chøc n¡ng ph¶n biÖn x· héi cña b¸o chÝ ë viÖt nam hiÖn...

189
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN MINH CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS LÊ MINH QUÂN 2. GS,TS NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN MINH

CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝë VIÖT NAM HIÖN NAY

Chuyên ngành : Chính trị học

Mã số : 62 31 20 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS LÊ MINH QUÂN

2. GS,TS NGUYỄN VĂN HUYÊN

HÀ NỘI - 2014

Page 2: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày

trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận

án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên

cứu nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Minh

Page 3: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

MỤC LỤC

TrangMỞ ĐẦU 1Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 81.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năng

phản biện xã hội của báo chí 81.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năng

phản biện xã hội của báo chí 181.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện

xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án 32Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA

BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 362.1. Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 362.2. Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh

giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 65Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN

BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 933.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 933.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện

chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay -đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí 104

Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNCAOCHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨCNĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆTNAM HIỆN NAY 138

4.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quảthực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Namhiện nay 138

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở ViệtNam hiện nay 147

KẾT LUẬN 171DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 173DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174

Page 4: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

DLXH : Dư luận xã hội

HTCT : Hệ thống chính trị

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

PBXH : Phản biện xã hội

QLCT : Quyền lực chính trị

QLNN : Quyền lực nhà nước

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng

sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy việc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân

dân làm mục tiêu cao cả của mình. Báo chí cách mạng nước ta được xác định

là công cụ chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, phát luật của Nhà nước, tập hợp và đoàn kết, nâng cao và bồi

dưỡng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng trong quần chúng nhân dân.

Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn

và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất

nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ

nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,

báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước,

đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát

triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị,

tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá - xã hội,

củng cố quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước

bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và

hội nhập quốc tế.

Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ

cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng

được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng

và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản

ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà

nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước

ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện

Page 6: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

2

chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động; báo chí

tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưa xuống để nhân dân

tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý, phản hồi; nhận thức

chung của xã hội cho rằng báo chí phải phản ánh đúng quan điểm đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước, những gì trái với đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước đều không thể chấp nhận, thậm chí còn bị quy kết về

lập trường, quan điểm.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về

tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của

nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệm vụ các tổ chức

trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến

lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cần được công khai, minh bạch và tham gia

đóng góp ý kiến của nhân dân. Nhu cầu đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước

ngày càng lớn, làm xuất hiện nhu cầu chính đáng của nhân dân về phản biện xã

hội (PBXH). Và nhu cầu báo chí phản ánh ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà

nước ngày càng lớn của nhân dân, của xã hội làm xuất hiện chức năng PBXH

của báo chí. Từ đây báo chí nước ta một cách khách quan bắt đầu có chức

năng và nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và phức tạp là PBXH.

Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức có các chức năng

phản biện xã hội, như của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v.. Với PBXH,

báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc phản ánh góp

ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục

những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách. Do đó chức năng PBXH

của báo chí ngày càng được xác định và thừa nhận. Nội dung và hình thức,

phương pháp và kỹ năng PBXH của báo chí nước ta ngày càng được hình

Page 7: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

3

thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chí còn thấp so với yêu cầu,

chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế.

Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ những

chức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năng này

được các cá nhân, tổ chức, thường xuyên đề cập, sử dụng đến thuật ngữ “chức

năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về

nội dung này và các ý kiến tập trung cho rằng cần phải khẳng định và tăng

cường chức năng này trong hoạt động báo chí. PBXH của báo chí không chỉ

còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà còn là vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị,

văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đổi mới, v.v.); là vấn đề dám

nghĩ và dám làm, dám tranh luận và phản biện, dám tiếp thu và sửa chữa

trước yêu cầu khách quan của thực tiễn đổi mới đất nước.

Ở các nước phương Tây, với sự tồn tại của xu hướng chính trị và quyền

lực khác nhau, sự tranh giành ảnh hưởng và uy tín trong xã hội đa nguyên chính

trị, đa đảng đối lập, PBXH của báo chí có vị trí và vai trò rất lớn.

Trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã

hội được coi là áp lực quan trọng thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước.

“Sức mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh dư luận xã

hội. Do đó nói báo chí là quyền lực thứ tư thực chất là quyền lực của nhân dân

của dư luận xã hội mà báo chí là kênh truyền dẫn và liên kết sức mạnh của dư

luận xã hội” [35, tr.56].

Với PBXH, báo chí ở đây đã trở thành một loại quyền lực xã hội, giám

sát và đối trọng với chính quyền.

Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xã hội

và trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì

PBXH, trong đó có PBXH của báo chí càng trở nên cần thiết. PBXH nói chung

và của báo chí nói riêng giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền hạn chế được

những bất cập và, thậm chí, những thiếu sót, sai lầm trong quá trình xây dựng và

Page 8: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

4

thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; ngăn chặn và hạn

chế sự độc đoán, chuyên quyền, nạn quan liêu, tham nhũng; phát huy quyền làm

chủ của nhân dân xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, ở đây, cũng có nghĩa là

nghiên cứu một phương thức kiểm soát quyền lực - quyền lực chính trị

(QLCT), quyền lực nhà nước (QLNN). Với chức năng PBXH, báo chí tạo

diễn đàn dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia ngày càng đầy đủ vào công

việc chính trị, công việc nhà nước; vào việc kiểm soát quyền lực công,; khắc

phục các nguy cơ mất dân chủ, lạm quyền dẫn đến suy thoái quyền lực đe dọa

đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc.

Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí chính là giải quyết những cơ sở

lý luận và thực tiễn. Những vấn đề về quan niệm, khái niệm, bản chất của PBXH

của báo chí, báo chí trong hệ thống chính trị nước ta, những tiêu chí trong hoạt

động phản biện. Thực tiễn hiện nay nhiều chính sách, pháp luật còn gặp nhiều

khó khăn, từ dự thảo, đến ban hành và thực thi trong cuộc sống, do đó là đòi hỏi

khách quan, cấp thiết hiện nay phải có phản biện của báo chí. Nhân dân luôn

quan tâm, mong chờ và cùng với báo chí nhằm thể hiện tiếng nói, quan điểm của

mình trước chính sách của cơ quan công quyền, liên quan đến lợi ích của nhân

dân. Bản thân cơ quan công quyền - chủ thể tiếp nhận phản biện cũng mong

muốn được phản biện để làm cho chính sách, pháp luật đúng đắn hơn giúp hiệu

lực quản lý, chỉ đạo của nhà nước có hiệu quả.

Những giả thiết (những câu hỏi nghiên cứu) của luận án:

Cho đến nay ở nước ta có những quan niệm khác nhau về PBXH của

báo chí, vậy đâu là quan niệm có cơ sở khoa học, thực tiễn và có thể trở thành

khái niệm phản ánh đúng nội hàm và bản chất PBXH của báo chí? Có hay

không PBXH của báo chí và PBXH qua báo chí hay chỉ là PBXH của báo

chí? Hiện nay ở nước ta, hoạt động PBXH của báo chí đã diễn ra - với những

kết quả, hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng PBXH không chỉ là nhiệm vụ

Page 9: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

5

khi cần thiết của báo chí hay còn là và phải là chức năng - hoạt động thể hiện

đặc tính có tính bản chất của báo chí? Đánh giá PBXH của báo chí nói chung

và của báo chí ở nước ta cần theo những tiêu chí nào; PBXH của báo chí ở

nước ta có mang tính phổ biến (phù hợp với thông lệ quốc tế) và tính đặc thù

(phù hợp với đặc điểm của Việt Nam) hay không? Quan điểm và giải pháp

thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí là cần thiết nhưng những

quan điểm và giải pháp ấy là gì? v) PBXH của báo chí cần được xem xét như

thế nào với tính cách một phương thức thực thi QLCT và QLNN ở nước ta?

Tình hình trên làm cho việc nghiên cứu vấn đề “Chức năng phản biện

xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”, với tính cách một luận án tiến sĩ

chính trị học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đíchTrên cơ sở lý luận về chức năng PBXH của báo chí, luận án làm rõ

thực trạng về thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra của việc thực hiện chức năng

PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, nêu ra những quan điểm và giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của

báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.

2.2. Nhiệm vụMột là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm

rõ những vấn đề đã được nghiên cứu (của các tác giả trong và ngoài nước),

làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này.

Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm và chức năng của báo

chí, của PBXH và PBXH của báo chí.

Ba là, làm rõ thực trạng theo những tiêu chí xác định thực hiện chức

năng PBXH của báo chí ở Việt Nam.

Bốn là, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệuquả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.

Page 10: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

6

Bốn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tương ứng với 4 chương của luận án.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chức năng PBXH của báo

chí ở Việt Nam hiện nay.

3.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của luận án là việc xác định và thực hiện chức

năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từ gócđộ của Chính trị học - môn khoa học về quyền lực - QLCT và QLNN. Làcông trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năng của báochí ở Việt Nam, nên luận án tập trung hơn vào những vấn đề có tính khái quát- khái quát lý luận và thực tiễn, những chứng minh mới được khai thác ở mứcđộ cần thiết.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí vàchức năng, nhiệm vụ trong đó có chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí cáchmạng, về quyền lực và thực thi QLCT, QLNN và những vấn đề có liên quan.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: kết hợp lịch sử và

lô gích, phân tích và tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, v.v..5. Đóng góp mới về khoa học của luận ánNhững đóng góp mới về khoa học của luận án là: Từ góc độ của chính

trị học PBXH của báo chí được xem xét với tính cách một phương thức thực

thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT, QLNN luận án đã làm rõ

những vấn đề sau đây: i) khái niệm và bản chất của PBXH của báo chí; ii)

những căn cứ khoa học của PBXH của báo chí và chức năng PBXH của báo

chí ở Việt Nam hiện nay; iii) những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả

Page 11: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

7

thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iv) thực trạng

(những yếu tố tác động, thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra) của việc xác định

và thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; v) những

quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức

năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luậnLuận án làm sáng tỏ khái niệm và những cơ sở khoa học về tính tất yếu

và cơ chế thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt nam. Kết quả của

luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Chính trị

học, Báo chí học và những bộ môn khoa học có liên quan.

6.2. Ý nghĩa thực thực tiễnLuận án góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện chức năng PBXH của

báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, QLCT, QLNN

của nhân dân ngày càng được kiểm tra, kiểm soát thực chất hơn. Luận án góp

phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện

chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năng PBXH của báo chí.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

gồm 4 chương, 9 tiết.

Page 12: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết

ở trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn về chức năng, nhiệm vụ PBXH của

báo chí dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là những vấn đề lý luận và phương

pháp cơ bản, có giá trị, làm cơ sở và định hướng cho quá trình nghiên cứu của

luận án.

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC

NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội

Ở Mỹ, trong các cuốn sách: "The Governmental Proceses" (Các quá trình

chính phủ) của David B.Truman [127] và "Dilemmas of Pluralistdemocracy"

(Những nan giải của nền dân chủ đa nguyên) của Robert A.Dahl [139], các

tác giả của nó - những người theo chủ nghĩa đa nguyên đã tập trung phân tích

sự hình thành của các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị xã hội cùng với các

quá trình chính trị nhà nước. Theo đó, trong xã hội hầu hết mọi người dân đều

tham gia vào các nhóm tổ chức với những lợi ích khác nhau, nên mỗi nhóm

lợi ích đều có xu hướng phân chia từ bên trong để nắm chắc một phần quyền

lực phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Vì vậy, định hướng tổng thể

đối với chính sách công là kết quả của hàng loạt những ảnh hưởng từ các

nhóm lợi ích đến chính phủ - mà không có một nhóm nào ảnh hưởng tuyệt

đối. Các tác giả đánh giá cao vai trò to lớn của các nhóm lợi ích trong việc

ảnh hưởng đến quá trình chính sách và ngay cả bản chất nhà nước nhìn theo

giác độ này cũng chính là một nhóm lợi ích. Vì vậy toàn bộ quá trình chính trị

là quá trình tương tác, kiềm chế đối trọng giữa các nhóm, tầng lớp khác nhau

trong xã hội. Các tác giả thừa nhận rằng, các tổ chức và các thể chế có xu

Page 13: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

9

hướng đề cao lợi ích làm cho chính sách công có thể bị khống chế bởi một vài

nhóm lợi ích nào đó có sức mạnh về tổ chức và có nguồn lực; hoặc nó cũng

có thể bị lôi kéo, giằng co giữa các đối thủ ngay trong khu vực nhà nước. Quá

trình hoạch định, quyết định, chính sách luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố;

sự cạnh tranh chính trị, các chiến lược vận động tranh cử, lợi ích nhóm, lợi

ích quốc gia và PBXH được hình thành từ đây.

Trong cuốn sách: "Interpetation and Social Criticism" (Chú giải và

phản biện xã hội), của Michael Walzer [136] đã phân tích làm sáng tỏ hoạt

động PBXH, đồng thời đưa ra một khuôn khổ triết lý để phân tích PBXH là

một hoạt động xã hội. Cuốn sách phản ánh thực tiễn phản biện xã hội, giải

thích nó và việc hình thành các chuẩn mực đạo đức của PBXH. Nội dung

cuốn sách còn đề cập đến tranh luận quan niệm đương đại khác nhau về

PBXH, lý thuyết và vai trò của trí thức trong việc hình thành các PBXH và

tạo nên sự thay đổi xã hội thông qua PBXH. Trên nền tảng chung này, PBXH

được nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, cấp vĩ mô là sự hình thành, phát

triển các lý thuyết, hệ tư tưởng đang giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; ở cấp độ

vi mô là sự phê bình, phản ánh, chỉ trích đường lối chính sách cụ thể của nhà

nước hoặc các hoạt động của nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, trên

cơ sở cách nhìn nhận xem xét, đánh giá và hướng tiếp cận khác nhau.

Trong cuốn sách: "Interest Group Politis" (Chính trị của các nhóm lợi

ích), Ssecond edition của Allan J. Cigler [125], các tác giả nghiên cứu vai trò

của các nhóm lợi ích trong quá trình hoạch định chính sách công, từ việc cung

cấp thông tin, dữ liệu phản ánh nhiều chiều, khía cạnh khác nhau của vấn đề

chính sách đến sự bình luận, chỉ trích phê phán của các nhóm, phương tiện

truyền thông và dư luận. Các nhóm cũng tập trung sự chú ý và thu hút ngày

càng đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học các học giả

vào những vấn đề của mình về đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác

trong mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và các ủy ban trong quá trình hoạch

Page 14: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

10

định chính sách cũng có thể dẫn tới sự đồng thuận giữa nhóm lợi ích và các

quan chức nhà nước. Các nhóm lợi ích có thể cam kết ủng hộ nhất định về

phiếu cử tri, sự quyên góp tài chính cho hoạt động đảng phái, vận động tranh

cử và đổi lại các nhà lập pháp ở các ủy ban có thể ra những quyết sách, quyết

định thiên vị cho lợi ích của nhóm này. Ở đây PBXH được xem như một

phương thức giải quyết mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích.

Những công trình trên đây đều thể hiện quan điểm cho rằng, phản biện

xã hội là yêu cầu khách quan của bất kỳ hệ thống QLNN nào; nếu quyền lực

không được kiểm soát thì dẫn đến lạm quyền, quyền lực sẽ bị tha hóa. Tuy

nhiên, vấn đề PBXH, chức năng PBXH của báo chí chưa được các nhà tư

tưởng nêu lên trên cả hai phương diện: một là, đặt vấn đề nghiên cứu khoa

học về phản biện; hai là, các hoạt động thực tiễn của phản biện nói chung và

chức năng PBXH của báo chí nói riêng. Do vậy, đây còn là một trong những

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm sáng tỏ.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí

- Ở Nga, Víchto Aphanaxép, tác giả của cuốn sách: "Quyền lực thứ tư

và bốn đời Tổng bí thư" [3] đã đề cập và làm rõ khái niệm quyền lực của của

báo chí, nêu sự ra đời của báo chí, vị trí, vai trò to lớn của báo chí trong các

thể chế chính trị. Khái niệm đó có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh chi phối,

tác động của báo chí đối với đời sống xã hội. Cuốn sách đề cập và làm rõ hơn

việc các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí trong xử lý công việc, coi đó như là

một quyền lực để lãnh đạo kinh tế, chính trị, xã hội. Tác giả chỉ ra, ở nhiều

nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam

quyền phân lập của Môngtétxkiơ. QLNN phân bổ cho hệ thống các cơ quan

lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập - ngang bằng - chế ước

lẫn nhau, nhằm mục đích phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Vì vậy, quyền

được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định

hướng đường đi cho báo chí trong quan hệ với HTCT.

Page 15: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

11

A.A. Grabennhicốp cho xuất bản cuốn sánh: "Báo chí trong kinh tế thị

trường" [48]. Tác giả đã đề cập các đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị

trường; những phương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên,

cộng tác viên trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa

ban biên tập và độc giả - khán, thính giả; quy trình tổ chức in ấn, xuất bản

báo; những thể loại báo chí, v.v.. Tác giả đề cập đến báo chí và các phương

tiện truyền thông đại chúng trong việc quản lý xã hội về mặt chính trị - xã hội.

Muốn tồn tại được trong nền kinh tế, báo chí phải biến đổi theo nó, tuy nhiên

vấn đề là làm sao tìm được cho mình một hướng đi thích hợp. Báo chí cần

trung thực, phản ánh một cách nhanh nhạy chính xác và đặc biệt những người

cầm bút phải hết sức phòng, tránh trước những cám dỗ và cạm bẫy từ cuộc

sống. Cuốn sách nêu tương đối chi tiết những kiến thức nghiệp vụ làm báo,

giúp cho những nhà báo nhanh chóng nâng cao nghiệp vụ phát triển nghề

nghiệp của mình.

M.I.Sotak (2003) đã xuất bản cuốn sách: "Phóng sự - tính chuyên

nghiệp và đạo đức" [97]. Tác giả đã đề cập đến tính thời sự báo chí, mối quan

hệ giữa đạo đức nhà báo trong nghề viết phóng sự. Tác giả cho rằng, cần đẩy

mạnh hơn tính chuyên nghiệp cho nhà báo, đồng thời nêu vấn đề giáo dục đạo

đức trong phóng viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc thực hiện quy

định về đạo đức nghề nghiệp; cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn,

bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối

với phóng viên. Tác giả nhấn mạnh đến bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa

soạn phải phát huy trách nhiệm để nâng cao chất lượng đáp ứng mong muốn

của bạn đọc.

A.A.Chertưchơnưi (2004) xuất bản cuốn sách: "Các thể loại báo chí",

[28]. Cuốn sách đã nêu và làm sáng tỏ phần lý luận chung về các yếu tố hình

thành thể loại trong báo chí; đồng thời trình bày rõ hơn những khía cạnh, nội

dung chính của các thể loại báo chí được phân theo tính chất của các thể loại

Page 16: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

12

tin, thể loại phân tích, thể loại chính luận - nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi thể loại

được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở

Nga nhằm người đọc có thể hình dung trực quan về diện mạo các thể loại báo

chí một cách sắc nét.

E.P. Prô kôrốp (2004) cho xuất bản cuốn sách: "Cơ sở lý luận báo chí",

[86]. Cuốn sách khái quát về lý luận nghiệp vụ báo chí, đưa ra khái niệm về

nghề nghiệp làm báo và đặc thù của hoạt động báo chí. Cuốn sách đưa ra

những quan niệm và cách tiếp cận khái niệm báo chí; báo chí trong mối quan

hệ gia cấp cầm quyền và nhà nước; vai trò của báo chí đối với đời sống xã

hội; đặc điểm của báo chí; bản chất hoạt động báo chí; đối tượng và cơ chế

hoạt động của báo chí; các chức năng cơ bản của báo chí và tự do báo chí

được xem là nền tảng lý thuyết báo chí. Trong cuốn sách có thể thấy được vai

trò của báo chí đối với xã hội trong đó có các chức năng của báo chí, mặc dù

báo chí chịu sự chi phối của nhà nước nhưng báo chí có tính độc lập tương

đối là kết lối sức mạnh của nhân dân và DLXH đây là vấn đề được đề tài rất

quan tâm.

- Ở Trung Quốc, năm 2005, Bùi Phương Dung xuất bản cuốn Công tác

tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [34]. Cuốn sách chủ yếu phân tích

khái niệm công tác tư tưởng, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công

tác tư tưởng, trong đó có lĩnh vực báo chí. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản

Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một phương tiện giáo dục,

động viên quần chúng nhân dân và mang tính chính trị rất cao, có đặc điểm là

công khai rộng rãi, kịp thời, nhanh nhạy, có thể đưa đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng vào trong quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất và

biến thành hành động thực tế của quần chúng; có thể phản ánh một cách rộng

rãi ý kiến, tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của quần chúng; có thể kịp thời

truyền bá tin tức trong nước và thế giới, trực tiếp tác động tới tư tưởng, hành

vi và xu hướng chính trị của quần chúng, hướng dẫn, khích lệ, động viên, tổ

Page 17: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

13

chức quần chúng phấn đấn thực hiện lợi ích căn bản của mình. Tác giả nhấn

mạnh công tác tư tưởng, trong đó có báo chí phải kịp thời tổng kết kinh

nghiệm và rút ra từ thực tiễn những hoạt động góp ý kiến, phê bình của báo

chí đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Năm 2007, trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận, số 8, Điền

Trung Mẫn có bài Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới [77], đề cập

đến vai trò quan trọng của báo chí trong công cuộc xây dựng xã hội hài hòa,

khẳng định báo chí là thế mạnh chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung

Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ xã hội tiến hành cải cách. Nhấn mạnh, báo chí là

một phần quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Trong điều

kiện xã hội hiện nay, mở rộng dân chủ tự do tiến bộ báo chí có sức mạnh nhất

định, báo chí là diễn đàn quan trọng để xã hội trao đổi phản biện với Đảng và

Nhà nước; tăng cường tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của đông đảo

quần chúng nhân dân để xây dựng chủ trương chính sách. Tác giả cũng nêu rõ

chức năng của báo chí là phải bám sát thực tế, bám sát quần chúng, bám sát cuộc

sống, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, cố gắng vận dụng nhiều hình

thức và cần tăng cường cải tiến công tác báo chí.

- Năm 2009, trên Tạp chí Pháp chế Chính phủ, số 31, Lý Diệu Bác có

bài Công tác tư tưởng cần tăng cường đổi mới và tính thời đại [15], cho rằng,

báo chí muốn giàu tính đổi mới thì phải tạo dựng quan niệm mới, hình thành

cơ chế mới, tiến hành sắp xếp, đổi mới một cách tổng thể; vận dụng hình thức

mới, tiến hành đổi mới phương thức, cách làm tự do cởi mởi hơn, sâu hơn.

Qua nghiên một số công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả

Trung Quốc đã đề cập đến hoạt động của báo chí thể hiện, vai trò vị trí, nhiệm

vụ chức năng của báo chí. Nhằm nâng cao chất lượng của báo chí trong tình

hình mới khi mà dân chủ ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng

được nâng nên báo chí Trung Quốc đang được quan tâm đầu tư rất lớn cả về

cơ chế chính sách lẫn con người, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ truyền

Page 18: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

14

thông bảo đảm nhanh nhất, đúng đắn đầy đủ khách quan nhất. Sự ra đời của

các tập đoàn truyền thông có ý nghĩa to lớn trong việc cạnh tranh thông tin,

làm cho thông tin hay và hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Trong quá

trình phát triển, báo chí Trung Quốc cũng luôn quan tâm tới nâng cao chất

lượng báo chí bằng việc tăng cường tính dân chủ, tự do phản biện xã hội của

báo chí về những vấn đề mà bạn đọc quan tâm nhất là những chính sách của

Đảng và Nhà nước, nhằm mở rộng dân chủ thu hút sự quan tâm chú ý của

người dân về những vấn đề bức xúc

- Ở Tây Ban Nha, nét nổi bật của báo chí là tự do báo chí, báo chí tư

nhân ra đời, thông tin trên báo chí nhanh nhạy có sự cạnh tranh thông tin, trợ

giúp của Chính phủ khi báo chí tuyên truyền cho Chính phủ. Tờ báo Mundo

Obrero (Báo Thế giới Công nhân) là cơ quan ngôn luận của cả PCE và IU

(Đảng Cộng sản Tây Ban Nha), có trụ sở chính tại Thủ đô Madrid. Qua trao

đổi với ông Tổng biên tập được biết tờ báo ra đời cách đây gần 100 năm, Báo

Mundo Obrero có nhiều đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh của công nhân và

nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha. Hiện

nay, Báo tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: đấu tranh phê phán chủ nghĩa

tự do mới; chống lại nền chuyên chế của thị trường; bình luận, phê phán

những chính sách kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người

lao động; bảo vệ công lý, dân chủ, an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình

hoạt động tờ báo khó tiếp cận thông tin dẫn đến thiếu thông tin hay không

được thông tin đầy đủ.

Tờ báo Elpaís, theo Tổng biên tập, báo Elpaís, ra đời cách đây đã 30

năm, tờ báo lớn có uy tín với độc giả. Báo Elpaís có chất lượng, uy tín, được

đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Ở Tây Ban Nha các tờ báo

nào ủng hộ chính phủ được cấp một phần kinh phí còn các báo khác được cấp

ít hoặc không, tự hạch toán. Nhưng không phải báo chí nói hay cho chính phủ

mà được nhân dân đón đọc vì tự do của người dân là sự lựa chọn thuộc về họ

Page 19: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

15

khi mà lợi ích được bảo đảm. Có thể thấy, tự do báo chí cũng có mức độ, tùy

thuộc vào chính phủ, nhưng đương nhiên báo chí có tính phản biện cao.

Theo Arturo Escobar (1995), báo chí trong thực hiện các chức năng,

nhất là về chức năng phản biện xã hội là động lực xây dựng đất nước. Theo

nghiên cứu này, báo chí được coi là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy

quá trình hiện đại hóa văn hóa và lối sống. Trong các loại hình thông tin và

giải trí thì báo chí được xem là phương tiện quan trọng để cung cấp thực tế

khách quan và những phân tích liên quan đến thực tiễn cuộc sống (Pye.L.W,

1963). Qua đây có thể thấy chức năng phản biện xã hội báo chí, có vai trò

quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội tự do,

dân chủ. Thực ra, báo chí có chức năng phản biện xã hội một cách mạnh mẽ

tạo diễn đàn rộng rãi thu hút sự tham gia của xã hội về thông tin phản hồi

chính sách giữa người dân và nhà nước[91].

- Ở Anh, Theo BBC News, làm gì thì làm, BBC không đi khỏi các

nguyên tắc đã thành luật định trong Hiến chương Hoàng gia, luật Viện Cơ

Mật của Hoàng gia Anh đặt ra làm nền tảng cho nghề báo BBC. Đó là tính bất

thiên vị, chính xác và không có nghị trình chính trị (tiếng Anh, đó là 'no

political agenda'). Vẫn theo James Harding, chính trong thời đại chạy tin qua

các kênh liên tục, trực tiếp, các trang web, trang Twitter nhanh chóng, thì

"cách làm tin chậm, có kỷ luật và điều tra kỹ càng (meticulous investigations),

cũng như cách phân tích kiên trì lại càng làm tin bài nổi bật lên". Trên lý

thuyết, BBC không phải cạnh tranh về khán thính giả như báo chí thương mại

nên không phải vội vã rượt đuổi theo tin tức giật gân, nóng hổi. Mặt khác,

công chúng đến với BBC là vì sự tin cậy và chất lượng chứ không phải vì tốc

độ. Một số bài viết gửi tham gia Diễn đàn của BBC thể hiện quan điểm riêng

của tác giả, ở đây thể hiện tính khách quan trong thực hiện chức năng của báo

chí. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên ti vi,

trên đài phát thanh và trên internet, wikipedia. Đây có thể nói là tờ báo có

Page 20: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

16

chức năng phản biện cao đảm bảo khách quan khoa học thu hút nhiều độc giả.

PBXH của báo chí Anh, cũng như ở các nước phương Tây, là vấn đề hiển

nhiên và không mới. Dân chủ phương Tây phát triển tương đối sớm và dân

chủ đã trở thành máu, thịt của thể chế chính trị. Họ không bàn và nói đến vấn

đề phản biện xã hội của báo chí. Để có thể kế thừa những yếu tố hợp lý, cái

mới trong PBXH của báo chí phương Tây, phục vụ cho phát triển nền báo chí

cách mạng nước ta, cần nghiên cứu sâu hơn về sự phản biện đó trên cơ sở cơ

chế và luật pháp.

- Ở Myanmar, báo chí đã có những bước tiến vượt bậc về tự do báo chí.

Cơ quan Đăng ký và Giám sát Báo chí Myanmar cho biết, từ ngày 20/8/2012,

Myanmar sẽ bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, các phóng viên không còn phải nộp

bài cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước trước khi đăng nữa, v.v.. Tháng 9/2012,

Thứ trưởng Bộ thông tin Myanmar Ye Htut thừa nhận trong quá khứ, báo chí

nhà nước chỉ đăng tin một chiều của chính phủ và quốc hội. Nhưng rồi đây,

báo chí Myanmar sẽ được phép chỉ trích chính sách của nhà nước. Myanmar

đồng thời cho phép các nhà báo viết các chủ đề chính trị xã hội gây tranh cãi -

một điều chưa từng thấy trong thời gian quân đội cầm quyền ở nước này.

Khoảng 300 tờ báo và tạp chí đăng tải các vấn đề ít nhạy cảm hơn cũng được

phép in mà không cần kiểm duyệt trước. Như vậy, báo chí Myanmar được tự

do hơn trong việc tham gia vào các hoạt động của đất nước, trong đó có việc

chuyển tải các chính sách kể cả chỉ trích chính sách của nhà nước. Thông qua

tự do báo chí quyền của người dân được mở rộng và đề cao, và việc chính phủ

lắng nghe, tiếp thu là điều kiện tốt nhất để xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi

chính sách tốt hơn.

- Ở Malaysia, theo John Lent (1976), tất cả chính phủ của các quốc gia

châu Á đều cho rằng cần phải hạn chế tự do của báo chí. Hơn một thập kỷ

sau, cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh đến trách

nhiệm xã hội của báo chí trong sự so sánh với tự do của họ; rằng tư tưởng

Page 21: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

17

phương Tây về tự do báo chí tuyệt đối không thể tồn tại trong thực tế. Báo chí

cần có tự do, nhưng tự do cần phải gắn với trách nhiệm, trong chừng mực nào

đó báo chí được xem là sự đe dọa tiềm ẩn của dân chủ thì nó cần được phép

hoạt động mà không có sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên khi báo chí có

biểu hiện lạm quyền lực thì một chính phủ dân chủ cần có trách nhiệm điều

chỉnh nó cho đúng. Chính phủ đã có 3 yêu cầu đối với báo chí Malaysia: thứ

nhất, tránh đề cập hay khơi gợi những vấn đề có thể gây kích động đến tình cảm

dân tộc; thứ hai, thận trọng khi phản ánh đến vấn đề liên quan đến tôn giáo; thứ

ba, báo chí phải tham gia vào chủ quyền lãnh thổ về mặt địa lý quốc gia.

Tóm lại, với cách tiếp cận khác nhau, ở nước ngoài nhiều tác giả đã đề

cao vai trò của báo chí, coi báo chí là quyền lực thứ tư trong các quyền lập

pháp, tư pháp và hành pháp đề cao tự do báo chí trong sự phát triển của xã

hội. Nhưng thực chất, báo chí không phải là tất cả, mà báo chí luôn bị chi

phối, kiểm soát bởi chính phủ, nhà nước, chính điều này đã làm hạn chế chức

năng phản biện của báo chí. Tuy nhiên, về mặt luật pháp ở một số nước, hệ

thống luật pháp đã có nhiều điều rõ ràng, và dân chủ quyền tự do của công

dân được qui định khá đầy đủ; về tự do báo chí, tự do ngôn luận được tôn

trọng. Những cơ sở chính trị, pháp luật và xã hội đã tạo điều kiện cho báo chí

thực hiện phản biện chính sách một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, chính phủ,

nhà nước cũng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện của báo chí để điều

chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn lợi ích của các giai cấp

trong xã hội.

Khái niệm PBXH của báo chí được các nhà nghiên cứu, các nhà báo

đưa ra với các lý thuyết khác nhau không đề cập trực tiếp vào chức năng

PBXH của báo chí, mà ở đó mỗi quan điểm có cách tiếp cận và lý giải khác

nhau dựa trên các quan niệm khác nhau về dân chủ, vai trò và tự do báo chí

trong đời sống xã hội nói chung và PBXH của báo chí nói riêng. Tự do báo

chí và sự phát triển của báo chí chính là một trong những yếu tố quan trọng để

Page 22: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

18

đo lường sự phát triển của xã hội và dân chủ trong xã hội. Người ta thấy một

vấn đề có tính quy luật là, báo chí phát triển nhờ tích cực tham gia vào quá

trình PBXH, nhất là phản biện đường lối và chính sách quốc gia.

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí vớinhững tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứuchuyên biệt về chức năng PBXH của báo chí dưới góc độ Chính trị học.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾNCHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hộiMột số bài tạp chí liên quan đến phản biện xã hội:1) Tháng 12/2006, trên Tạp chí Xây dựng Đảng, tác giả Đỗ Duy

Thường có bài: "Phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trongquá trình xây dựng luật, pháp lệnh" [109]. Tác giả cho rằng, phản biện trongquá trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được hiểu là hoạt động nhận xét,đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghị bằng văn bản đối với các dự án luật,pháp lệnh của các cơ quan Nhà nước khi được yêu cầu. Sự phản biện làm giảmthiểu những thiếu sót, sơ hở trong việc xây dựng, ban hành các văn bản luật.

2) Trên Tạp chí Cộng sản số 17/2006, tiến sĩ (TS)Trần Đăng Tuấn cócác bài viết: "Phản biện xã hội: Một số vấn đề chung và bài Phương thức phảnbiện xã hội" [114]. Ở đó tác giả quan niệm PBXH là đưa ra các lập luận, phântích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án(phương án, dự án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó. Phản biệnxã hội dựa vào các lập luận, phân tích từ một góc nhìn, một hệ thống công cụvới góc nhìn và hệ thống công cụ đã dùng ở đề án xã hội. PBXH thực hiệnchủ yếu ở hai trường hợp: một là, đối với các dự thảo chủ trương, chính sách;hai là, phát hiện các điểm chưa hoàn thiện, thậm chí sai sót, hoặc không cònphù hợp với đường lối chính sách, quy định pháp lý, v.v. đang được thực hiệntrong thực tế, để lực lượng cầm quyền có điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổichính sách cho phù hợp.

Page 23: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

19

3) Năm 2006, trên Tạp chí Mặt trận số 37, TS.Hoàng Hải có bài: "Pháthuy vai trò của MTTQ trong phản biện xã hội và giám sát xây dựng Đảng"[50]. Tác giả cho rằng, nội dung PBXH mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thựchiện là phản biện những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đếnquyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chứcbộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đốivới gia cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ởnước ngoài. Đối tượng nhận được phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và nhân dân là cơ quan tổ chức của HTCT.

Một số sách liên quan đến phản biện xã hội:1) Cuốn sách: "Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của

MTTQ Việt Nam" [5]. TS.Nguyễn Thọ Ánh cho rằng: Giám sát PBXH là yêucầu khách quan, mang tính phổ biến trong việc vận hành quyền lực chính trịnhà nước dân chủ. Nó là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểmsoát quyền lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực nhànước. Hoạt động giám sát ở nước ta cho đến nay, về thực chất, chủ yếu nằmtrong hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước mà cụ thể là Quốc hội vàhội đồng nhân dân các cấp. Hoạt động này cùng với hoạt động kiểm tra củaĐảng, hoạt động thanh tra của chính quyền làm thành hệ thống kiểm soátquyền lực từ bên trong hệ thống chính trị. Hoạt động giám sát phản biện xãhội tuy được Đảng và Nhà nước qui định nhưng nhìn chung chưa phát huy tácdụng góp phần kiểm soát quyền lực. Hệ thống giám sát và PBXH ở nước tagồm nhiều chủ thể, trong đó Mặt trận tổ quốc có vai trò quan trọng đặc biệt.Từ cách đặt vấn đề và đi đến nội dung của tác giả Nguyễn Thọ Ánh, có thểthấy trong hệ thống PBXH ở nước ta còn có báo chí tham gia PBXH và nócũng nằm trong hệ thống kiểm soát quyền lực từ “bên trong” HTCT.

Một số đề tài khoa học liên quan đến phản biện xã hội:1) Trong đề tài khoa học: 01X-11/02-2009-1 do PGS,TS. Phạm Xuân

Hằng làm chủ nhiệm: "Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

Page 24: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

20

quốc thành phố Hà Nội nhằm phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô" [51]. Tác

giả của đề tài đã nêu khái niệm PBXH và phân biệt giữa PBXH và một số

hoạt động xã hội khác; khái niệm cơ chế PBXH; các nguyên tắc PBXH. Tác

giả chỉ ra thực trạng PBXH của MTTQ thành phố Hà Nội thời gian qua, hạn

chế và nguyên nhân. Tác giả cho rằng PBXH thực chất là phát huy năng lực

sáng tạo quyền làm chủ của nhân dân thể hiện qua việc tham gia hoạch định

và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện

PBXH là góp phần mở rộng dân chủ; nhân dân tham gia PBXH với tư cách

vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện

vừa là người thụ hưởng.

Một số luận văn, luận án liên quan đến phản biện xã hội:

1) Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Như Hoa: "Nâng cao chất lượng phản

biện xã hội của MTTQ Việt Nam ở nước ta hiện nay" [58]. Luận án đã hệ

thống hóa những vấn đề lý luận về phản biện xã hội và vai trò của MTTQ

Việt Nam trong PBXH. Bước đầu xác định tiêu chí đánh giá chất lượng phản

biện của MTTQ Việt Nam. Đánh giá khái quát chất lượng phản biện của

MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đề xuất giải pháp nâng cao chất

lượng phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong đó tác giả có đề cập đến báo chí là một phương thức PBXH rất quan

trọng và nổi bật, xuất phát từ chức năng của báo chí phản ánh hiện thực đời

sống xã hội, định hướng dư luận xã hội có sức mạnh phản biện chính sách của

Nhà nước. Tác giả nhấn mạnh báo chí chỉ phát huy tốt vai trò tác dụng trong

điều kiện một xã hội dân chủ, tự do ngôn luận đồng thời phụ thuộc vào bản

lĩnh, dũng khí của chính báo chí

Có thể nói, từ Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng (1991)đến nay, với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,dân chủ XHCN được coi trọng và quan tâm nhiều hơn, đã đặt nền móng chonhững tư tưởng phản biện. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước,

Page 25: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

21

Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ ra: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặttrận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát phản biện xã hội”[42, tr.4]. Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Vănkiện Đại hội X cũng xác định: “Xây dựng qui chế giám sát và phản biện xãhội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối vớiviệc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng vàviệc tổ chức thực hiện, kể cả công tác tổ chức cán bộ” [42, tr.135].

Với Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban

hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn

thể chính trị - xã hội [26]. Trong Chương III của Quy chế này nêu rõ nhiều

vấn đề quan trọng về PBXH ở nước ta hiện nay, theo đó:

Đối tượng phản biện xã hội là các văn bản dự thảo về chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương

trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn

đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội

dung PBXH chính là sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo. Sự phù

hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và

pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương. Tính đúng đắn,

khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản

dự thảo. Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.

Phạm vi phản biện xã hội; MTTQ Việt Nam chủ trì PBXH đối với các

văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước. Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì PBXH đối với các văn bản

dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội

viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp

với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ PBXH.

Page 26: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

22

Chủ thể phản biện xã hội: Xây dựng kế hoạch PBXH phù hợp với kếhoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện. Tổ chức đốithoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu phản biện khi cần thiết. Gửi kết quảphản biện bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của ngườicó thẩm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện. Chịu trách nhiệm vềnhững nội dung phản biện của mình. Bảo đảm bí mật nội dung thông tinphản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiếtđến chủ thể phản biện. Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mìnhtham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đốithoại theo yêu cầu của chủ thể phản biện. Trả lời bằng văn bản với chủ thểphản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản)các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩmquyền ban hành văn bản, v.v..

Sau thời gian dài nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các cơ quan chức năngđã đưa ra những quan điểm cơ bản về PBXH. Trước hết nó được thể hiện ởcác văn kiện của Đảng từ văn kiện Đại hội X đến nay quy định MTTQ ViệtNam và các tổ chức chính trị xã hội có chức năng PBXH. Có thể nói đây làbước tiến mới về chất trên con đường đổi mới mở rộng dân chủ ở nước ta,thực thi QLNN thuộc về nhân dân.

Báo chí nước ta là một bộ phận trong HTCT, một tổ chức thành viêntrong tổ chức MTTQ, do đó báo chí cũng thực hiện chức năng PBXH. Tuynhiên, sự quy định đối với báo chí có chức năng phản biện xã hội của các nghịquyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn chưa cụ thể và rõ ràng; có chăngchỉ là sự vận dụng, liên hệ cho hoạt động PBXH của báo chí, cho nên trongquá trình PBXH báo chí hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức và thựctiễn PBXH của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là những cơ sở lýluận và thực tiễn cần thiết, có thể tham khảo cho việc nghiên cứu về chứcnăng PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay.

Page 27: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

23

1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội

của báo chí

Một số bài tạp chí liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:

1) Tác giả, TS.Lưu Văn Kiền có bài: "Báo chí - công cụ sắc bén của

công tác tư tưởng" [69]. Tại đây, tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của báo

chí trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; chỉ ra phương hướng, mục

tiêu cần thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của báo chí

trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng là xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ

công tác tư tưởng và dựa trên những căn cứ khoa học - thực tiễn. Tác giả đã

nêu định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí là một khâu trong quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, một yếu tố trong nội hàm Đảng lãnh đạo

báo chí; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện việc định hướng

thông tin, định hướng tuyên truyền trong hoạt động báo chí đạt hiệu quả cao.

2) Tác giả Hà Đăng có bài: "Nâng cao công tác báo chí của Đảng dưới

ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh" [46]. Qua việc nêu lên tầm quan trọng, sự

ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự lãnh đạo của Đảng đối với báo

chí, tác giả đã nêu lên một số nhiệm vụ trước mắt và giải pháp tiếp tục đổi

mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước đối với

báo chí.

3) Tác giả Đinh Thu Hằng có bài viết: "Phát huy vai trò phản biện xã

hội của báo chí" [52]. Bài viết đã khẳng định vai trò phản biện của báo chí thể

hiện trên một số nội dung sau đây: i) Báo chí kịp thời phân tích những điểm

hợp lý và chưa hợp lý và những điểm chưa phù hợp nhằm làm cho chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng phù hợp hơn đúng đắn

hơn; ii) báo chí phát hiện những mặt tích cực, nhân tố mới điển hình đồng

thời phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế nhằm giúp cho các cơ quan

chức năng có giải pháp tích cực trong quản lý điều hành xã hội. iii) báo chí

tạo diễn đàn rộng rãi để đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia phản biện xã

Page 28: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

24

hội mà báo chí là người tổ chức dẫn dắt khơi dậy. Những vấn đề trên mang

tính gợi mở nhiều vấn đề quan trọng có liên quan đến đề tài có ý nghĩa quan

trọng trong việc tìm hiểu chức năng phản biện xã hội của báo chí.

4) Ngày 16/6/2009, nhân kỷ niệm 84 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

(21/6/1925 - 21/6/2009), PGS,TS.Tô Huy Rứa đã có bài phát biểu "Nhiều

phản biện của báo chí được Đảng, Nhà nước tiếp thu" [95]. Tác giả nêu bật

một số thành tích của báo chí, như: Báo chí có cách làm đúng đắn và sáng tạo

không chỉ đưa chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống

một cách kịp thời mà còn giúp nhân dân hiểu rõ về mình, tin tưởng đồng

thuận với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ, v.v.. Báo chí

cũng đề cập phân tích phản ánh với Đảng và Chính phủ những vấn đề cần

quan tâm nhất là những bất cập liên quan đến quá trình thực hiện chính sách,

các nhóm giải pháp, v.v. đồng thời kiến nghị những giải pháp thiết thực có

tính khả thi. Những phản ánh, đề xuất, kiến nghị nêu trên của báo chí đã được

Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp quan tâm. Một số kiến nghị đã được các

cơ quan liên quan tiếp thu, điều chỉnh.

Một số sách liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:

1) Cuốn sách: "Định hướng và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay", nhóm nghiên cứu do

PGS,TS.Trần Quang Nhiếp chủ trì [84]. Tập trung nêu bật những khó khăn,

thuận lợi của báo chí trong điều kiện hiện nay khi mà nước ta đang xây dựng

nền kinh tế thị trường; nhất là mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến báo

chí, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hạn chế, thiếu sót của báo chí,

trong đó có tình trạng suy giảm chất lượng văn hóa trong hoạt động báo chí

nói chung, sản phẩm báo chí nói riêng.

2) Cuốn sách: "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính

trị khóa VIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí",

xuất bản do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin,

Page 29: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

25

Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp xuất bản và phát hành [25]. Cuốn sách nêu

rõ, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí, Đảng phải không ngừng đổi

mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí. Đảng

lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra nghị quyết, chỉ thị, định hướng quy hoạch, kế

hoạch phát triển hệ thống báo chí và định hướng nội dung thông tin, tuyên

truyền của báo chí; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám

sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan báo chí; lãnh

đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan báo chí. Nhà nước có trách

nhiệm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí bằng

chính sách, pháp luật trong quản lý hoạt động báo chí. Trong quá trình lãnh

đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có bước

chuyển quan trọng trong việc đổi mới tư duy, phong cách và phương thức

lãnh đạo đối với công tác báo chí.

3) Cuốn sách: "Tăng cường lãnh đạo quản lý tạo điều kiện để báo chí

nước ta phát triển mạnh mẽ, đúng hướng" [10] đã đề cập nhiều vấn đề trong

hoạt động của báo chí nước ta trong quá trình thực hiện chỉ thị 22-CT/TW của

Bộ Chính trị khóa VIII và Thông báo kết luận 162-TB/TW của Bộ chính trị

khóa IX.

Một số đề tài khoa học liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:

1) Năm 2007, Vụ Báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì đề tài

cấp Ban/Bộ, nghiên cứu về: Chỉ đạo quản lý báo chí trong tình hình hiện nay

[124]. Đề tài đã đặt ra nhiều vấn đề trong thực tiễn phát triển của báo chí; việc

định hướng quản lý báo chí như thế nào để báo chí phát huy hiệu quả tác dụng

là kênh thông tin phản biện có hiệu quả giúp cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo,

quản lý và điều hành xã hội ngày càng tốt hơn.

2) Năm 2009, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên

giáo Trung ương) đã có Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, nghiên cứu về

Lịch sử báo chí Việt Nam [13]. Công trình này, đã đánh giá quá trình ra đời

Page 30: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

26

trưởng thành của nền báo chí cách mạng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò to lớn

của báo chí cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng, nhất là đóng

góp cho đường lối đổi mới của Đảng. Đây là giai đoạn mà công trình nghiên

cứu nhận định có nhiều vấn đề của cuộc sống được báo chí phản biện.

