do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

142
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP............................................4 1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính................................................. 4 1.1.1................Khái niệm tài chính doanh nghiệp. 4 1.1.2.. .Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp. 6 1.1.3.. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...........................6 1.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp................................................ 8 1.2.3......................Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 11 1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp............................................... 12 1.3.1.................Phương pháp phân tích tài chính. 12 1.3.2.. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp............................................... 15 CHƯƠNG 2...............................................28 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ NĂM 2010...........28 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam...............................................28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam.........................28 SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 1

Upload: nguyen-ngoc-phan-van

Post on 16-Apr-2017

112 views

Category:

Business


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.........................................................................................................4

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính.........................4

1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp.........................................................4

1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp........................................6

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.6

1.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp..............................8

1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ......................................................................11

1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.........................12

1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính.............................................................12

1.3.2. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp............................15

CHƯƠNG 2.................................................................................................................28

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ NĂM 2010...........................................28

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.........................28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam.......................................................................................................................28

2.1.2. Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty..................................................................................................................29

2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây.......................36

2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Chế tác Đá Việt Nam qua năm 2009 và năm 2010.............................................................................37

2.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty qua hai năm 2009 và 2010......................................................................................................................37

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty....................................................50

2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính.............................................................................57

2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont)..........60

2.2.5. Phân tích các đòn bẩy tài chính..................................................................67

2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính...............................................................72

CHƯƠNG 3.................................................................................................................74

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 1

Page 2: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM.............................................................................74

3.1. Đánh giá chung..................................................................................................74

3.2. Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam..................................................................................................................75

3.2.1. Biện pháp 1: Giảm lượng hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả tài chính..........................................................75

3.2.2. Biện pháp mở rộng qui mô sản xuất làm tăng doanh thu...........................80

3.2.3. Kết quả thực hiện biên pháp.......................................................................87

KẾT LUẬN.................................................................................................................90

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 2

Page 3: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

LỜI MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã và đang

có những chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước

làm cho nền kinh tế cả nước nói chung và các doanh nghiệp, các tế bào của nền kinh

tế quốc dân nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên, nền kinh tế thị

trường cũng đặt ra nhiều thách thức hơn, khó khăn cho doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế trong nước. Cạnh tranh để tìm kiếm thị trường (cả đầu vào lẫn đầu ra)

nhu cầu về vốn, chất lượng sản phẩm…. Do vậy các nhà quản lý doanh nghiệp phải

hết sức linh hoạt trong quá trình tổ chức và quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh

có hiệu quả, doanh nghiệp có vị thế trên thị trường.

Để có những thông tin đúng đắn, chính xác nhằm đánh giá, điều chỉnh các mối

quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải đánh giá

đúng thực trạng về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân và

mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu và

những quyết định cần thiết nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất kinh doanh, đó là nhiệm

vụ của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Chế tác đá nói riêng và vật liệu

ngành xây dựng nói chung đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, ngày càng

mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm qua hàng năm. Công ty sản xuất chế tác đá

ngày càng mở rộng qui mô sản xuất để ra được nhiều sản phẩm, chất lượng sản phẩm

ngày càng cao.

Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là

chế tác các sản phẩm từ đá nhân tạo. Công ty đã phát triển các nguồn lực về tài sản,

thiết bị phục vụ cho việc tăng năng suất, nguồn lực lao động đông cả về số lượng và

chất lượng. Cùng với việc mở rộng quy mô, tăng cường các nguồn lực nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc phát triển các chính sách kinh tế, xã hội cũng là

một vấn đề hết sức quan trọng. Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh phải kể đến

hoạt động tài chính của công ty. Việc tiến hành phân tích tài chính giúp cho công ty

và các cơ quan quản lý cấp trên nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 3

Page 4: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

được nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của

Công ty như thế nào tốt hay xấu.

Xuất phát từ suy nghĩ trên, cùng thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Chế

Tác Đá Việt Nam em chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện

pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt

Nam”.

Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp với lý luận thực tiễn, đề tài nhằm phân

tích thực trạng hoạt tài chính của Công ty, khẳng định những kết quả đạt được và

những hạn chế cần khắc phục đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện góp phần nâng

cao hiệu quả tài chinh tại Công ty.

Đồ án tốt nghiệp gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chương 2:Phân tich thực trạng tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần

Chế Tác Đá Việt Nam.

Chương 3: Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ

Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn và sự hướng

dần tận tình của thầy Tiến Sĩ Đào Thanh Bình. Do thời gian có hạn mức độ đầu tư

nghiên cứu có phần hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong

được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo để em có thể vận dụng kiến

thức đã học vào thực tế tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Khuất Thị Huyền

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 4

Page 5: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính.

1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp.

Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng phải có

một lượng vốn nhất định, đây là một yếu tố quan trọng và tiền đề trong mọi hoạt động

của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động phát sinh các luồng tiền gắn liền với

hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự vận động của các

luồng tiền tạo nên sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiêp. Để hiểu rõ

tài chính doanh nghiệp là gì thì phải hiểu được khái niệm tài chính doanh nghiệp dưới

đây.

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền

dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ

của doanh nghiệp để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các

nhu cầu chung của xã hội. Hay nói cách khác tài chính doanh nghiệp là các mối quan

hệ phân phối dưới hình thưc giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp

phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân

phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh

nghiệp.

Các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với

Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.

Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính.

Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn

tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu

cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 5

Page 6: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài

trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số

tiền tạm thời chưa sử dụng.

Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường khác.

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp

khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao đông. Đây là thị trường mà

tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao

động, dịch vụ viễn thông… Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có

thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó,

doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn

nhu cầu của thị trường.

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.

Đây là quan hệ trong các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa các cổ đông và

người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vồn và quyền sở hữu vốn.

Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh

nghiệp như: chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách về chi phí vốn,….Cụ thể

là:

+ Quan hệ kinh tế giữa Doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội

sản xuất trong việc thanh toán và tạm ứng thanh toán.

+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá

trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,

tiền phạt, lãi cổ phần.

+ Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hòa vốn giữa các đơn vị trực thuộc

trong nội bộ doanh nghiệp với tổng công ty.

+ Những quan hệ trên một mặt phản ánh doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế

độc lập, chiếm địa vị là một chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét

mối liên hệ tài chính doanh nghiệp với các tổ chức.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 6

Page 7: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp.Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết

cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh

giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà

doanh nghiệp đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra

các quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp.

Hoặc Phân tích tài chính là quá trình xem xét hiện trạng tài chính của doanh

nghiệp trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác thuộc cùng một ngành kinh doanh

mà trước hết với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Điều này giúp nhà quản lý nhận biết các

điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp về mặt tài chính, từ đó đề ra các biện pháp

nhằm cải thiện tình hình.

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo

cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương

pháp , công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác

nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết

hoạt động tài chính doanh nghiệp.

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

a. Mục tiêu.

Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là nhận dạng những điểm mạnh,

điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí

sau:

- An toàn tài chính (khả năng thanh khoản và khả năng quản lý nợ).

- Hiệu quả tài chính (khả năng sinh lời và khả năng quản lý tài sản).

- Tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính (đẳng thức Dupont).

Sau khi nhận dạng, tìm hiểu tiêu chí đó của doanh nghiệp để có thể giải thích

các nguyên nhân đứng đằng sau thực trạng đó, từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp tận

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 7

Page 8: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

dụng điểm mạnh và thuận lợi, khắc phục điểm yếu và khó khăn nhằm cải thiện tình

hình tài chính doanh nghiệp.

b. Ý nghĩa.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được nhiều các nhân, tổ chức quan

tâm cũng như nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các

nhà quản lý chức năng… Tuy nhiên, mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm ở những khía

cạnh khác nhau khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình

hình tài chính cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với từng cá nhân, tổ chức.

- Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan

tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà

quản lý doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việc

làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ chi phí thấp,

đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ thực

hiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được thử thách sống còn và mục tiêu cơ bản

là kinh doanh có lãi và trả được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn hết

nguồn vốn và phải đóng cửa doanh nghiệp. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả

năng thanh toán nợ đến hạn cũng buộc ngừng hoạt động và đóng cửa. Như vậy, hơn

ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và

hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài

chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và định hướng tài chính nhằm đưa ra quyết

định đúng đắn nhất cho doanh nghiệp.

- Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm của họ

hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số

lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó, so sánh với

nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiêp. Ngoài ra,

ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng đến số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn

chủ sở hữu này là khoản tiền bảo hiểm cho họ trong trường hợp công ty gặp rủi ro.

Không một ngân hàng hay quỹ tín dụng nào sẵn sang cho vay nếu các thông tin cho

thấy người vay không đảm bảo chắc rằng khoản vay đó sẽ được thanh toán khi đến

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 8

Page 9: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

hạn. Các chủ nơ cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đây là cơ

sở để thanh toán vốn vay và lãi vay dài hạn.

- Đối với nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ: Họ phỉa biết được khả

năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định xem có

cho phep doanh nghiệp mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không.

- Đối với các chủ đầu tư: Mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán…. Vì vậy, họ cần những

thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh,

các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tu cũng rất quan

tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Điều đó

nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cao cho các nhà đầu tư.

- Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp (chủ sở hữu), các nhà quản lý, các nhà đầu

tư, ngân hàng còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới tình hình tài chính của

doanh nghiệp. Đó là cơ quan tài chính, thuế, chủ quản, các nhà phân tích tài chính,

những người lao động… Những nhóm người này có nhu cầu thông tin cơ bản là

giống nhau như ngân hàng, các nhà đầu tư…bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và

trách nhiệm, đến khách hàng tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.

1.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình

tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và lượng hóa tác động

của các nhân tố đối với tình hình và kết quả tài chính nhằm đưa ra kế hoạch và biện

pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể

hiện và kết quả thể hiện tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp được tổng

hợp trên báo cáo tài chính cũng như số liệu được tập hợp trong hệ thống kế toán quản

trị của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính

doanh nghiệp. Báo cáo kế toán tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện, tình

hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 9

Page 10: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Các báo cáo tài chính quan trọng thường được sử dụng làm nguồn tài liệu để

phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài các báo cáo tài chính kể trên, khi phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp cũng cần phải quan tâm đến các thông tin bên ngoài doanh nghiêp như: thông

tin về tình hình phát triển kinh tế trong nước, ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang

hoạt động và các ngành khác liên quan. Các thông tin liên quan đến chính sách kinh

tế tài chính của chính phủ, thông tin về các đối thủ cạnh tranh….. cũng cần phải được

chú ý xem xét trong quá trình phân tích.

Các báo cáo trên cung cấp thông tin đầu vào cơ bản và hữu ích cho nhà phân

tích nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.2.1. Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và

nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể trong quá trình hoạt động kinh

doanh. Bảng cân đối kế toán có đặc điểm cơ bản:

- Được xác định trên cơ sở số dư của các tài khoản tài sản và nguồn vốn của

doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán.

- Phản ánh tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời

điểm xác định, do vậy có thể xem bảng cân đối kế toán là một tấm chụp về cơ cấu tài

chính của doanh nghiệp.

Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm những yếu tố cơ bản sau:

Bên tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại

thời điểm lập báo cáo và được chia là hai loại: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn. Về

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 10

Page 11: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền pháp lý, sử

dụng lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận.

Bên nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh

nghiệp tại thời điểm báo cáo. Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khác

nhau, căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia làm hai loại: nợ phải trả và vốn chủ sở

hữu. Về pháp lý, nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã

đăng kí kinh doanh với nhà nước, số tài sản đẫ được hình thành bằng nguồn vốn vay

ngân hang, vay các đối tượng khác, cũng như trách nhiệm thanh toán với người lao

động, cổ đông, nhà cung cấp, ngân sách….

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận dạng được loại hình

doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế

toán là một tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả

năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh

nghiệp.

1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo kế toán tài chính phản ánh

Ngoài ra, báo cáo này còn thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng

như tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế

giá trị gia tăng hàng bán nội địa trong kỳ kế toán.

Khác với bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD cũng là báo cáo tài chính quan

trọng cho nhiều đối tượng cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của

doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo KQHĐKD cung cấp thông tin nhằm phục vụ

cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, có thể kiểm tra được tình

hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về các

khoản thuế và các khoản phải nộp khác, đánh giá được xu hướng của doanh nghiệp

qua các thời kỳ khác nhau.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 11

Page 12: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần:

- Phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi thời kì hoạt động (Phần I

Lãi, Lỗ). Phản ánh nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí hoạt động sản xuất

kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí của từng hoạt động tài

chính và các hoạt động bất thường cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của toàn doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thuộc thành phần này đêu được theo dõi

chi tiết theo số quý trước, quý này và lũy kế từ đầu năm.

- Phần phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước gồm

các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế, các khoản phí và các khoản phải nộp khác

(Phần II Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước). Các chỉ tiêu ở phần này cũng

được chi tiết thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ

và số còn nộp đến cuối kỳ này cùng với số phải nộp lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ

báo cao.

- Phần phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại và thuế GTGT

hàng bán nội địa (Phần III thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và

thuế GTGT hàng bán nội địa). Phần này chi tiết các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT

mà doanh nghiệp phải nộp, được khấu trừ,…

1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc

hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Thông tin về lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp cung cấp cho người sử

dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các

khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Luồng tiề phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến

hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không

phải là đầu tư và hoạt động tài chính, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả

năng tạo ra tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản

nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không

cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 12

Page 13: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền liên quan đến việc mua

sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không

thuộc các khoản tương đương tiền, còn các luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính

có liên quan đến việc thay đổi quy mô cơ cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của

doanh nghiệp.

1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính.

Phương pháp phân tích tài chính là hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếp

cân, nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp, các nguồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tổng hợp, các

chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh

nghiệp.

Về lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như:

phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ, phương

pháp Dupont,…. Trong đề tài này, tôi xin giới thiệu 4 phương pháp: so sánh, thay thế

liên hoàn, tỷ lệ và phương pháp Dupont. Nhưng mỗi phương pháp phân tích đều có

những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do vậy khi phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp chúng ta có thể kết hợp các phương pháp phân tích để có hiệu quả tốt

hơn.

a. Phương pháp so sánh.

- Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác

định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

- Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo yêu

cầu của phân tích mà chọn làm căn cứ thích hợp như: khi đánh giá tốc độ tăng trưởng

thì chỉ tiêu làm căn cứ so sánh là số liệu kỳ trước, khi đánh giá các mức độ phấn đấu

hoàn thành kế hoạch thì chỉ tiêu làm căn cứ so sánh là số kế hoạch.

- Điều kiện so sánh:

Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 13

Page 14: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Khi so sánh với các chỉ tiêu với nhau phải có cùng điều kiện, đảm bảo thống

nhất về nội dung kinh tế, tiêu chuẩn biểu hiện là phương pháp tính toán, thời gian

tương ứng và đại lượng biểu hiện, thống nhất về đơn vị tính toán các chỉ tiêu (cả về

hiện vật, giá trị và thời gian).

- Nội dung bao gồm:

So sánh số thực tế các số kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước

nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, thấy tình hình tài

chính của doanh nghiệp được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc

phục trong kỳ kinh doanh tiếp theo..

So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức độ

phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch.

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với mức trung bình ngành.

So sánh theo chiều dọc: xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.

So sánh theo chiều ngang ở nhiều kỳ phân tích để thấy được sự biến động cả

về số tương đối và số tuyệt đối của các khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán

liên tiếp. Trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp tôt hay

xấu, hiệu quả hay không hiệu quả.

b. Phương pháp tỷ lệ.

- Định nghĩa: là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó

là các tỷ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.

- Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng

ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn, bởi vì:

- Thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy

đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành các tỷ lệ tham chiếu tin cây cho việc đánh giá một

tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 14

Page 15: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Thứ hai: việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy

nhanh tính toán hàng loạt các tỷ số.

Thứ ba: phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả

những số liệu và phân tích có hệ thống hàng loạt cac tỷ số theo chuỗi thời gian liên

tục hoặc theo từng giai đoạn.

- Vể nguyên tắc, với phương pháp tỷ số yêu cầu cần xác định được các ngưỡng,

các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so

sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tỷ lệ tham chiếu.

c. Phương pháp thay thế liên hoàn.

Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đến kết quả kinh doanh khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số hoặc kết

hợp cả tích số và thương số với kết quả kinh tế. Khi sử dụng phương pháp này, cần

thực hiện các trình tự sau:

- Trước hết, phải biết được các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với

chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính các chỉ tiêu đó.

- Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: nhân tố số

lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng

cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo

lộn trình tự này.

- Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên.

Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn nhân tố chưa được thay

thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế. Thay thế xong một nhân tố,

phải tính ra một kết quả cụ thể của lần thay thế đó. Lấy kết quả này so với (trừ đi) kết

quả cảu bước trước nó thì chênh lệch được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố

vừa được thay thế.

- Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp của

các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chện lệch giữa

thực tế với kế hoạch kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích).

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 15

Page 16: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

d. Phương pháp Dupont.

Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp nhằm đánh giá sự tác

động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến động chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số

của một loạt các biến số.

Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận được các nguyên nhân dẫn

đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương

pháp này là tách tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như lợi nhuận

sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành

tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó có thể thấy được

ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp.

1.3.2. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần có một lượng

vốn nhất định. Doanh nghiệp vừa phải huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu

kinh doanh vừa phải phân phối, quản lý, sử dụng số vốn hiện có hợp lý và có hiệu quả

cao nhất trên cơ sở chấp hành đúng chế độ , chính sách quản lý kinh tế tài chính của

Nhà nước.

Nội dung phân tích chủ yếu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao

gồm:

- Phân tích khái quát báo cáo tài chính.

