công trình dự thi: “ sinh viên nghiên cứu khoa học cấp

106
Công trình dthi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa hc cấp trƣờng năm học 2014 2015” Trang 1 MC LC CHƢƠNG 1: TNG QUAN NGHIÊN CU ................................................................................... 3 1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................................... 3 1.2 Mc tiêu nghiên cu và câu hi nghiên cu ................................................................................. 3 1.3 Đối tƣợng nghiên cu .................................................................................................................. 4 1.4 Phm vi nghiên cu ..................................................................................................................... 4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 5 1.6 Ngun dliu ............................................................................................................................. 5 1.7 Tính mi của đề tài ..................................................................................................................... 6 1.8 Kết cu của đề tài ........................................................................................................................ 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CU.................................................. 8 2.1 Cơ sở lý lun ............................................................................................................................... 8 2.1.1 Đất nông nghip ................................................................................................................. 8 2.1.2 Hiu qukinh tế trong sdụng đất nông nghip ............................................................... 13 2.2 Cơ sở thc tin .......................................................................................................................... 17 2.2.1 Hiu qusdụng đất nông nghip trên thế gii ................................................................ 17 2.2.2 Hiu qukinh tế trong sdụng đất nông nghip Vit Nam ............................................ 18 2.2.3 Bài hc kinh nghim tcác nghiên cuvđánh giá hiệu qusdụng đất nông nghip trong và ngoài nƣớc. ................................................................................................................................. 19 2.3 Bài hc kinh nghim ................................................................................................................. 22 CHƢƠNG 3: THIT KNGHIÊN CU....................................................................................... 29 3.1 Quy trình nghiên cu kho sát ................................................................................................... 29 Quy trình nghiên cu kho sát ......................................................................................................... 29 3.2 Mô hình hi qui dliu chéo ..................................................................................................... 30 3.3 Mô hình thc nghim các nhân ttác động đến hiu qusdụng đất sn xut nông nghip ti huyn Châu Thành, tnh Tin Giang ................................................................................................ 31 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 35 3.1.1 Thu thp thông tin ............................................................................................................ 35 3.4.1.1. Thông tin thcp ......................................................................................................... 35 3.4.1.2. Thông tin sơ cấp ........................................................................................................... 35 3.1.2 Phân tích thông tin ........................................................................................................... 38 3.1.3 Phƣơng pháp xử lý sliu ................................................................................................ 39 3.3.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô t........................................................................................ 39 3.3.2.2. Phƣơng pháp xử lý sliu bng hsCronbach Alpha ................................................. 39 3.3.2.3. Dbáo ......................................................................................................................... 39 3.1.4 Phƣơng pháp tham khảo chuyên gia ................................................................................. 40

Upload: others

Post on 09-Apr-2022

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 1

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3

1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................................... 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................. 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 4

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 5

1.6 Nguồn dữ liệu ............................................................................................................................. 5

1.7 Tính mới của đề tài ..................................................................................................................... 6

1.8 Kết cấu của đề tài ........................................................................................................................ 6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 8

2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................................... 8

2.1.1 Đất nông nghiệp ................................................................................................................. 8

2.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ............................................................... 13

2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................................... 17

2.2.1 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ................................................................ 17

2.2.2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ............................................ 18

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứuvề đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong

và ngoài nƣớc. ................................................................................................................................. 19

2.3 Bài học kinh nghiệm ................................................................................................................. 22

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 29

3.1 Quy trình nghiên cứu khảo sát ................................................................................................... 29

Quy trình nghiên cứu khảo sát ......................................................................................................... 29

3.2 Mô hình hồi qui dữ liệu chéo ..................................................................................................... 30

3.3 Mô hình thực nghiệm các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại

huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ................................................................................................ 31

3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 35

3.1.1 Thu thập thông tin ............................................................................................................ 35

3.4.1.1. Thông tin thứ cấp ......................................................................................................... 35

3.4.1.2. Thông tin sơ cấp ........................................................................................................... 35

3.1.2 Phân tích thông tin ........................................................................................................... 38

3.1.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................................ 39

3.3.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ........................................................................................ 39

3.3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng hệ số Cronbach Alpha ................................................. 39

3.3.2.3. Dự báo ......................................................................................................................... 39

3.1.4 Phƣơng pháp tham khảo chuyên gia ................................................................................. 40

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 2

3.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 40

3.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ............................ 40

3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp .......................... 42

3.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu năm ............................ 43

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU

THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG ........................................................................................................ 45

4.1 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành .......................................... 45

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................ 45

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................................... 47

4.1.3 Đặc điểm của các xã điều tra ............................................................................................ 50

4.1.4 Đánh giá chung: ............................................................................................................... 52

4.2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................................................... 53

4.2.1 Tình hình biến động đất nông nghiệp ................................................................................ 53

4.2.2 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp ................................................................... 56

4.2.3 Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số cây trồng chính của huyện Châu Thành .......... 61

4.2.5 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu ................................................................ 63

4.2.6 Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu ........................... 64

4.2.7 Hiệu quả kinh tế một số cây lâu năm ................................................................................ 68

4.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ................................. 71

4.3.1 Phân tích EFA .................................................................................................................. 71

4.3.2 Mô hình hồi quy ............................................................................................................... 82

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 87

5.1 Kết luận .................................................................................................................................... 87

5.2 Giải pháp .................................................................................................................................. 88

5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu ................................................................................................... 99

5.4 Kiến nghị .................................................................................................................................. 99

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 3

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1:

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, vấn đề đô thị hóa diễn ra nhanh và sự gia tăng dân số

khiến quỹ đất nông nghiệp nƣớc ta đang suy giảm nhanh chóng. Con ngƣời đã và đang

khai thác quá mức, nhƣng dƣờng nhƣ chƣa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài

nguyên quý giá này. Diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

ngày càng bị thu hẹp do sự ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu với tình trạng nƣớc biển

dâng gây ngập úng các vùng đất thấp. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2009,

diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 4051,9 ha, nhƣng đến

năm 2012 chỉ còn 3403,6 ha, tƣơng đƣơng giảm 16%. Do đó, việc tìm hiểu một số

loại hình sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá mức độ phù hợp của các loại hình này

làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý và hiệu quả hơn cho các tỉnh

vùng đồng bằng là vấn đề hết sức quan trọng của mỗi địa phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc

nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lƣơng thực, phát triển bền vững.

Châu Thành là một huyện nông thôn của tỉnh Tiền Giang, nằm ở phía nam sông

Tiền. Đất đai đa dạng về chủng loại trong đó nhóm đất phù sa chiếm diện tích khá lớn,

đất màu mỡ thuận lợi cho ngành nông nghiệp trồng lúa, vƣờn cây ăn trái, rau màu….

Thông qua tìm hiểu từ thực tế, tác giả nhận thấy tình trạng cơ giới hóa nông nghiệp

của huyện còn yếu và manh mún, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên

năng suất và chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp vẫn chƣa cao. Sản xuất nông nghiệp

nhỏ lẻ với hàm lƣợng “chất xám” trong hàng hóa thấp đã đẩy chi phí sản xuất nông

nghiệp cao, chất lƣợng nông sản thấp và tính cạnh tranh thị trƣờng kém so với các

huyện khác. Trong khi đó, nguồn thu nhập chính của nông dân nơi đây phụ thuộc vào

sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn. Để cải thiện

cuộc sống ngƣời dân, cần rà soát lại thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và có những

giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm phát huy tiềm năng đất đai cũng nhƣ sử dụng

nguồn tài nguyên đất một cách hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao

hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu

Thành tỉnh Tiền Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu chung:

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 4

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

- Mục tiêu cụ thể:

Xác định các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp và các tiêu chí chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp.

Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp chủ yếu tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, chỉ ra những ƣu,

nhƣợc điểm và nguyên nhân dẫn đến hạn chế.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành

hiện nay nhƣ thế nào?

Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế khi sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp?

Giải pháp nào cần thực thi để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp trong thời gian tới?

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhƣ:

chuyên trồng lúa, trồng lúa xen canh rau màu, chuyên trồng rau màu, cây công nghiệp

lâu năm, cây ăn quả của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung:

Đề tài nghiên cứu trên phƣơng diện hiệu quả kinh tế theo hƣớng bền vững của loại

hình cây trồng lâu năm và hàng năm trên đất sản xuất nông nghiệp. Từ đó đƣa ra một

số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp.

- Phạm vi không gian:

Khảo sát thực tiễn tại 3 xã mang đặc trƣng của 3 vùng khác nhau của huyện Châu

Thành tỉnh Tiền Giang.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 5

Vùng trồng các loại cây trên đất các giòng : nghiên cứu tại xã Tân Lý Đông

Vùng chuyên trồng rau màu và cây ăn quả: nghiên cứu tại xã Thân Cữu Nghĩa

Vùng chuyên trồng lúa: nghiên cứu tại xã Điềm Hy

- Phạm vi thời gian:

Số liệu thứ cấp: thu thập năm 2014

Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của

nông hộ đƣợc điều tra trong giai đoạn 2005 -2014;

Một số giải pháp đƣợc nghiên cứu và đề xuất cho các mục tiêu phát triển đƣợc dự báo

đến năm 2020.

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp thu thập thông tin:

- Đối với thông tin thứ cấp áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập

thông tin từ các nguồn: Niên giám thống kê của huyện năm 2013, Báo cáo hiện

trạng quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010-2013, Báo cáo tình hình

thực hiện nhiệm vụ sản xuất Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhiệm kỳ

2011-2015 - Phƣơng hƣớng 2016-2020,…

- Đối với thông tin sơ cấp: áp dụng các phƣơng pháp điều tra thực tế từ nông hộ

và phỏng vấn chuyên gia.

Phƣơng pháp xử lý thông tin: kết hợp giữa các phƣơng pháp thống kê mô tả, dự

báo, và phƣơng pháp phân tích định lƣợng dựa trên mô hình lý thuyết "Các nhân tố tác

động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp" của các nƣớc nhƣ Nga, Trung Quốc và

một số tác giả trong nƣớc.

Công cụ xử lý thông tin: sử dụng phần mềm SPSS và mô hình kinh tế lƣợng hồi

quy dữ liệu chéo.

1.6 Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu chủ yếu là dữ liệu sơ cấp đƣợc tổng hợp thông qua bảng câu hỏi

khảo sát bao gồm các thông tin về tình trạng sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất, các

yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp.

Tham khảo nguồn dữ liệu thứ cấp: các luận văn, báo cáo nghiên cứu có liên quan

đến đề tài.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 6

1.7 Tính mới của đề tài

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khu vực

Đồng bằng Sông Cửu Long, nhƣng cho tới nay chƣa có nghiên cứu cụ thể nào cho

hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền

Giang. Nhận thấy tình hình sản xuất nông nghiệp huyện chƣa thật sự hiệu quả cần

phải xem xét và đánh giá lại. Đây là cơ hội để tác giả thực hiện nghiên cứu này tại

huyện Châu Thành. Trong bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng

kết hợp định tính, đồng thời đề cập một cách toàn diện tới tác động của tất cả các nhân

tố có khả năng tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

tại huyện.

1.8 Kết cấu của đề tài

Bài nghiên cứu đƣợc bố cục trong 5 chƣơng.

Chƣơng 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Giới thiệu tổng quan về đế tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên

cứu, phạm vi nghiên cứu, tính mới của đề tài và bố cục bài báo cáo nghiên cứu.

Chƣơng 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý luận về đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp. Giới thiệu mô hình nghiên cứu thực tiễn đúc kết từ các tác giả đi trƣớc.

Chƣơng 3: Thiết kê nghiên cứu

Đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thiết, thiết kế mẫu nghiên

cứu, xác định phƣơng pháp lấy mẫu, phƣơng pháp xử lý thông tin. Từ mô hình

nghiên cứu chính thức và mẫu đƣợc xác định sẽ tiến hành khảo sát thu thập số

liệu tình hình sản xuất của nông hộ tại địa bàn huyện Châu Thành.

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả mẫu, tính toán các chỉ tiêu để làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh

tế trên đất sản xuất nông nghiệp từ số liệu điều tra, kiểm định độ tin cậy của

thang đo, làm rõ sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp.

Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 7

Kết luận, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp, nêu lên những khó khăn hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng

nghiên cứu tiếp theo.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 8

CƠ SỞ KHOA HỌC CHƢƠNG 2:

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Đất nông nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp

Khái niệm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về

nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục tiêu bảo vệ, phát triển

rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất

làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. (Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, 2004)

Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia "Đất nông nghiệp còn gọi là đất canh tác

hay đất trồng trọt, là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông

nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính

trong nông nghiệp".

Tại Việt Nam, đất nông nghiệp đƣợc định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản

xuất, nghiên cứu, thí nghiệm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm

muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông

nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp

khác.

Đất nông nghiệp đƣợc chia thành các loại nhƣ sau:

Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản

xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh

trƣởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm, bất kể đất sử dụng theo

chế độ canh tác không thƣờng xuyên, đất cỏ tự nhiện có cải tạo sử dụng vào mục đích

chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng cho chăn nuôi, đất trồng cây

hàng năm khác.

Đất trồng lúa (LUA) là ruộng, nƣơng rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa

kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác đƣợc pháp luật cho phép nhƣng trồng lúa

là chính. Bao gồm đất chuyên trồng lúa nƣớc, đất trồng lúa nƣớc còn lại.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 9

Đất chuyên trồng lúa (LUC) là ruộng lúa nƣớc cấy trồng từ hai vụ lúa mỗi năm trở

lên cả trƣờng hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó khăn đột xuất mà chỉ

trồng cấy đƣợc một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm.

Đất trồng lúa nƣớc còn lại còn gọi là (LUK) là ruộng lúa nƣớc không phải chuyên

trồng lúa nƣớc, đất chỉ trồng đƣợc một vụ lúa nƣớc trong năm. Bao gồm đất trồng lúa

nƣớc một vụ, đất trồng lúa nƣớc- màu, đất trồng lúa nƣớc- thủy sản.

Đất trồng cây hàng năm khác (HNK) là đất trồng cây hàng năm không phải đất

trồng lúa và đất cỏ dùng cho chăn nuôi chủ yếu trồng hoa, màu, cây thuốc, mía, khoai

lang và đất bằng trồng cây hàng năm khác.

Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung

lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.

Đất trồng cây lâu năm (CLN) đất trồng các loại cây có thời gian sinh trƣởng trên

một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trƣởng nhƣ

cây hàng năm nhƣng cho thu hoạch trong nhiều năm nhƣ Thanh long, Chuối, Dứa,...

bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng

cây lâu năm khác.

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC) là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm

thu hoạch (không phải gỗ) để làm nguyên nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc

phải qua chế biến mới sử dụng đƣợc gồm chủ yếu là Dừa, Ca cao,...

Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ) là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu

hoạch là quả để ăn tƣơi hoặc kết hợp chế biến.

Đất lâm nghiệp là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục

hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình

thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và

đất có cây rừng mới trồng chƣa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao

gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Đất nuôi trồng thủy sản là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy

sản.

Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vƣờn

ƣơm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt

không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại

động vật khác đƣợc pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí

nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ƣơm tạo cây

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 10

giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,

thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. (Wikipedia

và Luật Đất Đai năm, 2003)

Bài nghiên cứuvề đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành sử dụng các lý thuyết

phục vụ cho nghiên cứu trên đất sản xuất nông nghiệp, không sử dụng đất lâm nghiệp

và đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối do điều kiện thời gian còn hạn chế.

2.1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ ngƣời - đất

trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trƣờng. Quy luật phát triển

kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trƣờng cũng nhƣ hệ sinh thái

quyết định phƣơng hƣớng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công

dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng

đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phƣơng thức sản xuất

nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào

thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm

vụ và nội dung sử dung đất nông nghiệp đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau:

Sử dụng đất hợp lý về không gian từ đó hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử

dụng đất. Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đƣợc sử dụng, thông qua

đó hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. Thêm vào đó quy mô sử dụng đất cần có sự

tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. Hơn nữa, giữ mật độ sử

dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung,

thâm canh. (Phạm Tiến Dũng, 2009)

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất đai bền vững cần phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời

bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ kế tiếp trong tƣơng lai. Điều này

đòi hỏi sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất lệ thuộc vào

tài nguyên nên việc bảo vệ và sử dụng cân đối nguồn tài nguyên là cần thiết, nhằm

bảo đảm sản xuất đƣợc lâu bền trong tƣơng lai. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ: Duy trì, nâng cao sản lƣợng (hiệu quả sản xuất),

giảm rủi ro sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa

thoái hóa đất, nƣớc (bảo vệ), có hiệu quả lâu dài (lâu bền) và đƣợc xã hội chấp nhận

(tính chấp nhận).

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 11

Sử dụng đất bền vững không chỉ quan tâm về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi

trƣờng, lợi ích kinh tế và xã hội. Theo quan điểm của Việt Nam, việc sử dụng đất

nông nghiệp bền vững cũng dựa trên các nguyên tắc nhƣ sử dụng đầy đủ hợp lý, sử

dụng có hiệu quả kinh tế cao, quản lý và sử dụng một cách bền vững, cụ thể đƣợc thể

hiện ở 3 mặt:

Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu kinh tế cao và đƣợc thị trƣờng chấp

nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân

của vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính

và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,… và tàn dƣ còn lại). Một hệ thống sử

dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân của vùng, nếu không sẽ

không cạnh tranh đƣợc trong cơ chế thị trƣờng.

Về chất lƣợng thì sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phƣơng, trong nƣớc

và xuất khẩu, chất lƣợng đƣợc quy định khác nhau tại mỗi vùng khác nhau.Tổng giá

trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thƣớc đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối

với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên

mức bình quân của vùng, nếu dƣới mức đó thì nguy cơ ngƣời sử dụng đất sẽ không có

lãi, hiệu quả vốn đầu tƣ phải lớn hơn lãi suất vay vốn ngân hàng.

Bền vững về mặt xã hội: sản xuất nông nghiệp cần thu hút đƣợc nhiều lao động,

đảm bảo đời sống ngƣời dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu

của nông hộ là điều cần quan tâm trƣớc tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài

(bảo vệ đất, môi trƣờng,..). Sản phẩm thu đƣợc cần thoả mãn những nhu cầu sống

hàng ngày của ngƣời nông dân nhƣ: cái ăn, cái mặc,…

Bền vững về mặt môi trường: sản xuất nông nghiệp cần quan tâm và lựa chọn loại

hình sử dụng đất thích hợp để có thể bảo vệ đƣợc độ màu mỡ của đất, cũng nhƣ ngăn

chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Giữ đất đƣợc thể hiện bằng giảm

thiểu lƣợng đất mất hàng năm dƣới mức chuẩn cho phép.

+ Độ phì nhiêu đất tăng dần, là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý đất bền vững.

+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%).

+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh, luân canh bền vững

hơn độc canh, cây lâu năm khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm,…).

Ba yêu cầu bền vững đƣợc trình bày là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại

hình sử dụng đất nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay (Đào Châu Thu, 1998).

2.1.1.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 12

Khái niệm loại hình sử dụng đất (LUT)

Trong đánh giá đất, Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)

đã đƣa ra các khái niệm về loại hình sử dụng đất và coi loại hình này là một đối tƣợng

của quá trình đánh giá đất nông nghiệp.

Loại hình sử dụng đất nông nghiệp (land use type - LUT) là bức tranh mô tả thực

trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phƣơng thức sản xuất và quản lý sản xuất

trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật đƣợc xác định. (FAO (1989),

land evaluation for rural development)

Đây là loại hình đặc biệt của việc sử dụng đất đƣợc mô tả theo các thuộc tính nhất

định. Hơn nữa, loại hình sử dụng đất nông nghiệp còn mô tả thực trạng sử dụng đất

của một vùng với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã

hội và kỹ thuật đƣợc xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất

đƣợc hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm

cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ nhiều năm. Ngoài ra LUT còn là kiểu sử dụng

đất (Trần Thị Thu Hà, 2002).

Các loại hình sử dụng đất tại địa bàn huyện Châu Thành rất đa dạng, để phù hợp

với mục tiêu hƣớng tới của bài nghiên cứu tác giả chọn một số loại hình sử dụng đất

nông nghiệp chính đƣợc mô tả ở bảng 2.1 dƣới đây.

Bảng 2.1: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại huyện Châu Thành

Loại hình sử dụng chính - Loại sử dụng đất LUT KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT

(LUT)

Hệ thống cây trồng

CÂY HÀNG

NĂM

CHUYÊN CANH

LÚA

1 VỤ LÚA 1. Lúa đông xuân

2. Lúa hè thu sớm

3. Lúa hè thu chính vụ

2 VỤ LÚA 4. Lúa hè thu sớm - Lúa

hè thu chính vụ

5. Lúa đông xuân - Lúa hè

thu Lúa muộn

6/ Lúa đông xuân - Lúa

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 13

hè thu chính vụ

3 VỤ LÚA 7. Lúa đông xuân- Lúa hè

thu sớm - Lúa hè thu

chính vụ

LUÂN CANH

LÚA &

MÀU/RAU/CNNN

2 VỤ LÚA-

MÀU/RAU/CN

NN

8. Rau/màu hè thu -Lúa

mùa cao sản

9. Rau/màu đông xuân-

Lúa hè thu

10. Lúa đông xuân -

Rau/màu hè thu

3 VỤ LÚA-

MÀU/RAU/CN

NN

CHUYÊN

RAU/MÀU CÂY

CNNN

CHUYỂN

CANH

RAU/MÀU

14. Chuyên rau/màu rau

cải, đậu đổ, khoai, bắp)

CHUYỂN

CANH CÂY

CNNN

15. Mía

16. Dứa (khóm)

CÂY LÂU

NĂM

CÂY CÔNG

NGHIỆP DÀI

NGÀY

Dừa, ca cao

CÂY ĂN QUẢ Cây ăn quả (cam, quýt,

bƣởi, nhãn, sapô, vú

sữa…)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

2.1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 14

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại

của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó đƣợc đo bằng các chi phí

và lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ giữa kết quả thu

đƣợc với chi phí bỏ ra ban đầu. Những chỉ tiêu hiệu quả này thƣờng là giá thành sản

phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn, đƣợc tính toán khi kết quá trình sản xuất kinh

doanh. (Hoàng Hùng, 2001)

Các quan điểm truyền thống trên chƣa thật sự toàn diện khi xem xét đến hiệu quả

kinh tế. Thứ nhất, quan điểm này coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái

tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tƣ. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan

trọng không những cho phép chúng ta biết đƣợc kết quả đầu tƣ mà còn xem xét trƣớc

khi ra quyết định đầu tƣ trực tiếp và nên đầu tƣ bao nhiêu, đầu tƣ ở mức độ nào. Quan

điểm truyền thống chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ mặt này. Thứ hai, quan điểm truyền

thống chƣa xét đến yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho hoạt động sản xuất

kinh doanh. Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù là thu và chi. Hai

phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần nhƣ chi phí về vốn, lao

động, thu về sản phẩm và giá cả (Hoàng Hùng, 2001). Qua đó, nhận thấy quan điểm

truyền thống còn thiếu sót khá nhiều và chƣa phù hợp với sự thay đổi kinh tế theo cơ

chế thị trƣờng (chú trọng đầu tƣ và phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững) để

tính hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp hiện nay.

Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế

Để khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống các nhà kinh tế đã

đứa ra những quan niệm mới về hiệu quả kinh tế. Trong đó, hiệu quả sản xuất trong

nông nghiệp đã đƣợc nhiều học giả nghiên cứu, nổi bật là Theodore W. Schultz

(1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các học giả đều cho rằng khi xét tính hiệu quả

trong mối quan hệ giữa đầu vào và đâu ra cần phân biệt 3 khái niệm cơ bản: hiệu quả

kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) và hiệu quả

kinh tế (economic efficiency). Hơn nữa, các nhà kinh tế hiện nay còn xét yếu tố thời

gian trong tính toán hiệu quả. Cùng một lƣợng vốn nhƣ nhau và cùng có tổng doanh

thu bằng nhau nhƣng có thể có hiệu quả khác nhau.

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lƣợng sản phẩm có thể đạt đƣợc trên một đơn vị chi

phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện

cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật của

việc sử dụng các nguồn lực đƣợc thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào với

nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 15

phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông

nghiệp, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của ngƣời sản xuất cũng nhƣ môi trƣờng kinh tế

- xã hội khác mà trong đó kỹ thuật đƣợc áp dụng. (Vũ Thị Thanh Huyền, 2008)

Nhƣ vậy, hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất nông nghiệp là số lƣợng sản phẩm có

thể đạt đƣợc dựa trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong những điều kiện cụ

thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp chỉ ra rằng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp đƣợc dùng vào sản

xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả phân bổ (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá

đầu vào đƣợc tính vào để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí

chi thêm cho đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ

thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào hay đầu ra. Vì thế mà hiệu quả phân bổ còn

đƣợc gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống nhƣ xác định các điều kiện

về lý thuyết cận biên để tối đa hóa lợi nhuận. Hay nói cách khác, hiệu quả phân bổ đạt

đƣợc khi giá trị cận biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên của nguồn lực sử dụng

vào sản xuất. (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 2009)

Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của ngƣời sản xuất, là thƣớc đo phản ánh mức

độ thành công của ngƣời sản xuất trong việc lựa chọn tổ đầu vào và đầu ra tối ƣu. EE

đƣợc tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE=TE*AE). (Phạm

Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh, 2005)

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và

hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều đƣợc tính

đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt đƣợc một

trong hai hiệu quả thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chƣa phải là điều kiện đủ

cho hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả

kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt đƣợc hiệu quả kinh tế. (Đỗ

Kim Chung, 2007)

Do đó, để xét tính hiệu hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực trong nông

nghiệp đạt thì cần xét đế hai yếu tố hiện vật (kỹ thuật) và giá trị (phân bổ). Nếu đạt

đƣợc một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật hoặc là hiệu quả phân bổ thì

mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chƣa phải điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế. Chỉ

khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả

phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt đƣợc hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 16

chỉ thể hiện mục đích của ngƣời sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận, Muốn sử dụng đất

nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trƣờng.

Nhận thấy đƣợc những ƣu và nhƣợc điểm của các quan điểm trên về hiệu quả kinh

tế, trong bài nghiên cứu này tác giả đã kết hợp cả hai quan điểm để xem xét và tính

toán hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành.

2.1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông

nghiệp

"Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp, đến

môi trƣờng sinh thái, đến đời sống ngƣời dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sủ dụng đất

phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hƣớng vào ba tiêu chuẩn chung là bền

vững về kinh tế, bềm vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng" (FAO, 1994)

Ngoài ra, đất nông nghiệp là một tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát

triển của một quốc gia. Muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách

có hiệu quả, cần phải đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hiệu quả kinh

tế để tìm ra giải pháp cho các vấn đề đƣợc đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu của

đề tài. Để lựa chọn đƣợc giải pháp và thứ tự ƣu tiên cho từng giải pháp, thì việc đánh

giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là một việc có ý nghĩa quan trọng,

có tính chất quyết định. Đầu tiên dựa trên những thực trạng về hiệu quả kinh tế trong

sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn huyện Châu Thành cũng nhƣ tỉnh Tiền Giang để

có thể hoạch định đƣợc chính sách hợp lý.

2.1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là một đòi hỏi

tất yếu của sự phát triển xã hội. Đối với ngƣời sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế chính là

cơ sở để họ tăng thu nhập. Đối với ngƣời tiêu dùng, tăng hiệu quả chính là đảm bảo

cho họ có mức thỏa dụng cao hơn, đƣợc sử dụng hàng hóa với lƣợng nhiều hơn, giá

thấp hơn và chất lƣợng tốt hơn. Trong điều kiện xã hội càng phát triển với công nghệ,

kỹ thuật tiên tiến, việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp càng

thuận lợi hơn. Nâng cao hiệu quả sẽ làm tăng lợi ích của cả xã hội bởi lợi ích của

ngƣời sản xuất cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng đƣợc cải thiện.

2.1.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu

xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của

hiệu quả. Đối với đánh giá đất nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức độ đạt

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 17

đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trƣờng do xã hội đặt ra, cụ thể tăng năng suất

cây trồng, tăng chất lƣợng và tổng sản phẩm hƣớng tới thỏa mãn nhu cầu nông sản

cho thị trƣờng trong nƣớc và tăng xuất khẩu nhƣng vẫn đảm bảo hệ sinh thái nông

nghiệp bền vững. (Bùi Văn Ten, 2000)

Ngoài ra theo quan điểm của FAO (1990), có ba tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử

dụng đất bền vững là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững mặt môi trƣờng và bền vững

về mặt xã hội, nghĩa là định hướng sự thay đổi về kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm

đảm bảo thỏa mãn liên tục các nhu cầu của con người thuộc các thế hệ hôm nay và

mai sau.

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay, toàn bộ quỹ đất dùng để sản xuất nông nghiệp trên thế giới khoảng

3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông

nghiệp trên thế giới đƣợc phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm

26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế

giới đạt khoảng 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản

xuất nông nghiệp, và còn 54% đất có khả năng sản xuất nhƣng chƣa đƣợc khai thác.

Trong đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên, khoảng

1.500 triệu hecta. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14%

đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhƣng có tới 58% đất có năng

suất thấp. (Trung tâm thông tin tƣ liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia (2002), Giới

thiệu tài liệu khoa học và công ngệh theo chuyên đề 106: Sử dụng tài nguyên đất trên

quan điểm môi trường, sinh thái và phát triển bền vững).

Hàng năm, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó

khăn hơn. Không chỉ đồi mặt với sự sụt giảm về diện tích mà cả thế giới đang lo ngại

trƣớc sự suy giảm chất lƣợng đất trồng. Một phần lớn diện tích đất canh tác bị nhiễm

mặn do nƣớc dâng lên và xâm thực do đó không canh tác đƣợc, một phần do tác động

của sự gia tăng dân số. Hơn thế, ngày nay con ngƣời lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ

thực vật, phân bón hóa học. Nó đang và ngày càng gây nguy cơ ô nhiễm đất nông

nghiệp tầm trọng hơn. Bên cạnh đó, hiện tƣợng mất rừng cũng gây ảnh hƣởng xấu tới

chất lƣợng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khỏang 3,8 tỷ hecta rừng, mỗi năm mất

đi khỏang 15 triệu hecta, mất nhiều nhất là ở vùng châu Mỹ - latinh và châu Á. Hiện

tƣợng hoang mạc hóa, xói mòn rửa trôi cũng là một trong những nguyên nhân khác

gây suy thoái đất. Khoảng 20 năm trở lại đây, những thách thức về an ninh lƣơng

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 18

thực, dân số, môi trƣờng sinh thái, nông nghiệp (sản xuất lƣơng thực, thực phẩm) là

nhu cầu cơ bản nuôi sống con ngƣời đang phải đối mặt với nhiếu khó khăn và thách

thức. Theo FAO, tình trạng thoái hóa đất tăng nhanh đã khiến năng suất cây trồng

giảm và có thể đe dọa tình hình an ninh lƣơng thực đối với khoảng 1/4 dân số thế giới.

Năng suất cây trồng giảm, giảm lƣơng thực tăng cao, trong đó nhu cầu tiêu dùng và

thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây tình trạng đói nghèo của ngƣời dân

các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Có thể thấy đất nông nghiệp trên thế giới chiếm phần không nhiều so với đất tự

nhiên nhƣng lại vƣớn phải tình trạng sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững, sẽ ảnh

hƣớng xấu cho thế hệ tƣơng lai. Trong các nguyên nhân, yếu tố con ngƣời là nguyên

nhân chủ yếu nhất. Vì vậy con ngƣời cần thay đổi nhận thức của mình hơn nữa và

không ngừng tăng cƣờng quản lý, sử dụng đất theo hƣớng nâng cao hiệu quả nhƣng

vẫn đảm bảo bền vững là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

2.2.2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.168.855 hecta, đứng thứ 59 trong

hơn 200 nƣớc trên thế giới, nhƣng đƣợc xếp vào nhóm nƣớc có diện tích đất canh tác

thấp vào bậc nhất thế giới. Đó là dự báo của các chuyên gia trong hội thảo "Sử dụng

tài nguyên đất ở Việt Nam với định cƣ đô thị và nông thôn" do Liên hiệp các Hội khoa

học Kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu định cƣ (SHI) tổ chức tháng 5 năm 2007.

Tài nguyên đất nông nghiệp của nƣớc ta rất trù phú với đồng bằng sông Hồng rộng

gần 800 ngàn hecta, đồng bằng sông Cửu Long khỏang 2,5 triệu hecta. Bất cập là

những vùng đất này lại bị chia nhỏ, manh mún làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của một

số công trình thủy lợi. Hơn nữa, đất nông nghiệp nƣớc ta không đƣợc quy hoạch cụ

thể, rõ ràng ngƣời dân chuyển đổi tùy tiện. Đến năm 2013, đất nông nghiệp giảm

khoảng 180 ngàn hecta.

Theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5

năm (2011-2015) do Chính phủ trình Quốc hội ngày 20/10/2011, đƣợc Ủy ban Kinh tế

Quốc hội thông qua, đất nông nghiệp của cả nƣớc đến năm 2020 là 26.732 nghìn

hecta, tăng 506 nghìn hecta so với năm 2010. Đến năm 2013, cả nƣớc còn trên 4 triệu

hecta đất trồng lúa, diện tích này vẫn đang giảm một cách nhanh chóng.

Đất nông nghiệp Việt Nam chƣa đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, đƣợc thể

hiện ở một số khía cạnh sau:

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 19

Đầu tƣ và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung

chƣa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm;

năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây

trồng này là lúa: 4 triệu tấn/ha, ngô 5,5 tấn /ha và cà phê 7 tạ nhân/ha còn ở Việt Nam

là 2,1 tấn/ha. Mặt khác, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, năm 2010

thu nhập trung bình của nông dân cả nƣớc chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức khoảng

300 ngàn đồng/hộ/tháng (Nguyễn Đình Bồng, 2005). Vì vậy cần có nhiều biện pháp

thiết thực hơn để có thể khai thác nguồn tài nguyên đất nông nghiệp này hiệu quả hơn.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp trong và ngoài nƣớc.

2.2.3.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Lin Kuo - Ching (1994) đã chỉ ra: khoảng 20 đến 25% nguyên nhân của hiện

tƣợng giảm diện tích đất canh tác ở Trung Quốc là do chuyển đổi thành các vƣờn cây

ăn quả và ao cá. Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố

và kết quả nghiên cứu chứng tỏ hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp phụ

thuộc khá nhiều vào đầu tƣ thủy lợi, kiểm soát lũ và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

nông nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu này, ta có thể thấy hệ thống thủy lợi tại địa

phƣơng đang nghiên cứu là rất quan trọng và đây có thể là một trong những nhân tố

trực tiếp tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, vì vậy cần đƣợc xem xét kỹ.

Nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp của Nga (2000) đã công bố kết quả

nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên tạp chí Kinh tế Nga. Kết quả

nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp rất

nhiều và đa dạng. Yếu tố liên quan đến công nghệ, tổ chức sản xuất. Các yếu tố đó

phụ thuộc vào các hoạt động của hộ gia đình hay nông trại cụ thể, phụ thuộc vào đầu

vào sử dụng hay những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Để nâng cao hiệu quả kinh tế

của đất nông nghiệp, nhóm tác giả cho rằng cần phải tìm hiểu và phân tích cơ cấu sản

xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng

hiệu quả sử dụng đất là kết quả của tất cả các hoạt động phối hợp giữa đầu vào, đầu ra

của quá trình sản xuất với các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Gale (2002) cho biết khả năng tiếp cận thị trƣờng kém cũng là nguyên nhân dẫn

đến sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp tại Trung Quốc. Tăng cƣờng khả

năng tiếp cận thị trƣờng có thể góp phần duy trì năng lực sản xuất lƣơng thực, thực

phẩm, tăng thu nhập, làm cho sản xuất nông nghiệp trở nên hấp dẫn hơn so với nhiều

việc làm khác ở đô thị. Mặc khác muốn tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng cũng đòi hỏi

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 20

phải đầu tƣ đáng kể vào cơ sở hạ tầng nhƣ mạng lƣới giao thông và kho chứa nông

sản.

2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một số nƣớc

Tổ chức nông lƣơng thế giới FAO (2010) bằng phƣơng pháp điều tra và phân tích

thống kê đã công bố nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp.

Nghiên cứu cho rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng sản xuất sẽ không nhỏ hơn về con

số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, dù tốc độ tăng trƣởng sẽ thấp hơn. Nguồn đất

nông nghiệp thì khan hiếm, nhƣng để đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm,

ngƣời dân tìm cách để thu đƣợc nhiều sản phẩm trên đất nông nghiệp hơn. Đất nông

nghiệp bị khai thác quá mức, ngƣời dân sử dụng nhiều hóa chất đƣa vào đất trồng để

nhanh đem lại sản phẩm. Tình trạng này kéo dài tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm

nguồn nƣớc, môi trƣờng và hệ sinh thái bị đe dọa, phát triển không bền vững.

Frantisek Brazdik (2006) sử dụng phƣơng pháp phân tích bao phủ dữ liệu(DEA)

để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và quy mô của các trang trại lúa ở Tây Java, xác định

các yếu tố quyết định hiệu quả trang trại. Ngoài ra mô hình hồi quy Tobit cũng đƣợc

sử dụng để giải thích sự thay đổi trong điểm số hiệu quả liên quan đến các yếu tố nông

nghiệp cụ thể. Nghiên cứu đã kết luận rằng: quy mô trang trại là một trong những yếu

tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả kỹ thuật của trang trại. Ngƣợc lại, manh mún

đất ở mức độ cao là nguồn cơ bản của sự thiếu hiệu quả kỹ thuật trong thời kỳ của kỷ

nguyên tăng trƣởng, đƣợc gọi là cuộc cách mạng xanh (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).

Chih – hai Yang (2007) đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất canh

tác trong bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả canh tác trong nông

nghiệp Trung Quốc. Áp dụng phƣơng pháp phân tích bao phủ dữ liệu (DEA) để kiểm

tra, đánh giá các yếu tố có ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng đất canh tác. Kết

quả hồi quy cho thấy, những thảm họa tự nhiên và nhân tạo nhƣ: lũ lụt, hạn hán và ô

nhiễm là các nguyên nhân chính của sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp.

Hoạt động sáng tạo, đa dạng hóa sản xuất và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là những yếu tố

có mối liên hệ tích cực đáng kể với hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp

Trung Quốc.

Singh Vivek Kumar (2009) đã chỉ rõ nông nghiệp là một hoạt động kinh tế hữu cơ

có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất và nƣớc. Hệ

sinh thái thay đổi có ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng các tài nguyên nông nghiệp,

trong đó có đất đai. Các hộ nông dân đang cố gắng đa dạng hóa việc sử dụng đất nông

nghiệp để thích ứng với sự thay đổi đó. Chính phủ và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 21

hội cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp. Đánh giá hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp là một việc làm cần thiết vì sử dụng đất nông nghiệp và

hiệu quả sử dụng tài nguyên đƣợc sử dụng làm thƣớc đó để đánh giá hệ sinh thái, hiệu

quả kinh tế cũng nhƣ tăng trƣởng trong nông nghiệp. Hiệu quả công trình thủy lợi có

thể là một chỉ số để xác định việc sử dụng tài nguyên nƣớc và hiệu quả sử dụng sản

phẩm trong nông nghiệp. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp, cƣờng độ sử dụng các công

trình thủy lợi đƣợc xem nhƣ những chỉ tiêu để đo lƣờng hiệu quả sử dụng đất và sử

dụng tài nguyên trong nghiên cứu này. Tác giả sử dụng hệ số sử dụng đất nông nghiệp

trong các xã khác nhau của huyện Jhabua để xác định cƣờng độ sử dụng tài nguyên ở

các vùng khác nhau trong địa phƣơng này.

2.2.3.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) sử dụng phƣơng pháp phân tích dữ liệu bảng (Panel

Data Analysis) để nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái. Kết

quả nghiên cứu chỉ ra một số LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho 3

vùng khảo sát. Các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng phục vụ

sản xuất, kỹ thuật công nghệ áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất

của nông hộ và thị trƣờng là 6 nhân tố tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh tế trong

sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả mô hình cho thấy mức độ ảnh hƣởng của các nhân

tố không giống nhau, trong đó nhân tố điều kiện xã hội tác động mạnh nhất đến hiệu

quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Nếu một trong 6 nhân tố này đƣợc cải

thiện, hoặc tất cả nhân tố đều đƣợc cải thiện sẽ làm tăng đáng kể thu nhập của nông

hộ, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của nông hộ tại Yên Bái.

Phạm Văn Dƣ (2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy

bình quân thu nhập của nông hộ chỉ khoảng 506 nghìn đồng/tháng. Một trong những

nguyên cơ bản dẫn đến thu nhập thấp là do quy mô đất đai của các hộ nông dân còn

quá nhỏ và manh mún đã ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không

áp dụng đƣợc cơ giới hóa đồng bộ, không áp dụng đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật

cao nhằm giảm chi phí. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

nhƣ dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập hợp ruộng đất. Nghiên cứu

này đƣa ra giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự

nguyện của các hộ, cùng sát nhập thửa, cùng canh tác, đƣa máy móc thiết bị vào sản

xuất để giảm chi phí.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 22

Đoàn Công Quỳ (2006) sử dụng hệ thống các chỉ tiêu: giá trị sản xuất, giá trị gia

tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để đánh giá

hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh

Hà Tây.

2.3 Bài học kinh nghiệm

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là kết quả của tất cả các hoạt động phối hợp

giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất với các nhân tố điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội để từ đó xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài trong

quyền sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo các điều liện cơ bản về cơ sở hạ tầng phục

vụ sản xuất và tăng cƣờng khả năng tiếp cận thị trƣờng. Đi đôi với việc nâng cao hiệu

quả sử dụng cần phải đảm bảo phát triển bền vững cả về mặt xã hội và môi trƣờng.

Không nên khai thác quá mức đất nông nghiệp và thải quá nhiều hóa chất độc hại vào

đất trồng để nhanh đem lại sản phẩm thõa mãn nhu cầu con ngƣời. Tình trạng này sẽ

gây nguy cơ thoái hóa đất nghiêm trọng, ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm cũng nhƣ đe dọa

hệ sinh thái và môi trƣờng.

Ở nƣớc ngoài, các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp truyền thống cũng nhƣ hiện

đại (DEA, PDA) để nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tại Việt Nam,

cũng có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và sử dụng nhiều phƣơng pháp khác

nhau. Học hỏi từ các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ dựa vào tình trạng sử

dụng đất hiện nay tại địa bàn huyện. Tác giả chọn sử dụng phƣơng pháp định lƣợng

kết hợp định tính và đề cập một cách toàn diện tất cả các nhân tố tác động đến hiệu

quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp

Kết quả tổng quan vấn đề sử dụng và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông

nghiệp đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm các nghiên cứu đƣợc trình bày phần trên, xác

định đƣợc mô hình nghiên cứu sau: Có 6 nhóm nhân tố chính tác động đến hiệu quả

kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp gồm: điều kiện tự nhiên, điều kiện

kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản

xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất của nông hộ và thị trƣờng.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 23

Điều kiện sản

xuất của nông hộ

Kỹ thuật công nghệ

áp dụng trong sản

xuất nông nghiệp

Hiệu quả sử

dụng đất

nông nghiệp

Điều kiện kinh tế

xã hội

Điều kiện tự

nhiên

Cơ sở hạ tầng phục

vụ sản xuất

Thị trƣờng (đầu

vào - đầu ra)

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013)

Dựa trên kết quả nghiên cứu của một số tác giả đi trƣớc, nhận thấy các nhân tố

đƣợc chọn nghiên cứu là phù hợp và khả quan. Trong đó, kinh nghiệm nghiên cứu của

tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) cho thấy các nhóm nhân tố trên đều tác động cùng

chiều(dƣơng) đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó, mức độ ảnh

hƣởng của các nhân tố không giống nhau, trong đó nhóm nhân tố điều kiện kinh tế -

xã hội tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Trong

mỗi nhóm nhân tố tác giả đã chọn ra những biến (yếu tố) nhằm làm sáng tỏ cho nhân

tố chính tác động đến hiệu quả kinh tế đƣợc trình bày sau đây.

1. Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên nhƣ: vị trí, địa hình, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn

nƣớc,... Các điều kiện này có ảnh hƣởng quan trọng đối với hiệu quả trên đất sản xuất

nông nghiệp. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành

nên các vùng thổ nhƣỡng, vùng khí hậu, vùng sinh thái và vùng sinh vật, đây là cơ sở

tự nhiên tạo nên lợi thế giữa các vùng sản xuất cho từng loại cây trồng. Chính vì thế,

đất nông nghiệp đƣợc sử dụng thực sự có hiệu quả khi thích ứng với các nhân tố tự

nhiên khác vì đất cũng là một phần thuộc nhân tố tự nhiên.

a) Vị trí, địa hình, đất đai.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 24

Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu đƣợc trong sản xuất nông nghiệp. Sản

xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, nhƣng đất đai thì có giới hạn và có vị trí cố

định. Con ngƣời không lựa chọn đƣợc đất tốt hay đất xấu, đất ở vùng cao hay thấp,..

tất cả phụ thuộc vào địa hình của tự nhiên. Nhƣng sự khác biệt giữa mặt thuận lợi và

bất lợi của đất đai lại ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập

của nông dân. Vì vậy đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng phù

hợp cho từng loại hình sử dụng đất. [Phạm Tiến Dũng (2009), Quy hoạch và sử dụng

đất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội]

b) Khí hậu, thời tiết:

Các yếu tố về khí hậu và thời tiết tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Nhiệt độ trung bình, sự thay đổi nhiệt độ ánh sáng, độ ẩm, lƣợng mƣa, số giờ nắng,…

trực tiếp tác động đến sự sinh trƣởng, phân bổ và phát triển các cây trồng. Hơn nữa,

lƣợng mƣa còn là yếu tố quan trọng giữ vai trò cung cấp nƣớc cho quá trình sinh

trƣởng và phát triển của cây trồng. Giúp ổn định nhiệt độ và độ ẩm cho đất (Phạm

Tiến Dũng, 2009).

