cuc/nam 2014/du thao thong... · web viewnội dung bảo trì có thể bao gồm một, một...

73
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ____________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ___________________________________ Số: /2014/TT- BGTVT Hà Nội, ngày tháng năm 2014 DỰ THẢO THÔNG TƯ Hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn, đường dân sinh __________ Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP) Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2013/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ 1

Upload: others

Post on 21-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________________________

Số: /2014/TT-BGTVT Hà Nội, ngày tháng năm 2014

DỰ THẢO

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn, đường dân sinh

__________

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP) Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn, đường dân sinh.

1

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnha) Thông tư này hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông

nông thôn, đường dân sinh, bao gồm: quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường giao thông nông thôn, đường dân sinh và quản lý hành lang an toàn đường bộ.

b) Việc quản lý, vận hành khai thác các công trình cầu treo và cầu dầm, dàn, khung, vòm trên đường giao thông nông thôn, đường dân sinh thực hiện theo quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.

c) Việc quản lý, khai thác và bảo trì các loại đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ (gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng) được thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ và các quy định khác của pháp luật.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn, đường dân sinh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Đối với đường giao thông nông thôn, đường dân sinh được đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì bằng vốn ODA, vốn do tổ chức quốc tế tài trợ mà Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có các nội dung khác với Thông tư này, thì các nội dung khác được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường giao thông nông thôn, đường dân sinh (sau đây gọi chung là đường giao thông nông thôn và viết tắt là đường GTNT) nêu trong Thông tư này là bộ phận giao thông đường bộ ở các vùng nông thôn nối tiếp với mạng lưới đường bộ quốc gia (quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã), nhằm phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng, xóm, thôn, bản, ấp, buôn, sóc và các điểm dân cư tương đương.

2. Cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 32 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, bao gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam bao gồm cả các Cục Quản lý

2

đường bộ trực thuộc, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Chủ quản lý, sử dụng công trình đường GTNT (sau đây gọi tắt là Chủ quản lý đường GTNT) là cách gọi chung của tổ chức được Nhà nước giao tổ chức quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường GTNT thuộc sở hữu nhà nước; cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật đối với đường GTNT không thuộc sở hữu nhà nước.

4. Đơn vị trực tiếp quản lý, bảo dưỡng đường GTNT (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT) là tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc quản lý, bảo dưỡng đường GTNT. Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT gồm một trong các chủ thể sau:

- Chủ quản lý đường GTNT tự thực hiện;

- Cộng đồng nhân dân tự thực hiện hoặc được giao thực hiện.

- Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc tổ chức chính trị- xã hội tại địa phương tự nguyện thực hiện hoặc được giao thực hiện.

- Hợp tác xã, chính quyền địa phương (thôn, xóm, ấp, bản, tổ, đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp) thực hiện hoặc vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các cá nhân tự nguyện thực hiện, hoặc được Chủ quản lý đường GTNT thuê thực hiện.

- Tổ chức, cá nhân khác.

5. Bảo trì công trình đường GTNT là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường GTNT theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.

Nội dung bảo trì có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

6. Quy trình bảo trì là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình.

7. Kiểm tra kỹ thuật là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.

8. Quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.

3

9. Bảo dưỡng công trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.

10. Kiểm định chất lượng công trình là việc kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình.

11. Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình. Sửa chữa công trình đường GTNT bao gồm sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và sửa chữa khác.

Điều 3. Yêu cầu chung đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT

1. Đường GTNT đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định của Thông tư này.

2. Việc quản lý, khai thác, bảo trì đường GTNT phải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, an toàn cho công trình đường bộ, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

3. Đối với đường GTNT mới hoàn thành xây dựng phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng trước khi đưa vào vận hành khai thác, sử dụng.

4. Mọi tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm sau:

a) Tháo, lắp hoặc các hành vi phá hoại công trình, các hạng mục, bộ phận của đường GTNT;

b) Vi phạm hành lang an toàn đường GTNT;

c) Vi phạm tải trọng, tốc độ khi tham gia giao thông trên đường GTNT;

d) Vi phạm khổ giới hạn của đường GTNT;

đ) Tham gia giao thông trái với Quy tắc giao thông đường bộ, biển báo hiệu và các hướng dẫn sử dụng đường GTNT;

e) Sử dụng các bộ phận thuộc công trình đường GTNT, đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trái quy định;

4

g) Bàn giao đưa vào sử dụng đường GTNT mới đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, không bảo đảm an toàn giao thông;

h) Các hành vi vi phạm các quy định khác quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng và các quy định của pháp luật.

Điều 4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, khai thác bảo trì, bảo vệ đường GTNT

1. Chủ quản lý đường GTNT quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về việc quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và các quy định của pháp luật.

Chủ quản lý đường GTNT được ủy quyền, phân cấp, giao kế hoạch, ký kết hợp đồng để giao cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện làm Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT. Trong trường hợp này, Chủ quản lý đường GTNT vẫn phải chịu trách nhiệm về sự cố hay sự xuống cấp của đường GTNT trong thời gian khai thác.

2. Hướng dẫn xác định Chủ quản lý đường GTNT như sau:

a) Đối với đường GTNT thuộc sở hữu Nhà nước, căn cứ Điều 49 Luật Giao thông đường bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định Chủ quản lý đường GTNT cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Giao thông vận tải phù hợp với điều kiện địa phương, bảo đảm hiệu quả quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường GTNT trên địa bàn.

b) Đối với đường GTNT được đầu tư xây dựng toàn bộ bằng vốn và nguồn lực đóng góp của cộng đồng hoặc các nguồn vốn tài trợ của tư nhân, nhưng cộng đồng nhân dân không đủ điều kiện tổ chức thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan làm Chủ quản lý đường GTNT theo điểm a khoản 2 Điều này.

c)Trường hợp đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn: đóng góp của cộng đồng, Nhà nước hỗ trợ, tài trợ của tư nhân, các hình thức xã hội hóa thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất với cộng đồng, nhà tài trợ về việc giao Tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý đường GTNT để tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì.

d) Trong các trường hợp khẩn cấp, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể trưng dụng đường GTNT không thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng để phục vụ cho việc bảo đảm giao thông hoặc các nhiệm vụ đặc biệt khác thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng dụng có văn bản giao Tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác trong thời gian trưng dụng. Chủ quản lý sử

5

dụng đường GTNT thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì cho đến khi bàn giao công việc này cho Tổ chức được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Các khoản kinh phí phát sinh do trưng dụng đường GTNT thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng.

3. Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT chịu trách nhiệm theo phân cấp, ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng ký kết với Chủ quản lý đường GTNT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, tuần tra, kiểm tra và bảo dưỡng tuyến đường GTNT được giao theo đúng các văn bản nêu trên, quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Người tham gia giao thông trên đường GTNT có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại về tổ chức giao thông quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

5. Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải các tỉnh ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư này, phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với giao thông đường bộ, tổ chức giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, phòng chống bão, lụt, giải quyết sự cố công trình, quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vi phạm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ của các tuyến đường GTNT trên địa bàn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, các Nghị định về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật.

6. Thanh tra giao thông đường bộ thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vi phạm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, các Nghị định về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật.

7. Cảnh sát giao thông, các lực lượng Công an thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ trong điều khiển giao thông, quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và các quyền, nghĩa vụ khác theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, các Nghị định về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ, quy định của Bộ Công an và các quy định của pháp luật.

Chương II

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC GIAO THÔNG,

CẮM BIỂN BÁO TRÊN ĐƯỜNG GTNT6

Điều 5. Tổ chức giao thông trên hệ thống đường GTNT

1. Việc tổ chức giao thông hệ thống đường bộ trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ, hoặc phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên hệ thống đường GTNT thuộc phạm vi quản lý.

Khi lập phương án tổ chức giao thông phải căn cứ vào thực trạng hệ thống đường trên địa bàn để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và phù hợp với chất lượng và khả năng thông xe của hệ thống đường trong địa bàn.

2. Nội dung tổ chức giao thông bao gồm:

a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến cho người và phương tiện tham gia giao thông;

b) Quy định thời gian đi lại (nếu cần);

c) Quy định các đoạn đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, đường cấm (nếu có);

d) Lắp đặt biển hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.

đ) Thông báo khi có sự thay đổi về phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

3. Người, phương tiện tham gia giao thông trên đường GTNT phải chấp hành các quy định sau:

a) Quy tắc giao thông đường bộ và các quy định của Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết Luật Giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Tham gia giao thông trên đường GTNT theo đúng tải trọng, tốc độ, khoảng cách xe (nếu có quy định), mật độ người đi trên một đơn vị diện tích hoặc theo khoảng cách chiều dài, khổ giới hạn (nếu có quy định), chiều đi và làn đường được đi theo quy định của các biển báo hiệu về tải trọng, tốc độ, khổ giới hạn, khoảng cách, mật độ tham gia giao thông và các nội dung khác theo biển báo hiệu.

c) Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm.

4. Chủ quản lý đường GTNT, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều này; tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân hiểu và chấp hành các quy định khi tham gia giao thông và công tác quản lý, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng

7

đường GTNT.

5. Đối với cầu phao, hoặc công trình đặc thù trên đường GTNT có thiết kế, tổ chức giao thông phức tạp (gọi chung là công trình đặc thù trên đường GTNT), trước khi đưa công trình vào khai thác, Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng phối hợp với Nhà thầu thi công xây dựng, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT thí điểm tổ chức giao thông theo sơ đồ và tải trọng thiết kế để hướng dẫn cho cộng đồng, người tham gia giao thông hiểu và chấp hành về tổ chức giao thông, tải trọng, tốc độ, khoảng cách, mật độ giao thông, khổ giới hạn và các quy định khác khi đi trên cầu phao và công trình đặc thù.

Điều 6. Biển báo hiệu trên đường GTNT

1. Việc cắm biển báo hiệu đường bộ các tuyến đường GTNT cấp VI trở lên (cấp đường theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054-2005) phải tuân thủ QCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012.

2. Các tuyến đường GTNT có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn đường cấp VI và các tuyến đường GTNT có vận tốc khai thác nhỏ hơn 15 Km/giờ, các vị trí cần cắm tạm dừng khai thác do nguy hiểm thì được phép cắm biển báo theo quy định sau:

a) Kích thước biển báo, kích thước chữ viết, đường viền xung quanh biển báo và hình vẽ trên biển báo đường GTNT bằng 0,7 – 1,0 lần kích thước quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT. Kích thước cột biển báo, cọc tiêu thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT.

b) Màu sắc, mục đích, vị trí phải đặt biển báo, và các nội dung khác tuân thủ Quy chuẩn QCVN41:2012/BGTVT.

Điều 7. Các công trình trên đường GTNT phải cắm biển báo hiệu

Trên đường GTNT các công trình sau phải tổ chức cắm biển báo hiệu:

1. Phần đường, cắm các biển báo hiệu quy định tốc độ, tải trọng, khổ giới hạn cho phép và các loại phương tiện được phép tham gia giao thông, các loại phương tiện không được phép tham gia trên đường GTNT và cắm các biển báo hiệu cần thiết khác.

