Đề cương khảo sát thủy điện mường hung.doc

45
Thủy điện Mường Hung MỤC LỤC Chương 1 :.....................................GIỚI THIỆU CHUNG 4 1.1. Các tiêu chuẩn để lập đề cương khảo sát............4 1.2. Các căn cứ lập nhiệm vụ lập khảo sát...............4 Chương 2 :..............NHIỆM VỤ KHẢO SÁT KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 5 2.1. Yêu cầu chung......................................5 2.2. Tài liệu khí tượng, mưa............................5 2.3. Tài liệu thuỷ văn..................................5 2.4. Đo vẽ mặt cắt thuỷ văn vùng tuyến công trình.......6 2.5. Đo vẽ mặt cắt dọc sông, đường mặt nước cùng thời điểm và điều tra lũ lịch sử........................6 2.6. Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn trong giai đoạn DAĐT.....................................6 2.6.1.......................Tính toán các đặc trưng khí tượng ...................................................6 2.6.2........................Tính toán các đặc trưng thuỷ văn ...................................................7 2.6.3................Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng tài liệu ...................................................7 Chương 3 :..........................NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 8 3.1. Yêu cầu chung......................................8 3.2. Mục đích yêu cầu khảo sát:.........................8 3.3. Phương pháp khảo sát và phạm vi khảo sát...........8 3.3.1............................Phương pháp thành lập bản đồ: ...................................................8 Mục lục 1

Upload: anonymous-wh1nds6a1q

Post on 20-Feb-2016

262 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Thủy điện Mường Hung

MỤC LỤC

Chương 1 :....................................................................................GIỚI THIỆU CHUNG4

1.1. Các tiêu chuẩn để lập đề cương khảo sát.....................41.2. Các căn cứ lập nhiệm vụ lập khảo sát..........................4

Chương 2 :...................NHIỆM VỤ KHẢO SÁT KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN5

2.1. Yêu cầu chung...........................................................52.2. Tài liệu khí tượng, mưa..............................................52.3. Tài liệu thuỷ văn........................................................52.4. Đo vẽ mặt cắt thuỷ văn vùng tuyến công trình............62.5. Đo vẽ mặt cắt dọc sông, đường mặt nước cùng thời

điểm và điều tra lũ lịch sử..........................................62.6. Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn trong giai

đoạn DAĐT................................................................62.6.1. Tính toán các đặc trưng khí tượng.....................................................................6

2.6.2. Tính toán các đặc trưng thuỷ văn.......................................................................7

2.6.3. Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng tài liệu..............................................................7

Chương 3 :.....................................................NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH8

3.1. Yêu cầu chung...........................................................83.2. Mục đích yêu cầu khảo sát:........................................83.3. Phương pháp khảo sát và phạm vi khảo sát.................83.3.1. Phương pháp thành lập bản đồ:..........................................................................8

3.3.2. Phạm vi và khối lượng khảo sát:.......................................................................9

3.3.3. Yêu cầu về độ chính xác các loại điểm khống chế trắc địa................................9

3.3.4. Yêu cầu bản đồ.................................................................................................10

3.3.5. Yêu cầu về mặt cắt dọc, mặt cắt ngang............................................................11

3.4. Tình hình khu đo......................................................113.4.1. Đặc điểm địa lý, địa hình, sông ngòi, dân cư, thực vật, giao thông, khí hậu.. .11

3.4.2. Tình hình tư liệu, tài liệu trắc địa.....................................................................12

Mục lục 1

Thủy điện Mường Hung

3.4.3. Những đặc điểm đặc trưng của khu đo ảnh hưởng đến công tác đo vẽ...........12

3.5. Thiết kế kỹ thuật khảo sát địa hình...........................133.5.1. Xây dựng lưới khống chế trắc địa mặt phẳng..................................................13

3.5.1.1. Mật độ điểm khống chế trắc địa mặt phẳng:....................................................13

3.5.1.2. Tình hình thiết kế sơ bộ trong phòng...............................................................13

3.5.1.3. Yêu cầu về vị trí điểm và hình thức mốc trắc địa............................................14

3.5.1.4. Yêu cầu về máy móc, dụng cụ.........................................................................15

3.5.1.5. Yêu cầu về công tác đo ngắm...........................................................................15

3.5.1.6. Tính toán khái lược và bình sai........................................................................16

3.5.2. Xây dựng lưới khống chế độ cao.....................................................................17

3.5.2.1. Tình hình thiết kế sơ bộ trong phòng...............................................................18

3.5.2.2. Quy định về chọn điểm, chôn mốc và hình thức mốc......................................18

3.5.2.3. Yêu cầu về máy móc........................................................................................18

3.5.2.4. Phương pháp và quy trình đo...........................................................................18

3.5.2.5. Tính toán bình sai lưới thủy chuẩn kỹ thuật.....................................................18

3.5.3. Lưới khống chế đo vẽ.......................................................................................18

3.5.3.1. Lưới khống chế đo vẽ mặt phẳng.....................................................................19

3.5.3.2. Lưới khống chế đo vẽ  độ cao..........................................................................20

3.5.4. Đo vẽ chi tiết bản đồ........................................................................................20

3.5.4.1. Phương pháp đo vẽ bản đồ...............................................................................20

3.5.4.2. Máy móc thiết bị đo chi tiết.............................................................................20

3.5.4.3. Đo vẽ chi tiết địa vật........................................................................................20

3.5.4.4. Đo vẽ chi tiết địa hình......................................................................................20

3.5.4.5. Vẽ và biên tập bản đồ.......................................................................................20

3.5.4.6. Phân mảnh đánh số bản đồ...............................................................................21

3.5.5. Quy định về kiểm tra nghiệm thu và đóng gói, giao nộp thành quả................21

3.5.5.1. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm........................................................................21

3.5.5.2. Đóng gói và tu chỉnh tư, tài liệu.......................................................................21

3.5.5.3. Quy định vê giao nộp tư liệu, tài liệu...............................................................21

3.5.6. An toàn lao động, kế hoạch thi công................................................................22

3.5.6.1. An toàn lao động, vệ sinh môi trường..............................................................22

3.5.6.2. Kế hoạch thi công.............................................................................................22

Chương 4 :..................NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH24

Mục lục 2

Thủy điện Mường Hung

4.1. Mục đích và yêu cầu của công tác khảo sát địa chất công trình................................................................24

4.1.1. Mục đích của công tác khảo sát ĐCCT............................................................24

4.1.2. Yêu cầu của công tác khảo sát ĐCCT..............................................................24

4.2. Biện pháp và khối lượng khảo sát địa chất.................244.2.1. Công tác thu thập tài liệu địa chất....................................................................24

4.2.2. Công tác khảo sát ĐCCT tại các hạng mục công trình....................................24

4.2.3. Các công tác khác phục vụ địa chất.................................................................26

4.3. Các yêu cầu kỹ thuật................................................264.3.1. Quy trình và quy phạm áp dụng.......................................................................26

4.3.2. Công tác khoan máy.........................................................................................27

4.3.3. Công tác lấy mẫu thí nghiệm............................................................................28

4.3.4. Công tác thí nghiệm trong phòng.....................................................................28

4.3.5. Công tác ép nước thí nghiệm...........................................................................28

4.3.6. Công tác đổ nước.............................................................................................28

4.3.7. Công tác đào thăm dò.......................................................................................29

4.4. Dự trù vật tư và thiết bị khảo sát..............................294.5. Lập hồ sơ địa chất công trình....................................294.6. Tiến độ thực hiện.....................................................304.7. Dự toán khảo sát......................................................304.8. Các kiến nghị với Chủ đầu tư....................................30

Chương 5 :............................................................DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT31

Mục lục 3

Thủy điện Mường Hung DAĐT

Chương 1 :GIỚI THIỆU CHUNG

Dự án thủy điện Mường Hung được xây dựng trên sông Mã, thuộc địa phận hai xã Mường Hung và xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Công trình thủy điện được xây dựng dưới hình thức nhà máy thủy điện sau đập cột nước thấp, quy mô trạm thủy điện bao gồm: Đập dâng, tuyến hầm dẫn nước, nhà máy thủy điện, bể tiêu năng.... Khi dự án được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa của nhân dân trong vùng Dự án.

Để phục vụ cho công tác lập Dự án đầu tư xây dựng công trình, một trong các công tác quan trọng hàng đầu là công tác khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, khí tượng thủy văn. Căn cứ theo điều kiện thực tế của công trình, đồng thời căn cứ theo các quy định của Nhà nước hiện hành về công tác khảo sát địa hình công trình thủy lợi. Nhiệm vụ của công tác khảo sát địa hình trong giai đoạn này cần phải đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 bao trùm khu vực dự kiến xây dựng công trình để lựa chọn được vùng bố trí các hạng mục công trình đầu mối, công trình chính. Đồng thời xác định được quy mô Dự án, kích thước của các hạng mục công trình chính, cũng như tính khả thi của Dự án. Sau khi lựa chọn được vị trí tuyến đập sẽ tiến hành đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 khu vực tuyến đập để làm cơ sở thiết kế xác định khối lượng xây dựng công trình, tổng mức đầu tư.

1.1. Các tiêu chuẩn để lập đề cương khảo sátTiêu chuẩn TCVN 8478-2010 về Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong

các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

Tiêu chuẩn TCVN 8477-2010 về Thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 4-2003 về Thành phần, nội dung, khối lượng điều tra khảo sát và tính toán khí tượng thuỷ văn trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

1.2. Các căn cứ lập nhiệm vụ lập khảo sátThuỷ điện Mường Hung thuộc lưu vực sông Mã, Sơn La được lập trên cơ sở:

Công văn số 1387/UBND-KTN ngày 03/6/2015 của UBND tỉnh Sơn La chấp thuận việc khảo sát lập quy hoạch công trình thủy điện tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã.

