dỰ thẢo - da nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/van ban dieu... · web viewtại...

97
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày …. tháng 11 năm 2018 ĐỀ ÁN Đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Năm 2018 PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ A. QUẬN CẨM LỆ Có 56 tuyến đường: - Đường đặt tiếp: 01 - Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 28 - Địa danh, sự kiện lịch sử: 02 - Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 25 I. KHU SỐ 2, KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI HÒA XUÂN VÀ KDC NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ đồ 01CL): 50 đường. 1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Văn Tiến Dũng: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 3.350m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m. - Đề nghị đặt tên đường: 29 THÁNG 3 DỰ THẢO

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày …. tháng 11 năm 2018

ĐỀ ÁN Đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Năm 2018

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

A. QUẬN CẨM LỆ

Có 56 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 01

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 28

- Địa danh, sự kiện lịch sử: 02- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 25

I. KHU SỐ 2, KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI HÒA XUÂN VÀ KDC NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ đồ 01CL): 50 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Văn Tiến Dũng: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 3.350m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: 29 THÁNG 3

DỰ THẢO

Page 2: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ngày 29 tháng 3 năm 1975 là ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Thiều Chửu (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 590m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN QUANG CHUNG

NGUYỄN QUANG CHUNG (1916 – 1998)Ông có tên thường gọi là Tám Quý, bí danh là Kiên, quê ở xã Trà Kiệu

Tây, nay là xã Duy Sơn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.Tháng 6 năm 1936, ông tham gia cách mạng, thành lập Hội đọc sách ở xã

Trà Kiệu Tây, Bí thư Thanh niên dân chủ xã Trà Kiệu Tây (nay là xã Duy Sơn). Tháng 01 năm 1938, ông là Phủ ủy viên, Bí thư xã Trà Kiệu Tây, phủ Duy Sơn. Từ tháng 11 năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở các nhà lao Hội An và nhà lao Buôn Mê Thuột. Trong thời gian ở tù, ông làm Chi ủy viên chi bộ nhà lao Hội An. Tháng 6 năm 1945, ông được trả tự do và tiếp tục hoạt động tại các địa bàn thuộc tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 6 năm 1945, ông được bầu bổ sung Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tháng 01 năm 1946, ông được bầu bổ sung là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Từ tháng 04 năm 1947, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Tiên Phước. Từ tháng 10 năm 1949, ông đi học văn hóa tại Liên Khu V. Từ tháng 12 năm 1950, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Nông hội tỉnh Quảng Nam.

Từ tháng 7 năm 1951, ông đi học Trường Mác – Lê Nin tại Trung Quốc. Tháng 5 năm 1953, sau khi về nước, ông tham gia phát động giảm tô ở Liên khu IV rồi phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tháng 9 năm 1954, ông được Đảng giao nhiệm vụ đón tiếp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc ở Cửa Hội (Nghệ An).

Tháng 12 năm 1955, ông làm Trưởng Ban Chỉ huy công trường xây dựng Nhà máy cơ khí Hà Nội. Tháng 4 năm 1956, ông là Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy Bộ Thủy lợi – Kiến trúc.

Tháng 3 năm 1962, ông là Trưởng phòng cung cấp thuộc Cục Vật tư, Bộ Thủy lợi – Điện lực. Sau đó, ông được điều động làm Trưởng phòng Tổ chức Công ty xây lắp thuộc Bộ Thủy lợi.

Tháng 9 năm 1965, ông được bổ nhiệm Ủy viên Ban Thanh tra rồi đến tháng 6 năm 1966, được bổ nhiệm Phó Ban Thanh tra Bộ Thủy lợi.

Tháng 10 năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Thủy lợi.

2

Page 3: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Với những công lao đóng góp suốt quá trình hoạt động cách mạng, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng…

Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam – những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Thiều Chửu (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 650m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÍCH KHÊ

BÍCH KHÊ (1916 -1946)

Bích Khê, nhà thơ lãng mạn Việt Nam, tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24-03-1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nội là Lê Trọng Khanh, đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868), làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật, từng tuẫn tiết vì không chịu theo Nguyễn Thân đàn áp khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Cha là Lê Quang Dục, từng tham gia phong trào Đông Du và các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu thế kỷ XX.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, có truyền thống yêu nước, lớn lên khi Nho học suy tàn, Bích Khê tiếp nhận nền học vấn mới của nhà trường Pháp Việt. Học tiểu học tại Thu Xà, rồi Đồng Hới. Học trung học tại trường dòng Pellerin, Huế. Khi đang học Ban Tú tài Ban Triết tại Hà Nội, thì thôi học, cùng bạn và chị về Phan Thiết mở trường tư, vừa dạy học vừa viết văn. Mắc bệnh phổi, nhiều lần điều trị tại nhà thương Pasquier, Huế. Bích Khê mất ngày 17-01-1946 tại quê nhà Thu Xà.

Bích Khê sang tác từ năm 15 tuổi, theo các thể thơ cũ như từ khúc, Đường luật, hát nói. Có thơ đăng trên các báo: Tiếng Dân (Huế), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), Đông Tây, Tiểu thuyết thứ năm (Hà Nội). Khoảng từ năm 1936, Bích Khê chuyển sang sang tác thơ mới.Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.

Sinh thời, Bích Khê chỉ mới in một tập thơ Tinh huyết (1939); nhưng ông còn để lại các tập thơ khác chưa xuất bản : Tinh hoa (1938-1944), Đẹp (1939), Ngũ Hành Sơn, Mấy dòng thơ cũ (1931-1936).

Bích Khê có mặt trong Thi nhân Việt Nam, được Hoài Thanh nhận xét: " Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam:

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồngVàng rơi ! vàng rơi ! Thu mênh mông...

3

Page 4: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Bích Khê là nhà thơ có những tìm tòi độc đáo trong cấu tứ cũng như ngôn ngữ. Tính chất tượng trưng là đặc điểm quán xuyến toàn bộ thơ Bích Khê.

Phạm Duy đã phổ thơ Bích Khê thành 10 ca khúc như: Tỳ Bà, Nghê thường, Tranh lõa thể, Tôi chết rồi, Sầu lãng tử, Hoàng hoa, Thi vị, Một cõi trời, Mơ tiên, Huế đa tình.

Tài liệu tham khảo chính:- Vũ Ngọc Khánh, Từ điển văn hóa Việt Nam, NXB VHTT, 1993.- Từ điển văn học (Bộ mới), NXB Thế Giới, HN, 2004.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Võ An Ninh: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.670m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN HIẾN LÊ

NGUYỄN HIẾN LÊ (1912-1984)

Ông có tên tự là Lộc Đình, quê ở làng Phượng Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính (1934), ông vào Nam bộ làm việc.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), từ 1945 đến 1952, ông đi dạy học, tiếp đó lập Nhà xuất bản ở Sài Gòn, viết báo, viết văn, nghiên cứu, biên khảo nhiều công trình khoa học xã hội - nhân văn.

Ông viết và dịch hơn 100 cuốn sách đủ các thể loại, như: Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 tập, 1955), Hương sắc trong vườn văn (2 tập, 1962), Cổ văn Trung Quốc (1966), Chiến Quốc sách (dịch, 1968), Văn học Trung Quốc hiện đại (2 tập, 1969), Sử ký Tư Mã Thiên (dịch, 1970), Tô Đông Pha (1970), Để hiểu văn phạm (1952), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (1963) Nho giáo, một triết lý chính trị (1958), Đại cương Triết học Trung Quốc (viết chung với Giản Chi, 2 tập, 1966), Lịch sử thế giới (4 tập, 1955), Nguồn gốc văn minh (1974), Tự học để thành công (1954), Nghề viết văn (1956), Chiến tranh và hòa bình (dịch, 1968), Kinh dịch đạo của người quân tử (in 1962), Lịch sử văn minh Trung Hoa (in 1996), Tuân Tử (in 1995), Sử Trung Quốc, Con đường thiên lý (tiểu thuyết (NXB Long An 1989)…

4

Page 5: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong số ít người cầm bút được giới trí thức quý mến về nhân cách và học thuật. Năm 1960, chính quyền Sài Gòn cũ trao giải "Giải thưởng văn chương toàn quốc" cùng với một ngân phiếu tương đương vài chục lạng vàng, nhưng ông đã từ chối và đề nghị: "dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh".

Tên ông được đặt tên đường ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo chính:

- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

- Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Thiều Chửu (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 560m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ ẤM

LÊ ẤM (1897 - 1976)

Ông quê ở làng Gia Cát, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam),.

Ông là nhân sĩ yêu nước, xuất thân trong một gia đình Nho học truyền thống. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, năm 16 tuổi theo học Tây học. Năm 1922, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, sau đó được bổ nhiệm về dạy ở Trường Quốc học Vinh. Năm 1924, ông chuyển về trường Quốc Tử Giám (Huế). Năm 1928, đổi vào trường Quốc học Quy Nhơn (Bình Định) cho đến năm 1945.

Ông là người có công giữ gìn, bảo quản được hầu hết di cảo của nhà yêu nước Phan Châu Trinh, cũng như trong việc biên soạn, dịch thuật, xuất bản một phần di cảo này. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, gia đình ông đã có nhiều hỗ trợ các hoạt động phong trào học sinh sinh viên đô thị tại Đà Nẵng

Năm 1976, ông qua đời tại nhà thờ Phan Châu Trinh tại Đà Nẵng, thọ 79 tuổi.

Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Quảng Nam - Đất nước và nhân vật, NXB VHTT, 2001.

5

Page 6: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 29 tháng 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.880m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÔN THẤT DƯƠNG KỴ

TÔN THẤT DƯƠNG KỴ (1914 – 1987)

Ông sinh ngày 19-1-1914 trong một gia đình quan lại thuộc dòng hoàng tộc ở làng Văn Dương, xã Thùy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay là thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Thân phụ của giáo sư là Tôn Thất Thế Linh thuộc hệ nhất và hậu duệ đời thứ tư của vua Gia Long. Cụ làm quan trong triều đình nhà Nguyễn với chức Chủ sự Bộ Lễ.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, dưới bút danh Mãn Khánh, ông đã viết nhiều bài khảo luận về Văn – Sử - Địa đăng trên Tạp chí Tri – Tân – một tạp chí có khuynh hướng độc lập, dân tộc. Trong cuộc thi văn chương tại miền Trung năm 1936, chuyên khảo “Vấn đề di dân lập làng ở miền Trung” của ông được giải nhất.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử làm Thư ký Hội trí thức cứu quốc Thừa Thiên – Huế (1945 – 1946) và trực tiếp quản lý tuần san Đại Chúng của Hội. Từ năm 1947 – 1955 Đảng giao cho ông làm công tác trí vận và hoạt động bí mật trong nội thành. Với cương vị giáo sư, ông đã cùng một số nhà giáo, văn nghệ thành lập và xuất bản Tạp chí “Tiến Hóa” – cơ quan đấu tranh văn hóa – chính trị của trí thức miền Trung (1949). Tiến Hóa bị đóng cửa, ông cho xuất bản tập văn Ngày mai – cơ quan ngôn luận của giới trí thức miền Trung đòi hòa bình, hiệp thương, Tổng tuyển cử (1954), Mỹ - Diệm lại đóng cửa Ngày Mai, sai bọn cô đồ bao vây nhà, hành hung và bắt giam ông.

Năm 1955, sau khi ra tù, vào Sài Gòn dạy trường Marie Curie, Đại học Văn khoa và Đại học Vạn Hạnh. Năm 1962, ông hoạt động trong Phong trào Dân tộc tự quyết Việt Nam với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành và Ủy ban Vận động hòa bình Việt Nam với cương vị Tổng thư ký. Cũng trong năm này, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam, mãi đến 01-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông mới được trả tự do.

Năm 1964, ông bí mật tham dự Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 2 với bí danh Dương Kỳ Nam và được cử làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 3 năm 1965, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam rồi trục xuất qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc.

6

Page 7: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Cuối năm 1965, ông được bí mật đưa về miền Nam hoạt động và tham gia chuẩn bị cho việc thành lập Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và hòa bình Việt Nam. Khi Liên minh ra đời, ông được cử làm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn liên minh.

Từ năm 1977, ông được cử làm Ủy viên Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phụ trách nhân sĩ, trí thức các tỉnh phía Nam.

Ông để lại nhiều tác phẩm như: Việt sử khảo lược, từ Lê Lợi khởi nghĩa 1418 đến Cách mệnh Tháng Tám 1945; Nghị luận luân lý; Áo vải cờ đào - chiến thắng Đống Đa; Đọc truyện Kiều... và một số công trình nghiên cứu: Lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa lãnh thổ VN; Địa lý VN thời Lê qua Thiên hạ bản đồ; Bãi cát vàng...

Ông qua đời ngày 20 tháng 10 năm 1987 tại Thành phố Hồ Chí Minh sau một cơn bệnh nặng.

Tài liệu tham khảo chính:

- Nguyễn Túc, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ một trí thức yêu nước và cách mạng, Báo Đại Đoàn kết, Thứ Tư, ngày 03/02/2016.

- Lê Công Sơn, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ và bản lĩnh yêu nước, Báo Thanh Niên Chủ nhật, ngày 20/08/2017.

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 29 tháng 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 470m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ MINH TRUNG

LÊ MINH TRUNG (1946 - 2010)Ông quê ở xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Trong những năm 1961 đến năm 1975, ông tham gia chiến đấu, trưởng

thành qua các cương vị từ chiến sĩ, cán bộ Tiểu đội, Trung đội đến Huyện đội và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong hơn bảy năm chiến đấu, ông đã góp phần đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Có trận, ông cải tiến quả bom 200kg của địch thành mìn, cùng 1 chiến sĩ đánh máy bay địch đổ quân. Ngoài ra, ông còn chỉ huy trung đội kết hợp đánh mìn với phục kích, chiến đấu hàng chục trận, diệt nhiều quân địch, phá hủy nhiều xe quân sự.