- Phân tích hiệu quả tài chính.

+ Phân tích khả năng quản lý tài sản.

+ Phân tích khả năng sinh lợi.

- Phân tích rủi ro tài chính.

+ Phân tích khả năng thanh toán.

+ Phân tích khả năng quản lý nợ.

- Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont).

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 16

Page 17: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

a. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu tài sản.

Phân tích cơ sấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành

tổng tài sản của một doanh nghiệp. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà phân tích sẽ

nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn

đã phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích cực cho

mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

- Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc

quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi

vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh

nghiệp có thể tồn tại dưới trạng thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư

ngắn hạn và các khoản nợ phải thu. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: vốn

bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và

các tài sản ngắn hạn khác. Thuộc loại tài khoản này còn bao gồm tài khoản chi sự

nghiệp.

- Tài sản dài hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp bao

gồm: tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), tài sản cố định vô hình (TSCĐVH), TSCĐ

thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên

kết, đầu tư vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp,

chi phí trả trước dài hạn.

- Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và

so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận

tài sản chiếm trong tổng số tài sản.

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản =

Phân tích cơ cấu nguồn vốn.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 17

Page 18: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Để tiến hành hoat động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu

cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có

thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có

thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

- Nợ phải trả: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình

hoạt động kinh doanh, do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách

nhiệm thanh toán.

- Vốn chủ sở hữu: Là vốn của chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và

bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn có một số khoản phát sinh

khác như: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp…

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh

nghiệp về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay khó khăn

thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản

và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối

quan hệ này phần nào giúp cho nhà phân tích nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn

vốn daonh nghiệp huy động vốn và việc sử dụng chúng đầu tư, mua sắm, dự trữ và sử

dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.

Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của

doanh nghiệp giúp cho nhà phân tích phần nào nhận thức được nguồn gốc, khả năng

tạo ra lợi nhuận và xu hướng của chúng trong tương lai. Việc phân tích này cần phải

kết hợp so sánh chiều dọc và so sanh chiều ngang các mục trong báo cáo kết quả sản

xuất kinh doanh trên cơ sở tìm hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm và

phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận là nhằm

mục đích trả lời các câu hỏi:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 18

Page 19: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng, ổn định hay sụt

giảm?

- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán?

- Đánh giá thị phần của doanh nghiệp đang được mở rộng hay đang bị thu hẹp?

- Lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện không?

- Lợi nhuận tạo ra có thể đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không?

- Chính sách phân phối của doanh nghiệp có hợp lý không?

b. Phân tích hiệu quản tài chính.

Phân tích khả năng quản lý tài sản.

Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dung hay mức quay

vòng và sức sản xuất của tài sản trong năm.

- Vòng quay hàng tồn kho.

Công thức tính vòng quay hàng tồn kho.

Vòng quay hang tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân

chuyển trong kỳ. Số vòng quay càng cao thì càng tốt.

Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, không

phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay trả lại

hàng bán.

Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,

thành phẩm, hàng hóa…

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 19

Page 20: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ rằng các loại tồn kho quá cao so với

doanh số bán. Một vấn đề mà chhungs ta phải lưu ý là mặc dù doanh thu thuần được

tạo ra trong suốt năm. Do giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồn

kho tại một thời điểm cụ thể còn doanh thu thuần là giá trị được tạo ra trong suốt một

chu kỳ kinh doanh nên khi tính toán tỷ số vòng quay hàng tồn kho phải sử dụng mức

tồn kho bình dựa trên kết quả trung bình cộng các giá trị hàng tồn kho trong kỳ. Giá

trị trung bình của các chỉ tiêu được tính theo công thức chung:

Giá trị bình quân =

- Kì thu nợ bán chịu:

Kỳ thu nợ bán chịu = =

Chỉ số này phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu.

- Vòng quay tài sản cố định:

Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên TSDH bình quân của doanh

nghiệp.

Vòng quay TSDH =

Giá trị TSDH là giá trị thuần của các loại TSDH tính theo giá trị sổ sách kế

toán, tức là nguyên giá của TSDH trừ đi hao mòn TSDH cộng dồn đến thời điểm tính

toán.

Vòng quay TSDH càng cao chứng tỏ tài sản cố định có chất lượng cao, được

tận dụng đầy đủ, không nhàn rỗi và phát huy hết công suất, góp phần tăng doanh thu

và điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSNH, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 20

Page 21: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Vòng quay TSDH thấp do nhiều TSDH không hoạt động, chất lượng TSDH

kém hoặc không hoạt động đúng công suất, làm cho doanh thu của doanh nghiệp

giảm.

- Vòng quay tài sản ngắn hạn

TSNH là tài sản dự trữ hoặc trong thanh toán để đảm bảo nhu cầu sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày.

Vòng quay TSNH =

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị TSNH tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu

thuần. Năng suất sử dụng TSNH cho biết trong kỳ TSNH quay được bao nhiêu vòng.

Nếu số vòng này càng cao chứng tỏ TSNH có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ,

không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh

doanh.

Vòng quay TSNH cao là cơ sở tốt để xó lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi

phí và giảm được lượng vốn đầu tư.

Vòng quay TSNH thấp là do nhiều nguyên nhân như: tiền mặt nhàn rỗi , thu

hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá nhiều, quản lý vật tư không tốt,

quản lý sản xuất không tốt, quản lý hàng chưa đạt yêu cầu.

- Vòng quay tổng tài sản.

Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các tài sản của

doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao

nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản được tính theo công thức sau:

Vòng quay tổng tài sản =

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 21

Page 22: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao gồm cả TSNH

và TSDH tại thời điểm tính toán.

Vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp khả năng quản lý TSDH

và TSNH của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất

lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong toàn

bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay tài sản càng cao là cơ sở

tốt để có lợi nhuận cao.

Vòng quay tổng tài sản thấp do yếu kém trong khâu quản lý TSDH, quản lý

tiền mặt, quản lý khoản phải thu kém, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản

xuất, quản lý bán hàng kém.

Phân tích khả năng sinh lợi.

Khả năng sinh lợi thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là

những tỷ số quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Các chỉ số về khả năng sinh lợi bao

gồm:

- Tỷ số lợi nhuận biên hay lợi nhuận trên một đồng doanh thu (ROS), (Doanh

lợi tiêu thụ).

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đông lợi

nhuận. Có thể dùng nó để so sánh với các tỷ số của năm trước hay so sánh với doanh

nghiệp khác. Tỷ số này biểu hiện dưới dạng phần trăm.

ROS =

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng

của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 22

Page 23: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA).

Tỷ suất thu hồi tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc

sử dụng tài sản để tạo ra tài sản sau khi đã trừ đi thuế, không phân biệt tài sản này

được hình thành bởi vốn vay hay bằng vốn chủ sở hữu.

ROA =

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng trong tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của

doanh nghiệp càng lớn.

- Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE).

ROE đo lường mức lợi nhuận trên mức vốn đầu tư của các chủ sở hữu, công

thức ROE được tính như sau:

ROE =

Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp

phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. ROE càng cao chứng tỏ trình độ sử

dụng vốn chủ sở hữu càng tốt và ngược lại. Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng và

thiết thực đối với chủ sở hữu.

c. Phân tích rủi ro tài chính.

Phân tích khả năng thanh toán.

Để biết được khả năng thanh toán thì nhà phân tích phải tính được các chỉ số

khả năng thanh toán ở một kỳ nào đó của doanh nghiệp. Nếu các chỉ số này tốt cho

thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt và ngược lại là dấu hiệu doanh nghiệp

có thể gặp khó khăn về tình hình tài chính.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 23

Page 24: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Muốn phân tích được khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng các tỷ

số sau.

- Khả năng thanh toán hiện hành.

Khả năng thanh toán hiện hành =

Chỉ tiêu này cho biết tại mỗi thời điểm nghiên cứu, toàn bộ giá trị tài sản thuần

hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh

nghiệp hay không.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được chấp nhận hay

không tùy thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp đang

kinh doanh. Bên cạnh đó, nó cũng được so sánh với các giá trị của tỷ số này của

doanh nghiệp trong năm trước đó.

Khi giá trị của tỷ số thanh toán hiện hành giảm. Chứng tỏ khả năng thanh toán

nợ của doanh nghiệp giảm và cũng báo hiệu trước khó khăn tài chính của doanh

nghiệp trong thời gian tới, trường hợp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng

kinh doanh của doanh nghiệp. Và ngược lại chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh

toán hiện tại càng cao, đó là nhân tố tích cực góp phần ổn định tình hình tài chính của

doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao, thì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào

TSNH hay đơn giản là việc quản lý TSNH của doanh nghiệp không đạt hiệu quả bởi

có nhiều tiền mặt nhàn rỗi gây lãng phí cho việc sử dụng vốn vò nó có thể làm giảm

lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Khả năng thanh toán nhanh.

Trong nhiều trường hợp, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành không phản ánh

chính xác khả năng thanh toán như: Hàng tồn kho là những loại hàng hóa khó bán thì

doanh nghiệp rất khó bán chúng để trả nợ. Vì vậy phải quan tâm đến khả năng thanh

toán nhanh.SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 24

Page 25: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Chỉ số này cho biết khả năng thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa

trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán

cần thiết.

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiến mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán

có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và các khoản phải thu.

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi

dào, tuy nhiên chỉ số này cao quá có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn

rỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán

các khoản công nợ. Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín

của doanh nghiệp và có thể dẫn đến doanh nghiệp có thể bị giải thể hoặc phá sản.

- Khả năng thanh toán tức thời.

Khả năng thanh toán tức thời =

Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các khoản nợ đến hạn

bằng tiền mặt hoặc bằng các loại ngân phiếu, tiền gửi ngân hàng.

Phân tích khả năng quản lý vốn vay.

- Chỉ số nợ.

Nghiên cứu chỉ số tài chính là cơ sở để giúp doanh nghiệp lựa chọn các quyết

định chính xác về việc tìm các nguồn lực tài trợ, ước lượng chi phí tài chính, khả

năng chi trả… để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khả

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 25

Page 26: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

năng quản lý vốn vay là một chỉ tiêu quann trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

vốn không phải là của doanh nghiệp.

Chỉ số nợ =

Tổng số nợ là toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo

cáo tài chính. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, các hóa đơn mua

hàng phải thanh toán, các khoản nợ lương, thuế… Các khoản nợ dài hạn là những

khoản nợ có thời gian thanh toán trên 1 năm như: vay dài hạn, trái phiếu, giá trị tài

sản thuê mua….

Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn hay là tổng giá trị toàn bộ

kinh phí đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái

của bảng cân đối kế toán.

- Chỉ số thanh toán lãi vay.

Chỉ số thanh toán lãi vay =

Nếu hệ số này quá thấp thì sẽ không tốt cho doanh nghiệp vì nó cho thấy

doanh nghiệp không có khả năng trả lãi vay, do vậy doanh nghiệp có thể gặp khó

khăn trong việc bổ sung vốn kinh doanh bằng đi vay.

d. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont).

Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để

phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa

các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra. Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thể hiện bằng

các tài sản đầu tư. Kết quả đàu ra của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi

nhuận. Mục đích của mô hình Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đông tài

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 26

Page 27: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

sản mà doanh nghiệp sử dụng, để từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định

nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn.

Đẳng thức Dupont thứ nhất:

ROA = Lãi ròng (NI) .

Doanh thu thuầnx

Doanh thu thuần .

Tổng TS bình quân

= ROS x VQTTS

Có 2 hướng để tăng chỉ số ROA là tăng ROS hoặc tăng VQTTS hoặc tăng cả

hai. Muốn tăng ROS cần phải phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phi, tăng

giá bán để có lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên việc tăng giá

bán hiện nay là không thể vì nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn

tăng VQTTS phải tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tăng

cường các hoạt động xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị

sản phẩm.

- Đẳng thức Dupont thứ hai

ROE = Lãi ròng (NI) .

Tổng TS bình quânx

Tổng TS bình quân .

VCSH bình quân

= ROA xTổng TS bình quân .

VCSH bình quân

Đẳng thức Du Pont thứ 2 cho ta thấy muốn tăng ROE ta có thể tăng ROA hoặc

tăng tỷ số TTSBQ/VCSHBQ. Muốn tăng ROA thì làm theo đẳng thức Du Pont thứ

nhất. Muốn tăng tỷ số TTSBQ/VCSHBQ chỉ cần giảm VCSH và tăng nợ. Tuy nhiên

hiện tỷ số nợ của công ty hiện đang khá cao nên việc tăng thêm nợ là khá khó khăn.

Tỷ số nợ tăng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ tăng lên. Ngoài ra đẳng thứ này cũng

cho ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao.

- Đẳng thức Du Pont thứ ba

ROE =Lãi ròng (NI) .

Doanh thux

Doanh thu .

Tổng TS bình quânx

Tổng TS bình quân .

VCSH bình quân

= ROS x VQTTS xTổng TS bình quân .

VCSH bình quân

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 27

Page 28: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Đẳng thức thứ 3 cho tay thấy có thể tăng ROE bằng cách tăng từng thành phần

như ROS, VQTTS hoặc tỷ số TTSBQ/VCSHBQ. Tuy nhiên việc tăng từng chỉ số này

có thể có ảnh hưởng trái chiều đến ROE. Nếu muốn tăng ROS phải phấn đấu tăng lãi

ròng bằng cách tăng giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm. Điều này sẽ làm sản lượng

hàng bán giảm dẫn đến doanh thu giảm. Doanh thu giảm sẽ làm cho VQTTS giảm.

Do vậy tăng ROS chưa chắc đã làm tăng ROE. Nếu muốn tăng VQTTS phải phấn

đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tăng cường cách hoạt động xúc tiến bán

hàng, khuyến mại và cho khách hàng nhiều hơn. Điều này sẽ làm cho lãi ròng của

công ty giảm kéo theo ROS sẽ giảm. Do đó tăng VQTTS cũng chưa chắc làm tăng

ROE. Ngoài 2 cách trên ta còn có thể tăng ROE bằng cách tăng tỷ số

TTSBQ/VCSHBQ, để đạt được điều này phải giảm VCSH và tăng vốn vay. Việc này

sẽ không có ảnh hưởng đến ROS và VQTTS do đó nó sẽ làm tăng ROE. Tuy nhiên,

như đã phân tích ở trên, việc sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ làm tăng rủi ro cho công

ty. Do đó việc lựa chọn phương án nào cũng cần phải cân nhắc đến lợi ích cũng như

rủi ro của các bên liên quan.

Sơ đồ Dupont về mối quan hệ của các chỉ số tài chính

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 28

Page 29: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 29

Page 30: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ

NĂM 2010

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam.

Công ty CP chế tác đá Việt Nam được thành lập theo biên bản thỏa thuận góp vốn

thành lập công ty ngày 22/01/2007, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty CP Đá ốp lát cao

cấp Vnaconex, Công ty CP phát triển thương mại Việt Nam và ông Phạm Trí Dũng.

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000640 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp

ngày 13/02/2007 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008 (nay là thành phố Hà Nội )

Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần phù hợp với các quy định của Luật

Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy

định của pháp luật Việt Nam, là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp

Vinaconex.

Công ty CP chế tác đá Việt Nam ( STONE VIETNAM ) đã cơ bản hoàn thành việc

đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị, thiết lập và hoàn thiện hệ thống tổ chức nhân

sự, theo sự bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ quý IV/2008.

Công ty là doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư “ Xây dựng nhà máy sản xuất,

chế tác đá, trang trí nội thất “, với triển vọng phát triển đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thị

trường quốc tế và các dự án chung cư cao cấp trong nước.

- Tên công ty : Công ty CP Chế tác đá Việt Nam

- Tên giao dịch: Viet Nam Stone Work - Top Fabrication Joint Stock Company

- Tên viết tắt : STONE VIETNAM

- Trụ sở chính : Khu CN Bắc Phú Cát, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà

Nội

- Điện thoại : 04 – 33688306

- Fax : 04 – 33688305

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 30

Page 31: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Email : [email protected] Website : www.stonevietnam.vn- Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000640 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây

cấp ngày 13/02/2007 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008.

2.1.2. Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: sản xuất và cung cấp các sản

phẩm đá ốp lát dùng trong xây dựng các công trình nhà ở, văn phòng và các công trình công

cộng. Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn …

Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng

- Sản xuất, mua bán sơn, khoá, bản lề, cửa, đồ sành sứ,thuỷ tinh, pha lê, thiết bị

vệ sinh, hàng cơ khí

- Sản xuất, gia công, mua bán phôi thép, thép các loại; Sản xuất mua bán các sản

phẩm trang trí nội, ngoại thất

- Sản xuất, chế biến, mua bán gỗ và đồ gỗ (trừ loại gỗ nhà nước cấm)

- Sản xuất, mua bán vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp (không bao

gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y)

- Sản xuất và mua bán hàng dệt, may mặc, đồ da, hàng thủ công ,mỹ nghệ

- Mua bán vật tư, máy , móc thiệt bị ngành cơ khí xây dựng; Mua bán vật tư

máy móc thiết bị ngành dệt, may mặc, đồ da.

- Mua bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện, phương tiện giao thông vận tải

- Mua bán rượu, bia, thuốc lá, đồ mỹ nghệ, đồ giải khát, đồ gia dụng, điện, điện

tử, điện lạnh

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí : cầu lông, bóng bàn,

bia, tennis ( Không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán

bar)

- Xăy dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

- Chuyển giao công nghệ

- Khai thác chế biến các loại khoáng sản

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 31

Page 32: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Dịch vụ vận tải hàng hoá

- Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; kinh

doanh bất động sản

Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế của đất nước. Công ty đã không ngừng củng

cố và phát triển năng lực sản xuất và kinh doanh đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm,

hàng hóa và dịch vụ. Công ty đã cam kết tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý môi

trường Toàn cầu ISO 14001:2004.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.