Một số luận văn, luận án liên quan đến phản biện xã hội của báo chí:

1) Luận án tiến sĩ chuyên ngành CNXH khoa học về: "Đội ngũ nhà báo

Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN" của Chu Thái

Thành (2000) [103] đã trình bày hàng loạt vấn đề có tính lý luận liên quan đến

vị trí, vai trò, chức năng của báo chí. Tác giả đã xây dựng khái niệm “Nhà báo

- trí thức XHCN” và nhấn mạnh vốn thực tiễn cùng kinh nghiệm và lý luận là

tài sản quan trọng của các nhà báo đây là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà

báo có kiến thức để PBXH.

2) Luận án tiến sĩ triết học: "Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

trong thời kỳ đổi mới", của tác giả Nguyễn Vũ Tiến [110] đã làm sáng tỏ các

quan niệm báo chí, quản lý báo chí, sự lãnh đạo, vị trí tầm quan trọng của

công tác quản lý báo chí, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và của Đảng về báo chí Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng

báo chí và sự lãnh đạo báo chí của Đảng ở Việt Nam; nêu lên những vấn đề

đặt ra đối với việc lãnh đạo, quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới; từ đó nêu

lên phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò

lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay.

3) Luận án tiến sĩ xã hội học của Đỗ Văn Quân (2012): "Phản biện xã

hội qua báo chí (Nghiên cứu trường hợp tờ Báo điện tử VietNamnet.VN)"

[88]. Tác giả đã đề cập và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phản biện xã

hội và PBXH qua báo chí ở Việt Nam thông qua việc phân tích trường hợp tờ

báo điện tử VietNamnet.VN trong một số năm gần đây và đưa ra các kiến

nghị, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động PBXH qua báo chí.

Page 31: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

27

4) Luận văn thạc sĩ báo chí học của Lại Thị Hải Bình (2006): "Báo chí

với quá trình hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên" [22] chỉ ra báo chí

luôn gắn liền, đồng hành và có tác động rất lớn đến hình thành nhân cách của

học sinh, sinh viên. Từ ý nghĩa và vai trò của báo chí, tác giả đưa ra những

yêu cầu và nội dung nhiệm vụ của báo chí để tác động, xây dựng nhân cách

tốt hơn ở học sinh, sinh viên.

5) Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của Trần Danh Lân (2007):

"Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay"

[71] góp phần làm sáng tỏ vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh chống

tham nhũng ở nước ta hiện nay; thực trạng đấu tranh chống tham nhũng của

báo chí Việt Nam trong công cuộc đổi mới; đề ra một số giải pháp chủ yếu

nhằm phát huy vai trò của báo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở

Việt Nam hiện nay.

6) Luận văn cử nhân báo chí học của Tạ Thị Nguyệt (2009): "Báo chí

với phản biện xã hội" [82]. Tác giả đã đưa ra những khái niệm và vai trò phản

biện, PBXH; vai trò của báo chí với PBXH trong tình hình hiện nay; đánh giá

kết quả về sự tác động của báo chí với PBXH. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp

để thực hiện PBXH của báo chí.

Có thể thấy trong lĩnh vực khoa học về báo chí đã có những công trìnhnghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí trên lĩnh vực kinh tế, đấu tranhchống tiêu cực, tham nhũng, nâng cao trình độ, nhu cầu thông tin giải trí, tưtưởng, giám sát xã hội, khai sáng, giải trí, v.v.. Tuy nhiên, ở đó chỉ tập trungnghiên cứu chuyên ngành, hướng tiếp cận chỉ là giải quyết những vấn đề kinhtế - xã hội, văn hoá, lối sống, v.v..

Cũng có một số bài viết, bài giảng có đề cập đến PBXH của báo chí,song phần nhiều được thể hiện dưới dạng nêu vấn đề chứ chưa đi sâu vàonghiên cứu cụ thể, một cách có hệ thống. Vị trí, vai trò phản biện của báo chítrong đời sống xã hội, trong chủ trương chính sách, của Đảng và Nhà nước.

Page 32: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

28

Tuy nhiên với những khảo sát như trên, có thể thấy rằng, vấn đề PBXH củabáo chí ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức; việc nghiên cứu nó là quáhạn chế, nếu không nói là trống vắng. Do vậy, cần phải có những công trìnhnghiên cứu sâu về vấn đề này để góp phần phát triển báo chí Việt Nam.

1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chức năng phảnbiện xã hội của báo chí

Một số bài tạp chí và bài tại hội thảo khoa học liên quan đến chứcnăng PBXH của báo chí:

1) PGS,TS. Hồng Vinh có bài biết: “Nhiệm vụ của Báo chí trước yêucầu mới của đất nước” [119]. Tác giả đã nêu lên vai trò lãnh đạo thườngxuyên của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản; sựquan tâm theo dõi, ủng hộ và phê bình của toàn xã hội cùng với cố gắng rấtlớn của đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí. Tác giả còn chỉ ra vai trò chứcnăng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước; cùngvới đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò của báo chítrong việc xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảngvà Nhà nước.

2) Ngày 22/6/2010, trên Báo Tiền Phong, tác giả Nguyễn Quang A vớibài viết: "Báo chí với phản biện" [1] đã có nhận định đáng quan tâm rằng: Sởdĩ báo chí là một kênh quan trọng bởi vì tính công khai của nó. Ý kiến trênbáo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau.Một ý kiến độc đáo có thể gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác. Đấy làmột kênh rất hiệu quả cho lập luận công, thảo luận công về các vấn đề liênquan đến nhiều người. Đây là những ý kiến rất đáng chú ý có thể làm cơ sở tiềnđề cho báo chí thực hiện chức năng PBXH vì tác giả cho rằng; báo chí có thểgây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác, là một kênh rất hiệu quả cho quátrình thảo luận, tranh luận, v.v.. công về các vấn đề liên quan đến nhiều người.

3) Tại Hội thảo về Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lấy ý

kiến nhân dân cho các dự thảo chính sách, TS. Đỗ Thịnh có tham luận: "Vai

Page 33: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

29

trò của báo chí trong việc lấy ý kiến của nhân dân cho các chính sách lớn"

[106]. Tác giả cho rằng, Chính phủ phải luôn phải lắng nghe ý kiến của nhân

dân, báo chí là công luận “đệ tứ quyền”, một kênh quan trọng để thực hiện

công việc vô cùng quan trọng đó. Gần 30 năm đổi mới vừa qua, thai nghén ra

được những chính sách đúng, đưa lại thành công vang dội như “xé rào” trong

công thương nghiệp, “khoán 10” trong nông nghiệp, v.v.. đã là những bằng

chứng sinh động. Tác giả đã đề cấp đến việc báo chí đã phản ánh chuyển tải

những thông tin của nhân dân đến Đảng và Nhà nước, nhằm sửa đổi, điều

chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn cơ sở. Đây là những yếu tố quan

trọng cho báo chí tham gia tích cực và “thầm lặng” phản biện đường lối,

chính sách.

4) Cũng tại Hội thảo trên, TS. Nguyễn Thu Trang có tham luận: "Báo

chí trong việc lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp góp ý cho các dự thảo

chính sách kinh tế" [112]. Tác giả cho rằng, báo chí là đầu mối lý tưởng để

phát hiện bất cập trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, từ đó cộng đồng

doanh nghiệp đề xuất các sáng kiến sửa đổi hoặc xây dựng chính sách. Báo

chí là kênh quan trọng để phổ biến về dự thảo chính sách, pháp luật trên diện

rộng là kênh thông tin quan trọng, nhanh chóng với các thông tin được đọc

bởi hàng triệu người, v.v.. Báo chí là diễn đàn trao đổi nhiều chiều về các dự

thảo chính sách, pháp luật giữa các doanh nghiệp với các tầng lớp, huy động trí

tuệ của xã hội vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Báo chí là công cụ

hữu ích để tạo dư luận và sức ép hợp lý để các cơ quan soạn thảo chính sách,

pháp luật cẩn trọng tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và cộng đồng.

5) Còn tác giả TS. Nguyễn Quang A với tham luận: "Dân mong gì ở

báo chí trong việc đưa tin bài về các dự thảo chính sách" [2] đã nêu rõ: Thiếu

thông tin, thiếu các thủ tục minh bạch, thiếu tranh luận, thì việc lấy ý kiến nhân

dân về các dự thảo chủ trương, chính sách lớn đều không có hiệu quả. Vai trò

của báo chí là đưa tin trung thực, làm cho thủ tục được minh bạch và thúc đẩy

Page 34: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

30

tranh luận, phản biện, phải tôn trọng các ý kiến khác nhau và chỉ được dùng lý

lẽ, lập luận để phân tích, ủng hộ hay phản biện. Theo tác giả, khâu này có lẽ

đang là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

Một số sách liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí:

1) Cuốn sách: "Báo chí và dư luận xã hội" [36] đã lý giải 4 vấn đề khá

cơ bản về báo chí và dư luận xã hội: Bản chất dư luận xã hội; Bản chất hoạt

động báo chí; Mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; Nhà báo

và dư luận xã hội. Tác giả chỉ rõ trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại,

báo chí và dư luận xã hội (DLXH) luôn có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng.

Theo tác giả, các luồng ý kiến, phán xét của DLXH là nội dung quan trọng mà

hàng ngày báo chí truyền thông đăng tải; và từ dư luận xã hội lại đến lượt nó

nảy sinh ra sự kiện, ý kiến, phán xét, v.v.. của DLXH. Vì thế, báo chí vừa có

thể phản ánh và biểu đạt dư luận, vừa có thể định hướng DLXH, v.v.. Đây là

công trình quan trọng làm cơ sở và tiền đề cho hình thành chức năng PBXH

của báo chí ở trình độ cao hơn.

2) Cuốn sách "Cơ sở lý luận báo chí" của PGS,TS.Nguyễn Văn Dững

[35], cho biết trong cuốn sách Lý Luận báo chí Trung Quốc đương đại của

Trình Bảo Vệ viết rằng, báo chí Trung Quốc có 3 chức năng lớn: Thứ nhất,

truyền bá thông tin - thể hiện tính chất truyền thông tin tức. Thứ hai, định

hướng dư luận - thể hiện tính chất công cụ dư luận. Thứ ba, phục vụ xã hội -

thể hiện tính chất truyền thông công cộng. Các chức năng này thể hiện đặc

tính của các cơ quan truyền thông đại chúng có tính công cộng nhằm truyền

bá tri thức, giáo dục đạo đức, quảng cáo và văn nghệ, giải trí, v.v.. Trong ba

chức năng trên cho thấy chức năng thứ hai có yếu tố của sự tương tác gây

ảnh hưởng đến công chúng và có sự kiểm soát những lợi ích khác nhau, đây

có thể được xem là cơ sở tiền đề để nghiên cứu PBXH của báo chí.

3) Cuốn sách "Báo chí các nước ASEAN" của Đặng Thị Thu Hương

[67], đã giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành và phát triển,

Page 35: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

31

những nét tương đồng và sắc thái khác biệt của báo chí các nước ASEAN,

trong đó có vấn đề PBXH.

4) Cuốn sách: "Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam quamột số sự kiện nổi bật" của ThS. Phan Văn Kiền chủ biên [70]. Tác giả cuốnsách đã trình bày một số vấn đề về PBXH của tác phẩm báo chí trong đó nêubật một số đặc trưng như tạo ra thảo luận xã hội, thảo luận và thỏa thuậnthông qua đối thoại, v.v.. Tác giả cũng nêu những yếu tố cản trở quá trìnhPBXH trong tác phẩm báo chí hiện đại và đề ra một số giải pháp. Tác giảnhấn mạnh vị trí của PBXH của báo chí trong cấu trúc xã hội dân sự, trong đóđề cập PBXH của báo chí như là cầu nối duy nhất của các thể chế trong xã hộidân sự. Tác giả đã phân tích PBXH của tác phẩm báo chí Việt Nam qua mộtvài sự kiện nổi bật: “Loạt bài; “Đêm trước đổi mới”, “Mưa lũ tại Hà Nội”,“Dự án đường sắt cao tốc” trên hai tờ báo là Vnexpress.net và Tiền phong.Thông qua các tuyến bài đó, tác giả đã lập luận có cơ sở về tính phản biện vànghệ thuật phản biện trong tác phẩm báo chí, làm cho chức năng PBXH ngàycàng rõ hơn trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v.. Đây là cơ sởquan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí.

Một số luận văn, luận án liên quan đến chức năng PBXH của báo chí:1) Luận văn Thạc sỹ báo chí học của tác giả Mai Thúy Hường: "Báo

chí với vấn đề kiểm soát quyền lực (khảo sát qua báo in)" [68]. Tác giả đã đềcập đến vai trò, vị trí của báo chí đối với thực thi quyền lực giai cấp cầmquyền. Báo chí là công cụ chịu sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền song báochí cũng có tính độc lập tương đối của nó, chính là phản ánh các hoạt độnglãnh đạo của giai cấp cầm quyền, chỉ ra những kết quả, thành tựu đồng thờinhững bất cập cần điều chỉnh. Do báo chí còn có chức năng là diễn đàn củanhân dân cho nên mọi chính sách, quyết định được báo chí đưa tin, nhân dânthảo luận, góp ý kiến. Thông qua chức năng báo chí của mình báo chí kiểmsoát quyền lực của cơ quan công quyền, mỗi sự kiện vấn đề đều được báo chíđưa tin, bình luận, phân tích đánh giá.

Page 36: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

32

2) Luận văn thạc sĩ báo chí học, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội của Tác giả Hoàng Thủy Chung với đề tài: "Tínhphản biện xã hội của tác phẩm báo chí" [30]. Tác giả đã đề cập đến các tácphẩm báo chí có sức thuyết phục và được bạn đọc yêu quí hay không chính làtính phản biện xã hội đến đâu. Sự cần thiết mỗi tác phẩm phải đặt tính phảnbiện lên hàng đầu, vì bạn đọc luôn mong muốn ở báo chí các sự kiện, vấn đềnóng của xã hội được xem xét nhiều chiều. Báo chí là công cụ nhanh nhất đểchuyển tải các vấn đề nóng của xã hội thông qua đó tạo cho bạn đọc diễn đànđể phản biện nhiều chiều. Tác giả nhấn mạnh muốn phát huy dân chủ tăngcường kiểm soát quyền lực thì mỗi tác phẩm báo chí cần phải tăng cường tínhPBXH xã hội, đây là tính khách quan. Đặc điểm chung của các nghiên cứu nàylà phân tích, đánh giá và nhấn mạnh đến chức năng vai trò PBXH của các tácphẩm báo chí. Chức năng PBXH của báo chí là một thực tiễn khách quan củađời sống xã hội, đây được coi là chức năng riêng của báo chí. Thông qua chứcnăng này báo chí thể hiện sức mạnh và uy tín của mình trong hoạt động PBXH.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên khi bàn đến PBXH của báo chímới chỉ tập trung đến khía cạnh góp ý kiến, phản ánh những vấn đề do cuộcsống đặt ra có liên quan đến chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cónhững nghiên cứu, đưa ra được một số vấn đề liên quan đến PBXH của báochí, song chưa phân tích sâu sắc và làm nổi bật cơ sở chính trị và pháp lý,cũng như lý luận và thực tiễn của PBXH của báo chí, do chưa đưa ra đượcchức năng PBXH của báo chí, những nội dung về vai trò PBXH của báo chí,về lý luận và thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay.

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỨC NĂNG PHẢNBIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN

Thứ nhất, các công trình trên đây đã đạt được một số kết quả khinghiên cứu về PBXH và PBXH của báo chí:

Ở các nước, những công trình nghiên cứu trên cho thấy trong xã hộihiện đại, báo chí ngày càng quan tâm, coi trọng hơn chức năng thông tin, đây

Page 37: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

33

là chức năng quan trọng hàng đầu, nhờ có chức năng này, xã hội có nhiềuthông tin hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công chúng, xã hội cởi mở,minh bạch hơn, dân chủ được phát huy và đề cao. Thông tin đa dạng, đachiều, phong phú làm cho cuộc sống ngày càng sinh động hơn, quan hệ giữangười dân với các đảng phái chính trị và nhà nước gần gũi hơn.

Báo chí có tính độc lập tương đối, có khả năng và chức năng PBXH -phản biện chính sách của nhà cầm quyền như một thực tế khách quan. Báo chídùng sức mạnh của nhân dân, của dư luận xã hội làm cho chính quyền phảithay đổi chính sách (nếu có hạn chế, bất cập, sai sót), nếu không sẽ bị sụp đổ.Báo chí thực hiện tương đối có hiệu quả chức năng PBXH, khi phản biện củabáo chí đến với nhà cầm quyền thường tạo ra những hiệu ứng tích cực. Dovậy, vai trò kiểm soát và thực thi QLCT,QLNN của báo chí ngày càng đượctôn trọng và sử dụng có hiệu quả.

Báo chí là công cụ của giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấpthống trị, đều chịu sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của chính quyền. Báochí không thể không gắn với chính trị và kinh tế. Tự do báo chí, báo chí nhànước hay báo chí tư nhân đều phải tuân thủ pháp luật. Ở những thời điểm khácnhau, sự thể hiện chức năng tư tưởng hay chức năng giải trí, chức năng tuyêntruyền hay chức năng PBXH, v.v. có khác nhau nhưng đều bị chi phối bởi lợi íchchính trị và kinh tế.

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về PBXH và PBXH của báochí từ ở một ngành, một lĩnh vực nhất định với những cách tiếp cận khác nhauđã bắt đầu xuất hiện. Các công trình này cho thấy, trong những năm đổi mớigần đây hoạt động của báo chí đã có yếu tố tích cực hơn, thực hiện các chứcnăng của báo chí ngày càng đầy đủ và hiệu quả hơn, dám nói những gì màtrước kia không dám nói, dám đi nhiều hơn vào những “vùng cấm”, nhân dânvà xã hội tin tưởng ở báo chí hơn. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội đượcbáo chí phản biện một cách tích cực, hiệu ứng xã hội nhanh và mạnh mẽ hơnvà các nhà lãnh đạo đã chú ý lắng nghe hơn.

Page 38: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

34

Thứ hai, các công trình trên đây chưa làm rõ vấn đề PBXH của báo chí

với tính cách là một chức năng của báo chí nói chung và ở Việt Nam nói riêng:

Các công trình nghiên cứu nêu trên về báo chí ở nước ta chủ yếu phản

ánh tình hình hoạt động của báo chí; khẳng định và bảo vệ sự lãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; khẳng định là tiếng nói, là

diễn đàn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những công trình nghiên cứu về

PBXH mới tập trung vào PBXH của MTTQ Việt Nam và các thành viên của

Mặt trận. Rất ít công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí. Và càng chưa có

công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về chức năng PBXH ở Việt

Nam nói riêng. Do vậy, quan niệm về chức năng PBXH của báo chí, PBXH của

bản thân báo chí hay PBXH của xã hội thông qua báo chí, những yêu cầu và

nội dung thực hiện chức năng PBXH, v.v. của báo chí còn rất khác nhau.

Từ chỗ chưa làm rõ được: i) tính tất yếu khách quan của việc khẳng

định chức năng PBXH của báo chí; ii) vị trí của PBXH của báo chí trong hệ

thống PBXH của xã hội; iii) chủ thể, khách thể và đối tượng của PBXH của

báo chí; iv) nội dung, hình thức và phương pháp PBXH của của báo chí; v)

những cơ sở chính trị - pháp lý, những cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện

chức năng PBXH của báo chí; vi) những yêu cầu và điều kiện cho việc thực

hiện chức năng PBXH của báo chí, v.v. nên chưa có công trình nào đánh giá

được thực trạng và đề xuất được phương hướng, giải pháp cho việc thực hiện

chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay.

Hơn nữa, các công trình trên tiếp cận từ các ngành khác nhau về báo

chí, song chưa thấy từ góc độ chính trị học - góc độ của môn khoa học về

quyền lực, về tổ chức và thực thi quyền lực; - góc độ thể chế, chính sách

nhằm hiện thực hóa chức năng PBXH của báo chí ở nước ta. Cụ thể hơn, qua

các tài liệu, công trình, đề tài khoa học, bài viết trên báo chí, hội thảo khoa

học và tra cứu, cập nhật thông tin, chưa có công trình nào nghiên cứu về chức

năng PBXH của báo chí, đặc biệt là tiếp cận vấn đề từ Chính trị học.

Page 39: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

35

Tiểu kết chương 1

Sau khi khảo sát (ở mức độ nhất định) các công trình nghiên cứu về

PBXH của báo chí ở trong và ngoài nước, nhất là từ khi đất nước ta tiến hành

công cuộc đổi mới, cho thấy vấn đề PBXH nói chung và chức năng PBXH

của báo chí ở nước ta nói riêng chưa thực sự được quan tâm. Nhiều vấn đề về

khái niệm và bản chất, nội dung và hình thức, phương pháp và phương tiện,

và vai trò, v.v. . của PBXH của báo chí và thực hiện chức năng PBXH của

báo chí ở nước ta vẫn chưa được làm rõ. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã

được nghiên cứu đã có, vấn đề đặt ra cho luận án là làm sáng tỏ những cơ sở

khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) của việc xác định nội hàm của khái niệm

chức năng PBXH của báo chí và báo chí ở Việt Nam; đánh giá sự cần thiết và

thực trạng, xác định quan điểm, giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng

PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay.

Mặc dù việc nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí còn nhiều chỗ

trống, nhiều vấn đề và nhiều nội dung chưa được đề cập, chưa được luận giải

thật sự khoa học, song những kết quả nghiên cứu của các công trình đã được

khảo sát là những tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài. Tác giả luận án

kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,

các tác giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu chức năng PBXH của

báo chí ở Việt Nam.

Page 40: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

36

Chương 2

LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

2.1. PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

2.1.1. Phản biện và phản biện xã hội

2.1.1.1. Phản biệnCuộc sống con người và xã hội loài người luôn diễn ra một cách tự

nhiên, đó là loại bỏ những yếu tố sai lầm, dần tiếp thu những yếu tố tiến bộ,

hợp lý, sửa chữa và tiệm cận đến yếu tố đúng đắn và như vậy thường gọi là

phản biện. Những hành vi ban đầu mang tính tự nhiên, bột phát, đơn lẻ đó

được lặp đi, lặp lại trở thành thói quen, nếp sống của con người, cộng đồng và

xã hội. Khi xã hội phát triển đến trình độ cao, những hành vi, hành động đó

chuyển thành hoạt động tự giác, có tổ chức và dần mang tính chuyên môn,

chuyên nghiệp hơn. Đầu tiên là những hoạt động phản biện trong lao động,

sản xuất, xây dựng, tự vệ và bảo vệ cộng đồng, xã hội; sau đến là những hoạt

động phản biện trong cải tiến, phát minh, sáng chế khoa học, xây dựng đời

sống văn hóa, xã hội, nghệ thuật; cao hơn là phản biện trong xây dựng chính

sách, luật pháp, thiết lập và duy trì chế độ chính trị - xã hội và nhà nước, v.v..

Từ sự phát triển của thực tiễn cuộc sống, tư duy con người và xã hội loài

người đã có nhiều quan niệm, định nghĩa, khái quát về phản biện.

Theo nghĩa từ nguyên, phản có nghĩa là nghĩ, xét lại, theo Hán - Việt,

chữ phản gồm 5 nghĩa; 1) trái, đối lập với chữ chính; 2) trả lại, trở về; 3) nghĩ,

xét lại; 4) trở, quay; 5) trái lại, phản đối, trái lại không chịu. Biện là phân tích,

biện luận. Nếu gắn phản với biện có nghĩa là phân định xấu, tốt, trên cơ sở

phân tích, biện luận. Theo nghĩa trên, “có thể hiểu phản biện là đặt lại, xét

lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân tích một cách khách

quan khoa học có sức thuyết phục, nhằm phát hiện hoặc đưa các chính kiến

Page 41: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

37

trở về đúng giá trị của nó. Ban đầu khái niệm phản biện thường dùng để nhận

xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học, sau đó dần mở rộng ra lĩnh

vực chính trị - xã hội” [55].

Trong Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Ngôn ngữ học ghi phản biệnlà: “Đánh giá đúng chất lượng một công trình khoa học khi công trình đượcđưa ra bảo vệ để lấy học vị của hội đồng chấm thi” [119, tr.755]. Các Từ điểnTiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Đà Nẵng,Nhà xuất bản Thanh Hóa, v.v. hiện nay cũng nhất trí với quan điểm trên.

Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-1-2002 củaThủ tướng Chínhphủ Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp cácHội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu rõ; Phản biện là hoạt động cung cấpcác thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và cáckiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiệnràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.

Theo đó, phản biện là một hoạt động khoa học, là quá trình diễn ra cáchoạt động được đảm bảo bởi những nguyên tắc chặt chẽ, gồm các khâu đánhgiá, phân tích, lập luận, thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh, khẳng địnhhoặc bổ sung, bác bỏ một phần hay toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhânhoặc một nhóm người. Phản biện là sự tranh luận, đưa ra lập luận khác nhauđể làm rõ đúng - sai một vấn đề nhất định. Phản biện là một hoạt động phântích độc lập. Đây là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm tính khách quan vàchính kiến của chủ thể phản biện. Mất đi yếu tố này thì phản biện sẽ giảmhoặc không còn giá trị. Phản biện hoàn toàn không đồng nghĩa với phản bác,lại càng trái ngược với bài bác, v.v.. Phản biện có những cấp độ, phương diệnkhác nhau (mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao) mà đỉnh cao là phảnbiện lý luận, phản biện khoa học.

2.1.1.2. Phản biện xã hộiPBXH là một vấn đề không mới, loài người đã làm quen với khái niệm

này từ rất sớm và biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ,

Page 42: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

38

tạo sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến. Trong thời đại ngày

nay, PBXH vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cần nghiên

cứu, nhất là đối với các quốc gia đang phấn đấu cho nền dân chủ.

PBXH là một hoạt động mang tính khoa học, là một hành vi khoa học

trong hành động của con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động.

Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác

nhận có chất lượng khoa học đối với nó. Hơn nữa, PBXH là một khái niệm

chính trị, biểu hiện đặc trưng, chuyên nghiệp nhất của đời sống chính trị và xã

hội dân chủ.

PBXH ở Việt Nam là một hiện tượng chính trị - xã hội mới, do sự phát

triển của nền kinh tế thị trường, quá trình dân chủ hóa chính trị và xã hội

trong thời kỳ đổi mới mang lại. Đến nay, hiện tượng xã hội này đã ngày càng

định hình cả về nội dung, hình thức hoạt động (trong thực tiễn) lẫn quan niệm,

khái niệm (trong lý luận).

Với tính cách là một khái niệm mới xuất hiện ở nước ta trong những

năm gần đây, nên khái niệm PBXH còn chưa được đề cập và phân tích, đánh

giá một cách đầy đủ. Tuy nhiên khái niệm PBXH đã bắt đầu thu hút sự quan

tâm của đông đảo của các thành viên trong xã hội nhất là những nhà khoa

học, chuyên gia, nhà quản lý trong đó có nhà báo.

Văn kiện Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Phát huy vai trò và tạo

điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng

đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện

vai trò giám sát và phản biện xã hội” [42, tr.4]. Theo cách giải thích các từ

ngữ trong văn kiện Đại hội X của Đảng, PBXH là sự phản biện nói chung,

nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các

nhà khoa học, chuyên gia về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính

sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục y tế,

văn hoá, môi trường, an ninh trật tự xã hội của Đảng, nhà nước và các tổ chức

Page 43: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

39

liên quan. PBXH là phát huy quyền làm chủ nhân dân, ý thức trách nhiệm của

nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, v.v.. Nhân dân không chỉ có

quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước. PBXH là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc

của quá trình lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu.

Thuật ngữ PBXH được sử dụng chính thức trong Báo cáo chính trị tại

Đại hội X của Đảng. Theo đó, PBXH là:

Phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn

của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng,

chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công

nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng,

Nhà nước và các tổ chức liên quan [43, tr.182].

Đến Đại hội XI của Đảng đã phát triển và cụ thể: “Đảng, Nhà nước có

cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt

động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội” [45, tr.87].

Quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm Đại hội XI của Đảng, ngày

12/12/2013, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW

về Quy chế giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị

- xã hội. Trong đó nêu rõ: “Phản biện xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu

chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước”. Hoạt động PBXH mang tính xã hội

(tính xã hội đồng nghĩa với tính nhân dân) sâu sắc, việc tổ chức phản biện và

phản biện phải đứng trên lập trường của nhân dân, đại diện cho quyền lợi hợp

pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, bảo đảm lợi ích của toàn xã

hội và yêu cầu của đất nước. Do đó, PBXH phải thực sự giúp cho đối tượng

tiếp nhận phản biện đưa ra quyết định đúng đắn.

Trong một số bài viết của mình như Phản biện xã hội: Một số vấn đề

chung [114, tr.38] và bài Phương thức phản biện xã hội [115, tr.54], TS.Trần

Page 44: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

40

Đăng Tuấn đã quan niệm phản biện và tự phản biện là; “cách để cuộc sống

diễn ra, cuộc sống đi lên... Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được

phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại,

tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát -

mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội”. Đây là những

nội dung cảnh báo về nhận thức không đầy đủ và đúng đắn về PBXH. Và tác

giả đã nêu lên PBXH là “đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng

minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) xã hội

đã được hình thành và công bố trước đó”.

Qua phân tích các đặc trưng PBXH, PGS.TS,Trần Hậu đã đưa ra quan

điểm về PBXH:

Phản biện xã hội là sự phản ánh chính kiến của xã hội đối với các

chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thống lãnh đạo, quản lý đề

ra, thể hiện qua những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có

sức thuyết phục, được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

bởi các chủ thể phản biện; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện

vọng của xã hội đến hệ thống lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc

đẩy nền dân chủ xã hội và củng cố thể chế xã hội. Hình thức phản

biện xã hội tùy thuộc vào truyền thống văn hóa chính trị, trình độ tổ

chức dân chủ của từng nơi, từng thời kỳ lịch sử [55].

Như vậy có thể thấy PBXH là việc nêu nhận xét đánh giá, nêu chính

kiến của xã hội đối với các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật do hệ

thống lãnh đạo, quản lý đề ra, được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián

tiếp bởi các chủ thể phản biện; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và

củng cố thể chế xã hội.

Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà

nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội,

PBXH là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân

Page 45: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

41

chủ. Trong một xã hội dân chủ ấy báo chí có điều kiện phát triển và khẳng

định chức năng PBXH.

2.1.2. Phản biện xã hội của báo chí

2.1.2.1. Báo chía) Sự hình thành của báo chí

Lịch sử văn hóa của nhân loại cho thấy, báo chí ra đời từ những thông

tin, thông báo của chính quyền qua tiếng mõ làng hay các yết thị dán ở nơi

công cộng đã xuất hiện tờ Acta Diuna của người La Mã cổ xưa. Cuối thế kỷ

XVI đầu thế kỷ XVII, những hình thức đơn giản đầu tiên của báo chí mới

xuất hiện ở châu Âu. Những tờ báo in đã được phát hành định kỳ, trước hết

giành cho nhà buôn; chủ yếu đăng tin về cách buôn bán, giá cả, nguồn hàng,

sự giao động của giá hàng, tình hình trong nước và thế giới. Báo in ở phương

Tây ra đời, gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản (CNTB), nhằm phổ

biến tư tưởng dân chủ tư sản, chống lại sự thống trị hà khắc của chế độ phong

kiến, thúc đẩy phát triển khoa học - kỹ thuật, xây dựng xã hội dân chủ, xã hội

công dân. Năm 1836, tờ báo chính trị - văn học La Presse của Pháp ra đời, mở

đầu kỷ nguyên của báo ngày. Sự xuất hiện báo Sông Ranh mới (1848 - 1849),

do C.Mác sáng lập và Ph.Ăngghen cộng tác, đã khai sinh ra nền báo chí cách

mạng của giai cấp vô sản, tập hợp và cổ vũ cuộc đấu tranh của giai cấp công

nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới chống CNTB, vì CNXH và chủ

nghĩa cộng sản.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự phát triển của khoa hoc - kỹ thuật

đã tạo nên bước phát triển có tính cách mạng của báo chí. Với sự phát minh ra

vô tuyến điện (1905) của nhà bác học Nga Pôpốp, đài phát thanh ra đời, mang

lại những khả năng to lớn, giải quyết nhu cầu thông tin, giao tiếp của xã hội.

Sự ra đời của truyền hình (1936) và liên tục hoàn thiện nhanh chóng kỹ thuật

truyền hình đã đưa lại cho loại hình phương tiện thông tin đại chúng này sức

mạnh to lớn trong hơn nửa đầu thế kỷ XX. Cuối thế kỷ XX, sự xuất hiện kỹ

Page 46: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

42

thuật số đã mang lại khả năng không giới hạn cho báo chí về thông tin và vai

trò của báo chí ngày càng tăng lên trong đời sống của nhân loại.

Ở Việt Nam, báo chí xuất hiện muộn. Tuy có các hình thức sơ khai,

như các “mõ làng” hay yết thị của các triều đại phong kiến vào các ngày

mồng một, ngày rằm tại các “Quảng Vân Đình”, v.v. (báo chí trong quan

niệm dân gian), song mãi đến thế kỷ thứ XIX, khi chữ quốc ngữ ra đời thì báo

chí mới chính thức xuất hiện. Những năm 20 thế kỷ XX, báo chí ở Việt Nam

đã có sự phát triển triển về số lượng và chất lượng, với hơn 70 tờ báo, tạp chí

xuất bản bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán. Từ những năm 20 của thế

kỷ XX, nền báo chí cách mạng Việt Nam hình thành, với vai trò to lớn của

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

b) Quan niệm về báo chí

Tiếp cận từ chính trị học cho thấy, quá trình hình thành và phát triển

của báo chí hiện đại không tách rời sự ảnh hưởng, tác động của tư tưởng

chính trị và chế độ chính trị xã hội. Sự phát triển của báo chí hiện đại phụ

thuộc vào thái độ, quan điểm và yêu cầu của giai cấp cầm quyền và chế độ

chính trị xã hội. Bất cứ một lực lượng chính trị nào nắm chính quyền đều phải

quan tâm đến việc sử dụng báo chí như một công cụ, phương tiện để bảo vệ

lợi ích và thực hiện mục đích chính trị của mình. Đến thế kỷ XIX, báo chí đã

thực sự trở thành vũ đài chính trị, một mặt trận đấu tranh chính trị - tư tưởng

giữa các giai cấp, tầng lớp và thế lực chính trị trong xã hội. Các giai cấp sử

dụng báo chí như một công cụ, vũ khí sắc bén để tranh giành ảnh hưởng, thực

thi quyền lực của mình nhằm phân chia, bảo vệ quyền lợi giai cấp. Chính vì

vậy báo chí trở thành lực lượng quan trọng không thể thiếu trong đời sống

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Các nước phương Tây quan niệm báo chí như một quyền lực trong xã

hội để lãnh đạo, chi phối thực thi quyền lực bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản

cầm quyền. Giai cấp cầm quyền, lãnh đạo đã hiến định các quyền tự do báo

Page 47: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

43

chí trong hiến pháp của mình. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của

cách mạng Pháp năm 1789 có qui định các quyền cá nhân và quyền tập thể

của tất cả các giai cấp là bình đẳng [117]. Những điều sửa đổi bổ sung của

Hiến pháp Hoa kỳ ngày 17/9/1787 nêu rõ: Quốc hội sẽ không ban hành bất cứ

một đạo luật nào nhằm, v.v. ngăn cấm tự do ngôn luận, báo chí, v.v. [56]. Về

sau, các nước phương Tây tiếp tục phát triển các tư tưởng tự do báo chí này,

xác định tự do báo chí là những giá trị của nhân quyền, để thực hiện các ý đồ

khác nhau, phục vụ cho giai cấp thống trị cầm quyền.

Theo quan điểm của giai cấp tư sản, báo chí là phương tiện thông tin -

thông tin sự kiện là khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị;

báo chí độc lập với chính trị, là quyền lực thứ tư (giám sát cả ba quyền lập

pháp, tư pháp, hành pháp). Trong xã hội ba quyền lập pháp, tư pháp, hành

pháp (tam quyền phân lập), hoạt động độc lập với nhau, chế ước (kiểm soát

và cân bằng) lẫn nhau. Hơn thế, cả 3 loại quyền lực ấy lại còn được kiểm soát

bởi thứ quyền lực khác - quyền lực của báo chí. “Dù không có văn bản pháp

luật nào qui định nhưng báo chí trong xã hội tư bản nghiễm nhiên được coi là

quyền lực thứ tư - có quyền giám sát cả ba nhánh quyền lực kia” [35, tr.56].

Sức mạnh của báo chí bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, dư luận xã hội

mà báo chí chuyển tải đến công chúng. Với ý nghĩa đó, báo chí thực sự là

quyền lực thứ tư; tuy rằng trong thực tế các giai cấp thống trị luôn tìm mọi

cách chi phối báo chí như một công cụ, phương tiện nhằm giành và giữ quyền

lực cho mình. Sức mạnh của QLCT, QLNN và của đồng tiền, xét đến cùng,

vẫn chi phối sức mạnh của báo chí.

Tiêu biểu cho quan niệm của giai cấp tư sản, báo chí phương Tây là

quan điểm của báo giới Mỹ. Họ cho rằng báo chí Mỹ là sự thỏa hiệp giữa hiệu

quả kinh tế và mục đích chính trị. Ngày nay kinh doanh trở thành mục tiêu

hàng đầu của báo chí Mỹ, PBXH của báo chí Mỹ chính là phát triển theo

hướng marketing kinh tế và chính trị, do QLCT và người giàu có chi phối.

Page 48: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

44

- Chủ nghĩa Mác - Lênin nêu rõ, báo chí là công cụ tuyên truyền, là

phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng và văn hóa. Báo chí là

một bộ phận không thể tách rời trong bộ máy tổ chức của Đảng Cộng sản, là

cơ quan ngôn luận, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí là công cụ thực hiện

QLCT -QLNN của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Cuộc đời hoạt động

cách mạng của C.Mác, Ph.Ăngghen, gắn liền với hoạt động báo chí. Ngay

trong đấu tranh lý luận giai đoạn đầu, bằng một loạt các bài báo của mình

C.Mác đã chỉ ra rằng, không thể có đời sống chính trị tự do nếu không có

quyền đại diện của nhân dân. Quyền đại diện đó cần cho xã hội giống như

không khí cần cho con người, v.v.. Từ đó, một loạt những phạm trù thuộc nội

hàm dân chủ đầu tiên được C.Mác nêu là “tự do”, “tự do thật sự”, “có quyền”,

là “công dân”, “nhà nước”, là “quyền đại diện của nhân dân”, v.v.. Khi bàn về

tự do báo chí của nhà nước Phổ, C.Mác viết: “Vấn đề không phải là ở chỗ, tự

do báo chí có tồn tại hay không, - tự do báo chí bao giờ cũng tồn tại. Vấn đề

là ở chỗ tự do báo chí có phải là đặc quyền của một số người, hay nó là đặc

quyền của tinh thần con người” [101, tr.84-85].

Khi bàn về vai trò của tự do báo chí trong thúc đẩy sự phát triển của xã

hội, C.Mác viết:

Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân, với tư cách là

lý tính, nhưng cũng không kém phần với tư cách là tình cảm. Vì vậy, báo chí

không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối

quan hệ hiện tồn tại từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy

nhiệt tình của bản thân cuộc sống, một tiếng nói mà người ta không thể và

cũng không nên - đòi hỏi ở những báo cáo chính thức [101, tr.290-291].

Đề cập đến mối quan hệ của báo chí với nhà cầm quyền C.Mác cho rằng:

Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị

có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của

nhau nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc,

Page 49: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

45

mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân

của nhà nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà

với tư cách là sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể

hiện những quan điểm hợp lý [101, tr.290].

Tiếp thu những tinh thần của Chủ nghĩa Mác, trên cơ sở nghiên cứu vàphát hiện thấy vai trò, tác dụng kiểm soát QLNN sau quá trình ủy quyền củahoạt động PBXH của báo chí, V.I.Lênin cho rằng: “Chúng tôi sẵn sàng dànhmột chỗ trên tờ báo của chúng tôi cho những bài bàn về các vấn đề lý luận, vàchúng tôi mời tất cả các đồng chí chúng ta công khai thảo luận những điểmcần tranh luận” [72, tr.232]. Cần phải có sự tranh luận, thậm chí là luận chiếntrên báo chí làm cho vấn đề được sáng tỏ: “...một cơ quan báo mà phươnghướng đã được xác định rõ rệt thì rất có thể phục vụ cả việc phản ánh nhữngquan điểm khác nhau lẫn việc tổ chức luận chiến trên tình đồng chí giữa cáccộng tác viên của nó” [72, tr.415-416]. V.I.Lênin còn chỉ rõ: “...biến báo chítừ chỗ là một cơ quan chủ yếu phổ biến những tin tức chính trị hàng ngày,thành một cơ quan ngôn luận nghiêm chỉnh giáo dục kinh tế cho quần chúngnhân dân” [73, tr.181] và “Tờ báo phải trở thành một cơ quan chiến đấu, mộtlà nó không những sẽ cung cấp những tài liệu đều đặn và xác thực về kinh tếcủa ta, mà hai là sẽ còn phân tích những tài liệu ấy, chỉnh lý tài liệu ấy mộtcách khoa học để rút ra những kết luận đúng đắn giúp cho việc quản lý” [74,tr.138]. V.I.Lênin luôn quan tâm coi trọng và sử dụng báo chí như một côngcụ, một phương thức để truyền bá học thuyết cộng sản khoa học của mình vàophong trào công nhân nhằm thuyết phục, giác ngộ giai cấp, đấu tranh từ tựphát lên tự giác chống lại áp bức bóc lột giành và giữ chính quyền.

- Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về báo chí, Hồ ChíMinh tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng.Người cho rằng “cán bộ báo chí là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởngvăn hóa”. Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đãtham gia hoạt động báo chí. Bài viết đầu tiên được đăng tải trên báo chí Pháp

Page 50: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

46

“Yêu sách của nhân dân Việt Nam” được gửi đến hội nghị Versailles (VécXây) năm 1919. Sau đó Người tham gia báo Người cùng khổ (Le Paria) xuấtbản năm 1922; sáng lập báo Thanh Niên (xuất bản số đầu ngày 21/6/1925) -đánh dấu sự ra đời của báo chí Cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã dùngbáo chí làm công cụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, lý tưởng cộng sản chủnghĩa, con đường cách mạng giải phóng dân tộc, tập hợp và giác ngộ quầnchúng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam, lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm

lược, báo chí cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ và góp phần to lớn vào

sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Sau đất nước hòa bình, thống nhất (1975), nhất là sự nghiệp đổi mới đất

nước (từ 1986) đã mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của báo chí nước ta.

Trong thời kỳ đổi mới báo chí còn được xem là tiếng nói và diễn đàn của của

Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo chí cách mạng nước ta được xem là một lĩnh vực (mặt trận), có chức

năng quan trọng thực thi QLCT, QLNN nhằm thực hiện thắng lợi đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, nghiên cứu các quan niệm báo chí ở trên cho thấy quan niệm

về chức năng PBXH của báo chí là nhu cầu khách quan, thiết thực của xã hội,

gắn với hoạt động sống, nhất là hoạt động lãnh đạo, quản lý. Khi xã hội loài

người phát triển và có sự phân chia giai cấp, báo chí chịu sự chi phối bởi giai

cấp, “chính trị nào thì báo chí ấy”, đã xuất hiện các quan niệm khác nhau về

báo chí. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản quan niệm khác nhau về báo chí,

nhưng nét chung là cả hai đều dùng nó để giành, giữ QLCT và kinh tế.

c) Khái niệm báo chí

Cho đến nay ở nước ta vẫn có những cách nhìn, quan niệm khác nhau

về báo chí. Chẳng hạn, “Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã

Page 51: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

47

hội. Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những giá trị xã hội

hay chính trị” [99, tr.51]. Lại có tác giả cho rằng, “Tiếp cận khái niệm báo chí

bằng quan điểm hệ thống là nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng trong sự cấu

thành bởi nhiều yếu tố; các yếu tố này liên kết với nhau thông qua quan hệ chí

phối giàng buộc trong điều kiện cụ thể, thời gian và không gian xác định” [35,

tr.59]. Theo đó, khái niệm báo chí từ góc độ chính trị học và từ phương diện

tổ chức và hoạt động, được mô tả là: thứ nhất, một quyền lực chính trị, ở các

nước có những thể chế chính trị khác nhau thì mối quan hệ giữa quyền lực

chính trị với báo chí khác nhau; thứ hai, cơ quan chủ quản, ở nước ta theo

Luật Báo chí năm 1989 đó là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp, v.v. có quyền xin phép thành lập cơ quan báo chí; thứ ba, nhà báo -

chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí; thứ tư, sản phẩm báo chí; thứ năm, kênh

chuyển tải; thứ sáu, công chúng xã hội; thứ bảy, tổ chức chính trị - xã hội; thứ

tám, đời sống xã hội.

Tuy nhiên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

(năm 1999), “Báo chí Việt Nam hiện nay là phương tiện thông tin đại chúng

thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng

và Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [92]. Báo chí Việt

Nam hiện nay bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông

tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình (chương trình truyền hình,

chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ

thuật khác nhau); báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính)

bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam và tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, có một số khái niệm phát sinh cũng cần làm rõ như, cơ quan

báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo,

v.v.. Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một trong các loại hình báo chí. Cơ

quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo

chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí

Page 52: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

48

là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đứng đầu cơ quan báo chí là

tổng biên tập hoặc tổng giám đốc, giám đốc. Nhà báo là người có các tiêu

chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang

hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí và được cấp

thẻ nhà báo. Nhà báo Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ

thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ

báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên

với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo.

Từ nghiên cứu trên và cách tiếp cận chính trị học tác giả cho rằng: báo

chí ở Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống

xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn

đàn của nhân dân; tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương,

chính sách và luật pháp của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân; nơi nhân

dân và các tổ chức của mình trao đổi bày tỏ các nhu cầu, lợi ích và nguyện

vọng chính đáng, thực hiện quyền làm chủ (trong đó có quyền kiểm tra, kiểm

soát, giám sát và phản biện) của nhân dân.

2.1.2.2. Phản biện xã hội của báo chíPhản biện của báo chí là PBXH. Do vậy PBXH của báo chí không nằm

ngoài quá trình PBXH. PBXH của báo chí là phương thức tốt nhất giúp công

chúng và người lãnh đạo, quản lý trong cuộc nhìn nhận một vấn đề, một sự

kiện ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập

nhau trên cả phương diện đánh giá và số lượng người ít - đông. Trong những

sự khác biệt đó, báo chí là kênh thông tin chuyển tải, kết nối được tiếng nói,

sức mạnh của nhân dân và DLXH.

Từ những quan niệm trên có thể thấy, PBXH của báo chí là hoạt động

thông tin - giao tiếp, phản ánh chính kiến của xã hội đối với các chủ trương,

chính sách, pháp luật do hệ thống lãnh đạo, quản lý đề ra, thể hiện qua

những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có sức thuyết phục, được

Page 53: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

49

thực hiện qua báo chí; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã

hội đến hệ thống lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã

hội và củng cố, xây dựng thể chế xã hội.