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố về chế độ xã hội; dân số và lao động,

trình độ dân trí, khả năng sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh

tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện phát triển nông nghiệp, phát triển cơ sở khoa học

kỹ thuật,… Tất cả các yếu tố đều tác động đến khả năng sản xuất của nông dân trên

đất nông nghiệp. Thƣờng các nhân tố xã hội có ý nghĩa quyết định hơn vì phƣơng thức

sử dụng đất nông nghiệp đƣợc quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế

trong từng thời kỳ nhất định.

a) Vốn đầu tƣ

Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối

tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào sản xuất nông nghiệp . Để phát triển một nền nông

nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lƣơng thực quốc gia, tăng nông sản xuất

khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấn đề đầu

tiên, mang tính chất quyết định là vốn. Nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp đã góp

phần hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào quan trọng tác động

đến hiệu quả kinh tế cho mục đích sản xuất trên đất nông nghiệp

b) Lao động

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 25

Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt

động sản xuất nông nghiệp, phản ánh thông qua số lƣợng và chất lƣợng ngƣời lao

động. Trong đó, chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện bằng trình độ học vấn, mức độ

hiểu biết, chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp của ngƣời lao động. Ngƣời lao động

có trình độ sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.

c) Chính sách của Nhà nƣớc

Chính sách đất đai do các cơ quan nhà nƣớc ban hành nhằm đạt đƣợc mục tiêu

nhất định liên quan đến an ninh và phân bổ quyền sử dụng đất, sử dụng đất, quản lý

đất đai, và tiếp cận đất đai bao gồm cả các hình thức sở hữu. Khi chính sách sử dụng

đất đạt hiệu quả, sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi để mở rộng việc sử dụng đất cho nông

dân. Chính sách và các quy định của Nhà nƣớc đƣợc xem là nhân tố quan trọng tác

động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thông thƣờng có 4 nhóm chính sách tác

động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp: chính sách liên

quan đến quyền sử dụng đất nông nghiệp, chính sách liên quan đến giá sản phẩm, giá

đầu vào; nhóm chính chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và cuối cùng là chính sách

liên quan đến ƣu đãi tín dụng và lãi suất. (Lin Kuo - Ching và Chiu Hao - Ling , 1998)

3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Lin Kuo - Ching (1994) cho rằng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

phụ thuộc khá nhiều vào đầu tƣ thủy lợi, kiểm soát lũ và cơ sở hạ tầng phục vụ sản

xuất nông nghiệp. Đây đƣợc xem là nhân tố cơ bản quyết định hiệu quả kinh tế trong

sử dụng đất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, thủy lợi, thông tin liên

lạc, các dịch vụ về sản xuất và khoa học - kỹ thuật. Những yếu tố này đều tác động

đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp.

4. Kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp

Tất cả các ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều phải áp dụng các tiến bộ

công nghệ vào quá trình sản xuất sản phẩm. Các nhà kinh tế tân cổ điển đã chứng

minh rằng yếu tố quan trọng nhất để tăng sản lƣợng là tiến bộ công nghệ. Khi các yếu

tố đầu vào của sản xuất coi đất và các nguyên vật liệu thô là khan hiếm, lao động và

vốn đầu tƣ cũng có hạn thì công nghệ là yếu tố có thể tác động đến làm cho với cùng

nguồn lực thì sản lƣợng chất lƣợng sản phẩm tăng lên nhiều hơn so với trƣớc khi đổi

mới công nghệ, mặt khác chi phí sản xuất giảm làm cho giá thành sản phẩm cũng

giảm, dẫn đến tăng doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, từ cơ sở thực

tiễn trong nghiên cứu của Frantisek Brazdik (2006) sử dụng DEA để đánh giá hiệu

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 26

quả kỹ thuật và quy mô của các trang trại lúa, xác định yếu tố quyết định hiệu quả

trang trại chính là yếu tố kỹ thuật công nghệ.

Kỹ thuật canh tác cũng là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng

đất nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác có thể xem là các tác động của con ngƣời vào đất

đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố trong sản xuất để hình

thành, phân bổ và tích lũy năng suất kinh tế. Theo Đƣờng Hồng Dật (2008), biện pháp

kỹ thuật canh tác là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của con ngƣời về đối

tƣợng sản xuất, thời tiết, điều kiện mội trƣờng, thể hiện những dự báo thông minh và

sắc xảo, sự lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại cũng nhƣ cách sử

dụng đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Nhƣ vậy nhóm nhân tố kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp.

5. Điều kiện sản xuất nông hộ

Trình độ chuyên môn (kiến thức và kỹ năng) của nông dân rất quan trọng trong

quyết định sản xuất để tạo ra hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Khả

năng tiếp thu học hỏi kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp có mối liên hệ

chặt chẽ đến kiến thức và kỹ năng canh tác của nông dân. Trình độ văn hóa và kinh

nghiệm cũng là những biến quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả trong sản

xuất nông nghiệp. Mặt khác, diện tích đất mà ngƣời nông dân có thời gian và quyền sử

dụng lâu dài thì mức đầu tƣ có sự khác biệt so với những diện tích mà họ chỉ đƣợc sử

dụng trong ngắn hạn. Vì vậy, một số biến khác cũng tác động đến hiệu quả kinh tế

trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: số lƣợng lao động, diện tích đất canh tác, lƣợng vốn

của nông hộ đầu tƣ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng là những biến số quan

trọng thuộc nhóm nhân tố này.

6. Thị trƣờng yếu tố đầu vào, đầu ra

Thị trƣờng nông nghiệp đƣợc xem nhƣ là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và đầu ra,

thị trƣờng này mang tính cạnh tranh cao hơn so với các ngành hàng khác trong nền

kinh tế. Vì vậy, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cũng là một trong những điều

kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp, đặc biệt là đất nông

nghiệp. Môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi các thành phần kinh tế quốc doanh,

tƣ nhân và hợp tác xã có quyền ngang nhau trong việc tạo vốn, sử dụng các thông tin

mau bán sản phẩm nông nghiệp.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 27

Bảng 2.1 Tổng hợp một số biến đƣợc rút ra từ nghiên cứu trƣớc

BIẾN TỔNG HỢP TÊN BIẾN NGHIÊN CỨU TRƢỚC

Điều kiện tự nhiên - Khí hậu, thời tiết Bùi Nữ Hoàng Anh (2013)

- Độ pH của đất

- Chất hữu cơ

- Lân hữu dụng

- Hô hấp đất

Điều kiện xã hội

-Tập hoán sinh hoạt Phạm Văn Dƣ (2009)

-Tập hoán canh tác (canh tác

theo truyền thống)

Phạm Văn Dƣ (2009)

Bùi Nữ Hoàng Anh (2013)

- Chính sách khuyến nông

của nhà nƣớc

Lin Kuo - Ching và Chiu Hao

- Ling (1994)

- Vốn đầu tƣ cho nông

nghiệp

Lin Kuo - Ching và Chiu Hao

- Ling (1994)

Cơ sở hạ tầng phục

vụ sản xuất

- Hợp tác cộng đồng Lin Kuo - Ching (1994)

- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hợp

tác (giao thông, thủy lợi)

Lin Kuo - Ching (1994)

- Chuyển giao kỹ thuật Lin Kuo - Ching (1994)

- Áp dụng công nghệ Lin Kuo - Ching (1994)

Kỹ thuật công nghệ

Áp dụng các biện pháp kỹ

thuật canh tác mới

Frantisek Brazdik (2006)

Ứng dụng công nghệ hiện đại Frantisek Brazdik (2006)

Điều kiện sản xuất Kiến thức hộ nông dân Trần Đình Thao 2006

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 28

của nông hộ Trình độ văn hóa

Bùi Nữ Hoàng Anh (2013)

Kinh nghiệm

Diện tích đất

Vốn của nông hộ

Thị trƣờng

- Sự ổn định trong giá đầu

vào

Gale (2002), Nhóm tác giả

ngƣời Nga

- Sự sẵn có của các đầu vào Gale (2002)

- Tiếp nhận thông tin thị

trƣờng

Gale (2002)

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 29

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 3:

Chƣơng 3 sẽ xây dựng khung phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu

thực nghiệm để đƣa ra mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố có thể tác động

đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, chƣơng này sẽ

trình bày lý luận chung về các biến và sự lựa chọn các biến đƣa vào mô hình cũng nhƣ

phƣơng pháp chọn mẫu và phƣơng pháp xử lý thông tin.

3.1 Quy trình nghiên cứu khảo sát

Quy trình nghiên cứu khảo sát

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

Bảng khảo sát

thử nghiệm

Lọc ý kiến từ

sinh viên,

giảng viên,

chuyên gia

Bảng khảo sát hoàn

chỉnh

Dữ liệu

thứ cấp

Hiệu chỉnh

bảng câu

hỏi

Thiết kế

nghiên cứu

Nghiên cứu

sơ bộ (N=30)

Nghiên cứu

chính thức

(N= 180)

Xử lý dữ

liệu

Kết quả nghiên cứu

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 30

3.2 Mô hình hồi qui dữ liệu chéo

Mô hình hồi quy dữ liệu chéo đƣợc lựa chọn để nhận diện và phân tích những nhân

tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại vùng,

địa phƣơng nghiên cứu.

Mô hình Binary Logistic

Phân tích hồi quy logic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ƣớc lƣợng

xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có đƣợc. Bài

nghiên cứu sử dụng mô hình Binary Logistic để phân tich hồi quy.

Biến phụ thuộc Y: thu nhập hỗn hợp trên 1 hecta đất nông nghiệp. Biến Y có

biểu hiện dƣới dạng này gọi là biến nhị phân. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì

không thể phân tích với dạng hồi quy thông thƣờng vì làm nhƣ vậy sẽ xâm phạm các

giả định, rất dễ thấy là khi biến phụ thuộc chỉ có hai biểu hiện thì thật không phù hợp

khi giả định rằng phần dƣ có phân phối chuẩn, mà thay vào đó sẽ có phân phối nhị

thức, đồng thời giá trị ƣớc lƣợng của biến phụ thuộc sẽ rơi vào khoảng (0;1) (trích

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc)

Y đƣợc thay thế bởi biến giả Yi*: Yi

*= β

’Xi

Y nhận giá trị 1 nếu :

Yi= 1 nếu Yi*>0

Y nhận giá trị 0 nếu sinh viên hiện tại không sử dụng thẻ liên kết:

Yi= 1 nếu Y*i< 0

Ta có mô hình hàm Binary Logistic nhƣ sau:

0 1 i

i

0 1 i

exp( X )1P E(Y )

X 1 exp( X )

Trong công thức này Pi = E(Y=1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra

(Y =1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi. Ký hiệu biểu thức (β0+β1X) là z, ta

viết lại mô hình Binary Logistic nhƣ sau:

z

z

eP(Y 1)

1 e

Xác suất không xảy ra sự kiên là: P(Y=0)=1- P(Y=1)=1-z

z

e

1 e

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 31

Thực hiện phép so sánh giữa xác suất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu

quả với xác suất hiện tại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả và lấy ln

hai vế phƣơng trình ta có hàm hồi quy Binary Logistic:

0 1 i

P(Y 1)Ln X

P(Y 0)

Hay viết các khác:

i

0 1 i

i

PLn X

1 P

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tập 2)

3.3 Mô hình thực nghiệm các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Dựa vào mô hình lý thuyết ở trên và thông qua thảo luận với các chuyên gia, giảng

viên và các bạn trong nhóm nghiên cứu xung quanh những nhân tố tác động đến hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp. Sau quá trình trao đổi giúp đề tài rút ra đƣợc 6 nhóm

nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại địa

bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội

Cơ sở hạ tầng phục

vụ sản xuất

Kỹ thuật công nghệ

Điều kiện sản xuất của nông

hộ

Thị trƣờng

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 32

Hình 3.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Mã hóa: Để quá trình phân tích dữ liệu thuận tiện hơn, nhóm nghiên cứu đã mã

hóa các biến ở bảng sau:

Bảng 3.1 - Đặt tên biến

Biến tổng

hợp

Mã hóa Dấu kỳ

vọng

Tên biến

Điều kiện tự

nhiên

TN 1

Dấu

dƣơng +

Độ pH của đất (đánh giá độ màu mỡ của đất)

TN 2 Chất hữu cơ

TN 3 Lân hữu dụng

TN 4 Hô hấp đất

Điều kiện

kinh tế - xã

hội

XH 1

Dấu

dƣơng +

Số lao động

XH 2 Tập hoán sinh hoạt

XH 3 Tập hoán canh tác

XH 4 Hợp tác cộng đồng

XH 5 Chính sách nhà nƣớc về quyền sử dụng đất

XH 6 Quy hoạch chuyên môn hóa một số giống

cây trồng (lúa, rau, cây ăn quả,….)

Cơ sở hạ

tầng phục vụ

sản xuất

HT 1

Dấu

dƣơng +

Giao thông, thủy lợi

HT 2 Kho chứa (kho lạnh, kho cất trữ nông sản)

HT 3 Chuyển giao kỹ thuật tiên tiến và công nghệ

mới vào SXNN

HT 4 Thay đổi khoa học mới trong SXNN

HT 5 Thay đổi công nghệ tiên tiến trong SXNN

HT 6 Mức độ áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 33

SXNN

HT 7 Mức độ áp dụng công nghệ mới vào SXNN

Kỹ thuật

công nghệ

KT 1

Dấu

dƣơng +

Thay đổi giống cây trồng

KT 2 Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới

vào sản xuất

KT 3 Ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại

Điều kiện

sản xuất của

nông hộ

SX 1

Dấu

dƣơng +

Khả năng tiếp nhận tín dụng

SX 2 Khả năng tiếp cận thị trƣờng

SX 3 Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp

SX 4 Diện tích đất sản xuất của nông hộ

SX 5 Số lao động hộ gia đình tham gia sản xuất

SX 6 Trình độ học vấn của chủ hộ nông dân

SX 7 Số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông

nghiệp

SX 8 Tham gia tập huấn của chủ hộ về kỹ thuật

canh tác

SX 9 Cơ hội tiếp cận dịch vụ khuyến nông

SX 10 Các phƣơng thức canh tác

SX11 Tham gia hợp tác cộng đồng

Thị trƣờng

(đầu vào -

đầu ra)

TT 1

Dấu

dƣơng +

Sự ổn định trong giá đầu vào

TT 2 Sự sẵn có của các yếu tố đầu vào

TT 3 Tiếp nhận thông tin thị trƣờng

TT 4 Hoạt động bán sản phẩm

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 34

Mô hình thực nghiệm

Từ mô hình trên, biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp/1 ha đất nông nghiệp

đƣợc giải thích bởi 6 nhân tố. Hàm hồi quy đƣợc xây dựng nhƣ sau:

Trong đó: Y: thu nhập hỗn hợp/1hecta đất nông nghiệp (biến thể hiện cho hiệu

quả kinh tế)

X1: Điều kiện tự nhiên

X2: Điều kiện xã hội

X3: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

X4: Kỹ thuật công nghệ

X5: Điều kiện sản xuất của nông hộ

X6: Thị trƣờng

Các giả thiết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

H1- Điều kiện tự nhiên có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp trên đất

nông nghiệp, có nghĩa là khi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng trọt, sản xuất của

nông hộ thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ càng cao.

H2 - Điều kiện kinh tế xã hội có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp trên

đất nông nghiệp, có nghĩa là khi điều kiện kinh tế xã hội ổn định và nhà nƣớc có nhiều

chính sách khuyến khích hỗ trợ cho trồng trọt, sản xuất thì thu nhập trên đất nông

nghiệp của nông hộ càng cao.

H3 - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn

hợp trên đất nông nghiệp, có nghĩa là khi cơ quan nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ cho công

trình thủy lợi, đƣờng xá và thông tin liên lạc nhiều hơn, còn nông hộ cũng đầu tƣ xây

dựng các kho chứa thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ sẽ càng cao.

H4 - Kỹ thuật công nghệcó mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp trên đất

nông nghiệp, có nghĩa là khi nông hộ áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào trồng

trọt, sản xuất thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ càng cao.

H5 - Điều kiện sản xuất của nông hộ có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn

hợp trên đất nông nghiệp, có nghĩa là khi điều kiện sản xuất của nông hộ càng thuận

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 35

lợi trong sản xuất nông nghiệp thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ càng

cao.

H6 - Thị trƣờng có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp trên đất nông

nghiệp, có nghĩa là quy mô thị trƣờng mở rộng, giá yếu tố đầu vào thấp, giá bán sản

phẩm nông nghiệp cao và ổn định thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ

càng cao.

3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1 Thu thập thông tin

3.4.1.1. Thông tin thứ cấp

Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các cơ quan trong tỉnh

Tiền Giang, huyện Châu Thành: phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng

Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục thống kê và phòng thống kê của huyện. Trong bài sử

dụng các báo cáo thống kê định kỳ hàng năm và điều tra sâu.

Niên giám thông kê từ năm 2012-2013 (Cục thống kê huyện Châu Thành)

Báo cáo tình hình sử dụng đất 2010-2013 (Phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện

Châu Thành)

Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện

Châu Thành)

Báo cáo hiện trạng các loại cây trồng phổ biến tính đến năm 2013 (Phòng nông nghiệp

và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.

3.4.1.2. Thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của

nông hộ. Thu thập bằng phƣơng pháp điều tra nông hộ thông qua bảng câu hỏi có sẵn.

Phƣơng pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập và một số đặc điểm cơ

bản của nông hộ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thu thập số liệu thông qua phỏng vấn,

trao đổi với cán bộ huyện và cán bộ khuyến nông.

Điều tra chọn mẫu

Dựa vào đối tƣợng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không

tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn phƣơng pháp điều

tra có chọn mẫu. Mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên với số lƣợng đủ lớn để có thể đại diện

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 36

cho tổng thể chung, từ kết quả thu thập đƣợc sẽ tính, suy rộng ra đặc điểm của tổng

thể chung.

Áp dụng phƣơng pháp chọn phân loại để chọn 3 xã trong huyện. Tiêu thức chọn là

chọn những xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, diện tích trồng các loại cây ngắn

ngày và hàng năm nhiều cao hơn các xã còn lại. Căn cứ vào tiêu thức chọn, danh sách

3 xã đƣợc chọn gồm có:

- Vùng có địa hình đất gồi đồi và diện tích trồng lúa, rau màu nhiều: xã Tân Lý

Đông

- Vùng giữa chuyên trồng các loại cây rau màu đặc trƣng của huyện và có diện tích

trồng cây ăn quả khá lớn: xã Thân Cữu Nghĩa

- Vùng chuyên trồng lúa đại diện cho khu vực thấp: xã Điềm Hy

Chọn hộ điều tra (cỡ mẫu): căn cứ vào tiêu chí khả năng tiếp cận thông tin và khối

lƣợng sản phẩm tạo ra nhất định (gồm sản lƣợng tiêu dùng và khối lƣợng bán ra trên

thị trƣờng), đồng thời chúng tôi căn cứ vào thu nhập để phân loại và chọn hộ nghiên

cứu. Xác định số lƣợng hộ điều tra: đề tài chọn huyện Châu Thành làm địa bàn nghiên

cứu, trong huyện chọn ra 3 xã đại diện, trong mỗi xã lại chọn ra 3 vùng và số hộ đƣợc

chọn của một xã là 64 hộ để điều tra. Nhƣ vậy, số lƣợng mẫu điều tra của toàn huyện

là 192 hộ. Sau khi thu thập đƣợc số liệu, để giảm thiểu sai số chọn mẫu, trong quá

trình xử lý, tác giả sắp xếp số liệu theo thứ tự tăng dần, căn cứ theo tiêu chí thu nhập

hàng năm của hộ sản xuất trên đất nông nghiệp, sau đó lọc bỏ 2 hộ đầu tiên và 2 hộ

cuối cùng trong một xã. Nhƣ vậy, bộ dữ liệu nghiên cứu sẽ chỉ còn 180 mẫu (60 hộ* 3

xã).

Nội dung phiếu điều tra bao gồm những thông tin về tình hình cơ bản của hộ nhƣ:

họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, loại

hình hộ, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị tƣ liệu

sản xuất.Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nhƣ các

yếu tố sản xuất, vốn, kỹ thuật, lao động, giá bán một số loại nông sản chủ yếu, giá một

số đầu vào chính, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật đƣợc áp dụng, mức độ tiếp cận tín

dụng, tiếp cận thị trƣờng. Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và

giá trị,…

Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 37

Điều tra chọn mẫu trong nghiên cứu này gồm các bƣớc sau: Xây dựng phƣơng án

điều tra, xác định số lƣợng mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, tập huấn

điều tra, điều tra thử, điều tra chính thức.

Bảng 3.2 Chọn mẫu điều tra

TT Đơn vị Tổng số

(hộ)

Số nhóm

1 Xã Thân Cửu Nghĩa

Ấp Thân Đức

Ấp Thân Hòa

Ấp Thân Bình

128

112

115

64

22

21

21

2 Xã Điềm Hy

Ấp Thới

Ấp Hƣng

Ấp Bắc B

134

131

108

64

22

21

21

3 Xã Tân Lý Đông

Ấp Tân Lƣợc 1

Ấp Tân Lƣợc 2

ẤpTân Lập

124

115

96

64

22

21

21

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu điều tra

- Đặc điểm mẫu điều tra

Thông tin ở bảng 3.2 cho thấy cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và số

năm sử dụng đất nông nghiệp của các hộ đƣợc điều tra là phù hợp với thực tế và có

thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Các hộ có thời gian sử dụng đất nông nghiệp từ

5 năm trở lên và có trình độ học vấn đủ để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.

Bảng 3.3 Đặc điểm mẫu điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Giới tính chủ hộ

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 38

- Nam

- Nữ

người

người

115

77

59,89

40,11

2. Tuổi

- Trung bình

- Cao nhất

- Thấp nhất

tuổi

tuổi

tuổi

42

68

20

-

-

-

3. Tình trạng học vấn chủ hộ

- Chƣa biết đọc, viết

- Từ THPT trở xuống

- Trung cấp, cao đẳng

- Đại học

người

người

người

người

21

140

25

6

10,94

72,92

13,02

3,12

4. Thời gian sử dụng đất nông nghiệp

- Trung bình

- Lâu dài nhất

- Ngắn nhất

năm

năm

năm

27

42

5

-

-

-

5. Số thửa đất hiếu có của hộ

- Trung bình

- Nhiều nhất

- Ít nhất

công

công

công

5

20

2

-

-

-

3.1.2 Phân tích thông tin

Trong bài nghiên cứu, các phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng bao gồm:

phân tích dãy số thời gian, tính các giá trị tƣơng đối và tuyệt đối, tính giá trị bình

quân,…

Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong

dãy số thời gian là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của diện

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 39

tích đất nông nghiệp, năng suất và sản lƣợng một số cây trồng chính theo thời gian

bao gồm:

- Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai )

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc đƣợc dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm)

ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính:Ai = Ti - 100 (tính bằng %)

- Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ

tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính:a = t (%) - 100 (tính t bằng %)

3.1.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu

3.3.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập

đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phƣơng pháp này đƣợc

sử dụng trong bài nghiên cứu để phân chia đất sản xuất nông nghiệp theo từng loại

hình cụ thể, phân tổ cụ thể chỉ ra mối liên hệ giữa thu nhập, hiệu suất sử dụng vốn,...

ứng với từng loại hình sử dụng đất. Sử dụng bảng thống kê và đồ thị thống kê để dễ

dàng đánh giá, phân tích kết quả đã đƣợc thống kê từ thực nghiệm.

3.3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để đo lƣờng tính nhất

quán mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Hệ số Alpha càng cao thể

hiện tính đồng nhất của các biến càng cao tức là mức độ liên kết của các biến đo

lƣờng càng cao. Khi đó các biến sẽ cùng đo lƣờng một thuộc tính cần đo. (Hoàng

Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Trong nghiên cứu thực nghiệm, Cronbach Alpha không cho biết biến đo lƣờng nào

trong thang đo cần đƣợc bỏ đi và biến đo lƣờng nào có thể đƣợc giữ lại, chính vì vậy

phải xét thêm hệ số tƣơng quan giữa biến và tổng của các biến. Các biến có hệ số

tƣơng quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 đƣợc coi là không phù hợp

và sẽ loại khỏi thang đo. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên

(Nunnally và Burnstein (1994) theo Nguyễn Khánh Duy và cộng sự (2008)).

