chÚa nhẬt 7 – 6 – 2015 : (mc 14, 12-16.22-26) · chÚa nhẬt lỄ mÌnh mÁu chÚa giÊsu...

5
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B 7 – 6 – 2015 Thánh ThểLời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26) 12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, ngày sát tế chiên Vượt Qua, các n đệ thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: "Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?" 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta". 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. 22 Ðang bữa ăn, Ðức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy". 23 Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông: "Ðây là máu Thầy, máu Giao Ước mới, sẽ đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa". 26 Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Suy Niệm:. Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bối cảnh của lễ Vượt Qua của người Do Thái, một đại lễ lớn nhất của dân tộc. Đại lễ này tưởng niệm lại hành động can thiệp đầy quyền năng của Thiên Chúa, trong việc dẫn dắt dân Người thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Bữa ăn Vượt Qua là một nghi lễ long trọng. Bữa ăn tưởng niệm lại một việc trong quá khứ, đang khi cử hành việc tưởng niệm đó thì quyền năng của Thiên Chúa lại được tái hiện. Chúa Giêsu nói: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. Mỗi khi chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể thì quyền năng và tình yêu của Chúa Giêsu lại được tái hiện. Nhưng không chỉ như thế, chính Chúa Giêsu lại hiện diện thật sự ở giữa chúng ta. Trong Giáo Lý của công giáo bạn Philippine chương nói về Bí Tích Thánh Thể, nói chung người công giáo Philippine rất quý trọng cử hành Thánh Thể hay quen gọi là Thánh Lễ, sinh họat của một xứ đạo mẫu mực họat động thiêng liêng xã hội bác ái đều quay quanh phụng vụ Thánh lễ, ngay cả những sinh hoạt gia đình như dịp Hôn phối hay giỗ chạp cũng được ghi dấu bằng Thánh Lễ, những cuộc gặp gỡ hay hội họp của những nhóm công giáo cũng thường được mở đầu hoặc kết thúc bằng Thánh lễ. Như vậy Thánh lễ đã trở thành sinh họat công giáo quen thuộc nhất với người Phillipine, đến nỗi có người bảo là làm cho xong và thật là nhàm chán. Động lực cá nhân khiến người ta đi lễ thì rất khác nhau, có người đi lễ với lý do đơn giản là phải đi để khỏi mất tội trọng. hay là vì vâng lời cha mẹ, có người đi là vì thói quen, họ đi đến trể, về sớm, hay người khác đi là vì muốn giống như mọi người, vài người lại nói chuyện với nhau hay chỉ nhìn ngắm kẻ khác, và kể cả để khoe quần áo, Nhiều người ăn vận trang phục bất xứng. . Nhiều người vào trong nhà thờ mà không tỏ sự tôn kính Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trong Nhà Tạm. Trong khi xếp hàng lên rước Mình Thánh Chúa Giêsu, một số người thay vì tập trung vào việc chuẩn bị đón Chúa ngự vào tâm hồn mình thì lại đưa mắt nhìn quanh khắp cả nhà thờ. Những thái độ như thế dẫn đến người trẻ phản kháng: “Tại sao tôi lại phải đi lễ ? Tôi có thể ở nhà mà cầu nguyện tốt hơn ? Hay là tại sao tôi lại phải rước lễ ? Thật là vô nghĩa ? Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Thật là tốt đẹp khi Giáo hội khuyến khích các tín hữu thường xuyên rước lễ và tạo điều kiện dễ dàng cho việc này. Nhưng cũng thế mà xảy ra tình trạng người giáo dân ơ hờ, trễ nải đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cũng có một số tín hữu chịu ảnh hưởng của Tin lành cho rằng Bánh Thánh chỉ là biểu tượng của Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng Chúa Giêsu không nói: “Đây là biểu tượng của Mình Thầy”. Chúa nói cách rõ ràng: “Đây là Mình Thầy”. Ước gì đại lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô hôm nay giúp mọi tín hữu Công giáo ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ước gì ngày lễ hôm nay canh tân tâm tình biết ơn của chúng ta đối với quà tặng vô giá, mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là chính Thịt Máu Chúa. Càng ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta càng có thêm sức mạnh để tiến bước trên hành trình đức tin của mình. | Hieäp Nhaát 173 | 06 - 2015 | 5

Upload: others

Post on 23-Jun-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÚA NHẬT 7 – 6 – 2015 : (Mc 14, 12-16.22-26) · CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B. 7 – 6 – 2015 “Thánh Thể” Lời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26) . 12

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B 7 – 6 – 2015 “Thánh Thể”

Lời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26)

12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?"

