chương 6 - tư vấn cai nghiệntuvanmatuy.com/tailieu/chuong6_vn.pdf · 2013. 6. 15. · tài...

126
Chương 6 Dự phòng tái nghiện TàI LIệU GIảNG DạY VIETNAMESE AND AMERICANS IN PARTNERSHIP TO FIGHT HIV/AIDS Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy

Upload: others

Post on 30-Jan-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Chương 6Dự phòng tái nghiện

    Tài liệu giảng Dạy

    VIETNAMESE AND AMERICANSIN PARTNERSHIP TO FIGHT HIV/AIDS

    Tài l iệu tập huấn vềTư vấn điều trị nghiện ma túy

  • VIETNAMESE AND AMERICANSIN PARTNERSHIP TO FIGHT HIV/AIDS

    Tài liệu DàNH CHO GiẢNG ViÊN

    TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

    NGHIỆN M A TÚY

  • ITài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    MỤC LỤC

    Phần I: Kiến thức cơ bản về tư vấn cá nhân điều trị nghiện ma túy

    Chương 1. Định hướng cho giảng viên

    Chương 2. Tư vấn điều trị nghiện ma túy là gì? 2.1. Giới thiệu về tư vấn 2.2. Các khái niệm cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy 2.3. Những nguyên tắc cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy2.4. Các kĩ năng tư vấn2.5. Các kĩ thuật tư vấn2.6. Quy trình tư vấn điều trị nghiện ma túy

    Chương 3. Ma túy, nghiện ma túy và Các phương pháp điều trị nghiện ma túy3.1. Chất gây nghiện hướng thần, sử dụng và hậu quả 3.2. Các vấn đề liên quan đến rượu bia 3.3. Kiến thức cơ bản về nghiện 3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị nghiện ma túy 3.5. Những yếu tố để điều trị thành công 3.6. Điều trị nghiện heroin

    Chương 4. Phỏng vấn tạo động lực 4.1. Mô hình Các giai đoạn thay đổi hành vi và những khái niệm cơ bản trong phỏng vấn tạo động lực 4.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành trong phỏng vấn tạo động lực4.3. Gắn kết phỏng vấn tạo động lực và các giai đoạn thay đổi hành vi

    Chương 5. Kĩ thuật và kĩ năng cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy (minh họa bằng các hoạt động đóng vai)

    5.1. Đánh giá khách hàng5.2. Giải quyết vấn đề5.3. Đặt mục tiêu 5.4. Giảm nguy cơ

    Chương 6. Dự phòng tái nghiện 6.1. Liệu pháp dự phòng tái nghiện 6.2. Kỹ năng từ chối6.3. Đối phó với cơn thèm nhớ6.4. Quản lí căng thẳng 6.5. Quản lí thời gian

  • II Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    MỤC LỤC (tiếp)

    Phần II: Các kĩ thuật nâng cao về tư vấn cá nhân điều trị nghiện ma túy

    Chương 7. Quản lí tình trạng say/ phê và hành vi đối đầu 7.1. Quản lí sự nóng giận7.2. Xử trí đối với những khách hàng hung hăng 7.3. Giải quyết mâu thuẫn 7.4. Làm việc với khách hàng đang phê/ say

    Chương 8. Các nhóm khách hàng đặc biệt8.1. Làm việc với gia đình để tăng cường hỗ trợ8.2. Làm việc với thanh thiếu niên8.3. Làm việc với phụ nữ

    Chương 9. Giám sát hỗ trợ chuyên môn9.1. Khung giám sát hỗ trợ chuyên môn 9.2. Nguyên tắc cơ bản khi giám sát hỗ trợ chuyên môn9.3. Thảo luận trường hợp9.4. Dự phòng và quản lý suy kiệt

    Phần III: Phụ lục

    Phụ lục I: Mẫu chương trình tập huấn Phụ lục II: Mẫu phiếu đánh giá Phụ lục III: Mẫu bài kiểm tra viết

  • IIITài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    LỜI CẢM ƠN

    Giáo trình đào tạo tư vấn điều trị nghiện ma túy này là kết quả của sự nỗ lực hợp tác trong suốt ba năm qua và chúng tôi mong muốn được bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp đã góp sức giúp hoàn thành tài liệu. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của Tiến sĩ Myat Htoo Razak, nguyên cố vấn kĩ thuật cao cấp của Văn phòng FHI khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ông Umesh Sama, nguyên là chuyên gia của Hệ thống Giảm tác hại châu Á trong việc chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu cho các phiên bản trước của tài liệu này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thành viên của Nhóm can thiệp đối với người tiêm chích ma túy và Nhóm Chiến lược thay đổi hành vi của Tổ chức FHI Việt Nam: Bác sĩ Phạm Huy Minh, Bùi Xuân Quỳnh, Lê Thị Ban, Đinh Thị Minh Thu, Nguyễn Thu Hạnh, Hoàng Thị Mơ, đã hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình phát triển tài liệu; và Thạc sĩ Vương Thị Hương Thu, Tiến sĩ Nguyễn Tố Như và BS. Hoàng Nam Thái đã giúp hoàn thiện tài liệu. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn những ý kiến quí báu từ Tiến sĩ Stephen Jay Mills và Bác sĩ Rachel Burdon cho những bản thảo đầu tiên và Thạc sĩ Simon Baldwin với bản thảo cuối cùng.

    Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn đối với Chương trình Hỗ trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kì cho phòng chống AIDS tại Việt Nam (PEPFAR), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì (USAID) và Tổ chức Pact Việt Nam đã hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho việc thực hiện và nhân rộng chương trình tư vấn điều trị nghiện ma túy, cũng như cho việc phát triển và hoàn thiện giáo trình đào tạo này. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Karl D. White, nguyên Cố vấn về Lạm dụng chất gây nghiện, SAMSHA; Bà Ellen Lynch, Quyền Giám đốc Chương trình Y tế công cộng, USAID; Tiến sĩ John Eyres, Cố vấn kĩ thuật cao cấp về Điều trị nghiện ma túy và dự phòng HIV, USAID; và Bà Nguyễn Thị Minh Hương, chuyên gia về HIV và điều trị nghiện ma túy, USAID.

    Trong quá trình biên dịch và xuất bản không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Các ý kiến của quý vị xin đề nghị gửi về:

    Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI/Vietnam).Tầng 3, số 1 phố Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.hoặc Email: [email protected]

    Xin chân thành cảm ơn.

  • IV Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    TÁC GIẢ

    Tiến sĩ Robert Ali, Giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu của WHO về Điều trị nghiện ma túy và rượu, Đại học Adelaide, Australia

    Thạc sĩ Vương Thị Hương Thu, Quản lí chương trình, FHI Việt Nam

    Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tố Như, Quản lí chương trình, FHI Việt Nam

    Thạc sĩ Phạm Thị Hương, nguyên Trưởng bộ phận Can thiệp trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kì (CDC) tại Việt Nam

    Tiến sĩ Kevin Mulvey, nguyên Cố vấn kĩ thuật cao cấp, FHI Việt Nam

    Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Nam Thái, Cán bộ chương trình, FHI Việt Nam.

    Hiệu đính: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Nam Thái

    Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp của các thành viên trong Nhóm can thiệp cho người tiêm chích ma túy, FHI Việt Nam, các tư vấn viên tư vấn điều trị nghiện ma túy tại các địa phương, cũng như các học viên tham dự các khóa đào tạo từ năm 2006, trong việc hoàn thiện bộ tài liệu này.

  • 6 CHƯƠNG Dự phòng tái nghiện

    Bài 6.1: Liệu pháp dự phòng tái nghiện 3

    Bài 6.2: Kĩ năng từ chối 31

    Bài 6.3: Đối phó với cơn thèm nhớ 41

    Bài 6.4: Quản lí sự căng thẳng 63

    Bài 6.5: Quản lí thời gian 85

  • 6.1Liệu pháp dự phòng tái nghiện

    Bài

  • 4 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    TổNG QuAN

    I. Giới thiệu 2 phút Giải thích rằng trong bài này, bạn sẽ thảo luận với học viên về dự phòng tái nghiện.

    II. Thảo luận nhóm lớn 20 phút Dẫn dắt một cuộc thảo luận nhóm lớn về những lí do chính khiến người ta tái nghiện.

    III. Thuyết trình 70 phút Trình bày các bản chiếu PowerPoint về liệu pháp dự phòng tái nghiện.

    IV. Kết luận 8 phút Nhắc lại những điểm chính trong bài và trả lời câu hỏi của học viên (nếu có).

    Bài 6.1: Liệu pháp dự phòng tái nghiện

    Mục đích:Giúp học viên hiểu được các biện pháp dự phòng tái nghiện cho khách hàng phục hồi sau cai nghiện.

    Thời gian: 100 phút

    Mục tiêu: Kết thúc bài này, học viên sẽ có thể:

    Xác định được những nguyên nhân dẫn đến tái nghiện Giải thích được Mô hình tái nghiện Xác định những tình huống nguy cơ cao trong khi thảo luận với khách hàng Hiểu được các chiến lược để đối phó với các tình huống nguy cơ cao Giải thích được các can thiệp dự phòng tái nghiện chung Giải thích được các can thiệp dự phòng tái nghiện cụ thể

    Phương pháp: Thảo luận nhóm lớn Thuyết trình

    Dụng cụ trợ giảng: Các bản chiếu PowerPoint Máy chiếu và màn chiếu Bảng lật và giấy khổ lớn Bút dạ màu

  • 5Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 1

    LIỆU PHÁP DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN

    Nói: Trong bài này chúng ta sẽ thảo luận nhiều nội dung khác nhau về liệu pháp dự phòng tái nghiện (DPTN). Trước khi bắt đầu, tôi đề nghị các bạn suy nghĩ về những lí do khiến người sau cai tái nghiện?

    Hướng dẫn giảng dạy: Dẫn dắt một buổi thảo luận nhóm lớn kéo dài 20 phút, ghi chép câu trả lời của học viên trên giấy khổ lớn.

