dac san giao si viet namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · web viewcổ võ...

81
MỤC LỤC Cổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………... Vatican 2 TUYÊN NGÔN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO: TỰ DO TÔN GIÁO, QUYỀN CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI ………………………………………………………………….. Emmanuel Đinh Quang Bàn CHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO ……………………….. Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD. “ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU” (MT 1,21) …… Lm. Nguyễn Công Đoan, SJ. TỔNG QUÁT VỀ BA THƯ GIO-AN ………………………………… Lm. Jos. Lê Minh Thông, OP. .................................................................... ......................................................... Mẩu Bút Chì Ý NIỆM «SỐNG LẠI» TRONG TƯ TƯỞNG THÁNH AMBRÔSIÔ (tiếp theo) Gs. Trần Văn Toàn ĐI ĐẠO LÀ BẤT HIẾU ĐỐI VỚI CHA MẸ, VÌ PHẢI BỎ VIỆC CÚNG GIỖ, THỜ KÍNH CHA MẸ MÀ MỘT NGƯỜI CON HIẾU THẢO KHÔNG THỂ KHÔNG CHU TOÀN ? Lm. Đan Vinh, HHTM Con đã trở về ……………………………………………………………… Lm. Minh Anh chuyển ngữ TIẾN TRÌNH ƠN GỌI NĂM BƯỚC - BƯỚC THỨ NĂM:KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC ………………………………………………… Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss. BỆNH VIÊM PHỔI ………………………………………………………. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD. VÀI CHIA SẺ VỀ VIỆC SƯU TẬP THƠ CÔNG GIÁO ……………………. Lm. TTT. Võ Tá Khánh Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II 1 Bán nguyệt san – Số 214 – Chúa nhật 19.01.2014 Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt, 5.1) Cổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc

Upload: others

Post on 24-May-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

MỤC LỤCCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………... Vatican 2TUYÊN NGÔN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO: TỰ DO TÔN GIÁO, QUYỀN CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI ………………………………………………………………….. Emmanuel Đinh Quang BànCHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO ……………………….. Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.“ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU” (MT 1,21) …… Lm. Nguyễn Công Đoan, SJ.TỔNG QUÁT VỀ BA THƯ GIO-AN ………………………………… Lm. Jos. Lê Minh Thông, OP.NÓ............................................................................................................................. Mẩu Bút ChìÝ NIỆM «SỐNG LẠI» TRONG TƯ TƯỞNG THÁNH AMBRÔSIÔ (tiếp theo) Gs. Trần Văn ToànĐI ĐẠO LÀ BẤT HIẾU ĐỐI VỚI CHA MẸ, VÌ PHẢI BỎ VIỆC CÚNG GIỖ, THỜ KÍNH CHA MẸ MÀ MỘT NGƯỜI CON HIẾU THẢO KHÔNG THỂ KHÔNG CHU TOÀN ? Lm. Đan Vinh, HHTMCon đã trở về ……………………………………………………………… Lm. Minh Anh chuyển ngữTIẾN TRÌNH ƠN GỌI NĂM BƯỚC - BƯỚC THỨ NĂM:KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC ………………………………………………… Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss.BỆNH VIÊM PHỔI ………………………………………………………. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.VÀI CHIA SẺ VỀ VIỆC SƯU TẬP THƠ CÔNG GIÁO ……………………. Lm. TTT. Võ Tá Khánh

  Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium Et Spes Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

Phần Thứ HaiChương VCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc 90*

 

1

Bán nguyệt san – Số 214 – Chúa nhật 19.01.2014Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt, 5.1)www.conggiaovietnam.net [email protected]

Cổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc

Page 2: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

77. Nhập đề. Hiện nay, trong khi những nỗi đau khổ và lo âu hết sức trầm trọng còn tồn tại giữa loài người do cuộc chiến tranh không ngừng hiện đang đe dọa gây nên, toàn thể nhân loại trong tiến trình trưởng thành đã bước vào một giai đoạn hết sức quyết định. Gia đình nhân loại dần dần hiệp nhất với nhau và đã ý thức hơn về sự hiệp nhất của mình ở mọi nơi, do đó công việc mà gia đình nhân loại phải bắt tay vào là xây dựng một thế giới thực sự nhân bản hơn cho tất cả mọi người ở mọi nơi. Công việc này chỉ được hoàn thành cách tốt đẹp nếu tất cả mọi người đều cải tạo tâm hồn để hướng về hòa bình đích thực. Như thế, sứ điệp Phúc Âm phụ họa với những khát vọng và cố gắng cao cả của nhân loại mới rực sáng lên ở thời đại chúng ta bằng luồng sáng mới, khi công bố phúc cho những người kiến tạo hòa bình "vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5,9).

Do đó, khi làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực và rất cao cả của hòa bình, và sau khi đã lên án sự dã man của chiến tranh, Công Ðồng muốn tha thiết kêu mời các Kitô hữu, với sự trợ giúp của Chúa Kitô, Ðấng sáng tạo hòa bình, hãy cộng tác với tất cả mọi người để chuẩn bị các phương tiện xây dựng hòa bình và để củng cố nền hòa bình đích thực giữa họ trong công bằng và yêu thương.

78. Bản chất của hòa bình. Hòa bình không hẳn là vắng bóng chiến tranh, cũng không chỉ được giản lược vào sự quân bình hóa giữa các lực lượng đối phương, cũng không phát xuất do một nền cai trị độc tài, nhưng theo đúng định nghĩa thì hòa bình là "công trình của công bằng" (Is 32,7). Hòa bình là kết quả của một trật tự đã được chính Thiên Chúa, Ðấng Sáng Lập, ghi khắc vào xã hội loài người và phải nhờ những người luôn luôn khao khát một nền công bằng hoàn hảo hơn thể hiện ra trong hành động. Thật thế, mặc dù tự bản chất công ích của nhân loại dĩ nhiên phải được định luật đời đời qui định, tuy nhiên trong những đòi hỏi cụ thể của nó, công ích vẫn phải chịu những thay đổi không ngừng với diễn biến của thời gian. Do đó, hòa bình không bao giờ đạt được một lần là xong, nhưng phải xây dựng mãi mãi. Hơn nữa, vì ý chí của con người yếu đuối và bị tội lỗi làm tổn thương, do đó muốn có hòa bình mỗi người phải luôn luôn kiềm chế dục vọng của mình và chính quyền phải canh phòng cẩn thận.

Nhưng như thế chưa đủ. Hòa bình ấy chỉ có được trên trần gian, nếu giá trị của từng cá nhân được đảm bảo và mọi người tin tưởng cũng như tự nguyện san sẻ cho nhau những của cải tinh thần và tài năng của họ. Ý chí cương quyết muốn tôn trọng người khác, những dân tộc khác cũng như phẩm giá của họ và sự ân cần thực thi tình huynh đệ là những điều kiện thiết yếu để xây dựng hòa bình. Như thế, hòa bình cũng là kết quả của tình thương, một thứ tình thương vượt xa những gì công bằng có thể đem đến.

Phát sinh từ tình yêu tha nhân, hòa bình trần gian là hình ảnh và là kết quả của hòa bình Chúa Kitô, hòa bình do Ðức Chúa Cha mà đến. Vì chính Chúa Con Nhập Thể là thái tử hòa bình đã dùng thập giá Người để hòa giải mọi người với Thiên Chúa; Người đã tái lập sự hiệp nhất mọi người thành một dân tộc và một thân thể. Người đã hủy diệt hận thù trong chính xác thể Người 1, và sau khi đã khải hoàn phục sinh, Người đã đổ tràn Thánh Thần tình yêu đầy lòng con người.

Do đó, trong khi "thực thi chân lý trong bác ái" (Eph 4,15), mọi Kitô hữu được khẩn thiết kêu mời hãy kết hiệp với những người thực sự yêu chuộng hoà bình để cầu khẩn và thiết lập hòa bình 91*.

Cũng trong tinh thần đó, chúng tôi không thể không ca ngợi những ai tranh đấu cho quyền lợi mà không dùng bạo động, nhưng dùng những phương tiện tự vệ sẵn có cho những người yếu kém, miễn sao không hại đến quyền lợi và bổn phận của người khác và của cộng đoàn.

Bao lâu con người còn là những kẻ tội lỗi, hiểm họa chiến tranh còn đe dọa và vẫn sẽ còn đe dọa cho tới khi Chúa Kitô đến. Tuy nhiên, nhờ kết hiệp trong bác ái, con người thắng vượt tội lỗi và cũng thắng vượt bạo động cho tới khi lời sau đây được hoàn tất: "Họ sẽ rèn gươm thành lưỡi cày và giáo thành lưỡi liềm. Các dân tộc sẽ không rút gươm đâm chém nhau và sẽ không còn tập luyện để chiến đấu" (Is 2,4).

2

Page 3: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Ðoạn 1: Tránh Chiến Tranh78. Giảm thiểu sự vô nhân đạo của chiến tranh. Mặc dù những trận chiến tranh gần

đây đã gây cho thế giới chúng ta những thiệt hại quá nặng nề về vật chất cũng như tinh thần, thế mà cho tới nay trên một vài miền chiến tranh vẫn còn hàng ngày liên tục tàn phá. Lại nữa, khi người ta sử dụng những khí giới khoa học đủ loại trong chiến tranh thì tính cách dã man của chiến tranh lăm le đưa những kẻ tham chiến tới một sự man rợ còn khốc hại hơn những ngày trước. Vả lại, hoàn cảnh phức tạp ngày nay và những mối bang giao rối ren giữa các quốc gia càng giúp cho chiến tranh ngấm ngầm kéo dài với những phương pháp mới quỷ quyệt và tàn bạo. Trong nhiều trường hợp, sự xử dụng những phương pháp khủng bố được coi như một hình thức mới của chiến tranh.

Ðứng trước thảm trạng này của nhân loại, tiên vàn Công Ðồng muốn nhắc nhở đến giá trị ngàn đời của quyền lợi tự nhiên của các dân tộc và những nguyên tắc phổ quát của nó. Chính lương tâm nhân loại công bố những nguyên tắc đó một cách càng ngày càng cương quyết hơn. Những ai mưu toan hành động ngược lại những nguyên tắc đó cũng như những ai ra lệnh những hành động như thế, đều phạm tội ác cả; sự thừa lệnh mù quáng cũng không đủ để chạy tội cho những người tuân theo những mệnh lệnh trên. Trong số những hành động tội ác trên, trước hết phải kể đến hành động tiêu diệt một chủng tộc, một dân tộc hay một dân tộc thiểu số bằng bất cứ lý do hay phương pháp nào. Những hành động như thế phải được gắt gao lên án như những tội ác đáng ghê tởm. Và phải hết sức ca ngợi tinh thần can đảm của những người dám công khai chống đối laị những kẻ ra lệnh thi hành những tội ác trên.

Về vấn đề chiến tranh, hiện có nhiều hiệp ước quốc tế mà khá nhiều quốc gia đã ký kết nhằm làm cho những hoạt động quân sự và những hậu quả của chúng bớt vô nhân đạo hơn. Chẳng hạn có những hiệp ước liên quan đến số phận của thương binh hoặc tù bình, và nhiều thỏa ước tương tự khác. Những hiệp ước như thế cần phải được tôn trọng. Hơn nữa, mọi người, nhất là chính quyền và những nhà chuyên môn về vấn đề này, tùy theo khả năng của mình, cần phải cố gắng làm sao cho những hiệp ước đó được hoàn hảo, và như thế tức là họ giúp ngăn chặn một cách tốt đẹp và hữu hiệu hơn tính cách vô nhân đạo của chiến tranh. Vả lại, cũng là một điều hợp lý nếu vì lòng nhân đạo mà có những khoản luật dành cho những người vì lý do lương tâm từ chối không xử dụng khí giới, miễn là họ chấp nhận phục vụ cộng đoàn nhân loại dưới một hình thức khác 92*.

Dĩ nhiên, nhân loại chưa trừ được tận gốc chiến tranh. Và bao lâu nguy cơ chiến tranh tồn tại, bao lâu chưa có quyền bính quốc tế có thẩm quyền và có đủ sức mạnh, thì mỗi khi đã dùng hết mọi phương thế ôn hòa, các chính phủ được phép xử dụng quyền tự vệ chính đáng. Do đó, các thủ lãnh quốc gia và những ai có trách nhiệm trong nước có bổn phận phải bảo vệ dân chúng đã được ủy thác cho mình, họ phải thận trọng trong những vấn đề nghiêm trọng như thế. Tuy nhiên, chiến tranh để bảo vệ dân tộc một cách chính đáng là một việc, còn mưu toan đặt ách đô hộ trên các quốc gia khác lại là việc khác. Không phải mọi việc xử dụng sức mạnh của khí giới vào mục tiêu chính trị hay quân sự đều là hợp pháp. Không phải vì chiến tranh đã chẳng may khai diễn mà các đối phương đều được phép làm gì thì làm.

Ðối với những ai hy sinh phục vụ tổ quốc trong quân ngũ, họ cũng phải coi mình như những người đem lại an ninh và tự do cho các dân tộc. Và nếu họ chu toàn bổn phận này, họ thực sự đóng góp vào việc củng cố hòa bình.

80. Chiến tranh toàn diện. Sự phát triển khí giới khoa học làm cho chiến tranh tăng thêm phần ghê tởm và khốc hại khôn lường. Thực vậy, những hành động hiếu chiến đi đôi với việc xử dụng những khí giới này có thể đưa lại những tàn phá lớn lao và không phân định, do đó vượt xa giới hạn của việc tự vệ chính đáng. Hơn nữa, nếu tận dụng tất cả những phương tiện hiện có trong các kho vũ khí của các cường quốc, thì sẽ có một cuộc tương tàn hầu như hoàn toàn và mỗi bên sẽ bị đối phương tận diệt, đó là chưa kể đến nhiều cuộc tàn phá xảy ra trong thế giới và những hậu quả khốc hại do việc xử dụng những khí giới nói trên.

Tất cả những điều nói trên buộc chúng ta phải xét lại chiến tranh trong một tinh thần hoàn toàn mới mẻ 2. 93* Con người thời đại này phải biết rằng họ sẽ chịu trách nhiệm nặng nề

3

Page 4: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

về những hành động hiếu chiến của họ, vì các biến chuyển tương lai sẽ tùy thuộc nhiều ở những quyết định của họ hôm nay.

Trước tình trạng đó, thừa nhận những lời kết án về chiến tranh toàn diện của những vị Giáo Hoàng gần đây 3, Thánh Công Ðồng tuyên bố rằng:

Mọi hành động hiếu chiến nhằm tiêu diệt bừa bãi nguyên cả thành phố hay những vùng rộng lớn cùng với dân cư ở đó là một tội ác chống lại Thiên Chúa và chính con người. Vậy phải cực lực và không ngần ngại lên án tội ác đó.

Mối nguy cơ đặc biệt của chiến tranh hiện nay hệ tại ở chỗ hầu như tạo cơ hội cho những người có khí giới tối tân phạm những tội ác như thế và hậu quả tất nhiên là có thể thúc đẩy ý muốn con người đi tới những quyết định hiểm độc nhất. Vậy để cho thảm trạng đó không bao giờ xảy đến, các Giám Mục trên toàn thể thế giới hợp nhau nên một tha thiết kêu gọi mọi người, nhất là những nhà cầm quyền quốc gia cũng như những vị chỉ huy quân sự hãy luôn luôn cân nhắc trách nhiệm lớn lao của mình trước mặt Thiên Chúa và toàn thể nhân loại.

81. Thi đua võ trang. Thực ra, khí giới khoa học không phải được thu trữ chỉ để dùng vào thời chiến tranh, vì người ta cho rằng sự phòng thủ kiên cố của mỗi phe tùy thuộc ở khả năng trả đũa đối phương một cách vũ bão, cho nên sự tích trữ khí giới mỗi năm một gia tăng chính là nhằm đe dọa đối phương có thể bất thần tấn công. Nhiều người cho rằng đó là phương cách hữu hiệu nhất để bảo toàn hòa bình giữa các quốc gia ngày nay.

Dù cho phương thức ngăn chặn đối phương có thế nào đi nữa, con người vẫn phải xác tín rằng cuộc thi đua võ trang, công việc mà khá nhiều quốc gia đang theo đuổi, không phải là một con đường an toàn để duy trì hòa bình một cách vững chắc, cũng như cái gọi là quân bình xuất phát từ việc thi đua đó cũng không phải là hòa bình chắc chắn và đích thực. Do đó, những nguyên nhân của chiến tranh chẳng những không bị loại bỏ mà còn đe dọa mỗi lúc một thêm trầm trọng. Ðang khi tiêu thụ quá nhiều tài nguyên vào việc chuẩn bị những khí giới luôn luôn mới mẻ thì không thể nào đem lại một phương dược đủ để chữa trị biết bao khốn khổ hiện tại của thế giới. Thay vì thật sự và triệt để hàn gắn những chia rẽ giữa các quốc gia, người ta lại làm cho những chia rẽ ấy lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Phải chọn lựa những con đường mới bắt nguồn từ việc cải tạo tâm hồn để chấm dứt tệ trạng đó và để hòa bình đích thực có thể được vãn hồi, một khi thế giới được giải thoát khỏi mối âu lo đang đè nặng.

Bởi thế, cần phải tuyên bố một lần nữa: cuộc thi đua võ trang là một tai họa hết sức trầm trọng cho nhân loại và xúc phạm đến người nghèo một cách không thể tha thứ được. Và phải hết sức sợ rằng cuộc thi đua võ trang, nếu vẫn còn tiếp diễn, một ngày nào đó, sẽ gây ra mọi tai họa chết chóc do những phương thế đã được nó chuẩn bị sẵn.

Thấy được những tai họa mà nhân loại có thể gây nên, chúng ta hãy lợi dụng thời hạn mà ơn trên ban cho chúng ta, để khi ý thức hơn về trách nhiệm của riêng mình, chúng ta sẽ tìm được những con đường giúp chúng ta giải quyết được những tranh chấp của mình một cách xứng đáng với con người hơn. Thiên Chúa quan phòng không ngừng đòi hỏi chúng ta phải tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chiến tranh đã có từ xưa. Do đó, nếu khước từ mọi cố gắng như trên, chúng ta không biết chúng ta sẽ đi về đâu trên con đường tội ác mà mình đã bước vào.

82. Triệt để ngăn cấm chiến tranh và hoạt động quốc tế nhằm tránh chiến tranh. Bởi thế, dĩ nhiên chúng ta cần phải đem hết nỗ lực để chuẩn bị cho giai đoạn mà bất cứ chiến tranh nào cũng đều bị triệt để ngăn cấm do sự ưng thuận của các quốc gia. Ðiều đó chắc chắn đòi hỏi phải thiết lập một công quyền quốc tế được mọi người thừa nhận. Quyền bính này phải có một thực lực hữu hiệu để bảo đảm an ninh cho mọi người cũng như buộc phải thực thi công bằng và tôn trọng quyền lợi. Nhưng trước khi thiết lập được quyền bính đáng mong mỏi ấy, các cơ quan tối cao quốc tế hiện hành cần phải đem hết nỗ lực để nghiên cứu các phương thế khả hiệu nhất hầu đem lại an ninh chung. Vì hòa bình phải phát sinh từ niềm tin tưởng lẫn nhau giữa các dân tộc, chứ không là thứ hòa bình cưỡng ép giữa các dân tộc do sự sợ hãi khí giới của nhau. Nên tất cả cần phải cố gắng chặn đứng cuộc

4

Page 5: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

chạy đua võ trang. Muốn cho sự tài giảm binh bị thực sự bắt đầu, thì việc tài giảm này không phải là việc làm của một bên, nhưng phải được cả đôi bên thỏa thuận với những bảo đảm thực sự và hữu hiệu 4.

Trong lúc chờ đợi, không nên coi thường những nỗ lực đã có và đang có cho tới nay đã ngăn chặn nguy cơ chiến tranh. Tốt hơn là nên nâng đỡ thiện chí của một số đông những người, tuy phải bận tâm quá nhiều về những nhiệm vụ tối cao của họ, những vẫn ý thức được trách nhiệm rất nặng nề bó buộc họ, cho nên họ cố gắng loại bỏ chiến tranh mà họ đang ghê tởm mặc dù họ không thể bỏ qua được hoàn cảnh phức tạp hiện tại. Hơn nữa, phải luôn luôn cầu xin Thiên Chúa ban cho họ nghị lực để kiên quyết tiến tới và can đảm hoàn thành công cuộc của tình thương cao cả đối với con người là xây dựng hòa bình một cách mạnh mẽ. Ngày nay, chắc chắn công cuộc đó đòi hỏi họ phải mở rộng tâm hồn và tinh thần vượt khỏi ranh giới của quốc gia mình, phải từ bỏ lòng ích kỷ quốc gia và tham vọng thống trị các quốc gia khác, phải nuôi dưỡng lòng tôn trọng sâu xa đối với toàn thể nhân loại đang vất vả tiến tới một sự thống nhất lớn lao hơn.

Về vấn đề hòa bình và giải giới, cần phải xem những nghiên cứu tìm tòi đã được theo đuổi một cách can đảm và không ngừng, cũng như những hội nghị quốc tế bàn về vấn đề này như là những bước đầu để giải quyết những vấn đề khá trọng đại. Và trong tương lai, để đạt được những kết quả thực tiễn, cần phải cổ võ những nỗ lực trên một cách cấp bách hơn. Tuy nhiên, không nên chỉ ỷ lại vào cố gắng của một vài người mà quên tinh thần riêng của mỗi người 94*. Vì là những người chịu trách nhiệm trước công ích của dân tộc mình và đồng thời đem lại ích chung cho toàn thể thế giới, cho nên các nhà lãnh đạo quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào quan điểm và tâm tình của quần chúng. Bao lâu những tâm tình thù hận, khinh thị và nghi kỵ, những hiềm thù vì "kỳ thị chủng tộc" cũng như những ý thức hệ ngoan cố, tất cả những thứ đó vẫn còn chia rẽ và đối nghịch con người với nhau, thì các nhà lãnh đạo quốc gia có cố công xây dựng hòa bình cũng vẫn vô ích. Do đó, cần phải cấp tốc canh tân giáo dục tâm trạng và gây lại một chiều hướng mới cho dư luận quần chúng. Những ai tận tâm với công cuộc giáo dục, nhất là giáo dục giới trẻ, hoặc hướng dẫn dư luận quần chúng, phải nhớ rằng việc gieo rắc trong đầu óc mọi người những tư tưởng mới về hòa bình là một bổn phận nặng nề nhất. Dĩ nhiên tất cả chúng ta đều có bổn phận thay đổi tâm hồn mình, phải mở rộng nhãn quan trên toàn thế giới và trên những nhiệm vụ mà chúng ta có thể cùng nhau đảm nhận để làm cho nhân loại chúng ta tiến triển tốt đẹp hơn.

Nhưng đừng để hy vọng hão huyền lừa dối chúng ta. Thật thế, cho dù đã loại bỏ được hiềm khích và hận thù, nhưng nếu trong tương lai chúng ta không ký kết được những hiệp ước vững chắc và thành thật bảo đảm cho một nền hòa bình đại đồng, thì nhân loại, hiện đang gặp nguy cơ trầm trọng dù có một nền khoa học kỳ diệu đi nữa, có lẽ cũng sẽ tiến dần đến cách thảm khốc tới một giây phút mà nhân loại sẽ không biết hòa bình nào khác hơn là thứ hòa bình khủng khiếp của chết chóc. Tuy nhiên, Giáo Hội Chúa Kitô được thiết lập giữa những lo âu của thời đại này, khi tuyên bố những điều trên, vẫn luôn hết sức vững tâm hy vọng. Thuận tiện hay không thuận tiện, Giáo Hội vẫn muốn trình bày và vẫn muốn trình bày mãi mãi cho thời đại chúng ta sứ điệp của các Tông Ðồ: "đây là thời thuận tiện" để cải tạo tâm hồn, "đây là ngày cứu độ" 5.

Chú Thích:90* Phần nhập đề:1) Hoà bình cần thiết để xây dựng một thế giới nhân đạo hơn cũng như xứng hợp với

tinh thần Phúc Âm hơn số (số 77a). Vì thế, Công Ðồng có ý trình bày hòa bình đích thực cũng như lên án tính cách ác độc của chiến tranh (b).

2) Hòa bình đích thực (số 78a) phát sinh bởi tình thương (b) và do ơn Chúa Kitô (c). Các tín hữu phải xây dựng hòa bình (d). Công Ðồng khen ngợi những người không dùng phương tiện bạo động (e). Nhưng muốn hòa bình thì phải thắng tội lỗi (f).

5

Page 6: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Ðoạn 1. Loại trừ chiến tranh: Chiến tranh vẫn còn là sự kiện, và khí giới lại càng ngày càng dữ dội (số 79a).

A) Nguyên tắc cần phải tôn trọng luôn luôn: Không được tiêu diệt cả một dân tộc (b). Phải gìn giữ các khế ước quốc tế. (Có lẽ nên chấp nhận những kẻ lấy lý do lương tâm mà từ chối không muốn cầm súng) (c). Chiến đấu tự vệ như phương tiện tối hậu là hợp lý, nhưng có giới hạn (d). Quân nhân cũng góp phần cho hòa bình (e).

B) Vài trường hợp thực tế: 1) Hành quân không phân biệt mục tiêu và bất chấp giới hạn (số 80a), chiến tranh toàn diện (c), hay tấn công các đô thị và khu vực rộng rãi, đều bị lên án (d). Tích trữ khí giới khoa học có thể đưa tới các tội trạng đó (e). Hiện nay ta cần phải duyệt xét lại các nguyên tắc cổ truyền về chiến tranh (b). 2) Cuộc thi đua võ trang như phương tiện khuyến cáo đối phương (số 81a) không bảo đảm và cũng không đưa lại hòa bình đích thực (b), trái lại nó làm tổn thương kẻ nghèo (c). Ðàng khác ta phải lợi dụng khoảng thời gian chưa có chiến tranh (d).

C) Tìm cách loại trừ chiến tranh: bằng khế ước và quyền bính quốc tế (số 82a). Ai cũng phải giúp đỡ người có trách nhiệm. Ta phải đổi mới tinh thần (b). Phải kiện toàn những khế ước đã có. Phải đào tạo cá nhân vì dư luận rất có ảnh hưởng (c). Công Ðồng cảnh cáo mọi người về mối nguy cơ trầm trọng, đàng khác Công Ðồng hy vọng còn kịp thời hóa giải (d).

Ðoạn 2. Xây dựng cộng đoàn quốc tế: Trước hết bằng cách trừ khử tận gốc các mầm mống thù nghịch, ngay cả trong môi trường quốc tế (số 83). Rồi phải hiệp nhất để mưu ích chung cho quốc tế (số 84a). Vai trò của những tổ chức quốc tế (b): các tổ chức ấy được coi như là bước đầu trên con đường hòa bình (c).

A) Cần phải cộng tác kinh tế: để loại trừ sự bất bình đẳng và trạng thái lệ thuộc bất xứng (số 85a). Cộng tác tuỳ theo nhu cầu khác nhau của các quốc gia đang mở mang và đã tiến triển (b). Những thái độ cần phải vượt qua (c). Qui tắc về sự cộng tác ấy: Chính quốc gia đang mở mang phải cố gắng (số 86a). Quốc gia tiền tiến có bổn phận trợ lực các quốc gia kém mở mang (b). Cộng đoàn quốc tế phải chi phối chính sách viện trợ theo nguyên tắc bổ trợ (c). Nhiều lúc sẽ phải canh tân cơ cấu xã hội, nhưng cẩn thận kẻo làm thiệt hại cho tinh thần (d). Cần phải viện trợ nhiều hơn cho những quốc gia mà trong đó dân số đang gia tăng mau chóng (số 87a). Vai trò của chính quyền và các viện đại học về vấn đề này (b) và những giới hạn luân lý (c).

B) Vai trò: của tín hữu (số 88a). Việc cộng tác cá nhân hay nhờ phương tiện kinh tế (b). Cộng tác với các tín hữu khác (c). Vai trò của Giáo Hội (số 89a). Giáo dân càng góp phần trong cộng đoàn thì việc làm của Giáo Hội càng hữu ích (b). Giáo dân nên cộng tác với tổ chức quốc tế, nhất là tổ chức công giáo (số 90a), và với anh em ly khai cũng như với những người hiếu hòa khác (b). Công Ðồng tỏ ý ước mong rằng Tòa Thánh sẽ sáng lập một tổ chức quốc tế để cổ võ công bằng và tình thương yêu đối với các miền nghèo nhất (c).

