chương 6 kttc co phuong

43
5/29/2014 1 Pham Nguyen Van Phuong

Upload: chiennuce

Post on 21-Jan-2017

256 views

Category:

Engineering


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 1 Pham Nguyen Van Phuong

Page 2: Chương 6 kttc co phuong

1. Các loại cọc và ván cừ

2. Thiết bị đóng cọc

3. Kỹ thuật đóng cọc BTCT

4. Kỹ thuật đóng ván cừ gỗ, ván cừ thép

5. Những trở ngại và biện pháp khắc phục khi thi công đóng cọc

5/29/2014 2 Pham Nguyen Van Phuong

Page 3: Chương 6 kttc co phuong

1. Cọc tre

1.1. Đặc điểm

Được dùng để gia cố nền cho những

công trình không quan trọng.

Được sử dụng ở những nơi vùng đất

ẩm ướt, mực nước ngầm cao và ít thay

đổi.

Tuổi thọ của cọc chôn trong đất ẩm ướt

thường xuyên là khá cao, trên 50 năm.

5/29/2014 3

1.2. Yêu cầu chế tạo

Tre làm cọc phải là tre già (trên 2 năm tuổi), thân tre phải tươi và thẳng

(không cong vênh quá 1cm trên 1 mét), mình tre dày tối thiểu 10-15mm.

Chiều dày mỗi cọc tre từ 2-3m và có đường kính 60 – 100mm.

Đầu trên của cọc tre phải cưa cách mấu 50mm, đầu dưới được vát nhọn,

không được phạm vào mấu và cưa cách mấu 200mm.

Pham Nguyen Van Phuong

Page 4: Chương 6 kttc co phuong

2. Cọc gỗ

2.1. Đặc điểm

Chủ yếu dùng để gia cố nền cho những trụ cầu gỗ nhỏ.

Sử dụng những nơi đất ẩm ướt quanh năm.

5/29/2014 4

2.2. Yêu cầu chế tạo

Gỗ làm cọc phải là gỗ tốt (như gỗ thông, dẻ, muồng, tràm...), còn tươi. Độ ẩm

lớn hơn 23%.

Gỗ làm cọc phải thẳng, độ võng cho phép là 1% chiều dài.

Đường kính cọc từ 20-30cm. Chiều dài cọc có khi lên tới trên 10m.

Khi chế tạo cần làm cọc dài hơn thiết kế khoảng 0,5m .

Mũi cọc được vát nhọn thành hình chóp ba hay bốn cạnh, có độ cao 1,5 - 2 lần

đường kính cọc.

Mũi cọc được bảo vệ bằng mũi thép gắn vào cọc bằng đinh.

Để tránh giập nát đầu cọc, khi đóng, ta lồng một vòng đai sắt.

Pham Nguyen Van Phuong

Page 5: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 5

D

1,5D

100

400-700d = 10 20 mòi cäc bÞt s¾t

§ai ®Çu cäc

Pham Nguyen Van Phuong

Page 6: Chương 6 kttc co phuong

3. Cọc BTCT

3.1. Cọc BTCT đúc sẵn

Thường được chế tạo tại xưởng hoặc tại hiện trường và dùng thiết bị đóng

hay ép xuống đất.

Cọc BTCT có độ bền cao, có khả năng chịu tải trọng lớn từ công trình truyền

xuống, được ứng dụng rộng rãi trong các loại móng của các công trình dân

dụng và công nghiệp.

Sức chịu tải của cọc đạt 80 – 100 tấn/cọc;

Mác bê tông từ 200-350 tuỳ thuộc chiều dài, tiết diện cọc và yêu cầu thiết kế.

Thường có tiết diện vuông, kích thước 150x150; 200x200; 250x250;

300x300; 350x350; 400x400mm.

Chiều dài cọc phụ thuộc tiết diện cọc (độ mảnh cọc, vận chuyển khi thi công).

