đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

26
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------- ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VÙNG TÂY NAM TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Upload: lamhuong

Post on 28-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAISỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

VÙNG TÂY NAM TỈNH ĐỒNG NAIĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Năm 2016

Page 2: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAISỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

VÙNG TÂY NAM TỈNH ĐỒNG NAIĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

TP.Biên Hòa, ngày… tháng 11 năm 2016

CƠ QUAN TƯ VẤN CƠ QUAN TRÌNH DUYỆT (Sở Nông nghiệp và PTNT)

1

Page 3: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

VÙNG TÂY NAM TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế nông nghiệp trong và ven đô thị (sau đây viết

tắt là NNĐT), sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân về lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh và mảng xanh đô thị, với các phương pháp canh tác; trong đó, chú trọng phương pháp canh tác hữu cơ ứng dụng kỹ thuật cao, không cần nhiều đất, ít gây ô nhiễm môi trường; sử dụng hoặc tái sử dụng các nguồn lực và chất thải đô thị, tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị, hỗ trợ cho du lịch phát triển.

Ngày 31/12/2014, UBND tỉnh Đồng Nai Quyết định số 4227/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; theo đó, xác định vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai (bao gồm khu vực phía Nam huyện Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất) là khu vực quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị với tổng diện tích tự nhiên khoảng 215 ngàn ha, chiếm 36% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng này có quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa rất nhanh, đất đai và lao động nông nghiệp giảm, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn. Trong khi đó, lao động nông nghiệp (đặc biệt là lao động lớn tuổi, lao động nữ) ngày càng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp bán thời gian; có nguy cơ đối mặt với nhiều thách thức đặt ra trước mắt cũng như lâu dài.

Có nhiều giải pháp để khắc phục mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; trong đó, phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng kỹ thuật cao gắn với xây dựng nông thôn mới được xem là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả và bền vững. Đối với vùng kinh tế nông nghiệp Tây Nam Đồng Nai, sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao là hết sức cần thiết và là hướng đi tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững trong xu thế đất nông nghiệp giảm, công nghiệp và đô thị phát triển, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.

Những năm gần đây, thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch,… đã có khá nhiều mô hình trồng rau, hoa, cây cảnh, nuôi sinh vật cảnh,… mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những mô hình mang tính tự phát, chưa phổ biến; các sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu của dân cư đô thị về thực phẩm tươi sống, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, về yêu cầu tạo thêm không gian xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, về tận dụng năng lượng và đặc biệt là chưa khai thác hết tiềm năng của nông nghiệp đô thị.

Để thực hiện tốt Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày13/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và nông nghiệp đô thị ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai phát triển theo đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp… và đặc biệt là đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu của

2

Page 4: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

nông nghiệp đô thị, cần thiết phải xây dựng Đề án “Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

Xuất phát từ thực tế trên và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội đối với sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, an toàn, bảo vệ sức khỏe... Sở Nông nghiệp đã có tờ trình xin chủ trương lập đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và đã được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận tại Công văn số 8529/UBND-CNN ngày 16/9/2016.

2. Căn cứ xây dựng đề án- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp đô thị.

- Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 30/10/2012 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 (2011 - 2015) tỉnh Đồng Nai.

- Nghị quyết số 48/2009/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó có phần quy hoạch xây dựng liên quan đến tỉnh Đồng Nai).

- Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm đến năm 2025.

- Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ về việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

3

Page 5: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.

- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 111/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành đề án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009 - 2015.

- Quyết định số 721/QĐ-BNN-KH ngày 17/3/2009 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về quản lý quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Quyết định số 1259/QĐ-BNN-KHCN ngày 6/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt chương trình khung nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành NN và PTNT giai đoạn 2013 – 2020.

- Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/07/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 – 2020.

- Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 5/10/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 4390/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 03/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về quy hoạch xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4

Page 6: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc quy định điều kiện giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 19/4/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu chăn nuôi tập trung (vị trí 3A) thuộc khu liên hợp công nông nghiệp Donataba tại xã Xuân Thành huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”.

- Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 15/2/2011của UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 28/2/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm”.

- Quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành định mức kinh tế kỹ thuật một số loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 2418/2008/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 3730/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025.

- Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 2/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt danh sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đợt 1.

- Nghị quyết số 39/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 - 2015) tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 2778/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh, sửa đổi nội dung về thủ tục cấp giấy phép xây dựng trang trại chăn

5

Page 7: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

nuôi và quản lý đất đai trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 29/10/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

- Quyết định số 3476/UBND ngày 27/11/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị quyết số 54/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012, của HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 20/01/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt đề án đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

- Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai di dời vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.

- Những quy hoạch trên địa bàn tỉnh, TP.Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện đã được phê duyệt (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị,…).

3. Mục tiêu của đề ánMục tiêu của đề án là đánh giá đúng thực trạng, xây dựng hệ thống số liệu cơ bản

về NNĐT, xây dựng định hướng phát triển, nhiệm vụ, giải pháp để đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai, theo hướng hiện đại, ứng dụng kỹ thuật cao; phát triển dịch vụ nông nghiệp; cung ứng nguồn thực phẩm tươi sống, an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo mảng xanh đô thị; tạo môi trường sinh thái; sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của dân cư đô thị; đồng thời giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật cho nông dân trong vùng; làm cơ sở để nhân rộng và phát triển NNĐT ở các địa phương khác trong tỉnh, vùng Đông Nam bộ và cả nước. 4. Yêu cầu của đề án

- Đảm bảo cung cấp các thông tin (số liệu, tài liệu) được cập nhật và đáng tin cậy về các nguồn lực liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai.

- Phản ánh khách quan về thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai trong những năm qua (mô tả đầy đủ và khách quan các mô hình sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực: địa bàn, loại hình, tổ chức, công nghệ, quy mô vốn, lao động, sản phẩm, thị trường, hiệu quả…).

- Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, chỉ tiêu nhiệm vụ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề xuất các mô hình phát triển, cây trồng vật nuôi chủ lực, địa bàn phát triển sản xuất, loại hình tổ chức sản xuất, công nghệ sản xuất, quy mô sản phẩm chủ yếu.

6

Page 8: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

- Đề xuất hệ thống các giải pháp để nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN1. Xác định phạm vi nghiên cứu phát triển nông nghiệp đô thị

- Phạm vi ranh giới: Nghiên cứu toàn bộ các hoạt động nông nghiệp trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai bao gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, một phần huyện Vĩnh Cửu và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và Thống Nhất.

- Phạm vi nghiên cứu được hiểu là tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn; ở mỗi lĩnh vực cần nghiên cứu đối với các công đoạn như sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2. Đánh giá các nguồn lực liên quan đến NNĐT ở vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai- Vị trí địa lý – kinh tế: Xác định rõ vị trí địa lý – kinh tế của vùng Tây Nam tỉnh

Đồng Nai; phân tích những thuận lợi, khó khăn do vị trí mang lại đối với phát triển NNĐT; trong đó, đặc biệt lưu ý đến tiềm năng về khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư và khả năng tận dụng hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển NNĐT.

- Tài nguyên đất: Căn cứ quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất xác định rõ những không gian có thể dành cho phát triển nông nghiêp đô thị; trong đó không gian có đất là bao nhiêu? ở đâu? bao gồm những loại đất gì chất lượng ra sao? khả năng phục vụ cho nông nghiệp đến đâu? Không gian không có đất là bao nhiêu? ở đâu khả năng phục vụ cho nông nghiệp đến đâu?

- Nguồn cung cấp giá thể cho các không gian phát triển nông nghiệp trong điều kiện không đất (bao gồm đất sạch, phân vi sinh và các loại giá thể khác)

- Tài nguyên nước: Đánh giá số lượng, chất lượng các nguồn nước có khả năng phục vụ cho phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai; trong đó, lưu ý đến 5 nguồn nước chính là nước mặt, nước ngầm, nước mưa, nguồn cấp nước đô thị và một phần nước thải sinh hoạt. Các nguồn nước trên cần đánh giá về chất lượng để có định hướng sử dụng cho những đối tượng khác nhau.

- Khí hậu thời tiết: Thu thập số liệu ở các trạm khí tượng quốc gia trong vùng nghiên cứu số liệu ở trạm gần vùng nghiên cứu nhất; số liệu là kết quả theo dõi trong nhiều năm; những yếu tố khí hậu chủ yếu cần thu thập, tổng hợp để phân tích đánh giá là: Chế độ nhiệt, chế độ ẩm, bốc hơi, gió, chế độ mưa… Ngoài ra, đối với một số không gian cụ thể như: hướng, độ cao, mức độ ảnh hưởng của các nhà cao tầng lân cận, mức độ được chiếu sáng (bằng đèn) trong đêm, ảnh hưởng của khí nóng máy lạnh,…

- Dân số, lao động: Quy mô dân số phân theo độ tuổi, việc làm, nghề nghiệp, trình độ. Đây là cơ sở để xác định nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp đô thị, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đô thị; đồng thời cũng là cơ sở để xác định một số nguồn lực khác như lượng rác thải có thể sử dụng làm phân bón, khả năng ứng dụng kỹ thuật cao, chủng loại sản phẩm dự kiến phát triển,…

- Tài nguyên nhân văn: Các phong tục tập quán, nét văn hóa ẩm thực, tri thức dân gian, các lễ hội số lượng nghệ nhân, truyền thống văn hóa cộng đồng,… là những

7

Page 9: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

cơ sở để định hướng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn, đồng thời cũng là căn cứ để xác định giải pháp thực hiện.

- Đánh giá về thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (trong đó tập trung đánh giá chi tiết về các ngành như thủy lợi, giao thông, điện, hệ thống kênh, đê, cầu, cống,... có liên quan đến phát triển nông nghiêp đô thị.

- Thực trạng các trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trường, trạm, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiêp đô thị nói riêng.

- Khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất.

- Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, ... có liên quan đến phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp đô thị nói riêng.

3. Nông nghiệp đô thị và thực trạng phát triển NNĐT vùng nghiên cứu- Tổng quan về nông nghiệp đô thị thế giới; nông nghiệp đô thị Việt Nam và ở

các tỉnh và thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long…).

- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai.

Để đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn, cần thiết phải tiến hành 2 cuộc điều tra chi tiết về các mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai; trong đó, đợt thứ nhất, điều tra tổng quan về số lượng, phân bố, chủ thể và các nguồn lực liên quan đến mô hình. Căn cứ kết quả điều tra đợt 1, tiến hành điều tra đợt 2 chi tiết về các thông số kỹ thuật của từng mô hình. Xử lý kết quả 2 cuộc điều tra trên và nguồn tư liệu thu thập được để đánh giá thực trạng nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 theo các nội dung như sau:

1. Hiện trạng về số lượng và quy mô các mô hình NNĐT trên địa bàn.

2. Hiện trạng về phân bố các mô hình NNĐT theo địa bàn phường, xã.

3. Hiện trạng về các loại hình tổ chức sản xuất (kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp) đối với các mô hình.

4. Hiện trạng về quy trình kỹ thuật và công nghệ SX đối với từng mô hình.

5. Hiện trạng về tình hình dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi và các giải pháp khắc phục.

6. Hiện trạng về thu mua, bảo quản, chế biến sản phẩm.

7. Hiện trạng về các hình thức tiêu thụ sản phẩm NNĐT.

8. Hiện trạng về chất lượng, thương hiệu và quá trình xây dựng thương hiệu đối với từng loại sản phẩm của các mô hình.

9. Hiện trạng về hiệu quả tài chính, kinh tế đối với từng mô hình.

10. Hiện trạng về mức độ sử dụng lao động của từng mô hình.

11. Hiện trạng về thu nhập/ ngày công lao động của từng mô hình.

12. Hiện trạng về mức lãi/chi phí của từng mô hình.

8

Page 10: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

13. Hiện trạng về mức độ đầu tư của từng mô hình.

14. Hiện trạng về quy mô (nhu cầu) sử dụng đất của từng mô hình.

15. Hiện trạng về nguy cơ ô nhiễm môi trường của từng mô hình.

16. Hiện trạng về các chủ trương chính sách của nhà nước đối với từng mô hình.

17. Nhu cầu và nguyện vọng của người dân để các mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai phát triển bền vững.

Ở mỗi nội dung cần phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn và những nguyên nhân của nó.

4. Một số dự báo liên quan đến NNĐT vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai- Dự báo về quy mô ranh giới thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các thị

xã khác (nếu có) các khu cụm công nghiệp, khu đô thị và trung tâm các huyện đến năm 2020 và 2030.

- Dự báo về lao động và chất lượng lao động nói chung và lao động trong nông nghiệp đô thị nói riêng (đây là căn cứ để xác định nhu cầu về các loại sản phẩm nông nghiệp đô thị và một số nguồn lực liên quan).

- Dự báo về những tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp đô thị (công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ quản lý hiệu quả, công nghệ về giá thể mới, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ thủy canh, công nghệ phát triển nông nghiệp đô thị theo chiều dọc, phát triển nông nghiệp hữu cơ, công nghệ, công nghệ bảo quản thực phẩm (Cells Alive System - CAS).

- Dự báo về các mô hình mới, có triển vọng phát triển trong vùng đô thị.

- Dự báo về nguồn cung ứng giá thể và các loại vật tư khác phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị.

- Dự báo về tình hình dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.

- Dự báo về nhu cầu và công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm NNĐT.

- Dự báo về thị trường và tính cạnh tranh của các sản phẩm NNĐT.

- Dự báo về các loại hình tổ chức sản xuất NNĐT.

- Dự báo những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đối với phát triển NNĐT.

5. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển NNĐT vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai

+ Quan điểm phát triển:

Quan điểm về cung ứng sản phẩm tươi sống, đảm bảo ATVSTP, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, tạo cảnh quan, môi trường.

Quan điểm về phát triển NNĐT gắn với kỹ thuật cao, bền vững, có tính cạnh tranh cao.

Quan điểm về NNĐT gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

9

Page 11: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

Quan điểm về dịch vụ nông nghiệp trong nông nghiệp đô thị và nông nghiệp đô thị làm dịch vụ cho nông nghiệp toàn tỉnh.

Quan điểm về NNĐT đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Quan điểm về liên kết tiêu thụ, bảo quản và chế biến theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích, hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

Quan điểm về năng suất, chất lượng và hiệu quả,

Quan điểm nông nghiệp đô thị gắn kết với dịch vụ và du lịch,

+ Mục tiêu phát triển:

Góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ, an toàn vệ sinh thực phẩm cho dân cư đô thị, cung ứng các nhu cầu thiết yếu như nhu cầu về sinh vật cảnh, mảng xanh, cảnh quan đô thị; tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị, góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo môi trường (sản xuất, kinh doanh) thân thiện với con người và xã hội tạo môi trường dịch vụ và du lịch ở đô thị.

+ Định hướng phát triển

Luận chứng để xác định rõ đối với từng mô hình (loại hình) nông nghiệp đô thị trong tương lai trên địa bàn về quy mô phát triển, địa bàn phân bố, công nghệ sản xuất – chế biến – bảo quản, mức độ sử dụng đất, lao động, nguy cơ ô nhiễm môi trường, loại hình tổ chức sản xuất, hình thức tiêu thụ, chính sách khuyến khích phát triển… Kết quả luận chứng phải xác định cụ thể được: các mô hình (loại hình) nông nghiệp đô thị trên địa bàn; quy mô của từng mô hình, phân bố chi tiết đến các xã, phường, công nghệ sản xuất – chế biến – bảo quản, các chỉ tiêu tài chính (chi phí đầu vào, đầu ra, mức lãi, thu nhập… của từng mô hình). Trên cơ sở đó, tổng hợp được các chỉ tiêu tổng hợp toàn vùng như giá trị sản xuất, tốc độ tăng và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp và phân theo huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa); quy mô một số sản phẩm chính (sản lượng rau an toàn, rau sạch, hoa, trái cây, sinh vật cảnh cảnh, mảng xanh đô thị)…Các chỉ tiêu trên cần được xác định cụ thể qua các năm 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030.

6. Đề xuất hệ thống các giải pháp thực hiện 1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

- Cần điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn quy hoạch có xét tới sự tồn tại của nông nghiệp đô thị. Khi lập quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp,…) cần thu hút sự tham gia của chuyên gia nông nghiệp.

- Trong nội dung quy hoạch, các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp đô thị như tỷ lệ diện tích đất dành cho phát triển nông nghiệp đô thị, độ che phủ bằng các mảng xanh đô thị, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất,… phải được coi là những chỉ tiêu không thể thiếu trong thẩm định, phê duyệt và đánh giá thực hiện quy hoạch.

- Công tác quản lý quy hoạch: Triển khai, kiểm tra, thanh tra, công bố thực hiện các quy hoạch trên địa bàn, đặc biệt là quy hoạch nông nghiệp, nông thôn mới.

10

Page 12: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Rà soát và thực hiện tốt những chính sách còn hiệu lực và phù hợp

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách mang tính đặc thù đối với nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai; trong đó tập trung vào các nhóm chính sách sau: chính sách về mức cho vay và hỗ trợ lãi suất vay; chính sách về đầu tư SX giống cây trồng, vật nuôi phục vụ phát triển NNĐT; chính sách về hỗ trợ dịch vụ tư vấn phục vụ phát triển NNĐT; chính sách về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển sản phẩm; chính sách về đất đai và giá cho thuê đất, mặt nước phục vụ phát triển NNĐT; chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển NNĐT; xác định các dự án ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư, ưu tisn bảo quản, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm; Các chính sách đặc thù khác phục vụ phát triển các mô hình.

3. Nhóm giải pháp về hoàn thiên hê thông kết cấu hạ tâng

Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị; việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được xem là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, trong đó:

+ Giao thông.+ Công trình thủy lợi.+ Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.+ Hệ thống điện phục vụ sản xuất.+Trạm trại, và các vấn đề khác,…+ V.v,…

4. Nhóm giải pháp về công tác khuyến nông, xây dựng, chuyển giao và tham quan học tập các mô hình nông nghiêp đô thị, nông nghiêp kỹ thuật

Việc xây dựng và chuyển giao các mô hình nông nghiệp đô thị, ứng dụng kỹ thuật cao theo định hướng phát triển được xem là một trong những giải pháp trọng tâm, với các nội dung chủ yếu:

- Về định hướng sản xuất NNĐT theo quy trình GAP, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ (giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn năm 2030) và đề ra những giải pháp chuyển giao, phù hợp với bối cảnh ở vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai để phát triển NNĐT.

- Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đặc thù cho nông nghiệp đô thị (về tập tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, tham quan mô hình, hỗ trợ mô hình, thiết bị, hệ thống sản xuất, cơ giới hóa các khâu, …).

- Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thường xuyên (về tập tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan mô hình, hỗ trợ mô hình, thiết bị, hệ thống sản xuất, cơ giới hóa các khâu,…).

