chÀo mỪng ĐẠi hỘi ĐẠi biỂu mttqvn tỈnh lÂm ĐỒng lẦn...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 445 - 5327 THỨ BẢY, NGÀY 8/6/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đến năm 2030 sắp xếp cơ bản các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã XEM TIẾP TRANG 2 CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024 1 TUẦN CON SỐ 5 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt trên 2 triệu 900 lượt, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 41% kế hoạch năm 2019 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TRANG 9 Vì tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại 10 Tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa 3 Tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng Lâm Đồng phát triển toàn diện và bền vững 5 Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc 8 Tôn vinh, biểu dương các chức sắc tôn giáo làm tốt xã hội hóa giáo dục. Ảnh: N.Thu T ừ năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển KT- XH, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, việc chia tách ĐVHC các cấp thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế... Ngày 24/12/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã. Nghị quyết nhằm khắc phục những mặt thực trạng còn bất cập, hạn chế do các nguyên nhân cơ bản như: Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý ĐVHC chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản không còn phù hợp nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Quy hoạch tổng thể ĐVHC các cấp gắn với quy hoạch phát triển KT-XH chậm được điều chỉnh, bổ sung. Cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng KT-XH đã thúc đẩy đô thị hóa, tạo nên tâm lý muốn chia tách, thành lập ĐVHC mới. Quan điểm chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra nhiều nội dung, trong đó cần lưu ý là: Sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn, nơi đã rõ, có điều kiện thuận lợi thì làm trước; phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, không gây xáo trộn lớn. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng; tuân thủ Hiến pháp. Phải gắn sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... “Đổi đời” cho cẩm tú cầu TRANG 4 Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, hướng về cơ sở

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 445 - 5327THỨ BẢY, NGÀY 8/6/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đến năm 2030 sắp xếp cơ bản các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

XEM TIẾP TRANG 2

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

1 TUẦN CON SỐ

5 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt trên 2 triệu 900 lượt, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 41% kế hoạch năm 2019

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

TRANG 9

Vì tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

10

Tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa

3

Tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng Lâm Đồng phát triển toàn diện và bền vững

5

Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc

8

Tôn vinh, biểu dương các chức sắc tôn giáo làm tốt xã hội hóa giáo dục. Ảnh: N.Thu

Từ năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai

đoạn lịch sử và đạt một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, việc chia tách ĐVHC các cấp thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế... Ngày 24/12/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã. Nghị quyết nhằm khắc phục những mặt thực trạng còn bất cập, hạn chế do các nguyên nhân cơ bản như: Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý ĐVHC chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản không còn phù hợp nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Quy hoạch tổng thể ĐVHC các cấp gắn với quy hoạch phát triển KT-XH chậm được điều chỉnh, bổ sung. Cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng KT-XH đã

thúc đẩy đô thị hóa, tạo nên tâm lý muốn chia tách, thành lập ĐVHC mới.

Quan điểm chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra nhiều nội dung, trong đó cần lưu ý là: Sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn, nơi đã rõ, có điều kiện thuận lợi thì làm trước; phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, không gây xáo trộn lớn. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng; tuân thủ Hiến pháp. Phải gắn sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

“Đổi đời” cho cẩm tú cầu

TRANG 4

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, hướng về cơ sở

THỨ BẢY 8 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN

Triển khai dự án nhập khẩu, mua bản quyền giống hoa về sản xuất thương phẩm trên địa bàn, trong năm vừa qua, Công ty TNHH Linh Ngọc, Đà Lạt đã trồng thử nghiệm thành công nhiều giống hoa nhập về từ châu Âu, bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế khá cao.

Cụ thể, tại xã Đa Quý, xã Xuân Thọ, Đà

Lạt, Công ty TNHH Linh Ngọc đã bố trí gần 1.000 m2 nhà kính, nhà lưới sản xuất các loại hoa bản quyền nhập khẩu từ Hà Lan gồm 10.400 củ giống hoa thược dược (Dahia Hybrids), 4.800 củ giống hoa hạnh phúc (Astibehybrids)… Kết quả thu hoạch sản phẩm hoa chậu và hoa cắt cành được thị trường ưa chuộng, đặt hàng thu mua với giá

cạnh tranh. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2019, Công

ty TNHH Linh Ngọc tiếp tục nhập khẩu từ Israel và các nước châu Âu về trồng ở Đà Lạt khoảng 6.500 củ giống hoa mới các loại có tên gọi như: Painball Jampo, Amaryllis, Emerald Beads, Painball Pop…

VĂN VIỆT

2 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Đến năm 2030 sắp xếp cơ bản... TIẾP TRANG 1

9 nghệ nhân người dân tộc thiểu số được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú

Bà Touneh Ma Bio - một trong 9 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú đợt này. Bà là nghệ nhân nắm giữ loại hình di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

... Bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển KT-XH trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc; nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của nhân dân... Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2021 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% về hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Ngoài ĐVHC chưa đạt 50% cả hai tiêu

chuẩn trên, khuyến khích việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã khác theo yêu cầu của địa phương, khi bảo đảm yếu tố thuận lợi và được đa số Nhân dân đồng thuận. Từ năm 2022-2030, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2019-2021, xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp với Quy hoạch tổng thể ĐVHC.

Theo đó, lộ trình thực hiện đến năm 2021 là: Năm 2019, sửa đổi và ban hành mới các quy định pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã; bố trí nguồn kinh phí xây dựng đề án và giải quyết các chế độ, chính sách cho những đối tượng bị tác động do sắp xếp ĐVHC. Cơ bản sắp xếp hợp lý các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định; đồng thời sắp xếp tổ chức bộ máy phù

hợp và giải quyết chế độ, chính sách đối với những đối tượng bị tác động... Năm 2020 và năm 2021, lãnh đạo, chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2020-2025 theo ĐVHC mới sau khi sắp xếp. Tổng kết việc sắp xếp các ĐVHC giai đoạn 2019-2021. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, lộ trình sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã không đạt tiêu chuẩn cho giai đoạn tiếp theo.

Trong các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 37-NQ/TW đề ra, đáng lưu ý là nội dung: Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu đề cao trách nhiệm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp theo quy định là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu.

LAN HỒ

Theo tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, vừa qua, Chủ tịch nước đã có quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Ưu tú” cho 561 cá nhân đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, trong đó Lâm Đồng có 9 nghệ nhân được phong tặng.

Các nghệ nhân của Lâm Đồng được vinh danh ưu tú đợt này tất cả đều là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, có 5 nghệ nhân người dân tộc Kơ Ho, 3 nghệ nhân người Chu Ru và 1 nghệ nhân người Mạ. Việc các nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” là sự tôn vinh, động viên, khích lệ của Đảng, Nhà nước đối với những cá nhân đang lưu giữ, trao truyền và thực hành di sản văn hóa phi vật thể, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức định kỳ 3 năm/lần.

N. NGÀ

Thực hiện lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốcĐể thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu đề

ra của Bộ Y tế và UBND tỉnh, Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thực hiện lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc, nhằm kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

Theo đó, 3 doanh nghiệp có mạng lưới bán

lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh (gồm: Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar, Công ty Cổ phần Dược phẩm -Thương mại Đà Lâm, Công ty TNHH Dược phẩm - Sinh phẩm Đà Lạt) chủ động phối hợp với Viettel Lâm Đồng triển khai tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm cho các cơ sở bán lẻ thuốc thuộc doanh nghiệp trước ngày 10/6.

Đồng thời, các doanh nghiệp này cung cấp đầy đủ các thông tin của cơ sở bán lẻ thuốc cho Viettel Lâm Đồng để thuận tiện cho việc cài đặt phần mềm.

Viettel Lâm Đồng triển khai cài đặt phần mềm cho các cơ sở bán lẻ thuốc thuộc 3 doanh nghiệp nêu trên hoàn thành trước ngày 31/10/2019. D.HIỀN

Nhập khẩu nhiều giống hoa bản quyền từ châu Âu

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 85,77%

Hoàn thành 44% dự toán thu ngân sách

Theo thống kê của huyện Di Linh, trong 10 năm qua, số người khám, chữa

bệnh thông qua BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài huyện,

ngoài tỉnh là 2.246.178 lượt người với tổng số tiền thanh toán gần 600 tỷ đồng.

Trong đó, năm 2009 trên 96.263 lượt, đến năm 2018 tăng lên 320.191 lượt

người, tăng 233%. Số tiền thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ năm 2009 gần 17,2 tỷ đồng, đến năm 2018 trên 110,7 tỷ đồng, tăng 543,74%. Qua các số liệu

trên đã khẳng định, nhận thức về bảo vệ sức khỏe, về chính sách BHYT của Nhân

dân đã được nâng cao, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng cao, nên số người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế tăng, từ đó sức khỏe, đời sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện rõ

rệt. Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn huyện Di Linh đã có 138.759 người

tham gia BHYT, đạt 85,77% tổng dân số trong toàn huyện.

LAM PHƯƠNG

Tính đến hết tháng 5/2019, toàn tỉnh Lâm Đồng thu NSNN đạt gần 3.533 tỷ đồng, bằng 44% dự toán năm 2019 và

tăng 116% so với cùng kỳ. Trong đó, các khoản thu do ngành Thuế quản lý đạt hơn 3.247 tỷ đồng, bằng 45% dự toán

năm và tăng 119% so với cùng kỳ.Các khoản thu đạt tốt là thu xổ số kiến thiết (79%), thu tiền cấp quyền KTKS

(78%), lệ phí môn bài (97%).PHẠM LÊ

2,5 tỷ đồng mở rộng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho dân vùng sâu

Đạ Huoai cho biết, trong 3 năm gần đây, đã đầu tư mở rộng hệ thống cung cấp

nước sinh hoạt cho các hộ dân tại 2 xã vùng sâu khó khăn, vùng đồng bào dân

tộc thiểu số là Đạ P’Loa và Đoàn Kết với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng.

Bên cạnh nguồn vốn vay từ Chương trình Nước sạch vệ sinh môi trường của

Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND huyện và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện trong thời gian qua cũng thực hiện việc hỗ

trợ bồn chứa nước cho tổng cộng 366 hộ nghèo, hộ đồng bào thiếu nước sạch trong

vùng với tổng số tiền 439 triệu đồng. GIA KHÁNH

Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký mã số, mã vạch

Ông Nguyễn Đình Thiện, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt cho

biết, Đà Lạt đang hỗ trợ về kinh phí và thủ tục cho 20 doanh nghiệp, cơ sở đăng ký mã số, mã vạch. Đây đều là các đơn

vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau, hoa và cà phê, là những doanh nghiệp thuộc đối tượng được sử

dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đăng ký mã số, mã vạch giúp người tiêu dùng nhận diện,

truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường nhanh

chóng và minh bạch. D.Q

Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồngTheo Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp

cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng để được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật.

Cụ thể, đến năm 2020: có 70% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng và đến năm 2025 đạt 90% mục tiêu này.

Có 50% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 60% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp kiến thức và kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng. Đến năm 2015 phấn đấu đạt 70% trẻ em khuyết tật và 80% cha mẹ, người chăm sóc được trang bị kiến thức, kỹ năng về hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật.

Có 70% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục

trẻ em; các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ khuyết tật; cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật và phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% mục tiêu này.

Có 50% huyện, thành phố triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật; đến năm 2025 nâng lên 70% các địa phương có mạng lưới và mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật. AN NHIÊN

3 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 11

HOÀNG YÊN

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, diện tích trồng rau thủy

canh trên địa bàn tỉnh có thời điểm đã lên tới trên 20 ha, được trồng chủ yếu tại Đà Lạt và các huyện lân cận. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cơn sốt trồng rau thủy canh tại đây đã bắt đầu hạ nhiệt do khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Để đầu tư trồng rau thủy canh thương mại đòi hỏi sự đầu tư ban đầu khá tốn kém, không dưới 600 triệu đồng/1.000 m2, bao gồm nhà kính, hệ thống dẫn nước, dàn đỡ, giá thể, máy bơm, hạt giống… trong đó có nhiều thiết bị phải nhập từ Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia. Với chi phí đầu tư ban đầu cao, giá thành sản xuất 1 kg rau ăn lá thủy canh đã lên đến gần 25.000 đồng, trong khi giá thành sản xuất dường như không đổi, đã khiến cho người trồng rau thủy canh gặp khó.