Viện khoa học năng lượng đã hoàn thành lập "Nhiệm vụ khảo sát công trình thuỷ điện Mường Hung" giai đoạn Lập Dự án đầu tư. Vậy đề nghị chủ đầu tư xem xét phê duyệt nhiệm vụ khảo sát để có cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo.

Giới thiệu chung 4

Thủy điện Mường Hung

Chương 2 :NHIỆM VỤ KHẢO SÁT KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

2.1. Yêu cầu chungHồ sơ khảo sát và tính toán điều kiện khí tượng thủy văn theo tiêu chuẩn 14TCN

4-2003.

Để phục vụ cho việc tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn công trình thuỷ điện Mường Hung, cần thu thập tài liệu các trạm khí tượng thuỷ văn trong và lân cận tuyến công trình sau.

2.2. Tài liệu khí tượng, mưaTrên trạm Yếu tố quan trắc Thời gian đo Biểu

KT ượng Sông Mã Mưa, bốc hơi, nhiệt độ, ẩm, gió 1962-2014 318Điện Biên Mưa 1957-2014 58Tuần Giáo -nt- 1961-2014 54

Quỳnh Nhai -nt- 1961-2014 54Tây Trang -nt- 1972-2014 42

Mường Ẳng -nt- 1967-79, 92-2014 23Thuận Châu -nt- 1961-2014 54

Bản Khá -nt- 1961-1989 29Sốp Cộp -nt- 1964-2014 51Cò Nòi -nt- 1964-2006 46Pha Din -nt- 1964-2014 51

Bản Sáng -nt- 1961-1989 29Chiềng On -nt- 62-89,1992-2014 30

Sơn La -nt- 1961-2014 54Mai Sơn -nt- 1961-2014 54

Yên Châu -nt- 1961-2014 54Tổng biểu: 1001

2.3. Tài liệu thuỷ văn.

Trạm Yếu tố Tgian Biểu

Xã làQ ngày 1961-2014 54Trích lũ 1961-2014 300X ngày 1961-2014 54

Nậm Công Q ngày 1966-1981 26X ngày 1966-1981 26

Nậm TyQ ngày 1961-1974 14

Phù sa ngày 1966-1981 14X ngày 1966-1981 14

Tổng biểu: 502

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 5

Thủy điện Mường Hung

2.4. Đo vẽ mặt cắt thuỷ văn vùng tuyến công trình (bản đồ tỷ lệ1/50.000 - hệ toạ độ UTM)

Để phục vụ cho việc xác định quan hệ Q = f(H) tại vùng tuyến công trình cần thực hiện đo vẽ mặt cắt dọc, ngang tại các vị trí sau (chi tiết xem sơ đồ).

Mặt cắt thuỷ văn cụm tuyến đập, nhà máy và hạ lưu

TT Tên mặt cắtKhoảng

cách(m)

Toạ độ lòng sông Cao trình dự kiến đo

(m)Ghi chú

X (m) Y(m)

1 MC1 300 480682.5 2320795.3 316  

2 MC2 240 480728.8 2320830.4 320  

3 MC3 220 480947.6 2320901.9 320

4 MC4 150 481191.5 2320979.7 307

5 MC5 160 481702.3 2320720.8 308  

Tổng 1070      

Yêu cầu đo:

- Các mặt cắt phải đo vuông góc với hướng chủ lưu, các điểm đo sâu của mặt cắt ướt cách nhau 5m.

- Đo mặt cắt ngang đến cao trình cao hơn mực nước lũ lịch sử điều tra là 2m.

- Độ cao mép nước điều tra tại các mặt cắt phải được đo cùng thời điểm.

- Tỷ lệ các mặt cắt ngang như sau: tỷ lệ đứng 1:500; tỷ lệ ngang 1:500 (các đặc trưng về địa hình, đất đá trên mặt cắt ngang phải được thể hiện chi tiết đầy đủ).

2.5. Đo vẽ mặt cắt dọc sông, đường mặt nước cùng thời điểm và điều tra lũ lịch sửYêu cầu đo:

- Đo trắc dọc đoạn sông, trên mặt cắt dọc phải thể hiện các đặc trưng đáy sông, mực nước cùng thời gian và vị trí mặt cắt ngang.

- Tổng chiều dài dọc sông tuyến đập dự kiến là 2000m.

- Mặt cắt vẽ theo tỷ lệ đứng 1:200, ngang 1:2000

- Điều tra lũ lịch sử dọc sông tại đoạn tuyến nêu trên và xác định vết lũ lịch sử trên các mặt cắt ngang tương ứng.

2.6. Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn trong giai đoạn DAĐTCăn cứ theo tài liệu khí tượng thủy văn thu thập và kết hợp với tài liệu đo đạc

thực tế tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn sau.

2.6.1. Tính toán các đặc trưng khí tượng

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 6

Thủy điện Mường Hung

- Nhiệt độ không khí

- Chế độ gió

- Chế độ mưa

- Độ ẩm không khí

- Lượng bốc hơi

2.6.2. Tính toán các đặc trưng thuỷ văn

- Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm (tần suất 85%, 90%, phân phối tháng và lập đường duy trì lưu lượng).

- Dòng chảy lũ thiết kế theo các tần suất 0,1%; 0,2%; 0,5%; 1%; 1,5%; 2%

- Dòng chảy lũ thi công tần suất 5%; 10%.

- Dòng chảy bùn cát, bồi lắng hồ chứa.

- Quan hệ Q = f(H) cụm tuyến đập.

2.6.3. Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng tài liệu

Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn cần xác định chính xác. Phục vụ xác định các thông số và quy mô của công trình trong giai đoạn DAĐT.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 7

Thủy điện Mường Hung

Chương 3 :NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

3.1. Yêu cầu chungNhiệm vụ của công tác khảo sát địa hình trong giai đoạn này cần phải đo vẽ bản

đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 bao trùm khu vực dự kiến xây dựng công trình để lựa chọn được vùng bố trí các hạng mục công trình đầu mối, công trình chính. Đồng thời xác định được quy mô Dự án, kích thước của các hạng mục công trình chính, cũng như tính khả thi của Dự án. Sau khi lựa chọn được vị trí tuyến đập sẽ tiến hành đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 khu vực tuyến đập để làm cơ sở thiết kế xác định khối lượng xây dựng công trình, tổng mức đầu tư.

Hồ sơ địa hình lập được theo tiêu chuẩn TCVN 8478:2010.

3.2. Mục đích yêu cầu khảo sát:a) Mục đích

- Thực hiện công tác khảo sát đo đạc địa hình công trình Thủy điện Mường Hung nhằm các mục đích sau:

- Chọn được vùng bố trí các hạng mục công trình đầu mối và công trình chính;

- Xác định được quy mô Dự án, kích thước của các hạng mục công trình chính;

- Xác định chính xác nhiệm vụ của Dự án;

- Xác định được khối lượng xây dựng công trình, tổng mức đầu tư.b) Yêu cầu

- Căn cứ vào mục đích nói trên, yêu cầu đối với công tác trắc địa trong giai đoạn này bao gồm:

- Xây dựng hệ thống lưới khống chế mặt phẳng và độ cao phủ trùm toàn bộ khu đo có mật độ điểm và độ chính xác đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho đo vẽ bản đồ địa hình và các công việc trắc địa khác trong giai đoạn tiếp theo;

- Bản đồ địa hình được thành lập theo hệ thống toạ độ và độ cao Nhà nước với độ chính xác đảm bảo cho công tác thiết kế. Bản đồ tổng thể bao trùm toàn bộ khu vực dự kiến xây dựng công trình bao gồm tuyến đầu mối, lòng hồ, khu phụ trợ cần phải đo vẽ theo tỷ lệ 1/2000, đường đồng mức cơ bản 1m. Bản đồ vị trí xây dựng hạng mục công trình cần phải đo vẽ theo tỷ lệ 1/500, đường đồng mức cơ bản 0,5m.

3.3. Phương pháp khảo sát và phạm vi khảo sát3.3.1. Phương pháp thành lập bản đồ:

Căn cứ vào yêu cầu của công việc đồng thời căn cứ theo điều kiện trang thiết bị và công nghệ hiện nay, bản đồ địa hình Dự án nói trên sẽ được thành lập bằng phương

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 8

Thủy điện Mường Hung

pháp toàn đạc theo công nghệ bản đồ số là đáp ứng các yêu cầu của Dự án và thoả mãn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

3.3.2. Phạm vi và khối lượng khảo sát:a) Phạm vi đo vẽ:

- Phạm vi đo vẽ được xác định bao trùm toàn bộ khu vực dự kiến xây dựng toàn bộ các hạng mục Nhà máy; tuyến đập; khu vực lòng hồ; tuyến đường thi công của công trình với diện tích khoảng 568 ha.

b) Khối lượng của nhiệm vụ:

- Xuất phát từ mục đích yêu cầu nói trên nhiệm vụ của phương án kỹ thuật này bao gồm như sau:

- Thiết kế hệ thống lưới khống chế tọa độ và độ cao bao trùm khu đo đảm bảo đủ mật độ và độ chính xác phục vụ cho công tác đo đạc bản đồ và các công việc trắc địa tiếp theo.

- Lựa chọn công nghệ, quy trình thành lập và các yêu cầu để hệ thống lưới đáp ứng được các yêu cầu trên.

- Lựa chọn thiết bị đo vẽ bản đồ, quy trình đo vẽ, quy định kiểm tra nghiệm thu để sản phẩm bản đồ đáp ứng được yêu cầu và mục đích sử dụng của Dự án.

3.3.3. Yêu cầu về độ chính xác các loại điểm khống chế trắc địa.

Lưới khống chế được phát triển theo nguyên tắc từ toàn diện đến cục bộ, từ cấp cao đến cấp thấp. Các điểm khống chế cấp cao có mật độ thưa trải đều trên toàn bộ khu đo, còn lưới khống chế cấp cuối cùng (lưới đo vẽ) có độ chính xác thấp nhất và mật độ đủ để phục vụ đo chi tiết bản đồ. Số bậc phát triển của lưới phụ thuộc vào công nghệ và diện tích cần thành lập bản đồ. Độ chính xác các cấp lưới khống chế phụ thuộc vào yêu cầu về độ chính xác và tỷ lệ bản đồ cần thành lập, đáp ứng được các yêu cầu của công tác trắc địa trong các giai đoạn tiếp theo khi tiến hành xây dựng Dự án. Theo yêu cầu của Tư vấn thiết kế, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tỷ lệ bản đồ khu vực xây dựng công trình chính cần phải đo vẽ theo tỷ lệ 1/500 đường đồng mức 0,5 m. Như vậy độ chính xác của lưới khống chế cần phải thoả mãn cho đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 khoảng cao đều 0,5 m.

Căn cứ vào công nghệ và quy mô diện tích cần đo vẽ bản đồ, chúng tôi đề xuất lưới khống chế cho đo vẽ bản đồ địa hình công trình Thủy điện Mường Hung được phát triển như sau:

Lưới khống chế mặt phẳng (tọa độ) phát triển theo 4 cấp: Đường chuyền hạng IV, đường chuyền cấp 1, đường chuyền cấp 2, lưới khống chế đo vẽ;

Lưới khống chế độ cao phát triển 2 cấp: Thủy chuẩn kỹ thuật, lưới độ cao đo vẽ.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 9

Thủy điện Mường Hung

Căn cứ theo điều 2.14, 2.15 của Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước ban hành sai số vị trí điểm của lưới khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế cấp cao gần nhất không quá 0,3mm tính theo tỷ lệ bản đồ, sai số giới hạn độ cao điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với độ cao mốc độ cao gần nhất không quá 1/5 khoảng cao đều đường đồng mức. Như vậy để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 với khoảng cao đều đường đồng mức 0,5 m thì độ chính xác của lưới đo vẽ phải đạt:

Sai số vị trí điểm: mp ≤0,150m.

Sai số độ cao: mH ≤ 0,100m.

Theo nguyên lý sai số trong trắc địa, sai số vị trí điểm của lưới khống chế đo vẽ là tổng hợp sai số vị trí điểm của các cấp khống chế cấp trên và sai số đo cấp cuối cùng. Sai số đó được tính theo công thức sau:

Áp dụng hệ số suy giảm độ chính xác các cấp khống chế k =2 sẽ được sai số trung phương của các cấp khống chế theo công thức sau:

.

Từ công thức trên xác định được sai số giới hạn độ chính xác các cấp lưới khống chế như bảng sau:

TTT

Yếu tố đặc trưng

Lưới khống chế mặt phẳng Lưới độ cao

Hạng IV

Cấp 1 Cấp 2Lưới đo

vẽThủy chuẩn

kỹ thuậtLưới độ

cao đo vẽ

11

Sai số vị trí điểm yếu, độ cao điểm yếu

0,016 0,033 0,065 0,130 0,045 0,090

3.3.4. Yêu cầu bản đồ

Bản đồ phải phản ánh trung thực địa hình địa vật tại thời điểm đo vẽ, trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ ranh giới các loại thực phủ, sao cho có thể đáp ứng được cho công tác thiết kế như: xác định vị trí các hạng mục công trình, mức độ ảnh hưởng, xác định khối lượng xây dựng công trình.

Trên bản đồ cần phải biểu thị đúng và đầy đủ các nội dung sau:

- Điểm khống chế các cấp.

- Điểm dân cư, địa vật kinh tế xã hội.

- Hệ thống giao thông và các thiết bị phụ thuộc.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 10

Thủy điện Mường Hung

- Hệ thống thủy hệ và các công trình phụ thuộc.

- Dáng đất, thảm thực vật, ranh giới các loại rừng, tường rào, địa danh và các ghi chú khác.

Khi biểu thị địa hình địa vật trên bản đồ cần phải tuân thủ theo quy định cụ thể, chi tiết trong Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000 do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước ban hành. Độ chính xác biểu thị các yếu tố địa hình địa vật tuân thủ theo điều 2.16, 2.17 Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000.

Diện tích trồng trọt và các khu đất trống có diện tích 20m2 trở trên bản đồ cần phải phân biệt và biểu thị. Các địa vật hình tuyến như đường giao thông, sông ngòi, mương máng có chiều rộng từ 0,5m trên bản đồ trở lên đều phải biểu thị bằng hai nét theo đúng tỷ lệ, nếu chiều rộng nhỏ hơn 0,5m thì biểu thị bằng một mét.

3.3.5. Yêu cầu về mặt cắt dọc, mặt cắt ngangc) Mặt cắt dọc sông:

Trên mặt cắt dọc phải thể hiện được trắc dọc đáy sông; đường mép nước tại thời điểm khảo sát.

Đường mực nước lúc khảo sát; đường mực nước điều tra phải được quy về cùng thời điểm trên cùng một biểu đồ.

Bản vẽ trắc dọc sông được đo vẽ theo tỷ lệ đứng 1/200; ngang 1/2000.d) Mặt cắt ngang sông

Mặt cắt ngang sông được đo tại các vị trí hẹp của sông, các vị trí tim tuyến đập. Trên mặt cắt ngang phải thể hiện chi tiết và đầy đủ trắc ngang đáy sông, đường mép nước; mặt cắt ngang được đo vẽ theo tỷ lệ đứng 1/500; ngang 1/500.

3.4. Tình hình khu đo 3.4.1. Đặc điểm địa lý, địa hình, sông ngòi, dân cư, thực vật, giao thông, khí

hậua) Vị trí địa lý:

Khu đo nằm trong địa bàn hai xã Mường Hung và xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, cách thị trấn Sông Mã khoảng 10 km về phía Đông Nam.b) Đặc điểm địa hình

Địa hình khu đo tương đối phức tạp chia cắt mạnh bởi dòng sông Mã. Độ cao trung bình khu đo vào khoảng 320m, độ dốc trung bình vào khoảng từ 6o đến 30o, địa hình thấp dần về phía Đông Nam. c) Đặc điểm thủy hệ:

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 11

Thủy điện Mường Hung

Thủy hệ trong khu đo có sông Mã chảy dọc khu đo, ngoài ra còn có nhiều các con suối nhỏ độ dốc lớn, nước chảy siết, lòng suối có nhiều đá, đặc biệt hai bên bờ có các vách đá dựng đứng cho nên ảnh hưởng lớn đến công tác đi lại khi thi công đo vẽ bản đồ .d) Đặc điểm thực vật:

Thực vật dày đặc đa dạng và phong phú bao gồm: rừng trồng, vườn vây ăn quả, sắn, ngô, lúa và các cây hoa màu ngắn ngày, do vậy tầm nhìn bị che khuất nhiều gây ảnh hưởng đến công tác đo đạc.e) Khí hậu:

Khu đo là vùng núi phía Bắc cho nên thời tiết chia làm bốn mùa rõ rệt. Mùa Xuân bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng Ba, thời tiết ấm áp; mùa Hạ bắt đầu từ tháng Tư đến tháng Sáu, thời tiết nóng nực, thường xuyên có mưa rào; mùa Thu bắt đầu từ tháng Bẩy đến tháng Chín, thời tiết mát mẻ; mùa Đông bắt đầu từ tháng Mười đến tháng Mười Hai, thời tiết rét buốt, có nhiều mưa phùn. Hiện tại đang là mùa Hạ do vậy khi tiến hành khảo sát địa hình sẽ gặp không ít khó khăn.f) Đặc điểm dân cư:

Dân cư chủ yếu là người Kinh, Thái, H’Mông sinh sống ở đây từ lâu đời tập trung thành các thôn bản. Trình độ dân trí vào mức trung bình, công tác trật tự trị an tốt, người dân chấp hành chính sách của của Nhà nước.g) Đặc điểm kinh tế:

Nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh doanh dịch vụ. h) Giao thông:

Hệ thống giao thông trong khu đo tương đối phát triển, hiện tại có Tỉnh lộ 105 chạy dọc khu đo, ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông nông thôn dày đặc. Vì vậy rất thuận lợi trong quá trình đo vẽ bản đồ.