Tại những khu dân cư tập trung phải cắm biển báo quy định chiều cao tối thiểu của đường dây tải điện, cáp viễn thông và các loại đường dây khác phía trên đường GTNT để phòng ngừa các trường hợp mất an toàn do phóng điện hoặc phương tiện va quệt đứt dây và mất an toàn.

2. Các công trình trên đường GTNT cắm các biển báo hiệu sau:

a) Đoạn đường ngầm, đường tràn chỉ được khai thác khi nước có vận tốc và chiều sâu ngập nước không quá thiết kế và bảo đảm an toàn giao thông. Trong trường hợp

8

này phải cắm cột thủy chí đánh dấu mức nước, cắm biển báo hiệu cảnh báo chiều sâu ngập nước, cắm cọc tiêu hai bên để giới hạn phần dành cho giao thông và các loại biển cần thiết khác.

b) Đối với cầu phao cắm các biển báo hiệu:

- Tên cầu, chiều dài cầu, tải trọng, tốc độ cho phép đi trên cầu phao, khoảng cách người và xe tham gia giao thông trên cầu phao, trình tự lên xuống cầu phao, biển hướng dẫn tổ chức giao thông qua cầu phao, những điều nghiêm cấm khi tham gia giao thông qua cầu phao; hướng dẫn sử dụng phao cứu sinh;

- Cột thủy trí đánh dấu mực nước, vận tốc nước cho phép sử dụng cầu phao, và không được phép sử dụng cầu phao;

- Biển cấm các phương tiện qua cầu phao (nếu có quy định);

- Trường hợp thiết kế hoặc chỉ đủ điều kiện giao thông 01 chiều thì phải cắm biển cấm đi ngược chiều, cấm tránh, vượt trên cầu phao.

c) Khi cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông, ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải cắm các biển báo hiệu đường bộ khác.

3. Các trường hợp phải cắm biển tạm dừng khai thác, lập rào chắn tạm và lập chốt tổ chức bảo vệ cấm đường để bảo đảm an toàn giao thông:

a) Đường bị sạt lở, cầu, cống và các công trình khác trên đường GTNT bị hư hỏng, ngập lụt và các tình huống khác tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông;

b) Đường tràn, đường ngầm bị lũ, nước dâng cao, chảy xiết vượt quá quy định được phép tổ chức giao thông.

c) Cầu phao bị hư hỏng không bảo đảm an toàn; có tàu, thuyền, bè, mảng, cây trôi mắc vào cầu phao làm ảnh hưởng đến an toàn khi khai thác cầu phao.

d) Các trường hợp nguy hiểm khác.

4. Khi phải tạm dừng khai thác theo quy định tại khoản 3 Điều này, phải tổ chức phân luồng, phân tuyến cho người, phương tiện tham gia giao thông vào các tuyến đường khác theo quy định tại Điều 37 Luật Giao thông đường bộ và Điều 5 Thông tư này để đảm bảo giao thông qua khu vực, địa bàn được an toàn, thông suốt.

5. Ngoài các biển báo hiệu phải cắm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, nếu thấy cần thiết Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan quản lý đường bộ, Chủ sở quản lý sử dụng đường GTNT, Chủ đầu tư xây dựng đường GTNT tổ chức cắm các biển báo hiệu đường bộ khác để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

6. Lộ trình thực hiện cắm các biển báo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này như sau:

9

a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các dự án xây dựng đường GTNT phải cắm đủ các loại biển báo hiệu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

b) Các tuyến đường GTNT đã đưa vào khai thác trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc cắm các loại biển báo hiệu theo lộ trình sau:

- Trường hợp đủ điều kiện thì cắm biển báo đầy đủ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

- Khi chưa đủ điều kiện, cho phép cắm biển báo tạm quy định các nội dung tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Trong vòng 3 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải cắm đủ các loại biển báo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

7. Trường hợp đường GTNT thiết kế theo Tiêu chuẩn 22TCN 210-92 thì tham khảo Phụ lục số 1 để cắm biển báo hiệu.

Chương III

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT

Mục 1

LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ SỬ DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT

Điều 8. Các công trình trên đường GTNT phải lập quy trình quản lý, khai thác và bảo trì riêng

1. Đường GTNT và các công trình trên đường GTNT phải có quy trình bảo trì theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và quy trình quản lý, khai thác, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Khuyến khích việc lập quy trình bảo trì chung với quy trình quản lý, khai thác đường GTNT.

2. Không bắt buộc lập quy trình quản lý, khai thác và bảo trì riêng cho từng công trình tạm, công trình, hạng mục công trình đã có quy trình hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Khi sử dụng quy trình, hoặc tiêu chuẩn quản lý, khai thác và bảo trì đã được ban hành, Chủ đầu tư các dự án xây dựng đường GTNT mới, Chủ quản lý đường GTNT đang khai thác phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết để phù hợp với việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường GTNT do mình quản lý.

10

3. Trong thời gian các tuyến đường GTNT chưa có quy trình quản lý, khai thác và bảo trì riêng theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và quy định của Thông tư này, việc bảo trì các hạng mục công trình nền đường, mặt đường, lề đường, rãnh thoát nước, biển báo hiệu đường GTNT và các hạng mục công trình khác trên đường GTNT thực hiện theo quy định từ Điều 12 đến Điều 23 Thông tư này.

4. Việc quản lý, khai thác và bảo trì các công trình không yêu cầu có quy trình riêng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

5. Đối với các công trình đã có quy trình quản lý, khai thác và bảo trì trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì ngoài việc thực hiện theo quy trình quản lý, khai thác và bảo trì của công trình, còn phải thực hiện theo quy định của Thông tư này. Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung các nội dung có liên quan để tăng cường an toàn cho việc khai thác đường GTNT do mình quản lý.

6. Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì được in trên giấy có chữ ký và đóng dấu của đại diện theo pháp luật của tổ chức lập quy trình, đóng dấu xác nhận của cơ quan phê duyệt quy trình. Ngoài quy định thể hiện bằng văn bản có dấu, quy trình có thể được ghi trên thiết bị điện tử, kèm theo các ảnh, video minh họa, hướng dẫn.

Điều 9. Nội dung quy trình quản lý, khai thác, bảo trì đường GTNT

Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì bao gồm các nội dung sau:

1. Giới thiệu về công trình, hạng mục công trình nêu trong Quy trình;

a) Tên công trình;

b) Vị trí công trình;

c) Thời gian khởi công, thời gian xây dựng và thời gian hoàn thành công trình;

d) Loại công trình, cấp công trình;

đ) Quy mô công trình; kết cấu công trình, kính thước công trình, năng lực thông xe, tải trọng, vận tốc và các công năng chính của công trình;

e) Các đặc điểm chính của công trình;

g) Các nội dung cần thiết khác.

2. Cơ sở pháp lý của Quy trình

a) Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT, bao gồm: Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, Thông tư của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công an ban hành liên quan và văn bản quy phạm pháp luật khác có

11

liên quan.

b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật viện dẫn để quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT. Trong phần này bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để thiết kế công trình, vật liệu chính sử dụng xây dựng công trình, tiêu chuẩn thiết kế cầu, cống và các công trình khác trên đường.

c) Hồ sơ tài liệu về công trình trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Các tài liệu này không đóng chung với Quy trình quản lý, vận hành khai thác nhưng là một bộ phận của quy trình.

d) Các tài liệu tham khảo, tài liệu được viện dẫn, kể cả quy trình của các công trình khác được tham khảo, vận dụng khi lập Quy trình cho công trình này.

đ) Các tài liệu khác, bao gồm các bảng biểu, phụ lục, mẫu biểu, băng ghi hình, ảnh và tài liệu hướng dẫn công tác quản lý, vận hành khai thác.

e) Các nội dung cần thiết khác.

3. Các công việc phải thực hiện kể từ khi tiếp nhận đường GTNT đưa vào khai thác sử dụng

a) Tiếp nhận đường xây dựng xong đưa vào khai thác sử dụng;

b) Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường GTNT;

c) Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, khai thác đường GTNT;

d) Tổ chức giao thông quy định tại Chương II Thông tư này;

đ) Lập kế hoạch bảo trì đường GTNT.

e) Tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT;

g) Quan trắc công trình trên đường GTNT;

h) Bảo dưỡng các hạng mục công trình trên đường GTNT;

i) Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT;

k) Sửa chữa định kỳ, sửa chữa khắc phục các hư hỏng trên đường GTNT;

l) Kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì đường GTNT;

m) Xử lý đối với công trình trên đường GTNT đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

n) Xử lý đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế có nhu cầu tiếp tục khai thác phục vụ giao thông; Xử lý sự cố công trình;

12

r) Quản lý chất lượng công việc bảo trì đường GTNT;

4. Ngoài các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tùy thuộc quy mô, tính chất, đặc điểm của từng công trình trên đường GTNT còn có các quy định khác để nâng cao chất lượng đường GTNT.

Điều 10. Tổ chức lập, phê duyệt và điều chỉnh quy trình quản lý, khai thác, bảo trì

1. Đối với công trình đường GTNT được xây dựng mới, Chủ đầu tư có trách nhiệm giao tư vấn thiết kế, tư vấn khác hoặc tự mình thực hiện (nếu đủ năng lực kinh nghiệm) để tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, khai thác và bảo trì và bàn giao cho Chủ quản lý đường GTNT trước khi đưa công trình vào khai thác.

Trường hợp Chủ quản lý đường GTNT đồng thời là chủ đầu tư thì Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trên.

2. Đối với đường GTNT đã đưa vào khai thác nhưng chưa có quy trình riêng, thực hiện theo các bước sau:

a) Chủ quản lý đường GTNT lập kế hoạch xây dựng quy trình quản lý, khai thác và bảo trì báo cáo Cơ quan cấp trên đối với trường hợp thuộc sở hữu Nhà nước, báo cáo Chủ sở hữu công trình (đối với các trường hợp đường thuộc sở hữu của tư nhân, cộng đồng) phê duyệt kế hoạch xây dựng quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình và bố trí vốn thực hiện.

Trường hợp Chủ quản lý đường GTNT đồng thời là chủ sở hữu công trình thì Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trên.

b) Chủ quản lý đường GTNT tự thực hiện lập quy trình nếu đủ năng lực, kinh nghiệm hoặc thuê tư vấn đủ năng lực lập quy trình, sau đó trình người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thẩm định, phê duyệt quy trình.

c) Trong quá trình thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì nếu thấy cần điều chỉnh, bổ sung quy trình, Chủ quản lý đường GTNT tổ chức điều chỉnh, bổ sung quy trình và trình duyệt như quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Trực tiếp thực hiện các quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này trong trường hợp được giao làm Chủ đầu tư, Chủ quản lý đường GTNT;

b) Tổng hợp các đường GTNT trên địa bàn chưa có quy trình quản lý, khai thác và bảo trì, những khó khăn vướng mắc đối với việc lập quy trình quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Kiểm tra, đôn đốc việc lập quy trình quản lý, khai thác và bảo trì đối với các

13

đường GTNT do cộng đồng là Chủ quản lý đường GTNT.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a) Trực tiếp thực hiện các quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này trong trường hợp được giao làm Chủ đầu tư, Chủ quản lý đường GTNT;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện khoản 3 Điều này;

c) Tổng hợp các đường GTNT trên địa bàn chưa có quy trình quản lý, khai thác và bảo trì, những khó khăn vướng mắc đối với việc lập quy trình quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT trên địa bàn; báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí và các hỗ trợ khác trong lập, duyệt quy trình quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT trên địa bàn.

5. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với việc lập, thẩm định, phê duyệt và sử dụng Quy trình để quản lý, khai thác, bảo trì và tổ chức giao thông trên các đường GTNT thuộc địa bàn; định kỳ, đột xuất kiểm tra việc thực hiện quy trình;

b) Kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện khoản 4 Điều này.

c) Trường hợp cần thiết xây dựng bổ sung các quy định để phù hợp với đặc điểm đường GTNT địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện.

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều 11. Sử dụng quy trình để quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT

1. Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì sau khi được ban hành là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT.

Khi kết thúc việc sửa chữa lớn, sửa chữa đột xuất, xử lý sự cố, thay thế kết cấu chịu lực (nếu có) hoặc khi thấy cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung quy trình để phù hợp với quy mô, tính chất công trình sau khi sửa chữa. Trình tự thủ tục sửa đổi, bổ sung quy trình theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

2. Đối với công trình không phải lập quy trình quản lý, khai thác và bảo trì riêng thì việc quản lý, khai thác và bảo trì thực hiện theo các quy định sau:

a) Sử dụng Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 07:2013/TCĐBVN - Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ (gọi tắt là Tiêu chuẩn bảo dưỡng đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1682/QĐ-TCĐBVN ngày 07/10/2013 và quy định của Thông tư này để quản lý, bảo dưỡng đường GTNT cho đến khi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Tiêu chuẩn bảo dưỡng mới thay thế.

14

b) Khi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Chủ quản lý đường GTNT, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với quy mô, tính chất, cấu tạo, tuổi thọ, điều kiện tự nhiên, điều kiện khai thác cụ thể của tuyến đường GTNT thuộc phạm vi quản lý.

Mục 2

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ

BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT KHÔNG CÓ QUY TRÌNH RIÊNG

Điều 12. Tiếp nhận đường xây dựng xong đưa vào khai thác sử dụng

1. Trước khi đưa đường GTNT vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải hoàn thành các công việc sau:

a) Hoàn thành các thủ tục về quản lý dự án đầu tư xây dựng; các thủ tục về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD) và quy định của pháp luật.

Trường hợp có quy định về thử tải, kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, vận hành thử thì phải hoàn thành các công việc này trước khi bàn giao.

Hoàn thành các quy định của pháp luật về đánh giá, cam kết bảo vệ môi trường, hoàn thành thủ tục cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, an toàn phòng chống cháy nổ nếu có yêu cầu.

b) Lắp dựng biển báo hiệu đường bộ và hoàn thành tổ chức giao thông theo quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này.

c) Bàn giao cho Chủ quản lý đường GTNT các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định này.

d) Đối với các công trình cầu phao trên đường GTNT, ngoài các quy định trên còn phải in, phát hành tài liệu, tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng nhân dân, cơ quan, tổ chức, trường học trong khu vực về tải trọng, tốc độ, khổ giới hạn cho phép, các phương tiện được phép qua cầu phao và các nội dung khác về vận hành khai thác cầu phao; các hành vi bị cấm.

2. Khi tổ chức bàn giao, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, Chủ quản lý đường GTNT tiến hành kiểm tra, rà soát các nội dung sau:

a) Kiểm tra các hạng mục công trình nền, mặt đường, cống, rãnh thoát nước,

15

tường kè và các công trình khác (nếu có). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế và quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP mới được bàn giao.

b) Kiểm tra hệ thống biển báo hiệu, tổ chức giao thông theo quy định tại các Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này. Trường hợp chưa đảm bảo quy định phải hoàn thành khắc phục mới được bàn giao.

3. Sau khi đã hoàn thành các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các bên lập biên bản bàn giao. Thành phần ký biên bản bàn giao đưa vào khai thác, bao gồm:

a) Các thành phần bắt buộc, bao gồm đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của các tổ chức sau:

- Chủ đầu tư;

- Nhà thầu thi công xây dựng;

- Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng;

- Chủ quản lý đường GTNT;

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Đại diện cho chính quyền thôn, xóm, làng, bản, ấp, hoặc đại diện cộng đồng nhân dân trong khu vực.

b) Ngoài các thành phần quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, chủ đầu tư có thể mời đại diện các tổ chức sau tham gia và ký biên bản bàn giao:

- Tổ chức tư vấn thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng ;

- Tư vấn kiểm định, thử tải (nếu có);

- Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT;

- Các thành phần khác, nếu thấy cần thiết.

4. Trong thời gian bảo hành đường GTNT, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết, thay thế bộ phận, hạng mục bị hư hỏng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 13. Phạm vi quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường GTNT

1. Đường (kể cả đoạn đường ngầm, đường tràn nếu có), bao gồm các hạng mục công trình sau: Nền, móng và mặt đường; lề đường và các hạng mục khác thuộc nền đường;

2. Cầu phao, bến phà trên đoạn đường;16

3. Cống, rãnh và các hạng mục công trình thoát nước;

4. Các biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu, cột Km, cột H, cột thủy trí (đối với ngầm, tràn hoặc đoạn đường thường bị ngập nước); đảo giao thông, dải phân cách và các bộ phận, hạng mục công trình khác;

5. Kè, tường chắn và các hạng mục công trình bảo vệ đường;

6. Phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP bao gồm:

a) Đất của đường bộ, bao gồm các phần sau:

- Phần đất trên đó công trình GTNT được xây dựng (phần đất ở khoảng giữa mép ngoài cùng bên trái và bên phải tuyến đường);

- Phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường GTNT. Phần đất này có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài của công trình đường bộ (mép ngoài cùng của chân, hoặc đỉnh ta luy nền đường; mép ngoài cùng của rãnh dọc nếu đoạn đó không có ta luy) ra mỗi bên. Chiều rộng phần đất để bảo trì, bảo vệ được quy định cụ thể tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

b) Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ công trình đường bộ. Chiều rộng phần đất để bảo trì, bảo vệ được quy định cụ thể tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

(Hướng dẫn xác định đất dành để quản lý, bảo trì bảo vệ đường bộ và hành lang an toàn đường bộ xem Phụ lục 2 kèm theo)

Điều 14. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, khai thác đường GTNT

1. Trước khi đưa đường GTNT vào khai thác không ít hơn 10 ngày, Chủ đầu tư phải bàn giao cho Chủ quản lý đường GTNT các hồ sơ tài liệu sau:

a) Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, hồ sơ cọc mốc bồi thường giải phóng hết mặt bằng thực tế, mốc hành lang an toàn đường bộ, các tài liệu có liên quan tới việc quản lý, bảo trì công trình;

d) Danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc chưa sử dụng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cầu (nếu có) và nội dung khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư số 10/2013/TT-BXD;

đ) Hồ sơ tài liệu thẩm tra an toàn giao thông (nếu có).

2. Trong quá trình quản lý, khai thác và bảo trì, Chủ quản lý đường GTNT, Đơn

17

vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT có trách nhiệm lập các hồ sơ tài liệu sau:

a) Ghi nhật ký tuần đường;

b) Lập hồ sơ lý lịch cầu phao trên đường;

c) Các hồ sơ tài liệu biên bản, văn bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng công trình trên đường;

d) Hồ sơ tài liệu liên quan đến sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất cầu; kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng, thử tải nếu có;

đ) Văn bản, biên bản xử lý các hành vi vi phạm đối với đường GTNT, hành lang an toàn đường GTNT;

e) Các văn bản liên quan đến an toàn giao thông, xử lý sự cố công trình, thủ tục kéo dài thời hạn khai thác đối với công trình hết tuổi thọ;

g) Số liệu đếm xe (nếu có), các văn bản khác có liên quan trong giai đoạn quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT;

h) Đăng ký lại đường GTNT khi kết thúc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc các trường hợp làm thay đổi quy mô, chiều rộng, chiều dài hoặc bổ sung công trình nhân tại trên đường.

i) Cập nhật những công trình mới xây dựng dọc tuyến đường vào hồ sơ quản lý; cập nhật tình hình giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, những công trình vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ được phép tồn tại và không được phép tồn tại.

3. Hồ sơ, văn bản, tài liệu (sau đây gọi chung là tài liệu) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là các tài liệu phục vụ cho việc quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT.

Các tài liệu quy định trên được lưu trữ và bảo quản như sau:

a) Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ bản chính và bản chụp các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ bản chính, bản chụp các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này (riêng nhật ký tuần đường chỉ lập 1 bản và do Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT quản lý, lưu trữ).

4. Các tổ chức ban hành văn bản, tài liệu liên quan đến công tác quản lý, khai thác và bảo trì gửi có trách nhiệm đến các tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này để phục vụ cho quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT.

5. Thời gian lưu trữ hồ sơ quản lý đường GTNT theo quy định của pháp luật về

18

lưu trữ, nhưng không ít hơn thời hạn quản lý, khai thác và tuổi thọ đường GTNT.

Điều 15. Lập kế hoạch bảo trì đường GTNT

1. Kế hoạch bảo trì đường GTNT được lập hằng năm trên cơ sở quy trình bảo trì, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng bảo trì công trình, hạng mục công trình trên đường GTNT, hiện trạng công trình.

Kế hoạch bảo trì bao gồm các nội dung sau:

a) Tên công việc thực hiện:

- Quản lý (bao gồm cả công tác tuần tra đường), bảo dưỡng đường GTNT;

- Sửa chữa đường GTNT;

- Kiểm tra kỹ thuật đường GTNT;

- Quan trắc, kiểm định chất lượng đường GTNT (nếu có);

- Các công việc khác cần thiết phải thực hiện.

b) Thời gian thực hiện các công việc.

c) Phương thức thực hiện (quy định những công việc Chủ quản lý đường GTNT tự thực hiện, hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện và các nội dung liên quan).

d) Chi phí thực hiện các công việc.

2. Trách nhiệm tổ chức lập và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì đường GTNT tùy thuộc các nguồn vốn và được thực hiện như sau:

a) Khi sử dụng các nguồn vốn ngân sách địa phương (vốn ngân sách địa phương, Quỹ bảo trì địa phương, vốn khác có nguồn gốc ngân sách) thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách, các quy định của Nhà nước về Quỹ bảo trì đường bộ, quy định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

b) Khi sử dụng vốn tư nhân, vốn do nhân dân đóng góp, thì Chủ quản lý đường GTNT tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì.

c) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân là đồng chủ sở hữu đường GTNT hoặc sử dụng đồng thời các nguồn vốn Nhà nước, Tư nhân để quản lý, bảo trì đường GTNT thì các chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thỏa thuận thống nhất việc phê duyệt kế hoạch bảo trì.

3. Đối với đường GTNT do cộng đồng làm chủ sở hữu nhưng không có kinh phí thực hiện quản lý và bảo trì, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hỗ trợ hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí sửa

19

chữa những hạng mục cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông. Trường hợp này việc lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì thực hiện như đối với vốn Ngân sách quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Người có thẩm quyền duyệt kế hoạch bảo trì quyết định hoặc ủy quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì.

