chùa trấn quốc

29
Chùa Trấn Quốc I. Giới thiệu chung Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước các thế hệ người Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng tời, xuyên suốt chiều dài lịc sử , văn hóa Việt Nam luôn có sự giao lưu với văn hóa của nhiều quốc gia khác. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội- văn hóa nên nó cũng tuân theo những quy luật vận hành văn hóa nói chung. Có những tôn giáo ra đời và phát triển trong lòng dân tộc , có những tôn giáo từ các dân tộc khác du nhập vào. Phật giáo là một tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam hon 2000 năm, đa găn bó với đất nước và dân tộc ta, những ngôi chùa là những chứng tích lịch sử, tư tưởng văn hóa nghệ thuật in dấu những sinh hoạt của người Việt Nam qua các thời đại. Ngày nay chùa không chỉ là nơi để dâng hương để cầu nguyện… mà chùa đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch.

Upload: leonardo-phong

Post on 19-Jun-2015

884 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc

I. Giới thiệu chung

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước các thế hệ người Việt

Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng tời,

xuyên suốt chiều dài lịc sử , văn hóa Việt Nam luôn có sự giao lưu với văn hóa

của nhiều quốc gia khác. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội- văn hóa nên nó

cũng tuân theo những quy luật vận hành văn hóa nói chung. Có những tôn giáo

ra đời và phát triển trong lòng dân tộc , có những tôn giáo từ các dân tộc khác du

nhập vào. Phật giáo là một tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam hon 2000 năm, đa

găn bó với đất nước và dân tộc ta, những ngôi chùa là những chứng tích lịch sử,

tư tưởng văn hóa nghệ thuật in dấu những sinh hoạt của người Việt Nam qua

các thời đại. Ngày nay chùa không chỉ là nơi để dâng hương để cầu nguyện…

mà chùa đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch.

Trấn Quốc được mệnh danh là ngôi chùa cỏ nhất Việt Nam, nằm trên mọt

hòn đả của Hồ Tây, được khởi dựng từ thời Lý Nam đế( 544-548). Đây là một

ngôi chùa đẹp cả về kiến trúc và vị trí.

Page 2: Chùa Trấn Quốc

Đến với chùa Trấn Quốc quý khách khong chỉ lên chùa đi lễ mà du khách

đến đây còn được thưởng ngoạn phong cảnh rất nên thơ trữ tình mang đầy âm

vang của cõi thiên thai.

Từ vườn Bách thảo qua đường Hoàng Hoa Thám sẽ đến một trong

những con đường mơ mộng nhất Hà Nội : đường Cổ Ngư, ngày nay là đường

Thanh Niên nằm giữa hai hàng cây là hai hồ nước xanh lặng sóng. Hai hồ ngày

xưa chỉ là một với nhiều tên : Xác Cáo, Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Cách

đây 400 năm , người ta đắp cn đường Cổ Ngư ngăn đôi hồ này : hồ nhỏ là Trúc

Bạch, hồ lớn là Hồ Tây.

Với diện tích 466ha, chu vi 17 km, xung quanh có rất nhiều đến chùa,

thắng cảnh, Hồ Tây đã là nguồn cảm hứng của rất nhiều thi sĩ. Vào thế kỉ XVIII,

Nguyễn Đức Quý đã có thơ vịnh Hồ Tây:

Thuyền chiếu nguyệt đài ngần ánh tuyết

Viện lồng họa diệp biết đầm sương

Sen xanh in trúc lung lay nguyệt

Vầng biếc hoa mai phảng phất hương

Page 3: Chùa Trấn Quốc

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một chiều thu Hà Nội đã bắt gặp dưới ánh

hoàng hôn Hồ Tây hình ảnh “ mặt nước vàng xa bờ lay mời gọi, màn sương

thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” và đã sáng tác nên một ca khúc

tuyệt đẹp.

Từ con đường Cổ Ngư có lối dẫn vào một đoi đất nằm bên mép Hồ Tây,

hình quy nên gọi là bãi Rùa, còn có tên là bãi Kim Ngư. Chính trên bãi đất này

các nhà vua nhà Lý đã dựng cung Thúy Hoa làm nơi nghỉ mất , các vua nhà

Trần dựng điện Hàm Nguyên đề ra vân cảnh. Nền cũ của cung điện này ngày

nay là vị trí của ngôi chùa vào loại cổ nhất Việt Nam : chùa Trấn Quốc.