Khi được giao trọng trách Huyện đội phó, ông luôn đi sát các đội du kích, giúp đỡ các địa phương xây dựng phong trào nhân dân đánh xe tăng, đánh giao thông địch…Ông còn hướng dẫn các đội du kích và tự tay gỡ mìn ở vành đai Đà Nẵng, giảm được nhiều nguy hiểm và tổn thất cho nhân dân.

7

Page 8: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì, 2 Huân chương Giải phóng hạng Ba, 2 lần là Chiến sỹ thi đua, 4 lần là Dũng sỹ, 12 Bằng khen và Giấy khen các cấp.

Ngày 12 tháng 9 năm 1975, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam - Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, 2003.

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 780m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẬU QUANG LĨNH

ĐẬU QUANG LĨNH (1870 – 1941)

Ông có có tên thường gọi là Cha Chiêu; quê ở họ giáo Yên Phú, xứ Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông học giỏi chữ Hán và thông thạo tiếng Latinh. Năm 1891, ông tốt nghiệp Tiểu chủng viện Xã Đoài và thụ phong Linh mục năm 1898. Khi còn làm việc ở họ đạo, ông là Thư ký Tòa Giám mục, được cử dịch các sách nước ngoài, do vậy ông được đọc các sách “Tân thư” Trung Quốc, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

Vốn có tinh thần dân tộc, yêu nước, khi Hội Duy Tân của Phan Bội Châu thành lập với chủ trương đoàn kết mọi giới đồng bào đấu tranh chống Pháp, ông đã tích cực hăng hái tham gia vận động bà con giáo dân quyên góp tiền bạc ủng hộ thanh niên du học.

Năm 1909, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Vinh, bị tra tấn dã man nhưng ông vẫn không chịu khuất phục. Ông bị thực dân Pháp kết án và đày đi Côn Đảo. Tại đây, ông đã làm nhiều bài thơ nói lên tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất của mình. Năm 1913, ông được tha và bị Pháp đưa về địa phận Sài Gòn và qua đời tại Giáo xứ Cái Mơn (tỉnh Bến Tre).

Tên ông được đặt cho một trường Trung học Cơ sở xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tài liệu tham khảo chính: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đậu Quang Lĩnh (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Võ Chí Công: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

8

Page 9: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: VŨ ĐÌNH LIÊNVŨ ĐÌNH LIÊN (1913 – 1996)

Ông sinh tại phố Hàng Bạc (Hà Nội), nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông học ở Hà Nội, đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông còn học thêm trường Luật, đỗ bằng C ử nhân , về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính Hà Nội.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông dạy học và hoạt động văn nghệ ở Liên khu III rồi căn cứ địa Việt Bắc.

Sau năm 1954, ông về Hà Nội, dạy ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là Chủ nhiệm Khoa tiếng Pháp Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ cho đến năm 1975.

Ông còn là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Các tác phẩm chính của ông gồm một số bài thơ: Ông Đồ, Đứa trẻ ăn mày, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu Xá..., trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Ông Đồ.

Ngoài thơ, ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật với các tác phẩm Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn - 1957 - gồm Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn), Nguyễn Đình Chiểu (195 0 7 ), Thơ Baudelaire (dịch - 1995).

Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 29 tháng 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 700m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THIỀU CHỬUTHIỀU CHỬU (1902-1954)

Nhà từ điển học Thiều Chửu tên thật là Nguyễn Hữu Kha, sinh năm 1902 tại làng Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,

9

Page 10: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông là con trai của cụ cử Đông Tác Nguyễn Hữu Cầu, từng bị đày ra Côn Đảo vì tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa thục. 

Ông sớm tinh thông Nho học và Phật học, đồng thời tự nghiên cứu thông thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Hoa và Nhật. Khi phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ được khởi xướng, năm 1934, ông và các trí thức đương thời như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc... cùng Hòa thượng Thích Trí Hải đứng ra thành lập Hội Bắc Kỳ Phật giáo. Thời gian này, ông là cây bút đắc lực của Tạp chí Đuốc Tuệ - một tạp chí Phật giáo lớn thời bấy giờ nơi đất Bắc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ. Năm 1941, nhằm phát triển công tác giáo dục và từ thiện xã hội, Hòa thượng Thích Trí Hải đã ủy thác cho ông lập trường Phổ Quang và nghĩa trang Tế Độ, đều đặt tại ngoại thành Hà Nội.

Ngoài những hoạt động chấn hưng Phật Giáo, ông còn biên soạn cuốn Hán Việt Tự điển được Nhà in Đuốc Tuệ Hà Nội xuất bản lần đầu vào năm 1942, Nhà in Hưng Long Sài Gòn tái bản vào năm 1966…

Ông qua đời ở Thái Nguyên vào ngày 15 tháng 7 năm 1954. (Nguồn: Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng).

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Tôn Thất Dương Kỵ (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.570m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: DIÊN HỒNGDIÊN HỒNG

 Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng ở điện Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Trả lời cho câu hỏi của Vua Trần về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2, các phụ lão đã đồng thanh hô “đánh”, “mọi người cùng nói như từ một miệng”.

Tiếng hô “đánh” của các phụ lão ở điện Diên Hồng biểu lộ tinh thần quyết chiến của toàn dân. Những bậc phụ lão, những người đại biểu có uy tín của nhân dân đã nói lên tiếng nói của cả dân tộc, cổ vũ mọi người tham gia kháng chiến chống quân Nguyên Mông và giành thắng lợi.

10

Page 11: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tài liệu tham khảo chính: Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975.

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 29 tháng 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 780m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MẠC ĐĂNG DUNGMẠC ĐĂNG DUNG (1483 – 1541)

Ông quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).

Ông là người có sức khỏe, đánh vật giỏi và được tuyển vào đội túc vệ. Mấy năm sau, ông được thăng lên chức Đô chỉ huy sứ, tước Vũ Xuyên bá, dưới triều nhà Lê.

Năm 1516, ông được cử làm Trấn thủ Sơn Nam, giữ chức Tả Đô đốc rồi dần dần được giữ binh quyền. Trong thời kỳ này, ông có nhiều hành động thể hiện tính cương trực, như phê phán bọn Cù Khắc Xương mượn đạo Thiên Vũ – Thiên Bồng làm việc dối trá, hạch tội Tể tướng Lê Quảng Độ đầu hàng Trần Cảo…

Khi về triều, ông có công dẹp cuộc mâu thuẫn, xung đột của các đại thần, góp phần dẹp cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo. Nhờ đó, ông được phong Thái phó, Tiết chế 13 đạo quân thủy bộ, tước Nhân Quốc công. Vua Lê Chiêu Tông bị chèn ép và bỏ trốn. Ông cho lập Hoàng đệ Xuân lên làm Cung Hoàng và tự mình làm Thái sư An Hưng Vương.

Năm 1527, ông ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi và lên ngôi Vua, lập ra nhà Mạc, đặt niên hiệu là Minh Đức, lập Kinh điện ở Cổ Trai, gọi là điện Dương Kinh. Ông chăm lo chấn chỉnh triều đình, định các phép binh, phép điền, phép học, mở khoa thi Nho học, đối xử với nhà Lê và các cựu thần rất khôn khéo.

Năm 1530, ông nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, tự mình làm Thái Thượng hoàng. Nhà Minh sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn đem quân áp sát biên giới, đe dọa tiến vào nước ta.

11

Page 12: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Theo Đại Việt thông sử (của Lê Quý Đôn), năm 1540, “ông xin cắt vùng đất Đông Bắc trước đây vốn thuộc Khâm Châu (Quảng Đông) nộp cho nhà Minh và bỏ Đế hiệu”. Về vấn đề này, nhiều nhà sử học như Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Nguyễn Quang Ngọc… đã có nhiều ý kiến và cho rằng “Chính sử nhà Minh cũng phải nhận rằng Mạc Đăng Dung chỉ “dâng” những tên đất khống chứ đâu có đất thực, hoặc là đất vốn của họ rồi chứ đâu phải là đất Việt mới cắt sang? Và Mạc Đăng Dung làm thế cốt để “xoa dịu” những cái đầu hiếu chiến của triều Minh lúc bấy giờ, tạo một cớ cho Mao Bá Ôn giữ thể diện mà lui quân về kinh báo tiệp...” (Ý kiến của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển thủ đô đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 09/6/2015)

Năm 1541, ông bị bệnh và mất.

Tên ông được đặt tên đường ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Gia Lai, Quảng Ninh…

Tài liệu tham khảo chính:

- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

- “Giải mã” nhà Mạc quanh chuyện đặt tên đường, Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 09/06/2015.

13. Đoạn đường có điểm đầu là đường 29 tháng 3, điểm cuối là đường Tôn Thất Dương Kỵ ( 02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 800m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: MẠC ĐĂNG DOANHMẠC ĐĂNG DOANH (1500 – 1540)

Ông quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), là con trưởng của Mạc Đăng Dung.

Khi còn phục vụ nhà Lê, ông được phong tước Dục Mỹ hầu, giữ điện Kim Quang. Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc, ông được lập làm Thái tử. Hơn một năm sau, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho cho ông. Năm 1530, ông chính thức lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính.

Về mặt chính trị, thời ông trị vì, xã hội Bắc triều khá ổn định, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên.

12

Page 13: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Về mặt văn hóa giáo dục, dù chỉ ở ngôi có 11 năm (1530-1540), nhưng ông cũng tổ chức được đều đặn 3 năm một kỳ thi Tiến sĩ (gồm tổng cộng 3 khoa). Số lượng tiến sĩ tuyển chọn ở cả 3 khoa thi nói trên là 95 người, trong đó có khá nhiều người tài giỏi, như: Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trạng nguyên Giáp Hải đỗ đầu khoa Mậu Tuất. Năm 1536, ông sai người tu sửa lại trường Quốc Tử Giám.

 Khi vua Minh sai tướng Cừu Loan và Thượng thư Bộ Binh Mao Bá Ôn dẫn quân áp sát biên giới nước ta, đe dọa sẽ tiến đánh họ Mạc. Để đối phó với âm mưu xâm lược của triều Minh, ông một mặt sai tu sửa các trại sách vùng biên giới, luyện tập thủy quân, trưng cầu hết thảy các cựu thần lão tướng để cùng bàn việc nước. Mặt khác, ông dùng kế hoãn binh, sai Nguyễn Văn Thái đem tờ biểu đến Quảng Tây xin hàng. Thực ra, bấy giờ triều Minh tuy có hạ chiếu sai tướng sang định đánh họ Mạc, nhưng vẫn còn chần chừ để xem xét, chưa dám phát binh mà hư trương thanh thế để đe dọa. Trước các biện pháp nhún nhường của triều đình nhà Mạc, vua Minh đã dừng cuộc xâm lược Đại Việt, tránh cho nhân dân khỏi rơi vào tình trạng can qua.

Đánh giá sự nghiệp chính trị cũng như đạo đức của Mạc Đăng Doanh, sử gia Phan Huy Chú viết: "Mạc Đăng Doanh tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình...".

Năm 1540, ông qua đời, ở ngôi 11 năm.

Tên ông được đặt tên đường ở thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai…

Tài liệu tham khảo chính:

- Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2 (phần Nhân vật chí), Nhà xuất bản Trẻ, 2014.

- Lê Quý Đôn toàn tập, tập 3 - Đại Việt thông sử. Nxb Khoa học xã hội, H. 1978.

- PGS.TS Nguyễn Minh Tường, Mạc Đăng Doanh - Vua sáng một thời thịnh trị, Văn hiến Việt Nam, Thứ Sáu, 26/06/2015.

14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Quách Thị Trang (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 720m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THỊ SÁU

NGUYỄN THỊ SÁU (1942-1967)13

Page 14: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Bà quê ở thôn La Thọ, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống cách mạng, năm 15 tuổi, bà đã làm giao liên hoạt động nội thành. Tháng 6 năm 1962, bà bị địch bắt giam và tra tấn dã man nhưng bà vẫn kiên cường, không khai báo. Ra tù, bà về xã nhà gia nhập du kích. Năm 1965, bà được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã và giữ chức xã đội phó kiêm Trưởng ban đấu tranh chính trị và binh vận.

Bà là một cán bộ mưu trí, gan dạ vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bà đã cùng đồng đội đánh nhiều trận, tiêu diệt nhiều tên Mỹ - Ngụy. Tiêu biểu là cuối năm 1963, giữa ban ngày, bà đã cải trang đột nhập vào sào huyệt địch diệt nhiều tên ác ôn đầu sỏ, làm cả trung đội dân vệ khiếp sợ, bỏ chạy khỏi Điện Hòa. Trong lĩnh vực binh vận, bà đã nhiều lần buộc địch dỡ bỏ cuộc càn quét; gọi nhiều lính cộng hòa mang súng quay về với cách mạng, bỏ ngũ.

Ngày 29 – 01 -1967, trong trận chống địch càn quét, bà cùng đồng đội đánh trả quyết liệt và không may bị thương nặng. Không còn cách nào khác, ta bí mật đưa bà ra Bệnh viện Đà Nẵng để cứu chữa. Đích phát hiện và khi biết mình đã bị lộ, bà đã từ chối điều trị, nhịn đói và hy sinh.