3.4.2. Tình hình tư liệu, tài liệu trắc địaa) Tư liệu trắc địa:

Hiện tại nằm trong và lân cận khu đo đã có 03 điểm tọa độ địa chính cơ sở hạng III Nhà nước số hiệu: 100447, 100448, 112407 và 03 điểm độ cao hạng III Nhà nước số hiệu III(DB-BP)29, III(DB-BP)30, III(DB-BP)31. Các điểm tọa độ và độ cao nói trên đảm bảo đủ mật độ để phát triển lưới khống chế phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình công trình Thủy điện Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

b) Tài liệu trắc địa:

Hiện tại khu đo đã có bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000, khoảng cao đều đường đồng mức cơ bản 10m, hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 104o, múi chiếu 3o do Công ty Đo đạc ảnh – địa hình lập năm 2001. Qua phân tích và đánh giá nhận thấy bản đồ này

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 12

Thủy điện Mường Hung

đảm bảo đủ điều kiện để thiết kế và thi công lưới khống chế các cấp, xác định ranh giới đo vẽ bản đồ.

3.4.3. Những đặc điểm đặc trưng của khu đo ảnh hưởng đến công tác đo vẽ.

Địa hình bị chia cắt mạnh bởi sông Mã, khu vực khảo sát chạy dài dọc theo dòng sông Mã khoảng 13 km. Do vậy ảnh hưởng lớn đến quá trình xác định ranh giới đo vẽ, quá trình đi lại khi thi công.

Thực vật rậm rạp có nhiều khu vực cây ăn quả, do vậy ảnh hưởng nhiều đến quá trình thông hướng khi thi công.

3.5. Thiết kế kỹ thuật khảo sát địa hình3.5.1. Xây dựng lưới khống chế trắc địa mặt phẳng

3.5.1.1. Mật độ điểm khống chế trắc địa mặt phẳng:

Căn cứ theo tiêu Việt Nam TCVN 8478:2010.quy định thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi. Đối với địa hình cấp IV, khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/2000 thì mật độ điểm đường chuyền hạng IV trung bình: 1,6 km2/điểm, mật độ điểm đường chuyền cấp 1 trung bình: 0,4km2/điểm, mật độ điểm đường chuyền cấp 2 trung bình: 0,25km2/điểm. Như vậy để phục vụ cho công tác khảo sát địa hình công trình Thủy điện Mường Hung có quy mô đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 với diện tích 568 ha (5,68km2), khối lượng các điểm khống chế cần thiết phải xây dựng như sau:

- Điểm đường chuyền hạng IV = 5,68/1,6 ≈ 4 điểm;

- Điểm đường chuyền cấp 1 = 5,68/0,4 ≈ 14 điểm;

- Điểm đường chuyền cấp 2 = 5,68/0,25 ≈ 22 điểm;

Nhưng trong khu đo hiện đã có 01 điểm địa chính cơ sở hạng III số hiệu 100448, vì vậy số lượng điểm đường chuyền hạng IV chỉ cần 03 điểm. Đối với lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 do áp dụng công nghệ GPS cho nên mật độ điểm sẽ giảm bớt mà vẫn đảm bảo đủ phục vụ cho công tác khảo sát địa hình, cụ thể: lưới đường chuyền cấp 1 là 10 điểm; lưới đường chuyền cấp 2 là 15 điểm.

3.5.1.2. Tình hình thiết kế sơ bộ trong phòng

Sau khi thu thập, nghiên cứu và đánh giá các tư liệu, tài liệu trắc địa của khu đo, chúng tôi đã tiến hành thiết kế lưới khống chế mặt phẳng sơ bộ như sau:c) Lưới đường chuyền hạng IV, đường chuyền cấp 1:

Lưới đường chuyền hạng IV được thiết kế gồm 03 điểm mới và 03 điểm gốc phân bố đều, bao trùm toàn khu đo, số hiệu điểm hạng IV được đánh số từ GPS-01 đến GPS-03. Lưới đường chuyền cấp 1 được thiết kế gồm 10 điểm nằm phân bố đều trên toàn khu đo, số hiệu điểm được đánh số từ SM1-01 đến SM1-10.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 13

Thủy điện Mường Hung

Để giảm thiểu sai số đo đạc, lưới đường chuyền hạng IV, lưới đường chuyền cấp 1 được thiết kế đo nối bằng công nghệ GPS thành một mạng lưới chung, đồ hình lưới có dạng lưới tam giác dày đặc. Điểm gốc để đo nối là 03 điểm địa chính cơ sở hạng III đã có nằm gần khu đo.d) Lưới đường chuyền cấp 2

Lưới đường chuyền cấp 2 được thiết kế gồm 15 điểm phân bố đều trên các khu vực, số hiệu điểm được đánh số từ SM2-01 đến SM1-15.

Đồ hình đo nối lưới đường chuyền cấp 2 theo dạng lưới đường chuyền phù hợp, đường chuyền có 1 hoặc nhiều điểm nút.

3.5.1.3. Yêu cầu về vị trí điểm và hình thức mốc trắc địa

Vị trí các điểm đường chuyền hạng IV, đường chuyền cấp 1, đường chuyền cấp 2 phải được chọn và chôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau:

- Có nền địa chất vững chắc, ổn định, ít chịu tác động khi tiến hành các công tác xây dựng của Dự án, có thể bảo quản để sử dụng lâu dài phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo của Dự án.

- Có khả năng bao quát địa hình lớn, có góc cao của vệ tinh lớn hơn 15 o, thuận tiện cho phát triển lưới khống chế cấp thấp hơn, thuận tiện đi lại khi vân chuyển mốc và đo ngắm.

- Vị trí điểm chọn phải thuận tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh hiện tượng nhiễu tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa đường dẫn (Multipath) do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh điểm đo. Vị trí điểm chọn phải cách xa nguồn phát sóng vô tuyến công suất lớn (như tháp truyền hình, trạm vi ba) lớn hơn 200m và cách xa cáp điện cao thế lớn hơn 50m;

Mốc đường chuyền cấp hạng IV, đường chuyền cấp 1, cấp 2 đúc bằng bê tông Mac 200 có gắn núm sứ để làm tâm, kích thước và quy cách mốc như sau:

- Mốc đường chuyền hạng IV:

+ Mặt: 20 x 20 cm.

+ Đáy: 40 x 40 cm.

+ Cao: 50 cm.

- Mốc đường chuyền cấp 1:

+ Mặt: 15 x 15 cm.

+ Đáy: 30 x 30 cm.

+ Cao: 30 cm.

- Mốc đường chuyền cấp 2:

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 14

Thủy điện Mường Hung

+ Mặt: 10 x 10 cm.

+ Đáy: 30 x 30 cm.

+ Cao: 30 cm.

- Ký hiệu điểm được khắc chìm trên mặt mốc theo đúng sơ đồ thiết kế.

Trường hợp địa hình có nhiều đá tảng lớn lộ thiên cho phép các mốc đường chuyền được gắn trên khối đá.

3.5.1.4. Yêu cầu về máy móc, dụng cụ

Máy đo lưới đường chuyền hạng IV, đường chuyền cấp 1, là các máy thu tín hiệu vệ tinh 1 tần số có độ chính xác đo cạnh như sau: ms 5mm +1.10-6D (D là chiều dài cạnh đo đơn vị Km). Trước khi đo máy phải được kiểm tra mức độ ổn định trong quá trình thu tín hiệu vệ tinh, các bộ phận cơ học và quang học (các ốc vít, dây nối, định tâm quang học).

Máy đo lưới đường chuyền cấp 2 là các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác đo góc mβ= ± 5”, độ chính xác đo cạnh: ms = 3mm +3.10-6D (D là chiều dài cạnh đo đơn vị Km) kết hợp với gương sào có gắn bọt thủy tròn.

Dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất phải được kiểm định thường xuyên hai năm một lần.

3.5.1.5. Yêu cầu về công tác đo ngắm

Trước khi mở máy cho một ca đo phải đo chiều cao ăngten bằng thước chuyên dùng đọc số đến 1mm, ghi tên trạm máy, ngày tháng năm, số hiệu ca đo, chiều cao ăngten. Sau khi tắt máy, đo lại chiều cao ăngten để kiểm tra, chênh lệch chiều cao ăngten giữa 2 lần đo không được vượt quá 2mm và lấy giá trị trung bình ghi vào sổ đo. Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép, thì phải tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất ý kiến xử lý và ghi vào cột ghi chú trong sổ đo.

Trong quá trình đo của một ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt máy thu và khởi động lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay đổi góc cao của vệ tinh; thay đổi tần xuất thu tín hiệu; thay đổi vị trí ăng ten; ấn phím đóng và xoá thông tin. Trong thời gian đo người đo không được rời máy, thường xuyên theo dõi tình trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi số liệu; đồng thời đề phòng máy bị chấn động làm chuyển dịch, đề phòng người và vật thể khác gần ăng ten che chắn tín hiệu vệ tinh.

Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại di động ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất ăng ten đề phòng sét đánh.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 15

Thủy điện Mường Hung

Trong khi đo phải bảo đảm máy thu hoạt động bình thường, ghi số liệu chính xác. Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào đĩa cứng, đĩa mềm của máy tính để tránh mất số liệu.

Thời gian đo đồng thời của mỗi ca đo lớn hơn 60 phút đối với lưới hạng IV, lưới đường chuyền cấp 1.

Đối với lưới đường chuyền cấp 2, góc được đo 2 lần, cạnh đo theo hai chiều riêng biệt, mỗi chiều đo 4 lần đo.

3.5.1.6. Tính toán khái lược và bình sai

Công tác tính toán bình sai lưới được thực hiện bằng các phần mềm chuyên dụng kèm theo. Đối với cạnh ngắn < 10km, chỉ cần sử dụng lịch vệ tinh quảng bá để giải cạnh. Chỉ chấp nhận các cạnh đạt lời giải FIX, với RATIO không nhỏ hơn 1,5. Trong trường hợp không đạt lời giải FIX cần lưu ý tới sai số đa đường dẫn tín hiệu (Multipath). Nếu tính cạnh ở chế độ tự động không đạt thì phải xử lý cạnh theo phương pháp can thiệp. Trong trường hợp xử lý can thiệp mà không nhận được lời giải FIX thì phải đo lại.

