ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢng ĐẠi hỌc giÁo d èc...

13
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ HÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2015

Upload: duongthuy

Post on 02-Feb-2018

221 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ HÀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG,

ĐẠO LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ HÀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG,

ĐẠO LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KHÁNH THÀNH

HÀ NỘI – 2015

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-1-

MỤC LỤC

LƠI CAM ƠN .................................................................................................. i

DANH MUC CAC CHƢ VIÊT TĂT ........................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................... iii

DANH MUC CAC BANG ............................................................................. v

DANH MUC CAC BIÊU ĐÔ, ĐÔ THỊ ........................................................ v

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark not defined.

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái lược về văn nghị luận xã hội ..................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Việc phân chia các dạng bài nghị luận xã hội ở trường phổ thôngError! Bookmark not defined.

1.1.3. Về dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo líError! Bookmark not defined.

1.1.4. Ý nghĩa của việc làm văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo líError! Bookmark not defined.

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Thực trạng của việc dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở

trường THPT ............................................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy - học dạng bài nghị

luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường THPT. ......... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2 NHỮNG KĨ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DẠY HỌC LÀM

VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ .... Error! Bookmark not defined.

2.1. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học làm văn nghị luận về một tư

tưởng, đạo lí. ................................................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng làm văn nghị

luận về một tư tưởng, đạo lí ..................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Một số kĩ thuật dạy học hiện đại vận dụng rèn luyện kĩ năng làm văn

nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ............................. Error! Bookmark not defined.

2.2. Các kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng, đạo líError! Bookmark not defined.

2.2.1. Kĩ năng tìm hiểu đề ......................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Kĩ năng xác định luận điểm và lập dàn ý ..... Error! Bookmark not defined.

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-2-

2.2.3. Các kĩ năng diễn đạt khi làm dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo líError! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......... Error! Bookmark not defined.

3.1. Các vấn đề chung ................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ....... Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng ........... Error! Bookmark not defined.

3.1.4. Chuẩn bị và tổ chức thể nghiệm ................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Thiết kế thực nghiệm ............................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Giáo án đối chứng .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Giáo án thực nghiệm ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá ......................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Kết quả thực nghiệm ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Phân tích, đánh giá ......................................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 3 .......................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 9

PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-3-

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Môn Ngữ văn đang ngày càng chứng tỏ vai trò và chức năng nhận thức

của mình trong đời sống. Học Văn là học cách làm người, hoàn thiện nhân

cách. Qua việc đọc văn, viết văn, học sinh bày tỏ suy nghĩ, bộc lộ quan điểm,

thái độ sống, cách nhìn cuộc sống và xác định mục tiêu sống đúng đắn. Trong

ba phân môn của bộ môn, Làm văn là phân môn mang tính chất thực hành

tổng hợp cao. Mỗi bài làm văn, học sinh phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng,

tình cảm của học sinh; là cơ hội để học sinh bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất

vốn hiểu biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình: năng

lực nhận thức, năng lực thẩm mĩ, năng lực trình bày vấn đề, năng lực phản

biện, bác bỏ…Tất cả những năng lực đó được thể hiện rất rõ trong bài văn

nghị luận của học sinh.

Chương trình cải cách sách giáo khoa từ năm 2000 của Bộ Giáo dục

đến nay đã rất chú ý đến văn nghị luận: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Đặc biệt kiểu bài văn nghị luận xã hội là kiểu bài còn khá mới mẻ đối với học

sinh, nhiều học sinh còn lúng túng không biết cách làm bài, giáo viên lúng

túng trong cách dạy. Về lý thuyết lý luận về kiểu bài này, trong chương trình

sách giáo khoa THPT hiện hành rất ít dạy. Ở chương trình Chuẩn, nghị luận

xã hội chỉ được có hai tiết học chính: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và

nghị luận về một hiện tượng đời sống (chương trình lớp 12). Hơn nữa trong

đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn hiện nay, đề thi luôn có câu kiểm tra

kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một

tư tưởng, đạo lí, nghị luận về hiện tượng xã hội, vấn đề xã hội đặt ra trong tác

phẩm văn học), từ những bài kiểm tra định kì trong nhà trường đến những kì

thi Quốc gia (Kì thi THPT Quốc Gia, thi học sinh giỏi…). Qua thực tế giảng

dạy, tôi thấy rằng nhiều học sinh không biết triển khai các bước làm bài văn

nghị luận xã hội, không biết cách lập ý, thậm chí có học sinh không phân biệt

được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống.

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-4-

Vì vậy, việc chú trọng rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nói chung

và nghị luận về tư tưởng, đạo lí nói riêng là vô cùng cần thiết.