Chùa này nguyên trước là chùa Khai Quốc khhai sáng từ triều Lý Nam

Đế( 544-548) ở ngoài bãi sông Hồn, phía Đông Bắc phường Yên Hoa, tức Yên

Phụ, gần cầu Long Biên bây giờ. Tại chùa Khai Quốc, dưới triều Lý Nhân Tông,

Thái hậu Ỷ Lan đã từng mở tiệc chay thiết đãi các vị cao tăng. Bà cũng thường

lui tới chùa cùng chư tăng đàm đạo.

Đến đời Lê Thái Tông ( 1434-1442) chùa được đổi tên là chùa An Quốc.

Hàng năm nước sông Hồng lên to xói mòn làm lở bờ sông. Vì vậy năm 1615 ,

vào đời vua Lê Kính Tông, dân làng Yên Phụ dời chùa vào gò đất Kim Ngư.

Dưới triều vua Lê Huy Tông ( 1676-1705) chùa mới được đổi tên là Trấn Quốc,

bức hoành phi mang chữ “ Trấn Quốc Tự” treo ở gian nhà đại bái hiện nay được

làm từ lúc đó. Thời Lê Trịnh, nơi đây được chọn làm hành cung Trấn Quốc giành

cho vua chúa nghỉ ngơi khi dạo chơi Hồ Tây. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm

đổi tên thành Trấn Bắc, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc.

Chùa Trấn Quốc không chỉ tự hào về bề dày lịch sử xây dựng mà còn vè

các vị cao tăng và danh nhân đã gắn bó với ngôi chùa. Các Thiền sư và Pháp sư

Vân Phong, Khuông Việt, Thảo Dường, Thông Biện, Viên Học, Tịnh Không, Trần

Page 4: Chùa Trấn Quốc

Tú Uyên đều thụ giáo hoặc tu trì tại chùa này. NĂm 580, Thiền sư Ti-ni-da-lưu-

chi từ Ấn Độ sang Việt Nam cũng đã dừng chân tại đây một thời gian.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân sang đánh Chiêm Thành, bắt

cả vua Chiêm là Chế Củ và một số tù nhân, trong đó có một vị sư rất am hiểu

kinh Phật. Truy nguyên ra mới biết đó là Thiền sư Thảo Dường. Lý Thánh Tông

phong Thảo Dường chức Quốc sư và mời ngài trụ trì chùa Khai Quốc, từ đó mở

ra Thiền phái Thảo Đường ở nước ta. Chùa cũng là Tổ đình của Thiền phái Tào

Động truyền ở Việt Nam thời Hậu Lê.

Từ khi vào bãi Cá Vàng , chùa Trấn Quốc đã nhiều lần được kiến thiết và

trùng tu. Năm 1642, dưới triều vua Lê Thần Tông, tòa Tma Bảo, toàn thêu

hương và tiền đường được xây dựng. Đến năm 1639, xây thêm tam quan, hậu

đường và hành lang tả hữu. Ở phía nhà đạ bái hiện còn tấm bia ghi lại việc trùng

tu này do Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính lập.

Sau một thời gian bị chiến tranh tàn phá, theo nội dung tấm bia do Tiến sĩ

Phạm Quý Thích dựng năm 1815 thì từ năm 1813 đến 1615, chùa Trấn Quốc

được Sư trụ trì là Khoan Nhân tổ chức trùng tu lại chính điện, nhà thêu hương,

tiền đường, hành lang, gác chuông, hậu đường, đồng thời đắp tượng Phật và

đúc chuông lớn. Chùa Trấn Quốc là một trong số rất ít những ngôi chùa ở miền

Bắc có pho tượng Thích ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng rất đẹp.

II. Kiến trúc

Vị trí của toàn bộ những kiến trúc chùa Trấn Quốc rất độc đáo. Cổng chùa

thì nằm bên trái chính điện. Ngay cổng chùa có hai câu đối :

Vang tai xe ngựa qua đường tục

Page 5: Chùa Trấn Quốc

Mở mặt non song tới cửa thiền

Trước cửa chùa lại có thêm hai câu đối trên cột :

- Trải bao phen gió Á mưa Âu, trơ đá vững đồng, chót vót cột trời chùa

Trấn Quốc.

- Riêng một thú hoa đàm đuốc tuệ, sớm chuông chiều trống, thênh thang

cửa phật cảnh Tây Hồ.

