chƯƠng 1 - cổng thông tin điện tử bộ nn và ptnt · web viewtrong hệ sinh thái này,...

270
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --- --- KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TIỂU DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI" THUỘC DỰ ÁN "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC"

Upload: phungtuong

Post on 01-Apr-2018

223 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

--- ---

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI"

THUỘC DỰ ÁN

"NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC"

Hà Nội, 2016

Page 2: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

--- ---

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI"

THUỘC DỰ ÁN

"NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC"

Báo cáo được chuẩn bị bởi: Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN

Hà Nội, 2016

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | ii

Page 3: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

MỤC LỤCCHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN....................................................................................9

1.1 Bối cảnh và các mục tiêu của dự án...............................................................................................91.2. Mô tả dự án..................................................................................................................................13

1.2.1. Địa điểm triển khai dự án.....................................................................................................131.2.2. Các hợp phần của Dự án.......................................................................................................161.2.3. Các hạng mục công trình chính............................................................................................171.2.4. Các công trình phụ trợ..........................................................................................................22

1.3. Nguồn cung cấp vật liệu và bãi thải............................................................................................221.3.1. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp vật liệu.......................................................................221.3.2. Bãi chứa vật liệu thải............................................................................................................23

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.........................................................................................................................................25

2.1. Hiện trạng về các điều kiện tự nhiên...........................................................................................252.2. Điều kiện thuỷ văn khu vực dự án...............................................................................................252.3. Hiện trạng về các điều kiện cơ sở hạ tầng và xã hội...................................................................26

2.3.1. Khu vực ngoài ranh giới Trường đang quản lý:...................................................................262.3.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và xã hội bên trong học viện........................................................27

2.4. Đặc điểm về hệ sinh thái và đa dạng sinh học.............................................................................272.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên..........................................................................282.6. Mô tả hiện trạng các vị trí xây dựng công trình..........................................................................29

2.6.1. Hợp phần 1. (Tiểu hợp phần 1.2. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo)......................292.6.2. Hợp phần 2 - Tiểu hợp phần 2.3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học..332.6.3. Hợp phần 3- Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ quản trị đại học..............34

2.7. Mô tả tuyến đường vận chuyển vật liệu......................................................................................352.8. Mô tả tuyến đường đổ vật liệu thải..............................................................................................362.9. Các địa điểm nhạy cảm bị ảnh hưởng trong quá trình thi công dự án.........................................37

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI.......................................393.1. Đánh giá tác động môi trường.....................................................................................................39

3.1.1 Tác động tích cực...................................................................................................................393.1.2 Các tác động tiêu cực tiềm tàng.............................................................................................39

3.2. Tác động xã hội...........................................................................................................................753.2.1. Các tác động tích cực............................................................................................................753.2.2. Tác động tiêu cực tiềm tàng..................................................................................................75

CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI.............784.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường...........................................................................78

4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị...............................................784.1.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công...............................................784.1.3. Các biện pháp giảm thiểu đặc thù trong quá trình vận hành................................................94

4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xã hội.......................................................................................1024.2.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động xã hội nhằm phục hồi sinh kế......................................1034.2.2 Kiểm soát các tác động xã hội gây ra bởi hoạt động xây dựng...........................................1044.2.3 Các biện pháp để kiểm soát các tác động về di sản văn hóa...............................................1054.2.4 Các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng..............................................1054.2.5 Các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe công nhân..................................................1064.2.6 Các biện pháp tác động xã hội khác....................................................................................1074.2.7 Biện pháp giảm thiểu các tác động khác.............................................................................107

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI................................................1095.1. Nguyên tắc cơ bản.....................................................................................................................1095.2. Các biện pháp giảm thiểu..........................................................................................................109

5.2.1. Quy tắc môi trường thực tiễn xây dựng đô thị (ECOPs)....................................................1095.2.2 Các biện pháp giảm thiểu công trình đặc thù......................................................................126

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | iii

Page 4: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động công trường trong giai đoạn vận hành...............................1385.3. Chương trình giám sát môi trường........................................................................................140

5.3.1. Mục tiêu......................................................................................................................1405.3.2. Cơ quan giám sát.........................................................................................................1405.3.3. Nội dung chương trình giám sát môi trường...............................................................143

5.4 Trách nhiệm thực hiện................................................................................................................1445.4.1 Vai trò và trách nhiệm thực hiện ESMP..............................................................................1445.4.2 Chương trình giám sát chất lượng môi trường....................................................................1495.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các biện pháp quản lý môi trường xã hội...................................1525.4.4 Chương trình đào tạo nâng cao năng lực.............................................................................152

5.5 Chương trình Xây dựng Năng lực..............................................................................................1545.5.1 Hỗ trợ Kỹ thuật cho việc triển khai các chính sách an toàn................................................1545.5.2 Các chương trình đào tạo đã được đề xuất..........................................................................1555.5.3 Dự toán chi phí ESMP.........................................................................................................157

5.6 Cơ chế Giải quyết Khiếu nại (GRM)..........................................................................................158CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN..................................162

6.1. Mục tiêu.....................................................................................................................................1626.2 Kết quả Tham vấn Cộng đồng....................................................................................................1626.3 Phản hồi và Cam kết của Chủ Đầu tư Tiểu Dự án......................................................................1656.4. Công bố Thông tin.....................................................................................................................166

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.........................................................1677.1 Kết luận.......................................................................................................................................1677.2 Khuyến nghị...............................................................................................................................1687.3 Cam kết.......................................................................................................................................168

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | iv

Page 5: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp các hạng mục công trình được đầu tư xây dựng......................................18Bảng 1.2. Tổng hợp khối lượng thi công các tuyến đường giao thông thuộc dự án.................21Bảng 1.3. Thống kê khối lượng vật liệu nạo vét và san lấp mặt bằng......................................22Bảng 1.4. Một số mỏ cung cấp vật liệu có thể sử dụng cho dự án...........................................23Bảng 2.1 Mô tả các điểm nhạy cảm cần lưu ý trong quá trình thi công...................................37Bảng 3.1. Mức độ tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường và xã hội của dự án theo các hợp phần....................................................................................................................................41Bảng 3.2. Đặc điểm nguồn gây tác động trong GĐCB............................................................44Bảng 3.3. Lượng dầu tiêu thụ trong GĐCB..............................................................................46Bảng 3.4. Phát thải bụi và khí thải trên công trường trong GĐCB...........................................46Bảng 3.5. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên công trường trong GĐCB...............................47Bảng 3.6. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển đi đổ thải trong GĐCB.............48Bảng 3.7. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên đường đi đổ thải trong GĐCB (µg/m3)...........48Bảng 3.8. Mức ồn cộng hưởng phát sinh từ hoạt động của các máy, thiết bị trong GĐCB.....49Bảng 3.9. Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐCB...................................50Bảng 3.10. Dự báo nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐCB..................................................................................................................51Bảng 3.11. Dự báo thải lượng chất ô nhiễm trong NTSH trong GĐCB...................................51Bảng 3.12. Đặc điểm nguồn gây tác động trong GĐXD..........................................................52Bảng 3.13. Phát thải bụi và khí thải từ máy và thiết bị trong GĐXD.......................................54Bảng 3.14. Nồng độ bụi và khí thải trên công trường trong giai đoạn thi công.......................54Bảng 3.15. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển vật liệu thải trong quá trình thi công...........................................................................................................................................55Bảng 3.16. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển đi đổ thải..............55Bảng 3.17. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển đất đắp cho hoạt động san lấp...................................................................................................................................................56Bảng 3.18. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.......57Bảng 3.19. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển đất đắp..................57và nguyên vật liệu thi công xây dựng.......................................................................................57Bảng 3.20. Mức ồn cộng hưởng phát sinh từ hoạt động của các thiết bi, máy móc thi công...58Bảng 3.21. Mức rung của một số thiết bị thi công điển hình (cách 10m).................................59Bảng 3.22. Mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công...............................59Bảng 3.23. Dự báo nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐXDS................................................................................................................60Bảng 3.24. Lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý...........61Bảng 3.25. Danh sách các công trình văn hóa bị ảnh hưởng bởi hoạt động tiểu dự án............66Bảng 3.26. Thời gian tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất....................................................73Bảng 3.27. Thời gian bán phân hủy của các loại thuốc trừ sâu nhóm POP..............................73Bảng 3.28. Tổng hợp các tác động chính của Dự án...............................................................76Bảng 4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù đối với các đối tượng nhạy cảm chính 80

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | v

Page 6: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với các đối tượng nhạy cảm.......................87Bảng 4.3. Biện pháp giảm thiểu tác động các khu vực nhạy cảm do hoạt động vận chuyển vật liệu.............................................................................................................................................91Bảng 4.4. Khung kế hoạch hành động xã hội cho Dự án........................................................103Bảng 4.5. Các biện pháp giảm thiểu về xã hội........................................................................107Bảng 5.1 Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOPs) để giải quyết những tác động xây dựng chung.......................................................................................................................................111Bảng 5.2. Vai trò và trách nhiệm của các bên chủ chốt..........................................................145Bảng 5.3. Các yêu cầu về báo cáo chung................................................................................148Bảng 5.4 Phạm vi giám sát môi trường trong quá trình xây dựng..........................................149Bảng 5.5. Số ước tính cho đất, nước, không khí và lấy mẫu và phân tích cho việc giám sát môi trường......................................................................................................................................150Bảng 5.6. Ước tính chi phí cho bộ sưu tập mẫu về môi trường và phân tích.........................150Bảng 5.7. Chương trình đào tạo xây dựng năng lực giám sát và quản lý môi trường............153Bảng 5.8. Các Chương trình Đào tạo về Nâng cao Năng lực cho Giám sát và Quản lý Môi trường......................................................................................................................................155Bảng 5.9. Dự toán kinh phí thực hiện EMP trong quá trình thực hiện tiểu dự án..................157Bảng 5.10. Dự toán kinh phí dành cho TVGSMT..................................................................158Bảng 6.1. Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng..................................................................163

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | vi

Page 7: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí và khuôn viên học viện nông nghiệp Việt Nam.....................................14Hình 1.2. Sơ đồ vị trí triển khai các hạng mục công trình dự án..............................................15Hình 1.3. Sơ đồ vị trí các công trình xây dựng so với mặt bằng hiện hữu...............................21Hình 1.7. Vị trí đổ thải các chất thải rắn xây dựng của dự án..................................................24Hình 2.1. Mối quan hệ của dự án với các chế độ thủy văn khu vực.........................................26Hình 2.2. Khu vườn, nơi tiếp giáp với lô đất xây dựng giảng đường lớn.................................29Hình 2.3. Vị trí thi công hạng mục công trình nhà Cơ điện......................................................30Hình 2.4. Vị trí thi công hạng mục công trình nhà Cơ điện......................................................30Hình 2.5. Khu vực thi công hạng tòa nhà Khoa Môi trường....................................................31Hình 2.6. Khu vực quy hoạch nhà Công nghệ sinh học............................................................31Hình 2.7. Khu vực quy hoạch nhà khoa Thú y.........................................................................32Hình 2.8. Khu vực quy hoạch nhà khoa Ngoại ngữ..................................................................32Hình 2.9. Khu vực quy hoạch nhà nhà phục vụ nghiên cứu thể chế và chính sách..................33Hình 2.10. Vị trí xây dựng nhà phục vụ nghiên cứu thể chế và chính sách.............................33Hình 2.11. Vị trí xây dựng hiện là ruộng thực nghiệm.............................................................34Hình 2.12. Khu vực xây dựng hiện đang là khu ruộng thực nghiệm........................................34Hình 2.13. Tổng thể các vị trí đầu tư xây dựng của dự án........................................................35Hình 2.14. Mô tả tuyến đường vận chuyển vật liệu phục vụ dự án..........................................36Hình 2.15. Khu vực dự kiến đổ thải các vật liệu thải...............................................................36Hình 2.16. Các đối tượng nhạy cảm cần lưu ý trong quá trình thi công...................................37Hình 3.1. Đường biên học viện tiếp giáp sông Cầu Bây...........................................................65Hình 3.2. Tác hại của hóa chất BVTV đối với con người........................................................74Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước của dự án........................................................................95Hình 4.2. Vị trí quy hoạch xây dựng trạm XLNT của Học viện..............................................96Hình 4.3. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải Học viện Nông nghiệp...97Hình 4.4. Mô hình tủ hút và chụp hút hóa chất trong phòng thí nghiệm..................................99Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện ESMP...............................................................................144

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | vii

Page 8: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ TN&MTBộ NN&PTNTBộ KH&ĐT

Bộ Tài Nguyên và Môi trườngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônBộ Kế hoạch và Đầu tư

UBND Ủy ban nhân dânSở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trườngSở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônEA Đánh giá môi trườngECOP Bộ quy tắc thực hành về môi trườngBQLDA Ban quản lý dự ánĐTM Đánh giá tác động môi trườngDTTS Dân tộc thiểu sốEMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu sốEMPF Khung chính sách dân tộc thiểu sốEMP Kế hoạch quản lý môi trườngESIA Đánh giá tác động môi trường và xã hộiESMF Khung chính sách môi trường -xã hộiESMP Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiBan MT&XH Ban Môi trường và xã hộiNHTG Ngân hàng Thế giớiCP Chính Phủ Việt NamBAH Bị ảnh hưởngRAP Kế hoạch hành động tái định cưM&E Giám sát và đánh giáPPE Thiết bị bảo hộ lao độngPSC Ban chỉ đạo tỉnhQCVN Quy chuẩn Việt NamRPF Khung chính sách Tái định cưSA Đánh giá xã hộiSEMP Kế hoạch quản lý môi trường đặc thùTCVN Tiêu chuẩn Việt NamTSS Tổng chất rắn lơ lửng TOR Điều khoản tham chiếuNHTG Ngân hàng Thế giớiWHO Tổ chức Y tế Thế giớiWWTPTVGSMT

Nhà máy xử lý nước thảiTư vấn giám sát môi trường

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 8

Page 9: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1 Bối cảnh và các mục tiêu của dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Học viện), được thành lập năm 1956, và sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay là học viên là một đơn vị đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học tự chủ với 14 Khoa đào tạo, 5 Viện và 9 Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tính đến 2015, Học viện có 1.406 cán bộ viên chức, trong đó cán bộ giảng dạy chiếm 52,5% (739:1406), cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm 19,6% (276:1406), trình độ thạc sĩ chiếm 36,1% (508:1406) và 6,6% có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư. Hiện tại, Học viện đang đào tạo 27 ngành đại học, 6 ngành cao đẳng, 19 chuyên ngành cao học và 16 chuyên ngành tiến sỹ. Ngoài ra, một số hình thức đào tạo khác cũng được Học viện triển khai như đào tạo hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng hai, đào tạo ngắn hạn,.... Hàng năm, Học viện tuyển mới đào tạo đại học khoảng 6000-7000 sinh viên hệ chính quy, 1000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 100 sinh viên văn bằng 2, 400-500 sinh viên hình thức liên thông và hoàn chỉnh kiến thức; đào tạo sau đại học 1.200 học viên cao học và 80 nghiên cứu sinh.

Trong Chiến lược phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2015, mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược là sẽ phát triển Học viện trở thành đại học nghiên cứu đa ngành, đẳng cấp quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó thì việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học là vấn đề cấp bách hiện nay. Chính vì vậy, việc triển khai dự án “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” thuộc dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục đại học" bằng nguồn vồn vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Học viên Nông nghiệp Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng.

Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị quản lý). Dự án được đề xuất gồm 03 hợp phần chính: Hợp phần 1 - Phát triển đào tạo; Hợp phần 2 - Phát triển nghiên cứu; Hợp phần 3: Quản trị đại học, chia sẻ thông tin, và quản lý dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 54,2 triệu USD (tương đương với 1.177,49 tỷ đồng), trong đó vốn vay ưu đãi (IDA) của WB là 45 triệu USD, vốn vay lại là 5 triệu USD và đối ứng của chính phủ Việt Nam là 4,2 triệu USD.

ESMP là một tài liệu quan trọng của dự án được lập ra nhằm kiểm soát các tác động về môi trường và xã hội có thể nảy sinh, đồng thời là một khung hướng dẫn công tác quản lý môi trường trong đó bao quát đầy đủ các quy tắc quản lý môi trường sẽ được áp dụng cho dự án.

Cùng với ESMP, một báo cáo EIA cũng được lập, báo cáo này sẽ đề cập đầy đủ các vấn đề môi trường nảy sinh, các biện pháp giảm thiểu được đề xuất và kế hoạch quản lý môi trường tổng thể. Báo cáo EIA sẽ do chính phủ Việt Nam phê duyệt. Báo cáo này dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 01/2017.

Mục tiêu của dự án

Mục tiêu chung của dự án nhằm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và khu vực, đồng thời phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 9

Page 10: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

1. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách cho ngành nông nghiệp, tạo ra đột phá trong khoa học công nghệ nông nghiệp và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu;

2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập ngành nông nghiệp Việt Nam và cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động khu vực;

3. Nâng cao trách nhiệm xã hội để cộng đồng nông nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn từ thành tựu phát triển và hội nhập quốc tế;

4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo.

Cơ sở kỹ thuật và pháp lý lập Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội

Cơ sở kỹ thuật và pháp lý quốc gia

a. Khung quản lý về đánh giá môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường (số 55/2014 / QH13) ngày 23 tháng 06 năm 2014 và Nghị định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (số 18/2015 / NĐ-CP) ngày 14 tháng hai năm 2015 là khung pháp lý quan trọng để quản lý môi trường ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) cung cấp các quy định pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường; biện pháp và nguồn lực được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường; quyền, quyền hạn, nhiệm vụ và nghĩa vụ của các cơ quan quy định, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao nhiệm vụ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. LEP là áp dụng đối với cơ quan quản lý, các cơ quan công cộng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. LEP là điều đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, pháp luật cũng chỉ để tham khảo ý kiến trên, kiểm tra và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường (Điều 11, Chương II) cũng như danh sách các đối tượng bị đánh giá môi trường chiến lược trong phụ lục I và II của Nghị định số 18 / 2015 / NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ.

Điều 13 của Nghị định (số 18/2015 / NĐ-CP) giải thích các yêu cầu của các cơ quan liên quan ESIA. Khoản 1: Chủ dự án hoặc các tổ chức tư vấn tiến hành ESIA phải đáp ứng tất cả các yêu cầu - (a) có nhân viên phụ trách yêu cầu họp ESIA quy định tại khoản 2 Điều này; (B) có nhân viên chuyên môn liên quan đến các dự án có được ít nhất là bằng Cử nhân; và (c) có phòng thí nghiệm, kiểm tra và hiệu chỉnh các thiết bị đủ điều kiện để thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý và phân tích các mẫu môi trường phục vụ ĐGTĐXHMT của dự án; nếu không có bất kỳ phòng thí nghiệm với các thiết bị phong nha để kiểm tra và hiệu chuẩn, nó là cần thiết để có một hợp đồng với một đơn vị có khả năng thực hiện kiểm tra và hiệu chuẩn. Khoản 2: các nhân viên phụ trách ESIA phải có ít nhất là bằng Cử nhân và Giấy chứng nhận trong ESIA tư vấn và khoản 3: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý việc đào tạo và cấp Giấy chứng nhận tư vấn của ESIA.

Dự án không liên quan đến đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên, và cũng không liên quan đến phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ bền hay thương mại quốc tế các loài nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật và thực vật. Vì vậy, không có thoả thuận môi trường quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên sẽ áp dụng.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 10

Page 11: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015;

Luật Đất đai Số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013. Luật Hóa chất số 06/2007 / QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật Đầu tư số 67/2014 / QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam vào ngày 26 Tháng 11 năm 2014. Luật Xây dựng số 50/2014 / QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ngày 18 tháng sáu năm 2014. Luật Tài nguyên nước số 17/2012 / QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng sáu năm 2012. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006 / QH11 được Quốc hội nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 29 tháng sáu năm 2006. Nghị định số 18/2015 / NĐ-CP ngày 01 tháng tư 2015 của Chính phủ về việc ban hành

kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định số 19/2015 / NĐ-CP ngày 14 ngày 02 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 201/2013 / NĐ-CP ngày 27 Tháng Mười Một năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Nghị định số 127/2007 / NĐ-CP ngày 01 Tháng Tám năm 2007 của Chính phủ quy định việc thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Nghị định số 80/2014 / NĐ-CP ngày 06 Tháng Tám 2014 của Chính phủ quy định hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

Nghị định số 03/2015 / NĐ-CP ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá thiệt hại về môi trường.

Nghị định số 59/2015 / NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án xây dựng.

Nghị định số 38/2015 / NĐ-CP ngày 24 tháng tư năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Nghị định số 16/2016 / NĐ-CP ngày 2016/03/16 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ;

Thông tư số 27/2015 / TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thông tư số 36/2015 / TT-BTNMT ngày 30 Tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Quyết định số 1956/2009 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/11/2009 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng:

QCVN 03: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

QCVN 05:2013/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất nguy hại và không khí xung quanh;

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 11

Page 12: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước

ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung; QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với

bùn thải từ quá trình xử lý nước Hệ thống và các công trình phân phối – Tiêu chuẩn Thiết kế;

Chính sách An toàn Môi trường Môi trường và Xã hội của Ngân hàng Thế giới

Mục tiêu của chính sách an toàn là để ngăn chặn và giảm thiểu tác động trực tiếp và gián tiếp đến người dân và môi trường trong quá trình phát triển.

Các chính sách an toàn có liên quan của Ngân hàng Thế giới được kích hoạt cho các tiểu dự án được miêu tả dưới đây:

Đánh giá môi trường (OP / BP 4.01)1,

Các tiểu dự án đề xuất sẽ chủ yếu liên quan đến các khoản đầu tư công trình sau đây thuộc Hợp phần 1, 2, 3: i) Xây dựng, nâng cấp và cải tạo đường giao thông đô thị ngắn; ii) Lắp đặt hệ thống nước thải và thoát nước kết hợp; iii) Lắp đặt mạng lưới phân phối cấp nước; iv) Xây dựng các kè sông, hồ; và v) Xây dựng dãy nhà trường học và mẫu giáo.

Tác động tiềm ẩn chung của tiểu dự án về môi trường, xã hội sẽ là tích cực vì dự án dự kiến sẽ mang lại: i) cải thiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị; ii) tăng thu gom nước thải và năng lực thoát nước đô thị; iii) giảm thiểu xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; iv) giảm thiểu rủi ro y tế công cộng liên quan đến bệnh từ nước sinh ra và chi phí chăm sóc sức khỏe có liên quan; v) giảm các rủi ro an toàn và tổn thất tài sản do lũ quét; vi) tăng khả năng tiếp cận của người dân địa phương đến các khu vực lân cận.

Ngoài ra còn có các tác động môi trường-xã hội bất lợi liên quan đến các khoản đầu tư công trình được đề xuất; bao gồm các tác động và rủi ro xây dựng phổ biến, ví dụ như: i) mất thảm thực vật và cây cối, làm xáo trộn môi trường sống của các loài thủy sản ii) tăng mức độ bụi, tiếng ồn, độ rung; iii) rủi ro ô nhiễm liên quan đến phát sinh chất thải, nước thải, và một lượng lớn vật liệu đào/ vật liệu nạo vét; iv) nhiễu loạn giao thông, và tăng rủi ro an mất toàn giao thông; v) nguy cơ xói mòn và sạt lở đất trên sườn núi và các khu vực đào đất sâu cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với các công trình đã cũ hiện hữu; vi) gián đoạn của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hiện hữu như cung cấp nước và điện; vii) xáo trộn các hoạt động kinh tế-xã hội hàng ngày trong khu vực dự án và xáo trộn xã hội; viii) các vấn đề sức khỏe và an toàn liên quan đến cộng đồng và công nhân tại các địa điểm xây dựng; và ix) các tác động xã hội gắn liền với việc thu hồi đất, xây dựng, gián đoạn hoạt động kinh doanh do các hoạt động xây dựng liên quan và huy động của người lao động đến công trường. Những tác động này là đặc thù; tạm thời là ít; và trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp giảm nhẹ tác động có thể được thiết kế để áp dụng. Do đó, tiểu dự án đã được đề xuất xếp loại là tiểu dự án hạng A.

Tài nguyên văn hóa vật thể (OP/BP 4.11) 2

Việc thực hiện tiểu dự án không yêu cầu phải di dời tài nguyên văn hóa vật thể (PCR) như 1 http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/

0,,contentMDK:20543912~menuPK:1286357~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 12

Page 13: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

tượng đài, chùa chiền, nhà thờ, tôn giáo / tâm linh và các điểm văn hóa. Tuy vậy, chính sách này được áp dụng do hoạt động thi công xây lắp tiểu dự án sẽ bao gồm việc di dời 05 ngôi mộ, cũng được coi là phương pháp tài nguyên văn hóa vật thể. Do dự án bao gồm các hoạt động nạo vét và khai quật, có thể dẫn đến cơ hội tìm thấy tài nguyên văn hóa vật thể, do vậy thủ tục thực hiện cũng đã được bao gồm trong ESMP của tiểu dự án.

Hướng dẫn về môi trường, y tế, và an toàn của Nhóm Ngân hàng Thế gới 3

Các dự án Ngân hàng Thế giới tài trợ cũng cần xem xét Hướng dẫn về môi trường, y tế và an toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới (được gọi là "Hướng dẫn EHS"). Hướng dẫn EHS là những tài liệu tham khảo kỹ thuật với các ví dụ chung và đặc thù theo ngành về những thực hành quốc tế tốt trong công nghiệp.

Hướng dẫn EHS bao gồm các mức kết quả thực hiện và các biện pháp được Nhóm Ngân hàng Thế giới chấp thuận và thường được coi là có thể đạt được trong các cơ sở mới với chi phí hợp lý theo công nghệ hiện có. Quá trình đánh giá môi trường có thể đề nghị mức thay thế (cao hơn hoặc thấp hơn) hoặc các biện pháp, nếu được Ngân hàng Thế giới chấp nhận, sẽ trở thành yêu cầu đặc thù của dự án. Tiểu dự án này phải phù hợp với các hướng dẫn EHS chung và hướng dẫn EHS đặc thù về về nước và vệ sinh.

Chính sách An toàn của Ngân hàng Thế giới về Hướng dẫn Quản lý Vật Trung gian Truyền bệnh (OP/BP 4.09)

Mục đích chính của hướng dẫn này là để hỗ trợ các nhóm nhiệm vụ đang chuẩn bị các dự án thuộc Chương trình Tăng cường Phòng chống Sốt rét trong việc tuân thủ các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu thứ hai là để hỗ trợ hài hòa yêu cầu về chính sách an toàn của Ngân hàng với các hướng dẫn của WHO về quản lý tổng hợp vật trung gian truyền bệnh và các quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy liên quan đến việc sử dụng DDT.

Quản lý vật trung gian truyền bệnh trong dự án y tế công cộng được quy định trong Chính sách Hoạt động 4.09 về Quản lý dịch hại và Thủ tục của Ngân hàng 4.01 Phụ lục C - Áp dụng Đánh giá Môi trường trong các dự án lien quan đến quản lý dịch hại. Các Chính sách Hoạt động và Thủ tục của Ngân hàng áp dụng cho tất cả các dự án liên quan đến quản lý vật trung gian truyền bệnh, trong các dự án tài trợ thuốc trừ sâu hay không.

1.2. Mô tả dự án

1.2.1. Địa điểm triển khai dự án

Toàn bộ khu đất triển khai dự án nằm trong khuôn viên đất hiện có của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ở phía Đông của trung tâm Thành phố Hà Nội, là trung tâm của khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng mới. Ranh giới của học viện Nông nghiệp được xác định như sau:

Phía Bắc giáp đất canh tác Quận Long Biên.

Phía Tây giáp với sông Cầu Bây, thôn An Lạc.

Phía Nam giáp với đất canh tác xã Đa Tốn.

Phía Đông giáp với khu dân cư Thị trấn Trâu Quỳ.

2 OP/BP 4.11 có thể truy cập tại: http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,contentMDK:20543961~menuPK:1286639~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html

3 Hướng dẫn EHS có thể xem thêm tại www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 13

Page 14: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí và khuôn viên học viện nông nghiệp Việt Nam

Khu đất đề xuất lập Dự án có tổng diện tích là 82.034 ha nằm trong khuôn viên tổng diện tích 190.2ha của học viện. Đây là khu đất hiện đang được sử dụng làm vườn thực nghiệm, ao nuôi thủy sản, ruộng thí nghiệm,... và đều Học viện quản lý sử dụng. Do đó, dự án hoàn toàn không phải đền bù giải phóng mặt bằng, rất thuận lợi cho công tác triển khai xây dựng.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 14

Page 15: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 15

Page 16: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí triển khai các hạng mục công trình dự án

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 16

Page 17: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

1.2.2. Các hợp phần của Dự án

Dự án “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” thuộc Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB)”được thiết kế với 3 hợp phần chính như sau: (1) Phát triển đào tạo; (2) Phát triển nghiên cứu khoa học; (3) Quản trị đại học, chia sẻ thông tin, và quản lý dự án.

a. Hợp phần 1: Phát triển đào tạo: (bao gồm 2 tiểu hợp phần)

- Tiểu hợp phần 1.1. Nâng cao năng lực Đào tạo: Các hoạt động của tiểu hợp phần này chủ yếu góp phần nâng cao năng lực đào tạo, đổi mới các chương trình đào tạo của học viện theo định hướng nghề nghiệp. Không có hoạt động thi công xây dựng nào được thực hiện, do đó báo cáo ESMP sẽ không đánh giá đối với hạng mục này.- Tiểu hợp phần 1.2. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Với nội dung và quy mô dự án thì các hoạt động của tiểu hợp phần này được đánh giá là có khối lượng các công việc thi công, mua sắm thiết bị cho các phòng thí nghiệm,... lớn nhất. Các tác động đến môi trường và xã hội tiềm tàng chủ yếu diễn ra ở tiểu hợp phần này. Do đó đây sẽ là nội dung quan trọng được báo cáo đánh giá. Chi tiết các đánh giá được thể hiện ở các nội dung bên dưới.

b. Hợp phần 2: Phát triển nghiên cứu

- Tiểu hợp phần 2.1: Nâng cao năng lực nghiên cứu: Hoạt động của tiểu hợp phần này chủ yếu nhằm tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ. Không có hoạt động thi công nào diễn ra trong tiểu hợp phần này.- Tiểu hợp phần 2.2: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và liên kết với với doanh nghiệp. Các hoạt động trong tiểu hợp phần này không có hoạt động thi công, do đó các tác động đến môi trường trong quá trình thi công là không có. Các tác động xã hội chủ yếu là tác động tích cực không chỉ đối với cán bộ, sinh viên trong học viện mà còn cả cộng đồng nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn- Tiểu hợp phần 2.3: Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học: Tiểu hợp phần này bao gồm các hoạt động cụ thể: (i) Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học sự sống gồm (1) Trung tâm nghiên cứu cây trồng và dược liệu, (2) Trung tâm nghiên cứu công nghệ gen, vacxin thế hệ mới, thuốc và chế phẩm điều trị bệnh, (3) Trung tâm dịch vụ chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm định và phân tích đạt chuẩn ISO. (ii) Mua thiết bị văn phòng cho Trung tâm; (iii) Mua thiết bị nghiên cứu các phòng labs chuyên sâu. Trong đó hoạt động (i) là hoạt động thi công, ngoài ra khi hợp phần đi vào vận hành thì sự hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trực thuộc các trung tâm cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Do đó, đây cũng là nội dung quan trọng mà báo cáo sẽ đề cập và đánh giá.

c. Hợp phần 3: Quản trị đại học, chia sẻ thông tin, và quản lý dự án

- Tiểu hợp phần 3.1. Quản trị đại học: Tiểu hợp phần này không có hoạt động thi công nào diễn ra. Các tác động đến môi trường và xã hội chủ yếu là các tác động tích cực.- Tiểu hợp phần 3.2: Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ quản trị đại học: Tiểu hợp phần này có hạng mục thi công tòa nhà trung tâm và các tuyến đường giao thông 54m, 30m và 22m. Chi tiết đánh giá các tác động tiềm tàng đối với tiểu hợp phần này được mô tả bên dưới của báo cáo- Tiểu hợp phần 3.3. Quản lý dự án: Không có hoạt động thi công nào diễn ra trong tiểu hợp phần này. Các tác động chủ yếu là tác động tích cực trong việc nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho dự án

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 17

Page 18: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

1.2.3. Các hạng mục công trình chính

Với 3 hợp phần của dự án, ngoài việc tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho Học viện thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, một số công trình sẽ được đầu tư mới hoàn toàn nhằm tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho các mục tiêu của dự án. Các hạng mục công trình xây dựng được đầu tư thuộc dự án được thể hiện ở bảng 1.1. và bảng 1.2

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 18

Page 19: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 1.1. Tổng hợp các hạng mục công trình được đầu tư xây dựng

TT Công trìnhQuy mô

(tầng)

Diện tích xây

dựng/ sàn (m2)

Số phòng học/ làm việc

Phòng máy tính

Phòng thí nghiệm/

thực hànhGhi chú

Hợp phần 1. Phát triển đào tạo.Tiểu hợp phần 1.2. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo1 Tòa nhà giảng

đường lớn4 1338/

1597761 6 0 Các giảng đường có quy mô 200 chỗ (2 phòng), 150 chỗ (12 phòng), 150 chỗ (12

phòng), 75 chỗ (15 phòng) và 20 chỗ (20 phòng). 6 phòng tin học được trang bị 400 máy tính phục vụ đào tào cho sinh viên

2 Tòa nhà khoa cơ điện nông nghiệp

3 1226.7/ 3405.3

35 0 25 Phòng thực hành bao gồm: 4 phòng thực tập cho các bộ môn, 8 phòng thực hành cơ khí động lực, 17 phòng thực hành thiết bị bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Do đặc thù nên các phòng thực hành không sử dụng hóa chất nhưng dầu mỡ và các chất thải dính dầu mỡ là những chất thải cần được quan tâm xử lý

3 Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch

3 859.5/ 2465.5

26 0 16 Các phòng thực hành bao gồm: 5 phòng thực hành về hóa sinh, công nghệ thực phẩm sau thu hoạch, 3 phòng thực hành công nghệ bảo quản sau thu hoạch, 2 phòng thành hành công nghệ chế biến, 2 phòng thực hành vi sinh vật, 4 phòng thực hành hóa sinh, hóa học và an toàn thực phẩm.Vấn đề môi trường cần quan tâm với các phòng thực hành bao gồm: Việc quản lý an toàn hóa chất, quản lý các mẫu phẩm thực hành, nước thải

4 Tòa nhà khoa môi trường

4 810.2/ 2985

23 20 Các phòng thực hành bao gồm: 4 phòng thực tập công nghệ môi trường, 2 phòng thực tập khí tượng nông nghiệp, 2 phòng thực tập về mô hình hóa và phân tích không gian, 4 phòng thực tập vi sinh vật, 8 phòng thực tập về hóa họcVấn đề môi trường cần quan tâm với các phòng thực hành bao gồm: Việc quản lý an toàn hóa chất, quản lý các mẫu phẩm thực hành, nước thải, đặc biệt là đối với phòng thực tập vi sinh và phòng thực tập hóa học

5 Tòa nhà khoa Công nghệ sinh học

3 859.5/ 2465.5

21 20 Các phòng thực hành bao gồm: 3 phòng thực tập sinh học phân tử và công nghệ sinh học ứng dụng, 4 phòng thực tập về công nghệ sinh học thực vật, 3 phòng thực hành về sinh học đại cương và sinh học nano, 7 phòng thực hành về công nghệ vi sinh, 3 phòng thực hành về công nghệ sinh học động vật.Vấn đề môi trường cần quan tâm với các phòng thực hành bao gồm: Việc quản lý an toàn hóa chất, quản lý các mẫu phẩm thực hành, nước thải phát sinh

6 Tòa nhà khoa 5 4955 28 44 Các phòng thực hành bao gồm: 8 phòng thực hành nội chẩn - dược - độc chất, 7

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 19

Page 20: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

thú y phòng thực hành về vi sinh vật truyền nhiễm, 5 phòng thực hành về bệnh thú y, 9 phòng thực hành về giải phẫu thú y, 2 phòng thực hành ký sinh trùng, 7 phòng thực hành ngoại sản thú y, 6 phòng thực hành về Thú y cộng đồngVấn đề môi trường cần quan tâm với các phòng thực hành bao gồm: Việc quản lý an toàn hóa chất, quản lý các mẫu phẩm thực hành, nước thải phát sinh

7 Tòa nhà phục vụ đào tạo ngoại ngữ

4 896.6/ 3274.2

16 14 0 14 phòng máy tính bao gồm: 4 phòng được lắp đặt 25 máy/phòng; 6 phòng 30máy/phòng và 4 phòng 45 máy/phòng

8 Nhà phục vụ đào tạo và nghiên cứu thể chế, chính sách

4 4095/ 5424

63 2 0 2 phòng máy tính được trang bị đầy đủ máy tính (50 máy/phòng) để phục vụ nghiên cứu và đào tạo

9 Nhà thể chất 1 1930/ 1930

14 0 0 Ngoài các phòng làm việc, tòa nhà có 2 phòng thay đồ, 2 phòng được lắp đặt các thiết bị luyện tập thể lực

Hợp phần 2. Phát triển nghiên cứuTiểu hợp phần 2.3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học1 Trung tâm

Nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học sự sống

6 7445 62 0 31 Tòa nhà gồm 3 đơn vị trung tâm:1. Trung tâm dịch vụ chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm định và phân tích đạt chuẩn ISO: Trung tâm có các phhòng thí nghiệm: 6 phòng chuẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh cây trồng và vật nuôi, 5 phòng khảo nghiệm, kiểm nghiệm vacxin và sinh phẩm thú y, 5 phòng phân tích môi trường, 6 phòng nghiên cứu chất lượng an toàn thực phẩm và 2 kho chứa hóa chất2. Trung tâm nghiên cứu công nghệ gen, vacxin thế hệ mới, thuốc và chế phẩm điều trị bệnh: Trung tâm có các phòng thí nghiệm: 7 phòng nghiên cứu chuyên sâu công nghệ gen và protein; 5 phòng nghiên cứu chuyên sâu vaccine, 5 phòng sản xuất thử nghiệm, 2 Kho đựng hóa chất và sản phẩm thuốc, vắc-xin, chế phẩm sinh học3. Trung tâm nghiên cứu cây trồng và cây dược liệu: Bao gồm các phòng thí nghiệm: 13 phòng thí nghiệm cây trồng, 6 phòng thí nghiệm cây dược liệu, 2 Kho chứa hóa chất, 1 Hệ thống nhà kính trồng cây công nghệ cao (không sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật) và nhà nuôi côn trùng trong nhà kínhCác vấn đề môi trường cần được quan tâm: Tòa nhà là nơi duy nhất thuộc phạm vi dự án có hệ thống nhà kính trồng cây nông nghiệp nhưng do không sử dụng phân bón hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật nên

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 20

Page 21: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường cần quan tâm đối với tòa nhà này chủ yếu gôm công tác quản lý an toàn phòng thí nghiệm, sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, các chất thải nguy hại, và nước thải từ hệ thống các phòng thí nghiệm

Hợp phần 3. Quản trị đại học, chia sẻ thông tin và quản lý dự ánTiểu hợp phần 3.2. Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ quản trị đại học1 Tòa nhà Trung

tâm5 12.196 148 0 0 Tòa nhà được sử dụng làm nơi làm việc cho các cán bộ quản lý học viện, cán bộ

đào tạo và nghiên cứu khoa học, các phòng hội thảo, phòng họp, phòng chuyên gia, phòng lữu trữ, phòng đại diện các chương trình dự án hợp tác với học viện,....

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 21

Page 22: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Ngoài việc xây dựng khối các toà nhà như mô tả ở bảng 1.1 thì ở hợp phần 3, dự án còn đầu tư xây dựng một số tuyến đường giao thông để tạo sự kết nối giữa các Khoa trong học viện. Khối lượng và quy mô các hạng mục giao thông được thể hiện ở bảng 1.2:

Bảng 1.2. Tổng hợp khối lượng thi công các tuyến đường giao thông thuộc dự án

Tuyến quy

hoạchHướng tuyến xây dựng

Quy mô xây dựngLòng đường

Hè Dải phân cách (m)

Tổng diện tích đất

(m2)Dài (m) Rộng

54mNối từ đường Ngô Xuân Quảng đến vòng xuyến trung tâm

166.14 2x7m 2 x 7m 3 7182

30m

Đường vòng quanh vòng xuyến trung tâm 502.08 7m 2x4m 0 17671

Nối từ Nhà khách đến vòng xuyến trung tâm 435.27 7m 2x5m 0

63883Nối từ Khoa Thủy sản đến vòng xuyến trung tâm 548.36 7m 2x5m 0

22m

Nối từ đường Ngô Xuân Quảng đến Khoa chăn nuôi

1048.46 7m 2x5m 022550

Từ Khoa Nông học đến hết đường gom 460.23 7m 2x5m 0

Hình 1.3. Sơ đồ vị trí các công trình xây dựng so với mặt bằng hiện hữu

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 22

Vị trí triển khai các công trình

Khu vực triển khai dự án

Hệ thống đường giao thông được đầu tư

Page 23: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Chi tiết về hiện trạng khu vực thi công các công trình sẽ được mô tả ở chương 2 của báo cáo này.

1.2.4. Các công trình phụ trợ

Ngoài các công trình chính được liệt kê ở trên, các công trình phụ trợ cũng được xây dựng kèm theo bao gồm

a. Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước được thiết kế và xây dựng đồng bộ cùng với các tòa nhà, đảm bảo toàn bộ nước thải và nước mưa khi phát sinh sẽ được thu gom và dẫn ra ngoài công trình tới khu vực xử lý (chi tiết hệ thống được mô tả trong chương 4 của báo cáo).

b. Hệ thống cấp nước

Việc cấp nước cho toàn bộ công trình được thiết kế đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng nước. Nguồn nước cấp cho các công trình sẽ được khai thác từ nguồn nước sạch của Thành phố Hà Nội. Nước sẽ được dẫn đến mỗi công trình bằng hệ thống đường ống cấp nước sạch tới các bể chứa và được dẫn tới các thiết bị sử dụng nước

c. Các hệ thống phụ trợ khác

Một số công trình phụ trợ khác cũng được xây dựng: Cấp điện, chiếu sáng, điều hòa không khí, hệ thống cảnh báo và chữa cháy, cảnh quan cây xanh,... (chi tiết về các hạng mục này được mô tả trong báo cáo FS và báo cáo EIA của dự án). Các hạng mục này khi xây dựng đều đảm bảo tuân thủ đẩy đủ các quy chuẩn mà Việt Nam đã ban hành.

1.3. Nguồn cung cấp vật liệu và bãi thải

1.3.1. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp vật liệu

Với đặc điểm địa hình khu vực thi công các công trình, dự án sẽ phải tiến hành nạo vét lớp bùn hữu cơ và chuyển ra bãi đổ thải, sau đó sử dụng vật liệu san lấp để nâng cốt nền lên cao độ từ 4.2m÷ 5.0m. Kết quả tính toán thiết kế cho thấy, khối lượng vật liệu cần nạo vét bỏ đi vào khối lượng vật liệu cần bổ sung để san lấp mặt bằng được thể hiện ở bảng 1.3:

Bảng 1.3. Thống kê khối lượng vật liệu nạo vét và san lấp mặt bằng

TT Công trình Khối lượng vật liệu cần nạo vét (m3)

Khối lượng vật liệu đắp bổ sung (m3)

1 Tòa nhà giảng đường lớn 3974 225532 Tòa nhà khoa cơ điện nông nghiệp 2434 138303 Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và

công nghệ sau thu hoạch1290 7160

4 Tòa nhà khoa môi trường 1608 88865 Tòa nhà khoa Công nghệ sinh học 1608 71606 Tòa nhà khoa thú y 2214 141127 Tòa nhà thế chế chính sách 2310 184808 Tòa nhà phục vụ đào tạo ngoại ngữ 1131 62409 Nhà Giáo dục thể chất 5052 3588010 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp

và Khoa học sự sống3600 24177

11 Tòa nhà Trung tâm 4319 3007012 Tuyến đường 54m 1931 1204513 Tuyến đường 30m 15354 8610914 Tuyến đường 22 m 7055 41757

Tổng cộng 53880 328459

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 23

Page 24: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, dự án cần khoảng 328 459 m3 vật liệu để đắp bổ sung vào các khu vực thi công để nâng cao cốt địa hình khu vực. Vật liệu đắp bổ sung này dự án sẽ sử dụng là nguồn vật liệu cát được thu mua từ khu vực bãi tập kết cát sông Đuống thuộc thôn Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Bãi cát này cách công trình dự án khoảng 4km theo đường Ngô Xuân Quảng ra đường Cổ Bi rồi theo đường đê sông Đuống đến bãi cát.

Ngoài ra, một số mỏ vật liệu khác cũng được dự án khảo sát và đánh giá có thể sử dụng bao gồm:

Bảng 1.4. Một số mỏ cung cấp vật liệu có thể sử dụng cho dự án

TT Loại vật liệu

Tên mỏ/ Bãi tập kết

Trữ lượng /Công suất khai

thácĐịa điểm

Khoảng cách đến

công trình (km)

1 Đất đắp Mỏ đất Hang Hổ 1 000 000 m3

Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải

Dương

45

2 Cát đắp, san nền

Bãi tập kết Cầu Đuống 150 000 m3/năm

Thôn Lời, xã Đặng Xá, Gia Lâm Hà Nội

4

3 Đá xây dựng Mỏ đá Đồng Ao

22 000 000 m3

1 000 000 m3/năm

Thanh Thủy, Thanh Liêm,

Hà Nam

65

Đối với vật liệu bê tông rải đường khi xây dựng đường giao thông, cũng như các nguồn vật liệu khác như sắt thép, xi măng, gạch,... dự án sẽ mua ngay tại công trình và do các nhà cung cấp là các cửa hàng đại lý ngay gần khu vực thi công và các trạm trộn bê tông gần khu vực ven đê sông Đuống.

1.3.2. Bãi chứa vật liệu thải

Đối với vật liệu thải trong quá trình thi công, dự án đã quy hoạch và lựa chọn một số điểm thấp trũng cần san lấp ngay trong khuôn viên học viện để san lấp. Cụ thể.

- Đối với các vật liệu thải là bùn nạo vét hữu cơ: Sẽ được đưa về 2 bãi chứa nằm ở phía Tây Bắc và Tây Nam của học viện có tổng diện tích khoảng hơn 9 000m2. Đây là những khu vực đất trũng, thường xuyên bị ngập úng khi có mưa và trong tương lai những vị trí này được quy hoạch thành khu trồng cây thực nghiệm của học viện. Sức chứa của các bãi này khoảng hơn 10 000m3. Do đó với 53 880m3 vật liệu hữu cơ bị thải bỏ từ quá trình nạo vét thì 2 bãi này hoàn toàn đáp ứng

- Đối với các vật liệu thải dạng vô cơ như cát, gạch, sỏi,... khi thải ra sẽ được tập kết về khu vực phía Tây của học viện có diện tích hơn 2000m2. Khu vực này cũng là khu vực trũng thường xuyên bị ngập úng và theo quy hoạch thì khu vực này được quy hoạch thành khu để xe của học viện.

Sơ đồ vị trí các bãi đổ thải được thể hiện ở hình 1.7

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 24

Page 25: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 1.4. Vị trí đổ thải các chất thải rắn xây dựng của dự án

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 25

Khu vực tập kết chất thải xây dựng

Vị trí đổ thải số 2

Vị trí đổ thải số 1

Page 26: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 2.ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Hiện trạng về các điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Kết quả khảo sát cho thấy khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp. Cốt nền hiện trạng thấp hơn so với cốt san nền bình quân khu vực khoảng 2.0 m ÷2.6 m. Khu vực ruộng thí nghiệm có cao độ từ 3.3m÷ 3.8m; khu vực hồ ao, mương, ruộng lúa có cao độ từ 2.0 m ÷2.6 m; Theo thiết kế dự án, toàn bộ khu vực dự án để hạn chế ngập lụt trong tương lại, khu vực thi công sẽ được nâng lên cao độ từ 4.2m÷ 5.0m. Do đó, dự án sẽ phải sử dụng một lượng lớn các vật liệu để đắp vào khu vực thi công.

- Điều kiện địa chất: Theo báo cáo quy hoạch của học Viện Nông nghiệp, khu vực dự án có cấu tạo địa chất được phân chia thành 6 lớp khác nhau, trên cùng là lớp đất lấp và đất canh tác; tiếp theo là lớp sét pha màu nâu xám, rồi lớp sét pha màu ghi xám và dưới cùng là lớp cát pha lẫn sỏi sạn màu nâu vàng và cát màu xám vàng và ghi xám. Trong đó, lớp sét pha màu nâu xám và lớp cát pha lẫn sỏi sạn màu nâu vàng và cát màu xám vàng và ghi xám được coi là thích hợp cho nền móng công trình

Về các điều kiện khí hậu: Khu vực dự án có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí giai đoạn từ 2005 đến 2015 trung bình từ 78-79%;

+Nhiệt độ dao động trung bình năm từ 23.4 - 24.40C (Trong đó trung bình tháng cao nhất vào các tháng 5-9 là 27-300C; trung bình tháng thấp nhất từ 12.2 - 19.90C và tập trung ở các tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1400-1600mm và tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9 (cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 với lượng mưa chiếm khoảng từ 60-70% lượng mưa cả năm).

+ Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam (tháng 5 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm năm sau).

2.2. Điều kiện thuỷ văn khu vực dự án

Kết quả khảo sát khu vực dự án cho thấy, trong khuôn viên trường học viên nông nghiệp:

- Tại các khu vực trung tâm, nơi tập trung các tòa nhà giảng đường, các khoa,... có một số mương thoát nước thải đã được xây dựng và kè đá 2 bên. Ngoài ra, còn một số hồ nhỏ được xây dựng nhằm tạo cảnh quan và sinh thái cho học viện.

- Khu các vườn thực nghiệm canh tác nông nghiệp: Chủ yếu bao gồm một số mương thủy lợi nhỏ được xây dựng để phục vụ tưới tiêu cho khu vườn thực nghiệm canh tác lúa. Các mương này được nối với trạm bơm nước đặt ở gần đường nội thôn (gần vị trí xây dựng trung tâm Khoa học Sự sống) và thường chỉ có nước khi cây trồng thực nghiệm cần cung cấp nước và trạm bơm hoạt động.

- Khu vực thí nghiệm nuôi trồng thủy sản (phía Bắc của học viện): Nơi đây có một số ao hồ được học viên đào và sử dụng nghiên cứu thí nghiệm nuôi trồng thủy sản. Các hồ được kết nối với nhau bởi hệ thống cống và được tiêu thoát ra sông Cầu Bây.

Bên ngoài khuôn viên học viện, chạy dọc theo khuôn viên học viện ở phía Tây là sông Cầu Bây, Đây là con sông đào bắt nguồn từ hồ Kim Quan (phường Việt Hưng, Quận Long Biên) và hạ lưu đổ ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 26

Page 27: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Lâm. Sông có tổng chiều dài khoảng 13km, cao độ mức nước dao động từ 1.5-3m. Chức năng chính của sông hiện nay là tiêu thoát nước cho các vùng dân cư và canh tác nông nghiệp ở một số phường, xã thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Hình 2.5. Mối quan hệ của dự án với các chế độ thủy văn khu vực

2.3. Hiện trạng về các điều kiện cơ sở hạ tầng và xã hội

2.3.1. Khu vực ngoài ranh giới Trường đang quản lý:

Tuyến phố Ngô Xuân Quảng là tuyến đường liên kết duy nhất của học viện với các khu vực lân cận. Tuyến phố này được nối từ quốc lộ 5 vào và chạy dọc theo Trường theo hướng Bắc - Nam và đi xuyên qua trường qua cổng chính và hiện nay đang là trục đường trung tâm của học viện. Đây cũng sẽ là tuyến đường được sử dụng để vận chuyển các vật liệu san lấp và vật liệu thi công khi công trình được xây dựng (chiều dài tuyến từ đoạn nối với quốc lộ 5 vào đến cổng học viện dài 1.4km). Kết quả khảo sát cho thấy, tuyến đường đoạn ngoài phạm vi trường hiện đã được cải tạo mở rộng với mặt cắt ngang rộng 22m bao gồm: lòng đường 12m và hè hai bên mỗi bên rộng 5m. Mật độ giao thông trên tuyến này khá đông, đặc biệt vào các giờ tan tầm. Dọc theo tuyến người dân sống khá đông đúc, và đa số là dân cư thuộc thị trấn Trâu Quỳ, ngoài ra còn một số hộ phía bên tiếp giáp với trường là các cán bộ của trường. Các hộ mặt đường chủ yếu kinh doanh và buôn bán hoặc cho thuê kinh doanh buôn bán.

Ngoài trục giao thông đường bộ này, phía đầu đường quốc lộ 5 có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua và cắt ngang đường Ngô Xuân Quảng. Với lịch trình chạy tàu hiện nay tuyến Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại thì mỗi ngày có 8 lượt tàu đi qua. Trong quá trình thi

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 27

Page 28: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

công dự án, hoạt động vận chuyển vật liệu từ bên ngoài đi vào đường Ngô Xuân Quảng để vào khu vực dự án sẽ phải đi qua tuyến đường sắt này. Do đó, đây cũng là một điểm cần lưu ý trong quá trình thi công dự án

2.3.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và xã hội bên trong học viện

a. Hệ thống giao thông bên trong học viện

Kết quả khảo sát toàn bộ khu vực bên trong học viện cho thấy có một số tuyến giao thông sau:

- Đường Ngô Xuân Quảng nối dài từ cổng học viện vào bên trong tới khoa nông học với chiều dài khoảng 1km, bề rộng đường khoảng từ 9.5÷13.5m. Tuyến này đã được rải nhựa asphalt. Dọc tuyến này từ đầu cổng học viện tới khu 4 hồ trung tâm, hai bên đường có một số hộ dân thuê đất của trường để kinh doanh buôn bán các loại cây trồng và sản phẩm nông nghiệp và kinh doanh buôn bán nhỏ (cà phê, photocopy,..). Ngoài ra một số giảng đường, tòa nhà trụ sở làm việc của học viện và một số khoa cũng nằm hai bên trục đường này.

- Đường biên bao quanh học viện có bề rộng từ 3÷4.5m, chiều dài toàn tuyến là 4.2km. Tuyến này mới được trường đầu tư nâng cấp và xây dựng

- Các tuyến đường khác: Bao gồm các tuyến đường nội bộ giữa các khoa hoặc tới các các khu thực nghiệm,... Tuyến này có mặt cắt dao động từ 2.0-10.5m, một số đoạn được rải asphalt, một số là đường bê tông xi măng.

Có thể thấy, hiện tại hệ thống đường giao thông tạm thời đáp ứng được nhu cầu đi lại của cán bộ học sinh của Trường. Tuy nhiên sự liên kết với các khu vực lân cận còn hạn chế, chỉ có duy nhất tuyến đường Ngô Xuân Quảng là trục giao thông chính. Trường chưa có bãi đỗ xe tập trung. Hiện tại xe của giảng viên, sinh viên và khách đều được đỗ tạm tại khu vực giảng đường. Các khu vực liên kết với nhau rời rạc và chưa thuận tiện.

b. Hiện trạng phát triển và các vấn đề xã hội trong khuôn viên học viện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong 16 trường trọng điểm quốc gia đã và đang đào tạo trên 60% nguồn nhân lực nông nghiệp của đất nước với 14 Khoa đào tạo, 5 Viện và 9 Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tính đến 2015, Học viện có 1.406 cán bộ viên chức, trong đó cán bộ giảng dạy chiếm 52,5%, cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm 19,6% (276:1406), trình độ thạc sĩ chiếm 36,1% (508:1406) và 6.6% có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.