3.3.2.3. Dự báo

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 40

Đây là phƣơng pháp xử lý số liệu phù hợp với bài nghiên cứu có nhiều biến độc

lập. Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở gải định rằng: một câu hỏi có nhiều cách lựa

chọn trả lời cho mỗi phƣơng án, một nhân tố tổng hợp có nhiều biến thành phần cấu

tạo nên. Công cụ xử lý là dùng phần mềm SPP. (Analyze/Multiple Response/Define

Variables Sets)

3.1.4 Phƣơng pháp tham khảo chuyên gia

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp ý kiến của các

chuyên gia, nhà quản lý về việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay thông phỏng vấn

trực tiếp.

3.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá mặt hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, bài nghiên cứu sử dụng hệ

thống chỉ tiêu sau:

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất

- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất đã qua sử dụng cho nông nghiệp sản xuất trên quỹ đất

tự nhiên.

- Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai phân bổ cho lĩnh vực đất sản xuất nông nghiệp

(đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm).

- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất có khả năng phát triển nông nghiệp chƣa đƣợc sử

dụng .

- Hệ số sử dụng đất (hệ số lần trồng): là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tính trên

tổng diện tích canh tác trong một năm.

R(lần) = Tổng diện tích gieo trồng/tổng diện tích canh tác

Công thức này đƣợc sử dụng để tính hệ số quay vòng của đất, hệ số sử dụng ruộng đất

càng lớn thì năng suất đất đai sẽ càng cao.

3.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông

nghiệp

1. Năng suất bình quân (AP): Là mức sản lƣợng thu đƣợc trong quá trình điều tra đối

với từng loại cây trồng cụ thể trên một đơn vị diện tích.

ă â ƣ

í

2. Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một

chu kỳ

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 41

GO = ∑

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

Qi là khối lƣợng sản phẩm loại i

Pi là đơn giá sản phẩm i

3. Năng suất đất đai: đƣợc đo bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích

đất canh tác.

ă đ đ á

í á

4. Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng trong

quá trình sản xuất (tình theo chu kỳ GO). Bao gồm các khoản chi phí: giống cây, phân

bón, thuốc trừ sâu….

Trong đó: IC là chi phí trung gian

Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất

5. Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất

tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. (VA/1 ha)

VA = GO - IC

6. Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất bao gồm thu

nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. (MI/1 ha)

MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê)

Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp

GO: tổng giá trị sản xuất

IC: chi phí trung gian

A: khấu hao tài sản cố định

T: các khoản thuế, phí phải nộp

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 42

7. Giá trị ngày công lao động là phần thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất trong một

ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh, xen

canh.

ô đ

3.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông

nghiệp

1. Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân

trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất.

2. Tỷ suất giá trị gia tăng thêm chi phí (TVA); là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân

trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian một chu kỳ sản xuất.

3. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI) là tỷ số thu nhập hỗn hợp

tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí turng gian một chu kỳ sản xuất.

4. Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị tăng thêm tính

bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tƣ cho một chu kỳ sản

xuất.

TGOLĐ = GO/công lao động

5. Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính

bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tƣ cho một chu kỳ sản

xuất.

TVALĐ = VA/công lao động

6. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính

bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tƣ cho một chu kỳ sản

xuất.

TMILĐ = MI/công lao động

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 43

3.1.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu

năm

Giá trị hiện tại thuần:

Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại của thu nhập thuần là khoản chênh lệch

giữa tổng thu và tổng các khoản chi phí của cả vòng đời cây trồng đã đƣợc đƣa về

cùng thời điểm hiện tại.

Công thức tính: NPV = ∑

Trong đó:

NPV: giá trị hiện tại của thu nhập thuần

Bi : khoảng thu của năm thứ i

Ci : khoảng chi của năm thứ i

n: số năm (vòng đời) của cây trồng

r: tỷ suất chiết khấu đƣợc lựa chọn (tính bằng lãi suất ngân hàng)

Đối với cây ăn quả và cây dừa là những cây trồng một lần nhƣng thu hoạch nhiều

lần nên sử dụng tính toán đƣợc chỉ tiêu NPV thì đòi hỏi phải có sự ghi chép cụ thể qua

từng năm trong suốt chu kỳ sinh trƣởng và phát triển của cây.

NPV > 0: quá trình sản xuất có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại cây

trồng đó lớn hơn tổng chi phí sau khi đã đƣa về giá trị hiện tại). Nên tiếp tục mở rộng

sản xuất.

NPV < 0: quá trình sản xuất không có hiệu quả kinh tế (tổng các khoảnthu từ loại

cây trồng đó không bù đắp tổng chi phí sau khi đã đƣa về giá trị hiện tại). Không nên

tiếp tục mở rộng sản xuất.

NPV = 0: quá trình sản xuất không có có tác dụng dù chấp nhận hay bác bỏ. Tùy

thuộc vào tình hình sản xuất và thị trƣờng cụ thể của địa phƣơng mà đứa ra quyết định

có tiếp tục sản xuất hay không.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR):

Là tỷ lệ khấu trừ đƣợc sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần của

dòng tiến hiện tại của một dự án cụ thể về 0. Có thể xem tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là mức

lãi suất đựợc sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi trong

vòng đời của một loại cây trồng lâu năm về cùng mặt bằng thời điểm hiện tại.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 44

Tỷ lệ hoàn vốn IRR càng cao thì khả năng thực thi dự án càng cao. Trong nghiên

cứu này, IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu tƣ vào sản xuất

cây lâu năm trong suốt thời gian vòng đời của cây trồng đó.

Công thức tính: IRR = r1 + (r2 - r1)

Trong đó:

r1 và r2 là hai lãi suất chọn tùy ý sao cho r1 > r2 và r1 - r2 <= 5%

r1: tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1> 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi sau61t

ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ nhất)

r2: tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2< 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi sau61t

ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ hai)

NPVr1: Giá trị hiện tại ròng tính theo r1

NPVr2: Giá trị hiện tại ròng tính theo r2

NPV < 0 và IRR > r: nên duy trì LUT với các loại cây trồng này;

NPV < 0 và IRR < r: không nên duy trì LUT với các loại cây trồng này;

NPV = 0 và IRR = r: LUT trồng các loại cây trồng không có tác dụng dù chấp

nhận hay không chấp nhận.

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng giá trị thị trƣờng của các sản phẩm cùng loại

tại địa phƣơng và trong nƣớc cùng thời điểm nghiên cứu để làm giá tham chiếu khi

phân tích cũng nhƣ đƣa ra kết luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp tại 3 xã nghiên cứu.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 45

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG CHƢƠNG 4:

NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Chƣơng 4 sẽ phân tích hiệu quả việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệptrên cơ sở lý

thuyết và nghiên cứu thực nghiệm để phân tích các nhân tố tác động đến việc sử đất.

Cụ thể, chƣơng này sẽ trình bày kết quả một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử

dụng đất và mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng đo bằng biến thu

nhập hỗn hợp trên đất sản xuất của hộ nông dân.

4.1 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Châu Thành đƣợc xem là huyện ngoại vi của trung tâm hành chính

tỉnh là Tp. Mỹ Tho về phía Bắc và phía Tây, tổng diện tích tự nhiên là 229,92

km2, dân số năm 2013 là 241.230 ngƣời, mật độ sân số 1049 ngƣời/km². Châu

Thành có 23 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 22 xã trực

thuộc. Địa bàn huyện có các trục giao thông thủy bộ quan trọng, trục Quốc lộ

1A từ trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam đi về vùng ĐBSCL chạy xuyên

suốt địa bàn huyện. Châu Thành đƣợc xem là cửa ngõ đầu mối quan trọng nối

TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền tây. Là một trong những huyện kinh tế vƣờn

quan trọng của tỉnh.

4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Châu Thành mang các đặc điểm chung

nhƣ; nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa

tƣơng phản (mùa mƣa từ tháng V đến tháng XI trùng với gió Tây Nam và mùa

khô từ tháng XII đến tháng IV trùng với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình

2709C, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3-4

oC. Tính ôn hòa trong năm cao,

khoảng 9.700 - 9.900o C.

Lƣợng mƣa thuộc vào loại trung bình thấp (1.400 - 1.53,3 mm/năm), ẩm độ

không khí bình quân 19,2% và thay đổi theo mùa (70-88%), lƣợng bốc hơi

turng bình 3,3 mm/ngày (biến thiên theo mùa từ 2,4 - 2,5 mm/ngày). Số giờ

nắng cao (2.300-2.500 giờ) và phân hóa theo mùa. Vào mùa mƣa, gió Tây Nam

mang theo hơi nƣớc bới hƣớng gió thịnh hành là Nam, Tây Nam (tháng V-IX,

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 46

tốc độ trung bình-5 m/s) và Tây (tháng VIII, tốc độ trung bình (5-6 m/s); vào

mùa khô, hƣớng gió thịnh hành là Đông Nam và Đông, tốc độ trung bình 1-4

m/s.

4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của huyện Châu Thành đƣợc thể hiện qua số liệu bảng 4.1

Bảng 4.1 Thực trạng đất đai của huyện Châu Thành phân theo loại hình sử

dụng năm 2013

STT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng 22.991,08 100,00

I

1

2

3

Đất nông nghiệp

Đất SXNN

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nông nghiệp khác

17.940,75

17.875,74

44,6240

20,3869

78,06

77,77

0,2

0,09

II

1

2

3

Đất phi nông nghiệp

Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất sử dụng vào mục

đích khác

5.050,34

1.827,86

2.508,67

-

21,94

7,94

10,89

-

III Đất chƣa sử dụng - -

Nguồn: Phòng thống kê huyện Châu Thành, 2013

Qua bảng thống kê ta thấy đất nông nghiệp chiếm hơn 78% diện tích đất tự

nhiên của huyện, trong đó đất nông nghiệp thì đất SXNN chiếm tới 77,77%.

Đây là huyện thuộc vùng đồng bằng, đất màu mỡ nên quỹ đất nông nghiệp

chiếm tỷ lệ cao.

Tài nguyên khoáng sản, sinh vật

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 47

Trên địa bàn huyện không có tài nguyên khoáng sản quan trọng. Nguồn nƣớc

ngầm ngọt có khả năng khai thác khá phong phú, phân bố nhiều ở khu vực phía

Tây. Ngoài các loại cây trồng kinh tế do con ngƣời canh tác, trên địa bàn ven

sông tồn tại một ít thảm thực vật nƣớc pha ngọt lợ. Tài nguyên động vật hoang

dã không tồn tại dƣới tác động của quá trình thâm canh; các loài thủy sinh sinh

vật trong các kênh rạch nội đồng tuy khá phong phú nhƣng cũng đã bắt đầu có

khuynh hƣớng thay đổi thành phần theo hƣớng phú hóa môi trƣờng nƣớc dƣới

tác động thâm canh nông nghiệp.

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Theo thống kê dân số và nhà ở của huyện, hiện tại tổng dân số toàn huyện

241.230 ngƣời, mật độ dân số bình quân là 1.049 ngƣời/km2

tập trung chủ yếu ở

khu vực thị trấn và các xã có điều kiện kinh tế xã hội tƣơng đối ổn định.

Về nguồn nhân lực, hiện nay Huyện có lực lƣợng lao động dồi dào về lƣợng,

khá về trình độ kỹ thuật. Tính đến cuối năm 2013, tổng số lao động của huyện

là 155.768 ngƣời trong đó, lao động khu vực nông thôn chiếm 96,77% còn

thành thị chỉ chiếm 2,29%. Tỷ lệ thất nghiệp của huyện khoảng tính đến tháng

12/2013 là 0,99 %, thất nghiệp ở khu vực thành thị rất nhỏ chỉ chiếm 0,01% và

nông thôn là 0.89%. Vì phân ngƣời lớn ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện

di cƣ đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để làm việc và sinh sống,

nên tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung còn thấp. Số lao động có văn bằng chứng chỉ

chiếm đến 18,9% lao động nghề nghiệp so với bình quân 13,6% của tỉnh. Trong

5 năm 2006 - 2011, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Châu Thành đã có sự

chuyển biến khá tích cực, nếu nhƣ năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo ở huyện có đến

18,7% trong tổng số hộ của huyện, thì đến năm 2011 hộ nghèo theo chuẩn mới

còn 5.770 hộ, chiếm tỷ lệ 9,25%, hộ cận nghèo mức 1 là 2.634 hộ (chiếm

4,22%), hộ cận nghèo mức 2 là 1.218 hộ (chiếm 1,95%).

4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện gồm nông nghiệp - công nghiệp xây

dựng - thƣơng mại dịch vụ trong đó, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn

chiếm tỷ trọng cao, bình quân khoảng 45%- 48% giá trị sản xuất của huyện.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 48

Tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao nhƣng điều kiện sản xuất nông nghiệp

của huyện còn nhiều khó khăn, sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động còn

thấp. Tăng trƣởng kinh tế của huyện phần lớn còn phụ thuộc vào nguồn tài

nguyên thiên nhiên, các yếu tố vốn, lao động còn thủ công thô sơ, chƣa đẩy

mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trồng trọt. Theo thống kê, tỷ lệ

hộ nghèo của huyện mặc dù đã giảm qua các năm, nhƣng còn khá cao khu vực

nông thôn là 10,11%, thành thị chiếm 1,57%.

Tổng giá trị sản xuất của huyện phân theo khu vực kinh tế tăng dần qua các

năm và năm sau cao hơn năm trƣớc. Trong giai đoạn 2010 - 2013, giá trị sản

xuất khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng rất mạnh. Năm 2010, giá trị sản

xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2.950.231 triệu đồng, đến năm

2013 tăng lên 4.363.543 triệu đồng, tăng 47,9%.Nguyên nhân khu vực này tăng

đáng kể trong giai đoạn trên là do từ năm 2010 đến 2011 giá trị sản xuất lĩnh

vực nông nghiệp tăng đáng kể (tăng 41,4%), nhƣng bắt đầu chững lại vào các

năm sau. Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp xây dựng giai đoạn 2010 - 2013

tăng 25,9%, mặc dù tốc độ tăng trƣởng khu vực công nghiệp xây dựng không

cao bằng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản nhƣng đây vẫn là khu vực chiếm

vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của huyện.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của cả huyện năm 2013 đạt khoảng 13,14% so

cùng kỳ năm 2010; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,74%, công nghiệp - xây

dựng tăng 14,29%, thƣơng mại - dịch vụ tăng 19,63%. (số liệu báo cáo của

huyện). Điều này chứng tỏ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện là đúng

với đƣờng lối phát triển chung của tỉnh và Nhà nƣớc là tăng dần tỷ trọng ngành

công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất.

Bảng 4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Châu Thành giai đoạn 2011-

2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nông lâm nghiệp,

thủy sản

2.950.231 4.171.283 4.201.977 4.363.543

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 49

a. Nông nghiệp 2.950.700 4.171.283 4.201.977 4.275.430

Trồng trọt 2.456.144 3.320.786 3.392.022 3.230.886

Chăn nuôi 390.797 549.433 532.745 746.917

b. Lâm nghiệp 6.419 4.700 1.788 1.781

c. Thủy sản 49.629 65.380 77.776 86.323

2. Công nghiệp 4.135.742 4.156.421 4.736.657 5.222.163

Xây dựng 73.133 69.859 78.640 78.632

Nguồn: Phòng thống kê huyện Châu Thành năm 2013

Để đạt đƣợc sự phát triển nhƣ trên thì các cấp chính quyền của huyện đã có

sự quân tâm chỉ đạo đúng hƣớng, nhƣng bên cạnh đó huyện còn những khó

khăn trình độ dân trí còn hạn chế, giao thông đi lại chƣa thuận lợi, điều kiện

điện nƣớc sinh hoạt còn hạn chế. Những khó khăn này cần đƣợc đẩy mạnh quan

tâm và khắc phục đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của huyện.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Mặc dù, huyện nằm giáp với quốc lộ 1A có điều kiện giao thông khá thuận

lợi, nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống đƣờng giao thông của các

xã ở vùng sâu vẫn còn tình trạng đƣờng nông thôn, đƣờng đất. Tỷ lệ đƣờng trải

nhựa khoảng 20%.

Thủy lợi:

Với hệ thống sông ngòi kênh rạch khá dầy đặt nên vấn đề nƣớc tƣới luôn đáp

ứng tốt cho hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện. Cùng với những thuận lợi,

tại địa bàn cũng còn một số hạn chế nhƣ hệ thống kênh rạch tắt ngẻn, dòng chảy

chƣa lƣu thông do tình trạng lục bình dày đặt, đất ven sông mƣơng xói mòn làm

tắt ngẻn dòng chảy. Ngoài ra, trong những năm gần đây hệ thông sống ngòi còn

bị ô nhiễm do ngƣời dân còn thiếu ý thức trong bảo vệ nguồn tài nguyên này.

Hơn nữa các công trình cống đập để phục vụ sản xuất cho nông dân còn chƣa

đẩy mạnh.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 50

Cơ sở chế biến nông sản:

Các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản đang dần phát triển nhƣng vẫn còn

hạn chế do sử dụng công nghệ cũ chƣa theo kịp tốc độ phát triển khoa học công

nghệ của thế giới. Các sản phẩm chế biến từ nông sản gia tăng đáng kể nhƣng

sức cạnh tranh còn kém, chƣa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng ngày càng khắt khe về

chất lƣợng, mẫu mã và cả tính an toàn của sản phẩm.Bên cạnh hệ thống chế

biến, vấn đề bảo quản nông sản và các loại trái cây cũng cần đƣợc chú trọng,

đặc biệt đối với mặt hàng chủ lục nhƣ lúa, vú sữa, bƣởi,…

Thị trƣờng tiêu thụ nông sản:

Sản xuất nông nghiệp của huyện ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời

dân trong huyện thì phấn lớn mặt hàng chủ lực nhƣ Lúa đƣợc chế biến xuất

khẩu thị trƣờng nƣớc ngoài. Đới với các loại cây ăn quả nhƣ Bƣởi và dừa đã qua

chế biến cũng thuộc các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra các loại rau màu, cây ăn

quả khác nhƣ sapô, nhãn,… có thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc khá lớn đặc biệt là

thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.3 Đặc điểm của các xã điều tra

4.3.2.1. Xã Tân Lý Đông

Đặc điểm tự nhiên

Là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện, có tổng diện tích đất tự nhiên là

1.555,24 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.309,13 hecta,

84,717% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình đất giồng cát gò cao, có hệ thống

sông ngòi bao quanh xã, cung cấp nƣớc tƣới cho hoạt động sản xuất nông

nghiệp. Đặc điểm đất đai thổ nhƣỡng của xã có nhiều loại đất có khả năng phát

triển cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ rau cải, khoai lang, mía,… hơn nữa có

diện tích trồng lúa lớn thứ 3 của huyện với hơn 600 ha; cây lâu năm nhƣ dừa

đang đƣợc trồng nhiều trong những năm gần đây. Là địa phƣơng có nhiều lợi

thế về vị trí địa lý, là đầu mối giao lƣu kinh tế với thị trấn của huyện và với tỉnh

Long An. Có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhƣỡng phù

với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, cây lƣơng thực.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 51

Năm 2013 dân số của xãlà 14.506 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 933

ngƣời/km2, dân số phân bố chƣa đồng đều. Trong xã có khoảng 89,16 % hộ gia

đình đạt chuẩn văn hóa, đồng thời xã Tân Lý Đông có tỷ lệ hộ gia đình thuộc

dạng hộ nghèo mặc dù giảm mạnh qua các năm nhƣng vẫn đứng thứ hạng cao

nhất của cả huyện. Kết cấu hạ tầng chƣa đồng bộ, giao thông đi lại thuận tiện,

trƣờng học cơ sở y tế còn hạn chế chƣa đảm bảo. Diện tích đƣờng đƣợc trãi

nhựa, đƣờng bê tông vẫn còn thấp. Trong địa bàn xã hệ thống thủy lợi chủ yếu

là hệ thống sông ngồi, kênh mƣơng. Hệ thống điện đƣợc đảm bảo 100% cho

các hộ gia đình, hệ thống nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh chƣa đáp ứng đƣợc hết cho

toàn xã, đáp ứng đƣợc 64%. Thông tin liên lạc chủ yếu của ngƣời dân là điện

thoại di động, trong xã có hệ thống loa phát thanh. Hệ thống mạng internet còn

chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ.

4.3.2.2. Xã Thân Cửu Nghĩa

Đặc điểm tự nhiên

Xã Thân Cửu Nghĩa thuộc vùng trung bình nằm ở phía Nam của huyện, có

diện tích đất tự nhiên là 1.244,81 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nông

nghiệp là 938,81 hecta chiếm 75,42% tổng diện tích tự nhiên. Xã có địa hình

bằng phẳng, một trong những xã có diện tích đất phù sa bồi tụ lớn trong huyện.

Đặc điểm đất đai thổ nhƣỡng của xã chủ yếu loại đất có khả năng phát triển cây

lúa và cây rau màu,… hơn nữa có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất cả huyện.

Có tiềm năng phát triển loại cây ăn quả mang lại giá trị cao nhƣ: nhãn, cam, …

Ngoài ra, cây lâu năm nhƣ Dừa cũng đƣợc trồng rất nhiều trên địa bàn xã.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2013 dân số của xã là 19.330 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 1.553

ngƣời/km2, dân số phân bố khá đồng đều. Và đây là xã nằm tiếp giáp với Quốc

lộ 1A cũng nhƣ là Thị trấn Tân Hiệp, nên có nhiều điều kiện phát triển về kinh

tế xã hội. Trong xã có 4.648 (89,04%) hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa và vẫn còn

một số hộ gia đình thuộc dạng hộ nghèo.

Kết cấu hạ tầng khá tốt, giao thông đi lại thuận tiện, trƣờng học cơ sở ý tế

đƣợc đảm bảo. Nhƣng diện tích đƣờng đƣợc trãi nhựa, đƣờng bê tông vẫn chƣa

cao. Trong địa bàn xã hệ thống thủy lợi chủ yếu là hệ thống sông ngồi, kênh

mƣơng. Hệ thống điện đƣợc đảm bảo 100% cho các hộ gia đình, hệ thống nƣớc

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 52

sinh hoạt hợp vệ sinh chƣa đáp ứng đƣợc hết cho toàn xã, đáp ứng đƣợc

97,32%. Thông tin liên lạc chủ yếu của ngƣời dân là điện thoại di động, trong

xã có hệ thống loa phát thanh. Hệ thống mạng internet còn chƣa đƣợc chú trọng

đầu tƣ.

4.3.2.3. Xã Điềm Hy

Đặc điểm tự nhiên

Xã Điềm Hy thuộc vùng thấp nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A, có diện tích đất tự

nhiên là 1.429,48 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.219,02

hecta chiếm 85,28% tổng diện tích tự nhiên. Xã có địa hình bằng phẳng, là xã

có diện tích đất phù sa bồi tụ lớn nhất cả huyện. Đặc điểm đất đai thổ nhƣỡng

của xã chủ yếu loại đất có khả năng phát triển cây lúa, hơn nữa đây là xã có diện

tích trồng lúa lớn nhất cả huyện. Hàng năm, thời tiết thay đổi thất thƣờng cũng

nhƣ lũ và ngập úng ảnh hƣởng đến sản xuất của xã khá nhiều.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2013, dân số của xã là 9.018 ngƣời, lực lƣợng lao động xã hội là 4.230

ngƣời, trong đó lao động nông thôn chiếm 76,5%. Mật độ dân cƣ bình quân toàn

huyện là 631 ngƣời dân/km2, nhìn chung sự phân bố dân cƣ không đồng đều,

tập trung chủ yếu ở khu vực giáp ranh Quốc lộ 1A. Kết cấu hạ tầng khá tốt, giao

thông khá thuận tiện, tỷ lệ đƣờng bê tông khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo còn 3%.

