chuongtrinh

5
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO Thúc đẩy truyền thông góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép Vũ Quang, ngày 29 và 30 tháng 8 năm 2012 Trải qua hai thập kỷ gia nhập Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật nguy cấp (CITES) và là một thành viên tích cực của Mạng lưới Thúc đẩy Thực thi Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã Đông Nam Á (ASEAN–WEN), Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực hợp tác quốc tế và khu vực trong kiểm soát hoạt động buôn bán động vật hoang dã quý hiếm. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý trong nước phong phú và tương đối đầy đủ về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên động thực vật hoang dã. Mặc dù vậy, những năm gần đây Việt Nam bị đánh giá là một trong những điểm tập kết, trung chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trong các đường dây buôn bán xuyên quốc gia. Gắn với tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động buôn bán động vật hoang dã là sự ra đời một loại hình tội phạm mới ngày càng tinh vi, phức tạp, mở rộng về quy mô và khó kiểm soát. Điều này đang đặt một gánh nặng lớn lên các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật, có nguy cơ ảnh hưởng đến các nỗ lực và thành quả bảo tồn đa dạng sinh học trong suốt thời gian qua.

Upload: linh-do

Post on 12-Mar-2016

212 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢOThúc đẩy truyền thông góp phần đẩy lùi

nạn buôn bán động vật hoang dã trái phépVũ Quang, ngày 29 và 30 tháng 8 năm 2012

Trải qua hai thập kỷ gia nhập Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật nguy cấp (CITES) và là một thành viên tích cực của Mạng lưới Thúc đẩy Thực thi Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã Đông Nam Á (ASEAN–WEN), Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực hợp tác quốc tế và khu vực trong kiểm soát hoạt động buôn bán động vật hoang dã quý hiếm. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý trong nước phong phú và tương đối đầy đủ về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên động thực vật hoang dã.

Mặc dù vậy, những năm gần đây Việt Nam bị đánh giá là một trong những điểm tập kết, trung chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trong các đường dây buôn bán xuyên quốc gia. Gắn với tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động buôn bán động vật hoang dã là sự ra đời một loại hình tội phạm mới ngày càng tinh vi, phức tạp, mở rộng về quy mô và khó kiểm soát. Điều này đang đặt một gánh nặng lớn lên các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật, có nguy cơ ảnh hưởng đến các nỗ lực và thành quả bảo tồn đa dạng sinh học trong suốt thời gian qua.

Những phản ánh từ thực tế cho thấy giữa chính sách pháp luật và thực tế còn tồn tại một khoảng trống lớn. Các vụ việc phát hiện và thu giữ sừng tê, ngà voi với số lượng lớn hay những quân nhân lan truyền hình ảnh hại sát voọc quý một cách man rợ gần đây là những minh chứng cụ thể cho thấy công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và tuyên truyền trong cộng đồng còn hạn chế.

Điều này đặt ra yêu cầu, đồng thời cũng là trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức bảo tồn cũng như giới báo chí tăng cường mối quan tâm và nâng cao chất lượng tuyên truyền góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Ngày 29/ 0 8 /2012

7.45 – 8.00 Đón tiếp và đăng ký đại biểu

8.00 – 8.10 Giới thiệu chương trình, diễn giả, đại biểu

8.10 – 8.40 Săn bắn, buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới - thách thức lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt NamTs. Ông Vĩnh An - Trưởng Bộ môn Động vật, Khoa Sinh, Đại học Vinh

8.40 – 9.10 Công tác quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hà TĩnhÔng Nguyễn Đình Kỳ - Phòng pháp chế, Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh

9.10 – 9.40 Một số nhận định về chuỗi buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã từ các kết quả điều tra, nghiên cứu liên quan Ông Trần Việt Hưng - PGĐ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

9.40 – 10.00 Hỏi đáp

10.00 – 10.10 Nghỉ giữa giờ

10.10 – 10.40 Thách thức trong trấn áp tội phạm về động vật hoang dã.Đại diện Cảnh sát môi trường tỉnh Hà Tĩnh

10.40 - 11.00 Phát hiện về các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã ở vùng biên giới Lào - ViệtĐại diện Cơ quan quản lý bảo vệ vùng đầu nguồn, CHDCND Lào

11.00 – 11.45 Thảo luận

11.45 - 13.30 Ăn trưa

13.30 – 14.00 Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Vũ Quang - Thực trạng và giải phápĐại diện Vườn quốc gia Vũ Quang

14.00 – 14.30 Một số hoạt động của Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới hỗ trợ Việt Nam quản lý gấu nuôi nhốt.Bà Hà Cẩm Tâm - GĐ Chương trình tại Việt Nam, Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA)

14.30 - 14.45 Nghỉ giữa giờ

14.45 - 15.15 Phân tích một số kẽ hở pháp lý trong việc kiểm soát nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép.Bà Nguyễn Hoàng Phượng, Điều phối Chương trình Chính sách và Pháp luật, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

15.15 – 16.20 Thảo luận

16.20 – 16.30 Tổng kết

Ngày 30/08/2012:

Khảo sát thực tế một số địa điểm tại vùng đệm Vườn quốc gia Vũ Quang (dành cho báo chí).Xuất phát 6h45 tại khách sạn Vũ Quang

Thông tin về ban tổ chức:

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Thông tin về PanNature có tại:www.nature.org.vn

Vườn quốc gia Vũ Quang được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg ngày 30/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ, có tổng diện tích 56 915,6 ha. VQG Vũ Quang nằm về phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía Bắc giáp huyện Hương Sơn, Phía Nam giáp huyện Hương Khê, Phía Đông giáp với đường Hồ Chí Minh, Phía Tây giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Chức năng chính của Vườn nhằm bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy trường Sơn, tiếp giáp biên giới Việt - Lào; góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ của rừng; bảo đảm an ninh môi trường và phát triển bền vững về kinh tế của các tỉnh Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.

Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) được thành lập vào năm 1903. Sứ mệnh của FFI là bảo tồn các loài động thực vật hoang dã và các hệ sinh thái bị đe doạ trên toàn cầu, lựa chọn những giải pháp bền vững trên thành tựu khoa học và hướng tới lợi ích của cộng đồng. Chiến lược của FFI để đạt được sứ mệnh này là phối hợp với các tổ chức trong nước ở các cấp khác nhau để hỗ trợ họ xác định và thực hiện các giải pháp bền vững. Thông tin về FFI có tại: http://www.fauna-flora.org/

Đơn vị tài trợ:

Quỹ đối tác các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Thông tin về CEPF có tại: http://birdlifeindochina.org/vi/cepf/gioi-thieu-chung-cepf-rit