5/29/2014 6 Pham Nguyen Van Phuong

Page 7: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 7 Pham Nguyen Van Phuong

Page 8: Chương 6 kttc co phuong

3.2. Cọc BTCT đổ tại chỗ

Cọc khoan nhồi là cọc được chế tạo

bằng cách khoan tạo lỗ tròn tại chỗ, sau

đó đặt cốt thép vào trong lỗ và đổ bê

tông tại chỗ.

Cọc thường có đường kính từ 600-

2000mm

Chiều dài lên tới 70m

Sức chịu tải lớn, lên đến hàng ngàn

tấn

Sử dụng trong công trình nhà nhiều

tầng, móng trụ cầu…, nơi có điều

kiện địa chất thủy văn phức tạp.

5/29/2014 8 Pham Nguyen Van Phuong

Page 9: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 9

Cọc baret là một dạng đặc biệt của cọc khoan nhồi

Tiết diện là hình chữ nhật: cạnh ngắn 0,4-1m;

cạnh dài 2-6m

Chiều dài lên tới 60m.

Cọc baret được nối với nhau tạo thành tường chắn đất hoặc tường công trình ngầm

Sức chịu tải lớn, sử dụng trong công trình nhà nhiều tầng tải trọng lớn..

Pham Nguyen Van Phuong

Page 10: Chương 6 kttc co phuong

4. Ván cừ gỗ

4.1. Đặc điểm

Ván cừ gỗ thường được dùng để chống thấm và chống sụt lở đất cho những

hố móng nhỏ, nông với áp lực đất yếu.

4.2. Yêu cầu chế tạo

Phải được chế tạo bằng gỗ tươi.

Chiều dày tối thiểu của ván là 70mm. Chiều rộng mỗi bản cừ là 100 - 150mm.

Chiều dài cừ do thiết kế quy định, trong thi công thường lấy dài hơn 0,3 -

0,5m để đề phòng đầu cừ bị giập nát. Khi đóng xong sẽ cưa phẳng. Đầu dưới

của thanh cừ làm vát chéo.

Khi ghép cừ, ta làm mộng vuông hoặc mộng tam giác.

5/29/2014 10

b >

10

cm

b <

=10

cm

Pham Nguyen Van Phuong

Page 11: Chương 6 kttc co phuong

5. Ván cừ thép

5.1. Đặc điểm

Dùng cừ thép có thể tạo thành tường chống thấm bảo vệ các hố móng, chống

sạt lở cho vách đất.

Cừ thép làm tường ngăn nước ngầm, có khả năng chịu được áp lực đất rất lớn.

5/29/2014 11

V¸n cõ ph¼ng

v¸n cõ khum

v¸n cõ lacsen

5.2. Yêu cầu chế tạo

Chiều dày của ván 8 - 16mm.

Chiều dài cừ hiện nay thường

12 - 25m.

Cừ phải được sơn chống rỉ

trước khi đóng.

Các loại cừ được sử dụng

hiện nay: Cừ lacsen được sử

dụng phổ biến

Pham Nguyen Van Phuong

Page 12: Chương 6 kttc co phuong

1. Giá búa đóng cọc

Giá búa là một hệ kết cấu đặc biệt có tác dụng treo trục và nâng hạ cọc, nhấc đặt búa và định hướng chiều di chuyển của hệ cọc và búa trong quá trình đóng

Bệ giá búa: hệ khung sàn có thể di chuyển theo đường ray đặt trên mặt đất, trên dàn giáo hoặc sử dụng cần cẩu tự hành

Khung giằng để dẫn cần giá búa: cấu tạo bởi thép ống và thép hình tạo thành khung không gian hình tháp, là kết cấu chịu lực, đảm bảo độ ổn định làm việc cho cần giá búa (hoặc ống dẫn hướng búa), búa và hệ ròng rọc.

Cần giá búa hoặc cần dẫn hướng: là một kết cấu thẳng đứng kéo dài từ bệ khung sàn đến đỉnh giá búa, dùng đễ dẫn hướng búa và cọc theo chiều thẳng đứng hoặc xiên góc.