1 Xem Eph 2,16; Col 1,20-22. 91* "Phúc cho người hiếu hòa vì sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5,9). Chủ nghĩa

hòa bình đích thực không hệ tại sự lên án chiến tranh và đòi hỏi ngưng chiến bất chấp hoàn cảnh, nhưng phải xây dựng hòa bình chính nghĩa (78a-c). Thiếu công bằng và tình thương, "hòa bình" chỉ trở nên một thứ bạo động càng đáng gớm ghét hơn vì nó gây nên thiệt hại tinh thần hơn cả vật chất. Do đó, ta không thể dựa vào tinh thần Phúc Âm mà đòi hỏi các quốc gia phải bỏ rơi số phận của nhân loại trong tay những kẻ xâm lăng đầy tội lỗi, vì đó chắc không phải là tinh thần Phúc Âm đích thực. Nếu một thứ thần học tin lành nào đó nhấn mạnh rằng luân lý Phúc Âm chống lại và vượt quá luân lý tự nhiên, bởi vì họ tưởng rằng thế giới và bản tính con người đã bị tội lỗi làm hư hỏng hoàn toàn, cho nên tín hữu phải can đảm từ chối chiến đấu bất chấp hậu quả thì đối với người công giáo sẽ khác hẳn: bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa không những đã dựng nên thế giới và ủy thác cho con người phát triển và xây dựng thế giới, nhưng còn cho Chúa Kitô đến chuộc lại thế giới đó. Các nhiệm vụ do công ích phát sinh không chỉ có tính cách luân lý tự nhiên mà thôi. Nhưng chúng ta phải hết sức vất vả để xây dựng hòa bình bằng cách loại trừ tội lỗi (f), luyện tập đức công bằng và

6

Page 7: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

thương yêu (ab), tìm kiếm ơn thánh Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần (c), v.v... Trong phần hai, Công Ðồng nhắc lại một số phương tiện tự nhiên ta có thể áp dụng.

92* "Lấy lý do lương tâm mà từ chối cầm súng" có phải là một nhân quyền dân sự không? Hiện nay có nhiều người quả quyết như vậy. Tuy nhiên Công Ðồng vừa bênh vực quyền bính và nhiệm vụ của chính quyền để bảo vệ công ích (số 78ae); (79d), vừa ban khen quân nhân phục vụ quốc gia (79e). Ðàng khác, trong toàn bài nói về những nỗ lực để giảm bớt mức độ độc ác của chiến tranh, Công Ðồng lại phát biểu ý kiến rằng nếu chính quyền và luật pháp chấp nhận lý do lương tâm mà không buộc người vịn lẽ ấy phải cầm súng, điều đó có vẻ hợp lẽ phải. Thực ra, trước Công Ðồng đã có một số quốc gia lập luật chấp nhận lý do lương tâm, miễn là người vịn lẽ đó phục vụ quốc gia một cách khác

2 Xem Gioan XXIII, Tđ. Pacem in terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 291: "Do đó, trong thời đại này, thời đại của chúng ta, thời đại tự phụ về sức mạnh nguyên tử, thực là vô lý khi nghĩ rằng chiến tranh vẫn còn là một phương tiện thích hợp để đối phó với việc xâm phạm quyền lợi"

93* Ngoài hai nguyên tắc cổ điển là "chiến đấu tự vệ" và "sự cân xứng giữa thiệt hại đã phải chịu và thiệt hại có thể gây nên", Công Ðồng nhấn mạnh nguyên tắc mới là nguyên tắc "không phân biệt mục tiêu". Nghĩa là đánh nhau bất chấp mục tiêu quân sự hay dân sự, xử dụng những võ khí quá mạnh mà không làm sao có thể điều khiển được, áp dụng phương pháp khủng bố, lúc ấy chiến tranh không còn có tính cách tự vệ nữa. Nguyên tắc này khiến ta phải xét lại lập trường cũ.

Không một chỗ nào chứng tỏ Công Ðồng theo chủ nghĩa hòa bình quá đáng, nhưng đàng khác Công Ðồng cũng không chấp nhận lập trường cứ yên tâm mà chiến đấu. Công Ðồng lưu ý chúng ta tới sự vô lý của cuộc thi đua võ trang đòi hỏi món tiền bao la đang khi biết bao người nghèo khó thiếu thốn (81c). Thật là vô lý khi các quốc gia tiến triển cũng như kém mở mang, dành cho ngân sách quốc phòng nhiều tiền hơn ngân sách giáo dục, phát triển, v.v... Công Ðồng khích lệ người có trách nhiệm áp dụng mọi phương pháp để loại trừ chiến tranh (82), rồi trong toàn phần hai lại đề nghị nhiều phương cách cụ thể để xây dựng hòa bình (83-90).

3 Xem Piô XII, Huấn từ 30-9-1954: AAS 46 (1954), trg 589; - Sứ điệp truyền thanh 24-12-1954: AAS 47 (1955), trg 15tt. - Gioan XXIII, Tđ. Pacem in terris: AAS 55 (1963), trg 286-291. - Phaolô VI, Huấn từ ở Liên Hiệp Quốc, 4-10-1965: AAS 57 (1965), trg 877-885).

4 Xem Gioan XXIII, Tđ. Pacem in terris, chỗ nói về tài giảm binh bị: AAS 55 (1963), trg 287.

94* Xây dựng hòa bình là công việc của mọi người chúng ta, nhất là của tín hữu, bởi vì dư luận càng ngày càng có ảnh hưởng trên các nhà cầm quyền. Theo lời chỉ dẫn của Công Ðồng, Ðức Phaolô VI nhiều lần đã nhấn mạnh rằng ta phải đổi mới tâm trạng bằng cách tiêu hủy tính ích kỷ, sự bạo động, sự xâm phạm quyền lợi của người khác (8-12-1967), và bằng cách từ bỏ sự xung đột tư tưởng cũng như xu hướng bản năng kiêu căng và vô nhân đạo (1-1-1968). Trái lại, phải tìm kiếm tinh thần mới: đề cao nhiệm vụ và lòng tôn trọng tha nhân, tình huynh đệ, công bằng, thương yêu, tự do về khía cạnh dân sự, văn hóa, luân lý và tôn giáo (8-12-1967). Ðức Phaolô trông mong ở giới trẻ không biết bi quan (1-1-1968). Tất cả những ai đã phải khổ sở cũng như đã bị tử thương vì chiến tranh, đều kêu gào và đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần mới đó. Và nhất là Chúa Kitô đã nhập thể và đã tuyên bố rằng mọi người đều là anh em với nhau, đã giảng dạy giá trị thánh thiện của mạng sống và của việc tha thứ cho nhau; Người đòi hỏi phải có tâm trạng đổi mới ấy (1-1-1968)... Trong Thông Ðiệp Pacem in terris, Ðức Gioan XXIII đã nhấn mạnh nền tảng hòa bình cốt tại trật tự tự nhiên do chân thật, công bằng, thương yêu và tự do tạo nên. Bốn nhân đức ấy sẽ giúp đỡ không những cá nhân với cá nhân mà còn cá nhân với cộng đoàn chính trị, cũng như các quốc gia với nhau và với cộng đoàn quốc tế.

5 Xem 2Cor 6,2.

VỀ MỤC LỤC

7

Page 8: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

 

Xin lưu ý: Quí vị có thể đọc trọn bản văn Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo tại đây:

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=12106

Hoặc cũng có thể yêu cầu BBT gởi qua email trên một file word trọn bản văn này bằng cách nhấp chuột vào đây và gởi đi: TuyenNgonTuDoTonGiao

Xin chân thành cam ơn

“Chính trong tự do tôn giáo có biểu lộ đặc tính của con người, nhờ tự do ấy con người có thể xếp đặt đời sống bản thân và xã hội của mình theo Thiên Chúa: dưới ánh sáng của Chúa, con người hiểu được trọn vẹn căn tính, ý nghĩa và cùng đích của mình. Phủ nhận hoặc giới hạn tự do tôn giáo một cách độc đoán có nghĩa là nuôi dưỡng một quan niệm hẹp hòi về con người, làm lu mờ vai trò công cộng của tôn giáo có nghĩa là tạo nên một xã hội bất công, vì không hợp với bản chất đích thực

của con người; điều này có nghĩa là làm cho sự khẳng định một nền hòa bình chân chính và lâu bền của toàn thể nhân loại trở thành điều không thể thực hiện được. 

Vì vậy, tôi nhắn nhủ những người nam nữ thiện chí hãy canh tân quyết tâm xây dựng một thế giới trong đó tất cả mọi người đều được tự do tuyên xưng tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình và sống tình yêu của mình đối với Thiên Chúa một cách hết lòng, hết linh hồn và tâm trí (xc. Mt 22,37)” (Đức Giáo hoàng Bênêđictô, Sứ điệp Ngày Hoà bình Thế giới 2011).

Hội thánh Công giáo tổng hợp suy tư của mình về tự do tôn giáo trong Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo của Công đồng Vatican II, Dignitatis Humanae, ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965 (“Tuyên ngôn”). 

Trước đó, trong Thông điệp Pacem in Terris ngày 11 tháng 4 năm 1963, đức Giáo hoàng Gioan XXIII long trọng tuyên bố mọi người có “quyền thờ phượng Thiên Chúa theo tiếng nói ngay chính của lương tâm mình”. 

Là văn kiện cuối cùng của Công đồng Vatican II (họp tại Roma từ 1962-1965) và được đức Giáo hoàng Phaolô VI ký ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, Tuyên ngôn khẳng định tự do tôn giáo là quyền của mọi người. Giáo huấn này đánh dấu một sự thay đổi lớn so với lập trường trước đó của Hội thánh là người không Công giáo không có quyền thờ phượng bởi vì “sai lầm không có quyền”. 

I.    Bố cục Tuyên ngôn   

Văn kiện này rất ngắn, gồm phần mở đầu và hai chương, tổng cộng 15 số. Tuy nhiên, tên gọi đầy đủ thì khá dài: Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo Dignitatis Humanae về Quyền Tự do Xã hội và Dân sự của Cá nhân và Cộng đồng trong các Vấn đề Tôn giáo. 

8

TUYÊN NGÔN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO: TỰ DO TÔN GIÁO, QUYỀN CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI

Page 9: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

·         Phần mở đầu khẳng định quyền tự do tôn giáo được đặt cơ sở trên phẩm giá của nhân vị (1).

·         Chương 1 xác định “nguyên tắc tổng quát về tự do tôn giáo” (2-8).

·         Chương 2 xem xét “tự do tôn giáo dưới ánh sáng mạc khải” (9-15).  

Cha Pietro Pavan, đồng tác giả Tuyên ngôn, xác định các “yếu tố chính” của văn kiện như sau:

1.      Mọi nhân vị đều có quyền tự do tôn giáo.

2.      Quyền này có đối tượng hoặc nội dung là sự đặc miễn mọi cưỡng bách khỏi các bàn tay cá nhân, đoàn thể hoặc công quyền.

3.      Sự đặc miễn được hiểu theo hai nghĩa:a. không ai bị buộc phải hành động trái lương tâm trong những vấn đề tôn giáo;b. không ai bị hạn chế cũng trong chính các vấn đề tôn giáo.

4.      Quyền tự do tôn giáo có nền tảng trong phẩm giá của nhân vị.

5.      Quyền này đòi hỏi sự công nhận và phê duyệt trong luật hiến pháp.

 

II.  Nội dung chính của Tuyên ngôn  

Tuyên ngôn khẳng định tự do tôn giáo là một quyền căn bản của con người. 

1. Tự do tôn giáo, một quyền căn bản Tự do tôn giáo, trước hết là quyền của mỗi cá nhân. Tự do của mọi cá nhân Mọi người đều có quyền tự do tôn giáo, một quyền có nền tảng ở trong chính phẩm giá của

con người.  

“Công Ðồng Vatican này tuyên bố con người có quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này nghĩa là con người không bị chi phối vì sự cưỡng bách của cá nhân, đoàn thể xã hội hay bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lãnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng. 

Hơn nữa, Công Ðồng còn tuyên bố rằng tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên phẩm giá con người, một phẩm giá đúng như lời Thiên Chúa mạc khải và chính lý trí cho biết được. Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ cấu pháp lý của xã hội phải được chấp nhận là một quyền lợi dân sự” (2). 

Mọi người phải được tự do tìm kiếm chân lý không bị ép buộc. Ngoài ra, Công Ðồng còn đề cập chủ thể xã hội được hưởng quyền tự do này còn là những tập thể tôn giáo.

 Tự do của cộng đoàn tôn giáo  

9

Page 10: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Tuyên ngôn lập luận: “Quyền tự do hay quyền đặc miễn khỏi mọi cưỡng bách trong lãnh vực tôn giáo được nhìn nhận cho mỗi cá nhân, thì cũng phải được chấp nhận trong khi họ hành động chung với nhau vì bản tính xã hội của con người cũng như bản chất của tôn giáo đều đòi phải có những cộng đoàn tôn giáo” (4).

 Cũng trong đoạn 4, Tuyên ngôn khẳng định cộng đoàn tôn giáo: ·         được tự do để hoạt động theo những quy luật riêng, công khai phụng thờ Ðấng Tối

Cao giúp đỡ các tín hữu trong việc thực thi đời sống tôn giáo, nuôi dưỡng họ bằng giáo lý, phát triển các tu hội, trong đó các phần tử cộng tác với nhau để tổ chức đời sống riêng theo những nguyên tắc tôn giáo của họ;

 ·         có quyền đòi các cơ quan lập pháp, hành pháp dân sự không có quyền ngăn cản

việc chọn lựa, đào tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển các viên chức riêng của mình, việc liên lạc với giáo quyền và những cộng đoàn tôn giáo ở những nơi khác trên hoàn cầu, việc thiết lập các cơ sở tôn giáo cũng như thu hoạch và quản trị những tài sản thích hợp; và

 ·         có quyền công khai giảng dạy và minh chứng đức tin của mình bằng lời nói và bằng

chữ viết mà không bị cấm cản”.  Các gia đình cũng là những chủ thể xã hội hưởng quyền này.  Tự do tôn giáo của gia đình Tuyên ngôn nêu rõ rất cụ thể về quyền này: “Mỗi gia đình, với tư cách là xã hội được hưởng quyền lợi riêng biệt và tiên quyết, có quyền

tự do tổ chức đời sống tôn giáo trong gia đình mình, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Cha mẹ cũng có quyền ấn định việc giáo dục cho con cái theo tôn giáo mình tin tưởng. Vì thế, quyền bính dân sự phải chấp nhận quyền tự do thực sự của cha mẹ trong việc lựa chọn trường học và những phương tiện giáo dục khác, và không có quyền vì lẽ được tự do lựa chọn mà bắt họ phải chịu đựng những gánh nặng bất công dù trực tiếp hay gián tiếp. Ngoài ra, quyền lợi của cha mẹ sẽ bị xâm phạm, nếu con cái họ bị cưỡng bách theo học những môn học không đáp ứng với niềm xác tín về tôn giáo của họ, hay bắt phải theo một lề lối giáo dục duy nhất hoàn toàn loại bỏ việc giáo dục tôn giáo” (5).

 

2.   Trách nhiệm của Nhà nước  

Chính phủ phải bảo vệ các quyền và sự bình đẳng của tất cả công dân. Điều này nằm trong vai trò chính yếu của Nhà nước là phục vụ công ích và thăng tiến các quyền con người. Sẽ là một sai phạm và xâm hại đến tự do tôn giáo khi chính phủ cưỡng bách hay áp đặt việc tuyên xưng hay loại trừ bất kỳ tôn giáo nào.

“Nhiệm vụ thiết yếu của quyền bính dân sự là bảo vệ và phát huy những quyền lợi bất khả xâm phạm của con người. Do đó, quyền bính dân sự phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân bằng những đạo luật chính đáng và những phương tiện thích hợp khác, phải tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp phát triển đời sống tôn giáo. Nhờ đó, các công dân có thể thực sự hưởng dụng những quyền lợi và chu toàn những nhiệm vụ đối với tôn giáo, đồng thời xã hội sẽ được hưởng nhờ những lợi ích của công lý và hòa bình, phát sinh do lòng trung thành con người đối với Thiên Chúa và thánh ý Ngài.

10

Page 11: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Ðối với những dân tộc, vì hoàn cảnh riêng, mà đặc biệt chỉ chấp nhận một cộng đoàn tôn giáo nào đó theo thể chế pháp lý của quốc gia, thì đồng thời cũng phải nhìn nhận và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đối với tất cả các công dân và cộng đoàn tôn giáo.

Sau hết, quyền bính dân sự phải lo liệu sao cho quyền được bình đẳng trên phương diện pháp lý của các công dân, là quyền liên quan đến công ích xã hội, không bao giờ bị xâm phạm dù cách công khai hay kín đáo vì những lý do tôn giáo, cũng như phải tránh mọi sự chia rẽ giữa các công dân.

Do đó, công quyền không được phép dùng bạo lực, đe dọa hay những phương tiện khác để bắt buộc người dân phải tuyên xưng hay chối bỏ một tôn giáo nào, hoặc ngăn cản không cho họ gia nhập hay rời bỏ một cộng đoàn tôn giáo” (6).

3.   Tự do tôn giáo và đức tin Kitô giáo

 Tuyên ngôn nói tự do tôn giáo tuy có nền tảng trong phẩm giá con người, nhưng nguồn gốc

sâu xa ở trong mạc khải của Thiên Chúa. Do đó, các Kitô hữu lại càng có lý do để tôn trọng tự do tôn giáo.

 “Trung thành với chân lý Phúc Âm, Giáo Hội noi theo con đường của Chúa Kitô và của các

Tông Ðồ, khi nhìn nhận và bênh vực quan điểm tự do tôn giáo như một quan điểm phù hợp với phẩm giá con người và những gì Thiên Chúa đã mạc khải. Qua dòng thời gian, Giáo Hội vẫn duy trì và truyền dạy giáo thuyết đã nhận lãnh nơi Thầy Chí Thánh và các Tông Ðồ. Mặc dầu đời sống của Dân Thiên Chúa, trải qua những cuộc thăng trầm của lịch sử nhân loại lữ thứ, một đôi khi cũng có những phương cách hành động ít thích hợp, hay hơn nữa trái với tinh thần Phúc Âm, tuy nhiên giáo lý Giáo Hội luôn dạy rằng không ai cưỡng ép phải tin” (12).

Giáo hội khẳng định về việc hành xử quyền tự do tôn giáo của mình:  “Trong số những điều có liên quan đến lợi ích của Giáo Hội, và ngay cả đến lợi ích của xã hội trần thế, những điều cần phải được tôn trọng mọi nơi và mọi đời cũng như phải được bảo vệ khỏi mọi bất công, thì chắc chắn điều quan trọng nhất là Giáo Hội phải được toàn quyền tự do hành động tương xứng với việc đem ơn cứu rỗi cho mọi người” (13).

Kết luận 

Là văn kiện duy nhất trong số 16 văn kiện Công đồng ngỏ lời với thế giới (15 văn kiện kia chỉ bàn về những vấn đề trong Hội Thánh) một đề tài thế tục hết sức nóng bỏng cũng như rất được sự quan tâm các các giới tôn giáo, Tuyên ngôn xác quyết lập trường của Giáo hội là ủng hộ và bảo vệ tự do tôn giáo. Tuyên ngôn ra đời trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, giữa lúc những người theo chủ thuyết vô thần đang tìm cách loại bỏ tự do tôn giáo ra khỏi hành tinh này. Để đáp lại, các giám mục đã lên tiếng: “Công quyền sẽ đi ngược với ý định của Thiên Chúa và những quyền lợi thiêng liêng của cá nhân cũng như của gia đình các dân tộc, nếu dùng bạo lực dưới bất cứ hình thức nào để tiêu diệt hay cấm đoán một tôn giáo trong toàn thể nhân loại, trong một miền hay một nhóm người nào đó” (6). 

Tuyên ngôn là văn kiện cuối cùng được ban hành, nhưng cũng là văn kiện gây tranh cãi nhiều nhất. Các nghị phụ đã biểu quyết với kết quả 2.308 phiếu thuận và 70 phiếu chống. Trong số 70 phiếu chống, có phiếu của Tổng giám mục Marcel-François Lefèbvre, nghị phụ tham gia cả bốn khóa Công đồng.

Emmanuel Đinh Quang Bàn

VỀ MỤC LỤC

11

Page 12: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN A

(Is 49:3, 5-6; 1Cr 1:1-3; Ga 1:29-34)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh 

Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giesu tiến về phía mình thì liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian…”

Hình ảnh Gioan Tiền Hô trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 1:29-34) lại một lần nữa như muốn đưa chúng ta trở lại Mùa Vọng để suy niệm về cuộc tương phùng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu ở sông Jordan với phép Thanh Tẩy để rồi có những quyết định cho cuộc sống của mình. Thánh Gioan thánh sử kể lại câu chuyện đức Giesu chịu phép rửa khác hẳn với ba thánh sử kia, ngay cả cách cắt nghĩa về lịch sử. Thánh Gioan không nói đến truyền thống và liện hệ họ hàng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu, bà Elizabeth và mẹ Maria như trong Luca (Lc 1). Trong Tin Mừng Gioan, phép rửa không liên hệ đến tha thứ tội lỗi. Mục đích của nó lại có tính khải huyền, nghĩa là chúa Giesu muốn tỏ

mình cho dân Israel. Đối với Gioan, những biến cố có tính niên sử thì không bao giờ đầy đủ, điều quan trọng là những biến cố đó phải có tác động làm chứng về Chúa Giesu. 

Gioan thánh sử quả là muốn làm ngược lại phong trào coi Gioan Tiền Hô cao hơn Đức Giesu. Ông không kể lại biến cố phép rửa; nhưng thay vào đó, ông đặt nặng ý nghĩa chứng nhân của Gioan Tiền Hô ở tác động phép rửa. Ông nhắc đến Gioan Tiền Hô là người công khai tuyên bố lý do sự hiện hữu của mình: “Tôi hiện hữu, tôi đến, là để cho chúa Giesu được nhận biết.”

NHẬN BIẾT CHÚA GIESU 

Cuối cùng Gioan Tiền Hô đã đến và nhận biết đức Giesu thế nào? Ông đã phối hợp những lời tiên tri với sự thúc đẩy của đấng đã sai đức Giesu đến với ông để chịu phép rửa cũng như việc ông gặp gỡ những người ăn năn thống hối và những kẻ hồ nghi. Gioan thánh sử đã nhận ra người mà lời nói và việc làm chứng tỏ có chúa Thánh Thần hoạt động chính là người mà ông biết sẽ chịu phép rửa bởi chúa thánh thần và bằng lửa. Ngay cả với Gioan Tiền Hô cũng cần phải có thời gian quan sát mới nhận ra người mà Chúa Thánh Thần ngự trên đầu là đức Giesu thành Nazareth.  Đây không phải là một nhận biết bộc phát hay tất nhiên. Nó đến từ từ vì nó đã bám vào những môi trường quen thuộc chung quanh cùng một cách thức như vậy. 

Để có một cái nhìn Kito giáo thực sự và đúng nghĩa về sự liên hệ giữa đức Giesu và Gioan Tiền Hô, Gioan thánh sử đã đặt trọng tâm vào việc chứng minh chúa Giesu thực sự là Tôi Tớ Thiên Chúa như trong những bài ca tôi tớ của Isaiah. Bài đọc 1 hôm nay sách Isaiah (Is 49:3, 5-6) là bài ca thứ hai trong bốn bài ca “tôi tớ đau khổ” của  Isaiah. 

12

CHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO

Page 13: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Tiếng nói phát ra từ trời báo hiệu cho Gioan Tiền Hô biết người mà Thần Linh Thiên Chúa ngự trên đầu là đấng Thiên Chúa chọn và chịu phép rửa bởi chúa Thánh Thần. Câu sau cùng của bài Phúc Âm hôm nay là một xác tín mà tất cả chúng ta phải nhận biết, coi lời nói của Gioan Tiền Hô là “hiển nhiên”. Mỗi người chúng ta đều được linh hứng để nói “Tôi đã thấy và tôi làm chứng, Người là Con Thiên Chúa”(c.34). Xác quyết này đã âm thầm bám rễ chặt trong tâm chúng ta và biến chúng ta thành “Ánh Sáng Muôn Dân” tỏa chiếu trên mọi quốc gia dân tộc.                

CHIÊN THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG THIÊN SAI TỬ ĐẠO 

Câu 29 trong bài Phúc Âm hôm nay là thuật lại lời ông Gioan nói khi thấy chúa Giesu tiến đến gần mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian”. Kiểu nói “Chiên Thiên Chúa” có một ý nghĩa rất hàm xúc và đắc địa mà chúng ta vẫn dùng để cầu nguyện trong thánh lễ. Ẩn dấu đằng sau danh hiệu Chiên Thiên Chúa có thể là chiên khải huyền toàn thắng sẽ hủy giệt mọi ác quỉ (Kh 5-7; 17:14), chiên vượt qua máu sẽ đổ ra để cứu chuộc dân Israel (Xh 12) hoặc tôi tớ đau khổ bị giết giống như chiên bị giết để tế lễ xá tội (Is 53:7, 10). 

Trong Tân Ước, chiên và cừu là những biểu tượng không chỉ hàm ý là chúa Kito mà còn cả những ai theo người. Trong những trường hợp này, chúa Giesu là người chăn chiên và những người theo Chúa là đàn chiên. Chúa Giesu đi tìm chiên lạc cho đến khi thấy lại được trong khi để ở nhà những chiên kia an bình tự chăm sóc nhau. Chúa Kito là nạn nhân nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta được tượng hình là con chiên. Đối với người Kito hữu, Chúa là “chiên” được miêu tả trong sách Isaiah: Bị hành hạ trà đạp, nhưng Người khiêm nhường, không bao giờ cất tiếng than van, giống như con cừu bị giết trong lò sát sinh, chiên mang đi cắt lông hay tế lễ, chúng không hề mở miệng kêu ca. 

Phero khi được Chúa Giesu ủy thác coi sóc đoàn chiên đã được căn dặn phải nuôi dưỡng cả chiên nhỏ lẫn chiên lớn. Chúa Giesu gửi các môn đệ ra đi khắp thế giới không có khí giới, không tiền bạc, không uy quyền giống như “chiên giữa bày sói”. Những người chết vì tin vào Tin Mừng Chúa Giesu Kito, không bảo vệ mình bằng bạo động dưới mọi hình thức là đã theo gương chúa Giesu. Tử vì đạo giống như “chiên bị mang đi giết trong lò sát sinh”. Chiên đau đớn vì bị bạo hành nhưng nó không đáng phải bị như vậy. Tất cả chúng đều là biểu tượng của vô tội. Chiên thì luôn luôn thích hợp để làm lễ vật hiến tế. Khi Gioan Tiền Hô gọi chúa Giesu là “Con Chiên Thiên Chúa”, ông ám chỉ đức Giesu là đấng Thiên Sai, người mà trong suốt cuộc sống và lúc chết đều biểu lộ bản tính thực của Thiên Chúa.

TỬ VÌ ĐẠO LÀ LÀM CHỨNG NHÂN 

Phép rửa ban cho chúng ta ân sủng để làm chứng nhân, đôi khi đưa chúng ta đến tột đỉnh là phải hy sinh mạng sống vì niềm tin, bởi lẽ chúng ta đã được liên kết với chúa Kito và được Người in dấu. Danh từ “Tử-Vì-Đạo” tự nó dã nói lên ý nghĩa của nó. Tiếng này dịch từ chữ Martyr mà nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là “chứng nhân”,  là người sẵn sàng và tự do chịu đau khổ, hy sinh mạng sống mình vì niềm tin. Người tử vì đạo thà chết hơn là chối bỏ niềm tin của mình bằng lời nói và việc làm. Họ nhẫn nhục chịu đau khổ theo gương chúa Kito, không hề chống đối lại kẻ cáo gian và truy tố mình. Người tử vỉ đạo thực chết vì nguyên do thánh. Người tử vỉ đạo giả chết không vì nguyên do thánh mà vì những căn cớ thế tục. Môi trường tử đạo không là quá khứ, nhưng là hiện tại ngày nay. Thực tế cho thấy ở thế kỷ vừa qua, người Kito hữu đã chịu tử vì đạo một cách phi thường ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Người Kito hữu trong Giáo Hội sơ khai đã là những chứng nhân cho sự thật của Kito Giáo thời ấy. Bất cứ lúc nào họ cũng liên đới trách nhiệm phải chọn lựa giữa chết và chối bỏ chứng tá của mình. Nhiều người đã cương quyết chấp nhận đau khổ và chết chứ không từ bỏ Chúa. Cuộc tử đạo giúp cho những chứng nhân Kito giáo thực sự có ý nghĩa; họ không đi tìm hay chiếm đoạt quyền lực, uy danh, nhưng dâng hiến sự sống của mình vì chúa Kito. Họ chứng tỏ

13

Page 14: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

cho thế giới biết sức mạnh của họ không phải là khí giới nhưng là tình yêu người trọn vẹn. Tình yêu đó đã được Thiên Chúa ban cho những ai bước theo Chúa Kito đến độ hiến dâng mạng sống mình vì Người. Vì vậy, người Kito hữu, từ lúc có Kito giáo cho đến nay, luôn luôn bị truy nã vì Tin Mừng Phúc Âm đúng như chúa Giesu tuyên bố: “Nếu họ truy nã thầy, họ sẽ truy nã anh em” (Ga 15:20). 