5. Trình tự thủ tục thực hiện sửa chữa đường GTNT sử dụng vốn ngân sách được thực hiện như sau:

a) Trường hợp sửa chữa có chi phí dưới 500 triệu thì không phải lập thành dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, nhưng phải có kế hoạch sửa chữa được duyệt với các nội dung sau:

- Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế;

- Lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế;

- Khối lượng công việc;

- Dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

b) Trường hợp sửa chữa có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì phải tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

5. Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại khoản 5 Điều này.

Điều 16. Tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT

1. Công tác tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT nhằm phát hiện các hư hỏng nhỏ có thể sửa chữa khắc phục ngay; có biện pháp thông báo, xử lý để bảo đảm an toàn đối với các hư hỏng vừa và hư hởng lớn; ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm đối với công trình, hạng mục công trình đường GTNT, các vi phạm đối với phần đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

2. Công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng đường GTNT do Chủ quản lý đường GTNT tổ chức thực hiện thông qua các hình thức sau:

a) Trực tiếp thực hiện;

b) Ký kết hợp đồng giao Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT thực hiện một 20

phần công tác tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT.

Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT chịu trách nhiệm thực hiện việc tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng đường GTNT theo quy định của hợp đồng hoặc văn bản giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ quản lý đường GTNT khi thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng hoặc văn bản giao nhiệm vụ gây hậu quả đối với an toàn giao thông, an toàn công trình.

Trong trường hợp này, Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm giám sát, kiểm tra Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT thực hiện theo hợp đồng hoặc văn bản giao nhiệm vụ; liên đới chịu trách nhiệm nếu Đơn vị quản lý bảo dưỡng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng của đường GTNT gây tai nạn và hậu quả trong quá trình quản lý khai thác.

c) Đối với trường hợp quản lý, khai thác, bảo trì bằng vốn đóng góp của cộng đồng nhân dân và không đủ điều kiện lựa chọn Doanh nghiệp, Tổ chức chuyên nghiệp (có tư cách pháp nhân và có đăng ký hoạt động quản lý, sửa chữa đường) để tuần tra, theo dõi quản lý đường GTNT, thì cộng đồng tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ quản lý đường GTNT.

Trong trường hợp trên Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng đường GTNT.

3. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT bao gồm:

a) Phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm sau:

- Đào, khoan, tháo dỡ, đục phá nền đường, lề đường, mặt đường, cống, rãnh thoát nước, biển báo hiệu đường bộ và các công trình khác trên đường GTNT;

- Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ; Xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

- Để rác, vật liệu xây dựng, vật tư, nông sản, hàng hóa và các vật khác vào phạm vi lòng, lề đường, cống rãnh thoát nước, gây cản trở và mất an toàn giao thông;

- Các hành vi che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường, che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền của tổ chức, cá nhân thực hiện tuần đường thì tổ chức, cá nhân báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Lực lượng công an để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

21

b) Phát hiện, sửa chữa nhỏ các hư hỏng, khuyết tật của nền, mặt đường để bảo đảm an toàn giao thông. Công tác sửa chữa này là một phần của hoạt động bảo dưỡng. Nội dung chủ yếu bao gồm:

- Kiểm tra mặt đường; sửa chữa những vị trí mặt đường bị sình lún, ổ gà để bảo đảm mặt đường bằng phẳng, có dốc ngang thoát nước. Vật liệu dùng sửa chữa phụ thuộc vào kết cấu mặt đường hiện tại và khả năng thanh toán của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT, trường hợp khó khăn về kinh phí được phép sử dụng đá thải, cấp phối sỏi, suối, cấp phối đồi, đất trộn vôi, xi măng để sửa chữa tạm.

- Kiểm tra, đắp lại vị trí nền, lề đường bị lún, xói lở; hót dọn đất đá sạt lở trên đường;

c) Đối với cống, rãnh thoát nước: Khơi lại các vị trí cống, rãnh bị tắc nước để bảo vệ đường. Khôi phục hoặc đắp lại các vị trí rãnh bị vỡ để nước chảy vào hệ thống tiêu thoát nước. Vật liệu khôi phục phụ thuộc kết cấu cống, rãnh hiện có và khả năng thanh toán của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT. Trường hợp khó khăn về kinh phí được phép dùng đất dính để đắp khôi phục tạm để ngăn ngừa nước chảy tràn ra đường và các công trình khác ảnh hưởng tới an toàn giao thông, phá hoại công trình, ảnh hưởng tới môi trường.

d) Đối với đường ngầm đường tràn, việc tuần tra để đánh giá tình trạng hệ thống các công trình an toàn, các cọc tiêu và biển báo hiệu. Trường hợp nghiêng, đổ thì phải dựng lại. Khi gặp lũ phải kiểm tra xác định mực nước và vận tốc nước chảy qua ngầm tràn trong giới hạn an toàn thì tiếp tục cho phép giao thông, trường hợp mức nước ngập sâu, tốc độ nước chảy quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thì phải cắm biển tạm dừng khai thác và tổ chức phân luồng giao thông lại.

c) Đối với cầu phao:

- Kiểm tra tình trạng và sửa chữa nhỏ các khiếm khuyết hư hỏng nền, mặt đường đầu cầu phao tương tự như đối với nền mặt đường. Đối với phần thường xuyên ngập nước phải sử dụng vật liệu thích hợp, không được sử dụng đất, đất gia cố, cát và các loại vật liệu bị phá hủy khi ngập nước.

- Kiểm tra trình trạng an toàn của hệ thống lan can, tay vịn, gờ chắn bánh xe; nắn sửa lan can tay vịn, gờ chắn bánh cong vênh, xô lệch; xiết lại các bu lông lỏng ở lan can tay vịn, gờ chắn bánh trên cầu phao;

- Kiểm tra tình trạng khiếm khuyết, hư hỏng phát sinh (nếu có) của phao;

- Kiểm tra sự làm việc của dầm cầu, mối nối liên kết với các phao; kiểm tra tình trạng mặt cầu phao và vệ sinh sạch sẽ;

- Kiểm tra, nắn sửa cột thủy trí, cọc tiêu hai đầu cầu phao;

- Kiểm tra mực nước, vận tốc nước để thực hiện tạm dừng khai thác khi vận tốc 22

nước chảy, mực nước cao quá quy định ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trong trường hợp này phải cắm biển tạm dừng khai thác cầu phao, lập chốt cảnh giới, tổ chức phân luồng giao thông và thực hiện biện pháp neo giữ bảo vệ cầu phao.

4. Khi kết thúc công việc tuần tra theo dõi phải thực hiện các công việc sau:

- Ghi nhật ký tuần tra theo dõi đường GTNT. Nội dung nhật ký bao gồm thời gian kiểm tra; những người thực hiện; các hư hỏng được phát hiện; các hư hỏng được sửa chữa trong lần tuần tra, các hư hỏng lớn, phức tạp chưa đủ điều kiện sửa chữa trong lần tuần tra và kiến nghị xử lý; nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; các vi phạm được phát hiện để xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các nội dung cần thiết khác. Người tuần đường sau khi ghi nhật ký phải ký tên.

Mẫu nhật ký tuần tra theo dõi đường GTNT tham khảo Phụ lục 3 kèm theo.

- Có các biện pháp tạm ngừng hoặc hạn chế tải trọng, tốc độ, khoảng cách các phương tiện tham gia giao thông trên các đoạn đường GTNT khi thấy mất an toàn giao thông và thông báo rộng rãi cho cộng đồng, người tham gia giao thông biết, chấp hành. Đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước cấp cao hơn trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc kiểm tra (hình thức báo cáo bằng văn bản hoặc điện thoại sau đó có văn bản báo cáo).

- Báo cáo, kiến nghị ngay đến Chủ quản lý đường GTNT các nội dung cần sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp mà chưa được sửa chữa trong lần tuần tra, kiểm tra, các nội dung cần xử lý vi phạm (nếu có);

- Trường hợp nguy hiểm, mất an toàn giao thông, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT thực hiện việc tạm dừng khai thác, lập chốt bảo vệ và báo cáo ngay cho Chủ quản lý đường GTNT và Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý.

5. Số lần thực hiện tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT được thực hiện theo yêu cầu của từng loại đường, công trình trên đường GTNT, khả năng của Chủ quản lý đường GTNT, nhưng bảo đảm:

- Không ít hơn 01 lần/ngày đối với cầu phao, đường tràn trong mùa mưa lũ;

- Không ít hơn 02 lần/tuần đối với phần đường và các hạng mục khác;

- Trực 24/24 giờ tại đường ngầm, đường tràn, cầu phao trong các ngày lũ, lụt ngập qua cao độ cho phép khai thác.

Các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của chủ công trình hoặc khi công trình xuống cấp nặng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trường, xử lý nội dung báo cáo, kiến nghị của Đơn vị tuần tra, kiểm tra theo dõi đường GTNT đối với các hư hỏng, xuống cấp mà Đơn vị tuần tra, kiểm tra chưa đủ điều kiện sửa chữa, khắc

23

phục; quyết định ngừng khai thác hoặc hạn chế khai thác đoạn đường hoặc công trình trên đường GTNT nếu thấy nguy hiểm.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc vượt khả năng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để kiểm tra, xử lý đối với các hư hỏng, tồn tại và mất an toàn giao thông tại công trình trên đường GTNT. Trong trường hợp sự cố, hư hỏng phức tạp không đủ điều kiện xử lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thông báo và đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, xử lý.

Điều 17. Quan trắc công trình trên đường GTNT

1. Các công trình, bộ phận công trình trên đường GTNT phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng:

a) Công trình, hạng mục công trình trên đường GTNT cấp I trở lên (cấp xác định theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2013/TT-BXD);

b) Các công trình sau có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc: Hầm chui, cống chui dân sinh qua đường, tường kè ta luy âm có chiều sâu từ 3 m trở lên và các công trình nhân tạo trên đường GTNT.

c) Các bộ phận công trình được quan trắc là hệ thống kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình trên đường GTNT gây mất an toàn giao thông, an toàn cho người và công trình hoặc gây thảm họa cho môi trường.

2. Nội dung công việc quan trắc:

a) Vị trí quan trắc; thông số kỹ thuật quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (Ví dụ độ mở rộng vết nứt cho phép mà công trình được khai thác an toàn); thời gian quan trắc; số lượng chu kỳ đo đạc, quan trắc và các nội dung cần thiết khác phải được quy định trong hồ sơ thiết kế công trình hoặc quy trình bảo trì được duyệt, trường hợp công trình đã đưa vào khai thác thì các nội dung trên phải được tư vấn quan trắc lập và Chủ quản lý đường GTNT chấp thuận.

b) Nội dung quan trắc bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau:

- Quan trắc theo dõi độ lún võng các kết cấu chịu lực;

- Quan trắc sự chuyển vị nếu có;

- Quan trắc theo dõi độ mở rộng vết nứt;

- Quan trắc các bộ phần cần thiết khác.

c) Việc quan trắc bằng máy trắc đạc, máy móc thiết bị chuyên dụng, dán tem theo

24

dõi tình trạng lún, nứt, nghiêng, lệch hoặc chuyển vị của kết cấu chịu lực hoặc các biện pháp thích hợp khác.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quan trắc phải ghi lại các số liệu quan trắc, lập báo cáo kết quả quan trắc, đánh giá kết quả quan trắc so với các thông số cho phép. Trường hợp cần thiết, Chủ quản lý đường GTNT thuê tổ chức có năng lực để đánh giá kết quả quan trắc.

4. Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm tổ chức quan trắc, giao nhiệm vụ cho Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT hoặc lựa chọn tư vấn thực hiện quan trắc theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Trường hợp cộng đồng là Chủ quản lý đường GTNT không đủ điều kiện thực hiện việc quan trắc thì Ủy ban nhân dân cấp xã để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ thực hiện hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ.

5. Các quan trắc khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, các quy định khác có liên quan.

Điều 18. Bảo dưỡng các hạng mục công trình trên đường GTNT

Việc bảo dưỡng đường GTNT bao gồm:

1. Bảo dưỡng nền đường và lề đường:

a) Sửa chữa, đào, đắp bổ sung để khôi phục kích thước hình học và độ dốc thoát nước của nền đường khi bị xói, lở, lún, sụt;

b) Phát cây, cắt xén cỏ trên lề, rãnh, ta luy nền đường, bảo đảm cỏ cao nhỏ hơn 20cm, cây được phát quang đảm bảo tầm nhìn và không che khuất biển báo hiệu;

c) Hót dọn đất, đá sạt lở trên đường;

d) Sửa chữa nhỏ các vị trí mái ta luy có gia cố bị hư hỏng;

đ) Đào bạt khi lề đường cao hơn mép đường và không bảo đảm dốc ngang thoát nước từ lề xuống rãnh; đắp bổ sung khi lề đường bị lún, võng hoặc thiếu;

e) Các công việc khác.

f) Có biện pháp cảnh giới đối với các vị trí nền đường bị sạt lở, đá lăn để phòng tránh tai nạn giao thông. Trường hợp nguy hiểm phải cấm người và phương tiện tham gia giao thông trên đoạn đường bị sụt lở, đá lăn và tổ chức giao thông.

2. Bảo dưỡng mặt đường được thực hiện cho từng loại kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng, mặt đường đá dăm, mặt đường cấp phối đồi, cấp phối sỏi suối, mặt đường đất và các loại mặt đường khác. Các công việc bảo dưỡng bao gồm:

25

a) Quét dọn rác, bụi bẩn và vệ sinh mặt đường;

b) Sử dụng vật liệu thích hợp để dặm, vá, bù vào các hố lõm do lớp mặt và móng đã bong bật sâu để khôi phục độ bằng phẳng để bảo đảm an toàn giao thông và khôi phục dốc ngang để thoát nước mặt đường; làm lại mép ngoài mặt đường bị sứt, vỡ để bảo đảm chiều rộng mặt đường theo thiết kế. Vật liệu sử dụng dặm, vá, bù phụ thuộc kết cấu mặt đường. Tại những nơi khó khăn về kinh phí cho phép sử dụng đá, sỏi, gạch, ngói vỡ vụn, cấp phổi sỏi suối, cấp phối đồi, đất gia cố xi măng, gia cố vôi để bù đắp tạm vào các hố lõm.

c) Sửa chữa các vết rạn, nứt trên đường nhựa, đường bê tông xi măng.

d) Vệ sinh rác, bụi, đá và các vật cứng lọt vào khe co giãn đường bê tông xi măng; sửa lại các khe co giãn đường bê tông xi măng bằng rót bổ sung nhựa đường, ma tít nhựa hoặc vật liệu chèn khe. Sửa chữa khôi phục các vị trí mặt đường bê tông xi măng bị sứt, vỡ bằng bê tông xi măng.

đ) Các công việc cần thiết khác.

3. Hệ thống thoát nước, bao gồm rãnh kín, rãnh dọc hai bên đường, cống ngang đường, hố thu, hố thăm, rãnh đỉnh, dốc nước trên ta luy đường và các hạng mục công trình thoát nước khác (gọi chung là hệ thống thoát nước). Hệ thống thoát nước nêu tại Điều này không bao gồm cầu.

Nội dung bảo dưỡng hệ thống thoát nước bao gồm:

a) Định kỳ hoặc khi cần thiết tổ chức vét bùn, rác, vật liệu xây dựng đọng trong lòng các hạng mục công trình thuộc hệ thống thoát nước;

b) Tổ chức khơi thông hệ thống thoát nước khi hệ thống thoát nước bị tắc, làm hạn chế hoặc mất tác dụng tiêu thoát nước.

c) Đào khôi phục rãnh đất, hố thu, hố thăm bị đất, đá, bùn vùi lấp để khôi phục diện tích mặt cắt thoát nước.

d) Sửa chữa, thay thế các tấm nắp đậy rãnh, hố thăm, hố thu bị gãy, sập làm tắc hệ thống thoát nước và tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

đ) Các công tác khác để sửa lại các hư hỏng nhỏ của hệ thống thoát nước.

e) Có biện pháp cảnh giới đối với các vị trí tâm đan, nắp cống, rãnh, hố thăm, hố thu bị sập nhưng chưa được thay thế để phòng tránh tai nạn giao thông.

4. Bảo dưỡng kè, tường chắn đất:

a) Bổ sung vữa bê tông hoặc đá xây vào vị trí bị lún, vỡ tường kè bê tông hoặc đá xây;

26

b) Bổ sung đá hộc, buộc lại rọ thép của tường kè bằng rọ thép xếp đá hộc;

c) Khơi thông khu vực tường, kè chắn đất để dẫn dòng nước chảy vào hệ thống thoát nước.

5. Bảo dưỡng đường ngầm, đường tràn:

a) Sửa chữa mặt đường ngầm, đường tràn bị hư hỏng, nứt, vỡ, lồi lõm khôi phục lại chiều rộng, cao độ mặt ngầm, tràn để bảo đảm an toàn giao thông qua ngầm, tràn. Vật liệu sử dụng sửa chữa bằng bê tông xi măng, đá dăm hoặc vật liệu thích hợp khác theo điều kiện thanh toán của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT.

b) Sửa chữa cột thủy trí, cọc tiêu dẫn hướng cho người tham gia giao thông ở hai mép đường ngầm, đường tràn.

c) Bổ sung vữa bê tông, đá xây, gạch xây, đá hộc vào các vị trí móng ngầm, tràn bị xói lở sau khi nước rút.

d) Quét, dọn rác trên mặt đường ngầm, đường tràn và xung quanh cột tiêu sau mỗi lần nước rút.

đ) Các công việc khác.

e) Khi vận tốc nước lớn, nước ngập sâu quá phạm vi được phép khai thác, phải cắm biển tạm dừng khai thác, cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua ngầm, tràn, tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trong thời gian tạm dừng giao thông qua ngầm, tràn.

6. Bảo dưỡng hầm chui, cống chui ở vị trí đường GTNT chui dưới đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện (gọi chung đường cấp cao) do Cơ quan quản lý, bảo dưỡng đường cấp cao thực hiện, trừ khi có quy định khác.

Nội dung bảo dưỡng cống chui, hầm chui chủ yếu gồm:

a) Quét dọn, vệ sinh toàn bộ diện tích phía trong và phía ngoài cống chui, hầm chui;

b) Khơi thông hệ thống thoát nước để bảo đảm cống chui, hầm chui luôn khô ráo;

c) Sửa chữa các vị trí sứt, vỡ trên vỏ và thành hầm chui, cống chui bằng vữa bê tông xi măng. Việc bảo dưỡng mặt đường trong và trước cống chui, hầm chui được thực hiện đối với mặt đường.

d) Khi phát hiện nước ngập trong cống chui, hầm chui hoặc có hiện tượng sụp đổ mất an toàn giao thông phải cắm biển dừng khai thác, lập rào chắn và tổ chức phân luồng giao thông qua các tuyến đường khác.

7. Bảo dưỡng hệ thống biển báo hiệu đường bộ:

a) Lau chùi biển báo, cọc tiêu, cột thủy trí và bổ sung sơn bị mờ; Số lần thực hiện

27

theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của chủ công trình, nhưng không được ít hơn 3 tháng/lần;

b) Sơn dặm vá các vị trí bị mờ, các vị trí mới bị bong chóc do tai nạn hoặc va quệt;

c) Lắp dựng lại biển báo, cọc tiêu, cột thủy trí bị đổ, nghiêng lệch; xử lý các chương ngại vật che khuất tầm nhìn biển báo, cọc tiêu, cột thủy trí.

8. Bảo dưỡng cầu phao

a) Vệ sinh đường xuống cầu phao

b) Sửa chữa các vị trí mặt bến bị vỡ, hỏng.

c) Sửa chữa lan can, tay vịn trên cầu phao.

d) Sửa chữa hệ thống neo giữ cầu phao.

đ) Xiết lại các bu lông, chốt neo giữ phao và giữa các dầm dọc, dầm ngang với nhau và liên kết của dầm với phao.

e) Sơn báo hiệu và sơn chống rỉ

- Cạo rỉ, sơn chống rỉ và sơn báo hiệu các phao;

- Khôi phục hư hỏng và sơn lại hệ thống báo hiệu đường bộ khu vực cầu phao.

g) Khi phát hiện phao thủng phải dừng khai thác để kiểm tra kỹ thuật theo Điều 18 Thông tư này trước khi quyết định việc sửa chữa, bảo đảm an toàn tuyệt đối khi đưa phao trở về hoạt động.

h) Bảo dưỡng các công trình phòng hộ, phao tiêu báo hiệu (nếu có) và các hạng mục công trình khác.

9. Ngoài việc thực hiện bảo dưỡng các hạng mục công trình trên đường GTNT quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này, Chủ quản lý đường GTNT và Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT sử dụng Tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để bảo dưỡng các công trình trên đường GTNT.

10. Số lần thực hiện bảo dưỡng định kỳ trong các trường hợp khác với quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của chủ công trình hoặc khi công trình xuống cấp nặng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

11. Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

a) Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này và hợp đồng đã ký hoặc văn bản giao nhiệm vụ của Chủ quản lý đường GTNT.

28

b) Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện các dấu hiệu hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn cho công trình, an toàn giao thông, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT phải kịp thời có các biện pháp xử lý, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và an toàn công trình và báo cáo ngay cho Chủ quản lý đường GTNT và Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không bảo đảm an toàn, Đơn vị quản lý bảo dưỡng tạm dừng khai thác đoạn đường mất an toàn và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã không quá 3 giờ (đối với ban ngày), không quá 8 giờ (đối với ban đêm), đồng thời cử người trực để hướng dẫn, phân luồng cho người tham gia giao thông.

c) Trường hợp cần bổ sung các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ để nâng cao khả năng khai thác an toàn và phòng ngừa, hạn chế sự xuống cấp của công trình, Đơn vị quản lý bảo dưỡng báo cáo Chủ quản lý đường GTNT để bổ sung vào hợp đồng và tổ chức thực hiện.

Điều 19. Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT

1. Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình trên đường GTNT.

