chương 3: một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

26
Chương 3 Mt sknăng tp để trthành tp hun viên gii 49

Upload: lydien

Post on 08-Dec-2016

215 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Chương 3 Một số kỹ năng tập để trở thành tập

huấn viên giỏi

49

Page 2: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Trong chương 2 chúng tôi đã đề cập đến sự khác nhau giữa tập huấn truyền thống

thụ động và tập huấn có sự tham gia tích cực và nên thay đổi hướng tiếp cận trong

công tác tập huấn/khuyến nông như thế nào để có thể thay đổi vai trò và nhiệm vụ

của người tập huấn viên. Chương này sẽ miêu tả cụ thể những yêu cầu, thái độ và

kỹ năng cần có để trở thành một tập huấn viên/người hướng dẫn giỏi. Cần nhấn

mạnh rằng tất cả các tập huấn viên đều có thể cải thiện kỹ năng của mình bằng

cách tích cực sử dụng chúng trong quá trình tập huấn với thái độ cầu thị. Tuy vậy,

chúng tôi cũng nhận thấy rằng để trở thành một tập huấn viên xuất sắt thì cần phải

có những khả năng thiên bẩm. Cũng giống như việc thay đổi để chuyển sang sử

dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia ở một số người là rất hữu hiệu, tạo cho

họ nhiều niềm vui trong công việc, nhưng đối với một số người khác lại không bao

giờ cảm thấy thoải mái với phương pháp này. Muốn biết mình thuộc nhóm nào thì

trước hết chúng ta nên sử dụng thử cả hai phương pháp. Phần đầu của chương này

sẽ phân tích về vai trò của tập huấn viên và tiếp theo là các kỹ năng để họ có thể trở

thành những tập huấn viên giỏi.

3.1 Vai trò của tập huấn viên

AITCV (2003) đã mô tả một cách tổng quan vai trò của tập huấn viên trong phương

pháp tập huấn có sự tham gia như sau:

Người lập kế hoạch

Tập huấn viên là người đề xuất và

phát triển kế hoạch tập huấn cụ thể

như lựa chọn học viên, địa điểm, nội

dung, phương pháp, thời gian tập

huấn, các tình huống, mô hình, hiện

trường và giáo cụ trực quan sử dụng

trong quá trình tập huấn. Ngoài ra họ

phải xác định và bảo vệ các chuẩn

mực, qui tắc, nội qui, tiêu chí đánh giá để đạt được mục tiêu tập huấn.

50

Page 3: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Nhà xây dựng

Tập huấn viên xây dựng môi trường thoải mái và ý thức học tập tốt cho người học,

duy trì và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm bằng cách tham gia với vai trò của một

thành viên trong nhóm, gây dựng và tạo ảnh hưởng khi tham gia hoạt động nhóm.

Nhà giáo dục và giáo viên

Tập huấn viên là người xác định, giải

thích, khái quát hoặc liên hệ với các

khái niệm, ý kiến, nguyên tắc, mô hình

lý thuyết để tăng cường hiểu biết kiến

thức cho học viên. Ngoài ra, tập huấn

viên còn bổ sung những thông tin kiến

thức có tính hệ thống, lô-gíc và kỹ

năng mang tính thực tế cao mà học

viên cần.

Người cung cấp nguồn tư liệu

Tập huấn viên là chỗ dựa về phương pháp giải quyết các vấn đề nằm trong lĩnh vực

chuyên môn và giới thiệu các nguồn cung cấp thông tin, tư liệu sẵn có vì tập huấn

viên/cán bộ khuyến nông có thể dễ dàng tiếp cận thông tin hơn học viên/nông dân.

Người hướng dẫn

Tập huấn viên giúp học viên phát hiện và

sử dụng những kinh nghiệm vốn có của họ

để làm nền tảng cho quá trình học tập, giúp

học viên dùng kiến thức, kinh nghiệm, tiềm

năng của họ để đi đến quyết định và cuối

cùng là đạt được mục tiêu và kết quả học

tập cao.

51

Page 4: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Người tư vấn

Tập huấn viên tư vấn và giúp học viên thoát khỏi áp lực, xung đột nhóm hoặc ảnh

hưởng của chính họ. Họ khuyến khích học viên giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng mục tiêu

và cá tính của nhau. Họ duy trì và khuyến khích một môi trường an toàn nhất cho

học viên để họ có cơ hội tự bộc lộ mình.

Người ủng hộ

Tập huấn viên khuyến khích học viên bắt đầu công việc và ủng hộ học viên trong

quá trình xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, sáng tạo và chấp nhận thay đổi hành

vi; Ủng hộ họ khi có những sáng kiến mới hay hướng giải quyết cho các vấn đề và

sự lựa chọn của họ liên quan đến phương pháp hay kiến thức áp dụng.

Người đánh giá

Đối với nhóm/lớp, tập huấn viên giúp phân tích

và đánh giá không khí, thái độ và kết quả học tập

hay hoạt động nhóm để giúp nhóm hoàn thành

mục tiêu và nhiệm vụ của họ. Đối với từng cá

nhân, tập huấn viên phân tích, đánh giá kết quả

học tập và thực hành để phản hồi kịp thời cho

học viên.

Người bạn đồng hành

Tập huấn viên luôn là người lắng nghe và tôn trọng những quyết định, suy nghĩ,

hành động và tâm tư tình cảm của học viên. Luôn

chia sẻ với học viên các vấn đề nảy sinh trong quá

trình tập huấn.

Hình mẫu lý tưởng

Về phương diện hành vi, tập huấn viên là người

nên có những hành động và cư xử một cách mẫu

mực hoặc phù hợp để làm gương cho các học

52

Page 5: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

viên. Về mặt chuyên môn, tập huấn viên nên lựa chọn sử dụng tối ưu và nhuần

nhuyễn các kỹ năng và phương pháp để giúp học viên hình thành một hình mẫu.

Do vậy tập huấn viên nên có phẩm chất của một nhà tư vấn, người hướng dẫn, hỗ

trợ, và là người bạn đồng hành của học viên. Để được như vậy, tập huấn viên nên

lưu tâm đến phương châm sau: ” Chúng ta học không phải do người khác chỉ bảo

mà qua bài học kinh nghiệm rút ra từ những hành động của chúng ta và qua thực

hành”. Học là một ”quá trình trải nghiệm”!

3.2 Phát triển kỹ năng

Kỹ năng có thể hiểu là khả năng, năng khiếu, sự khéo léo, sự thành thạo và điêu

luyện của con người trong một công việc cụ thể nào đó được hình thành thông qua

quá trình thực hành luyện tập. Ví dụ, đối với người thợ, kỹ năng có thể hiểu một

cách đơn giản là khả năng thể hiện trình độ tay nghề. Đối với tập huấn viên, kỹ năng

chính là tổ hợp nhiều yếu tố để kết hợp thành mức độ chuyên nghiệp của họ.

Hình thành và phát triển kỹ năng cần một quá trình luyện tập và tích luỹ kinh nghiệm

từ thực tế. Kỹ năng sẽ không phát triển đến

mức điêu luyện nếu không có quá trình trải

nghiệm và tích luỹ. Chính vì vậy, kỹ năng phụ

thuộc rất nhiều vào khả năng và sự cố gắng ở

mỗi cá nhân.

Trong đào tạo tập huấn, kỹ năng cùng với khả

năng trời phú tạo nên "cái duyên" và quyết

định mức độ chuyên nghiệp của người tập

huấn viên. Trong tập huấn có sự tham gia, tập

huấn viên phải thể hiện tính cách của mình

nhiều hơn trong phương pháp truyền thống.

Sự luyện tập thường xuyên sẽ giúp tập huấn

viên có được "cái duyên" vì họ sẽ có nhiều

kinh nghiệm và tự tin hơn khi sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia.

53

Page 6: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Các kỹ năng cơ bản gồm có những kỹ năng mang tính ứng dụng và những kỹ năng

mang tính cá nhân. Các kỹ năng có tính ứng dụng như kỹ năng sử dụng văn phòng

phẩm và giáo cụ trực quan. Các kỹ năng có tính cá nhân thường liên quan đến sự

thể hiện tính cách như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể, kỹ năng sử dụng ngôn

ngữ lời nói, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi. Cả hai loại kỹ

năng đều sẽ được lần lượt đề cập ở các phần tiếp theo.

3.3 Kỹ năng ứng dụng

Một số văn phòng phẩm cơ bản như bảng, bút, giấy, băng dính thường xuyên được

sử dụng trong đào tạo nói chung và tập huấn sử dụng phương pháp tiếp cận có sự

tham gia nói riêng. Nhìn chung, sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia yêu

cầu sử dụng nhiều loại văn phòng phẩm hơn so với phương pháp truyền thống vì nó

khuyến khích một môi trường học chủ động và sự tham gia tích cực của học viên.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng các loại văn phòng phẩm.

Hầu hết tập huấn viên đã từng sử dụng những loại văn phòng này, do vậy chúng tôi

sẽ chủ yếu đưa ra những lưu ý để khi sử dụng không mắc lỗi.

Bút dạ và các loại văn phòng phẩm

Bút dạ dùng viết bảng Foóc-mi-ca thường có 1 đầu viết và có thể xoá đi dễ dàng.

Bút dạ dùng viết giấy thường có 2 đầu viết và khó có thể xoá. Do vậy, nhớ rằng

không nên sử dụng bút này để viết lên bảng Foóc-mi-ca. Nếu bạn sử dụng chúng

viết bảng trong trường hợp đặc biệt hoặc quên thì bạn cần dùng cồn, hoặc xăng,

thậm chí dầu gió tẩm ướt vào giẻ để xoá. Có thể dùng bút viết bảng viết kỹ vào các

nét muốn xoá, sau đó dùng giẻ khô lau sạch. Mực sử dụng thường được pha với

cồn hoặc một số chất dung môi dễ bay hơi do vậy luôn nhớ đóng nắp bút ngay sau

khi viết. Bút thường có các loại màu mực khác nhau để sử dụng cho các mục đích

khác nhau. Ví dụ, nên sử dụng các màu đậm như màu xanh và đen để viết chính.

Màu đỏ có thể dùng để nhấn mạnh ý, ghi chép nội dung bổ sung và sửa các nội

dung sai và màu xanh lá cây cho những ý kiến bổ sung. Khi mua bút có thể mua

54

Page 7: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

thêm vài lọ mực dùng cho bút viết giấy. Khi bút hết mực, có thể tháo đầu to của bút,

rút ống bông đựng mực và cho mực vào ống bông ấy rồi nắp lại.

Giấy các khổ khác nhau như Ao, A1, A2, A4… thường dùng để viết, vẽ minh hoạ kết

quả làm việc, thảo luận nhóm, làm bảng lật… . Các giấy màu, bìa màu có thể sử

dụng để viết câu hỏi, cắt hình minh hoạ, làm các tấm thẻ, giáo cụ trực quan.

Ngoài bút dạ và giấy viết, một số loại văn phòng phẩm thông dụng khác thường hay

được sử dụng như dao, kéo, hồ dán, phấn, băng dính (gồm các loại băng dính giấy,

ni-lông, hai mặt), dập ghim, đục lỗ, file tài liệu mà bạn nên chuẩn bị để sử dụng trong

các buổi tập huấn.

Bảng và sử dụng bảng

Nếu viết bằng phấn thì thường sử dụng bảng gỗ (bảng đen) và viết bằng bút thì

thường sử dụng bảng trắng bằng Foóc-mi-ca. Trong những điều kiện khó khăn, nếu

bạn không có hai loại bảng trên thì có thể làm bảng bằng cách sử dụng những vật

liệu sẵn có:

• Lấy một tấm kính hoặc gương và dán giấy trắng sau tấm kính, dùng bút viết

bảng để viết lên bề mặt của tấm kính.

• Có thể làm bảng di động bằng cách dán 1

tấm ni-lông trong màu trắng lên tờ giấy

trắng to (Ao) và có thể dùng bút viết bảng

để viết vào tấm ni-lông đó.

• Cũng có thể dùng tấm vải nhựa trắng nếu

viết bằng bút dạ và màu đen nếu viết bằng

phấn để làm bảng trong điều kiện thường

xuyên phải di chuyển.

Khi viết nên đứng phía bên phải (nếu bạn là người

thuận tay phải) của bảng nhìn từ phía học viên và

di chuyển từ trái qua phải để tránh quay lưng

xuống học viên và che lấp bảng. Nên vừa viết vừa nói những điều đang viết để tránh

thời gian im lặng.

55

Page 8: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Khi trình bày nên chia bảng ra làm hai phần theo chiều dọc. Phần nhỏ phía bên phải

bảng dùng để viết các nội dung chính của bài. Phần lớn hơn phía bên trái bảng dùng

để viết ví dụ hay vẽ minh hoạ cho nội dung chính.

Nội dung viết lên bảng nên rõ ràng, ngắn gọn và sử dụng nhiều hình vẽ để minh

hoạ. Nên dùng kiểu chữ in hoa (ví dụ: VIẾT BẢNG) hoặc là chữ viết thường không

chân (ví dụ: viết bảng) để dễ nhìn. Kích thước chữ phải đảm bảo để học viên ở vị trí

xa nhất vẫn có thể đọc được, thông thường nên từ 3-5 cm. Để thử thì tốt nhất bạn

hãy viết một câu, đi về phía cuối lớp để thử xem mình có đọc được không. Nếu

không thì bạn phải viết to hơn.

Khi bạn chuyển sang một nội dung mới hoặc hết chỗ để trình bày thì bạn sẽ phải

xoá những phần đã xong. Lưu ý là cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để xoá bảng.

Giữ lại các ý chính của vấn đề đến khi kết thúc phần trình bày của vấn đề đó. Nhắc

lại những ý chính của phần vừa trình bày và đảm bảo rằng tất cả các học viên đã ghi

chép được những nội dung cần thiết trước khi

xoá bảng.

Bảng lật (giấy tôky)

Bảng lật (thông thường cỡ giấy Ao, A1 hoặc A3)

có thể sử dụng thay bảng. Các loại giấy, bìa, vải

nhựa cùng khổ được gim/kẹp/đóng lại với nhau

thành tập và viết lên đó. Thông thường tập huấn

viên hay dùng giấy Ao để làm bảng lật vì dễ gấp,

cất, di chuyển, và sử dụng lại được. Điều bất lợi

khi sử dụng bảng lật là những nội dung bạn đã

viết lên không thể xoá được và kích cỡ của bảng

lật thường nhỏ hơn kích thước chuẩn của bảng.

Lợi thế của bảng lật là bạn có thể sử dụng lại và tiết kiệm thời gian viết bằng tay lên

bảng. Chữ viết trên bảng lật nên viết to, rõ ràng, ngắn gọn, và chỉ liệt kê các ý chính

chứ không đưa quá nhiều thông tin. Nội dung trong tập bảng lật cần phải chuẩn bị

trước các phần theo thứ tự lô-gíc. Có thể kết hợp với sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh

họa... cho sinh động và dễ nhớ, dễ hiểu.

56

Page 9: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Bảng lật chỉ nên sử dụng khi tổng kết và chốt lại nội dung đã trao đổi với mục đích

hệ thống lại cho người học dễ nhớ. Trên bảng lật không nên viết quá 10 - 12 dòng/1

tờ và không nên viết quá 10 từ/dòng. Kích thước chữ cũng phải đủ lớn để đảm bảo

học viên ngồi xa nhất cũng có thể đọc được. Tránh lệ thuộc quá nhiều vào bảng lật

vì như vậy sẽ tạo thành môi trường học thụ động và thói quen ỷ lại cho tập huấn

viên.

Giáo cụ trực quan

Giáo cụ trực quan sử dụng trong đào tạo tập huấn để minh hoạ hoặc nhấn mạnh

những nội dung cần thiết và khuyến khích người học sử dụng nhiều giác quan hơn

là chỉ nghe. Giáo cụ trực quan đặc biệt phù hợp với những người học bằng thị giác -

cần nhìn thấy trước khi họ nhớ. Có nhiều loại giáo cụ trực quan khác nhau như

tranh ảnh, mẫu vật, mẫu

thức ăn, hiện vật sống, phim

ảnh, băng hình. Giáo cụ trực

quan phải phù hợp với đối

tượng học viên, nội dung

trao đổi và điều kiện tập

huấn. Đối với đối tượng học

viên nông dân, những người

không quen với không khí

lớp học thì giáo cụ trực quan

nên đơn giản và dễ hiểu.

Giáo cụ trực quan còn được dùng để sử dụng cho những phần thực hành của người

học, tăng khả năng hiểu, tiếp thu, ghi nhớ của học viên và tạo không khí sôi nổi,

tránh nhàm chán. Khi sử dụng giáo cụ trực quan nên kiểm tra trước và sắp xếp theo

thứ tự sử dụng. Tránh sử dụng quá nhiều loại giáo cụ trực quan khác nhau trong

một buổi lên lớp và lệ thuộc hoàn toàn vào giáo cụ trực quan.

57

Page 10: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

3.4 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể

Lý do mà chúng tôi đề cập đến ngôn ngữ hình thể trong phần đầu tiên của những kỹ

năng mang tính cá nhân là thể loại “ngôn ngữ không lời” mà bạn sẽ thể hiện với học

viên trước cả khi bạn bắt đầu nói. Ngôn ngữ hình thể là một phương tiện giao tiếp

thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt thay vì sử dụng lời nói. Ngôn ngữ

hình thể thường được thể hiện qua phong cách, nét mặt, trang phục, ánh mắt, cử

động tay, chân và cơ thể.

Ngôn ngữ hình thể là một trong các phương tiện giao tiếp hỗ trợ đắc lực cho ngôn

ngữ lời nói trong tập huấn và khuyến khích giao tiếp hai chiều có sự tham gia của

học viên. Ngôn ngữ này có thể quyết định quá nửa sự thành công và hiệu quả của

giao tiếp. Cũng có thể nói sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ hình thể chính là một nghệ

thuật thu hút con người. Vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy chú ý đến việc bạn nên

sử dụng ngôn ngữ này như thế nào trong quá trình tập huấn. Những nội dung tiếp

theo có thể là những vấn đề mà bạn cần lưu tâm.

Phong cách

Nếu tập huấn viên có vai trò tạo dựng hình mẫu

lý tưởng thì bạn cần phải có phong cách phù hợp

với những chuẩn mực trong xã hội. Tập huấn

viên nên có phong cách thoải mái, tự tin, thân

thiện, cởi mở và gần gũi. Để có thể thực hiện tốt

vai trò của một người hướng dẫn, tập huấn viên

phải năng động, linh hoạt và lịch sự. Tính hài

hước để gây ấn tượng và cuốn hút học viên là

một trong những lợi thế của nhiều tập huấn viên.

Bạn có nên thể hiện phong

cách như thế này không?