Đi qua cổng chùa là tới vườn tháp. Vườn tháp là nơi thờ những vị cao tăng

đã quá cố. Trong vườn có nhều tháp với nhiều kích thước khác nhau. Trên mỗi

tháp có hình ảnh của đài sen đỡ hồ lô tượng trưng ch sự kết hợp hài hòa giữa

Phật giáo và Đạo giáo. Tháp chính là tòa Lục độ đài sen, 11 tầng, được khởi

dựng năm 1998 và hoàn thành năm 2003 bởi Đại sư Kim Cuơng Tử. Mỗi tầng

của tòa tháp có mái hiên được lợp ngói vảy cá và được trang trí họa tiết mây

sóng rất cầu kì tinh xảo, có 6 pho tượng phật A-di-đà quay ra 6 hướng tượng

Page 6: Chùa Trấn Quốc

trưng cho sự soi xét nhìn thấu vạn vật và ban phước cho trần thế. Tại tâng một

qua 6 lan can bên trên được trang trí bằng những đài sen, loài hoa tượng trưng

cho nhà nhà Phật, loài hoa tao nhã thanh lịch. Và trên cùng của tòa bảo tháp là

một tháp sen Cửu phẩm liên hoa tạc bằng đá, vươn lên trời như niềm kiêu hãnh

của dân tộc.

Tháp lớn thứ hai trong khu này là Quang phổ tháp. Đây là nơi cất giữ hài

cốt của vị trụ trì đầu tiên Trấn Quốc Tự- nhà sư Viên Dung. Không chỉ có thế, đặt

ngay trung tâm vườn, cạnh tòa Lục độ đài sen là nơi cất giữ hài cốt của Đại sư

Giác Linh Thiền Tọa Hạ.

Bên tay trái đây là nhà thờ Tổ. Trong này có thờ 3 vị Mẫu trong tín

ngưỡng thờ Mẫu của người Việt : Mẫu Thiên, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn. Khi

Đạo giáo, Phật giáo… chưa du nhập vào nước ta, nhân dân ta đã thờ Mẫu.

Nước Việt Nam đi lên từ nên nông nghiệp lúa nước vì vậy mà họ đã rất tôn thờ

những gì liên quan đến thiên nhiên như trời, nước, rừng…

Page 7: Chùa Trấn Quốc

Chánh điện

1. Tượng Tam Thế là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn

thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế (có

thuyết nói đức Phật A-di-đà là Phật quá khứ “tam thế tương liên” thì không đúng.

Nên nhớ trong kinh Tịnh Độ, danh hiệu của Ngài Vô Lượng Thọ “hiện nay Ngài

đang thuyết pháp” tiếp dẫn chúng sinh ở mười phương thế giới vãng sinh tới cõi

cực lạc, vả lại Ngài cũng ra đời cõi Sa Bà này).

Lớp trên cùng: Tam thế Phật. Lớp thứ hai: Bồ tát Đại thế Chí - Phật A Di đà - Bồ

tát Quan Âm. Lớp thứ ba: Ananda - Phật Thích Ca - Ca diếp.

2. Tượng A-di-đà Tam Tôn: Tượng còn được gọi là “Tây phương tam thánh” đặt

ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi giữa) Đại Thế Chí (bên

trái). Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà. Quan Thế Âm (bên

phải) với một số sắc tướng và danh hiệu khác Quan Thế Âm vô uý, Quan Thế

Page 8: Chùa Trấn Quốc

Âm Nam Hải, Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, Phật bà Quan Âm. Phật A-di-

đà là Phật được tạc to nhất trong các nhóm tượng tuỳ theo khuôn khổ từng

chùa.

Phật A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi xếp bằng, hai tay đặt giữa lòng

đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi mỉm cười. Cũng có

nơi, tạc tượng A-di-đà ở tư thế thuyết pháp trên toà sen (ít thôi).

3. Tượng Thích-ca Mâu-ni: Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Ở trong chùa

Phật giáo ta, tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác

trong chùa Phật giáo ta, tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai

đoạn khác nhau. Theo truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của Thích-ca

Mâu-ni với cái tên gọi như sau:

-Tượng Cửu Long (Thích-ca sơ sinh) tượng Thích-ca ở tư thế đã bước ra rồi

đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng uốn chầu xung

quanh, tượng Cửu Long dựa vào Phật sử nói rằng, khi Thích-ca giáng sinh có 9

con rồng phun nước để tắm cho Ngài. Tắm xong Ngài tự đi 7 bước về phía

trước, tay phải Ngài chỉ lên trời, tay trái Ngài chỉ thẳng xuống đất mà nói ngay

được rằng “Thiên thượng, Thiên hạ, duy ngã độc tôn” (có nghĩa là trên trời, dưới

đất, chỉ có “ta” là tôn quý) (Ta đây là “Đại ngã” bản tính Chân Như, không phải là

Tiểu Ngã cá nhân riêng của mình, truyền tâm ấn). Hai bên tượng Cửu Long là

hai tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới, nên tạc theo kiểu nhà vua

ngồi trên ngai.