2. Trách nhiệm thực hiện:

a) Tổ chức nhà nước, cộng đồng, cá nhân làm Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Đơn vị quản lý bảo dưỡng thực hiện (nếu đủ điều kiện) hoặc thuê Tổ chức, cá nhân tư vấn đủ năng lực (gọi chung là Tổ chức tư vấn) thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật đường do mình quản lý theo quy định sau:

- Kiểm tra kỹ thuật định kỳ tối thiểu 02 lần/ năm đối với các phần đường, cầu, cống, cống chui, hầm chui dân sinh và công trình phòng hộ.

Đối với cầu phao, đường tràn, đường ngầm thì kiểm tra tối thiểu 1 năm 4 lần, một lần trước mùa mưa để sửa chữa các hư hỏng, giữa mùa mưa 2 lần để đánh giá tình trạng khai thác và sau mùa mưa để khôi phục các hư hỏng, khiếm khuyết.

- Khi phát hiện hoặc được tổ chức, cá nhân, cộng đồng thông báo về đường GTNT trên địa bàn (không phân biệt Chủ quản lý đường GTNT) hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn khi khai thác sử dụng hoặc nguy cơ sự cố công trình;

- Các trường hợp cần thiết khác để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình trên đường GTNT.

b) Kiểm tra kỹ thuật của các cơ quan Nhà nước đối với đường GTNT do cộng đồng làm Chủ quản lý sử dụng thực hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, theo dõi việc kiểm tra kỹ thuật của đường do Cộng đồng quản lý; tham gia kiểm tra kỹ thuật với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở

29

Giao thông vận tải;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì cùng Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện của cộng đồng kiểm tra kỹ thuật tổi thiểu 01 năm 4 lần đối với công trình cầu phao, đường ngầm, đường tràn vào trước, trong và khi kết thúc mùa mưa, lũ. Trường hợp công trình hư hại vẫn được khai thác thì bổ sung kiểm tra kỹ thuật để quyết định cho phép tiếp tục khai thác hoặc dừng khai thác để sửa chữa.

- Sở Giao thông vận tải chủ trì cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đại diện cộng đồng kiểm tra kỹ thuật tối thiểu 01 năm 2 lần vào đầu mùa mưa để có biện pháp gia cố, khắc phục và vào giữa mùa mưa để đánh giá khả năng khai thác an toàn. Nếu không bảo đảm an toàn thì phải có biện pháp xử lý.

c) Kiểm tra kỹ thuật trong các trường hợp cần thiết khác để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình trên đường GTNT hoặc khi Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra kỹ thuật.

2. Nội dung kiểm tra kỹ thuật bao gồm:

a) Kiểm tra đánh giá tổng thể đường GTNT.

b) Kiểm tra đánh giá chi tiết đối với các hạng mục: mặt đường, cống, tường chắn, kè chắn đất, đường ngầm, đường tràn, cầu phao, cống chui, hầm chui dân sinh; các hệ thống thoát nước; hệ thống biển báo hiệu đường bộ và các hạng mục khác.

3. Khi kết thúc kiểm tra kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phải lập báo cáo kiểm tra và ghi vào nhật ký tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT.

Báo cáo kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Tên đường, hạng mục công trình trên đường GTNT được kiểm tra;

b) Ngày tháng năm tiến hành kiểm tra;

c) Tên tổ chức, cá nhân, chuyên gia, tư vấn thực hiện kiểm tra;

d) Kết quả kiểm tra các hạng mục;

đ) Nhận xét, đánh giá về tình trạng khai thác của đường GTNT, hạng mục công trình trên đường tại thời điểm kiểm tra; so sánh với các lần kiểm tra trước, trong đó có so sánh độ mở rộng vết nứt của kết cấu bê tông, sự chuyển vị, độ võng, lún của các kết cấu so với các lần kiểm tra trước.

e) Kiến nghị các công việc sửa chữa, khắc phục hoặc kiến nghị khác.

Điều 20. Sửa chữa định kỳ, sửa chữa khắc phục các hư hỏng trên đường GTNT

1. Sửa chữa định kỳ được thực hiện khi thiết kế, tiêu chuẩn vật liệu sử dụng trong

30

đường GTBT, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định thời hạn phải sữa chữa, thay thế bộ phận, hạng mục công trình trên đường GTNT. Việc sửa chữa định kỳ không bao gồm sửa chữa nhỏ các hư hỏng được phát hiện trong quá trình tuần tra theo dõi, quan trắc, bảo dưỡng và các hoạt động quản lý đường GTNT; không bao gồm sửa chữa đột xuất do bão, lụt, sạt lở và các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng khác.

Nội dung sửa chữa định kỳ bao gồm:

a) Làm lại lớp mặt đường sau khi đến thời hạn phải làm lại, để khôi phục độ bằng phẳng, độ nhám, ngăn ngừa các vết nứt và khôi phục chất lượng mặt đường. Thời gian sửa chữa định kỳ phụ thuộc loại mặt đường, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và lưu lượng khai thác.

b) Sơn lại biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu, cột thủy trí; cạo tẩy rỉ, sơn cầu phao và các kết cấu thép; Sơn hệ thống phao tiêu báo hiệu của cầu phao khi đến thời hạn do tiêu chuẩn sơn quy định, để khôi phục lại màu sắc, chất lượng sơn.

c) Lau dầu mỡ vào các bộ phận, hạng mục, cấu kiệu bằng thép, kim loại để phòng chống rỉ, ăn mòn kim loại. Số lần thực hiện tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo các hạng mục công trình; điều kiện nơi xây dựng công trình trong vùng nước mặn, nước nợ, nước ngọt, khu vực thường xuyên ngập nước và các đặc điểm khác.

d) Định kỳ trám lại toàn bộ khe co giãn đường bê tông xi măng bằng nhựa lỏng, ma tis hoặc vật liệu chèn khe.

đ) Sửa chữa định kỳ các hạng mục khác theo tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường xâm thực và tính chất vật liệu.

e) Các nội dung sửa chữa định kỳ khác.

2. Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện khắc phục ở bước tuần tra theo dõi, quan trắc, quản lý bảo dưỡng và kiểm tra kỹ thuật, bao gồm:

a) Các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình được phát hiện, nhưng không đủ điều kiện để thực hiện ở bước tuần tra theo dõi, quan trắc, quản lý bảo dưỡng và kiểm tra kỹ thuật đường GTNT thì phải tổ chức sửa chữa để bảo đảm an toàn cho công trình.

b) Chủ quản lý đường GTNT có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ, trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm sửa chữa gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đền bù thiệt hại theo quy định.

c) Trường hợp cộng đồng nhân dân là Chủ quản lý đường GTNT thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra cộng đồng nhân dân lập tổ chức sửa chữa.

31

Trường hợp khó khăn về kỹ thuật thì Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn hoặc đề nghị Sở Giao thông vận tải hướng dẫn.

Trường hợp khó khăn về vốn cần sự hỗ trợ của Nhà nước thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này

Điều 21. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì đường GTNT

1. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì đường GTNT được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình được duyệt;

b) Khi phát hiện chất lượng công trình có những hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm an toàn cho giao thông;

c) Đánh giá chất lượng công trình hết tuổi thọ thiết kế làm cơ sở cho việc quyết định kéo dài thời gian khai thác;

d) Các trường hợp khác do chủ quản lý đường GTNT quyết định, hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự thực hiện kiểm định

a) Chủ quản lý đường GTNT lựa chọn tổ chức đủ năng lực, kinh nghiệm và điều kiện hành nghề để kiểm định;

b) Tổ chức kiểm định khảo sát, lập đề cương kiểm định chất lượng phù hợp với tính chất, yêu cầu công trình và báo cáo Chủ quản lý đường GTNT;

c) Chủ quản lý đường GTNT duyệt đề cương kiểm định;

d) Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định theo đề cương được duyệt; đánh giá hiện trạng chất lượng công trình, bộ phận công trình, hạng mục công trình được kiểm định, lập báo cáo kết quả và đề xuất phương án sửa chữa, khắc phục.

3. Trường hợp cộng đồng nhân dân là Chủ quản lý đường GTNT, thì Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước các cấp thực hiện tương tự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Thông tư này.

Điều 22. Xử lý đối với công trình trên đường GTNT đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng

1. Trong quá trình tuần tra theo dõi, quan trắc, quản lý và bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật, kiểm định chất lương và các hoạt động khác nếu phát hiện, hoặc khi được tổ chức, cá nhân, cộng đồng nhân dân thông báo công trình, bộ phận công trình trên đường GTNT có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì Chủ quản lý đường GTNT phải thực hiện các quy định sau:

32

a) Kiểm tra công trình, hoặc cần thiết thì phải kiểm định chất lượng công trình;

b) Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình trên đường GTNT và an toàn cho khu vực xung quanh, bao gồm:

- Tạm ngừng khai thác đoạn đường có công trình hư hỏng, xuống cấp trong trường hợp việc khai thác nguy hiểm và tổ chức bảo vệ.

Trường hợp phải giảm tải trọng, tốc độ, hạn chế giao thông để bảo đảm an toàn giao thông, thì thực hiện các biện pháp cắm biển báo hạn chế tải trọng, tốc độ, khoảng cách, mật độ người, phương tiện tham gia giao thông; Thông báo rộng rãi cho người tham gia giao thông, cộng đồng nhân dân về việc tạm ngừng khai thác cầu hoặc hạn chế khai thác công trình, đồng thời tổ chức hướng dẫn người tham gia giao thông, cử người trực gác tại khu vực mất an toàn.

- Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình cầu và cơ quan cấp trên của mình (nếu có);

- Trong vòng 24 giờ phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với công trình cấp II trở lên hoặc công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa thì phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2013/TT-BXD và các quy định của pháp luật.

c) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành của công trình theo quy định của pháp luật.

Khi cần thiết, Cơ quan quản lý nhà nước, Cơ quan quản lý đường bộ hướng dẫn Chủ quản lý đường GTNT, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT thực hiện ngay các biện pháp phòng hộ để bảo đảm cho an toàn, hạn chế nguy cơ sập đổ gây sự cố nghiêm trọng. Biện pháp xử lý gia cố tùy tính chất bộ phận, hạng mục và mức độ hư hỏng xuống cấp.

Trường hợp cộng đồng ở địa bàn là Chủ quản lý đường GTNT, hoặc các tổ chức này không đủ năng lực và kiến thức để thực hiện các biện pháp phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý đường bộ hướng dẫn cho các tổ chức trên thuê tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các biện pháp phòng hộ cho công trình.

2. Khi nhận được báo cáo hoặc khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác sử dụng, Cơ quan quản lý Nhà nước nhận được báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn Chủ quản lý sử dụng đường GTNT tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm,

33

thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình, công trình nếu cần thiết;

b) Quyết định áp dụng các biện pháp tại điểm b khoản 1 Điều này nếu Chủ quản lý đường GTNT không thực hiện các công việc nêu tại điểm a khoản này;

c) Xử lý trách nhiệm Chủ quản lý đường GTNT khi không thực hiện các yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước nêu tại điểm a và điểm b khoản này.