Có thể thấy quan niệm PBXH của báo chí đã chỉ ra chủ thể phản biện,

đối tượng tiếp nhận phản biện, đối tượng phản biện, nội dung phản biện của

báo chí.

a) Chủ thể phản biện xã hội của báo chí

PBXH của nhà báo và tòa soạn báo: Khi nói PBXH của báo chí Việt

Nam, có nghĩa là nói đến quan điểm, chính kiến của các Tòa soạn báo và nhà

báo, thông qua tác phẩm báo chí của mình mà thực hiện PBXH, trước một

vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp nào đó đang diễn ra trong đời sống

xã hội ở nước ta. Như vậy, chủ thể của sự phản biện ở đây thuộc về các cơ

quan báo chí và nhà báo, với tính cách là một bộ phận của HTCT trong hệ

thống quyền lực ở Việt Nam. Lúc này, báo chí không lấy việc phản ánh là chủ

yếu mà với tư cách một chủ thể, tổ chức chính trị - xã hội lên tiếng phản biện

và chịu trách nhiệm về quan điểm, chính kiến của mình. Trong trường hợp

này, phản biện của cơ quan báo chí và nhà báo đóng vai trò quyết định.

PBXH của báo chí là một phương thức trong xã hội ta, thể hiện một tư

duy mới của Đảng ta về báo chí. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI nêu rõ: “Phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và

phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân

dân và đất nước” [45, tr.225].

Quan điểm trên cho thấy, PBXH của báo chí là một tất yếu khách

quan, vốn có và vì lợi ích của nhân dân và đất nước và sự tồn tại của chính

báo chí. Xét ở khía cạnh khác, báo chí là công cụ, phương tiện tuyên truyền

của Đảng và Nhà nước, phản ánh tư tưởng, quan điểm chính thống của Nhà

nước, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Tuy nhiên, báo chí

có tính độc lập của nó. Thông qua thực hiện các chức năng, mà báo chí thể

Page 54: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

50

hiện các lập trường, quan điểm của mình về các chính sách của đời sống kinh

tế, chính trị, xã hội và pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện

chính sách, báo chí phản biện là khẳng định những mặt tích cực, tiến bộ, chỉ

ra những mặt hạn chế, khuyết điểm thiếu sót (nếu có) nhằm đưa ra những giải

pháp điều chỉnh bổ sung nhằm làm cho chính sách đó có hiệu quả. Từ thực

tiễn sinh động của hoạt động báo chí những năm qua, có thể thấy PBXH của

thể hiện trên các vấn đề cơ bản như sau:

Về mục đích, thực hiện PBXH của báo chí là xây dựng chính sách đúng

đắn, có sức sống trong thực tiễn, góp phần vào giữ vững ổn định chính trị và

phát triển đất nước, mở rộng dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,

quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Các tác phẩm báo chí đã phản ánh và

cung cấp những luận cứ khoa học, kịp thời, chính xác, khách quan cho quá

trình dự thảo, ban hành và thực thi các chủ trương, đề án, quyết sách của

Đảng và Nhà nước v.v. Thực tế cho thấy những nhà lãnh đạo, quản lý là

những người soạn thảo và ban hành các chính sách, quyết sách, bên cạnh

những vấn đề đúng đắn, tích cực, phù hợp với đời sống thực tiễn của đất

nước, sẽ không trách khỏi những thiếu sót, sai lầm, đôi khi là cả sự áp đặt chủ

quan, duy ý chí hay cả những vấn đề vụ lợi cá nhân hay các nhóm lợi ích, ở

các ngành, lĩnh vực. Cho nên muốn cho chính sách, luật pháp ấy đảm bảo

được tính chính xác, khách quan, khoa học, đúng đắn vì lợi ích chung của

nhân dân, đất nước cần phải có sự phản biện của báo chí, với tính cách là cơ

quan có sự độc lập tương đối với các quyết sách và thực thi các quyết sách

của Đảng và Nhà nước.

Tham gia PBXH là đưa ra những nhận xét đánh giá của dư luận xã hội

bằng các tác phẩm báo chí của chính các nhà báo và Tòa soạn báo. Đây chính

là hình thức thể hiện sự phản biện của báo chí; là công việc chính trị quan trọng,

hết sức nhạy cảm, rất cần đến trình độ, năng lực và bản lĩnh của nhà báo và cơ

quan báo chí. Khi xử lý những nguồn tin quan trọng, đòi hỏi rất cao về năng lực,

Page 55: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

51

trình độ và bản lĩnh chính trị ở nhà báo, cơ quan báo chí để đưa ra những quyết

định sáng suốt có hiệu quả nhất. Đúng như một nhà nghiên cứu về báo chí đã

nhận định: “mà khi động chạm đến những vấn đề nhạy cảm mà không gây ra

xung đột, không làm khó chịu đối tượng được phản biện” [70, tr.86].

Như vậy, nội dung PBXH của báo chí là thông qua các tin bài, ảnh (tác

phẩm báo chí), xem xét, đánh giá, bình luận, có thể đồng tình hay không đồng

tình ở mức độ khác nhau của nhà báo, tòa soạn về các giai đoạn của chính

sách, từ dự thảo đến khi ban hành và quá trình tổ chức thực hiện. Thông qua

chức năng của báo chí để thể hiện nội dung hình thức phản biện và trình độ

phản biện của báo chí. Thực hiện chức năng PBXH của báo chí chính là sự

kiểm chứng tính đúng đắn, tính tối ưu của sự phù hợp giữa chính sách với

thực tiễn cuộc sống.

PBXH qua tổ chức xã hội và cá nhân: PBXH của báo chí bằng việc tổ

chức huy động các chuyên gia, nhà khoa học, độc giả, v.v. thông qua báo chí

làm công cụ, phương tiện để thể hiện quan điểm, chính kiến và ý kiến của

mình đối với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và luật pháp của xã hội, đặc

biệt là trước những chính sách và thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đặc điểm nổi trội của đối tượng này là độc lập tương đối với giới cầm quyền

có trình độ cao, nhìn nhận và sử lý các vấn đề xã hội nhanh, có thể nắm bắt

được những thông tin sâu sắc về soạn thảo, dự thảo và thực thi chính sách của

chính quyền. Thực tế cho thấy đúng như nhận định: “Sức mạnh của phản biện

được nhân lên khi có sự tham gia của tuyến bài của độc giả và các chuyên gia

kinh tế, xã hội” [70, tr.87]. Như vậy, sự phản biện ở đây không phải là các

nhà báo hay cơ quan báo chí, mà là các chuyên gia, nhà khoa học, độc giả,

v.v. thực hiện các quyền dân chủ, quyền tự do ngôn luận mà luật pháp của

Nhà nước ta cho phép để phản biện những vấn đề đang nảy sinh trong chính

sách và việc thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước. Lúc này, báo chí thực

hiện chức năng chuyển tải, phản ánh những tiếng nói đồng tình, không đồng

Page 56: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

52

tình, tâm tư, nguyện vọng, góp ý kiến của người dân trước những vấn đề nảy

sinh trong xã hội.

Ở đây các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhân dân, v.v. có

những tin, bài viết góp ý, bình luận, tranh luận phản biện về các chính sách

được báo chí đăng tải. Thông qua, nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu

và bạn đọc đã tạo ra diễn đàn quan trọng; đội ngũ này đã làm cho chức năng

PBXH của báo chí ngày càng được xác lập rõ hơn trong đời sống xã hội; các

tác phẩm báo chí ngày càng sâu sắc đa dạng, nội dung PBXH nhiều màu sắc;

những phản biện nhanh nhạy, sắc sảo và đầy dũng khí về những mặt tích cực,

như những hạn chế trong chủ trương chính sách và việc thực thi các chủ

trương, chính sách của Nhà nước. Theo đó,

Thực hiện chức năng phản biện xã hội là báo chí góp phần khơi thức

tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, trước hết là đội

ngũ trí thức, nhất là các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau góp ý

cho các quyết sách lớn của nhà nước...Trí thức thực thụ là những

người có chuyên môn sâu, hiểu biết rộng nhất là có quan điểm và

chính kiến độc lập và có bản lĩnh bảo vệ các quan điểm chính kiến

ấy [35, tr.194].

Thực tế cho thấy, có nhiều chính sách, nhất là những chủ trương, chính

sách phức tạp, nhạy cảm, mới mẻ nảy sinh, các cơ quan chức năng và nhà

quản lý đã không tiên lượng, dự báo hay bao quát đầy đủ, kịp thời. Nhưng

nhờ có ý kiến phân tích bình luận của các chuyên gia, nhà khoa học lên tiếng,

phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu lý, đạt tình đã góp phần tạo điều kiện thuận

lợi cho các cơ quan chuyên môn điều chỉnh, bổ sung, không ngừng hoàn thiện

cơ chế, chính sách, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của công dân, nhân dân lao động

và các cơ quan, doanh nghiệp, của đất nước. Mặt khác, do biết cách khơi gợi

vấn đề, khuyến khích động viên đông đảo công chúng tham gia ý kiến, nhiều

cơ quan báo chí đã mở được diễn đàn, chuyên trang, chuyên mục, v.v. tập hợp

Page 57: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

53

được nhiều ý kiến, góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia và các tầng

lớp nhân dân đóng góp vào các dự án, đề án, văn bản pháp luật. Việc làm này

đã giúp cho các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước, bổ sung, sửa đổi

các nội dung, quy định của đề án, dự án và các văn bản đó phù hợp với thực

tiễn cuộc sống, làm cho các chủ trương chính sách ngày càng đúng đắn, có

sức sống trong đời sống xã hội. Vai trò, vị trí của các chuyên gia, nhà khoa

học đã làm cho chức năng PBXH của báo chí ngày càng được khẳng định,

niềm tin của công chúng đối với báo chí nước ta ngày càng được nâng lên.

Coi trọng PBXH của báo chí thực chất là một hình thức phát huy quyền

dân chủ, tự do ngôn luận báo chí của nhân dân, tạo diễn đàn sâu rộng của

nhân dân một cách công khai, minh bạch và có định hướng đúng đắn. Để

nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò của PBXH của báo chí, những người tham

gia ý kiến phản biện cần có trí tuệ bản lĩnh khoa học, tinh thần thiện chí, thái

độ xây dựng, nhận định và đánh giá sự kiện, vì lợi ích chung của toàn xã hội,

vì quyền và lợi ích chính đáng của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật

nước ta ghi nhận và bảo hộ. PBXH của báo chí không phải là “nói lấy được”,

“gặp đâu nói đấy”, “muốn nói gì thì nói”; trái lại, đó là sự tham gia vào đời

sống chính trị một cách đúng đắn, tuân theo pháp luật, theo lẽ phải, đúng với

tinh thần: “nói phải củ cải cũng nghe”; nói có cơ sở khoa học lý luận và thực

tiễn, lý do xác đáng và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói, khi viết. Phản biện

không phải là bác bỏ, lại càng không phải cố tình ngụy biện để bác bỏ bằng

được. Việc làm này góp phần thực hiện tốt quy định về PBXH của nhà nước

ta, vừa góp phần giúp báo chí Việt Nam thể hiện tốt vai trò, chức năng PBXH

của mình.

Trong “thế giới phẳng” của thời đại thông, với một đất nước có 54 dân

tộc, hơn 90 triệu dân và hơn 4 triệu kiều bào ở nước ngoài, v.v. cần phải

khuyến khích phát huy mọi thành phần giai cấp, tầng lớp trong xã hội có ý

kiến, thể hiện chính kiến trên báo chí, tham gia PBXH. Đồng thời, các cơ

Page 58: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

54

quan nhà nước cũng luôn phải lắng nghe, sàng lọc và tiếp thu những ý kiến

đóng góp chân thành, những tiếng nói tâm huyết, những đề xuất, kiến nghị,

hiến kế nhằm xây dựng chính sách ngày càng tốt hơn.

PBXH của báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do,dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.Mọi PBXH của báo chí phải trở thành kênh thông tin hữu ích giúp tăng cườnghơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước trên mọimặt đời sống xã hội ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có cơ chế rõ ràng để thực hiện phản biệncủa báo chí. Từ đó đặt ra yêu cầu hoàn thiện thể chế, cơ chế, cũng như nghiêncứu toàn diện về hoạt động PBXH nói chung, PBXH và chức năng PBXH củabáo chí nói riêng.

Việc nhận thức đúng đắn về PBXH của báo chí sẽ giúp cho các cơ quancó chức năng - cơ quan lãnh đạo báo chí (của Đảng) và cơ quan quản lý báochí (của Nhà nước) có những chủ trương, định hướng quan trọng trong việcthiết lập chức năng PBXH của báo chí trong đời sống xã hội của nước ta.Giúp cho các cơ quan báo chí có chủ trương, kế hoạch xây dựng các chuyêntrang, chuyên mục và đội ngũ nhà báo sắc sảo, thực hiện PBXH có hiệu quảnhất, đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồngthời cũng khắc phục được sự phản biện một chiều, thiên về phản đối màkhông đề xuất được ý kiến xây dựng và việc thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

b) Đối tượng phản biện xã hội của báo chíĐối tượng PBXH nói chung là đường lối, chủ trương, chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duynhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện trực tiếp Nhà nước và toàn xã hội bằngđường lối chính trị, bằng việc kiểm tra giám sát; Nhà nước thực hiện thể chếhóa đường lối của Đảng cầm quyền bằng các chính sách, pháp luật nhằm thựcthi đường lối chính trị một cách có hiệu quả.

Page 59: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

55

Trong điều kiện nước ta báo chí cũng là một tổ chức của HTCT do đó

nó cũng chịu sự điều chỉnh của “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” do Bộ Chính

trị ban hành ngày 12/12/2013. Do đó đối tượng PBXH của báo chí là các văn

bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các

quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

của Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực chất chức

năng PBXH của báo chí ở đây là thực thi và kiểm soát quyền lực. PBXH của

báo chí giúp cho các cơ quan đảng, chính quyền xây dựng và thực hiện chủ

trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn, với đòi

hỏi của nhân dân.

Đối tượng PBXH của báo chí thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, cương lĩnh chính trị mang tính định hướng đối với HTCT,

trong đó có Nhà nước. Với tư cách là đảng duy nhất cầm quyền, sự lãnh đạo

của Đảng trong HTCT nước ta mang tính toàn diện, tuyệt đối. Cương lĩnh

chính trị của Đảng là tuyên ngôn, mục tiêu chính trị và định hướng phát triển

đất nước trong cả một giai đoạn trong tiến trình quá độ lên CNXH. Ở nước ta

từ khi Đảng lãnh đạo đến nay có hai cương lĩnh chính trị: Cương lĩnh chính trị

năm 1930 và cương lĩnh chính trị năm 1991, (tại Đại hội Đại biểu lần thứ VII

của Đảng đã thông qua cương lĩnh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 1991). Cương lĩnh

1991 đã tổng kết kinh nghiệm thực hiện cương lĩnh năm 1930).

Thứ hai, thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước xây

dựng Hiến pháp, làm nền tảng cho hệ thống luật pháp ra đời nhằm điều chỉnh

các quan hệ xã hội. Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, thể hiện ở

mức cao nhất tinh thần chủ quyền nhân dân theo nguyên tắc tất cả QLNN thuộc

về Nhân dân. Sự ra đời của bản Hiến pháp là thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt đối

của Đảng đối với Nhà nước, đây là cơ sở pháp lý để xác lập tính chính đáng của

Page 60: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

56

Nhà nước. Hoạt động lãnh đạo của Đảng, cũng như hoạt động quản lý của Nhà

nước, được đánh dấu mốc thời gian theo các nhiệm kỳ (5 năm), thông qua các

Đại hội Đảng, các kỳ bầu cử cơ quan QLNN. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội

Đảng, Nhà nước quán triệt, triển khai cụ thể hóa Nghị quyết xây dựng Luật và

các văn bản Luật; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, xác định mục tiêu,

nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

Thứ ba, Nhà nước cụ thể hóa đường lối chính trị của Đảng cầm quyền

thành các đạo luật, đây là công cụ chủ yếu, hữu hiệu nhất của Nhà nước để

quản lý điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước bằng luật pháp

là tất yếu khách quan của nhà cầm quyền, thể hiện sự tiến bộ văn minh của xã

hội mà Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, tất cả quyền

lực nhà nước thuộc về nhân dân. Luật là văn bản quy phạm mang tính phổ

biến, tính bắt buộc chung, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ban hành luật

là thẩm quyền thuộc chức năng của Nhà nước, thể hiện QLNN. Nhưng luật

ban hành phải vì con người, phục vụ con người. C.Mác đã chỉ rõ: “Dưới chế

độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì

con người” [107, tr.350]. Vì vậy, hoạt động xây dựng luật phải thể hiện vai

trò của nhân dân là chủ thể sáng tạo pháp luật, vừa ủy quyền cho cơ quan

QLNN cao nhất, vừa trực tiếp tham gia thể hiện chính kiến, phản ánh lợi ích

của mọi tầng lớp và giai cấp khác nhau.

PBXH của báo chí là phương thức hữu hiệu thu hút các tầng lớp, giai

cấp, tập hợp được ý kiến đa dạng, phong phú của đông đảo nhân dân đối với

các văn bản quy phạm pháp luật ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá

trình xây dựng luật. Đồng thời, chính hoạt động PBXH của báo chí trong xây

dựng luật cũng là quá trình chuẩn bị cho nhân dân hiểu rõ luật và thực hiện

luật sau khi được Nhà nước ban hành.

Hệ thống pháp luật gồm các luật và các văn bản dưới luật có phạm vi

tác động, đối tượng điều chỉnh cụ thể khác nhau trên các lĩnh vực chính trị,

Page 61: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

57

kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v.. Vì vậy, đối tượng PBXH của báo chí cần tập trung

vào những luật có nội dung, điều chỉnh tác động đến sinh mệnh chính trị của

Đảng, Nhà nước, liên quan đến lợi ích thiết thực “nhạy cảm” của nhân dân.

Thứ tư, chính sách công là những quy định về ứng xử của Nhà nước với

những hiện tượng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới

những hình thức khác nhau một cách ổn định, nhằm đạt được mục tiêu định

hướng, do Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện. Đó là chính sách công,

tức là “chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối

quyền lực công cộng". Đây là một loại công cụ mà các Nhà nước dùng để

quản lý kinh tế - xã hội bởi các chính sách này tạo sự điều khiển đồng bộ,

theo định hướng nhất định để Nhà nước quản lý đất nước.

Hơn nữa, “nói đến chính sách công không thể không nói đến các ưu

tiên chính trị của đảng cầm quyền thông qua Nhà nước cũng như tính tối ưu

của chính sách”. Mặt khác, “Khả năng đưa ra và thực hiện được các chính

sách đúng đắn, hiệu qủa, hợp lòng dân quyết định một cách cơ bản tính chính

đáng của QLNN mà mỗi đảng chính trị, lực lượng xã hội đang nắm giữ”.

Chính sách công của Nhà nước là sự thể chế hóa và cụ thể hóa đường lối,

chính sách của Đảng do đó phải được phản biện từ xã hội, từ nhân dân. Báo

chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư

tưởng và văn hóa, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn

của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân.

Do đó, các chính sách công là đối tượng PBXH của báo chí.

Chính sách công là công cụ quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội nên chúng rất đa dạng và phong phú: Theo chủ

thể ban hành chính sách có chính sách quốc gia và chính sách địa phương;

theo chức năng của chính sách có chính sách phân phối (phân bổ nguồn tài

nguyên quốc gia cho các đối tượng cụ thể trong xã hội), chính sách phân phối

lại (hướng tới giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch

Page 62: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

58

vụ giữa các tầng lớp dân cư, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bất công trong

xã hội) và chính sách điều tiết (hướng tới hạn chế sự phát triển của bộ phận

này, hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển của bộ phận khác); theo trạng thái

của chủ thể quyết định chính sách có chính sách thụ động (nhằm xử lý tình

huống phát sinh trong đời sống xã hội) và chính sách chủ động (khi xã hội chưa

đủ khả năng để nhận thức được nhu cầu chính sách hoặc chỉ giới hạn ở một bộ

phận rất hẹp; thường thể hiện mục tiêu củng cố lợi ích quốc gia về lâu dài và xử

lý các vấn đề phát triển ở tầm dài hạn); theo thời gian thực hiện có chính sách

ngắn hạn (chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn, có thể thay đổi hàng năng và

chính sách dài hạn (đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài); theo không gian tác động

có chính sách đối nội (giải quyết các vấn đề nội tại của đất nước) và chính sách

đối ngoại (hướng dẫn và điều tiết các quan hệ đối ngoại của Nhà nước với các

quốc gia, các tổ chức trên thế giới), v.v.. [61, tr.287 - 289].

Trong các loại chính sách đó, đối tượng PBXH chủ yếu của báo chí là

chính sách quốc gia và chính sách địa phương; chính sách phân phối và chính

sách phân phối lại; chính sách chủ động, chính sách dài hạn; chính sách đối nội

và những chính sách đối ngoại liên quan đến chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc.

Kết quả của các quá trình chính trị ở nước ta, nhất là quá trình lãnh đạo

của Đảng và quản lý Nhà nước, từ việc xây dựng đường lối chính trị của

Đảng đến việc cụ thể hóa của Nhà nước thành các đạo luật và chính sách phát

triển kinh tế - xã hội, v.v. luôn luôn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống

xã hội và cần đến sự phản hồi từ phía xã hội và, do vậy, đều trở thành đối

tượng PBXH của báo chí.

c) Chủ thể tiếp nhận phản biện xã hội của báo chí

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền

lãnh đạo xã hội, đối với báo chí Đảng lãnh đạo trực tiếp tập trung mọi mặt

bằng đường lối chủ trương, bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra; Nhà

nước quản lý báo chí bằng luật pháp. Đảng và Nhà nước luôn có vai trò to lớn

Page 63: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

59

trong việc dự thảo, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật, do vậy độc

quyền rất dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền suy thoái quyền lực. Từ thể chế

chính trị ấy cho thấy QLCT, QLNN được nhân dân ủy quyền cần có sự kiểm

soát. Thông qua hoạt động PBXH của báo chí, nhân dân tham gia kiểm soát

quyền lực của mình bằng việc góp ý kiến, tranh luận, phản biện chủ trương

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhằm làm cho chính sách pháp

luật có sức sống trong thực tiễn.

Như vậy, chủ thể tiếp nhận phản biện xã hội của báo chí là Đảng và

Nhà nước, bằng tổ chức bộ máy và cán bộ của mình tiếp nhận các PBXH của

báo chí. Đây là cơ chế phản biện khách quan trong sự vận hành của thể chế

chính trị, đòi hỏi phải có nhận thức và hành động đúng trong việc tiếp nhận

các phản biện, nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà tất cả quyền

lực thuộc về nhân dân.

d) Nội dung phản biện xã hội của báo chí

Theo “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” do Bộ Chính trị ban hành ngày

12/12/2013 thì:

Nội dung chức năng phản biện xã hội chính là sự cần thiết, tính cấp

thiết của các chủ trương, chính sách có thể là văn bản dự thảo hoặc

đang thực thi trong cuộc sống. Sự phù hợp của văn bản (kể cả các

văn bản dự thảo và văn bản đã có hiệu lực) chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn

vị, địa phương. Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời

sống xã hội và tính khả thi của văn bản. Dự báo tác động, hiệu quả

về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại

của văn bản [26].

Bởi chính sách được thực hiện theo quá trình sau hoạch định (dự thảo,

soạn thảo, chuẩn bị cho việc quyết định, quyết định ban hành) và tổ chức thực

Page 64: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

60

thi (triển khai thực hiện trong đời sống xã hội); nên nội dung phản biện gồm:

thứ nhất, PBXH trong việc hoạch định, soạn thảo chính sách, pháp luật; thứ

hai, PBXH trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật; thứ ba, PBXH với

công tác cán bộ, việc bố trí cán bộ trong bộ máy quyền lực nhà nước [58].

Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng quá trình hình thành và ra đời

chính sách được hiểu là: Thực tiễn đặt ra nhu cầu cho việc xây dựng chính

sách rồi đến khởi thảo thành văn bản dự thảo, thảo luận phản biện góp ý hoàn

chỉnh, quyết định ban hành và tổ chức thực hiện trong đời sống, quá trình này

vẫn tiếp tục cần sự phản biện làm cho chính sách ngày càng hoàn thiện mang

lại hiệu quả cao. Kiểm soát quyền lực diễn ra thường xuyên, trong mọi giai

đoạn và mắt khâu của quá trình giành giữ, tổ chức và thực thi quyền lực - từ

đường lối, chính sách đến tổ chức và cán bộ; từ ra quyết định đến thực hiện và

đánh giá quyết định.

Do đó, nội dung PBXH của báo chí được thể hiện như sau:

Thứ nhất, PBXH của báo chí trong quá trình soạn thảo ban hành chính

sách, pháp luật: Ở giai đoạn này, phản biện đối cơ sở lý luận và thực tiễn, tính

cấp thiết của chính sách, pháp luật; cách thức quy trình thực hiện; xác định

nội dung chính sách, pháp luật là trọng tâm của phản biện. Phản biện của báo

chí tham gia vào tất cả quá trình đó và có sự chuẩn bị tốt về tài liệu, chứng cứ

khoa học, con người, tổ chức phát huy sức mạnh báo chí đưa ra những lập

luận, chứng cứ để khẳng định hay bác bỏ, đồng tình hay không đồng tình.

Quan tâm đến tính khách quan, khoa học của vấn đề nhằm đi đến cùng của sự

thật, có những điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế cần thiết để hoàn thiện chính

sách, pháp luật trước khi ban hành, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực

thi chính sách và pháp luật trong đời sống.

Từ những yêu cầu cao của chính sách, pháp luật đòi hỏi phản biện của

báo chí cần có bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và sự am hiểu sâu về

những vấn đề trong nội dung chính sách, pháp luật; nắm vững cơ sở khoa học

Page 65: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

61

và thực tiễn của vấn đề để đưa ra những luận chứng, luận cứ có thể thuyết

phục được cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật. Đồng thời

phải có đạo đức nghề nghiệp, có tâm trong sáng của nhà báo trong hoạt động

phản biện, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước trên lợi ích cá nhân.

Thứ hai, PBXH của báo chí trong quá trình thực thi chính sách, pháp

luật. Báo chí chí tham gia phản biện ở quá trình, kết thúc quá trình dự thảo,

chính sách, pháp luật được ban hành có hiệu lực và được thực thi trong đời

sống xã hội. Đây là quá trình tác động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, quyền

lợi của các thành phần trong xã hội. Sự tác động trực tiếp thường xuyên của

chính sách, pháp luật vào đời sống dần bộc lộ những ưu điểm - khuyết điểm,

hạn chế bất cập; mặt tốt - mặt chưa tốt, phù hợp - chưa phù hợp, thậm chí bộc

lộ cả những thiếu sót sai lầm của chính sách, pháp luật, đây là vấn đề mà cơ

quan soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật khó có thể lường trước

được. Phản biện của báo chí chính là đưa ra những bình luận, phân tích, đánh

giá nhằm tìm ra những ưu điểm và những thiếu sót, hạn chế sai lầm.

Trong thực tiễn triển khai và thực hiện chính sách, pháp luật những

thiếu sót, sai lầm có thể diễn ra ở nhiều khâu, có thể do nội dung của chính

sách, pháp luật, cũng có thể do tổ chức thực hiện vận dụng chính sách pháp

luật không tốt. Nguyên nhân của những bất cập đó có nhiều, từ chủ quan đến

khách quan, trực tiếp đến gián tiếp.v.v. cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa,

cũng cần phải có phản biện của báo chí.

Thứ ba, PBXH của báo chí đối với tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

và cán bộ trong bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước và cán bộ là sự

vận hành nhà nước nhằm thực thi QLCT, QLNN; quyền lực này là do nhân

dân ủy quyền cán bộ là người thực thi, do đó quyền lực cần phải có sự kiểm

soát. Sự thiếu vắng các cơ chế kiểm soát, phản hồi và điều chỉnh trong thực

thi quyền lực luôn tạo ra những cơ hội cho người cầm quyền quan liêu, tham

nhũng, làm suy thoái quyền lực. Trong bộ máy QLNN cán bộ là người được

Page 66: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

62

nhà nước giao cho nhiệm vụ xây dựng và ban hành và tổ chức thực hiện chính

sách, pháp luật.

Nhà nước ta là cơ quan quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân ban

hành Hiến pháp pháp, pháp luật, nhưng bản thân Nhà nước lại phải được tổ

chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Chúng ta đã có

bước tiến đáng kể trong nhận thức về vấn đề kiểm soát quyền lực bên trong

nhà nước, từ chỗ phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan

nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, Đại hội

XI của Đảng (2011) đã phát triển thành phân công phối hợp và kiểm soát giữa

các cơ quan trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, chính quyền từ Trung ương đến địa

phương, các bộ ban ngành Trung ương đến địa phương. Tổ chức và hoạt động

như vậy vận hành có hiệu quả không khi một đảng duy nhất cầm quyền, do

vậy rất cần phải có PBXH của báo chí.

Công tác cán bộ bao gồm xây dựng luật, văn bản dưới luật; các qui

định, qui chế, tiêu chí cán bộ, v.v. tuyển dụng cán bộ, qui hoạch nguồn cán

bộ, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, đề bạt, luân chuyển, sử dụng, khen

thưởng, kỷ luật và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ.

Đối với cán bộ, công chức cần có phẩm chất chính trị, năng lực trình độ

chuyên môn, có đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng lành mạnh, nhất là

cán bộ chủ chốt, cán bộ được nhân dân bầu cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân

các cấp). Chức trách nhiệm vụ được giao, khả năng tổ chức triển khai chính

sách, pháp luật trong cuộc sống như thế nào. Đây là mối quan tâm chung của

xã hội và là nội dung rất quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực, làm tốt

PBXH của báo chí sẽ góp phần khắc phục những lúng túng trong kiểm soát

quyền lực - từ chất vấn đến điều trần, từ tín nhiệm đến miễn nhiệm và bãi

nhiệm những chức danh trong Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội

khi cần thiết.

Page 67: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

63

Thứ tư, tính chất “phản tư” trong thực hiện chức năng phản biện xã

hội của báo chí. PBXH của báo chí được hiểu là việc nêu và góp ý kiến, bình

luận hay tranh luận, nhằm thể hiện sự đồng tình, không đồng tình hoặc bác bỏ

của báo chí về một vấn đề, một quan điểm của chính sách còn chưa rõ ràng,

chưa đúng đắn, chưa tạo được sự đồng thuận xã hội; góp phần xây dựng và

hoàn thiện đường lối, chính sách xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà

quyền lực thuộc về nhân dân.

Để nghiên cứu phản tư của báo chí, xuất phát từ quan điểm hệ thống và

góc độ tiếp cận nghiên cứu của chính trị học là nhìn nhận mọi sự vật, hiện

tượng trong sự cấu thành bởi nhiều yếu tố có tác động, liên kết, ràng buộc và

chi phối lẫn nhau trong điều kiện cụ thể. Do đó vận dụng trong xã hội, mỗi

một hệ thống xã hội cụ thể có những cấu trúc khác nhau, từ cấu trúc quyền

lực chính trị, nhà nước các thể chế kinh tế, văn hóa, v.v. mà ở đó báo chí được

xem xét như là một bộ phận (tiểu hệ thống) của hệ thống nói chung. Trong

mối quan hệ này báo chí có nhiều mối quan hệ dọc, ngang khác nhau, có quan

hệ chịu sự chi phối phụ thuộc, có mối quan hệ ngang bằng, bình đẳng, trong

đó có mối quan hệ với QLCT, QLNN và quyền lực kinh tế, v.v..

Ở Việt Nam thể chế chính trị được thể hiện, QLCT tối cao thuộc về

Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối

báo chí. Đảng ta luôn coi báo chí là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, tập hợp tổ

chức và giáo dục giai cấp và nhân dân. Báo chí là một bộ phận trong hệ thống

QLCT của đảng. Báo chí là công cụ thể hiện QLCT. Như vậy báo chí vừa là

công cụ thực hiện QLCT, đồng thời cũng là chủ thể kiểm soát quyền lực.

Do vậy, phản biện của báo chí ở đây cũng có thể được hiểu là phản tư, vì

năng lực phản tư được hiểu là khả năng của con người hay tổ chức trong việc tự

phủ định chính mình. Báo chí là một cơ quan, một bộ phận trong bộ máy của

Đảng, Nhà nước và tính độc lập tương đối của báo chí trong mối quan hệ với hệ

thống quyền lực giúp cho báo chí phản tư tốt hơn, phản tư của báo chí ở đây

Page 68: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

64

được hiểu không phải là phủ định chính mình. Điều này có nghĩa là nhờ một cơ

chế (cơ chế PBXH) trong tổ chức hệ thống chính trị mà Đảng và Nhà nước có

thể thừa nhận những hạn chế, yếu kém của mình và trên cơ sở đó có cách sửa

chữa, khắc phục. Ở đây cũng có thể được hiểu là trong HTCT “tự phê bình và

phê bình” (nội bộ), báo chí góp ý kiến, kiến nghị với Đảng, Nhà nước làm cho

hệ thống HTCT mạnh lên; đồng thời sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với

báo chí làm cho báo chí tốt hơn. Trong mối quan hệ này được hiểu là sự tác động,

qua lại giữa hai sự vật hiện tượng trong một thể thống nhất mà ở đây là HTCT.

Nếu báo chí không có năng lực phản tư, thì QLCT, QLNN sẽ bị suy thoái lạm

quyền, xã hội yếu kém không phát triển được, thậm trí là sụp đổ chế độ.

Với tính cách là “quyền lực thứ tư” trong xã hội, báo chí là công cụ thực

hiện quyền làm chủ của nhân dân; giám sát và phát hiện các hiện tượng suy thoái

quyền lực; dựa vào pháp luật và những chuẩn mực đạo đức xã hội tạo ra những

“áp lực xã hội” đối với việc kiểm soát hoạt động của Đảng và Nhà nước.

Quá trình thực hiện PBXH của báo chí cho thấy nó có mức độ khác nhau:

Ở mức thấp, PBXH của báo chí là sự phản ánh, biện minh cho một luận

điểm A nào đó trong chính sách còn luận điểm B và C chỉ là bình luận có tính

hình thức bề ngoài không sâu sắc, có những tin, bài bày tỏ ý kiến đồng thuận,

tham gia ý kiến với mong muốn là làm cho nó tốt hơn.

Ở mức trung bình, thực hiện PBXH của báo chí có nghĩa là thông qua

các tác phẩm báo chí đưa ra những ý kiến khác hoặc đúng hay không đúng

nhưng để cảnh báo một vấn đề nào đó trong chính sách và quyết định, làm

cho đối tượng được phản biện phải cảnh giác đối với những chính sách hay

quyết định mà mình sắp đưa ra hoặc đã đưa ra; đồng thời nó cảnh báo xã hội

cần cảnh giác để ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực.

Ở mức cao, PBXH của báo chí có nghĩa là phát hiện ra những chính

sách, quyết định thiếu khoa học, lợi ích nhóm, bài bác nhau, những chính

sách, quyết định đưa ra là mâu thuẫn nhau, chống đối nhau một cách trực

Page 69: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

65

diện, bài bác, phủ định nhau. Những vấn đề được đánh giá, xem xét có thể do

điều kiện, hoàn cảnh, tình huống khác nhau cho nên trong quá trình phản

biện, có thể đưa ra những kết quả không giống nhau. Tuy nhiên phản biện của

báo chí phải đưa ra những đánh giá khách quan, đúng đắn, khoa học nhằm

thuyết phục đối tượng được phản biện.

Thực tiễn công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới báo chí nói riêng đãlàm xuất hiện chức năng PBXH của báo chí. Chức năng PBXH của báo chí làsự tồn tại khách quan, là yêu cầu tất yếu của một xã hội hiện đại là cần phảicó sự phản biện. Nhiều vấn đề của cuộc sống đặt ra cần phải có bình luận,tranh luận, đánh giá xem xét nhiều chiều, ở nhiều khía cạnh yếu tố khác nhaulàm cho chủ trương đường lối, chính sách hoàn chỉnh hơn. Khi nói phản biệnxã hội của báo chí là ý kiến, quan điểm mang tính phản biện của báo chí trướcmột vấn đề xã hội nào đó với tư cách là một thực thể xã hội, đại diện cho côngluận, dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật củaNhà nước. Ở đây, báo chí không lấy việc phản ánh là chủ yếu mà với tư cáchmột chủ thể, lên tiếng phản biện và chịu trách nhiệm về quan điểm, ý kiến củamình. Quan niệm PBXH trên báo chí và phản biện xã hội của báo chí thựcchất là một, bởi phản biện dù dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng vẫn thôngqua báo chí, biên tập kiểm duyệt xuất bản và đó là sản phẩm của báo chí vàbáo chí phải chịu trách nhiệm. Để thực hiện chức năng PBXH của báo chí cóhiệu quả cần có các điều kiện nhất định về môi trường, cơ chế hành lang pháplý; tạo cơ sở vật chất nguồn lực con người cho hoạt động phản biện.

2.2. CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VÀ CÁC TIÊU CHÍĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

2.2.1. Chức năng của báo chí và chức năng phản biện xã hội củabáo chí

2.2.1.1. Chức năng của báo chíChức năng,về mặt ngữ nghĩa, chức năng - tiếng La tinh là “function” -

được hiểu là sự tổng hợp vị trí, vai trò, bổn phận, nghĩa vụ, tác dụng của cái gì

Page 70: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

66

đó đối với sự vật, hiện tượng nào đó. Mỗi một sự vật, hiện tượng tồn tại và

vận động đều nhằm thực hiện những mục đích nhất định nào đó.1

Chức năng của báo chí được hình thành không phải do sự áp đặt chủ

quan, từ đâu đó hay từ ai đó, mà nó tồn tại một cách khách quan trên cơ sở

những qui luật nội tại của báo chí. Nói về tính khách quan của chức năng báo chí

trên cơ sở qui luật nội tại của báo chí, C.Mác viết: “Muốn cho báo chí hoàn

thành sứ mệnh của mình thì trước hết cần phải không có áp lực nào từ bên ngoài

vào, cần phải thừa nhận báo chí có những qui luật nội tại của mình” [76].

Mặt khác, do các cách tiếp cận khác nhau nên quan niệm, nhận định về

chức năng của báo chí cũng khác nhau. Từ cách tiếp cận theo quan điểm hệ

thống, khái niệm chức năng có thể hiểu là vai trò, bổn phận, nghĩa vụ của yếu

tố này với yếu tố khác trong hệ thống và đối với hệ thống trong tổng thể.

Nghiên cứu chức năng có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nó

cho phép con người nắm được những mối liên hệ phổ biến, chủ yếu của đối

tượng, tạo cơ sở xác định phương hướng và phương pháp hành động một cách

có hiệu quả. Hiểu được chức năng thì mới hiểu được bản chất của đối tượng

nghiên cứu, mới xác định được phương hướng và phương pháp hoạt động,

phù hợp và có hiệu quả. Quan điểm hệ thống, đòi hỏi việc nghiên cứu chức

năng xã hội của báo chí phải xem xét nó trong tổng thể các mối quan hệ với

các yếu tố khác nhất là thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, v.v. và trong

hệ thống xã hội nói chung, đặc biệt báo chí phụ thuộc trước hết, trực tiếp vào

thể chế chính trị vào giai cấp cầm quyền lãnh đạo xã hội.

Khái niệm chức năng của báo chí còn cần được xem xét trong mối quan

hệ lịch sử, cụ thể của các sự vật, hiện tượng trong xã hội. Do đó, khi nghiên

cứu chức năng PBXH của báo chí cần dựa trên các quan điểm toàn diện, lịch

1 Theo DAITUDIEN.NET, Trong tiết học, xã hội học, chức năng chỉ ra: i) Tác động của các đặc tính của mộthệ thống khách thể đối với các hệ thống môi trường cùng nằm trong một hệ thống các quan hệ với khách thểđang xem xét một hệ thống các quan hệ nhất định. ii) Kết quả đối với một hệ thống xã hội của một hiệntượng, sự kiện, yếu tố, thể chế xã hội có tác dụng góp phần vào sự vận hành, duy trì hệ thống xã hội đó. Địnhnghĩa này giả định rằng một hệ thống có một sự thống nhất nhất định, gọi là sự thống nhất chức năng.

Page 71: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

67

sử cụ thể và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo đó, thứ nhất, nghiên

cứu chức năng xã hội của báo chí cũng là nghiên cứu tính mục đích hoạt động

của báo chí trong mối quan hệ, tác động ảnh hưởng với các yếu tố khác. Thể

hiện phương pháp hành động, phương tiện tác động vào đối tượng để đạt

được mục đích đã định. Thứ hai, nghiên cứu tính chất phụ thuộc của báo chí

vào đời sống xã hội, vào thể chế chính trị, nhất là xã hội đang tồn tại nhiều sự

khác biệt về giai cấp và lợi ích. Là loại hình hoạt động thông tin mang tính

chính trị - xã hội, báo chí ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội, có vai trò

to lớn không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Trong quá trình đó báo chí

chịu sự giàng buộc, phụ thuộc tác động qua lại của những yếu tố khác nhau

trong xã hội.

Có thể nêu khái niệm chức năng của báo chí như sau: Chức năng của

báo chí là sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốn có của báo

chí, là cái mà báo chí sinh ra để làm, thông qua đó hiểu được vị trí, vai trò và

tác dụng của báo chí trong đời sống xã hội. Tổng hợp vai trò, vị trí và tác

dụng của báo chí cũng chính là chức năng của báo chí.

Tính mục đích của báo chí cũng thể hiện rõ ràng, nhất quán trong chức

năng của báo chí. Chức năng của báo chí còn có tính mục đích, thể hiện kết

quả cần đạt tới của quá trình hoạt động thực tiễn của báo chí. Bản thân sự tồn

tại và phát triển của báo chí đã khẳng định vai trò, tác dụng và ý nghĩa quan

trọng của nó trong xã hội.

Cần nói thêm rằng, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau tương ứng với

các chức năng mới của báo chí như:

Ở nửa cuối thế kỷ XIX C.Mác và Ph.Ăngghen đề cao chức năng truyền

bá tư tưởng (tuyên truyền) và cổ vũ hành động. C.Mác đã triệt để lợi dụng tự

do báo chí tư sản để truyền bá hệ tư tưởng mới - tư tưởng CNXH khoa học

do ông sáng lập. C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng báo chí một cách tích cực

và hiệu quả vào việc đấu tranh chống CNTB và tập hợp, giác ngộ giai cấp

Page 72: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

68

công nhân; đưa cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân từ tự phát lên

tự giác, từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị, giành và giữ chính quyền.

Trực tiếp và gián tiếp C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến chức năng PBXH

của báo chí nói chung và báo chí của giai cấp vô sản nói riêng.

Đầu thế kỷ XX, từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, nhất là yêu cầu xây

dựng tổ chức đảng cộng sản thống nhất để lãnh đạo phong trào đấu tranh

chính trị toàn Nga, V.I.Lênin đã kế thừa hai chức năng báo chí do C.Mác nêu

ra đồng thời bố sung thêm chức năng tổ chức và nhấn mạnh tính chất tập thể

của các chức năng báo chí vô sản. Trong bài "Tổ chức đảng và sách báo

đảng” Lênin viết: “Tờ báo chí không những chỉ là người tuyên truyền tập thể,

cổ động thể mà còn là người tổ chức tập thể" [33, tr.12-13]. V.I.Lênin đặc biệt

nhấn mạnh vai trò của báo chí ông nói, muốn có một phong trào đáng gọi là

phong trào chính trị toàn Nga thì phải có một tổ chức chính trị toàn Nga,

nhưng muốn có một tổ chức chính trị (hay chính đảng) toàn Nga, trước hết

phải có một tờ báo chính trị toàn Nga “Chỉ có tờ báo chính trị mới có thể thực sự

giáo dục được ý thức chính trị cho quần chúng và mới soi sáng được, v.v.. Chỉ

có tờ báo chung cho toàn Nga” [33, tr.458-459]. Do đó Người thành lập và lãnh

đạo tờ Tia lửa và sử dụng nó vào việc thành lập Đảng Cộng sản (Bôn sê vích)

Nga lãnh đạo phong trào công nhân Nga tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tư

sản tháng Hai và Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917.

Trong thời kỳ tồn tại 2 hệ thống chính trị - xã hội đối lập giữa CNTB

và CNXH, quan niệm về chức năng của báo có sự khác biệt cơ bản. Các nước

TBCN tuyệt đối hóa chức năng thông tin giao tiếp của báo chí, trong khi các

nước XHCN lại tuyệt đối hóa chức năng tư tưởng, tuyên truyền. Mặc dù trên

thực tế thông tin, giao tiếp luôn gắn với tuyên truyền nhằm đạt đến những

mục đích nhất định. Ngược lại, hoạt động tuyên truyền của báo chí không thể

không dựa trên cơ sở của các thông tin, giao tiếp; không có thông tin, sự kiện

thì tuyên truyền sẽ khó đạt được hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Ở Nga,

Page 73: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

69

trong giáo trình Dẫn luận báo chí, Nxb Đại học, Mátxcơva, 1988 của tác giả

E.P.Prôkhôrốp đã khái quát thành 3 nhóm chức năng cơ bản của báo chí:

nhóm chức năng tư tưởng, nhóm chức năng khai sáng - giải trí và nhóm chức

năng tổ chức - quản lý xã hội. Đến năm 1998, trong giáo trình này tác giả bổ

sung thêm thức năng kinh tế - quảng cáo [38].

Ngoài ra, có quan điểm cho rằng, trong quá trình hình thành và phát

triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB), với sự xuất hiện và phát triển của báo chí

đến nay, có thể khẳng định báo chí có mấy chức năng chủ yếu như: chức năng

thông tin; chức năng phản ánh; chức năng tạo ra dư luận xã hội, góp sức định

hướng dư luận xã hội; chức năng nâng cao dân trí; chức năng giải trí, v.v. ;

báo chí có 3 chức năng cơ bản như: chức năng tư tưởng; chức năng quản lý và

giám sát xã hội; chức năng phát triển văn hóa và giải trí [99]; báo chí có 6

chức năng: chức năng thông tin - giao tiếp; chức năng tư tưởng; chức năng

khai sáng giải trí; chức năng quản lý giám sát phản biện xã hội; chức năng

kinh tế - dịch vụ [35]. Còn theo Trịnh Bảo Vệ (Trịnh Bảo Vệ, Lý luận Trung

Quốc đương đại), báo chí Trung Quốc có ba thức năng lớn: thứ nhất, truyền

bá thông tin - thể hiện tính chất truyền; thứ hai, định hướng dư luận - thể hiện

tính chất công cụ dư luận; thứ ba, phục vụ xã hội thể hiện tính chất truyền

thông công cộng. Cụ thể hơn, chức năng của báo chí là truyền bá tri thức; giáo

dục đạo đức, nếp sống văn minh; thông quảng cáo; và thông tin văn hóa văn

nghệ, giải trí.

Quá trình hoạt động thực tiễn báo chí ở Việt Nam cho thấy đã khẳng

định được những chức năng cơ bản như: chức năng tư tưởng, chức năng,

thông tin- giao tiếp; chức năng phát triển văn hoá giải trí; chức năng quản lý

giám sát xã hội; chức năng kinh tế - dịch vụ; chức năng PBXH [35, tr.152].

PBXH của báo chí là một trong những chức năng có vai trò, ý nghĩa quan

trọng trong sự tồn tại của báo chí đối với xã hội, đặc biệt là đối với nước ta,

trong điều kiện thể chế nhất nguyên chính trị và một đảng lãnh đạo, cầm

Page 74: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

70

quyền. Hơn nữa, vấn đề đặt ra ở đây là báo chí có chức năng, trách nhiệm,

nghĩa vụ hay vai trò tác dụng như thế nào đối với việc thực thi (trong đó có

kiểm soát) QLCT, QLNN của nhân dân ở nước ta. Nhận thức các chức năng

này và thực hiện nó như thế nào để khai thác và phát huy có hiệu quả sức

mạnh của báo chí cho sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước.