Bà được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ - Ngụy và nhiều Bằng khen, Giấy khen. Ngày 28 tháng 02 năm 2002, Bà được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam - Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, 2003.

15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Võ Chí Công: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 710m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ÂN (?-1858)NGUYỄN ÂN

Ông là võ tướng dưới quyền Nguyễn Tri Phương, Lê Đình Lý, chiến đấu trên mặt trận Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Liên quân Pháp và Tây Ban Nha (1858-1860). Ông tham gia nhiều trận đánh từ những ngày đầu. Trong một trận đánh lớn tại đồn Hóa Khuê trên mặt trận Đà Nẵng, ông đã hy sinh. Vua Tự Đức đã tỏ lòng thương tiếc, nói rằng “Đồn lẻ một nơi, không quân cứu viện, đến nỗi thế này, bây giờ tìm đâu cho được người tướng như thế”.

14

Page 15: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tháng 8 năm 1862, năm Tự Đức thứ 15, ông được truy tặng hàm Vệ úy.Hiện nay, tại Nghĩa trủng Khuê Trung (di tích được xếp hạng cấp Quốc

gia) có một ngôi mộ lớn ở trung tâm có bia ghi là “Tiền triều Đại tướng Quý công mộ”.

Theo lời kể của các nhân chứng qua các lần di dời nghĩa trủng này, đây rất có thể là mộ của tướng Nguyễn Ân.

- Tài liệu tham khảo chính: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đà Nẵng chống Liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858 - 1860)- Quá khứ và hiện tại”, tháng 8 năm 2018.

16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Bùi Thiện Ngộ (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 550m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÀ BỒNG

HÀ BỒNG (1926 – 1946)

Ông sinh ngày 24/6/1926, quê ở thôn Ngũ Giáp, xã Châu Phong, nay là thôn Phong Ngũ Tây, xã Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông theo cha sinh sống tại Hội An, Quảng Nam.

Trước Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia phong trào Thanh niên cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, vận động thanh niên, nông dân chuẩn bị Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại làng Phong Ngũ.

Đêm ngày 16/8/1945, ông cùng với Đội du kích làng Phong Ngũ, vây bắt viên Tri phủ Điện Bàn khi qua cầu Ngũ Giáp để hỏi tội.

Ngày 18/8/1945, ông dẫn đầu Đội tự vệ cùng đoàn quân khởi nghĩa vào phủ Điện Bàn cướp chính quyền rồi tham gia chặn xe Nhật, cướp súng, không cho chúng tiến ra Đà Nẵng.

Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, ông học tại Trường Quân chính Quảng Nam. Lúc này Thực dân Pháp bắt đầu gây hấn tái chiếm nước Việt Nam. Tháng 12/1945, ông đã tự nguyện xung phong vào Đại đội Cảm tử quân, đoàn quân “Nam Tiến”, được bổ sung vào Chi đội Tây Sơn, chiến đấu ở đường 19 kéo dài.

15

Page 16: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ngày 16/01/1946, thực dân Pháp cho lực lượng cơ giới từ Campuchia theo đường 19 tiến xuống Việt Nam. Đến cây số 20, chúng bị Tổ trinh sát của Hà Bồng thuộc Đại đội Cảm tử chặn đánh bằng cách ném lựu đạn và xung phong đánh giáp la cà. Ông đã anh dũng xông lên trước, dùng kiếm đâm chết tên chỉ huy Pháp, ông bị bắn trả quyết liệt và bị trọng thương, cố gắng di chuyển vào rửng, nhưng do mất máu quá nhiều nên đã hy sinh. Đồng đội ông đã chôn cất ông ở đoạn cây số 19,5 thuộc địa phận làng Un, xã LumChoar, huyện Ouzadav, tỉnh Rattanakira, Campuchia, cách đường 19 kéo dài 200m.

Ngày 13/02/2012, gia đình ông cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tìm và bốc di cốt của ông đưa về yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tên ông được đặt cho Đại đội Giải phóng quân tỉnh Quảng Nam.

Ông được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba, Bằng Tổ quốc Ghi công…Tháng 10 năm 2014, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính:

- Trương Điện Thắng, Liệt sĩ đầu tiên của Hội An (Quảng Nam), Hà Bồng: Còn mãi tuổi 20, Báo Thanh Niên, số ra ngày 27/07/2012.

- Hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do gia đình cung cấp.

17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Bùi Thiện Ngộ (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 540m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG HIỆP

HOÀNG HIỆP (1931 – 2013)

Ông có tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn, quê ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang.

Ông tham gia cách mạng năm 1945, trong đoàn Tuyên truyền lưu động tỉnh Long Xuyên, sau chuyển về Đoàn Văn công và Phân hội Văn nghệ Long Châu Hà.

Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1948. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, khởi điểm cho cảm hứng của người nhạc sĩ Nam Bộ. Năm 1957, bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của ông.

16

Page 17: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Trong 20 năm sống ở Hà Nội (khoảng 1955 đến 1975), ông đã viết hơn 100 ca khúc, nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ, cứu nước như Lá đỏ, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác….

Những ca khúc của ông thường mang âm hưởng dân ca, trữ tình, dễ nhớ, nhiều cảm xúc. Bài hát Nhớ về Hà Nội của ông là một tác phẩm đặc sắc của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20 về tình yêu thành phố bên bờ sông Hồng. Đây cũng là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về Hà Nội.

Sau năm 1975, ông trở về miền Nam, công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, sau chuyển sang Hội Âm nhạc TPHCM và một thời gian làm Tổng thư ký Hội. Thời kỳ này, ông đã sáng tác nhiều bài để lại dấn ân sâu đậm, như: Trở về dòng sông tuổi thơ, Con đường có lá me bay (1977), Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, Nơi anh gặp em (bài hát trong phim Tội lỗi cuối cùng)...

Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.

Tài liệu tham khảo chính:

- Nhạc sỹ Hoàng Hiệp và những ca khúc vượt thời gian, VOV online, ngày 09/01/2013.

- Những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, VietNamNet, ngày 10/01/2013. 

- Tin buồn đăng trên các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Online, VN ExPress, VOV, Người Lao động Online…ngày 15, 16 tháng 6 năm 2016.

18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Sáu, điểm cuối là đường Mạc Đăng Doanh (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 2.050m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÙI THIỆN NGỘ

BÙI THIỆN NGỘ (1929 – 2006)

Ông quê ở Tân Định, Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh).Ông tham gia Cách mạng Tháng 8/1945, tham gia Đoàn Thanh niên Tiền

Phong tại Sài Gòn. Tháng 7/1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

17

Page 18: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tháng 1/1948, ông là cán bộ Phòng Trinh sát, Ty Công an Biên Hòa, Chi ủy viên Chi bộ. Tháng 9/1948, ông là Trưởng ban Điều tra Ty Công an Biên Hòa, Thường vụ Chi ủy Chi bộ Ty Công an Biên Hòa.

Tháng 1/1950, ông phụ trách Ban Điệp báo và trinh sát Công an Thị xã Biên Hòa, Phó Bí thư liên chi chính quyền Thị xã Biên Hòa. Tháng 5/1951, ông là Phó ban Điệp báo Ty Công an tỉnh Thủ Biên; Thường vụ Chi ủy Chi bộ Ty Công an tỉnh Thủ Biên, Trợ lý Ban chỉ huy Ty Công an Thủ Biên, Liên chi ủy viên liên chi chính quyền tỉnh Thủ Biên. Tháng 12/1952, là Phó Công an huyện Châu Thành, tỉnh Thủ Biên.

Từ 1954/1956, ông tập kết ra Bắc và học chính trị rồi tham gia cải cách ruộng đất. Tháng 11/1956, học trường Nguyễn Ái Quốc I và chỉnh huấn cán bộ Ban Thống nhất Trung ương. Từ tháng 8/1959 – 6/1962, ông đi học tại Trường An ninh Liên Xô, sau đó làm giảng viên Trường Công an Trung ương.

Tháng 11/1965, ông được điều động vào công tác ở Ban An ninh Trung ương Cục Miền Nam, làm Phó Văn phòng, sau đó làm Phó Tiểu ban Bảo vệ chính trị, Đảng ủy viên cơ quan Ban An ninh Trung ương Cục Miền Nam.

Tháng 11/1976 - 7/1979, ông là Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị Ban Đại diện Bộ Nội vụ, Phó Cục trưởng Cục Chống gián điệp, Bộ Nội vụ. Tháng 7/1979 – 12/1983, ông là Thường vụ Đặc khu ủy, Giám đốc Công an đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.

Tháng 11/1985, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân, Bộ Nội vụ.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Thứ trưởng rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ. Tháng 1/1989, được phong quân hàm Trung tướng; Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 8/1991, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Tháng 12/1992, được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng An ninh nhân dân.

Ông là đại biểu Quốc hội khóa IX và Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh của Quốc hội khóa IX.

Do có nhiều công lao và thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của lực lượng Công an, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc và nhiều Huân, Huy chương khác.

18

Page 19: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tên ông đã được đặt tên đường tại thành phố Hồ Chí Minh.Tài liệu tham khảo chính: Tin buồn đăng trên các báo Nhân dân điện tử,

Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tiền Phong online, VietNamNet, Dân Trí… số ra ngày 2,3 tháng 7 năm 2006.

19. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 29 tháng 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 830m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LA HỐILA HỐI (1920 – 1945)

Ông tên thật là La Doãn Chánh, quê ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình gốc Quảng Đông (Trung Quốc) đã định cư nhiều đời tại Việt Nam.

Ngay từ nhỏ, ông thông minh, học giỏi và tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Năm 14 tuổi, ông đã chơi được các nhạc cụ Mandolin, Ghita, Ac-cordeon, Piano và tự sáng tác các khúc nhạc tươi vui về tuổi học trò để diễn tấu.

Trong những năm 1936–1938, ông vào học ở Sài Gòn và thời gian này ông có dịp học hỏi, trau dồi âm nhạc cổ điển phương Tây.

Năm 1939, ông và các bạn thành lập Hội yêu Nhạc do ông làm Hội trưởng. Hội tập trung những thanh niên yêu thích âm nhạc để dìu dắt họ về sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Nhiều học trò của ông sau này đã trở thành những nhạc sĩ khá nổi tiếng như Lê Trọng Nguyễn, Lan Đài, Dương Minh Ninh, Hồ Vân Thiết, La Xuân, Hoàng Tú Mỹ, Trương Đình Quang...

Từ những năm 1939 - 1940, ông đã tham gia phong trào chống phát xít Nhật và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh một nhóm thanh niên Hoa kiều, cơ sở của Đoàn Thanh niên Dân chủ Hội An do các đảng viên Ngô Tam Tư, Huỳnh Đắc Hương lãnh đạo. Khi đó, ban nhạc thuộc Hội Âm nhạc Hội An của ông thường diễn tấu các hành khúc cách mạng của Việt Nam, Trung Hoa, Nga để gieo lửa cách mạng vào công chúng. Ông còn cùng các đồng chí in truyền đơn, nổ bom, phá đường, phá cầu, tập kích quân đội Nhật.

Từ năm 1944, hoạt động của La Hối bị bại lộ. Hiến binh Nhật ráo riết truy nã ông. Tháng 5/1945, ông và 9 đồng chí trong tổ chức bị phát xít Nhật bắt giữ. Sau nhiều ngày giam cầm và tra tấn vô cùng dã man nhưng không hề khai thác được gì, ngày 19/4 năm Ất Dậu (tức ngày 30/5/1945), bọn Nhật đem hành hình 10 người con thân yêu của Hội An tại chân núi Phước Tường (Đà Nẵng), khi ấy ông vừa tròn 25 tuổi.

Ông để lại một ca khúc bất hủ là Xuân và tuổi trẻ.Tài liệu tham khảo chính:

19

Page 20: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Phùng Quốc Thụy, Tân nhạc Việt Nam những năm đầu, Nhà Xuất bản Đà Nẵng. 2001.

- Văn nghệ sĩ Liên khu V, Lý tưởng, nhân cách, sáng tạo, (bài viết của Nguyễn Chí Trung), La Hối tâm hồn Hội An, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2009.

- Tố Hoa, La Hối, Thế Lữ và ca khúc “Xuân và tuổi trẻ”, Báo Thanh tra ra ngày 21/02/2015.

20. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Bùi Thiện Ngộ (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.660m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM XUÂN ẨN

PHẠM XUÂN ẨN (1927 – 2006)

Ông quê gốc ở tỉnh Hải Dương, sinh tại xã Bình Trước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Năm 1945, ông tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau đó học khóa huấn luyện của Việt Minh về công tác tuyên truyền. Năm 1947, ông trở về Sài Gòn và tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên chống Pháp. Năm 1950, ông vào làm Sở thuế quan Sài Gòn, thực chất là được Việt Minh giao nhiệm vụ tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự, quân đội từ Pháp sang Việt Nam…Đây là những hoạt động tình báo đầu tiên của ông. Năm 1952, ông ra Chiến khu D và được Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên UBHCKC Nam Bộ giao nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.

Năm 1954, ông bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng vào làm Bí thư Phòng chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp tại Camp Aux Mares (thành Ô Ma). Tại đây, ông đã làm quen với nhiều sĩ quan Pháp, Mỹ, trong đó có Đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ - người chỉ huy CIA tại Đông Dương.

Tháng 10 – 1957, theo lệnh của các ông Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương, ông sang Mỹ học ngành báo chí. Năm 1959, sau khi học xong, ông về nước và được biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn xã và phụ trách các phóng viên hải ngoại làm việc tại đây.