Thiết bị treo trục: là hệ ròng rọc (thường là 3 bộ), bộ giữa phục vụ việc nâng hạ búa, 2 bộ phục vụ việc nâng cẩu cọc.

5/29/2014 12

1 – bệ giá búa; 2 – cần dẫn hướng; 3 – khung giằng;

4 – cáp treo cọc; 5 – cáp treo búa; 6 – búa; 7 – Tời

Pham Nguyen Van Phuong

Page 13: Chương 6 kttc co phuong

Giá búa chạy trên ray:

Được chế tạo bằng thép

Gồm khung đế, thanh định hướng, hệ tời

kéo.

Khi đóng cọc giá búa được di chuyển trên

hai ray nhờ tời kéo và đẩy thủ công.

Tính cơ động kém → hiện nay ít được sử dụng.

5/29/2014 13

1 – bệ giá búa; 2 – cần dẫn hướng; 3 – khung giằng; 4 – cáp treo cọc; 5 – cáp treo búa; 6 – búa; 7 – Tời

Pham Nguyen Van Phuong

Page 14: Chương 6 kttc co phuong

Giá búa cần trục:

Sử dụng cần trục bánh lốp, bánh xích, máy đào đất có trang bị thêm thiết bị để

làm giá búa hoặc máy đóng cọc loại giá búa

Tính cơ động tự hành cao, đứng một vị trí đóng được nhiều cọc và đóng được cọc nghiêng.

5/29/2014 14

a - cần trục giá búa; b - máy đóng cọc loại giá

búa 1 - ống đứng; 2 - ống dẫn

hướng của búa; 3 - ống chống chéo; 4 – búa; 5 -

cọc

Pham Nguyen Van Phuong

Page 15: Chương 6 kttc co phuong

Giá búa phải có chiều cao đảm bảo đóng được những cọc theo thiết kế.

Chiều cao H của giá búa được xác định:

H = l + h + d + z

Trong đó:

l - chiều dài cọc (m);

h - chiều cao búa;

d - chiều cao nâng búa;

z – thiết bị treo buộc(ròng rọc, móc, cẩu...)

Hgiá = 20 – 25m

5/29/2014 15 Pham Nguyen Van Phuong

Page 16: Chương 6 kttc co phuong

2. Búa đóng cọc

2.1. Búa treo

Búa treo được buộc vào dây cáp và treo lên giá cao. Việc nâng quả búa do tời

điện bố trí ở chân giá. Tời nâng búa lên cao, thả hãm cho quả nặng rơi tự do

xuống đầu cọc.

Trọng lượng búa từ 500 - 2000 kg.

Độ cao nâng búa thường 2,5 - 4m.

Năng suất của búa thấp, mỗi phút chỉ đóng được 4 - 10 nhát.

Được dùng trong trường hợp khối lượng công tác cọc tương đối nhỏ.

Ít được sử dụng, khó ổn định trong quá trình đóng dễ gây nguy hiểm.

5/29/2014 16 Pham Nguyen Van Phuong

Page 17: Chương 6 kttc co phuong

2.2. Búa hơi đơn động

Búa dùng hơi nước hoặc khí nén để nâng chày lên cao. Búa đóng xuống bằng

động năng rơi tự do.

Trọng lượng chày 1- 6 tấn.

Chiều cao nâng chày 0,9 - 1,5 m.

Số nhát đóng trong một phút là 25 - 30.

Được dùng để đóng những cọc bê tông dài và nặng, hay cọc ống có đường

kính nhỏ hơn 55cm

Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, chuyển động lên xuống ổn định, trọng lượng hữu

ích (phần chày) chiếm 70% trọng lượng búa.

Khuyết điểm: điều khiển búa bằng tay, tiêu tốn nhiều hơi nước hay khí ép.