13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: "Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?" 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta". 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. 22 Ðang bữa ăn, Ðức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy". 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông: "Ðây là máu Thầy, máu Giao Ước mới, sẽ đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa".26 Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Suy Niệm:. Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bối cảnh của lễ Vượt Qua của người Do Thái, một đại lễ lớn nhất của dân tộc. Đại lễ này tưởng niệm lại hành động can thiệp đầy quyền năng của Thiên Chúa, trong việc dẫn dắt dân Người thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Bữa ăn Vượt Qua là một nghi lễ long trọng. Bữa ăn tưởng niệm lại một việc trong quá khứ, và đang khi cử hành việc tưởng niệm đó thì quyền năng của Thiên Chúa lại được tái hiện. Chúa Giêsu nói: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. Mỗi khi chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể thì quyền năng và tình yêu của Chúa Giêsu lại được tái hiện.

Nhưng không chỉ như thế, chính Chúa Giêsu lại hiện diện thật sự ở giữa chúng ta. Trong Giáo Lý của công giáo bạn Philippine chương nói về Bí Tích Thánh Thể, nói chung người công giáo Philippine rất quý trọng cử hành Thánh Thể hay quen gọi là Thánh Lễ, sinh họat của một xứ đạo mẫu mực họat động thiêng liêng xã hội bác ái đều quay quanh phụng vụ Thánh lễ, ngay cả những sinh hoạt gia đình như dịp Hôn phối hay giỗ chạp cũng được ghi dấu bằng Thánh Lễ, những cuộc gặp gỡ hay hội họp của những nhóm công giáo cũng thường được mở đầu hoặc kết thúc bằng Thánh lễ. Như vậy Thánh lễ đã trở thành sinh họat công giáo quen thuộc nhất với người Phillipine, đến nỗi có người bảo là làm cho xong và thật là nhàm chán. Động lực cá nhân khiến người ta đi lễ thì rất khác nhau, có người đi lễ với lý do đơn giản là phải đi để khỏi mất tội trọng. hay là vì vâng lời cha mẹ, có người đi là vì thói quen, họ đi đến trể, về sớm, hay người khác đi là vì muốn giống như mọi người, vài người lại nói chuyện với nhau hay chỉ nhìn ngắm kẻ khác, và kể cả để khoe quần áo, Nhiều người ăn vận trang phục bất xứng. . Nhiều người vào trong nhà thờ mà không tỏ sự tôn kính Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trong Nhà Tạm. Trong khi xếp hàng lên rước Mình Thánh Chúa Giêsu, một số người thay vì tập trung vào việc chuẩn bị đón Chúa ngự vào tâm hồn mình thì lại đưa mắt nhìn quanh khắp cả nhà thờ. Những thái độ như thế dẫn đến người trẻ phản kháng: “Tại sao tôi lại phải đi lễ ? Tôi có thể ở nhà mà cầu nguyện tốt hơn ? Hay là tại sao tôi lại phải rước lễ ? Thật là vô nghĩa ? Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Thật là tốt đẹp khi Giáo hội khuyến khích các tín hữu thường xuyên rước lễ và tạo điều kiện dễ dàng cho việc này. Nhưng cũng vì thế mà xảy ra tình trạng người giáo dân ơ hờ, trễ nải đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cũng có một số tín hữu chịu ảnh hưởng của Tin lành cho rằng Bánh Thánh chỉ là biểu tượng của Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng Chúa Giêsu không nói: “Đây là biểu tượng của Mình Thầy”. Chúa nói cách rõ ràng: “Đây là Mình Thầy”. Ước gì đại lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô hôm nay giúp mọi tín hữu Công giáo ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ước gì ngày lễ hôm nay canh tân tâm tình biết ơn của chúng ta đối với quà tặng vô giá, mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là chính Thịt Máu Chúa. Càng ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta càng có thêm sức mạnh để tiến bước trên hành trình đức tin của mình.