Thánh Agnes thành Roma mà Giáo Hội sắp mừng lễ kính vào ngày 21 tháng 1 sắp đến là một gương tử dạo sáng ngời từ nhiều thế kỷ cho đến nay. Một cô gái mới 13 tuổi mà đã dám chết cho niềm tin. Em tử vì đạo vì từ chối không chịu lấy một công dân La Mã giàu có làm chồng. Em dõng dạc tuyên bố em không bao giờ cưới bất cứ một ai ngoài đức Giesu Kito. “Đã từ lâu -nàng nói- tôi đã đính hôn với một vị hôn phu vô hình ở trên trời; tim tôi thuộc về chàng, tôi sẽ trung thành với chàng cho đến chết”. Tên nàng là Agna có nghĩa là tinh trong theo ngôn ngữ Hy Lạp, và là con chiên theo tiếng Latin. Nàng là một trong nhiều nạn nhân của cuộc truy nã người Kito hữu thời Diocletian. 

Là thánh, Agna / Agnes là người theo gương chúa Giesu Kito. Là vị tử vì đạo, nàng chết giống như chúa Kito. Là một nữ đồng trinh, nàng giữ trọn niềm tin, hy vọng và tình yêu sống động ngay giữa những bạo động kinh hoàng. Agnes chịu phép rửa bằng cái chết của chúa Kito nên nàng đã được chia sẻ sự sống của Người. Chớ gì mỗi người chúng ta cũng được như vậy! 

LỜI KẾT: TƯƠNG QUAN GIỮA LỜI VÀ CHÚA THÁNH THẦN

Chúng ta tiếp tục suy niệm Tông Thư LỜI CHÚA / VERBUM DOMINI của Biển Đức XVI nói về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của thế giới” qua mối tương quan giữa Lời và Chúa Thánh Thần, đoạn 15:

“Sau khi suy niệm lời quyết định sau cùng của Chúa nói với thế giới, chúng ta cần phải chú ý đến sự liên hệ giữa sứ mệnh của Chúa Thánh Thần và Lời Chúa. Trong thực tế, không thể hiểu mạc khải Kito giáo một cách chính xác khác với sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Điều này là do việc Thiên Chúa tự thông công luôn luôn bao gồm mối liên đới giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà Iranaeus thành Lyons ví như “hai bàn tay của Thiên Chúa Cha”. Chính Thánh Kinh cũng nói về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lịch sử ơn cứu độ, đặc biệt trong đời sống của chúa Giesu: Người thụ thai bởi trinh nữ Maria do quyền năng của chúa Thánh Thần.(Mt 1:18; Lc1:35); khi bắt đầu sứ mệnh công khai, trên bờ sông Jordan, chúa Giesu nhìn thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống trên đầu mình dưới dạng chim bồ câu (Mt 3:16); với cùng tâm trạng đó, chúa Giesu tác động nói thành lời và vui mừng hớn hở (Lc 10:21); và trong Chúa Thánh Thần, Chúa Giesu tự hiến tế (Dt 9:14). Khi sứ mệnh của chúa Giesu kết thúc, theo thánh Gioan, chính Chúa Giesu đã nói rõ ràng là Chúa đi để gửi Chúa Thánh Thần xuống với những ai thuộc về Người (Ga 16:7). Khi Chúa Giesu sống lại, thân xác vẫn mang đầy những dấu vết cuộc khổ nạn, nhưng Người lại đổ ra tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần (Ga 20:22) để cho các môn đệ được chia phần với chính cuộc khổ nạn của Người (Ga 20:21). Chúa Thánh Thần đã phải dạy cho các môn đệ tất cả mọi điều và làm cho họ nhớ lại tất cả mọi điều Chúa Kito đã nói (Ga 14:26), bởi vì Người, Thánh Thần của Sự Thật (Ga 15:26) sẽ hướng dẫn các môn đệ đi vào sự thật (Ga 16:13). Sau cùng, trong công vụ tông đồ, chúng ta đọc thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống với 12 môn đệ lúc họ đang tụ họp cầu nguyện cùng mẹ Maria vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-4), và buộc họ phải lãnh sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho muôn dân. 

Vậy, Lời Chúa được diễn tả thành lời của loài người nhờ có Chúa Thánh Thần hoạt động. Sứ mệnh của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần không thể tách rời nhau và tạo thành một ơn cứu độ duy nhất. Chúa Thánh Thần tác động lên ngôi Lời nhập thể trong bụng trinh nữ Maria cũng là cùng một Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúa Giesu xuyên suốt sứ mệnh của Người và hứa ban cho các môn đệ. Chúa Thánh Thần đã nói qua các ngôn sứ cũng là cùng một chúa Thánh Thần đã chống đỡ và linh hứng cho Giáo Hội trong công tác loan truyền Lời Chúa và 

14

Page 15: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

giảng dạy của các tông đồ. Sau cùng, cũng chính chúa Thánh Thần đã linh hứng cho các tác giả Kinh Thánh.” 

Fleming Island, Florida - Jan. 15, 2014

[email protected]

NTC

VỀ MỤC LỤC

1.    Gia phả Đức Giêsu Kitô. 

1/ Sách Tin Mừng Matthêu (Mt) mở đầu bằng “sách ghi gốc tích” (gia phả) Đức Giêsu Kitô.

Cụm từ tiếng Hy lạp dịch sát là “sách ghi gốc tích” xuất hiện trong sách Sáng Thế (St) 2,4: “sách ghi gốc tích trời đất khi được sáng tạo”. Sau khi kể về nạn hồng thủy, St 9 dùng từ “gốc tích “để nói về các dân tộc xuất phát từ ông Noê.

“Sách ghi gốc tích Đức Giêsu Kitô” nêu danh hai ông tổ Đa-vit và Ap-ra-ham như hai cột mốc, lấy biến cố lưu đày Ba-by-lon làm cột mốc thứ ba, Chúa Giêsu là điểm tới; sau đó kể từ ông tổ Ap-ra-ham xuống cho tới Chúa Giêsu với một động từ “sinh”được lặp đi lặp lại và một khoảng cách đều đặn:  

“Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đa-vit, con cháu tổ phụ Ap-ra-ham. Ap-ra-ham sinh I-xa-ac, I-xa-ac sinh Gia-cóp… 

“Như thế tính chung lại thì: từ tổ phụ Ap-ra-ham đến vua Đa-vit là 14 đời, từ vua Đa-vit tới biến cố lưu đày ở Ba-by-lon là 14 đời:  và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Kitô cũng là 14 đời.” 

Bản văn này nghe có vẻ nhàm chán vì tính cách đơn điệu và những cái tên lạ hoắc mà nội đọc lên đã khó, và mỗi cái tên cũng chẳng nói lên điều gì. Thế mà Phụng Vụ Mùa Vọng lại “bắt” chúng ta nghe tới hai lần: ngày 17 tháng 12 và lễ vọng Giáng Sinh. Trong thánh lễ ngày 17 tháng 12 thì không né được vì chỉ đọc phần “gia phả” (Mt 1,1-17) nhưng thánh lễ vọng Giáng Sinh thì có bài đọc ngắn, chỉ đọc từ “Sau đây là gốc tích Đức Giêsu” (Mt 1,18-25), nên nhiều linh mục chọn bài đọc ngắn cho gọn lẹ!

 

2/ Chẳng lẽ tác giả lại mở đầu sách Tin Mừng một cách nhàm chán vô vị đến thế sao?

Đối với người  Việt Nam chúng ta, phong tục đưa con dâu mới đi nhận họ dịp Tết đầu tiên là rất quan trọng, tuy cũng có phiền toái, vì đi Tết nhận họ thì cũng phải có “lỡi”, nhưng cũng có “lời”, vì bên chú, bác, cô, dì… cũng phải có “bao lì xì” xứng vai vế của mình để nhận cháu mới chứ. Thế là “nhận họ thì có nhận hàng”. Nhưng bên trên cái phiền toái là việc xác nhận sợi dây huyết nhục vốn là thiết yếu trong đời sống xã hội, như ông bà ta nói: “họ chín đời còn hơn người dưng”; một giọt máu đào, hơn ao nước  lã”.

15

“ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU” (MT 1,21)

Page 16: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Trong truyền thống của Dân trong Sách Thánh, nhất là từ sau thời lưu đày Ba-by-lon, gia phả là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Hiện nay, Nhà nước Israel đã nhìn nhận và đón về đất Israel những người gốc Hip-ri lưu lạc bên xứ Ê-ti-o-pi-a từ không biết bao nhiêu đời, đến nỗi da đã đen và tóc đã xoăn như lò xo, cũng như những người lưu lạc bên Đông Âu đã thành da trắng mắt xanh, tóc đỏ… vì họ cho rằng những ai có nguồn gốc Israel đều có quyền về sống ở Đất Hứa. Thực chất đó là một lối đọc chính trị, biến Sách Thánh thành công cụ xâm lược phức tạp và cực kỳ nguy hiểm, để biện minh cho sự phân biệt chủng tộc và chối bỏ quyền sống của bao nhiêu triệu người đã sống ở đây từ mấy ngàn năm, chúng ta không nên để mình dễ dàng bị lung lạc để ủng hộ luận cứ này, vì nó dẫn tới sự chối bỏ ơn cứu độ phổ quát bằng cách giảm thiểu vào chuyện đất đai. Chấp nhận nó là chúng ta “tự sát”, tự loại mình ra khỏi ơn cứu độ vì chúng ta da vàng mũi tẹt, hoàn toàn không dính líu tới chủng tộc Do Thái.

Mt và toàn thể các sách Tân Ước cho chúng ta thấy đâu là dòng dõi đích thật của Ap-ra-ham và gia tài đích thật mà mọi người tín hữu của Chúa Giêsu Kitô được hưởng. Chúng ta hãy tiếp tục để  cho sách Tin Mừng dẫn đi nhận họ và nhận hàng… với tư cách là “đồng thừa kế với Đức Kitô” (Rm 8,17).

Trước hết thử hỏi tại sao lại đặt hai cụ tổ Ap-ra-ham và Đa-vit làm hai cột mốc? Đức Giêsu Kitô là “con của Đa-vit, con của Ap-ra-ham” (dịch sát). “Là con thì cũng là người thừa kế” (Rm 8,17). Hai cụ này có cái gì đặc biệt liên can tới Đức Giêsu Kitô hơn các cụ khác? Thưa là hai cụ này nhận được những lời hứa đặc biệt quan trọng và thiết yếu. Đức Giêsu không chỉ thừa kế mà là sự thực hiện của các lời hứa ấy, vì thế “sách ghi gốc tích” vạch cho thấy Đức Giêsu Kitô là điểm tới, là sự mãn nguyện của các cụ tổ. Trong Tin Mừng Gioan (Ga) 8,56 Chúa Giêsu quả quyết: “Ông Ap-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng, vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ”. Chuyện như thế này:

Khi Thiên Chúa gọi Cụ tổ Ap-ra-ham thì Thiên Chúa lập giao ước, thề hứa cho Cụ ba điều: một dòng dõi, một miền đất và trở thành phúc lành cho muôn dân (St 12,1-3 và 15,1-19).

Điều tiên quyết là có con nối dòng! Hai ông bà đã gần trăm tuổi mà chưa có mống con nào, cụ ông bị khủng hoảng, cằn nhằn với Thiên Chúa, Thiên Chúa trấn an Cụ bằng giao ước với lời thề (St 15). Sau đó Cụ vẫn còn lo âu vì chờ mãi chưa thấy gì, Thiên Chúa lại hiện ra và nói với Cụ: năm tới sẽ có con. Cụ phục xuống đất giấu mặt mà cười (St 17). Thiên Chúa lại đến dưới dạng ba người khách, được hai Cụ đãi một bữa thịnh soạn. Sau đó Thiên Chúa nhắc lại lời hứa: năm tới Cụ bà sẽ sinh con. Lần này thì Cụ bà nghe lóm được, phá lên cười. Thiên Chúa hỏi : “Sao Xa-ra lại cười?” Cụ bà chối: “Con đâu có cười”. Thiên Chúa bảo “Có, bà có cười” (St 18, 1-15). Đến khi sinh con rồi, Cụ bà nói : “Thiên Chúa đã làm cho tôi cười và ai nghe biết cũng sẽ mỉm cười với tôi”. Ta đếm được bảy lần cười! Cụ Ap-ra-ham đặt tên cho con là I-xa-ac (nghĩa là Ông Cuời) (St 21,1-7).

Trong “Ông Cười” đã có bóng dáng Đức Giêsu Kitô. Ngày Thiên Chúa thử lòng Cụ Ap-ra-ham, bảo Cụ đem “Ông Cười” lên núi mà giết để tế lễ cho Thiên Chúa hẳn đã làm Cụ Ap-ra-ham phải khóc. Nhưng Thiên Chúa đâu có tàn ác như thế. Thiên Chúa làm cho tiếng cười vang to hơn và dài mãi tới Chúa Giêsu là “Tin rất vui mừng” (Lc 2,10) vang lên suốt lịch sử loài người (x.Tông Huấn mới nhất: Niếm Vui của Tin Mừng) và dẫn tới niềm vui vĩnh cửu trong Thiên Chúa. Thế nhưng khi đến phiênThiên Chúa bày tỏ lòng yêu thương và thành tín thì “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3,16),  và Thiên Chúa không rút tay lại: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32). Hàn Mặc Tử mời ngắm trăng để xem trời “giải nghĩa yêu”. Thánh Gioan bảo chúng ta chiêm ngắm chính Thiên Chúa đã “giải nghĩa yêu” như thế nào: “Tình yêu của Thiên Chúa đối vơi chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này, không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (I Ga 4,1-10).

16

Page 17: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

    

3/ Còn Cụ Tổ Đa-vit thì sao?

Cụ nhận được một lời hứa: “Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi…và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền mãi mãi… Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta: ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi” (2 Sm 12-16). Nhưng trong thực tế thì biến cố lưu đày Ba-by-lon đã chấm dứt vương quyền nhà Đa-vit. Chẳng có cái gì “muôn năm” trên trần gian này, bởi vì chính trời đất cũng có ngày tan rã.  Vậy phải chăng lời hứa của Thiên Chúa cho Đa-vit cũng chỉ là hô khẩu hiệu, như người ta thích hô và bắt người khác hô “muôn năm, muôn năm”?  Thiên Chúa trả lời: “ Với Thiên Chúa không có gì là không thể được” (Mc 120,27: Lc 1,37); “chính Ta, Đức Chúa, Ta đã phán là Ta làm” (Ed 36,36).

Tin Mừng Luca sẽ cho thấy lời hứa này được thực hiện nơi Chúa Giêsu bằng cách dùng chính lời hứa này và lời hứa trong Is 7,14 để đan kết bản văn sứ thần truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria (Lc 1,28-37). Còn Tin Mừng Mt dùng một bút pháp khác để vừa cho thấy Đức Giêsu Kitô là sự thực hiện lời hứa, vừa cho thấy ý nghĩa thật của lời hứa.

Trước hết sự phân chia đều đặn làm ba giai đoạn từ Cụ Tổ Ap-ra-ham tới Chúa Giêsu cho thấy  bàn tay của Thiên Chúa điều khiển lịch sừ để thực hiện các lời hứa. Mt dùng thủ thuật quen thuộc trong văn chương Sách Thánh là ý nghĩa các con số: ba lần 14 tức là sáu lần bảy. Con số 7 chỉ sự hoàn chỉnh, tròn đầy. Sáu lần bảy dẫn tới Chúa Giêsu, thì Chúa Giêsu là tột đỉnh làm cho chuỗi số hoàn chỉnh. Thế hệ “Digital” có lẽ khó chấp nhận lối dùng số của Sách Thánh, nhưng “kỹ thuật số” ngày nay cũng là một hình thức dùng số vậy! 

2. Bà sẽ sinh con trai, ông phải đặt tên.

Đọc “gia phả” đang ngon trớn “ông A sinh ông B…”, tới ông Giuse thì vấp: “Giacop sinh Giuse, chồng của bà Maria, do bà mà Đức Giêsu được sinh ra, đấng được gọi là Kitô” (dịch sát). Cái gãy khúc này sẽ được giải thích sau câu “kết toán” gia phả. [Đúng với tính cách ông Matthêu, người thu thuế năm xưa ở bờ biển hồ Galilê!]

“Gốc tích Đức Giêsu Kitô là thế này…” Theo phong tục trong Sách Thánh thì đính hôn đã là thành vợ chồng, nhưng ai vẫn ở nhà nấy, khi rước dâu rồi mới chung sống. Thế mà đây chưa rước dâu đã thấy có bầu. Dĩ nhiên trường hợp có thể xảy ra là chàng và nàng “ăn cơm trước kẻng, ăn cỗ trước các cụ”, và theo luật thì trong trường hợp đó, đứa con vẫn là con hợp pháp, trong giá thú.  Để chúng ta khỏi nghĩ bậy bạ, Mt cho ngay câu trả lời: “Bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”, và giải thích cho chúng ta ngay, qua phản ứng của ông Giuse và lời sứ thần.

Phản ứng của ông Giuse “người công chính” là toan âm thầm rút lui, xách bộ đồ nghề thợ mộc biến đi chứ không làm to chuyện. Đính hôn đã là vợ chồng, muốn bỏ nhau cũng phải làm thủ tục ly dị. Ông Giuse là người công chính, nghĩa là người tôn trọng quyền lợi của Thiên Chúa và của người khác, biết là đứa con không phải của mình thì thôi. Câu hỏi là liệu ông đã được “bật mí” cho biết nguồn gốc cái bầu này, hay phải chờ đến khi sứ thần nói ông mới biết? Nếu đã biết rồi thì ông tôn trọng Thiên Chúa mà âm thầm biến đi. Nếu chưa biết thì ông tôn trọng tự do của Maria và âm thầm “trả tự do” cho nàng. Đây là chuyện của Thiên Chúa, nên sứ thần của Thiên Chúa hiện đến báo mộng cho ông biết: ông được mời gọi tham dự vào việc thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa. Chú ý tới hai chi tiết: ông Giuse này cũng là con ông  Giacop và lần nào cũng được sứ thần báo tin trong giấc mộng, như ông Giuse con ông Giacop trong sách Sáng Thế (St 37 và 39-47). Sứ thần ngỏ lời với ông như là người thừa kế của Đavit: “Này ông Giuse, con của Đa-vit, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” Lời Sứ thần có thể cho ta hiểu rằng ông Giuse đã biết nguồn gốc của cái

17

Page 18: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

bầu nên sợ, và nghĩ là mình không còn gì để làm nên âm thầm rút lui để Thiên Chúa… tự lo. Nếu ông chưa biết thì bây giờ ông biết, và ông cũng được biết là ông còn có việc để làm: đi “đưa nàng về dinh” và đặt tên cho đứa con!

Sứ thần phân công rõ ràng: “Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Bà sinh con trai bởi quyền năng Chúa Thánh Thàn, còn ông, với tư cách “con của Đavit” phải đặt tên cho đứa trẻ, để đứa trẻ cũng là “con của Đavit”. Tên con trẻ là Giêsu, nghĩa là “Thiên Chúa cứu”. Ngày xưa Giuse con Giacop bị anh em bán làm nô lệ bên Ai Cập, rút cục đã cứu sự sống cho gia đình. Đa-vit đã cứu dân khỏi làm nô lệ người Philitinh nhờ chiến thắng Goliat, nhưng dân không phải là dân của Đa-vit mà là của Thiên Chúa: vì thế khi Đa-vit kiểm tra dân số, làm như thể đó là dân của mình thì Thiên Chúa đã trừng phạt (x. 2 Sm, 24). Nay người con của Đa-vit mang tên Giêsu, nghĩa là “Chúa cứu”, “sẽ cứu dân mình khỏi tội”.

Ý nghĩa cuối cùng của những gì liên quan tới “gốc tích” Đức Giêsu Kitô được giải thích bằng lời hứa cho nhà Đa-vit qua lời ngôn sứ I-sa-i-a nói với vua A-khat: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chẳng có người con nào của Akhat mang tên là Em-ma-nu-en, vậy thì ngay từ đầu cái tên này mang nghĩa tượng trưng. Trong sách Thủ Lãnh (6,12-13), “Thần sứ của Đức Chúa hiện ra với

Ông Ghit-ôn và nói: chào chiến sĩ can trường, Đức Chúa ở với ông. Ông đáp: Ôi, thưa ngài, nếu Đức Chúa ở với chúng tôi, thì sao chúng tôi đến nông nỗi này…Đức Chúa đã bỏ rơi chúng tôi, trao chúng tôi vào tay người Ma-đi-an”. Vậy thì Đức Chúa ở với chúng ta có nghĩa là Đức Chúa cứu chúng ta.

Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa đến cứu dân mình khỏi tội. Tội mới là kẻ thù chính phải tiêu diệt, nó phá vỡ giao ước với Thiên Chúa là nguồn mọi phúc lành.  Đức Giêsu Kitô cứu dân mình khỏi tội thì cũng sẽ lập Giao ước Mới. Ngài là con của Đa-vit và là Em-ma-nu-en theo ý nghĩa đầy đủ nhất.

Đây chính là chìa khóa để đọc sách Tin Mừng Matthêu. Đức Giêsu Kitô là Em-ma-nu-en, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Lời cuối cùng của Chúa Giêsu phục sinh nói với các môn đệ trên núi sẽ là lời  giải thích rõ ràng của danh hiệu Em-ma-nu-en. 

“Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần dạy và đón vợ về nhà”.

Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu”.

 Thế là kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện nhờ sự hợp tác của Đức Trinh Nữ Maria và thánh Giuse: Đức Trinh Nữ Maria chấp nhận để Thiên Chúa chiếm ngự trọn vẹn con người và cuộc sống của mình mà không thắc mắc lo âu, thánh Giuse “người công chính” cũng nộp mình cho Thiên Chúa mà không tính toán so đo.  

3.   Đức Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh và thánh Giuse Bạn Thanh Sạch Đức Mẹ. 

Thế là nơi Thánh Gia thất này Thiên Chúa vừa thánh hoá gia đình vừa thiết lập đời sống trinh khiết vì Nước Trời. Gia đình là nơi sự sống tuôn chảy trong thời gian, đời sống trinh khiết vì Nước Trời phục vụ cho sự sống hiện tại và vĩnh cửu. Thánh Phaolô nói rõ: “Về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em với tư cách là người - nhờ Chúa thương -  đáng được anh em tín nhiệm… Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Chúa…Đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Chúa cả hồn lẫn xác.” (I Cr 7, 25-34).

18

Page 19: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Đó là ý nghĩa đích thật của đời sống độc thân vì Nước Trời.

Cũng nên nói ngay, có kẻ đọc câu cuối cùng trong đoạn Tin Mừng “ông không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh một con trai” bèn rút kết luận: vậy thì sau đó hai ông bà ăn ở với nhau bình thường như các cặp vợ chồng khác, và có nhiều đứa con khác, nên các sách Tin Mừng đều nói đến “anh em của Đức Giêsu”. Nghe có vẻ hợp lý! Nhất là với những người sống trong các nền văn hoá mà chữ “anh em” chỉ có một nghĩa là anh em ruột! Về phương diện hành văn, rút kết luận như thế là thêm vào câu văn đấy. Xin mời đọc câu này: “Bà Mi-khan, con gái vua Sa-un, không có con cho đến ngày chết” (2 Sm 6,23). Nếu đọc theo kiểu mấy người kia thì cũng phải rút kết luận là sau khi chết bà ấy sẽ sinh con!!!

Còn nói về “anh em của Chúa Giêsu”, thì ngôn ngữ và phong tục của người Sê-mit (Hipri, Arập) giống Việt Nam. Anh em, chị em không chỉ có nghĩa là anh chị em ruột. Cụ Ap-ra-ham cùng ra đi với cháu là Lót, nhưng khi phải chia tay nhau để khỏi xích mích tranh chấp thì Cụ nói: “vì chúng ta là anh em với nhau” (St 12,5 // 13,8)! Chẳng lẽ đây là chuyện hai bác cháu nhậu xỉn rồi vỗ vai nhau lè nhè: ”Bác một ly, cháu một ly, bác cháu mình là anh em nhỉ!”. Tôi thường nói với người Âu Châu thắc mắc chuyện này: “mời qua Việt Nam với tôi, tôi sẽ đãi một bữa với một trăm anh chị em của tôi”. Khi một người Pa-let-tin làm công trong nhà chúng tôi ở Giêrusalem nói:  ” Để tôi kêu điện thoại hỏi anh tôi”, hay giới thiệu “Đây là em tôi…” thì cũng giống người Việt Nam, không biết là anh em ruột hay anh em họ! Vậy thì cái thắc mắc kia là do thiếu hiểu biết về phong tục, văn hóa mà thôi.

Còn tín điều Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh thì không chỉ dựa vào bản văn Sách Thánh mà cũng nhờ truyền thống trong Hội Thánh từ ban đầu. Ngay việc chúng ta biết được sách nào là Sách Thánh thì cũng là nhờ Truyền Thống của Hội Thánh vậy.

Đức Mẹ MariaTrọn Đời Đồng Trinh và thánh Giuse Bạn Thanh Sạch Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, là kết quả của sự hiện diện tròn đầy của Thiên Chúa, khi Con Thiên Chúa làm người trong lòng Đức Trinh Nữ Maria bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, và sinh vào dòng dõi Đavit nhờ thánh Giuse “rước vợ về nhà và đặt tên cho người con”. Đó cũng là lúc Thiên Chúa thiết lập nếp sống độc thân vì Nước Trời mà “chỉ người nào đưọc Thiên Chúa ban cho mới hiểu được” (Mt 19,11). Trong ngôn ngữ của sách Tin Mừng Mt “hiểu” có nghĩa là đón nhận và thi hành: “Kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả” ( Mt 13,23).

Xin minh họa bằng câu chuyện sau đây. Thời Công An đem tôi về nuôi trong Sở (năm 1981), có lần viên sĩ quan hỏi cung và tôi đối thoại thế này.  

Sĩ quan : “Anh có biết ông linh mục X không?

 - Tôi biết.

– Tôi nói cho anh biết là ông ấy có một đứa con đấy nhé!

 – Thế hả? Anh chuyển lời chúc mừng giùm tôi nhé!

Bị tước bài bản, ông sĩ quan chưa nghĩ ra câu tiếp theo, tôi nói giùm:

Điều đó chứng minh là ông linh mục X là người đàn ông bình thường như anh, không bị thiến, nên mới có con được, đúng không? Còn nếu anh muốn nói đến đời sống độc thân của linh mục, thì chuyện đó chứng tỏ rằng không phải chúng tôi gồng mình mà sống độc thân được đâu. Đó là ơn của Chúa đấy. Đã là ơn nhận được thì tụi tôi có thể làm rớt... nên mới có đứa con rơi cho anh mừng đấy.” Im lặng. Đổi đề tài!  

19

Page 20: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

4. Đặt tên

Về việc đặt tên thì phong tục và quan niệm của người Sê-mit (Hipri, A-rập) càng giống với Việt Nam chúng ta. Tên là người. Đặt tên là gói ghém tất cả hy vọng và ước mơ của cha mẹ, họ hàng về người con. Gọi tên là hành vi đụng chạm tới bản thân con người đó, vì thế thời vua chúa ngày xưa, tội phạm húy (phạm đến tên vua) cũng ngang với tội nổi loạn. Một người đã có chức tước thì gọi bằng chức tước chứ không gọi bằng tên nữa. Thường dân thì khi một người đã có con thì không gọi tên người ấy nữa, mà gọi bằng tên đứa con. Miền Nam thì gọi bằng thứ tự: anh Hai, chị Ba… Người Hip-ri thì không đọc tên của Chúa mà nói “Chúa”, “Thánh Danh”. Khi vào Việt Nam, các thừa sai Dòng Tên đã học được điều đó, nên Dòng Chúa Giêsu gọi là Dòng Tên, họ đạo mang tên Chúa Giêsu thì gọi là họ “Kình Danh”; kêu Tên Cực Trọng có nghĩa là kêu Tên Chúa Giêsu. Ba năm trước đây người lo việc bảo trì nhà cửa của chúng tôi sinh đức con gái đầu lòng, phải mất hai tháng mới tìm được cái tên để đặt cho con, vì phải được họ hàng đồng ý! Chuyện này giúp tôi hiểu khi thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra, việc đặt tên cũng làm xôn xao cả họ hàng, chỉ đến khi ông bố câm viết ra trên bảng: “tên nó là Gioan”, mọi người mới chịu, vì đó là tên thần sứ của Chúa đã bảo. Thánh Giuse cũng được thần sứ của Thiên Chúa cho biết phải đặt tên gì, ý nghĩa thế nào.