Hiện tại, Học viện đang đào tạo 27 ngành đại học và 6 ngành cao đẳng, 19 chuyên ngành cao học và 16 chuyên ngành tiến sỹ. Kết quả thống kê cho thấy, trong năm 2015, tổng số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang theo học tại học viện khoảng 32.000 sinh viên. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong khuôn viên học viện hiện đang cho 10 hộ gia đình (30 người) và 8 tổ chức khác nhau (79 người) mượn đất để kinh doanh các sản phẩm về nông nghiệp dọc theo tuyến đường trung tâm của học viện.

2.4. Đặc điểm về hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Học viện Nông nghiệp với tổng diện tích khoảng 190.2ha nằm giữa trung tâm của huyện Gia Lâm, thành Phố Hà Nội. Do đó hệ sinh thái mang nét đặc trưng của hệ sinh thái đô thị. Tuy nhiên, với đặc thù của học viện Nông nghiệp được phân chia ra thành nhiều khu vực khác nhau để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do đó hệ sinh thái bao gồm:

- Hệ sinh thái khu dân cư và hành chính (tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và dọc theo tuyến đường Ngô Văn Quảng: Với thành phần loài chủ yếu gồm các loài thực vật cây gỗ được trồng làm cảnh và tạo bóng mát như bằng lăng (Lagertroemia speciosa), sấu (Dracontomelom

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 28

Page 29: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

duperreanum Pierre), xà cừ (Khaya senegalensis), cau vua (Roystonia regia), phượng (Delonixregia (hook) Raf), xoài (Mangifera), cau ta (Areca catechu),... Ngoài ra một số loài động vật nuôi cũng xuất hiện ở đây bao gồm chó, mèo, chim cảnh,...

- Hệ sinh thái đồng ruộng: Tập trung ở các khu thí nghiệm trồng cây nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Nam. Hệ sinh thái này chiếm phần lớn diện tích học viện. Trong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài cây ăn quả như tranh, bưởi, táo,... cùng một số loài cỏ hòa thảo khác. Hệ động vật, lưỡng cư, chân khớp chủ yếu gồm: ếch, nhái, rắn nước,...

- Hệ sinh thái nước: Chủ yếu phân bố trong các ao nuôi thủy sản ở khu vực phía Bắc Học viện và một số ao hồ gần khu vực trung tâm, khu vực phía Tây học viện. Các sinh vật sống trong hệ sinh thái này chủ yếu là các loài thủy sản được học viên thả nghiên cứu bao gồm các loài cá chép, cá trắm, cá trê,... Ngoài ra, trong hệ sinh thái nước còn một số loài rong, tảo,...

Tóm lại hệ sinh thái trong khuôn viên học viện khá đa dạng nhưng thành phần loài lại nghèo nàn, chủ yếu là các loài được nuôi trồng. Không có loài nào thuộc loại quý hiếm cần bảo vệ theo danh mục sách đỏ của Việt nam.

2.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Kết quả quan trắc về hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực dự án đã được thực hiện trong tháng 10/2016, bao gồm 20 mẫu không khí; 16 mẫu đất; 14 mẫu nước mặt, 10 mẫu nước dưới đất, 6 trầm tích bùn nạo và 4 mẫu nước thải phân bố đều cho các hạng mục của dự án. Chi tiết về vị trí, cấu trúc mẫu, thông số quan trắc và các kết quả quan trắc cụ thể được mô tả chi tiết trong báo cáo EIA của dự án. Qua các kết quả quan trắc cho thấy:

- Môi trường nước mặt: Các chỉ tiêu được đo đạc gồm: pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4+,

NO2-, NO3

-, PO43-,... Với 14 mẫu được phân tích, có 7/14 mẫu có chỉ số TSS và và 2/14 mẫu

có chỉ số BOD5 vượt quá mức cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, tuy nhiên mức ô nhiễm có thể cho là thấp (mẫu cao nhất vượt 1,44 lần). Còn lại các chỉ tiêu khác đều có các giá trị đo dưới mức cho phép theo QCVN 08-MT:2015/ BTNMT

- Chất lượng nước ngầm: Các thông số nước ngầm được phân tích bao gồm: pH, độ cứng, TSS, COD, NH4

+, As, Mn, Fe, Cu, Cl-, Ecoli và Coliform. Kết quả phân tích 10 mẫu nước ngầm đều cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- Chất lượng nước thải: 4 mẫu nước thải được lấy để phân tích là những mẫu nước thải được lấy tại các cống rãnh thu gom nước thải từ các tòa nhà hiện có của học viện. Với 18 chỉ tiêu được phân tích gồm: pH, H2S, TSS, COD, BOD5, NO2, NO3, Cu, Pb, Fe, Cd, Mn, SO4

2-, Cr(VI), As, Hg, E.coli và Coliform, kết quả phân tích cho thấy, 4/4 mẫu có hàm lượng TSS, BOD5 và Colifom vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B), trong đó TSS cao nhất là 187 mg/l, gấp 1.87 lần (Nước thải từ Khoa Thú y); chỉ số BOD5 cao nhất đạt 90.54mg/l, gấp 1.8 lần (Nước thải từ Khoa Công nghệ thực phẩm); và Colifom cao nhất gấp 2.42 lần (Nước thải từ Khoa Thú y)

- Chất lượng môi trường không khí khu vực: Với 10 vị trí được quan trắc là các vị trí được quy hoạch để thi công các công trình dự án, mỗi vị trí được quan trắc tại 2 thời điểm khác nhau là sáng và chiều, thời gian quan trắc trung bình là 1h. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí ở tất cả các vị trí được quan trắc đều rất tốt, tất cả các thông số (bụi, CO, NO2 và SO2) đều thấp hơn rất nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT. Độ ồn cao nhất đo được chỉ giới hạn ở mức 60.2dBA thấp hơn nhiều so với QCVN 26:2010/BTNMT (QCVN là 70dBA)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 29

Page 30: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Chất lượng đất: Với 16 mẫu đất được lấy để phân tích các thông số kim loại nặng như Cd, As, Zn, Hg, Cr(VI), Fe, Pb, Cu và hoá chất bảo vệ thực vật (DDT và Adrin). Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các nguyên tố Pb, Zn, As, Cd ở cả 16 mẫu phân tích đều cho giá trị thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT. Riêng hàm lượng Cu có giá trị khá cao, có 9/16 mẫu cho giá trị trên mức QCCP đối với đất nông nghiệp từ 1.27 và 1.24 lần. Đối với dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, so sánh với QCVN 04:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất cho thấy 100% số mẫu được phân tích đất đều chưa có dấu hiệu ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.

- Đối với lớp bùn trầm tích được lấy trong các thủy vực thuộc khu vực triển khai dự án: Kết quả phân tích cho thấy, với 6 mẫu được phân tích thì cả 6/6 mẫu đều có hàm lượng Pb, Zn, As và Cd dưới ngưỡng cho phép theo 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất đối với đất nông nghiệp. Điều đó cho thấy việc nạo vét lớp bùn trầm tích đem đổ vào san lấp tại khu vực được quy hoạch thành các khu trồng cây thực nghiệm của học viên là hoàn toàn phù hợp.

2.6. Mô tả hiện trạng các vị trí xây dựng công trình

2.6.1. Hợp phần 1. (Tiểu hợp phần 1.2. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo)

a. Khu vực xây dựng giảng đường lớn:

Khu vực dự kiến xây dựng khu giảng đường lớn của hợp phần này hiện đang là khu đất trồng cây thực nghiệm với một số loại cây ăn quả như chuối, tranh, ổi... và khu thực nghiệm các giống cây nông nghiệp như lúa,... Địa hình khu vực khá bằng phẳng, xung quanh có các công trình như Tòa nhà giảng đường 5 tầng mới được xây dựng (cách khoảng 120m); Viện Nghiên cứu Phát triển Cây trồng Việt Nam và Nhật Bản (khoảng 100m). Việc thi công công trình này không phải di dời công trình kiến trúc nào

Hình 2.6. Khu vườn, nơi tiếp giáp với lô đất xây dựng giảng đường lớn

b. Tòa nhà khoa cơ điện nông nghiệp:

Tòa nhà được xây mới 3 tầng với diện tích 1226.7m2 tại khu đất vườn thực nghiệm trồng cây ăn quả của trường. Ngay sát khu đất là các khu giảng đường gồm khu T với 1 dãy nhà cấp 4 khoảng 10 phòng học (cách 50m), cách đường trục chính của học viện khoảng 70m và khu văn phòng khoa cơ điện khoảng 100m. Ngoài ra, trong khu đất còn đang tồn tại một nhà lưới thí nghiệm do học viện Quản lý và công trình này sẽ phải phá bỏ khi tiến hành thi công.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 30

Page 31: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Vị trí xây dựng hiện là khu vực vườn ươm thực nghiệm Nằm ngay sát cạnh khu giảng đường khu T

Hình 2.7. Vị trí thi công hạng mục công trình nhà Cơ điện

c. Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch:

Tòa nhà được xây mới 3 tầng với diện tích xây dựng là 859.5m2. Vị trí quy hoạch hiện tại đang là khu vực vườn ươm, 1 mặt nằm ngay sát và cách mương tiêu thoát nước thải của học viện khoảng 20 m, và mặt kia cách khu giảng đường Trung tâm khoảng 80 m và giảng đường Nguyễn Đăng khoảng 130m. Và đồng thời khu vực dự kiến xây Khoa Công nghệ sinh học và khoa môi trường cũng nằm trong khu vực này, mỗi tòa cách nhau khoảng 100m. Việc thi công công trình này không phải di dời công trình kiến trúc nào

Khu vực vườn ươm thực nghiệm và mương tiêu, thoát nước thải của học viện nằm ngay cạnh vị trí xây dựng

Hình 2.8. Vị trí thi công hạng mục công trình nhà Cơ điện

d.Tòa nhà khoa Môi trường:

Xây dựng mới tòa nhà 4 tầng và 1 tum. Diện tích xây dựng công trình 810.2m2. Vị trí hạng mục xây dựng hiện tại đang là khu vực vườn ươm của trường, ngay sát với vị trí mương tiêu thoát nước. Hiện tại trong khu vực này có khu giảng đường 5 tầng đã được xây dựng (cách khoảng 50m) và Khu vực này nằm ngay cạnh trục đường vào từ cổng chính hiện tại, phía bên phải chiều từ cổng vào, cách cổng vào khoảng 100m. HIện tại, khu đất cách mặt đường đi một dãy nhà cấp 4, hiện là các cửa hàng cung cấp dịch vụ như trung tâm ngoại ngữ, tin học, các cửa hàng cung cấp cây giống, tạp hóa,...

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 31

Page 32: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hiện là khu vực vườn ươm thực nghiệm và ngay cạch là mương tiêu, thoát nước thải của học viện.

Lối vào khu đất nhìn từ mặt đường chính - hiện có Trung tâm ngoại ngữ và đào tào quốc tế đang hoạt động

Phía mặt ngoài đường, từ cổng trường đi vào, hiện là khu bán hàng giới thiệu sản phẩm, tiếp giáp với khu vực xây dựng khoa Môi trường, Khoa Công nghệ sinh học và Khoa Công nghệ thực thẩm (cách khoảng 80)

Hình 2.9. Khu vực thi công hạng tòa nhà Khoa Môi trường

e.Tòa nhà khoa Công nghệ sinh học:

Xây dựng tòa nhà 3 tầng, diện tích xây dựng là 859.5 m2. Tòa nhà trên dự kiến sẽ được xây dựng ngay tại khu vực khoa khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch; đối diện phía bên này của mương thoát nước chính là khu vực xây dựng khoa môi trường, ngay sát cạnh khu vực vườn ươm và cách mặt đường chính từ cổng vào một dãy nhà cấp 4 gồm các cửa hàng dịch vụ, tạp hóa. Khu vực này nằm bên phải đường từ cổng chính đi vào và cách cổng chính khoảng 80 - 100m.

Hình 2.10. Khu vực quy hoạch nhà Công nghệ sinh học

f. Tòa nhà khoa thú y:

Dự kiến xây dựng tòa nhà 5 tầng, diện tích sàn xây dựng là 4955 m2. Khu quy hoạch hiện đang là khu đất ao đang được khoa thủy sản nuôi cá - một mặt nằm ngay sát ngõ 65 đường

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 32

Page 33: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Ngô Xuân Quảng -một mặt tiếp giáp khu dân cư (cách khoảng 30) - là những hộ gia đình cán bộ cũ của học viện và thuộc địa giới thị trấn Châu Quỳ. Đối diện với khu vực xây dựng, phía bên kia đường Ngô Xuân Quang hiện là bệnh viện thú y (cách khoảng 50m) và chếch sang phải khoảng 100m là cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất thuốc thú y của Học viện. Nằm cạnh, trên cùng thửa đất và cách khoảng 100m cũng chính là vị trí xây dựng tòa nhà khoa Ngoại ngữ.

Khu vực xây dựng là ao đang được khoa thủy sản nuôi cá, một bên tiếp giáp khu dân cư là những hộ gia đình cán bộ cũ của học viện và

thuộc địa giới thị trấn Trâu Quỳ

Đường ngõ 65 Ngô Xuân Quảng nơi tiếp giáp với khu vực xây dựng khoa thú y - đang bị xuống cấp - là một trong các hạng mục được xây dựng; đồng thời cũng là tuyến vận chuyển chất thải trong quá

trình thi công đến bãi thải

Bệnh viện thú y Khu dân cư ngõ 65 Ngô Xuân Quảng

Hình 2.11. Khu vực quy hoạch nhà khoa Thú y

Đoạn đường ngõ 65 này hiện trạng đang xuống cấp, mặt đường khá xấu; đây cũng là một trong những đoạn đường nằm trong hạng mục được nâng cấp, mở rộng đường giao thông của dự án; và tuyến đường này cũng được sử dụng để chuyên chở chất thải đến bãi đổ thải.

g.Tòa nhà phục vụ đào tạo ngoại ngữ:

Xây dựng tòa nhà 4 tầng, diện tích xây dựng 896.6 m2. Khu vực xây dựng ngay cạnh tòa nhà của Khoa thú ý và cùng là khu vực ao đang được khoa thủy sản nuôi cá, nằm ngay cạnh đường ngõ 65 NGô Xuân Quảng, tiếp giáp với Trung tâm giám định máy nông nghiệp và khu tập thể của trung tâm, đối diện bên kia ngõ 65 là Cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất thuốc thú y.

Vị trí xây dựng Cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất thuốc thú y nằm đối diện qua đường ngõ 65

Hình 2.12. Khu vực quy hoạch nhà khoa Ngoại ngữ

h. Xây dựng nhà phục vụ nghiên cứu thể chế và chính sách

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 33

Page 34: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Xây dựng mới tòa nhà 4 tầng, diện tích xây dựng 4095m2. Tòa nhà phục vụ 3 khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Kinh tế và Phát triển nông thôn, Lý luận chính trị và xã hội. Các khoa được thiết kế thành từng khu riêng biệt để tiện cho công tác quản lý và điều hành.

Khu vực đang sử dụng làm nơi thử nghiệm các giống lúa do học viên quản lý, ngay cạnh phía bên phải có trạm bơm, một số mương dẫn thủy lợi; nằm trên đường đi từ chợ vào và cách chợ khoảng 200m. Đối diện phía bên kia đường của khu vực xây dựng là Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng và trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt Nam và Nhật Bản, trong vòng khoảng cách 150m.

Khu vực xây dựng hiện là ruộng lúa thực nghiệm Trung tâm NC cây trồng Việt Nam và Nhật Bản

Hình 2.13. Khu vực quy hoạch nhà nhà phục vụ nghiên cứu thể chế và chính sách

i. Vị trí Khu vực xây dựng trung tâm giáo dục thể chất:

Xây dựng khu nhà phục vụ thể chất 1 tầng có tổng diện tích sản 1930m2, phục vụ đào tạo thể chất và các hoạt động thể thao của sinh viên được quy hoạch xây dựng tại khu vực hiện là hồ nuôi thả thử nghiệm, nằm khá sâu tính từ cổng học viện; đường vào cũng là ngõ 85 Ngô Xuân Quang - đi qua khu vực các khoa thú y, ngoại ngữ,.. Đây được cho là khu vực khá trũng của khu vực dự án, hiện đang là khu vực hồ thả cá, một mặt tiếp giáp với khu vực trung tâm và khu tập thể của trung tâm giám định máy nông nghiệp (cách khoảng 150m); một mặt giáp phía ngoài đường đi là một số khu thực nghiệm vừa mới được xây dựng. Khu vực này tiếp giáp liền kề với khu vực hồ được bố trí làm bãi đổ thải hữu cơ của dự án (cách khoảng 150m)

Hình 2.14. Vị trí xây dựng nhà phục vụ nghiên cứu thể chế và chính sách

2.6.2. Hợp phần 2 - Tiểu hợp phần 2.3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học sự sống

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 34

Page 35: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học: dự kiến gồm 6 tầng, diện tích sàn là 7 445m2. Công trình được thiết kế cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu, phòng thực hành, phòng làm việc của các chuyên gia do vậy công trình được đặt tại vị trí phía Tây khu đất của Học viện - trên khu vực hiện tại đang sử dụng làm nơi thử nghiệm các giống lúa do học viên quản lý, phía bên trái đường từ khu vực chợ đi vào, cách chợ khoảng 500m. Trong vòng bán kính khoảng 200 m, phía bên trái là Viện NC và PT cây trồng, phía bên phải là khu bãi chứa vật liệu xây dựng của người dân và sông Cầu Bây; đối diện bên kia đường vào chính là khu vực xây dựng nhà điều hành.

Hình 2.15. Vị trí xây dựng hiện là ruộng thực nghiệm

2.6.3. Hợp phần 3- Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ quản trị đại học

a. Tòa nhà Trung tâm:

Xây dựng mới 1 tòa nhà 5 tầng, diện tích sàn 10920m2 phục vụ quản lý đào tạo, quản lý nghiên cứu, nơi làm việc của Ban giám đốc, Hội đồng học viện, các phòng ban chức năng và các văn phòng của các đối tác nước ngoài... được quy hoạch xây dựng trên khu vực đồng ruộng thử nghiệm giống cây nông nghiệp; cụ thể là các loại rau như rau cải, súp lơ,....

Vị trí xây dựng nằm trên đường từ khu vực chợ đi vào; trong vòng bán kính 200m là các khu vực xây dựng Trung tâm NC thể chế chính sách, viện nghiên cứu phát triển cây trồng và vị trí xây dựng trung tâm Khoa học sự sống và bãi được quy hoạch để đổ chất thải vô cơ của dự án

Hình 2.16. Khu vực xây dựng hiện đang là khu ruộng thực nghiệm

b. Các hạng mục giao thông

Trong khuôn khổ dự án có đầu tư 6 phân đoạn giao thông chính gồm: Phân đoạn 1 (Đoạn tuyến L=166.14m từ đường Ngô Xuân Quảng đến vòng xuyến trung tâm); phân đoạn 2 (Đoạn tuyến L= 502.08m tuyến vòng xuyến trung tâm;); phân đoạn 3 (Đoạn tuyến L=548.36m từ Khoa thủy sản đến vòng xuyến trung tâm) và Phân đoạn 4 (Đoạn tuyến L=435.31m từ nhà khách đến vòng xuyến trung tâm). 4 phân đoạn này hiện đang tập trung khá đông các hoạt động gồm cả hoạt động dân sinh và giảng dạy, sinh hoạt của trường. Do đó quá trình thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 35

Page 36: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Kết bao gồm: Làng Cửu Việt, Khu vực chợ dân sinh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây trồng và Trung tâm nghiên cứu cây trồng Việt Nam và Nhật Bản và khu vực giảng đường

Phân đoạn 5: Đoạn tuyến L=460.23m từ khoa Nông học đến hết đường gom; Hiện tại đây hoàn toàn là khu vực đồng ruộng thực nghiệm, đầu tuyến cách vị trí quy hoạch trạm xư lý nước thải khoảng 50m.

Phân đoạn 6: Đoạn tuyến L=1048.46m Từ đường Ngô Xuân Quảng đến khoa chăn nuôi. Hiện trạng đây là đường từ ngõ 65 Ngô Xuân Quảng, đi dọc theo các khoa thú Y, Trung tâm sản xuất thuốc thú y, Khu tập thể giám định máy nông nghiệp, khoa thủy sản và kết thúc khu vực khoa chăn nuôi hiện tại. Đây là đường hiện hữu, tuy nhiên nhỏ hẹp, đoạn đã được trải nhựa thì đang xuống cấp như đoạn trước khu vực Trung tâm sản xuất thuốc thú y; sâu vào phía trong khu vực khoa Thủy sản, khoa chăn nuôi thì vẫn là đường đất. Trên đoạn tuyến này, trong khuôn khổ dự án cũng quy hoạch đồng thời các tòa nhà Khoa Thú Y, Trung tâm ngoại ngữ và Trung tâm giáo dục thể chất như đã miêu tả trong hợp phần 1.

Mô phỏng chi tiết về vị trí các công trình của dự án được thể hiện ở hình 2.13.

Hình 2.17. Tổng thể các vị trí đầu tư xây dựng của dự án

2.7. Mô tả tuyến đường vận chuyển vật liệu

Để phục vụ cho việc san lấp mặt bằng, dự án sẽ mua cát từ khu vực bãi cát sông Đuống thuộc thôn Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Vật liệu từ đây sẽ được vận chuyển theo tuyến đi qua đê vàng (2 km), đi theo đường Cổ Bi (1.55km) cắt ngang quốc lộ 5 vào đường Ngô Xuân Quảng (0.5km) về học viện.

Các đối tượng nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng do hoạt động vận chuyển vật liệu được nhận diện bao gồm tổ dân phố Cửu Việt, trạm biến áp, khu chợ dân sinh nằm ngay sát khu vực cổng học viện; xa dần ra phía đường 5 còn có các hộ dân, cửa hàng buôn bán nhỏ và các cửa

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 36

Page 37: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

hàng dịch vụ, công sở tương đối lớn như: Ban chỉ huy quân sự huyện Gia Lâm, siêu thị Hapro dọc đường Ngô Xuân Quang.

Trên đoạn đường Cổ Bi, hoạt động vận chuyển vật liệu san lấp có thể ảnh hưởng tới: Khu dân cư hai bên đường, chợ Trâu Quỳ, Trường THPT Cao Bá Quát, Trạm y tế Cổ Bi, Trường Mầm non Cổ Bi và UBND huyện Gia lâm.

Hình 2.18. Mô tả tuyến đường vận chuyển vật liệu phục vụ dự án

2.8. Mô tả tuyến đường đổ vật liệu thải

Như đã mô tả phần 1, dự án quy hoạch 3 khu vực được san lấp để chứa vật liệu thải, trong đó có 2 bãi chứa vật liệu hữu cơ là những khu vực được quy hoạch thành khu thực nghiệm cây trồng. 1 bãi chữa vật liệu hữu cơ được quy hoạch thành bãi để xe sau này. Với vị trí 3 bãi này, tuyến đường vận chuyển vật liệu thải từ các công trình tới bãi thải cụ thể như sau:

- Khu xây dựng khoa thú y, giáo dục thể chất đi theo đường ngõ 56 (0.6km) đến bãi thải gần khoa Chăn nuôi

- TTNC Thể chế chính sách, nhà điều hành và khoa giáo dục thể chất đi theo nội vùng học viện (0.4km) ra đường gom sông Cầu Bây (0.4km) về bãi thải gần khu giảng đường khoa thú y

- Giảng đường lớn, khoa môi trường và khoa công nghệ sinh học đi theo đường nội đi theo đường nội vùng đến bãi thải gần khu giảng đường khoa thú y

Hình 2.19. Khu vực dự kiến đổ thải các vật liệu thải

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 37

Page 38: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

2.9. Các địa điểm nhạy cảm bị ảnh hưởng trong quá trình thi công dự án

Kết quả khảo sát cho thấy, quá trình xây dựng dự án không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động học tập, sinh hoạt của cả cán bộ, học viên của trường cũng như khu vực dân cư lân cận. mà dọc theo tuyến đường vận chuyển vật liệu, một số đối tượng nhạy cảm khác cũng cần được lưu ý. Chi tiết các đối tượng được mô tả ở hình 2.16:

Hình 2.20. Các đối tượng nhạy cảm cần lưu ý trong quá trình thi công

Bảng 2.5 Mô tả các điểm nhạy cảm cần lưu ý trong quá trình thi công

Đối tượngK/c đến điểm

gần nhất của dự án

Mô tả

Khu vực cổng trường

200m Cổng hiện nay của học viện - cách khu vực xây dựng các khoa Môi trường, CNTP, CN sinh học khoảng 200m. Đây là đường chính từ cổng vào khu giảng đường, tập trung khá đông người qua lại và khu vực hàng, quán dịch vụ

Đường Trâu Quỳ, vị trí gần cổng hiện trạng

250m Ngay phía ngoài cổng trường hiện tại, tập trung khá đông phương tiện đi lại và hàng quán nhỏ dọc đường

Cửa hàng dịch vụ trên mặt đường từ cổng vào khu giảng đường

100m Khu vực đường từ cổng nối đến khu vực xây dựng các khoa Môi trường, CNTP, CN sinh học - tập trung nhiều cửa hàng dịch vụ như bán cây con giống, dịch vụ photo, tạp hóa, điểm giao dịch của ngân hàng, bưu điện,..

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 38

Page 39: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đối tượngK/c đến điểm

gần nhất của dự án

Mô tả

Giảng đường 5 tầng mới xây dựng

80m Giảng đường 5 tầng đã được xây đang chuẩn bị bàn giao - Nằm giữa vị trí xây khoa Môi trường, CNSH và giảng đường

Khu dân cư ngõ 65 Ngô Xuân Quảng

50 Nằm liền kề ngay khu vực xây dựng khoa Thú Y, Trung tâm ngoại ngữ và làm đường phân đoạn 6

Khu tập thể TT Giám định máy Nông nghiệp

300m Nằm giữa khu vực bãi đổ thải hữu cơ và các khoa Giáo dục thể chất, khoa Thú y, Trung tâm ngoại ngữ, và làm đường phân đoạn 6

Khu giảng đường khoa Thủy sản mới xây dựng

50m Nằm ngay trên phân đoạn 6 và toàn nhà Trung tâm ngoại ngữ

Cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất thuốc thú y

50m Nằm sát đường phân đoạn 6 và Khu trung tâm ngoại ngữ

Viện nghiên cứu phát triển cây trồng và TT NC cây trồng Việt

Nam, Nhật Bản

50m Viện nghiên cứu phát triển cây trồng, sát bùng binh tuyến giao thông

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 39

Page 40: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

3.1. Đánh giá tác động môi trường

3.1.1 Tác động tích cực

Dự án "Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” thuộc dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục đại học" sẽ góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới được thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và khu vực, đồng thời phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Việt Nam. Vùng Dự án đã được quy hoạch phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Các lợi ích cụ thể mà Dự án sẽ mang lại khi được triển khai bao gồm:

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời góp phần hỗ trợ các ngành thương mại, đào tạo nghề, y tế, thú y chuyên sâu...;

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Học viện Nông nghiệp nói riêng và ở Việt Nam nói chung.;

Từng bước thực hiện quy hoạch nhằm mở rộng, phát triển khu vực đô thị trung tâm nội đô về phía Đông của Thành phố Hà Nội;

Nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu vực Dự án, cải thiện tình trang tiêu thoát nước, góp phần tạo không gian xanh, cảnh quan và môi trường sư phạm hiện đại.

Cải tạo môi trường sinh thái thông qua việc cải tạo nâng cấp các công trình xử lý chất thải của các cơ sở giáo dục và đào tạo của Dự án, góp phần giảm thiểu áp lực môi trường và tạo không gian xanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội khu vực Dự án theo hướng khu đô thị khoa học và sinh thái, một công viên khoa học nông nghiệp bền vững.

3.1.2 Các tác động tiêu cực tiềm tàng

3.1.2.1 Nhận diện các tác động

Dựa trên phân tích dữ liệu cơ bản của dự án, kết quả khảo sát thực tế khu vực triển khai dự án, và thảo luận với chính quyền các địa phương và các bên liên quan, các tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của dự án đã được xác định. Bảng 3.1 tóm tắt các tác động tiềm tàng được nhận dạng theo từng hạng mục dự án.

Nhìn chung, với 3 hợp phần của dự án thì các tiểu hợp phần 1.2 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; Tiểu hợp phần 2.3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ quản trị đại học là những tiểu hợp phần có hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt các thiết bị phòng thí nghiệm,... Do đó đây sẽ là những tiểu hợp phần có thể gây ra các tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường và xã hội. Mức độ tác động và phạm vi tác động cũng đã được báo cáo nhận diện và đánh giá. Ứng với mỗi tác động, tùy theo phạm vi và mức độ tác động mà báo cáo cũng đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động (chi tiết ở chương 4 của báo cáo) phù hợp.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 40

Page 41: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hầu hết các tác động được nhận diện trong giai đoạn chuẩn bị và thi công đều là những tác động mang tính tạm thời và hoàn toàn có thể giảm thiểu thông qua việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và công tác giám sát các nhà thầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu được thực hiện nghiêm túc

Chi tiết đánh giá tác động môi trường tiêu cực được trình bày trong phần 3.1.2.2 Tác động xã hội được thảo luận chi tiết trong phần 3.2 dưới đây.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 41

Page 42: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 3.1. Mức độ tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường và xã hội của dự án theo các hợp phần

Giai đoạn

Môi trường vật lý Môi trường sinh thái Môi trường xã hội Khác

Khí, bụi, ồn, rung

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng và hệ sinh thái tự

nhiên

Nuôi trồng

thủy sản

Thu hồi đất/tái định

Tri thức bản địa

Văn hóa phi vật thể

Xóa trộn sinh kế

cộng đồng

An toàn giao thông/Ngập

úng

Tác động bên ngoài

Hợp phần 1: Phát triển đào tạo

Tiểu hợp phần 1.2. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Tiền thi công L L L N L N N L L N N

Thi công M L M N L N N L L M N

Vận hành L L L N N N N N N L N

Lưu ý Tiền thi công: (i) Không có thu hồi đất, di dân, tái định cư; (ii) Hoạt động rà phá bom mìn theo quy định; (iii) Chất thải rắn khoảng 4.000 tấn chất thải không độc hại cần đổ bỏ trong đó phần sinh khối (cành, lá, rễ cây) có khối lượng là 1000 tấn chiếm trên 25% tổng lượng chất thải.

Thi công: (i) Tổng khối lượng chất thải không độc hại trong giai đoạn thi công ước tính cần đổ vào bãi là 45.924 tấn, trong đó chủ yếu là đất bóc hữu cơ chiếm tới 36.758 tấn tương đương 80% khối lượng cần đổ thải; (ii) Mật độ giao thông sẽ tăng thêm khoảng 1,7 chuyến xe/giờ. Mức độ tác động là nhỏ và xảy ra có tính chất cục bộ trong phạm vi hẹp (dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu san lấp từ vị trí bãi cát Cầu Đuống đến khu vực Dự án.) và có tính chất tạm thời

Vận hành: (i) Tổng số cán bộ, sinh viên và khách ước tính là 18.850 người, như vậy lượng chất thải sinh hoạt có thể ước tính là khoảng 11,3 tấn/ngày; (ii) Nước thải, chất thải nguy hại (vỏ bao bì hóa chất,...) hơi hóa chất từ các phòng thí nghiệm/thực tập là những vấn đề cần quan tâm quản lý trong quá trình vận hành

Hợp phần 2: Phát triển nghiên cứu

Tiểu hợp phần 2.3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học:

Tiền thi công L L L N L N N L L N N

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 42

Page 43: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn

Môi trường vật lý Môi trường sinh thái Môi trường xã hội Khác

Khí, bụi, ồn, rung

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng và hệ sinh thái tự

nhiên

Nuôi trồng

thủy sản

Thu hồi đất/tái định

Tri thức bản địa

Văn hóa phi vật thể

Xóa trộn sinh kế

cộng đồng

An toàn giao thông/Ngập

úng

Tác động bên ngoài

Thi công L L L N N N N L L L L

Vận hành L L L N N N N N N L N

Lưu ý Tiền thi công: (i) Không có thu hồi đất, di dân, tái định cư; (ii)Hoạt động rà phá bom mìn theo quy định; (iii) Chất thải rắn không đáng kể.

Thi công: (i) Tổng khối lượng chất thải rắn thải ra trong giai đoạn thi công không độc hại ước tính cần đổ vào bãi là 7.395 tấn, trong đó chủ yếu là đất bóc hữu cơ chiếm tới 6.120 tấn tương đương 83% khối lượng cần đổ thải. Bãi đổ thải nằm trên địa bàn thuộc khuôn viên Học viện Nông nghiệp và cách xa khu dân cư nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Vận hành: Nước thải, chất thải nguy hại (vỏ bao bì hóa chất,...) hơi hóa chất từ các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm là những vấn đề cần quan tâm quản lý trong quá trình vận hành

Hợp phần 3: Quản trị đại học, chia sẻ thông tin, và quản lý dự án

Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ quản trị đại học:

Tiền thi công L L L N N N N N N N L

Thi công M L L N N N N L L M L

Vận hành L N N N N N N N N L N

Lưu ý Tiền thi công: (i) Không có thu hồi đất, di dân, tái định cư; (ii) Hoạt động rà phá bom mìn và vật liệu nổ (UXO) theo quy định; (iii) Chất thải rắn không đáng kể.

Thi công: Tổng khối lượng chất thải rắn thải ra trong giai đoạn thi công không độc hại ước tính cần đổ vào bãi là 51.279 tấn, trong đó chủ yếu là đất bóc hữu cơ chiếm tới 48720 tấn tương đương 95% khối lượng cần đổ thải.. Bãi đổ thải nằm trên địa bàn thuộc khuôn viên Học viện Nông nghiệp và cách xa khu dân cư nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 43

Page 44: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn

Môi trường vật lý Môi trường sinh thái Môi trường xã hội Khác

Khí, bụi, ồn, rung

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng và hệ sinh thái tự

nhiên

Nuôi trồng

thủy sản

Thu hồi đất/tái định

Tri thức bản địa

Văn hóa phi vật thể

Xóa trộn sinh kế

cộng đồng

An toàn giao thông/Ngập

úng

Tác động bên ngoài

Vận hành: Chủ yếu là gia tăng mật độ giao thông trên tuyến mới xây

Lưu ý:

- Các tiêu chí được dùng để đánh giá các mức độ tác động: Không (N) -Không có tác động; Thấp (L) - Những công trình quy mô nhỏ, tác động nhỏ, cục bộ, có thể thay đổi được, tạm thời; Trung bình (M) -Những công trình quy mô nhỏ ở các khu vực đô thị/nhạy cảm, các công trình quy mô trung bình với những tác động trung bình, hầu hết các tác động có thể thay đổi được, có thể được giảm thiểu và quản lý, mang tính cục bộ và tạm thời; Cao (H) -Những công trìnhquy mô trung bình tại các khu vực nhạy cảm/đô thị nhỏ;những công trình quy mô lớn có những tác động đáng kể (về mặt môi trường và xã hội), trong đó rất nhiều tác động là không thể thay đổi, cần đền bù; cả M và H cần có sự giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cũng như những chế tài thích hợp về an toàn.

- Những công trình quy mô nhỏ và trung bình, hầu hết các tác động mang tính cục bộ, tạm thời và có thể được giảm thiểu bằng cách áp dựng những biện pháp thi công tiên tiến và cơ chế quản lý thi công thích hợp, cần sự giám sát chặt chẽ và tham vấn các cộng đồng địa phương.

- Nhóm dễ bị tổn thương: Những nhóm bị ảnh hưởng khác nhau bởi các tác động nghiêm trọng của dự án và/hoặc khó khăn trong việc tiếp cận lợi ích và bồi thường, bao gồm phục hồi sinh kế và bồi thường tài sản, khi so sánh với những hộ còn lại. Những người này bất kể giới tính, dân tộc, tuổi, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, tình trạng xã hội hoặc kinh tế khó khăn, có thể bị ảnh hưởng nặng hơn bởi sự di dời về mặt kinh tế hoặc vật chất so những người khác và những người bị hạn chế hơn khả năng nhận bồi thường hoặc hỗ trợ tái định cư và những lợi ích phát triển liên quan khác

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 44

Page 45: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

3.1.2.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị

Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị (GĐCB) chủ yếu liên quan đến các hoạt động liên quan đến công tác phá dỡ, phát quang thực vật để chuẩn bị mặt bằng cho dự án bao gồm các hoạt động như sau:

Hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;

Thu hồi đất

Phá dỡ, di dời các công trình kiến trúc;

Phát quang mặt bằng dự án;

Vận hành máy và thiết bị phá dỡ;

Vận chuyển đất đá thải;

Tập trung công nhân trên công trường.

Đặc điểm nguồn gây tác động trong GĐCB được mô tả trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đặc điểm nguồn gây tác động trong GĐCB

TT Nguồn Bụi và khí thải Nước thải Chất thải rắn Khác

1 Thu hồi đất, di dân, tái định cư Không có.

2 Rà phá bom mìn Thực hiện bởi đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật.

3 Phá dỡ, di dời công trình kiến trúc Bụi. Gạch, bê tông,

đất đá thải Tiếng ồn

4 Phát quang mặt bằng dự án Bụi. Rễ cây, đất, đá

thải

Tiếng ồn, thảm phủ thực vật, nơi cư trú các loài động vật.

5 Vận hành máy và thiết bị

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Dầu mỡ thải Tiếng ồn, rung chấn

6 Vận chuyển đất đá thải

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Dầu mỡ thải Tiếng ồn.

7 Tập trung công nhân trên công trường

Nước thải sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt

Gia tăng mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm của cán bộ, công nhân công trường, các hộ gia đình vùng bị ảnh hưởng, gia tăng mật độ giao thông.

Với các nguồn gây tác động trên cho thấy, các tác động nảy sinh đều là những tác động chung, không có tác động đặc thù:

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 45

Page 46: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

a. Thu hồi đất, di dân, tái định cư

Toàn bộ phạm vi dự án đều nằm trong khuôn viên đất hiện có của VNUA nên Dự án không phát sinh các hoạt động liên quan đến việc thu hồi đất, di dời và tái định cư.

b. Rà phá bom mìn (UXO)

Mặc dù dự án nằm trong phạm vi khuôn viên của Học viện Nông nghiệp, tuy nhiên, do có các hoạt động phá rỡ, di dời các công trình kiến trúc; phát quang mặt bằng dự án trong giai đoạn chuẩn bị cũng như các hoạt động san nền, công tác hố móng trong giai đoạn thi công có thể tiềm ẩn nguy cơ bom mìn và các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Rà phá bom mìn là một hoạt động quan trọng để tránh các mối đe dọa tiềm tàng tới các công trình cũng như an toàn của người dân địa phương và công nhân. Do đó, bom mìn và vật nổ cần phải được xem xét kỹ lưỡng và rà phá trước khi tiến hành thi công, và được thực hiện bởi đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật.Trong đó hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ tồn dư sau chiến tranh được chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng phù hợp, đủ năng lực theo quy định và các yêu cầu thực hiện đã nêu trong TCVN 10299-2014 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành theo quy định của pháp luật.

c. Tác động đến môi trường không khí

Để triển khai thi công, dự án cần huy động 19.33ha đất, trong đó, diện tích đất xây dựng của hợp phần 1 là 5.98 ha, hợp phần 2 là 1.01ha và hợp phần 3 là 12.35ha. Như đã mô tả ở chương 2, khu vực triển khai dự án chủ yếu hiện nay chủ yếu là đất thí nghiệm canh tác cây nông nghiệp (lúa, ngô,...), cây ăn quả (cam, tranh,...), đất mặt nước thí nghiệm nuôi trồng thủy sản (vị trí xây tòa nhà khoa Thú Y và Khoa Ngoại ngữ, trung tâm giáo dục thể chất). Ngoài ra, tại khu vực xây dựng các tuyến đường giao thông ở hợp phần 3 còn một số tuyến giao thông hiện trạng và có một số cây trồng là cây lâu năm nhưng số lượng không đáng kể.

Theo tính toán, tổng lượng sinh khối thực vật được phát quang trong phạm vi dự án ước tính khoảng 1 000 tấn. Trong đó tập trung chủ yếu ở các khu vực xây dựng các tòa nhà Khoa Cơ điện, Khoa Môi trường, Khu giảng đường, Tòa nhà trung tâm, Khu xây dựng giảng đường, và Khoa Công nghệ sinh học, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và Khoa học sự sống.

Trong hợp phần 1 có một số công trình kiến trúc thấp tầng hiện có cần di dời và phá dỡ với tổng diện tích sàn khoảng 2 800 m2, một số kênh nội đồng tưới, tiêu phục vụ cho các khu vực thí nghiệm có chiều dài khoảng 500m. Ước tính có khoảng 3 000 tấn chất thải phát sinh, chủ yếu là bê tông, gạch, đá và đất thải.

Bụi và khí thải phát sinh tại khu vực công trường

Bụi do phát quang thảm thực vật: Quá trình phát quang thực vật, phá dỡ và di dời các công trình này sẽ làm phát sinh bụi. Lượng bụi phát sinh do hoạt động phát quang chuẩn bị san nền trên tổng diện tích khoảng 19.33 ha, được ước tính dựa trên hệ số 2.69 tấn/ha/tháng với thời gian thi công là 3 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 16 giờ (US-EPA AP-42, 2006), và hệ số cố định đối với khu vực đô thị là 50% (Thomson G. Pace, EPA, 2005). Tổng lượng bụi phát sinh do hoạt động phát quang là 78.04 tấn bụi, với mức phát thải là 54.18 kg/h, tương đương 77.836*10-3 mg/m2/s.

Bụi do phá dỡ các công trình hiện có: Hệ số phát thải bụi do hoạt động phá dỡ được ước tính là 0.34 kg/tấn với thời gian thi công là 3 tháng (US-EPA AP-42, 2006), và hệ số cố định đối

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 46

Page 47: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

với khu vực đô thị là 50% (Thomson G. Pace, EPA), tổng lượng bụi do phá dỡ di dời công trình là 0.51 tấn, mức phát thải là 0.35 kg/h, tương đương 35.136*10-3 mg/m2/s.

Bụi do bốc, dỡ đất đá thải lên và xuống phương tiện vận chuyển: Theo tiến độ thi công, công tác phá dỡ, di dời công trình kiến trúc và phát quang khu vực công trường được thực hiện trong 3 tháng trước khi khởi công xây dựng các hạng mục dự án. Khối lượng đất đá thải cần vận chuyển do các hoạt động nay là 4 000 tấn bao gồm các hạng mục sau:

Phá dỡ, di dời công trình kiến trúc : 3.000 tấn

Phát quang khu vực công trường : 1.000 tấn

Dựa trên hệ số phát thải do bụi bốc dỡ theo hướng dẫn của EPA là 0.02 kg/tấn (AP-42, EPA 2006), tổng lượng bụi phát thải do công tác bốc dỡ đất đá là khoảng 0.04 tấn, mức phát thải bụi là 0.028 kg/giờ, hệ số phát thải bụi thực tế do công tác bốc, dỡ được tính toán là 0.040*10-

3 mg/m2/s.

Bụi và khí thải do vận hành các máy và thiết bị: Theo tính toán, hoạt động của các thiết bị trong giai đoạn này cần một lượng nhiên liệu tiêu thụ ước tính khoảng 57 807 lít, tương đương 49.7 tấn (tỷ trọng dầu là 0.86 kg/lít) (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Lượng dầu tiêu thụ trong GĐCB

TT Tên máy Số ca máy Nhu cầu tiêu thụ (lít/ca)

Tổng lượng dầu sử dụng (lít)

1 Ôtô tưới nước 5m3 90 22.5 2,025

2 Ôtô tự đổ <16 tấn 180 64.8 11,664

3 Máy đào 2,3m3 180 137.7 24,786

4 Máy đầm 16T 180 37.8 6,804

5 Máy ủi 110CV 90 46.2 4,158

6 Máy xúc 1,25m3 180 46.5 8,370

Cộng 57,807

Căn cứ theo định mức phát thải bụi và các khí thải do sự hoạt động của các thiết bị mà WHO đưa ra (Economopoulos, 1993-WHO) tính trên 1 lít dầu tiêu thụ. Lượng bụi và khí thải phát sinh trên công trường do hoạt động phát quang thực vật, phá dỡ công trình và bốc dỡ vật liệu thải được trình bày ở Bảng 3.5

Bảng 3.4. Phát thải bụi và khí thải trên công trường trong GĐCB

NguồnMức phát thải bụi và khí thải trên công trường (10-3 mg/m2/s)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

Phá dỡ 35.136

Phát quang mặt bằng 77.836

Vận hành máy và thiết bị 0.213 0.496 2.728 1.389 0.129

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 47

Page 48: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

NguồnMức phát thải bụi và khí thải trên công trường (10-3 mg/m2/s)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

Bốc dỡ 0.040

Cộng 113.225 0.496 2.728 1.389 0.129

Dựa trên công thức tính toán dự báo nồng độ các chất ô nhiễm cho nguồn mặt dưới đây để tính toán dự báo nồng độ các khí thải gây ô nhiễm trên khu vực công trường trong GĐCB.

C=Co + 103∗M∗Lu∗H

Nguồn: Trần Ngọc Chấn, 1999.

Trong đó: C nồng độ dự báo của chất ô nhiễm; Co nồng độ nền của chất ô nhiễm; M thải lượng chất ô nhiễm; L chiều dài tính toán (1.000m); u vận tốc gió trung bình (2.3 m/s); H chiều cao xáo trộn

Nồng độ bụi và khí thải ô nhiễm do các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị được dự báo và trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.5. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên công trường trong GĐCB

TTH Bụi CO SO2 NO2 VOC

m (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)

1 200 288.6 3356.0 21.3 41.9 0.28

2 300 206.6 3355.0 20.9 40.0 0.19

3 450 151.9 3354.3 20.7 38.6 0.12

4 600 124.5 3354.0 20.6 38.0 0.09

5 970 93.3 3353.6 20.4 37.2 0.06

6 1400 77.7 3353.4 20.4 36.8 0.04

QCVN 05:2013/BTNMT (µg/m3-1h) 300 30000 350 200 -

Giá trị độ cao xáo trộn (H) trung bình vào buổi sáng mùa hè là khoảng 450m, và vào mùa đông là 970 m (Trần Ngọc Chấn, 1999). Kết quả ở bảng trên cho thấy, hàm lượng bụi và các khí thải trong công trường vẫn nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Do đó tác động này đánh giá là không đáng kể, tác động cục bộ, chủ yếu tập trung tại các khu vực thi công trên công trường và chỉ diễn ra trong thời gian phát quang và phá dỡ công trình. Tác động này hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu nếu trong quá trình thi công nhà thầu tuân thủ đầy đủ các biện pháp được đưa ra trong ECOP của dự án. Các đối tượng chịu tác động chủ yếu là các cán bộ và công nhân trực tiếp tham gia thi công tại công trường.

Bụi và khí thải do các phương tiện vận chuyển đi đổ thải trong GĐCB

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 48

Page 49: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Phát thải bụi do vận chuyển đi đổ thải trong GĐCB: Với 4 000m3 vật liệu thải phát sinh do phát quang thực vật và phá dỡ công trình, các vật liệu thải đạng hữu cơ sẽ được chuyển tới 2 bãi chứa vật liệu hữu cơ gần khu vực khoa Chăn nuôi và gần vị trí xây dựng tòa nhà Khoa Môi trường, còn vật liệu vô cơ sẽ chuyển đến bãi thải gần khu vực bãi chứa vật liệu xây dựng của người dân thuê hiện nay để san lấp mặt bằng. Tuyến đường vận chuyển sẽ là những tuyến đường ven và đường gom trong khuôn viên của Học viện. Quãng đường vận chuyển trung bình là 1 km. Xe vận tải chủ yếu là xe có trọng tải 10 tấn.

Sử dụng các công thức tính toán về lượng bụi phát sinh do bị cuốn theo trên đường do các phương tiện vận chuyển tạo nên (AP-42, EPA 2006) trong điều kiện thực tế địa hình dọc tuyến vận chuyển của dự án cho thấy, với tộng lượng vật liệu cần chuyển tới bãi thải là 4000tấn (tương đương 400 chuyến xe chạy) và phạm vi vận chuyển xấp xỉ 1 km thì lượng phát thải bụi do vận chuyển của dự án là xấp xỉ 18.64 kg, tương đương với mức phát thải khoảng 1.798*10-3 mg/m/s.

Phát thải bụi và khí do hoạt động của các phương tiện vận chuyển chất đổ thải:

Với tổng số chuyến xe chạy là 400 chuyến xe, trong thời gian 3 tháng, quãng đường vận chuyển trung bình là 1 km, và áp dụng với hệ số cố định bụi trong khu vực đô thị là 50% (Thompson G. Pace, EPA, 2005). Mức phát thải do các phương tiện vận chuyển được dự báo và trình bày trong Bảng 3.9.

Bảng 3.6. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển đi đổ thải trong GĐCB

Hạng mục Bụi SO2 NO2 CO VOC

Lượng phát thải (kg) 0.720 0.547 1.832 1.077 0.712

Mức phát thải (10-3 mg/m/s) 0.069 0.053 0.177 0.104 0.069

Nồng độ bụi và khí thải phát sinh trên tuyến đường được tính toán và thể hiện ở bảng

Bảng 3.7. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên đường đi đổ thải trong GĐCB (µg/m3)

Khoảng cách từ tim đường (m) Bụi CO SO2 NO2 VOC

3 43.02 3353.03 20.21 36.05 0.019

5 42.90 3353.02 20.21 36.04 0.015

10 42.73 3353.01 20.21 36.02 0.008

25 42.64 3353.01 20.20 36.01 0.005

50 42.60 3353.01 20.20 36.01 0.004

100 42.58 3353.00 20.20 36.01 0.003

QCVN 05:2013/BTNMT 300 30000 350 200 -

Như vậy, nồng độ bụi và khí thải do vận chuyển vật liệu thải trên tuyến đường đến địa điểm đổ thải trong GĐCB luôn đáp ứng được quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT về thông số bụi,

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 49

Page 50: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

và các khí thải như SO2, NO2, và CO. Do đó tác động liên quan đến phát thải bụi và khí thải trên tuyến đường đến địa điểm đổ thải trong GĐCB được đánh giá là không đáng kể, tác động cục bộ, chủ yếu tập trung tại khu vực ven tuyến đường, chỉ diễn ra trong quá trình vận chuyển và hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu theo các biện pháp được đề cập trong ECOP. Các đối tượng chịu tác động chủ yếu là những người tham gia giao thông trên cùng tuyến, cùng thời điểm với phương tiện vận chuyển.

Tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị chủ yếu là từ máy và thiết bị sử dụng trong hoạt động phá dỡ, các phương tiện giao thông vận chuyển chất thải. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thi công phá dỡ được tính toán theo công thức sau:

Lp(X) = Lp(X0) +20 log10(X0/X)

Trong đó: LP(X0): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA); LP(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán; X: Vị trí cần tính toán; X0 = 1m

Mức ồn cộng hưởng sẽ được ước tính từ mức ồn riêng lẻ của các máy móc thiết bị. Mức ồn cộng hưởng được tính toán theo công thức sau:

L∑ = 10 x lg ∑i

n

10 0,1Li

Trong đó; LΣ: Mức ồn cộng hưởng; Li: Nguồn ồn i; n: Số lượng nguồn ồn

Mức ồn tính toán được theo khoảng cách từ nguồn phát thải ra và mức ồn cộng hưởng khi tất cả các thiết bị cùng hoạt động được thể hiện ở Bảng 3.8:

Bảng 3.8. Mức ồn cộng hưởng phát sinh từ hoạt động của các máy, thiết bị trong GĐCB

TTPhương tiện vận

chuyển và thiết bị thi công cơ giới

Mức ồn cách nguồn 1mMức ồn cách nguồn 20m

Mức ồn cách nguồn 50mMức dao

động Trung bình

01 Xe tưới nước 82.0 - 94.0 88.0 62.0 54.0

02 Xe tải 82.0 - 94.0 88.0 62.0 54.0

03 Máy ủi 93.0 66.0 56.0

04 Máy xúc 72.0 - 84.0 78.0 52.0 44.0

Mức ồn cộng hưởng 95.8 67.8 59.8

QCVN 26/2010/BTNMT:

Thông thường: 6 giờ đến 21 giờ là 70 dBA; Từ 21 giờ đến 6 giờ là 55 dBA;

Tiêu chuẩn Bộ Y tế: Tiếng ồn tại khu vực sản xuất: thời gian tiếp xúc 8 giờ là 85 dBA

Từ kết quả cho thấy tại ở khoảng cách 20 m cách nguồn gây ồn, mức ồn gây nên từ các loại phương tiện đều lần lượt nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT và tiêu chuẩn của Bộ Y tế, kể cả khi tất cả các thiết bị này cùng hoạt động. Mức ồn này được đánh giá là trung bình, các khu vực thi công công trình hầu hết đều nằm cách xa khu dân cư trên 20m. Khoảng cách gần nhất từ khu vực công trường đến các khu nhạy cảm là Giảng đường

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 50

Page 51: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nguyễn Đăng, Khoa Thú y, khu văn phòng Khoa Cơ điện và khu dân cư ven đường Ngô Xuân Quảng có khoảng cách gần nhất đến hàng rào khu vực công trường của Dự án là từ 30 ÷ 50 m. Do đó có thể nói tác động của tiếng ồn do các máy và thiết bị thi công trong GĐCB được đánh giá là không đáng kể, tác động cục bộ, chủ yếu tập trung tại khu vực thi công, thời gian chỉ khoảng 3 tháng và có thể áp dụng được biện pháp giảm thiểu. Các đối tượng chịu tác động chủ yếu là các cán bộ và công nhân tham gia thi công.

Chất thải rắn

Chất thải rắn xây dựng: Tổng khối lượng chất thải rắn thải ra trong giai đoạn chuẩn bị ước tính cần đổ vào bãi thải là 4000 tấn, trong đó phần sinh khối thực vật (cành, lá, rễ cây) có khối lượng là 1000 tấn chiếm trên 25% tổng lượng chất thải. Bãi đổ thải nằm trên địa bàn thuộc khuôn viên học viên và cách xa các khu dân cư nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Chất thải rắn sinh hoạt: Số lượng công nhân làm việc tại khu vực hiện trường trong khi thi công san nền là 100 người. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 60 kg/ngày. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: thức ăn dư thừa, vỏ hoa quả, túi ni lông, chai, hộp nhựa, giấy, thủy tinh,... Các chất thải này đều là những chất dễ phân hủy nên nếu không được thu gom sẽ gây ra các mùi hôi thối, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và tiểm ẩn là môi trường gây ra các bệnh truyền nhiễm.

Chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại chủ yếu gồm dầu mỡ thải do bảo dưỡng máy và thiết bị, giẻ lau nhiễm dầu mỡ trong quá trình vệ sinh máy và thiết bị. Tổng lượng CTNH từ hoạt động sản xuất trong GĐCB được ước tính bằng khoảng 2% tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ (Thông tư 02/2011/TT-BGTVT), tương đương khoảng 11,04 kg/ ngày.

Lượng CTNH từ hoạt động sinh hoạt như pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang... được ước tính bằng 0,42% so với tổng lượng CTR sinh hoạt (Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011), tương đương khoảng 0,25 kg/ tháng. Tổng lượng CTNH trong GĐCB của Dự án là khoảng 11,29 kg/ngày. Khối lượng này được đánh giá là ít, nhưng do là CTNH chủ yếu là dầu thải và giẻ lau nhiễm dầu, nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cho khu vực, đặc biệt là môi trường đất và nước.

Nước mưa và nước thải

Nước mưa chảy tràn: Khi thực hiện các hoạt động phát quang bề mặt, phá dỡ, di dời các công trình hiện có, nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường sẽ cuốn theo đất, cát, dầu mỡ,… rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường có thể mang theo đất cát, nước thải đổ vào nguồn tiếp nhận là sông Cầu làm cho nước bị đục.

Lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực thi công Dự án được tính theo phương pháp cường độ mưa giới hạn (TCXDVN 51/2008):

Q = q. F. C

Trong đó: Q: lưu lượng tính toán (m3/s); F: diện tích bề mặt lưu vực (ha); C: hệ số dòng chảy

Kết quả tính lưu lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực công trường Dự án trong GĐCB trình bày tại Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐCB

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 51

Page 52: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán (P) 2 5 10 25 50

Cường độ mưa q (l/s/ha) 197.2 239.8 272.1 314.8 347.0

Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s) 1.22 1.58 1.95 2.43 2.95

Các tác nhân ô nhiễm chính trong nước mưa chảy tràn là cuốn theo bụi từ đất, đá (làm gia tăng độ đục và giá trị TSS) tại chính khu vực. Loại ô nhiễm này không mang tính độc hại đặc biệt, và chỉ xuất hiện ô nhiễm tập trung vào đầu cơn mưa, (thông thường tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho khoảng từ 15 đến 30 phút sau đó). Dự báo nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐCB được trình bày trong Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Dự báo nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐCB

STT Thông số Đơn vị Nồng độ

1 Tổng N mg/L 0.5-1.5

2 Tổng P mg/L 0.004-0.03

3 COD mg/L 10-20

4 TSS mg/L 10-20

Nước thải sinh hoạt: Tổng lượng công nhân trên công trường phục vụ công tác san nền trung bình là khoảng 100 người. Mức tiêu thụ nước sinh hoạt là 100 lít/người/ngày, lượng nước thải sinh hoạt được ước tính bằng 80% so với mức tiêu thụ (Cục Quản lý môi trường Y tế, 2012). Tổng lượng NTSH sẽ khoảng 8.0 m3/ngày với thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm được dự báo và trình bày trong Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Dự báo thải lượng chất ô nhiễm trong NTSH trong GĐCB

Chất ô nhiễm

Hệ số thải (*)

(g/người/ngày)

Thải lượng

(kg/ngày)

Nồng độ

(mg/l)

QCVN

14:2008/BTNMT (cột B)

BOD5 45 54 4.95 618.8 50

COD 72 102 8.7 1087.5 -

TSS 70 145 10.75 1343.8 100

Tổng N 6 12 0.9 112.5 -

Amôni 2,4 4,8 0.36 45.0 10

Tổng P 0,8 4,0 024 30.0 10(*) Economopoulos, 1993 (WHO

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 52

Page 53: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Như vậy so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT) thì hàm lượng các chất ô nhiễm vượt mức cho phép nhiều lần. Nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý và nơi xả thải không thích hợp sẽ có ảnh hưởng nhất định đến môi trường và sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên, nước thải này hoàn toàn có thể thu gom và xử lý được, do đó với lưu lượng thải là 8.0m3/ngày đêm, mức độ tác động của nước thải sinh hoạt được đánh giá là nhỏ.

Hệ sinh thái

Việc phát quang và dọn dẹp mặt bằng các công trình của dự án sẽ làm mất lớp thảm phủ thực vật trên cạn (chủ yếu là cây trồng thực nghiệm hoặc các loài cỏ dại,..), ảnh hưởng tới nơi cư trú của các loài động vật trên cạn như ếch, nhái, chuột,... Tổng diện tích bị ảnh hưởng ước tính khoảng 19.33 ha. Tuy nhiên, hầu hết các loài này đều là những loài đang được Học viện nghiên cứu và thực nghiệm và có thể bổ sung khi công trình đi vào vận hành nên mức độ tác động đối với hệ sinh thái trên cạn là không đáng kể.

Đối với hệ sinh thái nước: Hệ sinh thái nước tồn tại chủ yếu ở các ao nuôi thủy sản hoặc một số mương thủy lợi nhỏ nằm trong phạm vi dự án và phải tiến hành san lấp. Các loài sinh sống trong hệ sinh thái nước này hầu hết là những loài được học viên nuôi thả để nghiên cứu hoặc một số loài tự nhiên nhưng có giá trị không cao như tôm, cua, rong, tảo,... Mức độ tác động này cũng được đánh giá là không đáng kể.

4.1.2.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng

Nguồn gây tác động trong GĐXD chủ yếu liên quan đến các hoạt động xây dựng như sau:

Bóc bỏ lớp đất hữu cơ;

Vận chuyển đất hữu cơ;

Vận chuyển đất đắp;

Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;

Xây dựng các hạng mục công trình dự án;

Vận hành máy và thiết bị xây dựng;

Vận chuyển chất thải xây dựng;

Tập trung công nhân.

Đặc điểm các nguồn gây tác động này được mô tả trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Đặc điểm nguồn gây tác động trong GĐXD

TT Nguồn Bụi và khí thải Nước thải Chất thải

rắn Tác động khác

1 Bóc bỏ lớp đất hữu cơ Bụi Rễ cây, đất,

đá thải Tiếng ồn, rung

2 Vận chuyển đất hữu cơ

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Dầu mỡ thải Tiếng ồn, rung

3 Vận chuyển đất Bụi, SO2, Nước thải vệ Dầu mỡ thải Tiếng ồn, rung

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 53

Page 54: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT Nguồn Bụi và khí thải Nước thải Chất thải

rắn Tác động khác

đắp CO, NO2, VOC

sinh máy và thiết bị

4Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Dầu mỡ thải Tiếng ồn, rung

5 Xây dựng các hạng mục dự án

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Chất thải xây dựng

Tiếng ồn, rung chấn, hệ sinh thái, động vật, thực vật

6 Vận hành máy và thiết bị xây dựng

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Dầu mỡ thảiTiếng ồn,rung chấn hệ sinh thái, động vật, thực vật

7 Vận chuyển chất thải xây dựng

Bụi, SO2, CO, NO2, VOC

Nước thải vệ sinh máy và thiết bị

Dầu mỡ thải Tiếng ồn, rung chấn, gia tăng mật độ giao thông.

8Tập trung công nhân trên công trường

Nước thải sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt

Gia tăng mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm của cán bộ, công nhân công trường, các hộ gia đình vùng bị ảnh hưởng, gia tăng mật độ giao thông.

3.1.2.3 Tác động môi trường chung

Tác động đến môi trường không khí

Phát thải bụi và khí thải trên công trường xây dựng dự án trong GĐXD

Theo thiết kế dự án, để thi công các hạng mục công trình, dự án phải nạo vét một lượng đất hữu cơ và chuyển tới bãi thải là:

Khối lượng bóc bỏ: Lượng đất hữu cơ bóc bỏ trong GĐXD của dự án là 53 880 m3 tương đương khoảng 91 596 tấn. Để vận chuyển khối lượng này sẽ cần khoảng 9 160 chuyến xe đi đổ tại bãi thải trong khuôn viên HVN.

Công tác đắp san nền: Khối lượng vật liệu cần bổ sung để đắp vào công trình dự án là khoảng 328 459 m3 tương đương khoảng 558 380 tấn. Để vận chuyển khối lượng đất đắp này sẽ cần khoảng 55 838 chuyến xe. Vật liệu sẽ được mua từ khu vực bãi cát Cầu Đuống thuộc xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm Hà Nội.

Mức phát thải bụi do san nền: Lượng bụi phát sinh do hoạt động san nền được ước tính dựa trên hệ số 2.69 tấn/ha/tháng với thời gian thi công là 6 tháng (US-EPA AP-42, 2006), và hệ số cố định đối với khu vực đô thị là 50% (Thomson G. Pace, EPA, 2005). Lượng bụi phát sinh là

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 54

Page 55: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

khoảng 156 tấn, mức phát thải tổng cộng là 54.16 kg/giờ, tương đương mức phát thải là 77.84*10-3 mg/m2/s.

Xây dựng các hạng mục: Lượng bụi phát sinh do hoạt động xây dựng được ước tính dựa trên hệ số 2,69 tấn/ha/tháng với thời gian thi công là 36 tháng (US-EPA AP-42, 2006), và hệ số cố định đối với khu vực đô thị là 50% (Thomson G. Pace, EPA, 2005). Lượng bụi phát sinh là khoảng 936 tấn, mức phát thải tổng cộng là 54,16 kg/giờ, tương đương mức phát thải là 77,84*10-3 mg/m2/s.

Phát thải bụi và khí thải do vận hành máy và thiết bị xây dựng: Theo tính toán, để thi công tất cả các hạng mục công trình của dự án, dự án sẽ cần khoảng 693684 lít, tương đương 597 tấn (tỷ trọng dầu là 0,86 kg/lít) để vận hành các thiết bị. Quá trình vận hành các thiết bị này sẽ làm phát tán bụi và các khí thải vào môi trường khu vực. Mức phát thải bụi và khí thải được ước tính theo định mức khí thải và được trình bày trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Phát thải bụi và khí thải từ máy và thiết bị trong GĐXD

TT Loại khí thải

Định mức thải ra trên 1 tấn dầu

Tổng lượng khí thải

Lượng phát thải ô nhiễm (Es)

(kg/tấn) (kg) (10-3mg/m2/s)

1 TSP 4.3 2567 0.213

2 SO2 20*S 5970 0.496

3 NO2 55 32835 2.731

4 CO 28 16716 1.390

5 VOC 2.6 1552 0.129

Nguồn: Economopoulos, 1993 (WHO). S = 0,05%

Khi đó kết quả tính toán cho thấy hàm lượng bụi và các khí thải trên khu vực công trường trong thi công được dự báo và trình bày trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Nồng độ bụi và khí thải trên công trường trong giai đoạn thi công

TTH Bụi CO SO2 NO2 VOC

m (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)

Co - 42.5 3353 20.2 36 -

1 200 282.6 3356.0 21.3 41.9 0.28

2 300 269.3 3355.0 20.9 40.0 0.19

3 450 193.7 3354.3 20.7 38.6 0.12

4 600 155.9 3354.0 20.6 38.0 0.09

5 970 112.6 3353.6 20.4 37.2 0.06

6 1400 91.1 3353.4 20.4 36.8 0.04

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 55

Page 56: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TTH Bụi CO SO2 NO2 VOC

m (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT 300 30000 350 200 -

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, chất lượng không khí khu vực công trường vẫn đáp ứng được QCVN 05:2013/BTNMT đối với nồng độ bụi và các khí thải CO, SO2, NO2. Tuy nhiên, ở độ cao dưới 200m, hàm lượng bụi là khá cao, đạt ngưỡng 282.6 µg/m3. Với đặc thù vị trí của các công trình nằm trong khuôn viên của học viện, nơi có nhiều hoạt động học tập và nghiên cứu nên tác động này được đánh giá ở mức nhỏ đối với các công trình cách xa khu vực học tập của sinh viên như vị trí xây dựng các công trình tòa nhà Khoa Thú Y, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp và Khoa học sự sống, và mức tác động là trung bình đối với các công trình thi công các tòa nhà Giảng đường, Khoa Cơ điện, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ thực phẩm và tuyến đường giao thông nối từ đường Ngô Xuân Quảng đến vòng xoay trung tâm. Các đối tượng bị tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp tham gia thi công trên công trường. Tác động này cũng hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu được nếu nhà thầu tuân thủ theo các biện pháp được đề cập trong ECOP của báo cáo

Phát thải bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển vật liệu thải

Phát thải bụi do vận chuyển vật liệu thải: Theo tính toán thiết kế, tổng khối lượng vật liệu cần vận chuyển từ các công trường đến bãi thải là 649 976 tấn. Phương tiện vận chuyển là xe có tải trọng 10 tấn. Do đó sẽ có 64 998 chuyến xe chạy. Các tuyến đường vận chuyển được lựa chọn là những tuyến đường từ công trường đi ra đường biên xung quanh trường rồi đến bãi thải (nơi ít có sinh viên và cán bộ qua lại) và hoàn toàn nằm trong khuôn viên của học viện. Quãng đường vận chuyển trung bình là 1 km. Sử dụng công thức tính toán phát thải bụi tương tự như trong giai đoạn chuẩn bị với hệ số phát thải bụi thực tế do vận chuyển đất, đá được tính toán là 23.296 g/km. Lượng phát thải bụi do vận chuyển của dự án là xấp xỉ 3.03 tấn, tương đương với mức phát thải khoảng 24.34*10-3 mg/m/s.

Phát thải bụi và khí do các phương tiện vận chuyển vật liệu thải: Với tổng số chuyến xe vận chuyển là 64 998 chuyến, phương tiện vận chuyển là xe tải có tải trọng 10 tấn và thời gian thi công là 36 tháng, lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện này được tính toán và thể hiện ở Bảng 3.15

Bảng 3.15. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển vật liệu thải trong quá trình thi công

Hạng mục Bụi SO2 NO2 CO VOC

Lượng phát thải (kg) 117.06 88.92 297.69 175.04 115.76

Mức phát thải (10-3 mg/m/s) 11.29 8.58 28.71 16.88 11.17

Hàm lượng bụi và các khí thải trên tuyến đường vận chuyển chất thải đi đổ thải trong thi công được dự báo và trình bày trong Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển đi đổ thải

TT X Bụi CO SO2 NO2 VOC

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 56

Page 57: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

m (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)

Co - 42.5 3353 20.2 36 -

1 3 52.6 3357.9 22.7 44.4 3.3

2 5 50.3 3356.8 22.1 42.4 2.5

3 10 46.9 3355.1 21.3 39.7 1.4

4 25 45.2 3354.3 20.9 38.3 0.9

5 50 44.5 3354.0 20.7 37.7 0.7

6 100 44.2 3353.8 20.6 37.4 0.5

QCVN 05:2013/ BTNMT 300 30000 350 200 -

Như vậy lượng bụi và khí thải trên tuyến đường đi đổ thải trong GĐXD của dự án gây ra là nhỏ, nồng độ bụi và các khí thải như CO, SO2, NO2 trên tuyến đường vận chuyển chất thải thấp hơn nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT.

Do đó, tác động này được đánh giá là không đáng kể và chỉ diễn ra trên dọc tuyến đường khi có phương tiện vận chuyển đi qua

Phát thải bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển vật liệu san lấp và thi công

Phát thải bụi do vận chuyển đất đắp cho hoạt động san lấp: Vật liệu đất đắp được dự kiến khai thác từ khu vực bãi cát Cầu Đuống và vận chuyển đến công trường. Phần lớn đoạn đường vận chuyển đất đắp đến công trường là đường nhựa. Tổng khối lượng đất đắp cần vận chuyển là 328 459 m3 tương đương 558 380 tấn. Xe vận tải có trọng tải trung bình 10 tấn. Kết quả tính toán cho thấy lượng phát thải bụi do vận chuyển đất đắp san nền của dự án là xấp xỉ 31.22 tấn, tương đương với mức phát thải khoảng 20.91*10-3 mg/m/s.

Phát thải bụi và khí do các phương tiện vận chuyển vật liệu san lấp: Với tổng số chuyến xe chạy là 55 838 chuyến xe, trong thời gian 36 tháng và quãng đường vận chuyển trung bình là 12 km. Tổng lượng phát thải do các phương tiện vận chuyển được tính toán thể hiện trong Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển đất đắp cho hoạt động san lấp

Hạng mục Bụi SO2 NO2 CO VOC

Lượng phát thải (kg) 99.66 75.70 253.45 149.03 98.56

Mức phát thải (10-3 mg/m/s) 9.61 7.30 24.45 14.37 9.51

Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng:

Tổng diện tích sàn xây dựng của Dự án là khoảng 92 963 m2, diện tích làm đường giao thông là 111 286 m2. Khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển để xây dựng 1m2 ước tính là khoảng 1.637 tấn (UTL, 2010). Tổng khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển trong GĐXD là khoảng 334 356 tấn. Thời gian thi công xây dựng là 36 tháng. Phần lớn khối lượng vật liệu (đá cấp phối, cát…) được vận chuyển từ khu vực Cầu Đuống. Lượng phát thải bụi do

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 57

Page 58: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

vận chuyển nguyên, vật liệu của dự án được tính toán là 18.69 tấn, tương đương với mức phát thải khoảng 12.52*10-3 mg/m/s.

Phát thải bụi và khí do các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu. Tổng số chuyến xe chạy là 33 436 chuyến xe, trong thời gian 36 tháng. Tổng lượng phát thải do các phương tiện vận chuyển được tính toán thể hiện trong Bảng 3.18.

Bảng 3.18. Dự báo mức phát thải do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

Hạng mục Bụi SO2 NO2 CO VOC

Lượng phát thải (kg) 60.22 45.74 153.14 90.04 59.55

Mức phát thải (10-3 mg/m/s) 5.81 4.41 14.77 8.68 5.74

Như vậy, nồng độ bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển vật liệu san lấp và nguyên vật liệu thi công được dự báo và trình bày trong Bảng 3.19.

Bảng 3.19. Dự báo nồng độ bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển đất đắp

và nguyên vật liệu thi công xây dựng

TTX Bụi CO SO2 NO2 VOC

m (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)

Co - 42.5 3353 20.2 36 -

1 3 56.0 3359.4 23.4 46.9 4.2

2 5 52.9 3357.9 22.7 44.3 3.2

3 10 48.4 3355.8 21.6 40.7 1.8

4 25 46.1 3354.7 21.1 38.9 1.1

5 50 45.2 3354.3 20.9 38.2 0.8

6 100 44.7 3354.0 20.7 37.8 0.7

QCVN 05:2013/BTNMT 300 30000 350 200 -

Kết quả ở bảng cho thấy, lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động vật chuyển là không lớn. Tuy nhiên, do tuyến đường vận chuyển là các trục đường giao thông như đường Ngô Xuân Quảng, đường Cổ Bi,... là những tuyến đường có mật độ giao thông khá cao. Do đó sự gia tăng lượng bụi và khí thải này sẽ làm cho môi trường không khí dọc tuyến tăng thêm áp lực. Các đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là những người tham gia giao thông trên tuyến đường trong các thời điểm mà có phương tiện vận chuyển đi qua. Mức độ tác động này được đánh giá ở mức trung bình nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu theo các biện pháp được nêu trong ECOP của báo cáo

Tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh trong GĐXD chủ yếu là từ máy và thiết bị sử dụng trong hoạt động san nền, thi công xây dựng các hạng mục, các phương tiện giao thông vận chuyển đất đá thải,

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 58

Page 59: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

nguyên vật liệu. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thi công được tính toán theo công thức tương tự như trong giai đoạn chuẩn bị.

Khoảng cách đánh giá tác động tiếng ồn đến các đối tượng dân cư xung quanh được chọn từ 20m đến 50m. Kết quả đánh giá mức ồn riêng rẽ đối với từng phương tiện thi công và vận chuyển cũng như mức ồn cộng hưởng được ước tính và trình bày trong Bảng 3.20.

Bảng 3.20. Mức ồn cộng hưởng phát sinh từ hoạt động của các thiết bi, máy móc thi công

TTPhương tiện vận

chuyển và thiết bị thi công cơ giới

Mức ồn cách nguồn 1mMức ồn cách nguồn 20m

Mức ồn cách nguồn 50mMức dao

động Trung bình

1 Xe tưới nước 82.0 - 94.0 88 62 54

2 Xe tải 82.0 - 94.0 88 62 54

3 Máy đào 72.0 - 84.0 78 52 44

4 Máy cạp đất, máy san 80.0 - 93.0 86.5 60.5 52.5

5 Xe lu 72.0 - 74.0 73 47 39

6 Máy ủi 93 67 59

7 Máy xúc 72.0 - 84.0 78 52 44

Mức ồn cộng hưởng 95.8 69.8 61.8

QCVN 26/2010/BTNMT thông thường: 6 giờ đến 21 giờ là 70 dBA; từ 21 giờ đến 6 giờ là 55 dBA;

Tiêu chuẩn Bộ Y tế: tiếng ồn tại khu vực sản xuất: thời gian tiếp xúc 8 giờ là 85 dBA

Từ kết quả cho thấy tại ở khoảng cách 20 m cách nguồn gây ồn, mức ồn gây nên từ các loại phương tiện đều lần lượt nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT và tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Và mức ồn này được đánh giá là trung bình, các khu vực thi công công trình hầu hết đều nằm cách xa khu dân cư, khu vực nghiên cứu và học tập của sinh viên. Khoảng cách gần nhất từ khu vực công trường đến các khu nhạy cảm là Giảng đường Nguyễn Đăng, Khoa Thú y, khu văn phòng Khoa Cơ điện và khu dân cư ven đường Ngô Xuân Quảng có khoảng cách gần nhất đến hàng rào khu vực công trường của Dự án là từ 30 ÷ 80 m. Do đó có thể nói tác động của tiếng ồn do các máy và thiết bị thi công trong giai đoạn thi công được đánh giá là nhỏ, không đáng kể. Các đối tượng chịu tác động chủ yếu là các cán bộ và công nhân tham gia thi công.

Tác động của rung từ hoạt động thi công công trình

Việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển vật liệu cũng như sự hoạt động của các phương tiện cơ giới nặng tham gia thi công xây dựng dự án sẽ gây ra độ rung đáng kể tại khu vực thi công, đặc biệt trong quá trình thảm đường giao thông, đóng cọc bê tông.

Độ rung được đánh giá theo sự kiện rời, không phải mức trung bình của các sự kiện, nên mức rung nguồn được lấy theo mức rung lớn nhất của một trong những máy móc, thiết bị mà dự án

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 59

Page 60: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

dự kiến sử dụng để thi công. Mức rung đặc trưng của các thiết bị thi công trình bày trong bảng dưới.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 60

Page 61: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 3.21. Mức rung của một số thiết bị thi công điển hình (cách 10m)

TT Loại phương tiện, thiết bị sử dụng

Mức rung tham khảo (theo hướng thẳng đứng, dB)

1 Máy đào đất 80

2 Máy ủi đất 79

3 Xe vận chuyển hàng nặng 74

4 Xe lu 82

5 Máy nén khí 81

Nguồn: Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp - NXB Khoa học Kỹ thuật, 1992

Để dự báo mức rung suy giảm theo khoảng cách, sử dụng công thức:

L = L0 - 10log (r/r0) - 8,7a (r - r0) (dB)

Trong đó: L là độ rung tính theo dB ở khoảng cách “r” mét đến nguồn; L0 là độ rung tính theo dB đo ở khoảng cách “r0” mét từ nguồn. Độ rung ở khoảng cách r0 = 10m thường được thừa nhận là rung nguồn; a là hệ số giảm nội tại của rung đối với nền sét khoảng 0,5.

Kết quả dự báo được trình bày trong bảng dưới:

Bảng 3.22. Mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công

TT

Thiết bị

Rung nguồn (r0=10m)

Mức rung suy giảm theo khoảng cách

r=12m r=14m r=16m r=18m

Laeq

(dB)

Lveq

(mm/s)

Laeq

(dB)

Lveq

(mm/s)

Laeq

(dB)

Lveq

(mm/s)

Laeq

(dB)

Lveq

(mm/s)

Laeq

(dB)

Lveq

(mm/s)

1 Máy đào đất

801,72 70,5 0,58 61,1 0,20 51,9 0,07 42,6 0,02

2 Máy ủi đất 79 1,53 69,5 0,51 60,1 0,17 50,9 0,06 41,6 0,02

3 Xe tải nặng 74 0,86 64,5 0,29 55,1 0,10 45,9 0,03 36,6 0,01

4 Xe lu 82 2,17 72,5 0,73 63,1 0,25 53,9 0,08 44,6 0,03

5Máy nén khí

811,93 71,5 0,65 62,1 0,22 52,9 0,08 43,6 0,03

QCVN 27:2010/BTNMT, mức cho phép 75dB từ 6 21h và mức 60dB từ 21h 6h.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 61

Page 62: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nguồn: Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp - NXB Khoa học Kỹ thuật, 1992

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy trong khoảng cách 12m, khi các thiết bị này hoạt động thì mức rung đều cao hơn QCVN 27:2010/BTNMT và từ 14m trở lên mức rung mới nằm trong QCCP. Với phạm vi này cho thấy các đối tượng sẽ bị tác động chủ yếu là các công trình nằm xung quanh khu vực thi công như các công trình cấp thoát nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc. Tuy nhiên các công trình dân dụng cũng như cơ sở hạ tầng xung quanh khu dự án nhà ở xã hội đều nằm ngoài khoảng cách 18m so với biên ngoài cùng của dự án. Tác động do rung động được đánh giá là không đáng kể.

Chất thải rắn

Chất thải rắn xây dựng: Các chất thải rắn xây dựng trong quá trình thi công bao gồm lượng bùn đất được nạo vét và các chất thải rắn xây dựng khác không sử dụng để san lấp được. Theo tính toán tổng khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình thi công dự án phát sinh khoảng 74 305 m3, trong đó lượng đất bóc hữu cơ là 53 880 m3, chiếm tới 72,5 tổng khối lượng chất thải rắn. Các chất thải rắn này sẽ được vận chuyển tới 3 bãi thải nằm ngày trong khuôn viên của Học viện, trong đó có 2 bãi dùng để chứa các chất thải rắn dạng bùn đất hữu cơ và 1 bãi dùng để tập kết các chất thải rắn vô cơ (đánh giá về tác động của các bãi thải này sẽ được mô tả trong tác động đặc thù). Tác động này được đánh giá là nhỏ.

Chất thải rắn sinh hoạt: Số lượng công nhân làm việc tại khu vực hiện trường trong khi thi công xây dựng các hạng mục của Dự án là 1 225 người. Mức phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình là 0,6 kg/người/ngày (Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011). Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 735 kg/ngày. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt yếu là các chất hữu cơ nên nếu không được thu gom và xử lý sẽ làm ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực Học viên, đồng thời tiềm ẩn các nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, với đặc thù dự án, trong khuôn viên học viện sẽ không bố trí các lán trại công nhân mà nhà thầu sẽ phải thuê công nhân là người địa phương hoặc tự túc chỗ ở tại các khu dân cư, nơi hàng ngày luôn có đội thu gom rác của thành phố đến thu gom và vận chuyển. Tại mỗi công trưởng chỉ bố trí một vài cán bộ bảo vệ. Do đó tác động này được đánh giá là không lớn.

Chất thải nguy hại: Tổng lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn này được tính toán và dự báo khoảng 14.15kg/ngày. Các chất thải này sẽ được thu gom, quản lý và xử lý theo đúng quy trình thu gom và quản lý chất thải nguy hại mà bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nên tác động này được đánh giá là nhỏ.

Chất lượng nước

Nước mưa chảy tràn: Từ kết quả tính lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường như ở giai đoạn chuẩn bị. Trong giai đoạn thi công, nước mưa chảy tràn sẽ tiềm ẩm các nguy cơ gây ô nhiễm cho thủy vực tiếp nhận do sự cuốn trôi các vật liệu thi công như đất, cát, xi măng, dầu mỡ,... Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm có thể có trong nước mưa trong giai đoạn thi công trong trường hợp các nhà thầu quản lý được các vật liệu thi công của dự án được tính toán và thể hiện ở Bảng 3.23.

Bảng 3.23. Dự báo nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường trong GĐXDS

TT Thông số Đơn vị Nồng độ

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 62

Page 63: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

1 Tổng N mg/l 0.4-1.6

2 Tổng P mg/l 0.003-0.05

3 COD mg/l 10-27

4 TSS mg/l 11-26

Với kết quả ở bảng trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa thuộc loại rất thấp. Do đó tác động này được đánh giá là không đáng kể.

Nước thải sinh hoạt: Theo cáo cáo thiết kế dự án, để thi công các hạng mục công trình của dự án thì số lượng công nhân thường xuyên có mặt trên công trường là 1 225 người. Lượng nước thải tạo ra bình quân là 98 m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt có lẫn dư lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ như BOD, COD, … và các vi sinh vật (mà có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh). Kết quả tính toán lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng 3.24 dưới đây.

Bảng 3.24. Lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý

STT Chỉ sốMức xả chất ô

nhiễm (g/người/ngày)

Lượng chất ô nhiễm

(g/ngày)

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)

Chưa qua xử lý

Quy chuẩn Kỹ thuật QCVN 14:2008 Cột

B

1 BOD5 45 - 54 55,125-66,150 500-600 50

2 COD 72 - 102 88200-124950 800-1133 -

3 TSS 70 - 145 85750-177625 778-1611 100

4 Oil 10 - 30 12250-36750 111-333 20

5 Tổng N 6 - 12 7350-14700 68.5-145.3 50

6 Ammonia(N-NH4)

2.4 - 4.8 2940-5880 38.4-62.7 10

7 Phosphor 0.8 - 4.0 980-4900 9.12-51.16 10

8Tổng

Coliform 106 - 109 1225x106-1225x109 3.32x106 - 4.38x109

5000

(MNP/100ml)

Nguồn: WHO, 1993.

Các kết quả tính toán trong bảng 4.8 cho thấy các thông số của nước thải sinh hoạt chưa được xử lý vượt trên mức giới hạn cho phép quy định tại Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 14: 2008 / BTNMT về chất lượng nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên như đã mô tả, dự án sẽ không xây dựng các khu lán trại bên trong khuôn viên Học viện, các nhà thầu sẽ phải thuê công nhân là người địa phương hoặc tự túc chỗ ở bằng cách thuê nhà dân ở bên ngoài để ở, mỗi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 63

Page 64: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

trưởng chỉ bố trí một vài người ở lại làm công tác bảo vệ. Do đó lượng nước thải này sẽ được phân tán ra và tại các khu nhà dân đều có hệ thống thu gom và xử lý nước thải thải sinh hoạt bằng bể tự hoại. Do đó tác động này được đánh giá là không lớn.

Nước thải xây dựng: Nhu cầu sử dụng nước trong GĐXD là khoảng 100 m3/ ngày, trong đó phần lớn là lượng nước được sử dụng để đổ bê tông, xây dựng do đó sẽ không phát sinh nước thải. Nước thải xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải do vệ sinh máy, thiết bị, làm ẩm bê tông,... lượng nước thải xây dựng trong GĐXD là khoảng 10 m3/ngày. Nước thải này có đặc điểm là chứa hàm lượng cặn, các chất rắn lơ lửng và pH cao nên nếu để xả thẳng ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn nước tiếp nhận. Tuy nhiên, thực tế ở hầu hết các công trình xây dựng, nước thải này đều được tái sử dụng cho việc giữ ẩm bê tông hoặc phun tưới làm ẩm đường vận chuyển vật liệu cũng như khu vực thi công để giảm thiểu bụi nên sẽ không còn nước thải xây dựng tạo ra. Do đó tác động này được đánh giá là không đáng kể.

Tác động đến môi trường đất

Khu vực lân cận vùng dự án có thảm thực vật chủ yếu là thảm phủ nông nghiệp của các khu thí nghiệm, xen lẫn cây xanh. Trong thi công, các tác động tiềm ẩn gây ô nhiễm đất chủ yếu là những biến động khu vực công trường, gây xáo trộn đất, gia tăng xói mòn và tác động ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải do quá trình thi công gây ra. Tác động này được đánh giá là nhỏ và mang tính chất tạm thời trong thời gian thi công

Hệ sinh thái

Trong giai đoạn thi công, các hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản trong phạm vi thi công các hạng mục công trình của dự án sẽ bị tác động mạnh mẽ và thay đổi hoàn toàn. Trong giai đoạn chuẩn bị, các loài thực vật trên cạn đều đã được chặt hạ, hệ sinh thái trong các ao nuôi thủy sản sẽ bị san lấp và thay thế hoàn toàn. Toàn bộ phạm vi dự án sẽ bị đào sới, san lấp để tạo mặt bằng thi công nên hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái ao nuôi thủy sản sẽ bị thay đổi thành khu vực công trường xây dựng và sự thay đổi này là hoàn toàn tất yếu. Tuy nhiên, do trong khu vực dự án không có loài nào thuộc loại quý hiếm theo theo sách đỏ của Việt Nam cũng như của IUCN. Do đó các tác động được đánh giá là nhỏ.

3.1.2.4 Tác động môi trường đặc thù

Tác động do nạo vét lớp bùn trầm tích từ các ao nuôi trồng thủy sản

Trong các hạng mục công trình được thi công của dự án, vị trí thi công các công trình như Khoa Thú Y, Trung tâm Ngoại ngữ, khu giáo dục thể chất hiện nay đều là các ao nuôi trồng thủy sản của Học viện, và công trình đường giao thông nối từ Khoa Thủy sản đến vòng xuyến trung tâm sẽ đi qua một số ao thí nghiệm nuôi trồng thủy sản gần khu vực khoa thủy sản. Do đó, để thi công, các nhà thầu sẽ phải tiến hành tát cạn các ao này, đồng thời nạo vét toàn bộ lớp bùn hữu cơ (8397 m3) trước khi đổ vật liệu san lấp vào khu vực. Đây là lớp bùn trầm tích được tích đọng trong các ao nên có hàm lượng các chất hữu cơ khá cao, quá trình nạo vét có thể làm giải phóng ra các khí như CH4, H2S,.. và mùi hôi từ bùn thải. Lượng mùi và khí thải này nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tích lũy của chất hữu cơ trong ao. Tuy nhiên, do đây đều là những ao nuôi thí nghiệm thủy sản của Học viện nên hàng năm Học viện đều tiến hành cải tạo và nạo vét lớp bùn đáy. Do đó khối lượng bùn được tính toán không nhiều (8397 m3) và thời gian tích đọng không dài nên lượng mùi và khí thải sẽ phát sinh từ khu vực này trong quá trình nạo vét là không lớn. Ngoài ra, kết quả phân tích về hiện trạng chất lượng bùn tại các ao cho thấy, hàm lượng một số kim loại nặng được phân tích vẫn đều nằm trong ngưỡng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 64

Page 65: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

quy chuẩn cho phép theo QCVN 03:2015/BTNMT về giới hạn kim loại nặng trong đất đối với đất nông nghiệp và khu vực thi công này rất thoáng đãng, nên tác động này được đánh giá là không đáng kể.

Tác động đến hệ thống hoạt động thí nghiệm nông nghiệp ngoài đồng ruộng

Đối với các công trình xây dựng như Tòa nhà giảng đường, Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ sinh học, Tòa nhà thể chế chính sách, tòa nhà trung tâm, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống, tuyến đường nối từ Khoa nông học đến đường gom, vị trí thi công các công trình này hiện nay đều là các khu đất đang sử dụng làm khu thí nghiệm trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả. vị trí thi công các công trình này hiện nay đều là các khu đất đang sử dụng làm khu thí nghiệm trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả. Do đó, quá trình thi công sẽ có ảnh hưởng đến các hoạt động thí nghiệm của các khu vực xung quanh. Đặc biệt một số kênh mương thủy lợi trong khu vực thí nghiệm có thể bị gián đoạn do hoạt động san lấp mặt bằng hoặc vận chuyển vật liệu. Tuy nhiên, các mương thủy lợi này hầu hết là các mương thủy lợi nhỏ bằng đất nên khi mương thủy lợi nào bị san lấp, có thể làm bổ sung và thay thế mương khác để không làm ảnh hưởng tới hoạt động cấp thoát nước cho các ô thí nghiệm xung quanh. Do đó tác động này được đánh giá là nhỏ

Tác động tới môi trường học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên và học viên trong Học viện

Theo hiện trạng hiện nay, các khu vực giảng đường, văn phòng làm việc của các Khoa và của Học viện, các phòng thí nghiệm, phòng thư viện, ký túc xá của sinh viên hầu hết đều tập trung ở khu vực trung tâm của Học viện. Do đó quá trình thi công các công trình này có thể gây tác động đến các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của các cán bộ, sinh viên và học viên trong Học viện. Đặc biệt là đối với các vị trí thi công các công trình tòa nhà Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ sinh học, Khoa Môi trường và tòa nhà Giảng đường hay các công trình đường giao thông. Các tác động này có thể bảo gồm:

Tác động của bụi, khí thải và tiếng ồn: Như đã đánh giá ở phần không khí trong giai đoạn thi công, tại khu vực công trường, bụi và khí thải đều thấp và nằm trong ngưỡng QCCP theo QCVN 05:2013/BTNMT, còn tiếng ồn ở vị trí cách xã 20m trở lên đều vẫn nằm trong ngưỡng QCCP theo QCVN 26/2010/BTNMT. Tuy nhiên, như chương 2 đã mô tả trong khu này có một số công trình như khu giảng đường khoa Cơ điện cách vị trí xây dựng khoảng 50m, khu giảng đường 5 tầng cách vị trí xây tòa nhà Khoa Công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch 130m, cách vị trí xây tòa nhà Khoa Môi trường khoảng 80m. Còn lại các công trình học tập và nghiên cứu khác đều nằm cách xa khu vực thi công từ 200m trở lên. tác động này được đánh giá là không lớn. Tuy nhiên do đặc thù đây là môi trường học tập và nghiên cứu nên trong quá trình thi công, các nhà thầu cần có sự xắp xếp và tổ chức thi công hợp lý để các thiết bị gây ồn không hoạt động vào các giờ học tập và lên lớn của sinh viên.

Tác động đến cảnh quan học tập của khu vực: Đối với môi trường học tập và nghiên cứu khoa học, để cán bộ và sinh viên làm việc hiệu quả thì cảnh quan môi trường đòi hỏi phải được sạch sẽ và sinh thái. Việc thi công các công trình làm cho cảnh quan môi trường khu vực sẽ bị xáo trộn, điều này có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động học tập và nghiên cứu của các cán bộ và sinh viên. Tuy nhiên, mức tác động này được đánh giá là không đáng kể và chỉ diễn ra trong giai đoạn thi công.

Rủi ro tại nạn lao động khu vực công trường thi công đối với cán bộ và sinh viên của Học viện

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 65

Page 66: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Học viện Nông nghiệp là đơn vị đào tạo lớn, số lượng sinh viên, học viên, và nghiên cứu sinh lớn nên khi công trường thi công nằm trong khuôn viên Học viện, đặc biệt là các công trường thi công Tòa nhà giảng đường, Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ sinh học, Tòa nhà thể chế chính sách hay thi công các tuyến đường giao thông từ đường Ngô Xuân Quảng vào vòng xoay trung tâm, đường từ Khoa Nông học đến đường gom thì các nguy cơ an toàn lao động không chỉ xảy ra đối với công nhân trực tiếp tham gia thi công mà các nguy cơ an toàn lao động đối với cán bộ, sinh viên, học viên đang học tập và nghiên cứu tại trường. Do đó đây được coi là một tác động tiềm tàng cần được được lưu ý và bắt buộc các đơn vị nhà thầu trước khi thi công phải có kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công và giám sát chặt chẽ. Chi tiết các biện pháp sẽ được mô tả ở chương biện pháp giảm thiểu.

Rủi ro an toàn giao thông trong khuôn viên Học viện

Do các công trình thi công đều nằm trong khuôn viên của Học viện nên việc đi lại của các phương tiện thi công cũng như hoạt động vận chuyển vật liệu thải, vật liệu thi công trên một số tuyến dường bên trong Học viện là điều khó tránh khỏi. Một số tuyến đường sẽ có sự hoạt động của các thiết bị này chủ yếu là các đường biên ở phía Bắc (ngõ 65 từ đường Ngô Xuân Quảng vào khoa chăn nuôi), một số đường nhỏ trong khuôn viên nối từ các vị trí thi công ra tuyến đường biên và đến bãi chứa vật liệu thải và trục đường chính học viên (đường Ngô Xuân Quảng) từ cổng Học viện vào đến lối rẽ vào khu vực thi công Khoa Công nghệ sinh học (khoảng 400m). Sự đi lại và hoạt động của các thiết bị và máy móc này sẽ làm gia tăng các nguy cơ về rủi ro an toàn giao thông cho cán bộ và sinh viên viên trong Học viện, đặc biệt là trục đường chính từ cổng Học viện đi vào nơi hàng ngày có mật độ sinh viên tham gia giao thông khá lớn, và đây cũng là trục đường có tuyến xe buýt đi qua. Do đó đây được coi là một tác động cần đặc biệt lưu ý đối với các nhà thầu để đưa ra biện pháp thi công một cách phù hợp

Rủi ro an toàn giao thông bên ngoài khuôn viên Học viện

Theo thiết kế dự án, hoạt động thi công và vận chuyển vật liệu thải hoàn toàn diễn ra bên trong khuôn viên Học viện nên những tác động liên quan tới rủi ro an toàn giao thông bên ngoài Học viện chủ yếu liên quan tới hoạt động vận chuyển các vật liệu san lấp và vật liệu thi công công trình.

Với vật liệu san lấp dự kiến được thu mua từ khu vực bãi cát ven sông Đuống thuộc thôn Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia lâm, tuyến đường vận chuyển sẽ bao gồm đường đê sông Đuống - đường Cổ Bi - Đường Ngô Xuân Quảng vào khu vực thi công. Kết quả khảo sát dọc tuyến đường này cho thấy, trên tuyến này đường Ngô Xuân Quảng và đường Cổ Bi là 2 tuyến đường có mật độ giao thông khá cao, đặc biệt vào các giờ cao điểm về giao thông, do đó những tiềm ẩn về rủi ro an toàn giao thông trên tuyến này là khá lớn nếu các nhà thầu thi công không có biện pháp tổ chức và quản lý phương tiện vận chuyển một cách hợp lý.

Ngoài ra từ trục đường Ngô Xuân Quảng sang đường Cổ Bi, phương tiện vận chuyển sẽ phải đi qua tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và trục đường quốc lộ 5. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5 và có số lượt tầu đi qua hàng ngày là 8 lượt/ngày. Đường quốc lộ 5 là trục giao thông quốc gia có mật độ phương tiện giao thông rất lớn. Theo tính toán thì hoạt động vận chuyển đất đắp san nền và nguyên vật liệu cho dự án sẽ làm gia tăng số lượng phương tiện tham gia giao thông bình quân mỗi giờ là 5,2 lượt và các phương tiện này hầu hết là loại là xe tải 10 tấn. Do đó đây sẽ là điểm tiềm ẩn các nguy cơ về an toàn

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 66

Page 67: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

giao thông khá lớn mà các nhà thầu khi thi công phải lưu ý, có kế hoạch quản lý phương tiện và xắp xếp thời gian vận chuyển một cách hợp lý để giảm các rủi ro về an toàn giao thông cho khu vực.

Nguy cơ sụt lún, hư hại các công trình hiện có

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình xây dựng nhà cao tầng, nguy cơ gây sụt lút, hư hỏng các công trình kiến trúc xung quanh là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, với thiết kế dự án, các công trình này đều có số tầng cao từ 1 đến 5 tầng và hầu hết các công trình đều thi công trên khu vực đất trống, cách xa các công trình kiến trúc xung quanh. Công trình gần nhất là Tòa nhà cơ điện cách khu giảng đường khoảng 50m. Do đó những nguy cơ về sụt lún và hư hại công trình xung quanh được đánh giá là rất thấp.

Ngoài ra, tại khu vực thi công Tòa nhà Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ Sinh học, Giảng đường lớn, gần khu vực này hiện có hệ thống kênh tiêu nước của Học viện đã được xây dựng và kè bê tông hai bên. Quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ thi công các công trình này nếu không được quản lý thì nguy cơ hư hại hệ thống kênh tiêu này là rất lớn. Do đó, sau khi thi công xong công trình, nhà thầu sẽ phải có giải pháp tu sửa cho những vị trí đã bị hư hỏng do hoạt động thi công tạo ra.

Tuy nhiên, quá trình vận chuyển các thiết bị cũng như vận chuyển vật liệu sẽ đi trên tuyến đường thôn và đường biên ven sông Cầu Bây thì khả năng ảnh hưởng tới chất lượng của tuyến đường này là điều khó tránh khỏi. Đây là tuyến đường đã được bê tông hóa, có kích thước bề rộng mặt đường khoảng từ 6-7m. Các nhà thầu sẽ phải cam kết khi thi công xong nếu vị trí nào bị hư hỏng hay xuống cấp sẽ phải sửa chữa và hoàn trả như trạng thái ban đầu. Tác động này được đánh giá là nhỏ

Hình 3.1. Đường biên học viện tiếp giáp sông Cầu Bây

Tác động từ các bãi chứa vật liệu thải thi công

Như đã mô tả, dự án đã quy hoạch 3 bãi thải (vị trí các bãi này đã được mô tả trong mục 1.3.2 và sơ đồ hình 1.7. Vị trí các bãi này đều nằm trong khuôn viên Học viện nên khi tập kết các vật liệu thải vào khu vực này sẽ gây ra một số tác động như làm ảnh hưởng đến cảnh quan và sinh thái khu vực và ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của Học viện sau này. Tuy nhiên, hiện nay các bãi này đều đang rất thấp so với khu vực xung quanh và thường xuyên bị ngập úng khi có mưa. 2 bãi chứa vật liệu bùn và đất hữu cơ theo quy hoạch của Học viện sau này sẽ là nơi bố trí trồng cây thực nghiệm. Còn bãi chứa vật liệu vô cơ được quy hoạch thành khu vực nhà để xe cho sinh viên và cán bộ. Do đó những tác động do việc tập kết vật liệu thải tại khu

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 67

Page 68: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

vực này được đánh giá là không lớn và chủ yếu là tác động đến cảnh quan trong thời gian thi công.

Gia tăng khả năng ngập úng cục bộ xung quanh khu vực thi công

Theo thuyết minh dự án đầu tư, khu vực Học viện Nông nghiệp Việt nam hiện đang là khu vực có địa hình thấp hơn so với khu vực xung quanh nên tình trạng úng trũng thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn, đặc biệt ở khu vực phía Bắc của Học viện. Theo thống kê của Học viện, hiện nay trong khu vực Học viện có 9 ha mặt nước được phân chia thành các ao hồ. Các ao hồ này ngoài chức năng phục nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, còn làm chức năng tiêu thoát nước mưa cho khu vực. Do đó, khi xây dựng các công trình tòa nhà Khoa Thú y, Khoa Ngoại ngữ và trung tâm giáo dục thể chất, một số ao hồ sẽ bị lấp (3.5 ha) đi để làm mặt bằng thi công công trình. Khi đó khả năng tiêu thoát nước của khu vực sẽ bị giảm (diện tích ao hồ giảm 39%) dẫn đến các nguy cơ về ngập úng cho khu vực sẽ tăng lên. Ngoài ra, tại các khu vực thi công khác như tòa nhà Khoa Cơ điện, Khoa Môi trường, Khu giảng đường, Tòa nhà giáo dục thể chế, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và Khoa học sự sống, Tòa nhà trung tâm, các tuyến đường giao thông, khi thi công sẽ được tôn nền lên cao. Do đó sẽ làm gia tăng khả năng úng ngập cục bộ cho các khu vực xung quanh gây ảnh hưởng tới hoạt động thí nghiệm canh tác đồng ruộng và cây ăn quả. Do đó, dự án sẽ phải có những giải pháp thích hợp để giảm thiểu các nguy cơ này ngay từ khi quy hoạch Học viện cũng như thiết kế dự án.

Ảnh hưởng đối với các đối tượng nhạy cảm

Quá trình xây dựng các hạng mục trong hợp phần 1, 2 và 3 có thể sẽ ảnh hưởng đến một số đối tượng nhạy cảm sống gần các mặt bằng xây dựng, bao gồm cả những khó khăn khi người dân muốn tiếp cận các địa điểm này; khói bụi có thể gây phiền toái cho người dân địa phương và các hoạt động văn hóa và tôn giáo; cũng như các rủi ro về an toàn giao thông và tai nạn lao động.

Bảng 3.25. Danh sách các công trình văn hóa bị ảnh hưởng bởi hoạt động tiểu dự án

STT Hoạt động tiểu dự án Đối tượng nhạy cảm Ảnh hưởng tiềm năng

1 Thi công các công trình tòa nhà

Hệ thống mương tiêu thoát nước của học viện

- Vật liệu xây dựng có thể bị cuốn trôi vào mương

- Sạt lở và hư hỏng mương nếu các thiết bị đến gần hoặc vận chuyển vật liệu dọc theo mương

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nướcTiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ

Giảng đường Khoa Cơ điện, Giảng đường 5 tầng mới xây, Giảng đường Nguyễn Đăng

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải- Tiềm ẩn nguy cơ tại nạn lao động- Ảnh hưởng tới hoạt động học tập

của sinh viên- Rủi ro an toàn giao thông khi sinh

viên đến lớpTiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công trình

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 68

Page 69: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

STT Hoạt động tiểu dự án Đối tượng nhạy cảm Ảnh hưởng tiềm năng

khi các thiết bị thi công và vận chuyển vật liệu hoạt động

Khu dân cư đầu ngõ 65 đường Ngô Xuân Quảng

Tăng khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải xây dựng, và nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn thi công đối với các cộng đồng địa phương.

Bệnh viện Thú Y, Tăng khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải xây dựng, và nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn thi công đối với khách hàng của bệnh viện thú y

Khu thí nghiệm canh tác nông nghiệp và cây ăn quả

- Ảnh hưởng tới hoạt động thí nghiệm ngoài đồng ruộng

- Ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thoát nước khu vực

- Gia tăng các nguy cơ ngập úng- Ảnh hưởng của bụi và khí thải tới

môi trường xung quanh và sự phát triển cây trồng

- Gây suy thoái môi trường đất khu vực canh tác và gây suy giảm đa dạng sinh học cho hệ sinh thái

Đường thôn, đường ven học viện nơi vận chuyển vật liệu thải

- Làm xuống cấp và gây hư hại công trình

- Vật liệu rơi vãi dọc tuyến đường làm ảnh hưởng tới hoạt động giao thông

- Nguy cơ mất an toàn giao thông2 Thi công

các tuyến đường giao thông

Khu dân cư đầu ngõ 65 đường Ngô Xuân Quảng

Tăng khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải xây dựng, và nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn thi công đối với cộng đồng địa phương

Bệnh viện Thú Y, Tăng khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải xây dựng, nước thải và nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn thi công đối với giảng viên, sinh viên, khách hàng của các đơn vị

Khoa Thủy sản

Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt Nam - Nhật Bản

Viện nghiên cứu phát triển cây trồng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 69

Page 70: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

STT Hoạt động tiểu dự án Đối tượng nhạy cảm Ảnh hưởng tiềm năng

Khoa Nông học

3 Vận chuyển vận liệu san lấp và vật liệu thi công

Tuyến đường trung tâm từ cổng học viện vào tới Khoa Nông học

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải- Ảnh hưởng tới hoạt động nghiên

cứu, làm việc của cán bộ và học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công

trìnhCác cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên trục đường trung tâm từ Cổng học viện vào tới tòa nhà điều hành của học viện

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải- Ảnh hưởng tới hoạt động kinh

doanh buôn bán- Rủi ro an toàn giao thông- Cản trở khách hàng đến các cửa

hàngSiêu thị Hapromart - Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh buôn bán

- Rủi ro an toàn giao thông- Cản trở khách hàng đến mua bán

Chợ dân sinh trên đường Ngô Xuân Quảng thuộc tổ dân phố Cửu Việt

Chợ Trâu Quỳ

Dân cư 2 bên đường Ngô Xuân Quảng, đường Cổ Bi

- Tăng khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải xây dựng, và nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn thi công đối với cộng đồng địa phươngĐường đê ven sông Đống

Đường sắt cắt ngang đường Ngô Xuân Quảng tại điểm giao cắt giữa quốc lộ 5 với đường Ngô Xuân Quảng

- Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông về đường sắt

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông

Trường THPT Cao Bá Quát nằm trên đường Cổ Bi

- Gia tăng Bụi, khí thải, tiếng ồn.- Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao

thông tại khu vực cổng trường và trạm y tế

- Cản trở việc đến trường của học sinh cũng như phụ huynh khi đến đón học sinh

- Cán trở hoạt động đến thắm khám và làm việc tại trạm y tế

Trường Mầm non Cổ Bi nằm bên đường Cổ Bi

Trạm y tế Cổ Bi nằm trên đường Cổ Bi

4.1.2.4 Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 70

Page 71: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Khi công trình được đi vào vận hành, các tác động môi trường của Dự án chủ yếu là các tác động tích cực, đáp ứng các mục tiêu mà dự án đã đặt ra, đồng thời cũng tiềm ẩn một số tác động tiêu cực tiềm tàng. Trong báo cáo ESMP này, báo cáo chỉ đề cập tới một số tác động tiêu cực tiềm tàng mà dự án phải lường trước và có kế hoạch quản lý, giảm thiểu một cách phù hợp, bao gồm:

Tác động do nước thải sinh hoạt phát sinh và nước mưa chảy tràn

Nước thải sinh hoạt

Do đặc thù các công trình được xây dựng để phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu và làm việc nên nước thải sinh hoạt tạo ra chủ yếu là các công trình nhà vệ sinh của mỗi tòa nhà và lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong các khu nhà của dự án bình quân mỗi ngày đạt khoảng 80 m3/ngày. Toàn bộ lượng nước thải này sẽ được thu gom vào hệ thống bể tự hoại được xây dựng ngầm dưới mỗi tòa nhà để xử lý, sau đó sẽ được dẫn ra hệ thống trạm xử lý của Học viện (có công suất 450m3/ngày đêm) để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn loại B rồi mới thải ra sông Cầu Bây. Do đó tác động này được đánh giá là không đáng kể

Nước mưa chảy tràn

Khi công trình đi vào vận hành, mặt bằng công trình đã được dọn dẹp sạch sẽ, nước mưa chủ yếu từ các mặt bằng như mái nhà, mặt bằng khu vực xung quanh đã được bê tông và nhựa hóa và xung quanh khu vực đều có hệ thống thu gom và thoát nước mưa riêng (không đi cùng hệ thống thoát nước thải). Do đó lượng nước không được coi là nguồn gây ô nhiễm và nó có thể tiêu thoát trực tiếp ra sông Cầu Bây hoặc ra hệ thống thoát nước chung của khu vực ở bên ngoài khuôn viên của Học viện. Tác động này được đánh giá là không đáng kể

Chất thải rắn sinh hoạt

Các chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các tòa nhà trong giai đoạn vận hành chủ yếu là các chất thải rắn dạng vô cơ (chủ yếu là giấy vụn, giấy báo, nilông,...) và một ít chất thải rắn dạng hữu cơ khác (chủ yếu là nguồn thức ăn do cán bộ và sinh viên mang đến). Theo tính toán, tổng số cán bộ, sinh viên và khách bình quân mỗi ngày có mặt là khoảng 20 vạn người, lượng chất thải rắn sinh hoạt tạo ra bình quân mỗi ngày là 12 tấn/ngày. Toàn bộ các chất thải rắn này sẽ được thu gom và được Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (đơn vị đang ký hợp đồng thu gom chất thải rắn với Học viện hiện nay) hàng ngày đến mang đi xử lý. Do đó tác động này được đánh giá là không đáng kể

Quản lý khu vực nhà vệ sinh

Các tòa nhà khi đi vào vận hành sẽ có rất nhiều người đến làm việc và học tập. Do đó khu vực nhà vệ sinh cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây tác động đến môi trường nếu không được quản lý và dọn dẹp thường xuyên. Các nhà vệ sinh không được quản lý và giám sát chặt chẽ bằng cách dọn dẹp hàng ngày, chúng có thể tạo ra các khí độc (H2S, NH3,..) và có mùi khó chịu đồng thời đây cũng là môi trường cho ruồi, muỗi và các mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khỏe của giáo viên, sinh viên, nhân viên và khách thăm. Tuy nhiên, với mô hình hiện nay của học viên đang thuê một đơn vị luôn luôn chịu trách nhiệm làm vệ sinh không chỉ trong phạm vi khuôn viên Học viện, các giảng đường mà còn chịu trách nhiệm vệ sinh hàng ngày các công trình vệ sinh nên tác động này được đánh giá là không đáng kể.

