đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

104
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ------------------------ Đàm Anh Tuấn ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM HÓA CHT BO VTHC VT TI HUYN NGHI LC, TNH NGHAN LUẬN VĂN THẠC SKHOA HC Hà Nội Năm 2012

Upload: buinhi

Post on 28-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

Đàm Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2012

Page 2: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

Đàm Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Ts. Võ Thành Vinh

Hà Nội – Năm 2012

Page 3: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đàm Anh Tuấn

Page 4: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và

ngoài trường.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ts.Võ Thành Vinh - Trung tâm Công

nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hóa học - Bộ Quốc Phòng và các anh chị

phòng Phân tích của Trung tâm đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực

hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lý môi

trường - Khoa Môi trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp bổ sung

ý kiến cho luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè

những người đã giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn

thành luận văn tốt nghiệp này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2012 Học viên

Đàm Anh Tuấn

Page 5: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................................iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ..................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ .................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn .................................................................. 3

Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .... 4

1.1.1. Về điều kiện tự nhiên ............................................................................. 4 1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 4 1.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................. 5 1.1.1.3. Địa chất ............................................................................................ 7 1.1.1.4. Khí hậu và thời tiết............................................................................ 7 1.1.1.5. Thủy văn ........................................................................................... 8

1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 9 1.1.2.1. Tài nguyên đất .................................................................................. 9 1.1.2.2. Tài nguyên nước ............................................................................. 11 1.1.2.3. Tài nguyên rừng .............................................................................. 11 1.1.2.4. Về tài nguyên biển ........................................................................... 12 1.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản.................................................................... 12

1.1.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 13 1.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ......................... 13 1.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành kinh tế .............................. 14 1.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................... 17 1.1.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................ 17

1.2. Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam .. 20 1.2.1. Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam .................... 23

Page 6: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

iv

1.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An . 26 1.2.2.1. Ở Việt Nam ..................................................................................... 26 1.2.2.2. Ở Nghệ An ...................................................................................... 29

1.2.3. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật .......................................................... 32 1.2.3.1. Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác .................................... 32 1.2.3.2. Thuốc trừ bệnh ............................................................................... 32 1.2.3.3. Thuốc xông hơi .............................................................................. 34 1.2.3.4. Thuốc trừ cỏ .................................................................................... 35 1.2.3.5. Chất điều khiển sinh trưởng cây trồng ........................................... 36

1.2.4. Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật trong đất ............................ 36 1.2.4.1. Sự bay hơi ....................................................................................... 36 1.2.4.2. Hoà tan, rửa trôi, chảy tràn ............................................................ 37 1.2.4.3. Quang phân .................................................................................... 37 1.2.4.4. Phân giải hoá học ........................................................................... 38 1.2.4.5. Tác dụng phân giải của vi sinh vật .................................................. 38 1.2.4.6. Tác dụng hấp phụ thuốc BVTV của đất ........................................... 39 1.2.4.7. Sự bền vững của thuốc trong đất ..................................................... 40 1.2.4.8. Sự phân giải DDT trong đất ............................................................ 41

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của thuốc bảo vệ thực vật trong đất ............................................................................................................. 42 1.2.6. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh vật sống trong đất 44

1.2.6.1. Tác động của thuốc BVTV đến các sinh vật sống trong đất. ............ 44 1.2.6.2. Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật (VSV) đất ................... 45 1.2.6.3. Quần thể vi sinh vật đất .................................................................. 46 1.2.6.4. Giun đất .......................................................................................... 47

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 49 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 49 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 49

2.2.1. Phương pháp thu thấp và tổng hợp tài liệu.......................................... 49 2.2.2. Phương pháp điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa .............................. 49

2.2.2.1. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................... 49 2.2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu ........................................................... 52 2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ ......................................... 53

Page 7: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

v

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM HÓA CHẤT BVTV TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN ........................................................ 54

3.1. Thực trạng của các kho chứa thuốc BVTV .............................................. 55 3.1.1. Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh. ................................................ 55 3.1.2. Kho thuốc HTX nông nghiệp Nghi Trung ........................................... 56 3.1.3 Kho xóm 8 Nghi Công bắc .................................................................... 57 3.1.4. Kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa ............................................................ 58 3.1.5. Kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương ...................................................... 59

3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại 5 kho hoá chất BVTV tại huyện Nghi Lộc ... 61 3.2.1. Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh ................................................. 61

3.2.1.1. Hiện trạng môi trường nước............................................................ 61 3.2.1.2. Hiện trạng môi trường đất .............................................................. 62

3.2.2. Hiện trạng môi trường tại kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung ... 65 3.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước............................................................ 65 3.2.2.2. Hiện trạng môi trường đất .............................................................. 66

3.2.3. Kho thuốc tại xóm 8- Nghi Công Bắc .................................................. 69 3.2.3.1. Hiện trạng môi trường nước............................................................ 69 3.2.3.2. Hiện trạng môi trường đất .............................................................. 70

3.2.4. Kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa ....................................................... 73 3.2.4.1. Hiện trạng môi trường nước............................................................ 73 3.2.4.2. Hiện trạng môi trường đất .............................................................. 74

3.2.5. Kho thuốc tại xóm 3, xã Nghi Phương ................................................. 77 3.2.5.1. Hiện trạng môi trường nước............................................................ 77 3.2.5.2. Hiện trạng môi trường đất .............................................................. 78

3.3. Biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm ................................ 82 3.3.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 82 3.3.2. Giải pháp khoa học và công nghệ.......................................................... 84 3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực ........................ 85 3.3.4. Giải pháp quản lý .................................................................................. 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ 93

Page 8: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

vi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật

BTNMT : Bộ tài nguyên Môi trường

BHC : Benzene hexachloride(C6Cl6)

DDT : Diclorodiphenyl tricloroethane (C14H9Cl5 )

HL : Hàm lượng

HCH : Hecxa Cloxi Clohecxan (C6H6Cl6)

KHM : Kí hiệu mẫu

KPHĐ : Không phát hiện được

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiểu chuẩn Việt Nam

VSV : Vi sinh vật

PCBs : Polychlorinated biphenyls (một nhóm các hoá

chất nhân tạo)

POPs : Persistent organic pollutants (các chất ô nhiễm

hữu cơ khó phân huỷ)

Page 9: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2011....................................................... 14

Bảng 1.2: Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ năm 1957 đến 1990 ...................................................................................................................... 22

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính số lượng vỏ bao bì thải .................................................................................................................... 23

Bảng 1.4: Các thuốc trừ cỏ chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trong thời kỳ 1962 – 1971...................................................................................... 23

Bảng 1.5: Lượng thuốc trừ cỏ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam ................ 24

Bảng 1.6: Lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng .......................................................... 24

Bảng 1.7: Lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu nước (mg/ml) ................................. 25

Bảng 1.8: Mức dư lượng HCH và DDT trong đất, nước và không khí ở các vùng lân cận các kho trừ sâu cũ tại vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội ................................ 25

Bảng 1.9: Mức độ rửa trôi, hoà tan của các loại TBVTV trong đất ........................ 37

Bảng 1.10. Ảnh hưởng và nồng độ một số thuốc trừ cỏ và pH đất đến lượng hấp phụ .............................................................................................................................. 39

Bảng 1.11: Thời gian tồn tại của một số loại thuốc BVTV ..................................... 40

Bảng 1. 12: Ảnh hưởng của TBVTV lên hoạt động của enzim đất ......................... 47

Bảng 1.13: Các thuốc trừ sâu độc đối với giun đất, làm giảm lượng giun đất có thể kể tên như sau: ...................................................................................................... 48

Bảng 3.1: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại nhà máy hóa chất Vinh ...................................................................................................................... 62

Bảng 3.2. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại HTX nông nghiệp Nghi Trung ............................................................................................................ 66

Bảng 3.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 8 -Nghi Công Bắc ..... 70

Bảng 3.4. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 8 xã Nghi Hoa .......... 74

Bảng 3.5. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 3 xã Nghi Phương ..... 78

Page 10: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

viii

2. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ............................................ 5

Hình 1.2. Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ................................................ 6

Hình 1.3. Hoá chất BVTV còn tồn dư trong môi trường đất ở HTX nông nghiệp Nghi Trung ............................................................................................................................. 30

Hình 1.4: Sơ đồ phân giải của thuốc Clo hữu cơ DDT trong đất (Miles, Gi.R;1971) ....... 42

Hình 3.1. Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc tại Nhà máy hóa chất Vinh ......... 55

Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới khảo sát và vị trí kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung ........................................................................................................................................ 56

Hình 3.3. Sơ đồ mạng lưới khảo sát và vị trí kho thuốc tại xóm 8, Nghi Công Bắc ......... 57

Hình 3.4. Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa .............. 59

Hình 3.5. Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương ............. 60

Hình 3.6. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương .... 61

Hình 3.7. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy hóa chất Vinh ở độ sâu 0-0,5m .............................................................................................................. 63

Hình 3.8. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy hóa chất Vinh ở độ sâu 0,5-1 m ............................................................................................................. 64

Hình 3.9. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Trung ...... 65

Hình 3.10. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở độ sâu 0- 0,5m ..................................................................................................................... 67

Hình 3.11. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở độ sâu 0.5- 1m ..................................................................................................................... 69

Hình 3.12. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Trung .... 70

Hình 3.13. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở độ sâu 0- 0,5m ................................................................................................................ 72

Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở độ sâu 0,5- 1m ................................................................................................................ 73

Hình 3.15. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa ....... 74

Hình 3.16. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Hoa ở độ sâu 0-0,5m ............................................................................................................................ 75

Hình 3.17. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Hoa ở độ sâu 0,5- 1m ........................................................................................................................... 76

Hình 3.18. Bản đồ hiện trạng môi trường nước tại kho thuốc xã Nghi Phương ................ 77

Hình 3.20. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Phương ở độ sâu 0,5-1m ...................................................................................................................... 81

Page 11: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, lĩnh vực hoá học và kỹ thuật sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Sự hiểu biết sâu sắc hơn về phương thức tác động đã cho phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có phương thức tác động khác trước, có hiệu lực cao với dịch hại, dùng ở liều lượng thấp nhưng lại an toàn với con người và hệ động thực vật.

Tuy nhiên, do lạm dụng, thiếu kiểm soát và sử dụng sai quy trình nên những mặt tiêu cực của hoá chất BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước, để lại dư lượng trong nông sản, gây độc cho người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên, suy giảm đa dạng của sinh động vật, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại. Chính vì vậy mà hóa chất BVTV vẫn phải xếp trong danh mục các loại “chất độc”.

Vào những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước hàng chục nghìn tấn thuốc BVTV (DDT, 666) đã được đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường. Ngoài việc được phân phối về cho nông dân sử dụng vào mục đích phòng trừ sâu bệnh, các hoá chất này còn được dùng để phòng trừ muỗi hay dùng chống mối mọt, bảo quản vũ khí quân trang ở các đơn vị bộ đội [1].

Ở Việt Nam, các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Từ năm 1957 đến 1980, thuốc BVTV được sử dụng khoảng 100 tấn/năm đến những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn/năm, sang những năm của thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn/năm vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm 1960) lên khoảng 80 - 90% (năm 1997) [3]. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc từ năm 2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.100 địa điểm bị ô

Page 12: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

2

nhiễm hoá chất BVTV thuộc nhóm POPs, có tới 289 kho chứa nằm rải rác tại 39 tỉnh, thành trong cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [1]. Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hoá chất. Việc quản lý và xử lý lượng thuốc này như thế nào đang là thách thức của các nhà chuyên môn và quản lý.

Ở Nghệ An hiện nay đã thống kê được 913 địa điểm bị ô nhiễm (sơ cấp và thứ cấp) thuốc BVTV nằm trên 19 huyện, thành, và thị xã, với tổng diện tích đất bị ô nhiễm trên 550 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp [2]. Lượng thuốc tồn dư này ngày càng gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Huyện Nghi Lộc được coi là “vùng đặc biệt" ô nhiễm môi trường từ nhiều năm qua có nguyên nhân từ sự tồn lưu lớn thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, huyện Nghi Lộc bị ô nhiễm khá nặng và thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các loại hóa chất: hexachlorobenzene (HCB), Lindan, Aldrin, DDT, 666. Hiện nay các tồn dư hoá chất BVTV đang có chiều hướng phát tán ra khu vực xung quanh. Nhưng thực tế chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành đánh giá chiều hướng và tốc độ lan truyền của chúng một cách chi tiết để đề ra các giải pháp xử lý cho từng khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá, mức độ, phạm vi lan truyền tồn dư thuốc BVTV là rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần vào điều này chúng tôi tiến hành lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ

a. Mục tiêu Đánh giá mức độ ô nhiễm và xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm hóa

chất BVTV tồn lưu trong đất, nước tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. b. Nhiệm vụ - Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới khu vực

nghiên cứu. - Xác định một số tính chất và lượng tồn dư hoá chất BVTV trong đất, nước

liên quan đến sự tồn tại hoá chất BVTV vùng nghiên cứu.

Page 13: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

3

- Thu thập các dữ liệu số các bản đồ hợp phần và chỉnh lý làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất và nước tới đời sống cộng đồng. 3. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV khu vực các kho hiện còn tồn lưu hóa chất BVTV tại huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Giới hạn khoa học: Đề tài mang tính tổng hợp, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ ngành khoa học môi trường, đề tài chỉ dừng lại ở việc xác định sự tồn lưu hóa chất trong đất, nước ở độ sâu 1m tại các kho chứa hóa chất BVTV ở huyện Nghi Lộc và thành lập bản đồ phân vùng ô nhiễm, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong đất tại huyện Nghi Lộc. Làm cơ sở từng bước tiến hành công tác xử lý thuốc BVTV đang còn tồn lưu trong các kho chứa thuốc trong tương lai. 4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

- Tài liệu về kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu: + Niên giám thống kê huyện Nghi Lộc năm 2010. + Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2010.

- Các dữ liệu số bản đồ hợp phần: + Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉ lệ 1:100.000. + Bản đồ địa chất, địa mạo huyện Nghi Lộc.

- Các tài liệu chuyên ngành môi trường.

Page 14: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

4

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.1.1. Về điều kiện tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý

Nghi Lộc là huyện thuộc đồng bằng ven biển, nằm từ 18041' đến 18054' vĩ độ

Bắc và 105028' đến 105045' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp : Huyện Diễn Châu, Yên Thành.

- Phía Nam giáp : Huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh.

- Phía Đông giáp : Thị xã Cửa Lò và biển Đông.

- Phía Tây giáp : Huyện Đô Lương.

Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 34.800,96 ha, bao gồm 29 xã và 1 thị

trấn với dân số 185.461 người (đứng thứ 5 toàn tỉnh sau Quỳnh Lưu, Yên Thành,

Diễn Châu và thành phố Vinh).

Là khu vực vùng đệm của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, vị trí tiềm năng để

quy hoạch phát triển thành phố Vinh mở rộng sau này, là khu vực thuận lợi cho việc

phân bố các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát

triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An. Huyện có 10 xã

nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn

đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong tương lai sẽ là vệ tinh

của khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và thành phố Vinh (đô thị loại I).

Với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợi.

Có nhiều tuyến giao thông của Trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như:

Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46, đường sắt Bắc - Nam, các đường Tỉnh lộ 534, 535 và 536.

Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông

Cấm và sông Cả, cách cảng Cửa Lò chưa đầy 2 km. Cùng với hệ thống đường liên

huyện, liên xã, liên thôn đang dần được nhựa hoá, bê tông hoá để tạo thành mạng

lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu

thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

Page 15: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

5

Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở hạ

tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã

hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà

nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

1.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần

từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

a. Vùng bán sơn địa

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh,

độ dốc tương đối lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có

những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây

dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự

nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các

Page 16: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

6

xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều,

Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập

trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.

b. Vùng đồng bằng

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối

bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6 - 5,0 m,

với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện.

Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:

- Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ

cao từ 0,6 - 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trồng lúa

trọng điểm của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và

một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.

Hình 1.2. Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5 - 5,0 m, là vùng đất

màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long,

Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ,

Page 17: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

7

Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang. Do địa hình tương đối cao, xa

nguồn nước ngọt nên việc cung cấp nguồn nước tưới cho vùng này còn khó khăn,

chủ yếu dựa vào nước mưa, năng suất cây trồng thấp.

1.1.1.3. Địa chất

Huyện Nghi Lộc nằm trong vùng địa chất Bắc Trung Bộ, nằm trùng với hệ

địa máng - uốn nếp Caledoni Việt Lào. Các phức hệ địa máng phát triển có thể từ

Cambri cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon. Trên địa bàn huyện Nghi Lộc, các phức

hệ của hệ tầng sông Cả phát triển dày tới 700 – 1000m, gồm cát kết thạch anh và

phiến thạch anh sericit ở phía nam huyện. Các khối đá vôi (C-Pbs) phát triển ở phía

Tây bắc và khu trung tâm huyện. Các đá cát cuội kết của phía hệ T2đt phân bố ở đới

phía đông huyện.

Các khối cát cuội sỏi tập trung ở phía Tây huyện. Đá granit tạo thành 1 gờ

cao phía Tây ở Nghi Trường, Nghi Quang. Phù sa cổ và sản phẩm dốc tụ tập trung ở

lưu vực sông Cấm và vùng trung tâm huyện.

1.1.1.4. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu ở huyện Nghi Lộc chủ yếu mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt

đới ẩm gió mùa.

- Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao,

mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 - 24,50C, tháng nóng

nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm

sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến

6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn

Vinh cung cấp).

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng

2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu

vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa

thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:

Page 18: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

8

+ Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông

Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, gọi là gió Bắc. Gió mùa

Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió

Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận

Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang được người dân

thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió Tây Nam là một loại

hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất

hiện vào tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến

sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.

- Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 1, tháng

2), nhỏ nhất 74% (tháng 7).

- Lượng bốc hơi nước: Bình quân năm là 943 mm. Lượng bốc hơi nước trung

bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9). Lượng bốc hơi trung

bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11).

Những đặc trưng về khí hậu: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn,

chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8 - tháng 10), mùa nắng nóng có gió

Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn hủy hoại đất

nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.

1.1.1.5. Thủy văn

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng

ruộng chủ yếu lấy từ kênh Nhà Lê, sông Tân Giai, sông Cấm, kênh Kẻ Gai và một

số hồ đập lớn ở vùng bán sơn địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân như

đập Khe Nu, hồ Khe Thị, hồ Khe Gỗ, hồ Khe Bưởi... Tuy nhiên đối với đất trồng

màu do địa hình cao, nguồn nước ngọt xa nên việc giải quyết nước tưới cho vùng

này còn khó khăn. Nguồn nước sông Cấm khá dồi dào nhưng do nhiễm mặn nên việc

sử dụng nguồn nước này bị hạn chế, ở đây về mùa mưa lại hay bị úng lụt. Việc tưới

tiêu cũng là một bài toán khó cho các nhà quản lý vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển

và sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Trong

Page 19: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

9

những năm gần đây khi các công trình và hệ thống thủy lợi được xây dựng đã dần

ngọt hóa được nước sông Cấm, thì nguồn nước tưới tăng lên đáng kể.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng

mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác

nước ngầm để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa tương xứng với tiềm năng sẵn

có của nó.

1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An thì huyện Nghi Lộc có các

loại đất chính sau:

a. Cồn cát trắng

Có ở tất cả các xã ven biển diện tích khoảng 1627,47 ha, chiếm 4,68%, phân

bổ thành từng bãi hoặc dải cồn cao, đây là loại đất xấu, khả năng trao đổi cation và

giữ nước rất thấp, hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số đều rất nghèo.

Loại đất này hiện đang sử dụng trồng cây lâm nghiệp để chắn gió, chắn cát; một

số ít trồng cây màu chịu hạn như: Đậu, vừng, lạc và một số diện tích còn bỏ hoang.

b. Đất cát cũ ven biển

Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5045,37ha, chiếm

14,51% diện tích các loại đất. Đất có thành phần cơ giới là cát pha, hàm lượng sét

thấp, đất này bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc, mùn ít, đạm tổng số và

đạm dễ tiêu đều nghèo. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp của

huyện, diện tích lớn, thích hợp cho các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm

như: Lạc, vừng...

c. Đất phù sa không được bồi, chua

Có ở các xã vùng lúa dọc theo hai bên sông Nhà Lê, sông Cấm, diện tích

khoảng 6.715 ha chiếm 19,30% diện tích các loại đất.

Là loại đất trước đây cũng được bồi đắp phù sa, song chịu tác động của yếu

tố địa hình đặc biệt là quá trình đắp đê ngăn lũ nên lâu nay không được bồi đắp

thêm phù sa mới nữa. Nơi có địa hình tương đối cao, thoát nước tốt, thoáng, đất

không có gley, nơi địa hình thấp thường có gley yếu.

Page 20: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

10

d. Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit

Tập trung hầu hết các xã vùng lúa, đất có nguồn gốc của hệ thống sông Cả ở

vùng địa hình tương đối thấp, diện tích khoảng 6.540 ha chiếm 18,79% diện tích các

loại đất. Đất có pH từ chua đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung

bình đến nghèo. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho trồng lúa.

e. Đất mặn

Phân bố ở vùng hạ lưu sông Cấm thuộc các xã Nghi Quang, Nghi Tiến,

Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi Xá và rải rác ở một số xã ven biển. Do ảnh hưởng

của nguồn nước mặn, vì vậy tỷ lệ muối tan thay đổi theo mùa. Về mùa mưa tỷ lệ

muối tan rất thấp ít gây tác hại cho cây trồng nhất là cây lúa nước.