Đặt tên là quyền của người cha. Đặt tên cho một đứa trẻ là nhận nó là con và là người thừa kế của mình. Giuse, con Đa-vit, đặt tên cho đứa con do vợ mình sinh ra bởi quyền năng Thánh thần, thì đứa con đó trở thành con và người thừa kế của Giuse, của Đa-vit. Vương quyền nhà Đa-vit sẽ được thể hiện thế nào nơi Chúa Giêsu và danh hiệu Em-ma-nu-en sẽ thành sự thật như thế nào, đó là nội dung sách Tin Mừng Matthêu. 

5.   Kết luận: nhận họ nhận hàng 

Trở lại chuyện chúng ta đi nhận họ nhận hàng với các bậc tổ phụ của Chúa Giêsu.

Gia tài quý nhất các tổ phụ đã cho chúng ta là chính Chúa Giêsu. Được Chúa Giêsu thì chúng ta cũng được các tổ phụ. Các tổ phụ đã đón nhận Đức Kitô cho chúng ta nhờ đã tin vào Thiên Chúa. Chúng ta đón nhận được Chúa Giêsu cũng nhờ đức tin. “Nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô… tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ap-ra-ham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3,26-29). Các ngài là tổ phụ của chúng tra trong đức tin. Các ngài đã nhận được lời hứa, còn chúng ta nhận được thực tại: chúng ta may mắn hơn các ngài: “Phúc thay mắt nào được thấy đều anh em thấy! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe mà không được nghe” (Lc 10,23-24; x.Mt 13,16-17; 1 Pr 1,10-12)). Quả thật “con hơn cha là nhà có phúc”.

Chúng ta đã nhận được gia tài quý nhất là Chúa Giêsu, nhờ Chúa Giêsu chúng ta vừa được làm con Thiên Chúa vừa được là dòng dõi của các ngài trong đức tin. Các ngài còn có quà để cho chúng ta khi đến nhận họ: chính gương đức tin của các ngài mà thư gởi tín hữu Hip-ri đã quảng diễn cho chúng ta (Hr 11). Vào mùa Giáng Sinh, chúng ta hãy nhờ thánh Giuse và Đức Mẹ dẫn đi nhận họ nhé!

Giêrusalem, lễ Chúa Giáng Sinh 2013  -  L.M. Giuse Nguyễn Công Đoan, S.J.

Giám đốc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh Gierusalem

email: [email protected]

VỀ MỤC LỤC

20

Page 21: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

 

Lm. Giu-se LÊ MINH THÔNG, O.P.

Blog: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ 

Email: [email protected]  

Nội dung

I. Tác giả và niên biểu Ba thư Gio-an

1. Tác giả

2. Niên biểu

II. Cấu trúc và nội dung ba thư Gio-an

1. Thư thứ nhất Gio-an

a) Cấu trúc

b) Nội dung

2. Thư thứ hai Gio-an

a) Cấu trúc

b) Nội dung

3. Thư thứ ba Gio-an

a) Cấu trúc

b) Nội dung

III. Bối cảnh thư thứ nhất Gio-an

1. Tình trạng chia rẽ trong cộng đoàn

2. Thiên tính và nhân tính của Đức Giê-su

3. Mời gọi hiệp thông

IV. Kết luận

I. Tác giả và niên biểu Ba thư Gio-an

1. Tác giả

21

TỔNG QUÁT VỀ BA THƯ GIO-AN

Page 22: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Các thư Gio-an không cho biết rõ tên tác giả. Thư 1Ga cũng không cho biết chức vụ của tác giả. Trong lời tựa (1Ga 1,1-4), tác giả tự xưng ở ngôi thứ nhất, số nhiều: “Chúng tôi”. Giáo huấn và lời mời gọi trong 1Ga cho phép hiểu tác giả là một cá nhân hay tập thể đứng đầu cộng đoàn và có trách nhiệm điều chỉnh những sai lạc trong cộng đoàn Ki-tô hữu.

Thư 2Ga và 3Ga không cho biết tên của tác giả nhưng cho biết chức vụ. Tác giả là kỳ mục. Bối cảnh và nội dung của thư 2Ga và 3Ga khác nhau, nhưng về cấu trúc hai thư này đều có lời mở đầu và lời kết, nên có thể giả thuyết là thư 2Ga và 3Ga do một kỳ mục viết. Tuy nhiên, vì tình trạng bản văn không cho phép xác định ba thư Gio-an là do một người, hai người hay ba người viết. Về nội dung, 1Ga và 2Ga có liên hệ với nhau, và hai thư này có từ ngữ và ý tưởng liên hệ với Tin Mừng Gio-an. Còn thư 3Ga, tuy vẫn có xung đột nhưng không liên hệ nhiều đến 1Ga và 2Ga, có thể hiểu 3Ga được viết sau 1Ga và 2Ga.

Truyền thống gán cho tông đồ Gio-an, con ông Dê-bê-đê là tác giả của Tin Mừng Gio-an và ba thư Gio-an. Tuy nhiên khi phân tích nội dung bản văn, có thể nói về các tác giả của Tin Mừng và Ba thư Gio-an như sau:

Đứng đầu trường phái Gio-an là “người môn đệ Đức Giê-su yêu mến”, người môn đệ này đã viết lại lời chứng và để lại bút tích trong Tin Mừng Gio-an (Ga 19,35; 21,24). Nhóm biên soạn Tin Mừng Gio-an khẳng định: “Chính môn đệ này [người môn đệ Đức Giê-su yêu mến] là người làm chứng về những điều đó và là người đã viết những điều này, và chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (Ga 21,24).

Nội dung Tin Mừng Gio-an hiện nay cho thấy Tin Mừng được biên soạn qua nhiều giai đoạn. Nên tác giả (hay nhóm tác giả) của Tin Mừng Gio-an thuộc nhóm các môn đệ của người môn đệ Đức Giê-su yêu mến. Nhóm này được gọi là “trường phái Gio-an” (école Johannique) đã sưu tập tài liệu, biên soạn và xuất bản Tin Mừng thứ tư như chúng ta có hiện nay.

Đến giai đoạn ba thư, tác giả của các thư Gio-an cũng thuộc “trường phái Gio-an”, vì một số đề tài trong 1Ga và 2Ga lấy trong sách Tin Mừng. Ba thư được viết sau Tin Mừng vì những xung độ trong thư Gio-an có thể đã xảy ra sau khi Tin Mừng Gio-an được biên soạn.

2. Niên biểu

Có thể dựa vào bốn dấu hiệu sau đây để xác định niên biểu của ba thư Gio-an:

1. Nội dung ba thư Gio-an bàn về cách hiểu đúng đắn và lối giải thích sai lạc về vai trò của Đức Giê-su đã trình bày trong sách Tin Mừng.

2. Các thư 1Ga và 2Ga nhắc lại điều răn mới là điều răn yêu thương trong Tin Mừng Gio-an (Ga 13,34; 15,12).

3. Ngôn từ trong các thư Gio-an có liên hệ với Tin Mừng Gio-an, đặc biệt trong lời tựa 1Ga 1,1-4.

4. Trong sách Tin Mừng Gio-an không có dấu hiệu xung đột và chia rẽ giữa nhóm các môn đệ về thiên tính và nhân tính của Đức Giê-su. Trong khi các thư Gio-an bàn về những vấn đề của cộng đoàn liên quan đến đề tài trên.

Những nhận xét trên cho phép hiểu hai thư 1Ga và 2Ga có thể được biên soạn ít lâu sau khi xuất bản sách Tin Mừng. Thư 3Ga nói đến sinh hoạt cộng đoàn với những bất đồng giữa các vị có trách nhiệm trong cộng đoàn, nên có thể được viết sau 2Ga.

22

Page 23: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Có thể đưa ra niên biểu các bản văn Gio-an như sau:Tin Mừng Gio-an: 90 – 95 CE (Christian Era).Ba thư Gio-an: 95 – 100 CE, theo thứ tự: 1Ga, 2Ga, 3Ga.

II. Cấu trúc và nội dung ba thư Gio-an

1. Thư thứ nhất Gio-an

a) Cấu trúc

Ngoài lời tựa (prologue) và lời kết (épilogue), thư thứ nhất Gio-an có thể cấu trúc thành ba phần song song:A, B, C, // A’, B’, C’, // –, B’’, C’’ (khuyết yếu tố A’’).

b) Nội dung

Trong 3 thư Gio-an, thư thứ nhất Gio-an dài hơn cả, gồm 5 chương (thư thứ hai Gio-an: 13 câu và thư thứ ba Gio-an: 15 câu). Trong thư 1Ga, tác giả kêu gọi cộng đoàn sống hiệp thông với tác giả. Bởi vì có những kẻ tách ra khỏi cộng đoàn, gieo rắc giáo lý sai lạc, và lôi cuốn Ki-tô hữu đi vào con đường đó. Tác giả đưa ra những lập luận cho thấy đạo lý sai lầm của nhóm ly khai mà tác giả gọi là phản Ki-tô và ngôn sứ giả. Tác giả mời gọi cộng đoàn đề phòng lạc thuyết, nắm vững đạo lý chính thống và sống điều răn yêu thương đã được Đức Giê-su trao ban trong Tin Mừng Gio-an.

2. Thư thứ hai Gio-an

a) Cấu trúc

Thư thứ hai Gio-an có 13 câu và cấu trúc như sau:

1-3: Lời chào4-6: Điều răn yêu mến7-11: Những kẻ phản Ki-tô12-13: Lời kết thúc

b) Nội dung

Bối cảnh 2Ga khá giống 1Ga, tác giả là một kỳ mục viết thư cho người đứng đầu cộng đoàn Ki-tô hữu. Trước là để mời gọi đứng vững trong sự thật và sống điều răn yêu thương mà Đức Giê-su đã ban cho cộng đoàn các môn đệ (Ga 13,34; 15,12). Thứ đến tác giả nói đến nhóm phản Ki-tô và dặn dò cộng đoàn phải đề phòng và tránh xa những giáo lý sai lạc của nhóm này.

3. Thư thứ ba Gio-an

a) Cấu trúc

Thư thứ ba Gio-an có 15 câu và cấu trúc như sau:

1-2: Lời chào3-8: Ca tụng ông Gai-ô9-11: Hành vi của ông Đi-ốt-rê-phét12: Làm chứng cho ông Đê-mết-ri-ô13-15: Lời kết thúc

23

Page 24: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

b) Nội dung

Thư 3Ga không nhắc đến nhóm phản Ki-tô, tác giả thư là một kỳ mục, thư gửi cho ông Gai-ô. Tác giả ca ngợi ông Gai-ô và than phiền về người đứng đầu cộng đoàn ông Gai-ô là ông Đi-ốt-rê-phét. Cuối thư tác giả làm chứng cho ông Đê-mết-ri-ô.  

III. Bối cảnh thư thứ nhất Gio-an

Thư thứ nhất Gio-an được viết trong bối cảnh đặc biệt, khác với bối cảnh của Tin Mừng thứ tư. Nội dung thư 1Ga cho thấy khủng hoảng trầm trọng đã xảy ra ngay giữa cộng đoàn người tin. Tác giả cho biết nguyên nhân gây khủng hoảng, qua đó mời gọi cộng đoàn nắm vững đạo lý và sống hiệp thông với nhau.

1. Tình trạng chia rẽ trong cộng đoàn

Sự chia rẽ, xung đột và căng thẳng đã xảy ra, khi một nhóm trong cộng đoàn hiểu sai vai trò của Đức Ki-tô. Tác giả thư thứ nhất Gio-an tố cáo nhóm này ở 1Ga 2,22: “Ai là kẻ dối trá, nếu không phải là người chối bỏ và cho rằng Đức Giê-su không phải là Đấng Ki-tô? Người ấy là tên phản Ki-tô, là kẻ chối bỏ Cha và Con” (1Ga 2,22).

Nhóm sai lạc này đã từng là thành viên của cộng đoàn, nhưng họ không thuộc về cộng đoàn nữa. Tác giả viết ở 1Ga 2,19: “Chúng [những kẻ phản Ki-tô] xuất thân từ nơi chúng ta, nhưng chúng không thuộc về chúng ta; vì nếu chúng thuộc về chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta. Nhưng để tỏ hiện ra là không phải tất cả thuộc về chúng ta.”

Trong bối cảnh này, tác giả nói với các thành viên còn ở lại trong cộng đoàn ở 1Ga 2,18-19: “18 Hỡi các con thơ bé, đây là giờ cuối cùng, như anh em đã nghe là tên phản Ki-tô sẽ đến, và giờ đây nhiều tên phản Ki-tô đã xuất hiện. Do đó, chúng ta biết rằng đây là giờ cuối cùng. 19 Chúng xuất thân từ nơi chúng ta, nhưng chúng không thuộc về chúng ta; vì nếu chúng thuộc về chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta. Nhưng để tỏ hiện ra là không phải tất cả thuộc về chúng ta.”

Những lời trên của tác giả cho thấy cộng đoàn đang bị chia rẽ. Có một nhóm đã tách rời khỏi cộng đoàn và trở thành “phản Ki-tô”, “ngôn sứ giả” (1Ga 4,1.4.5) và là “kẻ dối trá” (1Ga 2,22). Đây là khủng hoảng thần học và Ki-tô học. Câu hỏi đặt ra là sai lạc ở chỗ nào?

2. Thiên tính và nhân tính của Đức Giê-su

Có thể cho rằng nguyên nhân gây chia rẽ trong 1Ga là cách hiểu khác nhau về vai trò và sứ vụ của Đức Giê-su. Tác giả viết ở 1Ga 4,2-3: “2 Trong điều này, anh em biết thần khí của Thiên Chúa: Mọi thần khí tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã đến trong thân xác là bởi Thiên Chúa. 3 Mọi thần khí nào phân chia (luei) Đức Giê-su thì không bởi Thiên Chúa, đó là thần khí của tên phản Ki-tô (antikhristou) mà anh em đã nghe là nó đang tới và hiện nay nó ở trong thế gian rồi.”

Động từ “luô” (phân chia) trong câu 4,3a có hai dị bản (variante): Dị bản thứ nhất dùng động từ: “homologeô” (tuyên xưng, confesser): “không tuyên xưng Đức Giê-su.” Dị bản thứ hai dùng động từ “luô” (huỷ bỏ, phân chia, séparer, diviser): “phân chia Đức Giê-su.” Một số bản dịch chọn dị bản “mê homologei” (không tuyên xưng) vì dị bản này có trong nhiều thủ bản quan trọng (xem các dị bản trong phần chú thích của NTG 27ème édition). Còn dị bản “luei ton Iêsoun” (phân chia Đức Giê-su) chỉ xuất hiện trong các thủ bản (manuscrits) La Tinh và nơi một số Giáo phụ (xem chú thích của NTG 27ème édition). Bản dịch BJ (Bible de Jérusalem) chọn dị bản “homologeô” (tuyên xưng). Bản dịch TOB (Traduction œcuménique de la Bible) chọn dị bản “luô” (phân chia). Các tác giả R. E. Brown (The Epistles of John, (AB 30), New York (NY),

24

Page 25: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Doubleday, 1982, p. 485-511) và J. Painter (1, 2, and 3 John, (SPS 18), Collegeville (MN), The Liturgical Press, 2002, p. 253-264) chọn dị bản “luô”. Cùng với các tác giả trên, chúng tôi chọn dị bản “luô” (phân chia).

Lý do là dị bản “luô” (phân chia, chia rẽ) phù hợp với bối cảnh thư thứ nhất Gio-an. Theo đó, những kẻ phản Ki-tô đã phân chia, tách biệt nhân tính và thiên tính của Đức Ki-tô. Nên 1Ga 4,3 muốn nói rằng những kẻ phản Ki-tô đã tách rời “Đức Giê-su lịch sử” khỏi “Đức Ki-tô của lòng tin”, như thế là sai lạc, không đúng với mặc khải của Thiên Chúa như tác giả khẳng định ở 1Ga 4,2b: “Mọi thần khí tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã đến trong thân xác là bởi Thiên Chúa.”

Kiểu nói: “Đến trong thân xác” vừa gợi đến mầu nhiệm nhập thể, vừa ám chỉ sứ vụ công khai và sự chết của Đức Giê-su trong thân phận làm người. Như thế, theo tác giả thư thứ nhất Gio-an, nhân tính của Đức Giê-su không thể tách rời khỏi thiên tính của Người. Những kẻ phản Ki-tô đã sai lạc vì họ không tuyên xưng “Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã đến trong thân xác” (1Ga 4,2). Họ đã phân chia Đức Giê-su (1Ga 4,3) và tách rời “Đức Giê-su” (nhân tính) và “Đức Ki-tô” (thiên tính). Những kẻ phản Ki-tô đã hiểu sai giáo huấn và đạo lý chính thống của cộng đoàn. Từ đó dẫn đến những lệch lạc về đạo đức và luân lý.

3. Mời gọi hiệp thông

Phần trên cho thấy đã xảy ra khủng hoảng trầm trọng và chia rẽ trong cộng đoàn thư thứ nhất Gio-an. Vì thế, nhiều lần tác giả mời gọi các thành viên trong cộng đoàn hiệp thông (koinônia) với nhau (1Ga 1,3a.3b.6.7). Tác giả kêu gọi ở 1Ga 1,3: “Điều chúng tôi thấy và chúng tôi nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em, để chính anh em cũng có sự hiệp thông với chúng tôi. Sự hiệp thông của chúng tôi với Cha và với Con của Người, Đức Giê-su Ki-tô.”

Tác giả thư thứ nhất Gio-an còn kêu gọi tuân giữ điều răn yêu thương. Điều răn này không phải là điều răn mới, bởi vì đã có ngay từ khởi đầu. Khi cộng đoàn đầu tiên được thành lập, Đức Giê-su đã ban điều răn yêu thương cho cộng đoàn các môn đệ ở Ga 13,34; 15,12. Xem phân tích đề tài này trong: Tình yêu và tình bạn trong Ga 15,9-17, tr. 126-127; Khủng hoảng và giải pháp cho các môn đệ trong Tin Mừng thứ tư, tr. 171-174.  

IV. Kết luận

Tìm hiểu Ba thư Gio-an là bước vào thế giới của bản văn và rút ra từ đó những điều thiết thực cho độc giả ngày nay. Bản văn không nói rõ ai là tác giả của các thư Gio-an, nên điều này không quan trọng. Điều quan trọng là chú ý tìm hiểu bản văn để hiểu thông điệp gửi tới cho độc giả qua lá thư. Chẳng hạn hoàn cảnh khó khăn và những lời mời gọi trong thư 1Ga gợi đến hoàn cảnh cộng đoàn mà độc giả đang sống. Qua bản văn độc giả biết được cách hiểu đúng đắn về Đức Giê-su và tránh rơi vào con đường sai lạc. Đồng thời độc giả biết phải làm gì để giữ vững niềm tin và xây dựng cộng đoàn. Theo tác giả thư 1Ga, cộng đoàn được xây dựng dựa trên “sự hiệp thông” và “thực hành điều răn yêu thương”. Nhờ đó có thể thẩm định và phân biệt “thần khí sự thật” và “thần khí sai lầm”, “ngôn sứ thật” và “ngôn sứ giả”. Về phía độc giả, chúng ta học hỏi được gì qua các thư Gio-an? Làm gì để tránh hiểu sai về Đức Giê-su? Và dựa vào đâu để xây dựng cộng đoàn?

Lm. Jos Lê Minh Thông, OP

Nguồn: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2013/12/tong-quat-ve-ba-thu-gio-an.html

****

25

Page 26: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Xin hân hạnh giới thiệu Tác phẩm "Bản văn Gioan Tin Mừng và Ba Thư" được trình bày song ngữ Hy Lạp - Việt hết sức công phu và giá trị cho tất cả những ai yêu mến Lới Chúa và muốn được no say với Lời Hằng Sống. Sách có bán tại các nhà sách Công Giáo.

Xin chân thành cám ơn tác giả Lm. Giuse Lê Minh Thông, OP. Tiến sĩ Thần học Kinh Thánh đã công hiến cho độc giả CGVN những tác phẩm vô cùng quí báu cho việc học hỏi Thánh Kinh tại Việt Nam ngày thêm phong phú.

BBT CGVN

Bìa trước:  Nhà Thờ thánh Tê-pha-nô, tu viện anh em Đa Minh.

Bìa sau: Hành lang chính tu viện thánh Tê-pha-nô, dòng Đa Minh.

VỀ MỤC LỤC

26

Page 27: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

 Mẩu Bút Chì 

Nó lớn lên đơn sơ như bông cúc dại. Mọi thứ trôi vào đời nó cứ tự nhiên như vốn dĩ phải thế - kể cả cái nghèo xác xơ, hay cái bản ngã yếu đuối của con người.

 Nghĩ cũng lạ, lúc bé thơ chẳng biết gì, thế nhưng người ta luôn muốn làm ngược lại ý

muốn của người lớn: Nếu người mẹ muốn giữ đứa bé nằm yên trong chiếu, chắc chắn nó sẽ cố tìm cách bò ra ngoài; khóa cửa trước giữ nó trong nhà, nó sẽ luồn cửa sau chạy ra ngõ... Dường như có một “sức hút” mãnh liệt từ những thứ ngoài tầm tay của con người, và ý chí muốn thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa như một phản xạ tự nhiên.

 Lúc nhỏ nó vẫn nghĩ rằng làm trẻ con thật mất tự do, phải làm cái này, không được làm cái

kia. Nhất nhất mọi việc phải theo ý muốn của người lớn. Làng quê nó thời ấy nghèo lắm, làm gì có ti vi trong nhà để giải trí. Thỉnh thoảng ở sân bãi mới chiếu một bộ phim trắng đen để mọi người đến xem. Thế là trong làng y như có hội! Hiếm lắm mới có một bộ phim màu. Chẳng cần biết phim gì, của ai, miễn là “phim màu chiến đấu” thì kể như trẻ con cả làng không thể ngồi yên. Nó cũng háo hức chẳng học hành gì được. Thế nhưng ba nó “phán một lời” thì anh em nó phải ở nhà hết! Có khi nó liều lĩnh trốn đi xem vì phim hay quá, chịu trận đòn cũng đáng! Nhưng lắm lúc nó tức anh ách vì phải bị đòn mà chỉ xem được cái loại “phim màu lợt lợt, chiến đấu sơ sơ”!!! Lúc đó, nó chỉ ước sao lớn thật nhanh. Trong nhận thức non nớt của mình, nó nghĩ người lớn muốn làm gì cũng được. Từ đó, trong lòng nó ấp ủ “giấc mơ giải phóng”. Với nó thuở ấy, tự do là được làm theo những gì mình muốn. Đơn giản vậy thôi!  

Ở đời người ta thường đứng núi này trông núi nọ. Lúc bé nó ước được làm người lớn, khi lớn rồi mới hay cuộc đời không như nó tưởng. Nếu như lúc bé nó chỉ chịu sự ràng buộc và điều khiển bởi cha mẹ, người thân - là những người luôn thương yêu và muốn nó nên người - thì khi lớn lên, nó lại bị ràng buộc và điều khiển bởi những thứ “lạnh như tiền”.  

Nó đi tìm bầu trời, nhưng hình như đường đời (hay chính cái bản ngã yếu đuối của nó) chỉ dẫn đưa nó vào những chiếc túi. Khó hiểu quá, nó hiểu không tới. Rõ ràng chẳng có gì sai khi nó muốn tìm kiếm một cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Cũng không có gì đáng trách khi nó muốn ăn ngon, mặc đẹp, chạy xe xịn. Nhưng tự trong lương tâm, hình như nó thấy có cái gì đó chưa đủ. Nó mơ hồ tự hỏi: “Liệu chỉ có những thứ làm thỏa mãn, đã đầy thân xác này, có làm cho nó trở nên NGƯỜI hơn chăng? Hơn nữa, NGƯỜI còn là hình ảnh của Thiên Chúa - chứ không “người” theo ngôn ngữ hài hước của “hội thui rơm” rằng: “Sống trên đời (làm người) ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?” Hoặc “người” theo kiểu nó vẫn thường nghe người đời ao ước: “Sống đời này sắm được nhà lầu xe hơi thì có chết cũng mãn nguyện kiếp người”.

 Nó suy tư dữ dội hơn: Vượt thắng những trở lực để đạt được những thứ mình khao khát có

phải là chạm được đến tự do, đã THÀNH NGƯỜI? Và nếu là thế thì hình như thứ tự do đó cũng phụ thuộc vào cách người ta nhìn đời, phụ thuộc vào cái nghĩa làm “người” mà mỗi người muốn trở nên. Đó là một kiểu tự do dễ đổi thay, dễ tan vỡ theo cảm tính con người.

 Nó vẫn chưa tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của một con người có tự do. Nó vẫn thường nghe

người ta nói “đấu tranh cho tự do” để con người được sống xứng với nhân phẩm của mình: tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại v.v… Tự do là một phần của nhân

27

NÓ...

Page 28: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

quyền. Những điều này rõ ràng là chính đáng và cần thiết. Đó là những mảng của tự do. Nhưng hình như những thứ đó vẫn chưa đủ, chưa diễn tả hết được những chiều kích của tự do.

 Giả tưởng có một cấu trúc xã hội tiến bộ, nơi đó con người có thể có được tất cả những

quyền tự do chính đáng, có điều kiện để phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, thì liệu rằng nơi thẳm sâu trong lương tâm và linh hồn, con người có được bình an tự tại? Con người có nhờ vào đời sống xã hội ấy mà được giải thoát khỏi sự ràng buộc của tham - sân - si, của ích kỷ, của sự nặng nề thuộc tính xác thịt để có được một sự tự do tròn đầy, viên mãn?

 Nếu điểm xuất phát của đời người là thế gian và cũng kết thúc ở thế gian này, thì tất cả chỉ

là phù hoa và ngõ cụt tối tăm: Chỉ toàn lo âu, đau khổ, vật lộn để dành được những thứ dễ hư nát. Nếu có được giàu sang, sung sướng, cũng không ai thoát được hành trình sinh - bệnh - lão - tử, sinh ra trong tiếng khóc của chính mình và chết đi trong tiếng khóc của người thân.

 Tự do ở đâu? Ai có thể giải thoát nó ra khỏi sự ràng buộc ấy? Ai có thể tách được nó ra

khỏi những khôn ngoan duy lý, những toan tính đo lường dựa trên tài năng và sức lực - vốn là những cái nay còn mai mất - rồi gắn niềm vui và hạnh phúc đời mình vào đó, phập phồng lo âu? Ai có thể cho nó cái tự do thẳm sâu trong tâm hồn, vượt lên tất cả các chiều kích vật chất thường tình của con người? Còn ai làm được điều đó ngoài Đấng đã tác tạo nên nó, có quyền năng trên linh hồn và thân xác nó, và chờ đón nó nơi cõi vĩnh hằng?

 Đấng ấy là Đức Giêsu Kitô. Ngài đã đến thế gian làm NGƯỜI và đã chết để muôn người

được sống, trong đó có nó. Nó phải sống phó thác vào Đấng ấy: Tự do của nó là nương theo ý Ngài.  

Có anh bạn nhìn nó ái ngại. Rằng nó nên hòa mình vào xã hội, xây dựng xã hội bằng ngôn ngữ và chuẩn mực chung của mọi người. Đâu phải ai cũng thờ Chúa như nó! Nó thấy hổ thẹn trong lòng: Giá mà lúc nào nó cũng yêu Chúa được như nó nói, như bề ngoài người ta thấy về nó. Phải, nó phải hòa mình vào xã hội, nhưng không vì thế mà phải che giấu Thiên Chúa, Đấng đã cứu độ cuộc đời nó. Chân nó phải chạm đất, phải bám rễ vào xã hội và làm cho xã hội ấy phát triển, nhưng nó không thể quên rằng mắt nó phải hướng về trời cao, nếu không, Thiên Chúa chết cho nó là vô nghĩa và vô ích! Nó phải “mở” nó ra cho người ta thấy Chúa, thấy lòng thương xót vô bờ Người đã đổ xuống đời nó.

 Ước chi mỗi ngày trong đời này, nó đều có thể phô bày được một chút ánh sáng lung linh

mà Chúa đã thương nhen nhóm trong nó. Chút ánh sáng ấy chính là thứ tự do trong vắt, thoát khỏi những âu lo của đời sống trần tục nhờ vào lòng tín thác - đức tin. Ánh Sáng ấy không phải từ nó, mà phát xuất từ Đấng ngự trong nó...