  • 6 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 2

    Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:

    Xác định được những nguyên nhân dẫn đến tái nghiện

    Giải thích được Mô hình tái nghiện

    Xác định những tình huống nguy cơ cao trong khi thảo luận với khách hàng

    Hiểu được các chiến lược để đối phó với các tình huống nguy cơ cao

    Giải thích được các can thiệp dự phòng tái nghiện chung

    giải thích được các can thiệp dự phòng tái nghiện cụ thể

    MỤC TIÊU BÀI HỌC

    Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu

  • 7Chương Vi – Bài 6.1

    Nói: Chúng ta có thể nhóm các nguyên nhân khiến khách hàng tái nghiện thành hai nhóm, đó là: nhóm nguyên nhân cá nhân và nhóm nguyên nhân do quan hệ cá nhân/xã hội. Nhóm đầu tiên có thể xuất hiện mỗi khi khách hàng tái sử dụng (trượt) và nó thường liên quan đến việc phải chống chọi với những sự kiện quan trọng về tâm lí và thể chất (ví dụ: đối phó với cảm xúc tiêu cực, rơi vào trạng thái thèm muốn “nội tâm”, do các triệu chứng cắt cơn,...), hoặc muốn kiểm tra xem mình còn lệ thuộc vào ma túy nữa hay không. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là những sự kiện này có thể không phải là nguyên nhân quan trọng đối với người khác hoặc nhóm người khác.

    Trong nhóm nguyên nhân thứ hai, khách hàng tái sử dụng là do những ảnh hưởng từ những người khác (như mâu thuẫn cá nhân, áp lực xã hội).

    Hướng dẫn giảng dạy: Quay lại danh sách những lí do tái nghiện (kết quả thảo luận nhóm) và yêu cầu học viên chia chúng thành 2 nhóm: a) các nguyên nhân cá nhân và b) các nguyên nhân quan hệ cá nhân/xã hội. Dành 5 phút cho hoạt động này.

    Nói: Các bạn đã đưa ra được một danh sách đầy đủ những nguyên nhân tái nghiện và bây

    giờ chúng ta sẽ phân loại thành 2 nhóm: nguyên nhân liên quan đến cá nhân và nguyên nhân liên quan đến quan hệ với người khác/cộng đồng. Khi bạn thảo luận với khách hàng, bạn sẽ hiểu được có nhiều điều (thuộc về cá nhân hoặc quan hệ cá nhân/xã hội) có thể là yếu tố thúc đẩy họ tái sử dụng ma túy. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về một số yếu tố này.

    Bản chiếu 3

    Đánh giá các tình huống nguy cơ cao và nguyên nhân tái nghiện của khách hàng theo các nhóm sau:

    Cá nhân

    Quan hệ cá nhân/xã hội

    CÁC BƯỚC DPTN CƠ BẢN

  • 8 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 4

    Nói: Hãy nói kĩ hơn về các nhóm nguyên nhân. Nhóm nguyên nhân thứ nhất bao gồm những yếu tố liên quan chủ yếu đến cá nhân (bên trong con người), và/hoặc những phản ứng đối với những sự kiện trong môi trường không liên quan đến con người. Nó có thể là phản ứng trước những sự kiện giữa con người và con người trong quá khứ (nghĩa là mối quan hệ tương tác ấy không còn có tác động quan trọng nào). Hãy thảo luận về một số yếu tố đó.

    Đối phó với trạng thái cảm xúc tiêu cực. Những yếu tố này liên quan đến việc đối phó với trạng thái cảm xúc, tâm trạng hoặc cảm giác tiêu cực (không thoải mái).

    Thông tin tham khảo:

    (1) Đối phó với sự thất vọng và/hoặc tức giận. Những yếu tố này có liên quan đến sự thất vọng - một phản ứng trước những điều khiến họ bế tắc, bị gò ép theo mục tiêu - và/hoặc tức giận (gồm thái độ thù địch hoặc hung hăng) đối với cá nhân họ hoặc một yếu tố môi trường không liên quan đến con người. Những yếu tố môi trường này bao gồm cảm giác tội lỗi và phản ứng chống đối lại những đòi hỏi ("cãi lại") xuất phát từ môi trường hoặc từ chính cá nhân họ, mà dễ tạo ra cảm xúc tức giận.

    (2) Đối phó với các trạng thái cảm xúc tiêu cực khác. Đây là những trạng thái cảm xúc khác mang lại sự không hài lòng hoặc đối kháng (ngoài thất vọng/ tức giận), bao gồm sợ hãi, lo âu, căng thẳng, trầm cảm, cô đơn, buồn bã, chán nản, lo lắng, thương tiếc, đau khổ, mất mát và những cảm xúc khó chịu tương tự.

    Nói: Chịu đựng trạng thái thể chất - sinh lí tiêu cực. Các yếu tố này liên quan đến phản ứng không thoải mái hoặc đau đớn về sinh lí hoặc thể chất.

    Khách hàng có thể tái nghiện do:

    Đối phó với trạng thái cảm xúc tiêu cực: thất vọng, tức giận, sợ hãi, lo âu, căng thẳng, trầm cảm, cô đơn, buồn chán, lo lắng, đau khổ và mất mát

    Chịu đựng trạng thái thể chất – sinh lí tiêu cực: cơn thèm nhớ, các triệu chứng cai

    Tăng cường trạng thái cảm xúc tích cực: tăng cảm xúc thoải mái, hài lòng, phấn khởi, v.v...

    NGUYÊN NHÂN CÁ NHÂN DẪN ĐẾN TÁI NGHIỆN (1)

  • 9Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 4 (tiếp)

    Thông tin tham khảo:

    (1) Chịu đựng trạng thái thể chất liên quan đến quá khứ sử dụng ma túy. Chịu đựng trạng thái thể chất liên quan chặt chẽ với việc sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện trước đây như "sự đau đớn trong khi cắt cơn" hoặc "sự thèm nhớ" liên quan đến quá trình cắt cơn.

    (2) Chịu đựng những trạng thái tiêu cực khác về thể chất. Chịu đựng các cơn đau, bệnh tật, chấn thương, mệt mỏi và các rối loạn khác (như đau đầu) không liên quan đến việc sử dụng ma túy trước đây.

    Nói: Tăng cường trạng thái cảm xúc tích cực. Sử dụng ma tuý nhằm tăng cảm giác hài lòng, phấn khởi,... kể cả khi sử dụng ma túy chỉ với tác động tích cực của chúng là "để phê" hoặc chỉ để thử mức độ tác động mạnh hơn của ma túy.

  • 10 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 5

    Nói: Hơn nữa, khách hàng có thể dùng lại ma túy để kiểm tra khả năng kiềm chế bản thân. Nghĩa là họ sử dụng ma tuý để “kiểm tra” xem mình có khả năng sử dụng ma túy có kiểm soát hoặc có điều độ hay không; để "thử một lần xem thế nào"; hoặc có thể khách hàng muốn kiểm tra hiệu quả điều trị hoặc kiểm tra mức độ cam kết kiêng sử dụng ma túy của mình (kiểm định "sức mạnh ý chí").

    Khi người ta bắt đầu sử dụng ma túy, họ cảm thấy họ có thể kiểm soát được ma túy. Tuy nhiên, khi đã nghiện ma túy, con người mất đi khả năng kiểm soát việc sử dụng ma túy của họ. Thông thường, khi người ta mới thoát khỏi ma túy trong một khoảng thời gian ngắn, họ rất muốn kiểm tra xem họ đã thực sự kiểm soát được việc sử dụng ma túy như trước kia hay chưa.

    Kiểm tra khả năng cá nhân: Sử dụng ma tuý để kiểm tra khả năng sử dụng ma tuý có kiểm soát hoặc có điều độ hoặc kiểm định sức mạnh ý chí.

    NGUYÊN NHÂN CÁ NHÂN DẪN ĐẾN TÁI NGHIỆN (2)

  • 11Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 6

    Nói: Nhóm nguyên nhân thứ hai bao gồm các yếu tố mà chúng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người. Ví dụ về những nguyên nhân đó là những quan hệ tương tác hiện tại hoặc gần đây với một hay một số người có ảnh hưởng tới người SDMT (những phản ứng trước các sự kiện xảy ra trong quá khứ xa được xếp vào nhóm nguyên nhân số 1). Nếu sự xuất hiện của người khác xảy ra vào thời điểm khách hàng tái nghiện thì điều đó cũng không được xếp vào nhóm nguyên nhân quan hệ cá nhân trừ khi khách hàng cho rằng sự xuất hiện của người đó gây ra những ảnh hưởng hoặc họ trực tiếp tham gia vào các sự kiện gây ảnh hưởng với khách hàng.

    Đối phó với những mâu thuẫn cá nhân. Đối phó với những mâu thuẫn hiện tại hoặc gần đây trong các mối quan hệ cá nhân như hôn nhân, tình bạn, gia đình và quan hệ người làm thuê với chủ lao động.

    Áp lực xã hội. Những yếu tố này liên quan đến phản ứng của khách hàng trước những ảnh hưởng của một người hoặc nhóm người khác tạo áp lực (trực tiếp hoặc gián tiếp) với khách hàng khiến họ phải sử dụng ma túy.

    Thông tin tham khảo: (1) Áp lực xã hội trực tiếp. Đây là những mối quan hệ trực tiếp (thường có sự tương

    tác bằng lời nói) với một người hoặc một nhóm người - những người này gây áp lực đối với khách hàng hoặc cung cấp ma túy cho khách hàng (ví dụ: được người khác mời sử dụng ma túy, hoặc bị người khác ép phải sử dụng ma túy). Cần phân biệt tình huống này với tình huống khách hàng nhờ người khác mua hộ ma túy (trường hợp này, khách hàng đã muốn sử dụng ma túy).

    (2) Áp lực xã hội gián tiếp. Phản ứng khi nhìn thấy một người hoặc một nhóm người đang sử dụng ma túy hoặc làm mẫu về việc sử dụng ma túy cho họ trước mặt họ.

    Đối phó với những mâu thuẫn cá nhân: giải quyết các vấn đề nẩy sinh do tranh cãi, ghen tức, chống đối, v.v…

    Áp lực xã hội: Ảnh hưởng của người hoặc nhóm người khác tạo áp lực xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp khiến một người phải sử dụng ma tuý

    Tăng cường các trạng thái cảm xúc tích cực: sử dụng ma tuý trong tình huống cá nhân nhằm tăng cảm giác thoải mái, khoái cảm tình dục, tự do…

    NGUYÊN NHÂN TÁI NGHIỆN THUỘC VỀ QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC/XÃ HỘI

  • 12 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 6 (tiếp)

    Nói: Tăng cường trạng thái cảm xúc tích cực. Sử dụng ma tuý trong tình huống quan hệ cá nhân nhằm tăng cảm giác thỏa mãn, phấn khởi, khoái cảm tình dục, tự do và các cảm xúc có liên quan.

  • 13Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 7

    Nói: Dự phòng tái nghiện là thành phần vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục sau cai nghiện. Sau khi khách hàng đã chuyển sang giai đoạn tương đối ổn định, họ cần xây dựng ngay những kĩ năng dự phòng tái nghiện trong tương lai. Khách hàng cần học cách xác định những nguyên nhân gây ra tái nghiện và kiểm soát chúng mà không tái sử dụng heroin hay các loại ma túy khác.

