1,2 25,2 25,2

2004 1,0 (0,6) (0,2) 0,3 0,6 (0,2) 0,6 1,6 3,2

(*) Tính trên vốn bình quân

Tình hình hoạt động quỹ - Quý III / 2010

Thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV)

Tên cổ phiếu Tỷ trọng trong NAV (%)

SJS 11,5

NTL 8,2

DPM 7,2

AG PPS 6,0

KSB 3,5

5 CP chiếm tỷ trọng lớn nhất

VF1

(*) Bao gồm cổ tức 15% đã thanh toán cho nhà đầu tư vào ngày 12/5/2010

0

100

200

300

400

500

600

07/0505/04 03/06 12/06 07/07 03/08 11/08 07/09 02/10 09/10

VN-INDEXNAVVF1

%

Quỹ đầu tư VF1 | 10

Page 11: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Lãi/lỗ (%)Tỷ trọng trong NAV (%)

Quý III/2010

Lũy kế từ đầu năm

Tăng trưởng NAV (%) -9,3 -5,2 100

Tổng các khoản đầu tư -9,4 -5,5 84,8

Theo loại cổ phiếu

HOSE -7,7 -3,2 55,2

HNX -11,5 -7,5 11,6

Chưa niêm yết -12,6 -1,0 15,0

Trái phiếu -12,0 -7,5 6,6

5 ngành tỷ trọng cao nhất

Bất động sản -13,5 -5,5 31,0

Vật liệu khai khoáng -3,9 3,4 25,0

Thực phẩm – Nước Giải Khát -2,4 13,2 7,3

Ngân hàng -10,6 -13,6 4,7

Hàng hóa công nghiệp -15,1 -0,7 5,3

Trong Quý III/2010, nhóm cổ phiếu niêm yết của Quỹ đầu tư VF1 chiếm 66,8% NAV giảm 8,5%, thấp hơn mức giảm của cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index. Cổ phiếu chưa niêm yết chiếm 11,6% NAV giảm 12,6% so với Quý II/2010.

Trong 5 ngành có tỷ trọng cao nhất danh mục (chiếm 73,3% NAV) ngành Bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (31,0% NAV) có mức giảm 13,5%, ngành Vật liệu khai khoáng (21,4% NAV) giảm 2,4% trong Quý III/2010.

Tổng giá trị giải ngân trong QIII/2010 đạt 344,2 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào 2 ngành Bất động sản (172,5 tỷ đồng) và Vật liệu khai khoáng (70,1 tỷ đồng).

Thanh hoán trong QIII/2010 đạt 357,4 tỷ đồng được thực hiện chủ yếu cho ngành Bất động sản (112,1 tỷ đồng) và ngành Bán lẻ (45,0 tỷ đồng).

Hoạt động giải ngân và thanh hoán trong Quý III/2010 chủ yếu thực hiện để giảm giá vốn trong danh mục.

Trong Quý III/2010, Quỹ đầu tư VF1 đã chủ động giảm tỷ lệ trái phiếu từ 6,6% NAV xuống còn 3,0% NAV để tăng tỷ lệ tiền mặt, đồng thời giải ngân vào cổ phiếu niêm yết nhằm đón đầu cơ hội thị trường phục hồi. Vì thế, tỷ trọng tiền mặt tăng từ 8,1% NAV lên 9,9% NAV và tỷ trọng cổ phiếu niêm yết tăng lên 66,8% NAV.

Tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết giảm từ 19,7% NAV xuống còn 15,0% NAV chủ yếu do một số cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE (QCG, VOS).

Tỷ trọng các loại tài sản khác không có sự thay đổi so với Quý II/2010.

Cơ cấu danh mục đấu tư theo ngành nghề Quý III/2010 ít có sự thay đổi so với quý trước khi 2 ngành Hạ tầng & Bất động sản và Vật liệu, khai khoáng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư. Ngành Ngân hàng và dịch vụ tài chính tiếp tục được thanh hoán và giảm tỷ trọng từ 7,2% xuống 5,0% NAV.

