danh mỤc quẢn lÝ chẤt lƯỢng tẠi vishipel tccc thoai.pdftcvn 9806-1:2013 do cục hàng...

15
TCVN 9806-1:2013 Xuất bản lần 1 THÔNG TIN DUYÊN HẢI KHÔNG THEO CHUẨN GMDSS - PHẦN 1: DỊCH VỤ TRỰC CANH CẤP CỨU THOẠI Non-GMDSS Maritime Distress and Safety Communication - Part 1: Radio Telephone Distress Watch-keeping Service HÀ NỘI - 2013 1 TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TCVN 9806-1:2013

Xuất bản lần 1

THÔNG TIN DUYÊN HẢI KHÔNG THEO CHUẨN GMDSS -

PHẦN 1: DỊCH VỤ TRỰC CANH CẤP CỨU THOẠI

Non-GMDSS Maritime Distress and Safety Communication -

Part 1: Radio Telephone Distress Watch-keeping Service

HÀ NỘI - 2013

1

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A

TCVN 9806-1:2013

2

TCVN 9806-1:2013

3

Mục lục

1 Phạm vi áp dụng ............................................................................................................................. 5

2 Tài liệu viện dẫn .............................................................................................................................. 5

3 Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt ................................................................................................ 5

3.1 Thuật ngữ và định nghĩa chung ....................................................................................................... 5

3.2 Thuật ngữ và định nghĩa cụ thể ....................................................................................................... 5

3.3 Từ viết tắt ......................................................................................................................................... 9

4 Yêu cầu dịch vụ .............................................................................................................................. 9

4.1 Vùng dịch vụ .................................................................................................................................... 9

4.2 Thời gian trực canh .......................................................................................................................... 9

4.3 Ngôn ngữ trực canh ......................................................................................................................... 9

4.4 Độ khả dụng dịch vụ, D .................................................................................................................. 10

4.5 Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công, QoS .................................................................... 10

4.6 Thời gian báo nhận đến phương tiện bị nạn, TBN ........................................................................... 10

4.7 Thời gian chuyển tiếp báo động cấp cứu tới các các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, TCBC .. 10

4.8 Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới phương tiện bị nạn, TCTBT .............. 10

4.9 Phương thức liên lạc với các đơn vị trên bờ .................................................................................. 10

4.10 Hỗ trợ khách hàng ....................................................................................................................... 10

5 Phương pháp xác định .................................................................................................................. 10

5.1 Vùng dịch vụ .................................................................................................................................. 10

5.2 Thời gian trực canh ........................................................................................................................ 11

5.3 Ngôn ngữ trực canh ....................................................................................................................... 11

5.4 Độ khả dụng dịch vụ, D .................................................................................................................. 11

5.5 Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công, QoS .................................................................... 12

5.6 Thời gian báo nhận đến phương tiện bị nạn, TBN ............................................................................ 12

5.7 Thời gian chuyển tiếp báo động cấp cứu tới các các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, TCBC .. 13

5.8 Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới phương tiện bị nạn, TCTBT .............. 13

5.9 Phương thức liên lạc với các đơn vị trên bờ .................................................................................. 14

5.10 Hỗ trợ khách hàng ....................................................................................................................... 14

TCVN 9806-1:2013

4

Lời nói đầu

TCVN 9806-1:2013 do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông

Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định,

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 9806 Thông tin duyên hải không theo chuẩn GMDSS, gồm các

phần sau đây:

- TCVN 9806-1:2013 Phần 1: Dịch vụ trực canh cấp cứu thoại

- TCVN 9806-2:2013 Phần 2: Dịch vụ phát MSI thoại

5

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 9806-1:2013

Thông tin duyên hải không theo chuẩn GMDSS -

Phần 1: Dịch vụ trực canh cấp cứu thoại

Non-GMDSS Maritime Distress and Safety Communication -

Part 1: Radio Telephone Distress Watch-keeping Service

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chất lượng và áp dụng cho việc đánh giá chất lượng Dịch vụ trực

canh cấp cứu thoại.

2 Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố áp

dụng phiên bản được nêu, đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới

nhất (bao gồm cả bản sửa đổi):

TCVN 9805-1:2013 Thông tin duyên hải theo chuẩn GMDSS - Phần 1: Dịch vụ trực canh cấp cứu

Inmarsat.