 ( trích tập san Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo số 11) 

VỀ MỤC LỤC

Gs. Trần Văn Toàn

2 – Nội dung của niềm tin « sống lại » 

20 – Nhận xét tổng quát về bài giảng « Về cái chết của người em »

28

Ý NIỆM « SỐNG LẠI » TRONG TƯ TƯỞNG THÁNH AMBRÔSIÔ (tiếp theo)

Page 29: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Ambrôsiô không có viết một thiên khảo luận nào về sự « sống lại », nhưng niềm thâm tín của ông đã được trình bầy một cách đầy đủ và có hệ thống trong phần thứ hai của bài giảng đọc trước mộ người em ngày thứ bảy sau khi an táng.

Bài giảng bắt đầu theo kiểu một áng văn ủy lạo cổ điển « consolatio »,  trong đó ông dùng đến một vài lập luận thông thường như người đương thời quen làm. Đại ý là như sau : cái chết là định mệnh chung cho mọi người, vì đó là điều tự nhiên như thế, không ai thoát được ; tuy nhiên cái chết không làm tổn thương gì đến linh hồn, tức là chính ta, vì linh hồn vốn bản tính là bất tử.

Nhưng Ambrôsiô không dừng lại ở những lập luận quá quen thuộc, có tính cách văn chương,  mà ai cũng dùng như một sáo ngữ. Ong là người trong cuộc, cho nên thấy rõ rằng những lập luận khô khan đó thiếu hẳn chiều sâu và rốt cục thì chẳng an ủi được ai cả. Cho nên ông trình bầy cái niềm thâm tín có thể an ủi và đem lại hi vọng : đó là đức tin của người theo đạo Chúa Cứu Thế, tin rằng Chúa sẽ cho « sống lại ». Ong trình bầy với những lập luận dài gấp ba lần lập luận của các triết gia.

Có thể nói : phần thứ hai của bài giảng này thực là một áng văn ủy lạo theo tinh thần đạo Chúa Cứu Thế. Một đàng thì, trong phần mở,  ông lấy lại các lập luận mà các triết gia ngoại giáo thường dùng, một đàng thì ông đưa thêm vào đó hai yếu tố mới. Một là : Thiên Chúa đã hứa cho thân xác người ta không bị hư nát, vì sẽ được sống lại ; nhưng dù cả hồn lẫn xác có được sống lại, dù cá nhân có được bất tử, không chết nữa, thì cũng chưa đi đến đâu cả, mà trái lại, nếu sống lại để chịu trừng phạt, thì đó thật chỉ là gánh nặng mà thôi,. Cho nên Ambrôsiô thêm yếu tố thứ hai nữa là : người ta sẽ được sống lại trong tình thân với Thiên Chúa, tình thân đó sẽ làm cho con người thay hình đổi dạng và nâng con người lên cấp cao siêu việt. Nhưng trong hoàn cảnh cụ thể ở đây, ông chỉ nói đến sự « sống lại » hiểu theo nghĩa là sự cứu độ sau khi chết, mà ai nấy đều mong chờ, chứ không nói theo nghĩa là sự sống siêu cấp (supervie) mà, theo như đức tin, ta có thể lãnh nhận được ngay khi còn sống ở đời này.

Lập luận của Ambrôsiô chú trọng đến việc xuất trình ra những lý do làm cho niềm hi vọng của ta có nền tảng, hơn là nói lên cái nội dung của ý niệm « sống lại ». Cho nên ông thường dùng từ ngữ sống lại theo nghĩa thông thường, là thân xác lại được sống. Thỉnh thoảng ông mới nói vắn tắt rằng thân xác sống lại vừa vẫn là thân xác của ta, lại vừa được hoàn toàn thay hình đổi dạng.

Tất cả các chứng lý viện ra đây chia ra làm hai loại : một loại căn cứ vào lý trí, một loại căn cứ vào Thánh-Kinh. 

21 – Những chứng lý đặt trên nền tảng lý trí

Theo như Ambrôsiô quan niệm thì có hai chứng lý có thể làm cho lý trí chấp nhận người ta sẽ sống lại : một là vì luân lý đạo đức đòi hỏi như thế, hai là lập luận theo lối so sánh tương tự (analogia)[48].  

211 – Luân lý đạo đức đòi con người phải sống lại

Về điểm này, Ambrôsiô lấy lại lập luận của Athênagoras (trong sách De resurrectione, 18-23) : vì lẽ linh hồn và thân xác làm thành con người có thống nhất, chung nhau chịu trách nhiệm về các việc thiện, việc ác, mình làm, cho nên không có lý gì chỉ có một mình linh hồn lãnh lấy phần thưởng hay là chịu lấy hình phạt về các việc ấy. Vì thế thân xác phải được sống lại để cùng với linh hồn mà chịu phán xét[49].

Theo lập luận này thì tất cả mọi người đều sẽ sống lại cả, bất chấp là người lành hay là kẻ dữ. Nhưng sống lại như thế thì chưa phải là được cứu độ. Vì thế đó chưa phải là lập luận riêng

29

Page 30: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

của đạo Chúa Cứu Thế.  Đã thế, chính Athênagoras  cũng lấy lại lập luận này của Sách Đa-ni-en chương 12. Có điều đáng chú ý là lập luận này đi ngược lại khuynh hướng chung của Ambrôsiô là nhị nguyên ! 

212 – Lập luận so sánh tương tự

Theo như Ambrôsiô thì sự sống lại là một hiện tượng thông thường trong trời đất và vì thế người ta khó mà tin  rằng đó là một đặc ân Chúa ban, vượt quá mức công lao chúng ta đáng được. Như thế nghĩa là ông cũng thừa biết là các chứng lý do lập luận so sánh tương tự sắp trình bầy ra đây đều chỉ có một giá trị rất hạn hẹp.

Chứng lý đầu tiên là ngày đêm kế tiếp nhau, và thảo mộc sống theo những địch kỳ kế tiếp nhau[50].  Những hiện tượng kế tiếp nhau theo định kỳ như thế, nhất là trong trường hợp của nghề nông,  Ambrôsiô thấy cũng giông giống như đời sống của con người, có thể so sánh với nhau được. Ông viết : « Vì sao anh lại nghi ngờ không tin rằng thân xác người ta sẽ đứng dậy ? Hạt giống gieo xuống rồi thì hạt giống lại mọc lên, quả từ trên cây rơi xuống rồi thì nó lại mọc lên (thành cây). Có điều là khi lại mọc lên thì lại có thêm lá thêm hoa. Cũng như thế, « cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt ; và cái thân phải chết này sẽ mặc  lấy sự bất hủ »  (Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô, 15,53). Cái hoa của sự sống lại là sự bất diệt, cái hoa của sự sống lại là sự bất hủ. Có cái gì phong phú hơn là lúc được nghỉ ngơi và được an toàn muôn đời. Đó là những hoa quả dư thừa do bản tính con người mà ra, vì sau khi chết nó thành ra phong phú hơn trước [51].

Như thế nghĩa là thân xác con người vùi xuống đất rồi thì lại được mọc đứng lên, y như  thảo mộc vậy. Đất đã đón tiếp thân xác người ta, như đón tiếp hạt giống. Như thế có gì là lạ đâu : tất cả các thứ hạt giống vùi xuống đất, được giao phó cho đất, thì đều được đất làm cho sống, cho phong phú, và được tái lập. Nếu giao phó thân xác con người ta cho đất, mà đất lại không làm được như thế thì thật là đáng ngạc nhiên[52].

So sánh tương tự như thế xong, Ambrôsiô lại lý luận thêm : « Nếu Thiên Chúa để ý săn sóc cho cây cỏ được hồi phục, thì sao Người lại có thể không chăm sóc cho con người ta ? Chúa đã không để hư nát những cái Người đã dành để cho con người ta dùng, thì sao Người lại có thể để hư nát con người mà Chúa đã tác tạo theo như hình ảnh của Người ? »[53] 

Nhìn vào lập luận trên đây, ta thấy căn bản của nó là nhân sinh quan của đạo Chúa, với tín điều dậy rằng con người có phẩm giá vì đã được tác tạo theo như hình ảnh của Thiên Chúa, và vì được mời gọi sống một cuộc đời hợp với gương mẫu Chúa Giê-su Cứu Thế là hình ảnh và là hiện diện của Chúa Cha đối với loài người. Nếu các vật khác trong thiên nhiên, tuy giá trị không có là bao nhiêu, nhưng đều được sống lại, thì không có lý gì mà con người có phẩm giá cao trọng lại không được sống lại một cách đặc biệt. Nếu không được như  thế, thì ít ra con người ta cũng phải được sống lại như cỏ cây trong luân hồi bất tận.

Nói đến luân hồi (réincarnation hay là métempsycose), thì ai cũng biết rằng có nhiều dân tộc tin như thế, và tin như thế cũng tức là coi con người như cùng ở một cấp bậc với cây cỏ mà thôi. Có khác một điều là ta thấy cây cỏ được hồi sinh, nhưng ta không thấy con người hồi sinh. Dù sao niềm tin luân hồi như thế cũng còn rất xa niềm tin « sống lại » của đạo Chúa, vì lẽ rằng con người có phẩm giá hơn cây cỏ bội phần, cho nên nếu có « sống lại » thì dĩ nhiên phải « sống lại » một cách đặc biệt, khác xa cây cỏ. Vì thế Ambrôsiô không chấp nhận quan niệm luân hồi như cây cỏ, lại càng không thể nhận rằng con người tái sinh thành ra loài vật ở cấp dưới con người. Hơn nữa cho dù tự nhiên có thể là như thế, nhưng vì Thiên Chúa có ân tình riêng với loài người, cho nên Người không thể để như thế được[54]. Ong cho rằng nếu có những người tin rằng mình sẽ tái sinh thành giống vật, thì cũng rất dễ hiểu, vì những người đó đã quen thờ phụng loài vật[55].

30

Page 31: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Thực ra lập luận của Ambrôsiô không phải là lập luận so sánh tương tự, vì nó chỉ có thể đưa tới  quan niệm luân hồi như trong phạm vi thảo mộc vô tri, vô giác, vô tình. Lập luận của ông ở đây căn cứ vào quan niệm đạo Chúa đã đặt cho con người phẩm giá rất cao, và vì thế vận mệnh của con người không thể là một thứ luân hồi bất tận như thảo mộc, nhưng phải là cái gì cao siêu hơn.

 Trên đây ta thấy Ambrôsiô trưng dẫn thánh Phao-lô : « Cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt ; và cái thân phải chết này sẽ mặc  lấy sự bất hủ »  (Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô, 15,53). Ta biết là trong văn hóa Hi-lạp thì « bất diệt », bất hủ », hay là « bất tử », đó là đặc tính của các thần linh. Cho nên trưng dẫn như thế cũng là nói lên rằng sự « sống lại » của con người phải ở cấp cao hơn các hiện tượng tự nhiên như trong phạm vi thảo mộc. « Sống lại » không có nghĩa là lại sống trong thế giới vật chất này như trước, nhưng là được cứu độ và đi vào một thế giới khác, vào thế giới của Thiên Chúa. Nếu thánh Phao-lô khi nói về « sống lại » cũng có nhắc đến sự hồi sinh của cây cỏ thì là vì muốn nói lên rằng cái thân xác được « sống lại », cái « thân thể có thần khí », vừa khác cái « thân thể có sinh khí », nhưng cũng vẫn chính là cái « thân thể có sinh khí » trước đó. Nó khác, cũng như  cây cỏ mọc lên thì khác hạt giống deo xuống, nhưng nó vẫn là một, vì có sự liên tục giữa đôi bên. Ở đoạn này Ambrôsiô có ý nói về sự « sống lại » hiểu là cứu độ của toàn thể con người..

Cho tới đây Ambrôsiô vẫn còn đứng trong truyền thống. Nhưng vì có gặp một số vấn nạn cho nên ông phải giải thích thêm. Vấn nạn là thế này : Có những người bị thú rừng ăn thịt, hay là bị chết đuối ngoài biển khơi, thì làm thế nào mà đất  có thể trả lại thân xác của họ ? Ong trả lời rằng các thú rừng cũng là từ đất mà ra và rồi cũng lại trở về đất ; còn những người chết đuối thì nước biển cũng sẽ đưa xác họ về bờ biển tức là về đất. Các vật tự nhiên đều theo luật Chúa mà làm như thế,  cho nên Chúa có thể tập hợp lại các yếu tố đã phân tán để phục hồi thân xác người ta. Mà như thế vẫn còn dễ hơn là tác tạo con người từ đất mà ra, rồi cho thành « thân thể có sinh khí ».

Ở đây Ambrôsiô lại nói về sự sống lại  của cái thân thể trước khi được cứu độ mà thành bất tử. Đặt vấn đề có tính cách duy vật như thế là lấy lại quan niệm của Athênagoras, có ý để giải thích rằng « cái thân thể có sinh khí » và cái « thân thể có thần khí », hai cái xét về mặt vật chất thì cũng cũng vẫn  là một. Nhưng làm như thế tức là Ambrôsiô đã quên mất bài học của Ô-ri-ghê-nê : vật chất trong cái thân thể sống động thì thay đổi không ngừng, chứ không còn mãi ở một trạng thái ! 

Để kết luận chứng lý so sánh tương tự, Ambrôsiô nói rằng chúng ta chỉ sống lại có một lần vào lúc tận thế mà thôi. Dụng ý của ông là không muốn chấp nhận quan niệm con người cứ chết đi rồi sống lại vô tận, như  thảo mộc theo định kỳ hằng năm. Ong giải thích : « Những người đã chết sẽ sống lại vào lúc tận thế mà thôi. Như thế có cái tốt, là chúng ta không còn phải sợ là sẽ trở lại cái thế giới không tốt này nữa. Vì thế, Chúa Cứu Thế dã chịu nạn chịu chết để giải thoát chúng ta cho khỏi cái thế giới không tốt này ; nếu không thì thế gian có thể quyến rũ làm cho ta hư hỏng đi, lại nữa, nếu ta lại sống để rồi lại phạm tội, thì có tái sinh cũng chỉ là tai hại »[56]. Lập luận như thế cũng là hơi kỳ cục,  vì ở đây Ambrôsiô lại nói đến cái thứ sống lại vừa không tốt vừa không xấu, như quan niệm thông thường về luân hồi.

Đại ý cái lập luận của Ambrôsiô là căn cứ vào quyền lực vô cùng của Chúa : nếu  những cái không có, mà Chúa làm cho có, thì nay có làm lại những cái đã có trước rồi, thì không có gì đáng ngạc nhiên cả[57]. Nhưng lập luận như thế, phải chăng là vì ông thấy rằng các chứng lý của lý trí và của phép so sánh tương tự đã trình bầy cho tới đây, thì đều không có đủ sức để thuyết phục được ai cả ?

22 – Những chứng lý căn cứ vào Thánh-Kinh 

31

Page 32: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Nếu những chứng lý căn cứ vào lý trí không đủ sức thuyết phục, thì người tín hữu có thể tìm thấy trong Thánh-Kinh những chứng lý chắc chắn, không thể hồ nghi được. Các bản văn mà Ambrôsiô trưng dẫn ra[58] có thể xếp thành hai loại : một loại dùng để minh chứng rằng sự « sống lại » là một điều chắc chắn, còn loại kia thì dùng để nói về trạng thái của những người được Chúa cho « sống lại ». 

221 – Sự « sống lại » là một điều chắc chắn

Trước hết là phần Cựu Ước.

Bản văn thứ nhất được viện dẫn ra là Sách Đa-ni-en  12, 1-3  : «Thời đó dân người sẽ thoát nạn , nghĩa là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa. Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất nhiều người sẽ trỗi dậy : người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ  sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, và nhiều người công chính sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao »[59]. Bản văn này khá quen thuộc, và người ta thường dùng nó như là một lời tiên tri, báo trước là mọi người sẽ sống lại và sẽ có cuộc phán xét chung. Ambrôsiô chú giải như sau : « Dùng hai chữ an nghỉ để nói về những người đang an giấc (ngàn thu), như thế là rất phải, vì có như vậy anh mới hiểu được rằng cái chết không phải là chết dứt khoát hẳn, vì cái chết cũng như giấc ngủ, có lúc người ta đi vào, rồi có lúc khác người ta lại đi ra. Bản văn lại cho ta thấy rằng đời sau, sau khi chết, sẽ tốt hơn là đời sống trước khi chết, đầy những đau khổ »[60].

Bản văn thứ hai là Sách Gióp, 19, 26. Câu này có tiếng là rắc rối, vì bản bằng tiếng Híp-ri và bản LXX bằng tiếng Hi-lạp không giống nhau, cho nên sinh ra nhiều bản dịch khác nhau[61]. Bản dịch tiếng Việt (1998) là : « Sau khi da tôi đây bị tiêu hủy, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa ». Như thế là gần bản dịch T.O.B. hơn cả. Thánh Giê-rô-ni-mô chú giải : « Ở đây ông Gióp nói tiên tri là thân xác người ta sẽ sống lại, đó là điều mà cho đến nay chưa ai viết lên một cách rõ ràng và chắc chắn như thế »[62]. Nhưng Ambrôsiô lại dùng bản dịch La-tinh khác, do giáo phụ Clêmentê người Rôma trưng dẫn : « Thân xác này của tôi đã chịu đau khổ nhiều thì Ngài sẽ tái thiết lại »[63]. Theo như câu đó, Ambrôsiô hiểu rằng sự sống lại là một cách đền bù cho cái thân xác đã chịu nhiều đau khổ ở đời này.

Bản văn thứ ba là Sách I-sai-a 26, 17-20 (theo bản Hi-lạp LXX). Trong đó Ambrôsiô để ý đến hai câu. Câu thứ nhất, « những kẻ sống trên mặt đất thì ngã xuống, còn những người ở trong mộ thì trỗi dậy » báo trước là kẻ chết sẽ sống lại. Câu thứ hai « Sương sa mà Chúa cho xuống làm cho họ được sức khỏe » có ý nói rằng những thân xác chôn vùi dưới đất là những hạt giống được Chúa cho sương sa xuống làm cho nảy mầm[64].

Bản văn thứ bốn thường được trưng dẫn nhất, vì nói lên thật rõ, đó là Sách Ê-dê-ki-en  chương 37 , nói đến thị-kiến về những bộ xương khô. Ambrôsiô giới thiệu như sau : « Thánh Ê-dê-ki-en  là tiên tri cũng dậy và mô tả một cách hết sức rõ ràng : các bộ xương khô lại được cường tráng, lại có các giác quan, lại cử động được, và thân thể người ta được tụ họp lại, có gân cốt, đứng lên được, những bộ xương có thêm được lục phủ ngũ tạng, có thêm mạch máu, và máu được chuyển đi dưới làn da »[65]. Tất cả những việc lạ lùng như thế dĩ nhiên là do khí lực của Thiên Chúa, làm cho vạn vật được sống. Nhưng dù có lạ lùng đến mấy, cũng mới chỉ là việc tái lập những cái đã có trước mà thôi[66].   

 Bốn bản văn trên đây thuộc về Cựu Ước là chứng cớ rõ ràng – vì các tiên tri thì không có lầm và các thánh thì không nói dối – rằng sự sống lại là một điều chắc chắn. Mỗi bản văn nhấn mạnh vào một điểm : Đa-ni-en chương 12  tin rằng vận mệnh người công chính sẽ tốt hơn, Gióp chương 19  quan niệm sự sống lại như là để đền bù cho thân xác đã bị thua thiệt, I-sai-a chương 26 và Ê-dê-ki-en chương 37  thì quả quyết rằng cái thân xác vật chất này sẽ được thiết lập lại.

32

Page 33: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Nhưng phải chờ cho đến Tân Ước, cho đến biến cố ngày Phục-Sinh, mới có thể biết được nghĩa đầy đủ sự « sống lại ».

Về phần Tân Ước  thì  Ambrôsiô trưng dẫn những câu truyện được thuật lại trong các sách Phúc âm về sự sống lại : của ông La-da-rô (Gio-an, chương 11), của người con trai bà góa thành Na-im (Lu-ca  7, 11-17), của con gái ông trưởng hội đường (Mác-cô  5, 35-43), và một số người được sống lại vào lúc Đức Giê-su tắt thở (Mát-thêu  27, 50-53).

Ambrôsiô giải thích rằng qua những việc như thế Đức Chúa muốn cho ta biết người ta sẽ sống lại như thế nào. Ví dụ khi Đức Giê-su gọi tên ông La-da-rô thì Người có ý nói rằng người được sống lại cũng chính là người đã chết, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng sự sống lại không phải là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên[67], nhưng là do Chúa truyền khiến. Ong nhận định rằng những việc lạ lùng kể lại trong sách Phúc âm như thế là do quyền lực của Đức Giê-su, và cũng là do quyền lực của Thiên Chúa mà ra[68]. Và đây thuộc về phạm vi đức tin hơn là phạm vi lý luận thông thường.

Nói tóm lại,  trong những chứng lý vừa kể ra trên đây, Ambrôsiô chỉ nói đến sự  thân xác của mọi người sẽ sống lại, chứ không nói đến sự « sống lại » hiểu theo nghĩa là cứu độ, dành riêng cho những người công chính. Có lẽ cũng là vì ông muốn phản ứng lại quan niệm Platôn chỉ quan tâm đến linh hồn mà thôi.

Khi nói đến những phép lạ mà Đức Giê-su đã làm như thế thì chỉ có một lần Ambrôsiô nhắc đến vai trò của tinh thần con người. Ong viết : « Khi tinh thần trở về nghe tiếng Chúa gọi, thì thân xác trở thành linh động và đứng lên, ăn uống (như thường), để ai nấy chứng thực được là có sống đó »[69].

Cho tới đây ta mới chỉ nói đến sự sống lại của thân xác, mà những người đi tìm trường sinh bất tử đều mơ ước, nhưng chưa nói tới sự « sống lại » bao gồm sự cứu độ, mà Chúa hứa cho loài người một cách đặc biệt. 

222 – « Sống lại », cứu độ, cứu rỗi, là thế nào ?

Khi Đức Giê-su cho người này người kia sống lại, như đã kể trong Phúc âm, thì đó chưa phải là sự cứu độ hay cứu rỗi, nhưng chỉ là trì hoãn cái chết lại được vài năm, vàhọ lại sống trong cái thế giới khổ hải này. Như thế chưa phải là đã tới thiên đường, và – nếu ta nói theo kiểu nhà Phật – thì là chưa tới chỗ giải thoát. Tuy vậy, đó vẫn là phép lạ do quyền lực của Thiên Chúa mà ra.

Về sự cứu độ thì trong bài Về cái chết của người em, Ambrôsiô có phác họa ra vài đề tài về trạng thái con người được Chúa cứu độ, cho « sống lại ».

Đề tài thứ nhất là : những người sống lại sẽ không ở một cấp bậc như nhau, vì khi còn sống ớ đời này đã không có đức hạnh, không có công lao như nhau. Ý kiến này lấy lại từ thư thứ nhất thánh Phao-lô Gửi tín hữu Cô-rin-tô, chương 15. Đó là ý kiến thông thường, tin rằng sẽ có thưởng có phạt. Nhưng Ambrôsiô không chú giải thêm, mà lại trưng dẫn Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, chương 4, từ câu 16 trở đi, để nói thứ tự trước sau của những người sống lại. Trước hết là những người tín hữu đã chết đi, sau đó thì đến lượt chúng ta là tín hữu còn đang sống, chúng ta sẽ được đưa lên trời mây để hội ngộ với Chúa Cứu Thế. Nói thế khác : đến lúc được gặp mặt Chúa Cứu Thế, thì những người tín hữu đã chết sẽ được sống lại, còn những tín hữu chưa chết thì sẽ được đưa ngay lên trời với Chúa, mà không phải chết. Trong số những người chưa chết đó thì Ambrôsiô kể tên ba vị, là : Hê-nốc, Ê-li-a và thánh Phao-lô (khi ngài được đưa lên tầng trời thứ bẩy).

33

Page 34: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Thực ra, về cấp bậc khác nhau của những người được sống lại, thì Ambrôsiô không có ý chú giải trong bài điếu văn cho người em, nhưng sau này mới bàn đến trong khi Chú giải thánh vịnh thứ nhất.

Đề tài thứ hai có vẻ đặc sắc hơn[70]. Ở đây Ambrôsiô lấy lại lập luận của thánh Phao-lô trong Thư gửi tín hữu Ga-lát, chương 2, câu 21. Trong đó có hai ý chính.

Một là : căn nguyên sự « sống lại » của chúng ta chính là sự « sống lại » của Chúa Cứu Thế. Đó là quan niệm quen thuộc trong truyền thống đạo Chúa. Nhưng Ambrôsiô đưa ra một  kiến mới : sự « sống lại » của chúng ta lại chính  là nguyên do của sự sống lại của Chúa Giê-su,  thực vậy, nếu không phải là vì chúng ta thì Chúa Cứu Thế – là Chúa hằng sống – không cần sống lại làm gì.

Hai là : sự « sống lại » của chúng ta làm hoàn thành công trình cứu độ, vì công trình đó bao gồm sự thay đổi tận căn của tất cả tạo vật. Có như thế ta mới thông hiểu được  toàn thể chân lý. Chứ bây giờ thì hoặc là ta còn sống trong vòng bí nhiệm, trong ánh sáng nhập nhèm của Cựu Ước, hoặc là ta chỉ thấy được hình ảnh của chân lý trong ánh sáng của Phúc Am[71].

Đề tài thứ ba là so sánh cuộc sống ở đời này với cuộc sống vĩnh cửu. Ong viết : « Bây giờ xin anh so sánh và lựa chọn giữa cuộc sống này với cuộc sống kia. Một bên thì thân xác cứ sống dai dẳng vô tận trong đau khổ nhọc nhằn, vì có biết bao nhiêu lần vật đổi sao rời, làm cho ta có ước muốn cũng sinh ra nhàm chán, có thú vui cũng sinh ra ghê tởm. Nếu Thiên Chúa để cho ta sống vô tận như thế thì hỏi rằng anh có muốn không ? Vì nếu cuộc sống này tự nó đã đáng cho ta phải tránh, như khi ta tránh nhọc nhằn nhàm chán để được an nghỉ, thì ta lại càng phải tìm được an nghỉ, rồi được vui thú muôn đời trong trạng thái « sống lại » sau này, vì như thế là hết liên can đến tội ác, và không còn bị tội lỗi quyến rũ nữa. Có ai sống trong đau khổ mà lại không muốn chết đi cho rảnh ? Có ai sống trong tật nguyền mà không muốn chết đi, thay vì cứ sống mà không làm gì được ? »[72] 

Lập luận này làm cho ta nhớ đến thể văn ủy lạo của các triết gia cổ điển. Ambrôsiô thêm vào đó quan niệm thông thường rằng ở đời này cái gì cũng tìm đến cái tốt hơn : tuổi thơ ấu thì tìm đến tuổi thiếu niên, tuổi thiếu niên thì tìm đến tuổi trưởng thành (…) và sau cùng thì các thánh đều mong được chết[73].  Nhưng Ambrôsiô cho rằng các triết gia hứa là linh hồn người ta sẽ bất tử, như thế là chưa đủ, vì linh hồn không phải là tất cả con người. Ta nên chú ý là khi nói lên như thế, Ambrôsiô có ý trung thành với quan niệm của đạo Chúa, chứ tư tưởng của ông nói chung thì là theo thuyết nhị nguyên, coi linh hồn là chính mình ta vậy.

Đề tài thứ bốn là về số phận những người có tội ác, thì Ambrôsiô không đề cập tới trong bài điếu văn cho người em thất lộc. Chắc  là vì nếu đề cập đến trong hoàn cảnh này thì rõ ràng là khiếm lễ. Cho nên ông kết luận ngay là ông hi vọng gặp lại người em trong tình trạng bất hủ, bất tử.

Nhưng đề tài này sẽ được đề cập trong bài Chú giải thánh vịnh thứ nhất, đặc biệt là câu 5.  Bản dịch La-tinh câu này « Non resurgunt impii in iudicio »[74] có hai chữ « in iudicio » hàm hồ không rõ nghĩa. Ambrôsiô hiểu là :  những kẻ ác thì không sống lại « để chịu phán xét », và ông giải thích « là vì kẻ ác, đã không tin Chúa Cứu Thế, và vì thế đã bị xét đoán rồi, cho nên không ra tòa phán xét (chung) nữa »[75]. Nhưng giải thích như thế có phần lúng túng, vì có nhiều đoạn văn khác lại nói đến cuộc phán xét chung cho mọi người.