5/29/2014 17 Pham Nguyen Van Phuong

Page 18: Chương 6 kttc co phuong

2.3. Búa hơi song động

Dùng khí nén hoặc hơi nước nâng chày, đồng thời lúc hạ chày đóng cọc, khí

nén đẩy thêm nên hiệu suất của búa cao và năng suất búa cao hơn.

Mỗi phút đóng được từ 200 - 300 nhát.

Trọng lượng búa 200 - 2200 kg.

Ưu điểm:

Năng suất cao, có thể đóng được cọc tiết diện lớn. Được sử dụng khá

rộng rãi để hạ tường cừ, đóng cọc đứng hoặc cọc xiên trong nền đất.

Kích thước nhỏ dễ vận chuyển.

Búa làm việc tự động, không cần giá búa mà chỉ cần treo búa ở đầu cần

trục.

Nhược điểm: trọng lượng hữu ích nhỏ so với toàn thể búa (khoảng 20%).

Phải dùng nguồn động lực ngoài (nồi hơi, khí nén) cồng kềnh.

5/29/2014 18 Pham Nguyen Van Phuong

Page 19: Chương 6 kttc co phuong

2.4. Búa Diezen

Búa hoạt động theo nguyên lý động cơ nổ hai thì (hút, nén và nổ, xả), động cơ

diezen khi nổ sẽ nâng chày lên và ép chày khi rơi xuống.

Trọng lượng búa từ 600 – 5000 kg.

Loại có trọng lượng dưới 1500 kg rất hiệu quả khi sử dụng đóng cọc gỗ, cọc

thép, cọc BTCT tiết diện nhỏ.

Số nhát đóng trong một phút 45 ÷ 100 nhát.

Ưu điểm: Giá thành thấp, lắp dựng nhanh, sử dụng ít công nhân, tính cơ động

cao. Trọng lượng nhỏ, khi làm việc không cần nguồn cung cấp năng lượng từ

ngoài như nồi hơi, ống dẫn khí nén.

Nhược điểm: năng lượng nhát búa tiêu hao đến 50 - 60% vào việc nén ép lớp

không khí. Nếu đóng cọc mảnh xuống đất mềm, độ kháng của cọc nhỏ, cọc và

búa tụt nhanh, nhiên liệu không cháy hết được. Gây tiếng ồn lớn và khói bụi, ô nhiễm môi trường.

5/29/2014 19 Pham Nguyen Van Phuong

Page 20: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 20 Pham Nguyen Van Phuong

Page 21: Chương 6 kttc co phuong

2.5. Búa đóng cọc thủy lực

Một loại thiết bị đóng cọc hiện đại, ở nước ta, nhiều nơi đã bắt đầu sử dụng

Năng lượng động của búa được cung cấp bởi hệ thống bơm dầu thủy lực, vì

thế cho phép điều chỉnh lực đóng và tần số đóng một cách dễ dàng, hạn chế

những va đập ngắn, tức thời, kéo dài sự tác động và tiếp xúc giữa búa và đầu

cọc, hiệu suất sử dụng năng lượng cao

Trọng lượng của búa thủy lực lên đến 11000 kg.

Tốc độ đóng đạt trên 170 lần/phút.

Búa thủy lực có thể đóng cọc với tiết diện lớn, chiều sâu đóng đến 50 m.

Số nhát đóng trong một phút 45 ÷ 100 nhát.

Ưu điểm:

Giảm khả năng vỡ và rạn đầu cọc, điều chỉnh lực đóng phù hợp với từng

loại đất ở mỗi vị trí đóng.