Tập huấn viên nên tránh thể hiện sự thiếu tự tin, cứng nhắc, xa cách, lạnh lùng,

buồn tẻ và quá nghiêm trang. Điều tối kỵ là thể hiện sự thiếu lịch sự hay khiếm nhã,

bất cần và trịnh thượng.

58

Page 11: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Bạn có nên mặc như

thế này không? Trang phục

Tập huấn viên nên mặc những

trang phục chỉnh tề, màu sắc hài

hòa, giản dị, phù hợp với đối

tượng và phong tục tập quán của

địa phương và để tạo cảm giác

thoải mái và tự tin khi giao tiếp với

học viên.

Mặc những trang phục thiếu kín

đáo, không phù hợp sẽ làm phân

tán sự chú ý của học viên, tạo cảm giác thiếu tự tin cho chính bản thân tập huấn

viên và thiếu tôn trọng học viên.

Bạn có nên có nét

mặt này không?

Nét mặt

Người tập huấn viên nên có nét

mặt thay đổi thích hợp đối với

từng lời nói, cử chỉ và từng đối

tượng tập huấn khác nhau. Tươi

cười trong những tình huống khó

xử hoặc kết thúc một câu trả lời/

giải thích/ phần đã trao đổi bằng

một nụ cười tươi là nguyên tắc

quan trọng cần ghi nhớ.

Tập huấn viên nên tránh các biểu hiện nét mặt như cau có, đăm chiêu, lạnh nhạt

gây khó chịu. Nét mặt “không ai biết hơn mình” gây ra cảm giác khó gần cho học

viên. Nét mặt “không đàng hoàng” sẽ tạo cho học viên cảm giác thiếu tôn trọng.

59

Page 12: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Giao tiếp bằng mắt

Tập huấn viên khi giao tiếp bằng mắt với học viên nên nhìn vào vùng miệng hơn là

vùng trán của người đó để tỏ ra thân mật hơn. Chỉ nên nhìn vào mỗi người trong 2-4

giây và chọn lúc thích hợp để rời mắt khỏi đối tượng. Khi đứng trước một nhóm nhỏ

nên để mắt lần lượt đến từng người một. Khi đứng trước một nhóm lớn nên để mắt

lần lượt đến từng nhóm nhỏ trong thời gian ngắn 5-10 giây.

Tránh nhìn chằm chằm quá lâu vào một người vì như thế là bất lịch sự hoặc mang

tính chất khiêu khích. Nếu nhìn ngắn hoặc liếc quá nhanh thì sẽ tạo cho học viên

cảm giác là bạn bực mình hoặc mất tự tin. Một điều tối kị là tránh ánh mắt tức giận,

kể cả những tình huống khó xử.

Cử động tay

Cử động tay có thể sử dụng để minh hoạ cho lời nói. Hai loại thao tác cơ bản của

bàn tay là phác hoạ 1 hình ảnh tượng trưng để minh hoạ khi nói và tạo nhịp điệu

đồng thời với nhịp điệu của lời nói. Thả lỏng hai vai và hai cánh tay để tạo ra các cử

chỉ lịch thiệp và tự tin. Mở rộng hai bàn tay, các ngón tay khi bắt đầu nói để tỏ ra

mình tự tin và tôn trọng người nghe và khuyến khích tham gia của học viên. Để

ngửa lòng bàn tay và khép các ngón tay khi làm các động tác. Nên thay đổi kiểu

thao tác của hai bàn tay để tránh sự nhàm chán. Khi không phác hoạ các động tác

minh họa cho lời nói thì nên thả lỏng hai tay và để ở tư thế ngang bụng.

Nên tránh các cử chỉ tay như: chỉ 1

ngón tay như ra lệnh hay chỉ trích người

nghe; chắp hai tay như thể cầu xin

người nghe mình; khép chặt hai tay vào

thân tạo cảm giác thiếu tự tin; vung vẩy

hai cánh tay hoặc "không biết để tay vào

đâu"; vuốt tóc, gãi đầu, vuốt mặt, lau

kính, sửa lại quần áo và lặp đi lặp lại

nhiều lần một kiểu thao tác tay.

60

Page 13: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Cách cầm tài liệu

Tập huấn viên nên có một bản tài

liệu tóm tắt ngắn gọn trong tay để

tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng

người nghe, nhất là để tránh những

phút lúng túng đột xuất xảy ra. Tài

liệu nên ghi lên mẩu giấy nhỏ (1/4

giấy A4), tóm tắt các ý chính lên 2

mặt và cầm gọn được trong lòng

bàn tay. Chỉ cần cầm bằng một tay,

dành một tay để làm động tác cần thiết để tỏ ra tự chủ hơn. Thỉnh thoảng nhìn vào

từng phần của tài liệu trước khi nói, dù bạn tự thấy không cần thiết, để tỏ ra tôn

trọng người nghe và để không bỏ sót một nội dung nào.

Bạn có nên cầm

tài liệu như thế

này không?

Tránh cầm cả một tờ giấy, một tập giấy hay phiếu ghi có thể gây ra tiếng sột soạt

khó chịu và cầm tài liệu bằng cả hai tay. Không nên cầm tài liệu chi tiết và đọc tất cả

các nội dung có trong tài liệu. Tránh chuyển tài liệu từ tay này sang tay kia trong khi

nói, khiến người nghe mất tập trung chú ý và cuộn tài liệu thành cái ống rồi vung vẩy

nó khi nói, khiến người nghe nhìn thấy mà bực mình. Tránh cầm tài liệu nhưng lại

không nhìn hoặc không sử dụng tài liệu.

Thiếu lịch sự khi bạn

đứng như thế này!!!

Tư thế đứng

Tập huấn viên khi viết nên đứng ở

phía bên trái bảng. Khi nói thì nên

đứng ở giữa bảng và hướng về phía

học viên. Đứng thoải mái trên hai

chân, thả lỏng người và chủ yếu do

vùng khớp hông chi phối. Nhớ 4

điểm tựa giữ thăng bằng là ở 2 gót

chân và hai đầu gan bàn chân. Với

nam, hai gót cách nhau khoảng 30-

40 cm - rộng bằng vai, với nữ thì

61

Page 14: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

bằng khoảng 1/2 của nam.

Tránh đứng ở vị trí thiếu trung tâm vì như vậy sẽ không quan sát bao quát lớp.

Tránh đứng ở vị ví có thể che khuất bảng hoặc tầm nhìn của học viên. Tránh đứng

quay lưng về phía học viên và đứng chân trước chân sau, dựa vào bàn hoặc tường.

Để tránh bị mỏi, không nên để cột sống, ngực hay vai chi phối chủ yếu tư thế đứng

của mình.

Di chuyển

Đi lại nhiều quá,

chóng mặt đây mà!!!

Tập huấn viên chỉ di chuyển khi có

mục đích cụ thể. Ví dụ: nếu thấy

có ai lơ đãng, hãy tiến đến gần

người/nhóm đó để khiến họ tập

trung chú ý trở lại. Lúc đầu có thể

đứng cách xa, rồi tiến dần đến với

từng người để lắng nghe và trả lời,

để tỏ ra quan tâm đến họ. Sau đó

nên đi giật lùi về phía bảng. Dừng

lại mỗi chỗ vài giây rồi chuyển

sang chỗ khác để tạo không khí

sinh động.

Không nên di chuyển quá nhiều

trong khi trao đổi và tránh đi hết

chỗ này đến chỗ khác làm phân

tán chú ý của người nghe. Không

nên vừa đi lại vừa nói, quay lưng

lại với người nghe mà tiếp tục nói,

chỉ di chuyển đến một vị trí cố định

gây ra cảm giác thiên vị ở học viên. Cần lưu ý là nếu không di chuyển, chỉ đứng một

chỗ cũng tạo cảm giác cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

62

Page 15: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

3.5 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói

Kỹ năng sử dụng ngôn

ngữ lời nói là khả năng

dùng từ ngữ, âm

lượng, ngữ điệu trong

những ngữ cảnh cụ thể

để đạt được mục đích

và tạo hiệu quả khi giao

tiếp. Ngôn ngữ lời nói

được xem như là một

trong những phương

tiện giao tiếp có hiệu

quả nhất trong tập huấn. Ngôn ngữ lời nói được tập huấn viên sử dụng để chuyển

tải những thông tin cho học viên nghe hoặc nghe và ghi chép lại. Một tập huấn viên

có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói tốt khi chuyển tải nội dung có hiệu quả và cuốn

hút người nghe. Để đạt được yêu cầu này, tập huấn viên nên lưu ý những vấn đề

sau:

• Sử dụng ngôn từ quen thuộc, dễ hiểu.

• Dùng câu văn ngắn gọn, đủ ý và rõ nghĩa.

• Tốc độ nói vừa phải, không quá nhanh để người nghe kịp theo dõi, không

quá chậm để tạo ra cảm giác ê a.

• Âm lượng nói không quá to hoặc quá nhỏ để đủ mọi người đều nghe rõ. Nếu

khi cần thì có thể sử dụng loa để đảm bảo âm lượng. Khi dùng loa không nên

để âm lượng quá to tránh làm cho người nghe mệt mỏi.

• Nhịp điệu nói không nên đều đều dẫn đến cảm giác buồn ngủ. Nên ngắt,

ngừng, nghỉ, giọng điệu cần thay đổi lên xuống. Nhấn mạnh những điểm

chính và phù hợp với nội dung để tạo điểm nhấn và cuốn hút người nghe.

• Kết hợp nhuần nhuyễn và có nghệ thuật giữa ngôn ngữ hình thể và lời nói là

thực sự cần thiết để tạo sinh động và hiệu quả sử dụng ngôn ngữ lời nói.

Nên nhớ người nghe không chỉ nghe bằng tai mà họ còn có thể nghe “bằng

mắt” và cảm nhận thông điệp từ bạn bằng cả các giác quan khác.

63

Page 16: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

3.6 Kỹ năng lắng nghe

Một nhiệm vụ có thể nói là quan trọng

hàng đầu của tập huấn viên khi sử

dụng phương pháp tập huấn có sự

tham gia là khả năng lắng nghe học

viên. Sự sẵn lòng và khả năng lắng

nghe của tập huấn viên sẽ quyết định

phần lớn mức độ tương tác trong các

buổi tập huấn. Lắng nghe là sẵn sàng

đón nhận và hiểu một thông điệp từ

người khác trực tiếp qua giao tiếp hoặc

gián tiếp qua quan sát. Lắng nghe khác

với nghe vì nó cần sự tập trung và tác

động của trí tuệ. Lắng nghe là để người

khác dẫn mình vào thế giới của họ.

Hiệu quả lắng nghe sẽ bị tác động của nhiều yếu tố như người nói, người nghe, nội

dung, môi trường xung quanh. Kỹ năng của người nói tốt như diễn đạt rõ ràng, hấp

dẫn, dễ hiểu, lô-gic, tôn trọng, chuẩn bị kỹ thì thu hút được người nghe. Ngược lại

nếu người nói ấp úng, rụt rè, không thân thiện sẽ gây ức chế. Khi lắng nghe một

cách tin cậy, nhiệt tình, đặt câu hỏi để hỏi thêm thông tin, đáp ứng khi được hỏi,

xung phong trả lời câu hỏi thì tạo thêm sự nhiệt tình cho người nói. Nếu người nghe

không thiện chí, thiếu tôn trọng, gây mất trật tự, nói chuyện riêng, cắt ngang bài trình

bày thì gây ức chế người nói và ảnh hưởng đến không khí chung.

Trong khi lắng nghe cần tập trung lắng nghe và lưu thông tin trong trí nhớ hoặc bằng

cách ghi chép. Không nên đưa ra câu hỏi trong khi đang nghe người khác nói. Sau

khi lắng nghe bạn hãy phân tích thông tin và đưa ra những câu hỏi nếu cần thiết.

64

Page 17: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Tập huấn viên có kỹ năng lắng nghe tốt khi thu thập thông tin đầy đủ và sử dụng

chúng để đưa ra những câu trả lời hợp lý. Để đạt được kết quả này, tập huấn viên

cần chú ý đến:

• Thái độ khi lắng nghe (được thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể):

− Bày tỏ thái độ tập trung,

quan tâm và thích thú lắng

nghe bằng cách: nhìn và

hướng về học viên, im lặng

hoặc ghi chép ý chính, gật

đầu đồng ý, tán thưởng

hoặc tỏ ra ngạc nhiên, vui

sướng.

− Kiên nhẫn cho học viên

thời gian để nói những

điều họ muốn nói hay

thông điệp mà người nói

muốn chuyển tải, thậm chí

cả những điều mình không

đồng ý.

− Tôn trọng và khách quan lắng nghe những gì học viên đang nói chứ

không phải những gì mình cần vì việc đánh giá, đặt câu hỏi hay phản hồi

sẽ tiến hành sau.

− Tránh ngắt lời thường xuyên khi học viên nói.

• Phản hồi cho học viên:

− Sau khi học viên ngừng nói, nên tóm lại những điểm chính mà học viên

vừa trình bày.

− Đặt câu hỏi làm rõ vấn đề khi học viên kết thúc để chứng tỏ mình nắm

vững thông điệp.

− Nhận xét và đưa ra phản hồi thích hợp cho họ hoặc khuyến khích các

học viên khác tham gia vào thảo luận.

− Để hoàn thiện quá trình lắng nghe thì cần thiết phải phân tích, xử lý thông

tin để đưa ra kết luận hợp lý.

65

Page 18: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

3.7 Kỹ năng quan sát

Để có thể chủ động trong

mọi tình thế, tập huấn

viên cần phải biết được

những gì đang diễn ra

trong lớp học. Chính vì

vậy, tập huấn viên cần

phải rèn luyện kỹ năng

quan sát. Quan sát là

một quá trình tích cực đòi

hỏi người tập huấn viên

sử dụng tất cả các giác quan để đánh giá không khí của lớp học. Mục đích của quá

trình quan sát trong tập huấn đảm bảo cho môi trường học đạt trạng thái tốt nhất.

Để làm được điều này thì tập huấn viên cần phải hiểu tình trạng của lớp học bằng

cách thu thập thông tin qua quan sát, lắng nghe và cảm nhận. Do vậy, tập huấn viên

nên quan sát:

• Từng học viên để đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng và thu thập thông tin

phản hồi từ họ.

• Sự tương tác giữa các học viên để đánh giá kỹ năng và quan hệ xã hội.

• Các tập huấn viên khác hoặc trợ giảng để phối hợp nhịp nhàng với nhau

trong quá trình tập huấn.

• Môi trường xung quanh và môi trường xã hội để đánh giá tác động của nó

đến hiệu quả tập huấn.

• Các nhóm để xây dựng mối quan hệ giữa các học viên và giúp họ xóa bỏ đi

ngăn cách được tạo ra từ sự khác nhau về trình độ, địa vị, tuổi tác, giới tính,

và ranh giới địa lý.

Tương tự như kỹ năng lắng nghe, tập huấn viên có kỹ năng quan sát tốt khi thu thập

thông tin đầy đủ và đưa ra kết luận chính xác. Để đạt được kết quả này, tập huấn

viên cần lưu ý:

66

Page 19: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

• Phạm vi quan sát: Cần quan sát từ phạm vi bao quát nhiều góc độ, khía cạnh

đến phạm vi hẹp từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, từng sự kiện.

• Thời gian tiến hành quan sát: Cần liên tục từ khi bắt đầu đến kết thúc quá

trình tập huấn và trong một số trường hợp đặc biệt khác.

• Thái độ khi quan sát: Nên có thái độ khách quan, thoải mái, thân thiện, cởi

mở, vui vẻ khi quan sát. Bày tỏ ánh mắt trìu mến, động viên và khích lệ.

Không áp đặt hoặc chịu ảnh hưởng của định kiến, quan niệm, và kinh

nghiệm của cá nhân.

• Tránh định kiến: Nên có cái nhìn khách quan và tránh để cho những tình cảm

cá nhân ảnh hưởng đến đánh giá con người và công việc.

• Ghi chép thông tin quan sát: Cần kết hợp với lắng nghe, suy ngẫm, ghi chép

để nâng cao hiệu quả quan sát.

3.8 Kỹ năng đặt câu hỏi

Câu hỏi là một cách để thu thập thông tin từ những câu trả lời. Hỏi là hình thức giao

tiếp chủ yếu của con người. Câu hỏi cũng được sử dụng để tạo cơ hội cho giao tiếp

hai chiều. Trong tập huấn, câu hỏi thường được sử dụng để thu thập thông tin như:

kiến thức và nhu cầu của học viên. Câu hỏi còn được sử dụng để thăm dò hoặc làm

sáng tỏ một vấn đề và

giúp học viên ôn tập

nội dung bài học.

Giống như các kỹ năng

khác, đặt câu hỏi là

việc mà chúng ta làm

hàng ngày nhưng ít khi

để ý đến. Và cũng như

các kỹ năng khác, khi

bạn luyện tập một cách

nghiêm túc về sử dụng

những loại câu hỏi nào

trong hoàn cảnh nào

67

Page 20: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

thì chúng ta có thể phát triển được kỹ năng này.

Các loại câu hỏi

Các loại câu hỏi thường hay được sử dụng trong tập huấn là câu hỏi đóng, câu hỏi

mở, câu hỏi dẫn dắt và câu hỏi hùng biện.

Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi có rất ít sự lựa chọn và khi trả lời thường "có" hoặc

"không". Câu hỏi đóng thường dùng để kiểm tra thông tin, khẳng định nội dung và

sử dụng khi không có nhiều thời gian để thảo luận. Ví dụ: Anh có nuôi gà mái đẻ

không?

Câu hỏi mở

Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có rất nhiều sự lựa chọn và dùng để thu thập thông tin.

Nó thường bắt đầu với: ai, khi nào, ở đâu, làm như thế nào, tại sao hay như thế nào.

Câu hỏi mở sử dụng khi yêu cầu học viên đưa ra thông tin, giúp học viên mở rộng

suy nghĩ và để khơi gợi ý kiến. Do vậy được áp dụng trong phương pháp tập huấn

tích cực chủ động để tạo cơ hội cho người học tham gia. Ví dụ: Trong chăn nuôi cần

phải quan tâm đến những yếu tố nào để có hiệu quả kinh tế cao?

Câu hỏi khơi gợi hoặc dẫn dắt

Đây là câu hỏi đưa ra nhằm hướng câu trả lời vào một vấn đề cụ thể. Chúng được

sử dụng để khai thác thêm thông tin nếu câu trả lời chưa đầy đủ hoặc không rõ ràng

và khai thác thêm thông tin hoặc kiểm tra lại thông tin trước. Ví dụ: Bác đang nuôi

lợn đực giống. Bác có thể cho chúng tôi biết thêm về cách khai thác sử dụng được

không?

Câu hỏi hùng biện

Trên thực tế, câu hỏi hùng biện thường gần với sự suy ngẫm hơn là một câu hỏi.

Thường thì người hỏi tự đưa ra câu trả lời ngay sau đó. Nó thường được dùng để

khơi gợi học viên suy nghĩ về một vấn đề hoặc dùng để bắt đầu 1 bài trình bày. Vì

vậy, không dừng lâu sau câu hỏi hùng biện, tránh không để cho học viên trả lời. Ví

dụ: chúng ta cần làm gì để có thể hạch toán kinh tế trong chăn nuôi gà? Trước tiên

là phải ghi chép số liệu...

68

Page 21: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Các cách đặt câu hỏi

Trong tập huấn thường có hai cách đặt câu hỏi: hoặc trực tiếp cho cá nhân nào đó

và hoặc đưa câu hỏi cho tập thể. Nếu sử dụng quá nhiều cách đặt cho câu hỏi cá

nhân thì sẽ tạo ra không khí nặng nề và học viên sẽ có cảm giác là khi nào sẽ đến

lượt mình bị hỏi. Dần dần, nó sẽ trở thành không khí chất vấn hoặc kiểm tra hơn là

đối thoại. Nếu đặt câu hỏi cho tập thể quá nhiều thì sự quan tâm của học viên sẽ

giảm vì thông thường một vài học viên sẽ nói nhiều hơn và sẽ lấn át những người

khác. Do vậy, nên sử dụng hài hòa hai cách đặt câu hỏi trên. Ban đầu có thể đặt câu

hỏi cho tập thể và tiếp theo là những câu hỏi cho cá nhân để đảm bảo tất cả học

viên đều tham gia. Trong một số tình huống cụ thể, có thể chuyển từ cách này sang

cách kia và ngược lại.

Đặc điểm một câu hỏi hay

Một câu hỏi hay có các đặc điểm như:

• Cấu trúc ngắn gọn, rõ ràng, chỉ nên diễn đạt

một ý/nội dung.

• Ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu.

• Nội dung phù hợp với chủ đề đối thoại và

trình độ của đối tượng được hỏi.

• Tạo được sự quan tâm của người nghe.

Tập huấn viên có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ thu được câu trả lời hay, đúng, phù hợp

và đạt được các mục đích đề ra khi sử dụng câu hỏi. Để đạt được kết quả này, tập

huấn viên cần chú ý:

• Chuẩn bị câu hỏi:

− Câu hỏi nên được chuẩn bị trước và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một

câu hỏi hay.

− Tránh đặt câu hỏi quá khó để đánh đố.

− Cân nhắc thời gian và tình huống, ví dụ: câu hỏi mở khi động não, thảo

luận nhóm..., câu hỏi đóng để khẳng định nội dung và kết thúc vấn đề.

• Khi đưa câu hỏi: Cần nói to, rõ ràng để đảm bảo tất cả mọi người đều nghe

được, nếu không phải nhắc lại. Dành đủ thời gian cho người được hỏi suy

nghĩ câu trả lời. Thái độ vui vẻ, cơi mở, tôn trọng, khuyến khích người trả lời.

69

Page 22: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

• Khi học viên trả lời: Mời học viên trả lời và cảm ơn khi họ trả lời xong. Đánh

giá câu trả lời, khen ngợi những câu/phần trả lời chính xác. Nhắc lại cả câu

trả lời hoặc phần trả lời đúng để tăng mức độ tiếp thu và sự tin tưởng của

học viên. Bổ sung hoặc trả lời lại nếu câu trả lời còn thiếu hoặc chưa chính

xác. Nếu cần có thể mời các học viên khác bổ sung cho câu trả lời .

• Cần tránh trả lời câu hỏi thay cho học viên, cả nhóm trả lời đồng thanh và lặp

đi lặp lại một câu hỏi.

3.9 Kỹ năng trả lời câu hỏi

Quan trọng không kém kỹ năng câu hỏi là

khả năng của người tập huấn viên khi để

cho học viên đưa ra các câu hỏi. Như vậy,

tập huấn viên có thể rơi vào tình thế không

trả lời được câu hỏi học viên đưa ra. Bạn

xử lý tình thế này như thế nào? Không ai là

người biết tất cả. Học viên sẽ không thiếu

tôn trọng bạn nếu như bạn nói “xin lỗi, tôi

không biết rõ về vấn đề này lắm, cho phép

tôi xem xét thêm và trả lời vào buổi sau”.

Nhưng học viên sẽ không tôn trọng bạn nếu

bạn không tiếp tục đề cập đến vấn đề đó

hoặc trả lời sai.

Trả lời câu hỏi là đưa ra ý kiến và quan

điểm của mình cho một câu hỏi cụ thể nào đó. Trả lời câu hỏi là một trong các

phương tiện sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hai chiều. Trong tập huấn có sự

tham gia của người học, trả lời câu hỏi của học viên đưa ra là một nhiệm vụ mà tập

huấn viên thường xuyên phải làm. Vì vậy, bạn cần biết làm thế nào để khuyến khích

học viên đưa ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi của họ.

70

Page 23: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Tập huấn viên có kỹ năng trả lời câu hỏi tốt khi đưa ra các câu trả lời đúng, dễ hiểu,

đáp ứng được thắc mắc của học viên và đạt được mục đích đề ra. Để làm được

điều này, tập huấn viên cần chú ý những điểm sau:

• Luôn tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích học viên đặt câu hỏi.

• Thái độ vui vẻ, cởi mở, tôn trọng và cầu thị khi học viên hỏi.

• Luôn ghi nhận câu hỏi của học viên bằng cách cảm ơn và khi trả lời câu hỏi

nên đưa ra các câu nhận xét như: Câu hỏi của anh/chị rất thú vị; Đó là một

câu hỏi/điểm rất hay; Cảm ơn anh/chị đã đề cập đến vấn đề này.....

• Không thách thức hoặc bắt đầu đếm các câu hỏi mà học viên đưa ra.

• Khi học viên đưa câu hỏi: Nên mời từng người có ý kiến hoặc nêu câu hỏi,

chú ý lắng nghe để hiểu rõ câu hỏi, nếu chưa rõ hoặc hiểu chưa đúng thì hỏi

lại và đề nghị mọi người tiếp tục cho ý kiến hoặc nêu câu hỏi.

Trong tập huấn thường thì học viên sẽ đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc. Do vậy,

trả lời câu hỏi nên theo trình tự sau:

1. Ghi nhận các câu hỏi bằng cách ghi chép lại. Trong khi ghi chép nên làm rõ

câu hỏi nếu cần thiết.