Thực ra vấn đề phiền toái hơn một chút, vì Ambrôsiô căn cứ vào Sách Khải Huyền, chương 20 , mà phân biệt ra hai loại sống lại : loại thứ nhất là của những người công chính được ân nghĩa với Chúa mà không cần phải qua tòa phán xét, loại thứ hai là của những tín hữu còn mắc tội và bị phạt trong thời gian giữa hai cuộc sống lại. Như  thế là đã có hai cấp bậc sống lại khác nhau. Thêm vào đó cấp bậc thứ ba là của những người có tội không tin . Tóm lại là : những

34

Page 35: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

người công chính sẽ sống lại, không phải để chịu phán xét một lần nữa, nhưng là để đi vào cộng đồng các thánh ; những tín hữu có tội chưa được vào cộng đồng thì sẽ sống lại để chịu phán xét. Còn những người không tin Chúa thì đã bị kết án rồi, cho nên cũng sẽ sống lại, không phải để lại ra tòa, nhưng để chịu phạt. Thực ra Ambrôsiô không để ý đến số phận những người không tin Chúa, mà chỉ chú tâm vào hai loại « sống lại » có tính cách cứu độ mà thôi.

Mấy điều nhận xét để tổng kết

Nói cho đúng thì vấn đề bàn luận ở đây là vấn đề vận mệnh con người. Có hai điểm cần phải nhắc lại. Một là : cộng đồng tín hữu đã phải để ra hàng nghìn năm mới dần dần hiểu ra ý định của Thiên Chúa muốn cứu độ và dành cho ta vận mệnh như thế nào. Hai là : cũng vì thế mà các từ ngữ dùng trong Thánh-Kinh để nói lên cái vận  mệnh ấy đã thay đổi nhiều, tùy theo từng giai đoạn lịch sử, từng biến chuyển văn hóa.

Có nhiều từ ngữ đã nói lên niềm thâm tín đó[76], và sau này, tùy theo các văn hóa mới, chắc ta sẽ còn dùng nhiều từ ngữ khác nữa. Nhưng không từ ngữ nào nói lên được hết ý, và cho dù ta có dùng nhiều từ ngữ thì cũng còn là bất cập, vì vận mệnh của con người được cứu độ, nghĩa là được thân tình, được ân nghĩa với Thiên Chúa, là thế nào, thì ta còn đang hi vọng, chứ chưa biết đầy đủ, như thánh Phao-lô đã viết trong Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô, chương 2, câu 9 : « Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người ».

Trong các từ ngữ đó thì ta đã quá quen dùng từ « sống lại ». Chính từ ngữ này cũng có ít là hai nghĩa : 1) mọi người sống lại để chịu phán xét chung, 2) những người lành thánh được Chúa cứu độ cho «sống lại » lên thiên đường . Trong Sách Kinh (để cầu nguyện), ta thường đọc : « ( … ) cho được rỗi, được sống cùng được sống lại ». Trong Sách Bổn cũng nói : « ( … ) cho được sống lại sáng láng tốt lành  cùng hằng sống vậy ».

Ta dùng từ ngữ « sống lại » để phiên dịch chữ La-tinh « resurrectio ». Nhưng chữ này có nghĩa là « chỗi dậy », là « lại đứng lên (phục hưng) », cho nên người ta thường thêm vào đó chữ « sống (vita/vie) ». Tuy nó vẫn không nói lên được đầy đủ, nhưng chữ « sống » rất thích hợp, vì nó nói lên cái ước muốn của con người ta được trường sinh (hay là thường sinh) bất tử, không phải chết nữa, như ông tiên được trường sinh, như thần linh được bất tử. Vì vốn đã coi sự bất tử là đặc điểm của các thần linh (theos / deus), cho nên tín hữu người Hi-lạp và người La-tinh, cũng coi nó là đặc điểm của một Thiên Chúa (Theos / Deus). Người công giáo Việt Nam cũng thường nói Chúa là đấng « hằng có đời đời », « hằng sống hằng trị » . Cho nên vận mệnh mà Chúa hứa cho ta là được sống vô cùng, cũng như Thiên Chúa vậy.

Khi nói về vận mệnh đó, thì thánh Ambrôsiô, cũng như nhiều thánh giáo phụ đương thời, đều có quan niệm nhị nguyên về con người, nhưng cũng đều thấy rằng nếu chỉ có linh hồn được cứu độ mà thôi, thì chưa đủ. Cho nên buộc phải thêm vào đó là « xác loài người ta sẽ sống lại ». Riêng ở Việt Nam, khi nói về Đức Bà thì ta quen nói « Đức Bà linh hồn và xác lên trời ». Nhưng ai cũng hiểu là không phải cái thân xác vật chất, cái « thân thể có sinh khí » này, mà là cái « thân thể có thần khí ».

Cho tới đây ta mới chỉ nói lên cái vận mệnh của con người cá nhân sẽ được sống vô cùng, được sáng láng tốt lành, được vui vẻ vô cùng, vân vân, mà chưa nói lên điều quan trọng nhất, cốt yếu nhất, là được ân nghĩa với Thiên Chúa. Vì nếu không có ân nghĩa với Chúa thì không những không làm sao có được những cái hay cái tốt như thế, mà cho dù có được, thì vẫn còn là thiếu sót, vì như thế cá nhân sẽ hoàn toàn cô độc, không ở trong cộng đồng nào hết. Vì thế khi bàn về sự cứu độ, thánh Ambrôsiô đã nói lên câu quan trọng mà ta trưng dẫn ở đầu bài này :

Ân tình với Chúa bỏ đi,

35

Page 36: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Bất tử làm gì, gánh nặng đó thôi. 

Nói đến cứu độ thiết tưởng ta nên nhận xét rằng vấn đề sẽ không được đặt ra, nếu trong nhân sinh quan người ta chủ trương : 1) con người chỉ là một mớ vật chất, nay tụ họp, mai phân tán, cho nên không có vận mệnh gì cả ; 2) con người chỉ là một mớ cảm giác, một mớ ý tưởng, cũng là nay tụ họp, mai phân tán, chứ không có cái bản ngã : đã không có bản ngã, cho nên chẳng có ai cần cứu độ cả ; 3) con người tự mình có thể biết hết được và làm được tất cả, vì thế tự mình chẳng cần ai cứu độ ; 4) vận mệnh con người hoàn toàn là do các yếu tố ngoại lai ngẫu nhiên định hình, hay là do các thần linh vô tình đùa bỡn làm thành định mệnh.

Riêng những tín hữu hi vọng có Chúa cứu độ, thì đôi khi cũng không tránh khỏi thắc mắc : nếu ngày tận thế sau này mới « sống lại », thì biết bao giờ mới được. Thực vậy, thánh Phao-lô hi vọng rằng Chúa Cứu Thế sẽ sớm trở lại mà đưa mọi người tín hữu, kể cả những người chưa chết, về Thiên đường, nhưng cho tới nay, sau hai mươi thế kỷ vẫn không thấy gì cả, tuy đã có nhiều  lần giáo phái này giáo phái khác loan báo ầm ĩ  là sắp có tận thế đến nơi.

Để giải đáp, thiết tưởng cần phải chú ý rằng : tuy ta biết là chưa có ai bao giờ trông thấy Thiên Chúa, vì Người không ở trong không gian và thời gian như ta. Nhưng khi nói về Chúa, ta không thể không dùng đến những từ ngữ chỉ về không gian và thời gian, ví dụ như : « Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi », hay là « trước sau vô cùng chẳng có bao giờ mà chẳng có Đức ChúaTrời ». Khi nói về sự cứu độ, ta cũng dùng từ ngữ về thời gian, như : « sống lại » , « đời sau ». Nói đến cánh-chung-luận , ta nghĩ ngay đến « bốn sự sau ».

Vậy để bổ túc, ta nên thêm vào đó thứ cánh-chung-luận đã được thực hiện (eschatologie réalisée), mà ta thấy rõ ràng hơn cả trong Phúc âm thánh Gio-an : « Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết » (chương 11, câu 25-26). Nói thế khác : ai tin vào Chúa thì được sống, hiểu là sống một nếp sống mới ngay từ bây giờ, ở cấp bậc thần khí của Chúa, chứ không phải chờ sau này cho đến bao giờ không biết.

Lambersart, 05/08/2005

[1]  Ví dụ : Trần Văn Toàn, « La mort et le problème de Dieu dans la pensée de Ludwig Feuerbach », trong Revue philosophique  de Louvain, tập 73 (tháng 5 năm 1975), tr  304-361. – và : « Marx et le problème de la mort » trong : Mélanges de Science Religieuse (Lille), UNIVERSITAS , số đặc biệt kỷ niệm một trăm năm thành lập Viên Đại Học Công Giáo Lille, tập 34 (1977), trang 187-196.  

[2]  Sau đó thì các giáo phụ ở miền Tây-Âu, như Augustinô, thì chỉ dùng tiếng la-tinh, chứ không đọc được tiếng Hi-lạp nữa, cho nên tư tưởng Đông Tây không còn có trao đổi nữa. Cho đến thế kỷ XIII, những học giả như thánh Tô-ma, cũng chỉ đọc sách của triết gia Hi-lạp Aristoteles theo như bản dịch sang tiếng la-tinh, qua bản dịch sang tiếng A-rập đang thịnh hành ở đất Y-pha-nho lúc ấy dưới quyền đô hộ của người Hồi giáo..

[3]  Sau đây là cách viết tắt các tác phẩm sẽ trưng dẫn : BM = De bono mortis, 386 (Về điều tốt của cái chết). – EF = De excessu fratris (Về cái chết của người em), quyển thứ hai (378). – EP = Explanatio psalmorum XII, năm 389-390  (Giải thích 12  thánh vịnh). – ES = Eplanatio symboli  (Giải nghĩa kinh Tin Kính). – EX = Exameron, 388 (Giải nghĩa việc tạo thiên lập địa trong sáu ngày). – FI = De fide, 378-380 (Bàn về đức tin). – IN = De incarnationis dominicae sacramento, 381-382 (Về phép Chúa xuống thế làm người). – IS = De Isaac vel anima, 386 (Bàn về Isaac, hay là luận về linh hồn). – OT = De obitu Theodosii, 396 (Về việc hoàng đế Theodosius băng ha). – PA = De paradiso (Luận về thiên đường). – PE = De

36

Page 37: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

poenitentia, 387-390 (Về sự ăn năn tội). – SA  = De sacramentis (Về các phép bí tích). – SS = De Spiritu Sancto (Về Đức Chúa Thánh Thần). Các tác phẩm này sẽ được trưng dẫn theo như bản in trong bộ Corpus scriptorun ecclesiasticorum latinorum, (CSEL, in tại Wien), tập XXXII, LXII, LXIV, LXXIII, LXXVIII, LXXXI/1.

[4]  Trong tác phẩm Saint Ambroise et la philosophie, Paris, Etudes augustiniennes, 1974, 449 trang.

[5]  Sách đã dẫn, Saint Ambroise … , tr 165.

[6]  Sau này, khi các vị thừa sai  châu sang giảng đạo ở Trung Hoa và Việt Nam, thường giải thích là trước khi có hồng thủy thì nhân loại còn thống nhất và đã được biết đạo Chúa, sau hồng thủy thì bá tánh phân ly, nói nhiều tiếng khác nhau, rồi mỗi dân tộc đi ra một phương, sang Au châu, sang Phi châu hay là sang Á châu. Vì thế người Á châu vẫn còn giữ được ít nhiều điều của đạo Chúa.

[7]  Câu này, tiếng La-tinh là : « Nostra sunt itaque quae in philosophorum libris praestant » (De bono mortis, BM, 11,51)

[8]  Goulven Madec, Sđd, tr 245-246.

[9]  Sđd, tr 175.

[10]  EX 7, 40 (CSEL XXXII, 231.

[11] EX 7, 43 (XXXII, 234)

[12]  OT 30 (CSEL LXXIII, 387)

[13]  Xem Plotin, Sách Ennéades VI, 7, 10 : « Linh hồn cũng là một dòng giống như bản tính thần linh hằng hữu muôn đời».

[14]  BM 7, 26 (XXXII, 727)..

[15] Trong Sách Kinh địa phận Hà Nội, 1957, có « Kinh  lạy Chúa Ngôi Hai »  cũng nói lên như thế : «Khốn tôi ở thế xác thịt trần gian, Mưu chước Satan trăm khoanh lừa lọc, Lòng thú giằn giọc chống với lòng thần, Cho nên nhiều lần sa đi ngã lại » (tr 370).

[16]  IS  8, 65 (XXXII, 687-688)

[17]  Xã hội cũng chia ra làm ba giai cấp như thế : đầu là giai cấp lãnh đao, ngực là giai cấp quân nhân, phần bụng dưới la giai cấp công nhân. Thới Trung Cồ, người Au châu cũng còn giữ lối chia giai cấp làm ba như thế : oratores (những người cầu nguyện, lãnh đạo tôn giáo) , bellatores (những người chiến đấu) và aratores (những người cầy ruộng).

[18]  Xem IS  7, 60 (XXXII, 685) : « Materia est caro ».

[19]  EF, II, 20 ( LXXIII, 260).

[20]  Xem trong các bài đối thoại Gorgias, 393a, và Kratylos, 400b-c.

[21]  Xem bài đối thoại Politeia (République), VII, 514a. 

37

Page 38: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

[22]  Cũng như trong bài vè hay bài vãn mà người công giáo miền Bắc trước đây đã học thuộc lòng : « Ớ linh hồn tôi, Còn vui gì nữa, Vào đây xem Chúa, Vì bởi tội mày, Chúa chịu đắng cay, v.v. ».

[23]  Thế mới biết : sau này khi ta nói đến nhân sinh quan Á châu phân biệt ra « hồn », « phách », « ba hồn », « bảy vía », thì phải rất cẩn thận tìm ra cho đúng nghĩa của từng chữ trong hệ thống tư tưởng.

[24]  Có điều làm cho tôi thắc mắc là khi đặt ra từ ngữ « thiêng liêng » để chỉ những thực tại vô chất, thì khi viết nó ra chữ Nôm, người công giáo dùng hai chữ Hán-Việt « thanh » và « linh », mà khi đảo ngược thành « linh thanh » thì  lại đọc ra Nôm là « linh thiêng » !

[25]  Xem Ragnar Holte, Béatitude et Sagesse, Etudes augustiniennes, Paris, 1962 tr 165-176.

[26]  Còn một nghĩa thứ ba nữa, như trong câu thơ : Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai.

[27]  « Justi autem anima utitur corpore ut instrumento aut organo » (BM 7, 27, trong tập XXXII, tr 726), và « Anima est ergo quae utitur, corpus usui est, ac per hoc aliud quod in imperio, aliud quod in ministerio » (BM 7, 27, trong XXXII, tr 728).

[28]  IS 2, 3 trong tập XXXII, tr 643 ; và IS 8, 79, trong tập XXXII, tr  699.

[29]  Ennéades, IV, 4, 18 (trang 119).

[30] Ví dụ khi tôi (chủ thể) cầm quyển sách (khách thể), thì cái tay tôi đứng về phía chủ thể, còn khi tôi (chủ thể) nhìn tay tôi, thì tay tôi là khách thể, và mắt tôi đứng về phía chủ thể.

[31]  EX 7, 42, trong tập XXXII, trang 233.

[32]  Người Hi-lạp và người An độ cho rầng có bốn yếu tố cấu tạo nên các sự vật có hình sắc, là : khí, lửa, nước, đất, nhà Phật gọi là tứ đại : địa, thủy, hỏa, phong. Còn người Trung quốc thì cho là có năm yếu tố, gọi là ngũ hành», tức là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

[33]  Về cái chết của người em (De excessu fratris), EF, 52, trong tập LXXIII, tr 276.

[34]  IS 2, 4, trong tập XXXII, tr 645.

[35]  Chữ Do-thái Híp-ri « nefes » có nghĩa là « linh hồn », « sự sống », hay là » hơi thở đem lại sinh khí »)

[36]  EX  8, 44, trong tập XXXII, 235-236.

[37]  Như đã nói trước đây, từ ngữ Híp-ri « nefes » vừa có nghĩa là « linh hồn », vừa có nghĩa là « sự sống ». Sách Bổn của chúng ta cũng dậy rằng : chết là linh hồn ra khỏi xác.

[38]  BM  9, 42 , trong tập XXXII, 739.

[39]  FI  3, 3, trong tập LXXVIII, 115-116.

[40]  Tiếng Pháp dùng một chữ « sens » theo cả hai nghĩa là « phương hướng » và « ý nghĩa ».

38

Page 39: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

[41]  BM  1, 2, trong tập XXXII, tr 703.

[42]  Xem : EF, 35 (t. LXXIII, 268) ; BM  2, 3 (XXXII, 704) ; BM  3, 8 (XXXII, 709) BM  8, 31 (XXXII, 73). 

[43]  Như nhà văn Cicero  (106-43 trước TLKN) nói : cái chêt là « dicessus animi a corpore » (Tusculanes, I, 18).

[44]  BM  3, 8 (XXXII, 709) : « Itaque scriptura docente cognouimus quia mors absolutio est animae et corporis et quaedam hominis separatio ».

[45]  BM  8, 31,  (XXXII, 731).  Đây cũng là luận điệu lấy lại của Epicuros, có ý làm cho người ta đừng sợ chết. Ambrôsiô viết trước đó : « Nếu sau khi chết người ta không còn cảm giác gì  cả, thì làm sao cái chết lại có thể làm cho người ta đau đớn ? » (BM  4, 13 , trong  XXXII, 714).

[46]  EF, 36-37, (LXXII, 268-269). – BM 2, 3, (XXXII, tr  704.

[47]  BM  8, 33, (XXXII, 731-732).

[48]  Trong tác phẩm Summa contra Gentiles  của thánh Tô-ma, do Lữ Mục Dịch dịch thuật sang Hán văn là : Bác Dị Đại Toàn (in tại Hương Cảng) , ta thấy những điều có liên quan đến chữ « analogia » được dịch và được giải nghĩa cần thận, tùy theo trường hợp, ra làm nhiều kiểu, như : « thông chỉ từ », « đồng danh thông chỉ », « tỷ loại từ », « tỷ loại hợp nghị », « phiếm chỉ dị loại tính thông ý liên chi xứ », « dị loại tương thông », « siêu loại từ », « siêu việt loại giới », « dị loại cộng hữu đích công danh ».  Thiết tưởng nếu ta có bắt chước mà dùng theo như tiếng HánViệt, thì cũng lại phải giải nghĩa thêm dài dòng.  Cho nên xin tạm dịch là « so sánh tương tự ». 

[49]  EF, 52, (LXXIII, tr 276).

[50]  "Nhưng đây không có gì mới lạ cả, vì trước đó Tertullianô cũng đã nói đến rồi. 

[51]  EF, 54, (trong tập LXXIII, tr  277-278)

[52]  EF, 56-57, (LXXIII, tr 278-290).

[53]  EF, 56, (LXXIII, tr 279).

[54]  EF, 130, (LXXIII, tr 323).

[55]  EF, 131, (LXXIII, tr 323).

[56]  EF, 62, (LXXIII, tr 284).

[57]  E, 64, (LXXIII, tr 284-285).

[58]  Nên chú ý là ở đây bản Thánh-Kinh dịch sang tiếng La-tinh, mà Ambrôsiô dùng thì không phải là bản dịch của thánh Giê-rô-ni-mô, gọi là bản Vulgata,  cho nên về phần Cựu Ước đôi khi có khác bản tiếng Do-thái Híp-ri và bản dịch sang tiếng Hi-lạp, gọi là bản LXX (Bảy Mươi).

[59]  EF, 66 ( LXXIII, tr  285) : câu thứ ba là  « ( …) Et intelligentes splendebunt ut splendor firmamenti et ex iustis multi sicut stellae in saecula ».

39

Page 40: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

[60]  EF, 66, (LXXIII, tr 285-286).

[61]  Xin đưa ra đây một vài ví dụ : 1) Thánh Giê-rô-ni-mô dịch là : « Et rursum circumbabor pelle mea et in carne mea videbo Deum meum ». – 2)  Martin Luther : «Und nachdem diese meine Haut zerschlagen ist werde ich ohne mein Fleisch Gott sehen » (Jean Steinmann cũng dich sang tiếng Pháp theo ý như thế). – 3) Bible de Jérusalem : « Après mon éveil il me dressera près de lui et de ma chair je verrai Dieu », năm 1998 lại sửa là : « Une fois qu’ils m’auront arraché cette peau qui est mienne, hors de ma chair, je verrais Dieu ». – 4) Osty : « Et derrière ma peau je me tiendrai debout et de ma chair je verrai Eloah ». – 5)  T.O.B. (Traduction oecuménique de la Bible) : « Et après qu’on aura détruit cette peau qui est mienne, c’est bien dans ma chair que je contemplerai Dieu ».  

[62]  Xem lời ghi chú trong bản dịch Thánh-Kinh của Osty, trang 1130.

[63]  « Suscitabis corpus meum hoc, quod multa mala passum est » (EF, 67, trong tập LXXIII, trang 286).

[64]  « Cadent, qui inhabitant terram, resurgent, qui in monumentis sunt. Ros enim, qui abs te, sanitas est illis » ( EF, 67, trong tập LXXIII, tr 286).

[65]  EF, 59, (LXXIII, tr 287).

[66]  EF, 73, (LXXIII, tr 289).

[67]  Ví dụ câu hát của người Pháp : « Comme le printemps le Christ est revenu », là một câu không hợp với giáo lý.

[68]  Xem EF, 77 + 79 +  83, trong tập LXXIII, trang 291 + 292 + 294 + 295 + 296. 

[69]  EF, 90, (LXXIII, tr 298).

[70]  EF, 102, (LXXIII, tr 305).

[71]  EF, 109, (LXXIII, tr 311).

[72]  EF, 123-124, (LXXIII, tr 318-319).

[73]  EF , 124-125, (LXXIII, tr 319-320).

[74]  Bản dịch tiếng Việt là : « Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững ». Martin Luther dịch không rõ ý là : « Darum bleiben die Gottlosen nicht im Gericht », cũng giông giống như Ambrôsiô.

[75]  Giải thịch 12 thành vinh, EP, 51, trong tập LXIV, tr 43.   

[76]  Trong sách Phép giảng tám ngày (Roma, 1651), là sách Bổn đầu tiên ở Việt Nam, cố Alexandre de Rhodes, đã cố gắng tìm ra nhiều kiểu nói để giải thích cái vận mệnh đó là thế nào. Sau đây là một vài ví dụ : « khi chết được vui vẻ đời sau (feliciter per mortem ad futurum saeculum) », « chẳng hay mòn chẳng hay nát (incorruptibilis immortalis) »  (trang 6) ; « sống lâu vô cùng (in aeternum viuere) », « hàng hàng vui vẻ (sine fine beatitudinem) »  (tr  8) ; « lên trên thiên đàng vui vẻ vô cùng (ad beatitudinem caelestem) » (tr  9) ; « vui vẻ vô cùng ( beatitudinis aeternae) » (tr 46) ; « mà cho hàng sống, cùng vui vẻ thinh nhàn đời đời (aeternumque cum illo viuant beatissimi)» (tr 49) ; « vui vẻ vô cùng (beatitudinis perennis) » (tr 52) ; « vui vẻ vô cùng (beatitudinem sempiternam) » (tr 56) ; « nơi vui vẻ (Paradiso) » (tr 225) ; « vui vẻ vô cùng

40

Page 41: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

(aeternae salutis vitam) » ( tr 233) ; « (được) rỗi thật linh hồn ( veram … salutem animae) » (tr 234) ; « cho được rỗi vô cùng (ad aeternam salutem) » (tr 235), vân vân. 

VỀ MỤC LỤC

TRẢ LỜI : 

I . BỔN PHẬN HIẾU THẢO ĐỐI VỚI CHA MẸ LÀ GÌ ?Một người con hiếu thảo là người luôn biết ơn cha mẹ, biết làm vui lòng cha mẹ trong

những điều hợp lý phải đạo. Khi cha mẹ già yếu, người con hiếu thảo sẽ phải lo săn sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, người con hiếu thảo sẽ phải tưởng nhớ và cố gắng làm mọi việc để cha mẹ được vui vẻ hạnh phúc.

 

II. NGƯỜI CON THEO ĐẠO CÔNG GIÁO CÓ BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ KHÔNG?Người theo đạo Công giáo không những không bất hiếu, mà còn là người con có hiếu cách

sáng suốt nữa, vì những lý do như sau:

1) Những ai cho rằng: phải cúng đồ ăn thức uống cho cha mẹ đã chết để các ngài khỏi trở thành những cô hồn bơ vơ đói khát… là điều vô lý và mê tín. Ngày nay có lẽ không ai có chút hiểu biết còn tin rằng: linh hồn người chết cũng có thể ăn đồ ăn thức uống vật chất giống như người sống. Tuy nhiên, nếu coi việc cúng giỗ cha mẹ là một phong tục, một hành động biểu lộ lòng hiếu thảo tưởng nhớ công ơn cha mẹ, thì Hội Thánh Công giáo khuyến khích người tín hữu thực hiện, miễn là tránh những việc dị đoan trái đức tin công giáo, đồng thời cần giải thích khi co người thắc mắc về lý do việc làm bày tỏ lòng hiếu kính ông bà cha mẹ theo phong tục Việt nam của mình.

2) Nếu nói rằng: hiếu thảo là phải nhớ đến cha mẹ trong những ngày giỗ chạp thì người tín hữu công giáo cũng đã thực hiện, và còn làm nhiều việc hữu ích thực sự cho cha mẹ nữa. Người lương chỉ nhớ đến cha mẹ và người thân trong các ngày sóc, vọng, rằm hoặc ngày kỵ, giỗ  tết… Còn người công giáo luôn nhớ đến cha mẹ và người thân đã chết mỗi khi đọc kinh dự lễ hằng ngày. Rồi vào các ngày giỗ chạp người tín huẽu còn xin lễ cầu cho cha mẹ và người thân sớm được về thiên đàng hưởng hạnh phúc đời đời. Như vậy theo đạo đâu phải là bất hiếu, bỏ quên bổn phận chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ.

3) Có người lại lập luận: không thờ cúng ông bà cha mẹ theo truyền thống từ ngàn xưa là một thái độ bất hiếu.

Nhưng nếu vậy thì hết mọi người chúng ta đều bất hiếu: Ai không tiếp tục ở trong ngôi nhà cũ của cha mẹ, không mặc y phục giống như cha mẹ khi xưa cũng là bất hiếu ! Nhưng ngày nay không ai chấp nhận tư tưởng lỗi thời ấy nữa. Xưa kia cha ông đi bộ, nhưng ngày nay con cháu khi có việc đi xa và có hoàn cảnh thuận tiện lại dùng xe gắn máy, xe hơi, tàu hỏa, máy bay…, thế mà đâu có ai cho là bất hiếu. Ngày xưa, khi khiêng quan tài cha mẹ ra nghĩa trang phải đi bộ, và đi thật chậm đến độ không được làm đổ cốc nước để trên áo quan. Người ta cho rằng: Di chuyển quan tài chậm từng bước như vậy mới là đám ma lớn và mới cho thấy con cháu có hiếu. Thế nhưng ngày nay quan niệm đã đổi khác: người ta đã bỏ những thói tục rườm rà cổ hủ để thích nghi với hoàn cảnh xã hội văn minh tân tiến. Không ai còn nghĩ: xe hơi chở quan tài cha mẹ đi nhanh đến nghĩa trang là bất hiếu nữa… Như vậy: bỏ những cái cổ hủ vô lý, lỗi thời… để chấp nhận những điều mới mẻ hợp lý, thích nghi với hoàn cảnh xã hội văn minh… không phải là bất hiếu. Cũng vậy: bỏ đạo tự nhiên do con người lập ra để theo đạo siêu nhiên bắt nguồn từ trời đâu phải là bỏ cha mẹ và bất hiếu.

41

ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN - VẤN ĐỀ 21 A : ĐI ĐẠO LÀ BẤT HIẾU ĐỐI VỚI CHA MẸ, VÌ PHẢI BỎ VIỆC CÚNG GIỖ, THỜ KÍNH CHA MẸ MÀ MỘT NGƯỜI CON HIẾU THẢO KHÔNG THỂ KHÔNG CHU TOÀN ?

Page 42: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

TÓM LẠI :Người theo đạo công giáo không phải là người con bất hiếu như có người lầm tưởng. Không những không quên công ơn cha mẹ, người công giáo còn luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà còn làm nhiều việc thực sự hữu ích cho cha mẹ nữa.

 

VẤN ĐỀ 21 B: Không cần phải theo đạo nào cả, chỉ cần ăn ngay ở lành, giữ đạo làm người là đủ.

 

TRẢ LỜI :Đạo làm người là cách thức sống để trở thành một con người lương thiện, tự chủ, tự trọng

và trưởng thành về nhân cách, thể hiện qua việc chu toàn các bổn phận đối với bản thân, gia đình, xã hội, đất nước… Được như vậy đã là điều tốt đẹp và đáng trân trọng. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, chúng ta thấy vẫn chưa đủ, nếu không chu toàn bổn phận đối với Tạo Hóa là Đấng đã dựng nên muôn vật muôn loài, đặc biệt loài người chúng ta, và hằng thương yêu săn sóc để chúng có thể tồn tại và ngày càng phát triển theo thánh ý Ngài.