Suốt từ năm 1960 đến năm 1976, ông từng là nhà báo và phóng viên cho các Hãng Reuteur, Tạp chí TIME, New York Heral Tribune, The Christian Science Monitor…

20

Page 21: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Với vỏ bọc là phóng viên, nhờ các mối quan hệ rộng rãi, ông đã thu thập được rất nhiều tin tức có giá trị quan trọng và được chuyển cho Trung ương Cục và Bộ Quốc phòng. Ông đã gửi về căn cứ 498 báo cáo gồm các tài liệu nguyên gốc được sao chụp và phân tích nhận định của bản thân. Các báo cáo này đã phục vụ cho việc đấu tranh và làm thất bại các Chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến lược Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, góp phần vào việc giải phóng Miền Nam năm 1975.

Năm 1976, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Năm 1990, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng QĐND Việt Nam.

Ông đã được tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương khác.

Tài liệu tham khảo chính: 100 gương mặt Anh hùng lực lượng vũ trang nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, 2014.

21. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Sáu, điểm cuối là đường Nguyễn Hiến Lê (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 750m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN KIM XUYẾN

TRẦN KIM XUYẾN (1921 – 1947)

Ông quê ở xã Sơn Mỹ , huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.Sau khi tốt nghiệp Trường Quốc học Vinh (Nghệ An) với tấm bằng loại

ưu, ông được bổ làm Phán sự ở tỉnh Bắc Giang. Thời gian này, ông bắt đầu hoạt động bán công khai, lập Hội Truyền bá quốc ngữ, Hội Hướng đạo sinh, tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào các nơi bị thiên tai…

Năm 1943, ông về Hà Nội hoạt động cách mạng. Năm 1944, ông bị thực dân Pháp bắt, giam ở nhà tù Hỏa Lò. Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, ông cùng một số đồng chí tổ chức vượt ngục, tích cực tuyên truyền cách mạng, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

21

Page 22: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được tín nhiệm cử giữ chức vụ Ðổng lý Văn phòng (Chánh Văn phòng) Bộ Tuyên truyền, Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, trực tiếp phụ trách Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) nay là TTXVN. Cùng với các ông Trần Lâm, Chu Văn Tích, ông còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị tham gia thành lập Ðài Phát thanh quốc gia, nay là Ðài Tiếng nói Việt Nam. Với TTXVN, ông là một trong những người có công trực tiếp xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập bằng việc phát đi toàn văn bản Tuyên ngôn Ðộc lập bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp vào ngày 15-9-1945. Tháng 1-1946, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I khu vực Bắc Giang và là một trong những đại biểu trẻ nhất của Quốc hội...

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia tổ chức di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu quan trọng của Nha Thông tin Việt Nam ra hậu phương, tiếp tục phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng và Bác Hồ. Ngày 3-3-1947, phát hiện đài phát sóng của ta ở chùa Trầm, thực dân Pháp huy động quân giới ào ạt tấn công, ông đã tình nguyện ở lại, để chỉ huy việc sơ tán tài liệu. Gặp máy bay và xe tăng địch đến khủng bố, ông vẫn bình tĩnh, can đảm đưa tài liệu đến chỗ kín đáo. Khi vừa hoàn thành nhiệm vụ, ông bị trúng đạn của giặc Pháp, hy sinh tại Ðầm Sen, xã Ngọc Sơn (nay là Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Ông là nhà báo Việt Nam đầu tiên, cán bộ Thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến. Trong Giấy truy tặng ngày 19-3-1947, Bộ Nội vụ ghi rõ công lao của ông: Trần Kim Xuyến là một cán bộ mẫn cán, nhiều năng lực và sáng kiến, có công lớn trong tổ chức Nha Thông tin Việt Nam. Ông đã nêu gương can đảm, tận tâm mà hy sinh…, xứng đáng làm gương cho tất cả mọi người.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà báo, liệt sĩ Trần Kim Xuyến tuy ngắn ngủi, nhưng ông đã cống hiến hết mình cho đất nước, cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Với ông, dù ở bất cứ cương vị nào: Nhà chính trị, nhà tuyên truyền, nhà báo, ông luôn tận tâm, tận lực, cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc.

Ngày 23-4-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến.

Tên ông đã được đặt tên đường ở thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh.

Tài liệu tham khảo chính: Thanh Giang (TTXVN), Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của Việt Nam, Báo Nhân dân điện tử, Thứ Sáu, 16/06/2017.

22. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Đình Liên đặt tên, điểm cuối là đường Bùi Thiện Ngộ (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 550m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÙI CÔNG TRỪNG

BÙI CÔNG TRỪNG (1905 -1986)

22

Page 23: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông là nhà hoạt động chính trị, quê ở làng Cựu Xuân Dương, huyện Hương Trà (nay là phường Phú Hậu, thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thoát ly hoạt động cách mạng từ hồi còn rất trẻ, ông sang Pháp du học năm 1925 rồi tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1927, ông được Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu sang học trường Đại học Phương Đông Staline ở Moskva (Liên Xô) cùng với Ngô Ðức Trì, Nguyễn Thế Rục, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Xích, Dương Bạch Mai…

Về nước hoạt động ở Sài Gòn, ông từng làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, đồng thời bị thực dân Pháp bắt giam, nhiều lần đày ra Côn Đảo (1932-1937), Kon Tum (1940-1944).  Cuối năm 1944, ông vượt ngục Trà Kê (Kon Tum) trở lại lãnh đạo phong trào cách mạng và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.

Đầu năm 1947, ông ra công tác ở Chiến khu Việt Bắc, được cử làm Bí thư Đảng đoàn kiêm Thứ trưởng Bộ Kinh tế trong suốt thời gian kháng chiến. Hòa bình lập lại, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III (9-1960), Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ông còn là người sáng lập và kiêm Viện trưởng Viện Kinh tế học đầu tiên, Chủ nhiệm Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế…

Ông để lại cuốn hồi ký “Phải sống cho đời sống” và một tập sách dày gồm những suy nghĩ của ông về phát triển kinh tế địa phương, kết quả của những nghiên cứu sâu sắc và khoa học, đến tận thời kỳ "bung ra" (1979-1980) vẫn còn nguyên giá trị.

Tên ông đã được đặt tên đường tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên – Huế, quê hương ông.

Tài liệu tham khảo chính:

- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.

- Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.23. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là

đường Tôn Thất Dương Kỵ (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.750m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÙI TRANG CHƯỚC

BÙI TRANG CHƯỚC (1915 - 1992)

Họa sĩ Bùi Trang Chước sinh ngày 21 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) thành phố Hà Nội.

23

Page 24: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông được giới mỹ thuật đánh giá là bậc thầy trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam.

Năm 1941, ông tốt nghiệp loại xuất sắc trường Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Năm 1942, ông là người Việt Nam và người Đông Dương đầu tiên vẽ tem thư và giấy bạc. Thời gian này, dấu ấn của ông lưu lại trên con tem có hình của Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng thân Norodom Sihanouk lưu hành dưới thời chính quyền thực dân và là những con tem vô cùng quý giá đối với giới sưu tập tem.

Sau Cách mạng thángTám năm1945, ông chuyển ra Hà Nội cùng gia đình và tham gia giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật kháng chiến. Giai đoạn 1951 - 1952, ông được phân công vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Năm 1953, ông sáng tác các mẫu Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công các loại, mẫu giấy bạc Việt Nam và bức phù điêu có hình Bác Hồ được đúc bằng vàng mà phi công Phạm Tuân mang theo khi bay vào vũ trụ.

Sau ngày 10 tháng 10 năm 1954 giải phóng thủ đô, ông làm việc tại Nhà in Ngân hàng, đồng thời là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và là một chuyên gia vẽ tiền tại Vụ Phát hành thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tới khi nghỉ hưu năm 1976. Mẫu Quốc huy Việt Nam là tác phẩm đỉnh cao và tiêu biểu nhất của ông, được Quốc hội phê duyệt tháng 9 năm 1955 và sử dụng làm biểu tượng quốc gia từ đó đến nay.

Ông qua đời ngày 27 tháng 2 năm 1992.

Tài liệu tham khảo chính: Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng.

24. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Sáu, điểm cuối là Nguyễn Hiến Lê (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 750m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: DIỆP MINH CHÂU

DIỆP MINH CHÂU (1919 - 2002)

Họa sĩ Diệp Minh Châu sinh ngày 10 tháng 2 năm 1919 tại xã Nhơn Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

24

Page 25: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Năm 1940, ông đổ thủ khoa vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Đương. Năm 1942, một số tranh của ông như Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc đã gây được sự chú ý của giới mỹ thuật. Ông còn giành các giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc như Huy chương đồng cho tranh Văn Miếu (năm 1942), Huy chương bạc cho bức tranh lụa Cầu Nguyện (năm 1943).

Ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở quê nhà. Vào cuối năm 1946, ông được chuyển về Liên khu 8 để làm phóng viên. Thời gian này, bức tranh Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong (năm 1947), được ông vẽ bằng chính máu của người hy sinh, sáng tác tại Vàm Nước Trong, huyện Mỏ Cày và bức tranh Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung-Nam-Bắc (năm 1947) vẽ trên lụa bằng chính những giọt máu của mình, được gọi là tranh huyết họa. Năm 1949, ông được chuyển về công tác tại Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ, đóng tại Khu 9 do Giáo sư Hoàng Xuân Nhị làm Giám đốc.

Giữa năm 1950, có lệnh từ Trung ương điều ông ra Việt Bắc để nhận nhiêm vụ mới. Tại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ từ nhiều góc độ khác nhau: Bố cục nhà Bác trên đồi (lụa - năm 1951), Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc (sơn dầu - năm 1951), Bác câu cá bên bờ suối (sơn dầu - năm 1951),  Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác (sơn dầu - năm 1951)…

Tháng 5 năm 1951, ông được sang học ngành điêu khắc tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Trước khi về nước, ông còn sang Liên Xô và Ấn Độ nhiều tháng để nghiên cứu về nghệ thuật tượng đài. Năm 1956, ông trở thành giảng viên trường Mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975.

Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật vào năm 1996. Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 7 năm 2002. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên Diệp Minh Châu. 

Tài liệu tham khảo chính: Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng.  

25. Đoạn đường có điểm đầu là Vũ Đình Liên, điểm cuối là đường Bùi Thiện Ngộ (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 520m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HUỲNH NGỌC ĐỦ

HUỲNH NGỌC ĐỦ (1932 - 1995)Ông quê ở thôn Trung Lương, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành

phố Đà Nẵng. Ông tham gia cách mạng năm 1947, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

25

Page 26: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và làm công nhân tại Nhà máy điện Vinh (Nghệ An), sau đó làm Tổ trưởng Tổ sản xuất, rồi Quản đốc Phân xưởng nhiệt của Nhà máy điện Vinh.

Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tại khu vực Nhà máy điện Vinh, ông đã lãnh đạo sản xuất trong suốt 1825 ngày đêm liên tục, đảm bảo an toàn tuyệt đối và lập kỷ lục sản xuất trong ngành điện toàn Miền Bắc. Trong một lần máy bay của địch bắn trúng tàu chở dầu trên sông Lam, ông đã dũng cảm cứu các thủy thủ trên tàu, ngay sau đó ông được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Lao động (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì); Bằng khen Chiến sĩ thi đua…

Năm 1967, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Tài liệu tham khảo chính: UBND phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cung cấp.

26. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 29 tháng 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.000m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUÁCH THỊ TRANG

Chị có pháp danh là Diệu Nghiêm, quê ở làng Cổ Khúc, huyện Tiên Hưng (nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng), tỉnh Thái Bình. Năm 1954, gia đình vào sinh sống tại vùng Chí Hòa, thành phố Sài Gòn.

Năm 1963, tích cực tham gia trong phong trào đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm của các tầng lớp nhân dân, nhất là trong phong trào học sinh, sinh viên của thành phố Sài Gòn.

Ngày 25 tháng 8 năm 1963, có mặt trong đoàn sinh viên, học sinh biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trường chỉ đạo, nhằm chống lại quy định "thiết quân luật" của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Đoàn biểu tình bị đàn áp và chị đã bị cảnh sát bắn chết tại công viên Diên Hồng. Cái chết của chị đã tạo nên một làn sóng phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm khắp trong và ngoài nước.

Năm 1975, chị được công nhận là Liệt sĩ và nơi chị đã hy sinh cũng được chính thức mang tên Quảng trường Quách Thị Trang.

Tên chị được đặt tên đường ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Quảng Nam…

26

Page 27: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tên chị Quách Thị Trang từng được đặt cho một công viên tại Đà Nẵng (góc đường Hùng Vương và Phan Châu Trinh) - Công trường Quách Thị Trang. Nơi đây, vào ngày mồng 1 tháng 4 năm 1966, 25.000 người đã tập trung tham dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Thư viện tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập ngày mồng 2 tháng 9 năm 1975 cũng tại địa điểm này.

Tài liệu tham khảo chính: Nhiều tác giả, Hỏi đáp Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh tập 2, Nhà xuất bản Trẻ, 2006.

27. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Chí Công, điểm cuối là đường Phạm Hùng: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.200m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐINH GIA TRINH

ĐINH GIA TRINH (1915 – 1974)

Ông có bút danh Diệu Anh, Thế Thụy. Ông quê ở làng Kim Quan Thượng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

Xuất thân trong gia đình công chức thời Pháp thuộc, thuở nhỏ học tại Trường Bưởi rồi học ở Đại học Luật Đông Dương.