    Dự phòng tái nghiện bao gồm dạy khách hàng nhận biết trước khi nào thì họ đang có xu hướng tái nghiện để có thể quay ngược lại. Quá trình tái nghiện không phải chỉ bắt đầu khi khách hàng bắt đầu sử dụng lại ma túy - nó là cả một quá trình dài được bắt đầu từ trước đó. Nếu được giáo dục thì khách hàng có thể nhận biết dễ dàng những dấu hiệu cảnh báo/yếu tố cám dỗ dẫn tới tái nghiện. Các dấu hiệu cảnh báo/yếu tố cám dỗ này là những trạng thái cảm xúc, cảm giác và hành vi tiêu cực. Thông thường, khách hàng có thể nhận biết những ví dụ về những thay đổi tiêu cực này trong cuộc đời họ và, vì vậy, họ có thể hiểu được quá trình tái nghiện xảy ra như thế nào.

    Các bạn có tin không, người ta hoàn toàn có thể giúp một người tái sử dụng một lần không bị tái nghiện hoàn toàn. Bạn phải cùng với khách hàng xây dựng các chiến lược hành vi và/hoặc nhận thức để nhận biết và dự phòng thói quen cũ. Các chiến lược này có thể bao gồm thường xuyên tham dự các cuộc họp hỗ trợ đồng đẳng, chỉ dành thời gian với những người hỗ trợ bạn phục hồi, duy trì cuộc sống ổn định, tránh hoặc đối phó với những yếu tố cám dỗ bên ngoài, như tránh đến chơi nhà hàng xóm nơi mình vẫn mua ma túy trước đây.

    Kết quả điều trị cho thấy nhiều người tái sử dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng lại nhiều như trước khi cai. Trước đây nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng lại một lần thì có nghĩa là đã tái nghiện hoàn toàn. Chúng ta biết rằng hiểu như vậy là không đúng.

    Chúng ta có thể xác định rằng khoảng 90% những người cai nghiện trong trung tâm cai nghiện (trung tâm 06) sẽ sử dụng lại heroin trong vòng 1 năm kể từ thời điểm ra khỏi trung tâm. Tuy nhiên, chỉ có 60% trong số này là sẽ quay trở lại sử dụng với cường độ sử dụng như trước đây.

    Quan niệm trước đây: tái nghiện heroin là do cơn thèm nhớ quá mạnh, tiếp tục sử dụng là do người ta mất khả năng kiểm soát.

    - Đến nay, chúng ta biết là sự việc phức tạp hơn như vậy

    90% tái sử dụng ma túy trong vòng 1 năm sau khi điều trị cai nghiện

    - Nhưng chỉ có 60% tái sử dụng với cường độ như thời điểm trước khi điều trị

    TÁI NGHIỆN

  • 14 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 7 (tiếp)

    Chúng ta sẽ thảo luận những cách để có thể giúp họ, kể cả những người mới lỡ sử dụng một vài lần và những người đã tái nghiện hoàn toàn, để họ có thể lấy lại được khả năng kiểm soát.

  • 15Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 8

    Nói: Những nội dung trên đây rất hữu ích khi chúng ta bắt đầu câu chuyện với khách hàng. Những nội dung này hình thành nên một bộ khung giúp chúng ta xác định những vấn đề khó khăn có thể xảy ra trong khi khách hàng cố gắng đối phó với nguy cơ tái nghiện. Nó cũng tạo ra một mô hình lí thuyết về tái nghiện để chúng ta có thể thảo luận với khách hàng.

    Phân biệt sự khác nhau giữa vấp, trượt và ngã (tái nghiện) Nếu một người nghiện heroin ngừng sử dụng heroin nhưng sau đó anh ta muốn thử lại. Anh ta chỉ dùng lại 1 lần. Liệu có chắc chắn là anh ta sẽ nghiện heroin trở lại như trước đây hay không? Ai trong chúng ta tin rằng chắc chắn họ sẽ nghiện heroin trở lại như trước đây?

    Thông tin tham khảo: Điều quan trọng là cần giải thích rằng mặc dù nghiện heroin là một rối loạn mạn tính nhưng điều đó không có nghĩa là nếu họ chỉ dùng lại một lần thì đương nhiên họ sẽ tái nghiện heroin.

    Nói: Ai trong chúng ta biết về sự khác biệt giữa vấp, trượt và ngã?

    Hướng dẫn giảng dạy: Hướng dẫn học viên động não trong vài phút để lấy ý kiến.

    Nói: Vấp là khi người ta phạm phải một lỗi nhỏ và sau đó nhận ra: “Ồ, mình đã phạm phải sai lầm” và ngay lập tức họ lấy lại được khả năng kiểm soát, không tiếp tục sử dụng nữa. Họ có thể suy nghĩ về những điểm có lợi và cái giá phải trả của việc họ vừa mới làm. Họ có thể nghĩ: “Tại sao mình lại làm điều đó nhỉ? Tôi sẽ mất tất cả những điều quý giá này nếu tôi sử dụng lại.”

    Khi trượt, họ phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể kiểm soát trở lại được. Có thể họ sẽ tiếp tục sử dụng ma túy một vài lần, sau đó quyết định là không nên như vậy và không dùng nữa.

    Cần phân biệt rõ vấp, trượt, ngã/tái nghiện

    Xác định những tình huống nguy cơ cao

    - Những yếu tố cám dỗ bên trong và bên ngoài

    Thảo luận:

    - Những quyết định tưởng như không liên quan

    - Hiệu ứng vi phạm kiêng khem

    Đối phó với những tình huống nguy cơ cao

    - Các kĩ năng và tự động viên

    Cần chú trọng đến sự tự tin và năng lực quyết định dừng sử dụng ma túy của khách hàng

    CÁC BƯỚC DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN

  • 16 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 8 (tiếp)

    Khi tái nghiện, giống như khi bị ngã, họ nghĩ: “Ôi, thế là mình không còn kiểm soát được mình nữa”, rồi họ tiếp tục sử dụng ma túy và quay lại với cường độ sử dụng như trước đây.

    Nhiều khách hàng không biết rằng hành vi sử dụng ma túy của họ trong quá trình hồi phục có thể được phân thành 3 loại như trên. Sử dụng lại heroin một lần chưa có nghĩa là họ đã nghiện lại. Lưu ý rằng, đối với bất cứ cá nhân nào, chúng ta cũng không thể khẳng định người đó sẽ tái nghiện hay không sau khi họ đã thử lại một lần. Họ có nghiện lại hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chúng ta có thể học hỏi từ những yếu tố đó. Khi họ bị vấp, họ có thể học từ việc bị vấp để dự phòng tái nghiện. Bạn cũng có thể sử dụng điều đó để thảo luận với khách hàng về dự phòng tái nghiện.

    Xác định các tình huống nguy cơ cao

    Các tình huống nguy cơ cao có thể là những yếu tố cám dỗ nội tâm hoặc ngoại cảnh, hoặc cả hai. Các chiến lược dự phòng tái nghiện cần phải phù hợp với các tình huống cụ thể của từng khách hàng để giảm nguy cơ cho họ. Cần xóa bỏ những hiểu biết không đúng về những hệ quả tích cực của việc sử dụng lại ma túy. Những mong đợi sai lầm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái nghiện. Nhiều khách hàng tán dương trải nghiệm sử dụng ma túy của họ và chỉ tập trung vào những kết quả tích cực như cảm giác phê, sung sướng phấn khích, tác dụng giảm đau và thư giãn. Đồng thời, họ có thể không thừa nhận hoặc xem nhẹ những hậu quả của sử dụng ma túy (ví dụ như đau đầu, mỏi mệt, nguy cơ đối với sức khỏe, và những hậu quả liên quan đến luật pháp). Điều quan trọng mà họ cần hiểu được đó là một khi họ đã lệ thuộc vào ma túy hay là “nô lệ” cho ma túy, họ sẽ không bao giờ có thể quay lại làm “ông chủ” của ma túy được nữa.

    Thảo luận về những quyết định tưởng chừng không liên quan

    Đôi khi người ta đi đến một quyết định mà dường như quyết định đó đến với họ một cách ngẫu nhiên. Họ không ý thức được rằng những quyết định tưởng như vô hại của họ lại có thể đẩy họ đến những quyết định khác có hại hơn. Ví dụ, họ có thể chỉ định đi mua cà phê ở một quán cà phê gần nhà. Tại quán cà phê đó, họ gặp lại bạn bè cũ, đám bạn đang dùng ma túy và họ cùng sử dụng. Rõ ràng là khách hàng không hề có ý định sử dụng, họ không hề nghĩ đến hậu quả của việc đi đến quán cà phê. Vì thế, tư vấn viên cần giúp họ hiểu rằng ngay cả những quyết định tưởng như hoàn toàn không liên quan cũng có thể dẫn đến những hậu quả có hại.

    Thảo luận về hiệu ứng vi phạm kiêng khem

    Hiệu ứng vi phạm kiêng khem xảy ra khi một cá nhân sau khi đã cam kết cai nghiện, lại vấp và sau đó tiếp tục sử dụng ma túy đến mức không kiểm soát được. Họ nghĩ: “Mình đã dùng lại một lần rồi thì không có cách nào có thể kiểm soát được nữa. Vậy cho nên tốt nhất là mình quay lại với ma túy và không chiến đấu với nó nữa.” Đương nhiên là khách hàng CÓ THỂ kiểm soát được việc sử dụng ma túy của họ và bạn cần giúp họ hiểu điều này trong quá trình hồi phục.

  • 17Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 8 (tiếp)

    Đối phó với các tình huống nguy cơ cao

    Tái nghiện cần phải được hiểu như là một phần tự nhiên của quá trình thay đổi hay là một cơ hội để học hỏi. Thay vì dựa vào sức mạnh ý chí của khách hàng, hướng dẫn dự phòng tái nghiện cần tập trung vào sức mạnh kĩ năng. Hướng dẫn dự phòng tái nghiện có thể cung cấp các kĩ năng cụ thể giúp khách hàng sau cai đối phó với từng tình huống nguy cơ cụ thể.

    Bạn cũng cần giúp khách hàng thêm tự tin vào khả năng của bản thân. Sự tự tin vào khả năng của bản thân được định nghĩa là mức độ mà một người nào đó cảm thấy họ có đủ khả năng thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Mức độ tự tin vào khả năng của bản thân cao là yếu tố dự báo kết quả điều trị tốt hơn.

    Chú trọng đến sự tự tin và năng lực quyết định dừng sử dụng ma túy

    Chúng ta cần giúp khách hàng xây dựng sự tự tin và năng lực để kiêng sử dụng ma túy bằng cách thảo luận về những lợi ích và cái giá phải trả của việc không sử dụng ma túy so sánh với lợi ích và hậu quả của việc sử dụng ma túy. Chúng ta cần chú ý đặc biệt đến lợi ích và cái giá phải trả về lâu dài, đặc biệt là lợi ích lâu dài của việc không sử dụng ma túy, bởi vì người sử dụng ma túy thường không nghĩ xa đến như vậy. Chúng ta cũng cần phải đánh giá mức độ tự tin trong quyết định của họ và sử dụng thông tin này để quyết định các chiến lược và kĩ năng phù hợp với khách hàng.

  • 18 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 9

    Nói: Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị dự phòng tái nghiện.

    Các đặc điểm cá nhân bao gồm mức độ tự tin vào bản thân và mất khả năng kiểm soát. Khách hàng nữ có thể có những nhu cầu hoặc hoàn cảnh khác phức tạp hơn. Các bạn có thể nêu thêm các ví dụ khác được không?

    Hướng dẫn giảng dạy: Dành vài phút để học viên trả lời câu hỏi

    Nói: Như đã trình bày trong bản chiếu trước, mức độ tự tin vào bản thân là yếu tố dự báo kết quả điều trị dự phòng tái nghiện.

    Các yếu tố liên quan đến tiền sử sử dụng ma túy, bao gồm mức độ nghiện và suy giảm nhận thức cũng có tầm quan trọng tương tự. Mức độ nghiện càng nặng thì xác suất thành công càng thấp.

    Những khách hàng có khả năng nhận thức kém khó có thể tiếp thu nổi hướng dẫn dự phòng tái nghiện. Hơn nữa, lối sống của khách hàng cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Những người có lối sống lành mạnh hơn (tập thể dục thường xuyên, thói quen ăn uống tốt, sở thích tích cực...) thường thành công hơn.

    Một lần nữa, môi trường trong đó khách hàng hồi phục sau điều trị cũng rất quan trọng. Hãy nhớ lại tầm quan trọng của sự tương tác giữa ba yếu tố Ma túy-Con người-và Môi trường.

    Đặc điểm cá nhân - Giới, mức độ tự tin vào bản thân, mất kiểm soát

    Yếu tố sử dụng ma túy- Nghiện, suy giảm nhận thức

    Lối sống

    Môi trường

    CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNGĐẾN KẾT QUẢ

  • 19Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 10

    Nói: Giúp khách hàng tìm ra những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân tái nghiện, không chỉ là những nguyên nhân bên trong mà còn cả các mối quan hệ và/hoặc môi trường, rồi sau đó cùng với khách hàng lập các chiến lược dự phòng tái sử dụng.

    Đôi khi người ta quên những tiểu tiết của các yếu tố nguy cơ. Ví dụ: cần phải hỏi họ xem khi nào thì họ thèm nhớ, yêu cầu họ ghi lại lúc đó họ ở đâu, họ đang làm gì, bên cạnh họ có những ai, và những hoàn cảnh khác. Làm như vậy sẽ tăng thêm tính cụ thể khi bạn trao đổi với khách hàng.

    Cũng cần phải xem xét những sự kiện có thể là những yếu tố nguy cơ phổ biến. Đó có thể là lễ kỷ niệm một sự kiện vui hay sự kiện buồn, ví dụ như ngày chia tay người yêu hoặc ngày người thân mất, hay sinh nhật.

    Yêu cầu khách hàng theo dõi và ghi lại những tình huống mà họ cảm thấy muốn sử dụng ma túy

    Thăm dò các tình huống tiềm tàng có thể gây tái nghiện- bao gồm những sự kiện buồn hoặc sự kiện vui

    XÁC ĐỊNH NHỮNG TÌNH HUỐNGNGUY CƠ CAO

  • 20 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 11

    Nói: Trên đây là những loại câu hỏi mà bạn có thể sử dụng để làm rõ những tình huống nguy cơ:

    Khi gặp người như thế nào, nơi nào hoặc điều gì khiến bạn khó có thể cảm thấy thoải mái?

    Những tình huống nào bạn cảm thấy có nguy cơ cao dùng lại ma túy? Làm thế nào bạn biết được một cú vấp có thể xảy ra với bạn? Những cảm xúc nào khiến bạn cảm thấy khó kiểm soát ham muốn sử dụng ma túy?

    Khi gặp người như thế nào, nơi nào hoặc điều gì khiến bạn khó cảm thấy thoải mái?

    Những tình huống nào bạn cảm thấy có nguy cơ cao tái sử dụng ma túy?

    Làm thế nào bạn biết được một cú vấp có thể xảy ra với bạn?

    Những ý nghĩ nào thúc đẩy bạn muốn sử dụng lại ma túy?

    ĐẶT CÁC CÂU HỎI NHƯ:

  • 21Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 12

    Nói: Mục đích ở đây là xác định những tình huống nguy cơ cao để xây dựng các chiến lược cụ thể và các cơ chế đối phó. Đồng thời tư vấn viên cũng nên trao đổi với khách hàng về cảm giác của họ sau mỗi lần “trượt” vì làm như vậy sẽ giúp xác định được mức độ cam kết của họ trong việc giành lại khả năng kiểm soát.

    Đôi khi “trượt” xảy ra khi ở trong một tình huống cụ thể và không dẫn tới tái nghiện hoàn toàn. Tình huống đó có thể là lễ kỉ niệm một sự kiện đặc biệt trong đời. Giúp khách hàng phân biệt rõ ràng tình huống nào là tình huống có thể dẫn đến “vấp”, “trượt” và tái nghiện sẽ giúp cho khách hàng cam kết hơn trong việc duy trì không sử dụng ma túy.

    Những tình huống cụ thể nào thôi thúc khách hàng sử dụng ma túy? Những can thiệp nào có thể giúp khách hàng đối phó với các tình huống nguy cơ cao? Khách hàng có cảm giác như thế nào về sử dụng ma túy sau khi tái nghiện? Liệu những nguyên nhân dẫn đến vấp hoặc trượt có giống như nguyên nhân làm khách hàng tái nghiện hoàn toàn không?

    QUY TRÌNH DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN CƠ BẢN

  • 22 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 13

    Nói: Giúp khách hàng nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo tái nghiện là rất quan trọng. Tư vấn viên nên cùng với khách hàng thảo luận về những dấu hiệu đó để khách hàng có thể theo dõi được chúng. Khách hàng có thể cam kết lại việc thực hiện từ bỏ ma túy bằng cách tăng cường tham dự các cuộc họp nhóm tự lực, chuyển đến một nơi ở mới không có ma túy, hoặc thực hiện những hành động tích cực để giải quyết các vấn đề về quan hệ, cá nhân hay công việc.

    Hãy nhớ là không ai lường trước được điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống nên bạn cũng không thể luôn tiên đoán được những điều gì sẽ xảy ra với khách hàng của bạn. Vì vậy, chúng ta nên hướng dẫn những kĩ năng cần thiết cho mọi khách hàng.

    Cụm từ “kĩ năng từ chối” và “đối phó với cơn thèm nhớ” được bôi đỏ ở trên bản chiếu vì chúng là những kĩ năng quan trọng và hiệu quả nhất để chống tái nghiện. Chúng ta sẽ có hai bài riêng về hai nội dung này.

    Cân nhắc danh mục các tình huống nguy cơ cao đã xác định

    Cân nhắc những kĩ năng, kĩ thuật họ đã sử dụng trước đây và quyết định những kĩ năng, kĩ thuật thích hợp nhất. - có thể bao gồm kĩ năng từ chối, đối phó với cơn thèm nhớ, gạt bỏ những ý nghĩ bất lợi hoặc thư giãn v.v…

    Tìm ra những kĩ năng và kĩ thuật mới mà có thể hữu ích

    Không phải tất cả các tình huống đều có thể dự đoán được - cần nghĩ đến các kĩ năng đối phó nói chung

    CHUẨN BỊ ĐỐI MẶT VỚI TÌNHHUỐNG NGUY CƠ CAO

  • 23Chương Vi – Bài 6.1

    Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng thông tin dưới đây để làm rõ nội dung trên bản chiếu.

    Thông tin tham khảo: Kĩ thuật đánh giá dự phòng tái nghiện và các chiến lược can thiệp đều nhằm hướng dẫn khách hàng tiên liệu và đối phó được với khả năng tái nghiện. Ngay khi bắt đầu hướng dẫn DPTN, khách hàng được hướng dẫn cách nhận biết và đối phó với các tình huống nguy cơ cao thúc đẩy họ sử dụng lại ma túy, và điều chỉnh suy nghĩ và hành vi nhằm ngăn chặn chuyển từ một lần tái sử dụng thành tái nghiện thực sự. Do quy trình này tập trung vào những yếu tố thúc đẩy trực tiếp quá trình tái nghiện nên nó được đề cập đến như là các chiến lược can thiệp DPTN cụ thể.

    Khi khách hàng thành thục các kĩ thuật này rồi thì có thể phát triển thêm những phân tích sâu hơn về quá trình tái nghiện và tái sử dụng, bao gồm các chiến lược nhằm thay đổi lối sống của khách hàng cũng như để xác định và đối phó với những yếu tố gây tái nghiện (dấu hiệu cảnh báo sớm, suy giảm nhận thức, v.v…). Khi được tập hợp lại, những quy trình này được gọi là Các chiến lược can thiệp DPTN chung.

    Can thiệp dự phòng tái nghiện chung

    Đào tạo khách hàng về các kĩ năng hành vi và các chiến lược nhận thức để đối phó với các tình huống nguy cơ cao và việc tái sử dụng một vài lần là rất quan trọng. Những kĩ thuật này có thể là trọng tâm chính của những nỗ lực nhằm kiêng và duy trì kiêng sử dụng heroin trong khoảng thời gian đầu giai đoạn duy trì của tiến trình điều trị. Tuy nhiên, nếu chỉ dạy khách hàng đối phó với tình huống nguy cơ cao khi chúng lần lượt xuất hiện thì không đủ để tạo ra thành công dài hạn. Tư vấn viên và khách hàng không thể xác định được hết tất cả những tình huống nguy cơ cao mà khách hàng có thể phải đối mặt. Vì vậy, cần thực hiện một số hoạt động sau:

    Bản chiếu 14

    Tăng khả năng cân bằng trong lối sống

    Nâng cao nhận thức về những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tái nghiện - Phân tích những ‘lối mòn’ dẫn đến tái nghiện (tình huống nguy cơ cao và những lựa chọn)

    Đối phó với sự biện hộ và chối bỏ

    Quản lý căng thẳng

    Đánh giá động cơ thay đổi

    CÁC CAN THIỆP DPTN CHUNG

  • 24 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 14 (tiếp)

    (1) Giúp khách hàng xây dựng một lối sống cân bằng hơn để nâng cao năng lực chung của họ trong việc đối phó với trạng thái căng thẳng và giúp họ tăng dần sự tự tin vào năng lực bản thân.

    (2) Hướng dẫn khách hàng cách xác định và tiên liệu được những dấu hiệu cảnh báo sớm trước khi rơi vào tình huống nguy cơ cao và thực hiện các chiến lược tự kiềm chế nhằm giảm khả năng xảy ra tái sử dụng hoặc tái nghiện.

    (3) Đối phó với sự biện hộ và chối bỏ. Ngoài sự thèm nhớ, những nguyên nhân sâu sa khiến tái nghiện còn bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố cấu thành nhận thức: sự biện hộ, chối bỏ, và những quyết định không liên quan. Những yếu tố này liên quan đến chuỗi những sự kiện xảy ra trước khi rơi vào tình huống nguy cơ cao. Sự biện hộ là một lời giải thích hoặc một lí do đưa ra để hợp lí hóa việc thực hiện vào một hành vi cụ thể nào đó.

    Sự biện hộ được sử dụng nhằm cho phép một cá nhân nào đó tiếp cận với một tình huống hoặc có một hành vi mà không phải thừa nhận với chính họ hay người khác về mục đích thật sự hay dự định của họ. Cá nhân đó hành động sai lầm nhưng họ viện dẫn những động cơ đáng tin cậy là nguyên nhân thực hiện hành vi đó mà không chú ý hoặc không tin vào những lí do “thực” khiến họ thực hiện hành vi đó. Sự chối bỏ cũng là một cơ chế tự vệ tương tự mà trong đó cá nhân không chịu thừa nhận một số khía cạnh trong động cơ, quyết định của họ, hoặc những đặc điểm của một tình huống hay một loạt các sự kiện. Người đó thường phủ nhận sự tồn tại của mọi động cơ khiến họ dễ bị tái nghiện và cũng có thể phủ nhận cả sự nhận thức về hậu quả của việc quay lại thói quen sử dụng ma túy. Thỉnh thoảng họ phủ nhận cả nguy cơ tái nghiện.

    (4) Giúp khách hàng quản lí căng thẳng. Ngoài việc hướng dẫn khách hàng đáp ứng hiệu quả với những tình huống nguy cơ cao thì cũng cần hướng dẫn họ về cách thư giãn cũng như giảm bớt căng thẳng để nâng cao năng lực chung của khách hàng trong đối phó với căng thẳng. Hướng dẫn cách thư giãn có thể giúp khách hàng tăng khả năng tự kiểm soát, từ đó giảm bớt các yếu tố gây căng thẳng mà họ phải đối mặt. Những cách đó có thể là thả lỏng hoàn toàn các cơ của cơ thể, ngồi thiền, tập thể dục, và nhiều kĩ thuật giảm bớt căng thẳng khác giúp khách hàng đối phó hiệu quả hơn với những đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày.

    (5) Đánh giá động cơ thay đổi. Do việc sử dụng ma túy là một quá trình có tính lặp lại nên hầu hết mọi người không thể thành công hoàn toàn sau lần thay đổi đầu tiên. Bài học rút ra từ mỗi lần tái sử dụng, tái nghiện có thể giúp khách hàng tiến gần hơn đến việc duy trì thành công nếu chúng được coi như là những cơ hội để học hỏi thay vì là những thất bại. Như đã thảo luận trong chương 4, Prochaska và DiClemente (1984) đã mô tả tái nghiện trong một mô hình gồm 6 giai đoạn: tiền dự định, dự định, chuẩn bị, hành động, duy trì và tái nghiện. Những giai đoạn thay đổi này đã được áp dụng thành công trong tìm hiểu động cơ của khách hàng khi tham gia điều trị nghiện (DiClemente & Hughes, 1990). Động cơ thay đổi có sự liên quan chặt chẽ với kết quả điều trị và tái nghiện (Xem chương 4 - Phỏng vấn tạo động lực).

  • 25Chương Vi – Bài 6.1

    Nói: Có một số liệu pháp can thiệp DPTN cụ thể có thể giúp khách hàng dự phòng tái sử dụng và/hoặc dự phòng chuyển từ tái sử dụng sang tái nghiện hoàn toàn.

    Giúp khách hàng đối phó với cơn thèm nhớ

    Vì thèm nhớ là một vấn đề rất khó khăn đối với nhiều người sử dụng heroin nên chủ đề này cần được bàn đến rất sớm trong quá trình điều trị. Những cơn thèm nhớ mạnh mẽ thường xuất hiện trong một vài tuần, thậm chí một vài tháng sau khi từ bỏ ma túy hoàn toàn. Chịu đựng thèm nhớ có thể là rất khó chịu đối với khách hàng và có thể dẫn đến tái sử dụng heroin nếu nó không được hiểu và giải quyết hiệu quả.

    Đánh giá tiền sử sử dụng ma túy

    Lí do chính mà khách hàng tìm đến dịch vụ của bạn có thể không phải là họ muốn từ bỏ ma túy. Có thể là họ muốn làm thế nào giảm bớt các triệu chứng cắt cơn liên quan đến tình trạng nghiện của họ hoặc có thể là những lí do khác. Bạn sẽ cần rất nhiều thông tin về việc sử dụng ma túy trong quá khứ và hiện tại của khách hàng để có thể phán đoán tình huống thực của họ.

    Vì vậy cần đặt câu hỏi sau đây:

    Loại ma túy nào được khách hàng cho rằng nó gây ra cho họ nhiều vấn đề rắc rối nhất?

    Lợi ích của những đợt điều trị trước đây là gì? Trước đây, khách hàng của bạn có thể đã được điều trị trong những chương trình khác. Vì vậy, cần tìm hiểu khoảng thời gian từ bỏ được mỗi loại ma túy mà họ lạm dụng trước đây và lí do tái nghiện.

    Điều quan trọng là phải xác định xem liệu đó có phải là một cú vấp, trượt hay là tái nghiện và các yếu tố cám dỗ có liên quan là gì.

    Bản chiếu 15

    Hướng dẫn khách hàng cách đối phó với cơn thèm nhớ

    Đánh giá tiền sử sử dụng ma tuý và khả năng tái nghiện

    Hướng dẫn khách hàng cách đối phó với các tình huống nguy cơ cao và khuyến khích sự tự tin

    Sử dụng bảng ra quyết định (bảng so sánh cán cân giữa điểm có lợi và điểm bất cập nếu thay đổi)

    CÁC CAN THIỆP DPTN CỤ THỂ (1)

  • 26 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 15 (tiếp)

    Giúp đối phó với tình huống nguy cơ cao và tăng sự tự tin

    Chúng ta đã đề cập đến điều này trong phần Mô hình tái nghiện. Những người tin tưởng vào khả năng dự phòng tái nghiện của chính họ sẽ dễ đối phó thành công với những tình huống nguy cơ cao. Vì vậy, cần khuyến khích khách hàng cảm thấy rằng họ có thể kiểm soát được những tình huống khó khăn hay căng thẳng. Bằng cách khuyến khích khách hàng mỗi khi họ xử trí thành công và củng cố cảm giác tự tin, bạn sẽ giúp họ thêm tự tin vào năng lực bản thân.

  • 27Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 16

    Nói: Chúng ta đã thảo luận về bảng ra quyết định trong Chương 4. Bạn có thể sử dụng bảng này để giúp khách hàng ra quyết định liên quan đến tránh tái sử dụng và tái nghiện. Với người sử dụng heroin, họ sẽ thấy việc nói về những lợi ích ngắn hạn rất dễ dàng. Người sử dụng heroin có thể phủ nhận các tác hại và hậu quả dài hạn của hành động họ đã thực hiện. Họ muốn sống hết mình cho hôm nay và không nghĩ đến ngày mai. Có vẻ như heroin giúp họ giải quyết rất tốt mọi vấn đề và giúp họ đối mặt với mọi cảm xúc và hoàn cảnh.

    Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải hỏi về những lợi ích và hậu quả dài hạn. Khi họ nhìn thấy chúng được viết ra họ sẽ tập trung hơn vào những cam kết dài hạn. Họ có thể chưa bao giờ nghĩ đến những lợi ích dài hạn của việc không sử dụng ma túy.

    Hướng dẫn giảng dạy: Nên chuẩn bị trước khi bắt đầu bài giảng một bảng ra quyết định trên bảng lật. Đến thời điểm này, mở trang giấy đó ra và từng bước yêu cầu học viên nêu ra những điểm tốt và không tốt của việc sử dụng ma túy, hậu quả ngắn hạn và hậu quả dài hạn của nó. Làm như vậy sẽ giúp học viên hiểu được mục đích của bảng ra quyết định và cảm thấy tự tin hơn trong việc xây dựng bảng này với khách hàng trong một buổi tư vấn thực sự.

    Xem ví dụ về bảng ra quyết định trong Bài 4.2, bản chiếu số 10.

    BẢNG RA QUYẾT ĐỊNH

    Ngắn hạn

    Lợi ích

    Hậu quả

    Dài hạn

  • 28 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Nói: Theo thời gian, nhiều người nghiện heroin chỉ biết sử dụng heroin để đối phó và giải quyết tất cả các vấn đề của họ. Nhiều khách hàng không nhận thức được vấn đề khi nó xuất hiện lần đầu tiên và lờ đi cho đến tận khi nó khiến họ bị khủng hoảng. Người khác lại nghĩ rằng họ có kĩ năng giải quyết vấn đề rất tốt, nhưng khi đối mặt với vấn đề họ lại hành động một cách thiếu suy nghĩ.

    Mặc dù nhiều khách hàng tưởng là cuộc sống sẽ dễ dàng hơn và không gặp khó khăn gì sau khi đã ngừng sử dụng heroin, chỉ đến khi phải kiêng heroin họ mới nhận ra những vấn đề mà trước đây họ đã lờ đi hoặc trốn tránh. Thực hành dự phòng tái nghiện là một cách rất hữu ích giúp khách hàng giải quyết vấn đề. Nếu họ không thực hành với bạn, họ có thể sẽ phạm sai lầm và sai lầm sẽ khiến họ dễ bị tái nghiện hơn.

    Khách hàng phải hiểu là tái sử dụng chỉ là một lỗi nhỏ và họ có thể lấy lại thăng bằng. Khi người ta dùng lại một hoặc vài lần, điều đó không có nghĩa là họ sẽ tái nghiện. Để tránh tái nghiện hoàn toàn, khách hàng cần dành thời gian để suy ngẫm về những lợi ích lâu dài của việc không sử dụng lại ma túy và những hậu quả dài hạn của việc sử dụng lại ma túy.

    Một điều cũng hết sức quan trọng là bạn cần thảo luận về hiệu ứng vi phạm kiêng khem với khách hàng để giúp khách hàng không chuyển sang tái nghiện hoàn toàn sau khi vấp một lần. Thảo luận với họ trước khi cú vấp xảy ra và tìm hiểu những cơ hội và tiềm năng của khách hàng để lấy lại thăng bằng khi bị vấp là vấn đề mang tính chiến lược.

    Bản chiếu 17

    Thực hành giải quyết vấn đề và chống tái nghiện

    Đối phó với việc sử dụng lại

    Đối phó với Hiệu ứng vi phạm kiêng ma tuý

    CÁC CAN THIỆP DPTN CỤ THỂ (2)

  • 29Chương Vi – Bài 6.1

    Bản chiếu 18

    Hướng dẫn giảng dạy: Ôn lại những thông điệp chính trong bài bằng cách trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu.

    Cảm ơn học viên vì đã tham gia thảo luận tích cực và đặt các câu. Hỏi xem họ muốn hỏi điều gì nữa không. Trong trường hợp họ có câu hỏi, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng này. Những câu liên quan đến bài sau, đề nghị họ ghi lại câu hỏi để trả lời ở bài sau.

    Nguồn:

    G. Alan Marlatt, George A. Parks, Katie Witkiewitz (2002). Clinical Guidelines for Implementing: A Guideline Developed for the Behavioral Health Recovery Management Project.

    Web Sites on Cognitive Behavioral Therapy and Relapse Prevention Therapy:

    http://www.nida.nih.gov/TXManuals/CBT/CBT1.html

    http://www.drugabuse.gov/TXmanuals/IDCA/IDCA1.html

    http://www.med.nyu.edu/substanceabuse/manuals/nt/network-therapy.html

    http://www.atforum.com/siteroot/pages/current_pastissues/fall2003.shtml and

    http://www.drugnet.bizland.com/intervention/relapse1.htm

    Tái nghiện là phổ biến và khó tránh khỏi- Đừng thất vọng - Chuẩn bị tinh thần trước và đối phóNhững trạng thái tình cảm tiêu cực là những lí do phổ biến dẫn tới tái nghiện- Nhưng cũng còn những lí do khác nữa, hãy để ýPhân biệt sự khác nhau giữa vấp, trượt và tái nghiện Xác định tình huống nguy cơ cao- Đây là trọng tâm của can thiệpXây dựng các chiến lược dự phòng chung và dự phòng cụ thể- Giúp họ quản lí được những tình huống có thể lường trước được và những tình huống không lường trước được.

    TÓM TẮT

  • 6.2Kĩ năng từ chối

    Bài

  • 32 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    TổNG QuAN

    I. Giới thiệu 2 phút Giải thích với học viên rằng, trong bài này bạn sẽ thảo luận về kĩ năng từ chối và kĩ năng đó liên quan đến dự phòng tái nghiện như thế nào.

    II. Thuyết trình 30 phútSử dụng các bản chiếu PowerPoint để trình bày về các kĩ năng từ chối.

    III. Kết luận 3 phút Ôn lại những nội dung chính của bài và trả lời câu hỏi của học viên (nếu có).

    Bài 6.2: Kĩ năng từ chối

    Mục đích:Giúp học viên hiểu được mối liên quan giữa kĩ năng từ chối và dự phòng tái nghiện, và ứng dụng kĩ năng từ chối trong các buổi tư vấn cho khách hàng.

    Thời gian: 35 phút

    Mục tiêu: Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:

    Thảo luận lí do phải học kĩ năng từ chối Biết cách từ chối lịch sự khi bị thuyết phục thực hiện một hành động không mong

    muốn Thảo luận các biện pháp không lời Thảo luận các biện pháp bằng lời Thực hành kĩ năng từ chối heroin

    Phương pháp: Thuyết trình và thảo luận Đóng vai

    Dụng cụ trợ giảng: Các bản chiếu PowerPoint Máy chiếu và màn chiếu Bảng lật và giấy khổ lớn Bút dạ màu

  • 33Chương Vi – Bài 6.2

    Bản chiếu 1

    Nói: Nhiều người sử dụng heroin gặp rất nhiều khó khăn trong việc từ chối khi có người mời chào dùng heroin. Đặc biệt, những khách hàng còn mơ hồ về việc giảm sử dụng heroin thường gặp khó khăn khi họ được mời sử dụng heroin. Mạng lưới quan hệ xã hội của nhiều người sử dụng heroin rất hạn hẹp. Đa số chỉ giao lưu với một vài người không sử dụng ma tuý và vì thế, từ bỏ mối quan hệ với người sử dụng ma túy đồng nghĩa với việc tự cô lập mình. Nhiều khách hàng thiếu các kĩ năng quyết đoán cơ bản để có thể từ chối hiệu quả lời mời gọi sử dụng heroin.

    Việc hướng dẫn khách hàng kĩ năng từ chối sử dụng ma túy cần phải nằm trong kế hoạch điều trị của họ. Khoảng 1/3 số người nghiện ma túy tái nghiện do tác động trực tiếp từ sức ép xã hội của bạn bè. Hầu hết người sử dụng heroin đang cố gắng từ bỏ heroin vẫn tiếp tục có quan hệ với những người đang sử dụng, dù là mới có ý định làm quen hay đã có quan hệ từ trước. Từ chối heroin hoặc từ chối đi đến những nơi có heroin là một việc mà hầu hết khách hàng không thể lường trước được mức độ khó khăn.

    Tư vấn viên cần thận trọng đặt ra những câu hỏi trực tiếp để tìm ra những manh mối về sự mơ hồ hay sự chống đối không muốn thay đổi, cũng như những áp lực xã hội gây khó khăn cho việc thay đổi. Việc khách hàng thất bại trong áp dụng những bước đầu tiên để gạt bỏ những yếu tố kích thích thèm nhớ ma tuý và tránh sử dụng heroin có thể bộc lộ một số vấn đề nổi cộm.

    KĨ NĂNG TỪ CHỐI

  • 34 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 2

    Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung trên bản chiếu. Sau khi trình bày xong nội dung trên bản chiếu, tiếp tục như sau:

    Nói: Thực hành các kĩ năng này với khách hàng là rất cần thiết để đảm bảo là khách hàng có khả năng thực hiện và tự tin về khả năng thực hiện những kĩ năng này, trước khi họ áp dụng trong các tình huống thực tế.

    Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:

    Thảo luận lí do phải học kĩ năng từ chối

    Biết cách từ chối lịch sự khi bị thuyết phục thực hiện một hành động không mong muốn

    Thảo luận các biện pháp không lời

    Thảo luận các biện pháp bằng lời

    Thực hành kĩ năng từ chối heroin

    MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • 35Chương Vi – Bài 6.2

    Bản chiếu 3

    Nói: Cách tốt nhất là tránh những tình huống nguy cơ cao (không gặp bạn bè sử dụng ma túy hoặc người bán ma túy). Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài với hầu hết khách hàng. Hướng dẫn từ chối sử dụng ma túy rất quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng vượt qua được khoảng thời gian kiêng khem và kéo dài khoảng thời gian đó. Tư vấn viên và khách hàng cần thực hành các cách để từ chối heroin hoặc từ chối đi đến những nơi có heroin. Khách hàng sẽ cảm thấy có thể tự kiểm soát khi họ rơi vào hoàn cảnh bị cám dỗ mà họ đã từng nói "có" trong những lần trước đây mà không suy nghĩ gì.

    Khách hàng thường không lường hết được những khó khăn họ gặp phải khi muốn từ chối hoặc tránh né để không dùng heroin. Họ có thể cảm thấy việc nói không đối với họ không quá khó, hoặc sẽ chẳng có ai dụ dỗ họ khi biết họ đang cố gắng từ bỏ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đã nhận thấy nếu không chuẩn bị trước khi rơi vào tình huống này, lí trí mạnh không đủ để từ chối hiệu quả. Việc lập kế hoạch và thực hành liên tục các kĩ năng từ chối cụ thể để đối phó với các tình huống nguy cơ cao là cách hữu ích nhất.

    Phần này nhằm hướng dẫn hoặc nhắc nhở khách hàng về những cách hiệu quả để nói không khi nguy cơ xuất hiện. Khách hàng cần phải sáng tạo trong việc dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Bài tập này sẽ hữu ích nhất cho khách hàng nếu đề cập đến tình huống liên quan đến cuộc sống của họ, giúp họ có thể tập dượt được cách tốt nhất để đối phó với chúng.

    Khách hàng nên tránh những tình huống nguy cơ, tuy nhiên phương án đó không có tính thực tiễn lâu dài

    Khách hàng thường không lường trước được những khó khăn họ gặp phải khi từ chối hoặc tránh sử dụng heroin

    Có một số chiến lược giúp nói “KHÔNG” dễ dàng hơn

    LÍ DO

  • 36 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Hướng dẫn giảng dạy: Trước khi chiếu bản chiếu này, hãy trình bày những nội dung gợi ý dưới đây.

    Nói: Khi bạn tạo phong cách từ chối của riêng bạn, bạn cần sử dụng các biện pháp bằng lời và không lời.

    Theo bạn, có thể có những biện pháp bằng lời và không lời nào?

    Hướng dẫn giảng dạy: Chờ học viên đưa ra ý kiến của họ, sau đó chiếu từng nội dung trên bản chiếu về các biện pháp không lời. Sử dụng thông tin dưới đây để bổ sung những điểm mà học viên chưa đề cập đến. Lưu ý: các biện pháp bằng lời được chiếu trên bản chiếu sau.

    Thông tin tham khảo: Các biện pháp không lời

    Giao tiếp bằng mắt là một kĩ năng rất quan trọng: nhìn thẳng vào mắt người đó khi trả lời để tăng hiệu quả của lời nói.

    Đứng hoặc ngồi thẳng lưng để cảm thấy tự tin. Đừng cảm thấy có lỗi khi từ chối. Không dùng ma túy thì chẳng hại đến ai cả.