Page 9: Chùa Trấn Quốc

- Tượng Tuyết Sơn diễn tả Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi

Tuyết Sơn (núi rừng Ni-câu-luật) với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương. Dân

gian quen gọi là tượng “nhịn ăn để mặc”.

- Tượng Thích-ca thuyết pháp (còn gọi là Thích-ca giáo chủ): Tượng được tạc

trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai để trần (tượng tay cầm

bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…). Hai bên tượng Thích-ca thuyết pháp có

hai vị thị giả là Văn thù Bồ tát (giúp về trí tuệ thuộc lý) và Phổ hiền Bồ tát (giúp về

hành nguyện thuộc sự). Có chùa thay hai tượng này bằng hai tượng đệ tử An-

na-đa và Ca-diếp (thuộc bộ ba của Tiểu thừa).

- Tượng Nát Bàn Tượng diễn tả Thích-ca Mâu-ni đang nhập Nát bàn. Thông

thường tượng Nát Bàn ở tư thế nằm nghiêng sườn bên phải xuống thoải mái,

tay phải co lại chống lên đầu, mắt lim dim. Tượng Nát Bàn ít thấy ở các ngôi

chùa thờ Phật theo Bắc tông, còn ở các khu chùa thờ Phật theo Nam tông thấy

phổ biến.

4. Tượng Phật Di Lặc. Phật Di Lặc được diễn tả bằng một pho tượng có dáng

thư thái, thanh thản, hết ưu phiền của bậc tu hành sắp đắc đạo thành Phật. Vì có

thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan, nên dân gian quen gọi là ông “No” hay

ông “Nhịn mặc để ăn” (phân biệt với tượng Tuyết Sơn là ông “Nhịn ăn để mặc”).

Thông thường hai bên tượng Phật Di-Lặc là hai tượng Pháp hoa lâm Bồ tát và

Đại diện tướng Bồ tát, nên còn gọi là Di-Lặc tam tôn.

Page 10: Chùa Trấn Quốc

Ở nhà Bái đường

Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa Chính điện (còn gọi là

tiền đường). Các tượng bày ở nhà Bái đường gồm:

+ Tượng Hộ pháp. Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ

pháp là ý nghĩa khuyến Thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp. Tượng Hộ pháp

thường được tạc rất to, theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị

tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi trên

lưng một con sân (một loại giống sư tử).

+ Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng. Một bên tượng thổ địa và một bên tượng

Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích-

ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thích-ca tại thế, đã

mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới,

thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài

sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông hay Đức chúa Già Lam Chầu

Tể (thờ gian bên).

Ở khuôn viên của chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, do Tổng thống Ấn

Độ Ragiăng Đờ Ra Brusat tặng khi ông sang thăm Việt Nam năm 1959.

Page 11: Chùa Trấn Quốc

 Cây Bồ đề ở sân trước chùa

Đây là cây bồ đề được lấy từ gốc của cây bồ đề năm xưa Đức Phật đã

ngồi thiền thành đạo. Bồ đề có nghĩa là giác ngộ.

III. Sự tích Đức Phật

Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên phiên âm từ tiếng Phạn siddhārtha gautama

của vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là

"người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". Đôi lúc ta cũng tìm thấy

cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài

của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị

Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo.

Bối cảnh và gia thế

Page 12: Chùa Trấn Quốc

Nhà tiên tri Asita, tiên đoán vận mệnh thái tử.

Từ Utta Pradesh có thể đến được Kapilavastu

Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 566 (hay 563) trước Công nguyên trong một

gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛,

sa. kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (zh.

淨飯 , sa. śuddhodana), mẹ là Ma-da (sa., pi. māyādevī), sinh Tất-đạt-đa trong

vườn Lam-tì-ni (zh. 嵐毘尼 , sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu

vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu

ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt

độ xuống tới 3 °C.

Page 13: Chùa Trấn Quốc

Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính

là:

1. Kiêu-tát-la (zh. 憍薩羅, sa. kośala, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa.

śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía bắc sông Hằng.

2. Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía Tây nam Kiêu-tát-la.