4.1.4 Đánh giá chung:

Về điều kiện tự nhiên 3 xã đều khá giống nhau, nhƣng đặc điểm đất đai canh

tác có sự khác nhau. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Tân Lý Đông còn khó khăn

so với 2 xã còn lại. Trong thời gian qua, chính quyền địa phƣơng cũng đã có

nhiều chính sách nhằm hổ trợ hộ nông dân phát triển kinh tế, tạo điều kiện về

mặt xã hội nhiều hơn. Tuy huyện Châu Thành có một số lợi thế riêng về mặt

kinh tế xã hội, nhƣng xét về thu nhập bình quân của ngƣời dân còn chƣa cao

980.000/ngƣời so với một số huyện còn lại.

Huyện Châu Thành với thế mạnh kinh tế nông công nghiệp, hiện đóng góp

19% GDP của tỉnh Tiền Giang (2.478 tỷ đồng/13.021 tỷ đồng theo giá hiện

hành năm 2010).

Hạn chế:

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 53

Tốc độ phát triển trong giai đoạn 2010 - 2013 tƣơng đối cao so với bình quân

của Tỉnh, nhƣng còn thấp so với một số huyện trong Tỉnh, chƣa ổn định do

nông nghiệp còn chịu ảnh hƣởng của thời tiết và dịch bệnh, chƣa bền vững do

vốn ít, thị trƣờng - giá cả còn bấp bênh, các ngành công nghiệp có hiệu quả cao

nhƣng còn ít, hoặc chủ yếu là gia công.

Thiếu vốn cho sản xuất và thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật trong hầu hết hộ

lao động nông nghiệp là hạn chế hàng đầu và lớn nhất trong việc đầu tƣ và nâng

cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, nhƣng chƣa đủ nguồn cung cho thị trƣờng

trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu sang thị trƣờng quốc tế. Tuy giống cây trồng

(lúa, cây ăn quả) cũng đƣợc chú trọng đầu tƣ mới, nhƣng chất lƣợng sản phẩm

chƣa cao chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng.

Thực trạng cơ sở hạ tầng của các xã hiện nay tuy có phát triển hơn trƣớc

nhƣng chƣa đầy đủ và thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển

kinh tế. Thƣơng mại và dịch vụ của huyện chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong

nhịp độ phát triển kinh tế của các xã. Các loại hình dịch vụ chƣa phong phú, đa

dạng vẫn còn mang tính truyền thống cao.

4.2 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.2.1 Tình hình biến động đất nông nghiệp

Số liệu bảng 4.3 phần Phụ lục cho thấy sự biến động về diện tích đất theo

mục đích sử dụng của huyện Châu Thành trong giai đạon 2005-2013. Nghiên

cứu sô liệu thấy rằng, diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp đều giảm

mạnh do sự giảm mạnh của diện tích đất tự nhiên. Nhƣng tốc độ giảm đất phi

nông nghiệp ít hơn so với nông nghiệp cho thấy chính sách quy hoạch của Tỉnh

cũng nhƣ huyện đang chú trọng khai thác quỹ đất chƣa sử dụng và đất phi nông

nghiệp vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, từng bƣớc khắc phục tình trạng

lãng phí tài nguyên đất. Trong nhóm đất nông nghiệp thì đất dùng cho sản xuất

giảm ít hơn so sự tăng mạnh của đất nuôi trồng thủy sản (17%). Theo báo cáo

quy hoạch sử dụng đất của huyện, đến năm 2020 sẽ tiếp tục chuyển khoảng 400

hecta đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thực tế đó đặt ra bài toán về

vấn đề an ninh lƣơng thực, thực phẩm bền vững để đáp ứng nhu cầu trong

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 54

huyện và đáp ứng một phần thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Vì vậy

đòi hỏi cần có một chính sách sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Bảng 4.3 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng của huyện Châu Thành

giai đoạn 2005 - 2013

Năm 2005

Cơ cấu

năm

2005

Năm 2013

Cơ cấu

năm

2013

Tốc độ

tăng

trƣởng

Diện tích đất tự nhiên 25.577 100% 22.991,08 100% -10,1%

I. Đất nông nghiệp 20.181 79,4% 17.946,83 78.06% -11,1%

1. Đất sản xuất nông

nghiệp 20.142

17.880,80 -11,2%

1.1. Cây hàng năm 7.473 68.148,83 811,9%

1.1.1. Lúa 6.390 5.287,18 727,4%

1.1.2. Cây hàng năm khác 1.084 1.531,64 41,3%

1.2. Cây lâu năm 12.668 11.061,96 -12,7%

Cây công nghiệp lâu năm 692 671,64

Cây ăn quả 11.411 10037,89

Cây lâu năm khác 565 352,43

2. Đất nuôi trồng thủy

sản 39

45,64 17,0%

II. Đất phi nông nghiệp 5.371 21% 5.044,25 21,94% -6,1%

1. Nhà ở 1.601 1.825,89 14,0%

Nông thôn 1.589 1.794,19 12,9%

Đô thị 12 31,69 164,1%

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 55

2. Đất chuyên dùng 2.302 2.504,47 8,8%

2.1. Trụ sở cơ quan 57 53,24 -6,6%

2.2. Quốc phòng, an ninh 400 411,60 2,9%

2.3. SXKD phi nông

nghiệp 297

322,52 8,6%

2.4. Công trình công cộng 1.549 1.717,09 10,9%

3. Đất tôn giáo 31 33,05 6,6%

4. Đất nghĩa trang nghĩa

địa 108

104,04 -3,7%

5. Đất sông rạch, mặt

nƣớc CD 1.328

576,79 -56,6%

6. Đất phi nông nghiệp

khác 1

-

III. Đất chƣa sử dụng 26 19

Đất bằng chƣa sử dụng 26 19

Mức độ thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đƣợc thể hiện qua các

cấp (hạng đất). Theo Viện thổ nhƣỡng Nông hóa, căn cứ vào độ phì nhiêu có thể

phân toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp thành 6 cấp.

Cấp 1: Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Cấp 2: Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Cấp 3: Ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Cấp 4: Không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có khả năng phát triển đồng

cỏ chăn nuôi.

Cấp 5: Có khả năng sản xuất theo phƣơng thức nông lâm kết hợp.

Cấp 6: Chỉ có thể sản xuất lâm nghiệp hoặc phục hồi tự nhiên.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 56

Địa bàn nghiên cứu của huyện thì chỉ có 4 cấp, bỏ qua cấp 5 và 6 vì huyện

thuộc vùng đồng bằng không có đất trồng rừng. Số liệu trong bảng 4.4 cho thấy,

Châu Thành là huyện cùng đồng bằng đặc trƣng phì nhiêu, màu mỡ nên đất cấp

1 và cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất, các loại đất cấp 3, 4 chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 4.4 Tỷ lệ đất nông nghiệp phân theo mức độ phì nhiêu (ĐVT: %)

Cấp độ Vùng trồng cây

hàng năm

Vùng chuyên

trồng lúa

Vùng chuyên

trồng cây ăn

quả

1 65,32 73,38 75,28

2 25,12 19,01 20,34

3 8,55 7,09 3.82

4 1,01 0,52 0,56

Nguồn: Tổng hợp tài liệu tham khảo

4.2.2 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp

a) Đất trồng cây hàng năm

Tại huyện Châu Thành, các loại hình trồng cây hàng năm đƣợc trồng chủ

yếu là: các loại cây lƣơng thực nhƣ: lúa, khoai, ngô… và hoa màu gồm: các loại

rau, củ, đậu,… Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây hàng năm biến

động không giống nhau ở các vùng của địa phƣơng.

Tại xã Tân Lý Đông (Xem bảng 4.5 phần Phụ lục): Số liệu trong bảng

4.5cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm của xã biến động không lớn, diện

tích các loại cây lƣơng thực có hạt đang có xu hƣớng giảm để phù hợp với chính

sách quy hoạch vùng nông nghiệp của tỉnh. Trong đó diện tích trồng lúa đƣợc

thu hẹp dần theo từng năm. Cơ cấu diện tích đất trồng lúa không mang tính

chuyên môn hóa cao, cho năng suất thấp thu hẹp dần, thay vào đó mở rộng diện

tích trồng cây hàng năm (Dừa) ngày càng tăng để từng bƣớc nâng cao hiệu quả

sử dụng đất.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 57

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác của xã chủ yếu là rau màu và khoai

lang. Theo báo cáo thống kê của xã, diện tích trồng cây hàng năm đang có xu

hƣớng giảm mạnh trong vài năm trở lại đây nguyên nhân là do đất của xã thuộc

địa hình đất gò đồi và ngày càng bạc màu, nguồn nƣớc dùng cho tƣới rau màu

đang có nguy cơ ô nhiễm. Diện tích trồng cây lâu năm nhƣ Dừa đang có xu

hƣớng tăng mạnh từ năm 2012 đến nay. Diện tích đất trồng cỏ chăn nuôi cũng

đang có xu hƣớng tăng nhẹ do sự chuyển biến trong nhận thức ngƣời dân kết

hợp chăn nuôi và trồng trọt nhằm đạt hiệu quả cao hơn torng sản xuất nông

nghiệp.

Tại xã Thân Cữu Nghĩa vùng chuyên trồng rau màu. Tƣơng tự nhƣ xã Tân

Lý Đông xã Thân Cữu Nghĩa, diện tích chuyên trồng lúa nƣớc cũng giảm qua

các năm. Diện tích trồng cây hàng năm có tăng nhẹ so với những năm trƣớc do

các loại rau màu, khoai lang đƣợc mở rộng diện tích do trung tâm khuyến nông

của xã đẩy mạnh công tác liên kết giữa ngƣời nông dân với các công ty phân

bón, giống cây trồng nhiều hơn, thƣờng xuyên tổ chức buổi tập huấn, giới thiệu

giống cây trồng mới. Hơn nữa, trong xã đã thành lập đƣợc 2 tổ hợp tác xã về rau

an toàn. Nhận thấy rau màu là thế mạnh của xã Thân Cữu Nghĩa mặc dù đang

đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển nhƣng cần đẩy mạnh hơn nữa, cần phát huy thế

mạnh này bền vững hơn, tạo giá trị kinh tế cao hơn.

Tại xã Điềm Hy, xã có điều kiện phát triển cây lúa nƣớc bậc nhất của huyện.

Diện tích trồng lúa của xã đãtăng theo thời gian cũng nhƣ về năng suất và chất

lƣợng vẫn dẫn đầu trong các xã và Thị trấn của huyện Châu Thành. Diện tích

trồng cây hàng năm khác ở xã cũng giảm dần để phù hợp với chính sách đƣờng

lối phát triển kinh tế theo hƣớng quy hoạch vùng do Tỉnh đề ra.

Bảng 4.5 Diện tích cây lƣơng thực có hạt (Lúa) tại xã Tân Lý Đông

Năm Tân Lý Đông Thân Cửu Nghĩa Điềm Hy

2005 2613,60 771,00 2997,00

2010 1971,50 322,00 2946,00

2011 1949,00 483,00 2851,00

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 58

2012 1853,40 395,40 2940,40

2013 1618,90 234,80 2972,20

b) Đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả

Năm 2013, diện tích trồng cây lâu năm, cây ăn quả của huyện Châu Thành là

11.061,9600 hecta (chiếm 48,11%), đã giảm 12,67% so với năm 2005. Các loại

cây lâu năm chủ yếu của huyện gồm:

+ Cây ăn quả lâu năm: Bƣởi, cam, xoài, nhãn, vú sữa, sa pô,…

+ Cây lâu năm: Dừa

Diện tích trồng cây lâu năm cả 3 xã đều có biến động. Cụ thể nhƣ sau:

- Tại xã Tân Lý Đông: Cây lâu năm và cây ăn quả không phải là thế mạnh củ

xã này, nhƣng trong vài năm nay diện tích trồng cây lâu năm đã tăng mạnh, chủ

yếu là gia tăng diện tích trồng Dừa và Ca Cao. Nhƣng có một bất cập ở xã này

cây Cao su chỉ phát triển dạng đơn lẻ, không tập trung gây khó khăn cho nông

dân, hơn nữa giá Ca Caobấp bênh và đầu ra không đảm bảo. Nên chỉ phát triển

khoảng 5 năm, cây Ca Cao đã bị chặt bỏ và chuyển sang trồng các loại cây

khác. Diện tích cây lâu năm của xã năm 2013 là 347,13 hecta, tăng 58,1 hecta so

với năm 2005. Diện tích trồng cây lâu năm tăng lên chủ yếu là tăng diện tích cây Dừa.

Trƣớc đây giá Dừa bấp bênh trong năm, chƣa mang lại giá trị kinh tế cao. Nhƣng

trong vòng 5 năm trở lại đây, do giống Dừa đƣợc cải tiến và ngày càng gia tăng về

năng suất và chất lƣợng. Từ đó, nông dân trong xã không ngừng đua nhau trồng laoi5

cây trồng này, vì vậy đời sống của nông dân cũng đƣợc cải tiến tốt hơn từ nguồn thu

nhập của cây Dừa. Do đó, diện tích trồng cây lâu năm đang tăng lên rất nhanh.

- Ở xã Thân Cữu Nghĩa: Đất trồng cây lâu năm tăng cả về diện tích và cơ

cấu. Khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích trồng Dừa ngày càng tăng do nhu cầu

chuyển đổi cây trồng, hơn nữa đây là cây Dừa mang lại giá trị kinh tế cao so với

lúc trƣớc trồng rau màu và trồng lúa. Cây Dừa phù hợp với vùng này cả về điều

kiện sinh trƣởng cũng nhƣ điều kiện tiêu thụ sản phẩm. Sử khác biệt giữa xã

Tân Lý Đông và xã Thân Cữu Nghĩa là: ở xã Tân Lý Đông diện tích trồng Dừa

và cây ăn quả cùng tăng, trong giai đoạn 2005-2013 tăng thêm 103,57 ha (tăng

5,87%), trong khi đó, diện tích trồng các loại cây ăn quả và cây lâu năm khác lại

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 59

giảm đáng kể.Trƣớc đây, diện tích trồng các loại cây ăn quả nhƣ Bƣởi, Cam,

Xoài, Nhãn chiếm cơ cấu cao trong xã, cây Nhãn và Bƣởi mang lại giá trị kinh

tế cao trong đó Nhãn đƣợc xem là cây ăn quả có thế mạnh của xã. Vẫn duy trì

thế mạnh này diện tích cây Nhãn cũng có tăng hơn so với trƣớc.

- Tại xã Điềm Hy: Tổng diện tích trồng cây lâu năm giảm 30,2 ha từ năm

2005 - 2013, về cơ cấu giảm 1,12%. Trong đó đất trồng cây lâu năm và cây ăn

quả giảm cả về diện tích và cơ cấu, còn diện tích và cơ cấu đất trồng cây lâu

năm khác tăng nhƣng rất ít. Đến năm 2013 tổng diện tích trồng cây lâu năm đạt

khoảng 235,12 hecta giảm so với năm 2005. Nguyên nhân là ngƣời dân đã tập

trung đầu tƣ trồng cây lƣơng thực nhƣ Lúa nhiều hơn do chính sách quy hoạch

vùng chuyên trồng lúa của Tỉnh Tiền Giang.

Cây ăn quả của xã bao gồm một số loại cây trồng nhƣ bƣởi, cam, xoài, sa

pô,… Cây ăn quả không phải là loại cây trồng chủ lực của xã. Năm 2013, diện

tích trồng cây ăn quả lâu năm là 141,81 hecta, tăng 17,8 hecta so với năm 2005.

Diện tích vƣờn trồng đƣợc mở rộng, đa dạng hóa và ngƣời dân thƣờng xuyên áp

dụng theo kỹ thuật canh tác tiên tiến. Một số đấtvƣờn có diện tích manh mún,

đất vƣờn tạp đƣợc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, từng bƣớc phát

triển nhiều mô hình vƣờn cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.6 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Tân Lý Đông giai

đoạn 2005-2013

(Đơn vị tính: ha)

Năm 2005 Năm 2013 Tốc độ tăng

trƣởng

Diện tích đất tự nhiên 1548,32 1555,24 0,45%

I. Đất nông nghiệp

1. Đất sản xuất nông nghiệp 1452,15 1314,46 -0,09%

1.1. Cây hàng năm

1.1.1. Lúa 1142,22

1.1.2. Cây hàng năm khác 172.24

1.2. Cây lâu năm 289,03 347,13 5,87%

Cây công nghiệp lâu năm

Cây ăn quả

Cây lâu năm khác

3. Đất nuôi trồng thủy sản

4. Đất nông nghiệp khác

II. Đất phi nông nghiệp

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 60

Đất ở 106,13

Bảng 4.7 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Thân Cữu Nghĩa giai đoạn

2005-2013

(Đơn vị tính: ha)

Năm 2005 Năm 2013 Tốc độ tăng

trƣởng

Diện tích đất tự nhiên 1244,81

I. Đất nông nghiệp

1. Đất sản xuất nông nghiệp 959,55

1.1. Cây hàng năm 831.36

1.1.1. Lúa 234,80

1.1.2. Cây hàng năm khác 578,56

1.2. Cây lâu năm 246.19

Cây công nghiệp lâu năm

Cây ăn quả

Cây lâu năm khác

3. Đất nuôi trồng thủy sản

4. Đất nông nghiệp khác

11,2

142,86

II. Đất phi nông nghiệp

Đất ở 141,49

Bảng 4.8 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Điềm Hy giai đoạn 2005-

2013

(Đơn vị tính: ha)

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 61

Năm 2005 Năm 2013 Tốc độ tăng

trƣởng

Diện tích đất tự nhiên 1498,65 1429,48 -0,046%

I. Đất nông nghiệp

1. Đất sản xuất nông nghiệp 1325,76 1226,18 -0,075%

1.1. Cây hàng năm

1.1.1. Lúa 982,51 999,32 0,017%

1.1.2. Cây hàng năm khác 66,03

1.2. Cây lâu năm 265,22 235,12 -0,11%

Cây công nghiệp lâu năm

Cây ăn quả 124,73 141,81 0.13%

Cây lâu năm khác

3. Đất nuôi trồng thủy sản

4. Đất nông nghiệp khác

17,1

79,29

II. Đất phi nông nghiệp

Đất ở 67,4127

4.2.3 Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số cây trồng chính của

huyện Châu Thành

Bảng 4.9 Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số cây trồng chính của huyện Châu

Thành

Đem bảng tính bên word, excel sang

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 62

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 63

Từ kết quả tính toán bảng 4.9, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013

diện tích lúa cả năm của huyện Châu Thành giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm

sản lƣợng, còn năng suất lúa vẫn tăng liên tục đạt mức tăng 5,8% trong vòng 9

năm qua. Trong đó, lúa Đông xuân đạt năng suất cao nhất và tiếp theo là lúa Hè

thu muộn lần lƣợc tăng 15,6% và 15,2%. Các loại cây hàng năm nhƣ khoai

lang, ngô, rau màu cũng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng, trong đó

tốc độ tăng về mặt năng suất cao nhất là Rau các loại tăng 9,1% tiếp theo là ngô

(tăng 5,7%), và khoai lang tăng 2,8%. Ngoài ra, hầu hết cây ăn quả cũng tăng

mạnh về diện tích và sản lƣợng, nhƣng chỉ có cây Nhãn là có diện tích giảm

mạnh (22,2%). Đối với cây Cam tuy có diện tích tăng rất ít (6,1%) nhƣng sản

lƣợng lại giảm rất mạnh (85,6%). Cây trồng lâu năm nhƣ Dừa tăng rất nhanh về

diện tích, sản lƣợng cũng nhƣ năng suất đạt mức tăng 126,2 %. Nguyên nhân,

tăng diện tích cây Dừa chủ yếu là do nhu cầu thị trƣờng và đây là loại cây trồng

mang lại giá trị kinh tế cao nhƣng lại ít tốn rất ít thời gian và công sức chăm

sóc, bón phân so với một số loại cây ăn quả hay cây lƣơng thực.

4.2.5 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu

Trên địa bàn huyện Châu Thành có hơn 30 loại cây trồng đƣợc phân bổ theo mùa

vụ và tổ hợp, đƣợc bố trí theo các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khác nhau. Ở 3

vùng nghiên cứu, các loại hình sử dụng đất chủ yếu: chuyên trồng lúa, chuyên trồng

màu, trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn, cây ăn quả, trồng cây lâu năm nhƣ Dừa,

trồng Dừa kết hợp với trồng các cây ăn quả khác. Tuy về mặt điều kiện tự nhiên có

tƣơng đồng nhau nhƣng điều kiện đất đai khác nhau nên từng loại cây trồng, từng kiểu

sử dụng đất chỉ thích ứng với từng loại đất nhất định, có địa hình phù hợp. Bên cạnh

đó các yếu tố nhƣ tập quán canh tác, vốn đầu tƣ,khả năng tiêu thụ sản phẩm,… khác

nhau nên sự lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng có sự khác biệt.

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại xã Tân Lý Đông

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã giai đoạn 2005-2013 đƣợc tổng hợp

lại. Kết quả điều tra 60 hộ trong xã cho thấy, cây rau má và khoai lang là loại cây

đƣợc trồng theo hình thức chuyên canh trong nhiều năm và cây Dừa là loại cây đƣợc

áp dụng trên 70% hộ điều tra. Khoảng 60% số hộ trong xã chọn loại hình chuyên

trồng lúa, trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn nhƣ 2 vụ lúa 1 vụ khoai lang, 2 vụ lúa 1

vụ ngô hay chuyên trồng rau màu (3 vụ rau) chứng tỏ loại hình sử dụng đất đất khá

phổ biến và thích hợp với xã. Do điều kiện đất đai ở một số ấp kém màu mỡ mà thuộc

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 64

loại đất phèn mặn nên một năm chỉ có thể canh tác 2 vụ lúa Đông xuân và Hè Thu, vì

vậy năng suất lúa ở các ấp đó rất thấp. Các loại hình khác đƣợc áp dụng trong khoảng

từ 30-35% số hộ trong xã. Mức độ áp dụng các loại hình trong xã cũng đƣợc áp dụng

rộng, sản lƣợng lƣơng thực nhƣ cây lúa ở mức trung bình của huyện, hơn nữa cây Dừa

cũng đƣợc trồng khá phổ biến do giá trị kinh tế cao. Mặc dù vậy đời sống nông hộ tại

xã còn gặp rất nhiều khó khăn, theo báo cáo đánh giá của huyện thì xã Tân Lý Đông là

xã nghèo nhất của huyện cho tới thời điểm hiện tại.

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại xã Thân Cữu

Nghĩa

Nghiên cứu các hộ trong xã, kết quả đƣợc tổng hợp chỉ ra loại hình trồng cây

rau màu (rau má), chuyên trồng lúa (lúa Đông xuân – hè thu chính vụ _ hè thu

muộn), trồng Dừa đƣợc áp dụng trên hầu hết các hộ trong xã, chiếm khoảng

90%. Loại hình chuyên trồng màu (khoai lang 3 vụ), cây ăn quả (nhãn, bƣởi)

đƣợc hơn 50% hộ áp dụng.