Đến thời điểm 30/09/2010, tỷ trọng 5 ngành chính: Ngân hàng, Bất động sản, Thực phẩm – NGK, Vật liệu Khai Khoáng và Hàng hóa công nghiệp chiếm 73,3% NAV trong danh mục.

Đánh giá tình hình danh mục đầu tư Phân bổ tài sản (%)

Cơ cấu danh mục đầu tư (%)

Trái phiếu

Ứng trước cho các khoản đầu tư

Tiền và phải thu khác

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu chưa niêm yết

3,06,6

5,34,8

9,98,1

66,860,7

15,019,7

30.06.201030.09.2010

30.09.2010

30.06.2010

Ngân hàng

Hạ tầng - bất động sản

Thực phẩm - Nước giải khát

Công nghiệp năng lượng

Vật liệu, khai khoáng

Vận tải

Dược phẩm

Hàng hóa công nghiệp

Dịch vụ bán lẻ

Tiện ích công cộng

Thiết bị công nghệ

Trái phiếu

Ứng trước cho các khoản đầu tư

Tiền & phải thu khác

5,07,2

31,0

7,36,9

3,23,3

25,021,4

2,22,2

1,11,0

5,34,8

0,72,4

0,70,6

0,10,1

3,06,6

3,74,8

11,58,1

30,6

11 | Quỹ đầu tư VF1

Page 12: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

(*) Sau khi trừ 10% cổ tức thanh toán cho nhà đầu tư vào ngày 12/05/2010

Quỹ đầu tư VF4 | 12

Tên Quỹ Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4)

Tên tiếng Anh Vietnam Blue-chips Fund

Mã giao dịch VFMVF4

Hình thức Quỹ Quỹ công chúng dạng đóng

Vốn điêu lệ 806.460.000.000 VND

Tổng số CCQ lưu hành

80.646.000 đvq

Ngày thành lập 29/02/2008

Ngày niêm yết 12/6/2010

Thời hạn hoạt động

10 năm

Công ty Quản lý quỹ

CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC – CN. Tp. HCM

Phí quản lý 2%/NAV/năm

Phí giám sát & lưu ký

0,08%/NAV/năm

Chính sách cổ tức

Hàng năm, theo quyết định của ĐHNĐT

Mục tiêu đầu tư Đầu tư vào quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp lớn của nhà nước; cổ phần của các công ty có giá trị cao, sự tăng trưởng đều qua nhiều năm, và có xu hướng tiếp tục sinh lợi nhuận đều đặn trong tương lai.

Trong QIII/2010, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh về mức thấp nhất của năm tại ngày 25/08/2010 khi VN-Index chỉ còn 423,9 điểm. Đó là do những bất ổn tiềm ẩn về mặt vĩ mô, dòng tiền suy yếu trong khi nguồn cung chứng khoán tăng mạnh do áp lực tăng vốn của ngân hàng thương mại và kế hoạch phát hành ồ ạt của các công ty niêm yết. Mặc dù thị trường chứng khoán có các phiên hồi phục nhưng kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của QIII/2010, VN-Index chỉ còn 454,4 điểm, HNX-Index còn 127,3 điểm.

NAVVF4 tại ngày 30/09/2010 đạt 9.241 đ/ccq (sau khi trừ 1.000 đ/ccq tạm ứng cổ tức tháng 04/2010), giảm 14% so với ngày 30/06/2010. VN-Index và HNX-Index giảm tương ứng 9,8% và 19,4% trong cùng kỳ.