Quản lý hệ thống phòng thực tập/thực hành và thí nghiệm

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 71

Page 72: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Theo thiết kế dự án, các tòa nhà được xây dựng của dự án thì trừ khu vực tòa nhà Giảng đường, Khu nhà giáo dục thể chất, Nhà đào tạo thể chế và chính sách, tòa nhà khoa Ngoại ngữ và toà nhà trung tâm điều hành là không có phòng thực hành/thực tập, còn lại các tòa khác đều có phòng thực hành/thực tập và thí nghiệm như toà nhà Khoa Cơ điện nông nghiệp (9 phòng), Khoa Công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch (5 phòng), Khoa Môi trường (6 phòng), Khoa Công nghệ Sinh học (5 phòng), Khoa Thú Y (7 phòng) hay Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và khoa học sự sống (... phòng). Tại các phòng thực hành và thí nghiệm này, việc lưu trữ và sử dụng hóa chất sẽ diễn ra thường xuyên. Do đó những nguy cơ tiềm ẩn đối với hoạt động quản lý và sử dụng hóa chất là điều rất dễ xảy ra. Các nguy cơ được đánh giá bao gồm:

* Nguy cơ rò rỉ hơi hóa chất:

Với đặc thù đào tạo và nghiên cứu tại mỗi khoa mà hệ thống phòng thực tập/thực hành đều có sự đặc thù khác nhau và các loại hóa chất được sử dụng cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, trong danh mục các loại hóa chất mà các phòng thí nghiệm đã thống kê thì hầu hết các loại hóa chất đều có nguồn gốc axit hoặc bazơ hoặc các hốn hợp khác. Các loại hóa chất này tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, khí (chủ yếu là rắn và lỏng) và được bảo quản trong các chai lọ kín. Khi sử dụng, sự phát tán hơi/khí từ bề mặt hóa chất vào môi trường là điều không tránh khỏi. Ngoài ra, trong quá trình thực tập/nghiên cứu việc pha/trộn các hóa chất với nhau để tạo thành các hợp chất mới hay công phá các mẫu vật có sử dụng hóa chất để phục vụ nghiên cứu cũng làm phát sinh ra các hơi khí đi vào môi trường xung quanh (hơi axit, Clo, H2S, NH3,....). Các chất khí này nếu ở nồng độ lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ cũng như sinh viên trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, tác động này hoàn toàn có thể giảm thiểu và loại trừ nếu như các phòng thí nghiệm không xây dựng được các chương trình quản lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cụ thể. Tác động này cũng được đánh giá là tác động lâu dài trong suốt quá trình vận hành phòng thí nghiệm.

* Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng hóa chất

Trong sử dụng hóa chất, an toàn luôn là vấn đề được quan tâm ở tất cả các phòng thí nghiệm bởi các hóa chất các hóa chất này nếu để tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người hoặc con người hít phải, nó có thể gây sự cố bỏng, ăn mòn da, hệ thống hô hấp, niêm mạc,... Các nguy cơ gây mất an toàn trong sử dụng hóa chất có thể bao gồm:

Quá trình sử dụng hóa chất không sử dụng các thiết bị bảo hộ (băng tay, bịt mặt) dẫn đến hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da và hơi hóa chất xông lên đi vào hệ thống hô hấp của con người

Hóa chất được mua về không đảm bảo về chất lượng hoặc để lâu ngày không sử dụng, hóa chất không có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng cụ thể dẫn đến khi sử dụng sai quy cách gây ra các phản ứng hóa học mà người thực hiện không lường trước được.

Việc bảo quản và sử dụng hóa chất không cẩn thận dẫn đến sự đổ vỡ và hóa chất tràn ra ngoài làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cán bộ/sinh viên, thậm chí có thể gây ra các sự cố cháy nổ.

Việc quản lý hóa chất khi không sử dụng không đảm bảo và không tuân thủ theo hướng dẫn của từng loại hóa chất cũng sẽ làm cho hóa chất bị biến đổi theo thời gian dẫn đến mất an toàn cho người sử dụng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 72

Page 73: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nhìn chung các tác động được liệt kê ở trên phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện và năng lực quản lý của các phòng thí nghiệm và các tác động này cũng hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu trong quá trình vận hành.

* Nước thải từ hệ thống phòng thí nghiệm

Đối với các tòa nhà của các khoa có phòng thực tập/thực hành/thí nghiệm như Khoa Cơ điện nông nghiệp, Khoa Công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ Sinh học và Khoa Thú Y, ngoài hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt như đã mô tả thì tại các khoa này nước thải phát sinh tại các phòng thực tập/thực hành cần thu gom và xử lý riêng bởi nước thải từ các phòng này có đặc điểm là chứa nhiều loại dung môi và hoá chất độc hại như kim loại nặng,.... Thành phần, tính chất và nồng độ nước thải của các phòng này cũng không ổn định và thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào tần suất, số lượng, loại và mục đích thí nghiệm,... Lượng nước thải tạo ra chủ yếu do quá trình rửa các thiết bị thí nghiệm, các vật phẩm thí nghiệm, rửa tay của sinh viên,...

Theo tính toán thì lượng nước thải và thành phần nước thải mỗi khoa có đặc điểm như sau:

Khoa Cơ điện nông nghiệp: lượng nước thải tạo ra bình quân khoảng 1.6m3/ngày với thành phần chứa hàm lượng cặn lơ lửng cao, dầu mỡ, dung môi hữu cơ và các kim loại nặng.

Khoa Công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch: Lượng nước thải tạo ra bình quân khoảng 2.7m3/ngày và thành phần chứa hàm lượng BOD, COD, TSS, NH4

+, NO3

-, dung môi hữu cơ và các vi sinh vật cao

Khoa Môi trường: Lượng nước thải tạo ra bình quân khoảng 2.5m3/ngày và thành phần chứa hàm lượng BOD, COD, TSS, NH4

+, NO3-, dung môi hữu cơ và các kim loại

nặng cao

Khoa Công nghệ Sinh học: Lượng nước thải tạo ra bình quân khoảng 2.4m3/ngày và thành phần chứa hàm lượng BOD, COD, TSS, NH4

+, NO3-, dung môi hữu cơ và các vi

sinh vật cao

Khoa Thú Y: Lượng nước thải tạo ra bình quân khoảng 2.9m3/ngày và thành phần chứa hàm lượng BOD, COD, TSS, NH4

+, NO3- và các vi sinh gây bệnh cao

Lượng nước thải này mặc dù không lớn nhưng nếu không được thu gom và xử lý riêng thì những tác động của nó đến môi trường là đáng kể. Tuy nhiên, theo thiết kế toàn bộ lượng nước thải này sẽ được Học viện thu gom riêng và được dẫn về khu trạm xử lý nước thải mà Học viện đang chuẩn bị thi công nên tác động môi trường này sẽ được kiểm soát và giảm thiểu.

* Phát sinh các chất thải nguy hại

Các chất thải phát sinh từ khu vực phòng thực tập/thí nghiệm bao gồm các loại như vỏ chai lọ đựng hóa chất, các mẫu phẩm thực tập, bao bì đựng mẫu phẩm, dụng cụ hóa chất bị hỏng, dầu mỡ,.... Đây đều là những chất thải thuộc dạng nguy hại và lượng phát sinh phụ thuộc nhiều vào tần suất hoạt động của phòng thí nghiệm. Theo tính toán, lượng chất thải này phát sinh bình quân khoảng 31kg/ngày (trong đó Khoa Cơ điện: 7.4kg/ngày; Khoa Công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch: 5.5kg; Khoa Môi trường: 6.2kg; Khoa Công nghệ Sinh học: 5.1kg và Khoa Thú y: 6.8kg)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 73

Page 74: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Tất cả các chất thải này phải được thu gom và xử lý như đối với các chất thải nguy hại và chỉ được vận chuyển và xử lý với sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Việc quản lý chất thải rắn và độc hại không đúng sẽ mang đến một môi trường không lành mạnh và nguy cơ gây ra dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua việc sử dụng nước cũng như ô nhiễm môi trường nước và không khí.

An toàn trong vận hành các thiết bị máy móc

Dự án này ngoài việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu tại các phòng thực tập/thực hành và thí nghiệm cũng được triển khai.

Trong danh mục các trang thiết bị được liệt kê của dự án cho thấy, hầu hết các thiết bị máy mọc được mua sắm là những thiết bị sử dụng điện và đòi hỏi quy trình vận hành sử dụng nghiêm ngặt và chính xác. Do đó nếu việc vận hành các thiết bị này không được đảm bảo sẽ gây ra các nguy cơ tiềm ẩn như cháy chập thiết bị hoặc làm hỏng, sai lệnh các hệ thống của thiết bị dẫn đến sự sai lệch các kết quả nghiên cứu. Do đó, để hạn chế tác động này, trước khi đi vào vận hành sử dụng, Học viện cũng phải xây dựng các kế hoạch quản lý và sử dụng phù hợp, đảm bảo sự an toàn trong sử dụng.

Cháy nổ, chập điện

Học viện Nông nghiệp là đơn vị có nhu cầu sử dụng điện rất lớn cho các hoạt động nghiên cứu và học tập, đặc biệt là vận hành các thiết bị máy móc nghiên cứu trong các phòng thực tập/phòng thí nghiệm. Do đó các nguy cơ mất an toàn liên quan tới điện luôn luôn tiềm ẩn. Trong khi các dụng cụ trong các phòng làm việc, phòng thí nghiệm đều là những vật dụng dễ cháy nổ như giấy, bán ghế, sách vở, hóa chất,.... Vì vậy, việc phòng chống cháy nổ là vấn đề luôn được lãnh đạo Học viện quan tâm.

Tác động do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nghiên cứu nông nghiệpTheo thiết kế dự án, tòa nhà Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học sự sống, sẽ có 3 trung tâm hoạt động nghiên cứu về nông nghiệp và hệ thống nhà kính trồng cây công nghệ cao và nhà nuôi côn trùng. Quá trình nghiên cứu của các trung tâm cũng như của hệ thống nhà kính có thể sẽ phải sử dụng một số loại hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng nhằm diệt trừ các loại sâu bệnh, cỏ dại, côn trùng gây hại cho cây trồng cũng như các sản phẩm nông nghiệp.Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các loại HCBVTV thường là các chất hóa học có độc tính cao, nên nếu không được quản lý chặt chẽ trong quá trình lưu trữ và sử dụng, nó sẽ là tác nhân gây độc đối với sức khỏe của con người, sức khỏe cộng đồng và đồng thời là đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Con đường di chuyển của hóa chất bảo vệ thực vật khi sử dụng có thể được mô tả ở hình sau:

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 74

Page 75: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Mức độ độc hại của các loại hóa chất bảo vệ thực vật thường được tính theo thời gian phân hủy (hay mức độ tồn lưu) của chúng. Những chất có thời gian phân hủy càng lâu thì càng độc hại do sự tích lũy của chúng trong môi trường và trong nông sản.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 75

Page 76: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 3.26. Thời gian tồn lưu của hóa chất BVTV trong đất

Hóa chất BVTV Thời gian tồn lưu

Thuốc diệt côn trùng Chlorinalted(Vd: DDT, chlordane, dieldrin)

2-5 năm

Thuốc diệt cỏ Triazin (Vd: Amiben, simazine) 1-2 nămThuốc diệt cỏ Benzoic (Amiben, dicamba) 2-12 thángThuốc diệt cỏ Urea (Vd: Monuron, diuron) 2-10 thángThuốc diệt cỏ phenoxy (2,4-D;2,4,5-T) 1-5 thángThuốc diệt côn trùng Organophosphate (Vd: Malathion, diazion)

1-12 tháng

Thuốc diệt côn trùng Carbamate 1-8 tuầnThuốc diệt cỏ Carbamate (Vd: barban, CIPC) 2-8 tuần

(Nguồn: http://www.greenpeaca.org)Bảng 3.27. Thời gian bán phân hủy của các loại thuốc trừ sâu nhóm POP

TT

Loại thuốc

Thời gian bán phân hủy

TT Loại thuốc

Thời gian bán phân hủy

1 Aldrin 5-10 năm 6 Endin > 12 năm2 Toxaphen

e3 tháng -12

năm7 HCB 3-6 năm

3 Chlordan 2-4 năm 8 Heptachlor

> 2 năm

4 DDT 10-15 năm 9 Mirex > 10 năm5 Dieldrin 5 năm

(Nguồn: http://www.greenpeaca.org)Ngoài việc tồn lưu lâu và gây hại đối với môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước, trong quá trình tồn, một số HCBVTV có thể bị biến đổi và sản sinh ra một hợp chất mới, thường có tính độc cao hơn bản thân nó. Ví dụ: sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác dụng như thuốc trừ sâu nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2-3 lần. * Ảnh hưởng của hóa chất BVTV tồn lưu đến môi trường đấtHóa chất BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng, một phần sẽ được đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 76

Page 77: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

triển hay qua chuỗi thức ăn, hóa chất BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm và được di chuyển, tích lũy theo chuỗi thức ăn theo kiểu khuếch đại sinh học. Một phần khác sẽ rơi và tích lũy trong đất và có thể bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước, không khí... gây ô nhiễm môi trường. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phun thuốc cho cây trồng, có tới 50% lượng thuốc sẽ bị rơi xuống đất. Khi vào trong đất, một phần thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố lý, hóa. Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém. * Ô nhiễm môi trường nước Khi tích lũy trong đất, hóa chất BVTV, thuốc diệt côn trùng có thể sẽ bị nước mưa hoặc các dòng chảy cuốn trôi xuống các thủy vực khu vực (sông Cầu Bây hoặc các ao nuôi thí nghiệm thủy sản) hoặc có thể bị ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm cho các nguồn nước.Ngoài ra, khi sử dụng các loại hóa chất BVTV, thuốc diệt côn trùng, các nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng nếu người sử dụng đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực và sẽ tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao,…làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật thủy sinh.* Ảnh hưởng của hóa chất BVTV lên con người và động vậtNgoài tác dụng diệt dịch bệnh, các loại cỏ và sâu bệnh gây hại cho cây trồng, việc sử dụng HCBVTV cũng đã gây nên các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và sử dụng chúng. Thông thường, các loại hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:

- Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da; - Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống; - Đi vào khí quản qua đường hô hấp

Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người phụ thuộc nhiều vào chủng loại hóa chất và thời gian tiếp xúc cũng như con đường đi vào cơ thể. Khi vào cơ thể người, HCBVTV không chỉ gây ngộ độc, mà còn gây nên nhiều bệnh đối với con người. Các biểu hiện bệnh tật mà con người và động vật có thể mắc phải khi bị nhiễm HCBVTV được mô tả qua hình sau

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 77

U ácU lành

Độc đột

Độc sinh

Độc bào

Bán cấp

Bán cấp

Mãn tính

Sinh bào non

Dị ứngDi truyềnNhiễm độc

Biểu hiện tác động gây bệnh của TBVTV trên người và động vật

Page 78: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 3.2. Tác hại của hóa chất BVTV đối với con người

Đối với học viện Nông nghiệp, do là đơn vị đào tạo hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp nên hầu hết các cán bộ và sinh viên của học viện đều nhận thức được các tác động này đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, các loại hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng sẽ là những chất có hoạt tính sinh học cao, thời gian phân hủy ngắn và không thuộc loại thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam. Ngoài ra, do phạm vi sử dụng chủ yếu là trong khu vực thí nghiệm nên tác động này được đánh giá là không đáng kể, các đối tượng bị tác động chủ yếu là những cán bộ làm công tác quản lý và sử dụng trực tiếp HCBVTV tại các phòng thí nghiệm.3.2. Tác động xã hội

3.2.1. Các tác động tích cực

Dự án “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” thuộc dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục đại học" bằng nguồn vồn vay của Ngân hàng Thế giới (Worlbank) tại Học viên Nông nghiệp Việt Nam được thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và khu vực, đồng thời phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: (i) Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách cho ngành nông nghiệp, tạo ra đột phá trong khoa học công nghệ nông nghiệp và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; (ii) Mục tiêu 2: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập ngành nông nghiệp Việt Nam và cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động khu vực; (iii) Mục tiêu 3: Nâng cao trách nhiệm xã hội để cộng đồng nông nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn từ thành tựu phát triển và hội nhập quốc tế; và (iv) Mục tiêu 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo.

Các hoạt động của Dự án sẽ đem lại một số các tác động tích cực. Khoảng gần 35,000 sinh viên đang đào tạo tại Học viện sẽ hưởng những lợi ích trực tiếp từ dự án: Cơ sở vật chất, điều kiện học tập và giảng dạy, nghiên cứu khoa học được nâng lên; Giảm thiểu ô nhiễm trong các hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực tập/thực hành;

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 78

U ácU lành

Độc đột

Độc sinh

Độc bào

Bán cấp

Bán cấp

Mãn tính

Page 79: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

3.2.2. Tác động tiêu cực tiềm tàng

Dựa theo thông tin kỹ thuật hiện có và thông qua sàng lọc ban đầu các tác động liên quan đến TĐC không tự nguyện trong Dự án đầu tư nâng cấp cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã được giảm thiểu tối đa, do toàn bộ các hạng mục của Dự án nằm trọn trong diện tích hiện Nhà trường đang quản lý. Dự án hoàn toàn không phải bồi thường đất và tái định cư cho các hộ dân.

3.2.2.1 Tác động đến sinh kế và nguồn thu nhập

Các tác động tiềm tàng được đánh giá dựa trên cơ sở tham vấn và phỏng vấn sâu với các bên liên quan chủ chốt, các tác động tạm thời trong thời gian xây dựng do hoạt động thi công Dự án đã được ghi nhận, bao gồm đảo lộn lịch sinh hoạt và học tập của cán bộ, sinh viên nhà trường và ảnh hưởng đến nguồn kinh tế phụ của 10 hộ gia đình và 11 đơn vị hiện đang thuê/mượn đất để kinh doanh buôn bán trong khuôn viên của trường (do phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào các thiết kế kỹ thuật chi tiết cũng như vị trí xây dựng và thời gian thực hiện công trình, khi đó mới tính toán được chính xác mức độ ảnh hưởng) lẫn tác động tiêu cực (vd: gây xáo trộn nhỏ trong lịch sinh hoạt của giảng viên và sinh viên nhà trường và ảnh hưởng đến thu nhập tạm thời từ hoạt động kinh doanh cây giống; việc chuyển hướng xả của hệ thống thoát nước hiện có có thể gây ra ngập lụt và mất nước tạm thời).

Ngoài ra, hiện có khoảng 63 hộ sinh sống trong khu vực nhà trường. Đây là diện tích mà Học viện bố trí nhà tập thể cho các cán bộ công nhân viên Học viện từ những năm trước năm 1993. Các hộ gia đình này có khả năng sẽ bị ảnh hưởng tạm thời nhỏ (bao gồm bụi, tiếng ồn và mùi) trong quá trình xan lấp hoặc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác thi công. Những tác động này được dự đoán rằng sẽ không gây tác động bất lợi nghiêm trọng đến sinh kế của người dân.

Những tác động này được tổng kết trong bảng dưới:

Bảng 3.28. Tổng hợp các tác động chính của Dự án

Hạng mục Tác động tích cực Tác động tiêu cực

Tòa nhà Trung tâm Học viện Khoảng gần 20 ngàn sinh viên đang đào tạo tại Học viện sẽ hưởng những lợi ích trực tiếp từ dự án: Cơ sở vật chất, điều kiện học tập và giảng dạy, nghiên cứu khoa học được nâng lên; Giảm thiểu ô nhiễm trong các hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực tập/thực hành;

Các hoạt động thi công các hạng mục của Dự án sẽ ảnh hưởng đến lịch học/nghiên cứu của sinh viên và giảng viên nhà trường

Các hộ hiện đang mượn đất của học viện để kinh doanh buôn bán cây giống, hoạt động tạo thu nhập thứ cấp ở khu vực cổng vào Nhà trường sẽ bị ảnh hưởng.

Giảng đường lớn

Tòa nhà Khoa Cơ điện

Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch

Tòa nhà khoa môi trường

Tòa nhà khoa Công nghệ sinh học

Tòa nhà khoa thú y

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học sự sống

Nhà phục vụ đào tạo và nâng cao

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 79

Page 80: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hạng mục Tác động tích cực Tác động tiêu cực

năng lực ngoại ngữ

Nhà thể chất

Xây dựng tuyến giao thông nội bộ nhằm kết nối các công trình được đầu tư từ dự án với các công trình hiện có của Học viện nhằm phục vụ cho việc đi lại, học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên, học viên sau đại học.

Các hoạt động xây dựng liên quan cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh tế trong khu vực dự án, cụ thể, (i) các cửa hàng kinh doanh địa phương ven đường cũng như các hộ/công ty (10 hộ và 11 đơn vị) hiện đang kinh doanh trong khu vực nhà trường bị giảm tiêu thụ; (ii) gây cản trở giao thông và lưu lượng hàng hóa trong và ngoài khu vực dự án.

4.2.2.2 Các vấn đề xã hội

Các tác động xã hội gây ra có thể chủ yếu do việc huy động công nhân từ nơi khác đến khu vực dự án. Các xáo trộn gây ra cho cộng đồng do tăng mức độ bụi, ồn, cản trở giao thông, tăng các nguy cơ mất an toàn và có thể phát sinh việc gián đoạn các dịch vụ công ích.

Quá trình xây dựngcác tòa nhà và các tuyến đường giao thông nội bộ sẽ cần huy động tới 1.225 người làm việc cho các gói thầu khác nhau. Mỗi nhóm thường sẽ có từ 20-30 người cho đến 60 người đến từ các địa phương khác được huy động để làm việc tại các công trường xây dựng. Huy động người lao động từ các địa phương khác có thể dẫn đến các xung đột giữa công nhân, sinh viên và người dân sống trong vùng dự án do sự khác biệt trong hành vi và tập quán, việc làm và thu nhập, truyền thống, hoặc nếu người lao động tham gia vào các hoạt động cờ bạc, rượu chè và mại dâm.

Hoạt động thi các hạng mục công trình sẽ ảnh hưởng đến lịch làm việc/học tập của sinh viên và giảng viên. Các hộ gia đình hiện đang thuê đất của Trường để bán cây giống, kinh doanh và các hoạt động kiếm thêm thu nhập khác tại khu vực cổng vào Trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, việc kinh doanh và thu nhập của các cửa hàng bên đường có thể bị ảnh hưởng hoặc thậm chí giảm đi. Mâu thuẫn giữa các đội thi công và người dân địa phương có thể phát sinh do xáo trộn cảnh quan đô thị, tăng mức độ bụi cục bộ và các rủi ro mất an toàn, tắc nghẽn giao thông, giảm thu nhập, v.v. Số liệu điều tra cho thấy có khoảng 10 hộ kinh doanh và 11 đơn vị kinh doanh nằm dọc theo các tuyến đường chính của HVNN sẽ bị ảnh hưởng đến việc tiếp cận nhà cửa của họ, về tiếng ồn, bụi, mùi, và tăng rủi ro giao thông. Do đó, mức độ của các tác động xã hội là TRUNG BÌNH và có thể được giảm nhẹ.

4.2.2.3. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của công nhân

Công tác đào đắp, bốc dỡ vật liệu, và vận hành các thiết bị thi công như máy xúc, cần cẩu, xe tải, và máy trộn bê tông, v.v đều mang rủi ro về tai nạn hoặc ô nhiễm ảnh hưởng đến công nhân nếu không có các biện pháp kiểm soát.

Việc tập kết và sử dụng các loại nhiên liệu như điện, khí đốt, xăng ẩn chứa các rủi ro tai nạn về điện giật, cháy nổ, rò rỉ v.v, và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của công nhân.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 80

Page 81: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Ngoài ra còn các rủi ro mất an toàn liên quan đến quá trình thi công trên công trường xây dựng với nhiều loại vật liệu và máy móc, thiết bị, và xe cộ đi lại. Các rủi ro trên công trường khác bao gồm làm việc trên cao trong khi thi công các tòa nhà, hoặc làm việc ở dưới sâu lòng đất khi đào móng tại ao nuôi thủy sản.

Điều kiện lán trại, nguồn cung cấp nước, nhà bếp, thiết bị vệ sinh và thoát nước trong và xung quanh các lán trại sẽ rất quan trọng đối với sức khỏe của công nhân. Nếu các lán trại công nhân hoặc công trường nằm ở các khu có cây cối um tùm, có rắn, và các loài bò sát nguy hiểm khác, chúng có thể bò vào lán trại và cắn các công nhân.

Ngoài ra, các yếu tố thời tiết cũng cần phải được tính đến trong quá trình thi công như nhiệt độ cao vào mùa hè; lưu ý khi nhiệt độ ngoài trời lên 38 ° C có thể gây ra rủi ro mất an toàn cho công nhân.

Mức độ rủi ro: TRUNG BÌNH và có thể giảm nhẹ.

4.2.2.4 Những vấn đề xã hội

Trong quá trình xây dựng vấn đề an toàn giao thông và quản lý những người công nhân/người lao động cần phải được nghiêm túc thực hiện để đảm bảo không có bất kì tranh chấp nào giữa công nhân, sinh viên và người dân địa phương ở khu vực dự án.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 81

Page 82: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

1

Trong chương 3. Các tác động môi trường được báo cáo nhận dạng và đánh giá theo từng hợp phần. Tuy nhiên, do phạm vi khu vực thi công của cả 3 hợp phần đều nằm trong khuôn viên của Học viện Nông nghiệp và tính chất của các tác động mà chương 3 đã nhận dạng ở cả 3 hợp phần đều khá giống nhau về loại hình tác động. Do đó, các biện pháp được nêu ra trong chương này sẽ áp dụng chung cho cả 3 hợp phần

Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, nhiều biện pháp đã được đề xuất kể từ giai đoạn chuẩn bị của các tiểu dự án. Công tác khảo sát và thiết kế đã đưa ra nhiều phương án thay thế để giảm thiểu tác động của tiểu dự án trong quá trình xây dựng và vận hành. Quá trình chuẩn bị của các tiểu dự án đã nỗ lực để tránh những tác động tiêu cực tiềm ẩn về tái định cư và thu hồi đất bằng cách giảm phạm vi và / hoặc sửa đổi của thiết kế cơ sở của tiểu dự án. Quá trình xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động đã áp dụng chiến lược giảm thiểu và / hoặc khắc phục các tác động và tiến hành lồng ghép công tác bồi thường nếu cần. Các biện pháp đề xuất để giảm thiểu các tác động do thu hồi đất và tái định cư được mô tả trong RP của dự án. Các nguyên tắc sau đã được áp dụng trong việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động:

Xáo trộn cuộc sống và đi lại của người dân địa phương phải được giảm thiểu.

Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi về môi trường và kinh tế-xã hội.

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải được tuân thủ theo.

Thiết bị và phương pháp thi công phải thân thiện với môi trường.

Các hoạt động giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên.

Chương này của báo cáo xác định các biện pháp giúp giảm thiểu các tác động chính của tiểu dự án trước, trong khi thi công và trong giai đoạn vận hành. Do hầu hết các tác động chính là do thi công các công trình xây lắp và vận chuyển vật liệu xây dựng / chất thải, nhiều tác động tiêu cực tiềm ẩn về môi trường, sinh học, và xã hội có thể được giảm nhẹ thông qua một loạt các biện pháp thông dụng thường được áp dụng cho hầu hết các các tiểu dự án xây dựng để giảm thiểu tác động như về tiếng ồn, bụi, nước, chất thải, vv. Ngoài ra còn có những tác động cụ thể khác nên chương này của báo cáo cũng đề cập đến các biện pháp cụ thể cả trong giai đoạn thi công và vận hành.

4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị

Giảm thiểu rủi ro về vật liệu chưa nổ (UXO)

Chủ các tiểu dự án (BQL tiểu dự án) sẽ ký một hợp đồng với đơn vị kĩ thuật dân dụng quân sự hoặc các Binh đoàn tại Hà Nội để rà phá bom mìn tại các địa điểm xây dựng. Rà phá bom mìn sẽ được thực hiện ngay sau khi hoàn thành đền bù và trước khi thực hiện phá dỡ và san lấp mặt bằng. Chi phí ước tính là khoảng 60 triệu đồng / ha. Không hoạt động thi công nào được phép tiến hành cho đến khi công tác rà phá bom mìn được hoàn tất.

4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công

4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu các tác động chung

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 82

Page 83: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Như một phần của môi trường và kế hoạch quản lý xã hội (ESMP) cho tiểu dự án những biện pháp tổng hợp đã được dịch sang tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường để được tích hợp vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng. Đây được gọi là mã số thực hành môi trường (ECOPs), và họ sẽ được áp dụng để giảm thiểu các tác động tiêu biểu của tiểu dự án các công trình dân dụng theo phần 1, 2 và 3. Phần 6.1 ngắn gọn giải thích các phạm vi và nội dung của ECOPs, mà được trình bày trong chương 6 tiếp theo.

Các ECOPs mô tả các yêu cầu thông thường được thực hiện bởi các nhà thầu và giám sát bởi các nhà tư vấn giám sát xây dựng trong quá trình xây dựng. Các ECOPs sẽ được đưa vào phần phụ lục văn bản (BD/CD) đặt giá thầu và hợp đồng. Phạm vi và nội dung của các ECOPs là như sau:

Phạm vi: Các hoạt động xây dựng cho công trình dân dụng, quản lý bởi các ECOPs là những tác động mà là của mức độ hạn chế, tạm thời và đảo ngược, và dễ dàng quản lý với thực tiễn xây dựng tốt.

Các biện pháp xác định các biện pháp giảm nhẹ điển hình cho các khía cạnh sau đây:

Bụi, khí thải, tiếng ồn và rung lắc

Quản lý nước thải

Quản lý chất thải rắn

Quản lý chất thải độc hại

Ô nhiễm nguồn nước

Các loài thực vật và thủy sinh

Cảnh quan và nét đẹp đô thị

Bồi lắng, xói mòn, lũ lụt, lún và lở đất

Quản lý giao thông

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện có

Tác động xã hội

Các công trình văn hóa

An toàn và sức khỏe cộng đồng

An toàn lao động

Quản lý nhà kho và hố vật liệu

Thông tin đến cộng đồng địa phương

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 83

Page 84: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

4.1.2.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù trong giai đoạn thi công Bảng 4.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù đối với các đối tượng nhạy cảm chính

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

Tác động do nạo vét lớp bùn trầm tích từ các ao nuôi trồng thủy sản

Như chương 4 đã đánh giá, bùn thải được nạo vét từ các ao nuôi trồng thủy sản trong khu vực dự án đối với các hạng mục thi công tòa nhà Khoa Thú y, Khoa Ngoại ngữ, trung tâm Giáo dục thể chất (thuộc hợp phần 1) và tuyến đường nối từ vòng xuyến trung tâm về khoa thủy sản. Do đây là lớp bùn trầm tích được tích đọng trong môi trường kỵ khí nên khi được nạo vét làm giải phòng các khí như CH4, H2S,.. ra môi trường. Mặc dù đánh giá cho thấy tác động này là không lớn. Tuy nhiên các nhà thầu cần lưu ý và áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể sau:- Trước khi nạo vét, các nhà thầu phải xây dựng kế hoạch và biện pháp thi công một cách cụ thể và chi tiết. Trong đó phải có chi tiết về phương pháp nạo vét, kế hoạch và tuyến đường vận chuyển tới các bãi chứa vật liệu thải đã được quy hoạch- Khi nạo vét nếu phát hiện thấy mùi hôi phát ra từ lớp bùn được nạo vét, nhà thầu cần phun ngay các hợp chất sinh học để khử mùi, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất sự tiếp xúc của công nhân và người dân đến khu vực nạo vét- Khi tiến hành nạo vét, nhà thầu cần tận dụng tối đa lớp vật liệu nạo vét có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu san lấp tại chỗ. Chỉ những vật liệu nào có chất lượng kém (không đảm bảo về kết cấu) mới vận chuyển về các bãi đổ vật liệu nạo vét đã được quy hoạch.- Bùn nạo vét thường rất ẩm và chứa nhiều nước nên nếu nạo vét và được vận chuyển ngay tới bãi thải thì trong quá trình vận chuyển, nước sẽ rò rỉ dọc tuyến đường vận chuyển làm ảnh hưởng tới môi trường. Do đó nhà thầu cần áp dụng biện pháp là nạo vét và tập kết thành đống ngay trong ao nạo vét để khô nước rồi mới vận chuyển đến bãi thải- Kết quả hiện nay đều đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về trầm tích nước ngọt QCVN 43:2012/BTMT do vậy bùn trầm tích có thể được đổ vào cùng với đất bóc hữu cơ tại 2 bãi chứa được quy hoạch của dự án. Tuy nhiên trước khi tiến hành nạo vét, bùn nạo vét trong các ao này cần phải được phân tích lại các thông số ô nhiễm- Việc thi công các công trình cần tránh thời điểm mùa mưa để giảm thiểu việc tiêu thoát nước và phòng chống ngập úng khu vực

Tác động đến hệ thống hoạt động thí nghiệm nông nghiệp ngoài đồng ruộng

Khi thi công các công trình Tòa nhà giảng đường, Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ sinh học, Tòa nhà thể chế chính sách. Do vị trí thi công các công trình này hiện nay đều là các khu đất đang sử dụng làm khu thí nghiệm trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả. Do đó, để hạn chế các tác động đến hệ thống hoạt động thí nghiệm ngoài đồng ruộng của các khu vực xung quanh ngoài phạm vi dự án. Các nhà thầu cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu:- Chỉ thi công san lấp trong đúng phạm vi khu vực dự án- Nghiêm cấm các nhà thầu tập kết các vật liệu thải, vật liệu xây dựng cũng như tập kết các thiết bị máy móc ở các vị trí xung

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 84

Page 85: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

quanh nằm ngoài phạm vi dự án làm ảnh hưởng tới môi trường đất cũng như các hoạt động thí nghiệm khác.- Trước khi thi công, các nhà thầu phải khảo sát kỹ trong và ngoài phạm vi khu vực dự án xem có hệ thống kênh mương tiêu thoát nước nào nằm trong phạm vi dự án không, nếu có sẽ bị san lấp và làm ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước khu vực xung quanh thì nhà thầu cần xây dựng kế hoạch xây hệ thống tiêu thoát nước bổ sung để không làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thoát nước khu vực- Trong quá trình thi công, nếu dự án gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu thoát nước của khu vực, các nhà thầu sẽ phải có biện pháp khơi thông, dẫn dòng thích hợp, đảm bảo sự tiêu thoát nước khu vực.- Việc thực hiện các hoạt động thi công ngoài trời như: bóc bỏ lớp đất hữu cơ, vận chuyển đất hữu cơ, vận chuyển đất đắp, san gạt tạo mặt bằng trong GĐXD cần tránh thời điểm mùa mưa để giảm thiểu việc tiêu thoát nước và phòng chống ngập úng khu vực.

Tác động tới môi trường học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên và học viên trong Học viện

Khi thi công các công trình như tòa nhà Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ sinh học, Khoa Môi trường và tòa nhà Giảng đường hay tuyến đường nối từ Khoa Nông học đến đường gom, hoạt động thi công có thể gây ảnh hưởng tới môi trường học tập và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên trong trường. Do đó, các nhà thầu cần áp dụng các biện pháp sau:- Thông báo cho toàn thể cán bộ và sinh viên trong trường biết được kế hoạch, thời gian và địa điểm thi công để cán bộ vả sinh viên xắp xếp lịch học và nghiên cứu một cách hợp lý.- Các nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ với Học viện để nắm bắt được lịch học và nghiên cứu của sinh viên, học viên. Từ đó bố trí xắp xếp thời gian hoạt động của các thiết bị có khả năng gây ồn lớn cho phù hợp- Hạn chế tới mức thấp nhất sự hoạt động của các thiết bị trong thời gian diễn ra các buổi học, nghiên cứu khoa học của sinh viên và cán bộ. Tất cả các thiết bị khi tạm dừng hoạt động hoặc nghỉ ngơi nếu từ 2 phút trở lên phải tắt máy- Việc vận chuyển vật liệu thải cũng như vật liệu thi công phải bố trí khác với giờ giờ lên lớp và giờ tan học của sinh viên- Các thiết bị thi công và vận chuyển vật liệu chỉ được hoạt động trong phạm vi kế hoạch. Nghiêm cấm việc đi lại tự do của các thiết bị- Tất cả các thiết bị và máy móc tham gia trên công trường phải được được bảo dưỡng thường xuyên. Không sử dụng xe, máy thi công quá cũ không được các trạm Đăng kiểm cấp phép do lượng khí thải và tiếng ồn sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép;- Hạn chế tới mức thấp nhất sự hoạt động đồng thời của nhiều thiết bị trên công trường để giảm thiểu mức độ tác động cộng hưởng từ thiết bị- Không bố trí trạm trộn bê tông trong khu vực dự án;- Không tập kết thiết bị, vật liệu thi công tại các vị trí bên ngoài phạm vi công trường, vị trí tập kết cần tránh xa các khu vực học tập và nghiên cứu của sinh viên và cán bộ

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 85

Page 86: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

- Nghiêm cấm tất cả các phương tiện khi vận chuyển vật liệu trở quá tải, làm rơi vãi vật liệu trên đường. Khi vận chuyển, vật liệu phải được che đậy kín, đảm bảo không làm phát tán bụi và vật liệu ra môi trường xung quanh- Tuyến đường vận chuyển chất thải rắn xây dựng đến bãi chứa khi đi qua các khu dân cư tập trung, hoặc trong phạm vi trường phải giữ đúng tốc độ hợp lý và không sử dụng còi hơi.- Xung quanh phạm vi khu vực thi công mỗi công trình, các nhà thầu phải rào chắn kín (có thể dùng tôn quây) với độ cao tối thiểu là 2m và có cổng ra vào mỗi khu vực.- Các nhà thầu phải quản lý công nhân một cách chặt chẽ, nghiêm cấm các công nhân làm ảnh hưởng tới hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên.- Lán trại công nhân cũng phải được bố trí xa khu vực sinh viên đi lại cũng như khu vực học tập và nghiên cứu của sinh viên.- Tât cả các nhà thầu phải làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực công trường cũng như dọc theo tuyến đường vận chuyển một cách thường xuyên để không làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường học tập của sinh viên- Khu vực công trường và tuyến vận chuyển vật liệu phải được phun ẩm thường xuyên, đặc biệt vào các ngày hanh khô- Khi các tòa nhà được xây lên cao, phải sử dụng lưới chắn bụi xung quanh khu vực giàn giáo xây dựng từ tầng trệt đến tầng cao nhất của công trình;

Rủi ro tại nạn lao động trong khu vực công trường thi công đối với cán bộ và sinh viên của Học viện

Do các công trình thi công đều nằm trong khuôn viên của học viện, nơi có rất đông các cán bộ và sinh viên đang học tập và làm việc, đặc biệt là đối với công trình thi công tòa nhà Khoa Cơ điện. Do đó vấn đề an toàn trong thi công luôn phải được quan tâm. Đề hạn chế vấn đề này, dự án sẽ phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại tất cả các công trình như sau:- Các nhà thầu trước khi thi công phải xây dựng các biện pháp thi công ngoài đảm bảo về kỹ thuật, thiết kế còn phải đảm bảo an toàn lao động- Xung quanh phạm vi khu vực thi công mỗi công trình, các nhà thầu phải rào chắn kín (có thể dùng tôn quây) với độ cao tối thiểu là 2m và mỗi công trường chỉ nên bố trí 1 cổng ra vào để đảm bảo an toàn thi công;- Khi các tòa nhà được xây lên cao, phải sử dụng lưới chắn bụi và chắn các vật thể có thể rơi từ trên cao xuống xung quanh. Lưới chắn phải đảm bảo chắn toàn khộ khu vực giàn giáo xây dựng từ tầng trệt đến điểm cao nhất của công trình;- Không tập kết thiết bị, vật liệu thi công tại các vị trí bên ngoài phạm vi công trường, vị trí tập kết cần tránh xa các khu vực học tập và nghiên cứu của sinh viên và cán bộ- Công trường thi công phải đặt nhiều biển báo cảnh báo an toàn lao động và biển báo nghiêm cấm những người không phận sự được đến gần và vào khu vực công trường thi công.- Đơn vị thi công phải bố trí người cảnh giới xung quanh, đặc biệt khi có các phương tiện ra vào công trường phải có người chỉ

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 86

Page 87: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

dẫn.- Tuyệt đối không làm vương vãi các vật liệu thi công, vật liệu thải ra môi trường xung quanh làm ảnh hưởng tới hoạt động đi lại và an toàn giao thông khu vực.- Ban đêm, khu vực công trường phải đảm bảo thắp điện sáng và có đèn cảnh báo công trường đang thi công- Các nhà thầu phải đảm bảo tất cả công nhân khi tham gia thi công đều được tập huấn về an toàn lao động và vệ sinh môi trường- Toàn bộ công nhân phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động và phải đảm bảo rằng khi tham gia thi công, công nhân phải sử dụng các thiết bị và quần áo bảo hộ lao động đầy đủ.- Tư vấn giám sát thi công phải thường xuyên có mặt trên công trường và giám sát các nhà thầu tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật thi công, công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Rủi ro an toàn giao thông trong phạm vi khuôn viên Học viện

Đối với các hoạtd động giao thông trong khu vực dự án sẽ được áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch và biện pháp vận chuyển các vật liệu thải, vật liệu phục vụ san lấp và thi công của dự án trong khuôn viên học viện một cách cụ thể và chi tiết theo tổng mặt bằng thi công. Trong đó có chi tiết về kế hoạch và tuyến đường vận chuyển tới các bãi chứa vật liệu thải, giảm tối đa việc ảnh hưởng đến vấn đề giao thông nội bộ trong học viện.- Tuyến đường vận chuyển cần tránh đi qua khu vực có nhiều người qua lại, đặc biệt là tuyến đường trung tâm và đường kết nối giữa các khoa, đường đến giảng đường/khu vực nghiên cứu và học tập của sinh viên. Trường hợp phải đi qua thì tuyệt đối không vận chuyển vào các giờ sinh viên lên lớp và giờ tan học của sinh viên. Các tuyến đường này phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, không có vật liệu rơi vãi trên đường làm ảnh hưởng tới hoạt động đi lại của sinh viên.- Việc vận chuyển các thiết bị, vật liệu thải vật liệu thi công cần hạn chế vào các giờ có nhiều người đi lại, đặc biệt các giờ sinh viên lên lớp và giờ tan học.- Toàn bộ các tuyến đường vận chuyển phải có biển cảnh báo an toàn giao thông và hạn chế tốc độ đối với tất cả các đối tượng tham gia giao thông (kể cả cán bộ và sinh viên của học viện). Đối với các phương tiện thi công và vận chuyển vận liệu, tốc độ quy định tối đa là 5km/h trong khu vực phạm vi của học viện.- Tất cả các phương tiện khi từ khu vực mỗi công trường đi ra (kể cả phương tiện không vận chuyển vật liệu) đều phải được đảm bảo làm sạch bánh xe trước khi ra khỏi phạm vi công trường- Tuyến đường vận chuyển trong khuôn viên học viện phải đảm bảo được thắp sáng về ban đêm, đặc biệt là các tuyến có nhiều sinh viên qua lại.- Các nhà thầu phải cử người quét dọn, vệ sinh hàng ngày (ít nhất 3 lần: Sáng, trưa và tối) dọc theo tuyến vận chuyển vật liệu trong phạm vi của trường và tưới ẩm đường vào những ngày hanh khô.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 87

Page 88: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

- Cử người hướng dẫn giao thông tại các điểm có nhiều người qua lại khi có phương tiện vận chuyển vật liệu thi công hoặc thiết bị máy móc đi qua, đặc biệt tại khu vực cổng mỗi công trường thi công.

Rủi ro an toàn giao thông bên ngoài khuôn viên Học viện

Ngoài an toàn giao thông bên trong khuôn viên học viện, vấn đề an toàn giao thông bên ngoài học viện cũng cần được thực hiện. Với tuyến đường vận chuyển vật liệu phục vụ thi công của dự án đã được xác định bao gồm tuyến từ Học viện đi ra đường Ngô Xuân Quảng đến điểm giao cắt với trục đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5 đi sang đường Cổ Bi rồi đi lên đường đê sông Đuống đến bãi vật liệu tại thôn Lời, thuộc xã Đặng Xá. Quá trình vận chuyển vật liệu, các biện pháp giảm thiểu sau phải được áp dụng:- Các nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển một cách hợp lý trước khi thi công để hạn chế ùn tắc giao thông.- Thông báo đầy đủ với chính quyền thị trấn Trâu Quỳ và người dân dọc tuyến đường Ngô Xuân Quảng về kế hoạch vận chuyển vật liệu của công trình- Tổ chức hướng giao thông ra vào công trường hợp lý, tránh những tuyến đường hẹp, dễ gây tắc nghẽn giao thông. Không lưu thông giờ cao điểm, các giờ học học sinh và sinh viên đến lớp và tan học.- Do tuyến đường đi ngang qua trục đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nên các nhà thầu cần phối hợp với đơn vị quản lý đường sắt để xem xét các khung giờ tàu đi qua để hạn chế việc đi lại vào những giờ này nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên trục đường Ngô Xuân Quảng và Quốc lộ 5.- Công nhân lái xe phải có bằng lái phù hợp. Thường xuyên nhắc nhở công nhân lái xe về ý thức giao thông, không chạy xe quá tốc độ cho phép, không phóng nhanh, vượt ẩu và có biện pháp chế tài như trừ lương nếu phát hiện vi phạm. Đặc biệt tại điểm giao cắt với đường sắt, nghiêm cấm các lái xe vượt ấu khi đã có dấu hiệu cảnh báo của đường sắt về tàu chuẩn bị đi qua- Công nhân lái xe không được sử dụng chất kích thích, rượu bia khi làm việc, không làm việc quá thời gian quy định.- Cử nhân viên tham gia hướng dẫn giao thông khi có ùn tắc giao thông trên trục đường Ngô Xuân Quảng mà thời điểm đó có hoạt động vận chuyển của công trình. Đặc biệt là các điểm giao cắt giữa đường Ngô Xuân Quảng với Ngõ 65 và cổng Học viện- Đối với các thiết bị và phương tiện vận chuyển, việc bảo dưỡng phải được thực hiện theo định kỳ và đảm bảo tất cả các phương tiện đều đáp ứng quy định về an toàn giao thông- Nghiêm cấm tất cả các phương tiện vận chuyển quá tải trọng cho phép, Trước khi tham gia giao thông, vật liệu vận chuyển phải được đảm bảo che phủ kín- Thường xuyên cử người giam gia giám sát giao thông dọc tuyến vận chuyển, nếu có sự cố làm rơi vãi vật liệu trên tuyến đường, nhà thầu phải cử người quét dọn ngay khi bị rơi vãi.- Tại các điểm được đánh giá là nhạy cảm dọc theo tuyến đường từ khu vực thi công đến Bãi vật liệu, biện pháp giảm thiểu sẽ

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 88

Page 89: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

được đề xuất riêng ở bên dưới bảng này.

Nguy cơ sụt lún, hư hại các công trình hiện có

- Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án (học viện Nông nghiệp) cần phối với với chính quyền địa phương và người dân (nếu có liên quan) tiến hành kiểm tra hiện trạng các công trình xung quanh, đặc biệt là các công trình nhà dân sinh sống ở đầu ngõ 65, đường Ngô Xuân Quảng, đường thôn từ đường Ngô Xuân Quảng đi vào khu vực thi công các tòa nhà trung tâm Khoa học sự sống,... các trục đường giao thông hiện có mà đơn vị thi công sẽ sử dụng làm tuyến đường vận chuyển vật liệu, các công trình hiện có xung quanh mỗi công trình được thi công để có cơ sở đánh giá và bồi thường nếu công trình bị hư hại do dự án gây nên và đồng thời xây dựng kế hoạch thi công một cách hợp lý- Tất cả các nhà thầu đều phải xây dựng kế hoạch thi công, kế hoạch sử dụng các thiết bị thi công cũng như kế hoạch sử dụng các phương tiện vận chuyển phù hợp nhằm tránh sự tập trung cùng lúc nhiều thiết bị thi công trên một khu vực để hạn chế sự tác động đến các công trình hiện có xung quanh.- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu tập kết thiết bị và phương tiện thi công tại các điểm bên ngoài phạm vi công trình và đặc biệt là trên tuyến đường từ đường Ngô Xuân Quảng vào khoa Chăn nuôi (Ngõ 65 đi vào) hay tuyến đường thôn từ khu vực chợ tạm đường Ngô Xuân Quảng vào khu vực thi công hay trục đường kênh tiêu gần khu vực thi công tòa nhà giảng đường, tòa nhà khoa môi trường,...- Tại tất các các công trường thi công, khi thi công nhà thầu cần có sự quản lý vật liệu thi công để không làm vật liệu thi công tràn ra xung quanh gây ảnh hưởng tới khu vực, đặc biệt là các mương tưới tiêu thủy lợi.- Hạn chế việc thi công và vận chuyển vật liệu vào những ngày mưa để giảm thiểu các tổn hại đối với các công trình xung quanh, đặc biệt là các trục đường giao thông.

Gia tăng khả năng ngập úng cục bộ xung quanh khu vực thi công

Việc san lấp một số ao hồ cũng như việc nâng cốt nền tại các công trình thi công sẽ làm gia tăng nguy cơ ngập úng cho khu vực xung quanh. Do đó để hạn chế nguy cơ này, nhà thầu phải tuân thủ:- Trong quá trình thi công, nếu dự án gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu thoát nước của khu vực, các nhà thầu sẽ phải có biện pháp khơi thông, dẫn dòng thích hợp, đảm bảo sự tiêu thoát nước khu vực.- trước khi thi công, các nhà thầu đều phải xem xét hiện trạng khu vực và nếu có hệ thống tiêu thoát nước nào trong phạm vi dự án sẽ phải san lấp thì nhà thầu cần có biện pháp xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thay thế để đảm bảo việc tiêu thoát nước xung quanh không bị ảnh hưởng- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu được tập kết các chất thải, vật liệu thải và vật liệu thi công tại những điểm gần với hệ thống tiêu thoát nước khu vực. Và các nhà thầu phải đảm bảo thường xuyên nạo vét hệ thống tiêu thoát nước xung quanh khu vực thi công để khơi thông dòng chảy.- Quá trình nạo vét và đào đất phục vụ thi công, các nhà thầu cần xem xét cố gắng tận dụng các vật liệu có thể sử dụng để san lấp

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 89

Page 90: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT

Các đối tượng nhạy cảm và mối quan hệ

với hoạt động tiểu dự án

Các biện pháp tác động đặc thù

mặt bằng khu vực để hạn chế việc vận chuyển vật liệu- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu đổ thải các vật liệu không đúng nơi quy định.- Địa hình của học viện hiện nay được đánh giá là thấp so với địa hình khu vực xung quanh. Do đó, các vật liệu thải này sẽ được học Viện nông nghiệp tận thu và đổ thải tạm thời vào bãi chứa đất bóc hữu cơ để có thể đem san lấp tại các vị trí trũng trong khuôn viên của học viện để trồng xây xanh mà không cần phải thải bỏ vào bãi chứa chất thải xây dựng.- Hạn chế tới mức thấp nhất việc thi công, tập kết vật liệu, tập kết thiết bị trong khu vực vào những ngày mưa để giảm nguy cơ hư hại công trình tiêu thoát nước và hạn chế vật liệu bị cuốn trôi gây ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước khu vực

Tác động từ các bãi chứa vật liệu thải thi công

Dự án bố trí 3 bãi thải trong khuôn viên Học viện, gần khu vực sông Cầu Bây, trong đó có 2 bãi chứa vật liệu hữu cơ được quy hoạch thành khu trồng cây thực nghiệm của học viện, còn bãi chứa vật liệu vô cơ được quy hoạch thành khu để xe sau này. Do đó vị trí đặt các bãi này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, do các bãi này nằm trong khu vực học viện, nơi diễn ra các hoạt động học tập và nghiên cứu, đồng thời lại gần sông Cầu Bây do đó, cần áp dụng một số biện pháp giảm thiểu sau:- Mỗi bãi đổ thải cần được rào chắn xung quanh để hạn chế sự phát tán bụi đồng thời giảm thiểu các tác động về cảnh quan đối với môi trường khu vực học tập và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra biện pháp rào chắn này còn có tác dụng ngăn cản sự cuốn trôi vật liệu thải xuống thủy vực sông Cầu bây khi trời mưa.- Đối với khu vực bãi chứa vật liệu hữu cơ, vật liệu đổ vào bao gồm cả bùn trầm tích được nạo nét từ các ao nuôi thủy sản nên rất có thể có sự phát tán mùi tại khu vực do đó các nhà thầu cần lưu ý nếu có sự phát tán mùi tại bãi thải này cần sử dụng ngay các chế phẩm sinh học để khử mùi.- Đối với bãi chứa vật liệu vô cơ, mặc dù nằm trong khuôn viên học viện nhưng điểm tập kết này cũng khá gần khu dân cư An Lạc (khoảng cách với nhà dân gần nhất khoảng 600m). Do đó khu vực này rất dễ trở thành nơi vứt rác thải của người dân nếu không được quản lý. Do đó Học viện Nông nghiệp cũng như các nhà thầu cần có biện pháp tuyên truyền cho người dân và có biện pháp quản lý thích hợp.- Tất cả các bãi thải, trong quá trình đổ thải đều phải thực hiện biện pháp, vật liệu đổ vào đến đâu phải được san lấp và lèn chặt ngay để tránh sự phát tán bụi và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.- Sau khi kết thúc việc đổ thải, nếu các bãi này chưa được xây dựng theo quy hoạch thì các nhà thầu phải thực hiện biện pháp hoàn thổ bằng cách lèn chặt, dỡ bỏ hàng rào xung quanh và trồng cây xanh lên trên

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 90

Page 91: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với các đối tượng nhạy cảm

Quá trình thi công Hợp phần 1, 2 và 3 sẽ có thể gây ảnh hưởng về mất an toàn và gây khó khăn trong tiếp cận khi người dân muốn tới các địa điểm này; khói bụi có thể gây phiền toái cho người dân và các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của họ như nêu trong Bảng 3.2.