Khi xử lý can thiệp có thể cắt bỏ bới vệ tinh có tình trạng xấu hoặc cắt bỏ bới thời gian đo nhưng không được cắt bỏ quá 20% thời gian thu tín hiệu.

Tọa độ gốc dùng để tính véc tơ cạnh nên chọn là trị bình sai của tọa độ trong hệ WGS –84 của các điểm định vị theo phương pháp định vị điểm đơn (tuyết đối) trong khoảng thời gian thu tín hiệu lớn hơn 30 phút.

Trong một ca đo đồng bộ với nhiều máy thu, có thể tính riêng từng vectơ cạnh, cũng có thể chọn các vectơ cạnh độc lập và cùng tính theo cách xử lý nhiều vectơ cạnh.

Tất cả các vectơ cạnh được đo đồng bộ trong khoảng thời gian ngắn hơn 35 phút, cần phải lấy lời giải ấn định (fixed) sai phân bậc hai phù hợp yêu cầu làm kết quả cuối cùng.

Trong khi chọn mô hình xử lý từng vectơ cạnh, đối với cùng một mô hình giải cạnh trong một ca đo thì sai số khép tương đối chiều dài cạnh của bất kỳ tam giác nào cũng không được vượt quá quy định nêu ở bảng sau.

Bảng sai số khép tương đối giới hạn

D

n

0,10

km

0,15

km

0,20

km

0,50

km

1,00

km

2,00

km

3,00

km

4,00

km

3 1:8160 1:12200 1:16300 1:40600 1:80000 1:151600 1:210000 1:255000

4 1:9430 1:14100 1:18800 1:46900 1:92400 1:175000 1:242500 1:294500

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 16

Thủy điện Mường Hung

5 1:10500 1:15800 1:21000 1:52400 1:103400 1:195700 1:271200 1:329200

6 1:11500 1:17300 1:23000 1:57400 1:113200 1:214400 1:297000 1:360700

Trong bảng trên D là chiều dài trung bình các cạnh trong hình, n là số cạnh trong hình khép.

Khi các khoản kiểm tra chất lượng đã phù hợp với yêu cầu thì lấy tất cả các vectơ cạnh độc lập tạo thành hình khép kín, lấy vectơ 3 chiều của các cạnh và ma trận phương sai - hiệp phương sai của chúng làm thông tin trị đo, lấy tọa độ 3 chiều trong hệ WGS - 84 của một điểm làm số liệu khởi tính và tiến hành bình sai lưới GPS tự do. Kết quả bình sai lưới tự do sẽ cho tọa độ các điểm trong hệ tọa độ WGS -84, số hiệu chỉnh trị đo của 3 số gia tọa độ của vectơ cạnh, chiều dài cạnh và thông tin về độ chính xác vị trí điểm. Quá trình này phải tính chuyển từ tọa độ vuông góc không gian XYZvề tọa độ và độ cao trắc địa BLH sau đó chuyển về tọa độ vuông góc phẳng x,y.

Có thể sử dụng tất cả các cạnh đo kể cả các cạnh phụ thuộc để bình sai lưới nếu khẳng định tất cả các cạnh không có sai số thô, (sai số do đo độ cao ăng ten, sai số nhiễu tín hiệu hoặc đa đường dẫn).

Trên cơ sở giá trị của các đại lượng đo đã được xác định qua bình sai lưới tự do, tiến hành bình sai phụ thuộc trong không gian 3 chiều hoặc 2 chiều, trong hệ tọa độ nhà nước hoặc hệ tọa độ khu vực.

Sau bình sai phải đánh giá độ chính xác các yếu tố đặc trưng của mạng lưới. Độ chính xác các yếu tố đặc trưng sau bình sai phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

- Lưới đường chuyền hạng IV:

+ Sai số vị trí điểm yếu: mp ≤ 0,016 m

+ Sai số tương đối cạnh yếu: ms/s ≤ 1/25.000

- Lưới đường chuyền cấp 1:

+ Sai số vị trí điểm yếu: mp ≤ 0,033 m

+ Sai số tương đối cạnh yếu: ms/s ≤ 1/10.000

- Lưới đường chuyền cấp 1:

+ Sai số trung phương đo góc: mβ ≤ 10”

+ Sai số vị trí điểm yếu: mp ≤ 0,065m

+ Sai số tương đối cạnh yếu: ms/s ≤ 1/5.000

Các sai số bằng chỉ tiêu trên không được vượt quá 10% tổng các đại lượng cần đánh giá độ chính xác. Nếu vượt quá phải xem xét xử lý hoặc đo lại những cạnh yếu.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 17

Thủy điện Mường Hung

3.5.2. Xây dựng lưới khống chế độ cao

Do hiện trong khu đo đã có 03 điểm độ cao hạng III Nhà nước phân bố đều trên tỉnh lộ 105 dọc theo khu đo, vì vậy công tác khống chế độ cao chỉ cần xây dựng lưới thủy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo đủ điều kiện khảo sát địa hình.

3.5.2.1. Tình hình thiết kế sơ bộ trong phòng

Lưới độ cao kỹ thuật được phát triển nhằm mục đích phục vụ đo nối độ cao cho các điểm đường chuyền cấp 1, đường chuyền cấp 2 và các điểm lưới khống chế đo vẽ để làm cơ sở khi tiến hành đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500; 1/2000 và đo vẽ trắc dọc, trắc ngang sông. Điểm gốc để phát triển lưới thủy chuẩn kỹ thuật là các điểm có độ cao hạng III Nhà nước đã có trong khu đo. Đồ hình lưới được thiết kế có dạng đường chuyền phù hợp (xem sơ đồ thiết kế tại phụ lục 02). Tổng chiều dài lưới thủy chuẩn kỹ thuật là 25 km.

3.5.2.2. Quy định về chọn điểm, chôn mốc và hình thức mốc

Mốc thủy chuẩn kỹ thuật được bố trí trùng vào các mốc của lưới khống chế mặt phẳng, mốc lưới khống chế đo vẽ.

3.5.2.3. Yêu cầu về máy móc

Máy dùng đo thủy chuẩn kỹ thuật là các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác đo góc mβ= ± 5”, độ chính xác đo cạnh: ms = 3mm +3.10-6D (D là chiều dài cạnh đo đơn vị Km) kết hợp với gương sào có gắn bọt thủy tròn.

3.5.2.4. Phương pháp và quy trình đo

Lưới thủy chuẩn kỹ thuật được đo theo phương pháp đo cao lượng giác. Góc nghiêng được đo theo hai chiều đo đi và đo về, mỗi chiều đo 03 lần đo bằng dây chỉ giữa. Chênh lệch giá trị góc nghiêng giữa các lần đo là 5”, chênh lệch giữa đo thuận và nghịch không quá 10”. Cạnh được đo theo hai chiều thuận, đảo, mỗi chiều đọc số 3 lần với sai số giữa đo thuận và đảo phải đạt:

- ∆s/s ≤ 1/5000 khi độ dài 100m;

- ∆s/s ≤ 1/10000 khi độ dài 250m;

- ∆s/s ≤ 1/20000 khi độ dài 500m;

- ∆s/s ≤ 1/40000 khi độ dài 1000m;

3.5.2.5. Tính toán bình sai lưới thủy chuẩn kỹ thuật.

Số liệu đo thủy chuẩn phải được kiểm tra chặt chẽ để loại bỏ sai số thô, sau đó tính khái lược để kiểm tra các sai sô khép tuyến, khép vòng. Giới hạn sai số khép

tuyến hoặc khép vòng lưới thủy chuẩn được tính theo công thức sau:

Trong đó; [S] là tổng chiều dài tuyến hoặc vòng đơn vị Km.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 18

Thủy điện Mường Hung

Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu mới được đua vào tính toán bình sai. Công tác bình sai lưới thủy chuẩn được tiến hành bằng phần mềm Picknet 2.0 do Trường đại học Mỏ Địa chất thành lập. Sai số độ cao điểm lưới thủy chuẩn kỹ thuật sau bình sai phải nhỏ hơn 0,045m.

3.5.3. Lưới khống chế đo vẽ

3.5.3.1. Lưới khống chế đo vẽ mặt phẳng

Lưới khống chế đo vẽ được phát triển nhằm tăng dày đến đủ mật độ điểm trạm đo. Điểm gốc để phát triển lưới khống chế đo vẽ là các điểm từ đường chuyền cấp 2 trở lên. Căn cứ vào tình hình đặc điểm khu đo và điều kiện trang thiết bị công nghệ hiện nay, chúng tôi lựa chọn phương pháp lưới đường chuyền để xây dựng lưới khống chế đo vẽ mặt phẳng. Đồ hình lưới có dạng đường chuyền phù hợp, đường chuyền có một hoặc nhiều điểm nút. Các chỉ tiêu của lưới khống chế đo vẽ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Số TT

Các yếu tố đặc trưng Chỉ tiêu kỹ thuật

1 Chiều dài đường chuyền lớn nhất 400 m

2 Chiều dài cạnh đường chuyền lớn nhất 400 m

3 Chiều dài cạnh đường chuyền nhỏ nhất 20 m

4 Chênh lệch hai cạnh liền kề 2,5 lần

4 Sai số đo góc 20”

5 Sai số khép góc phương vị ± 40"√n

6 Sai số khép tương đối đường chuyền 1/2000

Điểm lưới khống chế đo vẽ được chọn và chôn ở các vị trí có nền đất vững chắc, có khả năng thông hướng tốt, tầm bao quát lớn có thể đo vẽ được diện tích lớn nhất. Mốc lưới khống chế đo vẽ có thể sử dụng các vật liệu như bê tông, tre, gỗ, đinh sắt hoặc đánh dấu bằng sơn nhưng phải đảm bảo tồn tại được trong suốt quá trình đo vẽ bản đồ.