Hiện nay, kênh phân phối rau

Rau thủy canh xuất khẩu qua Hàn Trong khi thị trường rau thủy canh trong nước đang ở giai đoạn bão hòa, thì Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc (xã Lát, Lạc Dương) chọn hướng đi xuất khẩu, đã mở ra hướng phát triển tốt cho loại sản phẩm này.

thủy canh còn khá hạn chế, hiện mới tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng rau sạch và bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hình thức giao hàng tận nơi. Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc chia sẻ, để tìm kiếm và mở rộng thị trường, ngay từ những ngày đầu trồng rau thủy canh anh đã nghĩ tới việc xuất khẩu loại mặt hàng này. Chính vì vậy, ngoài việc cung ứng sản phẩm của mình trong nước, anh tích cực tìm kiếm thị trường nước ngoài. Qua tìm hiểu, anh biết mùa Đông trên xứ Hàn thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết lạnh giá có thể xuống thấp đến âm nhiều độ, nhiều vùng nông nghiệp thường bất lợi cho việc sản xuất các loại rau xanh. Trong khi thời điểm này ở Đà Lạt và các vùng phụ cận với thời tiết dịu mát, ít mưa, nên thuận lợi để mở rộng diện tích trồng rau nhà kính đạt năng suất và chất lượng cao. Nắm bắt cơ hội cầu vượt cung ở xứ

Hàn, Công ty Trường Phúc đã chủ động kết nối đối tác, xuất khẩu các loại rau xà lách thủy canh Đà Lạt. Tháng 3/2018, Công ty đã thực hiện chuyến hàng 4,5 tấn xà lách đầu tiên đến thị trường Hàn Quốc.

“Để đi vào ký kết chính thức hợp đồng sản xuất và tiêu thụ các loại xà lách cao cấp, phía Hàn Quốc đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật qua khảo sát trang trại Trường Phúc, lấy mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm rau thử nghiệm đưa về các trung tâm khoa học của 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc để phân tích các tiêu chuẩn

đo lường chất lượng. Sau khi có kết quả an toàn, Trường Phúc mới tiến hành các công đoạn từ xuống giống sản xuất cho đến khi thu hoạch, sơ chế, đóng gói đều được sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của phía đối tác Hàn Quốc...”, anh Dũng cho hay

Hiện nay, sản lượng sản xuất rau thủy canh của công ty là 300 tấn/năm, trong đó 80% sản phẩm tiêu thụ trong nước, còn lại là xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc với giá bán khoảng 55.000 đồng/kg. Anh Dũng cũng cho biết, nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn, trong khi

quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ. Chính vì vậy, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhiều hộ sản xuất theo chuỗi liên kết mới đủ khối lượng hàng cung ứng theo hợp đồng. Mặt khác, công nghệ xử lý sau thu hoạch của Lâm Đồng vẫn chưa phát triển, trong khi rau thủy canh thường chỉ đạt chất lượng tốt nhất trong bốn ngày sau cắt gốc, phải để cho rau ở trạng thái ngủ đông, khi tới tay người tiêu dùng sản phẩm phải đảm bảo độ tươi ngon. Để làm được điều này, các công ty xuất khẩu rau phải đầu tư hệ thống máy lạnh công nghệ mới, nhằm rút ngắn thời gian từ 20 giờ đồng hồ sơ chế trong kho lạnh hiện nay xuống còn khoảng 2 giờ, từ đó giúp doanh nghiệp và hộ nông dân giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm các loại rau của Lâm Đồng trên thị trường quốc tế.

Ngoài thị trường Hàn Quốc, thì các đối tác từ Singapore, Nhật Bản cũng đã tiếp xúc, đặt vấn đề thu mua các loại xà lách thủy canh của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc, dự kiến nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn sẽ được triển khai trong thời gian đến.

Sản phẩm thủy canh đang rộng đường để xuất khẩu. Ảnh: H.Yên

XUÂN TRUNG

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “phục vụ việc khảo sát của Tiểu ban văn kiện”

Đại hội XIII của Đảng mới đây cho hay: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Lâm Đồng tiếp tục thực hiện chủ trương của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, thể chế kinh tế thị trường và cụ thể hóa các đột phá chiến lược. Đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, quản lý xã hội với bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đảm bảo việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa và công bằng xã hội.

Thu nhập gấp đôi bình quân cả nướcKịch bản phát triển kinh tế Lâm

Đồng được Tỉnh ủy cụ thể bởi những nghị quyết chuyên đề, nhằm dẫn dắt sự phát triển đó hướng trọng tâm vào các lợi thế so sánh mà Lâm Đồng có. Đó là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, công nghiệp có chọn lọc và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, hiện Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 55.000 ha, chiếm 19,5% diện tích cach tác nông nghiệp. Nếu so với năm 2015, diện tích nông nghiệp công nghệ cao tăng gần 11.700 ha và đạt 40% giá trị sản xuất, đưa thu nhập bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 183 triệu đồng/năm - cao gần gấp đôi mức thu nhập bình quân chung của cả nước. Bên cạnh

Tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, tuy chưa đi hết nhiệm kỳ cũng như thời gian thực hiện chiến lược đề ra, song nhìn tổng thể đến nay Lâm Đồng đã ước đạt và vượt nhiều chỉ tiêu so với nghị quyết.

đó, có sự chuyển biến mạnh mẽ liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị và quảng bá thương hiệu. Đặc biệt, Lâm Đồng cũng đi tiên phong triển khai “Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư”, từ đó xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực với nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Riêng đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã có 90/116 xã đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 77,6% số xã và tăng 47 xã so với năm 2015.

Mặt khác, tập trung phát triển công nghiệp có chọn lọc dựa vào

phát huy lợi thế của tỉnh, nên trong vòng 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 7,46% và tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 11,5% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Điểm nổi bật trong “phát triển công nghiệp có chọn lọc” đó là đã tập trung vào chế biến khoáng sản, nông sản và chế tạo mà Lâm Đồng có lợi thế với mức tăng bình quân 7,63%, góp phần vào đẩy mạnh xuất khẩu có mức tăng trưởng bình quân đạt 14,5% trong giai đoạn 2016 - 2018. Theo đánh của Tỉnh ủy, nếu như năm 2016, Lâm Đồng thu hút 5,4 triệu lượt khách du lịch thì ba năm sau đã đạt hơn 6,5 triệu

lượt khách, nghĩa là tăng hơn 1 triệu lượt khách đến du lịch Lâm Đồng. Sự gia tăng lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng góp phần phát triển thương mại và dịch vụ cả về quy mô lẫn chất lượng với mức tăng 12,3% trong vòng ba năm qua. Do duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trong 3 năm là 8,23% (so với Nghị quyết Đảng bộ tỉnh tăng từ 8 - 9%) đạt kế hoạch, vì vậy thu ngân sách nhà nước cũng tăng và đạt 18.590 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,79% GRDP, với tốc độ tăng thu đạt 16,36% trong 3 năm, vượt so với nghị quyết đặt ra từ 10 - 12%...

Hài hòa với phát triển văn hóa Không chỉ chú trọng phát triển

kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả tiến bộ. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư, nhất là thiết chế văn hóa ở cơ sở; song song đó là các phong trào, những cuộc vận động được phát động triển khai và đạt kết quả tích cực. Đó là tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa 88,5%; tỷ lệ thôn, buôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa 93%; tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa 75% và tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 83,8%. Các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế có nhiều tiến triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân; triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, triển khai Đề án thành phố thông minh…

Bên cạnh tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 99%, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cũng chuyển biến tích cực, với 606 người được đào tạo sau đại học, đại học 1.067 người, lý luận chính trị 3.870 người, quản lý nhà nước 4.630 người và tin học 1.246 người. Đồng thời, ngoài đầu tư cơ sở vật chất y tế phục vụ khám, chữa bệnh, còn đào tạo, thu hút đội ngũ bác sỹ về công tác tại cơ sở và chính điều này đã đưa Lâm Đồng đạt 96% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Các chỉ tiêu về bảo hiểm y tế, tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch, dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đều vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Phát triển du lịch chất lượng cao thu hút khách du lịch. Ảnh: Thụy Trang

4 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN

Một đám

NGUYỄN XUÂN TIẾN - Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, có thể khẳng định tình hình

kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch đề ra. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh, phúc lợi xã hội đảm bảo. Quốc phòng, an ninh - trật tự xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Những kết quả trên, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng bộ, toàn dân, có sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên.

Qua theo dõi, trong nhiệm kỳ vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bám sát định hướng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh và đạt được nhiều kết quả đáng kể, nổi bật là: Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức vận động; hướng về cơ sở, lấy thôn, tổ dân phố làm địa bàn hoạt động. Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân. Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. Từng bước nâng cao hiệu quả các hoạt động, phát huy dân chủ, thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tham mưu và tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy - chính quyền với Nhân dân.

Những kết quả nổi bật đạt được nêu trên là rất đáng ghi nhận. Tuy

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, hướng về cơ sở

nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới, nhất là việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chất lượng giám sát, phản biện xã hội, của Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường hội nhập quốc tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một trong những yêu cầu quan trọng là phải tiếp tục củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo môi trường ổn định cho phát triển. Từ đó, đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cần phát huy tốt vai trò và vị trí của mình là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Nhiệm kỳ tới và

Nhiệm kỳ 2014 - 2019, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu, phát huy tốt vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng với Đảng bộ và chính quyền các cấp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của tỉnh trong những năm qua.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến gặp gỡ, trò chuyện với Nhân dân thôn Xuân Sơn trong Ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư. Ảnh: N.Thu

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

những năm tiếp theo với mục tiêu đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững, xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh; đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải cố gắng nỗ lực không ngừng; trong đó vai trò tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là rất quan trọng. Vì vậy, thời gian tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai

trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Thứ hai, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, hướng về cơ sở, gần dân, sát dân, đa dạng hóa các hình thức tập hợp thiết thực, hiệu quả, tránh hành chính hóa, đưa các phong trào đi vào chiều sâu; lấy thôn - tổ dân phố làm địa bàn chủ yếu để chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, vận động. Tham mưu và tổ chức có hiệu quả việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy - chính quyền với người dân, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để

lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền những giải pháp phù hợp giải quyết những vấn đề cấp thiết của người dân, doanh nghiệp ngay từ cơ sở. Phát huy vai trò của Nhân dân tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thứ ba, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nhất là trong công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; công tác cải cách thủ tục hành chính, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức; giám sát về trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”; tham gia Quỹ Vì người nghèo... Làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành, các địa phương; kịp thời phát hiện, nhân rộng mô hình, nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.

Thứ năm, xây dựng bộ máy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín, có nhiệt huyết, gần dân, sát dân, có kinh nghiệm công tác lãnh đạo, tập hợp quần chúng. Đồng thời tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng thuận, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương; nhận thức rõ những âm mưu chống phá, gây chia rẽ của các thế lực thù địch, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người gắn bó với thôn Ma Đanh

Ông Ya Tin.

DIỆP QUỲNH

Ông Ya Tin chia sẻ, Ma Đanh có nhiều nghề truyền thống như đúc

nhẫn bạc, đan lát, bà con cũng biết cải tiến canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất và chất lượng cao. 7 thôn đồng bào dân tộc thiểu số xã Tu Tra có 38 dòng tộc, mỗi dòng tộc, dòng họ đều lựa chọn người có uy tín bầu làm tộc trưởng, tộc phó để quản lý, giáo dục, vận động các thành viên trong dòng tộc và gia đình của mình. Đồng thời là người đứng đầu, sợi dây kết nối trong

Là thành viên Hội đồng bào tự quản xã Tu Tra, tổ hòa giải, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Ma Đanh, ông Ya Tin đã và đang cùng bà con trong thôn xây dựng một vùng quê yên ấm, an bình.

dòng họ cũng như ngoài cộng đồng mà ông Ya Tin đã nhận vai trò người uy tín trong cộng đồng từ năm 2013 tới nay.

Trong những năm qua, ông Ya Tin cùng với Hội đoàn thể ở thôn thường xuyên vận động đồng bào

xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, giảm nạn thách cưới, người cha sau khi vợ mất ở lại làm ăn nuôi con. Ngoài ra, ông tham gia vận động nhiều trường hợp và làm công tác hòa giải thành công nhiều vụ việc như tranh chấp đất đai, mâu thuẫn nội bộ gia đình, hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình… Ông khuyến khích bà con vươn lên làm ăn, xây dựng kinh tế gia đình, đoàn kết bà con, anh

em trong cộng đồng ngày thêm gắn bó. Hiện số hộ nghèo trong vùng 07 thôn đồng bào dân tộc thiểu số chỉ còn 54 hộ, chiếm 3,58%, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Ông Ya Tin chia sẻ, với bà con vùng Tu Tra, sống đoàn kết, giữ vững an ninh trật tự, làm ăn xây dựng kinh tế là mong mỏi tha thiết. Và cũng vì vậy, phong trào xây dựng NTM được bà con ủng

hộ. Ông cùng hệ thống chính trị đã vận động bà con đóng góp 468 triệu đồng, cùng Nhà nước làm 2 km đường bê tông trong thôn với tổng số vốn 1,4 tỷ đồng, vận động bà con đóng góp để làm đường nội đồng, công trình thủy lợi nhỏ... bằng tiền, bằng công lao động hoặc hiến đất làm đường. Về cá nhân, gia đình ông Ya Tin cũng là hộ làm ăn giỏi, nuôi bò lai sind, nuôi dê thương phẩm, trồng chanh dây... cho thu nhập xấp xỉ 200 triệu đồng/tháng. Con cái trong nhà đều được học hành, trở thành công dân tốt, đóng góp với xã hội.