Bảng 4.7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với các đối tượng nhạy cảm

Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu

Mương thoát nước cạnh vị trí xây dựng nhà Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học

(cách công trường khoảng 30m)

- Vật liệu xây dựng có thể bị cuốn trôi vào mương

- Sạt lở và hư hỏng mương nếu các thiết bị đến gần hoặc vận chuyển vật liệu dọc theo mương

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nước

- Tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ

- Kiểm tra hiện trạng ban đầu

- Vật liệu thi công, vật liệu thải và thiết bị thi công phải để cách xa mương ít nhất 30m

- Định kỳ nạo vét lớp bùn đáy mương để không làm ảnh hưởng tới sự tiêu thoát nước

- Trước khi kết thúc việc thi công, nhà thầu phải nạo vét lại toàn bộ mương, sửa chữa lại những chỗ kè bờ bị hư hỏng nếu nguyên nhân hư hỏng được xác định do quá trình thi công gây ra

- Nghiêm cấm công nhân vứt các chất thải xuống mương hoặc đề gần bờ mương

Giảng đường cách điểm thi công khoa Cơ điện 30m

Giảng đường 5 tầng mới xây dựng cách vị trí xây khoa Môi trường, CNSH và giảng đường

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Tiềm ẩn nguy cơ tại nạn lao động

- Ảnh hưởng tới hoạt động học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông khi sinh viên đến lớp

- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công trình khi thiết bị hoạt động, đặc biệt là khi khoan cọc

- Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn không hoạt động vào giờ lên lớp của sinh viên

- Nghiêm cấm việc tập kết thiết bị, vật liệu gần khu giảng đường

- Hạn chế tới mức thấp nhất sự hoạt động đồng thời của nhiều thiết bị trên công trường để giảm thiểu mức độ tác động cộng hưởng từ thiết bị

- Làm hàng rào tôn ngăn cách khu vực công trường với khu vực xung quanh cao ít nhất 2m

- Công trình khi xây dựng cao đến đâu phải có lưới chống bụi và vật liệu xung quanh từ chân trình lên điểm cao nhất của

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 91

Page 92: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu

100m

Giảng đường Nguyễn Đăng, cách điểm xây dựng tòa nhà Công nghệ sinh học khoảng 1

công trình- Lắp đặt các biển cảnh báo

an toàn xung quanh khu công trường, đặc biệt là những điểm có nhiều sinh viên qua lại.

- Thường xuyên tưới ẩm khu vực công trường và các khu vực xung quanh

- Các phương tiện khi ra vào công trường phải có người hướng dẫn giao thông

Hiện trạng tuyến đường nối từ đường Ngô Xuân Quảng vào khoa chăn nuôi

Ao nuôi thí nghiệm thủy sản, nơi thi công tòa nhà Khoa Thú y và Khoa Ngoại ngữ, khu

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Tiềm ẩn nguy cơ tại nạn lao động

- Ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu, làm việc của cán bộ và học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông

- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công trình khi thiết bị thi công hoạt động

- Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn không hoạt động vào ban đêm tại điểm gần khu dân cư

- Nghiêm cấm việc tập kết thiết bị, vật liệu bên ngoài phạm vi công trường

- Hạn chế tới mức thấp nhất sự hoạt động đồng thời của nhiều thiết bị trên công trường để giảm thiểu mức độ tác động cộng hưởng từ thiết bị

- Làm hàng rào tôn ngăn cách khu vực công trường với khu vực xung quanh cao ít nhất 2m

- Công trình khi xây dựng cao đến đâu phải có lưới chống bụi và vật liệu xung quanh từ chân trình lên điểm cao nhất của công trình

- Lắp đặt các biển cảnh báo an toàn xung quanh khu công trường, đặc biệt là những điểm đi vào công trường, các điểm nhạy cảm được nêu ở đây, 2 đầu đường thi công

- Thường xuyên tưới ẩm khu vực công trường và các khu vực xung quanh

- Các phương tiện khi ra vào công trường phải có người hướng dẫn giao

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 92

Page 93: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu

dân cư cách vị trí thi công 100m

Bệnh viện thú y, nằm cạnh tuyến đường nối đường Ngô Xuân Quảng vào Khoa chăn

nuôi, cách mặt đường 40m

Khoa Thủy sản, nằm cạnh tuyến đường nối đường Ngô Xuân Quảng vào Khoa chăn

nuôi, cách mặt đường 40m

Khu tập thể trung tâm giám định máy nông nghiệp, nằm cạnh tuyến đường nối đường

Ngô Xuân Quảng vào Khoa chăn nuôi, cách mặt đường 100m

Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt Nam - Nhật Bản nằm cạnh tuyến đường nối

thông

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 93

Page 94: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu

từ đường Ngô Xuân Quảng đến Bùng Binh, cách 50m

Viện nghiên cứu phát triển cây trồng, cách điểm thi công bùng binh tuyến giao thông

50m

Khoa Nông học, điểm đầu thi công tuyến đường từ Khoa Nông học tới đường gom.

Cách điểm thi công khoảng 100m

Khu thí nghiệm canh tác nông nghiệp tại vị trí thi công tòa nhà trung tâm Khoa học sự

sống

Khu thí nghiệm canh tác nông nghiệp tại vị trí thi công tòa nhà trung tâm

- Ảnh hưởng tới hoạt động thí nghiệm ngoài đồng ruộng

- Ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thoát nước khu vực

- Gia tăng các nguy cơ ngập úng

- Ảnh hưởng của bụi và khí thải tới môi trường xung quanh và sự phát triển cây trồng

- Phải có biện pháp khơi thông, dẫn dòng thích hợp, đảm bảo sự tiêu thoát nước khu vực

- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu được tập kết các chất thải, vật liệu thải và vật liệu thi công tại những điểm gần với hệ thống tiêu thoát nước khu vực.

- Thường xuyên nạo vét hệ thống tiêu thoát nước xung quanh khu vực thi công để khơi thông dòng chảy.

- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu đổ thải các vật liệu không đúng nơi quy định.

- Hạn chế tới mức thấp nhất việc thi công, tập kết vật liệu, tập kết thiết bị trong khu vực vào những ngày mưa

- Xung quanh khu vực thi công phải rào chắn để

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 94

Page 95: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu

ngăn đất, cát và các vật liệu khác tràn ra xung quanh

Đường ven Học viện, gần bờ sông Cầu Bây, là tuyến đường vận chuyển vật liệu

- Làm xuống cấp và gây hư hại công trình

- Vật liệu rơi vãi dọc tuyến đường làm ảnh hưởng tới hoạt động giao thông

- Nguy cơ mất an toàn giao thông

- Nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trên tuyến đường

- Vật liệu chuyên trở phải được che đạy kín, đảm bảo không làm rơi vãi, rò rỉ trên tuyến

- Hạn chế tốc tốc di chuyển của phương tiện

- Cử công nhân hàng ngày quét dọn sạch sẽ tuyến đường

Bảng 4.8. Biện pháp giảm thiểu tác động các khu vực nhạy cảm do hoạt động vận chuyển vật liệu

Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu

Cổng vào học viện Nông nghiệp trên đường Ngô Xuân Quảng

Chi nhánh ngân hàng trên trục đường trung tâm học viện

Tòa nhà điều hành học viện hiện nay (cách đường trung tâm 200m) cạnh hồ

trung tâm

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu, làm việc của cán bộ và học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông

- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công trình

- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, tránh các giờ cáo điểm về giao thông, giờ lên lớp và tan học của sinh viên

- Nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trọng cho phép

- Vật liệu phải được che đạy kín, đảm bảo không rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển

- Công nhân lái xe phải được tập huấn đầy đủ, có chứng chỉ về lái xe theo quy định

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe tại những điểm cấm theo quy định

- Nhà thầu phải cử cán bộ tham gia điều tiết giao thông nếu vận chuyển vật liệu vào giờ cao điểm hoặc khi có nguy cơ ùn tắc giao thông

- Thường xuyên cử cán bộ giám sát dọc tuyến

- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật

liệu bị rơi vãi trên tuyến đường để không làm ảnh hưởng tới giao thông

- Nghiêm cấm các lái xe phóng nhanh, vượt ẩu trên tuyến đường gây ảnh hưởng tới hoạt động giao thông của người dân

- Các phương tiện vận chuyển phải thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ, để giảm thiểu tiếng ồn và lượng khí thải phát sinh

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 95

Page 96: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đường Trung tâm từ cổng đi vào

Các cơ sở kinh doanh bên đường trung tâm

Siêu thị Hapromart nằm bên đường Ngô Xuân Quảng gần quốc lộ 5

Chợ dân sinh, tổ dân phố Cửu Việt nằm bên đường Ngô Xuân Quảng

Khu dân sinh thuộc Cửu Việt, nằm bên đường Ngô Xuân Quảng

- Bụi, khí thải, tiếng ồn do các hoạt động thi công vận chuyển vật liệu.

- Xáo trộn sinh hoạt của khu dân cư

- Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông

- Làm xuống cấp hệ thống đường giao thông

- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, tránh các giờ cáo điểm về giao thông

- nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trọng cho phép

- Vật liệu phải được che đạy kín, đảm bảo không rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển

- Công nhân lái xe phải được tập huấn đầy đủ, có chứng chỉ về lái xe theo quy định

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe tại những điểm cấm theo quy định

- Nhà thầu phải cử cán bộ tham gia điều tiết giao thông nếu vận chuyển vật liệu vào giờ cao điểm hoặc khi có nguy cơ ùn tắc giao thông

- Thường xuyên cử cán bộ giám sát dọc tuyến

- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật

liệu bị rơi vãi trên tuyến đường để không làm ảnh hưởng tới giao thông

- Nghiêm cấm các lái xe phóng nhanh, vượt ẩu trên tuyến đường gây ảnh hưởng tới hoạt động giao thông của người dânKhu dân cư đường Ngô Xuân Quảng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 96

Page 97: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Các phương tiện vận chuyển phải thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ, để giảm thiểu tiếng ồn và lượng khí thải phát sinh

Chợ trâu Quỳ bên đường Ngô Xuân Quảng tiếp gần Quốc lộ 5

Khu vực Đường Cổ Bi tại vị trí cách quốc lộ 5 khoảng 200m

Dốc Lời, đường xuống khu khai thác cát

Đường sắt cắt ngang đường ngô Xuân Quảng tại vị trí giao cắt quốc lộ 5

- Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông về đường sắt

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông

- Thực hiện tất cả biện pháp như đã nêu đối với các khu vực đi qua khu dân cư ở trên

- Phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt để nắm bắt các giờ tàu chạy trong ngày để từ đó xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý

- Hạn chế vận chuyển vào các giờ có tàu đi qua

- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật liệu bị rơi vãi vào khu vực ray đường sắt

- Nâng cao ý thức cho công nhân chấp hành hiệu lệnh giao thông nói chung và hiệu lệnh đường sắt nói riêng

- Nghiêm cấm các lái xe phóng nhanh, vượt ẩu khi qua khu vực giao cắt đường sắt

- Nhà thầu/Ban quản lý dự án phải phối hợp với đơn vị chưc năng, ngành đường sắt để giải quyết sự cố giao thông đường sắt nếu nguyên nhân được xác định do hoạt động vận chuyển vật liệu gây ra.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 97

Page 98: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Trường THPT Cao Bá Quát nằm trên đường Cổ Bi

Trường Mầm non Cổ Bi nằm bên đường Cổ Bi

- Gia tăng Bụi, khí thải, tiếng ồn.

- Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông tại khu vực cổng trường

- Cản trở việc đến trường của học sinh cũng như phụ huynh khi đến đón học sinh

- Làm xuống cấp hệ thống đường giao thông

- Thông báo cho các trường biết kế hoạch vận chuyển vật liệu trước khi thi công

- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, tránh các học sinh đến lớp và giờ tan học

- Nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trọng cho phép

- Vật liệu phải được che đạy kín, đảm bảo không rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe khi đi qua khu vực này

- Nghiêm cấm việc đỗ xe vận chuyển trước cổng trường hoặc xung quanh trong bán kính 200m

- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật

liệu bị rơi vãi trên tuyến đường để không làm ảnh hưởng tới giao thông

Trạm y tế Cổ Bi nằm trên đường Cổ Bi

Ngoài các biện pháp như đã nêu trong giải pháp đối với khu vực dân cư, khu vực này còn phải áp dụng biện pháp:

- Thông báo cho trạm y tế biết kế hoạch vận chuyển trước khi tiến hành thi công ít nhất 1 tháng

- Hạn chế vận chuyển vào những ngày trạm y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân và trẻ em

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe khi đi qua khu vực này

- Nghiêm cấm việc đỗ xe vận chuyển trước cổng trạm y tế và khu vực xung quanh trong bán kính 200m

- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến

4.1.3. Các biện pháp giảm thiểu đặc thù trong quá trình vận hành

4.1.3.1. Biện pháp thu gom và xử lý nước thải

a. Hệ thống thoát nước

* Với mạng thoát nước trong nhà:

Nước thải từ các chậu rửa, thu sàn (nước xám) được thu theo đường ống riêng (ống u.PVC) và thoát thẳng ra mạng thoát nước chung cùng với nước sau bể từ hoại của công trình và được dẫn về khu vực trạm xử lý để xử lý cùng với nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng thực tập/thực hành.

Nước thải từ các xí bệt, tiểu nam (nước đen) được thu gom theo đường ống (ống u.PVC) riêng sau đó đưa tới bể tự hoại ngầm trong công trình. Ở đây nước thải sẽ được làm sạch sơ bộ rồi được dẫn theo đường cống cùng nước thải xám về khu vực trạm xử lý để xử lý cùng với nước thải phát sinh từ các phòng thí nghiệm.

Đối với nước thải từ khu vực các phòng thí nghiệm/phòng thực vật/thực hành, do nước thải có chứa nhiều hóa chất và các chất nguy hại khác nên nước thải phát sinh từ các phòng này sẽ được

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 98

Page 99: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

thu gom theo đường ống riêng và được đưa về khu vực trạm xử lý để xử lý qua một số công đoạn rồi mới được xử lý cùng với nước thải xám và nước thải sau bể tự hoại.

Với mạng thoát nước ngoài nhà:

Mạng lưới thoát nước ngoài nhà được thiết kế bao gồm:

- Hệ thống thoát nước mưa: Được thiết kế riêng để thu gom toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực rồi được dẫn thẳng ra khu vực sông Cầu Bây để xả vào sông.

- Đối với nước thải xám và nước thải sau bể tự hoại từ mỗi khối nhà sẽ được dẫn chung một hệ thống công thoát về khu vực trạm xử lý để xử lý cùng với nước thải từ các phòng thí nghiệm

- Nước thải từ các phòng thí nghiệm/thực tập/thực hành sau khi được thu gom sẽ được dẫn theo đường ống riêng về khu vực trạm xử lý.

Nước sau khi xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT sau đó được dẫn ra mạng lưới thoát nước và được xả vào sông Cầu Bây.

Mô hình thoát nước và xử lý nước thải của khu vực được mô tả qua hình 1.4:

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước của dự án

b. Biện pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

Theo quy hoạch của HVN, trong thời gian tới, học viện sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cấp nước và xử lý nước thải tập trung với công suất 450 m3/ngày đêm đáp ứng mục tiêu đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải của toàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm theo hướng hiện đại, đồng bộ tạo cho khuôn viên của Học viện có môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường chung. Hệ thống xử lý nước thải tập trung được lập dự án riêng cho HVN đã được phê duyệt trong quy hoạch của HVN. Theo quyết định số 4257/QĐ-BNN-KH ngày 19/10/2016 của Bộ NN và PTNT quyết định về Chủ trương lập dự án đầu tư Xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải Học viện Nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn là 19 tỷ đồng bằng nguồn vồn của chính phủ Việt Nam, và sẽ xây dựng vào năm 2017, đến quý 4 năm 2018 sẽ đi vào vận hành. Như vậy, theo tiến độ của dự án thì khi các công trình tòa nhà đi vào vận hành thì trạm xử lý nước thải đã hoạt động và có thể thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt cũng như nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng thực tập, thực hành do các tòa nhà tạo ra. Vị trí quy hoạch và trạm xử lý được đặt trong khuôn viên HVN, tiếp giáp với đường quốc lộ Hà Nội - Hải Phòng và sông Cầu Bây

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 99

Sông Cầu BâyNƯỚC THẢI TỪ CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM

Mạng TN mưa khu vực

Rãnh thu nước, ga thăm

THOÁT NƯỚC MƯA

Rãnh thoát nước

Chậu rửa, thu sàn...

THOÁT NƯỚC XÁM

Xí + Tiểu...

Mạng lưới TN thải chung

Bể phốt

THOÁT NƯỚC ĐEN

Trạm xử lý

Page 100: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 4.2. Vị trí quy hoạch xây dựng trạm XLNT của Học viện

Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải từ các tòa nhà tạo ra được thể hiện ở hình 4.4. Nước sau khi xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT sau đó được dẫn ra mạng lưới thoát nước và được xả vào sông Cầu Bây.

c. Nước thải từ phòng thí nghiệm

Thiết kế của dự án cho thấy, các phòng thí nghiệm được đặt chủ yếu ở tòa nhà Trung tâm nghiên cứu Khoa học sự sống, ngoài ra, tại các khoa như Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ sinh học, Công nghệ Môi trường, Khoa Thú Y, Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch đều có hệ thống các phòng thực tập, thực hành theo chuyên ngành của khoa. Theo đánh giá ở chương 4, nước thải từ các phòng thí nghiệm, thực hành và thực tập này tiểm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người nếu không được thu gom và xử lý. Do đó khi thiết kế các tòa nhà có phòng thí nghiệm, nước thải từ hệ thống phòng thí nghiệm này đã được tách ra và thu gom riêng rồi đưa về khu vực trạm xử lý để xử lý cùng với nước thải sinh hoạt theo công nghệ AAO đảm bảo đạt quy chuẩn loại B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường (Sơ đồ thu gom và thoát nước thải phòng thí nghiệm và nước thải sinh hoạt mô tả trong hình 4.4 chương 1).

Theo thiết kế của dự án "Xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải Học viện Nông nghiệp Việt Nam" hệ thống thu gom và xử lý nước thải được mô tả tóm tắt như sau:

Hệ thống thu gom: Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các phòng thí nghiệm sẽ được dẫn từ các khoa, các tòa nhà về khu vực trạm xử lý bằng hệ thống đường PCV có khả năng chịu được sự ăn mòn của hóa chất có các loại đường kính D600, D500, D315, D200. Tổng chiều dài các đường ống này bao gồm: D600 dài khoảng 165m, D500 dài khoảng 438m, D315 dài khoảng 1.560m, D200 dài khoảng 1.110 m và D110 dài khoảng 27m;

Xây mới hệ thống xử lý nước thải tập trung: Trạm xử lý được xây mới với công suất 450 m3/ngày.đêm và đươc xử lý theo công nghệ AAO, bao gồm các bể: các bể gom trạm bơm, bể điều hòa, bể trung hòa, cụm thiết bị AAO, bể chứa bùn, sân phơi bùn, bể khử trùng, nhà điều hành, nhà hóa chất, nhà ép bùn cặn. Lắp đặt các thiết bị gạt bùn cặn, thiết bị thu tách rác, máy bơm nước thải, máy bơm bùn, máy khuấy, đĩa phân phối khí, máy

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 100

Khu vực xây dựng nhà máy XLNT

Page 101: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

thổi khí, máy ép bùn, hệ thống điện động lực, điều khiển, các thiết bị đo và hệ thống điện chiếu sáng cho các nhà điều hành nhà hóa chất;

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải cụ thể ở hình 4.3:

Hình 4.3. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải Học viện Nông nghiệp

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 101

Cấp khí

Javen

Nước rửa lọc

Bùn đượcthu gom và xử lý theo quy định

Tuần hòa bùn

Tuần hòa bùn

Bùn dư

Cấp khí

Cột lọc hấp thụ

Bể chứa bùn cặn

Ra hệ thống thoát nước

Bể quan trắc

Bể khử trùng

Bể lắng

Bể hiếu khí(aerotank)

Bể thiếu khí (anoxic)

Bể kỵ khí

Bể điều hòa

Bể trung hòa

Bể thu gom

Page 102: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nước sau khi xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT, sẽ được dẫn ra mạng lưới thoát nước chung và được xả vào sông Cầu Bây.

4.1.3.2. Biện pháp thu gom và xử lý các chất thải rắn sinh hoạt

HVN sẽ trang bị hai loại thùng rác: màu xanh lá cây có chứa chất thải hữu cơ, và các màu vàng chứa rác còn lại. Hoặc ở những nơi khác, thùng 3 khoang có thể được sử dụng để lưu trữ chất thải có thể tái chế. Các thùng được đặt trong các tòa nhà các khoa, khu giảng đường, phòng thí nghiệm, văn phòng và các khu vực công cộng,... Thùng có nắp đậy được sử dụng để giảm thiểu sự lây lan của mùi và tránh các loài gặm nhấm. thùng này có nhiều kích cỡ, hình thức khác nhau để phù hợp với từng nơi cụ thể.

Trong mỗi tòa nhà đều thiết kế và xây dựng hệ thống đường ống thu gom rác thải từ các tầng trên cao xuống để tránh vận chuyển rác qua thang máy.

Nhân viên vệ sinh sẽ thu thập rác thải hữu cơ và các chất thải khác, sau đó vận chuyển đến các điểm tập kết. Có thể sử dụng các thùng có dung tích 140-240 lít có bánh xe và nắp đậy để thu thập rác thải từ các thùng nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp họ kéo xe đến vị trí tập kết rác của HVN. Sau đó rác thu gom sẽ được Công ty Môi trường đô thị Hà Nội xử lý.

4.1.3.3. Quản lý khu vực nhà vệ sinh:

Bố trí nhân viên vệ sinh, thường xuyên lau dọn, vệ sinh các toilet để tránh phát sinh mùi hôi.

Thường xuyên kiểm tra các đường ống thoát nước, ống thông hơi để tránh tắc nghẽn, phát sinh mùi hôi.

Lắp đặt quạt hút trong toilet để hút mùi hôi, bố trí cửa sổ để thông gió tự nhiên.

Định kỳ thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội đến hút bùn cặn trong bể tự hoại và mang đi xử lý theo quy định để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt cho bể.

4.1.3.4. Quản lý hệ thống phòng thực tập/thực hành và thí nghiệm

a. Biện pháp giảm thiểu các nguy cơ rò rỉ hơi hóa chất:

Khí thải phát phát sinh từ các phòng thí nghiệm nhỏ nhưng thường xuyên. Do đó, thông gió tự nhiên cho phòng thí nghiệm là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, dự án sẽ được thiết kế và trang bị quạt hút không khí tươi từ bên ngoài vào phòng và chụp hút hơi hóa chất có khả năng xử lý để đảm bảo sức khỏe của những người làm việc trong phòng thí nghiệm.

Thu gom và xử hơi hóa chất trong phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm được bố trí bàn, khu vực làm việc một cách hợp lý. Khu thí nghiệm hoa chất dễ bay hơi đặt ở khu riêng biệt, và được lắp đặt chụp hút chuyên dụng với công suất phù hợp, đảm bảo tất cả khói và hơi hóa chất phải được hút. Đối với các phòng thí nghiệm có sự công phá mẫu thực nghiệm và nghiên cứu thì sẽ lắp đặt hệ thống tủ hút riêng, việc công phá mẫu được diễn ra trong tủ hút và hơi khí sẽ được hút ra ngoài củng với hệ thống chụp hút.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 102

Page 103: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 4.4. Mô hình tủ hút và chụp hút hóa chất trong phòng thí nghiệm

b. Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn khi sử dụng hóa chất và các thiết bị trong phòng thí nghiệm

Để giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn trong sử dụng hóa chất, các phòng thí nghiệm cần:

Xắp xếp và bố trí kho chứa hóa chất riêng biệt và tùy theo từng loại hóa chất mà có sự bảo quản riêng, có sự phân công cán bộ quản lý rõ ràng;

Hóa chất khi nhập về phải có nguồn gốc rõ ràng, có niên hạn sử dụng và có chất lượng đảm bảo cho quá trình phân tích;

Không nhập về quá nhiều hóa chất để tránh việc tồn kho lâu ngày gây hỏng hóa chất và gây mất an toàn trong quản lý;

Sinh viên khi sử dụng và pha chế hóa chất phải có cán bộ hoặc giáo viên hướng dẫn quản lý giám sát chặt chẽ;

Cán bộ và sinh viên khi vào phòng thí nghiệm, đặc biệt là khi sử dụng hóa chất phải được trang bị và sử dụng đầy đủ các thiết bị, quần áo bảo hộ;

Mỗi phòng thí nghiệm đều phải có sổ nhật ký theo dõi hàng ngày các loại hóa chất nhập về, thời hạn sử dụng, những lưu ý khi sử dụng,...;

Các hóa chất sau khi sử dụng hết, vỏ bao bì cần được thu gom triệt để và được đưa vào hệ thống thu gom và xử lý các chất thải nguy hại;

Nghiêm cấm cán bộ và sinh viên được hút hóa chất bằng miệng;

Thường xuyên tập huấn cho cán bộ về công tác an toàn trong phòng thí nghiệm

c. An toàn trong vận hành các thiết bị máy móc

Tất cả các cán bộ vận hành thiết bị máy móc đều phải được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trước khi vận hành

Tuyệt đối không cho cán bộ/sinh viên/học viên chưa được tập huấn tham gia vận hành thiết bị

Trên mỗi thiết bị đều phải có bảng hướng dẫn quy trình sử dụng

Lập sổ nhật ký theo dõi hoạt động của tất cả các thiết bị hàng ngày

Tất cả các thiết bị đều phải thường xuyên và định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra độ an toàn và chính xác của thiết bị

Các nguồn điện cung cấp cho từng thiết bị phải được kiểm tra trước khi lắp đặt và phải lắp đặt hệ thống automat riêng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 103

Page 104: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Tùy thuộc vào thiết bi nhưng đa số các thiết bị đều phải được đặt trong phòng có độ ẩm không khí ổn định. Do đó các phòng này thường được lắp đặt hệ thống điều hòa

Tuyệt đối không pha chế, lưu trữ các loại hóa chất gần các thiết bị. Chỉ sử dụng hóa chất theo đúng chỉ định của thiết bị

4.1.3.5. Phát sinh các chất thải nguy hại

Mặc dù khối lượng CTNH từ PTN có khối lượng không nhiều, nhưng chúng có thể gây tác động tiêu cực nghiêm trọng đến môi trường do đó cần thu gom, vận chuyển và xử lý bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trước khi các phòng thí nghiệm đi vào vận hành Học viện Nông nghiệp cần:

Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải các chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đồng thời xây dựng kho lưu trữ tạm thời các chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6 2015 của Bộ TN&MT.

Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý các chất thải nguy hại định kỳ đến thu gom và xử lý

Trang bị đảy đủ cho tất cả các phòng thí nghiệm, phòng thực tập thực hành các khoa và các trung tâm nghiên cứu các thùng chứa chất thải nguy hại

Xây dựng và gắn nội quy thu gom và quản lý tất cả các chất thải nguy hại nói chung và các loại vỏ bao bì hóa chất,... nói riêng tại mỗi phòng thí nghiệm

Nghiêm cấm việc vứt lẫn các chất thải nguy hại cùng với các chất thải rắn khác

Chất thải hóa học từ các phòng thí nghiệm phải được lưu giữ theo quy định an toàn nghiêm ngặt về hóa học và các chất sinh học. Các quy định này phải được phổ biến cho những người làm việc trong phòng thí nghiệm;

Tất cả các loại chất thải nguy hại phải được dán nhãn theo quy định;

4.1.3.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ, chập điện

Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện của trường với đầy đủ các thiết bị an toàn điện như vật liệu chống cháy, cầu dao tự động bảo vệ quá tải & ngắn mạch, bảo vệ dòng rò,...

Thết kế, bố trí các hạng mục công trình tuân thủ các quy tắc an toàn về PCCC, lắp đặt hệ thống PCCC bên trong và bên ngoài, được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt về hồ sơ PCCC của dự án.

Thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền về các quy tắc an toàn PCCC; định kỳ tổ chức tập huấn, diễn tập về PCCC.

4.1.3.7. Các biện pháp giảm thiểu tác động của hóa chất BVTV và chất bảo quản nông sản thực phẩm

Để giảm thiểu các tác động do hóa chất BVTV gây ra đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, ngoài việc tuân thủ các quy định về bảo quản, quản lý và xử lý HCBVTV (chi tiết trong phụ lục 3 kèm theo báo cáo), dự án cần áp dụng các biện pháp sau:Biện pháp giảm thiểu tác động trong quản lý HCBVTV- Do khối lượng sử dụng không nhiều, nên khi cần sử dụng đến đâu thì mua về đến đó, không mua về để dự trữ vì việc dự trữ HCBVTV sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới môi trường và sức khỏe cán bộ, sinh viên. - Học viện cần xây dựng kho chứa HCBVTV riêng, kho này sẽ dùng để lưu trữ các dụng cụ hỗ trợ phun thuốc, quần áo bảo hộ, thuốc chưa sử dụng hoặc sử

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 104

Page 105: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

dụng chưa hết,… Kho chứa HCBVTV được xây dựng theo đúng quy chuẩn mà Bộ NN&PTNT đã ban hành. Ngoài ra, vị trí xây dựng kho chứa này phải được đặt cách xa các khu vực như giảng đường, khu dân cư, khu học tập và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên trong học viện, các nguồn nước (ao nuôi thủy sản, kênh mương thủy lợi, sông Cầu Bây,…) ít nhất 200m- HCBVTV nhập về sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng đầy đủ.- Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất nằm ngoài danh mục HCBVTV được phép sử dụng mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành.Biện pháp giảm thiểu khi sử dụng hóa chất BVTV

- Việc sử dụng hóa chất BVTV phải tuân thủ theo 4 nguyên tắc: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

- Ưu tiên sử dụng các loại HCBVTV có thời gian phân hủy nhanh, đặc biệt là các loại hóa chất được sản xuất từ các chế phẩm sinh học

- Khi tiếp xúc, hoặc sử dụng HCBVTV, người tiếp xúc phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động (găng tay, quần áo, khẩu trang,…) để hạn chế tới mức thấp nhất việc tiếp xúc trực tiếp của con người với HCBVTV

- Người quản lý, tiếp xúc và sử dụng với HCBVTV phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về tác hại, cách quản lý và sử dụng cũng như các biện pháp ứng phó cần thiết khi bị HCBVTV gây tổn thương đến sức khỏe con người

- Trước khi sử dụng, phải kiểm tra và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng,… Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng và việc pha chế thuốc phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng.

- Nghiêm cấm việc rửa các dụng cụ và thiết bị bảo hộ sau khi sử dụng thuốc BVTV tại các nguồn nước như ao, hồ, sông Cầu Bây hay các kênh mương thủy lợi trong khu vực.

- Thuốc mua về chưa sử dụng và thuốc sau khi sử dụng còn dư thừa phải được quản lý và lưu trữ tại kho chứa theo quy định

- Sau khi sử dụng, toàn bộ vỏ bao bì chứa HCBVTV phải được làm sạch và được thu gom triệt để để quản lý, xử lý như đối với các chất thải nguy hại. Nghiêm cấm việc vứt các loại vỏ bao bì này ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và sinh thái khu vực. Biện pháp làm sạch bao gồm các bước sau:

+ Gạn hết thuốc trong bao gói thuốc BVTV vào bình phun (đến khi hết nhỏ giọt nếu là dung dịch, khoảng 30giây).

+ Bước 2: Cho nước sạch bằng 1/4 - 1/3 dung tịch của bao gói thuốc BVTV qua sử dụng, rồi vặn nắp chai hoặc gấp kín miệng mép bao gói.  

+ Bước 3: Lắc mạnh trong khoảng 30 giây.+ Bước 4: Mở nắp hoặc mép gấp gói, đổ lượng nước rửa vào bình

phun đến khi không còn nhỏ giọt, khoảng 30 giây.Làm nhắc lại từ Bước 2 đến Bước 4 đủ 3 lần để đảm bảo bao gói thuốc BVTV qua sử dụng được rửa sạch. Cần chú ý:

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 105

Page 106: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nắp chai (nhất là đường ren) của bao gói thuốc BVTV qua sử dụng cần rửa hết thuốc tồn dư.  

Rửa sạch cả thuốc tồn dư dính bên ngoài bao gói thuốc BVTV qua sử dụng và đổ vào bình phun.

Nước rửa sau cùng trong và không nhìn thấy thuốc tồn dư là được.

* Tập huấn về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng HCBVTVHọc viện phải thường xuyên phối hợp với Chi cục BVTC Hà Nội tổ chức tập huấn cho các cán bộ và nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc với HCBVTV (người quản lý, thủ kho, nhân viên sử dụng,…) về an toàn lao động trong công tác vận chuyển, bảo quản và sử dụng HCBVTV. Các nội dung cần tập huấn bao gồm:

a) An toàn lao động vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;b) Quy định của pháp luật về vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm;c) Đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn quản lý và sử dụng;d) Cách đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật; Hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy

hiểm của hàng hóa.e) e). Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật với người sử dụng và cách phòng

ngừa;f) Các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

gồm cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật;

g) Thực hành an toàn trong bảo quản, vận chuyển thuốc.* Xây dựng kho lưu trữ và bảo quản HCBVTVMặc dù quy định dự án không mua tích trữ nhiều hóa chất BVTC nhưng học viện vẫn cần thiết phải có một kho lưu trữ và bảo quản HCBVTV để chưa các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ sử dụng HCBVT cũng như lưu trữ thuốc sau khi sử dụng nhưng không hết. Kho chứa này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu của TCVN 5507:2002  về Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

- Đủ khả năng để chứa toàn bộ lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bất cứ thời điểm nào;

- Kho phải cách xa các khu vực học tập và nghiên cứu khoa học của học viện như giảng đường, thư viện, ký túc xá, tòa nhà làm việc của cán bộ nhân viên học viên, bệnh viện, chợ, khu dân cư, các nguồn nước như ao nuôi thủy sản, kênh mương thủy lợi, sông Cầu Bây,… tối thiểu 200 mét (m);

- Kho phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, hợp lý, phân loại theo nguy cơ, cháy, nổ và bảo đảm tách riêng các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau.

- Thuốc bảo vệ thực vật được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 cen-ti-mét (cm), cách tường ít nhất 20 cen-ti-mét (cm) có lối đi chính rộng đảm bảo cho việc kiểm đếm, kiểm tra và phòng cháy chữa cháy.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 106

Page 107: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Phải có hệ thống thông gió; có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực kho.

- Có bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống hình đồ cảnh báo phù hợp với mức độ nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

- Kho phải có nội quy an toàn lao động, có trang bị và sử dụng trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động (găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, quần áo bảo hộ) khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu.

- Phải có khu vực riêng biệt để thay đồ, tắm rửa cho người lao động sau khi làm việc trong kho.

- Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ theo Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Bên ngoài kho phải có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ; nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy phải để ở nơi dễ nhìn thấy.

- Việc vận hành tại kho chứa phải đảm bảo tính an toàn, phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ, chảy tràn.

- Thủ kho phải tuân thủ các chỉ dẫn trong phiếu an toàn hóa chất của tất cả các thuốc bảo vệ thực vật được lưu trữ, các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh, các hướng dẫn khi có sự cố.

- Thủ kho phải được huấn luyện về an toàn lao động trong bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn về thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật an toàn hóa chất theo quy định tại Mục 3 của Chương này và phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.

4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xã hội

4.2.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động xã hội nhằm phục hồi sinh kế

Các can thiệp được đề xuất nhằm phục hồi sinh kế : Trong khuôn viên của học viện hiện có khoảng 10 hộ/ và 11 đơn vị đang mượn đất của học viện để kinh doanh cây giống tạo ra nguồn thu nhập phụ.

Các chương trình đào tạo kỹ năng cần được thiết kế phù hợp sau khi tham vấn các hộ về những ưu tiên, nhu cầu và trình độ học vấn.

Bảng 4.9. Khung kế hoạch hành động xã hội cho Dự án

Nội dung Mục tiêu/ Kết quả đầu ra

Hành động đề xuất

Cơ quan thực hiện

Các chỉ số Ghi chú

Sinh kế của các hộ gia đình hoạt động kinh doanh cây giống như nguồn sinh kế phụ

Các hộ bị ảnh hưởng sẽ được tham gia vào tham vấn cộng đồng và điều tra kinh tế-xã hội, cơ sở để xác định bồi thường và các biện pháp khắc phục và chi phí để

Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng

PMUTTPTQĐChính quyền địa phươngCác tư vấn

Chương trình/Kế hoạch đào tạo kỹ năng được chuẩn bị

Các hoạt động và chi phí phải được tính toán và xác định bởi chuyên gia tư vấn

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 107

Page 108: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nội dung Mục tiêu/ Kết quả đầu ra

Hành động đề xuất

Cơ quan thực hiện

Các chỉ số Ghi chú

đảm bảo rằng sinh kế của họ sẽ không bị xấu đi do việc xây dựng dự án

Khả năng tiếp cận với các công trình công cộng

Đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giảng viên và sinh viên cũng như dân cư khu vực xung quanh; Tạo cảnh quan, không gian làm việc; Giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải;

Thiết kế chi tiếtBản vẽ kỹ thuật

PMUChính quyền địa phươngCác tư vấn

Tăng số lượng học viên do cải thiện/mở rộng môi trường học tập.Tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khu vực dự án

Chi phí và thiết kế chi tiết được thực hiện bởi tư vấn

Nguy cơ STIs

Giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với STIs trong quá trình xây dựng do lưu lượng tăng.

Các biện pháp can thiệp và nâng cao nhận thức HIV/AIDS sẽ bao gồm trong điều khoản của nhà thầu

PMUNhà thầuChính quyền địa phươngCác tư vấn

Các biện pháp can thiệp và nâng cao nhận thức STIs sẽ bao gồm trong điều khoản của nhà thầu

Thực hiện và giám sát các hoạt động sẽ được thực hiện bởi tư vấn thiết kế chi tiết và tư vấn thực hiện

Lao động Hợp đồng cho các nhà thầu nên bao gồm các điều kiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động; không phân biệt chi trả tiền lương giữa phụ nữ và nam giới, ngăn ngừa sử dụng lao động trẻ em; và tuân thủ pháp luật lao động của chính phủ và nghĩa vụ điều ước quốc tế có liên quan;Tối đa hóa việc làm của phụ nữ và hộ nghèo trong quá trình xây dựng

Hợp đồng của nhà thầu được xem xét để đảm bảo rằng các điều khoản liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OH & S) và bình đẳng giớiƯu tiên cho phụ nữ và hộ nghèo trong lao động phổ thông;

PMUTổ chức chính trị xã hội (Đoàn Thanh niên, hội phụ nữ,...)TT thông tin việc làm của huyệnChính quyền địa phươngNhà thầuCác tư vấn

Các khoản có liên quan đến: i) OH & S; ii) thúc đẩy bình đẳng giới và phòng, chống phân biệt đối xử giới; và iii) phòng chống sử dụng lao động trẻ em đã được bao gồm trong hợp đồng của nhà thầu.Số lượng lao động địa phương làm việc theo giớiNam và nữ giới sẽ nhận được tiền công ngang nhau cho công việc như nhau;

Giám sát các họa động sẽ được thực hiện vởi tư vấn DDISKhông tính chi phí; là một phần của hoạt động giám sát DDIS

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 108

Page 109: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

4.2.2 Kiểm soát các tác động xã hội gây ra bởi hoạt động xây dựng

- Nhà thầu được yêu cầu phải thực hiện theo Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc an toàn trong xây dựng;

- Đăng ký danh sách tạm trú cho người lao động với chính quyền địa phương;

- Thông báo cho cộng đồng về kế hoạch xây dựng ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu xây dựng;

- Trong trường hợp phải tháo dỡ đường điện và nước, các Ban QLDA phải báo cho các hộ bị ảnh hưởng trước ít nhất 2 ngày;

- Tránh các hoạt động xây dựng vào ban đêm. Trường hợp cần phải xây dựng vào ban đêm cần phải thông báo cho cộng đồng trước ít nhất 2 ngày;

- Xây dựng nên được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể, thực hiện xây dựng trong các giai đoạn để giảm thiểu các tác động đối với cộng đồng địa phương;

- Phải giữ vệ sinh và an toàn công trường xây dựng;

- Ván gỗ phải được đặt trên các mương hở để tạo lối đi cho các hộ dân ven đường và các cửa hàng;

- Thuê lao động địa phương để thực hiện các công tác đơn giản;

- Người lao động phải được hướng dẫn về các vấn đề môi trường, an toàn và sức khỏe trước khi thực hiện công tác xây dựng được giao;

Công nhân được yêu cầu phải tuân theo một quy tắc ứng xử như sau:

- Sử dụng đầy đủ các thiết bị an toàn được cung cấp;

- Hút thuốc tại những nơi chỉ định. Không vứt rác bừa bãi;

- Không lưu trữ hoặc sử dụng các loại vũ khí và các chất độc hại bị cấm;

- Không phá cây bên ngoài khu vực xây dựng hoặc đốt chất thải trong công trường (trừ cây xâm lấn);

- Cấm uống rượu trong giờ làm việc;

- Không vận hành máy xây dựng khi không được phép;

- Không tham gia vào việc tranh cãi, đánh nhau, cờ bạc hoặc các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm;

Kiểm tra sức khỏe cho người lao động phải được thực hiện theo định kỳ. Không tuyển và sử dụng những người mắc bệnh dễ lây nhiễm.

4.2.3 Các biện pháp để kiểm soát các tác động về di sản văn hóa

Khi hoạt động xây dựng sẽ được thực hiện gần bất kỳ, di tích lịch sử văn hóa như chùa, nhà thờ, đền thờ, thì nhà thầu phải sắp xếp kế hoạch xây dựng để tránh những ngày lễ hội hay sự kiện đặc biệt có thể diễn ra tại các địa điểm văn hóa như giữa âm lịch tháng, ngày lễ. Khi thực hiện các công trình trong khu vực này, các nhà thầu chịu trách nhiệm thi thực hành quản lý tốt công trường xây dựng, bao gồm: thường xuyên vệ sinh công trường, sắp xếp vật liệu gọn gàng và vận chuyển chất thải ra khỏi công trường càng sớm càng tốt;

Nếu phát hiện các hiện vật, địa điểm khảo cổ, di tích lịch sử, và các đối tượng, bao gồm cả nghĩa địa và/hoặc phần mộ riêng lẻ giai đoạn xây dựng, Nhà thầu phải tuân theo Quy trình được mô tả dưới đây:

- Dừng các hoạt động xây dựng tại các khu vực của các tìm cơ hội;

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 109

Page 110: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Phác họa công trường hoặc khu vực phát hiện;

- Đảm bảo các trang web để ngăn chặn bất kỳ thiệt hại hoặc tổn thất của đối tượng di động. Trong trường hợp của cổ vật di cốt nhạy cảm, cần bố trí một người bảo vệ đêm cho đến khi chính quyền địa phương chịu trách nhiệm hoặc Sở Văn hóa và Thông tin phải mất hơn;

- Thông báo cho Tư vấn giám sát xây dựng: Những người này sẽ thông báo cho chính quyền địa phương hoặc quốc gia chịu trách nhiệm của các tài sản văn hoá của Việt Nam (trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn);

- Chính quyền địa phương hoặc đơn vị có liên quan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và cách ly khu vực trước khi quyết định thủ tục tiếp theo. Việc này sẽ đòi hỏi một đánh giá sơ bộ về phát hiện này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa; bao gồm giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị khoa học hay nghiên cứu, giá trị xã hội và kinh tế;

- Quyết định về cách xử lý các phát hiện là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Điều này có thể bao gồm thay đổi bố trí (như khi tìm thấy một di tích văn hóa hoặc khảo cổ quan trọng mà không thể dịch chuyển), bảo tồn, cách ly, phục hồi và cứu hộ;

- Nếu khu văn hóa và/hoặc di tích có giá trị cao và việc bảo tồn khu vực được các nhà chuyên môn kiến nghị và được cơ quan quản lý các di tích văn hóa yêu cầu, chủ dự án sẽ cần phải tiến hành thay đổi thiết kế để thích ứng với yêu cầu và bảo tồn khu vực;

- Các quyết định liên quan đến việc quản lý các phát hiện sẽ được thông báo bằng văn bản bởi cơ quan hữu quan;

Nếu di tích văn hóa có giá trị cao và các nhà chuyên môn khuyến nghị bảo tồn, thì Chủ Dự án cần tiến hành những thay đổi thiết kế cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn di tích;

Quyết định về quản lý phát hiện sẽ được thể hiện bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

4.2.4 Các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng

- Các nhà thầu được yêu cầu phải thực hiện theo Thông tư số 22/2010/ TT-BXD của Bộ Xây dựng về an toàn lao động trong hoạt động xây dựng;

- Trong trường hợp có sự bùng phát dịch bện, dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát được yêu cầu;

- Hàng rào bao quanh khu vực xây dựng bằng các vật liệu rắn ở độ cao 2m nhất cao;

- Đặt biển báo, rào hố mở, kênh để giảm thiểu tai nạn;

- Cung cấp đầy đủ ánh sáng khi thực hiện xây dựng vào ban đêm;

- Áp dụng giới hạn tốc độ 20km/h trong vòng 200m từ công trình xây dựng;

- Nếu có thể, đối với các máy có độ ồn cao nên đặt cách xa nhà ở và các khu vực công cộng như để đảm bảo độ ồn dưới 70dBA;

- Sử dụng lu tĩnh khi nền đường được xây dựng gần khu vực có nhiều hộ gia đình và các công trình yếu để hạn chế độ rung;

- Các tiểu dự án sẽ phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch kiểm soát các bệnh cho người lao động.

4.2.5 Các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe công nhân

- Cung cấp các khóa đào tạo cho người lao động về môi trường, an toàn và sức khỏe bao gồm nâng cao nhận thức về HIV / AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác;

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 110

Page 111: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Cung cấp quần áo bảo hộ đầy đủ và dụng cụ như mặt nạ, mũ bảo hiểm, ủng/giày, găng tay, kính, thắt lưng, áo phao, phao cứu sinh,… (tùy theo từng tính chất công việc) và yêu cầu các công nhân để sử dụng khi làm việc;

- Đường dây điện, công tắc… phải được lắp đặt và duy trì một cách an toàn tại văn phòng điều hành, địa điểm xây dựng và khu vực lán trại. Cáp điện không được đặt trên mặt đất, mặt nước. Dây điện phải được với phích cắm an toàn. Bảng điện ngoài trời phải được đặt trong tủ bảo vệ;

- Hạn chế tốc độ đối với các xe đi vận chuyển bên trong công trình xây dựng;

- Cung cấp bình chữa cháy, bộ dụng cụ sơ cứu, và tủ thuốc với các loại thuốc đối với các bệnh phổ biến ở các địa phương tại nhà điều hành và lán trại;

- Lán trại của công nhân phải được cung cấp nước sạch, điện, nhà vệ sinh di động. Giường ngủ của công nhân phải được bảo vệ bằng lưới chống muỗi;

- Các lán trại, nhà bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh di động phải được làm sạch và dọn dẹp thường xuyên và giữ trong điều kiện vệ sinh tốt. Dòng chảy của mương thoát nước xung quanh trại nên được nạo vét theo định kỳ;

- Nhiên liệu và hóa chất phải được lưu trữ một cách an toàn trong khu vực có mái che và có tường bao xung quanh, trang bị các biển cảnh báo an toàn ít nhất 20 mét từ các lán trạn và ở cuối hướng gió;

- Trong trường hợp có sự cố rò rỉ hoặc bị đổ dầu diesel/hóa chất/chất thải hóa học, các bước sau đây phải được tuân thủ ngay lập tức bởi các nhà thầu:

+ Người phát hiện sự cố rò rỉ/tràn sẽ lập tức kiểm tra xem có ai bị thương và sau đó sẽ thông báo cho các nhà thầu, kỹ sư giám sát và Ban QLDA;

+ Các nhà thầu phải đảm bảo bất kỳ người bị thương đang được điều trị và đánh giá nguyên nhân gây ra sự cố đổ/rò rỉ;

+ Tai nạn/sự cố gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ví dụ như bị đổ/rò rỉ các chất độc hại hoặc các hóa chất, quy mô lớn tràn/rò rỉ, hoặc bị đổ/rò rỉ vào nguồn nước gần đó, Nhà thầu phải ngay lập tức thông báo cho Ban QLDA;

+ Trong trường hợp như vậy, các nhà thầu sẽ có biện pháp ứng phó ngay lập tức để ngăn chặn sự tràn/rò rỉ và chuyển hướng đổ/lỏng bị rò rỉ cho vùng không nhạy cảm gần đó;

+ Các nhà thầu phải bố trí nhân viên bảo trì với quần áo bảo hộ thích hợp để làm sạch các hóa chất / chất thải hóa học. Có thể sử dụng mùn cưa (nếu số lượng tràn / rò rỉ là nhỏ), hoặc túi cát (nếu số lượng lớn); và/hoặc sử dụng một cái xẻng để loại bỏ lớp đất mặt (nếu bị đổ / rò rỉ xảy ra trên đất trống); và

+ Tuỳ theo tính chất và mức độ của vụ tràn hóa chất, có thể sơ tán của các khu vực công trường;

+ Hóa chất bị đổ không được đổ mặt vào hệ thống thoát nước mặt của địa phương. Thay vào đó, mùn cưa hoặc bao cát được sử dụng để làm sạch và loại bỏ đất bị ô nhiễm được xử lý bằng cách làm theo các biện pháp để xử lý chất thải hóa chất và xử lý đã mô tả;

+ Các nhà thầu sẽ chuẩn bị một báo cáo chi tiết về sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục, bất kỳ vấn đề ô nhiễm môi trường và các biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự xảy ra một lần nữa trong

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 111

Page 112: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

tương lai. Các báo cáo sự việc sau đó sẽ được đệ trình cho các kỹ sư, giám sát và Ban QLDA để xem xét và giữ trong hồ sơ. Các báo cáo sự việc cũng sẽ được nộp cho Sở TN & MT, nếu có yêu cầu;

Trong trường hợp xảy ra tai nạn, nhà thầu phải ngay lập tức tạm dừng thi công, tiến hành sơ cứu cho nạn nhân sau đó di chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất, báo cáo giám sát và chủ đầu tư

4.2.6 Các biện pháp tác động xã hội khác

Một số bất lợi tác động xã hội trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của Lào Cai tiểu dự án đã được xác định, cụ thể là, giảm nguồn thu nhập do mất đất nông nghiệp, đất sử dụng cho động vật nuôi, và tạm thời mất thu nhập (ước tính nhỏ) từ kinh doanh dọc theo tuyến đường giao thông và đường giao thông là do và hạn chế truy cập vào một số cấu trúc xã hội và tôn giáo , tác động trên các kênh thuỷ lợi và các hoạt động nông nghiệp, tăng nguy cơ phơi nhiễm với HIV/AIDS, bụi và tiếng ồn vv.

Các biện pháp cụ thể cho những tác động được phát triển trong chương 6. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội dưới đây.4.2.7 Biện pháp giảm thiểu các tác động khác

Liên quan đến những tác động như gián đoạn đi lại đối với các hộ gia đình/cá nhân/sinh viên...), Dự án sẽ thông báo về tiến độ thi công của dự án để người dân/sinh viên có thể chủ động thời gian sinh hoạt phù hợp với tiến độ thi công của dự án. Các hoạt động được đưa ra bao gồm:

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội trong thời gian xây dựng;

Hợp đồng với các nhà thầu có bao gồm các biện pháp vận chuyển vật liệu hoặc bùn thải phải tuân thủ các quy định về tải trọng của phương tiện vận chuyển vật liệu và chất thải. Khi cơ sở hạ tầng của địa phương bị hư hỏng do hoạt động giao thông vận tải, nhà thầu phải khôi phục cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, trả lại nguyên trạng như trước khi có Dự án.

Bảng 4.10. Các biện pháp giảm thiểu về xã hội

Tác động tiêu cực Biện pháp giảm thiểu Cơ quan thực hiện

Tác động tạm thời đến hoạt động kinh doanh cây giống

Thông báo cho người dân/công ty địa phương trước khi thi công

PMU nên yêu cầu nhà thầu làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương trong phổ biến thông tin theo đúng tiến độ tại các địa bàn

Tác động đến giao thông và gia tăng tệ nạn xã hội

Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội cho người dân địa phương

PMU nên làm việc chặt chẽ với chính quyền các cấp trong việc thực hiện chiến lược truyền thông. Dựa trên hệ thống truyền thông sẵn có để phổ biến nội dung thông tin của Dự án tới các hộ gia đình/sinh viên

Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng

Nhà thầu tuân thủ các quy tắc về khôi phục cơ sở hạ tầng

PMU nên yêu cầu nhà thầu thực hiện theo quy định về tải trọng và biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển vật liệu cũng như quy định trong trường hợp gây ra các tác động đối với đường giao thông

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 112

Page 113: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

5.1. Nguyên tắc cơ bản

Nằm trong ESIA, Kế hoạch Quản lý Môi trường (ESMP) là một công cụ chính sách an toàn, thường được sử dụng trong nhiều tiểu dự án và bao gồm các thông tin và hướng dẫn về quá trình giảm thiểu và quản lý các tác động môi trường bất lợi trong quá trình thực hiện tiểu dự án. Thông thường ở Việt Nam, một ESMP bao gồm một danh mục các biện pháp giảm nhẹ tác động điển hình do các nhà thầu áp dụng, một chương trình giám sát môi trường, sắp xếp tổ chức và một dự toán chi phí giám sát.

Ở Việt Nam đã có một khung chính sách đầy đủ liên quan đến việc lập ESIA, các tiêu chuẩn môi trường, quy định về bảo vệ, và quản lý rừng và các tài sản văn hóa, và các khía cạnh khác có liên quan đến việc thi công và vận hành các công trình và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. ESMP này được lập nhất quán với các quy định kể trên.

Để thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả ESMP, BQLDA sẽ: (a) Thành lập một Đơn vị Môi trường và Xã hội (ESU) chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện ESMP được đúng thời gian quy định, bao gồm giám sát, báo cáo, và tăng cường năng lực liên quan đến chính sách an toàn; (b) Giao Tư vấn Giám sát Thi công (CSC) đồng thời chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn của nhà thầu như quy định trong hợp đồng xây dựng và yêu cầu này cũng sẽ được đưa vào điều khoản tham chiếu của CSC; và (c) Tuyển chọn các tư vấn trong nước đủ năng lực làm Tư vấn Giám sát Môi trường Độc lập (IEMC) để hỗ trợ ESU thực hiện nhiệm vụ của mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVNNVN) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành của các tiểu dự án và học viện sẽ đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu tác động được thực hiện đầy đủ và có đủ ngân sách cho thực hiện. UBND TP Hà Nội sẽ cung cấp hướng dẫn chính sách nói chung và giám sát việc thực hiện các tiểu dự án. Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách và Sở Kế hoạch và Đầu tư (SKH&ĐT), Sở Tài nguyên và Môi trường (STN&MT) cũng là quan trọng.