Rút ngắn được thời gian cho công tác chuẩn bị, dễ khởi động ngay cả trên

nền đất yếu.

hoạt động không gây tiếng ồn và khói diezen làm ô nhiễm môi trường

5/29/2014 21 Pham Nguyen Van Phuong

Page 22: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 22 Pham Nguyen Van Phuong

Page 23: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 23 Pham Nguyen Van Phuong

Page 24: Chương 6 kttc co phuong

Hệ số thích dụng K phải nằm trong phạm vi sau:

5/29/2014 24

Loại búa Cọc gỗ Cọc thép Cọc BTCT

Búa song động, búa diezen kiểu ống 5 5,5 6

Búa đơn động, búa diezen kiểu cột 3,5 4 5

Búa treo 2 2,5 3

Khi K nhỏ hơn trị số trên thì búa không đủ nặng so với trọng lượng cọc, nên

tốc độ và hiệu quả đóng cọc sẽ kém.

Khi K lớn hơn trị số trên thì búa quá nặng so với cọc, cọc sẽ xuống nhanh,

muốn có độ chối ổn định, thường phải đóng cọc sâu hơn thiết kế.

Theo kinh nghiệm, để đóng cọc có hiệu quả thì Q = 1,5 - 2.q

Pham Nguyen Van Phuong

Page 25: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 25 Pham Nguyen Van Phuong

Page 26: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 26

Đối với

búa ống

Chiều cao rơi thực tế đối với búa cần khi trọng lượng phần đập

H = 2,8m Q = 1250 kG Q = 1800 kG Q = 2500 kG

H = 1,7m H = 2,0m H = 2,2m

Loại búa Hệ số K

Búa điêzen kiểu ống và song động 6

Búa đơn động và điêzen kiểu cần 5

Búa treo 3

Pham Nguyen Van Phuong

Page 27: Chương 6 kttc co phuong

2. Chế tạo cọc

Cọc BTCTcó thể được đúc trong các nhà máy sản xuất kết cấu bê tông hoặc tại khu vực xây dựng công trình.

Sân chế tạo cọc phải bằng phẳng được đổ BThoặc BTCTcó bọc thép tấm.

Diện tích mặt sân đúc cọc F được tính bằng công thức sau:

F = k.N.t.l.(b + b1)

k – hệ số kể đến đường đi lại và các khoảng trống, k = 1,05;

N – năng suất của bãi (số cọc chế tạo trong một ngày);

t – thời gian cần thiết để đúc một đợt cọc

(từ khi đúc đến khi vận chuyển ra khỏi bãi);

l – chiều dài cọc, m;

b – chiều rộng cọc, m;

b1 – khoảng cách giữa 2 cọc

Cọc phải được chế tạo theo đúng thiết kế, chiều dày lớp bảo vệ tối thiểu là 3 cm. Đổ bê tông cọc phải liên tục, không gián đoạn cho mỗi cọc. Độ sụt thường lấy 6 cm. Bắt đầu đổ từ mũi cọc lên đến đỉnh cọc. Phải sử dụng đầm máy, không được rung cốt thép. Chỉ dỡ cốp pha khi cọc đạt 25% cường độ.

5/29/2014 27 Pham Nguyen Van Phuong

Page 28: Chương 6 kttc co phuong

3. Vận chuyển cọc

Vận chuyển cọc từ nơi đúc đến công trường bằng xe rơ-moóc. Cọc đặt trên hai con kê gỗ ở vị trí điểm cẩu để hạn chế mômen uốn trong cọc

Trong phạm vi công trường vận chuyển cọc bằng cần trục. Khi cẩu cọc, trong thân cọc phát sinh mômen uốn. Khi chế tạo người ta chọn 2 điểm cẩu cọc để mômen uốn trong cọc nhỏ nhất.

5/29/2014 28 Pham Nguyen Van Phuong

Page 29: Chương 6 kttc co phuong

3. Vận chuyển cọc

Vận chuyển cọc từ nơi đúc đến công trường bằng xe rơ-moóc. Cọc đặt trên hai con kê gỗ ở vị trí điểm cẩu để hạn chế mômen uốn trong cọc

Trong phạm vi công trường vận chuyển cọc bằng cần trục. Khi cẩu cọc, trong thân cọc phát sinh mômen uốn. Khi chế tạo người ta chọn 2 điểm cẩu cọc để mômen uốn trong cọc nhỏ nhất.