| Hieäp Nhaát 173 | 06 - 2015 | 5

Page 2: CHÚA NHẬT 7 – 6 – 2015 : (Mc 14, 12-16.22-26) · CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B. 7 – 6 – 2015 “Thánh Thể” Lời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26) . 12

Cầu Nguyện Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì quà tặng vĩ đại Chúa đã ban cho con là Bí tích Thánh Thể. Xin Chúa giúp con luôn xác tín vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích này và hết lòng tôn sùng mến yêu. ***

CHÚA NHẬT 11 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B 14 – 6 – 2015

“Bông Lúa Trĩu Hạt” Lời Chúa: (Mc 4, 26-34)

26 Một hôm, Ðức Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn này: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. 27 Ðêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống

vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. 28 Ðất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. 29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa." 30 Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? 31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. 32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng." 33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. 34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. Suy Niệm: Theo bản nghiên cứu thường niên về “Tình trạng Truyền giáo Toàn cầu” của Vatican được đăng trên BBC News, ngày 14/3/2013 cho biết có trên 1,2 tỷ Kitô hữu. Việc tăng trưởng có thể do sinh sản và giáo dục con cái theo truyền thống đức tin. Cũng có thể do cải đạo từ các đạo khác sang Kitô giáo. Mặc dù sự cải đạo này không nhiều, nhưng đã có hàng triệu người mỗi năm qua việc hôn nhân: một người thuộc tôn giáo khác quyết định đón nhận đức tin từ người bạn đời Công giáo của mình khi kêt hôn. Niên giám Vatican năm 2012 cũng cho thấy, số lượng các giám mục và linh mục đã tăng theo tỷ lệ thuận với số người Công giáo trên toàn thế giới vào khỏang 1,3% , đã có 5.065 giám mục và 410.593 linh mục.

Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về Nước Thiên Chúa giống hạt giống được gieo xuống đất, rồi âm thầm mọc lên theo luật thiên nhiên, và như một hạt cải nhỏ bé nhưng sau đó mọc lên thành cây to lớn đến nỗi "chim trời có thể làm tổ dưới bóng". Còn cỏ dại ám chỉ các kẻ làm điều gian ác sẽ bị thiêu cháy trong lửa hỏa ngục muôn đời. Trong thời gian chờ đợi này, mỗi người chúng ta cần chu tòan bổn phận góp phần xây dựng Nước Thiên Chúa bằng việc sống giới răn yêu thương và thực thi công bình bác ái theo gương và lời Chúa Giêsu dạy. Nước Thiên Chúa giống như hạt cải: Các tín hữu chúng ta cần góp phần vào sự tăng trưởng của Nước Thiên Chúa bằng việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa mỗi ngày, năng cầu nguyện và thực hành bác ái phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ Chúa đang hiện thân trong những người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi... Những hạt giống nhỏ bé là các việc lành ấy sẽ góp phần làm tăng trưởng Hội thánh ngày một lớn mạnh theo thánh ý Chúa. Như những hạt cải nhỏ bé, phải biết tự hủy mới mọc thành cây và lớn lên, các tín hữu cũng phải tập chết đi cho các ý riêng ích kỷ và tự mãn, cho các đam mê nhục dục thấp hèn, cho các thói hư tật xấu của mình… Mỗi khi gặp sự chống đối hay thất bại, thay vì nản lòng thóai lui, chúng ta cần xác tín rằng: Nếu chúng ta biết sống khiêm tốn nhỏ bé, âm thầm cầu nguyện và can đảm dấn thân kèm theo sự tín thác cậy trông vào ơn Chúa giúp… chắc chắn việc tông đồ của chúng ta sẽ đạt kết quả đúng theo chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Muốn đưa được nhiều người về làm con Chúa trong Hội thánh, ngay từ bây giờ các tín hữu chúng ta cần phải làm gì? Khi làm việc tông đồ mà gặp trở lực chống đối hay thất bại, chúng ta cần làm gì theo gương Chúa Giêsu? Cầu Nguyện: Lạy Chúa Cha Tòan Năng. xin cho chúng con biết tin tưởng và phó thác vào quyền năng yêu thương và quan phòng của Cha trong công cuộc tông đồ. dù chúng con chỉ làm được các việc nhỏ bé tầm thường, nhưng chúng con tin rằng: Chính Chúa sẽ làm cho các việc nhỏ bé tầm thường ấy phát sinh hiệu quả lớn lao cho Hội Thánh. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì gieo Lời Chúa khi tiếp súc vối tha nhân dù có gặp thuận lợi hay không thuận lợi, vì tin vào quyền năng và tình thương của Chúa sẽ hòan tất những gì

6 | Hieäp Nhaát 173 | 06 - 2015 |

Page 3: CHÚA NHẬT 7 – 6 – 2015 : (Mc 14, 12-16.22-26) · CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B. 7 – 6 – 2015 “Thánh Thể” Lời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26) . 12

còn thiếu sót, như lời thánh Phaolô: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6).