Quan trọng hơn, văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí giúp cho học sinh

nhận thức đúng đắn những giá trị sống của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống,

bồi dưỡng những tư tưởng, đạo lí tốt đẹp của dân tộc, nhân loại… Từ đó học

sinh biết sống có lý tưởng, hoài bão, có lối sống lành mạnh, ứng xử nhân ái và

có văn hóa. Nói một cách khái quát thì dạy nghị luận xã hội chính là dạy học

sinh kỹ năng sống, nhờ đó mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các

em học sinh đã được tiếp xúc với mọi vấn đề, phương diện của cuộc sống xã

hội. Điều đó làm tiền đề, cơ sở, hành trang giúp các em bước vào cuộc sống

không bị bỡ ngỡ, học sinh có thể phân biệt đúng sai, hạn chế đến mức tối đa

việc mắc sai lầm. Và quan trọng hơn, giúp học sinh nắm được những giá trị to

lớn về mặt tinh thần trong cuộc sống, tránh xa các tệ nạn xã hội, trở thành

những công dân tốt góp phần xây dựng xã hội ngày một giàu đẹp văn minh.

Tuy nhiên để giúp người học có thể làm một bài nghị luận về một tư

tưởng, đạo lí đạt hiệu quả cao, thì người dạy phải đưa ra được những phương

pháp tổ chức dạy học phù hợp gợi được khả năng liên tưởng, chiều sâu tư

duy, từ đó khích lệ người học bày tỏ suy nghĩ của mình. Xuất phát từ những lí

do cơ bản trên, tôi chọn đề tài: Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về

tư tưởng, đạo lí cho học sinh trung học phổ thông với mong muốn giúp các

thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ Văn sẽ đem đến cho học sinh những bài giảng

thú vị và bổ ích, từng bước rèn luyện học sinh làm văn nghị luận xã hội. Đồng

thời giúp cho người học nắm bắt được những kĩ năng cơ bản, đặc trưng để áp

dụng vào việc làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đạt hiệu quả cao,

nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Lịch sử vấn đề

Trong khoảng vài năm trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về

mảng văn nghị luận xã hội có giá trị như:

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-5-

Bàn về phương pháp làm bài văn nghị luận của ông Nguyễn Hữu Xuân

Quang (giáo viên Trường THCS, Quận Thủ Đức). Ở bài viết này tác giả tập

trung phân biệt sự giống và khác nhau giữa nghị luận về tư tưởng, đạo lí và

nghị luận về hiện tượng đời sống, giúp các em tránh nhầm lẫn trong khi làm

bài.

Ông Trương Văn Quang - Chuyên viên Sở giáo dục tỉnh Quảng Nam

cũng có bài viết đăng trên diễn đàn dạy học của Bộ giáo dục. Ở bài viết này,

tác giả đã chỉ Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, giúp người dạy và

học nắm vững được những bước cơ bản khi dạy và học văn nghị luận.

Trong cuốn Dạy và học Nghị luận xã hội do tác giả Đỗ Ngọc Thống

chủ biên ngoài việc giới thiệu kiến thức cơ bản về nghị luận xã hội, các tác

giả đã đưa ra các yêu cầu và cách làm một bài văn nghị luận xã hội giúp học

sinh có định hướng, tránh sự lúng túng khi làm bài.

Hai tác giả là Nguyễn Xuân Lạc và Đặng Hiển đã xuất bản cuốn Dạy

học nghị luận xã hội. Cuốn này đã trình bày chi tiết những kỹ năng cần có

khi làm dạng bài nghị luận xã hội. Theo các tác giả thì điều quan trọng là cần

nắm được các bước làm một bài văn nghị luận và các thao tác lập luận trong

một bài văn nghị luận.

Cuốn Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội của NXB

Giáo dục, do tác giả Lê A - Nguyễn Thị Ngân Hoa và một số tác giả khác

biên soạn đã hướng dẫn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội khá cụ thể trong

từng đề bài và có hệ thống bài làm tham khảo cho từng đề bài.

Ngoài ra, còn một số cuốn sách khác hướng dẫn về các dạng bài văn

nghị luận và phương pháp làm bài như Chuyên đề Văn nghị luận xã hội do hai

tác giả Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, cuốn Hướng dẫn ôn tập

và làm bài thi môn Văn nghị luận xã hội do tác giả Nguyễn Tấn Huy và các

tác giả khác biên soạn. Tác giả Nguyễn Văn Tùng, Thân Phương Thu đã

tuyển chọn các đề văn và bài văn nghị luận xã hội của các giáo viên đăng trên

báo Văn học và tuổi trẻ khá bổ ích cho học sinh tham khảo trong cuốn Tuyển

tập đề văn và bài văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên các cuốn sách này chủ yếu

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-6-

đưa các bài văn mẫu mà không hướng dẫn cụ thể kĩ năng dạy và học kiểu bài

này.