Trên cơ sở đó chúng ta có thể khái quát một số chức năng cơ bản của

báo chí, trong đó có báo chí ở Việt Nam hiện nay như sau:

a) Chức năng thông tin

Thông tin là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của báo chí nhà cầm

quyền sử dụng thông tin báo chí nhằm thực thi QLCT và QLNN để lãnh đạo

điều hành xã hội. Báo chí ra đời và phát triển trước hết là nhằm thỏa mãn nhu

cầu thông tin - nhu cầu sống, nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người

và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao. Thông tin và

tuyên truyền là hai mặt của một vấn đề bởi mục đích của thông tin chính là

tuyên truyền. Thông tin trên báo chí đã không chỉ trở thành sức mạnh chính

trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng, sức mạnh đột phá của sự phát triển

kinh tế, khoa học mà còn góp phần hình thành diện mạo văn hoá quốc gia cũng

như nhân cách mỗi con người. Báo chí phản ánh thực tiễn bằng thông tin sự kiện

và vấn đề thời sự. Thông tin sự kiện và vấn đề thời sự càng phong phú, nhiều

chiều bao nhiêu, chức năng nhận thức càng thể hiện tốt bấy nhiêu.

Yêu cầu đặt ra về thông tin báo chí là nhanh chóng, kịp thời, phù hợp

và đáp ứng được lợi ích của công chúng. Thông tin phải trung thực, đúng bản

chất của sự kiện, đảm bảo lợi ích chính trị, dân tộc và quan trọng với bản thân

mình. Thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Thông tin phải định hướng,

hướng dẫn dư luận xã hội. Đây cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của truyền

thông đại chúng nhằm phục vụ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin

báo chí phải phù hợp với văn hoá và phát triển, đảm báo tính nhân văn. Yêu

cầu này càng trở trên cấp thiết trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hóa đã

Page 75: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

71

và đang diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. Báo chí, như Bớcnơ Lútvích

(1786-1837) - nhà chính luận, phê bình người Đức, nhận xét, rằng báo chí

không chỉ là phương tiện nhận thức thực tiễn, mà còn là công cụ đấu tranh

chính trị - xã hội, ủng hộ và bảo vệ tiến bộ xã hội.

b) Chức năng giáo dục tư tưởng

Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ

vào xã hội, báo chí có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư

tưởng. Việc giáo dục lý tưởng chính trị, xây dựng lối sống mới luôn gắn liền

với việc kế thừa và phát huy, những giá trị tích cực trong đời sống văn hóa

tinh thần của dân tộc. Đấu tranh với những âm mưu, những luận điệu phản

tuyên truyền, chống Đảng, chống chế độ là một nội dung và mục đích quan

trọng của công tác tư tưởng đồng thời của chức năng tư tưởng của báo chí. Để

nâng cao tính tự giác của quần chúng, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là phát

triển nhận thức của họ. Một khi đã được hình thành trong nhân dân, tính tự

giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, cho những hành động sáng tạo trong lao

động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của họ.

Báo chí giúp cho công chúng nhìn nhận, đánh giá, xác định được tính

chất hoạt động của mình trong đó và định hướng các hành vi, ý thức các hành

động tương lai. Ở đây, yêu cầu về sự định hướng toàn diện của quần chúng xã

hội trở thành chức năng, mục đích có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ hoạt

động tư tưởng của các phương tiện thông tin đại chúng. Với những đặc trưng

của mình, báo chí có năng lực to lớn trong việc hình thành mô hình thông tin,

phản ánh sự vận động của đời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần

chúng nhân dân lao động, nhằm tạo nên định hướng xã hội tích cực.

Với nội dung của tính định hướng xã hội toàn diện, báo chí là một

trong những phương tiện quan trọng của nhà cầm quyền thực hiện chức năng

giáo dục chính trị - tư tưởng nhằm tăng cường và củng cố QLCT. Báo chí với

chức năng giáo dục tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng trong việc định

Page 76: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

72

hướng, tạo dựng DLXH một cách chủ động và đúng đắn. Báo chí với chức

năng tuyên truyền là những phương tiện quan trọng, trong việc hình thành ý

thức lịch sử - văn hóa của xã hội.

Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của báo chí, các nhà khoa học Việt Nam

thống nhất nhận định:

Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào

xã hội, hoạt động của báo chí có vai trò hết sức to lớn trong công tác tư tưởng,

v.v.. Nhiệm vụ đầu tiên trong hoạt động tư tưởng của báo chí là nâng cao tính

tự giác của quần chúng. Để thực hiện được mục tiêu này, báo chí phải góp

phần nâng cao nhận thức của họ [99, tr.75].

c) Chức năng quản lý, giám sát xã hội

Trước hết,“Quản lý xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ

thể quản lý vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của xã

hội đạt hiệu quả và mục đích đề ra. Đây là hoạt động có ý thức của con người

trong hệ thống xã hội, trong đó con người là yếu tố quyết định” [99, tr.83].

Báo chí tham gia chức năng quản lý xã hội trước hết được hiểu là tham gia

vào các quyết định quản lý làm cho các quyết định đó được thực thi trong

cuộc sống, thực chất đây cũng là hoạt động kiểm soát quyền lực. Qua báo chí,

các chủ trương chính sách, quyết định quản lý lãnh đạo được chuyển đến

người dân và trở thành quyết tâm chính trị của toàn xã hội. Đến nay, ở nước ta

chức năng quản lý và giám sát xã hội của báo chí đã được xác lập.

Bản chất của quá trình quản lý là quá trình thông tin, từ khai thác thu thập

đánh giá, lựa chọn, phân tích và xử lý các thông tin đến việc đưa ra các quyết

định và truyền đạt thông tin về quyết định đến khách thể quản lý. Những thông

tin về quyết định quản lý cần phải được chuyển tải kịp thời, đầy đủ đến khách

thể quản lý, đến những khâu, những yếu tố cần tác động điều chỉnh.

Để bảo đảm cho sự quản lý có hiệu quả, phải có cơ chế thông tin hai

chiều. Chiều thuận từ chủ thể đến khách thể chuyển đi những quyết định quản

Page 77: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

73

lý, các thông tin cần thiết để hướng dẫn về cách thức phương pháp, điều kiện

thực hiện. Yêu cầu đặt ra đối với chiều thông tin này là chính xác kịp thời,

đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết cho tác động một cách có hiệu lực của chủ

thể quản lý, làm cho khách thể quản lý phát triển theo hướng đã định. Thông

tin ngược chiều là kênh thông tin từ khách thể quản lý đến chủ thể quản lý.

Kênh thông tin ngược chiều kịp thời, đầy đủ, toàn diện là điều kiện, tiền đề

cho việc đưa ra những sự điều chỉnh hay những quyết định quản lý mới một

cách đúng đắn hợp lý.

Trong quá trình hoạt động của mình, báo chí tham gia vào việc bảo

đảm nguồn thông tin hai chiều. Hai chiều thông tin này tồn tại trong tổng thể

hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng và trong mỗi tác

phẩm báo chí. Sự tuần hoàn thông tin liên tục giữa chủ thể quản lý và khách

thể quản lý, giữa các yếu tố trong một hệ thống xã hội, giữa các hệ thống xã

hội với nhau là điều kiện tất yếu của quản lý. Chính nhờ có sự tuần hoàn

thông tin ấy mà các yếu tố trong một hệ thống có khả năng phối hợp những

mối quan hệ lẫn nhau mỗi hệ thống có thể thực hiện sự tác động hợp là với

môi trường xung quanh và ngược lại, tạo ra khả năng hướng các yếu tố cũng

như chính toàn bộ hệ thống vào những mục tiêu định trước. Thực tế cho thấy,

báo chí thông tin trung thực khách quan nhiều chiều từ cuộc sống để giúp cho

các cấp lãnh đạo kịp nắm bắt đúng và trúng tình hình để có thế điều chỉnh

chính sách chủ trương, thậm chí thay đổi quan điểm chi đạo. Hàng ngày hàng

tuần các cơ quan tham mưu của Đảng và Nhà nước luôn lắng nghe báo chí,

lắm bắt thông tin để chỉ đạo điều hành đưa ra những quyết định đúng đắn

nhằm điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp với cuộc sống.

Giám sát là theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy

định không. Điều đó có nghĩa là giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và

kiểm tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt

động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện

Page 78: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

74

có thể theo mục tiêu chương trình kế hoạch đã đề ra. Giám sát phải được tiến

hành bởi lực lượng độc lập khác với chủ thể đang tiến hành hoạt động được

giám sát, giám sát có chuyên môn hiểu biết... mới bảo đảm tính khách quan và

hiệu quả.

Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai) khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt

Nam khẳng định, báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống

giám sát xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của

Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng. Chức năng

giám sát xã hội của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách,

pháp luật là để kịp thời phát hiện những nơi làm đúng và làm hay, để biểu

dương, khích lệ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời phát hiện những

vi phạm chủ trương, chính sách và luật pháp để đấu tranh. Vai trò và sức

mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là xã hội hóa những việc làm tốt

và những sai phạm của các tổ chức hoặc cá nhân để khơi nguồn, định hướng

dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hoặc chỉ trích, tạo áp lực dư luận và buộc

các cơ quan công quyền giải quyết, giải thích và giải đáp trước nhân dân,

trước công luận. Xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực

của nhân dân càng được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quan

công quyền của nhân dân nhằm hạn chế lạm dụng quyền lực. Bởi QLCT,

QLNN không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn sẽ đến lạm dụng và làm tha hóa

quyền lực, dẫn đến tha hóa và sụp đổ chế độ xã hội.

Tính chất, quy mô giám sát xã hội của báo chí phụ thuộc trước hết vào

tính chất và quy mô, của cơ quan tổ chức mà nó đại diện. Những nhiệm vụ

cần giải quyết của các cơ quan, hệ thống kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu về

thông tin để tạo ra mối liên hệ hai chiều cần thiết. Phạm vi hoạt động, quy mô

các vấn đề liên quan của mỗi hệ thống kinh tế - xã hội đòi hỏi báo chí phải có

lượng thông tin tương ứng. Ở phạm vi xã hội, trong khi thực hiện các chức

năng tư tưởng, báo chí cũng đồng thời thực hiện chức năng quản lý xã hội.

Page 79: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

75

Giám sát là một bộ phận quan trọng trong quá trình quản lý của báochí, v.v.. Trước hết báo chí giám sát việc thực hiện đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn, v.v.. Kết quả hoạt độngkiểm tra, giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúpĐảng và Nhà nước kịp thời quyết định bổ sung điều chỉnh các hoạtđộng của chính mình [99, tr.88].

Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát của mình báo chí truyềnthông cần tìm cách tuyên truyền, giải thích để nhân dân nhận thức đầy đủ vàđúng đắn các thủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước,động viên, khích lệ nhân dân không chỉ tích cực thực hiện mà còn tham giagiám sát quá trình thực hiện ấy. Hoàn thiện môi trường pháp lý - xây dựngnhà nước pháp quyền, xã hội công dân, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội bằngthể chế pháp luật, thể chế tổ chức và thực thi QLCT, QLNN một cách khoa học;có cơ chế kiểm soát và giám sát độc lập đế chống lạm dụng quyền lực. Nâng caotrình độ về mọi mặt, năng lực tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh nghềnghiệp cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nhà báo.

d) Chức năng kinh tế - dịch vụTrong nền kinh tế kế hoạnh hóa tập trung, quan liêu bao cấp ở các nước

XHCN cũng như ở Việt Nam, quảng cáo bị xem là hiện tượng “ngoại lai",không thể chấp nhận. Trong quá trình đổi mới, nhận thức của chúng ta đã thayđổi từ chỗ không thừa nhận sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường đã đi đếnthừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường; từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu bao cấp, dựa trên 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể,khép kín đã đi đến phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mởcửa hội nhập với thế giới. Tình hình ấy làm xuất hiện hoạt động mới của báochí là kinh tế - dịch vụ.

Trong nền kinh tế thị trường, bối cảnh toàn cầu hóa đã hình thành các

quan niệm mới về sản phẩm báo chí, báo chí phải là sản phẩm hàng hóa. Tức

là sản phẩm báo chí cũng có giá trị và giá trị sử dụng có giá thành và giá bán,

Page 80: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

76

chịu sự chi phối bởi quy luật cung cầu của thị trường. Nhưng đó là sản phẩm

hàng hóa đặc biệt. Tính chất đặc biệt của sản phẩm này được thể hiện trên

nhiều khía cạnh từ tổ chức lao động, sản xuất, sử dụng và cho đến định giá

bán công chúng - khách hàng - thị trường, cách thức tiêu thụ giá trị hàng hóa

và hiệu quả, v.v.. Hơn nữa, chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí còn là

chức năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Vấn đề đặt ra là, quảng cáo có phải là chức năng xã hội của báo chí hay

không. Quan niệm đáng chú ý và thuyết phục hơn cả xem việc đăng tải thông

điệp quáng cáo là chức năng xã hội cơ bản của báo chí. Vì quảng cáo là nhu

cầu sống còn, nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường và trong điều kiện

khoa học - công nghệ phát triển. Báo chí thỏa mãn nhu cầu của kinh tế thị

trường tức là góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng và đẩy nhanh tốc

độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong xã hội. Có thể nói báo chí hiện

đại, trong đó có báo chí ở nước ta hiện nay ngày càng tham gia và tham gia có

hiệu quả vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ; tham gia “chuỗi giá trị”

trên quy mô quốc gia và toàn cầu. Mặt khác, chính các cơ quan báo chí cũng

cần có nguồn thu từ quảng cáo, để tự hạch toán trang trải thu - chi. Đăng tải

quảng cáo cũng chính là nhu cầu của bản thân các cơ quan báo chí.

e) Chức năng phát triển văn hoá và giải trí

Đây là một trong những chức năng khách quan, quan trọng đáp ứng nhu

cầu giải trí của xã hội. Cùng với các chức năng khác như; thông tin, giáo dục

tư tưởng, quản lý giám sát, phản biện xã hội, dịch vụ kinh tế… tạo nên sức

mạnh của của báo chí.

Thực hiện chức năng này, báo chí quan tâm hàng đầu đến những giá trị

văn hoá nhân văn. Các sản phẩm truyền thông góp phần to lớn vào việc phổ

biến các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ kiến trúc các hoạt

động văn hoá lễ hội…đây là điều kiện quan trọng để đại chúng hoá các giá trị

văn hoá, tinh thần tốt đẹp của dân tộc và nhân loại giúp cho mội người trong

Page 81: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

77

xã hội không ngừng bổ sung vốn kiến thức làm phong phú hơn đời sống tinh

thần bản thân và xã hội. Đây là điều kiện để phát triển con người toàn diện.

Với những lợi thế, sức mạnh của báo chí, trên từng số báo, chươngtrình truyền hình phát sóng hàng ngày hàng giờ truyền bá những giá trị vănhoá truyền thống dân tộc, tiếp thu các tinh hoa văn hoá của các dân tộc trênthế giới góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, chấn hưng dân tộc.Đồng thời báo chí cũng giúp công chúng, tạo điều kiện cho công chúng sửdụng thời gian, cân bằng tâm sinh lý phát triển và xây dựng giá trị nhân cáchcủa mỗi người. Chúng ta thử hình dung cuộc sống nếu thiếu báo chí thì conngười sẽ ra sao? Từ thời tiết đến mớ rau, hạt gạo rồi đến các sự kiện thời sựchính trị trong nước và quốc tế …đều được báo chí phản ánh làm cho conngười nắm bắt được nhịp sống có kiến thức rộng hơn, tinh thần thoải mái vàtốt hơn. Đại hội XI của Đảng yêu cầu “Báo chí, xuất bản phát hiện nhữngnhân tố mới, cái hay cái đẹp trong xã hội, giới thiệu người tốt việc tốt, nhữngđiển hình tiên tiến…Nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, trình độ văn hoá vànghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản”.

Bằng hoạt động có tổ chức và mục đích, báo chí góp phần hình thànhnhân cách lối sống tốt đẹp, trình độ hiểu biết và một nền văn hoá tiên tiến,lành mạnh, thể hiện trong các hoạt động và các mối quan hệ của con người.

Báo chí vừa là công cụ tích cực trong việc truyền bá các sản phẩm vănhoá vừa là đ ịa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm đánh giá, tổng kết những giá trị vănhoá đồng thời cũng là địa chỉ sáng tạo, giới thiệu các giá trị văn hoá. Báo chícó thể nói là thước đo tầm cao của văn hoá là công cụ truyền bá hướng dẫn vàlưu giữ các nội dung và giá trị văn hoá và báo chí cũng là văn hoá.

Vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay là trong việc chuyển tải thông tin vănhoá giải trí là nâng cao chất lượng tư tưởng của tác phẩm văn học nghệ thuậtvà tăng cường tính hấp dẫn, sinh động về hình thức thể hiện tác phẩm và cáchoạt động văn hoá. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí và nhu cầuhoạt động văn hóa - tinh thần của nhân dân ngày càng cao, nhất là trong điều

Page 82: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

78

kiện nền kinh tế thị trường hiện nay nhu cầu giải trí ngày càng lớn đòi hỏi báochí ngày càng phải có nhiều sản phẩm văn hoá có giá trị của dân tộc và nhữngtinh hoa văn hoá nhân loại. Văn kiện Hội nhị Trung ương 5 khoá VIII khẳngđịnh: “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.

Như vậy chức năng phát triển văn hoá và giải trí của báo chí không chỉđáp ứng nhu cầu văn hoá - giải trí của nhân dân, mà còn tích cực góp phầnxây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Các chức năng của báo chí, dù ở đâu và trong thời kỳ nào, cũng có mốiquan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống hoàn chỉnh các chứcnăng của báo chí. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năngnày được thực hiện bằng những nội dung, hình thức khác nhau nhưng tácđộng qua lại và bổ sung cho nhau. Việc tách ra và phân tích các chức năngbáo chí chỉ có ý nghĩa, khi hiểu đầy đủ hơn mối quan hệ thống nhất giữachúng. Đây còn là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, xác định chức năngPBXH của báo chí như một chức năng cơ bản, quan trọng, nhằm sử dụng cóhiệu quả hơn chức năng này vào hoạt động thực tiễn báo chí; đồng thời khôngngừng hoàn thiện thêm hệ thống chức năng báo chí của Việt Nam.

Ở các chức năng trên, và theo đó là những nhiệm vụ - những công việccó liên quan, báo chí ở những mức độ nhất định cũng thực hiện chức năngPBXH, thể hiện ở sự trao đổi, đánh giá, bình luận, nhận xét, sự phản hồi trongquá trình tổ chức thông tin, đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội. Vớitính cách là nội dung chủ yếu của luận án, vấn đề chức năng PBXH sẽ đượctrình bày riêng, cụ thể sau đây.

2.2.1.2. Chức năng phản biện xã hội của báo chía) Khái niệm chức năng phản biện xã hội của báo chíChức năng PBXH xã hội của báo chí là một chức năng của báo chí1,

thể hiện sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốn có của báo

1 Chức năng của báo chí, như đã nêu ở phần trên, là sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốncó của báo chí, là cái báo chí sinh ra để làm, thông qua đó hiểu được vị trí, vai trò, tác dụng của báo chí trongđời sống xã hội. Tổng hợp vai trò, vị trí và tác dụng của báo chí cũng chính là chức năng của báo chí.

Page 83: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

79

chí trong việc nêu ra ý kiến, đánh giá, bình luận hay tranh luận của xã hội,của cơ quan báo chí hoặc nhà báo, thể hiện sự đồng tình, không đồng tìnhhoặc bác bỏ một vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa đúng đắn, chưa tạo được sựđồng thuận xã hội trong chủ trương, đường lối của đảng (nhất là đảng cầmquyền), chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm góp phần xây dựng vàhoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ấy đáp ứng yêu cầucủa xã hội.

Từ góc độ chính trị học cho thấy báo chí - nhất là trong điều kiện ở

nước ta hiện nay - là một bộ phận, một yếu tố cấu thành của HTCT - hệ thống

tổ chức và thực thi QLCT, QLNN, thì chức năng của báo chí nói chung và

chức năng PBXH của báo chí nói riêng cũng là chức năng của HTCT. Đồng

thời, việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí cũng chính là một phương

thức thực thi QLCT, QLNN. Ở nước ta, báo chí là tiếng nói, là diễn đàn, là

công cụ - phương tiện lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phương tiện

làm chủ của nhân dân nên báo chí là phương thức thực thi QLCT, QLNN của

Đảng, Nhà nước và suy cho cùng là quyền lực của nhân dân. Với chức năng

PBXH báo chí còn tham gia sâu vào các quá trình chính trị, quá trình ra đời

của chính sách và thực hiện chính sách. Hơn nữa, với chức năng PBXH báo

chí còn tham gia vào quá trình thực thi, kiểm soát quyền lực. Kiểm soát quyền

lực của báo chí ở đây có thể hiểu với cả 2 nghĩa - vừa kiểm soát quyền lực từ

bên trong HTCT (vì báo chí nước ta là một bộ phận của HTCT, các cơ quan

báo chí đều của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội); vừa kiểm

soát quyền lực từ bên ngoài thông qua việc phản ánh DLXH hay sức ép từ

ngoài xã hội đối với HTCT, trong đó có Đảng và Nhà nước và các tổ chức

chính trị - xã hội.

Thật vậy, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, đi cùng với đó là dân chủ mở rộng, tự do ngôn luận, tự do

báo chí, quyền con người được đề cao. Nhân dân có quyền tham gia vào công

Page 84: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

80

việc của Nhà nước, việc kiểm soát quyền lực mà mình đã ủy quyền là tất yếu

khách quan. Nhân dân thông qua báo chí và bằng báo chí để kiểm soát quyền

lực. Thông qua báo chí là diễn đàn của nhân dân để phản biện chính sách,

pháp luật đây chính là cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả. Đồng

thời, báo chí kết hợp với các tổ chức xã hội, DLXH, v.v.. hình thành cơ chế kiểm

soát từ bên trong hệ thống quyền lực và cơ chế kiểm soát từ bên ngoài hệ thống

ấy hay giữa tự kiểm soát từ bên trong và áp lực kiểm soát từ bên ngoài.

Từ sự phân tích trên cho thấy: thể chế, cơ chế kiểm soát quyền lực có

sự tham gia của báo chí và thể chế, cơ chế ấy được xây dựng bởi chính chức

năng PBXH của báo chí, đây là khách quan tất yếu, vốn có của sự phát triển

trong một xã hội dân chủ. Để phát huy sức mạnh tối đa chức năng PBXH của

báo chí, cần phải không chỉ được đảm bảo bằng những cơ sở chính trị (chủ

trương, nghị quyết của Đảng), mà còn phải bảo đảm bằng cơ sở pháp lý

(chính sách, pháp luật của Nhà nước). Ở nước ta, báo chí và việc thực hiện

chức năng PBXH của báo chí đều cần có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý

của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân.

Liên quan đến chức năng PBXH của báo chí, cần xác định nội hàm của

khái niệm chức năng PBXH của báo chí hay các yếu tố cấu thành của PBXH

của báo chí. Theo đó, các yếu tố cấu thành của PBXH của báo chí bao gồm

chủ thể, đối tượng, nội dung và phương thức phản biện và mối quan hệ hay sự

tương tác giữa các yếu tố ấy với nhau. Hơn nữa, với cách tiếp cận hệ thống,

việc nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí cũng cần xem xét trong tổng

thể các mối quan hệ với các yếu tố khác - nhất là các thể thế chính trị, kinh tế,

văn hóa, v.v. và trong hệ thống xã hội nói chung, đặc biệt báo chí phụ thuộc

trước hết và trực tiếp vào thể chế chính trị.

Mặt khác, cần phân biệt sự khác nhau, mặc dù sự khác nhau chỉ là

tương đối, giữa chức năng và nhiệm vụ. Chức năng là cái có thể làm và làm

được do khả năng vốn có của một chủ thể quy định, thể hiện những thuộc tính

Page 85: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

81

đặc trưng và bản chất của chủ thể ấy, phân biệt chủ thể này với chủ thể khác,

độc lập tương đối với hoàn cảnh. Còn nhiệm vụ là cái phải làm, cần làm để

đạt được một mục tiêu nhất định, do yêu cầu và hoàn cảnh quy định. Mỗi loại

chủ thể thường chỉ làm được một loại chức năng, nhưng có thể làm được

nhiều nhiệm vụ khác nhau. Chức năng là cái quy định nhiệm vụ chứ không

phải ngược lại. Chẳng hạn, chức năng của Đảng là lãnh đạo tuyệt đối lên Nhà

nước và xã hội, để thực hiện được chức năng đó Đảng phải có nhiệm vụ đề ra

chủ trương, đường lối để lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Chức năng của

Nhà nước, mọi nhà nước đều có chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Giữa

hai chức năng này luôn có mối quan hệ biện chứng. Với Nhà nước xã hội chủ

nghĩa, chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất. Thực

hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều kiện để Nhà nước xã hội chủ nghĩa

bảo đảm và giữ vững địa vị thống trị xã hội về phương diện chính trị, đảm bảo

quyền dân chủ cho nhân dân, xây dựng cơ sở để quyền làm chủ đó được thực

hiện trên thực tế. Để thực hiện chức năng này thì nhiệm vụ của Nhà nước ta

là: Thứ nhất, không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân; thứ hai, tổ chức và

quản lý kinh tế; thứ ba, tổ chức và quản lý văn hoá, khoa học, giáo dục.

Tương tự như chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội (các đoàn thể

nhân dân) là tập hợp, đoàn kết nhân dân và tham gia chính trị (tham chính). Sự

chồng chéo, chồng lấn, nhầm lẫn chức năng, v.v..của các tổ chức này làm suy

yếu, giảm hiệu lực, hiệu quả của mỗi tổ chức và toàn bộ HTCT. Tương tự, chức

năng PBXH bằng phương thức của báo chí thì chỉ có báo chí mới làm được.

Trên cơ sở chức năng là cái được quy định, trong những trường hợp cụ thể báo

chí có những chức năng khác nhau và trong mỗi chức năng đó qui định những

nhiệm vụ cụ thể. Đối với chức năng PBXH của báo chí cũng qui định những

nhiệm vụ phản biện của báo chí thông qua đối tượng, chủ thể, nội dung phản

biện của báo chí đã được trình bày ở phần trên. Chức năng PBXH của báo chí

cũng khác với chức năng PBXH của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

Page 86: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

82

b) Đặc điểm của chức năng phản biện xã hội của báo chí

- Tính chính trị trong chức năng phản biện xã hội của báo chí:

Tiếp cận từ PBXH đến PBXH của báo chí đến chức năng PBXH cho

thấy, hoạt động báo chí nói chung và PBXH của báo chí là hoạt động chính

trị, báo chí luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc, “nền chính trị nào thì sinh ra

nền báo chí ấy”. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng “Từ bỏ chính trị là không

thể được. Chính trị của báo chí cũng là chính trị; tất cả những tờ báo chủ

trương từ bỏ chính trị đều đang công kích chính phủ. Vấn đề là can dự vào

chính phủ như thế nào và đến mức nào” [107, tr.547]. Giai cấp nào cầm

quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội cũng luôn áp đặt và chi phối hệ tư tưởng,

quan điểm của giai cấp mình lên báo chí. Sự tự do của báo chí, tùy thuộc vào

sự tự do tuyên truyền nhiều hay ít hệ tư tưởng, quan điểm của giai cấp cầm

quyền. Sự kiểm duyệt và kiểm soát báo chí là điều tất nhiên của nhà nước và

giai cấp cầm quyền. Sự phát triển của báo chí tùy thuộc vào bản chất tiến bộ

hay phản động của giai cấp cầm quyền.

Hơn nữa, nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí từ góc độ chính trị

học, còn cần thấy rằng, nếu báo chí là một thứ quyền lực trong xã hội thì

PBXH là một phương thức thể hiện quyền lực của báo chí, là một chức năng

của báo chí - cái quy định của bản chất của báo chí. QLCT và QLNN, nhất là

trong điều kiện xã hội hiện đại, không thể không cần đến báo chí như là một

thực thể, một phương thức, một phương tiện trong quá trình tổ chức và thực

thi quyền lực. Bởi quyền lực là phạm trù xã hội - lịch sử, phản ánh mối quan

hệ chi phối - phục tùng giữa con người với con người trong xã hội. Ở đó,

quyền và lực trong xã hội là 2 phạm trù có mối quan hệ tác động qua lại với

nhau. Quyền là khái niệm mang tính xã hội, mà ở đó người ta nhận thức được

nhu cầu nào đó của mình được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác,

có nghĩa là người có quyền khi nhu cầu của người ấy được người khác (pháp

luật, đạo đức, dư luận, truyền thống) thừa nhận. Lực là thuộc tính vốn có của

Page 87: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

83

sự vật hiện tượng, nhưng chỉ biểu hiện ra trong sự tương tác giữa các sự vật

hiện tượng khác, quá trình này lực có sức mạnh có thể gây ra sự biến đổi lớn

nhỏ khác nhau, hoặc giữ nguyên. Trong xã hội khi người có lực, nếu có nhu

cầu thì bằng mọi cách dùng sức mạnh để chiếm đoạt quyền; mặt khác khi có

quyền thì lực được nhân lên gấp bội. Nếu có quyền mà không có lực, hoặc

ngược lại thì hoạt động sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

Cụ thể hơn, QLCT là quyền quyết định, định đoạt những vấn đề,

công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để đảm bảo

sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp một chính đảng, tập

đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt điều

khiển bộ máy nhà nước; xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong

một quốc gia và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nhà

nước khác và tổ chức quốc tế khu vực và thế giới; bảo đảm chiều

hướng phát triển quốc gia phù hợp lý tưởng chính trị [35, tr.94].

Với nghĩa này, PBXH của báo chí trở thành một mắt khâu của quá

trình, quy trình ra quyết định, ra quyết sách của các cơ quan quyền lực như

đảng chính trị (nhất là đảng cầm quyền) và nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai

cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân

tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân

lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều

4, Hiến pháp năm 2013). Báo chí nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang

bản chất giai cấp công nhân của Đảng, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà

nước, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam; đồng thời là tiếng

nói, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền

đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân,

đồng thời có nhiệm vụ phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhân dân đến với

Page 88: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

84

Đảng và Nhà nước. Các văn kiện của Đảng nhất là từ Đại hội IX, X, XI, đã đề

cấp đến tự do báo chí trong đó có hoạt động PBXH của báo chí. Đây chính là

sự thể hiện cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng trong việc qui định chức năng

PBXH của báo chí.

Thực hiện công cuộc đổi mới và thực tiễn hoạt động báo chí đến nay

ngày càng định hình chức năng PBXH của báo chí. Phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở

nước ta hiện nay đặt cơ sở khách quan cho một chức năng mới của báo chí

nước ta - chức năng PBXH của báo chí. Hơn nữa, chức năng PBXH còn ngày

càng được nhân dân và báo giới mong đợi ghi nhận về mặt pháp lý như một

chức năng quan trọng và cần thiết của báo chí nước ta.

- Tính khách quan, khoa học của chức năng phản biện xã hội của báo chí:

Khi có hoạt động PBXH của báo chí diễn ra, đương nhiên là trước đó,

đã tồn tại một số vấn đề nào đó trong xây dựng chính sách, pháp luật của cơ

quan Đảng và Nhà nước. Những vấn đề đó là hạn chế, thiếu sót có thể làm

cho bản thân chính sách, pháp luật quyết định trở nên bất khả thi khi áp dụng

vào điều kiện thực tế cuộc sống. Trong thực tiễn mỗi một chủ trương, chính

sách ra đời đều chứa đựng tồn tại, hạn chế nhất định không tránh khỏi do

nhiều nguyên nhân khác nhau, đây là vấn đề khách quan, không ai mong

muốn. Cho nên để đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch

và công bằng cần có chức năng PBXH của báo chí. PBXH của báo chí chính

là thực hiện chức năng PBXH của báo chí thực chất là đưa ra một cách nhìn

khách quan của nhân dân và xã hội với chất lượng, hiệu quả và triển vọng của

chính sách vừa được ban hành - một cách nhìn mang tính khách quan so với

cách nhìn chủ quan của người trong cuộc.

Trong ý nghĩa tích cực của nó, chức năng PBXH của báo chí không có

mục đích phủ định sạch trơn hay tìm cách đánh đổ kiến tạo chính sách, pháp

luật của cơ quan công quyền. Ngược lại, nó giúp cơ quan xây dựng chính

Page 89: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

85

sách, pháp luật nhận ra những, tồn tại khiếm khuyết hay lỗ hổng của bản thân

chính sách, kể cả việc đề xuất phương hướng hay giải pháp nhằm khắc phục

những hạn chế, thiếu sót ấy. Rõ ràng, việc bổ sung cách nhìn khách quan,

khoa học và có thể đưa đến một tác động kép, một mặt, nó trực tiếp nâng cao

tính hiệu quả của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; mặt khác, từng

bước thay đổi tư duy xây dựng chính sách, pháp luật kể cả tư duy quản lý

lãnh đạo, quản lý theo hướng bám sát thực tiễn hơn.

Việc ngăn chặn, hạn chế tính độc quyền, tính phiến diện; hạn chế sự

“ưu tiên” thiên lệch của Nhà nước; nâng cao chất lượng của chính sách,pháp

luật và hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao tính công khai,

minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan làm chính sách, pháp luật;

kiểm tra, giám sát và kiểm soát có hiệu quả hoạt động chính sách, pháp luật

v.v.. không thể không cần đến chức năng PBXH của báo chí. Yêu cầu khắc

phục sự hạn chế về nhận thức, ý thức và trách nhiệm của con người hoặc cơ

quan hoạch định đường lối, chính sách, ngăn chặn nguy cơ chi phối của lợi

ích nhóm cần đến chức năng PBXH của báo chí.

Tính khách quan, khoa học của chức năng PBXH của báo chí còn thể

hiện: Qua phản biện của báo chí tiếng nói của nhân dân và xã hội nếu được

chủ thể tiếp nhận phản biện lắng nghe, tiếp thu có sửa chữa sẽ tạo một

vòng phản hồi rất hiệu quả, đó là, chất lượng chính sách, pháp luật được

nâng cao, nhân dân tích cực tham gia vào công việc nhà nước, uy tín của

nhà lãnh đạo, quản lý được nâng cao và quá trình này làm cho các chính

sách, pháp luật tiếp theo có chất lượng và hiệu quả hơn. Còn ở chiều ngược

lại, nếu tiếng nói phản biện của họ không được lắng nghe tiếp thu, không

được phản hồi, thì họ mất niềm tin vào vai trò làm chủ, lòng tin vào nhà

nước, chế độ bị xói mòn và ý kiến của họ có thể không còn mang tính xây

dựng. Và như vậy vòng phản hồi này chỉ làm yếu chứ không làm mạnh

thêm các chính sách, quyết định.

Page 90: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

86

2.2.2. Những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện

chức năng phản biện xã hội của báo chí

2.2.2.1. Trách nhiệm chính trị và pháp lý của chức năng phản biện

xã hội của báo chí

Đối với thể chế chính trị Việt Nam, QLCT tối cao thuộc về Đảng Cộng

sản Việt Nam - Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và triệt để đối với toàn bộ

xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Đảng ta luôn coi báo chí là vũ khí sắc

bén để tuyên truyền, tập hợp tổ chức và giáo dục nhân dân. Báo chí là công cụ

thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; giám sát và kiểm soát hiện tượng suy

thoái quyền lực; dựa vào pháp luật và những chuẩn mực đạo đức xã hội để tạo

ra những áp lực xã hội đối với kiểm soát hoạt động của Đảng và Nhà nước.

Như vậy báo chí vừa là công cụ thực hiện QLCT nhưng đồng thời cũng là chủ

thể giám sát, kiểm soát quyền lực.

Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Đảng và

Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi

thành phần giai cấp, tầng lớp trong xã hội; đồng thời luôn lắng nghe, tiếp

thu những ý kiến đóng góp chân thành, những tiếng nói tâm huyết, những

đề xuất, kiến nghị, hiến kế nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh,

văn minh. Vì vậy, với tư cách là diễn đàn rộng rãi của toàn xã hội, chức

năng phản biện của báo chí cần thực hiện tốt đường lối của Đảng các quy

định của pháp luật, tuân theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật và

vì lợi ích tối cao của Tổ quốc. Trong tiêu chí này báo chí tham gia PBXH

phải đúng đường lối của Đảng và đúng quy định của pháp luật, đúng định

hướng chỉ đạo của cơ quan quản lý báo chí. PBXH của báo chí góp phần

làm cho Đảng và Nhà nước mạnh lên, không thể PBXH làm cho Đảng và

Nhà nước yếu đi và dẫn đến sụp đổ. Đây là điều kiện tiên quyết thực hiện

chức năng PBXH của báo chí.

Page 91: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

87

2.2.2.2. Sự khách quan và khoa học chức năng phản biện xã hội của

báo chíBáo chí tham gia phản biện phải bảo đảm tính khách quan, khoa học

công khai, minh bạch trên mọi mặt. Phản biện về chính sách phải tôn trọng sự

thật khách quan, không có ý chủ quan, động cơ cá nhân để xem xét, đánh giá,

tránh tình trạng chủ quan duy ý trí. Khách quan và khoa học, công khai minh

bạch là tiêu chí hàng đầu của chức năng PBXH.

Nhận thức đầy đủ về tính khách quan và khoa học trong PBXH của báo

chí là cần thiết, vì đây là cơ sở quan trọng để xem xét PBXH của báo chí đã

làm đúng qui trình, nguyên tắc chưa. Để nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai

trò của chức năng PBXH của báo chí, đòi hỏi báo chí phản biện cần có tính

khách quan, khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây dựng, nhận định và đánh

giá sự kiện, vấn đề vì lợi ích chung của toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì mới tạo

được uy tín, có cơ sở huy động đông đảo lực lượng tham gia phản biện cùng với

báo chí. Trong quá trình PBXH, báo chí phải tập hợp được các cơ quan và nhà

khoa học có liên quan; các cơ quan tư vấn, tham vấn độc lập, v.v..

PBXH của báo chí phải bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình của báo chí (nhà báo, cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo

chí), của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền.

2.2.2.3. Sự kịp thời và nhạy bén của chức năng phản biện xã hội

của báo chíNội dung phản biện của báo chí phải đề cập đến những vấn đề bức xúc

của xã hội, lợi ích ảnh hưởng đến nhiều người mà tập trung chủ yếu vào

đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Phải quy định thời gian cho một vấn đề phản biện là trong bao lâu, dài

hay ngắn, có mở đầu có kết thúc. Quá trình phát sinh một vấn đề nào đó, có

tính thời gian và không gian, cho nên chủ thể phản biện của báo chí cần phải

tìm hiểu, biết trước được vấn đề đó và chuẩn bị kế hoạch thực thi có hiệu quả.

Page 92: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

88

Tránh tình trạng, chính sách, pháp luật đó có hiệu lực rồi báo chí mới phản

biện thì hiệu quả không cao, tất nhiên một vấn đề khi ban hành và có hiệu lực

rồi vẫn tiếp tục được phản biện nhưng lúc này không còn nhiều ý nghĩa.

Tính kịp thời, đúng lúc và nhạy bén đòi hỏi tác phẩm phản biện của báo

chí xuất hiện đúng lúc, đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm

của họ trong thời điểm đó thì phản biện đó sẽ có giá trị hơn. Ngày nay, lượng

thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, chính xác, đúng

lúc, nhanh nhạy. Do vậy, báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị

của phản biện, nếu phản biện chậm, hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ

bằng không.

Hình thức phản biện cần phải tổ chức chặt chẽ, cả về tổ chức và con

người đảm bảo tính chuyên nghiệp. Cơ quan báo chí cần tổ chức lực lượng

chuyên nghiệp (bộ phận, ban, phòng, v.v.), xây dựng đội ngũ này có trình độ,

phẩm chất và năng lực chuyên môn cao để thực hiện phản biện có hiệu quả.

Bằng các thể loại báo chí khác nhau, điều tra, bình luận, v.v. thông qua các

loại hình báo chí khác nhau để chuyển tải đến đối tượng được phản biện có

hiệu quả nhất. Tác phẩm báo chí là nội dung trọng tâm trong kết lối mối quan

hệ giữa nhà báo, tác phẩm và chủ thể tiếp nhận phản biện.

2.2.2.4. Sự chuẩn mực về đạo đức và giá trị văn hóa và của chức

năng phản biện xã hội của báo chíĐể làm rõ hơn tiêu chí những giá trị chuẩn mực về văn hoá và đạo đức

trong thực hiện chức năng phản biện chúng ta cần xem xét một số nội dung

sau. Ở Việt Nam thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, QLCT tối

cao thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và

triệt để đối với toàn bộ xã hội. Nhưng ở Mỹ tổ chức QLCT nhà nước là quyền

lực trung tâm. QLNN được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và

tư pháp, ba quyền này độc lập với nhau, kiềm chế giám sát lẫn nhau. Trong

HTCT quyền lực Mỹ, báo chí được coi là quyền lực thứ tư, có thể giám sát ba

Page 93: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

89

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Trung Quốc, hệ thống tổ chức

QLCT theo mô hình một đảng nổi trội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ

tịch nước và là nguyên thủ quốc gia. Trung Quốc cho phép báo chí tư nhân

hoạt động, không có luật báo chí.

Trình bày hệ thống quyền lực của một số nước như trên để thấy rằng ở

mỗi quốc gia khác nhau tổ chức HTCT không giống nhau, do đó cũng có

những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức khác nhau. Cho nên phản biện của

báo chí vừa phải tôn trọng các qui định của pháp luật, vừa phải bảo đảm

những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống lợi ích cộng đồng, giá trị

truyền thống văn hóa của dân tộc là khách quan cần phải được quán triệt.

Mỗi thông tin xuất hiện trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hay

gián tiếp đến những giá trị đạo đức của một bộ phận dân cư, vị thế diện mạo

quốc gia dân tộc. Không thể có những phản biện đi trái với giá trị văn hóa,

chuẩn mực đạo đức xã hội bằng việc soi mói đời tư, khiêu dâm, bạo lực,

quảng cáo cho các hình ảnh phi văn hóa, chạy theo lợi nhuận. Mọi sự PBXH

của báo chí phải trở thành kênh thông tin hữu ích phát huy các giá trị truyền

thống của dân tộc, xây dựng các giá trị chuẩn mực đạo đức đồng thời qua đó

PBXH của báo chí xác định được tiêu chí phản biện của mình.

Trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới chúng ta cần phải tôn

trọng và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Phản biện của báo chí là một nội

dung quan trọng để giữ gìn và phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức

cộng đồng, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đây là những giá trị cốt cách

của người Việt, trong xu thế hoà nhập nhưng không hoà tan.

2.2.2.5. Năng lực và trình độ tổ chức thực hiện chức năng phản biện

xã hội của báo chíTrước hết đặt ra yêu cầu là chủ thể phản biện phải có năng lực, trình

độ, bản lĩnh phản biện, vì chính báo chí là đại diện cho quyền lực của nhân

dân, chuyển tải ý kiến nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước

Page 94: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

90

và ngược lại. Kiểm soát QLCT, QLNN cần phải có nhà báo, nhà khoa học,

các chuyên gia (giới tinh hoa) làm đại diện, hạt nhân trung tâm, họ có trình độ

kiến thức, nhận thức sâu về những nội dung mà chính sách và pháp luật đề

cập. Trình độ năng lực phản biện thông qua đánh giá tác phẩm báo chí. Mỗi

chủ đề, chuyên đề thực hiện phản biện, báo chí cần phải xem xét cần bao

nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia. Ở đây cần có sự lựa chọn cho đúng,

phù hợp những thành phần có liên quan với chủ đề. Có những vấn đề cần

nhiều đơn vị cơ quan, cá nhân tham gia, nhưng cũng có những vấn đề nhiều

lực lượng tham gia quá sẽ làm cho quá trình thực hiện chức năng phản biện

không được tập trung (loãng) và hiệu quả không cao gây khó khăn, lãng phí.

Một sự kiện cần báo nào tổ chức phản biện thì báo ấy chủ trì và phối hợp

phản biện.

Sự ra đời của chính sách, pháp luật là xuất phát từ cuộc sống và do đó

chính sách phải phục vụ cuộc sống. Đánh giá được chất lượng của thực hiện

chức năng PBXH của báo chí, chính là hiệu quả của các chính sách trong

cuộc sống nếu các chủ trương, chính sách, pháp luật nhanh đi vào cuộc sống

thì cũng đồng nghĩa với việc báo chí phản biện có hiệu quả. Báo chí phải

tham gia tích cực vào quá trình ra đời và thực thi chính sách, pháp luật bằng

việc phản biện đầy đủ, kịp thời việc thực thi chính sách, có đánh giá so sánh

tìm ra những điểm tốt, đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập, rút ra bài

học và đề ra những giải pháp. Chất lượng và hiệu quả của chính sách chính,

pháp luật là sự ổn định xã hội, đất nước phát triển, các giá trị được giữ gìn và

tôn vinh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, v.v..

2.2.2.6. Hiệu ứng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội

của báo chíKết quả cuối cùng của PBXH của báo chí là chất lượng và hiệu quả của

đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn cuộc sống. Quá

trình ra đời của chính sách, pháp luật không phải đã có sự đồng thuận ngay

Page 95: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

91

của xã hội cho nên báo chí có nhiệm vụ tạo sự đồng thuận bằng việc tham gia

tích cực vào việc phản biện những vấn đề chưa đồng ý, nhất trí tạo ra hiệu

ứng DLXH để đi đến sự nhất trí và đồng thuận cao. Báo chí có vai trò vị trí

định hướng dư luận, hướng dư luận vào một vấn đề nào đó với liều lượng

nhiều ít khác nhau, đảm bảo cho sự đồng thuận xã hội. Báo chí cần phải tham

gia tích cực vào quá trình này như là việc giải quyết của các mặt đối lập của

sự vật hiện tượng trong sự thống nhất.

Quán triệt tinh thần, xây dựng chính sách, pháp luật là một quá trình,

không ai có thể đưa ra một ý kiến, một quyết sách đúng hết ngay từ đầu, cần

phải cần có sự hoàn thiện và bổ xung trong khi xây dựng chính sách, ban đầu

là dự thảo lúc này cần phải có phản biện nhất là phản biện của báo chí. Muốn

phản biện của báo chí có hiệu quả trước hết các tác phẩm báo chí cần tạo

được hiệu ứng xã hội ban đầu, gây sự chú ý về vấn đề cần phản biện. Hiệu

ứng về những vấn đề phản biện tạo ra phải đủ lớn, có sức lan toả, lan truyền

rộng rãi tạo DLXH mạnh về vấn đề đó, gây áp lực lớn đối với chủ thể tiếp

nhận phản biện. Đây là yếu tố rất quan trọng mà phản biện báo chí mang lại,

là làm cho dư luận nóng lên gây sự chú ý quan tâm của nhiều người, trong

thực tế đã xuất hiện những bức xúc của người dân, làm cho chủ thể tiếp nhận

phản biện không quan tâm không được. Do đó báo chí muốn thực hiện tốt

được tiêu chí này cần phải quán triệt đầy đủ tiêu chí của tác phẩm báo chí

thông thường, nhưng đồng thời bảo đảm tính PBXH cao. Phản biện của báo

chí phải đảm bảo khách quan, khoa học, đa chiều, có sức thuyết phục, phản

biện phải đề cập toàn diện từ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, truyền

thống dân tộc quê hương.v.v.. có sức lay động, lan toả nhanh đối với xã hội.