Về bố cục trình bày, các biện pháp giảm thiểu tác động trong ESMP gồm hai phần chính. Phần đầu gồm các Quy tắc Thực hành Môi trường trong Xây dựng Đô thị (ECOP) do Thành phố xây dựng và áp dụng. Trong ECOP bao gồm các tác động chung điển hình ở mức thấp mà thường sẽ xảy ra ở nhiều các hoạt động thi công tiểu dự án cùng các biện pháp giảm thiểu các tác động này và quy trình lồng ghép chúng vào trong các hợp đồng thi công của nhà thầu. Trong khi thiết kế chi tiết các thông số kỹ thuật cho từng hợp đồng, tư vấn thiết kế kỹ thuật sẽ lồng ghép vào hợp đồng thi công những phần cụ thể trong ECOP phù hợp cho hợp đồng đó, cũng như các biện pháp đã xác định trong ESMP. Thứ hai, tất các tác động đặc thù mà chưa được nêu trong ECOP hoặc mức độ tác động đòi hỏi các biện pháp giảm thiểu mà chưa được nêu trong ECOP, thì sẽ được nêu chi tiết hơn trong ESMP; các biện pháp giảm thiểu cho các tác động đặc thù đó căn cứ trên các phân tích chi tiết hơn trong Chương 05.

Một vài hợp phần của tiểu dự án sẽ có ngân sách cho các biện pháp môi trường, mà nằm ngoài các biện pháp giảm thiểu tác động nêu trong ESMP. Đây là trường hợp của Hợp phần 4, trong đó có ngân sách cho chương trình ESMP, bao gồm đào tạo chính sách an toàn, và giám sát môi trường và xã hội.

5.2. Các biện pháp giảm thiểu

5.2.1. Quy tắc môi trường thực tiễn xây dựng đô thị (ECOPs)

Các biện pháp giảm thiểu đối với những tác động tiêu cực phổ biến trong giai đoạn xây dựng được thể hiện trong bảng 6.1 dưới hình thức của Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP), cùng với

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 113

Page 114: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

các biện pháp giảm thiểu đặc thù công trình và đặc thù loại được bao gồm trong hợp đồng xây dựng được ký kết giữa Ban QLDA và Nhà thầu. Ngoài ra, mỗi nhà thầu sẽ được yêu cầu chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường theo đặc thù công trình (SEMP) để bao quát được tất cả các biện pháp mà các nhà thầu sẽ thực hiện để giải quyết các tác động tiềm tàng và rủi ro liên quan với các công trình mà họ cam kết sẽ thực hiện.

- Tác động đến chất lượng không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung- Nước thải- Chất thải rắn- Giảm chất lượng nước- Nguy cơ lũ lụt- Ô nhiễm nguồn nước- Xói mòn và bồi lắng- Rối loạn giao thông và thiếu an toàn- Tác động đến hệ thống sinh vật và thủy sinh- Tác động đến cảnh quan đô thị- Tác động đến di sản văn hóa- Tác động xã hội- Sức khỏe và An toàn Cộng đồng- Sức khỏe và An toàn của Công nhân- Rủi ro tiềm ẩn- Phát hiện ngẫu nhiên

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 114

Page 115: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 5.1 Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOPs) để giải quyết những tác động xây dựng chung

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định hiện hành của Chính phủ Việt

Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

2. Phát sinh bụi

- Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật, các quy định Việt Nam về chất lượng môi trường không khí.

- Nhà thầu phải đảm bảo việc giảm thiểu sự phát sinh bụi và người dân địa phương sẽ không coi việc phát sinh bụi là phiền toái ; nhà thầu phải thực hiện một kế hoạch kiểm soát bụi để duy trì môi trường lao động an toàn và giảm thiểu sự xáo trộn cho các khu dân cư/nhà ở xung quanh.

- Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ: sử dụng xe tưới nước mặt đường, che phủ nơi tập kết vật liệu,…) như được yêu cầu

- Vật liệu khi được bốc dỡ và vận chuyển phải được cố định, che phủ một cách thích hợp để ngăn chặn sự rơi vãi của đất, cát, vật liệu hoặc bụi.

- Bãi tập kết nguyên vật liệu và đất lộ thiên phải được che chắn, bảo vệ để chống xói mòn bởi gió. Khi lựa chọn vị trí các bãi này phải tính đến hướng gió và vị trí của các điểm nhạy cảm xung quanh.

- Công nhân cần sử dụng mặt nạ phòng chống bụi ở những nơi mức độ bụi vượt quá giới hạn quy định

- Tất cả các phương tiện vận chuyển cần tuân theo các quy định Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát khí thải cho phép.

- Các phương tiện vận chuyển tại Việt Nam phải được kiểm tra định kỳ về sự phát khí thải và được cấp chứng nhận “Giấy chứng nhận về Tuân thủ về kiểm tra Chất lượng, An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT;

- Không đốt các chất thải rắn, vật liệu xây dựng (ví dụ gỗ, cao su, giẻ dầu, bao xi măng, giấy, nhựa, nhựa đường, vv) trên công trường.

-Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2005 về Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.-Quyết định 35/2005/QĐ-BGTVT kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường-QCVN 05: 2013 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Nhà thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công

2. Tác động của độ

- Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật, các quy định Việt Nam về tiếng ồn và độ rung.

- Các phương tiện vận chuyển tại Việt Nam phải được kiểm tra định kỳ về sự phát khí thải và được cấp chứng nhận “Giấy chứng nhận về Tuân thủ về kiểm tra Chất

- QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn- QCVN

Nhà Thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 115

Page 116: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

rung và tiếng ồn

lượng, An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT;

- Khi cần thiết, các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đến mức chấp nhận phải được thực hiện và có thể bao gồm các thiết bị giảm thanh, ống giảm thanh, hoặc đặt các máy hạn chế tiếng ồn trong khu cần bảo vệ khỏi tiếng ồn.

- Tránh hoặc giảm thiểu phương tiện giao thông đi qua khu dân cư cũng như chế biến vật liệu ở các khu vực dân cư.

27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

3. Quản lý nước thải

- Nhà thầu cần có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam về việc xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận .

- Phải cung cấp nhà vệ sinh di động hoặc xây dựng nhà vệ sinh cho công nhân xây dựng trên công trường.

- Cân nhắc việc thuê lao động địa phương để giảm bớt nước thải tại công trường.

- Cung cấp các bể tự hoại để thu gom và xử lý nước thải từ nhà vệ sinh.- Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nhà bếp, nhà tắm, bồn chậu rửa

bát… sẽ được đổ vào hệ thống thoát nước ở địa phương- Nước thải từ rửa các phương tiện và thiết bị xây dựng phải được thu

thập vào một ao lắng trước khi đổ vào hệ thống thoát nước tại địa phương.

- Khi hoàn thành các công việc xây dựng, bể thu, thùng gom nước thải và bể tự hoại sẽ được xử lý an toàn hoặc đóng lại, trám bít có hiệu quả.

-QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;QCVN 40: 2011/BTNMT:-Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

Nhà thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công

4. Quản lý chất thải rắn

- Trước khi thi công, nhà thầu phải chuẩn bị một quy trình kiểm soát chất thải (lưu trữ, cung cấp thùng, kế hoạch quét dọn công trường, kế hoạch dỡ bỏ các thùng, vv) và nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ quy trình này trong các hoạt động xây dựng.

- Trước khi thi công, nhà thầu phải có tất cả các giấy phép hoặc chứng chỉ đổ chất thải cần thiết.

- Cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu hành vi vứt rác bừa bãi và việc xử lý đổ rác thải một cách cẩu thả. Tại tất cả các trí trên công trường, nhà thầu sẽ cung cấp các thùng rác, thùng chứa và các phương tiện thu

- Quyết định số 59/2007 / NĐ-CP về quản lý chất thải rắn;- Nghị định số 38/2015 / NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu

Nhà thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 116

Page 117: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

gom rác thải.- Trước khi được thu gom và đổ thải bởi một đơn vị được cấp phép (ví

dụ URENCO), chất thải rắn có thể được lưu giữ tạm thời trên công trường tại vị trí đã được phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và các chính quyền địa phương liên quan.

- Các thùng, container chứa chất thải sẽ được đậy nắp và phải đảm bảo bền trong các điều kiện thời tiết và ngăn được các động vật ăn rác thối.

- Không được đốt hay chôn lấp chất thải rắn trên công trường- Vật liệu có khả năng tái chế như các tấm ván gỗ cho các công trình

mương rãnh, thép, vật liệu giàn giáo, bao bì, vv… sẽ được thu gom và tách riêng tại hiện trường từ các nguồn thải khác để tái sử dụng, sử dụng để san lấp, hoặc bán.

- Nếu không được loại bỏ khỏi công trường, chất thải rắn hoặc các rác thải xây dựng phải được xử lý tại một khu vực đã được xác định và phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và được đưa vào quy trình kiểm soát chất thải rắn. Trong bất cứ trường hợp nào, nhà thầu cũng không được phép tiêu hủy hay đổ thải, vật liệu vào các khu vực nhạy cảm về môi trường như các khu sinh quyển tự nhiên hoặc trong dòng nước.

5. Quản lý hóa chất và chất thải nguy hại

- Các chất thải hóa học thuộc các loại bất kỳ phải được đổ thải tại khu chôn lấp thích hợp đã được phê duyệt và tuân thủ với các yêu cầu quy định địa phương. Nhà thầu phải có các giấy chứng nhận đổ thải cần thiết.

- Việc đổ thải các vật liệu có chứa abetos hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện bởi các công nhân được đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên môn.

- Dầu mỡ đã qua sử dụng sẽ được đưa ra ngoài khu công trường đến công ty tái chế dầu được phê duyệt.

- Dầu đã qua sử dụng, chất bôi trơn, vật liệu làm sạch… đã sử dụng để bảo dưỡng phương tiện, máy móc sẽ được thu gom vào các thùng chứa và chuyển ra khỏi công trường bởi các công ty tái chế dầu chuyên dụng để xử lý tại khu xử lý chất thải nguy hại đã được phê duyệt

- Dầu đã qua sử dụng và các vật liệu đã bị ô nhiễm dầu có khả năng chứa PCBs sẽ được lưu trữ cẩn thận để tránh rò rỉ hoặc gây ảnh hưởng đến

-Nghị định số 38/2015 / NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu-Thông tư số 36/2015 / TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

Nhà thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 117

Page 118: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

công nhân. Cần phải liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh để được hướng dẫn thêm.

- Nhựa đường chưa dùng hay không đủ tiêu chuẩn sẽ được trả lại cho nhà sản xuất

- Các cơ quan có liên quan phải được thông báo kịp thờ khi xảy ra bất kỳ sự cố tràn hay tai nạn

- Hóa chất được chứa thích hợp và có dán nhãn thích hợp.- Các chương trình truyền thông và đào tạo thích hợp nên đượcxây dựng

để giúp cho công nhân nhận ra và thích ứng với hóa chất nguy hiểm tại nơi làm việc.

- Chuẩn bị và bắt đầu hành động khắc phục hậu quả sau bất cứ sự cố tràn nào. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp báo cáo giải thích lý do sự cố tràn dầu, sự cố, hành động khắc phục hậu quả được thực hiện, hậu quả / thiệt hại từ vụ tràn dầu, và đề xuất biện pháp khắc phục.

6. Chất lượng nước giảm

- Các nhà thầu có trách nhiệm kiểm soát chất lượng nước mặt khi đổ vào các công trình xây dựng, phù hợp với QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT và QCVN 14: 2008 / BTNMT;

- Lưu trữ xăng dầu đã sử dụng và chưa qua sử dụng ở khu vực không thấm nước có mái che, với cảnh báo (dễ cháy và nguy hiểm) những dấu hiệu, và chứa trong hàng rào để kiểm soát dễ dàng và thu trong trường hợp rò rỉ xung quanh.Xác định vị trí khu vực chứa xăng dầu ít nhất 25m từ bất kỳ ao, hồ, sông, suối. Hạn chế khả năng tiếp cận tới các kho chứa tạm thời cho những người có thẩm quyền;

- Thực hiện trộn bê tông trên bề mặt không thấm, cách xa nguồn nước ít nhất là 20m. Thu gom chất thải và nước thải có chứa xi măng tại bể lắng và hố thoát nước thường xuyên để hạn chế số lượng của các chất rắn chảy vào.

- Duy trì xe và thay dầu tại cửa hàng chỉ định. Không thực hiện các hoạt động tại các công trường

- Thu thập và giữ dầu đã sử dụng / dầu thải và vật liệu bị ô nhiễm dầu / hóa chất trong các thùng chứa, cửa hàng ở những nơi an toàn (ở những nơi không thấm nước, có mái che, có hàng rào và biển cảnh báo) cho

- QCVN 14: 2008 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt

Nhà thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát công trình

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 118

Page 119: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

thu thập thường xuyên bởi các đại lý được cấp phép;- Tiến hành trộn bê tông ở những nơi không thấm nước. Thu gom chất

thải và nước thải có chứa xi măng tại các bể lắng và hố thoát nước thường xuyên để hạn chế số lượng của các chất rắn chảy vào

- Cung cấp các bể và hố lắng tại các công trình xây dựng lớn;- Cung cấp nhà vệ sinh phù hợp cho người lao động;- Tránh thực hiện khai quật và san lấp khi trời mưa;- Thu thập và vận chuyển vật liệu và chất thải phát sinh trong quá trình

đào và san lấp vật liệu đến các công trường được chỉ định để tái sử dụng hoặc loại bỏ càng sớm càng tốt;

- Thu thập và vận chuyển đất khai quật ra khỏi các công trình xây dựng trong vòng 24 giờ. Các vật liệu nạo vét cần phải được vận chuyển khỏi bãi chứa tạm thời sau khi ráo nước.

- Duy trì các phương tiện và thiết bị, bao gồm thay dầu hoặc dầu bôi trơn, chỉ khu vực được chỉ định. Đảm bảo rằng không có hóa chất, xăng, dầu, mỡ đang bị rò rỉ vào đất, cống rãnh hay nguồn nước. Sử dụng khay để giữ giẻ lau và các vật liệu được sử dụng trong bảo trì. Thu thập và xử lý chất thải ra theo yêu cầu quản lý chất thải nguy hại.

7. Rủi ro lũ lụt

- Kiểm tra hệ thống thoát nước hiện có trong và xung quanh các địa điểm xây dựng, cải thiện chúng trước khi san lấp mặt bằng để đảm bảo nước mưa có thể được lấy đúng cách;

- Chất vật liệu xây dựng và chất thải cách xa ít nhất 10 m từ các mương thoát nước hiện có hoặc nguồn nước để giảm thiểu vật liệu xâm nhập vào các kênh có thể dẫn đến lắng đọng và tắc nghẽn;

- Làm sạch các cống hiện có thường xuyên.

- Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

8. Xói mòn và bồi lắng

- Tăng cường giám sát khai quật và hoạt động san lấp mặt bằng, đặc biệt là trong mùa mưa. Giảm thiểu xáo trộn thảm thực vật và cây hiện có. Thiết lập lại các thảm thực vật trong khu vực bị tác động càng sớm càng tốt;

- Vận chuyển chất thải ra khỏi các công trường trong thời gian ngắn nhất có thể nhưng không nên quá hai ngày;

- Xây dựng và duy trì hố trầm tích bên trong và / hoặc xung quanh các công trình xây dựng tập trung. Lấy đất, đá và chất thải định kỳ từ hố để

- Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 119

Page 120: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

duy trì chức năng của chúng;- Thu thập các nguyên liệu và các chất thải để hạn chế số lượng vật liệu

bị cuốn trôi bởi nước mưa;- Tiến hành san lấp mặt bằng và lăn sau khi xử lý chất thải tại các bãi

thải để giảm thiểu xói mòn;- Sử dụng cừ Larsen để bảo vệ tường / dốc khi khai quật sâu hơn 2,5 m.

cọc gia cố phải được kiểm tra và duy trì để đảm bảo sự ổn định của các chiến hào đào và lỗ;

- San bằng khu vực bị tác động để ngăn chặn xói mòn;- Tránh xáo trộn hoặc gây thiệt hại đến thảm thực vật và cây hiện có.

9. Quản lý An toàn giao thông

- Trước khi xây dựng, thực hiện tham vấn chính quyền và cộng đồng địa phương và cảnh sát giao thông.

- Sự gia tăng đáng kể các lượt phương tiện giao thông cần được đưa vào giải quyết trong kế hoạch thi công và phải được phê duyệt trước đó. Việc phân tuyến giao thông, đặc biệt đối với của các xe cơ giới hạng nặng, cần phải tính đến các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, và chợ.

- Cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng vào ban đêm nếu cần để đảm bảo an toàn giao thông

- Đặt các biển báo xung quanh khu vực xây dựng để tạo điều kiện cho an toàn giao thông, cung cấp các chỉ dẫn đến các khu vực khác nhau của công trường, và cung cấp các chỉ dẫn và biển cảnh báo an toàn.

- Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm.- Hành lang cho người đi bộ và phương tiện cơ giới trong và ngoài khu

vực xây dựng cần được cách ly với công trường và có thể tiếp cận một cách dễ dàng, an toàn và thích hợp. Biển hiệu phải được lắp đặt thích hợp cả ở đường thủy và đường bộ tại những nơi cần thiết.

-Luật giao thông và vận tải số 23/2008 / QH12;-Nghị định 46/2016 / NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với vi phạm an toàn giao thông-Luật xây dựng số 50/2014 / QH13;-Thông tư số 22/2010 / TT-BXD về quy định về an toàn lao động trong xây dựng

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

10. Tác động đến sinh vật, hệ thống sinh vật dưới

- Giảm thiểu tiếng ồn gây ra bởi các hoạt động xây dựng, đặc biệt là tại các khu vực có cây xanh hay thảm thực vật. Không sử dụng các chất hóa học để xóa thảm thực vật;

- Không chồng chất lên vật liệu và chất thải tại khu vực thảm thực vật che phủ.

- Đắp bờ khu vực xây dựng để hạn chế tác động đến nguồn nước

Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 120

Page 121: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

nước - Không phá hủy thảm thực vật và cây xanh bên ngoài khu vực xây dựng- Nếu có thể, chuyểncây xanh đến những nơi khác trước khi xây dựng

đường ống dẫn trên vỉa hè11. Tác động

đến cảnh quan

- Đặt biển báo "Xin lỗi vì đã làm phiền" tại địa điểm xây dựng nằm trong khu vực đông dân cưu

- Giữ tiếng ồn ở khu vực ở mức tối thiểu; thiết lập lại thảm thực vật xung quanh ngay sau khi xây dựng hoàn thành;

- Tất cả các cơ sở được duy trì trong điều kiện gọn gàng và ngăn nắp và các công trường sẽ không được có rác.

- Hàng rào các công trường xây dựng bằng các vật liệu rắn nếu công trình bị tiếp xúc với các khu vực nhạy cảm hoặc tiếp xúc với các khu du lịch;

- Không tải vật liệu xây dựng hoặc các chất thải trong vòng 10 m từ cửa của toà nhà công cộng hoặc các công trình văn hóa như văn phòng chính quyền, đền thờ, trường học, vv .;

- Thu thập và vận chuyển vật liệu khai quật và chất thải xây dựng đến nơi xử lý trong vòng 24 giờ;

- Làm sạch các công trình xây dựng hàng ngày nếu các công trình này được đặt tại các khu vực đông dân cư;

- Rửa xe định kỳ để ngăn ngừa bụi phân tán ra đường.

- Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

12. Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

- Đối với việc gián đoạn có kế hoạch hoặc không có kế hoạch đến các dịch vụ tiện ích như nước, khí, điện, internet: nhà thầu phải thực hiện tham vấn trước và có kế hoạch dự phòng những tình huống bất ngờ với chính quyền địa phương về hậu quả khi dịch vụ cụ thể bị hỏng hoặc gián đoạn hay tạm ngừng cung cấp.

- Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích có liên quan để thiết lập các lịch trình xây dựng phù hợp.

- Cung cấp thông tin cho các hộ dân bị ảnh hưởng về lịch trình làm việc cũng như sự gián đoạn, tạm ngừng cung cấp các dịch vụ dự kiến (ít nhất 5 ngày trước)

- Cần tránh việc tạm ngừng cung cấp nước cho khu vực nông nghiệp- Nhà thầu cần đảm bảo cấp nước thay thế cho cư dân bị ảnh hưởng trong

trường hợp tạm ngừng cấp nước kéo dài hơn 1 ngày.

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 121

Page 122: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

- Bất kỳ thiệt hại nào đối với hệ thống đường dây cáp của các hệ thống tiện ích hiện có phải được được báo cáo cho chính quyền và sửa chữa càng sớm càng tốt.

13. Tác động xã hội

- Các nhà thầu được yêu cầu phải thực hiện theo Thông tư số 22/2010 / TT-BXD của Bộ Xây dựng về an toàn xây dựng.

- Đăng ký lao động với chính quyền địa phương tạm trú.- Thông báo cho cộng đồng về kế hoạch xây dựng ít nhất hai tuần trước

khi khởi công xây dựng.- Trong trường hợp cấp điện, cấp nước bị gián đoạn, các Ban QLDA phải

báo các hộ gia đình bị ảnh hưởng trước ít nhất hai ngày.- Tránh xây dựng vào ban đêm. Trong trường hợp này là không thể tránh

khỏi, thông báo cho cộng đồng gần đó ít nhất trước hai ngày.- Xây dựng nên được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể, và tiến

hành xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau để giảm thiểu tác động đến cộng đồng địa phương.

- Địa điểm xây dựng phải được giữ sạch sẽ và an toàn.- Ván gỗ phải được đặt trên mương hở để cung cấp tiếp cận tạm thời cho

ngôi nhà bên đường và các cửa hàng.- Thuê lao động địa phương để thực hiện nhiệm vụ đơn giản.- Hướng dẫn người lao động về các vấn đề môi trường, an toàn và sức

khỏe trước khi nhiệm vụ xây dựng được giao.- Yêu cầu người lao động tuân theo Quy tắc ứng xử:

+ Sử dụng bánh răng an toàn đầy đủ được cung cấp+ Hút thuốc ở những nơi được cho phép. Không xả rác các công trình xây dựng+ Không lưu trữ và sử dụng vũ khí và các chất độc hại;+ Không chặt cây bên ngoài công trường, châm lửa, đốt chất thải tại chỗ (trừ cây xâm lấn);+ Không uống rượu trong giờ làm việc;+ Không vận hành các nhà máy xây dựng nếu không được uỷ quyền+ Không cãi nhau, đánh nhau, liên quan đến cờ bạc hay các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm;- Cung cấp kiểm tra sức khỏe cho người lao động theo định kỳ. Không

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 122

Page 123: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

thuê những người có bệnh lây nhiễm cao14. Các thủ

tục đối với các phát hiện ngẫu nhiên

Nếu nhà thầu phát hiện thấy các khu vực khảo cổ, các khu lịch sử, di tích và vật thể, bao gồm hầm mộ hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào bới hoặc xây dựng, nhà thầu sẽ:

- Dừng các hoạt động xây dựng trong khu vực phát hiện ngẫu nhiên;- Phân định rõ ràng vùng hoặc khu vực có phát hiện;- Bảo vệ khu vực để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hoặt mất mát các vật thể

có thể lấy đi được. Trong trường hợp vật cổ có thể di dời hoặc các di tích nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi chính quyền địa phương có thẩm quyền hoặc Sở Văn hóa và Thông tin tiếp quản;

- Báo cáo cho Tư vấn giám sát xây dựng, Tư vấn giám sát xây dựng có trách nhiệm báo cho chính quyền địa phương hoặc trung ương có thẩm quyền về tài sản văn hóa của Việt Nam (trong vòng 24h hoặc sớm hơn);

- Chính quyền địa phương hoặc trung ương có liên quan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và cách ly khu vực trước khi quyết định thủ tục tiếp theo. Việc này sẽ đòi hỏi một đánh giá sơ bộ về phát hiện này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa; bao gồm giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị khoa học hay nghiên cứu, giá trị xã hội và kinh tế;

- Quyết định về cách xử lý các phát hiện là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Điều này có thể bao gồm thay đổi bố trí (như khi tìm thấy một di tích văn hóa hoặc khảo cổ quan trọng mà không thể dịch chuyển), bảo tồn, cách ly, phục hồi và cứu hộ;

- Nếu khu văn hóa và/hoặc di tích có giá trị cao và việc bảo tồn khu vực được các nhà chuyên môn kiến nghị và được cơ quan quản lý các di tích văn hóa yêu cầu, chủ dự án sẽ cần phải tiến hành thay đổi thiết kế để thích ứng với yêu cầu và bảo tồn khu vực;

- Các quyết định liên quan đến việc quản lý các phát hiện sẽ được thông báo bằng văn bản bởi cơ quan hữu quan;

- Các công việc xây dựng chỉ được tiếp tục sau khi được cấp phép từ các cơ quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về an toàn của di sản.

- Luật Di sản văn hóa số 28/2001 / QH10;

- Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa số 32/2009 / QH12;

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2010 / NĐ-CP

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 123

Page 124: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

15. An toàn lao động và an toàn công cộng

- Tổ chức đợt tập huấn về EHS cho người lao động để nâng cao nhận thức về các loại bệnh truyền nhiễn, đặc biệt là HIV/AIDS trong vòng 2 tuần đầu trước khi abwst đầu gói xây dựng kéo dài ít nhất 6 tháng.

- Tổ chức đợt tập huấn về kĩ năng sơ cứu và cung cấp bộ dụng cụ sơ cứu cho công nhân và kĩ sư

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của công nhân để đảm bảo được các tiêu chuẩn về sức khỏe trong công việc.

- Cung cấp cho công nhân các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân như mặt nạ, gang tay, mũ bảo hiểm, giày, kính, đai an toàn,… và yêu cầu bắt buộc mặc trong suốt giờ làm việc, đặc biệt khi làm việc tại những nơi cao và vùng nguy hiểm.

- Hạn chế hoặc tránh làm việc tại những nơi có thời tiết khắc nghiệt: nắng nóng, mưa nhiều, gió lớn hay những nơi có sương mù giày đặc.

- Lắp đặt hệ thống dẫn nguồn năng lượng một cách an toàn tại văn phòng và các công trình khác; không đặt những hệ thống kết nối năng lượng dưới đất hay trên bề mặt nước. Dây điện phải được kết nối với các phích cắm. Các tấm pin tích điện ngoài trời phải được đặt trong các thùng kín.

- Các phương tiện di chuyển với tốc độ hạn chế: 5km/h tại các công trường và 20km/h tại các khu vực đông dân cư

- Lắp đặt hàng rào chắn tại những khu vực được cảnh báo /cấm trong khu vực công trường bởi nguy cơ gây nguy hiểm tới cộng đồng dân cư

- Cung cấp những biện pháp an toàn trong việc lắp đặt hàng rào, rào chắn và những biển cảnh báo, hệ thống đèn để tránh xảy ra tai nạn giao thông cũng như những rủi ro khác tới cộng đồng.

- Cung cấp đầy đủ ánh sáng khi tiến hành các hoạt động xây dựng vào ban đêm

- Đặt các nguồn phát tiếng ồn và các bồn trộn xi măng cuối hướng gió và đủ xa khu dân cư và những khu vực dân cư.

- Bể chứa xăng dầu và các loại hóa chất khác phải được đặt ở những nơi có nền, mái và tường vây chống thấm, đặt tại khu vực cuối gió và có

- Chỉ thị số 02/2008 / CT-BXD về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong các cơ quan xây dựng;

- Thông tư số 22/2010 / TT-BXD về quy định về an toàn lao động trong xây dựng

- QCVN 18: 2014 / BXD: Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 124

Page 125: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

cảnh báo cách tối thiểu 50m tính từ khu vực dân cư và những nơi có người sinh sống khác.

- Cung cấp các bình cứu hỏa và các đợt tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho công nhân.

- Chuẩn bị kế hoạch để đối phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến tai nạn xăng dầu, hóa chất trước khi tiến hành xây dựng

- Cung cấp trại với đầy đủ nước sạch, điện, công trình vệ sinh. Phải có ít nhất một nhà vệ sinh cho mỗi 25 công nhân và phải ngăn phòng vệ sinh riêng cho nam và nữ. Giường ngủ của công nhân phải được cung cấp với màn chống muỗi để ngăn chặt sốt rét. Các lều tạm không được chấp nhận.

- Thường xuyên dọn sạch sẽ các trại, các bếp ăn và phòng tắm, nhà vệ sinh, giữ vệ sinh sạch sẽ. Cung cấp thùng rác theo ngày trong các trại. Làm sạch đường ống và rãnh thoát nước theo định kì.

- Dừng tất cả các hoạt động xây dựng khi có mưa, bão hay khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng.

16. Rủi ro nguy hiểm

- Sắp xếp các dòng điện một cách an toàn, không đặt dây trên mặt đất hoặc không có phích cắm thích hợp. Bảo vệ bảng điện đặt ở bên ngoài và an toàn;

- Dự trữ dầu, nhiên liệu và hóa chất ít nhất 10 m từ chỗ ở cho công nhân và văn phòng của nhà thầu công trình. Dự trữ các vật liệu nguy hiểm trên sàn không thấm nước, ràng buộc và có mái che. Đặt dấu hiệu cảnh báo ở khu vực lưu trữ như vậy;

- Trong trường hợp tình cờ rò rỉ hoặc bị đổ chất thải động cơ diesel / hóa chất / hóa chất, các nhà thầu được thực hiện theo thủ tục phản ứng ngay lập tức:

- Nếu có ai bị thương sẽ được xác định, kiểm tra và sau đó sẽ thông báo cho các nhà thầu , Kỹ sư giám sát và Ban QLDA;

- Nhà thầu phải đảm bảo bất kỳ người bị thương được điều trị và đánh giá những gì đã làm đổ / rò rỉ;

- Tai nạn / sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ví dụ đổ / rò rỉ các chất độc hại hoặc các hóa chất, tràn / rò rỉ quy mô lớn, hoặc bị đổ /

Luật về an toàn lao động và vệ sinh 84/2015 / QH13

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 125

Page 126: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

rò rỉ vào nguồn nước gần đó, nhà thầu phải thông báo ngay cho Ban QLDA;

- Trong những trường hợp như vậy, các nhà thầu hành động ngay lập tức để ngăn chặn sự tràn / rò rỉ và chuyển hướng đổ / rò rỉ chất lỏng ở những vùng không nhạy cảm gần đó;

- Nhà thầu sẽ bố trí nhân viên bảo trì với quần áo bảo hộ thích hợp để làm sạch các hóa chất / chất thải hóa học. Điều này có thể đạt được thông qua ngâm với mùn cưa (nếu số lượng tràn / rò rỉ là nhỏ), hoặc túi cát (nếu số lượng lớn); và / hoặc sử dụng xẻng để loại bỏ lớp đất mặt (nếu bị đổ / rò rỉ xảy ra trên đất trống);

- Tuỳ theo tính chất và mức độ của vụ tràn hóa chất, di tản công trình có thể cần thiết;

- Không rửa hóa chất đổ vào hệ thống thoát nước. Thay vào đó, mùn cưa hoặc bao cát được sử dụng để làm sạch và loại bỏ đất bị ô nhiễm sẽ được xử lý ra bằng cách làm theo các thủ tục quy định để xử lý chất thải hóa chất và xử lý;

- Nhà thầu sẽ chuẩn bị một báo cáo chi tiết về sự cố tai nạn, hành động được thực hiện, bất kỳ vấn đề ô nhiễm môi trường và các biện pháp đề xuất để ngăn chặn tai nạn tương tự trong tương lai. Báo cáo sẽ được đệ trình cho các kỹ sư giám sát và Ban Quản lý để xem xét và ghi lại. Các báo cáo sự việc cũng sẽ được nộp cho Sở TN & MT, nếu có yêu cầu;

- Trong trường hợp xảy ra tai nạn, nhà thầu phải ngay lập tức đình chỉ thi công, sơ cứu cho nạn nhân và chuyển họ đến các trung tâm y tế gần nhất, sau đó báo cáo cho Giám sát và nhà đầu tư.

17. Các kho dự trữ và mỏ vật liệu

- Các mỏ vật liệu hay kho dự trữ quy mô lớn sẽ cần các biện pháp công trình cụ thể vượt ra ngoài biện pháp trong ECOP này.

- Các vị trí được sử dụng phải được xác định trước đó trong các kỹ thuật xây dựng được duyệt.

- Một mương mở được xây dựng xung quanh các công trình kho dự trữ để chặn nước thải.

- Kho dự trữ đất mặt khi lần đầu tiên mở mỏ vật liệu và sử dụng sau để khôi phục lại khu vực này gần điều kiện tự nhiên

- Nếu cần thiết cho các công trình mới phát sinh trong quá trình xây

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 126

Page 127: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

dựng thì phải được chấp thuận trước ởi Kỹ sư Xây dựng.- Nếu chủ đất bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các khu vực của họ cho các

kho dự trữ hoặc hố vật liệu, họ phải được bao gồm trong RAP tiểu dự án.

- Nếu việc tiếp cận là cần thiết, họ phải được xem xét trong đánh giá môi trường.

17. Truyền thông đến cộng đồng địa phương

- Duy trì kênh liên lạc mở với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư liên quan; nhà thầu sẽ phối hợp với các chính quyền địa phương (lãnh đạo phường/xã, thôn) để thỏa thuận về lịch trình, kế hoạch cho các hoạt động xây dựng tại những khu vực gần với khu vực nhạy cảm hoặc những thời điểm nhạy cảm (ví dụ những ngày lễ hội tôn giáo)

- Các bản sao tiếng Việt của Quy tắc thực tiễn môi trường đô thị (ECOPs) và của các tài liệu an toàn môi trường liên quan khác sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và người lao động tại công trường.

- Việc giảm, mất các không gian vui chơi và các bãi đỗ xe: Sự mất các tiện nghi trong quá trình thi công thường không tránh khỏi việc gây bất tiện cho người dân tại các khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham vấn sớm những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ tạo cơ hội để điều tra, nghiên cứu và thực hiện những phương án thay thế

- Phổ biến các thông tin của dự án cho những thành phần bị ảnh hưởng (ví dụ chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ dân bị ảnh hưởng…) thông qua họp cộng đồng trước khi khởi công;

- Cung cấp một địa chỉ liên lạc, tiếp xúc với cộng đồng để từ đó những bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động trên khu vực, tình hình của dự án và kết quả thực hiện dự án;

- Cung cấp mọi thông tin, đặc biệt là những phát hiện về kỹ thuật, bằng ngôn ngữ mà người dân có thể hiểu được và bằng hình thức tiện dụng cho những dân quan tâm và những cán bộ được bầu thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và các thông cáo báo chí, khi những phát hiện quan trọng được đưa ra trong giai đoạn dự án;

- Theo dõi những mối quan tâm của cộng đồng và những thông tin yêu cầu khi dự án triển khai

- Phản hồi những thắc mắc qua điện thoại và thư viết một cách kịp thời

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 127

Page 128: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

và đúng mực;- Thông báo cho cư dân địa phương về kế hoạch xây dựng, lịch trình làm

việc, sự gián đoạn các dịch vụ, các tuyến đường vòng và các tuyến xe buýt tạm thời, các hoạt động nổ và phá dỡ một cách thích hợp;

- Hạn chế hoạt động xây dựng vào ban đêm. Khi cần thiết đảm bảo rằng công việc ban đêm được lên kế hoạch cẩn thận và cộng đồng dân cư được thông báo đầy đủ để họ có thể có các biện pháp cần thiết.

- Ít nhất là năm ngày trước khi bất kỳ sự gián đoạn dịch vụ (bao gồm cả điện, nước, điện thoại, các tuyến xe buýt) cộng đồng dân cư phải được thông báo thông qua thông tin đăng tại trang web của tiểu dự án, tại điểm dừng xe buýt, và trong nhà / doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật và bản vẽ cho Ủy ban Nhân dân tại cộng đồng dân cư đặc biệt là phác thảo khu vực thi công và kế hoạch quản lý môi trường (EMP) của khu công trường

- Bảng thông báo sẽ được dựng tại tất cả các vị trí công trường để cung cấp thông tin về người quản lý công trường, cán bộ môi trường, cán bộ y tế và an toàn, số điện thoại và thông tin về các nội dung khác như vậy người bị ảnh hưởng có thể có kênh để nói lên mối quan tâm và những đề nghị của mình.

18. Các thủ tục phát hiện đối với các phát hiện ngẫu nhiên

Nếu nhà thầu phát hiện thấy các khu vực khảo cổ, các khu lịch sử, di tích và vật thể, bao gồm hầm mộ hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào bới hoặc xây dựng, nhà thầu sẽ:

- Dừng các hoạt động xây dựng trong khu vực phát hiện ngẫu nhiên;- Phân định rõ ràng vùng hoặc khu vực có phát hiện;- Bảo vệ khu vực để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hoặt mất mát các vật thể

có thể lấy đi được. Trong trường hợp vật cổ có thể di dời hoặc các di tích nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi chính quyền địa phương có thẩm quyền hoặc Sở Văn hóa và Thông tin tiếp quản;

- Báo cáo cho Tư vấn giám sát xây dựng, Tư vấn giám sát xây dựng có trách nhiệm báo cho chính quyền địa phương hoặc trung ương có thẩm quyền về tài sản văn hóa của Việt Nam (trong vòng 24h hoặc sớm hơn);

- Chính quyền địa phương hoặc trung ương có liên quan sẽ chịu trách

- Luật Di sản Văn hóa (2002)

- Luật Di sản Văn hóa (2009) bổ sung và sửa đổi

- Nghị định số 98/2010 / NĐ-CP bổ sung và sửa đổi

Nhà thầu Ban QLDA, tư vấn giám sát

thi công

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 128

Page 129: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Quy định hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Trách nhiệmThực hiện Giám sát

nhiệm bảo vệ và cách ly khu vực trước khi quyết định thủ tục tiếp theo. Việc này sẽ đòi hỏi một đánh giá sơ bộ về phát hiện này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa; bao gồm giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị khoa học hay nghiên cứu, giá trị xã hội và kinh tế;

- Quyết định về cách xử lý các phát hiện là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Điều này có thể bao gồm thay đổi bố trí (như khi tìm thấy một di tích văn hóa hoặc khảo cổ quan trọng mà không thể dịch chuyển), bảo tồn, cách ly, phục hồi và cứu hộ;

- Nếu khu văn hóa và/hoặc di tích có giá trị cao và việc bảo tồn khu vực được các nhà chuyên môn kiến nghị và được cơ quan quản lý các di tích văn hóa yêu cầu, chủ dự án sẽ cần phải tiến hành thay đổi thiết kế để thích ứng với yêu cầu và bảo tồn khu vực;

- Các quyết định liên quan đến việc quản lý các phát hiện sẽ được thông báo bằng văn bản bởi cơ quan hữu quan;

- Các công việc xây dựng chỉ được tiếp tục sau khi được cấp phép từ các cơ quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về an toàn của di sản.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 129

Page 130: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5.2.2 Các biện pháp giảm thiểu công trình đặc thùBảng 5.2 trình bày tác động và biện pháp giảm thiểu công trình đặc thù không được giải quyết thông qua các biện pháp chung trong ECOPs, bởi vì mức độ nghiêm trọng hay tính chất đặc thù công trình của các tác động và biện pháp giảm thiểu được yêu cầu.

Bảng 5.2 Các biện pháp giảm thiểu và tác động công trình đặc thù

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Mương thoát nước cạnh vị trí xây dựng nhà

Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học

(cách công trường khoảng 30m)

- Vật liệu xây dựng có thể bị cuốn trôi vào mương - Sạt lở và hư hỏng mương nếu các thiết bị đến gần hoặc vận chuyển vật liệu dọc theo mương - Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nước - Tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ

- Kiểm tra hiện trạng ban đầu- Vật liệu thi công, vật liệu thải và thiết bị thi công phải để cách xa mương ít nhất 30m- Định kỳ nạo vét lớp bùn đáy mương để không làm ảnh hưởng tới sự tiêu thoát nước - Trước khi kết thúc việc thi công, nhà thầu phải nạo vét lại toàn bộ mương, sửa chữa lại những chỗ kè bờ bị hư hỏng nếu nguyên nhân hư hỏng được xác định do quá trình thi công gây ra- Nghiêm cấm công nhân vứt các chất thải xuống mương hoặc đề gần bờ mương

Nhà thầu Ban QLDA, Tư vấn giám sát công trình

Giảng đường cách điểm thi công khoa Cơ điện 30m

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Tiềm ẩn nguy cơ tại nạn lao động

- Ảnh hưởng tới hoạt động học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông khi sinh viên đến lớp

- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công trình khi thiết bị

- Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn không hoạt động vào giờ lên lớp của sinh viên

- Nghiêm cấm việc tập kết thiết bị, vật liệu gần khu giảng đường

- Hạn chế tới mức thấp nhất sự hoạt động đồng thời của nhiều thiết bị trên công trường để giảm thiểu mức độ tác động cộng hưởng từ thiết bị

- Làm hàng rào tôn ngăn cách khu vực công trường với khu vực xung quanh cao ít nhất 2m

- Công trình khi xây dựng cao đến đâu phải có lưới

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 130

Page 131: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Giảng đường 5 tầng mới xây dựng cách vị trí xây khoa Môi trường, CNSH và giảng đường

100m

Giảng đường 5 tầng mới xây dựng cách vị trí xây khoa Môi trường, CNSH và giảng đường

100m

hoạt động, đặc biệt là khi khoan cọc.

chống bụi và vật liệu xung quanh từ chân trình lên điểm cao nhất của công trình

- Lắp đặt các biển cảnh báo an toàn xung quanh khu công trường, đặc biệt là những điểm có nhiều sinh viên qua lại.

- Thường xuyên tưới ẩm khu vực công trường và các khu vực xung quanh

- Các phương tiện khi ra vào công trường phải có người hướng dẫn giao thông.

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Tiềm ẩn nguy cơ tại nạn lao động

- Ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu,

- Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn không hoạt động vào ban đêm tại điểm gần khu dân cư

- Nghiêm cấm việc tập kết thiết bị, vật liệu bên ngoài phạm vi công trường

- Hạn chế tới mức thấp nhất sự hoạt động đồng thời của nhiều thiết bị trên công trường để giảm thiểu mức độ tác động cộng hưởng từ thiết bị

- Làm hàng rào tôn ngăn cách khu vực công trường

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 131

Page 132: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Giảng đường 5 tầng mới xây dựng cách vị trí xây khoa Môi trường, CNSH và giảng đường

100m

Giảng đường 5 tầng mới xây dựng cách vị trí xây khoa Môi trường, CNSH và giảng đường

100m

Bệnh viện thú y, nằm cạnh tuyến đường nối đường Ngô

làm việc của cán bộ và học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông

- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại đến công trình khi thiết bị thi công hoạt động.

với khu vực xung quanh cao ít nhất 2m- Công trình khi xây dựng cao đến đâu phải có lưới

chống bụi và vật liệu xung quanh từ chân trình lên điểm cao nhất của công trình

- Lắp đặt các biển cảnh báo an toàn xung quanh khu công trường, đặc biệt là những điểm đi vào công trường, các điểm nhạy cảm được nêu ở đây, 2 đầu đường thi công

- Thường xuyên tưới ẩm khu vực công trường và các khu vực xung quanh

- Các phương tiện khi ra vào công trường phải có người hướng dẫn giao thông.

(IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 132

Page 133: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Xuân Quảng vào Khoa chăn nuôi, cách mặt đường 40m

Khoa Thủy sản, nằm cạnh tuyến đường nối đường Ngô Xuân Quảng vào Khoa chăn nuôi,

cách mặt đường 40m

Khu tập thể trung tâm giám định máy nông nghiệp, nằm cạnh tuyến đường nối đường Ngô Xuân Quảng vào Khoa chăn nuôi, cách mặt đường

100m

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 133

Page 134: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt Nam - Nhật Bản nằm cạnh tuyến đường nối từ đường Ngô Xuân Quảng đến

Bùng Binh, cách 50m

Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt Nam - Nhật Bản nằm cạnh tuyến đường nối từ đường Ngô Xuân Quảng đến

Bùng Binh, cách 50m

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 134

Page 135: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Khoa Nông học, điểm đầu thi công tuyến đường từ Khoa

Nông học tới đường gom. Cách điểm thi công khoảng 100m

Khu thí nghiệm canh tác nông nghiệp tại vị trí thi công tòa nhà

trung tâm Khoa học sự sống

Khu thí nghiệm canh tác nông

- Ảnh hưởng tới hoạt động thí nghiệm ngoài đồng ruộng

- Ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thoát nước khu vực

- Gia tăng các nguy cơ ngập úng

- Ảnh hưởng của bụi và khí thải tới môi trường xung quanh và sự phát triển cây trồng.

- Phải có biện pháp khơi thông, dẫn dòng thích hợp, đảm bảo sự tiêu thoát nước khu vực

- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu được tập kết các chất thải, vật liệu thải và vật liệu thi công tại những điểm gần với hệ thống tiêu thoát nước khu vực.

- Thường xuyên nạo vét hệ thống tiêu thoát nước xung quanh khu vực thi công để khơi thông dòng chảy.

- Nghiêm cấm tất cả các nhà thầu đổ thải các vật liệu không đúng nơi quy định.

- Hạn chế tới mức thấp nhất việc thi công, tập kết vật liệu, tập kết thiết bị trong khu vực vào những ngày mưa

- Xung quanh khu vực thi công phải rào chắn để ngăn đất, cát và các vật liệu khác tràn ra xung quanh.

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 135

Page 136: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

nghiệp tại vị trí thi công tòa nhà trung tâm

Đường ven Học viện, gần bờ sông Cầu Bây, là tuyến đường

vận chuyển vật liệu

- Làm xuống cấp và gây hư hại công trình

- Vật liệu rơi vãi dọc tuyến đường làm ảnh hưởng tới hoạt động giao thông

- Nguy cơ mất an toàn giao thông.

- Nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trên tuyến đường

- Vật liệu chuyên trở phải được che đạy kín, đảm bảo không làm rơi vãi, rò rỉ trên tuyến

- Hạn chế tốc tốc di chuyển của phương tiện- Cử công nhân hàng ngày quét dọn sạch sẽ tuyến

đường.

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Cổng vào học viện Nông nghiệp trên đường Ngô Xuân Quảng

Chi nhánh ngân hàng trên trục đường trung tâm học viện

- Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải

- Ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu, làm việc của cán bộ và học tập của sinh viên

- Rủi ro an toàn giao thông- Tiềm ẩn nguy cơ hư hại

đến công trình.

- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, tránh các giờ cáo điểm về giao thông, giờ lên lớp và tan học của sinh viên

- Nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trọng cho phép

- Vật liệu phải được che đạy kín, đảm bảo không rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển

- Công nhân lái xe phải được tập huấn đầy đủ, có chứng chỉ về lái xe theo quy định

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe tại những điểm cấm theo quy định

- Nhà thầu phải cử cán bộ tham gia điều tiết giao thông nếu vận chuyển vật liệu vào giờ cao điểm hoặc khi có nguy cơ ùn tắc giao thông

- Thường xuyên cử cán bộ giám sát dọc tuyến- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật liệu bị rơi

vãi trên tuyến đường để không làm ảnh hưởng tới

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 136

Page 137: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Tòa nhà điều hành học viện hiện nay (cách đường trung tâm

200m) cạnh hồ trung tâm

Đường Trung tâm từ cổng đi vào

Các cơ sở kinh doanh bên đường trung tâm

giao thông- Nghiêm cấm các lái xe phóng nhanh, vượt ẩu trên

tuyến đường gây ảnh hưởng tới hoạt động giao thông của người dân

- Các phương tiện vận chuyển phải thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ, để giảm thiểu tiếng ồn và lượng khí thải phát sinh.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 137

Page 138: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Siêu thị Hapromart nằm bên đường Ngô Xuân Quảng gần

quốc lộ 5

Chợ dân sinh, tổ dân phố Cửu Việt nằm bên đường Ngô Xuân

Quảng

Khu dân sinh thuộc Cửu Việt, nằm bên đường Ngô Xuân

Quảng

- Bụi, khí thải, tiếng ồn do các hoạt động thi công vận chuyển vật liệu.

- Xáo trộn sinh hoạt của khu dân cư

- Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông

- Làm xuống cấp hệ thống đường giao thông.

- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, tránh các giờ cáo điểm về giao thông

- nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trọng cho phép

- Vật liệu phải được che đạy kín, đảm bảo không rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển

- Công nhân lái xe phải được tập huấn đầy đủ, có chứng chỉ về lái xe theo quy định

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe tại những điểm cấm theo quy định

- Nhà thầu phải cử cán bộ tham gia điều tiết giao thông nếu vận chuyển vật liệu vào giờ cao điểm hoặc khi có nguy cơ ùn tắc giao thông

- Thường xuyên cử cán bộ giám sát dọc tuyến- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật liệu bị rơi

vãi trên tuyến đường để không làm ảnh hưởng tới giao thông

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 138

Page 139: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

- Nghiêm cấm các lái xe phóng nhanh, vượt ẩu trên tuyến đường gây ảnh hưởng tới hoạt động giao thông của người dân

- Các phương tiện vận chuyển phải thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ, để giảm thiểu tiếng ồn và lượng khí thải phát sinh.

Khu dân cư đường Ngô Xuân Quảng

Chợ trâu Quỳ bên đường Ngô Xuân Quảng tiếp gần Quốc lộ 5

Khu vực Đường Cổ Bi tại vị trí cách quốc lộ 5 khoảng 200m

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 139

Page 140: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Dốc Lời, đường xuống khu khai thác cát

Đường sắt cắt ngang đường ngô Xuân Quảng tại vị trí giao cắt

quốc lộ 5

- Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông về đường sắt

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông.

- Thực hiện tất cả biện pháp như đã nêu đối với các khu vực đi qua khu dân cư ở trên

- Phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt để nắm bắt các giờ tàu chạy trong ngày để từ đó xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý

- Hạn chế vận chuyển vào các giờ có tàu đi qua- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật liệu bị rơi

vãi vào khu vực ray đường sắt- Nâng cao ý thức cho công nhân chấp hành hiệu

lệnh giao thông nói chung và hiệu lệnh đường sắt nói riêng

- Nghiêm cấm các lái xe phóng nhanh, vượt ẩu khi qua khu vực giao cắt đường sắt

- Nhà thầu/Ban quản lý dự án phải phối hợp với đơn vị chưc năng, ngành đường sắt để giải quyết sự cố giao thông đường sắt nếu nguyên nhân được xác định do hoạt động vận chuyển vật liệu gây ra..

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 140

Page 141: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Số Đối tượng Tác động Biện pháp giảm thiểu Trách nhiệm Giám sát bởi

Trường THPT Cao Bá Quát nằm trên đường Cổ Bi

Trường Mầm non Cổ Bi nằm bên đường Cổ Bi

- Gia tăng Bụi, khí thải, tiếng ồn .

- Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông tại khu vực cổng trường

- Cản trở việc đến trường của học sinh cũng như phụ huynh khi đến đón học sinh

- Làm xuống cấp hệ thống đường giao thông.

- Thông báo cho các trường biết kế hoạch vận chuyển vật liệu trước khi thi công

- Nhà thầu phải xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, tránh các học sinh đến lớp và giờ tan học

- Nghiêm cấm phương tiện trở quá tải trọng cho phép

- Vật liệu phải được che đạy kín, đảm bảo không rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe khi đi qua khu vực này

- Nghiêm cấm việc đỗ xe vận chuyển trước cổng trường hoặc xung quanh trong bán kính 200m

- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến- Cử người quét dọn sạch sẽ ngay nếu vật liệu bị rơi

vãi trên tuyến đường để không làm ảnh hưởng tới giao thông.

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Trạm y tế Cổ Bi nằm trên đường Cổ Bi

- Gia tăng Bụi, khí thải, tiếng ồn .

- Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông tại khu vực cổng trường

- Cản trở việc đến trường của học sinh cũng như phụ huynh khi đến đón học sinh

- Làm xuống cấp hệ thống đường giao thông.

- Ngoài các biện pháp như đã nêu trong giải pháp đối với khu vực dân cư, khu vực này còn phải áp dụng biện pháp:

- Thông báo cho trạm y tế biết kế hoạch vận chuyển trước khi tiến hành thi công ít nhất 1 tháng

- Hạn chế vận chuyển vào những ngày trạm y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân và trẻ em

- Nghiêm cấm sử dụng còi xe khi đi qua khu vực này

- Nghiêm cấm việc đỗ xe vận chuyển trước cổng trạm y tế và khu vực xung quanh trong bán kính 200m

- Thường xuyên tưới ẩm dọc tuyến.

Nhà thầu BQLDA, Tư vấn giám sát thi công (CSC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 141

Page 142: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động công trường trong giai đoạn vận hành

5.2.3.1. Biện pháp thu gom và xử lý nước thải

a. Biện pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom và được đưa về xử lý tại trạm xử lý nước thải chung của toàn học viện. Trạm xử lý này đã được phê duyệt theo quyết định số 4257/QĐ-BNN-KH ngày 19/10/2016 của Bộ NN và PTNT quyết định về Chủ trương lập dự án đầu tư Xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải Học viện Nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn là 19 tỷ đồng bằng nguồn vồn của chính phủ Việt Nam, và sẽ xây dựng vào năm 2017, đến quý 4 năm 2018 sẽ đi vào vận hành

Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải từ các tòa nhà tạo ra được thể hiện ở hình 1.4. Nước sau khi xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT sau đó được dẫn ra mạng lưới thoát nước và được xả vào sông Cầu Bây.

b. Nước thải từ phòng thí nghiệm

Toàn bộ nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng thực tập, thực hành trong các tòa nhà như khoa như Khoa Cơ điện, Khoa Công nghệ sinh học, Công nghệ Môi trường, Khoa Thú Y, Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch, trung tâm nghiên cứu Khoa học Sự sống sẽ được thu gom bằng hệ thống riêng và cũng được đưa về khu vực trạm xử lý nước thải của học viện để xử lý cùng nước thải sinh hoạt đảm bảo đạt quy chuẩn loại B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường sông Cầu Bây

5.2.3.2. Biện pháp thu gom và xử lý các chất thải rắn sinh hoạt

HVN sẽ trang bị hai loại thùng rác: màu xanh lá cây có chứa chất thải hữu cơ, và các màu vàng chứa rác còn lại. Hoặc ở những nơi khác, thùng 3 khoang có thể được sử dụng để lưu trữ chất thải có thể tái chế. Các thùng được đặt trong các tòa nhà các khoa, khu giảng đường, phòng thí nghiệm, văn phòng và các khu vực công cộng,... Thùng có nắp đậy được sử dụng để giảm thiểu sự lây lan của mùi và tránh các loài gặm nhấm. thùng này có nhiều kích cỡ, hình thức khác nhau để phù hợp với từng nơi cụ thể.

Trong mỗi tòa nhà đều thiết kế và xây dựng hệ thống đường ống thu gom rác thải từ các tầng trên cao xuống để tránh vận chuyển rác qua thang máy.

Nhân viên vệ sinh sẽ thu thập rác thải hữu cơ và các chất thải khác, sau đó vận chuyển đến các điểm tập kết. Có thể sử dụng các thùng có dung tích 140-240 lít có bánh xe và nắp đậy để thu thập rác thải từ các thùng nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp họ kéo xe đến vị trí tập kết rác của HVN. Sau đó rác thu gom sẽ được Công ty Môi trường đô thị Hà Nội xử lý.

5.2.3.3. Quản lý khu vực nhà vệ sinh:

Bố trí nhân viên vệ sinh, thường xuyên lau dọn, vệ sinh các toilet để tránh phát sinh mùi hôi.