2. Phân loại câu hỏi để có quyết định trả lời: Nên phân loại câu hỏi và sắp xếp

thứ tự trả lời các câu hỏi theo lô-gích của vấn đề. Với một số loại câu hỏi đặc

biệt thì nên có các cách xử lý phù hợp.

3. Trả lời: Khi trả lời nên bày tỏ thái độ thiện chí với người hỏi và trả lời thẳng

vào vấn đề, có trọng tâm, ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng các hình ảnh minh hoạ

nếu cần. Nên đưa ra ví dụ cụ thể và số liệu để tăng tính thuyết phục của câu

trả lời. Xác định xem người hỏi đã thỏa mãn với câu trả lời hay chưa và cảm

ơn. Đối với các loại câu hỏi cụ thể thì nên có các cách giải quyết hợp lý. Ví

dụ:

• Câu hỏi hay, phù hợp chủ đề thì trả lời hoặc nêu câu hỏi cho học viên trả lời.

• Câu hỏi khó và hay (về nội dung vì không đủ kiến thức, thông tin) thì có thể

đưa câu hỏi ra cho tập thể cùng thảo luận, hỏi trợ giúp của đồng nghiệp hoặc

nếu thực sự bạn không thể có ngay câu trả lời thì hẹn trả lời vào dịp sau.

• Câu hỏi thách đố thì nên mời người đưa câu hỏi cho ý kiến chia sẻ trả lời.

• Câu hỏi ngoài thẩm quyền trả lời hoặc chất vấn một cách tiêu cực thì không

nên trả lời và nêu rõ lý do tại sao không trả lời.

71

Page 24: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

• Câu hỏi dễ, lặp lại ý đã nêu nên trả lời tóm tắt.

• Câu hỏi lạc đề thì không nên trả lời mà nêu lại trọng tâm, phạm vi đối thoại,

hoặc gợi ý cho người đối thoại đặt lại câu hỏi và tế nhị chỉ ra sự không phù

hợp của câu hỏi.

Khi trả lời cần tránh gây phản ứng tiêu cực từ người nghe. Trả lời ngay từng câu hỏi

một vì vậy sẽ tạo ra kiểu chất vấn và không huy động được sự tham gia của học

viên để họ cùng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Thêm nữa tập huấn viên

sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời hay nhất. Không nên

liều lĩnh trả lời các câu hỏi vượt qua khả năng và quyền hạn của mình.

3.10 Kỹ năng cho và nhận phản hồi tích cực

Phản hồi là xem xét và đánh giá lại để

kiểm soát trong một hệ thống. Trong

tập huấn, phản hồi có nghĩa là tập

huấn viên sẽ thu nhận được những

nhận xét từ học viên về mức độ phù

hợp của nội dung, trình độ và kỹ năng

của tập huấn viên, thái độ và chấp

hành nội qui của học viên...

Phản hồi tích cực có mục đích giúp học viên/tập huấn viên thay đổi thái độ và hành

vi theo chiều hướng tốt.

Để có kỹ năng cho phản hồi tích cực, tập huấn viên cần lưu ý:

• Nội dung phản hồi phải cụ thể, rõ ràng, trung thực và chính xác.

• Trọng tâm phản hồi nên chú trọng vào hành động mà không phải cá nhân

nhận phản hồi. Gợi ý cho người phản hồi để họ tự đánh giá.

• Số lượng ý kiến nên 2-3 ý kiến và đề cập từng ý một và đưa ý phản hồi tích

cực trước, ý tiêu cực sau.

72

Page 25: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

• Thái độ khi cho phản hồi cần khách quan, thẳng thắn, cởi mở, chân tình,

đúng mực, đóng góp xây dựng. Chia sẻ ý kiến - không phải là phán xét hay

ra lệnh.

• Ngôn ngữ sử dụng trong khi phản hồi nên đúng mực, hợp lý và không mang

tính chỉ trích hay mệnh lệnh cho người nhận phản hồi. Nên dùng những

từ/cụm từ như: nên, nên chăng, nếu như có thể, tốt hơn nếu như,

thiếu…Tránh dùng những từ mang tính chất phủ định hoặc mệnh lệnh như:

phải, nhất thiết phải, nhưng, nhưng mà, không …

• Không gian và thời gian cho phản hồi nên hợp lý, kịp thời, đúng nơi, đúng lúc

và đúng đối tượng.

Để có kỹ năng nhận phản hồi tích cực, tập huấn viên cần lưu ý:

• Khi nhận phản hồi nên có ứng xử mang tính tích cực. Cảm ơn trước hoặc

sau khi nhận phản hồi.

• Thái độ khi nhận phản hồi nên đúng mực, không khó chịu, giận dỗi, lãnh đạm

hay tranh cãi.

• Hỏi lại khi chưa hiểu rõ, hỏi thêm ý kiến phản hồi của những người khác nếu

cần.

• Giúp học viên phản hồi những ý kiến rõ ràng, đúng trọng tâm.

• Xử lý thông tin phản hồi, sau đó có những ghi nhận hoặc giải trình kịp thời.

Chê cũng chí tình.

Thế này thì phải

sửa sai thôi!

Góp ý mà toàn

thấy chê thôi thì

ai mà nghe nổi!!!

73

Page 26: Chương 3: Một số kỹnăng tập để trở thành tập huấn viên giỏi

Tóm tắt chương 3

Chương này đề cập đến tất cả các kỹ năng mang tính cá nhân và vai trò của tập huấn viên để trở thành những tập huấn viên giỏi. Trở thành tập huấn viên sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia rất khác nếu so sánh với giáo viên theo cách giảng dạy truyền thống. Các kỹ năng được trình bày ở trên cũng liên quan nhiều đến những giáo viên tập huấn cho người nông dân theo cách cũ. Một tập huấn viên sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia cần có nhiều khả năng và vai trò như người lập kế hoạch và xây dựng, người giáo viên, người cung cấp thông tin... Họ cần phải biết sử dụng những dụng cụ hỗ trợ tập huấn như bảng, bảng lật, giáo cụ trực quan. Nhưng để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả, họ cũng cần phải chú ý đến sử dụng ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ lời nói, thái độ, khả năng lắng nghe, quan sát, đặt và trả lời câu hỏi... Tập huấn viên sẽ cần sử dụng những kỹ năng này trong tập huấn và khi sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra môi trường học tích cực. Các phương pháp này sẽ được mô tả ở chương 4.

74