cỘng ĐỒng cÔng giÁo viỆt nam tỔng giÁo phẬn …

16
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org Hạt nhân nguyên tử có sức công phá khủng khiếp; vi trùng nhỏ bé lại là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người; chỉ một hạt cát nhỏ nếu rơi vào mắt sẽ làm xốn xang, khó chịu... là những thí dụ đơn giản giúp chúng ta ý thức được những giá trị không thể kể hết của những gì vốn thường hay được coi là nhỏ bé và âm thầm trong cuộc sống thường ngày. Trong bài Tin Mừng hôm nay, để quảng diễn những giá trị siêu việt và phổ quát của Nước Trời, Đức Giêsu cũng sử dụng những hình ảnh rất bình thường như hạt giống nhỏ bé được gieo vào lòng đất, âm thầm mọc lên, rồi sinh hoa kết trái. Nhỏ bé và âm thầm nhưng với thời gian, chúng để lại những hiệu quả không còn là nhỏ bé và âm thầm nữa. Suy niệm Lời Chúa hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy mình được mời gọi để nhận ra được những giá trị thật của những gì vốn rất bình thường, nhỏ bé. Thật thế, chúng ta cần tái khám phá ra những giá trị của chúng và sử dụng chúng để xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong cuộc sống hiện tại. Thử xét xem chúng ta sẽ thấy: những đức tính nhân bản tốt lành như nhân, tín, lễ, nghĩamà chúng ta đang có vốn đã được Cha Mẹ, Thầy Cô dày công dạy bảo, giúp uốn nắn khi chúng ta còn bé. Chính những uốn nắn, sửa bảo thời xa xưa ấy đã giúp hình thành nên những nhân cách tốt đẹp sau này. Những buổi đọc kinh tối chung trong gia đình, những câu kinh căn bản được Cha Mẹ chỉ dạy, hướng dẫn cách cầu nguyện, sau này sẽ hình thành nên những thói quen đạo đức tốt lành trong hành trình sống đạo của chúng ta. Những chân lý từ Tin Mừng được tiếp thu qua các lớp giáo lý căn bản, vỡ lòng khi còn niên thiếu, sẽ theo chúng ta qua năm tháng để rồi sau này sẽ được áp dụng trong cuộc sống giúp chúng ta trở thành những Kitô hữu tốt. Có thể nói Cha Mẹ, Thầy Cô, và những người có trách nhiệm đã âm thầm gieo hạt giống Nước Trời vào trong tâm hồn chúng ta. Theo năm tháng chúng hình thành, được lưu lại trong tâm hồn và rồi sinh ra những hiệu quả tốt, tích cực trong các mối quan hệ xã hội và sống đạo của chúng ta. Hôm nay chúng ta được mời gọi nhận thức lại những hướng dẫn tưởng như bình thường ấy và thực hành chúng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là lúc chúng ta chuyển giao đức tin cho các thế hệ tương lai, và chúng sẽ được thể hiện qua những lời khuyên bảo ân cần; những tấm gương sáng bằng những hành động tốt, cụ thể. Khi ý thức thực hiện những công việc này, chúng ta như những người đang gieo giống, đang xây dựng và làm hình thành Nước Trời ngay trong cuộc sống tại thế này bởi Nước Trời không ở đâu xa. Nước Trời ở ngay trong gia đình, trong xã hội, trong cộng đoàn của chính mình. Chúng ta được mời gọi bởi Lời Chúa, qua dụ ngôn người gieo giống âm thầm, qua hạt giống nhỏ bé như hạt cảitượng trưng cho những việc tốt nhỏ được âm thầm thực hiện hằng ngày. Những việc tốt nhỏ nhưng được làm với tâm hồn không nhỏ để làm gương sáng và để trở nên những nhân tố tích cực trong việc xây dựng Nước Trời trong lòng xã hội và thế giới này, một Nước Trời phổ quát và rộng lớn, không biên giới. Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu Cộng Đoàn Thánh Tâm 832-915-0102 Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814 Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Gioan Trần Đình Khả Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM CN: 9:00 am Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật XI Thường Niên, Năm B, ngày 13-06-2021 * Ed 17: 22-24; * 2Cr 5: 6-10; ** Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Maccô 4: 26-34 SUY NIỆM LỜI CHÚA GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG VIỆC NHỎ

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org

Hạt nhân nguyên tử có sức công phá khủng khiếp; vi trùng nhỏ bé lại là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người; chỉ một hạt cát nhỏ nếu rơi vào mắt sẽ làm xốn xang, khó chịu... là những thí dụ đơn giản giúp chúng ta ý thức được những giá trị không thể kể hết của những gì vốn thường hay được coi là nhỏ bé và âm thầm trong cuộc sống thường ngày.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, để quảng diễn những giá trị siêu việt và phổ quát của Nước Trời, Đức Giêsu cũng sử dụng những hình ảnh rất bình thường như hạt giống nhỏ bé được gieo vào lòng đất, âm thầm mọc lên, rồi sinh hoa kết trái. Nhỏ bé và âm thầm nhưng với thời gian, chúng để lại những hiệu quả không còn là nhỏ bé và âm thầm nữa.

Suy niệm Lời Chúa hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy mình được mời gọi để nhận ra được những giá trị thật của những gì vốn rất bình thường, nhỏ bé. Thật thế, chúng ta cần tái khám phá ra những giá trị của chúng và sử dụng chúng để xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trong cuộc sống hiện tại.

Thử xét xem chúng ta sẽ thấy: những đức tính nhân bản tốt lành như nhân, tín, lễ, nghĩa… mà chúng ta đang có vốn đã được Cha Mẹ, Thầy Cô dày công dạy bảo, giúp uốn nắn khi chúng ta còn bé. Chính những uốn nắn, sửa bảo thời xa xưa ấy đã giúp hình thành nên những nhân cách tốt đẹp sau này.

Những buổi đọc kinh tối chung trong gia đình, những câu kinh căn bản được Cha Mẹ chỉ dạy, hướng dẫn cách cầu nguyện, sau này sẽ hình thành nên những thói quen đạo đức tốt lành trong hành trình sống đạo của chúng ta.

Những chân lý từ Tin Mừng được tiếp thu qua các lớp giáo lý căn bản, vỡ lòng khi còn niên thiếu, sẽ theo chúng ta qua năm tháng để rồi sau này sẽ được áp dụng trong cuộc sống giúp chúng ta trở thành những Kitô hữu tốt.

Có thể nói Cha Mẹ, Thầy Cô, và những người có trách nhiệm đã âm thầm gieo hạt giống Nước Trời vào trong tâm hồn chúng ta. Theo năm tháng chúng hình thành, được lưu lại trong tâm hồn và rồi sinh ra những hiệu quả tốt, tích cực trong các mối quan hệ xã hội và sống đạo của chúng ta.

Hôm nay chúng ta được mời gọi nhận thức lại những hướng dẫn tưởng như bình thường ấy và thực hành chúng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là lúc chúng ta chuyển giao đức tin cho các thế hệ tương lai, và chúng sẽ được thể hiện qua những lời khuyên bảo ân cần; những tấm gương sáng bằng những hành động tốt, cụ thể.

Khi ý thức thực hiện những công việc này, chúng ta như những người đang gieo giống, đang xây dựng và làm hình thành Nước Trời ngay trong cuộc sống tại thế này bởi Nước Trời không ở đâu xa. Nước Trời ở ngay trong gia đình, trong xã hội, trong cộng đoàn của chính mình.

Chúng ta được mời gọi bởi Lời Chúa, qua dụ ngôn người gieo giống âm thầm, qua hạt giống nhỏ bé như hạt cải… tượng trưng cho những việc tốt nhỏ được âm thầm thực hiện hằng ngày. Những việc tốt nhỏ nhưng được làm với tâm hồn không nhỏ để làm gương sáng và để trở nên những nhân tố tích cực trong việc xây dựng Nước Trời trong lòng xã hội và thế giới này, một Nước Trời phổ quát và rộng lớn, không biên giới.

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu

Cộng Đoàn Thánh Tâm

832-915-0102

Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ

Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang

Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814

Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor

Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Gioan Trần Đình Khả

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc

Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040

713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

CN: 9:00 am Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002

713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật XI Thường Niên, Năm B, ngày 13-06-2021

* Ed 17: 22-24; * 2Cr 5: 6-10; ** Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Maccô 4: 26-34

SUY NIỆM LỜI CHÚA

GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG VIỆC NHỎ

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

Thiên Chúa mời gọi chúng ta xây dựng Nước Trời bằng việc âm thầm làm chứng và làm gương sáng về đức tin qua cuộc sống hằng ngày. Hãy làm những hành động nhỏ nhặt nhất, nhỏ nhặt nhưng với một tinh thần và ý thức lớn lao. Những việc ấy sẽ có tác dụng và để lại những ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống, đến cộng đoàn.

Đức Giêsu đã gửi đến cho chúng ta một định hướng rõ ràng: không nên coi thường giá trị của những sự việc, hành động nhỏ bé. Và chính qua việc thực hiện những gì tưởng như là bình thường, đơn điệu ấy Nước Trời đang thực sự hiện diện và lớn lên giữa chúng ta.

Rev. Louis Kim Nguyen

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

Bà Nguyễn Thi Anna (GX/Đ. Kitô NLNT)

713-517-1621

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Trần Đình Khả

Ông Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Giám Curia:

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên

832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Nhà tâm lý học Weldon cho rằng hạt giống kỳ lạ nhất thế giới là hạt giống của cây tre Trung Quốc. Hạt giống này nằm yên dưới lòng đất đến 5 năm, rồi mới nhú chồi non lên mặt đất. Suốt thời gian 5 năm này, người ta phải vất vả chăm sóc nó, nào là tưới nước nào là bón phân, mà không hề nhìn thấy hệ thống rễ phức tạp đang bố trí trong lòng đất.

Cuối cùng, một sự sống đã vươn lên đầy kinh ngạc: Chỉ trong 6 tuần đầu, cây tre đã mọc cao lên gần 3 mét.

**** Hạt giống Nước Trời cũng tương tự như hạt giống cây tre Trung Quốc. Cần một

thời gian dài "vùi sâu dưới lòng đất", điều này đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi. Khi hạt giống nẩy mầm lớn lên thành cây, nó phải đương đầu với tính khí thất thường của thời tiết, phải đối phó với cơn giận dữ của giông tố. Đây là lúc phải sống niềm tin: tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Người đến thời viên mãn, bất chấp những cản trở của con người. Vì thế, chúng ta không ngừng gieo vãi Lời Chúa, cho dù không thấy hạt giống đang âm thầm phát triển.

Hạt giống Nước Trời cũng không khác chi hạt giống cây tre Trung Quốc. "Hạt bé nhất" lại cho cây lớn nhất. Nước Trời khởi đầu là Đức Giêsu và một nhóm nhỏ môn đệ dân chài. Sau hai mươi thế kỷ, Kitô giáo đã lan tràn khắp nơi, đến với mọi dân tộc.

Có thể nói Đức Giêsu đã gieo hạt giống Hội Thánh vào giữa lòng thế giới. Sau đó Người biến mất khỏi dòng lịch sử, để hạt giống Hội Thánh "âm thầm lớn lên" với bao gian nan và thử thách, yếu đuối và bất lực. Dường như Người dửng dưng trước bao khó khăn của Hội Thánh. Dường như Người không biết đến bao tội ác đang lan tràn thế giới. Dường như Người không quan tâm đến nỗ lực sống thánh của dân Người.

Nhưng với niềm tin yêu phó thác, chúng ta xác tín rằng: bên kia dòng thời gian, nơi cuộc sống vĩnh hằng, Thiên Chúa đang chờ đợi, nhìn xem và điều khiển cho hạt giống Nước Trời lớn lên và tăng trưởng sung mãn vào một mùa bội thu trong Ngày Cánh Chung sẽ tới. Có thể nói Đức Giêsu cũng đã gieo hạt giống Đức tin vào tâm hồn chúng ta qua Bí Tích Rửa Tội. Người cũng đang chờ đợi hạt giống ấy mọc lên và tăng trưởng: qua những lời cầu nguyện âm thầm, qua việc siêng năng lãnh nhận các Bí Tích, và qua đời sống chứng nhân của mỗi người. Đây là việc đòi hỏi sự kiên

HẠT GIỐNG CÂY TRE TẦU

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 3

Khi đọc bài Phúc Âm của Thánh Gioan (chương 6, câu 51-58), tôi chợt nhớ đến câu chuyện xảy ra tại nước Ý vào khoảng năm 1900-1910, câu chuyện ấy được kể như sau:

Có một em bé 7 tuổi tên là Lucia đi lễ với chị; hôm đó chị của bé được rước Mình Thánh Chúa lần đầu. Bé Lucia mới nói với mẹ rằng bé chỉ ước ao được lên đứng gần Maria, chị của bé, để được ngắm chị rước Chúa vào lòng thôi. Mẹ Lucia không chịu, nhưng bé cứ năn nỉ mãi, nên mẹ bé đồng ý cho bé đứng bên cạnh chị. Khi Cha Sở đến trao Mình Chúa cho Maria, bé Lucia đứng nhìn say đắm, rồi bỗng nhiên Cha Sở thấy có một vòng tròn trắng bay từ từ đến và đậu ngay trên trán bé Lucia. Ngài hiểu ý Chúa, liền đến cho Lucia rước lễ luôn, mặc dù em chưa học giáo lý vỡ lòng.

Hôm đó còn trong mùa Giáng Sinh, nên sau Thánh Lễ, bé Lucia đến hang đá và quỳ xuống cầu nguyện. Lát sau, Maria gọi Lucia đi về, nhưng gọi mãi mà em không trả lời. Maria liền kêu mẹ: “Mẹ ơi, con gọi mãi mà Lucia không trả lời, cứ im lặng hoài không thôi!”. Mẹ em mới gọi: “Lucia, về đi nào!”, nhưng vẫn không thấy em trả lời, bà liền đến gần thì thấy em không cử động gì cả, bà mới hay là Chúa đã rước em về với Ngài rồi. Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu là vì em khao khát được rước Chúa vào lòng, nên Chúa đã đến với em và nay đã đem em về với Ngài. Cha Sở chứng kiến phép lạ ấy sau này là Đức Giáo Hoàng Piô X.

Hôm nay, nhớ lại câu chuyện ấy, tôi

vẫn còn cảm thấy rất cảm động, và tôi lại nhớ đến bữa tiệc ly trong đó Chúa Giêsu đã cùng với các môn đệ cử hành mầu nhiệm Thánh Thể. Nếu hiểu được mầu nhiệm ấy, hẳn là chúng ta biết rằng

Chúa rất yêu thương chúng ta. Nhưng Chúa cũng đã từng nói với các môn đê: “Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20: 18), Chúa mời gọi các môn đệ cùng đi với Chúa, Ngài muốn chia sẻ tất cả những đau khổ buồn vui với các môn đẹ. Cũng chỉ có Tình Yêu thương chân thật mới chia sẻ được cho nhau như vậy, mà thật sự Ngài coi các môn đệ như là bạn.

Đọc bài Phúc Âm ấy, tôi mới hiểu rằng Chúa không nói chúng ta hãy chịu đựng đau khổ, cũng không nói chúng ta hãy chạy trốn đau khổ, mà Chúa muốn chúng ta đón nhận nó. Chính Chúa cũng đã chấp nhận đau khổ ấy, và hiến cả mạng sống mình vì Tình Yêu đối với chúng ta, như chúng ta thấy trong Vườn Cây Dầu, Chúa đã xin Chúa Cha cất chén đắng, nhưng lại nói tiếp ngay: “đừng theo như ý Con mà xin theo ý Cha” (Mt 26: 40). Chính bản thân tôi vẫn ước ao được Chúa ngự vào trong lòng mỗi ngày, tôi mới cảm thấy được bình an, hạnh phúc. Chúa mãi mãi ở trong lòng tôi mỗi ngày, để tôi nhận biết và thấu hiểu được tình yêu Chúa cao vời biết bao. Ước gì mỗi người chúng ta luôn có lòng khao khát Chúa, khao khát một cách mãnh liệt như bé Lucia vậy.

Têrêsa Ngọc Nga (Sưu tầm)

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. John Hoàng Sơn, OP

346-812-7106

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

nhẫn lâu dài và lòng trung tín suốt đời. Đức Giêsu nói: "Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát" (Mt. 10: 22).

Wendell Holmes cho chúng ta một bí quyết: "Để vào Nước Trời, chúng ta luôn phải chèo lái con thuyền của mình, đôi khi thuận buồm xuôi gió, nhưng cũng có lúc phải lội ngược dòng. Điều quan trọng là phải luôn chèo chống, đừng neo thuyền lại".

Thánh Phaolô dạy: "Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện" (Rm. 12: 12). Ngài cũng đã nêu gương bền chí: "Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin" (2Tm. 4: 7).

*** Lạy Chúa, Chúa đã đến trần gian như hạt giống chôn vùi dưới lòng đất nhưng

Chúa đã sống lại vinh quang. Xin cho chúng con biết âm thầm chết đi cho tội lỗi, để được lớn lên trong nguồn ơn Thánh Chúa. Amen

Thiên Phúc

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 4

Hồng Thủy - Vatican News

Sáng thứ Tư ngày 2/6 là lần thứ ba liên tiếp Đức Thánh Cha có buổi tiếp kiến chung trực tiếp với các tín hữu tại sân Damaso ở nội thành Vati-can. Tiếp tục loạt bài giáo lý về đề tài cầu nguyện, Đức Thánh Cha trình bày Chúa Giêsu như gương mẫu cầu nguyện cho các môn đệ của Người. Chúa Giêsu chỉ chọn các Tông Đồ sau khi đã cầu nguyện suốt đêm dài. Trước mỗi thời khắc quan trọng trong sứ vụ, Chúa Giêsu đi vào nơi thanh vắng để cầu nguyện. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa đã bảo đảm với Thánh Phêrô rằng Người cầu nguyện cho ngài, cho sự hoán cải và sứ vụ tương lai của ngài.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng giống như các Tông Đồ, chúng ta có thể tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta trên hành trình đức tin và là môn đệ của Chúa. Chúa Giêsu phục sinh luôn cầu khẩn Chúa Cha cho chúng ta.

Bắt đầu buổi tiếp kiến, mọi người lắng nghe đoạn Tin Mừng Thánh Lu-ca: (Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người:) “Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan . Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy … Simôn, Simôn ơi, kìa Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (22, 28-29. 31-32).

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói rằng các sách Tin Mừng cho chúng ta thấy cầu nguyện là điều nền tảng như thế nào trong mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Đức Thánh Cha chọn một số ví dụ từ Tin Mừng Thánh Luca để giải thích điều này. Chọn các Tông Đồ. Trước hết là việc Chúa chọn các Tông Đồ. Thánh Luca đặt việc chọn các Tông Đồ trong bối cảnh chính xác của việc cầu nguyện: “Trong những ngày

ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (6, 12-13). Đức Thánh Cha nhận xét rằng dường như trong việc chọn lựa này Chúa Giêsu không có tiêu chí nào khác ngoài việc cầu nguyện, cuộc trò chuyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Ngài nói: “Xem xét cách sống của những người được chọn này thì dường như đây không phải là cách chọn lựa tốt nhất, bởi vì tất cả họ đã bỏ trốn, đã bỏ Chúa một mình trước cuộc Thương Khó. Nhưng việc chọn này, đặc biệt là sự hiện diện của ông Giuđa, người sẽ phản bội Chúa, cho thấy rằng tên của các môn đệ đã được ghi khắc trong kế hoạch của Thiên Chúa.”

Chúa Giêsu tiếp tục cầu nguyện cho các bạn của Người trong cuộc sống của Người. Đức Thánh Cha giải thích: “Các Tông Đồ đôi khi trở thành lý do khiến Chúa quan tâm, nhưng Người đã nhận họ từ Chúa Cha, do đó Người mang họ trong lòng, ngay cả những sai lỗi của họ, cả khi họ vấp ngã.

Khi chúng ta yếu đuối, tình yêu của Chúa càng mạnh mẽ hơn.

Trong tất cả những điều này chúng ta khám phá ra cách thế Chúa Giêsu vừa là thầy vừa là bạn, luôn luôn sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi môn đệ hoán cải. Đức Thánh Cha giải thích tiếp: “Cao điểm của sự chờ đợi nhẫn nại này là ‘mạng lưới’ tình yêu mà Chúa thêu dệt quanh Thánh Phêrô. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa nói với ngài: “Simôn, Simôn ơi, kìa Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng

gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.” (Lc 22, 31-32). Thật ấn tượng khi biết rằng khi các môn đệ yếu đuối, tình yêu của Chúa Giêsu không chấm dứt nhưng còn trở nên mãnh liệt hơn.

Giải thích thêm về tình yêu không ngừng của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha đưa ra những ví dụ: Nếu có người hỏi, “Thưa cha, nếu con mắc tội trọng, Chúa có yêu thương không?” “Nếu con làm những điều vô cùng tồi tệ, rất nhiều tội lỗi, Chúa có yêu thương không?” Và Ngài trả lời: “Có! Chúa Giêsu vẫn tiếp tục. Tình yêu của Người, lời cầu nguyện của Người dành cho mỗi chúng ta không bao giờ ngừng. Thực sự là nó trở nên mãnh liệt hơn và chúng ta là trung tâm của lời cầu nguyện của Người!”

Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Chúng ta phải luôn ghi nhớ: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi, đang cầu nguyện với Chúa Cha cho tôi và tỏ cho Chúa Cha những vết thương Người mang trên mình, để Chúa Cha thấy giá ơn cứu độ của chúng ta, đó là tình yêu dành cho chúng ta.” Và Đức Thánh Cha khẳng định điều chắc chắn là giây phút này Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho chúng ta.

Cầu nguyện vào thời điểm quan trọng.

Chúa Giêsu lại vào nơi thanh vắng để cầu nguyện trong một thời điểm quan trọng trong cuộc hành trình của Người, khi Người muốn xác minh đức tin của các môn đệ của Người. Thánh Sử Luca thuật lại:

“Khi Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: ‘Dân chúng nói Thầy là ai?’ Các ông thưa: ‘Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại.’ Người lại hỏi: ‘Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ Ông Phêrô thưa:

‘Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.’ Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai” (9, 18-21).

Đức Thánh Cha nhận định: “Những bước ngoặt vĩ đại trong sứ vụ của Chúa Giêsu luôn được đi trước bằng việc cầu nguyện sốt sắng và kéo

Đọc tiếp trang 11

Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Tư ngày 2/6, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng giống như các Tông Đồ, chúng ta có thể tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta trên hành trình đức tin và là môn đệ của Chúa. Ngài nhắc các tín hữu, trong những lúc khó khăn đau khổ, hãy luôn nhớ rằng Chúa luôn cầu nguyện cho chúng ta.

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 5

Nguồn: The Word Among Us Suy niệm: Ga 3, 31-36 Chúng ta hãy nâng tâm hồn lên

trong lời cầu nguyện để tạ ơn Chúa ngày hôm nay. Như bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta, Thiên Chúa không có giới hạn và không phải kìm hãm lòng quảng đại của mình:

Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã không hạn chế thời gian và sự quan tâm của Cha. Ngay cả khi con không dành thời gian thường xuyên để ở bên Cha, Cha vẫn luôn sẵn sàng ngay khi con hướng tâm hồn về Cha. Cha lắng nghe những lời cầu nguyện mà con bắn theo cách của Cha, như những mũi tên, về những người và những nhu cầu con gặp phải. Cha không bao giờ quá bận rộn đối với con. Ngay cả khi con quên Cha hoặc chuyển sự chú ý của con sang điều gì khác, Cha vẫn ở đó trong con và bên cạnh con.

Lạy Cha, con ca ngợi Cha vì Cha không phụ tình yêu của Cha dành cho con. Cha đã yêu con từng giây từng phút trong sự tồn tại của con, và không điều gì con làm có thể thay đổi được tình yêu vô điều kiện của Cha. Cha háo hức tha thứ cho con và bày tỏ cho con thấy tình yêu của Cha trong theo cách con cần nó nhất. Đó có thể là thế giới tươi đẹp mà Cha đã tạo ra

để con tận hưởng. Đó có thể là thông qua những người bạn chia sẻ cuộc sống của con. Đó có thể là thông qua “những nốt nhạc tình yêu” trong Kinh Thánh hoặc trong bài hát. Thậm chí, nó có thể thông qua những mùi hương hoặc món ăn đặc biệt đưa con trở về tuổi thơ hoặc nhắc nhở con về những dịp đặc biệt. Cha có thể dùng bất cứ thứ gì để chứng tỏ rằng con là đứa con yêu quý của Cha.

Lạy Cha, con tôn vinh Cha vì Cha không hạn chế những ơn sủng mà con cần để nói lời xin vâng và phục vụ Cha. Khi cảm thấy như con không thể tiếp tục, Cha đã cho con sức mạnh và hy vọng. Khi con hoang mang về cách tốt nhất của hành động, Cha thúc đẩy con đi đúng hướng bằng cách đóng cửa hoặc cho con sự bình an về sự lựa chọn hoặc con đường. Cha thậm chí còn đưa ra lời khuyên khôn ngoan theo cách của con. Khi con không biết mình có thể tha thứ như thế nào, Cha nhắc nhở con rằng không có giới hạn cho lòng thương xót của Cha. Cha chỉ cho con cách chấp nhận lòng thương xót đó và chia sẻ nó với những người trong cuộc sống của con.

Lạy Cha, con rất biết ơn Cha vì Cha đã không hạn chế ơn huệ của Chúa Thánh Thần. Thánh Thần của Cha sống trong con và mở mắt con thấy sự kiên nhẫn của Cha, thấy tình yêu của Cha, thấy lời mời gọi của Cha dành cho cuộc sống của con. Cha ban Thánh Thần cho con để chỉ cho con con đường để con yêu thương và bước theo Cha.

Lạy Chúa, con khao khát được nhận nhiều hơn nữa Chúa Thánh Thần của Chúa ngày hôm nay!

Chuyển ngữ: Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD.

(https://daminhtamhiep.net/)

vụ theo nghi thức của việc thanh tẩy, nó đã làm cho các phụ nữ trở thành đối tượng của sự sợ hãi. Không phải bị gạt bên lề hay rút lui vào sự im lặng, các phụ nữ Do Thái mà Đức Giêsu gặp gỡ đã đến với Ngài từ những vị thế độc lập, mạnh mẽ và vì đức tin. Các bà không sợ Ngài cũng như Ngài không sợ họ. Đây là gương của ba người phụ nữ như thế.

Trước hết là người phụ nữ bị bệnh băng huyết trong Mc 5, 29-34 (cf. Mt 9, 20-22; Lc 8, 43-48). Lối chú giải thông thường cho thấy đây là một phụ nữ ở bên lề mà luật lệ Do Thái đòi phải cách ly vì bà ô uế theo nghi thức. Nhưng nếu bà bị cách ly thì bà đã không thể cực nhọc chạy thầy chạy thuốc bao phen (Mc 5, 26; Lc 8, 43); và nếu bà bị gạt ra bên lề thì hẳn đám đông quanh bà đã phải dạt ra như nước biển Đỏ.

Tất cả mọi người đều ô uế theo nghi thức vì lý do này nọ – điều này không tương đương với tội lỗi. Sự ô uế thường là tạm thời và rất dễ dàng lấy lại sự tinh sạch qua việc dìm mình trong mikveh, một hồ nước theo nghi thức. Bệnh băng huyết là một ngoại lệ vì sự mất máu của nó không xảy ra đều đặn. Đức Giêsu không xóa bỏ những lề luật về sự tinh sạch; khi chữa lành cho người phụ nữ này, đúng ra là Ngài đã trả lại cho bà sức khỏe và sự tinh sạch.

Thật vậy, “cái tua áo” mà người phụ nữ chạm vào (Mt 9, 22; Lc 8, 44) đã chứng minh rằng Đức Giêsu luôn trung thành với lề luật Do Thái. Sách Dân Số 15, 38-39 nói rằng các ông Do Thái “phải làm tua khâu vào tà áo” để nhớ đến “mọi mệnh lệnh của Giavê mà thi hành”. Khi Đức Giêsu khẳng định: “lòng tin của con đã chữa con” (Mt 9, 22), Ngài không chỉ xác nhận đức tin của người phụ nữ vào Thiên Chúa mà là sự tự tin của chị: chính chị đã có sáng kiến tiến đến gần Ngài.

Mẫu gương thứ hai là khi Đức Giêsu ở trong hội đường như thói quen của Ngài vào ngày Sabát. Bất ngờ, Ngài thấy một phụ nữ hoàn toàn không thể đứng thẳng lên được (Lc 13, 10-17). Có lẽ bà đã phải chui lòn người qua đám đông để tìm một chỗ trước mặt Ngài. Khi Đức Giêsu làm cho bà đứng thẳng lên, “ông Trưởng Hội Đường” phàn nàn, vì Ngài đã không chờ cho đến cuối ngày sabát. Nhưng Đức Giêsu xem trường hợp người phụ nữ này là vấn đề sống chết.

WGPQN (21.04.2021) - Ta thường nghe nói rằng, trong bối cảnh Do Thái thời Đức Giêsu, các phụ nữ bị gạt ra bên lề và bị xem như ô uế và Đức Giêsu đã giải phóng các phụ nữ khỏi một chế độ gia trưởng đàn áp. Hình ảnh này chẳng những không đúng mà còn làm méo mó nền văn hóa Do Thái thời Đức Giêsu. Điều này đã tước

đi khỏi các phụ nữ cách thể hiện cá tính của mình và khi làm biến tính các nhiệm

Tác giả: Amy-Jill Levine Giáo sư Tân Ước, Vanderbilt University Divinity School

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 6

Ngài nói rằng ma quỷ đã giam hãm bà trong vòng mười tám năm, và con số này rất quan trọng. Trong tiếng Do Thái, các mẫu tự có một giá trị số học (chẳng hạn A = 1, B=2). Các mẫu tự cộng lại thành con số mười tám tạo thành từ chai, nghĩa là “sự sống”. Khi làm cho người phụ nữ đứng thẳng lên, Ngài đã ban cho bà sự sống.

Ví dụ thứ ba là bà nhạc mẫu ông Phêrô mà Đức Giêsu đã chữa khỏi cơn sốt (Mt 8, 14-15; Mc 1, 30-31; Lc 4, 38-39). Sau đó, bà này bắt đầu “phục vụ” Đức Giêsu. Từ tiếng Hy Lạp của từ “phục vụ”, diakoneo, là nguồn gốc của từ “phó tế”. Từ này là nền tảng tham chiếu mà Phaolô dành cho bà Phêbê như là “nữ trợ tá Hội Thánh Kenkhơrê” (Rm 16, 1). Khi Đức Giêsu khẳng định “Con Người đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ” (Mt 20, 28; Mc 10, 45; cf. Lc 22, 27), chúng ta lại nghĩ đến bà nhạc mẫu của Phêrô, người đầu tiên trong các Tin Mừng đã phục vụ theo mẫu gương phục vụ này.

Tân Ước đã nói nhiều với chúng ta về các phụ nữ Do Thái: họ xuất hiện trong các hội đường và trong Đền Thờ Giêrusalem (một vài văn bia cổ còn đề cập đến các bà là “Trưởng Hội Đường”). Họ được nhìn nhận như là nữ ngôn sứ (Anna trong Lc 2, 36; con gái của Philipphê trong Cv 21, 9), và Phaolô đã nhắc đến người bà con là bà Giunia trong số “những Tông Đồ xuất sắc” (Rm 16, 7). Mátta (Lc 10, 38) và Maria, mẹ của Gioan gọi là Marcô

(Cv 12, 12), đã sở hữu những ngôi nhà. Các phụ nữ Do Thái có quyền dùng tiền của riêng (người phụ nữ bị băng huyết; các bà có của trong Lc 8) và họ tự do đi lại (Maria đi thăm bà Êlisabét; các phụ nữ đi ra mộ). Một vài người làm việc trong lãnh vực vải vóc (Tabita trong Cv 9, 36-40; Lydia trong Cv 16, 14).

Khi Đức Giêsu giao tiếp với các phụ nữ - nói chuyện với họ, chữa lành họ, phục vụ họ và nhận sự phục vụ của họ - Ngài theo gương các ngôn sứ Êlia và Êlisê. Khi Ngài kể những dụ ngôn về các phụ nữ - người đàn bà mất một đồng xu, bà góa đe dọa ông quan tòa, và các bà khác – Ngài theo truyền thống Do Thái, một truyền thống kể những câu chuyện về bà Rút và Étte, Giuđít và Susanna. Các phụ nữ không theo Đức Giêsu vì họ xét thấy có gì đó sai lầm trong nền văn hóa Do Thái. Các bà theo Ngài vì cùng lý do như các ông bạn và những thân thuộc đàn ông của họ: các bà thấy giáo huấn của Ngài hấp dẫn, Ngài chăm sóc bệnh tật của họ; các bà thấy bình an trước sự hiện diện của Ngài. Rõ ràng chúng ta không gì phải sợ khi không chỉ nhìn nhận sự trung thành của những phụ nữ Do Thái này mà còn sự bền bỉ, quả cảm và những hành động độc lập của họ nữa.

Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Từ: L’Osservatore Romano, 06.03.2021 Nguồn: gpquinhon.org

về những yếu đuối của mình: Thánh Augustinô tự nhận khi nói về thời niên thiếu của mình: “Tôi chỉ ham chơi”; “Tôi đến thành Carthagô, tất cả chung quanh tôi vùng dậy những quay cuồng đam mê ngang trái”. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô cũng đã nói: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi”. (2Cr 12, 10) Nhưng các Ngài đã đi lên từ những yếu đuối, bất toàn kể cả tội lỗi để trở thành những vị thánh của mọi thời đại.

Yếu đuối không phải là tội lỗi nhưng nó là “con đường hai chiều” để chúng ta chọn lựa. Vượt lên trên yếu đuối bằng Ơn Chúa, bằng lời cầu nguyện, sự nỗ lực, rèn luyện, cố gắng của bản thân thì chúng ta sẽ đạt đến những mục đích, kết quả tốt đẹp. Còn chìm sâu trong yếu đuối, lấy nó làm bình phong để che đậy cho những đam mê, cho sự thiếu cố gắng, ươn hèn, nhụt chí trong tội lỗi thì chúng ta sẽ nhận về mình sự thất bại, đổ vỡ và có khi còn là sự đau khổ, tuyệt vọng. Chúng ta chẳng nên buồn phiền, lo lắng, than trách khi vẫn còn đó trong mình những yếu đuối, bất toàn nhưng là hy vọng, tin tưởng bởi Chúa luôn yêu cả những yếu đuối của chúng ta. Tội lỗi không được làm chúng ta tuyệt vọng. Chỉ cần chúng ta có Chúa, tin tưởng, phó thác và sống dưới sự hướng dẫn của Người thì sự yếu đuối đó sẽ trở thành sức mạnh của chúng ta. Hãy để Thiên Chúa vào trong sự yếu đuối của chúng ta. “Chúng ta được sinh ra với hạt giống của sự bất toàn để tìm kiếm sự hoàn thiện. Trái tim của chúng ta, ngay cả khi không biết điều đó, khao khát được gặp gỡ Thiên Chúa để tìm kiếm sự hoàn thiện, và có nhiều khi đi lạc lối. Khi sự bất toàn của chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, thì đời sống ân sủng bắt đầu” – Đức Giáo Hoàng Phanxico

Đành rằng người sống đời thánh hiến không phải lúc nào cũng thánh thiện tinh tuyền, chúng ta vẫn có những yếu đuối và sa ngã, nhưng chính nhờ vậy mà chúng ta càng cảm thấy sức mạnh của Thiên Chúa thật mạnh mẽ đã, đang và sẽ biến đổi cuộc sống chúng ta mỗi ngày, với ý thức như Thánh Phaolô “ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (1 Cr 12, 9). Chúng ta đang sống giữa một thời đại đầy thách đố và chọn lựa nhưng chúng ta là những người lữ hành

Đó là tựa đề một cuốn sách tôi vô tình bắt gặp khi đang lần mò trong nhà sách mà tôi thấy mình không thể bỏ qua nó. Sự bỡ ngỡ cùng với bệnh “nghiện sách” của mình thì tôi phải đọc nó ít nhất một lần để xem đằng sau câu hỏi đó là gì…!!! Đơn thường, người ta vẫn tìm cho mình những tiêu chuẩn có sự hội tụ

của sự khôn ngoan, sự trổi vượt về khả năng, kiến thức, sức khỏe… chung quy lại là những tố chất tốt. Điều đó cũng không ngoại lệ cho những người sống đời thánh hiến. Họ vẫn đặt câu hỏi cho mình: liệu tôi có đủ sự thánh thiện, đủ khả năng, đủ can đảm, đủ tình yêu để trung thành và trọn vẹn khi bước theo Chúa hay không? Rất nhiều tiêu chuẩn, điều kiện họ đặt ra cho mình nhưng sự yếu đuối là cái có thực bên trong mỗi con người thì ít ai hỏi đến mình có đủ “yếu đuối” để theo Chúa hay không. Tôi chợt nghĩ, yếu đuối thì luôn có “dư” chứ không phải là “đủ” nữa. Mang phận người là chúng ta mang trong mình sự yếu đuối, bất toàn. Làm gì có người nào mạnh miệng để nói rằng tôi không có yếu đuối, ngay cả những vị thánh lừng danh cũng đã không ngần ngại khi nói

Những lúc đứng trước sự khó khăn, lạc lõng, mất hy vọng hãy nhớ rằng Chúa vẫn không ngừng hỏi: “Bạn có đủ yếu đuối để theo Chúa Giêsu”.

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 7

Để cho lời Chúa phát triển và sống động giữa xã hội hôm nay, tất cả chúng ta hãy là những nhà truyền thông trong chính môi trường chúng ta đang sống, đang học tập hay làm việc, đó là trách nhiệm cũng như bản chất của việc truyền thông là giới thiệu Chúa cho người khác.

Danh từ “truyền thông” được sử dụng rộng rãi và chúng ta dễ dàng bắt gặp nó ở bất cứ đâu, vậy chúng ta nên nhìn về nó như thế nào, đặc biệt nơi “truyền thông Công Giáo”; những người hữu trách đang làm gì để góp phần phát triển lãnh vực mà họ đang đảm trách, hay nơi người đón nhận, đặc biệt là người trẻ, họ đang cần gì nơi truyền thông Công Giáo? Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh vai trò của người làm truyền thông: “Giáo Hội nhìn vào anh chị em, những người đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và truyền thông với sự tin tưởng và kỳ vọng. Bởi vì anh chị em được kêu gọi để đọc và giải thích thời hiện tại và nhận ra cách thức thông truyền Tin Mừng theo các ngôn ngữ và cảm thức của con người thời nay”[1]. Là người trẻ, đặc biệt là một Kitô hữu trẻ, tôi và các bạn có quyền hy vọng nơi truyền thông Công Giáo những điều hữu ích cho đời sống và đức tin của mình, để rồi chính mỗi chúng ta cũng trở thành nhà truyền thông nói về Chúa Giêsu cách sống động cho mọi người, nhất là những người cùng thời với chúng ta.

1. Chân thật. Điều đầu tiên tôi luôn mang trong

mình đó là niềm hy vọng, hy vọng nơi lãnh vực truyền thông Công Giáo, nơi người đảm trách cũng phải rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng như các Tông Đồ xưa khi Chúa Giêsu về trời, là “ các ông ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời ác ông rao giảng”[2]. Việc loan báo Tin Mừng cũng là lệnh truyền của chính Đức Kitô Phục Sinh khi hiện ra với Nhóm Mười Một: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”[3]. Khi nói về nguồn gốc của truyền thông Công Giáo, Đức cha

Phêrô Nguyễn Văn Đệ có nói như sau: “Truyền thông Công Giáo khởi sự từ Thiên Chúa, do sáng kiến tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện và đạt đỉnh cao nơi Chúa Giêsu Kitô, được lưu truyền và tiếp nối theo lệnh truyền của Chúa qua Giáo Hội cho đến ngày tận thế![4]” Truyền thông Công Giáo khác với những việc truyền thông đại chúng khác, không cần tin “giật gân”, không cần số lượng bài nhưng phải là một “Thông Điệp đẹp”. Đẹp với nghĩa là làm chứng cho Tin Mừng, sống và chết để cho Tin Mừng được phát triển rộng khắp, chúng ta cũng cần nhớ đến lời của Thánh Phaolô nói với các tín hữu trong cộng đoàn Côrintô: “Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Ki-tô được giao cho chúng tôi viết, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người”[5]

2. Chứng tá. Kế đến, Truyền thông Công Giáo

phải can đảm vượt qua những thử thách và những xô bồ của nhiều luông thông tin, điều đó cũng đúng với Thông Điệp trong ngày lãnh nhận sứ vụ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà ngay Ngài đã là thánh, “Đừng sợ! Hãy mở cửa thật rộng cho Đức Kitô, cho sức mạnh giải thoát của Người để mở cửa biên giới các Chính Phủ, các hệ thống kinh tế và chính trị, những lĩnh vực bao la thuộc văn hóa, văn minh, và sự phát triển. Đừng sợ! Đức Kitô biết rõ ‘những gì có trong con người’. Chỉ mình Người biết điều đó.” Chúng ta hãy là công cụ hữu hiệu của đức Kitô, để rồi chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi của những thử thách mà sẵn sàng loan đi những Sứ Điệp của Chúa đến với mọi người. Chúng ta không thể nói về Đức Giêsu nếu như chúng ta không sống là Đức Giêsu, điều ấy

thật phù hợp với lời nhắn nhủ của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”, hay cũng giống như chúng ta không thể nói về Đức Giêsu nếu như chúng ta không biết Người là ai, và nếu không biết Người là ai thì người khác cũng chẳng thể tin điều chúng ta đang làm chứng về Đức Giêsu.

3. Cảm thông. Sau đó, truyền thông Công Giáo

phải là nơi để cảm thông với những tâm tư của anh chị em mình. Ở thời nào cũng thế, nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông là rất lớn; đặc biệt trước tình hình biến động và ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch trên toàn cầu. “Các phương tiện truyền thông là những viên gạch cần thiết xây dựng nên các xã hội hiện đại. Chúng không tồn tại vì bản thân chúng, mà đúng hơn, với tính cách là các phương tiện giao tiếp xã hội, chúng phục vụ con người và giúp họ hiểu nhau. Phương tiện truyền thông-và những ai cung cấp và phân phối chúng-phải gánh lấy trách nhiệm đạo đức. Họ phải hướng hoạt động của mình vào mục tiêu hỗ trợ sự hiểu biết lẫn nhau…”[6] Chính nơi những nhà truyền thông, chúng ta tìm thấy sự đồng cảm và tin tưởng nơi họ, để rồi qua đó chúng ta thấy được hình bóng của Đức Giêsu tình yêu mục tử, sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên của mình. Trong Sứ Điệp nhân Ngày Thế Giới về Truyền Thông Xã Hội lần thứ 55 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra chủ đề: Truyền thông bằng cách gặp gỡ mọi người trong thực tại của họ, với cảm hứng từ câu Kinh Thánh “Hãy đến và xem” (Ga 1, 46). Sứ Điệp ấy như sau: "Lời mời gọi ‘đến và xem’ trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên đầy cảm xúc giữa Chúa Giêsu và các môn đệ cũng là phương pháp cho mọi cách thông tin đích thực của con người. Để có thể thuật lại chân lý của cuộc sống, điều làm nên lịch sử, cần phải vượt ra khỏi thái độ tự mãn, cho rằng chúng ta ‘đã biết’ điều gì đó. Thay vào đó, chính chúng ta cần đi và nhìn thấy chúng, dành thời gian ở bên người dân, lắng nghe những câu chuyện của họ và so sánh với thực tế, điều luôn làm chúng ta ngạc nhiên dưới một khía cạnh nào đó”

4. Cẩn thận. Đọc tiếp trang 10

trên đường hy vọng. Hoàn cảnh và môi trường không là cản trở để chúng ta tiến bước nhưng là đòn bẩy để chúng ta nhảy lên. Những lúc đứng trước sự khó khăn, lạc lõng, mất hy vọng hãy nhớ rằng Chúa vẫn không ngừng hỏi: “Bạn có đủ yếu đuối để theo Chúa Giêsu”.

La Thứ (dongten.net)

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 8

I. Dẫn nhập. Vì là niềm hy vọng và tương lai

của Giáo Hội cũng như xã hội, giới trẻ luôn là mối bận tâm hàng đầu của mọi người. Ở lứa tuổi này, họ đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Họ chưa thực sự lớn hẳn nhưng cũng không còn nhỏ. GS.TS Trần Ngọc Thêm chia sẻ rằng: “Bối cảnh hội nhập đòi hỏi xã hội phát triển đi lên. Và khi cần đi lên thì chính các đặc điểm dương tính, hướng ngoại, năng động của giới trẻ là nền tảng cho sự phát triển, là thế mạnh cần được khai thác và phát huy. Xu hướng hoài nghi, thích kiểm chứng, phản biện của người trẻ cũng là một phẩm chất không thể thiếu cho một xã hội phát triển”.[1] Tuy vậy, giới trẻ ở Việt Nam ngày nay cũng bị đánh giá là thế hệ lười đọc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, thích chạy theo những giá trị ảo, bệnh vô cảm, vội vàng. [2]

Xét cho cùng, những vấn đề của giới trẻ phần lớn xuất phát từ việc họ đã không được giúp đỡ cách thích đáng để xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc. Vừa mới chập chững bước vào đời, cộng với tính bồng bột xông pha thiếu trưởng thành của tuổi trẻ, họ dễ bị những cám dỗ cuốn hút, vội vàng xây dựng đời mình trên những giá trị ảo như người ta xây nhà trên cát, mưa sa nước cuốn bão táp ập đến thì sụp đổ tan tành (x. Mt 7, 26-27). Vì thế, “đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện” mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đưa ra như đích nhắm cho hoạt động mục vụ người trẻ trong năm 2020, thiết nghĩ trước hết phải là giúp các em xây dựng lại nền tảng cho cuộc đời mình. Rồi từ đó, mới có thể tiến hành những hoạt động tô vẽ cho tòa nhà cuộc đời được tươi đẹp và giúp ích cho người khác.

Kinh Thánh đã mặc khải cho chúng ta biết rằng quy hướng mọi sự về Thiên Chúa là bí quyết của hạnh phúc đích thực. Trong Cựu Ước, Thiên

Chúa đã truyền lệnh cho dân Israel “không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20, 3; Đnl 5, 7). Trong Tân Ước, Đức Giêsu cũng không ngừng căn dặn các môn đệ phải “trước hết, tìm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người” (Mt 6, 33), và xây dựng đời mình trên nền đá qua việc “lắng nghe và đem Lời Chúa ra thực hành” (Mt 7, 24-25)., Thánh Inhaxio Loyola đã diễn tả lại điều này cách cụ thể hơn trong tập sách Linh Thao (LT) ngang qua điều được biết đến như là “Nguyên lý và Nền tảng” (LT 23). Bất cứ cuộc Linh Thao nào cũng được bắt đầu bằng “Nguyên lý và Nền tảng” này. Nhưng trong LT 19, Thánh Inhaxio khuyên người hướng dẫn Linh Thao trình bày nó cho đối tượng là “người bận rộn, có học thức, sự nghiệp”. Phải chăng vì những người này thường dễ bị những quyến luyến lệch lạc lôi kéo? Nếu là như thế, nó thật sự cũng rất phù hợp để trình bày cho những người trẻ, đặc biệt là người trẻ của thời đại ngày nay, vốn đang trong tiến trình hấp thụ nhiều tri thức, bận rộn với biết bao toan tính cho tương lai.

Bài viết nhỏ dưới đây sẽ cố gắng triển khai nội dung của số Linh Thao này, đồng thời tìm cách ứng dụng nó cho việc giúp giới trẻ xây dựng nguyên lý và nền tảng cho mình, hướng đến huấn luyện một con người hoàn thiện nơi bản thân họ.

II. Tìm hiểu “Nguyên lý và Nền tảng”.[3]

“Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình. Mọi loài khác dưới đất được tạo dựng cho con người, để giúp họ đạt tới cùng đích Đấng Tạo Hóa đặt cho họ. Bởi thế, người ta nên sử dụng thụ tạo tùy theo mức độ chúng giúp đạt tới cứu cánh và phải gạt bỏ khi chúng làm cản trở. Do đó, cần phải giữ cho mình được bình tâm đối với mọi thụ tạo mà ta được phép sử dụng, đến nỗi chúng ta không muốn sức khoẻ hơn bệnh tật, giàu có hơn nghèo khó, danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết sớm và tương tự như thế đối với mọi sự khác, nhưng chỉ ước muốn và lựa chọn những gì dẫn đưa chúng ta tới cứu cánh của mình hơn.” [4]

Thánh Inhaxiô đã phát biểu như thế trong số 23, tập sách Linh Thao do chính Ngài soạn thảo. Ngài đã đặt nó trước khi đưa thao viên bước vào tuần 1 của Linh Thao. Nó dường như không được trình bày như một bài cầu nguyện với những bước theo trình tự nhưng chỉ đơn thuần là một diễn giải mà thao viên phải chân nhận thì mới có thể làm Linh Thao được. Nội dung của nó lại có vẻ khá khô khan, hệt như lặp lại bài giáo lý chứ không có tác dụng khơi lên “hành vi tôn kính và khiêm cung” (LT 75) như yêu cầu cần phải có. Tuy vậy, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng khi thường xuyên được Inhaxio lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản lược ở nhiều nơi khác trong tập sách.[5] Thánh Inhaxiô gọi nó là “Nguyên lý và Nền tảng” mà không giải thích gì thêm, như thể nó có vai trò như là nguyên lý vận hành và là nền tảng cho toàn bộ cuộc linh thao đến nỗi những bài cầu nguyện hay những hướng dẫn được viết sau đó chỉ là triển khai của điều này.

Ngoài ra, nếu đọc nó một cách độc lập, ta dễ dàng nhận ra rằng nó như muốn nhắn nhủ thao viên rằng để sống cuộc sống cách đúng đắn và để sự hiện hữu của mình được trọn vẹn, chúng ta phải biết đặt nền tảng đời mình trên Ai.

1. Cùng đích sự hiện hữu của con người.

“Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình”

Thánh Inhaxiô đang nói đến toàn thể nhân loại qua việc sử dụng đại từ “con người” cách chung, chứ không phải chỉ định rõ “chúng ta” là những người đang đọc số Linh thao này. Tình trạng “được dựng nên” của con người cho thấy thụ tạo tính của mình: họ được cho phép hiện hữu chứ không tự mình mà có. Vì thế, con người có một mối tương quan với Tạo Hóa. Con người, vì được Tạo Hóa dựng nên, nên phải luôn lệ thuộc vào Ngài, không thể tồn tại mà tách khỏi Ngài. Việc tạo dựng ấy không phải là hành vi của quá khứ nhưng là hiện tại: Thiên Chúa vẫn đang dựng nên con người, mỗi con người vẫn đang được Ngài tạo dựng.

Vì nợ Ngài ơn hiện hữu và rất nhiều ơn khác trong quá trình hiện hữu của mình nên con người phải luôn quy hướng về Ngài ngang qua ba hành vi căn bản nhất là “ngợi khen, tôn kính và phụng sự”. Con người là loài

Lm. Phêrô Lê Hoàng Nam, SJ

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 9

thấp hèn nhưng nhờ có ba hành vi này mà có được sự tương tác với Thiên Chúa. Nó xuất phát từ lòng biết ơn của con người với Tạo Hóa, chứ không phải do Tạo Hóa cần điều này. Bởi lẽ, việc ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa sẽ giúp mang đến cho con người ơn cứu độ, là thụ hưởng sự sống viên mãn của Thiên Chúa mà con người sẽ được nếm trước ngang qua sự thành toàn, hoàn thiện, trọn vẹn nơi cuộc sống hiện tại của mình.

“Ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa” chính là một lối sống khiêm tốn căn bản: đặt mình trong sự thấp hèn trước Thiên Chúa và ý thức là mình cần đến Ngài, đòi hỏi phải quy hướng mọi lời khen, danh dự về Ngài (chứ không dành cho mình). Đồng thời, nó cũng làm cho cá nhân được triển nở, vì càng hướng về Chúa, con người càng “là người” hơn. Việc hướng về Chúa cũng tự khắc đưa người ta đến một lối sống liên đới với người khác qua hành vi yêu thương, phục vụ, bỏ minh…

Như thế, câu đầu tiên trong Linh Thao 23 thoạt tiên nghe có vẻ như một kiểu “chuyên chế” của Thiên Chúa, muốn con người phải lệ thuộc vào mình, bắt con người phục vụ mình, nhưng hóa ra lại nhắc nhở con người về cùng đích của mình: con người được cho hiện hữu là để hưởng hạnh phúc với Chúa là nguồn gốc mọi điều thiện hảo và con người sẽ chỉ đạt được điều đó khi biết đặt Chúa làm nền tảng, trung tâm và điểm hướng đến của mình.

2. Vai trò của các loài thụ tạo khác và tương quan của chúng với con người.

“Mọi loài khác được dựng nên cho con người, để giúp con người đạt tới cùng đích Tạo Hóa đặt cho họ”

Cùng hiện diện trên đời không chỉ có con người, nhưng còn có các loài thụ tạo khác. “Thụ tạo” ở đây không chỉ có ý nói đến thế giới tự nhiên nhưng còn là nhiều yếu tố khác như gia đình, tương quan, danh vọng, sự nghiệp, tiền tài. Theo lời Thánh In-haxio, chúng cũng “được dựng nên” và được dựng nên là để “cho con người”, có vai trò giúp con người đạt đến cùng đích mà chúng ta vừa nói ở trên. Điều này trước hết giả định một sự hòa hợp giữa con người với các loài ấy. Các loài thụ tạo ngoài việc phục vụ cho sự sống thường hằng của con người, còn giúp làm cho sự hiện

hữu của con người thêm đẹp và ý nghĩa. Hay nói cách khác, chúng phải giúp con người “ngợi khen, tôn kính, phụng sự Thiên Chúa” để con người có thể lãnh nhận được ơn cứu độ.

Mỗi loài khi được dựng nên đều có một mục đích. Cùng đích của con người là Thiên Chúa, còn của thụ tạo là giúp con người hướng về Thiên Chúa. Mỗi người khác nhau sẽ tiến về cùng đích bằng những cách thức khác nhau. Vì thế, các loài thụ tạo phải rất phong phú vì có thể một vài thứ sẽ giúp người này mà không giúp người kia, giúp lúc này mà không giúp lúc khác. Cũng từ sự phong phú này của thụ tạo mà biết bao vấn đề nảy sinh.

“Bởi thế, người ta nên sử dụng thụ tạo tùy theo mức độ chúng giúp đạt tới cứu cánh”

Thánh Inhaxiô tiếp tục nói về cách con người tương tác với các thụ tạo. Theo đó, tiêu chuẩn để sử dụng thụ tạo là xem nó có giúp mình đạt được sự thành toàn không, hay nói cách khác, có giúp mình “ngợi khen, tôn kính và thờ phượng” Thiên Chúa và có được ơn cứu độ không. Con người phải sử dụng thụ tạo cách đúng mực, đúng thời điểm, đúng cái, đúng nơi, đúng hoàn cảnh... Các thụ tạo tự bản chất là “trung tính”, đều có thể có ích hoặc có hại, tuỳ người sử dụng nó hoặc trong hoàn cảnh khác nhau.

Khi có cái gì đó làm cho sự thành toàn của mình bị cản trở, nghĩa là nó khiến mình không thể “ngợi khen, tôn kính, phụng sự” Thiên Chúa, thì mình phải loại bỏ nó, ngay cả khi chính cái đó đã từng giúp ích mà giờ đây không còn giúp nữa. Ta loại bỏ nó, không phải vì nó xấu, nhưng chỉ đơn giản là vì nó “cản trở”, hay “không giúp ích” ta vào lúc này. Phải gạt bỏ nó với một thái độ dứt khoát, không để bị nó ảnh hưởng. Ở đây, Thánh Inhaxio giả định là người ta biết cái nào giúp ích, cái nào không; đồng thời, giả định một sức mạnh để quyết tâm gạt bỏ cái không giúp ích sau khi đã nhận ra, cũng như giả định một sự tự do được phú bẩm nơi con người để thực hiện việc chọn lựa và quyết định đó.

3. Sự bình tâm. “Do đó, cần phải giữ cho mình

được bình tâm đối với mọi thọ tạo mà ta được phép sử dụng, đến nỗi chúng ta không muốn sức khoẻ hơn bệnh tật, giàu có hơn nghèo khó, danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết sớm và tương tự như thế đối với mọi sự khác”

Inhaxiô đã bắt đầu chuyển đại từ từ “con người” sang “chúng ta”. Phạm vi được thu nhỏ lại. Sự bình tâm là điều được nhắc đến, và được diễn tả bằng hình thức không ao ước cái này hơn cái kia: “sức khoẻ hơn bệnh tật, giàu có hơn khó nghèo, danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết sớm”. Bình tâm được ví như trạng thái cân bằng của cán cân, không để lòng bị lôi kéo thiên lệch về phía nào. Về mặt tự nhiên, ta luôn mong vế đầu hơn (sức khỏe, giàu có, danh vọng, sống lâu), chứ ít ai thích mình gánh chịu vế sau (bệnh tật, nghèo khó, nhục nhã, chết sớm). Cụm từ “và tương tự như thế đối với mọi sự khác” như muốn kéo dài thêm những chuyện khác mà chính kinh nghiệm của chúng ta hoặc điều mà chúng ta đang đối diện sẽ cho chúng ta biết.

Những lời này Thánh Inhaxio có thể làm chúng ta ngạc nhiên và khó chịu. Làm sao có thể đừng mong muốn sức khoẻ hơn bệnh tật, giàu có hơn nghèo khó, danh vọng hay sỉ nhục, sống lâu hay chết yểu...? Cho dù không mong giàu có, danh vọng, sống lâu, nhưng sức khỏe là cái căn bản mà ai cũng khao khát. Không có sức khoẻ, cũng sẽ chẳng có gì. Hơn nữa, không mong giàu hơn nghèo khó có vẻ cổ võ cho một kiểu an phận thủ thường? Ngoài ra, một kiểu hư danh thì không nên tìm kiếm, nhưng một sự tôn trọng đúng mực mà cá nhân cần có cũng là điều chính đáng mà?... Dĩ nhiên, Thánh Inhaxio không phải không biết được điều đó. Nhưng ý hướng mà Ngài diễn tả ở đây là trong khi vẫn phải cố gắng để gìn giữ sức khoẻ, đời sống được đảm bảo, nhân phẩm được tôn trọng, cuộc sống trường thọ, hạnh phúc bên người thân, chúng ta cũng cần một thái độ là giả như đã nỗ lực hết sức mà vẫn không có được thì cũng không nản lòng hay thất vọng, vì ý thức rằng bệnh tật, nghèo khó, sỉ nhục, chết yểu và những điều tiêu cực khác chưa hẳn là tồi tệ. Chúng ta được mời gọi để ý thức về “tính phương tiện” của thụ tạo để trái tim mình được bình lặng, không bị tác động dẫn đến ngả nghiêng, xáo động. Nó đòi hỏi một thái độ làm chủ cao và nhìn vấn đề rộng hơn, bao quát hơn. Quả vậy, giữ thế cân bằng (không nghiêng về điều này hay điều kia) là điều không dễ, vì nó đòi khả năng làm chủ xu hướng tự nhiên và trưởng thành rất lớn.

“chỉ ước muốn và lựa chọn những

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 10

những gì dẫn đưa chúng ta tới cứu cánh của mình hơn”

Trong kinh nghiệm nhân sinh, có những điều xảy đến hay những cái nằm ngoài “chọn lựa” của mình. Sức khỏe, giàu có, danh vọng, sống lâu ... đôi khi không phải do mình muốn mà có, hoặc cứ sự thường ai cũng muốn tránh bệnh tật, nghèo khó, sỉ nhục, chết yểu. nhưng tự dưng trên trời rơi xuống. Mình đâu có quyền “chọn” cái nào để vinh danh Chúa hơn. Trong trường hợp đó, thái độ bình tâm có nghĩa là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh không thể thay đổi với một thái độ tích cực, vì tin rằng cái có vẻ là tốt chưa chắc là tốt; cái có vẻ là xấu chưa hẳn là xấu! Tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Chúa.

Sự bình tâm mà Thánh Inhaxiô nói đến không phải là một kiểu bất cần hay lãnh đạm với mọi sự. Ta phải giữ lòng mình không bị lôi kéo bởi bất cứ điều gì chính là để có được sự sáng suốt mà ước muốn và lựa chọn cái nào thích hợp, giúp ích cho mình trong việc “ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa”, hay nói cách khác, giúp mình được thành toàn trong sự hiện hữu của mình. Thánh Inhaxiô gọi những gì lôi chúng ta ra khỏi đích nhắm hướng về Thiên Chúa là “quyến luyến lệch lạc”. Nó bị cho là “lệch lạc” không hẳn vì nó xấu, nhưng chỉ đơn thuần là vì nó không giúp ích cho tiến trình quy hướng về Chúa của chúng ta. Thoát ra khỏi những quyến luyến lệch lạc ấy, nghĩa là giữ cho lòng không bị chi phối bởi những thụ tạo không giúp ích, chúng ta mới có thể sáng suốt để ao ước và chọn lựa những gì giúp đưa tới cứu cánh, là hạnh phúc đích thực của chúng ta.

Như thế, nội dung của “Nguyên lý và Nền tảng” mà Thánh Inhaxio trình bày dường như chẳng có gì mới so với giáo lý mà chúng ta đã biết. Nhưng bằng ngôn ngữ bình dân, Ngài chỉ cho chúng ta thấy mình cần phải có thái độ như thế nào đối với thụ tạo dựa trên nguyên tắc phân biệt giữa phương tiện và cùng đích. Từ việc ý thức được phẩm giá cao quý mà Tạo Hóa ban cho, con người tự nhận thấy là mình chỉ có thể làm cho sự hiện hữu của mình được tròn đầy ý nghĩa và đúng mục đích khi quy hướng tất cả về Ngài như điểm đến tối hậu của mình; đồng thời biết giữ một sự tự do nội tâm cần thiết với các thụ tạo, để biết chọn lựa cái nào giúp mình trong tiến trình ấy. (Còn tiếp BTDL/CN 12 TN)

Tất cả những ai, với khả năng tự do chọn lựa của mình, mà sử dụng các phương tiên truyền thông… cần phải tránh những gì có thể là nguyên cớ hay dịp tội cho chính họ bị thiệt hại về phần thiêng liêng, hay khiến kẻ khác gặp nguy hiểm do gương xấu, hoặc cản trở các trình chiếu thích hợp và tung ra các trình chiếu có hại[7]. Truyền thông, hay nói đúng hơn là các phương tiện truyền thông có thể là công cụ hữu ích giúp kết nối và đưa con người lại gần nhau hơn, hoặc cũng là nơi mà con người cô lập chính mình và loại trừ anh chị em khác. Kênh truyền thông cũng có thể là nơi cũng cấp thông tin, nơi truyền cảm hứng và những bài học bổ ích; nhưng đây cũng có thể là chỗ cho những cám dỗ lôi kéo con người sa vào tội lỗi, “truyền thông kỹ thuật số có thể đặt người ta trước nguy cơ nghiện ngập, cô lập và dần đánh mất sự tiếp xúc với thực tế cụ thể, làm bế tắc sự phát triển các tương quan liên vị[8]”. Nói đến đây, chúng ta cần nhớ đến trách nhiệm cá nhân của mỗi người là tự chủ với tự do của mình, ngay cả người làm truyền thông và người đón nhận. Thứ nhất là trách nhiệm với Thiên Chúa, bởi lẽ chúng ta sống là làm chứng cho Tin Mừng của Chúa; kế đến là trách nhiệm với chính bản thân mình, bởi lẽ dù là điều tốt hay điều xấu, nếu tôi làm thì nó cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tôi; và cuối cùng là trách nhiệm với tha nhân, khi ý thức sự truyền thông là những tương tác giữa người truyền và người đọc Thông Điệp, lúc ấy chúng ta sẽ ý thức mạnh mẽ sự tác động của truyền thông đến với người khác, đặc biệt là với người trẻ.

Trong thời đại hôm nay, rất cần thiết khi chúng ta trang bị cho mình khả năng sử dụng các phương tiện truyền thông mới, không phải chỉ để theo kịp thời đại, mà đúng ra, để cho sự phong phú vô hạn của Tin Mừng lan truyền đến trí óc và tâm hồn của tất cả mọi người, nhờ vào những cách thức diễn đạt hiện đại[9]. Để cho lời Chúa phát triển và sống động giữa xã hội hôm nay, tất cả chúng ta hãy là những nhà truyền thông trong chính môi trường chúng ta đang sống, đang học tập hay làm việc, đó là trách nhiệm cũng như bản chất của việc truyền thông là giới thiệu Chúa cho người khác. Truyền thông cũng là giao tiếp, mà giao tiếp thì không của

riêng ai, nhưng đó là quyền của tất cả mọi người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hãy mang đến cho cuộc giao tiếp của mình một Thông Điệp tốt đẹp, đó là những sự thật dựa trên chân lý nền tảng là Tin Mừng. Với tôi, truyền thông cũng là hành động của đức tin, nó thật giống với lời khẳng định nổi tiếng của Thánh Giacôbê, “đức tin không có hành động là đức tin chết. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động cho bạn thấy thế nào là tin”[10]. Ước mong rằng, khi nhận ra Thiên Chúa là tình yêu, mỗi chúng ta sẽ hăng say làm chứng cho Đức Kitô là Đấng cứu độ con người để rồi sau đó chúng ta sẽ nhận ra Đức Kitô vẫn hằng sống và rất sống động giữa mỗi người chúng ta.

Giuse Lưu Hành, SDB

Tiếp theo tr. 7:

Đức Cha Salvatore Joseph Cordileone, Tổng Giám mục San Francisco, vừa đưa ra một thư Mục vụ, có tựa đề “Phẩm Giá Con Người của thai nhi chưa chào đời, Rước Lễ và người Công Giáo trong đời sống công cộng”.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1: 5). Chàng thanh niên Giêrêmia đã nghe Chúa phán những lời này với mình hơn 2500 năm trước. Trong thời đại mà chúng ta đang sống, tai họa phá thai đã bỏ qua thực tế rằng con người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, được Người biết đến và yêu quý. Bức thư mục vụ này gửi đến tất cả những người Công Giáo, nhưng đặc biệt là những người Công Giáo có liên hệ đến đời sống công cộng, nhằm kêu gọi suy tư sâu sắc về tệ nạn phá thai và về

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 11

ý nghĩa của việc rước lễ, là Bánh Hằng Sống.

Có bốn điểm mấu chốt trong bức thư này:

Tính chất nghiêm trọng của tội ác phá thai: Khoa học dạy rằng sự sống của con người bắt đầu từ lúc thụ thai. Sự kết liễu mạng sống con người thông qua việc phá thai đã làm tổn thương sâu sắc người phụ nữ và phá hủy nền tảng của một xã hội công bằng; quyền được sống là “quyền ưu tiên vượt trội” vì một khi nó bị vi phạm nền tảng của tất cả các quyền khác không còn nữa. Là người Công Giáo, chúng ta phải là tiếng nói cho những người không có tiếng nói và bất lực; chẳng ai vô phương tự vệ hơn một đứa trẻ trong bụng mẹ.

Những kẻ hợp tác với tội ác luân lý: Ai là người phải chịu tội khi một vụ phá thai xảy ra? Phá thai không bao giờ chỉ là hành động đơn phương của người mẹ. Những người giết hoặc hỗ trợ giết thai nhi trực tiếp liên quan đến việc thực hiện một hành vi xấu xa nghiêm trọng. Người nào đó gây áp lực hoặc khuyến khích người mẹ phá thai, người trả tiền hoặc cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai, và cả những kẻ hỗ trợ cho các ứng cử viên dù biết những ứng cử viên ấy sẽ thúc đẩy luật chống phá thai cũng hợp tác ở các mức độ khác nhau trong một vấn đề đạo đức nghiêm trọng.

Ý nghĩa của việc rước Mình Thánh Chúa: Giáo Hội đã dạy nhất quán trong 2000 năm qua rằng những người rước Thánh Thể phải công khai tuyên xưng đức tin Công Giáo của mình và kính cẩn phấn đấu sống theo các giáo huấn đạo đức của Giáo Hội. Những ai từ chối giáo huấn của Giáo Hội về sự thánh thiêng của đời sống con người và những ai không tìm cách sống phù hợp với giáo huấn đó thì tự mình đã mâu thuẫn với sự hiệp thông của Giáo Hội, và do đó không nên lãnh nhận Bí Tích hiệp thông, là Chúa Giêsu Thánh Thể. Tất cả chúng ta đều thiếu sót theo nhiều cách khác nhau, nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa việc phấn đấu để sống theo những lời dạy của Giáo Hội và việc từ chối những giáo huấn ấy.

Trách nhiệm của người Công Giáo trong đời sống công cộng: Từ ba điểm trên, có thể thấy rằng người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng có trách nhiệm đặc biệt là làm chứng một cách trọn vẹn giáo huấn

của Giáo Hội. Ngoài lợi ích thiêng liêng của chính họ, còn có nguy cơ tai tiếng: đó là, qua chứng tá giả mạo của họ, những người Công Giáo khác có thể nghi ngờ giáo huấn của Giáo Hội về phá thai, về Chúa Giêsu Thánh Thể, hoặc cả hai. Điều này càng ngày càng trở nên một thách đố nghiêm trọng trong thời đại của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hoán cải, chứ không chỉ riêng những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng. Chúng ta phải hiểu rõ những gì đang bị đe dọa ở đây và cùng nhau xây dựng văn hóa cuộc sống. Với những người cần nghe rõ ràng Thông Điệp này, tôi xin anh chị em hãy quay lưng lại với điều ác và trở về với niềm tin Công Giáo trọn vẹn của anh chị em. Chúng tôi đang chờ đón anh chị em với vòng tay rộng mở để anh chị em có thể trở lại với niềm vui.

J.B. Đặng Minh An dịch Source:San Francisco ArchdioceseA

Pastoral Letter on the Human Dignity of the Unborn, Holy Communion, and Catholics in Public Life

Đức Thánh Cha giải thích: “Do đó, vinh quang được biểu lộ trước này của Chúa Giêsu đã diễn ra trong cầu nguyện, trong khi Chúa Con được hòa mình vào sự hiệp thông với Chúa Cha và hoàn toàn thuận theo ý muốn tình yêu của Người, theo chương trình cứu rỗi của Người. Từ lời cầu nguyện đó xuất phát một mệnh lệnh rõ ràng cho ba môn đệ hiện diện ở đó: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”(Lc 9, 35). Đây là lời mời luôn lắng nghe Chúa Giêsu trong cầu nguyện.

Chúa cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha nói tiếp: Lướt

qua sách Tin Mừng một cách nhanh chóng, chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu không chỉ muốn chúng ta cầu nguyện khi Người cầu nguyện, mà còn đảm bảo với chúng ta rằng, ngay cả khi nỗ lực cầu nguyện của chúng ta hoàn toàn vô ích và không hiệu quả, chúng ta luôn có thể trông cậy vào lời cầu nguyện của Người.

Đức Thánh Cha chia sẻ rằng có một giám mục, trong một thời điểm đen tối của cuộc sống với những thử thách to lớn, đã nhìn thấy hàng chữ “Ta luôn cầu nguyện cho anh, Phêrô”, và điều này đã mang lại cho ngài sức mạnh và niềm an ủi. Điều này xảy ra khi mỗi người biết rằng Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha mời các tín hữu lặp lại điều này, và nhắn nhủ rằng khi gặp khó khăn hãy luôn nhớ điều này. Chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống.

Kết thúc bài giáo lý Đức Thánh Cha khuyến khích: “Ngay cả khi lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là những lời nói lắp bắp, nếu chúng bị ảnh hưởng bởi đức tin dao động, chúng ta không bao giờ được ngừng tin cậy nơi Chúa. Được hỗ trợ bởi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, những lời cầu nguyện rụt rè của chúng ta nằm trên đôi cánh đại bàng và bay lên Thiên đàng./.

dài. Sự thử thách đức tin này dường như là một mục tiêu, nhưng ngược lại, nó là một điểm khởi đầu mới cho các môn đệ, bởi vì từ đó trở đi, dường như Chúa Giêsu nói với một cung điệu mới trong sứ mệnh của Người; Người công khai nói với họ về cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Người.”

Vào lúc Chúa thông báo về cái kết của Người, theo bản năng, trong lòng các môn đệ và cả trong chúng ta, những người đọc Tin Mừng, nổi lên sự phản kháng, Đức Thánh Cha khẳng định: “Cầu nguyện là nguồn ánh sáng và sức mạnh duy nhất.” Ngài khuyên nhủ: “Cần phải cầu nguyện nhiều hơn, mỗi khi đường đi có những đoạn dốc quanh co.”

Chúa biến hình. Sau khi Chúa Giêsu loan báo cho

các môn đệ biết điều đang chờ đợi Người ở Giêrusalem, thì xảy ra sự kiện Chúa biến hình.

Chúa Giêsu “đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (9, 28-31).

Tiếp theo tr. 4:

Sợ hãi là nhịp tim của sự bất lực. Đây là lời của Cor de Jonghe. Đúng là thế. Chúng ta có thể giải quyết hầu như mọi chuyện, ngoại trừ nỗi sợ.

Ngòi bút thiêng liêng người Bỉ, Bieke Vandekerkehove, trong quyển

SỨC MẠNH CỦA

SỢ HÃI

Page 12: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 12

Vị của Thinh lặng, đã chia sẻ rất chân thành về những con quái vật quấy rối cô lúc cô mắc một chứng bệnh nan y ở tuổi 19. Cô đưa ra ba con quái vật đã giày vò mình khi cô đối diện với cái chết, buồn sầu, giận dữ, và sợ hãi. Và cô cho rằng chúng ta có thể dễ dàng đối diện với hai con quái vật buồn sầu và giận dữ, hơn là con thứ ba, con sợ hãi. Và đây là suy nghĩ của cô:

Buồn sầu có thể giải quyết bằng những giọt nước mắt, bằng u phiền. Buồn sầu có thể đổ đầy chúng ta như một cốc nước, nhưng cái cốc đó có thể đổ hết đi. Nước mắt có thể xói mòn sự cay đắng của buồn sầu. Chắc chắn, chúng ta đã từng cảm nghiệm được sự giải thoát, sự xoa dịu nhờ những giọt nước mắt. Nước mắt có thể làm mềm đi trái tim và tẩy đi chua cay của buồn sầu, cho dù sự nặng nề vẫn còn đó. Buồn sầu dù có nặng nề đến đâu, vẫn có một cái van để xả ra. Giận dữ cũng thế.

Giận dữ có thể được bộc lộ và những bộc phát này giúp giải phóng giận dữ để nó không cuồng phá chúng ta. Chắc chắn, chúng ta cũng từng trải qua chuyện này rồi. Tất nhiên, là khi giải phóng cơn giận, chúng ta cần cẩn trọng đừng để làm tổn thương người khác, và đây là mối nguy luôn tồn tại khi xử lý cơn giận dữ. Với giận dữ, chúng ta có nhiều cách: Có thể hét lên, đánh trống, đấm đạp, cuồng ngôn, vận động cơ thể đến khi mệt lử, đập đồ đạc, thốt ra những lời đe dọa, và xả thịnh nộ vào đủ thứ có thể. Những chuyện này không hẳn là có lý có lẽ, và nhiều thứ cũng bất bình thường, nhưng chúng cho chúng ta một lối thoát. Chúng ta có các công cụ để giải quyết giận dữ.

Nhưng sợ hãi, thì không có một cái van nào để xả. Thường thì chúng ta không có cách nào để làm giảm bớt hay bỏ đi nỗi sợ hãi. Nỗi sợ làm tê liệt chúng ta, và sự tê liệt này cướp đi sức mạnh chúng ta cần có để đương đầu với nó. Chúng ta có thể đánh trống, cuồng ngôn, khóc lóc, nhưng nỗi sợ vẫn còn. Hơn nữa, không như giận dữ, nỗi sợ không thể trút lên một sự vật hay một con người khác, dù cho chúng ta có cố đến đâu chăng nữa. Đến tận cùng, chẳng có cách nào.

Cái mà chúng ta sợ, không biến mất theo ý muốn của chúng ta. Chỉ có thể chịu đựng nỗi sợ hãi. Chúng ta phải sống với nỗi sợ cho đến khi nó tự tan biến dần. Có khi, như trong sách Ai Ca, tất cả những gì chúng ta có thể làm, là vùi miệng trong đất cát và chờ đợi. Với nỗi sợ, có lúc tất cả những gì chúng ta có thể làm là chịu đựng.

Chúng ta có học được bài học nào qua điều này? Nhà thơ người Nga, Anna Akhmatova, đã kể lại lần

bà gặp một bà, khi cả hai chờ bên ngoài nhà tù. Chồng của hai người đều đang bị tù dưới chế độ Stalin, và cả hai đều đến để đưa thư và các gói đồ cho chồng mình, giống như nhiều phụ nữ khác. Nhưng khung cảnh khá là vô lý. Tình thế lúc đó thật kỳ quái. Trước hết, các bà không chắc chồng mình có còn sống hay không, và nếu còn sống, thì cũng chẳng biết là các lá thư và gói đồ của mình có được lính gác gởi đến được tay chồng mình hay không.

Hơn nữa, lính gác, chẳng vì lý do cả, lại bắt họ phải đợi hàng giờ dưới tuyết lạnh trước khi đến lấy thư và các gói đồ, và có lúc lại còn chẳng thèm tiếp. Vậy mà mỗi tuần, bất chấp sự vô lý này, các bà vẫn đến, vẫn chờ dưới

tuyết, chấp nhận sự bất công này, chấp nhận trải qua thời gian chờ đằng đẵng, và cố gắng đưa các lá thư các gói đồ đến cho người thân yêu của mình. Một sáng nọ, khi họ đang chờ đợi, mà chẳng biết phải chờ đến lúc nào, thì một bà nhận ra Akhmatova, và hỏi: “À, chị là nhà thơ. Chị có thể cho em biết chuyện gì đang xảy ra ở đây không?” Akhmatova

nhìn bà này và trả lời: “Vâng, em có thể!” Và rồi giữa hai người hé một nụ cười.

Tại sao lại cười? Chỉ là vì, khi có thể định danh chuyện gì đó, thì cho dù có vô lý hay bất công, có bất lực để thay đổi nó, vẫn là chúng ta đang tự do, đang đứng trên nó, biến đổi nó theo cách nào đó. Định danh điều gì đó cho đúng, phần nào giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của nó. Đây là lý do vì sao các chế độ chuyên chế sợ hãi các nghệ sĩ, nhà văn, nhà phê bình tôn giáo, nhà báo, và ngôn sứ.

Họ định danh mọi sự. Đây chính là chức năng tận cùng của ngôn sứ. Các ngôn sứ không báo trước tương lai, nhưng là định danh hiện tại cho đúng. Richard Rohr thích nói rằng: Không phải mọi sự đều có thể được sửa chữa và chữa lành, nhưng mọi sự cần được định danh cho đúng. James Hillman thì có cách của mình để thể hiện điều này. Ông đề xuất rằng một triệu chứng đau đớn nhất khi nó không biết mình thuộc về sự gì.

Và điều này có thể hữu ích cho chúng ta để giải quyết nỗi sợ hãi trong đời mình. Nỗi sợ có thể khiến chúng ta vô lực. Nhưng, định danh nó cho đúng, nhận ra triệu chứng này do đâu, và nhìn nhận sự bất lực của chúng ta trong hoàn cảnh đó, có thể giúp chúng ta sống với nỗi sợ đó, sống mà không buồn sầu hay giận dữ.

Rev. Ron Rolheiser, OMI Lạy Chúa, hôm nay con bỗng sợ nhiều thứ sợ thời gian, sợ chặng đường phía trước… Con sống trong tâm trạng hoang mang thấy bóng tối cứ bao phủ lấy con. Con vùng vẫy và muốn tìm lối thoát thực sự là con rất sợ! Xin dạy con sống Thánh, bằng việc sống tốt giây phút

hiện tại và vượt qua sợ hãi, bằng việc không quá bận lòng về tương lai.

Xin cho con có sức mạnh của Chúa để không khó khăn nào có thể khuất phục được con Xin cho con luôn vững tin vào Chúa rằng trong Chúa mọi sự đều có thể. Và xin cho mỗi bước con đi, mỗi việc con làm đều in đậm Tình Yêu nhưng không của Chúa.

Quỳnh Trâm

Page 13: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 13

Page 14: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 14

Các nghĩa trang mà anh em chúng tôi có thể hướng dẫn và giúp quý vị:

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Page 15: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 15

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133; email: [email protected]

Đăng quảng cáo trên Bản Tin Dũng Lạc là yểm trợ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam và cũng đạt được nhiều kết quả.

Đăng quảng cáo xin liên lạc: C. Cao Hồng: 832-264-5387 email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: C. Cao Hồng: 832-264-5387 email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: C. Cao Hồng: 832-264-5387 email: [email protected]

000

000

Đăng quảng cáo xin liên lạc: C. Cao Hồng: 832-264-5387 email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: C. Cao Hồng: 832-264-5387 email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: C. Cao Hồng: 832-264-5387 email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Cường Spa

* Có bán ghế mới và cũ gía thật rẻ không ngờ.

* Lắp ráp miễn phí. * Nhận làm plumbing. * Có LINER dùng cho JET nam châm và kìm “Nghĩa” giá rẻ.

Sửa và bảo trì bồn, ghế spa cho tiệm Nail Tel: 832-228-3067

•Gồm 5 Phòng Tiệc Rộng Rãi, Sang Trọng – Trang Hoàng Miễn Phí •Thực Đơn Chất Lượng – Giá Phải Chăng, Phục Vụ Chu Đáo •Chuyên Làm Bánh Cưới, Bánh Sinh Nhật (5 Stars Bakery) •Có Gazebo, Chapel, Suối Nước để tổ chức lễ cưới & chụp hình

Đặc Biệt: Khi Quý Vị Đặt Tiệc Sẽ Được Tặng Một Ổ Bánh Tuyệt Hảo

(281) 568-9151 14639 Bellaire Blvd., Houston

(281) 495-8087 rosemarysgardenhouston.com

www.midtown-monuments.com

Công Ty Làm Bia Mộ

2460 S. Dairy Ashford

Houston, TX 77077

281-531-0036

Công ty làm bia đá

do người Việt Nam làm chủ

Mộ bia - Lăng tẩm - Bia nằm

Bia bằng đồng trên đá hoa cương

Khắc hình ảnh trên các phần mộ

Đất nghĩa trang

Phục vụ tất cả các nghĩa trang

Kim Chuân 713-539-4401

(Direct) [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Page 16: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN …

BTDL 13-06-2021 tr. 16

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133; email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên

lạc: C. Cao Hồng: 832-264-

5387

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên

lạc: C. Cao Hồng: 832-264-

5387

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Chuyên Mua Bán Nhà Cửa

Và Bất Động Sản

Don Dinh, Realtor Accountant MA, BAS

713-240-9699

[email protected]

Har.com/dondinh

JOHN AC & HEATING SALE-SERVICE INSTALLATION

-Residental-Commercial -Walk-in freezer, Walk-in Cooler

Reach-in freezer, Reach-in Cooler -Ice machine-Chiller machine

Cell: Call Cuong 281-701-3441

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]