Phần lớn đất mặn ít thường có kết von, thành phần cơ giới thịt trung bình

hoặc thịt nặng, một số ít có cơ giới cát pha, thịt nhẹ, diện tích 997,59 ha chiếm

2,87% diện tích các loại đất, một số diện tích đã được cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng

thủy sản.

f. Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

Phân bố ở một số thung lũng thuộc các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng,

diện tích 2.629 ha chiếm 7,55% các loại đất; do quá trình tạo thành ruộng bậc thang

nên trồng lúa tương đối ổn định. Quá trình feralit tầng mặt đã bị hạn chế, tính chất

đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng một vụ lúa, nơi có nước tưới đầy đủ có thể

trồng 2 vụ lúa nhưng năng suất không cao.

g. Đất dốc tụ

Diện tích khoảng 235 ha, chỉ chiếm 0,68% diện tích các loại đất, nằm rải rác

ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất do sản phẩm của dốc tụ

tạo thành, thường sử dụng trồng hoa màu như: Đậu, vừng, lạc, sắn, khoai lang hoặc

trồng cây lâm nghiệp.

h. Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi

Phân bố ở các vùng bán sơn địa như: Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi

Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Diện tích khoảng 3.852 ha chiếm 11,08%

diện tích các loại đất, phần lớn là phát triển trên đá cát kết và đá phiến sét, còn rất ít

Page 21: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

11

là trên đá Axit và đá vôi. Là loại đất quan trọng của huyện, là địa bàn phân bố các

khu dân cư, làm đất vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.

i. Đất Feralit xói mòn

Phân bố ở các núi cao, nhiều nhất là các vùng bán sơn địa, diện tích khoảng

7.129 ha, chiếm 20,49% diện tích các loại đất.

Đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến thạch sét,

granit và riolit. Bản thân loại đất này trước đây có lớp đất mịn dày, rừng rậm nhiều

cây to, có cả các loại gỗ quý. Nhưng do khai thác và canh tác không hợp lý, lớp

thực bì thưa dần, lại ở trong vùng có mưa lớn. Cường độ mưa cao, đất bị xói mòn

nghiêm trọng làm cho cây cối sinh trưởng kém. Cộng thêm nạn cháy rừng, lớp thực

bì càng thưa thớt, đất lại càng xói mòn nghiêm trọng hơn. Hiện lớp đất bị bào mòn

gần hết, cây cối không mọc được, chỉ có cây nhỏ như sim, mua, cỏ.

1.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ

thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê với 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa

nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất

nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên

hạ lưu sông Cấm.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn mà tôi thu

thập được, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Nghi Lộc hiện có ở 3 tầng nước

chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và xây dựng, phát triển kinh tế như

các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng

chứa nước khe nứt và khe nứt Karst. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nhu

cầu sinh hoạt của người dân.

Tuy có nguồn nước dồi dào nhưng trên địa bàn huyện một số nơi vẫn còn

thiếu nước cục bộ cho sinh hoạt và tưới tiêu, chủ yếu là những nơi có địa hình

tương đối cao và một số nơi do nguồn nước bị nhiễm mặn.

1.1.2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 9.046,46 ha chiếm 25,99% diện

tích đất tự nhiên (Trong đó đất rừng sản xuất là 3.680,85 ha, đất rừng phòng hộ

Page 22: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

12

5.365,61 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa trồng các loại cây

như thông, keo, phi lao, bạch đàn... và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển

để chắn sóng, chắn gió.

1.1.2.4. Về tài nguyên biển

Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển, có 6 xã ven biển gồm: Nghi Xuân, Phúc

Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên. Tài nguyên biển ở đây đa dạng

phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao như mực, tôm,

sò… nhưng số lượng cá thể không lớn, phân bố ít tập trung và kém ổn định, ít hình

thành đàn lớn. Trữ lượng và khả năng thuỷ sản chưa có điều kiện điều tra thăm dò và

đánh giá đầy đủ. Hàng năm, sản lượng khai thác dao động từ 3000-5000 tấn các loại.

Dọc theo bờ biển là các bãi bồi, cồn cát đã được cải tạo trồng phi lao và các

làng mạc dân cư sinh sống từ lâu đời. Có hàng trăm héc ta (ha) ao, hồ, đầm, nhiều

dải rừng ngập mặn như dải rừng ngập mặn Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi

Thiết. Ngoài ra, có các cửa sông: sông Cấm đổ ra cửa biển Nghi Quang, Nghi Thiết,

sông Lam đổ ra cửa Hội qua Nghi Xuân và Phúc Thọ. Các vùng nước lợ cửa sông

ven biển thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu như

tôm, cua, nghêu, sò và một số loài nhuyễn thể. Cùng với nuôi trồng thuỷ sản là chế

biến thuỷ sản thu hút nhiều hộ gia đình có điều kiện đầu tư vốn chế biến nước mắm,

cá khô và cá tẩm gia vị phục vụ thị trường nội địa.

Vùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu

thủ công nghiệp, ngành nghề. Với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng

như bãi biển cửa Hiền Nghi Yên, du lịch Bãi Lữ Nghi Yên - Nghi Tiến, du lịch Mũi

Rồng Nghi Thiết, bãi Tiền Phong, khu du lịch Hải Thịnh.... Diện tích vùng ven biển

có thể khai thác tiềm năng du lịch tới 1534 ha. Vùng biển Nghi Lộc cũng là nơi xuất

xứ của nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như làng nghề đóng tàu Trung Kiên

(Nghi Thiết), nghề mây tre đan Nghi Thái.

1.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Nghi Lộc chủ yếu là nhóm làm vật liệu

xây dựng và một số ít kim loại màu.

* Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng:

Page 23: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

13

- Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có trữ

lượng khoảng 1,750 triệu m3;

- Đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết,

Nghi Phương, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Vạn,... Tuy trữ lượng không

lớn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung

cấp cho các vùng phụ cận.

* Nhóm kim loại màu:

Sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn, tuy nhiên hàm lượng

sắt ít và non.

1.1.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

a. Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển

dịch đúng hướng, trên một số lĩnh vực đã có bước đột phá. Tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân trong 5 năm 2007-2011 đạt 11,20 % ; tổng giá trị sản xuất năm 2011

đạt 1.929 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 13,7 triệu đồng (tăng 2,3

lần so với năm 2007). Tổng thu nâng sách theo phân cấp trong năm năm ước đạt

352,7 tỷ đồng; tổng đầu tư toàn xã hội đạt 4.546 tỷ đồng.

Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất 5 năm giai đoạn 2006 - 2011 đạt

12,8%. Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 3,20

%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 20,20 %/năm và ngành thương mại - dịch vụ

tăng 15, 50 %/năm.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây huyện Nghi Lộc đã tích cực chuyển đổi cơ cấu

phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp, làng nghề,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, vật nuôi nên tốc độ phát triển kinh tế tăng

trưởng nhanh và bền vững.

Cơ cấu kinh tế của huyện huyện Nghi Lộc trong những năm qua có bước

chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch

Page 24: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

14

vụ - thương mại. Cơ cấu kinh tế, nông - lâm - ngư giảm từ 45,3% năm 2006 xuống

còn 37 % năm 2011, công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,3% lên 34,8%, thương

mại - dịch vụ tăng từ 27,4% lên 28,2%.

Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2011 ĐVT: % Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 100 100 100 100 100 100

1. Nông - lâm - ngư 45,3 41,9 38,9 35,6 33,1 30,2

2. Công nghiệp - xây dựng 27,3 29,0 30,5 33,5 35,6 36,8

3. Dịch vụ - thương mại 27,4 29,1 30,6 30,9 31,3 33,0

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc năm 2011

1.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế Nông nghiệp

Là một huyện phụ cận của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò nhưng những năm

gần đây kinh tế nông nghiệp ở huyện vẫn đang giữ vị trí hàng đầu trong phát triển

kinh tế xã hội, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Tuy tỷ trọng nông

nghiệp ngày càng giảm nhưng sản lượng và giá trị thu nhập vẫn ở mức độ cao. Sản

xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng

năm đạt 3,62%. Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp năm 2011 ước đạt 485 tỷ

đồng, tăng 79 tỷ đồng so với năm 2006.

* Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả,

đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất kết hợp với các biện pháp thâm canh.

Triển khai tốt các đề án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm tốt

công tác bảo vệ thực vật, chất lượng cung ứng giống, vật tư phục vụ sản xuất nông

nghiệp, cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp nên năng suất các loại cây trồng tăng lên.

Sản lượng lương thực năm 2011 ước đạt 82.090 tấn, tăng 7.816 tấn so với năm 2006.

Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng từ 34 triệu đồng/ha năm 2006 lên 43 triệu

đồng/ha vào năm 2011 (năm 2010 đã có 2500 ha có giá trị thu nhập đạt 50 triệu

đồng/ha);

Page 25: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

15

- Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những

năm gần đây diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó

khăn cho ngành chăn nuôi. Đề án phát triển chăn nuôi của huyện đã mang lại hiệu

quả, chương trình cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà, chăn nuôi theo trang trại.

Tổng đàn trâu, bò đến năm 2011 có 38.250 con, tăng 7.606 con so với năm 2006,

trong đó đàn bò tăng 6.310 con.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường. Hệ

thống thú y từ xã đến huyện được củng cố, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên

ngăn chặn và dập tắt các dịch bệnh.

* Lâm nghiệp:

Ngành lâm nghiệp không những có giá trị về kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa

rất lớn đối với môi trường. Vì vậy việc chú trọng phát triển ngành lâm nghiệp đóng vai

trò quan trọng trong chiến lược phát triển của huyện Nghi Lộc. Trong giai đoạn 2001-

2010 diện tích rừng trồng tập trung đạt 2.723 ha và năm 2011 diện tích trồng rừng tập

trung khoảng 135 ha; độ che phủ rừng tăng từ 21% năm 2006 lên 23,4% vào năm

2011; phát triển diện tích rừng, giao đất khoán rừng đến từng hộ gia đình và quy hoạch

3 loại rừng được triển khai thực hiện đó mang lại hiệu quả cao. Sản lượng khai thác gỗ

bạch đàn, gỗ tràm đạt 2500 m3 và 450 tấn nhựa thông, thực hiện tốt công tác chăm sóc

khoanh nuôi và bảo vệ rừng; nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ rừng nên hạn chế

tối đa hiện tượng chặt phá rừng và cháy rừng ở phạm vi lớn.

* Thủy sản:

Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2011 ước đạt 7.025 tấn, trong đó sản

lượng đánh bắt hải sản đạt 3.600 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3.425 tấn, tổng diện

tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.615 ha; ngành nghề đánh bắt được đa dạng và phù

hợp hơn, nâng cao hiệu quả đánh bắt gắn với việc phát triển nuôi trồng và chế biến

thuỷ sản; diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng. Cơ sở hậu cần nghề cá được

quan tâm đầu tư xây dựng.

b. Khu vực kinh tế Công nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu phù hợp với cơ chế thị trường. Giá trị sản xuất công

nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng

Page 26: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

16

gấp nhiều lần. Đặc biệt là ngành chủ lực như sản xuất gạch ngói. Khai thác đá, sản

xuất hàng mộc và đóng tàu thuyền ổn định qua các năm. Các doanh nghiệp tuy gặp

khó khăn về công nghệ, thị trường nhưng vẫn thường xuyên đổi mới sản phẩm để

duy trì sản xuất thích hợp dần với cơ chế thị trường... các ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp địa phương như dịch vụ cơ khí, sửa chữa, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan

lưới, chế biến hải sản... được khôi phục và phát triển.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2011 ước đạt 971 tỷ đồng tăng

2,6 lần so với năm 2006. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2007-2011

đạt 21,29%.

Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn

2001-2005, khai thác đá xây dựng chủ yếu ở các xã Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Yên, đến

năm 2007 sản lượng khai thác đạt hơn 43.000m3; gạch nung được sản xuất ở Nghi Hưng,

Nghi Hoa, Nghi Vạn và một số xã như Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Lâm,... đạt 42,7

triệu viên,....

d. Khu vực kinh tế dịch vụ

Những năm gần đây ngành thương mại của huyện đã có bước tăng trưởng

đáng kể, phát triển tăng cả về số lượng cơ sở và hàng hoá, các loại hình dịch vụ

đa dạng và phong phú, góp phần bình ổn giá cả, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất,

tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm. Đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách, đẩy

nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho một bộ phận lao

động có thu nhập ổn định.

Giá trị sản xuất Dịch vụ - Thương mại năm 2011 đạt 488 tỷ đồng, tăng 2 lần

so với năm 2005. Tăng trưởng GTSX bình quân đạt 15,36%.

Đầu tư hoàn thành giai đoạn I khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (Nghi Yên) với

tổng mức đầu tư đạt 300 tỷ đồng. Các loại hình dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo

hiểm tiếp tục phát triển tạo điều kiện hỗ trợ về các nguồn vốn cho các doanh nghiệp

và nhân dân sản xuất kinh doanh, đã phát triển thêm 01 ngân hàng và 01 quỹ tín

dụng nhân dân (hiện có 3 ngân hàng và 3 quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả).

Page 27: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

17

Hệ thống chợ được củng cố và phát triển, hiện có 24/30 xã, thị trấn đã có

chợ. Riêng chợ đầu mối nông sản Miền Trung được xây dựng với quy mô khoảng 7

ha với tổng vốn đầu tư là 95 tỷ đồng.

Các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đến nay 28/30 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, đạt tỷ lệ 93,3%; 100% số xã

có báo đọc trong ngày; tổng máy điện thoại cố định trên toàn huyện ước đến năm

2011 đạt 11,2 máy/100 dân (chưa tính máy điện thoại di động).

1.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê đến năm 2011 dân số toàn huyện Nghi Lộc có 185.461

người, với 45.843 hộ, quy mô hộ khoảng 4,0 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

năm 2010 là 0,78 % và duy trì mức tăng trưởng dân số như thế này đến năm 2011.

- Lực lượng lao động là: 106.242 người (chiếm 57,29% dân số), trong đó:

+ Lao động nông-lâm-ngư nghiệp chiếm: 133.093 người, chiếm 71,7%;

+ Lao động công nghiệp-xây dựng chiếm: 11.272 người, chiếm 6,1%;

+ Lao động dịch vụ-thương mại chiếm: 39.523 người, chiếm 21,3%;

+ Lao động từ các nguồn khác chiếm: 1.573 người, chiếm 0,9%;

- Số nhân khẩu Thiên chúa giáo là: 44.018 người, chiếm 23,73% dân số toàn huyện.

Những năm qua, kinh tế - xã hội Nghi Lộc có bước tăng trưởng và phát triển

khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; thu nhập bình

quân đầu người được nâng lên, năm 2000 là 2,68 triệu đồng/người/năm, đến năm

2011 đạt 13,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh 18,2% năm 1997

(chuẩn nghèo 70.000 đồng/người/tháng), đến năm 2011 là 13,5% (chuẩn nghèo

200.000 đồng/người/tháng).

1.1.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc tương đối đầy đủ với các

loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông.

Những năm qua huyện Nghi Lộc đã nhựa hoá được hơn 300 km đường, 448

km đường được bê tông hoá, 30/30 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm, từ

Page 28: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

18

năm 2007-2011 hệ thống giao thông được đầu tư phát triển mạnh, một số công trình

đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao như (đường Nam Cấm đi Cửa Lò, đường

tránh thành phố Vinh; tuyến Nghi Đức - Nghi Thiết, tuyến Chợ Sơn - Phúc Thọ, các

tuyến nối từ Tỉnh lộ 534 đi xã Nghi Công, TL534 đi Lâm - Văn - Kiều, TL534 đi

Nghi Phương - Nghi Hưng - Nghi Đồng và Tỉnh lộ 535 đi các xã Nghi Xuân, Thái,

Phúc Thọ,...).

Để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh hơn, đồng bộ hơn, đáp ứng được nhu

cầu về giao thông cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những

năm tới Nghi Lộc tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương để đầu tư phát

triển, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện.

b. Thủy lợi

Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư sửa chữa, khôi

phục, nâng cấp đặc biệt là chương trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đã được

triển khai trên diện rộng, như các hồ chứa nước, trạm bơm Tùng Bến (Nghi Vạn),

trạm bơm Bến Than (Nghi Công Bắc), đập Trộ Sa (Nghi Kiều), Đập Khe nước

(Nghi Tiến). Kiên cố hóa 455 km kênh mương bê tông, 22 trạm bơm nâng dần năng

lực tưới tiêu đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm đáp ứng yêu cầu sản xuất tối

thiểu của sản xuất nông nghiệp. Song các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chưa được duy

tu, nạo vét, nâng cấp hàng năm, hệ thống tiêu úng vùng màu đầu tư dàn trải nhiều

năm, do đó các xã vùng màu gặp khó khăn trong thoát nước mùa mưa lũ.

c. Hệ thống cấp điện và nước sạch

Hệ thống cấp điện của Nghi Lộc nằm trong quy hoạch và mối quan hệ với hệ

thống điện của Thành phố Vinh và của cả vùng. Tuyến đường dây cao thế 500KV,

tuyến 220KV Nghi Sơn - Hưng Đông; tuyến trung áp 35KV và 10KV đi qua huyện.

Đến năm 2011, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%,

việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân được quan tâm. Đầu

tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại xã Nghi Lâm, một số công

trình cấp nước sinh hoạt ở các xã Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Công Bắc, Nghi Mỹ;

Page 29: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

19

nhà máy nước Nghi Diên và hệ thống cấp nước sinh hoạt Thị trấn Quán Hành thông

qua chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và

một số dự án nhỏ lẻ khác.

d. Hệ thống bưu chính, viễn thông

Hệ thống hạ tầng của ngành được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại,

chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của người dân; Hệ thống

dịch vụ điện thoại được phủ sóng đến tất cả trung tâm các xã. Đến năm 2011,

100% số xã có điện thoại, đạt 9,3 máy điện thoại/100 dân (không tính thuê bao

di động). Số thuê bao Internet tăng nhanh trong vài năm gần đây, năm 2011 số

thuê bao Internet đạt 334 thuê bao.

e. Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng

nhu cầu học tập của con em và đào tạo nghề cho người lao động và thực hiện được mục

tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mạng lưới trường, lớp, và

các cơ sở giáo dục đào tạo phát triển khá hoàn chỉnh, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt

cao, chất lượng phổ cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì vững chắc. Đội ngũ giáo

viên được tăng cường về số lượng và nâng cao trình độ đào tạo. Cơ sở vật chất các

trường học, cơ sở đào tạo được quan tâm đầu tư. Công tác xã hội hoá giáo dục được chú

trọng nhất là hoạt động khuyến học. Đến nay, toàn huyện đã có 100% xã có trung tâm

học tập cộng đồng, 43/95 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trung bình hàng

năm có 800 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương

trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt cao. Trong 5 năm

(2006-2010) đã dạy nghề cho 1.948 học sinh trung học phổ thông.

f. Y tế

Đã tạo đựơc những chuyển biến tích cực trên một số mặt quan trọng. Cơ sở

vật chất cho khám và điều trị như Bệnh viện đa khoa huyện, đến các trạm y tế xã đã

được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, chuyên môn nghiệp vụ và y đức của

người thầy thuốc được nâng lên. Công tác phòng và điều trị bệnh cho nhân dân có

tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia nên không để xảy ra dịch bệnh.

Page 30: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

20

Các cơ sở y tế được xây dựng mới và nâng cấp, đến nay 30/30 số xã, thị trấn đã

có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố, 27/30 xã, thị trấn có bác sỹ; có 23/30 xã, thị trấn

đạt chuẩn Quốc gia về y tế chiếm 76%; số giường bệnh không kể giường trạm y tế

xã/vạn dân đạt 5,7 giường (tỉnh 13,3 giường); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

là 22% năm 2011; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin phòng

bệnh năm 2011 đạt 100%. Các chương trình y tế Quốc gia thực hiện có hiệu quả.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được so

với yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, chưa có bác sỹ chuyên khoa và cơ

cấu chuyên môn chưa thật sự hợp lý.

g. Văn hóa, thể dục thể thao

Phát triển ngành văn hoá - thông tin theo hướng gắn với các vấn đề xã hội,

các nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm. Chất lượng và đời sống văn hoá của nhân

dân được nâng lên. Đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hoá”. Hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin - thể thao từng

bước được các ngành, các cấp chăm lo xây dựng, tạo điều kiện cho nhân dân có

điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn.

1.2. Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam

Do chưa có khả năng sản xuất được các hoạt chất thuốc BVTV và công nghệ

tạo dạng thuốc còn lạc hậu nên phần lớn các hoạt chất và sản phẩm thương mại ở

nước ta đều được nhập từ nước ngoài. Trước năm 1990, phần lớn thuốc BVTV

được nhà nước nhập từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ với lượng từ 13-15 ngàn

tấn/năm. Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn nhập khẩu thuốc BVTV trở nên

đa dạng hơn, thuốc có thể được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Ấn Độ, Singapo… đặc biệt

do lợi thế về giá cả nguồn nhập từ Trung Quốc đang tăng lên một cách nhanh

chóng. Lượng thuốc được nhập tăng lên khoảng trên 30.000 tấn/năm, cá biệt như

năm 1999 có thể nhập tới 42.000 tấn. Số lượng các đơn vị nhập khẩu cũng tăng lên,

trong giai đoạn 1990-1993.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các

điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc từ năm

2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.099 điểm tồn lưu hoá chất

Page 31: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

21

BVTV phân bố tại 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 868 khu

vực ô nhiễm đất thuộc 16 tỉnh, thành phố và 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc 37 tỉnh, thành phố. Theo kết quả đánh

giá, trong tổng số 868 khu vực đất bị ô nhiễm do hoá chất BVTV có 169 khu vực bị

ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 76 khu vực bị ô nhiễm và 623 khu

vực chưa đánh giá mức độ ô nhiễm. Đối với 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu

có 53 kho gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 78 kho gây ô nhiễm môi trường

và 100 kho chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường. Hiện tại, trong 231

kho hoá chất BVTV tồn lưu đang lưu giữ 216.924,82kg và 36.975,87 lít hoá chất

BVTV, 29.146,31 kg bao bì [2][8].

Các điểm ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu gây ảnh hưởng lớn

đến cộng đồng và môi trường tại khu vực ô nhiễm. Các kho chứa hoá chất BVTV

tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa

quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng ô nhiễm. Hơn

nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên

đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nền và tường kho phần lớn

bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hoá, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào

được buộc dây tạm bợ, hệ thống thoát nước gần như không có nên khi mưa lớn tạo

thành dòng nước mặt, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung

quanh khu vực tồn lưu hoá chất BVTV, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và

cuộc sống người dân.

Trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các loại thuốc BVTV quá hạn sử

dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị

29/1998/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV và hóa

chất độc hại gây ô nhiễm, khó phân hủy; Quyết định số 64/2003/QĐ-TT ngày

22/4/2003 về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng”. Qua đó, lượng thuốc BVTV này cần sớm được tiêu hủy,

phòng tránh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng công nghệ xử lý

các loại thuốc BVTV đặc biệt là xử lý các khu đất bị ô nhiễm thuốc BVTV đang

gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả nhiều quốc gia

Page 32: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

22

khác trên thế giới.