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại xã Điềm Hy

Sự lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã ít đa dạng hơn so

với 2 xã trên. Từ kết quả điều tra 60 hộ trong xã cho thấy, cây Lúa là loại hình

chuyên trồng cây lƣơng thực và Dừa là 2 loại cây đƣợc áp dụng trên 90% hộ

trong vùng. Khoảng 70% hộ chọn loại hình chuyên trồng lúa, trồng lúa kết hợp

trồng cạn ( 2 vụ lúa 1 vụ Dƣa hấu) hay chuyên trồng Dƣa hấu, chuyên trồng rau

màu.

4.2.6 Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ

yếu

a. Vùng đặt trƣng đất gò đồi (xã Tân Lý Đông)

Kết quả, hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp

chính trong xã đƣợc thể hiện qua bảng 4.10 bên dƣới. Số liệu trong bảng cho

thấy, Khoai lang là loại hình sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế

cao nhất thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu nhƣ GO, VA, MI, GTNC, HSSDV, GO/IC

và VA/IC. Sau đó đến loại hình trồng Dừa, rồi đến loại hình trồng Rau má, hiệu

quả thấp nhất là loại hình trồng 1 năm 2 vụ lúa (Đông xuân và Hè thu sớm).

Loại hình trồng Lúa mang lại hiệu quả kinh tế ở mức trung bình do nông dân

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 65

của xã trồng với diện tích nhỏ, lẻ và chƣa đầu tƣ phân bón hợp lý cũng nhƣ áp

dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến. Tuy một số nơi đã chọn sử dụng máy móc

thiết bị hiện đại phục vụ cho gieo trồng, gặt hái, nhƣng chƣa thực sự mang lại

hiệu quả cao cho cây Lúa.

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Tân Lý Đông

(Tính cho 1 ha năm 2013)

Chỉ tiêu

GO

(tr.đ)

IC

(tr.đ)

VA

(tr.đ)

MI

(tr.đ)

GTNC

(tr.đ)

MI/IC

lần

GO/IC

lần

VA/IC

lần

Chuyên trồng lúa

(Lúa Đông xuân -

Lúa Hè thu sớm và

hè thu chính vụ)

33.15 12.8 20.35 13.35 28.5 1.04 2.59 1.59

- 2 vụ lúa (Đông xuân

- Hè thu sớm) 25,02 13.2 11.8 7.6 29.5 0.58 1.89 0.89

- Kết hợp trồng lúa với

cây trồng cạn 40.32 12.5 27.82 20.82 42.4 1.67 3.23 2.23

Chuyên trồng màu

(khoai lang) 208,12 40.52 167.48 159.98 43.8 3.95 5.13 4.13

Rau má 120,09 35.3 84.7 74.7 30.1 2.12 3.40 2.40

Trồng cây lâu năm

(Dừa) 112.52 10.5 102 94.5 41.37 9.00 10.71 9.71

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra

b. Tại xã Thân Cữu Nghĩa

Bảng 4.11 bên dƣới tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử

dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại xã. Xét về mặt giá trị sản lƣợng, hiệu suất sử dụng

vốn và chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, loại hình trồng Dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất,

sau đó đến cây Nhãn, cây Bƣởi, Cam, cây Lúa kết hợp cây trồng cạn khác. Cây Dừa

vẫn cho thấy thế mạnh của mình ở xã này, cây trồng này mang lại hiệu quả cao chủ

yếu nhờ vào chi phí trồng cây những năm đầu tƣơng đối thấp, trong quá trình thu

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 66

hoạch chi phí thuê công lao động và phân bón rất nhỏ, vì vậy tạo ra giá trị cao. Hơn

nữa cây Dừa mang lại thu nhập ổn định hàng tháng cho nông dân, trong khi những cây

trồng khác thu hoạch theo mùa vụ. Cây Lúa đƣợc trồng ở một số ấp giáp với xã Tân

Lý Đông, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên mỗi năm chỉ canh tác đƣợc 2 vụ,

đôi khi còn mất mùa nên giá trị kinh tế còn rất thấp. Loại hình chuyên trồng Lúa hiệu

quả kinh tế vẫn còn thấp, tỷ lệ thu nhập hỗn hợp so với chi phí là 1,24 còn giá trị gia

tăng thêm trên chi phí đạt 1,54. Tại thời điểm khảo sát, loại hình trồng Rau má đang

rơi vào thời điểm hiệu quả kinh tế thấp, nguyên nhân do giá đầu ra rất thấp trong khi

chi phí công lao động ngày cang tăng, phân bón, thuốc trừ sâu đang liên tục tăng

mạnh.

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Thân Cữu Nghĩa

(Tính cho 1 ha năm 2013)

Chỉ tiêu GO

(tr.đ)

IC

(tr.đ)

VA

(tr.đ)

MI

(tr.đ)

GTNC

(tr.đ)

MI/I

C lần

GO/I

C lần

VA/I

C lần

Chuyên trồng lúa (Lúa

Đông xuân - Lúa Hè

thu)

31.5 12.4 19.1 15.4 18.7 1.24 2.54 1.54

2 vụ Lúa Đông xuân - Hè

thu muộn 28.2 13.4 14.8 10.6 29.5 0.79 2.10 1.10

Kết hợp trồng lúa với cây

trồng cạn 45.32 15.5 29.82 22.82 42.4 1.47 2.92 1.92

Chuyên trồng màu

Chuyên trồng màu (rau

má) 50,02 19.52 30.48 23.98 43.8 1.23 2.56 1.56

Trồng cây ăn quả (Nhãn) 150 30.43 119.57 111.57 41.1 3.67 4.93 3.93

Trồng cây ăn quả (Cam) 126 40.51 85.49 75.49 42.8 1.86 3.11 2.11

Trồng cây ăn quả (Bƣởi) 390 100.53 289.47 279.47 43.8 2.78 3.88 2.88

Trồng cây lâu năm (Dừa) 126 10.1 115.9 108.4 41 10.73 12.48 11.48

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 67

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra

c. Tại xã Điềm Hy - vùng chuyên trồng Lúa

Nhóm cây màu - Dƣa hấu và cây Dừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn và công lao

động ít hơn so với nhóm cây Lúa và cây ăn quả. Cây Dƣa Hấu cho hiệu quả kinh tế

cao nhất thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu nhƣ GO, VA, MI, GTNC, GO/IC và VA/IC. Nếu

chỉ xét riêng về chỉ tiêu GO loại hình trồng Dừa xếp thứ 2, nhƣng xét chỉ tiêu thu nhập

hỗn hợp trên chi phí đạt 2,75 lần, giá trị sản xuất bình quân trên chi phí đạt ở mức

4,48. Loại hình trồng Dừa tuy có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng Lúa nhƣng diện tích

cho cây trồng này không nhiều vì chỉ có một số ít nơi thích hợp cho trồng Dừa. Lúa

đƣợc xem là cây trồng chính thuộc vùng quy hoạch Lúa của Tỉnh cũng nhƣ của vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long. Cây Lúa vẫn khẳng định vị thế của mình ở xã này, so với

các xã khác trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ dành cho cây Lúa rất cao, tỷ lệ hộ

nông dân xã đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi của huyện cao hơn hẳn 2 xã trên.

Cán bộ nông nghiệp xã thƣờng xuyên quan tâm, tạo cơ hội cho nông dân tiếp xúc với

giống Lúa mới cũng nhƣ kỹ thuật canh tác, công nghệ tiên tiến. Hiệu quả loại hình

chuyên trồng lúa tƣơng đƣơng với trồng lúa 1 năm 2 vụ ( Đông xuân - Hè thu chình

vụ).

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Điềm Hy

(Tính cho 1 ha năm 2013)

Chỉ tiêu GO

(tr.đ)

IC

(tr.đ)

VA

(tr.đ)

MI

(tr.đ)

GTNC

(tr.đ)

MI/IC

lần

GO/IC

lần

VA/IC

lần

Chuyên trồng lúa

(Lúa Đông xuân -

Lúa Hè thu)

44.55 10.2 34.35 27.55

47.1 2.70 4.37 3.37

Lúa Đông xuân -

Lúa Hè thu sớm 41.25 10.2 31.05 24.25 39.5 2.38 4.04 3.04

Lúa Đông xuân -

Lúa Hè thu chính vụ 42.9 9.81 33.09 26.29 45.7 2.68 4.37 3.37

Lúa xuân - lúa hè -

dƣa hấu 40.15 13.2 26.95 20.15 42.8 1.53 3.04 2.04

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 68

Chuyên trồng màu

Chuyên trồng màu

(dƣa hấu) 157.5 30.5 127.0 117.0 39.2 3.84 5.16 4.16

Trồng cây ăn quả 28.48 6.7 21.78 17.28 27.4 2.58 4.25 3.25

Trồng cây lâu năm

(Dừa) 67.6 15.1 52.1 41.5 21.9 2.75 4.48 3.48

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra

4.2.7 Hiệu quả kinh tế một số cây lâu năm

Cây ăn quả (bƣởi, cam, nhãn) và cây dừa là những cây trồng lâu năm, cho thu

hoạch nhiều lần. Để có thể đánh giá các loại cây này một cách chính xác, tác giả sử

dụng chỉ tiêu NPV và IRR thời gian 10 năm và mức r =7%, tƣơng đƣơng mức lãi suất

ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu. Căn cứ vào số liệu tại bảng 4.13, 4.14 và 4.15

(phần phụ lục) về sản lƣợng, giá bán, doanh thu và chi phí cho các loại cây lâu năm

này tại 3 vùng, ta tính các chỉ tiêu này nhƣ sau:

a) Chỉ tiêu giá trị hiện tại thực (NPV)

NPV = ∑

Kết quả tính đƣợc NPV cho cây ăn quả và cây Dừa ở vùng đất gò đồi ở xã Tân Lý

Đông tại mức r = 7% lần lƣợt là -6,43 triệu đồng và 1.079,18 triệu đồng. Căn cứ vào

kết quả này cho thấy, nên tiếp tục trồng Dừa này tại xã.

Ở vùng chuyên trồng rau màu, cây hàng năm tại xã Thân Cửu Nghĩa, tại mức

r = 7%, NPV của cây ăn quảNhãn, bƣởi và cây Dừa lần lƣợt là 505.34 triệu

đồng, 289,01 triệu đồng và 1,344.15 triệu đồng. Kết quả cho thấy, tập trung sản

xuất Dừa tại vùng này là sự lựa chọn có hiệu quả kinh tế cao. Đối với cây ăn

quả, vẫn nên tiếp tục sản xuất tại vùng này. Song vẫn kết hợp với các phƣơng

pháp nghiên cứu khác, ta thấy loại cây ăn quả nhƣ nhãn, bƣởi nên tiếp tục trồng

tại vùng giữa.

Tại vùng đất chuyên trồng lúa nhƣ xã Điềm Hy tại mức r = 7%, kết quả tính

NPV cho cây ăn quả Bƣởi, Dừa lần lƣợt là 389,70 triệu đồng và 912,58 triệu

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 69

đồng. Kết quả này cho thấy nên tiếp tục trồng 2 loại cây này, cần chú trọng đầu

tƣ cho cây Dừa nhiều hơn vì cây Dừa mang lại giá trị kinh tế cao hơn tại xã.

Vùng chuyên trồng cây ăn quả của huyện nhƣ xã Kim Sơn, Long Hƣng,

Vĩnh Kim,… kết quả tính cho một số cây ăn quả chủ yếu nhƣ Sapô, Vú sữa,

Cam tại mức cao r = 7 % đạt giá trị trung bình cho cây ăn quả chung là 2.232,46

triệu đồng. Vì vậy, một số xã có điều kiện đất phù hợp cây ăn quả thì vẫn tiếp

tục duy trì, nhƣng cần phải đẩy mạnh quy hoạch đồng bộ để có thể liên kết và

xây dựng các xã này trở thành vùng chuyên canh cây quả mang lại giá trị kinh

tế cao.

So sánh NPV tại 4vùng nhận thấy, cây Dừa tại xã Thân Cửu Nghĩa đạt giá trị

NPV cao nhất rồi đến xã Tân Lý Đông và xã Điềm Hy. Đối với cây ăn quả tại

vùng đấtcác xã Kim Sơn, Vĩnh Kim, Long Hƣng,... có NPV cao nhất và đây là

vùng trồng cây ăn quả nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.

b) Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR

áp dụng công thức tính IRR, ta có kết quả tính IRR cho từng loại cây trồng

tại các vùng nhƣ sau:

Bảng 4.16 Tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR) trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả và

chè tại vùng nghiên cứu (Tính bình quân cho 1 ha)

ĐVT: %

Loại cây Vùng chuyên

trồng lúa

(Điềm Hy)

Vùng chuyên

trồngcây hàng

năm (Thân

Cữu Nghĩa)

Vùng chuyên

trồng cây ăn

quả

Vùng đất gò

đồi, trồng kết

hợp (Tân Lý

Đông)

Cây ăn quả 9,85% 10.02% 13,46% 7,09%

Dừa 9,93% 9,90% 9,92%

Nguồn: Tính toán tác giả từ số liệu điều tra

Kết quả tính đƣợc giá trị IRR của hầu hết các loại cây trồng đều dƣơng và

lớn hơn r = 7% cho thấy vẫn nên duy trì các loại hình sử dụng đất với cây Dừa

tại 3 xã điều tra. Riêng cây ăn quả ở xã có địa hình đất gò đồi nhƣ Tân Lý Đông

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 70

có IRR = 7.09% và NPV= -6,43 %, xét về phƣơng diện giá trị kinh tế thì không

nên duy trì loại hình tích số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp trong các bảng Phụ lục,

nhận thấy hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn huyện

Châu Thành chƣa cao. Thu nhập của nông dân từ việc sản xuất nông nghiệp tại

địa bàn nghiên cứu còn ở mức trung bình so với cả nƣớc và thế giới. Vì vậy cần

phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hơn nữa. Để có thể

nâng cao hiệu quả trên thì đầu tiên cần phải nhận diện và phân tích những nhân

tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện

Châu Thành.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 71

4.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông

nghiệp

4.3.1 Phân tích EFA

4.3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá, cỡ mẫu phải đạt từ ít nhất 4 đến 5

lần số biến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nhƣ vậy, với ….

biến thuộc 6 thành phần đo lƣờng của mô hình SERVQUAL, cỡ mẫu phải đạt ít

nhất từ … đến ….. Ngoài ra, tùy vào phƣơng pháp ƣớc lƣợng sử dụng mà có

những tiêu chuẩn cỡ mẫu tối thiểu khác nhau. Hair và cộng sự, 1998 cho rằng

sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng ML (Maximum Likelihood) thì kích thƣớc

mẫu tối thiểu từ 100 - 150, Hoelter lại cho rằng kích thƣớc mẫu tới hạn phải là

200 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002).

Để đạt đƣợc cỡ mẫu đạt tiêu chuẩn phân tích và cỡ mẫu đảm bảo tính đại

diện cho tổng thể thì cỡ mẫu đƣợc chọn để điều tra từ nông hộ tại 3 xã là 192

mẫu, sau đó loại bỏ 12 mẫu với các mức cao nhất và thấp nhất xét theo thu

nhập, còn lại 180 mẫu quan sát (trình bày cụ thể phần trên).

4.3.3.2 Đánh giá thang đo sơ bộ

Mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 nhóm định lƣợng với 35 yếu tố kỳ vọng ảnh

hƣởng đến thu nhập tổng hợp của 1 hộ nông dân trên 1 hecta đất nông nghiệp. Sau

khi khảo sát, dùng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép xoay

Varimax để phân tích 35 biến quan sát.

4.3.1.3 Kiểm tra điều kiện để thực hiện EFA

Số lƣợng các biến đo lƣờng trong 4 nhóm nhân tố: thu nhập kỳ vọng, năng khiếu

bản thân, kinh nghiệm tích lũy, môi trƣờng xã hội, đều có từ 3 biến đo lƣờng trở lên

thỏa mãn yêu cầu mà Stevens (2002) đƣa ra.

Sử dụng phƣơng pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và kiểm định

Barrlett để đo lƣờng sự tƣơng thích của mẫu khảo sát.

Bảng 7: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Barrlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .668

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 72

Kiểm định KMO đạt giá trị(0.668), 0.5<= KMO <= 1 cho thấy phân tích các

nhân tố ảnh hƣởng trên là phù hợp. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Kiểm định Bartlett cũng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa bằng 0.00

(Sig<0.05), nên các biến có mối tƣơng quan với nhau trong tổng thể nghiên cứu.

Với những kết quả trên thì dữ liệu này phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố

khám phá EFA.

Từ 35 biến quan sát đƣợc sử dụng để phân tích khám phá, có 6 nhân tố đã đƣợc

rút ra với phƣơng sai trích là 0,703, cho biết 6 nhân tố đã giải thích 66,8 % sự biến của

các quan sát.

Hair & ctg (1998) yêu cầu rằng phƣơng sai trích phải đạt từ 50% trở lên.

Gerbing & Anderson (1998) cũng yêu cầu phƣơng sai trích phải lớn hơn 50%

(Chƣơng trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (2007-2008), tr.9). Do đó, phƣơng sai trích

của thang đo đạt giá trị phân tích. Kết quả rút trích nhân tố đƣợc thể hiện ở bảng …

4.3.3.3 Đánh giá thang đo đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Điều kiện tự nhiên

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.703 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted Corrected

Item-Total

Cronbach's

Alpha if Item

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3.392E3

Df 903

Sig. .000

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 73

Correlation Deleted

TN1 6.13 2.112 .364 .615

TN2 6.04 1.836 .617 .599

TN3 6.20 2.926 .511 .624

TN4 6.30 1.988 .474 .647

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Nhân tố điều kiện tự nhiên có hệ số alpha = 0.703 > 0.6 và tất cả các biến từ

TN1 đến TN4 đều có tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến này đều đƣợc

đƣa vào bƣớc phân tích tiếp theo.

Điều kiện kinh tế xã hội

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.536 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

XH1 17.2139 18.923 .610 .344

XH2 21.1583 51.708 .442 .534

XH3 21.0472 21.286 .474 .527

XH4 21.7750 52.070 .526 .536

XH5 21.4806 50.307 .319 .519

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 74

XH6 21.7361 51.067 .397 .525

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Nhân tố điều kiện kinh tế xã hội có hệ số alpha = 0.536<0.6 và tất cả các biến

từ XH1 đến XH6 đều có tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến này đều đƣợc

đƣa vào bƣớc phân tích tiếp theo.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.590 7

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

HT1 9.60 6.735 .030 .620

HT2 10.28 6.224 .058 .609

HT3 8.76 4.552 .344 .564

HT4 10.27 5.372 .351 .464

HT5 7.42 3.865 .731 .515

HT6 8.86 4.806 .406 .479

HT7 7.37 3.764 .744 .395

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Nhân tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất có hệ số alpha = 0.590 và có 2 biến

HT1, HT2 có tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên ta loại 2 biến này, các biến còn

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 75

lại từ HT3 đến HT7 đều có tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến này đều

đƣợc đƣa vào bƣớc phân tích tiếp theo.

Khoa học kỹ thuật

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.416 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

KT1 6.13 3.151 .356 .910

KT2 5.70 1.988 .504 .189

KT3 5.65 2.318 .469 .041

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Nhân tố khoa học kỹ thuậtcó hệ số alpha = 0.416, trong đó chỉ có biến KT1 có

tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên biến này đƣợc đƣa vào bƣớc phân tích tiếp theo,

2 biến còn lại có tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên bị loại.

Điều kiện sản xuất nông hộ

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.549 11

Item-Total Statistics

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 76

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

SX1 37.2750 119.362 .048 .148

SX2 36.7528 117.723 .177 .135

SX3 35.7972 112.074 .471 .089

SX4 33.6167 98.394 .328 .506

SX5 35.6250 115.993 .273 .122

SX6 30.1528 121.578 .540 .414

SX7 23.6083 35.604 .217 .362

SX8 35.3861 111.136 .180 .101

SX9 36.8194 118.439 .104 .141

SX10 34.2361 116.934 .043 .143

SX11 34.6472 114.602 .253 .113

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Nhân tố điều kiện sản xuất nông hộ có hệ số alpha = 0.549 và có 4 biến từ SX3,

SX4, SX6 có tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên biến này đều đƣợc đƣa vào bƣớc

phân tích tiếp theo, còn các biến còn lại sẽ loại bỏ..

Thị trƣờng

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.545 4

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 77

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TT1 5.33 .659 .581 .489

TT2 4.47 .731 .546 .520

TT3 1.14 .393 .311 .212

TT4 5.16 .668 .254 .312

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Nhân tố thị trƣờng kỳ vọng có hệ số alpha = 0.545 và tất cả các biến từ TT1

đến TT3 đều có tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến này đều đƣợc đƣa vào

bƣớc phân tích tiếp theo, biến TT4 sẽ loại bỏ.

4.3.3.4 Rút trích nhân tố

Sau khi phân tích khám phá 24 biến quan sát, có 6 nhân tố đƣợc rút ra: điều kiện

sản xuất nông hộ, điều kiện tự nhiên, ,điều kiện kinh tế - xã hội,

với phƣơng sai trích là 70.521%, cho biết 4 nhân tố đã giải thích đƣợc 69.682% sự

biến thiên của biến quan sát (Xem phụ lục bảng…….., bảng 23)

Dựa vào kết quả bảng ma trận nhân tố cho thấy hệ số tải nhân tố cao nhất của biến

HA3 bằng 0.437 (<0.5), của biến MD4 bằng 0.458 (<0.5) nên các biến này bị loại

khỏi mô hình. Các biến còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 nên đƣợc chấp

nhận. (Xem phụ lục bảng 23, bảng 24)

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .636

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1.753E3

df 351

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 78

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .636

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1.753E3

df 351

Sig. .000

4.3.3.5 Đặt tên và diễn giải ý nghĩa các nhân tố

Sau khi tiến hành phân tích các nhân tố khám phá, 24 biến đã đƣợc rút trích

thành 6 nhân tố đƣợc đặt tên lại và thể hiện trong bảng sau:

Bảng 26: Mã hóa các nhân tố đã đƣợc rút trích

biến

Diễn giải Tên nhân tố Mã hóa

nhân tố

SX3 Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp

Điều kiện sản

xuất nông hộ

YT1

SX4 Diện tích đất canh tác

XH1 Lao động tham gia sản xuất

SX6 Trình độ học vấn

TN1 Chất hữu cơ Điều kiện tự

nhiên

YT2

TN2 Lân hữu dụng

TN3 Độ PH

TN4 Hô hấp đất

KT2 Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất Áp dụng Khoa YT3

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 79

KT3 Áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất học - Kỹ thuật

TT1 Sự ổn định giá đầu vào

XH6 Quy hoạch sử dụng đất Điều kiện kinh

tế - xã hội

YT4

XH5 Chính sách nhà nƣớc

XH4 Hợp tác cộng đồng

TT3 Cập nhật thông tin giá cả, thị trƣờng

HT3 Chuyển giao kỹ thuật

KT1 Thay đổi giống cây trồng

HT4 Thay đổi khoa học kỹ thuật mới vào canh tác Thay đổi Khoa

học kỹ thuật

trong sản xuất

YT5

HT5 Thay đổi công nghệ tiên tiến

XH3 Tập quán canh tác Tập quán YT6

XH2 Tập quán sinh hoạt

TT2 Sự sẵn có các yếu tố đầu vào

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Dựa vào bảng nhân tố rút trích trên, có một vài điểm khác biệt so với các yếu tố

đo lƣờng thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân trên 1 hecta đất sản xuất nông nghiệp, các

giả thuyết đƣợc đặt lại nhƣ sau:

- Điều kiện tự nhiên có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp trên đất nông

nghiệp, có nghĩa là khi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng trọt, sản xuất của nông

hộ thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ càng cao.

