dịch trong tử vi của trẦn ĐoÀn

6
Dịch trong tử vi của TRẦN ĐOÀN Trong tử vi có rất nhiều cách mà Trần Đoàn áp dụng trong Dịch học, chính vì thế tôi học dịch qua tử vi và học tử vi qua dịch. Trước hết xin nói về cục ngũ hành ,âm dương tiến thoái mà Trần Đoàn áp dụng một cách tài tình . Cục ngũ hành cùng ngày sinh là yếu tố quyết định để an sao tử vi. Theo Dịch thì Thiên sinh ở Tý, Địa sinh ở Sửu và vạn vật sinh ở Dần nên các cục ngũ hành Trần Đoàn bố trí ở cung Dần. Như thủy nhị cục số 2 để ở Dần, mộc tam cục số 3 ở Dần, kim tứ cục số 4 ở Dần, thổ ngũ cục số 5 ở Dần và hỏa lục cục số 6 cũng ở Dần, số này tương ứng với số ngày sinh . Thế nhưng để tìm ngày mồng 1 thì Trần Đoàn áp dụng phương pháp thoái nhất, tiến tam, thoái ngũ, tiến thất, thoái cửu, phần này giống như trong Lục Nhâm khi tìm ngôi Thiên Cương thì thoái nhất và cùng 1 giờ mà có 3 người xem thì biến quẻ theo cách âm tiến tam ,dương thoái ngũ. Như thủy nhị cục mồng 2 ở Dần thì thoái nhất để mồng 1 ở Sửu. Mộc tam cục mồng 3 ở Dần thì thoái nhất để mồng 2 ở Sửu, tiến tam tới cung Thìn để ngày mồng 1.

Upload: nguyenngoc01

Post on 13-Jun-2015

809 views

Category:

Documents


57 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dịch trong tử vi của TRẦN ĐOÀN

Dịch trong tử vi của TRẦN ĐOÀN

Trong tử vi có rất nhiều cách mà Trần Đoàn áp dụng trong Dịch học, chính vì thế tôi học dịch qua tử vi và học tử vi qua dịch.Trước hết xin nói về cục ngũ hành ,âm dương tiến thoái mà Trần Đoàn áp dụng một cách tài tình . Cục ngũ hành cùng ngày sinh là yếu tố quyết định để an sao tử vi.Theo Dịch thì Thiên sinh ở Tý, Địa sinh ở Sửu và vạn vật sinh ở Dần nên các cục ngũ hành Trần Đoàn bố trí ở cung Dần. Như thủy nhị cục số 2 để ở Dần, mộc tam cục số 3 ở Dần, kim tứ cục số 4 ở Dần, thổ ngũ cục số 5 ở Dần và hỏa lục cục số 6 cũng ở Dần, số này tương ứng với số ngày sinh .Thế nhưng để tìm ngày mồng 1 thì Trần Đoàn áp dụng phương pháp thoái nhất, tiến tam, thoái ngũ, tiến thất, thoái cửu, phần này giống như trong Lục Nhâm khi tìm ngôi Thiên Cương thì thoái nhất và cùng 1 giờ mà có 3 người xem thì biến quẻ theo cách âm tiến tam ,dương thoái ngũ.Như thủy nhị cục mồng 2 ở Dần thì thoái nhất để mồng 1 ở Sửu.Mộc tam cục mồng 3 ở Dần thì thoái nhất để mồng 2 ở Sửu, tiến tam tới cung Thìn để ngày mồng 1.Kim tứ cục mồng 4 ở Dần thoái nhất để mồng 3 ở Sửu tiến tam để mồng 2 ở Thìn , thoái ngũ để mồng 1 ở Hợi.Thổ ngũ cục mồng 5 ở Dần thoái nhất mồng 4 ở Sửu, tiến tam mồng 3 ở Thìn ,thoái ngũ mồng 2 ở Hợi và tiến thất mồng 1 ở Ngọ.Hỏa lục cục mồng 6 ở Dần , thoái nhất mồng 5 ở Sửu, tiến tam mồng 4 ở Thìn,thoái ngũ mồng 3 ở Hợi , tiến thất mồng 2 ở Ngọ và thoái cửu mồng 1 ở Dậu.Như vậy Trần Đoàn đã dùng các số lẻ trong cửu cung bát quái Hậu Thiên là 1-3-5-7-9 các số này chính là các số biến trong dịch học mà tôi đã có đề cập.Bây giờ xem lại cách của Trần Đoàn , ông đã đổi số của thủy và hỏa còn các hành khác như mộc số 3, kim số 4, thổ số 5 vẫn giử nguyên như trong số Hà Đồ. Có phải vì tiến thoái biến dịch của ngũ hành mà ông cho Thủy lấy âm số của hỏa là số 2 và hỏa thì lấy âm số của thủy là số 6.