Trong cuốn sách “125 bài văn hay 10,11,12” do tác giả Trần Khánh

Thành chủ biên, đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức bổ

ích về xã hội. Qua những bài văn cụ thể, cuốn sách giúp người học nắm được

những bước cơ bản trong cách hành văn, cấu trúc một bài nghị luận và phạm

vi dẫn chứng mà mỗi bài nghị luận xã hội hướng tới.

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nghị luận xã hội công

phu, có giá trị định hướng tốt cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và

học. Tuy nhiên so với tài liệu nghiên cứu của các dạng bài nghị luận văn học

thì các công trình nghiên cứu của dạng bài nghị luận xã hội vẫn còn rất khiêm

tốn. Thực trạng này đã dẫn đến một số khó khăn cho giáo viên và học sinh khi

dạy học dạng bài này.

Tài liệu nghiên cứu là một trong những phương tiện quan trọng của quá

trình dạy học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có

được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực

sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho học sinh dễ dàng nghiên

cứu, học tập và hứng thú với môn học. Nói đến các tài liệu dạy học là nói đến

các công cụ cần thiết cho quá trình dạy và học. Thiếu công cụ lao động sẽ dẫn

đến hiệu quả lao động không được như mong đợi. Công việc dạy học cũng là

một lao động đặc thù với sự hỗ trợ của các công cụ là sách giáo khoa, sách

giáo viên, sách tham khảo. Đây là hạn chế cần phải điều chỉnh ngay trong thời

gian tới để hiệu quả dạy - học được nâng cao hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên quan điểm xây dựng cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn, đề xuất

được cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường phổ thông vừa

có cơ sở khoa học, vừa có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế trong

việc dạy học ở trường phổ thông hiện nay.

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-7-

Xác định được các hình thức, biện pháp tổ chức, phương pháp dạy và

học nghị luận về một tư tưởng đạo lí ở trường phổ thông theo hướng phát huy

tính tích cực của học sinh.

Nâng cao kỹ năng sống, năng lực nhận thức xã hội và bồi dưỡng những

phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có nhiệm vụ khảo sát thực trạng việc dạy học dạng bài nghị luận

về một tư tưởng, đạo lí trong thực tế dạy học làm văn hiện nay ở trường phổ

thông, xây dựng một cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn cho việc dạy học kiểu

bài này, từ đó đề xuất những kĩ năng cần thiết trong dạy học làm văn nghị

luận về tư tưởng, đạo lí

Ngoài ra, đề tài còn có nhiệm vụ khảo nghiệm tính khả thi bằng thực

nghiệm sư phạm để tổng hợp xem những vấn đề mà đề tài đề xuất có khả

năng thực thi đến đâu và có hiệu quả như thế nào trong thực tế dạy học làm

văn ở trường THPT hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là văn nghị luận: Kĩ năng làm văn

nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đề tài nghiên cứu lý thuyết về dạng

bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và cách làm dạng bài trên, chủ yếu trong

chương trình Ngữ văn lớp 12 ở chương trình chuẩn

- Phạm vi khảo sát: Các lớp 12A1, 12A7, 12A8, 12A9 của trường THPT

An Lão, Hải Phòng

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích loại hình

Để rèn luyện cho học sinh THPT, người viết tiến hành phân tích các

đặc điểm của người dạy người học, phân tích đặc trưng của văn nghị luận xã

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-8-

hội, đặc biệt phân tích kĩ kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí, để từ đó giúp

học sinh có cách thức tiếp cận đối với các đề văn nghị luận.

- Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học

sinh về việc tổ chức dạy học nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ văn ở trường

THPT.

Tìm hiểu việc dạy học dạng bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí của trường

THPT hiện nay, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần.

+ Xử lí số liệu kết quả khảo sát và kết quả sau thực nghiệm sư phạm.

+ Phân tích số liệu khảo sát và số liệu thực nghiệm.

+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học và các thành tựu của công

nghệ thông tin để xử lí kết quả thực nghiệm.

Với phương pháp thực nghiệm giúp người viết bước đầu đưa những

vấn đề mà đề tài đề xuất vào thực tế dạy học ở trường THPT, từ do có thể rút

ra những kết luận cần thiết cho đề tài.