- Điều kiện kinh tế xã hội có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp trên đất

nông nghiệp, có nghĩa là khi điều kiện kinh tế xã hội ổn định và nhà nƣớc có nhiều

chính sách khuyến khích hỗ trợ cho trồng trọt, sản xuất thì thu nhập trên đất nông

nghiệp của nông hộ càng cao.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 80

- Áp dụng Khoa học - Kỹ thuật có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp

trên đất nông nghiệp, có nghĩa là khi nông hộ áp dụng các khoa học - kỹ thuật công

mới vào trồng trọt, sản xuất thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ càng cao.

- Mức độ đầu tƣ để thay đổi Khoa học kỹ thuật thƣờng xuyên hơn thì hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp càng cao trong sản xuất.

- Điều kiện sản xuất của nông hộ có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hỗn hợp

trên đất nông nghiệp, có nghĩa là khi điều kiện sản xuất của nông hộ càng thuận lợi

trong sản xuất nông nghiệp thì thu nhập trên đất nông nghiệp của nông hộ càng cao.

- Tập quán sinh hoạt, tập quán canh tác theo truyền thống lạc hậu thì hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp càng thấp.

4.3.3.6 Phân tích ảnh hƣởng của từng biến quan sát đến các nhân tố

Phân tích từng biến quan sát ảnh hƣởng, tác động mạnh hay yếu, cùng

chiều hay ngƣợc chiều đối với từng nhân tố từ YT1 đến YT6: Dựa vào ma trận

“Component Score Coefficient” bên dƣới:

Component Score Coefficient Matrix

Component

1 2 3

4

5

6

SX3 .888 -.007 .193 .083 .091 -.117

SX4 .882 .025 .264 .051 -.050 .177

XH1 .789 .153 -.033 .168 .079 -.009

TN1 .139 .903 -.071 .034 .092 .155

TN2 .172 .713 -.195 .148 -.188 .171

TN3 .111 .638 .177 -.005 .192 -.254

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 81

TN4 -.142 .504 .191 .316 -.192 -.059

KT2 .004 .073 .895 .052 .177 .090

KT3 .171 -.014 .863 .116 .005 -.005

TT1 .292 -.031 .460 -.088 -.230 -.149

XH6 -.332 .118 .107 .861 .177 .046

XH5 .114 .028 .006 .631 -.046 -.073

XH4 .126 .187 .081 .598 .247 .375

TT3 .031 .191 .039 .448 .081 .409

HT4 .175 -.101 .215 .201 .826 -.062

HT5 .103 -.121 .000 .086 .802 -.054

HT3 .050 .063 .027 .385 .105 -.371

TT4 .031 -.102 -.206 .171 .094 .005

XH2 .089 -.025 .026 -.102 .207 .658

SX7 .139 .061 .041 -.034 -.064 .112

SX6 .762 -.139 .190 .105 -.250 .347

KT1 .189 .021 .064 .307 .021 -.102

XH3 .074 .303 .130 -.250 .092 .587

TT2 .026 -.113 .194 .021 -.012 .933

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 82

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Component Scores.

Nguồn: Dữ liệu phân tích

Dựa vào bảng này, ta có thể xây dựng đƣợc các phƣơng trình hồi quy cho từng

nhân tố YT1, YT2,YT3,YT4,YT5 và YT6 nhƣ sau:

YT1 = 0.888*SX3 + 0.882*SX4 + 0.789*XH1 + 0.762*SX6

YT2 = 0.903*TN1 + 0.713*TN2 + 0.638*TN3 + 0.514*TN4

YT3 = 0.895*KT2 + 0.863*KT3 + 0.460*TT1

YT4 = 0.861*XH6 + 0.631*XH5 + 0.598*XH4 + 0.448*TT3 + 0.385*HT3 +

0.307*KT1

YT5 = 0.826*HT4 + .802*HT5

YT6 = 0.658*XH2 + 0.587*XH3 + 0.933TT2

Qua phần phân tích ảnh hƣởng của từng biến quan sát tới từng nhân tố (từ YT1

đến YT6), thì tất cả các hệ số đều lớn hơn 0, chứng tỏ các biến này đồng biến đối với

từng nhân tố. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến bất kỳ một biến quan sát

nào đều làm tăng giá trị của từng nhân tố.

4.3.2 Mô hình hồi quy

4.3.2.1. Kết quả phân tích hồi quy

- Nhân tố 1 gồm 4 biến SX3, SX4, SX6 và XH1 đƣợc gọi là Điều kiện sản xuất

của nông hộ

- Nhân tố 2 gồm 4 biến TN1, TN2, TN3, TN4 đƣợc gọi là Điều kiện tự nhiên

- Nhân tố 3 gồm 3 biến KT2, KT3 và TT1 đƣợc gọi là Kỹ thuật - công nghệ áp

dụng trong sản xuất nông nghiệp

- Nhân tố 4 gồm 6 biến XH4, XH5, XH6, TT3, HT3 và KT1 đƣợc gọi là Điều kiện

kinh tế - xã hội

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 83

- Nhân tố 5 gồm 2 biến HT4, HT5 đƣợc gọi là Thay đổi khoa học kỹ thuật

trong sản xuất

- Nhân tố 6 gồm 3 biến XH2, XH3 và TT2 đƣợc gọi là Tập quán

Từ kết quả tổng hợp nhân tố trên đã xác định đƣợc 6 nhân tố tổng hợp ảnh hƣởng

đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành. Đây chính là 6

biến giải thích đƣợc đƣa vào mô hình với ký hiệu tƣơng ứng: YT1 - Điều kiện sản

xuất của nông hộ, YT2 - Điều kiện tự nhiên, YT3 - Kỹ thuật - công nghệ áp dụng

trong sản xuất nông nghiệp, YT4 - Điều kiện kinh tế - xã hội, YT5 - Thay đổi khoa

học kỹ thuật trong sản xuất, YT6 - Tập quán và Thu nhập hỗn hợp/1 hecta đất

nông nghiệp là biến phụ thuộc đƣợc ký hiệu là Y. Mô hình có dạng nhƣ sau:

4.3.2.2. Tính toán các nhân số:

Để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp, tiến hành tính toán các nhân số (factor score) cho 3 nhân tố: YT1, YT2,

YT3, YT4, YT5, YT6.

Ta sử dụng mô hình Binary Logistic sau:

Ln [Pi/(1-Pi)]= β0+ β1YT1+ β2YT2+ β3YT3+β4YT4+ β5YT5+ β6YT6 +εi

Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của bảng trên có

mức ý nghĩa quan sát Sig. bằng 0.000 nên ta bác bỏ giả thuyết :

H0: β YT1= β YT2= β YT3= β YT4 = β YT5 = β YT6 = 0

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig.

Step Step 36.174 3 .000

Block 36.174 3 .000

Model 36.174 3 .000

Bảng sau cho thấy giá trị của -2LL = 33.800 không cao lắm, nhƣ vậy nó

thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 84

Model Summary

Step -2 Log likelihood

Cox & Snell R

Square Nagelkerke R Square

1 33.800a .361 .538

a. Estimation terminated at iteration number 5 because parameter

estimates changed by less than .001.

Kiểm định Wald (bảng Variables in Equation) về ý nghĩa của các hệ số

hồi quy tổng thể của biến YT5 có mức ý nghĩa Sig lớn hơn 0.05 nên ta chấp nhận giả

thuyết H0: β YT5 =0

Biến YT1, YT2,YT3,YT4 và YT6 đều có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0.05 nên ta

bác bỏ giả thuyết:

H0: β YT1 =0 H0: YT3 =0 H0: β YT6 =0

H0: β YT2 =0 H0: β YT4 =0

β

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a YT1 .112 .021 4.234 1 .004 .583

YT2 .204 .227 5.805 1 .003 .605

YT3 .364 .209 3.025 1 .002 .695

YT4 .427 .248 3.976 1 .004 1.533

YT5 -.301 .215 1.974 1 .250 .740

YT6 .063 .163 4.149 1 .005 .1065

Constant .086 .159 4.725 1 .002 .237

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 85

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a YT1 .112 .021 4.234 1 .004 .583

YT2 .204 .227 5.805 1 .003 .605

YT3 .364 .209 3.025 1 .002 .695

YT4 .427 .248 3.976 1 .004 1.533

YT5 -.301 .215 1.974 1 .250 .740

YT6 .063 .163 4.149 1 .005 .1065

Constant .086 .159 4.725 1 .002 .237

a. Variable(s) entered on step 1: YT1, YT2, YT3, YT4,YT5, YT6.

Nguồn dữ liệu phân tích

Nhƣ vậy các hệ số hồi quy YT1, YT2, YT3, YT4 và YT6 có ý nghĩa. Từ các hệ

số hồi quy này ta viết đƣợc phƣơng trình:

[

]

Kết quả trên cho thấy, với t là hệ số tin cậy của các biến, kiểm định Wald của các

biến đƣợc đƣa vào mô hình >3 chứng tỏ khỏang tin cậy trên 95%, riêng chỉ có biến

YT5 thông qua ki63m định Wald bị loại khỏi mô hình do không phù hợp, Wald có hệ

số <3 (sig=0.250). Giá trị của R2 = 0.538 cho thấy mô hình lựa chọn là tƣơng đối phù

hợp với dữ liệu thu thập và 53.8% sự thay đổi hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông

nghiệp đƣợc giải thích bởi 5 nhân tố trong mô hình hay nói cách khác 5 nhân tố trong

mô hình giải thích đƣợc 53,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Tất cả hệ số trong

mô hình đều mang dấu dƣơng, điều đó có nghĩa cả 5 nhân tố đều có tác động cùng

chiều đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Nói cách khác khi acc3i

thiên bất kỳ nhân tố nào đều làm tăng thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích đất

nông nghiệp.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 86

Về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, kết quả phân tích cho cho 3 xã tại huyện

Châu Thành cho thấy, hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chịu

tác động nhiều nhất của Điều kiện kinh tế - xã hội với hệ số β = 0.427, tiếp theo là

nhân tố Áp dụng khoa học - kỹ thuật với β = 0.364, sau đó là nhân tố Điều kiện tự

nhiên với β = 0.204, nhân tố Điều kiện sản xuất nông hộ (β = 0.112), cuối cùng là

nhân tố tập quán β = 0.063. Nếu ta kết hợp phân tích kết quả từ các phƣơng pháp

nghiên cứu khác nhau tại 3 xã cho thấy, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tại mỗi xã

sẽ không nhƣ nhau.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHƢƠNG 5:

5.1 Kết luận

5.1.1 Về kết quả nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là khám phá các thành phần tác động đến hiệu quả

kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành để từ đó đề ra

giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đó.

Dựa vào mô hình nghiên cứu gồm có 6 nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả sử

dụng đất, qua quá trình điều chỉnh, kiểm định thang đo và phân tích mô hình ứng dụng

dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, tác giả xác định đƣợc 5 nhân tố tác động đến

hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của nông dân, bao gồm: Điều

kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện sản xuất nông hộ, áp dụng khoa

học kỹ thuật, tập quán. Trong đó, nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội có tác động mạnh

nhất đến hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong 5 nhân tố trên có 2 nhân tố

đƣợc đánh giá ở mức khá là Điều kiện tự nhiên và Áp dụng khoa học - kỹ thuật. Tiếp

đến nhân tố Điều kiện sản xuất nông hộ đƣợc đánh giá mức tƣơng đối thấp, và thấp

nhất là nhân tố Tập quán. Còn nhân tố Thay đổi khoa học mới và công nghệ tiên tiến

trong sản xuất nông nghiệp không tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

Đánh giá chi tiết cũng cho thấy, trong tất cả các biến có tác động đến hiệu quả sử

dụng đất, những vấn đề đáng quan tâm nhất (đều thuộc nhân tố điều kiện kinh tế xã

hội và áp dụng khoa học - kỹ thuật) là quy hoạch vùng, chính sách nhà nƣớc về quyền

sử dụng đất, chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ cho loại hình (Rau má, Lúa,…) sử dụng đất

trong sản xuất nông nghiệp. Một số chính sách trên văn bản đã đƣợc ban hành từ rất

lâu đã triển khai, nhƣng thực tế nông dân phản ánh cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm

trong vấn đề này chƣa từng áp dụng, hỗ trợ cho nông dân. Tham gia hợp tác xã hay

chuyển giao và áp dụng các khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất

nông nghiệp cũng chƣa đƣợc đánh giá cao trong sản xuất. Mặc dù nông dân đã áp

dụng khoa học kỹ thuật mới hay công nghệ tiên tiến nhƣng chỉ dừng lại ở những bƣớc

cơ bản, họ chƣa thực sự hiểu hết bản chất và đầu tƣ hợp lý. Ngoài ra, do điều kiện đất

nƣớc ở các vùng khác nhau trong huyện cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh

tế. Đồng thời điều kiện sản xuất nông dân cũng còn hạn chế, chƣa phát huy hết tìm lực

mà họ sẵn có.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 88

Bên cạnh đó, những vấn đề khác có tác động đến hiệu quả kinh tế của nông dân,

mặc dù tác động không lớn bằng. Tuy nhiên không phải vì thế mà không quan tâm. Có

thể kể ra một số vấn đề cũng bị đánh giá xấp xỉ ở mức trung bình nhƣ: nông dân còn

lƣu giữ những tập quán sinh hoạt và tập quán canh tác theo hƣớng truyền thống. Vì

vậy, không phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. Hơn nữa vấn đề về thị trƣờng

nhƣ sự sẵn có các yếu tố đầu vào, đầu ra sản phẩm cũng cần nhận đƣợc sự đánh giá

cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất.

5.1.2 Về mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này đã góp phần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu tiếp tục

nghiên cứu về phần hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, qua đó xây dựng nên

một khung các chỉ tiêu để đánh giá một cách tổng quát tính hiệu quả ở một số vùng

đất nông nghiệp khác của Việt Nam dƣới góc độ của nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với huyện Châu Thành

nói chung cũng nhƣ tỉnh Tiền Giang nói riêng, giúp xác định đƣợc các nhân tố tác

động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Không những thế

nghiên cứu này, còn giúp cho các nhà quản lý, điều hành huyện Châu Thành có cái

nhìn chung về tình trạng sử dụng đất của nông dân địa phƣơng để có thể đƣa ra chính

sách quy hoạch đất nông nghiệp phù hợp và hiệu quả hơn. Đối với ngƣời nông dân

huyện thoát nghèo, cải thiện cuộc sống và nâng cao mức sống của họ.

5.2 Giải pháp

5.2.1 Căn cứ định hƣớng phát triển của huyện đến năm 2020 đề xuất giải pháp

5.2.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

Dựa trên kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của huyện cho thấy, tính đặc thù

về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình và đất đai đã tạo cho huyện có lợi thế để phát

triển các giống cây trồng đa dạng và phong phú.

Tuy điều kiện tự nhiên của huyện đƣợc xếp vào loại thuận lợi của khu vực Đồng

Bằng Sông Cửu Long, riêng Xã Tân Lý Đông là một trong những xã có điều kiện đất

đai cũng nhƣ kết cấu hạ tầng còn lạc hậu nhất so với nhiều xã và Thị trấn của huyện.

Đất chủ yếu thuộc đìa hình gò đồi, đất phèn mặn, kết cấu hạ tầng nhƣ đƣờng xá,

trƣờng học, trạm y tế, … còn lạc hậu. Vì vậy, một số sản phẩm nông nghiệp trồng trên

vùng đất này chƣa đạt hiệu quả kinh tế cao, khả năng cạnh tranh giá cả lại thấp.

5.2.1.2 Một số chủ trƣơng, chính sách đƣợc áp dụng trên địa bàn huyện

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 89

Những chủ trƣơng, chính sách đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý đã và

đang và sẽ có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất. Các chủ trƣơng đó có ảnh

hƣởng trực tiếp đến từ diện tích canh tác đến mức độ, trình độ thâm canh, từ giống cây

trồng đến năng suất, chất lƣợng nông sản, từ khả năng tiếp cận tín dụng đến vốn đầu

tƣ nông nghiệp trên một diện tích đất sản xuất. Hơn nữa, cần đảm bảo việc làm tạo

nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nghiệp và đảm bảo nguồn lƣơng thực tại

chỗ đến phát triển nông nghiệp bền.

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của

huyện giai đoạn 2010 - 2015, định hƣớng đến 2020.

Căn cứ vào các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm sinh thái của cây trồng,

khả năng mở rộng diện tích cho mục đích phát triển nông nghiệp trên đại bàn đến năm

2020 đƣợc ƣớc tính nhƣ sau:

Mặc dù đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nhƣng để đảm bảo tính

khả thi của giải pháp, tac giả tham khảo Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội của huyện với một số nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

Phương hướng bố trí sử dụng tài nguyên đất đến năm 2020

Sau khi điều chỉnh địa giới (chuyển toàn bộ xã Thới Sơn và một phần xã Bình

Đức, Long An, Phƣớc Thạnh, Thạnh Phú sang TP Mỹ Tho), diện tích tự nhiên huyện

Châu Thành sẽ giảm từ 25.777 ha hiện trạng còn 23.004 ha.

Nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020 dự kiến còn khỏang gần 16.800 ha (73% diện

tích tự nhiên, trong đó:

- Vùng I (khu vực Đông Bắc): phát triển chủ yếu là lúa và rau màu.

- Vùng II (khu vực Tây Bắc), phát triển chủ yếu là lúa

- Vùng III (khu vực Nam), vùng chuyên kinh tế vƣờn

Nhóm đất phi nông nghiệp có sự chuyển dịch khá quan trọng để hình thành các đô thị,

khu cụm công nghiệp, trung tâm thƣơng mại, dân cƣ, đạt trên 6.200 ha vào năm 2020,

trong đó:

- Đất chuyên dùng 3.448 ha

- Đất ở 2.010 ha

- Sông rạch 641 ha

Bảng 5.1 Dự kiến sử dụng đất đai năm 2010, 2015, 2020

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 90

(Đơn vị: ha)

2005 2010 2015 2020

Diện tích đất tự nhiên 25 577 23 004 23 004 23 004

I. Đất nông nghiệp 20 181 17 532 17 128 16 796

1. Đất sản xuất nông nghiệp 20 142 17 434 17 009 16 659

1.1. Cây hàng năm 7 473 5 148 4 965 4 751

1.2. Cây lâu năm 12 668 12 286 12 044 11 907

3. Đất Nuôi truồng thủy sản 39 98 119 138

II. Đất phi nông nghiệp 5 371 5 472 5 876 6 207

1. Nhà ở 1 601 1 779 1 923 2 010

2. Đất chuyên dùng 2 302 2 914 3 189 3 448

3. Đất tôn giáo 31 28 29 31

4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 108 111 95 78

5. Đất sông, rạch, mặt nƣớc CD 1 328 641 641 641

6. Đất phi nông nghiệp khác 1

III. Đất chưa sử dụng 26 0 0 0

1. Đất bằng chƣa sử dụng 26 0 0 0

Định hƣớng sử dụng nhóm đất nông nghiệp đến 2020

Với định hƣớng, đất lúa và lúa - màu định hình khoảng 4.030 ha năm 2010 và

3.500 ha năm 2020, phát triển khoảng 15-25% lúa luân canh màu tại vùng I.

Đất chuyên màu và cây hàng năm khác đạt gần 1.120 ha (2010) và trên 1.250 ha

năm 2020, có khoảng 1.060 ha chuyên rau phục vụ trung tâm đầu mối và trung chuyển

rau tại TT Tân Hiệp cũng nhƣ phục vụ nhu cầu rau thực phẩm cho TP Mỹ Tho và Khu

công nghiệp Tân Hƣơng.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 91

Đến năm 2010, bình quân đất nông nghiệp ngƣời nông thôn là 799 m2, chỉ số này

năm 2020 là 766 m2, trong đó 217 m

2 cây hàng năm và 543 m

2 cây lâu năm, rhuo65c

loại đất thấp.

Bảng 5.2 Dự kiến sử dụng nhóm đất nông nghiệp đến 2020

(Đơn vị: ha)

2005 2010 2015 2020

I. Đất nông nghiệp 20 181 17 532 17 128 16 796

1. Đất sản xuất nông nghiệp 20 142 17 434 17 009 16 659

1.1. Cây hàng năm 7 473 5 148 4 965 4 751

1.1.1. Lúa 6 390 4 031 3 783 3 500

1.1.2. Cây hàng năm khác 1 084 1 117 1 182 1 251

Chuyên màu và CCN 155 171 189

Chuyên rau 961 1 010 1 062

1.2. Cây lâu năm 12 668 12 286 12 044 11 907

Cây CN lâu năm 692 625 369 218

Cây ăn trái 11 411 11 361 11 475 11 590

Cây lâu năm 565 300 200 99

3. Đất nuôi trồng TS 39 98 119 138

5.2.1.3 Quy hoạch ngành trồng trọt

- Mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất

hàng hóa với quy mô lớn, chất lƣợng cao, sản phẩm an toàn, có sức cạnh tranh trên thị

trƣờng. Hình thành các vùng sản xuất nông sản phẩm hàng hóa có giá trị xác nhận,

phục vụ nhu cầu thực phẩn nông sản của khu vực đô thị và cung ứng nguyên liệu cho

các trung tâm trung chuyển các khu công nghiệp, đồng thời khai thác tổng hợp tiềm

năng đất đai (nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái). Đảm bảo an ninh lƣơng thực, ổn

giảm diện tích canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả. Thử nghiệm một số giống cây

trồng mới, hình thành các hợp tác xã rau sạch, hợp tác xã rau quả và trái cây.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 92

Đất Lúa trên địa bàn huyện còn khỏang 4.031 hecta năm 2010 và dự kiến năm là

3.500 hecta, phân bố tập trung tại vùng I, tập trung nhất là vùng II. Phƣơng hƣớng

phát triển là ổn định tiến đến phát triển bền vững các vùng chuyên canh lúa trên cơ sở

kiểm soát lũ, tiêu úng, điều tiết nội đồng, chế độ canh tác hợp lý nhằm sản xuất sản

phẩm lúa gạo đạt chất lƣợng xác nhận và tƣơng thích rộng với thị trƣờng.