Năm 1941, ông tốt nghiệp Cử nhân luật, thi đỗ Tri huyện thuộc ngành Tư pháp ở huyện Từ Sơn. Làm Tri huyện một thời gian ngắn, ông từ nhiệm, về Hà Nội dạy tư tại Trường Gia Long nơi qui tụ nhiều nhà văn, nhà hoạt động có khuynh hướng chống Pháp. Từng là thành viên Hội Tân Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam.

Ông có chân trong Ban Biên tập báo Thanh Nghị, Biên tập viên chuyên về văn học Tây phương, giữ các mục phê bình văn học, thơ, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam của báo này. Tạp chí Thanh Nghị là Tạp chí mang tinh thần dân tộc dân chủ, với sự góp mặt của nhiều nhà trí thức lúc bấy giờ như Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh, Nghiêm Xuân Yêm, Đỗ Đức Dục, Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Cẩn… Thời gian ở báo Thanh Nghị, ông viết một số bài và tác phẩm, như: Nói chuyện thơ nhân cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941”, Nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Tính cách văn chương Việt Nam thời kỳ Âu hóa, Đông Phương và Tây Phương, Đọc tiểu thuyết Việt Nam, Địa vị văn hóa Âu Tây trong văn hóa Việt Nam, Đọc tập kịch Mơ hoa của Đoàn Phú Tứ…

Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ông được cử giữ chức Đổng lý Văn phòng Bộ Tư pháp.

Năm 1946, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa I và làm Ủy viên Ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946. Toàn quốc kháng chiến, ông tham gia kháng chiến tại Việt Bắc.

27

Page 28: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Sau năm 1954, ông công tác tại Hà Nội, giữ các chức vụ: Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên Ủy ban đấu tranh chống tội ác đế quốc Mỹ, Biên tập viên Tạp chí Luật học...

Tài liệu tham khảo chính: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.

28. Đoạn đường có điểm đầu là đường 29 tháng 3, điểm cuối là đường Thanh Lương 25 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 490m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN QUANG DIÊU

NGUYỄN QUANG DIÊU (1880 – 1936)

Ông có tên tự là Tử Ngọc, hiệu là Cảnh Sơn (hay Nam Sơn). Ông quê ở xã Tân Thuận, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông có tư chất thông minh, học giỏi, biết làm thơ văn và sớm có tinh thần yêu nước.

Năm 1907, ông tham gia phong trào Đông Du của chí sĩ Phan Bội Châu, và thường liên lạc với nhiều người yêu nước khác như: Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Đặng Thúc Liêng, Dương Bá Trạc…Ông là người tích cực vận động thanh niên yêu nước Nam Kỳ xuất dương sang Nhật du học, đồng thời quyên góp được nhiều tiền bạc cho phong trào.

Tháng 5 năm 1913, ông cùng hai người nữa bí mật sang Trung Quốc liên lạc với Việt Nam Quang phục Hội. Đến Hương Cảng, chưa kịp hoạt động, cảnh sát Anh khám thấy một số tạc đạn cùng giấy tờ quan trọng tại nơi các ông tạm trú nên bị cảnh sát Anh bắt, giao cho nhà đương cục Pháp giải về giam tại Hỏa Lò (Hà Nội). Ông bị kết án 10 năm khổ sai, đày biệt xứ sang Guyane (Nam Mỹ).

Ở tù một thời gian, đến đầu năm 1917, ông vượt ngục trốn sang đảo Trinidad (thuộc Anh).

Cuối năm 1920, ông trở về Hương Cảng tiếp tục hoạt động trong phong trào yêu nước. Sau khi Phan Bội Châu bị bắt, năm 1926, ông trở về nước lấy tên là Trần Văn Vẹn, đi khắp các tỉnh Nam Bộ tìm bạn chiến đấu, phát động phong trào chống Pháp đồng thời sáng tác nhiều thơ ca yêu nước tuyên truyền cách mạng. Từ năm 1932 đến năm 1936, ông dạy học và làm nghề Đông y tại làng Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Ông có dịch một số tác phẩm của Tôn Trung Sơn như Tam Dân chủ nghĩa, Ngũ quyền hiến pháp…

28

Page 29: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tên ông đã được đặt tên đường tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo chính:

- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.

- Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.

29. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Quang Lâm: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 810m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM DUY TỐN

PHẠM DUY TỐN (1883 – 1924)Phạm Duy Tốn, sinh năm 1883, mất 25-2-1924, Nhà văn Việt Nam, sinh

ở Hà Nội, quê làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trường Thông ngôn năm 1901, làm phiên dịch tại Tòa thống sứ Bắc Kỳ một thời gian rồi xin thôi, để viết báo. Ông đã viết các báo: Đại Việt tân báo, Nông cổ mín đàm, Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Nam phong tạp chí, Trung Bắc tân văn, dưới các bút hiệu: Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Phạm Duy Tốn.

Tác phẩm: Bực mình (1914), Sống chết mặc bay (1918), Con người Sở Khanh (1919), Nước đời lắm nỗi. Ngoài ra, ông còn soạn Tiếu lâm quảng ký, ba tập, với bút hiệu Thọ An. Trong những năm 20, sách này được in nhiều lần, phổ biến rộng rãi trong cả nước.

Phạm Duy Tốn là một người "Tây học". Ông chịu ảnh hưởng ít nhiều xu hướng đạo đức, nhưng truyện ngắn của ông nghiêng về phản ánh xã hội hơn là "treo gương" giáo huấn. Ông không ca ngợi, khẳng định một nhân vật nào trong tác phẩm của mình, ông tố cáo cảnh bất nhân, độc ác dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến; ở thành thị, lối sống cá nhân trắng trợn và đồng tiền phá hoại hạnh phúc gia đình gây ra tình trạng, lừa đảo, phá phách, băng hoại về đạo đức; ở nông thôn, cuộc sống của người nông dân rất khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội, đói kém, vì quan lại tàn nhẫn, coi thường tính mạng của họ.

Phạm Duy Tốn không phản ánh những vấn đề lớn của dân tộc và thời đại, nhưng cùng với Nguyễn Bá Học, truyện ngắn của ông phác vẽ cho thấy diện mạo xã hội Việt Nam trên đà khai thác thuộc địa của người Pháp trước sau cuộc Đại chiến I.

Hai nhà văn này đều là những cây bút tiên phong trong bước chuyển mình của thể truyện những năm 30 để đi tới hiện đại.

Tài liệu tham khảo chính: 29

Page 30: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Từ điển văn học (Bộ mới), NXB Thế Giới, HN, 2004.- Vũ Ngọc Khánh, Từ điển văn hóa Việt Nam, NXB VHTT, 1993.30. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là

đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.130m; rộng m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LƯƠNG TRỌNG HỐI

LƯƠNG TRỌNG HỐI (1888 – 1969)

Ông sinh ra tại làng Đông Thành, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Thưở nhỏ, ông học chữ Hán, lớn lên, ông tham gia phong trào kháng thuế ở quê nhà (1908) và bị bắt giam một thời gian. Ra tù, ông được gia đình gửi ra Huế học chương trình phổ thông Pháp – Việt.

Năm 1918, ông thi đỗ Cử nhân tại Trường Bình Định (thi chung với Trường Thừa Thiên); sau đó theo học Trường Hậu bổ ở Huế. Năm 1921, sau khi tốt nghiệp Trường Hậu bổ, ông được bổ làm Tri huyện Hòa Đa, Hàm Tân (Bình Thuận), Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Nãi), Hoài Nhơn (Bình Định). Tại đây, ông tạo điều kiện giúp các chiến sĩ phong trào Duy Tân vượt ngục Côn Đảo.

Ở đâu, ông cũng được tiếng là vị quan thanh liêm, công bằng, có ý thức bảo vệ quyền lợi của dân nghèo.

Từ năm 1937-1944, ông làm Tá lý, Thị lang rồi Tham tri bộ Hình ở Huế. Năm 1944, ông về hưu sống ở quê nhà.

Năm 1945 (sau ngày 9-3-1945), ông được Nội các Trần Trọng Kim mời ra làm Tuần vũ Quảng Ngãi cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Trong thời gian này, ông đã giúp đỡ những người yêu nước, có cảm tình với cách mạng.

Năm 1950, theo chính sách đoàn kết dân tộc, ông được đề cử giữ chức Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Quảng Nam, kiêm Hội trưởng Hội Đông y.

Sau năm 1954, ông ở lại miền Nam, làm thầy thuốc Đông y và tiếp tục làm Hội trưởng Hội Đông y chuyên nghiên cứu về khoa châm cứu và cây thuốc. Ông đã biên soạn và xuất bản một số sách về y học dân tộc như Thương hàn trị liệu, Sách hướng dẫn châm cứu, Cây thuốc nam và góp phần đào tạo lớp lương y trẻ.

30

Page 31: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy Hán – Nôm ở Viện Đại học Huế, làm Phó Viện trưởng Viện Hán học Huế, kiêm nhiệm Hội trưởng Hội Đông y tỉnh Quảng Nam cho đến cuối đời. Ông là người có công lập Trường Trung học Quế Sơn và Khổng miếu ở Hội An khi ông giữ chức Chủ tịch Hội Khổng học tỉnh. Năm 1969, ông mất tại Đà Nẵng.

Tài liệu tham khảo chính: Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, Thạch Phương – Nguyễn Đình An (Chủ biên) Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 2010.

31. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Lương 6, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 295m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 5

32. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Sáu (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 125m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 6

33. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Sáu (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 125m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 7

34. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Thanh Lương 12 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 315m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 8

35. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Thang Lương 12 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 310m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 9

36. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Thanh Lương 12 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 305m; rộng m 7,5; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 10

31

Page 32: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

37. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Thanh Lương 12 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 305m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 11

38. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5 chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Ân (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 330m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 12

39. Đoạn đường có điểm đầu là đường La Hối, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 14

40. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 15

41. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Dung, điểm cuối là đường số Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 16

42. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 300m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 17

43. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 300m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 18

44. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 290m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 19

32

Page 33: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

45. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 280m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 20

46. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 21

47. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 22

48. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 23

49. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mạc Đăng Doanh, điểm cuối là đường Phạm Xuân Ẩn (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 24

50. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Quang Diêu (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Võ An Ninh: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 25

II. KHU BIỆT THỰ ĐẢO NỔI (Sơ đồ 02CL): 04 đường.

1. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu là đường An Hòa 16, điểm cuối cũng là đường An Hòa 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 450m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 14

2. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu là đường An Hòa 16, điểm cuối là đường An Hòa 14 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 460m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

33

Page 34: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 15

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Hòa 14 , điểm cuối cũng là đường An Hòa 14 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 620m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 16

4. Đoạn đường hình chữ U, có điểm là đường An Hòa 14, điểm cuối cũng là đường An Hòa 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 700m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 17

III. DỰ ÁN NÂNG NỀN TỔ 17, 18, 19 BÌNH HÒA (Sơ đồ 03CL): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Huấn, điểm cuối là đường Nguyễn Hữu Thọ: Mặt đường bằng bê xi măng; chiều dài 430m; rộng 4,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 0,3m và có đoạn 1m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH HÒA 15

IV. ĐƯỜNG QUỐC LỘ 1A (Sơ đồ 04CL): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là Cầu vượt Hòa Cầm, điểm cuối là Cầu Đỏ: mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.580m; rộng 21m, dải phân cách rộng 2m; vỉa hè một bên 5m và một bên không có vỉa hè.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRƯỜNG CHINH

B. QUẬN HẢI CHÂU

Có 09 tuyến đường, gồm:

- Đường đặt theo tên dự án: 07- Đường đặt tiếp: 02

I. KHU ĐẢO XANH (Sơ đồ 01HC): 07 đường.

1. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu là đường Đảo Xanh 2, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 500m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 1Đảo Xanh là tên gọi theo Dự án xây dựng, đã trở nên quen thuộc trong

nhân dân, nay thuộc phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.

34

Page 35: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

2. Đoạn đường có điểm đầu là cầu vào khu Đảo Xanh, điểm cuối là đường Đảo Xanh 4 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 85m; rộng 31m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 23. Đoạn đường có hình chữ U, có điểm đầu là đường Đảo Xanh 2 (tên dự

kiến đặt đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 475m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 34. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 1, điểm cuối là đường

Đảo Xanh 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 4 5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 4, điểm cuối là đường

Đảo Xanh 1 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 56. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 4, điểm cuối là đường

Đảo Xanh 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 6 7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 5, điểm cuối là đường

Đảo Xanh 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 80m; rộng có đoạn 6m, có đoạn 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 7 II. KHU D THUẬN PHƯỚC (Sơ đồ 02HC): 01 đường.1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Như Nguyệt, điểm cuối là đường

Đống Đa: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 95m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐỐNG ĐA

III. KDC NGUYỄN THIỆN THUẬT – PHAN THÀNH TÀI (Sơ đồ 03HC): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 2 tháng 9, điểm cuối là đường Phan Thành Tài: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÌNH MINH 6

35

Page 36: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

C. QUẬN LIÊN CHIỂU

Có 69 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 02

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 06

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 61 I. ĐƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NỐI DÀI (Sơ đồ 01 LC): 01

đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lương Bằng, điểm cuối là đường tránh Hải Vân – Túy Loan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 6.000m; rộng 15m, dải phân cách rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5,5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN TẤT THÀNH

II. KDC: HÒA PHÁT 5, PHƯỚC LÝ, PHƯỚC LÝ 2, PHƯỚC LÝ MỞ RỘNG; KHU ĐÔ THỊ PHƯỚC LÝ (Sơ đồ 02LC+ 05CL): 30 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thân Công Tài, điểm cuối là đường Trần Đình Nam: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BẮC SƠN

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa An 20, điểm cuối là đường Lê Sao (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 600m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÙI HIỂN

BÙI HIỂN (1919-2009)

Ông quê ở làng Phú Nghĩa Hạ, xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Thuở nhỏ, ông theo học Trường Quốc học Vinh, nay là trường Huỳnh Thúc Kháng.