Tình hình ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV ở Việt Nam đang thực sự

là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguy hiểm trực tiếp của nó. Tổng lượng hoá chất

BVTV sử dụng ở Việt Nam không phải quá lớn song lại tập trung vào một số vùng,

đồng thời phương pháp sử dụng, bảo quản và lưu hành rất lộn xộn. Thậm chí ở

nhiều nơi hoá chất BVTV bị chôn vùi dưới đất và trên đó đã trở thành nhà ở, vườn

rau. Những hoá chất này không bị phân huỷ mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn

nước ngầm dưới đất.

Trong thời kỳ bao cấp (trước 1985), các thuốc trừ sâu chủ yếu được nhập từ

Liên Xô cũ. Hầu hết các thuốc nhập khẩu này đều có độ độc rất cao và tồn tại bền vững

trong môi trường như DDT, BHC, Lindan, Chlordan, Dieldrin, Aldrin, Heptachor,

Parathion - methyl, Parathion - ethyl, 2,4D và một số thuốc trừ nấm có chứa thuỷ ngân

[13][14]. Hầu hết các thuốc trừ sâu hữu cơ gây ô nhiễm bền vững này có khả năng hấp

thụ trong cơ thể con người. Hiện chưa có số liệu chính xác về lượng thuốc trừ sâu

thuộc nhóm POPs được sử dụng trước 1992. Lượng thuốc DDT đã nhập khẩu chủ yếu

được sử dụng để trừ muỗi từ 1957 đến 1990 được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.2: Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ năm 1957 đến 1990

Năm Lượng dùng (tấn) Dạng DDT Nguồn nhập khẩu 1957 - 1979 14,847 DDT 30% Liên Xô cũ

1976 - 1980 1,800 DDT 75% Tổ chức sức khoẻ thế giới

1977 - 1983 4,000 DDT 75% Hà Lan

1981 - 1985 600 DDT 75% Liên Xô cũ

1984 - 1985 1,733 DDT 75% Hà Lan

1986 262 DDT 75% Tổ chức sức khoẻ thế giới

1986 - 1990 800 DDT 75% Liên Xô cũ

TỔNG 24,042 Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - 1998

Trong những năm gần đây, khối lượng TBVTV được nhập khẩu và sử dụng

tăng lên hàng năm.

Page 33: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

23

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính số lượng vỏ bao bì thải

Năm Khối lượng (tấn) Ước tính khối lượng vỏ, bao bì thải ra (tấn)

1998 42000 6240 1999 33 715 5010 2000 33 637 4998 2003 36 018 5352 2004 48 288 7175 2006 71 345 10602 2007 75 805 11264 2008 110 000 16346

Khối lượng thuốc trên được sang chai, đóng gói trong các bao bì làm bằng

nhựa, giấy tráng nhôm… với dung tích nhỏ, thường là khoảng vài ml (gam) đến vài

trăm ml (gam), vì vậy lượng bao bì thuốc đã qua sử dụng thải ra là khá lớn (khối

lượng bao bì chiếm khoảng 14,86% tổng khối lượng chai (gói) thuốc BVTV). Đa số

bao bì TBVTV sau khi sử dụng đều bị vứt bỏ ra đồng ruộng, kênh mương, ao hồ…

1.2.1. Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam

Trong chiến tranh có 3 loại thuốc trừ cỏ đã được sử dụng ở Việt Nam là tác

nhân màu da cam, tác nhân màu xanh và tác nhân màu trắng. Theo thống kê của

quân đội Mỹ thì lượng thuốc trừ cỏ đã được sử dụng trong chiến tranh là

17.585.1788 galon (1 galon ≈ 3,785411784 lít) và vì lý do bí mật quân sự con số

này chưa hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu năm 1967 của MRI,

NAS (1974) và Young (1988) được công bố bởi Nhà xuất bản khoa học Mỹ thì

lượng thuốc trừ cỏ đã được sử dụng ở Việt Nam như sau:

Bảng 1.4: Các thuốc trừ cỏ chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trong thời kỳ 1962 – 1971

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Lượng phun (Galon) Năm

Tác nhân màu đỏ tía 2,4-D và 2,4,5-T 145,000 1962-1964

Tác nhân màu xanh (Phytar 560-G) Cacodylic acid 1,124,307 1962-1971 Tác nhân màu hồng 2,4,5 - T 122,792 1962-1964

Page 34: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

24

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Lượng phun (Galon) Năm

Tác nhân màu xanh lá cây 2,4,5 - T 8,208 1962-1964

Tác nhân màu da cam I Tác nhân màu da cam II

2,4 – D và 2,4,5 - T 11,261,429 1965-1970

Tác nhân màu trắng (Tordeon - 101) 2,4 – D; Pichoram 5,246,502 1965-1971

Nguồn: US.NAS - 1997

Bảng 1.5: Lượng thuốc trừ cỏ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam

Hoá chất CRAIG (1975)

NAS (1974)

WESTING (1976)

YOUNG (Quân đội Mỹ)

Tác nhân màu da cam 10,645,904 11,266,929 11,712,860 10,630,428

Tác nhân màu trắng 5,632,904 5,274,129 5,234,083 5,764,215 Tác nhân màu xanh 1,149,740 1,137,470 2,161,456 1,190,585

Tác nhân màu đỏ tía - - - 145,000

Tác nhân màu hồng - - - 122,792

Tác nhân màu xanh lá cây - - - 8,206

Tổng 14,432,554 18,936,068 19,114,169 17,801,223 Nguồn: US.NAS - 1997

Liều lượng thuốc trừ cỏ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam cao hơn rất

nhiều so với lượng khuyến cáo sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại Mỹ.

Bảng 1.6: Lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng

Hoá chất Sử dụng trong nông nghiệp ở Mỹ

Sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam Ghi chú

Tác nhân màu da cam 2.2 15-30 Cao gấp 15 lần

Tác nhân màu trắng 0.6 16-18 Cao gấp 30 lần

Tác nhân màu xanh 5.6 3-8 Cao gấp 15 lần

Bromacil - 15-30 Monuron - 20-30

Nguồn: J.B. Neulands, 1972

Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành phân tích về dư lượng thuốc

trừ sâu hữu cơ trong các mẫu nước ở Hà Nội.

Page 35: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

25

Bảng 1.7: Lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu nước (mg/ml)

STT Nơi lấy mẫu HCB Lindane Aldrin DDE DDT 1 Tây Tựu 0.0011 - - - 0.007 2 Song Phượng 0.0065 0.01 - 0.009 0.007 3 Cầu Diễn - - - 0.005 - 4 Quảng An - 0.008 - - 0.005 5 Dong Lao 0,0021 - - - 0.006

Nguồn: Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - 2011

Mặc dù các thuốc trừ sâu POPs đã bị hạn chế sử dụng từ 1992, tuy nhiên

mức dư lượng của chúng vẫn còn khá cao.

Bảng 1.8: Mức dư lượng HCH và DDT trong đất, nước và không khí ở các vùng lân cận các kho trừ sâu cũ tại vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội

Dạng mẫu phân tích

Số lượng mẫu HCH DDT

Đất 423 0.3 – 7.1 (mg/kg) 0.02 – 22 (mg/l) Nước 120 0.15 – 8.1 (mg/l) 0.01 – 6.5 (mg/l)

Không khí 144 0.07 – 0.20 (mg/m3) 0.06 – 0.40 (mg/m3) Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, 1996

Theo ước tính, hiện nay nước ta còn khoảng 108 tấn hoá chất BVTV nguy hại

ở trong kho và 55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại hoá chất BVTV rải rác ở 23

tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [15]. Con số này

chỉ tính riêng cho những hoá chất thuộc nhóm 12 hợp chất hữu cơ khó phân huỷ

trong môi trường. Trên thực tế lượng thuốc BVTV nhóm POPs còn cao gấp nhiều

lần. Đây là lượng hoá chất tồn lưu từ thời chiến tranh chưa được xử lý. Trải qua hàng

chục năm, do quy cách bảo quản chưa đúng và nhận thức còn kém của người dân nên

các loại hoá chất này đã lan toả ra diện rộng, xâm nhập vào mọi chu trình sinh học,

địa chất, khí tượng và đến với con người.

Vũ Đức Thảo và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm các

hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong đất tại một số tỉnh từ Bắc vào Nam từ năm 1990

đến năm 2007 cho thấy nồng độ DDT và HCH trong đất nông nghiệp cao hơn so với

nồng độ các chất này trong đất tại các khu vực đô thị và miền núi, đồng thời theo thời

Page 36: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

26

gian từ năm 1990 đến nay nồng độ DDT và HCH trong đất cũng giảm dần [17].

Ngoài lượng thuốc BVTV tồn dư này, hàng năm chúng ta còn đưa vào môi

trường hàng nghìn tấn thuốc BVTV để bảo vệ năng cây trồng. Theo Cục bảo vệ

thực vật thống kê, hàng năm nước ta sử dụng khoảng 20.000 đến 25.000 tấn thuốc

BVTV các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì diện tích canh tác 7 triệu ha

thì 01 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm [4]. Theo Phạm Bình Quyền và

cộng tác viên (1995) thì lượng phun thuốc ở vùng rau Đà Lạt là 5,1-13,5 kg/ha,

vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long là 1,5-2,7 kg/ha, chè ở Hoà Bình là 3,2-3,5

kg/ha. Với việc sử dụng hoá chất như vậy thì việc tồn dư là không thể tránh khỏi.

Kết quả kiểm tra một số mẫu rau quả tại một số chợ đầu mối tại các thành

phố lớn cho thấy dư lượng thuốc BVTV các loại có nhiều trong các mẫu rau, vượt

hàng chục lần giới hạn cho phép. Nhất là các loại rau ăn lá như cải ngọt, mồng tơi,

cải bẹ xanh, cải thảo... Trên các loại trái cây thì đáng kể nhất là nho, sau đó là táo,

ổi, cam quýt. Dư lượng các loại thuốc BVTV quá cao không những ảnh hưởng xấu

tới sức khoẻ con người mà còn tác động tới môi trường. Các cuộc điều tra nghiên

cứu đều cho thấy, dư lượng thuốc BVTV trong đất làm giảm đáng kể mật độ giun

đất và các hệ VSV, làm chết cua cá. Như vậy việc sử dụng hoá chất BVTV trong sản

xuất không thể không chú ý tới mặt trái của nó. Muốn hạn chế tối đa tác hại của thuốc

BVTV, mà vẫn phát huy được mặt tích cực của nó, cần thực hiện đúng nguyên tắc

“chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và tuân thủ triệt để

quy định kỹ thuật về sử dụng thuốc”. Bên cạnh đó chúng ta cần một giải pháp tối ưu,

khoa học để sao cho tận dụng được tối đa lợi ích của nó đối với con người, nhưng

đồng thời cũng giảm thiểu tối đa tác hại của nó đối với môi trường.

1.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An

1.2.2.1. Ở Việt Nam

Thuốc BVTV nhóm POPs đang có mặt ở hầu hết các vùng với số lượng lớn.

Đây là những chất khó phân hủy, tồn tại nhiều năm trong môi trường đất, nước,

không khí và có khả năng di chuyển qua khoảng cách lớn. Đặc biệt, nó xâm nhập và

tích lũy trong cơ thể con người và động vật gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới

sức khỏe và là mầm mống của nhiều căn bệnh nan y.

Page 37: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

27

Theo quy định của công ước Stockholm, POPs được phân chia làm 3 loại chính

với 12 chất gồm chất dùng trong hoạt động công nghiệp PCBs, 9 loại hóa chất BVTV

và các chất phát sinh không chủ định như dioxin, furan. Trong số các chất POPs thì

PCBs, DDT, dioxin, Furan là những chất đặc biệt độc hại. Sự phát sinh các chất độc hại

này vừa có thể kiểm soát, vừa không thể kiểm soát được, do vô tình hoặc chủ định

nhưng chủ yếu là từ thuốc BVTV, từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội và hóa chất tồn

lưu sau chiến tranh [5].

Khủng khiếp nhất vẫn là sự tồn đọng một lượng khá lớn thuốc BVTV ngay

trong môi trường sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ những năm 40, hóa

chất BVTV đã bắt đầu được sử dụng ở nước ta, càng ngày số lượng và chủng loại

các chất này càng tăng. Nếu như vào những năm 50, mỗi năm chỉ có khoảng 1000

tấn thuốc BVTV được sử dụng, thì đến những năm 80, con số này đã tăng lên 100

lần và ngày càng tăng với số lượng lớn. Đến năm 1995 lượng thuốc BVTV được sử

dụng đã tăng lên hơn 30.000 tấn mỗi năm [12][17]. Ở nước ta, có gần 90% diện tích

canh tác có sử dụng hóa chất BVTV. Riêng từ năm 2000 đến nay, mỗi năm đã có

khoảng hơn 36.000 tấn thuốc BVTV được sử dụng phục vụ trong nông nghiệp.

Trong số các hóa chất BVTV được sử dụng đó thì thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều

hơn cả về số lượng và độ đa dạng với 123 hoạt chất và hơn 200 thương phẩm. Tiếp

đó, phải kể đến các loại thuốc trừ sâu hại cây trồng, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột,

thuốc dẫn dụ côn trùng, hợp chất trừ mối, bảo quản lâm sản và chất khử trùng kho.

Hiện nay, lượng hoá chất BVTV POPs còn tồn đọng là hơn 13 tấn dạng bột và 42 lít

dạng lỏng, chiếm khoảng 13,8% tổng lượng hóa chất tồn lưu ở nước ta hiện nay,

trong đó riêng chất DDT đã chiếm tới hơn 10 tấn [16].

Các chất này rất ổn định về cấu trúc hóa học nên tồn tại rất bền vững và có

thể luân chuyển trong môi trường. Đặc biệt nó còn tích lũy trong cơ thể con người

và động vật qua dây chuyền thức ăn. Thời gian phân hủy và chuyển hóa của chúng

có thể kéo dài hàng chục năm và để lại những hậu quả, di chứng nặng nề cho con

người và động vật. Chính vì vậy mà trong nhiều năm trở lại đây, nhà nước đang cố

gắng đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề quản lý và xử lý lượng hóa chất nhóm POPs

đã và đang được đưa vào trong môi trường ở nước ta.

Page 38: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

28

Theo thống kê, trên thị trường có khoảng 22.000 cửa hàng buôn bán thuốc

BVTV. Trung bình mỗi tỉnh có 400 đến 500 cửa hàng, rải đều trên diện rộng ở tất

cả các xã, phường, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý rất khó khăn. Do là mặt hàng

hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện nên buộc các cá nhân kinh doanh

thuốc BVTV phải có chứng chỉ hành nghề theo quyết đinh của Bộ Nông Nghiệp và

phát triển nông thôn. Cá nhân buôn bán thuốc BVTV phải có bằng từ trung cấp đến

đại học về nông nghiệp, hoặc phải có chứng chỉ đào tạo trong 3 tháng về thuốc

BVTV. Nhưng theo thống kê của Cục BVTV, hiện chỉ có 80% cá nhân buôn bán

thuốc BVTV được cấp chứng chỉ hành nghề, 20% hoạt động buôn bán thuốc BVTV

không có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các cửa hàng nhỏ, lẻ vùng sâu vùng xa, rất

khó kiểm soát. Không chỉ vậy, rất nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV (có giấy

phép hoặc không có giấy phép) đang buôn bán trái phép các loại hóa chất BVTV

nằm trong danh mục cấm sử dụng, các hóa chất bao bì không có nhãn mác, xuất xứ

rõ ràng.

Để xảy ra tình trạng này một phần là do phân cấp quản lý còn chưa thống

nhất, các quy định pháp luật còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra thuốc BVTV từ trước

tới nay chỉ mang tính chiếu lệ do năng lực của các cơ quan quản lý ở các địa

phương còn rất yếu. Nói như vậy không có nghĩa việc quản lý hóa chất BVTV ở

nước ta đang hoàn toàn bị buông lỏng mà điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau

như ý thức của người kinh doanh, người sử dụng thuốc còn kém và thiếu kinh phí.

Ngoài ra còn phải tìm chỗ chứa cho lượng thuốc BVTV nhập lậu bị thu hồi. Thuốc

BVTV không phải như hàng hóa khác có thể để bất cứ chỗ nào, vì nó luôn bốc mùi

gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Năm 2007, được sự tài trợ của UNDP, dự án nâng cao năng lực quản lý và

xử lý an toàn hóa chất BVTV nhóm POPs. Người ta đã thống kê được số thuốc

BVTV tồn lưu trong kho có mái che (gần 108 tấn), 4 tấn thuốc BVTV chôn lấp dưới

đất (tương đương gần 1.000m3 đất) và diện tích đất bị ô nhiễm do hóa chất BVTV

khoảng 55 nghìn m2 (Đây chỉ là con số ít ỏi so với hàng chục nghìn tấn thuốc DDT,

666 vào nước ta bằng nhiều con đường) [1]. Để xử lý lượng hóa chất tồn dư và diện

tích đất ô nhiễm này, nhà nước đã kết hợp với Sở Tài Nguyên, Sở khoa học Công

Page 39: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

29

Nghệ và các cơ quan có liên quan tại các tỉnh để tìm ra phương án giải quyết tối ưu.

Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng mà các phương án được lựa chọn

khác nhau. Đối với những vùng bị ô nhiễm trên diện rộng như các vùng sử dụng

quá nhiều hoá chất BVTV trong nông nghiệp, hoặc do sự lan tỏa theo nguồn nước

từ các kho chứa không an toàn thì người ta có thể sử dụng VSV hay thực vật để xử

lý. Còn với số thuốc chứa trong các kho thì có thể sử dụng biện pháp tiêu hủy bằng

lò đốt, phương pháp điện hoá, phương pháp tiêu hủy bằng tia cực tím... những biện

pháp này đã cho những kết quả khá khả quan [1]. Đồng thời xoá bỏ tâm lý hoang

mang để người dân yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, dù là sử dụng biện pháp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là ý

thức của người dân. Nếu như sau khi xử lý mà các chất độc hại này vẫn tiếp tục

được đưa vào môi trường thì những cố gắng trước đó coi như không có. Chính vì

vậy nhà nước phải biết kết hợp giữa quản lý với tuyên truyền nâng cao nhận thức

cho người dân để vấn đề về tác hại của thuốc BVTV không còn là nỗi lo thường

trực của mọi người.

1.2.2.2. Ở Nghệ An

Trong những năm từ 1960-1980 toàn tỉnh có 400-435 xã, mỗi xã có một đến

hai hợp tác xã (HTX), có xã có 3-4 HTX như xã Hưng Tây (Hưng Nguyên), xã Kim

Liên (Nam Đàn), xã Tây Phú (Diễn Châu),... và gần 20 nông trường quốc doanh,

mỗi nông trường có từ 9-14 đội sản xuất. Thời bấy giờ, do chế độ bao cấp nên từ

tỉnh, huyện, xã và nông lâm trường đều có các kho thuốc BVTV để phòng chống

dịch bệnh, bảo vệ mùa màng. Ngoài ra một số cơ quan, đơn vị quân đội dùng hóa

chất BVTV (chủ yếu là DDT, 666) đưa vào phòng chống mối ở các kho tàng lưu trữ

thuốc súng, thuốc đạn, các bệnh viện và nhà ở. Hiện nay sơ bộ đã thống kê được

trên địa bàn tỉnh có hơn 50 địa điểm là kho, bãi chứa DDT, 666 trước đây. Tập

trung nhiều nhất là vùng huyện Nghi Lộc, Nghĩa Đàn vì nơi đây thời bao cấp có gần

10 nông trường chuyên trồng cây thông, và các loại cây cần sử dụng một lượng lớn

các hóa chất BVTV. Các huyện Đô Lương, Yên Thành, Nam Đàn có từ 3 đến 5

điểm kho chứa hóa chất BVTV, ngay các bệnh viện lao, giao thông thời kháng

chiến chống Mỹ sơ tán về đây cũng có nơi cất giữ DDT, 666 nhưng sau chuyển đi,

Page 40: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

30

số hóa chất vương vãi không được xử lý. Ngoài ra ở Nghệ An, những năm 60, 70

của thế kỷ trước, các huyện miền núi như Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ

Sơn, Nghĩa Đàn, Quế phong... bị dịch bệnh sốt rét hoành hành nên ngành y tế cũng

đã sử dụng một khối lượng không nhỏ hóa chất BVTV để diệt côn trùng, phòng,

chống sốt rét.

Hình 1.3. Hoá chất BVTV còn tồn dư trong môi trường đất ở HTX nông nghiệp Nghi Trung

Do nhận thức, hiểu biết thời bấy giờ về mặt trái của hóa chất BVTV còn hạn

chế nên hệ thống kho tàng lưu chứa thuốc BVTV hầu hết được xây dựng một cách

tạm bợ, không có quy hoạch, khoanh vùng, nhiều kho nằm trong khu vực đông dân

cư hoặc sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phân phối, việc đổ vỡ, rơi vãi hóa

chất BVTV ở các nền kho và khu vực lân cận kho diễn ra thường xuyên. Mặt khác,

vì chưa hiểu tác hại của thuốc BVTV nên nhiều tổ chức, cá nhân còn xử lý thuốc

BVTV quá hạn sử dụng bằng cách chôn lấp tùy tiện [8].

Các kho chứa và các địa điểm tồn lưu thuốc BVTV hầu hết nằm trong khu

vực dân cư nên đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe

người dân. Theo điều tra của Sở Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh Nghệ An thì đất và

nguồn nước tại những địa điểm này có hàm lượng thuốc BVTV vượt quá tiêu chuẩn

cho phép từ hàng chục đến hàng trăm lần. Tuy nhiên, do nhận thức còn kém và

không được cảnh báo về mức độ nguy hiểm khi sinh sống tại đây, nên càng ngày số

hộ dân ở đây ngày càng tăng lên. Chỉ tới khi tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở những

khu vực này quá cao thì người dân mới nhận thức được mức độ nguy hiểm và yêu

Page 41: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

31

cầu các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết.