Diện tích rau màu đƣợc chú trọng mở rộng trên các giồng cát, khu vực thổ canh,

luân canh với lúa. Phƣơng hƣớng phát triển là từng bƣớc đầu tƣ phát triển rau an toàn,

rau sạch nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm đô thị và tập trung trung chuyển chuyển về

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảng 5.3 Quy hoạch diện tích các loại cây trồng chính của huyện Châu Thành giai

đoạn 2010 - 2020

(ĐVT: ha)

Năm 2010 Năm 2020 Tăng trƣởng (%)

Cây trồng Diện tích

(ha)

Sản lƣợng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Sản lƣợng

(tấn

Diện

tích

Sản

lƣợng

Lúa 4.031 64.440 3.500 59.700 -13,17 -3,3

Màu lƣơng

thực

8.490 137.960 9.090 152.711 7,07 10,69

Dừa 625 3,7 triệu trái 218 1,3 triệu trái 65,12 64,86

Cây ăn trái 11.361 126.400 11.590 166.190 2,16 31,48

Ngoài ra, trọng tâm phát triển của ngành là hình thành và phát triển Khu sinh vật

cảnh Trại Đồng Tâm thuộc xã mới Đồng Tâm với chức năng phát triển loại hình hoa

kiểng, kết hợp chim cá cảnh động vật hoang dã,…

Bảng 5.4 Dự kiến các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 2010, 2015, 2020

2010 2015 2020 TĐ06-10 TĐ11-15 TĐ16-20

I. Diện tích (ha)

1. Lương thực 17 708 16 427 15 191 -1,4% -1,5% -1,6%

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 93

- Lúa 17 610 16 190 14 960 -1,4% -1,7% -1,6%

Đông Xuân 5 930 5 450 5 040 -1,6% -1,7% -1,6%

Hè Thu sớm 3 560 3 270 3 020 0,9% -1,7% -1,6%

Hè Thu chính vụ 5 750 5 290 4 890 -1,5% -1,7% -1,6%

Hè Thu muộn 2 370 2 180 2 010 -4,0% -1,7% -1,6%

- Màu 245 237 231 -1,2% -0,6% -0,6%

2. Rau màu các loại 7 950 8 190 8 600 -0,1% 0,6% 1,0%

4. Cây CN lâu năm 625 595 565 -2,0% -1,0% -1,0%

5. Cây ăn trái 10 450 10 502 10 555 -1,7% 0,1% 0,1%

Cam chanh quýt 2 217 2 018 1 822 -7,9% -1,9% -2,0%

Sa pô 1 519 1 373 1 241 -0,8% -2,0% -2,0%

Xoài 451 523 606 1,2% 3,0% 3,0%

Nhãn 2 007 1 814 1 640 -0,8% -2,0% -2,0%

Vú sữa 1 932 2 133 2 355 1,6% 2,0% 2,0%

Cây khác 2 055 2 382 2 630 1,3% 3,0% 2,0%

III. Sản lƣợng (tấn)

1. Lương thực 94 010 90 850 87 460 -1,0% -0,7% -0,8%

- Lúa 93 640 88 410 84 890 -1,0% -1,1% -0,8%

Đông Xuân 36 170 33 520 31 250 -1,5% -1,5% -1,4%

Hè Thu sớm 17 620 17 000 16 610 1,5% -0,7% -0,5%

Hè Thu chính vụ 29 900 28 300 27 380 -1,1% -1,1% -0,7%

Hè Thu muộn 9 950 9 590 9 650 -3,2% -0,7% 0,1%

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 94

2010 2015 2020 TĐ06-10 TĐ11-15 TĐ16-20

- Màu 2 280 2 440 2 570 0,1% 1,4% 1,0%

2. Rau màu các loại 129 190 135 140 144 480 0,7% 0,9% 1,3%

3. Cây Dừa (1000 trái) 3 500 3 450 3 390 -1,4% -0,3% -0,4%

5. Cây ăn trái 118 080 141 010 152 250 -2,6% 3,6% 1,5%

Cam chanh quýt 25 730 25 230 24 540 -7,0% -0,4% -0,6%

Sa pô 17 050 18 540 18 050 -1,9% 1,7% -0,5%

Xoài 4 750 6 770 8 450 0,6% 7,3% 4,5%

Nhãn 19 370 21 080 20 530 -2,0% 1,7% -0,5%

Vú sữa 29 610 39 740 44 100 -1,3% 6,1% 2,1%

Cây khác 17 970 25 580 32 290 0,6% 7,3% 4,8%

5.2.1.4 Dự báo thị trƣờng

Thị trƣờng các sản phẩm cây lâu năm

- Cây ăn quả: Theo thống kê FAO thì bình quân tiêu thụ quả của Việt Nam là

40kg/ngƣời/năm, chỉ bằng 59% mức bình quân của thế giới (70kg/ngƣời/năm). Mức

sống càng tăng thì nhu cầu sử dụng quả càng tăng. Nhƣ vậy, thị trƣờng quả trong nƣớc

vẫn còn rất lớn. Đối với khu vực miền Nam thì ngoài tiêu thụ nội vùng, thị trƣờng quả

sẽ là vùng đồng bằng Sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh.

Về xuất khẩu, theo ƣớc tính của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thì lƣợng

xuất khẩu của nƣớc ta hiện nay chỉ đạt 6-10% tổng sản lƣợng, trong đó chủ yếu xuất

sang Châu Á (82%), Châu Âu (11,8%) và Chây Mỹ (5,2%). Trung Quốc là một thị

trƣờng lớn của cây ăn quả Việt Nam, nhƣng hiện nay, việc xuất quả vào Trung Quốc

rất khó khăn do nƣớc này đã gia nhập WTO và áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa Châu Âu.

Hơn nữa, giữa Trung Quốc và Thái Lan đã dỡ bỏ thuế quan mậu dịch, đây thực sự là

một thách thức cho việc sản xuất quả của Việt Nam, đòi hỏi ngành sản xuất quả của cả

nƣớc phải nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành để

nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 95

Về chế biến, theo Tổng Công ty Rau quả Việt Nam, lƣợng quả chế biến hiện chỉ

chiếm 5 - 7%, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm Dứa, xoài, chôm chôm, nhãn,

chuối, mãng cầu, cam, đu đủ,…

5.2.1.5 Một số chính sách, chủ trƣởng nhằm về bảo vệ môi trƣờng

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nông dân cần phải thay đổi thói quen xấu

trong sản xuất nhƣ: ném vỏ chay, thuốc trừ sâu, vật phẩm để sản xuất nông nghiệp,…

bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nƣớc, tạo điều kiện vi sinh vật gây hại phát triển, lây lan

nhanh. Hạn chế việc sử dụng háo chất trong canh tác nông nghiệp. Đối với việc ô

nhiễm trƣờng do cơ sở công thƣơng nghiệp gây ra thì cần:

Hạn chế dần đi đến chấm dứt nạn đổ rác và xả nƣớc thải chƣa qua xử lý vào sông

rạch, kênh, mƣơng,… đồng thời xây dựng bãi rác trung chuyển, tổ chức đăng ký và

phân loại rác. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi khi xây dựng mới

phải đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Những cơ sở đã xây dựng trƣớc đây nhanh chóng đầu tƣ xử lý chất thải, đồng thời

phải xin giấy phép về môi trƣờng. Ngoài ra, cần sắp xếp lại các nghĩa địa tại khu vực

nông thôn.

Triển khai và thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản pháp quy có

liên quan đến việc bảo vệ môi trƣờng trên toàn huyện. Để thực hiện các nội dung trên,

cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức môi trƣờng, x6ay dựng các cơ

chế chính sách về môi trƣờng, cân đối các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trƣờng,

tăng cƣờng quản lý nhả nƣớc và điều tra nghiên cứu về tài nguyên và môi trƣờng,

nghiên cứu các công cụ kinh tế nhằm hạn chế phát thải và bảo vệ môi trƣờng.

5.2.1.6 Kết quả nghiên cứu của bài

Căn cứ vào kết quả áp dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, tác giả đã chỉ ra những

điểm mạnh, điểm yếu, nhận diện đƣợc những nhân tố tác động, mức độ tác động đến

hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, nhận biết mối quan hệ nhân quả dẫn

đến tới việc sử dụng đất nông nghiệp không hiệu quả trong từng xã, và việc sử dụng

đất nông nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn tới những hệ lụy. Trên cơ sở đó, tác giả xây

dựng giải pháp cho từng xã.

Các giải pháp cho từng xã và cho huyện Châu Thành đƣợc đề xuất trên quan điểm

phát triển nông nghiệp bền vững, mà muốn có đƣợc sự bền vững cả về kinh tế, xã hội

và môi trƣờng trong giai đoạn 2014-2020 thì một số mục tiêu về kinh tế nhƣ: xóa đói

giảm nghèo, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cần phải đƣợc chú trọng.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 96

5.2.2 Giải pháp theo loại đất sản xuất nông nghiệp

- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng: Đối với những cây trồng nhƣ: Lúa, ngô,

khoai lang, rau má, rau màu khác, cây ăn quả, Dừa,… cần thay dần các giống cũ có

năng suất thấp, chất lƣợng thấp bằng các giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt,

phù hợp với điều kiện sinh thái, đáp ứng yếu cầu của thị trƣờng. Bảo tồn và phục tráng

các giống cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao nhƣ: Bƣởi Da xanh, Dừa, khoai lang,

Dƣa hấu,…

- Đẩy mạnh việc sản xuất giống cây trồng tại chỗ để chủ động nguồn giống đạt tiêu

chuẩn chất lƣợng (cho năng suất cao, sản phẩm tốt, sản phẩm có giá trị, cây trồng có

khả năng chống chịu với những biến đổi của ngoại cảnh,…) Muốn vậy, tỉnh cần đầu

tƣ xây dựng và phát triển các trung tâm giống, có cơ chế thu hút các doanh nghiệp tƣ

nhân tham gia sản xuất và cung cấp cây giống,…

- Tăng hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu diện tích đất nông nghiệp theo hƣớng

giảm diện tích đất trồng cây hàng năm khác, tích cực khai thác đất trống đƣa vào sử

dụng. Tập trung chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây

ngắn ngày có giá trị cao nhƣ khoai lang, dƣa hấu, Dừa. Mở rộng diện tích trồng lúa,

Vú sữa, sa pô có năng suất cao.

- Tăng cƣờng áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến nhƣ: chƣơng trình "3 giảm, 3

tăng", canh tác bền vững, phòng trừ tổng hợp IPM, sản xuất theo quy trình GAP đã áp

dụng vào sản xuất nông nghiệp, An toàn sinh học, công nghệ sinh thái.

- Chuyển đổi, thay thế một số loại phân bón hóa học không cần thiết bằng phân

hữu cơ vi sinh. Về lâu về dài phân hữu cơ giúp đất sản xuất tái tạo lại một số chất dinh

dƣỡng đã bị mất đi do quá trình bạc màu của đất hay do lạm dụng phân hóa học. Cách

làm này không những tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ mà còn góp phần làm sạch, đẹp

môi trƣờng nông thôn.

- Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố

hóa kênh mƣơng. Đồng thời quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi,

làm tốt công tác phòng chống lụt bão, xây dựng hệ thống đê bao để ngăn. Đặc biệt

công trình thủy lợi thuộc hệ thống Bảo Định cần hoàn chỉnh hệ thống nội đồng. Khu

vực phía Bắc QL.1A cần hoàn thiện hệ thống kiểm soát lũ theo tiểu vùng kết hợp với

hệ thống điều tiết nội đồng. Khu vực thuộc hệ thống kinh tế vƣờn: mở rộng các kênh

thoát lũ theo quy hoạch, kết hợp với hoàn chỉnh hệ thống đê bao cấp vùng đ6ẻ ngăn

chặn kết hợp với giao thông nông thôn, xây dựng các công trình nội đồng điều tiết

nƣớc kinh tế vƣờn.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 97

- Làm tốt công tác quản lý chất lƣợng đối với mạng lƣới dịch vụ cung ứng vật tƣ

(phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, vật nuôi,…) của tƣ nhân để hạn chế tới mức

thấp nhất sự ảnh hƣởng của các sản phẩm kém chất lƣợng tới quá trình sản xuất của

ngƣời nông dân.

5.2.3 Các giải pháp về khoa học - kỹ thuật, công nghệ

Đối với trồng trọt, cần xây dựng hệ thống sản xuất giống từ giống ban đầu đến

giống xác nhận các cấp thông qua hệ thống trạm trại cấp huyện - cấp tỉnh - các cơ sở

và hộ nông dân vệ tinh kinh doanh nhân giống tại các xã ấp. Phấn đấu đến năm 2020,

tỷ lệ sử dụng giống xác nhận >90% đối với lúa và cây ăn trái, rau màu.

Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình khuyến nông tại các ấp, xã và cử Cán bộ

nông nghiệp thƣờng xuyên theo dõi, hỗ trợ và hƣớng dẫn nông dân chọn các giống

cây trồng mới phù hợp với điều kiện đất đai của hộ gia đình. Hơn nữa cần thực hiện

đồng bộ chƣơng trình khuyên nông, xây dựng các hệ thống canh tác, chuyển giao các

biện pháp công nghệ kỹ thuật tiên tiến, bảo quản chế biến sau thu hoạch. Nếu giai

đoạn 2005-2010 tập trung cây ăn trái thì giai đoạn sau 2015 chủ yếu là rau màu. Đến

năm 2015 về cơ bản đã đạt GAP cho một số vùng trọng điểm sản xuất vú sữa, đến

năm 2020 đạt GAP cho rau màu, một số trang trại về vú sữa và rau màu có thể đạt

chuẩn organic.

5.2.4 Một số hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi

5.2.4.1 Một số hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi cho các

giải pháp tại xã Tân Lý Đông

Xây dựng chiến lƣợc phát triển loại hình trồng Lúa với quy mô lớn tại các ấp có

điều kiện thổ nhƣỡng màu mỡ. Loại hình trồng khoai lang cũng khá hiệu quả, cần

đƣợc chú trọng đầu tƣ hợp lý đồng thời tạo điều kiện nông dân tiếp cận thị trƣờng để

đảm bảo giá thu mua cao. Hơn nữa có thể kết hợp trồng loại cây lâu năm nhƣ Dừa hay

trồng cây lấy gỗ tại một vài ấp có điều kiện đất xấu, kém màu mỡ. Mặc dù bài nghiên

cứu chỉ giới hạn trong phạm vi đất sản xuất nông nghiệp, nhƣng riêng xã Tân Lý

Đông có diện tích đất trồng cỏ và số lƣợng chăn nuôi gia sút nhƣ bò, lớn khá lớn của

huyện. Trong quá trình đi khảo sát điều tra, tác giả nhận thấy loại hình sử dụng đất kết

hợp trồng cây lâu năm nhƣ Dừa, trồng cỏ và chăn nuôi gia sút mang lại hiệu quả kinh

tế cao. Do đó, nông dân trong xã có thể tiếp tục mở rộng loại hình sử dụng đất mang

lại gái trị kình tế cao này. Loại hình này cũng giải quyết đƣợc vấn đề giảm tỷ lệ hộ

nghèo cho xã.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 98

Trong 3 xã khảo sát thì xã này rất ít đƣợc cơ quan chính quyền cấp xã, cán bộ nông

nghiệp xã quan tâm đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân trong xã. Một

thực tế vẫn đang diễn ra trong xã là có một vài chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân

trồng Lúa, trồng rau má đƣợc thông báo cho nông dân nhƣng đến nay chƣa thấy thực

hiện hoặc thực hiện một cách qua loa, sơ xài. Chính vì thế, cần đẩy mạnh công tác

quản lý, kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo cho chính sách đƣợc thực thi có hiệu quả.

Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức của ngƣời dân về kỹ

thuật trồng trọt cũng nhƣ chăn nuôi nhằm giảm tới mức thấp nhất rủi ro trong điều

kiện thời tiết thay đổi liên tục.

5.2.4.2 Một số hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi cho các

giải pháp tại xã Thân Cữu Nghĩa

Phát triển loại hình trồng Nhãn và trồng rau màu ở xã này vì đây là loại hình mang

lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng. Hình thức hợp tác xã rau

sạch đƣợc thành lập từ khá lâu nhƣng chƣa hiệu quả, vì vậy cần đẩy mạnh hợp tác

giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nhiều hơn nhằm tạo giá trị cao cũng nhƣ hình ảnh,

thƣơng hiệu.

Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng loại hình trồng màu với cây khoai lang vì đây là

loại cây vừa cho năng suất cao, vừa cho sản phẩm có chất lƣợng tốt, đáp ứng yêu cầu

thị trƣờng giá thu mặt khác giá thu mua tƣơng đối ổn định. Loại hình trồng Dừa tuy

mang lại giá trị kinh tế cao, nhƣng trong khoảng 2 năm nay các hộ nông dân đua nhau

trồng Dừa nên diện tích Dừa tăng nhanh. Nếu tình trạng này vẫn cứ diễn ra mà không

có sự can thiệp của nhà cán bộ nông nghiệp hay chính sách quy hoạch vùng thì sẽ gây

ra dƣ thừa, sẽ làm giảm mạnh giá trị loại cây trồng này. Vì vậy, các hộ nông dân và cơ

quan chính quyền cần cần chú trọng cho loại hình trồng Dừa.

5.2.4.3 Một số hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi cho các

giải pháp tại xã Điềm Hy

Quy hoạch vùng trồng Lúa cung cấp cho các nhà máy xay xác và doanh nghiệp thu

mua gạo, xây dựng thƣơng hiệu cho các loại Lúa mang lại giá trị kinh tế cao. Triển

khai xây dựng mô hình cánh đồng lớn, đây là một những xã của huyện Châu Thành

thuộc dự án này, với mỗi cánh đồng quy mô từ 300 - 500 ha gắn với sản xuất lúa theo

tiêu chuẩn VietGAP tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất chất

lƣợng cao theo hƣớng bền vững, đồng thời giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản theo hƣớng tập trung với khối lƣợng lớn,

chất lƣợng cao trên cơ sở đó mở rộng liên kết 4 nhà và tiến tới xây dựng vùng nguyên

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 99

liệu với quy mô lớn đến 10.000 - 20.000 ha nhằm tạo điều kiện hình thành chuỗi giá

trị, nâng cao giá trị gia tăng cho lúa, hình thành vùng sản xuất lúa hiện đại

5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu có những đóng góp có ý nghĩa thiết thực, tuy nhiên cũng

không tránh khỏi những mặt còn hạn chế:

Thứ nhất, về mẫu nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân loại, phi xác suất nên tính đại diện

còn thấp. Mẫu nghiên cứu cho thấy có sự phân hóa cao. Vì đối tƣợng nghiên cứu

thuộc giới tính nam nhiều hơn, ngƣời tham gia trả lời khảo sát chủ yếu ở tuổi trung

niên. Trong lúc khảo sát, hộ đƣợc chọn điều tra đƣợc xác định trƣớc nhƣng do thời

gian còn hạn chế nên một số ngƣời ngƣời tham gia khảo sát không phải là chủ hộ,

chƣa đủ kinh nghiệm và thấu hiểu hết quá trình sản xuất canh tác gia đình. Do vậy,

các nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu bao gồm tất cả đối tƣợng đƣợc xác định theo

những tiêu chí đề ra trƣớc để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.

Thứ hai, về nội dung:

Nội dung của bài nghiên cứu mới dừng lại ở mức khám phá và xác định mức độ

tác động của các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp của huyện Châu Thành, chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể từng nhân tố.

Trong quá trình tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất còn gặp khó khăn

do số liệu điều tra còn thiếu sót, chƣa thể có tất cả thông tin về mặt chi phí trong sản

xuất. Khi tính toán sử dụng phƣơng pháp giá trị bình quân của các chỉ tiêu để đánh giá

hiệu quả sử dụng đất. Trong bài nghiên cứu còn một số hạn chế về nội dung, vì vậy

các nghiên cứu tiếp theo cần phải đi sâu và phân tích theo nhiều phƣơng pháp hơn nữa

để các kết quả tính toán đúng với địa phƣơng. Từ đó, đề ra giải pháp một cách cụ thể,

khả thi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất của địa phƣơng này.

5.4 Kiến nghị

Chính quyền huyện Châu Thành cần tập trung xây dựng chiến lƣợc phát triển

nguồn nhân lực, đặc biệt chiến lƣợc đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên

môn, kỹ năng cho các cán bộ huyện nhằm đảm bảo điều kiện tiên quyết để nâng cai

hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát

triển bền vững.

Lãnh đạo huyện và các địa phƣơng trong huyện cần tăng cƣờng nghiên cứu, học

hỏi để rút kinh nghiệm từ các nƣớc có nên nông nghiệp phát triển, từ các huyện, tỉnh

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 100

khác có đặc điểm tƣơng đồng, mạnh dạn áp dụng các loại hình sử dụng đất nông

nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong

tƣơng lai.

Cần có nhiều nghiên cứu phân tích chi tiết hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng

chính (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ) để cung cấp những thông tin chi tiết hơn

cho ngƣời sản xuất trên đất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử

dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân của huyện.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh (2005), Ứng dụng phần mềm FRONTIER

4.1 và LIMDEP trong phân tích dữ liệu kinh tế nông nghiệp, "Trong sách tin học ứng

dụng trong ngành nông nghiệp", Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang

86-114.

Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 2007, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp NXB Nông

nghiệp Hà Nội.

Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế torng các dự án phát triển nông thôn.

Phạm Tiến Dũng (2009), Quy hoạch sử dung đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội)

(Đào Châu Thu (1998), Đánh giá đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội).

(Trần Thị Thu Hà (2002), Bài giảng Đánh giá đất, Đại học Nông Lâm Huế )

Phạm Tiến Dũng (2009), Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp

Hà Nội]

Bùi Văn Ten (2000), "Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các

doanh nghiệp nông nghiệp nhà nƣớc", Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn,

số 4, trang 199 -200.

Trần Thị Thu Hà, 2010, Bài giảng Đánh giá đất, Đại học Nông Lâm.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 102

Ma trận nhân tố xoay

Pattern Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

Von dau tu cho

nong nghiep .888

Dien tich dat

canh tac .882

So lao dong

tham gia san

xuat

.789

Chat huu co .903

Lan huu dung .713

Do PH .638

Ho hap dat .504

Muc do ap

dung cong

nghe tien tien

vao sx

.895

Muc do ap

dung ky thuat

moi

.863

Su on dinh gia

dau vao .460

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 103

Quy hoach su

dung dat .861

Chinh sach nha

nuoc .631

Tham gia hop

tac xa .598

Cap nhat thong

tin gia ca .448

Thay doi khoa

hoc ky thuat

moi vao canh

tac

.826

Thay doi cong

nghe tien tien .802

Chuyen giao

ky thuat .385

Dau ra san

pham

Tap quan sinh

hoat .658

So nam kinh

nghiem

Trinh do hoc

van .762

Thay doi giong

cay trong .307

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 104

Tap quan canh

tac .587

Su san co cac

yeu to dau vao .933

Extraction Method: Principal

Component Analysis.

Rotation Method: Promax with

Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 9

iterations.

Bảng

Total Variance Explained

Compo

nent

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation

Sums of

Squared

Loadingsa

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

1 1.706 7.108 42.247 1.706 7.108 42.247 2.535

2 1.636 6.815 49.062 1.636 6.815 49.062 2.020

3 1.540 6.415 55.476 1.540 6.415 55.476 1.950

4 1.313 5.470 60.946 1.313 5.470 60.946 1.534

5 1.083 4.511 65.457 1.083 4.511 65.457 2.018

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 105

6 1.014 4.225 69.682 1.014 4.225 69.682 1.355

7 .944 3.934 73.615

8 .814 3.393 77.008

9 .752 3.135 80.143

10 .720 2.998 83.142

11 .656 2.732 85.874

12 .584 2.435 86.541

13 .501 2.087 88.308

14 .479 1.995 89.072

15 .373 1.552 90.395

16 .359 1.497 91.352

17 .339 1.413 92.391

18 .274 1.141 93.943

19 .221 .921 95.439

20 .161 .672 96.852

21

22

23

24

.152.

.140

.116.

.099

.582

.473

.351

.213

97.993

98.915

99.316

100.00

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

Công trình dự thi: “ Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trƣờng năm học 2014 – 2015”

Trang 106

a. When components are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain

a total variance.

Component Correlation Matrix

Compo

nent 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 1.000 -.005 .167 .328 .094 .190 -.022 .303 -.221

2 -.005 1.000 .070 .159 -.041 .039 .111 .134 .212

3 .167 .070 1.000 .138 .052 .036 .066 .129 .184

4 .328 .159 .138 1.000 -.059 .083 -.106 .317 -.144

5 .094 -.041 .052 -.059 1.000 .226 .010 -.019 .107

6 .190 .039 .036 .083 .226 1.000 -.011 .138 -.054

7 -.022 .111 .066 -.106 .010 -.011 1.000 .030 .162

8 .303 .134 .129 .317 -.019 .138 .030 1.000 -.148

9 -.221 .212 .184 -.144 .107 -.054 .162 -.148 1.000

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

Rotation Method: Promax with Kaiser

Normalization.