Ngoài những phương pháp trên, người viết còn sử dụng kết hợp một số

thao tác khác như: Thao tác thống kê - phân loại, thao tác phân tích, thao tác

đối chiếu so sánh …và các phương pháp này không tiến hành đơn lẻ mà được

vận dụng một cách tổng hợp có tác dụng hỗ trợ cho nhau một cách linh hoạt

trong suốt quá trình nghiên cứu.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, bố

cục luận văn gồm 3 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2. Những kĩ năng cần thiết trong dạy học làm văn nghị luận về tư

tưởng, đạo lí

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-9-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân,

Trần Văn Vụ (2009), Thực hành làm văn lớp 12. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

2. Lê A, Nguyễn Ngân Hoa (đồng chủ biên) và các tác giả,(2010) Các

dạng đề và hướng dẫn bài nghị luận xã hội, Nxb Giáo dục

3. Ban khoa giáo Trung ƣơng (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi

mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra

đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ Văn, cấp

trung học phổ thông.

5. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát huy tính tính cực, tính tự lực của học sinh trong

quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996 cho

giáo viên.

6. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thông,

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội,

7. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới,

Nxb Đại học Sư phạm.

8. Nguyễn Thanh Bình (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ

thông, Nxb Đại học Sư phạm.

9. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (1995), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn

Văn học Trường Đại học sư phạm Hà Nội

10. Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meirer, (2009), Đổi mới phương pháp dạy

học ở trường THPT, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Potsdam,

11. Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meirer, (2005), Phát triển năng lực thông

qua phương pháp và phương tiện dạy học mới,(Tài liệu hội thảo - Tập

huấn). Bộ giáo dục và đạo tạo - Dự án phát triển giáo dục THPT.

12. Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meirer (2009), Lí luận dạy học hiện đại,

Potsdam

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-10-

13. Nguyễn Hữu Châu và các tác giả (2007), Đổi mới nội dung và phương

pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo chương trình CĐSP, Hà Nội.

14. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn

Quang Ninh, Cao Đức Tiến, Hà Bình Trị (1994), Làm Văn lớp 10 (Ban

khoa học xã hội), Nxb Giáo Dục

15. Nguyễn Nghĩa Dân, Mô hình phương pháp dạy học, Tạp chí Giáo dục và

thời đại,

16. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học và kĩ thuật, tháng 11/1997.

17. Phạm Văn Đồng, Phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực. Một

phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12-1994

(trang 1, 2).

18. Nguyễn Thanh Hùng (1995), Một số vấn đề văn nghị luận cấp II (tài liệu

bồi dưỡng thường xuyên 1992-1996), Nxb Giáo Dục.

19. Nguyễn Tấn Huy và các tác giả (2012), Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi

môn Văn, nghị luận xã hội, Nxb Đại học sư phạm.

20. Trần Bá Hoành (2005), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Hà Nội.

21. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và

sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.

22. Hà Thúc Hoan, Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành, Nxb Thuận Hoá

23. Nguyễn Lân (2003), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Văn học

24. Phƣơng Lựu, (chủ biên), (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục

25. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế

Phiệt (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Quốc Gia Hà Nội.

26. Phan Trọng Luận (2009) , Thiết kế bài giảng Ngữ Văn (tập 1) Nxb Giáo

Dục.

27. Hoàng Thị Mai (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học văn nghị luận

ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo Dục

28. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢNG ĐẠI HỌC GIÁO D èC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9941/1/05050002246.pdf · tình cảm của học sinh; là cơ ... giả

-11-

29. Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2012), Chuyên đề văn

nghị luận xã hội, Nxb Đại học Sư phạm

30. Trần Khánh Thành và các tác giả (2012), 125 bài văn hay lớp 10,11,12,

Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

31. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thanh Huyền (2010), Dạy và học

nghị luận xã hội, NXB Giáo Dục

32. Đỗ Ngọc Thống (2005), Vai trò của lập luận trong văn nghị luận, Văn

học và tuổi trẻ số 1.

33. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Minh Diệu, Đỗ Thành Thi (2008),

Làm văn (giáo trình đào tạo giáo viên THCS), Nxb ĐH sư phạm.

34. Thân Phƣơng Thu (tuyển chọn), (2013) Tuyển tập đề bài và bài văn

theo hướng mở, Nxb Giáo Dục.

35. Phan Quốc Trung, Đỗ Văn Hiểu, Nguyễn Thị Dinh (2010), Những bài

làm văn nghị luận xã hội chọn lọc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

36. Nguyễn Văn Tùng, Thân Phƣơng Thu (tuyển chọn), (2013) Tuyển tập

đề bài và bài văn nghị luận xã hội, Nxb Giáo Dục