Một vấn đề khác đáng quan tâm hiện nay trên địa bàn tỉnh là tình trạng kinh

doanh, buôn bán thuốc BVTV đang bị buông lỏng. Bên cạnh việc thường xuyên có

gần 150 cơ sở kinh doanh thì số buôn bán nhỏ lẻ theo mùa vụ khá phổ biến, có năm

thống kê lên tới khoảng 400 cơ sở. Mặt hàng thuốc BVTV lưu thông trên thị trường

Nghệ An đủ các chủng loại, trong đó các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ được bày bán

tràn lan tại các thị trấn, thị tứ. Điều này đã làm cho việc quản lý thuốc BVTV trên

địa bàn trở nên khó khăn. Không chỉ vậy, vì Nghệ An là tỉnh có khu vực giáp với

các nước khác khá nhiều nên tình trạng nhập lậu các loại thuốc BVTV cấm sử dụng,

các loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rất khó được kiểm soát chặt chẽ. Mà

người dân thì chỉ cần thấy lợi nhuận là họ sẽ sử dụng các loại thuốc này, không cần

biết mức độ độc hại của nó ra sao, và nó có bị cấm hay không. Chính vì vậy mà

công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hại của

các loại thuốc BVTV đang được tiến hành mạnh mẽ trong những năm trở lại đây.

Bên cạnh việc tuyên truyền thì công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, mua bán

thuốc BVTV ở trên địa bàn tỉnh được siết chặt hơn. Đồng thời việc xử lý các kho

thuốc, các địa điểm bị ô nhiễm do tồn dư hóa chất BVTV đang khẩn trương được

tiến hành.

Năm 1999 với sự nỗ lực của các ngành liên quan, sự quan tâm kịp thời của

UBND tỉnh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Cục Bảo vệ Môi Trường, Binh chủng Hóa học

Bộ Quốc Phòng, 7 điểm nóng do ô nhiễm thuốc BVTV đã được xử lý. Đó là các kho

Hòa Sơn (Đô lương); Kim Liên II (Nam Đàn); Nghi Mỹ (Nghi Lộc); vùng kho thị

trấn Dùng (Thanh Chương)... Các biện pháp được sử dụng là: bốc toàn bộ thuốc

thương phẩm trong kho chứa đưa đi tiêu hủy bằng nhiệt tại bãi Miếu Môn tỉnh Hà

Tây, dùng hóa chất oxy hóa khử mạnh xử lý hoá chất Methinpation tồn dư trong đất,

lấy toàn bộ thuốc BVTV và đất bị ô nhiễm nặng chôn lấp vào hầm bê tông tiêu hủy ở

Thái Nguyên. Những khu vực xung quanh kho được bao vây ngăn chặn bằng bê tông

và xử lý bằng vi sinh. Hiện tại 7 điểm này đã hết mùi hóa chất BVTV, dư lượng hóa

chất BVTV trong đất đã được giảm đáng kể, trong các giếng nước sinh hoạt lấy mẫu

lần cuối (tháng 6/2007) không còn dư lượng thuốc BVTV [2][8].

Page 42: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

32

1.2.3. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật

1.2.3.1. Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác

Thuốc trừ sâu (theo AAPCO) gồm các chất hay hỗn hợp các chất có nguồn

gốc hoá học (vô cơ, hữu cơ), thảo mộc, sinh học (các loài sinh vật và sản phẩm do

chúng sinh sản ra), có tác dụng loại trừ tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại

côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn

ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con

người. Các loại thuốc trừ sâu có thể có tác động vị độc, tiếp xúc, xông hơi, nội hấp,

thấm sâu hấp dẫn, xua đuổi, gây ngán, triệt sản, điều hoà sinh trưởng.... Ngoài ra

một số thuốc trừ sâu còn có hiệu lực trừ nhện hại cây trồng.

Các thuốc trừ sâu phổ rộng hẹp mang tính chọn lọc, ít gây hại đến côn trùng

có ích và thiên địch; thuốc trừ sâu phổ rộng có thể diệt được nhiều loại sâu hại khác

nhau. Có thuốc trừ sâu có độ độc tồn dư và hiệu lực trừ sâu kéo dài; ngược lại có

thuốc trừ sâu có hiệu lực ngắn dễ bị phân huỷ trong môi trường. Nhiều loại thuốc

trừ sâu có độ độc cao với động vật máu nóng và môi trường nhưng nhiều loại thuốc

lại khá an toàn.

Căn cứ vào nguồn gốc, các thuốc trừ sâu có thể chia thành nhiều nhóm: Clo

hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat, pyrethroit tổng hợp, thuốc thảo mộc, xông hơi, vi

sinh.... Các thuốc trừ sâu cũng được phân loại theo cơ chế tác động của côn trùng

(kìm hãm men cholinesterase, chất điều khiển sinh trưởng côn trùng); theo phương

pháp xử lý (phun lên cây, xử lý đất...).

Hầu hết các thuốc trừ sâu hiện nay đều tác động đến hệ thần kinh côn trùng.

1.2.3.2. Thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm, gồm tập hợp các chất có nguồn gốc

hoá học (vô cơ, hữu cơ) và sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn

gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật (theo quan

niệm trước đây chỉ gồm các loại nấm và vi khuẩn) gây hại cho cây trồng và nông

sản (bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất...). Từ giữa thập niên

90 của thế kỷ 20 đã xuất hiện một số chế phẩm thuốc trừ bệnh có khả năng phòng

trừ bệnh một số bệnh do virus gây ra trên cây họ cà [18].

Page 43: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

33

Bên cạnh khả năng trừ bệnh, một số thuốc trừ bệnh còn có khả năng trừ

tuyến trùng, trừ sâu và trừ cỏ. Thuốc trừ bệnh không có tác dụng chữa trị những

bệnh do yếu tố phi sinh vật (thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của cây; do

đất; do úng; do hạn...). Thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt

nguồn bệnh. Trừ một số thuốc trừ bệnh thuỷ ngân hữu cơ, rất độc với động vật có

vú, còn nói chung, độ độc cấp tính của các thuốc trừ bệnh thấp hơn các thuốc trừ

sâu. Có nhiều cách phân loại thuốc trừ bệnh:

- Căn cứ vào đối tượng tác động, thuốc trừ bệnh được chia thành ba nhóm:

+ Thuốc trừ vi khuẩn (Bactericide): là thuốc trừ bệnh nhưng có hiệu lực chủ

yếu với các loài vi khuẩn.

+ Thuốc trừ nấm (Fungicide): là thuốc trừ bệnh nhưng có hiệu lực cao đối

với nấm gây bệnh. Thông thường thuốc trừ nấm ít có khả năng trừ vi khuẩn; nhưng

thuốc trừ vi khuẩn còn có khả năng trừ nhiều loài nấm bệnh.

+ Thuốc trừ virus (Viruside): là thuốc trừ bệnh, có hiệu lực trừ các bệnh

virus hại cây trồng. Những thuốc này cũng có khả năng trừ được một số bệnh do

nấm và vi khuẩn gây ra.

- Dựa vào đặc tính tác động thuốc trừ bệnh được chia thành 3 nhóm:

+ Thuốc trừ bệnh có tác dụng diệt trừ: là thuốc có tác dụng nội hấp và kháng

sinh và các sản phẩm chuyển hoá của chúng có khả năng ngăn ngừa hoặc tiêu diệt

các giai đoạn sinh sản của nấm, vi khuẩn ở cả bên ngoài và bên trong cây, giúp cây

phục hồi. Một số khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý,

sinh hoá của cây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh. Chúng có

tác dụng cả phòng và trừ bệnh.

+ Thuốc trừ bệnh có tác dụng phòng hay thuốc trừ bệnh có khả năng ngăn ngừa

sự xâm nhập: là thuốc có tác dụng tiếp xúc, có khả năng ngăn chặn sự lây lan của nấm

và vi khuẩn nhưng không có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh khi chúng đã xâm nhập vào

bên trong cây trồng. Các thuốc trừ nấm hiện nay thì phần lớn thuộc nhóm này.

+ Thuốc trừ bệnh có tác dụng ngăn cản khả năng hình thành cá thể mới: là các

thuốc trừ bệnh, tuy không có khả năng tiêu diệt hay ngăn ngừa vi sinh vật có hại xâm

nhập nhưng lại tác động trực tiếp đến vi sinh vật gây hại hoặc làm tăng sức đề kháng

Page 44: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

34

cho cây, ngăn cản vi sinh vật gây hại không hình thành được các cơ thể mới, kéo dài

thời gian ủ bệnh, giúp cây vượt qua được thời gian nhiễm bệnh.

1.2.3.3. Thuốc xông hơi

Thuốc xông hơi (fumigant) (theo AAPCO) là các chất hay hỗn hợp các chất

sản sinh ra khí, hơi, ga, khói, sương có tác dụng tiêu diệt mọi giai đoạn phát triển

của các loài dịch hại (côn trùng, nấm, vi khuẩn, chuột...). Thuốc xông hơi có thể là

chất lỏng hay rắn bay hơi hoặc ngay cả ở dạng chất khí. Chúng được dùng để tiệt

trùng trong nhà, xử lý đất, nông sản hàng hoá, các vật liệu khác và cây trồng.

Hiệu quả và kỹ thuật sử dụng thuốc xông hơi phụ thuộc vào những đặc tính

sau đây:

- Độ bay hơi: là lượng hơi thuốc tối đa có thể đạt được trong mỗi đơn vị thể

tích không khí trong một điều kiện nhất định. Được biểu thị bằng mg/lit không

khí hoặc gam/m3 không khí. Độ bay hơi và nồng độ thuốc xông hơi tồn tại trong

không khí phụ thuộc vào điểm sôi và trọng lượng phân tử: phân tử lượng càng

lớn, điểm sôi càng cao; điểm sôi càng cao độ bay hơi càng thấp.

- Tốc độ bay hơi: là khối lượng bay hơi lên từ 1cm2 bề mặt thuốc xông hơi

trong 1 giây. Tốc độ bay hơi tỷ lệ thuận với nhiệt độ xông hơi và tỷ lệ nghịch với

nhiệt độ sôi và áp suất.

- Sự khuyết tán của thuốc xông hơi vào không khí: là khả năng lan truyền

của hơi thuốc vào khoảng không gian được xông hơi. Khí độc được khuếch tán

trong không khí từ chỗ mật độ phân tử cao đến chỗ mật độ phân tử thấp. Sự khuếch

tán của hơi thuốc nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ. Tốc độ khuếch tán của

khí độc trong không khí nhanh hơn khi nhiệt độ không khí cao và chậm hơn khi

nhiệt độ thấp.

- Sự hấp phụ (adsorption): là quá trình thu hút các phần tử khí độc lên bề mặt

vật phẩm. Sự hấp phụ là quá trình thâm nhập khí độc sâu vào thể khối vật phẩm. Sự

hấp phụ và hấp thụ của thuốc vào hàng hoá khử trùng tuỳ thuộc vào đặc tính của

loại thuốc, loại hàng hoá, cách gói, cách sắp xếp hàng hoá, nhiệt và ẩm độ của

không khí. Nếu sự hấp thụ quá lớn thì nồng độ của thuốc sẽ giảm, lượng thuốc dùng

tăng, chi phí tăng.

Page 45: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

35

Các thuốc xông hơi thường được dùng diệt sâu, mọi loại nông lâm sản: hạt,

bột, ngũ cốc, bột sắn, hạt đậu đỗ, hàng nan, mây tre đan.... Ngoài ra thuốc còn tác

dụng diệt chuột, một số còn có tác dụng trừ tuyến trùng. Thuốc xông hơi rất độc với

người và động vật có vú.

1.2.3.4. Thuốc trừ cỏ

Năm 1890, thuốc trừ cỏ vô cơ như dung dịch boocđô, acid sunfuric được

dùng đầu tiên. Tiếp đến năm 1920, nhóm thuốc trừ cỏ Chlorat được sử dụng. Chúng

đều là những thuốc trừ cỏ không chọn lọc, tồn tại lâu trong môi trường. Thuốc trừ

cỏ chọn lọc đầu tiên là Dinoseb được sử dụng vào năm 1930. Năm 1940, thuốc trừ

cỏ 2,4-D được phát hiện, mở đầu cho hàng loạt thuốc trừ cỏ thuộc nhóm phenoxy ra

đời. Năm 1966, thuốc trừ cỏ 2,4,5-T (hoạt chất chủ yếu của chất độc màu da cam)

lần đầu, được Mỹ sử dụng như một vũ khí hoá học chống lại nhân dân Việt Nam đã

để lại hậu quả rất xấu cho môi sinh, môi trường mà đến nay vẫn chưa khắc phục

được[17][18].

Năm 1996, có trên 300 hoạt chất trừ cỏ, gia công thành hàng nghìn chế phẩm

khác nhau được sử dụng trong nông nghiệp. Phần lớn những chế phẩm này là những

hợp chất hữu cơ có hoạt tính trừ cỏ cao, nhiều loại dùng ở liều lượng rất thấp và khá

an toàn với cây trồng.

Tuỳ thuộc vào đặc tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ để chia ra:

- Thuốc trừ cỏ trong điều kiện nhất định có tác dụng diệt hoặc làm ngừng

sinh trưởng đối với một số loài cỏ dại mà không hoặc ít ảnh hưởng đến cây trồng và

các loài cỏ dại khác, được gọi là những thuốc trừ cỏ có chọn lọc. Ví dụ: thuốc trừ cỏ

lá rộng, thuốc trừ cỏ hoà thảo, cói lác, thuốc trừ cỏ đầm lầy, thuốc trừ cỏ nước...

Thuốc trừ cỏ chọn lọc được dùng trên ruộng có cây trồng đang sinh trưởng.

Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào

liều lượng và điều kiện sử dụng. Khi dùng một thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc với

liều lượng cao hơn liều qui định, tính chọn lọc của thuốc có thể giảm hoặc mất

hẳn, thuốc dễ dàng gây hại cây trồng. Nhiều loại thuốc thể hiện tính chọn lọc khi

được dùng vào thời kỳ mà cây trồng có sức chống chịu cao đối với thuốc, cỏ dại

Page 46: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

36

đang ở giai đoạn chống chịu thuốc yếu. Đối với thuốc trừ cỏ dùng vào xử lý đất,

tính chọn lọc của thuốc còn tuỳ thuộc vào thành phần cơ giới, đặc điểm nông hoá

thổ nhưỡng của đất, lượng mưa trong thời gian phun thuốc.

- Những loại thuốc trừ cỏ dùng gây độc cho mọi loại cỏ và cây trồng gọi là

thuốc trừ cỏ không chọn lọc.

1.2.3.5. Chất điều khiển sinh trưởng cây trồng

Chất điều hoà sinh trưởng thực vật (Plant growth regulator – PGR) còn được

gọi là chất kích thích sinh trưởng cây trồng. Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này

kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của

mầm, giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng...

Tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc gây hại cho

thực vật. Thuốc ít độc với động vật có vú, môi sinh và môi trường sống.

Trong một số năm gần đây, ở Việt Nam một số chất kích thích sinh trưởng

đã được sử dụng đơn (kích thích cây trồng) hay gia công thành các loại phân bón lá.

1.2.4. Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật trong đất

Thuốc bảo vệ thực vật thường được bón lên lá, trên mặt đất hay trộn vào đất.

Do vậy rất cần nghiên cứu sự chuyển hoá của thuốc trong đất, trên cơ sở đặc điểm

chuyển hoá mới có biện pháp sử dụng tốt và dự kiến được khả năng, mức độ, phạm

vi gây ô nhiễm của thuốc để có biện pháp phòng chống ô nhiễm thật hợp lý.

Hoá chất BVTV trong môi trường có nhiều con đường để phân giải như: bay

hơi, phân huỷ bằng ánh sáng, phân huỷ do tác nhân hoá học, phân huỷ do nhiệt độ

và phân huỷ nhờ VSV. 1.2.4.1. Sự bay hơi

Các loại thuốc xông hơi, thuốc sát trùng đều là các loại thuốc bay hơi, nhờ áp

suất bay hơi rất cao các loại thuốc này có thể đi sâu vào các lỗ hổng trong đất để

tiếp xúc với các đối tượng cần diệt. Nhưng cũng chính do đặc tính này mà thuốc dễ

mất nhanh vào khí quyển nếu sau khi sử dụng bón vào đất mà không được che phủ

hoặc bịt kín.

Cũng chính do khả năng bay hơi mà các loại thuốc bay hơi có thể bay rất xa.

Trong tuần hoàn bay hơi, quá trình hồi lưu lâu dài các phần tử thuốc đã bay hơi

Page 47: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

37

có thể lại được trả lại cho đất một lần nữa hoặc có loại thuốc dù địa phương không sử

dụng mà vẫn tìm thấy vết tích trong đất là do nước mưa đem lại.

1.2.4.2. Hoà tan, rửa trôi, chảy tràn

Các loại thuốc hoà tan mạnh trong nước có thể di chuyển trong nước, thẩm

lậu ra khỏi đất và đi vào trong lớp nước dưới mặt đất và nước ngầm.

Nói chung thuốc trừ cỏ dễ bị rửa hơn là thuốc trừ sâu bệnh. Các loại thuốc

tan trong lipit di chuyển trong đất rất khó khăn, thuốc được đất hấp phụ mạnh

không thể di chuyển theo chiều sâu phẫu diện. Nhưng sau khi mưa to hoặc tưới

thuốc có thể tạo thành dòng chảy rồi lắng xuống cùng với bùn cát.

Dòng chảy trên mặt đất cũng có thể hoà tan và cuốn trôi thuốc trừ dịch hại hoà

tan trong nước. Nói chung sau khi rắc thuốc 1- 2 ngày nếu gặp mưa lớn thì nước vùng

phụ cận có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng phát sinh ngộ độc ngoài ý muốn [10].

Thuốc trừ dịch hại theo nước ra khỏi đất. Nhưng nước bị ô nhiễm lại gây ô

nhiễm đất.

Bảng 1.9: Mức độ rửa trôi, hoà tan của các loại TBVTV trong đất

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Parathion Siduron Propachlor Picrlaram TCA

Disulfuton Prome tryne Fenuron Fenac Dalapon

Diquat Propanil 2,4,5 T MCPA 2,3,6 TBA Paraquat Diuron Propham Amitrole Tricaba

Trifurabin Dinuron Fluome turon Dinoseb Dicamba

Benefin Puraron Monuron Chloramben Heptachlor Vernolate Atrazin

Aldrin Chlorprapham Simazin

Chlordan Azinphosme thyl Proprin

Toxaphen Diazinon

DDT

Loại 5 trôi nhanh nhất trong khi loại 1 hoàn toàn bất động.

1.2.4.3. Quang phân

Là quá trình phân giải do tia tử ngoại gây ra được thực hiện trên lớp đất mặt.

Page 48: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

38

Đại bộ phận thuốc trừ cỏ và DDT đều bị quang phân.

Tốc độ quang phân nói chung là chậm chạp, và nó giữ vai trò quan trọng trong việc phân giải thuốc trừ dịch hại. Quá trình quang phân có ý nghĩa ở chỗ một số chất nhờ quang phân mà quá trình phân giải vi sinh vật được mạnh hơn. Tồn dư thuốc trong đất ngắn hơn.

1.2.4.4. Phân giải hoá học

Các loại TBVTV sau khi bón vào đất có thể biến đổi chủ yếu là do các phản ứng phân giải theo kiểu hoá học.

Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, clo hữu cơ chủ yếu bị phân giải theo con đường hoá học.

Có loại phản ứng xảy ra không cần xúc tác như các phản ứng thuỷ phân, ôxi hoá, ion hoá, chuyển hoá các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các muối hữu cơ hoặc vô cơ đơn giản hơn.

Lân hữu cơ phân giải trong quá trình thuỷ phân kiềm.

Cơ chế phản ứng xúc tác còn chưa rõ, hiệu ứng xúc tác còn do bản chất thuốc quyết định. Nồng độ H+ quanh các khoáng vật sét trong đất làm tăng rõ rệt việc phân giải hoá học còn các chất hữu cơ trong đất lại gây trở ngại cho việc phân giải hoá học [10].

1.2.4.5. Tác dụng phân giải của vi sinh vật

Đây là con đường phân giải chủ yếu trong đất. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của VSV đất như nhiệt độ, tỷ lệ nước, tỷ lệ chất hữu cơ, điều kiện ôxi hoá khử, pH đất ảnh hưởng đến tiến trình phân giải VSV.

Tính chất của bản thân thuốc cũng liên quan mật thiết với việc phân giải VSV như các loại thuốc gốc hydroxyl (-OH), carboxyl (-COOH), Amin (-NH2) và -NO2 đều bị phân giải. Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, một số loại thuốc trừ cỏ thuộc loại carbamit cũng rễ bị các loại VSV đất phân giải nhanh chóng. Các loại thuốc trừ cỏ và thuốc trừ sâu có sản phẩm phân giải được các chất hữu cơ trong đất hấp thu mạnh thì tốc độ phân giải thấp. Các loại thuốc BVTV có chứa kim loại nặng trong thuốc vẫn nằm lại trong đất nên dư lượng thuốc tồn tại rất lâu [11].

Các hợp chất hữu cơ có clo chỉ bị thuỷ phân từng phần một cách chậm chạp. Chính do vậy mà các hợp chất này khá bền trong đất.

Page 49: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

39

1.2.4.6. Tác dụng hấp phụ thuốc BVTV của đất

Có nhiều kiểu hấp phụ song hấp phụ trao đổi ion là quan trọng nhất. Hấp phụ anion: Các loại thuốc BVTV trong thành phần có các nhóm chức như -OH, -NH2, -CONH2, -COOR khi phân ly đều tồn tại dưới dạng ion âm và dễ dàng bị keo đất mang ion dương hấp phụ. Đó là các loại đất có tỷ lệ chất hữu cơ thấp, khoáng chứa hợp chất giàu Al, Fe.

Hấp phụ cation: Khi các phân tử thuốc tồn tại dưới dạng cation thì quá trình hấp phụ sẽ rất mạnh mẽ vì keo đất (khoáng sét, mùn) chủ yếu là keo âm.

Chủng loại và hàm lượng khoáng vật sét, hàm lượng chất hữu cơ ảnh hưởng đến lượng hấp phụ ion dương của thuốc.

Cùng một nồng độ thuốc đưa vào đất lượng hấp phụ của đất giảm dần theo thứ tự sau: Đất sét, đất limon, đất cát. Trong cùng một cấp về thành phần cơ giới nếu loại bỏ chất hữu cơ lượng hấp phụ giảm đi rõ rệt.

pH cũng ảnh hưởng đến việc hấp phụ: cùng một pH tỷ lệ hấp phụ càng cao thì nồng độ trong dung dịch càng thấp.