Thực vậy, dù không nhìn thấy Thiên Chúa vì Ngài là Đấng thiêng liêng vô hình. Nhưng loài người có trí khôn, biết suy luận từ hậu quả đến nguyên nhân, từ cái đã biết đến điều chưa biết… còn phải nhận biết có Tạo Hóa là Đấng đã tạo nên vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự… Từ đó, loài người có bổn phận tỏ lòng hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa bằng việc tôn thờ, tạ ơn, yêu mến, và vâng lời Ngài.

Vậy muốn giữ đạo làm người, muốn sống xứng đáng là một con người có trí khôn trổi vượt muôn loài, thì ngoài việc phải chu toàn các bổn phận đối với xã hội và bảo tồn thiên nhiên, loài người chúng ta còn có bổn phận biết ơn tôn thờ Thiên Chúa nữa. Ai cố tình từ chối tôn thờ Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên mình và hằng ban muôn ơn lành hồn xác cho mình thì không được coi là đã giữ đạo làm người cách xứng đáng và đầy đủ được.

PHÚT HỒI TÂM:

- LỜI CHÚA:

Thánh Phao-lô khuyên dạy con cái phải tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ như sau: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3).

- LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Trong thời gian ẩn dật tai Na-da-rét, Chúa đã luôn yêu mến vâng lời cha mẹ là hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a, làm cho cha mẹ được vui lòng như tin mừng Lu-ca đã ghi nhận sau biến cố bị lạc năm 12 tuổi như sau: “Sau đó, Người đã đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51).

Xin cho mỗi tín hữu chúng con hôm nay biết ý thức bổn phận phải hiếu thảo với cha mẹ, là những đấng thay quyền Chúa sinh thành, dưỡng dục chúng con… để chúng con biết đền đáp công ơn của các ngài, bằng việc chăm sóc phụng dưỡng khi các ngài còn sống, năng xin lễ cầu nguyện và làm nhiều việc lành thay các ngài sau khi các ngài qua đời, noi gương Chúa khi xưa luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha (x. Mt 3,17).

LM ĐAN VINH - HHTM

VỀ MỤC LỤC

42

Page 43: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Lm. Minh Anh chuyển ngữ

Nguyên tác: Taking Flight - Bay Lên Đi

Tác giả: Anthony de Mello, S.J.

Chỉ dẫn:

Tốt nhất, các câu chuyện sẽ được đọc theo thứ tự như đã sắp xếp. Mỗi lần đọc không quá một hoặc hai mẩu chuyện nếu bạn ước ao có được một cái gì đó hơn là chỉ giải trí.

Lưu ý:

Các chuyện kể trong tập sách này đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau; chúng thuộc về những di sản thiêng liêng, những câu chuyện hài hước được ưa chuộng của dòng đời nhân loại.

Những gì tác giả làm là xâu kết chúng lại với nhau theo một ý hướng đặc thù. Công việc của tác giả là công việc của người thợ dệt và thợ nhuộm, tác giả chẳng có công trạng gì về những tấm vải và những sợi chỉ.

LTS. Chỉ dẫn và lưu ý trên đây là của tác giả. Tuy nhiên, vì Đặc San GSVN chỉ phát hành 2 tuần một lần nên mỗi số báo BBT xin giới thiệu trung bình từ 5 đến 7 mẫu chuyện. Bạn đọc có thể lưu lại để nghiền ngẫm suy tư.

Chủ đề : CHÂN LÝ

260. Ai hướng dẫn ai? 

…và  những phương thức diễn đạt theo văn hóa. 

Một cô gái Mỹ học nhảy tại một trường múa cổ thời với khuynh hướng không thay đổi của trường là “dẫn dắt người cùng múa”. Điều này thường dẫn tới bất bình, chẳng hạn, “Này, ai hướng dẫn ai - bạn hay tôi?”. 

Ngày kia, thật tình cờ, bạn nhảy của cô là một chàng Trung Quốc, người mà sau vài phút đã thì thầm, “Cách chung, sẽ không ích lợi hơn nếu trong quá trình nhảy, phụ nữ loại đi ý tưởng phải biết trước phương hướng mà hai người sẽ nhảy?”. 

 ڰ

261. Hai doanh nhân 

Đôi lúc nó bị tính chân thật che đậy… 

Hai doanh nhân gặp nhau ở ga tàu lửa.

“Chào”.

“Chào”.

43

Con đã trở về  

Page 44: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Im lặng.

“Anh xuống đâu?”.

“Calcutta”.

Im lặng.

“Nghe đây! Khi anh nói anh sắp đến Calcutta, anh biết rằng, tôi sẽ nghĩ anh thực sự là sẽ đi Bombay. Nhưng tôi tình cờ biết anh sắp đến Calcutta. Thế thì tại sao anh không nói sự thật?”. 

 ڰ

262. Lửa, lửa, lửa! 

…và đôi lúc bị những lời nói dối tiết lộ… 

Một gã say đi loạng choạng giữa phố khi trời đã về khuya, gã bị rớt xuống một hầm cầu. Khi chìm dần vào trong khối chất lỏng, anh ta bắt đầu la, “lửa, lửa, lửa!”. 

Vài người đi đường nghe thấy và lao tới cứu. Sau khi lôi anh ta lên, họ hỏi tại sao anh la, “Lửa!” khi không có chút lửa nào. 

Câu trả lời của anh khá cổ điển, “Liệu có ai trong các người chạy tới cứu nếu tôi la ‘Cứt’ không?”. 

 ڰ

263. Con đã trở về  

Một người lính vội trở về nhà từ chiến tuyến vì cha anh hấp hối. Đây là trường hợp ngoại lệ vì anh là con một. 

Khi bước vào phòng hồi sức, anh chợt nhận ra cụ già nửa tỉnh nửa mê với những chiếc ống trên mình kia không phải là cha anh. Ai đó đã vô cùng sai lầm khi gửi nhầm tên anh. 

“Ông còn sống được bao lâu?”, anh hỏi bác sĩ.

“Không hơn vài giờ. Anh là người duy nhất có thể làm điều đó”. 

Người lính nghĩ về cậu con trai của người hấp hối, anh đang chiến đấu ở đâu đó… có trời mới biết, cách xa hàng ngàn dặm. Anh nghĩ đến cụ già cố nán lại với hy vọng thấy mặt con lần cuối trước khi chết. Rồi anh quyết định cúi người xuống, nắm tay ông cụ và nhỏ nhẹ nói, “Cha ơi, con đây. Con đã trở về”. 

Cụ già hấp hối chộp lấy bàn tay đang đưa cho ông; đôi mắt mù lòa của ông mở to để thoáng nhìn quanh; một nụ cười mãn nguyện nở ra trên gương mặt ông và cứ như thế cho đến khi cụ tắt hơi khoảng một giờ sau đó. 

 ڰ

264. Cha của nạn nhân 

…nhưng luôn liều lĩnh. 

44

Page 45: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Một tai nạn xe hơi xảy ra trong một khu phố nhỏ. Đám đông vây quanh nạn nhân và một anh phóng viên không thể đến gần để nhìn nạn nhân.  

Anh chợt nảy ra một ý tưởng, “Tôi là cha của nạn nhân!”, anh la lên. “Xin để tôi vào”. 

Đám đông để anh vào, vì thế, anh ta có thể đến tận nơi tai nạn xảy ra và xấu hổ khi biết nạn nhân là một con lừa. 

****** 

ANTHONY DE MELO, S.J., là Giám Đốc Học viện Cố Vấn Mục vụ Sadhana ở Poona, Ấn Độ. Là thành viên của tỉnh dòng Tên Bombay, ngài được nhiều người biết đến tại các nước nói tiếng Anh và Tây Ban Nha qua những cuộc tĩnh tâm, hội thảo, hội nghị chuyên đề về cầu nguyện và những khoá trị liệu - công việc mà ngài đã gắn bó trên mười tám năm khắp thế giới. Dù đột ngột qua đời năm 1987, De Mello vẫn để lại một tài sản kếch sù về các giáo huấn thiêng liêng qua những lời được viết và thủ bút.

Hết tác phẩm

VỀ MỤC LỤC

Giới thiệu tác phẩm: LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG MONG ƯỚC  Trọng kính Đức Hồng Y, Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Độc Giả CGVN. 

Trong niềm tri ân cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Công Giáo một Vị Mục Tử Như Lòng Mong Ước Là Đức Thánh Cha Phanxico - Đúng dịp Đại Lễ Phục Sinh Năm Thánh Đức Tin 2013 - Nhà Sách Đức Mẹ ( email: [email protected] ) thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã phát hành tác phẩm Linh Mục Giáo Phận Như Lòng Mong Ước do Linh mục Micae-Phaolo Trần Minh Huy, pss. biên soạn.

  Tập sách rất vinh hạnh vì đã được ưu ái cấp IMPRIMATUR:

bởi Đức Cha Pet. NGUYỄN VĂN ĐỆ, SDB. Giám mục Giáo phận Thái Bình. Quí Đức Tổng Phero Nguyễn Văn Nhơn, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương vui mừng viết Lời Giới thiệu.

Sách được phục vụ tại các nhà sách Công Giáo. Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu

cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và Giáo Hội Việt Nam bay lên!

 Chúng con xin chân thành cảm ơn. BBT CGVN

45

 TIẾN TRÌNH ƠN GỌI NĂM BƯỚC - BƯỚC THỨ NĂM:KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC

Page 46: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

TIẾN TRÌNH ƠN GỌI NĂM BƯỚC - BƯỚC THỨ NĂM:KIÊN TRÌ CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐẤNG BẬC

 (Tĩnh Tâm Đại Chủng Viện Huế, bài cuối 31/10/2013)

Ứng sinh kiên trì chu toàn bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng của mình, không những trong thời gian đào tạo khởi đầu ở Chủng viện, mà cả trong suốt cuộc đời thi hành sứ vụ linh mục sau này sẽ được giao phó, cho dù hoàn cảnh cuộc sống có thế nào đi nữa. Những người lơ là việc cầu nguyện, không kiên trì trong bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng theo bậc sống của mình thường dễ vấp ngã và bỏ cuộc. Chúng ta có thể lấy lời giải thích của Chúa Giêsu về dụ ngôn người gieo giống để so sánh hạt giống rơi vào đất tốt sinh hoa kết quả với tiến trình đáp trả ơn gọi và kiên trì đi đến kiện toàn: “Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả”[1]. Hạt giống ơn gọi cũng trải qua những tình huống tương tự. 

Kinh Thánh nói đến sự kiên trì vừa như một điều kiện vừa như một thành quả: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19); “Chúng tôi có phải chịu gian nan, thì đó là để anh em được an ủi và được cứu độ. Chúng tôi có được an ủi, thì cũng là để anh em được an ủi, khiến anh em có sức kiên trì chịu đựng cùng những nỗi thống khổ mà chính chúng tôi phải chịu” (2 Cr 1,6); “Trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng” (2 Cr 6, 4-5); “Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả” (Cl 1,11); “Anh hãy thận trọng trong cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy. Hãy kiên trì trong việc đó. Vì làm như vậy, anh sẽ cứu được chính mình, lại còn cứu được những người nghe anh giảng dạy ” (1 Tm 4,16); “Được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin... Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?” (Dt 12,1-2.7); “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người” (Gc 1, 12). 

Muốn được kiện toàn ơn gọi thì lòng trung tín cũng vừa là điều kiện vừa là thành quả. Chúng ta hãy nghe Kinh Thánh nói: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?” (Lc 16, 10-12); “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cr 10, 13); “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt” (Dt 10, 23-24). 

Lòng trung thành trong mọi bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng của đời chủng sinh hôm nay và linh mục mai ngày cũng vừa là điều kiện vừa là phần thưởng. Chúng ta hãy nghe

46

Page 47: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Kinh Thánh nói: “Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây’. “Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây’. Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! (Mt 25, 20-23); “Người thứ nhất đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén. Ông bảo người ấy: ‘Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành. Người thứ hai đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén. Ông cũng bảo người ấy: ‘Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành ” (Lc 19, 16-19); “Thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Ki-tô, những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà người ta chỉ đòi hỏi ở người quản lý một điều, là phải chứng tỏ lòng trung thành” (1 Cr 4,1-2); “Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1 Tx 5, 23-24); “Thưa anh em là những người trong dân thánh, những người được hưởng chung ơn gọi bởi trời, anh em hãy ngắm nhìn Đức Giê-su là Sứ Giả, là Thượng Tế, là Trung Gian cho chúng ta tuyên xưng đức tin... Ông Mô-sê đã trung thành khi thi hành chức vụ đối với toàn thể nhà Thiên Chúa, với tư cách là tôi tớ để làm chứng về các điều Thiên Chúa sẽ phán truyền. Còn Đức Ki-tô thì trung thành với tư cách là người Con đứng đầu nhà Thiên Chúa, mà nhà Thiên Chúa là chính chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững đến cùng lòng tin tưởng và thái độ hiên ngang về niềm hy vọng của chúng ta” (Dt 3, 1.6); “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1, 23-25). 

Dĩ nhiên để được kiên trì, trung tín và trung thành trong đời sống và sứ vụ ơn gọi, chúng ta không thể tránh được những sự khốn khó, vì Chúa gọi chúng ta đi con đường thập giá theo Ngài vào thế gian như chiên giữa sói rừng. Nhưng trong sự khốn khó đó, chúng ta có lời hứa đầy hy vọng của Chúa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10, 22; 24,13; Mc 13,13). “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33); “Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (2 Cr 1,4); “Những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá trung thành, và cứ làm điều thiện” (1 Pr 4,19); “Đừng sợ các nỗi đau khổ ngươi sắp phải chịu: này ma quỷ sắp tống một số người trong các ngươi vào ngục để thử thách các ngươi; các ngươi sẽ phải lâm cảnh gian truân trong vòng mười ngày. Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho các ngươi triều thiên sự sống” (Kh 2,10); “Ai thắng và giữ cho đến cùng các việc Ta truyền, Ta sẽ ban cho người ấy quyền cai trị các dân” (Kh 2,26); “Chúng sẽ giao chiến với Con Chiên, và Con Chiên sẽ thắng chúng, vì Con Chiên là Chúa các chúa, Vua các vua; những kẻ đi theo Người, tức là những kẻ được kêu gọi, được tuyển chọn, và luôn trung thành, cũng sẽ thắng” (Kh 17,14); “Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô” (1 Cr 1,8); nhất là lời hứa yêu thương cho đến cùng của Chúa Giêsu: “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).  

Mỗi người trong chúng ta biết rõ mình hơn ai hết về việc kiên trì thực thi mọi việc bổn phận với tư cách là chủng sinh. ĐTC Biển Đức XVI nói với gần 6000 chủng sinh ngày 20/8/2011:

47

Page 48: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

“Các con làm thế nào sống những năm chuẩn bị này ? Trước tiên, chúng phải là những năm của thinh lặng nội tâm, của cầu nguyện thường xuyên, học hành kiên trì và hội nhập dần dần vào các sinh hoạt và các cấu trúc mục vụ của Giáo Hội, một Giáo Hội là cộng đoàn và thể chế, gia đình và sứ mạng, công trình sáng tạo của Chúa Kitô nhờ Thánh Thần của Ngài, đồng thời là kết quả của hành động của chúng ta, chính chúng ta hình thành nên nó với sự thánh thiện và các tội lỗi của chúng ta”. 

Còn ĐTC Phanxicô, mới đây, trong thánh lễ dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria ngày 13/10/2013, đã nói với cả trăm ngàn người tham dự: “Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, hằng ngày, trong đời sống thường ngày của chúng ta. Ngài tiếp tục nói rằng Ngài vẫn luôn trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung với Ngài. Với lòng thương xót của mình, Ngài không bao giờ mệt mỏi đưa tay ra để nâng chúng ta lên, để khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình, để quay về và nói với Ngài những yếu đuối của chúng ta, để Ngài có thể ban cho chúng ta sức mạnh. Đây là cuộc hành trình thực sự: luôn bước đi với Chúa, ngay cả những lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta”[2].

Kiên trì chu toàn các bổn phận tự nhiên cũng như thiêng liêng của đời chủng sinh, chúng ta chắc chắn sẽ đạt tới lý tưởng, vì không ai được ngăn cản người đủ khả năng xứng hợp theo Giáo Luật 1026. Nhưng để được kiên trì như thế, chúng ta phải tín thác vào Chúa Giêsu, Đấng đã phán “Nếu không có Thầy, các con sẽ chẳng làm được gì.” Chúng ta hãy nghe lời chia sẻ của ĐTC Phanxicô về chặng đường 60 năm theo tiếng Chúa gọi của ngài: “Hôm qua cha kỷ niệm 60 năm ngày cha nghe tiếng Chúa Giêsu nói trong trái tim cha... 60 năm kể từ ngày hôm đó, Cha không bao giờ quên ngày ấy. Chúa đã làm cho cha cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng cha nên đi theo con đường này… Sau nhiều năm trôi qua với một số thành công, niềm vui, nhưng nhiều năm thất bại, yếu đuối, tội lỗi...  60 năm trên con đường của Chúa, đi sau Người, đi cạnh Người, đi với Người mãi mãi… Cha nói với các con điều này: Cha không bao giờ hối tiếc! bởi vì, ngay cả trong những lúc đen tối nhất, trong những lúc tội lỗi, trong những lúc yếu đuối, trong những lúc thất bại, cha luôn luôn nhìn vào Chúa Giêsu và cha tín thác vào Người, và Người đã không bỏ cha một mình. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu! Người luôn luôn tiến bước, đồng hành với chúng ta! Người thành tín, Người là người bạn đồng hành trung thành. Đây là lời chứng của cha: Cha hạnh phúc suốt 60 năm qua với Chúa. Các con hãy tiến bước!”[3].

 

BÍ QUYẾT ĐỂ TRUNG TÍN VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI SỐNG ƠN GỌI 

Anh em thân mến,

Chúng ta đã cùng nhau rảo qua Tiến Trình Ơn Gọi Năm Bước. Vấn đề là làm sao để có thể đi cho đến cùng và thành công? Tôi xin đề nghị một số Bí Quyết để Trung Tín và Thành Công trong đời sống ơn gọi, gồm ba món quà quý giá Chúa Giêsu đã trối lại (Thánh Thể, Thánh Thần và Thánh Mẫu), một con đường (Thập giá), một phương tiện (Các phép Bí tích, đặc biệt bí tích Hòa giải và Thánh Thể) và một cách thức (Sống yêu thương hiệp thông phẩm trật Hội Thánh). 

Trước hết là Thánh Thể: Thánh Thể là “suối nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” nên cũng là trung tâm đời sống và sứ vụ của chúng ta. Những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm trong bữa Tiệc Ly,[4] khi thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục, đều giúp đời sống thiêng liêng của chúng ta lớn lên dần dần đến độ chúng ta “trở nên và sống như một Kitô Khác trong mọi hoàn cảnh sống”[5] và “các sinh hoạt hàng ngày của chúng ta sẽ thực sự mang ý nghĩa và chiều kích Thánh Thể.”[6]  

Việc soát xét lương tâm như thánh Phaolô dạy[7] để chuẩn bị dâng thánh lễ và rước lễ sẽ giúp chúng ta ý thức mình bất xứng, phải cậy dựa vào sự trợ giúp của Chúa và sự bổ khuyết của Giáo Hội (“Ecclesia supplet”). Thiên Chúa tỏ lộ mầu nhiệm ý định của Ngài trong phụng vụ

48

Page 49: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Lời Chúa mà chúng ta phải liên kết với các thực tại của cuộc sống, ngõ hầu cuộc sống được biến đổi bởi chính Lời ấy.  

Như khi lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cầm lấy bánh bẻ ra, đôi khi chúng ta cảm thấy đời sống và con tim bị bẻ ra vì hiểu lầm và đau khổ, vì những chiến đấu chống lại những ước muốn nhân loại bên trong và các cơn cám dỗ từ bên ngoài, cũng như khi chúng ta hiến tặng thời giờ, của cải, sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, cả những đau khổ và buồn phiền trong cuộc sống cho Chúa. Máu các thánh tử đạo đổ ra chỉ có một lần thôi, nhưng máu của chúng ta đổ ra cách này hay cách khác, mỗi ngày, từng giọt một, qua trách nhiệm và bổn phận hằng ngày sẽ khó khăn hơn và công nghiệp hơn: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đằng nào công hơn?” Và như Thánh Phaolô, mỗi ngày, chúng ta bổ khuyết nơi thân xác chúng ta phần còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Đức Kitô.[8] 

Bánh và rượu dâng lên sẽ được quyền năng Chúa biến thành Mình và Máu Chúa Kitô. Nếu chúng ta dâng bản thân chúng ta, những tình cảm và tình yêu, những vấn đề, những lo lắng, đau khổ và hạnh phúc... thì quyền năng ấy cũng sẽ biến đổi thành những gì tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho chúng ta và Hội Thánh. Nếu chúng ta dâng những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, Chúa sẽ tha thứ, biến đổi và thánh hoá chúng ta, bởi vì với Chúa, chẳng có tội gì quá nặng đến đỗi Chúa không thể tha thứ được, miễn là chúng ta thực tình ăn năn trở lại đón nhận ơn Chúa! Vì thế, trong buỗi kinh Truyền Tin ngày 9/6/2013, ĐTC Phanxicô thúc giục “Hãy tin tưởng đến với Chúa Giêsu, Ngài luôn tha thứ cho chúng ta”. Chúng ta nhớ câu chuyện Chúa Giêsu xin thánh Hiêrônimô “tội lỗi của con để cha tha thứ cho con”. 

Nhờ việc cử hành thánh lễ, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể và tìm thấy nơi mầu nhiệm này sự can đảm và nguồn sức mạnh đi theo Chúa và phục vụ Ngài nơi tha nhân. Chúng ta kín múc dồi dào nguồn sức mạnh này từ Bí tích Thánh Thể, được cử hành trong thánh lễ mỗi ngày và được thờ phượng nơi Nhà Chầu mỗi khi đến viếng Mình Thánh Chúa,[9] như chính Chúa Giêsu mời gọi “hãy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho”[10]. Quả thế, chính Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ nạp lại năng lượng và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ cho chúng ta, bằng việc tiếp tục kích hoạt ngày sống và đổ đầy niềm hy vọng vững chắc cho chúng ta. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ thường hằng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đỡ nâng hành trình của chúng ta tiến về hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần. Đây là thứ tình yêu vượt thắng mọi tình yêu nhân loại, dù có khi rất hấp dẫn và cần thiết tự nhiên. Chính nơi Nhà Tạm mà ta phục hồi và nạp thêm năng lượng cho đời sống thiêng liêng của mình, vì trước khi nói về Chúa thì phải ở với Chúa, nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói đã. Thánh Phêrô khuyên “hãy trao trút nỗi lòng anh em cho Chúa, vì Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh em”[11]. Ai trong chúng ta đã không có hơn một lần trải nghiệm những thăng trầm vấp ngã? Đó cũng là lý do Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã mở ra “Năm Thánh Thể” với ước mong Hội Thánh được “khởi đầu lại từ Chúa Kitô” và chia sẻ cảm xúc sâu xa của chính ngài nơi Bí Tích Thánh Thể như là phương tiện đồng hành và tăng sức mạnh.[12] Hiện nay trên thế giới, việc Chầu Thánh Thể Liên Tục Ngày Đêm để cầu nguyện cho hòa bình, cho việc phục hồi và canh tân giáo xứ, cộng đoàn rất được cổ vũ. Chúng ta chưa làm được như thế, ước gì chúng ta sẽ ý thức làm tốt hơn giờ chầu Thánh Thể hằng ngày thay mặt cộng đoàn chủng viện. Và chớ gì chúng ta sẽ dâng thánh lễ thật sốt sắng dường như thánh lễ hôm nay là thánh lễ cuối cùng của đời mình?

Buông mình theo Chúa Thánh Thần

Như mọi người, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, rồi mai kia trong bí tích Truyền chức thánh nữa, nên hơn ai hết, chúng ta phải buông mình theo Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã hứa và để Ngài hướng dẫn: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” [13]. Thánh Thần cũng sẽ dạy cho ta biết phải nói gì: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo

49

Page 50: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói” [14]. Thánh Thần còn nói thay cho nữa:“Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói”[15].

Hoạt động của Chúa Thánh Thần rất đa dạng và phong phú: Ngài dùng môi miệng ta mà nói điều Chúa muốn nói; Ngài soi sáng trong trí khôn cho ta viết lại; Ngài cũng có thể nắm tay giúp ta viết lên điều Ngài muốn; hoặc Ngài viết ra trên vách cho ta xem mà chép lại, như trường hợp đã xảy ra với vua Bensatsa và được Danien giải thích cho[16].

Trong buổi tiếp kiến ngày 12/2/2011, ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở “Cũng như toàn thể Giáo Hội, đời sống chúng ta cần được canh tân liên lỉ, để tìm thấy lại trong cuộc sống của Chúa Giêsu những hình thức thiết yếu nhất của con người mình.” Chúng ta chỉ có thể tìm được tác nhân khởi động, tiếp tục và kiện toàn cuộc canh tân liên lỉ đó ở nơi Chúa Thánh Thần, vì chính Ngài giúp chúng ta biến đổi và kiện toàn đời sống và sứ vụ ơn gọi của chúng ta qua bảy ơn của Ngài:  

Ơn Kính Sợ là hồng ân giúp ta không dám làm bất cứ điều gì khả dĩ làm mất lòng Chúa. Cậu bé Saviô dóc lòng “thà chết chứ không phạm tội trọng”, mẹ vua thánh Louis luôn nhắc nhở con “thà mẹ nhìn thấy con chết trước mắt mẹ hơn là thấy con phạm tội trọng mất lòng Chúa ” và để bảo vệ đức trinh khiết của mình, Maria Goretti bảo Alexander “Không được làm thế, Chúa không muốn, sa hoả ngục đó”. Như thế, điều quan trọng trong đào tạo kitô giáo là gây nên ý thức sợ tội, vì con người ngày nay mất dần cảm thức về tội. Chính vì vậy, thành công của công việc đào tạo tín hữu, nhất là đào tạo linh mục và tu sĩ, là biết làm cho người thụ huấn có được lòng kính sợ Thiên Chúa, không dám phạm tội mất lòng Chúa.

Ơn Đạo Đức giúp ta nhận ra mối tương quan yêu thương với Thiên Chúa, và với mọi người, trong tinh thần siêu nhiên và đức tin. 

Ơn Suy Biết giúp ta có thể đánh giá các sự vật ở trên bậc thang giá trị đích thực. Đừng hiểu lầm lời mời gọi quyết liệt theo Ngài của Chúa Giêsu (“Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ” hay “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”)[17]. Chúa không bao giờ bảo ta ghét cha mẹ, gia đình hay bản thân, nhưng là biết đặt nó vào đúng vị trí của nó trên bậc thang giá trị, ví dụ ta có bổn phận thảo kính và mến yêu cha mẹ, nhưng cha mẹ lại không thể được đặt cao hơn Chúa và tình yêu đối với Chúa…

Ơn Sức Mạnh là ơn giúp ta can đảm vượt lên những chướng ngại để chọn lựa như Chúa muốn và sống theo ý Chúa. Thánh nữ Françoise de Chantal nêu cao tấm gương: khi đã góa chồng và nuôi dưỡng 4 con trưởng thành, bà gặp thánh François de Salle, biết được lời mời gọi và ý muốn của Chúa nên muốn đi tu, bốn đứa con nằm dài trên lối đi ngăn cản, bà đã can đảm tay cầm khăn vừa gạt nước mắt vừa bước qua từng người con để từ bỏ gia đình ra đi lập dòng Visitadines. 

Ơn Lo Liệu là ơn giúp ta tìm ra những phương thế và cách sống nào thích hợp nhất để thực hiện điều Chúa muốn, đúng theo bậc sống của mình. 

Ơn Thông Hiểu  đưa ta vào sự thật viên mãn khi đọc Lời Chúa. [18] Tôi có thói quen xin ơn Chúa Thánh Thần mỗi khi soạn bài và giảng: Xin Chúa Thánh Thần tiếp tục tác động, biến đổi và thánh hóa tâm hồn con cùng tâm hồn những người sẽ lắng nghe con, xin Chúa dùng môi miệng con mà nói điều Chúa muốn nói. Tông huấn Verbum Domini số 85-87 gợi cho ta 3 câu hỏi: Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là gì? Lời Chúa dạy gì riêng cho tôi hôm nay? Lời Chúa hôm

50

Page 51: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

nay dạy gì cho những người sắp nghe tôi? Có thế thì mới đưa Lời Chúa vào thực tiễn cuộc sống và biến đổi cuộc sống được. 