Sản phẩm đầu ra chủ yếu của Công ty là các mặt bàn bếp, mặt bàn bar, quầy lễ

tân, bệ chậu rửa, giá gương, bậc cầu thang… phong phú với đủ màu sắc, hình dạng,

kích thước với nguyên vật liệu đầu vào là sản phẩm đá nhân tạo cao cấp tấm lớn được

rung ép chân không, sử dụng chất kết dính hữu cơ có độ cứng rất cao, không cong

vênh, không thấm nước và có độ thẩm mỹ cao. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách

hàng, Công ty sẽ sử dụng sản phẩm đá tự nhiên để chế tác.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty gồm các giai đoạn sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm

(

Nguồn: phòng sản xuất)

*Giai đoạn chuẩn bị: Phòng kế hoạch – thị trường tiếp nhận yêu cầu thông tin

về sản phẩm từ khách hàng, tiến hành đo đạc và lên bản vẽ chi tiết trình Giám đốc

duyệt (đối với các sản phẩm gia công lắp đặt), sau đó viết Phiếu yêu cầu triển khai

đơn hàng và chuyển đến các đơn vị có liên quan chi tiết định mức cụ thể và cấp phôi

đá tấm cho từng loại mẫu. Phòng vật tư cung cấp thông tin về sản phẩm tồn kho theo SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 32

Chuẩn bị

(Phòng kế hoạch thị trường, phòng vật tư và sản xuất)

Chế tác

(Phòng sản xuất)

Kiểm tra, bao gói

( Phòng sản xuất, kế hoạch thị trường, kế toán

Nghiệm thu thành phẩm

( phòng sản xuất, kế toán)

Page 33: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

yêu cầu; kiểm tra chất lượng, kích thước và mã mầu của các tấm đá sau đó xuất cho

Bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất sau khi tiếp nhận phôi đá từ phòng vật tư và bản

vẽ chi tiết của Phòng Kế hoạch - thị trường thì tiến hành gia công, cắt mẫu sản phẩm.

*Giai đoạn gia công, cắt mẫu: Phân xưởng thực hiện chế tác theo quy trình đã

được phê duyệt (được chia làm nhiều bước nhỏ như cắt đá, mài đá, đánh bóng, sử

dụng chất kết dính và hóa chất trong quá trình chế tác…); chịu trách nhiệm kiểm

soát , đảm bảo chất lượng và bảo toàn sản phẩm qua từng công đoạn kể từ khi nhận

vật tư đến khi hoàn thiện, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ở khâu nào phải để riêng và

thông báo đến các đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý.

*Giai đoạn kiểm tra, bao gói và xuất kho thành phẩm : Sản phẩm hoàn thành

sẽ được xếp thành từng hàng hoặc từng lô để KCS kiểm tra chất lượng. Những sản

phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được bao gói theo yêu cầu của đơn hàng, những

sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được phân loại và để riêng chờ xử lý. Phòng Kế hoạch

– thị trường liên lạc với khách hàng về thời gian lắp đặt, viết Phiếu đề nghị xuất kho

chuyển cho Phòng TC – KT lập Phiếu xuất kho đi lắp đặt.

*Giai đoạn lắp đặt và nghiệm thu sản phẩm: Sản phẩm sau khi được kiểm tra,

bao gói, xếp vào các hộp giấy hoặc pallet sẽ được niêm phong nghiệm thu, làm các

thủ tục cần thiết để giao hàng cho khách hàng theo đơn đặt hàng (đối với các sản

phẩm cắt mẫu), với các sản phẩm gia công Bộ phận sản xuất tiến hành gia công, lắp

đặt trực tiếp tại địa điểm khách hàng đã yêu cầu. Khách hàng căn cứ vào sản phẩm

sau khi lắp đặt tiến hành ký Biên bản nghiệm thu sản phẩm.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Công ty CP Chế tác đá Việt Nam thực hiện chế độ quản lý theo mô hình trực

tuyến chức năng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động.

Theo cơ cấu này, các nhiệm vụ quản lý được chia cho các bộ phận chức năng

nhất định, người thừa hành ở bộ phận sản xuất thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu

trách nhiệm về công việc của mình phụ trách.

Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP Chế tác đá Việt Nam như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 33

Page 34: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Sơ đồ 1.2: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty

(Nguồn: phòng tổ chức- hành chính)

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ cung cấp

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy:

a. Đại hội cổ đông:

Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều

15 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của

Công ty.

Quyền ,nghĩa vụ và các vấn đề khác liên quan đến Đại hội cổ đông được quy

định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty.

b.Hội đồng quản trị

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 34

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng tổ chức hành chính

Phân xưởng sản xuất

Phòng tài chính kế toán

Phòng kế hoạch thị trường

Phòng kỹ thuật

Page 35: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, do Đại hội cổ đông bầu hoặc miễn

nhiệm. Hội đồng quản trị có 5 thành viên được bầu với đa số phiếu tính theo số lượng cổ

phần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc là

người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 27 Điều lệ Tổ chức

và hoạt động của Công ty.

Trên cơ sở Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần chế tác đá Việt

Nam, với thẩm quyền của mình Hội đồng quản trị Công ty uỷ quyền cho Giám đốc Công

ty:

Chỉ đạo lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu tổ chức của Công

ty, xây dựng các quy chế điều hành quản lý Công ty trình HĐQT thông qua..

c. Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý

và điều hành công ty : chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong thực hiện các nhiệm

vụ được giao. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn với đa số

phiếu tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Điều lệ

tổ chức và hoạt động của Công ty.

Các vấn đề liên quan đến Ban kiểm soát thực hiện quy định của luật doanh nghiệp

và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty.

d.Giám đốc

Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do

Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm: Giám đốc chịu trách nhiệm trước

pháp luật, Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty về điều hành Công ty

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 35

Page 36: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Chỉ đạo, lập kế hoạch, đàm phán, quyết định giá mua, ký kết và thực hiện các

Hợp đồng mua nguyên, nhiên liệu, công cụ dụng cụ và phụ tùng thay thế: đàm phán,

ký kết và thực hiện các Hợp đồng vay vốn lưu động với các ngân hàng thương mại

trong nước: đàm phán, quyết định giá bán, ký kết và thực hiện các Hợp đồng bán

hàng theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Công ty quy định tại điều khoản 1,2 và 3

Điều 11 Quy chế này

- Chỉ đạo lập kế hoạch , xây dựng , thực hiện phương án cơ cấu tổ chức của

Công ty, phương án điều chỉnh khi có sự thay đổi: xây dựng, ban hành. thực hiện, các

quy chế điều hành, quản lý Công ty theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Công ty quy

định tại khoản 4 Điều 11 Quy chế này.

e. Phòng Tổ chức – hành chính

Phòng Tổ chức- hành chính có chức năng làm đầu mối tham mưu cho Giám

đốc Công ty lĩnh vực trực tuyển dụng, bố trí, quản lý cán bộ công nhân viên của Công

ty và các công việc có liên quan đến quản trị hành chính trong toàn bộ Công ty. Theo

dõi công tác quản lý lao động tiền lương, các chế độ chính sách đối với người lao

động, tính toán xây dựng kế hoạch tiền lương theo kế hoạch kinh doanh, xây dựng

các định mức lao động. Giải quyết các thủ tục hành chính, quản lý phát hành hồ sơ,

các văn bản đến, công tác lễ tân tiếp khách, y tế, bảo vệ, phòng chống cháy nổ…

f. Phòng Tài chính- kế toán.

Phòng Tài chính - Kế toán là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp

việc cho Hội đồng Quản trị, Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế toán với các nhiệm

vụ cụ thể sau:

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và

kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của công ty.

- Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính nhà nước.

- lập báo cáo tài chính, kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành sản xuất

kinh doanh của Công ty.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 36

Page 37: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Tổ chức quản lý ,theo dõi và chỉ đạo mọi mặt hoạt động tài chính – kế toán ở

Công ty.

- Vận dụng các mô hình tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty và xây dựng cơ

chế tài chính để giám đốc Công ty trình Hội đồng Quản trị Công ty phê duyệt trước

khi áp dụng.

- Chủ động tính toán và cân đối các khoản vay và nguồn vốn huy động vào sản

xuất kinh doanh.

- Theo dõi các hợp đồng kinh tế ( mua sắm vật tư, trang thiết bị và bán hàng )

theo phân công của Giám đốc Công ty.

- Phối hợp với phòng kế hoạch- Thị trường thu hồi công nợ.

- Các công tác khác khi được Giám đốc giao.

g. Phòng Kế hoạch – Thị trưòng

Phòng kế hoạch – thị trường có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp Giám

đốc Công ty trong lĩnh vực lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vật tư, nguyên

vật liệu đầu vào cho Công ty; tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ

trong và ngoài nước các sản phẩm của Công ty.

h.Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật có chức năng làm đầu mối tham mưu, giúp cho Giám đốc trong

công tác quản lý thiết bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty

i.Phân xưởng sản xuất

Nhiệm vụ chính của phân xưởng là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá theo

kế hoạch và mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ đã được lãnh đạo Công ty phê

duyệt.

- Thực hiện kế hoạch sản xuất, tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất và đảm

bảo chất lượng theo yêu cầu.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 37

Page 38: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Công tác thiết bị: bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ theo phân cấp và chịu trách

nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động của thiết bị trên dây truyền sản xuất.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây.Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.

     Chênh lệchChỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2009

         Tuyêt đối %1. Doanh thu thuần

đồng29,442,017,229 9,746,456,057 19,695,561,172 202.08

2. Lợi nhuận sau thuế TNDN

đồng5,615,490,740 -19,927,726 5,635,418,466 -28279.3

3. Số lượng lao động

người121 76 45 59.21

4. Tổng lương đồng 499,125,000 232,940,000 266,185,000 114.275.Lương bình quân

đông/người/tháng4,125,000 3,065,000 1,060,000 34.58

(Nguồn: Phòng TC – KT)

Qua các chỉ tiêu trên bảng ta thấy:

- Về doanh thu: Doanh thu thuần năm 2010 tăng hưn 19 tỷ đồng so với năm

2009, tăng tương ứng 202%. Trong năm 2010 công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh

doanh ổn định. Doanh thu chủ yếu từ các hợp đồng xây dựng, doanh thu cung cấp

dịch vụ và doanh thu từ bán sản phẩm chế tác đá.

- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản

xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác tăng

tương đối cao. Lợi nhuận trong năm 2010 công ty đã có lợi nhuận dương, chứng tỏ

công ty đã có một chính sách kinh doanh hợplý tạo niểm tin cho các cổ đông.

- Về lao động và lương: Tổng số lao động của công ty năm 2010 tăng so với

năm 2009 là 45 người, tương ứng với 59%. Trong đó tổng quỹ lương tăng với mức

khá cao là 114% nên lương bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên

tương đối cao là 4,125 triệu đồng/người/tháng, tăng tương ứng 34%.

2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Chế tác Đá

Việt Nam qua năm 2009 và năm 2010.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 38

Page 39: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích

đánh giá kết quả, trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự định được rủi ro

và tiềm năng tài chính trong tương lai. Để đánh giá được tình hình tài chính của công

ty ta đi phân tích Bảng cân đối kế toán (phụ lục 1.1), Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh (phụ lục 1.2), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phụ lục 1.3).

2.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty qua hai năm 2009 và

2010.

a. Phân tích bảng cân đối kế toán.

Để đánh giá được tình hình tài chính của công ty trước hết ta đánh giá về bảng

cân đối kế toán. Từ đó có thể đánh giá được cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công

ty.

Phân tích cơ cấu tài sản.

Để đánh giá được cơ cấu tài sản, ta phải xác định được tỷ trọng của từng loại

tài sản và thông qua đó đánh giá việc phân bổ tài sản cho các khâu, cho các hoạt động

có hợp lý hay không. Mặt khác, thông qua việc so sánh giữa năm này với năm khác

có thể đánh giá được sự biến động của từng loại tài sản, qua đó cung cấp những thông

tin về thực trạng tài chính của Công ty.

Từ phụ lục 1.1. Ta tính được tình hình biến động tài sản của công ty trong hai

năm qua.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 39

Page 40: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản của công ty

TÀI SẢN 

31/12/2010 

31/12/2009 

Chênh lệch 

Giá trị(đồng)TT (%) Giá trị (đồng) TT(%)

Giá trị (đồng) TT(%)

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 16,434,728,784

31.28 9,606,554,480 22.31 6,828,174,304

71.08

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,189,380,166

4.17 1,076,755,324 2.50 1,112,624,842

103.33

1. Tiền 2,189,380,166 4.1

7 1,076,755,324 2.50 1,112,624,842 103.33II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn -   4,500,000,000 10.45   0

1. Đầu tư ngắn hạn -   4,500,000,000 10.45   0III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6,402,164,305

12.18 2,019,188,398 4.69 4,382,975,907 217.07

1. Phải thu khách hàng 5,778,891,089 11.0

0 1,986,534,536 4.61 3,792,356,553 190.9

2. Trả trước cho người bán 610,853,253 1.1

6     610,853,253  100

5. Các khoản phải thu khác 12,419,963 0.0

2 32,653,862 0.08 -20,233,899 (61.9

6)

IV. Hàng tồn kho 7,338,346,069 13.9

7 1,598,595,657 3.71 5,739,750,412 359.05

1. Hàng tồn kho 7,338,346,069 13.9

7 1,598,595,657 3.71 5,739,750,412 359.05

V. Tài sản ngắn hạn khác 504,838,244 0.9

6 412,015,101 0.96 92,823,143 22.5

3

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 74,430,577 0.1

4 77,010,292 0.18 -2,579,715 (3.3

5)

2. Thuế GTGT được khấu trừ 254,117,385 0.4

8 230,184,959 0.53 23,932,426 10.4

0

4. Tài sản ngắn hạn khác 176,290,282 0.3

4 104,819,850 0.24 71,470,432 68.184B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 36,110,952,713

68.72 33,452,992,973 77.69 2,657,959,740

7.95

II. Tài sản cố định 34,634,455,527 65.9

1 31,626,239,914 73.45 3,008,215,613 9.

51

1. Tài sản cố định hữu hình 34,543,775,018 65.7

4 31,610,639,914 73.41 2,933,135,104 9.

28

- Nguyên giá 41,971,048,504   35,272,585,895   6,698,462,609 18.9

9

- Giá trị hao mòn luỹ kế (7,427,273,486)   (3,661,945,981)   -3,765,327,505 102.8

2

3. Tài sản cố định vô hình 12,000,000 0.0

2 15,600,000 0.04 -3,600,000 (23.0

8)

- Nguyên giá 18,000,000   18,000,000   0 0

- Giá trị hao mòn luỹ kế (6,000,000)   (2,400,000)   -3,600,000 1504. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 78,680,509

0.15 -      

V. Tài sản dài hạn khác 1,476,497,186 2.8

1 1,826,753,059 4.24 -350,255,873 (19.1

7)

1. Chi phí trả trước dài hạn 1,476,497,186 2.81 1,826,753,059 4.24 -350,255,873

(19.17)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 52,545,681,497 100 43,059,547,453 100 9,486,134,044 22.03

(Nguồn: Phòng TC – KT)

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 40

Page 41: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

Nhìn chung tại thời điểm 31/12/2010, tổng tài sản của công ty biến động tương

đối lớn so với thời điểm 31/12/2009 cả về giá trị và tỷ trọng. Tổng tài sản tăng lên

hơn 9,4 tỷ đồng tương ứng với 22,03%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 71,08%, tài

sản dài hạn tăng 7,95%. Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu khách hàng, trả

trước cho người bán, hàng tồn kho để có thể phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và

chính sách cho khách hàng thanh toán chậm để thu hút được khách hàng đến với công

ty. Trong những năm mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã

có tỷ lệ tăng trưởng và có lợi nhuận trong năm 2010.

Tài sản ngắn hạn chiếm 22,28% trong tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009,

tăng lên 32,28% thời điểm 31/12/2010. Tài sản ngắn hạn thời điểm 31/12/2010 tăng

lên 6.828.174.304 đồng so với thời điểm 31/12/2009 tương ứng với 71.08%. Tài sản

ngắn hạn tăng lên chủ yếu do các nguyên nhân sau.

- Trong các khoản làm tăng tài sản ngắn hạn phải kể đến khoản hàng tồn kho.

Trong thời gian 31/12/2009 là gần 1,6 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2010 tăng lên

hơn 7,3 tỷ đồng tăng lên 5,7 tỷ đồng tương ứng tăng 359,05%. Nguyên nhân làm

hàng tồn kho tăng chủ yêu do tích trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang và

thành phẩm trong kho chưa giao cho khách hàng. Hàng tồn kho của công ty tăng cho

thấy công ty đã đi vào ổn định sản xuất cần phải tích trữ nguyên vật liệu để chủ động

hơn trong việc sản xuất, các đơn đặt hàng của các khách hàng cũng tăng lên đáng kể

nên các sản phẩm đang chế tác chưa giao cho khách hàng còn tương đối lớn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2010 cũng tăng tương đối lớn

so với 31/12/2009 là gần 4,4 tỷ đồng tương ứng tăng 217,07%. Nguyên nhân chủ yếu

khoản phải thu từ các khách hàng 31/12/2010 tăng lên so với 31/12/2009 là gần 3,8 tỷ

đồng tương ứng tăng 190,9%, trả trước cho người bán thời điểm 31/12/2010 tăng lên

610 triệu đồng tương ứng 100% so với 31/12/2009. Công ty mới đi vào hoạt động và

sản xuất kinh doanh chưa có nhiều khách hàng, và đặc thù là sản xuất vật liệu xây

dựng nên khoản phải thu tại công ty tương đối cao. Từ đây có thể thấy tình hình tài

chính của công ty cũng tương đối ổn định khi cho khách hàng thanh toán chậm.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 41

Page 42: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Tài sản ngắn hạn tăng còn do tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm

31/12/2010 tăng lên so với thời điểm 31/12/2009 là 1,1 tỷ đồng tương ứng 103,33%.