3. Mọi tổ chức, cộng đồng và cá nhân đều có quyền thông báo cho Chủ quản lý đường GTNT, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT, Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, Cơ quan quản lý đường bộ ở nơi gần nhất, các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện sự cố hay xuống cấp về chất lượng của công trình trên đường GTNT không bảo đảm an toàn để kịp thời xử lý.

4. Chủ quản lý đường GTNT, Đơn vị quản lý bảo dưỡng đường GTNT, Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, Cơ quan quản lý đường bộ ở nơi gần nhất khi nhận được thông tin về sự cố hay xuống cấp về chất lượng của bộ phận công trình hoặc công trình trên đường GTNT không bảo đảm an toàn cho giao thông có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 23. Xử lý đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế có nhu cầu tiếp tục khai thác phục vụ giao thông; Xử lý sự cố công trình

1. Đường GTNT, bộ phận, hạng mục công trình của đường GTNT hết tuổi thọ thiết kế có nhu cầu tiếp tục khai thác phục vụ giao thông, Chủ quản lý đường GTNT phải thực hiện các công việc sau:

a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;

b) Sửa chữa các hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn giao thông trước khi quyết định tiếp tục sử dụng;

c) Quyết định việc tiếp tục sử dụng sau khi thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình cấp III, cấp IV;

Báo cáo Bộ Giao thông vận tải đối với công trình cấp II trở lên và công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

d) Cấp công trình xác định theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2013/TT-BXD, không xác định theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT và tiêu chuẩn thiết kế cầu cống.

2. Trường hợp cộng đồng nhân dân là Chủ quản lý đường GTNT, thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn cộng đồng thực hiện

34

quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cộng đồng không thực hiện được thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này để bảo đảm an toàn người và phương tiện tham gia giao thông.

3. Việc xử lý khi có sự cố công trình hoặc nguy cơ sự cố sập đổ công trình trên đường GTNT thì tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại các Điều 26, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và quy định tại khoản 3 Điều 30 và Điều 31 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 và các quy định của pháp luật.

Điều 24. Quản lý chất lượng công việc bảo trì đường GTNT

1. Việc quản lý chất lượng thực hiện đối với các công việc quan trắc, kiểm định chất lượng, thi công sửa chữa công trình đường GTNT tuân theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ quản lý đường GTNT phải tổ chức giám sát công tác quan trắc, kiểm định chất lượng, thi công, nghiệm thu công tác sửa chữa, lập và quản lý, lưu trữ hồ sơ bảo trì công trình theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Hồ sơ bảo trì đường GTNT bao gồm các tài liệu sau:

a) Các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì quy định tại Điều 13 Thông tư này.

b) Kế hoạch bảo trì.

c) Kết quả quan trắc (nếu có).

d) Kết quả kiểm định chất lượng.

đ) Kết quả kiểm tra kỹ thuật, kết quả tuần tra theo dõi tình trạng đường GTNT.

e) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình.

g) Các tài liệu khác có liên quan.

4. Công việc sửa chữa công trình đường GTNT phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp 2 trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình cấp 1 trở lên. Cấp công trình xác định theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.

5. Chất lượng công tác bảo dưỡng công trình đường GTNT thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình bảo dưỡng của công trình, hạng mục công trình trên đường GTNT do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chương IV

35

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Mục 1

TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP, SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ CỘNG ĐỒNG

Điều 25. Trách nhiệm của cộng đồng nhân dân

1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường, các các công trình, hạng mục công trình đường GTNT do cộng đồng là Chủ quản lý, chủ sở hữu;

2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, khai thác, bảo trì đường GTNT để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn;

3. Chấp hành giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, biển báo hiệu đường bộ và quy định của pháp luật;

4. Báo cáo ngay khi có tai nạn, sự cố trên đường GTNT và các công trình khác trên địa bàn;

5. Tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do tai nạn giao thông, sự cố công trình và các trường hợp khẩn cấp khác;

6. Phát hiện, tố cáo và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình đường GTNT và đường khác, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.

7. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp cấp xã

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu đối với các đường GTNT được giao quản lý, khai thác và bảo trì;

2. Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng nhân dân quản lý, bảo trì đường GTNT được đầu tư xây dựng và quản lý, bảo trì bằng vốn của cộng đồng; định kỳ hoặc khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đường GTNT để bảo đảm an toàn khi khai thác sử dụng;

3. Xử lý tình huống khi phát hiện hoặc khi được tổ chức, cá nhân báo cáo tình trạng mất an toàn của đường GTNT nằm trên địa bàn; báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có sự cố, nguy cơ tai nạn hoặc tai nạn đối với đường GTNT trên địa bàn;

4. Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc và tổ chức cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn

36

giao thông, sự cố công trình;

5. Định kỳ mỗi năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền rà soát toàn bộ các công trình đường GTNT, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Xây dựng kế hoạch bảo trì và vốn bảo trì đường thuộc phạm vi quản lý, thẩm định, phê duyệt hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì sau khi được duyệt.

7. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Thực hiện quy định tại Điều 21 Thông tư này;

b) Tổ chức thực hiện việc bảo trì hoặc hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng nhân dân tổ chức bảo dưỡng các công trình khi cộng đồng không có điều kiện thuê Đơn vị thực hiện bảo dưỡng cầu; kiểm tra việc quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT trên địa bàn, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

2. Định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết tiến hành kiểm tra tình hình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường GTNT trên địa bàn; Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông vận tải về các công trình đường GTNT trong phạm vi quản lý.

3. Chỉ đạo lực lượng công an huyện và các lực lượng khác xử lý khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, sự cố đối với công trình giao thông trên địa bàn.

4. Xây dựng kế hoạch bảo trì và vốn bảo trì đường thuộc phạm vi quản lý, thẩm định, phê duyệt hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì sau khi được duyệt.

5. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ để sửa chữa, khắc phục hư hỏng, xuống cấp các công trình trên đường GTNT (bao gồm cả các tuyến đường GTNT mà cộng đồng quản lý nhưng không có vốn sửa chữa hư hỏng, xuống cấp) thuộc địa bàn không bảo đảm an toàn giao thông.

6. Chủ trì tổ chức phân luồng giao thông hoặc chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phân luồn giao thông để tránh các đoạn đường GTNT phải tạm dừng khai thác do hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm an toàn giao thông.

7. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

37

Điều 28. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân cấp huyện hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý, bảo trì đường GTNT; hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì đối với các đường GTNT do cộng đồng nhân dân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì.

2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường GTNT trên địa bàn; quy định về lập kế hoạch bảo trì sử dụng các nguồn vốn của nhà nước (vốn do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã, vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương, vốn khác của nhà nước); tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đối với các công trình đường GTNT do Cộng đồng nhân dân là chủ sở hữu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và các trường hợp khác không có kinh phí quản lý, khai thác và bảo trì.

3. Tham gia cứu nạn, xử lý khi tai nạn giao thông, sự cố công trình.

4. Định kỳ hàng năm lập kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT.

5. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 29. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Căn cứ khoản 2 Điều 48 và các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ, ban hành quy định trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý, bảo trì hệ thống đường đường địa phương; Quyết định việc tổ chức giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ, hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định tổ chức giao thông hệ thống đường bộ tại địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Ủy ban nhân dân cấp dưới, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc bảo đảm giao thông đường bộ trên địa bàn được an toàn, thông suốt.

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc thực hiện xây dựng ban hành các quy định về quản lý, khai thác và bảo trì đường GTNT tại địa phương phù hợp với đặc điểm địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn giao thông và sự xuống cấp các công trình giao thông nông thôn.

3. Bố trí kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ tại địa phương thuộc phạm vi quản lý, hỗ trợ kinh phí cho quản lý, bảo trì các tuyến đường dân sinh, đường khác do cộng đồng quản lý, khai thác sử dụng để bảo đảm an toàn giao thông.

38

Mục 2

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2014.

Điều 31. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

Nơi nhận:- Như Điều 3;- HĐDT & các UB của QH;- Văn phòng Chính phủ;- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ,

Cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Các Thứ trưởng;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT;

- Công báo;

- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;

- Lưu: VT, KCHTGT (4), Đp (300).

BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng

39

Phụ lục 1

HƯỚNG DẪN CẮM BIỂN BÁO HIỆU VÀ BẢNG HƯỚNG DẪN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

SỐ 22TCN 210-92

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-BGTVT ngày tháng năm của Bộ Giao thông vận tải)

I. Đường giao thông nông thôn được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn số 22TCN210-92 ban hành ngày 25/11/1992 của Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT số 22TCN210-92) và đường giao thông nông thôn được thiết kế, xây dựng khác với Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 210 -92.

II. Các nội dung dưới đây hướng dẫn cho việc cắm các loại biển báo, xây dựng các nội dung quy định trong bảng hướng dẫn tổ chức và vận hành giao thông của các công trình trên đường giao thông nông thôn được thiết kế theo Tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT số 22TCN 210-92 và đủ khả năng chịu lực với tải trọng quy định tại Tiêu chuẩn này.

Hướng dẫn này không áp dụng đối với công trình trên đường GTNT không được thiết kế theo Tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT số 22TCN 210-92 hoặc không còn đủ khả năng khai thác với tải trọng, tốc độ, khổ giới hạn của Tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT số 22TCN 210-92.

1. Về tải trọng thiết kế:Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế cầu trên Đường loại A hoặc Đường loại B xác

định tải trọng, sơ đồ cho phép phương tiện tham gia giao thông như sau:

1.1- Đường GTNT loại A: Đoàn xe cơ giới: Lấy đoàn xe cơ giới có sơ đồ tải trọng trên hình 1 làm tiêu

chuẩn, các xe đi hàng 1.

4m 4m

2,4T

5,6T

2,4T

5,6T

2,8T

7,6T

8m 8m 4m

Hình 1. Đoàn xe cơ giới

Xe ô tô quy định nặng 8 tấn (biển báo hình 2a), trải trọng trục lớn nhất 5,6 tấn (hình 2b), trong đoàn xe có một xe gia trọng 10,4 tấn.

40

8 T

5, T 6

Hình 2a. Biển hạn chế tải trọng xe Hình 2a. Biển hạn chế tải trọng trục

1.2- Đường GTNT loại B:Đoàn xe thô sơ: Lấy đoàn xe thô sơ có sơ đồ tải trọng trên hình 3 làm tiêu

chuẩn, các xe đi hàng 1.

2,5m 3,5m 2,5m 3,5m 2,5m

0,3T

2,5T

0,3T

2,5T

0,3T

2,5T

Hình 3. Đoàn xe thô sơ

Xe có tải trọng lớn nhất là 2,8 tấn (biển báo hình 4a), tải trọng trục lớn nhất là 2,5 tấn (biển báo hình 4b).

2, 8 T

2, T 5

Hình 4a. Biển hạn chế tải trọng xe Hình 4b. Biển hạn chế tải trọng trục

Trường hợp đã thiết kế đủ khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn Đường GTNT loại A, Đường GTNT loại B thì khi chỉ có đoàn người đi bộ tải trọng rải đều cho phép trên toàn bộ mặt cầu 300kg/m² (không quá 5 người/m²)

2. Về khổ cầu, bề rộng và chiều cao thông thuyền dưới cầu:

Khổ cầu là bề rộng phần xe chạy trên cầu, không kể gờ chắn bánh 2 bên cầu.