3 Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1 Thuật ngữ và định nghĩa chung

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa chung nêu trong TCVN 9805-1:2013.

3.2 Thuật ngữ và định nghĩa cụ thể

3.2.1

Dịch vụ trực canh cấp cứu thoại (sau đây được gọi tắt là Dịch vụ) (Radio Telephone Distress

Watch-keeping Service)

TCVN 9806-1:2013

6

Dịch vụ do Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam để tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu thoại trên tần

số 7903kHz từ các phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm,

cứu nạn và hỗ trợ về mặt kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ

với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham tìm kiếm, cứu nạn khác.

3.2.2

Phương tiện bị nạn có trang bị thiết bị báo động cấp cứu thoại (sau đây được gọi là phương

tiện bị nạn) (Facility in distress equipped with Radio telephone device)

Phương tiện hoạt động trên biển bị nạn có trang bị các thiết bị thu phát thoại trên tần số 7903kHz cần

sự trợ giúp khẩn cấp từ các phương tiện khác cũng như từ đất liền.

3.2.3

Phương tiện thử báo động cấp cứu thoại (sau đây được gọi là phương tiện thử) (Facility

transmitting distress test alert via radio telephone)

Phương tiện hoạt động trên biển được trang bị các thiết bị thông tin thoại không theo GMDSS, có

nhiệm vụ hỗ trợ Đài thông tin duyên hải trong công tác xác định yêu cầu.

3.2.4

Vùng biển A1 (Sea area A1)

Vùng nằm trong giới hạn vùng phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất 1 Đài thông tin duyên hải sử

dụng sóng vô tuyến tần số rất cao (VHF) mà ở đó tiến hành báo động bằng DSC có hiệu lực, vùng như

vậy thường có phạm vi từ 30 nm đến 50 nm tính từ Đài thông tin duyên hải.

3.2.5

Vùng biển A2 (Sea area A2)

Vùng trừ vùng biển A1, trong giới hạn vùng phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một Đài thông tin

duyên hải sử dụng sóng vô tuyến tần số trung bình (MF) mà ở đó tiến hành báo động bằng phương

thức gọi chọn số (DSC) có hiệu lực. Vùng này thường có cự ly thông tin mở rộng tới 150 nm (không

gồm vùng A1). Trong thực tế, vùng này thường có thể đạt được trong vòng 400 nm.

3.2.6

Vùng biển A3 (Sea area A3)

TCVN 9806-1:2013

7

Vùng trừ vùng biển A1 và A2, trong giới hạn phủ sóng của vệ tinh địa tĩnh INMARSAT mà ở đó có thể

thực hiện báo động liên tục. Vùng này được coi là hợp lệ giữa khoảng vĩ tuyến 700 Bắc và 700 Nam

(không gồm vùng A1 và A2).

3.2.7

Vùng biển A4 (Sea area A4)

Vùng ngoài vùng biển A1, A2 và A3. Bản chất là các vùng cực của trái đất từ vĩ tuyến 700 Bắc đến cực

Bắc và từ vĩ tuyến 700 Nam đến cực Nam nhưng không gồm bất kỳ các vùng khác.

3.2.8

Xử lý báo động cấp cứu (Distress alert processing)

Quá trình hoạt động từ khi Đài thông tin duyên hải tiếp nhận, xử lý và gửi các thông tin cần thiết về báo

động cấp cứu thoại tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn thích hợp.

2.2.9

Vùng dịch vụ (Service area)

Vùng biển mà phương tiện bị nạn có thể sử dụng dịch vụ trực canh cấp thoại.

3.2.10

Thời gian trực canh (Watch-keeping time)

Thời gian Đài thông tin duyên hải thực hiện trực canh để sẵn sàng tiếp nhận các báo động cấp cứu

thoại từ phương tiện bị nạn.

3.2.11

Ngôn ngữ trực canh (Watch-keeping language)

Ngôn ngữ mà Đài thông tin duyên hải có thể sử dụng để tiếp nhận, xử lý các thông tin cấp cứu thoại từ

các phương tiện bị nạn.

3.2.12

Độ khả dụng dịch vụ, D (Availibility)

Tỷ lệ thời gian trong đó Đài thông tin duyên hải sẵn sàng tiếp nhận các báo động cấp cứu thoại của

phương tiện bị nạn.

TCVN 9806-1:2013

8

3.2.13

Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công, QoS (Ratio of successfully proceeded distress

alert)

Tỷ số giữa số cuộc báo động cấp cứu thoại được xử lý thành công trên tổng số các cuộc báo động cấp

cứu thoại.

3.2.4

Thời gian báo nhận đến phương tiện bị nạn,TBN (Acknowledgement time)

Khoảng thời gian được tính từ khi phương tiện bị nạn phát báo động cấp cứu thoại cho tới khi nhận

được báo nhận từ Đài thông tin duyên hải.

3.2.15

Thời gian chuyển tiếp báo động cấp cứu tới các các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, TCBC

(Time for forwarding radio telephone distress information to Search and Rescuse Agencies)

Khoảng thời gian được tính từ khi Đài thông tin duyên hải nhận được báo động cấp cứu thoại và

chuyển tiếp tới các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn.

3.2.16

Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới phương tiện bị nạn, TCTBT (Time

for forwarding search and rescuse information to vessel in distress)

Khoảng thời gian được tính từ khi Đài thông tin duyên hải nhận được yêu cầu gửi các thông tin phục

vụ tìm kiếm, cứu nạn tới phương tiện bị nạn từ các đơn vị trên bờ cho tới khi các thông tin cần thiết

được chuyển tiếp tới phương tiện bị nạn.

3.2.17

Phương thức liên lạc với các đơn vị trên bờ (Communication method with shore-based Agencies)

Phương thức liên lạc mà Đài thông tin duyên hải có thể sử dụng để liên lạc với đơn vị trên bờ, phục vụ

cho công tác xử lý báo động cấp cứu.

3.2.18

Hỗ trợ khách hàng (Customer support)

TCVN 9806-1:2013

9

Việc giải đáp thắc mắc, hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng, cung cấp thông tin liên quan cho khách hàng về

dịch vụ trực canh cấp cứu thoại.

3.3 Từ viết tắt

- BĐCC: Báo động cấp cứu

- TTDH: Thông tin duyên hải

- Hệ thống TTDH: Hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam

- TKCN: Tìm kiếm, cứu nạn

- GMDSS: Hệ thống Cấp cứu và An toàn Hàng hải toàn cầu (Global Maritime

Distress and Safety System)

- INMARSAT: Tổ chức Vệ tinh Hàng hải Quốc tế (International Maritime Satellite Organization)

- DSC: Phương thức Gọi Chọn số (Digital Selective Calling)

- VHF: Sóng vô tuyến tần số rất cao (Very high frequency)

- MF: Sóng vô tuyến tần số trung bình (Medium frequency)

- HF: Sóng vô tuyến tần số cao (High frequency)

- RT: Phương thức điện thoại vô tuyến (Radio Telephony)

- MMSI: Mã nhận dạng dịch vụ lưu động hàng hải (Maritime Mobile Service Identity code)

4 Yêu cầu dịch vụ

4.1 Vùng dịch vụ

Vùng biển A1, A2, A3.

4.2 Thời gian trực canh

Thời gian trực canh 24/7.

4.3 Ngôn ngữ trực canh

Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt.

TCVN 9806-1:2013

10

4.4 Độ khả dụng dịch vụ, D

D ≥ 98,6%.

4.5 Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công, QoS

QoS ≥ 95%.

4.6 Thời gian báo nhận đến phương tiện bị nạn, TBN

TBN ≤ 2,5 min.

4.7 Thời gian chuyển tiếp báo động cấp cứu tới các các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn,

TCBC

TCBC ≤ 15 min.

(Trong điều kiện Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ Đài TTDH).

4.8 Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới phương tiện bị nạn, TCTBT

TCTBT ≤ 15 min.

(Yêu cầu này chỉ được áp dụng đối với các phương tiện bị nạn còn có khả năng thực hiện các chức

năng thông tin vô tuyến điện).

4.9 Phương thức liên lạc với các đơn vị trên bờ

- Bằng thoại;

- Bằng Fax;

- Bằng Email.

4.10 Hỗ trợ khách hàng

- Thời gian cung cấp dịch vụ khách hàng là 24/7;

- Tỷ lệ cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ nhận được trả lời của điện thoại viên: THTKH ≥ 90%.