Những phản biện đó cần phải làm cho DLXH quan tâm và tạo áp lực

nhiều hơn đối với chính sách, pháp luật và rất cần đối tượng tiếp nhận quan

tâm tiếp thu sửa đổi hoặc huỷ bó (nếu sai). Hiệu quả của phản biện còn cần

phải quan tâm đến yếu tố nhanh hay chậm, từ các phản ứng và sức lan toả

Page 96: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

92

đòi hỏi phải đảm bảo thời gian nhanh nhất nếu không sẽ mất thời cơ và

hiệu quả thấp.

Hiệu ứng mà PBXH của báo chí mang lại cũng chính là dân chủ được

mở rộng và đề cao, quyền lực được kiểm soát, chống được lạm quyền, lộng

quyền, suy thoái quyền lực bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.

Đồng thời góp phần quan trọng xây dựng Đảng và Nhà nước vững mạnh,

khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các chủ trương, chính sách làm cho

nó có sức sống trong thực tiễn.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phản biện, PBXH, PBXH của báo

chí, chức năng của báo chí, chức năng PBXH của báo chí nói chung và PBXH

của báo chí ở Việt Nam hiện nay, với những vấn đề đã được làm rõ ở trên,

thật sự có ý nghĩa cho việc lý giải những vấn đề của báo chí, chức năng của

báo chí và nhất là chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. Trong

những quan niệm, khái niệm được trình bày và phân tích trên đây vừa thể hiện

những giá trị có tính phổ biến của báo chí trên thế giới, vừa có sự vận dụng,

liên hệ cụ thể với báo chí và PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay.

Hơn nữa, những tiêu chí đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt động

PBXH với tính cách là chức năng của báo chí ở Việt Nam đã được nêu ra.

Những tiêu chí này, do việc lần đầu tiên được luận án này nêu ra và còn phải

được thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta kiểm nghiệm và bổ sung, nhưng

coi đây cũng là một trong những đóng góp của luận án về đánh giá PBXH của

báo chí ở nước ta. Nhưng tiêu chí này sẽ là căn cứ cho việc đánh giá thực

trạng của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay và

những năm tới.

Page 97: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

93

Chương 3

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội đến việcthực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

3.1.1.1. Tác động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiệnđại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến việc thực hiện chức năng phảnbiện xã hội của báo chí

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta hiện nay, cùng vớiviệc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; tạo dựng môitrường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường đầu tư cho kinh tếphát triển, v.v. khách quan tác động đến PBXH nói chung và chức năngPBXH của báo chí nói riêng.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay, cùng vớinhững vấn đề quan trọng và phức tạp của kinh tế - từ phát triển kinh tế. Trongđó kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản hay vấn đề đất đai,tài nguyên, môi trường, thu hút đầu tư, thuế, thuê mướn lao động, tiền lương,v.v.. đã tác động mạnh mẽ đến chức năng PBXH của báo chí.

Những vấn đề mới chưa có tiền lệ trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và hội nhập quốc tế nước ta luôn đặt ra những yêu cầu caotrong việc ban hành chính sách, pháp luật. Muốn chính sách, pháp luật có hiệuquả trong cuộc sống đòi hỏi phải có PBXH nói chung và phản biện của báochí nói riêng. Đồng thời sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội tác độngmạnh mẽ đến dân chủ, tiến bộ xã hội đòi hỏi ở PBXH của báo chí với tư cáchlà diễn đàn của nhân dân.

Page 98: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

94

3.1.1.2. Tác động của của yếu tố xã hội đến việc thực hiện chức năng

phản biện xã hội của báo chíXã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Mỗi nhóm lợi ích luôn ý

thức được rằng khi làm chính sách, khi ban hành các quyết định, đạo luật

mình phải có lợi ích nhiều hơn. Cho nên trong quá trình phát triển, các nhóm

có nguy cơ mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến những “bức xúc” xã hội (trong

trường hợp không được giải tỏa); cao hơn, có thể dẫn đến tình trạng căng

thẳng xã hội thường trực, quyền tự do dân chủ bị xâm phạm, thậm chí là tiền

đề cho các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trên diện rộng. Sở dĩ có tình

trạng như vậy là bởi xã hội đã thiếu đi một cơ chế đối thoại, phản biện để điều

hòa mâu thuẫn, cân đối lợi ích giữa các nhóm liên quan. Yêu cầu về sự đồng

thuận xã hội cũng cần đến PBXH nói chung và PBXH của báo chí nói riêng.

Các yếu tố như, dân chủ, văn hoá, giáo dục, y tế và việc làm hiện nay

đã và đang có những vận động thay đổi mạnh mẽ từ đòi hỏi, áp lực của cuộc

sống. Nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi phải có phản biện của báo chí, PBXH

của báo chí sẽ góp phần quan trọng vào mở rộng dân chủ, tạo đồng thuận xã

hội, hạn chế những bức xúc, xung đột trong xã hội. Khi một xã hội trở nên

đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình những tiền đề phát triển mới. Vì

đồng thuận xã hội là điều kiện cần để phát triển các nguồn lực cộng đồng xã

hội, qua đó các thành viên dễ dàng tương tác với nhau qua PBXH của báo chí.

Mặt khác, yêu cầu nâng cao trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ công

dân, qua đó hình thành môi trường xã hội dân chủ, tiến bộ cũng cần đến chức

năng PBXH của báo chí. Do bản chất xã hội của nó, các hoạt động phản biện

thường gây ảnh hưởng đáng kể lên đời sống cộng đồng. Đặc biệt, chức năng

PBXH của báo chí còn tác động mãnh mẽ đến xã hội, làm cho DLXH “nóng”

nên về những vấn đề mà xã hội quan tâm. PBXH của báo chí không chỉ làm

cho người dân không thể im lặng trước các diễn biến của xã hội, mà còn làm

cho họ từ chỗ tự phát, thụ động chuyển thành chủ động, tự giác tham gia với

Page 99: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

95

số đông vào quá trình PBXH. Mỗi tác phẩm báo chí được đăng tải, làm cho

hoạt động phản biện của báo chí sôi nổi hơn, sức “nóng” của nó gây áp lực

mãnh mẽ hơn đối với những người làm chủ trương, chính sách. Do vậy, trong

điều kiện hiện nay những yếu tố xã hội có tác động mạnh mẽ và đòi hỏi cao

chức năng PBXH của báo chí là một tất yếu khách quan.

3.1.1.3. Tác động của của yếu tố văn hóa đến việc thực hiện chứcnăng phản biện xã hội của báo chí

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay các giá trị văn hoá có nhiềuthay đổi trước tác động mạnh mẽ chính trị, kinh tế, văn hoá nước ngoài. Sựphát triển của văn hóa, trong đó có văn hóa chính trị (văn hóa lãnh đạo, vănhóa quản lý và văn hóa tham chính - tham gia chính trị), văn hóa dân chủ, vănhóa pháp lý, văn hóa giao tiếp chính trị, văn hóa ứng xử trong chính trị, v.v.cũng cần đến chức năng PBXH của báo chí như một tất yếu khách quan.

Với sự phát triển của kinh tế và xã hội, của quá trình hội nhập, quốc tếvà quá trình dân chủ hóa có tính toàn cầu, PBXH nói chung và PBXH của báochí nói riêng còn được xem là những nội dung và hình thức quan trọng vàkhông thể thiếu của văn hóa. PBXH có văn hóa hay có văn hóa trong PBXHcủa báo chí ở nước ta hiện nay là tất yếu khách quan.

Mặt khác, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân tăng, sự phát triểnnhanh chóng của dân trí, các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại đan xenvà sự lựa chọn và tiếp thu thế nào. Do đó ,nhu cầu, khả năng PBXH của xãhội tăng lên làm cho nhu cầu PBXH qua bằng báo chí tăng lên hay PBXH củabáo chí tăng lên.

3.1.2. Tác động của các yếu tố chính trị và pháp lý đến việc thựchiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

3.1.2.1. Tác động của những yếu tố chính trị đến việc thực hiện chứcnăng phản biện xã hội của báo chí

Từ tiếp cận chính trị học về quyền lực cho thấy, báo chí ở nước ta hiện

nay, vừa là tiếng nói của Đảng và Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân, do

Page 100: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

96

đó cần phải được xác định là một phương thức kiểm soát quyền lực. Báo chí

chịu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là công cụ tuyên truyền đường lối

chủ trương chính sách, pháp luật đến xã hội. Tính độc lập tương đối của báo

chí ở chỗ báo chí phát huy sức mạnh của nhân dân và DLXH để tạo áp lực

cho cơ quan quyền lực. Báo chí là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân

dân; giám sát và phản biện các hiện tượng suy thoái quyền lực, lạm quyền,

quan liêu. Hơn nữa, vai trò PBXH của báo chí trong kiểm soát quyền lực càng

lớn khi hệ thống kiểm soát quyền lực của HTCT, của Đảng và Nhà nước còn

nhiều hạn chế. Quan hệ kiểm soát quyền lực của báo chí có thể được hiểu

là quyền lực vừa ở bên trong và quyền lực ở bên ngoài, trong mối quan hệ

chịu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là bên trong. Trong khi đó báo chí

là tiếng nói và diễn đàn của nhân dân, thông qua phản biện của báo chí

nhân dân kiểm soát quyền lực của mình. Đây là những vấn đề đặt ra cho

mối quan hệ giữa QLCT, QLNN đối với báo chí mà phản biện của báo chí

là một trong những yếu tố phản biện quyền lực mà nhân dân ủy quyền. Báo

chí do Đảng và Nhà nước sinh ra, chịu sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối và

báo chí phải có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng Đảng và Nhà nước vững

mạnh đủ sức lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Đây chính là quan hệ

phục tùng QLCT và QLNN của báo chí. Trong mối quan hệ qua lại tác

động, ảnh hưởng lẫn nhau của quyền lực ấy giữa Đảng và Nhà nước với

báo chí đặt ra cho PBXH của báo chí có nhiều thuận lợi song cũng có nhiều

thách thức.

Thuận lợi là có Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bằng

nghị quyết, chỉ thị, pháp luật và chính sách đối với hoạt động của báo chí nói

chung phản biện của báo chí nói riêng, do đó tính mục đích là đảm bảo tính

xây dựng, tránh xung đột, tự do tùy tiện. Phản biện của báo chí chính là “phê

và tự phê” trong nội bộ ở đây báo chí góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước

những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót “lỗ hổng” trong chính sách, pháp luật. Do

Page 101: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

97

vậy hoạt động PBXH của báo chí được tăng cường, tự do, dân chủ được mở

rộng quyền lực được kiểm soát.

Khó khăn, thách thức báo chí là của Đảng và Nhà nước, chịu sự chi

phối quyết định bởi QLCT, QLNN. Do vậy, chức năng phản biện của báo chí

có được phát huy hay không, tình trạng tập trung quyền lực quá lớn dẫn đến

lạm quyền, suy thoái quyền lực trong thực thi chính sách và pháp luật là điều

khó tránh khỏi. Cơ quan lãnh đạo quản lý báo chí can thiệp sâu vào hoạt động

báo chí, chỉ được phản biện vấn đề này mà không được phản biện vấn đề kia

hay phản biện vấn đề này ít, vấn đề kia nhiều, cơ quan chức năng cho rằng có

vùng “cấm” “nhạy cảm”. Sự tập trung quá lớn quyền lực dẫn đến quan liêu,

lạm quyền xảy ra đã làm hạn chế hoạt động phản biện của báo chí, quyền của

người dân không được thực hiện. Những vấn đề đó đã đặt ra cho báo chí

thách thức lớn làm thế nào có thể vượt qua, để PBXH của báo chí có hiệu quả.

3.1.2.2. Tác động của những yếu tố pháp lý đến việc thực hiện chức

năng phản biện xã hội của báo chíThực tiễn hoạt động của báo chí chưa có qui định của Luật về chức

năng PBXH của báo chí đây là thách thức khó khăn lớn nhất. Vấn đề là xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phản biện, làm cơ sở pháp lý để báo

chí tham gia kiểm soát quyền lực đang là yêu cầu đặt ra có tính cấp bách.

Thuận lợi là nhà nước quản lý báo chí bằng pháp luật, báo chí hoạt

động theo luật pháp, việc ban hành các đạo luật nhằm thể hiện ý trí của Nhà

nước đối với PBXH. Báo chí có nghĩa vụ trách nhiệm tôn trọng pháp luật,

thực thi chính sách pháp luật trong hoạt động, đề cao vai trò của báo chí trong

hoạt động phản biện. Đặc biệt cần quan tâm, phát huy sức mạnh của nhân dân

phản biện chính sách, pháp luật trong khi phương thức và nguồn lực để nhân

dân làm chủ còn nhiều hạn chế. Chức năng PBXH của báo chí chưa có văn

pháp lý điều chỉnh, nhưng trong thực tế thì hoạt động phản biện của báo chí

đã và đang diễn ra và nó mang lại những hiệu quả nhất định trong việc kiểm

Page 102: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

98

soát QLNN. Đây là nguồn cảm hứng lớn cho hoạt động phản biện của báo chí

phát huy chức năng phản biện, là cơ sở để nhà nước ban hành luật phản biện

của báo chí.

Khó khăn, thách thức là đòi hỏi về cơ chế pháp lý ngày càng rõ ràng

công khai minh bạch có sức sống trong thực tiễn và đáp ứng ngày càng tốt hơn

lợi ích của nhân dân. Trình độ dân trí, dân chủ, tự do ngày càng phát triển ở trình

độ cao đặt ra cho cơ chế phản biện của báo chí những thách thức to lớn.

Hiện nay hệ thống pháp luật báo chí gồm luật Báo chí sửa đổi năm

1999 cùng 6 Nghị định, 7 Quyết định và 5 Thông tư hướng dẫn. Song nhìn

chung do sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn đến nay đã bộc lộ nhiều khó

khăn, bất cập không phù hợp. Nhiều quy định không được thực hiện. Quyền

tiếp cận thông tin của nhà báo gặp nhiều trở ngại. Quy chế người phát ngôn

mang tính hình thức và không thực tế. Các quy định mơ hồ như “bí mật công

tác”, “không thuộc thẩm quyền” cộng với sợ trách nhiệm, nên quy chế này

không những không phát huy tác dụng mà còn ngăn cản báo chí tiếp cận

thông tin. Lối tư duy “phải quản cho chặt” thực tế là thảm họa cho báo chí. Vì

vậy cần phải có tư duy mới thuận theo sự phát triển của xã hội theo hướng là

quản cho có hiệu quả. Hiệu quả quan trọng nhất của phản biện của báo chí là

tác động vào xã hội, phát huy sức mạnh của nhân dân như thế nào trong việc

tham gia kiểm soát quyền lực.

Xây dựng một xã hội dân chủ mà ở đó, người dân được nói lên tiếng

nói của mình và được cơ quan quyền lực mà mình ủy quyền tiếp nhận và sửa

đổi. Xã hội mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, quyền dân chủ của người

dân được phát huy. Việc dần hoàn thiện HTCT đã không ngừng giúp báo chí

có cơ chế phối hợp để chuyển tải những ý kiến, những vấn đề mà các tổ chức

chính trị xã hội và các tổ chức nghề nghiệp quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là

không chỉ có báo chí chuyển tải các nội dung của các tổ chức và cá nhân mà

còn đứng ra tổ chức phản biện các nội dung đó một cách kịp thời và có tính

Page 103: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

99

thuyết phục cao. Ở nước ta, chế độ chính trị một đảng cầm quyền thì càng cần

tăng cường PBXH, trong đó có PBXH của báo chí. Việc phản biện này cần

thu hút nhiều giai tầng xã hội tham gia và báo chí là một kênh quan trọng, nếu

không muốn nói là rất quan trọng. Những vấn đề trên cần phải có cơ chế phối

hợp rõ ràng cần được công khai, minh bạch, kịp thời tạo điều kiện cho hoạt

động PBXH có hiệu quả.

Xây dựng và hoàn thiện, cơ chế, pháp luật đảm bảo quyền lực thực sự

thuộc về nhân dân là vấn đề khó khăn và phức tạp, vừa bức xúc trước mắt vừa

cơ bản lâu dài. Trong đó trước mắt cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, pháp

luật đảm bảo cho báo chí tham gia phản biện chính sách, pháp luật, đảm bảo

quyền lực thực sự thuộc về nhân dân có ý nghĩa và tầm quan trọng sống còn

đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta hiện nay. Cơ sở pháp lý là những yếu tố

đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của PBXH của báo chí.

3.1.3. Tác động của toàn cầu hóa truyền thông việc thực hiện chức

năng phản biện xã hội của báo chí

Sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã

mở ra một xã hội thông tin nhiều chiều; từ mạng intrenet các trang báo, mạng

xã hội, blog cá nhân, v.v. tràn ngập các thông tin mà các thông tin này cần

được kiểm chứng. Quá trình này đặt ra cho báo chí thách thức, yêu cầu cao là

phải đổi mới công nghệ làm báo quan tâm chăm lo đến cơ sở vật chất kỹ thuật

đảm bảo hiện đại. Công nghệ đặt ra yêu cầu làm báo cao hơn, nhất là báo

mạng với tính ưu việt của nó nhanh chóng, kịp thời và khả năng tương tác với

độc giả cao. Bạn đọc có thể cùng làm báo với tòa soạn và thế giới phẳng

thông tin đầy ắp tràn ngập đòi hỏi quá trình phản biện cũng phải hòa nhập đáp

ứng yêu cầu này.

Thuận lợi là mặt tích cực của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là

kênh thông tin có sức mạnh to lớn nhất, có điều kiện thuận lợi nhất để liên kết

các dân tộc, các quốc gia đi tới tiếng nói, hành động chung tăng cường khả

Page 104: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

100

năng giao tiếp; tạo điều kiện tiền đề cho mọi người tiếp cận kho tàng chí thức

của nhân loại; là phương tiện cung cấp dữ liệu thông tin phong phú. Đến lượt

mình, truyền thông đại chúng có cơ hội mở rộng quy mô, tăng cường sức

mạnh ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Đây là một trường học mở cửa cho

tất cả những ai mong muốn học tập và nâng cao trình độ hiểu biết.

Nhờ tính ưu việt của truyền thông toàn cầu mà trình độ nhận thức của

người dân được nâng cao, họ có thể phân biệt được đúng sai, phải trái và đưa

ra những hành động của mình. Nhận thức được nâng lên họ hiểu được dân

chủ, tự do và quyền của mình đây là điều quan trọng giúp họ kiểm soát quyền

lực của mình có hiệu quả hơn. Truyền thông toàn cầu hóa đã tạo áp lực cho cơ

quan quyền lực chịu sức ép mạnh mẽ từ dư luận, sức mạnh của nhân dân, họ

không thể quan liêu, lạm quyền. Từ truyền thông toàn cầu hóa đã tạo động lực

sức mạnh của báo chí trong hoạt động phản biện; báo chí có nhiều thông tin

hơn, thông tin đa chiều và tốc độ và tần xuất cao hơn. Hệ thống truyền thông

đại chúng toàn cầu hóa trở thành nguồn thông tin sinh động, phong phú, toàn

diện kịp thời và có tính thời sự, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách.

Để có được chính sách đúng đắn, có hiệu quả, thì điều kiện đầu tiên

chính là thông tin. Chỉ có với hệ thống thông tin đầy đủ mới có khả năng phân

tích, đánh giá tình hình đầy đủ, chính xác, đưa ra những dự báo hợp lý, trên

cơ sở đó đưa ra quyết định hành động đúng đắn. Do đó quan tâm đến hệ thống

truyền thông đại chúng toàn cầu hóa của Đảng và Nhà nước là tất yếu khách

quan nhằm hội nhập đầy đủ với thế giới. Truyền thông đại chúng toàn cầu tác

động mạnh mẽ đến tự do, dân chủ ở Việt Nam và báo chí với chức năng phản

biện sẽ góp phần quan trọng vào việc mở rộng dân chủ nhằm kiểm soát quyền

lực của Đảng và Nhà nước.

Khó khăn, thánh thức là mặt trái của toàn cầu hóa truyền thông đại

chúng diễn ra trong điều kiện không công bằng về nhiều mặt trong đó có

thông tin. Phát hành những thông tin xấu, bất lợi, có tính chất tiêu cực đối với

Page 105: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

101

những giá trị văn hóa, nhân văn truyền thống dân tộc. Đặc biệt, hệ quả phức

tạp là những thông tin có tính chính trị nhưng không có định hướng nhận thức rõ

ràng, dẫn đến sự nhiễu loạn, làm mất phương hướng của DLXH, bất lợi cho sự

ổn định chính trị - xã hội, phục vụ cho những mục tiêu chính trị. Đây là hiện

tượng khá phổ biến và cũng dễ nhận thấy trong đời sống chính trị quốc tế hiện

đại. Nguồn thông tin can thiệp chính trị thường được khai thác từ hai phía - bên

ngoài quốc gia và ngay trong nội bộ mỗi quốc gia. Nguồn thông tin bên ngoài

bao gồm nguồn thông tin quốc tế, những luận điểm, quan niệm, giá trị từ bên

ngoài. Nguồn thông tin từ bên trong là sự khai thác ngay từ những vấn đề, sự

kiện, những ý kiến, tâm tư của nội bộ xã hội, thông thường được phản ánh rất

nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng đã được sửa chữa.

Về thực chất, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, trước hết là mở

rộng phạm vi và quy mô ảnh hưởng của truyền thông đại chúng các nước giàu

mạnh, phát triển. Mặt khác, chính các nước công nghiệp phát triển phương

Tây cũng muốn bành trướng ảnh hưởng văn hóa như một thứ sức mạnh mềm

nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế và bành

trướng QLCT của mình.

Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng vào Việt Nam bên cạnh những

mặt tích cực còn bộc lộ những tác động tiêu cực đó là tuyên truyền lối sống

thực dụng đề cao cá nhân, bạo lực, những giá trị không phù hợp với thuần

phong mỹ tục của người Việt Nam. Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu

“diễn biến hòa bình”. Sử dụng các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy và

nhiều loại hình thông tin như báo điện tử, báo in, báo phát thanh, v.v. tác động

vào các tầng lớp nhân dân nhất là thanh thiếu niên, nhằm phủ nhận chủ nghĩa

Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng ta, xóa

bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng khiến một

số nhà báo chạy theo thị hiếu tầm thường thương mại hóa, vụ lợi “kiếm tiền”

xa rời tôn chỉ mục đích của tờ báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, v.v.. Toàn

Page 106: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

102

cầu hóa truyền thông đại chúng đã tạo điều kiện cho một số nhà báo thiếu

trung thực trong phản biện, khai thác thông tin thiếu kiểm chứng tạo dư luận

không tốt cho xã hội. Đây là sự tác động nguy hại cho hệ thống quyền lực ở

nước ta, là thách thức rất lớn hiện nay đối với báo chí nhất là thực hiện chức

năng PBXH của báo chí.

3.1.4. Tác động của sự phát triển báo chí nước ta đến việc thực hiện

chức năng phản biện xã hội của báo chí

Trong thời kỳ đổi mới, với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nước, với sự phấn đấu lỗ lực của các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, báo

chí nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả về loại hình, phương thức tổ chức hoạt

động và quy mô tác động xã hội; hoạt động báo chí phát triển về số lượng,

chất lượng, hình thức, nội dung và đội ngũ nhà báo. Gần 30 năm qua báo chí

Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng cũng như trở thành

một hệ thống đa dạng, phong phú đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự

nghiệp phát triển đất nước.

Từ 186 tờ báo năm 1980, năm 1989 nước ta đã tăng lên hơn 200 tờ báo

trung ương và địa phương với trên 6.000 người làm báo chuyên nghiệp, với

nhiều khó khăn về cơ sở vật chất - kỹ thuật” [111, tr.328].

Đến tháng 2 năm 2013, nước ta có 812 cơ quan báo chí in trên cả nước

với 1.084 ấn phẩm. Trong đó, báo có 197 cơ quan (gồm 84 cơ quan báo chí

Trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương); tạp chí có 615

cơ quan (488 tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Cả nước có 74

báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp;

có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó, Đài

Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số

VTC phủ sóng toàn quốc; có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình

quảng bá, gồm 99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh, v.v.. Cả nước có gần

17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng trăm phóng viên đang hoạt

Page 107: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

103

động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ; hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo

Việt Nam [11].

Đến hết năm 2013, nước ta có 997 cơ quan báo chí in với 1.084 ấnphẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm của năm 2009); gần 17.000nhà báo được cấp thẻ; 01 hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạngxã hội và 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011chỉ có 46 báo điện tử và 287 trang thông tin điện tử). Đài Tiếng nói Việt Namphủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh tới nhiều nước trênthế giới. Trên 90% hộ gia đình bắt được sóng Đài Truyền hình Việt Nam, sovới 85% năm 2008 [11].

Đồng thời, với gần 100 báo điện tử, trong đó có một số báo điện tử lớnnhư Báo Điện tử Đảng Cộng sản việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ,Vietnamnet, Vn.Express, v.v. và là các cánh tay nối dài của các báo in, báophát thanh, truyền hình lớn cùng hàng trăm trang điện tử. Hàng nghìn websiteđã phát huy mạnh mẽ các ưu thế của báo điện tử nên đã sản xuất, khai thác,tổng hợp được khối lượng thông tin lớn nhất, truyền tải nhanh nhất đến bạnđọc [111, tr.463-464]. Các báo điện tử ra đời là một bước tiến mới trong hoạtđộng tương tác với bạn đọc và khả năng phản biện trực tiếp nhanh, nhạy kịpthời đáp ứng cao nhu cầu phản biện của xã hội.

Kế thừa hợp lý những tiến bộ, ưu việt của báo chí trên thế giới, với đặcthù của Việt Nam, tư duy, quan niệm về chức năng PBXH của báo chí cũngphát triển phong phú, đa dạng. Với nhu cầu thông báo liên tục, báo chí đã pháthành định kỳ hàng tháng, tuần, năm và thậm chí theo giờ. Sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, sau là khoa học - công nghệ hiện đại, PBXH của báo chíkhông chỉ còn được quan niệm với tư duy truyền thống là chỉ loại báo in nữa,mà đã mở rộng sang cả phạm vi phát thanh và truyền hình. Quan niệm nàyngày càng rộng mở, sang cả tạp chí liên tục được xuất bản trên các trangthông tin điện tử, v.v..

Page 108: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

104

Nhiều cơ quan, đoàn thể, cá nhân có mạng internet với hàng chục triệu

người thường xuyên sử dụng. Hệ thống phát thanh, truyền hình đã và đang áp

dụng nhiều công nghệ thông tin tiên tiến từ analog (tương tự) sang digital (kỹ

thuật số). Phương thức phát thanh có giao lưu trực tuyến, cầu truyền hình, đã

phổ cập tới nhiều đài địa phương. Diện phủ sóng phát thanh, truyền hình tăng

lên, tới tận cả miền núi, hải đảo xa xôi và cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài. Báo chí tạo nên một hệ thống truyền thông đại chúng hùng mạnh, đóng

góp tích cực vào việc phản biện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và

luật pháp của Nhà nước; những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước, những

bài học kinh nghiệm, những nhân tố mới, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước.

Sau gần 30 năm đổi mới, báo chí nước ta không ngừng đổi mới, thể loại

báo chí ngày càng phong phú, đặc biệt là các thể loại, bình luận, phóng sự

điều tra, bút ký, ghi nhanh, phỏng vấn, ảnh phóng sự, ảnh phê bình, v.v.. Đây

là những nguồn lực và điều kiện quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện

chức năng PBXH của báo chí ở nước ta.

3.2. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC

THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY - ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ CỦA PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA

BÁO CHÍ

3.2.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chức năng phản biện

xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

3.2.1.1. Nhận thức về chức năng phản biện xã hội của báo chí ngày

càng caoa) Nhận thức của Đảng về chức năng phản biện xã hội của báo chí

Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt

Nam đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất nước, là bước ngoặt quan

trọng của tiến trình cách mạnh, nó mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất

nước, trong đó có sự chuyển biến và thay đổi về nhận thức trong hoạt động

Page 109: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

105

của báo chí. Luồng gió đổi mới thổi vào xã hội làm cho nhận thức trong xã

hội có sự chuyển biến mạnh mẽ, tự do báo chí, tự do ngôn luận được đề cao,

người dân có quyền nói lên tiếng nói của mình, trình bày nguyện vọng ước

muốn. Đảng và Nhà nước đã quan tâm hơn đối với báo chí, thông qua việc

ban hành các Nghị quyết, văn bản pháp luật nhằm tăng cường tính chiến đấu,

phản biện của báo chí. Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khóa VI) năm 1988

về xây dựng Đảng khẳng định: "Đối với những vấn đề mới đặt ra, những vấn

đề phức tạp còn có những ý kiến khác nhau phải cùng nhau nghiên cứu, tổng

kết kinh nghiệm thực tiễn, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của các chuyên

gia và cán bộ khoa học, phát huy tự do tư tưởng, tranh luận thẳng thắn, dân

chủ” [40, tr.172]. Trên báo chí đã xuất hiện những tác phẩm báo chí mang

tiêu đề “Những việc cần làm ngay'', nhiều vấn đề được tranh luận thẳng thắn

về những quan điểm khác nhau, thậm trí trái ngược, đã bước đầu cho thấy dân

chủ, tự do được đề cao QLCT, QLNN bước đầu được kiểm soát và nhận thức

về PBXH của báo chí dần hình thành. Kết quả hoạt động của báo chí nói

chung và PBXH nói riêng ngày càng được Đảng và Nhà nước đánh giá cao,

xã hội nghi nhận coi đây là một chức năng của báo chí.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-

1986) trở thành mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới của

Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI xác định: “đổi mới

toàn diện trên mọi lĩnh vực”, “trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh

tế”, “giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để bảo đảm thực hiện thắng lợi công

cuộc đổi mới” [39]. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, báo chí cũng phát triển

theo luồng gió của đổi mới sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Nghị quyết của các Đại

hội Đảng lần VII, VIII, IX, X và XI đều tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới

đất nước, sự nghiệp đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu. Chưa bao giờ trong lịch

sử Việt Nam báo chí lại có sự sôi động, tự do ngôn luận, tự do báo chí và vai trò

của người làm báo được xã hội thừa nhận đến như vậy.

Page 110: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

106

Đầu những năm 1990, từ sau sự kiện chính trị chế độ XHCN ở Đông

Âu và Liên Xô sụp đổ, tan rã (12/1991), câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng cũng như

mọi người dân Việt Nam là liệu cách mạng nước ta có đứng vững được trong

cơn thử thách hiểm nghèo không? Có thực hiện được con đường đi lên CNXH

bỏ qua chế độ tư bản không? Âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động bao

vây cấm vận, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo

của Đảng. Tất cả những vấn đề đó tạo ra trong xã hội những cuộc tranh luận

sôi nổi điều này đã tạo điều kiện cho mở rộng dân chủ, tự do được phát huy,

mọi người đều được tham gia ý kiến của mình để góp công góp sức xây dựng

đất nước. Với PBXH, báo chí nước ta đã “vào cuộc” và thực hiện xuất sắc vai

trò của mình trong PBXH, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái muốn phủ

nhận thành tựu của cách mạng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận và

xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Đây có thể được coi như giai đoạn của hội nghị

“Diên hồng” lấy ý kiến toàn dân và sự hình thành các cơ sở về chính trị, pháp lý,

xã hội cho ra đời của PBXH, trong đó có PBXH của báo chí.

PBXH của báo chí đã góp phần to lớn vào việc xác định và thực hiện

đường lối đổi mới đất nước. Theo đó, đất nước ta đã thu được thành tựu to lớn

trong đó có đổi mới thể chế, cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý, nhân

dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực phải được kiểm

soát. Bước đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thực hiện

mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động của

Quốc hội cơ quan lập pháp ngày càng có nhiều đổi mới, từ tổ chức bộ máy,

đến cán bộ nhất là hoạt động xây dựng pháp luật, gần 30 năm qua đã ban hành

nhiều đạo luật quan trọng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp

ứng yêu cầu xây dựng xã hội dân chủ văn minh.

Sự ra đời của các bản Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi năm

2001 và năm 2013 đã khẳng định điều đó, điều 2 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ

Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền

Page 111: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

107

lực thuộc về nhân dân. QLNN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm

soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục

vụ nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân

về những quyết định của mình. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo

chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền

này do pháp luật quy định. Như vậy ý nghĩa quan trọng của Hiến pháp là đã

tạo lập cơ chế dân chủ, tự do hơn nhằm phát huy tối đa sức mạnh của nhân

dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhân dân có quyền tham gia

giám sát vào công việc của Đảng và Nhà nước thông qua tự do, ngôn luận, tự

do báo chí, nhân dân sử dụng phản biện của báo chí như là một công cụ để

kiểm soát quyền lực.

Đồng thời, các Hiến pháp và các đạo luật đều quy định một xã hội sống

và làm việc theo hiến pháp và pháp luật đã tạo không gian và môi trường xã

hội thuận lợi công khai, minh bạch, bình đẳng cho con người phát triển toàn

diện, v.v. .như là cơ sở xã hội của sự ra đời của PBXH. Sự ra đời của hệ thống

PBXH trong đó có PBXH của báo chí là một tất yếu khách quan trong một xã

hội văn minh, khắc phục những thiếu sót và hạn chế, tiêu cực của cơ quan

quyền lực. Quá trình PBXH của báo chí là phát huy được sức mạnh dư luận

và người dân trong việc kiểm soát quyền lực, đồng thời giúp cho cơ quan

quyền lực ngày càng mạnh lên.

Quan điểm đổi mới báo chí của Đảng đã khẳng định, báo chí thể hiện

tiếng nói của Đảng, đồng thời là diễn đàn của nhân dân; sự lãnh đạo của Đảng

đối với báo chí; mở rộng dân chủ với tinh thần dân chủ trong báo chí. Có thể

nói tư tưởng lấy dân làm gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra của

Đảng đã thực sự thấm sâu vào quá trình đổi mới báo chí. Những năm qua

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát huy tốt nhất những

giá trị mà truyền thông đại chúng mang lại đồng thời hạn chế những tiêu cực

Page 112: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

108

xã hội. Nhờ đó mà người dân phát huy quyền làm chủ xây dựng đất nước

đóng góp những ý kiến phản biện mạnh mẽ thông qua báo chí. Trong điều

kiện xã hội thông tin, các cơ quan quyền lực không thể bưng bít thông tin và

không thể không nhận được những phản hồi từ nhiều phía có cả tích cực và

tiêu cực, tác động ấy đã làm cho dân chủ hơn, nhân dân nói được tiếng nói

của mình. Hơn nữa, dưới tác động của truyền thông đại chúng toàn cầu là cơ

sở xã hội quan trọng để hình thành chức năng PBXH của báo chí.

Nhà nước tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,

quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để phát huy đúng vai trò của mình. Báo

chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng. Quyền thông tin và quyền tự

do thông tin về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới, nhân dân được

phát biểu ý kiến của mình và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, được

kiến nghị, phê bình, khiếu nại, v.v..qua báo chí.

Sự ra đời Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm

1999, Nghị định số 51/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/4/2002 về “Quy định

chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo

chí”, v.v.. là những văn bản pháp lý quan trọng, có giá trị pháp lý xác định chức

năng, nhiệm vụ của báo chí; tự do báo chí; quyền và nghĩa vụ của báo chí; chế

độ trách nhiệm của báo chí; khen thưởng kỷ luật đối với báo chí, trong đó có

chức năng PBXH của báo chí nước ta. Hơn nữa, đây là còn là cơ sở quan trọng

để báo chí thực thi pháp luật, thực hiện chức năng PBXH trong thực tế.

Công cuộc đổi mới đã mở ra cho báo chí những nhiệm vụ chức năng

mới, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn. Báo chí thông qua đấu

tranh chống tiêu cực đã góp phần vào cuộc vận động làm trong sạch tổ chức

đảng, bộ máy nhà nước, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần phát huy

dân chủ trong sinh hoạt Đảng và trong xã hội, minh oan cho người vô tội, lên

án những hành vi trù dập người phê bình. Báo chí phản biện những vấn đề lợi

dụng dân chủ để vu cáo, xuyên tạc sự thật, hỗ trợ các cơ quan pháp luật và

Page 113: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

109

quần chúng chống tiêu cực. Đi đôi với việc chống tiêu cực, báo chí đã

phát hiện cổ vũ những nhân tố mới, những ''điểm sáng”, điển hình tiên tiến.

Nhìn lại các số báo, các chương trình phát thanh, các buổi truyền hình, các

phim thời sự có thể thấy phản biện của báo chí đã chú ý biểu dương cái mới,

nhân tố mới. Nhiều kinh nghiệm của nhân dân đã được tổng kết, làm cơ sở

cho nhiều nghị quyết của Đảng về đổi mới quản lý, sản xuất kinh doanh.

Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có sự chuyển biếnbước đầu về chức năng PBXH của báo chí. Thông tin nhiều chiều của báo chíđược lãnh đạo, quản lý quan tâm lắng nghe coi đó là thông tin quan trọngphục vụ cho lãnh đạo, quản lý. Quan niệm về báo chí cũng có nhiều chuyểnbiến tích cực, quan tâm đến thông tin trái chiều nhiều hơn, qua đó giúp cho cơquan quyền lực điều chỉnh chính sách, pháp luật. Nhiều vấn đề mà báo chíphản biện được các đại biểu Quốc hội sử dụng làm tài liệu, căn cứ để phảnbiện chính sách, pháp luật. Thực tiễn pháp lý và lịch sử báo chí cách mạngViệt Nam suốt hơn 80 năm qua, ở các mức độ chuyên sâu khác nhau, cũng đãvà đang có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung quan trọng này.

b) Nhận thức của xã hội về chức năng phản biện xã hội của báo chíSự thừa nhận xã hội về chức năng PBXH của báo chí ngày càng rộng

rãi. Theo đó, nhận thức của xã hội và người dân về báo chí có nhiều thay đổi,quan tâm đến phản biện của báo chí nhiều hơn, gửi gắm niềm tin vào báo chílớn hơn, chức năng là diễn đàn của nhân dân được đề cao. Người dân quantâm đến báo chí nhiều hơn, nhiều ý kiến phản biện của người dân về chínhsách, pháp luật được báo chí đăng tải góp phần quan trọng để báo chí tăng sứcmạnh phản biện của mình. Nhân dân coi báo chí là kênh quan trọng trong việcchuyển tải những ý kiến phản biện đến cơ quan công quyền, thông qua báochí nhân dân có thể kiểm soát được quyền lực mà mình đã uỷ quyền. Nhândân quan tâm đến tính nhiều chiều của thông tin, đây là cơ sở quan trọng đểthực hiện phản biện chính sách, pháp luật có hiệu quả. Quyết định chính sách,pháp luật luôn là ở nơi dân, do dân và vì dân

Page 114: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

110

Bài học vỡ lòng về nhà nước hầu như ai cũng biết, rằng trên bề mặt,

dường như chỉ những người có chức có quyền, xin được gọi chung

là “Quan” giữ vai trò quyết định chính sách, (từ khi khởi thảo, xét

duyệt, ký tá, đóng dấu đỏ quyền lực); song ở bề sâu, thực chất, lực

lượng quyết định chính sách luôn là dân. Dân luôn là người thực

hiện [106].

Sức mạnh PBXH của báo chí chính là sức mạnh của nhân dân, DLXH;

báo chí đã sử dụng sức mạnh ấy để phản biện chính sách, pháp luật tạo áp lực

nhiều chiều đối với cơ quan công quyền.

c) Nhận thức của các cơ quan báo chí và nhà báo về chức năng phản

biện xã hội của báo chí

Nhận thức của cơ quan báo chí, nhà báo về chức năng PBXH được

nâng lên, các tác phẩm báo chí cho thấy thông tin phản biện nhiều chiều được

báo chí quan tâm đề cập. Những vấn đề bức xúc nhạy cảm được báo chí quan

tâm tổ chức phản biện một cách khoa học khách quan và đảm bảo hiệu quả.

Tích cực, chủ động trong hoạt động phản biện nhằm kiểm soát quá trình chính

sách, pháp luật trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của

người dân. Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới đã vượt qua những khó khăn,

thách thức ban đầu để khẳng định PBXH của báo chí là một chức năng PBXH

của báo chí.

3.2.1.2. Đóng góp của phản biện xã hội của báo chí vào công cuộc

đổi mới ngày càng lớna) Phản biện xã hội của báo chí ngày càng đóng góp tích cực vào sự

hình thành và hoàn thiện đường lối đổi mới

- Phản biện xã hội của báo chí với việc hình thành và phát triển của

đường lối đổi mới:

Với hoạt động phản biện, sau này gọi là PBXH, trước thềm của công

cuộc đổi mới, ngay từ đầu những năm 1980 báo chí nước ta đã có những đóng

Page 115: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

111

góp tích cực vào việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Với sự đóng

góp ý kiến từ những bài viết tổng kết thực tiễn hết sức sắc sảo của các nhà

báo, của các tờ báo hàng đầu của Đảng và Nhà nước, tư duy đổi mới của

Đảng ta đã từng bước được hình thành và phát triển. Trên báo viết, báo nói,

báo hình, báo ảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn những mô hình mới về ba

chương trình kinh tế lớn, về “Khoán 10” trong nông nghiệp, về kinh tế nhiều

thành phần, về những thành tựu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất và đời sống. Thông qua báo chí nhiều kinh nghiệm của nhân dân đã được

tổng kết, làm cơ sở cho nhiều nghị quyết của Đảng về đổi mới quản lý, sản

xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế mới theo tinh thần thực hiện 3 lợi ích, làm

cho sản xuất “bung ra”, v.v..

Báo chí luôn bám sát thực tiễn, phản ánh sự nghiệp đổi mới, cổ vũ

mạnh mẽ cho sự ra đời và phát triển của các chính sách kinh tế mới, nhân tố

mới, điển hình tiên tiến và điều rất quan trọng là phản biện của báo chí khẳng

định cổ vũ ủng hộ cái mới. Đây được coi là tư duy mới về chức năng PBXH

của báo chí nhờ đó báo chí đã dũng cảm nói lên sự thật bản chất của vấn đề,

như chính sách khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động; cho dân mượn

đất sản xuất, chính sách phân phối lưu thông, v.v.. tạo được sự quan tâm của

các nhà quản lý lãnh đạo, các nhà kinh tế, các nhà khoa học và nhân dân.

Nhiều tác phẩm báo chí ra đời đã có sức nay chuyển lòng người, góp phần

làm sáng tỏ tính khách quan, khoa học giúp Đảng và Nhà nước có những

quyết định đúng đắn. Các quyết định đưa ra đã tạo được sự quan tâm chú ý

của cả xã hội và sự tranh luận, phản biện sôi nổi trên mặt báo, bằng các tác

phẩm báo chí đã giải thích làm rõ thêm về chính sách, pháp luật giúp cho

người dân hiểu sâu sắc hơn chính sách, pháp luật qua đó cơ quan công quyền

bổ xung hoàn chỉnh chính sách quyết định của mình.

Thông qua PBXH, báo chí đã chỉ ra nguồn gốc của sự hình thành cơ

chế hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp, kìm hãm sự phát triển nền kinh

Page 116: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

112

tế - xã hội và nêu lên những hình thức chuyển đổi từ các biện pháp quản lý

hành chính sang các biện pháp kinh tế. Nhiều báo chí có mục diễn đàn kinh

tế, đăng tải nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, các nhà

khoa học trong và ngoài nước thu hút được sự quan tâm đông đảo của dư luận

và các nhà hoạch định chính sách. Nội dung của các bài báo tập trung phân

tích, đánh giá, bình luận những hạn chế của nền kinh tế tập trung quan liêu

bao cấp.. Thực tiễn đặt ra nhiều câu hỏi đối với báo chí là tổ chức phản biện

đến đâu và như thế nào để thuyết phục được các nhà hoạch định chính sách,

đường lối chấp nhận tiếp thu và đưa ra những quyết sách phù hợp. Việc báo

chí đưa ra những căn cứ để xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

được coi là tất yếu khách quan. Về việc kinh doanh và quyền tự chủ của

người kinh doanh, phản biện báo chí làm rõ, hoạt động kinh doanh, xuất hiện

và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Kinh doanh

luôn gắn với thị trường xuất phát từ nghiên cứu thị trường và nó cũng phải

tuân theo quy luật của kinh tế thị trường.

Lần đầu tiên báo chí đề cập mạnh dạn đến cụm từ đổi mới kinh tế đất

nước đây là cơ sở tiền đề mạnh mẽ khẳng định đổi mới báo chí - chức năng

PBXH của báo chí. Những hạn tiêu cực của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp

đã ngày càng bộc lộ rõ rệt. Vì thế, báo chí mở ra hàng loạt trang, bài với

những dòng tít lớn: “Xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch

toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa”. Tiêu chí được đặt ra là:

Chống tập trung quan liêu bao cấp là cuộc đấu tranh vô cùng gian

khổ giữa cái mới và cái cũ, giữa tính năng động của yêu cầu đổi mới

và tư tưởng bảo thủ, sức ỳ của những thói quen, giữa yêu cầu cấp

thiết lập quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa thật sự của đoàn thể

nhân dân lao động với chủ nghĩa cá nhân trong một số người nhân

danh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa để cố bám giữ đặc quyền, đặc

lợi [17, tr.344].

Page 117: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

113

Báo chí Việt Nam đặc biệt là báo Nhân dân đã tăng liên tục loạt bài về

đổi mới tư duy kinh tế, nhân tố quan trọng đầu tiên để đổi mới cơ chế quản lý

kinh tế. Đây cũng là lần đầu tiên mà khái niệm “Đổi mới tư duy kinh tế” được

đưa lên mặt báo. Những tác phẩm báo chí đó đã góp phần uốn nắn một số

nhận thức không đúng trong Đảng, trong dân về chủ nghĩa xã hội, về vai trò

của kinh tế thị trường, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, về chế độ sở hữu,

chức năng quản lý của nhà nước và các thành phần kinh tế, mối quan hệ giữa

phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Từ những kinh nghiệm quản lý kinh tế ở một số cơ sở, địa phương, trên

các báo đã có nhiều bài điều tra, phóng sự, tranh luận, phản biện về những

vấn đề của đất nước như: trả lương bằng tiền, bù giá vào lương, xóa bỏ tem

phiếu, bán lẻ theo một giá làm cho người tiêu dùng tự do lựa chọn mặt hàng

và nơi mua hàng:

Trong việc cải tiến quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp, hàng trăm cơ

sở sản xuất quốc doanh ở các ngành khác nhau đã áp dụng có hiệu

quả những hình thức cụ thể trả lương khoán: khoán tập thể theo sản

phẩm cuối cùng, khoán sản phẩm theo đơn giá luỹ tiến, khoán gọn

công trình xây dựng, v.v.. Nhờ làm tốt hình thức trả lương này,

nhiều xí nghiệp đã giành được thế chủ động tiếp tục đẩy mạnh sản

xuất đưa công tác quản lý ở cơ sở đi vào nền nếp, từng bước tăng

thêm thu nhập về tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đó là

một bước trong việc kết hợp kế hoạch hóa với hạch toán kinh tế và

sử dụng đòn bẩy kinh tế trực tiếp ở cơ sở [18, tr.345].

Cụm từ đổi mới xuất hiện trên báo chí lúc này thực sự đã có sức mạnh

và trở thành chủ đề lớn của báo chí. Báo chí đã phản biện nhiều chiều về các

chủ trương chính sách kinh tế, có hiệu quả được xã hội ghi nhận.

Có đổi mới tư duy kinh tế mới dám thừa nhận và thay đổi những

quyết định sai lầm trước đây trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, dũng

Page 118: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

114

cảm xử lý những việc nảy sinh trong cuộc chuyển hướng, điều chỉnh

lớn phương án bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư năm tới. Có đổi

mới tư duy kinh tế mới đổi được cơ chế quản lý theo phương hướng

có ý nghĩa cách mạng sâu sắc là kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung

quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội

chủ nghĩa [11, tr.346].