3. Tiểu quốc Avanti ở miền nam của Vaṃsā và Kiêu-tát-la, trải dài tới phía

nam sông Hằng. Sau này, có Ma-ha-ca-chiên-diên là một người dân nước

này là đại đệ tử của đức Phật (sa. mahākātyāyana, pi. mahākaccāna).

4. Vương quốc Ma-kiệt-đà (sa., pi. magadha) nằm về phía tây của Avanti và

nam của sông Hằng.

Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía đông của Kiêu-tát-la và phía bắc

của Ma-kiệt-đà. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và

bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp

thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ.

Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà

mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình.

Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay

chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:

Aggo `ham asmi lokassa,

Jeṭṭho `ham asmi lokassa,

Seṭṭho `ham asmi

lokassa,

Ayam antimā jāti,

Ta là người cao quý nhất thế gian

Ta là người giỏi nhất thế gian

Ta là người kiệt xuất nhất thế gian

Đây là lần tái sinh cuối cùng

Bây giờ không còn tái sinh!

Page 14: Chùa Trấn Quốc

Natthi dāni punabbhavo.

(Theo Trường bộ kinh (pi. pīghanikāya), Đại phẩm (pi. mahāvagga), kinh

Đại thành tựu, (mahāpadānasutta), kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên

là "Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn", nghĩa là "Trên trời dưới đất chỉ

có ta là người đáng tôn kính") và dưới mỗi bước chân của thái tử phát

sinh một đoá sen. Ngày nay, trong tranh tượng còn thấy tích này.

Đền thờ công chúa Da-du-đà-la

Ngay lúc sinh ra, Tất-đạt-đa đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo

tướng). Các nhà tiên tri cho rằng Tất-đạt-đa sẽ trở thành hoặc một đại đế hay

một bậc giác ngộ. 7 ngày sau khi sinh thì mẹ mất, Tất-đạt-đa được người dì là

Ma-ha-ba-xà-ba-đề (zh. 摩呵波闍波提, sa. mahāprajāpatī) chăm sóc. Năm lên 16

tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (zh. 耶 輸 陀 羅 , sa.

yaśodharā).

Vua cha Tịnh Phạn dĩ nhiên không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con

rất kỹ lưỡng, nhất là không để Tất-đạt-đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn

lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị

tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương

truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị thiên nhân tạo

ra nhằm nhắc nhở Tất-đạt-đa lên đường tu học Phật quả. Thái tử thấy rằng ba

Page 15: Chùa Trấn Quốc

cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là

cuộc đời của Tất-đạt-đa.

Giấc mơ thấy voi

trắng nhập vào mình

của Maya

Hoàng hậu Maya

trên xe ngựa ghé

qua Lumbini

Thái tử ra đời từ

hông bên phải, gần

Lumbini

Phạn Vương và

đoàn tùy tùng

Xuất gia thành đạo

Lahầula

Năm 29 tuổi, sau khi sinh La-hầu-la (zh. 羅睺羅, sa. rāhula), Tất-đạt-đa lìa

cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Tất-đạt-đa quyết

tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo

truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo.

Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍 , sa.

Page 16: Chùa Trấn Quốc

ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子 , sa.

rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học

đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākiṃcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana),

nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa.

naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana).

Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc

của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm tỉ-khâu (Ngũ tỉ-

khâu) đồng hành. Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Tất-đạt-đa nhận

ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường,

năm tỉ-khâu kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi

thành đạo như sau:

Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn

uống, ăn ít từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột

hay xúp đậu nhỏ." Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự

ăn uống, ăn từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu

hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá

ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô

héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà;

vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì

Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà

sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm

trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một

giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô

cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho

nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng",

Page 17: Chùa Trấn Quốc

thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương

sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này

Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này

Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ,

úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu

thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa

bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại

nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama

có da đen." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama, da không đen,

Sa-môn Gotama có da màu xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn

Gotama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-

môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu

vàng sẫm." Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn

thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít."

Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, Tất-đạt-đa từ bỏ phép tu này.

Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ

hạnh không dẫn đến giác ngộ, Tất-đạt-đa tìm phương pháp khác, và nhớ lại một

kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi dưới gốc cây mận:

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân

Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng

mát cây diêm-phù-đề (pi. jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú

Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ." Khi an

trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này

Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo

lộ đưa đến giác ngộ." Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng

Page 18: Chùa Trấn Quốc

lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta

suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện."

Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi

dưới gốc một cây Bồ-đề và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc

tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma

vương quấy nhiễu—Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm

đó, Tất-đạt-đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ

không còn tái sinh. Kinh nghiệm giác ngộ của Phật được ghi lại như sau trong

kinh sách theo chính lời của ngài như sau:

"... Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải

thoát khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó

nhị thiền, tam thiền và tứ thiền (Tứ thiền), nhưng những cảm giác hỉ lạc

này không để lại dấu vết gì trong tâm ta.

Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén,

chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những kí ức và nhận thức về các

kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm, ..., trăm

ngàn kiếp trước, nhớ những chu kì của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên

của ta đã như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp

xã hội của ta... Ta đã chết như vầy...'. Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu

tiên này ta đã đạt được trong canh đầu ]...

Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con

mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy

chúng sinh hình thành và tiêu hoại, ...chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực.

Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý

đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục. Các chúng

Page 19: Chùa Trấn Quốc

sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo,

sau khi chết được lên cõi thiên'... Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được

trong canh hai .

Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava,

pi. āsava) và nhìn nhận như thật: 'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của

khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và

khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn

tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lí 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập

của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ

đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong

canh ba ]...".

Phật thuyết pháp cho 5 vị Tì kheo

Bậc giác ngộ lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể

dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt nên Phật tiếp tục yên

lặng ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu nhiều

nơi, Phật mới quyết định chuyển Pháp luân. Phật giờ đây mang danh hiệu Thích-

ca Mâu-ni—"Trí giả của dòng dõi Thích-ca". Sau đó Phật gặp lại năm vị tỉ-khâu,

Page 20: Chùa Trấn Quốc

các vị đó nhận ra rằng Phật đã hoàn toàn thay đổi. Qua hào quang toả ra từ thân

Phật, các vị đó biết rằng người này đã đạt đạo, đã tìm ra con đường thoát khổ,

con đường mà các vị đó không thể tìm ra bằng phép tu khổ hạnh. Các vị đó xin

được giảng pháp và vì lòng thương chúng sinh, Phật chấm dứt sự im lặng.

Hóa độ và tịch diệt

Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh

nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Phật

giảng Tứ diệu đế, Duyên khởi và quy luật Nhân quả (Nghiệp). Tại Lộc uyển này,

Phật bắt đầu những bài giảng đầu tiên, bắt đầu "chuyển pháp luân". Năm vị tỉ-

khâu đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-

già. Sau đó Phật thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Phật hay lưu trú tại

Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống

bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. Đệ tử của Phật càng lúc càng đông,

trong đó có vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) của xứ Ma-kiệt-đà. Vị

vua này đã tặng cho Tăng đoàn một tu viện gần kinh đô Vương-xá. Các đệ tử

quan trọng của Phật là A-nan-đà, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Cũng trong thời

gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập.

Đề-bà-đạt-đa tấn công Đức Phật

Page 21: Chùa Trấn Quốc

Cái chết của Đề-bà-đạt-đa

Phật cũng có rất nhiều kẻ thù muốn ám hại. Trong những kẻ thù đó, có

Đề-bà-đạt-đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp

tâm giết hại Phật nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa thành

công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. Phật đi con đường trung đạo và tùy

thuận chúng sanh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh

cực đoan.

Sống đến năm 80 tuổi, Phật Thích-ca tịch diệt. Qua 45 năm giảng dạy, sợ

rằng đệ tử chấp lời mình nói là chân lí, chứ không phải chỉ là phương tiện giác

ngộ, Phật tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Phật là "Tất cả

các pháp đều vô thường, hãy tinh tiến tu học". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi.

mahāparinibbāna-sutta), Phật nhập diệt tại Câu-thi-na (zh. 拘 尸 那 , sa.

kuṣinagara) năm 486 (hay 483 trước Công nguyên) vì ngộ độc thức ăn do thí

chủ Thuần-đà (zh. 純陀 , pi. cunda) cúng dường. Phật nằm nghiêng bên mặt,

hướng về phía Tây và nhập Niết-bàn. Theo truyền thuyết Pali thì Phật diệt độ

ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho rằng ngày rằm tháng 11. Trong buổi

Page 22: Chùa Trấn Quốc

hoả thiêu xác Phật có nhiều hiện tượng lạ xẩy ra. Xá-lợi của Phật được chia làm

8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.

Mặc dù cuộc đời đức Phật có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà

khảo cổ học và nhân chủng học-vốn hay có nhiều nghi ngờ và thành kiến-cũng

đều nhất trí công nhận Phật là một nhân vật lịch sử và người khai sáng đạo

Phật.