Ta thấy lượng tiền mặt tại công ty tương đối cao như vậy cũng không được tốt vì gây

ứ đọng vốn, lãng phí. Công ty nên có cách dự trữ tiền trong két sao cho hợp lý nhất để

đảm bảo ổn định tình hình tài chính và có thể sinh lợi.

Tài sản dài hạn tại thời điểm 31/12/2010 chiếm 68,72% tổng tài sản,

31/12/2010 chiếm 77,69% tuy tỉ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản có giảm

nhưng giá trị của tài sản dài hạn tăng. Tài sản dài hạn 31/12/2010 tăng lên hơn 2,6 tỷ

đồng tương ứng với 7,95%. Nguyên nhân tài sản dài hạn tăng do tài sản cố định hữu

hình tăng do công ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất.

Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư vào mua sắm thiết bị nhằm tăng sản lượng. Từ

đây có thể thấy được năng lực sản xuất của công ty, hứa hẹn khả năng phát triển tốt

trong năm tiếp theo.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn cho thấy quy mô mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khả

năng huy động vốn từ nguồn khác nhau nó cũng phản ánh quy mô của doanh nghiệp.

Trên cơ sở phần Nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán năm 2010 của công ty

ta có bảng tỷ trọng các loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của công ty như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 42

Page 43: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nguồn vốn

NGUỒN VỐN

31/12/2010 31/12/2009 Chênh lệch

Giá trịTT (%) Giá trị

TT (%) Giá trị TT(%)

A.NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 7,412,756,059 14.11 3,588,129,632 8.33 3,824,626,427 106.59I.Nợ ngắn hạn 5,652,080,059 10.76 1,252,211,432 2.91 4,399,868,627 351.37

1. Vay và nợ ngắn hạn 704,270,400 1.3

4 667,405,200 1.5

5 36,865,200 5.52

2. Phải trả người bán 3,740,209,815 7.1

2 451,636,284 1.05 3,288,573,531 728.15

3. Người mua trả tiền trước 99,850,000 0.1

9     99,850,000  4. Thuế và các khoản phải nôp Nhà nước 589,971,067

1.12 13,033,998 0.03 576,937,069 4426.40

5. Phải trả người lao động 267,649,920 0.5

1 115,843,437 0.27 151,806,483 131.049. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 250,128,857

0.48 4,292,513

0.01 245,836,344

5,727.10

II. Nợ dài hạn 1,760,676,000 3.3

5 2,335,918,200 5.42 (575,242,20

0) (24.63)

4. Vay và nợ dài hạn 1,760,676,000 3.3

5 2,335,918,200 5.42 (575,242,20

0) (24.6

3)B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 45,132,925,438

85.89 39,471,417,821 91.67 5,661,507,617 14.34

I. Vốn chủ sở hữu 45,132,925,438 85.8

9 39,471,417,821 91.67 5,661,507,617 14.341. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 40,000,000,000

76.12 40,000,000,000 92.89 0 0.00

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

(36,752,651)

(0.07)

(82,769,528)

(0.19) 46,016,877

(55.60)

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5,169,678,089

9.84

(445,812,651)

(1.04) 5,615,490,740

(1,259.61)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 52,545,681,497 100 43,059,547,453 100 9,486,134,044 22.03

(Nguồn: Phòng TC – KT)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong hai năm 2009 và 2010 ta

thấy. Nguồn vốn của công ty tại 31/12/2010 tăng so với 31/12/2009 là hơn 9,4 tỷ

đồng tương ứng tăng 22,03% so với 31/12/2009 điều này chứng tỏ quy mô hoạt động

của công ty đang được mở rộng.

Trong tổng nguồn vốn thì:

Nợ phải trả 31/12/2010 là hơn 7,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,11%, 31/12/2009

là gần 3,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,33%. Như vậy nợ phải trả của công ty 31/12/2010

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 43

Page 44: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

tăng so với 31/12/2009 là 3,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 106,59% nguyên nhân là

do:

- Nợ ngắn hạn tăng từ 1,2 tỷ đồng 31/122009 lên 5.6 tỷ đồng 31/12/2010, tăng

lên 4,4 tỷ đồng tương ứng tăng 351%. Tăng chủ yếu là do khoản mục phải trả người

bán tăng khá cao 31/12/2010 là 3,7 tỷ đồng chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn

của các nhà cung cấp.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty 31/12/2009 là 39,4 tỷ đồng, tại 31/12/2010

là 45,1 tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lại giảm

đi từ 91,67 % 31/12/2009 xuống còn 88,89% 31/12/2010. Nhưng tỷ trọng này vẫn

tương đối cao. Cho thấy công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh.

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Căn cứ vào bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ở phần trên ta có

bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn như sau:

Bảng 2.4. Bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn

STT chỉ tiêu ĐVT 31/12/2010 31/12/2009Chênh lệch

1 Tỷ trọng TSNH/ Tổng tài sản % 31.28 22.31 8.972 Tỷ trọng TSDH/ Tổng tài sản % 68.72 77.69 -8.973 Tỷ trọng nguồn vốn NH/ Tổng NV % 14.11 8.33 5.784 Tỷ trọng nguồn vốn DH/ Tổng NV % 85.89 91.67 -5.78

(Nguồn: TC – KT)

Từ bảng tỷ trọng đã tính ở trên ta có biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa tài sản

và nguồn vốn.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 44

Page 45: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ tài sản và nguồn vốn

31/12/2010 31/12/2009

Nhận xét:

Từ biểu đồ trên ta thấy 31/12/2009 tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ

trọng 22,31% trong tổng tài sản, trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm 8,33% trong

tổng nguồn vốn nhỏ hơn so với tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy tài

sản ngắn hạn được tài trợ bởi hoàn toàn nguồn vốn ngắn hạn và được tài trợ phần lớn

là nguồn vốn dài hạn. Điểu này cho thấy công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính

là rất tốt. Nhưng sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu công ty sẽ không chiếm

dụng vốn từ thị trường tài chính và nhà cung cấp.

Vào 31/12/2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên chiếm 31,28% trong tổng tài

sản. Nguồn vốn ngắn hạn cũng tăng lên nhưng không bằng tỷ trọng của tài sản ngắn

hạn. Như vậy ta cũng có thể thấy được 31/12/2010 tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi

nguồn vốn ngắn hạn và một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.

Tuy nhiên cơ cấu tài sản của công ty nguồn vốn dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng tương đối

lớn tại thời điểm 31/12/2010. 31/12/2010 công ty đã thực thi chính sách cho khách

hàng thanh toán chậm nên tài sản dài hạn của công ty tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong giai đoạn mới thành

lập như vậy là khá an toàn và có khả năng tài chính. Vào thời điểm 31/12/2010 Công

ty cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đang trở về trạng thái cân bằng, như vậy cơ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 45

Page 46: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

cấu nguồn vốn và tài sản để có thể có thể tận dụng được vốn vay từ các ngân hàng và

các nhà cung cấp. Về cơ cấu nguồn vốn công ty tự chủ là rất tốt nhưng mà lợi nhuận

của công ty sẽ không được cao.

b. Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty nhằm tìm hiểu

nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Nó giúp ta nhận

thức được nguồn gốc và khả năng tạo ra lợi nhuận và những xu thế của cúng trong

tương lai.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2010

phụ lục 1.2 ta có bảng tỷ trọng báo cáo kết quả kinh doanh so với doanh thu thuần.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 46

Page 47: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.5. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2009 -2010

Chỉ tiêuMã số Năm 2010 Năm 2009

Chênh lệch

Tuyệt đối %1 2 3 4 5 6

1. DTBH & CCDV 1 29,442,017,229

9,746,456,057

19,695,561,172 202.08

2. Các khoản giảm trừ 2 - -    3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 10

29,442,017,229

9,746,456,057

19,695,561,172 202.08

4. Giá vốn hàng bán11

19,494,444,071

6,758,732,983

12,735,711,088 188.43

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV 20

9,947,573,159

2,987,723,074

6,959,850,085 232.95

6. Doanh thu về hoạt động tài chính 21

328,764,739

92,776,966

235,987,773 254.36

7. Chi phí tài chính22

411,893,402

321,077,894

90,815,508 28.28

- Trong đó: Chi phí lãi vay23

182,948,044

191,798,155

(8,850,111)

(4.61)

8. Chi phí bán hang24

921,172,542

283,987,308

637,185,234

224.37

9. Chi phí quản lý 25

3,360,810,287

2,536,147,909

824,662,378 32.52

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

30 5,582,461,666

(60,713,071)

5,643,174,737

(9,294.83)

11. Thu nhập khác31

977,720,703

72,589,343

905,131,360

1,246.92

12. Chi phí khác32

210,201,417

11,876,272

198,325,145

1,669.93

13. Lợi nhuận khác (40=31-32)40

767,519,286

60,713,071

706,806,215

1,164.17

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50

6,349,980,952

-   

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51

734,490,952

19,927,726

714,563,226

3,585.77

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

- -   

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN60

5,615,490,740

(19,927,726)

5,635,418,466

(28,279.29)

(Nguồn: TC – KT)

Nhận xét:

Từ bảng kết quả trên ta đưa ra những nhận xét sau:

Doanh thu thuần trong năm 2010 đạt trên 29 tỷ đồng, tăng gần 20 tỷ đồng so

với năm 2009 tương ứng tăng 202%. Giá vốn hàng bán năm 2008 là gần 7 tỷ đồng,

năm 2010 giá vốn hàng bán là trên 19 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là hơn 12 tỷ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 47

Page 48: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

đồng tương ứng tăng 188%. Như vậy ta có thể thấy tốc độ tăng doanh thu thuần lớn

hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán, đây là dấu hiệu rất tốt đối với công ty.

Ta thấy tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán nên

ta thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng rất lớn so với

năm 2009 là gần 7 tỷ đồng tương ứng với 233%.

Trong cả hai năm 2009 và 2010 công ty đã đầu tư tài chính ra bên ngoài rất ít

nên doanh thu không cao, không có hiệu quả. Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính

tăng so với năm 2009 là 90 triệu đồng tương ứng tăng 28,28%.

Trong năm 2010 chi phí bán hàng của công ty tăng lên rất mạnh cho thấy công

tác quảng cáo, maketting, chi phí nhân viên bán hàng được công ty rất quan tâm để

đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ... so với năm 2009 là hơn 637 triệu đồng tương ứng tăng

224%. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2010 tăng so với năm

2009 là hơn 824 triệu đồng tương ứng tăng 32%.

Mặc dù các khoản chi phí trên đều tăng, nhưng ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh năm 2010 tăng mạnh hơn so với năm 2009 là hơn 5,6 tỷ đồng. điều

này chứng tỏ Ban lãnh đạo công ty có chiến lược, quyết sách đúng đắn cải thiện tình

hình sản xuất kinh doanh của công ty và cần phát huy nhiều hơn nữa trong những

năm tiếp theo.

Thu nhập khác năm 2010 của Công ty tăng lên rất mạnh hơn 900 triệu đồng

tăng hơn 10 lần so với năm 2009. Thu nhập khác chủ yếu là thu nhập từ cho thuê tài

sản cố định dẫn đến chi phí khác cũng tăng trong năm 2010 so với năm 2009 là gần

200 triệu đồng chủ yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định cho thuê. Điều này cho

thấy lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2010 tăng hơn 6 tỷ đồng so với năm

2009 dẫn tới lợi nhuận sau thuế của công ty tăng hơn 5,6 tỷ đồng.

Phân tích doanh thu.

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm đều từ

nguồn chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ dưới đây là Bảng tổng

hợp doanh thu của công ty trong năm 2009 và 2010.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 48

Page 49: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp doanh thu

chỉ tiêuNăm 2009 

Năm 2010 

So sánh

  Số tiền (đ)

Tỷ trọng (%) Số tiền (đ)

Tỷ trọng (%) tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

9,746,456,057

98.33

29,442,017,229

95.75 19,695,561,172 202.08

2. Doanh thu hoạt động tài chính

92,776,966 0.94

328,764,739 1.07

235,987,773 254.36

3. Thu nhập khác 72,589,3

43 0.73 977,720,7

03 3.18 905,131,360 1246.92

Tổng doanh thu 9,911,822,366 100

30,748,502,671 100

20,836,680,305 210.22

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu ở trên ta thấy tổng hợp doanh thu trong

năm 2010 của công ty tăng gần 21 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 210%.

Nguyên nhân chủ yếu làm tổng doanh thu tăng là doanh thu thuần từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ tăng. Năm 2010 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

tăng 19.695.561.172 đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 202%, nhưng ta thấy tỷ

trọng doanh thu thuần lại giảm từ 98,33% năm 2009 xuống 95,75% năm 2010 điều

này chứng tỏ công ty không chỉ mở rộng sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm và

dịch vụ mà công ty còn tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác. Doanh thu

thuần chủ yếu tăng doanh thu hợp đồng xây dựng và doanh thu cung cấp dịch vụ.

Phân tích chi phí

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có bảng tổng

hợp chi phí kinh doanh trong hai năm như sau.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 49

Page 50: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.7. Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh 

Số tiền

Tỷ trọng (%) Số tiền

Tỷ trọng (%) Tuyệt đối %

1. Giá vốn hàng bán 6,758,732,98

3 68.19 19,494,444,07

1 79.90 12,735,711,088 188.43

2. Chi phí tài chính 321,077,89

4 3.24 411,893,40

2 1.69 90,815,508 28.28

3. Chi phí bán hàng 283,987,30

8 2.87 921,172,54

2 3.78 637,185,234 224.374. Chi phí quản lý doanh nghiệp

2,536,147,909 25.59

3,360,810,287 13.77 824,662,378 32.52

5. Chi phí khác 11,876,27

2 0.12 210,201,41

7 0.86 198,325,145 1669.93

Tổng chi phí 9,911,822,366 100

24,398,521,719 100 14,486,699,353 146.16

Nhận xét:

Từ bảng tổng hợp chi phí ở trên ta thấy tổng chi phí năm 2010 tăng hơn 14,46

tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng 146%. Tổng chi phí tăng chủ yếu

là do giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 12,73 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với

tốc đọ tăng 188%. Giá vốn hàng bán trong năm 2010 còn tăng về tỷ trọng, năm 2009

chiếm tỷ lệ 68,19% tổng chi phí tăng lên 79,9% trong năm 2010. Giá vốn hàng bán

tăng chủ yếu do giá vốn hợp đồng xây dựng và giá vốn của dịch vụ chế tác đá.

Chi phí hoạt động tài chính năm 2010 tăng hơn 90 triệu đồng so với năm 2009

tương ứng tăng 28% điều này chứng tỏ chính sách chiến lược của công ty đang thay

đổi. Công ty đang từ từ tìm các nguồn tài trợ chủ yếu từ bên ngoài doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng của công ty tăng lên đáng kể, trong năm 2010 tăng 637 triệu

đồng tăng tương ứng 224%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 hơn 800 triệu đồng tương ứng tăng

32%. Điều này cho thấy đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang mở rộng qui

mô sản xuất kinh doanh.

Phân tích lợi nhuận.

Dựa vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 ta

có bảng tổng hợp lợi nhuận như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 50

Page 51: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp lợi nhuận

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 

Năm 2009 

Năm 2010

So sánh 

Tuyệt đối %1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2,987,723,074

9,947,573,159

6,959,850,085 232.95

2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(60,713,071)

5,582,461,666

5,643,174,737

(9,294.83)

3. Lợi nhuận khác 60,713,07

1 767,519,28

6 706,806,215 1164.17

4. Tổng lợi nhuận trước thuế- 6,349,980,95

2    

5. Lợi nhuận sau thuế (19,927,72

6) 5,615,490,74

0 5,635,418,466 -28279.29

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty ta thấy lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng gần 7 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng

tăng 232%. Ta có thể thấy là tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tố độ tăng giá vốn hàng

bán, điều này cho thấy năm 2010 công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh rất hợp

lý.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 đạt trên 5,58 tỷ đồng tăng

so với năm 2009 trên 5,6 tỷ đồng. Nguyên nhân làm lợi nhuận thuần tăng là do doanh

thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tuy rằng các loại chi phí khác cũng tăng

nhưng tỷ lệ tăng các chi phí không tăng nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu. Nên làm

lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2010 tăng lên.

Lợi nhuận khác tăng lên đáng kể, năm 2010 tăng trên 767 triệu đồng so với

năm 2009 nên lợi nhuận trước thuế đã thay đổi tương ứng tăng hơn 10 lần.

Từ các mức tăng lợi nhuận kể trên làm tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng

hơn 20 lần tương ứng tăng 5,6 tỷ đồng. Có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty năm 2010 đã mang lại lợi nhuận dương cho công ty sau 4 năm đi vào sản xuất

kinh doanh.

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty.

a. Phân tích khả năng quản lý tài sản.SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 51

Page 52: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng và sức sản

xuất của tài sản trong năm. Từ các số liệu tính toán, để nâng cao tỷ số hoạt động thì

cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh là cơ sở quan trọng để

đạt hiệu quả lợi nhuận cao.

Vòng quay hàng tồn kho.

Để biết được hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho của công ty chúng ta đi

xem xét thông số vòng quay hàng tồn kho.