QUỹ ĐầU TƯ

30/09/2010 Tăng trưởng (%)

Quy mô (tỷ đồng)

NAV(tỷ đồng)

NAV/đvq (đồng)

1 tháng 3 tháng 6 tháng Lũy kế từ đầu

năm

Lũy kế từ khi hoạt động

(28/2/2008)

VF4 806,5 754,0 9.241* (1,1) (14,0) (12,7) (12,5) 12,4

VN-Index 454,5 (0,1) (9,8) (9,0) (8,1) (33,0)

HNX-Index 127,3 (0,9) (19,4) (20,7) (24,3) (45,2)

Tăng trưởng NAV

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Lũy kế từ đầu

năm

Bình quân năm

2010 (3,1) 1,5 3,1 7,4 (6,0) (0,7) (4,1) (10,3) (1,1) (12,5)

2009 (1,3) (9,0) 8,3 11,2 13,0 6,5 7,6 16,6 6,1 (1,4) (13,2) 0,5 48,9 48,9

2008 (2,0) (0,9) (5,7) 0,4 6,3 11,5 (8,5) (12,7) (3,7) 1,7 (17,4) (17,4)

Tăng trưởng NAV so với tăng trưởng của Index __________________

Tình hình hoạt động quỹ - Quý III / 2010

Thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV)

Tên cổ phiếu Tỷ trọng trong NAV (%)

SJS 7,4

HPG 6,0

FPT 5,3

SPM 4,8

DPM 4,4

5 CP chiếm tỷ trọng lớn nhất

VF4

NAVVF4 VN-INDEX HNX-INDEX

30

50

70

90

110

130

150

06/0803/08 09/08 12/08 03/09 06/09 09/09 12/09 03/10 06/10 09/10

Page 13: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Lãi/lỗ (%)Tỷ trọng trong NAV (%)

Quý III/2010

Lũy kế từ đầu năm

Tăng trưởng NAV (%) (14,0) (12,5) 100,0

Tổng các khoản đầu tư (14,3) (11,6) 92,8

Theo loại cổ phiếu

Cổ phiếu niêm yết (12,1) (10,7) 89,9

Cổ phiếu chưa niêm yết (15,1) (11,6) 2,9

5 ngành tỷ trọng cao nhất

Vật liệu – Khai khoáng (13,4) (6,6) 27,0

Cơ sở hạ tầng - Bất động sản (16,1) (6,2) 20,6

Hàng hóa công nghiệp (20,5) (19,1) 12,0

Thực phẩm – Nước giải khát (5,4) 6,8 7,2

Bán lẻ (1,7) 11,1 6,1

13 | Quỹ đầu tư VF4

Tổng giá trị các khoản đầu tư tính đến ngày 30/09/2010 chiếm 92,8% NAV và đang ghi nhận mức giảm trong QIII/2010 là 14,3%.

Trong 5 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục, ngành Hàng hóa công nghiêp, Cơ sở hạ tầng - Bất động sản và Vật liệu & Khai khoáng và có mức giảm mạnh nhất tương ứng 20,5%, 16,1% và 13,4%.

Trong QIII/2010, cổ phiếu QCG của công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã chính thức niêm yết trên sàn HOSE do đó chuyển từ danh mục cổ phiếu chưa niêm yết sang cổ phiếu niêm yết. Vì vậy tỷ trong cổ phiếu chưa niêm yết giảm từ 10% NAV (30/06/2010) xuống còn 2,9% NAV(30/09/2010). Ngược lại tỷ trọng cổ phiếu niêm yết tăng từ 83,8% NAV (30/06/2010) lên 90% NAV (30/09/2010).

Tỷ trọng tiền mặt tăng nhẹ 1% từ 6,2% NAV (30/06/2010) lên 7,2% NAV (30/09/2010).

Cơ cấu danh mục đầu tư Quỹ đầu tư VF4 theo ngành trong QIII/2010 không có nhiều thay đổi với QII/2010 ngoại trừ Quỹ đầu tư VF4 đầu tư thêm một ngành mới là ngành Hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng 4,1% NAV.

Trong QIII/2010, Quỹ đầu tư VF4 đầu tư thêm vào 2 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE nâng tổng số cổ phiếu đầu tư lên 33 cổ phiếu tập trung vào 10 ngành (so với 31 cổ phiếu và 9 ngành tại 30/06/2010).

Danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 đến ngày 30/09/2009 bao gồm 33 khoản đầu tư, tập trung vào 10 nhóm ngành, trong đó 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (59,6% NAV và 64,3% tổng giá trị các khoản đầu tư) bao gồm:

-Vật liệu & Khai khoáng (27,0%)-Cơ sở hạ tầng – Bất động sản (20,6%)-Hàng hóa công nghiệp (11,0%)

Đánh giá tình hình danh mục đầu tư

Phân bổ tài sản (%)

Cơ cấu danh mục đầu tư (%)

Tiền và phải thu khác

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu chưa niêm yết

6,2

83,8

10,0

7,2

90,0

2,9

30.09.201030.06.2010

30.09.201030.06.2010

Vật liệu & Khai khoáng

Cơ sở hạ tầng & Bất động sản

Hàng hóa công nghiệp

Thực phẩm & nước giải khát

Bán lẻ

Ngân hàng & Dịch vụ tài chính

Dược phẩm

Hàng tiêu dùng

Vận tải

Năng lượng

27,227,0

20,624,7

12,011,7

7,27,0

6,06,15,8

4,84,74,8

0,04,1

3,44,0

2,72,7

Page 14: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Quỹ đầu tư VFA | 14

Tên Quỹ Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA)

Tên tiếng Anh Vietnam Active Fund

Mã giao dịch VFMVFA

Hình thức Quỹ Quỹ công chúng dạng đóng

Vốn điêu lệ 240.437.600.000 VND

Tổng số CCQ lưu hành

24.043.760 đvq

Ngày thành lập 02/05/2010

Ngày niêm yết 08/09/2010

Thời hạn hoạt động

5 năm

Công ty Quản lý quỹ

CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát

Ngân Hàng Far East National - CN TP. HCM

Phí quản lý 2%/NAV/năm

Phí giám sát & lưu ký

0,04%/NAV/năm

Chính sách cổ tức

Tối thiểu 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm của Quỹ

Mục tiêu đầu tư Nắm bắt được xu hướng tăng trung hạn và dài hạn của TTCKVN dựa trên mô hình đầu tư theo xu hướng (trend-following).

QUỹ ĐầU TƯ

30/09/2010 Tăng trưởng (%)

Quy mô (tỷ đồng)

NAV(tỷ đồng)

NAV/đvq (đồng)

1 tháng 3 tháng 6 tháng Lũy kế từ đầu

năm

Lũy kế từ khi hoạt động

(02/04/2010)

VFA 240,4 218,4 9.083 (4,84) (4,87) NA NA (9,17)

VN-Index 454,5 (7,98) (10,43) NA NA (10,96)

HNX-Index 127,3 (16,98) (22,19) NA NA (22,44)

Tăng trưởng NAV so với tăng trưởng của Index ______________________

Thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV)

VFA

15

0

-15

-3

02/04 26/04 20/05 13/06 07/07 31/07 24/08 17/09 29/09

VN-INDEX HNX-INDEXNAVVFA

Tình hình hoạt động quỹ - Quý III / 2010

Do thị trường giảm khá sâu trong QIII/2010, mà đặc biệt thị trường thiết lập mức đáy mới của năm 2010 tại mức 423,9 điểm trong tháng 8/2010, nên mức sụt giảm của Quỹ đầu tư VFA thấp hơn so với mức giảm của VN-Index, tương đương dưới 50% mức giảm VN-Index trong QIII/2010 và tương đương trên 80% mức giảm của VN-Index trong khoảng thời gian từ khi Quỹ đầu tư VFA đi vào hoạt động.

Page 15: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

15 | Quỹ đầu tư VFA

30/09/2010% Tăng trưởng

từ khi hoạt động

% Tăng trưởng QIII/2010

NAV (tỷ đ) 218,4

NAV/ccq (đ) 9.083 -9,2 -4,9

Tổng các khoản đầu tư (tỷ đ) 133,9 -18,3 -11,7

VN-Index 454,5 -11,0 -10,4

HNX_Index 127,3 -22,4 -22,2

Các khoản đầu tư vào cổ phiếu có mức giảm tương đương (trong QIII/2010) và cao hơn (lũy kế từ khi hoạt động) mức sụt giảm của VN-Index do các khoản đầu tư này bao gồm chiến lược 5 là chiến lược được tăng cường áp dụng mô hình lựa chọn cổ phiếu tốt, năng động hơn với những cổ phiếu có tính đột biến trong xu thế biến động mạnh của giá, nhằm đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của VN-Index khi thị trường bật lên.