5/29/2014 29 Pham Nguyen Van Phuong

Page 30: Chương 6 kttc co phuong

4. Chuẩn bị trước khi đóng cọc

4.1. Kiểm tra thiết bị cọc

Thiết bị đóng cọc phải có phiếu kiểm định chất lượng chất lượng, thời hạn sử

dụng.

Cọc phải có phiếu kiểm định chất lượng. Kiểm tra kích thước cọc, chất lượng

cọc. Khi cọc có vết nứt tuyệt đối không được sử dụng.

Kiểm tra biện pháp thi công, mặt bằng xây dựng, nền đất, vị trí xếp cọc, sơ

đồ di chuyển của máy đóng cọc và cần trục phục vụ.

Vạch tim ở các mặt bên của cọc để theo dõi độ thẳng đứng theo hai phương

bằng máy kinh vĩ trong khi đóng.

Đánh dấu độ dài suốt thân cọc với khoảng chia 0,5m hoặc 1m để theo dõi tốc

độ và độ sâu đóng cọc, riêng 2 – 3m cọc trên cùng thì chia với khoảng chia

đến cm (hoặc mm).

5/29/2014 30 Pham Nguyen Van Phuong

Page 31: Chương 6 kttc co phuong

4.2. Xác định vị trí và định vị cọc

Vị trí cọc được xác định theo bản vẽ thiết kế

Sau khi xác định vị trí cọc, định vị vị trí bằng các mốc: đóng cọc gỗ dài 50cm

sơn đỏ đầu.

4.3. Đưa giá búa vào vị trí, lắp cọc vào búa

Sau khi đưa giá búa vào vị trí, tiến hành lắp cọc vào giá búa.

Móc dây cáp treo cọc (dây 1) của giá búa vào móc trên của cọc và móc dây

treo búa (dây 2) của giá búa vào móc dưới của cọc.

Cho hai tời hoạt động kéo hai dây lên cùng một lúc để cọc được nâng lên cao.

Cho dây 2 ngừng kéo, dây 1 tiếp tục kéo cọc lên và cọc dần về vị trí thẳng

đứng để ghép vào giá búa.

5/29/2014 31 Pham Nguyen Van Phuong

Page 32: Chương 6 kttc co phuong

1- Dây cáp treo cọc 2- Dây cáp treo búa 3- Cọc

5/29/2014 32

2 2

33

11

Pham Nguyen Van Phuong

Page 33: Chương 6 kttc co phuong

5. Kỹ thuật đóng cọc

Sau khi dựng cọc vào giá búa, rút cọc gỗ định vị và đưa cọc vào vị trí định vị.

Trước khi đóng phải kiểm tra phương hướng của thiết bị giữ cọc, cố định vị

trí của thiết bị đó để tránh di động trong quá trình đóng cọc.

Những nhát búa đầu đóng với năng lượng vừa phải, sau đó tăng dần lực

đóng. Nếu cọc bị lệch phải chỉnh ngay, không chỉnh được phải nhổ lên đóng

lại.

Trong suốt quá trình đóng cọc đặt 2 máy kinh vĩ vuông góc nhau ngắm vào

cọc để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.

Các đoạn cọc được nối với nhau bằng liên kết hàn qua các bản mã khi cọc

cách mặt đất khoảng 50 cm. Các mối hàn nối phải đúng yêu cầu thiết kế.

Tuỳ theo từng mặt bằng, từng đài cọc mà ta chọn những sơ đồ đóng cọc như

sau

5/29/2014 33 Pham Nguyen Van Phuong

Page 34: Chương 6 kttc co phuong

1. Sơ đồ khóm cọc: áp dụng khi đóng những

cọc dưới móng cột độc lập hay trong các

móng trụ cầu. Khi đóng ta bắt đầu từ cọc giữa

đóng ra xung quanh.

2. Sơ đồ cọc chạy dài: áp dụng khi đóng những

cọc dưới những móng băng liên tục, gần một

hay vài hàng cọc chạy dài song song.