Thuốc BVTV sau khi được mùn và hạt sét hấp phụ khi giải hấp độc tính của thuốc giảm đi rõ rệt và khó bị rễ cây hút. Do tác dụng hấp phụ của đất làm cho thuốc khó di chuyển trong đất và việc phân giải bằng con đường VSV cũng khó khăn. Lượng hấp phụ lớn thì tồn dư càng nhiều.

Bảng 1.10. Ảnh hưởng và nồng độ một số thuốc trừ cỏ và pH đất đến lượng hấp phụ

Loại thuốc

Lượng dùng Khoáng sét

Nồng độ trong dung dịch/ hấp phụ pH pH

5,5 6,5 7,3 5,5 6,3 7,3

DNC

4

Illit 0,07 0,19 6,70 99,00 97,00 0,00

Kaolinit 2,50 6,70 6,70 63,00 0,00 0,00

Montmorilonit 0,06 0,18 6,70 99,10 97,00 0,00

Dinaseb

1

Illit 0,02 0,05 0,05 1,70 97,00 0,00

Kaolinit 0,63 1,70 1,70 1,70 0,00 0,00

Montmorilonit 0,02 0,02 0,04 97,00 95,00 0,00

2,4D 1

Illit 0,05 0,09 1,70 97,00 96,00 0,00

2,4,5T Montmorilonit 1,70 1,70 1,70 0,00 0,00 0,00

Page 50: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

40

1.2.4.7. Sự bền vững của thuốc trong đất

Khả năng tồn tại và thời gian tồn tại thuốc trong đất là tổng hợp kết quả của

tất cả các phản ứng xảy ra trong đất tác động đến thuốc, khả năng thoái biến của

thuốc dưới tác động của các điều kiện môi trường (pH, nhiệt độ, ánh sáng, VSV,...)

trong đất. Đặc tính di động của thuốc cũng quyết định sự có mặt của thuốc trong

môi trường.

Thành phần hoá học của thuốc cũng quyết định độ bền vững của thuốc trong

đất: Thuốc trừ sâu lân hữu cơ chỉ tồn tại trong đất một thời gian ít ngày. Thuốc trừ

sâu Clo hữu cơ tồn tại trong đất lâu hơn 3-15 năm hay lâu hơn nữa, 2,4D chỉ tồn tại

trong đất 2- 4 tuần [9].

Đối với môi trường chất nào càng tồn tại lâu khả năng gây ô nhiễm môi

trường ngày càng cao.

Bảng 1.11: Thời gian tồn tại của một số loại thuốc BVTV

Loại thuốc Thời gian tồn tại

Thuốc có aroen Vô tận

Thuốc trừ sâu clo hữu cơ 2- 35 năm

Thuốc trừ cỏ: Triazin, atrarin, Simazin 1- 2 năm

Thuốc trừ cỏ: Axitbenzoic, Amiben, Dicamba 2- 12 tháng

Thuốc trừ cỏ có ure: Monuron, Diuron 2- 10 tháng

Thuốc trừ cỏ Phenoxy 2- 5 tháng

Thuốc trừ sâu lân hữu cơ 1- 12 tuần

Thuốc trừ sâu carbamat 1- 8 tuần

Thuốc trừ cỏ Carbamat 2- 8 tuần

Thời gian tồn tại của loại các thuốc bảo vệ thực vật cùng một loại nằm trên

các cực trị trên. Các loại thuốc thoái biện nhanh chóng thì không còn để lại vết tích

trong đất. Các loại thuốc không bị phân giải tồn tại lâu trong đất dễ gây tác hại đối

với môi trường.

Dùng mãi một loại thuốc trên cùng một loại đất có thể khiến cho vi sinh vật

Page 51: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

41

quen thuốc và càng về sau tốc độ phân giải càng nhanh: Dùng mãi một loại thuốc

trừ cỏ Thiocarbamate cho ngô thì càng về sau thuốc phân giải càng nhanh (Fox

1983), thuốc bị phá hoại nhanh thì hiệu lực của thuốc càng giảm.

Thường đất giàu chất hữu cơ, hoạt động VSV mạnh thì tốc độ thoái biến của

đất nhanh và độ bền vững của thuốc kém đi. Do vậy trong thực tiễn nông nghiệp để

giảm tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, người ta thiên về biện pháp bón

nhiều phân chuồng, chất hữu cơ phân giải nhanh để tăng cường sinh tính cho đất.

Sự biến đổi của thuốc bảo vệ thực vật trong đất là rất phức tạp, hậu quả càng

cao nếu thuốc tồn tại càng cao và nhất là thuốc tham gia vào dây chuyền thực phẩm

(DDT) thì tác hại càng nhân lên nhanh chóng.

Cho nên khi mở rộng sử dụng một loại hoá chất mới thì cần phải nghiên cứu

đánh giá các ảnh hưởng sinh thái càng sâu sắc bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

1.2.4.8. Sự phân giải DDT trong đất

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân giải DDT trong đất là thành phần cơ giới,

hàm lượng mùn, độ pH, độ ẩm, trạng thái vi sinh vật đất, chế độ canh tác, loại cây

trồng...

Thí dụ nghiên cứu DDT cho thấy trong điều kiện yếm khí chất này chuyển

sang dạng DDD nhanh hơn nhiều so với khi chuyển sang dạng DDE trong điều kiện

hảo khí.

Thời gian bán phân huỷ DDT trong đất khoảng 2,8 – 15 năm. Các chất DDE,

DDD phát hiện trong mẫu đất là do quá trình chuyển hoá DDT trong đất. Quá trình

chuyển hoá theo sơ đồ hình 1.4 sau:

Page 52: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

42

DDE DDD

Hình 1.4: Sơ đồ phân giải của thuốc Clo hữu cơ DDT trong đất (Miles, Gi.R;1971)

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của thuốc bảo vệ thực vật trong đất

a) Nhiệt độ:

Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10 – 400C), độ

độc của thuốc với sinh vật sẽ tăng khi nhiệt độ tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này

là: Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp khi nhiệt độ tăng, hoạt động của vi sinh vật (như

hô hấp dinh dưỡng...) tăng lên, kéo theo sự trao đổi chất của sinh vật tăng lên, tạo điều

kiện cho thuốc xâm nhập vào cơ thể mạnh hơn, nguy cơ ngộ độc lớn hơn. Hiệu lực của

các thuốc xông hơi để khử trùng kho tàng tăng lên rõ rệt khi nhiệt độ tăng.

Có loại thuốc khi nhiệt độ tăng lên đã làm tăng sự chống chịu của dich hại

với thuốc.

DDT DDD DDMS DDNU DDOH

DDMU DDA

DDM DBH DPDT

DDE

Page 53: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

43

Khi nhiệt độ tăng, hiệu lực của thuốc sẽ giảm. Nguyên nhân của hiện tượng

này là: sự tăng nhiệt độ trong một phạm vi nhất định đã làm tăng hoạt tính của các

men phân huỷ thuốc có trong cơ thể, nên làm giảm sự ngộ độc của thuốc đến dịch

hại. Vì thế, việc sử dụng thuốc DDT ở những nơi có nhiệt độ thấp lợi hơn ở những

nơi có nhiệt độ cao.

Một số loại thuốc trừ cỏ, nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân huỷ của thuốc,

hiệu lực và thời gian hữu hiệu của thuốc do thế cũng bị giảm.

Nhiệt độ thấp, nhiều khi ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây với thuốc.

Nhưng cũng có trường hợp, tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc cũng không

ảnh hưởng nhiều đến độ độc của thuốc (như CuSO4.5H2O).

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Nhiệt

độ cao làm tăng độ phân huỷ của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt hay hạt

chất độc trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở các thuốc dạng sữa, dạng huyền phù

đậm đặc.

b) Độ ẩm không khí và độ ẩm đất: Độ ẩm của không khí và đất đã làm cho chất độc bị thuỷ phân và hoà tan rồi

mới tác động đến dịch hại. Độ ẩm cũng tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cây

dễ dàng hơn.

Có trường hợp độ ẩm không khí tăng, lại làm giảm tính độc của thuốc. Độ

độc của Pyrethrin với Dendrolimus spp giảm đi khi độ ẩm không khí tăng lên. Khi

độ ẩm tăng, khả năng sự khuếch tán của thuốc xông hơi bị giảm, dẫn đến giảm hiệu

lực của thuốc xông hơi.

Nhưng ngược lại, độ ẩm cũng ảnh hưởng rất mạnh đến lý tính của thuốc, đặc

biệt là các thuốc ở thể rắn. Dưới tác dụng của độ ẩm, thuốc dễ bị đóng vón, khó

phân tán và khó hoà tan.

Nhiệt và ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc, nên khi bảo quản

nhà sản xuất thường khuyên thuốc BVTV phải được cất nơi râm mát để chất lượng

thuốc ít bị thay đổi.

c) Lượng mưa

Lượng mưa vừa phải sẽ làm tăng khả năng hoà tan thuốc trong đất. Nhưng

Page 54: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

44

mưa to, đặc biệt sau khi phun thuốc gặp mưa ngay, thuốc rất dễ bị rửa trôi, nhất là

đối với các thuốc dạng bột, các thuốc chỉ có tác dụng tiếp xúc. Vì vậy không nên

phun thuốc khi trời sắp mưa to.

d) Đặc tính lý hoá của đất

Đặc tính lý hoá của đất ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu lực của các loại thuốc

bón vào đất. Khi bón thuốc vào đất, thuốc thường bị keo đất hấp phụ do trong đất có

keo và mùn. Hàm lượng keo và mùn càng cao, thuốc càng bị hấp phụ vào đất, lượng

thuốc được sử dụng càng nhiều; nếu không tăng lượng dùng, hiệu lực của thuốc

giảm. Nhưng nếu thuốc được giữ lại nhiều quá, bên cạnh tác động giảm hiệu lực của

thuốc, còn có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau, nhất là với các loài cây mẫn cảm

với thuốc đó. Ngược lại, cũng có một số loại thuốc như Dalapon vào đất, thuốc bị

phân huỷ thành những ion mang điện âm, cùng dấu với keo đất, đã bị keo đất đẩy

ra, thuốc dễ bị mất do rửa trôi.

e) Độ pH của đất:

Độ pH của đất có thể phân huỷ trực tiếp thuốc BVTV trong đất và sự phát

triển của VSV đất. Thông thường trong môi trường acid thì nấm phát triển mạnh;

còn trong môi trường kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn.

1.2.6. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh vật sống trong đất

1.2.6.1. Tác động của thuốc BVTV đến các sinh vật sống trong đất.

Nhiều loại động vật sống trong đất như các loại côn trùng thuộc bộ

Colembola, một số loại ve bét Acarina, rết râu chẻ Pauropoda, tuyến trùng

Nematoda và giun đất có khả năng phân giải tàn dư thực vật, làm cho đất tơi xốp

thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển, giúp cải tạo đất và duy trì độ

màu mỡ của đất [19].

Các loài động vật sống trong đất khác như động vật nhiều chân Myriapoda,

lớp nhện Araneidia và một số loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, một số

loài thuộc bộ rếp tơ Symphyla, bộ cuốn chiếu Diplopoda, tuyến trùng ăn mầm cây

hay hại rễ cây.

Một số loại thuốc trừ sâu làm giảm số lượng cá thể của các loài động vật sống

Page 55: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

45

trong đất ngay cả ở liều sử dụng thấp. Một số loại thuốc khác không những không

gây hại mà còn làm tăng các loại động vật sống trong đất. Tác hại nặng nhẹ của các

thuốc trừ sâu đến các loại động vật sống trong đất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc,

liều lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc, điều kiện ngoại cảnh.

Nhìn chung các thuốc trừ nấm ít gây hại đến động vật không xương sống có

ích sống trong đất. Có một số trường hợp đặc biệt:

Nồng độ đồng (Cu) trong đất 2000ppm đã giết chết 100% giun đất ở vườn

cây ăn quả [14].

Các thuốc trừ nấm xông hơi khi dùng xử lý đất đã làm giảm số lượng bọ đuôi

bật, ve bét, các loài rết cuốn chiếu trong đất.

Thuốc trừ cỏ tác động đến động vật không xương sống trông đất rất khác

nhau: Một số thuốc chỉ làm giảm nhẹ hay hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến số

lượng của chúng, thậm chí còn kích thích chúng phát triển.

1.2.6.2. Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật (VSV) đất

VSV đất (gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật đất) giữ

vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hoá vật chất trong đất. Số lượng thành phần

của VSV đất phản ánh độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng

phát triển của cây.

Thuốc BVTV tác động rất khác nhau đến quần thể VSV sống trong đất.

Thuốc trừ sâu ở liều thông dụng thường ít ảnh hưởng xấu đến quần thể VSV

đất, nhiều khi ở liều này, thuốc còn kích thích VSV đất phát triển. Nhưng ở liều lượng

cao, thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến VSV đất, kéo dài thời gian tác động của thuốc

(Raglu & Mac Rae,1967; Tu,1970; Wolfe,1973). Cũng có loại thuốc trừ sâu ở nồng độ

thấp cũng hạn chế sự gây hại của VSV đất.

Thuốc trừ bệnh tác động mạnh đến quần thể VSV đất. Các VSV có ích như

vi khuẩn nitrat và nitrat hoá, vi khuẩn phản nitrat, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn

phân giải chitin rất mẫm cảm với thuốc trừ bệnh (cả thuốc trừ bệnh xông hơi lẫn

thông dụng). Nhiều nấm đối kháng như nấm Trichoderma viride chống chịu được

nhiều thuốc trừ bệnh (Ruhloff & Burton, 1954; Domsh, 1959; Brown, 1978).

Thuốc trừ cỏ tác động rất khác nhau đến quần thể VSV đất, tuỳ theo loại

Page 56: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

46

thuốc, liều lượng dùng và nhóm sinh vật. Một số thuốc trừ cỏ chỉ tác động xấu đến

một số nhóm VSV này nhưng lại ít ảnh hưởng đến các nhóm VSV khác. Thuốc trừ

cỏ tác động chọn lọc thường chỉ kìm hãm tạm thời đến VSV đất. Sau một thời gian

bị ức chế, hoạt động của sinh vật đó lại được phục hồi, đôi khi một số loài nào đó

còn phát triển mạnh hơn trước (Kearney, 1965; Bộ môn Vi sinh – trường ĐH Nông

nghiệp I Hà Nội, 1970). Nhìn chung, ở liều thuốc trừ cỏ, thuốc không tác động xấu

đến hoạt động của VSV đất (Zemaneck, 1971; Fryer & Kirland, 1970; Nguyễn Trần

Oánh, 1983) [16].

1.2.6.3. Quần thể vi sinh vật đất

Tổng quan các tài liệu thấy có những nhận xét trái ngược nhau về ảnh hưởng

của thuốc trừ sâu đến quần thể vi sinh vật trong đất. Thực ra tác động của thuốc bảo

vệ thực vật đến vi sinh vật trong đất phụ thuộc vào kiểu bón thuốc trừ sâu và các

nhân tố khác như nhiệt độ, ẩm độ, pH, loại đất. Tác dụng ức chế có chọn lọc của

thuốc dẫn đến việc thay thế quần thể này bằng quần thể vi sinh vật khác có sức chịu

đựng cao hơn. Việc khôi phục quần thể vôi trong đất phụ thuộc vào tốc độ thoái

biến của thuốc trong đất. Bón chất hữu cơ như phân chuồng vào đất đã được dùng

thuốc trừ sâu có thể khôi phục quần thể vi sinh vật đất Mishra và Gaur (1977) cho

thấy độ độc của Lindan đối với vi sinh vật ở 1 và 10 ppm đã bị trung hoà nhờ bón

phân chuồng vì khả năng hấp phụ thuốc sâu của phân chuồng [8].

a. Quá trình amôn hoá:

Quá trình amôn hoá các chất hữu cơ được thực hiện bởi một phổ rộng các vi sinh vật đất, trong khoảng biến động pH khá rộng, cả trong điều kiện yếm khí và háo khí, trong môi trường oxy hoá cũng như môi trường khử nên thuốc bảo vệ thực vật ít ảnh hưởng đến quá trình amôn hoá.

b. Quá trình nitrat hoá: Quá trình nitrat hoá được xem là mẫn cảm nhất với các loại thuốc bảo vệ

thực vật khác nhau. Song việc ức chế cũng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chậm nhất là sau 16 tuần hiệu ứng độc của thuốc bảo vệ thực vật cũng mất đi và quá trình nitrat hoá lại được khôi phục. Nguyên nhân việc ức chế quá trình nitrat hoá là do việc ức chế hoạt động men Cytochromoxydaza của vi khuẩn thực hiện việc nirat hoá.

Page 57: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

47

c. Enzim trong đất: Chỉ tiêu hoạt động sinh học sống động nhất là hoạt động enzim. Việc nghiên

cứu hoạt động enzim có thể cho ý niệm cụ thể về các quá trình xảy ra trong đất. Enzim trong đất liên quan đến quá trình phân huỷ chất hưu cơ và nhiều quá trình chuyển hoá khác. Đo hoạt động men có thể được một chỉ thị về mức độ các quá trình đặc biệt trong đất và trong một số trường hợp đóng vai trò chỉ thị cho độ phì nhiêu của đất.

Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến hoạt động men trong đất phụ thuộc vào độ độc và dư lượng thuốc trừ sâu trong đất và chất hữu cơ trong đất. Song cũng như đối với vi sinh vật, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến hệ thống men xảy ra tức thời ngay khi thuốc được hấp phụ trên các phần tử đất và cũng mất đi cùng với quá trình biến thoái của thuốc.

Hiệu ứng của thuốc bảo vệ thực vật lên các hệ thống men trong đất phụ thuộc vào các đặc tính hoá lý của đất (pH, độ mặn, độ ẩm, chất hữu cơ, nhiệt độ...) và phản ứng của vi sinh vật đối với các thuốc đó.

Bảng 1. 12: Ảnh hưởng của TBVTV lên hoạt động của enzim đất

Thuốc trừ sâu Liều dùng Loại enzim bị tác động Hexacyclo hexan <100 đất ức chế Dehydrogenaza Carbaryl <100 đất ức chế Dehydrogenaza

Methyl parathion 15 kg a.i/ha

150-300 kg a.i/ha kích thích Dehydrogenaza ức chế hoàn toàn Dehydrogenaza

Malathion 50-1000 ppm ức chế Ureaza

Heptachlor ức chế Ureaza, Catalaza Lindan và Oieldrin ức chế Ureaza, Catalaza

Malathion liều an toàn Tăng Amylaza Giảm Ivertaza

Carbaryl liều nông nghiệp Không có ảnh hưởng gì đối với Amylaza, Ivertaza và Cellulaza

1.2.6.4. Giun đất

Giun đất có vai trò rất quan trọng trong đất. Darwin xem giun đất là người

thợ cày đầu tiên. Giun đất chiếm đến 80% sinh khối động vật không xương sống

Page 58: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

48

trong nhiều hệ sinh thái, tham gia tích cực vào các quá trình phân giải các vật liệu

phế thải, đóng góp vào việc hình thành độ phì nhiêu của đất qua các việc sau đây:

- Làm tan rã các mô cây và động vật, làm cho các mô dễ bị vi sinh vật tác động.

- Phân huỷ một cách có chọn lọc và làm thay đổi thành phần hoá học các bộ

phận tàn thể hữu cơ trong đất.

- Chuyển hoá các tàn thể thực vật thành hợp chất mùn.

- Làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc cho nấm và vi khuẩn tác động.

- Tạo thành các chất hữu cơ và chất khoáng.

- Trộn chất hữu cơ vào đều khắp lớp đất mặt.

Các chất độc bón vào đất ức chế hoạt động của giun đất, làm giảm mật độ

giun sống trong đất, ảnh hưởng đến việc khôi phục độ phì nhiêu, làm xấu hệ sinh

thái tự nhiên có thể dẫn đến những thay đổi phức tạp về cấu trúc và chức năng sản

xuất của đất.

Bảng 1.13: Các thuốc trừ sâu độc đối với giun đất, làm giảm lượng giun đất có thể kể tên như sau:

DDT Bón 38 Ib/ha giảm 50% Aldrin 2,5 15,7%

Chlordan 18 100%

Heptaclor 1,25 25%

Carbari 2,4-3 43-60% Malathion 3 kg/ha 60%

Parathion 8 Ib/ha 11%

Ở ruộng lúa hiệu ứng độc của thuốc trừ sâu đối với giun đất có giảm.

Page 59: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

49

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thuốc BVTV gồm 2 đối tượng là đất và nước tại khu vực có 5 kho thuốc hiện vẫn còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật thuộc các xã Nghi Trung, Nghi Liên, Nghi Phương, Nghi Hoa và Nghi Công Bắc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp truyền thống. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ tình trạng nghiên cứu những gì đã làm được và những gì còn tồn tại. Kết quả tổng hợp tài liệu là cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ và hệ phương pháp nghiên cứu phù hợp với vùng làm luận văn tốt nghiệp.

Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Nó giúp ta thu thập được những tài liệu quan trọng từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, địa hình địa mạo, địa chất cũng như các tài liệu liên quan đến đề tài.

2.2.2. Phương pháp điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa

2.2.2.1. Phương pháp lấy mẫu

a. Yêu cầu đối với phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu, bảo quản mẫu là một phần quan trọng trong phân tích hóa chất BVTV. Vì đối tượng mẫu rất đa dạng, bao gồm đất, nước nên ứng với mỗi loại mẫu phải có phương pháp lấy mẫu và cách bảo quản mẫu phù hợp. Song, bất cứ phương pháp lấy mẫu nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Tính đại diện: Tính đại diện được hiểu theo nghĩa là mẫu, trong đó tỷ lệ giữa các chất phân tích và nền mẫu - chất mang mẫu (matrix) phải không bị thay đổi trong quá trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu. Song trên thực tế, yêu cầu này khó có thể thoả mãn trong tất cả các trường hợp, bởi lẽ khi lấy mẫu, mẫu được tách ra khỏi đối tượng nghiên cứu và do các biến đổi vật lý, hoá học, sinh học đều có thể dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ này.