Trong QIII/2010, Quỹ đầu tư VFA vẫn tối ưu hóa các khoản tiền gửi (bình quân khoảng 50% NAV) sau khi đã thực hiện thanh hoán hoàn toàn các chiến lược theo tín hiệu bán trong QII/2010 (rOI các khoản tiền gửi đạt khoảng 2,5%).

Sự thay đổi tỷ trọng phân bổ tài sản trong QIII/2010 so với QII/2010 chủ yếu do:

Chiến lược 5 được tăng cường giải ngân do thị trường đang trong giai đoạn đi xuống

Chiến lược 2 và 3 đã xuất hiện tín hiệu mua trong tháng 9/2010

Tỷ trọng cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX trong danh mục cổ phiếu so với quý trước có sự thay đổi nhỏ, tương ứng khoảng 75:25 (so với tháng trước là 70:30).

Đánh giá tình hình danh mục đầu tư Theo tín hiệu mua bán (%)

Phân bổ tài sản (%)

HNX

HOSE

Tiền mặt và tài sản khác

16,0

45,3

38,7

13,9

28,8

57,3

30.09.201030.06.2010

Chiến lược 1

Chiến lược 2

Chiến lược 3

Chiến lược 4

Chiến lược 5

Tiền và tài sản khác

%

0,8

4,2

9,4

1,0

39,9

44,5

0,9

0,9

2,4

1,1

57,3

37,4

30.09.2010

30.06.2010

Page 16: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Công ty điển hình | 16

Các chỉ tiêu tài chính 2008 2009 2010E 2011F 2012F

Doanh thu thuần (triệu VND) 2.353.318 3.176.347 3.811.616 4.459.591 5.217.722

Lợi nhuận ròng (triệu VND) 146.016 328.048 227.450 286.791 318.973

Tăng trưởng lợi nhuận ròng 27.4% 124.7% -30.7% 26.1% 11.2%

EPS (VND) 8.112 12.150 7.290 9.192 10.224

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 24,6% 28,7% 24,8% 24,5% 24,1%

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 6,2% 10,3% 6,0% 6,4% 6,1%

rOE (%) 34,6% 55,2% 22,6% 21,0% 20,8%

rOA (%) 12,6% 19,4% 9,8% 10,8% 10,4%

Giá trị sổ sách (VND) 21.727 21.794 34.729 38.439 42.903

Nợ/Tổng tài sản (%) 58,0% 56,5% 42,7% 43,7% 44,5%

côNG TY cỔ pHầN BẢO VỆ THỰc VẬT AN GIANG

Tiền thân là Công ty Dịch Vụ Bảo Vệ Thực Vật An Giang được thành lập theo Quyết định số 556/QĐ.UB ngày 30/11/1993 của UBND Tỉnh An Giang, trực thuộc Sở Tài chính Tỉnh. Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang (AGPPS) được cổ phần hóa và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ 01/10/2004. AGPPS hoạt động trong nhiều lĩnh vực như phân phối thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống, thực phẩm sạch và dịch vụ du lịch, trong đó doanh thu phân phối thuốc bảo vệ thực vật chiếm trên 70% tổng doanh thu công ty hàng năm.

DOANH THU & LỢI NHUẬN

Mã chứng khoán : N/ANiêm yết tại : N/ANgành : NÔNG DƯỢC

Giới thiệu vê công ty

Trong 3 năm gần đây, 2007 – 2009, AGPPS đạt mức tăng trưởng doanh thu trung bình gần 30%; trong đó doanh thu tăng trưởng dần qua các năm từ 22% trong năm 2007 lên mức 35% trong năm 2009. Với đặc điểm Việt Nam là một nước nông nghiệp cùng với các mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê... thị trường nông dược Việt Nam được nhận xét có tốc độ tăng trưởng trung bình 15% -20%/năm. Đây là cơ hội và tiềm năng trong tương lai cho AGPPS.