Ơn Khôn Ngoan mang lại ơn chiêm niệm, ơn thần bí, ơn cảm nếm được sự dịu ngọt và khôn ngoan của Thiên Chúa.[19] Thánh Phaolô trong 2 Cr 12, 2-10 đã kể lại việc ngài đã được ơn này như thế nào: không còn biết đến thế giới vật chất này nữa, không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa, “ở trong thân xác hay ngoài thân xác” ngài đều không biết. Cụ già Simêon được ơn này lúc bồng Chúa Hài Nhi trên cánh tay cằn cỗi của mình, nhưng mãn nguyện thốt lên “xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì mắt tôi đã nhìn thấy Ơn cứu độ.” Ta hãy đặc biệt cầu xin ơn này trong đời sống kết hiệp nội tâm với Chúa.  

Chính Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa, cho họ nói các thứ tiếng khác nhau, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh và hôm ấy có khoảng ba ngàn người theo Đạo.[20] Ta phải luôn trung thành và ngoan ngoãn nghe theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, vì “chính ơn Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố chứng tá của chúng ta”[21] và cuộc sống chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần kích hoạt mới mang lại được hoa trái: “Bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, tế nhị, tốt bụng, quảng đại, hòa nhã, trung tín, khiêm tốn, tự chủ và thanh khiết”[22].  

Vì tất cả những lẽ đó, thánh Phaolô nhắc nhở mọi người đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần,[23] đừng dập tắt Thần Khí.[24] Còn Chúa Giêsu thì khẳng định rằng ai phạm đến Chúa Thánh Thần thì chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau. [25] Và ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, khuyến khích các nhà đào tạo, các giáo sư và các chủng sinh tìm cách cởi mở hết sức có thể cho sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để có thể trả lời cách thích đáng cho những mong đợi của nhân loại. Ngài tuyên bố: “Ơn gọi trở thành linh mục hay đã là linh mục không phải là một chọn lựa mà mỗi người trong chúng ta đã làm, nhưng đó là một lời mời gọi của chính Chúa mà chúng ta đã chấp nhận và đáp trả bằng tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta… Công việc của Chủng viện là giúp trải nghiệm hoạt động của Chúa Thánh Thần và hiểu những sự của Thánh Thần Thiên Chúa. Cần thiết phải đi vào tương quan thân mật với Chúa Thánh Thần để các ý định của Chúa trên cuộc đời chúng ta trở nên rõ ràng.”[26] 

Còn ĐTC Phanxicô khuyên: “Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đấng Phục Sinh cư ngụ trong chúng ta, thanh tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, đổi mới chúng ta, biến đổi chúng ta, làm cho chúng ta được thông phần vào chính sự sống của Thiên Chúa... Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Chúa Kitô, sống cuộc sống của mình như Chúa Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Chúa Kitô đã hiểu… Hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, nói với tâm hồn chúng ta và cho chúng ta biết Thiên Chúa là tình yêu, Ngài đang chờ đợi chúng ta, Ngài là Cha. Ngài yêu thương chúng ta như một người Cha thật, và chỉ một mình Chúa Thánh Thần nói điều này với tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nghe Chúa Thánh Thần, hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần, và hãy tiến bước trên con đường này của tình yêu, lòng thương xót và tha thứ.[27]  

Quả thế, Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài trong từng hoàn cảnh sống của chúng ta, thì chúng ta cũng phải đổi mới luôn lời đáp trả của mình sao cho phù hợp. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng người cha trần thế vốn xấu ác mà còn biết lựa của tốt cho con cái, thì ắt Cha trên trời sẽ ban ân huệ quí giá nhất là Chúa Thánh Thần cho những ai kêu xin Người. Chúng ta càng cầu xin Chúa Thánh Thần đến sửa lại mọi sự trong ngoài đời sống và sứ vụ của mình, đặc biệt trong việc tìm kiếm và xây dựng tình yêu thương hiệp nhất: Xưa trong Cựu Ước, tháp Babel vì ngôn ngữ bất đồng mà thất bại; nay Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói thứ tiếng mà các dân tộc khác nhau đều hiểu được trong tiếng mẹ đẻ của mình, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh [28]. Đó là ngôn ngữ của Tình Yêu, vì chỉ có tình yêu của Thánh Thần Thiên Chúa mới có khả năng biến đổi như thế.

51

Page 52: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Chúng ta tạm dừng lại ở đây. Xin cám ơn anh em.

[1] Lc 8, 11-15.[2] XT (theo Radio Vatican) - http://xuanbichvietnam.net/trangchu/duc-thanh-cha-phanxico-

hay-noi-xin-vang-voi-thien-chua-nhu-duc-maria/ [3] Trích chia sẻ của ĐTC Phanxicô với giới trẻ Sardinia trong chuyến Viếng Thăm Mục Vụ

Cagliari Chủ Nhật 22 /9/2013.[4] Lc 22, 14-20.[5] Bộ Giáo sỹ, Linh mục và Thiên niên kỷ Kitô giáo thứ ba.[6] x. John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 31. [7] Presbyterorum Ordinis, số 18; 1 Cor 11,27-29.[8] Cl 1,24.[9] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 1.[10] Mt 11,28.[11] 1 Pr 5,7.[12] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 59.[13] Ga 14,26.[14] Lc 12,11-12.[15] Mt 10,20; Mc 13,11.[16] Dn 5,24-28.[17] Lc 9,59-62.[18] x. Ga 16, 13.[19] Tv 33.[20] x. Cv 2,1-41.[21] Tông thư Cánh Cửa Đức Tin, số 10.[22] Gl 5,22 -23.[23] Eph 4,30: Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là

dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.[24] 1 Tx 5,19.[25] Mt 12,31-32: Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ

được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.

[26] Trích Bài giảng lễ của ĐHY Filoni tại Chủng viện Owerri ngày 9/11/2012 http://www.news.va/fr/news/vatican-homelie-de-sem-le-cardinal-filoni-aux-semi.

[27] Trích bài giáo lý buổi triều yết chung ngày 8/5/2013.[28] x. Cv 2,1-41.

Lm. Trần Minh Huy, pss

VỀ MỤC LỤC

 

Kính chào bác sĩ,

Thưa bác sĩ, tôi năm nay là 78 tuổi, hiện cư ngụ tại thành phố Houston. xin có vài câu hỏi xin bác sĩ chỉ dẫn dùm :

52

BỆNH VIÊM PHỔI

Page 53: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

1) Ngày 28/3/2013 tôi phải chở cứu cấp vô nhà thương, ở đây người ta tìm ra là tôi bị pneumonia. sau khi nằm 9 ngày thì được xuất viện, nhưng sức khỏe của tôi vẫn còn rất yếu, họ nói là phải mất nhiều tháng sức khỏe mới trở lại như cũ, Liệu  sau này tôi có bị tái phát không? 

2) Tôi có nhận được  email nói là mỗi buổi tối nên uống một viên ASPIRINE 81 mg để tránh được việc bị tai biến mạch máu não, như vậy có đúng không? Xin bác sĩ vui lòng chỉ dẫn cho.

Xin trân trọng cám ơn bác sĩ, kính chúc bác sĩ và bửu quyến được vạn sự như ý muốn.

Nguyên Đặng./.

 

Kính chào Đặng tiên sinh

Chúng tôi xin phúc đáp mấy thắc mắc của tiên sinh.

1- Pneumonia là tên tiếng Anh của bệnh Viêm phổi.

Bệnh do các loại vi khuần, virus hoặc nấm xâm nhập cơ thể, nhất là ở những người mà sức đề kháng đã suy yếu, như quý vị cao niên hoặc đang mắc những bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch.

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh thường gồm có nóng sốt, ho, hụt hơi thở, đổ mồ hôi, đôi khi run lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi.

Với người khỏe mạnh và được điều trị đúng cách với thuốc kháng sinh, bệnh thường qua khỏi mà không gây biến chứng gì. Tuy nhiên khi cơ thể vốn suy yếu mà không chữa tới nơi tới chốn, bệnh nhân có thể bị hậu quả trầm trọng như vi khuẩn xâm nhập máu, viêm nhiễm màng phổi…có thể đưa tới tử vong.

Chẩn đoán bệnh dựa trên việc bác sĩ khám hỏi bệnh rồi làm các xét nghiệm như thử máu tìm tác nhân gây bệnh, chụp hình x-quang phổi, thử đàm tìm máu và vi khuẩn.

Điều trị tùy theo tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe, tuổi tác, nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bệnh do vi khuẩn thì dùng kháng sinh. Có nhiều loại kháng sinh khác nhau, nếu một loại không giải quyết được vấn đề thì bác sĩ cho loại khác.

Với virus thì có một vài loại thuốc chuyên trị virus chứ kháng sinh không có công hiệu.

Ngoài ra cũng uống thuốc giảm nhiệt độ, thuốc ho. Tuy nhiên trước khi uống thuốc ho, nên hỏi ý kiến bác sĩ, vì ho cũng là cách để loại bỏ chất nhờn từ đường hô hấp ra khỏi cơ thể.

Nếu nóng sốt nhiều, quá suy nhược, ho liên tục thì cần được điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là với quý vị cao tuổi và các cháu bé.

Bệnh nhân cũng cần tự chăm sóc để mau phục hồi, như là: nghỉ ngơi đầy đủ thoải mái; nghỉ ở nhà cho tới khi khỏe hẳn hết sốt mới đi làm đi học; uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và giữ hẹn tái khám. Nhớ uống nhiều nước để làm lỏng đàm nhớt dễ loại ra khỏi cơ thể.

Phòng ngừa bệnh cũng cần thiết.

53

Page 54: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Vì bệnh cúm có thể đưa tới Viêm phổi, cho nên hàng năm cần chích ngừa cúm vào tháng 9 tháng 10.

Với viêm phổi gây ra do loại vi khuẩn Pneumococcus thì các bác sĩ khuyên chích một lần bảo vệ suốt đời cho những ai trên 65 tuổi hoặc người hút thuốc lá, có bệnh tim mạch, suy tính miễn dịch.

Trẻ em cũng cần chích ngừa với loại vaccin khác với vaccin người lớn, cho nên các bà mẹ nên hỏi bác sĩ gia đình.

Viêm phổi cũng lây lan sang người khác.

Khi người bệnh ho, tác nhân gây bệnh bắn ra lẫn trong không khí. Người khác hít phải là tác nhân gây bệnh vào mũi rồi xuống phổi. Bệnh cũng lây lan khi cầm đồ dùng của người bệnh rồi đưa tay lên mũi.

Trở lại với câu hỏi của ông là liệu bệnh có tái phát không, thì xin thưa rằng ông có thể bị bệnh trở lại nếu ông không chích ngừa và ông hít phải tác nhân gây bệnh. Chúng tôi đề nghị là ông đến bác sĩ gia đình để hỏi về chuyện chích ngừa này.

 

2- Nhận được email nói uống aspirin để tránh tai biến não.

Xin đề nghị với ông hỏi ý kiến bác sĩ gia đình trước khi dùng thuốc này, vì chỉ có vị này mới đủ thẩm quyền quyết định việc dùng thuốc cho ông, chứ không phải email.

Mỗi bệnh nhân có sức khỏe và bệnh tật khác nhau. Thuốc do người này dùng không thể chia sẻ cho người khác vì mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau.

Viên aspirin có khả năng giảm rủi ro tai biến não, nhưng không phải cho bất cứ ai. Và ngay trong y giới, hướng dẫn về dùng aspirin để tránh rủi ro stroke và heart attack cũng không giống nhau và các hướng dẫn chỉ định cũng luôn luôn thay đổi.

Chúc tiên sinh vui mạnh.

  

“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”.

Kính gửi Bác sĩ Nguyễn ý Đức

Đọc sách cũ, cháu thấy có câu nói, Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5.

Cháu không hiểu rõ ý nghĩa, xin bác sĩ giải thích. Xin cảm ơn bác sĩ.- Elise Kim.

 

Chào Elise,

Hai câu này nói tới những ngày có Rươi, một món ăn rất đặc biệt của vài tỉnh ở miền Bắc Việt Nam.

 

54

Page 55: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Rươi là gì.

Rươi là những sinh vật rất nhỏ nom giống con giun nhưng hai bên mình lại có nhiều lông và nhiều chất nhớt. Rươi tươi, màu hồng hoặc xám bạc, từng con rươi đều tăm tắp, bé chỉ bằng nửa cái đũa tre, dài chừng 5-7 cm. .Lông là bộ phận dẫn đường cho rươi đực và cái tìm đến nhau. Tiếng Việt còn gọi rươi là Rồng Đất, vì hình thù nom tựa như con rồng, mà lại có trong đất. Khoa học phân biệt rươi ra tới hơn 40 chủng loại khác nhau. Ngoài Việt Nam, rươi cũng có ở Indonesia, các quần đảo Samoa, Fji. 

Tại Việt Nam, rươi có nhiều ở các huyện Thanh Miện, Đông Triều tỉnh Hải Dương; một số địa phương ở Kiến An và Hải phòng, miền Nam thì vài địa phương như huyện Ba Động, Duyên Hải, Trà Vinh  ở Trà Vinh cũng có rươi,; miền Trung thì tại  hai xã Hưng Lợi và Hưng Nhân, tỉnh Nghệ An. 

Thường thường rươi xuất hiện vào ban đêm của những ngày 20 tháng 9 và 10 tháng 5 âm lịch. Trứng rươi đẻ từ năm trước, nằm trong đất, tới khi nước thủy triều lên cao vào các ngày này thì nở ra con và nhô lên khỏi mặt đất. Dân chúng thường đốt đèn ban đêm, dùng một loại lưới làm bằng vải màn mà vớt. Rươi được cho vào thùng rồi gánh về thủ đô Hà Nội, thị trấn Hải Phòng, Hải Dương mà bán.Tại Hà Nội hiện nay vẫn còn một con đường nhỏ mang tên Phố Hàng Rươi, mà người Pháp trước đây gọi là Rue Des Vers Blancs, Đường của những con sâu mầu trắng. 

Có nhiều cách để ăn rươi: hấp, rán, xào, chả rươi, mắm rươi.

Chả rươi gồm thịt nạc băm nhỏ, trứng đánh nhuyễn, thì là tươi xanh, vài miếng vỏ quýt thái nhỏ li ti, ướp với nước mắm, hạt tiêu trộn với rươi. Đổ vào chảo rán nhỏ lửa, chả rươi có một hương vị rất đặc biệt, thơm lừng ra tới hàng xóm.

Rươi hấp với mộc nhĩ, củ hành tươi, thì là, nước mắm vỏ quýt. Đây là món ăn thanh lịch, ngon lại có rất ít chất béo. Mắm rươi ăn với thịt he oba chỉ luộc kèm theo những ngọn rau thơm, rau riếp, thì ngon tuyệt trần gian.

Rươi là món ăn quý hiếm, chỉ có mỗi năm một lần và trong vài ngày nên quý nhau mới thết nhau một bữa ăn rươi. Muốn có rươi ăn, thường thì phải đặt trước, vì số lượng rươi thì giới hạn, mà khách sành điệu muốn ăn lại nhiều. Có điều là khi ăn thì quên đi hình ảnh con rươi lúc còn sống, thân hình đỏ hỏn mà lông lại nhiều, phủ kín thân, nom mà sờ sợ. Ấy vậy mà có người biệt xứ cả nửa thế kỷ, về Hà Nội được bạn bè khi xưa dành cho một đĩa chả rươi, thì cảm động biết mấy. 

Rươi với văn học dân gian 

Dân gian ta đã có câu vè đố nhau về rươi như sau:

Con gì bé tí tì ti?

Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời?

Một năm mấy bận đi chơi?

Đi thì lở đất long trời mới yên?

 

Hoặc các câu ca dao về rươi rất tình cảm như

55

Page 56: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng,

 

Hoặc, Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy. 

Tình tự quê hương là như vậy đấy, Elise ạ.

Chỉ tiếc một điều là quê hương mình bây giờ khác xưa quá nhiều, khác từ tình người tới chế độ, theo chiều hướng xấu nhiều hơn là tốt. Thật đáng buồn!

Bác rất xúc động khi thấy cháu tuy ở thế hệ sau mà còn tưởng nhớ tới quê hương.

Chúc cháu mọi sự bình an.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

VỀ MỤC LỤC

Hai mươi năm qua, nỗ lực sưu tập và phát hành Thơ Công giáo đã có một số kết quả đáng kể. Hợp tác vào công việc chung này, quý Tác giả cũng như chúng tôi không nhằm tìm hư danh cho riêng mình nhưng chỉ mong cùng cống hiến để phục vụ ích chung của Giáo hội Việt Nam, cụ thể là để giúp các bạn trẻ Công giáo biết rằng trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam đang có một dòng chảy thơ văn Công giáo mà họ được mời gọi tiếp nối. Do đó, những người đã có những bài thơ hay sẽ không ngại đóng góp mà những người chưa có tác phẩm được chọn cũng chẳng bận lòng.

Nhân dịp Xuân về, chúng tôi xin được chia sẻ đôi điều, mong Độc giả và các Tác giả thơ bốn phương tiếp tục góp phần để giúp cho công việc này đạt thêm những thành quả mới.

1. THÀNH QUẢ VIỆC SƯU TẬP ĐÃ QUA

Các ấn bản sưu tập Thơ Công giáo đã phát hành không những được nhiều anh chị em tín hữu mà cả nhiều người ngoài Công giáo, cả trong giới nghiên cứu văn học, quan tâm. Cụ thể, tất cả 15 tác giả được giới thiệu trong sưu tập Kinh Trong Sương (Trăng Thập Tự chủ biên, Nxb Phương Đông 2007), đã được chọn đưa vào bộ sách “Những bài thơ Việt Nam hay lạ xưa nay” của Long Biên Trương Quang Nguyên (tập II và tập III, do Nxb Văn Nghệ 2009 và 2010 – số điện thoại của tác giả: 08-3849-5376)) cùng với 5 tác giả Công giáo khác. Trước kia người ta chỉ biết duy nhất một mình Hàn Mạc Tử. Đây là lần đầu tiên một bộ sách nghiên cứu thơ Việt Nam đã đồng loạt giới thiệu tác phẩm của 20 tác giả Công giáo. Số tác giả thơ Công giáo có sách in riêng rất ít. Nếu không được giới thiệu trong các bộ sưu tập, đa số sẽ không được công chúng biết đến.

56

VÀI CHIA SẺ VỀ VIỆC SƯU TẬP THƠ CÔNG GIÁO

Page 57: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Năm 2012, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đã ấn hành bộ sưu tập CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, 2000 trang, ngoài tập 1 dành riêng cho Hàn Mạc Tử, ba tập còn lại giới thiệu 140 tác giả thơ có năm sinh từ 1912 về sau. Ai cần, có thể đọc bản pdf tại: http://gpquinhon.org/qn/download/ 

Trong nội bộ, các tác giả tho trong bộ sưu tập cảm thấy phấn khởi vì được quan tâm và trân trọng. Với ngày họp mặt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, nhiều tác giả xúc động vì lần đầu tiên được gặp các anh chị em khác. Hơn nữa, bộ sách đã gợi hứng cho nhiều bạn trẻ Công giáo dấn thân vào nghiệp viết lách.

Đối với bên ngoài, mặc dù sách không phát hành ở các nhà sách tổng hợp ngoài đời, trong giới văn học dần dần cũng đã có những người biết đến và có những đánh giá tích cực. Chúng tôi cũng mong quý độc giả giới thiệu rộng rãi để có thêm những vị trong giới phê bình văn học biết đến bộ sách này.

2. CHƯƠNG TRÌNH TIẾP THEO

57

Page 58: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Ngoài những tác giả có mặt trong bộ sách 2012 nói trên, hiện vẫn còn nhiều tác giả Công giáo có những bài thơ Đạo giá trị nhưng chưa được công chúng biết đến.

Nay chúng tôi đang tiến hành sưu tập đợt hai, dự kiến sẽ phát hành năm 2015 nhân kỷ niệm 75 năm Hàn Mạc Tử về với Chúa. Tựa sách sẽ là VƯỜN THƠ ĐẠO NỞ HOA. Đợt hai này, ngoài một tập dành riêng cho Hàn Mạc Tử, mấy tập sau sẽ gồm những gương mặt thơ khác chưa được giới thiệu ở đợt trước.

Trong hai năm qua, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm và thu thập thơ Đạo từ các trang truyền thông Công giáo. Cùng thời gian đó, một số tác giả đã trực tiếp gửi bài cho chúng tôi. Có những vị chúng tôi đã hồi đáp ngay và cũng có những vị chúng tôi chưa có điều kiện hồi đáp. Ước mong những vị chưa được hồi đáp niệm tình thứ lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi.

Trong thời gian qua, linh mục chủ biên đã sao chép những bài thơ tìm được, gửi đến ba vị trong ban tuyển đọc xem trước, một ở Gia Lai và hai ở Bình Định. Mỗi vị đọc và đánh giá theo thang bậc A, B, C vào từng bài thơ. Cả ba vị đã có cuộc hội ý chung trong ba ngày 09-11 tháng 12-2013 để bàn thảo đi đến thống nhất cùng với linh mục chủ biên.

Trong ba ngày làm việc đợt này, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến và lượng giá thơ của 81 tác giả, trong đó 33 tác giả đã có những bài đầu tiên được chọn: 18 tác giả chỉ mới chọn được 1 bài, 5 tác giả chọn được 2 bài, 2 tác giả được 3 bài, 4 tác giả được 4 bài, 2 tác giả được 5 bài và 2 tác giả được 6 bài. Chúng tôi sẽ dựa trên cơ sở này để liên lạc với từng tác giả và xin thêm những bài thơ hay khác.

Chúng tôi đang tiếp tục công việc với những tác phẩm mới nhận được cũng như những tác phẩm sẽ nhận và tìm được trong thời gian tới. Dự kiến sẽ làm việc chung lần tới vào sau lễ Phục Sinh 2014.

Sau bộ sách 2015, chúng tôi sẽ tạm ngưng công việc sưu tập thơ để tập trung đầu tư sang lãnh vực văn xuôi. Do đó, chúng tôi cũng mong được giới thiệu nhiều tác giả trẻ vào bộ sách 2015. Lần trước, tác giả trẻ nhất sinh năm 1990. Lần này chúng tôi hy vọng sẽ giới thiệu cả những tác giả có năm sinh 1996.

Ước mong các trang truyền thông Công giáo và độc giả bốn phương giới thiệu cho chúng tôi biết những tác giả có thơ hay và cung cấp địa chỉ, email hoặc số điện thoại để chúng tôi có thể liên lạc xin bài.

3. MỘT SỐ TÁC GIẢ ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHIỀU NHƯNG CHƯA CÓ BÀI

Cách riêng chúng tôi ước mong độc giả bốn phương giúp thông tin về các tác giả Hà Thượng Nhân, Hà Huyền Chi, Từ Linh, Từ Khang Yến, Hoài Diệu, Phùng Bá Thọ, Khải Triều và Tuyết Mai. Với những tác giả còn sống, chúng tôi mong có được email và số điện thoại để trao đổi trực tiếp. Với những vị đã khuất, nếu ai đang giữ được những bài thơ Đạo, hình ảnh, các thông tin cá nhân và lời chứng đức tin của họ, xin vui lòng chia sẻ cho chúng tôi. Cũng thật đáng quý nếu chúng tôi biết được địa chỉ, email hoặc số điện thoại những thân nhân gần nhất của các tác giả ấy để có thể liên lạc.

4. THƯ GỬI CÁC TÁC GIẢ

Thưa quý tác giả

Việc sưu tập và ấn hành các tác phẩm văn chương mang nội dung Kitô giáo không chỉ là việc có tính văn học mà còn là một việc tông đồ, nhằm góp phần loan Tin mừng qua văn chương nghệ thuật. Vì thế, chúng tôi cũng ước mong quý tác giả tích cực góp phần.

58

Page 59: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

Dù thời gian và điều kiện làm việc eo hẹp, chúng tôi vẫn cố gắng tối đa để việc bình chọn được khách quan.

Qua đợt tuyển chọn vừa rồi, chúng tôi xin gửi đính kèm dưới đây vài kinh nghiệm cụ thể đã nhìn thây được để thuận tiện cho quý Tác giả dễ hợp tác. Nhiều Tác giả đã có những bài thơ hay nhưng khi gửi bài tham gia bộ sưu tập lại tự chọn ra những bài không phù hợp với tiêu chí của bộ sưu tập. Để tránh trường hợp ấy, xin lưu ý:

1. Cần phân biệt bài thơ hay với bài thơ mang tính chất kỷ niệm riêng tư. Đừng chọn những bài được những người trong cuộc (mà nội dung bài thơ nhắc đến) ưa thích. Hãy chọn những bài được quần chúng rộng rãi ưa thích.

2. Cần phân biệt bài thơ hay với bài thơ rườm rà ý tưởng. Thơ dẫn dắt tâm hồn người đọc và người nghe bằng hình ảnh, không lý luận giải thích dài dòng bằng các từ nối (liên từ).

3. Đừng dùng những từ thừa, thiếu chọn lọc. Cần can đảm loại bỏ những đoạn, những câu, những ý, những hình ảnh không phục vụ đề tài (cảm xúc chính).

4. Cần có bố cục vững: mở, thân, kết. Nên học bố cục của bài thơ Đường, chỉ có 8 câu nhưng bố cục luôn chặt chẽ.

5. Cần quan tâm tới âm thanh và nhịp điệu. Cũng đừng lẫn lộn “đồng âm” và “vần”. Đồng âm không được xem là vần.

5. Đừng lẫn lộn diễn ca và thơ. Bài “diễn ca” chuyển tải nội dung giảng giải về đạo lý khách quan sang văn vần. Còn “thơ” đặt nặng nơi cảm nhận và cảm nghiệm riêng rất cô đọng. Có thể về sau chúng tôi sẽ thực hiện một sưu tập riêng về “diễn ca”, nhưng trong bộ sưu tập đợt 2 này, Ban Biên tập không chọn các tác phẩm “diễn ca”.

6. Thơ lục bát không dễ làm như người ta tưởng. Không biết cách diễn đạt, sẽ chỉ là những bài vè chứ không phải thơ.

7. Những bài “thơ” làm theo đơn đặt hàng, mang tính ghi nhận “sự kiện” (mừng lễ, viết theo chủ đề Tin mừng Chúa nhật, Năm đức tin, vv…) vẫn có giá trị riêng của nó nhưng không nằm trong đối tượng sưu tập của chúng tôi.

Văn chương nghệ thuật là lãnh vực rất rộng, với những quan niệm đa dạng. Một bộ sưu tập không thể ôm hết mọi thứ, Ban Biên tập chúng tôi thấy cần phải chọn một giới hạn để có thể hoàn thành công việc cần làm. Chắc hẳn chọn lựa của chúng tôi không đáp ứng những cái nhìn khác nhau của nhiều người, nhưng chúng tôi không thể làm khác hơn. Hy vọng rằng những gì chúng tôi không làm được thì rồi những người có điều kiện thuận lợi hơn sẽ làm.

Chúng tôi hy vọng một vài chia sẻ đơn sơ ngắn gọn trên đây có thể giúp quý Tác giả phần nào trong việc tự lượng giá bài của mình, đồng thời cũng thông cảm hơn với công việc và mục đích phục vụ của nhóm biên tập chúng tôi.

Tác giả nào quan tâm muốn tham gia bộ sưu tập theo hướng trên đây, xin vui lòng gửi về khoảng 20 bài thơ Đạo. Khi quý Tác giả có đủ bài được chọn (tối thiểu 2 bài, tối đa 15 bài), chúng tôi sẽ thông báo để xin quý tác giả cung cấp tiểu sử và hình ảnh.

Cũng xin nhắc thêm rằng chúng tôi không làm công việc bình thơ. Thay vào đó, để giúp độc giả cảm nghiệm chất đạo trong những bài thơ được giới thiệu, chúng tôi mời chính Tác giả chia sẻ một chứng từ đức tin, có thể gợi lên cái hồn của các tác phẩm.

59

Page 60: Dac San Giao Si Viet Namconggiaovietnam.net/upload/article/f__1390487036.doc  · Web viewCổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc ………………………………

5. ĐIỆN CHỈ NHẬN BÀI

Rất mong quý Độc giả giúp các thông tin cần thiết và quý Tác giả tiếp tục gửi bài tham gia về: [email protected]

Những ai cần gửi bài qua đường bưu điện, xin đề:

Lm VÕ TÁ KHÁNH

116 - Trần Hưng Đạo

Tp. Quy Nhơn, Bình Định 

Xin gửi về trước ngày 30-6-2014. 

Nguyện chúc quý Tác giả và Độc giả bốn phương cùng gia đình một Năm mới an bình hạnh phúc trong Chúa. 

Thay lời Ban Biên Tập,

Chủ biên, 

Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ[email protected]

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu

của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tạiwww.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA

60

Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân