chuyÊn ngÀnh: lÝ luẬn vÀ lỊch sỬ nhÀ nƯỚc vÀ …hcma.vn/uploads/2016/4/4/la _...

173
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VANHSENG KEOBOUNPHANH XÂY DNG NHÀ N ƯỚC PHÁP QUY N CNG HÒA DÂN CHNHÂN DÂN LÀO C A DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUN VÀ L CH S NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUT HÀ NI - 2016

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VANHSENG KEOBOUNPHANH

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2016

Page 2: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VANHSENG KEOBOUNPHANH

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. LÊ MINH TÂM

HÀ NỘI - 2016

Page 3: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Vanhseng KEO BOUN PHANH

Page 4: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 21 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN 31 2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp

quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền 31 2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm

của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 44 2.3. Tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 55 2.4. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 62 2.5. Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào của dân, do dân và vì dân 77 2.6. Một số kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có thể

nghiên cứu, vận dụng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 83

Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN 94 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào qua các thời kỳ 94 3.2. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

của dân, do dân và vì dân 104 Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 125 4.1. Những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 125 4.2. Những giải pháp cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay 132 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

Page 5: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân

KTTT : Kinh tế thị trường

NDCM : Nhân dân cách mạng

NNPQ : Nhà nước pháp quyền

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường

(KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào rất chú trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới, làm cho Nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các yêu cầu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ). Xây dựng NNPQ là đòi hỏi cấp thiết khách quan, là nhiệm vụ chiến lược, chỉ có NNPQ mới có khả năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội một cách hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, kế thừa và tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của thế giới. Xây dựng NNPQ sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội, cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực của hệ thống chính trị, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, tạo khuôn khổ pháp lý cho nền KTTT và đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các thể chế của xã hội công dân.

Sau Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V (1991), Hiến pháp nước Cộng hòa

dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào ra đời. Đây là một sự kiện quan trọng trong đời

sống chính trị của nước CHDCND Lào. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị

pháp lý cao nhất, thể chế hóa đường lối do Đảng NDCM Lào đề ra trong “Cương

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Hiến pháp 1991

là cơ sở pháp lý căn bản để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng NNPQ

và nền pháp chế xã hội chủ nghĩa ở CHDCND Lào.

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) đã khẳng định nhiệm vụ của

Nhà nước CHDCND Lào là tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn

thiện Nhà nước theo hướng xây dựng NNPQ CHDCND Lào “Phát huy nhà nước

dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào” [103, tr.59].

Vấn đề xây dựng NNPQ trong điều kiện ở CHDCND Lào hiện nay là hết sức mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn thử thách, là công việc lâu dài, phức tạp và hệ trọng, đòi hỏi nhiều giải pháp các yếu tố liên quan đến điều kiện chính trị, kinh tế -

Page 7: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

2

xã hội, truyền thống lịch sự, văn hóa, tâm lý dân tộc, nhu cầu xã hội, quan hệ quốc tế. Việc xác định các giải pháp xây dựng NNPQ phải gắn được lý luận với thực tiễn, các giải pháp được nêu ra cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước của CHDCND Lào và xu hướng phát triển của khu vực và thế giới hiện nay.

Như vậy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Lào nói chung và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng. Việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ sở khoa học cho việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, giải pháp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước Lào. Trong thời gian vừa qua, ở CHDCND Lào đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền, tuy nhiên qua nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí đã được công bố trong nước có thể khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân ở cấp độ một luận án tiến sĩ luật học. Để góp phần vào việc giải quyết nhiệm vụ quan trọng này, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích những giá trị có tính phổ biến

và những yếu tố hợp lý của NNPQ có thể vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào; xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận án gồm: - Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về NNPQ và thực tiễn xây dựng

NNPQ ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam để xác định những giá trị có tính phổ biến, những yếu tố hợp lý và những kinh nghiệm có thể tiếp thu và vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Làm rõ một số tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và của Đảng NDCM Lào về xây dựng NNPQ; phân tích đặc điểm, điều kiện và các

Page 8: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

3

yếu tố đặc thù có tác động và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở đó xác định bản chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Phân tích khái quát quá trình hình thành, phát triển của Nhà nước

CHDCND Lào và quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì

dân, khẳng định những kết quả, thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, khó

khăn và những yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của

dân, do dân và vì dân.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ CHDCND

Lào của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề lý luận về Nhà nước pháp

quyền, những giá trị có tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền, kinh nghiệm và bài

học về xây dựng Nhà nước pháp quyền của một số nước nhất là của Việt Nam có

thể vận dụng cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; những tư tưởng của Hồ Chí

Minh, của Kay-són PHÔM-VI-HÁN; các chủ trương, quan điểm của Đảng NDCM

Lào, chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về xây dựng NNPQ; các

kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp

quyền ở CHDCND Lào đã được công bố trong những năm gần đây.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ

luật học thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, phạm vi

nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:

Về cơ sở lý luận, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu lý luận cơ bản

về Nhà nước pháp quyền, nghiên cứu một cách khái quát lịch sử hình thành và

phát triển tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm Nhà nước pháp quyền, chú

trọng phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Kay-són PHÔM-VI-HÁN về

Nhà nước pháp quyền; tập trung phân tích và làm rõ bản chất, đặc trưng, chức

năng, nhiệm vụ của NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân; điều kiện,

hoàn cảnh, các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của

dân, do dân và vì dân.

Page 9: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

4

Về thực tiễn, luận án nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của Nhà

nước CHDCND Lào và quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân,

vì dân; nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tập trung phân tích những vấn đề còn tồn

tại, bất cập để tìm ra những nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và

giải pháp nhằm hoàn thiện xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì

dân hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và Kay-són PHÔM-VI-HÁN, quan điểm của Đảng NDCM Lào về

Nhà nước và pháp luật nói chung và về NNPQ CHDCND Lào nói riêng.

- Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

trong luận án bao gồm: Phương pháp logich - lịch sử được sử dụng cho việc nghiên

cứu một số nội dung của Chương 1, 2 và 3; phương pháp phân tích, tổng hợp và so

sánh được sử dụng cho quá trình nghiên cứu của tất cả các chương; phương pháp

phân tích tài liệu, phân tích thực tiễn và xã hội học được sử dụng để nghiên cứu một

số nội dung của Chương 1,2 và 3; phương pháp tiếp cận hệ thống, kết hợp lý luận

và thực tiễn được sử dung trong Chương 2, 3 và 4. Đồng thời, trong quá trình

nghiên cứu tác giả luận án cũng chú trọng sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các

phương pháp của luật học với triết học và chính trị học.

5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án nghiên cứu xác định những giá trị lý luận có tính phổ biến về

NNPQ có thể tiếp thu và vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào

của dân, do dân và vì dân.

- Luận án góp phần làm rõ quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng

NDCM Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về xây dựng NNPQ

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân

- Phân tích, đánh giá một cách tương đối có hệ thống toàn diện thực trạng và

những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của

dân, do dân và vì dân.

Page 10: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

5

- Luận án đề xuất một số quan điểm và các giải pháp chủ yếu xây dựng

NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Với kết quả của luận án đạt được, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ

sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề liên quan đến việc xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào.

7. Kết luận của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã

công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.

Page 11: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề cụ thể trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

Xây dựng NNPQ đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại. Ở nhiều nước ở phương Tây và phương Đông đã có những công trình nghiên cứu về NNPQ được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây:

- C.Mác, Ph.Ăngghen, Góp phần phê phán triết học pháp quyền [35, tr.20-21]. Trong quá trình phê phán học thuyết của Hêghen, C.Mác cho rằng không phải nhà nước sinh ra xã hội, mà chính gia đình và xã hội dân sự là những tiền đề của nhà nước, chính chúng mới là yếu tố thực sự tích cực. Cho nên việc nghiên cứu nhà nước phải dựa vào phân tích xã hội công dân. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu có phê phán của C.Mác với tư tưởng về Triết học pháp quyền của Hêghen, phủ nhận quan điểm có tính tiêu cực đối với công cuộc đấu tránh giải phóng con người và xã hội loài người. Hệ thống lý luận này đã từng đóng vai trò quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ, trang bị nền tảng lý luận cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người trên toàn thế giới.

- Albert Ven Diecy (1885), “Introduction to the study of the law of the Constitution” (Giới thiệu về các nghiên cứu về luật hiến pháp) [92, tr.16-17]. Dicey là người Vương quốc Anh đầu tiên sử dụng khái niệm pháp quyền (rule of law) một cách rộng rãi. Học thuyết của ông có ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong giới thẩm phán và luật sư theo hệ thống luật án lệ (common law). Nội dung chính của học thuyết pháp quyền do Dicey khởi xướng nhấn mạnh một số khía cạnh sau:

+ Sự ngự trị tuyệt đối của pháp luật như là sự hạn chế ảnh hưởng của việc sử dụng quyền lực một cách tùy tiện. Yêu cầu đầu tiên và chủ yếu đối với chế độ pháp quyền là không có chuyên quyền và tùy tiện trong lĩnh vực Luật Hình sự và tự do cá nhân;

Page 12: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

7

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật, tất cả mọi người không phụ thuộc vào đẳng cấp và các điều kiện khác đều là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Yêu cầu này cũng đòi hỏi các viên chức chính phủ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với việc gây ra thiệt hại như bất kỳ cá nhân nào trong xã hội;

+ Các nguyên tắc trong hiến pháp không phải là nguồn gốc mà là kết quả của những quyền của cá nhân.

- Dr. Prof. Richard H. Fallon (1997), “The rule of law” as a concept in Constitutional discourse (Các quy định của pháp quyền là một khái niệm trong ngôn ngữ Hiến pháp) [92, tr.31-32]. Ông cho rằng sự phát triển của học thuyết pháp quyền đã làm cho các yếu tố cơ bản của pháp quyền ngày càng được mở rộng, giúp cho học thuyết pháp quyền thích ứng và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dưới ánh sáng pháp quyền, pháp luật chỉ là pháp luật thực sự khi đáp ứng được chức năng cơ bản của nó là hướng dẫn hành vi con người. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các học thuyết pháp quyền hiện đại, ông khẳng định pháp quyền được công nhận khi có đủ các yếu tố như: Khả năng của các quy tắc pháp lý, chuẩn mực, nguyên tắc trong việc hướng dẫn người dân thực hiện công việc của họ. Mọi người phải có thể hiểu pháp luật và tuân thủ chúng; tính hiệu lực của pháp luật, pháp luật phải thực sự hướng dẫn dân chúng; tính ổn định, để giúp các cá nhân triển khai các kế hoạch và phối hợp hành động trong tương lai, pháp luật cần phải có sự ổn định hợp lý; tính tối cao của pháp luật, pháp luật cần phải chi phối mọi công chức, thẩm phán và người dân bình thường; những thiết chế để thực thi một nền công lý không thiên vị với những thủ tục xét xử công bằng.

Để đạt được yêu cầu này, pháp luật phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Pháp luật phải mang tính tổng quát; pháp luật phải được công bố công khai, không được giữ bí mật; pháp luật không được hồi tố; pháp luật phải rõ ràng; pháp luật phải hài hòa, không được mâu thuẫn; pháp luật không được đưa ra những điều khoản không thực hiện được; pháp luật phải mang tính ổn định; pháp luật phải được áp dụng một cách nhất quán.

- Josel Thesing biên tập (2002), Nhà nước pháp quyền, gồm một số tiểu luận của các học giả nước ngoài [24]. Nghiên cứu của các tác giả tập trung giải quyết

Page 13: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

8

nhiều vấn đề liên quan đến các giá trị của Nhà nước pháp quyền và chế độ pháp trị như: nhà nước tồn tại để đem lại lợi ích cho công dân của mình; chế độ pháp trị là một sự bảo vệ dân chủ và quyền con người, ở đó có sự ràng buộc của pháp luật và công lý với quyền lực nhà nước, sự kiểm soát quyền lực nhà nước bằng phân định quyền lực, đề cao dân chủ và quyền tài phán hiến pháp. Đặc biệt các nghiên cứu còn quan tâm làm rõ các điều kiện tiên quyết, cũng như các khó khăn thách thức đề thực thi chế độ pháp trị.

Ngoài ra còn có nhiều bài viết về Nhà nước pháp quyền của tác giả nước ngoài ở phương Tây như: David Kairys (2003), Researching for Rule of Law, Suffolk University Law Review (Nghiên cứu Nhà nước pháp quyền, tạp chí ĐH Suffolk); John K.M Ohnesorge (2007), The Rule of Law, University of Wisconsin law school (viết về Nhà nước pháp quyền với đặc trưng cơ bản); Mathias Koeter: Rechtssaat and Rechsstaatlichkeit in Germany, Research Papers Series: Understandings of the Rule of Law in various Legal Orders of the World, 2010, ISSN 2192 - 6905 (Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền trong các trật tự pháp lý khác nhau của thế giới)…

Cũng như ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có nhiều cuốn sách, luận án, luận văn và bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu về NNPQ, điển hình như:

Về sách, luận án đã tham khảo nhiều sách chuyên khảo, tham khảo về NNPQ đã được công bố trong đó có một số sách tiêu biểu như:

- Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2008), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn [63]. Mục tiêu và nhiệm vụ của cuốn sách này là xây dựng cơ sở lý luận về NNPQ XHCN, đưa ra những luận điểm khoa học có tính hệ thống về NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, các tác giả đã đề cập đến học thuyết NNPQ, sự vận dụng và những đặc trưng của học thuyết NNPQ trong lịch sử phương Tây và phương Đông, đồng thời đã khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về NNPQ của dân, do dân, vì dân là cơ sở tư tưởng rất quan trọng định hướng quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. NNPQ không phải là sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà có thể được xây dựng trong xã hội XHCN; NNPQ XHCN

Page 14: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

9

khác với NNPQ tư sản ở mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ; sự khác nhau đó được quy định bởi cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ XHCN. Với bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam, tác giả khái quát và trình bày rõ khái niệm, đặc trưng cơ bản và chức năng của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, đồng thời nghiên cứu các yếu tố quy định, chi phối quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, các tác giả đã kiến nghị những vấn đề cụ thể về những phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Để xây dựng NNPQ XHCN, cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận trong quá trình chuyển đổi của đất nước và của các yếu tố quốc tế. Tiến hành đổi mới tiếp tục hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức tốt việc thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho xã hội dân sự hoạt động bình thường và lành mạnh.

- Đạo Trí Úc (2007): Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [84]. Tác giả đã tiếp cận dưới góc độ phân tích của khoa học pháp lý, trên cơ sở khái quát về mô hình thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới, nêu bật sự khác biệt và tính phổ quát về NNPQ. Trong đó phân tích chỉ rõ NNPQ là yêu cầu, giá trị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với bản chất nhà nước XHCN Việt Nam, tác giả khái quát và nêu rõ những đặc trưng của NNPQ dân chủ XHCN. Đồng thời, với việc nghiên cứu phân tích thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ đó đề xuất mô hình tổng thể hoạt động của các thiết chế trong NNPQ XHCN Việt Nam. Mặt khác, tác giả đề xuất mô hình tổng thể các cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ XHCN, cụ thể trực tiếp đề xuất, xây dựng mô hình kiểm tra, giám sát bên ngoài bộ máy nhà nước bao gồm: Kiểm tra Đảng, giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, thanh tra nhân dân, cá nhân, công dân đối với hoạt động bộ máy nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Tạ Xuân Đại (2004): Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, [10]. Tác giả

Page 15: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

10

đã nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học về xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam không hề mâu thuẫn với sự lãnh đạo của một Đảng cầm quyền. Sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam là điều kiện để xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Đảng lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng nhà nước và thực hiện quyền giám sát đối với mọi tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, kể cả tổ chức Đảng.

Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là xây dựng, bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đó cũng chính là bản chất và yêu cầu của việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả đã đề cập đến 6 vấn đề có tính tổng thể. Phần thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Phần thứ hai, đối mới tổ chức và hoạt động của quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ tư, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ năm, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ sáu, đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt trong công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, sau khi phân tích những thành tựu nổi bật tác giả cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế của các cấp ủy trong thời gian qua, đồng thời, đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Page 16: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

11

- Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008): Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, [19]. Trên cơ sở phân tích các yêu cầu về chủ quyền tối cao của

nhân dân, tính tối cao của pháp luật, các tác giả đưa ra mô hình tổ chức và phương

thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ để nâng cao chất lượng hoạt động, tính

đại diện nhân dân của Quốc hội, tính trách nhiệm cao của Chính phủ làm cơ sở cho

một nhà nước phục vụ nhân dân.

- Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [69]. Với

công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập tới lịch sử NNPQ, khai thác một cách triệt

để, đầy đủ những giá trị tư tưởng của loài người đã được các nhà tư tưởng ở mọi

thời đại viết về NNPQ; nêu ra một số quan điểm về NNPQ; khái quát lại những giá

trị phổ biến của tư tưởng NNPQ trong sự phát triển của xã hội; làm rõ tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng NNPQ XHCN

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời đã chỉ rõ thực tiễn tổ chức nhà

nước theo hướng NNPQ hiện nay trên thế giới về phân quyền hoặc phân công và

phối hợp quyền lực như ở Mỹ, ở Cộng hòa Liên bang Nga. Trên phương diện lý

luận và thực tiễn, tác giả đã trình bày một số quan điểm và nội dung cơ bản xây

dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời tác giả đề

cập đến một số nhiệm vụ cấp bách trước mắt: đổi mới, kiện toàn bộ máy đảng; đổi

mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; đội ngũ CBCC được xây dựng

trong sạch, có năng lực, gần dân và vì dân.

- Lê Văn Quang, Văn Đức Thành (2006), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay [62]. Các tác giả làm rõ khái niệm

định chế xã hội và các đặc trưng của NNPQ trong vai trò là một định chế xã hội đặc

biệt. Vai trò của các định chế xã hội trong xây dựng NNPQ. Từ đó, phân tích vao

trò của NNPQ với các định chế xã hội và các vấn đề rút ra từ thực tiễn các mối quan

hệ. Trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện NNPQ và

các định chế xã hội ở nước ta hiện nay.

Page 17: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

12

- Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn [85]. Trong cuốn sách này các tác giả đã nghiên cứu về đặc trưng của NNPQ

Việt Nam, trên cơ sở phân tích, xác định, khẳng định giám sát xã hội đối với việc

thực hiện quyền lực Nhà nước là tất yếu, bởi lẽ quyền lực Nhà nước do con người

cụ thể thực thi, trong bản thân con người bao giờ cũng có chứng bệnh quan liêu, độc

đoán, chuyên quyền có thể dẫn đến việc áp dụng sai pháp luật mặc dù pháp luật vốn

là công bằng và hợp lý. Vì vậy, nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước vận hành đúng

quỹ đạo bản chất Nhà nước XHCN Việt Nam, phải xây dựng một hệ thống pháp

luật hoàn chỉnh, bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền

lực Nhà nước. Để thực hiện quyền giám sát ấy, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng,

đổi mới chức năng của NNPQ, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát

tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền,

hiện thực hóa dân chủ trên cơ sở mở rộng xã hội dân sự ở Việt Nam, cải cách tư

pháp bảo đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Công trình nghiên cứu với

nhiều tác giả tham gia, do đó, mỗi tác giả nghiên cứu dưới một chuyên đề cụ thể,

nên tính hệ thống chưa toàn diện. Nhưng công trình là cơ sở khoa học cho nghiên

cứu sinh tham khảo, tiếp thu rất bổ ích.

- Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [36]. Tác giả tập trung nghiên cứu phân tích

làm rõ cơ sở lý luận, những đặc trưng cơ bản của NNPQ XHCN; trong đó, khái

quát có hệ thống những quan điểm, tư tưởng về NNPQ trong lịch sử nhân loại, quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

kiểu mới. Sau khi phân tích lập luận về nhà nước và pháp luật kiểu mới, tác giả đã

đi sâu phân tích trên cơ sở khoa học và luận giải về bản chất giai cấp nhà nước kiểu

mới là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về

nhân dân, đó là một nhà nước XHNC trong sạch; ngăn chặn loại trừ được quan liêu,

tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiên cực khác trong bộ máy nhà nước, xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước kiểu mới, đồng thời nhà nước kiểu mới

phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ

Page 18: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

13

công chức nhà nước. Cuốc sách đã tập trung hệ thống về quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam nhận thức về NNPQ kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành

lập và Nhà nước Việt Nam giành được chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa. Trong phần tiếp theo, tác giả đã đánh giá những thành tựu cũng như

những hạn chế tồn tại trong thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam trong

những năm qua. Trên cơ sở tổng kết đánh giá một cách khoa học toàn diện, tác giả

đã đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của

dân, do dân, vì dân ở nước Việt Nam.

- Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và

kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam [20]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cấp đến 3 vấn đề có

tính tổng thể. Phần thứ nhất, cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát

quyền lực trong các kiểu nhà nước. Trong phần này tác giả nêu ra quan điểm về

quyền lực; phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử

và phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các nhà nước chủ

nô, phong kiến và tư sản, sau đó, tác giả đã phân tích, lý giải tính tất yếu khách

quan, bản chất và đặc điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà

nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần thứ hai, tác

giả đã phân tích phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt

Nam qua các thời kỳ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992

(đã sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong phần cuối, tác giả đã đưa ra và phân tích

phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm

soát quyền lực nhà nươc trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

Ngoài các sách tham khảo nêu trên, còn có nhiều tác giả viết về xây dựng

NNPQ XHCN Việt Nam như: cuốn sách, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, do Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa;

cuốn sách, Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, do Nguyễn

Trọng Thó; sách chuyên khảo, Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm Mácxít, do Trương Quốc Chính…

Page 19: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

14

Về luận án, luận văn và các bài báo đăng trên tạp chí về Nhà nước pháp quyền:

- Trần Thị Ánh Tuyết (2000), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật

học, Đại học Luật Hà Nội [81]. Tác giả đã trình bảy về quá trình hình thành và

phát triển của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và các giá trị phổ biến của Nhà

nước pháp quyền; trong chương tiếp tác giả lý giải, phân tích cơ sở lý luận và thực

tiễn của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trong phần cuối luận

văn đã đề xuất những phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam.

- Đào Ngọc Tuấn (2002), Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội [80]. Nội dung luận án tác giả đã chủ yếu nghiên cứu lôgic

của sự hình thành và phát triển khái niệm NNPQ, chỉ ra các tiêu chí phổ biến của

NNPQ; Phân tích các điều kiện đặc thù của đất nước và ảnh hưởng của chúng đối

với việc tiếp thu những giá trị phổ biến của NNPQ. Luận án nêu bật việc vận dụng

nhuần nhuyễn giữa tính phổ biến và tính đặc thù, làm cho những giá trị phổ biến trở

nên tương thích với trình độ phát triển của đất nước, cũng như đáp ứng được tôn

chỉ, mục đích của Đảng là điều kiện tiên quyết trong quá trình xây dựng NNPQ Việt

Nam. Ngoài ra tác giả đã nêu ra khi phân tích khái niệm NNPQ cần phải quán triệt

tính lịch sử của nó, do đó việc khảo sát sự vận động của khái niệm này qua các nấc

thang phát triển: quá khứ - hiện tại - tương lai là một nhu cầu tất yếu. Trên cơ sở

đánh giá những thuận lợi và khó khăn do các đặc thù đem lại, luận án đã đề xuất

một số đề xuất có tính nguyên tắc đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nhà nước

của chúng ta theo hướng NNPQ, trong đó nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tắc

giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.

- Nguyễn Thanh Bình (2004), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền từ sự hình thành xã hội công dân”, tạp chí Cộng sản (17) [1, tr.33-36]. Tác giả đã nêu ra về

khái niệm xã hội công dân và mối quan hệ giữa xã hội công dân với nhà nước trong

xây dựng NNPQ ở Việt Nam.

Page 20: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

15

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Nhà nước pháp quyền Hiện nay, ở nhiều nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn

đề xây dựng NNPQ tiêu biểu và đa dạng như sau:

- Cuốn sách: Bàn về tinh thần pháp luật, của Montesquieu (2004), do dịch

giả Hoàng Thanh Đạm dịch [49]. Theo tác giả, sau khi được ủy quyền, quyền lực

nhà nước có xu hướng bị lạm dụng, tách rời chủ thể của nó. Vì vậy, quyền lực nhà

nước cần phải được kiểm soát bằng cách dùng quyền lực để chế ước quyền lực theo

nguyên tắc tam quyền phân lập. Tức là quyền lực nhà nước phải được phân chia

cho các cơ quan nhà nước theo chức năng của nó là quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp, các cơ quan nhà nước hoạt động trong cơ chế kiểm chế, đối trọng lẫn nhau,

để không cơ quan nào nắm trọn quyền lực nhà nước và không cơ quan nào nằm

ngoài sự kiểm soát từ cơ quan nhà nước khác.

- Cuốn sách: Bàn về khế ước xã hội, của Jean - Jacques Rousseau (2006), do

dịch giả Hoàng Thanh Đạm dịch [23]. Theo tác giả, quyền lực của cá nhân là bất

khả nhượng, chỉ có thể ủy quyền hoặc bị thoán quyền. Nhà nước được thành lập

trên cơ sở sự đồng thuận xã hội, mỗi cá nhân tự nguyện chuyển giao một phần

quyền lực của mình cho nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội, Như vậy, chủ quyền

nhân dân là tối cao và là sự đóng góp chủ quyền từ mỗi cá nhân, quyền lực nhà

nước là quyền lực ủy quyền.

- Cuốn sách: Chế độ dân chủ nhà nước và xã hội, của N.M. Voskresenskaia

và N.B. Davletshina (2008) [50], do dịch giả Phạm Nguyễn Tường. Tác giả đã đề

cập đến các vấn đề quan trọng của một xã hội dân chủ như: khái niệm dân chủ, xã

hội và các giá trị dân chủ, quyền con người, bầu cử, Đảng phái chính trị và các tổ

chức xã hội khác.

Ngoài ra, có thể kể đến Nancy L.Rosenblum, Robert C.post về: Civil Society

and Government (Xã hội dân dự và nhà nước); Jonh Stuart Mill về: Bàn về tự do,

dịch giả Nguyễn Văn Trọng dịch; David Chandler về: Civil Socialty in Asia (Xã hội

dân sự ở Châu Á); Jiunn Rong and Wel Chen Chang, The Changing landscape of Modern Constitutionnalism: Transitionnal Perspective (Bổi cảnh thay đổi của Chủ

nghĩa hợp hiến hiện đại: Quan điểm và sự thay đổi).

Page 21: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

16

Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả liên quan đến vấn đề NNPQ như:

Về sách chuyên khảo, tham khảo liên quan đến Nhà nước pháp quyền: - Trần Ngọc Đường, Chu Văn Thành (1994), Mối quan hệ pháp lý giữa cá

nhân công dân với nhà nước [17]. Các tác giả phân tích và lý giải về mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân về quyền và nghĩa vụ. Bởi lẽ, chế độ chính trị ở nước ta nhân dân là người chủ của đất nước, đương nhiên phải có đầy đủ quyền của người làm chủ, đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ, đó là mối quan hệ biện chứng. Nhưng để bảo đảm quyền, nghĩa vụ được thực thi trên thực tế, phải được luật quy định chính xác, đầy đủ, đó là điều kiện quyết định, nếu không thì dù có cơ chế tốt đến đâu cũng không thể thực thi được. Nhưng quyền, nghĩa vụ có đi vào cuộc sống hay không, còn phụ thuộc vào việc thực thi quyền lực nhà nước và một trong những phương thức quan trọng cần phải có cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và nhân dân bảo đảm quyền, nghĩa vụ không bị xâm phạm.

- Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân [38], ở mức độ nhất định tác giả đã bước đầu phân tích làm rõ tính khách quan của cá nhân, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, từ đó đặt ra những yêu cầu hoàn thiện pháp luật với tính chất là những bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về cá nhân và mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, mới chỉ dừng ở những nhận định ban đầu để phục vụ cho nghiên cứu của mình về quyền lực nhà nước và quyền công dân.

- Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [66], tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, bản chất, vai trò của pháp luật; các tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật; phân tích và đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong lịch sử và thực trạng. Từ đó, luận giải các yêu cầu, quan điểm, giải pháp phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

- Hoàng Thế Liên (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp [33]. Trên cơ sở khoa học pháp lý, công trình đã phân tích làm rõ lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ

Page 22: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

17

quan tư pháp. Nội dung nghiên cứu chia làm 3 phần. Phần thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giám sát và cơ chế giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan tư pháp. Phần thứ hai, thực trạng hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Phần thứ ba, một số vấn đề về tăng cường sự giám sát và xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp.

- Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (2008) (đồng chủ biên), Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam [51]. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài KX.10 “Tiếp túc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”. Các tác giả nghiên cứu đã nêu quan điểm đổi mới hệ thống chính trị thực chất là đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội quan hệ với nhân dân, với xã hội. Mục đích đổi mới để xây dựng một nền chính trị thực sự của dân, do dân, vì dân, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện đổi mới hệ thống chính trị phải dựa trên nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng. Trong đổi mới hệ thống chính trị tác giả đã chỉ rõ nguy cơ là đội ngũ cầm quyền của Đảng sẽ xa dân, quan liêu, lạm quyền trong điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo và là hạt nhân của hệ thống chính trị. Vì vậy, Mặt trần Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng phải bảo đảm tính độc lập, chủ động sáng tạo trong phạm vi chức năng hoạt động của mình. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng, Nhà nước nhằm tránh sai lầm do quan liêu, chủ quan duy ý chí gây nên trong quá trình lãnh đạo và quản lý điều hành đất nước.

- Trịnh Thị Xuyến (2009), Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [96]. Nội dung của cuốn sách tập trung chủ yếu vào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, phạm vi nghiên cứu tổ chức quyền lực nhà nước trung ương giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và kiểm soát xã hội đối với hoạt động quyền lực nhà nước, thông qua đó góp phần làm sáng tỏ một phần kiểm soát quyền lực nhà nước ở

Page 23: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

18

Việt Nam hiện nay. Với đối tượng nghiên cứu tương đối rộng, nên chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của kiểm soát quyền lực nhà nước, chẳng hạn như kiểm soát quyền lực nhà nước trung ương và địa phương, kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp các ngành; cũng như chưa tập trung nghiên cứu vấn đề giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước; cơ chế pháp lý của giám sát xã hội. Với cách tiếp cận ở góc độ khoa học chính trị, nhưng một số vấn đề lý luận, cũng như đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước có ý nghĩa nhất định đến việc nghiên cứu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.

- Lê Minh Tâm và Nguyễn Minh Đoan (2010), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [79]. Nhà nước và cá nhân trở thành một nội dung trong lý luận về nhà nước và pháp luật, được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nâng cao nhận thực khách quan về mối quan hệ giữa các chủ thể này phục vụ cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật trong điều kiện mới. Các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận khái quát về cá nhân, mối quan hệ nhà nước và cá nhân, cùng với sự phát triển quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong lịch sử.

- Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [15], tác giả làm rõ tính hệ thống, tác động của pháp luật và thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ.

- Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [20]. Tác giả nghiên cứu về cá nhân, bản chất mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân làm cơ sở cho những nhận thức về vấn đề quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền hiện nay. Từ đó, đưa ra những phương hướng, giải pháp cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và nhà nước.

Về luận án, luận văn và các bài báo đăng trên tạp chí liên quan đến Nhà nước pháp quyền:

- Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [54]. Trong giới hạn nghiên cứu, đã

Page 24: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

19

làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của công chức ở góc độ tiêu cực, tương quan giữa trách nhiệm pháp lý của công chức với các dạng trách nhiệm xã hội khác, các hình thức trách nhiệm pháp lý của công chức và mối quan hệ giữa chúng. Ngoài ra, Luận án còn nêu ra những yêu cầu của NNPQ XHCN Việt Nam đối với trách nhiệm pháp lý của công chức, đồng thời tác giả đã phân tích một cách cơ bản, toàn diện thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức. Phần cuối tác giả nêu ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức trong thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.

- Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, Luận án tiến sĩ

Luật học, Viện khoa học xã hội, Hà Nội [31]. Tác giả nghiên cứu các vấn đề lý

luận về các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân và bảo đảm

pháp lý thực hiện. Thực trạng bảo đảm pháp lý thực hiện quyền cơ bản của công

dân trong lĩnh vực tự do cá nhân. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về bảo đảm

thực hiện quyền con người, quyền công dân thông qua hoạt động của các thiết

chế nhà nước.

- Vũ Quang Dương (2007), Xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện

Nhà nước pháp quyền qua thực tiễn Quận Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Đại học Quốc gia Hà Nội [9]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu chế độ công chức của

Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, qua thực trạng đội ngũ

công chức Quận Cầu Giấy, trong luận văn tác giả làm sáng tỏ những bất cập, hạn

chế của đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng, tác

động đến đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam

của dân, do dân, vì dân.

- Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức

năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án

Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [26]. Trên cơ

sở tiếp cận, phân tích về cơ chế làm sáng tỏ khái niệm cơ chế pháp lý, các yếu tố

cấu thành và mối quan hệ mật thiết các yếu tố tạo nên hệ thống cơ chế pháp lý.

Page 25: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

20

Trong hệ thống cơ chế pháp lý bao gồm bốn yếu tố cấu thành đó là: những quy định

của pháp luật; hình thức và phương pháp pháp lý; trình tự và thủ tục pháp lý; hậu

quả pháp lý. Mỗi yếu tố trong hệ thống cơ chế là tiền đề của nhau, bổ sung cho

nhau, không thể có cái này mà không có cái kia mà nếu không như vậy thì chỉ là

hình thức bề ngoài không có nội dung thực chất. Cho nên, để hoàn thiện cơ chế

pháp lý phải xác định rõ mỗi một yếu tố đóng một vai trò nhất định và các yếu tố

hợp thành tạo nên cơ chế pháp lý vận hành mới có hiệu quả. Xét về mặt lý luận,

luận án là một công trình nghiên cứu một cách tập trung có hệ thống về cơ chế pháp

lý, phân tích sâu các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát

của Quốc hội và sự vận hành, mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó. Tuy nhiên,

phạm vi nghiên cứu của Luận án nghiên cứu chức năng giám sát của Quốc hội, do

đó tác giả chưa đề cập đến cơ chế pháp lý giám sát xã hội, nhưng một số vấn đề lý

luận về các yếu tố cấu thành của cơ chế pháp lý có ý nghĩa tham khảo đối với đề tài

của nghiên cứu sinh.

- Võ Khánh Vinh (2003), “Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước

trong Nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong xác định mô hình tổng thể Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2)

[94, tr.8-14]. Dưới góc độ tiếp cận pháp lý, tác giả đã đề cập các khái niệm cá nhân,

xã hội, nội dung, các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân.

Từ đó, tác giả đưa ra những luận giải về mô hình xây dựng NNPQ XHCN Việt

Nam hướng tới thực hiện tốt mối quan hệ này. Đây là một trong những công trình

đưa ra những nhận thức khác toàn diện về mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân,

nhưng trong khuôn khổ của một bài viết, các vấn đề chỉ được nhận thức ở mức độ

khái quát.

- Tường Duy Kiên (2005), “Tăng cường hoạt động lập pháp bảo đảm

quyền con người đáp ứng yêu cầu xâu dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”,

tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5) [32, tr.34-41]. Tác giả đã làm rõ tính được

bảo đảm bằng pháp luật quốc gia trong thực hiện quyền con người và cách thức

để tăng cường vai trò của pháp luật quốc gia trong thực hiện quyền con người ở

Việt Nam hiện nay.

Page 26: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

21

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Trong những năm gần đây ở CHDCND Lào, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng NNPQ có rất ít công trình nghiên cứu, chỉ có một số đề tài cấp bộ, sách tham khảo, luận án, luận văn và các bài báo trên tạp chí như sau:

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề cụ thể trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

Một số đề tài khoa học về Nhà nước pháp quyền: - Bộ Tư pháp (2009), Đề tài cấp bộ: Chiến lược phát triển Nhà nước pháp

quyền của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020 (tiếng Lào) [106]. Trong đề tài này đã chia thành 3 phần lớn như sau:

Phần 1: Đánh giá lại quá trình phát triển pháp luật và các cơ quan thực hiện pháp luật trong thời gian qua. Trong phần này, cuốn sách nêu ra cơ sở về mặt pháp lý cho việc xây dựng và đề nghị thông qua khung pháp luật và các văn bản dưới luật khác; quá trình phát triển pháp luật trong thời gian qua; tình hình xây dựng và củng cố tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hành chính, lĩnh vực tư pháp; tình hình đào tạo cán bộ trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp; tình hình phát triển công nghệ thông tin về mặt pháp luật và sự đóng góp của nhân dân vào trong việc xây dựng pháp luật và tư pháp trong thời gian qua, đồng thời nêu ra tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật. Tiếp theo đã đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút bài học kinh nghiệm từ thực tế qua xây dựng và củng cố cơ quan thực hiện pháp luật trong thời gian qua.

Phần 2: Quy hoạch chiến lược phát triển NNPQ của CHDCND Lào đến năm 2020. Trong phần thứ 2 này đã trình bày chiến lược phát triển hệ thống pháp luật CHDCND Lào; quy hoạch phát triển cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật; quy hoạch đào tạo cán bộ trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp; quy hoạch phát triển công nghệ thông tin về pháp luật và sự đóng góp của nhân dân vào trong việc xây dựng pháp luật và tư pháp; quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật. Trong đó đã quy định mục đích, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phấn đấu và phương hướng thực hiện của mỗi việc đã nêu trên, đồng thời đã nêu ra những ưu điểm và thách thức của sự phát triển pháp luật và các cơ quan thực hiện pháp luật đến năm 2020.

Page 27: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

22

Phần 3: Phương pháp tổ chức thực hiện chiến lược phát triển NNPQ CHDCND Lào. Trong phần này đã quy định ban chỉ đạo tổ chức thực hiện, nguyên tắc và quan điểm về hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực hiện quy hoạch chiến lược phát triển NNPQ CHDCND Lào đến năm 2020, đồng thời quy định quan điểm sáng tạo, trong sạch và sự cần thiết trong việc phối hợp và hợp tác với quốc tế.

- Đề tài hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Lào (2014), Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [30]. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này đã đề cập đến 3 vấn đề có tính tổng thể. Phần thứ nhất, cơ sở lý luận về NNPQ và xây dựng NNPQ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và CHDCND Lào. Trong phần này đã làm rõ khái niệm và đặc trưng cơ bản của NNPQ; đặc trưng của NNPQ XHCN ở Việt Nam và Lào; đặc trưng của KTTT định hướng XHCN và yêu cầu xây dựng NNPQ ở Việt Nam và CHDCND Lào, đồng thời đã nêu ra kinh nghiệm xây dựng NNPQ trong nền KTTT ở một số nước trên thế giới. Phần thứ hai, thực trạng NNPQ trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và CHDCND Lào. Nội dung trong phần này đã phân tích, đánh giá thực trạng NNPQ trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và CHDCND Lào, từ đó đã đề cập đến những điểm tương đồng và khác biệt của NNPQ XHCN Việt Nam và NPPQ CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, phần cuối cùng đưa ra quan điểm, phương hương và các giải pháp tiếp tục xây dựng NNPQ trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và CHDCND Lào.

Một số luận án, luận văn và các bài báo trên tạp chí về Nhà nước pháp quyền:

- Khăm-chăn CHEM-SA-MÓN (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [7]. Tác giả đã trình bày, khái quát một số vấn đề lý luận về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản với tư cách là đảng cầm quyền theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-

Page 28: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

23

HÁN; phân tích đòi hỏi khách quan, tính tất yếu phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong điều kiện xây dựng NNPQ; nêu ra những đặc trưng cơ bản của NNPQ, đồng thời đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay.

- Phu-thon KẸO-ĐUỒNG-ĐỲ (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền theo

định hướng xã hội chủ nghĩa ở CHDCND Lào. Luận văn Thạc sĩ chính trị học, Học

viện Chính trị - hành chính quốc gia Lào [112]. Luận văn đã tập trung phân tích và

làm rõ cơ sở lý luận, đặc trưng của NNPQ XHCN, quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng của Kay-són PHÔM-VI-HÁN và quan điểm và chính sách của

Đảng NDCM Lào về xây dựng NNPQ, đồng thời đã rút ra một số bài học kinh

nghiệm của một số nước về xây dựng NNPQ như: Pháp, Trung Quốc, Việt Nam,

Thái Lan…, đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại trong thực

trạng tổ chức thực hiện xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào. Trên cơ sở đó tác giả đã

luận giải những phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện

xây dựng NNPQ, trong đó đã chỉ rõ, để xây dựng NNPQ cần tiếp tục nghiên cứu

những vấn đề mới về lý luận trong quá trình chuyển đổi của đất nước và của các

yếu tố của quốc tế. Tiến hành đổi mới tiếp tục hệ thống chính trị, cải cách mạnh mẽ

bộ máy nhà nước, thực hiện chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

CHDCND Lào, tổ chức tốt việc thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế phản biện xã

hội và giám sát xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho xã hội dân sự hoạt động

bình thường và lành mạnh.

- Sính-tăn XAY-LƯ-XÔNG (2010), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Đại biểu nhân dân của Quốc hội Lào,

(26) [113, tr.21-24]. Tác giả cho rằng, vấn đề xây dựng NNPQ là quy luật chung

của các nước trên thế giới của thời đại hiện nay, đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa

quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển đất nước, phát huy dân chủ nhân dân cũng

như việc bảo vệ độc lập, quyền và chủ quyền quốc gia của nhân dân. Tác giả đã tóm

lược những thành tựu và hạn chế của việc xây nhà nước và pháp luật ở CHDCND

Lào trong những năm qua, dựa trên nội dung tinh thần của Văn kiện Đại hội Đảng

Page 29: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

24

NDCM Lào lần thứ VIII người viết đã đưa ra một số quan điểm riêng về xây dựng

NNPQ ở CHDCND Lào như:

+ Xây dựng NNPQ phải xuất phát từ từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật một cách có hệ thống đồng bộ trong mọi lĩnh vực việc làm, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong nước và ngoài nước.

+ Đi đôi với xây dựng và củng cố pháp luật chúng ta phải tổ chức tuyên truyền và giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội ngày càng cao để làm cho pháp luật có hiệu lực, hiệu quả.

+ Xây dựng NNPQ phải gắn với việc phát huy quyền làm chủ và dân chủ nhân dân, Đảng ta luôn luôn khẳng định “Vấn đề quyền lực nhà nước là vấn đề cơ bản của cách mạng ở nước ta”.

+ Xây dựng NNPQ là phải làm cho pháp luật có hiệu lực, nghiêm khắc, là công cụ sắc bén để điều chỉnh mọi hoạt động quan hệ xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quần chúng và nhân dân.

+ Xây dựng NNPQ phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước đối với nhân dân và đảm bảo cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.

+ Xây dựng NNPQ phải đảm bảo tính Nhà nước và tính hội nhập quốc tế. + Xây dựng NNPQ phải gắn bó với sự tăng cường vai trò lãnh đạo của

Đảng; gắn bó với sự phát triển nguồn nhân lực. - TS. Un-kẹo BÚT-THỊ-LÁT (2011), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền”,

Tạp chí Đại biểu Nhân dân của Quốc hội Lào, (28) [115, tr.25-28]. Tác giả khái quát chung về NNPQ trong lịch sử nhân loại, trong đó, nêu ra những quan điểm và nguyên tắc cơ bản của NNPQ, đồng thời tác giả nêu ra khái niệm NNPQ là Nhà nước coi pháp luật tối cao, là Nhà nước có ý thức pháp luật trong toàn bộ bộ máy nhà nước và xã hội, là Nhà nước có sự phân công và phối hợp chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế quyền và tự do của công dân được mở rộng và có cơ chế bảo đảm quyền đó. NNPQ là Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Sau đó người viết đã đưa ra những thành tựu và điểm yếu kém của việc xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào năm

Page 30: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

25

năm qua (2006 - 2010), sau đó đưa ra phương hướng chung của việc tiếp tục xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào năm năm tới (2010 - 2015) trong đó đã nhấn mạnh vấn đề dân chủ, việc quản lý xã hội bằng pháp luật và vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan về xây dựng Nhà nước pháp quyền

Một số sách tham khảo liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền: - PGS. Bùn-mỳ SÝ-CHĂN, PGS. Chăm-Pa-Thoong CHĂN-THA-PHA-

SÚC (2007), Hành chính, Nxb Sy Bun Hương, Viêng Chăn [120]. Cuốn sách này

tác giả đã nêu ra những nhận thức cơ sở lý luận về quản trị, quản lý hành chính,

đồng thời phân tích sâu sắc về khái niệm, vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức hành

chính, hệ thống, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; đưa

ra những yếu tố thúc đẩy trong công tác tổ chức và hoạt động của cơ quan hành

pháp có hiệu quả, phục vụ tốt cho nhân dân; nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ và

trách nghiệm của nhà nước đối với nhân dân. Trong phần 2 tác giả đi sâu về tình

hình tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước của CHDCND Lào, làm rõ quá

trình phát triển hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Lào, nêu lên những

đặc điểm và thực trạng, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm; qua đó đề xuất phương

hướng, chủ trương, chính sách về tiếp tục kiện toàn tổ chức hành chính nhà nước.

Trong phần cuối, tác giả đã so sánh hệ thống tổ chức hành chính của một số nước

trên thế giới cả phương đông và phương tây. Ngoài ra, Cuốn sách đã góp phần làm

sáng tỏ những vấn đề lý thuyết, làm nền tảng nhận thức hệ thống hóa về hành chính

học, tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính nhà nước nói chung và đóng góp

không nhỏ trong điều kiện phát triển, hội nhập quốc tế đất nước Lào hiện nay.

- Vi-lay PHĂN-ĐA-NU-VÔNG (2010), Hành chính hình thức mới trong bộ

máy hành chính nhà nước, Nxb Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào

[121]. Nội dung trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra những vấn đề cơ bản về: lý

luận, các loại hình thức quản lý hành chính, tổ chức hành chính nói chung; mô hình

tổ chức kiểu mới để nâng cao hiệu quả, đưa ra hình thức tổ chức trong cơ cấu hệ

thống bộ máy hành chính nhà nước; thiết kế ra kiểu tổ chức mới cho phù hợp; nêu

Page 31: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

26

ra tình hình về cải cách hành chính nhà nước, thực trạng và đề xuất phương hướng,

trình bày kế hoạch phát triển hành chính nhà nước giai đoạn mới đến 2020.

- PGS. Thoong-lay SÝ-SU-THĂM (2011), Hành chính cơ quan, Nxb Sy Bun Hương, Viêng Chăn [122]. Nội dung của cuốn sách này tập trung chủ yếu vào vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hành chính cơ quan, đi sâu phân tích khái niệm, vai trò, tính chất, giá trị về mặt quản lý hành chính của các cơ quan nhất là kỹ thuật và nghệ thuật, đồng thời, tác giả đã đưa ra khá rõ những quan điểm học thuyết từ thời cổ đại cho đến thời này, đã phân tích những yếu tố và quá trình về quản lý hành chính. Trong đó, có một đề tài riêng nói về cơ quan tổ chức; đưa khái niệm, vai trò, quá trình tổ chức; nêu một số nguyên tắc tổ chức, việc thiết kế cơ cấu và giai đoạn đồng thời các công cụ khác để sử dụng trong cơ quan. Ngoài ra, Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hành chính nhà nước nhất là cơ quan hành pháp để có hệ thống tổ chức và hoạt động vững mạnh, phù hợp trong điều kiện phát triển, hội nhập quốc tế đất nước Lào hiện nay.

Một số luận án, luận văn và bài báo đăng trên tạp chí liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền:

- On-kẹo PHÔM-MA-KON (2004), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước từ năm 1975-1995, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [57]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu về chủ trương, đường lối, những quan điểm và nguyên tắc của Đảng đối với xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước Lào nói chung và làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, những thành tựu, hạn chế trong 20 năm (1975-1995). Sau đó, Tác giả đi sâu phân tích quá trình và thực trạng xây dựng bộ máy hành chính nhà nước Lào từng giai đoạn; từ khi thành lập Chính phủ Lào Ít-xa-lạ (1945), Chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời và đến Chính phủ hiện nay, đồng thời, tác giả nên ra các nghị quyết về xây dựng, cải cách và kiện toàn bộ máy chính quyền trong thời gian mới, công tác triển khai và thực hiện các chính sách và pháp luật khác liên quan đến bộ máy hành chính nhà nước, tìm ra những ưu điểm, vướng mắc, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp chủ yếu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần xây dựng bộ máy

Page 32: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

27

hành chính nhà nước vững mạnh. Luận án góp phần nắm chắc hơn hoàn thiện đường lối của Đảng, khẳng định đúng đắn sự chỉ đạo và thấy rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính nhà nước. Làm sáng tỏ những vấn đề pháp luật hóa về bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm bộ máy tổ chức gọn nhẹ, nhưng vững mạnh và có hiệu quả; có khả năng và đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay.

- Pa-tha-na SÚC-A-LUN (2007), Đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội [64]. Tác giả tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào, nhất là cải cách bộ máy tổ chức của Chính phủ và cơ quan hành chính ở địa phương. Luận án có nội dung khá phong phú, nghiên cứu sâu vấn đề cơ bản về hành chính, bộ máy hành chính nhà nước Lào, về vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước Lào, quá trình hình thành tổ chức nhà nước Lào từng giai đoạn, nhất là từ thời Pháp vào xâm lược nước Lào. Tác giả làm rõ về thực trạng, quá trình phát triển đổi mới tổ chức và hoạt động, mô tả cơ cấu và hệ thống tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước Lào, phân tích đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa các quá trình phát triển đổi mới trong hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào cả trung ương và địa phương.

Luận án đã góp phần, phát huy triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận cũng như thực tiễn và đóng góp không nhỏ trong công tác nghiên cứu cải cách hành chính nhất là kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước Lào để đáp ứng nhu cầu xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân ở CHDCND Lào trong sự nghiệp đổi mới.

- Khăm-khoong PHÔM-MA-PĂN-NHA (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [58]. Tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống về đổi mới tổ chức bộ máy hành

Page 33: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

28

chính nhà nước Lào nói chung và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nhất là tổ chức chính quyền cấp tỉnh nói riêng đặt trong mô hình và hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà ở địa phương của CHDCND Lào. Sau đó, tác giả chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá khái quát và tương đối hệ thống về thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ năm 1991 đến nay; nêu ra những thành tựu, khuyết điểm, rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách những năm vừa qua. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, luận chứng các quan điểm, định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy chính quyền cấp tỉnh để thúc đẩy và đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc cải cách tổ chức hành chính ở địa phương. Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh cũng như tổ chức chính quyền ở địa phương, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương hướng để khắc phục một số hạn chế và tăng cường mạnh mẽ hơn để làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh vững mạnh, minh bạch, có hiệu quả, nhất là thực hiện theo hướng đi xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện và xây dựng bản làng thành đơn vị phát triển, thì đó là một trong những yêu cầu cấp bách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn mới ở CHDCND Lào.

- Phô-xay XAY-NHÀ-SÓN (2011), Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [95]. Trong luận án này, tác giả chủ yếu nghiên cứu sâu cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách bộ máy hành chính nhà Lào ở địa phương nói chung và cải cách bộ máy hành chính cấp huyện nói riêng; làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà Lào ở địa phương, ở cấp huyện; đưa ra vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động đồng thời chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà cấp huyện, quá trình hình thành và phát triển tổ chức hành chính địa phương từng giai đoạn. Phần tiếp theo tác giả phân tích đánh giá về thực trạng trong quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà cấp huyện, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Qua đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết

Page 34: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

29

và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa công cuộc cải cách kiện toàn trong hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà cấp huyện và cả địa phương. Luận án đã góp phần triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận cũng như thực tiễn và tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học, tăng cường nghiên cứu và thực hiện công tác cải cách hành chính nhất là kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới và đi tới xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện trong những năm sắp tới.

- TS. Khăm-phởi PÀN-MA-LAY-THÔNG (2011), “Suy nghĩa bước đầu tiếp cận sự hiểu biết về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào”. Tạp chí triết học, Viện khoa học xã hội Quốc gia Lào, (4), Viêng Chăn [123]. Trong bài viết này, tác giả trình bày một cách khái lược nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng ở Lào. Theo tác giả, với tính cách một giá trị, một mục đích hướng tới chủ nghĩa xã hội ở Lào là xã hội dân giàu hành phúc, đất nước cường mạnh, xã hội đoàn kết hòa thuận, dân chủ, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào đang trong tình trạng có sự đan xen giữa mô hình Liên Xô cũ và mô hình các nước phương Tây; vì vậy, có thể nói Lào vẫn đang trong giai đoạn tìm tỏi, chưa định hình được mô hình chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này. Ngoài ra, tác giả đã đề cấp đến về tổ chức chính trị, Lào chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đảng nhân dân cách mạng Lào là Đảng cầm quyền và lãnh đạo đất nước. Vấn đề xã hội dân sự hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên dù ít hay nhiều các công trình này đã nghiên cứu vấn đề lý luận về khái niệm, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương thức về xây dựng NNPQ và NNPQ XHCN từ nhiều góc độ khác nhau (triết học, chính trị học, luật học, khoa học tổ chức, sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước…). Một số kết quả nghiên cứu chủ yếu bàn về khái niệm, phạm trù khoa học được tác giả kế thừa, phát triển. Một số kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tổng kết lý luận, thực tiễn về chương trình nghiên cứu cấp

Page 35: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

30

bộ, cấp nhà nước; một số công trình đã công bố trên tạp chí đã gợi mở, cung cấp thông tin, sự kiện, bình luận giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa các luận cứ khoa học để hoàn thành luận án của mình.

Cho đến nay, ở CHDCND Lào vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ chuyên sâu dưới góc độ phương pháp nguyên cứu lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân”. Việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống sẽ có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả hơn nếu được nhận thức đúng đắn, có một hệ thống cơ chế và hành lang pháp lý vững chắc, quy định một cách chi tiết về: chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, phương pháp…về xây dựng NNPQ.

Để thực hiện luận án, tác giả tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học về xây dựng NNPQ và liên quan đến xây dựng NNPQ. Luận án sẽ tập trung làm rõ một số nội dung cụ thể như sau:

- Về cơ sở lý luận, nghiên cứu xác định những giá trị lý luận có tính phổ biến

về NNPQ có thể tiếp thu và vận dụng vào quá trình xâu dựng NNPQ CHDCND

Lào của dân, do dân và vì dân, chú trọng phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh và

của Kay-són PHÔM-VI-HÁN về Nhà nước pháp quyền; tập trung phân tích và làm

rõ bản chất, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của NNPQ CHDCND Lào của dân, do

dân, vì dân; điều kiện, hoàn cảnh, các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng

NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Về thực tiễn, luận án góp phần làm rõ quá trình hình thành, phát triển của

Nhà nước CHDCND Lào và quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do

dân, vì dân; phân tích, đánh giá một cách tương đối có hệ thống toàn diện thực trạng

và những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào

của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm

hoàn thiện xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay.

Page 36: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

31

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC

THUYẾT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

2.1.1. Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại

Tư tưởng về NNPQ được hình thành rất sớm, cách đây khoảng hơn hai nghìn

năm. Lúc đầu đó chỉ là những ý tưởng, những quan niệm của các nhà tư tưởng về

những yếu tố, những khía cạnh có tính đặc biệt của việc tổ chức quyền lực nhà

nước, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và

pháp luật..., sau đó những ý tưởng, quan niệm này được bổ sung dần và phát triển

thành học thuyết có giá trị phổ biến của nhân loại và được vận dụng ở nhiều nước

với những cách thức khác nhau. Nội dung chủ yếu của tư tưởng NNPQ là đề cao vai

trò của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội, nhà nước quản lý xã hội

bằng pháp luật và phải tôn trọng, thực hiện pháp luật; pháp luật phải phản ánh và

bảo vệ các giá trị xã hội lớn: an ninh, an toàn, tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng,

tiến bộ, phát triển. Lịch sử phát triển của tư tưởng NNPQ đã trải qua nhiều giai

đoạn, với sự đóng góp ý tưởng, trí tuệ của nhiều nhà tư tưởng trên thế giới, với

những nội dung rất phong phú, phức tạp.

2.1.1.1. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời cổ đại ở phương Tây

- Xôlông (638-559 tr.CN) là một trong những người đầu tiên nêu ý tưởng

về NNPQ khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai trò của pháp

luật. Theo ông: “Chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống

nhất” [74, tr.48]; nhà nước và pháp luật đều là hai công cụ để thực hiện dân chủ,

tự do và công bằng, vì vậy, “hãy kết hợp sức mạnh (quyền lực nhà nước) với pháp

luật” [74, tr.48]. Tiếp sau Xôlông, Hêraclít (520-460 tr.CN) đã có sự bổ sung quan

trọng, coi pháp quyền là phương tiện quan trọng để chống lại cực quyền, vì vậy

ông kêu gọi: Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương

thân của mình [88, tr.6].

Page 37: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

32

- Xôcrát (469-399 tr.CN) quan niệm về công lý trong sự tuân thủ pháp luật. Theo ông, xã hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các pháp luật hiện hành không được tuân thủ, giá trị của công lý (pháp luật) chỉ có được trong sự tôn trọng pháp luật.

- Platôn (427-374 tr.CN) phát triển ý tưởng về sự tôn trọng pháp luật ở một góc độ khác - Từ phía nhà nước. Theo ông, tinh thần thượng tôn pháp luật phải là một nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phải tôn trọng pháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉ phụ thuộc vào chính quyền; ngược lại, nhà nước sẽ hồi sinh nếu có sự ngự trị của pháp luật và những nhà chức trách coi trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật [55, tr.188].

- Arixtốt (384-322 tr.CN) bổ sung một khía cạnh mới về mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật (chính trị được hiểu theo nghĩa là nhà nước). Theo ông, cần thiết phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy, việc đề cao pháp luật phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Tuy Aristốt chưa đưa ra được lý thuyết về phân quyền, nhưng ông đã là người nêu ý tưởng về sự cần thiết phải tổ chức nhà nước một cách quy củ để bảo đảm sự công bằng của pháp luật: nhà nước nào cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ quan thực thi pháp luật và tòa án [88, tr.6].

- Xixêrôn (106-43 TCN) tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristốt đến một trình độ cao hơn, ông đã đưa ra quan niệm mới về nhà nước, coi nhà nước là “một cộng đồng pháp lý”, “một cộng đồng được liên kết với nhau bằng sự nhất trí về pháp luật và quyền lợi chung” và ông đã đề xuất nguyên tắc: “Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người” [53, tr.15-17].

Những ý tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại tuy được nêu ở những góc độ khác nhau, nhưng tựu chung đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựng nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật công bằng. Những ý tưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển các lý thuyết về tính tối cao của pháp luật, về phân chia quyền lực nhà nước và về NNPQ nói chung. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh những yếu tố được gạn chắt ở trên, các ý tưởng và quan niệm đó cũng còn có nhiều hạn chế, chưa toàn diện và chưa có đủ cơ sở lý luận khoa học.

Page 38: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

33

Trong thời kỳ trung cổ, những ý tưởng và quan niệm nói trên vẫn được vận dụng và có những ảnh hưởng quan trọng. Tuy nhiên, nếu xét theo quan điểm phát triển thì trong thời kỳ này, tư tưởng NNPQ không có những bước phát triển lớn. Phải đến thế kỷ XVII trở đi, nó mới được phục hưng và tiếp tục phát triển, trở thành tư tưởng có giá trị nhân loại phổ biến.

2.1.1.2. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cách mạng tư sản ở phương Tây

- Với tư tưởng của J.Lốccơ (1632-1704), nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật đã được phát triển tới một trình độ mới. J.Lốccơ không những khẳng định tính tất yếu phải đề cao pháp luật trong mỗi quốc gia mà còn chỉ ra mặt thứ hai của vấn đề là, muốn cho pháp luật có được tính tối cao thì các đạo luật phải khách quan, phải thừa nhận các quyền và tự do cá nhân, phải bảo đảm tính công khai và phải thừa nhận sự phân chia quyền lực nhà nước để tránh sự lạm quyền và tùy tiện. Pháp luật “phải có (những) quy tắc xử sự chung cho cuộc sống, quy tắc đó là giống nhau với mọi người và từng người, quy tắc đó được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp” [53, tr.19-20]. Như vậy, J.Lốccơ đã đặt nền móng cho việc hình thành hai nguyên tắc mới: Cá nhân công dân “Được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm" và các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước"chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép”.

- S.L.Môngtexkiơ (1698-1755) trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” đã đề ra lý thuyết phân chia quyền lực, một trong những nội dung chủ yếu của NNPQ tư sản. S.L.Môngtexkiơ cho rằng, trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực là: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp [548, tr.100-101]. Để chống độc đoán, lạm quyền thì ba thứ quyền này phải được tổ chức sao cho chúng có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bởi vì:

Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì... chính người đó hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài... Nếu quyền tư pháp nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán... quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người, một tổ chức, hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết [48, tr.100-101].

Page 39: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

34

Cùng với lý thuyết về phân chia quyền lực, Môngtexkiơ cũng bổ sung thêm những quan điểm lý luận quan trọng về quyền tự do chính trị, về giải quyết vấn đề công bằng và bảo đảm tính tối cao của pháp luật.

- J.J.Rútxô (1712-1788) trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, có tư tưởng và cách tiếp cận mới hết sức độc đáo đó là: khẳng định tính tất yếu khách quan của khế ước xã hội và coi khế ước xã hội là cơ sở để giải quyết các vấn đề về Nhà nước, Pháp luật và Công dân. J.J.Rútxô viết: “Trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội không tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước (khế ước xã hội)” [23, tr.29]; Khế ước xã hội là hình thức mà ở đó mỗi thành viên tự đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển của ý chí chung và tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể; quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại, nên tự nó luôn luôn là tất cả những gì tạo ra nó; ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lượng nhà nước theo mục đích của cơ chế nhằm mục đích phục vụ ý chí chung; ý chí chung là của toàn thể dân chúng, vì vậy khi được công bố nó trở thành luật và do đó chủ quyền tối cao là không thể phân chia.

- I. Cantơ (1724-1804) là người có đóng góp quan trọng trong việc phát triển tư tưởng NNPQ, đã đưa ra những lập luận có tính triết lý về NNPQ. Cantơ cho rằng, con người là chủ thể có ý thức về phẩm giá; con người trong hành vi của mình phải tuân thủ những đạo luật đạo đức; thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người; con người có khả năng ứng xử theo mục đích với những cách thức phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được tự do cá nhân một cách đúng mức, do đó dễ dẫn đến chuyên quyền. Pháp luật có hiệu lực bắt buộc các cá nhân phải phục tùng ý chí chung. Nhà nước là liên minh của nhiều người cùng phục tùng các đạo luật. Phúc lợi của nhà nước nằm trong việc đặt các cơ cấu nhà nước phù hợp với các nguyên tắc pháp luật theo nguyên lý: Hãy hành động để biểu hiện tự do của anh thích ứng với tự do của người khác, thích ứng với các đạo luật chung [53, tr.22-24]. NNPQ, vì vậy theo quan niệm của Cantơ là nhà nước có sự phân chia quyền lực và pháp luật trong nhà nước đó có sự phân biệt rõ ba loại: pháp luật tự nhiên, pháp luật thực tiễn và pháp luật công lý, trong đó pháp luật tự nhiên lại chia thành luật công và luật tư và chế định trung tâm của luật công là quyền của nhân

Page 40: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

35

dân được tham gia vào việc thiết lập trật tự pháp luật bằng cách thông qua hiến pháp thể hiện ý chí của họ.

- Hêghen (1770 -1831) cho rằng pháp luật thể hiện (một cách hạn chế) ý chí tự do; sự phát triển của tư tưởng pháp quyền trải qua nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có hình thức riêng và khởi điểm của sự phát triển pháp quyền là ý chí tự do; pháp luật là mối quan hệ của con người, có tính trừu tượng và “là phương thức tồn tại của lý trí tự do” [53, tr.22-24]. Hêghen coi nhà nước cũng chính là pháp luật; nhà nước là pháp luật phát triển, sự biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, đứng trên đỉnh cao của hình chóp pháp luật. Với cách lập luận đó, Heghen đã đi đến kết luận rằng, "chỉ có nhà nước là sự thể hiện của tự do"; nhờ có nhà nước mà gia đình, xã hội công dân được bảo tồn và những mâu thuẫn đẳng cấp được điều hòa [37, tr.108].

Đầu thế kỷ XIX, tư tưởng NNPQ được bổ sung, phát triển tương đối toàn diện, nhất là những bổ sung của các nhà triết học Đức, trở thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, luận điểm về NNPQ và trong sách báo chính trị, pháp lý, học thuyết về NNPQ được coi là một trong những giá trị lý luận quan trọng và có tính phổ biến. Từ đây, một trào lưu mới đã xuất hiện - Trào lưu nghiên cứu ứng dụng học thuyết NNPQ vào việc xác lập các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi pháp luật và xã hội công dân. R.Ph.Môn (Robert Fon Mohn) và K.T.Vancơ (Karl Teodor Valker) là người đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ NNPQ (tiếng Đức là Rechtsstaat). Môn và Vanđơ coi tính tối cao của luật là nguyên tắc hàng đầu của một NNPQ và tiếp sau đó là sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Tính tối cao của luật thể hiện chủ quyền nhân dân dưới hình thức nghị viện.

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX vấn đề NNPQ ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng, việc nghiên cứu và áp dụng học thuyết NNPQ ngày càng được mở rộng ở nhiều nước, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, vấn đề NNPQ trở thành mối quan tâm chung của hầu hết các quốc gia, tuy mức độ tiếp cận và áp dụng lý thuyết NNPQ ở mỗi nước khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.

2.1.1.3. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời cổ đại ở phương Đông Ở phương Đông, mặc dù không có một học thuyết hoàn chỉnh như học

thuyết NNPQ ở phương Tây, nhưng tư tưởng pháp trị cũng được hình thành khá

Page 41: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

36

sớm và có những quan điểm, nguyên tắc rất gần với tư tưởng NNPQ, nhất là ở

Trung Quốc. Quản Trọng (683-640 tr.CN) cho rằng, trời không vì vật mà thay đổi

bốn mùa, minh quan không vì một vật mà thay đổi pháp luật. “Pháp bất vị thân”,

vua, tôi, sang, hèn đều phải tuân thủ pháp luật. Thương Ưởng (~347 tr.CN) chủ

trương “biến pháp canh tân”, nước phải có ba yếu tố là: Pháp luật, Quyền lực và

Lòng tin của dân. Hàn Phi (280-230 tr.CN) đặc biệt coi trọng pháp luật, ông đã xây

dựng một hệ thống quan điểm về pháp trị. Theo ông, trong việc trị nước thì pháp

luật là quan trọng nhất, “không có nước nào luôn mạnh, cũng không có nước nào

luôn yếu. Hễ người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ người thi

hành pháp luật mà yếu thì nước yếu”. Pháp trị là công cụ cần thiết và hiệu quả nhất

để thực thi quyền lực nhà nước và quản lý xã hội; pháp luật phải phù hợp với đời

sống xã hội theo nguyên tắc “thời biến thì pháp phải biến”; pháp luật phải được thi

hành triệt để, nghiêm minh theo nguyên tắc “pháp bất vị thân”.

2.1.2. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền là khái niệm có tính lịch sử. Tính lịch sử của nó thể

hiện ở chỗ, nó bắt đầu bằng sự khái quát những thuộc tính còn ở mức giản đơn của

NNPQ. Trong quá trình vận động tiệm tiến, những cái ban đầu giản đơn trở thành

cái phổ biến, được dung hợp, mở rộng và nâng nội dung của nó đến một mức độ

cao hơn và đậm đặc hơn. Vì thế, nó không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là

cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, gắn liền với từng

bước phát triển của hiện thực được nó phản ánh.

Quan niệm về tính lịch sử của khái niệm NNPQ cho phép chúng ta có thể rút

ra một số kết luận: Thứ nhất, mặc dù tư tưởng NNPQ đã có mầm mống từ rất sớm,

nhưng khái niệm NNPQ chỉ xuất hiện khi những yếu tố của NNPQ đã được nhận

thức và trở thành những dấu hiệu có tính đặc trưng. Thứ hai, NNPQ là một khái

niệm chung, là sự phản ánh khái quát lý luận về những đặc tính của các NNPQ cụ

thể tồn tại trong thực tiễn, vì vậy có NNPQ ở trình độ thấp và NNPQ ở trình độ cao;

có NNPQ tư sản và có NNPQ XHCN. Thứ ba, phải có quan điểm biện chứng khi

nghiên cứu về NNPQ, phải đặt những vấn đề NNPQ trong sự vận động, phát triển

và gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn quá trình để tìm ra

Page 42: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

37

những yếu tố có tính bản chất và gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, rời rạc

ra khỏi khái niệm. Thứ tư, trong xã hội hiện đại, khái niệm NNPQ lại có thêm

những nội dung mới; NNPQ phải có đủ năng lực giải quyết những vấn đề quốc gia

và quốc tế.

Trên phương diện lý luận, có thể xây dựng một mô hình lý luận về NNPQ

với những đặc trưng cơ bản và có giá trị tham khảo cho các quốc gia, dân tộc trong

quá trình xây dựng NNPQ của mình, nhưng không thể có một mô hình NNPQ

chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc phải căn cứ vào

đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển và điều kiện cụ thể

trong mỗi thời kỳ để tìm ra cho mình một mô hình NNPQ phù hợp. Thực tiễn xây

dựng và vận hành NNPQ ở các nước cho thấy mỗi nước đều tổ chức và vận hành

NNPQ theo cách thức riêng. Ví dụ, NNPQ theo mô hình của Mỹ có sự khác biệt

đáng kể so với mô hình của Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Thụy điển…

Từ đây, việc xác định nội hàm của khái niệm NNPQ là vấn đề quan trọng.

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý hiện nay còn có những quan điểm khác nhau về

vấn đề này. Có quan điểm cho rằng: “Ngay nay, nói đến Nhà nước pháp quyền,

trước hết người ta nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị

với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến” [82, tr.110]. Quan điểm thứ

hai cho rằng: “Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và

quản lý bản thân mình cũng bằng pháp luật, bộ máy nhà nước phải tự đặt mình dưới

pháp luật” [63, tr.150]. Quan điểm thứ ba cho rằng: NNPQ không phải là một kiểu

nhà nước mà là mô hình nhà nước mà ở đó, bên cạnh những đặc điểm chung còn có

những đặc điểm riêng.

Khái niệm Nhà nước pháp quyền được hiểu trên cả hai bình diện: Thứ

nhất, khái niệm Nhà nước pháp quyền phản ánh những đặc điểm chung

của một nhà nước, với tư cách là một tổ chức đặc biệt của quyền lực

chính trị, một thành tố đặc biệt của hệ thống chính trị. Thứ hai, khái niệm

Nhà nước pháp quyền phản ánh những đặc điểm riêng của một nhà nước

đặt trong mối quan hệ khách quan giữa Nhà nước - Pháp luật - Xã hội

công dân [75, tr.15-16].

Page 43: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

38

Quan điểm thứ tư cho rằng: Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chính trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và chủ quyền của nhân dân [75, tr.52-53].

Quan điểm thứ năm, tại Hội nghị quốc tế họp tại Ber-lin (09/1991) với sự tham gia của 40 quốc gia đã đưa ra một khái niệm chung về NNPQ như sau:

Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó Nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình, các quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người và bảo đảm cho công dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tùy tiện của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái ngoài Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tự do và quyền công dân [129].

Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong những năm gần đây vấn đề khái niệm NNPQ cũng được bàn luận với những quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng:

Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao pháp luật, là nhà nước có ý thức chấp hành pháp luật trong bộ máy nhà nước và xã hội, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyền và tự do của công dân được mở rộng và có cơ chế bảo đảm quyền đó. Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện đầy

Page 44: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

39

đủ nghĩa vụ của mình đối với công dân và công dân cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước [115, tr.21-25].

Quan điểm thứ hai cho rằng: Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; mỗi công dân phải sinh hoạt và hoạt động theo pháp luật; có nghĩa là lấy pháp luật làm công cụ bảo đảm quyền và lợi ích của mình và ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước, làm cho nhà nước làm theo pháp luật quy định, còn công dân làm được tất cả những gì pháp luật không cấm. Vì vây, trong Nhà nước pháp quyền công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, trong Nhà nước pháp quyền nhân dân là quyền lực tối cao [105, tr.54].

Quan điểm thứ ba cho rằng: Nhà nước pháp quyền là Nhà nước hoạt động và quản lý bằng pháp luật, coi pháp luật là một công cụ quản lý mọi hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân. Nhà nước pháp quyền là nhà nước tự đặt mình dưới pháp luật. Trong đó, cá nhân và cơ quan nhà nước kể cả cán bộ công chức, quân đội, công an, nhân dân và tất cả tầng lớp nhân dân trong xã hội phải hoạt động theo pháp luật quy định [114, tr.21].

Từ những phân tích trên cho thấy, Nhà nước pháp quyền là một phạm trù có tính lịch sử, một khái niệm có nội hàm rộng, đa diện, phong phú và phức tạp, khó có thể diễn đạt bằng một định nghĩa ngắn gọn. Vì vậy, để hiểu rõ về về nội hàm của khái niệm NNPQ thì cần thiết phải tìm hiểu qua những đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nó. Những kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các sách báo pháp lý ở Việt Nam và quốc tế đều có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, trong Nhà nước pháp quyền, hiến pháp và luật có vị trí tối thượng

Trong NNPQ, sự tôn trọng và bảo vệ tính tối thượng của hiến pháp và luật là nguyên tắc đồng thời cũng là nhu cầu tự thân của nhà nước. Trên cơ sở của hiến pháp và luật, một hệ thống pháp luật được xây dựng và phát triển thống nhất, đồng bộ, phục vụ cho các mục tiêu của NNPQ, toàn bộ hệ thống đó đều phải phù hợp với hiến pháp và luật. Pháp luật do nhà nước ban hành và giữ vai trò chi phối “thống trị” đối với nhà nước, là cơ sở pháp lý cho mọi quá trình tổ chức, hoạt động của nhà

Page 45: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

40

nước, đồng thời cũng là phương tiện để giới hạn, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước; của từng cơ quan và từng chức danh trong bộ máy nhà nước. Trong NNPQ, nhà nước được xây dựng trên cơ sở khoa học, bảo đảm tính hợp pháp và trách nhiệm có tính chất pháp lý. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đều bị chi phối bởi pháp luật. Công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Ngược lại, nhà nước, cán bộ công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định. Nhà nước không thể đứng trên hoặc đứng ngoài pháp luật. Tất cả các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, nhân viên nhà nước đều phải tôn trọng pháp luật, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Pháp luật chứa đựng những giá trị ổn định, chuẩn mực để điều chỉnh các

quan hệ xã hội và có chức năng đặc biệt là tổ chức, bảo vệ và trọng tài. Pháp luật

vừa có tính khách quan lại vừa có tính chủ quan, nó do nhà nước ban hành nhưng

phải phản ánh nhu cầu và các quy luật khách quan. Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật suy cho cùng là phải quản lý bằng ý chí phổ biến của nhân dân được mô

hình hóa bằng pháp luật. Nội dung của pháp luật (hệ thống pháp luật) phản ánh nhu

cầu khách quan, phổ biến của xã hội là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của NNPQ và

xã hội. Cấu trúc của hệ thống pháp luật trong NNPQ là một thể thống nhất, có thứ

bậc, trong đó Hiến pháp đứng ở vị trí cao nhất, sau đến các đạo luật. Toàn bộ các

văn bản dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và Luật cả về nội dung, hình

thức, trình tự thủ tục ban hành và hiệu lực về thời gian và không gian.

Thứ hai, trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân là chủ thể của quyền lực

nhà nước Trong NNPQ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể

của quyền lực nhà nước, nhân dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người

đại diện hoặc tổ chức của mình để tham gia vào các công việc nhà nước và giám sát

hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước; có quyền tham gia vào việc

quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trong quan hệ với nhân dân, nhà

nước vừa là chủ thể quản lý lại vừa là công cụ để phục vụ cho lợi ích hợp pháp của

Page 46: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

41

nhân dân, các chủ trương, chính sách, pháp luật mà nhà nước ban hành phải xuất

phát từ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và phải nhằm đáp ứng các nguyện vọng chính

đáng của họ, đồng thời phải bảo đảm tính công khai, minh bạch. Vấn đề chủ quyền

nhân dân là một trong những dấu hiệu của NNPQ hiện đại được phản ánh trong

Hiến pháp của các nước có NNPQ.

Thứ ba, trong Nhà nước pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật

Cùng với yêu cầu về tính chính danh, tính hợp pháp, quản lý nhà nước bằng

pháp luật, tôn trọng chủ quyền nhân dân, trong NNPQ mối quan hệ giữa nhà nước

với cá nhân, công dân đã có sự thay đổi lớn. Đó là mối quan hệ bình đẳng về quyền

và nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân và giữa công dân với nhà nước. Trong mối

quan hệ với NNPQ, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và bảo

đảm thực hiện. Các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền

được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… có cơ hội trở thành hiện thực

vì được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện; các

quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân được nhà nước cam

kết và bảo vệ bằng pháp luật. NNPQ phải đảm bảo cho mọi cá nhân có quyền bình

đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lý để phát triển và có thể

phát huy được những khả năng của mình. Quyền tự do và bình đẳng của công dân

được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội và được nhà nước tạo điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện

được các quyền của mình trong thực tế. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm

bảo vệ các quyền tự do cá nhân, công dân. Công dân có quyền kiểm tra, giám sát và

đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng chức trách, bảo

vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của cộng đồng xã hội. Đồng thời NNPQ

cũng đòi hỏi mỗi cá nhân, công dân có nghĩa vụ phải tôn trọng và chịu sự quản lý

của nhà nước, sự điều hành và thực thi công cụ của cơ quan, người có thẩm quyền,

phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ

pháp lý của mình đối với nhà nước và đối với các chủ thể khác.

Page 47: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

42

Thứ tư, trong Nhà nước pháp quyền, dân chủ được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật

Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của Nhà nước pháp quyền. Không có Nhà nước pháp quyền thì không có dân chủ, bởi vì, Nhà nước pháp quyền xác lập những cơ chế, thiết chế nhằm thực hiện các quyết định dân chủ thông qua luật. Pháp luật vừa là phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Sự ra đời của Nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền, các vấn đề liên quan đến bầu cử, ứng cử, kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của nhà nước được pháp luật quy định…

Thứ năm, bộ máy nhà nước pháp quyền được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực

Nguyên tắc phân chia quyền lực được đề ra để khắc phục tình trạng quyền lực tập trung vào tay một người, một cơ quan nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán. Trong NNPQ, sự phân chia quyền lực được cụ thể hóa bằng việc phân định ba chức năng cơ bản của quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp và trao ba quyền đó cho các cơ quan nhà nước tương ứng.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy NNPQ của các nước cho thấy, quyền lập pháp được trao cho quốc hội (nghị viện), quyền hành pháp được trao cho chính phủ, quyền tư pháp được trao cho tòa án. Quyền lập pháp là quyền xây dựng các đạo luật, thể hiện ý chí chung của nhân dân để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội và hành vi ứng xử của công dân. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, được hình thành bằng con đường bầu cử, có chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao các hoạt động của nhà nước. Quyền lập pháp được thực hiện theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyền hành pháp là quyền thực hiện ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật, là quyền tổ chức thực hiện trong thực tế các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành để thực hiện chức năng quản lý. Quyền này do chính phủ thực hiện thông qua việc quản lí các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Quyền tư pháp là quyền xét xử thuộc chức năng của tòa án, để xét xử

Page 48: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

43

các hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực cũng chỉ có tính tương đối, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn có mối quan hệ và tương tác với nhau trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Vì vậy, về thực chất việc phân chia quyền lực nhà nước là nhằm để phân công, tổ chức quyền lực một cách khoa học và để chế ước, kiểm soát quyền lực, bảo đảm phát huy quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, để nhà nước tồn tại và phát triển.

Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền có mối quan hệ mật thiết với xã hội công dân Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân có mối quan hệ gắn bó và tương

tác với nhau trên cơ sở của pháp luật. Xã hội công dân được hiểu là một lĩnh vực độc lập tương đối của đời sống xã hội đối với nhà nước, trong đó tồn tại và vận hành các nhóm xã hội, các tổ chức mang tính chất văn hóa, tôn giáo, tinh thần, thể hiện các lợi ích khác nhau của con người [63, tr.61-62]. Nói cách khác, xã hội công dân được hợp thành bởi các tổ chức phi nhà nước, không mang tính chất chính trị, sự tồn tại của xã hội công dân thể hiện lĩnh vực của xã hội không nhất thiết phải có sự áp đặt của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, các thiết chế của xã hội công dân vẫn cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật, theo cách thức đặc thù, trong đó xã hội công dân được coi là thực thể xã hội tồn tại giữa nhà nước, gia đình và cá nhân [63, tr.62]. Theo đó, nhà nước có những chính sách, pháp luật để tạo lập môi trường và khuôn khổ pháp lý cần thiết cho các thiết chế của xã hội công dân có thể tổ chức và hoạt động một cách hợp pháp, tập hợp và động viên các thành viên của tổ chức mình tham gia vào các công việc của nhà nước và xã hội theo phương thức xã hội hóa, phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước và phù hợp với các quy định nội bộ được nhà nước thừa nhận, phê chuẩn. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho nhà nước, công dân và các tổ chức phi nhà nước nhằm bảo đảm sự tồn tại và vận hành của xã hội công dân.

Từ sự phân tích trên có thể nêu quan niệm khái quát về NNPQ như sau: Nhà nước pháp quyền là một mô hình tổ chức nhà nước, trong đó hiến pháp và luật có vị trí tối thượng, quyền lực nhà nước được tuyên bố thuộc về nhân dân; dân chủ, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật; bộ

Page 49: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

44

máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực và có mối quan hệ mật thiết với xã hội công dân.

2.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa

Theo lý luận của C.Mác và Ph. Ăngghen các quan điểm về nhà nước và pháp luật so với các lĩnh vực khác tuy không nhiều nhưng hết sức khái quát, cô đọng đã trở thành những quan điểm có tính kinh điển trong nghiên cứu về nhà nước và pháp luật cũng như xây dựng nhà nước và pháp luật kiểu mới.

Kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ, khoa học về nhà nước của các nhà tư tưởng tiến bộ trong lịch sử cũng như thời kỳ đương đại của cách mạng tư sản, C.Mác cho rằng, nhân dân phải đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột giành lấy chính quyền, xây dựng nhà nước của mình. Nhà nước vô sản phải bảo đảm chủ quyền của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Phân tích vấn đề này C.Mác cho rằng, ngay cả cơ quan nhà nước có chủ quyền, thực hiện quyền lực của mình cũng chỉ là đại biểu cho chủ quyền của nhân dân, thực hiện quyền lực của nhân dân. Khi phân tích về nhà nước phong kiến, phê phán quan điểm của Hêghen, C.Mác chỉ rõ:

… nếu nhà vua có chủ quyền, vì đại biểu cho sự thống nhất của nhân dân, thì bản thân nhà vua chỉ là người đại biểu cho chủ quyền của nhân dân, là tượng trưng của chủ quyền đó. Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua, mà ngược lại chủ quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền của nhân dân [5, tr.347].

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đặt vấn đề xây dựng một xã hội mới, trong đó nhà nước tổ chức được đời sống chung của nhân dân, bảo đảm được sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người. “Tự do” đặt ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được C.Mác quan niệm “là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao vào xã hội, thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc xã hội” [6, tr.46]. Tự do ở mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức nhà nước

Page 50: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

45

được xác định bởi mức độ chúng hạn chế tự do của nhà nước. Giới hạn đó được xác định trong pháp luật mà cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước phải tuân theo.

Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Ghôta”, C.Mác đã chỉ rõ từ “dân chủ”, nếu chuyển qua tiếng Đức có nghĩa là nhân dân nắm chính quyền. C.Mác viết: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước” [6, tr.350].

Từ việc đề cao dân chủ, pháp luật và tính nhân văn của pháp luật như là những giá trị cơ bản của NNPQ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hướng tới một NNPQ đích thực của xã hội mới. Về mặt nhà nước, C. Mác chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, dân chủ là do nhân dân tự quy định, là bước chuyển từ xã hội “thần dân” sang xã hội “công dân”; từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân dân”. Dân chủ là xuất phát từ con người và pháp luật cũng vì con người, để cuối cùng thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

V.I.Lênin đã phát triển lý luận mác-xít lên tầm cao mới. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, V.I.Lênin đã nêu quan điểm về thu hút những người lao động tham gia vào quản lý nhà nước, thực hiện một nền dân chủ rộng rãi nhằm giải phóng con người và phát triển toàn diện con người trong xã hội mới. V.I.Lênin nhấn mạnh, không có chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện được theo hai nghĩa sau đây: 1) Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng XHCN, nếu họ không được chuẩn bị cho cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ; 2) Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi của mình…

Về mặt nhà nước, V.I.Lênin đã khẳng định hàng loạt quan điểm về xây dựng nhà nước kiểu mới. Theo V.I.Lênin, nhà nước cách mạng khi bắt đầu vận hành bộ máy của mình phải thực hiện ngay chế độ dân chủ theo các hướng cơ bản như sau:

- Quyền bầu cử được thực hiện ngay và dần dần được mở rộng, bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là nguyên tắc tiến bộ nhất

Page 51: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

46

của nền dân chủ hiện đại. Qua đó, những người lao động tự lựa chọn được người xứng đáng nhất thay mặt mình giải quyết và quản lý công việc của Nhà nước và xã hội.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước của những người lao động. Tất cả mọi công dân, không trừ một người nào đều phải tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thể hiện vai trò làm chủ của mình và đóng góp tối đa công sức cho xã hội.

- Quyền bãi miễn là quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chế độ dân chủ, thực hiện đúng vấn đề có tính nguyên tắc này sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri và xã hội, tức là thực hiện sự phục tùng thực sự của những người được bầu đối với nhân dân, là nguyên tắc nhằm thực hiện triệt để chế độ dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

V.I.Lênin cho rằng pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý xã hội mới, là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Pháp luật XHCN là pháp luật kiểu mới, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - lực lượng chiếm số đông trong dân cư. Pháp luật XHCN thể hiện những nội dung mới, có đặc trưng riêng biệt so với các kiểu pháp luật của các xã hội trước đó, nhưng đồng thời cũng có sự kế thừa các giá trị của văn minh pháp luật của nhân loại. Pháp luật XHCN mang tính nhân đạo, phản ánh những giá trị của sự tiến bộ xã hội và mang tính nhân dân rộng rãi. Pháp luật XHCN khẳng định địa vị pháp lý, bảo vệ và bảo đảm cho sự an toàn pháp lý của nhân dân lao động. Tính dân chủ là tính chất cơ bản của kiểu pháp luật XHCN. Pháp luật XHCN điều chỉnh các quan hệ, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của đại đa số nhân dân lao động.

- Pháp luật XHCN thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng Cộng sản - lực lượng nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống chính trị XHCN; đường lối chính trị của Đảng Cộng sản được thể chế hóa sẽ trở thành quy tắc xử sự chung của các thành viên trong xã hội và được nhà nước XHCN tổ chức thực hiện.

- Pháp luật là công cụ thực hiện quyền lực của nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN cần đến pháp luật không phải chỉ với ý nghĩa là công cụ để trấn áp, cưỡng chế mà quan trọng hơn là để tổ chức quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội mới.

- Pháp luật XHCN thể chế hóa và đảm bảo địa vị làm chủ của người lao động trong xã hội. Nhờ có hoạt động lập pháp của các cơ quan nhà nước, ý chí giai

Page 52: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

47

cấp được nâng lên thành luật và trở thành ý chí nhà nước - ý chí bắt buộc đối với mọi người.

Học thuyết của V.I.Lênin về pháp chế XHCN hàm chứa những tư tưởng, quan điểm rất gần gũi với học thuyết NNPQ. Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị trong xã hội XHCN, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công chức, viên chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách triệt để, nghiêm chỉnh và chính xác. Pháp chế có những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật, mọi quy định của pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật nhằm bảo đảm cho một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm hiệu quả thực tế của quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc về mặt nhận thức pháp luật và thực hiện pháp luật, loại trừ hiện tượng cát cứ, cục bộ, vô chính phủ, đặc quyền và đặc lợi; đảm bảo trật tự, kỷ cương trong bộ máy nhà nước từ trên xuống dưới và sự chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh của mọi công dân, không có ngoại lệ.

Thứ ba, xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định về văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật bảo đảm khả năng thực tế cho sự xác lập nguyên tắc pháp chế và đưa vào áp dụng trong đời sống xã hội.

Thứ tư, xử lý kịp thời và nghiêm minh các vi phạm pháp luật. Như vậy, trong tư tưởng pháp chế của V.I.Lênin đã có nhiều yếu tố thể hiện

trong những đặc trưng của NNPQ. Ngoài những nội dung mà pháp chế đã khẳng định và phù hợp với những đòi hỏi của NNPQ, còn phải có những yếu tố, những điều kiện khác. Bởi vì, pháp chế XHCN lâu nay được xem như là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong tổ chức và hoạt động của nhà nước XHCN. Còn NNPQ, với tư cách là một phương thức thực hiện quyền lực nhà nước đặt toàn bộ đời sống chính trị, đời sống nhà nước trong một môi trường pháp lý thực sự. Như vậy, những tư tưởng về pháp chế XHCN đã đặt cơ sở nền tảng cho việc xây dựng NNPQ sau này ở các nước XHCN, trong đó có cả Việt Nam và CHDCND Lào.

Page 53: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

48

2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là người sáng lập mà còn là người trực tiếp chỉ đạo và thực hành những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để xây dựng chính quyền nhân dân, nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam. Ở Hồ Chí Minh đã sớm hình thành một hệ thống quan điểm về dân chủ, pháp quyền, về quyền con người, về hiến pháp, pháp luật, về các quyền tự do dân chủ của công dân, về đạo đức cách mạng và trách nhiệm của nhà nước…

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tư tưởng của các vị tiền bối và trải nghiệm thực tế ở nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh nhận ra một chân lý rằng đối với dân tộc Việt Nam trước hết cần lật đổ nhà nước thực dân - phong kiến, xây dựng nhà nước dân tộc độc lập, dân chủ cộng hòa. Tư tưởng nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển thể hiện qua một loạt các tác phẩm của Người như: “Yêu sách của nhân dân An Nam” (1919), Lời phát biểu tại Đại hội Tua (1920), “Đông Dương và Triều Tiên” (1921), “Bản án chế độ Thực dân pháp” (1925)… Theo Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới phải khác về bản chất so với kiểu nhà nước cũ. Nhà nước kiểu mới phải là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhà nước của đa số người dân lao động. Nhà nước ấy được xây dựng trên cơ sở một Hiến pháp, một hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức. Bản thân nhà nước, các bộ phận cấu thành nhà nước, công chức và cán bộ của nhà nước cũng được hình thành và hành động theo pháp luật và đạo đức.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một hệ thống các quan điểm lý luận về bản chất, chức năng, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước; trong đó, quan niệm về NNPQ là một tư tưởng nhất quán, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị lâu bền. Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” [42, tr.87].

Hồ Chí Minh cho rằng, pháp luật không phải là để trừng trị con người mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Tư tưởng pháp quyền của Người không chỉ dừng lại ở các quyền con người được ghi trong các văn bản pháp luật mà còn thấm đượm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc

Page 54: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

49

của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Vì thế, pháp quyền Hồ Chí Minh là pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa - một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân chủ sâu sắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp ở Việt Nam. Ở cương vị Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Tư tưởng Hồ Chí Minh về NNPQ của dân, do dân, vì dân được ghi trang trọng trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là tư tưởng về “tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; tư tưởng về “nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia"; tư tưởng về "Chính phủ là công bộc của dân”. Nhà nước của nhân dân thì “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [47, tr.232]. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.

Ngay sau ngày giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng Hiến pháp, biểu hiện đầu tiên của một NNPQ. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới, phù hợp với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Việt Nam, là một mốc son quan trọng đánh dấu quá trình bắt đầu xây dựng một NNPQ của dân, do dân và vì dân. Theo Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [45, tr.515]. Còn chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân bầu ra, vì vậy, “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: Người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” [43, tr.48]. Đây là một trong những vấn đề hết sức căn bản trong xây dựng nhà nước kiểu mới, NNPQ của dân, do nhân dân làm chủ, mà Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. Người viết: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” [40, tr.238]. Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là “công bộc” của dân.

Nhà nước phải thể hiện ý chí quyền lực của dân, mưu cầu hạnh phúc cho dân, phấn đấu đem lại lợi ích cho dân, thỏa mãn những nhu cầu hợp lý của các tầng

Page 55: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

50

lớp nhân dân trong xã hội. Đó là một Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Những lợi ích và nhu cầu đó lại phải được thực hiện một cách công bằng, dân chủ, văn minh, chính đáng, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa phát triển các cá nhân với mục tiêu phát triển xã hội. Đồng thời, lại phải chăm lo giải quyết những vấn đề bức xúc hàng ngày của dân tộc, của đất nước.

Bên cạnh việc khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Hồ Chí

Minh còn chỉ ra rằng vấn đề quan trọng hơn cả là “luật pháp cũng phải được thi

hành nghiêm túc, không trừ một ai” [44, tr.178]. Người đòi hỏi pháp luật của Việt

Nam phải “thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm

nghề nghiệp gì” [46, tr.127]. Với cương vị đứng đầu nhà nước, Chính phủ, Hồ Chí

Minh nghiêm khắc đòi hỏi mọi tổ chức đảng, chính quyền, quân đội, đoàn thể phải

tuân thủ Hiến pháp, hoạt động theo pháp luật, không một ai đứng trên hay đứng

ngoài pháp luật, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Chính Người là một tấm

gương sáng về tinh thần sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước dân chủ và pháp quyền tất yếu

phải có một cơ cấu tổ chức và một cơ chế hoạt động thích ứng phù hợp, nhất quán

với bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo Hiến pháp 1946, 1959, dưới sự

chỉ đạo trực tiếp soạn thảo của Hồ Chí Minh, bộ máy nhà nước của nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa hướng vào các tiêu chuẩn: Có một chính sách bầu cử phổ thông

đầu phiếu trên cơ sở tự do ứng cử và bầu cử; một quốc hội lập hiến và lập pháp rộng

rãi đại diện cho tiếng nói của quốc dân; một bộ máy nhà nước được phân công rành

mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, nhất là ở cấp trung ương; một nền

hành chính mạnh tập trung vô tư và khách quan hết lòng phục vụ nhân dân; một nền

tư pháp với nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, thực hiện công bằng và bình

đẳng xã hội; một cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả do nhân dân thực hiện.

Nhà nước pháp quyền theo Hồ Chí Minh là nhà nước thật sự dân chủ. Trong

quá trình hoạt động cách mạng ở nhiều nước, cùng với việc tiếp thu chủ nghĩa Mác

- Lênin, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một cách khá rõ mặt tích cực và hạn chế của

nền dân chủ tư sản. Vận dụng vào Việt Nam, Người chủ trương xây dựng một nền

dân chủ đích thực - dân chủ XHCN, một nền dân chủ cao hơn về chất so với dân

Page 56: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

51

chủ tư sản. Khái niệm “nhân dân làm chủ quyền lực nhà nước”, “quyền lực thuộc

về nhân dân” không phải là khái niệm chung chung mà trở thành luận điểm cơ bản

xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà nước, thành nguyên tắc cơ bản

hàng đầu trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam. Quyền

lực của nhân dân thể hiện trước hết ở việc dân cử ra chính quyền từ xã đến Chính

phủ trung ương, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng nhà nước và các

tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng do mình lập ra, quản lý, kiểm soát toàn bộ hoạt

động của bộ máy và nhân viên nhà nước. Với Hồ Chí Minh, dân chủ tức là dân là

chủ và dân làm chủ. Dân chủ là tài sản quý giá nhất của nhân dân, là chìa khóa của

tiến bộ và phát triển. Dân chủ chỉ có được khi gắn liền với pháp luật, kỷ cương để

bảo đảm cho mọi hoạt động diễn ra một cách có tổ chức, cùng hướng tới mục tiêu

vì lợi ích chung của đất nước và lợi ích riêng của mỗi người. Người yêu cầu:

Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà [39, tr.374].

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng một chính quyền sáng suốt, mạnh mẽ, một

nhà nước trong sạch, có hiệu lực, một nền hành chính vững mạnh... Hồ Chí Minh đã

chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có đạo đức, gương mẫu chấp

hành pháp luật. Đó là những người am hiểu pháp luật, nắm vững ngành nghề

chuyên môn và hết lòng phục vụ nhân dân. Ngay trong kháng chiến chống Pháp,

Người đã từng căn dặn, người công chức phải đem hết sức lực và tâm trí theo

đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc. Trong vấn đề

này một lần nữa, có thể thấy bộc lộ rõ rệt tư tưởng xây dựng một bộ máy nhà nước

kiểu mới, một NNPQ có những viên chức được tiêu chuẩn hóa, có đức có tài.

Trong sự nghiệp lãnh đạo Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch

Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ và pháp luật, giữa tư

tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, giữa tinh hoa của văn minh nhân

loại với truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam về xây dựng một nhà nước kiểu

Page 57: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

52

mới - NNPQ của dân, do dân, vì dân. Tất cả đều hướng tới mục tiêu dân giàu nước

mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về

NNPQ là sự phát triển sáng tạo các giá trị tiến bộ của tư tưởng NNPQ trong điều

kiện cách mạng Việt Nam.

Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi hết sức to lớn, vẻ vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) lần đầu tiên Đảng CSVN chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đề ra những biện pháp thiết thực nhằm xây dựng và hoàn thiện về mọi mặt bộ máy nhà nước, xây dựng kỷ cương xã hội và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân; và đặc biệt Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa VII) đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc cụ thể hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII là hội nghị chuyên bàn về nhà nước “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Sau khi đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước Việt Nam và những yêu cầu trước tình hình mới, văn kiện Hội nghị đã nêu 5 quan điểm cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng kiện toàn bộ máy nhà nước cụ thể là:

Một là, xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng CSVN lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân;

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp;

Ba là, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;

Page 58: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

53

Bốn là, tăng cường pháp chế XHCN; xây dựng NNPQ Việt Nam quản lý xã

hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức XHCN;

Năm là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Do khoảng thời gian từ Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương

khóa VII đến Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII tương đối ngắn nên các quan điểm

về NNPQ trong Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII về cơ bản giống như

Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII; Văn kiện

Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII cũng nhắc lại năm quan điểm và các nhiệm vụ

xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, phần nội dung nhiệm vụ được

cụ thể hơn.

Để triển khai nội dung các quan điểm về NNPQ của Đại hội VIII của Đảng

CSVN; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định:

Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,

là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.Quyền lực nhà nước là

thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã

hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công

dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật [11, tr.131-132].

Đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về NNPQ XHCN

trong điều kiện mới. Xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam chính là xây dựng một

nhà nước thực sự của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân

đạo, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Nhà nước được tổ chức và vận hành một

cách khoa học phù hợp với thực tiễn đất nước, có cơ chế hiệu quả và an toàn ngăn

chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của công dân; tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật,

chịu sự điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp

luật vì con người.

Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội

khóa X, Quốc hội đã thông qua Nghị Quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

của Hiến pháp 1992 mà theo đó Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

Page 59: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

54

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc nhân dân.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [12, tr.45].

Tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ XI cũng khẳng định:

Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giải quyết đúng mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường [13, tr.246].

Đồng thời quyết định 4 nội dung quan trọng để đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN như: + Nâng cao nhận thức về xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam + Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước + Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới + Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Những quan điểm, định hướng của Đảng CSVN và những quy định này của Hiến pháp năm 1992, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong Hiến pháp năm 2013. Điều 2 của Hiến pháp năm 2013 quy định một cách toàn diện, đầy đủ và sâu

Page 60: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

55

sắc về NNPQ XHCN Việt Nam, đặc biệt đã bổ sung yếu tố kiểm soát quyền lực nhà nước cùng với phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, tạo cơ chế đồng bộ về phân công và giám sát quyền lực trong NNPQ XHCN. Cụ thể Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công dân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

2.3. TƯ TƯỞNG KAY-SÓN PHÔM-VI-HÁN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN về NNPQ là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực trong tư tưởng pháp quyền của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ở phương Đông, phương Tây vào việc xây dựng một nhà nước kiểu mới phù hợp với thực tế CHDCND Lào.

Mặc dù, trong di sản lý luận của Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã đề cập đến khái niệm và quan điểm về xây dựng NNPQ, nhưng đến hiện nay quan điểm của Người vẫn chưa được chính thức đưa vào Văn kiện của Đảng NDCM Lào. Nếu xét về nội dung khoa học của tư tưởng về NNPQ trong lịch sử tư tưởng nhân loại thì những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN về nhà nước và pháp luật kiểu mới, về xây dựng NNPQ đã thể hiện khá đầy đủ những đặc trưng, nội dung cơ bản của việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách bộ máy nhà nước nói chung và xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay nói riêng, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa

Page 61: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

56

Mác-Lênin và tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của CHDCND Lào.

Qua 4 tác phẩm của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN, có thể khái quát nội dung chủ yếu về NNPQ như sau:

Thứ nhất, tư tưởng về nhà nước kiểu mới là nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân với một nền dân chủ triệt để

Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN luôn khẳng định sức mạnh của nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; vì vậy, phải xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Người đã chỉ rõ trong bài viết: “Cải cách và tăng cường hiệu quả của nhà nước dân chủ nhân dân để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ mới”:

Đổi mới hoạt động Nhà nước theo hướng tiếp tục xây dựng và phát huy chế độ dân chủ nhân dân, làm cho Nhà nước của chúng ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân, phát huy dân chủ trong xã hội, khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước bằng việc đóng góp ý kiến vào chính sách, vào quy chế pháp luật của Nhà nước, nhất là về Hiến pháp [110, tr.442].

Theo Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhà nước mà trong đó tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhà nước của dân là nhà nước do nhân dân làm chủ. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế. Nhà nước do dân là nhà nước mà nhân dân trực tiếp dựng lên. Cán bộ trong các cơ quan của chính quyền do dân lựa chọn bầu ra. Tài chính của nhà nước do nhân dân đóng góp. Chính sách, pháp luật, cơ cấu tổ chức nhà nước do nhân dân tham gia xây dựng. Các hoạt động của nhà nước đặt dưới sự giám sát của nhân dân. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân,

Page 62: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

57

lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhà nước của dân, nhà nước do dân thì điều tất yếu dẫn tới hệ quả nhà nước vì dân. Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lời ích và nguyện vọng của nhân dân. Tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về một nhà nước vì dân là cơ quan nhà nước và cán bộ công chức phải lấy phục vụ nhân dân làm mục đích chính, không có đặc quyền đặc lợi. Người viết:

Thường xuyên thông tin cho nhân dân về các hoạt động của nhà nước. Tổ chức bầu cử các cơ quan đại diện của nhân dân và lấy ý kiến của nhân dân về các quốc sách, chính sách và pháp luật, về tổ chức và phong cách làm việc, thái độ phục vụ nhân dân của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Làm như vậy là để thực hiện quyền làm chủ và quyền kiểm tra của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước [109, tr.479].

Đây là tư tưởng mới mẻ, nhất quán, nổi bật trong cuộc đời của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN.

Từ những tư tưởng đó của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN, đặt ra vấn đề là phải xây dựng những thiết chế mới bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ của họ trong xây dựng nhà nước, trong quản lý nhà nước và xã hội. Phải làm sao để nhân dân có thực quyền, khắc phục được dân chủ hình thức. Hiện nay, việc xây dựng NNPQ dân chủ phải được thực hiện trong thực tế quy chế dân chủ ở cơ sở; quy định chế độ nhân dân kiểm tra, giám sát, góp ý kiến cho các cơ quan, cán bộ công chức; xây dựng chế độ các cơ quan nhà nước báo cáo công việc để dân biết, cần mạnh dạn phân cấp cho chính quyền cơ sở và quy định những loại việc phải đưa dân bàn và dân quyết định.

Thứ hai, tư tưởng về một nhà nước có hiệu lực mạnh mẽ, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp

Nhà nước pháp quyền tất yếu phải có một cơ cấu tổ chức và một cơ chế hoạt động thích hợp để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả. Vào những năm đầu của nước CHDCND Lào, mặc dù không trực tiếp nói đến sự phân công rành mạch ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng tư tưởng phân công quyền lực đó được đúc kết và thể hiện rõ ràng trong Hiến pháp năm 1991 do Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN trực tiếp chỉ đạo xây dựng. Theo Hiến pháp 1991 thì: Quốc hội là cơ quan lập pháp có quyền quyết định những vấn đề cơ bản của đất nước và giám sát hoạt động

Page 63: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

58

của cơ quan hành pháp và tư pháp (Điều 39). Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc (Điều 56). Trong Chương VIII của Hiến pháp 1991, Tòa án nhân dân và Viện kiềm sát nhân dân được xác định là cơ quan tư pháp. Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước gồm có Tòa án Nhân dân tốt cao, Tòa án Nhân dân tỉnh - thành, Tòa án Nhân dân huyện và Tòa án Quân sự (Điều 65). Còn Viện kiểm sát Nhân dân có quyền và nhiệm vụ theo dõi kiểm tra thực hiện pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan quần chúng, các cơ quan tổ chức xã hội, các cơ quan hành chính địa phương, các doanh nghiệp, các cán bộ công chức, công dân và thực hiện quyền truy tố. Viện kiểm sát Nhân dân gồm có: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh - thành và huyện, Viện kiểm sát Quân sự (Điều 72). Theo Hiến pháp 1991 quy định mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ như là một cơ chế phối hợp và kiểm soát thông qua thể chế về chất vấn, quyền tín nhiệm hay không tín nhiệm đối với các thành viên chính phủ về trách nhiệm của Chủ tịch nước, của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan tư pháp tư pháp được tổ chức và hoạt động trong sự độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp. Không một cơ quan nào được can thiệp vào hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp. Và những ý tưởng trên đây được thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi bổ sung 2003 của nước CHDCND Lào.

Như vậy, tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về cách tổ chức quyền lực thể hiện qua Hiến pháp 1991 hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đương thời. Không chỉ dừng lại ở cơ cấu tổ chức bộ máy trong sự phân công quyền lực hợp lý, bảo đảm cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền lực của mình, trong tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về một nhà nước có hiệu lực, hiệu quả còn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người luôn đề ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền nhà nước, thông qua cán bộ, công chức mà thể hiện trách nhiệm trước nhân dân. Muốn thế, cán bộ vừa phải biết công việc quản lý nhà nước, vừa phải nêu cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Và Người đã hiểu rõ một trong những nguy cơ giảm hiệu lực của chính quyền là nạn tham nhũng, quan liêu. Tại Hội nghị Tổ chức cán bộ Toàn quốc lần thứ VII, Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN nhấn mạnh: “Tăng cường kiểm soát và

Page 64: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

59

kiểm tra ngân sách nhà nước… Trừng phạt hợp lý đối với người vi phạm kỷ luật ngân sách, người lợi dụng chức vụ nhà nước tham nhũng, ăn hối lộ…” [109, tr.474]. Một nhà nước được xem là NNPQ không bao giờ chấp nhận nạn tham nhũng và tệ quan liêu.

Thứ ba, nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật là nguyên tắc có tính

hiến định xác lập các cơ sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội giữa

công dân với công dân, giữa công dân với nhà nước, giữa nhà nước với các tổ chức

xã hội. Sự đổi mới pháp luật tăng cường pháp chế đang được tiến hành trên cả ba

lĩnh vực cơ bản: Xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật. Trong

bài viết “Nhà nước pháp quyền và đặc điểm xây dựng pháp luật trong điều kiện của

chế độ dân chủ nhân dân” Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã cho rằng:

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đề cao pháp luật và ý thức chấp hành

pháp luật của công dân đã trở thành thói quen của đời sống hàng ngày.

Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước thực hiện nghĩa vụ

đối với công dân và công dân cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với

Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền phải thông qua

một quá trình lâu dài, mà phụ thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế-xã

hội của đất nước, phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, giác ngộ chính trị của

nhân dân công dân và cùng nhiều điều kiện khác [110, tr.500].

Như vậy, nội dung quan trọng của NNPQ theo Kay-són PHÔM-VI-HÁN là

khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân, trong đó nhà nước là của

nhân dân chứ không phải nhân dân là của nhà nước, NNPQ đề cao tính hợp hiến,

hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhà nước chỉ được

làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp

luật không cấm. Một mặt pháp luật đảm bảo cho sự phát triển tự do tối đa của nhân

dân, mặt khác pháp luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, trong đó không

chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu

chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong

Page 65: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

60

NNPQ gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau tạo nên bản chất của NNPQ

trong lịch sử nhân loại.

Thứ tư, tư tưởng về một nền pháp luật dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên thực tế

Qua các tác phẩm của Chủ tịch Cay xon PHÔM VI HÁN và những lời dạy thực tiễn của Người trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, có thể thấy rõ một quan điểm hoàn chỉnh trong tư tưởng Cay xon PHÔM VI HÁN về pháp luật, đó là các quan niệm về pháp luật, vai trò, tác dụng của pháp luật, cách thức ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Người viết:

Nhà nước phát huy dân chủ trong việc xây dựng pháp luật. Muốn cho pháp luật sát với thực tiễn, phản ánh ý chí, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng và phù hợp với năng lực thực hiện của nhân dân, chúng ta phải tranh thủ lấy ý kiến của quần chúng đối với đạo luật đó. Có nghĩa là, trước thông qua luật, ban hành một đạo luật nào đó, thì trước hết phải thông qua việc lấy ý kiến của nhân dân các tầng lớp, mà không phải làm riêng trong “phạm vi hẹp” của chuyên viên hoặc Ủy ban pháp luật của Quốc hội [110, tr.505].

Từ đó, Cay xon PHÔM VI HÁN cho rằng, pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, nhưng dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật chứ không phải là thứ dân chủ vô chính phủ. Trong tư tưởng Cay xon PHÔM VI HÁN một nhà nước có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước theo pháp luật và làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được tôn trọng và phải được thể chế hóa bằng pháp luật. Pháp luật càng quy định cụ thể và chặt chẽ chừng nào thì quyền của công dân được bảo đảm đến chừng ấy.

Không chỉ dừng lại ở việc ban hành pháp luật, Chủ tịch Cay xon PHÔM VI HÁN còn chăm lo đến việc tuyên truyền pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo ra cơ chế cho pháp luật được thi hành, đồng thời tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. Người coi giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân là một việc làm kiên trì, lâu dài. Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN cũng thường nhắc nhở cán bộ phải lo làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình. Công dân hiểu

Page 66: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

61

được pháp luật, hiểu được tinh thần và nội dung của pháp luật để tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, để rồi tự bảo vệ được quyền của mình, đó là một yêu cầu quan trọng của NNPQ, một nhà nước của dân, do dân và vì dân mà Chủ tịch Cay xon PHÔM VI HÁN suốt đời theo đuổi.

Thứ năm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Cay xon PHÔM VI HÁN còn là một nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc CHDCND Lào

Chủ tịch Cay xon PHÔM VI HÁN hiểu rất sâu sắc tư tưởng của Lênin về vai trò của nhân tố dân tộc và đường lối giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc trong nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới…

Trung thành với mục tiêu, lý tưởng cộng sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Cay xon PHÔM VI HÁN về nước CHDCND Lào, trước hết là tư tưởng về một nhà nước mang tính dân tộc sâu sắc - nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc. Điều này thể hiện rõ qua Hiến pháp 1991 do Người trực tiếp chỉ đạo soạn thảo. Điều 1, Hiến pháp 1991 ghi rõ: “…Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước thống nhất của các bộ tộc Lào không thể tách nhau được”. Điều 8 ghi rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết và công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc. Các dân tộc đều có quyền bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống, văn hóa tốt đẹp của mình và của đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ và phân biệt đối xử giữa các dân tộc”. Sự sáng tạo của tư tưởng Cay xon PHÔM VI HÁN về bản chất nhà nước là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phạm trù dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân tộc và thời đại, dân chủ nhân dân và chuyên chính vô sản.

Thứ sáu, Kay-són PHÔM-VI-HÁN về sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước

Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng NDCM Lào, Người rất quan tâm đến vấn đề Đảng cầm quyền hay Đảng nắm chính quyền. Tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về nhà nước có một điều rất quan trọng đó là vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước ngay từ khi Nhà nước được thành lập. Đảng lãnh đạo nhà nước là một nguyên tắc bất di bất dịch trong toàn bộ quá trình xây dựng, củng cố và phát triển của nước CHDCND

Page 67: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

62

Lào. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước. Đảng NDCM Lào không chỉ lãnh đạo chính quyền mà còn lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Tư tưởng đó của Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã được thể hiện rõ trong bài viết: “Sự đổi mới trong hệ thống chính trị”, trong đó “Đảng nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan tham mưu chính trị và là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động các bộ tộc Lào yêu nước, là hạt nhân lãnh đạo thống nhất của toàn hệ thống chính trị, của mọi hoạt động của Nhà nước và của xã hội” [109, tr.466].

Như vậy, Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhà nước thông qua những chủ trương,

đường lối, thông qua tổ chức của mình trong bộ máy nhà nước, thể chế hóa đường

lối thành pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động của các đảng viên trong bộ máy

nhà nước; Đảng không bao biện và làm thay nhà nước.

2.4. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

2.4.1. Tiền đề và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân

Chủ trương xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân ở CHDCND Lào

phản ánh tính tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn trong quá trình xây dựng

và phát triển của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tính tất yếu khách

quan của việc xây dựng NNPQ xuất phát từ định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội

mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh. Đảng NDCM Lào khẳng định, để đạt được mục tiêu đó

thì cần phải xây dựng nền KTTT định hướng XHCN và một NNPQ dưới sự lãnh

đạo của Đảng NDCM Lào. Tính tất yếu khách quan đó cũng còn xuất phát từ tình

hình, đặc điểm của thời đại với xu hướng toàn cầu hóa. Nhu cầu phát triển KTTT,

hội nhập và hợp tác quốc tế đòi hỏi phải đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động

của nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho nhà nước ngày càng vững mạnh, có

hiệu lực, hiệu quả, có đủ năng lực và sức mạnh giải quyết các nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội, thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm

độc lập tự chủ và chủ động hội nhập sâu vào đời sống quốc tế.

Page 68: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

63

Trên cơ sở nhận thức rõ tính tất yếu khách quan đó, quá trình đổi mới tư duy pháp lý, hình thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng NNPQ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của Đảng NDCM Lào gắn liền với quá trình hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước Lào từ những tiền đề sau:

- Về kinh tế, đó là xây dựng nền KTTT định hướng XHCN. Trong hơn 30 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Lào, Đảng NDCM Lào đã khẳng định chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Sự ra đời và vận hành nền KTTT định hướng XHCN đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi phải đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là hoàn thiện thể chế KTTT; đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý kinh tế - xã hội, phải quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Về mặt lý luận, NNPQ chỉ có thể ra đời và hoàn thiện khi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Cùng với việc đề ra chủ trương về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, Đảng NDCM Lào cũng đề ra những chủ trương đúng đắn về chính trị, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở cho việc xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân.

- Về chính trị, tư tưởng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước và pháp luật với chế độ dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Chế độ dân chủ nhân dân là điều kiện cơ bản để tạo ra một đời sống dân chủ rộng rãi trong xã hội, có tính thống nhất và ổn định cao. Đảng NDCM Lào gắn bó với đất nước, với nhân dân và các bộ tộc Lào trong quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng xã hội mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, hệ thống các tổ chức chính trị, xã hội của nhân dân được tổ chức và hoạt động theo đường lối, chính sách, pháp luật thống nhất, tạo sự ổn định về mọi mặt, thống nhất giữa trung ương và địa phương, nhân dân các bộ tộc Lào đoàn kết, chung lòng xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

- Về cơ sở xã hội, đó là khối đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào. Lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã cho thấy sức mạnh to lớn của khối đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào. Trong quá trình đổi mới, sức mạnh đó lại càng được thể hiện một cách mạnh

Page 69: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

64

mẽ, tạo cơ sở xã hội mạnh mẽ và vững chắc cho việc xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào. Nền KTTT định hướng XHCN có những ưu thế và hạn chế của nó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, chủ trương giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội được thực hiện. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để bảo đảm ổn định chính trị, đoàn kết các giai tầng, lực lượng xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển, xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Trong quá trình hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, trên mọi mặt của đời sống xã hội Lào đã có những biến đổi rất cơ bản, toàn diện, những kinh nghiệm bước đầu về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân là cơ sở thực tiễn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng NNPQ trong thời gian tới. Trong đổi mới tư duy về đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới nhận thức về nhà nước và pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đảng NDCM Lào đã khẳng định đúng đắn chủ trương phải xây dựng NNPQ và đã hình thành, phát triển một hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng NNPQ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đảng đã có nhiều quyết sách có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Hệ thống chính trị đã có sự đổi mới quan trọng, dân chủ ngày càng đi vào thực chất hơn, thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng hoạt động của Quốc hội, ở việc nhân dân ngày càng tham gia tích cực vào việc thảo luận góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào với Nhà nước đã có bước đổi mới, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đồng thời phát huy vai trò chủ động, tích cực của Nhà nước. Mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, đoàn thể xã hội được tăng cường và được thể chế hóa một bước, nhiều đoàn thể xã hội đã tích cực tham gia vào các công việc của Nhà nước.

Việc xây dựng NNPQ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đòi hỏi phải tính đến những yếu tố (điều kiện) có tính đặc thù của xã hội Lào. Có thể khái quát về các yếu tố đó như sau:

Thứ nhất, về trình độ phát triển kinh tế, Lào là một trong những nước kém phát triển về kinh tế, nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ

Page 70: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

65

hẹp, tư liệu sản xuất phân tán; kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp còn chiếm tỷ lệ lớn; các hoạt động công nghiệp, ngoại thương đã bước đầu có sự phát triển, nhất là trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, nền kinh tế của Lào về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, trình độ phân công lao động xã hội chưa cao, nền sản xuất hàng hóa chưa phát triển.

Thứ hai, về dân tộc, dân số và lao động, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nước có đa dạng về tộc người. Trong dân số 6,644,009 người và cả nước có 49 dân tộc (Thống kê quốc gia năm 2013) có tiếng nói, phong tục tập quán, trình độ văn hóa, kinh tế, môi trường sinh hoạt…khác nhau, chủ yếu là dân cư hợp thành cộng đồng quốc gia dân tộc Lào. Dân tộc nào sinh sống trên vùng đồng bằng sẽ có điều kiện tốt hơn dân tộc sinh sống trên vùng núi cao về kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông…

Ở nước CHDCND Lào đất rộng người thưa, mật độ dân số của Lào thấp, khoảng 24 người/km2, người lao động trong độ tuổi chiếm 48%, trong đó khoảng 80% là lao động nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn ít và phân bố không đều. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng nguồn nhân lực mà còn làm chậm khả năng tiếp cận và tiếp thu các công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và là làm cho vi phạm pháp luật ngày càng tăng và trầm trọng hơn trong công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, về văn hóa, truyền thống, Lào là một nước có nhiều bộ tộc. Từ xa xưa, nhân dân các bộ tộc Lào đã có tinh thần tập thể cao, sống đoàn kết, chan hòa trong cộng đồng. Người Lào có cách ứng xử chừng mực, đôn hậu, yêu hòa bình, hữu nghị. Hiện nay, mặc dù cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các làng, bản được sắp xếp, tổ chức lại theo kế hoạch của nhà nước, những điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông, điều kiện sinh hoạt đã có nhiều thay đổi, thuận lợi hơn, nhưng các quan hệ và cách ứng xử đó về cơ bản vẫn được tiếp tục phát triển.

Trong xã hội Lào, đạo Phật đã trở thành quốc đạo từ thế kỷ XIV và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Lào; những quan điểm, giáo lý của Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống của đông đảo nhân dân các bộ tộc Lào. Ngày nay, CHDCND Lào bước vào thời kỳ xây dựng đất nước phát triển theo định hướng XHCN, các giá

Page 71: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

66

trị cơ bản của đạo Phật vẫn được duy trì và bảo vệ, Phật giáo vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội Lào, nhân dân các bộ tộc Lào sống với nhau theo tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng đạo lý, pháp luật, bảo vệ chân lý, công lý.

Thứ tư, về đặc điểm giai cấp, xuất phát từ đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

của Lào, giai cấp nông dân chiếm số đông, giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức còn

chiếm tỷ lệ chưa cao. Trong thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu của sự phát triển xã hội,

đội ngũ trí thức và giai cấp công nhân được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, về cơ bản cấu trúc giai tầng xã hội ở CHDCND Lào vẫn chưa có sự biến

đổi lớn.

- Về đặc điểm pháp luật, trước năm 1975, hệ thống pháp luật của Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào chưa phát triển. Sau năm 1975, Đảng NDCM Lào và Nhà

nước Lào đã từng bước hướng tới sự quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nhiều văn

bản pháp luật quan trọng đã được ban hành. Đến năm 1991, Nhà nước Lào đã ban

hành Hiến pháp, tạo cơ sở cho việc hình thành một hệ thống pháp luật nhằm đáp

ứng yêu cầu xây dựng NNPQ. Cho đến nay, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào đã ban hành hơn 100 đạo luật, hàng trăm pháp lệnh, nghị định và nhiều văn bản

quy phạm pháp luật khác, hệ thống pháp luật ngày càng phát triển, công tác tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục được tăng cường, ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân

được nâng lên, sự quản lý nhà nước bằng pháp luật ngày càng được chú trọng và đạt

được những kết quả quan trọng.

2.4.2. Bản chất của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bản chất nhà nước là một trong những vấn đề trọng yếu nhất nhưng đồng

thời cũng là một trong những vấn đề khó nhất và phức tạp nhất, được nhiều người,

nhiều giới quan tâm sâu sắc. Xuất phát từ tầm quan trọng, tính phức tạp và khó

khăn đó mà trong mọi thời đại, vấn đề bản chất nhà nước luôn luôn là đối tượng

nghiên cứu của hầu hết các khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có luật học và nó

đã “trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và tranh luận chính trị” [63, tr.31]. Trong xây dựng NNPQ, vấn đề bản chất nhà nước vẫn cần được xác định để tạo cơ

Page 72: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

67

sở cho việc thống nhất nhận thức, xác định mục tiêu, xây dựng chính sách, pháp

luật và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Theo nguyên lý chung, bản chất nhà nước bao giờ cũng thể hiện ở tính chính

trị (tính giai cấp) và tính xã hội. Đó là hai mặt của một vấn đề thống nhất, không thể

chỉ nhấn mạnh thuộc tính giai cấp mà coi nhẹ thuộc tính xã hội của nhà nước và

ngược lại. Đối với NNPQ, bản chất đó vẫn được thể hiện rõ nét, đồng thời nó còn

được bổ sung một tính chất quan trọng đó là tính pháp quyền. Tính pháp quyền

được thể hiện ở những khía cạnh chính là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo

hiến pháp và pháp luật; quản lý xã hội bằng pháp luật; dân chủ, quyền con người,

quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật.

Bản chất của NNPQ CHDCND Lào cũng thể hiện những tính chất chung

đó, đồng thời còn phản ánh những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện, hoàn

cảnh của CHDCND Lào. Có thể khái quát về bản chất của NNPQ CHDCND

Lào như sau: Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nhà nước dân

chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Quyền

làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo đảm thông qua

hoạt động của hệ thống chính trị với Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo.

Đây là quan điểm quan trọng khẳng định bản chất giai cấp của Nhà nước

Lào, đồng thời là định hướng quan trọng cho việc giải quyết hài hòa mối quan hệ

giữa tính giai cấp với tính xã hội của Nhà nước. Theo đó, toàn bộ quá trình tổ chức

và hoạt động của Nhà nước trong mọi lĩnh vực từ chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội,

an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng và thực hiện pháp luật đến tổ chức cán

bộ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM

Lào, phải quán triệt và thể hiện sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN và quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước

và pháp luật; phải xuất phát từ tính thống nhất về lợi ích cơ bản của giai cấp công

nhân với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc; phải được thực hiện bằng

pháp luật và dân chủ.

Page 73: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

68

Quan điểm này được khẳng định và thể hiện nhất quán trong tư tưởng của

Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và trong các văn kiện quan trọng của Đảng

NDCM Lào.

Nói về tính giai cấp và vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước và xã hội, Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã khẳng định: “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan tham mưu chính trị và là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động các bộ tộc Lào yêu nước, là hạt nhân lãnh đạo thống nhất của toàn hệ thống chính trị, của mọi hoạt động của Nhà nước và của xã hội” [109, tr.466]. Nói về tính giai cấp có mối quan hệ mật thiết với tính nhân dân, Theo Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN nhấn mạnh: “Tính nhân dân của Nhà nước thể hiện ở chỗ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân được từng bước giáo dục, nâng cao trình độ để phát huy quyền làm chủ toàn bộ của đất nước, chủ động tham gia vào quản lý nhà nước” [110, tr.448].

Bản chất Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn cần phải thể hiện sâu sắc tính chất dân tộc, thể hiện bản sắc của nhân dân các bộ tộc Lào. Tính dân tộc của NNPQ CHDCND Lào được thể hiện ở chỗ, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thể hiện, kế thừa và phát huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo cho mọi lợi ích của cộng đồng dân tộc, thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, là động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước có bản chất dân chủ. Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN khẳng định rằng:

Tính chất dân chủ của nhà nước ta là dân chủ của đại đa số nhân dân, là dân chủ có tổ chức, có sự lãnh đạo và trong khuôn khổ pháp luật, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chế độ mới, mà không phải dân chủ tùy ý kiểu dân chủ tự do. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng, dân chủ và quyền lợi chính đáng của công dân, đồng thời công dân cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình [110, tr.448].

Như vậy, bản chất dân chủ của NNPQ CHDCND Lào được thể hiện ở quyền làm chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội được bảo đảm bằng pháp

Page 74: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

69

luật, cơ chế và chính sách được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mở mang dân trí. Dân chủ trong NNPQ CHDCND Lào luôn gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và pháp chế. Bản chất dân chủ của NNPQ CHDCND Lào còn được thể hiện ở chỗ: NNPQ CHDCND Lào luôn tôn trọng và bảo đảm quyền công dân và quyền con người. NNPQ CHDCND Lào xác định việc giải phóng con người phải gắn với và phụ thuộc vào giải phóng giai cấp, dân tộc và xã hội. Các quyền và lợi ích cá nhân luôn được NNPQ CHDCND Lào tôn trọng và bảo vệ. Lợi ích cá nhân được kết hợp hài hòa với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ảo tưởng là có thể thiết lập được ngay một nền dân chủ XHCN hoàn toàn và triệt để. Bởi vì việc xây dựng NNPQ và nền dân chủ XHCN là một quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi phải có sự tìm tòi, thử nghiệm công phu và hoàn thiện từng bước.

Trong các văn kiện của Đảng NDCM Lào, quan điểm về bản chất Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào luôn là một trong những nội dung quan trọng và được thể hiện nhất quán. Trong phần “Phát huy dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào” của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân của chúng ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Phát huy dân chủ phải nâng cao vai trò chủ quyền của nhân dân, quyền và lợi ích của nhân dân” [103, tr.59].

Như vậy, bản chất của nhà nước nói chung và bản chất của Nhà nước CHDCND Lào nói riêng là vấn đề hết sức sâu sắc, phức tạp, tinh tế và nhạy cảm, vì vậy khi tiếp cận vấn đề này cần có quan điểm khoa học, khách quan, toàn diện. Để xây dựng được NNPQ ở CHDCND Lào thì trước hết phải chú trọng tới vấn đề bản chất của nhà nước nói chung, đồng thời phải chú trọng vận dụng sáng tạo lý luận về NNPQ, tiếp thu những yếu tố hợp lý, những kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới và thực hiện những giải pháp để xây dựng mô hình NNPQ CHDCND Lào phù hợp với đặc điểm của đất nước Lào.

Trong những năm vừa qua, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thực hiện những giải pháp nhằm từng bước xây dựng NNPQ ở Lào theo hướng nói trên. Hiện nay, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào chủ trương:

Page 75: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

70

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, tăng cường khối đoàn kết dân tộc Lào dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng… Phát huy dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và các tổ chức xã hội, xây dựng bộ máy nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, không ngừng hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, củng cố công tác quốc phòng - an ninh toàn dân, giữ gìn vững chắc độc lập, dân chủ của dân tộc và chế độ mới, đảm bảo ổn định chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Tất cả điều đó là xây dựng nước Lào thành nước hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng góp phần vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ về mặt xã hội thế giới [116, tr.79-80].

2.4.3. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Từ sự phân tích về bản chất của Nhà nước CHDCND Lào, đối chiếu với

những đặc điểm chung của NNPQ hiện đại, có thể khắc họa những đặc điểm cơ bản

của NNPQ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như sau:

Một là: Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực

nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Đây là

một đặc trưng cơ bản, phản ánh bản chất của NNPQ Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào, đồng thời là nguyên tắc, là quan điểm chỉ đạo có tính quyết định đối với tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần

thứ VIII khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân của chúng ta là nhà nước của

dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Phát huy dân chủ

nhân dân phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và lợi ích của nhân dân” [103,

tr.59]. Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2015 của CHDCND Lào tiếp tục khẳng

định, cụ thể là:

Page 76: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

71

Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2); và “Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo đảm thông qua hoạt động của hệ thống chính trị với Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo (Điều 3).

Theo đó, quyền lực của nhân dân là quyền lực gốc, quyền lực nhà nước phải xuất phát từ quyền lực nhân dân và có mục đích phục vụ nhân dân; nhân dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các công việc nhà nước, giám sát hoạt động của nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, các công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân và có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực vào các công việc của nhà nước; các chủ trương, chính sách, pháp luật mà nhà nước ban hành phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và phải vì mục đích phục vụ nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu do mình bầu ra và ủy quyền trong bộ máy nhà nước nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm pháp luật.

Hai là: Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật

Nhà nước CHDCND Lào là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cuộc đấu tranh hơn năm mươi năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Lào vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng các dân tộc Lào và của từng cá nhân, từng con người. Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước.…luôn được Đảng và Nhà nước Lào dành sự quan tâm đặc biệt. Trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng NDCM Lào đã nêu quan điểm chỉ đạo về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Điều 6, Hiến pháp sửa đổi năm 2015 nước CHDCND Lào quy định:

Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân không bị xâm phạm bởi bất cứ ai. Tất cả các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước đều phải phổ biến và tạo nên nhận thức về tất cả các chính sách,

Page 77: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

72

quy định và pháp luật cho nhân dân và cùng với nhân dân, tổ chức thực hiện nghiêm tục để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tất cả các hành vi quan liêu, sách nhiễu gây phương hại đến danh dự, sức khỏe, tính mạng, lương tâm và tài sản của nhân dân đều bị cấm.

Trong NNPQ CHDCND Lào, các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… có cơ hội trở thành hiện thực vì được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện; các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân được nhà nước cam kết và bảo vệ bằng pháp luật. NNPQ phải đảm bảo cho mọi cá nhân có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lý để phát triển và có thể phát huy được những khả năng của mình. Quyền tự do và bình đẳng của công dân được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được nhà nước tạo điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện được các quyền của mình trong thực tế. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm bảo vệ các quyền tự do cá nhân, công dân. Công dân có quyền kiểm tra, giám sát và đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng chức trách, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của cộng đồng xã hội. Đồng thời NNPQ cũng đòi hỏi mỗi cá nhân, công dân có nghĩa vụ phải tôn trọng và chịu sự quản lý của nhà nước, sự điều hành và thực thi công cụ của cơ quan, người có thẩm quyền, phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình đối với nhà nước và đối với các chủ thể khác. Hiến pháp sửa đổi năm 2015 của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dành một chương riêng để quy định chi tiết các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương IV với 18 điều (Điều 34 - Điều51), tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền con người, quyền công dân.

Ba là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật

Trong NNPQ CHDCND Lào, Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên

Page 78: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

73

tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân.

Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của nhà nước và của cả tính chất chính trị, tính chất xã hội.

Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực

của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc

phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến

pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước

CHDCND Lào hiện nay.

Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo

đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật trong NNPQ

CHDCND Lào là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng

NDCM Lào trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Pháp luật thể

hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc

đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong NNPQ CHDCND Lào là nói đến

tính khách quan, tính dân chủ của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói

đến nhu cầu đặt ra pháp luật, thực hiện pháp luật một cách chung chung với mục

đích tự thân của nó. Pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính

chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến như công bằng, dân

chủ, bình đẳng, những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của

nhà nước và xã hội.

Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống

pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một

trật tự pháp luật và kỷ luật. Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là

lối sống có trật tự và lành mạnh nhất của xã hội. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành

Hiến pháp và pháp luật.

Page 79: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

74

Bốn là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội

Yêu cầu của NNPQ CHDCND Lào đòi hỏi Hiến pháp, pháp luật phải quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Nhà nước và các cơ quan của nhà nước chỉ hoạt động trên cơ sở quy định của Hiến pháp, pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời các chức năng, nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và tự do của công dân. Ngược lại, công dân phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Công dân không làm tròn nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, xâm hại lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trong tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng về Tuyên truyền, giải thích nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã quy định rõ: “...lấy pháp luật làm công cụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước đối với công dân, nhà nước chỉ có làm được theo pháp luật quy định, còn công dân thì làm được tất cả những gì mà pháp luật không cấm” [104, tr.54].

Năm là: Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Một trong những quan điểm cơ bản của việc xây dựng NNPQ XHCN là quan điểm về quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Đây là một quan điểm chính trị - pháp lý khái quát, thể hiện yêu cầu không có sự tập trung quyền lực cao độ vào một nhánh quyền lực nào theo kiểu phân lập mà các nhánh quyền lực này thống nhất ở mục tiêu chung của NNPQ XHCN.

Bắt đầu từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V (1991) cùng với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm về sự tồn

Page 80: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

75

tại của ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của CHDCND Lào các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trên cơ sở quan điểm định hướng của Đại hội VI đã nêu trên, các văn kiện Đảng NDCM Lào VII, VIII, IX tiếp tục bổ sung quan trọng:

Tăng cường vai trò của các cơ quan và đổi mới nhà nước dân chủ nhân dân theo hướng xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Tiếp tục đơn giản hóa bộ máy nhà nước, đổi mới các cơ quan nhà nước sao cho phù hợp với chiến lược quản trị nhà nước của Lào; Thực hiện cơ chế phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan lập pháp, hành chính và tư pháp dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng [104, tr.37].

Chính vì thế, quan điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trở thành nguyên tắc cơ bản chi phối quá trình cải cách và xây dựng bộ máy nhà nước của việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Về thực chất, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, quyền lập pháp được trao cho quốc hội, quyền hành pháp được trao cho chính phủ, quyền tư pháp được trao cho tòa án. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, có chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao các hoạt động của nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, tổ chức thực hiện trong thực tế các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành để thực hiện chức năng quản lý. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực cũng chỉ có tính tương đối, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn có mối quan hệ và tương tác với nhau trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Page 81: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

76

Sáu là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước

tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết

và phê chuẩn

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã từng bước

được khẳng định mạnh mẽ trong chính sách, pháp luật và trong hoạt động thực tiễn

nhiều mặt. Trong những năm qua, Nhà nước CHDCND Lào đã ký kết, gia nhập

nhiều điều ước quốc tế phục vụ cho chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là đường lối độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương

hóa, đa dạng hóa với tinh thần:

Đảng ta sẽ tích cực tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại và mở rộng

hợp tác quốc tế. Trước hết phải giữ vững đường lối đối ngoại hòa bình,

độc lập, hữu nghị và hợp tác thường xuyên; khuyến khích sự hợp tác đối

ngoại với phương thức nhiều hướng, đa phương hóa, đa dạng hóa trên

nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, mỗi bên cùng có lợi [104, tr.40].

Pháp luật là công cụ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ

nói trên. Các điều ước quốc tế một mặt yêu cầu nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào phải có giải pháp để hài hòa hóa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế,

nhưng mặt khác chính các điều ước quốc tế đang trở thành một bộ phận hữu cơ và

có tác động tích cực tới sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật quốc gia của Lào.

Việc Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thực hiện nghiêm chỉnh các điều

ước quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thực

thi pháp luật có hiệu quả, bảo đảm cho việc thực hiện tốt các chức năng của NNPQ

trong bối cảnh hiện nay.

Bảy là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước

do Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo

Ở nước CHDCND Lào, sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp

xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân là một tất yếu lịch sự và tất yếu khách

quan. Đối với cộng đồng các dân tộc Lào, sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối

Page 82: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

77

với Nhà nước, đối với xã hội không chỉ là tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan mà

còn là ở chỗ sự lãnh đạo đó còn có cơ sở đạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng.

Sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với đời sống xã hội và đời sống nhà

nước không những không mâu thuẫn với bản chất NNPQ nói chung mà còn là điều

kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của

dân, do dân và vì dân. Trong ý nghĩa ấy, NNPQ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM

Lào, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam

hành động là một trong những đặc trưng cơ bản của NNPQ Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào.

Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định

phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước CHDCND Lào thực

sự là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân

để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Nhà

nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng bằng các

hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia

quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...

2.5. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG

HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Chức năng của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là

những phương diện hoạt động chủ yếu phù hợp với bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ

của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được xác định tùy

thuộc vào đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế nhằm thực hiện những nhiệm

vụ đặt ra trước nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng. Nhà nước Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào là công cụ chủ yếu tổ chức và quản lý đời sống xã hội trên tất cả

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại;

nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn tổ chức thực hiện đường lối đổi mới

toàn diện, xây dựng cơ sở vật chất để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chức

Page 83: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

78

năng của Nhà nước được phân chia làm hai loại: chức năng đối nội và chức năng

đối ngoại.

2.5.1. Các chức năng đối nội 2.5.1.1. Chức năng tổ chức quản lý kinh tế Để thực hiện chức năng này phải nắm vững quan điểm và mục tiêu phát triển

đất nước, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiếp tục giải quyết tình trạng nghèo

đói, bảo đảm mức sống cơ bản cho nhân dân. Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội là

nhiệm vụ lịch sử trong thời đại mới của Đảng và Nhà nước; là yêu cầu cấp bách của

toàn dân. Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội thành công mới làm cho tư cách Đảng

cầm quyền bền vững, mới có cơ sở vật chất phát huy được tính chất ưu việt của chế

độ dân chủ nhân dân và làm cho nhân dân giàu có, hạnh phúc, đất nước thịnh

vượng, mạnh mẽ, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh trở thành hiện thực.

Nhưng muốn đạt được những mục tiêu ấy Nhà nước phải thực hiện tốt chức

năng tổ chức và quản lý kinh tế. Nhà nước phải nắm vững quyền đại diện sở hữu

toàn dân trong việc bố trí, phân phối và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của

đất nước một cách hợp lý trong phát triển, đó cũng là vì lợi ích chung của toàn đất

nước và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong đại gia đình quốc gia, kết

hợp hài hòa lợi ích của các thành phần trong xã hội, lấy lợi ích của người lao động

làm xuất phát điểm.

Về giải quyết đói, nghèo của nhân dân, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng

NDCM Lào, lần thứ IX đã khẳng định: “Đảng ta nhận thức việc giải quyết nghèo

đói, xây dựng sự ấm no của mỗi gia đình và phát triển nông thôn là nhiệm vụ trọng

tâm trong những năm tới và lâu dài mà mọi cơ quan từ Trung ương đến địa phương

phải tham gia với sự trách nhiệm cao” [104, tr.30]. Như vậy, việc giải quyết tình

trạng đói, nghèo của nhân dân là vấn đề then chốt trong phát triển kinh tế, tạo điều

kiện giúp hộ gia đình nghèo trở thành hộ gia đình đủ ăn đủ dùng, có nơi ăn chỗ ở và

có nghề nghiệp bền vững và các đồ dùng thiết yếu, được giáo dục và nhận các dịch

vụ y tế cấp cơ sở. Muốn đạt được mục tiêu đó Đại hội IX lại nhấn mạnh thêm:

Để làm cho việc giải quyết nghèo đói đạt được mục tiêu theo kế hoạch, Đảng và Nhà nước ta phải khẩn trương nghiên cứu và công bố chính

Page 84: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

79

sách và quy tắc khuyến khích ưu tiên đặc biệt với đầu tư của các phần kinh tế bao gồm nhà đầu tư nước ngoài vào trong phát triển nông thôn nằm trong khu vực còn khó khăn. Do vậy, phải quy định rõ khu vực còn khó khăn, khu vực trọng tâm phát triển của Trung ương, của tỉnh, của huyện... [104, tr.30].

Việc tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước là phương diện hoạt động hết

sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì nhà nước là người đại diện cho

ý chí và quyền lực của nhân dân lao động, là người chủ đại diện cho sở hữu toàn

dân đối với các tư liệu sản xuất, là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện

quản lý, kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia. Tổng kết kinh nghiệm quản lý

trong những năm đổi mới các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và nhất là

Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đã khẳng định rằng: “Tiếp tục quan

tâm đến khu vực kinh tế với tính cách là tâm điểm phát triển thông qua việc tập

trung mạnh mẽ vào mở rộng năng lực sản xuất và chuyển từ nền kinh tế thiên nhiên

sang kinh tế hàng hóa, xây dựng kinh tế thị trường theo hướng XHCN ngày càng

phát triển” [104, tr.29]. Muốn làm được điều đó trước hết phải khẩn trương sửa đổi

hệ thống pháp luật và các quy chế quản lý của Nhà nước; nhất là phải chú tâm sửa

đổi luật pháp và các quy chế liên quan đến kinh tế cho phù hợp với nguyên tắc

khách quan và cơ chế thị trường, cải cách quy chế điều hành và quản lý nhà nước

trong sạch, giải quyết triệt để các tàn dư của cơ chế cũ.

Như vậy, đối với chức năng quản lý kinh tế trước hết nhà nước phải củng cố

xây dựng pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật để có các chế tài đủ mạnh

trong quản lý kinh tế phù hợp với quy luật khách quan, có cơ chế điều tiết nền

KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước; trong đó kinh tế quốc

doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; xây

dựng thành phần kinh tế quốc doanh có hiệu quả, đủ sức thực hiện trong khâu phân

phối để bảo đảm cho việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong nền

kinh tế quốc dân; phát huy mạnh mẽ vai trò then chốt của khoa học, công nghệ

trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lào; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu

tư, kinh tế đối ngoại.

Page 85: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

80

2.5.1.2. Chức năng tổ chức, quản lý văn hóa, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, cùng với giáo dục - đào tạo, chuẩn bị nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm an sinh xã hội trong đó có yêu cầu, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội (người già, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người nhiễm HIV...) cũng là yêu cầu bức xúc thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, góp phần ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội. Xét một cách toàn diện, đây là chức năng quan trọng có tầm chiến lược tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Việc thực hiện chức năng này đòi hỏi phải có điều kiện vật chất, nghĩa là kinh tế phải phát triển mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng phát triển văn hóa, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng không có nghĩa là đợi kinh tế phát triển mới chăm lo văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội mà phải kết hợp ngay trong từng bước phát triển kinh tế, phải coi việc phát triển văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế. Thực hiện chức năng này Nhà nước phải xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa, giáo dục, chăm sóc an sinh xã hội, tổ chức thực hiện và tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm.

2.5.1.3. Về chức năng giữ vững quốc phòng - an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định của đất nước

Muốn tiến hành xây dựng XHCN trước hết Nhà nước phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn lãnh thổ cả nước. Thực tiễn đã cho thấy chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào. Chúng đang ráo riết sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc nhằm tấn công CHDCND Lào như: dùng gián điệp, kích động bọn phản cách mạng trong và ngoài nước để gây mất ổn định chính trị. Thủ đoạn thâm độc nhất là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” phá hoại về chính trị, kinh tế, quân sự, tư tưởng, văn hóa và xã hội,... Vì vậy, việc tăng cường bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là yêu cầu khách quan, cấp bách trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay và đó cũng là nhằm mục đích đưa đất nước từng bước tiến

Page 86: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

81

lên XHCN. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã tiếp tục nhấn mạnh:

Tiếp tục thực hiện đầy đủ chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia thông qua xã hội, hình thành và củng cố cơ sở quốc phòng và an ninh quốc gia phù hợp với nguyên tắc ba bước: kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng và ngoại giao. Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ và hợp tác với các lực lượng quốc phòng và an ninh của các nước anh em, bạn bè; hoàn thiện các cơ chế và các quy định liên quan đến kiểm tra nhập cư và di cư và quản lý dân cư phù hợp với thời kỳ mới, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và điều kiện sống tốt hơn cho nhân dân cũng như người nước ngoài sinh sống và hoạt động ở Lào. Cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện kỹ thuật, từng bước phát triển phương tiện và vũ khí hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia [104, tr.89].

Để thực hiện chức năng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải chăm lo, quan tâm xây dựng lực an ninh, quốc phòng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực sự trở thành công cụ sắc bén, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Lào. Phải dày công xây dựng, tăng cường bản chất truyền thống cách mạng là coi trọng nhân dân, dựa vào nhân dân vì sức mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng NDCM Lào.

2.5.1.4. Về chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền dân chủ của nhân dân các bộ tộc Lào

Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân của chúng ta theo hướng xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng” [103, tr.182]. Muốn thực hiện được tốt chức năng này phải thể chế hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; để làm tốt được điều đó là tăng vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng luật và quyết định các vấn đề quan trọng, các vấn đề lớn liên quan đến vận mệnh quốc gia; cùng với điều đó phải tập trung mạnh vào việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước cho có hiệu quả cao, thực hiện làm cho cơ quan quản lý nhà

Page 87: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

82

nước cấp trung ương gọn nhẹ và thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô; đồng thời phải làm cho cơ quan hành chính địa phương có đủ năng lực và nguồn lực trong việc tổ chức thực hiện công việc; phân cấp quản lý có giao quyền và trách nhiệm quyết định các vấn đề cho từng cấp một cách rõ ràng, rành mạch; tiến hành rà soát lại các luật, các quy định và các chế tài của trung ương và địa phương đề ra cho phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo dẫn tới kìm hãm sự phát triển chung và là khe hở, lợi dụng tham nhũng và lãng phí. Ở địa phương, nhất là cấp huyện, phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu thực tế của công việc và đặc thù ở từng địa phương. Việc tiến hành xây dựng NNPQ cũng là nhằm mục đích làm cho công dân các bộ tộc Lào thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật. Để làm được việc này phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, làm cho nhân dân hiểu được tầm quan trọng của pháp luật, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Phải quan tâm giáo dục cán bộ, công chức nhà nước về đạo đức và trách nhiệm trong thi hành công vụ, luôn luôn tôn trọng nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh vô địch của Nhà nước cách mạng Lào, là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước.

2.5.1.5. Về chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Đối với nước CHDCND Lào, đây là chức năng hết sức quan trọng, liên quan đến việc thực hiện các chức năng khác của Nhà nước. Vì pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước tổ chức thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất; thực hiện tốt việc quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật. Muốn thực hiện tốt chức năng này thì Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của toàn xã hội; đồng thời phải tăng cường củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật, đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời, công bằng, đúng người, đúng tội mọi hành vi vi phạm pháp luật.

2.5.2. Chức năng đối ngoại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX khẳng định:

Page 88: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

83

Đảng ta sẽ tích cực tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Trước hết phải giữ vững đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác thường xuyên; khuyến khích sự hợp tác đối ngoại với phương thức nhiều hướng, đa phương hóa, đa dạng hóa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, mỗi bên cùng có lợi [104, tr.40].

Về vấn đề này, Đảng và Nhà nước Lào luôn luôn giữ vững đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và mỗi bên cùng có lợi, không đe dọa và không dùng vũ lực với nhau và giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia bằng thương lượng. Tiếp tục thực hiện chính sách quan hệ đa phương, đa phía và đa dạng; lấy quan hệ về mặt chính trị, đối ngoại gắn với quan hệ hợp tác về mặt kinh tế với quốc tế; tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, cũng góp phần một cách hợp lý vào việc đấu tranh của các quốc gia vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đồng thời, Nhà nước CHDCND Lào hết sức quan tâm, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước XHCN anh em, trong đó tăng cường hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Cộng hòa XHCN Việt Nam, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa; phát huy quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, tích cực tham gia việc hoạt động trong khuôn khổ ASEAN; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước bè bạn, tổ chức Liên hợp quốc, cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp, các nước không có biên giới giáp biển...

2.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM CÓ THỂ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trong ba mươi năm (1986-2016) thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trên mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam đã có những biến đổi toàn diện, sâu sắc và đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của nhân dân, do

Page 89: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

84

nhân dân, vì nhân dân và chủ động hội nhập quốc tế. Nghiên cứu quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam cho thấy, cùng với việc đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn về xây dựng NNPQ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Dưới đây, xin nêu một cách khái quát nhất một số kinh nghiệm chủ yếu qua sự nhận thức và cảm nhận của nghiên cứu sinh về xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.6.1. Chú trọng tổ chức nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Nhà nước pháp quyền, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ở Việt Nam hoạt động nghiên cứu khoa học về NNPQ được triển khai rất sớm, từ những năm 80 của thế kỷ trước. Kết quả của những nghiên cứu đó đã cung cấp nhiều thông tin, tri thức và kinh nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về NNPQ nói chung và về NNPQ XHCN Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994), Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ chủ trương xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, những hoạt động nghiên cứu cơ bản về NNPQ được mở rộng về quy mô và nâng cao về cấp độ. Trong 5 năm (2001-2005), một chương trình khoa học cấp Nhà nước - Chương trình KX.04: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, gồm 9 đề tài cấp Nhà nước được đặt ra để nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về NNPQ.

Kết quả nghiên cứu của Chương trình KX.04 đã bước đầu xây dựng một hệ thống lý thuyết về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và truyền thống của Việt Nam. Cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hình thành các quan điểm chỉ đạo về quá trình xây dựng và củng cố chế độ pháp quyền ở Việt Nam, góp phần thống nhất nhận thức xã hội về pháp quyền, về dân chủ trong quá trình phát triển đất nước.

Trên cơ sở làm rõ những giá trị phổ biến và những giá trị đặc thù, Chương trình đã xác định những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Page 90: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

85

nghĩa Việt Nam bao gồm: 1) Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; 2) Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; 3) Vị trí tối thượng của Hiến pháp và luật trong đời sống xã hội. Mọi tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và luật; 4) Trách nhiệm qua lại giữa nhà nước - công dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; 5) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn liền với xã hội công dân; 6) Thực hiện nghiêm chỉnh và tận tâm các cam kết quốc tế; 7) Nhà nước pháp quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Kết quả nghiên cứu của Chương trình KX.04 đã cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các định hướng, giải pháp cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền địa phương; cải cách hệ thống pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền. Đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản lãnh đạo và cầm quyền với Nhà nước thực hiện chức năng quán lý xã hội theo sự ủy quyền của nhân dân. Làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trên cả ba phương diện: chính trị, tư tưởng, tổ chức đối với từng bộ phận của Nhà nước cũng như của địa phương. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi đôi với việc tăng cường vị trí, vai trò của Quốc hội; khẳng định việc phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của Quốc hội chính là nhân tố tiền đề, có tính quyết định bảo đảm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

Chương trình đã phân tích và làm rõ phạm trù định chế xã hội, bao gồm: các định chế xã hội chính trị và các định chế xã hội dân sự; phân tích và rút ra những vấn đề lý luận từ thực trạng quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân với các định chế xã hội ở Việt Nam; khái quát định chế xã hội là “tổng hoà quan hệ giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội và hệ thống quy phạm về phương thức tổ chức, hoạt động của cá nhân, cộng đồng”. Chương trình cũng đã xác định những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức và thể chế quản lý cán bộ, công chức; xây dựng

Page 91: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

86

luận cứ khoa học và thực tiễn để xác định các tiêu chí phân định công chức, viên chức và cán bộ, công chức cơ sở; trên cơ sở đó tạo lập thể chế quản lý thích hợp đối với từng loại đối tượng cán bộ, công chức…

Đáng chú ý là Chương trình KX.04 được triển khai đồng thời với các chương

trình khoa học công nghệ khác, trong đó có các chương trình nghiên cứu về các vấn

đề có mối quan hệ và tác động trực tiếp đến xây dựng NNPQ như: Chương trình

KX.01: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”; Chương trình KX.03: “Xây dựng

Đảng trong điều kiện đổi mới”; Chương trình KX.05: “ Phát triển văn hóa, con

người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Chương

trình KX.10: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế”…

Kế thừa và phát triển những nghiên cứu cơ bản theo các chương trình, đề tài

cấp nhà nước, các hướng nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về từng nội dung cụ thể của

Nhà nước pháp quyền Việt Nam cũng được coi trọng, không ngừng mở rộng về

phạm vi và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Việc chú trọng tổ chức nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Nhà

nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng

đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để triển khai thẳng

lợi. Đây là một kinh nghiệm mà Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần nghiên cứu,

tiếp thu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng NNPQ CHDCND

Lào của dân, do dân, vì dân.

2.6.2. Không ngừng phát triển đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước là một trong

những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sự lãnh đạo

đó thể hiện ở nhiều bình diện khác nhau, trong đó đường lối, quan điểm của Đảng

về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và dân chủ XHCN ở Việt Nam là cơ sở

Page 92: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

87

đặc biệt quan trọng, có tính xuất phát điểm, quyết định thắng lợi của việc xây dựng

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng và không ngừng phát triển đường lối, quan điểm chỉ đạo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Từ năm 1991, khi thuật ngữ Nhà nước pháp quyền chính thức được sử dụng trong văn kiện của Đảng CSVN, thì trong các văn kiện quan trọng của Đảng đều có nội dung về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng CSVN xác định “Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Tại Đại hội X, Đảng CSVN khẳng định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đến Đại hội XI, vấn đề này được hoàn thiện trong Cương lĩnh Đảng CSVN bổ sung, phát triển năm 2011 và được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể là, bổ sung thuật ngữ “giám sát” vào nguyên tắc phối hợp và phân công quyền lực: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cương lĩnh 2011 và Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Dân chủ xã hội XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháp triển của sự phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc; xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam luôn được phát triển hoàn thiện, đặt trong mối quan hệ với những chủ trương, quan điểm về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; với bảo đảm quyền con người, quyền công dân; với chủ trương xã hội hoá, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và chủ động hội nhập quốc tế…

Đảng NDCM Lào là lực lượng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội Lào, đường lối, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế của đất nước. Kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển đường lối, quan điểm của Đảng về

Page 93: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

88

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và dân chủ XHCN ở Việt Nam có giá trị tham khảo cao cho Đảng và Nhà nước Lào trong việc xây dựng và phát triển lý luận và chỉ đạo thực tiễn xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân.

2.6.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Trên cơ sở nhận thức rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước

của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; quan hệ thống nhất giữa Trung ương và địa phương; về chức năng của Nhà nước pháp quyền nói chung và chức năng của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nói riêng; về mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với công dân trong Nhà nước pháp quyền là mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm; về quyền con người, quyền công dân được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm; về đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, trong quản lý nhà nước và xã hội, trong các nghị quyết của Đảng CSVN đã đề ra chủ trương, quan điểm chỉ đạo về đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và hệ thống cơ quan tư pháp. Chủ trương và các quan điểm đó đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013, trong hệ thống pháp luật, nhất là hệ thống pháp luật về tổ chức và triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Có thể khái quát những điểm lớn như sau:

- Đối với Quốc hội: Vị trí, vai trò của Quốc hội Việt Nam đã được xác định rõ hơn. Quốc hội đã đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, thực sự trở thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quản lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Đối với Chủ tịch nước: Với vị trí, vai trò là người đứng đầu nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xác định rõ hơn; Chủ tịch nước thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và trong quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế.

Page 94: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

89

- Đối với Chính phủ, với vị trí, vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ đã đổi mới mạnh mẽ tổ chức và họat động xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Đặc biệt, cùng với việc đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức họat động, chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nước nói chung đã tiến hành quyết liệt công cuộc cải cách hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá, thực hiện công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước và cán bộ công chức nhà nước. Mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và các cơ quan tư pháp cũng như mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước, công chức, viên chức với nhân dân đã có sự thay cơ bản, phù hợp với yêu cầu và nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.

- Đối với các cơ quan tư pháp, nhận thức rõ tính chất, vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành hai nghị quyết quan trọng, đó là: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trên cơ sở của hai Nghị quyết này, công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam được tiến hành liên tục, mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả to lớn. Về mặt tổ chức, các cơ quan tư pháp Việt Nam được xác định gồm có Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, hệ thống cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tư pháp được xác định cụ thể, đầy đủ hơn. Hệ thống tổ chức của các cơ quan tư pháp được đổi mới căn bản: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đã được tổ chức theo 4 cấp (trước đây là 3 cấp); hệ thống tổ chức của cơ quan điều tra và thi hành án được đổi mới, củng cố và ngày càng hoàn thiện; nguyên tắc thẩm phán độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật ngày càng được tôn trọng và thực hiện đầy đủ hơn; nguyên tranh tụng đã được áp dụng một cách rộng rãi, cùng nhiều nguyên tắc khác.

Hệ thống cơ quan tư pháp được củng cố, phát triển theo định hướng xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

Page 95: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

90

nhân, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân.

Việc xây dựng NNPQ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang ở giai đoạn đầu, những kinh nghiệm về đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ở Việt Nam là những gợi ý, những bài học rất thiết thực mà Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có thể tham khảo, học tập trong quá trình củng cố, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2.6.4. Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật Xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một trong những nhiệm vụ đặc biệt

quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đối với Việt Nam (và cũng là đối với Lào), quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân lại càng quan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Hệ thống pháp luật trước thời kỳ đổi mới được xây dựng theo quan điểm pháp lý cũ, phản ánh và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, vì vậy để xây dựng được một hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, thì cần thiết phải đổi mới tư duy pháp lý và phải tiến hành các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và sáng tạo.

Nhận thức rõ tầm quan trọng, yêu cầu và những khó khăn, thách thức đó, Đảng và Nhà nước đã chủ động, kịp thởi đề ra những chủ trương, quan điểm và có sự đầu tư mạnh mẽ cho việc đổi mới tư duy pháp lý trên cả ba phương diện: nhận thức, tư tưởng và phương pháp tư duy, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ để đổi mới hệ thống pháp luật, loại bỏ những quy định đã lỗi thời không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đặc biệt, ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW “Về Chiến lược về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

Với mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Page 96: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

91

nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, Nghị quyết đã xác định rõ các quan điểm chỉ đạo, các định hướng và các giải pháp lớn về xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng đó, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam được triển khải thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ và đã đạt được những kết quả to lớn: Hoạt động xây dựng pháp luật có tiến bộ vượt bậc cả về lượng và chất lượng. Các văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, kịp thời và bao quát rộng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó các văn bản luật và pháp lệnh chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Chất lượng của hệ thống pháp luật được nâng lên, đáp ứng cơ bản các tiêu chí của hệ thống pháp luật về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch. Các văn bản pháp luật đã thể hiện tư duy lập pháp mới nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, bảo vệ quyền con người phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng minh bạch, chặt chẽ, dân chủ, huy động tối đa trí tuệ của toàn xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi của văn bản thông qua việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của văn bản ngay từ khi đề xuất sáng kiến và cả trong quá trình soạn thảo; có cơ chế thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, của nhân dân, của đối tượng chịu sự tác động của văn bản vào quá trình xây dựng văn bản; xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra... Công tác tổ chức thi hành pháp luật được tăng cường và có chuyển biến rõ nét. Hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận của nhân dân đối với hệ thống pháp luật được coi là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của Chính phủ. Hoạt động này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật được đẩy mạnh.

Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước rất thành công trong quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng nhu cầu của NNPQ, KTTT và

Page 97: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

92

hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này là hết cần thiết đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2.6.5. Phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường đại đoàn kết và đồng thuận xã hội

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng làm rõ về mặt lý luận và triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp trên thực tiễn để xây dựng và phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức dân sự, tăng cường đại đoàn kết và đồng thuận xã hội, gắn với xây dựng nhà Nhà nước pháp quyền XHCN.

Về nhận thức, qua tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, Đảng CSVN đã rút ra những kết luận quan trọng: khẳng định dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Dân chủ XHCN phải thể hiện những giá trị dân chủ phổ quát của nhân loại, đồng thời phải thể hiện những giá trị đặc trưng phản ánh bản sắc, đặc điểm văn hóa, truyền thống của Việt Nam, có cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện đầy đủ, thuận lợi cho việc giải phóng năng lực sáng tạo của con người, gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đẩy mạnh dân chủ là tất yếu khách quan, phải đẩy mạnh phát triển các hình thức và phương thức thực hiện dân chủ, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp. Phát huy dân chủ đồng thời phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ pháp luật. Dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, gắn với dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội; có dân chủ mới có đồng thuận xã hội tạo ra sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Về mặt thực tiễn, Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để hiện thực hóa những tư tưởng, quan điểm, luận điểm nói trên. Về xây dựng thể chế, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã thể chế hóa, quy định đầy đủ về “Nhà nước bảo đảm phát huy quyền làm chủ của người dân; tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3 Hiến pháp 2013); về phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước: “Nhân dân thực hiện quản lực nhà

Page 98: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

93

nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác” (Điều 6 Hiến pháp 2013); quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ của người dân. Những quy định này được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, đặc biệt gần đây Việt Nam đã thông qua Luật trưng cầu ý dân và đang tiến hành soạn tháo Luật tiếp cận thông tin, Luật về Hội… để tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho nhân dân tham gia vào thực hiện các quyền tự do, dân chủ của mình một cách thuận lợi và đầy đủ hơn. Về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trên cơ sở khẳng định: “Thực chất và mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở Việt Nam là: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", Việt Nam đã chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Trên thực tế, hệ thống chính trị ở Việt Nam đã có sự đổi mới rất quan trọng, tạo cơ sở cho việc thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện dân chủ, củng cố đại đoàn kết và đồng thuận xã hội.

Những kinh nghiệm phong phú và đã được kiểm chứng thực tiễn nêu trên tuy mới chỉ là một phần trong rất nhiều những kinh nghiệm được rút ra từ 30 năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam, nhưng chúng có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận và thực tiễn không những đối với Việt Nam, mà còn có giá trị tham khảo quan trọng đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân, vì dân. Bởi vì, giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng; quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam là quan hệ đặc biệt; Hai nước đều hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Việc tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền nói riêng và trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới nói chung là hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.

Page 99: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

94

Chương 3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO QUA CÁC THỜI KỲ

Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước CHDCND Lào đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, mà trong mỗi giai đoạn đó đều có những đặc điểm, yếu tố xuất hiện và có tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cần phải được nghiên cứu để làm rõ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn, để có cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất các biện pháp xây dựng và hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào, nhất là xem xét, đánh giá điều kiện, đặc điểm truyền thống và lịch sử cần phải tính đến trong quá trình xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào, luận án tiếp cận quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước CHDCND Lào từ 1893 đến nay.

Qua các tài liệu nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước Lào, quá trình hình thành và phát triển của nước CHDCND Lào từ 1893 đến nay có thể chia thành 3 giai đoạn, đó là:

- Giai đoạn thứ nhất: Từ 1893 đến 1954, là giai đoạn nước CHDCND Lào là thuộc địa của thực dân Pháp;

- Giai đoạn thứ hai: Từ 1954 đến 1975, là giai đoạn nhân dân các bộ tộ Lào tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giành độc lập, thống nhất đất nước, thành lập Nhà nước một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;

- Giai đoạn thứ ba: Từ 1975 đến nay, là giai đoạn Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào kiểu mới được xây dựng và phát triển với bản chất và đặc trưng mới, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

3.1.1. Giai đoạn từ 1893 đến 1954

Từ những năm cuối thể kỷ XIX, tình trạng cát cứ của các vương triều Lào và sự đô hộ của phong kiến Xiêm đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp can thiệp, xâm

Page 100: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

95

chiếm nước Lào, biến nước Lào thành xứ thuộc địa của chúng. Bằng những áp lực quân sự và ngoại giao, thực dân Pháp đã buộc triều đình phong kiến Xiêm phải từ bỏ đặc quyền ở Lào. Hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 3/10/1893 đã mở đầu cho sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước Lào [90, tr.28] và sự đô hộ đó đã kéo dài cho đến giữa thế kỷ XX.

Ngay từ khi áp đặt sự thống trị lên đất nước Lào, thực dân Pháp đã sử dụng ngay những cơ cấu xã hội sẵn có, đặt cơ cấu đó dưới quyền kiểm soát của mình để tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động nhân dân các bộ tộc Lào [91, tr.238-239].

Cũng giống như đối với các thuộc địa khác, trong đó có Việt Nam, để dễ bề cai trị, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị. Theo đó, đất nước Lào đã bị phân chia làm hai phần: Lãnh thổ Luông-pha-bang và lãnh thổ Viêng chăn, Chăm-pa-sắc [117, tr.12-13]. Trong hai vùng lãnh thổ đó, thực dân Pháp sử dụng hai loại quy chế pháp lý khác nhau:

- Quy chế pháp lý vùng lãnh thổ Luông-pha-bang Quy chế pháp lý vùng lãnh thổ Luông-pha-bang được quy định bởi các Hiệp

ước ngày 26/2/1914 và ngày 24/4/1917 về việc quản lý vùng lãnh thổ trong quá trình thực dân Pháp bảo hộ. Theo quy định của Hiệp ước ngày 26/2/1914, mặc dù lãnh thổ Luông-pha-bang nằm duới sự quản lý của người Lào nhưng vẫn phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Pháp, đó là các sắc lệnh của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương và các quyết định của Thống sứ Pháp tại Lào. Nhà vua Lào có thể ban hành sắc lệnh nhưng các sắc lệnh của Nhà vua Lào muốn có hiệu lực pháp lý thì phải được sự đồng ý và phê chuẩn của thống sứ Pháp tại Lào [117, tr.14].

Theo Hiệp ước ngày 24/4/1917, chính quyền vùng lãnh thổ Luông-pha-bang được tổ chức như: Vua là người có quyền cao nhất trong lãnh thổ của mình, Vua là người lãnh đạo bộ máy hành chính của Nhà nước Lào. Tuy nhiên, Vua luôn phải chịu sự khống chế và kiểm soát của chính quyền Pháp. Để kiểm soát và hướng dẫn nhà vua, chính quyền Pháp đặt ra chức danh Cố vấn tối cao bên cạnh nhà Vua Lào và bổ nhiệm một người Pháp vào địa vị này. Viên cố vấn này có quyền điều hành trực tiếp đối với Hội đồng Hô-xa-nam-luông (Hội đồng Hô-xa-nam-luông gồm có 3 người được lập ra để giúp việc cho Nhà Vua về các mặt hành chính, kinh tế và an

Page 101: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

96

ninh) mà không cần phải thông qua nhà Vua Lào) mà không cần hỏi ý kiến của nhà Vua Lào.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong bộ phận lãnh thổ của Lào, nơi mà thực dân Pháp còn thừa nhận quyền lực của quốc vương Lào, thì đó cũng chỉ là về hình thức, còn trên thực tế người Pháp đã nắm toàn quyền. Nhà vua Lào chi là công cụ mà người Pháp sử dụng để hợp thức hoá sự thống trị của mình[91, tr.242].

- Quy chế pháp lý vùng lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc Lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc là thuộc địa đặt duới sự quản lý trực tiếp

của thực dân Pháp. Thống sứ người Pháp là người đứng đầu bộ máy hành chính vùng lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc do Tổng thống Pháp bổ nhiệm và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền Đông Dương. Trong một số trường hợp nhất định. Thống sứ người Pháp có thể được toàn quyền Đông Duơng uỷ thác toàn bộ hoặc một phần quyền lực của toàn quyền trong phạm vi cả nước Lào để có thể chủ động cai trị về mọi mặt trên toàn bộ đất nước Lào nói chung và trên lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc nói riêng. Còn đối với chính quyền quản lý ở địa phương trong lãnh thổ thuộc Pháp đều có người chỉ đạo và hướng dẫn người dân thực hiện các nội quy, quy chế lãnh thổ, thu các loại thuế và trật tự an toàn trong phạm vi mà mình quản lý tuân theo sắc lệnh của thống sứ Pháp tại Lào [117, tr.17].

Tóm lại, tại vùng lãnh thổ Viêng-chăn,Chăm-pha-sắc, Thống sứ thâu tóm các quyền lập pháp, hành pháp và cả tư pháp đồng thời chịu trách nhiệm trước toàn quyền Đông Dương về mọi mặt.

3.1.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 Đây là giai đoạn đất nước Lào bị chia cắt, nhân dân Lào tiến hành cuộc đấu

tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương đã giành được thắng lợi to lớn, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn phát triển mới của cách mạng ở các nước trong khu nói chung và nhân dân các bộ tộc Lào nói riêng. Đồng chí Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã đánh giá: “Thắng lợi này đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ của thực dân Pháp, khích lệ lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do của nhân dân ta. khích lệ tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trong nước” [59, tr.29].

Page 102: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

97

Ngay sau khi giành được độc lập lần đầu tiên vào năm 1954, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã vấp phải sự chống đối của thù trong giặc ngoài. Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính nước Lào. Trước sự can thiệp của thực dân Pháp và các lực lượng thù địch khác, đất nước Lào tạm thời bị chia cắt thành hai khu vực là: khu vực thuộc quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào và khu vực giải phóng Neo-lào-hắc-xạt, thuộc quyền quản lý của Mặt trận dân tộc yêu nước Lào. Trong giai đoạn này, trong mỗi khu vực nói trên cũng có quy chế pháp lý riêng.

- Quy chế pháp lý khu vực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào Trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy chính quyền tại khu vực quản lý của

Chính phủ Vương quốc Lào được thiết lập theo quy định của Hiến pháp năm 1957, bản hiến pháp được coi là lần đầu tiên được ban hành tại Lào. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước Lào. Trong phạm vi vùng lãnh thổ của Chính phủ Vương quốc Lào quản lý, chế độ hiến pháp được thiết lập tạo nền tảng pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống hành chính nhà nước ở đây.

Đúng ra, bản hiến pháp đầu tiên ở Lào được ban hành năm 1957 về thực chất là bản Hiến pháp tạm thời năm 1945. Do kết quả thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 12 tháng 10 năm 1945 Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ được thành lập trong khu vực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào do Pha-Nha-Khăm-mao làm Thủ tướng đã trịnh trọng công bố trước quốc dân và thế giới bản Tuyên bố độc lập của quốc gia, ban bố bản Hiến pháp tạm thời năm 1945, quốc ca và quốc kỳ Lào. Trong hoàn cảnh cụ thể của nước Lào lúc bấy giờ, trên một chừng mực nhất định, Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ cũng đã tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào [89, tr.332].

Việc Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ tuyên bố độc lập, ban bố bản Hiến pháp tạm thời có ý nghĩa lịch sử to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt căn bản trong quá trình phát triển của dân tộc Lào. Nhưng do tình hình chính trị đặc biệt lúc đó, bản Hiến pháp này không được thi hành trên thực tế và đến năm 1949, Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ đã kết thúc vai trò lịch sử của mình [89, tr.350].

Bản Hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng 5 năm 1957 được coi là bản Hiến pháp đầu tiên ở Lào. Theo Hiến pháp 1957, bộ máy Chính quyền Vương quốc

Page 103: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

98

Lào gồm có: Nhà vua, Hội đồng tư vấn trực thuộc Nhà vua, Nghị viện nhân dân và Chính phủ Vương quốc Lào. Vua là nguyên thủ quốc gia đồng thời là thủ lĩnh của Vương quốc Lào.

- Trong khu vực Neo-Lào-hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước) Dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng đấu tranh chống cùng một thù

địch và nằm trong tình trạng cách mạng thế giới đang phát triển mới. Những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào vừa đấu vừa xây dựng, phát triển toàn diện không ngừng lực lượng vũ trang của mình, càng đấu càng lớn mạnh và thắng lợi. Để tiếp tục phát triển phong trào đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân yêu nước ngày càng mạnh mẽ, đến ngày 20 tháng 01 năm 1949 quân đội Lào Ít-xa-lạ (Quân đội nhân dân Lào hiện nay) được thành lập. Ngày 13 tháng 08 năm 1950, Đại hội Quốc dân kháng chiến đã quyết định thành lập Nèo-lào-ít-xa-lạ cùng với việc thông qua bản Cương lĩnh chính trị 12 điều và thành lập Chính phủ Lào kháng chiến. Sau đó, cuộc kháng chiến của nhân dân yêu nước đã có bước đi mới, các lực lượng vũ trang của nhân dân Lào với sự giúp đỡ của quân đội tình nguyện Việt Nam đã mở nhiều cuộc đấu tranh liên tục chống đế quốc Pháp và chúng ta có thể giải phóng được rộng rãi nhiều khu vực trong miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Vì sự thất bại nặng nề và toàn diện trong mọi chiến trường của 3 nước Đông Dương, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ cửa Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ 1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, chấp nhận độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh trong giai đoạn mới, ngày 22 tháng 03 năm 1955 Đảng nhân dân Lào (Đảng nhân dân Cách mạng Lào hiện nay) đã được thành lập và đến năm 1956 Nèo-lào-ít-xa-lạ được đổi tên thành Nèo-lào-hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước) để kế thừa sự nghiệp vẻ vang của Đảng Cộng sản Đông Dương, gánh vác trách nhiệm lịch sử trong việc lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh cứu nước chống giặc ngoài mới đó là đế quốc Mỹ và các lực lượng thù địch khác. Nèo-lào-hắc-xạt đóng vai trò của một chính quyền kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Nèo-Lào-hắc-xạt thực hiện chức năng tổ chức, quản lý động viên nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu giành độc lập dân tộc vì mục tiêu xây dựng đất nưóc Lào hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng.

Page 104: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

99

Theo tinh thần Hiệp ước Viêng-chăn ngày 21 tháng 2 năm 1973 được ký kết giữa Chính phủ Vương quốc Lào và Mặt trận yêu nước Lào, một cơ cấu chính quyền chung được thành lập. Đó lá Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng chính trị liên hiệp quốc gia tại Viêng-chăn. Hội đồng chính trị liên hiệp quốc gia đóng vai trò là cơ quan lập pháp.

Ngày 02/12/1975, Mặt trận yêu nước Lào triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân

toàn quốc. Đại hội tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập chế độ cộng hoà dân

chủ nhân dân, thông qua quyết định thành lập và xây dựng nước Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng. Đại hội chấp nhận

việc xin thoái vị tự nguyện của vua Xỉ-xa-vang Vát-tha-na ngày 29/11/1975; tuyên

bố giải thể các cơ quan quyền lực nhà nước cũ gồm: Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm

thời và Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp. Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào mở ra thời kỳ mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, thời kỳ xây dựng chế

độ dân chủ nhân dân theo đường lối độc lập, tự chủ, thống nhất và thịnh vượng; bảo

đảm cho nhân dân các bộ tộc có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc [9, tr.37].

Như vậy, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 là giai đoạn nhân dân các bộ

tộc Lào cũng như các lực lượng kháng chiến Lào yêu nước tập trung thực hiện

nhiệm vụ đấu tranh chống các đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ và các lực lượng phản

động khác nhằm mục tiêu thành lập một nước Lào hòa bình, độc lập, thống nhất,

dân chủ và thịnh vượng. Điều có ý nghĩa đặc biệt là trên cơ sở đưòng lối chính trị

của Đảng nhân dân cách mạng Lào, vai trò của bộ máy chính quyền kháng chiến

Lào đã được thể hiện và kết hợp một cách khéo léo với các mặt tích cực của bộ máy

hành chính ở vùng Chính phủ Vương quốc Lào. Nhờ đó, những nhiệm vụ của cách

mạng Lào đã được thực hiện và đi đến thắng lợi vẻ vang mà kết quả là đã dẫn đến

sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1975, mở ra kỷ nguyên

mới cho quá trình phát triển của đất nước Lào.

3.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Lào phát triển theo hai thời kỳ đó là:

Thời kỳ từ 1975 đến 1991, là thời kỳ trước khi có Hiến pháp năm 1991; và, thời kỳ

từ khi có Hiến pháp năm 1991 đến nay.

Page 105: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

100

- Thời kỳ từ 1975 đến 1991 Trong những năm đầu sau khi đất nước giành được độc lập dưới sự lãnh đạo

của Đảng NDCM Lào, nước CHDCND Lào đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 02 tháng 12 năm 1975 chính thức lựa chọn là hình thức tổ chức nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng củng cố và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước Lào đã lựa chọn con đường xây dựng đất nước dân tộc, dân chủ nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Với tính chất, đặc điểm của kinh tế - xã hội trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước Lào chủ trương xây dựng hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương tới địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước cách mạng đầu tiên của chế độ CHDCND Lào được tổ chức hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đảng NDCM Lào lãnh đạo Nhà nước và xã hội Lào bằng đường lối, chính sách, quan điểm, định hướng và giải pháp lớn; Nhà nước giữ vai trò là chủ thể quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào gồm có: Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào, Mặt trận Tổ quốc Lào, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng.

Theo đó, cơ cấu bộ máy nhà nước đầu tiên của nước CHDCND Lào đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và thông qua ngày 2/12/1975 gồm có: Chủ tịch nước, HĐND tối cao (Quốc hội) và Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận thuộc Bộ Tư pháp tức là do cơ quan hành pháp - Hội đồng Bộ trưởng đảm nhận.

Từ khi ngày 23/11/1989 tại kỳ họp thứ hai của Hội đồng nhân dân tối cao khóa II trong lúc chưa có Hiến pháp, vẫn thông qua các đạo luật như: Luật Tòa án Nhân dân (công bố áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 07 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào), Luật Viện kiểm sát Nhân dân (công bố áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 06 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào), Luật Hình sự (công bố áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 04 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào), Luật Tố tụng hình sự (công bố

Page 106: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

101

áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 05 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào)... Từ đó, cơ quan tư pháp đã bước vào hoạt động thực thi nhiệm vụ của mình tương đối độc lập trên cơ sở tuân thủ pháp luật để thực hiện công bằng trong xã hội. Trên thực tế, trong việc tổ chức hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước như: HĐND tối cao, Hội đồng Bộ trưởng và cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân) cũng như chính quyền địa phương được củng cố hoàn thiện theo yêu cầu đòi hỏi thực tiễn khách quan của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Qua việc tổ chức hoạt động quản lý điều hành kinh tế - xã hội của đất nước, dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các cơ quan nhà nước các cấp luôn luôn tỏ ra là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tổ chức của các cơ quan ấy cũng được kiện toàn hoạt động có hiệu lực, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước cũng được hợp pháp hóa và sát với thực tiễn của đất nước trong việc đảm bảo quyền lực nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bởi vì, Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân bầu ra là biểu hiện tập trung nhất quyền lực của nhân dân, là công cụ thực hiện có hiệu lực nhất quyền lực của nhân dân. Cho nên, dù trong thời kỳ đầu chưa có Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Nhà nước vẫn được tiến hành theo chức năng vai trò thẩm quyền của mình trong quản lý điều hành xã hội.

- Thời kỳ từ sau có Hiến pháp 1991 đến nay Tiếp tục phát triển công cuộc đổi mới được xác định trong Văn kiện Đại hội

IV, Đại hội V của Đảng NDCM Lào (1991) đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải đổi mới và kiện toàn về chính trị trong đó đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đó là vấn đề rất mới đặt ra đối với công tác quản lý, điều hành của Nhà nước. Phương thức quản lý điều hành mang tính chất mệnh lệnh, hành chính như giai đoạn trước đây là không còn phù hợp. Nhà nước, do đó, đã phải từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng sử dụng hệ thống pháp luật để quản lý kinh tế - xã hội, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới. Pháp luật ngày càng trở nên cần thiết là công cụ quản lý của Nhà nước. Việc Nhà nước

Page 107: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

102

dùng Hiến pháp và pháp luật để quản lý đất nước, quản lý xã hội ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với nước CHDCND Lào.

Từ những yêu cầu đòi hỏi thực tiễn khách quan, theo Nghị quyết của Quốc hội số 01/QH, ngày 14 tháng 08 năm 1991, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước CHDCND Lào gồm có 10 chương và 80 Điều. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào. Việc thông qua Hiến pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để Nhà nước được tổ chức và hoạt động thống nhất, thể hiện rõ bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân; Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất, là cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật mới thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, việc thông qua Hiến pháp, một mặt, thể hiện sự đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong giai đoạn mới, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nước CHDCND Lào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Lần đầu tiên chế độ CHDCND Lào đã có đạo luật cơ bản là Hiến pháp, trên cơ sở đó mà ban hành các đạo luật khác, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng cũng như bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân Lào dưới chế độ xã hội mới.

Qua 12 năm thực hiện Hiến pháp 1991 và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng lần thức VI (1996) và lần thứ VII (2001) đến năm 2003, Hiến pháp 1991 được sửa đổi, bổ sung với 11 chương và 98 Điều. Trong đó có các điều được sửa đổi, bổ sung như: chương về chính trị, chương về chế đọ kinh tê - xã hội, chương về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước…

Sau khi Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) quy định về việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào và được Đại hội Đảng Lần thứ IX (2011) tiếp tục khẳng định phải từng bước hoàn thiện xây dựng NNPQ CHDCND Lào. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của việc đó; kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp 2003 về bản chất và mục tiêu của CHDCND Lào, Hiến pháp 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2015 với 14 chương, 119 Điều. Những điểm mới của Hiến pháp 2015 so với Hiến pháp 2003 đó là, trong Hiếp pháp 2015 quy định 3 chương mới như: Hội đồng nhân dân, Kiểm toán Nhà nước và Ban bầu cử đại biểu Quốc hội cấp quốc gia và cấp địa phương. Ngoài ra Hiến pháp 2015 khảng định mạnh mẽ bản chất nhà nước CHDCND Lào là nhà nước thực hiện chủ quyền nhân dân, thực hành

Page 108: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

103

dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực của nhân dân, tại Điều 2 đã khẳng định “Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” và tại Điều 6 xác định:

Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân không bị xâm phạm bởi bất cứ ai. Tất cả các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước đều phải phổ biến và tạo nên nhận thức về tất cả các chính sách, quy định và pháp luật cho nhân dân và cùng với nhân dân, tổ chức thực hiện nghiêm tục để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tất cả các hành vi quan liêu, sách nhiễu gây phương hại đến danh dự, sức khỏe, tính mạng, lương tâm và tài sản của nhân dân đều bị cấm.

Như vậy, từ tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Hiến pháp sửa đổi 2015 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong sự kế thừa và phát triển của lịch sử lập hiến CHDCND Lào về việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân trong nhà nước CHDCND Lào là chủ nhân của đất nước, của chính quyền, chủ thể của các quyền con người và quyền công dân. Nói một cách khác, quyền lực nhân dân trong xã hội mang một chất mới, đó là nền dân chủ XHCN với các thiết chế do nhân dân lập nên và phải bảo đảm quyền lực thực sự của nhân dân.

Về mặt thiết chế quyền lực, Hiến pháp sửa đổi 2015 đã xác định được một cơ chế quyền lực nhà nước bảo đảm quyền lực nhân dân. Cụ thể là các chương V, VI, VII, VIII, IX, X của Hiến pháp quy định rõ vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong việc phối hợp chặt chẽ để thực thi quyền lực nhân dân. Hiến pháp sửa đổi 2015 thể hiện đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của bộ máy nhà nước và những phương hướng, biện pháp căn bản của việc cải cách bộ máy nhà nước hiện nay theo hướng quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan để mỗi cơ quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác tạo nền sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Page 109: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

104

3.2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

3.2.1. Quá trình nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng nhân dân cách mạng Lào qua các thời kỳ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Lào, xây dựng và củng cố nhà nước kiểu mới, Đảng NDCM Lào và Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN luôn xuất phát từ thực tiễn lịch sử cách mạng Lào, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là của Việt Nam để tham khảo, áp dụng trong hoàn cảnh của nước CHDCND Lào một cách phù hợp. Đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo, không máy móc, giáo điều của Đảng NDCM Lào về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng và củng cố nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân.

Nhận thức lý luận của Đảng về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật XHCN và tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về nhà nước và pháp luật kiểu mới nói chung, về xây dựng NNPQ CHDCND Lào nói riêng. Đó là quá trình phát triển lâu dài, bền bỉ và luôn gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Lào qua mấy chục năm trường kỳ kháng chiến và công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ngày nay. Tuy nhiên, giai đoạn từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) đến nay là thời kỳ thể hiện tập trung nhất sự phát triển các quan điểm và đường lối của Đảng NDCM Lào về NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Tuy thuật ngữ NNPQ và nội dung về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân đến năm 2006 mới chính thức được thừa nhận trong Văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII, nhưng nhiều nội dung quan trọng của NNPQ đã được thể hiện trong các Văn kiện của Đảng, các bài viết và nói của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ khi thành lập nước CHDCND Lào năm 1975 đến nay. Quan điểm của Đảng NDCM Lào về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng như sau:

Page 110: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

105

- Giai đoạn trước Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) Kể từ khi Đảng Nhân dân Lào được thành lập ngày 22/03/1955 và được đổi

tên thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào tại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ II (1972). Trong hai giai đoạn này Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào cũng như các lực lượng kháng chiến Lào yêu nước tập trung thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các đế quốc Pháp, Mỹ và các lực lượng phản động khác nhằm mục tiêu thành lập một nhà nước Lào hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Để thực hiện thành công mục tiêu đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng NDCM Lào đã đề ra Cương lĩnh chính trị 12 điều, trong đó bao hàm những nội dung xây dựng chính quyền nhà nước “…thực hiện quyền tự do dân chủ, tổ chức tự do phổ thông bầu cử để tập hợp nhà nước thống nhất, xây dựng chính quyền nhà nước rộng rãi trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân và nông dân” [107, tr.5] và vấn đề quyền con người: “Thực hiện quyền tự do dân chủ nhân dân: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tổ chức hội họp, tổ chức biểu tình, tự do đi lại, vv” [107, tr.6].

Sau khí nước CHDCND Là ra đời năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Tiếp tục thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đại hội Đảng NDCM Lào lần I và nội dung của Đại hội Đảng NDCM Lào lần II, đến Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ III tiếp tục xác định: “…chính quyền nhà nước của chúng ta có nguồn gốc từ nhân dân, cho nên chính quyền nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là công cụ thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động” [93, tr.33].

Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các nước trong khu vực và thế giớ. Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) khởi xướng đặt ra chủ trương phải cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Hiến pháp nước CHDCND Lào, xây dựng pháp luật và quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật ngày càng có hiệu quả. Vì vậy, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV xác định:

Để củng cố cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước, trước hết cần phải củng cố Hội đồng nhân dân các cấp trở thành cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước quan tâm, chăm lo trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề mà nhân dân

Page 111: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

106

chưa đồng tình, những vấn đề mà nhân dân cho rằng chưa phù hợp với ý chí, nguyện vọng và mong muốn của nhân dân [93, tr.34].

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V (1991) tiếp tục khẳng định:

Tiếp tục phát huy dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và các tổ chúc xã hội, xây dựng bộ máy nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi hoạt động của nhà nước đều tuân thủ pháp luật và mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và làm cho đất nước cường mạnh và văn minh [100, tr.24].

Với sự ra đời của Hiếp pháp 1991, được công bố theo Lệnh số 55/CTN, ngày 15/08/1991, Hiến pháp với địa vị là đạo luật cơ bản của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Để việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội theo Hiến pháp và pháp luật có hiệu lực và hiệu quả, đến Đại hội VI (1996) và Đại hội VII (2001) của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định, việc củng cố và xây dựng Nhà nước CHDCND Lào thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong đó nhấn mạnh việc quản lý xã hội bằng pháp luật, là một nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới.

Vấn đề cơ bản là “Tích cực phát huy chức năng vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng có hiệu quả làm cho chế độ dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh” [102, tr.46-47].

Qua các thời kỳ của Đại hội Đảng NDCM Lào từ lần thứ I đến lần thứ VII, tuy không nói cụ thể về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng mọi chủ trương, chính sách của Đảng về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, về đòi hỏi sự nghiêm chỉnh thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, tăng cường ý thức tôn trọng pháp luật, về khẳng định các quyền tự do, dân chủ của công dân… đã đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước CHDCND Lào thực sự là một nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm xã hội có kỷ cương dân chủ, mọi công dân đều được hưởng các quyền và làm tròn nghĩa vụ

Page 112: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

107

của mình đối với nhà nước. Đó là sự thể hiện những giá trị phổ biến của tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện đặc thù của nước CHDCND Lào.

- Giai đoạn từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đến IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào

Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” chính thức được dùng lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (2006) của Đảng NDCM Lào, trong đó nêu rõ: “Phát huy nhà nước dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng NNPQ CHDCND Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào” [102, tr.59]. Văn kiện đã đề ra những biện pháp thiết thực nhằm xây dựng và hoàn thiện về mọi mặt bộ máy nhà nước, xây dựng kỷ cương xã hội và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật, Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, trong các hoạt động thực thi quyền lực để bảo đảm hiệu quả cao và hạn chế, ngăn chặn những sự lạm dụng quyền lực. Nhà nước CHDCND Lào được xây dựng trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, đồng thời kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Tiếp tục khẳng định sự cần thiết về xây dựng NNPQ, Văn kiện Đại hội Đảng IX (2011) đã làm sâu sắc thêm sự nhận thức về xây dựng NNPQ và khẳng định:

Tăng cường vai trò của các cơ quan và đổi mới nhà nước dân chủ nhân dân theo hướng xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Tiếp tục đơn giản hóa bộ máy nhà nước, đổi mới các cơ quan nhà nước sao cho phù hợp với chiến lược quản trị nhà nước của Lào; Thực hiện cơ chế phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan lập pháp, hành chính và tư pháp dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự phát triển hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thi hành pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phải đảm bảo việc thực hiện các trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với công dân theo pháp luật và công dân phải hoàn thành nghĩa vụ pháp lý của họ với Nhà nước và xã hội.

Page 113: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

108

Trong thời gian sắp tới, chúng ta phải đưa ra đường lối “xây dựng các tỉnh thành các đơn vị chiến lược, các quận là các đơn vị mạnh toàn diện và làng là các đơn vị phát triển”. Tất cả các cơ quan và cán bộ cần xây dựng đạo đức công vụ mạnh mẽ, dấn thân vì lợi ích nhà nước và nhân dân và cung cấp dịch vụ một cách trung thực, nhiệt tình và nhanh chóng, tránh lạm dụng vị trí của mình để nhũng nhiễu người khác và tham nhũng. Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý xã hội trong khi vẫn đảm bảo xã hội nghiêm túc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đẩy mạnh quyền dân chủ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Tăng cường vai trò của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào và là cơ quan lập pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Cơ quan hành chính phải hoàn thiện để hoạt động có tính tập trung, phù hợp và hiệu quả và có thể chuyển các nghị quyết của Đảng thành các kế hoạch và dự án một cách kịp thời và thực tế, đảm bảo kết quả và hiệu quả. Đồng thời, những cơ quan này phải thực hiện pháp luật đã được Quốc hội thông qua, phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương thực hiện đường lối phát triển ở địa phương. Chính quyền các cấp cần kiên quyết từ bỏ các chính sách, cơ chế, luật pháp và quy tắc không còn phù hợp với quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường và mở rộng dịch vụ một cửa tới tất cả các lĩnh vực, làm cho người dân cũng như doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chúng ta phải kiên quyết hạn chế nền hành chính quan liêu và những lỗ hổng có thể tạo điều kiện cho cán bộ các cấp tham nhũng hoặc mưu lợi cá nhân. Các hoạt động cải tiến cần được thực hiện cả với các cơ quan tư pháp, bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân để mạnh về thể chế, đội ngũ cán bộ với tính toàn vẹn và có công cụ kỹ thuật tiến bộ đảm bảo hoạt động có hiệu quả, pháp luật được thực hiện có trách nhiệm và công bằng [104, tr.37-38].

Page 114: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

109

3.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới Công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo. Khi đó, đất nước Lào đang trong tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội, sản xuất bị đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin của nhân dân giảm sút. Đổi mới trở thành một đòi hỏi bức thiết. Những hoàn cảnh lịch sử trên đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn bộ trong hệ thống xã hội cũng như ở CHDCND Lào. Trong bối cảnh quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lại phải trải qua chiến tranh lâu dài, công cuộc đổi mới, tiếp tục xây dựng nhà nước CHDCND Lào được thực hiện theo phương châm cơ bản đổi mới kinh tế là trọng tâm, làm cơ sở cho việc đổi mới từng bước trong hệ thống chính trị, trong đó có nước CHDCND Lào. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những sự đổi mới căn bản trong cơ sở hạ tầng như vậy tất yếu sẽ đưa đến những đổi mới về kiến trúc thượng tầng xã hội. Do đó, về mặt Nhà nước, cũng bắt đầu chuyển từ mô hình tập trung cao độ, hành chính mệnh lệnh sang mô hình Nhà nước pháp quyền. Sự hình thành khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là một đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới tư duy và lý luận về XHCN ở CHDCND Lào, góp phần chỉ đạo thực tiễn xây dựng nhà nước Lào theo hướng chuyển dần sang NNPQ CHDCND Lào.

3.2.2.1. Những thành tựu đã đạt được Quán triệt tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ

tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN, Đảng NDCM Lào luôn coi vấn đề nhà nước và việc xây dựng nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng làm cho nước CHDCND Lào thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc xây dựng xã hội theo định hướng XHCN. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng NDCM Lào càng đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng nhà nước. Việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới được tiến hành trên cơ sở củng cố, đổi mới các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đảm

Page 115: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

110

bảo tính chất giai cấp công nhân và tính dân chủ của Nhà nước. Đối với cơ quan lập pháp là Quốc hội, Hiến pháp nước CHDCND Lào sửa đổi, bổ sung năm 2015 chỉ rõ, Quốc hội có một số quyền hạn sau đây:

- Là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. - Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, cơ quan quyết định

những vấn đề đối nội, đối ngoại cơ bản. - Là cơ quan quyết định các vấn đề tổ chức lớn nhất, cơ quan thực hiện

quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước… Để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, trong thời kỳ đổi mới, Đảng

NDCM Lào hết sức chú ý việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước. Việc đổi mới này tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng phát huy dân chủ, khắc phục dần bệnh hình thức. Chất lượng các kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng ngày càng được nâng cao nhằm vào những mục tiêu hết sức cụ thể, những vấn đề bức xúc của đời sống và nhiều vấn đề khác. Về vai trò, hoạt động và vị trí của Quốc hội, Hiến pháp sửa đổi năm 2015, Điều 52 nêu rõ:

Quốc hội là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng là cơ quan lập pháp thực hiện vai trò thông qua Hiến pháp và pháp luật, có quyền quyết định những vấn đề cơ bản của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Nhiều nghiên cứu về lý luận cũng như trong cách hiểu của đông đảo các bộ phận dân cư trước đấy vẫn chưa xác định rõ và đúng các đặc điểm lớn đó của Quốc Hội. Có xu hướng chỉ đề cập đến Quốc hội như là cơ quan lập pháp, thực hiện quyền lập pháp, thậm chí đặt vấn đề xếp ngang hàng ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Kể cả một số văn bản pháp luật như Luật Tổ chức quốc hội, Luật bầu cử đại biểu quốc hội… ban hành trước đây cũng chưa có những quy định cụ thể, tỉ mỉ và đầy đủ về từng đặc điểm và chức năng của Quốc hội. Để xây dựng NNPQ CHDCND Lào, Quốc hội đã phát huy vai trò của mình trong việc ban hành và sửa đổi, bổ sung các đạo luật cần thiết để điều hành đất nước như: Luật về Tổ chức

Page 116: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

111

quốc hội, Luật về Hoạt động giám sát của Quốc, Luật về Chính phủ, Luật về Tòa án nhân dân, Luật về Viện kiểm sát nhân dân, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… Trong hệ thống pháp luật CHDCND Lào, các pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, của các bộ và cơ quan nhà nước ngang bộ cũng có vị trí rất quan trọng. chúng được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi trên cơ sở nghiên cứu công phu hơn, hệ thống và chi tiết, cụ thể hơn, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội trong điều kiện và tình hình mới. Mối tương quan tất yếu giữa luật, pháp lệnh và một số loại văn bản khác được điều chỉnh diễn ra theo hướng: tăng số lượng luật, giảm đến mức có thể các pháp lệnh, có sự kiểm tra, phối hợp trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Trong nội dung điều chỉnh pháp luật, việc kết hợp các yếu tố quốc gia và quốc tế ngày càng được chú ý. Điều này biểu hiện qua các công việc cụ thể như: ban hành, sửa đổi, bổ sung khá nhiều các luật, văn bản pháp quy liên quan đến các vấn đề hoạt động cũng như quan hệ quốc tế, ví dụ như Pháp lệnh về việc công nhận và thi hành các bản án và quyết định của tòa án nước ngoài tại CHDCND Lào... Những điều chỉnh này đã phần nào đáp ứng yêu cầu đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; mở cửa, hội nhập theo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đây có thể coi là bước phát triển lớn trong tiến trình hoàn thiện pháp luật của nước CHDCND Lào, khắc phục dần những bất cập trong điều hành đất nước của các cơ quan nhà nước. Những quy định của pháp luật hiện hành đã cơ bản xác định những nét chính trong quan hệ thứ bậc giữa các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, từ đó làm nảy sinh và định hình rõ các khái niệm như: quyền lập hiến và lập pháp, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, quan hệ giữa nhà nước và công dân, quyền giám sát tối cao của quốc hội. Hoạt động của Quốc hội đã có chuyển biến lớn từ chỗ hình thức giơ tay là chủ yếu sang hoạt động thực chất - tranh luận, thảo luận và quyết định. Chế độ bầu cử đại biểu quốc hội đã đổi mới theo nhiều yêu cầu dân chủ và pháp quyền, có thêm nhiều quy định mới, cách làm mới như có ứng cử viên tự do, hay từ chỗ không có đại biểu chuyên trách đã đi đến chỗ có đại biểu chuyên trách và ngày càng có nhiều đại biểu chuyên trách. Quy trình lập pháp, lập quy được dân chủ hóa, khoa học hóa. Quốc hội thực hiện chức năng của mình theo luật và đặt mình dưới luật.

Page 117: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

112

Hai là, đổi mới phương pháp hoạt động của cơ quan hành pháp. Tổ chức và điều hành của Chính phủ từng bước được đổi mới, tập trung vào công việc quản lý vĩ mô nhưng chỉ đạo thực hiện rất kịp thời. Chức năng quản lý nhà nước ngày càng được phân biệt rõ ràng với chức năng quản lý sản xuất -kinh doanh. Những cải tiến bước đầu về thể chế, đồng thời với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đã tạo được những thay đổi tích cực trong hoạt động hành pháp. Đã có những đổi mới rõ rệt trong cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, đã điều chỉnh theo hướng thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế, chẳng hạn như sáp nhập nhiều bộ với nhau, làm chức năng quản lý hành chính đa ngành, đa lĩnh vực… Cơ chế hoạt động của Chính phủ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, chỉ chủ yếu quản lý ở tầm vĩ mô thông quan chính sách, kế hoạch, hệ thống pháp luật, tập trung xây dựng những ngành kinh tế mũi nhọn có sức cạnh tranh cao, tạo được môi trường ổn định cho sản xuất trong nước và đầu tư nước ngoài.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp. Hệ thống các cơ quan tư pháp có bước cải tiến mạnh mẽ theo yêu cầu của dân chủ và pháp quyền. Tòa án nhân dân thực hiện đúng hai cấp xét xử, tuân thủ nguyên tắc độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết, hướng dẫn tòa án các cấp áp dụng pháp luật thống nhất, làm tốt chức năng giám đốc xét xử, quản lý toà án địa phương ở một số lĩnh vực nhất định. Chất lượng làm việc của viện kiểm sát được nâng cao, hướng vào làm tốt chức năng công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn tốt.

Như vậy có thể nói, từ khi tiến hành đổi mới đến nay, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của nhà nước được điều chỉnh một bước cơ bản theo yêu cầu của quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Chính phủ và các cơ quan hành chính các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức điều hành, quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội bằng pháp luật, tập trung vào việc đổi mới và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, quyết định đúng đắn và kịp thời một số chính sách để đẩy lùi lạm phát, khắc phục suy thoái, vượt qua khủng hoảng kinh tế. Vấn đề hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển được chú ý nhiều hơn. Thể chế của nền

Page 118: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

113

kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước được từng bước hoàn thiện. Khu vực kinh tế nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội được sắp xếp lại. Các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và các chính sách xã hội ngày càng được thực hiện tốt.

Một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào là việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước. Do xác định rõ nước CHDCND Lào là một nhà nước của dân, do dân và vì dân và bản chất của giai cấp công nhân được thể hiện trươc hết ở sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước nên trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào không thể không củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đó là nguyên tắc quan trọng, bất di bất dịch. Vì vậy, việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân đã được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong điều kiện mới, đặc biệt là việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Thứ hai, Đảng luôn coi trọng việc phát huy tính chủ động sáng tạo, chế độ trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan nhà nước, từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo phương châm: Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước.

Thứ ba, việc đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các cơ quan nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể trên ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra đường lối chiến lược để xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong điều kiện mới. Đường lối đó được xem là kim chỉ nam cho các hoạt động của toàn bộ hệ thống nhà nước. Hơn nữa, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là lãnh đạo cụ thể trên từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội: + Lãnh đạo việc đề ra chủ trương, đường lối và chỉ đạo định hướng hoạt

động lập pháp. + Lãnh đạo việc xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ cho công tác lập pháp. + Lãnh đạo việc ban hành từng đạo luật, pháp lệnh cụ thể.

Page 119: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

114

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ: Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối chính sách và bố trí cán bộ chứ

không bao biện, làm thay Chính phủ. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản, tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng, thực hiện trên cơ sở các cấp ủy nắm giữ, chỉ đạo các chức vụ chủ chốt của cơ quan hành pháp, nhưng các chức vụ đó khi thực hiện quyền hành pháp phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật và quyết định hành chính của cấp trên, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Bộ máy tham mưu của cấp ủy đề ra đường lối, chủ trương. Các cơ quan hành chính có thẩm quyền thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành chính sách, các quy định cụ thể và hành động bằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính để thực hiện công vụ theo quy định nhà nước.

- Sự lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan tư pháp: Trước hết, đảng quyết định những chủ trương lớn của ngành tư pháp, lãnh

đạo phương hướng đổi mới các cơ quan tư pháp. Cơ chế đảng lãnh đạo phải gắn liền với việc phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đúng pháp luật, giữ vững kỷ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngày càng thực hiện tốt hơn nguyên tắc, tòa án các cấp thực hiện công việc xét xử một cách độc lập chỉ tuân theo pháp luật.

Những đổi mới trên đây đã làm cho NNPQ CHDCND Lào từng bước được hình thành. Một là, Nhà nước về bản chất vẫn là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tính chất giai cấp công nhân của nhà nước vẫn được giữ vững, vì vậy vẫn kiên định con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, Nhà nước đã thể hiện tính dân chủ ngày càng cao. Quá trình đổi mới và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân và vì dân ở giai đoạn hiện nay đã gắn liền với quá trình phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy ở nhiều lĩnh vực và từng bước được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đó là quyền được tự do sản xuất, kinh doanh của tất cả các thành phần, quyền sở hữu hợp pháp của kinh tế tư nhân, quyền sử dụng ruộng đất lâu dài của các hộ nông dân được nhà nước bảo đảm. Điều đó đã tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp xã hội phát huy được tiềm

Page 120: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

115

năng và khả năng trong sản xuất kinh doanh. Dân chủ về chính trị có những bước tiến quan trọng trong việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng sinh hoạt và làm việc của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; trong các cuộc thảo luận, góp ý, nhân dân sôi nổi tích cực tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật. Điều đó đã tạo được không khí sinh hoạt dân chủ trong các tổ chức xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra những chính sách đúng đắn về tôn giáo, dân tộc… đã góp phần tạo nên bầu không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết.

Những bước tiến đáng kể trong đổi mới nhà nước đã góp phần quan trọng làm cho dân chủ trong xã hội có bước phát triển toàn diện. Quyền sản xuất, kinh doanh, quyền sở hữu và sử dụng (trực tiếp hay gián tiếp) đối với tư liệu sản xuất, trong quản lý sản xuất và trao đổi kết quả lao động, cả phạm vi trong nước và ngoài nước được khẳng định và đảm bảo bằng pháp luật. Quyền ứng cử, quyền được lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu sau khi được bầu được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân được tham gia vào các công việc của nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn. Năng lực của nhân dân từng bước được tăng lên để thực hiện có hiệu quả các quyền của mình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được đổi mới và tiến bộ đáng kể. Vị trí, chức năng, vai trò, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được xác định, phân công rõ ràng, bước đầu khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp 2015 và một số bộ luật, pháp lệnh đã tạo khung pháp lý để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nhà nước và pháp luật, làm cơ sở đổi mới cho hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

Những tiến bộ trong công cuộc xây dựng nhà nước CHDCND Lào những năm này cùng với những kết quả của đổi mới hệ thống chính trị, sự đổi mới tư duy, chính sách, pháp luật đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã tạo nền tảng vững chắc và bước đầu cho phép đổi mới có kết quả trong các lĩnh vực

Page 121: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

116

khác nhau của đời sống xã hội. Văn kiện của Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã khái quát những thành tựu trong việc xây dựng nhà nước CHDCND Lào của Đại hội Đảng VIII là:

Hệ thống chính trị của đất nước đã thể hiện sự ổn định vững chắc, điều này có được dựa trên thực tế rằng đảng đã định hướng hoàn thiện hệ thống chính trị ở cấp cơ sở cùng với việc củng có chính quyền nhà nước trung ương trong nỗ lực hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền. Quốc hội đã thực hiện vai trò của cơ quan lập pháp và hoạt động với tính cách là cơ quan đại diện cho quyền lực và lợi ích hợp pháp của người nhân dân các bộ tộc Lào thông qua việc cải thiện một cách phù hợp hệ thống tổ chức và phương thức hoạt động của mình, đảm bảo rằng cơ quan lập pháp và các đại biểu có được lòng tin của nhân dân. Chính phù và các cơ quan hành chính địa phương đã thực hiện quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật, giải quyết các quy trình công việc hành chính và dịch vụ công ngày càng có hiệu quả; Chính phủ đã phân chia các cấp quản lý và điều chỉnh sự phối hợp giữa các lĩnh vực ở cấp trung ương và địa phương. Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân đã chủ động hoàn thiện tổ chức và hoạt động của mình, đẩy mạnh việc giám sát và xét xử các vụ án nhanh hơn, khán quan, chính xác và công bằng. Mật trận Tổ quốc Lào đã thực hiện công việc trong thời đại mới theo hình thức chủ động có thể tập hợp tình đoàn kết và xây dựng sự thống nhất trong toàn thể nhân dân Lào… [104, tr.15].

Những thành tựu đạt được trong đổi mới nhà nước đã có những tác động tích cực tới đời sống xã hội, đưa đất nước từng bước vượt qua khó khăn thử thách để giành được những thành tựu to lớn. Giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ XX là một giai đoạn khó khăn đối với nước CHDCND Lào và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng và sụp đổ hàng loạt nhưng nước CHDCND Lào vẫn vững vàng và tiếp tục phát triển theo con đường mà nhân dân Lào, Đảng NDCM Lào và Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, sự nghiệp đổi

Page 122: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

117

mới, tiếp tục phát triển của CHDCND Lào đã vượt qua nhiều thử thách, nâng cao vị thế của Lào trong khu vực cũng như trên thế giới, nâng cao đời sống cho nhân dân.

3.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Bên cạnh những thành tựu to lớn và quan trọng, việc đổi mới tổ chức và hoạt

động của nước CHDCND Lào theo hướng xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân cũng còn nhiều hạn chế và khuyết điểm cần khắc phục:

- Hệ thống pháp luật còn chưa được xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ và nhất quán.

- Đối với Quốc hội là cơ quan lập pháp, đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách còn ít, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm.

- Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước còn nặng nề, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý của cán bộ còn nhiều hạn chế.

- Vai trò của các cơ quan tư pháp trong bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích của công dân cũng còn hạn chế, vẫn còn những hiện tượng gây bức xúc trong xã hội.

- Phương thức hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất có sự phân công phối hợp còn chưa được nhận thức một cách thấu đáo hoặc chỉ mang tính hình thức, sự vận dụng cũng chưa có hiệu quả làm cho tính độc lập của từng cơ quan chưa cao. Sự phối hợp không chặt chẽ và do đó chưa tạo ra được những biến đổi mang tính đột phá cho xã hội.

Tình trạng quan liêu và tham nhũng của các cán bộ nhà nước và các cơ quan nhà nước ở nước CHDCND Lào còn là nguy cơ và thách thức lớn. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư xây dựng tốc độ phát triển kinh tế, gây ra những rối ren kinh tế và bất ổn về chính trị. Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước nghiêm trọng, kéo dài, nhất là các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế xuất nhập khẩu và cả ở nhiều cơ quan thi hành pháp luật. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Lào cũng như dư luận nhân dân nói chung đã coi tình trạng tham nhũng là một quốc nạn cần kiên quyết khắc phục. Khi đề cập đến những thách thức lớn mà nước Lào phải đối mặt hiện nay, Đảng NDCM Lào lần thứ IX chỉ rõ: “Tất cả các cơ quan và cán bộ cần xây dựng đạo đức công vụ mạnh mẽ, dấn thân vì lợi ích nhà nước và nhân dân và cung cấp dịch vụ một cách trung thực, nhiệt tình và nhanh chóng, tránh lạm dụng vị trí của mình để nhũng nhiễu người khác và tham nhũng”

Page 123: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

118

[104, tr.37]. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước còn có tình trạng vừa buông lòng vừa bao biện, làm thay. Do đó, chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng; hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước không cao…

Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa thừa, vừa yếu, vừa thiếu, thừa số lượng như lại thiếu những người có chuyên môn cao và thạo việc. Biên chế cán bộ nhà nước và cán bộ thuộc khối cơ quan đoàn thể rất đông như năng suất lao động thấp; một bộ phận không nhỏ có trình độ và năng lực không đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn cách mạng mới. Có thể nói, nước CHDCND Lào đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, như khi chuyển sang cơ chế mới không ít cán bộ, công chức nhà nước đã bị ngã gục trước sự cám dỗ của đồng tiền bất chính. Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy đảng và nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước, Nhà nước bị thi hành sai lệch có thể dẫn tới chệch hướng.

Nguyên nhân của những hạn chế Một là, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tính tất yếu của việc xây dựng

NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân Trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân,

luôn tồn tại những quan niệm đã lỗi thời, xem Nhà nước pháp quyền chỉ thuộc về nhà nước tư sản nên đã không nghiên cứu Nhà nước pháp quyền tư sản một cách thực sự khách quan, khoa học, tạo nên thái độ chần chừ, do dự, thiếu kiên quyết trong việc tìm tòi các phương thức để xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhận thức không đúng về Nhà nước pháp quyền, cho rằng Nhà nước pháp quyền là thuộc về chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa xã hội phải thực hiện bằng việc quản lý xã hội bằng yếu tố tự giác, bằng giáo dục tinh thần cách mạng, ý thức trách nhiệm mà không cần pháp luật hoặc nếu có cũng chỉ là thứ yếu đã tạo ra lực cản đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đây là một lý do căn bản làm cho ý thức pháp luật và thực thi pháp luật, xây dựng chính quyền của nhân dân còn rất hạn chế, hiệu quả thực thi pháp luật thấp, uy tín của chính quyền, nhất là chính quyền cấp cơ sở chưa cao, thậm chí có nơi, có lúc trật tự kỷ cương phép nước bị coi thường. Điều đó cũng làm cho bản thân cán bộ của Đảng và Nhà nước chưa thực sự tôn trọng pháp luật. Còn có hiện tượng một số cá nhân và cơ quan đặt mình lên trên pháp luật, vận

Page 124: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

119

dụng pháp luật một cách tùy tiện, thiếu nghiêm túc, làm tăng thêm tư tưởng coi thường pháp luật của nhân dân.

Hai là, chưa xác định rõ mô hình NNPQ CHDCND Lào Cho đến nay, nước CHDCND Lào vẫn chưa có được một mô hình Nhà nước

pháp quyền một cách tương đối rõ ràng. Trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm cho rằng đã là Nhà nước pháp quyền thì phải tam quyền phân lập, làm đúng như các nước tư bản đã làm, không có sự phân biệt cơ bản nào. Thực chất, đây cũng vẫn là tình trạng máy móc, rập khuôn, giáo điều. Tuy việc thừa nhận sự cần thiết phải xây dựng NNPQ CHDCND Lào đã được chính thức khẳng định từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII nhưng cho đến nay, vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về nội hàm của khái niệm Nhà nước pháp quyền và quy trình xây dựng nó. Trong vấn đề này có những quan điểm khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn. Sự phủ định sạch trơn tổ chức của Nhà nước pháp quyền tư sản và việc không muốn kế thừa có chọn lọc những mô hình nhà nước có sẵn ở các nước tư bản phát triển vẫn là những cản trở đáng kể, làm cho xác định rõ mô hình NNPQ CHDCND Lào gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Việc xây dựng quy chế hoạt động của các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập, biểu hiện ở các mâu thuẫn và quan niệm cụ thể như:

Thứ nhất, đó là mâu thuẫn giữa một bên là quan điểm đồng nhất NNPQ CHDCND Lào với Nhà nước pháp quyền nói chung, mà thực chất là Nhà nước pháp quyền tư sản với một bên quan niệm cho rằng trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì không thể có Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền chỉ là sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa. Từ quan niệm cho rằng nhà nước tư sản là quyền lực chính trị của gia cấp tư sản nên tất cả các cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của nó đều mang tính chất tư sản, do đó, gần như toàn bộ những nhân tố hợp lý của nhà nước tư sản đều bị bỏ qua, đặc biệt là cơ cấu tổ chức hợp lý và phương thức tổ chức hoạt động có hiệu quả của nhà nước này.

Thứ hai, quan điểm cho rằng ở CHDCND Lào, Đảng NDCM Lào là đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hội và nhà nước Lào một cách tuyệt đối, toàn diện sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền, bởi vì trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật phải được coi trọng là tối thượng. Mâu thuẫn này thực ra là do trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn chưa có sự thống nhất, thậm chí còn không hiểu rõ về bản chất, đặc trưng và những nguyên tắc

Page 125: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

120

cơ bản của Nhà nước pháp quyền, về quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với yêu cầu của NNPQ CHDCND Lào. Do đó, đã đối lập vai trò lãnh đạo của Đảng với NNPQ CHDCND Lào và cho rằng, chủ trương xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân sẽ hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đặt Đảng bên dưới pháp luật.

Thứ ba, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, do tuyệt đối hóa vai trò dẫn đường của chính trị nên đã có tình trạng không quan tâm phát triển kinh tế, bất chấp sự phát triển kinh tế ra sao cũng được, chỉ chăm chú, quan tâm nhiều việc xây dựng hệ thống chính trị theo mẫu hình chủ nghĩa xã hội đã có sẵn của Liên Xô mà không tính đến thực trạng của nền kinh tế, do đó sinh ra tâm lý nôn nóng, chủ quan, duy ý chí trong việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Từ đây đã dẫn đến mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế với việc thiết kế, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước không phù hợp với yêu cầu ấy.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa nhận thức về bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa với quá trình xây dựng nền dân chủ này. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ ở trình độ cao, được xây dựng trên cơ sở của một nền kinh tế phát triển cao. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù. Đó là quan điểm đúng, nhưng dân chủ có nhiều trình độ. Trình độ dân chủ không chỉ phụ thuộc vào bản chất của nhà nước mà còn phụ thuộc vào trình độ dân trí. Dân trí còn ở trình độ thấp mà thực hiện dân chủ một cách giản đơn, dân chủ trực tiếp, thì càng không có kỷ cương. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà V.I. Lê nin nhấn mạnh nguyên tắc tập trung dân chủ. Xa rời nguyên tắc này, nhà nước dễ bị vô hiệu hóa, bất lực và điều đó càng dễ xảy ra phản ứng ngược lại tạo thành tình trạng quan liêu. Cố nhiên, tập trung quan liêu là hiện tượng phức tạp, không chỉ là kết quả của sự phản ứng này, nhưng sự phản ứng đó cũng trở thành một tác nhân cho tư tưởng quan liêu, mệnh lệnh tồn tại và phát triển.

Ba là, chưa cụ thể hóa được cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ một cách hợp lý và khoa học

Ở nước CHDCND Lào đã có, đã rõ về mặt Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Điều này vừa thể hiện rõ bản chất giai cấp công nhân của nhà nước vừa làm rõ đặc điểm của dân, do dân và vì dân của nhà nước.Tuy nhiên, cơ

Page 126: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

121

chế này ở nhiều nơi, nhiều chỗ mới chỉ dừng lại ở mức độ như là một khẩu hiệu. Thực chất đây là vấn đề khó nhất và quan trọng nhất đối với toàn bộ việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Bởi vì Lào thực hiện phát triển theo kiểu “rút ngắn”, làm cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền không theo con đường thông thường mà lại chủ yếu dựa vào vai trò tích cực của chủ thể lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng NDCM Lào, phù hợp với việc rút ngắn đó, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ chắc chắn có những nội dung mang tính đặc thù tương ứng. Do chưa cụ thể hóa được cơ chế này một cách hợp lý và khoa học nên có hiện tượng trái ngược xảy ra. Thứ nhất, Đảng vừa bao biện, làm thay chức năng nhà nước này, vừa buông lỏng lãnh đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chính điều đó đã góp phần tạo nên cách suy nghĩ, thói quen và phương pháp làm việc cực kỳ bảo thủ, tập trung quan liêu, hành chính mệnh lệnh. Thứ hai, một số cơ quan nhà nước không chịu sự kiểm soát của Đảng, hoặc cố tìm cách hạn chế vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo nên mâu thuẫn giữa cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước, vừa làm suy yếu hệ thống chính trị, vừa tạo kẽ hở cho địch có khả năng nhảy vào chống phá. Điều đó làm cho vai trò làm chủ của nhân dân không được xác định một cách rõ ràng dẫn đến hai xu hướng nguy hại đó là: Nhà nước vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, trở thành lực lượng độc đoán chuyên quyền, gây áp chế và mất dân chủ - hiện tượng quan cách mạng… ở nông thôn rất phổ biến. Mặt khác, gây nên tình trạng nhân dân phản đối và phản ứng với các cán bộ nhà nước tạo nên tình trạng dân chủ cực đoan, không tôn trọng kỷ cương phép nước, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội…đây là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau.

Cho đến nay, vấn đề phân định rõ chức năng nhiệm vụ để có thể xử lý một cách hiệu quả mối quan hệ Đảng và Nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng hoặc buông lỏng quản lý giữa Đảng với Nhà nước vẫn là vấn đề thời sự cần nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm. Thực tế cho thấy, có nhiều bất cập và mâu thuẫn nảy sinh. Đó là sự kém hiệu quả trong công tác lãnh đạo của Đảng, sự lúng túng và thụ động trong việc điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước. Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng xã hội luôn có sự nhất trí cao độ về chính trị nên không tồn tại sự khác biệt đáng kể nào giữa sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước

Page 127: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

122

và quyền làm chủ của nhân dân. Điều này dẫn đến sự phân định chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng. Việc giải quyết các công việc cụ thể vừa có chỗ bị chồng chéo, vừa có chỗ bị bỏ qua.

Bốn là, thiếu kiên quyết trong công tác đổi mới về tổ chức và xây dựng nhà nước, nhất là cải cách hành chính nhà nước.

Mặc dù bộ máy hành chính rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả, tham nhũng nhưng Nhà nước chưa có nhiều giải pháp tích cực để đổi mới. Chẳng hạn, đổi mới Quốc hội đã có nhưng chưa nhiều, vị trí và cơ cấu Quốc hội không rõ, tính đại diện trong cơ cấu Quốc hội chưa được bảo đảm, tính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội chưa được xác định một cách rõ ràng. Phương thức hoạt động của Quốc hội chưa thực sự có hiệu quả. Cải cách hành chính chưa mạnh và dứt điểm. Nói tinh giản biên chế nhưng mỗi lần giảm biên chế thì số lượng người trong các cơ quan nhà nước lại tăng lên, trong khi không tuyển chọn được những người thực sự có năng lực vào cơ quan nhà nước, nghiệp vụ hành chính trong cơ quan hành chính còn nhiều yếu kém.

Có thể nói, việc đổi mới bộ máy nhà nước còn chưa mạnh và thực chất là bởi tư duy cũ còn tồn tại khá nặng nề, thêm nữa, lợi ích của nhiều cán bộ, cả cán bộ trung, cao cấp gắn với chế độ cũ, khi đổi mới về động chạm đến lợi ích của khá nhiều cá nhân nên không có được sự nhất trí và đồng thuận thực sự. Điều này là nguyên nhân làm cho phương thức đổi mới không rõ ràng, nhất quán, chỉ đạo điều hành của cán bộ lãnh đạo thiếu kiên quyết. Việc tổng kết thực tiễn, trong đó có tổng kết về quá trình đổi mới, xây dựng, hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổng kết vai trò của nhà nước trong quá trình đổi mới, tổng kết những kinh nghiệm của thế giới về xây dựng nhà nước trong điều kiện hiện nay chưa làm tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những biện pháp đổi mới bộ máy nhà nước có tầm chiến lược, chưa thực sự chủ động mà nhiều khi chỉ là kết quả trực tiếp của những điểm nóng do vấn đề bức xúc của cuộc sống đặt ra.

Năm là, hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước

Trong nhiều kỳ Đại hội Đảng, công tác tổ chức luôn được nhấn mạnh, thậm chí yếu kém của công tác tổ chức còn được xem là nguyên nhân của mọi nguyên

Page 128: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

123

nhân. Trong việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân, việc xác lập một hệ thống tổ chức nhà nước hợp lý với đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong khi đó, đa số cán bộ làm công tác quản lý và tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước lại không được đào tạo một cách khoa học và có hệ thống. Phần lớn là các cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể có chuyên môn rất khác nhau. Kiến thức để làm công tác tổ chức và quản lý nhà nước chủ yếu chỉ là tri thức mang tính kinh nghiệm, thậm chí ở nhiều người những tri thức như vậy cũng không có. Nhiều người được phân công làm công tác tổ chức chỉ vì hiền lành, chất phác… đấy là chưa kể còn có các lý do tiêu cực khác. Điều này đã dẫn đến đội ngũ cán bộ tổ chức nhà nước thiếu một tầm nhìn chiến lược, hạn chế rất nhiều trong việc soạn thảo các văn bản pháp quy, trong việc thực thi pháp luật. trong bố trí nhân sự, công việc nhiều khi tùy tiện, lúc thì nhấn mạnh khả năng, lúc thì nhấn mạnh bằng cấp, lúc thì nhấn mạnh tuổi tác mà không coi trọng hiệu qủa thực tế của công việc cũng như không đánh giá được hiệu quả đó. Đặc biệt tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy việc đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Hiện tượng “đặt giá” cho từng chức vụ từ thấp đến cao cũng không phải là không có. Những hạn chế đó đã tạo ra một hệ thống bao gồm một bộ phận đáng kể cán bộ nhà nước chỉ thấy quyền mà không thấy nghĩa vụ, chỉ thấy lợi mà không thấy trách nhiệm của mình, không phấn đấu về chuyên môn, không lo về trách nhiệm. Chủ nghĩa cơ hội nổi lên trong một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ trẻ. Tâm lý “mạnh ai nấy được” phát triển mạnh như một căn bệnh lây truyền nhanh và khó kiểm soát. Đây là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra sự yếu kém của các cán bộ nhà nước, các cơ quan nhà nước ở nước CHDCND Lào.

Tóm lại, tiến trình xây dựng nhà nước kiểu mới của nước CHDCND Lào diễn ra qua nhiều giai đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn có những nét đặc thù về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Do những điều kiện ấy mà tổ chức, hoạt động và việc xây dựng nhà nước cũng có những biến đổi cho phù hợp, đó là cái lịch sử, còn cái logic xuyên suốt tiến trình là sự vận dụng quan điểm C. Mác - Lênin về nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình ấy, vai trò của định hướng của lý luận Mác - Lênin luôn gắn kết thành một thể thống nhất với tư tưởng của chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN đặc biệt là tổ chức xây dựng nhà nước với tư cách là cơ quan công

Page 129: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

124

quyền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản giành độc lập dân tộc, đảm bảo những quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Trong tiến trình xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân Lào, việc tiếp thu và vận dụng những quan điểm Mácxit có tính phương pháp luận về bản chất, chức năng, tính tất yếu của nhà nước vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò hết sức quan trọng. Chính sự vận dụng này đã góp phần quyết định vào việc xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân Lào là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, nhưng mang tính chất nhân dân vì dân tộc, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để có được sự thống nhất quan điểm và mô hình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân, nước Lào đã phải trải qua một quá trình lâu dài, sau một thời gian dài xây dựng, trưởng thành, đặc biệt là sau khi đổi mới, nước CHDCND Lào đã khẳng định được vai trò, vị thế đối với quốc gia dân tộc, nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Sự vận động khách quan của hiện thực trong nước trước hết là cơ sở hạ tầng cũng như sự biến đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cho việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước Lào theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Muốn vậy, một mặt nên phải xác định rõ và quán triệt những quan điểm và tính nguyên tắc trong xây dựng NNPQ CHDCND Lào hiện nay, mặt khác phải có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, có tính chiến lược, định hướng lâu dài và những giải pháp mang tính tình thế để kịp thời giải quyết ngay những vấn đề bức xúc trước mắt.

Page 130: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

125

Chương 4 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào là nhu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật chung và điều kiện cụ thể của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quá trình sáng tạo, vừa tiếp thu những thành tự của nhân loại về Nhà nước pháp quyền, vừa thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vì vậy không thể rập khuôn máy móc hay sơ cứng giáo điều trong lựa chọn mô hình, cũng như trong tổ chức triển khai cụ thể các giải pháp xây dựng và hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào. Để thực hiện được điều đó, trong những năm vừa qua, Đảng NDCM Lào và Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã đề ra những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những định hướng và giải pháp để triển khai thực hiện từng bước quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào. Trên sở những quan điểm, tư tưởng, định hướng đó, nhiều nhà khoa hoc, quản lý và hoạt động thực tiễn đã nghiên cứu và đề xuất những ý kiến, kiến nghị làm rõ nội dung, yêu cầu của những quan điểm, định hướng cần quán triệt trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở CHDCND Lào. Trước nhu cầu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, cần nghiên cứu, quán triệt và thưucj hiện tốt một số quan điểm cơ bản sau:

4.1.1. Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Theo quan điểm chỉ đạo này, trong quá trình xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào phải xác định rõ, kiên định và phát huy bản chất của Nhà nước. Trong suốt quá

Page 131: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

126

trình Lãnh đạo Nhà nước Lào, Đảng NDCM Lào và Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN luôn chú trọng đặc biệt tới vấn đề bản chất của Nhà nước CHDCND Lào và đề ra những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo quan trọng. Nội dung của những tư tưởng, quan điểm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp CHDCND Lào năm 2015 và được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật của CHDCND Lào. Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2015 của CHDCND Lào tiếp tục khẳng định, cụ thể là:

Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2); và “Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo đảm thông qua hoạt động của hệ thống chính trị với Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo (Điều 3).

Theo đó, NNPQ CHDCND Lào là nhà nước có bản chất dân chủ, kết tinh hài hòa giữa tính chất giai cấp, với tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Đó là Nhà nước đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, dựa trên khối đại đoàn kết mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Để bảo đảm bản và phát huy được bản chất đó, tiền đề tư tưởng quan trọng nhất để xây dựng NNPQ CHDCND Lào được xác định là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN và những quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước và pháp luật.

Nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào - Đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động các bộ tộc Lào yêu nước, là hạt nhân lãnh đạo thống nhất của toàn bộ hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị ở CHDCND Lào, Đảng NDCM Lào vừa là lực lượng lãnh đạo, vừa là bộ phận hợp thành của hệ thống ấy. Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội (Mặt trận Tổ quốc Lào và các tổ chức thành viên của Mặt trân) là những bộ phận cấu thành cơ bản. Do đó, việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào phải đặt trong mối quan với hệ thống chính trị, trong sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa Đảng, Nhà nước và các yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị, mỗi tổ chức đều có tính độc lập tương đối, vì vậy Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không

Page 132: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

127

làm thay nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối, thông qua đảng viên và tổ chức đảng trong Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác ở các cấp, các ngành...

Bản chất dân chủ của NNPQ CHDCND Lào được thể hiện ở quyền làm chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội được bảo đảm bằng pháp luật, cơ chế và chính sách được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mở mang dân trí. Vì vậy, dân chủ hóa trong đời sống chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội là hết sức cần thiết và là một trong những tiền đề tư tưởng quan trọng trong xây dựng NNPQ CHDCND Lào. Tuy nhiên, dân chủ phải luôn gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và pháp chế. Vì vậy, bản chất dân chủ của NNPQ CHDCND Lào còn được hiểu ở một khía cạnh khác, khía cạnh pháp luật đó là cần thiết phải có một một hệ thống dân chủ, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.

4.1.2. Quan điểm về tính thống nhất của quyền lực nhà nước, về sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền phải phù hợp với bản chất Nhà nước, yêu cầu và những điều kiện cụ thể của CHDCND Lào, quan điểm về tính thống nhất của quyền lực nhà nước, về sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một quan điểm chính trị - pháp bao quát và có tính chỉ đạo đối với việc thiết kế mô hình tổ chức bộ NNPQ CHDCND Lào, là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của NNPQ CHDCND Lào.

Xuất phát từ quy định của Hiến pháp: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tính thống nhất của quyền lực nhà nước được hiểu là sự thống nhất bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, do nhân dân quyết định; quyền lực của bộ máy nhà nước nói chung và của các chủ thể của bộ máy đó nói riêng là quyền lực được nhân dân ủy quyền để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, quyền lực nhà nước không tập trung vào một nhánh quyền lực nào. Vì vậy, nó phải đặt dưới quyền lực nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Cũng vì thế, mà quyền lực nhà nước luôn có sự thống nhất, không thể phân chia để trở thành quyền lực riêng

Page 133: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

128

của một bộ phận hay một cơ quan, một các nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, tính thống nhất của quyền lực nhà nước phải là tuyệt đối, nó phải được tổ chức và vận hành một cách khoa học thông qua quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; đồng thời, ở mức độ cụ thể hơn, mỗi cơ quan, chủ thể trong bộ máy nhà nước đều cần được phải thực hiện và chịu trách nhiệm về những hoạt động cụ thể, xác định theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể, vì vậy họ cần được trao những quyền hạn tương ứng để có được địa vị pháp lý chính danh và có thể hoàn thành chức năng, nhiệm cụ được giao. Theo đó, việc phân công quyền lực là rất cần thiết.

Sự phân công quyền lực giữa các cơ cấu quyền lực lớn: Quốc hội, Chính

phủ, Tòa án và các cơ quan tư pháp cũng như sự phân công cụ thể cho những cơ

cấu quyền lực nhỏ hơn và cho từng chức danh cụ thể trong bộ máy nhà nước là hết

sức cần thiết và là nhu cầu tất yếu của quá trình phân công lạo động khoa học trong

lĩnh vực tổ chức quyền lực. Sự phân công đó được thực hiện xuất phát từ yêu cầu cụ

thể tùy thuộc vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong bộ máy nhà

nước. Để bảo đảm cho sự phân công quyền lực được công khai, minh bạch, hợp lý

và có thể kiểm soát được thì cần thiết phải được thể hiện trong Hiến pháp và pháp

luật. Theo đó, pháp luật là cơ sở quan trọng nhất để bộ máy nhà nước, các cơ quan

nhà nước và cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách

chính danh, hợp pháp, có giới hạn và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, xét theo cơ

chế tổ chức bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước cao nhất (những chức năng,

nhiệm vụ, thẩm quyền cao nhất, lớn nhất) phải nằm trong tay của những cơ quan

đại diện của nhân dân vì xét đến cùng, thì đó chính là quyền lực của nhân dân và

nhân dân ủy quyền cho các đại diện của mình.

Quan điểm về tính thống nhất của quyền lực nhà nước, có sự phân công,

phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp là nguyên tắc chỉ đạo xây dựng mô hình NNPQ CHDCND Lào, trong

đó sự thống nhất là nền tảng, sự phân công, phối hợp là phương thức để đạt được sự

thống nhất của quyền lực nhà nước. Trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước,

mỗi nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) sẽ có những phương thức vận

hành phù hợp với sự phân công và yêu cầu về sự phối hợp.

Page 134: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

129

4.1.3. Quan điểm về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHDCND Lào. Nguyên tắc tập trung dân chủ được xác lập xuất phát từ bản chất của Nhà nước Lào, đồng thời để đáp ứng yêu cầu về tổ chức bộ máy, phát huy vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là phải tôn trọng và đề cao dân chủ, tập trung phải dựa trên cơ sở của dân chủ và dân chủ phải phục tùng sự chỉ đạo của tập trung. Cụ thể là, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, từ thành lập, phân định chức năng thẩm quyền, lựa chọn bố trí nhân sự cho tới xây dựng thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động cần bảo đảm dân chủ tối đa. Nhưng, khi dân chủ đã được thực hiện tối đa, đã được tập trung, thì mọi người, mọi chủ thể tham gia vào quá trình dân chủ đó đều phải tôn trọng kết quả dân chủ và phải chịu sự chỉ đạo quản lý của tập trung. Đây cũng là điểm quan trọng phản ánh mối quan hệ giữa dân chủ và kỳ luật kỷ cương.

Bản chất của NNPQ CHDCND Lào là bản chất dân chủ, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, vì vậy trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhân dân có quyền rất lớn từ quá trình tổ chức ra bộ máy, tới kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước đến bãi miễn người đại diện của mình trong bộ máy nhà nước... Vì vậy, việc mở rộng dân chủ để nhân dân tham gia tích cực vào các quá trình nói trên là vấn đề có tính nguyên tắc.

Nguyên tắc này được thể chế hóa trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật của CHDCND Lào. Điều 4 Hiến pháp năm 2015 của CHDCND Lào quy định:

Nhân dân bầu ra đại diện, là Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành dựa trên nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Cử tri có quyền đề nghị miễn nhiệm người đại diện của mình nếu thấy rằng những người này đã hành xử không xứng đáng với vị trí của mình và đánh mất lòng tin của nhân dân.

Page 135: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

130

Và, Điều 5 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Trong quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước, việc quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa rất quan trọng. Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất với nhau, không thể chỉ thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung và ngược lại cũng không chỉ chú trọng tập trung mà coi nhẹ dân chủ. Nếu chỉ nhấn mạnh dân chủ mà coi nhẹ tập trung thì dễ dẫn đến lỏng lẻo, thiếu kỷ cương, kỷ luật và hiệu quả quản lý thấp; ngược lại, nếu quá coi trọng tập trung mà coi nhẹ dân chủ thì dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, vi phạm dân chủ, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân, các căn bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền sẽ xảy ra...

4.1.4. Quan điểm về đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật

Quan điểm đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong NNPQ CHDCND Lào được xuất phát từ luận điểm đề cao quyền lực nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp và pháp luật chính là công cụ để xác lập, phản ánh một cách tập trung và đầy đủ nhất ý chí, lợi ích và sự lựa chọn của người dân. Vì vậy, Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước có giá trị pháp lý cao nhất, quy định toàn diện diện và sâu sắc nhất những vấn đề cơ bản thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anh ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nguyên tắc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Pháp luật cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, tạo thành một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, Hiến pháp và pháp luật là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng nhất để bảo đảm tính chính đáng, minh bạch công khai của bộ máy nhà nước.

Tổ chức và hoạt động của nhà nước trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật là yêu cầu tất yếu của Nhà nước pháp quyền, bảo đảm cho các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động một cách chính đáng, hợp pháp và hiệu quả. Nói cách khác, đề cao Hiến pháp và pháp luật chính là đề cao quyền lực nhân dân, là thực hiện quyền lực do nhân dân ủy quyền cho Nhà nước. Đồng thời, việc đề cao Hiến pháp và pháp

Page 136: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

131

luật trong Nhà nước pháp quyền còn thể hiện một vấn đề có tính nguyên lý đó là: Quyền lực nhà nước luôn có những giới hạn nhất định, Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, cho phép; đi quá giới hạn đó là vi phạm, là lạm quyền, bất hợp pháp.

Quan điểm về đề cao Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Nhà nước quản lý

bằng pháp luật được thể chế hóa trong Hiến pháp của nước CHDCND Lào. Điều

10 Hiến pháp năm 2015 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và

pháp luật. Đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Lào, các đoàn thể, các

tổ chức xã hội và toàn thể công dân phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến

pháp và pháp luật”.

4.1.5. Quan điểm về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân, vì dân

Thực tiễn đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự

nghiệp cách mạnh Lào là một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan. Ngày nay, trước

yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

NDCM Lào đối với Nhà nước để bảo đảm cho NNPQ CHDCND Lào luôn giữ

vững bản chất là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và

đội ngũ trí thức; để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm cho nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN phát triển; để chủ động hội quốc tế và đưa sự nghiệp

đổi mới đất nước Lào đến thắng lợi.

Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước là một nguyên tắc, nhưng Đảng không làm

thay công việc của Nhà nước, đó cũng là một nguyên tắc phù hợp với quan điểm đề

cao Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền như phân tích ở trên. Sự

lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với NNPQ CHDCND Lào được thực hiện trên

những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối và lãnh đạo các cơ quan

nhà nước thể chế chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua bộ máy nhà nước,

Page 137: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

132

bảo đảm cho các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trở thành hiện thực

trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội.

Hai là, lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ và đạo đức đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân.

Ba là, lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Để thực hiện tốt vai trò này, cùng với việc lãnh đạo trực tiếp công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với nhà nước, Đảng còn phải chú ý phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, mở rộng dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, thu hút đông đảo các tầng lợp nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí...

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN HIỆN NAY

4.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản về nhà nước pháp quyền, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân, vì dân

Những năm vừa qua, trên cơ sở những quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào và những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN, việc nghiên cứu cơ bản về nhà nước pháp quyền, mô hình, phương thức tổ chức bộ máy nhà nước và kinh nghiệm của các nước, trong đó có Việt Nam, trong xây dựng nhà nước pháp quyền đã được triển khai ở Lào, đã có những công trình, bài báo khoa học tiếp cận, phân tích những khía cạnh khác nhau của nhà nước pháp quyền và đề xuất những ý kiến về đánh giá và xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào. Tuy nhiên, số lượng các công trình này chưa nhiều và vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết như: Bản chất, đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền CHDCND Lào; mô hình tổ chức và cơ chế phân công và phối

Page 138: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

133

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; vị trí và vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị của Lào; nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào; những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào; Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào trong việc thực hiện các cam kết quốc tế; xây dựng và hoàn thiện cơ chế dân chủ; xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện của Lào...

Những vấn đề đó cần được nghiên cứu cơ bản, toàn diện mới có thể xây dựng được luận cứ khoa học một cách đầy đủ, sâu sắc và thuyết phục, trên cơ sở đó đề xuất và kiến nghị với Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào để đề ra những chủ trương, chính sách, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, tạo cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân.

Kinh nghiệm của Việt Nam đã cho thấy, đây là công việc khoa học rất quan trọng, nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp, cần huy động đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia vào quá trình này, đồng thời cần có sự đầu tư lớn của Nhà nước. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, quá trình này có bước khởi đầu chậm hơn, vì vậy rất cần có sự “tăng tốc” trong thời gian tới, để trong tương lai không xa, các chủ trương, quan điểm của Đảng NDCM Lào về xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân được thể chế hóa trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật của CHDCND Lào và quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Lào được đẩy mạnh và có hiệu quả.

4.2.2. Phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là mục tiêu đồng thời cũng là yêu cầu và động lực cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, nó cần được nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc và phải được thực hành trên thực tế. Thực tiễn cho thấy, trong những năm vừa qua, có lúc, do nhận thức

Page 139: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

134

chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này nên tình trạng quan liêu hóa, cửa quyền của một bộ phận cán bộ trong bộ máy nhà nước vẫn xẩy ra, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả.

Vì vậy, cần phải có các biện pháp để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ, về nội dung, phương thức thực hiện dân chủ và chủ động tham gia một cách rộng rãi, thực chất vào các quá trình dân chủ là quyền và trách nhiệm của mỗi người, đó là hành động thiết thực để xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Thực hành dân chủ thực chất là mục tiêu, là động lực của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nói riêng, của công cuộc đổi mới đất nước Lào nói chung. Đây là giải pháp vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp bách của việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay. Đây còn là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ CHDCND Lào. Chính quyền có trong sạch được dân tin yêu, ủng hộ thì mới vững mạnh và hoạt động có hiệu lực; ngược lại, chỉ dựa vào sức mạnh của nhân dân thì mới xây dựng được nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Muốn vậy phải thực hành dân chủ, mở rộng dân chủ theo chủ nghĩa xã hội tạo mọi điều kiện để người dân được tham gia xây dựng và quản lý nhà nước; đồng thời, phải có cơ chế để người dân có thể thực sự kiểm soát, giám sát được hoạt động của nhà nước và cán bộ nhà nước. Nhà nước cần nhận được sự phản hồi trực tiếp, trung thực từ phía người dân qua cơ chế phản biện xã hội.

Việc phát huy và bảo đảm dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân phải được tiếp cận từ góc độ xây dựng nhà nước và quản lý xã hội. Thực hiện dân chủ và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua hai hình thức chủ yếu là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước, đó là dân chủ đại diện. Quyền làm chủ của nhân dân còn được thực hiện một cách trực tiếp thông qua việc nhân dân tham gia vào công việc tổ chức ra nhà nước, tham gia bộ máy nhà nước, quyết định các chủ trương, chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, mức độ thực hiện dân chủ trực tiếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào phẩm chất, trình độ dân trí, trước hết là trình độ văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật; vào đặc điểm lịch sử và truyền thống chính trị của dân tộc v.v. Như

Page 140: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

135

vậy, thực hiện dân chủ phải là một quá trình từ thấp đến cao. Trong điều kiện ở CHDCND Lào hiện nay vừa phải nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện, vừa phải thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp theo hướng:

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình quyết định các vấn đề, công việc quan trọng của đất nước, cộng đồng lãnh thổ, thông qua các đạo luật... Với đặc tính đó, dân chủ trực tiếp là phương thức truyền tải và bảo toàn nguyên vẹn ý chí chính trị của nhân dân và là phương thức để kiểm soát quyền lực nhà nước. Những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất bao gồm: Bầu cử, bãi miễn đại biểu, trưng cầu ý dân, sáng kiến lập pháp, sáng kiến chương trình nghị sự. Mỗi hình thức có nội dung, hình thức và yêu cầu nhất định. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào cần thiết phải nghiên cứu để mở rộng và phát huy hiệu quả các hình thức dân chủ trực tiếp nêu trên để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, chủ động tham gia một cách tích cực vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước thông qua đại diện do mình bầu ra. Đây là hình thức dân chủ quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, được áp dụng rất rộng rãi trong các quốc gia. Ở Cộng hòa DCND Lào, các cơ quan đại diện của nhân dân là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Điều 4 Hiến pháp năm 2015 của Lào quy định: “Nhân dân bầu ra đại diện, là Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bảo đảm quyền và lợi ích của mình... cử tri có quyền đề nghị miễn nhiệm người đại diện của mình nếu thấy rằng những người này đã hành xử không xứng đáng với vị trí của mình và đánh mất lòng tin của nhân dân”. Thực chất của dân chủ đại diện là việc nhân dân ủy quyền cho nhà nước thay mặt mình thực hiện các công việc của cộng đồng. Nhân dân trao quyền cho nhà nước, nhưng nguy cơ lạm quyền, lộng quyền từ phía bộ máy nhà nước luôn có thể xẩy ra. Vì vậy, cần thiết phải có cơ chế kiểm tra, giám sát nhà nước trong việc sử dụng quyền lực được trao; đồng thời cũng cần phải có các giải pháp để huy động đông đảo nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước.

Page 141: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

136

Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện tuy có khác nhau về cách thức và

phương pháp tiến hành, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật

thiết với nhau và bổ trợ cho nhau. Dân chủ đại diện ra đời nhằm khắc phục những

nhược điểm của dân chủ trực tiếp; nhưng dân chủ trực tiếp lại tạo nên cơ chế kiểm

tra, giám sát đối với dân chủ đại diện, với bộ máy nhà nước, góp phần làm giảm

sự tùy tiện, lộng quyền, phát huy tính tự giác, tích cực của mỗi thành viên trong

cộng đồng.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào cần kết hợp

và phát huy cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp (dân chủ đại diện) trên cơ

sở quán triệt và thực hiện tốt mấy điểm sau đây:

- Sự kết hợp giữa dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện là tất yếu khách

quan, đó là sự kết hợp giữa mở rộng và cụ thể hóa các hình thức dân chủ trực tiếp

với việc nâng cao hiệu quả của các hình thức dân chủ đại diện thông qua việc phát

huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra (Quốc hội, Hội

đồng nhân dân).

- Kết quả thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện phụ thuộc vào trình

độ nhận thức và năng lực thực hành dân chủ của chủ thể quyền lực (nhân dân) với

chủ thể được ủy quyền (nhà nước). Nhân dân với tư cách là chủ thể quyền lực cần

có đủ năng lực để thực hành dân chủ và trở thành người chủ thực sự của quyền lực

nhà nước; đồng thời với tư cách là người được ủy quyền, nhà nước có trách nhiệm

phải đại diện và bảo vệ lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo điều kiện thuận

lợi để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình tham gia vào quản lý nhà nước.

4.2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong phần mở đầu của Điều lệ Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã khẳng định: Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đội tiên phong của giai cấp công nhân

Lào, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao

động và của cả dân tộc. Đảng nhân dân cách mạng Lào kiên định lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin và truyền thống tốt đẹp của Đảng làm nền tảng tư

tưởng - lý luận, làm kim chỉ nam cho việc tổ chức và hoạt động của Đảng

Page 142: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

137

nhân dân cách mạng Lào… Đảng nhân dân cách mạng Lào tôn trọng và

hoạt động trong khuôn khổ của Hiếp pháp và pháp luật [119, tr.3-4].

Đây là sự ghi nhận chính thức, công khai về bản chất, vai trò, nền tảng tư tưởng lý luận và sự đề cao Hiến pháp và pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Đảng NDCM Lào.

Sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước đã được hình thành trong lịch sử cách mạng Lào, gắn liền với sự tồn tại của nước CHDCND Lào. Là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, Đảng NDCM Lào chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước CHDCND Lào là yếu tố bảo đảm giữ vững bản chất của dân chủ của Nhà nước, kết hợp hài hòa giữa tính giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc, là nhà nước của dân, do dân, vì dân; nhằm phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới phát triển theo định hướng XHCN và phát huy tính chủ động và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước đối với xã hội. Đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước còn nhằm bảo đảm cho các chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng được thể chế hóa và hiện thực hóa thông qua việc lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã chỉ rõ:

…phải cải cách và nâng cao sự giám sát việc chuyển các chính sách của Đảng thành các kế hoạch cụ thể, thành luật và các văn bản pháp luật trong nỗ lực xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta trở thành nhà nước minh bạch, quản lý vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và xã hội theo pháp luật [104, tr.49].

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với nhà nước pháp quyền CHDCND Lào cần đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế. Đó là sự lãnh đạo toàn diện, nhưng không phải là tuyệt đối, Đảng không bao biện làm thay công việc của chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện tức là lãnh đạo các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp,

Page 143: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

138

tư pháp), hoạt động của nhà nước ở tất cả các cấp; chú trọng phát huy cao nhất vai trò của Nhà nước Lào. Đây là hai mặt thống nhất biện chứng với nhau: Đảng chỉ có thể hoàn thành vai trò lãnh đạo khi có được nhà nước vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và ngược lại, nhà nước chỉ có thể vững mạnh, trong sạch, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nó khi có được sự lãnh đạo đúng hướng, đúng phạm vi trách nhiệm của Đảng.

Đảng lãnh đạo Nhà nước là lãnh đạo chính trị đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước và quyết định những vấn đề về tư tưởng, quan điểm, chính sách, về công tác cán bộ thông qua những cơ chế thích hợp. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng mọi tổ chức Đảng và đảng viên đều phải tôn trọng và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Các nội dung cụ thể của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước Lào là:

- Lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật; xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật.

- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh. Tăng cường kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên đối với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, các quy định của nhà nước.

- Xác định rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước thuộc các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan đó. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước.

- Đối với các cơ quan tham mưu của các cấp ủy đảng, cần kiện toàn theo hướng tinh gọn, hợp lý để giúp cấp ủy nắm tình hình, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước.

- Xây dựng và thực hiện một cơ chế thích hợp theo nguyên tắc vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà nước, vừa phát huy tối đa tính tự chịu trách nhiệm của nhà nước khi xử lý các công việc cụ thể thuộc phạm vi, quyền hạn và chức trách của mình.

Page 144: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

139

Ở CHDCND Lào, những điều kiện lịch sử đặc thù đã làm cho mối quan hệ giữa Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào có những thuận lợi rất lớn. Nhà nước Lào ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân do Đảng NDCM Lào lãnh đạo. Vì vậy, việc Đảng NDCM Lào trở thành đảng duy nhất cầm quyền là một tất yếu khách quan và tất yếu lịch sử. Tuy nhiên, chế độ một đảng duy nhất cầm quyền cũng đặt ra trước Đảng và Nhà nước những yêu cầu và thách thức, đòi hỏi Đảng cũng phải tự đổi mới, khắc phục những hạn chế, tồn tại, không ngừng nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

- Tiếp tục nghiên cứu có sở lý luận và thực tiễn để phân định rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa cấp ủy, tổ chức đảng với lãnh đạo các cơ quan Nhà nước phù hợp với quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong bộ máy nhà nước.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh công tác phòng chống tham ô, lãng phí, tham nhũng của cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước.

4.2.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào được tiến hành cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình hội nhập quốc tế và được đặt trong bối cảnh phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và đổi mới hệ thống chính trị. Vì vậy, bộ máy nhà nước cần được đổi mới về tổ chức và hoạt động để xử lý có hiệu lực và hiệu quả các mối quan hệ giữa

Page 145: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

140

Nhà nước với thị trường và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; giữa Nhà nước với Đảng và hệ thống chính trị; giữa Nhà nước và cá nhân, giữa quốc gia và quốc tế...

4.2.4.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và quyền

lực của nhân dân, thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề cơ của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là giải pháp quan trọng để nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động của Quốc hội, có tác tác động và ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy nhà nước. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào xác định rõ:

Về củng cố quyền lực nhà nước trong những năm tới, chúng ta phải tiếp tục tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng luật, quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước, việc giám sát kiểm tra hoạt động của cơ quan hành pháp, Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đảm bảo được chất lược và hiệu lực. Để làm cho Quốc hội có thể nâng cao hơn nữa vai trò của mình, đó chúng ta phải cải thiện và nâng cao chất lượng của việc tổ chức và hoạt động của Ủy Ban thường vụ Quốc hội cũng như các bộ máy của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, nhất là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tiến hành các kỳ họp Quốc hội tạo điều kiện cho nhân dân được thực hiện quyền giám sát người mình bầu và cho đại biểu quốc hội thường xuyên xuống hoạt động tiếp xúc cử tri, đồng thời phải cho Ủy ban của Quốc hội được tham gia từ đầu trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách Nhà nước cũng như các dự án luật... [103, tr.60-61].

Để thực hiện chủ trương trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện các chức năng

của Quốc hội, cụ thể là: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp. Trong những

năm vừa qua, chất lượng xây dựng luật của Quốc hội đã có bước tiến bộ đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều văn bản chưa phát huy được hiệu lực

Page 146: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

141

và hiệu quả; có nhiều đạo luật mới ban hành đã phải bổ sung; nhiều quy định của luật vẫn còn rất chung chung, muốn triển khai thực hiện lại phải chờ văn bản hướng dẫn v.v.. Để khắc phục tình trạng này, cần chú trọng hoàn thành quy trình làm luật của Quốc hội; nâng cao chất lượng của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan giúp việc của quốc hội; dân chủ hóa quá trình làm luật, thu hút đông đảo đội ngũ chuyên gia pháp luật và nhân dân tham gia vào quá trình làm luật; đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, phấn đấu tiến tới việc Quốc hội thực hiện đầy đủ quyền quyết định ngân sách như Hiến pháp đã quy định, đảm bảo để Quốc hội xem xét quyết định một cách thực chất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình quốc gia, các dự án đầu tư lớn và các vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước và nhân sự.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội, xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực, hiệu quả, tập trung vào những vấn đề bức xúc như chống tham nhũng, lãng phí, quản lý vốn và tài sản nhà nước v.v. Cần xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội..

Thứ hai, phát huy vài trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực và bản lĩnh của Đại biểu Quốc hội. Cần đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội, nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội, chú trọng bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu Quốc hội. Đồng thời, cần xác định đầy đủ về địa vị pháp lý và vai trò của đại biểu Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội hoàn thành trọng trách được giao.

Thứ ba, tiếp tục kiện toàn tổ chức Quốc hội, nâng cao vai trò của của các Ủy ban và các cơ quan giúp việc của Quốc hội, phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội; nghiên cứu tăng số lượng và phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội chuyên trách trong Quốc hội.

- Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vì vậy, Quốc hội phải gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham dự hoặc theo dõi các kỳ

Page 147: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

142

họp của Quốc hội; Quốc hội cần chú ý lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết và tổ chức cho nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

4.2.4.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ có vị trí và vai trò rất quan trọng. Xuất

phát từ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động

quản lý, điều hành đặc thù, Chính phủ có chức năng cơ bản là tổ chức thực thi Hiến

pháp và pháp luật; quản lý và điều hành (quản lý thị trường, quản lý xã hội; hoạch

định và điều hành chính sách quốc gia; tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản

lý và phát huy tất cả các nguồn lực quốc gia); tổ chức và vận hành bộ máy hành

chính nhà nước; bảo vệ quyền, tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân;

duy trì và bảo vệ trật tự xã hội...

Với những chức năng, nhiệm vụ đó, Chính phủ được giao những thẩm

quyền rất rộng, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có hệ thống bộ máy

hành chính nhà nước được thiết lập từ trung ương xuống địa phương với đội ngũ

cán bộ đông đảo nhất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội. Để thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ này,

Chính phủ cũng được giao nhiệm vụ xây dựng và trình Quốc hội các dự án luật,

pháp lệnh và có thẩm quyền xây dựng các văn bản dưới luật để phục vụ cho công

tác quản lý, điều hành. Theo đó, bên cạnh những mặt tích cực, thì nguy cơ về sự

cồng kềnh của bộ máy hành chính nhà nước, sự phức tạp của các thủ tục hành

chính, sự quan liêu, cửa quyền cũng luôn tiềm ẩn và có thể phát sinh nếu không có

những giải pháp thiết thực, cần thiết để có thể kiểm soát quyền lực của Chính phủ

và bộ máy chính nhà nước.

Trong xây dựng nhà nước pháp quyền CHDCND Lào hiện nay, việc đổi mới

tổ chức và hoạt động của Chính phủ và cải cách nền hành chính nhà nước là nhu

cầu khách quan và cần thiết. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào tiếp tục

nêu rõ mục tiêu của nhiệm vụ này:

Chúng ta chú ý củng cố hệ thống hành chính của nhà nước có hiệu quả theo hướng cơ quan hành chính cấp Trung ương gọn nhẹ và thực hiện

Page 148: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

143

vai trò quản lý vĩ mô là chủ yếu, làm cho cơ quan hành chính địa phương có năng lực và lành mạnh hơn trong việc tổ chức thực hiện. Những vấn đề cấp bách phải làm hiện nay là việc củng cố chế độ phân cấp quản lý bằng cách giao quyền và trách nhiệm quyết định vấn đề cho các cấp một cách rõ ràng, dứt điểm, bên cạnh đó phải có quy chế phối hợp tốt nhằm phát huy tính tích cực chủ động của các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa làm cho việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn và có thể giải quyết các vấn đề một cách thành thạo. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung pháp luật, các quy định và các quy chế mà Trung ương và địa phương đã đề ra cho phù hợp nhằm đảm bảo tính ăn khớp của công tác hành chính của Nhà nước, xóa bỏ những cản trở lẫn nhau và là nguyên nhân xảy ra lỗ hổng cho việc tham ôm, tham nhũng và lãng phí [103, tr.61].

Để đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ thì cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính phủ, xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước. Cần khẳng định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

- Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ phải được tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu của một tổ chức chỉ huy, điều hành cao nhất vừa chặt chẽ về tổ chức, vừa năng động, linh hoạt trong những khả năng xử lý tình huống của các thành viên chính phủ với vai trò là “Tư lệnh ngành” trên cơ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cá nhân cụ thể. Việc quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất phản ánh một trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước, đề cao tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý điều hành mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Chính phủ có vị trí cao nhất về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ bao quát toàn bộ công việc quản lý hành chính nhà nước của cả bộ máy nhà nước và mở rộng hơn là của cả hệ thống chính trị.

Page 149: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

144

- Với chức năng thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ có một vị thế quan trọng và có tính độc lập tương đối trong quan hệ với Quốc hội và cơ quan tư pháp. Với chức năng và vị thế này, Chính phủ được tạo cơ sở pháp lý để tăng cường tính chủ động trong quản lý và điều hành, đồng thời cũng tạo điều kiện đầy đủ hơn để Chính phủ phối hợp với cơ quan lập pháp, tư pháp và tham gia vào kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước của cơ quan lập pháp và tư pháp.

- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thi hành các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội thông qua, báo cáo, giải trình và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và các quyết định của mình trước Quốc hội. Nội dung của chức năng thực hiện quyền hành pháp gồm những vấn đề chủ yếu như: Dự thảo và trình Quốc hội các dự án luật theo sự phân công của Quốc hội; Hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể và các văn bản dưới luật để thực hiện các chủ trương, chính sách và luật đã được Quốc hội thông qua; quản lý điều hành vĩ mô, hướng dẫn, điều hành và giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách; thiết lập trật tự hành chính trên cơ sở các quy định của luật...

Hai là, chú trọng xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước có hiệu lực từ trung ương đến cơ sở theo hướng điều chỉnh cơ cấu tổ chức, tinh giản bộ máy hành chính các ngành, các cấp hành chính trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi tổ chức trong mối qun hệ giữa các tổ chức đó. Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp cần được sắp xếp tin gọn, khắc phục tình trạng bộ máy cồng kềnh, trùng lặp và tính cục bộ trong hệ thống hành chính. Bố trí lại cơ cấu Chính phủ theo hướng lập các bộ, cơ quan ngang bộ làm chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hạn chế tối đa các cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ.

Ba là, đổi mới nhận thức về chức năng, vai trò của Chính phủ trong quản lý, điều hành và phục vụ. Chính phủ tập trung quản lý thống nhất trên các vấn đề quản lý vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ đổi mới và hoàn thiện thể chế hành chính trong quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch định hướng cho sự phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ;

Page 150: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

145

chăm lo các vấn đề văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự, an ninh, kỷ cương pháp luật; củng cố an ninh quốc phòng; đề cao vai trò kiến tạo, tổ chức các quan hệ xã hội và cung cấp các dịch vụ công của Chính phủ thông qua việc xây dựng thể chế và các chính sách vĩ mô, kiểm tra thực hiện các dịch vụ này.

Nền hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính từ Trung ương

đến cơ sở, hệ thống thể chế hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống quản

lý tài chính, tài sản công, thực hiện các chức năng quản lý và điều hành các công

việc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền hành chính nhà nước là hệ

thống trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước trong thực tế, đó là nơi thể hiện trực tiếp nhất vai trò, chức năng

và bản chất của Nhà nước. Hệ thống hành chính Nhà nước là cơ cấu lớn nhất trong

bộ máy nhà nước, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất và nhiều tầng, nấc. Vì vậy, nền

hành chính nhà nước cũng thường bộc lộ những yếu kém, trì trệ và cải cách nền

hành chính nhà nước được luôn dược đặt ra như là nhu cầu cần thiết, khách quan.

Cải cách hành chính có nhiều mục tiêu, bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện hệ

thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực

lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất

nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch

nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống các cơ

quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững

mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động

điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm thực

hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền

con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục

vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Từ những mục tiêu đó, cảỉ cách hành chính có nội dung rất rộng, phức tạp, tinh tế và nhạy cảm. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách hành chính nhà nước thì cần thiết phải có chương trình tổng thể, có giải pháp đồng bộ và phải

Page 151: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

146

có bước đi phù hợp, đồng thời phải xác định trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá cho mỗi giai đoạn cụ thể.

Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong thời gian hiện nay cần đẩy

mạnh cải cách nền hành chính nhà nước với những nội dung chủ yếu là: Cải cách

thể chế hành chính nhà nước; cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính

nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhà

nước; và đổi mới chế độ tài chính công. Để thực hiện các nội dung đó cần chú trọng

thực hiện một số giải pháp sau:

- Về cải cách thể chế hành chính nhà nước: Đẩy mạnh xây dựng và hoàn

thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà

nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và

hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Xây

dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân

dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của

nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền

giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách thể chế

hành chính và cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Đơn giản hóa thủ tục hành

chính, cắt giảm tối đa các thủ tục rườm rà, phức tạp và bất hợp lý, nâng cao chất

lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục

hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh,

giải phóng nguồn lực xã hội và bảo đảm phát triển bền vững; cải cách thủ tục hành

chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ

từng cơ quan hành chính nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ

tục hành chính; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính và thực hiện

thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục

hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc

gia về thủ tục hành chính.

- Về cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước: Cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách

Page 152: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

147

nhiệm của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước và thực hiện những giải pháp chủ yếu được trình bay ở trên.

- Về xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước: Đội ngũ cán bộ, công chức cần đáp ứng các yêu cầu: Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc được giao đảm nhận; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ trong thực hiện công việc đảm nhận, có tinh thần hợp tác, tương trợ với đồng nghiệp; có ý thức kỷ luật, tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ; có phong cách làm việc đúng mực, văn hóa, cầu thị, tôn trọng con người, công dân, đồng chí, đồng nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX nhấn mạnh:

Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta cần phải có đội ngũ cán bộ với đầy đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị kiên định, trung thành với sự nghiệp của dân tộc và của Đảng, ý thức phục vụ dân tộc và nhân dân với sự chân thành và một lối sống tốt đẹp và tiến bộ, rèn luyện tự kỷ luật, siêng năng trong nghiên cứu và học tập, có ý thức tổ chức và kỷ luật, tôn trọng luật pháp và Điều lệ của Đảng… [104, tr.53].

Để thực hiện được quan điểm này cần chú trọng thực hiện một số giải pháp cơ bản: Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của từng chức danh cán bộ, công chức, nhất là của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; dổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và có chính sách, chế độ tiền lương đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

4.2.4.3. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp

Quyền tư pháp là bộ phận của quyền lực nhà nước, gắn bó với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất. Hoạt động tư pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan tư pháp. Đối với nhân dân, các cơ quan tư pháp là phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhân dân đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện được tính công khai, dân chủ, công bằng trong hoạt động. Các cơ quan tư pháp có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền áp dụng pháp luật để phát hiện, xem xét, đánh

Page 153: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

148

giá cá hành vi vi phạm pháp luật hoặc các sự kiện, các tranh chấp pháp luật để đưa ra phán quyết và tổ chức thi hành các phán quyết đó đối với cá nhân và tổ chức có liên quan.

Trong nhà nước pháp quyền, các cơ quan tư pháp có vị trí, vai trò, chức

năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phương pháp làm việc có tính đặc thù, khác với các

cơ quan lập pháp, hành pháp. Trong tổ chức và hoạt động, các cơ quan tư pháp, các

chức danh tư pháp phải quán triệt và thực hiện các nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu

của quyền tư pháp như: khách quan, vô tư, công bằng, độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ các lợi

ích hợp pháp của đương sự; nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội trong

tố tụng hình sự...

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền CHDCND lào hiện

nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là nhu cầu khách

quan và cấp thiết. Để đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cần

thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, xây dựng mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu

thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền và phù hợp với điều kiện và

truyền thống của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xác định rõ chức năng, nhiệm

vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cơ quan tư pháp, mỗi chức danh tư pháp,

trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật tương ứng để

điều chỉnh các mối quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và các

chức dnh tư pháp.

Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự

và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa CHDCND Lào của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân

chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp có đủ phẩm chất,

năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ được giao; quy định rõ các tiêu tiêu chuẩn về

chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã

Page 154: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

149

hội đối với từng loại cán bộ, từng chức danh tư pháp; đẩy mạnh việc quy hoạch, đào

tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn các chức danh tư pháp.

Thứ tư, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư

pháp và phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của

nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

4.2.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế

Những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM

Lào, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào đã có những tiến bộ quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn

chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã

hội. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

vẫn chưa đồng bộ, thống nhất và chậm đi vào cuộc sống, chưa thực sự đáp ứng

được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước hiện nay. Để khắc phục những hạn

chế của hệ thống pháp luật, thì cần thiết phải có các giải pháp để đẩy mạnh xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp

quyền và hội nhập quốc tế. Hệ thống pháp luật cần được xây dựng và hoàn thiện

cần bao quát, có đủ các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên

tất cả các lĩnh vực của đời sống nhà nước và đời sống xã hội, có tính đồng bộ, thống

nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do

dân và vì dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai

trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị,

phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước Lào trong sạch, vững

mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiẹn nay cần

chú trọng thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

- Đổi mới tư duy pháp lý về pháp luật, hệ thống pháp luật và xây dựng pháp luật. Việc đổi mới tư duy pháp lý phải được thực hiện trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào, tư tưởng của Kay-són PHÔM-VI-HÁN, đồng thời

Page 155: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

150

tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa hoa học mới, những kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện pháp luật có giá trị ở trong nước và quốc tế.

- Đổi mới quy trình, cách thức xây dựng pháp luật, từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thiện các quy định về quy trình và các thức xây dựng pháp luật, xây dựng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Thực hiện dân chủ hóa quá trình xây dựng pháp luật, thu hút đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý và các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, xây dựng cơ chế phản biện của xã hội và nhân dân về các dự án luật.

- Nâng cao trình độ và năng lực xây dựng pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cán bộ tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Hệ thống pháp luật của CHDCND Lào cần được xây dựng theo một số định hướng sau:

Một là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự và kinh tế mà trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà CHDCND Lào là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội.

Năm là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Sáu là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế

Page 156: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

151

KẾT LUẬN 1. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành rất sớm, với những ý

tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng về những yếu tố, những khía cạnh đặc biệt

của tổ chức quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối

quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Sau đó, những tư tưởng này được bổ sung,

phát triển và trở thành học thuyết khoa học về NNPQ có giá trị phổ biến của nhân

loại và được vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ ở nhiều nước với những cách

thức khác nhau. Nội dung chủ yếu của học thuyết NNPQ là đề cao vai trò của pháp

luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật và phải tôn trọng, thực hiện pháp luật; pháp luật phải phản ánh và bảo vệ các

giá trị xã hội lớn: an ninh, an toàn, tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, tiến bộ,

phát triển. Lịch sử phát triển của tư tưởng NNPQ đã trải qua nhiều giai đoạn, với sự

đóng góp ý tưởng, trí tuệ của nhiều nhà tư tưởng trên thế giới, với những nội dung

rất phong phú, phức tạp. Trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào, việc

nghiên cứu về lịch sử tư tưởng NNPQ và thực tiễn xây dựng NNPQ của các nước,

trong đó có Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở cho việc làm rõ những khía

cạnh lý luận, tiếp thu có chọn lọc những giá trị có tính phổ biến của nhân loại và

những kinh nghiệm của các nước để vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện của

CHDCND Lào.

2. Nhà nước pháp quyền là khái niệm có tính lịch sử. Tính lịch sử của nó thể

hiện ở chỗ, nó bắt đầu bằng sự khái quát những thuộc tính còn ở mức giản đơn của

NNPQ. Trong quá trình vận động tiệm tiến, những cái ban đầu giản đơn trở thành

cái phổ biến, được dung hợp, mở rộng và nâng nội dung của nó đến một mức độ

cao hơn và đậm đặc hơn. Vì thế, nó không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là

cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, gắn liền với từng

bước phát triển của hiện thực được nó phản ánh.

Từ sự phân tích so sánh các quan điểm khác nhau về khái niệm NNPQ, có thể nêu quan niệm khái quát về NNPQ như sau: “Nhà nước pháp quyền là một mô hình tổ chức nhà nước, trong đó hiến pháp và luật có vị trí tối thượng, quyền lực

Page 157: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

152

nhà nước được tuyên bố thuộc về nhân dân; dân chủ, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật; bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực và có mối quan hệ mật thiết với xã hội công dân”. Theo đó, NNPQ nói chung có những đặc trưng cơ bản là: Thứ nhất, trong nhà nước pháp quyền, hiến pháp và luật có vị trí tối thượng; Thứ hai, trong nhà nước pháp quyền, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước; Thứ ba, trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật; Thứ tư, trong nhà nước pháp quyền, dân chủ được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật; Thứ năm, bộ máy nhà nước pháp quyền được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực; Thứ sáu, nhà nước pháp quyền có mối quan hệ mật thiết với xã hội công dân.

3. Bản chất của NNPQ CHDCND Lào cũng thể hiện những tính chất

chung đó, đồng thời còn phản ánh những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện,

hoàn cảnh của CHDCND Lào. Có thể khái quát về bản chất của NNPQ

CHDCND Lào như sau: Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền

tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo

đảm thông qua hoạt động của hệ thống chính trị với Đảng nhân dân cách mạng

Lào là hạt nhân lãnh đạo. Đây là quan điểm quan trọng khẳng định bản chất giai

cấp của Nhà nước Lào, đồng thời là định hướng quan trọng cho việc giải quyết hài

hòa mối quan hệ giữa tính giai cấp với tính xã hội của Nhà nước. Theo đó, toàn bộ

quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong mọi lĩnh vực từ chính trị, tư

tưởng, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng và thực hiện pháp

luật đến tổ chức cán bộ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động đều đặt dưới sự lãnh

đạo của Đảng NDCM Lào; phải quán triệt và thể hiện sâu sắc quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN và quan điểm của Đảng

NDCM Lào về nhà nước và pháp luật; phải xuất phát từ tính thống nhất về lợi ích

cơ bản của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc;

phải được thực hiện bằng pháp luật và dân chủ.

Page 158: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

153

4. Xuất phát từ bản chất đó, Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào có những

đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là: Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là: Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.

Ba là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.

Bốn là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.

Năm là: Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Sáu là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết và phê chuẩn.

Bảy là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước do Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo.

Các đặc trưng cơ bản đó có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất, phản ánh bản chất, nội dung hoạt động của Nhà nước thông qua các chức năng, nhiệm vụ cụ thể, cũng như quyết định cách thức tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

5. Nghiên cứu quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam cho thấy, cùng với việc đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn về xây dựng NNPQ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Có thể khái quát một số kinh nghiệm về xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam có thể tiếp thu, tham khảo cho quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào đó là: (1) Phải chú trọng tổ chức nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Nhà nước pháp quyền, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền

Page 159: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

154

XHCN Việt Nam; (2) Không ngừng phát triển đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền và dân chủ XHCN ở Việt Nam; (3) Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; (4) Phải tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (5) Phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường đại đoàn kết và đồng thuận xã hội.

6. Để có cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất các biện pháp xây dựng và hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào, nhất là xem xét, đánh giá điều kiện, đặc điểm truyền thống và lịch sử cần phải tính đến trong quá trình xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào cần tiếp cận quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước CHDCND Lào từ 1893 đến nay. Đồng thời, phải phân tích, làm rõ quá trình nhận thức về xây dựng NNPQ của Đảng NDCM Lào qua các kỳ Đại hội của Đảng: Trước Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) và Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay để làm rõ những điều kiện, hoàn cảnh, những thành tựu đạt được, những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế nhược điểm đó.

Thực tiễn xây dựng NNPQ ở Cộng hòa DCND Lào cho thấy, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được như: Vai trò của Quốc hội ngày càng được nâng cao; các cơ quan hành pháp đã có sự đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động; chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp nâng lên và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước được cũng đã được đổi mới và mang lại những kết quả quan trọng, thì cũng còn còn có nhiều hạn chế và khuyết điểm cần khắc phục như: Hệ thống pháp luật còn chưa được xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ và nhất quán; đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách còn ít, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước còn nặng nề, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý của cán bộ còn nhiều hạn chế; vai trò của các cơ quan tư pháp trong bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích của công dân cũng còn hạn chế, vẫn còn những hiện tượng gây bức xúc trong xã hội; việc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn nhiều điểm chưa rõ, còn tình trạng chồng chéo; tình trạng quan liêu và tham nhũng của một số cán bộ trong bộ máy Nhà nước vẫn còn diễn ra khá phổ biến...

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng nói trên, trong đó có những nguyên nhân về nhận thức và sự hạn chế trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa DCND Lào của

Page 160: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

155

dân, do dân, vì dân; nguyên nhân về sự chưa hoàn thiện của hệ thống thể chế; nguyên nhân về sự hạn chế trong tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ và những nguyên nhân về chậm cải cách thủ tục hành chính....

7. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa DCND Lào của dân, do dân, vì dân phù hợp với quy luật và điều kiện cụ thể của Cộng hòa DCND Lào là nhu cầu tất yếu khách quan hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quá trình sáng tạo, vừa tiếp thu những thành tựu của nhân loại về Nhà nước pháp quyền, vừa thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vì vậy không thể rập khuôn máy móc hay sơ cứng giáo điều trong lựa chọn mô hình, cũng như trong tổ chức triển khai cụ thể các giải pháp xây dựng và hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào. Để thực hiện được điều đó, cần quán triệt và thực hiện tốt một số quan điểm cơ bản sau: (1) Quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; (2) Quan điểm về tính thống nhất của quyền lực nhà nước, về sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (3) Quan điểm về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; (4) Quan điểm về đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật; (5) Quan điểm về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân, vì dân.

8. Trên cơ sở những quan điểm trên, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cơ bản sau: Một là, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản về nhà nước pháp quyền, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân, vì dân. Hai là, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ba là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bốn là, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Năm là, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Page 161: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vanhseng KEO BOUN PHANH (2012), "Quan điểm của Đảng nhân dân cách

mạng Lào về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân",

Tạp chí Luật học, (8), tr.65-68.

2. Vanhseng KEO BOUN PHANH (2015), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Tạp chí Luật học, (5), 76-84.

Page 162: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT NAM

1. Nguyễn Thanh Bình (2004), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền từ sự hình thành của xã hội công dân”, Tạp chí Công sản, (17), tr.33-36.

2. Lê Cảm (2002), “ Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10).

3. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Khăm-chăn CHEM-SA-MON (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

nhân dân Cách mạng Lào trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Nguyên Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

9. Vũ Quang Dương (2007), Xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện Nhà nước pháp quyền qua thực tiễn Quận Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tạ Xuân Đại (2004), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nbx Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nbx Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nbx Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Minh Đoan (2002), “Nâng cao an toàn pháp lý trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1).

Page 163: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

158

15. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Động (2005), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Trần Ngọc Đường, Chu Văn Thành (1994), Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người quyền công dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008), Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,

Hà Nội. 21. Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về: Phân công, phối hợp và kiểm

soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. G.W.F Hêghen (2010), Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Bùi Văn Nam

Sơn dịch, Nxb Trí thức, Hà Nội. 23. Jean Jacques Rousseau (2006), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Học viện

Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Josef Thesing (Biên tập) (2002), Nhà nước pháp quyền, gồm một số tiểu luận

của các học giả nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Phạm Ngọc Hà (2002), Nhà nước pháp quyền với việc thực hiện quyền lực

chính trị của nhân dân lao động ở Việt Nam, Luận văn Thác sĩ Chính trị

học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng

giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận

án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 164: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

159

27. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm, sửa đổi, bổ sung 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, sửa đổi, bổ sung 2015, Nxb

quốc gia Lào, Viêng Chăn.

29. Hồ Việt Hiệp (2002), Sự phát triển ý thực pháp luật của nhân dân đồng bằng

sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Lào, Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Hà Nội-2014.

31. Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các

quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, Luận án tiến sĩ

Luật học, Viện khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Tường Duy Kiên (2005), “Tăng cường hoạt động lập pháp bảo đảm quyền con

người đáp ứng yêu cầu xâu dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.34-41.

33. Hoàng Thế Liên (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp,

Nxb Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Trần Huy Liệu (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư

pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án

Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 35. Trần Thị Thanh Mai (2015), Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa

nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 165: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

160

38. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

39. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 12, Nxb Sự thật, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và Pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (1995), Nhà nước và Pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2010), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch,

Nxb Chính trị quóc gia, Hà Nội. 50. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina (2008), Chế độ dân chủ nhà nước và

xã hội, Phạm Nguyên Tường dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 51. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn (2008), Đổi mới quan hệ

giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Trần Quang Nhiếp (2011), “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Ban tuyên giáo, (3).

53. Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

55. Platon (1972), Toàn tập, tập 3, phần 2, Nxb Tư tưởng, Matxcơva. 56. Bua-phết PHÔ-XAY (2003), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở

thành phố Viêng Chăn Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

Page 166: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

161

57. On-kẹo PHÔM-MA-KON (2004), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước từ năm 1975-1995, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

58. Kham-khoong PHÔM-MA-PĂN-NHA (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi

mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 59. Kay-són PHÔM-VI-HÁN (1978), Xay dựng một Nhà nước Lào hòa bình, độc

lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

60. Nguyễn Trọng Phúc (2011), Các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội. 61. Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân (2007), Phương thức lãnh đạo của Đảng

đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Lê Văn Quang, Văn Đức Thành (2006), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

63. Nguyễn Duy Qúy, Nguyễn Tất Viễn (2008), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Pa-tha-na SÚC-A-LUN (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận

án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

65. En SÔ-LA-THI (2000), Xây dựng nhà nước đảm bảo quyền lực của nhân dân

lao động ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

66. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam -

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Page 167: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

162

67. Lê Minh Tâm (2002), “Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Luật học, (2).

68. Nguyễn Thị Tâm (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay,

Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

69. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

70. Nguyễn Văn Thảo (1995), Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Viện Khoa học Pháp lý, Hà Nội.

71. Na-lăn THĂM-MA-THÊ-VA (2003), Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp 1991, Luận văn thác sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

72. Nguyễn Phước Thọ (2009), “Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2+3), tr.61

73. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1995), Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Hà Nội.

75. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Nhà nước pháp quyền - Hệ thống tư tưởng và các quan điểm, Hà Nội.

76. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

77. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

78. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

79. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Page 168: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

163

80. Đào Ngọc Tuấn (2002), Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà

nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

81. Trần Thị Ánh Tuyết (2000), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

82. Đào Trí Úc (1995), Nhà nước pháp quyền - Những vấn đề lý luận cơ bản về

nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

85. Đào Trí Úc, Phạm Hưu Nghị (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

86. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

87. Viện Nhà nước và pháp luật (1992), Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền, Nxb

Pháp lý, Hà Nội.

88. Viện Tư tưởng khoa học xã hội (1992), Thuyết “Tam quyền phân lập” và bộ

máy nhà nước tư sản hiện đại, Hà Nội.

89. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1998), Lịch sử Lào, Nxb Văn hóa - Thông tin,

Hà Nội.

90. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1995), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 20

năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

91. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1997), Lịch sự Lào, Nxb Khoa hộc xã hội,

Hà Nội.

92. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nhà nước và pháp luật (2012), Báo

cáo tổng quan đề tài cấp bộ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thế giới

về xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền, Hà Nội.

Page 169: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

164

93. SENG VI LAY (2005), Một số giải pháp xậy dựng Nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

94. Võ Khánh Vinh (2003), “Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong Nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong xác định mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr.8-14.

95. Phô-xay XAY-NHA-SÓN (2011), Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

96. Trịnh Thị Xuyến (2009), Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

97. Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

* TÀI LIỆU TIẾNG LÀO

98. ລດັຖະທາມະນູໍ ນ ແຫງ ສ ປ ປ ລາວ່ ດດແກັ ,້ ເພມເຕມປ ີ ີ ີ່ 2015. Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sửa đổi, bổ sung 2015.

99. ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຄງທ່ ັ ີ້ ່ IV ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (1986), ໂຮງພມແຫງລດີ ັ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Đảng nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

100. ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຄງທ ່ ັ ີ້ ່ V ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (1991), ໂຮງພມແຫງລດີ ັ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Đảng nhân dân cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

101. ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຄງທ ່ ັ ີ້ ່ VI ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (1996),

ໂຮງພີມແຫງລດ່ ັ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

Page 170: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

165

102. ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຄງທ ່ ັ ີ້ ່ VII ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (2001), ໂຮງພມແຫງລດີ ັ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

(2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

103. ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຄງທ ່ ັ ີ້ ່ VIII ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (2006),

ໂຮງພມແຫງລດີ ັ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

104. ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຄງ່ ັ ້ ທ ີ່ IX ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (2011),

ໂຮງພມແຫງລດີ ັ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

105. ເອກະສານເຜຍແຜ ີ ່ ອະທບາຍ ເນອໃນມະຕກອງປະຊຸິ ື ິ້ ມໃຫຍຄງທ ່ ັ ີ້ ່ IX

ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ (2011), ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2011), Tài liệu Tuyên truyền nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX, Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ đô Viêng Chăn.

106. ແຜນແມບດ ກຽວກບການພດທະນາລດແຫງກດໝາຍຂອງ ສ ປ ປ ລາວ ່ ່ ່ົ ັ ັ ັ ົແຕນຮອດປ ່ ີ ີ້ 2020 (2009), ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Chiến lược phát triển Nhà nước pháp quyền đến năm 2020 (2009), Thủ đô Viêng Chăn.

107. ໄກສອນ ພມວຫານ ນພນເລອກເຟນ ເຫລມ ົ ິ ິ ົ ື ັ ັ້ ້ 1 (1985), ກຽວກບ່ ັ ການປະຕວດຊາດປະຊາທປະໄຕິ ັ ິ , ຈດພມໂດຍ ັ ິຄະນະອມຮມສູນກາງພກົ ົ ັ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Kay-són PHÔM-VI-HÁN (1985), Về cách mạng dân chủ, Tuyển tập, tập 1, Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ đô Viêng Chăn.

108. ໄກສອນ ພມວຫານ ນພນເລອກເຟນ ເຫລມ ົ ິ ິ ົ ື ັ ັ້ ້ 2 (1987), ຈຸດພເສດຂອງສະພາບກິ ານ ແລະໜາທໃນສະເພາະໜາ້ ້ີ່ , ຈດພມໂດຍ ັ ິຄະນະອມຮມສູນກາງພກົ ົ ັ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Kay-són PHÔM-VI-HÁN (1987), Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ trong những năm tới, Tuyển tập, tập 2, Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ đô Viêng Chăn.

Page 171: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

166

109. ໄກສອນ ພມວຫານ ນພນເລອກເຟນ ເຫລົ ິ ິ ົ ື ັ ັ້ ້ມ 3 (1997), ກຽວກບການດາເນນ່ ັ ໍ ີ

ປຽນແປງໃໝຮອບດານທມຫລກການຢູ ສປປ ລາວ່ ່ ້ ່ີ ີ ັ່ , ຈດພມໂດຍ ັ ິ

ສະຖາບນການເມອງ ັ ື - ການປກຄອງແຫງຊາດົ ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Kay-

són PHÔM-VI-HÁN (1997), Về thực hiện đường lối đổi mới toàn diện có nguyên tắc ở CHDCND Lào, Tuyển tập, tập 3, Nxb Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

110. ໄກສອນ ພມວຫານ ນພນເລອກເຟນ ເຫລມ ົ ິ ິ ົ ື ັ ັ້ ້ 4 (2005), ກຽວກບການສາງ ່ ້ັ

ແລະຂະຫຍາຍລະບອບປະຊາທປະໄຕປະຊາຊນິ ົ , ຈດພມໂດຍ ັ ິ

ຄະນະອມຮມສູນກາງພກົ ົ ັ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Kay-són PHÔM-VI-HÁN

(2005), Về xây dựng và phát huy chế độ dân chủ nhân dân, Tuyển tập, tập 4, Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ đô Viêng Chăn.

111. ພູທອງ ແກວດວງມານ ້ ີ (2009), “ເສຍຂະຫຍາຍລະບອບປະຊາທປະໄຕປະຊາຊນີ ິ ົ ,

ສາງລດແຫງກດໝາຍພາຍໃຕການນາພາຂອງພກເທອລະກາວ້ ່ ້ ້ັ ົ ໍ ັ ື່ ”, ວາລະສານ

ຜູແທນປະຊາຊນ້ ົ ມ, (17). Phu Thoong KẸO ĐUỒNG MA NY (2009), “Phát

huy chế độ dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Phu Then Pha Xa Xôn (Quốc hội), (17).

112. ພູທອງ ແກວດວງມານ ້ ີ (2010), ສາງລດແຫງກດໝາຍຕາມທ້ ່ັ ົ ິ ດສງຄມນຍມຍູ ສ ປ ັ ົ ິ ົ ່

ປ ລາວ, ບດປະລນຍາໂທການປົ ິ ົກຄອງ, ສະຖາບນການເມອງ ັ ື

ການປກຄອງແຫງຊາດົ ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Phu Thoong KẸO ĐUỒNG

MA NY (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền theo hướng xã hội chủ nghĩa ở CHDCND Lào, Luận văn Thác sĩ Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

113. ສງຕນິ ັ ໄຊລຊງ ື ົ້ (2010), “ສາງລດແຫງກດໝາຍຢູ ສ ້ ່ ່ັ ົ ປ ປ ລາວ”, ວາລະສານ

ຜູແທນປະຊາຊນ້ ົ ມ, (26). Sính Tăn XAY LƯ XÔNG (2010), “Xây dựng Nhà

nước pháp quyền ở CHDCND Lào”, Tạp chí Phu Then Pha Xa Xôn (Quốc hội), (26).

Page 172: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

167

114. ທອງດາ ສຸພາສດ ິ (2008), “ແລກປຽນຄວາມເຫນກຽວກບ່ ່ັ ັ

ການສາງລດແຫງກດໝາຍແມນຫຍງ້ ່ ່ັ ົ ັ ?”, ວາລະສານ ຜູແທນປະຊາຊນ້ ົ ມ,

(18). Thoong Đa SU PHA SÍT (2008), “Trao đổi ý kiến về xây dựng Nhà

nước pháp quyền là gì?”, Tạp chí Phu Then Pha Xa Xôn (Quốc hội), (18).

115. ປອ. ອຸນແກວ ບຸດທລາດ ່ ້ ິ (2011), “ສາງລດແຫງກດໝາຍ້ ່ັ ົ ”, ວາລະສານ

ຜູແ້ທນປະຊາຊນົມ, (28). TS. Un Kẹo BÚT THỊ LÁT (2011), “Xây dựng

Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Phu Then Pha Xa Xôn (Quốc hội), (28).

116. ວາລະສານອາລຸນໃໝ ່ (1991), ສະບບພເສດ ກອງປະຊຸມໃຫຍັ ິ ່ຄງທ ັ ີ້ ່ V ຂອງພກ ັ

(2). Tạp chí Alun may, Bản đặc biệt Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V,

(2), Thủ đô Viêng Chăn.

117. ພງສະວດ ບຸບຜາ ົ ັ (1996), ການພດທະນາຂອງລາວັ , ຈດພມທສະຖາບນການເມອງ ັ ີ ີ ັ ື່

ການປກຄອງແຫງຊາດົ ່ , ນະຄອນຫລວງ ວຽງຈນັ. Phông Sa Vắt BÚC PHÁ

(1996), Sự phát triển của Nhà nước Lào, Nxb Chính trị - hành chính quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

118. ສະຖາບນ ຄນຄວາວທະຍາສາດັ ົ ັ ິ້ -ສງຄມແຫງຊາດ ັ ົ ່ (2012), ລະບອບປະຊາທປະໄຕ ິ

ປະຊາຊນ ແລະການສາງປະຖມປົ ົ ັ້

ດໃຈເພອກາວຂນສງຄມນຍມເທອລະກາວຢຸລາວື ື ັ ົ ິ ົ ື່ ້ ່້ ້ ່ . Viện Nguyên cứu khoa học

- xã hội quốc gia Lào, Chế độ dân chủ nhân dân và xây dựng yếu tố cơ bản

để từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào, Thủ đô Viêng Chăn.

119. ກດລະບຽບຂອງ ພກປະຊາຊນປະຕວດລາວ ສະໄໝທົ ັ ົ ິ ັ ີ່ IX (2011). Điều Lệ Đảng

nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX (2011), Viêng Chăn.

120. ບນຸມ ສຈນີ ີ ັ , ຈາປາທອງ ຈນທະພາສຸກ ໍ ັ (2007), ການບລຫານໍ ິ , ໂຮງພມ ີ

ສບຸນເຮອງີ ື , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Bùn mỳ SÝ CHĂN, Chăm Pa Thoong

CHĂN THA PHA SÚC (2007), Hành chính, Nxb Sy Bun Hương, Thủ đô Viêng Chăn.

Page 173: CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ …hcma.vn/Uploads/2016/4/4/LA _ VanhSeng _nop QD.pdf · Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học

168

121. ວໄລ ພນດານຸວງ ິ ັ ົ (2010), ຮູບການບລຫານແບບໃຫມ ໃນລະບບການບລຫານລດໍ ິ ົ ໍ ິ ັ່ ,

ໂຮງພມ ີ ສະຖາບນການເມອງ ັ ື - ການປກຄອງແຫງຊາດົ ່ , ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Vi say PHĂN ĐA NU VÔNG (2010), Hành chính hình thức mới trong bộ máy hành chính nhà nước, Nxb Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào.

122. ທອງໄລ ສສຸທາ ີ ໍ (2011), ການບລຫານອງການໍ ິ ົ , ໂຮງພມ ສບຸນເຮອງີ ີ ື ,

ນະຄອນຫລວງວຽງຈນັ. Thoong lay SÝ SU THĂM (2011), Hành chính cơ

quan, Nxb Sy Bun Hương, Viêng Chăn.

123. ຄາເຜຍ ປານມາໄລທອງ ໍ ີ (2011), ແນວຄວາມຄດເບອງຕິ ື ົ້ ້ນໃນຄວາມເຂາໃຈົ້

ກຽວກບຮູບແບບການສາງສງຄມນຍມຢູລາວ່ ້ ່ັ ັ ົ ິ ົ , ວາລະສານ ປດສະຍາັ ,

ສະຖາບນ ຄນຄວາວທະຍາສາດັ ົ ັ ິ້ -ສງຄມແຫງຊາດັ ົ ່ . TS. Khăm phởi PÀN MA

LAY THÔNG (2011), “Suy nghĩa bước đầu tiếp cận sự hiểu biết về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào”. Tạp chí triết học, Viện khoa học -

xã hội Quốc gia Lào, (4), Viêng Chăn.

* CÁC TRANG WEB

124. htt://www.chinhphu.vn

125. htt://www.cpv.org.vn/cpv/ 126. htt//www.luatvietnam.vn

127. htt//www.na.gov.vn

128. htt//www.phapluattp.vn

129. htt//www.phobienphapluat.com/showthread.php/544-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen

130. htt//triethoc.hcmussh.edu/?Articleld=a071c4cd-8cd3-47af-a3ca-60eb7092182a 131. htt//democratie.francophonie.org