Đồ án thi công- dhxd

73
Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1 100Equation Chapter 0 Section 0ĐỒ ÁN MÔN HỌC KỸ THUẬT THI CÔNG 1 THI CÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI NHÀ NHIỀU TẦNG NỘI DUNG Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công bê tông cốt thép toàn khối nhà nhiều tầng. Giáo viên hướng dẫn : VŨ CHÍ CÔNG Họ và tên sinh viên : NGUYỄN XUÂN THỊNH Lớp : 53XD8 Mã số sinh viên : 4868.53 Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 1

Upload: ga-can-loc

Post on 26-Dec-2015

180 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Đồ án thi công- DHXD

TRANSCRIPT

Page 1: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

100Equation Chapter 0 Section 0ĐỒ ÁN MÔN HỌC

KỸ THUẬT THI CÔNG 1

THI CÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI NHÀ NHIỀU TẦNG

NỘI DUNGThiết kế biện pháp kỹ thuật thi công bê tông cốt thép toàn khối nhà nhiều

tầng.

Giáo viên hướng dẫn : VŨ CHÍ CÔNG Họ và tên sinh viên : NGUYỄN XUÂN THỊNH Lớp : 53XD8 Mã số sinh viên : 4868.53

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 1

Page 2: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

PHẦN I : GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH I. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN 1.Phần móng:

Số liệu Móng biên(A) Móng giữa(B) Móng cạnh giữa(C)

a (m) 2,6 2,8 2,6

b (m) 1,8 1,8 1,8

t (m) 0,45 0,45 0,45

2.Phần thân : * Tiết diện cột: Nhà có 5 tầng nên ta bố trí như sau: - Cột tầng 1: C1 ( d/h1 ) = 25 x 40 cm

C2 ( d/h2 ) = 25 x 45 cm - Cột tầng 2 và tầng 3: C1 ( d/h1 ) = 25 x 35 cm

C2 ( d/h2 ) = 25 x 40 cm - Cột tầng 4 và tầng 5: C1 ( d/h1 ) = 25 x 30 cm

C2 ( d/h2 ) = 25 x 35 cm * Bước cột và nhịp: - Bước cột : B = 4,8 (m) - Nhịp biên : L1= 7,0 (m) - Nhịp giữa : L2=7,5 (m) * Chiều cao nhà: -Chiều cao tầng 1 : H1 = 4,5 m -Chiều cao tầng 2,3,4 : Ht = 4,2 m -Chiều cao tầng 5 : Hm = 3,8 m. * Dầm: -Dầm chính: D1

- DầmD1 b : Ta lấy hD1 = (1/10)xL1 = (1/10)x 7000= 700 (mm)

Vậy kích thước dầm chính là: b1 x h1=¿250x 700(mm).

(h1: Chiều cao tính từ mặt sàn đến đáy của dầm).

- DầmD1 g : Ta lấy hD1 = (1/10)xL2 = (1/10)x7500= 750 (mm)

Vậy kích thước dầm chính là: bdc xhdc=¿250x 750 (mm).

(hdc: Chiều cao tính từ mặt sàn đến đáy của dầm).

- Dầm phụ: D2 và D3

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 2

Page 3: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Ta lấy hD2 ¿hD3= (1/12)x L2=(1/12)x4800 = 400 mm

Vậy kích thước dầm phụ là: bdpx hdp= 250 x 400 mm

(hdp: Chiều cao tính từ mặt sàn đến đáy của dầm).

- Dầm mái: Dm

Ta lấy hdm=(1/10)*Ldm =(1/10)x7000 =700 mm

Vậy kích thước dầm chính là: bdm x hdm=¿250 x700 (mm).

* Các số liệu tính toán khác: - Chiều dày sàn nhà: ds= 18 cm - Chiều dày mái nhà: dm = 18 cm - Hàm lượng cốt thép: µ = 2,0% - Chọn nhóm gỗ có các thông số +Trọng lượng riêng của gỗ : γgỗ =700 kG/m3

+[б] gỗ = 110 kG/cm2

+E = 90000.105 N/m2 =90000 kG/cm2

- Mùa thi công : Mùa hè.

II. HÌNH VẼ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG VÀ MẶT CẮT CÔNG TRÌNH

MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 3

Page 4: Đồ án thi công- DHXD

1

A

B

C

D

E

2 3 4 5 6 7 8 9 21 22

D1

D1

D1

D1

D3

D2

C1

C2

C2

C2

C1

B

B

A A

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

MẶT CẮT A-A

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 4

Page 5: Đồ án thi công- DHXD

A B C D E

C1(25x40)

C2(25x45)

C2(25x45)

C2(25x45)

C1(25x40)

D2

D3

D2

D3

D2

D3(25x40)

D2

D3

D2(25x40)

D1b(25x70)

D1g(25x75)

D1g

D1b

D1b

D1g

Dm(25x70)

Dm

Dm

Dm

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

1 2 3 4 5 21 22

Dm Dm Dm Dm Dm Dm Dm

C2 C2 C2 C2 C2 C2 C2

MẶT CẮT B-B

III. SƠ BỘ CHỌN GIẢI PHÁP THI CÔNG :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 5

Page 6: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

1.Giải pháp phân chia đợt thi công ( phân chia theo phương đứng) : Với điều kiện nhân lực,vật tư cũng như máy móc thi công không phù hợp với việc lựa chọn giải pháp thi công 1 tầng 1 đợt -tức là chỉ đổ bê tông 1 lần cho cột,dầm,sàn,cầu thang...Vì vậy ta lựa chọn giải pháp chia đợt như sau : 1 tầng 2 đợt :

-Đợt 1 : Thi công hết toàn bộ kết cấu chịu lực theo phương đứng như :cột,tường,1 vế của cầu thang bộ đến hết chiếu nghỉ.

-Đợt 2 :Thi công toàn bộ các cấu kiện còn lại : dầm sàn toàn khối và vế còn lại của thang bộ. 2.Giải pháp lựa chọn ván khuôn,đà giáo : Trong phạm vi đồ án môn học.do công trình quy mô nhỏ,ít tầng nên ta lựa chọn giải pháp ván khuôn,xà gồ cột chống bằng gỗ.