5 Phương pháp xác định

5.1 Vùng dịch vụ

Thực hiện thử các BĐCC thoại từ phương tiện thử đang hành trình tại vùng biển A1, A2, A3 với điều

kiện thử như sau:

TCVN 9806-1:2013

11

- Con người: Tại thời điểm thử, nhân viên khai thác phải sẵn sàng để khai thác, vận hành thiết bị;

- Thiết bị thử: là thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến thoại có khả năng thu, phát trên tần số 7903kHz

được trang bị trên phương tiện thử. Tại thời điểm thử, thiết bị thử phải sẵn sàng về mặt kỹ thuật để

có thể thu, phát và hoạt động đúng chức năng;

- Môi trường truyền sóng: Là môi trường truyền sóng HF. Tại thời điểm thử, môi trường truyền sóng

phải đảm bảo các điều kiện thời tiết (mưa bão, sóng gió, sương mù…) ở mức tối thiểu để cuộc thử

được thực hiện thành công.

Đài TTDH tiếp nhận, xử lý thành công các BĐCC thoại từ các phương tiện thử đang hoạt động trong

vùng dịch vụ.

5.2 Thời gian trực canh

Thực hiện thử các BĐCC thoại từ các phương tiện thử đang hoạt động trong vùng dịch vụ vào các thời

điểm khác nhau. Đài TTDH tiếp nhận, xử lý thành công các BĐCC thoại nêu trên.

Điều kiện thử như 5.1.

5.3 Ngôn ngữ trực canh

Thực hiện thử các BĐCC thoại từ các phương tiện thử đang hành trình trong vùng dịch vụ. Đài TTDH

tiếp nhận và xử lý thành công thông tin cấp cứu bằng Tiếng Việt.

Điều kiện thử như 5.1.

5.4 Độ khả dụng dịch vụ, D

Thống kê toàn bộ thời gian sự cố làm gián đoạn cung cấp dịch vụ trong thời gian xác định độ khả dụng.

Độ khả dụng của dịch được tính theo công thức:

%1001 1

,

n

i

iGĐ

T

T

D (1)

Trong đó:

D: Độ khả dụng dịch vụ;

i: Lần gián đoạn dịch vụ thứ i;

TCVN 9806-1:2013

12

TGĐ,i: Thời gian gián đoạn dịch vụ thứ i, được xác định thông qua thống kê thực tế tại Đài

TTDH phù hợp;

TXĐ: Thời gian xác định độ khả dụng dịch vụ được lấy trong 1 năm (tính đến thời điểm

thống kê).

5.5 Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công, QoS

Thực hiện thử các BĐCC thoại từ phương tiện thử. Các cuộc thử thực hiện trong khoảng thời gian của

1 ngày. Khoảng cách giữa các cuộc thử liên tục không nhỏ hơn 10 min. Xác định số lượng các BĐCC

thoại xử lý thành công tại Đài TTDH.

Tỷ lệ xử lý BĐCC thoại thành công tính theo công thức:

%100BĐĐC

TC

C

CQoS (2)

Trong đó:

QoS : Chất lượng dịch vụ;

CTC: Số lượng BĐCC thoại được xử lý thành công;

CBĐCC = 20: Tổng số BĐCC thoại được xử lý.

Điều kiện thử như 5.1.

5.6 Thời gian báo nhận đến phương tiện bị nạn, TBN

Thực hiện thử các BĐCC thoại từ phương tiện thử. Các cuộc thử thực hiện trong khoảng thời gian của

1 ngày. Khoảng cách giữa các cuộc thử liên tục không nhỏ hơn 10 min. Xác định khoảng thời gian từ

khi phương tiện thử phát BĐCC thoại đến khi nhận được báo nhận từ Đài TTDH. Tổng số các cuộc thử

BĐCC thoại là 10 cuộc.

Thời gian báo nhận đến phương tiện bị nạn được tính theo công thức:

10

)(10

1

,,

i

iTNiLL

BN

TT

T (3)

Trong đó:

TBN: Thời gian báo nhận với phương tiện thử;

TTN,i: Thời điểm phương tiện thử phát BĐCC thoại tới Đài TTDH của cuộc thử thứ i;

TCVN 9806-1:2013

13

TLL,i: Thời điểm phương tiện thử nhận được báo nhận từ Đài TTDH của cuộc thử thứ i.