2.1- Đường GTNT loại A:

41

Khổ cầu rộng 3,5m, gờ chắn bánh cao 0,3m; Chiều cao tĩnh không không nhỏ hơn 3,5m (hình 5).

3,53,5

3, 5m

3, 5m Hình 5. Khổ cầu Hình 5b.Hạn chế chiều ngang Hình 5c. Hạn chế chiều cao

2.2- Đường GTNT loại B:

Khổ cầu rộng 2,5m, gờ chắn bánh cao 0,3m, chiều cao tĩnh không không nhỏ hơn 2,5m (hình 6).

2,5

3

2, 5m

3 m Hình 5. Khổ cầu Hình 5b.Hạn chế chiều cao Hình 5c. Hạn chế chiều ngang

2.3- Bề rộng và chiều cao thông thuyền dưới cầu:

Trừ các sông đã được phân cấp, bề rộng và chiều cao, thông thuyền theo quy định chung của Nhà nước, đối với các kênh mương mà cầu vượt qua cần căn cứ vào kích thước tàu, thuyền mà quy định.

Bề rộng thông thuyền tối thiểu không nhỏ hơn 6m.

Chiều cao thông thuyền tối thiểu không nhỏ hơn 1,5m.

Mực nước thông thuyền cần căn cứ vào mực nước cụ thể tại địa phương.

42

H=1,5

mB=6mMNCN

Hình 6. Khổ thông thuyền

43

Phụ luc2

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH PHẠM VI ĐẤT CỦA ĐƯỜNG BỘ VÀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI MỘT SỐ CẤP ĐƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN

THIẾT KẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-BGTVT

ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_________________

1. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường để quản lý, bảo vệ, bảo trì xác định theo Điều 14, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Phần đất dọc theo hai bên đường để bảo vệ, bảo trì có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ ra mỗi bên.

Việc xác định phần đất để bảo vệ, bảo trì đường như sau:

Cấp đường theo tiêu chuẩn thiết kê Chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì

Ghi chú

Đường GTNT cấp IV trở xuống (bao gồm cấp IV, cấp V, cấp VI theo TCVN 4054-2005; đường GTNT loại A, loại B theo 22TCN 210-92 và các đường cấp thấp hơn)

1 mét

Đường cấp III 2 mét

Đường cấp II trở lên 3 mét

2. Hành lang an toàn đường bộ

a) Trường hợp không chồng lấn với hành lang đường sắt và đường thủy nội địa

Cấp đường theo tiêu chuẩn thiết kê Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ

Ghi chú

Đường GTNT cấp VI trở xuống (bao gồm đường cấp VI theo TCVN 4054-2005; đường GTNT loại A, loại B theo 22TCN 210-92 và các đường cấp thấp hơn)

4 mét

Đường cấp IV và cấp V 9 mét

Đường cấp III 13 mét

Đường cấp II trở lên 17 mét

44

b) Trường hợp chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì thực hiện theo Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

c) Đối với cầu thì thực hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT.

3. Các nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ ngày 24/02/2010, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

45

Phụ lục 3

MẪU SÔE NHẬT KÝ TUẦN ĐƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-BGTVT

ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_________________

1. Trang bìa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI ĐƯỜNG

Công trình: ……. (ghi tên đường )

Địa điểm cầu: ….. (ghi tuyến đường, thôn, xã, huyện nơi có đường)

Quyển số: ...............

Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng đường cầu:………….………….

Nhân viên tuần đường................................................................

Bắt đầu ngày: ........................./.................../................................

Hết quyển ngày: ....................../..................../..............................

46

..........., năm 20 .......

2. Trang tiếp

HƯỚNG DẪN GHI NHẬT KÝ TUẦN TRA ĐƯỜNG

Phần I.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuần đường nhằm mục đích phát hiện kịp thời những hư hỏng, vi phạm hoặc sự cố xảy ra để nhanh chóng khắc phục, tránh những hậu quả xấu làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như xã hội. Nhật ký tuần đường là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý vì vậy phải được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tại tổ chức, cá nhân quản lý.

2. Người làm nhiệm vụ tuần đường phải ghi chép trong khi làm nhiệm vụ nhằm phản ánh đầy đủ mọi tình trạng, sự cố xảy ra đối với đoạn đường và công trình, hành lang an toàn đường bộ có trên tuyến được giao nhiệm vụ.

3. Nhà thầu quản lý đọc nội dung ghi chép trong sổ vào cuối ngày và ghi ý kiến xử lý, đồng thời ký tên dưới ý kiến đó.

Tổ chức, cá nhân quản lý cầu hàng tuần kiểm tra và ghi ý kiến chỉ đạo để đơn vị thực hiện.

Lãnh đạo hoặc các bộ phận chức năng của cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp hàng tháng kiểm tra và ghi ý kiến chỉ đạo để nhà thầu thực hiện.

4. Hàng tháng, hàng quý, khi nghiệm thu công tác BDTX, nhật ký tuần đường phải được xuất trình để hội đồng nghiệm thu xem xét đánh giá công tác quản lý theo tháng, quý đó.

5. Nhật ký tuần đường là sản phẩm của người làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra cầu đường của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng đường.

47

Căn cứ nội dung ghi chép trong Nhật ký để đánh giá chất lượng công tác của Nhân viên tuần đường.

Đối với nhà thầu quản lý, bảo dưỡng đường, Nhật ký tuần đường đánh giá một phần chất lượng và trình độ, phương thức quản lý của cán bộ nhà thầu quản lý.

Nhật ký tuần đường là tư liệu để giúp quá trình hoạch định kế hoạch và kế hoạch tác nghiệp.

Phần II.

NỘI DUNG KIỂM TRA, GHI CHÉP

I. Về đường :

1. Mặt đường: Kiểm tra tình trạng mặt đường như ổ gà, cao su, sình lún...ghi rõ vị trí và ước tính tỷ lệ % (hoặc m2, m, ...) chủ yếu đối với khối lượng phát sinh.

2. Lề đường: Những vị trí không đảm bảo bằng phẳng, cao hơn mặt đường khi mưa đọng nước gây lầy lội hoặc vật liệu, đất đá, rơm rạ, lều quán lấn chiếm làm cản trở giao thông, hạn chế tầm nhìn.

3. Rãnh dọc: Nêu những vị trí bị lấp tắc, cây cỏ không được dọn sạch, và những hư hỏng khác làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của cống, rãnh.

4. Công tác phát cây: Những vị trí bị cây cỏ che khuất tầm nhìn, cột Km, cọc tiêu, đầu cầu, cống, lòng sông dưới cầu... bị cỏ che lấp hoặc làm cản trở dòng chảy... cần được chặt, phát.

5. Hệ thống an toàn giao thông (trụ tiêu, cọc H, cột Km, cột thủy chí, cột mốc lộ giới, biển báo, hộ lan tôn sóng, dải phân cách, tấm chắn sáng v.v..): số lượng bị mất, bị hư hỏng so với ngày hôm trước cần phải bổ sung những vị trí nào...

6. Nền đường: Phản ánh các hư hỏng của nền, chú ý các vị trí sụt, sạt...

7. Các vi phạm hành lang an toàn đường bộ (theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010, Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011): ghi rõ hình thức, diện tích lấn chiếm, kết cấu xây dựng, vị trí.

8. An toàn giao thông: Khi có các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngoài việc ghi vào Nhật ký tuần cầu và nêu các kiến nghị sửa chữa cải tạo đường, cầu hoặc bổ sung hệ thống an toàn giao thông ... còn phải báo cáo ngay Nhà thầu quản lý để nhà thầu báo cáo Tổ chức, cá nhân quản lý cầu ngay trong ngày.

48

9. Theo dõi việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, nhắc nhở nhà thầu thi công bảo đảm an toàn giao thông; nếu phát hiện các hành vi gây mất an toàn giao thông báo cáo ngay Tuần kiểm viên để xử lý kịp thời.

10. Mô tả tình trạng vệ sinh mặt đường: như các hiện tượng đất, cát bụi... bám trên mặt đường, tình trạng rác thải trên mặt đường và lề đường cũng như hệ thống cống, rãnh dọc và ngang.

II. Kiểm tra công trình cống, kè, ngầm, tràn, cầu:

Các công trình phải kiểm tra và ghi rõ tình trạng của các bộ phận trong kết cấu như: Dầm cầu, gối cầu, khe co giãn, hố neo, dây cáp, tăng đơ và các bộ phận dễ bị hư hỏng, mất mát, han rỉ ... Các bộ phận bằng đá xây, bê tông như tường … hố tụ, tường cánh, mố, mặt móng, những chỗ bị hư hỏng lún sụt, khả năng thông thoát nước ... kiến nghị sửa chữa, bổ sung ...

Trường hợp cá biệt cần theo dõi một bộ phận nào đó của cầu thì Nhân viên tuần câif sẽ ghi thêm vào Nhật ký tuần cầu (ví dụ: theo dõi vết nứt mới xuất hiện, sự cố sụt sạt của 1/4 mố cầu...), kiểm tra biển báo của cầu.

1. Việc ghi chép phải thực hiện trong khi tiến hành kiểm tra. Cuối ngày phải được tập trung ở Nhà thầu quản lý.

2. Nội dung ghi chép phải mạch lạc, rõ ràng, tỉ mỉ, chính xác, Nhân viên tuần cầu phải ký tên ở phía dưới.

3. Xử lý:

a) Khi đi tuần, gặp trường hợp cầu, đường, công trình bị hư hỏng, dầu mỡ rơi vãi trên mặt đường, cây cối bị đổ, đất đá sụt lở, dây điện bị đứt rơi xuống đường ... có thể nguy hiểm cho người và xe cộ đi lại thì bản thân Nhân viên tuần cầu phải giải quyết ngay nếu công việc đơn giản, khối lượng ít, hoặc báo ngay cho Nhà thầu quản lý và Tổ chức, cá nhân quản lý cầu để xử lý, rào chắn và hướng dẫn xe cộ qua lại.

b) Lãnh đạo Nhà thầu quản lý cầu hàng ngày phải đọc các phản ánh của Nhân viên tuần cầu ghi trong sổ và ghi biện pháp xử lý hoặc báo cáo Tổ chức, cá nhân quản lý cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, Nhà thầu quản lý cầu phải huy động mọi lực lượng để giải quyết tạm nhằm hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Ghi chú: Sổ Nhật ký tuần đường gồm 50 - 100 trang được đánh dấu từ 1 đến trang cuối và đóng dấu giáp lai.

Trang đầu (bên trái):

49

Giờ ngày, tháng kiểm

tra

Vị trí, Lý trình, xảy ra phát hiện sự cố, vi phạm

Tình hình thời tiết (nắng, mưa, mù, lũ, bão...) Diễn biến đột xuất, nội dung của các sự cố cầu đường, hoặc vi phạm mới phát hiện (vẽ minh họa vị trí, kích thước

cụ thể).

Trang liền kề (bên phải):

Đã giải quyết, xử lý tại chỗ và kết quả

Người nhận báo cáo ghi nhận xét, việc cần lưu ý

hàng ngày. Ký tên

Ý kiến của Tổ chức, cá nhân quản lý cầu

50