- Tính đồng nhất của mẫu: Yêu cầu này nhằm mục đích đảm bảo sự có mặt đồng nhất các chất phân tích trong mẫu. Trong thực tế các mẫu đất thường có lẫn

Page 60: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

50

sỏi, đá, rễ cây, cỏ, chỗ có chất phân tích, chỗ không có, vì vậy phải có biện pháp đồng nhất mẫu.

b. Dụng cụ, hoá chất dùng trong lấy mẫu

- Khoan tay, xà beng, cuốc, xẻng, khay chứa mẫu, rây cỡ hạt 1mm: bằng Inox.

- Găng tay vải, găng tay cao su, ủng cao su.

- Bình thuỷ tinh màu nâu dung tích 250ml hoặc túi PE có kẹp mép để chứa mẫu.

- Thùng để lưu chứa các mẫu và vận chuyển.

- Nhãn dán để ghi ký hiệu mẫu.

- Nước/chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước sạch để tráng rửa dụng cụ.

- Dung môi (hexan, axeton dùng trong phân tích) để rửa dụng cụ.

- Máy định vị GPS, máy ảnh.

c. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu

Mẫu lấy theo tình hình thực tế khảo sát, khu nào có nguy cơ lớn thì tập trung lấy nhiều, khu nào đơn điệu thì chỉ lấy mẫu đại diện. Mẫu được lấy trong luận văn bao gồm: mẫu nước và mẫu đất.

+ Lấy mẫu nước:

Trong đó, mẫu nước dưới đất lấy chủ yếu ở tại các hộ dân cư trong vùng. Nước mặt tập trung lấy từ các hệ thống hồ trong vùng. Quy trình lấy mẫu tuân thủ theo quy định hiện hành. Sơ bộ mô tả quy trình lấy mẫu như sau:

Sử dụng chai nhựa PE vô trùng để lấy mẫu. Tại hiện trường, tráng chai 3 lần bằng nước tại nguồn, tiếp theo cho chai ngập trong nước đến khi nước đầy thì mới đưa mẫu lên. Tùy theo yêu cầu phân tích, mà có những yêu cầu bảo quản riêng.

Dụng cụ chứa: chai thuỷ tinh màu đã được rửa sạch bằng dung môi.

Lượng mẫu lấy khoảng 1-2 lít.

Kỹ thuật bảo quản: Làm lạnh 20C đến 50C và để kín ở trong thùng tối.

Thời gian bảo quản tối đa: 24 giờ.

Lưu ý: đối với mẫu nước phân tích chỉ tiêu clo hữu cơ khi lấy mẫu nên thêm ngay chất chiết dùng để phân tích hoặc tiến hành chiết tại chỗ; còn đối với chỉ tiêu phân tích là photpho hữu cơ thì phải chiết sớm sau khi lấy mẫu, không nên để quá 24 giờ.

Nước mặt: Được tiến hành theo TCVN 5994-1995: Nước mặt ở đây là nước ao, hồ. Mẫu nước mặt cũng được lấy đóng vào chai nhựa đã ghi sẵn ký hiệu. Vị trí

Page 61: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

51

lấy mẫu cách bờ khoảng 1-2 m. Nước lấy chủ yếu ở tầng nông từ 0,2 đến 0,5 m. Mẫu nước được lấy theo yêu cầu phân tích và yêu cầu bảo quản riêng của loại hình phân tích đó.

Nước dưới đất: Được tiến hành theo TCVN 5994-1995: Mẫu nước dưới đất được lấy trực tiếp bằng máy bơm từ các giếng khoan lên hoặc bằng gầu từ các giếng đào. Sau đó được đóng vào chai nhựa PE 1000ml đã ghi sẵn ký hiệu, có nắp cấu tạo tránh nút bị lỏng ra, gây tràn mẫu ra ngoài hoặc bị nhiễm bẩn.

+ Lấy mẫu đất

Được tiến hành theo TCVN 5297-1995.

Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu.

Nguyên tắc lấy mẫu là bố trí mạng lưới lấy mẫu ưu tiên tập trung đan dày ở khu vực bị ô nhiễm nặng và theo hướng lan toả do bị rửa trôi theo nước mưa hoặc theo kênh mương thoát nước. Tại các kho thuốc mà luận văn nghiên cứu thì khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu đan dày là 5m bố trí 1 điểm lấy mẫu, còn diện tích xa trung tâm ô nhiễm thì cứ 10m bố trí 1 điểm lấy mẫu.

Ở khu vực bị ô nhiễm nặng và bề mặt đất trơ cứng hoặc đã bị bê tông hoá, đá sỏi cho phủ thì không thể sử dụng khoan để lấy mẫu được. Đối với mỗi vị trí lấy mẫu trong khu vực này sử dụng phương pháp đào-trộn theo phẫu diện. Phương pháp này sẽ tăng mức độ trung bình hoá nồng độ các chất phân tích, tránh lây nhiễm đất có nồng độ cao ở lớp trên lọt xuống phía dưới khi dùng khoan. Khoanh một diện tích đất nhất định cỡ 1m2 (1,2m x 0,8m), đào xới toàn bộ diện tích lựa chọn đến độ sâu nghiên cứu theo từng lớp (ở hai độ sâu 0-0,5m và 0,5-1m). Trộn đều toàn bộ lượng đất đào được, loại bỏ các tạp cơ học như sỏi đá to, rễ cây cỏ,… rồi lấy lượng mẫu cỡ 1kg. Nếu muốn lấy mẫu ở lớp sâu hơn, phải hót bỏ và cách ly toàn bộ lượng đất của lớp phía trên, sau đó lặp lại các thao tác như trên. Điểm lưu ý là sau khi lấy xong mẫu cần phải hoàn trả lại mặt bằng, đất của lớp dưới được chuyển xuống trước rồi mới đến lớp trên cùng.

Đối với các vị trí lấy mẫu không ở trong khu vực bị nhiễm độc nặng. Khu vực này khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu cách xa hơn.

Các thao tác thực hiện khi lấy mẫu

- Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu.

- Phát, dọn cỏ, khoan phá bê tông (nếu có) ở vị trí lấy mẫu.

- Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sẽ sử dụng ở mỗi vị trí lấy mẫu.

Page 62: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

52

- Rửa dụng cụ lấy mẫu: dùng lại nước rửa dụng cụ thí nghiệm, rửa tiếp bằng nước sạch (nước sinh hoạt), bằng hexan rồi đến axeton.

- Đào hố lấy mẫu kích thước 40 x 40 x 0-20cm (dài-rộng-sâu) sau đó chuyển mẫu vào khay chứa.

- Nghiền, trộn đều mẫu, chọn cỡ hạt dưới 1mm chuyển vào bình chứa/túi chưa mẫu.

- Ghi nhãn trên bình/túi chứa mẫu.

- Xếp đặt mẫu vào thùng chứa, bảo quản nơi râm mát.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu

Phân tích hàm lượng thuốc BVTV trong các mẫu đất theo các phương pháp phân tích EPA, phương pháp sắc ký khí GC/ECD tại Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường.

+ Đánh giá sai số

Để đánh giá sai số, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu kiểm tra nội bộ một số loại mẫu. Đánh giá sai số được tiến hành theo quy phạm địa hóa hiện hành:

n

iCiCi

n 1)2lg/1(lg1

htS (Eq.1)

Trong đó: Ci1 - Hàm lượng thành phần trong mẫu cơ bản thứ i.

Ci2 - hàm lượng thành phần trong mẫu kiểm tra thứ i.

n - Số lượng mẫu kiểm tra.

i = 1, 2,...., n.

Sai số hệ thống của phòng thí nghiệm cho phép trong giới hạn: 0,9 <Sht<1,1.

Đối với mẫu hóa toàn diện, sử dụng công thức cân bằng ion để đánh giá sai số phân tích.

Kết quả tính toán sai số cho thấy, với tập mẫu đầy đủ, sai số hệ thống nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Nhưng với tập mẫu quá nhỏ, số lượng mẫu kiểm tra ít, kết quả đánh giá không phản ánh trung thực hàm sai số. Tuy nhiên, với mức giá trị sai số không quá lớn, nên các kết quả phân tích bảo đảm độ tin cậy cần thiết, đáp ứng yêu cầu của luận văn.

Page 63: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

53

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ

* Phương pháp xử lý số liệu:

- Trong quá trình thực hiện dự án, các nguồn số liệu và tư liệu được tổng hợp và phân loại theo từng nhóm. Trong quá trình xử lý và phân tích các số liệu thu được, các phương pháp tin học (Access, Excel...) là thành phần không thể thiếu.

- Xử lý, tính toán và xây dựng các bảng dữ liệu tổng hợp: Từ các bảng dữ liệu cơ sở (số liệu phân tích), dùng phần mềm văn phòng tính toán và xử lý, liên kết để đưa ra các dạng tổng hợp như bảng kết quả như hàm lượng trung bình, min, max, độ lệch chuẩn,…

* Phương pháp lập bản đồ:

- Bản đồ cơ sở và nền cho các bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường tai các kho thuốc BVTV là bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.

- Chuyển các dữ liệu dạng bảng đã nhập sang dạng MapInfo để quản lý bằng GIS (tọa độ điểm lấy mẫu, các kết quả phân tích mẫu tại địa điểm lấy theo các tầng, vị trí các trạm khảo sát trên bản đồ).

- Sử dụng các phần mềm vẽ đẳng trị (Surfer, Vertical Map, Discover…) để xây dựng các bản đồ hiện trạng ô nhiễm và phân vùng ô nhiễm bằng phương pháp nội suy để phân vùng hàm lượng.

Phương pháp nội suy được sử dụng trong luận văn là phương pháp nội suy lân cận tự nhiên “Natural Neighbour Interpolation”. Phương pháp “Natural Neighbour Interpolation” nội suy theo một mạng lưới đa giác Thiessen được tạo ra từ các điểm khảo sát. Nguyên tắc nội suy của phương pháp này là những điểm gần nhau trong một vùng sẽ luôn luôn có giá trị gần hơn so với các điểm nằm ở khoảng cách xa hơn. Nghĩa là mỗi điểm tạo nên một diện tích tự nhiên ảnh hưởng liên quan đến các điểm liền kề. Công cụ Vertical Mapper có khả năng rất mạnh trong phân tích thông tin qua nội suy theo lân cận tự nhiên.

Chính vì vậy, tác giả đã chọn phương pháp nội suy lân cận tự nhiên để phân vùng ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu.

Trong quá trình nội suy ta thiết lập các mức đẳng trị hàm lượng thông qua tiêu chuẩn môi trường để phân ra các vùng không ô nhiễm, vùng nguy cơ ô nhiễm, vùng ô nhiễm nhẹ, ô nhiễm nặng.

Qua đó có thể luận giải cho mức độ lam tỏa ô nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật trong khu vực nghiên cứu.

Page 64: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

54

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM HÓA CHẤT BVTV

TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Huyện Nghi Lộc là huyện có ngành nông nghiệp rất phát triển với thế mạnh

là lúa và các loại cây hoa màu. Chính vì vậy, trong quá trình canh tác thường sử

dụng các loại hóa chất BVTV để trừ sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng trong

đó có một số thuốc có độc tính cao và khó phân hủy như: DDT, 666...

Do quản lí thuốc BVTV còn rất lỏng lẻo dẫn đến việc sử dụng thuốc giả,

thuốc kém chất lượng ngày một gia tăng. Người dân chỉ chú trọng đến mục đích

diệt trừ sâu bệnh mà không cần quan tâm đến các vấn đề môi trường và sức khoẻ

cộng đồng. Mức độ tiếp cận thông tin về thuốc BVTV của người dân còn rất hạn

chế dẫn đến thiếu những hiểu biết cơ bản khi dùng thuốc và tự bảo vệ mình. Phương

thức trộn thuốc tuỳ tiện, tự phát không tuân thủ các quy định về kỹ thuật và an toàn

lao động; tăng liều lượng, tần suất phun chỉ với mục giết hết sâu bệnh; ý thức về

bảo hộ lao động và sức khoẻ cộng đồng còn rất thấp, đa số người dân phun thuốc

đều chưa đủ điều kiện về phòng hộ lao động khi phun thuốc.

Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Nghi Lộc hiện nay còn tràn lan và không

hợp lí về mặt kỹ thuật và an toàn. Người dân Nghi Lộc vẫn còn sử dụng những loại

thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, xuất sứ, đặc biệt là vẫn còn sử dụng các loại

thuốc đã hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam. Các loại thuốc BVTV sử dụng ở

Nghi Lộc có chủng loại phong phú, chúng thuộc nhiều nhóm thuốc như Cacbamat,

Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Pyrethroid, sinh học và các nhóm khác. Các loại thuốc đều

thuộc 3 nhóm độc chính trong đó nhóm độc II được sử dụng nhiều nhất (chiếm

73,7%). Hai nhóm độc I và III có tỷ lệ sử dụng ngang nhau (13,2%).

Hiện tượng vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV tràn lan trên các cánh

đồng hoa mà vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý.

Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm thuốc BVTV cho các nguồn nước

mặt, môi trường đất, nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng người dân

địa phương và các vùng lân cận.

Page 65: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

55

Trong phạm vi của luận văn không đủ kinh phí cho phép tác giả nghiên cứu

sâu và chi tiết về thực trạng ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Vì

vậy tác giả tập trung vào đánh giá mức độ ô nhiễm của các kho thuốc trừ sâu để lại

từ các hợp tác xã nông nghiệp, kho thuốc trước kia.

Luận văn đi sâu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm của 5 khu vực kho thuốc

được coi là những điểm nóng về ô nhiễm thuốc trừ sâu sau:

3.1. Thực trạng của các kho chứa thuốc BVTV

3.1.1. Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh.

- Vị trí địa lý: Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh có ranh giới: phía Đông

giáp đất trồng cây; phía Tây giáp nhà kho chứa, nhà ăn tập thể; phía Nam giáp nhà

kho và phía Bắc giáp sân, nhà kho.

Hình 3.1. Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc tại Nhà máy hóa chất Vinh

- Cơ quan quản lý trước đây: Nhà Máy Hoá chất Vinh. - Quy cách xây dựng: kho thuốc được xây dựng kiên cố: nền láng xi; tường

xây bằng gạch; mái lợp ngói. Kích thước kho có: chiều dài 20m, chiều rộng 8m. - Thời gian sử dụng: kho sử dụng từ năm 1983 đến năm 1986.

Page 66: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

56

- Số lượng và chủng loại lưu chứa: Kho thuốc chứa khoảng 5.000 kg/năm với các chủng loại thuốc: 666; Wofatox; Falizan; Kitazin; Bassa.

- Phương thức phân phối: Đây là xưởng gia công sang chai thuốc BVTV và phân phối cho nhân dân sử dụng để phòng trừ sâu bệnh. Trong quá trình sử dụng có một số thuốc tồn đọng nhưng đã đem bán.

- Thực trạng hiện nay: Nhà xưởng, kho vẫn còn nguyên hiện trạng. Trong kho không còn có thuốc tồn đọng, nền kho đã được tiến hành lau rửa nhưng vào trong có mùi thuốc BVTV nồng nặc. Nhà kho nằm ở phía Đông khu vực nhà máy.

Ngoài địa điểm kho đặt trong Nhà máy hoá chất Vinh thì phía bên ngoài tường bao của nhà máy có 01 địa điểm tồn dư thuốc BVTV nằm gần khu dân cư. Địa điểm là 1 khuôn viên được xây bao quanh bằng gạch cao khoảng 4m, kích thước 5 x 5m. Bên trong cỏ mọc, phía dưới có chứa bao bì, đào lớp bao bì có mùi thuốc nồng nặc. 3.1.2. Kho thuốc HTX nông nghiệp Nghi Trung

- Vị trí địa lý: kho thuốc có ranh giới: phía Đông giáp cánh đồng, phía Tây giáp nhà bếp, phía Nam giáp nhà làm việc Uỷ Ban nhân dân xã và phía Bắc giáp trường cấp 2 Nghi Trung.

Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới khảo sát và vị trí kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung

Page 67: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

57

- Cơ quan quản lý trước đây: Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ.

- Quy cách xây dựng: kho thuốc được xây dựng với nền láng xi măng;

Tường xây bằng gạch; Mái lợp ngói. Kích trước kho thuốc: Dài 13,5m, rộng 6,5m.

- Thời gian sử dụng: từ năm 1968 – 1993.

- Số lượng và chủng loại lưu chứa: kho thuốc chứa khoảng 1.500 - 2.000

kg/năm với các chủng loại thuốc: 666; Wofatox; Falizan; Kitazin; Bassa.

- Phương thức phân phối: Phân phối cho nhân dân sử dụng để phòng trừ sâu bệnh.

- Thực trạng hiện nay: Kho còn chum đựng thuốc nước, mùi thuốc luôn bốc

lên nồng nặc. Kho đã được san bằng và đã xây nhà mới gồm nhà tang lễ, nhà điện

năng, nhà an ninh xã. Hiện kho nằm trong Trung tâm Uỷ ban xã.

3.1.3 Kho xóm 8 Nghi Công Bắc

- Vị trí địa lý: kho thuốc có ranh giới: phía Đông giáp nhà ông Chiến, phía

Tây giáp nhà ông Vinh, phía Nam giáp nhà anh Phương và phía Bắc giáp đường đi.

Hình 3.3. Sơ đồ mạng lưới khảo sát và vị trí kho thuốc tại xóm 8, Nghi Công Bắc

Page 68: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

58

- Cơ quan quản lý trước đây: Trại Kỹ thuật của xã.

- Quy cách xây dựng: kho thuốc được xây dựng với nền xi măng; Tường xây

bằng đá, vôi; Mái của kho là mái ngói. Kích trước kho: Dài 8m, rộng 6m.

- Thời gian sử dụng: kho chứa từ năm 1967 đến năm 1973.

- Số lượng và chủng loại lưu chứa: khoảng 1000 kg/năm với các chủng loại

thuốc: 666; Zinep; DDT sữa; Methyl.

- Phương thức phân phối: Phân phối cho nhân dân sử dụng để phòng trừ sâu bệnh.

- Thực trạng hiện nay: Kho đã phá bỏ từ lâu. Khu vực kho cũ hiện nay là nơi

sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng không có thuốc tồn đọng. Đứng trên

khu vực kho có mùi thuốc BVTV. Hiện kho nằm trong trung tâm của 10 hộ dân cư

và 4 hộ lân cận kho. Khi có mưa, nguồn nước mưa, nước mặt có chảy qua khu vực

kho tràn qua hướng Nam bắc. Sức khoẻ người dân sống xung quanh kho không bình

thường, tư tưởng lo lắng.

3.1.4. Kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa

- Vị trí địa lý: kho thuốc có ranh giới: phía Đông giáp đường liên xóm, phía

Tây giáp nhà chị Kim, phía Nam giáp nhà anh Dương và phía Bắc giáp đường quốc

lộ 534.

- Cơ quan quản lý trước đây: HTX Nông nghiệp.

- Quy cách xây dựng: kho thuốc được xây dựng với nền xi măng; Tường xây

bằng gạch táp lô; Mái lợp ngói. Kích trước kho: Dài 9m, rộng 5m.

Page 69: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

59

Hình 3.4. Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa

- Thời gian sử dụng: kho lưu chứa từ năm 1981 đến năm 1990.

- Số lượng và chủng loại lưu chứa: khoảng 2000 kg/năm với các chủng loại

thuốc: 666; DDT; Bassa.

- Phương thức phân phối: Phân phối cho nhân dân sử dụng để phòng trừ sâu bệnh.

- Thực trạng hiện nay: Kho thuốc đã được dỡ bỏ, người dân đã làm nhà và

trồng cây trên nền kho. Đứng trên khu vực kho cũ luôn có mùi thuốc BVTV. Hiện

kho nằm trong trung tâm của 3 hộ dân cư và 6 hộ lân cận kho. Khi có mưa, nguồn

nước mưa, nước mặt có chảy qua khu vực kho tràn qua hướng đông - Tây. Tình

hình dân cư không bình thường: Tư tưởng người dân lo ngại về nguồn nước bị ô

nhiễm.

3.1.5. Kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương

- Vị trí địa lý: kho thuốc có ranh giới: phía Đông giáp khu dân cư, phía Tây

giáp đồi núi và dân cư, phía Nam giáp khu dân cư và phía Bắc giáp đường đi.

- Cơ quan quản lý trước đây: HTX Nghi Phương.

- Quy cách xây dựng: kho thuốc được xây dựng với nền xi măng; Tường xây

bằng đá; Mái lợp ngói. Kích trước kho: Dài 7,5m, rộng 5m.

Page 70: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

60

- Thời gian sử dụng: kho lưu chứa từ năm 1965 đến năm 1998.

- Số lượng và chủng loại lưu chứa: khoảng 1.500 kg/năm với các chủng loại

thuốc: 666; DDT; Vofatox; Bassa; Padan.

- Phương thức phân phối: Phân phối cho nhân dân sử dụng để phòng trừ sâu

bệnh. Trong quá trình sử dụng phân phối cho nhân dân để xẩy ra đổ vở khá nhiều ở

xung quanh kho.

- Thực trạng hiện nay: Kho thuốc đã được dỡ bỏ còn lại bãi đất hoang, cỏ

dại. Đứng trên khu vực kho mùi thuốc BVTV bốc lên nồng nặc. Hiện kho nằm

trong trung tâm của 7 hộ dân cư và 3 hộ lân cận kho. Khi có mưa, nguồn nước mưa,

nước mặt có chảy qua khu vực kho tràn qua hướng Tây-Đông qua 10 hộ dân cư.

Tình hình dân cư có những biểu hiện không bình thường: Một số người dân mắc

bệnh hiểm nghèo cao hơn nơi khác.

Hình 3.5. Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương

Page 71: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

61

3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại 5 kho hoá chất BVTV tại huyện Nghi Lộc

3.2.1. Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh

3.2.1.1. Hiện trạng môi trường nước

Qua điều tra, khảo sát lấy một mẫu nước tại kho chứa bao bì trong khu vực

nhà máy hóa chất Vinh thể hiện trên (hình 3.1) cho kết quả đạt hàm lượng

0.0012ppm.

Thông số KHM Tọa độ Hàm lượng

DDT X Y Nước ngầm (ppm)

Kết quả NNV-01 569487,19 2073910,15 0.0012 QCVN

01:2009/BYT 0.002

Theo kết quả phân tích và đối sánh quy chuẩn môi trường nhận thấy tại vị trí

lấy mẫu nước ngầm gần khu vực kho thuốc chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nước vẫn

còn có thể sử dụng phục vụ sinh hoạt của người dân (hình 3.5).