3. Sơ đồ ruộng cọc: áp dụng khi đóng những

cọc dưới móng bè hay cọc để gia cố nền. Khi

đóng ta đóng từ giữa ra, khi ruộng cọc lớn thì

có thể phân ra thành các khu, mỗi khu cọc sẽ

đóng theo từng nhóm một.

5/29/2014 34

H­íng di chuyÓn cña gi ̧bóa

Pham Nguyen Van Phuong

Page 35: Chương 6 kttc co phuong

Độ chối của cọc đóng là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa rung.

Độ chối thiết kế (xem công thức tính trong giáo trình)

Vào cuối quá trình đóng cọc, khi độ chối gần đạt tới giá trị thiết kế thì

Việc đóng cọc bằng búa đơn động phải tiến hành từng nhát để theo dõi độ chối cho mỗi nhát.

Đóng bằng búa hơi song động cần phải đo độ lún của cọc, tần số đập của búa và áp lực hơi cho từng phút

Đóng bằng búa điêzen thì độ chối được xác định từ trị trung bình của loạt 10 nhát sau cùng

Độ chối đo được trong 3 loạt búa cuối cùng phải nhỏ hơn hay bằng độ chối thiết kế thì cọc mới đảm bảo khả năng chịu lực.

Độ chối khi đóng cọc được đo bằng máy thuỷ bình, bằng thước hay bằng máy chuyên dùng

Cọc không đạt độ chối thiết kế cần đóng bù để kiểm tra sau khi được nghỉ theo quy định. Thời gian nghỉ phụ thuộc tính chất đất xung quanh và dưới mũi cọc.

5/29/2014 35 Pham Nguyen Van Phuong

Page 36: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 36

Chuẩn bị

Định vị

Đưa giá búa vào vị trí

Đưa cọc vào giá búa

Điều chỉnh

Kiểm tra

Đóng cọc, E = (50-70%)ETK

Kiểm tra

Đóng cọc, E = ETK

Kiểm tra e ≤ eTK, Lcọc ≥ LTK

Kết thúc

Cọc nghỉ

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

Pham Nguyen Van Phuong

Page 37: Chương 6 kttc co phuong

Định vị Đưa cừ vào vị trí (từng chiếc; theo mảng) Hạ cừ (từng chiếc; theo

mảng) Kiểm tra Kết thúc Nghiệm thu Nhổ cừ

1. Đóng ván cừ gỗ

Định vị hàng cừ sắp được đóng bằng máy trắc đạc.

Dựng khung định vị theo vị trí đã xác định.

Ván cừ được ghép lồng vào giữa hai thanh nẹp song song rồi bắt đầu đóng.

Đầu dưới ván cừ được cắt vát chéo về phía mộng lồi. Khi ghép ván cừ, để mộng

lồi quay ra ngoài, như vậy khi đóng đất sẽ không kẹt vào rãnh cừ và ép sát vào

hàng cừ đã đóng.

Đầu trên của ván cừ được ép sát vào hàng cừ đã đóng bằng con nêm.

5/29/2014 37 Pham Nguyen Van Phuong

Page 38: Chương 6 kttc co phuong

5/29/2014 38

1

2

3

1

23

1

2

3

1

32

4

4

Các khung định vị để đóng ván cừ gỗ

1- Nẹp ngang 2- Cọc trụ 3- Bulông liên kết 4- Ván cừ gỗ

1

2

3

45

12

4

5

3

1- Thanh cừ đang đóng

2- Thanh cừ đã đóng; 3- Cọc nêm

4- Thanh nẹp ngang; 5- Đinh mốc

Cố định cừ trước khi đóng

Pham Nguyen Van Phuong

Page 39: Chương 6 kttc co phuong

2. Đóng ván cừ thép

Định vị hàng cừ bằng máy trắc đạc.