    Nhiều khách hàng cảm thấy không thoải mái hoặc có lỗi khi nói không và cho rằng mình cần phải xin lỗi người kia vì mình từ chối sử dụng ma túy, điều đó sẽ dẫn đến khả năng người kia sẽ tiếp tục mời chào họ trong tương lai. Nói với khách hàng rằng, sau khi "nói không", họ có thể chuyển sang chủ đề khác, gợi ý thực hiện hoạt động khác, và yêu cầu một cách rõ ràng là từ nay trở đi người kia đừng mời mình dùng heroin nữa. (VD: "Nghe này, tôi đã ngừng chơi rồi và từ nay anh đừng bao giờ rủ tôi chơi với anh nữa. Nếu anh còn làm như vậy nữa, anh đừng đến nhà tôi nữa.")

    Bỏ đi nếu họ vẫn tiếp tục nài nỉ hoặc ép bạn.

    Bản chiếu 4

    Nhìn thẳng vào mắt: nhìn thẳng vào người đó khi trả lời - Tăng sự hiệu nghiệm của thông điệp

    Đứng hoặc ngồi thẳng lưng để có thể cảm thấy tự tin

    Đừng cảm thấy có lỗi về việc phải từ chối - Không dùng thì chẳng hại đến ai cả

    Bỏ đi nếu họ cố tình nài nỉ hoặc ép buộc

    BIỆN PHÁP KHÔNG LỜI

  • 37Chương Vi – Bài 6.2

    Hướng dẫn giảng dạy: Trước khi chiếu bản chiếu, yêu cầu học viên hình dung như có một người bạn đang rủ rê mời họ sử dụng ma túy và yêu cầu họ đưa ra các cách khả thi để nói “KHÔNG”. Sau đó, chiếu bản chiếu và đề cập đến những thông tin mà học viên chưa nói đến.

    Thông tin tham khảo:

    Nói với giọng rõ ràng, tự tin và chắc chắn “KHÔNG” phải là lời đầu tiên được thốt ra Đưa ra một giải pháp thay thế nếu bạn muốn thực hiện một hoạt động nào đó

    với họ Yêu cầu người kia không được mời chào nữa, kể từ nay trở đi, để những người

    khác cũng không tiếp tục mời chào nữa Thay đổi chủ đề sang chuyện khác Tránh nói lời xin lỗi hoặc trả lời mập mờ – những câu như “Lúc khác nhé”, “Tôi đi

    về đây”, hoặc “Tôi đang uống thuốc” sẽ khiến họ sẽ tiếp tục mời chào bạn vì bạn không thể hiện là bạn sẽ không dùng nữa.

    Những ví dụ về những câu nói không:

    Không, cảm ơn. Không, cảm ơn, tôi sẽ uống cà phê hoặc ăn một thứ gì đó. Không, tôi không dùng nữa, tôi đã chịu đựng đủ lắm rồi. Không, tôi gặp nhiều rắc rối do dùng heroin nên sẽ không bao giờ dùng nữa.

    Bản chiếu 5

    Nói bằng giọng rõ ràng, tự tin và chắc chắn

    “KHÔNG” phải là lời đầu tiên được thốt ra

    Đưa ra một giải pháp thay thế nếu bạn muốn thực hiện một hoạt động nào đó với họ

    Yêu cầu người kia không được mời chào nữa kể từ nay trở đi, để những người khác cũng không mới chào nữa

    Thay đổi chủ đề sang chuyện khác

    Tránh nói lời xin lỗi hoặc trả lời mập mờ- Vì điều đó có nghĩa là sau đó bạn sẽ thay đổi quyết định

    BIỆN PHÁP BẰNG LỜI

  • 38 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 6

    Hướng dẫn giảng dạy: Yêu cầu 1 đến 2 học viên xung phong ngồi với bạn để đóng vai trong đó bạn thể hiện kĩ năng từ chối với “khách hàng” của bạn.

    Nói: Sau khi cùng với khách hàng trao đổi về kĩ năng từ chối cơ bản, khách hàng phải thực hành qua đóng vai. Cần phải xác định và thảo luận về những khó khăn nảy sinh khi khách hàng thiếu sự quyết đoán. Tư vấn viên nên sắp xếp phần đóng vai này theo cách mà khách hàng cảm thấy thoải mái, tự nhiên.

    Chọn một tình huống cụ thể mới xảy ra gần đây đối với khách hàng. Ví dụ về những tình huống như bạn bè ghé thăm và mang theo heroin, bạn gọi điện thoại, vô tình gặp bạn đang sử dụng. Tình huống mà họ lựa chọn phải thật cụ thể. Nghĩa là phải bao gồm con người cụ thể, thời gian cụ thể trong ngày,...

    Yêu cầu khách hàng đưa ra một vài thông tin cơ bản về người lôi kéo họ.

    Hướng dẫn giảng dạy: Yêu cầu 2 học viên đóng vai, một người trong vai khách hàng sau cai, người kia đóng vai là người đang sử dụng ma túy và đang ép người sau cai dùng lại heroin. Sau đó đổi vai ngược lại. Dành vài phút để tóm tắt lại.

    Nói: Trong mỗi buổi tư vấn, điều quan trọng là cần thảo luận thật kĩ lưỡng sau khi kết thúc

    mỗi phần đóng vai. Tư vấn viên cần ngợi khen những hành vi hiệu quả của khách hàng và đưa ra những góp ý chính xác mang tính xây dựng, ví dụ:

    "Tốt lắm! Bạn cảm thấy thế nào? Tôi thấy bạn đã nhìn thẳng vào mắt tôi và nói rõ ràng - điều đó rất tốt. Tôi cũng nhận thấy bạn còn tạo cơ hội cho họ chèo kéo thêm lần nữa khi bạn nói bạn mới chỉ bỏ “được một thời gian". Hãy thử lại nhé, nhưng lần này hãy cố nói một cách rõ ràng rằng bạn muốn người đó đừng bao giờ mời bạn sử dụng ma túy nữa."

    ĐÓNG VAI: DẠY KHÁCH HÀNG KĨ NĂNG TỪ CHỐI

  • 39Chương Vi – Bài 6.2

    Bản chiếu 7

    Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng nội dung bản chiếu để nhắc lại những kiến thức đã được thảo luận trong bài.

    Cảm ơn học viên vì đã tham gia thảo luận tích cực và đặt các câu hỏi. Hỏi xem họ muốn hỏi điều gì nữa không. Trong trường hợp họ có câu hỏi, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng này. Những câu liên quan đến bài sau, đề nghị họ ghi lại câu hỏi để trả lời ở bài sau.

    Nguồn:

    Therapy Manuals for Drug Abuse: Manual 2 A Cognitive-Behavioral Approach: Treating Heroin Addiction http://www.nida.nih.gov/TXManuals/CBT/CBT10.html

    United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific A Toolkit for Building Capacity For Community-based Treatment and Continuing Care of Young Drug Abusers in The Greater Mekong Subregion. Dr. John Howard, Consultant; Draft 23 January 2006;

    Khách hàng phải tránh các tình huống nguy cơ

    Khách hàng cần hiểu cả biện pháp bằng lời và không lời

    Có một số chiến lược để nói không.

    TÓM TẮT

  • 6.3Đối phó với cơn thèm nhớ

    Bài

  • 42 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    TổNG QuAN

    I. Giới thiệu 2 phút Giải thích rằng trong bài này, bạn sẽ thảo luận về cách giúp khách hàng đối phó với cơn thèm nhớ.

    II. Thuyết trình 40 phút Sử dụng các bản chiếu PowerPoint để thuyết trình về đối phó với cơn thèm nhớ.

    III. Kết luận 3 phút Ôn lại những nội dung chính trong bài và trả lời câu hỏi của học viên (nếu có).

    Bài 6.3: Đối phó với cơn thèm nhớ Mục đích:Giúp học viên hiểu được về cơn thèm nhớ ma túy và tìm ra những yếu tố cám dỗ gây thèm nhớ để từ đó cùng với khách hàng xây dựng chiến lược đối phó với cơn thèm nhớ.

    Thời gian: 45 phút

    Mục tiêu: Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:

    Định nghĩa được sự thèm nhớ Mô tả được cơn thèm nhớ khi thảo luận với khách hàng Xác định được những yếu tố kích thích sự thèm nhớ đối với khách hàng Cùng với khách hàng, lập kế hoạch đối phó với sự thèm nhớ

    Phương pháp: Thuyết trình và thảo luận

    Dụng cụ trợ giảng: Các bản chiếu PowerPoint Máy chiếu và màn chiếu Bảng lật và giấy khổ lớn Bút dạ màu

  • 43Chương Vi – Bài 6.3

    Bản chiếu 1

    Nói: Do thèm nhớ ma túy là một vấn đề hết sức khó khăn đối với nhiều người sử dụng heroin nên chủ đề này cũng cần được bàn đến sớm trong quá trình điều trị. Khoảng thời gian người ta bị thèm nhớ heroin mạnh nhất là khoảng vài tuần, có khi đến vài năm sau khi họ cai nghiện hoàn toàn. Điều này vừa có tính bí ẩn lại vừa gây khó chịu cho người sau cai nghiện và dẫn đến tái sử dụng heroin nếu không được hiểu và xử lí hiệu quả.

    ĐỐI PHÓ VỚI CƠN THÈM NHỚ

  • 44 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 2

    Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:

    Định nghĩa được sự thèm nhớ

    Mô tả được cơn thèm nhớ khi thảo luận với khách hàng

    Xác định được những yếu tố kích thích sự thèm nhớ đối với khách hàng

    Cùng với khách hàng lập kế hoạch đối phó với sự thèm nhớ

    MỤC TIÊU BÀI HỌC

    Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung trên bản chiếu

  • 45Chương Vi – Bài 6.3

    Bản chiếu 3

    Nói: Thảo luận về sự thèm nhớ là rất quan trọng vì thông thường, chính cơn thèm nhớ khiến khách hàng tái nghiện. Điều đầu tiên cần biết đó là hiện tượng thèm nhớ là bình thường. Người sử dụng ma túy thường không biết điều này. Họ nghĩ rằng họ là người duy nhất phải chịu đựng cơn thèm nhớ và nếu sự thèm nhớ xuất hiện thì điều đó có nghĩa là cơ thể họ có vấn đề gì đó. Họ cũng có thể tin là nếu họ thấy thèm nhớ, sẽ chẳng có cách nào giúp họ vượt qua được, nên họ thấy rằng việc sử dụng ma túy là điều khó có thể tránh khỏi.