Hình 3.6. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương

Page 72: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

62

3.2.1.2. Hiện trạng môi trường đất

Qua qua trình điều tra khảo sát lấy mẫu phân tích hai tầng (0-0.5m và 0.5-

1m) tại kho thuốc nhà máy hóa chất Vinh cho quả phân tích dư lượng hoá chất

BVTV ở bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại Nhà máy Hóa chất Vinh

ĐVT:10-1

ppm

KHM Tọa độ Kết quả phân tích mẫu

0-0.5M 0.5-1M

X Y DDT Thuốc khác

DL-TBVTV DDT

Thuốc khác

DL-TBVTV

HCV-1 569513,90 2073913,60 3.95 0.0012 3.9512 0.088 0.0006 0.0886 HCV-2 569514,09 2073906,26 0.45 0.0012 0.4512 0.058 0.0005 0.0585 HCV-3 569523,89 2073901,91 0.819 0.0248 0.8438 0.034 0.0048 0.0388 HCV-4 569527,22 2073914,04 9.7 0 9.7 0.048 0 0.048 HCV-5 569520,40 2073922,87 0.15 0.0007 0.1507 0.025 0.0001 0.0251 HCV-6 569511,09 2073898,07 0.097 0.00082 0.09782 0.034 0.00016 0.03416 HCV-7 569510,61 2073922,77 0.085 0.00063 0.08563 0.028 0.0002 0.0282 HCV-8 569531,29 2073921,14 13.5 13.5 0.09 0.09 HCV-9 569534,91 2073928,79 0.15 0.0312 0.1812 0.049 0.0028 0.0518 HCV-10 569543,83 2073924,25 0.075 0.016 0.091 0.0019 0.0006 0.0025 HCV-11 569539,55 2073918,82 0.23 0.0008 0.2308 0.033 0 0.033 HCV-12 569534,23 2073908,49 0.081 0.0093 0.0903 0.0019 0.0006 0.0025 QCVN15: 2008/BTNM 0.1 0.1 Cmax 13.50 0.03 13.53 0.09 0.00 0.09 Cmin 0.081 0.00 0.081 0.00 0.00 0.00 Ctb 2.44 0.01 2.45 0.04 0.00 0.04 Cn 0.19 0.00 0.21 0.03 0.00 0.04 S 4.49 0.01 4.48 0.03 0.00 0.03 Cn+s 4.68 0.01 4.69 0.06 0.00 0.06 Cn+2s 9.16 0.02 9.17 0.09 0.00 0.09 Cn+3s 13.65 0.03 13.66 0.12 0.01 0.12

V(%) 183.85 142.13 183.16 68.59 159.37 67.06

Qua bảng 3.1 cho thấy tại tầng 0-0.5m dư lương thuốc BVTV đạt giá trị lớn

nhất 13,5ppm, nhỏ nhất là 0,09ppm và đạt giá trị trung bình là 2,44ppm.

Với kết quả này thì tại vị trí ô nhiễm nặng nhất dư lượng TBVTV đã vượt

tiêu chuẩn cho phép 135 lần.

Page 73: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

63

Hình 3.7. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy

hóa chất Vinh ở độ sâu 0-0,5m

Qua (hình 3.7) cho thấy ở tầng 1 hoá chất tồn dư tập trung ở khu vực kho cũ

và khu vực chôn lấp. Mức độ ô nhiễm được thể bằng các gam màu đỏ tương ứng

với mức ô nhiễm nặng, vàng cam thể hiện ô nhiễm nhẹ- trung bình, vàng là nguy cơ

ô nhiễm, xanh nõn chuối chưa ô nhiễm thể hiện rất rõ qua hình 3.7.

Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-13,5ppm vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 50 đến 135 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện tích 30m2

Khu vực ô nhiễm trung bình có dư lượng TBVTV từ 2,5-5ppm vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 25 đến 50 lần thể hiện bằng màu đỏ gạch chiếm diện tích 110m2

Khu vực ô nhiễm nhẹ có dư lượng TBVTV từ 0,1 -2,5ppm vượt tiêu chuẩn

cho phép từ 1 đến 25 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 225m2

Page 74: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

64

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 231m2.

Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn

0,05ppm.

Từ (hình 3.7) cho thấy các hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi

trường trong khu vực lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ 1lần đến 135 lần.

Qua bảng 3.1 ta thấy dư lượng các hóa chất BVTV tồn lưu ở độ sâu 0.5-1m

dao động trong khoảng 0,0025 đến 0,09 ppm đạt giá trị trung bình là 0,04ppm.

Qua hình 3.8 ta thấy ở độ sâu này không thấy ô nhiễm mà chỉ ở mức nguy cơ

ô nhiễm.

Hình 3.8. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy

hóa chất Vinh ở độ sâu 0,5-1 m

Page 75: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

65

3.2.2. Hiện trạng môi trường tại kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung

3.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước

Theo kết quả phân tích và đối sánh quy chuẩn môi trường nhận thấy tại vị trí

lấy mẫu nước ngầm gần khu vực kho thuốc nguồn nước ngầm chưa có dấu hiệu ô

nhiễm. Nước vẫn còn có thể sử dụng phục vụ sinh hoạt của người dân. Nhưng nước

ở ao gần kho đã ô nhiễm và lượng tồn lưu TBVTV ở đây vượt tiêu chuẩn hơn 2 lần

(hình 3.9).

Thông số KHM Tọa độ Hàm lượng DDT

X Y Nước mặt (ppm)

Nước ngầm (ppm)

Kết quả 0.008 0.00076

QCVN 01:2009/BYT NN-01 568869,28 2076893,72 - 0.002

QCVN08: 2008/BTNMT-B1 NM-01 568776,15 2076942,14 0.004 -

Hình 3.9. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Trung

Page 76: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

66

3.2.2.2. Hiện trạng môi trường đất Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại HTX nông nghiệp Nghi

Trung được thể hiện trong bảng 3.2 sau đây: Bảng 3.2. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại HTX nông

nghiệp Nghi Trung ĐVT:10

-1ppm

KHM Tọa độ Kết quả phân tích mẫu

0-0.5M 0.5-1M X Y DDT DDT

NT-1 568821,29 2076332,08 768.166 86.467 NT-2 568815,22 2076351,12 0.16 0.02 NT-3 568798,01 2076346,62 0.086 0.017 NT-4 568796,95 2076304,82 0.072 0.03 NT-5 568821,03 2076318,33 0.11 0.053 NT-6 568839,81 2076318,91 0.47 0.035 NT-7 568841,66 2076304,56 0.097 0.036 NT-8 568835,57 2076347,68 0.078 0.027 NT-9 568822,34 2076304,3 0.067 0.025 NT-10 568803,84 2076318,32 0.097 0.036 QCVN15: 2008/BTNM 0.1 0.1 Cmax 768.17 86.47 Cmin 0.07 0.02 Ctb 76.94 8.67 Cn 0.10 0.03 S 242.87 27.33 Cn+s 242.97 27.37 Cn+2s 485.84 54.70 Cn+3s 728.71 82.03 V(%) 315.66 315.10

Kết quả phân tích ở bảng 3.2 cho thấy tại tầng 0-0.5m dư lương thuốc BVTV

đạt giá trị lớn nhất 768,17ppm, nhỏ nhất là 0,07ppm và đạt giá trị trung bình là

76,94 ppm.

Page 77: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

67

Hình 3.10. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi

Trung ở độ sâu 0- 0,5m

Qua hình 3.10 ta thấy ở tầng 1 hoá chất tồn dư tập trung ở giữa kho và có xu

hướng lan tỏa về hướng Tây – Bắc và Đông – Bắc. Vùng có hàm lượng cao nhất là

ở nền kho vượt 7681 lần tiêu chuẩn cho phép.

Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-768,16ppm vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 50 đến 7681,6 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện tích 76m2.

Khu vực ô nhiễm nhẹ có dư lượng TBVTV từ 0,1 -5ppm vượt tiêu chuẩn cho

phép từ 1 đến 50 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 247m2.

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 331m2.

Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn

0,05ppm.

Page 78: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

68

Như vậy, ở tầng này các hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường

trong khu vực lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ 1 lần đến 7.681 lần. Theo

hình 3.11 và 3.12 ta thấy hướng lan tỏa các chất ô nhiễm chủ yếu phát triển theo

hướng Đông và hướng Tây theo độ dốc của địa hình.

Kết quả phân tích ở tầng 2 (bảng 3.2) cho thấy dư lương thuốc BVTV đạt giá

trị lớn nhất 86,46ppm, nhỏ nhất là 0,17ppm và đạt giá trị trung bình là 8,67 ppm

Ở tầng này mức độ ô nhiễm đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn còn ô nhiễm

điều đó thể hiện rất rõ ở hình 3.11.

Qua hình 3.11 ta thấy khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-

86,46ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 50 đến 864,46 lần thể hiện bằng màu đỏ

chiếm diện tích 46m2.

Khu vực ô nhiễm nhẹ có dư lượng TBVTV từ 0,1 -5ppm vượt tiêu chuẩn cho

phép từ 1 đến 50 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 125m2.

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 531m2.

Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn

0,05ppm.

Page 79: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

69

Hình 3.11. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở độ sâu 0.5- 1m

3.2.3. Kho thuốc tại xóm 8, Nghi Công Bắc

3.2.3.1. Hiện trạng môi trường nước

Qua kết quả phân tích và bản đồ hình 3.12 ta thấy môi trường nước trong

vùng nghiên cứu không ô nhiễm mà có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm.

Thông số KHM Tọa độ Hàm lượng

DDT X Y Nước ngầm (ppm)

Kết quả

NN-01 557804,03 2079300,17 0.0001

NN-02 557829,95 2079303,34 0.00016

NN-03 557873,88 2079292,50 0.0009

QCVN 01:2009/BYT 0.002

Page 80: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

70

Hình 3.12. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Trung

3.2.3.2. Hiện trạng môi trường đất

Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại xóm 8 xã Nghi Công Bắc

được thể hiện trong bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 8 Nghi Công Bắc ĐVT:10

-1ppm

KHM Tọa độ Kết quả phân tích mẫu

0-0.5M 0.5-1M X Y DDT DDT

NC-1 557834,99 2079284,43 0.464 0.126

NC-2 557836,31 2079296,07 0.57 0.283

NC-3 557852,15 2079280,72 0.102 0.0718

NC-4 557818,3 2079277,02 0.102 0.0718

NC-5 557819,37 2079291,44 0.125 0.0718

NC-6 557813,54 2079302,63 0.0782 0.00618

NC-7 557852,45 2079300,7 0.0812 0.00718

Page 81: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

71

KHM Tọa độ Kết quả phân tích mẫu

0-0.5M 0.5-1M X Y DDT DDT

NC-8 557802,96 2079280,72 0.0511 0.00421

NC-9 557865,4 2079286,14 0.0645 0.00308

NC-10 557836,31 2079271,47 0.637 0.179 QCVN15: 2008/BTNM 0.1 0.1 Cmax 0.64 0.28 Cmin 0.05 0.00 Ctb 0.23 0.08 Cn 0.10 0.07 S 0.23 0.09 Cn+s 0.33 0.16 Cn+2s 0.57 0.26 Cn+3s 0.80 0.35 V(%) 101.97 111.28

Qua kết quả phân tích cho thấy:

+ Ở tầng 1 hoá chất tồn dư từ 0,05ppm đến 0,64ppm, đạt giá trị trung bình

0,23ppm.

+ Ở tầng 2: Hoá chất tồn dư từ 0.05 ppm đến 0,28ppm, đạt giá trị trung bình

0,08ppm.

Về không gian sự lan truyền của hóa chất BVTV được thể hiện rất rõ qua

hình 3.13 và hình 3.14.

Page 82: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

72

Hình 3.13. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở độ sâu 0- 0,5m

Qua hình 3.13 ta thấy khu vực ô nhiễm nặng nhất ở khu vực này có dư lượng

TBVTV từ 0,3-0,64ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 6,4 lần thể hiện bằng

màu đỏ chiếm diện tích 86m2.

Khu vực ô nhiễm nhẹ tại khu vực nghiên cứu có dư lượng TBVTV từ 0,1 -

0,3ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm

diện tích 251m2

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 58m2.

Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn

0,05ppm.

Page 83: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

73

Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi

Công Bắc ở độ sâu 0,5- 1m

Như vậy hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực

lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ 1 đến 6,4 lần.

Riêng ở tầng lấy mẫu ở độ sâu 0,5-1m chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng

cũng đã có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm.

3.2.4. Kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa

3.2.4.1. Hiện trạng môi trường nước

Qua hình 3.15 ta thấy chất lượng nước ngầm trong khu vực chưa có dấu hiệu

ô nhiễm (hình 3.15).

Thông số KHM Tọa độ Hàm lượng

DDT

X Y Nước ngầm (ppm)

Kết quả NN-01 565830,36 2079368,25 0.00017

NN-02 565809,59 2079353,7 0.00013 QCVN

01:2009/BYT 0.002

Page 84: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

74

Hình 3.15. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa

3.2.4.2. Hiện trạng môi trường đất

Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại xóm 8 xã Nghi Hoa được thể

hiện trong bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 8 xã Nghi Hoa ĐVT:10

-1ppm

KHM Tọa độ Kết quả phân tích mẫu

0-0.5M 0.5-1M X Y DDT DDT

NH-1 565813,96 2079384,45 0.607 0.072 NH-2 565804,69 2079390,8 0.245 0.077 NH-3 565822,16 2079391,33 0.106 0.076 NH-4 565813,96 2079375,2 0.126 0.087 NH-5 565827,18 2079382,34 0.146 0.056 NH-6 565843,58 2079393,98 0.083 0.026 NH-7 565835,65 2079365,14 0.067 0.032 NH-8 565817,92 2079359,59 0.042 0.0094 NH-9 565806,55 2079364,61 0.046 0.015 NH-10 565800,72 2079380,22 0.245 0.077 NH-11 565791,46 2079393,45 0.096 0.031

Page 85: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

75

KHM Tọa độ Kết quả phân tích mẫu

0-0.5M 0.5-1M X Y DDT DDT

NH-12 565791,2 2079371,75 0.066 0.0032 NH-13 565812,36 2079396,09 0.058 0.0027 QCVN15: 2008/BTNM 0.1 0.1 Cmax 0.607 0.087 Cmin 0.042 0.0027 Ctb 0.148692308 0.043407692 Cn 0.096 0.032 S 0.1532152 0.031649025 Cn+s 0.2492152 0.063649025 Cn+2s 0.4024304 0.09529805 Cn+3s 0.555645599 0.126947074 V(%) 103.0417795 72.9110973

Hình 3.16. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi

Hoa ở độ sâu 0-0,5m

Page 86: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

76

Qua kết quả phân tích cho thấy: hoá chất BVTV tồn dư trong đất ở tầng 1

dao động từ 0,042 đến 0,607ppm, đạt giá trị trung bình 0,15ppm.

Ở tầng hai TBVTV tồn dư trong đất dao động trong khoảng 0,0027 đến 0,087.

Qua hình 3.16 cho thấy khu vực ô nhiễm nặng nhất ở khu vực này có dư

lượng TBVTV từ 0,3-0,607ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 6,07 lần thể hiện

bằng màu đỏ chiếm diện tích 63m2.

Khu vực ô nhiễm nhẹ tại khu vực nghiên cứu có dư lượng TBVTV từ 0,1 -

0,3ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm

diện tích 286m2.

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 289m2.

Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn 0,05ppm.

Hình 3.17. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi

Hoa ở độ sâu 0,5- 1m

Về mặt không gian thì vùng ô nhiễm nặng chủ yếu tập trung ở trung tâm kho nhưng đã lan tỏa một phần diện tích nhỏ xung quanh.

Page 87: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

77

Như vậy hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ 1 đến 6,07 lần.

Riêng ở tầng lấy mẫu ở độ sâu 0,5-1m chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng đã có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm. 3.2.5. Kho thuốc tại xóm 3, xã Nghi Phương 3.2.5.1. Hiện trạng môi trường nước

Kết quả điều tra và phân thích cho thấy vùng nghiên cứu chưa ô nhiễm môi

trường nước ngầm nhưng đã có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm ở một số hộ dân gần kho

(hình 3.18).

Thông số KHM Tọa độ Hàm lượng DDT

X Y Nước ngầm (ppm)

Kết quả NN-01 559906,42 2082670,87 0.0019

NN-02 559960,66 2082715,32 0.00183

QCVN 01:2009/BYT 0.002

Hình 3.18. Bản đồ hiện trạng môi trường nước tại kho thuốc xã Nghi Phương

Page 88: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

78

3.2.5.2. Hiện trạng môi trường đất

Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại xóm 3 xã Nghi Phương được

thể hiện trong bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 3 xã Nghi Phương ĐVT:10

-1ppm

KHM Tọa độ

Kết quả phân tích mẫu 0-0.5M 0.5-1M

X Y DDT BHC Thuốc khác

DL-TBVTV DDT BHC DL-

TBVTV NP-1 559953,78 2082670,62 1263.7 0 0.154 1263.85 264.5 0 264.5

NP-2 559969,92 2082679,34 1.249 0 0.0253 1.2743 0.462 0 0.462

NP-3 559971,51 2082660,82 457.68 15.38 0 473.06 17.9 0.089 17.989

NP-4 559954,58 2082657,91 1158.3 0 0.0326 1158.33 104.88 0 104.88

NP-5 559937,91 2082663,99 122.32 2.54 0 124.86 0.9 0.019 0.919

NP-6 559937,91 2082679,87 25.32 0 0 25.32 0.18 0 0.18

NP-7 559953,79 2082681,73 1.011 0 0.0015 1.0125 0.127 0 0.127

NP-8 559951,94 2082696,81 1.037 0 0.0087 1.0457 0.216 0 0.216

NP-9 559975,75 2082696,00 0.213 0 0 0.213 0.095 0 0.095

NP-10 559987,91 2082669,82 0.252 0 0 0.252 0.085 0 0.085

NP-11 559989,50 2082648,65 0.152 0 0 0.152 0.063 0 0.063

NP-12 559958,03 2082639,66 1.15 0 0 1.15 0.13 0 0.13

NP-13 559928,9 2082646,02 0.52 0 0 0.52 0.097 0 0.097

NP-14 559919,39 2082668,50 0.098 0 0 0.098 0.0065 0 0.0065

NP-15 559927,06 2082689,53 0.097 0 0 0.097 0.0084 0 0.0084

NP-16 559897,16 2082696,53 0.052 0 0 0.052 0.0075 0 0.0075

NP-17 559900,60 2082640,71 0.061 0 0 0.061 0.0064 0 0.0064

NP-18 559995,58 2082626,16 0.095 0 0 0.095 0.0078 0 0.0078

NP-19 560015,97 2082715,59 0.069 0 0 0.069 0.034 0 0.034

QCVN15: 2008/BTNM 0.1 0.1

Cmax 1263.7 15.38 0.15 1263.85 264.50 0.09 264.50 Cmin 0.15 0.00 0.00 0.15 0.06 0.00 0.06 Ctb 252.70 1.49 0.02 254.21 32.46 0.01 32.47 Cn 1.20 0.00 0.00 1.21 0.20 0.00 0.20 S 466.85 4.43 0.04 467.45 78.99 0.03 78.99

Cn+s 468.05 4.43 0.04 468.66 79.19 0.03 79.19 Cn+2s 934.89 8.87 0.09 936.11 158.18 0.05 158.18 Cn+3s 1401.74 13.30 0.13 1403.56 237.17 0.08 237.17 V(%) 184.74 296.90 238.23 183.88 243.34 286.43 243.27

Page 89: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

79

Qua kết quả phân tích cho thấy: Các hoá chất tồn dư trong đất cả 2 tầng ở các

vị trí lấy mẫu:

+ Ở tầng 1: Hoá chất tồn dư từ 0,15ppm đến 1263,7ppm và có xu hướng lan tỏa

theo hướng Nam, hướng của dòng chảy chính vì vậy cần phải có giải pháp xử lý.

Qua hình 3.19 cho thấy khu vực ô nhiễm rất nặng có dư lượng TBVTV từ

50-1263,85ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 500 đến 12638,5 lần thể hiện bằng

màu đỏ chiếm diện tích 163m2.

Khu vực ô nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-50ppm vượt tiêu chuẩn

cho phép từ 200 đến 500 lần thể hiện bằng màu đỏ gạch chiếm diện tích 576m2.

Khu vực ô nhiễm trung bình có dư lượng TBVTV từ 0,5 -20ppm vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 5 đến 200 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích

218m2.

Hình 3.19. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi

Phương ở độ sâu 0-0,5m

Page 90: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

80

Khu vực ô nhiễm nhẹ tại khu vực nghiên cứu có dư lượng TBVTV từ 0,1 -

0,5ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 5 lần thể hiện bằng màu vàng nhạt chiếm

diện tích 56m2.

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 247m2.

+ Ở tầng 2: Hoá chất tồn dư từ 0,06ppm đến 264,5ppm.

Qua hình 3.20 cho thấy khu vực ô nhiễm khá nặng có dư lượng TBVTV từ

150-264,5ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1500 đến 2645 lần thể hiện bằng màu

đỏ chiếm diện tích 127m2.

Khu vực ô nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-150ppm vượt tiêu chuẩn

cho phép từ 200 đến 1500 lần thể hiện bằng màu đỏ gạch chiếm diện tích 373m2.

Khu vực ô nhiễm trung bình có dư lượng TBVTV từ 0,1 -20ppm vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 1 đến 200 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích

246m2.

Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt

tiêu chuẩn cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 362m2.

Như vậy, hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực

lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ gần 1 lần đến gần 12.637 lần. Hướng lan tỏa

các hóa chất độc hại phát triển về phía Đông Nam và Tây Nam, là hướng dốc của

địa hình.

Page 91: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

81

Hình 3.20. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Phương ở độ sâu 0,5-1m

Hình 3.21. Sơ đồ vị trí 5 kho thuốc tại huyện Nghi Lộc

Page 92: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

82

3.3. Biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm

Nhằm đảm bảo chính sách phát triển kinh tế, xã hội với việc bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng ô nhiễm TBVTV trên

địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đưa ra một số giải pháp giảm

thiểu tác động ô nhiễm thuốc BVTV và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường khu

vực nghiên cứu như sau:

3.3.1. Giải pháp kỹ thuật

Chúng tôi đưa ra một số giải pháp kỹ thuật được lựa chọn và áp dụng cho

việc xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV sau đây:

1. Phương pháp hấp phụ

Dùng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên như than hoạt tính, Bentonit...

hoặc các chất hấp phụ tổng hợp khác để hấp phụ các chất gây ô nhiễm thuốc BVTV.