5 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019CUỐI TUẦN

Một đám

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng Lâm Đồng phát triển toàn diện và bền vững

- MTTQ tỉnh đã tổ chức 8 cuộc giám sát chuyên đề, chỉ đạo 24 xã, phường làm điểm về xây dựng mô hình giám sát của MTTQ cấp cơ sở. Đồng thời hướng dẫn tổ chức giám sát liên thông 3 cấp tỉnh - huyện - xã gắn với tuyên truyền, vận động Nhân dân thu gom, xử lý rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…

- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức 57 cuộc giám sát. MTTQ các huyện, thành phố tổ chức 332 cuộc giám sát và MTTQ các xã, phường, thị trấn tổ chức 257 cuộc giám sát về nhiều lĩnh vực Nhân dân quan tâm.

- 1.012 mô hình tự quản trên các lĩnh vực trong toàn tỉnh được xây dựng và phát triển tốt.

- Nhân dân trong tỉnh đóng góp 1.500 tỷ đồng, hàng trăm ngàn ngày công lao động, hiến hàng trăm ngàn m2 đất để tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, hội trường thôn, nhà văn hóa…

- 90/116 xã và huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Đức Trọng đang đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- 55 tỷ đồng được Nhân dân đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh, xây dựng được 2.700 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo, tặng 150 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, quà cho người nghèo…

- Xây mới 263 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 261 căn cho các gia đình chính sách, người có công từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” do Nhân dân đóng góp được trên 17 tỷ đồng.

- Hơn 16,8 tỷ đồng do cán bộ và Nhân dân Lâm Đồng đóng góp “Quỹ ủng hộ Trường sa”.

- 1.281 vụ việc ở cơ sở được Ban Thanh tra nhân dân giám sát, kiểm tra.

- 1.968 công trình, dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn do Nhân dân đóng góp, do Nhà nước và Nhân dân cùng làm tại xã, phường, thị trấn.

- Ủy ban MTTQ tỉnh được nhận 4 Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc về đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh năm 2014, 2018. Cờ thi đua xuất sắc giai đoạn 2010 - 2015. Nhận 8 bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Công an, UBND tỉnh cùng nhiều bằng khen khác… (NGUYỆT THU tổng hợp)

Những con số nổi bật nhiệm kỳ 2014 - 2019

Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh Nguyễn Trọng Ánh Đông.

NGUYỆT THU (thực hiện)

Nhân dịp Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII, nhiệm kỳ

2019 - 2024 , phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về thành tựu nổi bật thời gian qua.

PV: Thưa ông, đại hội lần thứ VIII diễn ra trong thời điểm hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành toàn diện mục tiêu, chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra. Năm năm qua, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã chung sức, đồng lòng cùng với Đảng bộ, chính quyền phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vậy ông có thể khái quát những thành tựu cơ bản của MTTQ tỉnh nhiệm kỳ 2014 - 2019 là gì?

Ông Nguyễn Trọng Ánh Đông: MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên không ngừng mở rộng các hình thức tập hợp, củng cố khối đại đoàn kết, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lắng nghe, tập hợp những kiến nghị và nguyện vọng của Nhân dân để phản ánh với cấp ủy, chính quyền... góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổ chức sâu rộng, thiết thực, chất lượng và hiệu quả các cuộc vận động và nhiều phong trào thi đua yêu nước. Tiêu biểu là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chương trình “Vì người nghèo”, phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...; phát huy được sự sáng tạo và vai trò tự quản của Nhân dân, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hướng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chăm lo cải thiện đời sống Nhân dân.

Động viên Nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của người dân trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền... Từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, góp ý cán bộ, đảng viên.

Phương thức hoạt động ngày càng được đổi mới, chú trọng mở rộng, tăng cường hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên, cấp ủy, chính quyền các cấp; hướng mạnh về cơ sở, tập hợp, phát huy vai trò Ban Công tác Mặt trận và người tiêu biểu trong cộng đồng làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân ở địa bàn dân cư. Chất lượng hoạt động của Ban Thường trực và đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp và Ban Công tác

Trong 5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã không ngừng nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII đề ra. Qua đó, đã góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên toàn dân tham gia xây dựng gia đình, cộng đồng, quê hương Lâm Đồng ngày càng phát triển.

Mặt trận ở khu dân cư được nâng lên, từng bước sắp xếp tổ chức, bộ máy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Mối quan hệ phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức thành viên ngày càng hiệu quả.

Đạt được những thành tựu cơ bản trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo toàn diện, sâu sát của các cấp ủy đảng; sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền các cấp. Vai trò tích cực, chủ động của Mặt trận các cấp trong công tác đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền, hiệp thương thống nhất với các tổ chức thành viên trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình công tác của Mặt trận. Sự phối hợp tham gia tích cực của các tổ chức thành viên trong triển khai thực hiện chương trình phối hợp thống nhất và hành động hàng năm. Nhờ có đội ngũ cán bộ Mặt trận có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong công việc. Các hoạt động đều xuất phát từ yêu cầu, lợi ích chung của xã hội, của người dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng thực hiện, tạo tiền đề để tiếp tục khơi dậy và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong giai đoạn mới.

PV: Nổi bật và xuyên suốt cả nhiệm kỳ là hoạt động đổi mới trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sáng tạo, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Trung ương MTTQVN phát động và được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao bởi những hiệu quả thiết thực tại Lâm Đồng. Xin ông cho biết rõ hơn về những nội dung này?

Ông Nguyễn Trọng Ánh Đông: Công tác tuyên truyền, vận động,

tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân của MTTQVN các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên được triển khai với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm. MTTQ các cấp luôn kịp thời phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, người tiêu biểu và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, chương trình hành động của MTTQVN, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Trong đó, trọng tâm xuyên suốt là tuyên truyền, vận động Nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng.

Nội dung, phương thức vận động, tập hợp được đổi mới, mang lại kết quả thiết thực trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận trong Nhân dân, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội của địa phương. Các tổ chức thành viên không ngừng được củng cố, kiện toàn tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở cơ sở và địa bàn dân cư. MTTQ chủ trì hiệp thương với các tổ chức thành viên, thống nhất nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể để thực hiện tốt 5 nội dung của cuộc vận động; trọng tâm là xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng, vận động Nhân dân tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; hằng năm tổ chức đăng ký xây dựng khu dân cư tiêu biểu, xã đạt chuẩn nông thôn mới, phường đạt chuẩn đô thị văn minh; xây dựng mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu”, tiến tới xây dựng “Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”... Qua đó, đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong

nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, người tiêu biểu và các tầng lớp nhân dân.

Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận trong công tác dân tộc, công tác tôn giáo; vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tốt chính sách dân tộc, nâng cao cảnh giác, phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch kích động, lôi kéo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; hỗ trợ, động viên bà con phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Phát huy vai trò các chức sắc tôn giáo trong tham gia tuyên truyền, vận động tín đồ thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện an toàn giao thông…

Các hoạt động chăm lo, giúp đỡ người nghèo, thực hiện an sinh xã hội trong tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả, thiết thực, được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân hưởng ứng tích cực. Hàng năm huy động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đạt và vượt kế hoạch, kịp thời hỗ trợ người nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ giống, vốn, kinh nghiệm để phát triển sản xuất, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Từ 2014 - 2018 huy động nguồn quỹ các cấp trong tỉnh được trên 55 tỷ đồng, xây dựng trên 2.700 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo với tổng kinh phí trên 37 tỷ đồng. Quỹ “Đền ơn

đáp nghĩa” huy động được trên 17 tỷ đồng, xây dựng trên 263 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách... góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các đợt vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt được các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng, đóng góp được trên 15 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào trong và ngoài tỉnh, góp phần khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống. Thông qua các cuộc vận động đã khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái, tinh thần, trách nhiệm sẻ chia, vì cộng đồng, dân tộc trở thành nhận thức, nếp sống văn hóa, lan tỏa điều tốt, việc thiện trong mỗi người dân.

PV: Để đạt được những thành tựu cơ bản trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nhiệm kỳ 2019 - 2024 đề ra, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Ánh Đông: Từ thực tiễn hoạt động gặt hái những thành công trong 5 năm qua, chúng tôi rút ra 5 bài học kinh nghiệm. Trước hết, hoạt động của Mặt trận phải bám sát chủ trương, định hướng lãnh đạo của Đảng; nơi nào MTTQ chủ động đề xuất, cấp ủy quan tâm và thực hiện tốt vai trò “vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận”, thì ở đó hoạt động của Mặt trận hiệu quả, khối đại đoàn kết được tăng cường, Nhân dân tin tưởng, đồng thuận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.

Thứ hai, nội dung công tác Mặt trận phải thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm sát yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, tổ chức thực hiện sáng tạo, linh hoạt; giữ vững nguyên tắc hiệp thương, thống nhất hành động, có sự phân công phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên. Chủ động đề xuất, phối hợp công tác với chính quyền, nâng cao hiệu quả công tác vận động, tập hợp, tạo sự đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh to lớn trong Nhân dân.

Thứ ba, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, mở rộng hiệp thương với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng; ứng dụng khoa học - công nghệ, phát huy vai trò của Ban Công tác Mặt trận và người tiêu biểu có uy tín trong các tôn giáo, dân tộc, các chuyên gia trên các lĩnh vực… làm nòng cốt trong công tác Mặt trận.

Thứ tư, tổ chức, bộ máy, cán bộ chuyên trách MTTQ phải được củng cố, kiện toàn ngang tầm với nhiệm vụ; chú trọng tập hợp, phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên, các vị ủy viên. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương, tính chủ động, bản lĩnh, sáng tạo, tận tụy trong tham mưu và tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới,

Thứ năm, thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong các hoạt động, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng mô hình tốt, phổ biến các điển hình tiên tiến.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông và xin chúc Đại hội thành công tốt đẹp!

6 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN

Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua, bà con giáo dân xứ đạo Lộc Thanh (TP Bảo Lộc) đã không ngừng nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình, phát huy tinh thần đoàn kết ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

HẢI ĐƯỜNG

Xã Lộc Thanh có hơn 2.080 ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp là 1.870 ha, với 2

loại cây trồng chủ lực là cà phê và chè. Toàn xã có 3.225 hộ dân, hơn 11.850 nhân khẩu, với 97,6% bà con theo đạo Công giáo. Các dân tộc, tôn giáo, nhân sỹ, trí thức trên địa bàn xã luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền địa phương, MTTQ xã Lộc Thanh cùng Ban Công tác Mặt trận các thôn đã bám sát chủ trương “lấy dân làm gốc” hướng về cơ sở, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Nhờ sự đoàn kết, chung sức đóng góp của bà con giáo dân, bộ mặt nông thôn ở xứ đạo Lộc Thanh đã có sự thay đổi rõ nét; hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được nâng

cấp, đáp ứng mọi điều kiện sinh hoạt, học tập của người dân và con em địa phương.

Trong 5 năm (2014 - 2019), bà con giáo dân nơi đây đã chung sức đóng góp hơn 32,5 tỷ đồng, trên 300 ngày công lao động và hiến gần 20.000 m2 đất xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ vậy, đến nay, toàn xã đã có hơn 35 km đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm và nội đồng được nhựa hóa, bê tông hóa, đáp ứng mọi nhu cầu đi lại, vận

chuyển hàng hóa của người dân. Đến nay, hầu hết các tuyến đường cũng được bà con đóng góp lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng với tổng kinh phí gần 700 triệu đồng.

Cùng với đó, phong trào khuyến học, khuyến tài cũng được bà con giáo dân quan tâm, chăm lo. Hàng năm xã Lộc Thanh đều có nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp; con em đậu vào các trường đại học, cao đẳng cũng tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, đến

nay, 9/9 thôn đã đạt và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”; toàn xã có từ 92 - 95% hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” mỗi năm.

Trong những năm qua, các cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân và Nhân dân trong xã đã đóng góp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 31 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, với số tiền hơn 800 triệu đồng; trao học bổng cho 274 lượt học sinh nghèo vượt khó, với số tiền hơn 50 triệu đồng...

Đặc biệt, cùng với việc thi đua lao động sản xuất, đóng góp sức người sức của xây dựng hạ tầng nông thôn, thì Lộc Thanh cũng là điểm sáng của TP Bảo Lộc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Theo đó, nhiều mô hình như: Camera an ninh, Giáo họ không có tội phạm và tệ nạn xã hội, Giáo họ an toàn về an ninh trật tự... được thành lập, nhân rộng hoạt động hiệu quả và thu hút đông đảo quần chúng tham gia hưởng ứng. Cùng với đó, cán bộ Mặt trận, các vị linh mục, chức sắc tôn giáo thường xuyên gặp gỡ, tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phong trào “Toàn dân tham gia tố giác tội phạm”; phối hợp vận động và giúp đỡ, cảm hóa người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Lộc Thanh đã đạt gần 46 triệu đồng/người/năm; toàn xã chỉ còn lại 12 hộ nghèo.