- Phản biện xã hội của báo chí với thực tiễn đổi mới trong những năm

đầu của thời kỳ đổi mới:

Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự

thật” qua văn kiện của Đại hội VI của Đảng (1986), báo chí đã tham gia

mạnh mẽ vào quá trình PBXH, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra của

công cuộc đổi mới. Báo chí nước ta đã phản biện làm rõ những hạn chế, sai

lầm và khuyết điểm của cơ chế, chính sách cũ; cổ vũ những nhân tố mới,

những ý tưởng mới trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối đổi mới.

Thông qua phản biện của báo chí đã chỉ ra tính cấp bách và tất yếu phải đổi

mới, khẳng định đổi mới là một sự nghiệp cách mạng đầy khó khăn gian khổ,

chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa tìm tòi, khám phá, lựa chọn bước đi và các

giải pháp phù hợp, làm cho chủ trương, chính sách ngày càng có sức sống

trong thực tiễn.

PBXH của báo chí nước ta trong thời kỳ đổi mới bắt đầu từ loạt

bài Những việc cần làm ngay của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (với bút

danh NVL) từ ngày 25/5/1987 trên các báo, đài trong cả nước. Đây là tiền đề

cơ sở quan trọng cho hoạt động phản biện sâu sắc, mạnh mẽ của báo chí. Báo

chí, bình luận, phê bình góp ý cụ thể, có địa chỉ rõ ràng, yêu cầu xử lý nghiêm

minh những vụ việc tiêu cực và những cán bộ phạm sai lầm, khuyết điểm, mở

ra thời kỳ mới cho hoạt động báo chí tham gia trực tiếp cuộc đấu tranh với

những cái lạc hậu, cái xấu và cái ác. Báo chí cả nước mở chuyên mục Hưởng

ứng những việc cần làm ngay. Nhờ đó, hàng loạt các vấn đề nổi cộm tiêu cực,

Page 119: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

115

những biểu hiện đặc quyền, đặc lợi (lợi ích nhóm) của một số người, v.v. đã

được đưa ra trước công luận. Báo Nhân dân từ việc đăng những bài báo ngắn

gọn trên góc phải trang nhất, sau này được chuyển thành diễn đàn Nói và

Làm đã gắn kết chặt chẽ giữa việc phê phán, phê bình công khai trên báo với

những hành động cụ thể để sửa chữa những khuyết điểm đó.

Thời kỳ đầu của thời kỳ đổi mới, chế độ quản lý tập trung quan liêu bao

cấp ngày càng bộc lộ những hạn chế, xã hội ngày càng xuất hiện những hiện

tượng tiêu cực; xuất hiện khủng hoảng kinh tế, làm cho đời sống của người dân

gặp nhiều khó khăn. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ, lạc hậu lỗi thời với cái mới còn

manh nha diễn ra rất khó khăn và quyết liệt, nằm ngay trong mỗi người và tổ

chức đòi hỏi phải giải quyết. Yêu cầu đó đòi hỏi báo chí phải có phản biện, chỉ ra

sự lựa chọn đúng đắn nhất là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế, từ bỏ

cơ chế tập trung bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường.

Trên báo chí dần có những phản biện sâu bằng những bài điều tra kinh

tế nêu lên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.

Những bài chống tiêu cực đầu tiên đăng trên báo Lao động xuất hiện

vào tháng 6/1986, một thời điểm có ý nghĩa trước khi tiến hành Đại

hội VI của Đảng, v.v.. Chính trong bối cảnh đó, các bài điều tra đã

xuất hiện đều tập trung vạch rõ những bất hợp lý của chế độ “Đặc

quyền, đặc lợi'' mà một số cán bộ có chức đã mắc phải [111, tr.86].

Mở đầu là những bài như “Nhà khách Bộ Giao thông biến đi

đâu” (ngày 21/8/1986), “Tòa nhà cao tầng đó xây cho ai”, “Mắc tội tham ô,

trù dập người ngay vẫn được bầu vào Đảng ủy”,... [87, tr.334].

Báo Lao động đã cùng các tờ báo khác sử dụng thành công thể loại bài

điều tra trong việc xây dựng lên những tác phẩm báo chí có tính phản biện

cao và trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc chống tập trung, quan

liêu bao cấp của đất nước. Hàng loạt bài điều tra được đăng tải trên các báo

thời kỳ đó hầu hết đều đi từ những phản biện của các nhà khoa học, chuyên

Page 120: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

116

gia và người dân: “Theo bạn đọc thì ông đã móc một số nguyên vật liệu ở kho

H và hơn một ngàn tấn tôn loại có bề dày 1,2 - 1,5 mm, bạn đọc còn cho biết

rõ một xe ô tô đã chở số tôn này về cho ông” [14, tr.37].

Quán triệt quan điểm đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế,

báo chí đã tập trung vào phản biện làm nổi bật các quan điểm đổi mới của

Đảng bằng các tuyến bài: Trong công nghiệp và xây dựng, các báo như Nhân

dân, Lao động, Tiền phong, Sài Gòn giải phóng tập trung tuyên truyền cho

việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hướng vào các công trình trọng điểm như thủy

điện Sông Đà và Trị An, dầu khí Vũng Tàu - Côn Đảo, v.v.. Đồng thời, cổ vũ

mạnh hơn việc đổi mới quản lý theo cơ chế mới, thực hiện tự chủ tài chính,

hạch toán kinh doanh, đưa ra nhiều điển hình làm ăn theo cơ chế mới. Coi

việc tuyên truyền cho mặt trận phân phối lưu thông là một trọng điểm. Nội

dung này, ngoài các báo lớn ở trung ương, những tờ báo địa phương như Hà

Nội mới, Sài Gòn giải phóng cũng đã làm tốt. Báo chí cũng cổ vũ mạnh

những nỗ lực phấn đấu thực hiện “bốn giảm'' và chỉ rõ rằng muốn ''bốn giảm”

thắng lợi phải dứt khoát đi vào cơ chế quản lý mới.

Những tờ báo như Nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Văn

nghệ, Lao động, v.v. đã có hàng loạt bài viết, phân tích, bình luận phản biện

làm sáng tỏ các nhận định của Trung ương, đồng thời có góp ý phê phán các

tư tưởng sai trái. Những bài viết ấy đã thể hiện tinh thần phản biện một cách

sâu sắc khách quan về quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng thời Đảng và

Nhà nước đã và đang cần nghe sự thật và tự sửa mình thông qua các ý kiến

đóng góp, phản biện.

PBXH của báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực đã góp phần

vào cuộc vận động làm trong sạch tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, lành mạnh

hóa các quan hệ xã hội, góp phần phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng và

trong xã hội, minh oan cho người vô tội, lên án những hành vi trù dập người

phê bình. Mức độ phản biện cao của báo chí thể hiện là lên án những người

Page 121: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

117

lợi dụng dân chủ để vu cáo, xuyên tạc sự thật, hỗ trợ các cơ quan pháp luật và

quần chúng chống tiêu cực như báo Đại đoàn kết, Tiền phong, Lao động, Phụ

nữ Việt Nam, Thanh niên, Công an thành phố Hồ Chí Minh, v.v..

Những tờ báo lớn, có đông đảo bạn đọc như Nhân dân, Quân đội nhân

dân, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Lao động, Tiền phong, Văn nghệ, v.v..

Bằng nhiều cách khác nhau báo chí đã thực hiện chức năng phản biện với

những bài viết ở nhiều thể loại khác nhau để phân tích, bình luận, đánh giá và

góp ý kiến với Đảng và Nhà nước. Đã có nhiều bài phản biện thể hiện quan

điểm, chính kiến không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau tạo ra trong xã

hội những áp lực từ nhiều phía. Mặt khác, qua các bài bình luận thời sự và

chuyên luận chính trị, hướng vào giải quyết các mối lo ngại trong cán bộ và

nhân dân, khẳng định khả năng đứng vững và phát triển đất nước theo định

hướng XHCN.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, chính hệ thống báo chí Việt Nam đã chủ

động “'mở cửa”, phản biện một cách sắc sảo, đem lại một cái nhìn đa chiều

cho bạn đọc Việt Nam về những sự kiện trên thế giới. Nhờ phản biện nhiều

chiều có cơ sở khoa học và khách quan báo chí Việt Nam góp phần: Khẳng

định tính tất yếu lịch sử của CNXH và những thành tựu vĩ đại của hệ thống

XHCN trên thế giới; Khẳng định tính tất yếu khách quan và phương hướng

XHCN của quá trình cải tổ, cải cách, đổi mới; Làm cho cán bộ và nhân dân ta

nhận rõ bản chất và con đường diệt vong tất yếu của CNTB, nâng cao cảnh

giác cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động

quốc tế, v.v..

Cho đến nay, sau gần 30 năm đổi mới, những vấn đề lý luận và thực

tiễn quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, như xây dựng

và hoàn thiện mô hình CNXH ở Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, xây dựng

Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, phát

Page 122: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

118

triển kinh tế tri thức, v.v. đến những vấn đề chính sách phát triển kinh tế - xã

hội cụ thể đều cần đến hoạt động PBXH của báo chí và thực tiễn báo chí cũng

đã và đang làm tốt vấn đề này.

b) Phản biện xã hội của báo chí ngày càng đóng góp tính cực vào việc

xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình

đổi mới

- PBXH của báo chí với việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính

sách nói chung:

Những thông tin từ phía bạn đọc đã được báo chí rất quan tâm sử dụng

làm tài liệu để phản biện. Ngoài việc trả lời bạn đọc, căn cứ trên các đơn thư

của bạn đọc, báo chí đã triển khai các bài viết, điều tra rất có giá trị, đáp ứng

được những nhu cầu bức xúc của nhân dân, trực tiếp đấu tranh chống lại các hiện

tượng tiêu cực, góp phần làm trong sạch xã hội, tạo lòng tin của người dân đối

với Đảng và chính quyền. Phản biện của báo chí ngày càng đa dạng, phong phú

hơn qua việc phổ biến và giải thích đường lối, quan điểm của Đảng, phản ánh

những hoạt động tích cực ở cơ sở, giới thiệu những kinh nghiệm sáng tạo của

quần chúng, góp phần làm cho các Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, mang

lại hiệu quả rõ rệt, nhất là trong công cuộc đổi mới kinh tế.

Báo chí đã phản biện những hạn chế, thiết sót hoặc không còn phù hợp

ở một số chính sách, của cơ chế quản lý kinh tế, chú trọng những thiếu sót do

cơ chế và tổ chức thực hiện; đề xuất những giải pháp. Những kiến nghị hợp

tình, hợp lý của nhân dân được phản ánh trên báo chí là một đóng góp đáng

kể quan trọng của phản biện báo chí, giúp Đảng và Nhà nước xây dựng, bổ

sung, hoàn chỉnh các chính sách, pháp luật.

- PBXH của báo chí với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát

triển kinh tế:

Báo chí Việt Nam ngày càng tiếp cận với nền báo chí hiện đại về

PBXH. Báo chí đã phản biện nhiều chiều, đa dạng, phong phú hơn. Báo chí

Page 123: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

119

đã thông tin nhằm góp phần hoàn thiện hơn một số chính sách; những kiến

nghị của nhân dân được tiếp thu, v.v..

Mỗi dự thảo chính sách là cơ hội cho các cây bút đưa tin, phân tích

phản biện. Qua ngòi bút các nhà báo với nhiều thể loại báo chí phân

tích sâu hơn về khía cạnh liên quan thì người dân hiểu sâu hơn và

cũng sẽ có nhiều ý kiến góp ý xây dựng, phản biện cho dự thảo

chính sách, khi đó báo chí đúng là diễn đàn của nhân dân trong xây

dựng chính sách [57].

Cụ thể hơn, có thể nêu:

- PBXH của báo chí với việc điều chỉnh chính sách đối với các tập

đoàn kinh tế nhà nước và kinh tế nhà nước: Đối với các vụ việc tiêu cực ở

Vinashin, Vinaline báo chí cũng đã tập trung phản biện về chính sách, pháp luật

đối với thành phần kinh tế nhà nước, đã có sơ hở, thiếu sót trong quản lý tài sản

và công tác cán bộ bị coi nhẹ, để các bị cáo lợi dụng chiếm đoạt tài sản của quốc

gia. Tất cả những bức xúc của người dân về chính sách, pháp luật là sự lạm

quyền, tha hóa về quyền lực mà người dân không có khả năng kiểm soát. Thông

qua những tác phẩm báo chí tạo sức mạnh từ dư luận, những vấn đề bức xúc về

chính sách, pháp luật đã được đưa đến Quốc hội để bàn thảo sửa đổi.

- PBXH của báo chí với việc điều chỉnh chính sách đất đai: Báo chí

tham gia phản biện các vấn đề đề phức tạp, nổi cộm, bức xúc như vụ cưỡng

chế đất đai tại Tiên Lãng (Hải Phòng), với hàng nghìn tin, bài của các nhà

khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia và các nhà báo phản biện làm rõ

đúng, sai trong quyết định giao đất, thu hồi đất và nguyên nhân của nó đã làm

nóng dư luận một thời gian dài. Có thể nói đây là vụ án điển hình mà báo chí

đưa ra đó là chính sách, pháp luật và con người thực thi pháp luật có vấn đề,

cần được thảo luận để đánh giá và đưa ra quyết định sửa đổi chính sách, pháp

luật cho đúng. Việc thu hồi đất tại Văn Giang (Hưng Yên) cũng là một sự

kiện điển hình trong thu hồi đất đai, dân đến khiếu kiện đông người kéo dài,

Page 124: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

120

rồi hành hung nhà báo đã làm bức xúc dư luận và hồi chuông cảnh báo cho

việc làm chính sách, pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước.

- PBXH của báo chí với việc điều chỉnh chính sách khai thác và sử

dụng tài nguyên: Nhiều PBXH của báo chí trên thực tế chứng tỏ có chất

lượng và hiệu quả cao, minh chứng rõ nhất là những diễn biến mới đây liên

quan đến Dự án Bô xít Tây Nguyên. Trong bài phỏng vấn “Xung quanh Dự

án Bô xít và cảng Kê Gà: Họ đã coi thường phản biện”, trên báo Pháp luật Tp

Hồ Chí Minh ngày 22/2/2013, đã phân tích đưa ra những chứng cứ xác thực

về sự cần thiết phải có phản biện trong đó có phản biên của báo chí xung

quanh dự án bô xít. Trong bài “Nên đặt lại vấn đề khai thác bô xít” tác giả cho

rằng, trước khi nghiên cứu phản biện về dự án này, chúng tôi thấy rằng việc

vận tải bô xít sẽ là một trong những bài toán kinh tế khó nhất của chủ đầu tư,

hầu như không có lời giải trong điều kiện hạ tầng hiện nay của nước ta, nếu

cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn. Một dự án kinh tế mà công nghệ khai

thác cũng như tiêu thụ sản phẩm đều chủ yếu dựa vào Trung Quốc, nghĩa là

“bỏ tất cả trứng vào một giỏ” thì độ rủi ro rất cao, trên báo Tuổi trẻ ngày

23/2/2013. Bài “Dự án bô xít: Không hiệu quả thì nên dừng”, trên báo Người

lao động 22/3/2013, nêu rõ nhiều chuyên gia kinh tế, khai khoáng, trong đó có

cả của chính Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã khuyên nên dừng

toàn bộ Dự án càng sớm càng tốt. Bài “Kiến nghị về qui hoạch và các dự án

khai thác Bô xít ở Việt Nam - Boxitvn, 12/4/2009” [121], bài báo nêu rõ cách

đây gần 4 năm đã phản biện đề nghị dừng dự án, là một khởi đầu cho thời kỳ

mới. Đây là thời kỳ mà những nhà làm chính sách phải làm quen với không

khí dân chủ lắng nghe, tiếp thu học hỏi để rồi điều chỉnh chính sách. Sau khi

có PBXH và PBXH của báo chí, Chính phủ đã phải quyết định điều chỉnh các

dự án khai thác bô xít.

Năm 2012, loạt 3 bài Động đất ở Thủy điện sông Tranh 2 "Dư chấn

lòng dân" của Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực miền

Page 125: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

121

Trung, được phát sóng đã được xã hội đón nhận bằng những nhìn nhận đúng

đắn hơn về thực trạng, trong đó có đời sống của nhân dân vùng đập. Tác

phẩm báo chí này đã đưa ra phản biện rất quan trọng là thủy điện không thể

đánh đổi mạng sống của người dân. Điều đó được Chính phủ ghi nhận với

quyết định dừng tích nước tại thủy điện sông Tranh vì tính mạng và đời sống

của người dân; yêu cầu các cơ quan có liên quan phải xem xét lại tác động

không chỉ của Thủy điện Sông Tranh 2, mà còn của các dự án thủy điện khác,

cũng như chính sách phát triển thủy điện.

- PBXH của báo chí với việc điều chỉnh chính sách xây dựng kết cấu hạtầng: Có nhiều dự án lớn, quyết định sinh tử cho đất nước và các thế hệtương lai, đã và đang được phản biện qua rất nhiều bài viết, kiến nghị thưngỏ, chờ đợi sự cầu thị từ các cấp có thẩm quyền, nổi bật phản biện củabáo chí về dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam; đường Hồ Tây - Ba Vìđược đưa đến diễn đàn Quốc hội kết quả Quốc hội đã không thông qua. Saukhi có PBXH và PBXH của báo chí Chính phủ đã phải quyết định ngừngxây dựng cảng Kê Gà…

- PBXH của báo chí với việc điều chỉnh các chính sách xã hội:Năm 2013, chẳng hạn, với những tác phẩm báo chí nổi bật được trao

giải báo chí toàn quốc đã thể hiện tinh thần phản biện xã hội mạnh mẽnhư; Loạt 05 bài: Nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa HoàiĐức - Báo Lao Động. Bằng trách nhiệm và lương tâm của người làm báo cácphóng viên đã không quản ngại khó khăn nguy hiểm để tìm hiểu thu thậpchứng cứ điều tra rõ nội dung và nguyên nhân của việc nhân bản kết quả xétnghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức. Tác phẩm báo chí được xuất bản đãtạo ra một áp lực mạnh mẽ trong toàn xã hội về y đức của thầy thuốc, nhiềuphản biện đã được đưa ra với nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này.Thông qua các phản biện khác nhau trong đó có phản biện của báo chí Bộ Ytế đã vào cuộc chấn chỉnh lại y đức và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạmthiết lập lại trật tự y đức của toàn ngành, v.v..

Page 126: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

122

Trong tháng 8-2012, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn tại Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT “thịt và phụ phẩm bảo quản

ở nhiệt độ bình thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ”,

báo chí tham gia phản biện, tạo DLXH quy định này bị phản đối kịch liệt vì

tính phi thực tế với điều kiện kinh doanh, sinh hoạt của người dân. Vì không

áp dụng nổi, nên ngày 30-8-2012, bộ này phải ký Quyết định số 2090/QĐ-

BNN-TY ngưng hiệu lực thi hành đối với Thông tư 33 nêu trên.

Quy định phạt 5 triệu đồng nếu sử dụng điện thoại ở cây xăng thu hút

sự chú ý của dư luận hồi đầu tháng 8-2012 (Theo Nghị định 52/2012/NĐ-CP

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy) không phải vì lệnh cấm nghiêm ngặt mà vì họ băn khoăn liệu việc triển

khai phạt sẽ như thế nào. Sau khi báo chí phản biện các cơ quan chức năng đã

thừa nhận tính khả thi của việc xử phạt không cao và cho rằng chỉ “để giáo

dục ý thức, phòng ngừa vi phạm và giải pháp trước mắt vẫn tuyên truyền là

chủ yếu”.

Nếu không có sự phản biện của báo chí thì vừa qua những người có

hoàn cảnh éo le, không có cha mẹ đã phải kê khai tên cha, mẹ mình ngay trên

chứng minh nhân dân theo quy định gần đây của Bộ Công an; người đội mũ

bảo hiểm kém chất lượng đã bị “đè” ra phạt theo sáng kiến của bốn bộ Khoa

học và Công nghệ - Giao thông Vận tải - Công thương - Công an; người phát

hiện tiêu cực thi cử không được khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.v.v..

- PBXH của báo chí với việc điều chỉnh các chính sách cán bộ:

Loạt bài: Phải cắt giảm đám “vác ô” càng sớm càng tốt - Báo Lao

Động. Đây loạt bài có tính phản biện cao tác động đến công tác cán bộ được

dư luận đặc biệt quan tâm, bởi lâu nay người ta đều ước mơ vào công chức và

rồi tâm lý phải vào bằng được đã làm cho xã hội thêm áp lực và phiền toái,

nhũng nhiễu. Cứ là công chức thì yên tâm rồi không phải lo nghĩ gì, “bình

Page 127: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

123

chân như vại” mà mọi người phải kính nể và xã hội kính trọng. Điều này đã

được cử tri bức xúc và tại diễn đàn Quốc hội, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ đã có

cuộc giải trình trong đó đánh giá cán bộ công chức không đúng thực chất

“sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, báo nhiêu phần trăm không làm được việc,

v.v. và thực sự đây là lỗ hổng trong đánh giá và quản lý cán bộ, công chức

của Chính phủ, v.v..

3.2.1.3. Phản biện xã hội của báo chí ngày càng khách quan, khoa

học và dân chủThông qua PBXH của báo chí các tổ chức trong HTCT, Hội nghề

nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý lãnh đạo, v.v. thực hiện quyền

của mình tham gia, trao đổi, bình luận, phản hồi ý kiến, góp ý cho Đảng và

Nhà nước về đường lối, chủ trương, chính sách. Hàng triệu ý kiến chân thành,

thẳng thắn, xây dựng và đầy tinh thần trách nhiệm tham gia góp ý kiến trình

bầy nguyện vọng của nhân dân với Đảng và Nhà nước, thực hiện quyền kiểm

soát quyền lực. Báo chí đã thực hiện các phản biện có chủ đề lớn như Dự thảo

văn kiện Đại hội Đảng; các Dự thảo Hiến pháp, các dự án luật và các văn bản

dưới luật, v.v. đây thực sự là ngày hội chính trị của các tầng lớp nhân dân

nhằm phát huy vai trò tốt nhất quyền tự do, dân chủ của mình.

Báo chí đã phản biện, dân chủ thảo luận đề xuất sáng kiến, đưa ra

những kiến nghị, giải pháp cho hoạt động quản lý, lãnh đạo hiệu quả hơn. Báo

chí đã tạo nhiều diễn đàn giao lưu, trao đổi về nhiều vấn đề của cuộc sống

không phân biệt thành phần, giai cấp mỗi người tự lựa chọn cho mình một

diễn đàn phù hợp. Nhiều vấn đề bức xúc của người dân không được giải

quyết, không được bảo vệ thông qua phản biện của báo chí người dân có được

kết quả mong muốn, như những vụ án oan sai báo chí đã đứng ra bảo vệ, bênh

vực. Phản biện của báo chí đã góp phần đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc vi

phạm quyền của người dân và thông qua báo chí nhân dân tố cáo những hành

vi tham nhũng, xâm hại đến lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia. Tính

Page 128: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

124

dân chủ mà báo chí mang lại còn thể hiện ở chỗ, nó là diễn đàn để nhân dân

bày tỏ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước muốn với những nhà lãnh đạo.

Tạp chí Cộng sản thường xuyên phân tích một cách khoa học nhữngquan điểm của Lênin về CNXH, vận dụng những nguyên lý cơ bản, nhất làphép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích tình hìnhthực tế nước ta một cách sâu sắc, từ đó làm sáng tỏ tính đặc thù của cuộc cáchmạng XHCN và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nội dung tập trungvào các vấn đề: đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, cán bộ, phong cách và đổimới cơ chế quản lý trong kinh tế dân chủ hóa, xây dựng Đảng, xây dựng nềnvăn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời phê phán nhữngquan điểm ấu trĩ, sai lệch về chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Cộng sản đi tiên phongđấu tranh cho sự đổi mới tư duy theo tinh thần đổi mới, kiên quyết chống bảothủ, trì trệ, biểu hiện của khuôn sáo, đồng thời đấu tranh chống chủ nghĩa duy ýchí, chống mọi biểu hiện của nóng vội, chủ quan. Tạp chí, tạo nên một không khícởi mở, tự do tư tưởng, dân chủ thảo luận trên tạp chí, dám nhìn thẳng vào sựthật, mạnh dạn phân tích, góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ đường lối vàcác quan điểm của Đảng. Chuyển tải kịp thời đến bạn đọc những thông tin lýluận cần thiết, những quan điểm, đường lối của Đảng, tăng thêm những bàinghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giới thiệu những nhân tố mới, những điểnhình tiên tiến cùng nhiều nội dung khác theo chức năng của tạp chí.

Thông qua mục ý kiến bạn đọc, giao lưu trực tuyến trên mạng Intenet,báo điện tử, v.v. hàng triệu ý kiến của đồng bào không chỉ trong nước mà cảngười Việt Nam ở nước ngoài tham gia trao đổi đối thoại về những vấn đềbức xúc, nhậy cảm của cuộc sống; phương thức ở đây không chỉ gián tiếp màcòn trực tiếp trao đổi với các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước.Chẳng hạn, giao lưu trực tuyến của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ vớiđồng bào trong và ngoài nước những năm qua tạo ra hiệu quả rõ rệt. Thôngqua giao lưu trực tuyến, lãnh đạo hiểu được người dân và ngược lại nhữngthông tin ấy góp phần quan trọng vào việc củng cố hoàn thiện nền dân chủ

Page 129: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

125

XHCN. Các nhà lãnh đạo, quản lý cũng không thể bưng bít được những sai lầmkhuyết điểm của mình, bởi nhân dân thực hiện được quyền rất quan trọng củamình là kiểm soát được quyền lực của mình qua báo chí. Quyền dân chủ củangười dân còn được thể hiện qua sinh hoạt của Quốc hội, báo chí đã đăng tải,truyền hình trực tiếp phiên chất vấn Đại biểu Quốc hội, thành viên của Chínhphủ. Thông qua các phiên thảo luận báo chí làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm củađại biểu với tư cách đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.

Thông qua chức năng phản biện của mình, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ

diễn đàn nhân dân. Chẳng hạn, các điểm nóng chính trị - xã hội ở Tây Nguyên

những năm 2001 và 2004, ở Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011; một số điểm

nóng về tôn giáo những năm trước đây ở Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Nội;

những vụ lợi dụng dân chủ, nhân quyền, v.v.. Báo chí đã tổ chức các bài bình

luận, phóng sự, phản biện đưa ra những bằng chứng, chứng cứ hình ảnh người

thật, việc thật, để vạch trần bộ mặt thật của kẻ địch và khẳng định đây là hành vi

dụ dỗ lừa đảo người dân nhẹ dạ và hậu quả những người theo chúng đã gặp vô

cùng khó khăn trong cuộc sống. Hay như báo chí đã tổ chức cho nhân dân tham

gia thảo luận góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến pháp 1992 với hàng triệu ý kiến, có

phân tích đánh giá, bình luận sâu sắc, đây có thể coi là đợt sinh hoạt chính trị sâu

sắc trong đời sống của người dân thể hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Hơn nữa, thông qua quá trình phản biện các chính sách đó, báo chí đã ngày

càng trưởng thành cả về trình độ chuyên môn, phương pháp, cách thức làm báo,

trong đó nổi bật là kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp phản biện của nhà báo.

3.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng phản biện xã

hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

3.2.1.1. Nhận thức về chức năng phản biện xã hội của báo chí chưa

đúng đắn và đầy đủNhận thức của các cơ quan chức năng về PBXH của báo chí chưa đầy

đủ, coi phản biện xã hội là vấn đề nghiêm trọng, dẫn đến ngại phản biện,

Page 130: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

126

không giám phản biện và thậm trí là né tránh phản biện, coi phản biện là

“phản bác”, “bài bác” “bác bỏ nhau”. Trong hoạt động báo chí thiếu quan tâm

đến phản biện của báo chí, trong chỉ đạo báo chí thường bằng mệnh lệnh “trên

nói sao dưới viết vậy”, không được nói khác. Quan niệm báo chí chỉ là cơ

quan truyền đạt đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước,

một chiều từ trên xuống dưới, không thông tin trái chiều.

Chủ thể tiếp nhận phản biện của báo chí nhận thức chưa đầy đủ về chức

năng PBXH của báo chí, chưa quan tâm coi trọng phản biện, ngại phản biện

thậm chí không muốn phản biện. Tâm lý cho rằng phản biện là tìm ra những

cái sai, hạn chế, thiếu sót của người này hay người khác và coi đó là đụng

chạm, “soi mói”, “vạch lá tìm sâu” cho nên im lặng là “vàng”. Không được

phản biện những vấn đề gay cấn, mà cơ quan chức năng cho là “nhạy cảm” tất

cả những hạn chế đó đã làm cho phản biện của báo chí mất đi sức sống.

Xã hội còn nhiều ý kiến khác nhau về PBXH của báo chí có một số tổ

chức, cá nhân cho rằng chưa đủ điều kiện để báo chí phản biện, như cơ chế

chính sách, tự do dân chủ, trình độ của chủ thể phản biện, v.v. Số khác thì cho

rằng đây là thời cơ để tốt để báo chí thực hiện phản biện của báo chí do toàn

cầu hóa thông tin, công cuộc đổi mới của Đảng đang đi vào chiều sâu rất cần

phản biện, v.v..

3.2.1.2. Năng lực của các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí còn

hạn chếTrong định hướng chính trị, cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí chưa

quan tâm coi trọng đúng mức đến hoạt động PBXH, nếu có thì cũng chưa đi

đến cùng sự việc; chỉ đạo sâu, quá cụ thể về hoạt động báo chí, như đưa tin sự

kiện này nhiều sự kiện kia ít, hình thức mức độ các sự kiện có giới hạn nhất

định việc này đưa tin đậm, việc kia dừng vì rất nhiều lý do khác nhau. Trong

hoạt động phản biện của báo chí còn biểu hiện chệch hướng chính trị làm cho

xã hội hoài nghi về chính sách; chạy theo lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm làm

Page 131: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

127

tổn hại đến lợi ích quốc gia. Phản biện của báo chí còn chủ quan, thiếu cơ sở

khoa học “theo tin đồn” đã dẫn đến hậu quả không tốt cho chính trị và kinh tế,

xã hội. Tình trạng nói nhiều, làm ít và ngược lại, hay không nói gì làm cho

báo chí khó khăn trong hoạt động phản biện. Trong khi đó báo chí hoạt động

chịu sự điều chỉnh của Luật, Nghị định và hướng dẫn cũng như Qui tắc đạo

đức nghề báo, mọi sai sót của báo chí các cơ quan chức năng đều có thể sử

phạt nghiêm minh theo pháp luật.

Khi đánh giá về những hạn chế của báo chí, Chỉ thị 08-CT/TW của Ban

Bí thư (khóa VII) đã chỉ rõ:

Thông tin chưa đa dạng, tính chiến đấu chưa cao, chưa phản ánh tốt

thực tiễn Việt Nam; thiếu những bài điều tra, phóng sự, nghị luận có

giá trị phát hiện vấn đề và định hướng dư luận; có những thông tin

quốc tế thiếu chọn lọc; vẫn có những biểu hiện thương mại hóa, có

một số biểu hiện chệch hướng. Trong đấu tranh chống tiêu cực còn

có những vụ việc đưa không chính xác, đưa sai nhưng không đính

chính, gây khó khăn cho việc giải quyết [9, tr.257 - 258].

Đặc biệt, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban

Bí thư (khóa VII), chỉ ra một số khuyết điểm, yếu kém như:

Khuynh hướng thương mại hóa với nhiều biểu hiện khác nhau, coi

nhẹ chức năng phản biện xã hội và chức năng giáo dục, chạy theo

thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả, thính giả, khán giả,

chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học giảm sút; đạo đức một số

nhà báo xuống cấp khá nghiêm trọng. Báo chí chưa mạnh dạn khẳng

định những cái mới, cái đúng dù nó chỉ là mầm mống, chưa giám

đoạn tuyệt với những cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu, thông tin chưa có

tính chuyên đề, chuyên sâu. Tính chiến đấu trên các phương tiện

thông tin đại chúng nhìn chung chưa cao, v.v. [9].

Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 nêu:

Page 132: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

128

Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương mại hóa và

cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải

những chuyện giật gân, tình dục, mê tín dị đoan hoặc những chuyện

vụn vặt. Coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ người tốt, việc tốt, nhân tố

mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có những trường

hợp phủ nhận truyền thống và thành tựu cách mạng, xa rời định

hướng XHCN [25, tr.9-10].

Mặc dù nghị quyết của Đảng có đề cập đến PBXH của báo chí, nhưng

chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản luật (Luật, hay Pháp lệnh) của nhà

nước cho hoạt động PBXH của báo chí. Đây là khó khăn lớn nhất cho PBXH

của báo chí, do đó hoạt động PBXH của báo chí đến nay cơ bản mang tính tự

phát, dẫn đến chất lượng và hiệu quả thấp.

3.2.1.3. Năng lực của các cơ quan báo chí và nhà báo còn hạn chếa) Năng lực của các cơ quan báo chí

Lãnh đạo của nhiều cơ quan quản lý và cơ quan báo chí chưa nhận thức

đầy đủ về phản biện xã hội của báo chí, đạo đức nghề nghiệp chưa được đề

cao, có phóng viên vi phạm pháp luật. Một số cơ quan báo chí đã không định

hướng nhiệm vụ PBXH cho báo chí, có hiện tượng người viết thiếu bản lĩnh

chính trị, khi viết không xác định rõ viết cho ai, viết làm gì và viết để phục vụ

ai. Trên một số tờ báo có nhiều tác phẩm chất lượng văn hóa thấp, không

hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ. Ví dụ điển hình, đầu năm

2007 cả nước xôn xao vì báo Bảo vệ Pháp luật đăng loạt bài dài kỳ với tít

“Thánh vật sông Tô Lịch”, “Hàng chục quầy báo đã “cháy” hàng và phải đi

photocoopy để bán. Không ít cửa hàng báo, tạp chí chăng biển to “Có bán loạt

bài thánh vật sông Tô Lịch”. Dư luận hoang mang. Đáng tiếc, thông tin sai

lệch này được phát đi từ nhận thức chưa đúng của không phải một cá nhân

nhà báo mà là của một tập thể tờ báo” [70, tr.27]. Ở đây, thấy rõ là quá trình

thực hiện một loạt bài đã không có sự xác minh, kiểm chứng các thông tin

Page 133: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

129

xem độ xác thực của thông tin đến đâu, đặc biệt sự phản biện của các chuyên

gia và nhà khoa học trên báo chí.

Hiện tượng “cửa quyền” ở nhiều cơ quan báo chí không thực hiện đúng

luật pháp về báo chí, hạ thấp vai trò phản biện của báo chí, viết sai không

đính chính hoặc đính chính lấy lệ, nhận khuyết điểm không đúng mức; có

trường hợp lộ bí mật Nhà nước hoặc đưa công khai quá sớm khi vụ việc đang

trong giai đoạn điều tra, xem xét. Có tờ báo vì động cơ không chính đáng,

không trong sáng tìm cách thu hút dư luận vào những vấn đề làm hạ uy tín

của cá nhân hay tập thể. Trong một số bài tranh luận, phê phán, có những lời

lẽ cay cú, quá tả, truy chụp thiếu văn hoá, không có lợi cho đoàn kết nội bộ.

Những vấn đề hết sức bức xúc, nhạy cảm báo chí đã phản biện một cách thiếu

thuyết phục, không giúp cho sự việc giảm nhiệt mà còn thổi phồng, kích

động, làm cho tình hình nóng lên, dư luận bức xúc. Đây là những nội dung

tiêu cực, thiếu tính xây dựng đi ngược lại với quan niệm phản biện của báo

chí cách mạng, những khuyết điểm, thiếu sót chậm được khắc phục và có

phần nghiêm trọng; trong khi những khuyết điểm, thiếu sót trước chưa được

khắc phục thì lại phát sinh một số khuyết điểm, thiếu sót mới. Một số cơ quan

báo chí còn để tư nhân, kể cả tư nhân nước ngoài thao túng trong lựa chọn đề

tài, chủ đề tuyên truyền, v.v..

b) Đạo đức và năng lực của nhà báo trong việc thực hiện chức năng

phản biện của báo chí

Đối với không ít nhà báo, khi nói đến chức năng phản biện còn mơ hồ,

lúng túng trong tác nhiệp; còn xuất hiện bệnh “ngôi sao”, tự thỏa mãn đã xuất

hiện ở một số nhà báo, nhất là trong lớp nhà báo trẻ. Đã có không ít nhà báo

vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm Luật pháp. Một số nhà báo điều tra

không kỹ, thậm chí do động cơ cá nhân nên viết sai lệch, thổi phồng nhiều mô

hình "giả" làm cho xã hội bị nhiễu thông tin. Nhiều nhà báo vì lợi ích bản

thân, viết theo đơn đặt hàng, nên viết ca ngợi thành tích không đúng với một

Page 134: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

130

số đơn vị, cá nhân. Sự bao cấp báo chí đã làm hạn chế sự phát triển của báo

chí. Bạn đọc thờ ơ vì sự khô khan, không có tính chiến đấu, tính phản biện,

những vấn đề đó làm cho báo chí trong giai đoạn này hoạt động không hiệu

quả, vì thế đòi hỏi nhà báo phải có một sự đổi mới thật sự.

Trong phản biện đấu tranh chống suy thoái, tha hóa quyền lực của một

bộ phận cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên có chức có quyền của một số nhà

báo chưa cao, chưa hình thành được chủ đề và những tuyến bài phản biện,

chưa bám sát được thực tiễn của cuộc sống xã hội. Chất lượng khoa học trên

báo chí chưa cao thể hiện ở một số bài viết phản biện chuyên ngành, đòi hỏi

phải có vốn kiến thức sâu rộng về ngành đó, nhưng khi đề cập đến vấn đề này,

một phần do nhà báo thiếu hiểu biết và có thể do không đi sâu vào nghiên cứu

điều tra, thiếu khách quan, trung thực, nên đôi khi chất lượng phản biện hiệu

quả không cao và có thể dẫn đến sai lầm.

c) Khả năng phối hợp tổ chức phản biện xã hội của báo chí

Sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và cơ quan quyền lực trong việc soạn

thảo chính sách chưa tốt, thậm trí không muốn phối hợp vì họ cho rằng phản

biện của báo chí sẽ làm mất uy tín của họ. Cho lên việc đưa ra xin ý kiến về

các dự thảo chính sách chỉ là hình thức cho nó có, phải phép mà thôi. Theo tác

giả Nguyễn Văn Hiếu tại Hội thảo “Cơ quan xây dựng chính sách mong đợi

gì ở báo chí xung quanh việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân” ngày 27/2

/2013 cho biết:

Thực tế soạn thảo văn bản thời gian qua cho thấy báo chí chưa phải

là hình thức phổ biến và chủ động trong việc lấy ý kiến của nhân

góp ý cho các dự thảo chính sách. Bản thân cơ quan chủ trì soạn

thảo cũng như cơ quan báo chí cũng chưa chủ động trong việc này.

Thời gian qua chỉ có một số văn bản có tính chất quan trọng và ảnh

hưởng đến toàn bộ hoặc phần lớn người dân thì cơ quan chủ trì soạn

thảo mới có kế hoạch thông qua báo chí là một kênh lấy ý kiến nhân

Page 135: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

131

dân, như góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng, sửa đổi

Hiến pháp năm 1992... Cơ quan báo chí với tôn chỉ mục đích của

mình cũng đã có những bài viết, phân tích đánh giá, bình luận phản

biện về dự thảo chính sách song phần nhiều là cơ quan chủ quản là

cơ quan chủ trì soạn thảo cũng có những bài phân tích về một khía

cạnh nào đó nhưng mang tính đơn lẻ và không có kế hoạch dài hạn

cho việc lấy ý kiến phản biện của nhân dân [57].

Một số tờ báo có hiện tượng thờ ơ trước các sự kiện chính trị - xã hộiquan trọng của đất nước, của ngành mình, địa phương mình, v.v.. Báo chíchưa tích cực chủ động phối kết hợp với hệ thống PBXH, nhất là phản biện xãhội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Đội ngũ trí thức có vai trò đặc biệt to lớn trong PBXH của báo chí, sứcmạnh phản biện của báo chí chính là khơi nguồn cảm xúc các nhà khoa học,chuyên gia. Tuy nhiên, vai trò đó chưa được báo chí xác định, do vậy việc tổchức và tập hợp để thực hiện phản biện gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cơchế phối hợp trong hệ thống phản biện cùng các cơ quan quyền lực chưa rõ ràng.

Từ những hạn chế trên cho thấy báo chí chưa thật sự coi trọng đến hoạtđộng PBXH mà chỉ tập trung vào những vấn đề có thu nhập, đem lại lợi íchcho một bộ phận cá nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng. Thực chất của vấn đềyếu kém, hạn chế PBXH của báo chí chính là các cơ quan chức năng chưaquan tâm coi trọng xây dựng Luật phản biện của báo chí.

Do hạn chế về nhận thức hoạt động PBXH của báo chí nên tổ chức hoạtđộng của báo chí đối với PBXH gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan báo chíthường không quan tâm đến hoạt động PBXH của báo chí mà cho rằng cứ cótác phẩm về tình hình chính trị, kinh tế xã hội là được. Chưa quan tâm đến tổchức hoạt động PBXH của báo chí ra sao, cần phải làm gì và làm thế nào. Cáctuyến bài về các chủ đề lớn chưa tổ chức các lực lượng tham gia phản biện,như tuyến bài của nhà báo phải làm thế nào; tuyến bài của các chuyên gia,nhà khoa học lấy ở đâu và mức độ của các bài đó là gì.

Page 136: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

132

Tính hiệu ứng, hiệu quả PBXH của báo chí chưa đáp ứng yêu cầu, chưa

kịp thời, thể hiện thái độ và trách nhiệm tiếp nhận của các cơ quan chính sách

còn hạn chế. Sự tiếp thu PBXH của báo chí từ phía các cơ quan chính sách

chưa cao, từ đó chất lượng của hoạt động chính sách với nghĩa rộng (bao gồm

cả việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của

Nhà nước).

Những hạn chế trên là những vấn đề bức xúc không những của báo chí

mà cả xã hội đều quan tâm. Việc khắc phục những hạn chế đó chính là tạo

điều kiện tốt nhất cho báo chí thực hiện chức năng PBXH, đồng thời cùng với

người dân tham gia vào kiểm soát quyền lực có hiệu quả nhất.

3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

3.2.3.1. Nâng cao năng lực phản biện xã hội của báo chí hiện nayCông cuộc đổi mới đất nước ngày càng khó khăn, phức tạp đặt ra yêu

cầu và nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chủ trương và đường lối của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước ngày lớn; sự nghiệp xây dựng và hoàn

thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội

nhập quốc tế; đổi mới và hoàn thiện HTCT, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, v.v. đang ngày

càng đặt ra những yêu cầu, nội dung và chất lượng mới của PBXH của báo

chí nước ta.

Hiện nay nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, dân chủ

ngày càng được phát huy, vấn đề phản biện xã hội là nội dung rất được mọi

người quan tâm. Nghị quyết Trunng ương năm (khoá X) “Về tiếp tục đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” chỉ rõ:

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HTCT mà trọng

tâm là đối với nhà nước còn chậm và lúng túng. Vẫn còn tình trạng

cấp uỷ bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo đối với hoạt

Page 137: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

133

động của hệ thống chính trị trên một số lĩnh vực…Chưa thực sự coi

trọng đổi mối phong cách, lề lối làm việc; tình trạng họp hành nhiều,

ban hành nhiều nghị quyết, nhưng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực

hiện yếu, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, né tránh đùn đẩy

trách nhiệm, thiếu gương mẫu còn diễn ra ở nhiều nơi [44].

Những vấn đề đó đặt ra cho báo chí một thách thức mới, đó là báo chí

có dám phản biện không, mức độ mà báo chí phản biện là gì, đến đâu? do nội

dung của những vấn đề này được cho là nhạy cảm.

Nghị quyết lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), về

một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay nêu rõ; công tác xây dựng

Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết

điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin

của nhân dân đối với Đảng. Biểu hiện sự suy thoái, tha hóa về quyền lực

chính trị ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng

viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá

nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục

bộ, tham nhũng. Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế

ở nhiều nơi rơi vào hình thức, có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ

trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình,

tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ,

hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI của Đảng cảnh báo, đó là những

yếu kém khuyết điểm trên nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối

QLCT và QLNN, với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Nguy cơ suy thoái, quan liêu, lộng quyền, lạm quyền là thực tế rõ ràng cần

phải được chấn chỉnh, trước hết phải tự kiểm điểm, đấu tranh phê và tự phê

nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực từ bên trong mỗi cá nhân và tổ chức bộ

Page 138: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

134

máy cơ quan quyền lực. Nhân dân tham gia vào việc kiểm soát quyền lực thông

qua báo chí, bằng sức mạnh phản biện của báo chí làm cho cán bộ, đảng viên và

tổ chức bộ máy có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động.

Với chức năng PBXH, báo chí cần phải nâng cao trình độ năng lực

phản biện nhằm đưa đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước

vào cuộc sống, đáp ứng niềm mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.

3.2.3.2. Tính kịp thời và nhạy bén của phản biện xã hội của báo chi

hiện nayTrong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay, báo chí cũng bị tác động bởi xã

hội thông tin bùng nổ đa dạng nhiều chiều. Khoa học - công nghệ đặc biệt là

công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt theo hướng vừa là thuận

lợi vừa là thách thức đối với hoạt động báo chí. Cạnh tranh thông tin diễn ra

quyết liệt, thông tin không còn là độc quyền của bất cứ tổ chức, cá nhân nào

kể cả thông tin quốc tế. Công nghệ làm báo ngày nay không nằm ngoài quá

trình đó, phương thức thông tin cũng rất hiện đại và phong phú (phát qua vệ

tinh, truyền qua mạng internet, qua các kênh phát thanh, truyền hình). Độc giả

hiện nay đòi hỏi thông tin nhanh nhất, mới nhất, ngắn nhất, sôi động nhất.

Vậy nên, tính đối tượng thời gian và cập nhật thông tin trở thành một thách

thức lớn đòi hỏi chất lượng nội dung, hình thức thể hịên phải luôn mới. Sự

xâm nhập mạnh mẽ báo chí của nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có cả

chương trình tiếng Việt với hơn 40 Đài Phát thanh trên thế giới có chương

trình tiếng Việt, chưa kể báo in, báo điện tử.v.v..

Cạnh tranh thông tin hiện nay diễn ra hết sức sôi động, quyết liệt và

liên tục nhằm mục đích là phản ánh đời sống nhanh nhất thoả mãn nhu cầu

thông tin ngày càng cao của mọi tầng lớp. Thông tin nhiều chiều đã và đang

đi vào đời sống một cách tự nguyện hay nói cách khác nó là món ăn tinh thần

không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của công dân trong một xã hội

dân chủ. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu thông tin PBXH của báo chí cũng

Page 139: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

135

cần đổi mới đó là bám sát các hoạt động chính trị của cơ quan quyền lực tập

trung vào chính sách, pháp luật bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân

dân. Thông tin phản biện của báo chí phải đảm bảo tính chính trị tạo điều kiện

tốt nhất cho việc tập hợp các lực lượng, tầng lớp khác nhau tham gia phản

biện. Tính hình ấy làm cho yêu cầu nâng cao tính kịp thời và nhạy bén của

PBXH của báo chí hiện nay trở nên cấp thiết.