Năm 1944, ông tham gia cách mạng. Từ năm 1945 đến 1960, ông tham gia công tác văn nghệ, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Nghệ An.

Năm 1956, ông giới thiệu tuyển tập truyện ngắn, dịch của Anton Antonov. Năm 1957, ông gia nhập Hội Nhà văn và giữ cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam liên tục các khóa I (1958-1961), II (1962-1972), III (1973-1982).

36

Page 37: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Sau 1975, ông tiếp tục công tác trong Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Nằm vạ (truyện ngắn, 1940); Mạ đậu (truyện ngắn, 1940); Chiều sương (truyện ngắn, 1941); Thuốc độc (truyện ngắn,1941); Tuyển tập truyện ngắn, Antonov (dịch, 1956); Ánh mắt (truyện, 1961); Trong gió cát (truyện ký, 1965); Đường lớn (truyện, 1966); Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970); Hoa và thép (truyện, 1972); Một cuộc đời (truyện, 1976); Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, nhà xuất bản Đồng Nai, 1995); Hai mươi lăm truyện ngắn 1940 - 1995 (1996); Tuyển tập Bùi Hiển (tập I, 1987; Tập II, 1997); Bạn bè một thuở (chân dung văn học, 1999)...

Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001, cho các tác phẩm Bạn bè một thuở, Tuyển tập Bùi Hiển, Ánh mắt, Ngơ ngẩn mùa xuân.

Tư liệu tham khảo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Công Triều, điểm cuối là đường 5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 425m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ TỬ HẠ

NGÔ TỬ HẠ (1882- 1973)

Ông quê ở làng Quy Hậu, nay là xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo có truyền thống yêu nước.

Khi vừa 17 tuổi, ông ra Hà Nội tìm học nghề in sách báo, vào làm tại nhà in Viễn Đông – một nhà in lớn và hiện đại nhất của Pháp lúc bấy giờ. Nhờ trí thông minh và kiên trì nhẫn nại, ông học nghề rất nhanh và trở thành thợ giỏi và mở nhà in riêng. Trước Cách mạng Tháng Tám, các nhà in của ông là cơ sở in sách báo của các nhân sĩ, trí thức yêu nước. Ông từng đảm nhiệm chức Giám đốc tạp chí Đông Thanh, là thành viên của Ban Trị sự báo Nam Phong và Hội viên Hội đồng TP Hà Nội.

Ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tổ chức cứu trợ nạn nhân, mở trường học cho trẻ em nghèo, tích cực cứu giúp đồng bào bị nạn đói và nạn lụt năm 1945.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên (ngày 6.1.1946), ông trúng cử Đại biểu Quốc hội ở Ninh Bình rồi được bầu làm Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội. Thời gian này, ông hoạt động tích cực trong Tuần lễ vàng, phong trào diệt giặc đói, giặc dốt do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra. Nhà in của ông có vinh dự in tờ giấy bạc đầu tiên của chính quyền cách mạng.

37

Page 38: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946), ông có thời gian sang Thụy Sỹ sinh sống nhằm tránh bị bọn phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng.

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), ông đã cùng Đoàn đại biểu Việt Nam về nước và ông tiếp tục đảm nhiệm trọng trách của mình trong Ban Thường trực Quốc hội khóa I.

Ông còn là Ủy viên sáng lập của Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt) rồi Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội giúp binh sĩ bị nạn toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh (nay là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Về phía tôn giáo, ông là Ủy viên Trung ương Ủy ban liên lạc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình (nay là Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam).

Tài liệu tham khảo chính:

- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

- Khoa Lịch sử Trường Đại học KHXHNV TP Hồ Chí Minh, Quốc hội khóa I (1946), Chuyện về các đại biểu nhân dân tập 3, Nhà Xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2016.

- Báo Đại Đoàn kết số ra ngày 20.6.2016, Nhà đại tư sản Thiên Chúa giáo Ngô Tử Hạ: Bậc nhân sĩ lớn.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Hiển (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 360m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ SAO

LÊ SAO (? - ?)

Ông là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ông quê ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Ông là anh của Thái úy Tán Quốc công Lê Khôi và là cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột.

Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã giao cho ông việc khai khẩn đất đai, chuẩn bị lương thảo và quan tâm đến nguồn lương thực của các quan lang miền núi. Ngay từ đầu chuẩn bị cho đến khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, ông đã luôn sát cánh bên Lê Lợi chăm lo mọi việc, tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ và thu được thắng lợi.

38

Page 39: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tháng 5 năm 1418, ông đã cùng với các tướng Lê Thạch, Lê Ngân, Lê Lý…tổ chức mai phục và đánh thắng địch ở trận Lạc Thủy, chém được hơn 3.000 tên địch và thu được nhiều quân trang, khí giới.

Tháng 6 năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn chia làm 3 đạo quân tiến ra Bắc, ông đã cùng các tướng tham gia nhiều chiến dịch, trong đó có trận quyết chiến ở Đông Đô (Đông Quan). Ông cùng các tướng Bùi Bị, Trần Nguyên Hãn chỉ huy 100 chiến thuyền theo sông Hát tiến xuống Đông Bộ Đầu, phối hợp với cánh quân của Đinh Lễ từ cầu Tây Dương tiến đánh và phá được thành Đông Quan, giải thoát được hết những người nước ta bị giặc bắt đi theo cùng rất nhiều chiến thuyền và khí giới.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, ông được phong Ninh Dương hầu, tước Vinh Quận công. Ông còn được giao giữ chức Đại Tri phủ Hóa Châu, trấn khẩu tướng quân ở cửa biển Tư Hiền.

Năm 1429, khi ban biển ngạch công thần cho 93 người, ông là một trong 14 người được ban tước Đình Thượng hầu, sánh ngang hàng với Nguyễn Chích, Đinh Liệt, Lê Khôi, Nguyễn Nhữ Lãm…là những danh tướng lập được nhiều chiến công lẫy lừng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Tài liệu tham khảo chính:

- Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 2004.

- Phan Huy Lê – Phan Đại Doãn, Khởi nghĩa Lam Sơn, Nhà Xuất bản KHXH, Hà Nội, 1977.

- Lê Thị Hoa, Danh nhân họ Lê Thanh Hóa, tập 1, Nhà Xuất bản Văn học, 2007.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Nam, điểm cuối là đường Phước Lý 10 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 550m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN BÍNH

NGUYỄN BÍNH (1918 - 2000)

Ông có tên thật là Nguyễn Trọng Bính, khi lưu lạc vào phương Nam đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết, sinh ngày 13 tháng 2 năm 1918 tại xóm Trạm thôn Thiện Vịnh xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa) huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.

39

Page 40: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937, ông gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Đến năm 1942, ông đã có 7 tập thơ: Lỡ bước sang ngang và Tâm hồn tôi (in năm 1940), Hương cố nhân và Một nghìn cửa sổ (năm 1941), Người con gái ở lầu hoa, Mười hai bến nước, Mây tần và Bóng giai nhân (năm 1942). Cũng trong năm này, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân được xuất bản ở Huế, trong đó hai bài thơ của ông in trong tập Lỡ bước sang ngang (Tương tư, Hai lòng) và sáu bài in trong tập Tâm hồn tôi (Giấc mơ anh lái đò, Lẳng lơ, Quan Trạng, Xa cách, Người hàng xóm và Xuân về) đã được tuyển chọn.

Sau khi lưu lạc vào phương Nam, ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Bài thơ Cửu Long Giang của ông xuất hiện lần đầu năm 1950, đăng gần hai trang báo “Tổ Quốc” của Khu 8, được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng Tiểu đoàn 307.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1958, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm hoa, sau đó được chuyển về công tác tại Ty Văn hoá thông tin Nam Hà cho đến cuối đời.

Ông mất vào ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ - ngày 20 tháng 1 năm 1966 tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, được được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 2000. Hiện nay ở các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Quy Nhơn, Bà Rịa, Bình Dương đều có con đường mang tên Nguyễn Bính.

Tài liệu tham khảo chính: Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng.6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Đình Kỵ, điểm cuối là đường

Phước Lý 8 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 450m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THỊ CẬN

NGUYỄN THỊ CẬN (1927 – 1969)

Bà quê ở xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tham gia cách mạng từ năm 1946. Đội viên thanh niên cứu quốc, 1948: Trưởng ban Cán sự nữ dân quân, Hội trưởng Phụ nữ xã Cộng Hòa (nay là xã Điện Minh).

Đầu tháng 11 năm 1949, đội nữ du kích do bà phụ trách phối hợp với lực lượng chủ lực tiêu diệt đồn Tổng vệ ở ngã ba Vĩnh Điện.

Từ năm 1950-1954, đội nữ du kích Nguyễn Thị Cận là lực lượng nòng cốt chính trị, binh vận, rải truyền đơn, dùng loa kêu gọi, vận động binh lính địch rã ngũ, làm cho quân địch hoang mang, cố thủ trong đồn bót, không dám tổ chức càn quét , đánh phá làng quê như trước nữa.

40

Page 41: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Cùng với chị em, bà đã xây dựng nhiều cơ sở nội tuyến trong đồn địch như ở Câu Lâu, Điện Bình, Vĩnh Điện, Đông Lý, La Qua.

Sau 1954, chồng bà tập kết ra Bắc, bà ở lại vừa nuôi con vừa tham gia công tác. Là Bí thư chi bộ, từ 1955 đến 1959, bà khôn khéo vận động, tạo thế trong lòng địch, chống lại âm mưu "tố cộng", "diệt cộng" của địch. Tình thế càng ngày càng khó khăn, bà thường giả làm người điên, ăn mặc rách rưới, nói năng bậy bạ, cười giỡn huyên thuyên, mọi người, kể cả cơ sở cũng nghĩ chị điên. Nhờ vậy, mọi phân công của tổ chức đều đạt yêu cầu. Thu đông năm 1964, cao trào đồng khởi phá ấp chiến lược trong toàn huyện Điện Bàn phát triển mạnh mẽ, bà vận động bà con tham gia góp quỹ nuôi quân, nuôi dấu cán bộ, thực lực cách mạng tăng lên.

Năm 1965, chiến trường Quảng Đà diễn ra khốc liệt, bà bị địch bắt, tra tấn dã man. Ra khỏi tù, bà tiếp tục hoạt động. Các con bà là Nguyễn Anh Huy (tức Lê Văn Sơn), Nguyễn Thị Tùng và Nguyễn Phước Hùng theo gót cha mẹ, tham gia kháng chiến. Suốt những năm từ 1966 đến 1968, cả huyện Điện Bàn là chiến trường dữ dội, ngày đêm không ngớt tiếng súng.

Cuối tháng 9-1969, trong chiến dịch Hè Thu, dưới sự chỉ huy của bà, đã dành được nhiều thắng lợi. Rạng sáng 24-9-1969, do bị phục kích, bà cùng tổ công tác chiến đấu và hy sinh. Không lâu sau, con bà, Nguyễn Thị Tùng, một đảng viên trẻ, bị đánh phá hầm bí mật cũng anh dũng hy sinh.

Bà được khen tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhì, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính: Chuyện kể về chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Cận, NXB Văn học, 2012.

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bắc Sơn, điểm cuối là Khu dân cư: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 60m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 20

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Tử Hạ, điểm cuối là đường Lê Sao (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 135m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 21

41

Page 42: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Tử Hạ, điểm cuối là đường Lê Sao (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 135m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 22

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Tử Hạ, điểm cuối là đường Lê Sao (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 135m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 23

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Tử Hạ, điểm cuối là đường Lê Sao (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 135m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 24

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Cận (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là Khu quy hoạch: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 60m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NHƠN HÒA 23

13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bính (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Lê Hiến Mai: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 1

Phước Lý là tên làng xóm xưa, nay thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu

14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 1, điểm cuối là đường Phước Lý 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 2

15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 1, điểm cuối là đường Phước Lý 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 3

16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 1, điểm cuối là đường Phước Lý 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

42

Page 43: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 4

17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 1, điểm cuối là đường Phước Lý 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 5

18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thị Cận, điểm cuối là đường Phước Lý 9 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 330m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 6

19. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 6, điểm cuối là đường Phước Lý 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 7

20. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bính, điểm cuối là đường Phước Lý 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 520m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 8

21. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bính (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Lê Trọng Tấn: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 650m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 9

22. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bính (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Lê Hiến Mai: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 10

23. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước lý 10, điểm cuối là đường Phước Lý 16 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 11

24. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 10, điểm cuối là đường Phước Lý 16 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

43

Page 44: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 12

25. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 10, điểm cuối là đường Phước Lý 16 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 14

26. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Lý 10, điểm cuối là đường Phước Lý 16 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 15

27. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lê Hiến Mai: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 16

28. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lê Hiến Mai: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 17

29. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lê Hiến Mai: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 18

30. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lê Hiến Mai: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC LÝ 19

III. KHU SỐ 2 – TRUNG TÂM ĐÔ THỊ MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ 03LC): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Thị Loan, điểm cuối là đường Phùng Hưng: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 340m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TÔ HIỆU

44

Page 45: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tô Hiệu, điểm cuối là đường Hoàng Thị Loan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ XUÂN 9

IV. KHU SỐ 7, TRUNG TÂM ĐÔ THỊ MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ 04LC): 13 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Trung Thông, điểm cuối là đường Tô Hiệu: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 1

Gò Nảy là tên xứ đất trước đây, nay thuộc phường Hòa Minh quận Liên Chiểu.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Nảy 1, điểm cuối là đường Gò Nảy 4 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 95m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Nảy 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Tô Hiệu: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Trung Thông, điểm cuối là đường Tô Hiệu: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Nảy 4 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Hoàng Trung Thông: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 420m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tô Hiệu, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 360m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 6

45

Page 46: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Trung Thông, điểm cuối là đường Gò Nảy 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 130m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 7

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Nảy 7, điểm cuối là đường Gò Nảy 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 8

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Trung Thông, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 230m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 9

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Nảy 8, điểm cuối là đường Gò Nảy 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 70m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 10

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 250m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 11

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 250m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 12

13. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 250m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ NẢY 14

V. KHU TĐC PHỤC VỤ GIẢI TỎA CẦU VƯỢT ĐƯỜNG SẮT (Sơ đồ 05LC): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

46

Page 47: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 9

2. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 10

VI. KHU SỐ 1 – TRUNG TÂM ĐÔ THỊ MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ 06LC): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tốt Động, điểm cuối là đường Trần Nguyên Đán: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 130m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỐ TRUÔNG 1

Hố Truông là tên xứ đất trước đây, nay thuộc phường Hòa Minh quận Liên Chiểu

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Tri, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỐ TRUÔNG 2

VII. KDC HÒA MỸ (Sơ đồ 07LC): 04 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thích Quảng Đức, điểm cuối là đường Hoàng Văn Thái: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 225m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 7

2. Đoạn đường có điểm đầu là Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm cuối là đường Hòa Mỹ 7 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 8

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Khắc Nhu, điểm cuối là Kênh thoát nước: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 600m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 9

47

Page 48: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Trí 2, điểm cuối là đường Hòa Mỹ 9 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 10

VIII. ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM (Sơ đồ 08LC): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Thái, điểm cuối là Doanh trại quân đội: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 770m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1m (lề đất).

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀ SƠN 2

IX. KHU GIA ĐÌNH QUÂN NHÂN LỮ ĐÒA 532 (Sơ đồ 09LC): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 565m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 1

Khánh An là tên xứ đất trước đây, nay thuộc phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Khánh An 1, điểm cuối là đường Khánh An 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 375m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Như Xương, điểm cuối là đường Khánh An 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Như Xương, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 65m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Như Xương, điểm cuối là đường Khánh An 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.

48

Page 49: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁNH AN 5

X. KHU TĐC HÒA HIỆP MỞ RỘNG (Sơ đồ 10LC): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lương Bằng, điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 10

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đàm Thanh 10 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Đàm Thanh 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 11

XI. KHU TĐC HÒA HIỆP 3 (Sơ đồ 11LC): 06 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 680m; rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tên đường: HUỲNH DẠNG

HUỲNH DẠNG (1944-1965)

Ông quê ở phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Năm 20 tuổi, ông nhập ngũ và được phân công về công tác tại đơn vị R20 thuộc Tỉnh đội Quảng Đà (nay là Tiểu đoàn Bộ binh 1 Anh hùng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng).

Năm 1964, ông chỉ huy Tiểu đội cùng với Đại đội 1 Cơ động từ Xuyên Thành (Duy Xuyên) về phục kích địch tại thôn Văn Quật và bất ngờ đánh thẳng vào đội hình địch và loại khỏi vòng chiến đấu 1 Tiểu đoàn địch, thu nhiều vũ khí, bắt sống gần 200 tên.

Năm 1965, ông chỉ huy một Trung đội đánh vào Đại đội lính Mỹ được trang bị xe bọc thép M113 và tiêu diệt 87 tên địch, bắn cháy 6 máy bay, 2 xe M113.

Năm 1965, trong trận đánh đồn Gò Hà (xã Hòa Khương), ông chỉ huy một bộ phận thọc sâu đánh vào Ban chỉ huy Đại đội Mỹ. Trong lúc chỉ huy truy kích địch, ông đã bị trúng đạn vì vết thương quá nặng nên ông đã hy sinh. Chính câu nói của ông: “Mỹ trang bị hiện đại, nhưng Mỹ to dễ bắn trúng” càng khẳng định ý chí quyết tâm của toàn đơn vị: “Dám đánh Mỹ và nhất định thắng Mỹ”.

49

Page 50: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Ba và nhiều Bằng khen, Giấy khen khác.

Ông được truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2012.Tài liệu tham khảo:

- UBND quận Liên Chiểu cung cấp;

- Báo Đà Nẵng điện tử, Thứ 6, ngày 20-7-2012.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 580m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 1

Gia Tròn là tên xứ đất trước đây, nay thuộc Khu dân cư Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gia Tròn 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 2

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gia Tròn 1, điểm cuối là đường Gia Tròn 4 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 3

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 4

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIA TRÒN 5

XII. ĐƯỜNG VÀO KHU DU LỊCH SUỐI LƯƠNG (Sơ đồ 12LC): 01 đường.

50

Page 51: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Cừ, điểm cuối là đường Tránh phía Nam đèo Hải Vân – Túy Loan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 3.100m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: SUỐI LƯƠNG

Suối Lương là tên của một con suối ở phía Nam chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (khu vực này hiện đang rất phát triển về khu du lịch sinh thái).

D. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Có 10 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 02

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 01

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 07I. KHU ĐÔ THỊ NAM CẦU TRẦN THỊ LÝ (Sơ đồ 01NHS): 02

đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mỹ An 22, điểm cuối là đường An Dương Vương: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn một bên rộng 5m, một bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HOÀI THANH

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngũ Hành Sơn, điểm cuối là Khu dân cư: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 115m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 2m và có đoạn một bên rộng 1m, một bên rộng 2m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ AN 26

II. KHU DÂN CƯ SỐ 4 MỞ RỘNG VÀ KĐT MỚI NAM CẦU TIÊN SƠN (Sơ đồ 02NHS): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình Chiểu, điểm cuối là đường Nghiêm Xuân Yêm: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 290m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: K20

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình Chiểu, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 570m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN QUỲNH51

Page 52: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

XUÂN QUỲNH (1942 – 1988)Bà quê ở làng La Khê, xã Văn Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay

là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).Tháng 2 năm 1955, bà được tuyển vào đoàn Văn công nhân dân Trung

ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viena (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, bà học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, bà vào làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.

Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Từ năm 1978 đến lúc mất, bà làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Năm nay, giới văn nghệ và người đọc kỷ niệm 30 năm ngày mất của bà và chồng, nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn Lưu Quang Vũ.

Các tác phẩm chính của bà, gồm: Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, Nhà xuất bản Văn học, 1963); Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968); Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974); Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978); Sân ga chiều em đi (thơ, 1984); Tự hát (thơ, 1984); Hoa cỏ may (thơ, 1989); Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994); Hát với con tàu; Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung).

Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982); Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981); Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984); Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986); Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995); Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện).

Nhiều bài thơ của bà đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của bà.

Năm 2001, bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Ngày 30 tháng 3 năm 2017, bà được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.

Tài liệu tham khảo chính: - Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ

biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.

52

Page 53: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Hồ sơ phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật.III. KHU TĐC ĐÔNG HẢI -GIAI ĐOẠN 2 (Sơ đồ 03NHS): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Duy Trinh, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 240m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỎA SƠN 1

Hỏa Sơn là tên một trong năm ngọn núi thuộc Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Duy Trinh, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỎA SƠN 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hỏa Sơn 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 320m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỎA SƠN 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hỏa Sơn 3 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 130m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỎA SƠN 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hỏa Sơn 4, điểm cuối là đường Hỏa Sơn 2 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỎA SƠN 5

IV. KHU TĐC THU NHẬP THẤP ĐÔNG TRÀ (Sơ đồ 04NHS): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thức Tự, điểm cuối là đường Nguyễn Minh Châu: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 130m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG TRÀ 8

E. QUẬN SƠN TRÀ

Có 11 tuyến đường, gồm:53

Page 54: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 09- Đường đặt tiếp: 02I. ĐƯỜNG SAU TRUNG ĐOÀN 224 (Sơ đồ 01ST): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là Khu dân cư: Mặt đường có đoạn bằng bê tông nhựa và có đoạn là bê tông xi măng; chiều dài 330m; bề rộng có đoạn 5m và cũng có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1m và có đoạn không có vỉa hè.

- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 7

II. ĐƯỜNG TỪ LÊ HỮU TRÁC ĐẾN NGUYỄN VĂN THOẠI (Sơ đồ 02ST): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Hữu Trác, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 410m; bề rộng có đoạn 56,5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 0,5m và có đoạn rộng 1m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI ĐÔNG 1

An Hải Đông là một vùng đất thuộc làng An Hải, qua nhiều thời kỳ làng An Hải được chia làm hai phường là An Hải Bắc và An Hải Nam. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, An Hải Nam tiếp tục được thành hai phường An Hải Đông và An Hải Tây thuộc quận Sơn Trà.

Tài liệu tham khảo chính: UBND quận Sơn Trà cung cấp.

III. VỆT KHAI THÁC QUỸ ĐẤT ĐƯỜNG VÕ VĂN KIỆT (Sơ đồ 03ST): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mỹ Khê 5 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Đặng Vũ Hỷ: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: MỸ KHÊ 3

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối là đường Mỹ Khê 3: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 130m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 5

IV. KHU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NẠI HIÊN ĐÔNG (Sơ đồ 04ST): 01 đường.

54

Page 55: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Đức Thọ, điểm cuối là đường Nguyễn Hữu An: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGÔ THÌ HIỆU

V. KHU TĐC PHỤC VỤ GIẢI TỎA KCN THỌ QUANG (Sơ đồ 05ST): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Than, điểm cuối là đường Chu Huy Mân: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 420m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 9

VI. KHU ĐẤT TMDV PHÍA ĐÔNG NAM NÚT GIAO THÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG – NGÔ QUYỀN (Sơ đồ 06ST): 03 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối là đường Ngô Quyền: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 5,5m; vỉa hè một bên rộng 3m và một bên rộng 1m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 12

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Nhơn 12 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Dương Đình Nghệ: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 70m; rộng 5,5m; vỉa hè một bên rộng 3m và một bên rộng 1m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 14

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Đình Nghệ, điểm cuối là đường An Nhơn 1: Mặt đường có đoạn bê tông nhựa và có đoạn bê xi măng; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè một bên có đoạn rộng 3m và có đoạn không có vỉa hè.

- Đề nghị đặt tên đường: AN NHƠN 15

VII. KHU DÂN CƯ AN HÒA (Sơ đồ 07ST): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là Khu đất quy hoạch, điểm cuối là đường Đỗ Anh Hàn: Mặt đường bê tông nhựa; chiều dài 65m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI 22

VIII. KDC BẮC PHAN BÁ PHIẾN VÀ KDC THỌ QUANG MỞ RỘNG (Sơ đồ 08ST): 02 đường.

55

Page 56: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

1. Đoạn đường có điểm đầu là Khu dân cư, điểm cuối là đường Đinh Công Trứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: NAM THỌ 7

G. QUẬN THANH KHÊ

Có 01 tuyến đường:

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 01

I. KDC DỌC TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN CAO VÂN (Sơ đồ 01TK): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Cao Vân, điểm cuối là đường Kiệt 693B Trần Cao Vân: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 480m; bề rộng có đoạn rộng 7m và có đoạn rộng 4m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m và có đoạn rộng 2m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH TÂN

Thanh Tân là tên xứ đất trước đây, nay thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê.

Tài liệu tham khảo chính:

- UBND quận Thanh Khê cung cấp;

- Võ Văn Hòe, Địa danh thành phố Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng, 2011

H. HUYỆN HÒA VANG

Có 22 tuyến đường:- Danh nhân: 03- Địa danh của tỉnh, thành: 01- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 18I. KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ đồ 01HV – 1,2): 03 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Hùng, điểm cuối là đường Trần Tử Bình: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.970m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN HỒNG ÁNH

NGUYỄN HỒNG ÁNH (1951 -1970)

56

Page 57: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Anh hùng Nguyễn Hồng Ánh tức Nguyễn Nhàn sinh năm 1951, quê ở xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Khi hi sinh, ông là Đảng viên Đội biệt động 2, thành phố Đà Nẵng. Ông trưởng thành từ chiến sĩ lên đội trưởng đội biệt động. Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Từ năm 1968-1970, ông đã tham gia và chỉ huy hơn 27 trận đánh trên địa bàn thành phố, diệt nhiều tên địch, phần lớn là sĩ quan ác ôn Mỹ Ngụy, phá hủy 3 xe tăng quân sự. Khi mới gia nhập đội biệt động được 14 ngày anh được giao nhiệm vụ diệt tên thiếu tá mật vụ, ông đã đóng vai thợ sửa điện để vào nhà theo dõi nắm quy luật của hắn. Lợi dụng được lúc sơ hở, anh đã gài mìn vào xe riêng phá hủy xe diệt tên này vào ngày 22/6/1968. Sau thời gian theo dõi nắm quy luật của bọn sỹ quan cao cấp tụ tập ở số nhà 69 Hoàng Diệu anh đã mưu trí dũng cảm vượt qua các điểm canh gác của địch đặt mìn nổ chậm diệt nhiều tên Mỹ ngụy.

Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, ông còn xây dựng lực lượng, đã kết nạp được 14 biệt động là công nhân trong thành phố và xây dựng được 3 cơ sở, nhiều giao liên bí mật.

Năm 1970, ông bị bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn giữ khí tiết cho đến hơi thở cuối cùng.