Các thông số kĩ thuật của vật liệu gỗ sử dụng làm ván khuôn :+ Trọng lượng riêng của gỗ :γgỗ = 700 kG/m3

+ [б] gỗ = 110 kG/cm2

+ E = 90000.105 N/m2 = 90000 kG/cm2

PHẦN II : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÁN KHUÔN CHO CÁC CẤU KIỆN 

I. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÁN KHUÔN SÀN : 1.Giới thiệu về ván khuôn sàn : -Vật liệu :gỗ

+Trọng lượng riêng của gỗ :γgỗ=700 kG/m3

+ [б] gỗ=110 kG/cm2 =11.105 kG/m2

+ E = 90000.105 N/m2=90000 kG/cm2

-Cấu tạo: +Ván khuôn sàn được tạo thành từ các tấm ván nhỏ ghép với nhau,và được liên kết với nhau bằng các nẹp (kích thước tiết diện 1 tấm ván khuôn bề rộng x chiều dày =250x30 cm).

+Cách thức làm việc :Ván khuôn được đặt lên hệ xà gồ và xà gồ được kê lên các cột chống.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 6

Page 7: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Ván khuôn gỗ Khoảng cách giữa các xà gồ được tính toán để đảm bảo 2 điều kiện : điều kiện về cường độ và điều kiện về biến dạng của ván khuôn.

Khoảng cách giữa các cột chống được tính toán để đảm bảo : 2 điều kiện về cường độ ,biến dạng của xà gồ và điều kiện ổn định của cột chống. Cột chống sử dụng ở đây là cột chống chữ ‘T’ được làm bằng gỗ,chân cột được đặt lên nêm gỗ để có thể thay đổi chiều cao cột chống và tạo điều kiện thuận lợi cho thi công tháo lắp ván khuôn.

2 .Sơ đồ tính toán : Xét 1 dải ván khuôn rộng 1m theo phương vuông góc với xà gồ => sơ đồ tính toán là dầm liên tục có gối tựa là các xà gồ và chịu tải trọng phân bố.

l l l l

ql /102

q

3.Xác định tải trọng :Tính toán tải trọng cho 1 dải bản rộng 1m :a/ Tĩnh tải : -Trọng lượng bản thân của kết cấu : (trọng lượng bê tông cốt thép)

trong đó : b  : bề rộng tính toán của bản sàn(m) ; b=1m δ  : chiều dày sàn(m) ; δ=18cm=0,18 m

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 7

Page 8: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

γbt  :trọng lượng riêng của bê tông : γbt = 2500 kG/m3

=> -Trọng lượng bản thân ván sàn:

trong đó : b : bề rộng tính toán của bản sàn(m) với b=1m δ : chiều dày ván khuôn sàn(m) với δ=0,03m

γg :trọng lượng riêng của gỗ với γg = 700 kG/m3

=>

=> b/ Hoạt tải:

-Tải trọng do người và phương tiện vận chuyển: =250 kG/

=>

-Tải trọng do đầm rung :

=> -Tải trọng do đổ bê tông:

+Đổ bằng cần trục tháp với V >0,8 m3:

=> => Tổng tải trọng: -Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên một bản rộng 1m:

-Tải trọng tính toán tác dụng lên một bản rộng 1m

4.Tính toán khoảng cách xà gồ: a.Tính theo điều kiện cường độ:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 8

Page 9: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Công thức kiểm tra: Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện ván sàn(theo tiết diện và vật liệu làm ván khuôn:gỗ)

với b=1m, h=0,03m

=>

=> b. Tính theo điều kiện về biến dạng của ván sàn:

Công thức kiểm tra :Trong đó:

f: độ võng tính toán của bộ phận ván khuôn: [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván khuôn sàn,và sàn là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với

Vậy khoảng cách giữa các xà gồ là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 9

Page 10: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Bố trí xà gồ :Trên bước B ta bố trí 6 xà gồ cách nhau 750mm.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 10

Page 11: Đồ án thi công- DHXD

xà gồván khuôn Dầm

sànCột chống xà Gồ

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

5.Tính toán và kiểm tra cột chống xà gồ:

5.1. Tính toán khoảng cách cột chống xà gồ: Coi xà gồ là dầm liên tục đặt trên các gối tựa tại các vị trí kê lên cột chống.Xà gồ chịu tải trọng từ ván sàn truyền xuống và thêm phần trọng lượng bản thân xà gồChọn trước tiết diện xà gồ: 8x10 cm

Khoảng lấy tải trọng để tính toán cột chống xà gồ:

l l l l

ql /102

q

a.Xác định tải trọng:-Tải trọng từ ván sàn truyền xuống:

-Trọng lượng bản thân xà gồ:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 11

Page 12: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Trong đó: là diện tích tiết diện ngang của xà gồ,

=> Tổng tải trọng tác dụng lên xà gồ:

-Tải trọng tiêu chuẩn :

-Tải trọng tính toán: b. Tính theo điều kiện về cường độ (điều kiện bền) :

Công thức kiểm tra: Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện(theo tiết diện và vật liệu làm ván khuôn gỗ)

=>

=>

=> l=l1=¿

100,5 cm

c.Tính toán theo điều kiện về biến dạng của xà gồ ( điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra :Trong đó:

f: độ võng tính toán của xà gồ: [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất :

=>Với xà gồ:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 12

Page 13: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Với

=>

=>l=l2=¿ 124,44 cm

Vậy khoảng cách giữa các cột chống xà gồ là

Chọn . * Bố trí cột chống xà gồ: MẶT CẮT A – A

Bố trí cột chống xà gồ cho sàn

5.2. Kiểm tra ổn định của cột chống xà gồ:-Chọn trước tiết diện cột chống là hình vuông bxh= 10x10 cm Sơ đồ tính toán:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 13

Page 14: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

N

Sơ đồ tính toán cột chống xà gồ

-Tải trọng tác dụng lên đầu cột chống: -Chiều dài tính toán của cột chống:

Coi liên kết 2 đầu cột là khớp là:

=> Chiều dài tính toán của cột chống là : -Đặc trưng tiết diện ngang của cột chống :

Bán kính quán tính

Độ mảnh =>

-Kiểm tra điều kiện ổn định của cột chống

Vậy cột chống xà gồ thỏa mãn điều kiện ổn định.

II. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÁN KHUÔN DẦM“Thực hiện tinh toán lần lượt với cá dầm D1 b; D1 g;D2; D3 ’’

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 14

Page 15: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Ta sẽ tính toán cho các dầm biên và dầm giữa điển hỉnh.Các dầm chính biên và dầm D2 biên ta bố trí ván khuôn như các dầm đã tính toán.

1.Tính toán thiết kế ván khuôn dầm D1 b: - Kích thước dầm tính toán là : b x h = 250 x 700 mm =25 x 70 cm - Chọn kích thước ván đáy là 250 x 40 (mm) và ván thành dầm là các tấm ván 250 x 40cm. - Hệ chống đỡ ván khuôn dầm gồm các cột chống chữ T ở dưới chân cột có các nêm để điều chỉnh độ cao.

1.1 Tính toán ván đáy dầm:

“ Coi ván đáy dầm là 1 dầm liên tục có kích thước tiết diện bd ầ mx δ ván đáy ; gối tựa là các cột chống ,ván đáy chịu toàn bộ tải trọng thẳng đứng ’’ Sơ đồ tính:

l l l l

ql /102

q

a.Xác định tải trọng : * Tĩnh tải:- Trọng lượng bản thân kết cấu (Trọng lượng bê tông cốt thép):

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 15

Page 16: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

=> Trong đó bd là bề rộng của dầm (m).

-Trọng lượng bản thân ván khuôn :

Trong đó là diện tích tiết diện ngang của ván thành là: (0,7- 0,18-0,03+0,04).0,03 = 0,0159 m2

là diện tích tiết diện ngang của ván đáy là (0,25.0,04) =0,01.m2

là trọng lượng riêng của gỗ

=> = 700.(2.0,0159 +0,01) = 29,26

=> 1,2.29,26 = 35,112* Hoạt tải:

-Tải trọng do đầm rung : = 200

Tính cho ván đáy dầm: = .200=0,25.200=50

- Tải trọng do đổ bê tông : + Đổ bằng cần trục tháp(phụ thuộc vào dung tích chứa bê tông)

V > 0,8 m3 thì = 600

=> = .600=0,25.600=150

=>=> Tổng tải trọng là: -Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng trên ván đáy dầm:

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván đáy dầm :

b.Tính toán khoảng cách cột chống ván đáy dầm :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 16

Page 17: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

* Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền) Công thức kiểm tra:

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên ván đáy dầm: W: mô men kháng uốn của ván đáy :

với b=0,25m, h=0,04m

=>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván đáy dầm (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván đáy dầm : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván đáy dầm,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với

Vậy khoảng cách giữa các cột chống ván đáy là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 17

Page 18: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

c. Kiểm tra ổn định cột chống ván đấy dầm: - Chọn trước tiết diện cột chống là hình vuông b x h =10x10 cm

N

Sơ đồ tính toán cột chống xà gồ

-Tải trọng tác dụng lên đầu cột chống: N =qdtt .lcc = 820,112.0,75 = 615,084 kG

Trong đó lcc - khoảng cách giữa các cột chống ván đáy dầm

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 18

Page 19: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

-Chiều dài tính toán của cột chống là : H cc= H t ầng - hd ầ m- δ ván đáy - hnêm= 4,5 -0,7-0,04-0,1= 3,66 m

Lấy hnêm = 0,1 m và coi liên kết 2 đầu cột là khớp : μ = 1

=> Chiều dài tính toán của cột chống là : -Đặc trưng tiết diện ngang của cột chống :

Bán kính quán tính

Độ mảnh

=> -Kiểm tra điều kiện ổn định của cột chống

Vậy cột chống thỏa mãn điều kiện ổn định.* Sơ đồ cột chống chữ T:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 19

Page 20: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

1.2 Tính toán ván thành dầm: “Coi ván thành là 1 dầm liên tục có các gối tựa là các nẹp đứng,ván thành chịu các loại tải trọng ngang”

l l l l

ql /102

q

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 20

Page 21: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

a.Xác định tải trọng( chủ yếu là các tải trọng ngang) - Tải trọng ngang do vữa bê tông mới đổ (sử dụng phương pháp đầm trong):

Trong đó : - chiều cao mỗi lớp bê tông tươi.

Ta có =0,70m = R nên lấy =R=0,7m

=>

=> -Tải trọng ngang do đổ bê tông vào ván khuôn: Đổ bằng cần trục tháp(phụ thuộc vào dung tích thùng chứa bê tông):

V > 0,8 :

=>

Vậy tổng tải trọng :

- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván thành dầm là:

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván thành dầm là:

b.Tính toán khoảng cách các nẹp đứng thành dầm: * Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền) Công thức kiểm tra:

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván thành:gỗ,kim loại…) :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 21

Page 22: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

với b = 0,53m ,h = 0,04 m =>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván thành dầm (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván thành dầm : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván thành dầm,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

Với

=>

Vậy khoảng cách giữa các nẹp đứng ván thành là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 22

Page 23: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

2.Tính toán thiết kế ván khuôn dầm D1g

-Kích thước dầm tính toán : b x h = 25x75 (cm)-Chọn kích thước ván đáy là 250x40 ; ván thành dầm là các tấm ván 200x40 nẹp lại

với nhau.-Hệ chống đỡ ván khuôn gồm các cột chống chữ T ở dưới chân cột có các nêm để điều

chỉnh độ cao.

2.1 Tính toán ván đáy dầm:“Coi ván đáy là 1 dầm liên tục có kích thước tiết diện bdầm x δván đáy ; gối tựa là các cột chống,ván đáy chịu toàn bộ tải trọng thẳng đứng.” Sơ đồ tính toán

l l l l

ql /102

q

a. Xác định tải trọng:* Tĩnh tải: -Trọng lượng bản thân kết cấu (Trọng lượng bê tông cốt thép):

=> -Trọng lượng bản thân ván khuôn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 23

Page 24: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Trong đó: - diện tích tiết diện ngang của ván thành.

- diện tích tiết diện ngang của ván đáy γg :trọng lượng riêng của gỗ : γg = 700 kG/m3

=> *Hoạt tải:

-Tải trọng do đầm rung :

Tính cho ván đáy dầm: = .200=0,25.200=50

=> -Tải trọng do đổ bê tông:

+Đổ bằng cần trục tháp với V > 0,8 m3:

Tính cho ván đáy dầm = .600=0,25.600=150

=> => Tổng tải trọng: -Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng trên ván đáy dầm

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván đáy dầm :

b.Tính toán khoảng cách cột chống ván đáy dầm : * Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền) Công thức kiểm tra:

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván đáy:gỗ,kim loại…) :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 24

Page 25: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

với b = 0,25m ,h = 0,04 m

=>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván đáy dầm (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván đáy dầm : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván đáy dầm,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với

Vậy khoảng cách giữa các cột chống ván đáy là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 25

Page 26: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

c. Kiểm tra ổn định cột chống ván đấy dầm: - Chọn trước tiết diện cột chống là hình vuông b x h =10x10 cm.

N

Sơ đồ tính toán cột chống xà gồ

- Tải trọng tác dụng lên đầu cột chống: N =qdtt .lcc = 856,996.0,8 = 685,6 (kG)

Trong đó lcc - khoảng cách giữa các cột chống ván đáy dầm

- Chiều dài tính toán của cột chống là : H cc= H t ầng - hd ầ m- δ v á nđá y - hnê m= 4,5 - 0,75- 0,04 - 0,1= 3,61 m

( Lấy hnê m = 0,1 m và coi liên kết 2 đầu cột là khớp : μ = 1)

=> Chiều dài tính toán của cột chống là : - Đặc trưng tiết diện ngang của cột chống :

Bán kính quán tính

Độ mảnh

=>-Kiểm tra điều kiện ổn định của cột chống

Vậy cột chống thỏa mãn điều kiện ổn định.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 26

Page 27: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

2.2 Tính toán ván thành dầm: “Coi ván thành là 1 dầm liên tục có các gối tựa là các nẹp đứng,ván thành chịu các loại tải trọng ngang”.

l l l l

ql /102

q

a.Xác định tải trọng( chủ yếu là các tải trọng ngang) - Tải trọng ngang do vữa bê tông mới đổ (sử dụng phương pháp đầm trong):

Trong đó : - chiều cao mỗi lớp bê tông tươi.

Ta có =0,75m > R =0,7 m nên lấy = R= 0,7m

=>

=> -Tải trọng ngang do đổ bê tông vào ván khuôn: Đổ bằng cần trục tháp(phụ thuộc vào dung tích thùng chứa bê tông):

V > 0,8 :

=> = . =(0.75-0.18-0,03+0,04).600=348

=>

Vậy tổng tải trọng :

- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván thành dầm là:

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván thành dầm là:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 27

Page 28: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

b.Tính toán khoảng cách các nẹp đứng thành dầm: * Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền) Công thức kiểm tra:

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván thành:gỗ,kim loại…) :

với b = 0,57m ,h = 0,04 m

=>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván thành dầm (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván thành dầm : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván thành dầm,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 28

Page 29: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Với

Vậy khoảng cách giữa các nẹp đứng ván thành là

Chọn

*Cột chống chữ T :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 29

Page 30: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

3.Tính toán thiết kế ván khuôn dầm D2 ,D3

-Kích thước dầm tính toán : b x h = 25 x40 cm-Chọn kích thước ván đáy là 250x30 ; ván thành dầm là các tấm ván 220x30 nẹp lại

với nhau.-Hệ chống đỡ ván khuôn gồm các cột chống chữ T ở dưới chân cột có các nêm để điều

chỉnh độ cao.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 30

Page 31: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

3.1 Tính toán ván đáy dầm:“Coi ván đáy là 1 dầm liên tục có kích thước tiết diện bdầm x δván đáy ; gối tựa là các cột chống,ván đáy chịu toàn bộ tải trọng thẳng đứng.”Sơ đồ tính toán

l l l l

ql /102

q

a. Xác định tải trọng:* Tĩnh tải:-Trọng lượng bản thân kết cấu (Trọng lượng bê tông cốt thép):

=> -Trọng lượng bản thân ván khuôn:

Trong đó: - diện tích tiết diện ngang của ván thành.

- diện tích tiết diện ngang của ván đáy γg : trọng lượng riêng của gỗ : γg = 700 kG/m3

=>

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 31

Page 32: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

*Hoạt tải:

-Tải trọng do đầm rung :

Tính cho ván đáy dầm:

=> -Tải trọng do đổ bê tông:

+Đổ bằng cần trục tháp với V > 0,8 m3:

Với ván đáy dầm:

=> =>Tổng tải trọng: -Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên một bản rộng 1m:

-Tải trọng tính toán tác dụng lên một bản rộng 1m

b.Tính toán khoảng cách cột chống ván đáy dầm :*Tính theo điều kiện cường độ:

Công thức kiểm tra: Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván đáy:gỗ) :

với b=0,25m, h=0,03m

=>

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 32

Page 33: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

=>

* Tính theo điều kiện về biến dạng của ván sàn:

Công thức kiểm tra : Trong đó:

f: độ võng tính toán của bộ phận ván khuôn: [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván khuôn dầm,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với

Vậy khoảng cách giữa các cột chống ván đáy là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 33

Page 34: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

-+Trên mặt bằng:

c.Kiểm tra ổn định cột chống ván đấy dầm: -Chọn trước tiết diện cột chống là hình vuông bxh=10x10 cm Sơ đồ tính toán:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 34

Page 35: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

N

Sơ đồ tính toán cột chống ván đáy dầm

-Tải trọng tác dụng lên đầu cột chống: -Chiều dài tính toán của cột chống:

Coi liên kết 2 đầu cột là khớp là:

=> Chiều dài tính toán của cột chống là : -Đặc trưng tiết diện ngang của cột chống :

Bán kính quán tính

Độ mảnh

=>- Kiểm tra điều kiện ổn định của cột chống

Vậy cột chống thỏa mãn điều kiện ổn định.

3.2 Tính toán ván thành dầm:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 35

Page 36: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

“Coi ván thành là 1 dầm liên tục có các gối tựa là các nẹp đứng,ván thành chịu các loại tải trọng ngang”.

l l l l

ql /102

q

a.Xác định tải trọng( chủ yếu là các tải trọng ngang) - Tải trọng ngang do vữa bê tông mới đổ (sử dụng phương pháp đầm trong):

Trong đó : - chiều cao mỗi lớp bê tông tươi.

Ta có =0,4m < R =0,7 m nên lấy = = 0,4m

=>

=> -Tải trọng ngang do đổ bê tông vào ván khuôn: Đổ bằng cần trục tháp(phụ thuộc vào dung tích thùng chứa bê tông):

V > 0,8 :

=>

=>

Vậy tổng tải trọng :

- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván thành dầm là:

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván thành dầm là:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 36

Page 37: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

b.Tính toán khoảng cách các nẹp đứng thành dầm: * Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền) Công thức kiểm tra:

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván thành:gỗ,kim loại…) :

với b = 0,22m ,h = 0,03 m

=>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván thành dầm (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván thành dầm : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván thành dầm,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 37

Page 38: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Vậy khoảng cách giữa các nẹp đứng ván thành là

Chọn

+Hệ cột chống chữ T:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 38

Page 39: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

III.TOÁN THIẾT KẾ VÁN KHUÔN CỘT

“Thực hiện tính toán lần lượt với các cột C1 và C2”

Mỗi tầng thì có chiều cao thay đổi nên ta chia ra tính cột C1 và C2

cho những tầng sau:

* Cấu tạo ván khuôn cột:

1.Cột tầng 1:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 39

q

Page 40: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

1.1Tính toán thiết kế ván khuôn cột C1:

- Kích thước cột tính toán : bxh=25x40 cm

- Chọn bề dày ván khuôn cột là 200x30 mm

Sơ đồ tính :

Coi ván khuôn cột là một dầm liên tục có các gối tựa là các gong cột.

a. Xác định tải trọng:

- Tải trọng ngang do vữa bê tông mới đổ (sử dụng phương pháp đầm trong):

Trong đó : - chiều cao mỗi lớp bê tông tươi.

b là bể rông ván khuôn ,b= =0,4m

Ta có =4,5m > R =0,7 m nên lấy = R= 0,7m

=>

=> -Tải trọng ngang do đổ bê tông vào ván khuôn: Đổ bằng cần trục tháp(phụ thuộc vào dung tích thùng chứa bê tông):

V > 0,8 :

=>

=>

Vậy tổng tải trọng :

- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván thành cột là:

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván thành cột là:

b.Tính toán khoảng cách các gông cột: * Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền) Công thức kiểm tra:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 40

Page 41: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván khuôn cột:gỗ,kim loại…) :

với b = 0,4m ,h = 0,03 m

=>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván khuôn cột (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván khuôn cột : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván khuôn cột,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với Vậy khoảng cách giữa các gong cột là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 41

q

Page 42: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

1.2.Tính toán thiết kế ván khuôn cột C2:

- Kích thước cột tính toán : bxh=25x45 cm

- Chọn bề dày ván khuôn cột là 200x30 mm và 250x30 mm ghép lại với nhau

* Sơ đồ tính :

Coi ván khuôn cột là một dầm liên tục có các gối tựa là các gông cột.

a. Xác định tải trọng:

- Tải trọng ngang do vữa bê tông mới đổ (sử dụng phương pháp đầm trong):

Trong đó : - chiều cao mỗi lớp bê tông tươi.

b là bể rông ván khuôn ,b= =0,45m

Ta có =4,5m > R =0,7 m nên lấy = R= 0,7m

=>

=> -Tải trọng ngang do đổ bê tông vào ván khuôn: Đổ bằng cần trục tháp(phụ thuộc vào dung tích thùng chứa bê tông):

V > 0,8 :

=>

=>

Vậy tổng tải trọng :

- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván thành cột là:

-Tải trọng tính toán tác dụng trên ván thành cột là:

b.Tính toán khoảng cách các gông cột: * Theo điều kiện cường độ( điều kiện bền)

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 42

Page 43: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Công thức kiểm tra:

Trong đó:

M: mô men uốn lớn nhất xuất hiện trên cấu kiện: W: mô men kháng uốn của cấu kiện (theo tiết diện và vật liệu làm ván khuôn cột:gỗ,kim loại…) :

với b = 0,45m ,h = 0,03 m

=>

=> * Tính theo điều kiện về biến dạng của ván khuôn cột (điều kiện biến dạng):

Công thức kiểm tra : f [ f ]

Trong đó f – độ võng tính toán của ván khuôn cột : [f] : độ võng giới hạn lấy theo TCVN 4453-1995:

+Với kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài :

+ Với kết cấu có bề mặt bị che khuất : Ở đây,tính toán ván khuôn cột,là kết cấu có bề mặt lộ ra ngoài,nên:

=>

Với

Vậy khoảng cách giữa các gong cột là

Chọn

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 43

Page 44: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

* Cấu tạo ván khuôn cột C1 tầng 1:

* Cấu tạo ván khuôn cột C2 tầng 1 :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 44

Page 45: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 45

Page 46: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

IV. TỔNG KẾT VÁN KHUÔN

1.Ván khuôn sàn (tầng 1 ,tầng điển hình,tầng mái):

a. Tầng 1:- Xà gồ đỡ sàn : có tiết diện 80 x 100 mm. - Khoảng cách giữa các xà gồ L = 0,75 m- Cột chống xà gồ: 100x100 mm- Ván khuôn sàn: 250 x 30 mm- Khoảng cách giữa các cột chống L = 1,0 m.b. Tầng mái:- Xà gồ đỡ sàn : có tiết diện 80 x 100 mm. - Khoảng cách giữa các xà gồ L = 0,75 m- Cột chống xà gồ: 100x100 mm- Ván khuôn sàn: 250 x 30 mm- Khoảng cách giữa các cột chống L = 1,0 m2.Ván khuôn dầm (tầng 1,tầng điển hình,tầng mái) 2.1 Tầng 1:a.Dầm chính D1b + Ván đáy dầm : ván gỗ có tiết diện là 250 x 40 mm. + Ván thành dầm: ván gỗ với tiết diện 250 x 30 mm. + Nẹp ván thành dầm chính: 40x60 mm. + Khoảng cách giữa các nẹp 0,75 mm. + Cột chống ván đáy dầm chính : 100 x100 mm. Nhịp biên bố trí 8 cột chống, khoảng cách giữa các cột chống L= 0,75m b.Dầm chính D1g + Ván đáy dầm : ván gỗ có tiết diện là 250 x 40 mm. + Ván thành: ván gỗ với tiết diện 250 x 40 mm. + Nẹp ván thành dầm chính: 40x60 mm. + Khoảng cách giữa các nẹp 0,8 mm. + Cột chống dầm chính : 100 x 100 mm. Nhịp giữa bố trí 8 cột chống, khoảng cách giữa các cột chống L= 0,8m c. Dầm phụ D2 , D3 : + Ván đáy dầm : là gỗ có tiết diện 250 x 30 mm. + Ván thành dầm : là gỗ có tiết diện 220x 30.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 46

Page 47: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

+ Nẹp ván thành 40 x 60 mm. Khoảng cách 0,60 m. + Cột chống dầm phụ :bằng gỗ hình vuông 100 x100 mm. Bố trí 6 cột chống khoảng cách L = 0,6 m.2.2 Tầng mái:a.Dầm chính D1b + Ván đáy dầm : ván gỗ có tiết diện là 250 x 40 mm. + Ván thành dầm: ván gỗ với tiết diện 250 x 40 mm. + Nẹp ván thành dầm chính: 40x60 mm. + Khoảng cách giữa các nẹp 0,75 mm. + Cột chống ván đáy dầm chính : 100 x100 mm. Nhịp biên bố trí 7 cột chống, khoảng cách giữa các cột chống L= 0,75m b.Dầm chính D1g + Ván đáy dầm : ván gỗ có tiết diện là 250 x 40 mm. + Ván thành: ván gỗ với tiết diện 250 x 40 mm. + Nẹp ván thành dầm chính: 40x60 mm. + Khoảng cách giữa các nẹp 0,6 mm. + Cột chống dầm chính : 100 x 100 mm. Nhịp giữa bố trí 8 cột chống, khoảng cách giữa các cột chống L= 0,8m c. Dầm phụ D2 , D3 : + Ván đáy dầm : là gỗ có tiết diện 250 x 30 mm. + Ván thành dầm : là gỗ có tiết diện 220x 30. + Nẹp ván thành 40 x 60 mm. Khoảng cách 0,6 m. + Cột chống dầm phụ :bằng gỗ hình vuông 100 x100 mm. Bố trí 7 cột chống khoảng cách L = 0,6 m.3. Ván khuôn cho cột : + Ván thành cột bằng gỗ 250 x 30 mm + Thanh nẹp ngang gỗ là có kích thước 40x60 mm + Khoảng cách giữa các gông : tầng một 0,6 m,tầng trung gian và tầng mái 0,6m

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 47

Page 48: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

PHẦN IV: LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I – SƠ BỘ CHỌN BIỆN PHÁP THI CÔNG

-Đợt thi công: chia thành 2 đợt.

+Đợt 1:Thi công cột,tường ,1 vế thang bộ.

+Đợt 2 : Thi công dầm ,sàn và vế còn lại của thang bộ.

- Phương pháp tổ chức thi công theo dây chuyền : chia công trình thành những phần

việc có chuyên môn riêng biệt.Mỗi phần công việc riêng biệt được tổ chức 1 tổ đôi có

chuyên môn tương ứng thực hiện.Như vậy mỗi tổ đội sẽ thay nhau lần lượt hoàn than

công tác của mình từ phân đoạn này sang phân đoạn khác.

-Biện pháp kỹ thuật thi công các công tác chính

1.Công tác ván khuôn:

a- Các yêu cầu kỹ thuật:

- Nguyên tắc về tạo hình:Ván khuôn phải được chế tạo đúng kích thước ,hình dạng của

các bộ phận kết cấu công trình.

- Phải bền,cứng ,ổn địn,không cong vênh.

- Đảm bảo kín khít để không mất nước xi măng.

-Khi đổ,đầm bê tông thì bề mặt ván khuôn phải nhẵn.

- Ván khuôn phải gọn nhẹ,tiện dụng và dễ tháo lắp ,không gây khó khăn cho việc lắp

dựng,đầm ,đổ,bê tông.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 48

Page 49: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- Khi th¸o dì cèp pha, tr¸nh kh«ng g©y øng suÊt®ét ngét hoÆc va

ch¹m m¹nh lµm h h¹i ®Õn kÕt cÊu.

- Phải sử dụng được nhiều lần.Ván khuôn gỗ phải dụng được từ 3 – 7 lần.

- An toàn khi sử dụng.

b-Loại ván khuôn sử dụng

Ván thuộc nhóm VII gỗ xẻ với [σ]=90000KG/cm2.

c- Cấu tạo ván khuôn cột:

Gồm 4 tấm ghép lại với nhau bằng neopj gỗ.Giữa các mảng ván khuôn liên kết lại với

nhau thành hình dạng kết cấu bằng nẹp gỗ.

d- Trình tự lắp dựng:

+ Ván khuôn cột:

- Lắp dựng:

Định vị tim cột bắn các cốt lên tháp chờ,sau đó đổ 1 lớp bê tông chân cột bằng bê

tông mác cao đày 30 cm. Ghép 3 mặt ván khuôn cột.Cố định nẹp chân,căn chỉnh và

ghép nối mặt còn lại.Cố định ván khuôn cột bằng các gông côt,lắp các thanh chống

xiên,tăng đơ.Cửa bê tông và vệ sinh nằm ở cạnh dài của ván khuôn.

- Tháo dỡ:

Khi bê tông cột đạt được cường độ yêu cầu .tháo dỡ các thanh chống xiên,tăng

đơ.Rồi sau đó tháo các nẹp cột và gông cột.

Để tránh dính mặt ván khuôn và mặt bêtông, ngưởi ta quét 1 lớp chống dính, từ 1-2

ngày có thể tháo ván khuôn cột.

+ Ván khuôn sàn và dầm:

- Trình tự lắp dựng:

Xác định tim cốt dầm, sàn.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 49

Page 50: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

Thực hiện lắp dựng ván khuôn.

Lắp dựng cột chống, xà gồ dầm sàn cùng lúc, thực hiện cân chỉnh độ cao bằng

nêm.

Lắp dựng các tấm ván khuôn đáy dầm sàn, cân chỉnh để đảm bảo độ cao.

- Tháo dỡ:

Ngược lại so với quá trình lắp dựng.

Hạ cột chống dầm sàn bằng các nêm.

Thực hiện tháo ván khuôn thành dầm, đáy dầm.

Riêng ván khuôn sàn có các thanh diềm ngập trong bêtông nên dung xà beng cậy

ra trước rùi tháo dỡ ván khuôn còn lại.

f- Biện pháp bảo đảm kỹ thuật,an toàn lao động:

- Ván khuôn dùng để đỡ kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu

cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.

- Ván khuôn ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp

phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước.

- Không được để trên ván khuôn những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả

không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên ván

khuôn.

- Cấm đặt và chất xếp các tấm ván khuôn các bộ phận của ván khuôn lên chiếu nghỉ

cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình.

Khi chưa giằng kéo chúng.

- Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra ván khuôn, nên có hư

hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo.

- Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đã đạt cường độ qui định theo hướng

dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.

- Khi tháo dỡ ván khuôn phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phăng ván

khuôn rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo ván khuôn phải có rào

ngăn và biển báo.

- Trước khi tháo ván khuôn phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên

các bộ phận công trình sắp tháo ván khuôn.

- Khi tháo ván khuôn phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu

có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 50

Page 51: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- Sau khi tháo ván khuôn phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để ván

khuôn đã tháo lên sàn công tác hoặc ném ván khuôn từ trên xuống, ván khuôn sau khi

tháo phải được để vào nơi qui định.

- Tháo dỡ ván khuôn đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải

thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.

2. Công tác cốt thép:

a. Các yêu cầu kỹ thuật:

- Đặt đúng số lượng, đúng chủng loại/

- Đảm bảo vị trí, khoảng cách các thanh thép.

- Đảm bảo ổn định của lưới thép, khung thép, thanh thép.

- Đảm bảo khoảng cách của lớp bêtông bảo vệ.

- Đảm bảo cốt thép sử dụng không bị gỉ, đảm bảo đúng cường độ thiết kế.

b. Loại cốt thép sử dụng:

c. Gia công, gia cường cốt thép:

- Gia công cốt thép:

+ Nắn thẳng cốt thép:

Thủ công: vam uốn.

Cơ giới: lồng lệch tâm.

+ Đánh gỉ cốt thép:

Tăng mức độ bám dính bêtông với cốt thép, sử dụng bàn chải sắt để đánh gỉ.

Khi khối lượng cốt thép nhiều đánh gỉ bằng máy.

+ Cắt cốt thép:

Đưa cốt thép về các hình dạng theo thiết kế. Khi cắt cốt thép cần được tính toán

chiều dài sau khi uốn.

Phương pháp cắt: Φ ≤ 10 : dùng kéo.

10≤ Φ ≤18 : dùng đục, búa.

Φ ≥18 : dùng máy cắt, máy hàn.

+ Uốn cốt thép: dùng bàn uốn, vam uốn, máy uốn.

+Gia cường cốt thép: kéo nguội, dập nguội, chuốt nguội.

d. Biện pháp đảm bảo kỹ thuật, an toàn lao động:

- Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và

biển báo.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 51

Page 52: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn

ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.

- Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có

công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m.

Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.

- Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi

mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.

- Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân

cho công nhân.

- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm.

- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các

mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây

an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui

định của quy phạm.

- Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho pháp trong

thiết kế.

- Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt

được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép và chạm vào dây điện.

3. Công tác bêtông:

a. Các yêu cầu kỹ thuật:

- Vữa bêtông phải được trộn đều, đảm bảo đủ thành phần đúng cấp phối.

- Thời gian trộn, vận chuyển, đổ đầm bêtông phải ngắn nhất.

- Vữa bêtông sau khi trộn xong phải đảm bảo được những yêu cầu của thi công.

b. Loại bêtông sử dụng: trộn tại chỗ bằng máy trộn

c. Thi công bằng bằng máy:

d. Nguyên tắc đổ bêtông và kỹ thuật đổ:

- Nguyên tắc đổ bêtông:

+ Khi đồ bêtông, chiều cao rơi tự do không quá 2,5m để cho bêtông không bị phân

tầng.

+ Đổ từ trên cao xuống: Nâng cao năng suất lao động, tận dụng được các phương tiện

vận chuyển. Tuy nhiên hình thức trên làm tăng số lượng phương tiện vận chuyển, dễ

làm xê dịch kết cấu. Khi đổ tránh va vào ván khuôn, cốt thép.

+ Đổ từ xa về gần.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 52

Page 53: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

+ Đổ bêtông thành nhiều lớp: Làm giảm nhiệt độ tăng cao trong kết cấu bêtông và

tránh hiện tượng nứt trong kết cấu bêtông.

- Kỹ thuật rải vữa bêtông:

+ Rải liên tục.

+ Rải có mạch ngừng.

e. Kỹ thuật đầm và bảo dưỡng bêtông:

- Đầm bêtông: Với cột và dầm ta dùng đầm dùi, với sàn ta dùng đầm bàn. Sơ đồ đầm

và yêu cầu khi đầm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Bảo dưỡng bêtông: Sau khi bêtông đã khô mặt thì tiến hành tưới nước bảo dưỡng

hoặc kết hợp các bao tải ướt…Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào loại xi măng và thời

tiết (theo yêu cầu kỹ thuật).

f. Biện pháp đảm bảo kỹ thuật, an toàn lao động:

- Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt ván khuôn,

cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã

có văn bản xác nhận.

- Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trường hợp

bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó.

- Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.Công nhân làm nhiệm vụ

định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng.

- Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần:

+ Nối đất với vỏ đầm rung

+ Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm

+ Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc

+ Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút.

+ Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương

tiện bảo.

II. PHÂN CHIA MẶT BẰNG THI CÔNG VÀ TÍNH THỜI GIAN THI

CÔNG

1. Phân chia mặt bằng thi công.

* Việc phân chia phân đoạn thi công dựa trên nguyên tắc:

- Đảm bảo khối lượng công việc của từng phân đoạn xấp xỉ nhau, tính chất công việc

tương đối như nhau; chênh lệch khối lượng giữa các phân đoạn không quá 20%.

- Tạo việc làm ổn định, điều hòa, liên tục cho công nhân.

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 53

Page 54: Đồ án thi công- DHXD

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

A

B

C

D

E

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- Vị trí mạch ngừng đúng quy phạm, ngừng tại vị trí có nội lực nhỏ.Nếu đổ song

song với dầm chính thì vị trí mạch ngừng sẽ là ( ÷ ) ,nếu song song với dầm phụ

thì vi trí mạch ngừng sẽ là ( ÷ ) .

* Kích thước tối thiểu của các phân khu phải đảm bảo được năng suất lao động của

nhóm công nhân ít người nhất trong suốt ca kíp công tác.

Căn cứ vào các điều kiện ta chia phân khu như sau:

* Chia mặt bằng các tầng thành 14 phân khu:

Sơ đồ như hình vẽ:

- Khối lượng bê tông dàm sàn trên các phân khu như sau:

Phân khu 1 là 45,317

Phân khu 2,4,6,8,10,12 có khối lượng bê tông bằng nhau là 40,73

Phân khu 3,7,9,11,13 có khối lượng bê tông bằng nhau là 53,813

Phân khu 14 là 54,53

Vậy chênh lệch giữa 2 phân khu lớn nhất và nhỏ nhất là :

25%

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 54

Page 55: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

2. Thống kê khối lượng các công tác trên từng phân đoạn.

Được lập với từng phân đoạn đã được chia ở trên, tương ứng với các tầng ( với những

phân đoạn trong 1 tầng có khối lượng giống nhau thì được gộp chung lại với nhau; với

những tầng giống nhau thì được gộp chung lại với nhau).

3. Xác định thời gian thi công

* Thời gian thi công theo phương pháp dây chuyền được xác định theo công thức:

(ngày)

Trong đó :

k - là thời gian để hoàn thành một công tác nào đó trong một phân đoạn lấy k=1

c - là số ca làm việc trong 1 ngày chọn c =1 ca

m –số phân đoạn công tác(tính cho toàn nhà)

n – số dây chuyền đơn không kể đến quá trình bảo dưỡng

t - thời gian đông kết của bê tông.Vì mùa thi công là mùa hè ít nhất là t =12 ngày.

Nếu theo quy tắc 2,5 tầng thì dựa vào biểu đồ nhân lực ta có t =28 ngày.

Ta có : Công trình cao 5 tầng ,mỗi tầng có 14 phân đoạn nên m =14x5=70 (phân đoạn)

Ta chọn n = 7 dây chuyền đơn với các dây chuyền là:

- Dựng cốt thép cột

- Ghép ván khuôn cột

- Đổ bê tông cột

- Tháo ván khuôn cột và lắp ván khuôn dầm sàn

- Đặt cốt thép dầm sàn

- Đổ bêtông dầm sàn

- Tháo ván khuôn thành dầm(ván khuôn không chịu lực),tháo ván khuôn chịu lực

của dầm sàn.

Vậy thời gian thi công của công trình là:

T = (ngày).

III. CHỌN MÁY THI CÔNG:

1.Chọn máy vận chuyển lên cao:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 55

Page 56: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- Các công việc cần vận chuyển lên cao (bê tông ;cốt thép ;ván khuôn; cột chống ;xà

gồ…)

- Căn cứ để tính toán : khối lượng cần vận chuyển lên cao lớn nhất của phân đoạn

trong 1 ngày.

=> Với phạm vi đồ án môn học: chọn phương tiện vận chuyển lên cao bằng cần trục

tháp để vận chuyển bê tông ;cốt thép ;ván khuôn; và thực hiện công tác đổ bê tông…

a. Xác định độ cao cần thiết của móc cẩu:

Trong đó:

- là độ cao công trình cần đặt cấu kiện

- là khoảng an toàn : =1m.

- là chiều cao cấu kiện : =1,5m.

- là chiều cao thiết bị treo buộc : =1,5 m.

Ta có = 4,5+4,2+4,2+4,2+3,8 = 20,9 m.

Vậy m

b. Xác định sức trục yêu cầu:

- Chọn thùng chứa bê tông có thể tích V =1,5

=> Sức trục cần thiết là: Q = 1,5x 2,5+0,3 =4,05 T

=> Chọn cần trục tháp KB-504 có các đặc tính kỹ thuật sau:

+ Tải trọng nâng: Q=6,3-10 Tấn

+ Tầm với: R=25-40 m

+ Chiều cao nâng: Hmax=77 m

+ Tốc độ:

- Tốc độ nâng: 60m/phút=1m/s- Tốc độ hạ vật: 3m/phút- Tốc độ di chuyển xe con: 27,5m/phút- Tốc độ di chuyển cần trục: 18,2m/phút- Tốc độ quay: 0.6 v/phút.

c. Xác định tầm với cần thiết của cần trục tháp:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 56

Page 57: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- PA1 :Cần trục tháp có trục cố định,đối trọng trên ,cần quay.

- PA2 :Cần trục tháp có đối trọng dưới,chạy trên ray.

Do chiều dài của công trình là 4,8x21+0,25 = 101,05 m.Nên ta không thể bố trí cần trục

tháp cố định được vì khi đó cánh tay của cần trục sẽ rất lớn.

Vậy ta chọn PA 2: cần trục tháp di chuyển trên ray,có đối trọng dưới:

* Tầm với cần thiết của cần trục :

=

Với A =

Trong đó: A –khoảng cách từ mép công trình đến cầu trục

B – chiều rộng công trình B=29m

- chiều dài đối trọng tính từ trọng tâm của cầu trục tới mép ngoài của

công trình.chọn

- khoảng an toàn lấy =1m

- chiều rộng dàn giáo và khoảng lưu không =1,5 m.

=>A = 6+1+1.5 = 8,5 m.

Vậy =

=> l = 13,92 m

* Xác định năng suất của cần trục tháp:

Trong đó:

Q- sức nặng của cần trục ở tầm với

- là số chu kỳ thực hiện được trong 1 giờ (3600s)

=

-thời gian 1 chu kỳ làm việc

- hệ số sử dụng tải trọng: =0,6-0,8 ta chọn bằng 0,8

- hệ số sử dụng thời gian : =0,8

*Xác định :

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 57

Page 58: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

=E. Trong đó: E – hệ số hợp đồng thời đoạn động tác E=0,8

= (3÷4)s là thời gian thực hiện thao tác thứ i với vận tốc ; 3÷4s là khoảng phanh ,sang số…

- thời gian móc thùng vào móc cẩu: =10(s)

- thời gian nâng vật = +4= +4=28,9(s)

- thời gian quay cần tới vị trí đổ = (s)

-thời gian xe con chạy đến vị trí cần đổ bê tông = +4= .60+4=89,7(s)

- thời gian hạ thùng xuống vị trí thi công : = +4= +4=54(s)

- thời gian đổ bê tông =120s

-thời gian nâng thùng lên độ cao cũ : = +4= +4=6,5(s)

-thời gian di chuyển xe con tới vị trí trước khi quay = 89,7(s)

-thời gian quay cần về vị trí ban đầu =

-thời gian hạ thùng để lấy thùng mới : = +4= +4=53,8 (s)

=> 448,48(s)

=> = (chu kỳ)Vậy năng suất cần trục tháp là: N = 4,05.8,027.0,8.0,8 = 20,806(T/giờ) = 166,45(T/ca)

Hay N =1,5.8,027.0,8.0,8.8= 61,65 > 54,5

2. Chọn máy trộn bê tông:

Năng suất máy trộn:

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 58

Page 59: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

N=

Trong đó

- dung tích sản suất của thùng trộn,

=(0,5÷0,8) thường là 0,75 = 0,75.1,5=1,125

- hệ số xuất liệu:

=0,65÷0,7 khi trộn bê tông

=0,65÷0,7 khi trộn vữa

Đây là trộn bê tông nên chọn = 0,7

-số mẻ trộn thức hiện trong 1 giờ: =

Với (s)

Chọn =16 (s)

=20(s)

=100(s)

=> s

Nên =

- hệ số sử dụng thời gian: =0,7÷0,8 .chọn =0,8.

Vậy năng suất máy trộn là:

N = 1,125.0,7.26,47.0,8 =16,68 ( /giờ)

Ta chọn máy trộn tự do quả lê ,xe đẩy SB-3(S-230A) có các thông số kỹ thuật là:

- Trọng lượng 8,046(T)

- Tốc độ quay thùng 12,6 vòng/phút

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 59

Page 60: Đồ án thi công- DHXD

Trường đại học Xây Dựng Hà Nội Đồ án kĩ thuật thi công 1

- Thể tích thùng trộn 2400 lít=2,4

- Thể tích xuất liệu là 1600 lít=1,6

- Động cơ điện

- Năng suất trộn < 30

Nguyễn Xuân Thịnh MSSV : 4868.53 Lớp 53XD8 60