Thường xuyên kiểm tra các đường ống thoát nước, ống thông hơi để tránh tắc nghẽn, phát sinh mùi hôi.

Lắp đặt quạt hút trong toilet để hút mùi hôi, bố trí cửa sổ để thông gió tự nhiên.

Định kỳ thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội đến hút bùn cặn trong bể tự hoại và mang đi xử lý theo quy định để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt cho bể.

5.2.3.4. Quản lý hệ thống phòng thực tập/thực hành và thí nghiệm

a. Biện pháp giảm thiểu các nguy cơ rò rỉ hơi hóa chất:

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 142

Page 143: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Khí thải phát phát sinh từ các phòng thí nghiệm nhỏ nhưng thường xuyên. Do đó, thông gió tự nhiên cho phòng thí nghiệm là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, dự án sẽ được thiết kế và trang bị quạt hút không khí tươi từ bên ngoài vào phòng và chụp hút hơi hóa chất có khả năng xử lý để đảm bảo sức khỏe của những người làm việc trong phòng thí nghiệm.

Thu gom và xử hơi hóa chất trong phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm được bố trí bàn, khu vực làm việc một cách hợp lý. Khu thí nghiệm hoa chất dễ bay hơi đặt ở khu riêng biệt, và được lắp đặt chụp hút chuyên dụng với công suất phù hợp, đảm bảo tất cả khói và hơi hóa chất phải được hút. Đối với các phòng thí nghiệm có sự công phá mẫu thực nghiệm và nghiên cứu thì sẽ lắp đặt hệ thống tủ hút riêng, việc công phá mẫu được diễn ra trong tủ hút và hơi khí sẽ được hút ra ngoài củng với hệ thống chụp hút.

b. Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn khi sử dụng hóa chất và các thiết bị trong phòng thí nghiệm

Để giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn trong sử dụng hóa chất, các phòng thí nghiệm cần:

Xắp xếp và bố trí kho chứa hóa chất riêng biệt và tùy theo từng loại hóa chất mà có sự bảo quản riêng, có sự phân công cán bộ quản lý rõ ràng;

Hóa chất khi nhập về phải có nguồn gốc rõ ràng, có niên hạn sử dụng và có chất lượng đảm bảo cho quá trình phân tích;

Không nhập về quá nhiều hóa chất để tránh việc tồn kho lâu ngày gây hỏng hóa chất và gây mất an toàn trong quản lý;

Sinh viên khi sử dụng và pha chế hóa chất phải có cán bộ hoặc giáo viên hướng dẫn quản lý giám sát chặt chẽ;

Cán bộ và sinh viên khi vào phòng thí nghiệm, đặc biệt là khi sử dụng hóa chất phải được trang bị và sử dụng đầy đủ các thiết bị, quần áo bảo hộ;

Mỗi phòng thí nghiệm đều phải có sổ nhật ký theo dõi hàng ngày các loại hóa chất nhập về, thời hạn sử dụng, những lưu ý khi sử dụng,...;

Các hóa chất sau khi sử dụng hết, vỏ bao bì cần được thu gom triệt để và được đưa vào hệ thống thu gom và xử lý các chất thải nguy hại;

Nghiêm cấm cán bộ và sinh viên được hút hóa chất bằng miệng;

Thường xuyên tập huấn cho cán bộ về công tác an toàn trong phòng thí nghiệm

c. An toàn trong vận hành các thiết bị máy móc

Tất cả các cán bộ vận hành thiết bị máy móc đều phải được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trước khi vận hành

Tuyệt đối không cho cán bộ/sinh viên/học viên chưa được tập huấn tham gia vận hành thiết bị

Trên mỗi thiết bị đều phải có bảng hướng dẫn quy trình sử dụng

Lập sổ nhật ký theo dõi hoạt động của tất cả các thiết bị hàng ngày

Tất cả các thiết bị đều phải thường xuyên và định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra độ an toàn và chính xác của thiết bị

Các nguồn điện cung cấp cho từng thiết bị phải được kiểm tra trước khi lắp đặt và phải lắp đặt hệ thống automat riêng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 143

Page 144: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Tùy thuộc vào thiết bi nhưng đa số các thiết bị đều phải được đặt trong phòng có độ ẩm không khí ổn định. Do đó các phòng này thường được lắp đặt hệ thống điều hòa

Tuyệt đối không pha chế, lưu trữ các loại hóa chất gần các thiết bị. Chỉ sử dụng hóa chất theo đúng chỉ định của thiết bị

5.2.3.5. Phát sinh các chất thải nguy hại

Mặc dù khối lượng CTNH từ PTN có khối lượng không nhiều, nhưng chúng có thể gây tác động tiêu cực nghiêm trọng đến môi trường do đó cần thu gom, vận chuyển và xử lý bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trước khi các phòng thí nghiệm đi vào vận hành Học viện Nông nghiệp cần:

Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải các chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đồng thời xây dựng kho lưu trữ tạm thời các chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6 2015 của Bộ TN&MT.

Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý các chất thải nguy hại định kỳ đến thu gom và xử lý

Trang bị đảy đủ cho tất cả các phòng thí nghiệm, phòng thực tập thực hành các khoa và các trung tâm nghiên cứu các thùng chứa chất thải nguy hại

Xây dựng và gắn nội quy thu gom và quản lý tất cả các chất thải nguy hại nói chung và các loại vỏ bao bì hóa chất,... nói riêng tại mỗi phòng thí nghiệm

Nghiêm cấm việc vứt lẫn các chất thải nguy hại cùng với các chất thải rắn khác

Chất thải hóa học từ các phòng thí nghiệm phải được lưu giữ theo quy định an toàn nghiêm ngặt về hóa học và các chất sinh học. Các quy định này phải được phổ biến cho những người làm việc trong phòng thí nghiệm;

Tất cả các loại chất thải nguy hại phải được dán nhãn theo quy định;

5.2.3.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ, chập điện

Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện của trường với đầy đủ các thiết bị an toàn điện như vật liệu chống cháy, cầu dao tự động bảo vệ quá tải & ngắn mạch, bảo vệ dòng rò,...

Thết kế, bố trí các hạng mục công trình tuân thủ các quy tắc an toàn về PCCC, lắp đặt hệ thống PCCC bên trong và bên ngoài, được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt về hồ sơ PCCC của dự án.

Thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền về các quy tắc an toàn PCCC; định kỳ tổ chức tập huấn, diễn tập về PCCC.

5.3. Chương trình giám sát môi trường

5.3.1. Mục tiêu

Kế hoạch giám sát môi trường là một phần quan trọng của chương trình quản lý môi trường. Mục tiêu thực hiện giám sát môi trường là:

Kiểm tra dự báo các tác động đã nêu ra trong đánh giá tác động môi trường.

Xác định mức độ tác động thực tế.

Kiểm tra hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ.

Kiểm tra kết luận chính của đánh giá tác động môi trường.

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu bổ sung đối phó với các tác động không mong muốn.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 144

Page 145: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5.3.2. Cơ quan giám sát

Sơ đồ tiếp cận trong việc quản lý, giám sát môi trường, vai trò trách nhiệm và báo cáo được trình bày tại hình và bảng dưới đây:

Hình 21: Sơ đồ tiếp cận trong quản lý và giám sát môi trường.

Dựa trên sơ đồ quản lý về việc giám sát môi trường như của Dự án thì việc phân công trách nhiệm cho từng đơn vị được thể hiện ở Bảng sau:

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 145

Sở TN và MT Lào Cai

(4c)(2c)

(4b)(3b)(2b)

(4a)(3a)(2a)

(1b)(

Ban QLDA DONREWB

Tư vấn giám sát môi trường

Cộng đồngNhà thầuCMC

Cán bộ chuyên trách môi trường

(1c)

(5)

Page 146: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 1: Thuyết minh chi tiết các tuyến tiếp cận của sơ đồ tiếp cận quản lý và giám sát môi trường

STT Tuyến tiếp cận Tuyến sơ đồ/Trách nhiệm

1 (1a) (1b) Trên cơ sở các báo cáo quý của TVGSMT trình nộp, Ban QLDA sẽ chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện các báo cáo định kỳ để trình nộp WB và DONRE.

(1c) BQLDA bố trí cán bộ môi trường chuyên trách để giám sát, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, đồng thời chỉ đạo TVGSMT thực hiện chương trình giám sát;

Cung cấp đường dây nóng do cán bộ chuyên trách môi trường phụ trách, nhằm phục vụ công tác phản ảnh, kiến nghị, đề xuất từ phía các đối tượng tham gia giám sát môi trường;

2 (2a) CMC định kỳ hàng tháng nộp báo cáo giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của nhà thầu lên Ban QLDA; Kiến nghị Ban QLDA đình chỉ thi công một phần hay toàn bộ công tác thi công nếu không đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường đã được thống nhất hoặc nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp phát sinh sự cố: Gọi ngay cho đường dây nóng.

BQLDA xem xét các báo cáo định kỳ của CMC nhằm đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu.

(2b) CMC: Hỗ trợ, phối hợp với Tư vấn giám sát môi trường trong việc thiết lập, thu thập và cung cấp thông tin về các chỉ tiêu môi trường cần thiết tại hiện trường và thông tin thực hiện công trình;

TVGSMT: Hướng dẫn cho CMC trong công tác giám sát và lập báo cáo về việc thực hiện kế hoạch giám sát môi trường hiện trường SEMP; Tăng cường năng lực cho CMC thông qua một chương trình đào tạo về giám sát môi trường và một cơ sở dữ liệu của kết quả giám sát môi trường.

3 (3a) Nhà thầu: Trước khi thi công phải chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công của Dự án sau đó đệ trình những kế hoạch này cho Ban QLDA xem xét; Trong quá trình thi công, Nhà thầu phải ghi chép nhật ký hàng ngày, thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc Dự án. Trong trường hợp phát sinh sự cố: Gọi ngay cho đường dây nóng.

Ban QLDA xem xét lại Đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của Nhà thầu nếu như có sự thay đổi về mặt pháp lý hoặc

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 146

Page 147: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

STT Tuyến tiếp cận Tuyến sơ đồ/Trách nhiệm

điều chỉnh cho thích hợp với từng trường hợp cụ thể tại hiện trường theo dõi. Đồng thời giám sát và kiểm tra nhật ký của nhà thầu nhằm đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công xây dựng.

(3b) Nhà thầu: Thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường trong thời gian thi công hay vận hành các hạng mục do mình đảm nhận; Ghi chép nhật ký hàng ngày, thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc.

TVGSMT: Tăng cường năng lực cho nhà thầu thi công thông qua một chương trình đào tạo về giám sát môi trường và một cơ sở dữ liệu của kết quả giám sát môi trường; Kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu của Nhà thầu bao gồm cả việc kiểm tra việc ghi chép nhật ký hàng ngày

4 (4a) Cộng đồng: Cộng đồng được quyền và được khuyến khích tham gia vào thực hiện GSMT và phản ảnh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình thực hiện Dự án. Trong trường hợp phát sinh sự cố: phản ảnh ngay tới đường dây nóng.

Ban QLDA: Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để Cộng đồng địa phương tham gia vào công tác giám sát môi trường tại địa phương nơi có dự án; Xem xét xử lý các ý kiến, phản ảnh của cộng đồng nhằm đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu.

(4b) Cộng đồng: Hỗ trợ, phối hợp với Tư vấn giám sát môi trường trong việc thiết lập, thu thập và cung cấp thông tin về các chỉ tiêu môi trường cần thiết tại hiện trường…

TVGSMT: Tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương, các ban ngành có liên quan thông qua một tài liệu hướng dẫn về giám sát môi trường và một cơ sở dữ liệu của kết quả giám sát môi trường.

5 (5) TVGSMT hỗ trợ Ban QLDA thực hiện: giám sát EMP theo các quy định và thủ tục hiện hành về giám sát môi trường theo các chính sách của Việt Nam và WB; Thiết lập các chương trình cụ thể cho việc giám sát tác động môi trường của các hoạt động dự án và việc thực hiện tại các vị trí đã xác định trong hồ sơ thiết kế chi tiết.

BQLDA trên cơ sở các báo cáo quý của TVGSMT trình nộp, BQLDA sẽ chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện các báo cáo định kỳ để trình nộp WB và DONRE.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 147

Page 148: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5.3.3. Nội dung chương trình giám sát môi trường

Nội dung chương trình giám sát môi trường cho “Công trình đường nối Hoàng Liên – Trần Hưng Đạo, cầu qua suối Ngòi Đum” thuộc Dự án phát triển đô thị loại vừa – Tiểu dự án Thành phố Lào Cai.

5.3.3.1. Nhân lực giám sát

Cán bộ chuyên môn của Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai – Phòng môi trường, các chuyên gia chuyên ngành về môi trường không khí, nước, sinh thái, xã hội của cơ quan tư vấn độc lập; cán bộ chuyên môn của Sở TN&MT tỉnh Lào Cai.

5.3.3.2. Phương pháp quan trắc, giám sát và thiết bị

Các phương pháp và thiết bị quan trắc tuận thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Các chỉ tiêu môi trường không có trong tiêu chuẩn có thể tham khảo áp dụng các chỉ tiêu Quốc tế tương ứng.

5.3.3.3. Lập báo cáo

Các tư vấn giám sát môi trường, Tư vấn độc lập môi trường- xã hội, Chủ dự án hàng quý sẽ lập báo cáo về tình trạng môi trường trình WB, phòng Môi trường – Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai về những ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình thi công và khai thác dự án. Khi có vấn đề đặc biệt về môi trường nảy sinh phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý địa phương về môi trường biết để giải quyết.

5.4 Trách nhiệm thực hiện

HVNN có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình vận hành tiểu dự án

5.4.1 Vai trò và trách nhiệm thực hiện ESMP

a. Sắp xếp thực hiện

Bảng và hình 5.1 trình bày tóm tắt vai trò và trách nhiệm của các bên chủ chốt và mối quan hệ giữa các bên trong việc thực thi ESMP (Bảng 5.2).

Các nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu, các biện pháp này sẽ được bao gồm trong hồ sơ mời thầu, chi phí thực hiện sẽ được bao gồm trong gói thầu thi công;

Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày đối với việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Các chi phí liên quan sẽ được bao gồm trong hợp đồng dịch vụ CSC;

Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) sẽ chịu trách nhiệm giám sát môi trường tổng thể, trong đó bao gồm công tác hỗ trợ Ban QLDA trong giám sát môi trường, và báo cáo tiến trình thực hiện thông qua các báo cáo giám sát.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 148

BTN&MTBQLDA BNN&PT

NTNHTG

Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Cộng đồng Nhà thầuTư vấn giám sát xây dựng (CSC)

Cán bộ tài nguyên môi trường của BQLDA

Page 149: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện ESMP

Bảng 5.11. Vai trò và trách nhiệm của các bên chủ chốt

Đơn vị Trách nhiệm

BQLDA - BQLDA chịu trách nhiệm giám sát tổng thể việc thực hiện tiểu dự án, bao gồm tuân thủ môi trường. BQLDA có trách nhiệm cao nhất trong thực hiện ESMP và môi trường của tiểu dự án trong giai đoạn xây dựng và vận hành.

- Cụ thể, BQLDA sẽ: (i) phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tham gia của cộng đồng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án; (ii) theo dõi và giám sát thực hiện ESMP, bao gồm việc lồng ghép ESMP vào thiết kế kỹ thuật chi tiết, đấu thầu và các tài liệu hợp đồng; (iii) đảm bảo rằng hệ thống quản lý môi trường được thiết lập và vận hành hợp lý; (iv) chịu trách nhiệm báo cáo với Bộ TN&MT và NHTG công tác thực hiện ESMP.

- Để thực hiện hiệu quả, BQLDA sẽ phân công cán bộ môi trường để hỗ trợ trong các khía cạnh môi trường của tiểu dự án.

Cán bộ môi trường và xã hội của BQLDA

- Cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm giám sát thực hiện các chính sách an toàn môi trường xã hội của NHTG trong tất cả các giai đoạn của tiểu dự án. Cụ thể là: (i) hỗ trợ BQLDA lồng ghép ESMP vào thiết kế kỹ thuật chi tiết, hồ sơ mời thầu xây lắp và các tài liệu hợp đồng; (ii) hỗ trợ BQLDA lồng ghép trách nhiệm theo dõi, giám sát ESMP và kế hoạch hành động tái định cư (RAP) vào các Điều khoản tham chiếu, hồ sơ thầu và tài liệu hợp đồng đối với Tư vấn giám sát thi công (CSC) và các tư vấn an toàn (IEMC) khác (nếu cần); (iii) cung cấp thông tin đầu vào liên quan tới quá trình lựa chọn tư vấn; (iv) xem xét các báo cáo được đệ trình bởi CSC và tư vấn an toàn khác; (v) tiến hành kiểm tra công trường định kỳ; (vi) hỗ trợ BQLDA các giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội, tái định cư của tiểu dự án; và (vii) chuẩn bị phần môi trường xã hội trong các báo cáo tiến độ và đánh giá để trình Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và NHTG.

Tư vấn giám sát thi công (CSC)

- Đơn vị tư vấn giám sát thi công sẽ phân công cán bộ môi trường xã hội, sẽ chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi thường xuyên tất cả các hoạt động thi công, và đảm bảo rằng nhà thầu tuân thủ các yêu cầu trong hợp đồng và bộ quy tắc thực hành về môi trường (ECOP). Tư vấn giám sát thi công phải cam kết đủ số lượng cán bộ (Ví dụ: kỹ sư môi trường) có trình độ với đầy đủ kiến thức trong bảo vệ môi trường và quản lý thi công tiểu dự án để thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu, và giám sát công tác thực hiện của nhà thầu.

- Tư vấn giám sát thi công hỗ trợ BQLDA trong công tác báo cáo và duy trì phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 149

Page 150: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nhà thầu

- Nhà thầu sẽ phân công cán bộ xã hội môi trường để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường xã hội được đề xuất trong ESIA/ESMP.

- Dựa trên các thông số kỹ thuật về môi trường đã được phê duyệt (ECOP) trong hồ sơ thầu và tài liệu hợp đồng, Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thiết lập kế hoạch quản lý môi trường và xã hội của nhà thầu (CESMP) cho từng khu vực thi công, và trình BQLDA, tư vấn giám sát thi công xem xét phê duyệt trước khi khởi công xây dựng. Ngoài ra, Nhà thầu cần được cấp quyền trong tất cả các hoạt động liên quan thi công (điều khiển, phân luồng giao thông, đào xới, an toàn lao động, vv. trước khi xây dựng) theo các quy định hiện hành.

- Nhà thầu phải bổ nhiệm một cá nhân có thẩm quyền làm Cán bộ An toàn và Môi trường Công trường (SEO). Cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc tuân thủ các yêu cầu an toàn và sức khỏe, các yêu cầu trong CESMP và các thông số môi trường trong ECOP.

- Thực thi các biện pháp nhằm giảm thiểu mọi tác động tiêu cực tiềm tàng, phù hợp với mục tiêu trình bày trong CESMP.

- Chủ động trong công tác liên lạc với dân cư địa phương, và thực thi các hành động nhằm tránh xáo trộn trong quá trình thi công.

- Đảm bảo rằng tất cả cán bộ và người lao động hiểu rõ các thủ tục, quy trình và nhiệm vụ của họ trong chương trình quản lý môi trường.

- Báo cáo với BQLDA và tư vấn giám sát thi công các khó khăn và giải pháp giải quyết.

- Báo cáo với chính quyền địa phương, BQLDA và tư vấn giám sát thi công các sự cố môi trường xảy ra và phối hợp với các cơ quan, các bên liên quan để giải quyết các vấn đề.

Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

- Trong phạm vi hợp đồng, tư vấn giám sát môi trường độc lập (TVGSMT) hỗ trợ BQLDA thiết lập và vận hành hệ thống quản lý môi trường, đề xuất các biện pháp điều chỉnh và xây dựng năng lực cho các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện tiểu dự toán, và giám sát việc thực hiện CESMP trong giai đoạn thi công và vận hành. TVGSMT sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ BQLDA chuẩn bị các báo cáo giám sát thực hiện ESMP.

- TVGSMT phải có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức sâu rộng trong giám sát, kiểm toán môi trường, để tham vấn độc lập, chuyên nghiệp và khách quan về các vấn đề môi trường của tiểu dự án.

Dân cư địa phương và sinh viên của HVNN

- Dân cư và sinh viên tại HVNN: Từ các quy định hiện hành, dân cư tại đây có quyền và nghĩa vụ giám sát môi trường định kỳ, các biện pháp giảm thiểu TĐMT có được nhà thầu và Ban QLDA thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình xây dựng nhằm bảo vệ đầy đủ quyền lợi và sự an toàn của chính họ. Trong trường hợp có vấn đề xấu xảy ra thì cần được báo cáo lên CSC và ban QLDA.

Bộ NN&PTNT, UBND TP. Hà Nội, Sở TNMT

- Giám sát quá trình thực hiện các tiểu dự án theo đề xuất của Bộ NN&PTNT/Sở TNMT và ban QLDA nhằm đảm bảo việc tuân thủ các chính sách và quy định của chính phủ. Bộ NN&PTNT/Sở TNMT sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của chính phủ.

b. Khung tuân thủ môi trường

(i) Nghĩa vụ môi trường của nhà thầu

Nhà thầu bắt buộc phải hành động để giảm thiểu tác động từ các tiểu hợp phần xây dựng. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp được đưa ra trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xã hội nhằm ngăn chặn tác động xấu tới cộng đồng nơi đây cũng như môi trường xung quanh do quá trình xây dựng và vận hành công trình.

Các hoạt động nhằm khắc phuch hậu quả chưa đem lại hiệu quả trong quá trình xây dừng cần được thực hiện khi hoàn thành xây dựng (và trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình).

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 150

Page 151: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các nghĩa vụ của nhà thầu sẽ là không giới hạn đối với:

Việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý có liên quan quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn chung;

Công trình trong phạm vi yêu cầu của hợp đồng và các điều kiện đấu thầu;

Tổ chức tổ đại diện của đơn vị xây dựng để tham gia vào các cuộc đồng kiểm tra với cán cán bộ môi trường của đơn vị giám sát thi công;

Hành động khắc phục theo hướng dẫn của cán bộ môi trường chuyên trách của Ban QLDA và đơn bị giám sát thi công;

Trong trường hợp không tuân thủ / thực hiện sai, thì cần tiến hành điều tra và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thực hiện giải pháp khắc phục hậu quả nhằm giảm các tác động xấu đến môi trường;

Dừng hoạt các hoạt động xây dựng gây ra tác động xấu khi nhận được hướng dẫn từ cán bộ môi trường chuyên trách của Ban QLDA và đơn bị giám sát thi công. Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục, biện pháp xây dựng thay thế khi được yêu cầu nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường; Nếu nhà thầu không tuân thủ thì sẽ bị đình chỉ xây dựng và xử phạt bởi các hình thức chế tài cho đến khi cán bộ MT của ban QLDA và đơn bị giám sát thi công chấp thuận với việc xử lý các vi phạm này.

(ii) An toàn của nhà thầu, cán bộ xã hội và môi trường (SEO)

Nhầu thầu phải cử cán bộ có thẩm quyền phụ trách an toàn tại công trường xây dựng của nhàu thầu, cán bộ chuyên trách xã hội và môi trường (SEO). Cán bộ XH và MT cần được đào tạo chuyên môn về quản lý môi trường và có các kỹ năng cần thiết để truyền đạt lại những kiến thức về quản lý môi trường cho các cán bộ có liên quan như trong hợp đồng. Cán bộ này cũng sẽ phụ trách giám sát việc thực hiện kế hoạch ESMP và các chỉ số môi trường.

Tổ chức giám sát môi trường để đánh giá và kiểm tra thực tế công tác công trường của nhà thầu, các thiết bị và những biện pháp công trình theo các giải pháp kiểm soát ô nhiễm và giải pháp giảm thiểu tác động môi trường;

Giám sát việc tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm cũng như các yêu cầu trong hợp đồng;

Giám sát việc thực hiện các biện pháp môi trường;

Chuẩn bị báo cáo kiểm tra thực tế đối với các điều kiện môi trường thực địa;

Xử lý các khiếu nại và kiến nghị các biện pháp điều chỉnh cần thiết;

Tham mưu cho nhà thầu về các biện pháp cải thiện môi tường, nâng cao ý thức và chủ động ngăn chặn ô nhiễm xảy ra;

Đề xuất các giải pháp giải thiểu thích hợp trong trường hợp nhà thầu vi phạm. Tổ chức giám sát bổ sung việc vi phạm theo hướng dẫn của cán bộ môi trường từ ban QLDA và đơn vị giám sát thi công.

Thông báo đến nhà thầu và cán bộ MT (của ban QLDA và đơn vị giám sát thi công) về các vấn đề môi trường phát sinh, trình Quy trình thực hiện ESMP của nhà thầu và đơn vị đơn vị giám sát thi công, và các đơn vị chức năng, nếu cần;

Lưu trữ ghi chép hoạt động thực địa có thể liên quan đến môi trường.

(iii) Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 151

Page 152: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Để giảm thiểu các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng của các tiểu dự án, Ban QLDA có trách nhiệm đảm bảo rằng các yêu cầu giám sát chất lượng môi trường được thiết lập cho các tiểu dự án. Một tư vấn IEMC sẽ được ban QLDA chỉ định để thực hiện việc giám sát.

EMC sẽ chịu trách nhiệm thực hiện lấy mẫu môi trường, giám sát và đánh dấu báo cáo trong tất cả các giai đoạn của dự án. giám sát chất lượng môi trường sẽ báo cáo định kỳ cho Ban QLDA và Ngân hàng Thế giới (tương ứng 03 tháng/lần cho Ban QLDA và 6 tháng/lần đối với Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn xây dựng).

IEMC cũng sẽ cung cấp hỗ trợ chuyên môn cho Ban QLDA và ES trong các vấn đề môi trường.

(iv) Tư vấn giám sát thi công (CSC)

Trong giai đoạn xây dựng, tư vấn giám sát thi công (CSC) sẽ báo cáo lên BQLDA thực hiện việc giám sát môi trường. CSC sẽ phân công cán bộ môi trường và xã hội, sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát tất cả các hoạt động xây dựng để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu áp dụng trong KHQLMT & XH được thực hiện đúng, và rằng các tác động môi trường tiêu cực của các tiểu dự án là tối thiểu. CSC phải đảm bảo đủ số lượng Kỹ sư Giám sát Môi trường với đầy đủ kiến thức về bảo vệ môi trường và quản lý tiểu dự án xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu và giám sát hoạt động của nhà thầu. Cụ thể, cán bộ môi trường của CSC sẽ:

Thay mặt cho Ban QLDA thực hiện giám sát đánh giá xem thiết kế xây dựng thi công có đáp ứng các yêu cầu của các biện pháp giảm thiểu và quản lý của KHQLMT & XH hay không;

Giám sát hệ thống quản lý môi trường công trường của nhà thầu bao gồm: các hoạt động, kinh nghiệm và xử lý các vấn đề môi trường công trường, và cung cấp hướng dẫn khắc phục;

Xem xét việc thực hiện KHQLMT & XH của các nhà thầu, xác minh và xác nhận thủ tục giám sát môi trường, các thông số, giám sát địa điểm, trang thiết bị và kết quả;

Báo cáo tình hình thực hiện KHQLMT & XH cho Ban QLDA và chuẩn bị các báo cáo giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng; và

(v) Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và hợp đồng

Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ cả yêu cầu bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm và luật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhà thầu phải trình tất cả các báo cáo biện pháp thi công lên tư vấn giám sát thi công và BQLDA để xem xét và phê duyệt xem liệu đã bao gồm đầy đủ các các biện pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm hay chưa.

CSC và PMU cũng sẽ xem xét tiến độ, hoạt động thi công để kiểm tra liệu có vi phạm pháp luật về môi trường, và ngăn chặn các nguy cơ vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Nhà thầu phải gửi các tài liệu liên quan đến SEO và ES của CSC và PMU. Tài liệu này phải bao gồm tối thiểu các báo cáo cập nhật tiến độ công trình, biện pháp thi công cập nhật, và các công văn đề nghị cấp quyền theo luật bảo vệ môi trường, và tất cả các giấy phép/chứng chỉ hợp lệ. SEO và ES cũng có quyền yêu cầu xem xét Nhật ký Công trường.

Sau khi xem xét các tài liệu, SEO hay ES sẽ tham vấn cho Ban QLDA và các nhà thầu về các trường hợp không tuân thủ các yêu cầu của hợp đồng và luật pháp về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm để họ có những phương án hành động tiếp theo. Nếu SEO hoặc ES kết luận rằng tình trạng giấy phép và phương án chuẩn bị kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường công trường có khả năng không tuân thủ phương án thi công hoặc có thể dẫn đến nguy cơ vi phạm các yêu

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 152

Page 153: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

cầu bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, thì SEO/ES sẽ phải tham vấn cho các nhà thầu và Ban QLDA.

(vi) Khung khiếu nại môi trường và chế tài xử phạt

Trong khuôn khổ tuân thủ, nếu tình trạng không tuân thủ các quy định về môi trường được phát hiện bởi CSC / ES / IEMC / PMU trong quá trình giám sát thi công, thì 2% giá trị thanh toán tạm thời của nhà thầu trong tháng đó sẽ bị giữ lại. Nhà thầu được cho phép một thời gian ân hạn (khoảng thời gian được xác định bởi CSC / PMU) để sửa chữa các vi phạm. Nếu Nhà thầu thực hiện khắc phục trong thời gian ân hạn (có xác nhận của CSC / PMU), thì sẽ không bị phạt và được hoàn trả khoản tiền tạm giữ. Tuy nhiên, nếu Nhà thầu không thực hiện thành công tác khắc phục cần thiết trong thời gian ân hạn, Nhà thầu sẽ phải trả chi phí cho một bên thứ ba để sửa chữa những thiệt hại (chi phí cho việc này khấu trừ từ khoản tiền tạm giữ).

Trong trường hợp nếu IEMC / CSC / PMU không phát hiện ra trường hợp bất tuân thủ các quy định về môi trường của nhà thầu, họ sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho việc sửa chữa các vi phạm này.

(vii) Các báo cáo

Các yêu cầu báo cáo và giám sát ESMP được tóm tắt trong Bảng 5.3.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 153

Page 154: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bảng 5.12. Các yêu cầu về báo cáo chung

STT

Đơn vị soạn thảo Nơi nhận Tần suất báo cáo

1 Nhà thầu cho chủ đầu tư PMU 1 lần sau khi khởi công và hàng tháng sau đó2 Tư vấn giám sát thi công

(CSC)PMU Hàng tuần và hàng tháng

4 Giám sát cộng đồng PMU Nếu người dân có bất kỳ khiếu nại vào về thực hiện biện pháp bảo vệ tiểu dự án

5 PMU Sở TNMT 3 tháng một lần6 PMU NHTG 6 tháng một lần

5.4.2 Chương trình giám sát chất lượng môi trường

a. Địa điểm giám sát, các thông số và tần suất

Chương trình giám sát môi trường được thực hiện trong 3 giai đoạn của tiểu dự án: trước khi giai đoạn xây dựng; giai đoạn xây dựng; Giai đoạn hoạt động (bảng 5.6; 5.7 và 5.8):

Giai đoạn chuẩn bị và thi công: Bảng 5.13 Phạm vi giám sát môi trường trong quá trình xây dựng

STT Hạng mục giám sát Trước thi công Giai đoạn thi công Tiêu chuẩn áp

dụngI Tiếng ồn xung quanh / giám sát độ rung1

2

3

Thông số Nhiệt độ, Độ ẩm, Gió, Leq, Lmax

Nhiệt độ, Độ ẩm, Gió, Leq, Lmax

QCVN 26/2010/BTNMT

Tần suất 01 lần sau khi thi công

Every 3 month; 01 location/day, 03 time/h

Vị trí giám sát Như đã xác định trong các kế hoạch quản lý vật liệu nạo vétII Giám sát không khí môi trường xung quanh1

2

Thông số TSP, CO, NO2, SO2 TSP, CO, NO2, SO2 QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT

Tần suất01 lần sau khi thi công

3 tháng một lần

3 Vị trí giám sát Như đã xác định trong các kế hoạch quản lý vật liệu được nạo vét

III Giám sát chất lượng nước mặt / nước thải1 Thông số pH, DO, TSS, BOD5,

COD, NH4+, NO3

-, PO4

3-, oil, Coliform

pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4

+, NO3-, PO4

3-, oil, Coliform

QCVN 08:2008/BTNMT

2 Tần suất 01 lần sau khi thi công 3 tháng một lần

3 Vị trí giám sát Như đã xác định trong các kế hoạch quản lý được vật liệu nạo vétIV Nước thải1 Thông số

Cu, Pb, Zn, Cd, As

pH, DO, BOD5, COD, NO3

-, SO42-, TSS, As, Hg,

Pb, Cd, Cu, oil, Coliform, E.Coli

QCVN 14:2008/BTNMT

2 Tần suất 01 lần sau khi thi công

3 tháng một lần

3 Vị trí giám sát Baseline environmental locations should be established in line with the Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 154

Page 155: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

STT Hạng mục giám sát Trước thi công Giai đoạn thi công Tiêu chuẩn áp

dụngconstruction sites at the time of monitoring.

V Đất1 Thông số pH, Cu, Pb, Zn, Cd,

As, HgpH, Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg

QCVN 03:2008/BTNMT

2 Tần suất 01 lần sau khi thi công

3 tháng một lần

3 Vị trí giám sát As defined in the dredge material management planIV Nạo vét bùn: Nếu yêu cầu như đã nêu trong kế hoạch quản lý vật liệu được nạo vét1 Thông số pH, Cu, Pb, Zn, Cd, As,

HgQCVN 03:2008/BTNMT

2 Tần suất 01 lần sau khi nạo vét3 Vị trí giám sát As defined in the dredge material management planV Giao thông: trong quá trình xây dựng, nhà thầu giám sát và báo cáo các tuyến đường giao thông

và hiệu năng lái xe.

Bảng 5.14. Số ước tính cho đất, nước, không khí và lấy mẫu và phân tích cho việc giám sát môi trường

TT Công trình Thời gian thi công

Tổng số mẫuKhông

khí Đất Nước mặt

Bùn nạo vét

Nước thải

1 Tòa nhà giảng đường lớn 24 8 4 8 - 82 Tòa nhà khoa cơ điện nông nghiệp 12 4 2 - - 6

3 Tòa nhà khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch 12 4 2 4 - 6

4 Tòa nhà khoa môi trường 12 4 2 4 - 65 Tòa nhà khoa Công nghệ sinh học 12 4 2 4 - 66 Tòa nhà khoa thú y 15 5 3 5 1 77 Tòa nhà phục vụ đào tạo ngoại ngữ 12 4 2 4 1 4

8 Nhà phục vụ đào tạo và nghiên cứu thể chế, chính sách 15 5 3 5 - 5

9 Nhà thể chất 18 6 3 6 4 6

10 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học sự sống 24 8 4 8 - 10

11 Tòa nhà Trung tâm 27 9 5 9 - 1011 Đường giao thông 27 45 23 45 - 1912 Trạm xử lý nước thải - - - - - 113 Sông Cầu Bây - - - 18 -

Tổng số mẫu 106 55 120 6 94

Bảng 5.15. Ước tính chi phí cho bộ sưu tập mẫu về môi trường và phân tích

(Tỷ giá: 1 USD = 22.600 VND)

TT Hạng mục chi phí Đơn giá Số lượng mẫu

Thành tiềnVND USD

I Không khí xung quanh1 Nhiệt độ 42,787 106 4,535,422 2012 Độ ẩm 42,787 106 4,535,422 2013 Tốc độ gió 42,659 106 4,521,854 2004 Độ ồn 168,288 106 17,838,528 7895 SO2 494,884 106 52,457,704 2,321

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 155

Page 156: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT Hạng mục chi phí Đơn giá Số lượng mẫu

Thành tiềnVND USD

6 CO 790,484 106 83,791,304 3,7087 NO2 492,750 106 52,231,500 2,3118 Bụi lơ lửng (TSP) 572,186 106 60,651,716 2,684

Tổng 2,646,825 106 280,563,450 12,414II Mẫu đất -1 pH 169,373 55 9,315,515 4122 Asen 789,268 55 43,409,740 1,9213 Cadimi 744,101 55 40,925,555 1,8114 Đồng 667,971 55 36,738,405 1,6265 Chì 744,101 55 40,925,555 1,8116 Kẽm 667,971 55 36,738,405 1,6267 Thủy ngân 789,268 55 43,409,740 1,921

Tổng 4,572,053 55 251,462,915 11,127II Nước mặt1 pH 105,340 120 12,640,800 5592 Oxy hòa tan 105,545 120 12,665,400 560

3 Tổng chất rắn lơ lửng 235,081 120 28,209,720 1,248

4 BOD5 532,005 120 63,840,600 2,8255 COD 348,715 120 41,845,800 1,8526 Amoni (tính theo N) 397,175 120 47,661,000 2,1097 Nitrat 369,386 120 44,326,320 1,9618 Phosphat 424,277 120 50,913,240 2,2539 Tổng dầu mỡ 912,198 120 109,463,760 4,84410 Coliform 980,998 120 117,719,760 5,209

Tổng 4,410,720 120 529,286,400 23,420III Nước thải1 pH 105,340 94 9,901,960 4382 DO 105,340 94 9,901,960 4383 BOD5 532,005 94 50,008,470 2,2134 COD 348,715 94 32,779,210 1,4505 Nitrat 369,386 94 34,722,284 1,5366 SO4

2- 357,535 94 33,608,290 1,4877 TSS 235,081 94 22,097,614 9788 Asen 888,450 94 83,514,300 3,6959 Thủy ngân 909,748 94 85,516,312 3,78410 Chì 815,885 94 76,693,190 3,39411 Cadimi 815,885 94 76,693,190 3,39412 Đồng 596,045 94 56,028,230 2,479

13 Tổng dầu mỡ khoáng 912,198 94 85,746,612 3,794

14 Coliform 980,998 94 92,213,812 4,08015 E-Coli 499,963 94 46,996,522 2,079

Tổng 7,972,611 94 749,425,434 33,160IV Mẫu bùn trầm tích ao nạo vét

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 156

Page 157: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

TT Hạng mục chi phí Đơn giá Số lượng mẫu

Thành tiềnVND USD

1 pH 169,373 6 1,016,238 452 Asen 789,268 6 4,735,608 2103 Cadimi 744,101 6 4,464,606 1984 Đồng 667,971 6 4,007,826 1775 Chì 744,101 6 4,464,606 1986 Kẽm 667,971 6 4,007,826 1777 Thủy ngân 789,268 6 4,735,608 210

Tổng 4,572,053 6 27,432,318 1,214Tổng chi phí quan trắc 1,838,170,517 81,335

Để đảm bảo rằng chất thải do phát triển các dự án tạo ra cơ sở vật chất tác động tiêu cực có thể chấp nhận như dự kiến trong ĐGTĐXHMT, chương trình giám sát hàng năm đã được phát triển và nó sẽ được thực hiện bởi các VNUA đó phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động và sử dụng chi phí điều hành riêng của họ. Kết quả giám sát sẽ được trình lên Chính phủ Việt Nam. ESU hỗ trợ bởi IEMC sẽ chuẩn bị một kế hoạch giám sát chi tiết với các cơ quan liên quan ít nhất sáu tháng trước khi xây dựng đã hoàn thành. Chương trình này cũng nên bao gồm một giám sát chất lượng nước thải sẽ được chuẩn bị và thực hiện tham vấn chặt chẽ với các cơ quan có trách nhiệm. Thông số giám sát chính cần bao gồm, nhưng không giới hạn: pH, DO, BOD5, COD, NO3-, SO42-, TSS, As, Hg, Pb, Cd, Cu, oil, Coliform, E.Coli. Giám sát chất lượng nước tại các lượng cung cấp nước và các biện pháp để bảo vệ sử dụng đất cho phù hợp của lưu vực cũng cần được xem xét.

5.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các biện pháp quản lý môi trường xã hội

Đánh giá năng lực thực hiện biện pháp an toàncủa cán bộ Ban quản lý dự án hiện đang công tác cho thấy cán bộ Ban quản lý dự án có kiến thức hạn chế về yêu cầu chính sách an toàn môi trường của NHTG cũng như kiến thức hạn hẹp về các vấn đề môi trường và xã hội. Như vậy, việc không đủ năng lực thể hiện sự rủi ro trong việc thực hiện các yêu cầu về biện pháp bảo vệ trong EMP và, theo chính sách Ngân hàng Thế giới quy định, sẽ được giải quyết thông qua quá trình xây dựng năng lực. Do đó, đề xuất cung cấp khóa đào tạo xây dựng năng lực thông qua hỗ trợ kỹ thuật sẽ hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho Ban Quản lý dự án trong công việc với nhà thầu cũng như những đơn vị khác liên quan đến thực hiện EMP.

Phạm vi hỗ trợ kỹ thuật bao gồm hỗ trợ của các chuyên gia; chương trình đào tạo cung cấp kiến thức về yêu cầu và quy trình bảo vệ môi trường đối với dự án cũng như đào tạo kiến thức chi tiết về quy trình và yêu cầu bảo vệ môi trường cho cán bộ dự án, tư vấn, và nhà thầu trong nước đều rất quan trọng. Phạm vi này bao gồm, ví dụ, hỗ trợ chuẩn bị tài liệu và thực hiện chương trình đào tạo về quản lý môi trường và giám sát môi trường cho các nhà thầu, Tư vấn GSTC và đội ngũ nhân viên có liên quan của Ban quản lý dự án (cán bộ môi trường và điều phối viên các gói thầu) để làm nhiệm vụ của mình. Phạm vi cũng bao gồm cả việc hỗ trợ cán bộ môi trường của của Ban quản lý dự án xem xét các tài liệu hợp đồng của các gói thầu về hạng mục xây dựng dự án nhằm đảm bảo tuân thủ chính sách bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động và các yêu cầu về giám sát như cũng như cung cấp hướng dẫn chung về môi trường theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án nhằm tăng cường việc thực hiện dự án và hiệu quả dự án tổng thể.

Dựa trên tính chất, địa điểm và quy mô xây dựng, việc hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo được dự đoán sẽ được cung cấp ít nhất trong 3 năm đầu tiên thực hiện dự án. Các chuyên gia của NHTG về bảo vệ môi trường sẽ tham gia việc xây dựng năng lực, đặc biệt là các hoạt động đào tạo nếu phù hợp.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 157

Page 158: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5.4.4 Chương trình đào tạo nâng cao năng lực

Bảng dưới đây trình bày ví dụ về các khóa đào tạo cơ bản về an toàn trong quá trình thực hiện dự án. Các chương trình đào tạo sẽ được xây dựng và cung cấp bởi Đội Hỗ trợ Kỹ thuật cho việc thực hiện biện pháp an toàn đối với cán bộ Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án / IEMC với sự trợ giúp của đội hỗ trợ kỹ thuật thực hiện biện pháp an toàn sẽ cung cấp đào tạo cho các nhà thầu, Tư vấn GSTC và các nhóm khác.

Các khóa đào tạo cụ thể và chi tiết hơn sẽ được xây dựng theo sự thoả thuận giữa Ban quản lý dự án, IECM và đội hỗ trợ kỹ thuật thực hiện biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện dự án dựa trên việc đánh giá lại nhu cầu và tình trạng thực hiện các biện pháp bảo vệ.

- Nhóm đối tượng đào tạo: bao gồm cán bộ Ban quản lý dự án, cán bộ Ban MT&XH (ESU), kỹ sư hiện trường, Tư vấn GSTC, nhà thầu xây dựng, chính quyền địa phương, và đại diện cộng đồng dân cư trong khu vực dự án. Đào tạo công nhân và lái xe thuộc trách nhiệm nhà thầu, đại diện cộng đồng dân cư khu vực thi công (ban giám sát cộng đồng)

- Kế hoạch đào tạo: Ít nhất 1 tháng trước khi công trình đầu tiên được thi công và có thể được điều chỉnh phù hợp với tiến độ thực hiện các hợp đồng.

- Tần suất đào tạo: Các chương trình đào tạo cơ bản đề xuất tổ chức sáu tháng một lần để cập nhật cho các hợp đồng/nhà thầu mới được thi công, đồng thời cập nhật các nội dung đào tạo và sửa đổi phù hợp với các vấn đề về thực hiện dự án.

- Thời gian đào tạo: Mỗi đợt đào tạo sẽ diễn ra với thời gian ít nhất 2 ngàyBảng 5.72. Chương trình đào tạo xây dựng năng lực giám sát và quản lý môi trường

I. Đối tượng BAN QUẢN LÝ DỰ ÁNKhóa đào tạo Giám sát và báo cáo môi trườngThành phần tham dự

Nhân viên chuyên trách các vấn đề môi trường và nhân viên kỹ thuật phụ trách các gói thầu thi công

Tần suất đào tạo

Ngay sau khi dự án có hiệu lực nhưng ít nhất 1 tháng trước khi thi công hạng mục đầu tiên. Khóa đào tạo tiếp theo sẽ được bố trí nếu cần thiết.

Thời gian Hai ngàyNội dung Quản lý chung về môi trường liên quan dự án bao gồm yêu

cầu của NHTG, Sở TNMT, phối hợp với các bên có quyền hạn và trách nhiệm liên quanGiám sát môi trường cho dự án bao gồm:o Các yêu cầu trong giám sát môi trường;o Giám sát và thực hiện biện pháp giảm thiểu;o Sự tham gia của cộng đồng trong giám môi trường.o Hướng dẫn và giám sát nhà thầu, CSC và đại diện cộng

đồng trong việc thực hiện giám sát môi trườngo Các biểu mẫu sử dụng trong quá trình giám sát môi

trường;

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 158

Page 159: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

o Phản ứng và kiểm soát rủi ro;o Các nội dung khác được xác địnho Cách thức tiếp nhận và nộp Biểu mẫu.

Trách nhiệm IEMC, Ban QLDA với sự hỗ trợ của Đội Hỗ trợ Kỹ thuật để thực hiện các biện pháp an toàn

II. Đối tượng Tư vấn giám sát thi công (CSC), NHÀ THẦU, CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG/XÃ, ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG

Khóa đào tạo Thực hiện các biện pháp giảm thiểuThành phần tham dự

CSC; Các cán bộ quản lý thi công hiện trường, cán bộ phụ trách môi trường của nhà thầu; Đại diện chính quyền phường/xã; đại diện các tổ dân phố, ban giám sát cộng đồng tại khu vực thi công

Tần suất đào tạo

Trước khi thi công 1 tháng cho mỗi công trình

Thời gian Hai ngàyNội Dung o Tổng quan về công tác giám sát môi trường;

o Các yêu cầu trong giám sát môi trường;o Các tác động môi trường tiềm ẩn và những biện pháp

giảm thiểu cần áp dụngo Vai trò trách nhiệm của nhà thầu và của CSC;o Nội dung và phương pháp giám sát môi trường;o Phản ứng và kiểm soát rủi ro;o Giới thiệu các biểu mẫu giám sát và hướng dẫn cách thức

điền biểu mẫu giám sát môi trường và báo cáo sự cố;o Các nội dung khác được xác địnho Lập và đệ trình báo cáo.

Trách nhiệm IEMC, Ban QLDA, CSC; Nhà thầu thi công, Đại diện chính quyền phường/xã; đại diện các tổ dân phố, ban giám sát cộng đồng tại khu vực thi công

5.5 Chương trình Xây dựng Năng lực

5.5.1 Hỗ trợ Kỹ thuật cho việc triển khai các chính sách an toàn

Đánh giá năng lực thực hiện biện pháp bảo vệ của hiện tại Ban QLDA nhân viên cho biết cán bộ Ban QLDA có giới hạn kiến thức về các yêu cầu về bảo vệ WB cũng như các kiến thức hạn chế của môi trường và các vấn đề xã hội. Như vậy sự thiếu khả năng đại diện cho một nguy cơ cho

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 159

Page 160: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

tiểu dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ yêu cầu chứa trong ESMP và, theo yêu cầu của chính sách WB, là để được giải quyết thông qua xây dựng năng lực. Do đó, nó được đề xuất nhằm nâng cao năng lực thông qua hỗ trợ kỹ thuật sẽ hỗ trợ PMU trong việc thực hiện các yêu cầu về biện pháp bảo vệ. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết Ban QLDA trong công việc của mình với nhà thầu và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện ESMP.

Phạm vi của hỗ trợ kỹ thuật sẽ bao gồm sự hỗ trợ từ các chuyên gia và đào tạo sẽ bao gồm cả các kiến thức về các yêu cầu về biện pháp bảo vệ và các thủ tục cho tiểu dự án cũng như đào tạo bao gồm cả kiến thức cụ thể về các thủ tục bảo vệ và yêu cầu nhân viên tiểu dự án, tư vấn và nhà thầu quốc gia nào là quan trọng. Điều này sẽ bao gồm, ví dụ, sự hỗ trợ trong việc chuẩn bị các tài liệu và thực hiện các chương trình đào tạo về quản lý môi trường và giám sát môi trường cho các nhà thầu, CSC và các nhân viên có liên quan của Ban QLDA (nhân viên môi trường và điều phối viên của gói) để làm công việc của họ. Nó cũng sẽ bao gồm việc hỗ trợ của Ban QLDA môi trường nhân viên với việc xem xét các tài liệu hợp đồng vào các gói thầu cho các vật liệu xây dựng của tiểu dự án để đảm bảo tuân thủ chính sách bảo vệ môi trường và ảnh hưởng đến giảm nhẹ và giám sát các yêu cầu cũng như cung cấp các hướng dẫn chung về môi trường theo yêu cầu của PMU để tăng cường thực hiện tiểu dự án và hiệu suất tổng thể.

Do tính chất, vị trí và quy mô của xây dựng, dự kiến rằng bảo vệ hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ và đào tạo sẽ được cung cấp tại ít nhất trong 3 năm đầu tiên thực hiện tiểu dự án. Các chuyên gia bảo vệ WB sẽ tham gia vào xây dựng đặc biệt trong các hoạt động đào tạo phù hợp năng lực.

5.5.2 Các chương trình đào tạo đã được đề xuất

Bảng 5.10 dưới đây cung cấp các ví dụ về các khóa đào tạo cơ bản cho các biện pháp bảo vệ trong quá trình thực hiện tiểu dự án. Chương trình đào tạo sẽ được phát triển và phân phối bởi đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ cho việc đào tạo Ban QLDA. Ban QLDA/IEMC với sự hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sẽ đào tạo nhà thầu, CSC và các nhóm khác.

Đào tạo khác cụ thể hơn và phù hợp sẽ được phát triển và thỏa thuận giữa các Ban QLDA, IEMC và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ trong quá trình thực hiện tiểu dự án dựa trên đánh giá lại các nhu cầu và tình trạng của việc thực hiện biện pháp bảo vệ.

- Nhóm mục tiêu cho việc đào tạo: bao gồm các nhân viên, ESU nhân viên, kỹ sư lĩnh vực, CSC, nhà thầu xây dựng, chính quyền địa phương, và ban đại diện cộng đồng trong khu vực tiểu dự án. Đào tạo của người lao động và trình điều khiển là trách nhiệm của nhà thầu.

- Lịch đào tạo: Ít nhất 1 tháng trước khi xây dựng hợp đồng đầu tiên. Đào tạo có thể được điều chỉnh phù hợp với tiến độ thực hiện các tiểu dự án/hợp đồng.

- Tần suất đào tạo: Các chương trình đào tạo cơ bản trong bảng 5.6 sẽ diễn ra trong sáu tháng một lần trên cơ sở hàng năm và nội dung Cập Nhật và thích nghi với việc thực hiện các vấn đề. Tần số đào tạo và nội dung sẽ được xác định lại trong quá trình thực hiện tùy theo nhu cầu. Đó trước chương trình đào tạo cho cán bộ Ban QLDA sẽ tiếp tục cho đến năm ba quá trình thực hiện. Ba ngày kể từ ngày đào tạo cho các nhà thầu và CSC cũng lên kế hoạch diễn ra hai lần một năm trên cơ sở hàng năm ít nhất hai năm.

Bảng 5.8. Các Chương trình Đào tạo về Nâng cao Năng lực cho Giám sát và Quản lý Môi trường

I. Đối tượng BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (BQLDA)

Khóa đào tạo Giám sát và báo cáo môi trường

Đối tượng tham gia Nhân viên môi trường và nhân viên kỹ thuật

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 160

Page 161: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

I. Đối tượng BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (BQLDA)

Tần suất đào tạo Ngay sau khi các tiểu dự án hiệu quả nhưng ít nhất 1 tháng trước khi xây dựng hợp đồng đầu tiên. Đào tạo tiếp theo sẽ được sắp xếp theo yêu cầu.

Thời gian Bốn ngày của đào tạo hai lần một năm để được lặp đi lặp lại trên một cơ sở hàng năm cho đến năm ba quá trình thực hiện

Nội dung Quản lý môi trường tổng thể liên quan đến tiểu dự án bao gồm các yêu cầu của NHTG, BNN&PTNT, BTN&MT, hợp tác cùng các doanh nghiệp có liên quan

Các yêu cầu về giám sát môi trường;

Giám sát và triển khai các biện pháp giảm thiểu;

Sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát môi trường

Hướng dẫn và giám sát nhà thầu, CSC, và các đại diện cộng đồng trong việc triển khai giám sát môi trường.

Các biểu mẫu được sử dụng trong giám sát môi trường;

Phản ứng và kiểm soát rủi ro;

Các khu vực khác sẽ được xác định sau;

Tiếp nhận phương pháp tiếp cận và trình nộp các biểu mẫu.

Trách nhiệm PMU, IEMC với sự hỗ trợ của nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật cho việc triển khai các chính sách an toàn

II. Đối tượng CSC, NHÀ THẦU, CHÍNH QUYỀN XÃ/PHƯỜNG, CÁC ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG

Khóa đào tạo Triển khai các biện pháp giảm thiểu

Đối tượng tham gia CSC; nhân viên quản lý thi công tại công trường; nhân viên môi trường của nhà thầu; chính quyền xã/phường/tổ dân phố

Tần suất đào tạo Sau đấu thầu, cập nhật dựa trên các yêu cầu

Thời gian Ba ngày đào tạo cho CSC và các nhà thầu và hai ngày đào tạo cho các đối tượng khác cũng cần lặp lại hai lần/năm tùy theo nhu cầu

Nội dung Tổng quan về giám sát môi trường;

Các yêu cầu về giám sát môi trường;

Vai trò và trách nhiệm của các nhà thầu và CSC

Nội dung và phương pháp giám sát môi trường;

Phản ứng và kiểm soát rủi ro;

Phổ biến các biểu mẫu giám sát và hướng dẫn cách điền các biểu mẫu và báo cáo rủi ro;

Các khu vực khác sẽ được xác định sau;

Chuẩn bị và trình nộp báo cáo

Trách nhiệm PMU, IEMC với sự hỗ trợ của nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật cho việc triển khai các Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 161

Page 162: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

I. Đối tượng BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (BQLDA)

chính sách an toàn

III. Đối tượng CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG NHÂN

Khóa đào tạo Vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Đối tượng tham gia Các đại diện cộng đồng và/hoặc chỉ huy công nhân (cho phù hợp)

Tần suất đạo tạo Cho phù hợp

Thời gian Một ngày thuyết trình và một ngày đào tạo cầm tay chỉ việc, hai lần/năm, lặp lại theo nhu cầu

Nội dung Trình bày sơ bộ về bảo vệ môi trường và tổng quan môi trường

Các vấn đề chính cần cộng đồng và công nhân lưu ý nhằm giảm tối đa các rủi ro (đường xá, thiết bị, máy móc, v.v...) cũng như giảm thiểu ô nhiễm (bụi, khói, tràn dầu, quản lý chất thải, v.v...)

Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường trong các công trường và lán trại công nhân;

Các biện pháp giảm thiểu tại công trường xây dựng và lán trại công nhân;

Các biện pháp an toàn về lưới điện, máy móc, giao thông, ô nhiễm không khí;

Các khu vực khác sẽ xác định sau;

Các quy trình giải quyết trường hợp khẩn cấp

Trách nhiệm Nhà thầu, PMU, với sự hỗ trợ của IEMC

5.5.3 Dự toán chi phí ESMP

Bảng 6.1 nêu dự toán kinh phí thực hiện EMP (không bao gồm chi phí tái định cư và giám sát độc lập RP và EMDP). Kinh phí1 thực hiện EMP sẽ bao gồm (i) chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu bởi nhà thầu, (ii) chi phí giám sát của Tư vấn GSTC, (iii) chi phí tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) trong đó bao gồm cả chi phí quan trắc môi trường và (iv) chi phí quản lý an toàn của Ban quản lý dự án, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các biện pháp bảo vệ và đào tạo. Chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng sẽ là một phần của chi phí hợp đồng thi công; trong đó chi phí giám sát các kế hoạch quản lý môi trường hiện trường của nhà thầu (SEMP) của Tư vấn GSTC được quy định trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình. Chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án liên quan đến EMP được quy định trong ngân sách quản lý dự án của Ban quản lý dự án, bao gồm đào tạo cơ bản về biện pháp bảo vệ môi trường và phụ cấp cho những đối tượng tham gia chương trình giám sát. Sau khi hoàn thành dự án, chi phí giám sát môi trường các công trình xây dựng sẽ được phân bổ từ ngân sách ngân sách bảo trì và hoạt động của tỉnh.

Cần chú ý rằng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện EMP là một hoạt động hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, vì lợi ích của chính cộng đồng và gia đình mình. Do đó việc tham gia của cộng đồng trong giám sát EMP sẽ không được nhận tiền lương. Mặc dù vậy, để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, các chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động giám sát và một khoản thù lao trách nhiệm cho một số ít thành viên là đại diện được nhân dân cử ra tham gia hoạt động giám sát cũng cần thiết phải được bố trí thu xếp. Theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 162

Page 163: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 80/2005/QĐ-TTg, “nguồn kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã/phường được cân đối trong dự toán chi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã/phường và do ngân sách xã/phường đảm bảo; Kinh phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dự toán chi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách huyện, tỉnh đảm bảo”.

Bảng 5.7 dự toán chi phí IEMC và giám sát chất lượng môi trường phù hợp với quy định của quốc gia với mục đích tham khảo. Tuy nhiên chi phí cuối cùng sẽ được cập nhật trong giai đoạn thiết kế chi tiết.

Bảng 5.9. Dự toán kinh phí thực hiện EMP trong quá trình thực hiện tiểu dự án

Kinh phí ($US) Nguồn vốn(a) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công

Một phần của hợp đồng WB

(b) Giám sát biện pháp bảo vệ trong quá trình thi công

Một phần của chi phí CSC trong Hợp phần 4

WB

(c) Đơn vị Bảo vệ Môi trường (Ban MT&XH) của Ban QLDA

Một phần của chi phí PMU trong Hợp phần 4

WB

(d) Giám sát chất lượng môi trường 0.03 WB(e) Tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) 0.08 WB(f) Chương trình xây dựng năng lực chính sách an toàn

0.25 WB

Bảng 5.10. Dự toán kinh phí dành cho TVGSMT

(Tỷ giá: 1 USD = 22.600 VND)

Stt Nội dung Đơn vị Khối lượng

Đơn giá Tổng Tổng(VND) (VND) (USD)

1 Lương Trưởng nhóm Môi trường

Tháng/ người 12 35,000,00

0 420,000,000 18,584

2 Lương Chuyên gia Môi trường

Tháng/ người 12 35,000,00

0 420,000,000 18,584

3 Lương Kỹ sư Môi trường Ngày/ người 12 35,000,00

0 420,000,000 18,584

4 Văn phòng phẩm Đợt giám sát 10 6,000,000 60,000,000 2,655

5 Văn phòng, thông tin liên lạc

Đợt giám sát 10 5,000,000 50,000,000 2,212

6 Quan trắc chất lượng môi trường

1,838,170,517 81,335

Total 3,208,170,517 141,954

5.6 Cơ chế Giải quyết Khiếu nại (GRM)

Các khiếu nại liên quan đến các vấn đề của bất kỳ tiểu dự án nào cũng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán để đạt được đồng thuận. Đơn khiếu nại sẽ thông qua ba Cấp trước khi được chuyển giao cho tòa án. Đơn vị thực hiện sẽ trả tất cả các chi phí hành chính và pháp lý liên quan đến việc tiếp nhận đơn khiếu nại. Chi phí này là một phần trong ngân sách tiểu dự án.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 163

Page 164: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các quy trình và giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện như sau:

Cấp đầu tiên Ủy ban Nhân dân phường/xã. Một hộ dân bị ảnh hưởng sẽ nộp đơn khiếu nại cho bất kì thành viên nào của Ủy ban Nhân dân phường / xã, thông qua trưởng thôn hoặc trực tiếp đến Ủy ban Nhân dân phường / xã, bằng văn bản hoặc bằng lời nói. (Các) thành viên của Ủy ban Nhân dân phường/xã sẽ thông báo cho Ủy ban Nhân dân phường/xã về khiếu nại. Ủy ban Nhân dân Phường/Xã sẽ làm việc trực tiếp với hộ dân bị ảnh hưởng và quyết định về việc giải quyết khiếu nại 5 ngày sau khi nhận được khiếu nại (có thể mất đến 15 ngày tại các vùng núi hoặc vùng sâu vùng xa). Ban Thư ký của Ủy ban Nhân dân xã/phường có liên quan có trách nhiệm ghi chép lại tất cả các khiếu nại mà Ủy ban đang giải quyết.

Sau khi UBND Phường/Xã ban hành quyết định, hộ dân có liên quan có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Trong trường hợp quyết định thứ hai được ban hành mà hộ dân đó vẫn chưa hài lòng, hộ dân có thể kháng cáo lên UBND thành phố (CPC).

Cấp thứ hai UBND Thành phố. Khi nhận được khiếu nại của một hộ gia đình, CPC sẽ có 15 ngày để giải quyết. CPC có trách nhiệm ghi chép và lưu trữ các tài liệu của tất cả các khiếu nại do CPC xử lý.

Khi CPC ban hành một quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Trong trường hợp một quyết định thứ hai đã được ban hành và hộ gia đình vẫn chưa hài long, họ có thể kháng cáo lên UBND Hà Nội.

Cấp thứ ba UBND Hà Nội (HPC). Khi nhận được khiếu nại của một hộ gia đình, HPC sẽ có 15 ngày để giải quyết. HPC có trách nhiệm ghi chép và lưu trữ các tài liệu của tất cả các khiếu nại sẽ được trình nộp.

Khi HPC ban hành một quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 45 ngày. Trong trường hợp một quyết định thứ hai đã được ban hành và hộ gia đình vẫn chưa hài long, họ có thể kháng cáo lên tòa án trong vòng 45 ngày. HPC sẽ phải chi trả vào một tài khoản.

Cấp thứ tư Tòa án Tỉnh. Trong trường họp bên khiếu nại đến cấp tòa án tỉnh và tòa ra phán quyết có lợi cho bên khiếu nại, chính quyền tỉnh sẽ phải nâng mức bồi thường lên bằng mức phán quyết của tòa. Trong trường hợp phán quyết của tòa nghiêng về phía HPC, bên khiếu nại sẽ được hoàn trả số tiền đã nộp cho tòa án.

Phán quyết về giải quyết khiếu nại sẽ phải được gửi cho bên khiếu nại và các bên liên quan, và sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở UBND các cấp có liên quan. Bên khiếu nại sẽ nhận được phán quyết ba ngày sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp tại cấp phường / xã / thị trấn và 7 ngày tại cấp quận / huyện hoặc cấp tỉnh.

Nhân sự: Nhân viên môi trường và tái định cư do PMU lựa chọn sẽ thiết kế và duy trì một cơ sở dữ liệu khiếu nại liên quan đến tiểu dự án từ các hộ dân bị ảnh hưởng, bao gồm các thông tin như: bản chất của đơn khiếu nại, thời gian và địa điểm nhận đơn khiếu nại, họ tên và địa chỉ người khiếu nại, kế hoạch hành động, và tình trạng hiện nay.

Với đơn khiếu nại bằng lời nói, ban tiếp nhận / hòa giải sẽ ghi nhận các đề nghị này vào một biểu mẫu khiếu nại trong cuộc gặp đầu tiên với người bị ảnh hưởng. Nhà thầu và Tư vấn Giám sát Thi công:

Trong quá trình thi công, GRM cũng sẽ do các nhà thầu quản lý dưới sự giám sát của CSC. Các nhà thầu sẽ báo cho các cộng đồng và xã bị ảnh hưởng về mức độ sẵn sàng của GRM để xử lý các khiếu nại và quan ngại về tiểu dự án. Việc này sẽ được thực hiện thông qua quy trình tham vấn cộng đồng và công bố thông tin, theo đó các nhà thầu sẽ liên lạc với các cộng đồng bị ảnh hưởng và cấp chính quyền có liên quan một cách thường xuyên. Các cuộc gặp sẽ được tổ chức ít nhất mỗi quý, các tờ rơi thông tin hàng tháng sẽ được xuất bản, các bản thông báo sẽ được đăng

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 164

Page 165: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

trên truyền thông địa phương, và các thông báo về hoạt động theo kế hoạch sắp diễn ra sẽ được đăng tải, v.v...

Tất cả các đơn khiếu nại và hành động tương ứng từ phía các nhà thầu sẽ được ghi lại trong các báo cáo giám sát chính sách an toàn tiểu dự án. Các khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể được gửi theo các hình thức sau:

- Bằng lời nói: trực tiếp cho CSC và/ hoặc nhân viên chính sách an toàn của các nhà thầu hoặc đại diện tại các văn phòng công trường thi công.

- Bằng văn bản: nộp trực tiếp hoặc gửi văn bản khiếu nại đến các địa chỉ cụ thể.

- Qua điện thoại, fax, thư điện tử: cho CSC, nhân viên chính sách an toàn hoặc đại diện của các nhà thầu.

Khi nhận được đơn khiếu nại, CSC, nhân viên chính sách an toàn hoặc đại diện của các nhà thầu sẽ lưu đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại và duy trì nhật ký các sự kiện liên quan xảy ra sau đó, cho đến khi khiếu nại được giải quyết. Ngay sau khi nhận, bốn bản của đơn khiếu nại sẽ được chuẩn bị. Bản gốc sẽ được lưu trong hồ sơ, một bản sao sẽ gửi cho nhân viên chính sách an toàn, một bản sao sẽ chuyển tiếp cho CSC, và một bản cho PMU trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.

Thông tin được ghi lại trong nhật ký đơn khiếu nại sẽ bao gồm:

- Ngày và thời gian khiếu nại.

- Các thông tin chi tiết tên, địa chỉ và số liên lạc của người khiếu nại.

- Một mô tả ngắn về khiếu nại.

- Hành động thực hiện để giải quyết khiếu nại, bao gồm cả người liên lạc và những phát hiện ở mỗi bước trong quá trình giải quyết khiếu nại.

- Ngày tháng và thời gian khi người khiếu nại liên lạc trong quá trình khắc phục.

- Quyết định cuối cùng về việc giải quyết khiếu nại.

- Ngày tháng, thời gian và cách thức mà người khiếu nại đã được thông báo.

- Chữ ký của người khiếu nại khi đã nhận được quyết định.

Khiếu nại nhỏ sẽ được xử lý trong vòng một tuần. Trong vòng hai tuần (và tuần sau đó), trả lời bằng văn bản sẽ được gửi đến người khiếu nại (trực tiếp, qua bưu điện, fax, e-mail) cho thấy các thủ tục thực hiện và tiến triển đến nay.

Mục tiêu chính sẽ là giải quyết một vấn đề càng nhanh càng tốt bằng cách đơn giản nhất, liên quan đến mọi người càng ít càng tốt, và ở cấp độ thấp nhất có thể. Chỉ khi một vấn đề không thể được giải quyết ở mức độ đơn giản nhất and/ or trong vòng 15 ngày, sẽ khác chính quyền được tham gia. Một tình huống có thể phát sinh, ví dụ, khi thiệt hại được yêu cầu, to-được trả tiền không thể được giải quyết hoặc gây ra thiệt hại được xác định.

Các chuyên gia tư vấn độc lập về môi trường và giám sát, những người có đủ năng lực chuyên môn, sẽ được lựa chọn bởi Ban QLDA CIW Hà Nam thông qua đấu thầu. Tư vấn giám sát độc lập có trách nhiệm kiểm tra các thủ tục và quyết định về việc giải quyết khiếu nại. Tư vấn giám sát độc lập có thể đề xuất các biện pháp bổ sung để giải quyết bất cứ khiếu nại vượt trội. Trong khi kiểm tra thủ tục giải quyết khiếu nại và xem xét quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan giám sát độc lập phải phối hợp chặt chẽ với việc Việt Nam mặt trận tổ quốc, mà các thành viên có trách nhiệm giám sát thực thi pháp luật địa phương khiếu nại.

Cơ chế Giải quyết Khiếu kiện của Ngân hàng Thế giới: Cộng đồng và cá nhân người tin rằng họ bất lợi bị ảnh hưởng bởi một tiểu dự án ngân hàng thế giới (WB) được hỗ trợ có thể gửi khiếu Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 165

Page 166: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

nại để sẵn có tiểu dự án cấp cứu khắc phục tình trạng cơ chế hoặc dịch vụ khắc phục tình trạng khiếu kiện của WB (GRS). GRS là đảm bảo rằng khiếu nại nhận được nhanh chóng được nhận xét để địa chỉ tiểu dự án liên quan đến mối quan tâm. Các tiểu dự án ảnh hưởng cộng đồng và cá nhân có thể nộp đơn khiếu nại của họ của WB độc lập kiểm tra bảng điều khiển mà quyết định cho dù tác hại xảy ra, hoặc có thể xảy ra, như là kết quả không WB tuân thủ với chính sách và thủ tục. Quý khách có thể gửi khiếu nại tại bất kỳ thời điểm nào sau khi mối quan tâm đã được đưa trực tiếp đến sự chú ý của WB, và quản lý ngân hàng đã được giao cho một cơ hội để đáp ứng. Để biết thông tin về cách gửi khiếu nại với ngân hàng thế giới công ty khiếu nại khắc phục dịch vụ (GRS), vui lòng truy cập www.worldbank.org/grs. Để biết thông tin về cách gửi khiếu nại đến bảng điều khiển thanh tra ngân hàng thế giới, vui lòng truy cập www.inspectionpanel.org.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 166

Page 167: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Dựa trên những đánh giá về tiềm năng tác động tiêu cực, thảo luận trong chương 4 và các biện pháp giảm nhẹ đề xuất trong chương 4 của báo cáo ĐTM và phần 6, chương này trình bày các môi trường và kế hoạch quản lý xã hội (ESMP) cho các dự án. ESMP xác định các hành động được thực hiện theo tiểu dự án bao gồm các chương trình giám sát môi trường và thực hiện sắp xếp, đưa vào tài khoản cần phải tuân thủ các quy định dự ÁN của chính phủ và ngân hàng thế giới (WB) của các chính sách bảo vệ, bao gồm cả những người trong môi trường, sức khỏe và hướng dẫn an toàn của nhóm Ngân hàng thế giới.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 167

Page 168: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

6.1. Mục tiêu

Tham vấn và tham gia của cộng đồng là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự hỗ trợ của Dự án cũng như thể hiện quan điểm của chính quyền địa phương, cộng đồng đối với Dự án. Thông qua tham vấn cộng đồng, một số các tác động bất lợi và các biện pháp giảm thiểu chưa được xác định sẽ được nhận diện và bổ sung vào báo cáo.

Nguyên tắc cơ bản của tham vấn cộng đồng: (i)thực hiện theo quy định tại Khoản 4, điều 12, Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc công bố thông tin và tham vấn cộng đồng chịu tác động bởi dự án; (ii) Đối với dự án nhóm B cần phải tham vấn những người bị ảnh hưởng và các tổ chức phi chính phủ địa phương về các vấn đề môi trường của dự án và cân nhắc ý kiến của họ vào quá trình đánh giá tác động và thiết kế các biện pháp giảm thiểu. Tham vấn cần được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án để nhận diện và giải quyết những vấn đề có thể phát sinh.

6.2 Kết quả Tham vấn Cộng đồng

Buổi tham vấn cộng đồng đã được tổ chức tại Hội trường của UBND Thị trấn Trâu Quỳ với sự tham dự của 68 đại biểu (đại biểu nữ chiếm 44%). Nôi dung tham vấn: a) thông tin chung về dự án; b) Kết quả đánh giá môi trường xã hội và trình bày dự kiến những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, xác định các đối tượng và phạm vi ảnh hưởng, các biện pháp được đề xuất nhằm giảm nhẹ các ảnh hưởng. Các đại biểu nêu ý kiến thảo luận thảo luận, tư vấn và chủ đầu tư tiếp thu và bổ sung những thông tin phù hợp vào báo cáo ESIA; và c) trình bày các nghiên cứu bổ sung cần thiết. Thành phần hội nghị tham vấn bao gồm:

- Đại diện cấp thị trấn: các phòng ban của thị trấn Trâu Quỳ;

- Đại diện Học viện (Lãnh đạo, giảng viên);

- Đại diện sinh viên của Học viện;

- Đại diện các công ty/hộ gia đình hiện đang kinh doanh trong khuôn viên Học viện.

- Đại diện các hộ gia đình hiện đang sinh sống trong khuôn viên Học viện;

- Đại diện các tổ chức NGO.

Ngoài việc tổ chức cuộc họp, Học viện Nông nghiệp đã gửi công văn kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân và Ủy ban mặt trận tổ quốc của thị trấn về việc xin ý kiến tham vấn trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án. Những ý kiến của đại biểu tham dự cuộc họp sẽ được thể hiện bằng các văn bản trả lời của UBND Thị trấn (Nội dung cụ thể được đính kèm trong Phụ lục của Báo cáo). Đồng thời chủ đầu tư cũng đã nhận được các ý kiến từ cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong quá trình tham vấn. Các ý kiến trùng lặp hoặc tương tự sẽ được tóm tắt ngắn gọn trong bảng 6.1.

- Về ý kiến đồng thuận đối với việc triển khai TDA: 100%.đại biểu đồng ý triển khai dự án vì cho rằngDA được thực hiện sẽ tăng cường cơ sở vật chất nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tập;

- Về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và xã hội: Các hộ dân, cán bộ/sinh viên nhà trường cùng đại diện UBND thị trấn đều nhất trí với những đánh giá về tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với môi trường như tác động do bụi, tiếng ồn của các phương tiện

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 168

Page 169: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

chở vật liệu xây dựng. Ảnh hưởng an ninh và trật tự xã hội, vệ sinh môi trường tại khu vực thi công Hư hỏng đường khi vận chuyển nguyên vật liệu;

- Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của dự án: Xe chở vật liệu vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân sinh sống dọc tuyến đường và học tập của sinh viên. Công tác giám sát đối với các đơn vị thi công phải được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng nguồn thải đầu ra của các phòng thí nghiệm phải được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra hệ thống chung.

Sau khi nhận được ý kiến tham vấn Học viện NN có những phản hồi như sau:

- Cam kết bồi thường thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông do thi công theo đúng chính sách của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam;

- Cam kết luôn thực hiện tốt các biện pháp xử lý và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động Môi trường và Xã hội của DA;

- Cam kết thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và nhà thầu thi công để quản lý tốt cán bộ, công nhân trong suốt quá trình triểu khai DA để tránh các xung đột với người dân địa phương, tránh xảy ra các sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động, và các sự cố làm nguy hại đến địa phương;

- Cam kết đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường trong suốt thời gian thii công;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Bảng 6.16. Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng

Địa điểm Thành phần tham dự Ý kiến cộng đồng Phản hồi của PMU/Tư vấn

Phòng họp của UBND Thị trấn

- UBND TT Trâu Quỳ: 15 người (Đảng uỷ, Mặt trận, Hội phụ nữ, VP UBND, Xây dựng, Đoàn thanh niên, Địa chính, Hội CCB, người cao tuổi, Hội ND, …)

- Đại diện Học viện: 07 (Lãnh đạo, giảng viên);

- Đại diện sinh viên của Học viện: 10 sinh viên đến từ các khoa trong học viện;

- Đại diện các công ty/hộ gia đình

- Việc triển khai Dự án thực sự rất cần thiết. Đã từ rất lâu Học viện NN là nơi đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại nguồn lực còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện dự án là điều đã được mong mỏi từ lâu.

- Các biện pháp giảm thiểu đã được đề cập khá đầy đủ.

- Các tác động do các hoạt động thi công của dự án chỉ mang tính tạm thời và tác động không lớn.

- Ban quản lý và tư vấn ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp.

- Cần làm rõ hơn về vị trí tổng thể của từng công trình trong toàn bộ khuôn

- Bản đồ tổng thể của Dự án đã được Ban quản lý dự án và đơn vị tư vấn in ra và treo tại buổi tham vấn để các hộ

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 169

Page 170: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Địa điểm Thành phần tham dự Ý kiến cộng đồng Phản hồi của PMU/Tư vấn

hiện đang kinh doanh trong khuôn viên Học viện: 5 hộ gia đình và 02 đại diện công ty.

- Đại diện các hộ gia đình hiện đang sinh sống trong khuôn viên Học viện: 48

viên của Học viện.tham khảo. Sau khi kết thúc tham vấn sẽ gửi lại UBND TT cũng như tổ trưởng dân phố để các hộ có thể tham khảo thêm nếu có nhu cầu.

- Cần nhấn mạnh và rõ nét hơn về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Sau khi Dự án kết thúc sẽ có hoạt động Đánh giá tính hiệu quả của Dự án. Thông qua báo cáo này vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Dự án sẽ được khắc hoạ rõ nét hơn.

- Đề nghị gom các phòng thí nghiệm lại trong cùng 1 tòa nhà để dễ quản lý và xử lý hóa chất đầu ra.

- Trong giải pháp thiết kế xây dựng công trình tư vấn sẽ đề xuất giải pháp thu gom nước thải của phòng thí nghiệm và có biện pháp xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

- Công tác giám sát cần phải được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc.

- Giám sát thực hiện Dự án sẽ được thực hiện bởi đội ngũ tư vấn có năng lực nhằm đảm bảo công trình được xây dựng theo eddungs thiết kế được duyeetjt cũng như tuân thủ các quy định, quy phạm hiện hành.

- Ngoài ra, Dự án được tài trợ bởi Ngân hang Thế giới do vậy cũng sẽ chịu dự quản lý chặt chẽ thông qua hệ thống giám sát và đánh giá độc lập của Ngân hàng cũng như hệ thống giám sát từ chính Ban GS cộng đồng.

- Phạm vi của Dự án nên đưa có thêm hạng mục nạo vét sông Cầu Bây để có thể triệt để giải quyết vấn đề môi trường của địa phương.

- Mục tiêu của Dự án hướng tới là Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tư vấn cũng sẽ kiến nghị hạng mục này với Chủ đầu tư.

- Đất thải bỏ của Dự án sẽ - Phía Dự án đã quy hoạch vị

trí tập kết vật liệu xây dựng Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 170

Page 171: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Địa điểm Thành phần tham dự Ý kiến cộng đồng Phản hồi của PMU/Tư vấn

được xử lý như thế nào?không thích hợp.

- Thiết kế của Dự án và trong quá trình thi công có gây ảnh hưởng đến đường thoát nước chung của khu vực không?

- Trước khi triển khai xây dựng nahf thầu sẽ tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng thoát nước thải trong khu vực xây dựng và đưa ra giải pháp thoát nước tạm thời trong thời gian thi công. Sau khi công trình hoàn thành phía nhà thầu có trách nhiệm hoàn trả theo nguyên trạng.

- Cần làm rõ hơn hoặc lượng hoá về các vấn đề như: đội ngũ cán bộ sau dự án, phương tiện phục vụ đào tạo, nguồn lực cho tái cơ cấu NN, tình hình KTXH sau DA,…

- Sau khi Dự án kết thúc sẽ có hoạt động Đánh giá tính hiệu quả của Dự án, trong Báo cáo đánh giá này toàn bộ các chỉ số trên sẽ được lượng hoá nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện Dự án cũng như đóng góp của Dự án cho tiến trình phát triển xã hội.

- Cần phải đảm bảo tuân thủ các biện pháp giảm thiểu đã đề ra.

- Toàn bộ các biện pháp bảo vệ MT theo như DTM/EMP được phê duyệt sẽ được tích hợp trong hồ sơ mời thầu xây lắp, ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất của từng hạng mục thi công xây dựng phía nhà thầu sẽ đề xuất các biện pháp thi công phù hợp trong quá trình triển khai xây dựng nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi.

6.3 Phản hồi và Cam kết của Chủ Đầu tư Tiểu Dự án

Chủ sở hữu tiểu đồng ý về và thừa nhận quan điểm/ý kiến của người dân các ủy ban của Phường/xã, thị trấn và các cư dân địa phương. Chủ sở hữu tiểu dự án và các nhà tư vấn có được nhận xét và kết hợp những ý kiến/bình luận về báo cáo và hoàn thành báo cáo ESIA trên cơ sở tiếp thu đầy đủ ý kiến/ý kiến của người dân uỷ ban Phường/xã và các cộng đồng địa phương trong khu vực tiểu dự án.

Chủ sở hữu tiểu dự án sẽ tiếp tục chú ý đến việc thực hiện và giám sát của nhà thầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đầy đủ và phù hợp với nội dung trong báo cáo ESIA.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 171

Page 172: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Tiểu dự án chủ đầu tư cam kết để hợp lý có thể xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến bồi thường và hỗ trợ cho người dân địa phương, theo quy định theo quy định của chính phủ Việt Nam.

6.4. Công bố Thông tin

Dự thảo ESIA đã được xuất bản tại các văn phòng của Bến Quy người của thành phố và VNUA ngày 28 tháng 11 năm 2016. Căn cứ chính mình về những nội dung của ESIA, người dân địa phương có thể nhận được thông tin tiểu dự án và đóng góp ý kiến/ý kiến của họ về các vấn đề môi trường của tiểu dự án.

Dự thảo ESIA đổi cũng được gửi đến văn phòng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam công bố tại cổng thông tin hoạt động của ngân hàng thế giới.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 172

Page 173: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

7.1 Kết luận

Dự án "Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn mới" thuộc dự án "Hỗ trợ cho giáo dục" được tài trợ bởi ngân hàng thế giới tại Học viện nông nghiệp Việt Nam là để tăng chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu của địa phương và khu vực cũng như hỗ trợ nông nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa và của chính phủ Việt Nam tích hợp tái cơ cấu nông nghiệp kế hoạch phát triển nông thôn mới. Các dự án được đề xuất là một bước chuyển tiếp để nhận ra các chiến lược phát triển cho VNUA, được sự chấp thuận của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2015, với mục tiêu phát triển VNUA là một đa ngành, quốc tế công nhận đại học nghiên cứu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nội dung của ESMP báo cáo tuân thủ các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường của chính phủ Việt Nam và chính sách môi trường an toàn của WB. Bản báo cáo sẽ là một tài liệu quan trọng được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để sử dụng trong quá trình xác định vị trí và quy mô của công trình xây dựng là tốt đối với quá trình phê duyệt trong việc có được giấy phép đầu tư cho dự án. Hơn nữa, đây là một tài liệu quan trọng hỗ trợ quá trình thẩm định dự án và thương lượng, ký kết một thỏa thuận cho vay giữa chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ của WB.

Báo cáo ESMP được xác định và đánh giá hầu hết các tác động môi trường ở tất cả các giai đoạn dự án, từ thiết kế giai đoạn xây dựng và vận hành giai đoạn. Trong quá trình ESMP, các tác động được đánh giá dựa trên lý thuyết, thí nghiệm, thống kê và kinh nghiệm từ dự án tương tự. Tuy nhiên, còn không có đánh giá chính xác tuyệt đối, nhưng chỉ định lượng tương đối cho các tác động. Trong quá trình thực hiện dự án, phải có điều chỉnh phù hợp dựa trên ý kiến của chuyên gia tư vấn giám sát môi trường để giảm tác động tiêu cực về môi trường.

Các tác động tích cực của việc thực hiện các dự án có thể được liệt kê như là tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và vận động chính sách ở lĩnh vực nông nghiệp, làm cho bước đột phá đáng kể trong nông nghiệp công nghệ khoa học và chuyển giao công nghệ cho các cơ cấu lại và bồi dưỡng các sản xuất nông nghiệp của Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển cao chất lượng nguồn nhân lực để hội nhập của Việt Nam nông nghiệp và lao động khu vực thị trường cung cấp; nâng cao trách nhiệm xã hội tốt hơn lợi cho các cộng đồng nông nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế; và nâng cấp cơ sở cho nghiên cứu và đào tạo tại VNUA.

Hầu hết các tác động vào các giai đoạn trước khi xây dựng và xây dựng là tạm thời và nhỏ quy mô và đưa ra trong công trường xây dựng và giao thông vận tải đường lộ. Không có không có mua lại đất, tái định cư hoặc cần thiết cho dự án tái định cư. Ngoài ra, các tác động môi trường gây ra bởi giao thông vận tải của vật liệu và xây dựng xử lý chất thải rắn như phát thải bụi, khí thải khí, tiếng ồn, độ rung là không thể tránh khỏi.

Ngoài việc tổng hợp tác động môi trường, thực hiện dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực vào các hoạt động học tập và nghiên cứu bởi VNUA sinh viên và giảng viên trong một môi trường sư phạm.

Các tác động trong giai đoạn hoạt động nói chung là tích cực và lâu dài. Tác động tiêu cực thấp được dự kiến như họ chủ yếu liên quan đến lưu lượng truy cập tăng mật độ trên mới được xây dựng trong khuôn viên trường VNAU và chất lượng không khí xung quanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ đề xuất và khuyến nghị trong báo cáo cho ô nhiễm môi trường (phát sinh trong giai đoạn xây dựng và hoạt động giai đoạn) có tính khả thi và đáp ứng quy định của môi trường Việt Nam.Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 173

Page 174: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Giám sát môi trường sẽ được thực hiện ngay sau khi dự án được chấp thuận và cấp phép cho dự án xây dựng và hoạt động của nhà nước. Theo dõi dữ liệu sẽ được ghi lại và phục vụ như là cơ sở pháp lý cho phù hợp với luật bảo vệ môi trường Việt Nam và chính sách môi trường an toàn của WB. Những dữ liệu này cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả và tính bền vững về môi trường của dự án.

Căn cứ vào tình hình hiện tại của môi trường và ô nhiễm thời, các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ được thành lập là phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Để đảm bảo một phương pháp bảo vệ môi trường thống nhất để thực hiện các biện pháp, một hệ thống quản lý môi trường sẽ được thành lập từ dự án chuẩn bị dự án hoạt động. Hệ thống này sẽ quản lý, giám sát, báo cáo, chuẩn bị và điều chỉnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Giám sát môi trường sẽ được thực hiện thường xuyên tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn của nhà nước.

Chi tiết dự án đã được tiết lộ cho người dân địa phương và các cơ quan trong vùng dự án. Dự án là hỗ trợ và có giá trị ý kiến từ người dân địa phương và chính quyền đã nhận được.

Dự án đã được phổ biến cho người dân và chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án. Dự án đã nhận được sự hỗ trợ và các ý kiến tốt của và chính quyền địa phương.

7.2 Khuyến nghị

Trong thực hiện dự án, Ban QLDA đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để chỉ đạo các phòng ban có liên quan để cộng tác chặt chẽ với chủ đầu tư dự án liên quan đến bảo vệ môi trường cho toàn bộ dự án cuộc sống từ chuẩn bị, chế tạo để hoạt động giai đoạn xây dựng các thành phần.

Bảo vệ môi trường, Ban QLDA cần phối hợp, hỗ trợ và ý kiến từ bộ tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội để thực hiện có hiệu quả dự án.

Lưu lượng truy cập, Ban QLDA cần phối hợp cũng như hỗ trợ từ Hà nội thành phố vùng của phương tiện giao thông, cảnh sát giao thông, các chính quyền địa phương để chuyển hướng lưu lượng giao thông, tránh ách tắc giao thông, tai nạn đường sắt.

Đối với bụi công tác phòng chống và xây dựng trang web vệ sinh môi trường, Ban QLDA cần phối hợp từ Hà nội thành phố môi trường công ty đô thị để thực hiện nhiệm vụ này.

7.3 Cam kết

Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư dự án cam kết hoàn toàn tuân thủ các quy định trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam, bao gồm: nghị định số 19/2015 / NĐ-CP ngày ngày tháng tháng 14 năm 2015 do thủ tướng chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày ngày tháng tháng 14 năm 2015 của thủ tướng chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/201 /TT-BTNMT ngày ngày tháng tháng 29 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; và các tài liệu khác có liên quan. Chủ đầu tư dự án cũng cam kết tuân thủ chính sách về môi trường an toàn của WB, bao gồm nhưng không giới hạn bởi OP 4.01: đánh giá môi trường; OP 4.11: Di sản văn hóa nhân tạo; OP 4.04: Môi trường sống tự nhiên.

Chủ đầu tư dự án cũng cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề cập ở chương 5, và thực hiện kế hoạch giám sát môi trường cho các dự án đã đề cập trong chương 6 của báo cáo này.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 174

Page 175: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

PHỤ LỤC

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 175

Page 176: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

PHỤ LỤC 1. Sổ tay an toàn phòng Thí nghiệm

CÁC NGUYÊN TẮC KHI LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

 Để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi làm việc trong PTN. Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên và NCS phải nắm vững các quy trình, quy phạm. Việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động là điều vô cùng cần thiết.Trước khi bắt đầu thao tác đảm bảo đã nắm vững 15 điều quy định chung khi làm việc trong PTN.I. QUY ĐỊNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM

1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên, KTV trong phòng thí nghiệm.

2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.4) Phải mặc áo blu của phòng thí nghiệm.5) Phải mang kính bảo hộ.6) Phải cột tóc gọn lại.7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm.9) Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.10) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.11) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên, KTV

phòng thí nghiệm ngay lập tức.12) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.13) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.14) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng

dẫn.15) Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào, hãy hỏi người phụ trách phòng thí

nghiệmII. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM:

1. Mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm (PTN) đều phải được học tập, kiểm tra về nội quy an toàn lao động, nắm vững các quy trình, quy phạm kĩ thuật và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

2. Mỗi người chỉ làm việc trật tự, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ phụ trách tại nơi quy định. Không tiếp khách lạ hoặc làm ngoài giờ quy định, nếu muốn làm ngoài giờ thì cần có sự đồng ý của trưởng PTN và phòng Bảo vệ Học viện.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 176

Page 177: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

3. Phải đọc kĩ tài liệu, hiểu rõ mọi chi tiết của thí nghiệm trước lúc làm và lường trước các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh.

4. Tiến hành thí nghiệm thì cần quan sát và ghi chép kĩ các số liệu để làm bản báo cáo thí nghiệm. Sau giờ làm việc phải lau chùi, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.

5. Ngoài những quy định chung nêu trên thì mỗi PTN tuỳ theo tính chất chuyên môn cần đề ra những quy định riêng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong phòng

III. QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM:Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 

a. Khi làm việc với các chất độc:  Trong PTN Hoá học có nhiều loại hoá chất thường gặp nhưng lại

có độc tính cao như: HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,... hay các loại chất dùng trong mảng Tổng hợp Hữu cơ như: CH3OH, pyriđin C5H5N, THF, benzen, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2...

Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất nhẹ cho chúng lên mùi.

Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).

Cất giữ, bảo quản hoá chất cẩn thậnb. Làm việc với các chất dễ cháy: 

Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et2O, Me2CO, ROH, dầu hoả, xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện kín.

Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,... Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện

trong dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưuc. Làm việc với các chất dễ nổ: 

Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại & dung dịch), NaNH2/KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro)... cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.

Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 177

Page 178: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

là khi đun nóng axit đặc hoặc kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa cháy và hộp thuôc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh chóng và hiệu quả. III. CÁC LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT:1. Thí nghiệm với chất độc hại

+ Trong PTN có nhiều chất độc như: thủy ngân (Hg), Photpho trắng (P), cacbon oxit (CO),hiđro sunfua (H2S), phenol (C6H5OH), axit focmic (HCOOH), benzen (C6H6), khí Clo (Cl2), khí nitơ đioxit (NO2) v.v...

+ Các thí nghiệm có chất độc hại nên làm với lượng nhỏ hóa chất, làm ở nơi thoáng gió và ở tư thế tốt.Chú ý:không nếm hóa chất, không hút hóa chất bằng miệng và nắm vững nguyên tắc ngửi hóa chất thông dụng.

2. Thí nghiệm với chất ăn da, gây bỏng như:+ Kiềm đặc, axit đặc, kim loại kiềm, phenol v.v.. Khi làm thí nghiệm phải

thận trọng tránh để chất này dính vào tay, quần áo, đặc biệt là mắt (nên dùng kính bảo hộ).

+ Khi pha loãng axit H2SO4 đặc phải rất thận trọng: đổ từ từ axit đặc vào nước, khuấy đều và cấm làm ngược lại.

+ Khi đun nóng dung dịch các chất loại này phải tuân theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm

3. Thí nghiệm với các chất gây cháy+ Trong phòng thí nghiệm thường có chất gây cháy như: cồn, xăng, ben

zen, axeton ete...+ Khi làm thí nghiệm cần dùng lượng nhỏ, pha chế dung dịch phải để xa

ngọn lửa .... khi đun nóng chúng thì không được đun trực tiếp mà phải đun cách thủy.

+ Không dùng bình quá lớn để đựng các loại này và phải để chúng ở xa nguồn lửa (như đèn cồn, bếp điện ...)

+ Khi sử dụng đèn cồn phải theo đúng những nguyên tắc đã quy định.4. Thí nghiệm với chất dễ gây nổ:Các chất gây nổ thường có trong phòng thí nghiệm như: các muối ni trat, muối clorat v.v.... Các chất này cần để xa nguồn lửa, khi pha trộn chúng cần thận trọng, theo đúng tỷ lệ về khối lượng quy định. Khi làm thí nghiệm phải có phương tiện bảo hiểm, không cho hoc sinh làm thí nghiệm nổ mà độ an toàn chưa cao. Khi đốt các chất khí như: H2, C2H2, CH4 v.v... phải thử độ nguyên chất của chúng tránh để lẫn oxi không khí tạo ra hỗn hợp nổ nguy hiểm. Không được cho natri lượng lớn vào nước vì sẽ gây tai nạn do nổ cháy.Cách thử:Thu khí H2 qua H2O vào những ống nghiệm cỡ nhỏ. Dùng ngón tay bịt miệng ống chứa H2 và đưa miệng ống vào gần ngọn lửa đèn cồn. Mở ngón tay ra, hỗn hợp khí H2 và O2 (trong không khí) sẽ cháy với tiếng nổ khá to. Tiếp tục lấy và đốt cho đến khi không còn tiếng nổ nữa là H2 đã tinh khiết.Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 178

Page 179: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Sử dụng các dụng cụ thủy tinh:- Khi cho ống thủy tinh qua nút phải cẩn thận rất dễ gãy.- Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất dễ vỡ.- Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90o rửa và băng lại.- Các dụng cụ thủy tinh vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.

IV. LƯU Ý PHÒNG CHỐNG ĐỘC HẠI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC1. Đề phòng độc hại

+ Mỗi phòng thí nghiệm hóa học cần có phương tiện như: áo choàng, tay cao su, kính bảo hộ, quạt thông gió v.v..

+ Khi sử dụng hóa chất phải đọc kỹ nhãn hiệu, nắm vững ý nghĩa các nhãn hiệu biểu thị tính độc hại. Chú ý cách lấy hóa chất, cách ngửi hóa chất. Trong quá trình làm thí nghiệm có hơi độc thoát ra phải làm ở nơi thoáng gió hoặc trong tủ hốt.

2. Đề phòng nổ và cháy+ Mỗi phòng thí nghiệm cần chuẩn bị đủ phương tiện phòng và chữa

cháy: bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, bao tải, xô chậu v.v.. Cán bộ Phòng thí nghiệm cần nắm vững các nguyên tắc chữa cháy. Đặc biệt phải nắm vững nguyên tắc bảo quản, sử dụng hóa chất dễ gây nổ, gây cháy và các ký hiệu về nổ cháy ghi trên nhãn hiệu các lọ đựng hóa chất. Khi có hiện tượng nổ cháy xảy ra cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân để đề ra biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.

+ Trong trường hợp khi có tai nạn xảy ra tất cả các nhân viên đều phải nắm được một số các quy tắc đơn giản sơ cứu các nạn nhân trước khi chuyển đến các cơ sở y tế.

3. Sơ cứu các tai nạn do hóa chất gây ra3.1. Trường hợp bị bỏng:

+ Vết bỏng do dung môi dễ cháy như benzen, axeton (C6H6, CH3COCH3,...): Dùng khăn vải, khăn tẩm nước chụp lên chỗ cháy trên người nạn nhân, sau đó dùng cát hoặc bao tải ướt dập đám cháy. Không dùng nước để rửa vết bỏng mà dùng gạc tẩm dung dịch thuốc tím (KMnO4 1%) hoặc axit picric H3BO3 2% đặt nhẹ lên vết thương bỏng.

+ Vết bỏng do kiềm đặc: Xút ăn da, potat ăn da (NaOH, KOH): Dùng nước sạch để rửa vết thương nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%. Nếu kiềm bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch nhiều lần sau dung dịch axit boric (H3BO3 2%)

+ Vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, nitric (H2SO4, HNO3...): Trước tiên rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau dùng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch NaHCO3 10%, loại bỏ các phương tiện dính axit trên

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 179

Page 180: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

vùng bị bỏng (không nên dùng xà phòng để rửa vết thương). Nếu axit rơi vào mắt thì nhanh chóng rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch, nước cất, nước đun sôi để nguội sau dùng dung dịch natri hydro cacbonat (NaHCO3) 3%.

+ Vết bỏng do phốt pho (P): Trước tiên rửa vết bỏng bằng dung dịch đồng sunphat (CuSO4) 2%. Không dùng thuốc mỡ hoặc vazơlin... Tiếp theo dùng gạt tẩm dung dịch đồng sunphat 2% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3% đặt lên vết thương. Vết bỏng loại này lâu khỏi hơn với vết bỏng khác, cần tránh gây nhiễm trùng.

3.2. Trường hợp bị ngộ độc:+ Ngộ độc do uống nhầm axit: Trước tiên cho nạn nhân uống nước đá, vỏ

trứng nghiền nhỏ (1/2 thìa con trong cốc nước) và cho uống bột magie oxit (MgO) trộn với nước cho uống nước (29 gam trong 300 ml nước) và uống từ từ. Không dùng thuốc tẩy

+ Ngộ độc do hút phải kiềm (amoniac, xút ăn da...) sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh. Không được uống thuốc tẩy.

+ Ngộ đốc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, trước hết cần cho nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính.

+ Ngộ độc do phốt pho trắng, trước hết cần làm cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch đổng sunphat (CuSO4) 0,5 gam trong một lít nước và cho uống nước đá. Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.

+ Ngộ độc vì hỗn hợp chì, cho nạn nhân uống natri sunphat (Na2SO4) 10% hoặc magie sun phat (MgSO4) 10% trong nước ấm vì các chất này sẽ tạo thành kết tủa với chì. Sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống than hoạt tính.

+ Ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom..(Cl2, Br2) cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amniắc hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900C với amoniac.

+ Ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua, các bon oxit... (H2S, CO), Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

+ Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.

4. Dập tắt đám cháy trong phòng thí nghiệm4.2. Nước:

+ Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy. Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích cỡ 0.3-0.8mm

+ Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường: gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp)

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 180

Page 181: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Không được sử dụng nước khi:+ Dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện vì nó có thể làm hư

hỏng nhiều loại máy móc thiết bị khác.+ Khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước.+ Dập tắt đám cháy hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong

nước mà có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các chất này sẽ nổi lên trên mặt nước và làm đám cháy lan rộng.

+ Cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy. Vì khi sử dụng nước sẽ gây sôi, nổ, sỏi bọt... gây nguy hiểm

2.Bình CO2:CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm). Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô.Ưu điểm: 

+ Dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện

+ Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.Không được sử dụng bình CO2 trong các trường hợp sau:

+ Cháy quần áo trên người (CO2 lạnh phun vào sẽ làm hại phần da hở)+ Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy

(peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat,...), các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2)

+ CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy.5. Bình bọt hóa học cầm tay:Bình chứa bột dập cháy (VD: Natri cacbonat và phụ gia, amoni photphat và phụ gia, hoặc một số chất khác) + khí trơ nén trong một bình nhỏ gắn với vỏ bình.Sử dụng:

+ Lật ngược bình, NaHCO3 phản ứng với axit sulfuric sinh ra CO2 tạo bọt, cách ly ngọn lửa và không khí, làm nguội vật cháy.

+ Dập cháy khi không có các phương tiện dập cháy khác, hoặc các phương tiện khác kém hiệu quả.

+ Hiệu quả tốt khi dập các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, cơ kim, hyrua kim loại...

+ Ít độc hại, ít hoặc không làm hư hỏng thiết bị, không có nguy cơ bị điện giật.

Nhược điểm:+ Lớp bột phủ phải đủ dày để không bị cháy bùng trở lại+ Bọt chứa axit và muối → dẫn điện tốt → chỉ sử dụng khi đã ngắt mọi

nguồn điệnCông ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 181

Page 182: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

+ Không sử dụng được ở nơi có các chất có thể phản ứng với nước gây nổ, tách khí cháy, khí ăn mòn, tỏa nhiệt...(VD: có hóa chất peroxit, hyrua, cacbua, anhdrit, cơ kim...)

+ Không sử dụng được ở nơi có thiết bị, hóa chất có thể bị ăn mòn, hư hỏng vì bọt chữa cháy.

+ Thường chỉ dùng để dập các đám cháy lớn khi các phương tiện khác ít hiệu quả.

Tùy bột nạp trong bình mà phạm vi sử dụng có khác nhau:VD: Natri bicacbonat không sử dụng cho đám cháy kim loại kiềm vì khi nóng nó phân hủy thành CO2 và H2O, các chất còn lại tương tác với kim loại kiềm nóng và làm chúng cháy mạnh hơn.3.Vải Amian:

+ Chỉ dùng dập cháy ở diện tích nhỏ (<1m2). Vải amian không cháy, ngăn cách oxy không khí với vật cháy → dập lửa. Chỉ mở vải amian phủ lên đám cháy khi nhiệt độ giảm thấp, tránh sự bùng cháy trở lại của vật liệu dễ cháy.

+ Đẻ làm nguội nhanh, có thể dụng bình bọt CO2 phun lên vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người.

+ Có thể dùng vải len dày hoặc chăn ướt thay vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người.

Tuy nhiên amian là vật liệu bị hạn chế sử dụng vì có thể gây độc hại cho con người . 4. Cát khô: Cát khô có thể sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi không được sử dụng nước để dập cháyVI. CÁCH SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG VÀ NGỘ ĐỘC TRONG PTN:Vấn đề này sẽ chỉ được nói chung chung bởi có nhiều trường hợp tai nạn PTN và mỗi trường hợp có 1 cách xử lí khác nhau:Tủ thuốc trong PTN luôn được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng. Trong tủ thuốc thường có các loại bông băng, thuốc đỏ, cồn iot, thuốc mỡ, các dung dịch KMnO4 3%, CuSO4, NaHCO3 2%, CH3COOH 1%, dung dịch tanin trong cồn...Tủ thuốc sơ cứu trong phòng thí nghiệm hóa họcTủ thuốc sơ cứu PTN hóa học nên để ở vị trí thích hợp nhất và do cán bộ thí nghiệm trực tiếp quản lý. Tủ thuốc gồm:- Dụng cụ: bông y tế, gạc, băng, panh gắp, kéo, bộ xy lanh – kim tiêm.- Thuốc.

Thuốc cầm máu: dung dịch cồn iot 5% Thuốc sát trùng: dung dịch thuốc tím (KMnO4 5%), cồn 400 Thuốc chữa bỏng: dung dịch natri hiđrocacbonat (NaHCO3) 5%, dung

dịch amoniac (NH4OH) 2%, dung dịch đồng sunfat (CuSO4) 2%, dung dịch axit axetic (CH3COOH) 2%.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 182

Page 183: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thuốc trợ lực vitamin B1, C, K, đường glucozơ hoặc đường saccrozơ...+ Khi bị axit đặc (H2SO4, HNO3, HCl, HOAc,...) hoặc brom, phenol bắn

hoặc rơi vào da thì phải rửa ngay bằng vòi nước mạnh trong vài phút, sau đó dùng bông tẩm NaHCO3 2% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên chỗ bỏng và băng lại.

+ Khi bị hoá chất bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước nhiều lần để sơ cứu và đem đến bệnh viện gấp.

+ Nếu bị nhiễm độc do hít thở nhiều phí Cl2, Br2, H2S, CO,... thì phải đưa ngay ra chỗ thoáng. Khi bị nhiễm độc kim loại As, Hg,... hoặc độc chất xianua thì phải chuyển ngay đến bệnh viện để cấp cứu.

Bản thân các PTN này đã là nơi lưu trữ một lượng hóa chất nhất định, do vậy trong môi trường làm việc này một lượng hóa chất đã khếch tán vào không khí, hàng ngày nhân viên phải tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất này.. Ngoài ra trong khi thao tác hóa chất tương tác và phản ứng với nhau, nếu không cẩn thận khi thao tác sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 183

Page 184: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Phụ lục 2: Điều khoản tham chiếu cho Tư vấn giám sát xây dựng (CSC)

Để phòng ngừa các tác động, ảnh hưởng đối với cộng đồng địa phương, và để giảm thiểu các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng thuộc tiểu dự án theo quy định thì Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOPs) và kế hoạch quản lý môi trường (EMP) đã được chuẩn bị và các nhà thầu, công nhân thi công cần phải tuân thủ.Tư vấn giám sát xây dựng sẽ cung cấp các biện pháp kỹ thuật (sau đây gọi tắt là “Dịch vụ”) để giúp đảm bảo thực hiện có hiệu quả các ECOPa và EMP của tiểu dự án.Phạm vi Dịch vụ:Các dịch vụ tổng hợp được cung cấp bởi các Giám sát thi công (CSC) là để kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu áp dụng trong ECOPs /EMP được thực hiện đúng và các tác động môi trường tiêu cực của các tiểu dự án được giảm thiểu.CSC sẽ giúp Ban quản lý dự án tiến hành các công việc sau:

- Thường xuyên kiểm tra công trường thi công;- Đánh giá việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo các biện

pháp trong EMP và hợp đồng;- Xem xét tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động môi

trường và các hoạt động môi trường tiểu dự án;- Khi cần thiết, xem xét khả năng tác động đến môi trường của các

phương pháp xây dựng (công trình tạm thời và vĩnh viễn), kế hoạch, thiết kế có liên quan và đệ trình. Trường hợp cần thiết, CSC sẽ tìm kiếm và đề xuất các biện pháp thi công thay thế để giảm thiểu các tác động đến môi trường bằng việc tham khảo ý kiến với các nhà thiết kế, nhà thầu, và Chủ đầu tư;

- Xác minh các kết quả điều tra của bất kỳ sự không tuân thủ của việc thực hiện các biện pháp đảm an toàn môi trường và hiệu quả của các biện pháp khắc phục; và

- Xem xét và phê duyệt các Kế hoạch quản lý môi trường công trường (SEMP) được chuẩn bị bởi các nhà thầu trước khi bắt đầu xây dựng;

- Hướng dẫn các nhà thầu để có những hành động khắc phục hậu quả trong một thời gian xác định và thực hiện giám sát bổ sung, nếu cần thiết, theo yêu cầu của hợp đồng và các thủ tục trong trường hợp không tuân thủ hoặc khiếu nại;

- Hướng dẫn các nhà thầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động và tuân thủ EMP cần thiết trong trường hợp không tuân thủ/sai lệch được xác định;

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 184

Page 185: CHƯƠNG 1 - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT · Web viewTrong hệ sinh thái này, các loài thực vật chủ yếu gồm lúa, ngô, đậu, hay một số loài

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hộiDự án Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Hướng dẫn các nhà thầu để ngăn chặn các hành động gây ra những tác động bất lợi, và / hoặc khi các nhà thầu không thực hiện các yêu cầu EMP/ giải pháp khắc phục hậu quả.

- Đối với Hợp đồng: Kế hoạch quản lý môi trường công trường (SEMP) là bắt buộc, Tư vấn giám sát thi công sẽ rà soát và đánh giá tất cả các hoạt động của công trường mà có thể ảnh hưởng đến môi trường. Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn: khu vực nạo vét, mỏ vật liệu và các bãi đổ thải, khu vực lán trại của công nhân. Tư vấn giám sát thi công sẽ xem xét và phê duyệt các SEMP được chuẩn bị bởi các nhà thầu. Trường hợp phát hiện các kế hoạch này không tuân thủ theo EMP, EIA hoặc RP, Tư vấn giám sát thi công sẽ làm việc với các nhà thầu SPPMB để xây dựng hoặc sửa chữa một biện pháp thích hợp.

- Giải quyết khiếu nại: Khiếu nại sẽ được nhận bởi phòng điều hành công trường của nhà thầu từ các cư dân địa phương đối với những vi phạm về môi trường như tiếng ồn, bụi, an toàn giao thông,….Sau đó, các chỉ huy trường trưởng của nhà thầu hoặc chỉ huy phó, và Tư vấn giám sát thi công chịu trách nhiệm xử lý, giải quyết hoặc đạt các giải pháp đối với khiếu nại mang đến cho họ. Tư vấn giám sát thi công sẽ được cung cấp một bản sao của các khiếu nại và phải xác nhận rằng các nhà thầu giải quyết đúng những sự cố được xác định trong kiểm tra công trường.

Điều kiện cho thanh toán hàng tháng: Tư vấn giám sát thi công sẽ xác nhận các khoản thanh toán hàng tháng cho các hoạt động có liên quan với môi trường được thực hiện bởi các nhà thầu.Báo cáo: Tư vấn giám sát thi công sẽ chuẩn bị các báo cáo sau:

- Báo cáo hàng tuần về các vấn đề không tuân thủ.- Báo cáo tóm tắt hàng tháng bao gồm các vấn đề quan trọng và kết

quả từ rà soát và hoạt động giám sát.Khi tiểu dự án kết thúc, Tư vấn giám sát thi công sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cuối cùng tóm tắt các kết quả giám sát, số lần vi phạm, các khuyến nghị,… cũng như tư vấn và hướng dẫn cho các biện pháp thực hiện được tiến hành trong tương lai.

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Phát triển ASEAN (ASEC) Trang | 185