Lưới khống chế đo vẽ được đo bằng các loại máy toàn đạc điện tử có độ chính xác đo góc 5” độ chính xác đo cạnh 3mm+ 3.10-6 . D (D là chiều dài cạnh đo, đơn vị Km). Góc được đo một vòng đo, cạnh đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa hai lần đo nhỏ hơn 6mm. Trong khi đo phải nhập nhiệt độ và áp suất vào máy để hiệu chỉnh các yếu tố khí tượng, nhiệt độ đo chính xác đến 10, áp suất đo chính xác đến 1mmbar. Toàn bộ máy móc và dụng cụ đều phải được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh trước khi đo.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 19

Thủy điện Mường Hung

Công tác tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ được tiến hành theo phương pháp bình sai chặt chẽ trên máy vi tính bằng phần mềm chuyên ngành, sau bình sai độ chính xác của lưới phải đảm bảo chỉ tiêu sau:

- Sai số trọng số đơn vị ≤ 20”.

- Sai số vị trí điểm ≤ 0,130m.

3.5.3.2. Lưới khống chế đo vẽ  độ cao.

Lưới khống chế độ cao đo vẽ được đo nối vào tất cả các điểm của lưới khống chế đo vẽ và lưới trạm đo để làm cơ sở xác định độ cao các điểm chi tiết khi đo vẽ bản đồ. Lưới khống chế độ cao đo vẽ được phát triển bằng đo cao lượng giác. Sai số độ cao của điểm lưới khống chế độ cao đo vẽ sau bình sai phải nhỏ hơn 0,090m.

3.5.4. Đo vẽ chi tiết bản đồ

3.5.4.1. Phương pháp đo vẽ bản đồ

Căn cứ vào yêu cầu, mục đích sử dụng của bản đồ cần thành lập, đồng thời căn cứ theo tình hình trang thiết bị và công nghệ hiện nay, công tác đo chi tiết bản đồ được thực hiện bằng phương pháp toàn đạc theo công nghệ bản đồ số.

3.5.4.2. Máy móc thiết bị đo chi tiết

Máy để sử dụng đo chi tiết bản đồ là các máy toàn đạc điện tử như GTS225, GTS226, GTS229 hoặc các máy có độ chính xác tương đương. Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết, máy móc thiết bị phải được kiểm tra và hiệu chỉnh theo đúng quy định. Khi đo vẽ chi tiết sai số định tâm máy <5mm, chiều cao máy và gương đo chính xác đến cm.

3.5.4.3. Đo vẽ chi tiết địa vật

Tất cả các yếu tố địa vật được lấy đúng và đủ theo yêu cầu của quy phạm hiện hành đối với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ: như cầu cống, hệ thống giao thông, thủy hệ, cột điện, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác…Tất cả các địa vật có kích thước 1mm2 trên bản đồ đều được đo và thể hiện đầy đủ.

Khi đo vẽ chi tiết địa vật chiều dài tia ngắm (khoảng cách từ máy đến điểm chi tiết) không được vượt quá 200m đối với bản đồ tỷ lệ 1/500 và 500m đối với bản đồ tỷ lệ 1/2000.

3.5.4.4. Đo vẽ chi tiết địa hình.

Tất cả các điểm đặc trưng của địa hình đều được đo đủ và đúng vị trí như đỉnh gò, yên ngựa, hợp thủy, chân và đỉnh tà luy, bờ đắp cao, xẻ sâu, đáy sông ngòi, ao hồ, mương máng, cống rãnh. Mật độ điểm chi tiết được đo trung bình từ 5 đến 15m có một điểm đối với bản đồ tỷ lệ 1/500 và 20 đến 50m có một điểm đối với bản đồ tỷ lệ 1/2000, tùy theo đặc điểm của địa hình mà mật độ điểm có thể dày hoặc thưa hơn, nhưng phải đảm bảo thể hiện được đúng và chi tiết dáng của địa hình.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 20

Thủy điện Mường Hung

3.5.4.5. Vẽ và biên tập bản đồ

Số liệu đo chi tiết được truyền từ máy đo vào máy vi tính để xử lý và vẽ bằng phần mềm chuyên nghành. Trên bản đồ thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật, ranh giới thực phủ, ghi chú địa danh, tên sông suối, đường, độ rộng và chất liệu trải mặt..vv theo đúng yêu cầu của quy phạm.

Đường đồng mức được nội suy tự động, đối với các khu vực bằng phẳng không thể biểu thị dáng địa hình bằng đường đồng mức thì thể hiện bằng ghi chú điểm độ cao với mật độ tối thiểu 25 điểm trên 1dm2 bản đồ.

3.5.4.6. Phân mảnh đánh số bản đồ

Bản đồ được phân mảnh theo lưới ô vuông, kích thước khung trong mảnh bản đồ là 50 x 50 cm. Số hiệu mảnh bản đồ được đánh từ 1 đến hết theo trình tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

3.5.5. Quy định về kiểm tra nghiệm thu và đóng gói, giao nộp thành quả

3.5.5.1. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Công tác kiểm tra được tiến hành chặt chẽ đối với từng công đoạn theo hướng dẫn của Thông tư 05/2011/TT-BXD về quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng.

Cơ sở để kiểm tra là các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000 do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước ban hành ngày 09 tháng 8 năm 1990 và các quy định đã trình bày trong Đề cương kỹ thuật này.

Tài liêu giao nộp để kiểm tra nghiệm thu phải hoàn chỉnh, đầy đủ và được sắp xếp theo đúng chủng loại, đúng trình tự.

Sau khi tiến hành kiểm tra phải lập biên bản đánh giá chất lượng sản phẩm theo mẫu quy định trong Thông tư 05/2011/TT-BXD về quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng.

3.5.5.2. Đóng gói và tu chỉnh tư, tài liệu.

Thành quả chỉ được đóng gói giao nộp khi đã được các cấp kiểm tra nghiệm thu đầy đủ, đạt tiêu chuẩn chất lượng có đầy đủ chữ ký và dấu của đơn vị thi công.

3.5.5.3. Quy định vê giao nộp tư liệu, tài liệu.

Sản phẩm giao nộp được quy định theo bảng sau:

STT Tên sản phẩm Đơn vị tínhSố

lượng

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 21

Thủy điện Mường Hung

1

2

3

4

- Sổ đo các loại (nếu có)

- Báo cáo khảo sát địa hình bao gồm:

+ Báo cáo kỹ thuật

+ Tài liệu tính toán bình sai lưới

+ Ghi chú điểm đường chuyền hạng IV, cấp 1

+ Sơ đồ thi công lưới khống chế mặt bằng, độ cao

+ Sơ đồ phân mảnh bản đồ

- Bản đồ địa hình in màu

- Đĩa CD ghi fie bản vẽ, số liệu đo các loại

Bộ

Quyển

Bộ

Đĩa

01

07

07

02

3.5.6. An toàn lao động, kế hoạch thi công

3.5.6.1. An toàn lao động, vệ sinh môi trườnge) An toàn lao động

- Đơn vị thi công cần kết hợp chặt chẽ với địa phương tạo điều kiện ăn ở sinh hoạt thuận lợi, đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, trang bị đầy đủ phòng hộ lao động;

- Trong khi quan hệ với nhân dân phải tôn trọng phong tục tập quán của địa phương, làm tốt công tác dân vận để người dân hiểu và ủng hộ quá trình đo đạc;

- Khi thi công phải luôn mang theo áo mưa, ni lông che máy, khi có sấm chớp giông bão khẩn trương vào các lán trại hay nhà dân để trú mưa. Tuyệt đối không được trú mưa vào các gốc cây hay gần cột điện cao thế, đồng thời chú ý thuốc phòng bệnh và chữa bệnh. Cần chú ý biện pháp phòng tránh thiên tai đảm bảo an toàn tuyệt đối người, phương tiện, thiết bị và tài liệu;

- Phải đảm bảo sinh hoạt tại chỗ và an toàn thực phẩm cho người lao động.- Máy phải để nơi an toàn khô ráo thoáng mát, khi di chuyển máy phải để trong

hòm đeo trên người. Trước khi mang máy ra thực địa cần kiểm tra kỹ hòm máy, khoá máy, dây đeo;

- Máy móc phải được lau chùi thường xuyên và bảo dưỡng theo định kỳ, quá trình sử dụng phải tuyệt đối theo quy định hướng dẫn sử dụng máy.

f) Vệ sinh môi trường

Do đặc điểm của công tác đo đạc bản đồ là rác thải công nghiệp gần như không có. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức đúc mốc lưới khống chế cần tính toán hợp lý để không phát sinh lượng bê tông thừa. Trong quá trình in bản đồ, tài liệu phải tập trung giấy vụn, giấy loại đúng chỗ.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 22

Thủy điện Mường Hung

3.5.6.2. Kế hoạch thi công

a. Khối lượng nhiệm vụ

Khối lượng công việc khảo sát Công trình Thủy điện Mường Hung được thống kê theo bảng sau:

STT Hạng mục công việc ĐVT Khối lượng

Ghi chú

A Lưới khống chế mặt phẳng

1 Mua số liệu điểm gốc tọa độ Nhà nước Điểm 03

2 Đường chuyền hạng IV, địa hình cấp IV Điểm 03

3 Đường chuyền cấp 1, địa hình cấp V Điểm 10

4 Đường chuyền cấp 2 địa hình cấp V Điểm 15

B Lưới khống chế độ cao

1 Mua số liệu điểm gốc độ cao Nhà nước Điểm 03

2 Thủy chuẩn kỹ thuật, địa hình cấp V Km 25  

C Đo vẽ bản đồ

1 Bản đồ tỷ lệ 1/2000 trên cạn; h=1m địa hình cấp IV 100Ha  4,51

2 Bản đồ tỷ lệ 1/2000 dưới nước; h=2m địa hình cấp V 100Ha  1,17

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 23

Thủy điện Mường Hung

Chương 4 :NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

4.1. Mục đích và yêu cầu của công tác khảo sát địa chất công trình4.1.1. Mục đích của công tác khảo sát ĐCCT

Căn cứ theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Chủ nhiệm đồ án kết hợp với việc nghiên cứu quy mô của dự án thì nhiệm vụ khảo sát ĐCCT trong giai đoạn này là:

- Đánh giá khả năng giữ nước trong lòng hồ.- Làm sáng tỏ và đánh giá điều kiện ĐCCT ở các hạng mục công trình: Đập

chính, Nhà máy, bể tiêu năng, vật liệu đất, cát sỏi, đá...- Đề xuất các biện pháp để xử lý các vấn đề phức tạp về ĐCCT.- Cung cấp các thông số kỹ thuật để thiết kế cơ sở công trình.

4.1.2. Yêu cầu của công tác khảo sát ĐCCT

Công tác khảo sát địa chất phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Cung cấp các thông số kỹ thuật để thiết kế có biện pháp xử lý.- Xác định được địa tầng, ranh giới địa chất, chiều dày các lớp đất, đới phong

hoá, các đứt gãy kiến tạo (nếu có) trong khu vực nghiên cứu.- Tiến hành các thí nghiệm ngoài trời (đổ nước, ép nước,..) trong các hố khoan

để xác định tính thấm phục vụ cho việc đánh giá khả năng giữ nước của khu vực đầu mối tuyến đập.

- Tiến hành công tác lấy mẫu (cơ lý đất, đá, thạch học …) trong hố khoan để thí nghiệm trong phòng xác định tính chất cơ lý, thạch học,... nhằm đánh giá khả năng ổn định của tuyến đập đầu mối, tràn...

- Xác định chiều sâu khai thác của mỏ vật liệu đất, chất lượng, trữ lượng ……

4.2. Biện pháp và khối lượng khảo sát địa chất4.2.1. Công tác thu thập tài liệu địa chất

Tiến hành thu thập các tài liệu địa chất liên quan tới công trình ở các giai đoạn nghiên cứu trước đây và bản đồ địa chất 1/200 000 của Cục địa chất. Tài liệu khảo sát công trình lân cận…...

4.2.2. Công tác khảo sát ĐCCT tại các hạng mục công trình4.2.2.1. Khu vực Lòng Hồ:

Để làm sáng tỏ khả năng giữ nước của hồ chứa, vấn đề trượt sạt trong lòng hồ, xác định ranh giới địa tầng trên bề mặt khu vực nghiên cứu như phạm vi đá lộ, đất đá lưu, khu vực đã xảy ra sạt lở...

Cảnh báo những khu vực dễ xảy ra sạt lở.v.v.

Kết quả đo vẽ ĐCCT cũng là cơ sở để xem xét nắn chọn tuyến tối ưu cũng như bố trí mạng lưới thăm dò hợp lý.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 24

Thủy điện Mường Hung

Dự kiến đo vẽ ĐCCT với diện tích khoảng 0.5km2 (bao gồm cả khu vực đầu mối), cấp phức tạp 2, tỷ lệ đo vẽ 1/2000.4.2.2.2. Khu vực đầu mối:

Khu vực đầu mối bao gồm các hạng mục: Đập Chính, tuyến tràn, tuyến cống, trong giai đoạn này chỉ tiến hành khảo sát tuyến đập chính. Công tác khảo sát ĐCCT tại khu vực bao gồm các công tác khoan khảo sát địa chất, thí nghiệm ép nước, đổ nước trong hố khoan, lấy mẫu đất, đá thí nghiệm,...., cụ thể như sau:g) Công tác khoan khảo sát

- Công tác khoan máy được tiến hành nhằm xác định địa tầng, tiến hành các thí nghiệm địa chất thuỷ văn và lấy mẫu thí nghiệm.

- Tại khu vực tuyến đập chính: Tại mặt cắt tim đập dự kiến bố trí 03 hố khoan máy, trong đó hố lòng suối chiều sâu dự kiến là 20,0m, hai hố bên vai đập dự kiến chiều sâu mỗi hố là 15,0m. Tại mặt cắt phía thượng lưu và hạ lưu đập, mỗi mặt cắt dự kiến bố trí 03 hố khoan, trong đó hố lòng suối có chiều sâu là 15,0m, hố hai bên vai có chiều sâu là 10,0m. Như vậy tổng khối lượng khoan máy trong khu vực đập chính là 09 hố với tổng số mét là 120,0m.

h) Công tác thí nghiệm hiện trường- Thí nghiệm đổ nước: Tiến hành thí nghiệm đổ nước trong hố khoan máy

nhằm xác định tính chất thấm nước của lớp đất phủ (edQ), đới đá phong hoá hoàn toàn và đới đá phong hoá mạnh: Dự kiến khối lượng đổ nước: 04lần.

- Thí nghiệm ép nước: Tiến hành thí nghiệm ép nước trong các hố khoan máy nhằm xác định tính chất thấm nước của đới đá phong hoá vừa, phong hoá nhẹ đến tươi. Dự kiến khối lượng ép nước: 2 đới đá x 3 đoạn = 06 đoạn.

- Công tác lấy mẫu và thí nghiệm mẫu trong phòng:- Mẫu đất nguyên dạng: Tiến hành lấy mẫu trong các hố khoan tại các lớp đất

tầng phủ, đới đá phong hóa hoàn toàn. Dự kiến số lượng mẫu nguyên dạng: 3lớp x 4mẫu/1lớp = 12mẫu.

- Mẫu đá thạch học: Lấy mẫu đá thạch học trong hố khoan máy trong đới đá phong hoá vừa, phong hoá nhẹ đến tươi. Dự kiến khối lượng: 02loại đá x 03mẫu = 06mẫu.

- Mẫu đá xác định tính chất cơ lý: Tiến hành lấy trong các hố khoan nhằm xác định tính chất cơ lý của đá nền. Dự kiến khối lượng: 1loại đáx03mẫux2đới phong hoá =06mẫu.

- Công tác lấy mẫu và thí nghiệm mẫu nước trong phòng: Tiến hành lấy mẫu nước ngầm và nước mặt trong các hố khoan và trong suối, nhằm nghiên cứu xác định tính chất ăn mòn của nước đối với vật liệu bê tông. Dự kiến lấy: 03mẫu nước mặt + 03mẫu nước ngầm = 06mẫu.

Như vậy, khối lượng công tác khảo sát ĐCCT tại khu vực đầu mối như sau:+ Khoan máy 09 hố khoan, tổng chiều sâu khoan là 120,0m;

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 25

Thủy điện Mường Hung

+ Thí nghiệm ép nước trong hố khoan, dự kiến 06 đoạn ép;+ Thí nghiệm đổ nước trong hố khoan, dự kiến 04 lần đổ nước;+ Lấy và thí nghiệm mẫu đất nguyên dạng, dự kiến 12mẫu;+ Lấy và thí nghiệm mẫu đá thạch học, dự kiến 06 mẫu;+ Lấy và thí nghiệm mẫu đá xác định tính chất cơ lý, dự kiến lấy 06mẫu;+ Lấy và thí nghiệm mẫu nước xác định tính ăn mòn bê tông, dự kiến 06 mẫu.

4.2.3. Các công tác khác phục vụ địa chất

Xác định cao toạ độ các hố khoan, đào dự kiến: 09 điểm.

Khối lượng công tác khảo sát địa chất giai đoạn DAĐT

STT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng

1 Đo vẽ bản đồ địa chất công trình, bản đồ tỷ lệ 1/25.000, cấp phức tạp II km² 50,00

Khoan máy trên cạn, độ sâu <30m    2 Cấp đất đá I-III m 80,003 Cấp đất đá IV-VI m 20,004 Cấp đất đá VI-VIII m 20,00

Bơm cấp nước phục vụ khoan máy, độ sâu <30m    

5 Cấp đất đá I-III m 80,006 Cấp đất đá IV-VI m 20,007 Cấp đất đá VI-VIII m 20,00

Thí nghiệm hiện trường    8 Thí nghiệm ép nước trong lỗ khoan đoạn 6,009 Đổ nước thí ngiệm trong lỗ khoan lần 4,00

10 Thí nghiệm trong phòng    11 Xác định chỉ tiêu cơ lý nguyên dạng mẫu 12,0012 Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông mẫu 6,0013 Thí nghiệm thạch học mẫu 6,0014 Thí nghiệm mẫu đá cơ lý mẫu 6,00

4.3. Các yêu cầu kỹ thuật4.3.1. Quy trình và quy phạm áp dụng

TCVN 8477:2010. Công trình thủy lợi-Yêu cầu về thành phần khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.