5. Nhóm giải pháp về đào tạo và bô trí nguồn nhân lực

6. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Chọn lựa các mô hình tổ chức sản xuất (kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác hoặc hợp tác, hiệp hội nghề - ngành nghề,…).

11

Page 13: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

- Xây dựng mô hình liên kết giữa người sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,… bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia sản xuất – cung ứng – chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Dịch vụ tư vấn nông nghiệp, dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ cung ứng vật tư NN, dịch vụ tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm,…

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

+ Tăng cường hợp tác và mở rộng liên doanh liên kết với TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, các đô thị lân cận.

+ Phát huy năng lực hiện có của tỉnh, các tỉnh và các đô thị lân cận đều có tiềm năng khá lớn về NNĐT, ứng dụng kỹ thuật cao và phát triển du lịch,…

+ Hợp tác, liên doanh, liên kết… Xác định cụ thể những lĩnh vực mà nông nghiệp vùng Tây Nam tỉnh Đồng nai cần liên doanh liên kết; đề xuất các hình thức liên doanh, liên kết cụ thể.

7. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và tìm thị trường tiêu thụ

8. Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác và mở rộng liên doanh, liên kết

9. Nhóm giải pháp về vôn đâu tư và giải pháp huy động nguồn vôn

10 Nhóm giải pháp về tuyên truyền, để có nhận thức đúng về NNĐT

11. Nhóm giải pháp về đưa nhanh tiến bộ KT mới vào sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân

12. Các dự án ưu tiên đâu tư

Các dự án ưu tiên theo lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giống, kỹ thuật canh tác, đào tạo, khuyến nông, tiêu thụ,…(tóm tắt khái quát về nội dung, mục tiêu, phạm vi, quy mô, thời gian, nguốn vốn, cơ quan chủ trì,…), cụ thể:

a. Các dự án hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi, điện

b. Các dự án đầu tư về giống cây trồng, vật nuôi;

c. Các dự án đầu tư ứng dụng kỹ thuật cao trong sản xuất và đặc biệt là các dự án về xây dựng và chuyển giao mô hình nông nghiệp đô thị…;

d. Dự án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đô thị.

e. Các dự án về tiêu thụ, chế biến, bảo quản; các dự án về đảm bảo môi trường; v.v...

13. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiên

- Các sở, ngành cấp tỉnh.

- Các phòng, ban cấp thành phố, thị xã.

- UBND thành phố, thị xã và các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện.

- UBND phường, xã và các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã.

- Các tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh NNĐT.

7. Khái toán vốn đầu tư và xem xét lợi ích kinh tế-xã hội và môi trường khi thực hiện đề án phát triển NNĐT vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai

12

Page 14: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

- Khái toán vốn đầu tư phân theo hạng mục, theo nguồn và theo tiến độ. Đề xuất các giải pháp huy động vốn từ các nguồn trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường do đề án mang lại như: giá thành SP, thu nhập, lãi, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân đô thị.

- Dự báo những ảnh hưởng xấu đến môi trường khi thực hiện đề án; những giải pháp để khắc phục ảnh hưởng đến môi trường,…

8. Kiến nghị và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu- Đề xuất những nghiên cứu cần tiếp tục triển khai sau khi có đề án.

- Những kiến nghị có liên quan đến cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai.

III. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỀ ÁN- Phương pháp truyền thống (thu thập xử lý, phân tích số liệu thống kê, xử lý

tổng hợp theo hệ thống). - Phương pháp điều tra nhanh PRA: điều tra theo nông hộ, điều tra mô hình

bằng phiếu phỏng vấn. - Phương pháp đánh giá đất đai và xét thích nghi cây trồng, phương pháp phân

tích tài chính, kinh tế. - Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống.- Phương pháp bản đồ. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp dự báo.- V.v…

IV. SẢN PHẨM SAU KHI HOÀN THÀNH ĐỀ ÁN1. Báo cáo “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai

đến năm 2020, tầm nhìn 2030” kèm theo sơ đồ, bảng, biểu,… 10 bản

2. Bản đồ tỷ lệ 1/50.000: 3 bộ- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai năm 2015.

- Bản đồ định hướng phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

2. Đĩa mềm (chứa các files số liệu, báo cáo, bản đồ): 3 bộ.

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 6 tháng

Bước công việcThứ tự các tháng triển khai

1 2 3 4 5 6

1. Lập đề cương và dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.2. Điều tra thực địa bổ sung bản đồ hiện trạng và thu thập thông tin, số liệu có liên quan phục vụ xây dựng đề án. 3. Xử lý thông tin, tính toán các hợp phần của dự án và giải pháp, viết B/C thuyết minh

13

Page 15: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

4. Báo cáo xin ý kiến đóng góp của các ban ngành, điều tra bổ sung, chỉnh sửa báo cáo.

5. Báo cáo nghiệm thu và hoàn chỉnh báo cáo

6. Trình duyệt báo cáo, sản xuất và bàn giao tài liệu, thanh lý hợp đồng.

VI. DỰ TOÁN KINH PHI: 1.067.856.000 đồng (Một tỷ, không trăm sáu mươi bảy triệu, tám trăm năm mươi sáu ngàn đồng)

Căn cứ xây dựng dự toán- Thông tư Liên tịch số 55/2007/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn định mức xây

dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách (TT 55).

- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 về việc Ban hành giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Quyết định số 3869/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung, định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Văn bản số 21/LN-STC-SKHCN ngày 13/8/2007 của liên ngành Sở Tài chính, sở Khoa học Công nghệ về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT - BTC - BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học - Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

Tính toán chi tiết như sau: Phụ biểu: Dự toán kinh phí xây dựng đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

STT Nội dung công việc ĐVT Khối lượng

Đơn giá(đồng)

Thành tiền(đồng)

Thuyết minh cơ sở tính toán

I Thuê khoán chuyên môn   920.621.618  

1 Chuẩn bị đề cương   2.000.000  

  Xây dựng đề cương Đề cương 1 2.000.000 2.000.000  

  Bảo vệ đề cương Công  

2 Đánh giá các nguồn lực liên quan đến NNĐT   41.400.000  

  Thu thập số liệu về các nguồn lực liên quan (thành viên) công 120 230.000 27.600.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-

KHCN

  Xử lý số liệu về các nguồn lực (thành viên) công 60 230.000 13.800.000

3 Điều tra về kinh tế nông hộ   37.500.000  

  Lập phiếu điều tra mẫu mẫu 2 500.000 1.000.000  

  Cung cấp thông tin phiếu 500 50.000 25.000.000  

  Thuê người dẫn đường Công  

  Nhập liệu Tính toán, xử lý, phân tích phiếu điều tra Công 50 230.000 11.500.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-

KHCN

4 Đánh giá thực trạng phát triển NNĐT   84.000.000  

14

Page 16: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

STT Nội dung công việc ĐVT Khối lượng

Đơn giá(đồng)

Thành tiền(đồng)

Thuyết minh cơ sở tính toán

  Hiện trạng về số lượng. Quy mô và phân bố các mô hình NNĐT (thành viên chính)

công 30 400.000 12.000.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-KHCN

  Hiện trạng về các loại hình tổ chức SX NNĐT công 30 400.000 12.000.000

  Hiện trạng về quy trình KT và công nghệ sản xuất công 30 400.000 12.000.000

  Hiện trạng về thu mua, CB, BQ và tiêu thụ SP công 30 400.000 12.000.000

  HT về tài chính, kinh tế của các mô hình NNĐT công 30 400.000 12.000.000

  HT về quy mô sử dụng đất của các mô hình NNĐT công 30 400.000 12.000.000

  HT về nguy cơ ô nhiễm môi trường của các MH công 30 400.000 12.000.000

6 Dự báo một sô yếu tô có liên quan   32.000.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-KHCN

  Thu thập số liệu về các yếu tố có liên quan công 60 400.000 24.000.000  

  Xử lý số liệu về các yếu tố có liên quan công 20 400.000 8.000.000  

7 Quan điểm, mục tiêu và xây dựng định hướng phát triển (Chủ nhiêm) công 30 650.000 19.500.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-

KHCN

8 Xây dựng hê thông giải pháp thực hiên (Chủ nhiêm) công 30 650.000 19.500.000

9 Viết báo cáo thuyết minh (chủ nhiêm) công 80 650.000 52.000.000

10 Xây dựng bản đồ hiên trạng nông nghiêp đô thị   632.721.618  

  Chi phí điều tra, đánh giá, xây dựng bản đồ ha 214.169 2.774 594.104.806

Theo Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006

(Ban hành giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông

thôn)

  Chi phí quản lý, thẩm định, nghiệm thu (6,5% chi phí xây dựng bản đồ)   38.616.812

III Khoản 3: chi khác   57.525.000  

1 Xét duyêt đề cương   6.400.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-KHCN

  Chủ tịch hội đồng Người 1 700.000 700.000    Thành viên, thư ký khoa học Người 5 500.000 2.500.000    Thư ký hành chính Người 1 200.000 200.000    Đại biểu tham dự (Các sở, ngành Người 20 150.000 3.000.000  

2 Hội thảo khoa học (2 lân)   20.200.000

Điểm b, Khoản 4, Phân II (Mục 10)

CV sô 21/LN-STC-SKHCN

  Người chủ trì Người 2 1.000.000 2.000.000    Thư ký hội thảo Người 2 350.000 700.000    Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng Người 10 700.000 7.000.000  

  Đại biểu tham dự (Các sở, ngành; các huyện, TX, TP) Người 70 150.000 10.500.000  

4 Chi phí tổ thẩm định nội dung   1.550.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-KHCN

  Tổ trưởng tổ thẩm định Đề án 1 500.000 500.000    Thành viên tham gia thẩm định Đề án 3 350.000 1.050.000  

6 Họp hội đồng nghiệm thu chính thức   5.900.000 QĐ 3869/QĐ-BNN-KHCN

  Chủ tịch hội đồng Người 1 1.000.000 1.000.000    Thành viên, thư ký khoa học Người 5 700.000 3.500.000    Thư ký hành chính Người 1 200.000 200.000  

  Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện Người 1 700.000 700.000  

  Nhận xét đánh giá của ủy viên hội Người 1 500.000 500.000  

15

Page 17: đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng tây nam tỉnh đồng naiđến

STT Nội dung công việc ĐVT Khối lượng

Đơn giá(đồng)

Thành tiền(đồng)

Thuyết minh cơ sở tính toán

đồng7 Chi phí sản xuất tài liêu   15.975.000  

  In báo cáo dự thảo phục vụ hội thảo (3 lần họp) quyển 90 98.000 8.820.000

Phiếu báo giá của cơ sở Foto Lâm, tham khảo giá

 

In báo cáo tóm tắt phục vụ hội thảo (3 lần họp: nội dung cuộc họp và thành phần mời dự tương tự in báo cáo dự thảo)

quyển 90 30.500 2.745.000 Phiếu báo giá của cơ sở Foto Lâm, tham khảo giá

  In báo cáo phục vụ thẩm định và giao nộp quyển 45 98.000 4.410.000

9 Quản lý chung Năm 1 7.500.000 7.500.000  IV Thuế giá trị gia tăng   89.709.662    Cộng   1.067.856.280    Làm tròn số   1.067.856.000  

Bằng chữ: Một tỷ không trăm sáu mươi bảy triêu tám trăm năm mươi sáu ngàn đồng

Biên Hòa, ngày tháng 11 năm 2016

Giám đốc

16