Bảng 2.9. Bảng tính vòng quay hàng tồn kho.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu thuần Đồng 9,746,456,05

7 29,442,017,22

9 2 Hàng tồn kho bình quân Đồng 1,277,875,880.5 4,468,470,863

2.1 Hàng tồn kho đầu kì Đồng 957,156,10

4 1,598,595,657 2.2 Hàng tồn kho cuối kì Đồng 1,598,595,657 7,338,346,069

3 Vòng quay HTK= (1)/(2) vòng 7.63 6.59Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính Vòng quay hàng tồn kho của Công ty ta thấy năm 2010

một đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho tạo ra 6,59 đồng doanh thu.

Trong năm 2010 vòng quay hàng tồn kho là 6,59 vòng giảm so với năm 2009.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòng quay hàng tồn kho trong năm giảm là do lượng

hàng tồn kho bình quân năm 2010 tăng cao. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là nguyên

vật liệu, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm chưa xuất kho điều này

cho thấy trong năm 2010 công ty đã chủ động dự trữ nguyên vật liệu để chủ động

trong việc sản xuất kinh doanh hơn. Vào thời điểm cuối năm công ty vẫn đang sản

xuât các đơn hàng nhưng chưa hoàn thành để bàn giao cho khách hàng. Từ đây ta có

thể thấy công ty đang chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng công

ty cần phải chú trọng hơn nữa để làm tăng vòng quay hàng tồn kho để tiêu thụ hàng

hóa nhanh hơn trong kì kinh doanh tiếp theo.

Kỳ thu nợ bán chịu.

Phân tích kỳ thu nợ nhằm đánh giá thời gian thu hồi vốn của Công ty.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 52

Page 53: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.10. Bảng tính kỳ thu nợ bán chịu

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu thuần Đồng 9,746,456

,057 29,442,017,

229

2 Khoản phải thu bình quân Đồng 2,092,862,

835 4,210,676,351.

50

2.1 Số đầu kỳ Đồng 2,166,537,

272 2,019,188,3

98

2.2 Số cuối kỳ Đồng 2,019,188,

398 6,402,164,3

05 3 KỲ thu nợ bán chịu =(2)*360/(1) Ngày 77.30 51.49

Nhận xét:

Từ bảng tính kì thu nợ của công ty năm 2010 giảm xuống 51,49 ngày so với

77,3 ngày năm 2009. Điều này có thể hiểu được là do công ty đã thắt chặt chính sách

bán hàng. Để bán được hàng và giảm lượng hàng tồn kho công ty đã cho khách mua

hàng chịu để thu hút được nhiều khách hàng. Đây là một chính sách bán hàng táo bạo,

nó sẽ giúp giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh

nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu không có những bước đi thích

hợp thì đây sẽ là nhân tố gây bất ổn đến hoạt động của công ty. Cho khách hàng nợ

dài ngày sẽ làm cho công ty bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi vì thế cũng sẽ giảm

theo.

Vòng quay tài sản ngắn hạn.

Phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết tốc độ chu kỳ kinh doanh của

công ty.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 53

Page 54: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.11. Bảng tính vòng quay tài sản ngắn hạn

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu thuần Đồng 9,746,456

,057 29,442,017

,229

2 Tài sản ngắn hạn bình quân Đồng 8,377,795,

400 13,020,641,

632

2.1 Số đầu kỳ Đồng 7,149,036,

320 9,606,554

,480

2.2 Số cuối kỳ Đồng 9,606,554,

480 16,434,728,

784 3 Vòng quay TSNH = (1)/(2) Vòng 1.16 2.26

Nhận xét:

Nhìn vào bảng vòng quay tài sản ngắn hạn ta thấy vòng quay tài sản ngắn hạn

năm 2010 là 2,26 vòng tăng so với năm 2009 1,1 vòng. Điều này là tốt, cho thấy tài

sản ngắn hạn năm 2010 có tốc độ luân chuyển cao, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

cao hơn. Vòng quay tài sản năm 2010 là 2,26 vòng có nghĩa là năm 2010 với 1 đồng

công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn 2,26 đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản dài hạn.

Phân tích vòng quay tài sản dài hạn nhằm phân tích khả năng sử dụng tài sản

cố định của công ty trong việc sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.12. Bảng tính vòng quay tài sản dài hạn

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 20101 Doanh thu thuần Đồng 9,746,456,057 29,442,017,2292 Tài sản dài hạn bình quân Đồng 31,309,022,714.50 34,781,972,843.00

2.1 Số đầu kỳ Đồng 28,313,008,697 33,452,992,9732.2 Số cuối kỳ Đồng 33,452,992,973 36,110,952,713

3 Vòng quay TSDH= (1)/(2) Vòng 0.31 0.85

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính vòng quay tài sản dài hạn ta thấy vòng quay tài sản dài hạn

năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,85 vòng. Điều này cho thấy, công ty đã đầu tư

rất nhiều vào máy móc thiết bị, cơ sở vật chất cũng như phương tiện vận tải song hiệu

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 54

Page 55: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

quả vẫn chưa cao. Công ty cần chú trọng trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định

sao cho có hiệu quả trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Vòng quay tổng tài sản.

Phân tích vòng quay tổng tài sản nhằm phân tích khả năng sử dụng tổng tài sản

của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.13. Bảng tính vòng quay tổng tài sản

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu thuần Đồng 9,746,45

6,057 29,442,01

7,229

2 Tổng tài sản bình quân Đồng 39,260,796

,235 47,802,614

,475

2.1 Số đầu kỳ Đồng 35,462,045

,017 43,059,547

,453

2.2 Số cuối kỳ Đồng 43,059,547

,453 52,545,681

,497 3 Vòng quay tổng TS= (1)/(2) Vòng 0.25 0.62

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tình vòng quay tổng tài sản của công ty ta thấy vòng quay tổng

tài sản năm 2010 có xu hướng tăng so với năm 2009. Năm 2010 vòng quay tổng tài

sản 0,62 vòng tăng hơn so với năm 2009 0,25 vòng. Nguyên nhân dẫn đến vòng quay

vòng quay tổng tài sản tăng là do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng tài

sản. Trong năm 2010 công ty đã mạnh dạn xây dựng thêm nhà cửa để phục vụ sản

xuất kinh doanh. Như vậy ta thấy trong năm 2009 thì 1 đồng tổng tài sản thì tạo ra

0,25 đồng doanh thu, năm 2010 thì 1 đông tổng tài sản thì tạo ra 0,62 đồng doanh thu.

Đây là một dấu hiệu không tốt, thể hiện khả năng sử dụng các loại tài sản của công ty

để đạt hiệu quả trong sản xuất chưa cao. Trong những năm tiếp theo Ban lãnh đạo

công ty cần có biện pháp quản lý tài sản của mình tốt hơn tránh lãng phí nguồn lực

của công ty.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 55

Page 56: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.14. Bảng tổng hợp khả năng quản lý tài sản

Chỉ tiêu 

Đơn vị 

Năm 2009 

Năm 2010 

So sánh 

Tuyệt đối %

Doanh thu thuần Đồng 9,746,456,

057 29,442,017,

229 19,695,561,1

72 202.08

HTK bình quân Đồng 1,277,875,88

0.5 4,468,470,

863 3,190,594,9

83 249.68

KPT bình quân Đồng 2,092,862,

835 4,210,676,351.

50 2,117,813,5

17 101.19

TSNH bình quân Đồng 8,377,795,

400 13,020,641,6

32 4,642,846,2

32 55.42

TSDH bình quân Đồng 31,309,022,714.

50 33,130,347,720.

50 1,821,325,0

06 5.82

Tổng TS bình quân Đồng 39,260,796,2

35 47,802,614,4

75 8,541,818,2

40 21.76

Vòng quay HTK Vòng 7.63 6.59 (1

.04) (13.63)

Kỳ thu nợ bán chịu Ngày 77.3 51.49 (25

.81) (33.39)

Vòng quay TSNH Vòng 1.16 2.26

1.10 94.83

Vòng quay TSDH Vòng 0.31 0.85

0.58 187.10

Vòng quay TTS Vòng 0.25 0.62

0.37 148Nhận xét:

Các khoản phải thu bình quân năm 2010 tăng 2,1 tỷ đồng tương ứng 101% làm

cho kỳ thu nợ bán chịu giảm. Các khoản thanh toán của khách hàng nhanh hơn nên

khả năng luân chuyển vốn để tạo ra lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Hàng tồn kho bình quân tăng lên làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm 13%.

Đồng thời tài sản công ty tăng lên chủ yếu là công ty mở rộng thêm nhà xưởng, mua

thêm máy móc thiết bị quản lý phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhưng tài sản của

công ty mang lại hiệu quả chưa cao. Vì thế, có thể nói hiệu quả quản lý tài sản của

công ty trong năm 2010 so với năm 2009 đã được công ty cải thiện đáng kể nhưng

trong năm tiếp theo công ty cần có kế hoạch để sử dụng tài sản tạo ra doanh thu cao

hơn.

b. Phân tích khả năng sinh lợi.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 56

Page 57: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Các tỷ số sinh lợi thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là những tỷ

số quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong phân tích khả năng sinh lợi của công ty,

ta sẽ đi phân tích từng tỷ số thể hiện sức sinh lời của công ty trong hai năm 2009 và

2010.

Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS).

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên

doanh thu sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ số

này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

Bảng 2.15. Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

STT chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 20101 Lợi nhuận sau thuế Đồng (19,927,726) 5,615,490,740

2 Doanh thu thuần Đồng 9,746,456,057 29,442,017,2293 ROS = (1)/(2) % -0.2 19.07

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần ta thấy: Tỷ suất lợi

nhuận trong năm 2009 là âm do doanh thu chưa bù đắp đủ chi phí, năm 2010 ta thấy

tỷ suất lợi nhuận của công ty là 19,07%. Nói cách khác năm 2010 thì 100 đồng doanh

thu tạo ra thì có 19,97 đồng lãi cho chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi

của nguồn vốn của công ty đang tăng qua các năm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của

công ty đang tăng. Để tỷ suất sinh lợi cao hơn thì ban lãnh đạo công ty cần có những

biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao tỷ suất sinh lời trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

Phân tích tỷ suất thu hồi tài sản (ROA).

Phân tích tỷ suất thu hồi tài sản cho ta biết 100 đồng vốn đàu tư vào doanh

nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 57

Page 58: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.16. Bảng tính tỷ suất thu hồi tài sản

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Lợi nhuận sau thuế Đồng (19,927,72

6) 5,615,490,74

0

2 Tổng tài sản bình quân Đồng 39,260,796,23

5 47,802,614,47

5

3 ROA = (1)/(2) % (0.0

5) 11.75 Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính tỷ suất thu hồi tài sản ta thấy tỷ suất thu hồi tài sản trong

năm 2009 là (0,05) và năm 2010 tỷ suất thu hồi tài sản là 11,75. Ta thấy năm 2010 tỷ

suất thu hồi tài sản tăng lên rất đáng kể so với năm 2009. Điều này có nghĩa là năm

2010 công ty bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào công ty thì đem lại cho công ty 11,75

đồng cho chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách đúng để sử

dụng tài sản tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. Trong những năm tiếp theo công ty nên

có những chính sách để đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ sở hữu.

Phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE).

Phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu cho ta biết với 100 đồng vốn đầu tư

vào vốn chủ sở hữu tại công ty có thể góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho

chính chủ sở hữu.

Bảng 2.17. Bảng tính tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Lợi nhuận sau thuế Đồng (19,927,72

6) 5,615,490,74

0

2 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 34,522,766,44

8 42,302,171,629.5

0

3 ROE = (1)/(2) % (0.06

) 13.27 Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ta thấy tỷ suất thu hồi vốn

chủ sở hữu năm 2010 tăng hơn 13% so với năm 2009. Như vậy trong năm 2010 công

ty bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào vốn chủ sở hữu thì đem lại 13,27 đồng lãi cho chủ

sở hữu. Điều này sẽ làm tăng lòng tin cho các cổ đông về năng lực của công ty. Từ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 58

Page 59: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

đây ban lãnh đạo công ty có những biện pháp quản lý sản xuất, chính sách tài trợ của

công ty cũng như khả năng quản lý vốn vay để có thể tăng lợi ích cho các cổ đông.

2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính.a. Phân tích khả năng thanh toán.

Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta đi phân tích ba chỉ số về

khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán

tức thời của công ty.

Khả năng thanh toán hiện hành.

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty thể hiện khả năng thanh toán cho

các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty.

Bảng 2.18. Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 9,606,554,

480 16,434,728,

784

2 Nợ ngắn hạn Đồng 1,252,211,

432 5,652,080,

059

3 Khả năng thanh toán hiện hành =(1)/(2)   7.

67 2.91Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính khả năng thanh toán hiện hành của công ty ta thấy khả

năng thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng giảm. Năm 2009 khả năng thanh

toán hiện hành là 7,67 giảm xuống 2,91 lần trong năm 2010. Như vậy tài sản ngắn

hạn công ty trong năm 2010 giảm điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự quan

tâm đặc biệt. Trong năm 2010 các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho quá cao

có nguy cơ khó đòi và chưa có thể chuyển thành tiền khi có nhu cầu đột xuất. Điều

này đòi hỏi công ty chú ý đến công tác quản lý vật tư, quản lý sản xuất và quản lý bán

hàng. Mặt khác, nợ ngắn hạn, trong năm qua sự gia tăng của khoản mục nợ ngắn hạn

này chủ yếu là do vay ngắn hạn đã tăng rất nhiều từ 1,2 tỷ đồng lên 5,6 tỷ đồng. Khả

năng thanh toán của công ty lớn hơn 1 nên công ty vẫn chủ động thanh toán các

khoản nợ khi đến hạn.

Khả năng thanh toán nhanh.SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 59

Page 60: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Phân tích khả năng thanh toán nhanh nhằm cho biết khả năng thanh toán thực

sự của doanh nghiệp dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để

đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết.

Bảng 2.19. Bảng tính khả năng thanh toán nhanh

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 9,606,554,48

0 16,434,728,7

84

2 Hàng tồn kho Đồng 1,598,595,65

7 7,338,346,06

9

3 Nợ ngắn hạn Đồng 1,252,211,43

2 5,652,080,05

9

4 Khả năng thanh toán nhanh= (1-2)/(3) lần 6.4

0 1.6

1 Nhận xét:

Chỉ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2009 là 6,4 lần giảm xuống

còn 1,61 lần trong năm 2010. Chỉ số của công ty vẫn còn tương đối cao cho thấy

lượng hàng tồn kho còn quá cao, một lần nữa công ty cần xem xét lại công ty quản lý

tài sản. Công ty cần chú ý hơn về vấn đề thu hồi khoản phải thu để công ty có thể

thanh toán nợ mà không cần phụ thuộc vào hàng tồn kho. Trước đó trong quá trình

phân tích có cấu nguồn vốn ta thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi một phần nợ dài

hạn nên khả năng thanh toán của công ty tốt.

Khả năng thanh toán tức thời

Phân tích khả năng thanh toán tức thời nhằm cho biết được khả năng dự trữ

tiền mặt của công ty để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Bảng 2.20. Bảng tính khả năng thanh toán tức thời

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Tiền Đồng 1,076,755,

324 2,189,380,

166

2 Nợ ngắn hạn Đồng 1,252,211,43

2 5,652,080,05

9 3 Khả năng thanh toán tức thời = (1)/(2) Lần 0.86 0.39

Nhận xét:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 60

Page 61: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Nhìn vào bảng tính khả năng thanh toán tức thời của công ty ta thấy khả năng

thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty trong năm 2010 gặp khó khăn hơn. Ta

thấy chỉ số này của công ty là 0,38 nhỏ hơn 0,5 cho thấy công ty duy trì một lượng

tiền mặt thấp thì công ty chấp nhận mức độ rủi ro cao tuy nhiên góp phần tăng cao

hiệu quả sử dụng vốn. Trong nă 2010 thì lượng vay ngắn hạn của công ty cũng tăng

lên nên mất khả năng thanh toán ngắn hạnh của công ty là khá cao. Tuy nhiên, nếu

công ty có thể bán một phần lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu thì công ty

kiểm soát được tốt hơn.

b. Phân tích khả năng quản lý nợ.

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc xem xét khả năng thanh

toán của mình, doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến vấn đề quản lý nợ. Hai chỉ

tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý nợ của một doanh nghiệp là

chỉ số nợ và khả năng thanh toán lãi vay.

Chỉ số nợ.

Chỉ số này cho biết mức độ sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của

mình.

Bảng 2.21. Bảng tính chỉ số nợ

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Nợ phải trả Đồng 3,588,129,63

2 7,412,756,05

9

2 Tổng tài sản Đồng 43,059,681,4

97 52,545,681,4

97 3 Chỉ số nợ = (1)/(2) Lần 0.083 0.141

Nhận xét:

Ta thấy chỉ số nợ của công ty trong năm 2009 là 0,083 tăng lên 0,141, trong

năm 2010. Chỉ số nợ cao chứng tỏ công ty đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong

cơ cấu vốn hơn, đây là cơ sở để cho công ty có mức lợi nhuận cao hơn. Chỉ số nợ cao

thì cang chứng tỏ uy tín của công ty đối với các chủ nợ nên có thể huy động thêm vốn

khi công ty mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2010 chỉ số nợ vẫn còn thấp

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 61

Page 62: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

chưa tận dụng được vốn vay nhiều khi công ty đang trên con đường phát triển thi

công ty nên vay thêm vốn vay để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Khả năng thanh toán lãi vay.

Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng

lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Bảng 2.22. Bảng tính khả năng thanh toán lãi vay

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Đồng 2,987,723,07

4 9,947,573,15

8

2 Lãi vay Đồng 191,798,15

5 182,948,04

4 3 Khả năng thanh toán lãi vay = (1)/(2) Lần 15.58 54.37

Nhận xét.

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2009 là 15,58 lần tăng lên 54,37

lần trong năm 2010. Chỉ số này tăng lên rất quan trọng đối với công ty. Việc công ty

có thể thanh toán lãi vay có thể làm tăng uy tín đối với chủ nợ, giảm rủi ro và nguy cơ

phá sản đối với công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong 4 năm.

2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont).a. Đẳng thức thứ nhất.

Theo phương pháp Dupont Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) được phân tích như sau:

ROA = Lãi ròng (NI) .

Doanh thux

Doanh thu .

Tổng TS bình quân

= ROS x VQTTS

Từ phân tích trên ta thấy, Tỷ suât thu hồi tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai tỷ

số là tỷ suất lợi nhuận biên (ROS) và vòng quay tổng tài sản.

Từ kết quả tính toán trong mục phân tích hiệu quả tài chính ta có bảng tính

ROA theo đẳng thức Dupont thứ nhất.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 62

Page 63: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.23. Bảng tính tỷ suất thu hồi lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ROS % (

0.20) 19.07 19.27 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0.25 0.62 0.37

ROA % (

0.05) 11.75 11.80 Nhận xét:

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty

trong năm 2010 là 11,82% tăng so với năm 2009 là 11,87%. Trong năm 2010 vòng

quay tổng tài sản và lợi nhuận biên tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận biên lớn hơn

rất nhiều. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận biên tăng là lãi ròng trong năm 2010 tăng

lên đáng kể, trong năm công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng và có nhũng khách

hàng lớn nên chi phí sản xuất trong năm qua giảm làm tăng lợi nhuận trên một sản

phẩm. Trong năm 2010 thì cứ 1 đồng tài sản có thể tạo ra 0,62 đồng doanh thu, doanh

thu mang về cho công ty 0,1927 đồng lãi ròng. Để tăng ROA trong những năm tiếp

theo công ty nên đẩy mạnh vòng quay tổng tài sản bằng cách tăng cường các hoạt

động xúc tiến bán, chấp nhận lợi nhuận trên 1 sản phẩm thấp để có thể bán được

nhiều hàng hóa.

Ta thấy ROA phụ thuộc vào hai nhân tố chính là ROS và vòng quay tổng tài

sản. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng

của từng nhân tố như sau:

- Nhân tố ROS:

∆ROA = (ROS2010 – ROS2009)x VQTTS2009=(19,07-(0,2))x 0,25= 4,8175 %

- Nhân tố VQTTS:

∆ROA = ROS2010x( VQTTS2010 – VQTTS2009)

= 19,07 x (0,62 – 0,25) = 7,0559%

Như vậynhân tố chủ yếu làm tăng ROA là vòng quay tổng tài sản.

b. Đẳng thức Dupont thứ hai

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 63

Page 64: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Theo phương pháp Dupont tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) được phân tích

như sau:

ROE = Lãi ròng (NI) .

Tổng TS bình quânx

Tổng TS bình quân .

VCSH bình quân

= ROA xTổng TS bình quân .

VCSH bình quân

Từ bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc

vào giá trị của tỷ suất thu hồi tài sản (ROA), tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu

bình quân. Từ kết quả tính toán trong phần phân tích hiệu quả tài chính ta có bảng

tính ROE theo đẳng thức Dupont thứ hai như sau:

Bảng 2.24. Bảng tính ROE theo đẳng thức Dupont thứ hai

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ROA % (0.0

5) 11.82 11.87

Tổng tài sản bình quân Đồng 39,260,796,2

35 47,802,614,47

5 8,541,818,24

0

Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 34,522,766,4

48 42,302,171,629.5

0 7,779,405,181.5

0 ROE % -0.057 13.36 13.41

Nhận xét:

Ta thấy tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc và tỷ lệ thuận với tỷ

suất thu hồi tài sản (ROA) và giá trị tổng tài sản bình quân, tỷ lệ nghịch với vốn chủ

sở hữu bình quân. Ta thấy trong năm 2010 ROA tăng 11,82% thì ROE tăng lên

13,36%. Điều này cho thấy trong năm 2010 công ty đầu tư nhiều để mua sắm máy

móc thiết bị để phục vụ sản xuất kinh doanh. Ta thấy trong năm 2010 tổng tài sản

bình quân tăng hơn 8 tỷ trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng lên hơn 7 tỷ nên ROE trong

năm nay tăng lên 13,41% .

ROE phụ thuộc vào ba nhân tố là ROS, Vòng quay tổng tài sản và hệ số tài trợ.

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của ba nhân

tố này đến ROE như sau:

- Nhân tố ROS:

∆ROE = (ROS2010 – ROS2009)x VQTTS2009 xK2009

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 64

Page 65: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

= (19,07-(0,2))x0,25x1,14= 5,49%

- Nhân tố VQTTS:

∆ROE = ROS2010 x (VQTTS2010- VQTTS2009)x K2009

= 19,07x (0,62 – 0,25)x 1,14 = 8,04%

- Nhân tố hệ số tài trợ:

∆ROE = ROS2010x VQTTS2010x (K2010 – K2009)

= 19,07 x 0,62 x (1,13 – 1,14)= - 1,18%

ROE lên 13,36% do ảnh hưởng lớn hưởng lớn nhất của vòng quay tổng tài

sản. Khi VQTTS tăng từ 0,25 vòng lên 0,62 vòng làm cho ROE tăng thêm 8,04%.

Đẳng thức Du Pont thứ ba

Kết hợp đẳng thức Dupnt thứ nhất và thứ hai ta có đẳng thức Dupont tổng hợp

như sau:

ROE =Lãi ròng (NI) .

Doanh thux

Doanh thu .

Tổng TS bình quânx

Tổng TS bình quân .

VCSH bình quân

= ROS x VQTTS xTổng TS bình quân .

VCSH bình quân

Bảng 2.25. Bảng tính chỉ số ROE theo đẳng thức thứ ba

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

ROS % (0.2

0) 19.07 19.27 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0.25 0.62 0.37

Tổng tài sản bình quân Đồng 39,260,796,2

35 47,802,614,47

5 8,541,818,24

0

Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 34,522,766,4

48 42,302,171,629.5

0 7,779,405,181.5

0 ROE % -0.057 13.36 13.42

Sử dụng đẳng thức Dupont tổng hợp ta tính được tỷ suất thu hồi vốn chủ sở

hữu của công ty trong hai năm gần đây là:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 65

Page 66: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

ROE2009 = ROS2009 x VQTTS2009 x K2009

Với K = TTS/ VCSH

ROE2009 = -0,2 x 0,25 x (39.260.796.235/ 34.522.766.448) = - 0,057 (%)

ROE2010 = ROS2010 x VQTTS2010 x K2010

ROE2010 = 19,07 x 0,62 x (47.802.614.475/ 42.302.171.629,5) = 13,36 (%)

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định mức độ ảnh hưởng của

từng chỉ tiêu đến sự biến động của tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE.

Ta có:

∆ ROE = ROE2010 – ROE2009

= 13,36 – (-0,057) = 13,417 (%)

Xét sự ảnh hưởng do sự biến động của lợi nhuận biên.

(ROS2010 – ROS2009) x VQTTS2009x K2009

= (19,07 – (-0,2)) x 0,25 x (39.260.796.235/ 42.522.766.448)= 5,38 (%)

Xét ảnh hưởng do sự biến động của vòng quay tổng tài sản.

ROS2010 x ( VQTTS2010 – VQTTS2009)x K2009

= 19,07 x ( 0,62 – 0,25) x (39.260.796.235/ 42.522.766.448) = 8,02 (%)

Xét sự ảnh hưởng do sự biến động của tỷ số giữa tổng tài sản bình quân và vốn

chủ sở hữu bình quân.

ROS2010 x VQTTS2010 x (K2010 – K2009)

= 19,07 x 0,62 x ( 39.260.796.235/42/522/766/448 –

47.802.614.475/42.302.171.629,5 ) = 0,09 (%)

Tổng hợp lại ta có:

∆ ROE = 5,38 + 8,02 + 0,09 = 13,417 (%)

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 66

Page 67: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Nhận xét:

Lợi nhuận biên trong năm 2010 tăng 19,09% có tác động tích cực giúp tăng tỷ

suất thu hồi vốn chủ sở hữu thêm 5,38%.

Vòng quay tổng tài sản năm 2010 tăng 0,37 vòng tác động tích cực giúp tăng

tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu thêm 8,02%.

Tỷ số giữa tổng tài sản bình quân với vốn chủ sở hữu bình quân năm 2010 tăng

làm cho tỷ suât thu hồi vốn chủ sở hữu tăng thêm 0,09%.

Tác động tổng hợp của ba sự biến động trên đã làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ

sở hữu của công ty trong năm 2010 tăng thêm 13,417%, trong đó nguyên nhân chủ

yếu là do sự biến động của lợi nhuận biên tăng.

c. Sơ đồ Dupont.

Từ việc phân tích và tính toán trên ta xây dựng được sơ đồ Dupont tổng hợp.

Qua sơ đồ này ta có thể thấy được mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên ROE của

công ty trong năm 2010.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 67

Page 68: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Sơ đồ Dupont năm 2009

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 68

Page 69: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Sơ đồ Dupont năm 2010

2.2.5. Phân tích các đòn bẩy tài chính Mức độ tác động của Đòn bẩy kinh doanh DOL (Đòn bẩy chi phí)

Đòn bẩy kinh doanh tác động trực tiếp đến lợi nhuận (EBIT) của công ty, nó

phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí của công ty.

Nếu công ty có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh lớn thì mức độ tác động của đòn

bẩy kinh doanh lớn hơn, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro kinh doanh lớn và ngược lại.

DOL = =

Hay:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 69

Page 70: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

DOL = =

Bảng 2.26. Điểm hoà vốn và đòn bẩy kinh doanh DOL

 Chỉ tiêu

 Năm 2009

 Năm 2010

Chênh lệch 

Tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần 9,911,822,36

6 30,748,502,67

1 20,836,680,30

5 210.22

2. Chi phí (chưa tính lãi vay) 9,720,024,21

1 24,215,573,67

5 14,495,549,46

4 149.13

a. Biến phí 5,554,037,31

8 16,195,645,55

5 10,641,608,23

7 191.60

b. Định phí 4,165,986,89

3 8,019,928,12

0 3,853,941,22

7 92.51

3. EBIT ( 3= 1 - 2) 191,798,155 6,532,928,99

6 6,341,130,84

1 3306.15

4. Lãi vay 191,798,155 182,948,04

4 (8,850,11

1) -4.61

5. Lợi nhuận trước thuế - 6,349,980,95

2 6,349,980,95

2  6. Tỷ lệ số dư đảm phí 6= [1- 2a]/(1) 0.44 0.47 0.03 7.65

7. Doanh thu hoà vốn 7= (2b)/(6) 9,475,575,69

0 16,945,179,85

4 7,469,604,16

4 78.83

8. Thời gian hoà vốn 8=(7)/(1)*360 344 198 (146

) -42.35

9. Đòn bẩy định phí DOL (lần)9 =( 3+2)/3 51.68 4.71 (47

) -90.89Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy:

- Định phí và tỷ lệ số dư đảm phí đều có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng của

định phí tăng nhanh hơn tỷ lệ số dư đảm phí mà doanh thu hoà vốn của công ty tăng

lên. Năm 2010 doanh thu thuần tăng đồng thời doanh thu hoà vốn cũng tăng lên so

với năm 2009 nhưng lại làm thời gian hoà vốn giảm. Như vậy, tốc độ tăng của doanh

thu càng cao thì tạo điều kiện cho công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận, giảm được rủi

ro trong kinh doanh, vừa làm tăng doanh thu vượt điểm hoà vốn nhằm phát huy tác

dụng của đòn bẩy định phí.

- Thời gian hoà vốn của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 là 146 ngày

tương ứng giảm 42,35%. Thời gian hoà vốn giảm là do tốc độ của doanh thu hoà vốn

(78,83%) chậm hơn tốc độ của tăng doanh thu thuần (210s%).

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 70

Page 71: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh:

Đòn bẩy kinh doanh phát huy tác dụng khi doanh thu vượt qua ngưỡng doanh

thu hoà vốn. Đòn bẩy kinh doanh càng cao thì EBIT được tạo ra càng lớn, để phân

tích mức độ ảnh hưởng cảu đòn bẩy kinh doanh tới lợi nhuận, ta chỉ sử dụng chỉư tiêu

mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh DOL. Ta có:

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh năm 2009 là 51,68 lần ứng với tỷ

trọng định phí trong tổng chi phí kinh doanh của công ty là 48,26%, năm 2010 là

4,71lần tương ứng với tỷ trọng định phí trong tổng chi phí là 33,12%. Như vậy, mức

độ ảnh hưởng của DOL năm 2010 giảm 47lần so với năm 2009, tương ứng giảm

91%. Nguyên nhân là do năm 2010 tốc độ tăng của EBIT là 3306% cao hơn so với

tốc độ giảm của định phí là 92,51%.

Như vậy, năm 2010 nếu doanh thu tăng giảm 1% thì EBIT tăng giảm 4,71%,

năm 2009 nếu doanh thu tăng giảm 1% thì EBIT tăng giảm 51,68%. Mức độ ảnh

hưởng của đòn bẩy kinh doanh năm 2010 thấp hơn so với năm 2009. Điều này cũng

gây ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi.

Mặt khác, tỷ trọng chi phí cố định năm 2010 có xu hướng thấp hơn so với năm 2009

làm cho mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh giảm, điểu này nhằm giảm bớt rủi

ro trong kinh doanh cho công ty.

Mức độ tác động của Đòn bẩy tài chính DFL (Đòn bẩy nợ)

DFL = =

Hay:

DFL = = x =

(I: Lãi vay phải trả)

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 71

Page 72: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 2.27. Đòn bẩy tài chính DFL

 Chỉ tiêu

 Năm 2009

 Năm 2010

Chênh lệch 

Tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần 9,911,822,36

6 30,748,502,67

1 20,836,680,30

5 210.22

2. EBIT 191,798,15

5 6,532,928,99

6 6,341,130,84

1 3306.15

3. Lãi vay 191,798,15

5 182,948,04

4 (8,850,1

11) -4.61

4. Lợi nhuận trước thuế 4 = 2-3 - 6,349,980,95

2 6,349,980,95

2  5. Đòn bẩy tài chính DFL (Lần) 5 = 2/4 -

1.03

1.03  

Nhận xét:

Hệ số đòn bẩy tài chính năm 2010 là 1,03 lần cho ta thấy cứ tăng 1 đơn vị lợi

nhuận trước thuế và lãi vay thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nghĩa là mức độ tác

động của đòn bẩy tài chính năm 2010 tăng lên đáng kể cho thấy công ty đã chiếm

dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh, trong năm 2009 công ty có sử dụng vốn vay

nhưng do doanh thu của công ty chưa bù đắp được chi phí nên lợi nhuận kế toán

trước thuế âm. Để những năm tiếp theo công ty muốn tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu thì nên sử dụng vốn vay hợp lý hơn vì hệ số đòn bẩy này của công ty vẫn còn

thấp.

Đòn bẩy tổng DTL

Công thức tính: DTL = DOL * DFL

Bảng 2.28. Đòn bẩy tổng DTL

Chỉ tiêu Năm 2009 năm 2010Chênh lệch

Tuyệt đối %1. Đòn bẩy định phí DOL 51.68 4.71 -46.97 -90.892. Đòn bẩy tài chính DFL - 1.03 1.03  3. Đòn bẩy tổng hợp DTL (3)= (1)*(2) - 4.84 4.84  

Nhận xét:

Hệ số đòn bẩy tổng hợp năm 2010 là 4,84 lần tăng so với năm 2009 là 4,84

lần. Nguyên nhân là do hệ số đòn bẩy tài chính của năm 2009 là 0 do doanh thu chỉ

bù đắp đủ chi phí nên năm 2009 đòn bẩy tổng hợp của công ty là bằng 0. Năm 2010

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 72

Page 73: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

cứ tăng hoặc giảm một đồng doanh thu thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng hoặc

giảm 4,84 đồng.

Đòn bẩy tổng hợp là kết quả tổng hợp của đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài

chính, do đó nếu công ty sử dụng đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài chính cao thì chỉ số

tác động như về doanh thu sẽ gây ra tác động lớn về lợi nhuận trên mỗi cổ phần

(EPS) tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn một mức độ sử

dụng hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Năm 2010 hệ số đòn bẩy tổng hợp tăng sẽ

làm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của các cổ đông tăng, tuy nhiên mặt tiêu cực của nó

là có thể gặp rủi ro trong kinh doanh trong trường hợp doanh thu bị giảm.

Tóm lại: Nếu công ty có hệ số đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính cao có

thể gặp rủi ro trong kinh doanh và đầu tư vì nó kéo theo hệ số đòn bẩy tổng cao. Điều

này tiềm ẩn rủi ro cho việc dự báo chính xác doanh thu trong tương lai. Chỉ cần một

sai lệch nhỏ trong dự báo doanh thu so với thực tế diễn ra thì nó có thể dẫn đến một

sự sai lệch lớn giữa dòng tiền thực và dòng tiền theo dự toán. Công ty sẽ gặp khó

khăn lớn trong trường hợp tỷ suất sinh lời trên lại không cao hơn mức lãi suất nợ vay,

làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận công ty.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 73

Page 74: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính Bảng 2.29. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính

 Chỉ tiêu

 Đơn vị

 Năm 2009

 Năm 2010

So sánh 

Tuyệt đối %1. Cơ cấu nguồn vốn        TSNH/ TTS % 22.31 31.28 8.97 40.21TSDH/ TTS % 77.69 68.72 -8.97 -11.55NVNH/ TNV % 8.33 14.11 5.78 69.39NVDH/ TNV % 91.67 85.89 -5.78 -6.312. Khả năng quản lý tài sản          Vòng quay hàng tồn kho Vòng 9.33 4.87 -4.46 -47.78Kì thu nợ bán chịu Ngày 77.3 51.49 -25.81 -33.39Vòng quay TSNH Vòng 1.16 2.26 1.1 94.83Vòng quay TSDH Vòng 0.31 0.89 0.58 187.10Vòng quay TTS Vòng 0.25 0.62 0.37 148.003. Khả năng sinh lợi          

ROS % (0.

20) 19.07 19.27 -9635.00

ROA % (0.

05) 11.75 11.8 -23600.00

ROE % (0.0

57) 13.36 13.417 -23538.604. Khả năng thanh toán          Khả năng thanh toán hiện hành Lần 7.67 2.91 -4.76 -62.06Khả năng thanh toán nhanh Lần 6.4 1.61 -4.79 -74.84Khả năng thanh toán tức thời Lần 0.86 0.39 -0.47 -54.655. Khả năng quản lý nợ          Chỉ số nợ Lần 0.083 0.141 0.058 69.88Chỉ số khả năng TT lãi vay Lần 15.58 54.37 38.79 248.97

Nhận xét:

- Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong hai năm 2009 và 2010 có thay

đổi về trong tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2010 có xu hướng tăng lên, tỷ trọng tài sản

dài hạn trong năm 2010 có xu hướng giảm so với tổng tài sản. Tỷ trọng nợ phải trả so

với tổng nguồn vốn tăng, thay vào đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn

giảm đi. Nói chung trong năm 2010 tình hình tài chính của công ty dần dần đã chuyển

dịch để hợp lý hơn đối với nguồn vốn. Hiện tại công ty vẫn sử vốn chủ sở hữu là chủ

yếu, vốn vay của công ty vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của công ty. Như

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 74

Page 75: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

vậy, trong những năm tiếp theo công ty cần có chính sách vay vốn để tăng lợi nhuận

cho công ty.

- Các chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản của công ty cũng đang dần đi vào ổn

định. Ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm 2010 giảm do dự trữ

nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên dẫn đến

vòng quay hàng tồn kho giảm. Kỳ thu nợ bán chịu của công ty giảm khoảng 26 ngày

là rất tốt đối với công ty, ta thấy công ty không bị chiếm dụng vốn lâu. Vòng quay tài

sản ngắn hạn, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản đều tăng cho thấy

công ty đã có chính sách sử dụng tài sản một cách hợp lý để tận dụng tài sản của công

ty hơn.

- Tỷ suất sinh lợi của công ty trong năm 2010 nhìn chung tốt hơn so với năm

2009. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm đã có hiệu quả.

Năm 2010 công ty đã có lợi nhuận dương điều này cho thấy công ty đã có chính sách

kinh doanh đúng đắn đem lại kết quả tốt trong năm 2010. Lợi nhuận biên (ROS) trong

năm 2010 tăng lên 19,07%, tỷ suất thu hồi tài sản ROA tăng lên 11,75%, tỷ suất thu

hồi vốn chủ sở hữu tăng lên 13,36%. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh

doanh đã mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu năm 2010.

- Khả năng thanh toán của công ty trong năm 2010 nhìn chung giảm mạnh so

với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tổng nợ ngắn hạn của công

ty trong năm 2010 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh

toán nhanh của công ty giảm do hàng tồn kho trong năm 2010 tăng mạnh. Lượng dự

trữ tiền mặt trong công ty tăng nhưng không tăng nhanh bằng nợ ngắn hạn của công

ty. Nhưng nhìn chung khả năng tự chủ về độc lập tài chính của công ty vẫn đang

trong tầm kiểm soát.

- Khả năng quản lý nợ của công ty trong năm 2010 đề tăng. Lượng vốn mà công

ty huy động vốn từ bên ngoài có dấu hiệu gia tăng. Khả năng thanh toán lãi vay của

công ty tăng nhanh. Điều này chứng tỏ công ty tự chủ về mặt tài chính không phụ

thuộc vào nguồn vốn của công ty đối với bên ngoài. Đây là một điều rất tốt đối với

công ty tạo niềm tin đỗi với các chủ nợ và các bên liên quan.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 75

Page 76: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM

3.1. Đánh giá chungQua phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam

năm 2009 và năm 2010 từ đó rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra

các biện pháp nhằm pháp huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm cải thiện tình

hình tài chính của công ty được tốt hơn.

Ưu điểm:

Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong những năm qua đã tốt lên

dần. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong năm

2010 tăng vượt bậc. Công ty rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải và nhà xưởng được tăng cường và mở rộng. Thu nhập và tiền lương của

người lao động ngày càng được cải thiện nhờ tăng năng suất lao động, năng suất thiết

bị, đời sống công nhân viên được đảm bảo hơn. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao,

mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú, sức cạnh tranh của Công ty trong thị trường

trong nước và quốc tế ngày càng cao.

Nhược điểm:

- Do đặc thù công ty sản xuất các mặt hàng ngành xây dựng nên TSDH chiếm tỷ

trọng rất lớn, nhưng sự đầu tư vào máy móc thiết bị nhà xưởng chưa phát huy được

hết khả năng hoạt động dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty còn chưa tốt.

Kiến nghị:

Để hoạt động tài chính của công ty Cổ phần Chế tác Đá Việt Nam tốt hơn cần

có biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế như:

- Công ty nên chú trọng tới việc phát huy khả năng làm việc của máy móc thiết

bị và phương tiện mới được đầu tư. Từ việc đưa ra kế hoạch sử dụng máy móc hợp lý

để nâng cao công suất làm việc. Vậy ta thấy Vòng quay TTS tương đối thấp. Do vậy,

để đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 76

Page 77: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

cao hiệu quả tài chính thì công ty phải thực hiện đồng bộ và hợp lý những vấn đề còn

hạn chế như: công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường, tìm có hội đầu tư sản xuất kinh

doanh nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng cường công tác

quản trị chất lượng sản phẩm….

3.2. Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

3.2.1. Biện pháp 1: Giảm lượng hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả tài chính.

Cơ sở thực hiện biện pháp:

Đối với mỗi doanh nghiệp, nguyên vật liệu và hàng hóa tồn kho là một phần

bắt buộc để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh liên tục và hiệu quả.

Tuy nhiên việc lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng trong nhiều

khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp cũng vì thế mà suy giảm. Bên cạnh đó, việc tích trữ số lượng lớn hàng tồn kho

sẽ làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản; hậu quả là lợi nhuận bị giảm do chi phí tăng.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy tỷ trọng hàng tồn kho luôn có sự biến

động tăng dần so với tỷ trọng so với tài sản ngắn hạn tăng qua các năm.

Bảng 3.1. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn.

Chỉ tiêu 

31/12/2008  

31/12/2009 

31/12/2010

  Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) %

Hàng tồn kho 957,156,10

4 13.3

9 1,598,595,65

7 16.64 7,338,346,06

9 44.65

Tài sản ngắn hạn 7,149,036,32

0 10

0 9,606,554,48

0 100 16,434,728,78

4 100Tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản ngắn hạn liên tục tăng dần qua các

năm.

Trong năm 2010 giá trị của các khoản mục trong hàng tồn kho chiếm tỷ trọng

như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 77

Page 78: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 3.2. Giá trị của các khoản mục trong hàng tồn kho

Thành phần Giá trị Tỷ trọngNVL 2,027,872,700 27.63%CCDC 1,359,744,153 18.53%CPSXKD DD 3,350,209,155 45.65%Thành phẩm 600,520,061 8.18%

Qua bảng trên ta thấy hàng tồn kho trong năm 2010 của công ty chủ yếu là chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu. Công ty đang có một khối lượng

lớn đang mài, đánh bóng và chờ chế biến thành thành phẩm đang tập kết tại kho.

Nguyên vật liệu chế tác đá là mua từ công ty mẹ là Công ty Cổ phần Vinaconex nên

không cần tích trữ với khối lượng lớn như vậy sẽ làm tăng chi phí lưu kho..

Mục đích của biện pháp:

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Do đó khi giảm lượng

hàng tồn kho sẽ đưa lượng vốn bị ứ đọng vào trong sản xuất, tăng vòng quay hàng tồn

kho cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nội dung của biện pháp:

Trong bảng phân tích tỷ trọng thành phần trong hang tồn kho thì ta thấy tỷ

trọng dự trữ nguyên vật liệu vì nguyên vật liệu công ty sử dụng là các sản phẩm đá

tấm nhân tạo từ công ty mẹ là Công ty Cổ Phần Vinaconex nên không cần tích trữ

quá nhiều nguyên vật liệu trong kho nên có thể giảm tích trữ nguyên vật liệu để giảm

các chi phí và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Vậy trong năm dự kiến ta sẽ giảm tỷ trọng

các thành phần như sau:

Thành phần 31/12/2010 Tỷ trọng 31/12 dự kiếnTỷ

trọngNVL 2,027,872,700 27.63% 1,360,750,330 20.40%CCDC 1,359,744,153 18.53% 1,359,744,153 20.38%CPSXKD DD 3,350,209,155 45.65% 3,350,209,155 50.22%Thành phẩm 600,520,061 8.18% 600,520,061 9.00%

Hàng tồn kho trong năm dự kiến sẽ giảm xuống 10% so với năm 2010. Do đó

giải phóng hàng tồn kho nhanh nên doanh thu thuần sẽ tăng lên. Do đó bảng cân đối

kế toán sẽ thay đổi do hàng tồn kho như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 78

Page 79: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 3.3. Bảng cơ cấu tài sản khi áp dụng biện pháp giảm 10% hàng tồn kho

Chỉ tiêu31/12/2009 31/12/2010 Biện pháp 1

Giá trị (đồng) Giá trị(đồng) Giá trị (đồng)

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 9,606,554,480 16,434,728,784 15,700,894,177

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,076,755,324 2,189,380,166 2,189,380,1661. Tiền 1,076,755,324 2,189,380,166 2,189,380,166

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4,500,000,000 -  1. Đầu tư ngắn hạn 4,500,000,000 -  

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,019,188,398 6,402,164,305 6,402,164,3051. Phải thu khách hang 1,986,534,536 5,778,891,089 5,778,891,0892. Trả trước cho người bán   610,853,253 610,853,2535. Các khoản phải thu khác 32,653,862 12,419,963 12,419,963IV. Hàng tồn kho 1,598,595,657 7,338,346,069 6,604,511,4621. Hàng tồn kho 1,598,595,657 7,338,346,069 6,671,223,699V. Tài sản ngắn hạn khác 412,015,101 504,838,244 504,838,2441. Chi phí trả trước ngắn hạn 77,010,292 74,430,577 74,430,577

2. Thuế GTGT được khấu trừ 230,184,959 254,117,385 254,117,3854. Tài sản ngắn hạn khác 104,819,850 176,290,282 176,290,282B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 33,452,992,973 36,110,952,713 36,110,952,713II. Tài sản cố định 31,626,239,914 34,634,455,527 34,634,455,5271. Tài sản cố định hữu hình 31,610,639,914 34,543,775,018 34,543,775,018- Nguyên giá 35,272,585,895 41,971,048,504 41,971,048,504

- Giá trị hao mòn luỹ kế (3,661,945,98

1) (7,427,273,48

6) (7,427,273,48

6)3. Tài sản cố định vô hình 15,600,000 12,000,000 12,000,000- Nguyên giá 18,000,000 18,000,000 18,000,000

- Giá trị hao mòn luỹ kế (2,400,00

0) (6,000,00

0) (6,000,00

0)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 78,680,50

9 78,680,50

9 V. Tài sản dài hạn khác 1,826,753,059 1,476,497,186 1,476,497,1861. Chi phí trả trước dài hạn 1,826,753,059 1,476,497,186 1,476,497,186TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 43,059,547,453 52,545,681,497 51,811,846,890

Do đẩy nhanh hàng tồn kho nên doanh thu của công ty tăng được khoảng

2.5%. Các chi phí: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý daonh nghiệp

cũng tăng khoang 2.5%. Khi đó ta nhận thấy sự thay đổi trên báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 79

Page 80: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 3.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi tăng 2.5% doanh thu

Chỉ tiêu Năm 2010 Biện pháp 1 Giá trị %1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

29,442,017,229 30,178,067,660

736,050,431 2.5

2. Các khoản giảm trừ doanh thu     -  3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

29,442,017,229 30,178,067,660

736,050,431 2.5

4. Giá vốn hàng bán 19,494,444,07

1 19,981,805,17

3 487,361,10

2 2.55. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

9,947,573,158

10,196,262,487

248,689,329 2.5

6. Doanh thu HĐTC 328,764,73

9 328,764,73

9 - 0

7. Chi phí hoạt động tài chính 411,893,40

2 411,893,40

2 - 0

Trong đó: chi phí lãi vay 182,948,04

4 182,948,044 - 0

8. Chi phí bán hang 921,172,54

2 944,201,856 23,029,31

4 2.5

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,360,810,28

7 3,444,830,544 84,020,25

7 2.510. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

5,582,461,666

5,724,101,424

141,639,758 3

11. Thu nhập khác 977,720,70

3 977,720,703 - 0

12. Chi phí khác 210,201,41

7 210,201,417 - 0

13. Lợi nhuận khác 767,519,28

6 767,519,286 - 014. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

6,349,980,952

6,491,620,710

141,639,758 2

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

734,490,212

649,162,071

(85,328,141) -12

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -      17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

5,615,490,740

5,842,458,639

226,967,899 4

18. Lãi cơ bản trên cổ phiêu 1,40

4 1,

461 5

7 4Doanh thu thay đổi và bảng cân đối kế toán thay đổi dẫn đến các chỉ tiêu tài

chính cũng thay đổi:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 80

Page 81: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 3.5. Bảng tính các chỉ số sau khi thay đổi 2.5% doanh thu

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Biện pháp 1Chênh lệch

Tuyệt đối %1. Khả năng quản lý tài sản          Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4.87 7.36 2.49 51.08Kì thu nợ bán chịu Ngày 51.49 50.23 -1.26 -2.45Vòng quay TSNH Vòng 2.26 2.38 0.12 5.53Vòng quay TSDH Vòng 0.85 0.87 0.02 2.5Vòng quay TTS Vòng 0.62 0.64 0.02 2.612. Khả năng sinh lợi          ROS % 19.07 19.36 0.29 1.52ROA % 11.75 12.32 0.57 4.82ROE % 13.36 16.8 3.44 25.73

Như vậy, khi giảm được 10% hàng tồn kho làm gia tăng doanh thu 2.5%, các

chi phí gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng

tăng cùng tỷ lệ với tăng doanh thu thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dã đượ

cair thiện. Thể hiện ở khả năng quản lý tài sản có vòng quay hàng tồn kho tăng 7.36

vòng, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay tổng tài sản

đều tăng so với năm 2010.

Các chỉ tiêu khả năng sinh lời cũng được cải thiện so với năm 2010. Tỷ suất

lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tăng 1.52%, tỷ suất thu hồi tài sản tăng 4.852%,

tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng cao với tỷ lệ 25.73%

3.2.2. Biện pháp mở rộng qui mô sản xuất làm tăng doanh thu

Cơ sở của biện pháp

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 ta thấy. Doanh thu

thuần công ty tăng lên với tốc độ cao, chứng tỏ nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp, an

toàn cho môi trường sống đã đang được các tổ chức và người trong nước quan tâm.

Hiện nay, các khu chung cư cao cấp, các khu biệt thự, các khu nghỉ ngơi đang được

triển khai xây dựng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là các thành phố lớn, các trung tâm

kinh tế như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng….có nhu cầu sử dụng sản

phẩm đá cao cấp đã qua chế tác là rất lớn nên đây là một thị trường đầy tiềm năng.

Do nhu cầu về các sản phẩm đá cao cấp đã qua chế tác là rất lớn nên công ty cần mở

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 81

Page 82: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

rộng qui mô sản xuất làm tăng doanh thu để tăng lợi nhuận nâng cao được hiệu quả

tài chính của công ty.

Qua phân tích tình hình sử dụng tài sản của công ty ta thấy công ty cần mạnh

rạn mở rộng thêm qui mô và công suất tăng thêm 40% doanh thu trong năm 2011.

Đây cũng là nghị quyết mà hội nghị đại cổ đông đưa ra và có những biện pháp cụ thể

để hỗ trợ việc mở rộng qui mô sản xuất như: tăng các đại lý giới thiệu sản phẩm của

công ty thâm nhập rộng rãi hơn, thực hiện tốt các dịch vụ thỏa mãn 100% yêu cầu của

khách hàng, tăng cường xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thông qua công ty

Vinconex…..

Mục đích của biện pháp.

Mở rộng qui mô sản xuất các sản phẩm chế tác đá nhằm làm tăng doanh thu

dẫn đến tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả tài chính của công ty.

Tăng hiệu quả sử dụng TSDH và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Nội dung biện pháp

- Kế hoạch đầu tư mua sắm them máy móc thiết bị mới.

Một số thông tin về máy móc thiết bị:

+ Đầu tư thiết bị sản xuất khuôn ép cao su với mức đầu tư là 5,5 tỷ đồng

+ Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất xây dựng xưởng mộc tổng mức đầu tư 500

triệu đồng.

+ Đầu tư một số máy móc thiết bị với tổng mức đầu tư là 4,5 tỷ đồng.

Mua sắm 1 xe tải cẩu 3 tấn có giá trị 800 triệu đồng

Máy mài mép

Máy cắt cầu 2

Máy cắt tia nước.

- Một số thông tin khác

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 82

Page 83: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Máy mài mép, Máy cắt cầu, máy cắt tia nước, thiết bị sản xuất khuôn ép cao su

có đời sống dự kiến là 10 năm.

Nhà xưỏng mộc có đời sống là 11 năm.

Xe tải cẩu 3 tấn có đời sống 8 năm.

Thiết bị, máy móc, nhà xưởng được khấu hao theo phương pháp khấu hao đều.

Sau thời gian sử dụng thì các máy móc dự kiến được bán với giá trị bằng 20%

giá trị mua mới.

Dự kiến khi đưa máy móc vào sản xuất doanh thu tăng thêm được 40% so với

năm trước và chi phí sản xuất vẫn giữ nguyên so với tỷ lệ tăng doanh thu các năm.

Với các nguồn vốn huy động cho đầu tư: theo nguyên tắc tài chính thì các loại

thiết bị này là TSDH do vậy chúng được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn của công ty.

Cụ thể để đầu tư máy móc thiết bị này công ty sử dụng nguồn vốn vay dài hạn của

Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội theo hợp đồng tín dụng ngày 4/10/2007. Với

số vốn vay theo hợp đồng là 26,4 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy

móc thiết bị của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế tác đá. Công ty đã sử

dụng vốn vay vào năm 2007 đến năm 2010 đã giải ngân được 8 tỷ để đầu tư mua máy

móc thiết bị sản xuất. Năm 2011 công ty dự định đầu tư thêm 10tỷ đồng tiền vay dài

hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.

Chi phí sản xuất biến đổi cùng tăng trưởng với tỷ lệ tăng doanh thu.

Chi phí khấu hao của doanh nghiệp có tăng một lượng do đầu tư thêm máy

móc thiết bị, nhà xưởng.

Các khoản mục tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu cũng tăng lên cùng tốc độ

với tăng trưởng của doanh thu.

Giá trị TSDH tăng một lượng bằng với giá trị máy móc đầu tư thêm trừ đi chi

phí khấu hao trong kì do đầu tư thêm máy móc thiết bị.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 83

Page 84: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Vậy nguồn vốn được công ty huy động từ nguồn vốn vay dài hạn tại Ngân

hàng đầu tư và phát triển với lãi suất vay ưu đãi là 10%/năm. Số vốn công ty cần bổ

sung là 10 tỷ đồng để xây dựng cơ bản và mua săm thêm thiết bị. Sau khi thực hiện

đầu tư thì doanh thu tăng 40%, thì giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp và các chi phí khác tăng cùng với tỷ lệ là 40% chi phí năm 2010. Khi mở rộng

qui mô sản xuất công ty cần tuyển dụng thêm cán bộ quản lý để có thể quản lý các

hoạt động của doanh nghiệp. Khi các sản phẩm của công ty sản xuất nhiều và công ty

đã xây dựng và phát triển thêm các đại lý phân phối và bán hàng ở các thành phố lớn

như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và còn tham gia các cuộc triển lãm

về vật liệu xây dựng.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 84

Page 85: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Bảng 3.6. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh dự kiến năm 2011

Chỉ tiêu Năm 2010 Biện pháp 2 Giá trị %1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

29,442,017,229 41,218,824,121

11,776,806,892 40

2. Các khoản giảm trừ doanh thu    

-  

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

29,442,017,229 41,218,824,121

11,776,806,892 40

4. Giá vốn hàng bán 19,494,444,0

71 27,292,221,6

99 7,797,777,62

8 405. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

9,947,573,158

13,926,602,421

3,979,029,263 40

6. Doanh thu hoạt động tài chính

328,764,739

328,764,739

- 0

7. Chi phí hoạt động tài chính 411,893,4

02 1,228,945,3

58 817,051,95

6 198

Trong đó: chi phí lãi vay 182,948,0

44 1,000,000,000 817,051,95

6 447

8. Chi phí bán hang 921,172,5

42 1,289,641,559 368,469,01

7 409. Chi phí quản lý doanh nghiệp

3,360,810,287 4,705,134,402

1,344,324,115 40

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

5,582,461,666

7,031,645,842

1,449,184,176 26

11. Thu nhập khác 977,720,7

03 977,720,703

- 0

12. Chi phí khác 210,201,4

17 294,281,984 84,080,56

7 40

13. Lợi nhuận khác 767,519,2

86 683,438,719 (84,080,5

67) -1114. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

6,349,980,952

7,715,084,561

1,365,103,609 21

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

734,490,212

771,508,456

37,018,244 5

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -      17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

5,615,490,740

6,943,576,105

1,328,085,365 24

18. Lãi cơ bản trên cổ phiêu 1,40

4 1,73

6 33

2 24Khi đó các chỉ tiêu tài chính sẽ thay đổi:

Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản:

- Vòng quay hàng tồn kho:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 85

Page 86: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Doanh thu thuần Đồng 41,218,824,121 29,442,017,2292 Hàng tồn kho bình quân Đồng 4,468,470,863 4,468,470,863

2.1 Hàng tồn kho đầu kì Đồng 1,598,595,657 1,598,595,6572.2 Hàng tồn kho cuối kì Đồng 7,338,346,069 7,338,346,069

3 Vòng quay HTK= (1)/(2) vòng 9.22 6.59Nhận xét:

Vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm dự kiến là 9.22 vòng tăng so

với năm 2010 là 2.63 vòng. Vậy cứ 1 đồng công ty đầu tư vào hàng tồn kho thì tạo ra

9.22 đồng doanh thu cho công ty.

- Kỳ thu nợ bán chịu:

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Doanh thu thuần Đồng 41,218,824,121 29,442,017,2292 Khoản phải thu bình quân Đồng 4,210,676,352 4,210,676,351.50

2.1 Số đầu kỳ Đồng 2,019,188,398 2,019,188,3982.2 Số cuối kỳ Đồng 6,402,164,305 6,402,164,305

3 Kỳ thu nợ bán chịu =(2)*360/(1) Ngày 36.78 51.49Từ bảng tính kì thu nợ của công ty năm 2011 giảm từ 51,49 ngày giảm xuống

còn 36.78 ngày so với năm 2010. Điều này có thể hiểu được là do công ty đã nới lỏng

chính sách bán hàng. Để bán được hàng và giảm lượng hàng tồn kho công ty đã cho

khách mua hàng chịu để thu hút được nhiều khách hàng. Đây là một chính sách bán

hàng để thu hút được nhiều khách hàng tìm đến với công ty.

- Vòng quay tài sản ngắn hạn:

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Doanh thu thuần Đồng 41,218,824,121 29,442,017,2292 Tài sản ngắn hạn bình quân Đồng 13,020,641,632 13,020,641,632

2.1 Số đầu kỳ Đồng 9,606,554,480 9,606,554,4802.2 Số cuối kỳ Đồng 16,434,728,784 16,434,728,784

3 Vòng quay TSNH = (1)/(2) Vòng 3.17 2.26Từ bảng tính Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là

0.91 vòng. Cho thấy cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì tạo ra 3.17 đồng

doanh thu cho công ty. Ta thấy được vòng quay tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy

công ty đã sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 86

Page 87: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Vòng quay tài sản dài hạn:

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Doanh thu thuần Đồng 41,218,824,121 29,442,017,2292 Tài sản dài hạn bình quân Đồng 38,901,634,843 34,781,972,843.00

2.1 Số đầu kỳ Đồng 33,452,992,973 33,452,992,9732.2 Số cuối kỳ Đồng 44,350,276,713 36,110,952,713

3 Vòng quay TSDH= (1)/(2) Vòng 1.06 0.85Trong năm 2011 công ty đã sử dụng có hiệu quả TSDH hơn, Cứ 1 đồng vốn đầu

tư vào TSDH thì tạo ra 1.06 đồng doanh thu cho công ty.

- Vòng quay tổng tài sản:

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Doanh thu thuần Đồng 41,218,824,121 29,442,017,2292 Tổng tài sản bình quân Đồng 51,922,276,475 47,802,614,475

2.1 Số đầu kỳ Đồng 43,059,547,453 43,059,547,4532.2 Số cuối kỳ Đồng 60,785,005,497 52,545,681,497

3 Vòng quay tổng TS= (1)/(2) Vòng 0.79 0.62Vòng quay tổng tài sản trong năm 2011 cho thấy 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì tạo

ra 0,79 đồng doanh thu cho công ty. Trong những năm tiếp theo công ty cần đẩy

mạnh công tác sử dụng và khai thác tái sản của công ty một cách hợp lý hơn nữa.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

STT chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Lợi nhuận sau thuế Đồng 6,943,576,105 5,615,490,7402 Doanh thu thuần Đồng 41,218,824,121 29,442,017,2293 ROS = (1)/(2) % 16.85 19.07

Trong năm 2011 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm xuống còn

16.85 % như vậy cứ 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ tạo ra 16.85 đồng

lãi cho chủ sở hữu.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 87

Page 88: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Lợi nhuận sau thuế Đồng 6,943,576,105 5,615,490,7402 Tổng tài sản bình quân Đồng 51,922,276,475 47,802,614,4753 ROA = (1)/(2) % 13.37 11.75

Nhận thấy khi đầu tư thêm máy móc thiết bị thì hiệu quả sử dụng tài sản nâng

lên 13.37% cho thấy trong năm cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 13.37 đồng

lãi cho chủ sở hữu.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm dự kiến Năm 20101 Lợi nhuận sau thuế Đồng 6,943,576,105 5,615,490,7402 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 42,302,171,630 42,302,171,629.503 ROE = (1)/(2) % 16.41 13.27

Ta thấy trong năm 2011 thì cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sẽ

mang lại 16.41 đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp

Chỉ tiêu 

Đơn vị 

Năm 2010 

Biện pháp 2 

Chênh lệch

Tuyệt đối %1. Khả năng quản lý tài sản          Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4.87 9.22 4.35 89.41

Kì thu nợ bán chịu Ngày 51.49 36.78 (14.7

1) (28.58)Vòng quay TSNH Vòng 2.26 3.17 0.91 40.07 Vòng quay TSDH Vòng 0.89 1.06 0.17 19.05 Vòng quay TTS Vòng 0.62 0.79 0.17 28.04 2. Khả năng sinh lợi       -  

ROS % 19.07 16.85 (2.2

2) (11.66)ROA % 11.75 13.37 1.62 13.81 ROE % 13.36 16.41 3.05 22.86

Như vậy: Khi mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thì doanh thu của công ty

tăng thêm 40% khả năng quản lý tài sản của công ty đều gia tăng một lượng đáng kể,

trong năm tiếp theo công ty cần có những biện pháp cần thiết để phát huy hơn nữa

hiệu quả sử dụng tài sản.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời thay đổi khi doanh thu tăng lên như sau:

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 88

Page 89: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần bị giảm nguyên nhân do tôc

độ tăng doanh thu lớn hơn tôc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nên tỷ suất bị giảm

11.66% so với năm 2010.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu tăng cho thấy công ty đã sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu một cách có hiệu

quả. Trong những năm tiếp theo công ty nên sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu tốt

hơn nữa.

3.2.3. Kết quả thực hiện biên pháp.Bảng 3.8. Kết quả thực hiện sau 2 biện pháp

Chỉ tiêu Năm 2010 Biện pháp 1 Biện pháp 2Kết quả sau 2 biện pháp

Chênh lệch

Tuyệt đối %1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

29,442,017,229 30,178,067,660 41,218,824,121

41,954,874,552

12,512,857,323 42.5

2. Các khoản giảm trừ doanh thu       - -  3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

29,442,017,229 30,178,067,660 41,218,824,121

41,954,874,552

12,512,857,323 42.5

4. Giá vốn hàng bán 19,494,444,07

1 19,981,805,173 27,292,221,699 27,779,582,80

1 8,285,138,73

0 42.55. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

9,947,573,158 10,196,262,487 13,926,602,421

14,175,291,750

4,227,718,592 42.5

6. Doanh thu hoạt động tài chính

328,764,739 328,764,739 328,764,739

328,764,739 -  

7. Chi phí hoạt động tài chính 411,893,40

2 411,893,402 1,228,945,358 1,228,945,35

8 817,051,95

6 198.36

Trong đó: chi phí lãi vay 182,948,04

4 182,948,044 1,000,000,000 1,000,000,00

0 817,051,95

6 446.60

8. Chi phí bán hang 921,172,54

2 944,201,856 1,289,641,559 1,312,670,87

3 391,498,33

1 42.5

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,360,810,28

7 3,444,830,544 4,705,134,402 4,789,154,65

9 1,428,344,37

2 42.510. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

5,582,461,666 5,724,101,424 7,031,645,842

7,173,285,600

1,590,823,934 28.50

11. Thu nhập khác 977,720,70

3 977,720,703 977,720,703 977,720,70

3 -  

12. Chi phí khác 210,201,41

7 210,201,417 294,281,984 294,281,98

4 84,080,56

7 40.00

13. Lợi nhuận khác 767,519,28

6 767,519,286 683,438,719 683,438,71

9 (84,080,56

7) (1

0.95)14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

6,349,980,952 6,491,620,710 7,715,084,561

7,856,724,319

1,506,743,367 23.73

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

734,490,212 649,162,071 771,508,456

686,180,315

(48,309,897)

(6.58)

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại          17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

5,615,490,740 5,842,458,639 6,943,576,105

7,170,544,004

1,555,053,264 27.69

18. Lãi cơ bản trên cổ phiêu 1,404 1,461 1,736 1,79

3 38

9 27.71

Như vây, khi thực hiện biện pháp 1, để đạt được mục tiêu doanh thu thuần tăng

thì tổng tài sản phải tăng tương ứng, nguồn tài trợ cho tổng tài sản là nguồn vay từ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 89

Page 90: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội để đầu tư xấy dựng cơ bản và mua sắm máy

móc thiết bị. Vốn vay của công ty tăng lên nhưng chi phí lãi vay tiết kiệm tăng lên là

817,051,956 đồng so với năm 2010.

Sau khi thực hiện 2 biện pháp doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế tăng, tổng tài

snả tăng làm cho các chỉ tiêu tài chính sau biện pháp thay đổi 1 cách rõ rêt. Sau đây là

bảng các chỉ tiêu thay đổi khi kết quả kinh doanh của công ty thay đổi.

Bảng 3.9. Bảng chỉ tiêu tài chính sau 2 biện pháp

 Chỉ tiêu

 Đơn vị

 Năm 2010

 Năm 2011

Chênh lệch 

Tuyệt đối %1. Khả năng quản lý tài sản          Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4.87 10.23 5.36 110.04 Kì thu nợ bán chịu Ngày 51.49 72.26 20.77 40.34 Vòng quay TSNH Vòng 2.26 3.32 1.06 46.71 Vòng quay TSDH Vòng 0.85 1.08 0.23 26.88 Vòng quay TTS Vòng 0.62 0.81 0.19 31.26 2. Khả năng sinh lợi       -  

ROS % 19.07 17.09 (1.98) (10.38)

ROA % 11.75 13.91 2.16 18.37 ROE % 13.36 16.95 3.59 26.88

Như vậy, nếu công ty kết hợp đồng thời cả 2 biện pháp thì sẽ cải thiện được rất

nhiều tình hình tài chính của công ty và khắc phục những khó khăn hiện có, từ đó

củng cố và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian

tới.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 90

Page 91: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

KẾT LUẬNMục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và vươn xa

hơn nữa là gia tăng giá trị của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh

nghiệp không có hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà

đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng,… Các nhà đầu tư hiện

hàng hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả

năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức độ rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi đó các

chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín

dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh

nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp

phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.

Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh

nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn,

khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,…. Đó là nội dung chính của việc phân tích

tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt

động của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy

động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được lớn

lên, có nghĩa là đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả. Để đạt

được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động của công ty một cách ổn định,

đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng

thanh toán. Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu để

từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính là yêu cầu không thể thiếu đối với các

nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quyết

định kinh tế.

Trong những năm vừa qua, Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam đã có rất

nhiều nỗ lực trong công tác quản lý nói chung, công tác quản lý tài chính nói riêng

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là công ty

luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm ổn định đời

sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viện.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 91

Page 92: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

Nhìn về mặt tổng quát công ty vẫn luôn đảm bảo được độ an toàn trong kinh

doanh, các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời đạt ở mức trung bình khá song vẫn chưa đạt

được kết quả như mong muốn.

Qua một số phần nhận xét và phân tích tình hình tài chính của công ty, với sự

cố gắng của bản thân, kết hợp những lý luận đã học với tình hình thực tế em mạnh

dạn đưa ra một số biện pháp có tính chất tham khảo nhằm củng cố tình hình tài chính

của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do trình độ và thời

gian nghiên cứu có hạn nên đồ án đã dừng ở tại đây. Tôi rất mong nhận những ý kiến

đóng góp chân thành thành của thầy cô giáo, tập thể lãnh đạo công ty và các phòng để

đề tài này được hoàn thiện hơn.

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 92

Page 93: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình quản lý tài chính

Tác giả: Thạc sỹ Vũ Việt Hùng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2. Cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp.

Tác giả: Tiến sỹ Nghiêm Sỹ Thương, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3. Phân tích hoạt động doanh nghiệp

Tác giả: Nguyễn Tấn Bình, Nhà suất bản Thống kê.

4. Phân tích hoạt động kinh doanh.

Tác giả: Thạc sỹ Lê Thị Phương Hiệp , Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

5. Quản lý tài chính doanh nghiệp.

Tác giả: Nguyễn Hải Sản, Nhà suất bản Thống kê.

6. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp.

Tác giả: PGS.TS Phan Thị Ngọc Thuận , NXB KH – KT 2003.

7. Giáo trình quản lý sản xuất

Tác giả: Tiến sỹ Nguyễn Văn Nghiến, NXB Thống kê 2003

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 93

Page 94: Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_20130626083024_11208

Đ ÁN T T NGHI PỒ Ố Ệ

SINH VIÊN: KHUẤT THỊ HUYỀN LỚP TCKT1B K51 94