Ghép trước một số ván cừ (khoảng 10-12 tấm) giữa hai thanh nẹp định vị, rồi

tiến hành đóng xuống dần. Làm hai hay ba lần đóng để đến độ sâu thiết kế và

cứ thế cho đến hết.

Để chống lại hiện tượng xoè nan quạt trong quá trình đóng

Buộc dây cáp vào đầu ván cừ, dùng tời kéo cừ về vị trí thẳng đứng và

tiếp tục đóng.

Ghép trước một số ván cừ với nhau và đóng xuống dần làm nhiều đợt.

Cắt vát đầu dưới ván cừ thép về phía trong và đóng cừ xuống theo đúng

thứ tự và chiều vát.

5/29/2014 39 Pham Nguyen Van Phuong

Page 40: Chương 6 kttc co phuong

1. Cọc gặp vật cản

1.1. Hiện tượng

Đang đóng cọc xuống bình thường bỗng nhiên xuống chậm hẳn lại, hay búa

đóng xuống bị nẩy lên mạnh.

Cọc bị rung chuyển mạnh dưới mỗi nhát búa.

1.2. Nguyên nhân

Có thể cọc gặp vật cản như đá mồ côi...

1.3. Biện pháp khắc phục

Dừng đóng, nếu tiếp tục đóng sẽ gây phá hại cọc.

Nhổ cọc lên và phá vật cản bằng cách đóng mạnh xuống một cọc thép, hay

nổ mìn để phá vật cản.

Khi vật cản đã phá xong, ta tiếp tục đóng cọc.

5/29/2014 40 Pham Nguyen Van Phuong

Page 41: Chương 6 kttc co phuong

2. Độ chối giả

2.1. Hiện tượng

Khi cọc còn xa mới tới cao trình thiết kế mà độ chối của cọc đã đạt hoặc nhỏ

hơn độ chối thiết kế.

2.2. Nguyên nhân

Do đất xung quanh bị lèn ép quá chặt trong quá trình đóng cọc. Tốc độ đóng

cọc có thể quá nhanh.

2.3. Biện pháp khắc phục

Tạm ngừng đóng cọc trong ít ngày để độ chặt của đất chung quanh cọc giảm

dần rồi mới tiếp tục đóng. Cụ thể, thời gian tạm ngừng là 3 ngày đối với đất

cát và 6 ngày đối với đất sét.

5/29/2014 41 Pham Nguyen Van Phuong

Page 42: Chương 6 kttc co phuong

3. Cọc đóng trước bị trương nổi lên khi đóng cọc sau

3.1. Hiện tượng

Khi đóng cọc xuống thì những cọc ở xung quanh ( đã được đóng trước ) bị

trương nổi lên.

3.2. Nguyên nhân

Do vị trí cọc gần nhau.

Cọc được đóng trong đất dính.

3.3. Biện pháp khắc phục

Dùng búa hơi song động có tần số lớn.

5/29/2014 42 Pham Nguyen Van Phuong

Page 43: Chương 6 kttc co phuong

4. Cọc lệch khỏi vị trí thiết kế

4.1. Nguyên nhân

Do kiểm tra không kỹ trước khi đóng cọc.

Trong quá trình đóng gây lệch cọc.

4.2. Biện pháp khắc phục

Với những cọc gỗ đóng chưa sâu lắm thì dùng đòn bẩy hay tời để uốn, néo

cọc về vị trí thiết kế.

Với cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc gỗ lớn, khi đã đóng quá sâu thì phải

nhổ cọc lên và sau đó đóng lại cần thận.

5. Đầu cọc xuất hiện vết nứt trong quá trình đóng (hay cọc không xuống)

5.1. Nguyên nhân

Do búa quá nhỏ so với sức chịu tải của cọc hay chiều cao rơi búa không hợp

lý.

5.2. Biện pháp khắc phục

Chọn loại búa cho phù hợp; Thay đổi chiều cao rơi búa; Thay vật đệm đầu

cọc mới

5/29/2014 43 Pham Nguyen Van Phuong