***

CHÚA NHẬT 12 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B 21 – 6 - 2015

“Thầy Không Lo Sao”

Lời Chúa: (Mc 4, 35-41)

35 Chiều hôm ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi!" 36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. 37 Và một trận cuồng phong nổi lên,

sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. 38 Trong khi đó, Ðức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" 39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. 40 Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? "41 Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?" Suy Niệm: Đoạn Tin Mừng của Thánh Marcô hôm nay có lẽ đem đến một vài thắc mắc và phản ứng khác nhau đối với những người không tin Chúa Kitô, đối với các môn đệ trong cuộc, và đặc biệt đối với những người đang tin vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Thắc mắc hoặc phản ứng trước tiên có thể là: Làm sao Chúa Giêsu có thể ngủ giữa cơn bão lớn đến nỗi nước đã trào vào thuyền rất nhiều, trong khi bên tai vang lên những tiếng kêu cứu vì sợ hãi của các môn đệ? Thắc mắc này rất hợp lý và tự nhiên cả cho những người không tin lẫn những ai tin vào Chúa Giêsu. Câu trả lời có thể cũng rất hợp lý là: Sau một ngày dài làm việc và giảng dạy cho một đám đông theo Chúa Giêsu, chắc chắn Người vất vả và mệt lắm. Thử tưởng tượng trong hoàn cảnh thiên nhiên mà phải giảng lớn liên miên suốt ngày, không có hệ thống âm thanh, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Lại nữa, ở giữa thời đại mà thức ăn cũng như nước uống không mấy thuận tiện, thì chắc chắn người rao giảng như Chúa Giêsu sẽ hết sức vất vả và kiệt sức khi chiều đến! Khi có dịp nghỉ ngơi là giấc ngủ tự nhiên đến. Người ngủ trong hoàn cảnh ấy sẽ ngủ như chết, bằng chứng là Chúa Giêsu ngồi ôm gối ngủ tỉnh bơ, kệ cho bão táp sóng gió nổi lên. Những ai đã từng đi vượt biên và gặp sóng gió bão táp, có thể cũng đã trải qua kinh nghiệm ngủ này.

Phản ứng thứ hai trước bão táp là của các môn đệ Chúa Giêsu trong cuộc rất thực: Họ sợ hãi vừa kêu cứu vừa trách Th ầy mì không quan tâm đ ến sao? � Và sau khi Chúa Giêsu chỗi dậy truyền cho sóng gió im lặng, các ông kinh hãi nói với nhau: Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người? Tính cách thực ở đây là diễn tả sự yếu đuối trong thân phận con người. Khi bất lực trước các nguy hiểm đến tính mạng, tự nhiên bản tính con người rơi vào trạng thái sợ hãi và la hét kêu cứu. Và trước các phép lạ vượt ngoài tầm tự nhiên, con người tự nhiên bỡ ngỡ và thán phục, tin cậy và phó thác. Cả hai phản ứng của các môn đệ đều được Chúa Giêsu đáp lại bằng việc truyền cho sóng gió im lặng để trả lại sự an bình cho các ông, và nhất là chuẩn bị cho các ông nhận ra Người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa thiên hạ đợi trông, để tiếp tục loan bào Tin Mừng cứu độ thay cho Người. Và phản ứng thứ ba là thái độ của những người tin Chúa Giêsu khi suy niệm về quyền năng của Người trước sóng gío bão táp. Họ không có cơ hội chứng kiến quyền năng Chúa như các môn đệ, nhưng họ lại có rất nhiều cơ hội sống những hoàn cảnh đời mình trước tình thương và quyền năng của Chúa an bài cho họ. Những kinh nghiệm đau khổ của đời sống con người thường dẫn họ chiêm ngưỡng tình thương và quyền năng của Chúa, nếu họ luôn biết cậy trông và phó thác cuộc sống nơi Người. Những kinh nghiệm thường thấy nhất là sự chào đời của một đời sống mới. Người mẹ cảm nghiệm tuyệt vời bàn tay Chúa an bài cho mình và cho đứa con yêu dấu của mình. Sự chào đời của nó sẽ chấm dứt nỗi nhọc nhằn cưu mang và nuôi dưỡng, để nhường lại cho những niềm vui vô hạn trong tâm hồn và cuộc đời mà không một món quà nào có thể so sánh. Hoặc có thể cụ thể hơn khi nghĩ đến cảnh vượt biển một sống hai chết để đi tìm tự do. Với tâm tình thống thiết van xin Thiên Chúa cứu giúp, tất cả chúng ta đã đến bến bờ tự do và hôm nay đang có một cuộc sống tương đối hạnh phúc. Chúng ta có thể so sánh những kinh nghiệm này với kinh nghiệm thực của các môn đệ cùng với Chúa Giêsu trong cơn bão táp. Điều quan trọng trong đời sống đức tin là luôn biết kêu cứu phó thác và bỡ ngỡ trước quyền năng và tình thương của Chúa. Giữa đêm tối đức tin, chúng ta đang có một cơ hội chứng tỏ niềm tin và tình yêu của mình đối với Chúa. Luôn nhớ rằng, các kinh nghiệm của đức tin luôn dẫn đến những món quà quí giá mới để chúng ta có thể chia sẻ với anh chị em đồng loại. Đây cũng là cách biết bỡ ngỡ trước tình thương và quyền năng của Chúa, vì Người luôn dùng những kẻ yếu đuối và khiêm nhường như những dụng cụ rao giảng tình thương và quyền năng ấy trong vụ trụ và trên thế giới này. (Lm. Raphael Xuân Nguyên)

Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết chạy đến kêu cầu cùng Chúa, khi những sóng gió trong đời sống làm chúng con lao đao đôi khi mất cả đức tin. Xin cho chúng con biết can đảm vuợt qua nhiều

| Hieäp Nhaát 173 | 06 - 2015 | 7

Page 4: CHÚA NHẬT 7 – 6 – 2015 : (Mc 14, 12-16.22-26) · CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B. 7 – 6 – 2015 “Thánh Thể” Lời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26) . 12

khổ nhọc, thử thách và cám dỗ. Xin cho chúng con biết vững tin vào quyền năng và tình thương của Chúa. Amen *** CHÚA NHẬT 13 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

28 – 5 – 2015 “Lòng tin của con đã cứu con”

Lời Chúa: (Mc 5, 21-43)

21 Khi ấy, Ðức Giêsu xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. 22 Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Ðức Giêsu, ông ta sụp xuống

dưới chân Người, 23 và khẩn khoản nài xin: "Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống." 24 Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. 25 Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, 26 bao phen khổ sở vì chạy thầy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. 27 Ðược nghe đồn về Ðức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người. 28 Vì bà tự nhủ: "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu." 29 Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. 30 Ngay lúc đó, Ðức Giêsu thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: "Ai đã sờ vào áo tôi?" 31 Các môn đệ thưa: "Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: "Ai đã sờ vào tôi?" 32 Ðức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó. 33 Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. 34 Người nói với bà ta: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh." 35 Ðức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: "Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?" 36 Nhưng Ðức Giêsu nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi." 37 Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phêrô, ông Giacôbê và em ông này là ông Gioan. 38 Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Ðức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. 39 Người bước vào nhà và bảo họ: "Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Ðứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!" 40 Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. 41 Người cầm lấy tay nó và nói: "Talithakum", nghĩa là: "Này bé, Thầy truyền cho con: chỗi dậy đi!" 42 Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ. 43 Ðức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.

Suy Niệm: 1. Thân phận con người Đức Giêsu thực hiện hai phép lạ: phép lạ chữa bệnh và phép lạ làm cho sống lại. Hai phép lạ này liên quan đến hai nghịch cảnh của đời sống con người, trong đó có những người thân yêu của chúng ta và có khi, có cả chúng ta nữa. - Người cha có đứa con gái mới 12 tuổi đã chết. Sự bất hạnh của em bé, nhưng cũng là nỗi đau của bố, của mẹ, của cả nhà. Theo sách Tin Mừng của thánh Mát-thêu, em bé đã chết rồi, còn theo thánh Mác-cô và thánh Luca, lúc người bố đến kêu xin Đức Giêsu, thì em bé chưa chết; nhưng lúc Ngài đang trên đường tới nhà, cháu bé mới chết. Chi tiết này làm bật lên nỗi đau của người bố và của cả gia đình là một nỗi đau kéo dài. - Người phụ nữ, có lẽ đã lớn tuổi, mang một thứ bệnh kín đáo trong người đã 12 năm. Có những thứ bệnh ai cũng biết, nhưng cũng có những thứ bệnh chỉ có một mình biết, kéo dài, nỗi đau triền miên. Hai nghịch cảnh của hai lứa tuổi nói cho chúng ta thật nhiều về thân phận và những vấn đề muôn thủa của con người: bệnh tật và cuối cùng là cái chết, có thể xẩy ra ở bất cứ lứa tuổi nào; bệnh tật và sự chết làm bật lên sự liên đới của nhiều người; bệnh tật và sự chết tất yếu đặt ra con con người vấn đề Thiên Chúa và buộc phải lựa chọn tin hay không tin. Và Lời Chúa cũng mặc khải cho chúng ta biết cách Thiên Chúa, ngang qua Đức Giêsu-Ki-tô, liên đới với đau khổ và cả sự chết thuộc về thân phận con người như thế nào. 2. Lòng tin a. Để được chữa lành, Chúa cần lòng tin và chỉ cần lòng tin mà thôi. Lòng tin của người phụ nữ thật đơn sơ, nhưng mạnh mẽ: “tôi chỉ cần đụng được vào áo của Người thôi, là sẽ được cứu”. Ở những nơi hành hương, người ta vẫn thể hiện lòng tin bằng cách đụng vào các bức tượng hay thánh tích. Nhưng để được chữa lành thực sự, nghĩa là trọn vẹn, chúng ta được mời gọi đi vào tương quan mãi mãi với một ngôi vị, Đức Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa. Và đó chính là điều mà người phụ nữ được ban tặng, vượt xa nhu cầu chữa bệnh của bà. Được khỏe là một nhu cầu quan trọng, nhưng điều này vẫn chưa giải quyết được hết những vấn đề liên quan đến “sự sống” của một con người. Đời sống con người cần sức khỏe, nhưng khỏe thôi vẫn chưa đủ. Hơn nữa, xét cho cùng, người ta đâu có khỏe được mãi, và có rất nhiều phận người, sinh ra đã tật nguyền. Hơn nữa, Đức Giêsu còn nói: “lòng tin của con đã cứu con”. “Cứu” ở đây vượt xa vô hạn phép lạ hết bệnh. b. Cái chết của đứa con, nhưng lòng tin lại là lòng tin của người cha: “con gái tôi mới chết, nhưng xin Ngài đến đặt tay trên cháu, là nó sẽ sống”. Lòng tin của bố cứu được con mình. Điều kì diệu này được ghi lại khắp nơi trong các Tin

8 | Hieäp Nhaát 173 | 06 - 2015 |

Page 5: CHÚA NHẬT 7 – 6 – 2015 : (Mc 14, 12-16.22-26) · CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA GIÊSU NĂM B. 7 – 6 – 2015 “Thánh Thể” Lời Chúa: (Mc 14, 12-16.22-26) . 12