rủi ro Do AGPPS trực tiếp phân phối khoảng 80% sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của Syngenta nên sự ràng buộc giữa 2 bên đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả 2 doanh nghiệp. Cho đến thời điểm hiện tại (2010), mối quan hệ giữa AGPPS và Syngeta vẫn phát triển thuận lợi thông qua việc duy trì quyền lợi giữa AGPPS và Syngeta cũng như sự đồng hành trong chiến lược và hoạt động. Mặt khác, với chức năng là một nhà phân phối sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và do tính chất kinh doanh của ngành, AGPPS luôn có một khoản tín dụng nhất định dành cho các đại lý phân phối.

Là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối nông dược, chiếm hơn 20% thị phần trong cả nước và vẫn đang tiếp tục thành công trong việc giành thị phần từ các đối thủ lớn như Bayer, VFC, HAI và ADC. AGPPS có một hệ thống phân phối rộng khắp với 25 chi nhánh và 500 đại lý trên toàn quốc và trở thành một thương hiện uy tín được nhà nông tín nhiệm.

Tiêm năng & Rủi ro

Cập nhật 9 tháng đầu năm 2010 Doanh nghiệp kế hoạch doanh thu 2010 khoảng 3.850 tỷ đổng với mức tăng trưởng gần 20% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế 2010 kế hoạch là 290 tỷ. Kết thúc 9 tháng 2010, doanh thu AGPPS ước khoảng 2.808 tỷ, tương đương 73% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế là 233 tỷ, hoàn thành 80% kế hoạch.

6.000.000

5.000.000

4.000.000

3.000.000

2.000.000

1.000.000

350.000

300.000

250.000

200.000

150.000

100.000

50.000

02007 2008 2009 2010F 2011 2012

Doanh thu thuần (triệu VND) Lợi nhuận ròng (triệu VND)

Nguồn: AGPPS và dự phóng của VFM

Page 17: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

17 | Công ty điển hình

3.600.000

3.000.000

2.400.000

1.800.000

600.000

2007A 2008A 2009A 2010F 2011F 2012F

Doanh thu Lợi nhuận

16,0%14,0%12,0%10,0%

8,0%6,0%4,0%2,0%0,0%

2007A 2008A 2009A 2010F 2011F 2012F

Tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận ròng

Triệu VND

Các chỉ tiêu tài chính 2008 2009 2010F 2011F 2012F

Doanh thu thuần (triệu VND) 695.985 1.763.456 2.193.168 2.454.010 2.979,738

Lợi nhuận ròng (triệu VND) 8.249 49.176 100.762 117.496 149.836

Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%) NA 496% 105% 17% 28%

EPS (VND) 523 3.195 6.200 7.228 9.223

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 9,5% 6,4% 10,6% 11.0% 11,3%

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 1,2% 2,8% 4,6% 4,8% 5,0%

rOE (%) 1,5% 8,8% 16,4% 17,0% 19,4%

rOA (%) 0,8% 3,9% 6,8% 6,9% 7,9%

Giá trị sổ sách (VND) 35.417 38.453 40.445 45.752 50.386

Nợ/Tổng tài sản (%) 49% 53% 56% 55% 55%

cTcp XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA Ốc HÒA BÌNH

Hòa Bình là một trong công ty xây dựng uy tín nhất hiện nay về lĩnh vực xây dựng dân dụng nhà cao tầng. Trước khi trở thành công ty đại chúng Hòa Bình là một công ty tư nhân nhỏ, đã xây dựng thương hiệu của mình bằng tính chuyên nghiệp và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo giỏi. Hòa Bình trở thành đơn vị xây dựng hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm, uy tín và chất lượng thông qua các công trình mà công ty tham gia như, Kumho Asiana Plaza, Keangnam Plaza, Kenton, Crescent, Vincom, Sunrise city, Times Square, the Manor và Etown…

DOANH THU & LỢI NHUẬN

Mã chứng khoán : HBCNiêm yết tại : HSXNgành : XÂY DỰNG

Giới thiệu vê công ty

Năm 2009 công ty đã vượt qua những khó và ảnh hưởng từ suy thoái trong năm 2008, với lợi nhuận sau thuế và doanh thu vượt kế hoạch đề ra trong năm 2009 lần lượt 31% và 17%.