Ông được tặng thưởng 02 Huân chương chiến công giải phóng hạng II, 02 Huân chương chiến công giải phóng hạng III.

Đến ngày 20/12/1994, Nguyễn Hồng Ánh (Nguyễn Nhàn) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính: UBND huyện Hòa Vang cung cấp.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Hùng, điểm cuối là đường Quốc lộ 1: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.370m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÕ THÀNH VỸ

VÕ THÀNH VỸ (1920 -1948)

Ông sinh năm 1920 tại Bàu Cầu, Hòa Châu, hy sinh ngày 25/5/1948.

57

Page 58: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Năm 1940, ông là công nhân hỏa xa, tham gia đấu tranh tăng lương, giảm giờ làm. Đến năm 1945, ông làm chủ nhiệm Việt Minh Đồng Thanh An. Sau khi Chi bộ xã Thanh Phong được thành lập vào Quý II năm 1946 được lấy mật danh là chi bộ Lê Hồng Phong, sáp nhập 2 xã Thanh Tân và Thanh Phong, thành lập xã mới lấy tên xã Hòa Tân. Võ Thành Vỹ được bầu làm Bí thư Chi bộ xã đầu tiên của Hòa Tân (cũ) nay là xã Hòa Châu. Cuối năm 1946, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, Huyện ủy và Ủy ban kháng chiến quyết định thành lập Ủy ban kháng chiến Bùi Thương với các xã: Hòa Tân, Thanh Xuân, Thanh Lương do Võ Thành Vỹ làm Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến.

Đến 25/5/1948, trong lúc đi công tác, hoạt động cơ sở tại Phong Nam, Hòa Châu, ông bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh tại cầu Dông, Phong Nam.

Tài liệu tham khảo: UBND huyện Hòa Vang cung cấp.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Huy Oánh, điểm cuối là đường Mẹ Thứ: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỒN ĐÌNH

Cồn Đình là xứ đất xưa của thôn Cẩm Nam (Hòa Châu), được hình thành từ bao đời nay; phía Đông giáp phường Hoà Xuân, phía Bắc giáp sông Cẩm Lệ và phường Khuê Trung, phía tây giáp thôn Bàu Cầu và phía nam giáp xã Hoà Phước.

Tài liệu tham khảo: UBND huyện Hòa Vang cung cấp.

II. KHU DÂN CƯ THUỘC XÃ HÒA PHONG (Sơ đồ 02HV):11 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường có đoạn bê tông nhựa và có đoạn bê tông xi măng; chiều dài 570m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ VĂN HOANLÊ VĂN HOAN (1758 – 1828)

58

Page 59: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Ông quê ở làng Cẩm Toại, nay thuộc xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. Ông xuất thân võ tướng, theo phò vua Quang Trung, được phong đến chức Đô đốc quản Doanh ngũ cơ tượng binh. Ông từng theo vua đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, làm nên chiến thắng vẻ vang xuân Kỷ Dậu 1789. Ông từng đem binh phá tan quân cướp biển Trảo Oa – Java tại bờ biển địa phận làng Tân An (tức Tân Thái, nay là phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Đến đời nhà Nguyễn vẫn lưu dụng ông và giao chức Quản tượng Chi chính Trưởng chi Khâm Sai cai cơ. Sau nhờ lập được nhiều chiến công dẹp Phiên Man, ông được thăng dần đến Thị nội Vệ úy, rồi được thăng Chưởng cơ trông coi ba cơ binh tượng. Đến đời vua Minh Mạng, ông có công dẹp giặc nổi loạn ở các xứ Tân Ninh, Trịnh Cao, Quỳ Hợp, Nghệ An. Do lập được nhiều chiến công, năm 1825, vua Minh Mạng xuống chiếu thăng Thự tượng quân Thống chế, quản Ngũ cơ tượng binh. Năm Minh Mạng thứ 9 – 1828, ông qua đời, được an táng tại quê nhà và được truy tặng hàm Tòng nhất phẩm, chức Đô thống chế Chưởng Phủ sự tượng binh.

Tài liệu tham khảo chính: - Hoàng Hương Việt, Thy Hảo Trương Duy Hy (sưu tầm và biên soạn) Đà

Nẵng, mảnh đất, con người, NXB Đà Nẵng, 2012.- Đại Nam liệt truyện, tập 2, NXB Thuận Hóa, 2006.- An Dy, Kỳ bí lăng mộ cổ: Mộ tướng thống lĩnh tượng binh qua 4 đời

vua, Báo Thanh Niên ngày 24/01/2016.2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quốc lộ 14B, điểm cuối là đường

Túy Loan 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 2.500m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: QUẢNG XƯƠNGQuảng Xương là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa,

là huyện kết nghĩa của Hòa Vang trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Sau thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ tháng 7/1954, đất nước ta lại rơi vào cảnh chia cắt hai miền Nam-Bắc. Để huy động sức mạnh tổng hợp hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Trung ương Đảng đã chỉ đạo các tỉnh thành miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh thành miền Nam. Ngày 12/3/1960, lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa-Quảng Nam đã được tổ chức tại Thanh Hóa, sau đó tháng 5/1960, lễ kết nghĩa giữa hai huyện Quảng Xương-Hòa Vang đã được tổ chức long trọng. Đã hơn nửa thế kỷ qua, mối tình kết nghĩa Quảng Xương-Hòa Vang nghĩa nặng tình sâu vẫn luôn bền chặt, góp phần đưa quê hương Quảng Xương- Hòa Vang tiến nhanh, tiến mạnh trong công cuộc đổi mới đất nước.

59

Page 60: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tài liệu tham khảo chính:“Quảng Xương - Hòa Vang thắm tình kết nghĩa”, NXB Thanh Hóa, 2013.

3. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu và điểm cuối là đường Quảng Xương (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 1Túy Loan là một trong những làng cổ thuộc địa phận xã Hòa Phong,

huyện Hòa Vang, được hình thành cách nay hơn 500 năm. Theo văn bia Ngũ tộc trong làng còn giữ được, tổ của làng là năm vị tiền hiền các họ Ðặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê vào năm 1470, theo chiếu của vua Lê Thánh Tông đi mở mang bờ cõi về phía Nam. Các vị chọn vùng đất có địa thế đẹp này để khai khẩn, lập làng, đặt tên làng là Thúy Loan (có nghĩa là ngọn núi cao màu xanh), về sau, nhân dân gọi chệch thành Túy Loan.

Tài liệu tham khảo chính: Đình làng Đà Nẵng, Hồ Tấn Tuấn, NXB Đà Nẵng, 2012.

4. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Túy Loan 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 25. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường

Túy Loan 5 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 170m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 36. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường

Túy Loan 3 (02 ên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 180m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 47. Đoạn đường có điểm đầu đường Quảng Xương, điểm cuối là đường

Túy Loan 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông xi măng; chiều dài 180m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 58. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường

Lê Văn Hoan (02 tên dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 140m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 6

60

Page 61: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương điểm cuối là đường Lê Văn Hoan (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 710. Đoạn đường có điểm đầu là đường Túy Loan 7, điểm cuối là đường

Túy Loan 9 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 811. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường

Lê Văn Hoan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TÚY LOAN 9V. KHU TĐC HÒA NHƠN (Sơ đồ 05HV): 08 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sơn, điểm cuối là đường Gò Lăng 8: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 300m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 1

Gò Lăng là một trong những địa danh có từ lâu đời trên địa bàn xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang). Từ thuở mới khai hoang, nơi đây là một cánh đồng rộng mênh mông với nhiều đồng trũng, đầm hồ sình lầy xen lẫn giữa các gò, đồi. Đặc điểm địa hình này được phản ánh rất rõ trong các địa danh lân cận như bàu Trai, bàu Séo, khe Ngang, Gò Ông Siêu, Cẩm Nhỏ, đồng Dông, đồng Mẫu...

Là vùng đất bán sơn địa, đồng ruộng thường nhỏ hẹp, bậc thang nằm xen giữa vùng đồi thấp (nên gọi là gò), vì thế ruộng ít phù sa, đất bị chua phèn, đất đồi rừng thì khô, sản xuất nông nghiệp không phát triển, dân làng thường xuyên phải đối mặt với sự thiếu hụt cái ăn, cái mặc. Dù thế, dân làng xứ Gò Lăng vẫn là những con người khí khái, hùng cường, trọng nghĩa và đặc biệt hiếu học, biết coi trọng và vun đúc đạo nghĩa, đạo lý, những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Hiện nay khu tái định cư Hòa Nhơn nằm toàn bộ trên cánh đồng này nên đặt tên các tuyến đường theo tên xứ đất là Gò Lăng.

Tài liệu tham khảo chính: UBND huyện Hòa Vang cung cấp.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sơn, điểm cuối là đường Gò Lăng 8 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 310m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

61

Page 62: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 2, điểm cuối là đường Gò Lăng 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 6, điểm cuối là đường Gò Lăng 7 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 50m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 3, điểm cuối là đường Gò Lăng 8 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 620m; mặt đường có đoạn rộng 5,5m và có đoạn 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là Khu vực quy hoạch, điểm cuối là đường Gò Lăng 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 650m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 6

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 4, điểm cuối là đường Gò Lăng 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 575m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 7

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Gò Lăng 2, điểm cuối là đường Gò Lăng 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 370m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: GÒ LĂNG 8

PHẦN II. ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. CÔNG TRÌNH CẦU

1. Cầu vào khu Đảo Nổi nối từ đường Thăng Long vào Đảo Nổi thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 55,8m, bề rộng 10,5m và bề rộng lề bộ hành hai bên 1,5m.

- Đề nghị đặt tên: CẦU ĐẢO NỔI

62

Page 63: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Đảo Nổi là tên của dự án thực hiện cho khu vực này, thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.

2. Cầu vượt Hòa Cầm nằm trên đường Quốc lộ 14B và Quốc lộ 1, thuộc phường Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 248,2m, bề rộng 21m và bề rộng lề bộ hành hai bên 2,5m.

- Đề nghị đặt tên: CẦU VƯỢT HÒA CẦM

Cầu vượt Hòa Cầm là tên của dự án thực hiện công trình cầu, thuộc phường Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

3. Cầu số 1 trên đường Minh Mạng nối dài, thuộc phường Khuê Mỹ và Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 177m, bề rộng 15m và lề bộ hành hai bên 2m.

- Đề nghị đặt tên: CẦU BỜ QUAN

Bờ Quan là tên một con đập ngăn mặn trên sông Cổ Cò, tiếp giáp các phường Hòa Quý, Hòa Hải và Khuê Mỹ, thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Đập này được xây dựng từ năm 1922, gắn đời sống, quá trình khai phá một vùng đất của người dân nhiều thế hệ. Nơi đây cũng là địa điểm, tuyến đường giao thông quan trọng, gắn với các hoạt động cách mạng của quân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ.

Đặt tên cầu theo tên di tích được vận dụng như cách đặt tên đường K20 và Thành Điện Hải.

4. Cầu giao nhau giữa các đường Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ và Hoàng Thị Loan – Trường Chinh, thuộc địa bàn các quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Cẩm Lệ; mặt cầu bê tông nhựa, chiều dài toàn cầu 800m, bề rộng 15m và lề bộ hành hai bên 1,5m.

- Đề nghị đặt tên: NÚT GIAO THÔNG NGÃ BA HUẾ

Ngã Ba Huế là tên gọi được hình thành vào đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, khi người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta, với việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường bộ Bắc – Nam, xây dựng tuyến đường sắt và xây dựng sân bay Đà Nẵng. Đây là cửa ngõ phía Tây Bắc của Đà Nẵng, dẫn vào con đường độc nhất đi Huế mà khi xưa tất cả phương tiện vào Nam hay ra Bắc đều buộc phải đi qua. Hiện nút giao thông này thuộc địa phận quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

PHẦN III. ĐIỀU CHỈNH ĐỔI TÊN VÀ ĐẶT TIẾP ĐOẠN CUỐI ĐƯỜNG HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA (Sơ đồ 05NHS).

63

Page 64: DỰ THẢO - Da Nangdocs.portal.danang.gov.vn/images/documents/Van ban dieu... · Web viewTại đây, ông được may mắn sống gần Bác Hồ và đã vẽ về Bác Hồ

Tại quận Ngũ Hành Sơn, đường Huyền Trân Công Chúa có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Trường Sa, gồm các đoạn: Đoạn thứ nhất dài 620 m; đoạn thứ hai dài 180 m; đoạn thứ 3 dài 60 m.

Do điều chỉnh quy hoạch các dự án, nay điều chỉnh như sau:a) Giữ nguyên đường Huyền Trân Công Chúa đoạn thứ nhất và đặt tiếp

tên đường Huyền Trân Công Chúa đối với đoạn đường chưa có tên, dài 180 m, từ cuối đoạn thứ nhất đến đường Trường Sa.

Tổng hợp, tuyến đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Trường Sa, dài 800m, có tên là Huyền Trân Công Chúa.

b) Đổi tên đường Huyền Trân Công Chúa trước đây tại đoạn thứ hai và kết hợp đoạn đường đoạn đường chưa có tên, dài 200 m, từ cuối đoạn thứ hai đến đường Non Nước.

Tổng hợp, tuyến đường có điểm đầu là đường Huyền Trân Công Chúa, điểm cuối là đường Non Nước, dài 380 m, đặt tên mới là Mộc Sơn 5.

d) Xóa tên Huyền Trân Công Chúa tại đoạn thứ ba vì không đủ điều kiện hạ tầng, trở thành kiệt.

64