Page 2: Dịch trong tử vi của TRẦN ĐOÀN

Sau này tôi phát hiện ra nhiều thú vị trong dịch học nhờ sự áp dụng Dịch học của Trần Đoàn trong tử vi.Tôi chắc rằng khi an vòng trường sinh trong tử vi ai cũng an theo sách đã dẫn là Thổ cục trường sinh an theo thủy cục, nhưng tôi thấy Trần Đoàn khéo léo dùng hành thổ ăn theo Hỏa chứ không theo Thủy như cách an sao Lộc Tồn như sau; Gíáp – Ất thuộc mộc sao Lộc tồn an tại Dần ,Mão. Bính Đinh thuộc hòa nên Lộc tồn an ở Tỵ-Hợi, Mậu-Kỷ thuộc thổ cũng an ở Tỵ -Hợi như vậy với Lộc tồn Trần Đoàn đã cho hành Thổ ăn theo hỏa chứ không ăn theo thủy, vì hỏa sinh ra thổ nơi nào có hỏa thì thổ sẽ sinh ở đó, về sau tôi theo cách này khi an vòng trường sinh trong lá số tử vi nếu thổ cục tôi xem âm hay dương thổ, nếu là dương thổ tôi an trường sinh ở Tỵ còn âm thổ tôi an trường sinh ở thân ăn theo thủy, như vậy dương trường sinh Thổ ăn theo Hỏa và âm trường sinh thổ ăn theo thủy. Tuy nhiên càng về sau này có nhiều cách an sao trường sinh khác nhau không có thống nhất ngay cả âm – dương trường sinh cũng an khác nhau.Tôi cũng dùng phương pháp của tử vi để áp dụng trong phong thủy vì tôi thấy Dịch trong tử vi rất chặt chẽ , tôi dùng thủy và hỏa cũng theo cách trong tử vi.Phong là gió là nguyên khí của trơì- Khí theo lửa mà tới cho nên Hỏa trong phong thủy quan trong lắm.Thủy là nước, trong nước có không khí- Khí theo nước mà đi –nước thảy từ trong nhà đi ra. Xem phong thủy hai vấn đề này cực kỳ quan trọng nó như hô hấp của con người ta hít vào thở ra. Nếu đặt sai vị trí có thể bị tán khí ,thậm chí có thể bị bế khí .Con người ta mà như vậy là bệnh . Nhà ở mà như vậy thì khó hanh thông. Hỏa là nói đến cái bếp trong nhà, phòng ốc ở đó khi bật lửa bếp lên nó sẽ ấm và nóng dần hơn các phòng khác trong nhà, khí nơi khác và bên ngoài sẽ ùa vào cho nên người xưa nói –Khí theo lửa mà tới.Thủy là nước xài ở trong nhà khi dùng xong thảy ra ngoài ,người xưa nói –Khí theo nước mà đi.Trong từ vi có sao Phượng các, sao này khởi từ Tuất thuộc tây bắc quẻ Càn. Phượng các có nghĩa là gác phượng , ở cung đình xưa

Page 3: Dịch trong tử vi của TRẦN ĐOÀN

người ta cho xây gác phượng về phương tây-bắc để vua chúa cùng cung phi , mỹ nữ ăn chơi suốt đêm ở đó. Người Trung Hoa còn cho treo đèn lồng đỏ trên cao gác phượng tượng trưng cho mặt trời không bao giờ tắt ở phương tây bắc . Khí dương không bao giờ tuyệt , đèn lồng đỏ tượng mặt trời trong đêm tối.Đối diện với sao Phượng các là sao Long trì xuất phát ở cung Thìn. Sao Long trì còn gọi là ao rồng , cung thìn thuộc Đông nam nơi thấp nhất nên nước chảy về đó mà mộ -tuyệt nên người ta đặt ao rồng hay hòn non bộ có chứa nước để cho nước không bao giờ tuyệt vì nước là tài lộc. Cũng có nghĩa là khí theo nước mà ra cũng không hết tuyệt vì hết tuyệt đồng nghĩa với sự chết.Long trì-Phượng các cũng là thủy và hỏa nằm trong Tứ Linh. Phong thủy luôn luôn đặt tứ linh làm trọng , bên trái là thanh long bên phải là bạch hổ phía trước trồng cây Bàng có tán rộng như cái lộng tượng cho Hoa Cái để trong nhà con cháu học giỏi ,đỗ đạt cao…Tứ linh trong tử vi là Long ,Phượng ,Hổ ,Cái.Từ ngữ của hai chữ Tử vi cũng hàm chứa thủy và hỏa pha trộn nhau. Tử là đỏ tía màu của hỏa đỏ và thủy đen trộn lẫn nhau và Vi là nhỏ li ti.Cuối cùng tôi thấy trong tử vi áp dụng dịch học rất hoàn hảo,tôi xem cách trình bày các sao ,an năm sanh các tuổi tôi biết vạn vật sinh ở đâu và tử ở đâu, Tôi lấy thí dụ tuổi Thân ,Tý ,Thìn thuộc Thủy cục an năm sinh ở Tuất là vỉ Tuất là thổ của phương Kim-Thân Dậu Tuất là phương Kim- tuổi Dần ,Ngọ,Tuất thuộc hỏa cục an năm sinh ở Thìn vì Thìn là Thổ của phương Mộc, Hợi Mão Mùi là mộc cục an năm sinh tại Sửu vì Sửu là thổ của phương Thủy và Tỵ Dậu Sửu thuộc kim cục an năm sinh ở Mùi vì Mùi là thổ của Hỏa mà nơi đó Thổ được sinh ra. Cho nên an trường sinh Thổ ở hỏa cũng không có gì là sai biệt.Có sinh tất phải có tử nên Thân Tý Thìn thuộc thủy cục sinh ở Tuất thuộc phương kim và tử ở phương mộc Dần Mão Thìn . Dân gian quen gọi là Tam Tai nghĩa là 3 tai nạn lớn Tang, Tù , Tử cho người có tuổi thủy cục Thân Tý Thìn gặp năm Dần Mão Thìn là gặp hạn tam tai. Các hành khác cũng vậy, điều này chứng minh rằng cho dù nói là tang ,tù,tử nhưng thật sự không hẳn như thế nhưng chắc rằng

Page 4: Dịch trong tử vi của TRẦN ĐOÀN

những tuổi Thân Tý Thìn gặp năm Dần Mão Thìn hoặc tiểu hạn về Dần Mão Thìn thì sẽ gặp nhiều lận đận bất an.Không tin, mời quí vị thẩm tra lại xem sao.