TCVN 9155:2012. Công trình thủy lợi-Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất.

TCVN 9153:2012. Công trình thủy lợi-Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 26

Thủy điện Mường Hung

TCVN 8731:2012. Đất xây dựng công trình thủy lợi-Phương pháp xác định độ thấm nước của đất bằng thí nghiệm đổ nước trong hố đao và hố khoan tại hiện trường.

TCVN 2683:2012. Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.

TCVN 9149:2012. Xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố khoan.

Thí nghiệm ép nước: Ép nước thí nghiệm phân đoạn từ trên xuống, ép nước ổn định và không ổn định.

Các tiêu chuẩn thí nghiệm trong phòng:

Lượng ngậm nước TCVN 4196-1995

Dung trọng TCVN 42ĐC-1995

Tỷ trọng TCVN 4195-1995

Thành phần hạt TCVN 4198-1995

Giới hạn chảy và giới hạn dẻo TCVN 4197-1995

Sức kháng cắt TCVN 4199-1995

Nén một trục TCVN 4200-1995

Hệ số thấm 6503 - QT-VTK

Phân tích nước cho ăn mòn bê tông 14 TCN - F1-76

Thí nghiệm đá TCVN8733,8734,8735:2012

Ngoài ra công tác khảo sát và lập hồ sơ báo cáo cần phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.

4.3.2. Công tác khoan máy

Độ sâu, ký hiệu các hố khảo sát theo thiết kế và chỉ tiến hành khoan sau khi đã có bố trí trên bình đồ vị trí công trình.

Các hố khoan máy chỉ tiến hành sau khi địa hình kiểm tra độ chính xác của bản đồ cũng như vị trí tuyến. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy sự sai lệch của bình đồ và tuyến trong bản đồ bố trí cũ cần phải báo ngay cho Chủ nhiệm Địa Chất được biết để có sự điều chỉnh kịp thời. Tất cả các hố thăm dò đều phải được địa hình xác định từ bình đồ bố trí ra ngoài thực địa bằng máy đo.

Điều kiện dừng khoan: Khoan đến độ sâu theo thiết kế thì dừng, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: (trừ khi có yêu cầu khác của Chủ nhiệm địa chất).

Các hố khoan cần khoan vào lớp đá phong hoá nhẹ đến tươi, có kết quả ép nước của hai đoạn liên tiếp q<0,05l/ph.m.m thì được dừng. Trường hợp cụ thể sẽ thống nhất với Chủ đầu tư về chiều sâu dừng khoan.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 27

Thủy điện Mường Hung

Trường hợp các hố khoan không đạt hoặc vượt quá độ sâu thiết kế thì phải báo cho Chủ đầu tư và chủ nhiệm Địa Chất biết để điều chỉnh kịp thời.

Các hố khoan xong phải lấp hố, đúc mốc ghi ngày hoàn thành, tên hố, độ sâu... và tiến hành theo đúng quy phạm hiện hành của Công ty.

Các hố khoan máy phải tiến hành lập hình trụ và ghi chép theo các biểu mẫu trong quy định của Công ty

Các hố khoan máy phải có hòm nõn và chụp ảnh mẫu nõn. Khi khoan xong hòm nõn khoan máy phải gửi bảo quản tại Ban quản lý dự án hoặc thuê nhà dân làm kho để lưu mẫu có sự ban giao cho ban A.

Tất cả các hố khoan máy phải tiến hành xác định cao tọa độ và tiến hành đo mực nước ngầm xuất hiện và ổn định (nếu có).

4.3.3. Công tác lấy mẫu thí nghiệm

Tiến hành lấy mẫu đều theo các lớp đất và theo các hạng mục công trình.

Mẫu nguyên dạng lấy trong các hố khoan phải lấy bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dùng. Các mẫu nguyên dạng phải được bọc trong ống mẫu bằng nhựa bên ngoài bọc kỹ bằng túi ni lông, băng keo và có nhãn mẫu ghi đầy đủ các thông tin: vị trí lấy mẫu, ngày lấy mẫu,... và được bảo quản trước khi đưa về phòng thí nghiệm.

4.3.4. Công tác thí nghiệm trong phòngCác chỉ tiêu mẫu đất: Thí nghiệm thành phần hạt, hạn độ Atterberg, lượng ngậm

nước tự nhiên We, dung trọng ướt w; dung trọng khô c, n, G, , , , C, a, K. Cắt nén trong điều kiện bão hòa.

Các chỉ tiêu cát sỏi nền: Thí nghiệm thành phần hạt, tỷ trọng , cmax, cmin, khô,

bão hòa, K.

4.3.5. Công tác ép nước thí nghiệm

Dụng cụ để thí nghiệm ép nước bao gồm: đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo lưu lượng, máy bơm,....và các thiết bị khác phục vụ công tác thí nghiệm ép nước

Tiến hành ép nước trong hố khoan, trong các đới đá phong hoá vừa, phong hoá nhẹ và đá tươi. Dự kiến cứ 3-5m tiến hành 01 đoạn ép nước. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất thực tế có thể chiều dài đoạn ép được rút ngắn hoặc tăng lên. Trong trường hợp không tiến hành ép nước được thì cần tiến hành đổ nước thay thế nhằm xác định tính chất thấm nước của đoạn đó.

Tiến hành ép nước với 01 cấp áp lực, dự kiến cấp áp lực là 3-5.0atm, thời gian ổn định 30 phút.

Vị trí và độ sâu tiến hành thí nghiệm ép nước sẽ do Chủ nhiệm địa chất hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật hiện trường bố trí tại thực địa sau khi có địa tầng của hố khoan.

4.3.6. Công tác đổ nước

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 28

Thủy điện Mường Hung

Tiến hành đổ nước thí nghiệm theo phương pháp đầu nước không đổi trong hố khoan máy, trường hợp thí nghiệm trong tầng cuội sỏi thì dùng phương pháp chảy đáy. Vị trí, độ sâu tiến hành đổ nước thí nghiệm do Chủ nhiệm địa chất yêu cầu trực tiếp hoặc cán bộ theo dõi trực tiếp tại thực địa xác định.

4.3.7. Công tác đào thăm dò

Các hố đào thăm dò vật liệu xây dựng được phép dừng sớm khi đào hết chiều dày lớp khai thác làm vật liệu xây dựng và sâu vào lớp không khai thác 0.2m.

Tất cả các hố thăm dò phải tiến hành xác định cao tọa độ và tiến hành đo mực nước ngầm xuất hiện và ổn định (nếu có).

4.4. Dự trù vật tư và thiết bị khảo sátCăn cứ vào các khối lượng khảo sát nêu trên, số lượng vật tư thiết bị khảo sát cần

thiết dự kiến như sau:

Bảng 4.2 Thiết bị và vật tư chính dùng cho khảo sát địa chất giai đoạn DAĐT

Tên công việc Thiết bị vật tư chính

Công tác khoan máy 02 bộ máy khoan thuỷ lực XI-1 (Trung Quốc sản xuất), 2 máy bơm cấp nước và các thiết bị chuyên dùng kèm theo.

Công tác lấy mẫu Thiết bị chuyên dùng đi kèm theo khoan máy, túi ni lông, băng dính,...

Công tác vận chuyển 01 Xe ô tô chuyên dùng 3.5tấn.

Công tác thí nghiệm mẫu các loại

Thiết bị thí nghiệm mẫu chuyên dụng cho việc các loại mẫu ở phòng thí nghiệm: bình tỷ trọng, sàng tụ động, máy sấy, máy cắt, nén, máy đầm, cân chuyên dụng, thiết bị thí nghiệm đá, thí nghiệm nước ...

Công tác lập hồ sơ ĐCCT

Máy tính, máy in, văn phòng phẩm: giấy, bút, thước… Các phần mềm chuyên dùng: GP2000, Rocklab, Dip, Autocad, Microsoft Office…

4.5. Lập hồ sơ địa chất công trìnhHồ sơ địa chất công trình giai đoạn DAĐT bao gồm: (kèm đĩa CD)

- Báo cáo địa chất công trình và các phụ lục kèm theo.- Các bản vẽ: - Tài liệu gốc khảo sát địa chất công trình: - Nhật ký khoan khảo sát- Hình trụ các hố khoan máy, hố đào.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 29

Thủy điện Mường Hung

- Tài liệu gốc tính toán thí nghiệm ép nước- Tài liệu gốc tính toán thí nghiệm đổ nước- Tài liệu gốc mẫu thí nghiệm trong phòng

4.6. Tiến độ thực hiện

TT Công việcNăm 2015

5 6 7 8 9 10

1 Lập đề cương

2 Báo cáo trình duyệt đề cương

3 Khảo sát & lập hồ sơ KS

4.7. Dự toán khảo sát

- Trên cơ sở khối lượng công tác khảo sát: khối lượng khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn …

- Căn cứ đơn giá KSXD và các thông tư, văn bản hướng dẫn về XDCB hiện hành.

4.8. Các kiến nghị với Chủ đầu tưĐề nghị Chủ đầu tư phê duyệt đề cương và Dự toán chi phí khảo sát Dự án thủy

điện Mường Hung để đủ điều kiện triển khai các công việc theo qui định hiện hành.

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 30

Thủy điện Mường Hung

Chương 5 :DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT

Đề cương, nhiệm vụ khảo sát 31