3.2.1.3. Cơ sở xã hội và pháp lý của phản biện xã hội của báo chí

hiện nayPBXH của báo chí và chức năng PBXH phản biện xã hội của báo chí

hiện nay ở nước ta chưa được quy định trong các văn bản pháp luật. Báo chí

tham gia phản biện còn hạn chế, nhiều vấn đề của cuộc sống đặt ra chưa được

chủ động tích cực xem xét, xác minh, phân tích, đánh giá nhằm phản biện một

cách khách quan, khoa học về các sự kiện. Một vấn đề thực tiễn hiện nay đặt

ra cho báo chí là làm sao phản biện một cách tốt các dự thảo chính sách và

vấn đề ở đây là:

cơ chế phản hồi, tiếp thu ý kiến của nhân dân góp ý vào dự thảo

chính sách qua báo chí khác với các hình thức khác vì báo chí có thể

đăng ý kiến góp ý, cũng có thể phân tích với các thể loại báo chí

khác nhau...cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ căn cứ vào nội dung báo

nêu để xem xét chỉnh sửa, hoàn chỉnh dự thảo, việc này cần làm rõ...

Cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo chính sách tùy

theo tính chất của văn bản để coi báo chí là kênh thông tin để lấy ý

kiến góp ý của nhân dân, có kế hoạch và bố chí việc này. Cơ quan

báo chí cần chủ động và phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo

chính sách để thực hiện việc lấy ý kiến phản biện của nhân dân. Tùy

theo hoạt động của cơ quan báo chí để bố chí thời lượng, diện tích

hợp lý và coi dự thảo chính sách là các đề tài khai thác thường

xuyên. Cần có cơ chế phản hồi, tiếp thu ý kiến của nhân dân góp ý

Page 140: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

136

phản biện vào dự thảo các chính sách qua báo chí có các thể khác

nhau [57].

Từ những bức xúc ấy, báo chí phải lên tiếng, vào cuộc đi sâu tìm hiểu,

nhằm phản biện tốt nhất giúp người dân giải toả những bức xúc và cũng là

góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước, sửa đổi bổ xung đường lối, luật pháp và

những quyết sách đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu và lợi ích của người

dân. Báo chí phải có nhiều bài chuyên sâu phản biện một cách tích cực các

quyết sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện của báo chí ở đây cũng chính là

quá trình tham gia vào tổng kết thực tiễn, phát hiện và cổ vũ những nhân tố

mới, làm cho những cái mới xuất hiện và phát triển hợp qui luật, góp phần

đẩy lùi những cái cũ lạc hậu. Trước những yêu cầu tình hình mới hiện nay,

đổi mới báo chí là yêu cầu khách quan và trong đó có phản biện của báo chí

phải được đề cập và được thể hiện trong luật pháp.

Từ tình hình trên cho thấy, cần phải có một bộ Luật và một cơ chế phản

biện ngày càng rõ ràng và chặt chẽ. Chỉ có như vậy, chức năng PBXH của

báo chí mới được bảo đảm, được phát huy và chỉ như vậy báo chí mới góp

phần giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội bức xúc hiện

nay, góp phần vào thúc đẩy đất nước phát triển.

Tiểu kết chương 3

Trước những yêu cầu do sự nghiệp đổi mới đặt ra đối với việc thực

hiện chức năng PBXH của báo chí, báo chí nước ta đã đạt được những thành

tựu bước đầu, có ý nghĩa về chức năng PBXH; từ chỗ chỉ nói theo một chiều

đã phát triển đến chỗ thông tin hai chiều, phản hồi, phản biện đã được đề cao.

Trong PBXH của báo chí bằng những bài viết sắc sảo, bình luận, điều tra có

cơ sở của nhà báo, các nhà khoa học, chuyên gia đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề

“nóng”, bức xúc của cuộc sống. Những phản biện đó đã tạo cơ sở tiền đề giúp

cho Đảng và Nhà nước ta hình thành đường lối đổi mới, ban hành các chính

Page 141: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

137

sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn. Những đóng góp của chức năng PBXH

của báo chí đã và đang đóng góp to lớn vào thành quả chung của đất nước sau

gần 30 năm đổi mới.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện

chức năng PBXH của báo chí ở nước ta. Hơn nữa những khó khăn, thách thức

trong việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay và những

năm tới rất lớn. Việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta thời

gian tới, do công cuộc đổi mới của đất nước đặt ra, cần phải tiếp tục bổ sung,

phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đáp ứng nguyện

vọng của nhân dân. Rất cần những quan điểm đúng đắn và giải pháp phù hợp,

khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả chức năng PBXH của báo chí

nước ta.

Page 142: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

138

Chương 4

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN

BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên cơ sở nhận

thức đúng đắn định hướng chính trị, tính đảng, tính chiến đấu và tính

nhân dân trong thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

4.1.1.1. Việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí cần

bảo đảm định hướng chính trị và tính đảngPBXH là một khái niệm chính trị, thể hiện đặc trưng của dân chủ trong

đời sống xã hội. Chức năng PBXH của báo chí góp phần điều chỉnh các vấn

đề kinh tế, văn hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học,

đúng đắn và gần gũi với đời sống con người hơn.

Đối với báo chí cách mạng, luôn phải có định hướng chính trị thông

qua tôn chỉ, mục đích của tờ báo, theo Hồ Chí Minh báo chí phải “lấy chính

trị làm chủ”. Do đó khi viết báo cần phải xác định là viết về cái gì, viết cho ai,

viết để làm gì? Đây là cách hiểu rất mới và rất sâu sắc so với cách hiểu truyền

thống về “chính trị” của báo chí cách mạng. Khi viết bài báo có chức năng

phản biện phải quán triệt tính đảng, phản biện vấn đề gì với mục đích gì, căn

cứ cơ sở nào, có lợi cho ai?

Tính đảng ở đây thể hiện PBXH của báo chí phải đúng quan điểm của

Đảng, trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong

quá trình phản biện phải trả lời cho được câu hỏi là chủ trương, chính sách

Page 143: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

139

của Đảng và pháp luật của Nhà nước có phục vụ lợi ích của nhân dân không?

Để thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước phải được

cụ thể hoá bằng những việc làm cụ thể, thiết thực qua các chương trình, các

dự án, đề án, v.v.. Quá trình này được PBXH của báo chí tìm hiểu, nghiên

cứu, phân tích, thẩm định về tính khả thi, tính toán các mặt lợi, hại làm sao mang

lại hiệu quả thực sự có ích cho xã hội, giải quyết và đáp ứng được nhu cầu,

nguyện vọng của nhân dân. Chức năng PBXH của báo chí phải đứng trên lập

trường giai cấp công nhân của Đảng, đại diện cho quyền lợi, lợi ích của nhân

dân, của đất nước. Phản biện của báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,

không có sự lãnh đạo của Đảng hiệu quả phản biện không cao thậm trí mất

phương hướng, bất tận. Chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì chức năng

PBXH của báo chí mới được phát huy, mọi chủ trương, chính sách mới được

kiểm soát trong thực tiễn, tạo tiền đề cho sự thống nhất về tư tưởng, hành động.

Để thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí thì việc nắm

vững chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

của người làm báo là đòi hỏi quan trọng, khách quan có ý nghĩa quyết định

của phản biện. Nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước có ý nghĩa tích cực và là yêu cầu, là mục đích trong chức năng PBXH

của báo chí.

Phản biện phải đảm bảo tính định hướng chính trị của Đảng, trên cơ sở

đó phản biện của báo chí mới định hướng dư luận một cách đúng đắn. Đồng

thời, báo chí cũng cần bám sát thực tiễn đời sống xã hội, nắm và phản biện

một cách khách quan, trung thực tình hình DLXH để từ đó tạo ra luồng

DLXH chính thống, định hướng tư tưởng, tạo ra sự nhận thức đầy đủ và thống

nhất trong hành động. Do vậy, trong PBXH báo chí nước ta hiện nay cần phải

hết sức chú ý việc bảo đảm tính định hướng chính trị, tạo sự đồng thuận trong

DLXH làm cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi

trong cuộc sống.

Page 144: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

140

PBXH là chức năng quan trọng của báo chí nhằm giúp cho sự lãnh đạo,

chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước có hiệu quả hơn. Thời

gian qua phản biện của báo chí còn hạn chế và chưa hấp dẫn bạn đọc, nhiều

khi còn phiến diên một chiều. Điều này do một phần trách nhiệm và năng lực

của người làm báo, nhưng cái chính là cơ chế phản biện xã hội hiện nay chưa

rõ ràng, minh bạch, chưa có cơ sở pháp lý để báo chí thể hiện. Muốn nâng cao

chất lượng phản biện xã hội và giữ vững tính đảng, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều

phía chứ không chỉ riêng cơ quan báo chí. Trước hết là sự nỗ lực của Đảng,

Nhà nước để đưa ra những quy định của pháp luật trong PBXH của báo chí.

Mặt khác, báo chí cũng phải làm tốt chức năng phản biện những chính sách,

quyết định cụ thể của đảng, chính quyền, những vấn đề kinh tế xã hội liên

quan đến đời sống của người dân; nội dung phản ánh, phản biện của báo chí

phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước.

4.1.1.2. Việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí cần

bảo đảm tính nhân dân, tính xã hộiNăng lực PBXH của báo chí gắn liền với quá trình dân chủ hóa xã hội

và cũng là quá trình dần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước nói chung. Đối

với báo chí cách mạng, tính nhân dân, trước hết phải thể hiện được tiếng nói,

diễn đàn của người dân. Tiếng nói của người dân thông qua báo chí, nếu được

cơ quan công quyền lắng nghe sẽ tạo sự phản hồi tích cực; chất lượng chính

sách, pháp luật được nâng cao, người dân hăng hái tham gia vào công việc

chung. Ngược lại, nếu tiếng nói của họ không được lắng nghe, không được

phản hồi, thì họ mất niềm tin vào vai trò làm chủ của mình, lòng tin vào nhà

nước bị xói mòn và ý kiến của họ có thể sẽ không còn mang tính xây dựng. Bởi

“Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng. Một tờ báo không được đại đa số

dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo, v.v.” [31]. Làm thế

nào để tờ báo được đông đảo quần chúng quan tâm, yêu chuộng vẫn còn là điều

Page 145: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

141

trăn trở của nhiều tờ báo hiện nay. Thực chất quan điểm này chính là thông qua

báo chí nhân dân kiểm soát được QLCT và QLNN mà mình uỷ quyền.

Người dân có quyền lựa chọn báo chí, lựa chọn thông tin để tiếp cận,

do đó báo chí cần có cách thức thể hiện phù hợp. Coi trọng chức năng PBXH

của báo chí thực chất là một hình thức phát huy quyền dân chủ của nhân dân

một cách công khai, minh bạch. Thực tế cho thấy báo chí vẫn chưa phản ánh

được hết những điều mà nhân dân mong đợi, bạn đọc quan tâm. Uy tín của

một tờ báo gắn với chất lượng phản biện, nhưng phản biện như thế nào cho

đúng và trúng, được người dân tin cậy không phải dễ, điều này luôn là bài

toán khó với báo chí nhất là đối với báo Đảng.

PBXH của báo chí cần đặt lợi ích của người dân lên trên hết, dũng cảm

phản biện bảo vệ cái đúng vạch trần những cái sai bảo vệ lợi ích của nhân

dân. Không nói lên được tiếng nói của người dân, không bảo vệ lợi ích chính

đáng của người dân thì mọi phản biện không được nhân dân quan tâm. Do đó,

báo chí cũng không thể hiện tính nhân dân theo đúng nghĩa của nó và đương

nhiên hiệu quả công tác tuyên truyền sẽ kém. Chỉ có thể trả lời đúng những

câu hỏi đó bằng tri thức khoa học và bản lĩnh của người công dân cầm bút có

lương tâm, có trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước thì PBXH báo chí mới

thực sự có sức thuyết phục.

4.1.1.3. Việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí cần

bảo đảm tính chiến đấu, tính phê phánQuan điểm này chỉ rõ cơ chế kiểm soát quyền lưc, muốn kiểm soát

được QLCT và QLNN, phản biện của báo chí đảm bảo tính chiến đấu, tính

phê phán. Xét trong mối quan hệ của HTCT chính là phê bình và tự phê bình.

Tính chiến đấu trong PBXH của báo chí là tiếng nói trung thực, khen

chê đúng mực, dũng cảm đấu tranh bảo vệ chân lý tìm đến cùng sự thật. Nếu

không có tiếng nói trung thực, khen chê tùy tiện, lẩn tránh sự thật, không dám

đấu tranh nghĩa là từ bỏ vũ khí chiến đấu và phản biện có thể sẽ trở trở thành

Page 146: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

142

ngụy biện. Tuy nhiên, tính chiến đấu trong phản biện của báo chí nhìn chung

vẫn còn khá dè dặt, hạn chế và rất khó khăn. Việc phản biện đòi hỏi phải thâm

nhập thực tế để thu thập chứng cứ, tài liệu, văn bản liên quan, v.v.. Những

khó khăn đó nhiều khi đã làm cho nhà báo nản, ngại va chạm và chọn giải

pháp an toàn là không phản biện. Hiện nay, vẫn còn tình trạng nhà quản lý,

lãnh đạo không muốn, ngại phản biện xã hội của báo chí, hoặc phản ứng thiếu

thiện chí với báo chí. Do đặc điểm chức năng phản biện của báo chí là công

khai, nên tạo ra sức mạnh dư luận xã hội, làm cho mọi người phải quan tâm.

Để tạo nên sức chiến đấu trong PBXH của một tờ báo, có nhiều yếu tố

nhưng yếu tố mang tính quyết định chính là con người, trong đó tổng biên tập

là tổng tư lệnh. Tổng biên tập là người đề ra nội dung, tổ chức thực hiện, nên

phải quyết đoán, bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm. Dưới tổng biên tập

phải có đội ngũ phóng viên dũng cảm, có năng lực trình độ, nghiệp vụ, dám

phản biện để bảo vệ sự thật, lẽ phải. Muốn tờ báo có tính phản biện cao phải có

những tác phẩm báo chí sâu sắc, nhiều chiều của xã hội, quá trình này đòi hỏi

công phu và thậm trí nguy hiểm. Để hoàn thành tốt chức năng PBXH, mỗi một

tòa soạn báo cần xây dựng được đội ngũ phóng viên đáp ứng tốt yêu cầu này.

4.1.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên cơ sở xác định

rõ ràng và chính xác nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức

năng phản biện xã hội của báo chí

4.1.2.1. Về nội dungXây dựng nội dung phản biện chính là xây dựng những tác phẩm báo

chí có chứa những thông tin của các vấn đề cần phản biện. Đây là nội dung có

ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức phản biện cho phù

hợp. Cho nên khi thực hiện chức năng PBXH của báo chí cần phải xem chủ

đề đó là gì? Tính thời sự chính trị của vấn đề, nội dung của các chính sách,

pháp luật có liên quan nhiều hay ít đến đời sống nhân dân và xã hội. Nội dung

Page 147: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

143

phản biện rộng hay hẹp, tổng thể hay bộ phận.v.v..; các chủ đề có tính thời sự

chính trị bức xúc trong xã hội và các giá trị kinh tế lớn. Muốn báo chí phản

biện tốt thì phải có nội dung tốt, đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định

sự thành công trong PBXH của báo chí.

4.1.2.2. Về hình thứcCần đa dạng các hình thức PBXH của báo chí, thể hiện qua báo nói,

báo hình, báo điện tử, báo in với cách trình bầy khác nhau vừa hiện đại vừa

thể hiện đậm nét tôn chỉ, mục đích, đối tượng của tờ báo. Bằng các thể loại

như bình luận, phóng sự điều tra, v.v.. Ví dụ, buổi sáng ta thức dậy, xem các

trang báo, nghe đài, xem truyền hình, lên mạng, v.v. thì hình thức trình bày

cũng tạo sự chú ý đối với bất cứ ai và sau đó là tìm kiếm thông tin xảy ra

trong ngày hoặc cập nhật theo giờ để biết các chủ đề chuyên đề nổi bật hôm

nay là gì và họ tỏ thái độ bình luận xã hội của các nhà báo đối với những vấn

đề mà xã hội quan tâm. Hiện nay các báo rất quan tâm đến hình thức trình bày

đổi mới giao diện để thu hút bạn đọc, như Truyền hình Việt Nam, báo Nhân

dân, Tiền phong, Lao động, Thời báo kinh tế, Dân trí, v.v..

4.1.2.3. Về phương pháp và phương tiệnCó sự lựa chọn phương pháp cho phù hợp, tùy theo nội dung, chuyên

đề để lựa chọn các phương pháp khác nhau, có thể tổ chức hội thảo, trao đổi

chuyên mục, điều tra, bạn đọc cùng làm báo, sự phản hồi của bạn đọc.

Phương tiện của hoạt động báo chí nói chung PBXH nói riêng cần được trang

bị hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu tác nghiệp thực hiện chức năng PBXH. Thực

tiễn cho thấy độc giả thích những cơ quan báo chí và nhà báo có tinh thần

phản biện. Như vậy không phải ngẫu nhiên mà người ta thích tờ báo này và

không thích tờ báo kia; thích kênh truyền hình này, tờ báo mạng kia và không

thích những kênh khác và báo mạng khác, v.v.. Có thể thấy rằng trong phản biện

đòi hỏi cơ quan báo chí và nhà báo cần phải mềm dẻo, linh hoạt trong sử dụng

phương pháp cũng như phát huy và sử dụng tối đa phương tiện để tác nghiệp.

Page 148: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

144

4.1.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên cơ sở hoàn

thiện cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện chức năng phản biện xã hội

của báo chí

Quan điểm về xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo phải thông thoáng

đầy đủ rõ ràng trên cơ sở đó phát huy tốt mọi nguồn lực, giúp cho quá trình

thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí có hiệu quả. Đây là quan

điểm nhất quán và xuyên suốt trong quá trình thực hiện chức năng PBXH của

báo chí. Cơ chế chính sách chính là chỉ ra cho báo chí được làm gì, làm như

thế nào, làm ra sao? và phối hợp với ai? Đó chính là cơ sở quan trọng để quá

trình thực hiện phản biện được tiến hành một cách đồng bộ thống nhất và có

hiệu. Khi xây dựng cơ chế chính sách là phải phát huy tốt mọi nguồn lực tham

gia phản biện xã hội; tạo mọi điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho cơ

quan báo chí thực hiện tốt chức năng phản biện.

Các văn bản pháp luật về PBXH của báo chí cần quy định rõ ràng và

bắt buộc quy trình (các bước đi) cần thiết cho việc thực hiện chức năng

PBXH của báo chí; quy trình (các bước đi) cần thiết cho việc tiếp thu và phản

hồi kết quả thực hiện PBXH của báo chí đối với các cơ quan chức năng, các

cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

4.1.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên cơ sở phát

triển các nguồn lực, nhất là nhân lực (các nhà báo) đảm bảo thực hiện

chức năng phản biện xã hội của báo chí

Phát triển nguồn nhân lực - xây dựng đội ngũ nhà báo là quan điểm

xuyên suốt của quá trình thực hiện chức năng PBXH của báo chí, thể hiện

như sau:

Một là, nâng cao trình độ nhận thức trình độ chính trị; văn hóa của

người làm báo từ Tổng biên tập, ban biên tập, các phòng ban, biên tập viên,

Page 149: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

145

phóng viên và những cộng tác viên viết bài cho báo. Trong đó tập trung đầu

tư cho bộ phận thực hiện chuyên nghiệp về PBXH của báo chí.

Hai là, nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về lĩnh vực phản biện

xã hội của báo chí đây là đòi hỏi khách quan của nhiêm vụ phản biện. Chỉ có

thể quan tâm đến trình độ nghiệp vụ phản biện xã hội của báo chí mới có thể

thực hiện phản biện có hiệu quả. Ở đây không chỉ có trình độ nghiệp vụ mà

đòi hỏi phải có kỹ năng và nghệ thuật phản biện có làm được như vậy thì

nhiệm vụ phản biện xã hội của báo chí mới đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Ba là, sử dụng các cộng tác viên chuyên gia, các nhà khoa học có trình

độ và năng lực am hiểu sâu về từng lĩnh vực, có quan điểm, lập trường đúng

đắn, trung thực thẳng thắn có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc. Tổ

chức và huy động các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vấn đề phản

biện để tham gia phản biện cùng báo chí. Đây là những lực lượng quan trọng

để huy động sức mạnh tổng hợp cùng với báo chí tạo nên sự sôi động, hấp

dẫn trong thực hiện chức năng PBXH của báo chí.

Bốn là, về mô hình cần lựa chọn những mô hình phù hợp cho hoạt động

báo chí nói chung và phản biện xã hội của báo chí nói riêng (thành lập các

phòng, ban, bộ phận, nhóm, v.v.) làm cho hoạt động phản biện của báo chí

linh hoạt và hiệu quả.

4.1.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên cơ sở bảo đảm

các tiêu chí về thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

Tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao đã được các cơ quan

quản lý nhà nước quy định cụ thể, đó là:

Những tác phẩm mang lại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội hoặc

một vùng miền, địa phương; có nhiều tìm tòi, phát hiện những vấn

đề mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung phù hợp,

hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem; phù hợp với quan điểm

Page 150: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

146

chỉ đạo, tuyên truyền, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước [27].

Kết quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí không nằm ngoài kết

quả hoạt động của báo chí do đó tiêu chí đánh giá kết quả phản biện cũng nằm

trong tiêu chí chất lượng của hoạt động báo chí. Tuy nhiên trong thực hiện

chức năng PBXH của báo chí có những điểm nhấn riêng đặc thù và đòi hỏi

những yêu cầu khác và cao hơn.

-Trách nhiệm chính trị và pháp lý, có nghĩa là thực hiện chức năng

PBXH của báo chí phải đúng đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước

đúng định hướng chỉ đạo của cơ quan quản lý.

- Thực hiện chức năng PBXH của báo chí phải bảo đảm khách quan,

khoa học; thực hiện có hiệu quả tiêu chí này đòi hỏi phải có những thông tin,

tài liệu mới bảo đảm khách quan, trung thực thể hiện tính độc đáo, có giá trị

phản biện. Tôn trọng hiện thực khách quan, xem xét đánh giá nhiều mặt, tránh

động cơ cá nhân trên cơ sở vì lợi ích chung

- Kịp thời nhạy bén trong thực hiện chức năng PBXH của báo chí, thực

hiện chức năng này báo chí luôn phải bám sát cuộc sống, sự kiện. Chỉ có như

vậy thông tin, tư liệu phục vụ cho nhiệm vụ phản biện của báo chí mới kịp

thời và có nội dung tốt.

- Quá trình thực hiện chức năng PBXH của báo chí còn cần đến sự

chuẩn mực về văn hoá, đạo đức đây là những giá trị nhân văn đòi hỏi nhà báo

cần phải xác định và xây dựng cho mình. Nhà báo thực hiện tốt đạo đức nghề

báo đây được coi là lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp, lẽ sống, thể hiện

trong mỗi tác phẩm báo chí.

- Cơ quan báo chí và nhà báo không ngừng nâng cao năng lực, trình độ

tổ chức phản biện. Thể hiện ở mỗi một vấn đề, sự kiện để phản biện có hiệu

quả cần phải xác định đúng nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm.v.v..để

xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Báo chí cần huy động và tổ chức đông

Page 151: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

147

đảo lực lượng tham gia phản biện, báo chí là người đi trước, tích cực chủ

động vào cuộc. Mỗi khi Đảng và Nhà nước có dự thảo chủ trương, nghị

quyết, v.v. thì cần phải đưa báo chí vào cuộc, đó là sự hỗ trợ đắc lực, sự chuẩn

bị dư luận tốt nhất để cho những nghị quyết vào cuộc sống. Báo chí không

phải chỉ chờ chỉ đạo mà báo chí phải tích cực, chủ động, nỗ lực, phát hiện

những vấn đề thực tế, đi đến cùng của sự thật phản biện kịp thời.

Sự thành công của tác phẩm báo chí tham gia phản biện còn thể hiện ở

chỗ nó tạo hiệu ứng DLXH mạnh mẽ, tạo áp lực cho quá trình chính sách làm

cho chủ thể tiếp nhận PBXH của báo chí phải xem xét lại và điều chỉnh.

Hiệu quả PBXH của báo chí được đo bằng kết quả thực hiện chính sách, pháp

luật trong đời sống, tuy nhiên kết quả của chính sách pháp luật còn do nhiều

yêu tố không chỉ riêng báo chí.

Do vậy để thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí đòi hỏi

nhà báo và cơ quan báo chí cần phải thực hiện tốt các tiêu chí đã qui định.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức nhằm nâng cao chất lượng và

hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam

hiện nay

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức và năng lực, đổi mới sự lãnh đạo của

Đảng và quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chức năng phản biện xã

hội của báo chía). Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với phản

biện xã hội của báo chí

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với hoạt

động báo chí nói chung và PBXH của báo chí nói riêng là yêu cầu của thực

tiễn. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nhất

Page 152: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

148

là đáp ứng nhu cầu phản biện của xã hội đang là một thách thức lớn. Vì hiện

nay thông tin ngày càng đa dạng và nhanh chóng “thế giới phẳng” chúng ta

không thể, hạn chế che dấu và xã hội cũng đòi hỏi rất cao về thông tin. Đứng

trước các yêu cầu đó trong quá trình lãnh đạo Đảng đã có những bước phát

triển mới quan điểm về báo chí song để tạo điều kiện cho báo chí hoạt động

tốt hơn, đường lối của Đảng cần phải được cụ thể hơn bằng các chỉ thị, quyết

định, v.v. để đường lối của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó

về mặt Nhà nước cần cụ thể hóa bằng Luật và các văn bản dưới luật; nghị

định, thông tư, hướng dẫn, đồng thời có kiểm tra đánh giá các hoạt động của

báo chí để uốn nắn kịp thời.

Công tác chỉ đạo quản lý báo chí phải công khai, minh bạch, chủ động

cung cấp thông tin và định hướng thông tin. Các vấn đề về dự thảo chính

sách, pháp luật cần được đăng tải công khai có địa chỉ thời gian và không gian

để các cơ quan báo chí có thể chủ động tiếp cận xây dựng kế hoạch và tổ chức

phản biện. Có thể qui định báo chí được phản biện nội dung gì, phản biện đến

đâu, phản biện như thế nào, ra sao? Tránh sự phản biện tự phát, tự do bất tận

không có hồi kết.

Khắc phục tình trạng lãnh đạo, quản lý báo chí vẫn còn chồng chéo,

chưa thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung các quy định nhằm cải tiến phương

thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan trong quản

lý nhà nước về báo chí, về sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân trong

thực hiện chức năng PBXH của báo chí. Xác định rõ các nguyên tắc làm việc

và quy chế phối hợp giữa lãnh đạo và quản lý nhà nước về báo chí; xác định

rõ thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chỉ đạo,

cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí.

Hiện nay, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý đối với báo chí còn

chưa thật rõ ràng, tạo nên nhiều nấc quản lý trung gian, trùng lặp gây lãng phí

thời gian và khiến cơ quan báo chí có điều kiện ỷ lại, dựa dẫm vào sự lãnh

Page 153: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

149

đạo, chỉ đạo của các cơ quan chức năng của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước,

làm suy giảm sự năng động, sáng tạo trong phản biện của cơ quan báo chí. Có

thể lấy ví dụ; khi có vấn đề cần phản biện như sửa đổi Hiến pháp năm 1992

các cơ quan báo chí chưa có sự phân định rõ chức năng của từng cơ quan báo

chí để thực hiện phản biện; cơ quan báo chí nào đứng ra định hướng báo chí

và dư luận, tình trạng mạnh báo nào, báo đó làm và sau đó 2 cơ quan, một là

Ban Tuyên giáo Trung ương với chức năng chỉ đạo, định hướng và Bộ Thông

tin - Truyền thông với chức năng quản lý báo chí đứng ra nhận xét đánh giá.

b)Nâng cao nhận thức, năng lực các cấp lãnh đạo, quản lý của Đảng

và Nhà nước về thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

Các cấp lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí

và cần nhận thức đầy đủ về chức năng PBXH của báo chí. Thực tiễn cho thấy

thời gian qua các cơ quan báo chí đã và đang thực hiện có hiệu quả chức năng

phản biện của báo chí về những vấn đề đặt ra của cuộc sống, nhất là tập trung

vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các tổ chức ban, ngành các

chuyên gia cũng đã tham gia rất tích cực vào việc PBXH được dư luận đồng

tình ủng hộ coi đây là nội dung quan trọng trong hoạt động dân chủ trong thực

thi kiểm soát quyền lực. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý

của Đảng và chính quyền, các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo về xây

dựng, thực hiện chức năng PBXH của báo chí. Các cấp lãnh đạo, quản lý của

cơ quan báo chí và nhà báo cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc PBXH là một

chức năng của báo chí nó tồn tại khách quan. Chức năng PBXH của báo chí

thể hiện tính khách quan, khoa học, minh bạch, phản ánh đúng với qui luật

vận động phát triển của báo chí và xã hội, đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận

thức đầy đủ và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động phản biện được thực hiện.

Đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối

với báo chí, nhất là khi nhu cầu và trách nhiệm phản biện của xã hội đang là

một thách thức lớn. Không né tránh PBXH của báo chí mà cần phải tích cực,

Page 154: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

150

chủ động thực hiện chức năng PBXH của báo chí, thông qua hoạt động này là

cách tốt nhất để thực thi và kiểm soát quyền lực.

4.2.1.2. Nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan báo chí

trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

Khắc phục tình trạng không rõ chức năng PBXH của báo chí nên một

số cơ quan chủ quản đã lạm dụng quyền hạn, dẫn đến hạn chế sự phát triển

của tờ báo, trở thành lực lượng kìm hãm, gây khó khăn cho phản biện của báo

chí. Đồng thời, do hạn chế về cơ chế và quy chế hoạt động, nên vấn đề quan

hệ giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí chưa được điều chỉnh theo yêu

cầu phát triển báo chí, cho nên có hiện tượng cơ quan chủ quản can thiệp vào

hoạt động phản biện của báo chí hoặc buông lỏng hoạt động này, v.v..

Như vậy, việc hình thành sớm một quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể

giữa cơ quan chỉ đạo, định hướng (Ban Tuyên giáo Trung ương) và cơ quan

quản lý (Bộ Thông tin-Truyền thông) với ban ngành hữu quan liên quan đến

quản lý nhà nước về báo chí, giữa cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và

địa phương, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản. Cơ chế này phải đảm bảo

sự điều hành thống nhất, có khả năng giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ

việc, đồng thời kiểm soát được hoạt động PBXH của báo chí, tránh hiện

tượng “đánh trống bỏ dùi”, “dễ làm khó bỏ”, đùn đẩy công việc cho nhau,

trách nhiệm không rõ ràng. Cơ chế này cần phải sớm được cụ thể hóa thành

văn bản pháp quy, làm chỗ dựa pháp lý cho việc vận hành hoạt động phản

biện xã hội của báo chí. Trước mắt, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp

với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban kiểm tra

Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam và các cơ quan chủ quản báo chí xây

dựng và hoàn thiện Quy chế phối hợp. Nội dung của Quy chế này cần quy

định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện chức năng PBXH

của báo chí đối với chính sách, pháp luật.

Page 155: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

151

4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế, chính sách đảm bảo thực

hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

4.2.1.1. Đẩy mạnh nghiên cứu tổng kết thực tiễn, xây dựng và hoàn

thiện các cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của

báo chíĐảng cần phải lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan quản lý và cơ quan báo

chí, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hoạt động của báo chí, nhằm chỉ ra những

kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại, hạn chế và những vấn đề mới của chức

năng PBXH của báo chí và từ đó hình thành các luận cứ khoa học và nâng

tầm lý luận của chức năng PBXH. Cần phải khẳng định rõ cơ sở lý luận và

thực tiễn về sự tồn tại chức năng PBXH của báo chí và kết quả đạt được của

chức năng này trong thời gian qua. Từ những ý kiến của bạn đọc, góp ý về

vấn đề này hay vấn đề khác đã trở thành tập hợp các ý kiến có cơ sở khoa học

cùng với báo chí tham gia tích cực vào quá trình phản biện. Ở chiều ngược

lại, các ý kiến phản biện của báo chí phải được đối tượng nhận phản biện tiếp

thu, sửa đổi, bổ xung một cách tích cực, trên tinh thần xây dựng phù hợp với

tiến trình mở rộng dân chủ hiện nay.

Đồng thời, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí cần có những cuộc

hội thảo chuyên đề, tọa đàm, lấy ý kiến của các nhà khoa học, góp ý ở các

vùng, miền để xây dựng các luận cứ khoa học về xác định chức năng PBXH

của báo chí. Trên cơ sở đó báo cáo với Đảng và Nhà nước để được ghi nhận

chức năng PBXH của báo chí vào các văn bản có giá trị pháp lý nhằm hoàn

thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động phản biện của báo

chí. Đây là nội dung rất quan trọng để báo chí phát triển, đáp ứng với yêu cầu

của công cuộc đổi mới đất nước nhất là xây dựng một xã hội dân chủ tất cả

quyền lực thuộc về nhân dân.

Sự ra đời và tồn tại của các đạo luật trong cuộc sống là yêu cầu đòi hỏi

khách quan và hoạt động của báo chí không nằm ngoài quá trình ấy. Yêu cầu

Page 156: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

152

của phát huy dân chủ đã và đang là đòi hỏi và trở thành thực tế trong cuộc

sống trong đó dân chủ trong báo chí đang là yêu cầu bức xúc. Chức năng PBXH

của báo chí phải được luật hoá, và qui định cụ thể chi tiết trong Luật, Nghị định,

trong đó luật hoá chức năng PBXH của báo chí là ưu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng

tốt hơn hoạt động của báo chí. Báo chí tham gia phản biện đến đâu, ở lĩnh vực gì,

ngành nào, v.v. đều phải được qui định rõ trong luật và báo chí phải có trách

nhiệm và nghĩa vụ thực hiện và coi đó là nhiệm vụ của báo chí.

Để chức năng PBXH của báo chí tham gia tích cực vào quá trình chínhtrị, làm cho đời sống tinh thần dân chủ của xã hội có những sinh khí mới.Khắc phục tình trạng có những vấn đề, những vụ việc mà báo chí thực hiệnchức năng phản biện đã làm cho dư luận hoang mang, gây bức xúc, thậm chímất niềm tin, xuất hiện những điểm nóng mà không được khắc phục kịp thời.Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có nguyên nhân quan trọng trực tiếp là doluật pháp của chúng ta còn nhiều bất cập, chậm được đổi mới và bổ xung khivấn đề trở lên nóng và bức xúc thì lúng túng, không biết xử lý ra sao, v.v..Tình trạng báo chí phản biện không định hướng, không nắm vững pháp luật,thậm trí bất chấp pháp luật vẫn còn xảy ra. Đây là cách mà báo chí phản biệntùy tiện, cá nhân “đánh đấm” “ăn chia” chộp dựt, chạy theo giá trị vật chất,v.v. . đã tạo ra trong dư luận nhiều điều tiếng không tốt, không đúng với bảnchất của chức năng PBXH của báo chí. Do đó đòi hỏi phải xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN, nhà nước hoạt động theo pháp luật và chỉ tuân thủpháp luật, thì những tồn tại, hạn chế đó chắc chắn sẽ được khắc phục. Trướckhi ban hành Luật về PBXH, cần bổ sung nội dung về PBXH của báo chí vàoLuật báo chí hiện nay. Sự tham khảo những quy định về PBXH của MTTQViệt Nam là cần thiết cho PBXH của báo chí.

4.2.1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động cho thực hiện chứcnăng phản biện xã hội của báo chí

Cơ chế đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chức năng PBXH

của báo chí. Thực tế cho thấy, chỉ cần có một cơ chế đúng phù hợp với sự vận

Page 157: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

153

động và phát triển thì hiệu quả công việc sẽ rất cao. Trong thời gian qua, công

cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thổi một luồng gió mới

cho báo chí tự đổi mới mình, kết quả hoạt động do báo chí mang lại là không

thể phủ nhận. Thông qua báo chí, Đảng gần dân và hiểu dân hơn, chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng đáp ứng được yêu cầu cuộc sống

của người dân. Một trong những nguyên nhân của kết quả trên là chúng ta đã

xây dựng được cơ chế thực thi tốt đường lối báo chí của Đảng và luật pháp

của nhà nước. Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được

của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng, trở thành người

bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà

nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, là tiếng nói của nhân

dân, v.v.; đồng thời là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang

đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân.

Cơ chế được xem như là nhân tố quan trọng và quyết định cho sự tồn

tại và phát triển của các chính sách. Nhìn lại xa hơn một chút chúng ta thấy

rằng trong thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mà ở đây rõ

nhất là kế hoạch hoá tập trung, chế độ cấp phát... do đó tình hình kinh tế

chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát cao không thể kiểm soát, có lúc lên

đến hơn 800%, một thời kỳ mà người ta cho rằng “bán như cho mua như

cướp”. Nguyên nhân của yếu kém đó là do chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế

tập trung quan liêu bao cấp. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình

thành nên một cơ chế mới đó là kinh tế thị trường, đây là quyết định đúng đắn

của Đảng ta và thực tế là nó đã chứng minh là chúng ta đã ra khỏi khủng khoảng.

Từ những thực tế đó có thể thấy rằng cần phải tìm tòi lựa chọn sáng tạo để tìm ra

cơ chế đúng và trúng và báo chí cũng không nằm ngoài qui luật ấy.

Trong thực tế thì báo chí trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp cũng

không nằm ngoài sự chi phối đó. Báo chí lúc đó chỉ được đưa những tin bài

đã được định sẵn, được phép của những cơ quan chức năng, những ý kiến đó

Page 158: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

154

nhiều khi chỉ là những ý kiến chủ quan, của nhà cầm quyền. Lúc đó chúng ta

chưa có ý thức và chưa đề ra chức năng PBXH của báo chí, do đó thông tin

rất hạn chế, đơn điệu, xuôi chiều, rằng mọi chủ trương chính sách đưa ra đều

được coi là đúng, không cần phải bổ xung sửa đổi. Nhiều vấn đề trong cuộc

sống không được phản ánh kịp thời nhất là những vấn đề bức xúc và do đó đã

hạn chế sức sáng tạo của báo chí.

Để cho PBXH của báo chí hoạt động có hiệu quả, phải có cơ chế phù

hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Cơ chế đó được thể hiện ở một số nội

dung sau:

Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Đảng lãnh đạo báo chí

bằng đường lối chủ trương chính sách, những định hướng lớn và nội dung tư

tưởng đối với báo chí, bằng công tác cán bộ đối với các tổ chức cơ quan báo

chí. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo

chí đã nhấn mạnh phải hoàn thiện cơ chế chính sách và Luật pháp. Cơ chế ở

đây chính là tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của báo chí. Trong đó công

tác lãnh đạo quản lý không phải nói lý thuyết nữa mà phải sớm thể chế hoá

thành văn bản pháp qui, qui chế hoá, cơ chế hoá, luật hoá, làm chỗ dựa pháp

lý cho việc vận hành bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí. Thời gian

tới sẽ triển khai xây dựng và thực hiện các qui chế về cung cấp, phổ biến

thông tin; Quy chế về bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; Qui chế về

cấp phép hoạt động báo chí. Ở tầm vĩ mô, cần có qui chế rõ ràng cụ thể, giữa

Ban Tuyên giáo Trung ương với Bộ Thông tin và Truyền thông, có sự tham

gia của Hội nhà báo Việt Nam, giữa ban và sở cấp tỉnh, thành phố cũng như

giữa Trung ương với địa phương, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan chủ

quản, giữa cơ quan chủ quản với ban biên tập các báo. Cơ chế này có sự điều

hành thống nhất, có khả năng giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ việc, đồng

thời kiểm soát liên tục hoạt động báo chí, tránh hiện tượng đánh trống bỏ dùi,

dễ làm khó bỏ, đùn đẩy công việc cho nhau, trách nhiệm không rõ ràng.

Page 159: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

155

Các cơ quan trong hệ thống chính trị, các nhà lãnh đạo quản lý phải

luôn lắng nghe phản biện của báo chí, coi đây là kênh thông tin quan trọng để

những nhà lãnh đạo, quản lý nắm tình hình, phục vụ cho việc điều chỉnh các

chủ trương, chính sách của mình. Báo chí phản biện đường lối chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước đến đâu, phản biện những nội dung gì, vào

thời gian nào, mức độ rộng, hẹp khác nhau ra sao? Đó là yêu cầu bức xúc,

nhằm làm cho báo chí hoạt động có hiệu quả hơn. Báo chí nào được tham gia

phản biện vào các quá trình ra quyết định từ dự thảo đến lấy ý kiến, góp ý,

hoàn chỉnh các quyết định, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định nói

trên. Tất cả những nội dung trên thời gian qua báo chí đã làm song nó chỉ là

tự phát, chưa có định hình rõ rệt và nhiều vấn đề còn lúng túng (có phản biện

hay không phản biện) hiệu quả chưa cao vì chúng ta chưa có một cơ chế

thống nhất đồng bộ có tính khả thi, nhiều khi còn áp đặt, cấm đoán báo chí.

Báo chí còn được coi là công cụ tư tưởng của Đảng, đây là công cụ sắc bén và

đầy nhậy cảm, do đó ngoài Luật báo chí ra, để nội dung phản biện đi vào cuộc

sống, còn phải xây dựng các cơ chế cho phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm

vi, nội dung phản biện. Trong HTCT, báo chí phải được qui định như thế nào,

phản biện ra sao? Quan hệ giữa PBXH của báo chí đối với Đảng và Nhà nước,

đối với mặt trận và các đoàn thể chính trị và những nội dung liên quan khác.

Từ cách đặt vấn đề như vậy, có thể thấy phải đặt ra những quan hệ cơ

chế PBXH của báo chí. Đối với đường lối của Đảng thường xuyên, hay định

kỳ phản biện, và qui định Nghị quyết, Chỉ thị, v.v. nào báo chí được phản

biện và báo nào được tham gia vào quá trình đó. Trong quá trình phản biện

phải xây dựng được cơ chế quan hệ qua lại, trao đổi cung cấp thông tin, xử lý

thông tin theo hướng phát huy dân chủ. Đối với các quyết định của Nhà nước

là những nội dung tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân

và đây cũng là những vấn đề rất nhạy cảm đối với báo chí, báo chí thường

phải phản ánh nhanh, đầy đủ, toàn diện. Thực tế cho thấy, có những vấn đề

Page 160: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

156

làm dư luận nóng lên, đau đầu những nhà quản lý, lãnh đạo. Do vậy xây dựng

cơ chế phản biện với những Quyết định của nhà nước là yêu cầu bức xúc hiện

nay, nhằm tạo cho báo chí những điều kiện thuận lợi nhất trong hoạt động

nghề nghiệp.

4.2.1.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức trong cơ quan báo chíCác tổ chức Đảng, đoàn, hội trong cơ quan có vai trò quan trọng trong

việc lãnh đạo quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi tờ báo còn có vai

trò rất quan trọng của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, đoàn thể, bởi mỗi

thành viên trong tòa soạn đều đồng thời là một thành viên trong một tổ chức

trên hoặc đồng thời thuộc nhiều tổ chức. Vì vậy, nâng cao vai trò của các tổ

chức đó trong mỗi cơ quan báo chí cũng chính là giúp nâng cao chất lượng,

hiệu quả của báo nói chung và thực hiện chức năng PBXH của báo chí nói

riêng. Mỗi đảng viên phải ý thức được vai trò tiên phong, gương mẫu của

mình trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn trong đó có

chức năng PBXH của báo chí. Đồng thời, tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện

nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo và đời sống; cần tạo điều

kiện thuận lợi để quần chúng phản biện công việc và phẩm chất của cán bộ

đảng viên. Cấp ủy và tổ chức đảng có trách nhiệm xây dựng chế độ kiểm tra

cán bộ và công tác cán bộ làm cho cán bộ không ngừng nâng cao năng lực

phản biện của báo chí. Tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của người lao động, nói chung và bảo vệ quyền và lợi ích

của nhà báo tham gia PBXH, đây là lĩnh vực nhạy cảm trong hoạt động phản

biện. Đoàn thanh niên là tổ chức của những người trẻ tuổi, có nhiệt huyết, có

kiến thức, nhanh nhạy với cái mới, do đó cần phát huy, động viên, khơi gợi

lòng nhiệt tình của lực lượng này trong việc thực hiện chức năng phản biện xã

hội của báo chí.

Đối với Chi hội nhà báo, đây là tổ chức nghề nghiệp của những người

làm báo, các chi hội nhà báo trong cơ quan báo chí cần nâng cao hơn nữa vai

Page 161: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

157

trò bảo vệ quyền lợi những người làm báo, thông qua việc góp ý với chính

quyền về việc thực thi các chế độ, chính sách đối với nhà báo thực hiện chức

năng PBXH của báo chí. Đồng thời, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp nhằm

bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người làm báo tinh thông về báo chí có kỹ

năng nghiệp vụ PBXH.

4.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung và hình thức, phương

pháp và phương tiện đảm bảo thực hiện chức năng phản biện xã hội của

báo chí ở Việt Nam hiện nay

4.2.3.1. Về nội dungBáo chí cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thông tin phản biện

của báo chí, trước hết xuất phát từ yêu cầu tự thân của hoạt động báo chí. Đặc

biệt yêu cầu nhu cầu thông tin bức thiết liên quan đến phản biện của báo chí

đó chính là các dự thảo chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống của nhân

dân. Đây là những vấn đề đặt ra thời cơ, đồng thời cũng là những thách thức

hết sức gay gắt hiện nay cho việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí.

Trước yêu cầu mới của sự phát triển, tất cả các loại hình thông tin báo chí đều

hướng tới là nhanh, kịp thời, coi trọng chất lượng chính trị, chất lượng văn

hoá, chất lượng khoa học và chất lượng nghiệp vụ phản biện xã hội. Thông tin

phải đảm bảo tính chân thật, tính giáo dục, tính nhân dân, tính chiến đấu, đáp

ứng với yêu cầu phản biện của báo chí phù hợp với lợi ích của đất nước và

của nhân dân. Phản biện của báo chí góp phần quan trọng trong việc cung cấp

tri thức, nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh,

góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng chính trị và tinh thần

trong xã hội. Ở đây cần phải đặc biệt quan tâm đến đối tượng được báo chí

phản biện (những người có quyền lực từ soạn thảo chính sách, đến đóng dấu

quyền lực và ban hành) có đồng thuận và tiếp nhận nội dung mà báo chí phản

biện không. Nếu như có sự đồng thuận tiếp thu sửa chữa của đối tượng được

phản biện, nó sẽ là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Page 162: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

158

Muốn có nội dung phản biện tốt ngoài việc tích cực, chủ động lựa chọnvấn đề, báo chí cần quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch tin bài, trước trongvà sau quá trình phản biện. Cơ quan báo chí cần chủ động và phối hợp với cáccơ quan chủ trì soạn thảo chính sách để thực hiện việc lấy ý kiến phản biệncủa nhân dân. Tùy theo hoạt động của cơ quan báo chí để bố chí thời lượng,diện tích hợp lý và coi quá trình chính sách, pháp luật là các đề tài khai thácthường xuyên. Đặt ra yêu cầu cho nhà báo và các bộ phận chuyên môn phảitập trung để có tin bài nhanh, kịp thời, đúng và trúng vấn đề cần phản biện.