Để đạt được những kết quả nổi bật, bên cạnh sự nỗ lực, ý thức của người dân còn phải kể đến sự phối hợp của các linh mục, chức sắc các giáo xứ, họ đạo với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đặc biệt, MTTQ xã đã làm tốt công tác vận động Nhân dân tham gia xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân cùng ra sức đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bình yên xứ đạo Lộc Thanh

Lãnh đạo tỉnh tặng ảnh “Bác Hồ - Bác Tôn” cho bà con Lộc Thanh.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

AN NHIÊN

Sinh năm 1965, học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, ra trường DS Hương vào làm

ở Công ty Dược - Vật tư y tế Lâm Đồng (Ladophar ngày nay) và chị không ngừng học tập nâng cao trình độ lên Dược sĩ chuyên khoa I. Đặt niềm tin yêu với Đà Lạt, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, chị đã gắn bó sự nghiệp với Ladophar gần

DOANH NHÂN PHẠM THỊ XUÂN HƯƠNG - TỔNG GIÁM ĐỐC LADOPHAR

Đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới

TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng nhân sự kiệnLadophar “Hành trình di sản tinh hoa dược liệu Đà Lạt 1982 - 2018”.

Năm 2018, Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Trong thành tựu chung đó, Tổng Giám đốc Ladophar Phạm Thị Xuân Hương được tỉnh Lâm Đồng chọn là điển hình giới thiệu Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khen thưởng nhân tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động, giai đoạn 2009 - 2019.

uy tín trong và ngoài nước. Qua 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ladophar đã góp phần xây dựng thương hiệu Việt không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn vươn xa khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài, trở thành niềm tự hào của Đà Lạt - Lâm Đồng - Việt Nam.

Trong gần 30 năm phát triển, Ladophar là công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là các sản phẩm từ actisô và các dược liệu từ thế mạnh của địa phương như linh chi, diệp hạ châu... Với chiến lược phát huy lợi thế của vùng dược liệu trọng điểm quốc gia, Ladophar đã xây dựng mục tiêu chiến lược biến tiềm năng dược liệu thiên nhiên thành những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị cao, nâng tầm thương hiệu Việt.

Từ hoạt động thực tiễn và tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nữ Tổng Giám đốc Ladophar chia sẻ kinh nghiệm: Thuốc Việt hoàn toàn có thể có chỗ đứng quan trọng trên thị trường trong nước nếu được quan tâm đầu tư (cả doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước) để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng, giá cả cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

30 năm qua. Với kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển Ladophar gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù của dược liệu địa phương Đà Lạt - Lâm Đồng, chị đã góp sức đưa Ladophar thành công với Giải thưởng GPEA, là giải thưởng chất lượng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2016.

Ngày 27/2/2017, DS Phạm Thị Xuân Hương được vinh dự nhận

danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú - là nữ doanh nhân đầu tiên của tỉnh nhận danh hiệu này. Gắn bó lâu dài cả sự nghiệp với một công ty duy nhất là Ladophar, DS Hương đã tiên phong trong việc xây dựng hệ thống bán lẻ đạt chuẩn. Từ nền tảng này, Ladophar là doanh nghiệp dược địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng và được Bộ Y tế thẩm định, cấp giấy chứng nhận “Chuỗi nhà thuốc DPP”, góp phần cho việc quản lý chất lượng cũng như giá cả thuốc lưu hành trên thị trường được kiểm soát và ít có biến động. Đây cũng là hành trang để Ladophar đạt Giải thưởng chất lượng GPEA, là giải thưởng danh giá mà các công ty lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều hướng tới. Bởi giải thưởng GPEA chỉ được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Với cương vị là Tổng Giám đốc Ladophar, DS Hương áp dụng các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng quốc gia trong việc quản trị doanh nghiệp

Ladophar. Chị cho rằng 7 tiêu chí này là công cụ quan trọng để một doanh nghiệp phát triển bền vững, trong đó tiêu chí về vai trò lãnh đạo, hoạch định chiến lược cho đến cách triển khai đánh giá… bất kể doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đều cần phải có để hoàn thiện hệ thống quản trị và phát triển doanh nghiệp bền vững.

DS Hương chia sẻ: “Khi chúng tôi tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia và được đề cử tham gia và đoạt Giải thưởng Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (GPEA), chúng tôi cảm thấy rất tự tin vì các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng quốc gia rất gần với những chỉ tiêu của Hoa Kỳ, từ đó Ladophar vững bước hơn trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế”. Theo DS Hương, để phát triển bền vững thì vấn đề chất lượng rất quan trọng với doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản trị của doanh nghiệp phải có chất lượng thì mới có thể phát triển bền vững. Chính vì vậy, Ladophar đã đầu tư cho nhóm sản

phẩm theo chiều sâu, luôn trăn trở làm sao để phát triển được dược liệu địa phương trong đó actisô là một cây lợi thế cạnh tranh của Đà Lạt - Lâm Đồng và được chọn là cây dược liệu quốc gia, bởi vậy trong những năm qua Ladophar đã đầu tư sâu cho phát triển actisô.

Hiện nay, Ladophar quản trị chất lượng actisô từ trồng trọt, thu hái, chế biến đến công nghệ chiết xuất khi cho ra đời thành phẩm để hoàn toàn làm chủ về chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra. Trong những năm tới, Ladophar tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Tinh hoa dược liệu” để actisô gắn liền với Đà Lạt - Lâm Đồng, với Ladophar ngày càng vươn xa.

Thầy thuốc Ưu tú Phạm Thị Xuân Hương cho biết: Ladophar liên tục trong nhiều năm tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng 4 lĩnh vực quan trọng là: Nguồn nguyên liệu dược thiên nhiên chất lượng cao; hệ thống dây chuyền nhà máy chất lượng và hiện đại; đội ngũ chuyên gia nghiên cứu am tường và kinh nghiệm; đối tác

7 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019CUỐI TUẦN

NGUYÊN THI

Trao đổi với chúng tôi về những kết quả đạt được thời gian qua trong việc thực hiện cuộc vận động

toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn phường, ông Nguyễn Văn Ly - nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 2 nhắc nhiều đến sự đoàn kết, phối hợp, đến vai trò của cả “khối vận”, trong đó Đảng ủy phường đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo. Ông cho biết, năm 2016 - 2017, Phường 2 bắt đầu triển khai các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh. Mục tiêu phường đặt ra là xây dựng đô thị văn minh song song với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Chính vì vậy, phường đã lồng ghép Ban Chỉ đạo xây dựng đô thị văn minh vào chung Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa với sự tham gia của tất cả các ban, ngành, tổ chức đoàn thể. Phó Bí thư Đảng ủy phường làm Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch Mặt trận làm Phó ban Thường thực Ban Chỉ đạo và Phó Chủ tịch UBND phường làm Phó ban. Với “khối vận” mạnh như vậy nên công tác phối hợp chỉ đạo và thực hiện gặp rất nhiều thuận lợi.

Đó cũng chính là điểm khác biệt trong quá trình xây dựng đô thị văn minh của Phường 2. Mặt trận phường không đơn độc trong việc

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VĂN MINH Ở PHƯỜNG 2, ĐÀ LẠT:

“Khối vận” mạnh thì việc gì cũng thành công

vận động người dân thực hiện xây dựng đô thị văn minh, mà đã phối hợp với tất cả các tổ chức, đoàn thể của phường để cùng thực hiện. Chính vì vậy đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối dân vận, dễ dàng tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình vận động không chỉ trong cộng đồng dân cư mà trong cả các ban, ngành, tổ chức đoàn thể của phường.

Quá trình triển khai, năm 2017 chính là năm tiền đề, Ban Chỉ đạo cho tổ chức đăng ký một số mô

hình như “Đoạn đường an toàn giao thông”, “An ninh trật tự”... Đến năm 2018, Ban Chỉ đạo tiếp tục mở rộng và tổ chức đăng ký 2 khu dân cư kiểu mẫu, kèm theo 12 mô hình về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông... và các mô hình bài trừ tệ nạn xã hội.

“Địa bàn Phường 2 trước đây vốn là địa bàn khá phức tạp về an ninh trật tự xã hội. Việc xây dựng các mô hình chú trọng đến yếu tố thực tế ở từng địa bàn để làm sao xây dựng môi trường sống ở khu

dân cư an toàn, trật tự, không có tệ nạn. Dựa vào diễn biến tình hình thực tế của từng địa bàn khu dân cư trong phường, thông qua nắm bắt tình hình cụ thể, Ban Chỉ đạo tổ chức cho các khu dân cư, các tuyến đường, tổ dân phố đăng ký xây dựng mô hình điểm. Ví dụ như ở khu vực có nhiều chung cư thì xây dựng mô hình chung cư an ninh trật tự, không có tội phạm; khu vực nhiều phòng trọ như khu Thông Thiên Học thì xây dựng mô hình nhà trọ không tội phạm; khu vực

Là phườngtrung tâmcủa thành phốvới dân cưđông đúc,nhưng Phường 2 được đánh giálà phườngcó nếp sốngvà đô thịvăn minh,hiện đại.

đường Phan Đình Phùng thì xây dựng đoạn đường không vi phạm trật tự đô thị, không xảy ra tai nạn giao thông,... Nhờ tập trung vào việc xây dựng những mô hình điểm sát thực tế, đã tạo dựng được niềm tin trong Nhân dân và lôi cuốn nhiều người dân tích cực hưởng ứng và cùng tham gia, góp phần đẩy lùi tình hình vi phạm an ninh trật tự, đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng Phường 2 trở thành phường văn minh đô thị, văn hóa.

Phát huy những kết quả đạt được, bà Phan Thị Xuân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 2 chia sẻ rằng, Mặt trận phường đang tiếp tục phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể khác tiếp tục đoàn kết, nỗ lực đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng văn minh đô thị, đời sống văn hóa. Mới đây, phường cũng đã tổ chức vận động đăng ký xây dựng 21 tổ dân phố của phường trở thành khu dân cư tiêu biểu và xây dựng 9 khu dân cư thành khu dân cư kiểu mẫu.

Giữ vai trò trung tâm trong việc vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh, Mặt trận Phường 2 đã và đang góp phần khuyến khích các tầng lớp nhân dân đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng Phường 2 nói riêng và thành phố nói chung ngày càng hiện đại, văn minh, văn hóa.

Giữ vai trò trung tâm trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Phường 2, thành phố Đà Lạt với nhiều mô hình hay, phù hợp tình hình thực tiễn của từng khu dân cư đã tạo được sự đồng thuận, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần xây dựng Phường 2 văn minh, văn hóa.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

DIỄM THƯƠNG

Ở Đà Lạt, các bạn trẻ, giới doanh nhân vẫn thường gọi anh là Phong Windmills,

không chỉ vì cái tên Phong cũng trùng hợp mang nghĩa là gió, mà vì trước khi nổi tiếng với Cối xay gió, Phong cùng các cộng sự đã mở 5 cửa hàng cafe mang tên Windmills Coffee ở Đà Lạt và Nha Trang. Hiện anh cũng là chủ nhà hàng Vuông Pizza và Yolo Hostel, quản lý hơn 250 nhân sự. Những chuỗi cửa hàng, cà phê của anh vẫn là điểm đến yêu thích của các bạn trẻ, du khách.

Gặp chàng trai 30 tuổi cùng những hoài bão khởi nghiệp đầy táo bạo, nghe anh tâm sự về những cuộc phiêu lưu “góp gió thành bão”, từ chàng sinh viên bỏ ngang đại học đến ông chủ lần đầu mang thương hiệu Windmills Coffee tại Đà Lạt vào năm anh tròn tuổi 23. Phong kể, mình được sinh ra trong một gia đình thuần nông, gia đình cũng khá khó khăn: “Sau giờ học, tôi xuống vườn nhà phụ mẹ buôn bán hoa, nông sản, đóng hàng gửi các khu vực miền Trung, Sài Gòn. Theo mẹ từ ngày nhỏ ra chợ, tiếp xúc với công việc kinh doanh nên có lẽ “máu” kinh doanh luôn được nuôi dưỡng trong tôi từ tấm bé. Lớn lên, tôi vẫn

Phong, Gió và chuyện khởi nghiệp

tự xoay xở, kiếm tiền để phục vụ cho những sở thích của mình”.

Giữa năm 2011, bỏ giữa chừng chương trình học đại học, Phong trở về Đà Lạt và bắt đầu khởi nghiệp. Ban đầu anh hỏi thuê mặt bằng và trở thành nhà cung cấp hoa, chuyển đến cho khách hàng ở Đà Nẵng, Sài Gòn và Hà Nội. Sau đó, anh nảy ra ý tưởng mở quán cà phê bán hoa, vừa gần gũi lại có thể tiến gần hơn đến lĩnh vực bán lẻ với cà phê. Năm 2012, anh

ngừng hẳn việc bán hoa. Phong vay bố mẹ 200 triệu đồng, cộng thêm tiền dành dụm và mượn thêm, tổng cộng có 460 triệu đồng để tạo dựng Windmills Coffee đầu tiên tại đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt.

Hỏi về trải nghiệm, Phong chỉ bộc bạch “Ngay từ ngày đầu khởi nghiệp, tôi luôn dùng hết cả sự chân thành, nhiệt huyết và uy tín của mình để làm việc. Trong kinh doanh, điều quan trọng nhất là uy tín. Tuổi thơ là những ngày buôn bán cùng mẹ, tôi

hiểu cảm giác thân thiện với những “bạn hàng”, hiểu được thuận mua thì vừa bán, cứ tôn trọng khách hàng thì sẽ nhận lại được sự yêu mến và hợp tác của họ”.

Hiện tại, Phong là chủ của chuỗi Windmills Coffee, tiệm bánh Cối xay gió đỏ, nhà hàng Vuông Pizza và Yolo Hostel, quản lý hơn 250 nhân sự, có mặt ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Và điểm chung của các cửa hàng của Phong là: Luôn nằm ở những vị trí đắc địa, thiết kế rất đẹp và luôn đông nghịt khách.

Chia sẻ về bí quyết khởi nghiệp, Phong bảo: Không chỉ cần sự liều lĩnh “dám làm - dám chấp nhận rủi ro” mà còn cần cả những kiến thức đầy đủ về lĩnh vực mình làm, tôi luôn tính toán kỹ lưỡng, nghiên cứu chi tiết từ thị trường, xu hướng, sản phẩm trước khi bắt đầu kinh doanh một cái gì đó. Quan trọng là phải hiểu văn hóa kinh doanh ở mỗi địa phương, như Đà Lạt là một nơi có văn hóa kinh doanh rất dễ thương, thân thiện, gần gũi cho nên mình phải dùng cái tâm, sự nhiệt thành mà đối đãi thì sẽ “nhận” được như vậy thôi.

“Hướng của gió” và bao tâm huyết, tài kinh doanh đã đem lại nhiều thành công cho chàng trai 30 tuổi ấy. “Gió” sẽ tiếp tục bay xa, bay cao như hoài bão mà ông chủ trẻ này đang ấp ủ.

“Tiệm bánh Cối xay gió đỏ” nằm ngay khu Hòa Bình đã trở thành một điểm check in của nhiều du khách gần xa khi đến Đà Lạt, nhưng ít ai biết được rằng, đằng sau những dòng chữ giản dị ấy là cả một câu chuyện của người đang xây dựng thương hiệu “Cối xay gió đỏ” có cái tên cũng có nghĩa là gió - Nguyễn Đăng Phong.

uy tín trong và ngoài nước. Qua 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ladophar đã góp phần xây dựng thương hiệu Việt không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn vươn xa khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài, trở thành niềm tự hào của Đà Lạt - Lâm Đồng - Việt Nam.

Trong gần 30 năm phát triển, Ladophar là công ty sản xuất dược phẩm trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là các sản phẩm từ actisô và các dược liệu từ thế mạnh của địa phương như linh chi, diệp hạ châu... Với chiến lược phát huy lợi thế của vùng dược liệu trọng điểm quốc gia, Ladophar đã xây dựng mục tiêu chiến lược biến tiềm năng dược liệu thiên nhiên thành những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị cao, nâng tầm thương hiệu Việt.

Từ hoạt động thực tiễn và tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nữ Tổng Giám đốc Ladophar chia sẻ kinh nghiệm: Thuốc Việt hoàn toàn có thể có chỗ đứng quan trọng trên thị trường trong nước nếu được quan tâm đầu tư (cả doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước) để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng, giá cả cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

Anh Nguyễn Đăng Phong và tiệm bánh Cối xay gió.

8 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Giáo sư, Tiến sĩDương Tấn Nhựt.

TUẤN HƯƠNG

Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Khánh Hòa, GS. TS Dương Tấn Nhựt lại xem

Đà Lạt là quê hương thứ hai khi gắn bó hơn 33 năm với thành phố hoa. Yêu và đam mê nghiên cứu khoa học, chàng sinh viên Khoa Sinh học - Trường Đại học Đà Lạt quyết định quay về Việt Nam để cống hiến cho đất nước sau khi đi nghiên cứu sinh tại Nhật Bản. Mặc dù được nhiều viện, trường ở Nhật và các quốc gia nổi tiếng trên thế giới mời làm việc với mức thu nhập tốt, nhưng vị giáo sư nặng lòng với KHCN của Việt Nam vẫn quyết định trở về công tác trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn. Ông đã công bố hơn 360 bài báo khoa học trong nước và quốc tế cũng

Nặng lòng với khoa học công nghệĐó là GS. TS Dương Tấn Nhựt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên có đóng góp lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ (KHCN) của Đà Lạt - Lâm Đồng.

Chị Đỗ Thị Vinh (SN 1972) là lao động tiêu biểu của Tổ 4, Đội Môi trường, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt, một trong những chiến sĩ thi đua cơ sở được UBND TP Đà Lạt khen thưởng.

Nữ lao công tự hào vìthành phố xanh - sạch - đẹp5 năm qua, phát huy vai trò tổ

chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, các tổ chức tôn giáo trong tỉnh luôn đồng hành cùng dân tộc; góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa các tôn giáo, chung sức, đồng lòng xây dựng tỉnh Lâm Đồng ngày càng ổn định, phát triển.

ĐỨC KHIÊM

Thượng tọa Thích Thanh TânPhó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Namtỉnh Lâm Đồng

Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo có truyền thống yêu nước, với tinh thần “Hộ quốc an dân”, đã sớm gắn bó với vận mệnh của đất nước, trải qua bao thăng trầm và luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình truyền bá tư tưởng giáo lý Phật giáo. Khi đất nước hùng cường thì Phật giáo hưng thịnh, khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo sẵn sàng đứng lên tham gia chống giặc ngoại xâm, góp phần giành lại độc lập, thống nhất, tự do cho dân tộc. Trong thời bình, Phật giáo lại cùng toàn dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thông qua hoạt động Phật sự đã thường xuyên tuyên truyền, vận động Phật tử phát huy truyền thống yêu nước thương nòi, trau dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hành đạo vì cuộc sống an lành, ấm no và hạnh phúc của mọi người.

Phật giáo Việt Nam trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc đã được các tổ chức quốc tế, Liên Hiệp quốc và Chính phủ Việt Nam tin tưởng giao phó tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp quốc 3 lần tại Việt Nam, tất cả đều thành công rực rỡ, mang lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho bạn bè quốc tế

Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc

Đoàn kết các tôn giáo.

về một Việt Nam luôn đổi mới, thân thiện, hòa bình, đoàn kết và phát triển. Với phương châm “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, trong nhiều năm qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các chức sắc, tăng, ni, cư sĩ và đồng bào Phật tử tu tập giữ gìn đạo hạnh, sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Đảng, chính quyền và MTTQ Việt Nam các cấp phát động bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó, tiêu biểu là các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng sâu, vùng xa… với giá trị hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Qua đó, đã góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2014 - 2019 và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Linh mục Hoàng Văn ChínhChánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng

Ủy ban Đoàn kết Công giáo

Việt Nam là một tổ chức xã hội, đại diện phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam, là tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được thành lập để kế tục sự nghiệp các tổ chức tiền thân phong trào yêu nước của người Công giáo, nhằm mục đích đoàn kết rộng rãi đồng bào Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước, cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình thực hiện theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” và Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI “Người Công giáo tốt cũng là Người công dân tốt”. Nhiều năm qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh luôn nỗ lực dấn thân đồng hành cùng dân tộc. Tổ chức, hướng dẫn, tập hợp động viên người Công giáo tỉnh Lâm Đồng luôn đồng hành cùng dân tộc trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là tham gia tích cực và có hiệu quả cao trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng nhiều mô hình về tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư; đồng hành thực hiện an toàn giao thông...

XEM TIẾP TRANG 11

như hướng dẫn, đào tạo gần 400 người ở các bậc: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, học sinh trung học đi thi quốc tế...

Thầm lặng nghiên cứu khoa học, GS. TS Dương Tấn Nhựt là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển KHCN của Đà Lạt - Lâm Đồng. Về nước 17 năm, ông chủ nhiệm hơn 15 đề tài, trong đó, phải kể đến đề tài nghiên cứu về sâm Ngọc linh. Ông được thế giới biết đến qua việc xây dựng được quy trình nhân giống thành công

sâm Ngọc linh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, góp phần bảo tồn nguồn giống cây quý hiếm này. Hiện, ông đang tiếp tục nghiên cứu hướng di thực của sâm Ngọc linh, để loại dược liệu quý này có thể phát triển được ở nhiều nơi có khí hậu tương đồng chứ không chỉ ở riêng Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi.

Gắn bó với Đà Lạt, GS. TS Dương Tấn Nhựt là người có công đưa thương hiệu “Hoa Đà Lạt” vang xa. Ông nghiên cứu và nhân giống thành công nhiều giống hoa từ kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, giúp Đà Lạt - Lâm Đồng chủ động nguồn giống cây. Bằng tâm huyết đóng góp cho KHCN

địa phương đi xa hơn, ông là người góp phần đưa hoa Đà Lạt vươn ra thế giới khi tham gia cố vấn, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, con người... cho các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu hoa.

Đam mê, tâm huyết với KHCN - ngành theo đuổi gắn với chuyên môn, GS. TS Dương Tấn Nhựt khát khao KHCN ở Đà Lạt - Lâm Đồng phát triển bậc nhất cả nước, bởi lợi thế từ khí hậu, đất đai, nguồn nhân lực. Theo ông, đầu tư cho KHCN ở Lâm Đồng hiện nay chưa đủ nhiều để KHCN phát triển tương xứng với tiềm năng. Chứng kiến sự chuyển mình của Đà Lạt - Lâm Đồng, vị giáo sư mong muốn mọi thứ ở Đà Lạt phải phát triển vượt trội, trong đó, KHCN là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

TRỌNG TÍN

Gặp và trò chuyện với chị Vinh tôi mới được biết về hoàn cảnh của chị

cũng rất khó khăn, ông xã mất do tai nạn giao thông đã 17 năm nay, một mình chị làm nghề và nuôi con ăn học nên người. Năm nay con chị đã học năm thứ tư Đại học Công nghệ, cháu thương mẹ chịu khó học, vừa đi làm vừa đi học để phụ mẹ chút ít cho mẹ đỡ vất vả.

Rất nhiều năm trôi qua thành quen, cứ vào tối ba mươi tết khi mọi nhà đã quây quần quanh mâm cơm, đón giao thừa thì chị Vinh vẫn âm thầm lặng lẽ quét rác, thu gom rác cho xong phần việc được giao. Ngày lễ, ngày tết lượng rác thải nhiều gấp hai, ba lần mọi khi nên đòi hỏi phải dồn sức nhiều hơn. Được hỏi về nghề của mình, chị Vinh chia sẻ mộc mạc với tôi: Mình đã gắn bó với nghề hơn 30 năm qua. Mình chỉ nghĩ rằng, tuy vất vả nhưng công việc của đội môi trường đã góp phần làm cho thành phố xanh, sạch hơn nên cảm thấy vui và hạnh phúc rồi. Mình sống vì nghề, nuôi con nhờ nghề nên

không bao giờ sợ khổ, không bao giờ ca thán! Mong có sức khỏe để tiếp tục cống hiến đến khi nghỉ hưu.

Dẫu biết rằng, trong xã hội mỗi nghề nghiệp đều có sự hy sinh và cống hiến đáng quý và đáng trân trọng. Song, có lẽ nghề lao công lại là công việc có sự cống hiến thầm lặng nhất, họ mang lại một thành phố sạch sẽ, trong lành và không ô nhiễm từ rác thải.

Chị Đỗ Thị Vinh cũng như bao người lao động bình dị khác, chị không muốn nói về thành tích của mình bởi với chị đó là trách nhiệm của người lao động. Và vượt lên mọi thử thách, mọi khó khăn đời thường, chị Vinh đã gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Công ty; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, được UBND TP Đà Lạt và Công ty khen thưởng, gia đình đạt văn hóa 4 năm liên tục từ năm 2014 - 2017. Chị là tấm gương sáng giữa đời thường rất đáng trân trọng, tôn vinh.

Chị Vinh luôn cần mẫn và tự hào với công việc của người lao cônglàm sạch đẹp thành phố.

9 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019CUỐI TUẦNDU LỊCH

Sau nhiều năm chuyên canh mở rộng ở vùng nông nghiệp xã Xuân Thọ, Đà Lạt, nông gia Nguyễn Văn Trung quyết định "đổi đời" trên toàn cánh đồng hoa cẩm tú cầu từ chăm sóc sinh trưởng để thu hoạch cắt cành sang làm du lịch canh nông gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

VĂN VIỆT

Đồi núi, suối nướcbao bọc đồng hoacẩm tú cầuTrước khi chia tay nông trại vào

cuối tháng 5/2019, phóng viên cũng đã có một ngày trải nghiệm trên cánh đồng hoa cẩm tú cầu vào thời điểm nở rộ trên địa hình bậc thang, tọa lạc bên bờ đập thủy lợi Lộc Quý, xã Xuân Thọ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ hơn mười cây số. Với tổng diện tích hơn 2 ha, cánh đồng hoa cẩm tú cầu Xuân Thọ đã được đầu tư khá đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông nối liền từ đường nhựa lớn vào đường bê tông chỉ dài hơn năm mươi mét, chiều rộng mặt đường thoải mái cho xe ô tô ra vào cả hai mùa khô và mùa mưa. Trước khi cho khách bước xuống chừng chục bậc thang hòa mình vào cánh đồng hoa cẩm tú cầu, tài xế xe du lịch khá dễ dàng thao tác đậu đỗ xe ô tô các loại ngay ngắn trên diện tích sân bãi rộng đến 8.000 m2. Từ bãi đậu xe rộng lớn này, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh cánh đồng hoa cẩm tú cầu đa sắc màu rực rỡ từ sáng sớm đến chiều tối mỗi ngày, đẹp hài hòa như bức tranh. Trên đó len lỏi giữa những bậc thang cánh đồng hoa cẩm tú cầu rộng lớn là những cung đường thiết kế xây dựng uốn lượn mềm mại cho khách bộ hành cận cảnh với từng thân, cành, lá cây đến từng cánh hoa nhỏ chen chúc vào nhau tạo thành những quả cầu hoa lớn khoe các sắc trắng sữa, vàng, đỏ hồng, tim tím, xanh lam một góc trời. Trên tầng không lơ lửng chạm với mây trời là các cây cầu trái tim tình yêu, một vầng trăng khuyết và những ngôi sao

rực sáng, những nấc thang lên thiên đường... được chủ nhân cánh đồng hoa cẩm tú cầu bố trí lắp đặt thành những vị trí check in mênh mông giữa nền phong cảnh từ rừng hoa cẩm tú cầu nơi đây.

Bước vào khung cảnh đầu tiên sau cánh cổng đồng hoa cẩm tú cầu, phóng viên háo hức chờ hồi lâu để đến lượt bước lên mười bậc thang thiên đường thu vào góc ảnh “sống ảo” lạ mắt. Tại đây, tình cờ phóng viên gặp một đoàn du khách nữ sinh viên đến từ một trường đại học ở Bangkok Thái Lan vừa khép một vòng check in qua từng thửa vườn bậc thang là bước chân lên ngay nấc thang thiên đường bồng bềnh mây trắng trên cao, bên dưới chân trời trải dài rừng thông, hồ đập, suối nước, đồi núi bao bọc cánh đồng hoa cẩm tú cầu nhấp nhô đặc trưng của cao nguyên Đà Lạt. Một nữ sinh viên Thái Lan trong đoàn chia sẻ: “Chúng em du lịch quanh các con phố trung tâm Đà Lạt thấy nhiều luống cẩm tú cầu nở hoa trên đường phố, đặc biệt ở khu vực Ánh Sáng còn có một công viên hoa cẩm tú cầu rất thích. Rồi khi đến đây tham quan cả một cánh đồng cẩm tú cầu rộng lớn thật bất ngờ và thật thú vị. Chúng em có một ngày trải nghiệm với hoa cẩm tú cầu đáng nhớ tuyệt vời ở thành phố Đà Lạt...”. Và một du khách quý ông trung niên đến từ phương Nam bày tỏ: “Trước đây, du lịch ra vùng ngoại ô Đà Lạt mười lăm, hai mươi cây số, gia đình chúng tôi chỉ được lướt qua cửa kính ô tô những thửa vườn rau, hoa diện

tích vài trăm đến gần ngàn mét vuông nằm ven đường nhựa lớn, rồi trở về các khu điểm du lịch quen thuộc cách phố trung tâm bán kính trên dưới năm cây số. Nhưng nay chỉ ra ngoại ô Đà Lạt hơn mười cây số là được tha hồ dạo chơi ngắm cảnh trong đồng hoa cẩm tú rộng lớn đến hơn hai mươi ngàn mét vuông, hoa và hoa nhiều vô kể, đẹp và rất đẹp, gia đình chúng tôi sẽ giới thiệu bạn bè, người thân cùng trở lại nơi này trong chuyến du lịch Đà Lạt lần sau...”.

Không còn lothị trường đầu raTrước khi tiếp xúc với quý

khách du lịch trong và ngoài nước, phóng viên đã được chủ nhân Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1975) hướng dẫn tham quan và kể chuyện về quá trình “đổi đời” cánh đồng hoa cẩm tú cầu Xuân Thọ, Đà Lạt. Theo đó, cánh đồng cẩm tú cầu đã qua năm năm hình thành và phát triển. Nguyên là những thửa rau bậc thang luân canh các loại xà lách, bắp sú, cải thảo, súp lơ... chuyển đổi ban đầu với vài ngàn mét vuông trồng thử nghiệm hoa cẩm tú cầu. Đây là một loại hoa trồng trang trí phổ biến ở các khu vực tiểu công viên trên tuyến phố trung tâm Đà Lạt, từ khoảng năm 2010 trở đi, người nông dân vùng rau Đà Lạt đã chọn tạo giống trồng bằng giâm mắt hom trên từng luống thay thế cây rau thương phẩm. Sau đó thấy hiệu quả kinh tế cao hơn cây rau, lại dễ chăm sóc nên nông gia

Nguyễn Văn Trung quyết định dành thời gian hơn một năm để trồng mới nhân rộng đồng loạt thành cánh đồng hoa cẩm tú cầu trên tổng diện tích 2 ha ở thôn Lộc Quý, Xuân Thọ nói trên.

“Vừa học hỏi kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu của nhà nông đi trước, vừa tìm tòi trên mạng internet kết hợp với thực tế sản xuất trên đồng, hộ gia đình chúng tôi chọn mật độ trồng 3.000 mắt hom/1.000 m2, sau nửa năm bắt đầu thu hoạch và căn cứ vào chất lượng hoa phân loại bán ra thị trường, để bổ sung quy trình chăm sóc tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn...”, chủ nhân cánh đồng hoa cẩm tú cầu Nguyễn Văn Trung chia sẻ.

Kết quả hơn ba năm ổn định quy trình sản xuất hoa cẩm tú cầu thương phẩm theo hướng hữu cơ trên tổng diện tích 2 ha, thu nhập tính chung với thị trường thông suốt mang về lợi nhuận cho chủ nhân Nguyễn Văn Trung lên đến trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do sản xuất và tiêu thụ vẫn phụ thuộc nhiều khâu trung gian nên không tránh khỏi những thời điểm hoa cắt cành giá bấp bênh “dội chợ” thua lỗ. Đang lúc băn khoăn trăn trở tìm hướng đi mới trên đồng cẩm tú cầu, chủ nhân Nguyễn Văn Trung được ngành du lịch và ngành nông nghiệp cùng chính quyền địa phương xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt vận động xây dựng trở thành điểm du lịch canh nông của tỉnh Lâm Đồng. Nắm bắt ngay cơ hội và xu hướng mới này, chủ nhân Nguyễn Văn Trung chọn ý tưởng đưa vào các

“Đổi đời” cho cẩm tú cầu

giải pháp thiết kế, đầu tư cải tạo, bổ sung các tiêu chí “đổi đời” hoa cẩm tú cầu từ cắt cành thương phẩm chuyển sang trang trí làm du lịch. Kết quả đến cuối năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng và chính quyền thành phố Đà Lạt chính thức công nhận cánh đồng hoa cẩm tú cầu của chủ nhân Nguyễn Văn Trung đạt tiêu chuẩn 1 trong hơn 30 mô hình du lịch canh nông gắn thương hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2019, cánh đồng hoa cẩm tú cầu đón khách du lịch mỗi ngày trung bình từ 150 - 200 lượt người, riêng ngày cao điểm nghỉ lễ 30/4 đón hơn 500 lượt khách. “Hoa cẩm tú cầu làm du lịch không còn lo lắng cắt cành, bảo quản sau thu hoạch, thị trường đầu ra, đạt thu nhập ổn định và chiều hướng đang nâng cao giá trị gia tăng nhiều hơn so với sản xuất theo thời vụ. Tất cả quy trình kỹ thuật bây giờ đều tập trung chăm sóc cho hoa tươi liên tục, đảm bảo lứa hoa trước vừa tàn thì có lứa hoa kế tiếp bung nở thay thế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chiêm ngưỡng, trải nghiệm tìm hiểu của khách du lịch về nghề trồng hoa các loại đặc trưng phố núi Đà Lạt nói chung, hoa cẩm tú cầu nói riêng”, anh Nguyễn Văn Trung, chủ nhân cánh đồng hoa cẩm tú cầu cho biết thêm.

Phóng viên ghi nhận và đặt nhiều hy vọng về việc phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch cánh đồng hoa cẩm tú cầu Xuân Thọ, Đà Lạt trong thời gian tới.

Check in trên cây cầu tình yêu lơ lửng tầng cao của cánh đồng cẩm tú cầu Đà Lạt.

Chủ nhân Nguyễn Văn Trung giữa cánh đồngcẩm tú cầu mênh mông khoe sắc mỗi ngày.Phối cảnh trồng xen một vài loại hoa khác trên nền đồng hoa cẩm tú cầu Xuân Thọ, Đà Lạt đã và đang thu hút lữ khách khắp nơi.

10 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN GIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

VIỆT QUỲNH

Sư rưc rỡcua thanh xuân Đó là chủ đề của Prom vừa khép

lại cách đây đúng một tuần, với trọn vẹn những cung bậc cảm xúc mà các học sinh Trường THPT Đơn Dương đã được trải qua: Radiance of Youth. Một đêm với vui, buồn, nụ cười và những giọt nước mắt.

Ở đó, có những câu chuyện được ôn lại, có những tâm sự được chia sẻ, có những lời chưa nói nay được tỏ bày. Và thiêng liêng nhất là nghi thức truyền lửa để ghi lại dấu ấn trưởng thành cho các bạn học sinh lớp 12. Khi ánh lửa từ ngọn nến phụ huynh cầm được truyền sang cho những ngọn nến trên tay những chàng trai, cô gái tuổi 18, không khí im lặng và cảm xúc xúc động bao trùm. Mỗi người đã nghĩ rằng, đây là nghi thức thiêng liêng mà có thể chỉ có một lần duy nhất trong suốt cả cuộc đời mình.

Ở đêm đó, các thầy cô, cha mẹ đã cùng gửi gắm những lời chúc đến với các bạn học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời. Khi Đỗ Thành Hiếu - học sinh lớp 12A1 bày tỏ những lời tâm sự của mình rằng: “Con cảm ơn công sinh thành của cha mẹ, cảm ơn thầy cô vì đã dìu dắt tụi em. Xin lỗi vì những lỗi lầm đã qua, xin lỗi ba mẹ vì những lần

Vì tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạiLần đầu tiên, các bạn học sinh Trường THPT Đơn Dương được tham gia một buổi lễ trưởng thành đặc biệt hơn rất nhiều so với các năm cũ. Một buổi Prom (dạ tiệc) hoành tráng, được tổ chức bởi những cựu học sinh, để thực hiện lời hứa của thế hệ đi trước đối với đàn em cùng “đưa nhau về thanh xuân” trước ngưỡng cửa 18 hoa mộng của cuộc đời.

không nghe lời, xin lỗi thầy cô vì những lần cúp học. Con không hứa sẽ trở thành người vĩ đại nhưng con hứa sẽ trở thành người tử tế”, những giọt nước mắt xúc động đã rơi nhiều trong khoảnh khắc các bạn học sinh thấy được hình ảnh mình trong đó.

Điều đặc biệt trong buổi Prom là cuộc thi tìm kiếm King&Queen THPT Đơn Dương, thu hút hơn 50 học sinh là “trai xinh gái đẹp” tham gia. Trải qua các phần thi tài năng và ứng xử, top 8 được chọn ra để bước vào vòng thi chung kết. Hai gương mặt tài năng nhất trở thành Nam vương và Hoa khôi đầu tiên của Trường THPT Đơn Dương nhận được sự hài lòng không chỉ từ Ban giám khảo, mà còn từ đông đảo khán giả là học sinh và giáo viên trong trường, bởi các bạn không chỉ đẹp mà còn tài năng và có thành tích học tập tốt.

Theo thầy Trần Quang Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đơn Dương, buổi Prom là một dấu ấn đặc biệt cho học sinh trong trường. Bởi học sinh trường huyện còn nhiều thiệt thòi và thiếu thốn so với thành phố, nên đây thật sự là một sân chơi bổ ích và lành mạnh, giúp các em có cơ hội để

thể hiện khả năng và bản lĩnh của mình, đồng thời rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Nguyễn Thị Mỹ Linh - Hoa khôi của cuộc thi vẫn còn lâng lâng những cảm xúc tuyệt vời mà mình đã được trải qua nói rằng: “Prom không chỉ là cơ hội để chúng em được thể hiện mình mà quan trọng hơn là giúp chúng em quen thêm nhiều người và gắn bó hơn với các bạn. Em mong muốn dẫu 3 năm học này đã kết thúc nhưng những kỷ niệm đẹp nhất sẽ vẫn còn mãi ở đó”.

Chương trìnhcua 4 cô gái 19 tuổiProm kết thúc đánh dấu một sự

kiện được xem như một “cú nổ” lớn, tạo ra rất nhiều sự tò mò và hứng thú cho học sinh Trường THPT Đơn Dương cũng như đông đảo các bạn học sinh cấp 3 huyện Đơn Dương, bởi đây là Prom đầu tiên được tổ chức trên địa bàn huyện. Nhưng ít ai biết rằng, để tổ chức một Prom hoành tráng và bài bản như vậy là cả một đoạn đường dài với sự bắt đầu của 4 cô gái 19

tuổi, và sau đó là sự đồng hành của các cựu học sinh và thầy cô trong trường.

Nguyễn Thị Phương Thảo - Trưởng BTC chương trình hiện đang là SV năm 1 Trường Đại học Tài chính Maketing, TP Hồ Chí Minh. Từng đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm CLB Kỹ năng mềm của Trường THPT Đơn Dương, Thảo cho biết: “Buổi Prom là mong muốn từ lâu của chúng tôi, bởi bản thân tôi khi xuống Sài Gòn học cũng thấy mình thiếu tự tin và thiếu rất nhiều kỹ năng mềm nên tôi muốn thông qua sân chơi này, các bạn sẽ được rèn luyện để tự tin hơn khi bước vào môi trường đại học”.

Cũng là một cựu học sinh của trường, Nguyễn Đình Tuyền không chỉ tham gia với vai trò giám khảo cuộc thi mà còn đồng hành xuyên suốt chương trình, sẵn sàng hỗ trợ BTC và thí sinh trong khả năng có thể. Đã từng tham gia Hội thi Duyên dáng Đà Lạt năm 2013 và đoạt giải nhất, Tuyền chia sẻ rằng: “Tôi đã từng là thí sinh, từng nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các anh chị đi trước. Bây giờ đến lượt tôi giúp lại các bạn học sinh và chính các bạn ấy sẽ tiếp tục giúp đỡ những thế hệ sau”. Đó có lẽ là lý do mà khi BTC Prom đang chật vật tìm kiếm tài trợ, Tuyền đã đồng ý ngay khi các bạn ngỏ lời và đồng hành bằng sự nhiệt tình, tâm huyết của một người anh đi trước.

Nghi thức truyền lửa đánh dấu cột mốc trưởng thành của các bạn học sinh lớp 12.

Iem Gõh - Tu Tra cùng với những cái tên Me Yến, Me Sam... luôn được in sẵn, dán trong từng túi rau củ trong quá trình đóng gói. Các chị giải thích rằng trong tiếng Churu, Iem Gõh có nghĩa là hữu cơ.

HÀ THANH

Chúng tôi gặp những người phụ nữ Churu tại một phiên chợ nhỏ của

những nhà nông trẻ, họ cung cấp những sản phẩm hữu cơ do chính mình sản xuất. Nhưng đôi bàn tay ngăm ngăm chai sần hằng ngày cầm cuốc, cầm liềm, nay thoăn thoắt cân, tính tiền, đóng gói trao đến tay khách hàng và không quên khuyến mãi một nụ cười hạnh phúc. Trông họ cũng chẳng khác gì hình ảnh các cô, các mẹ ở những ngôi chợ khác. Từ cách giới thiệu hàng hóa, bán hàng… toát lên một vẻ tự tin. Chính những điều này hấp dẫn chúng tôi tìm đến theo địa chỉ in trên tờ giấy hướng dẫn: Tổ hợp tác (THT) rau hữu cơ Iem Gõh ở địa chỉ thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương.

Lối dẫn vào thôn Ma Đanh bây giờ hiện ra những cánh đồng được phủ xanh màu lẫn trong đó có

những mảnh vườn nhỏ được trồng cỏ xanh tốt bốn xung quanh, tốt đến độ cao hơn đầu người. “Đó là cách chúng tôi áp dụng để tránh ảnh hưởng từ các vườn sản xuất có sử dụng phân bón và thuốc hóa học khác. Mình làm hữu cơ mà. Nhưng thú thực cũng chỉ là tương đối thôi” - Ma Điểm, cô gái trẻ của buôn làng giải thích.

Iem Gõh của phụ nữ Ma Đanh hiện giờ có 14 thành viên sau 3 năm hoạt động. Ban đầu, dưới sự hỗ trợ của tổ chức Caritas Đà Lạt (Văn phòng Bắc ái xã hội) về lĩnh vực nông nghiệp bền vững với mục tiêu hướng tới sức khỏe cộng đồng, các hộ thành viên cứ thế

được tăng lên. Với sự giúp đỡ này, THT tìm được đầu mối tiêu thụ ổn định tại TP Hồ Chí Minh. Và điều đặc biệt là giá của sản phẩm được tính dựa trên chi phí về giống, đầu tư, công lao động... Nghĩa là giá này sẽ do chính các hộ đưa ra mà không bị phụ thuộc vào biến động thị trường. Điều này cũng nằm trong thỏa thuận với đơn vị tiêu thụ nên hầu hết các thành viên đều rất thoải mái, không bị áp lực.

Tự thu hái, đóng gói, vào sổ số lượng, tham gia kiểm tra chéo để đánh giá và kiểm soát chất lượng rau của từng thành viên... Công việc trước đây tưởng chừng như vô cùng lạ lẫm nay đã trở thành quy

trình hoạt động của THT. Chị Ma Đậm - Tổ trưởng THT cho biết: Tất cả các mặt hàng sẽ được hái vào thứ hai và thứ năm hằng tuần, Đồng thời mỗi gia đình sẽ phải thông báo mặt hàng sẽ thu hoạch trong tuần kế tiếp với số lượng ước tính, để từ đó tổ trường THT sẽ thông báo đến đơn vị thu mua. Và như đúng tên gọi, các sản phẩm của THT cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, thuốc diệt cỏ, chất kích thích... Đa phần các gia đình tự chăn nuôi, ủ phân chuồng để làm phân bón...

Nhờ đó, những người phụ nữ như chị Ma Đông (30 tuổi) có thu nhập đều đặn mỗi tháng từ 1,5 - 2 triệu đồng. Con cái còn nhỏ nên chị Ma Đông cũng chỉ tranh thủ cùng chị em trồng thêm rau trong mảnh vườn nhỏ sau nhà. Chị nói rằng bây giờ có đưa con ra vườn thì chị cũng yên tâm hơn khi bé không bị ảnh hưởng bởi mùi của các loại thuốc bảo vệ thực vật. Mùa nào thức nấy, các chị cũng chẳng lo thiếu rau xanh sử dụng trong gia đình, đặc biệt là còn trao đổi các loại với nhau, chẳng bao giờ hết. “Nhờ đó mà chị cũng phân biệt được thế nào là rau an toàn. Trước đây cứ phải loại nào thật to, thật đẹp mình mới mua nhưng giờ mình đã biết rồi. Sử dụng những loại rau được trồng hữu cơ thì lúc nào cũng có vị ngọt

tự nhiên, và quan trọng nhất là an toàn cho sức khỏe của gia đình, con cái”, chị Ma Đông chia sẻ.

Trong THT, có lẽ gia đình chị Ma Đờng là người có thu nhập cao nhất, khoảng 10 triệu đồng/tháng. Con số này có lẽ chẳng thể nào so được với số tiền thu được từ 4 sào đất trồng rau màu trước đây. Thế nhưng, chị bảo rằng bản thân hài lòng với lựa chọn làm rau hữu cơ. Vất vả hơn, thu nhập giảm hơn nhưng chị nói rằng mình cũng cảm thấy khỏe hơn sau mỗi ngày thức dậy. “Từ ngày không sử dụng phân thuốc thì cũng không còn thường đau ốm, nhất là không hay tụt huyết áp như trước đây. Tính về năng suất thì rau hữu cơ chẳng thể nào so được với trước đây nhưng mà bây giờ mình mới dám ăn rau mình làm ra một cách vô tư như thế này”, vừa nói, chị Ma Đờng vừa hái một trái dưa leo trên giàn đưa vào miệng cắn một cách ngon lành.

Tư duy thay đổi không vì lợi ích vật chất, những người phụ nữ Churu bây giờ đây đã biết quan tâm đến sức khỏe của chính mình, và xa hơn là cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Diện tích của họ có thể chưa nhiều, sản lượng không cao nhưng quan trọng hơn cả, họ đang từng bước tiến đến xây dựng mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.

Iem Gõh của phụ nữ Ma Đanh

Các thành viên THT tự đóng gói và cập nhật số lượng rau củ của mình mỗi lần thu hoạch.

11 THỨ BẢY 8 - 6 - 2019CUỐI TUẦNTÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Dọc đường đất nước

THỤY TRANG

Dùng thuốc diệt cỏ “đầu độc” rừng thông Ngày 31/5, Phòng Cảnh sát hình sự - Công

an tỉnh Lâm Đồng chủ trì, phối hợp Công an huyện Lâm Hà, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hủy hoại hơn 10 ha rừng thông ba lá (khoảng 3.500 cây thông gần 18 năm tuổi; gây thiệt hại gần 800 triệu đồng) tại Tiểu khu 292, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.

Theo đó, cơ quan chức năng dẫn giải ba nghi can (trước đó đều bị khởi tố, bắt tạm giam cùng về hành vi hủy hoại tài sản) đến hiện trường để dựng lại hành vi sử dụng khoan điện, thuốc diệt cỏ “đầu độc” rừng thông. Các đối tượng gồm: Ngô Văn Diệm (SN 1984, quê Yên Khánh, Ninh Bình; tạm trú tại xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng);

VỤ “ĐẦU ĐỘC” HƠN 10 HA RỪNG THÔNG Ở LÂM HÀ

Thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án

pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án dẫn dụ Kế về Việt Nam. Đến ngày 1/6, tại Cảng Hàng không quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng), Kế phải tra tay vào còng số 8.

Có thể nói, đây là vụ phá rừng thông quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh, để phá án, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh là lực lượng chủ công, phối hợp Văn phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Lâm Hà cùng vào cuộc, truy xét, quyết liệt bóc gỡ băng nhóm tội phạm phá rừng, kết quả các đối trượng vi phạm đều phải tra tay vào còng số 8.

Trong quá trình phá án, Công an tỉnh Lâm Đồng xác định đây là vụ án có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên đang mở rộng điều tra vụ án; đồng thời làm rõ có hay không tình trạng bảo kê để hủy hoại rừng.

Liên quan đến vụ án này, trước đó lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã trực tiếp kiểm tra hiện trường rừng thông bị hủy hoại và chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Lâm Hà vào cuộc điều tra, làm rõ ngay việc hủy hoại rừng, sớm tìm ra đối tượng phá rừng để xử lý nghiêm theo pháp luật, đồng thời khẳng định không có vùng cấm, không có trường hợp nào ngoại lệ trong vụ án hủy hoại rừng nghiêm trọng này.

Cơ quan chức năng tổ chức thực nghiệm điều tra hiện trường vụ hủy hoại hơn 10 ha rừng thông tại Tiểu khu 292.

Các nghi can Diệm, Lợi, Hồng (từ trái sang) tại hiện trường vụ hủy hoại rừng thông.

Dương Văn Hồng (SN 1967, ngụ xã Nam Hà, Lâm Hà), Nguyễn Văn Lợi (SN 1996, ngụ thôn An Bình, xã Đan Phượng, Lâm Hà).

Theo cơ quan điều tra, trong số 3 nghi can này, Diệm là đối tượng có 2 tiền án, tiền sự về tội gây thương tích và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Diệm cũng đang sở hữu 7 sào đất tại khu vực này và đã thuê người “đầu độc” rừng thông để lấn chiếm thêm 5 sào đất lâm nghiệp.

Cũng theo cơ quan điều tra, Lợi, Hồng được Diệm thuê hủy hoại rừng thông tại Tiểu khu 292, do Xí nghiệp nguyên liệu giấy Lâm Đồng, thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai (gọi tắt là Công ty Tân Mai) trồng, quản lý, nhằm mục đích chiếm dụng đất để sang nhượng, trục lợi trái pháp luật. Lợi và Hồng đã được Diệm cung cấp khoan điện, bình ắc quy, thuốc diệt cỏ để “đầu độc” rừng thông và được trả công từ 500.000đ - 700.000 đ/ngày, hoặc 30 triệu

đồng/ha. Qua đấu tranh, Diệm khai được Bạch Đình Kế (SN 1982, ngụ xã Tân Hà, Lâm Hà) “khoán” cho việc thuê người hủy hoại rừng thông của Công ty Tân Mai tại Tiểu khu 292. Kế là người mua thuốc diệt cỏ cung cấp cho Diệm để Diệm đưa cho Lợi, Hồng cùng một số người khác hủy hoại rừng, nhưng khi biết cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì nhanh chóng bỏ trốn khỏi địa phương. Dù vậy, ngày 31/5, Kế vẫn bị cơ quan chức năng đọc lệnh khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nhà riêng để tìm chứng cứ liên quan đến vụ hủy hoại rừng.

Các đối tượng phá rừng đều phải tra tay vào còngKhi Công an tỉnh lập chuyên án điều tra vụ

hủy hoại hơn 10 ha rừng thông tại Tiểu khu 292 thì Diệm và Kế đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra nhanh chóng xác định được nơi lẩn trốn của Diệm và Kế. Tuy nhiên, do biết đang bị theo dõi nên các nghi can luôn thay đổi nơi ở. Diệm từ Gia Lai đón xe ra Hà Tĩnh, sau đó bắt xe ngược vào Bình Dương và tại đây bị các trinh sát của Ban chuyên án bắt giữ để phục vụ công tác điều tra. Riêng Bạch Đình Kế, đối tượng cầm đầu trong vụ hủy hoại rừng thông vẫn tiếp tục bỏ trốn qua Lào. Bằng các biện

... do MTTQ Việt Nam tỉnh phát động. Đồng thời, tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nam nữ tu sĩ và bà con giáo dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, y tế, dạy nghề, bảo trợ xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh trật tự tại địa phương. Chúng tôi mong muốn trong nhiệm kỳ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đồng bào các tôn giáo bạn nói chung và đồng bào Công giáo trong tỉnh nói riêng.

Giáo hữu Ngọc Tri ThanhTrưởng Ban Đại diện Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh tỉnh Lâm Đồng

Trong 5 năm qua, Ban Đại diện Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh tỉnh luôn hoạt động tuân thủ pháp luật, xây dựng đường hướng hành đạo theo phương châm “Nước vinh, đạo sáng”, tích cực tham gia thực hiện Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2014 - 2019 và Chương trình phối hợp thống nhất hành động

Tôn giáo đồng hành... TIẾP TRANG 8

của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hàng năm. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao đài thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do MTTQ các cấp phát động, sống tốt đời - đẹp đạo, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại các khu dân cư trong tỉnh. Nhiệm kỳ tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy vai trò tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh, luôn đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tôn giáo gắn với tuyên truyền, vận động bà con họ đạo luôn đoàn kết, thực hiện tốt giới luật và đạo đức công dân, tham gia tốt hơn trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để cùng với cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp xây dựng tỉnh Lâm Đồng phát triển toàn diện, bền vững.

Mục sư Bùi PhụngTrưởng Ban Đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tỉnh Lâm Đồng

Là thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh, thời gian qua, với tôn chỉ hoạt động “Sống Phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc”, Ban Đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các mục sư bên cạnh việc giảng đạo thì lồng ghép trong các

Sau hơn ba tuần vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an huyện Lâm Hà khởi tố vụ án, khởi tố các bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng, trong đó có một nghi can cầm đầu vụ hủy hoại hơn 10 ha rừng thông tại huyện Lâm Hà...

buổi sinh hoạt tôn giáo, bồi linh, và các ngày lễ trọng... động viên chức sắc, tín đồ nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam các cấp phát động, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm trật tự an toàn giao thông… Ban Đại diện và các mục sư trong quá trình giảng đạo đã thường xuyên tuyên truyền, vận động tín đồ, đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, chăm lo phát triển sản xuất, giúp nhau giảm nghèo, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững an ninh trật tự ở buôn, làng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, Ban Đại diện đã tích cực phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham gia tuyên truyền, vận động giải quyết các vụ việc phức tạp có liên quan đến an ninh trật tự, quản lý, bảo vệ rừng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần ổn định tình hình, giữ vững an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương.

Tăng trưởng kinh tế... TIẾP TRANG 3

... đời sống được quan tâm đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Chính sách an sinh xã hội được thực hiện mang lại kết quả tốt, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của Lâm Đồng xuống còn 2,85%. Đặc biệt, những năm qua, Lâm Đồng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo; bởi với hơn 1,3 triệu dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 24,1% và 65% dân số là người có đạo nên việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo đã góp phần vào sự tin tưởng, chấp hành, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và người có đạo.

Còn đó lực cản Bên cạnh những thành tựu đạt

được kể từ khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà gần nhất là sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, đã có 13/19 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu so với nghị quyết thì vẫn còn những lực cản trong quá trình phát triển, đó là những vướng mắc về cơ chế, chính sách cần phải tháo gỡ. Cụ thể, nông nghiệp công nghệ cao đã tạo được sự đột phá, mang

lại hiệu quả cao nhưng ít nhiều tác động đến môi trường sinh thái. Thực hiện chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn còn gặp phải khó khăn, tỷ trọng ngành du lịch trong nền kinh tế còn thấp… Đặc biệt, một trong những vướng mắc nhất của Lâm Đồng hiện nay là trong thu hút đầu tư, triển khai dự án - nhất là các dự án về du lịch nằm trên đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trước đây, song hiện nay không triển khai được do không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Còn theo quy định của Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực từ 1/1/2019) thì rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chỉ thực hiện giao rừng, không thu tiền sử dụng rừng cho các tổ chức kinh tế, nhưng không nói rõ tổ chức kinh tế nào được giao là loại hình tổ chức gì, nên việc chuyển đổi hình thức thuê rừng trước đây qua hình thức giao rừng đối với việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sẽ khó thực hiện. Trong khi đó, Lâm Đồng là một tỉnh Tây Nguyên có diện tích tự nhiên lớn, phải duy trì độ che phủ rừng khoảng 60% thì với những quy định trên đang là lực cản trong phát triển kinh tế trong thời gian đến.

THỨ BẢY 8 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: Võ Đình Quýt

VIẾT TRỌNG

Tăng 8% tiền thưởngBắt đầu từ ngày 26/5, đến cuối

tuần này, vào tối chủ nhật 9/6, Roland Garros - Grand Slam thứ hai của làng quần vợt thế giới trong năm 2019 sẽ khép lại với trận tranh vô địch đơn nam, và trước đó một ngày là chung kết đơn nữ.

Tất nhiên là một giải đấu lớn, Roland Garros vẫn luôn có nhiều nội dung khác bước vào chung kết trong dịp cuối tuần này đáng xem, như các trận chung kết đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, đơn nam trẻ, đơn nữ trẻ, giải cho các tay vợt tên tuổi đã giải nghệ …. Tuy nhiên, với người yêu quần vợt, đơn nam và đơn nữ vẫn là 2 nội dung đáng chờ đợi nhất.

Trước khi bước vào tranh giải Pháp mở rộng này, các tay vợt tên tuổi đã lần lượt tranh tài tại nhiều giải đất nện khác nhỏ hơn trên khắp châu Âu. Mùa giải sân đất nện thường kết thúc với Roland Garros và sau giải này các tay vợt lại tiếp tục vô mùa thi đấu sân cỏ để hướng đến Wimbledon - Grand Slam thứ ba trong năm tại nước Anh.

Để thu hút các tay vợt tên tuổi trên thế giới đến với Pháp, Roland Garros năm nay cũng theo thông lệ tăng thêm mức tiền thưởng. Tổng mức thưởng của Roland Garros 2019 năm nay như công bố, trên 42,6 triệu Euro, tăng 8% so với giải này năm ngoái. Chỉ cần xuất hiện ở vòng 1 thôi, mỗi

Cuối tuần này, Roland Garros - Giải Quần vợt Pháp mở rộng 2019 sẽ khép lại sau 2 tuần thi đấu. Liệu các tay vợt trẻ có cơ hội nào không hay vẫn là những khuôn mặt cũ từng đăng quang lại lên ngôi vô địch?

Liệu vẫn là “người cũ” lên ngôi ở Roland Garros?

Góc ảnh đẹp

Federer - Nadal, cặp đấu đầy duyên nợ.

THÔNG BÁO V/v mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHI MÃĐịa chỉ 1A-1B đường Quang Trung, Phường 9, thành phố

Đà Lạt.Điện thoại: 0263 354 9955 - 093 984 9101Người đại diện (liên lạc): Nguyễn Trung Dũng, chức vụ:

Phó Giám đốcNguyên do công ty bị thất lạc giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất; số AN 949273; cấp ngày: 15/4/2009; đơn vị cấp: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng; thay đổi - điều chỉnh ngày 23/4/2012.

Công ty đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không có kết quả, nay đăng ký làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

tay vợt cả nam lẫn nữ đánh đơn nhận được 7 nghìn Euro, vào đến vòng 3 các tay vợt đánh đơn nhận được 24 nghìn Euro; vào vòng 128 nhận 46 nghìn Euro, vào đến tứ kết nhận được 415 nghìn Euro, thua trong trận chung kết nhận được 1,18 triệu Euro, còn riêng tay vợt bước lên bục nhận cúp vô địch đơn nam nữ sẽ bỏ túi cho mình một tấm ngân phiếu trị giá 2,3 triệu Euro, tăng hơn năm trước 100 nghìn Euro.

Tất nhiên, giải thưởng cao nhất chỉ dành cho các nhà vô địch đánh đơn nam nữ, còn vô địch đánh đôi gồm đôi nam và đôi nữ chỉ nhận được 580 nghìn Euro; vô địch đôi nam nữ còn thấp hơn nhiều, chỉ 122 nghìn Euro.

Giải lớn, tiền thưởng hấp dẫn, Roland Garros năm nay chỉ trừ một số tay vợt bị chấn thương rút lui vào giờ chót (chẳng hạn Kenvin Anderson - Nam Phi, hạng 8 thế giới; John Isner - Mỹ - hạng 10 thế giới…) còn lại hầu hết đều có mặt với những trận đấu vô cùng kịch tính, hấp dẫn.

Người cũ sẽ lên ngôi?Quần vợt, suy cho cùng, cũng

như bóng đá, luôn có sự ổn định đáng ngạc nhiên, nhất là quần

vợt nam. Trong khi quần vợt nữ thỉnh thoảng lại có những cánh chim lạ xuất hiện tại Grand Slam, mang lại những điều mới mẻ cho người xem, thì quần vợt nam hầu hết chỉ những tay vợt có tên tuổi, đã khẳng định được mình qua nhiều năm, có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng thế giới, mới có thể và có khả năng tiến sâu vào trong giải.

Chẳng hạn như giải năm nay, trong nội dung đơn nữ, đã có 2 tay vợt không nằm trong danh sách 32 tay vợt hạt giống của giải vượt qua được vòng tứ kết, đó là Marketa Vondrousova - người Czech, xếp hạng 38 thế giới và Amanda Anisimova - người Mỹ, xếp hạng 51 thế giới. Các tay vợt còn lại trong vòng tứ kết đều là hạt giống của giải, như Simona Halep - người Romania, hạt giống số 3, đương kim vô địch đơn nữ Roland Garros 2018; Johana Konta - người Anh, hạt giống số 26; Madison Keys - người Mỹ, hạt giống số 14 và Ashleigh Barty - người Úc, hạt giống số 8.

Điều đáng tiếc nhất của nội dung nữ đánh đơn này chính là việc các tay vợt tên tuổi bị loại nhanh chóng ra từ các vòng đấu trước, chẳng hạn như Serena Williams - người Mỹ hạt giống số 10; như Angelique Kerber - người Đức, hạt giống số 5 và đặc biệt là hạt giống số 1 Naomi Osaka - người Nhật. Serena Williams từ khi sinh con đến nay có vẻ tuổi tác và sức khỏe đã mang lại những tác động không ít, tay vợt này không còn những cú phát bóng và trả bóng sấm sét như xưa; còn Naomi Osaka - vô địch Mỹ mở rộng 2018, vô địch Úc mở rộng 2019 lại có phong độ không ổn định gần đây. Roland Garros năm nay vẫn đang chờ thêm một khuôn mặt nữ mới để mang thêm sức sống mới cho giải hay liệu chức vô địch rồi vẫn lọt vào tay của Simona Halep một lần nữa?

Trong khi đó, tại nội dung đơn nam, lọt đến vòng tứ kết không có tay vợt nào ngoài danh sách 32 hạt giống. Ngoại trừ tay vợt Nhật Kei Nishikori - hạt giống

số 7 và Stan Wawrinka - người Thụy Sỹ, hạt giống số 24 đã bị loại, trong 6 tay vợt còn lại chỉ có 1 người nằm ngoài nhóm dẫn đầu là Karen Khachanov - người Nga, hạt giống số 10; còn lại 5 tay vợt đều xếp hạt giống từ 1 đến 5, gồm Novak Djokovic - người Serbia, Rafael Nadal - người Tây Ban Nha; Roger Federer - người Thụy Sỹ; Dominic Thiem - người Áo; Alexande Zverev - người Đức.

Trong 6 tay vợt nam này, có 3 tay vợt trẻ hoặc “tương đối” trẻ, đó là Alexande Zverev - 22 tuổi, Karen Khachanov - 23 tuổi và Dominic Thiem - 25 tuổi. Cả ba có một lối đánh nhanh, kỹ thuật tốt, công thủ khá toàn diện; 2 trong 3 tay vợt này là Dominic Thiem phải gặp Karen Khachanov để có một người đi tiếp, còn Alexande Zverev cũng phải vượt qua được tượng đài Novak Djokovic mới có cơ hội vào chung kết.

Và điều đáng nói nhất chính là việc bộ ba đại thụ làng quần vợt nam thế giới gồm Roger Federer, Novak Djokovic và Rafael Nadal đều càng chơi càng hay. Đặc biệt Rafael Nadal – người từng giành đến 11 danh hiệu vô địch tại Roland Garros và cũng là đương kim vô địch 2018 này có vẻ không dễ dàng chia sẻ ngôi vương của mình cho bất cứ đối thủ nào. Tay vợt 33 tuổi này trên sân vẫn có những bước chạy bền bỉ, có các cú phát bóng và trả bóng đầy uy lực đủ để lấy điểm khi cần. Với Nadal, có cảm giác rằng chỉ cần vượt qua được Roger Federer - vốn năm nay đã 37 tuổi, trong trận bán kết để có mặt trong trận chung kết thì khả năng giành thêm một chiếc cúp vô địch cho ông vua sân đất nện này hầu như trong tầm tay.