Sau khi các thuốc BVTV được hấp phụ trên các vật liệu hấp phụ có thể áp dụng các

phương pháp khác để tiêu huỷ tiếp như phương pháp đốt, phương pháp chiết,

phương pháp phân huỷ bằng vi sinh vật...

2. Phương pháp thủy phân

Có hai loại: thuỷ phân trong môi trường axít và thuỷ phân trong môi

trường kiềm.

Mục đích của quá trình thuỷ phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một

số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao thành chất có tính độc tính

thấp hơn hoặc không độc.

3. Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly

Đây là biện pháp cổ điển nhằm không cho chất ô nhiễm lan toả bằng cách

xây tường chắn và dùng các vật liệu cách ly.

4. Phương pháp phá huỷ bằng Hồ quang Plasma

Phương pháp này được tiến hành trong các thiết bị cấu tạo đặc biệt. Các liên kết

hoá học của chất hữu cơ bị gãy ở nhiệt độ cao tạo nên Plasma khí ion hoá, sau đó dẫn

tới sự tạo thành cac sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn như: SO2, CO2, H2O, HPO3,

Cl2 và Br2...

Sản phẩm phân huỷ tạo ra phụ thuộc vào bản chất của các hợp chất được xử lý.

Page 93: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

83

Ví dụ: Khi phân huỷ Methyparathion sẽ cho các sản phẩm sau:

C10H14NO5PS + 15 O2 -> SO2 + 10 CO2 + 7H2O + HPO3 + NO2

5. Phương pháp OZON hoá, UV

Đây là phương pháp kết hợp giữa việc dùng ozon hoá kết hợp với chiếu tia

cực tím để phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Kỹ thuật này được áp dụng để xử lý ô

nhiễm thuốc trừ sâu ở Mỹ.

Phản ứng phân huỷ thuốc BVTV của phương pháp này như sau:

Thuốc BVTV + O3 -> CO2 + H2O + các chất khác.

6. Phương pháp tiêu huỷ bằng tia cực tím

Do tia cực tím có năng lượng lớn, nó có khả năng làm đứt mạch vòng hoặc

làm gãy các mối liên kết giữa Clo và Cacbon hoặc các nguyên tố khác trong cấu

trúc phân tử của các hợp chất hữu cơ với Cacbon và sau đó thay thế nhóm đó bằng

nhóm Phenyl hoặc nhóm Hydroxyl để làm mất hoặc giảm độc tính của hợp chất đó.

7. Phương pháp ôxy hoá nhiệt độ thấp

Các chất ôxy hoá thường dùng là các chất Clo hoá, Ozon, Kalipermanganat

Hydropeoxít, Fe/TALM....

Thực tế cho thấy đa số các thuốc BVTV đều có thể bị ôxy hoá để tạo ra các

sản phẩm không hoặc ít độc hơn. Tuy nhiên đối với một số hợp chất hữu cơ như

Parathion, Metaphos, Phosmamit... do sự thay thế lưu huỳnh trong liên kết P = S bằng

ôxy trong liên kết P = O tạo ra các hợp chất có tính độc cao hơn các hợp chất ban đầu

của chúng.

Để khắc phục được nhược điểm đó có thể sử dụng hỗn hợp axít Phosphoric và

một số oxit kim loại làm tác nhân oxy hoá trong việc xử lý thuốc BVTV ở dạng này.

8. Phương pháp tiêu huỷ dùng lò đốt

Để ôxy hoá, phá hủy toàn bộ các thành phần của các hoá chất và các chất

POP để tạo ra các sản phẩm không có hại cho môi trường sống gồm có phương

pháp phân hủy nhiệt độ cao (T > 12000C) trong các lò thiêu đốt và đặc biệt là

phương pháp phân hủy ở nhiệt độ thấp hơn và có mặt của các chất phụ gia, xúc tác

ở vùng sơ cấp (T = 400 6000C) và vùng thứ cấp (T = 900 1.0000C). Trong các

lò đốt hai cấp có mặt của phụ gia và các chất xúc tác thích hợp. Các phương pháp

Page 94: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

84

phân hủy nhiệt đều cho phép tiêu hủy hoàn toàn các yếu tố độc hại gây ô nhiễm môi

trường, thu nhỏ thể tích các chất gây ô nhiễm. Các sản phẩm của quá trình thiêu đốt

là tro và khí thải, qua quá trình xử lý có thể thải thẳng vào môi trường mà không

gây nên sự ô nhiễm thứ cấp nào khác.

9. Phương pháp điện hoá

Phương pháp này dựa trên khả năng oxy hoá trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các

tác nhân ôxy hoá mới sinh dưới tác dụng của lò điện để phân huỷ các chất hóa học

về dạng không độc hoặc ít độc hơn.

3.3.2. Giải pháp khoa học và công nghệ

Để kiểm soát diễn biến của sự dịch chuyển các chất ô nhiễm môi trường và

đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất BVTV tại các kho chứa thuốc. Chúng ta cần

phải tiến hành xây dựng một mạng lưới cơ sở dữ liệu toàn diện về môi trường và

được cập nhật định kỳ, dễ sử dụng, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu này là tập hợp của các kết

quả trước đó của các cơ quan và tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tiếp theo

là hoàn thiện hệ thống dữ liệu này trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, điều tra bổ

sung, quan trắc tài nguyên môi trường, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, ngành, địa phương, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường

tại vùng có kho thuốc bị ảnh hưởng,…

Nghiên cứu các xu hướng biến động tài nguyên môi trường nước, đất. Dựa

trên các báo cáo: đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường hàng năm,

điều tra chất lượng và trữ lượng của tài nguyên nước, đất, hiện trạng sử dụng tài

nguyên, niên giám thống kê, các kết quả nghiên cứu về tài nguyên môi trường, thiên

tai (dâng cao mực nước biển, bão, lũ...) để xác định các xu thế biến động và dự báo

sự lan tỏa chất BVTV trong môi trường đất, nước của khu vực có kho thuốc.

Áp dụng các công nghệ sạch, ít phế thải, công nghệ xử lý chất thải, công

nghệ giảm thiểu tai biến để xử lý chất ô nhiễm… Xây dựng và thực hiện tốt các

chính sách khuyến khích các nhà khoa học, công nghệ nghiên cứu và chuyển giao

kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Cần triển khai nghiên cứu đặc điểm, xu thế và dự báo các loại thành phần

của thuốc BVTV để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thuốc ô nhiễm gây ra cũng

Page 95: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

85

như khắc phục hậu quả do chúng để lại, từ đó có những định hướng hợp lý cho công

tác quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực

Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, cơ sở sản xuất

kinh tế về kỹ thuật, năng lực quản lý quy trình sản xuất để người dân quanh vùng

hiểu và phòng tránh tối đa những tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

và hoạt động sản xuất của người dân.

Giáo dục bảo vệ môi trường ngay trong nhà trường cần được triển khai sâu

rộng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1363/QĐ-TTg về việc “Đưa các

nội dung Bảo vệ môi trường và hệ thống giáo dục quốc dân”, đặc biệt nội dung về

giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được lồng ghép vào trong sách giáo

khoa cho các bậc học. Lồng ghép kiến thức về sử dụng khôn khéo, quản lý, bảo tồn

phát triển bền vững tài nguyên vào nội dung giảng dạy ở các bậc học phù hợp, ít nhất

là từ bậc cao đẳng trở lên và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sử dụng bền

vững tài nguyên môi trường theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, các công tác

tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ,

giáo viên, học sinh và sinh viên cần được chú trọng về cả nội dung, chất lượng cũng

như hình thức. Xây dựng và thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội

ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý, xây dựng,

thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng tài nguyên.

Trên địa bàn huyện cần đưa ra các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, y tế cụ

thể để phổ biến tới người dân như sau:

- Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống

văn hóa môi trường thông qua các hoạt động như: Kết hợp với báo chí, mở các

chuyên mục, các cuộc thi môi trường. Phối hợp với đài phát thanh, truyền hình thực

hiện các phóng sự về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành hướng dẫn các kiến thức cơ bản về

môi trường cho các tuyên truyền viên vệ sinh môi trường

- Hướng bà con nông dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách hợp lý,

an toàn.

Page 96: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

86

- Đưa nước sạch về tận từng gia đình có nước bị ô nhiễm thuốc BVTV, đảm

bảo chất lượng nước cho người dân sử dụng.

- Đưa vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường vào trong nhà trường, nâng cao

ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh.

- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục ý thức tự giác và

văn hóa môi trường tới toàn dân. Đưa các hình thức trực quan sinh động trong các

cuộc vận động toàn dân tham gia phong trào gây dựng môi trường xanh, sạch đẹp.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình y tế dự phòng, đặc biệt

coi trọng công tác đào tạo sâu cán bộ cơ sở. Hoàn thiện công tác ghi chép sổ sách

và báo cáo y tế cũng như chính sách và chế tài đối với việc khám chữa bệnh cho

người dân.

3.3.4. Giải pháp quản lý

Song song cùng với các giải pháp công nghệ, tuyên truyền giáo dục và kỹ

thuật, cần tiến hành các giải pháp quản lý chất lượng môi trường trong đất và trong

nước, bao gồm:

- Xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, những

quy định bắt buộc về xử lý các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường nói

chung và môi trường đất, nước nói riêng đối với các dự án, các chủ doanh nghiệp.

- Thẩm định môi trường cho các dự án đầu tư, chiến lược phát triển. Tất cả

các dự án đầu tư, chiến lược phát triển đều phải có đánh giá tác động môi trường,

đánh giá môi trường chiến lược và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Thanh tra, kiểm tra môi trường phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ.

- Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở, ban ngành,

ủy ban nhân dân các cấp và quản lý môi trường, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ môi

trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở.

Như vậy, một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và loại trừ hóa chất

BVTV đã được đưa ra. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp tuyên truyền, nâng cao

nhận thức cho người dân về tác hại, ảnh hưởng của hóa chất BVTV đối với sức

khỏe và môi trường sống để từ đó có sự hợp tác với cơ quan chức năng trong

Page 97: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

87

công tác quản lý các hóa chất BVTV. Một mặt cần tiến hành xử lý sớm các điểm

tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn, mặt khác phải tăng cường kiểm soát chặt

chẽ tình trạng nhập thuốc BVTV không có nguồn gốc, đồng thời coi trọng công

tác giám sát, sử dụng hợp lý hóa chất BVTV và xây dựng được chương trình

kiểm soát dư lượng thuốc BVTV Quốc Gia. Tuy nhiên, công việc này đang gặp

rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất có thể kể đến là việc chất hóa học cũ chưa

được khắc phục, xử lý xong thì lượng chất mới ngày một nhiều. Nghiêm trọng

nhất là có nhiều thuốc BVTV nguy hại nằm trong danh mục cấm sử dụng đã

được đưa vào tiêu thụ tràn lan trên thị trường.

Để xử lý lượng hóa chất tồn dư và diện tích đất ô nhiễm tại 5 kho thuốc

nghiên cứu, nhà nước cần kết hợp với Sở Tài Nguyên, Sở khoa học Công Nghệ và

các cơ quan có liên quan của tỉnh Nghệ An để tìm ra phương án giải quyết tối ưu.

Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng mà các phương án được lựa chọn

khác nhau. Đối với những vùng bị ô nhiễm trên diện rộng như các vùng sử dụng

quá nhiều hoá chất BVTV trong nông nghiệp, hoặc do sự lan tỏa theo nguồn nước

từ các kho chứa không an toàn thì người ta có thể sử dụng VSV hay thực vật để xử

lý. Còn với số thuốc chứa trong các kho thì có thể sử dụng biện pháp tiêu hủy bằng

lò đốt, phương pháp điện hoá, phương pháp tiêu hủy bằng tia cực tím... những biện

pháp này đã cho những kết quả khá khả quan [1]. Đồng thời xoá bỏ tâm lý hoang

mang để người dân yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, dù là sử dụng biện pháp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là ý

thức của người dân. Nếu như sau khi xử lý mà các chất độc hại này vẫn tiếp tục

được đưa vào môi trường thì những cố gắng trước đó coi như không có. Chính vì

vậy nhà nước phải biết kết hợp giữa quản lý với tuyên truyền nâng cao nhận thức

cho người dân để vấn đề về tác hại của thuốc BVTV không còn là nỗi lo thường

trực của mọi người.

Page 98: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết Luận

Đề tài đã đạt được những kết quả chính như sau:

- Đề tài đã cơ bản làm rõ được tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV

trên địa bản huyện Nghi Lộc từ trước đến nay. Trong phạm vi của một luận văn

không cho phép kinh phí để điều tra chi tiết và làm rõ hiện trạng ô nhiễm môi

trường do sử dụng thuốc BVTV cho nông nghiệp. Nhưng đề tài cũng đã đưa ra

những số liệu và dẫn chứng sinh động và xác thực nhất về tình hình sử dụng thuốc

BVTV trong địa bàn huyện cũng như những bất cập trong công tác quản lý và sử

dụng thuốc trừ sâu thời gian qua.

Qua kết quả phân tích cho thấy tại các vị trí ô nhiễm càng xa kho mức độ tồn

lưu các hóa chất BVTV càng giảm dần và càng xuống sâu dư lượng hóa chất bảo vệ

thực vật cũng giảm dần. Điều đó chứng tỏ việc bố trí thiết kế mạng lưới khảo sát

của luận văn rất phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu.

Xu hướng lan tỏa các chất ô nhiễm chủ yếu theo độ dốc của địa hình và tập

trung chủ yếu ở các vùng đất trũng và các ao hồ. Từ bản đồ phân vùng ô nhiễm cho

thấy phần ô nhiễm nặng chủ yếu tập trung tại trung tâm kho thuốc và ở tầng đất thứ

nhất, phạm vi lan tỏa phụ thuộc vào nồng độ các hóa chất BVTV và địa hình khu

vực kho thuốc.

Luận văn đã đánh giá được sơ bộ mức độ ô nhiễm tại 5 kho thuốc theo cả về

chiều sâu và chiều ngang. Qua đó cho thấy bức tranh hiện trạng ô nhiễm cũng như

mức độ lan tỏa của chúng để có giải pháp xử lý. Trong đó hai kho thuốc của hợp tác

xã Nghi Trung và Nghi Phương có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn cả.

Kết quả phân tích và bản đồ phân vùng ô nhiễm tại khu vực kho thuốc xã

Nghi Phương cho thấy tại đây mức độ ô nhiễm là rất nghiêm trọng:

Tại đây tồn lưu TBVTV đã vượt tiêu chuẩn cho phép tới 12638,5 lần tiêu

chuẩn cho phép và có xu hướng lan tỏa theo hướng Nam, hướng của dòng chảy tràn

của nước mưa.

Page 99: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

89

Diện tích khu vực ô nhiễm rất nặng có dư lượng TBVTV từ 50-1263,85ppm

vượt tiêu chuẩn cho phép từ 500 đến 12638,5 lần chiếm diện tích rộng lên tới

163m2. Còn khu vực ô nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-50ppm vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 200 đến 500 lần cũng chiếm diện tích rất lớn 576m2. Từ những

kết quả trên cho thấy khu vực này có mức độ lan tỏa các chất ô nhiễm rất mạnh cả

về nồng độ và phạm vi.

Tại kho thuốc xã Nghi Trung cũng có những kết quả tương tự:

Tại khu vực này hoá chất tồn dư tập trung ở giữa kho và có xu hướng lan tỏa

về hướng Tây – Bắc và Đông – Bắc. Vùng có hàm lượng cao nhất là ở nền kho vượt

7681 lần tiêu chuẩn cho phép. Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ

5-768,16ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 50 đến 7681,6 lần chiếm diện tích 76m2.

Tại 3 khu thuốc còn lại cũng bị ô nhiễm nhưng mức độ và phạm vi ô nhiễm

nhẹ hơn. Tuy nhiên những vị trí này lại nằm rất gần khu vực dân cư nên cần phải có

giải pháp xử lý sớm.

2. Kiến Nghị

Như vậy, xung quanh khu vực các kho thuốc BVTV đã có sự lan truyền ô

nhiễm nhất định, đặc biêt là ở kho Nghi Phương và Nghi Trung. Chính vì vậy, nhằm

bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững cần kết hợp các giải pháp với

nhau tạo hiệu quả cao nhất để xử lý lượng tồn lưu hóa chất BVTV tại các kho thuốc.

Cần phải kết hợp và tiến hành song song các giải pháp với nhau đó là:

- Giải pháp công nghệ

- Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực

- Giải pháp quản lý

Page 100: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt 1. Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hoá học (2003). Báo cáo

kết quả thực hiện dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ, xử lý thuốc BVTV

tồn đọng bằng phương pháp thiêu đốt và sinh hoá, áp dụng xử lý thí điểm tại

một số điểm nóng”, Hà Nội 3/2003.

2. Sở TN&MT Nghệ An, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh 5 năm tỉnh Nghệ An

(2006 - 2010), Nghệ An.

3. UBND tỉnh Nghệ An, Đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh

Nghệ An 11/12/2006, Nghệ An.

4. Bộ Nông nghiệp & PTNN, Tạp chí sinh thái học và bảo vệ môi trường tháng

5/1998, NXB Nông nghiệp.

5. UNEP (2001), Bộ công cụ chuẩn để xác định và định lượng phát thải Dioxin và

Furan, UNEP Chemicals, Geneva, Switserland, Bản dịch tiếng Việt.

6. Liên Hợp Quốc (2001), Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ,

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Bản dịch tiếng Việt.

7. ESCAP (1994), Hướng dẫn các phương pháp luận quan trắc nước, không khí,

chất thải nguy hiểm & hoá chất độc, Liên Hợp Quốc, New York.

8. Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề án

“Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo

vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý”, Năm 2008.

9. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2000), “Cẩm nang

thuốc bảo vệ thực vật” NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

10. Trần Văn Chính (2006), “Giáo trình Thổ nhưỡng học”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Đường (1998), “Giáo trình sinh học đất”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

12. Đặng Thị Cẩm Hà, Nghiêm Ngọc Minh, Đặng Bá Hữu, Giảm thiểu và khử độc

DDT bằng phương pháp sinh học, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học

và Công nghệ Việt Nam.

13. Trần Quang Hùng (1995), “Thuốc bảo vệ thực vật”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Đỗ Đình Hoè (2001), “Báo cáo tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam”.

Page 101: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

91

15. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm Môi

trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Trần Oánh (1997), “Hoá học bảo vệ thực vật” (Giáo trình cao học Nông

nghiệp – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Vũ Đức Thảo, Vũ Đức Toàn và Masahide Kawano, 2009, Temporal Variation

of Persistent Organochlorine Residues in Soils from Vietnam.

18. Nguyễn Thị Thu Thủy (2002-2003), “Bài giảng hóa bảo vệ thực vật”, NXB Huế.

19. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Xuân Thành (2004), Vi sinh vật học đại cương,

NXB Hà Nội.

20. Nguyễn Bích Hạnh (2011), “Đánh giá mức độ lan truyền tồn dư thuốc BVTV kho

Kim Liên 2, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp.

Tiếng anh

21. Andrew S.; D. Crohn (2002), Persistence and Degradation of Pesticides in

Composting. California Intergrated Waste Management Board, USA.

22. Iowa State University (1994), Dispose of Pesticides Properly, Ames, Iowa.

23. SECO, SDC and SAEFL (2005), Switzerland's Commitment towards Chemicals

Management. Highlight from international partnerships, Swiss Agency for the

Environment, Forests and Lanscape

24. Felsot A.S. et al (2003), Disposal and Degradation of Pesticide waste,

Washington State University Drive, Richland, WA99352, USA. Rev. Environ,

Toxicol, 2003.

25. Jensen J.K. (1997), Prevention and disposal of obsolete and unwanted pesticide

stocks in Africa and the Near East, Chapter 5, Innovative technology, FAO,

Rome, 1997.

26. UNEP (2005), Disposing of Obsolete Stockpiles, Global Toxic Chemicals

Initiation - INC5/ Johannesburg.

27. UNITED NATIONS (1991), Agro-pesticides, United Nations Economic and

Social Commission for Asia and the Pacific.

28. UNITED STATES (2005), Method for treating polluted material, Freepatents

online, Patent 5053142.

Page 102: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

92

29. WASTECH (2001), Advanced Oxidation Systems for Organic Waste

Destruction Using UV, Peroxide & Ozone, SIGMA AOT Series.

30. Wolfgang S. , GTZ (2000), Results on the Disposal of Obsolete Pesticides Pilot,

Pesticide Disposal Project (1990-1999).

31. Food and Drug Administration (1994), Pesticide Analytical Manual, Vols I and

II, Washington, DC.

32. Hobart, H Wilalard, Lynne, L. Merritt, Jr, John, A. Dean, Frank, A. Settle, Jr

(1998), Instrumental Method of analysis, Wadsworth publishing Company,

California, USA.

33. M.C.Mc Master (1998), GC/MS: A Partical Use’s Guide, Wiley, VCH

Publishers, NewYork, 1998.

Page 103: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

93

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Trụ sở UBND xã Nghi Trung

Hình 2. Khảo sát tại khu vực bể chứa thuốc BVTV tại kho HTX Nghi Trung

Hình 3. Lấy mẫu đất tại vị trí ngoài bể chứa thuốc BVTV

Hình 4. Lấy mẫu đất tại vị trí ngoài bể chứa thuốc BVTV

Hình 5. Lấy mẫu nước ngầm tại gia đình anh Hồng

Hình 6. Lấy mẫu nước tại vị trí ao gần bể chứa thuốc BVTV

Page 104: đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh

94

Hình 7. Lấy mẫu nước ngầm tại gia đình Bác Cẩm

Hình 8. Lấy mẫu đất tại bể chứa thuốc BVTV

Hình 9. Vị trí bể chứa thuốc BVTV tại xã Nghi Hoa

Hình 10. Đào hố lấy mẫu đất từ bề mặt tại vị trí trung tâm của bể chứa

thuốc BVTV tại xã Nghi Hoa

Hình 11. Lấy mẫu nước mặt Hình 12. Khoan bằng tay để lấy mẫu đất phân tích