Điều kiện thử như 5.1.

5.7 Thời gian chuyển tiếp báo động cấp cứu tới các các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn,

TCBC

Thực hiện thử các BĐCC thoại từ phương tiện thử qua Đài TTDH. Các cuộc thử thực hiện trong

khoảng thời gian của 1 ngày. Khoảng cách giữa các cuộc thử liên tục không nhỏ hơn 10 min. Xác định

khoảng thời gian từ khi Đài TTDH tiếp nhận được BĐCC thoại cho đến khi chuyển tiếp tới các Cơ quan

phối hợp tìm kiếm, cứu nạn. Tổng số các cuộc thử BĐCC thoại là 10 cuộc.

Thời gian chuyển tiếp báo động cấp cứu tới các các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn được tính

theo công thức:

10

)(10

1

,,

i

iTNiCTTB

CBC

TT

T (4)

Trong đó:

TCBC: Thời gian chuyển tiếp BĐCC thoại tới các Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn;

TCTTB,i: Thời điểm các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn nhận được thông tin BĐCC

thoại thứ i từ Đài TTDH;

TTN,i: Thời điểm Đài TTDH tiếp nhận được BĐCC thoại thứ i từ thiết bị thử.

Điều kiện thử như 5.1.

5.8 Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới phương tiện bị nạn, TCTBT

Thực hiện gửi các yêu cầu chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn thử từ một trong các đơn vị

trên bờ tới Đài TTDH, yêu cầu chuyển tiếp thông tin trên tới phương tiện thử. Các cuộc thử thực hiện

trong khoảng thời gian của 1 ngày. Khoảng cách giữa các cuộc thử liên tiếp không nhỏ hơn 30 min.

Xác định khoảng thời gian từ khi Đài TTDH tiếp nhận được thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn cho

đến khi phương tiện thử nhận được các thông tin đó.

Tổng số các cuộc thử được thực hiện là 10 cuộc, thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu

nạn tới phương tiện thử (TCTBT) được tính theo công thức:

10

)(10

1

,,

i

iTNiPTBN

CTBT

TT

T (5)

TCVN 9806-1:2013

14

Trong đó:

TCTBT: Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ TKCN tới phương tiện thử tại cuộc thử thứ i;

TTN,i: Thời điểm Đài TTDH tiếp nhận được thông tin phục vụ TKCN từ các đơn vị trên bờ tại

cuộc thử thứ i;

TPTBN,i: Thời điểm phương tiện thử nhận được thông tin phục vụ TKCN từ Đài TTDH tại

cuộc thử thứ i.

Điều kiện thử như 5.1.

5.9 Phương thức liên lạc với các đơn vị trên bờ

Thực hiện các cuộc thử liên lạc tới các đơn vị trên bờ sử dụng Thoại, Fax, Email để kiểm tra khả năng

liên lạc với điều kiện mạng dịch vụ thoại, máy điện thoại, hệ thống máy tính và mạng máy tính hoạt

động bình thường.

Các cuộc thử thực hiện trong khoảng thời gian của 1 ngày. Khoảng cách giữa các cuộc thử liên tục

không nhỏ hơn 10 min. Tổng số cuộc thử không quá 10 cuộc. Các đơn vị trên bờ được trang bị thiết bị

liên lạc phù hợp;

Đài TTDH liên lạc thành công với các đơn vị trên bờ bằng: Thoại, Fax, Email.

5.10 Hỗ trợ khách hàng

Gọi thử tới các số điện thoại hỗ trợ dịch vụ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày với điều kiện máy điện

thoại gọi thử, mạng dịch vụ thoại hoạt động bình thường. Các cuộc thử thực hiện trong khoảng thời

gian của 1 ngày. Khoảng cách giữa các cuộc thử liên tục không nhỏ hơn 30 min.

Tỷ lệ cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ nhận được trả lời của điện thoại viên được tính theo công thức:

%100YC

TCHTKH

S

ST (6)

Trong đó:

THTKH: Tỷ lệ cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ được thực hiện thành công và nhận được trả lời của

điện thoại viên trong vòng 60 s;

STC: Số lượng các cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ nhận được trả lời của điện thoại viên;

SYC = 20: Tổng số lượng các cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ.

TCVN 9806-1:2013

15