Mừng. Chính vì thế mà chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho nhau, cho người sống và kẻ chết. Vì Chúa cũng yêu thương những người chúng ta thương yêu trong Chúa. Đức Giê-su không quan tâm đến tiếng tăm của mình, nhưng quan tâm đến sức khỏe và sự sống của em bé: “Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm” (c. 40). Sau này trong cuộc Thương Khó, Ngài sẵn sàng mang vào mình cái chết đau đớn và sỉ nhục tận cùng, để hiện diện, cảm thông với mọi đau khổ và mọi cách chết của con người, để bày tỏ lòng thương xót và dẫn chúng ta vào niềm Hi Vọng. Biến cố cá biệt, nhưng đem lại cho nhân loại chúng ta niềm hi vọng thật lớn: tất cả người chết sẽ sống lại, nếu Đấng Phục Sinh “cầm lấy tay”. 3. Niềm hi vọng Cách Đức Giêsu đến với mỗi người mỗi khác. Với người phụ nữ, bà cố để đụng được vào gấu áo của Đức Giêsu; nhưng với em bé, Ngài đến tận nơi: “Người đi vào, cầm lấy tay em bé, nó liền trỗi dậy”. Đó chính cũng là cách Chúa ban ơn cứu độ cho từng người, luôn luôn đích thân và duy nhất. Bởi lẽ người ta không thể công thức hóa ơn cứu độ, lề luật hóa lòng tốt của Thiên Chúa được. Đức Giê-su quan tâm đến sự sống của mỗi người, của cả loài người. Những gì Ngài làm, thật lạ lùng, nhưng cũng thật giới hạn. Vì người phụ nữ cũng sẽ bệnh lại và chết; em bé lớn lên và cũng qua đi. Nhưng đó là những dấu chỉ làm cho chúng ta hướng tới và đặt hi vọng nơi ơn huệ còn lạ lùng hơn: đó ơn huệ sự sống vô hạn trong Chúa và cùng nhau, mà Đức Giê-su Ki-tô chết và phục sinh hứa ban cho chúng ta. Chính niềm hi vọng đặt nơi ngôi vị của Đức Kitô phục sinh, làm cho chúng ta bình an và can đảm đảm nhận hôm nay phận người của mình và thân phận của cả những người khác nữa, nhất là những người thân yêu của chúng ta trong Gia Đình và trong ơn gọi dâng hiến. (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc) Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu. Nhiều lần con đã đến nhà thờ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Tai con đã bao lần được nghe Lời Chúa dạy, bàn tay và môi miệng con đã nhiều lần được chạm đến Mình Máu Chúa, thế mà sao con vẫn chưa được khỏi các đam mê tội lỗi. Xin hãy gia tăng lòng tin cậy mến và sự quyết tâm xa lánh dịp tội cho con, nhờ đó con hy vọng sẽ được ơn Chúa chữa lành như người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay. ***

"Chúa không nhìn vào sự vĩ đại của các hành động nơi chúng ta, thậm chí Ngài cũng không đánh giá việc làm đó là dễ hay khó, nhưng Ngài chỉ lưu tâm tới mức độ yêu mến khi chúng ta làm những việc ấy" ĐTC Phanxicô:

LỜI NGUYỆN CỦA MAHATMA GANDHI Lạy Chúa, xin giúp con dám nói lên sự thật trước kẻ mạnh, và đừng nói dối để được kẻ yếu tán thưởng.

Nếu Chúa cho con tiền bạc, xin đừng lấy đi hạnh phúc của con.

Nếu Chúa cho con sức mạnh, xin đừng lấy đi khả năng lý luận của con.

Nếu Chúa cho con thành công, xin đừng lấy đi đức khiêm nhu nơi con. Nếu Chúa cho con đức khiêm nhu, xin đừng lấy đi lòng tự trọng của con. Xin giúp con nhận biết được khía cạnh khác của mọi sự việc. Và xin đừng để con kết tội những kẻ đối nghịch với con là phản bội vì họ không chia sẻ quan điểm của con. Xin dạy con yêu thương kẻ khác như yêu thương chính bản thân mình, và dạy con phán đoán chính bản thân mình như phán đoán kẻ khác. Xin đừng để con say men chiến thắng khi đạt được thành công, và cũng đừng để con thất vọng khi thất bại. Nhưng hãy dạy con nhớ rằng thất bại là thử thách dẫn đến thành công. Xin hãy dạy cho con biết rằng lòng khoan dung là mức độ cao nhất của sức mạnh, và ý muốn trả thù là biểu hiện đầu tiên của sự yếu đuối. Nếu Chúa không ban cho con của cải, xin hãy ban cho con lòng trông cậy, và nếu Chúa không ban cho con thành công, xin hãy ban cho con ý chí mạnh mẽ để vượt thắng thất bại. Nếu Chúa không ban cho con sức khoẻ, xin hãy cho con ơn đức tin. Nếu con có làm ai tổn thương, xin hãy ban cho con sức mạnh để xin lỗi họ. Và nếu có ai làm con tổn thương, xin cho con lòng độ lượng và sức mạnh để tha lỗi cho họ. Lạy Chúa, nếu con có quên Ngài thì lạy Ngài, xin đừng quên con. Amen.

| Hieäp Nhaát 173 | 06 - 2015 | 9