    Cơn thèm nhớ xuất hiện là do ma túy đã làm thay đổi một số chức năng của não. Khách hàng đã sử dụng ma túy càng nhiều thì cơn thèm nhớ càng mạnh khi ngừng sử dụng. Tuy nhiên, theo thời gian, não và cơ thể sẽ điều chỉnh với sự thay đổi này và cơn thèm nhớ sẽ dịu dần. Tư vấn viên có thể hướng dẫn cho khách hàng những kĩ năng để làm cho quá trình này dễ dàng hơn.

    Là một phần tự nhiên của quá trình cai nghiện ma tuý và hồi phục - Thèm nhớ là một điều khó khăn đối với bất kì ai,

    cho dù sự thèm nhớ đó có liên quan đến sử dụng ma túy hay không

    Thèm nhớ ma tuý là hậu quả của một thời gian dài sử dụng ma tuý, và có thể tiếp tục trong một thời gian dài kể từ khi từ bỏ ma tuý - Những người nghiện ma tuý nặng thì có thể có những cơn thèm nhớ mạnh mẽ hơn.

    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIỆN TƯỢNG THÈM NHỚ MA TÚY (1)

  • 46 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Bản chiếu 4

    Nói: Có nhiều yếu tố kích thích sự thèm nhớ.

    Khách hàng cần học cách đối phó với các yếu tố này để có thể tiếp tục không sử dụng ma túy. Đây là chủ đề trọng tâm của tư vấn điều trị nghiện và cần được thảo luận nhắc lại trong suốt quá trình điều trị.

    Đầu tiên, bạn cần giúp khách hàng xác định những con người, địa điểm và những vật dụng có thể kích thích cơn thèm nhớ hoặc kích thích sự ham muốn sử dụng ma túy. Khách hàng cần tránh những yếu tố kích thích đó nếu có thể. Có một số cách thực hiện như: nhờ một người nào đó mà họ tin tưởng giữ hộ tiền, thoát khỏi những dụng cụ để sử dụng ma túy (tốt nhất là với sự hỗ trợ của người khác), không gặp một số người hàng xóm hoặc chuyển đến nơi ở mới, tránh tiếp xúc với những người bạn hoặc người thân đang còn sử dụng ma túy.

    Khách hàng và tư vấn viên cần hợp tác để bàn về những cách giúp khách hàng tránh hoặc kiểm soát được những yếu tố kích thích khó tránh hơn (như vợ hoặc chồng họ còn sử dụng ma túy). Những yếu tố làm tăng cơn thèm nhớ mà họ không thể tránh được đôi khi có thể được giải quyết an toàn hơn với sự hỗ trợ của một người không sử dụng ma túy như vợ hoặc con họ.

    Không sử dụng ma túy sẽ giảm mức độ của cơn thèm nhớ nhưng nếu thỉnh thoảng họ dùng lại, cơn thèm nhớ sẽ mạnh mẽ và kéo dài hơn. Sau mỗi lần khách hàng chống chọi và vượt qua được cơn thèm nhớ, cơn thèm nhớ lần sau sẽ yếu hơn, bởi vì khách hàng đã bắt đầu đối phó với nó. Tuyệt đối không sử dụng là cách tốt nhất giúp có thể loại bỏ được cơn thèm nhớ hoàn toàn và nhanh nhất.

    Cơn thèm nhớ có thể tăng lên do tác động của các yếu tố cám dỗ:- Con người - Địa điểm- Vật dụng - Cảm giác- Tình huống Hay bất kỳ điều gì có liên quan đến việc sử dụng ma túy trong quá khứ

    Hiện tượng thèm nhớ ma tuý sẽ yếu dần đi nếu không tiếp tục sử dụng- Thỉnh thoảng sử dụng lại ma tuý sẽ làm cho hiện tượng thèm

    nhớ ma tuý kéo dài

    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIỆN TƯỢNG THÈM NHỚ MA TÚY(2)

  • 47Chương Vi – Bài 6.3

    Bản chiếu 5

    Nói: Một điều thú vị khác về sự thèm nhớ là người ta tin rằng nếu người ta phải chịu đựng cảm giác thèm nhớ mạnh, nó sẽ tồn tại mãi mãi. Họ cảm thấy nó mạnh đến mức họ chẳng thể làm gì để kiểm soát được nó. Họ tin rằng nó sẽ ngày càng mạnh hơn và sẽ kéo dài mãi mãi.

    Liệu có đúng vậy không? Không.

    Cơn thèm nhớ giống như một cơn sóng. Mức độ mạnh mẽ của nó tăng lên từ từ rồi tan biến mất. Nó chỉ kéo dài trong vài phút và lâu nhất cũng chỉ đến 20 phút.

    Cơn thèm nhớ giống như cơn sóng biển

    - Mỗi đợt sóng thường bắt đầu rất nhỏ, cao dần lên và đổ ập xuống rồi biến mất

    - Cơn thèm nhớ kéo dài trong vài phút, tối đa là 20 phút

    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIỆN TƯỢNG THÈM NHỚ MA TÚY(3)

  • 48 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Nói: Người ta càng không sử dụng ma túy trong thời gian dài thì cơn thèm nhớ càng yếu đi. Một trong những kĩ thuật nhận thức hữu ích nhất để đối phó với cơn thèm nhớ là hiểu cơn thèm nhớ xảy ra như thế nào (Carroll và cộng sự, 1991).

    Bản chiếu 6

    Mỗi lần thèm nhớ, nếu chúng ta làm việc gì khác, chứ không phải sử dụng lại ma tuý thì hiện tượng thèm nhớ ma tuý sẽ yếu dần đi.

    - Đỉnh điểm thèm nhớ sẽ nhỏ dần và cơn sóng sẽ tan ra

    - Kiêng sử dụng là cách tốt nhất và là con đường nhanh nhất, trọn vẹn nhất để thoát khỏi hiện tượng thèm nhớ ma tuý

    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀHIỆN TƯỢNG THÈM NHỚ MA TUÝ (4)

  • 49Chương Vi – Bài 6.3

    Bản chiếu 7

    Nói: Thông thường, cơn thèm nhớ mạnh mẽ nhất ngay sau khi vừa mới cai nghiện. Theo thời gian, nó sẽ giảm dần, nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Ngay cả khi đã ngừng sử dụng ma túy trong thời gian dài, cơn thèm nhớ có thể sẽ rất mạnh do một số yếu tố thúc đẩy. Mặc dù cơn thèm nhớ có thể đến thường xuyên và mạnh hơn trong giai đoạn đầu sau cai, chúng ta vẫn có thể áp dụng một số kĩ năng để khống chế chúng. Những kĩ năng này sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo.

    Hiện tượng thèm nhớ ma tuý mạnh mẽ nhất trong thời gian đầu sau cai

    - Nhưng có thể tiếp tục cảm thấy thèm nhớ ma tuý trong vài tháng, thậm chí nhiều năm.

    Cơn thèm nhớ ma túy xảy ra sau chưa chắc đã nhẹ hơn cơn thèm nhớ lần trước

    - Đôi khi, đặc biệt những lúc căng thẳng, cơn thèm nhớ lên cao điểm nhưng sau đó sẽ nhẹ dần rồi kết thúc

    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀHIỆN TƯỢNG THÈM NHỚ MA TUÝ (5)

  • 50 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên

    Nói: Tư vấn viên cần biết về trải nghiệm của khách hàng đối với cơn thèm nhớ. Cần tìm hiểu những thông tin sau đây:

    Cơn thèm nhớ diễn ra đối với bạn như thế nào? Cơn thèm nhớ hay ham muốn diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Ở một số người, đó là những dấu hiệu thể chất, ví dụ: "Tôi thấy bụng cứ cuộn lên" hay "Tim tôi đập nhanh hơn" hoặc "Tự nhiên tôi ngửi thấy mùi của nó". Với người khác thì lại thiên về nhận thức, ví dụ: "Tôi cần có nó ngay bây giờ" hoặc "Tôi không thể gạt nó ra khỏi đầu" hoặc "Có tiếng gọi thúc giục tôi". Cũng có thể là những ảnh hưởng của ma túy, ví dụ: "Tôi thấy lo lắng quá" hoặc "Tôi cảm thấy bứt rứt khó chịu."

    Bạn bị cơn thèm nhớ hành hạ như thế nào? Mức độ mạnh yếu của cơn thèm nhớ đối với các khách hàng là rất khác nhau. Với một số người, đạt được và duy trì sự kiểm soát cơn thèm nhớ là mục tiêu điều trị chính và phải mất vài tuần mới đạt được. Một số khách hàng nói họ không hề thèm nhớ. Làm việc với khách hàng phủ nhận sự thèm nhớ sẽ phát hiện được là họ đã hiểu sai về một loạt sự kiện xảy ra với họ hoặc họ đã lờ đi cơn thèm nhớ xảy ra với họ. Một số khách hàng phủ nhận là họ thèm nhớ ma túy nhưng thường thú nhận là họ rất sợ bị tái nghiện. Cần phải thảo luận với khách hàng về việc họ cảm thấy bị khó chịu như thế nào. Sự thèm nhớ da diết không có nghĩa là điều không thể vượt qua nổi và ngược lại nếu chỉ thèm nhớ một chút không có nghĩa là có thể vượt qua một cách dễ dàng.

    Cơn thèm nhớ kéo dài bao lâu?Để xác định rõ cơn thèm nhớ diễn ra trong bao lâu, cần chỉ rõ cho khách hàng hiểu là họ hiếm khi tự mình trải nghiệm hết cơn thèm nhớ nếu không lưu tâm đến nó. Theo thời gian, khi khách hàng phải chống lại các cơn thèm nhớ, chúng sẽ không kéo dài nữa và cũng không xuất hiện thường xuyên nữa.

    Bản chiếu 8

    Khách hàng cần mô tả cơn thèm nhớ xảy ra đối với họ như thế nào để bạn có thể hiểu được. Hỏi các câu sau :

    Các cơn thèm nhớ diễn ra đối với bạn như thế nào? Bạn bị cơn thèm nhớ hành hạ như thế nào? Cơn thèm nhớ ấy kéo dài trong bao nhiêu lâu? Bạn đã cố gắng đương đầu như thế nào với cơn thèm nhớ?

    MÔ TẢ CƠN THÈM NHỚ (1)

  • 51Chương Vi – Bài 6.3

    Bản chiếu 8 (tiếp)

    Bạn đã cố gắng đối phó với cơn thèm nhớ như thế nào? Tư vấn viên cần xác định được những cách mà khách hàng đối phó với cơn thèm nhớ để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất bằng cách hiểu rõ về các chiến lược đó. Đồng thời, tư vấn viên cũng nên hỏ