Tạo điều kiện cho báo chí đi vào phản biện những vấn đề nóng bỏng,bức xúc mà Đảng và nhà nước cũng như người dân quan tâm nhất. Hiện nay,tình trạng cán bộ, đảng viên quan liêu, xa dân,lạm quyền, suy thoái xâm hạilợi ích của người dân đặt ra lựa chọn được những nội dung bức xúc điển hìnhđể tổ chức phản biện.

4.2.3.2. Về hình thức, phương thức và phương tiệnMuốn nâng cao hiệu quả phản biện của báo chí phải tăng cường phối

hợp giữa các bộ phận, các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí.Hiệu quả phản biện của báo chí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn và cách thểhiện phản biện. Cho nên, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung, tăngcường hàm lượng thông tin, việc lựa chọn những hình thức, phương thứcchuyển tải phù hợp có ý nghĩa quan trọng. Thì trong phản biện phải thể hiệnnghệ thuật phản biện, ngôn ngữ hình ảnh và hình thức biểu hiện phản biệnsinh động, gây được những xúc cảm tốt, thuyết phục được đối tượng tiếp nhậnphản biện là yêu cầu cần thiết đối với báo chí. Như tạp chí thể hiện thế nào;báo in, báo điện tử thể hiện ra sao? Báo hình đến đâu.v.v..tất cả các loại hìnhbáo chí phát huy thế mạnh, thực hiện có hiệu quả PBXH của báo chí.

Đổi mới mạnh mẽ hình thức thể hiện thông tin như màu sắc, hình ảnhtờ báo, tạp chí giao diện đẹp phù hợp với thị hiếu độc giả; bố chí chuyên mụcphản biện sao cho kết cấu tiểu mục hợp lý, dễ thấy ưa nhìn hình ảnh đẹp gâycảm xúc độc giả.

Page 163: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

159

Phương thức và phương tiện cũng cần phải được đổi mới; Thông quacác thể loại báo chí, bằng các phương tiện hiện đại để chuyển tải những ý kiếnnhững nội dung phản biện. Các cơ quan báo chí và phóng viên phải thườngxuyên tự tìm tòi học hỏi để có những phương thức phù hợp với điều kiện hoàncảnh khác nhau. Bằng các thể loại báo chí khác nhau nhằm đưa các tin bàiđến được với đối tượng tiếp nhận phản biện một cách nhanh và hiệu quả nhất.Các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường cho hoạt động phản biện của báochí những trang bị hiện đại phù hợp đáp ứng tốt yêu cầu của phản biện.

4.2.4. Nhóm giải pháp về phát trển nguồn lực (nguồn nhân lực - độingũ quản lý báo chí và nhà báo) đảm bảo thực hiện chức năng phản biệnxã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

4.2.4.1. Nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lýđảm bảo thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Namhiện nay

Thực tiễn cho thấy các hoạt động PBXH của báo chí đã và đang diễn ramạnh mẽ, mặc dù chưa có luật điều chỉnh, đây là thách thức lớn đối với nhữngngười lãnh đạo, quản lý báo chí. Vì vậy, cần có những quy định, chính sách hợplý để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý.

Trước hết, cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ phùhợp với thực tiễn từng loại báo chí, bảo đảm hiệu quả hoạt động phản biện xãhội của báo chí. Cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí phải có tri thức, hiểu biết vềbáo chí, khoa học chính trị, kỹ năng phản biện xã hội; có kinh nghiệm thực tế.Phải tốt nghiệp chuyên ngành báo chí hoặc phải tham gia học các lớp bồidưỡng kiến thức về khoa học phản biện báo chí. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo,quản lý phải có những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước,am hiểu pháp luật về báo chí nói chung và những văn bản pháp luật hoạt độngphản biện của báo chí nói riêng.

Tránh tình trạng cơ cấu "đã là cấp ủy viên thì làm gì cũng được". Do

vậy, nhiều người làm trái nghề mà vẫn phải nhận vì "tổ chức phân công". Qua

Page 164: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

160

khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2004, trong số 62 giám đốc đài

phát thanh truyền hình tỉnh, chỉ có 40,3% đã học đại học chính quy hoặc tại

chức báo chí. Do đó phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại có chọn lọc

những người lãnh đạo, quản lý báo chí để đáp ứng yêu cầu mới của báo chí là

thực hiện chức năng phản biện. Đây là yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển chung

của xã hội làm cho báo chí thực hiên tốt chức năng phản biện của mình.

Trong thời gian tới các trung tâm đào tạo báo chí cần xây dựng nộidung chương trình đào tạo và bồi dưỡng về chức năng phản biện xã hội củabáo chí cho đội ngũ làm công tác lãnh đạo, quản lý về báo chí.

Đối với chức danh Tổng biên tập báo, tạp chí:Với cương vị người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi

hoạt động của tòa báo, tổng biên tập phải quyết định những mục tiêu, phươnghướng và tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; định hướngthông tin cho nhà báo theo từng giai đoạn, thậm chí từng ngày, từng giờ, từngsự việc cụ thể,... Vì vậy, các tiêu chí lựa chọn tổng biên tập mỗi tờ báo, tạpchí ngoài tiêu chuẩn chung cần đề cập tới năng lực và bản lĩnh nghề nghiệptrong việc phản biện những vấn đề nóng của xã hội. Tổng Biên tập có nhậnthức tốt, đủ bản lĩnh, dũng khí thể hiện tính chiến đấu trong lãnh đạo tổ chứctòa soạn báo thực hiện chức năng PBXH của báo chí.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị: Ngoài cáctiêu chí bắt buộc là phải có bằng đại học chuyên môn và bằng cao cấp lý luậnchính trị. Có thể coi đây là tiêu chí “cứng”, bất di bất dịch. Thì Tổng biên tậpcần có bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo tờ báo thực hiện chức năngPBXH của báo chí. Người đứng đầu tờ báo cần nắm vững nghiệp vụ báo chí,tránh xảy ra tình trạng lãnh đạo báo chí nhưng không hiểu về nghiệp vụ báochí. Đây là đòi hỏi mới trong điều kiện báo chí có chức năng PBXH, khôngdễ gì mà Tổng biên tập một tờ báo, tạp chí dám thực hiện chức năng này.

- Về nhân cách, đạo đức: Ngoài các tiêu chuẩn “cứng” như trên, các

tiêu chuẩn khác mà người lãnh đạo nào cũng cần phải đạt được, đó là phải có

Page 165: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

161

khả năng tập hợp, động viên tập thể cùng vì mục đích chung. Trong quan hệ

với người dưới quyền, mọi hành vi, thái độ, cách ứng xử, điều hành công việc

của tổng biên tập phải rõ ràng, công bằng, đúng mực, linh hoạt trong việc vận

dụng cơ chế khen thưởng, xử phạt; cần tạo điều kiện, giúp đỡ cấp dưới có cơ

hội để phát triển. Tổng biên tập phải nêu tấm gương sáng về đạo đức của

người làm báo nói chung và trong tổ chức phản biện của báo chí nói riêng

phải khách quan, minh bạch, không động cơ cá nhân, lợi dụng để làm lợi cho

mình; hay thông qua phản biện để đề cao mình hạ thấp người nào đó, tìm cách

triệt hạ đối thủ. Phải biết tôn trọng, lắng nghe đội ngũ phóng viên, biên tập

viên, cộng tác viên và những người tham gia phản biện.

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý về hoạt động phản biện xã hội của toà soạn:

Đây là đội ngũ cán bộ chủ chốt của báo, ngoài việc thực hiện việc triển

khai các định hướng của tổng biên tập tham mưu trực tiếp xây dựng nội dung

chương trương trình thành các tin, bài cụ thể. Đội ngũ này còn có vai trò rất

quan trọng trong việc trực tiếp tạo ra các sản phẩm phản biện của báo chí. Vì

vậy, phải đặc biệt chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

này. Nội dung đào tạo cần thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại

cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức phản biện xã hội của báo chí theo

phương thức kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đào tạo chính quy với các hình

thức bồi dưỡng. Mở rộng đào tạo trong nước, đồng thời chú trọng đào tạo ở

nước ngoài, tham quan thực tế trao đổi về hoạt động phản biện của báo chí

nước ngoài.

4.2.4.2. Nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ nhà báo đảm bảo

thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nayTrước hết cần có tiêu chí cụ thể trong tuyển dụng cho các đối tượng

trên, bên cạnh tiêu chuẩn chung còn có tiêu chuẩn riêng đối với đối ngũ này

cho thực hiện chức năng phản biện của báo chí, bởi đây là một khâu quan

Page 166: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

162

trọng, nếu tuyển dụng không đúng, không trúng sẽ rất khó khăn trong hoạt

động phản biện của báo chí. Quy trình tuyển dụng cán bộ cho báo phải được

tiến hành chặt chẽ, có tiêu chuẩn rõ ràng ngoài nhiệm vụ của báo còn có thể

đảm nhiệm tốt yêu cầu thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí.

Về lý luận chính trị, để làm tốt chức năng PBXH của báo chí về chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu bắtbuộc đối với nhà báo phải có trình độ chính trị ở những mức độ nhất địnhtheo chức trách đảm nhận. Do đó, phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo về lýluận chính trị cho từng loại đối tượng. Hằng năm có kế hoạch cử phóng viên,biên tập viên đi học các lớp lý luận chính trị ở các mức khác nhau. Bên cạnhđó, thường xuyên nâng cao trình độ lý luận chính trị cho nhà báo bằng nhiềuhình thức như: học tập chính trị, thảo luận chuyên đề hoặc sinh hoạt của chibộ, đoàn thanh niên, công đoàn. Thông qua các hình thức này nhà báo không chỉnắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, những chủ trương, chính sách của Nhànước, v.v. mà còn có điều kiện thể hiện chính kiến của mình, trau dồi khả năngthể hiện tin, bài phản biện về chủ trương, chính sách, pháp luật một cách khách,quan khoa học. Muốn thực hiện phản biện xã hội của báo chí một cách có hiệuquả các phóng viên báo chí phải nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, nắm vững những quy luật phát triển khách quan của sự vật,am hiểu tình hình thực tế trong nước và thế giới, nắm vững nguyện vọng và lợiích của quần chúng cũng như trình độ và năng lực thực tế của họ.

Về đạo đức, lối sống, đạo đức, lối sống của người làm báo không có gìkhác đối với mọi cán bộ, đảng viên, đó là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công,vô tư”, mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tựphê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong cơquan báo chí sẽ không có người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật; đồngthời môi trường báo chí cũng trở nên trong sạch hơn. PBXH của báo chí cũngminh bạch và công khai. Phải kiên quyết chống tiêu cực trong quá trình báochí tham gia PBXH.

Page 167: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

163

Trong Luật cán bộ, công chức ban hành 2008 có những quy định về

đạo đức nói chung của cán bộ, công chức; với giới báo chí còn có 9 quy định

về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; mỗi cơ quan, đơn vị lại có những

quy định riêng đối với cán bộ, công chức. Đặc biệt khi báo chí xác định chức

năng PBXH của báo chí thì qui định về đạo đức nghề nghiệp càng phải đòi

hỏi cao hơn và có tính cụ thể.

Tuy nhiên, đạo đức, lối sống tốt không phải tự nhiên mà có được,

không phải chỉ nhờ sự góp ý mà có thể trở nên tốt hơn được, mà tự bản thân

mỗi người phải không ngừng rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống, trong sự

đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa trung thực và dối trá, giữa lòng tham

và sự tốt bụng, giữa sự đố kỵ và vị tha,... Sự trung thực trong công việc, trong

lời nói với lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm đến đồng nghiệp là những

phẩm chất mà tất cả chúng ta cần hướng tới. Trong hoạt động PBXH của báo

chí phải xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan, tránh chủ quan cá nhân chủ

nghĩa. Để thực hiện được điều đó, nhà báo phải có tư duy lý luận cao, quán

triệt và vận dụng có hiệu quả đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước,

chủ nghĩa Mác - Lênin về khoa học chính trị làm căn cứ xây dựng nội dung

PBXH thể hiện tính định hướng.

Về chuyên môn, nghiệp vụ, thực tế có nhiều phóng viên, biên tập viên có

kiến thức chuyên ngành nhưng chưa học qua nghiệp vụ báo chí nên khả năng tác

nghiệp còn hạn chế; một số nhà báo học báo chí nhưng không am hiểu kiến thức

phản biện của báo chí, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phản biện.

Vì vậy, trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phải sắp xếp và đào tạo lại theo yêu

cầu chuyên môn, nghiệp vụ; những nội dung, kỹ năng thực hiện chức năng phản

biện của báo chí. Nghiệp vụ báo chí, là mảng cần được ưu tiên đào tạo. Do tính

chất công việc của nghề báo không thể cử người đi học các lớp dài hạn, vì vậy

nên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng phản biện của báo chí. Đa dạng

hình thức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên sẽ có hiệu quả nhất định. Tuy

Page 168: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

164

nhiên, để nâng cao chất lượng phản biện của báo chí nên mời các chuyên gia

không chỉ am hiểu lý luận, mà còn là những người đã từng quản lý các cơ quan

ban ngành thực hiện chức năng phản biện; các chuyên gia lãnh đạo quản lý có

trình độ và kinh nghiệm trong làng báo tham gia giảng dạy.

Kiến thức chuyên ngành, cần được chú trọng hơn; thực tế cho thấy, cónhững tin, bài viết về một lĩnh vực chuyên ngành nhưng người viết không biếtsử dụng thuật ngữ của chuyên ngành đó, bài viết trở nên không sâu tính thuyếtphục không cao, thậm trí là không thể thực hiện được phản biện. Nhà báoHữu Thọ cho biết:

Trong xã hội dân chủ hiện nay, dân trí ngày càng nâng cao, lợi íchcủa các tầng lớp không giống nhau, chỗ đứng khác nhau, cách nhìnnhận khác nhau, cho nên một chính sách nào ra đời đương nhiên sẽcó những ý kiến khác nhau, có ý kiến đồng ý, có ý kiến phản đối.Nhà báo có nhiệm vụ đưa những ý kiến khác nhau (gọi là phảnbiện), nhưng nếu đưa thông tin quá đậm đặc, thì thực chất lại làm vôhiệu hóa chính sách. Bác Hồ đã khuyên người làm báo 3 điều: thậtthà, chân thành và chừng mực [107].

Nhà báo phải có động cơ trong sáng, không vụ lợi, không bênh vực một phíađược ngụy trang dưới vỏ bọc phản biện. Nhà báo cần có quan điểm phản biệntích cực, đứng về lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng củangười nông dân trong kinh tế thị trường đầy cạm bẫy.

Bên cạnh đó, cần có kiến thức về công nghệ thông tin ở mức độ nhấtđịnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ PBXH của tòa soạn. Đây là nội dung rấtquan trọng của báo chí hiện đại, vì sự tương tác của báo chí, nhà báo sẽ nhậnđược nhiều phản hồi cần thiết cho hoạt động phản biện.

4.2.4.3. Mở rộng đội ngũ cộng tác viên đảm bảo thực hiện chức năngphản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản

lý, v.v. cần được quan tâm thường xuyên, có kế hoạch hoạt động trước mắt,

Page 169: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

165

cũng như lâu dài. Đảm bảo cho cộng tác viên có điều kiện định hướng và cập

nhật thông tin, tư liệu. Việc xây dựng được đội ngũ cộng tác viên am hiểu về

khoa học chính trị, nghiệp vụ báo chí, nhiệt tình, yêu nghề và có khả năng

phản biện tốt là cơ sở để nâng cao chất lượng và uy tín của tờ báo. Đội ngũ

cộng tác viên luôn gắn với thực tiễn và trải rộng trên các lĩnh vực, vùng,

miền, nhờ đó những thông tin, tư liệu không những kịp thời, mà còn tương

đối toàn diện.

Tuy nhiên, chất lượng thông tin của đội ngũ công tác viên không chỉ

phụ thuộc vào bản thân họ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, hướng

dẫn của ban biên tập và người đứng đầu cơ quan báo chí. Việc chăm lo, nâng

cao năng lực làm báo, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với những người

làm báo nói chung và đội ngũ cộng tác viên nói riêng là một trong những

công việc đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý không chỉ quan tâm, mà còn phải

thường xuyên đổi mới, sáng tạo để đưa ra những giải pháp mang lại hiệu quả

cao. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân có có những phát hiện,

tin, bài hay, có giá trị trong thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí.

4.2.5. Nhóm giải pháp về xác định tiêu chí đánh giá (mức độ đạt

được so với tiêu chuẩn) việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của

báo chí ở Việt Nam hiện nay

4.2.5.1. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể trong

phản biện xã hộiTrong quá trình phản biện phải bảo đảm tính khách quan toàn diện,

muốn là được điều này báo chí phải thể hiện lập trường gia cấp rõ ràng, phóng

viên, biện tập viên, tổng biên tập phải có bản lĩnh thực hiện phản biện. Không

chủ quan, cảm tính trong thực hiện nhiệm vụ đặt lợi ích cộng đồng, quốc gia

dân tộc nên trên hết, chống lại những quan điểm, tiêu cực sai trái chạy theo

đồng tiền đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc. Quá trình thực hiện trước,

trong và sau phản biện cần phải đảm bảo tính khoa học từ việc lựa chọn chủ

Page 170: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

166

đề đến xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Ví dụ quá trình sử lý tài liệu cần phải

hết sức khoa học và tỷ mỷ, những tài liệu này giao cho ai, lấy ở đâu, đối tượng

nào, cái nào trước cái nào sau tất cả các công việc ấy cần phải có khoa học.

4.2.5.2. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về phản biện xã hội

Trước hết để thực hiện đúng các qui định của pháp luật về phản biệnđòi hỏi phải có luật về PBXH của báo chí, có như vậy thì báo chí mới có cơsở pháp lý để phản biện. Như chúng ta đã biết Đảng lãnh đạo bằng việc đề racác chủ trương, nghị quyết chỉ thị đối với báo chí; lãnh đạo thông qua côngtác tổ chức - cán bộ, qua việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơquan báo chí; kiểm tra nội dung chính trị tư tưởng của báo chí; kiểm tra các tổchức đảng và đảng viên thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong các cơ quanbáo chí. Vì vậy trong thực hiện PBXH của báo chí Đảng phải có chỉ thị, quyếtđịnh, nghị quyết về vấn đề phản biện của báo chí. Trên cơ sở đó Nhà nướcxây dựng luật và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư, hướng dẫn chohoạt động phản biện của báo chí; có như vậy quá trình thực hiện phản biện mớibảo đảm tính pháp lý. Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của BộChính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Namvà các đoàn thể chính trị - xã hội là một thực tiễn cần được vận dụng.

Khi các văn bản pháp quy được ban hành, đòi hỏi báo chí cần phải lấyđó làm khuôn mẫu để thực hiện phản biện xã hội; báo chí chỉ được thực hiệnnhững gì mà pháp luật cho phép. Thực hiện phản biện đúng pháp luật là mộttất yếu, bởi báo chí là cộng cụ tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước chonên mọi phản biện đều phải được kiểm soát, không thể nói cho thích, tự dotùy tiện nêu vấn đề rồi để đó không đi đến cùng sự việc. Tình trạng một số tờbáo còn tùy tiện bất tuân "Lệnh" khi đưa tin những vấn đề nhạy cảm như làmột chuyên đề để phản biện.

Việc tăng cường đào tạo bồi dưỡng quán triệt cho đội ngũ báo chí các

văn bản chỉ thị của Đảng và luật pháp của Nhà nước là hết sức cần thiết; họ

Page 171: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

167

phải cần am hiểu pháp luật ngoài chuyên môn nghiệp vụ ra tránh cho qúa

trình thực hiện phản biện vi phạm pháp luật ở đây rất cần lưu ý cho những

phóng viên báo chí tác nghiệp độc lập. Tăng cường những phóng viên có

chuyên môn nghiệp vụ vững, kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị và tâm của

người làm báo.

PBXH của báo chí thực hiện đúng pháp luật chính là hành động vănminh trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam mà hiến pháp năm2013 đã qui định. Đồng thời cũng chính là xây dựng nền báo chí cách mạng,hiện đại, hội nhập quốc tế.

4.2.5.3. Tôn trọng các chuẩn mực văn hóa và đạo đức xã hội trongphản biện

Bên cạnh việc PBXH thực hiện đúng các qui định của pháp luật thì báochí cần phải tôn trọng các giá trị chuẩn mực văn hóa và đạo đức. Pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội song không phải là tất cả các quan hệ mà bêncạnh đó còn có các quan hệ do các qui phạm về đạo đức điều chỉnh. Theo đó:

Thứ nhất, để phản biện có kết quả, báo chí cần phải quan tâm đến cácqui định về đạo đức nghề nghiệp của báo chí. Ngoài luật báo chí điều chỉnhcác hoạt động báo chí ra thì Hội nhà báo Việt Nam có qui định về đạo đứcnhà báo đây có thể được coi là nội dung quan trọng để các Nhà báo hoạt độngcó hiệu quả

Thứ hai, thực hiện phản biện cần phải am hiểu phong tục tập quán,truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, các giá trị đạo đức chuẩn mực từng vùngmiền, dân tộc khác nhau. Ví dụ, vừa qua báo chí tham gia phản biện 3 phươngán xây dựng và cải tạo cầu Long Biên, Hà Nội, ở đây cần hiểu được giá trịvăn hóa của cây cầu với không gian văn hóa Hà Nội là gì và các giá trị kinh tếkhác mà nó mang lại để đi đến nhận xét đánh giá phản biện cho đúng với tầmvóc của nó.

Thứ ba, thực hiện PBXH của báo chí cần thể hiện văn hóa trong mọi

hoạt động, làm cho nội dung phản biện có tính hấp dẫn hơn, dễ cảm hóa đối

Page 172: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

168

tượng hơn, v.v.. Tình trạng công kích, bài bác nhau đã xảy ra làm cho hoạt

động của một số cơ quan báo chí mất uy tín với độc giả và sự đánh giá của

đối tượng nhận phản biện. Cho nên muốn thuyết phục được đối tượng thì

người thực hiện phản biện phải có văn hóa có đạo đức và đó cũng chính là sự

tôn trọng lẫn nhau.

Thứ tư, các nhà báo cần không ngừng học hỏi ngoài nghiệp vụ chuyên

môn, đạo đức nhà báo mà còn tìm hiểu tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong cuộc

sống để nâng tầm văn hóa, xây dựng cho mình đạo đức phản biện của báo chí.

4.2.5.4. Tổ chức hợp lý lực lượng tham gia thực hiện chức năng

phản biện xã hộiCần phải đổi mới nhận thức về chức năng PBXH của báo chí, MTTQ

có chức năng giám sát và phản biện mà báo chí là một tổ chức nằm trong đó,

cho nên báo chí có chức năng PBXH trong một thể thống nhất của HTCT.

Các thành phần và lực lượng trong HTCT có nhiệm vụ tham gia xây dựng

chính quyền, do đó PBXH là một kênh quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó.

Thực hiện PBXH của báo chí cần phải tập hợp và huy động đông đảo

lực lượng tham gia như MTTQ; các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội

nghề nghiệp, v.v. các chuyên gia và các nhà khoa học am hiểu các lĩnh vực

khác nhau. Bằng các hình thức như tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học để có

tin bài, đây là việc làm cần được tổ chức một cách chặt chẽ đảm bảo đúng nội

dung và kịp thời. Các tin bài có giá trị xuất hiện trên mặt báo sẽ góp phần làm

cho phản biện sâu sắc hiệu quả cao hơn.

Muốn làm cho số lượng, thành phần tham gia thực hiện chức năng

PBXH đông đảo và có hiệu quả, báo chí cần có kế hoạch bố trí nội dung

chương trình phối kết hợp khoa học; có nguồn tài chính cơ sở vật chất hỗ trợ

cho hoạt động phản biện từ trước trong và sau.

Tòa soạn báo có kế hoạch cho các phóng viên của mình thực hiện phản

biện, bên cạnh đó cơ quan báo chí và các phóng viên có thể huy động phối

Page 173: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

169

hợp với các tờ báo khác cùng phản biện tạo không khí phản biện tích cực và

sôi nổi. Dự kiến được mỗi một sự kiện cần một số lượng phóng viên là bao

nhiêu, cộng tác viên bao nhiêu, cơ quan liên quan, cơ quan báo chí.

Cần liên kết hợp tác với các nước phát triển có những điểm tương đồng

trong hoạt động phản biện và kế thừa kinh nghiệm của họ. PBXH của báo chí

đang là những vấn đề mới, khá nhạy cảm còn nhiều ý kiến khác nhau việc

nghiên cứu trao đổi với nước ngoài là cần thiết.

4.2.5.5. Nâng cao mức độ, mở rộng phạm vi tác động và hiệu quả

thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

Đây là tiêu chí quan trọng quyết định bởi suy cho cùng dù có phản biện

hay không thì hiệu quả, chính trị, kinh tế văn hóa xã hội phải có sự thay đổi.

Nếu cho là hiệu quả phản biện tốt mà kết quả kinh tế xã hội thấp kém thì phản

biện không có ý nghĩa gì. Vấn đề đặt ra ở đây là giải pháp nào để phản biện

của báo chí thúc đẩy được kinh tế xã hội phát triển, câu hỏi cần có lời giải.

Thứ nhất, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đều bắt

nguồn từ việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cho nên

phản biện của báo chí phải lấy đó làm mục đích để hành động. Khi phản biện

báo chí cần phải đánh giá đúng vấn đề, xem xét một cách khoa học nội dung

mà các nhà hoạch định cần xin ý kiến. Ví dụ; Đề án đổi mới thi tốt nghiệp

Phổ thông Trung học năm học 2014 - 2015 được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa

ra đã tạo ra những cuộc tranh luận, thảo luận, phản biện sôi nổi của báo chí và

toàn xã hội và chúng ta thấy các nhà hoạch định chính sách lắng nghe và tiếp

thu, bổ xung và sửa đổi tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Thứ hai, sự ảnh hưởng tác động đến phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi

phản biện của báo chí cần có sự chuyên sâu, am hiểu các lĩnh vực, đồng thời

huy động các chuyên gia về từng lĩnh vực làm nổi bật tính khách quan khoa

học của vấn đề.

Page 174: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

170

Tiếu kết chương 4

Những quan điểm định hướng và những giải pháp - từ nhận thức đến

thể chế và nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của PBXH

của báo chí nước ta hiện nay và những năm tới là những vấn đề cần được

quán triệt và và thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa, để việc thực nhiệm chức năng

PBXH của báo chí nước ta thật sự có chất lượng và hiệu quả, cần đánh giá

PBXH của báo chí theo những tiêu chí đã được xác định. Tiêu chí đánh giá

kết quả PBXH của báo chí có vai trò và vị trí quan trọng hoạt động phản biện

của báo chí, muốn có kết quả phản biện tốt cần phải xây dựng và thực hiện

các tiêu chí và do đó xây dựng tiêu chí là một đòi hỏi khách quan.

Trên cơ sở các quan điểm có tính định hướng, cần thực hiện các nhóm

giải pháp một cách đồng bộ có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí, làm

cho chức năng này có sức lan tỏa trở thành diễn đàn rộng rãi của người dân.

Thông qua PBXH của báo chí, nhân dân được trình bày tâm tư, nguyện vọng,

những góp ý quan trọng cho đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và

Nhà nước.

Page 175: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

171

KẾT LUẬN

1. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu ở trên, nhiều

vấn đề đặt ra cho luận án là, làm sáng tỏ những cơ sở khoa học lý luận và thực

tiễn của việc xác định nội hàm của khái niệm chức năng PBXH của báo chí và

báo chí ở Việt Nam; đánh giá sự cần thiết và thực trạng, xác định quan điểm,

giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam

hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của các công trình đã được khảo sát là

những tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài. Tác giả luận án kế thừa,

tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác

giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí ở

Việt Nam.

2. Những vấn đề lý luận về phản biện, PBXH, PBXH của báo chí, chức

năng của báo chí, chức năng PBXH của báo chí nói chung và chức năng

PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện tiếp cận từ chính trị học, với những vấn

đề đã được làm rõ ở trên, thật sự có ý nghĩa cho việc lý giải những vấn đề của

báo chí, chức năng của báo chí và nhất là chức năng PBXH của báo chí ở Việt

Nam hiện nay. Trong những quan niệm, khái niệm được trình bày và phân

tích trên đây vừa thể hiện những giá trị có tính phổ biến của báo chí trên thế

giới, vừa có sự vận dụng, liên hệ cụ thể với báo chí và PBXH của báo chí ở

nước ta hiện nay. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt

động PBXH với tính cách là chức năng của báo chí ở Việt Nam đã được nêu

ra. Những tiêu chí này, do việc lần đầu tiên được luận án này nêu ra và còn

phải được thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta kiểm nghiệm và bổ sung,

nhưng đây cũng là một trong những đóng góp của luận án về đánh giá PBXH

của báo chí ở nước ta. Những tiêu chí này sẽ là căn cứ cho việc đánh giá thực

trạng của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay và

những năm tới.

Page 176: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

172

3. Trước những yêu cầu do sự nghiệp đổi mới đặt ra đối với việc thực

hiện chức năng PBXH của báo chí, báo chí nước ta đã đạt được những thành

tựu bước đầu. Những phản biện đó đã tạo cơ sở tiền đề giúp cho Đảng và Nhà

nước ta hình thành đường lối đổi mới, ban hành các chính sách, pháp luật phù

hợp với thực tiễn. Những đóng góp của PBXH của báo chí đã và đang đóng

góp to lớn và thành quả chung của đất nước sau gần 30 năm đổi mới. Tuy

nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chức năng

PBXH của báo chí ở nước ta. Hơn nữa những khó khăn, thánh thức trong việc

thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay và những năm tới rất

lớn. Việc thực hiện PBXH của báo chí nước ta thời gian tới, do công cuộc đổi

mới của đất nước đặt ra, cần phải tiếp tục bổ sung, phát triển và cần phải đưa

chức năng PBXH của báo chí vào Luật báo chí sửa đổi, nhằm đáp ứng yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Việc thực

hiện những quan điểm đúng đắn và giải pháp phù hợp, khả thi sẽ nâng cao

chất lượng và hiệu quả chức năng PBXH của báo chí nước ta

4. Những quan điểm định hướng và những giải pháp - từ nhận thức đến

thể chế và nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chức

năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay và những năm tới là những vấn đề

cần được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa, để việc thực hiện chức

năng PBXH của báo chí nước ta thật sự có chất lượng và hiệu quả, cần đáng

giá PBXH của báo chí theo những tiêu chí đã được xác định. Trên cơ sở các

quan điểm có tính định hướng, cần thực hiện các nhóm giải pháp một cách đồng

bộ có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí, làm cho chức năng này có sức lan

tỏa trở thành diễn đàn rộng rãi của người dân. Thông qua chức năng PBXH của

báo chí, nhân dân được trình bày tâm tư nguyện vọng, những góp ý quan trọng

cho đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Page 177: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

173

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1 . Nguyễn Văn Minh (2009), “Phản biện xã hội của báo chí góp phần nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng”, trong sách Nâng cao

chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Minh (Chủ nhiệm, 2010), Một số giải pháp nâng cao chất

lượng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách

pháp luật của Nhà nước trên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,

Đề tài khoa học cấp Ban/Bộ, KHBĐ (2010)-04, Ban Tuyên giáo

Trung ương.

3. Nguyễn Văn Minh (2012), "Báo chí với việc nâng cao chất lượng tuyên

truyền nghị quyết của Đảng", Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,

ngày 30/8/2012.

4. Nguyễn Văn Minh (2014), "Một số vấn đề về phản biện xã hội của báo chí

ở nước ta hiện nay", Tạp chí Báo cáo viên, (8).

5. Nguyễn Văn Minh (2014), "Phản biện xã hội của báo chí và phản biện xã

hội qua báo chí", Tạp chí Lý luận chính trị, (8).

6. Nguyễn Văn Minh (2014), "Phản biện xã hội của báo chí là chức năng của

báo chí", Tạp chí Dạy và Học ngày nay số chuyên đề, (11).

Page 178: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

174

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Quang A (2010), “Báo chí với phản biện”, Báo Tiền Phong, ngày22/6/2010.

2. Nguyễn Quang A (2013), Dân mong gì ở báo chí trong việc đưa tin bài vềcác dự thảo chính sách, Hội thảo “Vai trò của báo chí, truyền thôngtrong việc lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo chính sách”, do REDthuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chứcngày 27/2, tại Hà Nội.

3. V.Aphanaxép (1995), Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Dương Ngọc Ánh (2005), Báo chí tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ chủquyền kinh tế đất nước, Luận văn thạc sĩ Ngành báo chí.

5. Nguyễn Thọ Ánh (2012). Thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hộicủa Mặt trận tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1985), Quy chế tổ chức báo địaphương, ngày 15/10/1985.

7. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981), Chỉ thị số 100- CT/TW ban hànhtháng 10/1981 về chủ trương khoán sản phẩm đến nhóm và ngườilao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

8. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 08-CT/TW ngày31/3/1992 về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản”.

9. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1997), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiệnChỉ thị 08 -CT/ TW của Ban Bí thư (khóa VII).

10. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo quản lý tạođiều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, NxbLý luận chính trị, Hà Nội.

Page 179: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

175

11. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Báo cáo công tác báo chí năm 2012,

một số nhiệm vụ trọng tâm 2013.

12. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Báo cáo tổng kết báo chí năm 2013.

13. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2009), Lịch sử báo chí Việt Nam,

Đề tài cấp nhà nước.

14. Trần Đình Bá (1999), Một chặng đường làm báo, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

15. Lý Diệu Bác (2009), “Công tác tư tưởng cần tăng cường đổi mới và tính

thời đại”, Tạp chí Pháp chế Chính phủ (Trung Quốc), (31).

16. Nguyễn Trần Bạt (2007), “Phản biện xã hội”, http:// w.w.w. chúng ta.net,

ngày 27 tháng 2.

17. Nguyễn Thanh Bình (2009), “Điều kiện cho giám sát phản biện xã hội của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận (7/80)

18. Nguyễn Trọng Bình (2009), “Về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và tác dụng đối với hoạt động của hệ thống chính trị nước

ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (8) .

19. Nguyễn Trọng Bình (2009), “Nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí lý luận chính trị,(11).

20. Nguyễn Trọng Bình (2010), “ Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam – Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Mặt trận (81)

21. Nguyễn Hoà Bình (2010), “Phản biện xã hội”, Báo Hà Nội mới, ngày 24,

tháng 7.

22. Nguyễn Trọng Bình (2007), “Một số ý kiến về phản biện xã hội”, Thông

tin Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (4).

23. Lại Thị Hải Bình (2006), Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của

học sinh, sinh viên, Luận văn thạc sĩ ngành báo chí.

24. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới

cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp.

Page 180: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

176

25. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997 tiếp tục đổi

mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản.

26. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 về quy

chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

các đoàn thể chính trị - xã hội.

27. Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 17/2007/

TTLT/BVHTT - BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tác

phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương giai

đoạn 2006 - 2010.

28. A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn,Mátxcơva (Liên bang Nga).

29. Chính trị học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (2012), Nxb Chính trịquốc gia - Sự thật, Hà Nội.

30. Hoàng Thủy Chung (2010), Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí,Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1949), Thư gửi Lớp học viết báo Huỳnh ThúcKháng, ngày 9/6/1949.

32. Đỗ Quý Doãn (2010), “Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng vềbáo chí, xuất bản thành chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Tạpchí Cộng sản điện tử, ngày 17/6/2010.

33. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại họcquốc gia, Hà Nội.

34. Bùi Phương Dung (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới,Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2007), Tác phẩm báo chí, Tập 2, Nxb lýluận chính trị, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.37. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và truyền thông hiện đại, Nxb Lao

động, Hà Nội.

Page 181: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

177

38. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

46. Hà Đăng (2003), “Nâng cao công tác báo chí của Đảng dưới ánh sáng tư

tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (40).

47. Trần Ngọc Đường (Chủ biên) (2011), Một số vấn đề về phân công phối

hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. A.A. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông

tấn, Mátxcơva.

49. Trương Thị Hồng Hà (2007), “Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo cho

nhân dân tham gia hoạt động giám sát phản biện xã hội”, Tạp chí

Cộng sản, (8/778), tr.56 - 61.

50. Hoàng Hải (2006), “Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc trong phản biện

xã hội và giám sát xây dựng Đảng”, Tạp chí Mặt trận, (37).

Page 182: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

178

51. Phạm Thị Hằng (2008), Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử,

Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí.

52. Đinh Thu Hằng (2008), “Phát huy vai trò phản biện xã hội của báo chí”,

Tạp chí Lý luận và truyền thông, (8).

53. Phạm Xuân Hằng (2009), Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc thành phố Hà Nội nhằm phát triển kinh tế xã hội của Thủ

đô, Đề tài khoa học: 01X -11/02 -2009 -1.

54. Trần Hậu (2009), “Góp phần tìm hiểu về phản biện xã hội”, Tạp chí Lý

luận chính trị, (6), tr.77 -80.

55. Trần Hậu (2009), Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và

phản biện xã hội đối với các tổ chức và hoạt động của hệ thống

chính trị, Chương trình khoa học và công nghệ KX10.06 - 10.

56. Hiến pháp Hoa kỳ ngày 17/9/1787, http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%

BA%BFn_ph%C3%A1p_Hoa_K%E1%BB%B3

57. Nguyễn Văn Hiếu (2013), Cơ quan xây dựng chính sách mong đợi gì ở

báo chí xung quanh việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân, Hội

thảo “Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân

dân cho các dự thảo chính sách”, do RED thuộc Liên hiệp các Hội

Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 27/2 tại Hà Nội.

58. Vũ Thị Như Hoa (2013), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay, Chuyên ngành Chính trị học -

Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

59. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị

học (2000), "Đối tượng, chức năng đặc điểm và nội dung của Chính

trị học Việt Nam", Tạp chí Thông tin chính trị học, (5).

60. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Chính trị

(2004), Tập bài giảng Chính trị (hệ Cao cấp chính trị), Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

Page 183: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

179

61. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính

trị khu vực I, Khoa Chính trị học (2010), Chính trị học - một số vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị

học (2011), Tập bài giảng Chính trị học (hệ Cao cấp lý luận chính

trị), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

63. Đỗ Minh Hồng (2006), Báo điện tử Việt Nam và vấn đề văn hóa dân tộc,

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí.

64. Nguyễn Văn Huyên (2001), “Phát huy dân chủ trong cơ chế một đảng

cầm quyền ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.9 - 12.

65. Nguyễn Văn Huyên (2005), "Văn hóa và văn hóa chính trị từ cách tiếp

cận triết học mác xít", Tạp chí Triết học, (5).

66. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2012), Các chuyên đề bài giảng lịch sử

tư tưởng và các học thuyết chính trị thế giới, Nxb Chính trị - Hành

chính quốc gia, Hà Nội.

67. Đặng Thị Thu Hương (2013), Báo chí các nước ASEAN, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội.

68. Mai Thúy Hường (2009), Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực (khảo

sát qua báo in), Luận văn Ths chuyên ngành báo chí.

69. Lưu Văn Kiền (2001), “Báo chí - công cụ sắc bén của công tác tư tưởng”,

Tạp chí Cộng sản, (16).

70. Phan Văn Kiền (2012), Phản biện xã hội của tác phẩn báo chí Việt Nam

qua một số sự kiện nổi bật, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

71. Trần Danh Lân (2007), Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng

ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học.

72. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 44, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 184: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

180

75. L.Lipson (1965), Những tranh luận lớn về chính trị, Nxb Prentice Hall

INC (Bản dịch của Viện Chính trị học).

76. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

77. Điền Trung Mẫn (2007), “Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới”,

Tạp chí Học tập và nghiên cứu lý luận (Trung Quốc), (8).

78. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), “Về giám sát và phản biện xã hội của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân

dân”, Đề án của Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, Hà Nội.

79. Nguyễn Văn Minh (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền

đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà

nước trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề tài cấp Bộ/ Ban.

80. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội.

81. Hoàng Thị Ngân (2010), “Giám sát và phản biện xã hội”, Tạp chí Nhànước và Pháp luật, (9/269).

82. Tạ Thị Nguyệt (2009), Báo chí với phản biện xã hội, Luận văn cử nhânbáo chí (Học viện báo chí và tuyên truyền).

83. Minh Nhật (2012), "Vai trò phản biện của báo chí là rất quan trọng", Báomới điện tử, ngày 20/6/2012.

84. Trần Quang Nhiếp (2000), Định hướng và quản lý báo chí trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

85. M.Prelot và G.Lescuyer (1975), Lịch sử các tư tưởng Chính trị, NxbDaloz, (Bản dịch của Viện Chính trị học).

86. E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thông tấn, Mátxcơva(Liên bang Nga).

Page 185: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

181

87. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng,Vũ Duy Thông (Chủ biên) (2010), Tổngquan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2010), Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

88. Lê Minh Quân (2009), Tư tưởng chính trị của C.Mác và Ph.Ăngghen V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

90. Lê Minh Quân - Bùi Viêt Hương (2012), Về quyền lực nhà nước trongquản lý hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

91. Đỗ Văn Quân (2012), Phản biện xã hội qua báo chí (Nghiên cứu trườnghợp tờ Báo điện tử VietNamnet), Luận án tiến sĩ Xã hội học.

92. Quốc hội (1999), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,Hà Nội.

94. Tô Huy Rứa (2007), "Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nền báochí cách mạng nước ta", Tạp chí Cộng sản, (6).

95. Tô Huy Rứa (2009), “Nhiều phản biện của báo chí được Đảng, Nhà nướctiếp thu”, Cổng TTĐT Chính phủ, ngày 16/6.

96. Trương Tấn Sang (2007), "Tiếp tục phát triển nền báo chí cách mạng, gópphần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước", Báo Nhân Dân, ngày 21/6/2007.

97. M.I. Sotak (2003), Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức, Nxb Thôngtấn Mátxcơva (Liên bang Nga).

98. Dương Xuân Sơn (1996), Báo chí nước ngoài, Nxb Văn hóa - Thông tin,Hà Nội.

99. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý luậnbáo chí truyền thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

100. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.

Page 186: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

182

101. Tạ Ngọc Tấn (2000), "70 năm Đảng lãnh đạo báo chí, những vấn đềnóng hổi tính thời sự", Tạp chí Cộng sản, (6).

102. Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thế Huynh (2007), Cơ sở lý luận báo chí, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

103. Chu Thái Thành (2000), Đội ngũ nhà báo Việt Nam trong công cuộc đổimới theo định hướng XHCN, Luận án tiến sĩ chuyên ngành CNXHkhoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

104. Tống Đức Thảo, Bùi Việt Hương (2011), Trào lưu xã hội dân chủ ở mộtsố nước phương Tây hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

105. Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Tường Văn (2010), Phản biện xã hội vàphát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Đỗ Thịnh (2013), Vai trò của báo chí trong việc lấy ý kiến của nhân chocác chính sách lớn, Hội thảo “Vai trò của báo chí, truyền thôngtrong việc lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo chính sách”, do REDthuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chứcngày 27/2, tại Hà Nội.

107. Hữu Thọ (2012), "Ngòi bút trách nhiệm", Tạp chí Tuyên giáo, (6).

108. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày

28/5/2007 ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho

báo chí.

109. Đỗ Duy Thường (2006), “Phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các

đoàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh”, Tạp

chí Xây dựng Đảng, (12).

110. Nguyễn Vũ Tiến (2003), Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trongthời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học.

111. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), 70 năm báo Lao động,Nxb Lao động, Hà Nội.

112. Nguyễn Thu Trang (2013), Báo chí trong việc lấy ý kiến của cộng đồng

doanh nghiệp góp ý cho các dự thảo chính sách kinh tế, Hội thảo

Page 187: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

183

“Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân dân

cho các dự thảo chính sách”, do RED thuộc Liên hiệp các Hội Khoa

học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 27/2, tại Hà Nội.

113. Nguyễn Phú Trọng (2012), "Sức hấp dẫn của báo chí chính là nói đúngsự thật một cách thuyết phục", Báo Sài Gòn giải phóng điện tử,http://www.sggp.org.vn/, ngày 10/6/2012.

114. Trần Đăng Tuấn (2006), “Phản biện xã hội: Một số vấn đề chung”, Tạpchí Cộng sản, (18).

115. Trần Đăng Tuấn (2006), “Phương thức phản biện xã hội”, Tạp chíCộng sản, (17).

116. Lê Huy Tuấn (2005), Triết học chính trị Montesqiueu với việc xây dựng Nhànước pháp quyền Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

117. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách mạng Pháp năm 1789.http://reds.vn/index.php/lich-su/lan-song-do/1400-tuyen-ngon-nhanquyen-va-dan-quyen-1789. Đăng thứ bảy, ngày 14 Tháng 7 2012 12:46

118. Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang, “Phản biện xã hội; khái niệm,chức năng và điều kiện hình thành”, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=5004&CategoryID=42. 09:10-20/03/2012

119. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Tuệ (Chủ biên), (1998), Từ điển tiếng ViệtNxb Đà Nẵng.

120. Hồng Vinh (2004), “Nhiệm vụ của Báo chí trước yêu cầu mới của đấtnước”, Tạp chí Cộng sản, (61).

121. Nguyễn Hồng Vinh, “Về tự do ngôn luận tự do báo chí”, http://www.baocantho.com.vn/, Chủ nhật, 16/06/2013 20 giờ 20 GMT+0

122. Nguyễn Hữu Vịnh (2013), Xây dựng chính sách và truyền thông xãhội: Học kiến thức và tập dân chủ, Hội thảo “Vai trò của báo chí,truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo chínhsách”, do RED thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật ViệtNam tổ chức ngày 27/2/2013 tại Hà Nội.

Page 188: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

184

123. Dương Vũ (2004), "Báo chí tham gia quản lý xã hội", Tạp chí Cộng

sản, (5).

124. Vụ Báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Chỉ đạo quản lý báo

chí trong tình hình hiện nay, Đề tài cấp Ban / Bộ.

Tài liệu tiếng Anh

125. Allan J. Cigler (2003), Interest Group Politis, Burdett A.Loomis,

Washington DC.

126. Escobar. A (1995), Encountering Development: The Making and

Unmaking of the third World, Princetion: Princeton University Press.

127. David B.Truman (1951), The Governmental Proceses, New York:

Alfred A. Knopf, Ine.

128. Jean L. Cohen and Andrew Arato (1992), Civil society and political

theory Cambridge, Mass: Mit Press.

129. J. Patrik Gunning (2003), Understanding Democracy - an introductionto public choice.

130. Hedebro (1982), Communication and Social Change in DevelopingNations: A critical View, Ames: Iowa State University Press.

131. Huntington, S.P (1968), Political order in changing societies, NewHaven, CT: Yale University Press.

132. Kausikan. B (1994), Human rights: Asia’a diferent stand, Media Asia,21 (1) : 45-51

133. Katz and P.F.Lazarsfeld, Personal Influence: The Part Played byPeople in the Flow of Mass Communication, 2nd. (Free Press, NewYokf, 2005).

134. Lee K.Y (1992), Discipline versus democracy, Far Eastern EconomicReview, 10 December: 29.

135. McQuail.D (1987), Mass Communication Theory: An introduction,

Lodon: Sage.

Page 189: CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAYhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_la.pdf · báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp

185

136. Michael Walzer (1983), Interpetation and Social Criticism, Havard

University Press.

137. Neocleous, Kean J (1998), Civli society and State, Verso, London.

138. Pye.L.W (1963), Communication and Political Development,

Princeton: Princeton University Press.

139. Robert A.Dahl (1982), Dilemmas of Pluralistdemocracy, Yale

University Press.

140. Sen (1999), Development as Freedom, NewYork, Rendom House.