Năm 2010 Hòa Bình kỳ vọng bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mạnh khi nền kinh tế đã hồi phục, công ty chủ động lựa chọn những hợp đồng có biên lợi nhuận tốt. Ngoài ra, công ty cũng dự kiến sẽ khởi động lại mảng kinh doanh bất động sản qua quỹ đất đất hiện có của mình.

rủi ro trong quản lý, dù công ty đã phát triển lớn mạnh tuy nhiên Hòa Bình vẫn tồn tại những yếu tố gia đình trong quản lý.

rủi ro lạm phát tăng sẽ làm chi phí vật tư xây dựng tăng, làm giảm lợi nhuận biên và ảnh hưởng kế hoạch lợi nhuận của công ty.

Tiêm năng & Rủi ro

Cập nhật 9 tháng đầu năm 2010 - Triển vọng những tháng cuối năm

Công ty phát triển và tập trung mảng kinh doanh chính là xây dựng với những hợp đồng giá trị lớn, biên lợi nhuận tốt. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2010 công ty đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước 80 tỷ đồng. Trong năm 2010 chúng tôi kỳ vọng doanh thu công ty đạt 2.193 tỷ đồng, tăng 24,4% và lợi nhuận sau thuế ước đạt 100 tỷ đồng, tăng 106% so với năm trước.

Page 18: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

Tình hình giao dịch | 18

TÌNH HÌNH GIAO DỊcHGiao dịch chứng chỉ Quỹ đầu tư do công ty VFM quản lý

Với diễn biến thị trường không mấy ổn định và sụt giảm mạnh về mức thấp nhất của năm 2010 (VNIndex: 423,9 điểm) vào ngày 25/08/2010, khiến việc giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ dựa vào tâm lý chủ quan của nhà đầu tư. Trong Quý III/2010, lượng giao dịch chứng chỉ quỹ chỉ rất yếu, chỉ bằng 50% so với quý trước, đặc biệt là chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4.

Quỹ đầu tư VFA đã tham gia thị trường vào đầu tháng 8, tuy nhiên với lượng giao dịch rất nhỏ giọt với mức giá trung bình khoảng 9.000 đồng/đơn vị quỹ.

Cả 3 quỹ vẫn đang bị giao dịch dưới giá trị tài sản ròng ở mức cao (theo bảng dưới đây).

Tên quỹ Tổng khối lượng giao dịch trong Quý III/2010 (đơn vị)

Tổng giá trị giao dịch trong Quý III/2010 (đồng)

Giá giao dịch trung bình (đồng/đơn vị)

Tỷ lệ chiết khấu trung bình giữa giá so với

NAV (%)

Quỹ đầu tư VF1 14.681.360 150.696.000.000 11.309 -50,20%

Quỹ đầu tư VF4 4.375.670 20.514.854.000 6.400 - 34,20%

Quỹ đầu tư VFA 1.197.240 14.656.000.000 9.000 -14,58%

Page 19: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · 2019. 12. 12. · 451,7 điểm ngày 1/10 trong khi GDP có mức tăng trưởng ấn tượng 7,16%

NHẬN GIẢI THƯỞNG

THƯƠNG HIỆU CHỨNG KHOÁN UY TÍNLẦN 3-2010

CHÚC MỪNG CÔNG TY VFM

Ông Trần Lê Minh – đại diện công ty VFM nhận giải thưởng Thương hiệu Chứng khoán Uy tín dành cho các doanh nghiệp tiêu biểu trên TTCK Việt Nam

Công ty VFM là công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam hiện có tổng số vốn quản lý lớn nhất với hơn 5.000 tỷ đồng và 15.000 nhà đầu tư thông qua các Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1), Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2), Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF4), Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA) và Dịch vụ quản lý Danh mục đầu tư.